The Huy_toi Pham Quoc Te

  • Uploaded by: hoi sinh vien luat
  • 0
  • 0
  • November 2019
  • PDF

This document was uploaded by user and they confirmed that they have the permission to share it. If you are author or own the copyright of this book, please report to us by using this DMCA report form. Report DMCA


Overview

Download & View The Huy_toi Pham Quoc Te as PDF for free.

More details

  • Words: 4,301
  • Pages: 10
Đề tài tiểu luận tham dự vòng bán kết cuộc thi “Ai là luật sư giỏi nhất”

2008

Lương Thế Huy - Quốc tế 31A

Vấn đề hợp tác quốc tế trong chính sách phòng chống tội phạm của Việt Nam trong thời kỳ hội nhập. Phương huớng thay đổi và phát triển chính sách hình sự trước những yêu cầu của lịch sử?

Vấn đề 3

Nội dung chính 1. VẤN ĐỀ HỢP TÁC QUỐC TẾ TRONG CHÍNH SÁCH PHÒNG CHỐNG TỘI PHẠM CỦA VIỆT NAM TRONG THỜI KÌ HỘI NHẬP 1.1. Đặc điểm tình hình tội phạm của Việt Nam trong thời kì hội nhập 1.1.1. Toàn cầu hóa – Biên giới mới cho tội phạm 1.1.2. Vì sao phải hợp tác phòng chống tội phạm? 1.2. Hợp tác quốc tế phòng chống tội phạm là gì? 1.2.1. Tội phạm quốc tế - Tội phạm xuyên biên giới, xuyên quốc gia – Tội phạm người nước ngoài 1.2.2. Một ví dụ về cộng tác quốc tế trong việc đấu tranh chống tội phạm 1.3. Một vài nét về tình hình hợp tác quốc tế phòng chống tội phạm của Việt Nam 1.3.1. Luật Tương trợ tư pháp năm 2007 1.3.1. Hiệp định tương trợ tư pháp về hình sự giữa các nước ASEAN năm 2004

2. PHƯƠNG HUỚNG THAY ĐỔI VÀ PHÁT TRIỂN CHÍNH SÁCH HÌNH SỰ CỦA VIỆT NAM 2.1. Tình hình mới… 2.2. Đặt ra những yêu cầu mới 2.2.1. Hoàn thiện khuôn khổ pháp lí – Đẩy mạnh giáo dục 2.2.2. Tăng cường năng lực đội ngũ thi hành pháp luật 2.2.3. Tăng cường hợp tác quốc tế đấu tranh phòng chống tội phạm xuyên quốc gia liên quan đến Việt Nam 2

1. Vấn đề hợp tác quốc tế trong chính sách phòng chống tội phạm của Việt Nam trong thời kì hội nhập 1.1. Đặc điểm tình hình tội phạm của Việt Nam trong thời kì hội nhập 1.1.1. Toàn cầu hóa – Biên giới mới cho tội phạm Xu thế toàn cầu hóa đã tạo điều kiện gia tăng sự giao lưu và hiểu biết giữa các dân tộc và cơ hội hợp tác phát triển kinh tế và văn hóa giữa các quốc gia. Tuy nhiên bên cạnh đó, tội phạm cũng phát triển thích ứng với tình hình toàn cầu hóa. Nhiều loại tội phạm xuyên quốc gia đã không còn là những khái niệm xa lạ hay hiếm hoi trong đời sống hình sự Việt Nam như hơn chục năm về trước nữa. Ở nước ta, sự tác động của kinh tế thị trường và hội nhập cũng xuất hiện nhiều tội phạm mới, những loại tội phạm có tính truyền thống nay lại thêm yếu tố nước ngoài như tội phạm ma túy, buôn bán phụ nữ và trẻ em, tội phạm tin học, tội phạm buôn lậu, rửa tiền, lừa đảo kinh tế quốc tế; trộm cắp cước viễn thông; trộm cắp tiền qua thẻ tín dụng … với phương thức thủ đoạn phạm tội ngày càng tinh vi, xảo quyệt và hình thành một số tổ chức tội phạm xuyên quốc gia. Thượng tướng Lê Thế Tiệm, Thứ trưởng Bộ Công an Việt Nam trong một hội nghị về hợp tác tư pháp phòng chống tội phạm khu vực ASEAN đã nhận định: “Với sự phát triển nhanh chóng của kinh tế, khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin cũng như xu thế hợp tác và hội nhập kinh tế trên thế giới hiện nay, tình hình tội phạm đang có xu hướng diễn biến phức tạp, không dừng lại là vấn đề của một quốc gia mà trở thành vấn đề của khu vực và toàn cầu”. Có thể nói, toàn cầu hóa đã đập bỏ “bức tường Berlin” của thế giới tội phạm. 1.1.2. Vì sao phải hợp tác phòng chống tội phạm? Một ví dụ rất nhỏ để thấy vì sao phải hợp tác trong đấu tranh phòng chống tội phạm. Công viên Gia Định tọa lạc trên hai địa bàn là phường 9 quận Phú Nhuận và phường 3 quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh. Có một số người tụ tập buôn bán lấn chiếm vỉa hè công viên, khi cơ quan chức năng tiến hành truy quét, những người này có một cách thoát thân rất đơn giản là băng một con đường sang phía bên kia công viên. Mặc dù chỉ cách độ chục mét, nhưng vì đã thuộc sang địa bàn của quận khác nên không thể tiến hành làm việc được. Nếu nắm bắt được tình hình “tội phạm xuyên quận” này và nhanh nhạy hợp tác với cơ quan chức năng bên quận bạn, chắc chắn sẽ không có trường hợp hài kịch như thế xảy ra. Ở tầm quốc tế, sự hợp tác phòng chống tội phạm mang tính chất và quy mô lớn hơn hẳn. Tầm quan trọng của nó cũng ở mức độ cao hơn rất nhiều. Nều không có hợp tác, thì trong bối cảnh toàn cầu hóa như hiện nay tội phạm có thể bị dung túng ở bất cứ nơi nào. Nếu không có hợp tác, nghĩa là pháp luật hình sự đã lạc hậu và không còn phù hợp với thực tế cuộc sống nữa. Hợp tác trong lĩnh vực phòng chống tội phạm, cũng giống như bất kì loại hợp tác nào khác trong thời toàn cầu hóa, chính là xu hướng tất yếu. 3

1.2. Hợp tác quốc tế phòng chống tội phạm là gì? 1.2.1. Tội phạm quốc tế - Tội phạm xuyên biên giới, xuyên quốc gia – Tội phạm người nước ngoài Đó là những khái niệm chúng ta có thể nghĩ tới khi đề cập đến vấn đề này. Các “phù thủy đô la đen”, hay một bộ phận người da đen lang thang tại các quận như quận 1, quận 10, Tân Bình… liên tiếp gây ra các vụ lừa đảo, trộm cướp càng khiến cho bức tranh tội phạm của Việt Nam mang “màu sắc quốc tế” đậm nét hơn nữa. Tuy nhiên, hợp tác quốc tế trong công cuộc phòng chống tội phạm không hẳn chỉ bao gồm những đối tượng như trên. Bản thân người phạm tội có thể không phải người nước ngoài, không thực hiện hành vi tội phạm xuyên biên giới, không gây ra tội phạm mang tính quốc tế, mà chỉ đơn thuần là trong quá trình điều tra, bắt giữ, cơ quan chức năng đã sử dụng đến sự trợ giúp của cơ quan an ninh nước ngoài. Chúng ta hãy xem qua ví dụ dưới đây. 1.2.2. Một ví dụ về cộng tác quốc tế trong việc đấu tranh chống tội phạm Ông Joel Michael Schowarz, Bộ phận Sở hữu Trí tuệ và Tội phạm Máy tính, Ban Tội phạm, Bộ Tư Pháp Mỹ tại Hội nghị APEC lần 2 về xây dựng luật tội phạm mạng và năng lực thực thi pháp luật đã đưa ra một kịch bản tưởng tượng rất chi tiết như sau. Một phụ nữ lớn tuổi ở quốc gia A bị bắt cóc, tên tội phạm gửi thư tống tiền và trao đổi thông tin với người nhà của nạn nhân bằng một dịch vụ thư điện tử của Mỹ. Vấn đề khó khăn cho cảnh sát quốc gia A trong quá trình điều tra, tìm kiếm tung tích của kẻ phạm tội chính là dịch vụ hộp thư điện tử của Mỹ cần có lệnh phán quyết của Toà án Mỹ để có thể cung cấp các thông tin cá nhân của chủ sở hữu tài khoản thư điện tử mà tên tội phạm sử dụng. Trong kịch bản đó, đặc vụ FBI của Mỹ đã triển khai kế hoạch bắt giữ tội phạm bằng cách liên hệ với dịch vụ thư điện tử tại nước mình, để dịch vụ này tiến hành theo dõi trạng thái của hòm thư, khi hòm thư vừa được kích hoạt (tất nhiên là từ quốc gia A), dịch vụ sẽ gửi tin nhắn tự động đến cơ quan an ninh của Mỹ, chứa thông tin về địa chỉ mạng máy tính mà tên tội phạm đang sử dụng (mỗi máy tính trên thế giới khi nối mạng toàn cầu mang một địa chỉ riêng biệt). Phía Mỹ lập tức gửi thông tin này cho nước A. Bằng những thông tin có được, cơ quan an ninh nước A đã xác định chính xác được địa chỉ địa lí cụ thể mà tên tội phạm này đang hoạt động. Đó là một quán cà phê Internet công cộng, xe cảnh sát được huy động bao vây khu vực đó và tên tội phạm bị bắt, khi vừa mới truy cập hòm thư điện tử được 4 phút đồng hồ. Có thể thấy rằng, đối với bản thân tên tội phạm trong kịch bản trên, hắn hoàn toàn không thực hiện mội tội phạm quốc tế, cũng như chỉ gói gọn trong phạm vi quốc gia A. Tuy nhiên, yếu tố then chốt nhất khiến vụ việc này trở thành một ví dụ về hợp quốc tế 4

phòng chống tội phạm chính là “dịch vụ thư điện tử” và “mạng toàn cầu”. Những phương tiện điện toán này đã trở thành công cụ góp phần cho việc thực hiện tội phạm. Như vậy, hợp tác quốc tế phòng chống tội phạm không nhất thiết là hợp tác phòng chống tội phạm quốc tế. Đây là điều lưu ý đầu tiên khi chúng ta tìm hiểu về vấn đề này.

1.3. Một vài nét về tình hình hợp tác quốc tế phòng chống tội phạm của Việt Nam Trong những năm qua, nhờ sự nỗ lực của mỗi quốc gia, hợp tác chặt chẽ trong khu vực và quốc tế, cuộc đấu tranh chống tội phạm của Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Việt Nam rất coi trọng công cuộc hợp tác quốc tế với các nước láng giềng, các nước trong khu vực và với Cơ quan phòng chống ma túy và tội phạm của Liên Hợp Quốc (UNODC), nỗ lực hết sức mình để tăng cường chống các loại tội phạm xuyên quốc gia nhằm góp phần xây dựng môi trường sống lành mạnh trong khu vực và quốc tế. Lực lượng Cảnh sát Việt Nam gia nhập khuôn khổ hợp tác Interpol từ năm 1991, đánh dấu bước ngoặt về hợp tác quốc tế trong việc đấu tranh phòng chống tội phạm xuyên quốc gia. Thông qua Interpol, ASEAN, ASEANPOL và hợp tác song phương, lực lượng Công an nước ta đã tiếp nhận và xử lý hơn 24 nghìn lượt thông tin; phát hiện, ngăn chặn kịp thời hàng trăm vụ lừa đảo xuyên quốc gia có thể gây thất thoát tài sản Nhà nước hàng trăm tỷ đồng; xác minh làm rõ hàng nghìn đối tượng là người nước ngoài hoặc Việt kiều vi phạm pháp luật ở Việt Nam hoặc nước sở tại; điều tra khám phá nhiều đường dây, băng nhóm rửa tiền, chuyển tiền bất hợp pháp từ nước ngoài về Việt Nam, phối hợp bóc gỡ nhiều đường dây buôn người, bắt giữ hàng trăm đối tượng có lệnh truy nã... 1.3.1. Luật Tương trợ tư pháp năm 2007 Tương trợ tư pháp thực ra không phải là một khái niệm mới lạ với các cơ quan bảo vệ pháp luật Việt Nam. Từ những năm 70 về trước, Việt Nam đã có rất nhiều hoạt động liên quan đến tương trợ tư pháp. Các cơ quan tư pháp Việt Nam hỗ trợ các cơ quan tư pháp nước ngoài trong việc thu thập chứng cứ, lấy lời khai nhân chứng... theo ùy thác của nước ngoài. Sau khi thống nhất Việt Nam về mặt Nhà nước năm 1976, hoạt động này ngày càng phát triển. Những năm 80, số lao động Việt Nam ở nước ngoài khá đông, các cơ quan tư pháp của Việt Nam và nhiều nước đã hợp tác với nhau để xử lý các vấn đề liên quan đến kết hôn, tranh chấp hợp đồng hay người Việt bị tử vong ở nước ngoài...Từ Hiệp định Tương trợ tư pháp đầu tiên với Đức năm 1980, đến nay, Việt Nam đã ký kết 16 Hiệp định song phương và đa phương. Theo số liệu thống kê từ tháng 5/2003 đến tháng 8/2006, Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao đã tụ lý 138 lượt yêu cầu tương trợ tư pháp từ 14 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong số các yêu cầu liên quan tới tương trợ tư pháp về hình sự thì yêu cầu tương trợ tư pháp từ phía nước ngoài chiếm tuyệt đại đa số, chỉ có rất ít các yêu cầu tương trợ tư pháp từ phía Việt Nam. Thực tiễn về nội dung yêu cầu tương trợ tư pháp cũng rất phong phú, như yêu cầu tống đạt giấy triệu tập, các quyết định tố tụng đối với các công dân Việt Nam hoặc công dân nước ngoài đang có mặt trên lãnh thổ Việt Nam; yêu cầu tương trợ 5

tư pháp của các nước đối với Việt Nam liên quan đến nhiều tội phạm khác nhau, song trong đó tập trung chủ yếu trong các tội mua bán phụ nữ, trẻ em, giết người, cướp tài sản, buôn lậu, buôn bán hàng cấm. Các loại tội khác có nhưng ít, như: khủng bố, làm giả con dấu, tài liệu… Về dẫn độ, trong những năm qua, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ Công an đã nhận khá nhiều các ủy thác tư pháp về hình sự và dẫn độ tội phạm. Theo thống kê của Văn phòng INTERPOL Việt Nam, tính đến tháng 11/2006, Việt Nam đã bắt và dẫn độ 41 đối tượng cho cảnh sát các nước và vùng lãnh thổ như: Mỹ, Hàn Quốc, Đài Loan… Việt Nam cũng đã phối hợp với phía nước ngoài bắt và dẫn độ về Việt Nam 49 đối tượng có lệnh truy nã của cảnh sát Việt Nam. Trong đó có một số quốc gia có yêu cầu dẫn độ công dân Việt Nam về nước họ để truy cứu trách nhiệm hình sự. Luật tương trợ tư pháp bao gồm 7 chương và 72 điều. Luật này quy định trách nhiệm cụ thể của các cơ quan trong trong từng lĩnh vực tương trợ tư pháp. Trong đó quy định cụ thể về các trường hợp mà cơ quan có thầm quyền tiến hành tố tụng của Việt Nam có quyền từ chối hoặc hoãn thực hiện uỷ thác tư pháp về hình sự của nước ngoài, từ chối dẫn độ và chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù cho nước ngoài. Đây là những cơ sở pháp lí rất quan trọng cho việc tương trợ pháp lý trong lĩnh vực hình sự nói riêng và pháp luật nói chung của Việt Nam. Từ khi còn là dự án luật, Luật Tương trợ tư pháp đã được đánh giá là có tính khả thi rất cao, và sự ra đời của nó mặc dù không phải sớm, nhưng cũng đã đáp ứng được đúng lúc tình hình thực tế của Việt Nam hiện tại. 1.3.1. Hiệp định tương trợ tư pháp về hình sự giữa các nước ASEAN năm 2004 Cướp biển, ma túy, buôn bán phụ nữ vốn là những vấn đề hết sức nhức nhối của Đông Nam Á. Hiệp định tương trợ tư pháp về hình sự giữa các nước ASEAN là điều ước quốc tế đa phương đầu tiên về tương trợ tư pháp trong lĩnh vực hình sự giữa các nước Đông Nam Á. Đã có 6 nước thành viên trong khối phê chuẩn Hiệp định nói trên gồm Malaysia, Singapore, Brunei, Lào, Indonesia và Việt Nam. Hiệp định đã chính thức có hiệu lực đối với các nước phê chuẩn trong khi các nước còn lại trong khối cũng đang trong quá trình hoàn tất thủ tục phê chuẩn. Với điều ước chung về tương trợ tư pháp hình sự này, các nước ASEAN muốn quyết tâm cùng nhau hợp tác phòng, chống tội phạm trong khu vực, nhất là tội phạm xuyên quốc gia. Nhiều đánh giá cho rằng phạm vi tương trợ tư pháp theo Hiệp định vẫn tương đối hẹp, chủ yếu tập trung vào các hoạt động cung cấp chứng cớ, lấy lời khai, triệu tập nhân chứng, tống đạt giấy tờ, tài liệu tư pháp... Các quốc gia, trong đó có Việt Nam, vẫn đang tiếp tục thảo luận để xem xét khả năng mở rộng phạm vi tương trợ tư pháp theo khuôn khổ của Hiệp định.

6

2. Phương huớng thay đổi và phát triển chính sách hình sự của Việt Nam 2.1. Tình hình mới… Trung bình mỗi năm, toàn quốc xảy ra 80.000 vụ tội phạm các loại, trong đó trên 60.000 vụ xâm phạm trật tự an toàn xã hội. Số vụ tội phạm ma túy là 11.000; tội phạm gian lận thương mại hơn 10.000. Đặc biệt là sự phát triển ngày càng đáng chú ý của tội phạm công nghệ cao, tội phạm mạng máy tính. Vừa qua, chúng ta đã có tổng kết 20 năm đổi mới trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội. Đây là những tổng kết rất sâu sắc giúp định hướng cho phát triển kinh tế đạt được những thành tựu mới. Rõ ràng tình hình tội phạm vẫn diễn biến phức tạp. Báo cáo của các ngành tư pháp trong những năm trước và năm nay tiếp tục thể hiện rõ tình hình đó. Chính vì vậy, cần có sự tổng kết, đánh giá lại chính sách hình sự của đất nước ta sau 20 năm đổi mới. Có như vậy mới có cơ sở thực tiễn để mạnh dạn đổi mới về chính sách hình sự phù hợp với hội nhập quốc tế và xây dựng Nhà nước pháp quyền. 2.2. Đặt ra những yêu cầu mới Tương ứng với từng yêu cầu đó là những phương hướng thay đổi, phát triển kèm theo. 2.2.1. Hoàn thiện khuôn khổ pháp lí – Đẩy mạnh giáo dục Hệ thống các cơ quan tư pháp cần hợp tác chặt chẽ, có nhận thức đúng tình hình tội phạm và thống nhất chế tài xử lý; phải đánh giá đúng tình hình, nguyên nhân và điều kiện phạm tội; những khuyết điểm, hạn chế và những bài học kinh nghiệm trong công tác phòng, chống tội phạm trong thời gian qua để tham mưu cho Nhà nước xây dựng các chủ trương, chính sách pháp luật có hệ thống chặt chẽ, phù hợp bảo đảm tạo cơ sở cho công tác phòng ngừa và xử lý tội phạm. Trong tình hình hiện nay, chúng ta cũng phải nghiên cứu để sửa đổi Bộ luật Hình sự theo hướng giảm bớt các hình phạt tù giam với một số loại tội nhất là tội về kinh tế, tội buôn bán vận chuyển ma tuý với số lượng nhỏ thì ta nên theo hướng xử phạt thật nặng về kinh tế hơn là xử phạt hình phạt tù. Đây là xu hướng chung của pháp luật các nước trên thế giới, đồng thời cũng là điều nên thay đổi cho phù hợp với tình hình thực tế. Tăng cường kí kết, gia nhập các điều ước quốc tế về hợp tác phòng chống tội phạm. Xuất phát từ tính chất đa quốc gia và sự chênh nhau giữa hệ thống pháp luật giữa các quốc gia khác nhau, nên cần thiết phải có những thỏa thuận, thể hiện dưới dạng những điều ước quốc tế, nhằm giải quyết những vấn đề còn vướng mắc, tạo sự đồng bộ trong công tác hợp tác phòng chống tội phạm. 7

Đẩy mạnh giáo dục phòng ngừa tội phạm. “Phòng” luôn luôn đi trước “chống”. Việc giáo dục luật pháp cho công dân cần làm ngay từ khi còn rất nhỏ và kéo dài liên tục, tăng tiến trong suốt quá trình học phổ thông. Và điều đặc biệt nữa là trước khi làm ngành nghề nào, cần giáo dục pháp luật có liên quan đến hoạt động liên quan đến ngành nghề đó. Chính việc giáo dục pháp luật từ gốc như thế sẽ giúp cho việc ngăn ngừa tội phạm có hiệu quả. Phòng ở tầm càng thấp, chúng ta càng có cơ hội giảm đi rất nhiều những hoạt động tội phạm ở tầm cao hơn như tội phạm địa phương, quốc gia, khu vực và quốc tế. 2.2.2. Tăng cường năng lực đội ngũ thi hành pháp luật Yếu tố con người trong công tác hợp tác phòng chống tội phạm luôn cần được xem trọng. Phải xây dựng lực lượng chuyên trách có phẩm chất đạo đức, tinh thần trách nhiệm cao, sắc bén về chuyên môn nghiệp vụ. Các cơ quan chức năng phải chú trọng nghiên cứu, dự báo tình hình tội phạm; chủ động xây dựng chiến lược phòng, chống tội phạm từ những nguyên nhân kinh tế, xã hội và những tác động mang tính quốc tế. Trong việc điều tra xử lý tội phạm phải xem xét trong mối quan hệ tổng thể vừa chống được tội phạm vừa bảo đảm cho việc phát triển hợp tác kinh tế quốc tế; ngăn chặn hành vi phạm tội vì cục bộ địa phương gây phương hại cho lợi ích quốc gia. Lực lượng Công an với vai trò chủ công trên mặt trận đấu tranh phòng, chống tội phạm phải nâng cao chất lượng toàn diện; củng cố và phát triển chất lượng phong trào quần chúng bảo vệ an ninh quốc gia; tăng cường hợp tác quốc tế để hoàn thành nhiệm vụ đấu tranh trấn áp và đẩy lùi tội phạm 2.2.3. Tăng cường hợp tác quốc tế đấu tranh phòng chống tội phạm xuyên quốc gia liên quan đến Việt Nam Khả năng tiến hành điều tra và truy bắt tội phạm

Trong mọi trường hợp cụ thể của việc hợp tác quốc tế phòng chống tội phạm, thì tốc độ phối hợp luôn là yếu tố quan trọng hàng đầu của việc hợp quốc phòng chống tội phạm quốc tế. Việc phòng chống tội phạm mang tính quốc tế dù có nhiều trở ngại về khoảng cách, sai lệch thời gian, nhưng vẫn phải bảo đảm tốc độ thời gian thực từ các bước làm thủ tục pháp lí, trao đổi thông tin, triển khai kế hoạch và tiến hành kế hoạch. Khi tội phạm sử dụng đến những phương tiện, cách thức mà khiến cho khoảng cách, tốc độ không còn vấn đề, thì tương xứng với nó, yếu tố phối hợp đồng bộ, gần như là tức thời giữa các cơ quan an ninh, đại diện pháp luật giữa các quốc gia cũng phải được đặt lên làm tiêu chí số một để đảm bảo thành công. Hạn chế tối đa sự câu kết giữa tội phạm trong và ngoài nước.

8

Khả năng trao đổi thông tin

Ngoài khả năng tiến hành điều tra và truy bắt tội phạm theo thời gian thực, ta còn phải xét đến khả năng của các quan chức an ninh và hành pháp giữa hai nước có thể cộng tác trao đổi thông tin trong vài giờ, chứ không phải vài ngày hoặc vài tháng. Tuy nhiên trên thực tế, khoảng thời gian này thường là vài ngày hoặc vài tháng theo cơ chế truyền thống hiện nay. Hiện tại, theo một cán bộ trong lực lượng cảnh sát mạng Việt Nam, thời gian phản hồi thông tin của FBI Mỹ sau khi phía Việt Nam gửi yêu cầu hỗ trợ thông tin là... ba tháng! Đó là trường hợp khi cơ quan an ninh Việt Nam yêu cầu FBI hỗ trợ thông tin về một số trường hợp tội phạm quốc tế sử dụng thẻ tín dụng giả. Đây là một mức không thể chấp nhận được.

Khả năng của người kiểm soát thông tin

Với đặc điểm của các tội phạm mang tính quốc tế, người kiểm soát thông tin về tội phạm thường lại không nằm trong khả năng quản lí của cơ quan an ninh tại nước tội phạm diễn ra. Chính vì vậy, cần có một cơ chế và phương cách cộng tác, cung cấp thông tin với cơ quan chức năng của nước sở tại phù hợp, kịp thời và chính xác.

9

Tài liệu tham khảo Những bài báo tham khảo: 

Việt Nam và ASEAN tương trợ tư pháp phòng chống tội phạm http://www.vnn.vn/chinhtri/2008/09/804318/



Chống tội phạm mạng: Hợp tác quốc tế theo thời gian thực! http://www.vietnamnet.vn/cntt/virus-hacker/2004/08/230946/



Công bố Luật đặc xá, Luật tương trợ tư pháp http://www.vnn.vn/chinhtri/2007/12/759674/



Tương trợ tư pháp về hình sự giữa các nước ASEAN http://www.nhandan.com.vn/tinbai/?article=131112&sub=67&top=40



Xuất hiện nhiều loại tội phạm mới ở Việt Nam http://www.vietnamnet.vn/xahoi/2007/09/741035/

Văn bản pháp luật: 

Luật Tương trợ tư pháp http://vbpq.mof.gov.vn/download.aspx?Docmain_ID=24977



Hiệp định tương trợ tư pháp về hình sự giữa các nước ASEAN http://lawsoft.thuvienphapluat.com/default.aspx?ct=TVQD&id=4430

Bài viết khác: 

Tóm tắt nội dung đề tài luận văn thạc sĩ “Hợp tác quốc tế của Việt Nam trong đấu tranh phòng chống tội phạm xuyên quốc gia” http://www.ussh.edu.vn/index.php?view=article&catid=71:tomtat-luanvanluanan&id=196:lun-vn-qhp-tac-quc-t-ca-vit-nam-trong-u-tranh-phong-chng-tiphm-xuyen-quc-giaq&option=com_content&Itemid=167



Về dự Luật Tương trợ Tư pháp, TS. Hoàng Phước Hiệp, Vụ trưởng Vụ Pháp luật quốc tế: Không nên "đốt cháy" giai đoạn! http://www.doisongphapluat.com.vn/Story/Nguoinoitieng/2006/8/1650.html

10

Related Documents

The Huy_toi Pham Quoc Te
November 2019 16
Marketing Quoc Te
June 2020 11
Thanh Toan Quoc Te
May 2020 9
Thanh Toan Quoc Te
November 2019 23
Moi Truong Quoc Te
June 2020 6

More Documents from ""