Đo lập MTĐĐC phục vụ công tác giải tỏa đền bù
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................................................................1 1. TÍNH CẤP THIẾT VÀ MỤC TIÊU CỦA CÔNG VIỆC: ...............................................................1 2. PHẠM VI THỰC HIỆN: .....................................................................................................................1 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN: .............................................................................2 CHƯƠNG 1: ĐO LẬP MẢNH TRÍCH ĐO ĐỊA CHÍNH PHỤC VỤ CÔNG TÁC GIẢI TỎA ĐỀN BÙ TUYẾN ĐƯỜNG LỘ DÂY THÉP TRÊN ĐỊA BÀN XÃ TÂN HỘI, THỊ XÃ CAI LẬY, TỈNH TIỀN GIANG. ..............................................................................................................................................3 1.1. Các khái niệm chung: .......................................................................................................................3 1.1.1. Các tài liệu tham khảo trong thiết kế: ........................................................................................3 1.1.2. Cơ sở toán học của việc đo lập mảnh trích đo địa chính: .........................................................3 1.1.3. Phương pháp xây dựng lưới địa chính bổ sung: .......................................................................3 1.1.4. Lưới khống chế đo vẽ: .................................................................................................................3 1.1.5. Phương pháp chung về đo vẽ lập mảnh trích đo địa chính: .....................................................3 1.1.6. Nguyên tắc tiếp biên và xử lý biên khu vực đã có với bản đồ địa chính: ..................................3 1.2. Các quy định chung: .........................................................................................................................4 1.3. Khái quát về đơn vị thực tập:...........................................................................................................4 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THÀNH ĐO ĐẠC LẬP MẢNH TRÍCH ĐO ĐỊA CHÍNH PHỤC VỤ CÔNG TÁC GIẢI TỎA ĐỀN BÙ TUYẾN ĐƯỜNG LỘ DÂY THÉP TRÊN ĐỊA BÀN XÃ TÂN HỘI, THỊ XÃ CAI LẬY, TỈNH TIỀN GIANG. ......................................................7 2.1.Thực trạng công tác đo đạc lập mảnh trích đo phục vụ công tác giải tỏa đền bù tuyến đường Lộ Dây Thép: ............................................................................................................................................7 2.1.1. Phạm vi: .......................................................................................................................................7 2.1.2. Khối lượng công việc được xác định cụ thể như sau: ...............................................................7 2.1.3. Lưới địa chính: ............................................................................................................................7 2.1.4. Đo đạc lập mảnh trích đo địa chính: ..........................................................................................7 2.1.5. Lập phiếu xác nhận kết quả đo đạc và bản mô tả thửa đất:......................................................8 2.2 Các giải pháp hoàn thành về đo đạc lập mảnh trích đo địa phục vụ công tác giải tỏa đền bù tuyến đường Lộ Dây Thép: .....................................................................................................................8 2.3 Kết quả về đo đạc lập mảnh trích đo địa phục vụ công tác giải tỏa đền bù tuyến đường Lộ Dây Thép .........................................................................................................................................................18 2.3.1.Nội dung biểu thị lên gồm. .........................................................................................................18 2.3.2.Xây dựng mảnh trích đo địa chính. ...........................................................................................18 2.3.3.Khối lượng công việc đã thực hiện. ...........................................................................................19 i
Đo lập MTĐĐC phục vụ công tác giải tỏa đền bù
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................................20 3.1. Kết luận:...........................................................................................................................................20 3.2. Kiến nghị:.........................................................................................................................................20 PHỤC LỤC .................................................................................................................................................21 Phụ lục 1: Danh sách chi tiết các thửa đất đã tiến hành đo đạc về thể hiện .....................................21
ii
Đo lập MTĐĐC phục vụ công tác giải tỏa đền bù
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT VÀ MỤC TIÊU CỦA CÔNG VIỆC: - Quá trình phát triển kinh tế xã hội ở địa phương cho thấy đất đai luôn là yếu tố nền tảng là điều kiện cho mọi ngành, mọi lĩnh vực phát triển. Đất đai tạo vốn cho sản xuất, cho đầu tư. Giá trị đất ngày càng tăng làm cho quan hệ về đất đai trở nên phức tạp, khó quản lý, đặc biệt là việc quản lý theo quy hoạch. - Để nhà nước quản lý tốt đất đai trong điều kiện hiện nay, đòi hỏi phải có hệ thống hồ sơ địa chính chính xác, phù hợp với hiện trạng. Từ đó sẽ giải quyết tốt các mối quan hệ về đất đai giữa người sử dụng đất với nhau và giữa người sử dụng với cơ quan quản lý. - Hệ thống hồ sơ địa chính mới sẽ là nền tảng cho việc quy hoạch và quản lý đất đai theo quy hoạch, đất đai được sử dụng có hiệu quả, tiết kiệm góp phần phát triển kinh tế xã hội. - Hiện nay, hệ thống giao thông trên địa bàn thị xã chưa đáp ứng được hết nhu cầu đi lại và vận chuyển hàng hóa của người dân. Một số tuyến đường cũ đã xuống cấp gây khó khăn khi lưu thông, làm hạn chế khả năng phát triển kinh tế của địa phương. - Từ yêu cầu bức thiết trên, Uỷ ban nhân dân tỉnh Tiền Giang đã có Quyết định số 3152/QĐ-UBND ngày 30 tháng 10 năm 2017 của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Tiền Giang về việc phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình “Đường Lộ Dây Thép (ĐT 880B) ” nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu đi lại và vận chuyển hàng hóa của thị xã Cai Lậy. Bên cạnh đó, Ủy ban nhân dân thị xã Cai Lậy cũng có Quyết định số 2969/QĐ-UBND ngày 18/07/2018 về việc chỉ định đơn vị đo đạc, lập mảnh trích đo địa chính phục vụ công tác giải phóng mặt bằng dự án đầu tư xây dựng công trình Đường Lộ Dây Thép (ĐT 880B) nhằm xác định diện tích đất bị ảnh hưởng của các hộ dân trên tuyến, phục vụ cho công tác cập nhật, chỉnh lý biến động đầy đủ, kịp thời đảm bảo chính xác, nhanh gọn và đạt hiệu quả cao. 2. PHẠM VI THỰC HIỆN: - Tên công trình: Đo đạc lập mảnh trích đo địa chính phục vụ công tác giải tỏa đền bù tuyến đường Lộ Dây Thép trên địa bàn xã Tân Hội, thị xã Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2017-2018. - Chủ đầu tư: Trung Tâm Phát Triển Quỹ Đất thị xã Cai Lậy - Sự cần thiết và mục tiêu đầu tư: Nhằm xác định diện tích bị ảnh hưởng của các thửa đất trên tuyến đường Lộ Dây Thép khi mở rộng tuyến đường này, phục vụ cho công tác giải tỏa, đền bù và cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính. - Hình thức đầu tư: Đo đạc lập mảnh trích đo địa chính. 1
Đo lập MTĐĐC phục vụ công tác giải tỏa đền bù
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
- Hình thức quản lý thực hiện: Chủ đầu tư trực tiếp tổ chức thực hiện. - Quy mô thực hiện: + Lưới địa chính: Bổ sung 02 điểm địa chính mới theo hệ tọa độ VN-2000. + Lập phiếu xác nhận kết quả đo đạc và bản mô tả ranh giới, mốc giới thửa đất. + Lập mảnh trích đo địa chính tỷ lệ 1/2000. 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN: Phương thức tổ chức thực hiện đầu tư: Giao nhiệm vụ cho Văn phòng Đăng ký đất đai là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường. - Thời gian thực hiện: Từ 28/10/2018 đến 28/12/ 2018. + Nhận mốc giải phóng mặt bằng từ đơn vị thiết kế: đến hết ngày 2/11/2018. + Tiến hành hiệp thương ranh giới thửa đất đối với các chủ sử dụng đất bị ảnh hưởng: đến 16/11/2018. + Đo 02 điểm địa chính, xử lý số liệu, tính toán bình sai, kiểm tra nghiệm thu đến 20/11/2018. + Đo vẽ chi tiết: đến 23/12/2018. + Kiểm tra, đối soát ngoài thực địa: đến 24/12/2018. + Hoàn thiện hồ sơ địa chính của các thửa đất: đến 27/12/2018 + Lập hồ sơ nghiệm thu và tiến hành bàn giao sản phẩm: 28/12/2018.
2
Đo lập MTĐĐC phục vụ công tác giải tỏa đền bù
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
CHƯƠNG 1: ĐO LẬP MẢNH TRÍCH ĐO ĐỊA CHÍNH PHỤC VỤ CÔNG TÁC GIẢI TỎA ĐỀN BÙ TUYẾN ĐƯỜNG LỘ DÂY THÉP TRÊN ĐỊA BÀN XÃ TÂN HỘI, THỊ XÃ CAI LẬY, TỈNH TIỀN GIANG. 1.1. Các khái niệm chung: 1.1.1. Các tài liệu tham khảo trong thiết kế: - Bản đồ địa chính đất ở tỷ lệ 1/2000 thành lập năm 2003. - Bản đổ địa giới hành chính 364/CT-TTg. - Hệ thống bản đồ giải thửa tỷ lệ 1/5000 trên địa bàn xã được thành lập từ năm 1991 bằng phương pháp đo vẽ ảnh hàng không, kéo thước dây, chuyển vẽ thủ công. Bản đồ này chỉ dùng để làm tài liệu tham khảo cũng như là cơ sở pháp lý để xác định nguồn gốc trong quá trình đo vẽ bản đồ địa chính và đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. - Bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2016, bản đồ này sử dụng để tham khảo và khoanh vùng xác định các khu vực đo vẽ thành lập bản đồ. - Hệ thống Hồ sơ địa chính dạng giấy và dạng số đang lưu trữ ở các cấp sử dụng để tham khảo và là cơ sở pháp lý để phục vụ công tác đăng ký cấp mới, cấp đổi GCN. 1.1.2. Cơ sở toán học của việc đo lập mảnh trích đo địa chính: Thực hiện theo hệ tọa độ VN-2000, múi chiếu 3o, kinh tuyến trục 105o45’. 1.1.3. Phương pháp xây dựng lưới địa chính bổ sung: Dựa trên hệ thống lưới địa chính cơ sở và lưới độ cao Quốc gia hạng III đã được xây dựng trước đây phát triển hạ cấp, lưới địa chính được xây dựng cho toàn huyện. 1.1.4. Lưới khống chế đo vẽ: Xây dựng theo phương pháp đường chuyền, bố trí thành mạng lưới có nhiều nút gối lên các điểm địa chính và lưới địa chính cơ sở theo hệ tọa độ VN-2000. 1.1.5. Phương pháp chung về đo vẽ lập mảnh trích đo địa chính: Phương pháp đo vẽ trực tiếp ở thực địa, bản đồ xây dựng theo thông tư của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Bản đồ được xây dựng bằng phương pháp số trên phần mềm Microstation. 1.1.6. Nguyên tắc tiếp biên và xử lý biên khu vực đã có với bản đồ địa chính: Việc tiếp biên với hệ thống bản đồ đất ở đã xây dựng trước đây là đo nối lưới không chế của hệ thống bản đồ đất ở, sau đó chuyển về cùng hệ tọa độ VN2000 với bản đồ đất nông nghiệp rồi tiếp biên. - Biên bản đồ địa chính ở hai khu vực được xử lý thống nhất thành một trên hệ thống bản đồ số. 3
Đo lập MTĐĐC phục vụ công tác giải tỏa đền bù
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
- Hạn sai giới hạn được xét cho bản đồ tỷ lệ nhỏ, nhưng xử lý biên thì ưu tiên giữ nguyên các thửa đã được cấp giấy chứng nhận, các thửa chưa được cấp giấy chứng nhận thì lấy theo hiện trạng sử dụng hiện nay. 1.2. Các quy định chung: - Các điểm địa chính được xây dựng bằng công nghệ GNSS và phát triển từ các điểm toạ độ có độ chính xác từ địa chính cơ sở trở lên có trong khu đo và khu vực lân cận khu vực cần đo vẽ, lưới địa chính được thiết kế tạo thành các cặp cạnh thông hướng, hoặc kết hợp với điểm tọa độ địa chính cơ sở đã có tạo thành cặp thông hướng đảm bảo đủ mật độ điểm để phát triển lưới khống chế đo vẽ và đo chi tiết bản đồ tỷ lệ 1/2000. - Bản đồ địa chính thành lập theo công nghệ bản đồ số. Bản đồ được xử lý nội nghiệp, biên tập trên máy vi tính bằng các phần mềm chuyên dụng. Do hiện nay chưa thống nhất về giải pháp phần mềm có thể đáp ứng được yêu cầu thể hiện theo font chữ Unicode theo quy định của Thông tư 25/2014/TT-BTNMT nên sản phẩm bản đồ địa chính vẫn chuẩn theo phần mềm Famis. - Các yêu cầu kỹ thuật cho công tác xây dựng lưới, đo vẽ bản đồ địa chính các loại tỷ lệ, các quy định về lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy phạm và quy định hiện hành của Bộ Tài nguyên và Môi trường và quy định của Ủy Ban Nhân Dân tỉnh. 1.3. Khái quát về đơn vị thực tập: 1.3.1. Vị trí: Văn phòng Đăng ký đất đai tỉnh Tiền Giang chịu sự quản lý, chỉ đạo trực tiếp và toàn diện của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Tiền Giang; đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn nghiệp vụ của Tổng cục Quản lý đất đai thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường. 1.3.2. Chức năng: - Văn phòng Đăng ký đất đai là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Tiền Giang, có chức năng thực hiện Đăng ký đất đai và tài sản khác gắn liền với đất; xây dựng, quản lý, cập nhật, chỉnh lý thống nhất hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu đất đai; thống kê, kiểm kê đất đai; cung cấp thông tin đất đai theo quy định cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu. - Văn phòng Đăng ký đất đai do Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Quyết định thành lập theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường và Sở Nội vụ. - Văn phòng Đăng ký đất đai có trụ sở, có con dấu riêng, được mở tài khoản để hoạt động theo quy định của pháp luật. 1.3.3. Nhiệm vụ, quyền hạn: Văn phòng Đăng ký đất đai có nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể như sau: 4
Đo lập MTĐĐC phục vụ công tác giải tỏa đền bù
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
- Thực hiện các thủ tục về đăng ký quyền quản lý đất, quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất lần đầu trên địa bàn tỉnh. - Thực hiện các thủ tục về cấp chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất lần đầu trên địa bàn tỉnh. - Thực hiện các thủ tục về đăng ký biến động quyền quản lý đất, quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất theo quy định trên địa bàn tỉnh. - Lập, cập nhật, chỉnh lý và quản lý hồ sơ địa chính trên địa bàn tỉnh. - Quản lý hệ thống thông tin đất đai; xây dựng dữ liệu địa chính, cập nhật, đồng bộ hoá dữ liệu địa chính theo quy định. - Cung cấp hồ sơ, bản đồ, thông tin, số liệu địa chính cho các tổ chức, cá nhân theo quy định. - Đo đạc bản đồ địa chính, bản đồ chuyên đề; trích đo địa chính thửa đất, khu đất; đo vẽ hiện trạng nhà ở và các công trình xây dựng trên đất phục vụ cho công tác đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất. - Thực hiện việc thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất. - Thực hiện Đăng ký giao dịch bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất theo quy định của pháp luật. - Thực hiện việc thu phí, lệ phí cấp giấy chứng nhận, đăng ký biến động, đăng ký giao dịch bảo đảm và các dịch vụ về cung cấp thông tin địa chính; trích đo địa chính thửa đất, khu đất, trích lục bản đồ địa chính, trích sao hồ sơ địa chính theo quy định của pháp luật. - Biên mục, chỉnh lý tài liệu hồ sơ lưu trữ và các hoạt động cung ứng dịch vụ khác thuộc chức năng, nhiệm vụ của Văn phòng Đăng ký đất đai và các nhiệm vụ có thu do nhà nước giao. - Tư vấn và thực hiện lập tiểu dự án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất. - Quản lý viên chức, người lao động, tài chính và tài sản thuộc Văn phòng Đăng ký đất đai theo quy định của pháp luật. - Thực hiện chế độ báo cáo theo quy định hiện hành và tình hình thực hiện nhiệm vụ về các công tác được giao. - Thực hiện các nhiệm vụ khác liên quan đến Đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất, liên quan đến quản lý đất đai do Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường giao. - Lưu trữ, quản lý bản lưu, bản sao giấy chứng nhận và các loại giấy tờ khác hình thành trong quá trình thực hiện nhiệm vụ theo quy định. 5
Đo lập MTĐĐC phục vụ công tác giải tỏa đền bù
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
- Chủ trì, phối hợp với các Văn phòng Đăng ký đất đai chi nhánh và Ủy Ban Nhân Dân cấp xã tổ chức việc đăng ký biến động, chỉnh lý đồng bộ hồ sơ địa chính ở các cấp đối với trường hợp biến động đất đai (thực hiện các công trình, dự án) nhưng chưa đăng ký biến động. - Kiểm tra chất lượng tài liệu trích đo địa chính thửa đất, khu đất và tài sản gắn liền với đất trước khi sử dụng, quản lý. - Tư vấn việc lập và điều chỉnh quy họach, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh, huyện và lập và điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chuyên ngành, theo quy định của pháp luật. - Lập, in: bản đồ hành chánh, bản đồ chuyên đề theo yêu cầu của các tổ chức, cơ sở tôn giáo, cá nhân trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật. - Tư vấn việc định giá đất phục vụ cho tổ chức, cá nhân có nhu cầu. - Thực hiện lập hồ sơ tách, sáp nhập, thành lập mới các đơn vị hành chính trong tỉnh thuộc lĩnh vực đất đai khi được yêu cầu và theo quy định của pháp luật. 1.3.4. Cơ cấu tổ chức: - Lãnh đạo Văn phòng Đăng ký đất đai có Giám đốc và không quá 01 Phó Giám đốc. Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm Giám đốc và Phó Giám đốc Văn phòng Đăng ký đất đai được thực hiện theo quy định của pháp luật và phân cấp của Ủy ban nhân dân tỉnh, phù hợp với tiêu chuẩn chức danh theo quy định. - Các phòng chuyên môn: + Phòng Hành chính - Tổng hợp; + Phòng Kỹ thuật - Địa chính; + Phòng Đăng ký và cấp giấy chứng nhận (đây là bộ phận liên quan trực tiếp đến lĩnh vực nghiên cứu); + Phòng Thông tin - Lưu trữ. - Các chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai: Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai tại các huyện, thị xã Gò Công, thị xã Cai Lậy và thành phố Mỹ Tho là đơn vị hạch toán phụ thuộc; có con dấu riêng và được Nhà nước bố trí Văn phòng, trang thiết bị làm việc theo quy định của pháp luật. Chi nhánh có Giám đốc và không quá 02 Phó Giám đốc và các bộ phận chuyên môn.
6
Đo lập MTĐĐC phục vụ công tác giải tỏa đền bù
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THÀNH ĐO ĐẠC LẬP MẢNH TRÍCH ĐO ĐỊA CHÍNH PHỤC VỤ CÔNG TÁC GIẢI TỎA ĐỀN BÙ TUYẾN ĐƯỜNG LỘ DÂY THÉP TRÊN ĐỊA BÀN XÃ TÂN HỘI, THỊ XÃ CAI LẬY, TỈNH TIỀN GIANG. 2.1.Thực trạng công tác đo đạc lập mảnh trích đo phục vụ công tác giải tỏa đền bù tuyến đường Lộ Dây Thép: 2.1.1. Phạm vi: Việc đo vẽ lập mảnh trích đo địa chính phục vụ công tác giải tỏa đền bù được thực hiện cho tất cả các thửa đất ảnh hưởng bởi tuyến đường Lộ Dây Thép đi qua địa bàn xã. 2.1.2. Khối lượng công việc được xác định cụ thể như sau: Căn cứ theo Thông tư số 25/2014/TT-BTNMT và Thông tư số 04/2013/TTBTNMT và trên cơ sở kết quả khảo sát tình hình tư liệu hiện có để xác định các loại công việc cần thực hiện. Căn cứ Thông tư số 50/2013/TT-BTNMT để xác định mức độ khăn cho từng loại công việc. 2.1.3. Lưới địa chính: Tận dụng hệ thống lưới địa chính III khi đo đất ở đã được xây dựng trước đây là 02 điểm, sau đó đo nối tọa độ đến 02 điểm địa chính cơ sở về hệ tọa độ VN-2000 số hiệu: 657553 và 657563 để phục vụ cho công tác lập mảnh trích đo địa chính. Đo nối phương vị vào các điểm địa chính cơ sở. - Cần đo 02 điểm địa chính mới: Số hiệu TH-01,TH-02, sử dụng bằng loại cọc gỗ có đóng đinh làm tâm (kích thước 4 x 4 x 50 cm), được bảo quản tốt trong suốt quá trình thi công và kiểm tra nghiệm thu sau này. Các điểm địa chính bổ sung được thiết kế trên cơ sở từng cặp điểm thông hướng với nhau hoặc từng điểm thông hướng với mốc cũ và được đo nối bằng công nghệ GNSS vào các điểm địa chính cơ sở. 2.1.4. Đo đạc lập mảnh trích đo địa chính: Tổng diện tích cần đo vẽ, thành lập mảnh trích đo địa chính ở tỷ lệ 1/2000, khoảng 11.0 ha; Cụ thể: - Phần diện tích nằm trong công trình cần thu hồi : 4 ha. Xác định mức khó khăn loại 2. - Phần diện tích ngoài trong công trình cần thu hồi : 7 ha. Xác định mức khó khăn loại 2.. 7
Đo lập MTĐĐC phục vụ công tác giải tỏa đền bù
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
2.1.5. Lập phiếu xác nhận kết quả đo đạc và bản mô tả thửa đất: - Phiếu xác nhận kết quả đo đạc khoảng : 100 phiếu. - Bản mô tả ranh giới, mốc giới thửa đất khoảng : 100 bản. 2.2 Các giải pháp hoàn thành về đo đạc lập mảnh trích đo địa phục vụ công tác giải tỏa đền bù tuyến đường Lộ Dây Thép: Công tác ngoại nghiệp (khảo sát khu vực đo đạc, xác định các điểm khống chế, tiến hành đóng mốc, đứng máy, đi gương, vẽ sơ họa, ghi chép tên chủ sử dụng và các thông tin liên quan đến thửa đất đo đạc) - Trước khi đo vẽ chi tiết cán bộ đo đạc phải phối hợp với công chức địa chính cấp xã có liên quan, người dẫn đạc xác định đường địa giới hành chính trên thực địa căn cứ theo thực tế đang quản lý và thông tin trên hồ sơ địa giới hành chính. - Việc đo vẽ chi tiết đường địa giới hành chính được thực hiện theo đường ranh giới thực tế đang quản lý tại thực địa với độ chính xác tương đương điểm đo vẽ chi tiết. - Trường hợp đường địa giới hành chính là đường mô tả nằm trên đối tượng giao thông, thủy hệ và các đối tượng chiếm đất không tạo thành thửa đất có dạng hình tuyến khác thì đo vẽ chi tiết 2 bên mép đối tượng đó và tính nội suy đường địa giới hành chính. - Việc đo vẽ chi tiết ranh giới sử dụng đất của thửa đất được thực hiện theo hiện trạng thực tế đang sử dụng, quản lý. - Chỉ được tiến hành đo vẽ chi tiết sau khi đã thực hiện xong lưới khống chế đo vẽ. - Tại mỗi trạm đo chi tiết máy phải định tâm với sai số không quá 3mm. - Điểm định hướng là một trong những điểm đã có tọa độ sau khi thiết lập các hệ thống lưới khống chế cho toàn khu đo. - Tiến hành đo vẽ địa vật ranh giới thửa đất bằng phương pháp toàn đạc, giao hội cạnh hoặc đường thẳng hàng. - Cạnh được đo một lần, góc được đo nữa lần đo bằng máy toàn đạc điện tử. Đối với những góc thửa đất không đo được(do bi che khuất gương với tia ngắm), thì ta đo 2 điểm gần đó và lấy gương đo giao hội vào góc thửa cần đo( theo kiểu giao hội cạnh). - Trong quá trình đo vẽ chi tiết, tại mỗi trạm máy ta cần phải đo các điểm chi tiết (đo được các trụ đá ranh thì càng tốt) làm điểm kiểm tra với các trạm đo kề nhau. Số lượng điểm kiểm tra phụ thuộc vào khu vực đo và không dưới 2 điểm với mỗi trạm đo kề nhau. Trường hợp sai số vị trí điểm kiểm tra giữa hai lần đo 8
Đo lập MTĐĐC phục vụ công tác giải tỏa đền bù
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
từ hai trạm máy bằng hoặc nhỏ hơn 0.1mm tính theo tỷ lệ bản đồ thành lập thì vị trí điểm kiểm tra được xác định bằng tọa độ trung bình giữa hai lần đo. Trường hợp sai số nói trên vượt quá quy định thì phải kiểm tra, xác định rõ nguyên nhân để khắc phục. - Trong quá trình đo vẽ chi tiết, tại mỗi trạm đo phải vẽ sơ đồ. Trên sơ đồ phải ghi các điểm chi tiết kèm theo số hiệu điểm, ghi lại loại đất theo hiện trạng đo được, tên chủ sử dụng đất điều tra được trong lúc đo vẽ và các ghi chú khác. Nhằm phục vụ cho công tác giải tỏa đền bù sau này. - Khi đo vẽ ở khu vực tiếp giáp với khu vực đất ở phải xác định đo lại các điểm mốc ranh và các địa vật còn tồn tại ngoài thực địa đã có trên bản đồ đất ở thành lập trước đây, nhằm để làm cơ sở cho việc tiếp biên và xử lý biên sau này. - Khi đo vẽ các địa vật có dạng đường thẳng như: Kênh, mương, đường bờ đê, bờ vùng, bờ thửa thì nối các điểm đo chi tiết bằng đường thẳng. Các địa vật có dạng đường cong thì nối các điểm mia bằng đường cong trơn. - Trường hợp các tổ chức đã có quyết định thu hồi, giao cấp đất hoặc có GCNQSDĐ thì đo bao chu vi khu đất theo các góc ranh để tiếp biên và xử lý tiếp biên sau này. - Sau khi vẽ xong bản đồ phải được kiểm tra ở thực địa bằng cách đối chiếu, so sánh hoặc tiến hành đo kiểm tra ở thực tế, các hạn sai phải đạt theo yêu cầu sau: sai số tương hỗ giữa ranh giới thửa đất, giữa các điểm trên cùng ranh giới thửa đất, tiếp biên với đất ở khi đo kiểm tra (đo trên máy tính) và kết quả đo thực địa không vượt quá 7 dm đối với tỷ lệ 1/2000. Lưu ý: Để thể hiện ranh giới hành chính đầy đủ, đúng hiện trạng theo Chỉ thị 364/CP-TTg ngày 06/11/1991 của Chính phủ. Nếu ranh giới hành chính đi giữa các địa vật hình tuyến như kênh, mương, sông, rạch, đường giao thông…, ngoài việc đo vào các mốc địa giới còn phải đo đầy đủ chi tiết 2 bên của các địa vật hình tuyến. Công tác nội nghiệp (xử lý số liệu đo đạc: trút số liệu, phun mia, nối điểm mia, biên tập chi tiết, xuất kết quả đo đạc, tổng hợp số liệu) - Sau khi đo đạc ngoài thực địa xong thì tổ trưởng phụ trách công trình tiến hành trút số liệu, xử lý cạnh góc sau đó triển điểm mia chi tiết lên máy tính bằng phần mềm Auto Cad 2004 hoặc VietMapXM 2014(V8). - Sau đó nối các điểm mia chi tiết đã đo được. Nối lại các đường ranh thửa đất, tuyến mương, tuyến đường, theo sơ đồ ta đã vẽ được khi đo ngoài thực địa. Nếu trên sơ đồ ta có vẽ các điểm địa vật cố định thì ta gắn những điểm đó lên bản đồ trong khi nối điểm mia. Ví dụ: 9
Đo lập MTĐĐC phục vụ công tác giải tỏa đền bù
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
- Đường ranh các thửa đất ruộng ta để lớp 10, màu trắng, nét liền. - Tuyến mương có tính diện tích để lớp 32, màu xanh, nét liền - Tuyến mương không tính diện tích để lớp 33, màu xanh, nét đứt. - Lòng đường không tính diện tích ta để lớp 22, màu trắng, nét đứt. - Tường nhà lớp 14, điểm nhãn nhà lớp 15… - Sau đó ta đánh tên chủ, tên kênh mương nội đồng, tên tuyến đường. Ví dụ: - Tên chủ sử dụng lớp 52. - Tên kênh mương lớp 39. - Tên đường lớp 28,… * Sau đây là những hình ảnh minh họa:
Hình 2.1: Bản đồ địa chính xã Tân Hội.
10
Đo lập MTĐĐC phục vụ công tác giải tỏa đền bù
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Hình 2.2: Trút số liệu.
11
Đo lập MTĐĐC phục vụ công tác giải tỏa đền bù
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Hình 2.3: Xử lý số liệu.
Hình 2.4: Điểm mia chi tiết.
12
Đo lập MTĐĐC phục vụ công tác giải tỏa đền bù
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Hình 2.5: Nối điểm mia
Hình 2.6: Đánh tên chủ sử dụng
13
Đo lập MTĐĐC phục vụ công tác giải tỏa đền bù
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Hình 2.7: Biên tập hoàn thiện mảnh trích đo
14
Đo lập MTĐĐC phục vụ công tác giải tỏa đền bù
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
15
Đo lập MTĐĐC phục vụ công tác giải tỏa đền bù
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Hình 2.8 + 2.9: Lập phiếu xác nhận kết quả đo đạc hiện trạng thửa đất
16
Đo lập MTĐĐC phục vụ công tác giải tỏa đền bù
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Hình 2.10 + 2.11: Lập bản mô tả ranh giới, mốc giới thửa đất
Hình 2.12: Tổng hợp danh sách các thửa đất
17
Đo lập MTĐĐC phục vụ công tác giải tỏa đền bù
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Hình 2.13: Lập biên bản niêm yết công khai đối với các chủ sử dụng vắng mặt
Hình 2.14: Lập biên bản kết thúc niêm yết sau 15 ngày. 2.3 Kết quả về đo đạc lập mảnh trích đo địa phục vụ công tác giải tỏa đền bù tuyến đường Lộ Dây Thép 2.3.1.Nội dung biểu thị lên gồm. - Ranh giới thửa đất theo địa vật bờ thửa. - Ranh giới chủ sử dụng đất theo góc bờ ruộng hoặc mốc ranh (trụ đá) đã được cắm ngoài thực địa. - Hiện trạng xây dựng: nhà, công trình… - Hệ thống giao thông, thuỷ lợi. - Ranh giải phóng mặt bằng, mốc giải phóng mặt bằng. - Diện tích trong và ngoài công trình của từng thửa đất. - Số thửa, diện tích và loại đất của từng thửa đất. 2.3.2.Xây dựng mảnh trích đo địa chính. - Mảnh trích đo địa chính được đo vẽ chi tiết đến từng thửa đất. Thửa đất trên mảnh trích đo địa chính được xác định theo hiện trạng bờ thửa đối với khu vực 18
Đo lập MTĐĐC phục vụ công tác giải tỏa đền bù
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
là đất trồng lúa, còn đối với khu vực chuyên trồng màu hay là đất bãi bồi phải cắm mốc ranh cụ thể (mốc ranh có thể là trụ đá hay cọc cây đóng cố định). - Thửa đất trên mảnh trích đo địa chính là hệ thống số thửa chính quy được thể hiện đúng theo hiện trạng sử dụng và bằng nét liền màu đen. - Trên mảnh trích đo địa chính, thửa đất được đánh số thửa theo số thửa trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc trên bản đồ địa chính đối với thửa đất chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. - Loại đất được xác định cụ thể theo thời điểm thực hiện lúc đo vẽ. - Các nội dung đo vẽ khác biên tập theo quy phạm đo vẽ bản đồ địa chính dạng số. - Phân lớp trên mảnh trích đo địa chính theo quy phạm đo vẽ bản đồ địa chính. 2.3.3.Khối lượng công việc đã thực hiện. - Tổng số thửa đã tiến hành đo đạc: thửa. - Tổng diện tích đo đạc: m2 + Tổng diện tích đất bị ảnh hưởng: m2 + Tổng diện tích đất còn lại của các thửa bị ảnh hưởng: m2 (Số liệu chi tiết được thể hiện trong phụ lục 1 )
19
Đo lập MTĐĐC phục vụ công tác giải tỏa đền bù
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 3.1. Kết luận: Qua thời gian thực hiện đề cương “Đo đạc thành lập mảnh trích đo địa chính phục vụ công tác giải tỏa đền bù” tôi đã hiểu rõ được lý thuyết và tổng hợp được những kiến thức học trong nhà trường và kinh nghiệm làm việc thực tế của bản thân, tôi rút ra một số kết luận như sau: - Mảnh trích đo địa chính tỷ lệ 1/2000, xã Tân Hội, thị xã Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang do Văn phòng Đăng ký đất đai tỉnh Tiền Giang thi công phù hợp với phương án kinh tế kỹ thuật đã được phê duyệt và đảm bảo theo quy trình, quy phạm của Bộ Tài nguyên và Môi trường, đo đạc thành lập mảnh trích đo địa chính phục vụ công tác giải tỏa đền bù thực hiện đồng bộ, chặt chẽ có chất lượng tốt, đạt yêu cầu kỹ thuật đáp ứng được yêu cầu giải tỏa đền bù cho Trung tâm phát triển quỹ đất thị xã Cai Lậy. - Trang thiết bị được kiểm định đầy đủ đảm bảo độ chính xác cho công tác đo góc, đo cạnh; thiết bị hiện đại thao tác nhanh gọn giảm thời gian thi công công trình. - Mảnh trích đo được thành lập đúng với hiện trạng thửa đất, kích thước, vị trí, tỷ lệ, áp dụng đúng theo quy trình quy phạm của Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành. 3.2. Kiến nghị: - Cần tăng cường khả năng tiếp cận, ứng dụng công nghệ hiện đại vào công tác chuyên môn cho đội ngũ cán bộ, nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý và sử dụng hiệu quả cở sở dữ liệu đất đai. - Nên triển khai đo đạc đồng bộ cho toàn tuyến đường Lộ Dây Thép trên địa bàn thị xã Cai Lậy, để tiện cho việc thiết kế lưới, khi đo nối lưới cũng được thuận tiện, nhanh chóng, giảm công lao động, đỡ tốn công sức đi lại và mạng lưới cũng được liên kết chặt chẽ hơn. Khi ta triển khai đo từng xã riêng biệt mất rất nhiều thời gian cho việc thiết kế đo lưới, hao chi phí nhiều.
20
Đo lập MTĐĐC phục vụ công tác giải tỏa đền bù
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
PHỤC LỤC Phụ lục 1: Danh sách chi tiết các thửa đất đã tiến hành đo đạc về thể hiện
21