4.1 Kết quả với IQ-2000 Kit 4.2 Kết quả ORF125 ở Cái Nước 4.2.1.1. Kết quả genotyping của ORF125 4.2.1.2. Phân tích dịch tễ dựa trên ORF125 Theo số liệu phân tích đợt 1 cho thấy, trong khu vực khảo sát tồn tại ít nhất 9 chủng WSSV ( 8, 4,7,16,3, 5, 17, 9, 6 RUs) (Hình 4.1). 19%
3% 7 RUs
3% 8%
59%
5% 5%
4 RUs 8 RUs 5 RUs 16 RUs 17 RUs 9 RUs
35%
3 RUs 6 RUs 54%
Hình 4.1: Thành phần chủng WSSV với ORF125 trong đợt 1 Nhưng chỉ có 3 chủng (8,4,7) trong 6 chủng trên là xuất hiện tại nhiều hộ trong khu vực khảo sát. Trong đó, chủng 8 RUs xuất hiện 8/20 số hộ (35% số mẫu dương tính) (B, Y, C, D, E, L, G, H), chủng 4 RUs xuất hiện 8/20 số hộ (54% số mẫu dương tính) (C, D, E, K, H, R, S, U, T), chủng 7 RUs xuất hiện 8/20 (59% số mẫu dương tính) (C, D, E, R, S, W, U, T). Thông qua dữ liệu trên cho thấy chủng WSSV phổ biến trong khu vực khảo là chủng WSSV có ORF125 với 7 RUs. Thông qua điều tra cho thấy những hộ này sử dụng nguồn giống mua từ thương lái nên không rõ nguồn gốc. Về nguồn nước, thông qua điều tra cho thấy đây là vùng nuôi với những ao nổi do đó chỉ có thể thoát nước mà không thể lấy nước theo thủy triều. Từ đó, để tiết kiệm chi phí thì những hộ này chỉ thay nước khi tôm có vấn đề. Qua khảo sát ta chia 20 hộ thành 8 nhóm (những hộ nào có cùng thời gian thay nước xếp vào cùng nhóm); nhóm có số ngày thay nước cách thời điểm thu mẫu: 3 ngày (Y, E), 7 ngày ( T, X, C), 10 ngày ( G ), 14 ngày ( F, K, P), 30 ngày ( B, M, R ), 60 ngày ( A, W, U ), 0 ngày ( L ), không thay nước ( D, N, S, H). Do đây là vùng có chế độ bán nhật triều (2 lần nước lên và 2 lần nước xuống) khoảng cách giữa lần nước lên và nước xuống thường trên 4 giờ, theo OIE (2006) thời gian WSSV khi sống ngoài môi trường là 4h nên khả năng lây nhiễm giữa những ao trong cùng ngày thay nước là không thể xảy ra. Dựa theo những số liệu phân tích bên trên cho thấy WSSV giữa những ao thông qua nguồn nước là không thể. Việc nhiễm những chủng trên với tỷ lệ nhiễm cao chủ yếu là do nguồn giống và giáp xác có trong ao nuôi. Tuy nhiên, như đã nêu trên thì nguồn giống giữa các ao là hoàn toàn khác nhau nên việc lây nhiễm có thể do giáp xác đóng vai trò như một vectơ mang mầm bệnh từ ao này sang ao khác. Những chủng có tỷ lệ thấp có thể là kết quả
của việc đánh tỉa thả bù, những chủng này còn lại trong ao tuy nhiên không gây tôm chết nên không thể lan trên diện rộng được. Đối với chủng 7 RUs, 4 RUs, 8 RUs có tỷ lệ nhiễm cao trong khu vực có thể do việc lây từ nguồn tôm giống lúc thả và thông qua giáp xác mà lan truyền mầm bệnh từ ao này sang ao khác. Đối với chủng WSSV có 7 RUs xuất hiện với tỷ lệ cao nhất ở hộ D (100%) và có xuất hiện mẫu có cường độ cảm nhiễm (+++) từ đó giả định rằng đây là hộ có nguồn giống mang WSSV có ORF125 với 7 RUs. Đối với chủng WSSV có ORF125 có 4 RUs thì tỷ lệ cao nhất đối với hộ S (100%) nên nguồn tôm giống có chủng 4RUs ở ORF125 được giả định là ở hộ này. Đối với chủng WSSV có ORF125 với 8 RUs tập trung nhiều ở hộ D và E với cùng tỷ lệ (75%). Nên hai hộ này được cho là khởi nguồn của chủng 8 RUs ở ORF125. Bên cạnh 3 chủng phổ biến trên thì chủng WSSV với ORF125 có 3 RUs cũng rất lý thú. Chủng này chiếm tỷ lệ 100% số mẫu dương tính ở ao N trong khi ao T chỉ có 50% số mẫu dương tính và ao ao N và ao T cách nhau khoảng 20 m. Do đó, ao N có nguồn giống mang chủng WSSV có ORF125 với 3 RUs lây cho ao T. Trong đợt thu mẫu thứ 2 cách đợt thu mẫu thứ nhất 2 tháng. Qua phỏng vấn cho thấy trong đợt thu mẫu thứ 2 không có hiện tượng thả giống thêm và không thay nước. Do đó, không có sự bổ sung chủng WSSV mới thông qua con giống, và nguồn nước. Thông qua kết quả phân tích trong đợt thứ 2 này có ít nhất 9 chủng WSSV (7, 4, 8, 5, 12, 10, 6 ,3 ,13RUs). 10% 2%
2% 4% 7 RUs 4 RUs
8%
8 RUs 6%
5 RUs 73%
10%
10 RUs 12 RUs 6 RUs 13 RUs
22%
3 RUs
Hình 4.2: Thành phần chủng WSSV với ORF125 trong đợt 2 Trong đó, chủng WSSV chiếm ưu thế trong khu vực khảo sát là chủng có ORF125 có 7, 4, 8 RUs. Trong đó, chủng 7 RUs là chủng chiếm ưu thế nhất với 72.5% số mẫu (12/20 hộ) ( A, C, D, F, G, L, M, P, R, S, T, W), chủng 4 RUs chiếm 22% số mẫu (8/20 hộ) ( B, C, D, F, H, K, R, W), chủng 8 RUs chiếm 10% số mẫu (3/10 hộ) ( N, H, C). Đối với chủng 7 RUs, ngoài những ao có xuất hiện trong đợt thu mẫu thứ nhất còn bổ sung thêm 5 hộ (A, M, L, P, F) và gia tăng về tỉ lệ nhiễm (56% lên 72.5%). Từ đó, cho thấy 5 hộ thêm vào trong đợt thu mẫu thứ hai cho thấy 5 hộ này đã bị lây lan chủng WSSV với ORF125 có 7 RUs từ những hộ trong đợt thu mẫu thứ nhất do không có nguồn bổ sung từ giống. Việc lây lan này có thể do giáp xác đóng vai trò làm vật mang bệnh. Vấn đề này, có thể thấy được qua số liệu phân tích trên giáp xác
thu được tại hộ E cho thấy chúng cũng tồn tại chủng 7 RUs. Trong đợt thu mẫu thứ 2 hộ E hoàn toàn âm tính đối với WSSV trên tôm tuy nhiên trong đợt thu mẫu đầu tiên cho thấy hộ E nhiễm chủng WSSV với ORF 125 có 7 RUs. Điều này có thể do tôm trong ao nhiễm WSSV với ORF125 có 7 RUs nhưng chết đi và giáp xác ăn vào đã bị nhiễm WSSV với 7 RUs ở ORF125 và khi giáp xác này tới những ao khác và chết đi thì mầm bệnh được giải phóng vào ao và tiếp tục truyền cho những cá thể khác. Lý do khiến ao E trở nên âm tính với WSSV có thể do tôm trong ao còn lại rất ít nên khả năng WSSV tìm được kí chủ mới là rất thấp. Xét về tỷ lệ hộ nhiễm WSSV có ORF125 với 4 RUs thì ở đợt thu mẫu thứ 2 tương đương với đợt thứ nhất nhưng có sự giảm về số mẫu nhiễm (54% giảm còn 22%). Việc giảm về tỷ lệ mẫu nhiễm WSSV có ORF125 với 4 RUs do số lượng mẫu dương tính với WSSV tăng cùng với việc giảm số mẫu có WSSV chứa ORF125 có 4 RUs.Việc này có thể do mức độ gây chết của chủng này thấp hơn so với chủng WSSV với ORF125 có 7 RUs và những cá thể mang chủng WSSV này đã bị đánh bắt. Xét về thành phần hộ bị nhiễm WSSV với ORF125 có 4 RUs cho thấy có sự phát sinh thêm hai hộ và có sự biến mất hai hộ. Theo đó, hộ B và hộ F là những hộ phát sinh thêm còn hộ E và U là những hộ mất đi. Từ đó cho thấy hai hộ phát sinh thêm là do đã bị lây truyền từ những ao trong đợt 1 có chủng WSSV125 với 4 RUs. Dựa trên sơ đồ cho thấy ao B có vị trí gần ao C nhất trong số những ao còn lại, từ đó khả năng ao chủng WSSV với 4RUs ở ORF125 truyền cho ao B là cao nhất. Điều này lại được khẳng định lần nữa khi giáp xác thu được trong ao B và giáp xác thu được trong ao C có chủng WSSV với ORF125 có 4 RUs. Ở chủng WSSV có ORF125 với 8 RUs thì có sự biến mất của ao E và phát sinh thêm ao N . Sự biến mất của ao E như đã nêu trên. Sự phát sinh thêm ao N có thể bị lây nhiễm từ ao H hoặc ao C tuy nhiên vị trí ao H rất gần ao N nên khả năng ao H lây cho N là cao nhất. Trong đợt thu thứ 2 thì việc gia tăng tỷ lệ của chủng WSSV với ORF125 có 6 RUs là lý thú (3% lên 10%) đặc biệt số mẫu trong ao M hoàn toàn mang chủng 6 RUs và trong ao N số mẫu mang chủng 6 RUs 4/5 mẫu trong khi ở đợt thu mẫu thứ 1 chủng 6 RUs xuất hiện tại ao T rất gần với hai ao trên nên ao T đóng vai trò là nguồn cung cấp chủng WSSV có 6 RUs. Tuy nhiên, trong đợt thu mẫu thứ 2 thì tại ao T không hề tồn tại chủng WSSV có ORF125 với 6 RUs. Việc này có thể do cá thể mang chủng 6 RUs ở ao T đã bị đánh bắt nhưng trước khi đánh bắt chủng này đã được giáp xác ăn và giáp xác này đóng vai trò là nguồn lan truyền chủng này đến các ao N và M. Bên cạnh đó, tại đợt thu mẫu thứ 2 có sự suy giảm của chủng WSSV có ORF125 với 3 RUs (19% xuống 4%), trong đợt 1 thì chủng 3 là chủng của nguồn giống ao N nhưng trong đợt 2 chủng này không tồn tại ở N mà di chuyển sang S. Việc chủng 3 RUs giảm đột ngột có thể do những cá thể này đã bị đánh bắt. Trong đợt thu mẫu thứ 2 thì có sự biến mất của chủng WSSV có ORF125 với 16 RUs và 17 RUs và 9 RUs đồng thời xuất hiện thêm những chủng mới là 10RUs, 13 RUs, 12 RUs. Những chủng này xuất hiện cá biệt ở một số hộ không có tính phổ biến. Việc mất đi có thể do đánh bắt và việc xuất hiện thêm những chủng mới có thể do đây là nguồn WSSV còn lưu lại trong ao với tỷ lệ thấp. Trong đợt thu mẫu đột xuất đợt này diễn ra khi có thông báo xuất hiện tình trạng tôm chết ở các hộ trên. Đợt thu này tiến hành cách đợt thu thứ 2 là 1
tháng. Trong đợt thu mẫu này, WSSV tồn tại trong quần thể với 6 chủng (4, 7, 8, 9, 6, 14). Trong đó, chiếm ưu thế trong khu vực khảo sát là chủng WSSV có ORF125 với 8 RUs chiếm 10/20 hộ (63% số mẫu) và chủng 7 RUs chiếm 6/20 hộ (18% số mẫu). 2%
7%
2%
18% 7 RUs 7%
4 RUs 8 RUs 14 RUs 9 RUs 6 RUs
63%
Hình 4.3: Thành phần WSSV ở Cái Nước dựa trên ORF125 Trong đợt thu này có sự bổ sung thêm nguồn giống từ bên ngoài nên có sự bổ sung thêm nguồn WSSV. Tuy nhiên, vì kích cỡ tôm thu được trong đợt này khoảng 10g/ con trong khi ngày thả giống cách ngày thu không quá 30 ngày nên tôm thu trong đợt này cùng lứa với tôm trong đợt thu mẫu thứ 2. Vì thế, nên việc giảm đột ngột tỷ lệ nhiễm chủng WSSV có 7 RUs so với đợt 1 và đợt 2 là bất thường (73% trong đợt 2 xuống còn 18%) (12/20 xuống 6/20) vì chủng WSSV có 7 RUs trong ORF125 là chủng có độc lực cao vì vậy mới lan truyền trong quần thể được. Bên cạnh đó chủng WSSV có 4 RUs trong ORF125 cũng giảm so với đợt 2 (22% xuống 7%) (8/20 xuống 2/20). Trong đợt thu mẫu này, cho thấy chủng WSSV với ORF125 có 8 RUs hiện diện ở ao N và L với mức độ cảm nhiễm lên đến (+++) và tỷ lệ cảm nhiễm là 100%. Trong khi hai ao này trong đợt thu mẫu thứ 2 có chủng WSSV hoàn toàn là 7 RUs. Do đó, có thể chủng WSSV ở đợt thu mẫu thứ 2 vì một lý do nào đó đã đột biến thành 8 RUs và kết hợp với điều kiện độ mặn tăng lên 5ppt và nhiệt độ tăng đột ngột từ 22 lên 260C đã làm tôm nhạy cảm và chết dẫn đến việc lan nhanh của chủng WSSV với ORF125 có 8 RUs. Đối với chủng WSSV có ORF125 với 4RUs thì việc giảm là do việc đánh bắt (do chủng này có xu hướng giảm từ đợt thứ 2). Bên cạnh đó, chủng WSSV có ORF125 lần lượt 9RUs và 6 RUs là do những chủng này còn lại trong đợt 2. Và những chủng này xuất hiện mang tính chất cục bộ. Đối với chủng WSSV có ORF125 với 6 RUs thì đã xuất hiện với tỷ lệ 100% trong ao M tuy nhiên với mức độ cảm nhiễm nhẹ (+) do đó, trong đợt thu đột xuất thì chủng này không xuất hiện mà xuất hiện chủng WSSV với ORF125 có 7 RUs với tỷ lệ 80% và mức độ cảm nhiễm nặng (+++). Việc này có thể do giáp xác hoặc nguồn giống bổ sung vào tạo nên. Những chủng WSSV còn lại có tỷ lệ nhiễm thấp nhưng không xuất hiện ở đợt 1 và 2 có thể do nguồn WSSV ngoài tự nhiên mới truyền vào.
4.3 Kết quả ORF94 ở Cái Nước 4.3.1 Kết quả genotyping ORF94 4.3.2 Phân tích dịch tễ dựa trên ORF94 4.4 Kết quả ORF75 ở Cái Nước 4.4.1 Kết quả genotyping ORF75 4.4.2 phân tích dịch tễ dựa trên ORF75 4.5 Kết quả ORF125 ở Thới Bình 4.5.1 Kết quả genotyping ORF125 4.5.2 Phân tích dịch tễ dựa trên ORF125 4.6 Kết quả ORF94 ở Thới Bình 4.6.1 Kết quả genotyping ORF94 4.6.2 Phân tích dịch tễ dựa trên ORF94 4.7 Kết quả ORF75 ở Thới Bình 4.7.1 Kết quả genotyping ORF75 4.7.2 phân tích dịch tễ dựa trên ORF75