Tap Doan Toi Ac Le Duan

  • November 2019
  • PDF

This document was uploaded by user and they confirmed that they have the permission to share it. If you are author or own the copyright of this book, please report to us by using this DMCA report form. Report DMCA


Overview

Download & View Tap Doan Toi Ac Le Duan as PDF for free.

More details

  • Words: 23,058
  • Pages: 64
TAP DOAN TOI AC LE DUAN: MOT BAY CHO DAI http://toiac.blogspot.com/ Bí Ẩn Cuộc Đời Lê Duẩn Bí Ẩn Cuộc Đời Lê Duẩn » Tác giả : Hứa Hoành » Dịch giả : » Thể lọai: Lịch Sử » Số lần đọc: 3207 1. Bí Ẩn Cuộc Đời Lê Duẩn Lê Duẩn Người CS nào cũng có cuộc đời ly kỳ, do họ cố tình che dấu, ngụy trang để hoạt động. Lê Duẩn (1907-1986) từng là Bí thư của đảng CSVN, nhưng là 1 trong những nhân vật lãnh đạo có trình độ học thức kém nhất, chỉ ở bậc Tiểu học. Do đó, ông ta tàn ác đối với đồng bào còn hơn kẻ thù ngoại nhân. Ông là người có tính tình cục mịch như nông dân, tính cọc cằn. Sau năm 1975, 1 cán bộ cao cấp hỏi ông về chính sách đối đãi với những sĩ quan miền Nam thì Duẩn trả lời bằng cách ra dấu lấy tay quẹt ngang cổ (có nghĩa là giết). Chủ trương tàn bạo, có tính thiếu nhân tính của người lãnh đạo CS, làm cho hàng trăm ngàn sĩ quan cao cấp của QLVNCH phải chết trong các trại cải tạo, phơi thây trong rừng thiêng nước độc, gieo tang tóc đau thương cho gia đình họ. Cuộc đời của Lê Duẩn có nhiều bí ẩn ít ai biết rõ. Tài liệu này được viết dựa. theo những lời kể của người trong cuộc cũng như dựa theo 1 vài tài liệu khác, nhất là do sự giúp đỡ của Xuân Vũ và Dương Đình Lôi, họ đã cho biết những chi tiết sống thực mà

chính họ đã chứng kiến. Lê Duẩn, còn được biết là Lê Văn Duẩn, Lê Văn Nhuận hay anh Ba, người thôn Bích La, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị, sinh ngày 7/4/1907 trong 1 gia đình sống bằng nghề đóng quan tài. Chỉ được theo học hết cấp Tiểu học ở Triệu Phong. Năm 18 tuổi, Lê Duẩn xin vào làm cho Sở Hỏa xa Quảng Trị. Theo nhiều người biết thì ban đầu Duẩn làm người "bẻ ghi", cầm cờ hiệu cho xe lửa mỗi khi vào sân ga. Năm 21 tuổi, Duẩn tham gia hoạt động chính trị bí mật chống Pháp, gia nhập "Việt Nam Thanh Niên Đồng Chí Hội", là tiền thân của đảng CSVN. 1 năm sau, khi đảng CSVN được thành lập ở Hong Kong, 3/2/1930, Duẩn được cử làm Ủy viên Xứ ủy Bắc Kỳ. Sau cuộc khởi nghĩa thất bại "Sô Viết Nghệ Tỉnh", Duẩn bị Pháp bắt giam ở Hỏa Lò rồi đày lên nhà tù Sơn La (1931-1936). Năm 1936, Mặt Trận Bình Dân lên cầm quyền ở Pháp, nới lỏng chế dộ cai trị thuộc địa. Tại Đông Dương, Pháp phóng thích 1 số chính trị phạm. Lê Duẩn được tha trong dịp này. Về Trung Kỳ, Duẩn lại tiếp tục hoạt động. 1 năm sau, Duẩn được cử làm Ủy viên Xứ ủy Trung Kỳ (1937-1939). Sở dĩ Duẩn được tiếp tục tiến cử vào chức vụ cao hơn là nhờ xuất thân từ giai cấp nghèo khổ, ít học, trung kiên. Năm 1939, Duẩn được vào Ban chấp hành Trung ương đảng (Ủy Viên Thường Vụ Lâm Thời Trung ương đảng, 1939-1940), và được phái vào Saigon hoạt động. Bấy giờ đảng viên CS ở miền Nam chỉ có 1 nhúm người. Lúc đó ở Nam Kỳ có Nguyễn Văn Cừ là Tổng bí thư, và Duẩn dưới quyền của Cừ. Tháng 8/1939, Đảng CS Liên xô ký hiệp ước thân thiện với kẻ thù Đức Quốc Xã, và coi Pháp không còn là đồng minh nữa. Phản ứng lại, ở Đông Dương, Toàn quyền George de Catroux ra lịnh thanh trừng tất cả đảng viên CS. Ngày 17/1/1940, mật thám bắt được tại trận Nguyễn Văn Cừ (Tổng bí thư đảng đương thời), Võ Đình Hiệu, Vũ Thiên Tân và Duẩn đang hội họp tại con hẻm số 19 đường Nguyễn Tấn

Nghiệm, nay là Trần Đình Xu. 2 hôm sau, Lê Hồng Phong và Hà Huy Tập (Uy viên Trung ương đảng) cũng bị tóm ở Phan Thiết. Tuy nhiên, trong dịp này, số người hoạt động chính trị bị bắt, không chỉ CS mà thôi mà còn gồm đủ mọi thành phần, đủ khuynh hướng chính trị và số lượng bị bắt ngày càng đông. Thống đốc Nam Kỳ Veber có lập trại giam mới ở Tà Lài, nằm sâu trong rừng gần Định Quán, khoảng cây số 123 để chứa thêm, sau khi các nhà tù khác đã "quá tải". Đây là chiến dịch "tổng ruồng, vét sạch" của thực dân, đề phòng cuộc khởi nghĩa của người dân bản xứ. Lúc ấy, Nguyễn Thị Minh Khai (tức Nguyễn Thị Vịnh) cũng bị sa lưới mật thám Pháp (30/7/1940) tại Hóc Môn. Lúc này, Thường vụ Trung ương đảng đang đóng ở miền Nam với Phan Đăng Lưu, Tạ Uyên,...chưa bị bắt. 30/9/1940, họ đồng thanh quyết nghị khởi nghĩa chứ không chịu ngồi yên chờ chết. Kế hoạch nổi dậy nhiều tỉnh cùng 1 lúc gọi là Nam Kỳ Khởi Nghĩa vào cuối năm 1940 (22/11/1940). Phan Đăng Lưu được cử ra Bắc xin chỉ thị, tuy nhiên cuộc họp lần thứ 7 của Trung ương đảng ở Bắc Ninh (có Hoàng văn Thụ, Trần Đăng Ninh, Hạ Bá Cang tức Hoàng Quốc Việt...) đã không tán thành. Theo lịch sử công khai của Đảng thì như thế. Tuy nhiên, có người trong cuộc, biết cái bí ẩn của Nam Kỳ Khởi Nghĩa (22/11/1940). Không phải bỗng nhiên nhóm Thường vụ Trung ương đảng lẫn trốn ở Hóc Môn, Bà Điểm mà Pháp biết được và bắt trọn ổ. Đó chính là miền Bắc "chỉ điểm cho Pháp", vì muốn "đảo chính" Trung ương đảng miền Nam để đem Trung ương đảng ra Bắc Kỳ cho người Bắc lãnh đạo. Họ mượn tay người Pháp để diệt nguội Nam Kỳ. Chính vì lẽ đó, Phan Đăng Lưu bị bắt. Lần lượt, các nhân vật lãnh đạo ở Nam Kỳ bị đưa ra tòa kêu án tử hình. Nguyễn Thị Minh Khai bị bắt trước, cũng bị hành quyết chung (28/8/1941) với Nguyễn Văn Cừ (Tổng bí thư năm 1938), Võ Văn Tần (người Đức Hòa, Tân An, Bí thư Xứ ủy Nam Kỳ), Hà Huy Tập (Ủy viên Trung ương đảng).

Từ đó, ở Bắc, vào đầu tháng 11/1940, tại Hội nghị thứ 7 Ban chấp hành Trung ương đảng CS Đông Dương, Trường Chinh lên làm "Tổng Bí thư Lâm Thời" (thay cho Nguyễn Văn Cừ đã bị bắt cùng Lê Duẩn, Võ Đình Hiệu và Vũ Thiên Tân ngày 17/1/1940 tại Saigon), và đầu não CS dĩ nhiên nằm tại Bắc Kỳ. Các đảng viên Bắc và Trung Kỳ chia nhau nắm giữ các chức vụ then chốt trong kháng chiến cũng như sau khi hòa bình. Đó là chủ trương thầm kín của Hồ Chí Minh. Sau khi Nhật đầu hàng, ở Nam Kỳ, các phần tử trí thức Nam Bộ như Trần Văn Giàu, Nguyễn Văn Trấn, Dương Bạch Mai, Nguyễn Văn Tạo, Huỳnh Văn Tiểng, Ngô Tấn Nhơn, Phạm Ngọc Thạch,...mặc tình thao túng. Họ lập ra Ủy Ban Hành Chánh Kháng Chiến Nam Bộ, có đầu óc địa phương, manh nha muốn tách ra khỏi sự khống chế của nhóm đảng viên Trung và Bắc Kỳ để thành lập 1 quốc gia CS Nam Kỳ. Không ngờ HCM biết thâm ý này nên sai Cao Hồng Lĩnh (tham gia Cách Mạng Thanh Niên Hội từ năm 1926), Hoàng Quốc Việt vào Nam bắt cóc Trần Văn Giàu, Dương Bạch Mai đem về giam lỏng ở Hà Nội. Trong khi đó, vào tháng 9/1945, sau khi Nhật đầu hàng, thì Duẩn rời khỏi Côn Đảo (bị giam từ 1940-1945). Kế đó ít tháng, Duẩn được HCM gọi ra Hà Nội nhận chỉ thị. Khi cuộc chiến tranh Việt - Pháp lan rộng ở Nam Kỳ, Hồ cử Lê Duẩn với chức vụ Bí Thư Xứ Bộ Nam Kỳ (1946) đi vào Nam. Đi theo Duẩn có Lê Đức Thọ. Hồ muốn Duẩn vào Nam để lãnh đạo cuộc kháng chiến. Những người Trung và Bắc từ trước đến nay sống ở miền Nam như Trần Văn Trà, Võ Quang Anh, Phan Trọng Tuệ, Nguyễn Kim Cương...được Hồ cất nhắc lên cấp chỉ huy. 5 năm sau, 1951, khi Trung Ương Cục Miền Nam (bao gồm Nam Bộ và Cao Miên) được thành lập, Duẩn được cân nhắc lên làm Bí Thư Trung Ương Cục Miền Nam. Từ đó, Duẩn vào Nam ra Bắc như con thoi : nào là "rèn quân, chỉnh cán", nào kiểm thảo,... Năm 1954, sau khi Hà Nội và Pháp ký Hiệp định Geneva, thì Duẩn được cài ở lại miền Nam, nằm vùng tại 1 căn nhà đường Phan Đình Phùng thuộc khu Bàn Cờ. Duẩn có cấp tốc

ra Bắc để nhận chỉ thị lo việc tập kết, ém người và cán bộ ở lại miền Nam, để phát động cuộc chiến tranh mới. Duẩn sử dụng thông hành của 1 thương gia Tàu, do người vợ tên là LKD giới thiệu. Bà này là vợ hờ, theo kiểu già nhân ngải non vợ chồng. Duẩn lợi dụng bà này vì bà là vợ 1 thương gia giàu có, vừa làm cán bộ kinh tài cho CS, mà lại được cảnh "cơm no bò cỡi". Với thông hành hợp pháp, Duẩn đi đường bộ qua Phnom Penh, rồi đáp máy bay của Hàng không Pháp đi Côn Minh, thủ phủ tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. Tới đây, Duẩn đổi máy bay về Hà Nộị Lãnh chỉ thị xong, Duẩn lại đội lốt 1 sĩ quan liên lạc của Bắc Việt, tháp tùng máy bay của Ủy Hội Kiểm Soát Đình Chiến, trở về Saigon. Sau đó, Duẩn lén về Phụng Hiệp, rồi bí mật trốn ra mật khu ở Cà Mau. Tại nhà thờ Huyện Sử, Duẩn chủ trì 1 phiên họp cán bộ cao cấp của Trung Ương Cục Miền Nam và ra lịnh : - Phân tán, chôn vũ khí, máy móc. - Moi móc những súng đạn phế thải của các công binh xưởng phát ra cho các cán binh CS tập kết cầm theo "làm cảnh", để chứng tỏ cho mọi người và Ủy Hội Quốc Tế Kiểm Soát Đình Chiến rằng họ nghiêm chỉnh thi hành Hiệp định Geneva. Chuyến tàu cuối cùng chậm chạp rời cửa sông Ông Đốc. 2 bên bờ, dân chúng tụ tập để tiễn chân thân nhân tập kết. Mọi người nhìn thấy rõ ràng Bí Thư Lê Duẩn đứng trên bong tàu Bilixki, đưa tay vẫy đồng bào... Khuya hôm đó, khi tàu Bilixki vừa ra khơi, Lê Duẩn xuống 1 chiếc ca nô trở lại bờ. Người tổ chức bí mật việc này là Võ Văn Kiệt, lúc đó làm Bí Thư Tỉnh Ủy Bạc Liêu. Duẩn được cài vào 1 gia đình ở Cà Mau để chờ đợi. Mấy tháng sau, Duẩn lại lén lút về Saigon ăn ở với người vợ hờ vừa kể trên. Đây là 1 người đàn bà lẳng lơ, vóc cao lớn, thân hình hấp dẫn, là đàn em của Mã Thị Chu (dược sĩ, có nhà thuốc Tây ở Cần Thơ), là 1 đại gian thương Chợ Lớn. Bà này có với Lê Duẩn 1 đứa con. Khi Lê Duẩn có lịnh ra Bắc (đầu năm 1957, sau khi Trường Chinh bị thất sủng, và chính phủ VNCH từ chối tổng tuyển cử), chính bà này lái xe đưa Duẩn qua Phnom Penh, để đáp phi cơ ra Hà Nội. Nhưng thực ra, từ đây

Duẩn đi thẳng qua Hong Kong, Quảng Châu, rồi đổi máy bay khác về Hà Nội. Nói thêm về tuyến đường này. Kể từ năm 1960, cán bộ cao cấp CS từ Nam VN muốn ra Bắc, họ sử dụng đường bay Phnom Penh - Quảng Châu do hãng Hàng không Air Azur của Pháp khai thác. Trước khi ra mắt Chính Phủ Cách Mạng Lâm Thời ở miền Nam, đại diện CS là Trần Bửu Kiếm cũng qua Phnom Penh rồi đáp máy bay đi Algeria, Cuba, báo tin trước. Khi VC vừa công bố làm lễ ra mắt Chính Phủ trên thì trên đài phát thanh của Algeria, Cuba, người ta nghe tiếng 2 chính phủ này "nhìn nhận" tân chính phủ ấy tức thì. Chuyến về, Trần Bửu Kiếm về thẳng Quảng Châu, qua Hà Nội để đánh lạc hướng tình báo Mỹ. Lần đó, Kiếm về Cục R (Trung Ương Cục Miền Nam) báo cáo diễn tiến Hoà đàm Paris. Khi cuộc chiến miền Nam trở nên ác liệt, Trịnh Đình Thảo, Lâm Văn Tết (Lực Lượng Liên Minh Dân Tộc, Dân Chủ và Hoà Bình) từ Cục R được đưa ra Bắc lánh nạn, cũng sử dụng đường bay nói trên. Sau đó họ được đưa về Đồ Sơn "nghỉ dưỡng". Trở lại năm 1948. Duẩn và Thọ tới chủ trì 1 phiên họp của đại biểu Phụ Nữ Cứu Quốc Nam Bộ, họp tại mật khu ở Cà Mau. Duẩn gặp 1 cô gái xinh đẹp, có học thức, đang giữ chức Chủ tịch Ban chấp hành Phụ nữ tỉnh Cần Thơ, thì Duẩn mê ngay. Cần nhắc lại, lúc đó Duẩn đã 42 tuổi và có mấy đời vợ ở ngoài Bắc. Người vợ thứ nhứt được Duẩn cưới hồi 20 tuổi, ở quê nhà Quảng Trị, tên Cao Thị Khê. Vì bà vợ này mà Duẩn cất nhắc em ruột bà ta là Cao Xuân Diệm (bí danh Dương Thông), làm Cục trưởng Cục An ninh Nội chính, lúc đó mới cấp Đại tá, sau này lên Trung tướng. 1 người vợ khác của Lê Duẩn là Võ Thị Sảnh, con ông Võ Văn Kính, người Quảng Nam. Ông Kính là công nhân hỏa xa, đồng nghiệp với Duẩn ở Quang Trị. Bà Sảnh gia nhập đảng CS năm 1948, xâm nhập vào hàng ngũ Việt Nam Quốc Dân Đảng để báo cáo cho Trần Văn Trà, lúc đó làm Tư lịnh Quân khu 4. Khi vào Nam, Duẩn tuyên bố là minh chưa vợ vì còn "mãi lo

làm cách mạng". Thương hại đồng chí Duẩn, tới tuổi này (42) mà chưa vợ, nhiều cán bộ muốn kiếm vợ cho Lê Duẩn để ông ta an tâm lo việc nước. Cô Đỗ Thị Thúy Nga là con 1 đại điền chủ quê ở Thác Lác, cháu gọi Đỗ Hữu Vị bằng chú ruột, và gọi Đỗ Hữu Phương, người giàu nhất Nam Kỳ hồi đầu thế kỷ 20, bằng ông nội. Số là năm 1900, Toàn quyền Doumer có dịp vào Saigon, không biết Phương nịnh hót thế nào mà Doumer đã cấp cho Phương cả ngàn mẫu ruộng ở Thác Lác. Đến năm 1945, số đất ấy chỉ còn vài trăm mẫu, do 1 người con của Phương quản lý. Như vậy cô Nga xuất thân từ giai cấp địa chủ, kẻ thù không đội trời chung với CS. Nhắc lại, lúc đó Nguyễn Văn Trấn (tác giả "Viết cho Mẹ và Quốc hội") vừa đổi xuống miền Tây, mới hơn 30 tuổi. Trấn sanh vào ngày 21/3/1914 tại Chợ Đệm (làng Tân Kiên), huyện Bình Chánh, tỉnh Long An, đang giữ 2 chức vụ quan trọng : Bí Thư Khu Ủy, Chính Ủy Kiêm Tư Lịnh Khu 9, uy quyền tột bực. Trấn lại có học (Trường Tiểu học Phú Lâm, Trung học Petrus Ký, tốt nghiệp Trung học, làm báo), khá điển trai, là đối tượng của các cô gái đẹp ở Saigon mới vô khu kháng chiến. Trấn bắt tình với cô Đỗ Thị Thúy Nga, 1 mối tình qua đường vì Trấn đã có vợ con hẳn hoi. Mối tình vụng trộm này không kéo dài được vì bà vợ của Trấn ghen. Để cứu vãn danh dự và để lấy lòng anh Ba Duẩn, Trấn liền giới thiệu cô Nga cho Duẩn. Thấy Nga, Duẩn rất thích. Nhưng, Duẩn vóc dáng cục mịch, ăn nói cộc lốc như "dùi đục chấm mắm nêm", lại già hơn, gấp đôi tuổi cô Nga, nên Nga từ chối thẳng thừng. Duẩn kêu vài cán bộ thân tín giữ những chức vụ quan trọng tới họp mật. Bà Lê Đoàn, Chủ tịch Ban chấp hành Hộ Phụ Nữ Cứu Quốc Nam Bộ, được lịnh anh Ba tới "động viên" cô Nga ưng anh Ba. Anh Ba tuy lớn tuổi nhưng chưa vợ con vì mãi lo việc cách mạng. Rồi Hà Huy Tập (Ủy viên Trung ương đảng), cũng được Duẩn giao nhiệm vụ vận động Thúy Nga. Chưa hết, giáo sư Đặng Minh Trứ, Chủ tịch Ủy Ban Hành Chánh Kháng Chiến tỉnh Cần Thơ,

nhận lịnh Duẩn đến thẳng tư gia của cô Nga để "vận động" song thân của cô. Tất cả đều là công dã tràng, vì cô Nga từng là nữ sinh tường đầm, nói tiếng Pháp như gió, không chịu làm vợ 1 anh nhà quê thất học. 1 người từng ở trong hàng ngũ kháng chiến kể lại rằng, khi mọi cuộc "vận động" bế tắc, Duẩn liền dùng bạo lực. Duẩn cho lịnh mời cô Nga với tư cách đại biểu Cứu Quốc Cần Thơ, đến họp tại 1 ngôi nhà giữa rừng, bên bờ sông Trẹm, chỗ giáp ranh U Minh Thượng và U Minh Hạ. Đêm ấy trời mưa, chuyện gì xảy ra không rõ, sáng chỉ thấy cô Nga mặt mày sưng húp vì khóc suốt đêm qua. Ván đã đóng thuyền, cô Nga miễn cưỡng làm vợ bé của Lê Duẩn. Từ đó, đảng ra lịnh cấm bất cứ ai bàn tán về việc "đồng chí Ba Duẩn cưới vợ". Năm 1955, cô Nga theo đoàn quân tập kết ra Bắc. Duẩn cho dấu cô Nga với 2 con trong 1 biệt thự trên đường Hùng Vương. Không hiểu do ai báo cáo, bà vợ cả Đỗ Thị Khê tìm tới đánh ghen. Cô Nga chỉ biết ôm mặt khóc. Duẩn dàn xếp dấu Nga ở Hải Phòng, cũng bị vợ lớn tìm tới chửi bới, khiến Nga đòi tự tử. Duẩn báo cáo việc lem nhem với Hồ. Hồ gợi ý đưa Nga qua Trung Quốc tỵ nạn vợ lớn, với danh nghĩa theo học chính trị tại Thiên Tân. Mỗi năm, Hồ cho Duẩn mượn chiếc máy bay riêng, ẩn số BH 195 (có nghĩa là Bác Hồ 19/5) qua Thiên Tân thăm vợ. Mỗi lần đi, Duẩn có đem theo đứa con gái lớn con bà vợ cả là Lê Thị Hồng, để cô này thăm tình nhân là 1 Thiếu úy đẹp trai, quê ở Cái Tàu, Bạc Liêu. Viên Thiếu úy này đang học trường quân sự Cáp Nhĩ Tân. Về sau, nghe đâu cô này học bên Liên Xô và lấy chồng người Liên Xô. Xưa nay, lấy vợ lấy chồng là chuyện bình thường, nhưng có vợ rồi mà còn muốn có vợ bé...lại còn làm việc bất chính để chiếm đoạt. Hồ Chí Minh luôn luôn răn đe đảng viên phải có "đạo đức cách mạng, đời công, đời tư phải trong sáng..." Thật ra, lời giáo dục ấy chỉ là tuyên truyền, áp dụng cho đảng viên cắc ké. Các Ủy viên Trung ương đảng, Bộ chính trị, ai cũng lấy vợ hai, vợ ba, dựa vào quyền lực để ép duyên, hoặc dùng thủ đoạn để lấy gái tơ cỡ tuổi con mình,

như Lê Đức Thọ, Võ Quang Anh (Tham mưu trưởng Khu 9), Trần Văn Trà, Hà Huy Giáp, Văn Tiến Dũng, Hoàng Văn Hoan,... Vài chuyện thật xảy ra trong 9 năm kháng chiến 45-54 Vài chuyện thật xảy ra trong 9 năm kháng chiến 45-54 Theo Hứa Hoành "Chiều 17/12/1946 Hồ và đồng dảng rút vào hang sâu trong núi Phượng Hoàng ở Sơn Tâỵ Nửa đêm 19/12/1946, từ chỗ ẩn náu an toàn, bác Hồ hùng hổ tuyên bố "Toàn quốc kháng chiến", báo hại tụi du kích, Tự vệ thành...ngơ ngác mất người chỉ huy, cầm tầm vong vạt nhọn, dao găm, mã tấu, anh dũng...làm bia đỡ đạn Pháp ở Hà Nội ! "Ở Nam Bộ, khi Pháp mở cuộc tổng phản công (23/9/1945), Ủy Ban Hành Chánh (CS) của Trần Văn Giàu đã chạy thụt mạng vô Chợ Đệm. Pháp tiến quân ra Phú Lâm, Ủy Ban chạy tới Tân An. Pháp mở cuộc ruồng bố Tân An, Ủy Ban chạy xuống Mỹ Tho, rồi tiện đường...dông tuốt vô Đồng Tháp Mười mất dạng. Trong khi đó, các lãnh tụ quốc gia như Trần Văn Ân, Nguyễn Văn Sâm, Kha Vạng Cân, Hồ Văn Ngà liều chết ở lại lập Ủy Ban phong toả Saigon, Chợ Lớn... Trước khi bôn tẩu, Ủy Ban Kháng Chiến của Trần Văn Giàu ra lịnh đốt chợ, đốt phố, đốt nhà dân, và cho tự vệ đi lùng băt các lãnh tụ quốc gia, đảng phái, tôn giáọ..đem thủ tiêụ Cách chiến đấu của CS thật lạ lùng khó hiểụ Tỉnh nào cũng hành động y chang "bác Hồ". Nhà văn Nguyễn Gia Bảo, chứng nhân thời cuộc : "Từ đó đến nay, nửa thế kỷ đã trôi quạ..đa số chúng ta cứ đinh ninh ngày 19/8/45 là ngày "cách mạng thành công".

Điều đó hoàn toàn không đúng, như việc "kháng chiến thành công", mang lại độc lập, tự do cho xứ sở. Thật ra, CS cướp công kháng chiến, 1 cuộc kháng chiến hào hùng, do toàn dân đóng góp..." (trong "Hà Nội, Những Ngày Tháng Cũ", trang 12). Nhà văn Vương Hồng Sển, chứng kiến : "...ngày 5/11/1946, Ủy Ban (Hành Chánh của Trần Văn Giàu) ra lịnh đốt chợ Sóc Trăng, Tây kéo đến, ta rút luị Ngày thứ Bảy 6/1/46 lại đốt chợ Bãi Xàụ.. Trước đó, ngày 17/12/45, Thanh Niên Tiền Phong đến nhà treo đồ bổi, lá khô, trên trình thượng 2 căn phố của thân phụ, ép mình ký tên cho đốt nhà để "tiêu thổ kháng chiến" khi có giặc Tây đến... Cách chiến đấu như vậy đâu có...chết thằng Tây nào ! " Bài viết sau đây là những chuyện thật, xảy ra trong thời kháng chiến chống Pháp, nhưng rất ít được sách báo thuật lạị Công cuộc kháng chiến giành độc lập là của toàn dân VN, chớ không riêng đảng CS, mà CS luôn luôn hãnh diện khoe khoang thành tích. Là nạn nhân của CS trong nhiều năm, chúng ta nhận ra 1 sự thật : gian ác, lừa bịp, tráo trở là bản chất của người CS. Cho tới nay, lịch sử kháng chiến chống Pháp từ năm 1945 trở đi, là 1 khoảng trống vắng. Chính quyền quốc gia lấy lý do phải đương đầu với cuộc chiến tranh phá hoại của CS, nên các chính phủ Đệ I Cộng Hòa (1954-1963) và Đệ II Cộng Hòa (1963-1975), đều không viết lại lịch sử trong giai đoạn tranh tối tranh sáng của đất nước. Lợi dụng sự sơ hở của chính quyền quốc gia, ở miền Bắc, nhà cầm quyền CS triệt để khai thác đề tài trên theo quan

điểm của họ. Họ loại bỏ và phủ nhận tất cả công lao của các đảng phái quốc gia và toàn dân yêu nước không phân biệt chính kiến. Hàng triệu thanh niên nam nữ yêu nước, bị lợi dụng cho mưu đồ riêng tư của CS hoặc bị thanh trừng, ám sát, thủ tiêu 1 cách man rợ như thời trung cổ. Ai cúi đầu tuân lịnh họ, sẽ bị làm viên gạch lót đường như trường hợp Ba Dương, lãnh tụ Bình Xuyên (bị ám sát chết ở Bến Tre) hay Trung tướng Nguyễn Bình... CS trực tiếp ám hại Ba Dương rồi đổ cho giặc Pháp giết để CS giành quyền lãnh đạo kháng chiến...sau đó họ làm lễ truy điệu, hay quốc táng (như ông Huỳnh Thúc Kháng) để truy phong chức tước. Bằng thủ đoạn gian mang lừa đảo, CS cướp đoạt công lao của người khác về cho phe nhóm mình. Ngoài ra, khi viết lịch sử kháng chiến, các sử gia bồi bút của CS còn bịa đặt, thêu dệt nhiều huyền thoại về các lãnh tụ của họ, ngụy tạo các gương chiến đấu, hy sinh...làm cho cuộc chiến tranh mà họ cướp công lãnh đạo như 1 cuộc thánh chiến. Đó là 1 sự lừa bịp vĩ đại, hào nhoáng trong lịch sử cận đại.

Nhiều người sống trong giai đoạn ấy, đã tham gia kháng chiến như 1 người yêu nước, đã bị lừa bịp, đã giác ngộ nhận ra sự thật, nhanh chân bỏ hàng ngũ đành chịu tiếng oan "theo giặc", để thoát khỏi nanh vuốt của CS. Tiếp xúc với các người từng ở trong hàng ngũ kháng chiến cũ, ai nấy đều bài tỏ thái độ hằn học trước những luận điệu tuyên truyền lừa bịp của CS, nhưng chưa có dịp nói lên tâm sự cùng thái dộ của mình. Giai doạn lịch sử này ngắn ngủi nhưng nhiều biến cố dồn dập, phức tạp, gần như 1 định mệnh nghiệt ngã dành riêng cho người quốc gia và cả dân tộc. Cảm thấy công việc viết lại lịch sử quá sức mình, tôi (tác giả Hứa Hoành) không dám làm công việc ấỵ Trong phạm vi hiểu biết hạn hẹp, tôi chỉ kể lại 1 số sự kiện rời rạc, nhưng là những chuyện thật về những hành động, những màn lừa bịp, tráo trở lâu nay bị dấu kín dưới lớp bụi thời gian. Trung thành với tôn chỉ "biết tới đâu thì tâu tới đó", chúng tôi xin kể lại những gì chúng tôi được biết hoặc trực tiếp nghe, thấỵ CS

gọi công cuộc kháng chiến chống Pháp 1945-1954 là cuộc "Cách mạng tháng 8" hay "Cách mạng mùa thu", nhưng thực tế nó chỉ là hình ảnh của 1 cuộc chiến tranh vệ quốc giống như nhiều cuộc chiến tranh chống Tàu trước đâỵ Cuộc chiến này không phải là "cách mạng". CS gán gọi cho nó là "Cách mạng tháng 8" là có mưu đồ tiến hành 1 cuộc cuộc thay đổi hoàn cảnh chính trị, xã hội và văn hóa của nước ta đi theo hướng Mác-xít, nhưng hoàn cảnh lúc đó vẫn chưa thuận tiện cho họ làm thế nên họ đã che giấu bộ mặt thật. Viết bài này, chúng tôi được nhiều nhân chứng lịch sử từ nhiều phía : - Trước hết là các người yêu nước, các lãnh tụ quốc gia từng kháng chiến chống Pháp, nhưng đã bị CS giết hụt, đã phải hợp tác với Pháp để sống còn và mang tiếng "phản bội" như Trần Văn Ân, An Khê Nguyễn Bính Thinh (nhà văn, nhà báo mới qua đời ở Pháp), Vương Hồng Sển,... - Hoặc những người đã sống, chiến đấu trong hàng ngũ CS, biết rõ tâm địa và mặt mũi của họ như các ông Dương Đình Lôi, nhà văn Xuân Vũ, Nguyễn Ngọc Nga (tức Hoàng Quốc Kỳ), Lê Tùng Minh...và rất nhiều vị khác. Việt Minh (gọi tắt của Việt Nam Độc Lập Đồng Minh), là 1 sự lừa bịp dư luận. Ông Hồ Chí Minh luôn luôn lo sợ dư luận biết ông ta là 1 lãnh tụ CS, 1 thành viên quốc tế của Đệ Tam Quốc Tế CS sẽ phải luôn phục vụ cho quyền lợi Quốc tế CS, nên luôn che dấu bộ mặt thật. Thậm chí vào ngày 11/11/1945, ông HCM tuyên bố giải tán đảng CS để lừa bịp mọi ngườị Riêng tại miền Nam, CS phái cán bộ len lỏi vào các tổ chức, đoàn thể thanh niên, tôn giáo, xã hộị.. Các cán bộ CS này đã được huấn luyện thành thạo kỹ thuật xâm nhập, lủng đoạn, khuynh đảo để cướp đoạt tổ chức của người khác. Trước khi Nhật đầu hàng Đồng Minh, ở miền Nam có những tổ chức xã hội và phi chính trị như sau :

- Liên đoàn Công chức, do Lý Vĩnh Khuông làm tổng thư ký. - Hội Truyền bá Quốc ngữ do Michel Văn Vĩ làm hội trưởng. - Tổ chức Thanh niên Tiền phong do bác sĩ Phạm Ngọc Thạch, kỹ sư Kha Vạn Cân, luật sư Thái Văn Lung làm lãnh tụ. - Hội Cứu đói Nam Kỳ do bác sĩ Nguyễn Văn Thinh làm hội trưởng.

Tất cả những hội ấy lúc thành lập, đều theo đuổi những mục tiêu phi chính trị, gồm những người yêu nước, thuộc các gia đình khá giả. Cán bộ CS tìm cách xâm nhập, lèo lái những thành phần lãnh đạo các hội đoàn ấy ngả theo phe mình, như trường hợp bác sĩ Phạm Ngọc Thạch. Tại Nam Kỳ không có "Nạn đói năm Ất Dậu", nên đồng bào miền Nam chưa thấy CS lợi dụng nạn đói ấy vào công cuộc vận động quần chúng ủng hộ họ ra saọ Ở Bắc Việt, Việt Minh đã xúi giục dân cướp kho thóc của Pháp, Nhật, của các điền chủ, các nhà giàụ..khơi lên sự căm phẫn trong khối quần chúng nghèo khổ, mục đích là để nắm được sức mạnh của họ. Trong các tổ chức vừa kể trên, ban đầu chưa có 1 tổ chức nào có thành phần CS, nhưng CS khôn khéo đưa người xâm nhập, lủng đoạn, thậm chí khủng bố những người ấy để biến họ thành những công cụ phục vụ cho đảng CS. Chẳng hạn, như thành phần Hội Truyền bá Quốc ngữ, chỉ nhìn thành phần, chúng ta biết lập trường của họ : - Hội trưởng : Michel Văn Vĩ, giám đốc ngân hàng. - Phó chủ tịch : Đoàn Quan Tấn, Chủ tịch Hội Khuyến học Nam Kỳ.

- Thư ký : Nguyễn Thị Châu, giáo sư Trường Áo Tím (Trường Gia Long). - Hội viên sáng lập gồm : bác sĩ Nguyễn Văn Thinh, bác sĩ Trần Văn Đôn (thân phụ Tướng Trần Văn Đôn), bác sĩ Trần Quang Đệ.

Ta hãy nghe CS thú nhận trong cuốn "Mùa Thu Rồị..", nxb Chính trị Quốc gia, 1985 : "...Mục đích chúng ta là càng ngày càng mở rộng phạm vi hoạt động từ tính chất văn hóa, xã hộị..qua chính trị. Từng bước "lấn sân", giành quyền chỉ huỵ Đây là 1 cuộc tập hợp đông đảo nhân dân quần chúng, chờ thời cơ để cướp chính quyền" (trang 267). "...Qua công cuộc cứu đói, các nạn nhân miền Bắc, chúng tôi (CS) đã kết hợp với việc động viên tinh thần yêu nước và chờ đợi thời cơ để...cướp chính quyền" (trang 320).

Thời cơ xảy đến đột ngột : Ngày 19/8/1945, Nhật đầu hàng Đồng Minh. Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất, tập họp tất cả những thành phần yêu nước, không phân biệt chính kiến, đảng phái, tổ chức 1 cuôc biểu tình rầm rộ để mừng "độc lập". Quần chúng, đồng bào, đã sống trong bầu không khí nghẹt thở, ngột ngạt của chế độ thực dân, sôi sục lòng phấn khởi, tràn ra đường hoan nghinh, reo hò. Tất cả mọi thành phần xã hội, khuynh hướng, đảng phái, tôn giáọ..đều bày tỏ sự vui mừng trước "nền độc lập" bất ngờ. Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất là đại biểu cho quyền lực lúc nàỵ .

Trước khí thế mạnh mẽ của Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất,

được quần chúng ủng hộ, CS thấy thất thế. 6 ngày sau, CS lại tổ chức 1 cuộc biểu tình khác để mượn lực lượng quần chúng đã theo Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất tuần trước, phô trương thanh thế của họ. Thực chất, trong cuộc biểu tình này, CS chỉ có 1 số cán bộ cầm cờ đỏ sao vàng đi trước và cái "Lâm Ủy Hành Chánh" của họ thành lập vội vàng, rồi trong đêm 24 rạng 25/8/1945, lén đem niêm yết trước Bồn Kèn (tức công trường Lam Sơn) để giành quyền lãnh đạọ Rõ ràng CS biểu dương bằng sức mạnh...của người khác. Trong bầu không khí sôi sục vì độc lập tự do, chưa phân biệt chính kiến, vô tình đồng bào đã trở thành công cụ phục vụ cho đảng CS. Tội nghiệp đa số quần chúng lao động ngây thơ, bị CS tuyên truyền lừa bịp, nên hết lòng phục vụ mọi mệnh lệnh của họ. Biết bao người trí thức, điền chủ, thương gia đã vì lý tưởng yêu nước mà từ bỏ cuộc sống nhung lụa, êm ấm, dấn thân vào chốn lửa đạn...để rồi chịu hy sinh, hoặc bị ám sát, khủng bố hay trở thành công cụ của họ. Tựu chung, họ trở thành viên gạch lót dường cho CS, gián tiếp phục vụ cho quyền lợi Quốc tế CS.

+ "Lâm Ủy Hành Chánh" đại diện cho ai ?

Ở miền Bắc, từ rừng núi Thái Nguyên, ông Hồ Chí Minh tự phong cho phe nhóm của mình trở thành chính phủ, nắm quyền điều khiển việc nước. Ai trái với họ, bị coi là "Việt gian", là "bán nước". Ngày 2/9/45, cái chính phủ tự phong ấy trình diện tại vườn hoa Cột Cờ (sau gọi là Ba Đình). Ở Saigon, 1 nhóm cán bộ CS chưa quá vài chục ngươi, lén lút lập ra "Lâm Ủy Hành Chánh", phân chia các chức vụ với nhau, gạt bỏ tất cả mọi người yêu nước khác chính kiến, đảng phái, tôn giáọ Cũng nên nhắc lại, tại Saigon, trong 2 tuần lễ cuối tháng 8 và đầu tháng 9/45, đã có 3 cuộc biểu tình lớn nhứt trong lịch sử :

Ngày 21/8/45, Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất gồm các thành phần chính trị, như Việt Nam Độc Lập của Hồ Văn Ngà, Thanh Niên Tiền Phong của bác sĩ Phạm Ngọc Thạch kỹ sư Kha Vạn Cân - nha sĩ Nguyễn Văn Thủ, Liên Đoàn Công Chức, Phật Giáo Tịnh Độ Cư Sĩ, Hòa Hảo, Cao Đài, Đảng Lập Hiến, Việt Nam Nhân Dân Thống Nhất Cách Mạng Đảng, lãnh tụ nhóm Trốt-kít như Trần Văn Thạch, Phan Văn Hùm, Dương Văn Giáo (Đảng Lập Hiến), Tạ Thu Thâu, luật sư Huỳnh Văn Phương, bác sĩ Hồ Vĩnh Ký và vợ là bác sĩ Nguyễn Thị Sương... Cuộc biểu tình này tụ họp trước khán đài trên đại lộ Norodom (đường Thống Nhứt sau này), rồi sau đó tuần hành khắp thành phố Saigon - Chợ Lớn. Lần đầu tiên tại Saigon có cuộc biểu tình với 400,000 người tham dự đông đủ, khí thế sôi sục như vậỵ Trước khán đài và trên đường phố chính, người ta đọc được các biểu ngữ phản ảnh chủ trương của Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất như sau : Chống đế quốc Pháp, Chống ngoại xâm, Bảo vệ trị an, Bài trừ phản động.

Trước đó mấy ngày, 17/8/45, ông Trần Văn Ân, Chủ tịch Hội đồng Nam Kỳ, đã tiếp thu chính quyền từ trong tay quân Nhật. Với tư cách Chủ tịch Hội đồng Nam Kỳ, ông Trần Văn Ân bổ nhiệm các ông : - Hồ Văn Ngà, quyền Khâm sai Nam Bộ trong khi Khâm sai Nguyễn Văn Sâm từ Huế chưa về. - Kha Vạn Cân làm Tư lịnh Saigon - Chợ Lớn.

Chứng kiến cuộc biểu tình đầy khí thế đấu tranh và kết hợp mọi khuynh hướng, đoàn thể, cán bộ CS tức lồng lộng. Vẫn thủ đoạn nham hiểm, xâm nhập, lủng đoạn rồi cướp chính quyền từ trong tay Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất, nên tối 24/8/45, Việt Minh lặng lẽ niêm yết danh sách "Lâm Ủy

Hành Chánh" trước Bồn Kèn (ngã tư Lê Lợi - Nguyễn Huệ). Sáng hôm sau, họ kêu gọi 1 cuộc biểu tình khác. Dân chúng ngỡ ngàng đọc danh sách "Lâm Ủy Hành Chánh" tự phong. Đại diện mọi khuynh hướng chính trị, đảng phái trong Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất đều không được tham khảo ý kiến. Cuộc biểu tình lần thứ hai, cũng với thành phần dân chúng đã tham dự khi trước, chỉ khác là có 1 số cán bộ CS giương cờ đỏ sao vàng đi trước, và "Lâm Ủy Hành Chánh" đi kế bên. Đây không phải là 1 cuộc phản biểu tình, mà chỉ là 1 sự thay đổi kẻ lãnh đạo, có mục đích phô trương để giành chính quyền.

Chủ trương củng cố tình đoàn kết, không tham quyền cố vị, các vị lãnh đạo trong Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất bày tỏ thiện chí bằng cách để "Lâm Ủy Hành Chánh" thay mặt điều khiển việc nước... Tối đêm đó, trong 1 phiên họp chung, ông Nguyễn Văn Sâm đồng ý trao quyền cho "Lâm Ủy Hành Chánh" kể từ đêm 25/8/45. CS đã khéo léo, tấn công "mặc cả hợp tác vói Nhật của người quốc gia", nên đã thương lượng để Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất nhường quyền lãnh đạo cho họ.

Theo "Phật Giáo Hòa Hảo Trong Dòng Lịch Sử Dân Tộc" của Nguyễn Long Thành Nam, trang 34, danh sách "Lâm Ủy Hành Chánh" cho chúng ta thấy hầu hết là những người CS như : - Trần Văn Giàu, Chủ tịch (CS). - Dương Bạch Mai, Thanh tra chính trị miền Đông (Công an CS). - Nguyễn Văn Tạo, Nội vụ (CS).

- Nguyễn Văn Tây, Thanh tra chính trị miền Tâỵ - Các ủy viên : bác sĩ Phạm Ngọc Thạch (mới ly khai với Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất ngày 22/8/45 để gia nhập Việt Minh). - Từ Bá Đước, Đảng Dân Chủ, lãnh tụ Thanh Niên Tiền Phong ở Trà Vinh. - Kỹ sư Ngô Tấn Nhơn, Dảng Việt Nam Độc Lập của Hồ Văn Ngà, ly khaị - Kỹ sư Hoàng Đôn Văn thuộc Tổng Công Đoàn, thiên tả. - Sinh viên Huỳnh Văn Tiễng (CS)

"Lâm Ủy Hành Chánh" lập Sở Công an, giao cho Nguyễn Văn Trấn (tác giả "Viết cho mẹ và quốc hội") làm giám đốc, gọi là "Quốc Gia Tự Vệ Cuộc". Lực lượng này không lo đánh Pháp, mà nhận chỉ thị của Trần Văn Giàụ Nguyễn Văn Trấn theo đó di khủng bố, bắt cóc, ám sát, thủ tiêu các thành phần lãnh đạo, các thân hào nhân sĩ có uy tín, thâm chí cả những người làm việc cho Pháp trước kiạ Những tên dao búa chyên đâm thuê chém mướn như Tô Kỳ, Ba Nhỏ, Kiều Đắc Thắng, Kiều Tấn lập...là tay sai trực tiếp của "Lâm Ủy Hành Chánh", để thi hành các mật lịnh. Dân chúng đang say sưa trước cao trào độc lập tự do, khi thấy cờ đỏ sao vàng xuất hiện, họ bàng hoàng, nhưng rồi cũng tự an ủi : - Ai lãnh đạo cũng được, miễn họ chống Pháp để giải phóng quê hương.

Còn lãnh tụ Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất thì sẵn sàng giao quyền hành cho bất cứ ai có hy vọng thành công, giải phóng

đất nước. Ông Hồ Văn Ngà, trong 1 cuộc mít tinh trước vườn Ông Thượng (sau này là sân Tao Đàn) cũng tuyên bố : "...Thế nên, người VN nào đảm đương được và có hy vọng thành công, chúng tôi sẵn sàng tán trợ. Nghĩa là lúc nào chúng tôi cũng đặt nền độc lập của tổ quốc trên địa vị. Ai bảo khôn, ai bảo dại, ai chê hèn yếu, chúng tôi nhận lãnh cả. Miễn tránh được sự đổ máu của đồng bào, để dành bầu máu nóng ấy, mai sau hy sinh cho đúng chỗ hy sinh". ("Phật giáo Hoà Hảo trong dòng lịch sử dân tộc", trang 344).

Người quốc gia vừa thành thật, vừa tỏ thiện chí như thế, dọn đường tạo cơ hội cho CS cướp chính quyền mau chóng ! Với vài mươi cán bộ, CS đã biến cuộc biểu tình tuần hành ngày 25/8/45 thành 1 cuộc mít tinh biểu dương lực lượng của họ. Cũng cần nhớ lại hoàn cảnh năm 1945 rằng hầu hết giới thanh niên không phải thân Nhật hay có cảm tình với CS, mà vấn đề chính là họ chưa biết CS là gì. Núp dưới chiêu bài Việt Nam Độc Lập Đồng Minh, gọi tắt là Việt Minh, CS lừa bịp dư luận, khiến cho mọi người hiểu lầm rằng tổ chức đó là 1 mặt trận liên minh tất cả các đảng phái của người quốc gia ! 1 vị cao niên kể lại rằng tối đêm 28/5/45, có dự phiên họp giữa Lâm Ủy Hành Chánh và đại diện Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất, đại diện Lâm Ủy Hành Chánh là Trần Văn Giàu nói: - Các lãnh tụ Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất bị mang tiếng cộng tác với Nhật, do đó sẽ bị (quân đội) Đồng Minh coi là kẻ chiến bại, có thể bị kết án tội phạm chiến tranh vì đã làm "tay sai cho Nhật". Chi bằng bây giờ quí vị tạm rút lui trong bóng tối, nhường quyền đại diện dân chúng Nam Bộ cho Việt Minh để tránh bị Đồng Minh coi là kẻ thù khi đến tiếp thu và giải giới quân Nhật. Hơn nữa, Việt Minh từng chiến đấu chống phát xít Nhật và đế quốc Pháp, sẽ được Đồng Minh dành cho nhiều cảm tình. Điều đó có lợi cho đất nước.

Lời nói điêu ngoa nhưng lại dịu dàng nghe bùi taị Hơn nữa, các lãnh tụ trong Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất là những người yêu nước, đặt quyền lợi tối thượng của tổ quốc trên hết, nên tạm thời rút luị Trong bài phỏng vấn ông Nguyễn Hữu Đang đăng trên báo Nhân Dân, trang 2, đã viết :"...người ta biết các anh (CS) nhứt định sẽ gây nội chiến, nên đành phải nhường. Ngoài Bắc, trong Nam cũng vậy cả thôi". Vì thế, ông Nguyễn Văn Sâm, khâm sai Nam Bộ, đại diện cho Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất trao quyền cho Lâm Ủy Hành Chánh điều khiển việc nước. Như vậy, rõ ràng trước sức mạnh của đại diện các đảng phái, tôn giáo, CS yếu thế, nên đã dùng thủ đoạn để dành nắm quyền. Cuộc mít tinh lớn nhất tổ chức ngày 2/9/45 tại Saigon do Việt Minh nắm quyền lèo lái, mặc dầu thành phần tham dự vẫn là những người của mấy cuộc biểu tình trước.

Cũng buổi sáng hôm ấy, khắp các đô thị lớn trong nước như Hà Nội, Huế, Hải Phòng, các tỉnh lỵ như Cần Thơ, Sóc Trăng...đều có tổ chức biểu tình "mừng độc lập". Đó là 1 thứ độc lập không do tranh đấu mà có. Có người cho rằng "độc lập giả hiệu", bởi vì chính quyền Nhật đã đầu hàng, quân Pháp thì chưa tới, nên chính quyền ở VN bỏ trống. Ông Phan Khôi đã nhận xét: "Ta lượm được chính quyền, chứ cướp cái nỗi gì ? Tại Huế, nhiều huyện, xã, ủy ban khởi nghĩa không có, như Thọ Lộc, khu phố 5..., các Lý Hương phải khăn đen áo dài, để sổ đinh, sổ điền trong mâm thao, trên phủ khăn điều đến trụ sở Việt Minh "xin tổ chức này cướp chính quyền cho". Thậm chí 1 xã gần thành phố Huế như Hồ Lâu, Dương Xuân Hạ mới thành lập gần Đập Đá, nằm về phía Tây Vỹ Dạ...cũng đề nghị Việt

Minh đến "cướp chính quyền dùm họ".

Trong cuộc biểu tình ở Saigon vừa đề cập trên, Lâm Ủy Hành Chánh lại dẫn đầu tuần hành. Khí thế cuộc biểu tình vô cùng khích động, sẵn sàng gây chiến. Khi cuộc biểu tình diễn hành qua trước Nhà Thờ Đức Bà, để quẹo sang đường Catinat (Tự Do), từ trên lầu cao có tiếng súng lẻ tẻ bắn xuống. Đó là mấy người Pháp muốn khuấy rốị Đám đông cuồng nộ, công an, Thanh Niên Tiền Phong liền túa ra lục soát khắp các dãy phố 2 bên dường 2 bên dường. Họ bắt được 2 người Pháp và xử tự tại chỗ (trong đó có linh mục Tricoire) không cần cứu xé và làm nhiều người bị thương. Báo Cứu Quốc của Hà Nội đăng tin :"Đội xung phong của chính phủ bắt giữ 30 người Pháp và 1 số Việt gian". Danh từ "Việt gian" xuất hiện từ đó. Ai bị gán cho tiếng "Việt gian" có nghĩa là chết hoặc bị thủ tiêụ Mọi người mới bắt đầu lo sợ Lâm Ủy Hành Chánh vì những hành động giết ngươi mờ ám của họ. Thấy CS chuyên quyền làm nhiều việc mất đoàn kết, không lo tổ chức việc phòng thủ chống lại Pháp đang lăm le đưa quân vào tái chiếm miền Nam, họ lại lo giết những người đối lập, những kẻ tình nghi, những người trước đây có làm việc cho Pháp, nên trong phiên họp ngày 7/9/45, đại diện Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất yêu cầu Lâm Ủy Hành Chánh cải tổ. Trước tình thế ấy, buộc lòng CS phải cải tổ, đưa Phạm Văn Bạch, 1 luật sư, con 1 đại điền chủ ở Trà Vinh, lên làm chủ tịch, Trần Văn Giàu vẫn là phó chủ tịch, nắm quân sự. Lần này trong số ủy viên dự khuyết có các ông : - Phan Văn Hùm. - Trần Văn Nhọ

- Nguyễn Văn Thủ. - Giáo chủ Huỳnh Phú Sổ, cố vấn đặc biệt. Thật ra Phạm Văn Bạch chỉ giữ hư vị, mọi quyền hành vẫn nằm trong tay cán bộ CS. Trần Văn Giàu, Nguyễn Văn Trấn sai mật vụ núp dưới danh nghĩa Thanh Niên Tiền Phong, Tự Vệ Cuộc đi lùng bắt, ám sát, khủng bố các lãnh tụ quốc gia, tôn giáo là những người vừa mới hợp tác với họ, được họ mời giữ chức vụ này, chức vụ nọ trong Ủy ban Hành chánh. Chỉ nội trong 2 tuần lễ, từ 25/8/45 tới 7/9/45, mà Lâm Ủy Hành Chánh khủng bố, ám sát, tiêu diệt các nhân vật trong Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất mà cách đó không lâu CS năn nỉ xin nhường quyền lãnh đạọ Tình trạng trở nên ngột ngạt. Không khí hoang mang, nghi kỵ bao trùm. Khối đoàn kết quốc dân bị rạn nứt. Tiềm lực chiến đấu bắt đầu suy yếụ CS tiếp tục ra lịnh ám sát, bắt cóc, thủ tiêu các nhân vật sau đây : Giáo chủ Huỳnh Phú Sổ (nhưng thất bại), Vũ Tam Anh (tức Nguyễn Ngọc Nhan) bị công an của Trần Văn Giàu là Lý Huê Vinh bao vây bắt tại Xóm Thơm (không thành công), nhưng CS đã thành công trong việc tới nhà ông Bùi Quang Chiêu để hạ sát toàn thể gia quyến 1 cách dã man. CS bắt các ông Hồ Văn Ngà, Trần Quang Vinh, Lương Trọng Tường...chờ ngày thủ tiêụ Được biết, từ đầu tháng 9/45, CS được bổ sung cán bộ từ Côn Đảo trở về. Cũng cùng lúc đó, ngoài Bắc, Hồ Chí Minh sợ CS ở Nam Bộ ly khai nên phái Hoàng Quốc Việt, Cao Hồng Lĩnh, Nguyễn Thị Thập...vào Nam để kiềm chế và tăng cường. Vì đã có thêm sức mạnh trong tay, nên Việt Minh mới trở mặt. Thay vì tổ chức kháng chiến chống Pháp thì Việt Minh đã tập trung sức mạnh để tiêu diệt những người quốc gia cùng chiến tuyến chống Pháp với họ. Hành động lộ liễu nhứt là bao vây triệt hạ vị lãnh tụ Phật Giáo Hòa Hảọ

Đêm 9/9/45, Trần Văn Giàu ra lịnh cho Quốc Gia Tự Vệ Cuộc, tức Công an võ trang, đến bao vây trụ sở Phật Giáo Hoà Hảo ở số 8 đường Sohier, góc đường Miche, để lùng bắt Đức Huỳnh Phú Sổ. Nhưng họ chỉ bắt được các tín đồ và chức sắc, còn giáo chủ thì không tìm thấy ("Phật Giáo Hoà Hảo trong dòng lịch sử dân tộc", trang 373). Ông An Khê Nguyễn Bính Thinh kể lại vụ này như sau : "Nguyễn Văn Mười, tự Mười Bạch, làm trưởng bót cảnh sát Quận 1 thời Nhật, đã ngả theo Việt Minh. 1 hôm Mười Bạch nhận được lịnh quái gở "đánh vào trụ sở Phật Giáo Hoà Hảo để bắt Đức Thầy Huỳnh Phú Sổ". Mười Bạch đã từng chịu ơn Đức Thầy Huỳnh Phú Sổ khi ra khỏi Khám Lớn Saigon. Anh đến tá túc tại trụ sở của vị Giáo chủ Hòa Hảo và Đức Thầy có biệt nhãn với anh. Đêm hôm ấy, Mười Bạch cố tình đến họp quân trễ hơn nửa giờ và mật báo cho Đức Thầy biết... Vì thế, sau khi bao vây và tấn công vào 2 tòa nhà của tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo, Việt Minh không tìm ra vị Giáo Chủ Hòa Hảo, mà chỉ bắt hơn 300 tín đồ, với cấp chỉ huy Đệ Ngũ sư đoàn của Nguyễn Hòa Hiệp lập ra để chống xâm lăng". Cũng nên nhắc thêm, trước đó thời Nhật thuộc, Nguyễn Thành Long làm cảnh sát trưởng Quận 3, và Mười Bạch coi Quận 1. Khi Việt Minh cướp chính quyền, họ ngả theo Việt Minh để đánh Pháp. Đột ngột Bạch và Long nhận được lịnh của Lâm Ủy Hành Chánh "giải tán các quận cảnh sát". Các bót bỏ trống và võ kí phải trả lại cho Pháp (?). Theo lời nhà văn An Khê, trong bót Quận 1 có 25 súng trường, 25 súng trái khế, và Quận 3 có 15 súng trường...tất cả đều giao trả cho Pháp. Các cảnh sát trưởng kinh ngạc đến tột độ và gặp Trần Văn Giàu chất vấn thì Giàu ngụy biện :"Chính phủ đang thương thuyết với Pháp. Để tỏ thiện chí, ta giao súng cho họ". Rõ ràng là CS đã có âm mưu triệt hạ tất cả mọi nhóm

có võ trang ngoài họ. 1 chuyện lạ tại Rạch Giá được nhà văn An Khê thuật lại như sau : "Về sau, đến năm 1945, trong khi toàn quốc chuẩn bị kháng chiến chống xăm lăng, chúng tôi, 1 nhóm chính trị phạm quốc gia ở Côn Đảo về, lập ra Cảm tử quân, gồm 2 đại đội, khoảng 600 người, quyết tâm bảo vệ quê hương. Ủy Ban Kháng Chiến mới của CS muốn lôi kéo 2 đại dội Cảm tử quân về phía họ, nhưng không được, vì những người cầm đầu là những người tù chính trị ở Côn Đảo về, biết rõ bộ mặt thật của CS. Không ăn được thì phải phá cho nát. Chủ tịch CS tên Tiểng (không phải sinh viên Huỳnh Văn Tiểng), liền bắt 1 số Cảm tử quân nồng cốt và "gởi đi thụ huấn". Tách 1 đại đội qua trấn giữ Châu thành Hà Tiên đang bị Pháp từ Miên đe dọa đánh quạ 2 em gái tôi (lời nhà văn An Khê) trong đảng Tân Dân Chủ, không chịu ngả theo CS, đang đóng tại Hòn Chông, Hà Tiên, bị CS ruồng bắt (gọi là tảo thanh), phải nhờ người dẫn đi trốn qua Quận Long Mỹ do Lý Thanh Cần (tức nhà báo Nguyễn Kiên Giang sau này) làm chủ tịch để nương đậụ Tưởng vậy đã yên, nào ngờ 2 hôm sau, Pháp vượt biên giới Hà Tiên, thì 1 lần nữa CS phát nát 2 đại đội Cảm tử quân như sau : - Chiến tuyến đầu, giữ mặt trận Hà Tiên do quân đội của Lâm Quang Phòng (ông hiện cư ngụ tại Cali), phải rút về Hòn Đất. - Chiến tuyến thứ hai, do Cảm tử quân Lê Hiền và Hà Ngọc Phú chỉ huy, bị CS tước khí giới giải tán cho về Rạch Giá. - Tại Rạch Giá, CS cho khám xét trụ sở Cảm tử quân, tước hết súng ống của họ và giải tán tổ chức nàỵ CS bắt theo 1 số anh em Cảm tử quân, trong đó có anh tôi, Nguyễn Bính Tiên".

Tại Sóc Trăng, theo ông Vương Hồng Sển trong cuốn hồi ký "Hơn nửa đời hư", trang 386, có thuật lại như sau : "Ngày 19/8/45 có cuộc biểu tình đòi đôc lập và hoan nghênh ông Nguyễn Văn Sâm được Hoàng đế Bảo Đại phong làm Khâm sai Nam Bộ, Hồ Văn Ngà làm phó. Ông Sâm là người quê ở Bang Long (Giếng Nước), Sóc Trăng. "Thấy thế yếu, hôm sau ngày 20/8/45, CS lại tổ chức biểu tình nữạ Lần này họ dùng lực lượng Thanh Niên Tiền Phong làm nông cốt, rồi giương cờ đỏ sao vàng đi trước. CS dành quyền chủ dộng tổ chức thêm 1 cuộc biểu tình mừng độc lập ngày 2/9/45. Lần này họ hô khẩu hiệu "Bắt cóc bọn thân thiện với Pháp". Họ lập Ủy ban hành chánh địa phương, gồm các ông Dương Kỳ Hiệp (thân cộng), Tạ Bá Tòng (CS) với Trương Đại Lượng, Chung Bá Khánh (Cao Đài) làm cố vấn và 1 nhân sĩ Cao Đàị Rõ ràng khi còn yếu, họ liên hiệp trong 1 ủy ban. Rồi tối đến, họ mời đi họp và thủ tiêu những người mới liên hiệp với họ. Mấy ngày kế tiếp là những vụ bắt bớ, ám sát, thủ tiêu các nhân vật từng hợp tác với Pháp hay Nhật. Không khí nghi kỵ chia rẻ bao trùm. "Chiếm được chính quyền rồi, Lâm Ủy Hành Chánh được lịnh tổ chức "Tuần lễ vàng" ngày 16/9/45 để thu góp vàng bạc trong dân chúng, nói là để mua đạn đánh Tâỵ Thực chất số vàng quyên góp được (không công bố là bao nhiêu) chỉ để củng cố đảng CS lúc này đang yếu thế. Trong bầu không khí phấn khởi mừng độc lập, chúng kêu gọi mọi người móc hầu bao, vòng vàng, bông taị..đem nạp cho ủy ban nhóm tại trụ sở mỗi làng. Vừa áp dụng tâm lý, vừa tuyên truyền "mua súng đạn đánh Tây, lập ngân quỹ cứu trợ nạn đóị.." Ở Nam Bộ, trong "tuần lễ vàng", CS đã thâu được 1 số kếch xù. Theo Trần Văn Đôn trong cuốn hồi ký Việt Nam Nhân

Chứng cho biết chính ông Bộ trưởng Huỳnh Thiện Vang mang 12 bao bố loại bao chỉ xanh, chứa đầy vàng đem ra Bắc giao cho chính phủ Hồ Chí Minh. Số vàng quyên góp của dân chúng được xử dụng ra sao ? Nhà văn Hoàng Qyốc Kỳ, 1 cán bộ trung ương của Đảng, tiết lộ :"Ông Hồ cho cán bộ đem vàng lên Đồng Văn đổi lấy thuốc phiện của người Mèo về cung phụng cho Tiêu Văn, Lư Hán. 2 tướng này được Hồ Chí Minh hối lộ hàng tấn vàng bạc với điều kiện là không được ủng hộ, cung cấp vũ khí, che chở cho đảng phái Việt Cách và Việt Quốc. Riêng Tướng Lư Hán, Hồ Chí Minh còn tặng 1 bộ bàn đèn để hút thuốc phiện bằng vàng ròng". Khi theo phái đoàn tham dự Hội nghị Fontainebleau, Hồ Chí Minh cho mang theo 20 kg vàng để tặng báo L'Humanité, tờ báo thân Cộng, để họ ủng hộ đảng CS. Sách Đường Xuyên Tây của tác giả Nguyễn Hùng, nhà xuất bản Long An năm 1990, trang 81-82 viết : "Theo chỉ thị của bác Hồ, tất cả chi phí giúp đỡ 3 ông Hoàng Lào, rồi qua tỵ nạn tại Bangkok : ông Hoàng Phouma, Bésarat và Souphanouvong. 2 ông trên có vợ đầm, còn ông Souphanouvong có vợ Việt là bà Kỳ Nam, người Việt quen gọi là "Cô Tám". "Bằng số vàng của đồng bào Nam Bộ lạc quyên trong "tuần lễ vàng", mà Xứ ủy Năm Đông (Dương Quang Đông) đã mang qua Thái Lan. Theo chỉ thị của trung ương, các đồng chí Trần Văn Giàu, bác sĩ Phạm Ngọc Thạch tìm cách đưa 3 ông Hoàng Lào từ Thaket qua Thái Lan. 1 phái đoàn được chỉ định lo "công tác này", gồm các đồng chí Nai Sà Wạch Trọng, Ban và Năm Đông...đem vàng và tiền đi rước 3 ông Hoàng qua đất Thái Lan tỵ nạn. Tới Thái, cả 3 ông được ngụ trong 1 biệt thự sang trọng kà pị (?) và được cấp 1 chiếc xe Ford để 3 ông đi chơi".

3 ông Hoàng Lào ấy không phải là tổ tiên của dân tộc VN, mà sao CS lại tự tiện mang vàng cung phụng, chu cấp, còn những người yêu nước, khác chính kiến thì CS lại thủ tiêu, giết hại dã man. Chính sách của CSVN trước sau như một. Mới chiếm được chính quyền, Lâm Ủy Hành Chánh vội vàng lập Quốc Gia Tự Vệ Cuộc, giao cho Nguyễn Văn Trấn đi lùng bắt, ám sát, khủng bố, cho mò tôm... Đó là những người mới liên hiệp với họ vài hôm trước. Phạm Hùng (từ Côn Đảo mới về), Kiều Đắc Thắng, Kiều Tấn Lập,...được lịnh lùng sục khắp nơi, bắt các nhân sĩ, lãnh tụ các đảng phái, tôn giáo, thậm chí đến những viên chức hội tề đã về hưụ..đem thủ tiêu rồi chụp mũ họ là "Việt gian". Giữa lúc đất nước lâm nguy, cuộc kháng chiến chống Pháp cần sự đoàn kết toàn dân, thì CS lại chủ trương hòa hoãn với thực dân, nhượng bô họ để rảnh tay tiêu diệt những đồng bào cùng chiến tuyến. Hành động ấy làm tan rã sự đoàn kết, tiềm năng chiến đấu suy yếụ CS lèo lái cuộc kháng chiến chống Pháp đi theo 1 đường vòng vo để có đủ thời giờ nắm tất cả quyền chỉ huy và tiến hành đưa nước ta vào quỹ đạo CS Quốc Tế. Ông Dương Đình Lôi đã kể lại việc CS giết 1 ông Cả, lúc đó đã về hưu trên 70 tuổi, vì đã cộng tác với Pháp trước kia : "Chính Bảy Trấn, tức Nguyễn Văn Trấn, vào năm 1945-1946 đã ký tên, ra lịnh bắt giết rất nhiều người có liên quan tới chính quyền thuộc địa Pháp, nhứt là Hương chức, Hội tề...vì sợ chính quyền Pháp tái lập chính quyền bằng những thành phần nàỵ "Ông Cả Đần tại làng Tân Bửu, bị nhân viên Quốc Gia Tự Vệ Cuộc bắn chết tại sân nhà khi ông đang cúng Phật trước bàn thông thiên. Năm 1945, ông Cả Đần đã 72 tuổi, hưu trí từ lâụ..

Theo lời ông Trần Văn Ân trong cuốn Phật Giáo Hòa Hảo Trong Dòng Lịch Sử Dân Tộc, trang 415 : "...Số là ông Hội đồng Nhiều (Hội đồng Thành phố Saigon Nguyễn Văn Nhiều) đã chứa chấp Đức Thầy Huỳnh Phú Sổ trong nhà với vài người khác, đương đêm bị Việt Minh vào nhà bắt đi và giết chết, chặt thành nhiều khúc, xác bỏ dọc đường mương trông rất thê thảm..." Lúc ấy Việt Minh muốn giết ai thì họ chỉ cần phao tin những người đó là "Việt gian". Ai bị mang tiếng Việt gian chỉ còn chờ chết mà thôị Hình thức giết người của Việt Minh rất tàn bạo : chặt đầu, mổ bụng dồn trấu, trói thúc ké thả xuống sông...mò tôm để tiết kiệm đạn. Trần Văn Giàu còn ra lịnh, "Chính phủ Nam Bộ đang lập ủy ban điều tra mỗi tỉnh để xem xét và tố cáo bọn phản quốc. Bọn này sẽ bị ra tòa án nhân dân trừng trị, tài sản bị tịch thâu, ruộng đất của họ sẽ bị lấy chia cho dân nghèọ.." (Thông cáo ngày 8/9/45, Phật Giáo Hòa Hảo Trong Dòng Lịch Sử Dân Tộc", trang 365). Trong 1 đoạn khác của cuốn sách trên, ông Trần Văn Ân cho biết : "...chính Bảy Viễn, lúc mới ra hợp tác với Lâm Ủy Hành Chánh, được lịnh Trần Văn Giàu và Nguyễn Văn Trấn để hạ sát mấy trăm người trí thức ở Saigon, nhưng Bảy Viễn không giết. Thí dụ kỹ sư Lê Văn Ngọ (nhạc phục bác sĩ Trần Lữ Y) bị Thanh Niên Tiền Phong bắt trói dưới cột cờ, đợi giờ mổ bụng dồn trấụ Bảy Viễn đi qua hỏi : - Bắt thằng này trói dưới cờ để làm gì ? - Thưa đợi giờ mổ bụng dồn trấu !

- Tại sao ? - Thưa, vì có vợ đầm !

Bảy Viễn ra lịnh : "Thả nó đị Có vợ đầm kệ nó. Có vợ đầm chưa phải là Việt gian. (Nên nhớ Phạm Văn Bạch, bác sĩ Phạm Ngọc Thạch đều có vợ đầm !)... Khi được Trần Văn Giàu, Nguyễn Văn Trấn trao cho danh sách mấy trăm trí thức "Việt gian phải giết", Bảy Viễn chửi thề : - DM. Độc lập mà giết hết trí thức thì lấy ai làm việc ! Ông Hồ Văn Ngà đang ngủ. CS đập cửa vào mời đi họp, rồi bắt đem giam ở Cà Maụ Nghe tin Pháp đánh xuống Cà Mau, Việt Minh đem ông Ngà xuống Hòn Đá Bạc trấn nước chết. Trước khi chết, ông Ngà đã nói : - Mấy anh có giết tôi thì giết, đừng nói tôi là "Việt gian, phản quốc". Lợi dụng cuộc hưu chiến ngắn ngủi ngày 8/10/45, công an Việt Minh đã bủa lưới bắt trọn các lãnh tụ Đệ Tứ (Trốt-kít) như các ông Trần Văn Thạch, Phạm Văn Chánh, Nguyễn Văn Sổ, luật sư Huỳnh Văn Phương, bác sĩ Hồ Vĩnh Ký cùng vợ là bác sĩ Nguyễn Thị Sương, luật sư Dương Văn Giáọ..tất cả là 64 người, đều bị giết tại cầu Bến Phân (Hạnh Thông Tây, Gò Vấp) hay chôn sống tại sông Lòng Sông (Mường Mán, Phan Thiết)... Trước khi chạy thụt mạng xuống Chợ Gạo, Ủy ban hành chánh của Trần Văn Giàu còn chôn sống hàng trăm người trí thức ở Quơn Long (Chợ Gạo), trong đó có luật sư Huỳnh Thái Thông; khai sanh viết là Hình Thái Thông). Có người biết chuyện kể lại rằng vì các ông Hồ Vĩnh Ký, Huỳnh Văn

Phương, Dương Văn Giáọ..đã nắm được hồ sơ Trần Văn Giàu đã cộng tác với mật thám Pháp là Arnoux. Hồ sơ này bị Nhật tịch thu khi Nhật đảo chánh Pháp ngày 9/3/45, trao lại cho ông Hồ Vĩnh Ký, lúc ấy đang làm giám đốc công an Nam Bộ. Trong hồ sơ, Trần Văn Giàu đã cam kết với Pháp là chỉ điểm những phần tử quốc gia chống Pháp, hợp tác với Nhật, để đổi lại Trần Văn Giàu, Dương Bạch Mai được bố trí cho vượt ngục giả tạo. Ngoài ra, ông Dương Đình Lôi còn cho biết Trần Văn Giàu đã được Pháp gởi 1 em đầm tới cho Giàu mua vui, và thả những người Pháp bị bắt giữ làm con tin khi Lâm Ủy Hành Chánh nắm quyền. Cũng trong chiến dịch sát hại những người yêu nước không theo CS, Trần Văn Giàu đã ra lịnh giết Tạ Thu Thâu ở Quảng Ngãi, Diệp Văn Kỳ (con ông Diệp Văn Cương và Công chúa Thiên Niệm) ở Tha La (Trảng Bàng). Rồi sau đó, CS lại ám sát Đức Thầy Huỳnh Phú Sổ tại Đốc Vàng, do tên Bửu Vinh thi hành. Tác giả Nguyễn Thị Bạch Tuyết đã viết trong 1 bài báo "Đời Mà Anh Trấn", như sau : "Ông Trấn chẳng còn bao lâu nữa, hãy vâng lời ông Như Phong nhắn trên đài BBC, nhớ lại càng nhiều càng tốt, những ngày giờ, nơi chốn mà ông đã chôn sống những aị..rồi thông báo cho thân nhân họ, để con cháu biết mà bốc nắm xương tàn, để biết đích xác ngày tháng mà cúng giỗ". http://www.motgoctroi.com/StLichsu/LSCandai/Chuyenthat9 nam.htm Tình đồng chí hay những bản án tử hình đồng loại Tình đồng chí hay những bản án tử hình đồng loại Hứa Hoành

Tôi (tác giả Hứa Hoành) có dịp đàm đạo với 1 vị cao niên, quen nhau từ hồi ở bên trại ty nạn, mới đây gặp lại trong 1 tiệc cưới. Ông nhận xét về thàn phần dao búa tham gia kháng chiến năm 1945, kể lại những chuyện thật, xin giấu tên: Năm 1945, khi Việt Minh cướp chính quyền, kêu gọi toàn dân kháng chiến. Chúng tôi, dân giang hồ sống ngoài vòng pháp luật từ lâu, nghĩ rằng đây là dịp đoái công chuộc tội. Hơn nữa, chúng tôi có người còn chút lương tri, muốn ngoi lên ánh sáng làm người lương thiện và làm người yêu nước trong thời loạn. Đó cũng là tâm trạng các tướng cướp khét tiếng như Bảy Viễn, Mười Trí, Thomas Phước (tướng cướp hào hoa nổi tiếng 1 thời ở Saigon). Đầu tiên, chúng tôi xin gia nhập Tự Vệ của Lâm ủy Hành chánh. Nhóm này chia làm 2 phe: 1 phe lo bảo vệ an ninh cá nhân trong Lâm ủy, còn 1 nhóm khác nhận mật linh thi hành các vụ giết người "Việt gian", "phản động". Tôi thuộc nhóm thứ haị Qua mấy tháng nhúng tay vào máu, chúng tôi, có người tỉnh ngộ và đổi thái độ. Một hôm, Trần Văn Giàu họp chúng tôi và nói: - Cách mạng nào mà không đổ máu ? Chúng ta hãy tiêu diệt bọn "phản động", "Việt gian" với bất cứ giá nào. Những lời kết tội đó chỉ chung chung, không nói rõ tội trạng một aị Rồi cứ mỗi tối, chúng tôi lại nhận mật lịnh đi lùng sục, bắt bớ, thủ tiêu nhiều nhân vật tên tuổi mà Lâm ủy có sẵn tên trong "sổ bìa đen". Một người trong nhóm chúng tôi thắc mắc: - Tại sao độc lập rồi mà còn giết nhiều người tài đức, có uy tính ? Trần Văn Giàu trả lời: - Cách mạng làm gì có đức ? Ai làm cách mạng mà không giết người ?

Từ trong tiềm thức chúng tôi, hận thù dược khơi dậy, nhiều người say máu, muốn trả thù. Tuy nhiên, cũng có người chùng bước, không nở nhúng tay, nhưng cũng không dám cải lịnh. Chúng tôi lào vào công việc chém giết và được khuyến khích như "nhiệm vụ cách mạng". Mấy tháng sau chúng tôi tỉnh ngộ. Kẻ còn chút lương tri như bọn tôi, tự động rã ngũ, về thành để bảo vệ mạng sống 1 cách nhục nhả. Có người "đâm lao thì phải theo lao". Lại có người tiếp tục "đánh đu với tinh, đùa giởn với rắn độc", chỉ trong 1 thời gian ngắn, họ "sanh nghề tử nghiệp". Đó là trường hợp của Ba Nhỏ, Hoàng Thọ, Giang Minh Lý và ngay cả Trung tướng Nguyễn Bình. Còn lại những kẻ mù quáng, tiếp tục vay máu đồng bào, cuối cùng cũng bị "hy sinh". Họ chết không phải vì lằn tên mũi đạn của kẻ thù mà chết vì dao găm, mã tấu của "đồng chí" họ như Tưởng Đàn Bảo, Vũ Đức, Sư Muôn..." Sau đây là vài trường hợp thương tâm ấy. Khi Pháp chiếm lại các công sở trong thành phố Saigon đêm 22 rạng 23/9/45, Ủy ban Hành chánh đã chạy thụt mạng vô Chợ Đệm mấy hôm trước, bỏ lại bọn Tự Vệ (Tự Vệ Cuộc, tức công an Việt Minh), Thanh Niên Xung Phong như rắn mất đầu. Võ khí thô sơ làm sao đương đầu với quân Pháp khí giới tối tân ? Từ chỗ ẩn náo an toàn, Ủy ban Han`h chánh ra lịnh tàn sát bất cứ người da trắng nào họ gặp. Ba Nhỏ, 1 đầu đảng cướp hoàn lương, chỉ huy 1 toán Tự Vệ thành, được lịnh ấy. Nửa đêm 25/9/45, Ba Nhỏ dẫn 1 đám lâu la, đột nhập cư xá He'rault (He'rault City) dành riêng cho gia đình Pháp kiều tại Tân Định, Phú Nhuận tàn sát 1 số đàn bà, trẻ con tại đây Rồi họ bắt theo độ 50 người làm con tin, nhưng rồi cũng giết nốt. Tổng số nạn nhân lên tới khoảng 200 người. Nhiều quân lính Pháp, nóng lòng vì thân nhân bị giết, nên ra đường gặp ai đều bắn bừa bãi để trả thù. Dư luận tức giận, quay lại kết án Việt Minh là bọn mọi rợ. Nổi sùng, mấy ngày kế tiếp, Ba Nhỏ, Tô Ký, Kiều Đắc Thắng, Kiều Tấn Lập

của Việt Minh được lịnh lùng sục, bắt bớ, chém giết man rợ. Chỉ trong vòng 1 tháng, có hàng trăm nhân vật tên tuổi, người quốc gia yêu nước đều bị giết. Cũng như lớp CS đàn anh, Ba Nhỏ xuất thân từ băng du côn Bà Chiểu, Cầu Bông, Thị Nghè; 3 năm cầm đầu dân dao búa, Ba Nhỏ thạo nghề chém giết. Được Lâm ủy Hành chánh trọng dụng, hắn "làm việc cần mẫn". Nạn nhân của hắn không 1 ai sống sót. Vậy mà khi Pháp xua quân chiếm lại Thủ Đức, Ba Nhỏ theo bộ đội kháng chiến rút ra trước tới Biên Hòa. Biên Hòa thất thủ, bộ đội Ba Nhỏ rút về Bà Rịa, Long Thành. Để xoa dịu dư luận bất mãn đối với Việt Minh, Tướng Nguyễn Bình được lịnh dàn dựng tội trạng để xử tử Ba Nhỏ "làm gương" vì tội "vô kỷ luật". Giữa cảnh dầu sôi lửa bỏng, giặc Pháp thập thò trước cửa, tàu chiến xập xình trên sông Lòng Tảo hàng ngày, mà Việt Minh ngụy tạo tội trạng cho Ba Nhỏ "đã giết người đàn mà mang 2 kg thịt tiếp tế vùng tạm chiếm" để tử hình đồng đội. Khi Ba Nhỏ bị kêu án, Ba Dương (Ba Dương là lãnh tụ Bình Xuyên trước Bảy Viễn) và đồng đội giang hồ cũ, đều ký tên xin ân xá hoặc giảm án, nhưng Nguyễn Bình được lịnh phải hành quyết tức khắc. Quá ức vì biết mình bị làm con vật hy sinh, Ba Nhỏ liều giựt cây súng lục của đội hành quyết định tự sát cho rõ khí phách 1 tay anh chị, nhưng toán hành quyết giựt lại và bắn Ba Nhỏ chết liền tại chỗ. Kiều Đắc Thắng là 1 tên du thủ du thực, từ miền Trung lưu lạc vào Nam trước năm 1945. Thắng làm đủ nghề từ phu đồn điền, khuân vác, thợ hớt tóc. Kiều Đắc Thắng ăn cướp bị bắt giam vào khám ở Vũng Tàu. Ở đây, Thắng cùng 1 bạn đồng tù tên Năm Bé móc nối với 1 tên coi ngục để vượt ngục. Lúc đó đúng vào cơ hội Việt Minh cướp chính quyền, Thắng xin làm Tự Vệ. Từ Tiểu đội trưởng Quốc Gia Tự Vệ Cuộc (công an Việt Minh), Kiều Đắc Thắng lên lên chức quyền Giám đốc công an các tỉnh miền Đông chỉ hơn 1 năm, nhờ khả năng bắt cóc và ám sát. Những ai bị Lâm ủy Hành

chánh kết tội "Việt gian, phản động", Thắng hạ sát không gớm tay Nạn nhân của Thắng dài sọc. Ông Phan Văn Hùm bị Kiều Đắc Thắng ám sát tại quê nhà Bún, Lái Thiêu, tháng 10/1945. Về sau, thấy Thắng có quyền hành quá lớn, muốn qua mặt Dương Bạch Mai, Nguyễn Văn Trấn, nên Tướng Nguyễn Bình "gởi Thắng ra gặp bác Hồ". Có nguồn tin nói rằng Hồ Chí Minh cho Thắng gặp mặt, phủ dụ mấy câu theo công thức, rồi đổi tên Thắng là Vũ Tùy Nhàn để khỏi mang tiếng. Tuy nhiên, trên đường về Nam, Kiều Đắc Thắng chết 1 cách mờ ám. Một nhân vật độc đáo khác cũng xuất thân từ giới gian hồ, đánh giặc rất gan lỳ, đó là Hoàng Thọ. Hoàng Thọ là người Hải Phòng cũng do lò ba búa đào tạo, lưu lạc vô Nam từ năm 1939. Thọ có thân hình cao lớn, khá điển trai, râu quai nón. Khá hơn những tên trước, Thọ từng làm thợ máy quấn dây điện. Khi Nhật đảo chánh Pháp (3/1945), Thọ theo Nhật làm lính hải quân, nên được gọi là "Thọ Mạch lô". Việt Minh nắm chính quyền mở ra cho Thọ 1 con đường mênh mông vì hợp khả năng. Khi Tướng Nguyễn Bình vào Nam, nghe tiếng Thọ, lại người cùng quê, nên Nguyễn Bình chọn bộ đội Thọ để bảo vệ cho mình. Mộ năm sau, bộ đội của Hoàng Thọ được bổ sung thêm nhiều chiến sĩ, đánh nhiều trận tiếng tăm lừng lẫy. Địa bàn hoạt động của Thọ là vùng Gò Dầu, Trãng Bàng, Tây Ninh. Tuân lịnh Việt Minh, Thọ từng gây nhiều tội ác đối với giáo phái Cao Đài. Những người quen biết với Hoàng Thọ có kể lại rằng, mỗi lần phục kích, Thọ chọn hướng gần mé sông. Binh sĩ chỉ có tiến chớ kho^g có lùi. Khi Nguyễn Bình chính quy hóa quân đội kháng chiến, bộ đội Hoàng Thọ trở thành Tiểu đoàn 303. Đó là đơn vị chủ lực của Quân khu 7. Nguyễn Bình gài 1 tên CS, tên Kính, vào làm chính trị viên thì Tiểu đoàn 303 bắt đầu chia rẽ nội bộ và trở nên suy yếu. Có lần Hoàng Thọ bắt gặp 1 số bộ đội sinh hoạt riêng rẽ, bí mật. Khi Thọ điểm danh, thì vắng mặt. Lúc đó, tên chính trị viên Kính cố thuyết phục, rùn ép, dụ dỗ Thọ vô đảng CS. Bất mãn, Thọ bỏ đi, rồi cạo đầu để phản đối. Lúc trở về, Thọ thấy vật dụng cá nhân đều bị lục soát, anh ta bực tức không dằn được:

- ĐM. Hoàng Thọ này đi kháng chiến vì dân vì nước, đâu có ngờ ngày nay có đảng này đảng nọ. Đem mà bắn cha nó cái đảng CS cho rồi ! Sau đó, Thọ bị kiểm điểm, phê bình và thế là 1 bản án tử hình bí mật đã định sẵn. Tháng sau, Tướng Nguyễn Bình "giới thiệu" Hoàng Thọ ra Bắc "gặp bác Hồ". Biết rõ âm mưu của Việt Minh định giết mình, Hoàng Thọ đi vài chặng, rồi đổi ý quay về Mỹ An mở quán lá bên bờ kinh Nguyễn Văn Tiếp trong Đồng Tháp Mười làm sinh kế. Hoàng Thọ có tiền, tiếp đãi bạn cũ có dịp công tác đi ngang qua đó rất hậu chẳng khác gì Mạnh thường quân. Đầu năm 1950, văn phòng Trung tướng Nguyễn Bình dời về Cá Lóc, quận Long Mỹ. Bị Tây phát giác, họ chuyển đến Ông Dèo, ấp Cầu Đúc, quận Gò Quao, tỉnh Rạch Giá. Trong 1 đêm tối trời, Hoàng Thọ bị bắt, đem đi hành quyết tại 1 địa điểm gân Cạnh Đền. Bọn sát nhân đập đầu Hoàng Thọ như đập đầu con cá lóc. Trước khi chết, Thọ rống như bò và chửi rủa Việt Minh thậm tệ. Cùng thời gian đó, ông Giang Minh Lý bị giết rất dã man. Lý con nhà đại điền chủ bỏ theo kháng chiến, lập nhiều công trạng, làm chính trị viên 1 đại đội đóng ở Cần Thợ Lý bị rùn ép, đe dọa phải vào đảng CS và phục tùng mệnh lệnh của họ. Lý từ chối nên bị nghi ngờ, theo dõi. Lý bất mãn ra mặt. Có lần Lý tuột quần, chỉ vào con c. và điểm mặt Hoàng Dư Khương, Chính ủy Khu 9, nói: - Tao sợ mày cái con c. tao nè ! Mấy hôm sau, Lý bị bắt đem đi hành quyết tại Cạnh Đền. CS căng 2 tay ông ra, rồi dùng dao găm đâm túi bụi vào mắt, vào tim... Sau đây là 1 vụ hành quyết tập thể các "đồng chí" của mình (Việt Minh) mà tác giả Dương Đình Lôi có thấy hoặc nghe kể

lại trực tiếp (qua 1 bức thơ ông Dương Đình Lôi gởi riêng cho tác giả Hứa Hoành): ...Tất cả độ 20 người thuộc bộ chỉ huy, tham mưu và hậu cần, chính trị của Tiểu đoàn 300 Dương Văn Dương, có cả Trương Văn Phụng và anh Tám Sơn đều bị trói thúc ké, đem xuống bờ biển Đông Hòa, rồi chặt đầu hết. Trong số nạn nhân có Bảy Nghiệp, nguyên Chi đội trưởng Chi đội 21 từ nhóm Bình Xuyên qua, phụ trách đảng vụ của Trung đoàn và chị Hai Sương được "hưởng ân huệ" khi xử tử. Đó là dùng súng bắn vào đầu thay vì bị chăt đầu. Về cái chết của chị Hai Sương, ông Dương Đình Lôi không chứng kiến, nhưng được nghe chính người hành quyết kể lại: Tôi nghe anh Năm Triệu, Đại đội trưởng chỉ huy cuộc hành quyết đó về vă phòng trung ương báo cáo lại. Năm Triệu gốc lính Nhật, to lớn con, mang gươm dài chấm đất. Năm Triệu kể: "Tao thấy con Sương rụng rời tay chân. Tới phiên nó, nó xin đi đái. Tới lúc nó đứng dậy sau bụi cây mưạ Nó lột trần truồng dưới ánh trăng lờ mờ, làm tao trân trối nhìn nó chậm rãi đi trước miệng hố. Tao biết tội nó chỉ là liên lạc đưa thơ về Saigon mà sao họ cũng giết đành đoạn ? Khi tới gần tao, nó nói: - Anh Năm ! Em muốn hiến cho anh rồi em chết. "Tao bàng hoàng định tha cho con nhỏ. Nhưng thằng mắc dịch Bảy Mầu đi tới (Bảy Mầu cũng là Đại đội trưởng, chồng chị Dưỡng, rễ của Ba Dương, bị Tướng Nguyễn Bình sai Từ Văn Ri ám sát chết ở Bến Tre). Thằng Mầu nó bảo: - Bộ hỏng mạnh dạn xuống gươm hả ? Để tao tặng cho em viên đạn. "Thế là kết liễu 1 đời hồng nhan bạc phận. Chị Sương là 1

người đẹp nhất của Trung đoàn, con nhà giàu, học sinh ở Saigon, bỏ theo kháng chiến và rước lấy cái chết thê thảm. "Những người bị chặt đầu, chôn, hoặc thả trôi sông Lòng Tảo hôm ấy tôi được biết gồm có: - Hai Điều, Trưởng ban quản trị, bị bắt ở An Thành. - Tám Son, Trưởng văn phòng Trung đoàn. - Bảy Nghiệp, Tiểu đoàn trưởng, Trưởng ban đảng vụ. >BR>Năm Son, Trưởng ban quân nhụ - Bác sĩ Năm Ngà, Trưởng bịnh xá Trung đoàn. - Chị Sương, 1 thiếu nữ xinh đẹp, thuộc ban quân báo Trung đoàn. - Chín Lá, Trưởng đài vô tuyến điện. Sau đây là chuyện của Sư Muôn. Sư Muôn là 1 nhà tu mang nhiều tai tiếng xấu, báo chi phanh phui những hành động lem nhem với phụ nữ. Lý lịch sư Muôn cũng ít người biết, nhưng nhắc tới sư Muôn, những người lớn tuổi ở miền Tây không ai không nghe tiếng. Tôi (Hứa Hoành) may mắn được ông Xuân Tước và 1 vị cao niên khác chỉ dẫn nhiều chi tiêt. Hồi những năm từ 1936-1939, sư Muôn có chùa ở quận Giồng Riềng, tỉnh Rạch Giá. Sát bên chùa có 1 cái am nhỏ, nơi đây những phụ nữ, những bà hiếm muộn muốn cầu tự, thường tìm đến sư Muôn để nhờ làm phép và nhiều người mãn nguyện. Nhờ vậy tiếng ông đồn rất xạ Sư Muôn tên thật là Nguyễn Kim Muôn, người ở Gia Định, trước làm công chức Sở hỏa xạ. Luc đó, ông có mướn căn phố tại đường Hamelin (Hồ Văn Ngà sau này). Ông xuất tiền và lạc quyên thêm để cất ngôi chùa Long Vân Tự tại đường Hàng Xanh, Thị Nghè. Bây giờ Long Vân Tự vẫn còn. Trong khi tu, sư Muôn có nhiều chuyện bất chánh với phụ nữ khiến dân chúng căm phẫn. Ông bỏ chùa xuống Giồng Riềng, Rạch Giá, tiếp tục lập chùa, lừa gạt phụ nữ hiếm muộn. Báo chí

Saigon đã tố cáo ông thậm tệ. Đầu năm 1946, Pháp chiếm trọn các tỉnh miền Nam. Hết đất dụng võ, nhóm CS đầu não của Khu 9 gồm Tỉnh ủy Nghiêm Cai Cơ, Bí thư Tỉnh ủy Dương Quang Đông (tức Năm Đông), Phan Trọng Tuệ, Lâm Ngọc Minh phải bôn đào ra Phú Quốc. Sẵn thấy chùa sư Muôn có cơm gạo do bá tánh dâng cúng, nên bọn này ghé ăn dầm nằm dề tại chùa để ăn chực. Để lợi dụng sư Muôn, họ bèn phong cho ông làm "Ủy viên Xã hội" bằng miệng. Năm 1948, CS bao vây chùa bắt sư Muôn đem giết ven mé rừng, giữa Dương Đông và Hàm Ninh. Phong trào "Thổ dậy" ở miền Nam vào năm 1945 Miền Nam là đất cũ của Chân Lạp, tức lãnh thổ Miên (sau khi Chân Lạp bị suy tàn). Dân Nam Kỳ gọi người Miên là "Thổ". "Thổ dậy" là phong trào những người Miên trả thù (cáp Duồng) giết người Việt. Trong thời Pháp thuộc, người Miên, người Việt sống đề huề, thuận hòa với nhau trong gần 1 thế kỷ. Bình thường, bản tính người Miên rất hiền lành. Họ ăn uống cực khổ (thường ăn mắm) làm việc nặng nhọc như chèo ghe, vác lúa... Người Miên theo Phật giáo Tiểu thừa. Tuy nhiên, bị khích động, họ thịnh nộ, giết người dã man. Sau khi cướp chính quyền ở Cà Mau (lúc đó là 1 quận), Ủy ban Hành chánh quận này đã giết hàng loạt thường dân và các nhà sư Miên 1 cách dã man. Thừa gió bẻ măng, khi Pháp ruồng bố tới, Thổ nhứt tề nổi lên theo Pháp để trả thù người Việt, gặp ai giết nấy. Võ khí của họ là chiếc phảng phát cỏ, kèo ngay, xử dụng như mã tấu. Những ai từng sống ở Hậu Giang vào các năm ấy, chắc không khỏi hãi hùng vì những tin "Thổ dậy". Thảm cảnh đó do 1 tnhóm Việt Minh CS khơi nguồn, nhưng nhiều người dân vô tội sau đó đã trở thành nạn nhân. Chứng kiến cuộc hành quyết dã man , ông Văn Nguyên Dưỡng , trong hồi ký "Tết Chạy Giặc Sau Mùa Thu Nhiễu Nhương", đã thuật lại cuộc giết các thường dân và sư sải

Miên ở Cà Mau năm 1945 như sau: "...Rồi không lâu, sau ngày "Mừng độc lập", cuộc tao loạn bắt đầu. Ngoài danh từ mới "Việt Minh" được biết vào ngày đó, tôi còn biết thêm 1 danh từ nữa là "Việt gian". Dân chúng, ai cũng sợ danh từ ấy. Ai cũng có thể bị kết tội là Việt gian với những chứng cớ mơ hồ, hay những việc làm trong dĩ vãng, rồi đem ra bắn hoặc cho "mò tôm". Người đầu tiên bị xử bắn dưới dạ Cầu Quay bên kia sông là cậu Bảy Mầu, "ông Cò Cà Mau". Mắt tôi mở rộng thêm khi biết rằng "có độc lập rồi" mà Việt Minh vẫn đem người ra xử bắn hàng loạt. Nhứt là các sư sãi ngươi Miên bị lôi từ trong chùa Miên ra, hoặc bị bắt ở đâu đó trong quận. "Cách xử tử quá dã man: Họ trói tay hay bịt mắt bắn hoặc chặt đầu. Cho rằng các sư Miên có "cà tha" (bùa), có ngải, súng đạn không lủng, chém không đứt, Việt Minh nghĩ ra các xử tử bằng tầm vông vạt nhọn, đâm vào hậu môn rồi thả trôi sông. Xử tập thể trước mắt công chúng, trông thật khủng khiếp. "Cầu tàu dưới bến, nơi họp lưu của sông Cà May và kinh xáng Đội Cường, thường là nơi diễn ra cuộc hành quyết đó. Mỗi lần như vậy, dân chúng tò mò kéo nhau đi coi rất đông. Hàng loạt sư sãi Miên bị cột chặt vào 3 đòn tre cứng, dài, mỗi người cách nhau 1 bước, thành 1 hàng ngang, xoay mặt ra phía sông. Quần bị lột bỏ. Đòn tre thứ nhứt đặt trên cổ, sau ót hàng người bị xử tử. Đòn tre thứ hai đặt ngang thắt lưng. 2 tay mỗi nạn nhân bị trói thúc ké, bẻ quặc ra sau lưng, buộc chặt vào đòn. Đòn tre thứ ba đặt ngang mắt cá, phía trước hàng chân dạng ra của họ. 1 đoạn dây buộc vào cổ mỗi người dính vào đòn tre thứ nhứt, kéo thẳng xuống buộc 2 chân họ vào đòn tre thứ bạ 6 du kích khoẻ mạnh giữ cứng 6 đầu của 3 đòn tre, kèm cho hàng người tù tội đứng ở thế cúi người xuống, chổng mông hướng vào mép trong cầu tàu. "Ở mép trong cầu tàu, đã có sẵn 1 đội du kích bằng với số tử

tội, đứng sắp hàng ngang, tay giữ tầm vong vạt nhọn đầu, dựng ngọn lên trời, chờ đợi. "Đến giờ xử, có lịnh hành quyết do 1 người chỉ huy phất lên. Những tên du kích này hạ tầm vông ngang thắt lưng, chỉa mủi nhọn ra trước mặt, cùng 1 lượt chạy nhanh ra mép cầu, dùng hết sức mạnh, đâm thẳng mũi nhọn vào hậu môn của mỗi tử tội, đẩy cả hàng tù tội này xuống sông và buông luôn cả cây tầm vông.... "Cách xử như vậy là xong. Bọn du kích Việt Minh bình thản kéo nhau ra về mang đầy máu me của những người bị xử phọt ra. Chúng bỏ cho những người đi coi mặc tình tràn ra cầu tàu nhìn xuống nước, xem những người này sống chết ra sao. Dĩ nhiên không 1 ai sống sót. Nếu họ không chết vì vết đâm thấu ruột gan, thì cũng chêt vì ngộp nước không lâu sau đó. Những cán tầm vông sẽ chổng lên trời hoặc ngã nghiêng xiêng xọ, rồi những đàn diều, quạ, kên kên lượn vòng khu vực đó. Vài con đậu trên cán tầm vông. Năm bảy con chúi xuống rỉa thịt xác chết. Cả 1 vùng nồng nặc hôi thúi, gieo sự kinh hoàng tột đỉnh cho mọi người. "Người dân lành trong quận đã bắt đầu câm nín. Cuộc sống của họ bị đe dọa và bị ám ảnh bởi những cuôc hành quyết man rợ của cs...". ------------------------------------------------------------------------------Hoàng Thọ Lâm Chương Những năm loạn lạc, các phe phái nổi lên như loài thảo khấu. Tất cả đều lấy danh nghĩa chống Pháp, giành độc lập cho nước nhà. Họ chống Pháp, nhưng đồng thời cũng chống nhau. Thời đốn mạt, phe nào cũng tự cho mình là chính nghĩa. Ðến thằng ăn cướp giết người, cũng lấy tiếng vì dân

làm cách mạng. Kẻ chân lấm tay bùn chẳng biết tin ai. Chân lý có một, mà nghĩa lý thì rối bung. Bọn có học bảo sách vở thánh hiền là khuôn vàng thước ngọc, rồi tự giải thích theo ý riêng của mình. Miệng lưỡi của bọn mọt sách thật đáng sợ. Nói xuôi cũng được, nói ngược cũng hay. Trong cái đầu ti tiện của bọn này, chất xám chứa đầy những tế bào vị kỷ, lọc lừa, phản trắc. Những lời khoác lác không thấy gươm đao, nhưng lọt vào lỗ tai có sức tác hại rộng lớn. Ðám vô lại thì chữ nghĩa mù mờ, còn biết tranh biện làm sao? Với chút máu du côn cộng thêm tính khí liều mạng, họ muốn làm anh hùng ra tay nghĩa hiệp trừ gian diệt bạo. Họ càng làm nghĩa hiệp thì xã hội càng bất an. Họ thường qua lại trên chốn giang hồ, lấy câu "tứ hải giai huynh đệ" kết bè lập đảng, tự cho mình là hảo hán. Họ chứng tỏ lẽ phải bằng con dao cái búa, chủ trương giải quyết bất công xã hội bằng hành động. Dân đen có chút tiền của, ngày đêm nơm nớp lo sợ. Biết đâu là kẻ cướp, biết đâu là cách mạng? Hôm qua là tên lưu manh giết người giựt của. Hôm nay bỗng thay hình đổi dạng thành người cách mạng. Vàng thau lẫn lộn là câu nói văn hoa vô nghĩa. Thời đốn mạt kẻ tinh đời ẩn mật, không xuất đầu lộ diện. Còn lại những đồng chì thau thiết, thì những thứ này lại nằm trong hầm phân hố xí. Cái môi trường ghê tởm, vấy bẩn tất cả. Lúc bấy giờ, Việt Minh nổi lên thu phục những tên côn đồ dao búa làm tay chân, trong đó có Hoàng Thọ. Thủ đoạn của Việt Minh là tuyên truyền mị dân, khủng bố, thủ tiêu. Giết người thủ tiêu là ngón nghề của Thọ. Thọ là tay anh chị ở Hải Phòng trôi giạt vô Nam. Mặt mày bặm trợn như Trương Phi. Mắt xếch, càm bạnh, râu rậm tới mang tai. Thân hình vạm vỡ, cánh tay săn chắc, ngực vồng lên, ức mọc một chòm lông. Thọ xuất thân từ gia đình nghèo. Thuở thiếu thời có lúc phải nương vào cửa Phật kiếm ăn. Sư chùa thương thằng bé siêng năng lanh lợi, truyền cho võ nghệ với mục đích mai sau giúp đời. Năm mười bảy tuổi, Thọ cởi trần gánh nước, sư nhìn thấy lún phún chòm lông giữa ngực. Sư quay đi không nói gì. Từ đó, sư không truyền

võ nữa, thuần dạy gõ mõ tụng kinh. Thọ chán, khăn gói ra đi. Sư chép miệng, "râu rìa lông ngực là tôi phản thần". Thọ vào đời, xông xáo múa võ kiếm ăn. Trên chốn giang hồ, Thọ khét tiếng ra tay tàn độc. Một lần đối đầu với gã anh chị tên Luân Mặt Ngựa, thủ lãnh đầu gấu bến tàu Hải Phòng. Thọ hạ đo ván, và đánh gãy một chân đối thủ. Luân Mặt Ngựa nằm co quắp, cắn răng nén đau, giương mắt nhìn trừng trừng vào mặt Thọ. Thọ đứng quan sát một hồi, bỗng nói, "Ðịt mẹ! Dứt điểm luôn, không cho mày có cơ hội phục thù." Nói xong, Thọ bước đến, vươn hai ngón tay trỏ và giữa thọc sâu vào hai hố mắt của Luân Mặt Ngựa. Hai tròng mắt lòi ra, Thọ tóm tròng mắt ném xuống đất, lấy chân dày xéo lên nát bấy. Rồi Thọ đứng giạng chân, lôi dương vật ra đái vào mặt Luân Mặt Ngựa, trước sự chứng kiến của đám đàn em Luân Mặt Ngựa. Không thằng nào dám cử động nói năng. Gã thủ lãnh đầu gấu nằm quằn quại trong máu và nước đái. Thọ thản nhiên bỏ đi. Mấy ngày sau, Thọ quay lại bến tàu Hải Phòng và nghiễm nhiên trở thành thủ lãnh của bọn đầu gấu, thay thế Luân Mặt Ngựa. Khi Nhật đảo chánh Pháp, tàu Nhật ra vô kiểm soát cảng Hải Phòng. Trước khí thế súng đạn của quân phiệt, Thọ mất địa bàn hoạt động. Bọn đàn em phân tán tứ phương, Thọ đầu quân ngay vào lính hải quân Nhật, được dạy nghề thợ điện. Ngày Nhật đầu hàng Ðồng Minh, rút khỏi Hải Phòng, Thọ không theo. Thọ quy tụ lại đám đàn em thất lạc, sống tiếp tục bằng nghề đâm chém. Giai đoạn này, Thọ có biệt danh Thọ Mạch Lô, để chỉ thời gian đi lính hải quân Nhật. Khi Việt Minh nổi lên cướp chính quyền, Thọ hùa theo đoàn quân Cứu Quốc. Từ đó, Thọ giạt vô Nam làm tay chân bộ hạ của tướng Nguyễn Bình. Cả tỉnh Tây Ninh ai nghe danh Thọ cũng đều khiếp hãi. Vùng hoạt động của Thọ là Gò Dầu Hạ, Trãng Bàng. Mục tiêu của Thọ là chức sắc đạo Cao Ðài, và những kẻ làm việc cho Pháp. Người chết dưới tay Thọ không biết bao nhiêu mà kể. Hành tung của Thọ vô cùng bí mật. Thoắt hiện thoắt biến

khó lường. Bóng đêm là thế giới của ma quỷ. Khi vầng dương chìm khuất, Thọ nương theo khí âm trở về. Bao giờ Thọ cũng xuất hiện lẫm liệt, hông trái súng ngắn, hông phải gươm dài. Trang bị theo kiểu cấp chỉ huy lính Nhật. Thọ xuất hiện là có đổ máu. Giết người không nháy mắt. Cắt cổ, đập đầu thả trôi sông. Cần thanh toán nhiều người cùng một lúc, Thọ cột thành bè ra tay một loạt là xong. Khúc sông Vàm Cỏ Ðông chảy ngang qua hai huyện Gò Dầu Hạ và Trảng Bàng là mồ chôn những nạn nhân của Việt Minh, và của bọn Pháp. Người dân sống theo hai bên bờ sông, cứ vài ngày lại thấy chà chổng nổi lên, trôi lềnh bềnh theo những cụm lục bình. Thời kỳ này, người ta gọi khúc sông này là khúc sông chà chổng. Nhìn dấu tích trên thi thể, người ta biết ngay là do Pháp, hay do Việt Minh sát hại. Pháp giết người bằng cách trói thúc ké nạn nhân, đưa ra cầu tàu Vên Vên bắn và hất xác xuống sông. Việt Minh không bao giờ phí đạn với những con mồi nằm sẵn trong tay. Họ cắt cổ, đập đầu. Ngoài thủ đoạn ám sát thủ tiêu, Thọ còn có biệt tài đánh trận. Nổi tiếng gan lì, từng gây cho quân Pháp nhiều tổn thất lớn. Thọ được tướng Nguyễn Bình phong làm tiểu đoàn trưởng, tiểu đoàn 303, quân khu 7. Ðể phô trương lực lượng, đêm tối trời Thọ cho quân di chuyển chung quanh làng. Quân đi cả đêm. Người ta tưởng đoàn quân đông đến hơn trung đoàn. Thật ra, chỉ là trò mị. Quân của Thọ tiếp nối nhau, đi theo vòng tròn kín. Một người có thể ngang qua một địa điểm mười lần. Như thế đoàn quân của Thọ được miệng đời nhân lên gấp mười. Ðó chỉ là một trong những tiểu xảo lừa mị dân đen của Việt Minh. Thọ mê truyện Tàu, khoái nhân vật Hạng Vũ. Chủ trương quân cần tinh, không cần đông. Bắt chước Hạng Vũ hành quân thần tốc, dàn quân theo thế tử chiến. Phía trước là địch quân, phía sau là sông ngòi khó di chuyển. Ở vào cái thế không thể lui binh, buộc quân sĩ phải liều chết xông lên tìm đường sống. Trên trận mạc, Thọ tỏ ra tháo vát, can đảm phi

thường. Thọ thường tổ chức phục kích đoàn quân xa tiếp vận của Pháp, thu được nhiều vũ khí đạn dược, quân trang quân dụng. Nhiều lần được ghi công lớn. Trong đời, Thọ chỉ thất bại một lần duy nhất. Và lần ấy cũng là điềm báo vận mạt cho Thọ. Theo chiến thuật cũ, Thọ đưa quân về Vên Vên Trà Võ phục kích đoàn xe tiếp vận của Pháp. Nửa đêm, quân của Thọ đào hầm độn thổ. Phía sau là sông Vàm Cỏ Ðông, phía trước là rừng cao su bạt ngàn chạy dài lên tận Cầu Khởi, nối tiếp với mật khu Bời Lời. Lúc mười giờ sáng, ba chiếc auto blindé mở đường vừa qua khỏi, thì chiếc xe đầu của đoàn tiếp vận trờ tới. Thọ chờ cho tất cả đoàn xe lọt trọn vào ổ phục kích, liền nổ súng khai hỏa. Quân của Thọ từ dưới đất trồi lên, giáo mác và súng "mút cà tông" xung phong ào ạt. Khí thế vô cùng dũng mãnh. Nhiều xe đâm đầu lật xuống mương hoặc bốc cháy. Thế trận đang nghiêng phần thắng về phía Thọ. Bỗng từ đâu trong rừng cao su, lính Lê Dương xuất hiện phản công mãnh liệt. Giáo mác và súng "mút cà tông" làm sao chống nổi vũ khí hiện đại của Pháp? Quân Thọ núng thế, không đường rút lui buộc phải cận chiến. Nhưng tình thế hỗn loạn mất rồi. Thọ không thể điều động chỉ huy. Mỗi người tả xung hữu đột chiến đấu theo cách riêng của mình, tìm đường tháo thân. Rút lui không được, tiến tới thì rừng cao su đã bị lính Lê Dương phong toả, chận bít lối về Bời Lời. Như con thú bị dí vào ngõ cụt, quân của Thọ vùng vẫy điên cuồng. Tiếng la hét lẩn trong tiếng sắt thép va chạm, và súng nổ vang trời. Những cây thịt đổ xuống. Lớp khác tràn lên, gục ngã. Trong hỗn loạn, không ai còn nhìn thấy Thọ đâu nữa. Mưu mô xảo trí và nhanh như sói, Thọ thoát thân bằng cách nào không ai biết. Chuồn về tới mật khu Bời Lời, dưới tay Thọ chỉ còn hơn ba chục mạng. Gần một trăm hai mươi bỏ lại chiến trường. Sau thất bại cay đắng này, Thọ nghi ngờ có gián điệp làm nội tuyến. Người bị Thọ chiếu tướng là Lê Minh Chiếu, tự

Năm Chiếu. Năm Chiếu là tay chân bộ hạ của Nguyễn Bình, hoạt động nội thành. Chiếu vẫn thường về mật khu báo cáo và nhận chỉ thị. Thọ giận quá mất khôn, cho người phục kích bắt Chiếu trên đường về, đem đến một cái lều giữa rẫy bắp ven rừng. Thọ mình trần ngồi trên chõng tre, dõng dạc hài tôi Chiếu. Chiếu mặc đồ đen, khăn rằn quấn cổ, mặt không hề đổi sắc. "Loạn rồi. Ông biết tôi là ai mà dám nói thế?" "Mày là thằng chỉ điểm cho Tây." Chiếu cười mỉa: "Ông chưa đủ tư cách nói câu đó." Thọ gầm lên: "Tao đập đầu mày như đập đầu bọn chó săn phản bội." Nói xong, Thọ ra lệnh trói Chiếu dẫn đi. Chiếu ngoái lại, nói với những người trong lều: "Anh em có mặt, xin báo vụ này lên đồng chí Nguyễn Bình." Thọ xô Chiếu chúi nhủi về phía trước: "Nguyễn Bình cũng không cứu nổi mày đâu." Thọ dẫn Chiếu đến trước cái giếng lạn trong rừng, dùng khúc gỗ quật vào ót, đạp xác xuống giếng. Khi Thọ trở lại lều, có người nói: "Năm Chiếu là đảng viên." Thọ vung tay bất cần: "Ðảng cái đầu bùi tao." *** Ít lâu sau. Thọ được gọi lên gặp Nguyễn Bình. Bình hỏi: "Sao giết Năm Chiếu?" Thọ nói: "Hắn làm gián điệp cho Tây." Bình vỗ bàn: "Hồ đồ! Chiếu là người của đảng. Chú dám tự động ra tay, không cần chỉ thị cấp trên. Chú đang là đối tượng được đề nghị vào đảng, nhưng vô kỷ luật không còn xứng đáng nữa." Thọ quen thói du côn coi trời bằng vung, không biết sợ là gì. "Thọ này đi kháng chiến vì dân vì nước, không cần đảng. Ðảng chỉ là bọn bè phái bênh vực cho nhau." Lời vừa ra khỏi miệng, Thọ biết đã lỡ. Nguyễn Bình cười nhạt, đuổi Thọ ra ngoài chờ chỉ thị. Thọ được chỉ thị ra Bắc nhận công tác mới. Con sói tinh ranh biết trên đường đi có nhiều cạm bẫy. Thọ

khôn ngoan biết người ta muốn đưa mình vô cửa tử, như Thọ đã bao lần đưa người khác vào chỗ chết. Thọ rời bỏ hàng ngũ kháng chiến, trốn đi biệt tích. *** Năm sau. Có người khách miền Bắc đến Mỹ An. Khách có thân hình cao lớn vãm vỡ, nói năng tự tin, hoạt bát sành đời. Khách dựng quán lá bên bờ kinh Nguyễn văn Tiếp làm kế sinh nhai. Người dân Ðồng Tháp Mười gọi khách là ông Bắc Kỳ. Năm sau nữa. Có người khách lỡ độ đường xa, ghé quán lá ông Bắc kỳ xin trọ qua đêm. Trời chiều. Nắng ráng mỡ gà đổ mênh mông trên những lá dừa nước điệp trùng dọc theo bờ kinh. Bên ly rượu nhạt, chủ khách nói chuyện ra chiều tương đắc. Khách nhận xét: "Ông có cái phong thái của nhà sư Lỗ Trí Thâm." Ông Bắc Kỳ cười lớn: "Tài thật! Mới gặp nhau mà đã nhìn ra chân tướng. Vâng, kẻ này có lúc ở chùa." Khách hỏi: "Còn nhớ gì không?" Ông Bắc Kỳ nói: "Vỏn vẹn một câu thần chú, Yết Ðế. Yết Ðế. Ba La Yết Ðế. Ba La Tăng Yết Ðế. Bồ Ðề Tát Bà Ha." Khách nói: "Ngộ thì chớp mắt đáo bỉ ngạn. Mê thì cả đời chìm đắm. Ông toàn ăn thịt chó mắm riềng, qua sông sao khỏi?" Ông Bắc Kỳ nói: " Lấy hình tướng để xét thực tướng, nhà Phật cho đó là cái lầm lớn của người đời." Khách nói: "Thực giả, giả thực quyện vào nhau. Nhìn ra cái giả là biết cái thực." Nửa khuya đêm ấy. Ông Bắc kỳ bị bắt đem đến Cạnh Ðền, quận Gò Quao, tỉnh Rạch Giá. Trong ánh sáng mập mờ của mảnh trăng non, khách nói nửa đùa nửa thật: "Năm Chiếu ở dưới suối vàng gởi lời thăm Hoàng Thọ, và nhắn xuống dưới chơi." Ông Bắc Kỳ hỏi: "Mày là ai?" Khách nói: "Tôi là bạn Năm Chiếu, được chỉ thị của đồng chí

Nguyễn Bình, đi tìm Hoàng Thọ bấy lâu. Gặp ông Bắc Kỳ nhìn ra giả tướng, biết thực tướng là Hoàng Thọ." Biết mình không sống được, Thọ chửi Nguyễn Bình, chửi đảng. Thọ bị đập đầu, và rống từng hồi như bò rống. Sau khi hành quyết, ông khách cho lệnh phá nát mặt Hoàng Thọ để đừng ai nhìn ra danh tính. Ðó là năm 1950. Lâm Chương (trích đoạn truyện dài Cơn Lốc)

Posted by VIET NAM QUE HUONG TOI at

1:52 AM 0 comments

VIET CONG MAI SONG TRONG SU KHINH BI CUA NHAN LOAI VA NOI CAM HON CUA NGUOI VIET

Dẹp bỏ ngôi nhà lũ gia nô ăn hại !!! Ban Biên Tập TDNL (15.05.2007 số 27) Tiếng Nói của người dân Việt Nam đòi Quyền Tự Do Thông Tin Ngôn Luận

Trong các vụ án phi pháp và phiên tòa quái đản kể từ hôm 30-3-2007 tới giờ, Cộng sản Việt Nam đã bẽ mặt nhiều vì tiếng hô dõng dạc của linh mục Nguyễn Văn Lý, nụ cười bất khuất của bác sĩ Lê Nguyên Sang và khí phách can trường của luật sư Nguyễn Văn Đài cùng mọi chiến sĩ dân chủ liên hệ. Tuy nhiên, Bộ chính trị cũng hí hửng không kém vì vẫn còn thấy được sự trung thành tối mặt của đám gia nô qua các vụ án đó: từ đám gia nô báo chí đã

đồng loạt đánh hội đồng, tuyên “cáo trạng” cách đê tiện đối với các bị cáo, đám gia nô công an thẩm vấn đã vận dụng mọi ngón đòn lừa gạt và hăm dọa để bức cung ép cung, đám gia nô viện kiểm sát đã dùng ngòi bút thâm độc để viết lên những bản cáo trạng vừa khôi hài vừa thô bỉ, vừa vu khống vừa ngụy biện, đến đám gia nô tòa án đã dùng mọi thủ thuật để tước các quyền của bị cáo, để ngoác miệng luận tội cách vu vơ, chẳng còn biết gì là công lý và liêm sỉ. Thậm chí có tên gia nô còn nhiệt tình đến độ dùng hai bàn tay hộ pháp của mình để bịt miệng và điểm huyệt cha Lý, trước cử chỉ gật gù của đám chánh thẩm và bồi thẩm. Quả là đảng đã thành công trong sự nghiệp giáo dục nhân dân thành người hèn (thay vì thành người hiền như truyền thống trị quốc xưa nay của nhân loại). Cũng làm Bộ chính trị hí hửng không kém là sự im lặng đáng tiền và đáng thưởng của những người có trách nhiệm với linh mục Lý về lý lẫn tình hơn cả! Chúc mừng đảng đã có được những tay sai nô bộc ở chỗ không ngờ nhất! Nay qua cái gọi là “cuộc bầu cử quốc hội khóa XII” vào ngày 20-5 sắp tới, đảng ta sắp tạo thêm được một đám gia nô mới, trong đó có cả một lô chức sắc tôn giáo quốc doanh, ra ứng cử với sự cho phép, chúc lành của bề trên họ! Và cũng như mọi lần, đảng đang nắm chắc phần thắng trong tay. Trước hết là nhờ tay sai Mặt trận Tổ quốc –qua ba cuộc hiệp thương kiểu đấu tố- đã mưu trí gạt bỏ mấy trăm kẻ ngây thơ (nhưng đảng gọi là “bọn có ý đồ”) nộp đơn tự ứng cử. Tiếp đến là nhờ những người nắm trong tay thế lực tinh thần và sức mạnh quần chúng, nhưng thay vì lên tiếng hướng dẫn công luận trong

cuộc bầu cử theo lương tâm chức nghiệp và theo tấm gương đồng nghiệp bên trời Âu, thì họ lại bận bịu xách bị đi xin bên trời Mỹ, mặc cho thế sự xoay vần! Tiếp nữa là nhờ đảng đã mau mắn nhốt kín “bọn kêu gọi tẩy chay, phá hoại bầu cử” sau những cánh cửa sắt kiên cố của nhà tù. Giờ đây, ai trong nhân dân hoặc quốc tế có thắc mắc về bản chất quốc hội (Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất hay là Bộ Chính trị và Ban chấp hành Trung ương Đảng?), về ý nghĩa bầu bán (Cử tri thậm chí không biết mặt người được ứng cử là ai, họ đã, đang và sẽ làm được gì cho dân cho nước!), thì hãy nghe lời tuyên bố chắc như bắp rang, không biết ngượng ngập của một trong những tay gia nô hàng đầu: “Cần phân biệt hai vấn đề: Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, nhưng Đảng CSVN với đại diện cao nhất là Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị là lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Đảng lãnh đạo Nhà nước, Quốc hội, nhưng Đảng không làm thay nhiệm vụ của các cơ quan Nhà nước!” và “Ở các nước khác có chế độ tranh cử, nhưng ở Việt Nam không có tranh cử mà là vận động bầu cử và theo quy định” (Đối thoại trực tuyến tại website của báo Điện tử Đảng CSVN vào ngày 02-05-2007). Tuy nhiên, chẳng phải toàn dân đều đã bị đảng biến thành tay sai nô bộc cả. Thành thử chúng ta dù hiểu rằng bầu cử là quyền lợi thiết thực, nghĩa vụ cao quý và rằng Quốc hội là cơ quan cần thiết, thể chế ích lợi, nhưng nhất định không thể tiếp tục góp phần duy trì mà phải dẹp bỏ ngôi nhà lũ gia nô ăn hại, vì những lý do chính đáng sau đây:

1- Lý do chính trị: Việc chuẩn bị bầu cử Quốc hội tại Việt Nam xưa nay đều áp dụng phương thức gọi là Hiệp thương do Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chủ trì. Qua bao nhiêu năm, việc hiệp thương ấy đã lộ rõ là một thủ đoạn xảo quyệt và trơ trẽn của đảng CS, nhắm làm mọi cách cho người của mình được đề cử vào Quốc hội thôi. Mặt trận Tổ quốc là một tổ chức ngoại vi, một công cụ của Đảng, nên dù hiệp thương rộng hay hiệp thương hẹp cũng chỉ dám theo chỉ thị của Đảng để chọn những kẻ “trung thành với tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa” mà thực chất là trung thành với Đảng CS. Tại các nước dân chủ thật sự có ba ngành lập pháp, tư pháp và hành pháp phân chia quyền lực rõ rệt, một người ở vai trò hành pháp hay tư pháp thì không thể là “đại biểu nhân dân” ở Quốc Hội, vì như thế là độc tài, là “vừa đánh trống vừa thổi còi”. Nhưng ở Việt Nam, Ðảng CS là đảng duy nhất được phép hoạt động, các đảng viên cao cấp vừa là thành viên chính phủ lại vừa là “đại biểu nhân dân”. Nhìn vào bản danh sách do báo Tuổi Trẻ đưa ra, Bộ chính trị có 14 người thì 12 người đã được “cơ cấu” ra ứng cử, chỉ trừ Phạm Quang Nghị (bí thư thành ủy Hà Nội) và Lê Thanh Hải (bí thư thành ủy Sài Gòn). Các đảng viên cao cấp nhất của đảng CS dù chỉ nắm chức vụ trong Ðảng như Nông Ðức Mạnh, hoặc nắm chính phủ như Nguyễn Tấn Dũng hoặc làm chủ tịch nước như Nguyễn Minh Triết trở xuống đều chiếm một ghế ở Quốc Hội, với vai trò giữ các “đại biểu” còn lại luôn trong tình trạng “gia nô”. Do đó, tiến trình và kết quả bầu cử Quốc hội từ bấy lâu nay tại Việt Nam là bất hợp pháp.

2- Lý do xã hội: Ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương, đại biểu cho nhóm bảo thủ, giáo điều trong đảng CS, đã huênh hoang tuyên bố trên báo Nhân Dân hôm 27-3-2007 : “Ngày 20-5 tới đây sẽ diễn ra một sự kiện đặc biệt quan trọng trong đời sống chính trị nước ta. Ðó là ngày toàn thể cử tri Việt Nam thực hiện quyền lựa chọn những người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân để bầu vào Quốc hội, cơ quan đại biểu cao nhất của dân, cơ quan quyền lực cao nhất của nước…”. Nhưng qua các cuộc “hiệp thương” của Mặt trận Tổ quốc tại 182 đơn vị bầu cử trên cả nước, thì số người ngoài đảng và tự ứng cử là 238 người, nhưng nay bị gạn lọc chỉ còn khoảng 30 người, và họ có trúng cử hay thuần làm phận sự lót đường lại là chuyện khác. Ngoài ra, nhìn vào danh sách 876 người được chọn, ta không khỏi thắc mắc tại sao chỉ 29 ứng viên là có tôn giáo, số còn lại đều “vô tôn giáo” trong một đất nước mà đại đa số nhân dân đều có tín ngưỡng. Và ngày 20-5 tới, trong số 876 ứng cử viên được được chọn, nhân dân sẽ bỏ phiếu lấy 500 ghế Đại biểu, đang khi con số ứng cử lẽ ra phải là gấp ba: 1500 hay ít nhất gấp đôi: 1000. Ngoài ra, tiền chi phí cho cuộc bầu bán vô nghĩa, để chọn ra một Quốc hội vô ích này tốn hết 350 tỷ đồng, tăng gấp rưỡi phí tổn bầu khóa XI chỉ mất có 230 tỷ đồng. Tất cả đều là tiền thuế của nhân dân, của toàn xã hội. Hậu quả về mặt xã hội là cho tới nay, những cuộc bầu cử Quốc hội tại Việt Nam đã không đem đến một nền Pháp chế công minh, một nền Dân chủ đúng nghĩa, một nền Tự do đích thực cho Tổ quốc, đã không tạo nên những Đại biểu chỉ một lòng thực thi

ý muốn của Dân, chỉ chịu hoàn toàn trách nhiệm trước Dân và chỉ dựa vào sức mạnh, niềm kính trọng, lòng tin yêu của Dân để hành xử, để soạn ra Pháp luật, mà chỉ nặn ra những gia nô cho đảng, những con rối cho bộ chính trị. Bởi thế Việt Nam vẫn đầy dẫy dối trá và bạo hành, thảm cảnh và tệ nạn, tụt hậu và suy đồi, không có các Quyền tự do cơ bản như Tự do Tôn giáo, Tự do Ngôn luận, Tự do Lập hội, Tự do Ứng cử và Bầu cử,… không thể vươn tới tầm cao phát triển nhân sinh nhân quyền như mọi Quốc gia Dân chủ Văn minh. Do đó, tiến trình và kết quả bầu cử Quốc hội bấy lâu nay tại Việt Nam đều vô ích, nếu không muốn nói là tai hại cho xã hội. 3- Lý do đạo đức: Trong hơn 60 năm rồi, qua 11 lần bầu cử dưới chế độ Cộng sản, việc đi bầu đã luôn là điều gượng ép đối với mọi người dân Việt. Theo bộ máy tuyên truyền của CS, tại Việt Nam có tự do đầu phiếu, ai muốn đi bầu hay không là tùy ý thích cá nhân và hoàn cảnh gia đình. Trong thực tế, Đảng và nhà nước CS đã luôn dùng nhiều biện pháp để lùa dân tới phòng phiếu, nhẹ thì buộc thân nhân bầu thay, nặng tay hơn là cưỡng bức bằng cách bằng cách đe dọa gây khó dễ về sau trong công việc làm ăn, xin chứng nhận giấy tờ..., đặc biệt thô bạo là trừng phạt những ai khước từ bỏ phiếu vì lương tâm xét thấy nghĩa vụ rất cao cả và quyền lợi rất cơ bản đó đã bị Đảng CS biến thành phương tiện để duy trì và củng cố ách độc tài của đảng. Cụ thể, mỗi người dân trong tổ dân phố, hay thôn xóm đều được cấp phát một Thẻ cử tri; đến ngày bỏ phiếu, cử tri đem thẻ đó đến phòng phiếu trình diện và công an trách

nhiệm sẽ đóng mộc vào thẻ để chứng minh là cư dân ở địa chỉ đó có đi bỏ phiếu. Những ai bệnh nặng đi lại không được thì thùng phiếu sẽ được đưa đến tận nhà. Sau ngày bầu cử, công an khu vực kiểm tra lại và sẽ đối phó tùy theo đối tượng. Bằng chứng cụ thể mới nhất là việc CS đã và đang sách nhiễu, giam cầm, xét xử những thành viên cốt cán của Khối 8406, Liên minh Dân chủ Nhân quyền Việt Nam, đảng Thăng Tiến và đảng Dân chủ Nhân dân là những lực lượng quyết tâm tẩy chay cuộc bầu cử Quốc hội khóa 12 tới. Qua các cuộc bầu cử đầy gian trá và cưỡng bức như trên, đảng CS đã biến toàn thể nhân dân đủ mọi tầng lớp, mà đặc biệt là giới trí thức và giới tu hành, những con người ở vị trí hướng dẫn xã hội về mặt tinh thần, trở thành một quần chúng quen gian dối, làm một điều trái lương tâm như thế mà vẫn không hay ít áy náy hổ thẹn. Đảng CS đã biến toàn thể nhân dân đủ mọi tầng lớp trở thành một quần chúng hèn nhát, bạc nhược, bị cưỡng bức làm một điều vô ích, phi pháp, nghịch thường như vậy mà vẫn không phản kháng hay phản kháng cách tiêu cực, yếu ớt. Do đó, tiến trình và kết quả bầu cử Quốc hội từ bấy lâu nay tại Việt Nam là vô đạo đức, gây tổn thương cho tinh thần dân tộc.

Posted by VIET NAM QUE HUONG TOI at

12:09 AM 0 comments

Saturday, May 12, 2007

Đã tới lúc phát động cuộc “cách mạng nhung”

- bất tuân lệnh dân sự tại VN nhân biến cố Bầu Cử Quốc Hội Độc Đảng 20-507 hay chưa? Gs. Vũ Quốc Thúc “… phải chăng sẽ có một cuộc tranh đấu gay go, dưới hình thức “bất tuân lệnh dân sự’’, sau đó nhà cầm quyền sẽ nhượng bộ, chấp nhận dân chủ hóa thể chế?…” Cụm từ cách mạng nhung được dùng để chỉ sự thay đổi thể chế chính trị , từ chế độ “cộng sản đảng toàn trị’’ sang chế độ dân chủ tự do, đa đảng, xảy ra ở Tiệp Khắc trong khoảng hai năm 1989- 1990. Sự thay đổi này đã thực hiện một cách êm đềm, không kéo theo cảnh tượng đổ máu, tàn phá, trả đũa... đáng tiếc nào, nhờ ở sự đồng thuận của mọi đảng phái, tổ chức, xu hướng trong xã hội. Chính vì vậy mà giới truyền thông đã đưa ra cụm từ cách mạng nhung để gọi biến cố ấy: “cách mạng’’ vì có sự thay đổi toàn diện trong một thời gian ngắn, “nhung” vì không có những sự bạo động thường đi kém các cuôc thay đổi sâu xa và đột ngột. Để hiểu biến cố lịch sử này, ta phải khách quan nhận định rằng Đảng Cộng Sản nắm quyền toàn trị ở Tiệp Khắc cho tới năm 1989 đã sáng suốt, biết trả lại chính quyền cho nhân dân đúng lúc; mặt khác các nhân vật lãnh đạo phong trào đối lập đã biết đặt quyền lợi tối cao của đất nước lên trên mọi cảm tính đố kỵ hay thù hận riêng tư.

cách mạng nhung 1990 Hai điều kiện vừa nêu không dễ gì hội đủ. Các lãnh tụ cộng sản đương quyền luôn luôn có xu hướng bảo vệ chức vụ, thế lực cùng lợi lộc của mình: do đó, những kẻ đối lập phải tranh đấu, phải tìm mọi cách làm suy yếu đối phương để tới một lúc nào đó cưỡng bách đám đảng viên cộng sản ngoan cố này rút lui mà không phải dùng tới bạo lực. Đó là đặc điểm của những cuộc cách mạng xảy ra từ năm 2000 ở một số quốc gia thuộc Liên Bang Xô Viết cũ (nay đã đổi tên thành Cộng Đồng Các Quốc Gia Độc Lập). Các nhà cách mạng đã dùng tên hoa hay trái cây để gọi biến cố chính trị do họ gây nên, nhằm mục đích nói lên hoài bão ôn hòa của họ, thí dụ: Cách mạng hoa hồng ở Georgia, Cách mạng cam ở Ukraina, Cách mạng tuy líp ở Kirghizistan. Để đạt mục tiêu thay đổi thể chế toàn diện , nhanh chóng nhưng vẫn ôn hòa, họ đã dùng một phương pháp quen thuộc: đó là phương pháp “bất tuân lệnh dân sự’’(civil disobedience) . Các công dân không công nhận chính quyền đang cai trị mình vì người ta cho rằng chính quyền ấy đã mất chính nghĩa: đó không phải là một chính quyền “của dân” “do dân lập nên”, “để phục vụ toàn dân”. Người ta không làm những hành động cụ thể để lật đổ chính quyền: như vậy chính quyền không có lý cớ gì để đàn áp ! Trái lại, người ta không chịu tuân hành lệnh của nhà cầm quyền vì tin rằng lệnh ấy vi hiến, phi pháp, hay trái đạo đức. Nếu là một công chức, tất nhiên cấp trên sẽ tìm cách trừng phạt đương sự nhưng muốn trừng phạt phải theo đúng thủ tục và luật lệ mà chế độ đương quyền đã đặt ra để bảo vệ nhân viên của mình: do đó kẻ bất tuân thượng lệnh có cơ hội chứng minh sự sai trái của cơ quan hay người đã ra lệnh. Trước mắt, việc thi hành lệnh bị chậm lại và không ai có thể

Nhưng sự kiện đang gây bất bình trong khắp thế giới là vụ L.m. Nguyễn Văn Lý và mấy người cùng bị bắt với Ông bị đưa ra Toà Án Nhân Dân Thừa Thiên để bị kết án nặng nề trong phiên tòa ngày 30 /03/2007, một cuộc đấu tố trá hình vì phiên toà không có luật sư biện hộ, thân nhân không được tham dự. Bọn Công An không ngờ là có người chứng kiến phiên toà đã lén chụp được hình Cha Lý, hai tay bị còng, hai bên là hai tên Công An mặc sắc phục, một tên mật vụ mặc thường phục đứng sau lưng giơ tay bịt miệng Cha, không cho Cha nói những lời công kích chế độ. Bức hình đã được chuyển ngay ra hải ngoại và được phổ biến khắp các nước. Nó đã gây nên một chấn động rất lớn trong công chúng quốc tế, khiến người ta nhớ lại mấy bức hình đã làm bộc phát phong trào phản chiến ở Mỹ trong cuộc chiến Việt Nam. Những sự việc vừa kể khiến ai nấy đều thắc mắc, chưa hiểu đường lối của nhà đương quyền cộng sản Việt Nam là thế nào. Điều chắc chắn là một cuôc “cách mạng nhung” kiểu Tiệp Khắc không thể nào xảy ra ở Việt Nam trong năm 2007 vì không có dấu hiệu đồng thuận giữa Đảng Cộng Sản và các phe phái đối lập. Tuy nhiên vẫn còn một câu hỏi: Liệu rằng một cuôc cách mạng bất bạo động giống như ở các nước Georgia, Ukraina, Kirghizistan có cơ xảy ra không? Nói rõ ràng hơn, phải chăng sẽ có một cuộc tranh đấu gay go, dưới hình thức “bất tuân lệnh dân sự’’, sau đó nhà cầm quyền sẽ nhượng bộ, chấp nhận dân chủ hóa thể chế? Để trả lời câu hỏi vừa nêu, chúng tôi lần lượt phân tích các điểm sau đây: a) Khả năng “tấn công” chế độ đương quyền của phe đối lập; b) Khả năng hưởng ứng phe đối lập của quần chúng; c) Khả năng phản tỉnh của nhóm cộng sản đương quyền; d) Cơ hội lịch sử của cuộc bầu cử Quốc Hội khóa 12 sắp tới. Điểm 1- Khả năng tấn công chế độ đương quyền của phe đối lập: Sự tấn công nói ở đây không phải là một chiến

dịch quân sự hay bán quân sự dựa trên bạo lực nhằm tiêu diệt hay ít nhất cũng làm suy yếu đối phương tới mức phải đầu hàng. Ai cũng biết chủ trương hiện thời của phe đối lập ở ngoài nước cũng như trong nước là phát động một phong trào tranh đấu bằng cách thuyết phục quốc dân ý thức nhu cầu đòi lại chủ quyền của mình hiện đang bị một nhóm người tước đoạt, không phải để phục vụ quyền lợi chung của đất nước mà chỉ để vinh thân phì gia. Như vậy, phương pháp chủ yếu là thông tin. Cần thông tin rộng rãi để ai nấy biết rằng có một hay nhiều tổ chức đối lập với chính quyền đương nhiệm vì chính quyền này phản dân hại nước: do đó cần vạch trần những hành động tham nhũng, chiếm công vi tư, bóc lột lương dân, lừa bịp các quan sát viên ngoại quốc... Không phải chỉ để công kích một cách mơ hồ, tổng quát, vu vơ mà cần nêu đích danh những kẻ có tội, ở mọi cấp của bộ máy Nhà nước. Cần giải thích cho ai nấy biết rõ là hành động của họ sai trái thế nào, vi hiến, vi luật thế nào ? Tố cáo tài sản họ tước đoạt của nhân dân hiện giấu giếm như thế nào ? ở nơi đâu, dưới tên ai ? Việc phổ biến những thông tin này chắc chắn tạo nên một tâm trạng nghi ngờ, khinh ghét kẻ đương quyền... khiến những người đang cộng sự với họ mất dần nhiệt thành, còn những người ngoài thì sẵn sàng bất tuân mệnh lệnh của nhà cầm quyền, khi thấy mệnh lệnh ấy có vẻ không hợp tình, hợp lý. Mục đích thứ hai không kém quan trọng của việc thông tin là thực hiện một công cuộc giáo dục công dân đại quy mô. Phải gạt bỏ ảo tưởng là ai nấy, kể cả những người có bằng cấp đại học, trung học v.v.. đểu hiểu rõ các quyền tự do cơ bản của công dân cũng như những quy tắc phổ quát của thể chế dân chủ. Đừng quên là nhân dân quốc nội từ lúc còn thơ ấu đã bị “nhồi sọ’’ với vô số khẳng định sai lầm của chủ thuyết Mác Lê nin, một chủ thuyết nhằm thâu tóm tất cả quyền hành trong nước vào tay một nhóm đảng viên cộng sản. Do đó, muốn đả phá chế độ Cộng Sản toàn trị, phải tích cực giáo dục công dân, có như thế người ta mới dần dần ý thức

được thực tại dân chủ. Còn không, dưới ảnh hưởng của công tác tuyên truyền do chính quyền cộng sản điều khiển, người ta sẽ lầm nghĩ rằng dân chủ chỉ là một trò chơi của những nhà trí thức không tưởng ! Mục đích thứ ba của việc thông tin là khơi động sự chú tâm của quảng đại quần chúng , đặc biệt của các tầng lớp trẻ. Chiến thuật của các đảng viên Cộng Sản đương quyền là tạo ấn tượng rằng phe đối lập chỉ gồm một nhóm nhỏ, do các lực lượng thù địch ở ngoài nước xúi giục và yểm trợ. Như vậy chỉ cần nhận diện, rồi trừng trị nặng nề nhóm “đầu sỏ’’ này: những kẻ đã theo hoặc lăm le đi theo họ sẽ khiếp sợ không dám làm chi nữa ! Có lẽ lý luận này đã đưa nhóm đương



Đấu tranh quyền lợi dân sinh quyền cộng sản tới việc đàn áp thô bạo những nhà dân chủ đối lập như chúng ta đã thấy. Do đó mục đích của công tác thông tin trong giai đoạn này là chứng minh rằng phe đối lập càng ngày càng mạnh và đông đảo hơn. Những tiến bộ vô cùng ngoạn mục của kỹ thuật truyền thông đã giúp đỡ các nhà đấu tranh dân chủ: không phải ngẫu nhiên khi ta thấy Công An Huế tịch thâu 8 máy vi tính, 9 máy điện thoại di động, 147 tấm các SIM trong phòng ngủ của L.m. Nguyễn Văn Lý: đây chính là những dụng cụ hiện đại, cần dùng cho bất cứ ai có nhu cầu thông tin. Những

dụng cụ này nhan nhản khắp nơi, trong các doanh nghiệp, các trường học, cũng như trong nhiều nhà thường dân. Nhờ các dụng cụ hiện đại này công cuộc đấu tranh chống chế độ cộng sản toàn trị trở nên dễ dàng hơn xưa: Ai cũng biết Cộng sản duy trì quyền lực bằng cách bưng bít thông tin, chỉ cho nhân dân biết những thông tin nào không hại cho chính quyền. Một thí dụ: trong vụ đàn áp L.m. Nguyễn Văn Lý và các nhà đối lập ở Huế, nhiều Việt kiều hiện diện ở thành phố này trong dịp Tết Nguyên Đán đã không biết gì hết vì các đài truyền hình, phát thanh, cũng như báo chí đều “lờ tịt” làm như không có chuyện gì xảy ra. Nếu biện pháp bưng bít tạm thời có vẻ hữu hiệu đối với những người vừa rồi thì rất nhiều người khác đã biết tin ngay và dĩ nhiên chỉ một thời gian ngắn sau đó mọi người đều biết sự thật. Kết quả là chẳng ai còn tin các cơ quan truyền thông của chính quyền nữa. Như ta thấy, công tác thông tin nằm trong kế hoạch tấn công chế độ vì nó chuẩn bị tâm lý quần chúng để ai nấy sẵn sàng hưởng ứng lời kêu gọi bất tuân lệnh dân sự của phe đối lập. Cũng như trong một cuộc đấu bóng tròn hay đấu quần vợt, chính những sai lầm của một bên thường khiến cho đối phương thắng cuộc. Trong cuộc đàn áp các nhà đối lập ở Huế vừa qua, rõ ràng là nhóm Cộng Sản đương quyền ở Việt Nam đã sai lầm thảm hại. Họ không ngờ rằng kỹ thuật chụp hình hiện đại khiến cho người ta có thể thâu hình kín đáo và chuyển ngay cho mọi người qua mạng internet. Bức hình L.m. Nguyễn Văn Lý trước vành móng ngựa, hai tay bị còng , miệng bị bịt, đang gây một xúc động cực kỳ mạnh mẽ trong công luận, khiến cho chiến dịch bất tuân lệnh dân sự có nhiều cơ thành công nếu khởi sự trong thời gian trước mắt. Tuy nhiên ta cần phải đánh giá chính xác khả năng hưởng ứng của quần chúng trước khi công khai phát động chiến dịch này. Điểm 2 - Khả năng hửơng ứng phe đối lập của quần chúng: Chính quyền cộng sản đương nhiệm đã thiết lập một mạng lưới công an bao trùm toàn lãnh thổ quốc gia . Tuyệt đại đa số công an là đảng viên. Công An viên được chính

quyền bao che, nâng đỡ, khuyến khích bàng mọi cách như thưởng tiền, tăng lương, cấp nhà, phong quân hàm v.v.. Khỏi nói là bọn công an đã yên tâm lạm dụng chức quyền của họ. Do đó muốn cho nhân dân hưởng ứng chiến dịch bất tuân lệnh dân sự, quần chúng cần phải giúp đỡ vượt qua nỗi sợ, đừng sợ công an nữa. Những cuộc đấu lý, đấu sức với các công an viên ở cấp địa phương thường không mang lại kết quả mong muốn. Phải hành động ở cấp trung ương theo đúng kinh nghiệm “muốn giết rắn phải đánh rắn dập đầu”. Sở dĩ cuộc cách mạng “hoa , trái” thành công ở các nước cựu cộng sản chính vì phe đối lập đã làm một số hành động bất tuân lệnh, rất “bắt mắt’’ ở ngay thủ đô, như biểu tình ngồi hàng vạn người, rồi biến thành cắm trại, cản trở lưu thông, ngăn chặn không cho ai vào các công sở v.v.. Khi các công an viên bị bó tay không dám giải tán bằng võ lực, tất nhiên sự kiện này sẽ khiến cho



Đấu tranh quyền lợi dân sinh quần chúng hết sợ. Ở nước ta, từ nhiều tháng nay đã có những vụ dân oan cắm trại ở vườn hoa Mai Xuân Thưởng ngay gần nơi làm việc hay cư ngụ của các nhân vật lãnh đạo. Số dân oan cắm trại như vậy không đông lắm: yêu sách của họ có tính cách hành chánh hay tư pháp, không phải là chính trị. Nhà cầm quyền đã dùng nhân viên công lực cưỡng bách họ về địa phương để địa phương giải quyết. Như

vậy, dân chúng thủ đô đã quen với cảnh tượng biểu tình cắm trại. Tại sao những người đối lập không mạnh bạo tiến xa hơn nữa, đưa ra những yêu sách chính trị chỉ có thể giải quyết ở cấp trung ương ? Tại sao không cố gắng huy động hàng vạn người ? Lẽ nào người Việt ở quốc nội không làm nổi những việc mà dân Georgia, Ukraina, Kirghizistan đã làm ? Có người lý luận rằng những đảng viên Cộng sản đương quyền ở các nước vừa kể không biết “lì lợm” như những lãnh tụ Cộng sản Việt Nam. Điều “lì lợm” của nhóm đương quyền Việt Nam mà thôi. Nói khác họ có “khả năng phản tỉnh” không ? Điểm 3 - Khả năng phản tỉnh của nhóm đảng viên Cộng sản đương quyền: Qua mạng Internet, chúng tôi được biết rằng, mới đây, Nông Đức Mạnh, Tổng Bí thư Đảng Cộng Sản Việt Nam, tuyên bố trước Quốc Hội: “Chúng ta sẽ không để cho trò chơi dân chủ lọt vào Quốc Hội khóa 12 . Dân chủ phải có kỷ cương . Dân chủ không phải là ai muốn làm gì thì làm”. Thật là rõ ràng ! Những lời khẳng định của kẻ đang nắm chức vụ lãnh đạo cao nhất của Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam có nghĩa là nhóm đương quyền sẽ không thay đổi đường lối toàn trị của họ. Phải chăng họ vẫn còn bị mê muội vì chủ thuyết Mác Lê nin ? Không ! Chắc chắn không ! Họ chỉ là một nhóm cơ hội chủ nghĩa không phục vụ một lý tưởng xã hội chủ nghĩa nào hết ! Nhờ thời cơ, họ đã cướp được chính quyền và do đó dành cho bản thân, gia đình, tay em... mọi đặc quyền, đặc lợi. Họ dại gì để cho chính quyền lọt vào tay người khác vì họ biết rõ hơn ai hết là nếu tổ chức một cuộc đầu phiếu tự do chắc chắn họ sẽ bị loại. Tuy nhiên, nếu có một cuộc chống đối đại quy mô của quần chúng, họ sẽ tìm cách “rút lui trong trật tự’’ để bảo toàn tính mạng cùng quyền lợi của bản thân, gia đình và tay em. Điều này đã nhận thấy ở các nước cộng sản cũ. Ta cũng thừa hiểu rằng từ ngày Cộng Sản Việt Nam cho phép đảng viên công khai làm giàu, công khai mua nhà riêng, công khai kinh doanh, một số “đã trở cờ”, “đã đi hàng hai”, “móc ngoặc với

địch” ( ! ) để sau này, khi cần sẽ chứng minh là mình đã “đới công chuộc tội”. Việc này là lẽ thông thường: nơi đâu cũng vậy ! Tóm lại khả năng phản tỉnh của nhóm đảng viên cộng sản đương quyền là một điều không ai chối cãi. Điểm 4 - Cơ hội lịch sử của cuộc bầu cử Quốc Hội khóa 12: Cuộc bầu cử Quốc Hội khóa 12, được dự trù vào ngày 20 tháng 5 sắp tới chính là cơ hội thuận lợi nhất để phe đối lập khởi sự chiến dịch “bất tuân lệnh dân sự’’. Cách đây mấy tháng L.m. Nguyễn Văn Lý, nhân danh Khối 8406, đã tung lời kêu gọi tẩy chay bầu cử nếu các điều kiện mà Khối đưa ra không được chấp nhận. Hành động tẩy chay bầu cử là một hành động bất tuân lệnh dân sự. Việc đảng Cộng sản đương quyền đàn áp các nhà tranh đấu dân chủ ở nhiều nơi, rồi tới việc đấu tố L.m. Nguyễn Văn Lý trong một phiên toà “trò hề” vô cùng man rợ và lố bịch khiến cho việc tăng cường chiến dịch tẩy chay bầu cử Quồc Hội dễ được nhân dân hưởng ứng. Nếu nhóm cầm quyền vẫn tiếp tục làm ngơ, dùng sức mạnh bắt ép cử tri đi bầu , phe đối lập không nên chùn tay, trái lại nên mở rộng chiến dịch bất tuân lệnh dân sự dưới mọi hình thức khác ! Vì thời cơ đã đến để thực hiện cuộc cách mạng dân chủ hóa ở Việt Nam. Nếu cuộc cách mạng thành công, kẻ viết bài này đề nghị nên gọi đó là cuộc cách mạng trúc. Tại sao ? Chính vì cây trúc (tre) đã đóng một vai cực kỳ quan trọng trong tiến trình xây dựng nền văn hóa của dân tộc Việt. Đã có học giả tây phương từng mệnh danh nền văn minh nước ta là civilisation du bambou (văn minh cây trúc) .Sau các cuộc cách mạng hoa hồng, cách mạng cam, cách mạng hoa tuy líp, tại sao không có một cuộc cách mạng trúc ? Paris tháng 4 năm 2007 Gs. Vũ Quốc Thúc Điều 88 - Hai Cái Còng Số 8 Trần Nam

“… Điều 88 thực chất chính là hai cái còng số 8 do đảng Cộng sản Viêt Nam sáng tạo để triệt hạ các tiếng nói dân chủ …” Trong những năm 2000, khi có nhu cầu đàn áp các nhà bất đồng chính kiến, nhà cầm quyền Hà Nội thường tạo dựng ra các tội danh tưởng tượng để truy tố, gán ghép phạm tội một cách tuỳ tiện, vô văn hoá và thô bạo. Những tội danh nặng và thông dụng lúc đó thường là tội gián điệp, vi phạm điều 80 luật hình sự nước Cộng Hoà XHCNVN. Các bộ máy cầm quyền cố gắng vận dụng trí sáng tạo nhằm đặt ra một số tội hết sức trẻ con để truy tố những nhà dân chủ. Anh Nguyễn Khắc Toàn, nhà báo Nguyễn Vũ Bình, bác sĩ Phạm Hồng Sơn đã bị kết án tội gián điệp này. Ngay cả ông Hà Sĩ Phu, ông Lê Hồng Hà cũng từng bị gán ghép không thể tưởng tượng, đó là tội “tiết lộ bí mật nhà nước”. Lý do ấu trĩ đến độ cả nước và dư luận thê giới phải ngạc nhiên chỉ vì ông Hà Sĩ Phu, ông Lê Hồng Hà có lưu giữ bức thư của Ông Võ Văn Kiệt, viết góp ý cho Bộ Chính Trị. Hiện nay bài bản tội gián điệp, tội tiết lộ an ninh quốc gia không còn ăn khách, vừa lạc điệu, nhảm nhí lại vừa không thuyết phục, nên các quan công an tìm cách đề ra những tội danh khác. Tên có thể khác nhưng án tù, giọng điệu cáo buộc thì không có gì khác. Vì vậy, “tuyên truyền chống nhà nước Việt Nam” đã được Hà Nội tung ra, thay thế tội gián điệp nhưng bản chất và mức độ gán ghép thì giống nhau. Trong đợt trấn áp gần đầy, Hà Nội đã dùng tội danh này để bắt hàng loạt các nhà dân chủ gồm linh mục Nguyễn Văn Lý, các đảng viên đảng Thăng Tiến, đảng viên Đảng Vì Dân, luật sư Nguyễn Văn Đài, Lê Thị Công Nhân, Luật sư Lê Quốc Quân, nhà văn Trần Khải Thanh Thuỷ, đảng viên đảng Dân chủ Nhân dân v.v.. Ngay cá nhân tôi, sau khi bị vu khống tội khủng bố trên các cơ quan ngôn luận trong nước. Hà Nội trắng trợn chính thức tuyên bố với các phóng viên nước ngoài là Đỗ Thành Công đã vi phạm tội trạng trên, nhưng thực chất lệnh bắt khẩn cấp và lệnh phê chuẩn tạm giam từ Viện kiểm sát cũng thu gọn trong phạm vi điều 88.