THỂ LỆ CUỘC THI HỌC THUẬT
“AI LÀ LUẬT SƯ GIỎI NHẤT” LẦN VIII BẢNG A: Gồm 02 giai đoạn: 1. Giai đoạn 1: Ban Tổ chức sẽ đưa ra danh sách các đề tài về các vấn đề thời sự, chính trị, xã hội,
-
những chuyển biến của đất nước, những cơ hội thách thức đặt ra và vai trò của sinh viên Luật đối với vấn đề đó (đây là một tiêu chí để xem xét bài thi có hợp lệ hay không) -
Sinh viên chọn một đề tài và viết về đề tài đó, bài viết gửi về BTC trình bày trên giấy A4, được đánh máy, cách trên- cách dưới- cách phải – cách trái 2cm, cỡ chữ 13, cách dòng 1.3 và không quá 04 mặt giấy.
-
Thí sinh ghi đầy đủ Họ tên, MSSV, Chi Hội và số điện thoại (bắt buộc) để BTC thuận tiện trong việc liên lạc. BGK sẽ chấm bài và chọn ra 15 thí sinh có bài viết xuất sắc nhất vào vòng sau
-
Lưu ý: Yêu cầu các thí sinh trình bày mạch lạc, xoáy sâu vào trọng tâm đề tài, có dẫn chứng phong phú, xác thực, lập luận chặt chẽ. 2. Giai đoạn 2: Có 02 vòng thi: a) Vòng bán kết: -
15 thí sinh được chọn sẽ lần lượt hùng biện các đề tài đã chọn của mình ở giai đoạn 1
trước sự phản biện của BGK. -
BGK sẽ đánh giá cho điểm khả năng hùng biện, khả năng diễn thuyết, phong cách
thuyết trình của các thí sinh. -
Thời gian tối đa để thí sinh trình bày ngắn gọn và tóm tắt đề tài của mình là 03 phút. Quá thời gian này, cứ quá 01 phút, thí sinh bị trừ 02 điểm trong tổng điểm của mình.
-
Mỗi giám khảo cho tối đa 20 điểm. Điểm của thí sinh trong phần thi này là trung bình tổng điểm ban giám khảo đã cho.
-
06 thí sinh có số điểm cao nhất sẽ vào Vòng chung kết.
* Yêu cầu: Trình bày lưu loát, tự tin, phát âm chuẩn, giọng hùng biện phù hợp với đề tài. b) Vòng chung kết: Gồm có 02 phần: Phần 1: “HIỂU BIẾT” -
Mỗi thí sinh sẽ được xem 01 đoạn phim ngắn về một vấn đề hay sự kiện nào đó và
trình bày quan điểm của mình về sự kiện, vấn đề đó trước sự phản biện của BGK. -
Thời gian cho các thí sinh chuẩn bị là 03 phút, thời gian trình bày là 05 phút. Quá
thời gian này, cứ quá 30 giây thí sinh sẽ bị trừ 02 điểm trong tổng điểm của mình. -
Mỗi giám khảo cho tối đa 20 điểm. Điểm của thí sinh trong phần thi này là trung bình tổng điểm ban giám khảo đã cho. Lưu ý: Các thí sinh sẽ bốc thăm để chọn đề tài
Phần 2: “ĐỐI ĐẦU” -
06 thí sinh sẽ bốc thăm chia cặp và thứ tự thi đấu, sẽ có 3 cặp mỗi cặp 2 người.
- Các cặp sẽ bốc thăm đề tài và vai trò của mình, đồng ý hay không đồng ý với ý kiến, sự kiện trong đề tài đó và phản biện với nhau trước sự giám sát của Ban Giám khảo. -
Mỗi cặp sẽ có 05 phút để hoàn thành phần thi của mình.
-
Mỗi giám khảo cho tối đa 20 điểm cho mỗi thí sinh. Điểm của thí sinh trong phần thi
này là trung bình tổng điểm ban giám khảo đã cho. Điểm chung kết xếp hạng là tổng điểm của 2 phần thi. Trường hợp có thí sinh bằng điểm nhau BTC sẽ sắp xếp tổ chức phần thi phụ để chọn ra thí sinh cao điểm hơn.
BẢNG B: Gồm 03 vòng: a) Vòng loại: -
Hình thức thi bao gồm: trả lời 50 câu hỏi trắc nghiệm trong vòng 45 phút.
-
Nội dung:
+
Các kiến thức Pháp luật của các ngành Luật hiện hành như: Luật Dân sự, Luật
Hình sự, Luật Hành chính, Luật Kinh tế, Luật Hôn nhân gia đình, Tố tụng Hành chính, Tố tụng Dân sự, Tố tụng Hình sự, Luật Thương mại, Luật Đất đai, Luật Thuế… +
Các câu hỏi về quy chế luật sư hiện nay.
+
Các kiến thức xã hội liên quan.
( Các câu hỏi được ra bởi các giảng viên của từng bộ môn) Lưu ý: Các thí sinh đi thi ở vòng loại không được sử dụng bất kỳ tài liệu nào. Kết thúc vòng loại sẽ chọn ra 08 thí sinh có số điểm cao nhất vào bán kết. b) Vòng bán kết: - 08 thí sinh được bốc thăm ngẫu nhiên 01 đề tài tiểu luận (Các đề tài được ra bởi các giảng viên). - Các thí sinh làm đề tài, trình bày trên giấy A4, được đánh máy bằng font Times New Roman/ VNI-Times, cỡ chữ 13, cách dòng 1.3, cách trên – cách dưới – cách phải – cách trái 2cm và không quá 10 mặt giấy. - BGK sẽ chấm bài và chọn ra 04 thí sinh có bài viết xuất sắc nhất vào vòng sau. Lưu ý: - Các thí sinh nộp đề tài của mình vào ngày 24/10/2008. - Yêu cầu các thí sinh trình bày mạch lạc, xoáy sâu vào trọng tâm đề tài, có dẫn chứng phong phú, xác thực, lập luận chặt chẽ. c) Vòng chung kết: Gồm 04 phần thi: Phần 1: “TÀI NĂNG” -
Phần thi này sẽ có 04 câu trắc nghiệm khó về các kiến thức pháp lý .
-
Các thí sinh sẽ cùng tham gia phần thi này bằng cách giơ bảng chọn câu trả lời.
-
Điểm tối đa cho mỗi câu trả lời là 60 điểm, điểm sẽ chia đều cho các thí sinh có câu trả lời đúng, tức nếu 4 thí sinh cùng trả lời đúng mỗi thí sinh sẽ được 15 điểm, nếu 3 thí sinh trả lời đúng mỗi thí sinh trả lời đúng sẽ được 20 điểm, nếu 2 thí sinh trả lời đúng mỗi thí sinh trả lời đúng sẽ được 30 điểm, nếu chỉ 1 thí sinh trả lời đúng thì thí sinh đó sẽ có trọn 60 điểm. Cứ như thế cho đến khi hết 4 câu hỏi. Điểm tối đa cho phần thi này là 240 điểm.
Phần 2: “VỮNG BƯỚC” -
04 thí sinh sẽ bốc thăm đề tài, sau đó lần lượt tranh luận và phản biện về đạo đức nghề luật sư với ban giám khảo.
-
Các thí sinh sẽ có 2 phút để chuẩn bị, 3 phút để trình bày quan điểm của mình với ban giám khảo, quá thời gian này cứ mỗi phút thí sinh đó sẽ bị trừ 3 điểm trong tổng số điểm của mình (thời gian ban giám khảo phản biện không tính vào thời gian này)
-
Mỗi giám khảo cho tối đa 50 điểm cho mỗi mỗi thí sinh. Điểm của thí sinh trong phần thi này là trung bình tổng điểm ban giám khảo đã cho. Yêu cầu: Thí sinh trình bày ngắn gọn, rõ ràng, bình tĩnh, tự tin. Phần 3: “BẢN LĨNH”
-
Mỗi thí sinh được chọn cho mình một người trợ giúp, người này được xem các cụm từ và diễn tả lại cho thí sinh, cứ mỗi cụm từ đoán đúng thí sinh sẽ được 5 điểm, sai bị trừ 02 điểm.
-
Mỗi thí sinh sẽ có 10 cụm từ, thời gian của mỗi thí sinh là 02 phút, nếu hoàn thành đúng cả 10 cụm từ trước 02 phút sẽ được cộng 10 điểm thưởng vào tổng điểm.
-
Nội dung là các kiến thức, những định nghĩa, thuật ngữ pháp lý của các ngành Luật. Yêu cầu: Người trợ giúp được nêu định nghĩa, khái niệm, tính chất của cụm từ để giải thích
cụm từ , nhưng không được sử dụng ký hiệu riêng, tiếng lóng, tiếng nướcc ngoài. Nếu phạm quy, cụm từ đó sẽ không được tính điểm. Phần 4: “THÀNH CÔNG” -
04 thí sinh vào vòng này sẽ bốc thăm ngẫu nhiên để chọn án: Hai thí sinh sẽ tranh tụng án Dân sự và hai thí sinh tranh tụng án Hình sự. Sau đó, các thí sinh sẽ bốc thăm để biết vai trò của mình trong phiên toà (hoặc là Luật sư hoặc là Kiểm sát viên).
-
Ban tổ chức sẽ chuẩn bị 02 vụ án có thật, đã được xét xử và có phán quyết của Toà án, dựng lại cho thí sinh.
-
Thời gian chuẩn bị cho phần thi này là 05 phút, hết 05 phút đội nào bốc được thăm thi trước sẽ ra thi đấu. Thời gian tranh tụng của mỗi cặp là 05 phút, quá thời gian quy định 01 phút bị trừ 02 điểm.
-
Mỗi giám khảo cho tối đa 50 điểm cho mỗi thí sinh. Điểm của thí sinh trong phần thi này là trung bình tổng điểm ban giám khảo đã cho.
-
Điểm chung kết xếp hạng là tổng điểm của các phần thi.
-
Tùy theo mỗi bảng, mỗi vòng mà Ban tổ chức sẽ thiết kế những phần thi riêng biệt dành cho khán giả.
PHẦN THI CHO KHÁN GIẢ: -
Trong thời gian diễn ra bảng A của cuộc thi, Ban tổ chức sẽ thiết kế cuộc thi ”Bình chọn thí sinh có phong cách nhất”, các khán giả sẽ nhận phiếu bình chọn tại vòng bán kết và bình chọn cho thí sinh mình cho là có phong cách nhất. BTC sẽ tổng hợp và trao giải vào đêm Chung kết.
-
Trong thời gian diễn ra bảng B, Ban tổ chức sẽ thiết kế phần thi ”Thử tài pháp luật” gồm những câu hỏi trả lời đến các lĩnh vực Luật Tố tụng Hình sự và Luật Tố tụng Dân sự vào các khoảng thời gian trống khi thí sinh chuẩn bị phần thi của mình.
-
Trong thời gian diễn ra phần 3 vòng chung kết bảng B, khán giả sẽ có cơ hội tham gia giải quyết các vụ án Hình sự và Dân sự mà thí sinh tranh tụng. Những khán giả đưa ra phương án giải quyết hay nhất sẽ nhận được những phần quà có giá trị từ phía BTC.
-
Trong trận Chung kết của Bảng B cũng sẽ có bình chọn cho thí sinh có phong cách nhất danh cho khán giả.