On Hi Em 3

  • November 2019
  • PDF

This document was uploaded by user and they confirmed that they have the permission to share it. If you are author or own the copyright of this book, please report to us by using this DMCA report form. Report DMCA


Overview

Download & View On Hi Em 3 as PDF for free.

More details

  • Words: 996
  • Pages: 2
thuốc bvtv - thủ phạm gây ung thư hàng loạt ts. trần hồng hà, cục trưởng cục bvmt (bộ tn&mt) cho biết, hiện có tới hơn 1.000 loại hoá chất bvtv đang được lưu hành trên thị trường với khối lượng hàng vạn tấn. mỗi năm, hoạt động nông nghiệp phát sinh khoảng 9.000 tấn chất thải nông nghiệp nguy hại, chủ yếu là thuốc trừ sâu, bao bì và thùng chứa thuốc trừ sâu, trong đó có nhiều loại thuốc trừ sâu đã bị cấm sử dụng. ngoài ra, cả nước còn có hơn 50 tấn thuốc bvtv tồn lưu tại hàng chục kho bãi, khu chôn lấp cũ thời chiến tranh, 37.000 tấn hoá chất dùng trong nông nghiệp bị tịch thu đang được lưu giữ tại các kho chờ xử lý. tình trạng trên đã gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Đơn cử như ở nghệ an, vấn đề ô nhiễm môi trường nước và đất đang rất bức xúc. hai xóm hồng kỳ và vũ kỳ (xã Đồng thành, yên thành) trước đây trong kháng chiến chống mỹ là nơi xây dựng 3 kho vũ khí. lực lượng quân đội sau khi xây dựng đã bỏ nhiều thuốc 666 và ddt dưới nền nhà để xử lý mối mọt. sau khi chiến tranh kết thúc, đơn vị z11 đã đào giếng sâu từ 5-10m để tiêu huỷ vũ khí. hiện tại, trên nền các kho vũ khí trước đây, nhân dân đã xây dựng nhà ở, làm vườn. từ đó đến nay, tại hai xóm trên đã có 35 người chết vì bị ung thư, hiện có tới 5 người đang điều trị ung thư. khu vực có nhiều người chết vì ung thư nhất nằm trong phạm vi hai bên và phía dưới 3 kho vũ khí cũ với bán kính ảnh hưởng từ 500-1.000m. theo kết quả điều tra thì nguồn nước của hai xóm trên đã bị ô nhiễm nặng các chất lindan, ddt, ddd, dde... xung quanh khu vực xóm 1 và 2 ở xã nghĩa trung, nghĩa Đàn – nơi trước đây có 5 kho thuốc chứa ddt và 666 – người dân cũng đã xuất hiện nhiều bệnh lạ như rụng tóc, thần kinh, não, ung thư… tổng số người chết bệnh là 17 người, người bị ốm nặng do nghi nhiễm độc là 40 người. nhiều kho thuốc ở các địa điểm khác như kim liên (nam Đàn), diễn châu, vinh… đã được dỡ bỏ từ lâu nhưng tồn đọng lượng hoá chất vẫn chưa được xử lý. không chỉ nghệ an, hà tĩnh mà tại nhiều vùng nông thôn khác, thuốc bvtv đã gây cho người dân nhiều chứng bệnh như: viêm da, thần kinh, phổi... trăm bệnh vào từ nước ngoài ô nhiễm thuốc bvtv, ô nhiễm nguồn nước cũng làm người dân nông thôn và các vùng ngoại thành hứng chịu nhiều bệnh tật. Đoạn sông thị vải kéo dài trên 10km từ xã long thọ (nhơn trạch, Đồng nai) cho đến thị trấn phú mỹ (tân thành, bà rịa vũng tàu) bị ô nhiễm trầm trọng. nước sông nhuệ, sông Đáy bị ô nhiễm bởi các chất hữu cơ, dinh dưỡng, lơ lửng, mùi hôi, độ màu và vi khuẩn; một số khu vực đã có dấu hiệu ô nhiễm do kim loại nặng. lưu

vực sông cầu, sông sài gòn – Đồng nai… cũng bị ô nhiễm nặng nề. ubnd tỉnh hà nam cho biết: tại các lưu vực sông bị ô nhiễm như ở xã hoàng tây, tỷ lệ mắc các bệnh đường ruột tăng: 21% trẻ em dưới 5 tuổi bị mắc bệnh tiêu chảy; 86% trẻ em bị mắc bệnh giun đũa; 76% mắc bệnh giun tóc… Ở các xã hoà hậu, bồ Đề, vĩnh trù (hà nam), nghiên cứu cho thấy 94,4% giếng khoan có hàm lượng asen (thạch tín) cao hơn tiêu chuẩn vệ sinh ăn uống. Ông hoàng hà tự, trưởng khoa sức khoẻ cộng đồng, trung tâm y tế dự phòng thừa thiên huế cho biết: “thừa thiên huế có tới 70% dân số là nông thôn, trong đó, vùng đầm phá chiếm gần một nửa. nhiều người dân sống bằng nghề trên sông nước, tệ nạn phóng uế bừa bãi, thải rác tuỳ tiện, chất thải từ cơ sở sản xuất, từ các chợ, hàng quán… chưa được xử lý triệt để. trong khi đó, người dân lại có thói quen dùng nước đá, ăn rau sống, các sản phẩm chế biến sống như gỏi, mắm… vẫn còn phổ biến. tp huế có 3 nhà máy nước lớn và hàng chục trạm cấp nước lớn nhỏ, nhưng chỉ có khoảng 59% người dân nông thôn có được nguồn nước hợp vệ sinh, trong đó sử dụng nước máy đô thị là 15%. hầu hết người dân sử dụng nước giếng khoan, giếng đào, nước mưa. Ở Đbscl, tình hình còn đáng lo ngại hơn. hơn 90% dân số sống dọc theo kênh rạch đã làm nước bị ô nhiễm nghiêm trọng. thói quen sử dụng nước và vệ sinh môi trường không hợp vệ sinh đã tồn tại ở đây lâu đời: sử dụng nước sông không qua xử lý để tắm rửa, giặt giũ, nấu ăn… có tới hơn 90% hộ gia đình ở Đbscl không có nhà tiêu, chủ yếu là sử dụng cầu tiêu ao cá. Đây là điều kiện lý tưởng để các bệnh lây lan đường nước (tả, lỵ, thương hàn…) lan rộng trong khu vực. tình trạng ô nhiễm môi trường đã khiến cục y tế dự phòng (bộ y tế) phải lên tiếng cảnh báo: khoảng 80% dân số việt nam bị nhiễm giun sán, phổ biến là giun tóc, giun móc… việt nam cũng là nơi có tỷ lệ bệnh truyền nhiễm cao, ½ trong tổng số các bệnh truyền nhiễm mắc cao nhất là bệnh liên quan tới nước sạch và vsmt.

Related Documents

On Hi Em 3
November 2019 9
On Hi Em 2
November 2019 9
On Hi Em 1
November 2019 8
On Hi Em 4
November 2019 6
Em 3
November 2019 8
Em 3
May 2020 9