Những Nội Dung Cơ Bản Trong Bản Thể Luận Và Nhận Thức Luận Của Francis Bacon.docx

  • Uploaded by: DUNG HOANG THUY
  • 0
  • 0
  • December 2019
  • PDF

This document was uploaded by user and they confirmed that they have the permission to share it. If you are author or own the copyright of this book, please report to us by using this DMCA report form. Report DMCA


Overview

Download & View Những Nội Dung Cơ Bản Trong Bản Thể Luận Và Nhận Thức Luận Của Francis Bacon.docx as PDF for free.

More details

  • Words: 5,047
  • Pages: 11
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH KHOA KẾ TOÁN ----------

Tiểu luận Triết học

Đề tài tiểu luận NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN TRONG BẢN THỂ LUẬN VÀ NHẬN THỨC LUẬN CỦA FRANCIS BACON

Thành phố Hồ Chí Minh Tháng 1- 2019

Mục Lục LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 2 I.

Khái quát về Triết học Francis Bacon ............................................................ 3 1. Sơ lược về tiểu sử Francis Bacon ................................................................. 3 2. Những điều kiện, tiền đề xuất hiện Triết học Francis Bacon ................... 3

II. Những nội dung cơ bản trong bản thể luận và nhận thức luận của Francis Bacon ........................................................................................................................ 5 1. Bản chất của nhận thức ................................................................................ 5 2. Phương pháp nhận thức ............................................................................... 6 3. Những giá trị và hạn chế trong nhận thức luận của Francis Bacon ........ 8 KẾT LUẬN ............................................................................................................... 10

1

LỜI MỞ ĐẦU Tư tưởng triết học Tây Âu phục hưng và cận đại là bước cách mạng đưa triết học từng bước thoát khỏi ảnh hưởng của tôn giáo thần quyền thời trung cổ, giải phóng tư tưởng nhân loại, sự vùng lên của triết học sau thời kỳ trung cổ làm cho triết học duy vật thoát khỏi núp dưới tầm áo choàng của thần học và tôn giáo. Sự trỗi dậy của quan điểm triết học duy vật thời kỳ này phù hợp với sự phát triển của nền sản xuất mới đang hình thành, phù hợp với tư duy khoa học, có ý nghĩa phản kháng lại các quan điểm của thần học và tôn giáo đã ngự trị hàng nghìn năm. Nó báo hiệu một màn giáo đầu mới cho cuộc cách mạng tương lai mà giai cấp tư sản sẽ khởi sướng. Vì thế triết học duy vật thời kỳ này được giai cấp tư sản hết sức ủng hộ. Nó trở thành thế giới quan và phương pháp luận của giai cấp cách mạng mới. Đây là bước chuẩn bị tiền đề lý luận của cách mạng Tư sản khắp Châu Âu. Giai cấp tư sản châu Âu đã tìm thấy ở triết học duy vật vũ khí tư tưởng sắc bén để chống lại tư tưởng duy tâm, tôn giáo đang ngự trị lúc bấy giờ. Sự ra đời của triết học thời kỳ này còn khẳng định mối quan hệ khăng khít bền chặt giữa triết học và khoa học tự nhiên trong cuộc đấu tranh chông liên minh giữa chủ nghĩa duy tâm và tôn giáo trong giải quyết những vấn đề của triết học lúc bấy giờ. Một trong số những đại biểu tiêu biểu của thời kỳ này là Francis Bacon - nhà triết học duy vật người Anh. Theo Mac, Francis Bacon là ông tổ của chủ nghĩa duy vật Anh và khoa học thực nghiệm. Quan điểm nhận thức luận của ông có nhiều nét đặc sắc, có ảnh hưởng lớn đến triết học đương thời cũng như các trào lưu triết học sau này. Bắt đầu từ Francis Bacon, lịch sử triết học Tây Âu bước sang một giai đoạn mới với những màu sắc riêng. Vì vậy, việc tìm hiểu quan điểm nhận thức của Francis Bacon không những giúp chúng ta tìm hiểu sâu sắc thêm về lịch sử triết học, mà còn đem lại những bài học cần thiết cho việc đổi mới phương pháp tư duy, phương pháp nhận thức ở nước ta hiện nay.

2

I.

Khái quát về Triết học Francis Bacon 1. Sơ lược về tiểu sử Francis Bacon Francis Bacon (“F. Bacon”) sinh năm 1561 trong gia đình quý tộc ở Luân Đôn, Anh. Năm 13 tuổi, sau khi tốt nghiệp trường đại học tổng hợp Cambrigio, ông chuyển tới Pari – một trung tâm chính trị lớn ở Châu Âu. Mặc dù sống ở nước Anh thời kỳ trước cách mạng tư sản, nhưng F. Bacon vẫn nhiệt liệt ủng hộ những cải cách tư sản nhằm phát triển đất nước, ủng hộ sự phát triển khoa học và triết học Anh. Giai đoạn từ năm 1603 đến năm 1623, ông cho ra đời những tác phẩm lớn như Đại phục hồi các khoa học (1605), Công cụ mới ( 1620),… 2. Những điều kiện, tiền đề xuất hiện Triết học Francis Bacon Cuối thế kỷ XVI, đầu thế kỷ XVII, nước anh cũng như toàn thể Tây Âu điễn ra những thay đổi mang tính bước ngoặt trong lịch sử, trước hết là sự biến đổi trong phương thức sản xuất dẫn đến những biến đổi trên lĩnh vực chính trị, xã hội, văn hóa đó là sự xuất hiện, củng cố và phát triển của phương thức sản xuất mới Tư bản chủ nghĩa thay chế độ phong kiến với nền sản xuất nhỏ, đạo luật hà khắc trung cổ. Về kinh tế, từ nửa sau thế kỷ XVI, nước Anh trở thành quốc gia điển hình về tích lũy tư bản nguyên thủy và hình thành nền kinh tế tư bản chủ nghĩa ở nông thôn ở nước Anh. Về chính trị xã hội, cùng với hình thành chế độ chuyên chế tập quyền, tầng lớp quý tộc mới có xu hướng tư sản hóa, chiếm vị trí đặc biệt trong cơ cấu chính trị - xã hội nước Anh ở đêm trước cách mạng tư sản. Xã hội Anh cuối thế kỷ XVI, đầu thế kỷ XVII đã báo trước sự sụp đổ của chế độ chuyên chế phong kiến, tạo tiền đề cho cuộc cách mạng tư sản Anh năm 1640. Chính những biến đổi trong đời sống kinh tế, xã hội tác động đến đời sống sinh hoạt tinh thần tại Anh. Các tín đồ Thánh giáo tuyên truyền rộng rãi đạo đức, tôn giáo mới, những tổ chức chính trị của giai cấp tư sản và quý tộc mới bậc trung và một số nông dân, bình dân thị thành ra đời. Xét toàn cảnh nước Anh, từ nửa sau thế kỷ XVI, xu hướng cải cách chính trị, xã hội, và đời sống tinh thần đã trở nên phổ biến. Mặc dù, F Bacon thuộc tầng lớp quý tộc, không ủng hộ đổi mới chính trị, xong xu thế đổi mới đời sống xã hội đã tác động đến cách nhìn của ông trong sinh hoạt tư tưởng, nhất là lành mạnh hóa môi trường giáo dục, hình thành quan điểm nhận thức mới. Tiền đề lý luận sâu xa của triết học F. Bacon là văn hóa Phục hưng, và cùng với nó là những phát minh khoa học của thời đại, góp phần làm thay đổi tư duy con người. Tư tưởng triết học F. Bacon chịu ảnh hưởng sâu sắc từ những thành quả của khoa học tự nhiên và truyền thống lý luận Tây Âu, từ những gợi mở của 3

Platon thời cổ đại mà trực tiếp là truyền thống Anh với những nhà tư tưởng xuất sắc như R. Bacon, William Ockham… Đó chính là chiếc nôi nuôi dưỡng khát vọng vượt thời đại cảu F. Bacon. F. Bacon tiếp thu và phát triển một số yếu tố trong nhận thức luận của Platon trên lập trường duy vật, trong đó học thuyết về các khái niệm, ý niệm là cơ sở đề F Bacon đưa ra phương án phê phán các ngẫu tượng trong nhận thức. Cách lý giải thế giới qua hình tượng “hang động” của Platon đã được F. Bacon triển khai như một loại ngẫu tượng dẫn đến tri thức sai lầm của con người. R. Bacon nhà tưởng cách tân nước Anh thời trung cổ được coi là người đặt nền móng đầu tiên cho khoa học thực nghiệm hiện đại và là người đề xướng vĩ đại tinh thần khoa học mới chống tri thức kinh viện. Tiếp bước đồng hương của mình, F. Bacon đã thực hiện một sự cải cách rộng rãi, hệ thống, sâu sắc với triết học và khoa học. William Ockham tác động đến F. Bacon không chỉ chủ nghĩa duy danh, mà cả thái độ phê phán đối với “nền dân chủ trong khoa học”… Những thành quả của khoa học tự nhiên thực nghiệp của G.Kepler, N. Kopernik, … trong đó có khám phá khoa học của G.Galile đã tác động đến sự hình thành phương pháp luận kinh nghiệm – quy nạp của F. Bacon. Phong trào cải cách tôn giáo ở Tây Âu đã ảnh hưởng đến sinh hoạt tôn giáo ở Anh, từ đó hình thành ở F. Bacon quan điểm về sự dung hòa tri thức và niềm tin, khoa học và tôn giáo, nhưng nhấn mạnh vai trò của tri thức trong thực tiễn, còn niềm tin theo F. Bacon có tác dụng trong quá trình đạo đức, xét ở phương diện tích cực, F. Bacon đã tiếp thu tinh thần phê phán và đấu tranh kiên quyết chống lại những xiềng xích của giáo hội và thần học đối với tri thức con người. Phong trào cải cách tôn giáo như giá đỡ cho ông trong sự nghiệp của cách triết học và khoa học, là động lực cho ông trong cuộc hành trình chống lại tri thức kinh viện, tìm kiếm hướng đi mới cho triết học và khoa học, nhấn mạnh tính ứng dụng của tri thức trong thực tiễn. Cuối cùng, xét một cach tổng thể, tư tưởng đổi mới của triết học F. Bacon nói chung, quan điểm của Ông về nhận thức nói riêng, được cổ súy bởi tinh thần phục hưng văn hóa, mà F. Bacon là sự kết thúc tinh thần đó, đồng thời cũng bắt đầu thời đại mới. Tiếp thu tinh thần của chủ nghĩa nhân văn, triết học F. Bacon thể hiện tư tưởng tôn vinh con người, đề cao con người, xem con người là điểm xuất phát và mục đích cuối cùng của mình. Ở F. Bacon, chủ nghĩa nhân văn gắn với vấn đề khẳng định quyền lực của con người trước tự nhiên, và giải phóng con người khỏi những uy quyền của thời đại. Có thể nói, khát vọng khám phá, cuộc đấu tranh chống ý thức hệ phong kiến trung cổ, những phát minh khoa học tự nhiên, những phát triển của văn hóa nhân văn và phong trào cải cách tôn giáo là những yếu tố tác động đến sự hình thành tư tưởng F. Bacon nói chung, quan điểm nhận thức luận nói riêng.

4

II. Những nội dung cơ bản trong bản thể luận và nhận thức luận của Francis Bacon 1. Bản chất của nhận thức Xuất phát điểm trong nhận thức luận của F. Bacon là thế giới vật chất tồn tại khách quan, nhiệm vụ của khoa học là nhận thức thế giới khách quan ấy. Theo F. Bacon, quá trình nhận thức thế giới khách quan là quá trình xây dựng các tri thức khách quan về thế giới. Quá trình này phải xuất phát từ bản thân thế giới khách quan, thông qua kinh nghiệm cảm tính, tiến đến tư duy lý tính để xây dựng các tri thức khách quan về thế giới. Phát triển các quan niệm duy vật thời cổ đại, F. Bacon cho rằng để lý giải được tính muôn màu muôn vẻ của thế giới, chỉ cần mỗi vật chất là đủ. Để giải thích thế giới, ông đã cải biến thuyết bốn nguyên nhân của Aristotle theo hướng duy vật. Ông cho rằng thế giới (giới tự nhiên) tồn tại khách quan, đa dạng và thống nhất; con người là một sản phẩm của thế giới, nó bao gồm thể xác và linh hồn mang tính vật chất. Ông xoá bỏ nguyên nhân mục đích của các sự vật và cho rằng, mọi cái trên thế gian chỉ tồn tại từ ba nguyên nhân: hình dạng, vật chất và vận động. Khác với Aristotle, ông coi hình dạng của sự vật là cái nằm chính trong bản thân sự vật, là bản chất hoàn toàn khách quan của nó; không thể có cái gọi là "hình dạng của hình dạng" phi vật chất, cũng như "vật chất đầu tiên" phi hình dạng là không có thực; mọi "hình dạng" đều chỉ là "hình dạng" của vật chất. Cả ba nguyên nhân "hình dạng", "vật chất" và "vận động", thực chất đều là bản tính của vật chất. Vì thế vật chất có bản tính là tích cực, có sinh khí chứ không phải thụ động. Thế giới tồn tại một cách khách quan không phụ thuộc vào tình cảm, uy tín, nhận thức (cái chủ quan) của con người. F. Bacon đề cao vai trò của cảm giác và xem cảm giác là nguồn gốc duy nhất của nhận thức. F. Bacon cho rằng: cảm giác, kinh nghiệm là nguồn gốc duy nhất của mọi tri thức. Mặc dù vẫn còn chịu ảnh hưởng bởi quan niệm chân lý lưỡng tính – chân lý lòng tin của thần học tồn tại cùng với chân lý lý trí của khoa học – và chưa khắc phục được tính thần học trong quan niệm của mình, nhưng F. Bacon luôn cho rằng cảm giác, kinh nghiệm là nguồn gốc duy nhất của mọi tri thức. Khoa học thực sự phải biết sử dụng tư duy tổng hợp và phương pháp quy nạp khoa học để khái quát các dữ kiện do kinh nghiệm mang lại nhằm khám phá ra các quy luật, bản chất của thế giới vật chất khách quan, đa dạng và thống nhất. Khoa học như thế chỉ có thể là khoa học thực nghiệm. Và tri thức khoa học thật sự phải luôn mang bản tính khách quan; chúng hoàn toàn không phụ thuộc vào tình cảm, ý chí, lợi ích chủ quan của con người. Triết học và khoa học không thể biết cái gì ngoài thế giới vật chất khách quan đó. F. Bacon mong muốn đưa ra phương pháp nhận thức mới. Tính đa dạng của thế giới chỉ có thể được lý giải một cách đúng đắn và đầy đủ nhờ vào quan niệm về vật chất, về hình dạng, về vận động…Vật chất là toàn thể các phần tử rất nhỏ với những tính chất khác nhau. Hình dạng là nguyên nhân dẫn tới mọi sự khác biệt 5

của các sự vật, là lý do đầy đủ để sự vật xuất hiện, là bản chất chung của các sự vật cùng loại, là quy luật chi phối sự vận động của chúng. F. Bacon là người ủng hộ nhiệt thành sự phát triển của khoa học. Ông nói: "Mục đích của tôi là ở chỗ chỉ ra uy thế thực sự của khoa học mà không cần phải tô vẽ và cường điệu, và làm rõ ý nghĩa và giá trị chân chính của nó." F. Bacon phê phán gay gắt chủ nghĩa kinh viện vì nó xa rời cuộc sống, chỉ dựa vào những lập luận tuỳ tiện không có nội dung và chẳng đem lại lợi ích gì cho con người. Theo F. Bacon, triết học phải giúp con người trở nên mạnh hơn. Nhiệm vụ của triết học là nhận thức giới tự nhiên và các mối liên hệ phức tạp của nó. Ông mong muốn đưa ra một phương pháp nhận thức mới. 2. Phương pháp nhận thức a) Học thuyết về các ảo tưởng Xuất phát từ nhiệm vụ của triết học là phải cải tạo lại toàn bộ những tri thức của triết học kinh viện, vì thế để xây dựng được một phương pháp nhận thức mới, đạt tới chân lý, cần phải làm trong sạch trí tuệ của con người khỏi các khuyết tật liên quan đến lý tính. Với hoài bão xây dựng một cách nhìn mới về thế giới thật sự khách quan, F. Bacon đồng thời chỉ ra những hạn chế trong các khả năng nhận thức của con người, những hạn chế không phải chỉ dẫn đến những sai lầm vụn vặt và nhất thời, mà là những sai lầm nghiêm trọng không thể tránh khỏi của con người trong nhận thức. Ông gọi chúng là các “ảo tưởng” (Idola theo tiếng cổ Hi Lạp nghĩa là hình ảnh bị xuyên tạc). Để nhận thức chân lí và khắc phục được các ngẫu tượng, thì phải vạch ra cơ chế và bản chất của chúng. Do vậy, Ph.Bêcơn coi học thuyết về các ảo tưởng tựa như phần mở đầu trong nhận thức và phương pháp luận của mình. Có 4 loại ảo tưởng: -

-

-

Ảo tưởng loài (idola tribus): là những sai lầm do hạn chế của các cơ quan cảm giác của con người (đặc điểm sinh học) có thể đem lại cho trí tuệ và do hạn chế về tâm lý của chính con người. Ảo tưởng hang động (idola specus): Đây chính là ảo tưởng loài nhưng biểu hiện cụ thể ở từng cá nhân riêng biệt. Ảo tưởng này xuất hiện do thiên kiến cá nhân, do hạn chế của các cơ quan cảm giác của cá nhân là chủ yếu. Ảo tưởng công cộng (Idola fori): Do mọi người thường hay sùng bái, chạy theo các quan điểm của ai đó có uy tín, hoặc ủng hộ những quan điểm phổ biến giáo điều, các tập quán truyền thống, ngoài ra do những sai lầm xuất hiện trong giao tiếp giữa con người với nhau cũng như do trong giao tiếp, con người sử dụng ngôn ngữ sai. Nó xuất hiện bởi những đặc thù cuộc sống xã hội của con người. Ở đây, Bêcơn muốn phê phán thuyết tam đoạn luận và triết học kinh viện: chỉ bàn về những vấn đề có tính chất câu chữ, những vấn đề triết học có tính “trường học” xa rời cuộc sống, mà không bàn về bản thân sự vật. 6

-

Ảo tưởng nhà hát (idola theatri): Ảo tưởng này xuất hiện do sự sùng bái mù quáng những học thuyết của thời đại trước, do ảnh hưởng của chủ nghĩa quyền uy, chủ nghĩa uy tín. Ở đây, F. Bacon muốn ám chỉ trong các vở kịch ở nhà hát (thời kỳ này ở Anh rất thịnh hành) thì suy nghĩ, cảm xúc của khán giả đã bị suy nghĩ của nhà biên kịch, của vở kịch định trước rồi. Vở kịch kết thúc bi hay hài đều đã được định sẵn, khán giả không có quyền tự do sáng tạo trong những vở kịch này.

b) Học thuyết phương pháp luận của F. Bacon Tiếp theo học thuyết về ảo tưởng, phương pháp luận của F. Bacon bắt đầu triển khai từ việc liệt kê những phương pháp nhận thức cơ bản được sử dụng một cách phổ biến, để từ đó đưa ra một phương pháp nhận thức mới trên cơ sở kế thừa những mặt hợp lý của chúng. Theo F. Bacon có các phương pháp nhận thức sau: -

-

-

Phương pháp con nhện: là phương pháp xuất phát từ một vài bằng chứng và cứ liệu vụn vặt, người ta đã vội vã đưa ra các tiền đề và khẳng định một cách vô căn cứ về bản chất sự vật. Phương pháp này chẳng khác gì con nhện chăng tơ chỉ trong khoảnh khắc đã xong, nhưng không chắc chắn. Phê phán phương pháp này, F. Bacon khẳng định: "không cho phép các tiền đề được suy diễn ra bằng sự suy nghĩ, tư duy, diễn giải..., vì quy mô, tầm cỡ của giới tự nhiên đồ sộ và có ưu thế hơn tầm cỡ của mọi sự diễn giải". Phương pháp con kiến: là miêu tả, lượm nhặt, sưu tầm từng ít một các dữ kiện về sự vật, nhưng rốt cuộc chẳng biết khái quát, rút ra những kết luận đúng đắn trên cơ sở các dữ kiện đó. Như vậy, phương pháp này chỉ giúp ta hiểu được những gì bề ngoài, vụn vặt, chứ không thể khám phá được bản chất đích thực của sự vật. Phương pháp con ong: Trên cơ sở hai phương pháp con nhện và phương pháp con ong, F. Bacon đưa ra phương pháp con ong nhằm khắc phục những hạn chế cùa hai phương pháp trên, đồng thời kế thừa những ưu điểm của chúng. "Những tiền đề được suy ra từ những sự kiện, bằng chứng xác thực, đến lượt mình cũng dễ dàng chỉ ra và xác định những bằng chứng mới, và bằng phương pháp đó, mọi người làm cho khoa học trở thành hiện thực". Thực chất của "phương pháp con ong" là hướng tư duy và trí tuệ không phải để tưởng tượng ra những thuyết ảo tưởng chủ quan, mà để khái quát và diễn giải những tư liệu do cảm tính đem lại, “chế biến'' lại chúng tựa như con ong biến mật hoa thành mật ong vậy. Nó giúp ta kết hợp được những ưu điểm của cả "phương pháp con nhện” và "phương pháp con kiến"; đồng thời khắc phục được những hạn chế của cả chủ nghĩa duy cảm lẫn chủ nghĩa duy lý cực đoan. Phương châm của F. Bacon là: hãy ban cho lý tính "một lượng chì" để nó không được bay bổng theo ý chủ quan, đồng thời hãy cho nó ''đôi cánh" để nó vượt lên khỏi mặt đất. 7

-

Phương pháp quy nạp: Theo Bacon phương pháp này là phương pháp nhận thức tối ưu, do đó "khoa học là khoa học kinh nghiệm, và thực chất đó là áp dụng phương pháp hợp lý vào trong các tư liệu cảm tính". Quá trình nhận thức, vì vậy, chia thành các bước sau: (i) (ii) (iii)

Hiểu biết giới tự nhiên thông qua quan sát bằng các giác quan con người với sự đa dạng và sinh động của nó. Lập bảng và so sánh các dữ kiện: trên cơ sở những gì mà các giác quan thu được, ta lập bảng, so sánh, hệ thống lại và phân tích chúng. Quy nạp: đây là giai đoạn nhận thức quan trọng nhất giúp ta khám phá ra "hình dạng” tức bản chất của sự vật. Ví phương pháp quy nạp tựa như chiếc la bàn của khoa học, F. Bacon đều không thoả mãn với các phương pháp quy nạp mà người ta vẫn sử dụng trước đó, như quy nạp đầy đủ hoặc quy nạp không đầy đủ. Ông khẳng định "để xây dựng các tiền đề cần phải nghĩ ra một hình thức quy nạp khác so với những dạng quy nạp mà người ta vẫn sử dụng từ trước tới giờ".

F. Bacon là người đầu tiên khám phá ra phương pháp quy nạp lọai trừ, tức là thu thập mọi dữ kiện mà ta biết về sự vật, sau đó phân tích, loại bỏ những dữ kiện phụ. Từ đó chúng ta đi đến khẳng định bản chất của sự vật. Quy nạp là cái trục chủ đạo trong phương pháp của F. Bacon, tất cả các yếu tố khác của phương pháp đều xoay quanh nó. 3. Những giá trị và hạn chế trong nhận thức luận của Francis Bacon Một số tích cực của học thuyết nhận thức của F. Bacon trong lịch sử phát triển lý luận nhận thức nhân loại xét đến như sau: F. Bacon có đóng góp to lớn trong việc phủ nhận sự tồn tại của nguyên nhân mục đích của các sự vật trong lý luận của Aristotle, từ đó phủ nhận quan điểm mục đích luận trong nhận thức của con người, từ đó chỉ ra rằng tất cả đều có nguyên nhân, quá trình nhận thức là quá trình khám phá và tìm nguyên nhân của thế giới sự vật hiện tượng. Đồng thời đã có đóng góp to lớn trong việc chống lại quan điểm thần học và tôn giáo về nhận thức. Trước hết là đối tượng nhận thức của triết hoc Ph.Bêcơn, nhận thức con người không phải là niềm tin, thượng đế, đối tượng nhận thức phải là thế giới vật chất, tồn tại khách quan, và nhiệm vụ khoa học là phải nhận thức thế giới khách quan ấy – quan điểm duy vật tiến bộ trong lý luận nhận thức. Trong lý luận nhận thức, F. Bacon đặc biệt đánh giá cao vai trò của tri thức khoa học, khi đưa ra khái niệm tri thức khoa học Ông đã đối lập nó với tri thức kinh viện, coi đó là tri thức sách vở trống rỗng, xa rời cuộc sống. Để phục hồi vị trí, danh dự của tri thức khoa học trong đời sống xã hội, làm cho tri thức trở thành sức mạnh giúp con người làm chủ tự nhiên, làm chủ xã hội và làm chủ bản thân mình. 8

Nhận thức luận và phương pháp luận F. Bacon không dừng lại học thuyết về các ảo tưởng. Ông là một trong những người đầu tiên nhận thấy hạn chế của tam đoạn luận và nói chung logic hình thức của Aristotle từ trước đến giờ vẫn được coi là phương pháp vạn năng. Tam đoạn luận Aristotle, nhất là dưới hình thức diễn giải của phái kinh viện trung cổ, theo F. Bacon, mang nặng tính tư biện, máy móc trong nghiên cứu hiện thực. Từ lập trường duy vật ông hiểu rằng “sự tinh xảo của giới tự nhiên vượt hơn nhiều so với sự thông minh của lý tính, trí tuệ và tình cảm” của con người. Như vậy, Aristotle là một trong những người khởi sướng ra tư tưởng logic mới. Ông là người đầu tiên khám phá ra phương pháp quy nạp loại trừ, tức là thu thập mọi dữ kiện mà ta biết về sự vật, sau đó phân tích, loại bỏ những dữ kiện phụ. Từ đó chúng ta đi đến khẳng định bản chất của sự vật. Trong nhận thức luận, F. Bacon đòi hỏi nhận thức phải hoàn toàn khách quan, bởi trong thực tế con người thường hay chủ quan, duy ý chí trong hoạt động của mình có ý nghĩa tích cực trong phê phán thần học, chủ nghĩa kinh viện. Trong học thuyết về ảo tưởng, F. Bacon có công lao to lớn là đã đặt vấn đề cơ sở xã hội của quá trình nhận thức. Mục đích xuyên suốt học thuyết ảo tưởng là khẳng định nhận thức phải hoàn toàn khách quan, xem xét mọi cái trên tinh thần phê phán, cách mạng chứ không giáo điều. Những tư tưởng đó có ý nghĩa to lớn không chỉ trong bối cảnh lịch sử thời đó, mà cả hiện nay. F. Bacon đã luận chứng phương pháp quy nạp với tư cách là nguyên tắc đi từ cái riêng đến cái chung, từ các hiện tượng đơn nhất đến quy luật chung, cũng đã luận chứng ý nghĩa của phương pháp phân tích, là cái rất cần cho khoa học tự nhiên thế kỷ XVII. - Phương pháp quy nạp là cần thiết để tích lũy tư liệu lẫn để hình thành các khoa học riêng biệt dựa trên các tư liệu ấy. Tuy nhiên học thuyết nhận thức của F. Bacon vẫn còn một số điểm hạn chế như: Trong việc xác định bản chất và nguyên nhân của các ảo tưởng, F. Bacon còn mang nặng tính trực quan. Chủ yếu ông chỉ nhận thấy khía cạnh nhận thức luận của vấn đề, vì vậy chưa đưa ra được các biện pháp khắc phục ảo tưởng một cách hợp lý. Trên thực tế các quan niệm sai lệch về sự vật mà con người mắc phải còn xuất phát từ hạn chế lịch sử của thời đại, từ những cơ sở kinh tế - xã hội cũng như cơ chế quan hệ xã hội Phương pháp quy nạp của F. Bacon không đem lại tính vững chắc cho kết luận (Chúng ta luôn bị đe dọa từ phía các sự kiện mang tính phủ định, chúng ta không có được sự đảm bảo rằng, quá trình loại trừ đã được tiến hành tới cùng). Như vậy, F. Bacon đã không thể khắc phục được hết những khiếm khuyết của phép quy nạp Trung cổ. Việc áp dụng phương pháp phân tích như trên đã đưa tới chỗ khẳng định 9

phương pháp siêu hình trong khoa học tự nhiên, từ đó, nó đi vào triết học mà theo F. Bacon, phải trở thành lôgíc học, lý luận nhận thức.

KẾT LUẬN Triết học F. Bacon ra đời trong cuộc đấu tranh chống lại triết học Trung cổ và đặc biệt là trong cuộc đấu tranh chống lại quan điểm về giới tự nhiên của thuyết Aristotle, đã đáp ứng được đòi hỏi của thực tiễn xã hội và khoa học đương thời. Điểm tích cực là triết học F. Bacon đề cao nhận thức kinh nghiệm, F. Bacon đã đứng trên quan điểm duy vật trong nhận thức luận. F. Bacon đã đưa ra một số phương pháp nhận thức quan trọng, nhưng nhận thức luận của ông vẫn mang đặc điểm siêu hình. ---------------------Tài liệu tham khảo: 1. Tài liệu học tập môn Triết học, TS. Bùi Văn Mưa, TS. Trần Nguyên Ký, TS. Bùi Xuân Thanh 2. Hà Thiên Sơn, Những bước đi đầu tiên của F. Bacon tới việc xây dựng phương pháp quy nạp, Tạp chí triết học số 1/1996 3. Lê Thị Huyền (2010), Ph.Bêcơn với dự án “Đại phục hồi khoa học”, Tạp chí triết học số 2/2010 4. Lê Thi Huyền, Francis Bacon và sự xác lập phương pháp luận quy nạp khoa học, Tạp chí khoa học xã hội số 2/2011 5. Trần Văn Phòng (2011), Về phương pháp luận cải tiến của F. Bacon, Tạp chí triết học số 1/2011.

10

Related Documents

Bn
August 2019 56
Bn
June 2020 26
Lun Mtk.docx
April 2020 12
Phong Lun
November 2019 11
Tinh Lun
November 2019 11
Samples Bn
June 2020 22

More Documents from ""

December 2019 1
May 2020 19
Entry Sheet Dec 2008
November 2019 35
Sasmo 2016 Primary 2.docx
November 2019 46
April 2020 47