Tap San Hoamai So 1

  • November 2019
  • PDF

This document was uploaded by user and they confirmed that they have the permission to share it. If you are author or own the copyright of this book, please report to us by using this DMCA report form. Report DMCA


Overview

Download & View Tap San Hoamai So 1 as PDF for free.

More details

  • Words: 8,755
  • Pages: 20
Tập san Hoa-Mai số 1 Nội dung Tập san Hoa-Mai (Số tháng 05/2006) XEM TẬP SAN HOA-MAI QUA DẠNG HÌNH ẢNH

Những ngày cùng với nhân dân Nhân loại đã bước sang thế kỉ 21- thế kỉ của nền đại công nghiệp, của khoa học thông tin, và đó cũng là thế kỉ của tự do, dân chủ, công bằng xã hội. Đánh giá một cách khách quan trên bình diện rộng, thì ở những nước tiến bộ, nhân quyền, dân chủ của mọi tầng lớp nhân dân luôn được bảo vệ, đề cao. Đó là quyền lợi mà không một ai, không một thế lực nào có thể xâm phạm được. Vậy mà ở Việt Nam, một đất nước mà nhà nước luôn tuyên bố là hoàn toàn tự do, nhưng mảnh đất này đâu đã xuất hiện sự dân chủ, nhân quyền; đâu đã được bảo vệ một cách an toàn trong vòng tay pháp luật và công bằng; đâu đã thuộc về người dân như nhà nước nói!!! Suy nghĩ, cảm tưởng mà tôi nêu ở trên về những bất cập trong cuộc sống xã hội Việt Nam hiện nay là hoàn toàn có căn cứ. Bởi lẽ, khi được trực tiếp trao đổi, tâm tình với người dân nghèo ở nhiều địa phương, tôi mới có điều kiện để hiểu biết và suy ngẫm về mặt trái tiêu cực, thoái hóa, biến chất của xã hội Việt Nam; của các vị được gọi là lãnh đạo chủ chốt của nhà nước hiện nay. Với vai trò là cộng tác viên, tôi có nhiều điều kiện đi sâu, thâm nhập vào cuộc sống xã hội để nhận thấy bản chất sâu mọt, vị kỉ của các vị lãnh đạo quan chức từ TW đến địa phương. Và từ đó mới đồng cảm, thấu hiểu một cách sâu sắc nỗi thống khổ mà những người dân thấp cổ bé họng đang phải gánh chịu. Hình ảnh “người đè người, người dẫm lên người” để tồn tại đâu phải là hình ảnh ở một xứ có tự do, hòa bình và bác ái!!! Trong mỗi chuyến công tác, khi trực tiếp tiếp xúc với những người dân đang phải oằn mình chống chọi với những bất công mà chính quyền XHCN gây nên, tôi không khỏi xót xa cay đắng. Tôi muốn chỉ ra đây một thực trạng là cảnh tượng người dân từ mọi miền Tổ Quốc kéo về thủ đô Hà Nội khiếu kiện tố cáo ngày càng gia tăng. Phải chăng số lượng người dân vượt cấp lên TW khiếu nại là một biểu hiện rõ nét nhất về sự bất công ngày một nhiều hơn? Một xã hội thật sự công bằng thì người dân đâu phải kiện cáo nhiều đến vậy?!!

Nhưng tôi không khỏi băn khoăn là liệu những người dân nghèo kia có thể giành lại cho mình quyền lợi chính đáng đã mất, và liệu họ có bị chính quyền địa phương trù dập sau khi lên TW khiếu kiện hay không? Khi gặp gỡ và trao đổi với người dân, tất cả đều mong muốn và hi vọng tôi có thể giúp họ nói lên tiếng nói, bênh vực lẽ phải, giành lại công bằng. Họ mong rằng những hành vi đè nén, áp bức, cưỡng đoạt của chính quyền các cấp được dư luận thế giới biết đến. Họ muốn vạch trần bộ mặt thật của những kẻ luôn miệng hô to khẩu hiệu “là người đầy tớ trung thành của nhân dân”. Xót xa thay cho cảnh 10 năm, 20 năm… đội đơn đi tìm công lý! Đau thương thay cho nỗi bất bình tột độ: “Tôi xin chết để chứng minh lòng mình ơn nhờ chính nghĩa phân minh…kẻ tử tiết này xin đem đầu đi kêu oan cho dân!” Những người dân hiền lành ấy đâu có tội lỗi gì? Họ tần tảo làm lụng trên những mảnh vườn bờ lúa. Nhưng vì lòng tham mà các cán bộ, những người lẽ ra phải hết lòng phụng sự nhân dân, lại sẵn sàng bóp méo đi những dự án để cưỡng đoạt tài sản, đất đai của người dân, đẩy nhân dân vào cảnh lầm than cơ cực. Phải chăng những mái nhà tranh của người dân là những “ viên gạch” xây nên những tòa biệt thự trị giá hàng tỉ đồng của cán bộ các cấp!!! Như vậy ai là “đầy tớ”của ai??? Vì được chứng kiến những bất công ấy, tôi luôn tự nhủ với lòng mình phải gắng hết sức, phải đem bầu nhiệt huyết của tuổi trẻ để góp phần đấu tranh, vạch trần những mặt trái của xã hội, đem những vết đen ấy phơi bày ra ngoài ánh sáng. Nếu trong bạn đang chảy dòng máu Việt thì xin hãy lưu tâm đến cuộc sống đau khổ của đồng bào! Xin hãy góp một tiếng nói để giành lại công bằng cho xã hội. Xin hãy thể hiện bằng hành động đấu tranh, để góp phần xây dựng một nước Việt Nam mới thật sự có hòa bình, tự do, ấm no và tiến bộ. Chúng ta, những chủ nhân của đất nước, là nòng cốt, là sinh khí quốc gia, phải có trách nhiệm đưa Việt Nam trở thành một quốc gia thật sự tiến bộ mà nơi ấy, cuộc sống của người dân thật sự có công bằng, dân chủ. CTV Thanh Hùng từ Việt Nam

Hãy trả lại quyền làm chủ đất nước cho toàn dân! Nhận định một cách khách quan, nước ta nay đã vượt qua khỏi tình trạng khủng hoảng trầm trọng trong các mặt quan yếu của xã hội. Nhờ quá trình cởi mở kinh

tế hai mươi năm qua, bây giờ thì những gia đình có điều kiện mưu sinh đã có thể sống tương đối khá hơn. Điều kiện sinh hoạt chung của xã hội ngày nay cũng đã có nhiều tiến bộ so với hơn hai mươi năm trước. Kết quả này khẳng định giá trị của sự đa nguyên trong các tổ chức kinh tế, và sự tự do trong mặt quản lý, điều hành. Tuy nhiên, cùng thời gian này xã hội nước ta cũng đã nảy sinh nhiều hiện tượng tiêu cực đang đe doạ sự thăng tiến của đất nước và cuộc sống của nhân dân. Điển hình là tệ nạn lạm dụng quyền lực, tham ô nhũng lạm của nhiều đảng viên, cán bộ các cấp ở khắp nơi. Kế đến là sự vi phạm nhân quyền và dân quyền của nhiều cơ quan chức năng. Bên cạnh tình trạng này là sự khốn khó của hàng chục triệu gia đình công nhân, nông dân đói nghèo; trong đó, nhiều người đã phải đánh đổi nhân phẩm để mưu cầu sự sống. Nguyên nhân dẫn đến các tệ trạng này là do bộ máy nhà nước hiện nay không có cơ chế tam quyền phân lập, để giám sát một cách độc lập và hữu hiệu hoạt động của các cơ quan công quyền. Báo chí, truyền thông là phương tiện hữu hiệu để chống quan liêu, tham ô ở nhiều quốc gia hiện cũng không có được quyền tự do ngôn luận để góp phần thanh lọc xã hội và bộ máy nhà nước. Chiến tranh chấm dứt đã hơn 30 năm. Các mâu thuẫn quốc tế ngày trước nay đã lắng dịu và thế giới đang ráo riết thiết lập những mối tương quan mới. Cộng đồng thế giới bây giờ đang dành nhiều sự quan tâm cho Việt Nam. Do đó, nước ta có triển vọng đạt được những sự tiến bộ lớn trong thời gian tới. Tuy nhiên, trở ngại to lớn nhất cho toàn bộ tiến trình phát triển quốc gia là bộ máy nhà nước độc đảng hiện nay. Nước ta bây giờ không còn ở trong tình trạng chiến tranh nữa, nên rõ ràng là việc tập quyền lãnh đạo không còn cần thiết. Để ngăn ngừa sự khủng hoảng lớn cho xã hội và tạo thêm điều kiện giải quyết các bế tắc của đất nước một cách tốt đẹp, ĐCSVN cần nhanh chóng trả lại quyền làm chủ đất nước cho toàn dân. Thiện chí cần bao gồm việc chấp nhận thực hiện năm yêu cầu cụ thể nêu sau: 1. 1. Hủy bỏ mọi luật lệ vi phạm các quyền tự do căn bản của người dân. 2. Trả tự do cho các tù nhân đang bị giam cầm vì bất đồng chánh kiến. 3. Tách cơ chế đảng ra khỏi bộ máy nhà nước và tổ chức quân đội. 4. Đối thoại với các đoàn thể đối lập về một giải pháp chánh trị thích hợp cho đất nước.

5. Tôn trọng các quyền tự do ngôn luận, tín ngưỡng, lập hội và ứng cử. Ai cũng hiểu rằng việc lập các chánh sách nhằm thay đổi cơ cấu lãnh đạo quốc gia là một quyết định cần nghiên cứu kỹ lưỡng. Tuy nhiên đảng CSVN cần thể hiện thiện chí dân chủ hoá đất nước một cách cụ thể ngay sau kỳ Đại hội X này. Thiện chí đó có thể khởi đầu là sự tương nhượng của đảng CSVN với các lực lượng chánh trị ôn hoà ở trong nước. Sự đối thoại và đối lập chánh trị một cách nghiêm túc sẽ giúp tiến trình dân chủ hoá được thực hiện một cách an toàn và hiệu quả. Sự dân chủ hoá này đồng thời cũng là điều kiện cần và đủ để các thành phần dân tộc trong xã hội có thể thi đua phát triển. Nước ta sẽ được ổn định và phát triển thật sự, hay sẽ tiếp tục bị khủng hoảng ở nhiều mặt, câu trả lời là ở tiến trình dân chủ hoá xã hội trong thời gian tới. Lê Nguyên Bình

Vài điều suy gẫm... Trích bài “Quyền tự do thành lập đảng” của LS. Nguyễn văn Đài Trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, ở Việt Nam có rất nhiều đảng phái chính trị cùng hoạt động bình đẳng với đảng Cộng sản, và tất cả đều có mục tiêu chung là giành độc lập cho dân tộc. Vào ngày 02-09-1945, trong Tuyên Ngôn độc lập đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên bố với nhân dân Việt Nam và thế giới rằng: “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo Hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được ; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc.” Lời nói bất hủ ấy ở trong bản Tuyên ngôn độc lập năm 1776 của nước Mỹ. Suy rộng ra, câu ấy có ý nghĩa là: mọi Dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền hạnh phúc và quyền tự do. Bản Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Cách mạng Pháp năm 1791 cũng nói: “Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi ; và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi”. Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được…”. (Trích Tuyên ngôn độc lập ngày 2-9-1945 của nước VNDCCH).

Hiến pháp đầu tiên năm 1946 của nước Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa qui định: Điều 1: “Tất cả mọi quyền bính trong nước là của toàn thể nhân dân Việt Nam, không phân biệt nòi giống, gái, trai, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo.” Điều 5: “Tất cả công dân Việt Nam đều ngang bằng về mọi phương diện: chính trị, kinh tế, văn hóa.” Điều 7: “Tất cả công dân Việt Nam đều bình đẳng trước pháp luật, đều được tham gia chính quyền....” Như vậy ngay trong bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nhà nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa và trong bản Hiến pháp đầu tiên, đại đa số nhân dân Việt Nam đã lựa chọn và khẳng định Việt Nam là một thể chế chính trị đa nguyên, đa đảng.

Nói Với Tuổi Trẻ: Các bạn thanh niên thân mến! Tuổi Trẻ chúng ta là tuổi của sức sống tràn trề, của trái tim nhiệt huyết, tuổi của thanh xuân. Tuổi trẻ là thời người ta khỏe mạnh nhất và ưa hành động nhất. Cụ Phan Bội Châu từng viết “Một khi tuổi trẻ muốn dời núi chuyển sông, thì núi phải dời, sông phải chuyển” để nói lên sức mạnh vô song của tuổi trẻ. Và quả thế, chính thanh niên là lực lượng chủ yếu trong mỗi cuộc dời sông chuyển núi, chấn hưng xã tắc. Dân tộc chúng ta tự hào vì nhân dân ta anh hùng. Người Việt Nam anh hùng vì tuổi trẻ Việt Nam anh hùng. Nhớ chuyện ngày xưa Bà Trưng, Bà Triệu. Bà Triệu phất cờ khởi nghĩa chống giặc ngoại xâm khi đương tuổi 20. Trần Quốc Tuấn, Trần Quang Khải nắm binh quyền ở tuổi thanh niên. Trần Quốc Toản năm 16 tuổi đã chiêu tập nghĩa binh cùng triều đình chống xâm lược Nguyên Mông. Anh em Nguyễn Nhạc dựng cờ khởi nghĩa chống áp bức ở độ tuổi 20-30. Quang Trung là danh tướng khi mới 28 tuổi. Các vua Lý Thánh Tông, Lê Thánh Tông, Trần Nhân Tông... là những minh quân từ tuổi thanh niên. Cụ Phan Bội Châu viết hịch Bình Tây Thu Bắc, tập họp bạn bè đánh Tây năm 17 tuổi. Nguyễn Văn Cừ, Trần Phú, Lê Hồng Phong trở thành lãnh tụ cách mạng với tuổi rất trẻ. Trước đòi hỏi của dân tộc, họ không thờ ơ chính trị, họ đã tham chính từ tuổi lứa tuổi đôi mươi với sức mạnh thanh xuân căng tràn, bầu nhiệt huyết sục sôi trong huyết quản, của trái tim biết yêu nước! Họ đã vì tổ quốc mà không quản ngại hi sinh, gian khổ đấu tranh để đất nước có độc lập như ngày hôm nay...

Nhưng đất nước có độc lập mà nhân dân không có tự do thì độc lập cũng vô ích. Các thế hệ đi trước đã tranh đấu vì nền độc lập dân tộc. Nền độc lập hiện nay được trả giá bằng sông máu núi xương của hàng triệu người Việt Nam, bằng nước mắt của hàng triệu người Việt, bằng cả hận thù và chia ly của một quá khứ đau thương, tang tóc. Tuổi trẻ chúng ta chịu chung số phận cùng dân tộc, quyết định số phận đất nước. Trước thử thách lớn của dân tộc chúng ta: hoặc là tụt hậu vĩnh viễn so với nhân loại hoặc là đứng dậy phục hưng. Tuổi trẻ Việt Nam cũng đứng trước sự lựa chọn mang tính thời đại: Hoặc là tham gia vào công cuộc dân chủ hóa đất nước bằng lương tâm và trách nhiệm, bằng lòng yêu nước và quyết tâm, hoặc là đứng ngoài cuộc với tính ích kỷ và thực dụng, thờ ơ và vô lương tâm. Một sự thật tồn tại với đất nước chúng ta: Đảng Cộng Sản độc tài toàn trị đã đẩy dân tộc vào bùn lầy vực thẳm của tụt hậu, đói nghèo, bất công. Mà chính đảng phải thừa nhận, đã đến lúc phải nhìn thẳng vào sự thật và vượt qua chính mình. Phải đổi mới hay là chết! “Nhưng dù cho Đổi Mới đến đâu đi nữa, khi độc tài chính trị, chà đạp lên tự do thì hệ lụy của một chính thể độc tài toàn trị đối với đất nước chắc chắn là thảm họa. Tuổi Trẻ chúng ta phải có trách nhiệm lớn trong nỗ lực chung là dân chủ hóa xã hội. Đó là tiếng gọi của lương tâm và hiểu biết.” (Việt Hoàng) Tuổi Trẻ chúng ta gánh vác trọng trách thay đổi thời cuộc, rửa hờn núi sông. Chúng ta không thể thờ ơ trước vận mệnh dân tộc mình. Kinh nghiệm trong quá khứ chiến tranh và những hậu quả bi đát của nó cho đến ngày nay trên đất nước ta, đã chứng minh rằng: Cuộc cách mạng dân chủ trong tương lai phải là một cuộc cách mạng “Nhung”, một cuộc cách mạng bằng phương pháp “Bất bạo động “. Cuộc cách mạng dân chủ là sứ mệnh lịch sử cao cả để giải thoát và thăng hoa dân tộc Việt Nam, là tiếng gọi thiêng liêng của tổ quốc mà TUỔI TRẺ không thể thờ ơ, chối từ. Thanh niên chúng ta phải sẵn sàng dấn thân đấu tranh, hi sinh vì lý tưởng cao đẹp đó. Ngày nay, khi chế độ độc tài đang cô độc trên thế giới, chịu sự áp lực mạnh mẽ từ phong trào dân chủ trong nước cũng như dư luận quốc tế, nhận thức và sức phản kháng của nhân dân ngày càng cao, chúng ta đã ở một thời điểm vô cùng thuận lợi.

Chúng ta hãy cùng nhau tiếp bước truyền thống quật khởi của tuổi trẻ trong lịch sử, bằng cách dấn thân vào cuộc cách mạng mới thật sự chân chính: cuộc cách mạng dân chủ. Hãy xứng đáng là tuổi trẻ Việt Nam trong thời đại mới. Xứng đáng là Thanh Niên: Thanh niên Việt Nam! Vi Trân

Tin Nhân Quyền Vào đầu tháng 4 vừa qua, trong lúc ĐCS chuẩn bị đại hội X thì ở Việt Nam cũng đã xảy ra hai diễn biến quan trọng. Đó là sự ra đời của tờ báo Tự Do Ngôn Luận do LM. Chân Tín làm Chủ nhiệm, và TUYÊN NGÔN TỰ DO DÂN CHỦ CHO VIỆT NAM 2006 của 118 Nhà Đấu tranh Dân chủ quốc nội (đến ngày 24/4/06 đã tăng lên thành 166 nguời). Tờ báo TDNL đã mạnh dạn làm một điều hết sức ý nghĩa trong xã hội hiện nay là công khai thực thi Quyền Tự Do Ngôn Luận, một quyền mà bản Hiến pháp hiện hành ở Việt Nam đã công nhận. Bản TNTDDCCVN 2006 cũng trong tinh thần đó: không đưa ra một chủ nghĩa gì mới mẻ hơn là bao gồm hầu hết những khắc khoải, đợi mong của đa số nhân dân và những người đấu tranh nhân quyền. Cả tờ báo và bản Tuyên Ngôn này không nhân danh, hay ủng hộ bất cứ tổ chức chánh trị nào song đã là những nỗ lực đóng góp tích cực cho tiến trình dân chủ hoá Việt Nam. Tập san Hoa-Mai hân hạnh trích đăng bài Đôi Dòng Cùng Bạn Đọc của tờ TDNL như là một lời giới thiệu trân trọng. Chúng tôi đồng thời mời bạn đọc đón theo dõi phần giới thiệu của TS Hoa-Mai trong số báo tới về bản TNTDDCCVN 2006, và sự hưởng ứng của người Việt trong và ngoài nước.

Đôi Dòng Cùng Bạn Đọc Bạn thân mến,

Tờ báo Bạn đang cầm trên tay quá khiêm tốn về hình thức, vì phương tiện vật chất và kỹ thuật của chúng tôi rất nghèo nàn. Nhưng hoài bão của nó lớn lao: góp phần tháo gỡ guồng máy độc tài và khai thông con đường tự do dân chủ cho Đất nước. Bạn và chúng tôi hẳn đều ý thức rằng tự do dân chủ mà mọi người Việt đều khao khát, và do nhân phẩm mà chúng ta được quyền, trước hết là tự do thông tin ngôn luận, bằng mọi phương tiện (nói, viết, hình ảnh…), dưới mọi hình thức (truyền thông đại chúng, sáng tác văn học nghệ thuật, công trình học thuật nghiên cứu…). Tự do nói, viết, truyền đi những điều mình thấy, biết; tự do bầy tỏ một cách công khai những điều mình tin tưởng, như niềm tin tôn giáo, khuynh hướng chính trị… và tự do tiếp nhận những nguồn tin từ mọi phía. Đó là điều mà Công ước Quốc tế về các quyền dân sự và chính trị được Liên Hiệp Quốc biểu quyết năm 1966, Việt Nam xin tham gia năm 1982, đã xác nhận: “Mọi người có quyền tự do ngôn luận. Quyền này bao gồm tự do tìm kiếm, tiếp nhận và phổ biến mọi loại tin tức và ý kiến, không phân biệt ranh giới, bằng truyền miệng, bản viết hoặc bản in, bằng hình thức nghệ thuật, hoặc thông qua bất cứ phương tiện truyền thông đại chúng nào khác theo sự lựa chọn của mình” (điều 19,2). Và Hiến pháp Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 1992, cũng phần nào lặp lại: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí; có quyền được thông tin…” (điều 69). Nhưng trong thực tế, tại Việt Nam chúng ta, dưới chế độ cộng sản độc tài toàn trị, từ hơn nửa thế kỷ qua, Nhân dân chúng ta chưa bao giờ có quyền đó, chưa bao giờ ra được một tờ báo in, báo nói hay báo hình tư nhân, độc lập. Mọi tin tức, mọi quan điểm, mọi nhận định, mọi phương tiện truyền thông, mọi khuynh hướng văn học nghệ thuật, mọi công trình học thuật nghiên cứu… đều nằm dưới sự kiểm soát và cho phép của đảng Cộng sản Việt Nam và đều nhằm mục đích duy nhất là bảo vệ chế độ Cộng sản. Sự kiểm soát này được pháp chế hóa qua Luật Báo chí năm 1989 (bổ sung năm 1999) và hơn 20 văn bản pháp quy khác từ đó đến nay. Chủ trương độc đoán, khắt khe, chuyên quyền, tùy tiện về thông tin ngôn luận này trước hết đã xúc phạm nhân phẩm và nhân quyền của mỗi người chúng ta, chà đạp lên chính Hiến pháp quốc gia và Công ước quốc tế. Thứ đến, nó gây nên bao thảm trạng lẫn thống khổ cho Dân tộc và ngày càng đưa Đất nước đến chỗ bế tắc. TỰ DO NGÔN LUẬN ra đời, trước hết là để khẳng định và đồng thời thực hiện quyền tự do căn bản đó. Chúng tôi mạnh dạn vượt qua những cấm cản vô lý vô

luật của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam để cho nó ra mắt mà không xin phép. Thứ đến, tuy tài hèn sức mọn, chúng tôi cũng nhắm mục đích cung cấp cho đồng bào những tin tức chân thực và những nhận định đúng đắn nhất có thể về hiện trạng Đất nước đủ mọi mặt, trong ước vọng và xác tín rằng “Sự Thật sẽ giải thoát chúng ta”, giải thoát chúng ta khỏi đám mây đen của mù quáng vô tri, khỏi bức tường ngăn chận sự thật và bưng bít thông tin của ý thức hệ độc tôn Mác xít, khỏi ngục tù giam nhốt tim óc của chế độ độc tài Cộng sản, khỏi gông cùm sợ hãi của một bộ máy cầm quyền chỉ biết cưỡng bức trí lòng và hăm dọa cuộc sống nhân dân để thống trị. Bán nguyệt san TỰ DO NGÔN LUẬN xin chân thành đón nhận mọi hợp tác, hỗ trợ cùng chung mục tiêu và đường lối, không nhận đăng tải các bài chủ trương dùng bạo lực để giải quyết vấn đề dân chủ cho Việt Nam hoặc bút chiến vô bổ hay phê phán khiếm nhã. TỰ DO NGÔN LUẬN mong được sự ủng hộ của tất cả những ai tha thiết với tiền đồ Đất nước, đặc biệt với những Đồng bào trong và ngoài nước muốn thực hiện một bước đột phá trên con đường tự do dân chủ đầy chông gai và hiện đang bị chế độ độc tài tìm mọi cách cản trở. Xin hết lòng cảm ơn. Ban Biên tập email: truongson81@gmailcom

Phải có đường lối hoàn toàn khác Bs. Nguyễn đan Quế Cao Trào Nhân Bản — www.ctnb.net

Xuất phát từ thực trạng thế giới hôm nay, xu thế thời đại và những giá trị phổ quát mới của nhân loại có khả năng tạo niềm tin giữa các thế hệ người Việt trong - ngoài, và giữa Việt Nam với thế giới. Từ đó dân tộc ta đoàn kết và hội nhập. Hầu hết mọi người đều đồng ý về thực tế đã được kiểm chứng tại nhiều nước tiến bộ: Phát triển phải đi đôi với dân chủ, tự do hóa kinh tế; văn hóa sẽ dẫn đến tự do hóa chính trị; mỗi cá nhân cần có cơ hội phát triển cả tinh thần lẫn vật chất,

khiến xã hội -- tập thể của nhiều cá nhân -- mới tiến vững mạnh và phong phú. Trong hiện tình đất nước, muốn đường lối như vậy hình thành, cần diệt độc tài, phát huy sức mạnh quần chúng theo hướng: 1.- Mở rộng thương mại, thêm nhiều đầu tư: Các nhà kinh doanh chắc chắn sẽ đòi minh bạch, phản đối tham nhũng, yêu cầu Hà Nội tôn trọng những gì đã ký. Bất cứ một sự khựng lại nào của giới đầu tư, ngụ ý cần phải có chiều hướng khác mới có thể tiếp tục, sẽ gây khủng hoảng. Sự đào ngũ của giới đầu tư là mối lo âu nhất của Bộ Chính Trị, và là một vũ khí tốt nhất để thúc đẩy thay đổi chính trị ở Việt Nam. 2.- Học sinh, sinh viên thích đi du học, hoan nghênh các học bổng giáo dục, kỹ thuật và ủng hộ các chương trình giao lưu văn hóa toàn cầu. Đây là phương thức hữu hiệu nhất để các anh em trẻ gột rữa một chủ nghĩa sai lầm và tự đào tạo cho mình một tương lai tươi sáng hơn. 3.- Thế giới hòa nhập, ai sống hoặc làm việc tại Việt Nam, nếu có vấn đề pháp lý, họ liên hệ với chính quyền theo thông lệ quốc tế, không cần biết đến cái gọi là “đảng lãnh đạo”. Trong hoà bình, hợp tác phát triển, ký sinh trùng “đảng” đục ruỗng chính quyền, gây trì trệ và méo mó sinh hoạt của người dân. Muốn cơ thể lành mạnh, phải tẩy trừ giun sán. 4.- Dân đen khi bị áp bức, đến cầu cứu đại biểu quốc hội của họ, gây áp lực đòi quốc hội phải có tiếng nói độc lập hơn. Khuyến khích Quốc Hội biến thành diễn đàn đòi hỏi công lý, đồng thời, cũng là lý do chính đáng để Quốc Hội thông qua các đạo luật dân chủ hơn, bác bỏ các điều khỏan chỉ phục vụ cho thiểu số lũng đoạn. Một khi sức mạnh quần chúng lên đến cao điểm, biến cố sẽ xảy ra. Nhiều vấn đề gay cấn, nóng bỏng như tham nhũng, bất công xã hội, tranh chấp đất đai, đình công, thất nghiệp, giáo dục, y tế, tôn giáo, đồng bào Thượng… có thể nổ tung ra bất cứ lúc nào. Thành phần trẻ, giữ những chức vụ then chốt trong các ngành các cấp kể cả quân đội, lúc đầu trung lập nhưng sẽ nhanh chóng đứng về phía quần chúng. Nếu chính quyền đàn áp, bạo loạn có thể bột phát ngay, vì với điện thoại di động và internet, quần chúng có thể tập hợp và phân tán dễ dàng trên quy mô rộng lớn và ở nhiều nơi cùng một lúc. Lòng dân thực sự mong muốn có chuyển tiếp ít rối loạn, muốn vậy cần kinh qua một giai đoạn ngắn chuyển nghị trường sang dân chủ. Hiện áp lực đòi thay đổi trong - ngoài đang lên cao mạnh mẽ, và chắc chắn sẽ còn mạnh hơn nữa. Dù muốn hay không, Bộ Chính Trị đảng Cộng Sản cũng phải:

1. Chấp nhận thông tin hai chiều, trong - ngoài ra vào dễ dàng. 2. Thả hết các tù nhân chính trị, 3. Nới rộng các nhân quyền căn bản của người dân như tự do phát biểu ý kiến, báo chí, đi lại, lập hội … 4. Tôn trọng các tôn giáo và các sắc dân thiểu số. Dù có nhượng bộ như vậy cũng chỉ mua được một thời gian ngắn, sức mạnh quần chúng tiếp tục dâng cao đòi hỏi Bộ Chính Trị: 5. Trao trả lại cho Quốc Hội vai trò là cơ quan quyền lực tối cao của đất nước, đúng như hiến pháp quy định. Hòa đồng với sức mạnh quần chúng, Quốc Hội sẽ: 6. Tuyên cáo Việt Nam là một quốc gia tôn trọng nhân quyền, dân quyền và tài quyền. 7. Bãi bỏ tất cả các hoạt động của đảng trong chính quyền. 8. Soạn và thông qua luật bầu cử tự do, công bằng, có sự giám sát của quốc tế. 9. Quốc hội đứng ra tổ chức tổng tuyển cử để bầu các đại biểu vào Quốc Hội Lập Hiến để soạn thảo Hiến Pháp mới cho Việt Nam (Xử dụng bộ máy hành chánh đã tách ra khỏi ảnh hưởng của đảng và chiếu theo luật bầu cử trên). *** Để kết luận: Trong suốt qúa trình đấu tranh, sức mạnh quần chúng đã cho ta thấy ý dân muốn: 1. Đời sống ấm no: Người cầy có ruộng, công nhân có công đoàn bảo vệ. 2. Một nền kinh tế tự do. Tư nhân hóa ngay tức khắc và trên toàn quốc tất cả các xí nghiệp quốc doanh thua lỗ. Khu vực tư nhân phải giữ vai trò chủ yếu trong nền kinh tế quốc gia. Chức năng của chính quyền không phải là quản lý nữa, mà là điều hoà phối hợp giữa các khu vực của nền kinh tế quốc gia. 3. Giao thương với tất cả các nước trên căn bản bình đẳng, công bằng và cùng thịnh vượng. 4. Một nền giáo dục nhân bản, khoa học, đại chúng, khai phóng và sáng tạo nhằm đào tạo con người chứ không phải đào

tạo công cụ cho chế độ. Một nền văn hóa

đa chiều nhằm phát triển chứ không phải điều kiện hoá con người chỉ biết vâng lệnh. 5. Một nền dân chủ pháp trị. Người dân có quyền thay đổi chính phủ định kỳ qua bầu cử tự do, mỗi người một lá phiếu. Người lãnh đạo đất nước phải điều hành công việc quốc gia theo hiến pháp, trong luật định, và phải thường xuyên tham khảo ý kiến người dân qua các cuộc thăm dò dân ý một cách khoa học.

Sức mạnh quần chúng sẽ khai tử độc tài, khai sinh dân chủ. Quần chúng, suy cho cùng, nắm giữ chìa khóa dân chủ. Sức mạnh quần chúng sẽ quyết định tất cả. Sau hết, Dân Chủ chính là sức mạnh của nhân loại để đi vào tương lai. Bác sĩ Nguyễn Đan Quế Cao Trào Nhân Bản (12/12/2005)

Tham Luận: Hãy “nhìn thẳng vào sự thật” Ngày 18/4, trong diễn văn trình bày báo cáo về các văn kiện đại hội đảng CS lần thứ X tại phiên khai mạc, ông Nông đức Mạnh đã phát biểu ‘’Đảng lãnh đạo nhưng không bao biện, làm thay Nhà nước. Trái lại, phát huy mạnh mẽ vai trò chủ động, sáng tạo của Nhà nước trong quản lý đất nước và xã hội “. Hơn lúc nào hết, khi nhà nước do đảng CS lãnh đạo đã trở nên yếu kém, khiếm khuyết trầm trọng, yêu cầu cấp bách được đặt ra đối với đảng cũng như toàn dân: phải xây dựng một nhà nước trong sạch và vững mạnh trước đòi hỏi của thời đại. Đại hội X của đảng, phải là một đại hội đổi mới lần II, đại hội “nhìn thẳng vào sự thật” và “vượt qua chính mình”. Đó là thực tế, mà Đảng phải thừa nhận một cách công khai, ngõ hầu cứu vãn vận mệnh chính trị của mình đang trở nên lung lay hơn bao giờ hết. Đó là thực tế mà Nhân dân phải tạm thời chấp nhận, khi phong trào dân chủ chưa đủ điều kiện chín mùi để thực hiện một cuộc cách mạng phế truất độc quyền lãnh đạo của Đảng.

Một nhà nước chủ động, sáng tạo hơn, phân bạch giữa Đảng và chính quyền trong chức năng quản lý đất nước, là cơ sở thuận lợi đảm bảo cho sự tiến bộ xã hội, để tiến tới một nền dân chủ đa nguyên thật sự trong tương lai. Thật vậy, kể từ đại hội VI, đại hội đổi mới lần I của Đảng CS, đất nước đã có những chuyển biến tích cực, đạt được những thành công nhất định không thể phủ nhận về các mặt kinh tế, chính trị, xã hội... Như, kinh tế tăng trưởng cao liên tục, đất nước thoát khỏi nạn đói, đời sống nhân dân có sự cải thiện. Đó là thành quả tất yếu của việc áp dụng kinh tế thị trường với các thành phần kinh tế đa dạng hơn. Đảng CS chấp nhận Đổi Mới nhằm cứu chính mình, nhưng bản chất độc tài toàn trị không thay đổi. Không có sự thay đổi này, Đảng có Đổi Mới đến đâu thì vai trò lãnh đạo của đảng cũng sẽ đến hồi kết thúc. Khi học thuyết Mác-Lê và chính thể toàn trị là lỗi thời, là lạc hậu, chẳng những không thích hợp mà còn là tai họa đẩy dân tộc đến chỗ vĩnh viễn tụt hậu. Sau đổi mới lần I, Đảng đã nới lỏng dây trói cho tổ quốc (buộc phải nới lỏng). Nhưng do bản chất không thay đổi, Nhà nước do đảng độc quyền chuyên chế lãnh đạo trở thành một tay sai, một công cụ của một đảng phái tự cho mình cái quyền đứng trên dân tộc. Quyền lực của đảng thông qua quyền lực của chính quyền là vô hạn, bao trùm lên mọi mặt của đời sống xã hội từ vật chất đến tinh thần. Bối cảnh Việt Nam hoàn toàn đúng với danh xưng chế độ Toàn Trị, nghĩa là một chế độ mà Quyền Lực Nhà Nước bao trùm lên mọi mặt của đời sống xã hội từ vật chất, đến tinh thần. Với chế độ Toàn trị, Đảng đứng lên trên hiến pháp, độc tài lãnh đạo nhà nước chính là điều nguy hiểm là nguyên nhân khiến Nhà nước trở nên hư hỏng, yếu kém thiếu sự chủ động, sáng tạo trong quản lý, bởi lẽ các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp là công cụ của Đảng chứ không phải đại diện cho quyền lực, ý chí và nguyện vọng của nhân dân. Nhà nước quản lý xã hội, đất đai, tài sản chung rốt cuộc Đảng là ông chủ, là tư sản lớn nhất trong lịch sử Việt Nam. Nước ta là một trong số hiếm hoi trên thế giới không có Xã Hội Công Dân. Tất cả các tổ chức dân sự đều do Nhà Nước kiểm soát, giám sát hoặc trực tiếp tổ chức lãnh đạo. Dân không có quyền lập bất cứ tổ chức nào ngoài vòng kiểm soát của đảng. Nước ta là một trong số rất hiếm các nước trên thế giới thủ tiêu các Quyền Tự Do Cơ bản, nhưng một cách rất gian manh, vì trong Hiến Pháp có ghi đầy đủ,

nhưng luật lệ gian manh cấp dưới, đã tước đoạt sạch, khiến dân không có một kẽ hở nào để ra một tờ báo, lập nhà xuất bản hay lập đảng. Những điều này, dưới chế độ thực dân, phong kiến, phát xít hay các chế độ khác đều có. Cũng vì thế nước ta bị lên án là thiếu tự do Tôn Giáo vì nhà nước không cho phép các tổ chức tôn giáo chân chính hoạt động, còn các tổ chức tôn giáo quốc doanh thì nhà nước cũng kiểám soát chặt chẽ tổ chức nhân sự và giáo lý của họ. Nhà Nước thiếu chủ động, sáng tạo chính vì thiếu thực quyền, là vì bị Đảng can thiệp quá sâu hay bao biện làm thay phần, lấn sân vai trò của chính quyền; từ quản lý con người, bổ nhiệm hay cách chức cán bộ, cho đến các chính sách, pháp luật đều do Đảng. Chính quyền thực tế trở thành bù nhìn, các vị trí lãnh đạo trong chính quyền không có thực quyền, đến nỗi thủ tướng Phan Văn Khải phải than phiền vì ông không thật sự có quyền trong việc quản lý cán bộ cấp dưới. Một nhà nước không thể chân chính và tiến bộ khi nó của một đảng, do một đảng, và vì một đảng. Quyền lực của nhà nước không thuộc về nhân dân, và hoạt động của nhà nước không được nhân dân giám sát. Vụ tham nhũng, tiêu cực chấn động dư luận, gây căm phẫn cho toàn dân ở PMU18 thuộc bộ GTVT vừa qua là một ví dụ gần nhất. Nó chỉ cho chúng ta thấy quyền lực tuyệt đối dẫn đến sự tha hóa nghiêm trọng như thế nào. Nó chỉ cho chúng ta thấy Đảng lãnh đạo và giám sát như thế nào với các cơ sở của đảng. Một nhà nước như vậy, tất nhiên không thể kiểm soát nổi tệ nạn tham nhũng tràn lan, quan liêu hủ hóa và sự tha hóa, suy thoái về đạo đức lối sống càng ngày càng trở nên trầm trọng. Đó là thực tế mà Nhân dân đã thấy rõ. Đó là thực tế mà Đảng không thể phủ nhận. Dứt khoát phải dân chủ hóa bộ máy nhà nước vì tình trạng của nó đã quá nguy ngập. Đại hội X vừa rồi không có được một giải pháp chính trị triệt để nào của đảng CS trước thử thách thời đại của dân tộc Việt Nam trong bối cảnh quốc tế cạnh tranh ráo riết. Đất nước đã bị tụt hậu và thậm chí có nguy cơ vĩnh viễn nằm trong vũng lầy, dưới đáy của văn minh, tri thức nhân loại. Người dân Việt Nam mong đợi Đảng CS cởi mở hơn nhưng về lâu dài, mọi sự đổi mới, cởi mở của Đảng cũng sẽ đều trở nên vô nghĩa khi rốt cuộc chỉ có một đảng duy nhất độc quyền. Đại hội X đã khẳng định là đảng sẽ không tôn trọng quyền dân chủ, quyền lập đảng, của xã hội. Đúng ra, Đảng phải nỗ lực một cách nghiêm túc và thực tế để cải thiện dân chủ ngay trong tổ chức đảng và chấp nhận dân chủ hóa bộ máy nhà nước, là tiền đề cho một cuộc tổng tuyển cử tự do và thể chế Dân Chủ Đa Nguyên trong tương lai. Bởi lẽ, dân chủ là xu thế tất yếu của thời đại, đa nguyên là kết

quả tất yếu của sự vận động lịch sử: Cuộc đấu tranh vì tự do, dân chủ và công bằng tiến bộ của nhân dân. ª Quang Dũ (VN)

Tiếng Dân Kêu •

Đơn Tố Cáo của bà Lý thị Lệ ở Tiền Giang “...hành động dã man của Công An Cai Lậy gây cho tôi một nỗi kinh sợ, hoảng loạn cả đời không thể nào quên. Họ chích roi điện vào tôi khiến tôi té ngã ra đất ngất đi. Sau đó được nghe kể lại là họ kéo lê lết tôi như một con vật quăng ra lề đường nằm phơi nắng, đợi xe đến chở đi tống vào trại giam.”



Tiếng Kêu Cứu khẩn cấp của 12 hộ dân tỉnh Đồng Tháp “Gia đình anh Lễ bị đánh hết trơn, đánh toàn bộ gia đình luôn, nghĩa là mặt mày sưng chù vù. Ông Tủ, ông Lễ, chị Kiều… cùng ba bốn gia đình bị đánh hết, đánh xỉu… Giày của mấy ổng, giày cơ động mấy ổng đạp lên mặt, rồi đạp lên mình, thậm chí đái không được luôn nữa, rất là bạo tàn luôn, đánh còn hơn là loài thú nữa. Mười hộ chúng tôi thấy sợ quá không dám chống đối nữa, yêu cầu xin mấy anh xuất trình giấy tờ ra thôi, chứ không dám nói gì hết thì mấy ổng cũng bắn xỉu hết. Nói ra thì nó nói mình chống đối, nó nói là: “cưỡng chế không cần giấy tờ, không cần gì hết, chúng tôi làm không cần luật pháp gì hết.”



Xin thay tiếng nói người dân đòi lại công bằng “...cán bộ quân nhân vùng 4 Hải quân mướn đâu ở ngoài Bắc vào trong Nam trên 500 người, tự xưng là xã hội đen ở Hà nội, đã đánh 5 người đàn bà con gái chúng tôi tét đầu chảy máu (có giấy chứng thương). Hơn 500 người ấy tay cầm cây đánh đập bà còn rất dã man. Chúng tôi đã báo Công an địa phương nhưng họ không can thiệp mà còn kêu “đánh cho chết”, trong đó có ông Chủ tịch Phương cũng nói như vậy.



Tố cáo tiêu cực, ông Lê Văn Châu bị CA trù dập “Ông Lê Văn Châu là một nạn nhân bị chính quyền địa phương chụp mũ, trù dập... Vậy hỏi người dân sẽ sống sao đây dưới một chính quyền luôn miệng nói “của dân, do đân, vì dân” nhưng lại chà đạp và tước đi những quyền lợi chính đáng của nhân dân, đẩy người dân vào cảnh cùng cực không nơi che nắng che mưa. Có phải tại vì ông vốn thuộc chế độ VNCH?”



Đơn Khiếu nại của Dòng Thánh Giuse Nha Trang “...Chúng tôi vô cùng phẫn uất khi phải kiên nhẫn chờ đợi trước sự ù lì của UBND Tỉnh Khánh Hoà không chịu giải quyết trả lại Tu viện DòngThánh Giuse Nha Trang. Mặc dù Uỷ Ban Các Vấn Đề Xã Hội của Quốc Hội Khoá XI đã có Công văn số 2037/CV-UBXH gởi UBND Tỉnh, nhưng đến nay UBND Tỉnh vẫn giả điếc làm ngơ, không chấp hành luật Pháp và cấp trên. Thật trớ trêu thay!”



Tiếng kêu cứu của nạn nhân lòng Hồ Trị An “... Là Thương phế binh chế độ Sài gòn, QLVNCH, từ khi có chương trình xoá đói giảm nghèo ở Việt Nam, gia đình tôi không được gì cả.... Hoàn cảnh, căn nhà của tôi như thế này mà đảng viên (CS) cũng không tha, còn cướp đất của tôi...”



Đơn Kêu Cứu của 80 gia đình H. Kiến An, T. Hải Phòng “… hãy nhanh chóng vào cuộc cứu hàng trăm hộ dân đang rơi vào cảnh bị chính quyền và doanh nghiệp cướp đất, đẩy hàng trăm nghìn con người tối cảnh đói khổ, không công ăn việc làm, con cái không có tiền học hành, ốm đau không có thuốc men, người dân mất quyền dân chủ.”



Vụ cưỡng chế người dân nghèo ở Xóm 3 Cam Ranh “... Vào lúc 8 giờ ngày 20/03/2006, có khoảng 500 người gồm chính quyền địa phương, công an, cảnh sát cơ động, xung kích, du kích, và các ban ngành Thị xã Cam Ranh đã tiến hành cưỡng chế các căn nhà của chúng tôi, bắt bốn người tạm giam gồm có một ông già 85 tuổi và một người mẹ đang ẳm con 12 tháng tuổi, đã rứt đưa bé ra khỏi lòng người mẹ để giao cho cán bộ, ... tiếp đến khiêng người mẹ lên xe bịt bùng rồi xịt thuốc cay cho người mẹ ngất xỉu...”



Lời Di Chúc Tuyệt Mệnh của bà Đào Thị Xô “Khi tôi chết xin dân làng, những người bán ruộng cho phú cường hãy chặt đầu tôi giữ lại đem đến trung ương Đảng, hội đồng nhà nước, hội dồng chính phủ, kẻ tử tiết này xin đem đầu đi kêu oan cho dân, còn xác tôi xin được chôn cất ở nơi mảnh đất sinh ra, có đất thì người mới lập nên đời.”



Công an Hải Phòng đàn áp dân nghèo Phường Ngọc Xuyên “... Công an cố tình đưa chúng em ra và hành hung, đánh em, vác dùi cui đánh chúng em, đánh phụ nữ. Thế là anh…Hoàng văn Mạnh đánh và chửi em: ‘Đ... mẹ chúng mày, bố đánh cho chúng mày chết!’ và đồng thời lấy dùi cui đánh em.... tháo khẩu hiệu ra và (xé) rách hết quần áo phụ nữ chúng em, dùng vũ lực đàn áp rất là dã man.”



Đơn khiếu kiện của bà Đinh Thị Ngói ở xã Sơn Hạ, H. Sơn Hà, T. Quảng Ngãi “Nay tôi đã 71 tuổi, và đã gần 30 năm trời khiếu nại, sống lang thang qianh quẩn căn nhà là kỷ vật của gia đình mình mà không được đến ở. Tôi thiết nghĩ: Phải chăng vì cớ chúng tôi theo đạo …tôi là vợ Mục sư Tin Lành… nhà cửa của chúng tôi bị tịch thu!!!”



Lời Kêu Cứu của một đồng bào thiểu số “Họ đánh tôi rất tàn nhẫn, đấm đá chưa đủ, còn lấy baton của Công An đánh trên đầu trên cổ, khắp mình mẩy tôi. Đau quá, tôi muốn đi ngoài, tôi xin họ ra ngoài xong, tôi chạy trốn về rẫy trong khi tay vẫn còn bị còng.”

Mời bạn xem www.TiengDanKeu.net và tiếp tay phổ biến các thông tin liên quan đến nạn “cường quyền ác đảng” như sau:

1. Hồ sơ Khiếu Kiện liên quan đến việc cưỡng chế nhà đất của người cô thế. 2. Hồ sơ Công Nhân, ghi lại diễn tiến của phong trào công nhân đấu tranh đòi các quyền lợi của người lao động nghèo.

3. Hồ sơ Nhân Quyền với các đơn tố cáo tình trạng vi phạm quyền làm người của người dân.

4. Thư Gửi Bộ Chính Trị đảng CSVN về các vấn đề đất nước. 5. Thư Gửi Nhà Nước CSVN về những sự vi luật của các cán bộ và cơ quan nhà nước. Mọi thư từ xin liên lạc: [email protected]

Phát thanh về Việt Nam trên làn sóng ngắn Radio Hoa-Mai được thành lập vào tháng 2/2005. Đến ngày 14/05/2005, Radio Hoa-Mai phát thanh buổi đầu tiên về Việt Nam qua làn sóng ngắn 25m (12130 kHz). Hiện nay, Radio Hoa-Mai phát vào mỗi Thứ Ba, Thứ Năm và Thứ Bảy, từ 8:30 tối (giờ Việt Nam). Kể từ Toàn bộ chương trình phát thanh đặt trọng tâm vào nỗ lực đấu tranh cho công bằng xã hội, quyền lợi của dân nghèo, và phổ biến thông tin, kiến thức, hoạt động đấu tranh dân chủ ở trong và ngoài nước.

1. Giúp đồng bào trong nước khiếu kiện những sự oan ức, đối xử bất công, hoặc tố cáo những trường hợp tham nhũng, hối lộ trong các cơ quan nhà nước. 2. Quảng bá tinh thần dân chủ và phổ biến thông tin sinh hoạt đấu tranh cho nhân quyền, dân quyền ở cả trong và ngoài nước. 3. Yểm trợ các nỗ lực đấu tranh nhằm ngăn chận nạn buôn người, và tình trạng lạm dụng tình dục trẻ em, phụ nữ. 4. Vận động thành hình các giải pháp chánh trị thích hợp cho Việt Nam; đặc biệt là cuộc Tổng Tuyển Cử Tự Do để xây dựng một thể chế thật sự từ dân, do dân và vì dân.

5. Phổ biến chủ trương, đường lối và hoạt động đấu tranh dân chủ hoá Việt Nam của Đảng Vì Dân. Muốn nghe lại các chương trình lưu trữ, kính mời quý vị thăm trang nhà www.radiohoamai.com Mọi liên lạc, ý kiến, bài vở, thông tin cần Đài giúp phổ biến, xin gởi email đến: [email protected] hoặc thư về địa chỉ bưu điện: Radio Hoa-Mai P.O. Box 842064, Houston, TX 77284 (USA)

Đảng Vì Dân được thành lập ở trong nước Vào ngày 01/01/2006, Câu lạc bộ Hoa-Mai đã cùng với một số tập hợp đấu tranh ở trong nước thành hình sơ bộ Đảng Vì Dân (http://dvdvn.org) Đảng Vì Dân là đảng đấu tranh cho dân chủ tự do, công bằng xã hội và quyền lợi của nhân dân; đặc biệt là tầng lớp trẻ, giới lao động nghèo, và thành phần quân nhân, công nhân viên cấp thấp. Đảng Vì Dân chủ trương tích cực góp phần đấu tranh xóa bỏ độc tài, bất công, tham nhũng và nghèo khó, nhằm tạo điều kiện xây dựng một nước Việt Nam Mới thật sự hòa bình, tự do, ấm no và tiến bộ. Mục tiêu gần của Đảng Vì Dân là góp phần vận động một giải pháp chánh trị thích hợp cho Việt Nam, nhằm hoá giải các bế tắc nghiêm trọng của xã hội nước ta.

Mục tiêu lâu dài của Đảng Vì Dân là góp phần xây dựng một nước Việt Nam Mới thật sự có hòa bình, tự do, ấm no và tiến bộ. Kể từ năm 2006, Đảng Vì Dân đã chánh thức bước vào sinh hoạt ở cả trong và ngoài nước; vừa nỗ lực phát triển phong trào quần chúng, vừa ráo riết xây dựng cơ sở trong các địa bàn thuận hợp. Đảng Vì Dân chủ trương đặt trọng tâm hoạt động ở Việt Nam, “Lấy tình thương xóa bỏ hận thù” làm phương châm, lấy sức mạnh nhân dân làm vũ khí, lấy đấu tranh bất bạo động làm sách lược, và lấy nguyện vọng của nhân dân làm kim chỉ hướng. Đảng Vì Dân quan niệm rằng điều kiện tiên quyết để giải quyết các vấn nạn của đất nước là Việt Nam phải có dân chủ, tự do. Đảng Vì Dân không chấp nhận bất cứ hình thức độc tài đảng trị nào, cho dù đó là Cộng sản hay không Cộng sản. Đảng Vì Dân không chấp nhận bất cứ sự thay đổi nào mang tính chất bạo động có thể gây chiến tranh, đổ máu. Đảng Vì Dân cũng không muốn có bất cứ thành phần dân tộc nào sẽ phải trở thành nạn nhân của chế độ mới.

Tin về Ngày Lễ Nhân Quyền Việt Nam lần thứ 12 Ngày 5 tháng 5 năm 1994, lưỡng viện Quốc Hội Liên Bang Hoa Kỳ đã thông qua Nghị Quyết số SJ- 168 và sau đó Tổng Thống Clinton đã ban hành Đạo Luật số 103-258 chỉ định Ngày 11 tháng 5 là Ngày Nhân Quyền cho Việt Nam. Ngày này, 16 năm trước đây Bác sĩ Nguyễn Đan Quế, đại diện Cao Trào Nhân Bản, đã công bố bản Tuyên Ngôn đòi hỏi thực thi dân chủ và nhân quyền tại Việt Nam. Ngày Nhân Quyền Cho Việt Nam năm nay được tổ chức vào thứ Năm, 11 tháng 5 tại trụ sở Quốc Hội Hoa Kỳ, dưới sự bảo trợ của các Dân Biểu, Thượng Nghị Sĩ lưỡng viện Quốc Hội Hoa Kỳ. Buổi lễ cũng được đồng bảo trợ của các tổ chức AFLCIO, Amnesty International, Robert F. Kennedy Center for Human Rights, Physicians for Human Rights, Committee on Human Rights of the National Academies, Freedom Now, National Coalition Government of The Union of Burma, The Laogai Research Foundation, Lao New Generation Democracy Movement (LGD), các tổ chức cộng đồng, hội đoàn và đoàn thể Việt Nam. Chương Trình Ngày Nhân Quyền 11-5-2006:

Lễ Kỷ Niệm Năm Thứ Mười Hai Ngày Nhân Quyền Cho Việt Nam từ 10:30 sáng đến 1:30 giờ chiều tại trụ sở Thượng Viện Quốc Hội Hoa Kỳ Dirksen Senate Office Building, NE Washington DC 20510. Hội thảo về đề tài: “Quyền của người công nhân và ủng hộ việc thành lập các nghiệp đoàn độc lập ở Việt Nam” từ 2 giờ chiều đến 4:30 chiều tại trụ sở Hạ Viện Quốc Hội Hoa Kỳ Rayburn House Office Building, S.W. Washington DC 20515. Mời bạn xem thông tin ở mạng www.ctnb.net

Mời bạn đón xem Tập san Hoa-Mai số 2, sẽ phát hành vào đầu tháng 06/2006.

Related Documents

Tap San Hoamai So 1
November 2019 6
Tap San Hoamai So 15
November 2019 3
Tap San
August 2019 27
So 6 Tap 2
November 2019 11
Tap-san-12a5-2007
May 2020 14
Tap San 2009
April 2020 3