Van Hoa Game Online

  • November 2019
  • PDF

This document was uploaded by user and they confirmed that they have the permission to share it. If you are author or own the copyright of this book, please report to us by using this DMCA report form. Report DMCA


Overview

Download & View Van Hoa Game Online as PDF for free.

More details

  • Words: 1,609
  • Pages: 3
Bạn đã từng chơi game chưa !? Bạn có phải là gamer hay không !? Bạn nghĩ thế nào về game !? Bạn nghĩ thế nào về gamer !? Mà đặc biệt lại là game online !? ... Vâng. Tôi xin trích ra đây câu nói của ngài Ronald Donnedieu de Vabres, quan chức cấp cao nhất của Bộ Văn Hoá Pháp "Hãy gọi tôi là bộ trưởng bộ game nếu bạn muốn. Tôi tự hào về điều đó". Có thể ngài Ronald Donnedieu de Vabres của chúng ta đã hơi phấn khích. Nhưng xin hãy nhìn vào sự thật, game đang có một tác động không nhỏ đối với văn hoá, xã hội của rất nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là giới trẻ. Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ. Game cũng như mọi thứ khác tồn tại trên cõi đời này. Có tốt, có xấu, có mặt tích cực cũng có mặt tiêu cực. Quan trọng là người ta quan niệm như thế nào về nó. Game - bản thân nó cũng là một sản phẩm phần mềm, được hình thành từ những dòng mã máy tính khô khan. Nó bao hàm trí tuệ của nhiều người. Không chất kích thích, nhưng sự sáng tạo vô hạn của con người đã làm cho game có một vẻ đẹp huyền ảo, đủ sức chinh phục, quyến rũ bất kỳ ai. Dù bạn là nam, là nữ, là trẻ hay già, bao giờ cũng có những tựa game phù hợp với bạn. Để bạn tha hồ bay bổng, mơ ước, khám phá những điều kỳ diệu không thể tìm thấy ngoài đời thường. Nếu hiểu như vậy, rõ ràng, ngoài từ “nghệ thuật”, không còn từ ngữ nào hay hơn để miêu tả về game. Giờ đây chúng ta đã không còn xa lạ gì với những giải đấu thể thao điện tử thường niên trong phạm vị quốc gia, khu vực hay thậm chí thế giới với sự tham gia của hàng chục quốc gia và hàng ngàn game thủ. Những thế giới “ảo” của game online bắt đầu len lỏi vào đời sống thực của nhiều tầng lớp, thành phần trong xã hội. “Chơi game” vô hình chung đã trở thành một nét văn hoá của xã hội hiện đại ngày nay. Còn nhớ, cách đây hơn 1 năm, khi thị trường trò chơi điện tử trực tuyến bắt đầu được hình thành ở Việt Nam, nhiều bạn trẻ đã khá bỡ ngỡ với dịch vụ giải trí mới mẻ này. Sự thực thì trước khi có những game gắn mác các nhà phân phối của Việt Nam như MUVN, VTLK, TS Online… một số gamer đã được tiếp xúc với game online thông qua các server lậu, không có bản quyền. Tuy vậy, số lượng gamer online lúc đó còn rất ít, không ảnh hưởng đến đời sống xã hội. Kể từ khi game online bắt đầu có chỗ đứng thật sự ở thị trường Việt Nam, sức hút mạnh mẽ của nó đã kéo theo một bộ phận không nhỏ giới trẻ chúng ta “kéo cày, kéo cuốc” khám phá thế giới ảo. Game online dần dần thu hút được một số lượng người chơi khổng lồ. Những game “hot” như VLTK, MUVN, TS online có khi thu hút cả chục ngàn lượt người online cùng lúc. Tính cộng đồng trong game online được phát huy triệt để. Trong các tiệm internet, giờ đây chúng ta có thể bắt gặp dễ dàng hình ảnh của những cô bé, cậu bé, những anh thanh niên, thậm chí là các bác đứng tuổi kề vai sát cánh ngồi trước màn hình cùng nhân vật của mình phiêu lưu trong thế giới ảo. Một cộng đồng “ảo” đã được những người chơi cùng nhau tạo ra. Trong cái xã hội “ảo” đó cũng xảy ra nhiều chuyện y như thế giới thật. Quan hệ bạn bè, quan hệ vợ chồng, quan hệ anh em… tất tần tật đều được những dòng mã lệnh

khô khan nhưng thần kỳ tạo ra. Mỗi cá nhân trong cái xã hội đó đều mang những nét tính cách riêng. Hay nói cách khác, chính trò chơi phản ánh tư duy, phản ánh tính cách của người chơi. Tập hợp những “cá tính” đó sẽ tạo nên nét văn hoá chung cho cả cộng đồng online. Làm thế nào để có thể tham gia vào một thế giới ảo của cộng đồng game online Việt Nam !? Quá dễ, chỉ cần 4 bước, bạn sẽ trở thành một thành viên của cộng đồng ảo. Chọn Game, đăng ký, download và setup, cuối cùng chỉ việc login. Vậy bạn sẽ mong đợi gì từ cái thế giới bạn sắp bước vào đó !? Được làm quen, kết bạn với những người cùng sở thích, được khám phá thế giới trong game. Dĩ nhiên là thế ! Nhưng thật trớ trêu, khi mới đi được những bước tập tễnh đầu tiên. Chẳng hiểu sao nhân vật của bạn bỗng dưng lăn đùng ra chết. À, thì ra có một anh chàng cấp cao đứng ngay đó khoe mẽ. Hay như bạn đang thưởng thức một đoạn nhạc êm dịu trong game, bỗng dưng trên màn hình hiện ra hàng loạt từ ngữ thô tục. Thì ra có một “cặp vợ chồng” bất hoà trong việc phân chia tài sản nên chuẩn bị lôi nhau ra toà. Hoặc là bạn sẽ thấy thế nào nếu bị “thằng bạn” ảo – mà ít ra là bạn nghĩ như thế - lừa lấy luôn món item quý giá mà phải tốn không biết bao nhiêu công sức, bao nhiêu thời giờ mới “sưu tập” được. Hay thậm chí, một ngày “đẹp trời” nào đó, bạn nhận ra rằng “nhân vật” ảo yêu quí mà mình bỏ công chăm chút bấy lâu nay tự dưng “không cánh mà bay”. Vân vân và vân vân, những thứ như vậy hoặc tương tự như vậy hoàn toàn chẳng thiếu nếu tiếp xúc với cái thế giới ảo mà bạn hằng ao ước. Và thật đáng buồn, “nét văn hoá” này được một số bộ phận gamer online Việt Nam mang ra cả những server của nước ngoài. Để rồi, dần dần hình thành một định kiến không mấy tốt đẹp về những gamer online Việt Nam trong tiềm thức cộng đồng ảo của thế giới. Trên một số diễn đàn về game lớn hiện nay của Việt Nam. Nhiều tay chơi game online ở những server nước ngoài đã nói về tình trạng “người Việt Nam bị tấy chay”. Một số thậm chí còn nói rằng họ bị kích khỏi party (nhóm đồng hành) hay clan (đoàn, bang hội) khi nói mình đến từ Việt Nam. Và không chỉ ở một game, mà còn rất nhiều game như vậy. Thậm chí, đã có những game online nước ngoài “ban” (khoá IP) hoặc từng “ban” IP đối với Việt Nam. Điều đáng bàn ở đây không phải là xét xem tình trạng đó có phổ biến hay không, mà là tại sao chúng ta lại để xảy ra tình trạng như vậy. Tại sao chúng ta lại để tiếng xấu trong cộng đồng ảo thế giới. Phải chăng ý thức tập thể của gamer chúng ta quá kém. Câu trả lời hẳn đã có sẵn trong đầu những gamer online Việt Nam rồi. Không chỉ là cách cư xử trong game, ở bên ngoài, nhiều bạn trẻ thậm chí đã không còn ý thức được múc đích của việc chơi game là để giải trí, mà lao đầu vào game online như những con nghiện. Suốt ngày dán mắt vào màn hình máy tính để rồi không còn nhận ra những gì xảy ra chung quanh mình. Liên tiếp các phương tiện thông tin báo chí cùng một lúc nói về những trường hợp “bỏ nhà đi bụi” chỉ vì game online. Những bạn học sinh cấp 3 từ tỉnh lẻ lên thành phố chỉ để theo đám bạn “phiêu bạt giang hồ”. Những anh chàng sinh viên mê mẩn đến độ quên cả giờ lên giảng đường. Những cặp mắt vô hồn như gián chặt vào cái màn hình máy tính vô tri vô giác 24/24. Nhiều bậc phụ huynh đã nhờ đến báo giới, công an để tìm lại đứa con yêu dấu “trót dại” dấn thân vào chốn “giang hồ hiểm ác”. Dần dần Game online trở thành mục tiêu để tất cả công kích như là một tệ nạn xã hội. Không khác gì cá độ bóng đá, đánh đề, đánh bạc, đua xe máy… hay những thứ tương tự thế. Vấn nạn game online, hầu như mọi người đều nhìn nó với ánh mắt như thế!

Như vậy, vô tình, chúng ta đã biến một nét văn hoá đẹp đẽ trở nên méo mó, xấu xí trong con mắt của cộng đồng. Chúng ta liên tục phàn nàn về việc quản lý quá chặt đối với game online. Nhưng liệu chúng ta đã làm gì để tự thay đổi hình ảnh của mình trước khi yêu cầu người khác nhượng bộ chúng ta. Hãy thay đổi ý thức, hãy nhận thức tốt hơn về văn hoá chơi game. Có như thế, gamer mới chiếm được lòng tin từ mọi người. Có như vậy mới đặt game trở về vị trí xứng đáng vốn có của nó. Đương nhiên, nói luôn dễ hơn làm, nhưng tin rằng, rồi sẽ đến ngày chúng ta có được một vị trí xứng đáng hơn trong xã hội.

Related Documents

Van Hoa Game Online
November 2019 30
Van Hoa
October 2019 23
Game-online
May 2020 12
Tcxd281-nha Van Hoa
November 2019 11
Van Chuyen Hang Hoa
November 2019 14
Dktd(nguyen Van Hoa)
April 2020 12