5.on Giao Thong

  • November 2019
  • PDF

This document was uploaded by user and they confirmed that they have the permission to share it. If you are author or own the copyright of this book, please report to us by using this DMCA report form. Report DMCA


Overview

Download & View 5.on Giao Thong as PDF for free.

More details

  • Words: 1,667
  • Pages: 4
HIỆN TRẠNG KẸT XE Đến cuối tháng 8-2007, số phương tiện cơ giới đường bộ đăng ký lưu hành tại TPHCM đã vượt con số 3,5 triệu chiếc, trong đó 90% là xe máy. Đó là chưa kể khoảng 700.000 xe máy, 60.000 ô tô mang biển số tỉnh và khoảng 2 triệu xe đạp lưu thông trên địa bàn thành phố. Một số lượng phương tiện khổng lồ, trong khi diện tích đường tăng không đáng kể, các công trình giao thông trọng điểm triển khai chưa đồng bộ, chậm tiến độ. Bên cạnh đó là những lý do rất cũ, đã nhiều lần được nhắc đi nhắc lại: ý thức người tham gia giao thông còn kém, mức xử phạt chưa đủ sức răn đe, lòng lề đường bị lấn chiếm; bố trí xây dựng trường học, siêu thị, bệnh viện… chưa phù hợp. Nạn ùn tắc giao thông gia tăng đột biến trong TPHCM đang làm khốn khổ hàng trệu người.Dưới đây là 10 điểm nóng kẹt xe ở thành phố này. 1. Vòng xoay ngã tư An Sương thường xuyên kẹt xe vào các giờ thấp điểm, sau 9 giờ đến 16 giờ, do lượng xe tải quá lớn 2. Ngã ba Âu Cơ - Cách mạng tháng Tám, ngã tư Cách mạng tháng Tám - Tân Kỳ Tân Quý và kéo dài đến ngã ba Tân Kỳ Tân Quý - Cộng Hòa hình thành nên mạng kẹt xe liên hoàn vào cả giờ cao điểm và thấp điểm. 3. Từ trục đường Cách mạng tháng Tám kéo dài đến các ngã sáu Công trường Dân Chủ, ngã tư Võ Văn Tần, Nguyễn Thị Minh Khai, ngã sáu Phù Đổng Thiên Vương, ngã tư Phạm Ngũ Lão, Trần Hưng Đạo... Theo ông Đậu An Phúc, Phó trưởng phòng quản lý giao thông, Sở GTCC, để giảm kẹt xe trên trục đường này, tới đây sẽ cấm xe ô tô từ các đường nhánh trên rẽ trái vào trục đường Cách mạng tháng Tám. 4. Cụm đường Nguyễn Thị Minh Khai - Cao Thắng - Nguyễn Thiện Thuật - Điện Biên Phủ thường kẹt xe vào giờ cao điểm sáng và chiều. Tới đây sẽ cấm xe ô tô đi hai chiều, chỉ còn một chiều theo hướng rẽ tay phải để hình thành nên một ô hình chữ nhật 5. Cụm đường Nguyễn Oanh - Phan Văn Trị, Ngã năm chuồng chó, Hoàng Minh Giám (công viên Gia Định) – Nguyễn Kiệm thường kẹt vào giờ cao điểm buổi sáng. 6. Trục đường Phan Đăng Lưu với các điểm kẹt xe vào mọi lúc là khu vực chợ Bà Chiểu kéo dài đến ngã tư Phú Nhuận, ngã ba Hoàng Văn Thụ – Hồ Văn Huê 7.Trục đường Lý Thường Kiệt với các điểm kẹt ở khu vực chợ Tân Bình, ngã ba Thành Thái, ngã tư Tô Hiến Thành - Lữ Gia

8. Bùng binh Cây Gõ kéo dài đến vòng xoay Phú Lâm thường kẹt vào ban ngày do lượng xe buýt từ bến xe Chợ Lớn ra vào liên tục. 9. Cụm trục đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, Đinh Bộ Lĩnh thường kẹt mọi lúc kéo dài từ vòng xoay Hàng Xanh kéo dài ra đến bến xe miền Đông qua đến ngã tư Bình Triệu. 10. Khu vực Chợ Lớn với các điểm thường kẹt vào ban ngày là vòng xoay Phan Đình Phùng, trục đường Hải Thượng Lãn ông, Hậu Giang là những điểm kẹt xe mới sau khi hàng loạt công trình Đại lộ Đông Tây, dự án môi trường nước được triển khai với việc dựng hàng rào, cấm lưu thông trên các tuyến Châu Văn Liêm, Trần Hưng Đạo, dỡ cầu Chà Và Những nguyên nhân gây nên tình trạng kẹt xe 1. Kẹt ... vĩ mô: Chính sách phát triển đô thị

Việc người dân, công chức dồn về trung tâm vào giờ cao điểm sáng và ra khỏi trung tâm vào buổi chiều là bởi các đô thị vệ tinh, trung tâm hành chính, dịch vụ chưa rải đều trên địa bàn TP. Việc đầu tư cho xe buýt quá lớn trong khi diện tích, số km đường không tăng đã biến xe buýt trở thành tác nhân gia tăng nạn kẹt xe. Một hình ảnh thường thấy, những dòng xe buýt không khách gây kẹt cứng giữa dòng người đi xe máy. Các thủ tục hành chính còn quá nhiều, thừa làm cho lượng người phải ra đường tăng. Một ví dụ, việc mua bán một chiếc xe máy chưa đầy năm triệu đồng nhưng người mua và bán phải đi chứng thực, công chứng, sang tên, đổi chủ ở khắp các phường, quận, cơ quan chức năng. 2. Kẹt do hạ tầng

TP.HCM đã mở rộng, cải tạo nhiều trục giao thông cửa ngõ quan trọng. Nhiều tuyến đường như Cộng Hòa, Trường Chinh... được đầu tư hàng trăm tỷ đồng để mở rộng thêm nhiều làn xe nhưng giờ đâyvẫntrong tình trạng quá tải. Tốc độ phát triển đường không theo kịp quá trình đô thị hóa ở nhiều khu vực. Quỹ đất dành cho giao thông quá thấp trong khi số xe tăng đột biến hàng năm. Ngoài ra mỗi ngày có khoảng 500.000 xe hai bánh và 60.000 xe bốn bánh từ các địa phương khác vào thành phố. Từ đầu năm đến nay có khoảng 15 vụ kẹt xe kéo dài trên 30 phút, tính ra, việc tắt nghẽn giao thông đã không nhiều. Nhưng người dân thành phố đang đối diện với việc nối đuôi nhau trên diện rộng. Tốc độ di chuyển của xe hai bánh vào giờ cao điểm chỉ còn khoảng 10 km/giờ, ô tô 8 km/giờ. Theo thống kê hiện toàn thành phố có gần 100 giao lộ, tuyến đường trong tình trạng căng thẳng, có thể kẹt xe chỉ cần một sự cố, va quệt nhỏ...

Hệ thống cầu, đường bộ trên địa bàn bị quá tải. Cạnh đó, việc đồng loạt triển khai thi công các dự án công trình hạ tầng giao thông (dự án Đại lộ Đông Tây, cải thiện môi trường nước...) trên nhiều trục đường làm cho tình hình giao thông càng thêm căng thẳng. Theo ông Trần Quang Phượng, Giám đốc Sở Giao thông Công chính, một trong những biện pháp có thể giải quyết được ùn tắc hiệu quả, ít tốn kém là tổ chức lại giao thông. Mục đíchnhằm chia lượng xe từ đường có lưu lượng cao sang đường có lưu lượng thấp; giảm các điểm giao cắt... Tuy nhiên, điểm hạn chế của giải pháp này là tăng khoảng cách hành trình. KHÍ THẢI TP.HCM hiện có hơn 2 triệu xe gắn máy và 500.000 ô tô các loại (chưa kể hàng triệu lượt xe ở các tỉnh về TP). Sở Tài nguyên-Môi trường TP.HCM cho biết hiện nay xe gắn máy chiếm hơn 80% tổng lưu lượng xe hoạt động trong nội thành. Đây là đối tượng chính gây gia tăng ô nhiễm không khí cho TP. Chi cục Bảo vệ Môi trường TP.HCM cho bi ết nồng độ chì trong khói thải giao thông Người dân TP.HCM mang khẩu trang khi đi ra đang tăng nhanh, từ 1,4 đến 2,4 lần so với đường để tự bảo vệ sức khỏe của mình. (Ảnh: năm trước. Các chất độc hại khác trong H. Thúy) không khí cũng tăng, như nồng độ benzen tăng 1,1 đến 2 lần, nồng độ chất toluene tăng từ 1 đến 1,6 lần. Tại 3 trạm quan trắc ô nhiễm do giao thông đặt ở vòng xoay Hàng Xanh, vòng xoay Phú Lâm và ngã tư Đinh Tiên Hoàng - Điện Biên Phủ, kết quả đo được cho thấy nồng độ bụi tại các trạm đều vượt tiêu chuẩn cho phép từ 3 đến 7 lần, cao nhất là tại vòng xoay Phú Lâm, mức tăng của tháng sau so với tháng trước là 1,24 lần. Tiếng ồn, theo Chi cục bảo vệ môi trường TP.HCM, số liệu đo đạc tại 6 trạm quan trắc cho thấy giá trị mức ồn cao nhất dao động trong khoảng 53,2 - 83,3 dBA, trong khi tiêu chuẩn quy định mức ồn không quá 75 dBA. Tình trạng tiếng ồn vượt quá tiêu chuẩn kéo dài ảnh hưởng đến sức khỏe người dân.

Trong các ngày 16, 17 và 18-4, buổi sáng sớm người dân TP.HCM ra đường ngạc nhiên thấy nhiều nơi sương mù dày đặc. Trao đổi với chúng tôi, Th.s Lê Thị Xuân Lan, Phó Phòng Dự báo - phục vụ Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Bộ cho biết đây không phải là hiện tượng sương mù thông thường mà là sương mù do khói bụi. Theo Th.s Lê Thị Xuân Lan, sương mù bình thường là hiện tượng hơi nước ngưng tụ thành các hạt nhỏ li ti trong lớp không khí sát mặt đất, làm giảm tầm nhìn ngang xuống dưới 1 km. Sương mù thường được chia làm các loại: sương mù bức xạ, sương mù bình

lưu, sương mù thung lũng, mù khô... Hiện tượng sương mù tại TP.HCM mấy ngày qua được xếp vào loại sương mù bức xạ. Th.s Lan nói: Chúng ta thường nghĩ rằng sương mù là vô hại, song không phải thế. Bình thường, bức xạ mặt trời sẽ phát tán khói bụi làm tan đi, nhưng khi có sương mù khói bụi bị giữ lại ở gần mặt đất. Nhất là giai đoạn thời tiết giao mùa như hiện nay, khi trời chưa có mưa, sương mù xuất hiện gặp không khí ô nhiễm nên chứa rất nhiều chất độc hại. Khói bụi giao thông càng nhiều, mức ô nhiễm càng cao. Lúc này sương mù chính là khói, bụi lơ lửng cộng với hơi nước, vì vậy sương mù có thể ảnh hưởng trực tiếp đến hệ hô hấp của con người.

Related Documents

Thong Ke Giao Duc
November 2019 24
5.on Giao Thong
November 2019 6
An Toan Giao Thong
June 2020 10