Ngày Xưa Hoàng Thị

  • Uploaded by: Khanh
  • 0
  • 0
  • June 2020
  • PDF

This document was uploaded by user and they confirmed that they have the permission to share it. If you are author or own the copyright of this book, please report to us by using this DMCA report form. Report DMCA


Overview

Download & View Ngày Xưa Hoàng Thị as PDF for free.

More details

  • Words: 2,482
  • Pages: 8
Ngày xưa Hoàng thị Thơ: Phạm Thiên Thư Phæ nh¹c: Ph¹m Duy Em tan trường về Đường mưa nho nhỏ Em tan trường về Đường mưa nho nhỏ Ôm nghiêng tập vở Tóc dài tà áo vờn bay Em đi dịu dàng Bờ vai em nhỏ Chim non lề đường Nằm im giấu mỏ Anh theo Ngọ về Gót giày lặng lẽ đường quê Em tan trường về Anh theo Ngọ về Chân anh nặng nề Lòng anh nức nở Mai vào lớp học Anh còn ngẩn ngơ ngẩn ngơ Em tan trường về Mưa bay mờ mờ Anh trao vội vàng Chùm hoa mới nở Ép vào cuốn vở Muôn thuở còn thương còn thương Em tan trường về Anh theo Ngọ về Em tan trường về Anh theo Ngọ về Môi em mỉm cười Man man sầu đời tình ơi Bao nhiêu là ngày

Theo nhau đường dài Trưa trưa chiều chiều Thu đông chẳng nhiều Xuân qua rồi thì Chia tay phượng nở sang hè Rồi ngày qua đi qua đi qua đi Như phai nhạt mờ Đường xanh nho nhỏ Như phai nhạt mờ Đường xanh nho nhỏ Hôm nay tình cờ Đi lại đường xưa đường xưa Cây xưa còn gầy Nằm quay ván đỏ Áo em ngày nọ Phai nhạt mây màu Âm vang thuở nào Bước nhỏ tìm nhau tìm nhau Xưa tan trường về Anh theo Ngọ về Nay trên đường này Đời như sóng nổi Xóa bỏ vết người Chân người tìm nhau tìm nhau Ôi con đường về Ôi con đường về Bông hoa còn đẹp Lòng sao thấm mềm Ngắt vội hoa này Nhớ người thuở xưa thuở xưa Xưa tan trường về Anh theo Ngọ về Xưa tan trường về Anh theo Ngọ về

Đôi chân mịt mù Theo nhau bụi đỏ đường mưa Xưa theo Ngọ về Mái tóc Ngọ dài Hôm nay đường này Cây cao hàng gầy Đi quanh tìm hoài Ai mang bụi đỏ đi rồi Ai mang bụi đỏ đi rồi Ai mang bụi đỏ đi rồi Phạm Thiên Thư và "Ngày xưa Hoàng thị" Với nhiều người thì "Ngày xưa Hoàng thị" (kể cả thơ lẫn nhạc) từng là một tuyệt tác. Nhưng với chính nhà thơ Phạm Thiên Thư thì “đó chỉ là những kỷ niệm dĩ vãng, mối tình thoảng nhẹ vu vơ của thời trai trẻ” Quê ông ở Kiến Xương- Thái Bình nhưng ông sinh ra ở Lạc Viên- Hải Phòng. Năm 1954, khi mới 14 tuổi, ông theo cha mẹ di cư vào miền Nam, ngụ tại căn nhà gần khu Tân Định- Sài Gòn. “Tôi vẫn nhớ tới căn nhà những ngày ấy, đó là một căn nhà nhỏ nằm đằng sau chợ Tân Định. Cha tôi xin cho tôi học tại trường Trung học Văn Lang cách nhà chừng non một cây số. Tôi đã học hết tú tài ở đó”. Ông nhớ lại: Cũng trong những năm học tú tài này, ông đã để ý một cô bạn học cùng lớp tên là Hoàng Thị Ngọ, cô gái đó quê gốc Hải Dương, ở gần nhà ông. Nhưng chỉ là để ý thôi chứ không dám ngỏ lời. Hàng ngày, khi xếp hàng vào lớp, cô gái đứng ở đầu hàng bên nữ, nổi bật, mái tóc dài xoã trên bờ vai mảnh dẻ. Ông chỉ im lặng ngắm nhìn. Rồi khi tan trường, cô gái một mình trên đường về nhà, ông lại là kẻ lẽo đẽo theo sau. "Cô ấy ôm cặp đi trước, tôi đi theo nhưng không dám lên tiếng. Trong bóng chiều tà, ánh nắng hắt qua hàng cây, cô ấy lặng lẽ bước, gây cho tôi những cảm xúc bâng khuâng khó tả. Cứ thế, tôi chỉ biết lặng lẽ đi theo sau cô ấy hàng ngày, giấu kín những cảm xúc của mình không cho bất cứ ai biết”. Sau khi học xong tú tài, khác với nhiều người, Phạm Thiên Thư chọn cửa Phật làm chốn dừng chân. Ông theo học trường Phật học Vạn Hạnh, gửi hồn trong lời Kinh tiếng Kệ. Thế nhưng mỗi khi đi ngang con đường một thủa, hình ảnh cô gái với mái tóc xoã ngang vai lại hiện về trong ông. Và trong một lần đắm chìm trong cảm xúc

ấy, ông đã cầm bút viết lên bài thơ Ngày xưa Hoàng thị: “Em tan trường vềĐường mưa nho nhỏ - Chim non giấu mỏ - Dưới cội hoa vàng…”. Ông tâm sự: “Đây không phải là bài thơ đầu tay của tôi. Cha tôi tuy làm nghề thuốc nhưng ông có làm thơ, tôi còn nhớ ông đã từng đạt giải Nhì về thơ do một tờ báo ở Hà Nội trao tặng. Khi còn nhỏ tuổi tôi cũng đã làm vài bài thơ và được cha tôi khen. Nhưng tôi làm thơ chủ yếu để trải lòng mình chứ không làm thơ chuyên nghiệp. Vì vậy mãi đến năm 1968, tôi mới tự xuất bản tập thơ đầu tiên. In ít thôi, chủ yếu để mình đọc và tặng một số bạn bè thân. Tôi chẳng muốn nhiều người biết về mình”. “Thế khi nào mọi người mới biết tới những bài thơ của bác?”- Tôi hỏi. Phạm Thiên Thư trả lời: “Ấy là khi chúng tôi nhờ nhạc sỹ Phạm Duy phổ nhạc 10 bài Đạo ca do tôi viết lời, Phạm Duy gặp và tình cờ đọc được tập thơ của tôi. Tôi cũng không nghĩ nhạc sỹ lại thích bài thơ Ngày xưa Hoàng thị đến thế, ông đề nghị phổ nhạc bài thơ đó. Dĩ nhiên được một nhạc sỹ nổi tiếng như Phạm Duy để ý đến bài thơ của mình thì có gì hạnh phúc bằng. Và tôi cũng bất ngờ nghe lại bài thơ của mình khi đã phổ nhạc. Nhạc sỹ đã tôn bài thơ lên rất nhiều qua những giai điệu nhạc bay bổng”. Vào những năm 70, bài Ngày xưa Hoàng thị đã trở thành một hiện tượng tại miền Nam Việt Nam. Ca sỹ Thanh Thúy là người đầu tiên thể hiện bài hát này và sau đó nhiều ca sỹ khác cũng chọn bài Ngày xưa Hoàng thị để hát, tạo thành trào lưu. Thậm chí báo chí Sài Gòn cũng vào cuộc, nêu câu hỏi “Nhân vật chính trong Ngày xưa Hoàng thị là ai?”. Một số người tự nhận mình là nhân vật của bài thơ, số khác thì phân tích bài thơ rồi cho rằng nhân vật chính trong bài thơ là cô A, cô B nào đó... “Ngày đó báo chí cũng gặp tôi hỏi chuyện tôi nói rằng đó là cô Hoàng Thị Ngọ nhưng không biết tại sao nhiều người vẫn không tin”. Ông bảo. Nhạc sỹ Phạm Duy còn phổ nhạc thêm một số bài thơ tình khác của ông như Đưa em tìm động hoa vàng, Gọi em là đoá tình sầu, Em lễ chùa này… Căn nhà của ông giờ là một quán cà phê nhỏ mang tên “Hoa vàng”, có lẽ ông lấy từ bài “Đưa em tìm động hoa vàng” để đặt tên. Quán nhỏ nhưng bài trí khá đẹp nên khá đông khách. Có lẽ ít ai vào quán lại để ý tới một ông già có dáng như một lão nông hay ngồi lặng lẽ trong góc nhà lại chính là nhà thơ Phạm Thiên Thư. Ông cười: “Thì tôi đâu dám nhận mình là nhà thơ”. Biết chúng tôi đang tìm hiểu về bài Ngày xưa Hoàng thị, cô con gái của ông tinh ý mở lại bản nhạc. Giọng ca của Thanh Thúy cất lên: “Em tan trường về- Đường mưa nho nhỏ…” Ông buông bút, nhắm mắt. Có lẽ ông đang hồi tưởng về những ngày xa xưa, những ngày trên con đường trải nắng vàng, một chàng trai trẻ lẽo đẽo theo chân

cô gái tên Ngọ có mái tóc dài xoã ngang vai… để rồi làm nên những vần thơ lung linh và xót xa đến thế. Ngày xưa Hoàng thị Em tan trường về Đường mưa nho nhỏ Chim non giấu mỏ Dưới cội hoa vàng Bước em thênh thang Áo tà nguyệt bạch Ôm nghiêng cặp sách Vai nhỏ tóc dài Anh đi theo hoài Gót giày thầm lặng Đường chiều úa nắng Mưa nhẹ bâng khuâng Em tan trường về Cuối đường mây đỏ Anh tìm theo Ngọ Dáng lau lách buồn Tay nụ hoa thuôn Vương bờ tóc suối Tìm lời mở nói Lòng sao ngập ngừng Lòng sao rưng rưng Như trời mây ngợp Hôm sau vào lớp Nhìn em ngại ngần Em tan trường về Đường mưa nho nhỏ Trao vội chùm hoa Ép vào cuốn vở Thương ơi! Vạn thuở Biết nói chi nguôi Em mỉm môi cười Anh mang nỗi nhớ Hè sang phượng nở Rồi chẳng gặp nhau Ơi mối tình đầu Như đi trên cát

Bước nhẹ mà sâu Mà cũng hòa mau... Tưởng đã phai màu Đường chiều hoa cỏ Mười năm rồi Ngọ Tình cờ qua đây Cây xưa vẫn gầy Phơi nghiêng dáng đỏ Áo em ngày nọ Phai nhạt mấy màu Chân theo tìm nhau Còn là vang vọng Đời như biển động Xóa dấu ngày qua Tay ngắt chùm hoa Mà thương mà nhớ Phố ơi! Muôn thuở Giữ vết chân tình Tìm xưa quẩn quanh Ai mang bụi đỏ Dáng ai nho nhỏ Trong cõi xa vời. Tình ơi!... Tình ơi!... Tìm ra Hoàng Thị... ngày xưa? Dư luận trong giới thi văn hải ngoại gần đây đang xôn xao về việc "đã phát hiện ra bà Hoàng Thị Ngọ", nhân vật trữ tình trong bài thơ nổi tiếng "Ngày xưa Hoàng Thị" của nhà thơ Phạm Thiên Thư, bài thơ này càng nổi tiếng hơn sau khi được nhạc sĩ Phạm Duy phổ nhạc trước 1975 ở Sài Gòn. Sau khi có một phụ nữ tên Hoàng Dược Thảo tự nhận là Hoàng Thị Ngọ thì Tuần báo Việt ở Mỹ số 24, ra ngày 09.7.2005 đã đăng tải một bức thư của thi sĩ Phạm Thiên Thư do nhạc sĩ Phạm Duy chuyển cho báo chí, phủ nhận "nhân vật" đó Gần đây nhất, khoảng giữa tháng 7, tại quận Cam, lại xuất hiện một người khẳng định rằng ông có liên hệ tới cô Hoàng Thị Ngọ "thứ thiệt". Tuy thực hư còn phải kiểm chứng nhưng xét thấy đây cũng là một câu chuyện khá thú vị về một thi phẩm Việt nổi tiếng, nên chúng ta hãy cùng theo dõi các thông tin dưới đây. em tan trường về cuối đường mây đỏ

anh tìm theo Ngọ dáng lau lách buồn Chân dung Hoàng Thị Ngọ (theo mô tả của ông H.H) Hoàng Thị Ngọ được mô tả là một thiếu nữ gầy, dáng dấp tầm thước, mặt không đẹp lắm, thon thả một chút. Tóc Ngọ dài, chải thẳng ngược ra sau gáy, không rẽ ngôi. Khuôn mặt hơi dài và xương... Dưới cánh mũi bên phải của Ngọ có một mụn ruồi khá lớn. Nói chung, theo như miêu tả của ông H.H (một người quen của Ngọ) thì Ngọ lúc đó chỉ là một thiếu nữ có nhan sắc trung bình. Điểm đặc biệt là vóc dáng cô rất đẹp khi mặc áo dài. Có lẽ nhà thơ Phạm Thiên Thư và cả ông H.H đều mê vóc dáng tha thướt cùng mái tóc buông lơi đó. Dáng Ngọ đi đứng nghiêm trang, mặt nhìn thẳng, hơi ngước lên một chút. Ông H.H nhận xét: Ngọ đúng là "một mẫu người con gái có gặp mưa cũng không dám chạy. Rất Việt Nam!" bước em thênh thang áo tà nguyệt bạch ôm nghiêng cặp sách vai nhỏ tóc dài Khoảng năm 1963, 1964 Ngọ chưa đến 20 tuổi, ở trong một căn nhà trên đường Trần Quang Khải, gần trường Văn Hiến… Gia đình Ngọ là người gốc Hải Dương, theo Công giáo. Cha của Hoàng Thị Ngọ là một nhà thầu khoán, gia đình khá giả, anh chị em đi du học, làm bác sĩ, kỹ sư... Nhan sắc Ngọ không lộng lẫy, nhưng "bù lại" cô có mái tóc dài mềm mại thả ngang lưng. Đi học, thường cô chỉ mặc hai màu áo vàng và đen rất dễ thương… Nhà thơ Phạm Thiên Thư Ông H.H kể tiếp: đó là khoảng thời gian ông quen Hoàng Thị Ngọ. Thời gian sau, ông đi lính. Vài năm, khi trở về ông có nghe Ngọ nói về một "chàng trai" làm thơ theo đuổi Ngọ. Theo Ngọ kể, nhà thơ này si tình Ngọ dữ lắm, đi theo làm quen, làm thơ, thất tình dữ lắm... Nhưng Ngọ không đáp lại mối tình si này. Sau, "chàng nhà thơ si tình" cạo đầu đi tu ở Gò Vấp và đó chính là nhà thơ Phạm Thiên Thư! Và bài thơ "Ngày xưa Hoàng Thị" được Phạm Thiên Thư sáng tác lúc đã đi tu. Sau đó bài thơ được nhạc sĩ Phạm Duy phổ nhạc và trở thành một bài hát bất hủ. Nói chung, theo "nhân chứng" H.H, thì Hoàng Thị Ngọ không "có gì" với Phạm thi sĩ kiêm tu sĩ kia. Lớn lên trong 1 gia đình trí thức nên Ngọ giỏi tiếng Pháp, cô viết được văn bằng tiếng Pháp! Sau, dường như Hoàng Thị Ngọ vào học đại học Vạn Hạnh... mười năm rồi Ngọ

tình cờ qua đây cây xưa vẫn gầy phơi nghiêng ráng đỏ Nhạc sĩ Phạm Duy Cách đây gần 1 tháng, có dịp về Việt Nam, ông H.H tìm lại lại khu nhà Ngọ ở hồi trước, một căn nhà trên đường đường Lý Trần Quán (tên cũ, nay là Thạch Thị Thanh), khu chợ Tân Định, quận 1. Nhưng người hàng xóm cho ông biết là bà Ngọ đã bán nhà, dọn đi nơi khác từ lâu. Nghe đâu hiện nay bà Hoàng Thị Ngọ đã định cư tại California, Mỹ. Ông H.H khẳng định: "Tôi nghĩ tới Ngọ bằng giá trị tinh thần, chứ không phải vì nhan sắc hay bất kỳ một chuyện gì khác. Sự thùy mị, dễ thương của Ngọ là bất tử!" áo em ngày nọ phai nhạt mấy mầu? chân tìm theo nhau còn là vang vọng Câu chuyện trên đây như một chút gia vị thêm vào nhạc phẩm “Ngày xưa Hoàng Thị” bất hủ của Phạm Thiên Thư - Phạm Duy. Nếu như Hoàng Thị Ngọ là một Việt kiều đang định cư tại California và có tình cờ đọc được bài viết này thì chuyên san Người Viễn Xứ mong nhận được thông tin từ bà để xác tín về một "nhân vật trữ tình" trong một thi - nhạc phẩm Việt bất hủ.

Related Documents

Xa
October 2019 24
Luan Xa
June 2020 8
Th
November 2019 53
Th
October 2019 54
Th
June 2020 39
Olympus Xa
May 2020 6

More Documents from ""

May 2020 0
May 2020 8
May 2020 0
June 2020 2