TRIẾT HỌC TÂY ÂU TRUNG CỔ NHÓM 3: KHOA TT – TV 1, Phùng Thị Mai – ĐH Hà Nội 2, Trần Anh Đào – ĐH Công Nghiệp HN 3, Nguyễn Bích Hạnh – CĐ Nội vụ HN 4, Trần Thị Hải – TV Hà Nội 5, Dương Phương Liên – Cty EBIS 6, Thạch Lương Giang – Học viện Ngân hàng 7, Trịnh Tất Đạt – CĐ VHNT Thanh Hóa (MC) 8, Vũ Văn Thạch – ĐH Hà Nội 9, Vũ Thùy Linh – TT Nhiệt đới Việt – Nga, Bộ QP 10, Nguyễn Thị Phương Hồng – ĐH Sư phạm NT TW
Triết học các nước Tây Âu thời trung cổ I. Điều kiện lịch sử, văn hóa cơ sở hình thành của tư tưởng triết học tây âu thời trung cổ. II. Sự phát triển của triết học tây âu thời trung cổ III.Kết luận
1. Điều kiện kinh tế - xã hội và đặc điểm của triết học Tây Âu thời Trung cổ 1.1. Điều kiện kinh tế - xã hội
* Hình thành và phát triển khoảng thế kỷ thứ V đến thế kỷ XV: - Cuộc nổi dậy của giai cấp nô lệ, cuộc đấu tranh giai cấp cùng với sự tấn công của những man tộc dẫn đến sự sụp đổ của đế quốc La Mã phương Tây kéo theo sự chấm dứt hình thái kinh tế - xã hội nô lệ cổ đại, và chế độ phong kiến Tây Âu ra đời.
1.1. Điều kiện kinh tế - xã hội
- Đặc điểm của nền kinh tế phong kiến: Tự cung tự cấp: sản phẩm làm ra phục vụ nhu cầu của các công xã và thái ấp. Quyền chiếm hữu ruộng đất và tư liệu sản xuất cũng như sản phẩm làm ra không hoàn toàn thuộc về người lao động (nông dân hay nông nô) mà thuộc về giai cấp địa chủ phong kiến. Phong trào đấu tranh của nông dân lao động, thợ thủ công, dân nghèo thành thị chống bọn phong kiến và tầng lớp bóc lột khác là một nội dung chủ yếu của lịch sử xã hội phong kiến.
1.1. Điều kiện kinh tế - xã hội
Trong thời đại phong kiến, tôn giáo và thần học là hệ tư tưởng thống trị trong đời sống tinh thần của xã hội. Tôn giáo đã bắt những hình thái khác của của ý thức xã hội phải phụ thuộc vào nó.
1.1. Điều kiện kinh tế - xã hội
- Về trình độ văn hoá, khoa học và kỹ thuật trong thời kỳ này bước đầu đã có sự phát triển, tuy còn chậm chạp. Những cuộc tấn công của thập tự quân đã giúp cho phương Tây hiểu biết văn hoá phương Đông. Thiên văn học và toán học phát triển khá mạnh vào thế kỷ XIII; cơ học, vật lý học, hoá học hình thành mà tiêu biểu là Lêônarơ Phibômátchi, Anbécphôn Bônstết, Rôgie Bêcơn.
1.2. Những đặc điểm triết học Tây Âu thời Trung cổ
* Thứ nhất, sự phát triển của những tư tưởng triết học các nước Tây Âu thời Trung cổ bị chi phối rất mạnh bởi tư tưởng tôn giáo và thần học của thiên chúa giáo. Theo Ăngghen, trong thời kỳ Trung cổ ở Tây Âu, triết học chỉ là "đầy tớ", "con sen" cho thần học. Bởi vì, nhiệm vụ của triết học là giải thích đúng đắn và chứng minh về mặt hình thức cho những tín điều tôn giáo do nhà thờ thiên chúa giáo thống trị, đứng đầu là Giáo hoàng La Mã đặt ra.
1.2. Những đặc điểm triết học Tây Âu thời Trung cổ
Theo Ăngghen, trong thời kỳ Trung cổ ở Tây Âu, triết học chỉ là "đầy tớ", "con sen" cho thần học. Bởi vì, nhiệm vụ của triết học là giải thích đúng đắn và chứng minh về mặt hình thức cho những tín điều tôn giáo do nhà thờ thiên chúa giáo thống trị, đứng đầu là Giáo hoàng La Mã đặt ra.
1.2. Những đặc điểm triết học Tây Âu thời Trung cổ
* Thứ hai, sự tồn tại và phát triển mạnh mẽ của tư tưởng triết học kinh viện (chủ nghĩa kinh viện) cũng là một nét nổi bật của thời kỳ Trung cổ ở Tây Âu; chủ nghĩa kinh viện với tư cách là một trường phái triết học - một thứ triết học "nhà trường", "sách vở".
1.2. Những đặc điểm triết học Tây Âu thời Trung cổ * Thứ ba, cuộc đấu tranh giữa hai phái Duy thực và Duy danh cũng là đặc trưng của tư tưởng triết học Trung cổ Tây Âu. Xét đến cùng, cuộc đấu tranh này phản ánh ít nhiều hai xu hướng triết học đối lập nhau: chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm.
II. Sự phát triển của triết học tây âu thời trung cổ Giai
đoạn cổ đại sang trung đại (từ thế
kỉ II –IV) Là thời kỳ chuyển tiếp từ cổ đại sang trung đại. việc thay thế chế độ chiếm hữu nô lệ bằng chế độ phong kiến biểu hiện tính liên tục của quá trình phát triển lịch sử. Đại biểu thời kỳ này là Téctuliêng và Oguytxtanh
II. Sự phát triển của triết học tây âu thời trung cổ Ôguýtxtanh (354-430): là giáo chủ, nhà văn, nhà triết học. Ông viết một loạt tác phẩm: "Sự thú tội", "Về thành đô của Thượng đế", "Về những tà đạo", "Về sự bất tử của linh hồn", "Chống các nhà hàn lâm viện
II. Sự phát triển của triết học tây âu thời trung cổ Tư tưởng cơ bản: Toàn bộ thế giới là do Thượng đế sáng tạo ra và được nhận thức bởi thượng đế. Thượng đế có sức mạnh vạn năng, có quyền lực tuyệt đối Ôguýtxtanh cho rằng: Đời sống trần gian là "tội lỗi" và tạm thời; còn đời sống hạnh phúc "vĩnh hằng" là thế giới bên kia;
II. Sự phát triển của triết học tây âu thời trung cổ Tuy
nhiên, trong quan điểm triết học của Ôguýtxtanh cũng bộc lộ những mâu thuẫn không thể giải quyết được. Một mặt, ông thừa nhận Thượng đế sáng tạo ra tất cả; nhưng mặt khác ông lại cho rằng "không có Thượng đế trong các sự vật cảm biết
II. Sự phát triển của triết học tây âu thời trung cổ Về
lý luận nhận thức, Ôguýtxtanh gắn liền với thần học. Ông cho rằng quá trình nhận thức của con người là quá trình nhận thức Thượng đế. Và nhận thức Thượng đế chỉ đạt được bởi lòng tin tôn giáo. Cho nên cần phải tin để mà hiểu và cần phải hiểu để mà tin
II. Sự phát triển của triết học tây âu thời trung cổ Khi
giải quyết vấn đề chân lý, ông cho rằng con người không cần đi khỏi tâm hồn mình; trong tâm hồn con người đã chỉ ra chân lý tối cao và từ chân lý tối cao mà nảy sinh ra mọi chân lý. Thượng đế là chân lý tối cao Tóm lại, Ôguýtxtanh là nhà triết học ra sức bảo vệ tôn giáo, chống khoa học và triết học duy vật
2. Chủ nghĩa kinh viện 2.1. Đặc điểm -Là triết học chính thức của giai cấp phong kiến thống trị, chiếm độc quyền giảng dạy trong nhà trường. -Bàn đến nghệ thuật tranh luận, viễn vông, xa rời hiện thực, không quan tâm đến nội dung. -Là đầy tớ của thần học, tuyên truyền sự cuồng tín, đàn áp tư tưởng tự do, được biểu hiện bằng chủ nghĩa hình thức cực đoan.
2. Chủ nghĩa kinh viện
3 thời kỳ: + Thời kỳ đầu (TK IV đến XII) +Thời kỳ hưng thịnh (TK XIII) +Thời kỳ suy tàn (TK XIV đến TK XV)
Phái duy danh và phái duy thực Phái duy thực: + Cái chung, cái phổ biến, các khái niệm chung là tồn tại thực, là cái có trước. +Lấy triết học Platôn làm cơ sở lý luận, sau này họ dựa vào học thuyết hình thức của Aritxtốt.
Phái duy danh và phái duy thực Phái duy danh: cái chung, khái niệm chung, cái phổ biến không tồn tại thực, khong độc lập với con người. + Không có “con người” hay “cái nhà” nói chung mà chỉ những con người, cái nhà cụ thể là tồn tại thực. Các nhà triết học duy danh gần gũi với CNDV Các nhà triết học duy thực gần gũi với CNDT
Những đại diện tiêu biểu của phái duy danh và duy thực Giai
đoạn đầu (từ thế kỷ IX đến
XII) -Giăngxicốt Ơrigiennơ (810-877): theo trường phái duy thực triệt để. Tác phẩm chính của ông là “về sự tiền định của thượng đế” và “sự phân chia giới tự nhiên”
Những đại diện tiêu biểu của phái duy danh và duy thực + Hệ thống duy tâm kết hợp chủ nghĩa Platon với thiên chúa giáo + Về mặt TGQ: thế giới hình thành và phát triển không ra ngoài sự sáng tạo của thượng đế. Bản thân con người là một thế giới thu nhỏ
Những đại diện tiêu biểu của phái duy danh và duy thực Pie Abơla (1079-1142) :duy danh luận + Mối quan hệ giữa lòng tin và lý trí: đề cao vai trò của lý trí. + Khái niệm chung không tồn tại bên trong bản thân sự vật, hiện tượng cụ thể, không có đời sống độc lập,nhưng cũng không tồn tại bên trong bản thân sự vật -
Những đại diện tiêu biểu của phái duy danh và duy thực + Mối quan hệ giữa lòng tin và ý trí: Giữa lý trí và lòng tin có thể hoàn toàn dung hợp với nhau +Nhận thức luận: tính duy tâm thần bí,là sự phát triển tiếp tục của chủ nghĩa Platôn mới
Giai đoạn hưng thịnh Tômát Đacanh (1225 -1274) - Triết học nghiên cứu: “chân lý của lý trí - Thần học : chân lý của lòng tin tôn giáo - Giữa triết học với thần học và lý trí và niềm tin không có ranh giới đối lập. Tuy không mô thuẫn với thần học nhưng triết học thấp hơn thần học lý trí của con người thấp hơn lý trí của thần thánh
Giai đoạn hưng thịnh - Nghiên cứu tự nhiên: do thượng đế sáng tạo ra, sự phù hợp của mọi vật trong tự nhiên đối với con người đều dò thượng đế quy định - Chứng minh sự tồn tại của thượng đế dựa trên 5 yếu tố: thế giới không vận động vĩnh cữu mà cần có sự vận động ban đầu,….
Giai đoạn hưng thịnh - Lý luận nhận thức: chủ thể tiếp nhận hình ảnh của khách thể, khi gia nhập vào tinh thần của nhận thức thì khách thể chỉ tồn tại với tính cách là “hình dạng của sự vật: có hình dạng cảm tính và hình dạng lý tính.
Giai đoạn hưng thịnh - Về xã hội: ca ngợi chế độ bất bình đẳng và trật tự đẳng cấp trong xã hội - Về quan điểm chính trị: tuyên truyền cho sự thống trị của nhà thờ đối với xã hội và coi cuộc sống trần gian là sự chuẩn bị cho cuộc sống tương lai ở thế giới bên kia
Giai đoạn hưng thịnh Đơnxcốt (1265-1308): là nhà duy danh luận nổi tiếng của thế kỷ XIII - Thần học: thượng đế, triết học là tồn tại khách quan, đề cao vai trò của lòng tin tôn giáo hơn so với lý trí vì lý trí chỉ nhận thức được tồn tại, còn thượng đế là tối cao, vô tận, phi vật chất, là lòng tin nên không thể nhanạ thức được.
Giai đoạn hưng thịnh - Thế giới quan: cái chung không chỉ là sản phẩn của tư duy mà còn là cơ sở trong bản thân sự vật - Lý luận nhận thức: nhấn mạnh yếu tố tinh thần và cho rằng nó là hình thức của thân thể con người đang sống và do thượng đế ban tặng. - Ông cũng đề cao đến vai trò của lý trí và ý chí. Ý chí cao hơn lý trí và thống trị mọi hoạt động của con người.
Giai đoạn suy thoái Rôgiê Bêcơn (1241-1294) - Đối tượng của TH: Theo ông, triết học là khoa học lý luận chung giải thích mối quan hệ giữa các khoa học bộ phận và đem lại cho các khoa học đó những quan điểm cơ bản; còn bản thân triết học được xây dựng trên thành quả của các khoa học đó.
Giai đoạn suy thoái - Theo R.Bêcơn, nguồn gốc của nhận thức là uy tín, lý trí và kinh nghiệm, nhưng uy tín phải được chứng minh bằng kinh nghiệm và thực nghiệm.
Giai đoạn suy thoái - Khác với chủ nghĩa kinh viện chính thống chuyên nghiên cứu thần học, R.Bêcơn chủ yếu hướng sự nghiên cứu của mình vào khoa học tự nhiên. Do đó ông coi khoa học thực nghiệm là chúa tể của khoa học và ông đã có nhiều đóng góp cho các ngành khoa học này
Giai đoạn suy thoái - Triết học R. Bêcơn có nhiều tư tưởng tiến bộ, nhưng không thoát ra khỏi hạn chế của thời đại mình - thời đại thống trị của tôn giáo và nhà thờ.
Kết luận Chủ
nghĩa kinh viện là triết học chính thống của xã hội phong kiến Tây Âu thời Trung cổ Đặc điểm chủ yếu nhất của khuynh hướng này là: phục tùng thần học, theo chủ nghĩa duy tâm, phương pháp suy luận hình thức chết cứng, chủ nghĩa tín ngưỡng đối lập với tư tưởng khoa học
Kết luận - Mục đích cao nhất của chủ nghĩa kinh viện là phục vụ tôn giáo và nhà thờ, do đó đã xuyên tạc học thuyết của các nhà triết học tiến bộ thời cổ đại, đặc biệt là triết học của Arixtốt. - Trong sự thống trị khắc nghiệt của tôn giáo và thần học, thời kỳ này cũng xuất hiện cuộc đấu tranh của các xu hướng duy vật trong triết học và trong các phong trào "tà giáo" chống chủ nghĩa ngu dân của nhà thờ.
Kết luận
- Các trào lưu tự nhiên bằng thực nghiệm xuất hiện, sự giải phóng khoa học tự nhiên thoát khỏi ách thống trị của thần học bắt đầu. Tất cả những cái đó đã chuẩn bị cho sự sụp đổ của chủ nghĩa kinh viện và cho sự phát triển mới của khoa học tự nhiên và triết học trong thời đại Phục hưng.