mọi ngành, mọi nhà thải ra chất độc Đầu tiên là các cơ sở công nghiệp hoá chất, sản xuất thuốc trừ sâu, phân bón và khai thác chế biến khoáng sản thải ra cyanua vượt quá tiêu chuẩn cho phép (tccp) hơn 80 lần, nh3 cũng khoảng 80 lần còn h2s gấp 4 lần. tiếp đến là các cơ sở dệt may, cơ sở công nghiệp giấy, với nước thải có độ kiềm cao (độ ph 9-11), chứa nhiều kim loại nặng, chất hữu cơ đa vòng thơm chứa clo độc hại rất khó phân huỷ trong môi trường tự nhiên. loại nước thải này có chỉ số nhu cầu ô xy sinh hoá (bod) có thể lên tới 700mg/l và nhu cầu ô xy hoá học (cod) cao tới 2.500 mg/l, có thể gấp 17 lần tccp, thường không được xử lý trước khi đổ vào sông. phát triển kinh tế chưa dung hoà với bảo vệ môi trường. Ông phùng văn mui, chánh thanh tra cục môi trường “cụ thể hoá” rằng: “cứ 4 đơn vị sản xuất thì có 1 cơ sở vi phạm”. theo đúng luật thì nhiều nhà máy sẽ phải đóng cửa từ lâu, ví dụ như gang thép thái nguyên. nước thải của nhà máy này chứa nhiều phenon, kim loại nặng, nh4 (30mg/l), các hợp chất hữu cơ (120 mg/l), làm ô nhiễm sông cầu nghiêm trọng, nhất là vào lúc không phải là mùa lũ trong năm. nước thải bẩn đổ vào sông là tình trạng phổ biến ở các đô thị, nghiêm trọng nhất là ở hà nội và tp.hcm. một số cơ sở chế biến thực phẩm và giết mổ gia súc không đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh lại bị quá tải lâu nay. ở hà nội, 62 cơ sở giết mổ gia súc (37 cơ sở giết mổ lợn, còn lại là giết mổ trâu, bò) thì có 6 cơ sở tư nhân, tất cả số này dù đã có đầu tư nâng cấp nhà xưởng, bể chứa & đường ống nước, nhưng vẫn không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, và đều giết mổ thủ công. chỉ có một cơ sở duy nhất tại công ty chế biến thực phẩm lương yên là có hệ thống nhà xưởng máy móc giết mổ hoàn chỉnh. chất thải từ qúa trình giết mổ ở các cơ sở tư nhân đều chảy thẳng ra cống thoát nước thành phố, bể phốt là thứ hiếm hoi ở các lò mổ này. vì thế, dù được nhân viên thú y kiểm định, không thể đảm bảo thịt đưa ra thị
trường đủ tiêu chuẩn atvstp. thực chất các lò mổ này hiện nay chỉ là điểm “thu gom” các lò mổ tự phát, nhỏ lẻ để cơ quan thú y dễ kiểm dịch hơn mà thôi. bỏ ra hơn 5 tỉ đồng để đầu tư cho mỗi lò mổ hiện đại được “cơ giới hoá” là điều mới nằm trong “kế hoạch”. tình trạng ở tp.hcm cũng tương tự. lò mổ “tự phát” tại nông thôn thì sao? làng nào cũng có vài hộ gia đình làm nghề “hàng dát”. tất nhiên, chất thải từ giết mổ thường chảy xuống ao, cũng như mọi loại chất thải sinh hoạt khác. ao vẫn là nơi rửa bát, rửa rau, giặt chăn chiếu ở nhiều vùng nông thôn. thuốc trừ sâu bị sử dụng bừa bãi, các loại bao, túi đựng thuốc trừ sâu vương vãi bên bờ ruộng, cạnh đường làng… nhiều nơi. và cá, tôm dưới ao nước bẩn cũng sẽ bị nhiễm bẩn. còn tại hà nội, nơi ao đã bị lấp hầu hết, các hồ đều là nơi “chứa tạm” nước cống và chống ngập lụt cho thành phố. nhưng cá nuôi ở hồ tây (hồ ít ô nhiễm nhất) bán vẫn rất chạy, xí nghiệp nuôi cá hồ tây ăn nên làm ra, đồng thời dân quanh hồ không ít người đang kiếm sống bằng cách câu cá trộm. trai, ốc tại các hồ ao ô nhiễm của hà nội cũng tiêu thụ tốt. dịch bệnh ở tôm nuôi tại các địa phương rộ lên gần đây như long an và nhiều tỉnh miền trung có nguyên nhân mấu chốt là môi trường nơi nuôi tôm đã bị ô nhiễm. các làng nghề thủ công vừa phát đạt lại đã ô nhiễm, có thể kể đến làng gốm sứ bát tràng, các làng sơn mài ở hà tây, đồ gỗ Đồng kỵ, làng rèn vân chàng... nguy cơ bệnh dịch từ nước thải & giải pháp sông đưa ô nhiễm đi, thế là quýt làm cam chịu. thị xã phủ lý (hà nam) đang đối mặt với nguy cơ ô nhiễm do nước thải của hà nội theo sông nhuệ chảy đến. lượng nước thải khoảng 400.000 m3/ ngày gồm nước thải bệnh viện, nước thải công nghiệp, nước thải sinh hoạt… đang làm ô nhiễm nước ngầm ở hà nội. Đã xuất hiện nhiều loại vi khuẩn gây bệnh, các loại tảo độc trên các sông có nước thải. sông sài gòn, các con kênh đen và gây ô nhiễm nước ngầm tp.hcm
cũng nghiêm trọng không kém. gần đây có giả thiết rằng con cầy hương là vật chủ mang virus gây bệnh sars. nếu giả thiết này là đúng, thì biết đâu trong thời gian tới, lại chẳng xuất hiện một loại vật nuôi tương tự được nhập lậu vào việt nam không được kiểm dịch, như trước đây nhập sâu làm thức ăn cho chim cảnh, nhập ốc bươu vàng về phá lúa, gần đây nhập lậu chân gà, nội tạng lợn được tẩm ướp hoá chất chống thối để hàng tháng không bị hư hỏng. công tác kiểm dịch ở cửa khẩu biên giới còn nhiều bất cập, không ai dám đảm bảo một loại rác thải nào đó đem lại lợi nhuận cao lại không qua được biên giới. bệnh dịch xảy ra thì người dân chịu hết. luật môi trường của nước ta ra đời từ năm 1993 chưa có một lực lượng chuyên trách (kiểu như cảnh sát môi trường) để đảm bảo sẽ được thực thi. các đợt xuống đường thu gom rác, vận động người dân không đổ rác ra đường không phải là biện pháp triệt để. thùng rác còn là của hiếm trên hè phố thì chắc chắn người dân còn đổ rác ra lòng đường. chỉnh trang đường phố với biết bao rào sắt ở các hè góc phố, bồn hoa cây cảnh với nhiều công & chi phí trồng tỉa, chăm sóc phải chăng là ít tốn kém và thiết thực hơn việc đặt thêm các thùng rác trên hè phố ở chính chỗ đó? hiện một số địa phương như Đà nẵng, quảng ngãi, thành phố hồ chí minh chỉ cấp giấy phép khi nhà đầu tư cam kết và có hồ sơ giải pháp đảm bảo môi trường. nhưng việc di dời các cơ sở sản xuất công nghiệp gây ô nhiễm ở các đô thị còn nan giải. trước mắt chỉ có thể trông chờ vào ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường của người dân. các đợt xuống đường làm sạch môi trường như dịp 27/4 vừa qua tại hà nội và tp.hcm có hàng vạn ngưòi tham gia, liệu có thể duy trì được lâu dài ? từng có các phong trào người dân các khu tập thể ở hà nội những năm 70, hay phong trào quét dọn đường phố chiều thứ 7 duy trì được tới những năm 90 ở nhiều khu phố hà nội. có khẩu
hiệu tuyên truyền rằng đợt làm sạch môi trường 27/4 vừa qua nhằm “hướng tới sea games sắp tổ chức ở việt nam”. sao không “vì một môi trường lâu dài ở việt nam” có phải sẽ thuyết phục người dân hơn không?