« nhiÔm tõ giao th«ng ®« thÞ
Page 1 of 2
Ô nhiễm từ giao thông đô thị (Hà Nội mới, ngày 30/10/2002, tr.3) Số liệu mới nhất của Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường Hà Nội trong việc phân tích, đo đạc nồng độ các chất ô nhiễm tại 6 nút giao thông chính trong thành phố là Ngã Tư Sở, Cầu Giấy, Ngã Tư Vọng, đầu cầu Chương Dương và nút giao thông ngã tư Hàng Đào - Hàng Bông cho thấy nồng độ ô nhiễm đều vượt quá tiêu chuẩn cho phép đối với khu vực dân cư về bụi, hơi khí và tiếng ồn giao thông. Nồng độ các chất như chì (Pb), Oxitcacbon (CO2), tiếng ồn (dBA), bụi khói (C) và Hydrocacbon (CmHn) đều cao hơn tiêu chuẩn cho phép từ 1 đến 7 lần. Đặc biệt, con số này sẽ còn tăng cao khi xảy ra ùn tắc giao thông. Tại nhiều nút giao thông huyết mạch của thành phố như Ngã Tư Sở, Cầu Giấy, ngã tư Kim Liên - Chùa Bộc... rất hay xảy ra tắc đường và thường kéo dài hàng tiếng đồng hồ. Những sự cố ách tắc giao thông xảy ra điều gây nên hậu quả nghiêm trọng về nhiều mặt. Về thời gian, hàng ngàn người phải dừng lại chờ thông đường làm lãng phí sức lao động. Về kinh tế, các vụ ách tắc giao thông làm cho nhiều hoạt động lưu thông, buôn bán, trao đổi... bị ngưng trệ. Tại điểm ách tắc, các loại xe gắn máy thường trong trạng thái đang hoạt động, năng lượng bị lãng phí do sử dụng nhiên liệu cho động cơ. Nhiều xe quá tải, quá cũ, đốt không hết nhiên liệu làm cho bầu không khí nóng lên cùng mùi xăng dầu nồng nặc (nhất là vào mùa hè nóng bức) làm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ dân cư quanh vùng và các chủ phương tiện. Nhiều hậu quả xấu như các chất độc xâm nhập vào cơ thể, tác dụng lên đường tiêu hoá, hô hấp, tuần hoàn, tăng lượng chì trong máu, ức chế khả năng vận chuyển oxi trong máu, khống chế hoạt động của một số loại hoócmôn, làm rối loạn hoạt động của một số cơ quan chức năng... Điều này trong thực tế dẫn đến hiện tượng hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu ở những người sống trong khu vực và những người thường xuyên đi lại trên các tuyến đường giao thông, các điểm tắc nghẽn. Đó chính là những triệu chứng nhiễm độc nhẹ. Trong trường hợp tiếp xúc nhiều, liên tục có thể dẫn tới nhiều triệu chúng nhiễm độc nặng như: buồn nôn, mệt mỏi, xanh xao, viêm phế quản... Hơn nữa, những tác động tới hệ thần kinh, hệ tiêu hoá, hô hấp của các chất độc này về lâu dài là rất nguy hiểm, có thể gây các bệnh về đường hô hấp, tim mạch và đặc biệt là các bệnh về phổi. Rõ ràng, mức độ nguy hại của các khí thải ra trong quá trình tắc nghẽn giao thông đang ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường và sức khoẻ của cộng đồng. Nguyên nhân chính của việc thường xảy ra ùn tắc giao thông là việc gia tăng đột biến về số lượng các phương tiện giao thông vận tải (chưa tính đến yếu tố động cơ, kỹ thuật, chất lượng xe). Đặc biệt, trong thời gian gần đây, thị trường tràn ngập xe máy Trung Quốc giá rẻ, hợp với túi tiền người lao động đã góp phần làm mức độ ô nhiễm càng trở nên trầm trọng hơn. Theo thống kê của Bộ Giao thông vận tải, năm 1993, Hà Nội có 49.006 xe ôtô các loại; năm 2001 đã có gần 100.000 xe. Tỷ lệ ôtô gia tăng bình quân hàng năm khoảng 12%. Tỷ lệ gia tăng về xe máy còn cao hơn nhiều. Nếu năm 1995 cả thành phố có chưa tới 500 ngàn chiếc, thì tới nay số lượng xe máy đã tăng hơn gấp 2 lần. Ngoài ra, đó là sự phát triển thiếu hài hoà giữa số lượng, chủng loại của các phương tiện giao thông với hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông đô thị. Hệ thống cơ sở hạ tầng tuy phát triển mạnh và đang dần được hiện đại hoá, nhưng vẫn không thể theo kịp tốc độ phát triển nhanh đến mức không thể kiểm soát nổi của các phương tiện giao thông. Đó cũng chính là lý do vì sao hệ thống cơ sở hạ tầng đô thị vẫn nhanh chóng bị quá tải và xuống cấp. Để giải quyết được tình trạng này, cần có các giải pháp đồng bộ, từ cải tạo lại hệ thống đường, nâng cấp chất
file://D:\Enviro's Webs\« nhiÔm tõ giao th«ng ®« thÞ.htm
4/14/2006
« nhiÔm tõ giao th«ng ®« thÞ
Page 2 of 2
lượng, mở rộng mặt đường... tới xây cầu vượt tại điểm có ùn tắc nghiêm trọng. Đồng thời cần thiết phải giảm mật độ lưu lượng xe qua các nút tại các giờ cao điểm như thay đổi giờ làm việc, hạn chế xe ra vào thành phố vào giờ cao điểm, đặc biệt là phải điều chỉnh số lượng xe máy sử dụng trên đường phố thông qua việc giảm, hạn chế nhập khẩu xe Trung Quốc, cấm nhập phương tiện giao thông cũ, tiêu thụ nhiều nguyên liệu, phát thải ô nhiễm lớn... Việc thay thế xăng không chì trong thời gian gần đây là một giải pháp có ý nghĩa lớn làm giảm lượng chì phát thải do giao thông gây ô nhiễm môi trường trong thành phố. Một giải pháp không kém phần quan trọng là tăng cường giáo dục dân trí, ý thức bảo vệ môi trường chung, hạn chế sử dụng phương tiện giao thông công cộng phù hợp với điều kiện giao thông của Hà Nội. Quang Viễn
file://D:\Enviro's Webs\« nhiÔm tõ giao th«ng ®« thÞ.htm
4/14/2006