Tên đề tài: Phân tích báo cáo tài chính tại Xí nghiệp kinh doanh dịch vụ tổng hợp. SVTH: Vương Thị Bích Thùy Email:
[email protected] GVHD: Lê Thị Minh Tuyết Nội dung gồm: Mục tiêu: Phân tích báo cáo tài chính là cơ sở quan trọng giúp cho nhà quản trị xác định được tình hình tài chính của doanh nghiệp để từ đó đưa ra các chiến lược thích hợp hỗ trợ cho kế hoạch tăng trưởng của doanh nghiệp. Đồng thời nó còn giúp cho các đối tượng khác thấy được tình hình tài chính của doanh nghiệp để từ đó đưa ra các quyết định đúng đắn. Nội dung thực hiện: - Phân tích tình hình tài chính qua các báo cáo tài chính. + Phân tích tình hình tài sản, nguồn vốn và mối quan hệ giữa chúng. + Phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. + Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ. - Phân tích tình hình tài chính qua các chỉ số tài chính. Kết quả: Trong năm 2004 Xí nghiệp đầu tư mạnh vào tài sản cố định và đầu tư dài hạn và chủ yếu sử dụng nguồn vốn vay để đáp ứng cho nhu cầu này. Và biến động các khoản mục trong tài sản, nguồn vốn trong năm 2004 là phù hợp với tình hình kinh doanh hiện nay của Xí nghiệp. Tuy nhiên Xí nghiệp cần phải quan tâm hơn đến kết cấu của tài sản vì trong cả 2 năm 2003 và 2004 tài sản cố định và đầu tư dài hạn chiếm tỷ trọng lớn hơn tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn mà Xí nghiệp hoạt động chủ yếu bêb lĩnh vực thương mại dịch vụ nên đây là một điều chưa được hợp lý. Còn trong nguồn vốn, tuy nợ phải trả năm 2004 tăng lên là hoàn toàn hợp lý nhưng do trong năm này khả năng thanh toán ( trừ khả năng thanh toán nhanh của Xí nghiệp) đều thấp hơn yêu cầu thông thường nên Xí nghiệp có thể sẽ chịu áp lực về thanh toán kho các khoản nợ này đến hạn. Còn trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cũng như báo cáo lưu chuyển tiền tệ đều chứng tỏ trong năm 2004 hoạt động kinh doanh của Xí nghiệp gặp nhiều thuân lợi.
PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI XÍ NGHIỆP KINH DOANH DỊCH VỤ TỔNG HỢP CÔNG TY TANIMEX PHẦN I. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TANIMEX I. Công ty sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu dịch vụ và đầu tư Tân Bình 1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty Tanimex 2. Chức năng và nhiệm vụ của công ty Tanimex 2.1. Chức năng của công ty Tanimex 2.2. Nhiệm vụ của công ty Tanimex II. Xí nghiệp kinh doanh dịch vụ tổng hợp 1. Sự cần thiết ra đời và quá trình hình thành Xí nghiệp. 2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Xí nghiệp 2.1. Chức năng của Xí nghiệp 2.2. Nhiệm vụ của Xí nghiệp. 2.3. Quyền hạn của Xí nghiệp. 3. Các loại hình kinh doanh tại Xí nghiệp 3.1. Kinh doanh cho thuê kho xưởng, nhà kho, nhiên liệu, căn hộ chung cư. 3.2. Dịch vụ du lịch, khách sạn, nhà hàng. 3.3. Sản xuất – gia công. 3.4. Dịch vụ phục vụ các doanh nghiệp. 4. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Xí nghiệp 4.1. Hình thức tổ chức. 4.2. Cơ cấu tổ chức. 4.3. Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận, phòng ban trong Xí nghiệp - Giám đốc Xí nghiệp. - Phó giám đốc Xí nghiệp. - Phòng tổ chức hành chính. - Phòng kế toán tài vụ. - Phòng kinh doanh tổng hợp. - Các đội, xưởng sản xuất, cửa hàng. 5. Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán tại Xí nghiệp. 5.1. Hình thức tổ chức. 5.2. Cơ cấu tổ chức. 5.3. Nhiệm vụ của từng bộ phận trong phòng kế toán. - Kế toán trưởng. - Kế toán tổng hợp. - Kế toán thanh toán. - Kế toán công nợ. - Kế toán vật tư, hành hoá. - Kế toán ngân hàng.
- Kế toán XDCB + TSCĐ + CCDC - Thủ quỹ. 6. Tình hình tổ chức công tác kế toán. 6.1. Hệ thống chứng từ. 6.2. Hệ thống tài khoản. 7. Hình thức kế toán doanh nghiệp áp dụng. 7.1. Hình thức sổ sách. 7.2. Sơ đồ chứng từ sử dụng. 7.3. Trình tự ghi chép và xử lý chứng từ 8. Đặc điểm về áp dụng máy tính trong công tác kế toán tại Xí nghiệp. 9. Những thuận lợi và khó khăn hiện nay của Xí nghiệp. 9.1. Thuận lợi. 9.2. Khó khăn. PHẦN II. PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI XÍ NGHIỆP KINH DOANH DỊCH VỤ TỔNG HỢP A. Những lý luận chung về Phân tích báo cáo tài chính I. Khái niệm, nội dung, ý nghĩa, nhiệm vụ của phân tích báo cáo tài chính 1. Khái niệm phân tích báo cáo tài chính. 2. Nội dung phân tích báo cáo tài chính. 3. Ý nghĩa phân tích báo cáo tài chính. 4. Nhiệm vụ phân tích báo cáo tài chính. II. Phưong pháp và tài liệu sử dụng phân tích báo cáo tài chính. 1. Phương pháp phân tích báo cáo tài chính. . - Phương pháp so sánh so sánh số tuyệt đối, số tương đối. so sánh theo quy mô chung - Phương pháp thay thế liên hoàn. - Phương pháp số chênh lệch 2. Tài liệu sử dụng phân tích báo cáo tài chính. - Bảng cân đối kế toán. - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ. - Bảng kết quả hoạt động kinh doanh. - Thuyết minh báo cáo tài chính. III. Phân tích khái quát tình hình tài chính qua báo cáo tài chính. 1. Phân tích khái quát về tài sản ( bảng cân đối kế toán ). Dùng phưong pháp phân tích theo chiều dọc và theo chiều ngang để: + Xem xét, đánh giá các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn của doanh nghiệp hiện nay trên thị trường như thế nào
+ Xem xét các khoản phải thu + Xem xét các mục HTK + Xem xét TSLĐ khác + Xem xét TSCĐ để xem giá trị hữu dụng và giá trị kinh tế của nó trên thị trường. 2. Phân tích khái quát về nguồn vốn ( bảng cân đối kế toán ). Dùng phưong pháp phân tích theo chiều dọc và theo chiều ngang để: + Xem xét và đánh giá các khoản mục nợ ngắn hạn doanh nghiệp đang khai thác như vay ngắn hạn, phải trả người bán, người mua trả tiền trước,…có phù hợp không? + Xem xét, đánh giá các khoản nợ dài hạn doanh nghiệp đang sử dụng như thế nào. + Xem xét và đánh giá các khoản nợ khác như chi phí trả trước,..có phù hợp với mục đích sử dụng vốn hay không? + Xem xét và đánh giá nguồn vốn chủ sở hữu doanh nghiệp đang khai thác… 3. Phân tích mối quan hệ cân đối giữa tài sản với nguồn vốn ( bảng cân đối kế toán ). + Phân tích mối quan hệ giữa tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn. + Phân tích mối quan hệ giữa tài sản dài hạn và nợ dài hạn. Và để xem xét tình hình tài chính của doanh nghiệp như thế nào, ta thường đi sâu vào phân tích chỉ tiêu luân chuyển vốn. Vốn luân chuyển = Tài sản ngắn hạn - Nợ ngắn hạn Tài sản ngắn hạn + Tài sản dài hạn = Nợ ngắn hạn + Nợ dài hạn + Nguồn vốn chủ sở hữu Tài sản ngắn hạn - Nợ ngắn hạn = Nợ dài hạn + Nguồn vốn chủ sở hữu – Tài sản dài hạn Vốn luân chuyển = Nợ dài hạn + Nguồn vốn chủ sở hữu – Tài sản dài hạn 4. Phân tích biến động thu nhập, chi phí, lợi nhuận ( bảng báo cáo kết quả hoạt đông kinh doanh). Sử dụng phương pháp so sánh theo chiều dọc và theo chiều ngang để: + Xem xét, thu nhập, chi phí, lợi nhuận của doanh nghiệp có thực hay không?
+ Xem xét, thu nhập, chi phí, lợi nhuận của doanh nghiệp thay đổi có phù hợp với đặc điểm chi phí, hiệu quả kinh doanh, phương hướng kinh doanh... 5. Phân tích biến động các dòng tiền qua báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Tỷ trọng lưu chuyển tiền từ hoạt động = sản xuất kinh doanh
Lưu chuyển tiền từ hoạt động SXKD Tổng dòng tiền từ các hoạt động
Tỷ trọng lưu chuyển tiền từ hoạt động = đầu tư
Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư
Tỷ trọng lưu chuyển tiền từ hoạt động = tài chính
Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính
Tỷ trọng dòng tiền thu từ hoạt động đầu tư
Tổng dòng tiền từ các hoạt động
Tổng dòng tiền từ các hoạt động Dòng tiền thu từ hoạt động đầu tư
=
Tỷ trọng dòng tiền thu từ hoạt động SXKD
Tỷ trọng dòng tiền thu từ hoạt động tài chính
Tổng dòng tiền thu từ các hoạt động
Dòng tiền thu từ hoạt động SXKD = Tổng dòng tiền thu từ các hoạt động
Dòng tiền thu từ hoạt động tài chính = Tổng dòng tiền thu từ các hoạt động
Tỷ trọng dòng tiền chi hoạt động = sản xuất kinh doanh
Dòng tiền chi hoạt động SXKD
Tỷ trọng dòng tiền chi hoạt động = đầu tư
Dòng tiền chi hoạt động đầu tư
Tổng dòng tiền chi các hoạt động
Tổng dòng tiền chi các hoạt động
Tỷ trọng dòng tiền chi hoạt động = Tài chính
Dòng tiền chi hoạt động tài chính Tổng dòng tiền chi các hoạt động
IV. Phân tích báo cáo tài chính qua các chỉ số tài chính. 1. Phân tích nợ ngắn hạn. So sánh mối quan hệ cân đối giữa nợ phải thu ngắn hạn và nợ phải trả ngắn hạn. Nợ phải thu Nợ phải trả Cơ cấu nợ ngắn hạn cân bằng, vốn ngắn hạn = ngắn hạn doanh nghiêp bị chiếm dụng bằng khoản vốn doanh nghiệp đi chiếm dụng. Nợ phải thu Nợ phải trả Cơ cấu nợ ngắn hạn mất cân bằng, ngắn hạn > ngắn hạn doanh nghiêp bị chiếm dụng vốn nhiều hơn. Nợ phải thu < Nợ phải trả Cơ cấu nợ ngắn hạn mất cân bằng, ngắn hạn ngắn hạn doanh nghiêp chiếm dụng vốn nhiều hơn. 2. Phân tích các hệ số thanh toán. 2.1. Hệ số thanh toán ngắn hạn TSLĐ & ĐTNH Hệ số thanh toán ngắn hạn
= Nợ ngắn hạn
Một dồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bởi bao nhiêu đồng tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn. 2.2. Hệ số thanh toán nhanh Tổng TSLĐ và ĐTNH - HTK Hệ số thanh toán nhanh = Nợ phải trả ngắn hạn
Hoặc
Tiền + đầu tư tài chính ngắn hạn + khoản phải thu Hệ số thanh toán nhanh = Nợ phải trả ngắn hạn
Trong một đồng nợ ngắn hạn thì khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp là bao nhiêu.
2.3. Hệ số thanh toán bằng tiền Tiền + đầu tư tài chính ngắn hạn Hệ số thanh toán bằng tiền = Nợ phải trả ngắn hạn
Trong một đồng nợ ngắn hạn thì được đảm bảo bởi bao nhiêu đồng tiền mặt. 2.4. Hệ số thanh toán lãi vay Lợi nhuận trước thuế + lãi vay Hệ số thanh toán lãi vay = Lãi vay
Một đồng lãi vay được đảm bảo bởi bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế và lãi vay. 3. Phân tích các chỉ tiêu về luân chuyển vốn. •
Phân tích chỉ tiêu luân chuyển hàng tồn kho Giá vốn hàng bán trong kỳ
Vòng quay hàng tồn kho = Hàng tồn kho bình quân Số ngày trong kỳ (360 ngày) Kỳ luân chuyển hàng tồn kho
= Số vòng quay hàng tồn kho
Số vòng quay hàng tồn kho càng lớn hoặc số ngày một vòng quay hàng tồn kho càng nhỏ thì tốc độ luân chuyển hàng tồn kho càng nhanh. Tuy nhiên nếu quá cao lại thể hiện sự trục trặc trong khâu cung cấp, hàng hoá cung ứng không kịp cung ứng cho khách hàng, gây mất uy tín doanh nghiệp. • Phân tích chỉ tiêu luân chuyển nợ phải thu Doanh thu thuần Số vòng quay nợ phải thu = Các khoản phải thu
Kỳ thu tiền bình quân (Số ngày của một vòng nợ phải thu)
Số ngày trong kỳ (360 ngày) =
Doanh thu thuần =
Số vòng quay nợ phải thu
Doanh thu BQ trong ngày
Số vòng quay nợ phải thu càng lớn và số ngày một vòng quay càng nhỏ thể hiện tốc độ luân chuyển nợ phải thu càng nhanh, khả năng thu hồi nợ nhanh. Tỷ số vòng quay nợ phải thu cao hay thấp phụ thuộc vào chính sách bán chịu của doanh nghiệp. • Phân tích chỉ tiêu tài sản ngắn hạn ( tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn). Tổng doanh thu thuần trong kỳ Số vòng quay tài sản ngắn hạn = Tài sản ngắn hạn bình quân trong kỳ Số ngày trong kỳ ( 360 ngày) Số ngày của một vòng quay tài sản ngắn hạn = Số vòng quay tài sản ngắn hạn
Số vòng quay của tài sản ngắn hạn càng lớn hoặc số ngày một vòng quay càng nhỏ thì tốc độ luân chuyển tài sản ngắn hạn nhanh góp phần tiết kiệm vốn cho nhu cầu sản xuất kinh doanh, hạn chế sự ứ đọng hoặc bị chiếm dụng vốn. • Phân tích chỉ tiêu luân chuyển tài sản cố định. Tổng doanh thu thuần trong kỳ Số vòng quay tài sản cố định = Giá trị còn lại TSCĐ bình quân trong kỳ Số ngày trong kỳ ( 360 ngày) Số ngày của một vòng quay TSCĐ = Số vòng quay TSCĐ
Số vòng quay của tài sản cố định càng lớn và số ngày môt vòng quay tài sản cố định càng nhỏ thể hiện khả năng thu hồi vốn tài sản cố định của doanh nghiệp nhanh hơn , tạo điều kiện tích lũy, tái đầu tư TSCĐ mới cải thiện tư liệu sản xuất,.... • Phân tích chỉ tiêu luân chuyển tổng tài sản. Tổng doanh thu thuần trong kỳ Số vòng quay tổng tài sản = Giá trị tài sản bình quân trong kỳ
Số ngày trong kỳ (360 ngày) Số ngày của môt vòng quay tổng TS = Số vòng quay tổng tài sản
Số vòng quay của tổng tài sản càng lớn và số ngày một vòng quay càng nhỏ thể hiện khả năng thu hồi vốn của doanh nghiệp nhanh hơn, tạo điều kiện hạn chế vốn dự trữ, bị chiếm dụng,.... • Phân tích chỉ tiêu luân chuyển vốn chủ sở hữu. Tổng doanh thu thuần trong kỳ Số vòng quay vốn chủ sở hữu = Vốn chủ sở hữu bình quân trong kỳ Số ngày trong kỳ ( 360 ngày ) Số ngày của một vòng quay vốn chủ sở hữu = Số vòng quay vốn chủ sở hữu
Số vòng quay vốn chủ sở hữu càng lớn và số ngày của một vòng quay càng nhỏ thể hiện doanh nghiệp sử dụng có hiệu quả vốn CSH trong kinh doanh. 4. Phân tích các chỉ tiêu sinh lời. • Phân tích chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu Lợi nhuận sau thuế Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu = Doanh thu thuần
Chỉ tiêu này cho biết với một đồng doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận.Tỷ suất này càng lơn thì vai trò, hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp càng tốt hơn. • Phân tích chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên tài sản ngắn hạn Lợi nhuận sau thuế Tỷ suất lợi nhuận trên TS ngắn hạn = Tài sản ngắn hạn bình quân trong kỳ
Tỷ số này cho biết một đồng tài sản ngắn hạn doanh nghiệp sử dụng tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Tỷ số này càng cao thì trình độ sử dụng tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp càng cao.
• Phân tích chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên tài sản dài hạn (tài sản cố định và đầu tư dài hạn) Lợi nhuận sau thuế Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản dài hạn = Tài sản dài hạn quân trong kỳ
Tỷ số này cho biết một đồng vốn cố định doanh nghiệp sử dụng tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Tỷ số này càng cao thì trình độ sử dụng vốn cố định tại doanh nghiệp càng cao. • Phân tích chỉ tiếu tỷ suất lợi nhuận trên tài sản Lợi nhuận sau thuế Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản = Giá trị tài sản bình quân trong kỳ
Tỷ số này cho biết một đồng tài sản doanh nghiệp sử dụng trong hoạt động tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Tỷ số này càng cao thì trình độ sử dụng tài sản của doanh nghiệp càng cao. • Phân tích chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu Lợi nhuận sau thuế Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu = Vốn chủ sở hữu sử dụng bình quân trong kỳ
Tỷ số này cho biết một đồng vốn chủ sở hữu doanh nghiệp sử dụng trong hoạt động tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Tỷ số này càng cao thì trình độ sử dụng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp càng cao. • Phân tích các chỉ tiêu sinh lời khác Lợi nhuận sau thuế Thu nhập của mỗi cổ phiếu thường = Số cổ phiếu thường đang lưu hành Lợi nhuận được chia cho mỗi cổ phiếu Cổ tức của mỗi cổ phiếu thường = Số cổ phiếu thường đang lưu hành
5.
Phân tích khả năng sinh lời qua các chỉ số Dupont. Lợi nhuận sau thuế Tỷ suất sinh lời trên vốn CSH = Vốn CSH Doanh thu thuần
Lợi nhuận sau thuế
Tỷ suất sinh lời trên vốn CSH = Vốn CSH
Doanh thu thuần
Doanh thu thuần
Tổng tài sản
Tỷ suất sinh lời trên vốn CSH = Tổng tài sản
Vốn CSH
Lợi nhuận sau thuế Doanh thu thuần
B. Phân tích báo cáo tài chính tại Xí nghiệp kinh doanh dịch vụ tổng hợp. I. Phân tích khái quát tình hình tài chính 1. Phân tích khái quát về tài sản 2. Phân tích khái quát về nguồn vốn. 3. Phân tích mối quan hệ cân đối giữa tài sản với nguồn vốn. 4. Phân tích biến động thu nhập, chi phí, lợi nhuận. 5. Phân tích biến động các dòng tiền. II. Phân tích báo cáo tài chính qua các chỉ số tài chính. 1. Phân tích nợ ngắn hạn. 2. Phân tích các hệ số thanh toán. 3. Phân tích các chỉ tiêu về luân chuyển vốn. 4. Phân tích các chỉ tiêu sinh lời. 5. Phân tích khả năng sinh lời qua các chỉ số PHẦN III. NHẬN XÉT và KẾT LUẬN Ý nghĩa và các mục tiêu phân tích báo cáo tài chính Phân tích báo cáo tài chính xét theo nghĩa khái quát đề cập tới nghệ thuật phân tích và giải thích các báo cáo tài chính. Để áp dụng hiệu quả nghệ thuật này
đòi hỏi phải thiết lập một quy trình có hệ thống và logic, có thể sử dụng làm cơ sở cho việc ra quyết định. Trong phân tích cuối cùng, việc ra quyết định là mục đích chủ yếu của phân tích báo cáo tài chính. Dù cho đó là nhà đầu tư cổ phần vốn có tiềm năng, một nhà cho vay tiềm tàng, hay một nhà phân tích tham mưu của một công ty đang được phân tích, thì mục tiêu cuối cùng đều như nhau - đó là cung cấp cơ sở cho việc ra quyết định hợp lý. Các quyết định xem nên mua hay bán cổ phần, nên cho vay hay từ chối hoặc nên lựa chọn giữa cách tiếp tục kiểu trước đây hay là chuyển sang một quy trình mới, tất cả sẽ phần lớn sẽ phụ thuộc vào các kết quả phân tích tài chính có chất lượng. Loại hình quyết định đang được xem xét sẽ là yếu tố quan trọng của phạm vi phân tích, nhưng mục tiêu ra quyết định là không thay đổi. Chẳng hạn, cả những người mua bán cổ phần lẫn nhà cho vay ngân hàng đều phân tích các báo cáo tài chính và coi đó như là một công việc hỗ trợ cho việc ra quyết định, tuy nhiên phạm vị chú ý chính trong những phân tích của họ sẽ khác nhau. Nhà cho vay ngân hàng có thể quan tâm nhiều hơn tới khả năng cơ động chuyển sang tiền mặt trong thời kỳ ngắn hạn và giá trị lý giải của các tài sản có tính cơ động. Còn các nhà đầu tư cổ phần tiềm năng quan tâm hơn đến khả năng sinh lợi lâu dài và cơ cấu vốn. Tuy nhiên, trong cả hai trường hợp, sự định hướng vào việc ra quyết định của công tác phân tích là đặc trưng chung. Có hai mục đích hoặc mục tiêu trung gian trong phân tích báo cáo tài chính, đồng thời là mối quan tâm cho mọi nhà phân tích thông minh. - Thứ nhất, mục tiêu ban đầu của việc phân tích báo cáo tài chính là nhằm để "hiểu được các con số" hoặc để "nắm chắc các con số", tức là sử dụng các công cụ phân tích tài chính như là một phương tiện hỗ trợ để hiểu rõ các số liệu tài chính trong báo cáo. Như vậy, người ta có thể đưa ra nhiều biện pháp phân tích khác nhau nhằm để miêu tả những quan hệ có nhiều ý nghĩa và chắt lọc thông tin từ các dữ liệu ban đầu. - Thứ hai, do sự định hướng của công tác phân tích tài chính nhằm vào việc ra quyết định, một mục tiêu quan trọng khác là nhằm đưa ra một cơ sở hợp lý cho việc dự đoán tương lai. Trên thực tế, tất cả các công việc ra quyết định, phân tích tài chính hay tất cả những việc tương tự đều nhằm hướng vào tương lai. Do đó, người ta sử dụng các công cụ và kĩ thuật phân tích báo cáo tài chính nhằm cố gắng đưa ra đánh giá có căn cứ về tình hình tài chính tương lai của công ty, dựa trên phân tích tình hình tài chính trong quá khứ và hiện tại, và đưa ra ước tính tốt nhất về khả năng của những sự cố kinh tế trong tương lai. Trong nhiều trường hợp người ta nhận thấy rằng, phần lớn công việc
phân tích báo cáo tài chính bao gồm việc xem xét cẩn thận, tỷ mỉ các báo cáo tài chính, thậm chí cả việc đọc kỹ lưỡng hơn đối với các chú thích và việc sắp xếp lại hoặc trình bày lại các số liệu sẵn có để đáp ứng nhu cầu của người phân tích. Khi đó, người ta có thể hỏi tại sao không thể chấp nhận các báo cáo tài chính đã chuẩn bị theo các mệnh giá, nói cách khác là tại sao lại “can thiệp vào các con số” ngay từ đầu? Câu trả lời hiển nhiên là, hầu như luôn luôn phải có can thiệp đôi chút để “hiểu rõ các con số”. Nhìn chung, đòi hỏi phải có sự phân tích nào đó với tư cách là bước đầu tiên đối với báo cáo tài chính đã được chuẩn bị nhằm chắt lọc các thông tin từ các số liệu trình bày trong báo cáo. Thứ hai, hầu hết các quyết định được thực hiện trên cơ sở phân tích báo cáo tài chính là khá quan trọng, cho nên việc chấp nhận các số liệu tài chính đã trình bày lúc đầu thường là một cách làm không tốt. Về mặt tài chính, hầu hết các quyết định đều đòi hỏi phải sử dụng một kết cấu logic, trong đó, các cảm nghĩ và các kết luận có thể được phát triển một cách có hệ thống và có ý kiến đánh giá hợp lý.