Kinh Te Viet Nam

  • November 2019
  • PDF

This document was uploaded by user and they confirmed that they have the permission to share it. If you are author or own the copyright of this book, please report to us by using this DMCA report form. Report DMCA


Overview

Download & View Kinh Te Viet Nam as PDF for free.

More details

  • Words: 3,413
  • Pages: 5
Hãy nói, trước khi quá muộn... 15:39:17, 12/06/2006 Chuyện trong một lớp học. Một hôm, cô giáo đề nghị tất cả học sinh ghi tên những người bạn trong lớp của họ vào 2 tờ giấy, để một khoảng trống giữa mỗi hai cái tên. Sau đó, cô nói với họ rằng hãy nghĩ về những điều thú vị, đáng yêu nhất mà họ cảm nhận được về mỗi người bạn cùng lớp của họ, ghi những suy nghĩ ấy vào khoảng trống, dưới tên mỗi người, trong cả 2 tờ giấy. Sau khi tất cả đã hoàn thành, các học sinh rời khỏi phòng học, mỗi người một tờ giấy trên tay, tờ kia cô giữ. Yêu thương, hãy trao, trước khi quá muộn (ảnh: gettyimages)

Vài hôm sau, cô giáo đưa cho mỗi học sinh trong lớp một tờ giấy, ghi tên của họ, trong đó chép lại tất cả suy nghĩ của các bạn trong lớp về họ. Những thời gian sau đó, không khí trong lớp tràn ngập những nụ cười thân thiện: "Tôi thật không biết rằng tôi có ý nghĩa với người đó đến vậy", "Mình cũng không hề biết bạn ấy lại thích mình đến vậy"... Sau đó, không ai nhắc lại câu chuyện về những tờ giấy đó nữa. Rồi lớp học cũng kết thúc, giáo viên và học sinh chia tay nhau trong cả niềm vui hoàn thành khóa học lẫn nỗi bâng khuâng vì phải chia xa. Vài năm sau, một trong số các học sinh của lớp học này bị hy sinh trong chiến tranh. Cô giáo đã đến dự lễ tang. Từ khi chia tay lớp học, cô chưa một lần gặp lại người học trò xấu số này - Mark. Hầu hết các bạn học cũ cũng về dự lễ tang anh ấy. Họ chầm chậm đi vòng quanh chiếc quan tài, một lần cuối nhìn người bạn từng một thời gắn bó với họ. Cô giáo cũng vậy. Khi cô đứng lại bên người chết, một người lính - từng là đồng ngũ của người chết, đến bên cô, hỏi: "Cô có phải là cô giáo dạy toán của Mark?". Cô đáp: "Vâng". Người lính nói tiếp: "Mark đã kể nhiều về cô". Sau khi chôn cất Mark, các bạn cũ của anh đã tập trung nhau lại dùng bữa trưa. Cha mẹ của Mark cũng ở đó, họ chờ cô giáo. "Chúng tôi muốn cho cô xem vài thứ" - người cha nói và đưa cho cô một cái ví - "Người ta tìm thấy thứ này trong người Mark khi nó chết. Chúng tôi nghĩ cô có thể nhận ra nó". Mở chiếc ví ra, người cha cẩn thận lấy ra tờ giấy, được gấp nhiều lần, những nếp gấp đã sờn, chứng tỏ nó đã được mở ra nhiều lần. Không cần xem những dòng chữ trên đó, cô giáo nhận ra ngay đó là tờ giấy mà cô đã chép lại những điều tốt đẹp mà những người bạn cùng lớp đã viết về Mark. "Cảm ơn cô rất nhiều về việc làm này", mẹ của Mark nói, "Cô thấy đấy, Mark đã rất trân trọng nó". Lúc này, những người bạn cũ của Mark cũng đã tập hợp lại xung quanh họ. Charlie mỉm cười và ngượng ngập nói: "Tôi cũng vẫn giữ tờ giấy của tôi. Nó luôn nằm trong ngăn kéo bàn của tôi ở nhà, chỉ cần kéo ra là tôi có thể nhìn thấy nó". Vợ của Chuck cho biết: "Chuck đã yêu cầu tôi phải đặt nó trong cuốn album ảnh cưới của chúng tôi". Marylin: "Tờ giấy của tôi cũng còn đây, nó luôn nằm trong bóp của tôi". Vicki lục trong cặp sách của cô, lấy ra chiếc ví và đưa cho mọi người xem tờ giấy đã cũ của cô: "Tờ giấy này luôn theo tôi, từ đó đến nay. Và tôi nghĩ tất cả mọi người chúng ta cũng đều như vậy". Không kìm được xúc động, cô giáo ngồi sụp xuống và khóc. Cô khóc cho Mark, khóc cho những người bạn của anh, vì họ sẽ không bao giờ còn nhìn

thấy anh được nữa... Trong cuộc đời mỗi con người, những cuộc gặp gỡ thật khó kể hết, đến nỗi chúng ta quên rằng cuộc sống sẽ kết thúc, một ngày nào đó. Chúng ta không ai có thể biết rằng cái ngày đó sẽ đến vào lúc nào. Vì thế, hãy nói với mọi người, những người mà bạn yêu thương và quan tâm, rằng họ rất quan trọng, rằng họ là một cái gì đó rất đặc biệt đối với bạn. Hãy nói với họ, trước khi quá trễ. Và cũng đừng quên rằng, bạn sẽ gặt được kết quả của những gì mà bạn gieo... (Chicken Soup Kinh tế Việt Nam: Cảnh báo tăng trưởng nóng 18/01/2007

Một nền kinh tế tăng trưởng nóng sẽ nhanh chóng rơi vào tình trạng suy thoái sau cơn “phát nhiệt”, đặc biệt khi có những cú sốc ngoại lai, nếu không có những biện pháp ngăn chặn kịp thời để làm nguội dần nền kinh tế trước khi đưa nó về trạng thái phát triển cân bằng và ổn định. Có 4 dấu hiệu chính để nhận biết một nền kinh tế tăng trưởng nóng là lạm phát và giá chứng khoán tăng nhanh, đầu tư trong nước và nhập khẩu hàng tiêu dùng gia tăng mạnh. Từ thực trạng nền kinh tế Việt Nam hiện nay, dưới góc nhìn của chúng tôi, 4 dấu hiệu này đã xuất hiện. Trong thời kỳ 2002-2005, lạm phát trung bình của các nước đang phát triển là 4,5%/năm, thấp hơn mức 6,6% của Việt Nam. Chênh lệch về lạm phát trung bình giữa 2 thời kỳ 1999-2001 và 2002-2004 ở các nước đang phát triển là âm 5.6% (lạm phát giảm). Ngược lại, mức chênh lệch này ở Việt Nam là 6.4% (lạm phát tăng). Như đã lập luận ở một số bài viết khác của cùng tác giả, nguyên nhân lạm phát tăng ở Việt Nam không chỉ bởi giá cả các mặt hàng nhập khẩu chiến lược (như dầu mỏ) tăng, theo các cơ quan hữu trách, mà còn bởi thâm hụt ngân sách chính phủ kinh niên, có xu hướng tăng kể từ năm 2000, và tốc độ tăng cung VND ở mức cao. Cũng giữa 2 thời kỳ này, mức chênh lệch về tốc độ tăng trưởng đầu tư của Việt Nam là 4.7% GDP so với mức chung của các nước đang phát triển là 1.3%. Lưu ý thêm rằng mức chênh lệch này của Việt Nam chỉ thấp hơn của Trung Quốc (5.8%) - nước có nền kinh tế hiển nhiên được coi là tăng trưởng quá nóng - và một hai nền kinh tế nhỏ khác trên thế giới. Về giá chứng khoán, nguồn vốn tư nhân (bao gồm vốn đầu tư nước ngoài gián tiếp) đổ vào ồ ạt thường sẽ làm tăng mạnh giá các loại chứng khoán, trong khi tổng doanh thu sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp cổ phần chỉ tăng ở mức thấp hơn nhiều. Thực tế là chỉ số trên thị trường chứng khoán Việt Nam đã tăng nhiều lần kể từ khi thành lập, hiện đã xấp xỉ ngưỡng 1.000 điểm. Đây là một sự tăng trưởng rất nóng, trong khi doanh thu của đa phần các doanh nghiệp niêm yết chỉ tăng khoảng trên dưới 10%/năm. Điều này có nghĩa là thị trường chứng khoán đang bùng nổ theo kiểu bong bóng và đang đối mặt với rủi ro bong bóng xì hơi, mà hậu quả có thể là việc các nhà đầu tư nước ngoài rút vốn ra khỏi Việt Nam. Tài khoản vãng lai của Việt Nam bị thâm hụt liên tục suốt từ năm 2002, có lúc lên tới 4.9% GDP, trong khi ở các nước đang phát triển nói chung khác là thặng dư liên tục từ năm 2000. Chênh lệch về thặng dư trên tài khoản vãng lai của các nước đang phát triển giữa 2 thời kỳ 1999-2001 và 2002-04 là 1.3%, so với mức của Việt Nam là âm 6.2% (tức cán cân thương mại đã bị xấu đi nhanh chóng).

Nói cách khác, tăng trưởng xuất khẩu không đủ bù đắp được sự tăng mạnh mẽ của nhập khẩu ở Việt Nam trong mấy năm qua. Điều này là do tiền VND đã bị lên giá ở mức nhẹ trong thời kỳ 2002-2006, trong khi đồng bản tệ của đa phần các nước đang phát triển bị phá giá, ở các cấp độ khác nhau. Phải chăng, tốc độ tăng mạnh của 4 yếu tố trên cho thấy rõ nền kinh tế Việt Nam có dấu hiệu bắt đầu tăng trưởng nóng, mà một trong những nguyên nhân quan trọng là sự gia tăng mạnh mẽ nguồn vốn (từ) nước ngoài (gồm vốn ODA, FDI, đầu tư gián tiếp, và kiều hối – đều có xu hướng gia tăng mạnh gần đây). Những dấu hiệu không bình thường trên nên được sớm khắc phục, nếu không nền kinh tế có thể gặp trở ngại, khi mà niềm tin của các nhà đầu tư nước ngoài vào “sức khỏe” của nền kinh tế suy giảm hoặc có thêm các cú sốc ngoại lai lớn khác. Sau cuộc khủng hoảng tài chính khu vực năm 1997, các nước đang phát triển đã áp dụng một loạt các biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực đi kèm với dòng vốn nước ngoài trong khi vẫn khai thác tác động tích cực của nó đến tăng trưởng như: (1) tăng dự trữ ngoại hối; (2) thực thi cơ chế điều hành tỷ giá linh hoạt hơn; (3) giảm phụ thuộc vào nợ nước ngoài và vốn ngắn hạn; và (4) tự do hóa các giao dịch tài sản tài chính giữa cá nhân và tổ chức trong nước với nước ngoài. Có thể nói hiện tại Việt Nam mới chỉ thực hiện tốt biện pháp thứ ba. Tỷ trọng nợ nước ngoài trên GDP trung bình trong các nước phát triển là 34% năm 2004. Tỷ trọng này của Việt Nam cũng là 34%, và có xu hướng giảm dần trong các năm tới. Tính theo tỷ trọng của giá trị xuất khẩu, mức nợ của ta khoảng 78%. Mức nợ của ta như vậy là khá thấp so với mức trung bình của nhóm các nước có thu nhập thấp (con số tương ứng vào khoảng 46% và 100%). Mặt khác, cũng giống xu thế chung, tỷ trọng nợ ngắn hạn trong tổng nợ nước ngoài của Việt Nam đang có xu hướng giảm đi, ở mức 8% trong năm 2004, so với mức trung bình của các nước đang phát triển trên thế giới là 16.4%. Đối với biện pháp thứ nhất, cần có một lưu ý quan trọng. Quả là dự trữ ngoại hối của Việt Nam đã tăng lên nhanh chóng. Nhưng nếu không quản lý tốt, điều này lại là một cái hại lớn vì dự trữ ngoại hối nếu tập trung vào tay Ngân hàng Nhà nước sẽ trút toàn bộ gánh nặng rủi ro về tiền tệ và lãi suất lên bảng cân đối tài sản của mình, và có thể gây ra những ảnh hưởng xấu về ngân sách. Vì vậy, cần phải giảm rủi ro này bằng cách đa dạng hóa danh mục đầu tư cho nguồn dự trữ này và san xẻ nó cho khu vực tư nhân. Nói cách khác, cần khuyến khích mọi thành phần kinh tế đầu tư ra nước ngoài - một xu hướng tuy đã hình thành nhưng vẫn còn chưa rõ nét, với khối lượng đầu tư còn rất khiêm tốn, từ 300 đến 400 triệu USD trong năm qua - thay vì chỉ chú trọng đến kêu gọi đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Về biện pháp thứ hai, cần có biện pháp và chính sách mềm dẻo, uyển chuyển trong việc giữ tỷ giá VND/USD cho phù hợp với giá dầu mỏ và những biến động lớn về lạm phát trong nước và quốc tế, bởi nếu kìm nén tỷ giá càng lâu thì áp lực lạm phát càng lớn. Biện pháp thứ tư là cần chủ động hình thành các điều kiện và tiêu chuẩn minh bạch hóa, củng cố quản lý tài chính doanh nghiệp, thắt chặt các quy định quản lý rủi ro trong hệ thống tài chính để giữ chân các nhà đầu tư nước ngoài và phòng ngừa rủi ro mang tính hệ thống. Khi đã đạt được những điều kiện này, nên tiến hành tự do hóa các giao dịch trên tài khoản vốn để tiếp tục thu hút vốn nước ngoài, kể cả ngắn hạn, phục vụ cho các mục tiêu phát triển. Sự cứng nhắc trong kiểm soát vốn có thể làm tăng sự nghi ngờ của các nhà đầu tư vào tính lành mạnh của hệ thống tài chính. (Số liệu quốc tế dùng trong bài trích từ “Báo cáo tài chính toàn cầu 2006” của World Bank,

và/hoặc từ IMF).

Còn nhiều nguy cơ tiềm ẩn với kinh tế Việt Nam 30/05/2007

Trong những năm gần đây, Việt Nam đã chứng kiến những tiến bộ tuyệt vời trong phát triển kinh tế, đặc biệt là sau gia nhập WTO. Liên minh châu Âu (EU) luôn ủng hộ Việt Nam gia nhập WTO nhưng khi mục tiêu đã được hoàn thành, vẫn còn có những nguy cơ tiềm tàng đối với tính phát triển bền vững Tiến sĩ Markus Cornaro, Đại sứ - Trưởng Phái đoàn Ủy ban châu Âu tại Việt Nam đã cho biết như vậy tại buổi họp báo công bố “Cuốn sách xanh” - Báo cáo phân tích về môi trường kinh doanh và những phát triển tiêu biểu của nền kinh tế Việt Nam trong năm 2006, tổ chức tại Hà Nội, sáng 29/5. Cuốn sách là tập hợp báo cáo của nhóm các Tham tán thương mại EU, bao gồm các phân tích dựa trên các số liệu thống kê, đồng thời nêu rõ những thách thức mà Việt Nam sẽ gặp phải trong quá trình phát triển kinh tế của mình cũng như những gợi ý, đề xuất cho các nhà hoạch định chính sách của Việt Nam, cho các nhà đầu tư nước ngoài đang có ý định đầu tư vào Việt Nam. Dễ bị tổn thương Báo cáo đưa ra những cảnh báo về sự thiếu tính đa dạng trong cơ cấu xuất khẩu sang thị trường châu Âu, hiện tại tập trung chủ yếu vào các nhóm ngành như: dệt may và may mặc, giày da, hải sản, cà phê và đồ gỗ. Điều này làm cho xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường châu Âu khó được bảo vệ cho đến bị biến động. Cụ thể, dệt may - một trong những thế mạnh của Việt Nam - không những đang phụ thuộc rất nhiều vào thị trường xuất khẩu mà còn phụ thuộc vào việc nhập khẩu những nguyên liệu thô. Tình hình tương tự cũng diễn ra trong ngành giày dép, một tỉ lệ phụ thuộc rất lớn vào nguyên liệu nhập khẩu, phụ thuộc tới 85% nguyện liệu nhập khẩu từ bên ngoài. “Nó cũng thể hiện một sự dễ tổn thương của ngành công nghiệp này khi xuất khẩu sang các thị trường khác, tiêu biểu nhất và vụ kiện chống bán phá giá của EC với mức thuế áp đặt cho năm ngoái”, ông Cornaro nói. Với vị thế là đối tác thương mại và nhà cung cấp viện trợ ODA lớn nhất thế giới, EU-27 hiện đã trở thành một thị trường xuất khẩu quan trọng của nhiều hàng hoá Việt Nam. Năm 2006, EU là đối tác thương mại lớn thứ ba trong trao đổi mậu dịch hai chiều với Việt Nam, đứng sát ngay sau Trung Quốc và Nhật Bản.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê Việt Nam, tổng khối lượng xuất nhập khẩu của Việt Nam với EU đạt khoảng 9,87 tỉ USD so với 10,4 tỉ USD của Trung quốc và 9,93 tỉ USD của Nhật Bản. Ngành thủy sản, xuất khẩu sang thị trường châu Âu trong năm 2006 tăng 7%, nhưng “Cuốn sách xanh” cũng đang đặt câu hỏi về tính bền vững của ngành này xét tới năng lực sản xuất, năng lực xác định và loại trừ những tồn dư hoá chất có hại cho sức khoẻ, thương hiệu của chính ngành này của Việt Nam trên thị trường thế giới. Sự thách thức không nhỏ cũng đang tồn tại đối với ngành nông lương của Việt Nam khi tỉ lệ cà phê Việt Nam xuất khẩu sang các thị trường trong những năm vừa qua tăng trưởng 9% và với

kim ngạch là 610 triệu Euro, nhưng ngành này của Việt Nam cũng phải đối mặt với việc hạn chế về chế biến trong tất cả các giai đoạn sau khi thu hoạch và khả năng truy nguyên nguồn gốc của sản phẩm. Điều này rất cần đặt ra khi Việt Nam tiếp cận với các thị trường khó tính. Sự “dễ tổn thương” cũng diễn ra tương tự tại các ngành kinh tế chủ chốt của Việt Nam như: năng lượng, viễn thông, tài chính... xét về giá cả, công nghệ, về khả năng đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội... Tăng cường chất lượng sản phẩm và xây dựng thương hiệu Trước những thực tế trên, báo cáo đã đưa ra những gợi ý giúp Việt Nam giảm bớt tính phụ thuộc vào việc nhập khẩu các nguyên liệu thô và sự biến động giá cả là tập trung vào các sản phẩm chất lượng cao và đẩy mạnh thương hiệu bằng cách cải thiện vấn đề bảo vệ bản quyền. "Để giảm bớt sự phụ thuộc và dễ thay đổi của môi trường bên ngoài, các nhà sản xuất của VN cần lưu ý hai điều rất quan trọng là dịch chuyển lên thang giá trị cao hơn trong quá trình sản xuất, bao gồm cả việc đảm bảo quyền sở hữu trí tuệ, và xây dựng thương hiệu mạnh tại nước ngoài, bởi rất nhiều sản phẩm của VN được xuất khẩu ra người ngoài nhưng người ta lại không biết có phải do VN sản xuất hay không", ông Cornaro nhấn mạnh. Hiện nay EU quan tâm nhiều nhất tới mặt hàng thuỷ sản của Việt Nam và đã có những phối hợp chặt chẽ với Cục Quản lý chất lượng, an toàn vệ sinh và thú y thuỷ sản (Nafiqaved) trong việc thiết lập nên một hệ thống đăng kí về mặt chất lượng, đăng kí về mặt tiêu chuẩn và quy trình sản xuất cho những nhà xuất khẩu hàng thuỷ sản của Việt Nam. TS.Cornaro cũng cho hay, “Trong suốt nhiệm kì làm đại sứ của tôi tại đây, 3-4 năm qua, tôi đã chứng kiến sự tăng trưởng rất lớn của những công ty Việt Nam tham gia vào hệ thống này, khoảng 200 công ty và chúng tôi dựa trên những hệ thống này trao đổi với những đoàn điều tra về lĩnh vực thú y, bảo vệ sức khoẻ con người với những chuyến viếng thăm định kì”. Bên cạnh mặt hàng thuỷ sản, mật ong là sản phẩm thứ hai của Việt Nam mà EU quan tâm tới. Nhà tiêu dùng châu Âu rất quan tâm tới việc mật ong của Việt Nam cần phải được sản xuất và thu lượm đúng theo tiêu chuẩn để đáp ứng yêu cầu của EU. “Chúng tôi nhận biết rằng, mật ong cũng là một sản phẩm có một vai trò khá chú ý trong việc cải thiện đời sống của chính những người nông dân Việt Nam tại khu vực nông thôn. Đó là lý do tại sao chúng tôi quan tâm tới việc nâng cao năng lực, đồng thời xây dựng một hệ thống cảnh báo sớm, thay vì ngay lập tức nghĩ đến việc trừ phạt hoặc hạn chế xuất khẩu từ Việt Nam”, TS.Cornaro nhấn mạnh. Admin (Theo www.dantri.com.vn)

Related Documents

Kinh Te Viet Nam
November 2019 35
Dia Ly Kinh Te Viet Nam
November 2019 19
Viet Nam
November 2019 43