Thao Luan Tai Chinh.

  • June 2020
  • PDF

This document was uploaded by user and they confirmed that they have the permission to share it. If you are author or own the copyright of this book, please report to us by using this DMCA report form. Report DMCA


Overview

Download & View Thao Luan Tai Chinh. as PDF for free.

More details

  • Words: 8,568
  • Pages: 30
LỜI MỞ ĐẦU Như chúng ta đã biết, NSNN có vai trò rất quan trọng trong toàn bộ hoạt động kinh tế – xã hội, an ninh, quốc phòng và đối ngoại của đất nước. Đặc biệt trong nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay việc từ bỏ nguyên tắc quản lý trực tiếp theo kiểu “cấp phát và giao nộp” đối với khu vực kinh tế quốc doanh và các cơ quan Nhà nước, đã tạo điều kiện cho NSNN đảm nhận vai trò quản lý vĩ mô đối với toàn bộ nền kinh tế – xã hội. Thu NSNN nói một cách đơn giản chính là công tác lập quỹ NSNN, từ đó NSNN có thể chi cho các hoạt động của mình, thực hiện được vai trò của mình. Do đó có thể nói thu ngân sách Nhà nước là một công tác rất quan trọng, nó quyết định việc thực hiện các vai trò của NSNN nói chung cũng như ảnh hưởng trực tiếp đến các khoản chi NSNN nói riêng. Từ thực tiễn và trên cơ sở tham khảo các tài liệu tham khảo, nhóm em đã chọn đề tài : “ Thực trạng thu ngân sách nhà nước (NSNN) ở Việt Nam hiện nay? Biện pháp tăng cường khai thác các nguồn thu của NSNN? ’’ Với đề tài này nhóm em mong góp phần vào những cố gắng chung đáp ứng nhu cầu nghiên cứu tình hình thực trạng và giải pháp tăng nguồn thu NSNN trong công cuộc công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước ta hiện nay. Em xin cảm ơn!.

1

PHẦN I LÝ LUẬN CHUNG VỀ THU NSNN 1. Khái niệm, đặc điểm, và vai trò của thu NSNN: 1.1. Khái niệm: Thu NSNN là việc nhà nước dùng quyền lực của mình để tập trung một phần nguồn tài chính quốc gia hình thành quỹ NSNN nhằm thoả mãn các nhu cầu của Nhà nước. 1.2 Đặc điểm thu NSNN Thứ nhất, nguồn tài chính được tập trung vào NSNN là những khoản thu nhập của Nhà nước được hình thành trong quá trình Nhà nước tham gia phân phối của cải xã hội dưới hình thức giá trị. Thu NSNN phản ánh các quan hệ kinh tế nảy sinh trong quá trình phân chia các nguồn tài chính quốc gia giữa Nhà nước với các chủ thể trong xã hội. Sự phân chia đó là một tất yếu khách quan, xuất phát từ yêu cầu tồn tại và phát triển của bộ máy Nhà nước cũng như yêu cầu thực hiện các chức năng kinh tế – xã hội của Nhà nước. Đối tượng phân chia là nguồn tài chinh quốc gia là kết quả do lao động sản xuất trong nước tạo ra được thể hiện dưới hình thức tiền tệ. Thứ hai, về mặt nội dung, thu NSNN chứa đựng các quan hệ phân phối dưới hình thức giá trị nảy sinh trong quá trình Nhà nước dùng quyền lực tập trung một phần nguồn tài chính quốc gia hình thành quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nước Cuối cùng, một đặc điểm quan trọng nữa của thu NSNN là nó gắn chặt với thực trạng kinh tế và sự vận động của các phạm trù giá trị như giá cả, lãi suất, thu nhập… Ví dụ: khi giá cả tăng => thu giảm; thu nhập tăng =>

2

thu tăng; tỷ giá tăng => thu tăng; lãi suất tăng ( giảm đầu tư ) => thu giảm… vv. Sự vận động của các phạm trù đó vừa tác động đến sự tăng giảm mức thu, vừa đặt ra yêu cầu nâng cao tác dụng điều tiết cuả các công cụ thu NSNN. 1.3. Vai trò: Như chúng ta đã biết, NSNN có vai trò rất quan trọng trong toàn bộ hoạt động kinh tế – xã hội, an ninh quốc phòng và đối ngoại của đất nước. Và có thể nói rằng thu NSNN chính là việc tạo lập quỹ NSNN, từ đó NSNN mới có khả năng phân phối và sử dụng quỹ tiền tệ này nhằm thực hiện các chức năng của Nhà nước. Có thu thì mới có chi, thu phải tốt thì chi mới có thể tốt, vậy nên có thể khẳng định thu NSNN có vai trò đặc biệt quan trọng. 2. Nguồn thu, các nhân tố ảnh hưởng đến nguồn thu NSNN và phân loại các khoản thu NSNN: 2.1. Nguồn thu NSNN: Thu NSNN bao gồm : - Thuế, lệ phí, phí do các tổ chức và cá nhân nộp theo quy định của pháp luật. - Các khoản thu từ hoạt động kinh tế của Nhà nước như : + Thu nhập từ vốn góp của Nhà nước vào các cơ sở kinh tế. + Tiền thu hồi vốn của Nhà nước tại các cơ sở kinh tế. + Thu hồi tiền cho vay của Nhà nước ( cả gốc và lãi ). - Thu từ các hoạt động sự nghiệp. - Thu tù bán hoặc cho thuê tài nguyên, tài sản thuộc sở hữu Nhà nước - Thu từ vay nợ và viện trợ không hoàn lại của chính phủ các nước, các tổ chức, cá nhân nước ngoài, từ đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhận trong và ngoài nước. - Thu khác: như thu từ phạt, tịch thu, tịch biên tài sản … 3

2.2. Những nhân tố ảnh hưởng đến nguồn thu và mức động viên nguồn thu vào NSNN: Một vấn đề hết sức quan trọng trong thu NSNN là việc xác định mức động viên và lĩnh vực động viên một cách đúng đắn, hợp lý. Điều đó không chỉ ảnh hưởng đến số thu NSNN mà còn tác động mạnh mẽ đến quá trình phát triển kinh tế, xã hội. Mức động viên và lĩnh vực động viên lại chịu tác động của nhiều nhân tố kinh tế, chính trị, xã hội của quốc gia. Các nhân tố ảnh hưởng đến thu NSNN cần phải kể đến là: 2.2.1. Thu nhập GDP bình quân đầu người: Là chỉ tiêu phản ánh thực trạng nền kinh tế, quyết định đến mức động viên của NSNN. 2.2.2. Tỷ suất doanh lợi trong nền kinh tế: Phản ánh hiệu quả đầu tư phát triển kinh tế, quyết định đến việc nâng cao tỷ suất thu NSNN, tỷ suất doanh lợi càng lớn thì nguồn tài chính càng lớn. Dựa vào tỷ suất doanh lợi trong nền kinh tế để xác định tỷ suất thu NSNN sẽ tránh được việc động viên vào NSNN gây khó khăn cho hoạt động kinh tế. Hiện nay lợi nhuận trong nền kinh tế nước ta đạt thấp, chi phí tiền lương lại cao nên tỷ suất doanh lợi chưa thể cao được. 2.2.3. Tiềm năng đất nước về tài nguyên thiên nhiên: Tiềm năng về tài nguyên thiên nhiên càng lớn càng có ảnh hưởng tới thu NSNN . Thực tế cho thấy nếu tỷ trọng của nước nào xuất khẩu dầu mỏ và khoáng sản chiếm 20% kim ngạch xuất khẩu trở lên thì tỷ suất thu NSNN sẽ cao và có khả năng tăng nhanh. Nước ta cũng là một nước có khối lượng xuất khẩu dầu mỏ và khoáng sản lớn trong tương lai, đó là nhân tố có ảnh hưởng lớn đến nâng cao tỷ suất thu NSNN. 2.2.4. Mức độ trang trải các khoản chi phí của Nhà nước: Nhân tố này phụ thuộc vào: 4

Thứ nhất: quy mô tổ chức của bộ máy Nhà nước và hiệu quả hoạt động của nó. Thứ hai: những nhiệm vụ kinh tế – xã hội mà Nhà nước đảm nhận trong từng thời kỳ. Thứ ba: chính sách sử dụng kinh phí của Nhà nước. Khi các nguồn tài trợ khác cho chi phí Nhà nước không có khả năng tăng lên, chi phí Nhà nước lại tăng sẽ làm tăng tỷ suất thu NSNN. 2.2.5. Cách thức tổ chức bộ máy thu nộp NSNN : Tổ chức bộ máy thu nộp gọn nhẹ, đạt hiệu quả cao chống được thất thu do trốn, lậu thuế sẽ là nhân tố tích cực làm giảm tỷ suất thu NSNN mà vẫn đáp ứng nhu cầu chi tiêu của NSNN. 2.3. Phân loại thu NSNN: Việc phân loại các khoản thu NSNN có ý nghĩa thiết thực trong việc phân tích, đánh giá và quản lý các nguồn thu NSNN. Có hai cách phân loại phổ biến là: -

Phân loại theo nội dung kinh tế:

+ Nhóm thu thường xuyên có tính chất bắt buộc, gồm thuế, phí, lệ phí với nhiều hình thức cụ thể do luật định. + Nhóm thu không thường xuyên bao gồm các khoản thu từ hoạt động kinh tế của Nhà nước, thu từ hoạt động sự nghiệp, thu tiền bán hoặc cho thuê tài sản thuộc sở hữu Nhà nước và các khoản thu khác đã kể ở trên. - Phân loại theo yêu cầu động viên vốn vào NSNN: + Thu trong cân đối NSNN bao gồm các khoản thu thường xuyên và thu không thường xuyên. + Thu bù đắp thiếu hụt NSNN: khi số thu NSNN không đáp ứng được nhu cầu chi tiêu và Nhà nước phải vay, bao gồm vay trong nước tù các tầng lớp dân cư, các tổ chức kinh tế – xã hội, vay từ nước ngoài. 5

3. Chính sách, chế độ thu NSNN: 3.1. Quan điểm xây dựng chính sách, chế độ thu NSNN: - Phải chú trọng kết hợp tốt việc khai thác, huy động các nguồn tài chính vào NSNN với việc bồi dưỡng, phát triển các nguồn tài chính. - Phải coi nâng cao năng suất lao động xã hội, năng suất lao động của từng doanh nghiệp và tiết kiệm là con đường cơ bản để tạo vốn, để tăng thu NSNN. - Phải thực hiện toàn dân tạo vốn: Nhà nước, doanh nghiệp, các tổ chức xã hội và dân cư nhằm tăng trưởng kinh tế. Không chỉ dựa vào nguồn vốn NSNN mà còn phải dựa vào vốn của doanh nghiệp, vốn tiết kiệm trong dân cư. 3.2. Nguyên tắc xây dựng chính sách, chế độ thu NSNN: Một là: Nhà nước trong khi khai thác, cho thuê, nhượng bán tài sản, tài nguyên quốc gia tăng thu cho ngân sách, cần phảidành kinh phí thoả đáng để nuôi dưỡng, tái tạo và phát triển các tài sản, tài nguyên ấy, không làm cạn kiệt và phá huỷ tài sản, tài nguyên vì mục đích trước mắt. Hai là: chính sách thuế phải vừa huy động được cho Nhà nước, vừa khuyến khích tích tụ vốn của doanh nghiệp và dân cư. Vì vậy cần phải ổn định mức huy động bằng thuế của Nhà nước và phải sửa đổi, bổ sung chính sách thuế sao cho phù hợp với thu nhập của các doanh nghiệp và của dân cư. Ba là: chính sách vay dân để bù đắp thiếu hụt NSNN cần được đặt trên cơ sở thu nhập và mức sống của người dân. Bốn là: Nhà nước dùng vốn NSNN đầu tư trực tiếp vào một số doanh nghiệp quan trọng trên những ngành và những lĩnh vực then chốt không những thực hiện định hướng phát triển kinh tế – xã hội mà còn nhằm tạo ra nguồn tài chính mới. Đồng thời Nhà nước phải chú trọng đến đầu tư vào con

6

người, đào tạo nghề, nâng cao dân trí, phát triển khoa học, chăm lo sức khoẻ để có một đội ngũ lao động có tay nghề cao và năng suất lao động cao. Năm là: cần phải ban hành chính sách tiết kiệm, khuyến khích mọi người tiết kiệm tiêu dùng, dành vốn cho đầu tư phát triển. Nhà nước phải giảm chi tiêu cho tiêu dùng, tinh giản bộ máy Nhà nước, cải cách bộ máy hành chính để tích luỹ vốn chi đầu tư.

7

PHẦN II THỰC TRẠNG THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

1. Thực trạng thu NSNN trong 20 năm đổi mới : Trong thời gian qua, thu ngân sách góp phần củng cố và tăng cường tiềm lực tài chính Nhà nước. Thu ngân sách không những đã đảm bảo đủ nguồn thu cho chi tiêu thường xuyên của chính phủ mà còn để dành ra một phần tích luỹ cho đầu tư phát triển. Số thu ngân sách, theo giá hiện hành, đã tằn 7.7 lần từ năm 1991 đến năm 2000. Trong đó số thu từ thuế là lớn và chiếm tỷ trọng cao trong tổng thu NSNN. Bình quân thu từ thuế, phí và lệ phí chiếm khoảng 95 % trong tổng số thu. Cụ thể chúng ta sẽ tìm hiểu qua một chút về những chỉ tiêu đã đạt được trong 20 năm đổi mới : - Xét về tốc độ tăng thu NSNN, các năm 1990, 1991, 1992 tốc độ tăng thu năm sau cao hơn năm trước, năm 1992 tốc độ tăng thu tăng 98,1% so với năm 1991. Xét về quy mô, thu NSNN so với tổng GDP tăng từ 13,8% GDP năm 1991 lên đến đỉnh cao 23,3% GDP năm 1995. Bình quân 5 năm (1991 -1995) thu NSNN đạt 20,5% GDP. Trong đó số thu thuế, phí và lệ phí chiếm hơn 90% tổng thu NSNN. Tuy nhiên thu trong nước trong tổng thu NSNN có xu hướng giảm dần từ 86,77% năm 1991 xuống còn 73,77% năm 1996. Đạt được nguồn thu nêu trên là do trong giai đoạn này chính phủ đã “cởi trói’’ và giải phóng sức sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, thương mại, đầu tư đang rầm rộ và sôi động . Ngoài ra thời điểm này những tấn dầu thô đầu tiên được xuất khẩu đã góp phần không nhỏ vào nguồn thu NSNN.

8

- Giai đoạn 1996 – 2000, mục tiêu Đại hội Đảng đề ra là huy động 20% -21% GDP vào NSNN, đặc biệt thông qua thuế và phí. Nhưng thực tế thực hiện năm 1997 đạt 19,4%, năm 1998 đạt 17,7%, năm 1999 đạt 17% và năm 2000 đạt 19,4%. Và như vậy, tuy thu ngân sách nhìn chung là cao nhưng chưa năm nào đạt mục tiêu đề ra. - Trong năm 2001 -2004, cơ cấu thu NSNN đã dịch chuyển theo chiều hướng tích cực hơn, thu từ nguồn trong nước đã tăng từ 50,7% lên 52,6% so với tổng thu trong năm 2003, nhưng thu từ dầu thô, hoạt động XNK đã giảm từ 47,4% xuống còn 45,9% năm 2003. Ngoài ra do thực hiện pháp lệnh về phí và lệ phí, đã bãi bỏ 140 khoản phí thuộc các bộ ngành TW và 105 khoản phí thuộc các địa phương đã làm giảm chi phí xã hội khoảng 1000 tỷ đồng mỗi năm. Thu NSNN năm 2004 dự kiến đạt 166.900 tỷ đồng, vượt dự toán 11,8% tăng 17,4% so với năm 2003 và tương đương 22,7% GDP. Trong số tăng thu, số thu từ dâu thô, nhà đất chiếm tỷ trọng lớn. - Tổng dự toán cân đối thu NSNN năm 2005 là 183.000 tỷ đồng. Dự toán thu nội địa ( không kể dâu thô) năm 2005 tăng 13,6%, trong đó thu từ khu vực DN nhà nước tăng 12,3%, thu từ khu vực DN có vốn đầu tư nước ngoài tăng 30,1%, từ khu vực kinh tế ngoài quốc doanh tăng 20,5%, dự toán thu phí, lệ phí tăng 4,1%, để hạ chi phí đầu vào của nền kinh tế, khuyến khích sản xuất, xuất khẩu. Điều đặc biệt, năm 2005 quốc hội đã nhất trí tăng dự toán thu nội địa từ thu tiền sử dụng đất thêm 800 tỷ đồng ( để tăng dự toán chi đầu tư xây dựng cơ bản hạ tầng của địa phương), tăng dự toán thu ngân sách trung ương từ dầu thô 2.500 tỷ đồng( do giá dầu thô thế giới tại thời điểm này ở mức cao và dự báo trong năm 2005 vẫn ở mức cao). Tổng hợp chung, dự toán

9

thu NSNN năm 2005 tăng thêm 3.300 tỷ đồng. Điểm nổi bật trong hoạt động thu NSNN năm 2005 là thu nội địa đạt 170.500 tỷ đồng, tăng 19% so với cả dự toán đặt ra và so với năm trước. Không chỉ về đích sớm từ cuối tháng 10, lần đầu tiên 64/64 tỉnh thành đều hoàn thành và hoàn thành vượt mức nhiệm vụ thu NSNN, nâng tổng số địa phương đạt số thu 500 tỷ đồng lên con số 39 và 22 địa phương được đứng trong câu lạc bộ 1000 tỷ đồng( tăng thêm 4 địa phương so với năm trước), 39/64 địa phương hoàn thành trên mức bình quân chung của toàn ngành, trong đó 6 địa phương đã vượt dự toán ở mức rất cao( hơn 50%) là Đà Nẵng, Bình Thuận, Lai Châu, Thái Bình và Quảng Ngãi. Thu từ dầu thô đạt hơn 55.000 tỷ đồng, vượt hơn 46% so với dự toán do giá dầu thô luôn duy trì ở mức cao, bình quân cả năm ở mức 397 USD/ tấn, tăng hơn 50% so với giá xây dựng dự toán. Toàn khối doanh nghiệp nộp ngân sách hơn 75.000 tỷ đồng. Trong đó các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm hơn 20.000 tỷ đồng( tương đương 1.3 tỷ USD, tăng mạnh nhất hơn với hơn 39% so với năm 2004). Mặc dù các giao dịch nhà đất chững lại, nhưng số thu từ nguồn này vẫn đạt hơn 16.000 tỷ đồng, tăng gần 34% so với dự toán. Thuế thu nhập cá nhân đối với người có thu nhập cao đạt hơn 4.400 tỷ đồng, tăng 25% so với dự toán. Nếu so với thời kỳ trước đây thì thu ngân sách đã có những tiến bộ lớn. Tuy nhiên, nếu so với tốc độ tăng trưởng thì việc tăng thu ngân sách Nhà nước còn chậm, đặc biệt là khu vực ngoài quốc doanh, trong khi giá trị công nghiệp tăng 19,2% thì nguồn thu ngân sách chỉ tăng 12%. - Dự toán ngân sách Nhà nước năm 2006 với tổng các nguồn thu ước đạt 237.900 tỷ đồng, tăng 13% so với thực hiện năm 2005. Theo Bộ

10

Tài chính, trong tổng thu ngân sách năm 2006, nguồn thu trong nước ước đạt 132.000 tỷ đồng, thu từ dầu khí khoảng 63.400 tỷ đồng, từ thuế XNK 40.000 tỷ đồng và viện trợ không hoàn lại khoảng 2500 tỷ đồng. Ngoài ra khoảng 8000 tỷ đồng trong NSNN năm 2005 cũng đã được chuyển sang năm 2006. Trong số nguồn thu ngân sách trong nước ( không kể thu từ dầu thô ) thì thu từ kinh tế quốc doanh đạt 42.243 tỷ đồng, doanh nghiệp FDI là 27.807 tỷ đồng, còn lại là thu từ các loại thuế, phí… - Mục tiêu thu chi ngân sách năm 2007 do chính phủ trình quốc hội tại kỳ họp thứ 10 như sau: “ Tổng thu NSNN trên 274 nghìn tỷ đồng, bằng 24,2% GDP và tăng 15,5%; tổng chi NSNN 347 nghìn tỷ đồng, tăng 17,7% so với dự toán năm 2006; bội chi NSNN bằng 5% GDP ”, so với GDP đạt khoảng 26,3%. Thực tế thực hiện tổng thu cân đối NSNN năm 2007 là 281.900 tỷ đồng và thu kết dư 19.000 tỷ đồng năm 2006 chuyển sang; tổng thu NSNN năm 2007 là 300.900 tỷ đồng. “số vượt thu chủ yếu tập trung vào các khoản ngân sách địa phương , trong đó các khoản về nhà và đất vượt gần 15.800 tỷ đồng so với dự toán, chiếm đến 70,1% số vượt thu nội địa, nhiều hơn 12.200 tỷ so với báo cáo Quốc hội”. Trong khi đó, thu từ kinh tế quốc doanh lại thấp hơn đến trên 3.500 tỷ đồng so với dự toán. Các nguyên nhân chủ yếu: giảm thu đối với sản xuất, kinh doanh khí thiên nhiên; Cục dự trữ Liên bang Mỹ cắt giảm lãi suất cơ bản, dẫn đến giảm thu từ chênh lệch thu chi Ngân hàng Nhà nước; các Ngân hàng thương mại Nhà nước tăng trích vốn để lập quỹ dự phòng rủi ro, và cuối cùng là giảm thu thuế thu nhập doanh nghiệp. Uỷ ban Tài chính – ngân sách Quốc hội cho rằng: mặc dù năm 2007 nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng nhưng

11

tình trạng thu NSNN vẫn chưa bền vững. Có 13 khoản thu đạt và vượt, có hai khoản thu giảm so với dự toán, là thu nội địa( không đạt là do thu từ kinh tế quốc doanh không đạt) và thu phí xăng dầu. Chính phủ lý giải thu từ kinh tế quốc doanh không đạt chủ yếu là do chưa thực hiện điều chỉnh chính sách thu đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh khí thiên nhiên trong năm 2007, giảm thu ngân sách từ tổng công ty Khí… Trong khi đó, giảm thu từ phí xăng dầu do giá xăng dầu tăng cao nên lượng tiêu thụ không đạt mức dự kiến. - Theo báo cáo của Bộ trưởng Bộ tài chính Vũ Văn Ninh, tổng số thu cân đối NSNN năm 2008 ước đạt 399.000 tỷ đồng, vượt dự toán 76.000 tỷ đồng. Dự ước tổng số thu NSNN đạt khá, vượt 23,5% so với dự toán, tăng 26,3% so với thực hiện năm 2007, đạt tỷ lệ động viên 26,8% GDP. Tính đến cuối tháng 9 – 2008, tổng thu NSNN ước đạt 90,5% dự toán cả năm do Quốc hội phê duyệt, cao hơn rất nhiều so với tỷ lệ tương ứng ( 68,6%) của năm ngoái. Trong đó, thu nội địa đạt 84,8%, thu từ dầu thô đạt 86%, thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất khẩu đạt 111%. Trong thu nội địa, thu từ khu vực Nhà nước đạt 83%; thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ( không kể dầu thô) đạt 75%; thu từ thuế công, thương nghiệp và dịch vụ ngoài Nhà nước đạt 77,7%; thuế thu từ người có thu nhập cao đạt 105,6%; thu phí xăng dầu đạt 68,3%; thu phí và lệ phí đạt 72,8%. “Nét nổi bật nhất trong công tác thu ngân sách năm 2008 là mặc dù nền kinh tế phải đối phó với rất nhiều khó khăn, thách thức và biến động khó lường, nhiều khoản thu giảm mạnh vào những tháng cuối năm, nhưng tổng thu nội địa (trừ dầu) vẫn đạt mức tăng trưởng cao. Đặc biệt, số thu từ khu vực doanh nghiệp đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất từ trước đến nay”, phó

12

tổng Cục trưởng tổng Cục thuế Nguyễn Đình Vu nhận định. Một trong những điểm nổi bật nữa của công tác thu ngân sách năm 2008, theo ông Vu là khu vực doanh nghiệp Nhà nước ( DNNN) đã “bắt nhịp” được với sự phát triển , khi số nộp ngân sách đã đạt mức tăng trưởng 30,6%. Khu vực doanh nghiệp dân doanh ngày càng trở nên quan trọng của nền kinh tế, tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng, khi số thu ngân sách tăng trên 33%. Năm 2007 là năm thành công trong thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài , nên sau một số năm, số thu ngân sách đạt tốc độ tăng trưởng thấp, khu vực này đã đạt tốc độ tăng trưởng 32,5% năm 2008”. Tuy nhiên Ngân sách của quốc hội cho rằng mức vượt dự toán này chủ yếu từ yếu tố bên ngoài, yếu tố bán tài nguyên, đất đai. Số thu từ nội lực của nền kinh tế còn rất thấp và có phần giảm sút. Báo cáo của uỷ ban Tài chính – Ngân hàng Quốc hội cũng đưa ra phân tích mặc dù vượt dự toán 76.000 tỷ đồng , nhưng có 35.000 tỷ đồng vượt dự toán là do giá dầu thô trên thị trường thế giới tăng 41 USD/ thùng so với giá tính dự toán; thu XNK tăng 23.500 tỷ đồng ( tăng 34,6% so dự toán), thu từ đất tăng 5.500 tỷ đồng ( tăng 33,3% so dự toán). Điều đó chứng tỏ rằng số thu vượt dự toán chủ yếu phụ thuộc vào yếu tố bên ngoài, yếu tố bán tài nguyên, đất đai; số thu từ nội lực của nền kinh tế còn rất thấp và có phần giảm sút. Thu nội địa ( trừ tiền sử dụng đất) chỉ tăng 5,9% so với dự toán, thu từ khu vực DNNN chỉ tăng 1,5% dự toán, doanh nghiệp đầu tư nước ngoài tăng 2,1% so với dự toán, doanh nghiệp ngoài quốc doanh tăng 5,9% so với dự toán; tốc đọ tăng thu giảm dần so với đầu năm… Điều đó cho thấy, sản xuất kinh doanh năm 2008 có biểu hiện chững lại, phát sinh rất nhiều khó khăn ở các khu vực kinh tế, kéo theo số thu NSNN

13

không ổn định và không đều như các năm trước đây. Nếu loại trừ yếu tố tăng giá thì thu nội địa thực chất thấp hơn so với dự toán. - Trên cơ sở chỉ tiêu đã đạt được những năm trước và tình hình kinh tế thế giới cũng như trong nước, Quốc hội thông qua dự toán NSNN năm 2009 là 389.300 tỷ đồng, bằng 21,5% GDP. Thông tin trên được Bộ Tài chính cho biết ngày 15-1. Với trên 10 tỷ USD trong số trên 60 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài năm 2008 đã được giải ngân, năm 2009, khu vực này được trông đợi sẽ tiếp tục đóng góp nhiều hơn vào NSNN. Trong đó, thu nội địa ( không kể dầu thô) tăng 13,7% so với ước thực hiện năm 2008, không kể thu tiền sử dụng đất theo đăng ký của địa phương tăng 15,8% so với ước thực hiện năm 2008. Kết quả thu ngân sách tăng cao vào năm 2008, nhưng ngành thuế đang phải đối mặt trước sự suy giảm nguồn thu. Mức giảm thu gần đây khá lớn và diễn ra ở hầu khắp các địa phương. Thống kê của Tổng cục Thuế cho thấy, từ đầu năm đến ngày 10/2, thu nội địa đạt 21.663 tỷ đồng( bằng 7,3% so với dự toán), chỉ bằng 65,1% so với cùng kỳ. Nhìn chung hầu hết các khoản thu đều đạt thấp so với dự toán và giảm so với cùng kỳ năm 2008. Theo nhận định của tổng cục thuế, bên cạnh lý do giảm thu do kinh tế suy thoái, trong năm 2009, toàn ngành sẽ phải thực hiện những giải pháp của Chính phủ về giãn, giảm thuế cho DN để chống suy giảm kinh tế. Điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến số thu của toàn ngành, nhất là tại những địa bàn có nhiều DN nhỏ và vừa - đối tượng được hưởng hỗ trợ của chính phủ thông qua các chính sách thuế. Dự kiến tổng thu NSNN năm nay vượt 23,5% so với dự toán và tăng 26,3% so với kết quả thực hiện năm ngoái. Tuy nhiên, theo phân tích của Uỷ ban Tài chính và Ngân sách Quốc hội, thu ngân sách

14

năm nay chức đựng nhiều yếu tố đột biến, không ổn định. Trong 76.000 tỷ đồng vượt dự toán, có tới 35,4 nghìn tỷ đồng chênh lệch giá dầu thô so với tính toán ban đầu. Giá tính dự toán dự toán thu từ dầu thô là 64 USD mỗi thùng xong giá bình quân dự kiến thực hiện xấp xỉ 105 USD. Thu từ xuất khẩu vượt 23.500 tỷ đồng và thu từ đất vượt 5.500 tỷ đồng so với dự toán đầu năm. Cả ba yếu tố này đều rất bấp bênh, đặc biệt trong bối cảnh giá dầu thô tiếp tục giảm mạnh, xuất khẩu cũng bị đe doạ khi thế giới đối mặt với nguy cơ suy thoái. Trong khi đó thu từ nội lực của nền kinh tế tăng thấp, nếu loại trừ yếu tố lạm phát thì mảng thu này thực chất thấp hơn dự toán. Sản xuất kinh doanh năm 2008 có biểu hiện chững lại, phát sinh nhiều khó khăn ở các khu vực kinh tế khiến thu ngân sách vốn đã phụ thuộc nhiều vào các yếu tố bên ngoài, nay lại càng trở nên bấp bênh, thiếu ổn định. Yếu tố thứ hai ảnh hưởng đến kết quả thu là biến động khó lường của giá dầu thô trên thế giới . Chính phủ dự kiến giá dầu thô tính dự toán thu NSNN năm 2009 là 70 USD mỗi thùng ( trước đó là 90 USD/ thùng), thấp hơn giá dầu bình quân năm 2008 là 35 USD khiến giảm thu khoảng 36 nghìn tỷ đồng so với ước thực hiện năm 2008. Dự kiến thu từ dầu thô năm sau chỉ đạt 81,4 nghìn tỷ đồng, giảm 19,6 nghìn tỷ đồng so với ước thực hiện năm 2008, trên cơ sở giá bán dự kiến 70 USD mỗi thùng và tính cả 3,5 triệu tấn sẽ bán cho nhà máy lọc dầu Dung Quất. 2. Một vài đánh giá về thu NSNN : Từ thực trạng trên của thu NSNN, chúng ta có thể đánh giá về những thành tựu đã đạt được trong công tác thu NSNN cũng như những mặt còn yếu kém tồn tại như sau: 2.1. Những mặt đã đạt được và cần phát huy của thu NSNN: - Một cách tổng quan, nhìn chung thu NSNN luôn được giữ ở trạng thái 15

gia tăng và vượt dự toán, lượng thu năm sau cao hơn năm trước. Trong đó, thu từ dầu thô, bất động sản, hoạt động XNK chiếm tỷ trọng lớn và không ngừng tăng, thu từ phí, lệ phí … và các nguồn thu khác của NSNN cũng tương đối ổn định . Thuế đã được xem xét đúng với vai trò cơ bản của nó trong cơ chế thị trường là tạo nguồn thu chủ yếu cho NSNN, hệ thống thuế đã và đang được cải tạo theo hướng mở rộng cơ sở thu thuế, tăng được tỷ lệ động viên từ thuế so với GDP, các sắc thuế có nội dung tương đối rõ ràng, đơn giản, dễ hiểu , dễ làm, dễ kiểm tra và không trùng lắp, nhiều sắc thuế mới ban hành phù hợp với điều kiện nước ta và thông lệ quốc tế ( ví dụ như thuế thu nhập, thuế đất đai, thuế sử dụng tài nguyên…). Hiện tượng thất thu thuế được hạn chế . Ngành thuế đang tiếp tục thực thi hiệu quả các giải pháp mà chính phủ chỉ thị , chăm lo cho công tác quản lý và nâng cao trình độ của cán bộ thuế … nên nhiều năm liền đã luôn hoàn thành dự toán được giao. - Chính phủ đã điều chỉnh và rà soát các nguồn thu ngân sách, chú trọng vào các nguồn thu lớn như thu từ dầu mỏ, hoạt động xuất nhập khẩu, bất động sản…, đồng thời những hoạt động kinh tế của Nhà nước không ngừng phát triển cũng đóng góp một phần ổn định vào NSNN. Nền kinh tế tăng trưởng đã thúc đẩy các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước đóng góp tự nguyện vào NSNN. Mặt khác chính phủ cũng sử dụng tốt các công cụ kinh tế vĩ mô như phát hành trái phiếu đã huy động được nguồn vốn trong dân cư đóng góp trực tiếp vào NSNN… 2.2. Những mặt yếu kém tồn tại của thu NSNN: Trong hơn hai thập niên chuyển sang kinh tế thị trường, các hoạt động kinh doanh thương mại ở Việt Nam đã và đang phát triển rất nhanh nhưng có một lĩnh vực vẫn đang phát triển rất chậm. Đó là thu NSNN , đặc biệt là thu thuế. 16

2.2.1. Thu NSNN chưa ổn định: - Tuy thu NSNN năm nào cũng vượt dự toán, năm sau tăng so với năm trước, nhưng sự gia tăng chứa đựng nhiều yếu tố bất ổn và phụ thuộc vào bên ngoài, nguồn thu nội địa của nền kinh tế chỉ chiếm 46% là quá thấp. Do đó có thể nói thu NSNN của chúng ta chưa bền vững , đặc biệt những nguồn thu chủ yếu lại bấp bênh. 2.2.2. Cơ cấu thu NSNN còn chứa đựng nhiều yếu tố rủi ro:

17

Năm TỔNG THU Thu trong nước (Khụng kể thu từ dầu thụ) Thu từ doanh nghiệp Nhà nước Thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài Thu từ khu vực công, thương nghiệp, dịch vụ ngoài quốc doanh Thuế sử dụng đất nông nghiệp Thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao Lệ phí trước bạ Thu xổ số kiến thiết Thu phí xăng dầu Thu phớ, lệ phớ Các khoản thu về nhà đất Cỏc khoản thu khỏc

Cơ cấu thu ngân sách Nhà nước 2000 2002 2003 2004 2005 100. 100. 100.0 100.0 0 0 100.0 51.6 54.7 50.95 51.29 7 7 52.49 18.8 16.8 21.7 20.24 8 5 17.12

2006 100.0 52.03 16.58

5.22

5.87

6.53

7.91

8.36

9.25

6.39

6.27

6.8

6.95

7.42

7.9

1.96

0.62

0.1

0.07

0.06

0.04

2.02 1.03 2.17 2.41 2.99 3.11 1.95

1.89 1.07 2.45 2.42 2.44 4.43 3.59

1.84 1.37 2.39 1.88 2.19 9.15 4.18 25.4 3 18.2 9

1.85 1.23 2.32 1.73 1.84 7.78 2.79

1.85 1.2 2.2 1.42 1.78 7.35 2.45

Thu từ dầu thụ

25.93

Thu từ hải quan Thuế xuất. nhập khẩu. thuế tiêu thụ đặc biệt hàng nhập khẩu; Thu chênh lệch giá hàng nhập khẩu Thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu Thu viện trợ khụng hoàn lại

20.89

1.94 1.19 2.4 2.1 2.15 6.93 2.65 24.1 21.4 5 22.2 25.49 3

14.95

14.1 17.83 2

11.3 4

10.36 9.4

5.94

7.66

8.1

6.94

6.33

5.92

2.23

1.82

1.95

1.51

1.66

2.83

29.16 29.82 16.7

15.32

18

( Theo số liệu của Tổng cục thống kê tháng 3 năm 2009 http://www.gso.gov.vn ) Qua bảng cơ cấu thu ngân sách nhà nước 2000 – 2006 ta thấy: - Nhiều năm qua, dầu thô và các loại thuế xuất, nhập khẩu luôn chiếm tỷ trọng lớn trong thu ngân sách. Nếu so với các nước trong khu vực và thế giới, thì cơ cấu thu ngân sách của nước ta như vậy là chưa bền vững, phụ thuộc nhiều vào dầu thô, do đó không thể chủ động trong dự toán thu NSNN và luôn rơi vào trạng thái phải suy đoán và đối phó… - Cơ cấu thu NSNN ta hiện nay cũn cú nhiều yếu tố không ổn định và có sự rủi ro. Ví dụ về quy mô thu ngân sách phụ thuộc vào các tài nguyên không tái tạo như dầu khí, hiện chiếm khoảng 30% tổng thu ngân sách, trong khi tỷ trọng thu từ nhập khẩu có xu hướng giảm. Cùng với đó là tính công bằng và hiệu quả trong thu ngân sách cũn bất hợp lý giữa các vùng miền, các địa phương; sức ép về thay đổi cơ cấu thu của hội nhập kinh tế… - Hiện nay, thu ngân sách dự quá nhiều vào các khoản thu quốc doanh mà điển hình nhất là thu dầu khí. Trong khi nguồn thu này mang tính chất không ổn định, dễ gây rủi ro cho ngân sách thì các khoản thu cơ bản truyền thống của ngân sách như các khoản thuế thu nhập ( trực thu và gián thu, điển hình là thuế thu nhập cá nhân, thuế đất ) và các khoản phí và lệ phí lại bị thất thu nghiêm trọng. Ngân sách nhà nước đó "mất" quá nhiều khi không áp dụng được thuế thu nhập cá nhân, khi các nguồn thu rất lớn từ đất chủ yếu rơi vào tay các cá nhân, nhất là các nhà đầu cơ. - Thu ngân sách phụ thuộc rất nhiều vào sự tăng trưởng của nền kinh tế, những năm trước đây nền kinh tế nước ta đang trên đà phát triển, GDP tăng nhanh thì nguồn thu ngân sách cũng dồi dào hơn, hiện tại nền kinh tế

19

thế giới đang bên bờ suy thoái, kinh tế trong nước cũng gặp vô vàn khó khăn, dẫn đến thu NSNN càng trở nên bấp bênh. 2.2.3. Công tác quản lý thu ngân sách Nhà nước còn nhiều bất cập. - Công tác dự báo làm căn cứ lập dự toán thu năm sau cũng nhiều bất cập, ảnh hưởng đến việc điều hành ngân sách của Chính phủ, Bộ Tài chính. Nhiều khoản thu mang tính thường xuyên của NSNN, các khoản thu để lại chi quản lý qua ngân sách không được lập và giao dự toán làm cơ sở quản lý, kiểm soát chi tiêu. - Về điều hành ngân sách, ngoài tình trạng một số đại phương không nộp kịp thời vào NSNN các khoản thu về đất, vẫn còn tình trạng thất thu ngân sách do các hiện tượng gian lận thương mại, báo cáo sai lệch. Một số địa phương không nộp kịp thời vào ngân sách, nhất là các đơn vị sự nghiệp có thu nhập không lập báo cáo tài chính hoặc báo cáo không đầy đủ các nguồn kinh phí, khi lập quyết toán không xử lý kịp thời cỏc khoản tạm ứng, các khoản phải thu, phải trả. Nợ khối lượng xây dựng cơ bản lớn dẫn đến đầu to xây dựng có chiều hướng tăng, tạo ra tình trạng đầu tư dàn trải, không phát huy được hiệu quả của nguồn vốn. Trong khi đó, công tác dự án quản lý kinh phí dự án nhiều bất cập. Việc sử dụng kinh phí sai mục đích còn ở nhiều địa phương. Và đặc biệt là có nhiều địa phương ban hành nhiều văn bản về sử dụng ngân sách không phù hợp với pháp luật, hoặc vượt thẩm quyền quy định, để thu chi ngân sách - Về công tác quản lý và thu thuế, Ủy ban Tài chính - Ngân sách cho rằng, việc triển khai thực hiện Luật quản lý thuế mặc dự đó tạo ra sự chuyển biến tớch cực, cụng tỏc quản lý thu thuế mặc dự đó tạo ra sự chuyển biến tích cực, công tác quản lý thu thuế có tiến bộ nhưng mức độ vẫn cũn hạn chế. Tình trạng nợ đọng thuế có dấu hiệu gia tăng, trong bối cảnh tình hình 20

kinh tế có khó khăn, mức phạt chậm nộp thấp hơn lãi suất vay ngân hàng, dẫn tới nhiều doanh nghiệp chiếm dụng tiền nộp thuế; tình trạng buôn bán hóa đơn bất hợp pháp, buôn lậu, gian lận thương mại, hạch toán sai lệch kết quả tài chính để trốn lậu thuế … vẫn chậm được khắc phục; các biện pháp ngăn chặn, xử lý vi phạm chưa đủ mạnh, chưa triệt để.

21

PHẦN III BIỆN PHÁP TĂNG NGUỒN THU CỦA NSNN Nước ta đang đà phát triển nên cần phải chú nguồn vốn lớn và phải huy động tối đa các nguồn tài chính đưa vào phát triển kinh tế. Thế nhưng vấn đề không chỉ ở muc tiêu tăng trưởng trước mắt ma phải chăm lo đến tăng trưởng bền vững mà. Hơn thế nữa hiện nay cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu dẫn đến thu NS giảm mạnh.Chính vì thế mà tăng cường khai thác nguồn thu của Ngân Sách Nhà Nước có tầm quan trọng quyết định 1. Thuận lợi, khó khăn trong công tác thu NSNN và định hướng thu NSNN trong thời gian tới: 1.1. Những thuận lợi: Hệ thống chính trị ổn định, Đảng và Nhà nước đang có sự quan tâm đúng mức đến công tác thu NSNN nhằm hướng tới một ngân sách bền vững, ổn định làm điều kiện để thực hiện tốt các mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội. Những quy định pháp luật về thu NSNN ngày càng hoàn thiện hơn giúp cho tiến trình thực hiện thu NSNN ngày càng thuận lợi hơn, với sự ra đời, sửa đổi và bổ sung của luật NSNN và nhiều quyết định, quy định khác được ban hành. Hội nhập kinh tế quốc tế đã mở ra nhiều hướng phát triển cho nền kinh tế, thu hút đàu tư nước ngoài vào Việt Nam làm môi trường đầu tư được cải thiện, từ đó đã tạo ra sự tăng trưởng mạnh mẽ trong nguồn thu NSNN. Chính phủ đã chú trọng đến khai thác nguồn thu nội địa trong đièu

22

kiện nền kinh tế nhiều biến động, Nhà nước đã có những điều chỉnh về thuế, cơ chế thu chi khi tham gia vào WTO để vấn đề thu NSNN ngày càng được đảm bảo hơn. 1.2. Những khó khăn: Bên cạnh những thuận lợi có được, nước ta đang phải đối phó với hàng loạt những khó khăn trong thu NSNN trong thời gian tới. Nguồn thu NSNN có thể không ổn định, do đất nước đang bước vào thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế, Nhà nước phải thực hiện các cam kết quốc tế và thúê quan, do ảnh hưởng từ những biến động suy thoái của nền kinh tế thế giới, nguồn ODA có thể bị sụt giảm. Bên cạnh đó Nhà nước đang phải hỗ trợ nhiều hơn cho nền kinh tế như trợ giá xăng dầu, nông sản… Năng lực và trình độ quản lý của bộ máy Nhà nước còn nhiều yếu kém, những vấn đề trên có thể là trở ngại lớn để nước ta thu NSNN. 1.3. Định hướng thu NSNN trong thời gian tới: Từ những thuận lợi và thách thức trong thời gian sắp tới, nước ta cần phải định hướng xây dựng và thực hiện thu NSNN bền vững đủ sức đương đầu với những bất ổn trong điều kiện hội nhập quốc tế. Nhà nước cần đánh giá và khai thác tốt các nguồn thu, phân bổ và sử dụng các nguồn lực hợp lý để đạt được các mục tiêu kinh tế – xã hội đề ra, xử lý tốt những vấn đề còn bất cập của cơ chế phân cấp quản lý các cấp NSNN trong hệ thống NSNN. Đảm bảo được các vấn đề nêu trên thì thu NSNN trong thời gian tới sẽ đạt được nhiều kết quả khả quan. 2. Ta có các nguồn thu chính sau: Thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh trong nước, th từ lưu thông – phân phối hàng hóa, thu từ hoạt động dịch vụ

23

Thu từ nguồn thu nước ngoài như thu từ vay nợ, viện trợ của nước ngoài 3. Từ đó chúng tôI đưa ra một số giải pháp sau: Đối với tăng thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh trong nước: - Nâng cao tỉ trọng xuất khẩu dẩu mỏ và khoáng sản vì ở nước ta thu Ngân Sách phụ thuộc nhiều vào thu từ xuất khẩu dầu thô( xấp xỉ 70 nghìn tỷ đồng/ năm) - Nâng cao việc giám sát thu thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác của NSNN liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu vì thu từ hoạt động này khá cao( xấp xỉ 40 nghìn tỷ đồng/ năm) - Có những chính sách ưu đãi đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu như: trợ cấp xuất khẩu, giảm thuế,nhập khẩu linh kiện được hưởng chính sách nội địa hóa… - Thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nên: + Có những chính sách thuế phù hợp để kích thích tăng trưởng kinh tế: vừa huy động được vốn cho nhà nước, vừa khuyén khích tích tụ vốn của doanh nghiệp + Cần phảI hợp lý hóa những khuyến khích về thuế hơn nữa, không chỉ nhăm đảm bảo tạo ra một sân chơi bình đẳng cho các nhà đầu tư trong nước mà còn để giảm chi phí cho các nhà đầu tư nói chung do sự không chắc chắn + Giảm thuế thu nhập doanh nghiệp vừa phải, kết hợp với hệ thống khuyến khích thuế hợp lý và minh bạch hơn, và việc thực thi một cách công bằng + Cần ổn định mức huy động bằng thuế, sửa đổi và bổ sung những chính sách thuế cho phù hợp với thu nhập của dân cư và doanh nghiệp tránh tình trống thu thuế quá cao gây mất lòng tin,giảm động lac lao động sáng tạo 24

+ Tăng cường các biện pháp chống trốn thuế lậu thuế,gian lận thương mại, đánh giá kỹ những khoản thất thu từ thuế, phí, lệ phí…cũng như tăng cường công tác quản lý thu thuế - Đối với tổ chức bộ máy thu nộp : + Hiện đại hóa công tác quản lý trong bộ máy hành chính: quy trinh, thủ tục, các hồ sơ cần thiết khi thu, nộp, miễn, giảm, hoàn trả các khoản thu NSNN phải được thông báo và niêm yết công khai, dễ hiểu, và bộ máy thu tránh cồng kềnh không tương thích + Tăng cường công tác tuyên truyền, dịch vụ hỗ trợ nộp thuế để dáp ứng yêu cầu của người nộp thuế: như là việc nộp thuế qua hệ thống ngân hàng không phải trực tiếp đến cơ quan … + Đẩy mạnh công tác thanh tra kiểm tra. Sao phải đảm bảo tính trung thực, minh bạch… +. Chú trọng đạo đức nghề nghiệp và không ngừng nâng cao năng lực chuyên môn đối với cán bộ thuế: Như lời Bác Hồ dạy: “ hiền tài là nguyên khí của quốc gia”. Cán bộ thuế là công chức Nhà nước, làm việc trong cơ quan thuế – cơ quan Nhà nước, cũng như bất kỳ người dân hay công chức nào khác cán bộ thuế cần có đạo đực nghề nghiệp và năng lực chuyên môn. Cán bộ thuế thực hiện nhiệm vụ hướng dẫn, đôn đốc và kiểm tra quá trình thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của các tổ chức, cá nhân cho Nhà nước, vì thế cần có đạo đức nghề nghiệp và năng lực chuyên môn trong thực thi nhiệm vụ. Nếu cán bộ thuế không có đạo đức nghề nghiệp, năng lực chuyên môn kém, việc thực hiện nhiệm vụ có thể gây hại cho Nhà nước hoặc cho người nộp thuế. Cán bộ thuế trực tiếp quan hệ với người nộp thuế, với tiền bạc nên cần có năng lực và chuyên môn cũng như đạo đức nghề nghiệp đễ

25

không dễ bị “mua chuộc”. Do đó cần không ngừng bồi dưỡng nhân lực của ngành thuế, đảm bảo cả đức lẫn tài. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường mở cửa hiện nay, cán bộ thuế cần được bồi dưỡng kiến thức về kinh tế học vi mô, kinh tế học vĩ mô, kinh tế công cộng, kinh tế phát triển… là nền tảng kiến thức kinh tế cần thiết. Về kiến thức pháp luật, cán bộ thuế cần nắm rõ chính sách của Nhà nước, luật pháp về chính sách thuế… Ngoài ra cán bộ thuế cần được bồi dưỡng và tự học để có kiến thức ngoại ngữ sao cho đảm bảo công tác quản lý thuế, đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế. - Chính sách vay dân : như là phát hành trái phiếu chính phủ,tín phiếu ra công chúng…. - Trong khi khai thác, cho thuê, nhượng bán tài sản, tài nguyên quốc gia tăng thu cho NS, cần phải chú trọng tới việc nuôi dưỡng, tái tạo, và phát triển các tài nguyên ấy - Nhà nước cũng nên đầu tư trực tiếp vào một số doanh nghiệp quan trọng trong những nghành những lĩnh vực then chốt để tạo nguồn thu cho NS - tránh thất thu trong NSNN: tham nhũng, lãng phí…. đối với nguồn thu tư nước ngoài: - Phát hành trái phiếu chính phủ : đây là giải pháp mở ra khả năng huy động nguồn vốn rất lớn, hơn nữa nó cũng có ý nghĩa động viên nguồn lực ngoài tư bên ngoài, đẩy mạnh dự án đầu tư công theo hướng kich cầu - Tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài đặc biệt là thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài - Vay nợ từ nguồn vốn ODA

26

Tuy nhiên đây là những biện pháp kéo theo vấn đề phụ thuộc nước ngoài cả về chính trị lẫn kinh tế và làm giảm dự trữ ngoại hối quá nhiều khi trả nợ, làm cạn dự trữ quốc gia sẽ dẫn đến khung hoảng tỷ giá. Vì vậy chúng ta không nên ỷ nại hay trông chờ vào nó

27

KẾT LUẬN

Sau khi tìm hiểu sơ qua về thực trạng công tác thu NSNN và những ý kiến giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác thu NSNN cũng như khai thác tốt hơn, triệt để hơn các nguồn thu cho ngân sách. Chúng ta đã thấy rõ được những mặt ưu điểm đã đạt được, những thành tích đáng kể mà công tác thu NSNN đã gặt hái được sau hơn 20 năm đổi mới cũng như những mặt yếu kém, hạn chế còn tồn tại, những thuận lợi cũng như những khó khăn còn ở trước mắt… đòi hỏi toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta đoàn kết cùng nhau chung sức chung lòng khắc phục và vượt qua, để công tác thu NSNN nói riêng và quản lý, phân phối NSNN nói chung được thực hiện ngày càng tốt và minh bạch, để NSNN thực hiện được những chức năng, vai trò quan trọng của mình đối với nền kinh tế – xã hội của quốc gia, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển đất nước.

28

TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Giáo trình lý thuyết – Học viện Tài chính. 2. 2.Các wedside ( đường link cụ thể) dưới đây: http://www.vnchannel.net/news/xa-hoi/200810/quoc-hoi-thao-luan-ve-ngansach-nha-nuoc-thu-bap-benh-chi-hoanh-trang.113267.html http://atpvietnam.com/vn/thongtinnganh/25097/index.aspx http://www.khoahockinhte.edu.vn/danh-sach-truong/111ai-hoc-kinh-tequoc-dan-1/tin-tuc/bon-giai-phap-thu-ngan-sach-nam-2007 http://www.vnchannel.net/news/xa-hoi/200812/ngan-sach-nha-nuoc-nam2009-gap-kho.123464.html http://www.vnmedia.vn/newsdetail.asp?newsid=146687&catid=26 http://vneconomy.vn/20081030125025234P0C6/nam-2009-thu-ngan-sachco-the-giam-36000-ty-dong.htm http://vneconomy.vn/20081204122148621P0C6/thu-thue-dang-co-xuhuong-giam-manh.htm http://www.baovietnam.vn/kinh-te/145580/25/Chua-thu-thue-thu-nhap-denthang-52009 http://www.vnexpress.net/GL/Kinh-doanh/2006/05/3B9EA378/ http://www.taichinhvietnam.com/taichinhvietnam/modules.php? name=News&file=article&sid=14527 http://www.baomoi.com/Home/TaiChinh/www.ktdt.com.vn/Thu-thue-nam2008-tang-36/2317882.epi http://www.onboom.com/Bai_viet/Noi_dung/1773/142/ 29

http://www.agro.gov.vn/news/newsDetail.asp?targetID=6303 http://www.cand.com.vn/vi-VN/kinhte/2009/4/111292.cand

DANH SÁCH NHÓM THẢO LUẬN – NHI.K10

1. Vũ Thị Ngoc Ánh 2. Phạm Thùy Dương 3. Bùi Thị Ngần 4. Trần Thị Phương Yên 5. Hà Hải Yến 6. Tạ Thị hải 7. Ngô Thị thắm 8. Nguyễn Thị Thảo 9. Trương Thu Hương 10.

Nguyễn Anh Dũng

30

Related Documents

Thao Luan Tai Chinh.
June 2020 9
Tai Chinh
June 2020 11
Bai Thao Luan
November 2019 15
Bai Thao Luan 1
November 2019 14
Kq-thao Luan
June 2020 6
Thao Luan Chung Khoan
November 2019 16