TÍNH CHẤT BA VÙNG CỦA ĐẠI TỪ TIẾNG VIỆT Lại Cao Nguyện -IĐây, này, đấy, ấy, đó, nọ, kia, kìa là những từ thuộc loại từ được gọi là “đại từ chỉ định” trong tiếng Việt. Chúng có tác dụng chỉ không gian thời gian hoặc định vị trí sự vật trong không gian, thời gian mà không gọi tên những vị trí hoặc sự vật đó. Các công trình nghiên cứu tiếng Việt trước đây hoặc chỉ nêu tác dụng chung của những từ này hoặc đã cố gắng miêu tả, giải thích chúng mà chưa nêu được đầy đủ ý nghĩa bản chất của chúng. Hoàng Tuệ và Nguyễn Tài Cẩn đều nêu rõ tác dụng của những từ này là “chỉ rõ sự vật trong không gian và thời gian”. Hoàng Tuệ cho những từ như này, ấy, kia… dùng để “chỉ xuất sự vật” tức là “hạn định một sự vật trong không gian và thời gian”(1) Nguyễn Tài Cẩn cho “chúng có nhiệm vụ chỉ trỏ sự vật, nêu rõ cho ta biết sự vật ở hướng nào trong tầm nhìn của chúng ta, xa hay gần, trong thời gian hay trong không gian” (2). Nguyễn Kim Thản đã cố gắng miêu tả, phân loại tỉ mỉ ý nghĩa và chức năng của từng từ trong nhóm này, song chưa phản ánh được thật đầy đủ thực tế, ý nghĩa và hệ thống của chúng. Theo ông, “đây và này trỏ gần nhất, rồi đến kia trỏ sự vật ở ngay trước mặt người nói, còn ấy chỉ định những vật xa hơn, đấy có nghĩa như ấy, và đó là một trường hợp biến âm của đấy, riêng nọ chỉ sự vật không xác định hoặc không ở trước mắt người” (3). Đào Duy Anh cho này, nọ, kia nằm trong hệ thống đối lập ba vùng: gần, hơi xa, và xa. Theo ông: này chỉ người hay vật gần mình về thời gian hoặc không gian, đối với kia, nọ; kia chỉ người hay vật ở xa chỗ mình, đối với này, nọ; nọ chỉ người hay vật, đối với mình tương đối ở xa, trái với này gần như kia; còn ấy là chỉ người hay vật ở chỗ khác. Tính hệ thống ở đây đã rõ nét, song chưa nêu được thật đầy đủ(1). Trên đây là một số ý kiến tiêu biểu, tuy nhiên đây đó cũng còn những ý kiến khác nữa.
- II – 2.1. Trong ngôn ngữ học đại cương, người ta nêu khái niệm định vị (deixis) và từ đó có những phạm trù định vị (catégories déictiques), phạm trù gần xa (catégorie de proximité). Trubetxkôi viết: “Mỗi khi có một người nói một điều gì với người khác, thì ta có một hành động ngữ ngôn hay một lời nói. Lời nói bao giờ cũng cụ thể; nó diễn ra ở một nơi nhất định, vào một lúc nhất định. Nó giả định rằng có một người nào đó nói ra (người phát) và có một người khác nghe người đó nói (người nhận), và một đối tượng nhất định được nói đến. Cả ba yếu tố này (người nói, người nghe và đối tượng được nói đến) đều thay đổi từ một hành động nói năng này sang một hành động nói năng khác (2). Phạm trù định vị là những yếu tố ngôn ngữ học, trong khi nói năng dẫn đến một nơi và một lúc nhất định, đến người nói và người đối thoại, trong đó người nói bao giờ cũng là (1)
Hoàng Tuệ, Giáo trình về Việt Ngữ, Hà Nội 1962, tr.268 Nguyễn Tài Cẩn, Ngữ pháp tiếng Việt, Tiếng - từ ghép - đoản ngữ, Hà Nội, 1975, tr.241. (3) Nguyễn Kim Thản,Nghiên cứu về ngữ pháp tiếng Việt, tập I, Hà Nội, 1962. (1) Đào Duy Anh, Từ điển Truyện Kiều, Hà Nội, 1975, tr.19, 193, 258, 266. (2) N.S. Trubetxkôi, Nguyên lý âm vị học (Cao Xuân Hạo dịch), trong Những vấn đề ngôn ngữ học (in rônêô) q.3, Khoa Ngữ văn ĐHTH Hà Nội, năm 1972, tr.66. (2)
1
trung tâm của hành động nói năng. Trong một hoàn cảnh điển hình, người nói và người đối thoại được phân biệt với nhau và cùng ở trong một khung cảnh không gian – thời gian nhất định. Như vậy, đại từ chỉ định, đại từ chỉ ngôi và quán từ trong nhiều ngôn ngữ, về ý nghĩa có liên quan với nhau và cùng thuộc những phạm trù này(3). Có thể nói toàn bộ hoạt động nói năng gồm có ba toạ độ: tôi - ở đây – bây giờ. Ba toạ độ này làm cơ sở cho ba lớp nghĩa và các phạm trù ngữ pháp trong một số ngôn ngữ: tôi – ngôi, số; ở đây – cách và giới từ; bây giờ - thời của động từ. 2.2. Các đại từ chỉ định, quán từ xác định trong nhiều ngôn ngữ cũng như đại từ chỉ định trong tiếng Việt dựa trên phạm trù gần – xa. Theo phạm trù này, về mặt ý nghĩa, có ngôn ngữ, đại từ chỉ định và những từ loại tương ứng, chia không gian trong hoạt động nói năng ra làm hai vùng: vùng gần người nói và vùng xa người nói, như tiếng Pháp hiện đại, tiếng Hán phổ thông hiện đại, tiếng Nga hiện đại… ;có ngôn ngữ chia làm ba vùng: vùng gần người nói, vùng gần người đối thoại, vùng xa người nói lẫn người đối thoại, tương ứng với ba ngôi trong đại từ chỉ ngôi, như tiếng La Tinh, tiếng Pháp Cổ, tiếng Tây Ba Nha, tiếng Thổ Nhĩ Kỳ… Cũng có ngôn ngữ, không gian được chia làm 3 vùng so với vị trí người nói: vùng gần, vùng xa, vùng không gần không xa đối với người nói, như tiếng Tô Châu - thổ ngữ của một dân tộc thiểu số ở Trung Quốc(2).
- III – 3.1. Đại từ chỉ định trong tiếng Việt cũng phân chia dựa theo phạm trù gần xa, nhưng không hoàn toàn giống bất cứ ngôn ngữ nào kể trên. Có thể nói: trong tiếng Việt, hệ thống đại từ chỉ định là một hệ thống phức hợp gồm hai hệ thống nhỏ. 3.1.1.Trong đối thoại, khi nhấn mạnh vị trí cả hai phía người nói và người đối thoại, về mặt ý nghĩa, chúng ta thấy có ba nhóm tương ứng với ba vùng sau đây: a. Vùng gần người nói, xa người đối thoại, do đây, này biểu thị. b. Vùng gần người đối thoại xa người nói, do đấy, ấy biểu thị. c. Vùng xa cả người nói lẫn người đối thoại, do kia, kìa biểu thị. Thí dụ: 1. Dạy rằng “Con lạy mẹ đây, Lạy rồi sang lạy cậu mày bên kia” (ND) 2. Tôi lấy cái bút ấy, đấy là cái tôi dùng quen rồi, tôi trả cái này. (Báo) 3. Anh đấy ư? Pôn hỏi. - Vâng tôi đây, ông Nguyễn trả lời. - Anh thấy xứ này thế nào? - Tôi thấy rất rét. (Trần Dân Tiên) (3)
Chẳng hạn: đây và đấy, vốn là đại từ chỉ định chỉ không gian, có thể dùng để chỉ người nói và người đối thoại: “Đấy và đây không dây mà buộc” (ca dao); còn nay (chỉ thời gian) thì bắt nguồn từ này (chỉ không gian). (2) Có ngôn ngữ còn chia vùng phức tạp hơn, như tiếng Dao vùng Bunu Trung Quốc, đại từ chỉ định chia ra: [nau] chỉ gần trong tầm mắt [kau] chỉ vừa tầm mắt [ u ] chỉ xa trong tầm mắt [ nu ] chỉ xa trong tầm mắt, người nói biết, người nghe không biết, hoặc cả hai đều không biết. [ i ] chỉ xa trong tầm mắt, hai bên đều biết
2
4. Kìa thầy đến rồi! (Báo) 3.1.2. Nếu chỉ đứng ở góc độ người nói không tính đến người đối thoại thì về mặt ý nghĩa, chúng ta thấy có ba nhóm dùng để chỉ ba vùng như sau: a. Vùng gần người nói, do đây, này biểu thị. b. Vùng xa người nói, do kia, kìa biểu thị c. Vùng trung độ không gần không xa, do đó, nọ biểu thị. Thí dụ: 5. Kia là núi Tam Đảo, đây là sông Hồng (Báo) 6. Cái cùm kia kìa. (Nam Cao) 7. Cửa nhà dù tính về sau, Thì còn em đó, lọ cầu chi đây. (ND) 8. Đừng điều nguyệt nọ hoa kia, Ngoài ra ai lại tiếc gì với ai. (ND) 9. Mai sau dù có bao giờ, Đốt lò hương ấy, lựa tơ phím này (ND) Cả hai hệ thống nhỏ trên có thể biểu thị trong một sơ đồ chung sau đây:
đó nọ
đây này A
đấy ấy B
C
kia, kìa
3.2. Nhìn trên đại thể, đại từ chỉ định tiếng Việt là một hệ thống phức hợp như thế, nhưng trong thực tế nó đã có nhiều biến đổi và còn phức tạp hơn nhiều, do đó cách dùng của chúng có nhiều điều cần nói rõ. Xin nêu mấy điểm chính sau đây: Trong quá tình vận hành, nhóm đại từ chỉ định kể trên đã biến đổi và phát triển, chúng có mặt ở cả ba mặt từ: đại từ, trợ từ và thán từ. 3.2.1. Đại từ chỉ định hiện nay chia làm hai nhóm: một nhóm chỉ không gian thời gian thường làm thành phần chính của câu: đây, đấy, kia, đó…; một nhóm định vị trí của sự vật trong không gian thời gian thường làm yếu tố phụ của nhóm danh này, ấy, kia, đó, nọ… (Xem ví dụ đã nêu trên). Ngoài đây, ấy, kia, đó, làm chủ ngữ ra, này, ấy, nọ, kìa, trước cũng có làm chủ ngữ. Thí dụ: 10. Này chồng, này mẹ, này cha Này là em ruột, nay là em dâu (ND) 11. Kìa gương nhật nguyệt, nọ dao quỷ thần. (ND) 12. Ấy là tình nặng, ấy là ơn sâu. (ND)
3
13.
Này suối Giải Oan, này chùa Cửa Võng, Này am Phật Tích, này động Tuyết Quynh. (Chu Mạnh Trinh) 14. Kìa non non, nước nước, mây mây, “Đệ nhất động” hỏi rằng đây có phải? (CMT) Cách dùng này, hiện nay hầu như không còn nữa(1). Như trên đã nói, đại từ chỉ định ngôi trong tiếng Việt có quan hệ chặt chẽ với nhau, cụ thể “ngôi thứ nhất” tương ứng với vùng gần người nói, “ngôi thứ hai”: vùng gần người đối thoại “ngôi thứ ba”: vùng xa cả người nói lẫn người đối thoại. Vì vậy, đây cũng có khi dùng để chỉ người nói, đối lập với đấy chỉ người đối thoại (có khi là đó, một hình thức biến âm của đấy). Thí dụ: 15. Muốn cho có đấy có đây Sơn lâm chưa dễ một cây lên rừng. (ca dao) 16. Đấy vàng, đây cũng đồng đen, Đấy hoa thiên lý, đây sen Tây Hồ. (ND) 17. Sinh rằng: “Hay nói đè chừng, Lòng đây, lòng đấy chưa từng hay sao?” (ND) 18. Khuyên cho đó vợ, đây chồng Đó bế con gái, đây bồng con trai. (ND) Đó là một hình thức biến âm của đấy, vốn chỉ không gian hoặc định vị trí sự vật trong không gian không xa mà cũng không gần. Nó có đầy đủ đặc điểm ngữ pháp như đấy và ấy, nhưng cũng thường chỉ không gian hoặc sự vật đã được nói tới, biết tới. Thí dụ: 19. Bình dân học vụ lập thành, Cô lên tới đó học hành cho thông. (CD) 20. Hàng Châu đến đó bây giờ, Thật tin hỏi được tóc tơ rành rành. (ND) 21. Cùng nhau nương cửa bồ đề, Thảo am đó cũng gần kề chẳng xa. (ND) Nọ, thường chỉ sự vật không xác định hoặc không ở trước mắt người nói, đã được nói tới biết tới (trường hợp sau có thể thay bằng ấy). 22. Có hai vợ chồng nhà nọ yêu nhau rất mực. (Nguyễn Đổng Chi) (1)
Qua sơ bộ khảo sát chưa thật đầy đủ cách dùng của nhóm đại từ chỉ định này trong một số tác phẩm, ta thấy kết quả như sau: Từ này trong Truyện Kiều xuất hiện 91 lần thì có 13 lần làm chủ ngữ. Trong Tắt đèn của Ngô Tất Tố xuất hiện 55 lần và 95 lần xuất hiện trong Những mẩu truyện về đời hoạt động của Hồ Chủ Tịch của Trần Dân Tiên, không có lần nào này làm chủ ngữ trong câu như trên. Đại từ ấy đã xuất hiện trong Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi, cách dùng có khác so với sau này, nó có quan hệ chặt chẽ với hệ từ là , có thể thay thế cho nhau hoặc cùng xuất hiện: “Trẻ hoà sang ấy phúc, già được lọn là tiên). “Nghìn đầu cam quýt ấy là tôi”. “Ngựa ngựa xe xe la ỷ tốt, rập rìu là ấy chiêm bao”. (quan hệ giữa ấy và là làm chủ ngữ, trong Quốc âm thi tập sẽ được nghiên cứu riêng). Từ ấy làm chủ ngữ, trong Truyện Kiều là 9/45, trong Tắt đèn là 4/110, trong Những mẩu chuyện… là 1/71 trường hợp. Từ nọ làm chủ ngữ trong Quốc âm thi tập là 2/14, trong Truyện Kiều là 4/13, trong Tắt đèn là 0/9, trong Những mẩu chuyện…. là 0/0. Từ Kìa, trước kia có khi làm chủ ngữ, hiện nay hầu như không dùng thế nữa, mà chuyển sang dùng như thán từ hay ngữ khí từ. Trong Truyện Kiều, kìa chỉ xuất hiện xuất hiện một lần và làm chủ ngữ, trong Tắt đèn xuất hiện một lần làm thán từ và 2 lần làm ngữ khí từ, trong Những mẩu chuyện… xuất hiện hai lần làm ngữ khí từ.
4
23. Suốt tám năm trời đằng đẵng về sau, tôi không bao giờ được thấy một nụ cười của cặp vợ chồng nọ. (Nguyễn Đức Thuận) Kia, ngoài ý nghĩa và cách dùng đã nói ở trên, khi làm yếu tố phụ của nhóm danh, nó còn chỉ sự vật đã nói tới, biết tới hoặc chỉ sự vật không xác định, giống như “nào đó”. Thí dụ: 24. Thế còn con kia? (NC) 25. Sư tử một ngày kia sẽ trở về làm chúa sơn lâm, còn rồng một ngày kia sẽ bay lên trời làm chúa tể gió mây. (TDT) Khi làm yếu tố phụ của danh từ xưng hô như ông, bà, cô, bác…, từ kia còn chỉ người đối thoại với ý khinh thường, xỉa xói, vì dùng từ kia chỉ sự xa cách trong không gian, do đó cũng đưa lại ý xa cách, đối lập trong tình cảm. Khi kết hợp từ này thì có vẻ coi thường, trách móc; trái lại, kết hợp với từ đây thì tỏ ý lịch sự kính trọng. Thí dụ: 26. Mày định trốn sưu của Nhà nước? Thằng kia! (NTT) 27. Chị kia sang đây tôi đọc cho nghe rồi điểm chỉ vào (NTT) 28. Thế con mẹ kia có lấy tiền không? Hay còn tiếc con, tiếc chó? (NTT) 29. Cái cô này hay nhỉ? (Báo) 30. Ô! Nhà ông này mới hay chứ! (NTT) 31. Con mẹ này thức hay ngủ? Đi lên quan đòi. (NTT) Hoặc với : 32. Ông đây là người lịch sự thật thà. (B) 33. Thầy giáo đây sẽ giảng cho chúng ta về văn học Việt Nam (B) Trường hợp gần gũi thân mật thì dùng đấy đối với đây như đã nói ở trên. Gần đây trong giới trẻ, còn dùng ấy để tỏ ý thân mật: “Ấy cho tớ mượn cái bút” Đại từ chỉ định có thể dùng thành cặp hô ứng với nhau kiểu “đi đây đi đó” “nói này nói nọ”, “chuyện nọ chuyện kia”. Có khi tính từ khác được dùng ở vế sau ứng với từ này ở vế trước. 34. Con tức giận nọ nói kia. (Nguyễn V Ngọc) 35. Nói hết chuyện nọ đến chuyện kia. (B) 36. … bú bên này lại sờ bên khác. (NTT) Các đại từ chỉ định, ngoài không gian ra còn chỉ thời gian hoặc định vị sự vật trong thời gian. Chỉ thời gian có các từ đây, đó, đấy, ấy, chúng thường làm thành phần phụ của câu. Thí dụ: 37. Ôi Kim Lang, hỡi Kim Lang, Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây. (ND) 38. Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ. (Tố hữu) Định vị sự vật trong thời gian có các từ này, ấy, đó, nọ, kia, kìa chúng thường là yếu tố trong nhóm danh, trong từng trường hợp đó, này có một biến thể là nay. Thí dụ: 39. Những là rày nước mai ao, Mười năm năm ấy biết bao nhiêu tình. (ND)
5
40. Phải người hôm nọ rõ ràng chẳng nhe? (ND) 41. Hơn bốn mươi năm nay, Hồ Chủ tịch chỉ theo đuổi một mục đích giải phòng Tổ Quốc và đồng bào. (TDT) Kìa, chỉ vị trí, hay ít nhất chỉ thời gian, còn xa hơn kia, Điều này còn được ghi trong các từ ghép chỉ thời gian như: Hôm qua Ngày mai Năm nay Hôm nay Ngày kia Năm ngoái Hôm kia Ngày kìa Năm kia Hôm kìa Năm kìa 42. Hôm nay, chưa biết nó lại giã đâu đây? Hôm qua, hôm kia, hôm kìa, liền liền mấy ngày là chợ Đặng, chợ Sêu, là chợ Keo, chợ Đại, là chợ Dầu, chợ Quế là Phủ Đình, Bến Gốm rồi. Cứ bảo nó không bắn chợ mãi (Trần Đăng). 3.2.2. Trợ từ và thán từ là những hư từ Một số đại từ chỉ định kể trên, ý nghĩa chỉ định không gian thời gian mờ nhạt và được sử dụng như những trợ từ ngữ khí, thường đọc nhẹ. 43. Ngày mai nhớ đi trực đấy! 44. Chữ gì đây? 45. Một tháng nay tôi mới được vài hột gạo đây. 46. Tôi thấy người tôi nó làm sao ấy. 47. Anh bảo anh làm sao kia 48. Cứng cổ này! Khó bảo này! 49. Cái bút ấy, cháu nó cho tôi đấy! Ý nghĩa mờ nhạt không có nghĩa là đã hết, vì thế khi thay nó bằng một từ khác cùng loại, nội dung ý nghĩa có phần thay đổi. 43'. Ngày mai tôi đi trực đây! 44'. Một tháng nay tôi mới có được vài hột gạo đấy. 45'. Chữ gì đấy! 46'. Tôi thấy người tôi nó làm sao đây. 47'.Anh bảo anh làm sao đấy 48'.Cứng cổ đấy! Khó bảo đấy! 49'.Cái bút này, cháu nó cho tôi đây. Trên đây là những từ dùng đơn lẻ. Chúng có thể dùng chập đôi hoặc ghép với một từ khác thành một trợ từ ngữ khí kép. Thí dụ: 50. Xe đang đến kia kìa. 51. Tôi còn đang bấn lên đây này 52. Không phải bom đâu đấy, chị đừng sợ. 53. Họ đến rồi kia kìa 54. Cụ bằng lòng đấy chứ? 3.2.3. Đại từ chỉ định cũng có thể sử dụng như thán từ, dùng đơn lẻ, dùng chập đôi hoặc ghép với một từ khác.
6
Thí dụ: 55. Này u ăn đi! 56. Đây, cầm lấy! 57.Đấy, tôi đã bảo mà! 58. Ấy, con lại ngã rồi 59. Này này sự đã quả nhiên,. Thôi đà cướp sống của min đi rồi (ND) 60. Ấy đó, tôi nói có sai đâu! 61. Ơ kìa, anh làm sao thế? (Xem phụ lục) PHỤ LỤC Đại từ chỉ thị và các từ loại tương ứng Đại từ chỉ thị
Trợ từ ngữ khí
Thán từ
Chỉ không gian thời gian
Chỉ sự vật
Dùng một mình
Kèm với từ khác
Dùng một mình
đây này
(đây) này
đây này
đây mà đây này
đây này
đấy
(đấy)
đấy
đấy
ấy
ấy
ấy
kia
kia
kia
đấy à đấy chứ đấy nhỉ đấy ư ấy à ấy chứ ấy mà ấy ư kia à kia chứ kia mà kia ư
kìa đó nọ
đó nọ
đó
đó mà đó nọ
Kèm với từ khác
đây này này này à này đấy đấy
ấy
ấy đấy ấy ấy
kìa đó
ơ kìa ấy đó
Việc chia vùng theo phạm trù gần – xa trong các ngôn ngữ khác nhau không giống nhau. Vì vậy việc chuyển dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác cần phải linh hoạt, không thể máy móc chỉ dựa vào sự đối ứng giữa các ngữ từ. Nếu hai ngôn ngữ, đại từ chỉ định đều có 3 vùng thì việc dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác sẽ thuận lợi hơn. Nếu chỉ ngôn ngữ đích có hai vùng, ta phải chia lại vùng trong ngôn ngữ xuất phát thành hai phạm trù: gần – không gần hoặc xa – không xa, như kiểu “đi đây đi đó”, “nói này nói nọ”, “chuyện này chuyện kia”, “biết đó biết đây”, “có đó có đây”, sau đó sẽ tuỳ hoàn cảnh mà dịch. Về vấn đề này, tác giả sẽ bàn kỹ trong một dịp khác. (Tạp chí Ngôn ngữ số 4 (179) – 2004)
7