Nghiên Cứu Khoa Hoc.pdf

  • Uploaded by: Sera Myst
  • 0
  • 0
  • October 2019
  • PDF

This document was uploaded by user and they confirmed that they have the permission to share it. If you are author or own the copyright of this book, please report to us by using this DMCA report form. Report DMCA


Overview

Download & View Nghiên Cứu Khoa Hoc.pdf as PDF for free.

More details

  • Words: 20,953
  • Pages: 61
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC -- --

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC LỰA CHỌN VÀ TỔ CHỨC MỘT SỐ TRÒ CHƠI DÂN GIAN NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỢP TÁC CHO HỌC SINH TIỂU HỌC

Ngƣời hƣớng dẫn : ThS. Trần Thị Thùy Dung Sinh viên : Đào Thu Giang Doãn Nhƣ Hoa Lớp : K68-A

HÀ NỘI, 2019

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo đã giúp tôi hoàn thành nghiên cứu khoa học này. Với lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin cảm ơn ThS. Trần Thị Thùy Dung, giảng viên khoa Giáo dục Tiểu học đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ chúng tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành đề tài nghiên cứu khoa học. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, các thầy cô giáo cùng toàn thể các em HS trường TH Hoàng Diệu, TH Bê Tông, TH Lương Mỹ (Huyện Chương Mỹ- TP. Hà Nội) đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu. .

Hà Nội, tháng 3 năm 2019 Nhóm tác giả

Đào Thu Giang Doãn Nhƣ Hoa

MỤC LỤC LỰA CHỌN VÀ TỔ CHỨC MỘT SỐ TRÒ CHƠI ........................................ 1 DÂN GIAN NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC............................................. 1 HỢP TÁC CHO HỌC SINH TIỂU HỌC ......................................................... 1 LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................... 1 MỤC LỤC ............................................................................................................ 2 1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................ 1 2. Mục đích nghiên cứu .................................................................................... 3 3. Nhiệm cụ nghiên cứu .................................................................................... 3 4. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu ............................................................ 3 5. Phạm vi nghiên cứu ...................................................................................... 3 6. Giả thuyết nghiên cứu .................................................................................. 3 7. Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................. 3 PHẦN NỘI DUNG .............................................................................................. 4 Chƣơng 1 .............................................................................................................. 4 CƠ SỞ LÝ LUẬN ................................................................................................ 4 1. Năng lực hợp tác ........................................................................................... 4 1.1 Năng lực ...................................................................................................... 4 1.2 Năng lực hợp tác ......................................................................................... 4 1.3. Đặc điểm và ý nghĩa của năng lực hợp tác .................................................. 5 1.4. Các yếu tố ảnh hƣởng tới sự phát triển năng lực hợp tác của học sinh Tiểu học ................................................................................................................ 6 2. Trò chơi dân gian .......................................................................................... 7 2.1. Khái niệm trò chơi dân gian....................................................................... 7 2.2. Một số tính chất của trò chơi dân gian ...................................................... 8 2.3. Phân loại trò chơi dân gian ........................................................................ 9 2.4. Đặc điểm trò chơi dân gian trẻ em ........................................................... 10 3. Những lợi thế và khả năng của trò chơi dân gian trong việc phát triển năng lực hợp tác cho HSTH ............................................................................. 12 3.1. Trò chơi dân gian là hình thức phát triển năng lực hợp tác cho học sinh.. 13 3.2. Trò chơi dân gian với đặc điểm lứa tuổi học sinh Tiểu học ................... 13 TIỂU KẾT CHƢƠNG 1 ..................................................................................... 15 CHƢƠNG 2........................................................................................................ 16 CƠ SỞ THỰC TIỄN ......................................................................................... 16 2.1. Mục đích nghiên cứu thực trạng............................................................... 16 2.2 Khái quát quá trình khảo sát thực nghiệm............................................... 16 2.1.1. Đối tƣợng thực nghiệm ............................................................................ 16 2.2.2 Vài nét về phạm vi nghiên cứu ................................................................. 16

2.2.3 Nội dung thực nghiệm khảo sát ............................................................... 17 2.3. Kết quả thực nghiệm nghiên cứu ........................................................... 17 2.3.1 Thực trạng nhận thức của giáo viên về tổ chức trò chơi dân gian đối với việc phát triển năng lực hợp tác cho học sinh Tiểu học ở 2 trƣờng Tiểu học làm thực nghiệm ................................................................................................. 17 2.3.2 Thực trạng học sinh Tiểu học trong việc hiểu biết và tham gia các trò chơi- trò chơi dân gian ở trƣờng học ................................................................ 22 2.4. Thực trạng phát triển năng lực hợp tác của học sinh Tiểu học thông qua một số trò chơi dân gian đƣợc lựa chọn và tổ chức ................................ 25 TIỂU KẾT CHƢƠNG 2 ................................................................................... 26 CHƢƠNG 3........................................................................................................ 27 QUY TRÌNH LỰA CHỌN VÀ TỔ CHỨC .................................................... 27 MỘT SỐ TRÒ CHƠI DÂN GIAN NHẰM PHÁT TRIỂN ........................... 27 NĂNG LỰC HỢP TÁC CHO HỌC SINH TIỂU HỌC ................................ 27 1. Lựa chọn một số trò chơi dân gian nhằm phát triển năng lực hợp tác cho học sinh tiểu học ......................................................................................... 27 1.1. Các tiêu chí và nguyên tắc lựa chọn ........................................................ 27 1.2. Danh mục một số trò chơi dân gian nhằm phát triển năng lực hợp tác cho học sinh tiểu học.......................................................................................... 29 2. Quy trình tổ chức trò chơi dân gian nhằm phát triển năng lực hợp tác cho học sinh tiểu học................................................................................................. 41 2.1. Quy trình tổ chức ..................................................................................... 41 2.2. Vận dụng ................................................................................................... 42 2.3. Điều kiện thực hiện .................................................................................. 47 2.4. Đề xuất một số biện pháp lựa chọn và tổ chức trò chơi dân gian nhằm phát triển năng lực hợp tác cho học sinh Tiểu học ........................................ 48 Tiểu kết chƣơng 3 .............................................................................................. 49 KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ ................................................................................. 50 1. Kết luận chung ............................................................................................ 50 2. Kiến nghị ...................................................................................................... 51 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 52

PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1 Cơ sở lí luận Năng lực hợp tác là một trong những năng lực sống quan trọng nhất đối với sự phát triển của con người nói chung và trẻ em nói riêng. Bởi sự phát triển của mỗi cá nhân phụ thuộc rất nhiều vào khả năng hòa nhập cuộc sống của cá nhân đó. Hợp tác là khi con người biết bắt tay cùng làm chung với nhau, cùng hướng về một mục tiêu chung. “Muốn đi nhanh thì đi một mình, muốn đi xa thì đi cùng nhau”. Con người không một ai hoàn hảo, có người mạnh, có kẻ yếu, có người nổi bật ở điểm này nhưng lại thiếu xót ở điểm khác. Chính vì thế, sự hợp tác trong công việc giúp cho mọi người có cơ hội giúp đỡ, bổ sung lẫn nhau để cùng nhau vượt qua những khó khăn thử thách cùng đem lại chất lượng và kết quả cao hơn cho công việc chung của cả nhóm, đem lại lợi ích tập thể. Trong hệ thế giáo dục quốc dân Việt Nam, giáo dục Tiểu học luôn được xem là nền tảng, là bước đệm đầu vô cùng quan trong đối với mỗi thế hệ học sinh. Đặc điểm dễ nhận thấy ở học sinh Tiểu học là các em rất hiếu động, thích khám phá, học hỏi, thích tìm tòi những cái mới lạ, cái hay đặc biệt là bắt chước người lớn rất nhanh. Ở giai đoạn tiểu học, học sinh bước đầu bước vào môi trường xã hội rộng lớn hơn, được tiếp xúc với các nguồn tri thức khoa học và đặc biệt là các mối quan hệ mới: thầy cô, bạn bè,…Chính vì vậy, việc giáo dục cho trẻ những năng lực cần thiết đặc biệt là năng lực hợp tác là vô cùng quan trọng, là bước đầu để quyết định khả năng hòa nhập của trẻ với xã hội, tạo điều kiện thuận lợi giúp trẻ có những biểu hiện hợp tác, trẻ đồng thời sẽ có thêm sư gần gũi, dễ hòa nhập vào nhóm. Trò chơi dân gian là hoạt động vui chơi giải trí có nguồn gốc từ nhân dân, được sáng tạo xuất phát từ quá trình lao động, sinh hoạt văn hóa của cha ông ta từ xa xưa. Và được lưu truyền rộng rãi trong xã hội qua phương thức truyền miệng. Đặc biệt trò chơi dân gian thường được tổ chức dưới hình thức tập thể, nhiều người tham gia và rất dễ dàng để thực hiện các thao tác, các quy định của trò chơi. Do đó, khi chơi cũng chính là khi học, trong suốt quá trình chơi, người chơi có thể học và phát triển được nhiều năng lực xã hội khác nhau đặc biệt là khả năng cùng làm chung nhiệm vụ với những thành viên khác. 1

Chính vì những điều nói trên mà ta có thể thấy, trò chơi dân gian mang trong mình những đặc điểm quan trọng trong công tác giáo dục cũng như rèn luyện năng lực hợp tác cho học sinh Tiểu học. Sự tương tác hợp tác giữa các thành viên trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ giành chiến thắng trò chơi không chỉ giúp học sinh tăng cường khả năng quan sát mà hơn thế nữa tính tập thể của trò chơi dân gian sẽ giúp học sinh tăng cường năng lực hợp tác, làm cho các em biết lắng nghe, chia sẻ với mọi người, làm việc dựa trên lợi ích chung. Vì vậy, với các điểm tích cực của mình, việc lựa chọn trò chơi dân gian là một lợi thế để giáo dục rèn luyện năng lực hợp tác cho học sinh Tiểu học. 1.2 Cơ sở thực tế Ngày nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, của hàng loạt các thiết bị điện tử thông minh như: máy tính, ti vi,… cùng với đó là vô số các đô thị mọc lên san sát nhau làm thu hẹp và thậm chí mất đi những khoảng không gian vui chơi của con người và hơn nữa là đối với lứa tuổi Tiểu học. Học sinh Tiểu học hiện nay có vô cùng ít ỏi những cơ hội và thời gian để được vui chơi tập thể, đặc biệt là các trò chơi dân gian. Hầu hết các em thường thấy thú vị với các bộ phim hoạt hình trên tivi hay trên youtube, các trò chơi điện tử,… nhiều những loại hình khác còn mang tính tiêu cực, nguy hiểm khiến cho học sinh đặc biệt là lứa tuổi Tiểu học không những thấy xa lạ đối với các giá trị văn hóa dân tộc mà còn ảnh hưởng đến tâm lý khiến các em sống thu mình, ích kỉ tiêu cực,… Chính vì vậy việc đưa trò chơi dân gian vào việc tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp không chỉ giúp học sinh Tiểu học mở rộng những hiểu biết về những trò chơi mang truyền thống dân tộc mà thông qua trò chơi rèn luyện cho các em kĩ năng sống để các em có những hành trang vững chắc cho mình. Thế nhưng, với hạn chế của giáo dục hiện nay, những trường ở các thành phố lớn, các thị trấn, việc tổ chức trò chơi dân gian cho học sinh còn khá hạn chế, chưa được chú trọng do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan khác nhau. Hơn thế nữa, có khá ít các đề tài nghiên cứu về lựa chon trò chơi dân gian để giáo dục phát triển năng lực hợp tác cho học sinh Tiểu học phù hợp.  Chính từ những thực trạng đã nói ở trên đã thôi thúc chúng tôi lựa chọn đề tài :“Lựa chọn và tổ chức một số trò chơi dân gian nhằm phát triển năng lực hợp tác cho học sinh Tiểu học”.

2

2. Mục đích nghiên cứu Từ việc nghiên cứu về cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn, đề tài lựa chọn và tổ chức một số trò chơi dân gian nhằm phát triển năng lực hợp tác cho học sinh Tiểu học. 3. Nhiệm cụ nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tế về việc lựa chọn và tổ chức một số trò chơi dân gian cho học sinh Tiểu học. - Lựa chọn và đề xuất quy trình tổ chức một số trò chơi dân gian cho học sinh Tiểu học nhằm phát triển năng lực hợp tác cho học sinh Tiểu học đạt hiệu quả. 4. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu 4.1 Đối tƣợng nghiên cứu - Một số trò chơi dân gian rèn luyện năng lực hợp tác cho học sinh Tiểu học. - Quy trình tổ chức một số trò chơi dân gian cho học sinh nhằm phát triển năng lực hợp tác cho học sinh Tiểu học. 4.2 Khách thể nghiên cứu. - Năng lực học sinh: năng lực hợp tác - Trò chơi dân gian tập thể. 5. Phạm vi nghiên cứu Cơ sở thực nghiệm tại 2 trường Tiểu học: Tiểu học Hoàng Diệu và Tiểu học Bê Tông 6. Giả thuyết nghiên cứu Nếu lựa chọn và tổ chức được một số trò chơi dân gian cho học sinh Tiểu học theo quy trình hợp lí thì sẽ đem lại những hiệu quả lớn về phát triển năng lực hợp tác cho học sinh Tiểu học. Từ đó rèn luyện cũng như nâng cao được hiệu quả của việc tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp hiệu quả cho học sinh Tiểu học. 7. Phƣơng pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu lí luận: đọc tài liệu, hỏi ý kiến chuyên gia,… - Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: điều tra - Phương pháp nghiên cứu bổ trợ: thống kê toán học

3

PHẦN NỘI DUNG Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 1. Năng lực hợp tác 1.1 Năng lực 1.1.2 Khái niệm Năng lực là khả năng thực hiện một công việc nào đó, sử dụng một lượng thời gian, công sức của bản thân và đạt được những kết quả thành công xác định và hiệu quả cao. 1.1.2 Đặc điểm của năng lực Theo như khái niệm đã nêu thì có thể khẳng định rằng năng lực cũng chính là tổ hợp trình độ chuyên môn mà đã được chứng tỏ của cá nhân khi hoàn thành một hay nhiều công việc đạt được hiệu quả. Năng lực vừa được coi là tiền đề, vừa được coi là kết quả của hoạt động, và lại là điều kiện cho các hoạt động đạt kết quả cao. 1.2 Năng lực hợp tác 1.2.1 Hợp tác Hợp tác là một trong những kỹ năng sống quan trọng của mỗi con người. Chính vì vậy, năng lực hợp tác đã nhận được sự chú ý đặc biệt của nhiều nhà nghiên cứu và đã cho ra nhiều những khái niệm khác nhau của hợp tác như: Theo Linderfors, Patrick: “Hợp tác là quá trình của một nhóm các sinh vật làm việc hoặc hành động cùng nhau cho mục đích chung hoặc một số lợi ích, không vụ lợi” và “Con người hợp tác vì một số lý do cũng như các loài động vật khác như: lợi ích, sự liên kết di truyển, và sự có đi có lại nhưng cũng có thể vì những lý do chỉ có ở con người” Theo “Từ điển Tiếng Việt” của NXB Đà Nẵng năm 2009, GS. Hoàng Phê cho rằng: “Hợp tác là chung sức giúp đỡ nhau trong một công việc, một lĩnh vực nào đó nhằm đạt mục đích chung”. [6,145] Trong cuốn Chương trình giáo dục những giá trị sống – Những hoạt động giá trị dành cho trẻ từ 8-14 tuổi, (Nguyễn Thị Bích Hà dịch), NXB Văn hóa: “Hợp tác là khi mọi người cùng làm việc với nhau vì một lục đích chung. Hợp tác là khi ta công nhận giá trị đóng góp của từng người và luôn có thái độ thiện trí” [1, 207] 4

Còn với Sean Covey (Mỹ) cho rằng: “Hợp tác là với 2 hay nhiều người hơn nữa cùng nhau làm việc để được thành tựu hay kết quả lớn hơn”. [9,227] 1.2.2 Năng lực hợp tác Như vậy, ta có thể hiểu: Năng lực hợp tác là khả năng tương tác, phối hợp và tự điều chỉnh hoạt động của cá nhân với tập thể nhằm vào việc thực hiện mục tiêu chung với tinh thần chủ động, trách nhiệm cao trong công việc hoạt động của nhóm. 1.3. Đặc điểm và ý nghĩa của năng lực hợp tác Trong các mối quan hệ xã hội, mỗi cá nhân đều cần phải có sự tác động qua lại lẫn nhau, lệ thuộc nhau với xung quanh, đặc biệt là với con người để cùng thực hiện một mục đích nào đó. Chính vì vậy, hợp tác đóng vai trò quan trọng trong mỗi người và đã trở thành một trong những kỹ năng không thể thiếu. Trong kho tàng ca dao, tục ngữ của Việt Nam có câu: Một cây làm chẳng nên non Ba cây chụm lại lên hòn núi cao. Như vậy, từ ngàn xưa ông cha ta đã có ý thức về tầm quan trọng và ý nghĩa của năng lực hợp tác và hiệu quả của nó tác động đến kết quả của công việc. Năng lực hợp tác đang được xem là xu thế, tiêu chí để đánh giá sự phát triển toàn diện của con người. Mỗi con người đang sống giữa những mối quan hệ chặt chẽ giữa cá nhân và cộng đồng xung quanh nó. Và mỗi cá nhân lại đóng vai trò quyết định, không thể thiếu trong chuỗi các hoạt động nhằm đạt đến mục đích nào đó của tập thể để đi đến thành công. Để tập thể đạt kết quả cao thì mỗi cá nhân phải hoạt động tích cực, có sự phân công công việc và chung tay cùng hoàn thành. Từ đó, mỗi cá nhân thiết lập được các mối quan hệ người với người, đặc biệt là với bạn bè trong các hoạt động nhóm, hoạt động tập thể. Khi những mối quan hệ được hình thành, cá nhân trở nên quen thuộc và cảm giác thân thiện với xung quanh, năng lực hợp tác sẽ giúp mỗi cá nhân tự tin hơn trong mọi tình huống để cùng bàn bạc, học hỏi, trao đổi,…. thông tin cũng như lắng nghe ý kiến từ các thành viên khác và điều chỉnh những hành vi ứng xử sao cho phù hợp. Và như vậy, khi hình thành năng lực hợp tác, mỗi cá nhân sẽ có những kỹ năng cần thiết trong cuộc sống, giúp hoàn thành nhân cách, có thêm những mối quan hệ mới phong phú và đa dạng hơn, khiến con người tự chủ động tham gia chiếm lĩnh, hòa nhập để phát triển hoàn thiện nhân cách. 5

1.4. Các yếu tố ảnh hƣởng tới sự phát triển năng lực hợp tác của học sinh Tiểu học Năng lực hợp tác là một trong những năng lực quan trọng của con người, đặc biệt là học sinh Tiểu học. Nó được hình thành trong quá trình học tập, làm việc của học sinh. Chính vì vậy, muốn phát triển năng lực hợp tác cần cả một quá trình. Trong đó, các yếu tố có ảnh hưởng tới sự phát triển năng lực hợp tác ở học sinh Tiểu học là: 1.4.1. Bẩm sinh, di truyền Bẩm sinh hay di truyền có tác động gián tiếp tới quá trình hình thành và phát triển năng lực hợp tác cho học sinh Tiểu học. Mỗi học sinh đều có loại nhân cách và cơ thể khác nhau mang tính chất gen di truyền. Nếu ở những học sinh Tiểu học có xu hướng hướng ngoại thì biểu hiện của các em thường thích thú với môi trường giao tiếp, làm việc nhóm, giao lưu với mọi người, biết chia sẻ, dễ hòa hợp trong các mối quan hệ xã hội mà trẻ đối mặt với. Đây cũng là những học sinh có khả năng hợp tác cao khi đó trẻ dễ dàng trong việc thiết lập các mối quan hệ với người khác, dễ dàng thực hiện nhiệm vụ nhóm một cách nhanh nhẹn, tích cực và đat được những hiệu quả cao. Trái lại, học sinh hướng nội thường ít giao tiếp, không thích hoạt động đám động do đó các em rụt rè, ít tham gia và có thái độ thờ ơ, không quan tâm mọi người xung quanh. Đặc biệt, yếu tố bẩm sinh của cơ thể cũng có ảnh hưởng không nhỏ tới khả năng hợp tác ở học sinh Tiểu học. Cơ thể bị khiếm khuyết, hay thiệt thòi về ngoại hình cũng dễ dàng kiến cho các em có cảm giác tự ti, xấu hổ trước mọi người. Từ đó dẫn đến học sinh rụt rè, tự ti mà không dám thể hiện bản thân mình. 1.4.2. Tính tích cực hoạt động Bước sang lứa tuổi Tiểu học, học sinh đã có những nhận thức mới và phát triển hơn về bản thân cũng như những người xung quanh trẻ. Môi trường hàng ngày của trẻ tiếp xúc không chỉ có gia đình người thân mà đã được mở rộng hơn ra với mọi người xung quanh, với các mối quan hệ xã hội khác trong mọi công việc. Đặc biệt là khi trẻ đến trường, trong quá trình học tập trẻ luôn luôn phải vận động và với đặc điểm tâm lý lứa tuổi, học sinh rất thích chạy nhảy, vui chơi cùng bạn bè hơn là bị ngồi một chỗ nhàn chán. Chính vì vậy, mà khi đến trường ngoài giờ học học sinh thường xuyên vui chơi, chạy nhảy cùng nhau, tham gia các trò chơi giờ ra chơi. 6

1.4.3. Nhà trường Tiểu học Giáo dục Tiểu học là bậc học đầu tiên của hệ thống giáo dục quốc dân, đặt nền móng cho hệ thống giáo dục phổ thông. Không chỉ vậy, đây còn là môi trường giáo dục nhân cách cũng như hình thành những năng lực cần thiết tốt nhất cho trẻ. Nếu như ở mầm non, hoạt động chơi là chủ yếu thì lên đến cấp học Tiểu học, chơi không phải là hoạt động chủ yếu mà hoạt động học, tiếp nhận tri thức khoa học và từ đó tích lũy kinh nghiệm, hình thành năng lực cho bản thân tốt nhất. Trong môi trường Tiểu học, học sinh có dịp thỏa mãn những nhu cầu không chỉ là vui chơi mà còn tiếp xúc thường xuyên với các mối quan hệ khác nhau khi tham gia vào các hoạt động ở trường. Đặc biệt, học sinh có rất nhiều cơ hội tham gia vào các hoạt động tập thể, làm việc nhóm với thầy cô, bạn bè đúng nghĩa. Khi đó học sinh hiểu rằng mình không thể tồn tại một mình đơn nhất mà phải có sự tham gia giúp đỡ của những người xung quanh, có bạn bè hợp tác và ngược lại mình cũng phải tự nguyện chia sẻ, giúp đỡ bạn bè… sẽ xảy ra các tình huống với nhiều người đòi hỏi học sinh phải tự giải quyết và từ đó giúp trẻ phát triển cho mình năng lực làm việc tập thể, hợp tác với mọi người một cách tự nhiên nhất.  Như vậy, quá trình phát triển năng lực cho học sinh Tiểu học chịu nhiều chi phối của nhiều yếu tố khác nhau. Các đặc điểm về tâm sinh lý, về nhận thức tri thức thì chọn ra phương pháp giáo dục, đặc biệt là về phát triển năng lực hợp tác cho học sinh là rất quan trọng. Những đặc điểm của trò chơi dân gian rất phù hợp để phát triển năng lực hợp tác cho học sinh Tiểu học. Vì vậy, việc lựa chọn và tổ chức cần phải được chú ý đến những đặc điểm trên để có thể đạt hiệu quả nhất. 2. Trò chơi dân gian 2.1. Khái niệm trò chơi dân gian 2.1.1. Trò chơi Trò chơi là hoạt động tự nhiên rất cần thiết đối với con người nhằm thỏa mãn những nhu cầu giải trí, tạo không khí và tinh thần thoải mái, vui vẻ, giảm mọi căng thẳng trong cuộc sống. Chữ “trò” được hiểu là một hình thức mua vui bày ra trước mắt mọi người, chữ “chơi” là từ chung để chỉ các hoạt động lúc nhàn rỗi, ngoài giờ làm việc nhằm mục đích giải trí là chính. Và từ đó, trò chơi được hiểu là những hoạt động làm thỏa mãn những nhu cầu của con người, trước 7

hết là vui chơi, giải trí và được quy định bởi những luật lệ, yêu cấu nhất định đối với người chơi, người tham gia được gọi là luật chơi. 2.1.2. Trò chơi dân gian Trò chơi dân gian xuất hiện gắn liền với các hoạt động văn hóa truyền thống của con người từ thời tiền sử đến tận ngày nay. Là hình thức sinh hoạt văn hóa, trò chơi dân gian được nhân dân sáng tạo bằng tất cả sự say mê của tâm hồn và trí tuệ. Chúng xuất phát từ những hành động mô phỏng những lại hoạt động lao động thường ngày của con người và dần dần trở thành nét đẹp trong văn hóa truyền thống của cộng đồng một cách tự nhiên với đầy đủ bài bản bất thành văn về cách thức, luật lệ, quy ước,… Như vậy có thể định nghĩa trò chơi dân gian như sau: Trò chơi dân gian Việt Nam là những trò chơi truyền thống của Việt Nam, xuất hiện trong quá trình lao động sản xuất gắn liền với các hoạt động văn hóa, tín ngưỡng của con người Việt Nam, được truyền từ đời này sang đời khác, vùng này sang vùng khác nhằm thỏa mãn nhu cầu giải trí và mang tính giáo dục tinh tế, nhẹ nhàng. 2.2. Một số tính chất của trò chơi dân gian 2.2.1. Tính cộng đồng Trò chơi dân gian là những hoạt động mang tính cộng đồng có sự tham gia của nhiều người cùng bắt tay vào thực hiện hành động, nhiệm vụ của trò chơi. Mỗi người tham gia đều thể hiện mình bằng những hành động vào công việc chung để mọi người thừa nhận. Không chỉ vậy, trong thời gian chơi, người tham gia phải biểu hiện 2 thái độ: hợp tác và ganh đua. Tuy hợp tác và ganh đua là hai khái niệm trái ngược nhau nhưng trong trò chơi dân gian, chúng gắn bó mật thiết với nhau và khiến cho các thành viên tham gia thêm ràng buộc với những người chơi khác, chịu chấp nhận những phân công, biết lắng nghe các thành viên khác để đi đến những quyết định tốt nhất sao cho có thể giành chiến thắng trước các đối thủ khác. Đó là vì quyền lợi chung của cộng đồng nhưng cũng có thể hiểu là đem lại những lợi ích cá nhân rất lớn đối với người chơi. 2.2.2. Có luật lệ Trò chơi dân gian chứa luật chơi và các quy tắc tham gia để tất cả mọi người chơi phải tuân theo nhằm dễ dàng ràng buộc các thành viên trong đội cũng như các đội chơi khác. 8

2.2.3. Tính quần chúng Trò chơi dân gian mang tính quần chúng. Tất cả mọi người ở mọi lứa tuổi, mọi tầng lớp đều có thể dễ dàng tham gia. Không phân biệt giàu nghèo, tuổi tác, giới tính, quốc gia hay nam nữ đều có thể tham gia những trò chơi dân gian phù hợp với bản thân mình. 2.3. Phân loại trò chơi dân gian Trò chơi dân gian có tính chất và những đặc điểm tuy dễ nhận ra nhưng lại thuộc nhiều phương diện khác nhau nên rất đa dạng, phong phú về số lượng, nội dung, cách tiến hành, thể loại,… Không chỉ vậy, các trò chơi thường không giống nhau. Chính vì vậy, việc phân loại trò chơi dân gian là khó, chỉ mang hình thức tạm thời dựa vào các tiêu chí sau: 2.3.1. Phân loại theo số lượng người 2.3.1.1. Mỗi người một đội Có nhiều người chơi tham gia chia thành nhiều đội và mỗi người một đội cùng nhau đua tài, thực hiện nhiệm vụ của trò chơi. Những trò chơi dân gian mà mỗi người một đội chơi thường mang tính cá nhân cao và thường là trò chơi sử dụng trí tuệ cao. Đó là những trò như: ô ăn quan, cơm canh rau muống, chơi cờ, … 2.3.1.2. Nhiều bạn một đội Có thể có hai, ba hoặc bốn, thậm chí nhiều đội tham gia, mỗi đội có nhiều hơn hai thành viên hợp sức cùng chơi với nhau. Những trò chơi dân gian này thường mang tính tập thể rất cao, càng đông càng vui, hiệu quả càng cao và đòi hỏi mỗi người trong đội chơi phải phối hợp hoạt động với nhau cùng thực hiện nhiệm vụ của trò chơi chinh phục đích đến cao nhất. Chính vì vậy, mục đích của trò chơi thường nhằm phát huy tính chủ động hợp tác, năng lực làm việc nhóm, phối hợp với tập thể của các thành viên trong đội. 2.3.1.3. Cá nhân Trò chơi dân gian có thể chơi cá nhân, một mình vẫn có thể chơi như: chơi chuyền, nhảy ô lò cò, … 2.3.2. Phân loại trò chơi theo ý nghĩa giáo dục 2.3.3.1. Trò chơi vận động Đây là loại trò chơi đặc biệt, thường được tổ chức ở ngoài trời để học sinh có thể tiếp xúc với bạn khác, với các vật xung quanh trong không gian rộng lớn, nhằm phát triển sức khỏe và rèn luyện thể lực cho học sinh. Ví dụ như: rồng rắn lên mây, mèo đuổi chuột, … 9

2.3.3.2. Trò chơi rèn luyện trí tuệ Trò chơi mang tính tập thể, có sự tham gia của ít nhất từ 2 người trở nên. Chính vì vậy, việc tham gia các hoạt đông này sẽ giúp học sinh có nhiều tình huống phải xử lý, nhiều kinh nhiệm và năng lực sống hợp tác cho bản thân mình. 2.3.3.3. Trò chơi mô phỏng Bắt chước lại cảnh hoạt động chơi, sinh hoạt như làm ruộng, làm nhà của cuộc sống. Các em có thể hóa thân, nhập vai thành những người lớn mà các em thích. Nhờ đó trẻ nhập vào các mối quan hệ xã hội, học được cách ứng xử giữa người lớn với nhau, qua đó trẻ học làm người. 2.3.3.4. Trò chơi sáng tạo Trò chơi mà học sinh tự làm nên những món đồ vật bằng vật liệu trong tự nhiên như: xếp lá dứa thành con chong chóng, xếp lá đa thành con trâu, xếp lá chuối thành con cào cào,... giúp trẻ phát huy hết khả năng sáng tạo, sự khéo léo cũng như kiên nhẫn của bản thân. 2.4. Đặc điểm trò chơi dân gian trẻ em Trò chơi dân gian là hoạt động văn hóa dân gian đặc sắc, mang đậm bản sắc của mỗi dân tộc. Không có dân tộc nào mà không có những trò chơi riêng cho trẻ em. Nó không chỉ là sự kết thành và mô phỏng lại quá trình lao động sản xuất, hoạt động vui chơi giải trí mà hơn hết đối với trẻ em, đặc biệt là với học sinh Tiểu học, trò chơi dân gian có chức năng đặc biệt mang lại cho thế giới trẻ thơ nhiều điều thú vị, bổ ích, đồng thời thông qua việc vui chơi với người xung quanh, sẽ giúp giáo dục học sinh kỹ năng sống, phát triển năng lực đặc biệt là năng lực hợp tác được phát triển toàn diện nhất. 2.4.1. Độ khó thấp Một trong những nét đặc thù nổi bật nhất của trò chơi dân gian cho trẻ em là đơn giản, dễ chơi, dễ hòa nhập. Có thể tổ chức chơi ở bất cứ đâu, trong gia đình, trong lớp học hay ở thôn xóm, ngõ phố,… đều được. Sân rộng, có không gian thoải mái thì có thể chơi: Rồng rắn lên mây, thả đỉa ba ba, kéo co, bịt mắt bắt dê,bắt cá trong chậu, … ngõ xóm nhỏ hẹp hơn thì có thể chơi trốn tìm, bỏ dẻ, gọi màu, bắn bi, ô ăn quan,… 2.4.2. Dụng cụ chơi đơn giản, dễ tìm, dễ chuẩn bị Vật liệu để tổ chức chơi trò chơi dân gian không cầu kì, không tốn kém, dễ tìm, dễ chuẩn bị và thường là những vật liệu có ngay trong thiên nhiên xung 10

quanh như: sỏi (chơi ô ăn quan), cọng cỏ gà (chơi chọi gà), khăn bịt mắt (chơi bịt mắt bắt dê),… và thậm chí có nhiều trò không cần chuẩn bị vật liệu cũng có thể chơi như: rồng rắn lên mây, bắt cá trong chậu, trốn tìm,… 2.4.3. Gắn với các bài đồng dao Hầu hết các trò chơi dân gian cho trẻ em đều gắn liền với những bài đồng dao. Đây là một trong những nét đặc thù nổi bật của trò chơi dân gian Việt Nam. Đồng dao là để chỉ bài hát (dao) của trẻ em (đồng), khi vui chơi tập thể. Những bài đồng dao thường có đặc điểm về ngôn ngữ rất giản dị, dân dã, mộc mạc, hồn nhiên và ngộ nghĩnh. Dễ nhận ra trong các bài đồng dao, biên pháp nói ngược, trái với logic thực tế được sử dụng rất tiêu biểu. Chính sự đảo ngược này khiến trò chơi tăng thêm phần ngộ nghĩnh phù hợp với không khí vui chơi, kích thích tính tò mò. Mặt khác nội dung của những bài đồng dao cung cấp cho trẻ rất nhiều những kiến thức xung quanh như các bài hát gọi mẹ, gọi ghé của trẻ mục đồng, chủ đề nghề nghiệp, các loại hoa quả, động vật: “Con gà cục tác lá chanh Con lợn ủi ỉn mua hàng cho tôi Con chó khóc đứng khóc ngồi Bà ơi! đi chợ mua tôi đồng riềng” Quan trọng nhất là các bài đồng dao trong những trò chơi dân gian mang tính giáo dục cao, đặc biệt là giáo dục kỹ năng cho trẻ được lồng vào rất tinh tế. “Ù à, ù ập Mười ngón tay Ngón đi cày Ngón tát nước Ngón cầm lược Ngón chải đầu Ngón đi trâu Ngón đi cấy Ngón cầm bay Ngón đánh cờ Ngón chèo đò Ngón dò biển Tôi ngồi đếm Mười ngón tay” 11

Như vậy, ý nghĩa giáo dục của bài đồng dao đã nhẹ nhàng cho trẻ biết tự giác nhận nhiệm vụ, biết chấp nhận sự phân công, tham gia hoạt động cùng với những người xung quanh, hợp tác tích cực hoàn thành công việc để đạt được kết quả cao nhất cho mọi người. Từ đó đã hình thành và rèn luyện cho trẻ năng lực sống vô cùng quan trọng, đặc biệt là năng lực hợp tác, làm việc nhóm. 2.4.4. Gần gũi thiên nhiên Trong trò chơi, con người và thiên nhiên gắn bó chặt chẽ với nhau, thiên nhiên trở nên có hồn và gẫn gũi với trẻ. Những trò chơi được sử dụng vật dụng thiên nhiên chiếm ưu thế lớn. Những viên sỏi nhỏ được sử dụng trong trò ô ăn quan hay 10 que tre và 1 trái bưởi non để chơi chuyền thẻ,… Trò chơi dân gian được sáng tạo dựa trên sự mô phỏng của những hoạt động của con người trong cuộc sống nhưng nó hoàn toàn không gò bó, nghiêm ngặt theo sự thay đổi của cuộc sống xã hội, ít nhiều mang tính ổn định và đã trở thành cái hồn của văn hóa dân gian cho dân tộc Việt Nam. 2.4.5. Địa điểm linh hoạt Trò chơi dân gian đa dạng, phong phú các phương thức, loại hình chơi khác nhau: vận động mạnh (chạy, nhảy, dùng lực,…), vận động nhẹ nhàng uyển chuyển, sử dụng trí tuệ, khéo léo,… Chính vì vậy, việc tổ chức có nhiều lựa chọn ở nhiều địa điểm khác nhau trong không gian nhỏ hẹp hay ở những nơi thoáng rộng đều được. Như vậy, việc lựa chọn tổ chức trò chơi dân gian cho học sinh Tiểu học không những cung cấp những kiến thức về giá trị văn hóa dân tộc mà với những đặc điểm mà tiêu biểu nhất là chỉ diễn ra khi có 2 người trở lên, cần sự tương tác giữa người chơi với nhau sẽ góp phần hiệu quả phát triển kỹ năng hợp tác cho học sinh Tiểu học. 3. Những lợi thế và khả năng của trò chơi dân gian trong việc phát triển năng lực hợp tác cho HSTH Với những đặc điểm, tính chất đặc trưng, hoạt động vui chơi trò chơi dân gian là sẽ có tác động mạnh mẽ đến con người, đặc biệt với học sinh Tiểu học. Lựa chọn và tổ chức một số trò chơi dân gian cho học sinh Tiểu học là con đường cũng như là phương tiện giúp định hướng và rèn luyện những năng lực tốt nhất, đặc biệt là năng lực hợp tác cho học sinh trong những bước chập chững đầu tiên bước vào các mối quan hệ xã hội rộng lớn hơn nhà.

12

3.1. Trò chơi dân gian là hình thức phát triển năng lực hợp tác cho học sinh Khoa học đã chứng minh: trí não trẻ phát triển hoạt động nhiều không những trong lúc học mà cả ngay trong lúc chơi. Tham gia vào các hoạt động của trò chơi trẻ không những được giải tỏa những căng thẳng mệt mỏi mà còn là cơ hội để rèn luyện bản thân. Do vậy, trò chơi dân gian là một trong những hoạt động tốt, là điều kiện tối ưu để trẻ phát triển trí tuệ, phát huy sáng tạo, cùng những năng lực cần thiết cho bản thân. Sau cuộc chơi, các em sẽ có cảm giác tinh thần sảng khoái trong một thân thể khỏe mạnh, khắc phục được tình trạng ù lì, rụt rè ở một số em khiến các em tự tin hơn trước đám đông, dám bày tỏ ý kiến của bản thân và hành động tập thể cùng mọi người. Bởi có sự hợp sức của nhiều người cùng tham gia trong một trò chơi cho nên sự hợp tác cùng bắt tay vào làm việc là rất quan trọng để có thể đạt được hiệu quả cao nhất. Vì thế, người chơi luôn phải cùng nhau, cùng hỗ trợ nhau để tổ chức thành công dù chỉ là một trò chơi đơn giản, nhỏ nhoi. Chính trong lúc bày trò chơi cùng nhau, các em sẽ có điều kiện để hiểu nhau, lắng nghe ý kiến, hỗ trợ nhau để cùng đưa ra quyết định hành động sao cho đạt kết quả cao nhất. 3.2. Trò chơi dân gian với đặc điểm lứa tuổi học sinh Tiểu học Với đặc điểm lứa tuổi Tiểu học, các em mới bước đầu việc hình thành nhân cách và trau dồi những năng lực cho bản thân, nhưng việc hình thành còn khó khăn trong việc tích lũy những kiến thức lý thuyết khô khan. Hơn thế, bước vào Nhà trường Tiểu học- một môi trường xã hội hoàn toàn mới, các em được mở rộng các mối quan hệ rộng lớn hơn (thầy cô- bạn bè- anh chị,…), được trưởng thành hơn khi tự mình phải đương đầu với những tình huống giao tiếp,… tuy tất cả mới chỉ là sơ khai, đơn giản nhưng chúng đều nổi bật lên đó là nhu cầu về khả năng giao tiếp với mọi người của học sinh. Khả năng giao tiếp với mọi người cũng chính là năng lực hợp tác ở trẻ. Nó đóng vị trí vai trò quan trọng trên bước đường các em trưởng thành. Bởi con đường trưởng thành là vô cùng dài, khó khăn mà để tồn tại và phát triển được mỗi cá nhân phải luôn không ngừng hợp tác với mọi người xung quanh để có thể chinh phục tự nhiên hay giải quyết những vấn đề xã hội. Và sẽ không thể tồn tại nếu không biết hòa nhập cũng như chấp nhận mọi người xung quanh. Mặt khác, đặc điểm lứa tuổi rất ưa vận động, hứng thú với những trò chơi và thích được tự mình tham gia. Chính vì vậy, việc phát triển cho học sinh năng 13

lực cần thiết, đặc biệt là năng lực hợp tác thông qua các trò chơi dân gian là một hoạt động tốt, thu hút được hứng thú của học sinh tham gia. Không chỉ vậy, đặc trưng của trò chơi dân gian mang tính tập thể cao, dễ dàng thực hiện, vui vẻ, không đòi hỏi kỹ thuật quá cao nhưng các thành viên trong nhóm phải cùng nhau cấu kết, cùng nhau thảo luận bàn bạc để đưa ra những cách thức, mẹo chơi để cả đội có thể giành chiến thắng, giành được mục đích của cá nhân cũng như tập thể người chơi.  Từ đó, ta có thể khẳng định rằng việc lựa chọn để tổ chức trò chơi dân gian là lợi thế đặc biệt trong phát triển năng lực hợp tác cho học sinh Tiểu học. Bởi thông qua các hoạt động trò chơi dân gian, các em không chỉ tự mình tìm hiểu tăng vốn hiểu biết về văn hóa dân gian Việt Nam mà hơn thế nữa, chúng còn giúp học sinh: - Tạo cơ hội cho học sinh chơi và làm việc hòa hợp với mọi người xung quanh - Giúp học sinh học cách tham gia các hoạt động nhóm - Tạo cảm giác thân thiện, tôn trọng quyền lợi của người khác qua việc chia sẻ và thay phiên nhau thực hiện một nhiệm vụ - Hòa nhập với bạn bè - Lắng nghe kiến mọi người - Tự tin bày tỏ quan điểm với tất cả thành viên trong nhóm - Tìm cách giải quyết những khó khăn mâu thuẫn, chấp nhận sự thỏa hiệp với mọi người - Chấp nhận sự phân công công việc mà trưởng nhóm đã giao cho các thành viên trong nhóm và giúp đỡ nhau hoàn thành nhiệm vụ đó xuất sắc nhất

14

TIỂU KẾT CHƢƠNG 1 Trong chương 1, chúng tôi đã nghiên cứu và nhận ra một số vấn đề: Năng lực hợp tác là một trong những năng lực quan trọng, quyết định đến sự trưởng thành và thành công trong giai đoạn hình thành nhân cách (giai đoạn Tiểu học) ở học sinh Tiểu học. Trẻ mới bước vào một môi trường xã hội lớn hoàn toàn mới với có mối quan hệ mới, hoạt động mới,… Cùng với đó, là những thử thách mới đòi hỏi trẻ phải có năng lực giải quyết. Trẻ không thể phát triển mà tách rời tập thể và tập thể những người xung quan sẽ là những lực lượng hỗ trợ, giúp đỡ trẻ. Vì vậy mà năng lực hợp tác rất cần được rèn luyện và phát triển đối với học sinh Tiểu học. Trò chơi dân gian là một trong những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc, rất đa dạng và phong phú với nhiều loại hình và thể loại khác nhau. Nó tồn tại hàng ngàn năm bên cạnh tiến trình phát triển của con người Việt Nam. Trải qua bao thăng trầm đổi thay của xã hội, chúng vẫn tồn tại và mang những giá trị tinh thần to lớn. Tuy nhiên, xã hội ngày càng hiện đại con người có xu hướng quên đi những giá trị truyền thống và đối với học sinh Tiểu học, các trò chơi dân gian trở thành những gì đó xa lạ và rất ít khi chơi nên những hiểu biết về chúng còn rất hạn chế. Trò chơi dân gian không chỉ đem đến cho con người sự giải trí đơn thuần như các trò chơi khác mà nó còn mang những ý nghĩa giáo dục cao về khả năng tính toán (ô ăn quan), khả năng tư duy, phản xạ nhanh (cờ tướng, cơm canh rau muống), phát triển vận động cho người tham gia và đặc biệt với đặc điểm là những trò chơi tập thể, dễ chơi, dễ học, dễ tổ chức với mọi đối tượng nên nó có khả năng tích hợp phát triển năng lực hợp tác cho học sinh Tiểu học. Và từ đó thấy được tầm quan trọng của việc lựa chọn và tổ chức cho học sinh Tiểu học để phát triển năng lực hợp tác với những trò chơi hấp dẫn, lôi cuốn học sinh tham gia tích cực từ đó đạt được hiệu quả như mong muốn.

15

CHƢƠNG 2 CƠ SỞ THỰC TIỄN 2.1. Mục đích nghiên cứu thực trạng - Tìm hiểu nhận thức của giáo viên về tầm quan trọng của trò chơi dân gian trong việc phát triển năng lực hợp tác ở học sinh Tiểu học - Tìm hiểu thực trạng học sinh Tiểu học về sự hiểu biết về năng lực hợp tác và tham gia các trò chơi dân gian để phát triển năng lực 2.2 Khái quát quá trình khảo sát thực nghiệm 2.1.1. Đối tƣợng thực nghiệm Đối tượng khảo sát được chọn là một số giáo viên đang trực tiếp giảng dạy tại một số trường Tiểu học Bê Tông, Tiểu học Hoàng Diệu, Tiểu học Lương Mỹ, Tiểu học Tân Tiến (Chương Mỹ, TP. Hà Nội); học sinh các khối lớp Tiểu học 3,4,5 Tiểu học Hoàng Diệu, Tiểu học Bê Tông. Việc lựa chọn đối tượng khảo sát bằng bảng hỏi, chúng tôi dựa vào các tiêu chí học sinh đang học tập tại các lớp Tiểu học đã đọc hiểu và viết thành thạo, nhanh để việc hoàn thành phiếu dễ dàng; thầy cô đang làm công tác giảng dạy tại các trường Tiểu học để có kết quả phân tích rõ ràng, chính xác. 2.2.2 Vài nét về phạm vi nghiên cứu - Trong khuôn khổ phạm vi đề tài, chúng tôi tiến hành khảo sát bằng bảng hỏi 35 giáo viên đang trực tiếp giảng dạy tại một số trường Tiểu học: Tiểu học Hoàng Diệu, Tiểu học Bê Tông, Tiểu học Tân Tiến, Tiểu học Lương Mỹ (Huyện Chương Mỹ, TP. Hà Nội). Tất cả các thầy cô giáo đều có trình độ từ trung cấp sư phạm đến Đại học sư phạm chuyên ngành Giáo dục Tiểu học và có thâm niên công tác từ 2- 12 năm, trong đó phần lớn là 4-10 năm công tác. - Để nắm được thực trạng sự hiểu biết và mức độ chơi các trò chơi dân gian tập thể phát triển năng lực hợp tác cho học sinh Tiểu học, chúng tôi đã tiến hành khảo sát trên 256 học sinh thuộc 2 trường Tiểu học: Tiểu học Hoàng Diệu và Tiểu học Bê Tông. Do khuôn khổ khả năng của đề tài, chúng tôi chỉ làm khảo sát trên giấy bằng bảng hỏi, bởi vậy đối tượng chủ yếu là học sinh khối lớp 3, 4, 5, có những đặc điểm, điều kiện giáo dục tương đương nhau. Nhìn chung, điều kiện cơ sở vật chất ở 2 trường tiểu học được chọn khảo sát học sinh đều đảm bảo được việc dạy học của giáo viên và học tập, vui chơi của học sinh. Cả 2 trường đều đạt trường chuẩn với cơ sở vật chất khang trang, trang thiết bị dạy học hiện đại. Tuy nhiên, cả hai trường đều có khuôn viên sân 16

trường khá eo hẹp, khu vui chơi cho học sinh còn hạn chế. Đặc biệt là sĩ số học sinh trong 1 lớp học khá là đông, Trường Tiểu học Hoàng Diệu có lớp lên tới 52 học sinh, trường Tiểu học Bê Tông có lớp lên tới 56 học sinh, trung bình sĩ số của lớp dao động từ 40-47 học sinh trên một lớp học. Nhà trường đã tạo điều kiện cho cô và trò tổ chức những hoạt động ngoài giờ lên lớp nhưng do chương trình học còn hạn chế và thời gian có hạn nên việc lựa chon và tổ chức các trò chơi đặc biệt là trò chơi dân gian cho học sinh nhằm phát triển năng lực hợp tác cho học sinh còn hạn chế. - Việc thực nghiệm khảo sát bằng bảng hỏi đối với học sinh và giáo viên, thống kê số liệu sử dụng công thức toán học để tính toán các tham số đặc trưng giúp cho việc đánh giá chính xác và khách quan. Công thức tính như sau: Số người lựa chọn phương án Tính phần trăm = × 100 Tổng số người khảo sát 2.2.3 Nội dung thực nghiệm khảo sát - Tìm hiểu về nhận thức của giáo viên về việc lựa chọn và tổ chức một số trò chơi dân gian nhằm phát triển năng lực hợp tác cho học sinh Tiểu học - Tìm hiểu mức độ hiểu biết, mức độ hứng thú và nhận thức của học sinh về việc tham gia các trò chơi dân gian 2.2.4 Phƣơng pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu thực trạng, chúng tôi tiến hành kết hợp các phương pháp nghiên cứu như: - Sử dụng phiếu thăm dò ý kiến một số giáo viên đang trực tiếp giảng dạy các lớp ở trường Tiểu học Hoàng Diệu, Tiểu học Bê Tông, Tiểu học Tân Tiến, Tiểu học Lương Mỹ (Phụ lục 1) - Sử dụng phiếu thăm dò học sinh các khối lớp tại 2 trường Tiểu học Hoàng Diệu và Tiểu học Bê Tông (Phụ lục 2) - Trao đổi với giáo viên về việc lựa chọn và tổ chức trò chơi dân gian nhằm phát triển năng lực hợp tác cho học sinh Tiểu học 2.3. Kết quả thực nghiệm nghiên cứu 2.3.1 Thực trạng nhận thức của giáo viên về tổ chức trò chơi dân gian đối với việc phát triển năng lực hợp tác cho học sinh Tiểu học ở 2 trƣờng Tiểu học làm thực nghiệm 17

 Nhận thức của giáo viên về năng lực hợp tác 100

91.4

80 60 40 20

8.6

0

0

Đáp án C

Đáp án D

0 Đáp án A

Đáp án B

Biểu đồ 1: Biểu đồ thể hiện tỷ lệ phần trăm nhận thức của giáo viên về năng lực hợp tác Theo bảng kết quả trên ta thấy: Hầu hết giáo viên được hỏi cho rằng năng lực hợp tác là khả năng tương tác lẫn nhau, trong đó cá nhân thể hiện sự tự giác, tích cực, trách nhiệm trong công việc chung và cùng đưa ra hướng giải quyết chiếm 91.4%. Một số ít cho rằng là khả năng tạo ra cái mới, suy nghĩ ra cái mới có tính hữu dụng, có ích cho bản thân và cộng đồng chiếm 8.6%. Không ai đồng tình với quan điểm năng lực hợp tác là khả năng tương tác nhau nhưng cá nhân phụ thuộc vào người khác, không tích cự đóng góp và không có trách nhiệm với cộng đồng. Và cho đều cho rằng biểu hiện của năng lực hợp tác ở học sinh Tiểu học cơ bản chính là về sự phối hợp hoạt động cùng các thành viên khác cùng thực hiện nhiệm vụ chung. Kết quả trên chứng tỏ, thầy cô giáo Tiểu học đã nhận thức đúng đắn về đặc điểm cơ bản của năng lực hợp tác đối với mỗi người nói chung và đối với học sinh Tiểu học nói riêng.  Nhận thức của giáo viên Tiểu học về sự cần thiết và ý nghĩa của việc phát triển năng lực hợp tác cho học sinh Tiểu học thông qua các trò chơi dân gian Bảng 1: Nhận thức của giáo viên về sự cần thiết của việc phát triển năng lực hợp tác cho học sinh Tiểu học thông qua các trò chơi dân gian Lựa chọn Số lƣợng Tỉ lệ Rất quan trọng Quan trọng Ít quan trọng Không quan trọng

28 7 0 0 Tổng: 35 18

80% 20% 0% 0% 100%

Qua bảng số liệu, chúng tôi nhận thấy đa số giáo viên đều thấy được việc phát triển năng lực hợp tác cho học sinh Tiểu học là rất cần thiết và quan trọng. Và đa số thầy cô đều cho rằng phát triển năng lực hợp tác qua các trò chơi dân gian đem lại rất nhiều ý nghĩa tích cực đối với học sinh Tiểu học. Đó chính là việc thỏa mãn những nhu cầu giao tiếp trong các hoạt động, là con đường và phương tiện thuận lợi cho học sinh tham gia vào các hoạt động tập thể, giúp cho các em tự tin giải quyết mọi tình huống và từ đó, hình thành năng lực cần thiết cho các em. Kết quả trên chứng tỏ, giáo viên Tiểu học đã nhận thức đúng vai trò, ý nghĩa của việc phát triển năng lực hợp tác cho học sinh, và coi đây là nhiệm vụ quan trọng ở trường học cần thực hiện. Và hoạt động để đẩy nhanh việc phát triển năng lực quan trọng đó của học sinh đó chính là thông qua các trò chơi tập thể.  Nhận thức của giáo viên về khả năng của trò chơi dân gian đối với việc phát triển kỹ năng hợp tác cho học sinh Tiểu học Bảng 2: Nhận thức của giáo viên về khả năng của trò chơi dân gian đối với việc phát triển năng lực hợp tác cho học sinh Tiểu học Khả năng Số lƣợng Tỷ lệ Nhiều khả năng 31 88,6% Ít khả năng 4 11,4% Không có khả năng 0 0% Tổng: 35 GV Tỷ lệ: 100% Đa số thầy cô đều có ý kiến cho rằng, trò chơi dân gian là một loại trò chơi mang tính tập thể cao, học sinh không thể chơi một mình mà cần có sự phối hợp hoạt động với các bạn cùng chơi sẽ giúp trẻ biết cách phối hợp chơi với bạn để thực hiện nhiệm vụ  Nhận thức của giáo viên về tầm quan trọng của việc lựa chọn và tổ chức trò chơi dân gian nhằm phát triển năng lực hợp tác của học sinh Tiểu học Bảng 3: Nhận thức của giáo viên về tầm quan trọng của việc lựa chọn và tổ chức trò chơi dân gian cho học sinh Tiểu học Lựa chọn Số lượng Tỷ lệ Rất quan trọng 22 62,9% Quan trọng 13 37,1% Ít quan trọng 0 0% Không quan trọng 0 0% Tổng: 35GV 100% 19

Từ bảng số liệu cho thấy giáo viên nhận thức rõ được về vai trò và ý nghĩa quan trọng của lựa chọn và tổ chức trò chơi dân gian nhằm giáo dục năng lực hợp tác cho học sinh Tiểu học. Bởi trò chơi dân gian dễ dàng chơi, dễ dàng phối hợp nhưng không phải trò nào cũng an toàn và đem lại hiệu quả phát triển năng lực hợp tác cho trẻ đạt hiệu quả cao.  Thực trạng về lựa chọn và tổ chức trò chơi dân gian ở trường Tiểu học để phát triển năng lực hợp tác cho học sinh Tiểu học 6%

43%

Thường xuyên Thỉnh thoảng Ý kiến khác

51%

Biểu đồ 2: Biểu đồ thể hiện thực trạng lựa chọn và tổ chức trò chơi dân gian nhằm phát triển năng lực hợp tác ở trƣờng Tiểu học Từ biểu đồ trên ta thấy: Đa số giáo viên Tiểu học hiện nay đã chú trọng đến việc lựa chọn và tổ chức trò chơi dân gian cho học sinh với mục đích giáo dục và phát triển năng lực hợp tác cho học sinh Tiểu học. Thầy cô thường xuyên (43%), thỉnh thoảng (51%) tổ chức cho học sinh chơi các trò chơi dân gian. Tuy nhiên, việc lựa chon và tổ chức hợp lý thì vẫn phải thực hiện theo thời khóa biểu của trường, không hẳn được đúng quy trình và hiệu quả. Bởi những khó khăn cơ bản mà đa số thầy cô đều nhận thấy như sĩ số quá đông, không gian còn chật hẹp, thời gian hạn chế,…

20

 Nhận xét chung Qua kết quả khảo sát, điều tra nhận thức của giáo viên về tầm quan trọng về việc lựa chọn, tổ chức một số trò chơi dân gian nhằm phát triển năng lực hợp tác cho học sinh Tiểu học cũng như các trò chơi mà thầy cô đã lựa chọn, tổ chức cho học sinh, chúng tôi rút ra một số nhận xét sau: + Ƣu điểm Phần lớn giáo viên đều nhận thức thấy được tầm quan trọng của việc phát triển năng lực hợp tác cho học sinh Tiểu học thông qua một số trò chơi dân gian. Thầy cô đều coi đó chính là nhiệm vụ quan trọng trong quá trình giáo dục và phát triển toàn diện nhân cách cho học sinh. Đa số thầy cô đều nhận thức được vai trò của trò chơi dân gian trong việc giáo dục và phát triển năng lực hợp tác cho học sinh Tiểu học. Họ chỉ ra được những lựa chọn và tổ chức những trò chơi dân gian mà thầy cô thường sử dụng khi tổ chức cho học sinh. + Hạn chế Tuy nhận thức được tầm quan trọng của trò chơi dân gian trong việc phát triển năng lực hợp tác cho học sinh Tiểu học nhưng việc lựa chọn và tổ chức cho học sinh tham gia thì thầy cô còn chỉ ra những khó khăn thực tế ở trường Tiểu học hiện nay dẫn đến việc thực hiện các hoạt động bị co hẹp lại và không đạt được hiệu quả như mong muốn. Chính vì vậy, việc lựa chọn và tổ chức trò chơi dân gian với mục đích của đề tài là rất quan trọng. Trong kho tàng dân gian Việt Nam, trò chơi dân gian là vô số nhưng với đặc tính của từng trò chơi thì không phải trò chơi nào cũng mang lại khả năng phát triển năng lực hợp tác cho học sinh Tiểu học. Hơn thế nữa, việc lựa chọn các trò chơi để tổ chức cho học sinh từ trước đến nay vẫn là những trò chơi quen thuộc khiến học sinh chưa có hứng thú với các hoạt động và không tự tổ chức chơi được trong các giờ ra chơi như: kéo co (khá nguy hiểm với người chơi và người xunh quang nếu không có sự giám sát của người lớn).

21

2.3.2 Thực trạng học sinh Tiểu học trong việc hiểu biết và tham gia các trò chơi- trò chơi dân gian ở trƣờng học  Mức độ hứng thú của học sinh với việc tham gia các trò chơi 60

53.5

50

42.2

40 30 20 10

2.3

2

bình thường

không thích

0 rất thích

thích

Biểu đồ 3: Biểu đồ thể hiện mức độ hứng thú của học sinh với việc tham gia các trò chơi Từ kết quả trên có thể thấy rằng, đa số các em học sinh đều thích và vô cùng có hứng thú, hào hứng khi tham gia các trò chơi. Bởi tâm lý trẻ thơ còn vô cùng ham chơi, ưa vận động, và thích được trải nghiệm.  Thực trạng các hoạt động trò chơi mà học sinh Tiểu học thích chơi Bản khảo sát đưa ra các hoạt động trò chơi như trò chơi dân gian, trò chơi điện tử (như là các trò chơi trực tuyến trên các thiết bị điện tử thông minh, trò chơi hiện đại (bóng đá, cầu lông,…) và ý kiến cá nhân của các em về loại trò chơi khác mà các em thích chơi. Và đã thu được kết quả như sau: Bảng 4: Thực trạng các hoạt động trò chơi mà HSTH thƣờng chơi ở trƣờng Loại trò chơi

Số lƣợng

Tỷ lệ

Trò chơi dân gian

115

44,9%

Trò chơi điện tử

27

10,5%

Trò chơi hiện đại

98

38,3%

Trò chơi khác

16

6,3%

Tổng số: 256 HS

Tỷ lệ: 100%

Từ kết quả trên thấy được, số lượng học sinh thích chơi các trò chơi dân gian chiếm đa số. Đây chính là tín hiệu tốt cho thấy rằng việc đưa trò chơi dân gian vào trường học nhằm giáo dục và phát triển cho học sinh năng lực hợp tác sẽ nhận được sự hứng thú, tích cực tham gia của các em và đạt được hiệu quả như mong muốn. 22

Đặc biệt có nhiều học sinh lựa chọn đáp án khác nhưng khi được yêu cầu nên ra loại trò chơi em thích thì học sinh lại viết một số trò như: nhảy dây, rồng rắn lên mây, bịt mắt bắt dê,… nhưng lại không lựa chọn phương án là trò chơi dân gian mà chọn ý kiến khác. Điều đó cho thấy hiểu biết của học sinhvề trò chơi dân gian còn hạn chế, các em chưa biết những trò đó chính là trò chơi dân

 Với số lượng người tham gia chơi trò chơi Bảng 5: Số lƣợng ngƣời tham gia cùng chơi mà học sinh Tiểu học thích chơi Số lượng

Tỷ lệ

Chơi một mình

3

1,2%

Mỗi người một đội

47

18,4%

Mỗi đội nhiều bạn

205

80%

1

0,4%

Tổng: 256

100%

Ý kiến khác

Kết quả trên đã cho thấy học sinh có hứng thú, và có xu hướng tích cực tham gia các hoạt động tập thể, có sự liên kết với mọi người xung quanh. Tuy nhiên, vẫn còn một số bạn còn khép mình, thích chơi một mình không chia sẻ với những bạn bè xung quanh.  Hiểu biết của học sinh Tiểu họcvề hợp tác và hợp tác trong trò chơi dân gian để giành chiến thắng 23

89

100 80 60 40

5.5

3.5

2

20 0

Đáp án A

Đáp án B

Đáp án C

Đáp án D

Biểu đồ 4: Biểu đồ thể hiện lựa chọn phƣơng án chơi trò chơi đồng đội để giành chiến thắng Qua biểu đồ trên, ta có thể nhận thấy, hầu hết học sinh đều chọn phương án B:Phối hợp ăn ý với đồng đội. Chứng tỏ, học sinh đã nhận thấy để chiến thắng trò chơi đồng đội, mỗi thành viên phải phối hợp ăn ý với đồng đội để cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ nhanh và chính xác nhất. Điều đó là đáp án hợp lý, chính xác, từ sự phối hợp hợp tác đó mà cả đội sẽ giành được chiến thắng của trò chơi, mang lại kết quả cao. Tuy nhiên, bên cạnh đó còn khá nhiều học sinh vẫn lựa chọn các phương án không hợp lý A, C và D với tỷ lệ còn tương đối cao. Chính vì vậy, học sinh đã lựa chọn mức độ hiểu biết của mình về hiểu biết và thu được kết quả như sau: 100

93

80 60 40 20

1.1

0.8

5.1

Đáp án B

Đáp án C

Đáp án D

0 Đáp án A

Biểu đồ 4: Biểu đề thể hiện hiểu biết của học sinh về năng lực hợp tác Qua biểu đồ trên, ta có thể nhận thấy đa số học sinh chọn đáp án đúng A cho rằng hợp tác đó chính là phối hợp cùng nhau và đưa ra phương án chung để giải quyết nhiệm vụ Số còn lại chiếm 7% chọn các đáp án không chính xác B, C, D. Như vậy, đa số học sinh đều nhận thức đúng đắn về hợp tác và đưa ra phương án lựa chọn biểu hiện của hợp tác qua bí quyết giành chiến thắng khi tham gia các trò chơi dân gian nhiều người một đội. Tuy nhiên, còn một số bạn

24

vẫn chưa hiểu rõ thế nào mới là hợp tác, cho nên lựa chọn bí quyết chiến thắng trò chơi vẫn chưa hợp lý và chính xác.  Nhận xét chung Qua việc khảo sát điều tra học sinh để đánh giá thực trạng hiểu biết và tham gia các trò chơi dân gian phát triển năng lực hợp tác ở trường Tiểu học, chúng tôi đưa ra những nhận xét như sau: +Ƣu điểm Phần lớn học sinh đều thích tham gia các hoạt động trò chơi đặc biệt là các trò chơi dân gian tập thể nhiều người chơi. Đa số HS có hiểu biết về thế nào là hợp tác và làm thế nào để năng lực hợp tác phát huy được sức mạnh của nó khi mọi người cùng nhau tham gia trò chơi + Nhƣợc điểm Tuy nhiên, việc phối hợp hoạt động của học sinh còn hạn chế. Còn có nhiều học sinh khép mình, ngại tham gia các hoạt động tập thể cũng như chưa biết cách làm thế nào để thể hiện mình với tập thể, làm thế nào hợp tác với mọi người để cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ của cả đội. 2.4. Thực trạng phát triển năng lực hợp tác của học sinh Tiểu học thông qua một số trò chơi dân gian đƣợc lựa chọn và tổ chức Trong khuôn khổ đề tài và khả năng nghiên cứu, chúng tôi chỉ đưa ra được các tiêu chí lựa chọn các trò chơi dân gian phù hợp với các tiêu chí đánh giá về sự phát triển năng lực hợp tác cho học sinh Tiểu học ở 2 trường thực nghiệm. Dựa trên cơ sở nghiên cứu về trò chơi dân gian trên và những biểu hiện của năng lực hợp tác ở học sinh Tiểu học trong các trò chơi dân gian (đã trình bày ở chương 1) chúng tôi cho rằng, năng lực hợp tác của học sinh tiểu học thông qua các trò chơi dân gian được biểu hiện bằng các chỉ số đánh giá như sau: - Trẻ biết trao đổi, bàn bạc với nhau để đưa ra cách thực hiện nhiệm cụ của trò chơi - Trẻ cởi mở, chấp nhận sự phân công của người trưởng trò và của các bạn trong nhóm - Trẻ biết phối hợp hoạt động với các bạn trong nhóm, lớp để thực hiện nhiệm vụ được giao chung - Trẻ có thái độ tích cực, thân thiện với các bạn, biết cách lắng nghe thương lượng khi xảy ra mâu thuẫn với người khác 25

TIỂU KẾT CHƢƠNG 2 Trong chương 2, chúng tôi đã thực nghiệm và nhận thấy một số vấn đề sau: Học sinh Tiểu học đa số thích và hứng thú với các trò chơi dân gian khi được chơi tập thể cùng bạn bè ở trường. Tuy nhiên, học sinh vẫn chưa có những hiểu biết nhiều về các trò chơi tập thể dân gianViệt Nam còn chưa cao. Về phía thầy cô giáo đang giảng dạy tại các trường, nhìn chung thầy cô đều nhận thấy rõ tầm quan trọng của năng lực hợp tác đối với học sinh Tiểu học và thông qua các trò chơi dân gian là phương tiện hữu hiệu để phát triển năng lực. Tuy nhiên, thực trạng việc lựa chọn và tổ chức trò chơi dân gian phát triển năng lực hợp tác của thầy cô có mặt tích cực và hạn chế nhất định. Trên thực tế khảo sát, giáo viên đã cố gắng lựa chọn và tổ chức một số trò chơi dân gian nhằm phát triển năng lực hợp tác cho học sinh Tiểu học nhưng việc lựa chọn còn nhiều hạn chế và khâu tổ chức còn gặp khó khăn trong khâu xây dựng quy trình tổ chức. Những nhận định trên là cơ sở thực tiễn quan trọng để chúng tôi xây dựng quy trình lựa chọn và tổ chức trò chơi dân gian nhằm phát triển năng lực hợp tác cho học sinh Tiểu học.

26

CHƢƠNG 3 QUY TRÌNH LỰA CHỌN VÀ TỔ CHỨC MỘT SỐ TRÒ CHƠI DÂN GIAN NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỢP TÁC CHO HỌC SINH TIỂU HỌC 1. Lựa chọn một số trò chơi dân gian nhằm phát triển năng lực hợp tác cho học sinh tiểu học 1.1. Các tiêu chí và nguyên tắc lựa chọn 1.1.1. Trò chơi dân gian được lựa chọn phải là các trò chơi tập thể thi đấu giữa các đội với nhau Để phát triển được năng lực hợp tác thì yêu cầu tiên quyết được đặt ra đó là: học sinh phải có cơ hội tiếp xúc, cùng nhau hoạt động, cùng nhau giải quyết các tình huống, khó khăn gặp phải trong suốt quá trình chơi. Từ đó, học sinh biết cách phối hợp cùng mọi người xung quanh làm việc. Trong trò chơi ô ăn quan, chỉ có hai người chơi đối kháng với nhau. Người chơi cố gắng suy nghĩ, chọn ô và hướng đi để ăn được nhiều quan nhất. Trong trò này, hai người chơi có cơ hội tiếp xúc, cùng nhau chơi một trò chơi nhưng lại không hợp tác mà đối đầu, đối kháng nhau. Ngược lại, tập thể chơi trò kéo co được chia làm 2 đội, mỗi đội có nhiều người. Trong mỗi đội, các thành viên cùng nhau ra sức kéo sao cho chiếc khăn ở giữa dây tiến gần về phía mình. Trong trò này, mỗi người không chỉ cần dùng sức mà còn phải lựa chọn cách kéo phù hợp ở mỗi vị trí sao cho cách kéo có hiệu quả nhất. Ở trò này, các thành viên trong một đội cùng nhau phối hợp, hợp tác vì chiến thắng của đội. 1.1.2. Những người trong cùng đội phải cùng nhau giải quyết một nhiệm vụ nhất định trong trò chơi Khi cùng nhau chơi cho một đội trong một trò chơi, các thành viên phối hợp, hợp tác với nhau để thực hiện một nhiệm vụ chung, cùng hướng đến một đích. Đặt lợi ích cả nhóm, lợi ích tập thể lên trên hết, không khép mình mà trẻ sẽ cởi mở với mọi người, chấp nhận sự phân công phối hợp với các thành viên khác. Các trò chơi như ô ăn quan, vật củ chuối,… là những trò chơi dân gian không mang yếu tố phát triển năng lực hợp tác. Các trò này mang tính đối kháng và chơi theo cá nhân nên không thể hiện sự tương tác, phối hợp giữa các thành viên trong cùng một đội. Trò chơi thi nấu cơm có thể được xếp vào các trò chơi dân gian nhằm phát 27

triển năng lực hợp tác. Trò chơi này có nhiều cách chơi, nhiều luật chơi tùy thuộc vào giới tính người chơi hay phong tục tập quán của từng vùng. Tuy nhiên, đây là một trò chơi cần sự kết hợp của nhiều người, mỗi người có một nhiệm vụ được phân sẵn, cùng nhau cố gắng để đạt được mục đích cuối cùng là một nồi cơm chín dẻo. 1.1.3. Trò chơi phải phù hợp với học sinh Tiểu học Học sinh Tiểu học có xu hướng thích chơi, ham chơi nhưng mặt thể trạng và sức khỏe còn nhỏ nên khá yếu chóng mệt và sức không bền. Chính vì vậy, việc lựa chọn trò chơi dân gian để tổ chức cho học sinh có một số lưu ý. Trò chơi được chọn cần phải phù hợp với thể trạng sức khỏe, tâm-sinh lý lứa tuổi và khả năng nhận thức, ý thức của học sinh tiểu học. Từ đó, việc giáo viên lựa chọn và tổ chức trò chơi dân gian cho học sinh mới không khô khan, lãng phí thời gian và công sức. Nếu việc lựa chọn và tổ chức trò chơi không phù hợp, không hợp lý sẽ dân đến trò chơi kém hiệu quả, thậm chí còn có thể ảnh hưởng nguy hiểm tới học sinh Tiểu học. Trò chơi dân gian thi nấu cơm là một trò mang những yếu tố phát triển năng lực hợp tác. Tuy nhiên, trò chơi này thường không được tổ chức cho học sinh Tiều học bởi chưa phù hợp với đặc điểm lứa tuổi học sinh Tiểu học cũng như còn chưa an toàn với các em. Ở trò chơi này, có các hoạt động như trèo cây chuối bôi mỡ (ở một số địa phương), lấy nước, nhóm lửa, nấu cơm, gánh niêu cơm, … thì chưa thật sự phù hợp với học sinh Tiểu học. Hay trò đua thuyền cũng là một trò chơi dân gian mang tính tập thể rất cao. Các thành viên trong đội cần tập trung hợp tác cùng nhau chèo thuyền để đội có thể về đích giành chiến thắng nhanh nhất. Tuy nhiên, trò chơi này cần hoạt động mạnh và cần không gian sông nước nguy hiểm cho nên không phù hợp với học sinh Tiểu học. Trò chơi cướp cờ là một trò chơi mang tính tập thể, có khả năng phát triển năng lực hợp tác và phù hợp, có thể tổ chức cho học sinh Tiểu học. Cướp cờ phù hợp với học sinh Tiểu học bởi đây là một trò chơi đơn giản, dễ chơi, không quá nguy hiểm mà vẫn có thể tạo được không khí vui tươi, hứng khởi. Học sinh tham gia trò chơi chỉ cần chạy khi người quản trò gọi số của mình và tránh để cho đối phương chạm vào người. 1.1.4. Các trò chơi dân gian được lựa chọn phải có tính mềm dẻo và tính linh hoạt Trò chơi là thể loại vận động có quy tắc thực hiện. Tuy nhiên, việc lựa 28

chọn và tổ chức trò chơi dân gian cho học sinh Tiểu học yêu cầu giáo viên cần phải linh hoạt trong các tình huống xảy ra, có thể thay đổi một vài nét để phù hợp với đặc điểm phong tục tập quán của từng địa phương và đặc điểm của học sinh Tiểu học. Nói cách khác đó là một số trò chơi cần phải được cải tiến, biến tấu vài khâu để phù hợp với trẻ. Ngoài ra, trong suốt quá trình chơi, giáo viên luôn luôn hướng dẫn và phổ biến cho học sinh luật chơi để trẻ cùng các thành viên trong đội đề ra đúng hướng hợp tác đạt tới mục đích cuối cùng. Trò chơi dân gian thi nấu cơm thường được tổ chức cho người lớn. Tuy nhiên, trò chơi này vẫn có thể tổ chức được cho học sinh Tiểu học nếu người tổ chức biến hóa, thay đổi cách chơi cho phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của người chơi. Trò chơi được biến hóa trở nên dễ hơn, an toàn hơn bằng cách thay thế các hoạt động trên bằng những hoạt động đơn giản, an toàn hơn và có thể người lớn cũng tham gia cùng học sinh. 1.2. Danh mục một số trò chơi dân gian nhằm phát triển năng lực hợp tác cho học sinh tiểu học STT

Tên trò chơi

Cách chơi

1

- Tập thể chơi chia thành hai nhóm, mỗi nhóm khoảng 4-5 người (có thể nhiều hơn), sắp hàng ngang đứng đối diện nhau trước vạch mốc cách nhau khoảng 3m. Nhảy lò cò - Mỗi nhóm cử một người tham gia nhảy, nhảy một chân còn một chân co lên, nhảy sang hàng của phe bên kia rồi lại nhảy về phe của bên mình. - Người chơi vừa nhảy vừa hát bài đồng dao của trò chơi.

2

Rồng rắn lên mây

Luật chơi - Nếu khi hát hết bài hát mà người nhảy vẫn chưa về đến phe của mình thì là thua, bị loại ra ngoài. - Đội nào có nhiều người “sống” hơn là đội đó thắng.

- Chọn 1 học sinh làm “thầy - Thầy thuốc phải ngồi im khi thuốc” đứng hoặc ngồi một đoàn rồng rắn hát đồng dao và 29

chỗ, các học sinh khác túm đuôi áo nhau thành “rồng rắn”. Bắt đầu trò chơi “rồng rắn” đi lượn vòng vèo trước mặt “thầy thuốc: vừa đi vừa hát: “Rồng rắn lên mây Có cây núc nắc Có nhà khiển binh Thầy thuốc có nhà hay không?” Đến câu cuối cùng thì dừng lại trước mặt thầy thuốc, “rồng rắn” và “thầy thuốc” đối thoại nhau: Thầy thuốc: Có, mẹ con rồng rắn đi đâu thế? Rồng rắn: Đi lấy thuốc cho con Thầy thuốc: Con lên mấy? Rồng rắn: Con lên một Thầy thuốc: Thuốc chẳng ngon Rồng rắn: Con lên hai Thầy thuốc: Thuốc chẳng ngon Rồng rắn: Con lên ba Thầy thuốc: Thuốc chẳng ngon … Rồng rắn: Con lên mười Thầy thuốc: Thuốc ngon vậy, xin khúc đầu Rồng rắn: Cùng xương cùng xẩu Thầy thuốc: Xin khúc giữa Rồng rắn: Cúng máu cùng me Thầy thuốc: Xin khúc đuôi 30

hỏi thăm thầy thuốc - Nội dung bài đồng dao phải được hát tuần tự, không được bớt lời hoặc nhảy cóc lời. - Dứt bài đồng dao, thầy thuốc mới được đuổi rồng rắn. - Thầy thuốc phải tóm được khúc đuôi hoặc khúc thân của rồng rắn thì mới thắng, và rồng rắn đứt đuôi hoặc bị thầy tóm là rồng rắn thua. - Chỉ đầu rồng rắn mới được dang tay cản thầy thuốc.

Rồng rắn: Tha hồ mà đuổi Khi nghe “rồng rắn” trả lời câu “tha hồ mà đuổi” xong, ngay lập tức “thầy thuốc” đứng dậy tìm mọi cách để đuổi bắt cho bằng được đuôi rồng. Người đứng đầu rồng rắn sẽ cố cản thầy thuốc, các bạn trong hàng cố gắng di chuyển với nhau thật ăn ý để không bị đứt đoạn và bảo vệ bạn cuối hàng. Khi “thầy thuốc” bắt được đuôi rồng rắn thì trò chơi kết thúc và người bị bắt thay làm thầy thuốc và trò chơi lại tiếp tục.

3

Sang sông (Thả đỉa ba ba)

- Chọn vị trí thuận lợi, rộng rãi. Kẻ hai đường thẳng song song gọi là “sông”, cách nhau 4-5 m tùy vào địa hình và số lượng người chơi và đặt các chướng ngại vật trên sông. - Bắt đầu chơi, một em to lớn nhất trong nhóm vừa hát, vừa đập tay vào vai (hoặc đầu) các bạn còn lại: “Thả đỉa ba ba Chớ bắt đàn bà Chớ bắt đàn ông Cơm trắng như bông Gạo tiền như nước Đổ mắm, đổ muối Đổ chuối hạt tiêu Đổ niêu cứt gà 31

- Người làm đỉa chỉ được bắt bạn qua sông khi các bạn hát đến từ “Nhả hạt”. - Các bạn làm người qua sông chia nhau thành từng nhóm 25 bạn nắm tay nhau đứng ở các vị trí khác nhau, đánh lừa đỉa để đỉa không bắt mình. - Đỉa bắt được nhóm nào thì nhóm ấy sẽ thua, 1 bạn đại diện làm đỉa và các bạn khác bị nhốt làm đỉa hướng dẫn cho đỉa chơi để đỉa chơi thắng giải cứu đỉa bị nhốt.

Đổ phải nhà nào Nhà ấy phải chịu”. - Từ “chịu” trúng ai thì người ấy xuống sông làm đỉa, các bạn còn lại được sang sông. - Các bạn đứng dàn hàng ngang bên bờ sông, dắt tay nhau đi từ bên này sang bên kia vạch gọi là đi sang sông. Vừa đi vừa hát: “Sang sông Về sông Trồng cây Ăn quả Nhả hạt”. - Đến câu “Nhả hạt” thì đỉa được quyền bắt người sang sông. Lúc này đoàn người sang sông phải đánh lừa đỉa làm sao vẫn dắt tay nhau cùng chạy sang sông mà không bị đỉa bắt. - Các đoàn sang sông chẳng may bị đỉa bắt thì bị bắt nhốt trở thành đỉa.

4

Xếp chuồng lợn

Chơi theo nhóm, các em chia thành hai nhóm, mỗi nhóm chuẩn bị sẵn một đống que để xếp chuồng lợn. Trong khi nhóm này hát (bài tùy ý) thì nhóm kia phải cùng nhau làm chuồng bằng cách chồng các que lên nhau ngang dọc theo hình chữ nhật giống như 32

Nhóm này hát xong thì nhóm kia phải gác xong chuồng lợn, nếu gác không kịp thì khi câu hát dứt hoặc gác xiêu vẹo, gác chuồng bị đổ là nhóm đó thua.

chuồng lợn thật sự đã được vẽ trước đó. Cái khó của trò là em mặc áo làm sao để vừa chạy vừa bám vào em không mặc áo mà không bị dời hàng

5

Xâu châu chấu

Chơi theo nhóm đông. Tập thể chơi chia làm hai phe: một phe mặc áo, một phe không mặc áo. Chơi theo nhóm đông. Các em chia làm 2 phe: một phe mặc áo, một phe không mặc áo Tất cả đứng xếp thành 1 hàng dọc và xen kẽ: cứ 1 em phe A lại có 1 em phe B. Sau đó, cả nhóm cùng nhau hát vừa hát bài bất kì, vừa chạy. Các em phải chạy thế nào để người đứng cuối hàng bắt được ngừi đứng đầu hàng vẫn không bị cắt.

6

Chơi theo nhóm đông người, chọn ra 2-3 người chơi làm lưới bắt cá và phải nắm tay nhau, những người chơi còn lại đóng vai “cá” đứng trong vòng tròn đã chuẩn bị và đi cũng nắm tay nhau di chuyển trong Bắt cá vòng tròn nhóm 2-3 người. trong chậu -Khi bắt đầu cuộc chơi, người chơi làm lưới sẽ tìm cách đuổi bắt cá. Đuổi chạy khi nào nói “Dừng” tất cả cá trong chậu dừng lại không di chuyển nữa và lưới được phép vươn người vào bắt cá mình với tới nhưng không được di chuyển vào

Nhóm cá nào bị bắt hoặc bị đứt đoạn dời tay nhau sẽ phải làm lướt, và người làm lướt nắm tay nhau đứt đoạn thì sẽ cũng bị giới hạn vòng tròn bắt cá. Khi nói “Dừng” tất cả cá phải dừng không được di chuyển, và lưới bắt cá không được vượt vào vòng tròn đã vẽ.

33

vòng tròn.

7

8

Đối lá

Trộm trứng gà

- Người chơi “oản tù tì” để lấy cái, đội nào thắng được đối trước. - Đội đố sẽ đưa ra một lá (đã chuẩn bị từ trước) cho đội bạn đoán trước xem lá cây đó là cây gì. - Đội bạn sẽ có thời gian là 2 phút bàn bạc cùng các thành viên trong nhóm đoán về tên gọi cũng như một số đặc điểm của chiếc lá đó mà trẻ biết. Trò chơi cứ như thế đến khi hai đội hết số lá mình đã chuẩn bị.

- Nếu đoán đúng thì sẽ giành được điểm và giành được lượt đối, nếu đoán sai đội đối sẽ giành được điểm và tiếp tục được đối. - Đội nào nhiều điểm hơn sẽ chiến thắng

- Người chơi tự nhận vai chơi hoặc được phân vai: người chơi làm gà mái, người làm chuột. - Người chơi đóng vai gà mái ngồi chính giữa vòng tròn, quay lưng vào nhau nắm tay nhau đi vòng tròn quanh ổ trứng, miệng kêu “cục tác, cục tác”. - Người chơi đóng vai làm chuột đi xung quanh trứng, miệng kêu “chít ...chít…”. - Khi nghe hiệu chơi, các con chuột tìm cách lại gần ổ gà đoạt lấy những quả trứng. Các gà mẹ cố gắng bảo vệ những quả trứng của mình, di chuyển

Người chơi nào đóng vai làm chuột bị gà đá trúng là thua, phải vào thế chỗ làm gà. Nếu gà làm mất hết hoặc vỡ hết số trứng, phải cõng các con chuột chạy quanh một vòng tròn.

34

vòng tròn sao cho không giẫm cũng như đi lệch khỏi tổ, có thể dùng chân đá ra phía trước những chú chuột xông vào để bảo vệ những quả trứng của mình. Bạn chuột nào bị đá phải là thua, phải vào thế chỗ làm gà. Nếu gà làm mất hết hoặc vỡ hết số trứng, phải cõng các con chuột chạy quanh một vòng tròn.

9

Cướp cờ

- Quản trò chia tập thể chơi thành hai đội, có số lượng bằng nhau, mỗi đội có từ 5-6 bạn hoặc có thể nhiều hơn, đứng hàng ngang ở vạch xuất phát của đội mình. Quản trò đếm các thành viên theo thứ tự đứng 1, 2, 3, 4, 5… và các thành viên phải nhớ số thứ tự của mình. - Khi quản trò gọi tới số nào thì số đó của hai đội nhanh chóng chạy đến vòng và cướp cờ. - Khi quản trò gọi số nào về thì số đó phải về. - Một lúc quản trò có thể gọi hai, ba hoặc bốn số cùng nhau.

35

- Khi cướp được cờ và đang cầm cờ trên tay, nếu bị bạn (đối thủ) vỗ hay chạm vào người sẽ là thua cuộc. - Khi lấy được cờ, người chơi phải tìm cách luồn lách, tránh để đối phương chạm vào người mình và chạy thật nhanh về vạch xuất phát (cũng là đích) của đội mình. Nếu không bị đội bạn chạm hay vỗ vào người là bạn đã thắng cuộc. - Khi người cầm cờ có nguy cơ bị đối phương vỗ, chạm vào người thì được phép bỏ cờ xuống đất để tránh bị thua, sau đó cả hai bên sẽ tiếp tục cố gắng để cướp chiếc cờ đó và chạy về đích của mình mà không để đối phương chạm vào người. - Số nào vỗ số đó, không

được vỗ vào số khác. Nếu bị số khác vỗ vào sẽ không tính và không bị thua. - Số nào bị thua rồi (“bị chết”), quản trò không gọi số đó nữa. - Người chơi không được ôm, giữ nhau cho bạn cướp cờ. - Người chơi tìm cách lừa đối phương để mang được cờ về cho đội của mình. - Khoảng cách từ cờ đến vị trí của hai đội là bằng nhau.

10

11

Hai người ba chân

Đi thuyển trên cạn

- Chơi theo đội, số người chơi mỗi đội phải là số chẵn. - Ở mỗi đội, cho người chơi ghép cặp. Hai người cùng cặp đừng thành hàng ngang, cùng nhìn về một hướng và buộc hai chân ở giữa lại với nhau. - Các cặp trong cùng một đội xếp lần lượt, từng cặp một chạy đến đích rồi chạy về.

- Cặp trước chạy về đến vạch xuất phát thì cặp sau mới đến lượt. - Đội nào có tất cả các cặp về trước sẽ thắng cuộc.

- Chia tập thể chơi thành các nhóm nhỏ (mỗi nhóm 7 – 8 người, có thể chia nhóm theo giới tính). - Quản trò hướng dẫn người chơi ngồi thành hàng dọc theo từng nhóm, người chơi ngồi sau cặp chân vào hết vòng bụng của người chơi ngồi trước thành một chiếc thuyền đua.

- Các thuyền đua phải cố gắng bám chặt vào nhau để không bị đứt thuyền khi đang di chuyển. - Thuyền nào về đích trước tiên sẽ chiến thắng.

36

- Khi nghe hiệu lệnh của người quản trò, tất cả các thuyền đua dùng sức hai tay của tất cà các thành viên trong nhóm nâng cơ thể lên và tiến về phía trước cho đến đích.

12

13

Nhảy dây

- Chuẩn bị: Dây nhảy loại dài phù hợp với từng kiểu chơi. - Kiểu 1: Hai người cùng nhảy, một người quay dây, người kia đứng đối diện. Ngày kiểu này hai người phải khớp với nhau, nhảy ăn ý và hợp tác thật khéo léo. - Kiểu 2: Hai người cùng nhảy, mỗi người cầm 1 đầu dây để quay còn tay còn lại cầm tay người kia, hai người phải hợp tác ăn khớp với nhau động tác.

Nối da trăn

Trò chơi chơi càng đông càng Các thành viên trong đội luôn vui phải nắm tay nhau di chuyển Khi chơi tất cả kết thành hàng và không được dời tay ra. kéo dài. Tay trái đưa về trước nắm tay người trước luồn tay pha ải qua bẹn rồi bước đi nhịp nhàng và hát vang bài hát đồng dao. “Đầu trăn lồm ngồm Khúc đuôi quanh co 37

- Hai bạn cùng bắt cặp với nhau tham gia nhảy. - Dây quăng lên chạm đất và không vướng chân ai; nếu vướng và bị dừng lại là thua. - Đội nào nhảy được nhiều hơn sẽ giành chiến thắng.

Nhìn trăn uốn khúc Trăn vòng lằng nhăng Chồm lưng chồm chồm Bước đi quanh co Kìa ai hỡi! Con phi con phì đó Đầu đuôi không rời Đã nhắc nhắc nhau rồi Hỡi con phị con phi con phì…” Khi hát người đi đầu uốn lượn mềm mại. Khi uốn lượn có thể nằm xuống, xếp chồng lên nhau như hình con trăn đang cuốn mình nhưng tay không thể dời nhau, và nếu tay dời nhau thì cả đội phải khéo léo lùi lại nắm chặt tay rồi mới cùng nhau để tiếp tục đi tiếp.

14

Hứng dừa

Giáo viên cho học sinh lựa chọn đội chơi (khoảng 7 bạn), mỗi đội cử ra một bạn hái dừa, số thành viên còn lại sẽ thay nhau hái dừa. Người hái sẽ đứng ở đích với rổ dừa (có thể lấy bóng thay thế), người hái dừa thứ nhấtchạy tới hứng trái dừa bằng tay mà người hái tung cho bỏ vào rổ xong thì người thứ hai mới tiếp tục chạy lên hứng dừa, cứ như vậy trong một khoảng thời gian nhất định. Kết thúc thời gian 38

Người hứng dừa và hái dừa không được vượt quá vạch đã quy định và trong quá trình di chuyển không được để dừa rơi; nếu dừa rơi sẽ không được tính và phải bắt đầu lại.

đội nào nhiều dừa hơn đội đó chiến thắng.

15

16

Bán lợn

Kéo co

- Cho học sinh oản tù tì để chọn ra hai trẻ chơi, một trẻ đóng làm lợn, một trẻ làm người đi buôn lợn. Sau đó các học sinh còn lại xếp thành vòng tròn làm chuồng cho học sinh đóng làm lợn ở trong. - Khi người chơi đi mua lợn hỏi “Có bán lợn không?” thì học sinh xếp vòng tròn nắm tay nhau lại đáp “Không bán” Lại hỏi tiếp “Hai đồng bán không?”, “Không bán” … Cứ tiếp tục trả giá lên 3-4-5 đồng cho đến khi người mua lợn không hỏi nữa mà cứ thế thử sức bằng cách: dùng tay mở từng chuồng là các bàn tay người chơi đang nắm chặt vào nhau, nếu hai người chơi nào rời nhau thì người mua lợn có lối để vào bắt lợn và khi lợn bị bắt là trò chơi kết thúc

Các bạn làm hàng chắn bảo vệ lợn phải liên kết, hợp tác với nhau nắm chặt tay để người bắt lợn không thể mở được cửa chuồng lợn.

Chia học sinh thành 2 nhóm bằng nhau, tương đương sức nhau, xếp thành 2 hàng. Người đứng đầu hàng đứng trước vạch đã được quy định sẵn và hai đội đứng đối diện nhau cầm vào sợi đây thừng. Khi có hiệu lệnh của giáo viên thì tất cả cùng hợp sức lại kéo mạnh

Nếu người đứng đầu hàng độ nào chạm vạch chuẩn ở giữa hai vạch xuất phát trước thì đội đó sẽ thua cuộc.

39

dây về phía mình.

17

18

Chơi U

Trò chơi Tang

- Vạch 2 đường kẻ cách nhau khoảng 4-5 m giữa 2 vùng đó là vùng không chiến, chia số người chơi ở hai đội bằng nhau, mỗi đội đứng trong khu vực của mình. Sau khi oản tù tì, đội nào thắng sẽ được đi trước bằng cách chao máy bay của đội mình lên trước xuất kích. - Người làm máy bay phải kêu “u” liên tục khi rời khỏi lãnh thổ của mình. Nếu như hết hơi trước khi vào trong vạch coi như máy bay bị rơi và bị bắt làm tù binh. Máy bay sẽ hạ đối phương bằng cách chạm vào bất cứ thành viên nào trong đội đối phương rồi ngay lập tức trở về đội của mình, nếu bị hạ sẽ qua lãnh thổ đối phương đứng phía sau làm tù binh.

- Trong khi lâm chiến, đối phương có thể bàn bạc với nhau cách hạ máy bay bằng cách cùng phối hợp ùa ra giữ máy bay cho đến khi máy bay hết hơi rồi mang về lãnh thổ của mình làm tù binh. - Tù binh sẽ được giải thoát bằng cách cố đưa tay ra làm sao chạm được máy bay phe mình khi sang giao chiến. - Nếu nhiều tù binh bị bắt muốn được giải cứu thật nhanh hết thì tù binh phải đứng nắm tay nhau cùng nghĩ cách đưa tay về phía nào để máy bay giao chiến dễ dàng chạm tay được 1 người thì tù binh được giải cứu tất cả.

Cho mỗi nhóm học sinh Chỉ được sử dụng 7 hình khoảng 2-3 em một bộ ghép ghép, số hình ghép phải được hình. Từ những bộ ghép hình ghép sát lại với nhau. có sẵn đó, học sinh được sử dụng 7 hình đã cho để ghép tạo thành hình mới. Sau đó, học sinh từng nhóm sẽ trưng bày sản phẩm của mình, giới thiệu 40

với các bạn trong lớp, các bạn sẽ nhận xét và đội nào ý tưởng táo bạo và xếp đẹp sẽ là đội giành chiến thắng. 2. Quy trình tổ chức trò chơi dân gian nhằm phát triển năng lực hợp tác cho học sinh tiểu học 2.1. Quy trình tổ chức Gồm 3 bước 2.1.1. Bước 1: Chuẩn bị 2.1.1.1. Lựa chọn trò chơi Lựa chọn trò chơi căn cứ vào: - Mục đích chơi: nhằm phát triển năng lực hợp tác cho học sinh tiểu học. - Đối tượng chơi: tùy vào đối tượng học sinh lớp nhỏ hay lớp lớn để căn cứ vào số lượng học sinh Tiểu học. 2.1.1.2. Lựa chọn địa điểm tổ chức Địa điểm tổ chức phù hợp để chơi các trò chơi dân gian nhằm phát triển năng lực hợp tác cho học sinh tiểu học là những nơi rộng, thoáng, bằng phẳng… Một số địa điểm phù hợp như sân trường, sân bóng, nhà đa năng… 2.1.1.3. Lựa chọn thời gian tổ chức - Thời điểm diễn ra trò chơi: Thời gian phù hợp với các trò chơi dân gian nhằm phát triển năng lực hợp tác cho học sinh Tiểu học. Nếu tổ chức trò chơi ngoài trời, cần lựa chọn thời điểm chơi phù hợp với thời tiết, sức khỏe của học sinh Tiểu học. - Thời lượng trong một trò chơi: Không nên quá ngắn hay quá dài vì có thể không gây hứng thứ với học sinh Tiểu học. Thời lượng thích hợp để tổ chức một trò chơi là 15 phút hoặc 20 phút. 2.1.1.4. Cơ sở vật chất Tùy vào từng trò chơi mà giáo viên hoặc học sinh tự chuẩn bị những dụng cụ chơi phù hợp. 2.1.1.5. Hình thức Chơi theo nhóm, tùy từng trò chơi mà chơi nhóm nhỏ (2-3 người) hoặc nhóm lớn (tập thể) 2.1.2. Bước 2: Tiến hành 41

2.1.2.1. Hướng dẫn chơi (nếu cần) - Nêu tên trò chơi - Nêu cách chơi Cách chơi là cách thức để người chơi có thể tham gia một trò chơi, giúp người tổ chức có thể hướng dẫn người chơi để vận hành trò chơi dễ dàng, đúng cách. - Nêu luật chơi Luật chơi là các luật lệ, yêu cầu người chơi tuân thủ khi tham gia trò chơi, là các hành động người chơi được làm hoặc không được làm. Dựa vào luật chơi, người tổ chức trò chơi có thể quyết định thưởng, phạt, loại… người chơi. - Hướng dẫn và dạy học sinh lời bài đồng dao (nếu trò chơi có đồng dao) 2.1.2.2. Hướng dẫn chơi thử (nếu cần) Giáo viên nên hướng dẫn chơi thử cho học sinh có thể nắm rõ được cách chơi cũng như học sinh có thể chơi dễ dàng hơn khi bắt đầu. 2.1.2.3. Chơi thật Giáo viên tổ chức chia đội, tổ chức cho HS tham gia chơi 2.1.3. Bước 3: Tổng kết và đánh giá 2.1.3.1. Khen thưởng với đội thắng Có thể thưởng những món quà nhỏ như: kẹo, bánh, được đội thua cõng một đoạn…. 2.1.3.2. Có hình phạt của trò chơi với đội thua Có thể cõng đội thắng, nhảy cóc hoặc nhảy cò cò… 2.2. Vận dụng 2.2.1. Tổ chức trò chơi:Cướp cờ 2.2.1.1. Bước 1: Chuẩn bị - Lựa chọn trò chơi cướp cờ - Mục đích: phát triển năng lực hợp tác của học sinh thông qua việc các em các em phối hợp với nhau hành động chơi với các bạn trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ, rèn luyện sự nhanh nhạy, khéo léo, tăng cường khả năng vận động. - Số lượng người chơi không hạn chế; chia thành viên tham gia trò chơi thành hai đội có số lượng bằng nhau, cử một thành viên làm trưởng nhóm. - Địa điểm: sân trường - Thời lượng: chơi 3 ván, mỗi ván kéo dài khoảng 8 phút - Cơ sở vật chất 42

Cần chuẩn bị: + Một cái cờ hoặc có thể thay thế bằng khăn đỏ + Một vòng tròn được vạch bằng phấn + Vạch xuất phát cũng là đích của hai đội, cách vòng tròn khoảng từ 6 đến 7m 2.2.1.2. Bước 2: Tiến hành - Hướng dẫn chơi + Nêu tên trò chơi: “Cướp cờ” + Nêu cách chơi  Quản trò chia tập thể chơi thành hai đội, có số lượng bằng nhau, mỗi đội có từ 5-6 bạn hoặc có thể nhiều hơn, đứng hàng ngang ở vạch xuất phát của đội mình. Quản trò đếm các thành viên theo thứ tự đứng 1, 2, 3, 4, 5, … và các thành viên phải nhớ số thứ tự của mình.  Khi quản trò gọi tới số nào thì số đó của hai đội nhanh chóng chạy đến vòng và cướp cờ.  Khi quản trò gọi số nào về thì số đó phải về.  Một lúc quản trò có thể gọi hai, ba hoặc bốn số cùng nhau. + Nêu luật chơi  Khi cướp được cờ và đang cầm cờ trên tay, nếu bị bạn (đối thủ) vỗ hay chạm vào người sẽ là thua cuộc.  Khi lấy được cờ, người chơi phải tìm cách luồn lách, tránh để đối phương chạm vào người mình và chạy thật nhanh về vạch xuất phát (cũng là đích) của đội mình. Nếu không bị đội bạn chạm hay vỗ vào người là bạn đã thắng cuộc.  Khi người cầm cờ có nguy cơ bị đối phương vỗ, chạm vào người thì được phép bỏ cờ xuống đất để tránh bị thua, sau đó cả hai bên sẽ tiếp tục cố gắng để cướp chiếc cờ đó và chạy về đích của mình mà không để đối phương chạm vào người.  Số nào vỗ số đó, không được vỗ vào số khác. Nếu bị số khác vỗ vào sẽ không tính và không bị thua.  Số nào bị thua rồi (“bị chết”), quản trò không gọi số đó nữa.  Người chơi không được ôm, giữ nhau cho bạn cướp cờ.  Người chơi tìm cách lừa đối phương để mang được cờ về cho đội của mình.  Khoảng cách từ cờ đến vị trí của hai đội là bằng nhau. - Hướng dẫn chơi thử 43

Tổ chức cho các thành viên chơi thử một hoặc hai lần. - Tiến hành chơi Tiến hành chơi 3 lượt để phân đội thắng/thua. 2.2.1.3. Bước 3: Tổng kết và đánh giá - Tổng kết: Đội thắng sẽ được nghĩ hình phạt đội thua: hát, múa, nhảy cò cò, bật cóc… Đội thua chạy quanh sân một vòng. - Nhận xét, đánh giá 2.2.2. Tổ chức trò chơi: Đối lá 2.2.2.1. Chuẩn bị - Lựa chọn trò chơi đối lá - Mục đích chơi + Nhằm phát triển năng lực hợp tác cho học sinh tiểu học thông qua việc học sinh trao đổi, bàn bạc với nhau, phối hợp chơi với các bạn trong nhóm thực hiện nhiệm vụ trò chơi (tìm những lá xung quanh và bàn bạc về đặc điểm của nó). + Rèn luyện sự linh hoạt, nhạy bén của các giác quan + Củng cố kiến thức về những loài cây trong môi trường xung quanh - Số lượng người chơi: trò chơi chia đội, mỗi đội có thể 5 hoặc 6 bạn - Yêu cầu học sinh chuẩn bị lá cây - Lựa chọn địa điểm, thời gian tổ chức + Địa điểm tổ chức phù hợp có thể chơi trong lớp + Thời điểm diễn ra trò chơi: trong giờ giải lao ra chơi hoặc giờ sinh hoạt + Thời lượng trong một trò chơi: Thời gian chơi vào khoảng 10-15 phút - Cơ sở vật chất + Chơi “Đối lá” học sinh phải tự chuẩn bị những mẫu lá cây có sẵn + Số lượng: khoảng 5- 7 lá khác nhau - Hình thức chơi theo nhóm 5 hoặc 6 người 2.2.2.2. Bước 2: Tiến hành - Hướng dẫn chơi (nếu cần) + Nêu tên trò chơi: “Đối lá” + Nêu cách chơi  Người chơi “oản tù tì” để lấy cái, đội nào thắng được đối trước.  Đội đố sẽ đưa ra một vài lá (đã chuẩn bị từ trước) cho đội bạn đoán 44

trước xem lá cây đó là cây gì.  Đội bạn sẽ có thời gian là 2 phút bàn bạc và các thành viên trong nhóm cùng nhau đoán về tên gọi cũng như một số đặc điểm của chiếc lá đó mà trẻ biết. Trò chơi cứ như thế đến khi hai đội hết số lá mình đã chuẩn bị. + Nêu luật chơi Nếu đoán đúng thì sẽ giành được điểm và giành được lượt đối, nếu đoán sai đội đối sẽ giành được điểm và tiếp tục được đối. Đội nào nhiều điểm hơn sẽ chiến thắng - Hướng dẫn chơi thử (nếu cần) Giáo viên nên hướng dẫn chơi thử cho học sinh có thể nắm rõ được cách chơi cũng như học sinh có thể chơi dễ dàng hơn khi bắt đầu. - Chơi thật GV tổ chức chia đội, tổ chức cho học sinh tham gia chơi 2.2.2.3. Bước 3: Tổng kết và đánh giá - Tổng kết đội thắng, thua: Có thể thưởng những món quà nhỏ như: kẹo, bánh, … Đội thua sẽ hát múa một bài - Nhận xét, đánh giá 2.2.3. Tổ chức trò chơi: Chơi rồng rắn lên mây 2.2.3.1. Bước 1: Chuẩn bị - Lựa chọn trò chơi : Rồng rắn lên mây - Mục đích: + Rèn luyện tính nhanh nhẹn, khéo léo trong di chuyển, trong đối đáp, ứng xử, tinh thần tập thể, tôn trọng kỷ luật chơi. + Tạo không khí vui chơi, hào hứng cho học sinh + Học sinh biết phối hợp hoạt động chơi với các bạn trong nhóm để thực hiện nhiệm cụ trò chơi - Số lượng người chơi: không hạn chế nhưng để dễ dàng và an toàn khi di chuyển thì đoàn rồng rắn nên khoảng 8-10 người hoặc số lượng đông có thể chia làm nhiều nhóm cùng chơi - Địa điểm: sân trường - Thời gian: Tổ chức vào giờ ra chơi hoặc các tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp 45

2.2.3.2. Bước 2: Tiến hành - Hướng dẫn chơi + Nêu tên trò chơi: “Rồng rắn lên mây” + Nêu cách chơi  Chọn 1 HS làm “thầy thuốc” đứng hoặc ngồi một chỗ, các học sinh khác túm đuôi áo nhau thành “rồng rắn”. Bắt đầu trò chơi “rồng rắn” đi lượn vòng vèo trước mặt “thầy thuốc: vừa đi vừa hát: “Rồng rắn lên mây Có cây núc nắc Có nhà khiển binh Thầy thuốc có nhà hay không?”  Đến câu cuối cùng thì dừng lại trước mặt thầy thuốc, “rồng rắn” và “thầy thuốc” đối thoại nhau: Thầy thuốc: Có, mẹ con rồng rắn đi đâu thế? Rồng rắn: Đi lấy thuốc cho con Thầy thuốc: Con lên mấy? Rồng rắn: Con lên một Thầy thuốc: Thuốc chẳng ngon Rồng rắn: Con lên hai Thầy thuốc: Thuốc chẳng ngon Rồng rắn: Con lên ba Thầy thuốc: Thuốc chẳng ngon … Rồng rắn: Con lên mười Thầy thuốc: Thuốc ngon vậy, xin khúc đầu Rồng rắn: Cùng xương cùng xẩu Thầy thuốc: Xin khúc giữa Rồng rắn: Cùng máu cùng me Thầy thuốc: Xin khúc đuôi Rồng rắn: Tha hồ mà đuổi.  Khi nghe “rồng rắn” trả lời câu “tha hồ mà đuổi” xong, ngay lập tức “thầy thuốc” đứng dậy tìm mọi cách để đuổi bắt cho bằng được đuôi rồng. Người đứng đầu rồng rắn sẽ cố cản thầy thuốc, các bạn trong hàng cố gắng di chuyển với nhau thật ăn ý để không bị đứt đoạn và bảo vệ bạn cuối hàng.  Người chơi có thể reo hò tạo không khí vui vẻ, náo động cho đến khi 46

thầy thuốc bắt được đuôi rồng thì trò chơi kết thúc, người bị bắt ra hay làm thầy thuốc, trò chơi lại được chơi lại từ đâù. + Nêu luật chơi  Thầy thuốc phải ngồi im khi đoàn rồng rắn hát đồng dao và hỏi thăm thầy thuốc  Nội dung bài đồng dao phải được hát tuần tự, không được bớt lời hoặc nhảy cóc lời.  Dứt bài đồng dao, thầy thuốc mới được đuổi rồng rắn.  Thầy thuốc phải tóm được khúc đuôi hoặc khúc thân của rồng rắn thì mới thắng, và rồng rắn đứt đuôi hoặc bị thầy tóm là rồng rắn thua.  Chỉ đầu rồng rắn mới được dang tay cản thầy thuốc - Hướng dẫn chơi thử Tổ chức cho các thành viên chơi thử một hoặc hai lần. - Tiến hành chơi - Tiến hành chơi 3 lượt để phân đội thắng/thua. 2.2.3.3. Bước 3: Tổng kết và đánh giá - Tổng kết đội thắng và đội thưa - Nhận xét, đánh giá 2.3. Điều kiện thực hiện 2.3.1. Giáo viên Giáo viên cần có đầy đủ các tri thức, kỹ năng để lập kế hoạch, tổ chức, hướng dẫn, giải thích cách chơi, luật chơi … cho học sinh TIểu học. Để có thể chọn lựa trò chơi, lên kế hoạch quy trình tổ chức và tiến hành tổ chức thành công một trò chơi thì đòi hỏi ở người giáo viên những kiến thức, kỹ năng nhất định. Ở đây, người giáo viên cần có vốn trò chơi dân gian phong phú, để từ đó mà lựa chọn trò chơi cho phù hợp với mục đích đề ra-phát triển năng lực hợp tác cho học sinh Tiểu học. Bên cạnh đó, kỹ năng rất cần thiết ở đây chính là lập kế hoạch, tổ chức, hướng dẫn, điều khiển, duy trì tập thể chơi. Nếu không làm được những điều này, trò chơi sẽ không được tiến hành một cách trơn tru và khó đạt được mục đích cuối cùng. 2.3.2. Nhà trường Nhà trường cần tạo điều kiện nâng cao cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng giáo viên cả về kiến thức lẫn kỹ năng, tạo nhiều cơ hội cho học sinh có thể tiếp xúc với các trò chơi dân gian nhằm phát triển năng lực hợp tác cho học 47

sinh Tiểu học. 2.3.3. Cơ sở vật chất Cần có không gian rộng, bằng phẳng, phù hợp với các trò chơi vận động tập thể; đồ dùng vật chất, dụng cụ chơi không đòi hỏi cao. 2.4. Đề xuất một số biện pháp lựa chọn và tổ chức trò chơi dân gian nhằm phát triển năng lực hợp tác cho học sinh Tiểu học Dựa trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn khảo sát, những yêu cầu xây dựng trò chơi dân gian, chúng tôi đề xuất một số biện pháp lựa chọn và tổ chức một số trò chơi dân gian cho học sinh Tiểu học nhằm phát triển năng lực hợp tác như sau: - Sưu tầm và lựa chọn trò chơi dân gian có nội dung giáo dục và có khả năng phát triển năng lực hơp tác cho học sinh Tiểu học. - Tạo góc chơi thuận lợi và bầu không khí thân thiện thúc đẩy học sinh tích cực hợp tác với nhau - Sử dụng câu hỏi, lời gợi ý, lời nhận xét và bổ sung câu trả lời cho học sinh trong khi chơi cùng nhau - Tạo cơ hội cho tất cả các thành viên được thực hành tham gia hợp tác với nhau trong suốt quá trình chơi - Động viên, khuyến khích trẻ, giúp trẻ biết cách lắng nghe, đàm phán với mọi người và tự mình giải quyết những mâu thuẫn nảy sinh - Tạo cho học sinh có cơ hội và không gian để các em có thể tự tổ chức các trò chơi dân gian mà các em thích - Khuyến khích trẻ bằng những phần quà, giải thưởng sâu khi chơi (kể cả đội thua hay thắng).

48

Tiểu kết chƣơng 3 Qua việc nghiên cứu lý luận và điều tra kháo sát thực tế, chúng tôi đã đề xuất được quy trình lựa chọn và tổ chức một số trò chơi dân gian nhằm phát triển năng lực hợp tác cho học sinh Tiểu học như sau: - Đưa ra các tiêu chí và nguyên tắc khi lựa chọn trò chơi dân gian phù hợp để phát triển năng lực hợp tác cho học sinh Tiểu học - Một số lưu ý trong quá trình lựa chọn trò chơi phù hợp - Sưu tầm và lập danh mục một số trò chơi dân gian có khả năng tổ chức để phát triển năng lực hợp tác cho học sinh Tiểu học - Xây dựng quy trình tổ chức trò chơi dân gian gồm 3 bước: chuẩn bị, tiến hành và tổng kết đánh giá. - Đưa ra các điều kiện để có thể tổ chức đạt hiệu quả trò chơi dân gian nhằm phát triển năng lực hợp tác cho học sinh Tiểu học - Đề xuất một số biện pháp lựa chọn và tổ chức trò chơi dân gian đạt hiệu quả tác động tích cực vào năng lực hợp tác cho học sinh Tiểu học. Do còn hạn chế, khuôn khổ đề tài mới chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu lý luận và khảo sát thực trạng, chưa có điều kiện tổ chức thực nghiệm; tuy nhiên, việc nghiên cứu này sẽ giúp giáo viên dễ dàng hơn trong sưu tầm, lựa chọn và tổ chức trò chơi dân gian để phát triển năng lực hợp tác cho học sinh Tiểu học,

49

KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ 1. Kết luận chung 1.1 Năng lực hợp tác là một trong những năng lực cơ bản của con người cần có. Năng lực hợp tác chỉ được hình thành, phát triển và biểu hiện khi con người tham gia vào các hoạt động, đặc biệt là hoạt động tập thể. Học sinh nói chung và học sinh lứa tuổi Tiểu học nói riêng nhu cầu hợp tác với bạn bè và mọi người xung quanh phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên năng lực hợp tác ở học sinh chưa đồng đều và chưa được hoàn thiện. Chính vì vậy, giáo dục phát triển năng lực hợp tác cho học sinh Tiểu học là nội dung quan trọng trong quá trình giáo dục và phát triển nhân cách toàn diện cho học sinh. 1.2 Trò chơi dân gian giữ vai trò quan trọng trong việc giáo dục và phát triển năng lực hợp tác cho học sinh Tiểu học. Bởi, trò chơi dân gian mang tính cộng đồng rõ nét, trong khi chơi học sinh phải buộc giao tiếp với mọi người xung quanh, phải kết hợp cùng nhau để giải quyết nhiệm vụ chơi chung. Đây chính là môi trường thuận lợi để rèn luyện và phát triển năng lực hợp tác ở học sinh, tập cho các em biết ứng xử và tham gia vào các hoạt động cộng đồng, giao tiếp, kết nối với những người xung quanh với tư cách là một thành viên, một con người trong xã hội. 1.3 Hiệu quả của việc phát triển năng lực hợp tác cho học sinh Tiểu học thông qua trò chơi dân gian nằm nhiều ở việc lựa chọn và tổ chức. Bởi trò chơi dân gian rất đa dạng và phong phú trên nhiều phương diện cho nên việc sưu tầm, lựa chọn mất khá nhiều thời gian để có thể đưa ra được trò chơi phù hợp với mục đích đề ra. Chính vì vậy, việc lựa chọn đúng mục đích và tổ chức theo quy trình hợp lý, khoa học sẽ tạo điều kiện cho học sinh có cơ hội thực hành trải nghiệm các kỹ năng hợp tác trong trò chơi dân gian, từ đó sẽ phát triển năng lực hợp tác trong học sinh hiệu quả nhất. 1.4 Kết quả khảo sát nhận thức của giáo viên về việc phát triển năng lực hợp tác cho học sinh Tiểu học thông qua một số trò chơi dân gian, chúng tôi nhận thấy: Đa số giáo viên đều nhận thức được sự cần thiết và tầm quan trọng của việc phát triển năng lực hơp tác cho học sinh. Họ cũng nhận thấy rằng trò chơi dân gian tập thể là một trong những cách thức, phương tiện để giúp các em phát triển năng lực hợp tác một cách dễ dàng và hiệu quả nhất. Tuy nhiên, giáo viên 50

chưa phát huy hết khả năng và vai trò của trò chơi dân gian trong việc phát triển năng lực hợp tác cho học sinh mặc dù đã chú trọng và có tổ chức cho học sinh tham gia chơi. Một trong những nguyên nhân chính của vấn đề trên đó là nằm ở khâu lựa chọn và tổ chức. Bởi không phải trò chơi dân gian nào cũng được lựa chọn, tổ chức mà nó phải được chọn lọc phù hợp với những tiêu chí(đã nêu trên) và theo đúng quy trình 3 bước, kết hợp với những biện pháp trong quá trình cho trẻ chơi. Việc đưa ra danh mục một số trò chơi dân gian của đề tài sẽ là tài liệu tham khảo để thầy cô giáo Tiểu học có thể có thêm những hiểu biết và cách tổ chức trò chơi dân gian cho học sinh không những giáo dục tinh thần dân tộc mà thông qua đó phát triển năng lực hợp tác trong học sinh đạt hiệu quả. 2. Kiến nghị - Ngành giáo dục cần chú trọng nâng cao việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên đảm bảo không chỉ về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ mà còn tốt về tổ chức các hoạt động giáo dục. - Bổ sung các tài liệu cho giáo viên về trò chơi dân gian; sưu tầm, biên soạn tên, cách chơi, luật chơi, cách tổ chức trò chơi dân gian để giúp giáo viên có thể lựa chọn và tổ chức cho học sinh phát triển năng lực hợp tác một cách hiệu quả nhất. - Nhà trường Tiểu học cần chú trọng và quan tâm hơn nữa trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh, tạo điều kiện cho giáo viên và học sinh có cơ hội tổ chức các trò chơi dân gian tập thể. - Giáo viên là người trực tiếp quyết định, nên cần có trách nhiệm cao trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục cho học sinh, luôn tìm tìm học hỏi để biết cách khai thác triệt để ý nghĩa và hiệu quả của trò chơi dân gian, khắc phục những khó khăn, không ngừng sáng tạo trong khâu tổ chức để đạt được mục đích phát triển năng lực hợp tác cho học sinh Tiểu học

51

TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Nguyễn Thị Bích Hà (dịch), Chương trình giáo dục những giá trị sống – Những hoạt động giá trị dành cho trẻ từ 8-14 tuổi, NXB Văn hóa [2] Kim Dung (sưu tầm- biên soạn), Đồng dao và trò chơi dân gian, NXB Dân Trí [3] Giáo trình tâm lí học Tiểu học, Bùi Văn Huệ- Phan Thị Hạnh Mai- Nguyễn Xuân Thức, NXB Đại học sư phạm [4] Nguyễn Văn Tăng, Trò chơi dân gian Việt Nam, NXB Văn hóa dân tộc HN, 2002 [5] Tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường Tiểu học, Nguyễn Hữu Hợp, NXB Đại học sư phạm [6] Từ điển Tiếng Việt, NXB Đà Nẵng năm 2009 [7] Phạm Lan Oanh, Kho tàng trò chơi dân gian trẻ em Việt Nam, NXB Thanh niên, Hội Văn học dân gian Việt Nam [8] Nguyễn Thị Hồng, 150 trò chơi dân gian Việt Nam, NXB Lao động -Xã hội [9] Sean Covey, 7 thói quen của bạn trẻ thành đạt, NXB Trẻ

52

PHỤ LỤC 1 ( Phiếu khảo sát dành cho giáo viên) Thưa thầy (cô) phiếu thăm dò này được xây dựng để phục vụ nghiên cứu khoa học. Xin thầy (cô) vui lòng trả lời đúng các câu hỏi trong phiếu. Theo từng câu hỏi, xin thầy, cô giáo vui lòng khoanh vào các chữ cái trước đáp án phù hợp. Xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ của các thầy cô. Câu 1: Theo thầy cô, năng lực hợp tác là gì? A. Là khả năng tương tác lẫn nhau, trong đó cá nhân thể hiện sự tự giác, tích cực, trách nhiệm trong công việc chung và cùng đưa ra hướng giải quyết. B. Là khả năng nhận định sự việc hay tình huống và đưa ra các quyết định nhanh nhạy, kịp thời. C. Là khả năng tạo ra cái mới, suy nghĩ ra cái mới có tính hữu dụng, có ích cho bản thân cũng như cho cộng đồng. D. Là khả năng tương tác nhau, trong đó cá nhân phụ thuộc vào người khác, không tích cực đóng góp hay trách nhiệm với công việc chung. Câu 2: Thầy cô đánh giá như thế nào về mức độ cần thiết của việc phát triển năng lực hợp tác cho học sinh ở trường tiểu học? A. Rất quan trọng B. Quan trọng C. Ít quan trọng D. Không quan trọng Câu 3: Theo thầy cô, việc phát triển năng lực hợp tác thông qua các trò chơi mang lại ý nghĩa như thế nào đối với học sinh tiểu học? A. Nhằm thỏa mãn những nhu cầu giao tiếp trong các hoạt động cho học sinh tiểu học. B. Là con đường và phương tiện thuận lợi cho học sinh tiểu học tham gia vào các hoạt động tập thể. C. Giúp học sinh tiểu học tự tin giải quyết tất cả các khó khăn trong mọi tình huống gặp phải. D. Hình thành năng lực cần thiết cho học sinh. E. Tất cả các ý kiến trên. F. Ý kiến khác: ………………………………………………………………… Câu 4: Theo thầy cô, biểu hiện của năng lực hợp tác ở học sinh tiểu học là gì? 53

A. Học sinh chấp nhận sự phân công nhiệm vụ do trưởng nhóm đề ra. B. Tích cực tham gia trao đổi kinh nghiệm với mọi người để đưa ra cách thực hiện tốt nhất. C. Phối hợp cùng các thành viên khác thực hiện các nhiệm vụ chung. D. Có thái độ thân thiện, giúp đỡ các bạn trong nhóm hoàn thành nhiệm vụ theo đúng quy định. E. Biết cách giải quyết khi có mâu thuẫn xảy ra. F. Ý kiến khác: ………………………………………………………………… Câu 5: Thầy cô đánh giá như nào về khả năng phát triển năng lực hợp tác cho HSTH thông qua các trò chơi dân gian? A. Nhiều khả năng B. Ít khả năng C. Không có khả năng Câu 6: Theo thầy cô, tầm quan trọng của việc lựa chọn và tổ chức các trò chơi dân gian cho học sinh tiểu học là như thế nào? A. Rất quan trọng B. Quan trọng C. Ít quan trọng D. Không quan trọng Câu 7: Thầy cô có thường lựa chọn và tổ chức trò chơi dân gian cho học sinh tiểu học không? A. Thường xuyên B. Thỉnh thoảng C. Không bao giờ D. Ý kiến khác: ………………………………………………………………… Câu 8: Những trò chơi nào sau đây thầy cô đã, đang và sẽ lựa chọn và tổ chức nhằm phát triển năng lực hợp tác cho học sinh tiểu học? A. Thả đỉa ba ba B. Bịt mắt bắt dê C. Rồng rắn lên mây D. Mùi xỏa mùi xoa E. Cướp cờ F. Hai người ba chân G. Đối lá 54

H. I. J. K. L. M.

Hứng dừa Gắp cua bỏ giỏ Bán lợn Cờ lúa ngô Xếp chuồng lợn Trò chơi khác:……………………………………………………………

Câu 9: Theo thầy cô, đâu là khó khăn khi tổ chức trò chơi dân gian cho học sinh tiểu học? (Thầy cô đánh dấu tích vào ô) Trò chơi quá khó Trò chơi quá nguy hiểm Học sinh còn quá nhỏ Cơ sở vật chất hạn chế Sĩ số lớp quá đông Thời gian eo hẹp Không gian chật hẹp Khó khăn khác: ………………………………………………………………..

Thầy (cô) vui lòng cho biết một số thông tin về bản thân: - Đơn vị công tác: ……………………………………………………… - Khối lớp đang chủ nhiệm: …………………………………………….

55

PHỤ LỤC 2 (Phiếu khảo sát dành cho học sinh) Xin chào các em, phiếu thăm dò này được xây dựng để phục vụ nghiên cứu khoa học. Các em vui lòng trả lời đúng các câu hỏi trong phiếu. Theo từng câu hỏi, các em vui lòng khoanh vào chữ cái trước đáp án phù hợp. Xin trân thành cảm ơn sự hợp tác và giúp đỡ của các em.

Câu 1: Em có thích chơi trò chơi ở trường không? A. Rất thích B. Thích C. Không thích Câu 2: Ở trường, em thích chơi loại trò chơi nào sau đây? A. B. C. D.

Trò chơi dân gian Trò chơi hiện đại (đá bóng, bóng chuyền, bóng rổ, …) Trò chơi điện tử (các trò chơi trực tuyến, trò chơi trên các thiết bị điện tử, …) Trò chơi khác: …………………………………………………………………

Câu 3: Em thích chơi các trò chơi với số lượng người chơi như thế nào? A. Chơi một mình B. Mỗi người một đội C. Một đội nhiều bạn Câu 4: Những trò chơi dân gian nào sau đây mà em đã từng chơi hoặc em biết? A. B. C. D. E. F. G. H. I. J. K. L.

Thả đỉa ba ba Bịt mắt bắt dê Rồng rắn lên mây Mùi xỏa mùi xoa Cướp cờ Hai người ba chân Đối lá Hứng dừa Gắp cua bỏ giỏ Bán lợn Cờ lúa ngô Xếp chuống lợn 56

Câu 5: Theo em, khi chơi các trò chơi dân gian nhiều người một đội thì bí quyết để chiến thắng là gì? A. B. C. D.

Tự giải quyết các nhiệm vụ Phối hợp ăn ý với đồng đội Phối hợp với đội đối thủ Làm việc với đồng đội nhưng tự giải quyết theo cách của mình.

Câu 6: Em hiểu như nào là hợp tác? A. Tự giải quyết, đưa ra quyết định mọi việc. B. Phối hợp cùng nhau và đưa ra phương án chung để giải quyết nhiệm vụ. C. Cùng nhau giải quyết nhưng mỗi người một một phương án giải quyết nhiệm vụ. D. Làm việc trong nhóm nhưng làm theo ý kiến người khác, không đóng góp ý kiến. ------------------------------------Các em vui lòng cho biết một số thông tin về bản thân: - Trường học: ……………………………………………………………… - Năm sinh: ………………

57

Related Documents

Khoa.
November 2019 26
Nghin Nam Sai Lam
November 2019 13
Khoa-32
April 2020 8
Tu Khoa
October 2019 18
Khoa-33
April 2020 4
Khoa Hoc
April 2020 17

More Documents from ""

October 2019 12
October 2019 20
Uji Batas Klorida.docx
October 2019 14