Làm thế nào để tìm được
ý tưởng kinh doanh
tốt ?
Một ý tưởng kinh doanh tốt có hai phần sau : -Cơ hội kinh doanh -Bạn phải có kỹ năng và các nguồn lực tận dụng cơ hội
Có những cơ hội nào quanh bạn ? Để có thể tồn tại được doanh nghiệp phải cung cấp các dịch vụ và hàng hoá phù hợp với nhu cầu của con người và giải quyết được các vấn đề của họ. Xin nêu một phương pháp hữu hiệu để tìm ý tưởng kinh doanh mới là suy nghĩ về những khó khăn mà mọi người đã gặp phải khi giải quyết nhu cầu hoặc các vấn đề của họ. Bạn có thể đạt được mục đích này nếu sử dụng các cách sau : - Những khó khăn mà chính bạn đã gặp phải – Hãy xem bạn gặp phải những vấn đề gì khi đi mua các sản phẩm hoặc dịch vụ tại địa phương. - Khó khăn trong công việc – Khi làm việc cho một cơ quan khác, bạn có thể nhận thấy để hoàn thành công việc có nhiều vấn đề khó khăn do dịch vụ tồi hoặc thiếu nguyên vật liệu - Các vấn đề mà những người khác gặp phải – Nên lắng nghe những người khác phàn nàn để tìm hiểu xem họ có những nhu cầu và khó khăn gì. - Những gì còn thiếu trong cộng đồng của bạn – Hãy nghiên cứu cộng đồng của bạn để tìm ra những dịch vụ còn thiếu. - Các vấn đề của người dân và những nhu cầu chưa được đáp ứng là đầu mối cho những cơ hội kinh doanh mới. Các chủ doanh nghiệp nhìn ra các cơ hội trong vấn đề của người khác. - Nếu có nhu cầu mà chưa có hàng hoá và dịch vụ để đáp ứng thì rõ ràng là có cơ hội cho các chủ doanh nghiệp đáp ứng các nhu cầu đó. - Nếu các doanh nghiệp đang hoạt động chỉ có thể cung cấp dịch vụ chất lượng kém thì là cơ hội cho một công việc kinh doanh mới mang tính canh tranh để cung cấp dịch vụ tốt hơn. - Nếu giá cả tăng nhanh đến mức mọi người thấy khó có thể chấp nhận được thì sẽ xuất hiện cơ hội tìm ra một nơi cung cấp rẻ hơn, một sản phẩm thay thế đỡ tốn kém hoặc một hệ thống phân phối chi phí thấp và hiệu quả hơn. Khi lựa chọn một ý tưởng kinh doanh, bước đầu tiên là phải xác định các cơ hội ngay nơi mình sinh sống. Sau đó, bạn phải quyết định xem mình có kỹ năng để nắm bắt cơ hội hay không. Biết được kỹ năng và mối quan tâm của mình sẽ giúp bạn quyết định nên bắt đầu tiến hành loại kinh doanh nào. Chắc có lẽ bạn sẽ không kinh doanh sản xuất bánh nướng nếu bạn không biết làm bánh. Hãy xem lại phần tay nghề kỹ thuật ở bước 1. Hãy quay lại bước 1 và kiểm tra lại các kỹ năng của bạn.Bạn có thể dùng những kỹ năng này để tận dụng các cơ hội trong cộng đồng của bạn hay không? Trước khi ý tưởng kinh doanh của bạn trở thành hiện thực bạn phải thu nhập thông tin và lập kế hoạch để tìm hiểu xem công việc kinh doanh của bạn có thành đạt hay không. Giống như một kỹ sư chuẩn bị kế hoạch trước lúc xây cầu, một người chủ kinh doanh phải chuẩn bị Kế hoạch kinh doanh Bản Kế hoạch kinh doanh là bản mô tả chi tiết tất cả mảng công việc trong kinh doanh của bạn. Chuẩn bị Kế hoạch kinh doanh sẽ giúp bạn suy nghĩ cẩn trọng và đánh giá bất kì điểm yếu nào trong ý tưởng kinh doanh. Quan trọng nhất là bản Kế hoạch kinh doanh tạo cho bạn cơ hội thử nghiệm các ý tưởng kinh doanh trên giấy trước khi biến nó trở thành hiện thực. Lập một bản kế hoạch kinh rồi phát hiện rằng ý tưởng đó không hợp lý có lẽ còn tốt hơn là bắt tay vào kinh doanh rồi bị thất bại.
Việc chuẩn bị bản kế hoạch kinh doanh của bạn phải rất mạch lạc. Nếu bạn có nhiều ý tưởng kinh doanh, thì nên lập mỗi ý tưởng một bản rồi đánh giá xem cái nào có thể thành công nhất. Bạn sẽ có thể xem lại Kế hoạch kinh doanh của mình vài lần trước khi quyết định. Với chương trình “ Lập kế hoạch kinh doanh “ trong học phần Khởi sự Kinh doanh bạn sẽ học được cách làm thế nào để có thể lập một bản kế hoạch kinh doanh Lập Kế hoạch Kinh doanh
Trước khi bắt tay vào kinh doanh, bạn cần phải thu thập và sử dụng rất nhiều thông tin về ý tưởng kinh doanh, thị trường, cách tổ chức công việc và vấn đề tài chính cho kinh doanh. Thông qua kế hoạch kinh doanh này bạn có thể triển khai ý tưởng kinh doanh thành công và tự quyết định xem mình có nên tiếp tục kinh doanh hay không. Kế hoạch Kinh doanh của bạn phải rõ ràng. Trong đó cần có các phần sau: Phần tóm tắt chung — Phần tóm tắt chung sẽ chỉ ra phương hướng hoạt động chính trong doanh nghiệp. Nội dung phần tóm tắt chung này chính là nguồn thông tin quan trọng nhất trong bản Kế hoạch kinh doanh. Phần tóm tắt chung phải được trình bày một cách đầy đủ và cẩn thận. Bản kế hoạch Kinh doanh là nơi để lại ấn tượng đầu tiên về công việc kinh doanh của bạn. ý tưởng kinh doanh — Phần này mô tả ngắn gọn nhưng chi tiết về những gì bạn sẽ định kinh doanh. Đây giống như phần thông báo chung về hàng hoá hay mặt hàng mà bạn sẽ kinh doanh. Đánh giá thị trường — Kế hoạch marketing mô tả cách thức tiếp thị sản phẩm của bạn. Marketing là công việc tìm hiểu nhu cầu khách hàng. Khi doanh nghiệp làm thoả mãn nhu cầu khách hàng họ đồng thời sẽ thu được lợi nhuận. Trong bản kế hoạch kinh doanh, các số liệu chi tiết về hàng hoá hay dịch vụ bạn sẽ cung cấp, giá bán, địa điểm bán hàng và phương thưc phân phối hàng. Bạn hãy nêu rõ cách thức xúc tiến bán hàng của mình. Tổ chức kinh doanh — Phần này mô tả cách tổ chức kinh doanh của bạn. Trong đó bao gồm hình thức pháp lý, nhân sự cần có và những nghĩa vụ của doanh nghiệp. Các nguồn tài chính cho kinh doanh — Phần này mô tả các vấn đề có liên quan đến mặt tài chính trong doanh nghiệp của bạn. Mục đích của doanh nghiệp là làm ra lơi nhuận. Trong Kế hoạch Kinh doanh, tính toán lượng hàng bán ra, chi phí cần thiết và lợi nhuận cũng như lượng vốn khởi sự cần có. Phụ lục — Các giấy tờ kèm theo Bản Kế hoạch Kinh doanh như Giấy đăng ký kinh doanh, danh sách hàng hoá/dịch vụ và giá bán ra cùng với bản Mô tả công việc và bản dự kê giá. Bạn nên ghi nhớ rằng nếu bạn có càng nhiều thông tin, bạn sẽ có thể càng có nhiều khả năng và cơ hội có sự trợ giúp từ bên ngoài. Trên đây không phải là mẫu Kế hoạch kinh doanh tiêu chuẩn cho mọi doanh nghiệp. Bạn có thể tự thay đổi nội dung bản kế hoạch kinh doanh trên cho phù hợp với các loại hình kinh doanh khác. Các cơ sở cho vay tín dụng có thể bổ sung thêm một số chi tiết khác hoăc thay đổi nội dung Kế hoạch kinh doanh khác. Tìm nguồn trợ giúp trong việc lập Kế hoạch Kinh doanh Hiện nay ở Việt Nam có rất nhiều tổ chức và cá nhân có thể giúp bạn lên Kế hoạch Kinh doanh và kiểm tra nội dung. Đó là: - Các cơ quan nhà nước. - Các nhà tư vấn chuyên về lĩnh vực này và về loạihình kinh doanh của bạn. - Các nhà chuyên môn như kế toán viên, luật sư, chuyên viêcn công tác tại các ngân hàng. - Đại diện của các tổ chức
Bản Kế hoạch Kinh doanh của bạn có thể tạo cơ hội cho bạn thử nghiệm các ý tưởng kinh doanh của mình tren giấy trước khi bắt tay vào thực hiện chúng. Nếu đó là ý tưởng kinh doanh chưa tốt, bạn sẽ không bị mất thời gian, nỗ lực và tiền bạc vào đó để rồi bị thất bại. Do đó, trước khi thực hiện một công việc kinh doanh bạn cần tham khảo ý kiến của nhiều người trong quá trình chuẩn bị đầu tiên. Đánh giá bản thân: Những tính cách của một chủ doanh nghiệp thành đạt là gì?
Một cuộc nghiên cứu qui mô do nhóm " Hệ thống quản lý quốc tế" được tiến hành ở một số nước trên khắp thế giới đã xác định 10 tính cách cá nhân cơ bản của một chủ doanh nghiệp chỉ ra sự khác biệt giữa chủ doanh nghiệp không thành đạt.và chủ doanh nghiệp thành đạt( Nguồn thông tin: Tài liệu của khoá học dành cho những người khởi sự doanh nghiệp CEFE). 10 tính cách thành công được tóm tắt lại trong 3 lĩnh vực : Đạt được suy nghĩ: Tìm kiếm cơ hội Kiên trì Cam kết thực hiện đúng hợp đồng Đáp ứng chất lượng và hiệu quả Chấp nhận rủi ro. Khả năng lập kế hoạch Xây dựng mục tiêu Giám sát và lập kế hoạch một cách có hệ thống Tìm kiếm thông tin. Khả năng quyền lực Có khả năng thuyết phục và có mạng lưới công việc Tự tin
Tìm kiếm cơ hội Tìm kiếm và thực hiện các cơ hội kinh doanh mới, động não và xác định những giải pháp sáng tạo cho những vấn đề kinh doanh, suy nghĩ theo các cách khác nhau để tìm ra cách giải quyết, chủ động nắm bắt các cơ hội để thu lượm thông tin kinh doanh, nhân sự có kinh nghiệm, các trang thiết bị, thiết kế sản phẩm và dịch vụ, thị trường và tài chính, . . . Kiên trì Tiến hành các hoạt động khác nhau hoặc lặp lại để vượt qua những trở ngại trong kinh doanh. Không từ bỏ sau lần thất bại lần đầu để giải quyết vấn đề. Hy sinh cá nhân hoặc thực hiện các cố gắng phi thường để hoàn thành công việc. tiếp tục giũ vững lập trường của mình trước đối thủ hoặc những dấu hiệu ít có thành công ở phút ban đầu. Cam kết thực hiện theo hợp đồng. Chấp nhận trách nhiệm về các vấn đề để hoàn thành công việc cho khách hàng. Giúp công nhân để hoàn thành công việc. Thể hiện những quan tâm làm hài lòng khách hàng. Đáp ứng chất lượng và hiệu quả
Chấp nhận rủi ro Có khả năng chấp nhận những gì mà mình cho là những rủi ro vừa phải. Thường nên có một biện pháp thích ứng cho những tình huống có yếu tố rủi ro. Tính toán rủi ro trong các quyết định kinh doanh. Đặt mục đích Đặt ra các mục tiêu rõ ràng và cụ thể trước mắt . Xây dựng các mục tiêu lâu dài, rõ ràng. Giám sát và lập kế hoạch có hệ thống Phát triển và sử dụng hợp lý từng bước các kế hoạch để đạt được mục đích. Đánh giá các kế hoạch hành động khác có thể dùng để thay thế. Giám sát tiến trình và chuyển sang các chiến lược dự phòng khi cần thiết để đạt được mục đích. Tìm kiếm thông tin Đích thân tìm kiếm thông tin về các khách hàng, các nhà cung cấp và các đối thủ cạnh tranh. Sử dụng các quan hệ hoặc mạng thông tin để thu thập thông tin có lợi. Thuyết phục và mạng lưới công việc Phát triển và sử dụng các chiến lược đã được cân nhắc cẩn thận để tác động hoặc thuyết phục người khác. Sử dụng quan hệ kinh doanh và cá nhân để hoàn thành mục tiêu kinh doanh của bạn. Tự tin Hiểu chính bản thân minh và tin tưởng chắc chắn vào chính mình và khả năng của chính mình. Thể hiện sự tự tin trong khả năng của bạn để hoàn thành các nhiệm vụ khó khăn hoặc đáp ứng những thử thách
Thành lập doanh nghiệp +Trước khi thành lập doanh nghiệp Tại sao bạn muốn thành lập doanh nghiệp riêng? Bạn đã sẵn sàng trở thành một nhà doanh nghiệp thực sự chưa? +Đánh giá bản thân Những trách nhiệm của 1 chủ doanh nghiệp Những tính cách của một chủ doanh nghiệp thành đạt? +Bắt đầu lập nghiệp - Kế hoạch Kinh doanh Tìm hiểu thông tin về địa điểm bạn lựa chọn kinh doanh: Xem xét những mặt thuận lợi và khó khăn của từng địa điểm kinh doanh. -Tìm hiểu cơ hội của thị trường. Có thị trường cho sản phẩm của doanh nghiệp bạn không? Một khi bạn đã có quyết định về ý tưởng kinh doanh cũng như mục đích kinh doanh, bạn cần xem xét thị trường tiềm năng cho sản phẩm hay dịch vụ của bạn. Hãy nói chuyện với những người khác, kể cả khách hàng tiềm năng cũng như chuyên gia tư vấn kinh doanh để tham khảo ý kiến và nhìn nhận của họ về sản phẩm hay dịch vụ của bạn. Họ có thích ý tưởng kinh doanh của bạn không? Nếu như không thì tại sao và họ khuyến nghị sản phẩm hay dịch vụ nào khác? những ý kiến này có thể giúp bạn tránh được những sai lầm tốn kém. -Ai cần sản phẩm của bạn? Hãy thử suy nghĩ xem ai sẽ mua sản phẩm của bạn. Nếu sản phẩm của bạn quá đắt, doanh số bán chắc chắn sẽ bị hạn chế. Bạn bán hàng và quảng cáo hàng của bạn ở đầu phụ thược rất nhiều vào giá cả cũng như vị trí sản phẩm của bạn trên thị trường. Những yếu tố này cũng hết sức quan trong khi đặt sản phẩm của bạn trong môi trường có cạnh tranh.
- Tìm nguồn tài chính cho doanh nghiệp bạn: Hãy thăm Trang Hướng dẫn Tài chính và Hướng dẫn tìm nguồn tài trợ có kỳ hạn - Khung pháp lý ảnh hưởng đến công việc kinh doanh của bạn: Thăm Trang Pháp Luật và Chính sách -Quản lý thành công doanh nghiệp mới thành lập của bạn Làm thế nào để quản lý sản xuất có hiệu quả? Cẩm nang quán lý chi phí; và Cẩm nang Phát triển sản phẩm mới Phân tích doanh nghiệp của bạn trên các khía cạnh marketing, sản xuất, tổ chức quản lý và tài chính. - Sổ tay dành cho những người lập nghiệp Cuốn cẩm nang này do Ngân hàng Cân đối Đức soạn thảo nhằm giúp cho những người thành lập doanh nghiệp giảm nhẹ được gánh nặng khi quyết định và trong việc lập kế hoạch và thực hiện dự án của mình. Tài liệu này giúp các bạn chuẩn bị tốt cho dự thảo hoạt động và tính toán chính xác kế hoạch dự trù, tiến tới một kế hoạch doanh nghiệp khả thi đồng thời giảm tối thiểu những rủi ro của doanh nghiệp khi hoạt động và chuẩn bị tốt để vượt qua giai đoạn khởi sự đặc biệt khó khăn. Nghĩa vụ pháp lý
Là người chủ doanh nghiệp, bạn phải có nghĩa vụ tự tìm hiểu về những yêu cầu về mặt pháp lý sẽ ảnh hưởng đến việc kinh doanh của bạn. Bạn không cần phải thuộc lòng tất cả các luật và qui định, nhưng bạn phải nắm được những gì có liên quan đến bạn và việc kinh doanh của bạn. Dưới đây là một số những nghĩa vụ pháp lý chung trong kinh doanh tại Việt Nam
Thuế
Tất cả các loại hình kinh doanh ở Việt Nam đều phải trả thuế. Đây là một số thí dụ về các loại thuế hiện đang áp dụng: - Thuế môn bài; - Thuế giá trị gia tăng; - Thuế tiêu thụ đặc biệt: được áp dụng cho các mặt hàng Nhà nước cần điều tiết (đồ uống, rượu, thuốc lá, các hoạt động giải trí, sản xuất ôtô và xe máy). Đối với tất cả các loại hình kinh doanh áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế trị giá gia tăng được miễn trừ; - Thuế thu nhập doanh nghiệp; - Thuế xuất nhập khẩu: áp dụng đối với các hoạt động xuất nhập khẩu.
Các giấy phép kinh doanh thương mại Bạn hãy tìm đến các cơ quan chức năng để tìm các thông tin phù hợp cho doanh nghiệp của mình về vấn đề này trước khi bắt tay vào kinh doanh.
Các điều kiện làm việc Quan tâm đến điều kiện làm việc của các nhân viên sẽ tránh được những tổn hại, thương tật không cần thiết do tai nạn ở nơi làm việc cũng như các bệnh nghề nghiệp gây ra. Việc này sẽ góp phần tăng năng suất, động viên công nhân, tạo điều kiện tốt cho công việc kinh doanh.
Khi xem xét các điều kiện làm việc, hãy suy nghĩ về những vấn đề như tiếng ồn, ánh sáng, và việc sử dụng, lưu giữ những chất độc hại.
Chính phủ Việt Nam đã ban hành luật và các qui định về điều kiện làm việc trong doanh nghiệp. Bạn cần phải tuân thủ các qui định và luật về lao động.
Khi lập kế hoạch cho công việc kinh doanh mới phải cân nhắc xem các điều kiện làm việc tốt sẽ làm tăng lợi nhuận trong kinh doanh như thế nào. Hãy nhớ rằng điều kiện làm việc tốt sẽ có ích cho công việc kinh doanh của bạn.
Bảo hiểm Có nhiều rủi ro khi tiến hành một công việc kinh doanh. Tuỳ theo loại hình kinh doanh mà có các loại rủi ro khác nhau. Nhu cầu về hàng hoá của bạn giảm sút cũng là một phần rủi ro trong kinh doanh. Tuy nhiên, các loại rủi ro khác có thể được giảm nhẹ nhờ mua bảo hiểm. Bạn không thể bảo hiểm tất cả mọi thứ. Bảo hiểm kinh doanh thường được thực hiện đối với những loại sau: - Các tài sản như máy móc, hàng lưu kho, xe cộ được bảo hiểm chống trộm cắp; - Hàng hoá trong quá trình vận chuyển (đặc biệt đối với hoạt động xuất nhập khẩu); - Tài sản được bảo hiểm chống bão lụt hay cháy; - Bảo hiểm y tế cho bản thân bạn và người làm công; - Bồi thường lao động hay bảo hiểm tai nạn lao động. Tại Việt Nam, bảo hiểm y tế và xã hội là bắt buộc đối với bất kì đơn vị kinh doanh nào có hơn 10 nhân công. Đối với công việc kinh doanh của bạn thì bảo hiểm sẽ đem lại bảo đảm về mặt tài chính đối với nhiều vấn đề. Một số chủ kinh doanh quyết định không mua bảo hiểm để tiết kiệm tiền. Tuỳ thuộc vào tình hình kinh doanh và giá trị tài sản việc không mua bảo hiểm không phải bao giờ cũng là một quyết định sáng suốt. Nếu doanh nghiệp không mua bảo hiểm và những thiết bị đắt tiền bị mất do trộm cắp hay cháy, bạn sẽ phải trích tiền lãi để mua thiết bị thay thế. Bạn phải quyết định loại hình bảo hiểm nào mình cần. Bạn có thể lấy thông tin về bảo hiểm từ nguồn tư vấn về pháp lý cho các doanh nghiệp nhỏ. Có các cơ quan nhà nước hoặc tổ chức phi chính phủ được thành lập để hỗ trợ kinh doanh nhỏ. Giấy báo giá cũng có thể lấy được từ các công ty bảo hiểm ở địa phương. Tuy vậy, bạn phải nhớ rằng các công ty bảo hiểm sẽ cố gắng bán bảo hiểm trọn gói. Phải sáng suốt kiểm tra các nguồn để có thể mua được bảo hiểm trọn gói có lợi nhất cho doanh nghiệp mới của bạn. Ý tưởng thành lập doanh nghiệp
Bạn không cần phải sợ hãi khi bắt đầu phải nghĩ tới tất cả những việc cần làm để có thể thành lập doanh nghiệp. Những bài viết dưới đây sẽ giúp bạn nắm được cách tư duy để thành lập doanh nghiệp một cách lô gic và có tổ chức nhất. Bạn cần phải biết tập trung vào từng vấn đề một rồi dần dần khám phá ra cách giải quyết mọi vấn đề quan trọng. Chúng tôi sẽ giúp bạn tìm kiếm những thông tin bạn cần và đưa ra những câu hỏi mà bạn cần trả lời để có thể bắt tay vào lập kế hoạch kinh doanh. Điều quan trọng là bạn sẽ bắt tay vào lập kế hoạch kinh doanh. Cũng có thể bạn sẽ không quyết định kinh doanh nữa nhưng bạn hãy tin rằng bạn đã được trang bị một số kiến thức rất cần thiết. Để thành lập được doanh nghiệp và bắt đầu kinh doanh, bạn cần trải qua ba bước và ở mỗi bước bạn cần có những cách khác nhau để giải quyết vấn đề. Ba bước gồm: Suy nghĩ - tập hợp thông tin cần thiết có thể giúp bạn có ý tưởng về công việc kinh doanh. Lập kế hoạch kinh doanh - viết kế hoạch Hành động - biến kế hoạch kinh doanh của mình thành hiện thực. Trước tiên là bước SUY NGHĨ. Bạn có thể nghĩ đến mọi thứ có thể! Không nên tự hạn chế những suy nghĩ của bản thân. Bạn cũng có thể làm bất cứ thứ gì bạn muốn, từ những thứ to lớn đến nhỏ bé, từ lô gic đến không lô gic, từ những thứ đầy hoài bão đến những ý tưởng đầy khiêm tốn. Sẽ có nhiều thời gian cho bạn xem xét loại bỏ những ý tưởng không khả thi khi bạn đã ở bước LẬP KẾ HOẠCH và HÀNH ĐỘNG. Sẽ rất tốt nếu bạn tự bắt bản thân hướng tới những suy nghĩ tích cực hơn ở bước đầu tiên này. Tôi từng nói chuyện với một người có ý định thành lập một doanh nghiệp kinh doanh hàng bán lẻ nhưng cuối cùng anh ta thú nhận là cái anh ta thật sự muốn làm là một nhà hàng nhưng anh ta không thể huy động đủ tiền. Khi tôi hỏi anh ta cần khoảng bao nhiêu tiền thì anh ta lại trả lời anh ta cũng không biết rõ cần bao nhiêu. Do anh ta nghĩ rằng mình không thể có đủ tiền nên đã không xem xét ý tưởng kinh doanh đó một cách cẩn thận. Đừng bao giờ để bản thân có những quyết định kiểu như vậy khi còn đang ở bước suy nghĩ. Hãy tin tưởng vào bản thân và những gì bạn muốn làm, khi đó mọi công việc còn lại sẽ trở nên dễ dàng hơn nhiều. Có 5 lĩnh vực chủ yếu mà bạn cần xem xét trước khi quyết định lập kế hoạch kinh doanh. Hãy tự đánh giá xem mình được bao nhiêu điểm trên tổng số 5 điểm đối với mỗi phần. (Hãy cho mình 5 điểm nếu bạn hoàn toàn chắc chắn và 1 điểm nếu thật sự không chắc chắn về câu trả lời). 1. Tôi biết tôi đang muốn thành lập một doanh nghiệp để tiến hành kinh doanh. 2. Tôi có một ý tưởng kinh doanh rất hay. 3. Tôi có mọi thứ cần thiết để tiến hành kinh doanh 4. Tôi biết kế hoạch kinh doanh của mình sẽ như thế nào 5. Tôi rất muốn được trực tiếp quản lý doanh nghiệp của mình Mỗi vấn đề trên sẽ được đề cập đến một cách chi tiết hơn ở những phần tiếp theo đây. Nếu điểm của bạn thấp thì bạn nên dành chút thời gian để nghiên cứu những vấn đề đó xem bạn có thể làm gì để có được điểm cao hơn. Thậm chí nếu điểm của bạn có cao thì bạn vẫn nên xem qua những phần đó.
10 lời khuyên trước lúc khởi nghiệp Bạn đang chuẩn bị đi làm và không biết mình nên bắt đầu từ đâu, như thế nào? Những lời
khuyên sau đây sẽ giúp bạn định hướng được những điều cần thiết cho bước khởi nghiệp của mình. 1. Làm những gì bạn yêu thích. Bạn sẽ dành rất nhiều thời gian, năng lượng để bắt đầu việc kinh doanh và xây dựng nó thành một doanh nghiệp thành công, cho nên điều tối quan trọng là bạn phải thực sự yêu thích một cách sâu sắc những gì mình làm, cho dù nó có là cho thuê hồ câu cá, làm gốm hay tư vấn tài chính. 2. Khởi nghiệp khi bạn vẫn đang còn đi làm cho người khác. Người ta có thể sống mà không có tiền trong bao lâu? Không lâu lắm! Trong khi bạn có thể mất khá nhiều thời gian trước khi doanh nghiệp mới của bạn thực sự kiếm ra tiền. Đi làm thuê cho người khác trong khi bắt đầu doanh nghiệp riêng của mình có nghĩa là bạn vẫn có tiền trong túi trong giai đoạn đầu khởi nghiệp. 3. Đừng bắt đầu một mình. Bạn cần một hệ thống hỗ trợ khi bạn bắt đầu một doanh nghiệp (và cả sau đó nữa). Một thành viên trong gia đình hoặc một người bạn mà bạn có thể chia sẻ ý tưởng, họ biết lắng nghe một cách cảm thông và cho rằng ngay cả khi thất bại thì việc khởi nghiệp của bạn cũng là một bài học vô giá. Sẽ tốt hơn nếu bạn tìm được một cố vấn giàu kinh nghiệm, nếu bạn đủ khả năng, để đăng ký vào một chương trình đầu tư cho những người khởi nghiệp. Sự chỉ dẫn của người dày dạn kinh nghiệm là cách hỗ trợ tốt nhất. 4. Việc đầu tiên là tìm khách hàng. Đừng đợi cho tới khi bạn khai trương chính thức công việc kinh doanh của mình mới tìm kiếm khách hàng, bởi vì việc kinh doanh không thể sống sót nếu thiếu họ. Xây dựng mạng lưới. Tạo dựng các quan hệ. Bán hoặc thậm chí cho không sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn. Bạn không thể bắt đầu công việc marketing quá sớm. 5. Viết kế hoạch kinh doanh. Lý do chính để viết kế hoạch kinh doanh như một việc làm cần thiết đầu tiên là nó có thể giúp bạn tránh được việc lãng phí thời gian và tiền bạc vào việc bắt đầu một công việc kinh doanh không dẫn tới thành công. Người ta nói rằng không lập kế hoạch chính là lập kế hoạch cho thất bại. 6. Nghiên cứu. Bạn sẽ thực hiện rất nhiều nghiên cứu thông qua việc viết kế hoạch kinh doanh, nhưng đó mới chỉ là bắt đầu. Bạn cần phải trở thành một chuyên gia về lĩnh vực, sản phẩm và dịch vụ của mình, nếu như bạn chưa thực sự là một chuyên gia. Tham gia vào các nhóm xã hội hoặc các nhóm chuyên môn trong lĩnh vực của bạn trước khi bắt tay xây dựng doanh nghiệp là một ý tưởng hay. 7. Nhờ chuyên gia giúp đỡ. Vì bạn chỉ điều hành một doanh nghiệp nhỏ, không có nghĩa là bạn phải trở thành chuyên gia trong mọi vấn đề của doanh nghiệp. Nếu bạn không phải là một kế toán hay một người trông hàng, hãy thuê họ. Nếu bạn cần soạn hợp đồng, và bạn không phải là luật sư, hãy thuê họ. Bạn sẽ lãng phí thời gian và có thể là cả tiền bạc nữa, trong một giai đoạn dài, để tự làm những việc mà bạn chưa đủ khả năng làm. 8. Lên kế hoạch cho đồng vốn. Tiết kiệm, nếu bạn phải làm như vậy. Hãy tiếp cận các nhà đầu tư tiềm năng và những người cho vay. Tính xem kế hoạch tài chính phải cần đến của bạn là bao nhiêu. Đừng khởi nghiệp với ý nghĩ sẽ đi đến ngân hàng và rút tiền. Các nhà cho vay truyền thống không thích những ý tưởng mới và không thích những doanh nghiệp không chứng minh được khả năng tài chính. 9. Chuyên nghiệp ngay từ đầu. Tất cả mọi việc về bạn và cách bạn điều hành công việc của mình cần phải làm cho mọi người thấy rằng bạn đang tiến hành một công việc kinh doanh nghiêm túc và chuyên nghiệp.
Điều này có nghĩa là bạn phải chuẩn bị tất cả những thiết bị cần thiết như danh thiếp, điện thoại liên lạc, địa chỉ email công việc, đối xử với mọi người một cách chuyên nghiệp và lịch sự. 10. Quan tâm tới các vấn đề pháp lý và thuế trước tiên. Sẽ khó khăn hơn rất nhiều khi phải giải quyết một đống lộn xộn rắc rối đằng sau nếu không để ý ngay đến những vấn đề này. Bạn có phải đăng ký kinh doanh không? Bạn phải nộp những khoản thuế nào? Bạn có phải nộp bảo hiểm và thuế thu nhập cho nhân viên không? Loại hình doanh nghiệp mà bạn lựa chọn sẽ ảnh hưởng như thế nào tới vấn đề thuế thu nhập doanh nghiệp của bạn? Hãy tìm hiểu về các trách nhiệm pháp lý và thuế của bạn trước khi bạn bắt đầu hoạt động và kinh doanh. Điều gì giúp cho một
doanh nghiệp nhỏ
thành công ?
Để một doanh nghiệp nhỏ thành công, bạn phải phân tích các mảng việc trong kinh doanh và đảm bảo rằng mỗi mảng đều được thực hiện với chất lượng tốt nhất. Tuỳ thuộc vào loại hình kinh doanh, cần phải lưu tâm tới những vấn đề sau:
Suy nghĩ sáng suất và bắt đầu từ quy mô nhỏ Khi lập kế hoạch cho công việc kinh doanh mới, bắt đầu kinh doanh từ quy mô nhỏ là ý tưởng thích hợp. Hãy nhớ lại những vấn đề nêu trong chương 1 đề cập đến khoản tiền bạn có để khởi sự kinh doanh. Ngân hàng thường không cho các doanh nghiệp mới thành lập vay vốn, trừ khi bạn có tiền tiết kiệm và những khoản thế chấp hợp lý. Lập kế hoạch thành lập 5 cửa hàng, thuê 40 người và 10 xe ô tô sẽ không là hợp lý khi bạn chưa đủ tiền để làm việc đó. Bắt đầu hoạt động từ quy mô nhỏ có nhiều lợi điểm nên cân nhắc như sau: - Bạn nên tiếp tục làm công việc cũ và chỉ dành nửa thời gian cho việc kinh doanh mới cho đến lúc ổn định. - Trong thời gian đầu vợ hoặc chồng bạn có thể giữ nguyên việc làm cũ và sau đó mới tham gia vào kinh doanh. - Trong thời gian đầu bạn nên đi thuê hoặc mượn thiết bị chứ đừng đi mua. - Thuê công nhân làm việc nửa thời gian trước khi thuê họ cả ngày. - Mua thiết bị cũ - Mở rộng để có thêm việc kinh doanh mới, đừng né tránh những khó khăn về tài chính. - Lập kế hoạch mở rộng kinh doanh khi lợi nhuận tăng. Sinh viên và những ý tưởng "hái" ra tiền Đêm chung kết cuộc thi "Ý tưởng kinh doanh sáng tạo 2005" 800 triệu đồng cho 2 ý tưởng kinh doanh. Một số tiền rất có ý nghĩa khi chủ của những ý tưởng "hái ra tiền" này lại là... sinh viên. Từ ý tưởng "gội đầu" trị giá... 500 triệu đồng Vượt qua hơn 200 ý tưởng kinh doanh khác trong cuộc thi “Ý tưởng kinh doanh sáng tạo 2005” do Câu lạc bộ Nhà doanh nghiệp tương lai thuộc Đại học Ngoại thương Hà Nội phối hợp cùng Công ty Đầu tư Gia Tuệ tổ chức, “Hệ thống chăm sóc sắc đẹp tại khu chung cư” của nhóm tác giả Trần Hải Yến, Nguyễn Mai Phương đã xuất sắc giành chiến thắng kép.
Ngoài số tiền 7 triệu đồng của Ban tổ chức trao cho giải nhất, dự án này còn được cấp vốn 500 triệu đồng. Theo tính toán của hai tác giả là sinh viên khoa Kinh tế Ngoại thương (Đại học Ngoại Thương Hà Nội), “Hệ thống chăm sóc sắc đẹp tại khu chung cư” có vốn đầu tư 300 triệu đồng (hoàn vốn sau 5 - 6 tháng). Hệ thống này gồm nhiều cửa hiệu cắt tóc tại các khu chung cư cao tầng ở Hà Nội. Ngoài dịch vụ gội đầu, cắt tóc, sơn sửa móng tay, mát xa chân, các cửa hàng “chăm sóc sắc đẹp” trên còn kiêm cả dịch vụ phục vụ... người nhà đi kèm và trẻ nhỏ. Hướng tới đối tượng khách hàng là những người ở chung cư có thu nhập cao (theo tính toán trung bình của tác giả là 1000 đô la Mỹ/tháng/hộ), giá dịch vụ ước tính của 2 “bà chủ” sinh viên không hề... sinh viên: 50.000 đồng/lần gội đầu, hơn 100.000 đồng/lần cắt gội. Tất nhiên giá cả sẽ đi kèm với chất lượng. Cả nhà đầu tư và tác giả đều tin tưởng rằng, ý tưởng sáng tạo này sẽ mang lại lợi nhuận. Vì vậy, ngay sau khi kết thúc cuộc thi, “hai nhà” đang nỗ lực hợp tác để 3 cửa hàng đầu tiên sẽ hoạt động tại khu chung cư Trung Hòa - Nhân Chính (Thanh Xuân - Hà Nội) vào tháng 9 tới. Có một điều thú vị là dự án hàng trăm triệu này lại xuất phát từ một ý tưởng rất đời thường. Trong những lần cùng gia đình tìm mua căn hộ tập thể, cô sinh viên năm thứ 3 gốc Hà Nội Trần Hải Yến nhận thấy, hầu hết những khu chung cư chưa có dịch vụ gội đầu, cắt tóc. Vì vậy, nếu muốn tân trang sắc đẹp, người dân sống ở những nơi này thường phải đi khá xa. Từ sự chú ý... vụn vặn đó, một ý tưởng làm ăn mới chợt lóe lên trong đầu Yến. Cùng với ý tưởng kinh doanh sáng tạo, độc đáo, sự phân tích thị trường dựa trên chất liệu của những tháng ngày đi thực tế chính là điểm mạnh thuyết phục và “moi” được tiền của nhà đầu tư. [color=#444444]...Đến dự án "thiếp tình yêu" trị giá 300 triệu đồng[/color] "Điểm nổi bật của các sinh viên này là sự năng động và biết vận dụng kiến thức đào tạo ở nhà trường để áp dụng vào cuộc sống. Các em đã xử lý được các tình huống, những vấn đề của cuộc sống đặt ra thông qua việc trả lời các câu hỏi của cuộc thi. Ý kiến cá nhân, tôi cũng muốn có nhiều cuộc thi tương tự khuyến khích các ý tưởng sáng tạo của nhân dân, nhất là lớp trẻ, góp phần phát triển kinh tế, sản xuất, góp phần xây dựng đất nước". Ông Đào Duy Quát Phó Trưởng ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương Cũng kiếm được hàng trăm triệu, nhưng khác với “Hệ thống chăm sóc sắc đẹp tại khu chung cư”, ý tưởng đoạt giải nhì: “Blueangel - Thay bạn nói lời yêu” của tác giả Nguyễn Phương Hạnh, Nguyễn Ngọc Ly - Sinh viên Đại học Ngoại thương Hà Nội từng được triển khai trong thực tế. Ý tưởng kinh doanh “thiếp tình yêu” lần đầu tiên nảy trong đầu Nguyễn Phương Hạnh khi cô đang là học sinh lớp 11A1, trường PTTH Trần Phú (Hà Nội). Khéo tay, hay làm, Hạnh tự mua nguyên vật liệu về hí hoáy cắt, dán, viết, vẽ, thiết kế các kiểu thiếp. Tích góp từ những đồng tiền bán thiếp “hand made” ban đầu, Hạnh cất công đi hỏi khắp nơi để tìm cửa hàng in giá rẻ “lên đời công nghệ” cho sản phẩm. Quyết tâm theo đuổi dự án ấp ủ đến cùng, cô sinh viên thông minh này không chỉ xin làm thêm cho xưởng in tư nhân để học hỏi kinh nghiệm, mà còn nhanh nhạy đăng ký thương hiệu “Blueangel”. Với số tiền tại trợ 300 triệu đồng, Hạnh khẳng định sẽ tiếp tục cho ra đời những tấm thiếp “nặng chất xám” như thiếp... cào (cào lớp ngoài cùng mới thấy nội dung), thiếp nhiệt độ (dùng nhiệt độ chênh lệch để xóa lớp phủ bên ngoài)... Sinh viên kinh doanh: Dao 2 lưỡi
Nghe tin N.V.Minh (Bàu Cát, quận Tân Bình, TP.HCM) đang ăn nên làm ra với 2 cửa hàng điện thoại di động, bạn bè ai cũng mừng. Tốt nghiệp ĐH, nhưng Minh lập nghiệp từ một nhân viên bán linh kiện điện thoại di động. Nuôi ý tưởng kinh doanh từ những ngày mới vào nghề. Hai năm bươn chải, Minh tích cóp được một số vốn kha khá, mượn thêm mẹ 30 triệu, một cửa hàng di động ra đời tại quận Tân Bình. Một năm sau, Minh mở rộng thị trường xuống Biên Hoà, Đồng Nai. Minh tin tưởng giao cửa hàng ở Biên Hoà cho một người bạn quản lý. Thỉnh thoảng lui tới kiểm tra. Việc kinh doanh ngày càng đi vào ổn định, Minh cũng an tâm về người bạn của mình. Không ngờ, một buổi sáng thức dậy, bà chủ nhà điện thoại thông báo: "Bạn con đã dọn hết cửa hàng đi rồi, dọn lúc nào bác không biết".... ... Và những kinh nghiệm Sẽ còn nhiều người trẻ muốn bước chân vào thương trường, chắc chắn vậy rồi. Mới đây, một người bạn khoe, mình vừa hùn vốn mở một quán cafe. Một sinh viên gọi điện thông báo: "Em mới mở công ty, lúc nào rảnh, mời chị ghé qua chơi". Bà cô ở quê gọi điện hỏi thăm: "L xin 40 triệu để mở tiệm Internet, nhưng cô không biết thế nào? Con thấy có nên tin tưởng em không?" Đâu đó có những người đang "ngậm đắng, nuốt cay" vì làm ăn thua lỗ, vì thiếu kinh nghiệm. Bên cạnh đó, lại có những sinh viên đang có kế hoạch để làm ông chủ. Phải chăng, cần những lời khuyên, những kinh nghiệm cho người trẻ? Một Giám đốc, vừa khởi nghiệp, cũng đã đôi lần thất bại khuyên rằng: "Tôi cũng đã vài lần thất bại trong kinh doanh. Và những gì tôi học được là thương trường khác xa hoàn toàn với lý thuyết mình học được. Lý thuyết là chết, thương trường là sống động và luôn thay đổi. Và cũng khẳng định rằng, không ai không gặp thất bại. Hơn nhau ở chỗ là biết vượt qua, tôi nghĩ thất bại không khủng khiếp như người ta thường nghĩ. Thất bại có cả vị chua và vị ngọt. Nếu bạn chọn vị chua thì bạn mãi thất bại còn bạn chọn vị ngọt thì bạn sẽ rút ra được nhiều bài học". Nói là vậy, nhưng ông Giám đốc trẻ cũng đưa ra những nguyên tắc trước khi bước vào thương trường: phải có kế hoạch rõ ràng, không nản lòng khi gặp khó khăn, chọn đối tác thật kỹ trước khi hợp tác, làm quen với nhiều chuyên gia trong lĩnh vực mình định đầu tư để họ cung cấp thông tin, có một cái đầu tỉnh táo để ra mọi quyết định và cuối cùng là thu thập nhiều thông tin trước khi ra quyết định. Q.P, kinh doanh Điện tử - Viễn thông bật mí kinh nghiệm: "Lúc trước chưa bắt tay vào làm, tôi nghĩ mọi chuyện đơn giản, chỉ cần có vốn mạnh là ổn. Nhưng rồi mọi chuyện không như mình nghĩ, phải thật tỉnh táo, phải sống chết với nó mới được". Còn M.Cường thì bảo: "Liên quan đến chuyện tiền bạc, vốn liếng là liên quan tới rắc rối. Chính vì thế, các thành viên hùn vốn phải có những thoả thuận với nhau thật rõ ràng. Nếu cần, mọi thoả thuận đều phải có giấy tờ rõ ràng. Mất lòng trước được lòng sau". Cường còn nhắn gởi: "Không nên bước vào thương trường khi vừa mới ra trường. Bởi những gì bạn nhìn thấy trong lúc còn là sinh viên rất hạn hẹp. Phải đi làm, tiếp cận với môi trường kinh doanh vài năm thì mới nên bỏ vốn của mình ra. Nếu ai không có máu làm ăn, xin đừng liều mạng". Có những bài học mà học viên chỉ phải trả một ít tiền của, một ít thời gian. Nhưng có những bài học đòi hỏi con người ta phải đánh đổi cả tương lai. Khi thực hiện bài viết này, một sinh viên trường Kinh tế đã kể cho tôi nghe 2 sinh viên mới ra trường, làm ăn thua lỗ, đã bị gia đình đưa về quê.. cày ruộng. Định hình một lớp doanh nhân sinh viên (VietNamNet) - "Trong trường hợp đã có đủ vốn, mà ngân hàng vẫn cho vay, chúng tôi sẽ sẵn sàng vay thêm. Thứ nhất, chúng tôi chấp nhận rủi ro trong kinh doanh. Thứ hai, đồng vốn đi vay sẽ thúc đẩy ý thức kinh doanh nghiêm túc hơn. Thứ ba, ngân hàng cho vay chứng tỏ dự án của chúng tôi được đánh giá tốt. Do đó, không có lý do gì để bỏ cơ hội này".
NTG đoạt giải Nhất thuyết phục. Với những câu trả lời phản biện thông minh, sắc sảo và đầy tự tin, dự án "Hiện thực hoá ý tưởng kinh doanh" của nhóm tác giả Dương Thuý Hải (ĐH Ngoại Thương HN) và Hà Huy Thanh (ĐH Quốc Gia HN) đã nhận được giải Nhất cuộc thi "Sinh viên khởi nghiệp" một cách thuyết phục. Sinh viên phục vụ sinh viên Với slogan "Nâng niu hạnh phúc gia đình Việt Nam", trung tâm sẽ mở các khoá học "Làm vợ" và "Làm chồng" cho các bạn trẻ có nhu cầu. Nội dung chủ yếu là rèn luyện khả năng giao tiếp và các mẹo vặt gia đình, với các môn học "Nâng cao chỉ số lãng mạn", "Quan hệ mẹ chồng - nàng dâu", "Đánh ghen - tốt hay xấu"... và thi thoảng tổ chức các cuộc thi cho học viên như nấu ăn, thi đấu thể thao... Nguyễn Gia Trung ĐH Ngoại thương HN đã gây được sự hào hứng cho cả các thành viên BGK và đông đảo người xem, vì sự độc đáo và... ngộ nghĩnh khi trình bày ý tưởng thành lập "Trung tâm gia đình hạnh phúc" của mình. Ý tưởng này xuất phát từ tâm trạng của một sinh viên năm cuối sắp bước vào cuộc sống với những bộn bề lo toan, cộng một cuộc điều tra bỏ túi với 200 bạn trẻ độ tuổi từ 18-25. Trung cho biết, có tới 68% người được hỏi đều trả lời rằng họ có nhu cầu tham gia những lớp học về tư vấn hôn nhân. Giải Nhì thứ 2, "Dự án du lịch sinh viên, thanh niên" cũng hướng tới đối tượng khách hàng tiềm năng là những người trẻ. Chọn lĩnh vực du lịch, vốn là một thị trường đòi hỏi tính chuyên nghiệp cao và có sự cạnh tranh lớn, nhóm The Friends lại tận dụng thế mạnh ở những điểm khác biệt: khai thác thị trường du lịch sinh viên theo tour, với việc tạo thêm các giá trị gia tăng vào các chuyến hành trình. Vũ khí của họ là đội ngũ hướng dẫn viên hùng hậu, tuy chưa có nhiều kinh nghiệm trong nghề du lịch nhưng rất có nghề trong tổ chức các hoạt động phong trào. Đó chính là các sinh viên, các cán bộ Đoàn, Hội... với lợi thế am hiểu tâm lý sinh viên, có khả năng đầu trò và hoạt náo, với vốn hàng chục trò chơi vui nhộn và hàng trăm bài hát thú vị... để phục vụ các khách hàng sinh viên trong các tour du lịch. Thành công nhờ nghiên cứu các doanh nghiệp khác
Có một nguyên tắc rất đơn giản, nhưng lại là sự thật; nếu bạn muốn trở thành một nhà doanh nghiệp thành đạt, hãy nghiên cứu các doanh nghiệp thành đạt. Bạn có thể học hỏi những ý tưởng này từ rất nhiều nguồn để áp dụng vào trường hợp của bạn. Ba trong số các nguồn tốt nhất là đối thủ, đối tác và tất cả những người khác. Tìm hiểu đối thủ. Các chủ doanh nghiệp thành công ngày nay thường tìm hiểu về đối thủ đồng thời cũng học hỏi từ đối thủ. Nếu bạn phải đối mặt với các đổi thủ nặng ký như Wal – Mart, Walgreen hay Home Depot thì hãy tìm hiểu về họ nhiều hơn. Sam Walton đã nghiên cứu các đối thủ bằng cách đọc báo cáo doanh thu hàng năm, đồng thời dành thời gian đến thăm các cửa hàng của họ. Ông quan sát, phân tích để áp dụng và đã thành công. Để tìm hiểu đối thủ, bạn nên nghiên cứu tất cả các ấn phẩm có liên quan, xem xét các báo cáo hàng năm, các hồ sơ lưu trữ và các chỉ số công nghiệp. Bạn có thể hỏi thêm chi tiết từ các nhà môi giới chứng khoán. Bạn cũng nên thăm các cửa hàng của đối thủ, xem cách thức kinh doanh của họ ở các lĩnh vực khác nhau, xem họ bày bán gì ở những nơi đông khách, gần quầy thanh toán và quan sát loại khách hàng nào thường đến mua sắm ở đó. Chắc chắn bạn sẽ học được nhiều điều chỉ bằng cách quan sát xung quanh. Học hỏi đối tác.
Lời khuyên của chúng tôi là bạn hãy tham gia tích cực và giữ vai trò năng động trong Hiệp hội thương mại mà bạn là thành viên. Dự các cuộc hội chợ, triển lãm hàng hóa và hội thảo thương mại, đưa ra câu hỏi, ghi chép và lắng nghe. Hầu hết những chủ doanh nghiệp thành công đều sử dụng kỹ năng này. Họ luôn dành thời gian thăm quan các doanh nghiệp trên khắp đất nước. Bằng cách quan sát hoạt động của các doanh nghiệp khác, họ thu thập được những ý tưởng hay để áp dụng vào kinh doanh, tìm kiếm nguồn hàng và xác định giá cả. Khi tìm hiểu về dụng cụ làm vườn, chúng tôi đã tới thăm một ông chủ kinh doanh máy cắt cơ Snapper ở thành phố Kansas, vùng Nussouri. Trong cửa hàng ông trưng bày nguyên một chiếc máy cắt cỏ theo chiều thẳng đứng. Ông cho biết, bằng cách này khách hàng rất dễ thấy những đặc điểm cơ bản của chiếc máy. Thêm nữa, nơi trưng bày cũng không chiếm nhiều diện tích lắm, còn đủ chỗ cho các sản phẩm khác nữa. Thu thập các ý tưởng hay từ mọi người. Những ý tưởng hay không chỉ bắt nguồn từ các đối thủ hoặc các doanh nghiệp cùng ngành. Ngay cả những linh mục, thợ cắt tóc, chủ các doanh nghiệp không cùng ngành, các khách hàng đều có thể đưa ra cho bạn những ý tưởng hay. Bởi vậy, khi có cơ hội, bạn hãy ghi chúng vào bộ nhớ, coi đó như là một cách thu thập những ý tưởng để áp dụng vào công việc kinh doanh. Bạn hãy nhớ rằng: nếu bạn tìm (ý tưởng), bạn sẽ gặp. Khi ý tưởng xuất hiện bạn phải chộp ngay và thấm lấy như miếng bọt biển hút nước. Biến chúng thành của bạn để ứng dụng thích hợp với hoàn cảnh. Các loại khoản vay tài chính
Vốn chủ sở hữu Vốn của chủ là giá trị các hàng hoá và tiền mặt mà bạn phải bỏ vào công việc kinh doanh của bạn. Đó là khoản tiền vốn của riêng bạn. Nhiều chủ doanh nghiệp chi muốn kinh doanh trên số tiền của riêng họ mà thôi, bởi vì điều đó làm cho họ độc lập khỏi sự ràng buộc của một bên thứ ba nào đó. Vốn của chủ cũng được tăng lên bằng cách lấy lợi nhuận để đầu tư trở lại vào hoạt động kinh doanh. Dù cho có như vậy nhưng vốn của chủ không đủ để phát triển hoạt động kinh doanh của bạn. Bạn nên nghĩ tới các khoản tài chính vay bên ngoài khi lợi nhuận, mà bạn hy vọng thu được từ các từ các hoạt động kinh doanh được đầu tư từ các nguồn tài chính bên ngoài, cao hơn chi phi để có được các khoản tài chính đó. Vốn của chủ là một trong những yếu tố cơ bản mà bên thứ ba cân nhắc khi họ muốn đồng tài trợ cho bạn và cho hoạt động kinh doanh của bạn vì nó chỉ ra mức độ rủi ro của bạn. Các khoản vay từ Gia đình Vay từ các thành viên trong gia đình là điều bình thường xảy ra trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ đặc biệt là khi khó xin vay được từ ngân hàng, điển hình là ở Việt Nam. Các điều khoản cho vay có thể rất rộng tuỳ thuộc vào thoả thuận giữa bạn và ngân hàng. Nhưng một khoản vay trong gia đình thì có thể ít phiền phức hơn. Các khoản vay trong gia đình nói chung rất có lợi, tuy nhiên cũng có thể gây ra các khó khăn và như vậy sẽ ảnh hưởng tới mối quan hệ trong gia đình. Nếu bạn muốn vay tiền từ một thành viên của gia đình cho công việc kinh doanh mà bạn cho rằng đó công việc của riêng bạn (chứ không phải là của gia đình) thì bạn nên phải chắc chắn xem người cho bạn vay cũng biết nhìn nhận vấn đề giống như bạn-ngay từ lúc ban đầu khi chưa cho vay. Hãy tránh những hiểu nhầm như là "chung vốn" - mà được giải thích rõ thêm dưới đây. Các khoản vay từ Bè bạn Các khoản vay từ bè bạn là điều bình thường trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ. ở đây, các điều khoản và nghi thức của khoản vay có thể thay đổi. Một khoản vay từ một người bạn tốt có thể hỗ trợ nhiều cho hoạt động kinh doanh đang phát triển của bạn.
Khi chuẩn bị đi vay tiền từ bạn bè, chúng ta cần cân nhắc mốt số điều sau: Có khả năng khoản vay từ một người bạn sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến tình bạn giữa hai người vì sự cân bằng giữa hai người trở nên không cân bằng nữa và khoản vay trở thành vật đứng giữa tình cảm bè bạn. Mọi người có thể là bạn của nhau trong suốt cuộc đời. Nhưng cũng có khi tình cảm đó bị đứt quãng. Lý do của việc đứt quãng này có thể là do khoản vay của bạn. Một khoản vay từ một người bạn có thể được xem như là một ân huệ. Vậy nên đổi lại cái gì ? Mặc dầu vậy, các khoản tiền vay được từ gia đình và bè bạn là những lựa chọn rất tốt khi các khoản vay của ngân hàng khan hiếm. Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam thì những khoản vay từ ngân hàng là thực sự khan hiếm. Các khoản vay từ Ngân hàng Ngân hàng là một ngành kinh doanh. Cho vay là hoạt động kinh doanh của ngân hàng trên cơ sở giảm đến mức thấp nhất rủi ro của ngân hàng. Điều này hoàn toàn dễ hiểu vì bạn cũng vậy, bạn cũng không muốn mất khoản tiền tiết kiệm của mình tại ngân hàng cho những khoản vay rủi ro mà ngân hàng quyết định. Khi bạn muốn làm đơn xin vay tại một ngân hàng, các nhân viên ngân hàng sẽ đánh giá trình độ của bạn trên phương diện là một doanh nhân, đánh giá số liệu của doanh nghiệp bạn trong việc hoàn trả nợ (nếu bạn có), tài sản thế chấp, tình hình kinh doanh hiện tại của bạn và kế hoạch kinh doanh mà tiền vay được sử dụng. Do vậy ưu tiên của ngân hàng là tìm biểu xem bản thân bạn có thể là một rủi ro tín dụng chấp nhận được hay không và công việc kinh doanh của bạn có khả năng thực hiện được không: "liệu chúng ta có thể tin tưởng giao tiền cho anh ta hoặc chị ta được không ?" và " liệu hoạt động kinh doanh này có mang lại lợi nhuận cho ngân hàng được không ?" . Tất cả những việc trên là nhằm đảm bảo khoản vay sẽ được hoàn trả. Theo quan điểm của ngân hàng, những câu hỏi trên là cần thiết để đánh giá đúng bạn. Một mối quan hệ kinh doanh lâu dài với ngân hàng, ví dụ như dưới hình thức đặt một tài khoản tại ngân hàng, sẽ giúp ích cho ngân hàng biết bạn tốt hơn. Bạn cần phải chỉ ra trình độ khả năng của mình bằng một Bản Kế hoạch Kinh doanh được chuẩn bị kỹ lưỡng và thiết thực. Với một doanh nghiệp nhỏ đang phát triển, đặc biệt là doanh nghiệp sản xuất hoặc cần vốn lớn, thì đều cần các khoản tài chính trung đến dài hạn để có đất, nhà xưởng, máy móc và trang thiết bị. ở nhiều nước, đều có các khoản vay ngân hàng dành cho các chủ doanh nghiệp có khả năng và đáng tin cậy với kế hoạch kinh doanh hợp lý và đủ tài sản thế chấp. ở Việt Nam các doanh nghiệp vừa và nhỏ ít có cơ hội như trên. Các ngân hàng có thể đồng ý với các khoản vay ngắn hạn với kỳ hạn dài nhất là 6 tháng và doanh nghiệp thường chỉ được xem xét tới nhu cầu vay dài hạn của mình khi họ thành công trong việc xin được các khoản vay ngắn hạn. Đây là một chặng đường dài và vì vậy ít được chọn. Tuy nhiên thực tế cho thấy các khoản vay trung hạn đến dài hạn đều không sẵn có. Chung vốn Chung vốn có nghĩa là chính thức kinh doanh chung với những người khác. Bạn và một hoặc nhiều đối tác khác cùng chia xẻ đóng góp vốn kinh doanh, chia xẻ lỗ lãi theo mức đóng góp của mỗi đối tác trong công việc kinh doanh. Đây cũng là một cách thức tập trung vốn để khởi sự hoặc mở rộng kinh doanh, nhưng điều này cũng có nghĩa là không phải một mình bạn điều hành việc kinh doanh. Các đối tác chắc chắn sẽ quan tâm tới công việc kinh doanh và họ cần có khả năng đi đến thống nhất về các quyết định kinh doanh. Họ cũng phải hợp tác làm việc tốt cùng nhau. Trong trường hợp có những bất đồng, những đối tác có mức đóng góp lớn hơn sẽ là người đưa ra quyết định. Cần phải đưa ra các điều khoản về trường hợp một đối tác muốn rút khỏi doanh nghiệp. Điều khoản thông thường được áp dụng cho đối tác muốn rút khỏi doanh nghiệp là đối tác đó phải bán cổ phần của mình cho các đối tác khác trước khi có thể bán nó cho ai khác. Các khoản ứng trước cho các Nhà cung cấp Một khoản ứng trước cho người cung cấp hàng thực tế là một khoản tiền phải trả cho máy móc, thiết bị hoặc nguyên liệu mà người cung cấp hàng đã chủ định cho hoãn lại. Người cung cấp hàng có thể làm điều này như một phương pháp marketing để bán hàng của mình. Việc này đòi hỏi một mức độ tin cậy lẫn nhau giữa người bán và người mua. Mối tin cậy này sẽ được hình thành qua mối quan hệ kinh doanh lâu dài với nhau. Đối với các loại hàng hoá đòi hỏi vốn lớn, ví dụ như mua máy móc sản xuất đắt tiền, thì người
cung cấp hàng có thể thu xếp với ngân hàng cho bên mua vay tiền để mua hàng. Có nghĩa là người cung cấp hàng không trì hoãn việc thanh toán tiền mà đóng vai trò như người trung gian thu xếp một khoản vay ngân hàng cho bên mua hàng. Khoản trả trước của người mua hàng hay tiền bảo chứng của người mua hàng Tiền trả trước của người mua hàng là một khoản tiền đặt cọc khi họ đặt mua hàng của bạn. Số tiền này sẽ giúp bạn chi cho việc sản xuất sản phẩm đã được đặt mua. Việc này tất nhiên cũng đòi hỏi sự tin tưởng lẫn nhau giữa người mua và người cung cấp và tất nhiên sự tin cậy này được hình thành qua mối quan hệ kinh doanh lâu dài. Thuê Thuê là một khái niệm mới ở Việt Nam và có thể trang thiết bị mà bạn cần thì không sẵn có để thuê. Phương pháp thuê này là một cách thức sử dụng các phương tiện, máy móc và thiết bị mà không cần trả toàn bộ chi phí ngay lập tức. Đây là một hình thức thuê phức tạp hơn nhưng trong thời hạn lâu hơn. Quyền sở hữu của những hàng hoá cho thuê vẫn thuộc về công ty cho thuê. Có hai hình thức cho thuê. Với hoạt động cho thuê này công ty cho thuê có trách nhiệm bảo dưỡng, sửa chữa và bảo hiểm. Cá nhân hoặc doanh nghiệp thuê sử dụng trang thiết bị phải trả các chi phí này. Trong khi thuê, bạn nên phải biết rõ các chi phí hàng tháng phải trả cho trang thiết bị thuê. Nói chung, một hợp đồng cho thuê thì thường không ghi là bên sử dụng được phép mua lại trang thiết bị sau khi thuê. Vì các công ty cho thuê cũng cần lợi nhuận , việc thuê trang thiết bị này thường đắt hơn việc vay tiền ngân hàng để mua trang thiết bị, đặc biệt khi doanh nghiệp muốn sử dụng trang thiết bị đến tận hết vòng đời kinh tế của sản phẩm. Thuê-Mua Hình thức Thuê-Mua cũng tương tự như hình thức Thuê, nhưng có khác là vật được thuê sẽ trở thành tài sản của người đi thuê sau một số đợt thanh toán theo qui định. Với hình Thuê-Mua, bạn phải trả một tỷ lệ lãi xuất nhất định hàng tháng, đắt hơn nhiều so với tỷ lệ lãi xuất tương tự mà bạn chỉ việc trả hàng năm nếu tính theo ngân hàng. Bao thanh toán (mua nợ) Bao thanh toán hay Mua nợ chưa được nhiều người biết đến ở Việt Nam và có thể hình thức này không có trong ngành kinh doanh của bạn. Khi một doanh nghiệp đồng ý cho khách hàng của họ trả tiền sau hai tháng, nếu khách hàng của bạn tỏ ra thờ ơ trong việc thanh toán thì bạn có thể dùng hình thức "bao thanh toán" để nhận được ít nhất một phần lượng tiền nợ. Bằng hình thức bao thanh toán, doanh nghiệp của bạn có thể bán hoá đơn hoặc giấy nợ cho một "Nhà Mua nợ". Khi doanh nghiệp của bạn bán hoá đơn, thì công ty Mua nợ sẽ lập tức trả cho bạn một lượng tiền mặt nhưng không phải là toàn bộ số tiền nợ. Công ty Mua nợ có thể sẽ giảm giá trị các hoá đơn nợ của doanh nghiệp bạn xuống 20% hoặc hơn nữa tuỳ theo mức độ rủi ro của chúng. Sau khi đã bán hoá đơn nợ, bạn không có quyền đòi nó nữa. Lúc này "Nhà Mua nợ" sẽ có trách nhiệm thu hồi nợ. Hình thức mua nợ (bao thanh toán) rất đắt và các doanh nghiệp vừa và nhỏ nên cân nhắc kỹ lưỡng đến khoản chi phí phải mất cho việc này. Các doanh nghiệp cũng nên suy nghĩ đến việc liệu các khách hàng có thực sự muốn "đối đầu" với các "thoả thuận" trong việc thanh toán các hoá đơn cho doanh nghiệp bạn hay không.
Cửa hàng tạp hóa giao tận nhà.
Mục tiêu chính là sẽ bán tại nhà qua điện thoại ( mới ). Về Thuế, nếu là một cửa hàng nhỏ thì bạn chỉ phải nộp thuế môn bài ( khoảng vài chục nghìn
một năm thôi ).Mình được cấp 1 đăng ký kinh doanh, 1mã số thuế riêng, hàng tháng phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, nhưng với cửa hàng nhỏ lẻ sẽ phải chịu thuế khoán. Tức là ấn định một mức thuế suất cố định hàng tháng...Cách tránh thuế thì tôi sẽ tìm hiểu sau...hì hì... Nhân viên: ban đầu ngoài mình vừa là chủ, vừa là nhân viên, tạm thời thuê thêm 1 nhân viên thôi, sau 1 tháng khi đã có lượng khách hàng quen nhất định sẽ thuê thêm 1,2 nhân viên nữa. Diện tích cửa hàng rộng khoảng 20m2-25m2 là được... Quầy kệ làm đơn giản thôi, mua kệ giống của Hoà Phát ( kiểu siêu thị, rẻ mà bày được nhiều hàng ). Sự chuẩn bị như kệ,kiểu cách trình bày quày. diện tích cái này sẽ do mình làm tất... Đầu vào: ký hợp đồng với các nhà cung cấp và phân phối như P&G, Unilever , công ty bia Hà Nội ...P&G chuyên phân phối các loại hàng như dầu gội ( Paintein ấy ) và nhiều mặt hàng khác, ( giống Unilever ) , Phú Thái thì được phân ra làm 7 nhóm khác nhau: chuyên cung cấp dầu gội, sữa tắm dành cho trẻ em ( nhóm sản phẩm Jonhson & Jonhson ấy, dao cạo râu, bỉm trẻ em...) Đầu ra: nhà mình ngay cạnh 1 khu đất rộng 7,2 ha, trước là cánh đồng, nhưng giờ đã biến thành khu chung cư (họ ở tầng cao nên rất khoái mua hàng có người mang tới nơi). Giá bán hàng ra phải bảo đảm ko cao hơn giá bán lẻ của các cụ hưu trí và mấy bà béo phì (các đối tượng này ko thể leo trèo giao hàng được). Trước khi mở cửa hàng tất nhiên là cần làm công tác quảng bá. Sẽ đến tận từng nhà tặng 1 lọ dầu gội đầu hay cái gì đó trị giá <= 10 000= VND (nhân tiện 20/10 hay 8/3 đi tặng hoa thì càng hay), số lượng là 100-200 suất, khi tặng kèm theo 1 tờ giấy photo có giá cụ thể từng mặt hàng để khách hàng biết là giá mình bán ra ko cao hơn giá những quầy bán lẻ khác mà được mang tận nơi. Chú ý là cố gắng tạo ra các khách hàng đặt mua hàng theo 1 thời gian cố định (rõ ràng 1 gia đình 1 tháng cần 2 chai dầu ăn, 2 chai mắm, 2 lọ dầu gội đầu, mỳ tôm ..... là đương nhiên), cứ đến thời gian nào đó là đem hàng cho các khách hàng này. Với các khách hàng quen ngày lễ , tết có tặng thêm quà để tăng tìh cảm. Vốn :Ký hợp đồng với các nhà cung cấp, mình chỉ phải trả trước khoảng 30%, tức là với 45 triệu tiền hàng để trong nhà, chỉ cần ứng ra 15 triệu. Mua 1 cái xe máy cũ để chuyên chở hàng, mất 10 tr. Mua giá để hàng + tiền cho các suất quà để quảng bá + làm các thủ tục = 10 tr. Thêm 10 tr để sẵn sàng mua hàng khi cần thiết, 5 tr đề phòng bội chi. Như vậy, tổng số vốn cần thiết là 50 tr. Sau 1,2 năm , kinh nghiêm đã có, có thể phát triển thành siêu thị mini tự chọn, kèm dịch vụ mang tận nhà.
Có 10 cách để nâng cao sự trung thành của khách hàng… Thu hút khách hàng mới được ví như một mặt kinh doanh giải trí trong tiếp thị trực tiếp: ngân sách lớn, bạn luôn luôn phải sáng tạo hơn và có lẽ bạn cần sử dụng phương tiện thông tin đa dạng và rộng lớn hơn. Vấn đề là chi phí để tìm kiếm khách hàng mới lại gấp 5 lần chi phí dành cho việc giữ chân khách hàng hiện tại. Đó là lý do tại sao các công ty lớn đang ngày càng tập trung nguồn lực vào việc chăm sóc và phát triển những khách hàng hiện tại. Điều quan trọng là những gì chúng ta mang lại phải vượt qua sự mong đợi của khách hàng. Sau đây là mười cách để đạt được điều đó. Nói lời cảm ơn Bạn sẽ thực sự bất ngờ với việc làm đơn giản này. Nói cảm ơn với khách hàng mới trong vòng vài ngày (hoặc có thể là trực tuyến trong vòng vài giờ) khi nhận đơn đặt hàng đầu tiên. Nếu như nó không cần quá trịnh trọng như vậy sau mỗi đơn đặt hàng, vậy thì bạn hãy chắc chắn rằng mình đã làm điều này ít nhất 1 lần 1 năm. Tạo điều kiện để người tiêu dùng trở thành khách hàng một cách dễ dàng Xoá bỏ một vài quy tắc cần thiết mà bạn đưa ra cho khách hàng mới và tiềm năng (ví dụ như sử
dụng thư điện tử và lời đáp tự động, bản đăng ký dài dòng…). Hãy nghĩ tới đường dây chuyên trả lời thắc mắc cho khách hàng đặt mua lại. Vài công ty có những website khác nhau cho từng nhóm khách hàng khác nhau (để họ có thể dễ dàng tái đặt hàng) hơn là chỉ chú trọng những khách hàng tương lai. Tặng thưởng và gắn bó lâu dài Bạn có thể đưa ra những chương trình giảm giá, dịch vụ đặc biệt và sự chăm sóc chu đáo cho những khách hàng lâu năm. Tuy nhiên đừng nghĩ đơn giản như vậy nhé! Hãy thử làm một bài toán. Trong nhiều trường hợp, bạn không phải nhất thiết đầu tư vào một chương trình “trung thành thương hiệu“ quy củ như vậy đâu. “ Một sự công nhận” cũng có thể vượt quá sự mong đợi của khách hàng dành cho món quà bạn gửi tặng. Hãy tổ chức những sự kiện “nội bộ“ và mời những khách hàng nào đã ủng hộ và gắn bó với bạn nhiều nhất, lâu nhất kể cả khi khách hàng phải bỏ tiền ra đề tham dự. Ví dụ như đối với những khách hàng Thân Thiết, Ngân Hàng Chase sắp xếp một chuyến chơi gôn 1 tuần đến Scotland. Thậm chí họ còn có một đường dây điện thoại dành riêng cho khách hàng lâu năm có thể làm khách hàng hiểu họ được xem trọng như thế nào. Cá nhân hoá và làm theo yêu cầu của khách hàng Hãy nghĩ về cảm giác thoải mái khi người phụ vụ tại nhà hàng bạn yêu thích nhớ tên bạn và biết rõ nơi bạn muốn ngồi khi vào ăn. Nhất định bạn sẽ trở lại và trở lại nhiều lần và luôn luôn cho tiền phục vụ nhiều hơn bình thường. Điều này có tác dụng ngay cả khi người mua khó tính trong kinh doanh công nghệ thông tin. Đưa ra lời khuyên, hỏi ý kiến và thoả mãn một cách cụ thể sự đòi hỏi của khách hàng. Hầu hết các nhà tiếp thị trực tiếp có được nội dung và kỹ thuât để truyền đạt kinh nghiệm giữa các nhân với nhau. Quan tâm đến yêu cầu của khách hàng Hầu hết mọi người muốn ý kiến được lắng nghe cũng như được hỏi về quan điểm của mình. Tiến hành khảo sát ý kiến của khách hàng sẽ truyền đi một loạt thông điệp giúp khách hàng hiểu rằng bạn rất quan tâm đến suy nghĩ và nhu cầu của khách hàng. Việc báo cáo lại kết quả của cuộc thăm dò có tác dụng nhân đôi sự xác nhận mối quan tâm của bạn đối với khách hàng. Khi bạn không muốn tham khảo ý kiến quá thường xuyên, bạn có thể lấy ý kiến phản hồi sau những giao dịch đặc biệt để khách hàng có thể ghi nhận lại những nỗ lực thu hút khách hàng một cách đắt giá hơn. Chia nhỏ và chinh phục Ghi nhận khách hàng mà bạn muốn thăm dò và gây ảnh hưởng. Bạn có thể làm bằng nhiều cách - mọi thứ theo những tiêu chuẩn cũ RFM (số lần đặt hàng gần nhất, sự thường xuyên, số tiền khách hàng chi) cho đến cách chi tiêu của khách hàng. Một khi thông tin của khách hàng được ghi nhận lại, hãy chia khách hàng thành những nhóm đặt biệt và xây dựng từng chiến lược tiếp thị tương ứng dựa trên đòi hỏi riêng biệt của từng nhóm, những hành vi trước đó, thiết lập khuynh hướng cũng như tiềm năng phát triển của họ. Hãy chắc chắn rằng bạn xác định được những “nhóm nằm trong tầm kiểm soát“ trong mỗi phân khúc khách hàng để có thể thấy được hiệu quả nỗ lực của bạn trong chiến lược tiếp thị mới. Tiếp thị dựa trên từng giai đoạn vòng đời Khách hàng mới có những đòi hỏi và sự mong đợi khác so với những khách hàng những năm trước. Điều phức tạp hơn là những khách hàng mới có được có thể có những đòi hỏi khác mới cách đây 3 năm, 5 năm hay 10 năm trước. Hãy tiến hành nghiên cứu (xem lý do thứ 5) để hiểu và đối phó với sự khác nhau này. Bạn bè, gia đình và cả đồng nghiệp Đa số những khách hàng hài lòng sẽ giới thiệu về bạn cho những người tương tự họ. Hãy cố gắng nhận ra “những đại sứ tiếp thị“ như vậy giữa những khách hàng của bạn và tạo điều kiện để họ vận động cho sản phẩm và dịch vụ của bạn. Biến khách hàng thành những người liên quan Thành lập một ban đại diện khách hàng hay một ban tư vấn và mời họ tham gia. Bạn sẽ ngạc nhiên về số lượng khách hàng sẽ tham gia, đóng góp, chỉ dẫn và mua nhiều hơn như một kết
quả từ sự tham gia của họ. Nếu như bạn lắng nghe và có ảnh hưởng đến những gì khách hàng phải nói, nó không chỉ xây dựng nên lòng trung thành của khách hàng dành cho thương hiệu mà còn làm cho họ luôn sẵn sàng tiếp cận những khách hàng tiềm năng giùm bạn. Quản lý mối quan hệ trong tổ chức kinh doanh Chắc chắn rằng mọi người biết được sự quan trọng của khách hàng và hãy truyền đạt đầy đủ và rõ ràng những thông tin này. Bạn sẽ không muốn một trong những đại diện của bạn ngày hôm nay bày tỏ được sự biết ơn đến khách hàng và sau đó lại đối xử với vị khách hàng này như một khách hàng trong tương lai vào ngày hôm sau. Đừng mãi ngồi than vãn về những đòi hòi của khách hàng và người tiêu dùng. Chỉ có điều tệ hại duy nhất là bạn không có khách hàng và người tiêu dùng không có nhu cầu về sản phẩm của bạn mà thôi. Do đó, hãy tập trung lại sức lực và ngân sách để giữ chân lại những người làm cho công việc kinh doanh của bạn đạt kết quả tốt: đây là một cách tiếp cận trực tiếp có hiệu quả đấy.
Đào tạo “khách hàng”!
Hướng dẫn khách hàng cách sử dụng sản phẩm sẽ giúp doanh nghiệp tiêu thụ nhiều hàng hoá hơn, quán triệt được tư tưởng này, ngày càng có nhiều doanh nghiệp chú trọng hơn tới việc đào tạo người tiêu dùng. Bán được hàng là một chuyện. Bán được hàng sao cho khách hàng cảm thấy thoả mãn lại là chuyện khác. Điều này chỉ có thể xảy ra khi khách hàng thấy sản phẩm mình mua mang lại nhiều lợi ích, chính vì thế các doanh nghiệp cần phải chú trọng tới việc hướng dẫn khách hàng những công năng của sản phẩm, đặc biệt là những sản phẩm, dịch vụ kĩ thuật. Theo cuộc điều tra của hãng điện thoại Orange (Pháp), 80% khách hàng chỉ biết sử dụng 20% chức năng của chiếc điện thoại di động. Một khoảng trống khá lớn khiến cho chi nhánh của France Telecom nảy ra ý tưởng mở khoá đào tạo về di động tại các cửa hàng để hướng dẫn khách sử dụng điện thoại di dộng của hãng. Mục sở thị “Bảo dưỡng đồ đạc”, “Tự pha cocktail”, “Tìm hiểu về rượu”…Hãy lựa chọn và đăng kí! Đó là những thông báo thường được tìm thấy trên mục rao vặt của các báo với mong muốn cung cấp cho khách hàng những cuộc tiếp xúc trực tiếp. Số lượng người tham gia thường giới hạn khoảng chục người. Mục tiêu của những khoá học ngắn này là hướng dẫn khách hàng cách phát triển năng lực của chính mình. Một số lĩnh vực như sửa chữa hoặc những trò giải trí mang tính sáng tạo rất hợp với kiểu đào tạo này. Trường hợp Castorama là một ví dụ với 40.000 lượt người được đào tạo mỗi năm. Đối với những trò giải trí sáng tạo, Le Grenier cũng là một nơi cung cấp các khoá học đáng tin cậy. “Bị cuốn hút bởi hội hoạ, thêu thùa…, tôi đã mất nhiều thời gian nhằm tìm kiếm vật liệu để thoả mãn thú vui của mình”, Agnès Burlin-Sraccacreta kể lại. Từ đó ý tưởng mở một cửa hàng chuyên về những lĩnh vực trên ra đời. Ngay từ khi bắt đầu, Agnès đã quyết định bán hàng song song với việc tổ chức các lớp học cho người lớn và trẻ em bởi lẽ bà hiểu sẽ không thể bán được hàng cho những người không biết cách sử dụng chúng. Trong một khuôn viên rộng 250 m2 thì một nửa đã dành cho 4 lớp học. Những lớp học kiểu như thế này sẽ được miễn phí hoặc không, tuỳ vào chiến lược của doanh nghiệp. Ví dụ như trường hợp của tập đoàn Lenotre, ban đầu hãng mở lớp dạy nấu ăn tại một trong nhiều cửa hàng với mục đích khuếch trương hình ảnh. Song sự thành công không ngờ của những hoá đào tạo này đã biến chúng thành một nguồn lợi nhuận không nhỏ cho doanh nghiệp. Các công ty bán những sản phẩm kĩ thuật (tin học, kĩ thuật số,…) cũng ngày càng quan tâm tới loại hình đào tạo dành cho người tiêu dùng này. Đây là một dịp dạy cho khách hàng các chức năng phức tạp của sản phẩm. Nikon, hãng chuyên sản xuất các loại máy ảnh cũng đã tổ chức lớp đào tạo cho những nhà chụp ảnh chuyên nghiệp và những đối tượng không chuyên. Đối với những doanh nghiệp môi giới trên mạng như Boursorama, đã tổ chức những buổi hội thảo trực tuyến, buổi học về luật.
Gặp gỡ Một dạng đào tạo khác là tổ chức buổi gặp gỡ giữa khách hàng và doanh nghiệp. Frédéric Bizard, giám đốc Kiria, nhà phân phối các sản phẩm dành cho sức khoẻ, giải thích những lợi ích mang lại từ buổi gặp gỡ mà công ty ông tổ chức: “Giáo dục cho khách hàng không dừng lại ở những gì liên quan tới sản phẩm. Trong lĩnh vực liên quan tới sức khoẻ, vị trí của một nhà chuyên nghiệp quan trọng hơn nhiều. Từ đó ý tưởng tổ chức các buổi gặp gỡ có sự xuất hiện của các chuyên gia y tế xuất hiện. Đó chính là điều tốt nhất mà chúng tôi có thể mang lại cho khách hàng dưới danh nghĩa đào tạo”. Công cụ này có thể ứng dụng được trong tất cả các lĩnh vực. Công ty lữ hành Voyageur cũng đã từng tổ chức những bữa tối gặp mặt với giá 30 euro mỗi người: khách hàng được chia sẻ niềm say mê tìm hiểu những miền đất lạ với một người có nhiều kinh nghiệm du lịch, được thưởng thức một bữa tối với nhiều món đặc sản địa phương và được các chuyên gia tư vấn cho việc chuẩn bị các chuyến du lịch. Số lượng người tham dự giới hạn ở 28 người cho mỗi lần tổ chức. Tư vấn qua mạng Đây là công cụ rất phát triển trong lĩnh vực tin học và máy ảnh. Một trong những điều kiện thành công của tư vấn qua mạng là thời gian chờ đợi để được tiếp xúc với người tư vấn không được quá lâu. Để tránh tình trạng này, công ty Atral, hãng sản xuất thiết bị báo động không dây đã dự định tăng gấp đôi đường dây kết nối, mỗi ngày hãng nhận được khoảng 250 cuộc gọi, mỗi cuộc trung bình 15 phút. Những ngày thứ hai, đường dây thường quá tải do các khách hàng mua hệ thống báo động vào thứ bảy tuần trước gọi điện tới để hỏi về cách thức sử dụng. Hãng cho biết quyết tâm đi cùng khách hàng nhằm giúp họ xoá tan những rắc rối của thiết bị báo động. Trong một lĩnh vực khác, cửa hàng Kiria, nhà phân phối sản phẩm liên quan tới sức khoẻ đã cung cấp một kênh tư vấn online hợp tác với Axa với tham vọng không chỉ cung cấp sản phẩm chăm sóc sức khoẻ mà còn là một công ty dịch vụ sức khoẻ. Chính vì thế, hiện nay Kiria đã có tới 10.000 khách hàng trung thành, chiếm tới 40% doanh thu của hãng. Như vậy, bí quyết để thành công ngày nay là đặt khách hàng vào vị trí trọng tâm trong chiến lược của doanh nghiệp. Làm thế nào để đào tạo khách hàng hiệu quả? Xác định rõ mục tiêu. Doanh nghiệp không được nhầm lẫn giữa các khoá đào tạo với những biện pháp bán hàng. Mục tiêu đầu tiên không phải là bán được nhiều sản phẩm, dịch vụ mà là đi cùng khách hàng trong việc mua và sử dụng sản phẩm. Tìm cách tiếp cận. Đây là điểm rất quan trọng, cách tiếp cận phải mang tính giáo dục hơn là tính thương mại. Khách hàng tham gia những buổi học này phải được nâng cao hiểu biết, kĩ năng sử dụng sản phẩm chứ không phải nhận được những ấn tượng như các show quảng cáo, qua đó, doanh nghiệp có thể thiết lập được mối quan hệ lâu dài với khách hàng. Những lĩnh vực thích hợp với đào tạo khách hàng như tin học, dịch vụ tài chính, phân phối sản phẩm kĩ thuật như nhiếp ảnh, các trò giải trí sáng tạo… Sau những buổi đào tạo này doanh nghiệp nên phát phiếu thăm dò để thu thập phản hồi về hiệu quả buổi học.
CỬA HÀNG CAFE O2 1.Khơi nguồn ý tưởng: Hiện nay tại các thành phố lớn như Hà Nội và TP.HCM tình trạng ô nhiễm không khí ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn bao giờ hết. Người dân trong thành phố hàng ngày phải chịu đựng một bầu không khí ngột ngạt và khó chịu. Chính từ đó chúng tôi giới thiệu cửa hàng café mang tên O2, bên cạnh dịch vụ như những quán café thông thường khác, cửa hàng café O2 sẽ cung cấp một dịch vụ hoàn toàn mới lạ đó là dịch vụ cung cấp Oxy tinh khiết để thở. Hiện nay, nhu cầu được thở oxy tinh khiết ở các đô thị lớn là rất cao do đó cửa hàng sẽ đáp ứng được phần lớn các đối tượng người dân đô thị. Trên thực tế thì thị trường café tại Hà Nội và Thành phố HCM đã bão hòa từ lâu do đó nếu chúng ta chỉ mở một quán café thông thường thì khó lòng cạnh tranh được.
2.Mô tả: Sản phẩm hay dịch vụ chúng tôi như là một quán café thông thường khác chúng tôi cung cấp café chất lượng cao, khách hàng tới với O2 sẽ được thưởng thức những ly café tuyệt hảo cùng với bạn bè, người thân cùng chia sẻ những thông tin sáng tạo cho nhau. Bên cạnh đó đến với café O2 khách hàng có thể đám chìm vào những bản nhạc du dương để thở oxy sạch. Hay dịch vụ này có thể phát triển cùng nhau rất tốt ở cửa hàng café O2. Chúng ta có thể áp dụng khuyến mại như khách đến hít khí O2 sẽ được tặng một ly café, chúng ta chỉ cần nâng giá dịch vụ thở oxy lên một chút là có thể tặng cho khách hàng một ly café trung bình. Khách hàng đến với chúng tôi sẽ được cung cấp khí oxy tinh khiết để thở, đồng thời được thư giãn trong nhưng bản nhạc trữ tình du dương đưa khách hàng vào trong giấc ngủ, hoặc chúng tôi sẽ cung cấp báo, ti vi để khách hàng xem tin tức. Khách hàng có thể thưởng thức café sau đó mới thở khí oxy tinh khiết hoặc sau khi thở oxy tinh khiết trở ra khách hàng sẽ thêm phần sảng khoái và hưng phấn với một ly café tuyệt hảo. Chúng tôi cũng có dịch vụ tư vấn khách hàng về oxy sạch và các bệnh về hô hấp và cách bảo vệ bản thân. - Nguồn hàng oxy tinh khiết, chúng tôi sẽ lấy từ một đơn vị cung cấp là một công ty của Bộ quốc phòng chuyên cung cấp oxy cho quân đội. 3.Phân tích thị trường: - Hiện nay các thành phố lớn như Hà Nội và TP.HCM đều có dân số trên 2 triệu người, tình hình ô nhiễm ngày càng gia tăng, thu nhập người dân ngày càng nâng cao, do đó dịch vụ sẽ thu hút đông đảo tầng lớp khách hàng. - Vốn đầu tư cho cửa hàng không quá lớn, khả năng thu hồi vốn nhanh. - Dịch vụ café ở Hà nội và thành phố HCM thu hút một lượng lớn khách hàng là giới doanh nhân, công chức và giới có tiền mà theo phân tích đối tượng khách hàng này lại rất chịu khó chi tiền để hưởng những dịch vụ chăm sóc sức khỏe do đó O2 sẽ có một sức hút rất lớn đối với đối tượng khách hàng này. Có thể là sau bữa trưa, họ sẽ tới café O2 để thưởng thức một ly café đồng thời nghỉ ngơi trên ghế sofa dài với những luồng khí oxy tinh khiết đưa họ vào giấc ngủ trưa êm đềm. Đối tượng khách hàng này sẽ được coi là khách hàng tiềm năng của café O2. Ngoài ra tất cả các đối tượng khách hàng khác đều được đón chào tới café O2.
4. Kế hoạch triển khai: - Điều vô cùng quan trọng đối với thành công của café O2 là phải tìm được những cửa hàng có diện tích vừa đủ và phải có vị trí đẹp. Vị trí của cửa hàng phải đảm bảo là gần các khu tập trung nhiều công sở hay nơi có nhiều giới công nhân viên chức, và giới có tiền hay lui tới. - Triển khai dịch vụ café như vậy cần phân biệt rạch ròi hai dịch vụ của café O2, một là cung cấp café và các đồ uống khác, hai là cung cấp dịch vụ thở oxy tinh khiết. Hai dịch vụ sẽ được tính toán riêng cho dù hai dịch vụ có liên quan tới nhau, và công việc phụ trách từng dịch vụ nên để thật rạch ròi. - Ký hợp đồng mua khí oxy tinh khiết - Chiến dịch quảng cáo bằng băng rôn ( trước cửa hàng), tờ rơi (tại các nơi công cộng), quảng cáo trên các báo như Mua&bán và Báo Sức khỏe và đời sống. Quảng cáo trên các web rao vặt.
Quán cafe sáng tạo
Khơi nguồn ý tưởng:
- Đây là nơi hội ngộ, giao lưu, học hỏi, giải đáp những thắc mắc thường ngày-từ những thắc mắc mang tính “vĩ mô” đến những điều “lặt vặt”, có thể rất đơn giản nhưng không phải ai cũng biết. Và hãy sáng tạo từ những điều đơn giản trong cuộc sống, và nơi đây chính là cơ hội... - Là nơi thư giãn bằng những điều bất ngờ cùng với nhiều ý tưởng sáng tạo. - Là nơi để mọi người thể hiện hết những sở trường của mình ở tất cả các lĩnh vực - Và cuối cùng là nơi ta có thể cảm nhận được rằng " Học thầy không tày học bạn "
Tên quán: Sắc màu sáng tạo/ Cà phê sắc màu / Sắc màu cuộc sống
Mô tả ý tưởng:
Địa điểm: Tại Hà Nội, nơi có hệ thống giao thông thuận tiện cùng với cảnh quan thơ mộng, thoáng đãng ( Ví dụ như khu vực xung quanh Hồ Đắc Di, các khu đô thị mới Trung Hoà, Định Công, Mỹ Đình… )
Ý tưởng kinh doanh: + Ngày nay, cùng với s ự phát tri ển của khoa học, nhu cầu được tìm hiểu và nhận biết về thế giới xung quanh của con người cũng được nhân lên. Ví dụ bạn muốn mua một chiếc điện thoại, bạn cần tư vấn mua tại đâu, ưu nhược điểm của nó, kinh nghiệm mua như thế nào, bạn sử dụng nó ra sao, bạn cài đặt phần mềm thế nào, bạn tải các phần mềm đó ở đâu, các bí quyết trong khi sử dụng, khi có vấn đề trục trặc cần xử lý ra sao… Nói chung chúng ta cần có những người bạn tin cậy để tư vấn (điều này sẽ nhanh và hiệu quả hơn so với việc bạn tìm hiểu trên mạng ). Hay muốn mua đất, xây nhà, sắm đồ …. Bạn sẽ được thoả mãn tất cả những điều đó khi đến với cafe sắc màu sáng tạo của chúng tôi !
+ Mỗi ngày một chuyên đề: Ví dụ như chuyên đề về điện thoại di động, máy tính, xe máy, ôtô, ẩm thực,du lịch,hội hoạ, kiến trúc… + Mục đích sẽ giải đáp,cùng nhau trao đổi, tranh luận cũng như “bật mí” về các bí quyết theo từng lĩnh vực khác nhau của đời sống. (điều quan trọng ở đây chính la sáng tạo sẽ được sinh ra trong môi trường này....) + Các chuyên gia giải đáp và cùng nhau trao đổi: Rất nhiều xung quanh chúng ta, không ai khác, họ chính la các thành viên nhiệt tình, giàu kinh nghiệm, các Amin của các trang web rất phổ biến nhu TTVNONLINE.COM. + Các chủ đề, các câu hỏi, câu trả lời để cùng tư vấn cho nhau sẽ xuất hiện đầy đủ và thường xuyên trên các trang web này.
+ Các bạn sẽ “lấy” được rất nhiều kinh nghiệm cũng như độc chiêu của các lão làng, của các nhà chuyên sưu tầm thông tin trên NET. CAFE sang tạo sẽ là một thư viện multimedia của cuộc sống ngày nay.
Cơ sở vật chất: + Đầu tư địa điểm thuận tiện + Nội thất ấn tượng (điều này không khó, mình là KTS mà, hehe nói sau…), v í dụ màu sắc ánh sáng có thể thay đổi theo chủ đề từng ngày… + Luôn update các công nghệ mới, VD cần phải có WIFI
Phương thức hoạt động: + Hoạt động theo chuyên đề ( phong phú lắm, linh động và sáng tạo lắm…) + Có giải thưởng cho những độc chiêu ( khích lệ thôi, nhân tài nhiều lắm…) + Là nơi môi giới và kinh doanh ý tưởng cho c ác công ty khác bằng việc khích lệ các thành viên đến đây cùng tham gia. (Vấn đề này còn có nhiều ý tưởng để khai thác sau…) + Một số dịch vụ miễn phí: cài đặt phần mềm cho Laptop, điện thoại, nhạc chuông,,, (Hoặc là giới thiệu địa chỉ dịch vụ ăn theo cho đỡ cồng kềnh) + Một phần rất quan trọng đó là tán gẫu thư giãn với các nhà sưu tầm văn thơ, chuyện cười, phim hài trên mạng (điều này cũng rất thú vị… khai thác sau). + Các dịch vụ đồ uống và giải trí khác: Chất lượng, vệ sinh, đậm đà khó quên… giá phải chăng.
Thay cho lời tạm kết: Đành ra về khi bữa tiệc chưa tàn … có lẽ còn có nhiều vấn đề để bàn và viết ở đây nhơng tạm thời kết thúc vì lí do thời gian, cũng như mỗi ngày một chủ đề cũng sẽ tạm kết thúc với hàng loạt câu hỏi và vấn đề đặt ra (thời gian có hạn mà …). Hãy liên hệ với chúng tôi. Với một ngân hàng ý tưởng, chúng tôi luôn sẵn sàng !
Ưu điểm: - Đầu tư theo nhiều múc độ, có đến đâu đầu tư đến đây. - Chúng ta tự phục vụ chúng ta ---> lọi nhuận - Dễ mở rộng với các mối quan hệ khác - Mô hình hoạt động rất linh động, dễ dàng thay đổi - Quy tụ được nhiều "nhân tài" - Đối tựơng phục vụ rất phong phú miễn là có vấn đề thắc mắc chưa biết...
Quán Cafe sáng tạo
Tóm tắt dự án kinh doanh
I, Ý tưởng kinh doanh:
Kinh doanh quán Cafesangtao + dịch vụ kèm theo
II. Trình bày sơ lược ý tưởng kinh doanh
1. Tên dự án: Dự án kinh doanh quán cafesangtao
2. Tên mặt hàng (dịch vụ): + Dịch vụ chủ yếu quán cafesangtao: đúng như cái tên “cafesangtao” đây phải là một quán cafe dành cho giới trẻ lên yếu tố trang trí và các dịch vụ phục vụ phải thật độc đáo sang tạo quán lên thiết kế theo một phong cách trẻ trung sôi động nhưng phải hiện đại trang nhã … có thể kết hợp một số nét.
Quán sẽ được chia ra gồm các nơi dành cho từng đối tượng khi đến thưởng thức như là:
+ Nơi dành cho các cuộc hội nghị, dạ hội, giao lưu: sẽ là trung tâm của quán đây là nơi chúng ta có thể tổ chức một số buổi chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức kinh doanh, khởi nghiệp, phương pháp làm việc hiệu quả sáng tạo … và sẽ mời một số nhà doanh nhân thành đạt … đến để giao lưu, chia sẻ Phí để tham dự các bài học như vậy sẽ khoảng 50.000->100.000 đồng/buổi học
+ Phục vụ đồ uống miễn phí (dự kiến) mỗi tuần có thể tổ chức khoảng 3-4 buổi … Như vậy chúng ta không những thu hút được một số đối tượng khách hàng tiềm năng mà còn có khả năng để tăng doanh thu cho quán từ những dịch vụ này
+ Một số dịch vụ khác như là: cung cấp các kiến thức, kinh nghiệm về kinh doanh, khởi nghiệp cho các bạn trẻ có ý tưởng sáng tạo, là nhịp cầu nối giữa các nhà đầu tư và các bạn trẻ muốn khởi nghiệp… có thể thành lập các câu lạc bộ như là câu lạc bộ ý tưởng kinh doanh hoặc là CLB doanh nhân Việt Nam …. Sau đó xây dựng quy tắc hoạt động của CLB sau này như phát thẻ thành viên, CLB…
+ Sẽ mở thêm một số dịch vụ như có thể kết nối wi-fi, nơi dành cho các bạn trẻ, những người đang đi làm,nhân viên công chức xả hơi sau một ngày làm việc mệt nhọc và căng thẳng có thể phục vụ ca nhạc nhẹ, đọc sách báo miễn phí. Đặc biệt là câu lạc bộ sách kinh doanh, khởi nghiệp … và một số dịch vụ giải trí khác để làm giảm stress …
3. Lý do chọn mặt hàng (dịch vụ):
+ Chất lượng cuộc sống ngày càng cao . + Nhu cầu thưởng thức ,giải trí đặc biệt là uống cafe giải trí của các bạn trẻ ngày càng lớn. + Nhu cầu học hỏi, tìm kiếm kiến thức về các lĩnh vực kinh doanh, marketing, khởi nghiệp của các bạn trẻ ngày ngày càng lớn.
4. Đối tượng khách hàng: Đối tượng chủ yếu là các bạn trẻ có độ tuổi từ 16-35 tuổi + Đối tượng khác hang đặc biệt là : một số người thành đạt như giám đốc… + Đối tượng khách hàng thường xuyên là các bạn trẻ có độ tuổi từ 18-27 tuổi đặc biệt các bạn sinh viên, một số bạn trẻ mới ra trường đang đi làm hoặc chưa đi làm… Khách hàng là những đối tượng trẻ có tri thức do vậy nhu cầu về trao đổi tri thức trong công việc cuộc sống là rất lớn … Và các bạn trẻ ngày nay rất coi trọng về việc này do đó dự án của chúng ta sẽ thu hút được rất lớn những đối tượng khách hàng này và một khi họ đã đến quán của chúng ta và được tận mắt thưởng thức một không gian lý tưởng, nơi để họ có thể trao đổi ,giao lưu giúp đỡ và chia sẻ với nhau những kinh nghiệm cũng như những kiến thức trong học tập, công việc và gia đình, cộng với phong cách phục vụ chu đáo văn minh của chúng ta họ sẽ không bao giờ quên và điều chắc chắn họ sẽ rủ bạn bè ,người thân đến thưởng thức ,đó cũng chính là minh chứng cho sự lựa chọn tinh tế và vốn kiến thức về thưởng thức ẩm thực văn hoá của mình và họ sẽ rất tự hào với bạn bè người thân vì điều đó. Đó cũng chính là một trong những lý do giúp chúng ta thành công hơn.
5. Phạm vi triển khai dự án: Quy mô dự án: để tạo ra nét độc đáo thì cần một không gian rộng càng tốt khoảng từ 100-200 m2 ở các khu trung tâm thương mại , tập trung nhiều người ,nhiều văn phòng các công ty … Và nơi lý tưởng nhất là tầng 1 của các toà nhà trung cư ở khu đô thị mới Trung Hoà Nhân Chính, Cầu Giấy
6. Sơ bộ chiến lược kinh doanh: - Giai đoạn 1: Xây dựng kế hoạch kinh doanh chi tiết lâu dài và trước mắt + Bàn bạc về cách trang trí, thiết kế quán … Sau đó đưa quán vào hoạt động phuc vụ mọi người trước mắt là nhu cầu đồ uống Thực hiện các chiến dịch quảng bá lớn tới khách hàng : Chiến lược Marketing, tiếp thị: quảng bá qua các kênh quảng cáo trực tuyến … như các diễn đàn, rao vặt miễn phí
Quảng cáo qua một số kênh quảng cáo trực tuyến có phí… như GSO-MEDIA.COM Hiện nay thanh viên của GSO Là khoảng hơn 86.000 thành viên. Và chúng ta có thể trở thành một đối tác giảm giá trong chương trình đối tác giảm giá của GSO (hoàn toàn miễn phí> chỉ cần chúng ta cam kết giảm giá cho các thành viên có thẻ chứng nhận là thành viên GSO. Và điều đặc biệt hơn cả là Cty SAVICOM (GSO-MEDIA.COM)
lại có chủ sở tại tầng 1 toà 17T9 khu đô thị mới trung hoà nhân chính. Như vậy chúng ta đã có ngay một số lượng khách hàng lớn ngay khi khánh thành . + Quảng cáo qua các báo chí, rao vặt … + Quảng cáo bằng phát tờ rơi, khuyến mại ở một số nơi đông đúc như trường học, khu chung cư …
Giai đoạn 2: Phát triển các dịch vụ kèm theo như trình bày trên Giai đoạn 3: mở rộng mô hình kinh doanh (nếu có thể)
7. Đối thủ cạnh tranh: Hiện nay ở khu đô thị mới Trung Hoà Nhân Chính Hà Nội có một số cửa hàng Cafê nhưng đa số các quán này chủ yếu phục vụ nhu cầu hàng ngày ở đây, và quy mô còn nhỏ lẻ, chỉ là tận dụng ưu thế mặt bằng sẵn có chứ chưa có chiến lược kinh doanh cụ thể và độc đáo
8. Thế mạnh cạnh tranh (làm gỡ để thu hút khách hàng): chúng ta có những chiến lược kinh doanh, tiếp thị độc đáo và hiệu quả. Phương châm phuc vụ hoàn hảo,phong cách hiện đại + phát triển một số dịch vụ kèm theo… đáp ứng được mọi nhu cầu của về thưởng thức cũng như giải trí hầu hết của mọi đối tượng
9. Dự kiến các rủi ro: số lượng khách hàng không như mong muốn .nhưng tôi tin với các chiến lượng Marketing độc đáo sáng tạo của chúng ta sẽ thu hút được khách hàng ngày càng nhiều hơn …
10. Dự kiến cơ cấu tổ chức nhân sự: trong kinh doanh đồ uống như cafe thì yếu tố nhân viên phục vụ là hết sức quan trọng và có thể ảnh hưởng trực tiếp đến thương hiệu của quán .Do đó cần tuyển chọn những người phục vụ nhanh nhẹn, năng động, lịch sự và hình thức ưa nhìn một chút … có thể tuyển chọn nhân viên từ một số sinh viên ngành du lịch nhà hàng ở một số trường như là: trường TH nghiệp vụ thương mại du lịch Hà Nội ….
Có thể đăng tuyển tại một số các trưởng này để phần nào thu hút sự tò mò của các bạn SV ở đây có thể đến tham gia, sau đó nếu chưa có kinh nghiệm sẽ được đào tạo …
11. Dự kiến các khoản chi và doanh thu để bắt đầu xây dựng doanh nghiệp: Đầu tư cho dự án: Nguồn vốn: huy động vốn, sử dụng vốn... Trang thiết bị, mặt bằng, các chi phí khác có liên quan. - Chi phí cố định + Tiền thuê nhà (số năm: ) + Tiền điện nước
+ Tiền điện thoại, + Trang thiết bị như bàn ghế, quày bar, tủ kính, hàng nhập, cốc chén,… + Tiền lương của nhân viên Và một số chi phí khác như là : tiền mua sách báo, mạng (nếu triển khai sau này )
+ Giá bán dự kiến: sẽ bàn bạc cụ thể khi triển khai …
Quán cafe sáng tạo
I. Giới Thiệu
Là một học sinh trung học, em có một số ý tưởng về phương pháp học giúp các bạn cùng lứa học hiểu bài nhanh hơn. Em có thể nói với ai?
Là bậc phụ huynh, tôi lo lắng về sự học hành của con cái, tôi muốn kích thích tính sáng tạo ở các em. Tôi có thể tìm hiểu thêm ở đâu?
Là một anh thợ máy, tôi có một sáng kiến giúp bảo trì xe máy tốt hơn và muốn cho mọi người biết vấn đề này. Tôi có thể bắt đầu từ đâu?
Là một sinh viên kỹ thuật, mình có một dự án chế tạo máy gặt lúa, rất khả quan, nhưng không biết tìm đâu ra nguồn chi phí tài chánh để thực hiện?
Là nhà sản xuất, chúng tôi rất cần các sáng kiến, ý tưởng giúp cho sản phẩm gần gũi với khách hàng. Có ai giúp chúng tôi không?
Là một nhóm kỹ sư, thiết kế, chuyên kỹ thuật, chúng tôi có thể giúp chuyển những ý tưởng thành hiện thực. Vậy ý tưởng của bạn là gì?
Là giới giáo sư, chuyên gia chúng tôi sẵn lòng chia sẽ, đóng góp kinh nghiệm quí báu và công bố các công trình nghiên cứu, ý tưởng của chúng tôi, Có ai lắng nghe chúng tôi không ?
Là nhóm bạn trẻ, say mê sáng tạo, bọn mình có thể làm gì?
Sự thành công của cafesangtao.com, theo mình nghĩ, là có thể giải đáp các câu hỏi và vấn đề tương tự như trên một cách thỏa đáng, là có thể tạo nhịp nối, tạo tiếng nói chung giữa các thành phần, là có thể giúp chuyển những ý tưởng thành hiện thực và có thể là có khả năng sản sinh ra ý tưởng. Và do đó mô hình mình nghĩ đến là mô hình “điểm nối”. Điểm nối này với hình thức bên ngoài là một quán cafe, khách lui tới không chỉ là một nhóm sinh viên, bạn trẻ mà là nhiều giới thành phần trong xã hội, và đằng sau lưng nó là miền đất của ý tưởng sáng tạo.
II. Dựng Mô Hình
Ngoài mục đích của quán là nơi hội họp chính chủa CLB YT_ST, đón chào các bạn say mê sáng tạo, bàn chuyện nhâm nhi ly café, thì mình thêm một số ý kiến của mình để gầy dựng điểm nối:
Tâm huyết: Đặt hướng đi và phát triển của cafesangtao.com là ý hướng thiện nhằm mục đích mang lợi ích cho cộng đồng.
Với các em học sinh: Đây là một nguồn ý tưởng rất quan trọng, mới mẻ, tuy nhiên có thể các ý tưởng sáng tạo chưa được kích thích đúng mức, chưa có đủ một số kiến thức cơ bản. Quán nên dành cho các em một khoảng thời gian hàng tuần, nhờ các anh chị sinh viên thiện nguyện, một mặt giúp đỡ các em trong học tập ở nhà trường một mặt dạy thêm cho các em biết về chuyên ngành, kỹ thuật và điều này sẽ kích thích tính tò mò ở các em. Qua các hoạt động này, các bậc phụ huynh biết được sự hiện diện của quán, thông cảm và hiểu biết về quán, họ sẽ nói các bạn nhân viên cùng sở làm do đó sẽ có nhiều người biết đến quán hơn. Có thể quán không cần nhiều sự đóng góp của phụ huynh, lâu lâu một nồi chè cháo nóng bưng đến trong cơn mưa lạnh cho các anh chị thiện nguyện là đủ ấm lòng.
Chuẩn bị câu hỏi: Lập ra một nhóm bạn chuẩn bị kỹ càng trả lời các câu hỏi, xử lý thư từ, thắc mắc cho mọi người, nhất là giới chính quyền, truyền thông và các nguồn tài trợ, tránh tình trạng "ông nói gà bà nói vịt" làm người ta hiểu lầm, nghi ngờ về quán của ta. Nhóm này có thể phụ trách phần viết các bài viết gởi lên báo lên mạng, gởi đến các hội đoàn, công ty xin tài trợ.
Mở các buổi hội thảo, thuyết trình chia sẽ những kinh nghiệm, kiến thức, ý tưởng với các thành viên và khách tò mò viếng thăm. Và qua đây, quán ta cũng thu nhập thêm một số khách, có khi
nhiều vị rất đặt biệt giúp thêm ý tưởng, thêm sức mạnh. Tùy chủ đề hội thảo mà ta nên mời thêm các đại diện, đại diện các hãng xưởng, gia công chế tạo bàn về khả năng, giá thành, thực tế trong sản xuất gia công để người mọi người có khái niệm về giá thành chi phí sản xuất.
Mở các cuộn thi ý tưởng có thưởng (vật chất hoặc tinh thần, phần tiền nhỏ nhưng tấm lòng to giống như thi mở quán này) và đăng tên họ lên diễn đàn trang web của quán. Mời mọi người viết bài đóng góp, có thể là chuyên ngành, có thể là vấn đề của xã hội có liên quan đến quán.
Tổ chức trưng bày các sản phẩm ý tưởng độc đáo thu hút khách đến thăm, kích thích tính sáng tạo và quảng bá quán của mình.
Để ý giúp đỡ các thành phần kém may mắn trong xã hội. Đến gần với họ, biết nhu cầu, khó khăn của họ, nói tiếng nói của họ thì sẽ gợi ý hình thành ý tưởng. Khi mọi thứ xung quanh đã đầy đủ, ta ít khi nghĩ đến phải làm thêm một cái gì khác, lười sáng tạo.
Liên lạc cơ quan nhà nước, tránh vi phạm luật, giúp quán tránh được các vấn đề luật phát rắc rối sau này. Cơ quan nhà nước có thể giúp quán giải quyết khó khăn về nhân sự, hình sự nếu có sự cố xảy ra.
III. Hình Thức Dựng Quán
Địa điểm: Có lẽ khách của quán phần đông là sinh viên nên chọn mở quán nơi ít ồn ào, gần trường học, thư viện, tiệm sách.
Nội thất: Bên cạnh khu bàn tròn (vuông nhỏ) cho khách thoải mái nhâm nhi suy nghĩ, nên có một khu nhỏ trang trí như nhà ở, thiết kế quen thuộc có ghế sofa, kệ sách. Một số khách hay thành viên có khi không chỉ dừng chân ở qua một hai giờ mà có khi ở đó cả buổi, bàn chuyện thực hiện ý tưởng, hay có những anh sinh viên cần chỗ nghỉ ngơi chút. Nếu có mặt bằng, quán nên có thêm một phòng họp riêng nhỏ, riêng tư. Phòng này có thể là nơi thảo luận về những ý tưởng chưa được “bật mí”, hay làm nơi tiếp khách đặc biệt.
Tài liệu: Trong quán nên có sẵn một số tài liệu, tạp chí kỹ thuật. Khách có thể mượn tra cứu và tham khảo. Bên cạnh đó cũng cần nên sẵn có các thông tin về các hãng, công ty chế tạo. Khi một ý tưởng nảy ra, ta có thể liên lạc ngay với nơi sản xuất, gia công dễ dàng, khỏi phải đi tìm. Nếu trong quán có thêm 2, 3 máy tính nối mạng lại càng hay (dùng để học, hạn chế chat).
Loại nước phục vụ: Tránh bia rượu có thể tránh được các ẩu đả, gây hấn không cần thiết, gây tiếng xấu cho quán. Tránh hút thuốc vì sẽ làm cho một số người khác khó chịu, ngại đến quán ta.
IV. Tài Chính
Thu nhập: Vì có lẽ đa số khác đến quán là những người không có nhiều tiền, nên tiền nước lấy giá bình dân, đủ để chi phí cho quán.
Gây quĩ: Có thể mở các dịch vụ nho nhỏ tạm thời để gây quĩ. Ví dụ có thể mở một bàn gói quà, bao sách trước các tiệm sách trong mùa lễ, không lấy tiền công chỉ nhận tiền tặng thôi. Cách này cũng là một hình hình thức marketing tên hiệu đây.
Kinh doanh ý tưởng: Vì CLB cần một số tiền để hoạt động trong nhiều công tác, mỗi thành viên không lẽ cứ bỏ tiền túi của mình ra sao. Do đó hiện giờ ta có thể kinh doanh những ý tưởng để có tài chánh hoạt động, tức là khi có khách hàng, hãng sản xuất nhờ đến ý tưởng của ta cần họ chi một số tiền đóng góp cho ngân quĩ của quán. Trước ta làm nhỏ, sau làm lớn.
Hỗ trợ tài chính: Cần có một quĩ khác nhằm giúp tài chánh cho các bạn sinh viên thực hiện dự án. Dự án trước khi được tài trợ nên được đồng ý của ban quản trị.
Xin tài trợ: Với các dự án mang tính cộng đồng, ít lợi chung, ta nên xin tài trợ từ các cơ quan nhà nước, hay các hãng xưởng có tiền. Còn các dự án làm lợi cho một cơ sở sản xuất hay cá nhân nào đó ta có thể yêu cầu chính cơ sở các nhân đó đóng góp. Các ý tưởng giúp người tật nguyền ta có thể xin tiền của dân với tấm lòng.
Chi tiêu: Chi tiêu rõ ràng, tránh lãng phí, tránh ghi ngờ nội bộ
Ý tưởng cho Quán Cafe Sáng tạo
Ý tưởng:
Tạo lập một sân chơi bổ ích, nơi họp mặt, giao lưu, học tập lẫn nhau cuả tất cả các thành viên, các bạn có quan tâm đến lĩnh vực sáng tạo và tất cả các lĩnh vực khác cuả cuộc sống.
Mô hình Quán Cafe Sáng tạo:
Quán Cafe Sáng tạo được xây dựng theo mô hình vừa là nơi kinh doanh, vừa là nơi thu hút những anh tài trong nhiều lĩnh vực như Quảng cáo, Thiết kế, Công nghệ thông tin, Kinh doanh ,v.v...
- Loại hình kinh doanh, giải trí (theo mùa, các ngày lễ trong năm,...)
o Các loại nước giải khát
§ Cocktail § Cafe § Nước ép trái cây § ... o Ăn § Điểm tâm sáng § Cơm trưa § Các món ăn tự chọn theo thực đơn § Phục vụ cho giới công chức § Các đối tượng khác § ... o Thông tin § Báo § Tạp chí § Sách § ... o Cafe Internet § Truy cập Internet WiFi (bằng Mobile) § Duyệt web § Chat § Nghe nhạc § ... o Dịch vụ § Sinh nhật § Tiệc cơ quan § Sự kiện § Hội hè trong năm (Valentine, Tết Tây, Tết nguyên đán,...) § ... o - Loại hình trao đổi, học tập o Thiết kế § 3Dmax
§ Maya § Photoshop § ... o Kinh doanh § Ý tưởng kinh doanh § Làm thế nào để kiếm được nhiều tiền? § ... o Công nghệ thông tin § Lập trình § Thiết kế Web § Database § ... o Quảng cáo § Tìm kiếm ý tưởng quảng cáo § Làm sao để có một mẫu quảng cáo đẹp? § ... o Tổ chức các buổi học nâng cao kiến thức cho các thành viên của Cafe Sáng tạo(bao gồm các chuyên đề về các lĩnh vực § Thiết kế § Quảng cáo § Kinh doanh § ... § Những chuyên đề này do chính những những thành viên của Cafe Sáng tạo chủ trì. Ai có kinh nghiệm, tay nghề cao thì truyền đạt lại cho những người còn yếu
Hoạt động của các thành viên Cafe Sáng tạo:
Các thành viên của Quán Cafe Sáng tạo có thể gặp mặt, trao đổi kiến thức về mọi lĩnh vực vào mỗi ngày cuối tuần.
- Địa điểm: tại Quán Cafe Sáng tạo - Thời gian: o Sáng Chủ nhật o 8h30
- Tham gia các hoạt động xã hội như giao lưu, làm từ thiện,... - Tổ chức các buổi dã ngoại cho tất cả các thành viên của Cafe Sáng tạo - Các hoạt động khác
Xây dựng Quán Cafe Sáng tạo:
Do mang tính chất đặc thù là sự tìm tòi, sáng tạo nên thiết kế của Quán phải thể hiện một phong cách chuyên nghiệp từ cách bày trí đến cung cách phục vụ mà không giống bất cứ một quán cafe nào trước đó (khâu quan trọng)
- Decor: o Motif: hiện đại o Màu sắc: lấy màu nâu (màu cafe), nâu gỗ, màu đỏ, màu cam làm màu chủ đạo trong phong cách thiết kế (Để thấy được sự mạnh mẽ, trẻ trung) § Tường: màu nâu · Trên tường trang trí những bức tranh (có thể là tranh vẽ tay, tranh thiết kế bằng máy tính của các thành viên Cafe Sáng tạo,...) § Bàn: màu gỗ tự nhiên § Ghế: màu đỏ o Khu vực sảnh lớn của Quán o Quầy tiếp tân § Có reception để hướng dẫn, trả lời những yêu cầu của khách đến quán o Khu vực dành cho khách § Có các màn hình TV để chiếu phim, ca nhạc,... § Có lắp đặt hệ thống camera quan sát § Hệ thống máy lạnh § Hệ thống đèn chiếu sáng § Cây cảnh trang trí § Bố trí các khu vực khác nhau như dành cho tình nhân, nhóm bạn, ồn ào, yên tĩnh,... o Khu vực truy cập Internet § Hệ thống máy tính nối mạng § Hệ thống server quản lý o Khu vực quầy Bar § Nhân viên Bartender
o Khu vực pha chế đồ uống (sạch sẽ được đặt lên hàng đầu) o Khu vực nấu ăn (sạch sẽ được đặt lên hàng đầu) o Quầy thâu ngân § Cashier § Máy tính tiền o Phòng điều hành § Có đặt các màn hình TV theo dõi thông qua các camera quan sát đặt trong quán o Nhà vệ sinh (sạch sẽ được đặt lên hàng đầu) § Nam § Nữ o Khu vực để xe § Xe máy § Xe hơi
- Phục vụ (tận tình, chu đáo) o Quản lý phục vụ o Đội ngũ nhân viên Phục vụ quán § Đồng phục: áo vàng cam, quần đen o Bảo vệ (bao gồm cả vệ sĩ và bộ phận giữ xe) § Đồng phục: áo, quần xanh đen
Nội qui của Quán Cafe Sáng tạo:
- Nhân viên đi làm đúng giờ - Cung cách phục vụ khách chuyên nghiệp, nhã nhặn, năng động - Vệ sinh của Quán được ưu tiên chú trọng o Khu vực khách ngồi o Khu vực nấu ăn, pha chế đồ uống (khâu quan trọng) o Khu vực toalet (khâu quan trọng) o Các khu vực khác - Nhân viên nào nhặt được đồ của khách rơi phải trả lại cho khách, nếu khách đã ra về thì phải báo ngay cho người quản lý phục vụ biết. - Tiền giữ xe của khách nên phụ thu vào tiền nước, tránh tình trạng để khách vừa phải trả tiền
nước, đến khi ra đến bãi giữ xe lại phải trả tiền lần nữa, gây tâm lý khó chịu. - Giữ xe đúng giá qui định o Xe máy: 2000đ o Xe hơi: 5000đ - Chí phí ăn uống của từng thành viên trong Cafe Sáng tạo cũng phải tính vào chi phí của Quán. - Không chấp nhận bất kì hành vi sai trái nào, nhẹ thì nhắc nhở, nặng thì sa thải nhân viên đó để không làm ảnh hưởng đến qui định chung.
Cafe "Đêm ngàn sao"
Thời nay xã hội đang ngày càng phát triển, nhu cầu giải trí thư giãn sau những giờ làm việc căng thẳng là cần thiết đối với người dân Sài Gòn, thì việc cho ra đời một quá café với những ý tưởng sáng tạo độc đáo, riêng biệt, và một thoáng quê hương hoá cùng chút hiện đại của thời đại kỹ thuật công nghệ thông tin hiện đại sẽ góp phần thêm một nhu cầu giải trí của giới trẻ ngày nay.
Hiện nay các quasn café với đủ mọi phong cách, kiểu dáng, nét độc đáo riêng, nhưng họ có thể lãng quên đi sự hình thành của tạo hoá mà đấng tối cao đã dành cho chúng ta đó là bầu trời. Còn gì đẹp hơn là buổi tối ngắm ánh trăng lung linh huyền ảo với những chòm sao lấp lánh đầy ý nghĩa. Với tôi, bầu trời sao là tất cả những gì đẹp nhất của một cuộc sống có ý nghĩa nhưng thật khó kiếm được trong cuộc sống thành thị đầy chật vật lo toan kiếm sống này.
Nhân dịp có cuộc thi này tôi xin tham dự với ý tưởng là thành lập một quán café với chủ đề về không gian và các vì sao. Ở đây khách có thể tìm được sự thích thú và tò mò về các bí ẩn nơi bầu trời đêm.
Ở đây bạn có thể ngắm sao màn hình và bầu trời với không gian giả lập huyền ảo với cảnh trí xung quanh. Nhưng ở trên đó có gì và như thế nào đó luôn luôn là câu trả lời mà mọi người ai cũng muốn biết nhưng không có dịp. Thông qua quán café “bầu trời” này khách có thể tìm hiểu chính xác về câu hỏi đó.
Ở đây với sự thiết kế tất cả đều liên quan đến bầu trời, hành tinh, các chòm sao thì khách có thể biết vị trí của các ngôi sao, hành tinh thông qua thiết kế đặc biệt của quán.
Không gian sẽ là bầu trời đêm với những ánh sao huyền ảo tạo cho khách một cảm giác yên lặng, thích thú và lãng mạn với những cặp tình nhân đang yêu.
Với gam màu đen hoà lẫn thấp thoáng ánh trăng bạc lấp lánh. Xung quanh chúng ta có thể để những màn hình tivi đã kết nối với vi tính để liên tục trình chiếu những hình vẽ về không gian với sự kích thích tính tò mò của những người chưa baogiờ thấy sao vào lúc đêm tại thành phộ
Trần nhà sẽ là cả một bầu trời rộng lớn bao la với những bàn ghế là những con thuyền xung quanh làm tô đậm nét huyền ảo của nó.
Với sự trợ giúp của công nghệ thông tin thì việc thiết kế ra một bầu trời là chuyện đơn giản.
Và bàn ghế sẽ được thiết kế thành những chiếc phi thuyền hiện đại. Khi khách ngồi vào sẽ rất thích thú với thiết kế độc đáo này.
Ngoài ra chúng ta có thể kết hợp với những câu đố về các hành tinh hay các ý nghĩa của các chòm sao để cho khách tự tìm hiểu với những giải thưởng xinh xắn nhỏ nhắn và đề ý nghĩa của một chuyến du hành. Ví dụ như là một móc khoá hình phi thuyền, hay một hành tinh hay một ngôi sao chẳng hạn.
Với những thức uống mang đậm phong cách hiện đại và đậm chất kỳ bí của không gian chẳng hạn như: café thì chúng ta sẽ đặt là bầu trời và các món kem thì ta sẽ đặt là các hành tinh với những viên kem mát lạnh,…
Đây là nội dung mở đầu của một ý tưởng sáng tạo mới trong lòng thành phố sài gòn, hy vọng mọi người sẽ thích nó và thật thoải mái sau những giờ làm việc căng thẳng và cũng là một điểm thu hút giới trẻ.
Coffee : From Child
Đây là mô hình quán café tôi sẽ mở trong thời gian tới. Tính khả thi cao, khả năng thu lợi chắc chắn.
Mô tả quán: Một tòa nhà thiết kế đơn giản, có ít nhất 4 -5 tầng lầu. Vị trí không quá kén chọn, miễn sao đừng quá vắng vẻ và xa khu dân cư. Có thể nằm trong hẻm. Nội thất trang trí sặc sỡ, đơn giản nhưng nhiều màu sắc, hoa, và tranh ảnh ngộ nghĩnh dễ thương, vui tươi.
Đối tượng khách hàng chủ yếu : từ 6 tuổi đến 24 tuổi. Chi tiết : Quán cafê gồm 5 tầng (nếu nhiều hơn bạn có thể sắp thêm, nếu ít hơn có thể bớt đi) Tầng trệt : để xe Tầng 1: Child 6-10 tuổi – Toy Room (dành cho trẻ 6-10 tuổi) Phòng được trang trí đẹp, tươi vui. Bàn ghế nhỏ, thấp, sàn nhà được trải thảm êm. Cửa sổ mở thoáng mát, quạt trần, quạt treo mở nhẹ ( không máy lạnh). Cửa ban công mở nhưng phải có vật che chắn bảo vệ trẻ, luôn có người trông nom. Phòng có nhiều đồ chơi (tất cả bằng nhựa), thật nhiều đồ chơi. Những đồ chơi mang tính sáng
tạo được ưu tiên như xếp hình, xây dựng.v….v… được ưu tiên. Âm nhạc ở phòng này là nhạc : Mozart, Bach…. Dùng để kích thích sáng tạo của trẻ. Nước uống : Nước trái cây ép, sữa, bánh ngọt.
Tầng 2 (Từ 10-15 tuổi) : Video game – Internet Vẫn là bàn ghế thấp, tuy nhiên cách bài trí đơn giản, màu sắc vừa phải, trang trí nhiều poster game. Trong phòng có nhiều bàn, bàn dành cho 4-6 người, bố trí các máy video game (PS, XBOX) với tivi 15 ich phẳng. Cạnh tường bố trí các máy vi tính kết nối ADSL, cài sẵn các game giải trí đơn giản, game online. Nước uống : Nước ngọt, chè, kem…. (không bán café và thuốc lá ở tầng này)
Tầng 3 : Comic Club (nhiều độ tuổi) Phòng trang trí bằng các poster, lịch mang hình ảnh các nhân vật truyện tranh nổi tiếng. Phục vụ tầng này trang điểm phục trang như nhân vật manga.
Phòng bố trí 4 tivi to ở bốn góc phòng, chiếu các Anime, phim họat hình, phim điện ảnh chuyển thể từ truyện tranh mang nội dung giáo dục, vui tươi.
Hai bên phòng là hai kệ sách, có những bộ truyện tranh nổi tiếng. Thức uống: thoải mái, không bán thuốc.
Tầng 4 : Câu lạc bộ mô hình Tầng này dành riêng cho Lego fan, các fan sếp mô hình cao cấp (lính đánh trận, đua mô tô điện, lắp đặt sa bàn.v…v…)
Tầng 5: Thư giãn Tầng này café nhạc nhẹ, có thể bán thuốc lá, có máy truy cập Internet. Là tầng cách biệt dành cho các bậc phụ huynh. Có đầu DVD chiếu phim Mỹ. Có thể bán thuốc là (thường tầng này là sân thượng).
Ưu điểm của quán : -Tính khả thi cao -Chi phí xây dựng cơ bản thấp chủ yếu là thiết kế nội thất, mua trang bị mà trang bị có thể từ nguồn cá nhân (truyện tranh, sách, game….) -Khách hàng đông đảo và trung thành (trẻ con) -Tạo sân chơi lành mạnh cho trẻ em
-Nhu cầu dịch vụ này lớn (kết hợp giữ trẻ ngày nghỉ, đọc truyện tranh, chơi mô hình) -Khả năng thu lợi cao (tầng 2 có thể thu thêm tiền chơi game, tầng 3 kết hợp bán, Cho thuê, truyện tranh, tầng 4 bán mô hình ) Đề cương Dự án I. Tên dự án và ý tưởng kinh doanh
F-Café
Café thời trang (Fashion Café)
1. Khái quát dự án: Lĩnh vực và dịch vụ sẽ thực hiện Theo xu hướng hiện nay, thì để có lợi nhuận cao thì chúng ta nên hướng vào dịch vụ phục vụ đối tượng là giới trẻ, được xác định là thanh niên khoảng từ 16, 17 tuổi đến 27, 28 tuổi. Và dịch vụ sẽ thực hiện là: + Quán cafe + Thời trang, quần áo Kết hợp hai khía cạnh này thì nên làm một quán café thời trang. Cụ thể xin xem ở phần sau Mô hình doanh nghiệp sẽ thành lập, địa điểm... Địa điểm nên đáp ứng được những yêu cầu sau: + Khu vực đông dân cư, trường học, các công ty,… + Đường lớn, đẹp, mặt đường + Có sự chú ý sẵn có của đối tượng hướng tới Dựa vào những yêu cầu trên thì chúng tôi đã xác định một địa điểm thoả mãn Đó là tầng 1 của toà nhà chung cư mới xây, đang cho thuê Địa điểm này nằm ở ngã tư tiếp giáp với đường Nguyễn Chí Thanh (con đường đẹp của Vn, là nơi buổi tối có rất nhiều thanh niên tụ họp) và đường Huỳnh Thúc Kháng. Mô tả: Địa điểm khá rộng, ước tính vài trăm m2. Nhưng có thể ước tính tuỳ vào khả năng và mức độ muốn triển khai, có thể thuê diện tích phù hợp. Ở đó, họ chia nhỏ ra thành khoảng 3 - 4 phòng nhỡ, Phòng có mặt tiền ở đường Nguyễn Chí Thanh, khoảng 200m2, gần vuông, mặt tiền cũng khoảng được 14m, khu vực vệ sinh gồm một khu mấy phòng, sẽ dùng chung với các gian còn lại. Người cho thuê ra giá là 23$/m2
Tính ra sẽ là khoảng 23$ x 200 = 4,600$/tháng. Chắc chắn là phải thoả thuận để down giá.
Sơ lược về tính thuận lợi của vị trí + Đây là khu vực rất đông dân cư: dân cư xung quanh sẵn có, dân cư sắp chuyển đến ngay chính ở những tầng trên của khu chung cư. Là khu vực tập trung rất nhiều giới trẻ: có nhiều trường đại học quanh đây: trường đại học Luật, Trường CĐ Nghệ thuật Quân đội, Trường Ngoại thương, Học viện Quan hệ quốc tế, CĐ Lao động xã hội, KTX Giao thông, Trường trung học tin ESTIH, trường ngoại ngữ của SP NN. + Là khu vực có khá nhiều quán café, có sự thu hút về đặc điểm khu vực. Tất nhiên sẽ gặp sự cạnh tranh nhưng đó là điểm thuận lợi khi mở ở một chỗ gọi nôm na là buôn bán có bạn có phường. Tức là địa điểm ở khu vực được biết đến là có nhiều quán café. Chắc chắn sẽ thu hút được khách. Đầu tiên là do khách hàng tò mò và chiến dịch quảng bá, khuyến mãi ban đầu; sau đó là do phong cách đặc biệt của quán mà họ sẽ chọn là nơi lui tới thường xuyên.
2. Phân tích thị trường: Phân tích bối cảnh chính trị - kinh tế - xã hội để xây dựng đề án. - Không có vấn đề khó khăn và ngăn cấm trong chính sách của nhà nước đối với loại hình dịch vụ này + Khuyến khích kiều bào về VN làm giàu - Đời sống ngày càng lên cao, nhu cầu giải trí, và chăm sóc cho bản thân ngày càng được chú trọng. Vì họ cần có những loại hình giải trí để cân bằng lại cuộc sống. - Loại hình dịch vụ lành mạnh - Là các loại hình có lợi nhuận cao: café và thời trang (ngành này có lợi nhuận cao khoảng từ 100% và còn hơn) Đánh giá về thị trường mà dự án hướng tới
Khách hàng là đối tượng trẻ và giới văn phòng chắc cũng nhiều ngành nghề đang hướng tới, vì giới trẻ ngày nay càng ngày càng biết cách giải trí và hưởng thụ. Sau những giờ học tập và làm việc căng thẳng, họ có thể đến ngồi nhâm nhi thưởng thức café và gặp gỡ bạn bè. Và như nhận xét của xã hội, càng ngày giới trẻ và giới văn phòng ngày càng quan tâm đến hình thức bề ngoài của mình. Đặc biệt là về mảng thời trang trong cuộc sống hàng ngày (thời trang ứng dụng). Nên dự án của chúng ta nếu kết hợp được hai mảng này vào với nhau thì sẽ thành công.
Phân tích về đối thủ cạnh tranh, lợi thế cạnh tranh...
Hiện tại các quán café xuất hiện rất nhiều, phải nói là nhà nhà làm café, nhưng quy mô của họ còn nhỏ lẻ và tự phát theo tâm lý tự kinh doanh diện tích nhà ở của mình. Nhưng chúng ta không quan tâm quá đến những quán này. Và chúng ta sẽ quan tâm cụ thể hơn đến những quán ở vị trí xung quanh địa điểm chúng ta định thuê. Quanh khu vực đó, nổi bật có mấy quán café:
+ Café Trung Nguyên (cách một ngõ nhỏ, cạnh trường Luật) + Café New Windows (gần cầu Trung Hoà) + Café đắng (ở đường Huỳnh Thúc Kháng) + Café Ống (đường Huỳnh Thúc Kháng) Còn những quán xa đó một chút có thêm quán Café Trung Nguyên (gần đê La Thành trên đường Nguyễn Chí Thanh), Café Nắng Sài Gòn (mới mở ko lâu, thực chất cũng là quán café Trung Nguyên mở thêm), và nhiều quán café ở quanh hồ Ngọc Khánh, và trong các ngõ nhỏ… Đúng là rất nhiều quán café, nhưng chúng ta vẫn có thể mở một quán café nữa, vì sẽ có thêm rất nhiều dân cư mới đến, chưa kể hút được những khách của các quán kia, cộng với lượng khách là giới trẻ và khối văn phòng công sở mà chúng ta coi là khách hàng mục tiêu, sẽ marketing trực tiếp để thu hút. Chưa kể những quán café trên không có phong cách gì đặc biệt, về phục vụ thì không phải hoàn hảo nếu muốn nói là không tốt. Người ta vẫn thường so sánh là quán café ở HN so với HCM thì kém xa. Kém trước hết mà ai cũng nhìn thấy đó là ở phong cách phục vụ khách hàng, chứ chưa kể đến chất lượng đồ uống và giá cả. Phân tích nguy cơ rủi ro, phương án khắc phục...
Nguy cơ là chúng ta có thể không đạt được lượng khách mong muốn, nhưng chúng tôi tin có thể do thời gian đầu quán còn mới mẻ,
3. Mô tả dự án: Quy mô dự án
Nếu để tạo nên sự khác biệt thì có lẽ nên triển khai một quán café lớn để tạo ấn tượng mạnh mẽ, và cũng do dự án sẽ được thực hiện tốt hơn nếu có một không gian rộng lớn.
Sản phẩm/ dịch vụ sẽ thực hiện Quán café + thời trang, Xin miêu tả rõ hơn: Café thời trang ở đây có nghĩa như sau: Sẽ gồm hai phần 1+ Quán Café để ngồi uống + trang trí + xen kẽ những bộ quần áo được thiết kế công phu để trưng bày 2+ Cửa hàng thời trang bán nhiều loại quần áo, tựa như một showroom để bán quần áo Tức là về thực chất chúng ta sẽ có hai loại hình dịch vụ song song đó là bán café và bán quần áo.
Điều quan trọng là làm sao cho khách đến có thể cảm thấy sự kết hợp giữa hai loại hình này là của một nơi, để tạo ấn tượng về một phong cách riêng của quán.
Quán café thời trang không quá chú trọng đến chuyên môn thời trang quá, có thể sau này khi đã phát triển mạnh chúng ta có thể đẩy cao loại hình này: như diễn những mẫu thiết kế mới của các nhà thiết kế nổi tiếng, sàn diễn thời trang, nhưng ở thời điểm hiện tại chúng ta sẽ hướng tới đẩy mạnh đến vấn đề tiêu thụ hàng sao cho kiếm được lợi nhuận cao
Để bắt đầu, ngoài việc trưng bày các mẫu quần áo mới lấy từ nguồn hàng mới nhập. Chúng ta có thể nhận những mẫu thiết kế của những sinh viên trường mỹ thuật công nghiệp, đại học mở, Điện ảnh sân khấu (ở các khoa thiết kế thời trang). Đây là những người có nhiều ý tưởng mới mẻ, độc đáo, khao khát được thể hiện mình. Họ sẽ biết đến ta với tư cách là nơi tạo cơ hội, tạo sân chơi cho họ thể hiện tài năng. Họ cũng có thể ký gửi những mẫu thiết kế ở đây để chúng ta tiêu thụ, có thể đặt manơcanh ở những vị trí ngoài hành lang. (Đây cũng là đặc điểm thú vị của nơi định thuê, vì người ta xây sẵn một hành lang nhỏ sau lớp cửa kính, rất tiện cho việc trưng bày mẫu mã, thu hút sự chú ý và có thể sắp bàn café ở đó ngắm phố phường, khá thú vị).
Nếu sau có điều kiện tạo thành sân chơi nhỏ cho những người thiết kế, để họ có thể đến thường xuyên hơn. Và có thể tổ chức những buổi trình diễn nho nhỏ của những nhà thiết kế trẻ, và khi đủ điều kiện có thể hợp tác với đội ngũ người mẫu của HN (có thể liên hệ được ngay). Có sàn cat-walk nhỏ để trình diễn, ca nhạc,..
Về nơi bán quần áo, chúng ta đặt ở phòng bên cạnh, và trang trí cho nổi bật và quảng cáo về quán café ngay bên cạnh đó. Nhập hàng từ nhiều nguồn: từ các hãng, từ TQ, … Có thể những manơcanh chú trọng để theo đôi nam nữ, vì xu hướng thời trang đôi bây giờ cũng là xu hướng phát triển mạnh. Điểm khác biệt là có những nét tương đồng trên trang phục hai người chứ ko phải là giống nguyên chỉ khác ở chỗ nam thụng, nữ chiết eo và bó sát.
Làm sao để người khách khi bước vào quán café ngắm nghía thưởng thức các trang phục, có thể hào hứng đi xem các mẫu thiết kế, hoặc bỏ tiền mua tặng bạn. Ở quầy bán hàng có thể có người tư vấn chi tiết cụ thể để khách hàng có thể lựa chọn những món quà phù hợp với vóc dáng người được tặng, hoặc chính bản thân khách. + Gói quà tặng
Những chi tiết nho nhỏ cũng ảnh hưởng đến phong cách của quán: từ cách trang trí tường, trần, bàn ghế đến những vật dụng của quán,…
Nhân viên: Là một yếu tố rất quan trọng, quyết định đến phong cách của quán. Phải chọn những người tươi tắn, chu đáo, … để tạo ra sự phục vụ khó quên cho khách hàng, tạo nét đặc biệt so với các quán khác. Đây là yếu tố mà nhiều quán bỏ qua, hoặc biết mà xem nhẹ, ko đặt ở mức quan trọng.
Phương thức tiến hành
- Ban đầu vạch nét chính để bàn bạc, nếu được chấp nhận sẽ triển khai chi tiết,…
Chiến lược phát triển, triển vọng... - Phong cách mới từ phục vụ lẫn hình thức
II. Tự đánh giá Dự án mang tính khả thi, vì: + Địa điểm tốt + Ngành dịch vụ phát triển, đó là café, thời trang,…
III. Lập kế hoạch kinh doanh 1. Đầu tư cho dự án: Nguồn vốn: huy động vốn, sử dụng vốn... Trang thiết bị, mặt bằng, các chi phí khác có liên quan. - Chi phí cố định + Tiền thuê nhà (số năm: ) + Tiền điện nước + Tiền điện thoại, + Trang thiết bị như bàn ghế, quày bar, tủ kính, manơcanh, hàng nhập, cốc chén,… + Tiền lương của nhân viên
- Chi phí lưu động
+ Chi phí quảng cáo + Tiền chi cho công an, phường sở tại,…
2. Nghĩa vụ pháp lý: Quản trị nhân sự, tổ chức bộ máy...
3. Lập kế hoạch tiếp thị Marketing, quảng cáo + Quảng cáo ở các toà nhà, khu dân cư, trường học (tờ rơi, thẻ giảm giá,…)
+ Quảng cáo ở báo chí như rao vặt, các báo của thanh niên, giới trẻ, website + Và trong quá trình hoàn thiện xây dựng cửa hàng có thể trưng biển hoặc thông báo tuyển nhân viên gây thu hút sự chú ý theo dõi của nhiều người
Dịch vụ kèm theo (khi bán và sau khi bán hàng).
+ Chu đáo, khách hàng luôn đúng là điều cần tâm niệm cho nên dịch vụ kèm theo phải hết sức tuyệt vời để họ cảm nhận được phong cách “đỉnh” của quán + Tư vấn tận tình về thời trang, … + Đổi hàng nếu khách hàng ko vừa lòng,… + Lắng nghe mọi phản hồi của khách hàng để đưa ra được dịch vụ hoàn thiện hơn
4. Lập kế hoạch tài chính Lợi nhuận hàng tháng, năm thứ nhất và trong ít nhất 3 năm đầu. Kế hoạch tài chính dự trù cho các năm khi dự án hoạt động Phương án thu hút vốn tạo nguồn tài chính cho dự án để đầu tư mở rộng và tái đầu tư...
Mặc dù chi phí bỏ ra là khá lớn, kể cả tiền thuê nhà, nếu có hạ được giá thì vẫn là khoản tiền không nhỏ. Nhưng nếu kinh doanh thuận lợi thì có thể đạt được doanh thu lớn. Như quần áo PT, café Trung Nguyên
IV. Kế hoạch hành động Các hoạt động mà dự án sẽ thực hiện. - Lên chi tiết các việc cần làm - Thuê địa điểm - Liên hệ với những nơi như nhà sản xuất bàn ghế, vật dụng, tủ kính, các hãng, các nhà cung ứng quần áo - Quảng cáo - Tuyển người pha chế - Tuyển nhân viên: đăng tuyển, phỏng vấn, thử việc, huấn luyện về phong cách phục vụ,… - Khai trương - Hoạt động, cạnh tranh - Thu hút khách qua nhiều hình thức quảng cáo, marketing…
Xây dựng giá thành và giá bán dự kiến
- Về giá café: Xây dựng theo mức giá của hàng café Trung Nguyên bên cạnh, trung bình là khoảng 20k/đồ uống. Ta có thể tương đương, hoặc thấp hơn để thu hút được lượng khách sinh viên nhiều hơn.
- Giá quần áo: Xây dựng giá dựa vào mức độ chi phí bỏ ra của hàng nhập (tất cả các khoản mua, vận chuyển, thuế) Ta sẽ nhân gấp đôi lên và có thể hơn để ra giá thành. Có từng mức giá theo mức độ đẹp và “mốt” của hàng. Thời gian đầu đắt, sau hết mốt có thể giảm giá, để tiêu thụ được hàng, tránh tồn đọng, kích thích nhu cầu mua của khách hàng. Nhưng vẫn phải có khoản lãi nhất định.
V. Phân tích ý nghĩa về kinh tế, xã hội đối với dự án... - Có lợi về kinh tế trước hết là cho ông chủ và những người làm cùng dự án - Tạo công ăn việc làm cho học sinh sinh viên - Tạo ra một sân chơi lành mạnh cho thanh niên. Nội dung bản kế hoạch kinh doanh bao gồm: Trang bìa bao gồm: Tên của doanh nghiệp, tên của người sáng lập cùng địa chỉ và số điện thoại, tên người soạn thảo kế hoạch kinh doanh. Bản tuyên bố về mục tiêu của doanh nghiệp (hình thức doanh nghiệp, dự kiến vốn cần thiết và dùng làm việc gì, sinh lợi nhuận bằng cách nào, dự kiến trả vốn đầu tư trong bao lâu ...) Mục lục Chương một: Kinh Doanh Mô tả nghành nghề kinh doanh Sản phẩm / dịch vụ Thị trường Địa bàn kinh doanh Tình hình cạnh tranh Cơ hội và rủi ro Quản lý Nhân sự Dự kiến vốn vay Bản tóm lượt
Chương hai: Số liệu tài chính Nguồn vốn Danh mục tài sản Bản cân đối tài chính Bản phân tích điểm hoà vốn Bản dự kiến hiệu quả kinh doanh (bản tính lãi lỗ) Bản tóm tắt dự kiến hiệu quả kinh doanh 3 năm đầu
Bản chi tiết dự kiến hiệu quả từng tháng của năm đầu tiên Bản chi tiết dự kiến hiệu quả từng quý của năm thứ hai và năm thứ ba. Bản diễn giải Bản kế hoạch tiền mặt Chi tiết từng tháng của năm đầu tiên Chi tiết từng quý của năm thứ hai và năm thứ ba Bản diễn giải Bản phân tích sai lệch cho phép Báo cáo tài chính trong quá khứ (đối với doanh nghiệp đã hoạt động) Bản cân đối tài chính của ba năm trước Bản kê khai thu nhập doanh nghiệp ba năm trước Các bản kê khai thuế. Chương ba: Chứng từ Lý lịch cá nhân, kê khai thu nhập cá nhân, báo cáo nợ, bản mô tả công việc, hợp đồng thuê văn phòng, kho, hợp đồng kinh doanh, các chứng từ có liên quan khác. Nhân bàn về thuế, tôi có đọc một số văn bản rất lằng nhằng của Tổng Cục Thuế (ko có bản hoàn chỉnh, chỉ có 1 bản luật thuế đầu tiên, sau đó có thêm các Thông Tư, Thông Tư chỉnh sửa ...), ko biết đã chính xác hay chưa, đại khái chúng ta phải chịu 2 loại thuế: 1. Thuế giá trị gia tăng : - Hàng hoá may mặc - 10% - Đồ ăn uống - 20% 2. Thuế thu nhập doanh nghiệp : Với loại hình kinh doanh của chún ta phải chịu thuế thu nhập là 32%, tuy nhiên trong 2 năm từ khi bắt đầu thành lập doanh nghiệp được miễn thuế, trong vòng 1,2 năm tiếp theo được giảm 50% -----> kiểu này chắc phải kinh doanh 2 năm rồi làm thủ tục giải thể doanh nghiệp rồi lại thành lạp doanh nghiệp mới để trốn thuế !
Sau đây là hướng dẫn cụ thể
Kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp
:
Kế toán trưởng cần hướng dẫn các nhân viên kế toán về những khái niệm cơ bản được trình bày trong Luật thuế thu nhập doanh nghiệp; vận dụng các nguyên tắc kế toán đã được thừa nhận phù hợp với đặc điểm cụ thể của đơn vị. Trong phạm vi tài liệu này chỉ nghiên cứu những nội dung cơ bản có liên quan đến công tác kế toán thuế thu nhập. Căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp là thu nhập chịu thuế và thuế suất. Thu nhập chịu thuế bao gồm thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh. Dịch vụ trong và ngoài nước, thu nhập hoạt động tài chính và thu nhập bất thường. Phương pháp tính thuế thu nhập Việc xác định thu nhập định thuế chính xác là yêu cầu quan trọng của các nhân viên kế toán. Đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thu nhập chịu thuế được xác định theo công thức sau đây : Thu nhập chịu thuế=Doanh thu thực thu - Chi phí hợp lý liên quan đến thu nhập chịu thuế Đối với hoạt động tài chính thu nhập chịu thuế bao gồm các khoản chênh lệch về mua bán chứng khoán ngắn hạn, dài hạn; quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản, các khoản về cho vay lãi số kết dư khoản dự phòng, đầu tư tài chính ngắn và dài hạn và các khoản đầu tư tài chính khác. Đối với hoạt động bất thường thu nhập chịu thuế là khoản chênh lệch về thanh lý tài sản, các khoản nợ không xác định được chủ, các khoản thu nhập những trước bỏ sót, số kết dư khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho và dự phòng nợ khó đòi... Phương pháp tính tổng thu nhập chịu thuế và thuế thu nhập DN như sau:
Bước 1 : Tính doanh thu thuần. Doanh thu thuần là khoản chênh lệch giữa tổng doanh thu theo hoá đơn với các khoản giảm trừ như chiết khấu bán hàng, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại và thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu phải nộp. Công thức tính doanh thu thuần như sau : Doanh thu thuần=Doanh thu hoá đơn-Chiết khấu bán hàng-Giảm giá hàng bán - Hàng bán bị trả lại-Thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu (nếu có) Bước 2 : Tính lợi nhuận gộp về bán hàng. Lợi nhuận gộp về bán hàng là khoản chênh lệch giữa doanh thu thuần với trị giá vốn hàng xuất bán và được xác định bằng công thức dưới đây: Lợi nhuận gộp về bán hàng=Doanh thu thuần-Trị giá vốn hàng xuất bán Bước 3 : Tính lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh : Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh là khoản chênh lệch giữa lợi nhuận gộp về bán hàng với chi phí bán hàng và chi phí QLDN của số hàng đã bán. Công thức xác định : Lợi nhuận thuần từ HĐKD=Lợi nhuận gộp về bán hàng-Chi phí bán hàng của số hàng đã bán-Chi phí QLDN của số hàng đã bán Bước 4 : Tính lợi nhuận từ các hoạt động khác : Lợi nhuận hoạt động khác bao gồm lợi nhuận từ hoạt động tài chính và lợi nhuận bất thường. Công thức xác định các loại lợi nhuận này như sau : Lợi nhuận hoạt động TC = Thu nhập HĐTC - Chi phí HĐTC Lợi nhuận bất thường = Thu nhập HĐTC - Chi phí HĐBT Bước 5 : Tính tổng số lợi nhuận trước thuế. Tổng lợi nhận trước thuế là tổng số lợi nhuận mà doanh nghiệp phải chịu thuế thu nhập và được xác định bằng công thức sau : Tổng lợi nhuận trước thuế (thu nhập chịu thuế)=Lợi nhuận từ HĐSXKD+Lợi nhuận HĐTC+Lợi nhuận bất thường Ngoài cách xác định như trên, tổng thu nhập chịu thuế còn có thể xác định theo công thức sau : Tổng thu nhập chịu thuế=Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế-Chi phí hợp lý+Thu nhập chịu thuế khác Sau khi tính được tổng thu nhập chịu thuế, căn cứ vào thuế xuất thu nhập doanh nghiệp để tính ra số thuế thu nhập phải nộp theo công thức : Thuế thu nhập phải nộp=Tổng thu nhập chịu thuế-Thuế xuất thuế thu nhập Lưu ý : - Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế là toàn bộ tiền bán hàng, tiền cung ứng dịch vụ (không có thuế GTGT) và bao gồm cả các khoản trợ giá, phụ thu, phụ trội mà cơ sở kinh doanh được hưởng. Đối với cơ sở kinh doanh áp dụng phương pháp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp trên GTGT doanh thu để tính thu nhập chịu thuế là giá bên mua thực thanh toán có cả thuế GTGT. - Một số trường hợp cụ thể xác định doanh thu chịu thuế thu nhập như sau: Doanh thu bán hàng trả góp chỉ tính phần doanh thu theo giá bán thông thường (trả 1 lần)
không bao gồm phần lãi trả chậm. Hàng hoá, dịch vụ dùng để trao đổi, biếu tăng, doanh thu để tính thu nhập chịu thuế là doanh thu của hàng hoá, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương trên thị trường tại thời điểm trao đổi biếu tặng: Sản phẩm tự dùng, doanh thu để tính thu nhập chịu thuế là chi phí để sản xuất ra sản phẩm đó. Hàng hoá, sản phẩm gia công, doanh thu để tính thu nhập chịu thuế là tiền thu gia công, gồm cả tiền công, nhiên liệu, động lực, vật liệu phụ và chi phí khác phục vụ gia công. Đối với hoạt động thuê tài sản, doanh thu tính thu nhập chịu thuế là số tiền thu từng kỳ theo hợp đồng thuê. Trường hợp bên thuê trả trước một lần thì doanh thu để tính thu nhập chịu thuế là toàn bộ số tiền nhận trước. Đối với hoạt động tin dụng, doanh thu tính thu nhập chịu thuế là lãi cho vay phải thu trong kỳ. Đối với hoạt động kinh doanh bảo hiểm, tái bảo hiểm. Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế là số tiền phải thu về phí bảo hiểm gốc, phái đại lý giám định, phí nhận tái bảo hiểm, tiền thu hoa hồng tái bảo hiểm và các khoản thu khác. 2. Kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp . Để phản ánh tình hình tính thuế và nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, kế toán sử dụng tài khoản 3334 - Thuế thu nhập doanh nghiệp (TK này được đổi tên từ TK - Thuế lợi tức) và TK 421 - Lợi nhuận chưa phân phối (TK này đổi tên từ TK Lãi chưa phân phối). Nội dung kết cấu của TK 334 - Thuế thu nhập doanh nghiệp như sau : Bên Nợ - Số thuế thu nhập doanh nghiệp đã nộp vào NSNN. Số thuế thu nhập doanh nghiệp được miễn giảm trừ vào số thuế phải nộp. Số chênh lệch giữa số tạm nộp lớn hơn số phải nộp thực tế theo quyết toán. Bên có : Ghi số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp. Tài khoản này có thuể có số dư Có hoặc số dư Nợ. Số dư Có : Phản ánh số thuế thu nhập doanh nghiệp còn phải nộp. Số dư Nợ : Phản ánh số thuê thu nhập doanh nghiệp nộp thừa cho NSNN. Ví dụ Doanh nghiệp sản xuất A năm N có tài liệu sau đây : (Đơn vị tính 1000đ) (1) Các chứng từ thông báo của cơ quan thuế về số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong năm, tổng số tiền phải nộp cả năm (tổng hợp theo các quý) : 35.000 (2) Các chứng từ nộp thuế thu nhập doanh nghiệp vào ngân sách Nhà nước (các giấy báo nợ của Ngân hàng), tổng hợp số tiền đã nộp : 33.000 (3) Báo cáo quyết toán thuế duyệt y : xác định số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp năm N : 40.000 Số thuế còn phải nộp năm N là 7.000 ( 40.000 - 33.000)..
Các sắc thuế tại Việt nam Thuế Môn Bài Thu hàng năm vào các cơ sở kinh doanh có địa điểm cố định. Mỗi năm thu 1 lần vào đầu năm. Các tổ chức HTKT độc lập: DNNN, Công ty cổ phần, Công ty TNHH, DN tư nhân: 850.000 đồng/năm (bậc 1). Các đơn vị hạch toán phụ thuộc hoặc báo sổ (chi nhánh, cửa hàng): 550.000 đồng/năm (bậc 2).
Các CSKD khác: nộp theo biểu. Thuế sử dụng đất nông nghiệp Thuế thu vào các tổ chức và cá nhân có sử dụng đất vào sản xuất nông nghiệp. Cách tính: Thuế SDDNN 1 năm = Diện tích đất tính thuế x Định suất thuế x Giá thóc tính thuế Ví dụ: Một hộ nông dân có 270 m2 (2 sào) đất trồng lúa hạng 1. Giá thóc tính thuế là 2000 đ/kg.Số tiền thuế phải nộp 1 năm là: 0,0720 (ha) x 550 ( kg/ha) x 2000 (đ/kg) = 79.200 đồng. Tiền thuê đất Tiền thuê đất thu vào các doanh nghiệp được cơ quan có thẩm quyền cho thuê đất. Nộp hàng năm và hạch toán vào giá thành SXKD của DN. Cách tính: Tiền thuê đất 1 năm = Diện tích tính thuế x Giá 1 m2 đất do UBND tỉnh quy định x Hệ số tính giá thuê đất Hệ số tính giá thuê đất: Ngành SXVC, XD, vận tải: 0,5% Ngành thương mại, du lịch, bưu điện, ngân hàng: 0,7% Ví dụ: Một DN thuê 5.000 m2 đất làm nhà xưởng sản xuất. Giá 1m2 đất theo qui định của TP là 1.000.000 đ. Tiền thuê đất phải nộp 1 năm là: 5.000 x 1.000.000 x 0,5% = 25.000.000 đ. Thuế nhà, đất ( Pháp lệnh thuế Nhà, đất) Thuế đất thu vào các tổ chức và cá nhân có sử dụng đất ở, đất xây dựng công trình. Cách tính: Thuế đất phải nộp 1 năm = Hệ số tính thuế theo vị trí đất x Số thuế sử dụng đất nông nghiệp ứng với hạng cao nhất Hệ số tính thuế phụ thuộc vị trí đất, loại đường phố, loại đô thị. Ví dụ: Một hộ chuyển quyền sử dụng 50 m2 đất ở. Giá 1 m2 đất theo qui định của TP là 10.000.000 đ. Thuế chuyển quyền sử dụng đất phải nộp là: 50 x 10.000.000 x 4% = 20.000.000 đ
Thuế chuyển quyền sử dụng đất Là thuế đánh vào thu nhập của người có quyền sử dụng đất khi chuyển quyền đó cho người khác. Người nộp: người nhượng quyền sử dụng đất (có thể là người nhận quyền sử dụng đất theo thoả thuận). Cách tính: Thuế chuyển quyền sử dụng đất = Diện tích tính thuế x Giá 1m2 đất do UBND tỉnh quy định x Thuế suất Thuế suất hiện hành là 4% và 2% Ví dụ: một hộ chuyển quyền sử dụng 50m2 đất ở. Giá 1m2 đất theo quy định của Thành phố là 10.000.000 đồng. Thuế chuyển quyền sử dụng đất phải nộp là: 50 x 10.000.000 x 4% = 20.000.000 đồng. Lệ Phí trước bạ Là khoản thu vào việc chuyển nhượng một số tài sản thuộc diện phải đăng ký với cơ quan quản lý Nhà nước về chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản. Người nộp là người nhận tài sản (mua, đổi, cho, biếu, tặng, thừa kế...) Cách tính: Lệ phí trước bạ phải nộp = Giá tính lệ phí trước bạ x Tỷ lệ % lệ phí trước bạ Ví dụ: Một hộ chuyển quyền sử dụng 50 m2 đất ở. Giá 1m2 đất theo qui định của TP là 10.000.000 đ. lệ phí trước bạ đất phải nộp là: 50 x 10.000.000 x 1% = 5.000.000 đ. Thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao Là thuế thu vào thu nhập hàng năm của các cá nhân. DN là uỷ nhiệm thu của Nhà nước có nghĩa vụ khấu trừ tiền thuế của cá nhân trước khi chi trả thu nhập, hưởng thù lao 0,5% trên số thuế thu nhập thường xuyên. Hàng tháng, DN tạm nộp cho cá nhân, cuối năm phải kê khai, quyết toán chính thức số thuế phải nộp. Cách tính thuế thu nhập thường xuyên: Tổng thu nhập cả năm Thu nhập bình quân chịu thuế 1 tháng = -------------------------------------------------------------------------------12 áp dụng biểu thuế luỹ tiến từng phần tính số thuế phải nộp 1 tháng . Tính số thuế phải nộp cả năm.
Thuế tài nguyên Là thuế thu vào các tổ chức và cá nhân khai thác tài nguyên (khoáng sản, than, dầu mỏ, đất, cát, đá, sỏi, rừng, biển...). Kê khai và nộp hàng tháng căn cứ sản lượng khai thác, không căn cứ sản lượng tiêu thụ. Cách tính: Thuế tài nguyên = Sản lượng TN thương phẩm thực tế khai thác x Giá tính thuế đơn vị x Thuế suất thuế TN Thuế suất Ví dụ: một đơn vị trong tháng khai thác được 100 tấn than. Giá tính thuế 1 tấn than là 200.000đ. Tuế suất là 1%. Thuế tài nguyên phải nộp là: 100 x 200.000 x 1% = 200.000đ. Thuế thu nhập cá nhân Ví Dụ: Một người định cư tại VN có thu nhập phát sinh trong năm như sau: Từ tháng 1 đến hết tháng 6: 6 triệu đ/tháng. Từ tháng 7 đến hết tháng 12: 8 triệu đ/tháng. Thuế thu nhập được tính như sau: Tổng thu nhập cả năm: 6 x 6 + 8 x 6 = 84 triệu. TNCT bình quân tháng: 84:12 = 7 triệu. Thuế thu nhập 1 tháng: (7 – 6) x 20% + (6 – 3) x 10% + 3 x 0% = 0,5 triệu Thuế thu nhập cả năm: 0,5 x 12 = 6.000.000 đ. Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu Khái niệm: Thuế thu vào hàng hoá tính trên trị giá xuất khẩu, nhập khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam. Mục tiêu: Bảo hộ hàng hoá trong nước Kiểm soát hoạt động ngoại thương Nội dung thuế XNK hiện hành: Đối tượng chịu thuế: Hàng hoá được phép xuất, nhập khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam hoặc cửa khẩu khu chế xuất VN. Đối tượng nộp thuế: Tổ chức, cá nhân có hàng xuất, nhập khẩu; người nhận uỷ thác XNK. Phương pháp và căn cứ tính: Thuế phải nộp từng mặt hàng
= Số lượng từng mặt hàng x Giá tính thuế đơn vị x Thuế suất x Tỷ giá tính thuế Số lượng: Ghi trên tờ khai xuất, nhập khẩu hàng hoá Giá tính thuế: Hàng XK: Giá FOB (Giá bán tại cửa khẩu xuất). Hàng NK: Giá CIF (Giá mua tại cửa khẩu nhập). Máy móc thiết bị đem ra nước ngoài để sửa chữa: Chi phí sửa chữa theo hợp đồng. Máy móc thiết bị đi thuê: Giá thuê theo hợp đồng. Không bao gồm lãi suất trả chậm. Miễn thuế: Hàng viện trợ không hoàn lại; hàng tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập. Hành lý, tài sản di chuyển trong mức miễn thuế. Hàng NK chuyên dùng cho an ninh quốc phòng và một số lĩnh vực khác. Hàng hoá NK để gia công cho nước ngoài rồi XK theo hợp đồng đã ký (miễn thuế NK vật tư, miễn thuế XK thành phẩm). Hàng NK để bán tại các cửa hàng miễn thuế. Truy thu thuế: Hàng đã được miễn thuế khi chuyển nhượng cho các đối tượng không thuộc diện được miễn thuế. Giá tính thuế: Giá trị sử dụng còn lại và tỷ lệ tính thuế theo qui định (Ví dụ: GTSD còn lại trên 85% thì giá tính thuế bằng 60% giá NK hàng mới). Hoàn thuế NK đã nộp (có biên lai đã nộp thuế NK): XK hoặc NK ít hơn thực tế đã kê khai và nộp. Tái xuất. Vật tư, nguyên liệu NK để SX hàng XK nếu có XK được hoàn thuế tương ứng tỷ lệ XK thành phẩm. Hàng NK để làm đại lý bán hàng cho nước ngoài được hoàn thuế NK tương ứng với số hàng thực xuất đưa ra khỏi Việt Nam. Thời hạn nộp thuế (kể từ ngày có thông báo nộp thuế): Nộp ngay: Hàng tiêu dùng NK. 15 ngày: Hàng XK mậu dịch, hàng tạm nhập, tái xuất. 30 ngày: Máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu NK phục vụ SX.
9 tháng: Vật tư, nguyên liệu NK để SX hàng XK. Thuế Giá trị gia tăng Vài nét chủ yếu: Là thuế tính trên khoản giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ SX, lưu thông đến tiêu dùng. Viết tắt: VAT (Value Added Tax) hoặc TVA (Tax sur la Valeur Ajoutée). Mục đích: Thu vào người tiêu dùng cuối cùng bằng một tỷ lệ định trước trên trị giá tiêu dùng (VD: tiêu dùng 1 TV trị giá 4.000.000 đ phải chịu 400.000 đ (10%) tiền thuế GTGT). Đặc điểm: Thu ở tất cả các giai đoạn. Chỉ tính trên giá trị tăng thêm để không tính trùng thuế: Tổng số thuế thu ở các giai đoạn bằng số thuế tính trên giá bán cho người mua cuối cùng. Trung lập, ít gây ảnh hưởng đến thu nhập của đối tượng nộp thuế. Thu vào hoạt động tiêu dùng trên lãnh thổ, không điều tiết vào người tiêu dùng ngoài lãnh thổ. Các văn bản: Luật thuế GTGT + Nghị quyết số 90/1999/NQ-UBTVQH10, Nghị quyết số 240/2000/NQ-UBTVQH 10. Nghị định 79/2000/NĐ-CP ngày 29/12/2000. Thông tư số 122/2000/TT-BTC ngày 29/12/2000. Nội dung cơ bản: Đối tượng chịu thuế, không chịu thuế Hàng hoá, DV dùng cho SX, KD và tiêu dùng tại Việt Nam. 26 nhóm mặt hàng không chịu thuế: Sản phẩm nông nghiệp chưa chế biến do người SX bán. Hàng hoá, DV chịu thuế TTĐB ở khâu nộp thuế TTĐB. Nguyên vật liệu nhập khẩu để sản xuất, gia công hàng xuất khẩu theo hợp đồng với nước ngoài. Đối tượng nộp thuế: Cơ sở kinh doanh: DN và cá nhân KD. Người nhập khẩu hàng hoá. Thuế suất: 0%: Hàng hoá XK gồm cả hàng hoá chịu thuế TTĐB XK. 5%: Hàng thiết yếu, các hoạt động cần ưu đãi. 10%: Hàng tiêu dùng phổ thông. 20%: 4 nhóm hàng hoá, DV cần điều tiết cao.
Hàng hoá SX trong nước hoặc NK đều áp dụng chung một mức thuế suất. Cách tính thuế GTGT: Hàng hoá NK: Thuế GTGT hàng NK = Giá tính thuế x thuế suất. Giá tính thuế = Giá CIF + Thuế NK phải nộp. Thuế GTGT = (Giá CIF + Thuế NK) x Thuế suất Hàng hoá sản xuất, kinh doanh bán trong nước: Phương pháp khấu trừ thuế: Thuế GTGT phải nộp = Thuế GTGT đầu ra thuế gtgt đầu vào Thuế GTGT đầu ra: Dựa vào hoá đơn bán hàng hoá, dịch vụ (hoá đơn GTGT) (tính thuế cho cả hàng hoá, DV dùng để trao đổi, biếu tặng, trả thay lương) Dựa vào Bảng kê bán lẻ hàng hoá, dịch vụ Thuế GTGT đầu ra = Giá bán (chưa có thuế) x Thuế suất
Nguyên tắc khấu trừ thuế GTGT đầu vào: Hàng hoá, dịch vụ mua vào sử dụng để SX, KD hàng hoá, DV chịu thuế GTGT ở đầu ra. Không khấu trừ cho hoạt động không chịu thuế GTGT ở đầu ra. Khấu trừ toàn bộ thuế đầu vào cũng được kê khai khấu trừ bình thường. Các hoá đơn đầu vào phải được ghi đầy đủ, đúng qui định.
Thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) Các văn bản hiện hành: Luật thuế TTĐB được thông qua ngày 20/5/1998 Nghị định số 84/1998/NĐ-CP ngày 12/10/1998 hướng dẫn thi hành Luật. Thông tư 168/1998/TT-BTC ngày 21/12/1998 hướng dẫn thi hành Nghị định 84. Nội dung: Đối tượng chịu thuế TTĐB: 8 loại hàng hoá và 4 loại dịch vụ. Hàng hoá không phải chịu thuế: Hàng hoá do các cơ sở sản xuất, gia công trực tiếp xuất khẩu ra nước ngoài; Hàng hoá bán, uỷ thác cho DN XK để xuất khẩu theo hợp đồng. Đối tượng nộp thuế TTĐB: Tổ chức, cá nhân:
Sản xuất hàng hoá, kinh doanh DV. Nhập khẩu hàng hoá thuộc đối tượng chịu thuế. Căn cứ tính thuế TTĐB: Giá tính thuế và thuế suất. Thuế suất: Được qui định trong biểu thuế TTĐB. Giá tính thuế TTĐB: · Hàng sản xuất trong nước: Là giá do cơ sở sản xuất bán ra tại nơi sản xuất chưa có thuế TTĐB.
Giá bán hàng (có thuế TTĐB) Giá tính thuế = --------------------------------------------------------------------------------
1 + (%) Thuế suất Đối với bia hộp: Mỗi lít bia hộp được trừ khỏi giá bán 3000 đồng khi xác định giá tính thuế TTĐB.
Giá bán hàng – 3000 (đ/lít) Giá tính thuế = --------------------------------------------------------------------------------
1 + (%) Thuế suất · Hàng nhập khẩu: Giá tính thuế = Giá CIF + Thuế NK Được phép khấu trừ thuế TTĐB đã nộp ở khâu nguyên liệu mua vào hoặc nhập khẩu. Giảm thuế TTĐB: Giảm 95% mức thuế suất trong biểu cho cơ sở lắp ráp, sản xuất ô tô đến hết năm 2004. Kê khai và nộp thuế: Kê khai trước ngày 10, nộp trước ngày 20. Hàng NK chịu thuế TTĐB kê khai nộp thuế cùng thuế NK. Lưu ý: Thuế suất cao. Chỉ thu ở khâu sản xuất hoặc nhập khẩu, sang các khâu kinh doanh tiếp theo thu thuế GTGT. Sau khâu S, thuế GTGT được khấu trừ khoán 1 tỷ lệ 3% trên trị giá mua theo hoá đơn. Hàng chịu thuế TTĐB nếu XK không phải nộp thuế TTĐB và được hưởng thuế suất thuế GTGT 0% (tức là được khấu trừ hoặc hoàn thuế GTGT đầu vào).
DN SX sử dụng hoá đơn bán hàng ghi giá có cả thuế TTĐB.
Thuế Thu nhập doanh nghiệp (TTNDN) Thuế TNDN = Thu nhập chịu thuế (TNCT) x Thuế suất. TNCT = Doanh thu – Các Chi phí (CF) hợp lý + TNCT khác.
Doanh thu, chi phí: Doanh thu chịu thuế: Tiền bán hàng, tiền cung ứng dịch vụ: Sau khi đã giao hàng hoặc khi đã xuất hoá đơn bán hàng. Các khoản chi phí hợp lý được trừ để tính TNCT: Khấu hao TSCĐ. Chi phí vật tư: Nguyên, nhiên, vật liệu, năng lượng, hàng hoá sd vào SXKD. Tiền lương, tiền công, tiền ăn giữa ca. Chi phí NCKH, công nghệ. Chi phí dịch vụ mua ngoài: Điện, nước, điện thoại, văn phòng phẩm... Các khoản chi bảo hộ lao động, trang phục làm việc, bảo vệ cơ sở KD, chi BHXH, BHYT, KFCĐ. Chi phí hợp lý: Chi trả lãi vay. Trích các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng công nợ khó đòi, dự phòng giảm giá chứng khoán tại DN. Trợ cấp thôi việc cho người lao động. Chi tiêu thụ hàng hoá: bảo quản bao gói, vận chuyển, bốc xếp, thuê kho, bảo hành. Chi quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, tiếp tân, khánh tiết, giao dịch, đối ngoại, hoa hồng môi giới, chi khác: Khống chế không quá 7% hoặc 5% tổng số 10 khoản trên. Thuế, phí, tiền thuê đất có liên quan. Thu nhập chịu thuế (TNCT) khác: Chênh lệch về mua bán chứng khoán Thu nhập từ quyền sở hữu, quyền sử dụng TS. Thu nhập từ chuyển nhượng, thanh lý TS. Thu nhập từ lãi tiền gửi, lãi cho vay. Thu nhập lãi về bán ngoại tệ Kết dư các khoản trích trước không chi hết, kết dư các khoản dự phòng. Thu các khoản khó đòi nay đòi được
Thu về tiền vi phạm HĐ kinh tế sau khi trừ tiền bị phạt. Thu các khoản nợ phải trả không xác định dược chủ nợ. Các khoản thu nhập bị bỏ sót từ kỳ trước. Thu nhập khác. Thuế suất: Thuế suất: 32%: Các cơ sở KD trong nước Thêm 25% thuế TNDN bổ sung: các DN có thu nhập cao do lợi thế khách quan. 25%: Các DN có VĐT nước ngoài. 50%: Hoạt động tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí. Thuế suất thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài: 3%, 5% và 7% tuỳ theo qui mô góp vốn pháp định của nhà đầu tư nước ngoài. Miễn, giảm, kê khai: Miễn, giảm: Các cơ sở KD trong nước. Cơ sở sản xuất mới thành lập; Cơ sở KD dịch vụ mới thành lập thuộc lĩnh vực ưu đãi đầu tư. Nhà đầu tư nước ngoài: Miễn, giảm cho các dự án ưu đãi; Hoàn thuế TNDN cho các khoản được chia dùng vào tái đầu tư tại Việt Nam. Đăng ký, kê khai, nộp thuế: Các đơn vị hạch toán độc lập thì kê khai và nộp thuế tại địa phương nơi đóng trụ sở. Các đơn vị hạch toán báo sổ thì chỉ đăng ký còn kê khai và nộp thuế do cơ sở chính làm. Doanh nghiệp tạm nộp thuế theo quý, quyết toán thuế TNDN vào cuối năm. DN cần lưu ý về thuế TNDN: Cơ sở tính thuế: Tổng thu nhập chịu thuế cả năm. Kê khai thuế mỗi năm 1 lần (không quá ngày 25/1). Mỗi quí tạm nộp 1 lần. Quyết toán khi hết năm tài chính. Số lỗ của năm nay (TNCT âm) được chuyển sang trừ vào TNCT của năm sau trong 5 năm. DN mới thành lập thuộc lĩnh vực sản xuất (hoặc KD dịch vụ trong lĩnh vực ưu đãi đầu tư) thì mới được miễn, giảm thuế. Doanh thu: Tiến hành bán hàng không có thuế GTGT. Nếu có doanh thu cho thuê thu tiền trước thì phân bổ tương ứng cho năm nay.
Các chi phí mua vào không bao gồm thuế GTGT đã được khấu trừ đầu vào trong năm. -------------------------------------------------------------------------
Những điều cần lưu ý khi thành lập Doanh Nghiệp --------------------------------------------------------------------------------
I-Ngành kinh doanh (Điều 6-Luật Doanh nghiệp): Doanh nghiệp có quyền kinh doanh tất cả các ngành mà pháp luật không cấm trừ kinh doanh các ngành, nghề gây phương hại đến quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam và sức khỏe của nhân dân.
Danh mục các ngành, nghề cấm kinh doanh do Chính Phủ quy định như: - Kinh doanh vũ khí, đạn dược, quân trang , quân dụng và phương tiện kỹ thuật quân sự chuyên dùng của các lực lượng vũ trang; - Chất nổ, chất độc, chất phóng xạ; - Chất ma tuý; - Mại dâm, dịch vụ tổ chức mại dâm, buôn bán phụ nữ, trẻ em; - Dịch vụ tổ chức đánh bạc, gá bạc; - Các hoá chất có tính độc hại mạnh; - Các hiện vật thuộc di tích lịch sử, văn hoá , bảo tàng; - Các sản phẩm văn hóa phản động, đồi trụy, mê tín, dị đoan hoặc có hại đến giáo dục nhân cách; - Các loại pháo; - Thực vật, động vật hoang dã thuộc danh mục điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia quy định và các loại động vật, thực vật quý hiếm khác cần được bảo vệ; - Đồ chơi có hại cho giáo dục nhân cách, sức khỏe của trẻ em hoặc ảnh hưởng tới an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
II-Quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp (Điều 9-Luật Doanh nghiệp): Tổ chức và cá nhân sau không được thành lập doanh nghiệp : 1- Cơ quan Nhà Nước, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản của Nhà Nước và công quỹ để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình; 2- Cán bộ, công chức theo quy định pháp luật về cán bộ, công chức; 3- Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong các cơ quan đơn vị thuộc Quân đội nhân dân, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các đơn vị thuộc Công an
nhân dân; 4- Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong các doanh nghiệp Nhà nước bao gồm: thành viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Giám đốc, Phó Giám đốc, Kế toán trưởng, thành viên Ban kiểm soát, Trưởng, Phó các phòng, ban nghiệp vụ, Trưởng chi nhánh và văn phòng đại diện của doanh nghiệp. trừ những cán bộ lãnh đạo, cán bộ nghiệp vụ trong doanh nghiệp Nhà nước được quyền làm người quản lý tại doanh nghiệp khác với tư cách đại diện theo ủy quyền cho doanh nghiệp nhà nước hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc nhân danh cá nhân góp vốn vào doanh nghiệp khác, nhưng không làm người quản lý ở doanh nghiệp đó; 5- Người chưa thành niên, người thành niên bị hạn chế hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự; 6- Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đang phải chấp hành hình phạt tù hoặc bị Tòa án tước quyền hành nghề vì phạm các tội buôn lậu, làm hàng giả, buôn bán hàng giả, kinh doanh trái phép, trốn thuế, lừa dối khách hàng và các tội khác theo quy định pháp luật; 7- Chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh của công ty hợp danh, Giám đốc (Tổng Giám đốc), Chủ tịch và các thành viên Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên của doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản không được quyền thành lập doanh nghiệp, không được làm người quản lý doanh nghiệp trong thời hạn từ 1 đến 3 năm kể từ ngày doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản, trừ các trường hợp quy định tại Luật phá sản doanh nghiệp; 8- Tổ chức nước ngoài, người nước ngoài không thường trú tại Việt Nam Mọi tổ chức không phân biệt nơi đăng ký địa chỉ trụ sở chính, mọi cá nhân khôn gphân biệt nơi cư trú, nếu không thuộc đối tượng bị cấm thành lập doanh nghiệp quy định tại Điều 9 LDN, đều có quyền thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định của LDN.
III-Quyền góp vốn (Điều 10-Luật Doanh nghiệp): 1- Những trường hợp sau không được góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh: - Cơ quan Nhà Nước, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản và công quỹ góp vào vốn doanh nghiệp để thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình; - Các đối tượng không được góp vốn vào doanh nghiệp theo quy định về pháp lệnh cán bộ công chức; - Tài sản của Nhà nước và công quỹ bao gồm: - Tài sản được mua sắm bằng vốn ngân sách nhà nước - Kinh phí được cấp từ ngân sách nhà nước - Đất được giao sử dụng để thực hiện chức năng và nhiệm vụ theo quy định của pháp luật - Tài sản và thu nhập khác được tạo ra từ việc sử dụng tài sản và kinh phí nói trên
2- Người Việt nam định cư ở nước ngoài có quyền góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh theo quy định Luật Khuyến khích Đầu tư trong nước. Tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài được quyền mua cổ phần của công ty cổ phần nhưng không quá 30% tổng số vốn điều lệ của công ty.
IV-Tên của doanh nghiệp (Điều 24- Luật Doanh nghiệp):
Tên của doanh nghiệp phải bảo đảm: - Không trùng hoặc gây nhầm lẫn với doanh nghiệp khác đã đăng ký kinh doanh; (Để tránh trùng hoặc gây nhầm lẫn trước khi nộp hồ sơ DN nên đến trực tiếp tìm trên trang web mục: Tìm kiếm thông tin chi tiết doanh nghiệp trong nước) - Không vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc; - Phải viết bằng tiếng Việt và có thể viết thêm bằng một hoặc một số tiếng nước ngoài với khổ chữ nhỏ hơn. - Phải viết rõ loại hình doanh nghiệp: + Công ty trách nhiệm hữu hạn viết tắt là công ty TNHH + Công ty cổ phần viết tắt là công ty CP + Công ty hợp danh viết tắt là công ty HD + Doanh nghiệp tư nhân viết tắt là DNTN.
Khởi nghiệp, đừng vội “chưa đánh đã thua”!
Bạn muốn khởi sự kinh doanh hoặc đang có một doanh nghiệp với một số vốn khiêm tốn. Bạn có thể nghĩ rằng mình sẽ không thể cạnh tranh được trên thị trường đầy những “đại gia”. Bạn đừng nên “chưa đánh đã thua”!
Có rất nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa đã lớn mạnh và tìm được chỗ đứng vững chắc trên thị trường. Tuy chỉ chiếm thị phần khiêm tốn, nhưng các doanh nghiệp này đang phát triển rất nhanh và có tỷ suất lợi nhuận cao. Vậy đâu là nguyên nhân thành công của các "chàng tí hon"? Bài viết ngắn này phân tích các kinh nghiệm đem lại thành công cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên thế giới. Hy vọng các doanh nghiệp sẽ tìm thấy những gợi ý thiết thực. Kinh nghiệm 1: Thành công bằng sự sáng tạo Theo kinh nghiệm ở nhiều quốc gia, chìa khóa thành công của các doanh nghiệp nhỏ và vừa là khả năng sáng tạo trong các chiến lược thị trường. Bạn sẽ không thể tấn công trực diện hoặc đơn thuần bắt chước các doanh nghiệp lớn. Các "đại gia" thường có ưu thế trên thị trường do thị phần lớn, thương hiệu đã nổi tiếng, kinh nghiệm vượt trội… Sự sáng tạo của bạn là làm sao tìm được một phân khúc thị trường riêng và có lợi thế cho mình. Phần thị trường này thường thuộc các lĩnh vực hiện tại kém hấp dẫn, chưa được các doanh nghiệp lớn quan tâm khai thác. Như vậy bạn sẽ có lợi thế cạnh tranh gần như là độc quyền trong một thời gian. Sự sáng tạo liên tục sẽ giúp bạn luôn tìm ra những thị trường mới. Nếu bạn không thể tìm được một thị trường hoàn toàn mới và riêng biệt, hãy tìm cách làm cho sản phẩm của bạn trở nên độc đáo bằng những dịch vụ kèm theo đáp ứng đúng nhu cầu. Kinh nghiệm 2: Khuyến khích sự đóng góp của nhân viên Việc sáng tạo ra các chiến lược thường được cho là nhiệm vụ riêng của lãnh đạo. Điều này không hoàn toàn đúng. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa chỉ thành công khi có cơ chế khuyến khích sự đóng góp sáng tạo của nhân viên ở tất cả các cấp. Lãnh đạo doanh nghiệp chỉ nên tập trung điều hành các tiến trình chung. Hãy tạo điều kiện để các cấp có thể đóng góp sáng tạo trong các chiến lược kinh doanh. Ý kiến
của những nhân viên trực tiếp sản xuất kinh doanh sẽ giúp cho các chiến lược được xây dựng sát với thực tế và luôn được cập nhật kịp thời. Kinh nghiệm 3: Tìm người lãnh đạo giỏi Ai cũng biết mọi doanh nghiệp muốn thành công phải có những lãnh đạo giỏi. Như đã phân tích, thành công của các doanh nghiệp nhỏ và vừa chủ yếu dựa trên sự sáng tạo. Do đó vai trò của người lãnh đạo càng được nâng cao. Doanh nghiệp cần những lãnh đạo sáng tạo, có tầm nhìn xa trông rộng và có khả năng bao quát được các hoạt động của doanh nghiệp. Người lãnh đạo giỏi phải đưa ra được những ý tưởng kinh doanh độc đáo, tìm được những chỗ trống trên thị trường để doanh nghiệp có thể xâm nhập mà tránh được sự cạnh tranh trực tiếp của các "đại gia". Đồng thời lãnh đạo cũng phải biết lắng nghe và tạo điều kiện cho sự lao động sáng tạo của nhân viên. Kinh nghiệm 4: Không vội vã Thông thường thì bạn hay nghe những lời khuyên đại loại như phải đa dạng hóa kinh doanh, mở rộng sản xuất, phát triển thị trường… Nên rất cẩn thận trước khi thực hiện những điều này. Theo kinh nghiệm thì trước tiên các doanh nghiệp nhỏ và vừa chỉ nên tập trung cạnh tranh ở một số thị trường nhất định. Thường đó là các thị trường xây dựng theo kinh nghiệm 1 nêu trên. Hãy bằng lòng với quy mô nhỏ phù hợp với năng lực hiện tại và thật thận trọng trước những kế hoạch phát triển kinh doanh. Sự phát triển vội vã khi chưa có đủ khả năng và nguồn lực cần thiết sẽ mang lại thất bại. Kinh nghiệm 5: "Ba cây chụm lại thành hòn núi cao" Sự liên kết sẽ tạo nên sức mạnh. Mô hình mạng lưới liên kết gồm các doanh nghiệp sản xuất, các doanh nghiệp chuyên cung cấp nguyên vật liệu và các doanh nghiệp chuyên làm nhiệm vụ phân phối hiện đang rất phổ biến và thành công trên thế giới. Sự liên kết với các doanh nghiệp ở đầu vào và đầu ra sẽ giúp nâng cao khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng, tăng sức mạnh cạnh tranh và sự độc lập của doanh nghiệp, đồng thời giúp giảm chi phí kinh doanh. =>Một điểm cần được nhắc đi nhắc lại là sự thành công của các doanh nghiệp nhỏ và vừa phụ thuộc vào các sáng tạo mang tính chiến lược. Doanh nghiệp phải có những bước đi độc đáo nhưng cũng phải thận trọng để tìm được chỗ đứng trên thị trường. Điều này đòi hỏi phải có những người lãnh đạo giỏi và có sự đóng góp chung sức của tất cả các nhân viên và đối tác kinh doanh.
Đặt tên cho doanh nghiệp Bất cứ doanh nghiệp nào cũng muốn xây dựng một thương hiệu đẹp. Nhưng để có một cái tên doanh nghiệp hay thì cũng cần phải cân nhắc kỹ lưỡng giữa khoa học và nghệ thuật. Chọn một cái tên hay trong ngữ cảnh quảng cáo toàn cầu không những là điều cần thiết mà còn là sự kết hợp giữa tính hợp pháp và khả năng ngôn ngữ. Dưới đây là vài lời khuyên của các nhà quản lý trong quá trình đặt tên cho doanh nghiệp. Những điều nên làm: 1. Cân nhắc chiến lược lâu dài cho cái tên mà bạn đang tạo dựng. 2. Cân nhắc xem cái tên mới có phù hợp với cơ cấu công ty hay hệ thống chi nhánh của bạn hay không? Cái tên đó có làm chủ được chi nhánh đó hay không? Phân loại quan hệ mà cái tên mới sẽ thiết lập với các chi nhánh đã có trước đó có nằm trong hồ sơ của bạn hay không?
3. Cân nhắc những thứ đã thực sự cố định với tiềm năng liên quan đến việc kiến tạo, đăng ký và phân biệt tên mới. Những chi phí này là những phần hợp pháp để đảm bảo cái tên này hiện hữu, đăng ký hợp pháp để bảo vệ cái tên mới này trong các cấp độ khác nhau và một khi đã được tạo ra nên xây dựng thành một tài sản có giá trị. 4. Đưa ra tiêu chí xác định tên như thế nào để cái tên đó có khả năng như: kết nối đặc tính chi nhánh; dễ dàng dịch qua ngôn ngữ khác; dễ dàng phát âm ở các ngôn ngữ khác; sở hữu tên đúng và được xác định trên toàn thế giới; được bảo vệ: phạm vi chi phối, nhãn hiệu... 5. Bỏ thời gian tiến hành kiểm tra ngôn ngữ với người bản xứ; tìm kiếm những nghĩa tương tự mà sát với mục tiêu của công ty; tìm kiếm những tên có cách đọc na ná có thể đưa đến các mục tiêu của công ty hoặc tồi tệ hơn là cản trở công việc của công ty; xem xét tất cả những vấn đề trong việc phát âm tên mới trong các ngôn ngữ khác nhau để phù hợp với mục tiêu mà công ty đề ra; cân nhắc các xung đột tiềm ẩn với tên chính ở các nước khác nhau mà tại đó bạn đang có kế hoạch hoạt động... 6. Thông tin như thế nào để cái tên phù hợp với toàn bộ chiến lược kinh doanh. Thảo luận nội bộ để làm sao lấy tên hợp với mẫu công việc và làm thế nào để các khách hàng có thể hiểu và nhớ cái tên đó một cách dễ dàng. Những điều không nên làm: 1. Không nên mê mệt với một cái tên nào đó trong thời gian đầu của quá trình. Tên nên được loại bỏ liên tục trong quá trình sàng lọc hợp pháp, phạm vi nghiên cứu, thử nghiệm ngôn ngữ... 2. Không nên có quá nhiều người tham gia vào quá trình chọn tên, chỉ nên có vài người có năng lực với hiểu biết chắc chắn về mục tiêu của công ty. Tránh chọn tên theo hội đồng nhưng quyết định cuối cùng nên được thực hiện do các nhóm nhỏ. 3. Nếu cái tên mà công ty bạn chọn đã được sở hữu bởi một công ty khác, không có nghĩa là "trời sụp" mà rất có thể những tên đó được mua lại với mức phí hợp lý. 4. Hãy quan tâm đến những tên miền đã có những không phát triển, nếu bạn là một phần của công ty lớn và phạm vi ảnh hưởng của cái tên đó sau khi được bạn chọn không nên để người sở hữu hiện tại biết là bạn đang tìm mua cái tên đó. Hãy để bên thứ ba thay mặt bạn đàm phán và để tự bạn phân biệt cho đến khi bạn sở hữu được nó. 5. Đưa ra quy tắc lựa chọn phạm vi tên ảnh hưởng. Nếu một công ty khác đã xử lý tên lãnh địa mà trong đó bạn quan tâm, cần cân nhắc phiên bản lựa chọn. Ví dụ, nếu bạn tạo một trang web mới được gọi là "kênh" và Channel.com được chọn, bạn có thể đưa ra lựa chọn như Channelweb.com hoặc nhiều cái tên phù hợp hơn. 6. Nhanh chóng xử lý, làm tốt việc đặt tên ở những nước khác nhau hay trên toàn cầu. Thời gian cho phép phải cân bằng với việc mở đầu và sửa chữa những lỗi phát sinh gây ra bởi sau khi giới thiệu sẽ tốn kém hơn nhiều
Kinh doanh nhỏ có cần tiếp thị? Liệu các doanh nghiệp nhỏ có cần tiếp thị? Đó không chỉ là mối băn khoăn của riêng các doanh nghiệp nhỏ ở Việt Nam, mà gần như là ở khắp mọi nơi trên thế giới. Cần thiết hay “xa hoa”? Dành ngân sách cho tiếp thị là điều cần thiết hay đó là một sự xa hoa? Đó là nỗi đắn đo của nhiều người khởi nghiệp, khi đang có ý định “xông xáo” tiếp thị hình ảnh công ty mới của mình. Nhiều người ngoài miệng nói cần thiết phải làm thế nhưng thực sự trong lòng không tin như vậy. Trên thực tế, nhiều doanh nghiệp nhỏ đã không chú trọng vào đầu tư tiếp thị từ những ngày đầu. Đơn giản vì doanh nghiệp cho rằng “mới khởi sự nên cần phải tiết kiệm, sau này có tiền sẽ đầu tư vào tiếp thị hay quảng cáo”. Tuy nhiên, nếu đã suy nghĩ như thế thì bạn nên suy nghĩ thêm điều này. Một sản phẩm hay dịch vụ dù hoàn hảo đến đâu cũng không thể được nhiều người biết đến. Nói cách khác, nếu bạn
không biết cách đánh động sự quan tâm của người khác về hàng hóa hay dịch vụ mà bạn đang có, thì làm thế nào bạn có thể mở cửa phục vụ mọi người? Tất nhiên, vẫn có thể tồn tại lối kinh doanh truyền thống theo kiểu “hữu xạ tự nhiên hương”, nhưng thử hỏi giữa thời buổi tràn ngập hàng hóa và thông tin như hiện nay, nếu bạn không kịp thời cung cấp thông tin về sản phẩm của mình thì “tiếng lành” liệu có “đồn xa”? Không riêng gì doanh nghiệp Việt Nam mới xem nhẹ việc tiếp thị ban đầu, ngay cả giới doanh nhân ở một quốc gia nổi tiếng về lề cách kinh doanh hiện đại như Mỹ cũng thế. Cách đây ít năm, người ta đã tiến hành khảo sát trên 100 công ty đang ăn nên làm ra ở Mỹ. Trong số những câu trả lời gửi về, ban tổ chức đã sửng sốt vì một đáp án không ngờ tới. Gần một nửa các công ty được thăm dò cho biết không có ngân sách chính thức cho tiếp thị, hoặc có bao nhiêu làm bấy nhiêu! Vì thế khảo sát này đúc kết, chẳng lấy gì làm lạ khi có nhiều doanh nghiệp nhỏ không phát triển bao nhiêu so với ngày đầu khởi nghiệp. Do không có một công thức tiếp thị gắn kết với các phương pháp cụ thể, họ đã chẳng thể đạt được thành công mỹ mãn. Trò chơi phần trăm Tiếp thị cũng là một hình thức đầu tư. Bạn càng bỏ vào nhiều tiền, cách bạn đầu tư càng ổn định thì giá trị đầu tư của bạn sẽ lớn dần theo thời gian. Trở lại cuộc khảo sát đề cập ở trên, phần lớn các công ty có dành ngân sách cho tiếp thị đều thực hiện theo cách trích phần trăm doanh thu cho tiếp thị. Khoản trích này dao động từ 1-12% hay hơn nữa. Chắc chắn lúc này bạn đang đặt câu hỏi “doanh nghiệp của tôi nên trích bao nhiêu phần trăm?”. Không có một con số “nhiệm màu” áp dụng chung cho tất cả các trường hợp. Vấn đề ở đây tùy thuộc vào hình thái kinh doanh công ty bạn đang áp dụng. Chẳng hạn, nếu bạn kinh doanh siêu thị - doanh thu cao nhưng lợi nhuận chỉ ở mức thấp, khoản chi cho tiếp thị sẽ rất nhỏ (không thể cao hơn 1% hay 2%) vì bạn không cần tốn nhiều công sức để tạo ra “thay đổi lớn” (đã có sự hỗ trợ từ các nhà cung cấp). Ngược lại, nếu lĩnh vực bạn kinh doanh thuộc “công nghệ cao” hoặc “hàng hóa đặc biệt” - doanh thu thấp nhưng lợi nhuận cao, bạn cần chi nhiều cho tiếp thị để thể hiện… đẳng cấp của mình! Bỏ tiền ra cho đáng Logo (biểu tượng công ty) chính là danh thiếp giới thiệu về công ty của bạn. Đó là thứ đầu tiên mà mọi khách hàng tương lai sẽ nhận xét về cách bạn làm ăn. Bạn muốn mọi người nghĩ về công ty mình là chuyên nghiệp hay nghiệp dư? Kẻ trốn nợ hay người làm ăn chân chính? Hấp dẫn hay vô vị? Dĩ nhiên logo không phải là tất cả, nhưng ở một khía cạnh nào đó, logo sẽ thay bạn giao tiếp với khách hàng khi vừa tiếp cận. Vì thế, hãy bỏ tiền cho đáng để đầu tư thiết kế một logo thật chuyên nghiệp và ấn tượng. Nếu bạn không có niềm tin vào công ty mình để giới thiệu nó bằng một hình ảnh rực rỡ nhất qua logo, khách hàng đâu có lý do gì để đặt niềm tin nơi công ty bạn! Hãy tiêu tiền thận trọng và khôn ngoan vào chi phí tiếp thị. Đừng quá chi li để rồi phải hối tiếc “khôn từng xu, ngu bạc vạn”. Nhiều năm về sau, khi nhìn lại những ngày đầu khởi nghiệp, bạn sẽ tự hào vì đã đi đúng hướng.
Mua bán doanh nghiệp “chết” --------------------------------------------------------------------------------
Thông tin mua bán doanh nghiệp trên website của IDJ. Thành lập và giải thế, sáp nhập hay phá sản đều là những hoạt động nằm trong chu kỳ sống của một doanh nghiệp. Hàng năm, hàng chục ngàn doanh nghiệp mới được thành lập thì cũng khoảng ngần ấy doanh nghiệp phải cáo chung.
Một doanh nghiệp ra đời mang lại cơ hội cho nhiều doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh, nhưng khi nó chết đi cũng tạo ra cơ hội cho nhiều doanh nghiệp khác. Mua bán doanh nghiệp chết đang là mảnh đất tiềm năng. “Dây chuyền sản xuất mì gói, mì ăn liền có công suất 2,5 tấn bột trong một ca tám tiếng ở Thanh Hóa giá bán 200 triệu đồng. Công ty kinh doanh vận chuyển hành khách bán 45% cổ phần ở Tp.HCM với giá 1,6 tỷ đồng...”. Đó là những mẫu quảng cáo trên trang web mua bán doanh nghiệp (www.muabandoanhnghiep.com.vn). Trên trang web này người ta còn thấy nhiều loại hàng hóa khác được rao bán, từ những cơ sở kinh doanh nhỏ như cửa hàng bán quần áo, trang sức ở Hà Nội với giá 50 triệu đồng đến những công ty lớn hoặc dự án đang được triển khai như doanh nghiệp sản xuất chế biến thủy sản xuất khẩu giá 42 tỷ đồng ở Khánh Hòa, hoặc dự án xây dựng khu biệt thự nhà vườn kết hợp tiện ích, dịch vụ nghỉ dưỡng và du lịch sinh thái vườn ở Tp.HCM với giá 48 tỷ đồng... Ông Trần Trọng Hiếu, Giám đốc đầu tư Công ty IDJ cho biết: trên chợ ảo này có hơn 200 mặt hàng đang được rao bán thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau nhưng tập trung nhiều nhất là sản xuất, bất động sản và dịch vụ với giá chào thấp nhất là 50 triệu đồng và nhiều nhất là vài chục tỷ đồng. IDJ là công ty chuyên về môi giới mua bán doanh nghiệp, đang quản lý trang web mua bán doanh nghiệp. Theo ông Hiếu, hầu hết doanh nghiệp được rao bán đang gặp khó khăn trong kinh doanh. Có doanh nghiệp thiếu vốn, hoặc không có người quản lý. Có doanh nghiệp không có thị trường hoặc không cạnh tranh nổi với những đối thủ khác. Những khó khăn này của doanh nghiệp nếu tiếp tục kéo dài, phá sản là điều không thể tránh khỏi, vì vậy rao bán là cách tốt nhất để cứu vãn tình thế khó khăn cho nhà đầu tư, nhưng cũng có doanh nghiệp rao bán vì đã bắt đầu giai đoạn “chết”. Theo nhận định của các nhà kinh tế, ra đời và giải thể là hoạt động rất bình thường của doanh nghiệp. Hàng năm có hàng chục ngàn doanh nghiệp được thành lập thì cũng ngần ấy doanh nghiệp không thể cạnh tranh và tồn tại trên thương trường. Không chỉ có doanh nghiệp trong nước mà ngay cả các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cũng không thoát khỏi qui luật cạnh tranh và đào thải. “Đây chính là cơ hội cho những nhà đầu tư khác muốn tham gia vào cuộc chơi thị trường”, ông Hiếu phát biểu. Ông cho biết nhu cầu mua bán doanh nghiệp chết đang là thị trường tiềm năng, bởi lẽ không phải chỉ có nhu cầu bán doanh nghiệp chết mà rất nhiều nhà đầu tư có nhu cầu mua lại những doanh nghiệp này. Việt Nam là thị trường hấp dẫn ở khu vực châu Á. Sự hấp dẫn của Việt Nam không bằng Trung Quốc hay Ấn Độ nhưng Việt Nam không thể là cơ hội dễ bỏ qua của các nhà đầu tư nước ngoài. Hàng năm, hàng tỷ USD được các nhà đầu tư nước ngoài đổ vào Việt Nam để thực hiện những dự án mới. Những dự án mới luôn có những khó khăn cho bước khởi đầu của nhà đầu tư, chính vì vậy nhiều nhà đầu tư nước ngoài lựa chọn con đường ít vất vả hơn nhưng vẫn thực hiện được mục tiêu đầu tư của mình, đó là mua lại những công ty chết. Mua lại những công ty chết sẽ giúp các nhà đầu tư giảm bớt nhiều chi phí và thời gian như xin giấy phép, tìm kiếm mặt bằng, tạo dựng thị trường, tuyển dụng lao động... “Bắt đầu một kế hoạch kinh doanh bằng việc mua lại công ty khác trở nên khá phổ biến ở các nước và nhiều nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam cũng muốn bắt đầu bằng việc này vì đỡ vất vả hơn với một dự án mới hoàn toàn”, ông Hiếu nói. Ông Hiếu cho biết: qua một tháng khai trương chợ mua bán doanh nghiệp trên mạng, đã có 20 doanh nghiệp được các nhà đầu tư mua lại. Các nhà đầu tư mua doanh nghiệp chết luôn có kế hoạch tái cấu trúc lại doanh nghiệp bằng những chiến lược và kế hoạch thích hợp. Họ bỏ vốn và đưa công nghệ mới hoặc thay đổi phương pháp quản lý để vực dậy và phát triển doanh nghiệp chết theo “bản sắc” của nhà đầu tư mới. Tuy nhiên, có nhà đầu tư mua doanh nghiệp chết không phải để thực hiện dự án đầu tư sản xuất kinh doanh mà để bán lại cho nhà đầu tư khác.
Công ty Cổ phần Doanh nghiệp trẻ Đồng Nai là một ví dụ. Công ty mới thành lập này đã mua lại một công ty nước ngoài Cheerfield Rama, được xem là công ty phá sản hồi cuối tháng bảy qua với giá 1 USD. Đây được xem là giá trị hình thức để mua công ty phá sản, bởi lẽ việc mua bán có thực hiện hay không thì công ty này cũng sẽ chết do những khoảng nợ lớn không thể thanh toán. Ông Phạm Đức Bình, Tổng giám đốc Công ty Doanh nghiệp trẻ Đồng Nai cho biết: công ty kỳ vọng sẽ kiếm được một số tiền khá từ việc bán lại công ty chết này sau khi đã làm sạch nợ cho nó. 34 tỷ đồng là khoản nợ lớn đối với Cheerfield Rama và đối với Doanh nghiệp trẻ Đồng Nai sẽ rất khó bán nếu không đầu tư giải quyết khoản nợ này. Mặc dù có nhiều nhà đầu tư có nhu cầu mua lại doanh nghiệp chết nhưng việc bán lại những doanh nghiệp này không phải dễ dàng vì những khoản nợ và những rắc rối liên quan dễ làm nản lòng các nhà đầu tư. “Làm sạch nợ và giải quyết các vướng mắc sẽ làm cho món hàng dễ bán hơn”, ông Hiếu thổ lộ. Bà Trần Kim Thy, Trưởng đại diện Văn phòng Công ty tư vấn Concetti tại Tp.HCM cho biết: Luật phá sản không cho phép chủ đầu tư hoặc thành viên hội đồng quản trị của một doanh nghiệp bị tòa tuyên bố phá sản thành lập doanh nghiệp mới hoặc tham gia vào hội đồng quản trị doanh nghiệp mới trong khoảng thời gian từ một đến ba năm. Đây là lý do khiến nhiều chủ doanh nghiệp chết không muốn tuyên bố phá sản nhưng nếu bán cho nhà đầu tư khác thì họ tránh được qui định này. Hơn nữa theo bà Thy, phá sản cũng có nghĩa là thất bại nên nhiều doanh nghiệp muốn chọn con đường bán doanh nghiệp sẽ danh dự hơn. Đối với những nhà đầu tư, mua lại doanh nghiệp chết cũng có những qui định ràng buộc liên quan. Theo Luật Doanh nghiệp mới, chủ đầu tư hoặc những cổ đông sáng lập được phép chuyển nhượng 100% doanh nghiệp, thậm chí trong thời gian ba năm đầu thành lập doanh nghiệp. Nhà đầu tư trong nước mua lại doanh nghiệp tức trở thành cổ đông sáng lập của doanh nghiệp này. Còn đối với nhà đầu tư nước ngoài, qui định này có sự khác biệt. Luật sự Phan Trung Hoài cho biết mua pháp nhân hay mua doanh nghiệp không phải là khái niệm pháp lý được pháp luật điều chỉnh. Mua pháp nhân trong thực tế là việc nhận chuyển nhượng vốn góp hay cổ phần. Tuy nhiên, theo luật sư Hoài, Luật Doanh nghiệp qui định thông thoáng về điều này, chủ yếu do bên mua và bán tự thỏa thuận. Việt Nam đang chuẩn bị tham gia WTO, những qui định phân biệt về quyền sở hữu giữa các nhà đầu tư sẽ dần bị loại bỏ. Các nhà đầu tư nước ngoài được quyền sở hữu 100% cổ phần doanh nghiệp trong nước sẽ được cho phép trong tương lai và khi đó hoạt động mua bán hay chuyển nhượng doanh nghiệp sẽ sôi động. Cơ hội sẽ thực sự đến với những công ty kinh doanh doanh nghiệp “chết”.