Tham Khao Chien Luoc Kinh Doanh

  • November 2019
  • PDF

This document was uploaded by user and they confirmed that they have the permission to share it. If you are author or own the copyright of this book, please report to us by using this DMCA report form. Report DMCA


Overview

Download & View Tham Khao Chien Luoc Kinh Doanh as PDF for free.

More details

  • Words: 4,162
  • Pages: 7
Xây dựng chiến lược kinh doanh lâu dài Theo các chuyên gia kinh tế, muốn đổi mới mình để cạnh tranh với các đối thủ đi trước, doanh nghiệp đừng vội vàng đưa ra kế hoạch ngắn hạn, mà hãy tập trung xây dựng chiến lược dài hơi để tạo niềm tin và thu hút khách hàng.

Sớm nhận thức được điều này, Hubert Joly, Giám đốc điều hành mới của Công ty du lịch Carlson Wagonlit Travel đặt trụ sở tại Paris đã quyết định đổi mới dịch vụ của mình theo hướng: Thực hiện giao dịch qua mạng Internet thay cho cách làm truyền thống của trước đây là giao vé tận nhà cho khách hàng. Theo ông, phương thức giao dịch mới này tạo cho khách hàng nhiều chọn lựa mới và tiết kiệm được khoản chi phí cho việc đặt vé. Hubert Joly, Giám đốc Công ty Carlson Wagonlit Travel

Hubert Joly cho biết, Công ty Carlson Wagonlit hiện có các đại lý đặt tại 140 quốc gia trên thế giới với doanh thu hàng năm đạt 11,5 tỷ USD. Thế nhưng ông không hề dựa vào "những giao dịch thông qua quảng cáo" để thu hút khách hàng. Thay vào đó, Carlson Wagonlit cam kết giúp khách hàng tiết kiệm chi phí trong dài hạn, nghĩa là khách hàng luôn có được những sự lựa chọn giá rẻ cho chuyến đi của mình, bất kể đó là thời điểm nào trong năm. Để làm được điều này, công ty đã đưa ra kế hoạch, chính sách lâu dài để giải thích tại sao họ có thể chào mời khách các mức giá thấp được như vậy. "Thực hiện được điều này không phải chuyện dễ vì người dân ở khu vực châu Á vẫn ưa thích mặc cả trực tiếp hơn là thông qua mạng Internet", Joly nhận xét. Nhận thức được điều này, ông đã cho gửi tới các doanh nghiệp những thông tin miễn phí về các chuyến chuyên chở khách với mức giá tiết kiệm, phù hợp với ngân sách của các đơn vị muốn cho nhân viên của mình đi du lịch. Thậm chí, họ có thể đặt vé trực tiếp qua mạng Internet. Với chiến lược này, Carlson Wagonlit nhanh chóng trở thành công ty du lịch đứng thứ hai trên thế giới. "Tôi đặt ra một kế hoạch mới để phát triển những phương án đã đề ra trước đó", Joly tiết lộ. Tính đến thời điểm này, doanh thu tại châu Á của Carlson Wagonlit đã tăng 43% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy chưa phải là con số ấn tượng nhưng đây cũng là một kỳ tích bởi ngành công nghiệp du lịch đã phải lao đao vì dịch cúm gia cầm bùng phát làm hạn chế công việc kinh doanh. (Theo Diễn Đàn Doanh Nghiệp)

Hãy áp dụng chiến lược tiếp thị liên tục

Doanh nghiệp của bạn đang trải qua giai đoạn ế ẩm hay ảm đạm. Có thể đó là một thời điểm mang lại cho công ty của bạn một luồng gió mới bằng cách sử dụng chiến lược "tiếp thị liên tục".

Nói một cách cụ thể, đó l một thuyết Darwin theo định hướng khách hàng, mang lại lợi nhuận cho các doanh nghiệp hoạt động năng động không theo lối mòn. Chiến lược tiếp thị tiến hoá đảm bảo sự tồn tại cho những doanh nghiệp dễ thích nghi nhất – l cách chắc chắn để tránh được sự phá sản bằng cách đi trước một bước. Tất cả bí quyết nằm ở việc tiên liệu và đáp ứng những thay đổi trong bốn lĩnh vực sau: khách hàng của bạn, sản phẩm và dịch vụ, thị trường và tình hình cạnh tranh. + Nghiên cứu khách hàng của bạn Dấu hiệu rõ ràng nhất cho thấy chiến dịch tiếp thị của bạn cần đến một luồng sinh khí mới l khi những thông điệp quảng cáo của bạn không còn gây chú ý đối với khách hàng. Sở thích, thị hiếu và thậm chí cả lối sống của khách afng của bạn đang thay đổi không ngừng, và chỉ nhờ phương pháp tiếp thị liên tục phát triển mới giúp cho thông điệp của bạn vẫn phù hợp và doanh thu vẫn caọ Bước đi đầu tiên phải hiểu được xu hướng nhu cầu khách hàng của mình bằng cách liên tục đọc các bài báo và nghiên cứụ. Không nên chỉ nhìn vào những thông tin cơ bản về việc khách hàng của bạn mua gì và mua như thế nào mà hăy nắm bắt mọi điều về họ. Điều quan trọng cần phải làm là thu thập các thông tin đầu vào từ các khách hàng bằng cách đến thăm nơi làm việc hay văn phòng của họ - không nhằm mục đích bán hàng – mà là để phát hiện ra những thách thức mà họ đang phải đối mặt và hiểu được họ hy vọng thu được gì khi làm ăn với bạn. Để thoát khỏi tình hình bế tắc hiện tại, hăy dự báo để luôn đi trước khách hàng và các xu thế phát triển trong ngành. Bằng cách tìm kiếm thông tin trên Internet, ví dụ như trang www.business.com, bạn có thể tìm thấy các báo cáo dự đoán có giá trị về xu hướng trong mọi ngành, từ lĩnh vực nhà ở, thời trang nhà hàng đến xây dựng. Và bạn có thể thuê bao các dự báo, cụ thể là các bản tin về xu hướng phát triển nhân khẩu học và dự báo kinh doanh của các hăng báo chí hay tư vấn có uy tín. + Tăng thêm giá trị nhờ tính sáng tạo Các công ty được thành lập từ con số không thường vượt trội trong hoạt động sáng tạọ Các sản phẩm và các dịch vụ mới được tạo ra trong khi các sản phẩm cũ bị thu hẹp. Các nhà tiếp thị liên tục phát triển đang thường xuyên tìm kiếm các phương thức xúc tiến bán các mặt hàng mới cho các nhóm khách hàng cũ và mở rộng bằng cách chú ý đến những mảng thị trường mới có dấu hiệu chấp nhận các sáng tạo của họ. Bạn luôn có cơ hội - ngay cả khi bạn không phát minh lại được cái bẫy chuột, bạn có thể tăng thêm giá trị cho các sản phẩm và dịch vụ mà mình chọn bán. Vì vậy, hăy từ bỏ phương pháp tiếp thị trì trệ của năm ngoái và tìm ra các phương pháp mới để chuyển tải giá trị của các sáng tạo của công ty bạn tới nhóm khách hàng mục tiêụ + Hăy phản ứng nhạy cảm với môi trường văn hóa Tình trạng hay điều kiện thị trường ảnh hưởng sâu sắc đến sự thành công của chiến dịch tiếp thị. Chẳng hạn như để đáp ứng lại nền kinh tế đi xuống, các chủ cửa hàng bắt đầu hạn

chế bớt các mặt hàng giá cao và đầu tư nhiều hơn vào quầy bán hạ giá. Các cửa hàng thích nghi một cách rất nhanh nhạy và thông minh với sự thay đổi về môi trường văn hoá bằng cách tiếp thị những món hàng độc đáo nhưng giá thấp Công tác quảng cáo và quan hệ công chúng tương ứng với thời kỳ này mang các khách hàng giàu có tới những cửa hàng này, chẳng hạn như chiến dịch trên truyền hình Tođ Oldham Dorm Room nhắm vào cha mẹ của các sinh viên đại học, tạo ra dấu ấn của thiết kế trên tất cả các mặt hàng, đến giường ngủ và các vật dụng khác. Để hiệu quả hơn, chiến dịch các thông điệp quảng cáo của bạn phải phát triển liên tục cùng với sự thay đổi của môi trường tiếp thị -- một môi trường cạnh tranh gay gắt mà chiến dịch của bạn phải hoặc tồn tại hoặc chết yểụ + Xác định mức độ cạnh tranh Liệu cuộc cạnh tranh mà bạn tham gia có ảnh hưởng đến chiến lược tiếp thị của bạn không? Nếu năm trước bạn đă tốn tiền để đối phó với thông điệp tiếp thị từ các đối thủ cạnh tranh, thì năm nay l thời điểm bạn nên đi bước trước. Hăy theo dõi các sáng tạo của họ và xem họ tiếp thị như thế nào, nhưng hăy xây dựng chiến dịch tiếp thị liên tục phát triển của riêng bạn - chiến dịch này giúp bạn giải quyết đúng những vấn đề nóng và tập trung vào giá trị tăng thêm của sản phẩm. Điều quan trọng là cần phải tạo ra một chiến dịch tiếp thị tìm ra được khu vực ấm nóng trên thị trường hiện tại và cho phép thông điệp bán hàng của bạn được phát triển. Chiến dịch đáng nhớ của công ty Dell với thông điệp đáng nhớ là “Này anh chàng công tử, bạn đang có một chiếc máy tính Dell” quay hình một người quảng cáo trẻ tuổi, hơi khiêu khích là một ví dụ tốt cho trường hợp này vì nó tạo ra một cái khung riêng dễ nhận biết cho chiến dịch tiếp thị thay đổi liên tục của họ. Hăy quyết tâm bắt đầu một năm mới bằng cách đột phá với chiến dịch tiếp thị liên tục phát triển. Nói cho cùng, thị trường là một khu rừng mà ai mạnh và khôn ngoan sẽ chiến thắng.

Khái niệm chiến lược kinh doanh Chiến lược là:



Nơi mà doanh nghiệp cố gắng vươn tới trong dài hạn (phương hướng)



Doanh nghiệp phải cạnh tranh trên thị trường nào và những loại hoạt động nào doanh nghiệp thực hiện trên thị trường đó (thị trường, quy mô)?



Doanh nghiệp sẽ làm thế nào để hoạt động tốt hơn so với các đối thủ cạnh tranh trên những thị trường đó (lợi thế)?

• • •

Những nguồn lực nào (kỹ năng, tài sản, tài chính, các mối quan hệ, năng lực kỹ thuật, trang thiết bị) cần phải có để có thể cạnh tranh được (các nguồn lực)? Những nhân tố từ môi trường bên ngoài ảnh hưởng tới khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp (môi trường)? Những giá trị và kỳ vọng nào mà những người có quyền hành trong và ngoài doanh nghiệp cần là gì (các nhà góp vốn)?

Chiến lược tại các cấp độ khác nhau trong một doanh nghiệp. Trong bất kỳ tổ chức nào, các chiến lược đều tồn tại ở vài cấp độ khác nhau - trải dài từ toàn bộ doanh nghiêp (hoặc một nhóm doanh nghiệp) cho tới từng các nhân làm việc trong đó. Chiến lược doanh nghiệp – liên quan đến mục tiêu tổng thể và quy mô của doanh nghiệp để đáp ứng được những kỳ vọng của người góp vốn. Đây là một cấp độ quan trọng do nó chịu ảnh hưởng lớn từ các nhà đầu tư trong doanh nghiệp và đồng thời nó cũng hướng dẫn quá trình ra quyết định chiến lược trong toàn bộ doanh nghiệp. Chiến lược doanh nghiệp thường được trình bày rõ ràng trong “tuyên bố sứ mệnh”. Chiến lược kinh doanh - liên quan nhiều hơn tới việc làm thế nào một doanh nghiệp có thể cạnh tranh thành công trên một thị trường cụ thể. Nó liên quan đến các quyến định chiến lược về việc lựa chọn sản phẩm, đáp ứng nhu cầu khách hàng, giành lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ, khai thác và tạo ra được các cơ hội mới v.v.. Chiến lược tác nghiệp liên quan tới việc từng bộ phận trong doanh nghiệp sẽ được tổ chức như thế nào để thực hiện được phương hướng chiến lược ở cấp độ công ty và từng bộ phận trong doanh nghiệp. Bởi vậy, chiến lược tác nghiệp tập trung vào các vận đề về nguồn lực, quá trình xử lý và con người v.v… Chiến lược sẽ được kiểm soát như thế nào? – Quản trị chiến lược. Theo nghĩa rộng nhất, quản trị chiến lược là quá trình thực hiện “các quyết định chiến lược” – đó là các quyết định trả lời được những câu hỏi phía trên. Trên thực tế, quá trình quản trị chiến lược hoàn chỉnh bao gồm 3 phần được mô tả trong biểu đồ sau:

Phân tích chiến lược Phân tích chiến lược là phân tích về điểm mạnh về vị thế của doanh nghiệp và hiểu được những nhân tố bên ngoài quan trọng có thể ảnh hưởng tới vị thế đó. Quá trình phân tích chiến lược có thể được trợ giúp bằng những một số công cụ bao gồm: Phân tích PEST - kỹ thuật hiểu môi trường trong đó doanh nghiệp đang hoạt động. Lập kế hoạch bao gồm nhiều phương án chọn - kỹ thuật xây dựng nhiều viễn cảnh khác nhau có thể xảy ra trong tương lai cho doanh nghiệp. Phân tích 5 lực lượng - kỹ thuật xác định các lực lượng có thể ảnh hưởng đến mức độ cạnh tranh trong một ngành. Phân đoạn thị trường - kỹ thuật tìm kiếm cách xác định sự giống và khác nhau giữa các nhóm khách hàng hoặc người sử dụng. Ma trận chính sách định hướng - kỹ thuật tóm tắt lợi thế cạnh tranh của một doanh nghiệp trên những thị trường cụ thể. Phân tích đối thủ cạnh tranh - hàng loạt kỹ thuật và phân tích để tìm ra vị thế cạnh tranh tổng thể của doanh nghiệp. Phân tích nhân tố thành công then chốt - kỹ thuật nhằm xác định những khu vực mà môt doanh nghiệp cần phải làm tốt hơn để cạnh tranh thành công. Phân tích mô hình SWOT - một kỹ thuật ngắn gọn hữu ích để tóm tắt những vấn đề then chốt ngảy sinh từ việc đánh giá

Ba chiến lược giúp doanh nghiệp nắm vững và phát triển Những đối thủ cạnh tranh thông minh và những công nghệ mới đang tạo ra thách thức lớn đối với bạn, làm giảm hiệu quả của những nỗ lực marketing của bạn hiện tại. Dưới đây là 3 chiến lược giúp bạn vượt qua mối đe dọa đó để tiếp tục phát triển kinh doanh:

Ngày nay, bạn không thể phát triển kinh doanh của mình nếu chỉ thuần túy là lặp lại những cái mà bạn đã thành công trong quá khứ. Những đối thủ cạnh tranh thông minh và những công nghệ mới đang tạo ra thách thức lớn đối với bạn, làm giảm hiệu quả của những nỗ lực marketing của bạn hiện tại. Dưới đây là 3 chiến lược giúp bạn vượt qua mối đe dọa đó để tiếp tục phát triển kinh doanh: 1. Thử nghiệm các biện pháp marketing mới Tác động đầu tiên của sự thay đổi là hiệu quả của các biện pháp quảng cáo của bạn giảm sút, do vậy hoạt động sản xuất - kinh doanh của bạn cũng sẽ suy giảm. Không được đợi khi có nguy cơ rồi mới tìm biện pháp hành động. Hãy không ngừng thử nghiệm và đánh giá hiệu quả của tất cả mọi hình thức mà bạn sử dụng để thúc đẩy kinh doanh. Hãy thử nghiệm những biện pháp marketing mới và cả những biện pháp cũ mà bạn chưa thử. Cần thay những biện pháp ít hiệu quả bằng những biện pháp hiệu quả hơn. Theo kinh nghiệm, bạn nên đầu tư 80% ngân sách dành cho quảng cáo cho những biện pháp đã được thử nghiệm và lựa chọn; 20% còn lại dành cho việc thử các biện pháp mới. 2. Khám phá các thị trường mới Không bao giờ được bỏ qua việc tìm kiếm các thị trường mới. Mỗi thị trường mới bạn khám phá đều làm tăng doanh số bán hàng cho bạn và góp phần bảo vệ bạn trước những tác động của sự thay đổi. Thị trường thay đổi hoặc sự xuất hiện của một đối thủ cạnh tranh hùng hậu có thể sẽ làm doanh số bán hàng của bạn giảm sút. Nhưng tác động đó sẽ bị giảm nhẹ nhiều nếu bạn có nhiều thị trường khác đem lại doanh thu cho bạn. Một trong những biện pháp để có thể nhanh chóng và dễ dàng tìm được thị trường mới với lợi nhuận là chia thị trường hiện tại của bạn thành vài thị trường nhỏ với những nhu cầu và triển vọng phát triển riêng biệt. Sau đó đưa ra những quảng cáo riêng để phát triển từng thị trường nhỏ đặc thù đó. 3. Bổ sung thêm sản phẩm/dịch vụ mới Doanh số bán hàng giảm mạnh có thể hủy hoại doanh nghiệp bạn nếu bạn chỉ cung cấp một hoặc hai sản phẩm. Nhưng việc này sẽ ít tác động đến bạn nếu bạn vẫn tạo được nguồn thu từ những sản phẩm khác. Bạn luôn cố gắng tăng lượng sản phẩm và dịch vụ mà bạn cung cấp cho khách hàng. Những sản phẩm và dịch vụ bổ sung này nên có mối quan hệ chặt chẽ với những sản phẩm và dịch vụ mà bạn đã cung cấp. Ví dụ, nếu bạn bán các sản phẩm về liên quan đến sức khỏe, hãy tìm thêm các sản phẩm hoặc dịch vụ trong ngành này bạn có thể cung cấp.

Nhượng quyền thương mại: Cũ người mới ta. Nhượng quyền thương mại (NQTM) - Franchising - đã ra đời và phát triển trong hơn 6 thập kỷ qua tại nhiều nước Âu - Mỹ. Còn tại Việt Nam, dù đã manh nha hình thành cách đây gần chục năm, nhưng hiện nay NQTM vẫn là phương thức kinh doanh hoàn toàn mới.

gNhượng quyền thương mại (NQTM) - Franchising - đã ra đời và phát triển trong hơn 6 thập kỷ qua tại nhiều nước Âu -

Mỹ. Còn tại Việt Nam, dù đã manh nha hình thành cách đây gần chục năm, nhưng hiện nay NQTM vẫn là phương thức kinh doanh hoàn toàn mới. Tuy nhiên, theo ông Louis Nguyễn - Giám đốc điều hành VinaCapital, môi trường kinh

doanh tại Việt Nam đang cải thiện với tốc độ nhanh đã tạo ra cơ hội hấp dẫn cho hình thức NQTM, nhất là trong các ngành hàng tiêu dùng và bán lẻ.

Kinh nghiệm từ các nước Tại hội thảo “Franchising Vietnam 2005” diễn ra vừa qua ở TP.HCM do VinaCapital phối hợp với Hội Doanh nghiệp G18 tổ chức đã thu hút hàng trăm nhà doanh nghiệp, chuyên gia về NQTM trong nước và quốc tế tham dự. Phát biểu tại hội thảo, ông Albert Kong - Chủ tịch, kiêm Giám đốc điều hành Công ty Asiawide Franchise Consultans Pte. Ltd (Singapore) cho biết: NQTM ngày càng trở nên quan trọng và đang rất “nóng” tại thị trường châu á. Trong đó, Trung Quốc là một trong những thị trường kinh doanh NQTM sôi động nhất, mặc dù cách đây hơn 4 năm, nhiều doanh nghiệp ở quốc gia này chưa hình dung được NQTM là gì. Theo ông Robert Bannerman - Tùy viên Thương mại Tổng lãnh sự quán Hoa Kỳ tại TP.HCM, NQTM khởi sự từ những năm 40 và đến thập niên 50 thì Ray Kroc, người sáng lập McDonald đã bán giấy phép nhượng quyền với giá 950 USD. Từ đó đến nay, McDonald đã không ngừng phát triển với hơn 31.000 điểm bán tại 60 quốc gia. Số liệu thống kê mới nhất, tại Hoa Kỳ hiện có hơn 550.000 hợp đồng NQTM với lợi nhuận thu được trên 1.530 tỷ USD/năm; còn tại khu vực Bắc Mỹ, hiện có hơn 750.000 hợp đồng NQTM được ký kết... ông Robert Bannerman cũng nói thêm: Tiềm năng phát triển trong lĩnh vực này tại nhiều nước Âu - Mỹ vẫn tiếp tục gia tăng trong những năm tới mà theo dự báo của Hiệp hội NQTM Quốc tế là khoảng 7%/năm. Bài học thành công từ NQTM ở Hoa Kỳ cho thấy, 90% công ty theo hợp đồng thương hiệu tiếp tục hoạt động sau 10 năm; trong khi 82% công ty độc lập phải đóng cửa (nếu chỉ xét trong năm đầu tiên thực hiện hợp đồng NQTM thì chưa tới 5% công ty thất bại, ngược lại có đến 38% công ty độc lập lại không thành công). NQTM tại Việt Nam - cơ hội kinh doanh mới? Giữa thập niên 90, ở nước ta đã có một vài doanh nghiệp kinh doanh thiết bị lọc nước do Việt kiều về đầu tư đã đưa ra hình thức NQTM, nhưng thị trường lúc b y giờ chưa thực sự sôi động và bản thân thương hiệu của các doanh nghiệp đó cũng chưa m y nổi tiếng nên đã không thành công. Mãi đến 3 - 4 năm trở lại đây, hình thức NQTM mới rục rịch trở lại với các thương hiệu tên tuổi như Kinh Đô, Trung Nguyên, Lotteria, Phở 24... Theo ông Patrick Ho Lock Yin - Phó tổng giám đốc Công ty cổ phần Kinh Đô, đến nay Kinh Đô có mạng lưới 150 nhà phân phối và trên 30.000 điểm bán lẻ rộng khắp trên cả nước với nhiều chủng loại sản phẩm bánh, kẹo. Trong đó, có nhiều cửa hàng Kinh Đô đã áp dụng phương thức NQTM. Còn đối với Công ty cà phê Trung Nguyên, đây là thương hiệu cà phê số 1 và cũng là doanh nghiệp Việt Nam đầu tiên áp dụng mô hình kinh doanh NQTM. Hiện Trung Nguyên đã có 1.000 quán cà phê ở Việt Nam, Singapore, Nhật Bản, Thái Lan, Trung Quốc và đang tiếp tục phát triển tại Mỹ, Đức, Australia thông qua phương thức NQTM này. Những tín hiệu mới từ Trung Nguyên, Kinh Đô... như vừa nêu trên là dấu hiệu cho thấy không ít doanh nghiệp Việt Nam đã sớm khẳng định được vị thế của mình trên thương trường và cũng đã biết cách NQTM thành công trong nền

kinh tế mở cửa hội nhập quốc tế. Dù vậy, theo nhìn nhận của nhiều chuyên gia về NQTM thì Việt Nam chỉ mới đang trong giai đoạn khởi động nên tiềm năng phát triển trong lĩnh vực này còn rất lớn và chắc chắn sẽ tăng trưởng mạnh trong vài năm tới. Theo ông Louis Nguyễn, trước xu thế phát triển và nhu cầu tiếp cận phương thức kinh doanh NQTM của nhiều doanh nghiệp trong nước, thì “Franchising Vietnam 2005” là cơ hội tốt cho các doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam muốn tìm hiểu các cơ hội đầu tư, cơ hội hợp tác trong lĩnh vực kinh doanh mới mẻ và hấp dẫn này. Còn theo đánh giá của Thương vụ Hoa Kỳ (Tổng lãnh sự quán Hoa Kỳ tại TP.HCM), NQTM là cơ hội kinh doanh lớn đang đến Việt Nam. Đây là công thức thành công lý tưởng cho các doanh nghiệp trong nước như cà phê Trung Nguyên, Highlands Coffee, Phở 24... vì sản phẩm chất lượng, thương hiệu nổi tiếng, đầu tư ít tốn kém nên tỷ lệ thành công lên tới 95%. Đáng chú ý, các ngành hàng tiêu dùng, dịch vụ, bản lẻ đang có xu hướng phát triển nhanh, mở ra nhiều triển vọng và cơ hội kinh doanh NQTM mới cho các doanh nghiệp có thương hiệu mạnh. Để góp phần thúc đẩy phương thức NQTM tại Việt Nam, ông Robert Bannerman cho hay: Với kinh nghiệm trong lĩnh vực này, Thương vụ Hoa Kỳ sẵn sàng hỗ trợ các doanh nghiệp cơ hội tìm hiểu, nghiên cứu thị trường, tham gia hội thảo, triển lãm và kết nối với nhiều đối tác trên thế giới. NQTM là một phương thức kinh doanh, trong đó bao gồm cả thương hiệu, biểu tượng và sản phẩm hay dịch vụ có chất lượng. Những doanh nghiệp có thương hiệu nổi tiếng muốn bán quyền thương mại là nhằm thúc đẩy kinh doanh tăng trưởng với lợi nhuận hợp lý, tổ chức điều hành gọn nh‹ để giảm thiểu rủi ro đầu tư nhân lực, tăng khả năng khai thác thị trường mới. Đối với người mua quyền thương mại, đấy là hệ thống kinh doanh đã được thử và kiểm nghiệm, tên tuổi thương hiệu đã được thiết lập sẵn và dễ được công chúng chấp nhận, có thể tiếp cận với sự quản lý, pháp lý, hỗ trợ tài chính của nhà nhượng quyền…

Related Documents

Chien Luoc Kinh Doanh Fpt
November 2019 10
Kinh Doanh
November 2019 43
Kinh Doanh
November 2019 49