Timber

  • November 2019
  • PDF

This document was uploaded by user and they confirmed that they have the permission to share it. If you are author or own the copyright of this book, please report to us by using this DMCA report form. Report DMCA


Overview

Download & View Timber as PDF for free.

More details

  • Words: 16,809
  • Pages: 30
I. GỖ CỦA CÂY LẤY GỖ : Gỗ là một dạng tồn tại vật chất có cấu tạo chủ yếu từ các thành phần cơ bản như: xenluloza (4050%), hemixenluloza (15-25%), lignin (15-30%) và một số chất khác. Nó được sản xuất từ các cây thân gỗ hoặc các cây bụi. Gỗ hay còn gọi là xylem nằm trong mô dẫn truyền của cây. Mô dẫn truyền là đặc điểm của thực vật có mạch, giúp chúng xâm chiếm được môi trường đất liền. Mô dẫn truyền gồm những tế bào hình ống, dẫn truyền nước và các chất hòa tan đi từ vùng này đến vùng khác trong cơ thể thực vật. Có hai loại mô dẫn truyền chính: mô gỗ và mô libe. Cả hai loại mô này đều được tạo ra từ mô phân sinh ngọn và mô phân sinh bên và vì thế có thể là mô sơ cấp hay thứ cấp tùy theo nguồn gốc của chúng. Mô dẫn truyền là loại mô phức tạp gồm nhiều loại tế bào. Mô gỗ có nhiệm vụ dẫn truyền nước và muối khoáng từ rễ lên. Mô gỗ làm thành một đường dẫn xuyên suốt chạy từ rễ lên thân và lá. Ở thực vật có hoa chỉ có hai loại tế bào dẫn truyền là sợi mạch (tracheid) và mạch (vessel) (Hình 7A). Các tế bào sợi mạch và mạch nối tiếp nhau để tạo ra các ống dài vận chuyển các chất đi lên. Tế bào chất và nhân của những tế bào này đều thoái hóa khi trưởng thành, vách tế bào với lớp thứ cấp vách tẩm mộc tố dày. Ở các sợi mạch chất mộc tố tạo thành các đường tròn hay đường xoắn, còn ở mạch tẩm theo các đường bậc thang hay tẩm cả vào vách chỉ trừ vị trí của các lỗ. Mô gỗ cũng gồm nhiều tế bào nhu mô gỗ và sợi gỗ. Chỉ có những tế bào nhu mô chưa ngấm mộc tố là những tế bào sống trong mô gỗ. Mô gỗ cũng rất quan trọng trong chức năng nâng đỡ, đặc biệt là ở những phần khí sinh của cây. Nhiều sợi gỗ chuyên làm nhiệm vụ này. Các tế bào dẫn truyền có vách dày nên vừa làm nhiệm vụ dẫn truyền vừa làm nhiệm vụ nâng đỡ. Mô gỗ thì rất cứng nên tên thông thường là gỗ (wood). Mô gỗ cũng rất quan trọng trong chức năng nâng đỡ, đặc biệt là ở những phần khí sinh của cây. Nhiều sợi gỗ chuyên làm nhiệm vụ này. Các tế bào dẫn truyền có vách dày nên vừa làm nhiệm vụ dẫn truyền vừa làm nhiệm vụ nâng đỡ. Mô gỗ thì rất cứng nên tên thông thường là gỗ (wood).

Mô libe, không giống mô gỗ, trong vật chất có thể di chuyển theo cả hai hướng lên và xuống. Chức năng đặc biệt của mô libe là vận chuyển các

đó

vật chất hữu cơ như carbohydrat được tổng hợp trong quang hợp và acid amin. Giống như mô gỗ, mô libe là một loại mô phức tạp, gồm các ống sàng (sieve element), các tế bào kèm (companion cell) (Hình 7B) và nhu mô libe. Ống sàng là những tế bào dẫn truyền của mô libe, chúng vẫn là những tế bào sống khi tế bào trưởng thành. Vách ngăn ngang của chúng thủng thành sàng với các lỗ sàng để dẫn truyền vật chất lên xuống trong cây. 1.

Xylem :

Xylem đầu tiên phân hóa trong thời gian phát triển cá thể sớm của một cây, trong phôi hoặc trong giai đoạn hậu phôi và khi cayy phát triển, xylem mới tiếp tục phát triển từ những dẫn xuất của mô phân sinh ngọn. kết quả của sự sinh trưởng này, cơ thể cây cấp một cuối cùng cũng được hình thành do hoạt động của các mô phân sinh ngọn, được tràn ngập bởi hệ thống xylem liên tục. Xylem phân hóa trong cơ thẻ là xylem cấp một. Nếu cây có bản chất như vậy thì sau khi hình thành sinh trưởng cấp một, nó tạo ra mô cấp hai thông qua hoạt động của tầng sinh mạch, xylem đượ tạo ra bởi mô phân sinh này tạo thành xylem cấp hai.

Các yếu tố của xylem :  Các quản bào và các thành phần mạch: 2.

Hại loại yếu tố cơ bản cơ bản tồn tại trong xylem là các quản bào và các thành phần mạch. Ở trạng thái trưởng thành cả hai đều là những loại tương đối dài, với các vách cấp hai đã được hóa licnin và không chúa các thể nguyên sinh. Chúng khác nhau ở chỗ các quản bào là những tế bào không bị xuyên thủng, chỉ có các cặp lơ trên các vách chung của chúng, ngược lại các thành phần mạch bị xuyên thủng ở một vung nối liền với các thành phần mạch khác vì vậy các thành phần mạch được nối liền với các ống dài liên tục là mạch dẫn. Nhựa di chuyển qua cấu trúc này được chảy tự do từ yếu tố này tới yếu tố khác qua lỗ thủng, ngược lại các quản bào nhựa đi ngang qau các vách đặc biệt là các màng lỗ mỏng. Các lỗ thủng của các thành phần mạch thường nằm ở các vách đầu mút nhưng chúng cũng có thể ở các vách bên. Vùng vách mang lỗ thủng được gọi là bản thủng. Những lỗ thủng nằm trong bản thủng được sắp xếp thành nột dãy song song hoặc theo kiểu mạng lưới hoặc gồm các lỗ tương đối tròn. Mỗi mạch bị giới hạn về chiều dài và các mạch này được nối với nhau trong một dãy bằng các vách không thủng giống như các quản bào 

Sự hình thành của một mạch :

Một mạch về mặt cá thẻ phát sinh thường được khởi sinh từ một dãy tế bào mô phân sinh học. Chúng là những tế bào tầng trước phát sinh trong xylem cấp một và những dẫn xuất tầng phát sinh trong gỗ cấp hai. Các thành phần mạch nguyên sinh có thể hoặc không có thể kéo dài trước khi chúng phát triển của vách cấp hai nhưng chúng thường mở rộng về phái bên. Sau qáu trình sinh trưởng này hoàn thành, các lớp vách cấp hai được lắng đọng theo kiểu mẫu đặc sắc cho loại yếu tố mạch nào đó. Các phần của vách cấp một, mà sau này chugns bị chọc thủng thường không được phủ bởi chất vách cấp hai. Tuy nhiên chúng thường trở nên dày hơn so với phần còn lại của vách cấp một. Sự dày lên này không phải không phải do sự lắng đọng của chất vách bổ sung mà do sự trương phồng của chất gian bào. Trong những vách đó lớp xenluloza dường như vẫn còn rất mỏng, ngược lại các phiến pectin nằm ở gian tế bào thường có thể tăng chiều đày rõ rệt. Các vùng phồng lên của vách cấp một bị phá vỡ nhưng chỉ sau khi các vách cấp hai ở những nơi có các vách này đã được tạo thành hoàn toàn và đã được hóa licnin. 

Cấu trúc của vách cấp 2 :

Ở phần tạo ra đầu tiên của xylem cấp một, một vùng gới hạn của các vách cấp một được phủ bởi những lớp vách cấp hai nhiều hơn ở xylem cấp một, một vùng giới hạn của các vách cấp một được phủ bởi những lớp vách cấp hai nhiếu hơn ở xylem cấp một được tạo ra muộn hơn và ở xylem cấp hai. Bắt đầu với xylem cấp một sớm nhất, các phần dày cấy hai được lắng đọng trong các yếu tố liên tiếp như vòng, đường xoắn đính ốc liên tục này rồi như các mạng lưới. Những chi tiết chạm trỗ của vách cấp hai tạo nên trong các yếu tố với những phần dày hình vòng, xoắn đinh ốc và mạng lưới thường thay đổi ở những laoif cây khác nhau và không phải tất cả ba kiểu này đều nhất thiết phải có mặt trong một cây nào đó. Hơn nữa có thẻ có hiện tượng chuyển tiếp trong những loại khác nhau hoặc hiện tượng phối hợp của nhiều hơn một kiểu dày lên trong cùng một loạt những dãy dọc các yếu tố hoặc thậm chí ngay trong cùng một yếu tố riêng lẻ. Các vòng và các đinh ốc có bề dày khác nhau. Một số đường xoắn đinh ốc bị khía rãnh ở mặt trong của chúng đôi khi sâu đến nổi đường xoắn đinh ốc này xuất hiện như thể kép. Đôi khi có hơn một đường xoắn đinh ốc trong một yếu tố. Các vòng và đường xoắn đinh ốc dính rất chặt vào vách cấp một. Những dãy phát sinh cá thể của các yếu tố quản bào cấp một bắt đầu với những yếu tố có phần dày hình vòng và kết thúc với những yếu tố có các vách mang lỗ nằm trong những cây có mạch từ mức thấp nhất tới mức cao nhất trên bâc thang hệ thống sinh.

 Sự chuyên hóa phát sinh chủng loại : Xylem chiếm một vị trí duy nhất trong các mô thực vật, mà trong đó việc nguyên cứu giải phẫu nó đã giữ một vai trò quan trọng đối với việc phân loại và hệ thống sinh. Các đường chuyên hóa về những đặc điểm cấu trúc khác nhau và được thiết lập ở xylem tốt hơn bất kỳ một mô đơn độc nào Quản bào là một yếu tố nguyên thủy hơn các thành phần mạch. Quản bào là loại thành phần duy nhất đã được tìm thấy trong các cây đã hóa thạch. Các mạch nãy sinh một cách độc lập thông qua sự tiến hóa song song. Ở cây một lá mầm các mạch không có trong xylem cấp haivaf trong mô xylem cấp một chúng được tiến hóa đầu tiên ở phần muộn nhất về mặt phát triển cá thể và rồi đến các phần sớm hơn của mô này. Các mạch của cây một lá mầm đầu tiên xuất hiện ở trong rễ và sau này lần lượt ở thân các trục cụm hoa và lá Các khuynh hướng chuyên hóa khác nhau của các yếu tố quản bào một số trong các khuynh hướng này có thể được tăng nhanh, một số khuynh hướng khác chậm chạp hơn vì thế những đặc điểm đã chuyên hóa cao hơn và thấp hơn đều nằm trong các phức hợp. 

Sợi :

Hai loại sợi xylem chính, các quản bào sợi và các sợi hình thoi quá độ với nhau và với các quản bào. Vì không có ranh giới rõ ràng giữa sợi và quản bào. Giống như các quản bào, các sợi đã diển ra một quá trình thu ngắn có tính chất phát sinh chủng loại với sự tăng tính chuyen hóa của xylem. Nhưng chúng thường dài hơn quản bào của cùng một cây vì sự sinh trưởng xâm nhập ngọn mạnh mẽ hơn. Các quản bào sợi có các lỗ viền với các mép viền ít phát triển hơn các quản bào, ngược lại các sợi hình thoi có các lỗ đơn hoặc hầu như đơn. Các sợi được chuyên hóa cao nhất như những yếu tố nâng đỡ, trong các gỗ có các thành phần mạch đã được chuyên hóa cao nhất. 

Tế bào mô mềm :

Các tế bào mô mềm sống có cả ở xylem cấp một và xylem cấp hai. Ở xylem cấp hai chúng thường tồn tại ở hai dạng : mô mềm trục, cùng với các yếu tố quản bào va sợi, được hình thành từ các tế bào khởi sinh hình thoi của tầng phát sinh và mô mềm tia được tạo ra từ các tế bào khởi sinh tia

của tầng phát sinh. Những tế mô mềm tia thay đổi về hình dạng nhưng vẫn có thể phân biệt được hai dạng cơ bản, những tế bào với trục dài nhất của chúng theo hướng xuyên tâm và những tế bào với trục dài nhất nằm theo hướng thẳng đứng. Những tế bào tia có hình vuông trong các lat cắt xuyên của gỗ được gọi là những tế bào tia vuông một loại biến thái của loại thẳng đứng các mạch trục được nối liền qua các tia bằng các yếu tố có dạng tế bào tia nhưng được phân hóa giống như những thành phần mạch. Những tế bào này đôi khi được gọi là tế bào tia thủng. Các tế bào tia và các tế bào mô mềm trục của xylem cấp hai co thể có hoặc không có các vách cấp hai. Nếu có mặt một vách cấp hai thì các cặp lỗ giữa những tế bào mô mềm va những yếu tố quản bào có thể là viền, nữa viền hoặc đơn. Chỉ những cặp lỗ đơn là nằm giữa những tế bào mô mềm. Trong vách cấp một của những tế bào mô mềm các sợi nhỏ hầu như nằm thẳng góc với trục dọc của tế bào. Ở vách cấp hai chúng tạo ra đường xoắn đinh ốc nằm nghiêng từ 30 đến 60 so với trục tế bào 

Thể nút :

Ở nhiều cây những tế bào trục hoặc tia phát triển thành những u lồi và các tế bào quản bào khi các tế bào này không còn hoạt động nữa hoặc các mô xylem bị hư hại. Những u lồi mọc ra từ các tế bào mô mềm đó được gọi là thể nút. Sự phát triển của thể nút xãy ra khắp các cặp lỗ nối liền các tế bào mô mềm với các yếu tố quản bào Các thể nút khi nhiều đến nổi chúng lấp đầy hoàn toàn khoang tế bào và các quản bào và mạch. Nhân của tế bào mô mềm nguyên thủy và một phần chất tế bào xuất hiện trong thể nút. Ở trạng thái trưởng thành thể nút vẫn còn vách mỏng hoặc vách cấp hai dã dduaoacj hóa licnin. Ở vách cấp một các sợi nhỏ xenluloza tạo ra một mạng lưới tương tự như mạng lưới của các vách cấp một của các tế bào mô mềm. Thể nut có thể bị chia nhỏ đôi khi chúng phát triển thành thể cứng.

3. Cấu trúc cơ bản :  Cá hệ thống trục và tia.: Hiện tượng các tế bào được sắp xếp một mặt thành hệ thống thẳng đứng được trục và mặt khác thành hệ thống nằm ngang hoặc tia, tạo ra một trong những đặc điểm rất rõ rệt của cây gỗ cấp hai. Các tia và hệ thống được sếp đặt như hai hệ thống thâm nhập vào nhau, hợp nhất gần gũi với nhau về nguồn gốc, cấu trúc và chức năng. Trong xylem đang dẫn nhựa cá tia bao gồm các tế bào sống. Hệ thống thẳng đứng, tùy theo loài cây, có chứa một hoặc nhiều loại khác nhau của quản bào không sống, sợi, và những tế bào mô mềm. Những tế bào sống của các tia và của hệ thống trục thường lien kết với nhau vì thế người ta cũng có thể nói là một hệ thống tế bào sống liên tục tràn ngập trong gỗ. Hơn nữa hệ thống này thường đượ nối liền qua cá tia với những tế bào sống của tủy, phloem và vỏ. Vì trục dài của hệ thống thẳng đứng nằm song song với trục dọc của thân hoặc rễ mà trong đó có xylem, nên những lát cắt ngang và cắt dọccủa cơ quan này trùng khớp với những lát cắt cùng loại của hệ thống đứng. Ngược lại, những tia có trục dọc của chúng song song với các tia của thể gần hình trụ của thân, rễ và các cành của chúng. Kết quả là, những lát cắt ngang và dọc xuyên tâm của trục cây cho thấy các tia trong lát cắt dọc, ngược lại những lát cắt dọc tiếp tuyến bộc lộ các tia trong mặt cặt ngang của chúng. Nếu những điều nói trên được thực hiên, nghĩa là phần xylem được cắt ngang và dọc ( xuyên qua tâm hoặc tiếp tuyến ) thì mặt cắt đối với cơ quan này cũng giống như một tổng thể, vì vậy cũng giống như một hệ thống trục của xylem.

Các tia được đặc trưng bằng chiều dài, chiều rộng và chiều cao. Chiều dài được xác ddingj giữa các tầng sinh gỗ và đầu trong cùng của tia. Chiều rộng của tia tương ứng với khoảng rộng tiếp tuyến và thường được thể hiện bằng số tế bào nằm theo hướng này. Chiều cao của một tia là khoảng nằm song song với trục dọc của thân hoặc rễ. Ở các cây khác nhau, các cây khác nhau thay đổi về kích thước trong cùng một cây. Nếu một tia có chiều rộng là một tế bào, nó được gọi là một dãy loại tương phản là nhiều dãy, loại này có thể có chiều rộng và vài tế bào ( nếu chiều rộng tia là hai tế bào thì được gọi là hai dãy ). Một tia nhiều dãy khi nhìn trong lát cắt tiếp tuyến của xylem, các đầu vuốt nhin hướng về mép trên và mép dưới, ở đó Hình 2 : plant tissues thường là một dãy. Vì vậy một tia rộng thường có hìn thấu kính hay hình thoi khi nhìn toàn bộ mặt cắt ngang của chúng. Cả hai loai tia đều có thể nằm thấp hay nằm cao. Mặc dù chiều rộng và chiều cao của các tia thường diễn ra sự thay đổi đáng kể qua các lớp xylem cấp hai lien tiếp, loại và khoang biến đổi đã xảy ra là đặc điểm của một lài nhất định. Mặc khác ciều dài của một tia là đặc điểm xác định, vì ba lí do: trước tiên, những tia mới luôn luôn được khởi sinh khi trục gia tăng về cu vi; thứ hai, một số tia không lien tục; thứ ba, chiều dài của tia chiệu tác động của sức sinh trưởng. Gỗ phân tầng và gỗ không phân tầng. Người ta đã phân biệt được giữa tầng sinh gỗ phân tầng hoặc phân lớp với tầng sinh gỗ không phân tầng hoặc không phân lớp, dựa vào sự sắp xếp với các tế bào khởi sinh hình thoi trong các mặt cắt tiếp tuyến. Các tượng tầng không phân tầng sinh ra gỗ không phân tầng xylem được hình thành từ một tầng sinh gỗ phân tầng có thể là phân tầng,hoặc chỉ là một phần như vậy nếu sự phân lớp nguyên thủy bị lu mờ đi bởi những thay đổi trong thời gian phân hóa xylem. Một trong những biến đổi thông thường nhất là sự kéo dài các yếu tố trong hệ thống thẳng đứng. Các quản bào, quản bào sợi và các sợi hình thoi nói chung trở thành dài hơn những tế bào tầng sinh gỗ hình thoi mà chúng được hình thành từ đó. Các ngọn của những yếu tố này kéo dài bằng các sinh trưởng xâm nhập vượt quá giới hạn của lớp nằm ngang riêng của chúng và vì vậy một phần xóa bỏ ranh giới của nó với lớp trên và lớp dưới. Một sự phân lớp tương đối không rõ ràng có thể do xylem mang sang từ chính lớp tầng sing gỗ, vì các tầng sinh gỗ có nhiều

mức độ phân lớp khác nhau. Sự phân lớp của một gỗ cũng thể chỉ được thể hiện trong sự sắp xếp của các tế bào trục hoặc cũng ở cach sắp xếp của tế bào tia. Mức độ phân tầng có thể thay đổi trong thời gian phát triển các vòng tăng trưởng liên tiếp của xylem. Điều kiện phân tầng thường kết hợp với các tế bào khởi sinh hình thoi ngắn và các thành phần mạch ngắn và vì vậy là một đặc điểm phát sinh chủng loại tiến bộ Các lớp sinh trưởng. Hoạt động của tầng sinh gỗ thường có tính giai đoạn ở các vùng ôn đới, và xylem được sinh ra trong một giai đoạn sinh trưởng tạo thành một lớp sinh trưởng. Trong các mặt cắt ngang của thân và rễ các lớp ấy được gọi là vòng sinh trưởng. Nếu sự sinh trưởng theo mùa xác định và xảy ra một lần trong mùa, thì lớp sinh trưởng và vòng sinh trưởng có thể được gọi tương ứng là lớp hằng năm và vóng hằng năm. Tuy nhiên, nếu sự sinh trưởng màu bị ngắt quãng bởi những điều kiên j khí hậu không thuân lợi, bệnh tật hoặc những tác nhân khác và được phục hồi lại muộn hơn, một lớp sinh trưởng thứ hai sẽ có thể thấy được ở phần gỗ được bổ sung trong một mùa. Một lớp bổ sung như vậy được gọi là vòng hằng năm giả và phần tăng hằng năm của sự sinh trưởng bao gồm hai hoặc nhiều vòng sinh trưởng được gọi là vòng hằng năm phúc. Các vòng sinh trưởng có những mức đọ rơ rệt khác nhau, tùy thuộc vào loài của gỗ và cũng tùy thuộc vào các điều kiện phát triển. Sự thể hiện rõ ràng ở các lớp sinh trưởng trong một mặt cắt gỗ là do sự khac nhau về cấu trúc giữa xylem đã được sinh ra trong phần tạo ra sớm và muộn của mùa sinh trưởng. Gỗ sớm thường ít dày và đặc hơn gỗ muộn và thường có tế bào lớn hơn, và về mặt tỉ lệ có số lượng chất vách tế bào tính theo đơn vị thể tích nhỏ hơn. Trong vùng ôn đới, gỗ sớm và gỗ muộn thường được gọi tương ứng “gỗ mùa xuân”và “gỗ mùa hè”. Gỗ sớm của một mùa nào đó hòa lẫn ít nhiều dần dần với gỗ muộn của cùng mùa nhưng đường phân chia giữa gỗ muộn của một mùa và gỗ sớm của màu tiếp theo thường rất rõ ràng. 

Gỗ dác và gỗ lõi :

Các yếu tố của xylem cấp hai được chuyển hóa với mức độ khác nhau gắn liền với chức năng của chúng. Những yếu tố quản bào và sợi, liên quan tới sự vận chuyển nước và nâng đỡ thường không còn các thể nguyên sinh trước khi chúng bắt đầu góp phần tích cực vào hoạt động sinh lý của cây. Những tế bào sống, dự trữ và vận chuyển thức ăn ( các tế bào mô mềm và một số sợi ) còn sống ở cao điểm trong hoạt đọng của xylem. Cuối cùng những tế bào sống chết đi. Giai đoạn này được tiến triển bởi nhiều biến đổi trong gỗ, làm phân hóa rõ rệt gỗ dác hoạt động khỏi gỗ lõi không hoạt động Giữa gỗ giác và gỗ lõi có nhiều điểm khác nahu về mặt hoa học. Cùng với sự tăng về tuổi, gỗ mất nước, những chất thức ăn dự trữ và thâm nhiểm những hợp chất hữu cơ khác nhau như dầu, gôm, nhựa, tannin, các chất thơm và chất màu. Một số chất này ngấm vào vách, một số chất khác cũng xâm nhập vào khoang tế bào. Sự phát triển của màu trong gỗ lõi là một quá trình xãy ra chậm chạp, phụ thuộc vào sự oxy hóa của các phenol. Đến lượt sự oxy hóa này lại tiếp tục làm biến mất của tinh bột và sự phá vỡ rõ rệt này lại được kiểm tra bằng men, đối với các hoạt động của tế bào sống. Ở nhiều gỗ có thể nút phát triển trong các tế bào quản bào. Ở xylem của cây hạt trần, các màng gỗ có bản dày có thể được cố định sao cho các bản dày được ép vào các mép viền và sát vào chỗ mở ( Các cặp lỗ hút ) và có thể được khảm bằng những chất giống licnin hoặc những chất khác. Hiện tượng hút của những lỗ viền dường như có liên quan tới quá trình gây ra sự khô héo của nhân trung tâm ở gỗ. Những thay đổi khác nhau nay không làm ảnh hưởng tới sức mạnh của gỗ mà lam cho nó bền vững hơn gỗ dác, các sinh vật phá hủy khó hơn và ít thấm các chất nước khác.

Tỷ lệ gỗ dác và gỗ lõi và mức độ của những đặc điểm khac nhau thực tế và có thể thấy được giữa hai loại này thường hết sức thay đổi ở những loài cây khác nhau và trong những điều kiện sinh trưởng khác nhau. Một số cây không phân hóa rõ rệt thành gỗ lõi, một số cây khác có lớp gỗ dác mỏng và còn những loài khác có lớp gỗ dác dày ở một số loài gỗ dác sớm biến thành gỗ lõi. Ở một số loài khác gỗ dác có tuổi thọ lờn hơn. Sự phát triển của gỗ lõi đôi khi do một trạng thái bệnh lý. 

Gỗ phản ứng :

Là một loại gỗ được sinh ra ở phía dưới của những cành hay thân đang nghiêng và bị uốn cong của các loại tùng bách ( gỗ nén ) và ở mặt trên của cùng loại ở những phần trục trong các cây hai lá mầm ( gỗ căng ). Trong gỗ phản ứng, các sợi và các quản bào thường có dạng tròn kể cả các khoảng gian bào trong chúng và ngắn hơn bình thường. Trong các quản bào của gỗ nén, không có lớp trong cùng của vách cấp hai, lớpngaoif cùng rộng hơn bình thường và lớp giữa có nhiều phần gián đoạn xuyên tâm. Vách tế bào được hóa licnin mạnh. Cac sợi của gỗ căng thường được gọi là sợi gieelatin. Lớp gieelatin thường có tính xenluloza cao, không bị hóa licnin, và có thể phát hiện bằng hiện tượng không có huỳnh quang sau khi được nhuộm bằng thuốc nhuộm huỳnh quang và bằng sự tối đen với pha tương phản và cấu trúc lỗ ở mức siêu cấu trúc. Gỗ căng cũng có sự tiêu giảm về số lượng mạch. Người ta vẫn chưa hiểu được bản chất chính xác của sự kích thích dẫn tới sự phát triển của gỗ phản ứng, nhưng một mối liên quan mạnh mẽ đã được ghi nhận ở populus deltoids, giữa tỉ lệ sợi gieelatin và độ nghiêng được tạo ra trên thực nghiệm của cây này Gỗ của cây hạt trần nói chung đơn giản và đồng nhất hơn gỗ của cây hạt kín. Đặc điểm khác nhau chủ yếu giữa hai loại gỗ này là hiện tượng không có mạch ở cây hat trần ( trừ Gnetales ) và sự có mặt của chúng ở hầu hết các cây hạt kín. Một đặc điểm nổi bật nữa của cây gỗ hạt trần là số lượng mô mèm tương đối nhỏ, đặc điểm là mô mềm trục 

Hệ thống trục :

Trong xylem của cây hạt trần, hệ thống trục bao gồm hầu hết hoặc toàn bộ là quản bào. Những quản bào phát triển là những vạch tương đối dày và các lỗ có mép viền tiêu giảm, vì thế chúng có thể được liệt vào các quản bào sợi, nhưng không thấy có sợi hình thoi. Những quản bào này là những tế bào dài, chúng thay đổi chiều dài từ 0.5 đến 11mm với các đầu mút của chúng lợp lên đầu mút các quản bào khác. Những quản bào riêng rẽ được coi là 14 mặt, với sự tăng thường xuyên về số mặt, tới 18 thậm chí là 22 vì các đầu mút bị uốn cong. Mặc dù các tế bào khởi sinh hình thoi, mà các tế bào này nãy sinh từ đó, được tạo thành dạng mềm ở các đầu mút của chúng trong các mặt cắt xuyên tâm, các đầu mút quản bào bị thay đổi it nhiều vì những tế bào này diễn ra quá trình sinh trưởng ngọn và điều chỉnh hình dạng các đầu mút của chúng cho phù hợp với khoảng chúng xâm lấn. Những đầu mút này có thể bị chẻ đôi. Các quản bào của các cây hạt trần hiện sinh được nối liên với nhau bằng các cặp lỗ viền hình tròn hay trá xoan, với kiểu sắp xếp đơn, đối diện ( các quản bào gỗ lớn, khoang tế bào rộng của Taxodiaceae và Pinaceae ), hoặc xếp luân phiên ( Araucariaceae ). Một số nguyên cứu đã cho thấy rằng số lượng lỗ trên trên mỗi quản bào có thể thay đổi từ khoảng 50 đến 300. Các cặp lỗ tồn tại phong phú nhất ở các đầu mút nơi các quản bào lợp lên nhau. Nối chung các lỗ được hạn chế vào các mặt xyên tâm của tế bào. Chỉ có những quản bào gỗ muộn là các lỗ ở các vách tiếp tuyến của chúng. Trong các cặp lỗ viền của các cây hạt trần thường thấy có bản dày đã phát triển tương đối

rõ rệt trên các man lỗ của Ginkgo, Coniferales,Ephedra. Theo các nghiên cứu siêu cấu trúc, các bản dày thường không có mặt ở Gnetum, Welwitschia, Cylas revolute và Encephalartos. Việc vận chuyển nước qua hệ thống quản bào của tùng bách tùy thuộc vào sự phân bố của các lỗ và hướng của các quản bào (độ nghiêng củ thớ gỗ ).Trong một nguyên cứu với sự tiêm chủng những chất hóa học vào các thân cây tùng bách, người ta đã ghi nhận được năm kiểu vận chuyển ở các loài khác nhau. Hai trong số các kiểu đó là xoắn ốc, và chỉ có một là hoàn toàn thẳng, hình quạt. Những quản bào đặc biệt có những phần dày của chất gian bào và vách cấp 1 dọc theo mép trên và dưới cảu các cặp lỗ. Những chổ dày lên đó được gọi là crassulae ( từ tiếng la tinh có nghĩa là chổ dày nhỏ ). Hãy còn một kiểu chọm trổ khác của vách, không phổ biến là các trabeculae, là những thanh nhỏ đi qua khoang của các quản bào từ vách tiếp tuyến này đến vách tiếp tuyến khác. Các quản bào với các dải lồi thường nằm trong các dãy tế bào xuyên tâm dài, các phần dày dạng xoắn đinh ốc trên các vách mang lỗ đã được thấy ở pseudotsuga, Tuxus, Cephalotaxus, Torreya, và một số loài của Picea. Những loại này dường như là những loại bất thường. Mỗi quản bào thường được gắn với một hoặc nhiều tia. Tỷ lệ so với chiều dài của vách quản bào của phần nối với các tế bào tia đã được tính toán ở những tùng bách khác nhau, thay đổi từ 0,072 đến 0,288. Ở các nơi có mặt, mô mềm trục của Coniferales thường được phân bố khắp vòng tăng trưởng và nằm trong những dãi dài, được tạo thành bởi các phân chia ngang của các dẫn xuất tầng sinh mạch hinh thoi dài. Mô mềm thường thấy rõ ở nhiều đại diện của Podocarpaceae, Taxodiceae, và Cupressaceae, nó ít thấy ở Pinaceae, không thấy ở Araucariacea và Taxaceae. Ở Pinux, các mô mềm trục chỉ có ở các biểu mô của các ống dẫn nhựa . Vách cấp hai nằm trong các tế bào mô mềm trục của Abietoideae, Pinux, Psuedotsuga, Cedrus, Keteleeria, Abies Cấu trúc của các tia. Tia của cây hạt trần chỉ nằm ở các mô mềm thôi hoặc gồm những tế bào mô mềm tia chủ yếu bằng các lỗ viền của chúng và hiện tượng không có thể nguyên sinh. Chúng nằm đều ở tất cả Pinaceae, trừ Abies, Keteleeria và Pseudolarix, đôi khi ở Sequoia và hầu hết Cupressaceae Các quản bào tia có các vách cấp hai đã được hóa licnin. Ở một số tùng bách, những vách này thường dày và có những nét chạm trổ, vối những chỗ lồi ra ở dạng răng hoặc các dải kéo dài qua khoang tế bào. Các tế bào mô mềm tia có các thể nguyên sinh sống trong gỗ đác và thường có các chất nhựa màu tối lắng đọng ở phần gỗ lõi. Chúng chỉ có các vách cấp một ở Taxodiaceae, Araucariaceae, Taxaceae, Podecarpaceae,Cupressaceae, vafCephalotaxaceae ( mặc dù hướng dẫn của các sợi nhỏ trong các vách tế bào tia của các vách cấp hai, Wardrop và Dadswell và cũng có các vách cấp hai ở Abietoideae Các tia của tùng bách hầu hết chỉ có chiều rộng một tế bào và chiều dài từ 1 đến 20, đôi khi tới 50 tế bào. Các quản bào tia có thể tồn tại đơn độc hoặc dãy ở các mép của một tia hoặc rải rác trong các lớp tế bào mô mềm. Sự có mặt của một ống dẫn nhựa trong một tia làm cho tia có chiều rộng hơn một tế bào, thì ở giới hạn trên và dưới Các tế bào tia có vách cấp hai thường có lỗ thong với nhau va cùng thong với quản bào của hệ thống trục. Các cặp lỗ giữa các tế bào mô mềm tia và các quản bào trục thường đặc biệt rõ ràng. Chúng thường là loại nửa viền,với phần mép nằm ở phía quản bào. Hình dạng của các cặp lỗ này, số lượng và sự phân bố của chúng trên các bề mặt hình chữ nhật của một vách, nơi một tế bào tia gắn với một quản bào trục là những đặc điểm quan trọng về hệ thống sinh và sự phân loại trong các nhóm nhỏ hơn .

Các ống nhựa. Một số cây hạt trần phát triển các ống nhựa trong hệ thống trục hoặc cả ở hệ thống trục lẫn hệ thỗng tia . Các ống nhựa điển hình được phát sinh như các khoảng gian bào phân sinh bằng sự tách rời của các tế vào mô mềm với nhau. Sau một số phân chia , những tế bào này tạo ra lớp lót, hoặc biểu mô, của các ống nhựa và tiết ra nhựa . Ở Pinuselliottii, kích thước và số lượng của các ống nhựa nằm ngang tính theo đơn vị vùng gỗ thường giảm bớt khi tuổi cây tăng lên . Đôi khi con số này đã trở nên ổn định .Ở Abies và Tsuga, các tế bào biêu mô có vách dày được hóa licnin và hầu hết chúng chết ngay trong năm sinh. Những chi này sinh ra ít nhựa .Cuối cùng một ống nhựa có thể bị khép kín do sự mở rộng của các tế bào biểu mô. Thể xâm nhập giống thể nút này gọi là thể nút giả .Chúng khác nhau với thể nút ở chô chúng không sinh trưởng qua các lỗ . Một số tác giả đã phân biệt các ống nhựa bình thường và những ống nhựa do chấn thương, nghĩa là được nảy sinh để phản ứng lại vết thương. Các ống nhựa bình thường được kéo dài và tồn tại đơn độc , các ống nhựa do chấn thương thường hình túi và nằm trong các dày tiếp tuyến. Sự phối hợp của các ống nhựa với các vết thương đã được khảo sát dưới các điều kiện tự nhiên và trong các thí nghiệm có kiểm tra. Các hiện tượng dẫn tới sự phát triển các ống nhựa do chấn thương thường nhiều. Một ssos trong các hiện tượng này là do sự tạo thành các vết thương hở và các vết thương do sức ép của các thương tổn bởi gió và sương giá. Những nhóm tùng bách khác nhau không giống nhau trong việc phản ánh của chúng với các tổn thương. Những thay đổi về ssuj phát triển và hoạt động của các ống nhựa gợi ý một dãy hệ thống sinh trong sự tăng tính mẫn cảm với sự tổn thương từ phân tông Abieteae tới phân tông Pineae

4. Gỗ hạt kín : Gỗ cây hạt kín có tên thường dùng để gọi xylem cấp hai của cây hai lá mầm. Cac cây một lá mầm thuộc gỗ, có sinh trưởng cấp hai không tạo ra một thể rắn chắc và đồng nhất cua xylem cấp hai và không phải là nguồn gỗ thương mại Xylem cấp hai của cây hai lá mầm nói chung phức tạp hơn gỗ của hầu hết các cây hạt trần vì các yếu tố của nó thay đổi nhiều hơn về hình dạng, kích thước, kiểu loại và cách sắp xếp. Gỗ cây hai lá mầm phức tạp nhất, như gỗ sồi, có thể chứa các thành phần mạch, quản bào, quản bào sợi, sợi hình thoi, mô mềm xylem trục và các tia với các kích thước khác nhau. Tuy nhiên một số gỗ cây hai lá mầm có cấu trúc ít phức tạp hơn. Thí dụ nhiều loài cây trong họ juglandaceae, chỉ chứa các quản bào sợi trong các tế bào không thủng, không sống. Vì tính phức tạp về cấu trúc của gỗ cây hai lá mầm, nhiều đặc điểm đã được dùng đẻ nhận biết chúng. Một số đặc điểm chính là sự có mặt hay không có mặt của mạch và sự phân bố của chúng ở các mô. Các loại tia, sự phân bố của mô mềm trục, sự có mặt của cấu trúc phân tầng hay không phân tầng, các loại bản thủng trong các mạch 

Sự phân bố của các mạch :

Cách sắp xếp của các mạch trong gỗ cây hai lá mầm có hai kiểu chính. Khi các mạch có đường kính cơ bản bằng nhau và được phân bố đều đặn khắp một vòng sinh trưởng, gỗ này được gọi là gỗ khuếch tán. Gỗ với các mạch có đường kính không bằng nhau và các mạch lớn nhất nằm trong phần gỗ sớm được gọi là gỗ lỗ vòng, vì sự sắp xếp thành vòng của các mạch lớn trong các mặt cắt ngang củ hình trụ xylem. Giữa hai thái cực này còn có nhiều dạng chuyển tiếp khac nhau. Hơn nữa trong một loai nào đó, việc phân bố các mạch có thể thay đổi theo các điều kiện của môi trường và có thể thay đổi với suej tăng về tuổi của cây.

Các lĩnh vực sinh lí cũng chỉ rõ bản chất chuyên hóa của lỗ gỗ vòng. Nó dẫn nước, hầu như hoàn toàn, ở vòng tăng trưởng ngoài cùng, hoặc một phần của nó và có một lưu lượng nước chảy qua nhanh hơn khoảng 10 lần gỗ lỗ khuếch tán. Các cây có gỗ lỗ vòng dường như sinh ra hệ thống mạch gỗ sớm rất nhanh chóng, ngược lại các loài với gỗ khuếch tán tạo ra xylem mới của chúng một cách chậm chạp. Một hiện tượng đi kèm, thường xãy ra với trạng thái lỗ vòng là sự phát triển của các thể nút trong các mạch gỗ sớm lớn. Điều đó chúng tỏ những mạch gỗ đã chuyên hóa cao này chỉ dẫn nhựa trong một thời gian ngắn thôi. Trong các kiểu phân lỗ chính, các mạch riêng lẽ khi nhìn trong mặt cắt ngang có thể tách rời khỏi nhau và chúng có thể tồn tại thành từng bó với những kích thước và hình dạng khác nhau. Những mạch tách riêng thường có hình tròn hay hình trái xoan, những mạch xếp thành bó thường bị dẹt ra dọc theo đường tiếp xúc với các mạch khác. Mặc dù các mạch có thể xuất hiện rời nhau trong các mặt ngang của gỗ, trong không gian ba chiều chúng được nối liền với nhau ở những mặt phẳng khác nhau. Các nguyên cứu về sự dẫn nhựa ở các loài khác nhau bằng phootspho đồng vị phóng xạ và bằng thuốc nhuộm cho thấy rằng, ở một số loài, khác cả giữa các vòng tăng trưởng. Các mạch và những yếu tố quản bào khác cũng gắn liền với những tế bào sống hoặc với các mô mềm trục hoặc với tế bào tia, hoặc với cả hai loại. 

Sự phân bố của các mô mềm trục :

Số lượng mô mềm trục ở gỗ cây hai lá mầm thay đổi từ rất nhỏ hoặc không có tới từ rất lớn và các mô mềm trục thường có nhiều loại nhưng vẫn có các kiểu phân bố quá độ. Người ta chia thanh hai kiểu phân bố cơ bản. Ở kiểu phân tán xa mạch, vị trí của mô mềm không phụ thuộc vị trí của các mạch ( mặc dù hai mô này có thể tiếp xuc với nhau ), ở kiểu dính mạch, hai loại yếu tố được phối hợp với nhau. Những biến đổi phụ trong mỗi kiểu phân bố đều đã được ghi nhận. Những mô mềm phân tán xa mạch cũng có thể là khuếch tán, nghĩa là rải rác các khắp vòng sinh trưởng hoặc thành dải, xuất hiện thành từng dải hoặc mép nghĩa là hạn chế vào phần cuối của một phần gia tăng theo mùa ( mô mềm tận cùng ) hoặ vào chổ bắt đầu của phần đó ( mô mềm khởi sinh ). Các mô mềm loại dính mạch có thể là phân tán, quanh mạch mô mềm bao quanh các mạch, hình cánh là mô mềm quanh mạch với những phần mở rộng hình cánh, và hình cánh rộng mô mềm hình cánh lớn tạo ra các dãi không đều đặn tiếp tuyến hoặc chéo. Tiến trình hệ thống sinh trong các kiểu phân bố của mô mềm gỗ là từ kiểu khuếch tán tới phân tán xa mạch rồi tới kiểu dính mạch. Về sợi các yếu tố của mô này có thể hoạt động như những tế bào dự trữ tinh bột và rằng sự duy trì của các thể nguyên sinh bởi các sợi là một biểu hiện tiến bộ về mặt tiến bộ. Sự phát triển này dường như được phối hợp với một sự loại ra tiến hóa của mô mềm trục hoặc sự tiêu giảm của nó thành một ít loại dính mạch hay tận cùng. Những sợi còn sống thường có vách ngăn. Nơi có nhiều sợi này, chúng có các kiểu phân bố phân tán xa mạch và dính mạch tương tự như các kiểu ở mô mềm trục 

Cấu trúc của tia :

Các cây hai lá mầm điển hình chỉ chứa các tế bào mô mềm trong các tia. Hai loại tế bào mô mềm tia chính là loại nằm và loại thẳng đứng, tồn tại trong các phức hợp khác nhau. Tia được gọi là đồng bào, nếu như chỉ gồm có những tế bào nằm hoặc chỉ có những tế bào đứng là dị bào nếu nó chứa cả hai loại hình thái tế bào. Những tia một dãy và nhiều dãy đều có thể là đồng bào hoặc dị bào.

Toàn bộ hệ thống tia có thể bao gồm cá loại đồng bào hay dị bào hoặc có sự kết hợp cả hai. Dựa vào cơ sở này hệ thống tia được phân loại thành dạng đồng hình, tất cả các tia đồng bào ( tất cả các tế bào nằm ) hoặc dị hình tất cả các tia dị bào hoặc một số đồng bào, một số là dị bào. Dưới mỗi bậc phân loại này người ta chia nhỏ các tia thành tất cả nhiều dãy, tất cả một dãy hoặc hai loại phối hợp. Cuối cùng, các tia hệ thống dị hình được chia nhỏ tới bậc phân loại thứ ba dựa trên sự phân bố của các tế bào nằm và đứng trong các tia thành phần Sự thay đổi về cấu trúc tia ở những loài cây khác nhau là kết quả của sự phân kỳ trong quá trình tiến hóa của xylem. Những cây có xylem nguyên thủy với sự kết hợp của hai loại tia, các tia có tế bào cao rõ rệt ( các tế bào kéo dài theo chiều thẳng đứng ) một dãy và những tai dị bào nhiều dãy. Trong quá trình tiến hóa các tia nhiều dãy có thể tăng hoặc thu hẹp kích thước và số lượng. Những tia một dãy đã diễn ra sự thu hẹp bớt về chiều cao và số lượng. Loại tia nay, loại tia kia hoặc cả hai loại tia đều đã được loại ra trong một số đường tiến hóa. Vì vậy những thí dụ về cấu trúc tia chuyên hóa có thể là một sự phối hợp của những tia nhiều dãy lớn với những tia một dãy nhỏ hoặc sự có mặt của mỗi một loại tia thôi, hoặc là nhiều dãy hay một dãy, hoặc hoàn toàn không có các tia. Sự chuyên hóa cũng đã ảnh hưởng tới thành phần tế bào của các tia và dẫn tới sự phát triển của các tia gồm các tế bào cùng loại từ những tia có tế bào khác loại. Cấu trúc tiến bộ hơn thường chỉ xuất hiện ở những phần gia tăng muộn hơn của gỗ, với xylem cấ hai đã được tạo ra sớm hơn, cáo cấu trúc nguyên thủy. trong những trường hợp đó, quá trình thay đổi thuộc chủng loại phát sinh có thể so sanh được bằng các mặt cắt tiếp tuyến qua gỗ và chú ý tới những thay đổi ở một tia đặc biệt xảy ra sau quá trình khởi đầu và trong kì sinh trưởng liên tục của nó ở các lớp sinh trưởng liên tiếp. Ý nghĩa của những thay đổi trong cấu trúc tia là ở chổ những giai đoạn phát triển ca thể trong xylem của cùng một cây cá thể biểu hiện ở những mức đọ chuyên hóa phát sinh chủng laoij khác nhau. Những thay đổi tiến hóa mà có thể nhận biết được ở các mặt cắt gỗ hang loạt, là những phản ánh về những thay đổi phát triển ca thể trong tầng sinh gỗ. Các tế bào khởi sinh tia có thể được thay thế bằng các khởi sinh hình thoi trong tầng sinh gỗ hoặc trong phạm vi của một nhóm tế bào khởi sinh hoặc treenn cá mép của nó. Nếu sự thay thế này xãy ra ở một nhóm các tế bào khởi sinh tia, tia dường như bị chẻ ra bởi những tế bào khởi sinh hình thoi thành hai hoặc nhiều phần. Thường sự phân chia một tia thành các phần như vậy thường xãy ra qua sụ xâm nhập của một tế bào khới sinh hình thoi bằng sinh trưởng xâm nhập ngọn thành một nhóm tế bào khởi sinh tia. Những tia này cũng xó thể bị phá vỡ thành nhiều phần bằng sựu thay đổi của một tế bào khởi sinh tia thành các tế bào khởi sinh hình thoi. Phương pháp này dùng để biến đổi những tia nhiều dãy lớn thành các cấu trúc tương tự như các khối tập hợp của những tia nhiều dãy nhỏ. Cũng có thẻ có cá khối sự được kèm theo bằng những hợp nhất từng phần. Các tia cũng có thể tăng về kích thước bằng sự hợp nhất tai nọ vời một tia kia hoặc bởi các phân chia xuyên tâm của các tế bào khởi sinh tia. Sự hợp nhất của các tia thường xãy ra bổi sự loại trừ tầng sinh gỗ của các tế bào khởi sinh hình thoi xen giữa các nhóm tế bào khởi sinh thoi xen giữa các nhóm tế bào khởi sinh tia thành các thành phần như vậy xảy ra qua sự xâm nhập của một tế bào khởi sinh hình thoi, bằng sinh trưởng xâm nhập ngọn, thành một nhóm tế bào khởi sinh tia. Nhưng tia này cũng có thể bị phá vỡ thành nhiều thành phần bằng sự thay đổi của một số tế bào khởi sinh tia thành các tế bào khởi sinh hình thoi.Phương pháp cuối cùng này thường biến những tia nhiều dãy lớn thành các cấu trúc tương tự như các khối tập hợp của những tia nhiều dãy nhỏ. Cũng có thể có các khối tập hợp thật sự được tập hợp kèm theo bằng những hợp nhất từng phần. Các tia có thể tăng về kích thước bằng

sự hợp nhất tia nọ với một tia kia hoặc bởi các phân chia xuyên tâm của các tế bào khởi sinh tia .Sự hợp nhất của các tia thường xảy ra bởi sự loại trừ khỏi tầng sinh gỗ của các tế bào khởi sinh hình thoi xen giữa các nhóm tế bào khởi sinh tia. Các ống tiết. Các ống gian bào, giống như các ống nhựa của cây hạt trần, thường nằm trong gỗ cây hai lá mầm. Những ống này được phân biệt một cách tùy tiện với ống nhựa của các tùng bách bằng cái gọi là ống gôm, mặc du chúng có thể chứa các chất khác nhau , kể cả nhựa, dầu, gôm và chất nhầy. Các ống gôm có trong hệ thống trục và tia, được tạo ra theo kiểu phân sinh hoặc dung sinh hoặc phối cả hai kiểu. Thường chúng không có phần biểu mô đã phân hóa .Những khoang tương đối nhỏ có thể phát triển thay cho các ống dài. Các phần này thường tương đương với các túi nhựa của cây hạt trần và được gọi la các túi gôm. Nhiều ống tiết chắc chắn đã được hình thành do sự chấn thương và các tác nhân tới sự hình thành đó cũng khác nhau như các tác nhân gây ra sự phát triển kết hợp với hiện tượng sùi gôm, một sự thoái hóa của tế bào dẫn tới sự hình thành các chất phức tạp và khác nhau, thường gọi là gôm. Hầu hết các tác giả đều nhất trí cho rằng gôm được hình thành do sự phân hỉu của các chất nằm trong vách tế bào. Vì vậy, hiện tượng sùi gôm dẫn tới sự rút bớt tinh bột trong tế bào,nhưng cũng thể xáy ra sự phá vỡ vách tế bào.Gôm có thể tập trung trong các ống gôm hoặc trong các tế bào xylem khác kể cả tế các thành phần mạch . Các cây thường gôm để phản ứng lại với sự nhiễm bệnh, tổn thương do sâu bọ và những rối loạn sinh lí. 5.

Sự phân hóa trong xylem cấp hai :

Các dẫn xuất này sinh ra từ mặt trong của tượng tầng, thông qua các phân chia tiếp tuyến của các tế bào khởi sinh tầng sinh gỗ, xảy ra nhiều biến đổi phức tạp trong quá trình phát triển của chúng để tạo ra các yếu tố khác nhau của xylem. Sự khác biệt cơ bản và hình dạng và hướng giữa các yếu tố của hệ thống trục và hệ thống tia đã được xác định bằng cấu trúc của bản thân tầng sinh gỗ, vì tầng sinh gỗ bao gồm các tế bào khởi sinh hình thoi và tia. Cũng như tất cả những thay đổi trong các tỉ lệ tương đối giữa hai hệ thống này thí dụ như sự bổ sung hoặc loại trừ của các tia đều bắt nguồn từ tầng sinh gỗ. Các dẫn xuất của tế bào khởi sinh tia diễn ra sự thay đổi tương đối ít trong quá trình phân hóa. Nhìn chung các tế bào tia vẫn giữ được tính chất của mô mềm một số có vách cấp một, một số khác có vách cấp hai và nội dung của chúng có thể không thay đổi nhiều, vì bản thân các tế bào khởi sinh tia thương chứa các chất như tinh bột và tannin.Những tế bào tia mở rộng theo hướng xuyên tâm, khi chúng thoát khỏi tầng sinh gỗ, nhưng sự khác nhau giữa những tế vào thẳng đứng và tế bào nằm là điều hiển nhiên trong tầng sinh gỗ. Một biến đổi sâu sắc đã xảy ra trong các quản bào tia của các cây hạt trần , vì những quản bào này phát triển các vách cấp hai với các lỗ viền và bị mất đi các thể nguyên sinh. Những biến đổi về mặt phát triển cá thể trong các hệ thống truch thường làm thay đổi kiểu loại tế bào và có thể dẫn tới sự tương phản sâu sắc giữa các tế bào tầng sinh gỗ cà các dẫn xuất của chúng.Các tế bào phát triển thành các thành phần mạch hơi kéo dài một chút nào chăng nhưng chúng mở rộng ra ở phía bên, thường mạnh mẽ đến nỗi bề rộng cuối cùng cũng có thể vượt quá chiều cao của chúng . Những thành phần mạch ngắn và rộng là đặc điểm điển hình của xylem đã chuyển hóa cao. Ở nhiều loại cây hai lá mầm, các thành phần mạch mở rộng các phần giữa của chúng mà không mở rộng phần đầu, ở đây chúng lợp lên những đầu mút của các yếu tố thẳng đứng lân cận. Những đầu mút này cuối cùng không bị chiếm chỗ bởi sự chọc thủng và giống như các bướu vách kéo dài hay các đuôi, có hoặc không có lỗ.

Sự mở rộng của các thành phần mạch làm ảnh hưởng tới sự sắp xếp và hình dạng của những tế bào lân cận. Những tế bào này bị xô ra khỏi vị trí khởi sinh của chúng và chấm dứt, phản ánh kiểu sắp xếp thành dãy xuyên tâm như trong vùng tầng sinh gỗ. Các tia cũng vậy, có thế bị chệch khỏi vị trí nguyên thủy của chúng .Các tế bào trong vùng lân cận của một mạch đang mở rộng thường phát triển song song với bề mặt của mạch vào có dạng bẹt. Nhưng thường những tế bào này không giữ đúng khoảng cách với sự tăng lên của chu vi mạch và bị tách rời nhau một phần hoặc hoàn toàn. Kết quả là yếu tố mạch đang mở rộng tiến tới tiếp xúc những tế bào mới.Sự mở rộng của một thành phần mạch có thể được hình dung như một hiện tượng với sự tham gia của cả sinh trưởng giãn đều và sinh trưởng xâm nhập. Chừng nào mà các tế bào nằm cạnh các yếu tố mạch cùng mở rộng với nó, cac vách chung của những tế bào khác nhau đều diễn ra hình 3 : Mặt cắt ngang của cây gỗ thủy tùng sinh trưởng giãn đều. Trong thời gian tách riêng của các tế bào lân cận, vách thành phần mạch xâm nhập vào giữa các vách của những tế bào khác Sự tách riêng của những tế bào nằm cạnh mạch đang mở rộng tạo ra sự phát triển của những tế bào có hình dạng kì quặc, không đều đặn.Một số vẫn gắn với nhau với một phần và khi thành phần mạch tiếp tục mở rộng, thì những phần nối liền này kéo dài ra thành các cấu trúc ống dài. Vì vậy, những tế bào mô mềm và quản bào chịu ảnh hưởng bởi những sự điều chỉnh phát triển, được gọi tương ứng là những tế bào mô mềm rời và những quản bào rời. Những tế bào này là những dạng sinh trưởng đã bị biến đổi của các tế bào mô mềm xylem và các quản bào của hệ thống trục. Ngược lại với các thành phần mạch,các quản bào và sợi tăng lên tương đối ít về bề rộng nhưng thường kéo dài trong quá trình phân hóa của chúng. Mức độ kéo dài của các yếu tố này ở những nhóm cây khác nhau thường rất khác nhau. Ngược lại ở các cây hai lá mầm quản bào và sợi lại rất dài so với các tế bào mô phân sinh nếu xylem có chứa các quản bào, quản bào sợi, và sợi thì các sợi thường dài nhất mặc dù quản bào có thế đạt được thế tích lớn nhất vì có chiều rộng lớn hơn. Sự kéo dài xảy ra qua quá trình sinh trưởng xâm nhập ngọn. Ở các gỗ phân tầng mạnh, tất cả các yếu tố chỉ có thể kéo dài đôi chút hoặc không kéo dài. Gỗ không chứa mạch vẫn giữ lại kiểu sắp xếp đối xứng vì không có các tế bào mở rộng mạnh, cách sắp xếp thành dãy xuyên tâm nguyên thủy đặc trưng cho vùng tầng sinh gỗ không bị xáo trộn mấy.Có một đôi chút thay đổi nào đấy về hàng lối do sinh trưởng xâm nhập ngọn của các quản bào trục gây ra.

Các yếu tố mạch, quản bào, quản bào sợi và sợi hình thoi thường phát triển các vách cấp hai và các vách đầu mút của các yếu tố mạch thường bị xuyên thủng. Cuối cùng các thể nguyên sinh phân hủy trong những tế bào này và chúng trở thành những tế bào không sống khi trưởng thành. Những tế bào phân sinh hình thoi phân hóa thành mô mềm trục điển hình thường không kéo dài. Nếu một dải mô mềm được tạo thành thì tế bào hình thoi phân chia theo mặt phẳng nằm ngang không thấy kiểu phân chia đó xảy ra trong thời gian phát triển của một tế bào mô mềm hình thoi. Ở một số cây, các tế bào mô mềm phát triển vách cấp hai, nhưng vẫn còn sống cho tới khi gỗ lõi được tạo thành. Các tế bào mô mềm phồi hợp với các ống dẫn gôm và ống dẫn nhựa trong hệ thống thẳng đứng, nảy sinh như những tế bào mô mềm trục bằng các phân chia ngang của những tế bào tầng sinh gỗ hình thoi. Sự kéo dài của một số tế bào trong xylem như vừa mới nói thường xảy ra ở các dẫn xuất của các tế bào tầng sinh gỗ. Một kiểu kéo dài khác xảy ra do sự kéo dài của các tế bào khởi sinh thượng tầng hình thoi. Thứ hai là có một sự thay đổi chiều dài theo mùa. Nếu những phân chia giao tầng tăng lên nhiều ở các tế bào khởi sinh hình thoi làm giảm chiều dài của những tế bào, xảy ra ở cuối một sinh trưởng mùa, thì các quản bào gỗ sớm thường ngắn hơn các quản bào gỗ muộn. Ở các tầng sinh gỗ phân tầng, các phân chia để tăng số lượng thường là giao tầng xuyên tâm,thực chất không làm thay đổi về chiều dài của các tế bào khởi sinh. Mối quan hệ này được phản ánh ở sự thay đổi chiều dài ở các bó mô mềm và các mạch gỗ trong các gỗ phân tầng.Sơi trong loại gỗ đó kéo dài hoàn toàn độc lập với chiều dài của các tế bào khởi sinh và sự kéo dài này có thể tăng lên từ năm này qua năm khác. 6.

Độ bền vật lí của gỗ liên quan tới cấu trúc :

Thành phần của mô xylem, cấu trúc và cách sắp xếp của các yếu tố thành phần xác định thuộc tính vật lí của gỗ và sự thích ứng của chúng trong việc sử dụng thương mại. Người ta đã nghiên cứu về ảnh hưởng của cấu trúc đến một trong đặc tính quan trọng nhất là độ bền, những điều đó đã làm phong phú them kiến thức về môn học của xylem. Thuật ngữ độ bền ở đây được dùng với nghĩa rộng, bao gồm tất cả các thuộc tính là cho gỗ chịu đựng được các lực tác dụng khác nhau hoặc các vật nặng đè lên. Các thuộc tính này thường đa dạng và không nhất thiết phải có mối quan hệ gần gũi, vì vậy một loại gỗ nào đó có thể bền với một loại lực này nhưng lại yếu với mọi lực khác. Có lẽ, đặc điểm duy nhất biểu hiện độ bền của gỗ là trọng lượng riêng của nó. Ở một loại gỗ khô tuyệt đối, trọng lượng riêng tùy thuộc vào thể tích của nguyên liệu vách và đặc tính hóa học của nó. Trọng lượng riêng của chất vách, người ta đã tính toán được là nằm giữa 1.40 và 1.62 nhưng vì các thành phần vách khác nhau ở các loại gỗ khác nhau nên trọng lượng riêng của chúng có thể thấp 0.04 và cao tới 1.46 . Tuy nhiên, độ bền suy ra từ trọng lượng riêng thường bị thay đổi nhiều vì cấu trúc mô So sánh các ảnh hưởng của các loại yếu tố xylem khác nhau đối với độ bền của gỗ vần là những thông tin quan trọng. Vì chiều dài của chúng, độ dài của vách và các lỗ phân tán, các sợi hình thoi và các quản bào sợi chịu trách nhiệm chính về độ bền của gỗ cây hai lá mầm. Những loại tế bào này có ảnh hưởng đặc biệt ở những nơi chúng tập hợp thành những khối dày đặc. Ý

nghĩa của sợi được coi như là những tế bào cơ học đã được thấy rõ trong mối quan hệ giữa thể tích sợi, trọng lượng riêng và độ bền của gỗ Cùng với các sợi bền vững, gỗ cây hai lá mầm cũng chứa các yếu tố tương đối yếu. Trong các yếu tố đó, mạch là một yếu tố đặc biệt vì chúng thường có đường kính lớn so với thể tích của vách. Rõ ràng là số lượng và sự phân bố của chúng có ảnh hưởng tới tác dụng làm yếu đi của chúng.Mô mềm xylem trục có thể ảnh hưởng tới độ bền của gỗ nếu nó có nhiều. Ở một cây hai lá mầm nó có thể chiếm tới 23% thể tích của xylem. Rõ ràng là sự phân bố của các mô mềm có tầm quan trọng ngang với tổng thể tích của nó và nó sẽ làm giảm bớt sức chịu đựng với một số lực, nếu nó xếp thành những dải rộng trong các vùng lặp đi lặp lại. Mối quan hệ của tia với độ bền của gỗ thường trờ nên phức tạp khi gỗ có một thể tích mô tia lớn hơn đã chuyên hóa cao và có một thể tích sợi với vách nặng lớn hơn làm cho chúng có trọng lượng riêng cao. Nếu hai loại gỗ có cùng một trọng lượng riêng nhưng lại có một thể tích mô tia khác nhau, thì gỗ nào có số lượng mô tia lớn hơn thường yếu hơn. Gỗ cây hạt trần không có các yếu tố làm yếu như cây hạt kín và chỉ có một thể tích tế bào mô mềm tương đối nhỏ. Mặt khác, chúng không có các yếu tố bền vững như sợi của gỗ cây hai lá mầm. Nói chung, gỗ cây hạt trần có sự khác nhau về độ bền và độ rắn chắc. Cấu trúc đồng nhất của các gỗ cây hạt trần với sự phát triển ưu thế của các yếu tố dài làm cho chúng dễ dàng gia công và đặc biệt thích hợp cho việc làm giấy. Gỗ muộn nói chung bền hơn gỗ sớm vì có thể tích nguyên liệu vách lớn hơn. Sự thay đổi chiều rộng của các vòng tăng trưởng cùng ảnh hưởng tới độ bền của gỗ về nhiều mặt. Ở các cây hai lá mầm thì ngược lại, sự giảm bớt chiều rộng vòng chủ yếu xảy ra trong sự tiêu biến của gỗ muộn.Vì vậy, các gỗ cứng với vòng rộng thường bền vững hơn. Những mối quan hệ này gắn liền với sự tiêu giảm bình thường của bề dày vách đi kèm với sự phát triển của các vòng rộng. Sự biến đổi của gỗ giác thành gỗ lõi không làm tăng them độ bền của gỗ.  Một số tên loài cây, tên và màu gỗ. Thuật ngữ gỗ gụ đỏ Philipin dùng để chỉ tới gỗ của các cây thuộc về các chi Shorea và Parashorea. Chi & phân chi

Loài

Tên gỗ (quốc tế)

Anisoptera

A. cochinchinensis, A. marginata, A. scaphula, A. thurifera và khoảng 10 loài khác

Mersawa

Cotylelobium

C. burckii, C. lanceolatum, C. melanoxylon

Resak

Dipterocarpus Dryobalanops

D. alatus, D. baudii, D. basilanicus, D. borneensis, D. caudiferus, D. costulatus, D. grandiflorus, D. kerrii, D. tonkinensis, D. verrucosus, D. warburgii, và khoảng 60 loài khác D. aromatica, D. camphora, D. junghunii, D. kayanensis, D. lanceolata, D. oblongifolia, D. sumatrensis

Keruing Kapur, Kapor

Màu gỗ

Loại gỗ gỗ cứng nhẹ gỗ cứng nặng gỗ cứng trung bình gỗ cứng trung

Hopea

H. acuminata, H. beccariana, H. dryobalanoides, H. mengarawan, H. nervosa, H. odorata, H. sangal và các loài khác

Merawan

Hopea

H. ferrea, H. forbesii, H. helferi, H. nutans, H. semicuneata và các loài khác

Giam

Neobalanocarpus

N. heimii

Chengal

Parashorea

P. aptera, P. buchananii, P. chinensis, P. densiflora, P. globosa, P. lucida, P. macrophylla, P. malaanonan, P. parvifolia, P. smythiesii, P. stellata, P. tomentella

Gerutu

Parashorea

Parashorea plicata

Bagtikan

Shorea (Pentacme)

S. contorta, S. minandensis

White Lauan

Shorea phân chi Shorea Shorea phân chi Almon Shorea phân chi Anthoshorea Shorea phân chi Richetia

Shorea phân chi Rubroshorea

S. atrinervosa, S. brunnescens, S. crassa, S. exelliptica, S. foxworthyi, S. glauca, S. havilandii, S. laevis, S. leptoderma, S. materialis, S. maxwelliana, S. seminis, S. submontana, S. sumatrana, S. superba S. almon, S. contorta, S. leprosula, S. leptoclados, S. smithiana S. assamica, S. assamica, S. bracteolata, S. dealbata, S. hypochra, S. javanica, S. lamellata, S. maranti

Almon White Meranti

S. acuminatissima, S. faguetiana, S. gibbosa, S. hopeifolia, S. multiflora

Yellow Meranti

S. curtisii, S. hemsleyana, S. macrantha, S. pauciflora, S. platyclados, S. rugosa, S. singkawang và 4 loài khác.

Dark red Meranti (Meranti bukit)

S. acuminata, S. dasyphylla, S. johorensis, S. lepidota, S. parvifolia

Light red Meranti

S. macroptera

gỗ cứng nhẹ nâuxám xám tới đỏ rất nhạt gỗ cứng nặng

Balau

S. balangeran, S. collina, S. guiso, S. kunstleri, Red Balau S. ochrophloia, S. plagata Shorea

bình gỗ cứng trung bình gỗ cứng nặng gỗ cứng nặng

Melantai

đỏ nhạt tới hồng gỗ cứng nhẹ gỗ cứng nhẹ gỗ cứng nhẹ gỗ cứng nhẹ gỗ cứng nặng gỗ cứng

nhẹ Shorea

S. negrosensis

Red Lauan

Shorea

S. ovata

Tianong

Shorea

S. platyclados

Meranti Bukit

Shorea

S. polysperma

Tanguile

Shorea

S. robusta

Sal

Shorea

S. squamata

Mayapis

S. uliginosa

Meranti Bakau

Shorea

nâu-đỏ sẫm tới đỏ gạch đỏ nhạt tới nâuđỏ nhạt gỗ cứng nhẹ đỏ tới nâu-đỏ đỏ nhạt tới nâuđỏ gỗ cứng nhẹ

Danh sách cây thân gỗ nhóm 1 Việt Nam :

II.

 Gỗ nhóm 1 :

Ở Việt nam là những loại gỗ quý. Tiêu chuẩn chính của các loại gỗ trong hóm này là gỗ có màu sắc, vân thớ đẹp, hương vị thơm và rất khan hiếm. Có giá trị kinh tế cao nhất. Các loại gỗ trong nhóm này thường dùng làm đồ mỹ nghệ, gỗ lạng, hàng mộc chạm khảm, ván sàn đặc biệt,...Nhóm này ở Việt nam có 41 loài: • • • • • • • • • • • •

Cẩm lai Bằng lăng cườm Giáng hương Pơ mu Gõ đỏ Hoàng đàn Gụ mật Gụ lau Lát hoa Trắc Muồng đen Mun



Khảo sát về thực vật ở rừng Việt Nam :

 VƯỜN QUỐC GIA TAM ĐẢO : 

Về thực vật :

- Theo kết quả điều tra cho thấy ở Tam Đảo có 8 loại : Rừng và thực bì khác nhau, mà mỗi kiểu rừng đó thường đại diện cho một loại hình lập địa và tương ứng có một tổ thành loài cây nhất định như: - Rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới: Kiểu rừng này bao phủ : Phần lớn dãy núi Tam Đảo và phân bố ở độ cao dưới 800m, với nhiều tầng tán và những loài cây có giá trị kinh tế như: Chò chỉ (Shorea chinensis), giổi (Michelia SP), re (Cinamomum Ital), trường mật (Pavviesia annamensis) … - Rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới núi thấp: Kiểu rừng này phân bố từ độ cao 800m trở lên và trong quần hệ thực vật của kiểu rừng này không còn các loài thuộc họ dầu (Dipterocarpaceae). Thực vật ở đây gồm các loài trong họ re (Lauraceae), họ dẻ (Fagaceae), họ chè (Theaceae), họ mộc lan (Magroliaceae), họ sau sau (Hamamelidocene) … Từ độ cao 1000m trở lên xuất hiện một số loài thuộc ngành hạt trần như: Thông nàng (Dacrycarpus imbrricatus), pơ mu (Fokieria hodginsii), thông tre (Podocarpus neriifolicy), kim giao (Nageia fleuryi) … Dưới tán kiểu rừng này thường có các loài như: Vầu đắng, sặt gai, Các loài cây bụi thuộc họ cà phê (Rubiaceae), đơn nem (Myrsiraceae), họ thầu dầu (Euphorbiaceae) … - Rừng lùn trên đỉnh núi: Là kiểu phụ đặc thù của rừng kín thường : Xanh mưa ẩm á nhiệt đới núi thấp mà thực vật chủ yếu là các loài cây thuộc họ đỗ quyên (Ercaceae), họ re (Lauraceae), họ dẻ (Fagaceae), họ hồi (Illiciaceae), họ thích (Aceraceae) … Kiểu rừng này xuất hiện ở các đỉnh núi cao khoảng 1000m trở lên. - Rừng tre nứa: ở Vườn quốc gia Tam Đảo rừng tre nứa không có : Nhiều (chỉ có 884 ha) và thường phân bố ở độ cao trên 800 m, có các loài tiêu biểu là: Vầu, sặt gai ở độ cao 500 ( 800m là cây giang và dưới 500m là nứa. - Rừng phục hồi sau nương rẫy, sau khai thác: Trước khi thành lập : Vườn quốc gia Tam Đảo, rừng ở đây chỉ được bảo vệ từ độ cao 400m trở lên, dưới 400m là rừng kinh tế, nên rừng ở đây các lâm trường đã khai thác gỗ với cường độ cao và một phần diện tích ở đây được dân làm nương rẫy. Ngày nay diện tích này được bảo vệ phục hồi rừng với các loài cây: Dung (Symplocos SP), màng tang (Litsea cubeba), dền (Xylopia vielana), ba soi (Macarauga denticulata)... - Rừng trồng: Rừng trồng ở Tam Đảo đã có từ thời Pháp thuộc loài cây chủ yếu của thời kỳ này là thông đuôi ngựa (Pinus Massoniana), lim xanh (Erythropholenm fordii). Sau này được trồng thêm các loài: Bạch đàn, keo, thông Caribee và một số loài cây bản địa có nguồn gốc tại Tam Đảo.

- Trảng cây bụi: Loại này thường xuất hiện ở nơi đất chưa có rừng, khô hạn, nhiều ánh sáng, điển hình là: Thẩu tấu (Aporosa dioica), thổ mật (Bridelia tomentosa), thao kén (Helicteres SP), me rừng (Phyllanthus embrica)… - Trảng cỏ: Loại này được hình thành trên các kiểu rừng đã bị khai thác, đất bị thoái hoá mạnh và được phân ra thành 2 loại hình: Trảng cỏ cao, có chiều cao khoảng 2m và mọc thành từng bụi như: Lách (Saccharum spontaneum), cỏ chít (Thysamolema maxima), cỏ lào (Chromolaena odorata) … Trảng cỏ thấp, gồm các loài cỏ thấp dưới 2m, mọc thành thảm cỏ dày đặc hoặc rải rác, điển hình là cỏ tranh (Imperata cylindrica), cỏ đắng (Paspalum scrobiculatum), cỏ sâu róm (Setaria viridis)… Nhìn chung hệ thực vật Tam Đảo khá phong phú và phân bố trên nhiều sinh cảnh khác nhau từ trảng cỏ, cây bụi đến các loài cây gỗ trên núi đất, núi đá. Theo GS. TSKH Nguyễn Nghĩa Thìn (Đại học khoa học tự nhiên - Đại học quốc gia Hà Nội) thì Vườn quốc gia Tam Đảo có khoảng 2000 loài thực vật. Đến nay tổng hợp số liệu điều tra của Viện sinh thái tài nguyên sinh vật (Trung tâm khoa học tự nhiên và công nghệ quốc gia); Đại học khoa học tự nhiên (Đại học quốc gia Hà Nội); Đại học lâm nghiệp, Viện điều tra qui hoạch rừng và một số cơ quan, tổ chức khác cho thấy đã thống kê được 904 cây có ích ở Tam Đảo thuộc 478 chi, 213 họ thuộc 3 ngành dương xỉ, hạt trần và hạt kín. Các loài cây này được xếp thành 8 nhóm có giá trị khác nhau (Bảng 1). Bảng 1 Nhóm

Giá trị sử dụng

I

Cây lấy gỗ

II

Số loài

Tỷ lệ (%) 379

41,92

Cây cho quả

25

2,76

III

Cây cho sợi

20

2,21

IV

Cây làm thuốc

311

34,40

V

Cây cho tinh dầu

32

3,54

VI

Cây làm rau ăn

30

3,32

VII

Cây làm cảnh

102

11,28

VIII

Cây cho tinh bột

5

0,55

Trong các loài thực vật trên có 42 loài đặc hữu và 64 loài quý hiếm cần được bảo tồn và bảo vệ như: Hoàng thảo Tam Đảo (Dendrobium daoensis), trà hoa dài (Camellia longicaudata), trà hoa vàng Tam Đảo (Camellia petelotii), hoa tiên (Asarum petelotii), chuỳ hoa leo (Molas tamdaoensis), trọng lâu kim tiền (Paris delavayi)...

 CÔNG DỤNG CỦA MỘT SỐ LOÀI ĐƯỢC BIẾT ĐẾN a.

:

Chi Đoạn :

Chi Đoạn (Tilia) là một chi của khoảng 30 loài cây thân gỗ, có nguồn gốc chủ yếu tại khu vực ôn đới của Bắc bán cầu, chủ yếu tại châu Á (tại đây có sự đa dạng nhất về loài), châu Âu và miền đông Bắc Mỹ; nhưng không thấy có mặt tại miền tây Bắc Mỹ. Trong hệ thống phân loại Cronquist, chi này được đặt trong họ Đoạn (Tiliaceae), nhưng nghiên cứu gen của nhóm APG đã cho thấy họ này cần hợp nhất với họ Cẩm quỳ (Malvaceae). Các loài cây trong chi này nói chung được gọi là đoạn hay gia. Các loài Tilia là các loài cây thân gỗ lớn, lá sớm rụng, cao tới 20-40m, với các lá hình tim xiên, rộng 6-20 cm, và chủ yếu sinh trưởng trong vùng ôn đới. Số lượng chính xác loài hiện không chắc chắn, do nhiều loài rất dễ dàng bị lai ghép, cả trong tự nhiên lẫn được trồng bởi con người. Danh sách dưới đây là các loài được công nhận nhiều nhất Các loài • • • • • • • • • • • • • • •

Tilia americana đoạn Mỹ Tilia amurensis đoạn Amur Tilia begoniifolia Tilia caroliniana đoạn Carolina Tilia chinensis Tilia chingiana Tilia cordata đoạn lá nhỏ Tilia mongolica đoạn Mông Cổ Tilia dasystyla Tilia henryana đoạn Henry Tilia heterophylla đoạn trắng Tilia insularis Tilia intonsa Tilia japonica đoạn Nhật Bản Tilia kiusiana

• • • • •

Tilia mandshurica đoạn Mãn Châu Tilia maximowicziana Tilia mexicana Tilia miqueliana

Tilia platyphyllos Phân loại khoa học Giới (regnum ):

Plantae

Ngành (divisio) : Lớp (class):

Magnoliophyta

Bộ (ordo):

Malvales

Magnoliopsida

Họ Malvaceae (familia) : Chi Tilia (genus):

• • • • • • • • •

Tilia mongolica đoạn Mông Cổ Tilia nobilis Tili occidentalis đoạn phương tây Tilia oliveri đoạn Oliver Tilia paucicostata Tilia platyphyllos đoạn lá to Tilia rubra - đoạn Kavkas Tilia tomentosa đoạn lá bạc Tilia tuan

Các giống lai ghép • • • • • • •

Tilia × euchlora (T. dasystyla × T. platyphyllos) Tilia × europaea đoạn thông thường (T. cordata × T. platyphyllos) Tilia × petiolaris (T. tomentosa × T. ?) Tilia 'Flavescens' (T. americana × T. cordata) Tilia 'Moltkei' (lai ghép, không rõ nguồn gốc) Tilia 'Orbicularis' (lai ghép, không rõ nguồn gốc) Tilia 'Spectabilis' (lai ghép, không rõ nguồn gốc)

Công dụng : Các loài cây đoạn sản sinh ra các hoa có hương thơm, chứa nhiều mật và là một loại thuốc trong y học. Nó cũng là loài cây quan trọng để nuôi ong nhằm thu mật ong, với mật ong có màu nhạt nhưng nhiều hương vị. Hoa của nó cũng được sử dụng trong một số dạng trà thuốc. T. cordata là loài được ưa chuộng cho các mục đích y học, do có nồng độ cao của các hoạt chất. Nó được coi là có tác dụng tốt đối với hệ thần kinh, được dùng trong y học để điều trị mất ngủ, động kinh và đau đầu. Thông thường, các loài đoạn hoa kép được sử dụng trong sản xuất nước hoa. Các chồi và lá non có thể ăn được. Các loài đoạn bị ấu trùng của một số loài nhậy thuộc bộ Lepidoptera phá hoại - xem Danh sách côn trùng cánh vảy phá các loài đoạn. Gỗ của các loài đoạn khá mềm và dễ gia công. Người ta cũng kinh doanh gỗ đoạn, cụ thể là tại khu vực Bắc Mỹ với tên gọi basswood. Tên gọi này có nguồn gốc từ phần lõi gỗ dạng sợi bên trong thân cây, được biết đến như là bast (libe) (tiếng Anh cổ). Sợi gỗ thu được từ thân gỗ non của cây. Gỗ của chúng được dùng để làm mô hình cho các công trình xây dựng hay các bản khắc gỗ phức tạp cũng như làm các phần của đàn ghita.

Cây đoạn là biểu trưng quốc gia của Slovakia, Slovenia và Cộng hòa Séc, tại đó nó được gọi là lipa (trong tiếng Slovak và tiếng Slovenia) và lípa (trong tiếng Séc). Cây đoạn cũng là loài cây huyền thoại của người Slav. Trong thế giới Chính thống giáo Slav, gỗ đoạn là loại gỗ ưa thích được dùng để làm các tượng thánh. Các tượng thánh đáng chú ý được làm thủ công của Andrei Rublev, như Chúa ba ngôi (Lòng hiếu khách của Abraham) và Đấng Cứu thế, hiện nay đang đặt trong viện bảo tàng Tretyakov tại Moskva được tạo ra từ gỗ đoạn. Gỗ đoạn được chọn là do khả năng được đánh bóng rất tốt cũng như khả năng chịu cong vênh của nó. b.

Họ Dầu :

(Dipterocarpaceae) là một họ của 17 chi và khoảng 580-680 loài cây thân gỗ chủ yếu ở các rừng mưa nhiệt đới vùng đất thấp với quả có hai cánh. Các chi lớn nhất là Shorea (360 loài), Hopea (105 loài), Dipterocarpus (70 loài) và Vatica (60 loài). Nhiều loài là các loại cây nổi bật trong các cánh rừng, thông thường có thể cao tới 40-70 m. Các loài trong họ này có tầm quan trọng lớn trong việc buôn bán gỗ. Chúng phân bổ rộng khắp vùng nhiệt đới, từ miền bắc Nam Mỹ tới châu Phi, Seychelles, Ấn Độ, Đông Dương và Malesia, với sự đa dạng và phổ biến nhất ở miền tây Malesia. Một số loài hiện nay đang bị rơi vào tình trạng gặp nguy hiểm do kết quả của việc chặt hạ quá mức cũng như việc buôn lậu gỗ. Chúng cung cấp các loại gỗ có giá trị, tinh dầu thơm, bôm và nhựa. Các chi Anisoptera Cotylelobium Dipterocarpus Dryobalanops Hopea Marquesia Monotes Neobalanocarpus Pakaraimaea Parashorea Shorea Stemonoporus Upuna Vateria Vateriopsis Vatica o

Marquesia có nguồn gốc ở châu Phi.

Họ này nói chung được chia thành ba phân họ: •

Sến mủ (Shorea roxburghii)

Monotoideae: 3 chi, 30 loài. Giới (regnum):

Plantae

Ngành (divisio): Magnoliophyta Lớp (class):

Magnoliopsida

Bộ (ordo):

Malvales

Họ (familia):

Dipterocarpaceae

o o • •

o

o o o

Monotes có 26 loài, phân bổ rộng khắp ở châu Phi đại lục và đảo Madagascar. Pseudomonotes có nguồn gốc ở vùng Amazon thuộc Colombia. Pakaraimoideae: Chứa một loài duy nhất là Pakaraimaea roraimae, được tìm thấy ở vùng cao nguyên Guiana ở Nam Mỹ. Dipterocarpoideae: Phân họ lớn nhất, chứa 13 chi và 470-650 loài. Khu vực phân bổ bao gồm Seychelles, Sri Lanka, Ấn Độ, Đông Nam Á, New Guinea, nhưng chủ yếu ở miền tây Malesia, tại đây chúng tạo thành quần thể thống lĩnh trong các cánh rừng vùng đất thấp. Phân họ Dipterocarpoideae có thể chia thành hai nhóm (theo Ashton, 1982; và Maury-Lechon cùng Curtet, 1998): Nhóm Valvate-Dipterocarpi (Anisoptera, Cotylelobium, Dipterocarpus, Stemonoporus, Upuna, Vateria, Vateriopsis, Vatica). Các chi trong nhóm này có các đài hoa có nắp (mở bằng mảnh vỏ) trong quả, các mạch đơn độc, các ống nhựa phân tán và số lượng nhiễm sắc thể cơ bản x = 11. Nhóm Imbricate-Shoreae (Balanocarpus, Hopea, Parashorea, Shorea). Các chi trong nhóm này có các đài hoa lợp (gối lên nhau) trong quả, các mạch nhóm lại, các ống nhựa trong các dải và số lượng nhiễm sắc thể cơ bản x = 7. Nghiên cứu phân tử gần đây (Dayanandan và những người khác, 1999) cho rằng chi Hopea tạo thàn h một nhánh với chi Shorea (phân chi Anthoshorea và Doona) và có thể hợp nhất lại trong chi Shorea.

Nghiên cứu di truyền học gần đây (Ducousso và những người khác, 2004) đã phát hiện thấy các chi châu Á của họ này chia sẻ cùng một tổ tiên chung với họ Sarcolaenaceae, là họ đặc hữu của Madagascar. Điều này giả thiết rằng tổ tiên của Dipterocarpaceae có nguồn gốc ở miền nam đại lục Gondwana và tổ tiên chung của các loài Cây du trơn (du đỏ) (Ulmus họ Dầu châu Á và Sarcolaenaceae đã được tìm thấy trên khu vực rộng rubra) lớn Ấn Độ-Madagascar-Seychelles hàng triệu năm trước và được di Phân loại khoa học chuyển tới phía bắc cùng Ấn Độ, là tiểu lục địa sau đó đã va chạm với châu Á và điều này đã làm cho các loài cây họ Dầu phát tán rộng khắp Giới Plantae vùng đông nam châu Á và Malesia. (regnu

c. Họ Du : Họ Du (Ulmaceae) là một họ thực vật có hoa bao gồm các loài du và cử. Trong quá khứ họ này được coi là bao gồm cả sếu, phác (chi Celtis và các họ hàng gần), nhưng phân tích của Angiosperm Phylogeny Group cho rằng các chi này nên được đặt trong họ Gai dầu (Cannabaceae) có lẽ chính xác hơn.

m): Ngành (divisio) : Lớp (class): Bộ (ordo): Họ (familia ):

Magnoliophyta

Magnoliopsida Rosales Ulmaceae Mirb.

Các chi Planera- du nước Ulmus- du Zelkova- cử

Họ Ulmaceae có lá đơn, và chúng không giống như lá của phần lớn các loại cây thân gỗ khác trong sự có gốc lá không đối xứng. Phần lớn các loài sản sinh ra các loại gỗ tốt. Hình : Cây du trơn

Gỗ mít :

d.

Gỗ mít là một loại gỗ từ cây mít. Gỗ này thường được sử dụng rộng rãi trong việc tạc tượng phật nói riêng và tượng thờ nói chung. Nguyên nhân là vì loại gỗ này chống mối mọt và không chịu nhiều tác động của nước, lại dễ kiếm và không đắt như các loài gỗ quý khác. Gỗ mít là một loại gỗ có tính chất cơ lý ổn định,không cong vênh, ít bị mối mọt. Gỗ có màu vàng sáng, để lâu ngả thành màu đỏ sẫm. Gỗ mít có mùi thơm nhẹ, mềm, dẻo. Gỗ mít được dùng rộng rãi trong đời sống như làm tượng phật, đồ thủ công mỹ nghệ, các sản phẩm nội thất khác. Hiện nay gỗ mít đang ngày càng khan hiếm, chủ yếu được khai thác từ các vùng rừng núi tây bắc, trung bộ và nước Lào. e.

Gỗ nghiến :

Gỗ nghiến là loại gỗ được xẻ ra từ thân cây nghiến (Burretiodendron hsienmu), rất cứng, dai, bền, không vân, không mọt, mối, dù chôn xuống đất vẫn thế. Người dân miền núi đá cao (chủ yếu là người Tày, Nùng) dùng gỗ nghiến để làm nhà sàn: cột nhà, sàn nhà, hoành, vì, kèo v.v. Đi lại trên sàn không bao giờ có tiếng cót két - một đặc trưng của loại gỗ mềm dẻo. Gỗ nghiến có 2 loại: • •

Gỗ lớp vỏ: Có màu hơi sáng, mềm và nhẹ hơn gỗ lõi một chút. Thường được dùng để làm những bộ phận trong nhà mà ít chịu lực, như: tường ngăn, bàn thờ, giá, bàn ghế v.v. Gỗ lõi: Màu nâu sẫm đồng đều, không vòng vân, cứng, chắc, rất bền. Mưa gió ngoài trời chỉ có thể làm bạc màu lớp mặt. Khi được bào nhẵn thì có thể thấy được các vân hoa tinh vi như trên mặt thép của thanh kiếm Nhật. Có lẽ gỗ nghiến lõi có trọng lượng riêng không thua đá là bao nhiêu.

Nhược điểm của gỗ nghiến là: Nếu nó được dùng để chế đồ gỗ bằng những tấm ván mỏng thì dưới tác động của độ ẩm và nước sẽ xuất hiện trong chúng những nội lực lớn, dễ làm cho chúng bị cong, vênh hoặc thậm chí nứt vỡ. •

Ta thấy rằng tài nguyên gỗ ở Viêt Nam rất phong phú và đa dạng với nhiều chủng loại khác nhau với nhiêu loại gỗ quý hiếm. Nhưng hiện nay với tình trang khai thác gỗ bừa bãi với nạn phá rừng tràn lan dẫn đến hủy hoại môi trường tự nhiên  Trồng và bảo vệ nguồn tài nguyên rừng : • Ta phải có chính sách trồng và bảo vệ rừng hợp lí để cân bằng sinh thái môi trường. Thu nhận gỗ phụ vụ cho cuộc sống. Dưới đây là một trong những công trình đã có kết quả mà chúng tôi đã sưu tập được :

KỸ THUẬT TRỒNG RỪNG CÂY CÀ ỔI LÁ ĐỎ Tên khoa học: Castanopsis hystrix adC Thuộc họ: Sồi giẻ (Fagaceae)

Giá trị kinh tế : Tiếng Trung Quốc gọi Cà ổi lá đỏ là cây Sồi đỏ vì lá mầu đỏ nâu, còn gọi là cây Sồi gai do lá nhỏ nhưng rất rậm, đuôi lá xẻ răng cưa mạnh và nhọn sắc, có thể có lá không xẻ răng cưa nhưng đuôi lá nhọn sắc. Đây là loài cây được nghiên cứu thuần hoá thành cây trồng rừng chủ yếu ở nam Trung Quốc. Cà ổi lá đỏ là cây thường xanh rất cao to, trong rừng tự nhiên không thiếu những cây cao tới 30m, đường kính ngang ngực tới 1m, thường thấy hỗn giao trong rừng thường xanh nhiệt đới và Nam á nhiệt đới và là một trong những loài quan trọng tạo nên những quần thụ đơn ưu trên diện tích nhỏ. Những đặc điểm như sức sống rất mạnh, có khả năng thích nghi nhất định với đất khô hạn, nghèo kiệt và mọc nhanh đã làm cho Cà ổi lá đỏ trở thành loài cây rất quý để trồng trên đất trống, đồi núi trọc. Gỗ cứng, gỗ tốt nên được dùng rộng rãi cho đóng tàu thuyền, xe cộ, làm báng súng, dụng cụ thể dục, làm cửa, làm ván sàn trong xây dựng, còn làm đồ mộc, đồ thủ công mỹ nghệ. Gỗ non, gỗ nhỏ của cây cà ổi lá đỏ vừa bền vừa dai, được coi là một trong những loại gỗ tốt nhất hiện nay để làm cán dao, cán cuốc xẻng và các công cụ khác. Rừng trồng cà ổi lá đỏ theo định hướng gỗ lớn ở Nam Trung Quốc, nếu mật độ đủ và lập địa tương đối phù hợp, lượng tăng trưởng trữ lượng bình quân năm phần lớn vượt qua 15m3/ha/năm. Rừng trồng thử nghiệm nhiều loài cây tại Bằng Tường Quảng Tây ở cao trình 350 m, 220 30' vĩ độ bắc trên cùng mái dốc theo kiểu hỗn giao theo đám chothấy cây Cà ổi lá đỏ đã đạt nhịp điệu tăng trưởng và hiệu quả kinh tế cao nhất so với các loài khác tham gia thử nghiệm. Với mật độ trồng 1650 cây/ha đến tuổi 17, Cà ổi lá đỏ đạt nhịp điệu tăng trưởng hàng năm về đường kính là 1,25cm, về chiều cao là 1,03m, đạt trữ lượng cây đứng 480,28m3/ha, nhịp độ tăng trưởng bình quân năm là 28,25m3/ha. Tính theo thời giá tại nam Trung Quốc năm 2001, đơn giá gỗ tròn Cà ổi lá đỏ D= 30cm là 1500NDT/m 3 thì hiệu quả kinh tế trồng Cà ổi lá đỏ là 29662 NDT/ha/năm, tương đương 57 triệu VNĐ (ước tính sản lượng bằng 70% trữ lượng). Do cây Cà ổi lá đỏ không có vấn đề gỗ giác gỗ lõi, tuổi khai thác chính tại phần lớn nam Trung Quốc được xác định là 25 năm - tương đối ngắn đối với kinh doanh gỗ lớn. Sau khi gây trồng 5 năm, phần lớn Cà ổi lá đỏ đã thành rừng và đã có thể phát huy vai trò nuôi dưỡng nguồn nước, chống xói mòn và cải thiện môi trường sinh thái.

Đặc tính Sinh thái 1. Phân bố :

Cà ổi lá đỏ phân bố rộng ở Đông Nam á và Nam Trung Quốc từ 18021’ đến 250 vĩ độ Bắc, 95-1180 kinh Đông, có thể gặp ở Việt Nam, Lào, Miến Điện, ấn Độ, Bu-tan, Nê-Pan... Trên đất Trung Quốc cây Cà ổi lá đỏ có mặt ở đảo Hải Nam, các tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam, Hồ Nam, Phúc Kiến, Quý Châu, Giang Đông, Giang Tây. Tại các vùng nói trên, Cà ổi lá đỏ có mặt trên các cao trình tuyệt đối từ 100 - 1900m tùy theo địa hình và vĩ độ. Tại phía đông nam Trung Quốc, phần lớn chỉ gặp Cà ổi lá đỏ phía dưới cao trình 500m, vùng bờ vịnh Bắc bộ tại Quảng Tây thường phân bố ở cao trình 100m. Tại đảo Hải Nam thường gặp Cà ổi lá đỏ trên cao trình 350 - 600m, phía nam Vân Nam thường gặp trên cao trình 760 - 1900m. Cà ổi lá đỏ gần như phân bố khắp vùng núi Việt nam từ Rừng Cà ổi tái sinh tự biên giới Trung Quốc qua toàn bộ Trường Sơn tới Đông Nam nhiên tại Quảng Bình bộ (theo sách Tên cây rừng Việt Nam, Nhà xuất bản nông nghiệp, năm 2000). Loài cây này hoàn toàn có thể gây trồng rừng lấy gỗ lớn với chu kỳ không quá dài, đặc biệt là làm cây hỗn giao tạo tầng 2 dưới tán rừng Thông, Keo, Lát mexico... 2. Tập tính sinh trưởng và khả năng thích ứng Sinh trưởng : Cà ổi lá đỏ được coi là 1 trong những loài cây cho gỗ lớn mọc tương đối nhanh. Lượng tăng trưởng bình quân năm phần lớn đạt 0,8 - 1,5m về chiều cao và 0,5 - 1,0 cm về đường kính. Tính thích ứng : Cà ổi lá đỏ có thể chịu được các cực trị từ - 50C đến 400C mà không rụng lá, không bị tổn thương; nhiệt độ bình quân năm 18 - 240C, nhưng nhiệt độ bình quân tháng thích hợp nhất là 20 220C, trong đó mùa đông khoảng 7 - 180C. Tổng tích ôn ≥ 100C khoảng 6500 - 80000C. Mặc dù vùng phân bố có lượng mưa giao động từ 1000 - 2000mm, nhưng trên 1300mm Cà ổi lá đỏ mới phát triển tốt, lượng mưa càng cao, phân bố càng đều càng sinh trưởng tốt. Cà ổi lá đỏ thường gặp trên các loại đất Feralit đỏ, vàng đỏ phát triển trên granit, diệp thạch, các loại đá biến chất... Nói chung đất đều chua hoặc hơi chua. Loại này rất ưa đất sâu, tơi xốp, giàu dinh dưỡng và ẩm ướt nhưng thoát nước. Trên đất nghèo kiệt, sỏi đá, đất mỏng Cà ổi lá đỏ mọc kém, đất úng ngập Cà ổi lá đỏ rất dễ chết. Tập tính tái sinh : Cây Cà ổi lá đỏ vừa có khả năng tái sinh hạt vừa có khả năng tái sinh chồi. Do

Rừng cà ổi tái sinh chồi tại Quảng Bình

nhiều tác động trong đấu tranh sinh tồn, tỷ lệ nẩy mầm trong tái sinh hạt rất thấp, tỷ lệ đào thải mầm non rất cao, cây non mọc cũng rất chậm. Nhưng với tái sinh chồi thì tình hình khác hẳn. Tỷ lệ nẩy chồi gốc thường xuyên là 100%. Mỗi gốc thường mọc 3 - 5 chồi, đôi khi tới 15 chồi. Cây chồi cũng mọc rất nhanh, thường năm đầu tiên đã cao tới 2,3m, đường kính ngang ngực tới 1,2cm. Nói chung là mọc nhanh gấp đôi cây hạt. Vì vậy trong thực tế sản xuất người ta thường rất thích sử dụng tái sinh chồi. Kinh nghiệm nông dân Trung Quốc cho biết, tái sinh chồi tới 10 thế hệ rừng vẫn mọc tốt. Việc gây trồng Cà ổi lá đỏ hiện nay chủ yếu là trồng rừng bằng cây con, phương pháp gieo thẳng còn chưa được áp dụng nhiều vì chuột hại nhiều và tỷ lệ nẩy mầm thấp, cây con do gieo thẳng mọc không nhanh. Trồng rừng bằng cây con 1 tuổi hoặc 2 tuổi, với cây con 2 tuổi thường dùng Stum để lợi dụng sức vươn rất mạnh của cây chồi.

Kỹ thuật trồng rừng 1. Thu hái và bảo quản

hạt : Hạt chín tháng 11 - 12, sau khi chín thường rụng rất nhanh nên phải thu hái kịp thời. Có thể nhặt quả rụng nhưng tốt nhất là hái trên cây. Thu hái xong nên gieo ươm ngay, nếu không thể gieo ngay cần kịp thời bảo quản. Cách tốt nhất là bảo Hạt cà ổi quản ngắn hạn bằng kho lạnh. Có thể bảo quản phân tầng trong cát ẩm. Rải các lớp cát ẩm dày 6 - 8cm xen kẽ với các lớp hạt dày 4 - 6cm. Trọng lượng nghìn hạt khoảng 850g, số hạt mỗi kg khoảng 1200 – 1450, tỷ lệ nẩy mầm khoảng 60 - 70%.

2. Gieo ươm : Sau khi có hạt cần gieo ươm càng sớm càng tốt, chậm nhất là tháng 2-3 phải gieo xong. Kỹ thuật truyền thống trong dân gian Trung Quốc là trồng rễ trần, tỷ lệ sống có thể đạt 80 - 90%, gặp thời tiết tốt có thể đạt 95%. Muốn nâng cao tỷ lệ sống và chất lượng rừng trồng, có thể thực hiện một số cải tiến sau đây: •

Thực hiện cấy nấm rễ :

Cà ổi lá đỏ thường có nấm rễ cộng sinh, chủ yếu là kiểu ngoại sinh. Nói chung chỉ sau khi phát triển được nấm rễ cộng sinh cây Cà ổi lá đỏ mới sinh trưởng mạnh mẽ. Có thể cấy nấm cộng sinh bằng phương pháp đơn giản: Đào đất mặt trong rừng Cà ổi lá đỏ hoặc rừng Thông, đem về

hong khô, đập, sàng. Dùng đất đã qua sàng để hồ rễ, trộn hạt hoặc trộn đất nhồi bầu, cũng có thể dùng đất này rắc vào hố trồng rừng. •

Ươm cây con rễ trần :

Chuẩn bị luống gieo ươm theo kỹ thuật thông thường, xử lý hạt bằng nước nóng 50 - 550C (2 sôi 3 lạnh) trong vài phút rồi đổ thêm nước lạnh vào cho hạt hút no nước trong 24 giờ. Vớt hạt ra rồi trộn với đất chứa nấm cộng sinh. Gieo theo rạch với dãn cách 15 20cm, rãnh sâu 2 - 3cm, gieo hạt phủ đất xong cần tủ thêm rơm rạ rồi chăm sóc tưới nước theo phương pháp thông thường. Ra ngôi khi cây con cao được 5 8cm, dãn cách ươm 20 × 15cm. Sau 1 năm cây con cao 30 - 40cm, chăm bón tốt có thể Cây con cà ổi 2 tháng tuổi tại Yên Bái cao 50cm. Trước khi xuất vườn cần hãm cây, xới xáo làm đứt 1 phần rễ. Đánh cây xong cần cắt bớt một phần cành lá rồi hồ rễ.

• Ươm cây có bầu Thực hiện như quy phạm thông thường, cần trộn hạt đã ngâm nước thúc mầm với đất có nấm cộng sinh rồi gieo trực tiếp vào bầu, 2 - 3 hạt 1 bầu. Khi mầm non cao được 5 - 6cm cần đánh chuyển bớt cây con sang bầu chưa có cây, mỗi bầu chỉ ươm 1 cây. Nếu thúc mầm trên cát, khi mầm đạt 5 - 6cm mới cấy chuyển cây mầm sang bầu.

3. Trồng rừng : Cà ổi lá đỏ là loài có rễ ăn sâu, cần đào hố lớn, ít nhất là 40 × 40 × 35cm, hoặc 50 × 50 × 40cm. Rừng thâm canh cao sản đòi hỏi đào thành đường hào theo đường đồng mức, hào rộng 60cm, sâu 40 - 50cm. Cần bón lót 100g NPK cho mỗi hố. Nếu đào hố lớn hoặc đào thành hào cần cào thực bì, cuốc vầng cỏ chung quanh cho vào đáy hố rồi dùng nốt phần đất đáy hố lấp cho dày. Trường hợp này cần bón lót 0,5 - 1 kg phân lân mỗi hố, phân phải trộn đều với đất và chỉ được trồng sau khi mưa đã làm ướt đất. Trước khi trồng, khoét một lỗ nhỏ trên mặt hố đã được chuẩn bị tốt, đặt cây vào, lấp đất, nén chặt chung quanh rồi phủ đất tơi, lá cây khô lên mặt hố để hạn chế bốc hơi. Mật độ trồng: 1050 (3 × 3m) đến 1650 cây/ha (3 × 2m) Cà ổi 2 tháng (20-25 cm)

Chăm sóc: Năm đầu chăm sóc 2 lần, làm cỏ xới đất, bón thúc phân đạm mỗi gốc 50g. Năm thứ 2 chăm sóc 1 lần, bón thúc 50g phân đạm mỗi hố.

• Trồng rừng hỗn giao Cà ổi lá đỏ là loài cây trung tính thiên dương, ít nhiều có khả năng chịu bóng, trong thiên nhiên thường tồn tại trong trạng thái hỗn giao nhiều loài và không đều tuổi, ở Rừng Cà ổi ( phần sườn đồi) hỗn giao với trạng thái này gỗ Cà ổi lá đỏ thường rất dài Thông (phần đỉnh đồi) và Cáng Lò (phần và thẳng. chân đồi) tại Trung Quốc Kinh nghiệm sản xuất và kết quả nghiên cứu ở Trung Quốc cho thấy trong mọi kiểu hỗn giao năng suất rừng hỗn giao đều cao hơn hẳn, hiệu ích sinh thái cũng cao hơn rừng trồng thuần loại. Thí dụ theo kết quả nghiên cứu của Trung tâm thực nghiệm lâm nghiệp nhiệt đới (tại Bằng Tường) ở cao trình 600m thì rừng hỗn giao theo hàng Thông mã vĩ với Cà ổi lá đỏ, đến tuổi 18 đã đạt các chỉ số tăng trưởng bình quân năm là: D đạt 1,24cm/năm, H đạt 0,9m/năm, M đạt 6,63m3/ha. Trong khi đó tại rừng Cà ổi lá đỏ thuần loại chỉ có: D đạt 0,93cm/năm, H đạt 0,67m/năm, M đạt 3,76m3/ha. Thường gặp nhất là hỗn giao Cà ổi lá đỏ với cây lá kim như Thông mã vĩ, Thông P.Turdea, P.elliot, hoặc hỗn giao với Samu. Trong tất cả các đối tác hỗn giao nói trên, nếu hỗn giao đều tuổi với tỷ lệ 1: 1 thì các loài cây lá kim đều sớm bị chèn ép và chưa đạt tới kích thước thương phẩm đã bị đào thải. Theo tổng kết của Viện lâm nghiệp Quảng Tây, muốn có lâm phần ổn định cho đến lúc khai thác, tỷ lệ hỗn giao ít nhất là 1 hàng Cà ổi lá đỏ (hoặc Giổi Bắc) hỗn giao với 3 hàng cây lá kim; tỷ lệ hỗn giao tốt nhất là 1: 4 đến 1: 5.

Related Documents

Timber
November 2019 26
Timber Roofs.pdf
April 2020 14
Mangalam Timber
May 2020 7
Timber Design
November 2019 16
Timber Growth
December 2019 21