Chương 1 : GIỚI THIỆU TỔNG QUAN KIẾN TRÚC CÔNG TRÌNH
1.1 Giới thiệu về công trình: 1.1.1 Tên Dự án: Công trình: Trung tâm khai thác và vận chuyển khu vực thành phố Đà Nẵng Hạng mục: Nhà điều hành Nhiệm vụ: 1.1.2 Giới thiệu chung: Trong phạm vi khu vực và quốc tế, thành phố Đà Nẵng là một trong những cửa ngõ quan trọng ra biển của Tây Nguyên và các nước Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanma đến các nước vùng Đông Bắc Á thông qua Hành lang kinh tế Đông Tây với điểm kết thúc là Cảng biển Tiên Sa. Nằm ngay trên một trong những tuyến đường biển và đường hàng không quốc tế, thành phố Đà Nẵng có một vị trí địa lý đặc biệt thuận lợi cho sự phát triển nhanh chóng và bền vững. Nằm tại thành phố Đà Nẵng, khu công nghiệp Hòa Khánh mở rộng có tổng diện tích 132,6 ha. Hệ thống hạ tầng kỹ thuật như : giao thông, cấp nước, thoát nước, thoát nước thải, cấp điện, cây xanh, thông tin liên lạc, chiếu sáng đã được đầu tư cơ bản. Khu công nghiệp Hòa Khánh mở rộng nằm trên trục đường giao thông quan trọng, kết nối dễ dàng với thị trường trong nước (đi các tỉnh Tây Nguyên, Bình Định, Nha Trang, ..vv..) cũng dễ dàng tiếp cận thị trường Lào, Thái Lan. 1.1.3 Vị trí xây dựng : Thành phố Đà Nẵng nằm ở 15055' đến 16o14' vĩ Bắc, 107o18' đến 108o20' kinh Đông, Bắc giáp tỉnh Thừa Thiên - Huế, Tây và Nam giáp tỉnh Quảng Nam, Đông giáp Biển Đông. Nằm ở vào trung độ của đất nước, trên trục giao thông Bắc - Nam về đường bộ, đường sắt, đường biển và đường hàng không. Công trình Trung tâm khai thác và vận chuyển khu vực thành phố Đà Nẵng nằm ở : lô U1-U3 Khu công nghiệp Hòa Khánh mở rộng, đường số 10B, phường Hòa Khánh Bắc, quận Liên Chiểu, Thành phố Đà Nẵng. Công trình được đầu tư làm 2 giai đoạn. Giai đoạn I có diện tích 29.194m2 gồm xây dựng : Nhà khai thác và điều hành + nhà ăn + hội trường + phụ trợ sản xuất ; Nhà để xe ; Bưu cục giao dịch ; Nhà bảo vệ chính, phụ, trạm biến áp, nhà để máy phát điện dự phòng, trạm bơm ; Cổng hàng rào ; Bể nước ngầm ; Hệ thống điều hòa thông gió ; Hệ thống thoát nước mưa, nước thải ; Hệ thống cấp nước ; Hệ thống đường giao thông ;…
-
Giai đoạn II có diện tích 20.886m2 gồm xây dựng : Nhà khai thác bưu
cục giai đoạn 2 ; Bốt bảo vệ ; Cổng xuất bưu phẩm ; Bãi đỗ xe chờ. Các thông tin về công trình xây dựng : Diện tích khu đất xây dựng : 50.080 m2. -
Diện tích xây dựng công trình : 21.792,5 m2. Mật độ xây dựng : 43,52%. Hệ số sử dụng đất : 0,47 lần.
mÆt b » n g t æn g t h Ó t /l 1:500
Hình 1.1: Mặt bằng tổng thể của dự án. 1.2 Tình hình địa hình, địa mạo khu vực xây dựng công trình : Địa hình: địa hình khu đất bằng phẳng, tương đối rộng rãi thuận lợi cho việc xây dựng công trình. Công trình xây dựng bao gồm các hạng mục :
-
Nhà khai thác : Diện tích 10.890m2. Nhà 1 tầng kết cấu móng, dầm, cổ
cột, nền bê tông cốt thép, tường bao che. Phần thân kết cấu khung thép hình mái lợp tôn. Nhà văn phòng + phụ trợ sản xuất : Nhà 3 tầng diện tích 2.958m2 kết cấu bê tông cốt thép kết hợp tường bao che. Nhà bưu cục giao dịch + bảo vệ : Nhà 1 tầng diện tích 160,3m2 kết cấu móng, cột, dầm, sàn bê tông cốt thép kết hợp tường bao che. Nhà để xe : 4 cái nhà 1 tầng diện tích 665,6m2 kết cấu móng bê tông cốt thép, phần thân kết cấu thép hình mái lợp tôn múi. Nhà trạm biến áp, trạm bơm nhà 1 tầng diện tích 188m2 kết cấu móng, cột, dầm, sàn bê tông cốt thép kết hợp tường bao che. Các hạng mục phụ trợ khác : Sân, đường, bãi, cổng, hàng rào, cột cờ, biển hiệu, bể nước ngầm, điện chiếu sáng, hệ thống cấp thoát nước, bồn hoa, cây xanh,… Theo hồ sơ thiết kế đã được phê duyệt. 1.3 Tình hình địa chất, địa chất thủy văn : Theo tài liệu báo cáo kết quả địa chất công trình, khu đất xây dựng tương đối bằng phẳng và được khảo sát bằng phương pháp khoan. Độ sâu khảo sát là 50 m, mực nước ngầm ở độ sâu cách mặt đất tự nhiên là 4,2 m. Theo kết quả khảo sát gồm có các lớp đất từ trên xuống dưới: -
Phần đất lấp: chiều dày không đáng kể. Sét pha, trạng thái dẻo cứng, dày 5,0m. Cát pha, trạng thái dẻo, dày 6,0m. Cát bụi trạng thái chặt vừa, dày 7,5m. Cát hạt nhỏ và hạt trung, trạng thái chặt vừa, dày 8,0m. Cát hạt thô lẫn cuội sỏi, trạng thái chặt, chiều dày lớn hơn 60m.
Căn cứ vào Hồ sơ khảo sát địa chất công trình do Công ty khảo sát xây dựng Quảng Thuận (LAS- XD217) lập. - Mực nước ngầm nằm trong đới thông khí nên chịu ảnh hưởng trực tiếp của điều kiện khí hậu thủy văn. Vì vậy, khi thi công móng nên có kế hoạch về thời gian thi công phù hợp để đảm bảo chất lượng phần ngầm. - Nước ở đây không ăn mòn sunfat, ăn mòn cacbonit yếu đối với bê tông, vì vậy lựa chọn vật liệu bê tông thông dụng thiết kế và tính toán cho công trình. 1.4 Tình hình khí tượng : Vị trí xây dựng công trình nằm ở Thành phố Đà Nẵng nên mang đầy đủ tính chất chung của vùng.
Thành phố Đà Nẵng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình, nhiệt độ cao và ít biến động: -
Nhiệt độ : Nhiệt độ trung bình hàng năm :25,9 oC. Tháng có nhiệt độ cao nhất : trung bình từ 28-30 oC ( tháng 6, 7, 8). Tháng có nhiệt độ thấp nhất : trung bình từ 18-23 oC ( tháng 12, 1, 2).
-
Mùa mưa: từ tháng 4 đến tháng 11. Lượng mưa trung bình hàng năm : 2504,57 mm. Lượng mưa cao nhất trong năm : 550-1000 mm (tháng 10, 11).
-
Lượng mưa thấp nhất trong năm : 23-40 mm (tháng 1, 2, 3, 4). Gió : có 2 mùa gió chính. Gió tây nam chiếm ưu thế vào mùa hè; gió đông bắc chiếm ưu thế vào mùa đông.
-
Thuộc khu vực gió IIB. Độ ẩm: Độ ẩm trung bình hàng năm : 83,4%.
Nắng : tổng số giờ nắng bình quân trong năm : 2156,2 giờ. Mỗi năm, thành phố Đà Nẵng chịu ảnh hưởng trực tiếp từ một đến hai con bão ấp thấp nhiệt đới. Thường xuất hiện ở các tháng mùa mưa ( tháng 9-12). 1.5 Điều kiện giao thông, các nguồn cung cấp điện, nước; các nguồn cung cấp vật liệu: Hệ thống giao thông: Giao thông đứng trong công trình sử dụng cầu thang bộ. Giao thông ngang trong công trình sử dụng các đường đi (đường bê tông nhựa) và các hành lang. Hệ thống điện : Công trình sử dụng điện từ hệ thống điện thành phố. Ngoài ra còn có một máy phát điện dự trữ, nhằm đảm bảo cho tất cả các trang thiết bị trong tòa nhà có thể hoạt động được bình thường trong tình huống mạng lưới điện bị cắt đột ngột. Điện năng phải bảo đảm cho hệ thống máy móc, hệ thống lạnh có thể hoạt động liên tục. Toàn bộ đường dây điện được đi ngầm (được tiến hành lắp đặt đồng thời khi thi công). Hệ thống cấp điện chính đi trong các hộp kỹ thuật đặt ngầm trong tường phải đảm bảo an toàn không đi qua các khu vực ẩm ướt, tạo điều
kiện dễ dàng khi cần sữa chữa. Hệ thống ngắt điện tự động từ 1A đến 50A bố trí theo tầng và theo khu vực bảo đảm an toàn khi có sự cố xảy ra. Hệ thống nước : Nguồn nước được lấy từ hệ thống cấp nước thành phố và dẫn vào bể chứa nước ở tầng hầm, rồi bằng hệ thống bơm nước tự động nước được bơm đến từng phòng nhờ hệ thống bơm ở tầng hầm. Nước thải từ công trình được đưa về hệ thống thoát nước chung của thành phố. Nước mưa từ mái được dẫn xuống bằng hệ thống ống thoát đứng. Nước trong ống được đưa xuống mương thoát quanh nhà và đưa ra hệ thống thoát nước chính.Nước thải từ phòng vệ sinh cho thoát xuống bể tự hoại, qua xử lý nước thãi mới được đưa ra hệ thống thoát nước chính. Hệ thống thông gió, chiếu sáng: Với điều kiện tự nhiên đã nêu ở phần trước, vấn đề thông gió và chiếu sáng rất quan trọng. Các phòng đều có mặt tiếp xúc với thiên nhiên nên cửa sổ và cửa đi của công trình đều được lắp kính, khung nhôm, và có hệ lam che nắng vừa tạo sự thoáng mát, vừa đảm bảo chiếu sáng tự nhiên cho các phòng. Ngoài ra còn kết hợp với thông gió và chiếu sáng nhân tạo. Hệ thống phòng cháy, chữa cháy : Các đầu báo khói, báo nhiệt được lắp đặt cho các khu vực tầng hầm, kho, khu vực sãnh, hành lang và trong các phòng kỹ thuật, phòng điều kiển thang máy. Các thiết bị báo động như: nút báo động khẩn cấp, chuông báo động được bố trí tại tất cả các khu vực công cộng, ở những nơi dễ nhìn, dễ thấy của công trình để truyền tín hiệu báo động và thông báo địa điểm xẩy ra hỏa hoạn. Trang bị hệ thống báo nhiệt, báo khói và dập lửa cho toàn bộ công trình. Nước chữa cháy: Được lấy từ bể nước hầm, sử dụng máy bơm xăng lưu động. Các đầu phun nước được lắp đặt ở phòng kỹ thuật của các tầng và đươc nối với các hệ thống cứu cháy khác như bình cứu cháy khô tại các tầng, đèn báo các cửa thoát hiểm, đèn báo khẩn cấp tại tất cả các tầng. Hệ thống chống sét - Chống sét cho công trình sử dụng loại đầu kim thu sét được sản xuất theo công nghệ mới nhất; dây nối đất dùng loại cáp đồng trục Triax được bọc bằng 3 lớp cách điện, đặc biệt có thể lắp đặt ngay bên trong công trình bảo đảm mỹ quan cho công trình, cách li hoàn toàn dòng sét ra khỏi công trình.
-
Sử dụng kỹ thuật nối đất hình tia kiểu chân chim, đảm bảo tổng trở đất
thấp và giảm điện thế bước gây nguy hiểm cho người và thiết bị. Điện trở nối đất của hệ thống chống sét được thiết kế đảm bảo 10. -
Hệ thống nối đất an toàn cho thiết bị được thực hiện độc lập với hệ
thống nối đất chống sét. Điện trở của hệ thống nối đất an toàn phải đảm bảo 4. Các tủ điện, bảng điện, thiết bị dùng điện có vỏ bằng kim loại đều phải được nối với hệ thống nối đất. Vệ sinh môi trường Để giữ vệ sinh môi trường, giải quyết tình trạng ứ đọng nước thì phải thiết kế hệ thống thoát nước xung quanh công trình. Nước thải của công trình được xử lí trước khi đẩy ra hệ thống thoát nước của Thành Phố. - Sàn tầng hầm được thiết kế với độ dốc 1% để dẫn nước về các mương và đưa về hố ga. - Rác thải hàng ngày được công ty môi trường và đô thị thu gom, dùng xe vận chuyển đến bãi rác của thành phố. Các nguồn cung cấp vật liệu trong xây dựng: Các vật liệu xây dựng : cát, đá, xi măng, bê tông, đất,… sử dụng các nguồn cung ứng tại địa phương bởi các nhà cung cấp vật tư xây dựng. Đa số các nguyên vật liệu sử dụng cho công trình thì tại địa phương đều có sẵn và dễ dàng đáp ứng. Các vật liệu khác nếu tại địa phương không có thì có thể sử dụng các vật liệu thay thế hoặc sử dụng ở nơi khác nhưng đảm bảo giá thành tốt nhất. 1.6 Điều kiện dân sinh, kinh tế khu vực xây dựng, thi công : Vị trí công trình xây dựng nằm ở khu công nghiệp, không cách quá xa khu dân cư, cơ quan, xí nghiệp đang làm việc và trường học. Dân cư khu vực này chủ yếu là công nhận nên nguồn lao động rất dồi dào đảm bao đáp ứng nhân lực thi công cho công trình. Kinh tế khu vực xung quanh công trình thi công đang phát triển. Giao thông thông thoáng, các phương tiện cơ giới rất tiện trong di chuyển nên máy móc, thiết bị, phương tiện thi công có thể đáp ứng được nhu cầu sử dụng cho công trình. 1.7 Kết luận và đánh giá : 1.7.1 Thuận lợi : Công trình có thiết kế kỹ thuật đầy đủ với các chi tiết cấu tạo kiến trúc rõ ràng, cụ thể, không có gì phức tạp. Nhà thầu đã từng thi công một số công trình tương tự. Mặt bằng thi công rộng rãi nhà thầu có thể huy tối đa máy móc thiết bị thi công công trình.
Vật liệu sử dụng vào công trình thông dụng, dễ khai thác và sẵn có trên thị trường. 1.7.2 Khó khăn : Công trình xây dựng tại thị trung tâm thành phố, xung quanh là nhà dân và các cơ quan, xí nghiệp và trường học. Vì vậy trong quá trình thi công phải đảm bảo an toàn giao thông, giữ vệ sinh môi trường khu vực. Mặt bằng công trình rộng dó đó công tác đảm bảo an ninh trật tự gặp nhiều khó khăn. 1.7.3 Những vấn đề mà biện pháp thi công cần giải quyết và đáp ứng : Giải quyết thủ tục xin phép cho phương tiện vận tải sử dụng đường giao thông trong và ngoài khu vực. Biện pháp thi công phù hợp và đảm bảo an toàn trong điều kiện có thể, đảm bảo vệ sinh môi trường và trật tự an ninh xã hội khu vực xây dựng, vv… Thi công hoàn thiện, trang trí đảm bảo yêu cầu chất lượng kỹ thuật và thẩm mỹ kiến trúc cao. Các công việc của phần thô như công tác bê tông cốt thép, xây gạch, vv… Tất cả phải đảm bảo yêu cầu kỹ thuật theo TCVN, đảm bảo tiến độ đưa công trình vào sử dụng theo Hợp đồng đã ký kết.
Chương 2: THIẾT KẾ KIẾN TRÚC CÔNG TRÌNH
2.1 Thiết kế tổng mặt bằng: Căn cứ vào đặc điểm mặt bằng khu đất, yêu cầu công trình thuộc tiêu chuẩn quy phạm nhà nước, phương hướng quy hoạch, thiết kế tổng mặt bằng công trình phải căn cứ vào công năng sử dụng của từng loại công trình, dây chuyền công nghệ để có phân khu chức năng rõ ràng đồng thời phù hợp với quy hoạch đô thị được duyệt, phải đảm bảo tính khoa học và thẩm mỹ. Bố cục và khoảng cách kiến trúc đảm bảo các yêu cầu về phòng chống cháy, chiếu sáng, thông gió, chống ồn, khoảng cách ly vệ sinh. Toàn bộ mặt trước công trình trồng cây và để thoáng, khách có thể tiếp cận đễ dàng với công trình. Giao thông nội bộ bên trong công trình thông với các đường giao thông công cộng, đảm bảo lưu thông bên ngoài công trình. Tại các nút giao nhau giữa đường nội bộ và đường công cộng, giữa lối đi bộ và lối ra vào công trình có bố trí các biển báo. Bố trí 3 cổng ra vào công trình, tại mỗi cổng ra vào có bốt bảo vệ nhằm đảm bảo an toàn và trật tự cho công trình. Bao quanh công trình là các tường rào và các khoảng sân rộng, đảm bảo xe cho việc xe cứu hoả tiếp cận và xử lí các sự cố. 2.2 Giải pháp thiết kế kiến trúc: 2.2.1 Thiết kế mặt bằng các tầng: Mặt bằng tầng ngầm: Bố trí bể nước ngầm và hầm tự hoại đặt ngầm dưới mặt đất giải quyết vấn đề vệ sinh, thoát nước. Mặt bằng tầng 1: -
Bố trí từ trái sang phải gồm các phòng: phòng vệ sinh nam,nữ; sảnh chính 1; phòng quản lí; phòng thay đồ nam, nữ; phòng y tế; sảnh chính 2; kho vật tư thiết bị; phòng kỹ thuật điện.
-
Tầng 1 có chiều cao 4,25m đặt ở cao trình ±0,00m.
Mặt bằng tầng 2: -
Chia làm 3 khối: Khối bên trái là khối văn phòng Trung tâm khai thác vận chuyển khu vực thành phố Đà Nẵng gồm các phòng: phòng điều hành; phòng tài chính kế toán; phòng giám đốc và phòng phó giám đốc.
-
Khối chính giữa bao gồm các phòng: phòng tổng hợp; phòng kỹ thuật nghiệp vụ; phòng họp giao ban; phòng họp nhỏ và phòng tiếp khách. Khối bên phải là khối văn phòng Trung tâm vận chuyển khu vực bưu điện miền Trung gồm các phòng: phòng kỹ thuật nghiệp vụ; phòng tài chính kế toán; phòng giám đốc và phòng phó giám đốc. Tầng 2 có chiều cao 4,25m.
Mặt bằng tầng 3: -
-
Là tầng dành để làm phòng ăn cho các bộ phận: khối sản xuất; lái xe chờ; khối văn phòng; phòng ăn cho khách và các phòng vệ sinh. Tầng này còn có phòng hội trường ở phía bên phải phục vụ các hoạt động và lễ hội. Tầng 3 có chiều cao 5,0m.
Mặt bằng tầng mái: Dùng để xây các bể nhằm cách nhiệt cho các tầng ở dưới; đặt các máy thông gió cho các tầng 1, 2, 3; bồn nước, thang thép xuống mái nhà tổng kho. Hệ thống giao thông theo phương đứng được bố trí với 4 thang bộ để đi lại. Ngoài ra còn có 1 thang thực phẩm bố trí ở phía góc trái của toàn nhà. Hệ thống giao thông theo phương ngang với các hành lang được bố trí phù hợp với yêu cầu đi lại. 2.2.2 Thiết kế mặt đứng: Công trình thuộc loại công trình hạng vừa ở thành phố. Với hình khối kiến trúc được thiết kế theo kiến trúc hiện đại kết hợp với kính và sơn màu tạo nên sự hoành tráng của công trình. Bao quanh công trình là hệ thống tường gạch kết hợp xen kẽ với tường kính, liên tục từ dưới lên xen kẽ với ốp nhôm màu đen. Điều này tạo cho công trình có một dáng vẻ kiến trúc rất hiện đại và bắt mắt người nhìn. 2.2.3 Thiết kế mặt cắt: Mặt cắt nhằm thể hiện nội dung bên trong công trình, kích thước cấu kiện cơ bản, công năng của các phòng. Dựa vào đặc điểm sử dụng và các điều kiện vệ sinh ánh sáng, thông hơi thoáng gió cho các phòng chức năng ta chọn chiều cao các tầng như sau: Tầng 1, 2 cao 4,25m Tầng 3 cao 5,0m. Tầng mái cao 3,0m. 2.2.4 Giải pháp kết cấu:
Ngày nay, trên thế giới cũng như ở Việt Nam việc sử dụng kết cấu bêtông cốt thép trong xây dựng trở nên rất phổ biến. Đặc biệt trong xây dựng nhà cao tầng, bêtông cốt thép được sử dụng rộng rãi do có những ưu điếm sau: -
Giá thành của kết cấu bêtông cốt thép(BTCT) thường rẻ hơn kết cấu thép đối với những công trình có nhịp vừa và nhỏ chịu tải như nhau. Bền lâu, ít tốn tiền bảo dưỡng, cường độ ít nhiều tăng theo thời gian. Có khả năng chịu lửa tốt. Dễ dàng tạo được hình dáng theo yêu cầu của kiến trúc.
Bên canh đó kết cấu BTCT tồn tại nhiều khuyết điểm như trọng lượng bản thân lớn, khó vượt được nhịp lớn, khó kiểm tra chất lượng và vết nứt. Xem xét nhưng ưu điểm, nhược điểm của kết cấu BTCT và đặc điểm của công trình thì việc chọn kết cấu BTCT là hợp lí. Vì vậy công trình được xây bằng bêtông cốt thép. Chiều cao tầng là 4,25m với nhịp lớn nhất là 6,0m. Giải pháp BTCT với dầm đổ toàn khối, bố trí các dầm trên đầu cột và gác qua vách cứng. 2.3 Các giải pháp kỹ thuật khác: 2.3.1 Hệ thống chiếu sáng: Tận dụng tối đa chiếu sáng tự nhiên, hệ thống cửa sổ các mặt đều được lắp kính. Ngoài ra ánh sáng nhân tạo cũng được bố trí sao cho phủ hết những điểm cần chiếu sáng. 2.3.2 Hệ thống thông gió: Tận dụng tối đa thông gió tự nhiên qua hệ thống cửa sổ. Ngoài ra sử dụng hệ thống điều hoà không khí được xử lý và làm lạnh theo hệ thống đường ống chạy theo các hộp kỹ thuật theo phương đứng, và chạy trong trần theo phương ngang phân bố đến các vị trí trong công trình. 2.3.3 Hệ thống điện: Tuyến điện trung thế 15KV qua ống dẫn đặt ngầm dưới đất đi vào trạm biến thế của công trình. Ngoài ra còn có điện dự phòng cho công trình gồm hai máy phát điện. Khi nguồn điện chính của công trình bị mất thì máy phát điện sẽ cung cấp điện cho các trường hợp sau: -
Các hệ thống phòng cháy chữa cháy.
-
Hệ thống chiếu sáng và bảo vệ.
-
Các phòng làm việc ở các tầng.
-
Hệ thống máy tính và các dịch vụ quan trọng khác.
2.3.4 Hệ thống cấp thoát nước: Cấp nước: nước từ hệ thống cấp nước của thành phố đi vào bể ngầm đặt tại phía trái của công trình. Sau đó được bơm lên bồn nước ở trên mái, quá trình điều khiển bơm được thực hiện hoàn toàn tự động. Nước sẽ theo các đường ống kĩ thuật chạy đến các vị trí lấy nước cần thiết. Thoát nước: Để giữ vệ sinh môi trường, giải quyết tình trạng ứ đọng nước thì phải thiết kế hệ thống thoát nước xung quanh công trình. Nước thải của công trình được xử lí trước khi đẩy ra hệ thống thoát nước của Thành Phố. 2.3.5 Hệ thống phòng cháy, chữa cháy: Hệ thống báo cháy: thiết bị phát hiện báo cháy được bố trí ở mỗi phòng và mỗi tầng, ở nơi công cộng của mỗi tầng. Mạng lưới báo cháy có gắn đồng hồ và đèn báo cháy, khi phát hiện được cháy phòng quản lý nhận được tín hiệu thì kiểm soát và khống chế hỏa hoạn cho công trình. Hệ thống chữa cháy: thiết kế tuân theo các yêu cầu phòng chống cháy nổ và các tiêu chuẩn liên quan khác (bao gồm các bộ phận ngăn cháy, lối thoát nạn, cấp nước chữa cháy). Tất cả các tầng đều đặt các bình CO2, đường ống chữa cháy tại các nút giao thông. 2.3.6 Hệ thống chống sét: Chống sét cho công trình sử dụng loại đầu kim thu sét được sản xuất theo công nghệ mới nhất; dây nối đất dùng loại cáp đồng trục Triax được bọc bằng 3 lớp cách điện, đặc biệt có thể lắp đặt ngay bên trong công trình bảo đảm mỹ quan cho công trình, cách li hoàn toàn dòng sét ra khỏi công trình. Sử dụng kỹ thuật nối đất hình tia kiểu chân chim, đảm bảo tổng trở đất thấp và giảm điện thế bước gây nguy hiểm cho người và thiết bị. Điện trở nối đất của hệ thống chống sét được thiết kế đảm bảo 10. Hệ thống nối đất an toàn cho thiết bị được thực hiện độc lập với hệ thống nối đất chống sét. Điện trở của hệ thống nối đất an toàn phải đảm bảo 4. Các tủ điện, bảng điện, thiết bị dùng điện có vỏ bằng kim loại đều phải được nối với hệ thống nối đất. 2.3.6 Xử lý rác thải: Rác thải ở mỗi tầng sẽ được thu gom và được mang đi xử lí mỗi ngày. Rác thải hàng ngày được công ty môi trường và đô thị thu gom, dùng xe vận chuyển đến bãi rác của thành phố.
Chương 3: THIẾT KẾ TỔ CHỨC THI CÔNG CÔNG TRÌNH
3.1 Thiết kế hố móng và biện pháp thi công hố móng: 3.1.1 Mô tả mặt bằng xây dựng công trình, điều kiện địa hình, địa chất, thuỷ văn và điều kiện thi công: Nhà điều hành Trung tâm khai thác vận chuyển khu vực Đà Nẵng được xây dựng trên một khu đất rộng 29.194m2 với diện tích xây dựng vào khoảng 970,6m2 . Kích thước mặt bằng : 90 x 11,5 m . Quy mô : 3 tầng nổi . Chiều cao nhà (so với cos ±0,00) : 16,5m. Kết cấu chịu lực chính của công trình là khung bê tông cốt thép, sàn các tầng đổ bê tông toàn khối với hệ dầm và cột. a. Điều kiện địa hình, địa chất, thuỷ văn: Công trình được xây dựng trên nền đất trống, tương đối bằng phẳng nên không san lấp, thuận lợi cho việc bố trí kho bãi và xưởng sản xuất. Nền đất của công trình qua khảo sát là tương đối cứng. Theo kết quả khảo sát gồm có các lớp đất từ trên xuống dưới: - Phần đất lấp: chiều dày không đáng kể. - Cát hạt mịn đến vừa. Cao trình mực nước ngầm -4,2m sơ với mặt đất tự nhiên, không có tính xâm thực và ăn mòn vật liệu. b. Điều kiện thi công: Nguồn điện: Sử dụng nguồn điện chung của mạng lưới điện thành phố đã qua máy biến thế xuống còn 220Vx380W. Ngoài ra công trình còn có nguồn điện dự phòng bằng các máy phát điện. Nguồn nước: Sử dụng nguồn nước từ nhà máy cấp nước thành phố . Trong công trình thiết kế có các tuyến cung cấp nước đến các khu vực dành cho xây dựng như: trạm trộn bê tông, vữa xây tô, nước sinh hoạt, bảo dưỡng … Giao thông:
Mặt trước tiếp giáp với đường số7 , mặt bên giáp đường số10B. Công trình nằm ở vị trí giao thông thuận lợi có thể cung cấp đầy đủ nguyên vật liệu phục vụ quá trình thi công . Nguồn lao động , vật tư , máy móc: - Nguồn lao động là đội ngũ cán bộ , kỹ sư , công nhân lành nghề kết hợp với các lao động phổ thông tại địa phương. - Công trình nằm ở khu công nghiệp mở rộng Hoà Khánh nên rất thuận lợi cho việc cung ứng nguyên vật liệu trong quá trình xây dựng . - Máy móc bao gồm nhiều chủng loại , và đảm bảo trong việc vận hành đạt năng suất cao nhất. - Ngoài ra còn có các công trình tạm , các loại vật liệu chuyên dụng khác dùng trong xậy dựng . 3.2 Tính toán thiết kế hố móng và tính toán khối lượng đào móng theo thời gian lựa chọn ấn định: 3.2.1 Thiết kế hố móng và phân bố kế hoạch tiến độ thi công hố móng: a. Thiết kế mặt cắt dọc:
b. Thiết kế mặt bằng hố móng:
c. Thiết kế biện pháp chống sạt lỡ hố móng, tiêu thoát làm khô hố móng: Nếu lượng nước trong hố móng lớn do nước ngầm hoặc do các công trình lân cận đổ về thì cần dùng các máy bơm có công suất cao để thoát nước. Lượng nước đó được đổ về một hố thu, và được xử lí rồi thải ra đường dẫn nước thải chung của thành phố. Sau khi đào móng bằng máy xong, thi công hệ rãnh thoát nước chính xung quanh để thoát nước mặt đảm bảo mặt bằng khô ráo không đọng nước, tạo điều kiện thuận lợi cho thi công đào đất thủ công. Đặt các máy bơm tại các hố thu để bơm nước ra hố thu xử lí nước thải của công trường, sau đó bơm ra họng thoát nước chung của khu vực và dùng bơm nhỏ cơ động để bơm nước từ các hố móng ra hệ rãnh thoát lớn xung quanh. 3.2.2. Tính toán khối lượng thi công đào móng, vận chuyển: Quy trình thi công: ta tiến hành cho đào đất bằng cơ giới đến các cao trình -2.65m, -2.66m, -2.69m, -2.70m, -2.83m, -2.88m, -2.89m theo thiết kế của các hố móng (loại bỏ lớp đất lấp), đào thủ công để chỉnh sửa, tạo mặt bằng phẳng và tại các vị trí mà máy đào không thể đào được để thuận lợi cho công tác định vị tim móng. Tính toán khối lượng đất đào hố móng:
V=
h a tr .b tr (a tr a d )(b tr bd ) a d .bd 6
( m3 )
(CT 3.1)
Bảng 3.1: Bảng tổng hợp kích thước và thể tích hố móng. Móng Số lượng a (m) b (m) M01 8 4.0 2.2 M02 2 4.0 2.2 M03 2 3.0 2.5 M1A 2 4.2 2.5 M1B 2 4.2 2.5 M1C 2 4.2 2.2 M1D 4 4.5 2.7 M1E 10 4.2 2.5 M2A 2 3.0 2.2 Tổng 34
h (m) Ad (m) Bd (m) Atr (m) Btr (m) 2.65 4.8 3.0 5.33 3.53 2.7 4.8 3.0 5.34 3.54 2.7 3.8 3.3 4.34 3.84 2.65 5.0 3.3 5.53 3.83 2.65 5.0 3.3 5.53 3.83 2.7 5.0 3.0 5.54 3.54 2.65 5.3 3.5 5.83 4.03 2.7 5.0 3.3 5.54 3.84 2.7 3.8 3.0 4.34 3.54
V (m3) 351.09 89.66 78.59 99.60 99.60 93.19 222.34 508.63 72.00 1614.7
Vđào = 1615 (m3) Sau khi đào hố móng đến các cốt yêu cầu trong thiết kế thì thay thế lớp đất lấp bằng lớp cát hạt trung đến cốt -2.350. Tính toán khối lượng cát đắp: Tương tự như khối lượng đất đào, ta dử dụng (CT3.1) như phía trên để tính toán khối lượng cát đắp.
Vcát đắp = 175 (m3) 3.2.3 Khối lượng vật liệu và biện pháp xử lý móng: Khối lượng đất đào: Vđào = 1615 (m3) Khối lượng cát đắp: Vcát đắp = 175 (m3) Vì khối lượng đất đào lên rất lớn nên cần vận chuyển lượng đất này đến bãi đất trống khác cách khu vực thi công khoảng 2km để quá trình thi công đào hố móng và các hạng mục khác xung quanh thi công thuận lợi. Để tăng cường độ chặt của nền đất dưới đáy móng, sau khi đào bỏ lớp đất lấp đến các cốt yêu cầu trong thiết kế thì tiến hành đầm chặt bề mặt hố móng với k=0,95. Rồi tiếp tục đắp cát hạt trung và đầm chặt với k=0,98 đến cốt -2.350. 3.2.4 Lập tiến độ thi công hố móng:
5. Chọn phương án thi công, tính toán chọn máy móc thiết bị, nhân lực thi công, vật tư, vấn đề môi trường: a) Đào đất: Chọn máy đào đất dựa trên kích thước hố đào: Hđào = 2,65-2,7 m Lớp đất đào là lớp đất san lấp. Dựa vào các đặc điểm trên ta chọn máy xúc một gầu thuận (dẫn động cơ khí). Mã hiệu EO-4321 có các thông số kĩ thuật sau: (Tra bảng theo "Sổ tay chọn máy thi công xây dựng" của thầy Nguyễn Tiến Thu, trang 36) Máy xúc một gầu thuận (dẫn động cơ khí) Mã hiệu
q (m3)
R (m)
h (m)
H (m)
Q (T)
tck (s)
EO-4321
0,4
5,9
2,9
6,2
12,4
15
Năng suất máy đào tính theo công thức : Trong đó: Q = 0,4 m3 : dung tích gầu. Kd = 0,9 : hệ số đầy gầu. Kt = 1,2 : hệ số tơi của đất.
N= q.
Kd .N ck .K tg .K dc Kt
(CT 3.2)
Ktg = 0,75 : hệ số sử dụng thời gian. Kdc = 1,05 : hệ số đầy gầu. Nck = 3600/Tck : số chu kì xúc trong một giờ. Thời gian trong một chu kỳ : Tck = tck.Kvt.Kquay tck = 15 : thời gian của một chu kỳ khi góc quay q 90 . Kvt = 1,1 : hệ số khi đổ đất lên thùng xe. Kquay = 1 : hệ số phụ thuộc vào q cần với q 90 . Tck = tck = 15 (lần/h). Số chu kỳ đào trong một giờ : nck = 3600/ tck = 3600/16 = 218 Khi đào đổ tại chỗ năng suất ca của máy đào : Wca t.q.n ck .k1.k tg 8.0, 4.218.0,78.0,75 409(m3 / ca)
Số ca cần thiết là: n
V 1614, 7 3,95(ca) Wca 409
Chọn n = 4 ca. b) Chọn xe phối hợp với máy đào để vận chuyển đất: Phần đất đào được vận chuyển đi đổ với cự ly vận chuyển là 2km, vận tốc trung bình Vtb = 25 (km/h). Chọn xe vận chuyển phù hợp vớ năng suất của máy đào. Điều kiện để đảm bảo máy và xe làm việc liên tục khi toàn bộ đất đào lên được vận chuyển đi đổ ở nơi khác là: t Nx ckx (*) N m t ckm
Trong đó: Nx, Nm : tương ứng là số xe và số máy của tổ hợp. Tckx, Tckm : tương ứng là chu kỳ làm việc của xe và máy. Chọn xe Yaz-210E có dung tích thùng là Vt = 5m3, chiều cao thùng xe là 1,91m thoả mãn yêu cầu về chiều cao đổ đất của máy đào.
Giả sử chỉ đổ được 80% thùng xe, thì số gầu cần phải đổ cho một chuyến xe là: n
Vt 0,8.5 10(gàu) q.k1 0,5.0,78
d Thời gian đổ đất đầy một chuyến: t b n.t ck 10.17,6 176(s) 2,93(phút)
Thời gian đổ đất tại bãi : t d 5(phút) Thời gian xe hoạt động độc lập: t xe
2L 2.2 td .60 5 14,6(phút) v tb 25
Chu kỳ hoạt động của xe: t ckx 14,6 2,93 17,53(phút) Chu kỳ hoạt động của máy đào là thời gian đổ đầy một xe: t ckm t b 2,93(phút) Chọn số máy đào là : Nm 1(máy) Số xe cần phải huy động: N x
t ckx 14,6 .N m .1 4,98(xe) ,lấy chẵn 5 xe. t ckm 2,93
Vậy ta chọn 5 xe để phục vụ công tác vận chuyển đất. c) Đắp đất: Khối lượng đất cần đắp : Vđắp = Vđào – Vmóng Vđào = 1614,7 (m3) Vmóng = ∑Vmóngi Bảng 3.2: Bảng kích thước và thể tích móng. Móng M01 M02 M03 M1A M1B M1C M1D M1E M2A
Số Đáy móng lượng A(m) B(m) H(m) 8 4.0 2.2 0.3 2 4.0 2.2 0.3 2 3.0 2.5 0.3 2 4.2 2.5 0.3 2 4.2 2.5 0.3 2 4.2 2.2 0.3 4 4.5 2.7 0.3 10 4.2 2.5 0.3 2 3.0 2.2 0.3
Chóp móng Cổ móng a(m) b(m) h(m) a'(m) b'(m) h'(m) 0.6 0.5 0.55 0.5 0.4 0.4 0.75 0.65 0.55 0.5 0.4 0.4 0.55 0.6 0.55 0.4 0.5 0.4 0.6 1.0 0.55 0.5 0.4 0.4 0.6 0.93 0.55 0.5 0.83 0.4 0.6 0.5 0.55 0.5 0.4 0.4 0.6 0.6 0.55 0.5 0.5 0.4 0.6 0.5 0.55 0.5 0.4 0.4 0.75 0.65 0.55 0.5 0.4 0.4 Tổng
V (m3) 37.54 9.62 8.11 11.58 11.68 9.83 25.74 55.40 7.38 176.88
Bảng 3.3: Bảng kích thước và thể tích dầm móng và giằng móng. Giằng Số móng lượng S(m2) G1 1 0.096 G2 2 0.096 G3 3 0.096 G4 1 0.096 G5 1 0.096 G7 1 0.096 G8 1 0.096 G9 1 0.096 G10 1 0.096 G11 1 0.096 G12 1 0.096 G13 2 0.096 G14 1 0.053
L(m) V(m3) 1.0 0.096 5.3 1.014 1.8 0.517 2.5 0.239 1.15 0.110 3.65 0.349 1.1 0.105 5.15 0.493 1.7 0.163 1.5 0.144 2.65 0.254 2.5 0.479 9.0 0.477 Tổng 4.439
Dầm Số móng lượng S(m2) DM01 8 0.12 DM02 1 0.12 DM03 2 0.12 DM04 1 0.12 DM05 1 0.30 DM1A 6 0.12 DM1B 2 0.12
L(m) V(m3) 11.7 11.23 90.0 10.8 24.4 5.851 41.8 5.021 83.1 24.92 9.7 6.984 11.7 2.808 Tổng 67.61
Tổng thể tích dầm móng và giằng móng là: V = 72,05 (m3)
Ta có tổng thể tích: Vmóng = 248,93 (m3) Do đó Vđắp = 1614,7 – 248,93 = 1365,77 (m3) Chọn máy thi công san lấp: Với khối lượng đất lấp lớn ta chọn máy ủi loại ben không quay được mã hiệu DZ-42. + Máy kéo cơ sở
: DT-75.
+ Sức kéo
: 30kN.
+ Chiều dài ben
: B = 2,56m.
+ Chiều cao ben
: h = 0,804m.
+ Độ cao nâng ben
: 0,6m.
+ Góc cắt đất
: δ = 550.
+ Vận tốc nâng ben
: Vn = 0,25m/s.
+ Vận tốc hạ ben
: Vh = 0,25m/s.
+ Tốc độ di chuyển
: Vt = 11,49km/h; Vl = 4,35 km/h.
+ Trọng lượng
: G = 7T.
Năng suất máy ũi được tính theo công thức: NSui V0 .
K doc .(1 0,005L 2 ).n ck .k tg (m 3 / h) (CT 3.3) K toi
Trong đó : Thể tích khối đất trước khi ben vào vận chuyển: Bh 2 2,56.0,8042 V0 0,827 (m3 ) 0 2tg 2tg45
Kdoc = 1 : hệ số ảnh hưởng độ dốc. Ktoi = 1,1÷1,4 : hệ số tơi của đất. 1-0,005L2 : hệ số phản ánh mức rơi vãi đất dọc đường vận chuyển. Nck = 3600/tck : số chu kỳ công tác thực hiện trong 1 giờ. tck = tquay + n.tnanghaban + m.tsangso
(CT 3.4)
+ tquay = 0 : máy ủi không quay được. + n. tnanghaban : số lần và thời gian 1 lần nâng hạ bàn ủi. Thời gian nâng hạ bàn ủi khoảng 4-5s, số lần 3-4. Chọn tnanghaban = 5s; n = 4 + m. tsangso : số lần và thời gian thay đổi tốc độ. Thường 4-5s, số lần 3-4. Chọn tsangso = 4s ; m = 3. tck = 0 + 4.5 + 3.4 = 32 (s) N ck
3600 112,5 32
Ktg = 0,8÷0,9 : hệ số sử dụng thời gian. NSui 0,827.
1 (1 0,005.39, 2).112,5.0,9 56,1(m3 / h) 1, 2
3 Năng suất máy ủi trong 1 ca là: N1ca S 56,1.8 448,8(m / ca)
Thời gian đắp đất hố đào là: T = 1365,77/448,8 = 3,04 (ca) Chọn T = 3 ca. ( chia làm 3 lần đắp) d) Thiết kế tuyến di chuyển khi thi công đất:
- Thiết kế tuyến di chuyển của máy đào : Theo chọn máy đào gầu thuận mã hiệu EO-4321, dó đó máy di chuyển giật lùi về sau. Tại mỗi vị trí đào máy đào xuống đến cốt đã định, xe vận chuyển đất chờ sẵn bên cạnh. Chu kỳ làm việc của máy đào và máy vận chuyển được tính toán theo trên là khớp nhau để tránh lãng phí thời gian các máy phải chờ nhau. Tuyến di chuyển của máy đào được thiết kế đào từng dãi, hết dãi này sang dãi bên kia theo đường bo vòng ngoài. - Thời gian đắp đất: Với khối lượng đất đắp lớn 1365,77m3 chia làm 3 giai đoạn: + GĐ 1: sau khi đào hố móng đến cốt đã định trong thiết kế (loại bỏ lớp đất lấp) thì tiến hành đắp lớp đất thay thế và đầm chặt đến cốt -2.350. + GĐ 2: sau khi thi công phần đáy móng,móng đã đảm bảo cường độ thì tiến hành đắp đất đến -1.500 để tiến hành thi công phần giằng móng và dầm móng. + GĐ 3: sau khi giằng móng và dầm móng đảm bảo cường độ thì lại tiến hành đắp đất để thi công tiếp phần nền công trình. Khi đắp đất phải hoàn thiện xong các công trình ngầm như đào rãnh thoát nước, lắp đặt hệ thống ống vệ sinh, ống nước thải,… e) Vấn đề môi trường: Bụi và tiếng ồn phát sinh do quá trình thi công đào đắp đất. Khi phát quang, lượng bụi này sẽ bay lên và phát tán vào không khí xung quanh. Nước thải sinh hoạt của công nhân tại khu vực dự án là nguyên nhân chính ảnh hưởng đến chất lượng nước khu vực xung quanh. Nước thải sinh hoạt chứa nhiều chất cặn bã, chất hữu cơ dễ phân huỷ, chất dinh dưỡng và các vi khuẩn gây bệnh nên có thể gây ô nhiễm nguồn nước mặt và nước ngầm nếu không được xử lý. Rủi ro do các sự cố cháy nổ, hoặc các hiện tượng sụt lún, nứt đổ tường các công trình lân cận cũng thường xuyên xảy ra. Vì vậy cần kiểm soát chặt chẽ các lượng xăng dầu, ga,… đồng thời đo đạc kiểm tra chính xác những ảnh hưởng trong việc thi công đến công trình lân cận. Kết luận: Do khối lượng công việc lớn cần bố trí sắp xếp các đội thi công hợp lý để đạt năng suất cao nhất, bên cạnh đó phải đáp ứng các yêu cầu về kỹ thuật để đảm bảo an toàn lao động.