Nhap Mon Internet Va E-learning

  • December 2019
  • PDF

This document was uploaded by user and they confirmed that they have the permission to share it. If you are author or own the copyright of this book, please report to us by using this DMCA report form. Report DMCA


Overview

Download & View Nhap Mon Internet Va E-learning as PDF for free.

More details

  • Words: 42,540
  • Pages: 167
BÀI GIẢNG

NHẬP MÔN INTERNET VÀ E-LEARNING

Biªn so¹n:

Ths. NguyÔn Duy Ph−¬ng Ths. D−¬ng TrÇn §øc KS. §μo Quang chiÓu KS. Ph¹m thÞ huÕ KS. NguyÔn ThÞ Ngäc H©n

0 LỜI NÓI ĐẦU Ngày nay, Internet trở nên gần gũi và quen thuộc với hàng triệu người ở Việt Nam, đặc biệt ở khu vực thành thị, trong giới trí thức và giới trẻ. Sự tồn tại của Internet đã thay đổi cách thức làm việc, trao đổi thông tin, kể cả cách học tập, nghiên cứu của nhiều người. Trên phạm vi toàn cầu, Internet chứa một khối lượng thông tin khổng lồ phân tán ở hàng chục ngàn mạng con thuộc hàng trăm nước trên thế giới. Các dịch vụ Internet cũng ngày càng trở nên đa dạng và hữu ích hơn. Chính vì thế, sự hiểu biết về Internet và khả năng sử dụng, khai thác thông tin trên Internet cũng ngày càng trở nên quan trọng và thiết thực cho mỗi người. Để triển khai đào tạo hệ đại học từ xa qua mạng tin học- viễn thông, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông đã xây dựng một hệ thống đa dạng các bài giảng trên mạng, các bài giảng điện tử đa phương tiện, và sử dụng Internet như một trong các phương tiện chính để truyền tải và tạo môi trường dạy và học cho bậc đại học từ xa. Do đó, Internet đóng một vai trò quan trọng trong quá trình việc cung cấp học liệu, bài giảng và tổ chức hướng dẫn học tập, trao đổi qua mạng. Chính vì vậy, việc biên soạn tập sách hướng dẫn học tập môn “Nhập môn Internet và ELearning” cho các sinh viên năm thứ nhất nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức và kỹ năng cơ bản về Internet, cách sử dụng các dịch vụ của Internet để phục vụ cho quá trình tự học, tự nghiên cứu và trao đổi kiến thức theo hình thức giáo dục từ xa là một việc làm cần thiết. Tài liệu cũng giới thiệu các kiến thức cơ bản về E-Learning, các khái niệm, các đặc điểm, cấu trúc của hệ thống cũng như phương pháp và quy trình học E-Learning. Tài liệu có cấu trúc gồm 3 chương. Chương 1 giới thiệu tổng quan về Internet, các khái niệm, định nghĩa, kiến trúc chung của mạng Internet. Chương 2 giới thiệu về các dịch vụ trên Internet, hướng dẫn chi tiết cách sử dụng các dịch vụ. Chương cuối cùng giới thiệu tổng quan về E-Learning giúp cho sinh viên nắm được các kiến thức về công nghệ đào tạo sử dụng E-learning mà các cơ sở đào tạo hiện đang sử dụng. Cũng cần nhấn mạnh rằng, nội dung chính của tập tài liệu chỉ đề cập đến những vấn đề có liên quan thiết thực nhất đến việc khai thác, sử dụng Internet cho việc học tập trong môi trường giáo dục điện tử. Sinh viên có thể tham khảo, nghiên cứu sâu hơn về những nội dung có liên quan ở những giáo trình, tài liệu và trang Web mà cuối mỗi chương nhóm tác giả đã liệt kê. Sinh viên cũng có thể nghiên cứu những nội dung của môn học này thông qua việc sử dụng bộ bài giảng điện tử được đóng gói trong đĩa CD-ROM do Học viện Công nghệ Bưu chính viễn thông biên soạn. Mặc dù các tác giả cũng đã có nhiều cố gắng, song do nhiều lý do các thiếu sót còn tồn tài trong tập tài liệu là điều khó tránh khỏi. Nhóm tác giả xin chân thành chờ đón sự đóng góp ý kiến của các bạn đồng nghiệp, sinh viên xa gần và xin cảm ơn về điều đó để tập tài liệu ngày càng hoàn thiện hơn ở những lần xuất bản sau.

Nhóm tác giả

Chương 1: Tổng quan về Internet

0 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ INTERNET GIỚI THIỆU Vào những thập kỉ trước, rất ít người trong chúng ta biết về Internet. Cho tới năm 1997, khi Internet chính thức được đưa vào cung cấp cho người sử dụng ở Việt Nam, thuật ngữ Internet bắt đầu được nhiều người biết tới, và trở thành một dịch vụ truyền thông hữu ích cho nhiều người. Ngày nay, Internet trở nên gần gũi và quen thuộc với hàng triệu người ở Việt Nam, đặc biệt ở khu vực thành thị, trong giới trí thức và giới trẻ. Sự tồn tại của Internet đã thay đổi cách thức làm việc, trao đổi thông tin, kể cả cách học tập, nghiên cứu của nhiều người. Trên phạm vi toàn cầu, Internet chứa một khối lượng thông tin khổng lồ phân tán ở hàng chục ngàn mạng con thuộc hàng trăm nước trên thế giới. Các dịch vụ Internet cũng ngày càng trở nên đa dạng và hữu ích hơn. Chính vì thế, sự hiểu biết về Internet và khả năng sử dụng, khai thác thông tin trên Internet cũng ngày càng trở nên quan trọng và thiết thực cho mỗi người. Trong chương này, chúng ta sẽ cùng từng bước nghiên cứu, tìm hiểu những nội dung cơ bản nhất, cũng như ứng dụng Internet trong đời sống và công việc, đặc biệt là việc sử dụng Internet trong trao đổi thông tin, nghiên cứu và học tập. Nội dung chương này sẽ đề cập đến bao gồm •

Các kiến thức tổng quan về Internet, lịch sử phát triển



Cấu trúc của Internet, các giao thức trên Internet, v.v…



Các khái niệm và định nghĩa có liên quan đến Internet, các cách kết nối, các khái niệm về địa chỉ IP, tên miền, ...

Để nắm được nội dung của chương này một cách tốt nhất, người đọc cần có một số vốn từ tiếng Anh cũng như đã biết các thao tác sử dụng máy tính đơn giản. Cuối chương, người đọc có thể tự đánh giá những kiến thức đã thu lượm được của mình bằng cách trả lời các câu hỏi và làm một số bài tập. 1.1.

KHÁI QUÁT

1.1.1. Lịch sử phát triển Internet được hình thành từ cuối thập kỉ 60 của thế kỷ trước, từ một dự án nghiên cứu của Bộ quốc phòng Mỹ. Tháng 7 năm 1968, Cơ quan quản lý dự án nghiên cứu cấp cao của Bộ Quốc phòng Mỹ (ARPA-Advanced Research Project Agency) đã đề nghị liên kết 4 địa điểm: Viện Nghiên cứu Standford, Trường Đại học tổng hợp California ở LosAngeles, UC - Santa Barbara và Trường Đại học tổng hợp Utah. Bốn điểm trên được nối thành mạng vào năm 1969 đã đánh dấu sự ra đời của Internet ngày nay. Mạng này được biết đến dưới cái tên ARPANET. 5

Chương 1: Tổng quan về Internet

ARPANET là một mạng thử nghiệm phục vụ các nghiên cứu quốc phòng. Một trong những mục đích của nó là xây dựng một mạng máy tính có khả năng khắc phục các sự cố. Mạng máy tính này có những đặc trưng sau : •

Có thể tiếp tục hoạt động ngay khi có nhiều kết nối bị hư hỏng.



Phải đảm bảo các máy tính với các phần cứng khác nhau đều có thể sử dụng mạng.



Có khả năng tự động điều chỉnh hướng truyền thông tin, bỏ qua những phần bị hư hỏng.



Có đặc tính là mạng của các mạng máy tính, nghĩa là có khả năng mở rộng liên kết dễ dàng.

Ban đầu, máy tính và đường liên lạc có khả năng xử lý rất chậm, với đường dây dài thì tốc độ chuyển tín hiệu nhanh nhất là 50 kbits/giây. Số lượng máy tính nối vào mạng rất ít (chỉ 200 máy chủ vào năm 1981). ARPANET càng phát triển khi có nhiều máy nối vào - rất nhiều trong số này là từ các cơ quan của Bộ quốc phòng Mỹ hoặc những trường đại học nghiên cứu với các đầu nối vào Bộ quốc phòng. Đây là những giao điểm trên mạng. Trong khi ARPANET đang cố gắng chiếm lĩnh mạng quốc gia thì một nghiên cứu tại Trung tâm nghiên cứu Palo Alto của công ty Xerox đã phát triển một kỹ thuật được sử dụng trong mạng cục bộ là Ethernet. Theo thời gian, Ethernet trở thành một trong những chuẩn quan trọng để kết nối trong các mạng cục bộ. Cũng trong thời gian này, DARPA (đặt lại tên từ ARPA) chuyển sang hợp nhất TCP/IP (giao thức được sử dụng trong việc truyền thông trên Internet) vào phiên bản hệ điều hành UNIX của trường đại học tổng hợp California ở Berkeley. Với sự hợp nhất như vậy, những trạm làm việc độc lập sử dụng UNIX đã tạo nên một thế mạnh trên thị trường, TCP/IP cũng có thể dễ dàng tích hợp vào phần mềm hệ điều hành. TCP/IP trên Ethernet đã trở thành một cách thức thông dụng để trạm làm việc nối đến trạm khác. Trong thập kỷ 1980, máy tính cá nhân được sử dụng rộng rãi trong các công ty và trường Đại học trên thế giới. Mạng Ethernet kết nối các máy tính cá nhân (PC) trở thành phổ biến. Các nhà sản xuất phần mềm thương mại cũng đưa ra những chương trình cho phép các máy PC và máy UNIX giao tiếp cùng một ngôn ngữ trên mạng. Vào giữa thập kỷ 1980, giao thức TCP/IP được dùng trong một số kết nối khu vực-khu vực (liên khu vực) và cũng được sử dụng cho các mạng cục bộ và mạng liên khu vực. Thuật ngữ "Internet" xuất hiện lần đầu vào khoảng 1974 trong khi mạng vẫn được gọi là ARPANET. Vào thời điểm này, ARPANET (hay Internet) còn ở qui mô rất nhỏ. Mốc lịch sử quan trọng của Internet được chọn vào giữa thập kỷ 1980, khi Quỹ khoa học quốc gia Mỹ NSF (National Science Foundation) thành lập mạng liên kết các trung tâm máy tính lớn với nhau gọi là NSFNET. Mạng này chính là mạng Internet. Điểm quan trọng của NSFNET là cho phép mọi người cùng sử dụng. Trước NSFNET, chỉ các nhà khoa học, chuyên gia máy tính và nhân viên các cơ quan chính phủ được kết nối Internet. Nhiều doanh nghiệp đã chuyển từ ARPANET sang NSFNET. Chính vì vậy, sau gần 20 năm ARPANET trở nên không còn hiệu quả và đã ngừng hoạt động vào khoảng năm 1990. 6

Chương 1: Tổng quan về Internet

Ngày nay, mạng Internet phát triển mạnh mẽ hơn các phương tiện truyền thông truyền thống khác như phát thanh và truyền hình, do sự cải tiến và phát triển không ngừng. Các công nghệ đang áp dụng trên Internet giúp cho Internet trở thành mạng liên kết vô số kho thông tin toàn cầu, có dịch vụ phong phú về nội dung, hình thức. Đó cũng chính là điều thúc đẩy chúng ta nên bắt đầu ngay với hành trình khám phá thế giới mới - thế giới Internet. 800 triệu máy tính kết nối 11 triệu máy tính kết nối NSFNET thay thế ARPANET ARPANET sử dụng bộ giao thức TCP/IP ARPANET được thành lập

1969

1986

1983

1996

2004

Hình 1.1: Sơ đồ lịch sử phát triển Internet 1.1.2. Internet là gì ? Internet (Inter-network) là một mạng máy tính rất rộng lớn kết nối các mạng máy tính khác nhau nằm rải rộng khắp toàn cầu. Một mạng (Network) là một nhóm máy tính kết nối nhau, các mạng này lại liên kết với nhau bằng nhiều loại phương tiện, tốc độ truyền tin khác nhau. Do vậy có thể nói Internet là mạng của các mạng máy tính. Các mạng liên kết với nhau dựa trên bộ giao thức (như là ngôn ngữ giao tiếp) TCP/IP (Transmision Control Protocol - Internet Protocol): Giao thức điều khiển truyền dẫn- giao thức Internet. Bộ giao thức này cho phép mọi máy tính liên kết, giao tiếp với nhau theo một ngôn ngữ máy tính thống nhất giống như một ngôn ngữ quốc tế (ví dụ như Tiếng Anh) mà mọi người sử dụng để giao tiếp. Mạng Internet không chỉ cho phép chuyển tải thông tin nhanh chóng mà còn giúp cung cấp thông tin. Nó cũng là diễn đàn trao đổi và là thư viện toàn cầu đầu tiên.

1.1.2.1. Cấu trúc mạng Internet Internet là một liên mạng, tức là mạng của các mạng con. Để kết nối hai mạng con với nhau, có hai vấn đề cần giải quyết : - Vấn đề thứ nhất: Về mặt vật lý, hai mạng con chỉ có thể kết nối với nhau khi có một thiết bị có thể kết nối với cả hai mạng này. Việc kết nối đơn thuần về vật lý chưa thể làm cho hai mạng con có thể trao đổi thông tin với nhau. - Vấn đề thứ hai: Thiết bị kết nối được về mặt vật lý với hai mạng con phải hiểu được cả hai giao thức truyền tin được sử dụng trên hai mạng con này và các gói thông tin của hai mạng con sẽ được gửi qua nhau thông qua thiết bị đó. Thiết bị này được gọi là cổng nối Internet (Internet Gateway) hay Bộ định tuyến (Router). 7

Chương 1: Tổng quan về Internet

Hình 1.2: Hai mạng Net 1 và Net 2 kết nối thông qua Router R. Khi kết nối mạng đã trở nên phức tạp hơn, các Router cần phải biết về sơ đồ kiến trúc của các mạng kết nối. Ví dụ trong hình sau đây cho thấy nhiều mạng được kết nối bằng 2 Router.

Hình 1.3: 3 Mạng kết nối với nhau thông qua 2 router

Như vậy, Router R1 phải chuyển tất cả các gói thông tin đến một máy nằm ở mạng Net 2 hoặc Net 3. Với kích thước lớn như mạng Internet, việc các Router quyết định chuyển các gói thông tin cho các máy trong các mạng sẽ trở nên phức tạp hơn. Để các Router có thể thực hiện được công việc chuyển một số lớn các gói thông tin thuộc các mạng khác nhau, người ta đề ra quy tắc là: các Router chuyển các gói thông tin dựa trên địa chỉ mạng nơi đến, chứ không phải dựa trên địa chỉ của máy nhận. Như vậy, dựa trên địa chỉ mạng nên tổng số thông tin mà Router phải lưu giữ về sơ đồ kiến trúc mạng sẽ tuân theo số mạng trên Internet chứ không phải là số máy trên Internet. Trên Internet, tất cả các mạng đều có quyền bình đẳng cho dù chúng có tổ chức hay số lượng máy có sự khác nhau. Bộ giao thức TCP/IP của Internet hoạt động tuân theo quan điểm sau: tất các các mạng con trong Internet như là Ethernet, một mạng diện rộng như NSFNET Backbone hay một liên kết điểm-điểm giữa hai máy duy nhất đều được coi như là một mạng. Điều này xuất phát từ quan điểm đầu tiên khi thiết kế giao thức TCP/IP là có thể liên kết giữa các mạng có kiến trúc hoàn toàn khác nhau. Khái niệm "mạng" đối với TCP/IP bị ẩn đi phần kiến trúc vật lý của mạng. Đây chính là điểm giúp cho TCP/IP trở lên rất mạnh. Như vậy, người dùng trong Internet hình dung Internet là một mạng thống nhất và bất kỳ hai máy nào trên Internet đều được nối với nhau thông qua một mạng duy nhất. Hình sau mô tả kiến trúc tổng thể của Internet. 8

Chương 1: Tổng quan về Internet

(a) Mạng Internet dưới con mắt người sử dụng. Các máy được nối với nhau thông qua một mạng duy nhất.

Mạng vật lý

Máy chủ

Máy chủ

(b) Kiến trúc tổng quát của mạng Internet. Các R outer cung cấp các kết nối giữa các mạng. R

Hình 1.4: Kiến trúc tổng thể của Internet 9

Chương 1: Tổng quan về Internet

1.1.2.2. Giới thiệu các giao thức kết nối mạng a) Đặc điểm một số bộ giao thức kết nối mạng : ¾ NetBEUI - Bộ giao thức nhỏ, nhanh và hiệu quả được cung cấp theo các sản phẩm của hãng IBM, cũng như sự hỗ trợ của Microsoft. - Bất lợi chính của bộ giao thức này là không hỗ trợ định tuyến và sử dụng giới hạn ở mạng dựa vào Microsoft. ¾ IPX/SPX - Đây là bộ giao thức sử dụng trong mạng Novell. - Ưu thế: nhỏ, nhanh và hiệu quả trên các mạng cục bộ đồng thời hỗ trợ khả năng định tuyến. ¾ DECnet - Đây là bộ giao thức độc quyền của hãng Digtal Equipment Corpration. - DECnet định nghĩa mô tả truyền thông qua mạng cục bộ LAN, mạng MAN (mạng đô thị), WAN (mạng diện rộng). Giao thức này có khả năng hỗ trợ định tuyến. ¾ TCP/IP - Ưu thế chính của bộ giao thức này là khả năng liên kết hoạt động của nhiều loại máy tính khác nhau. - TCP/IP đã trở thành tiêu chuẩn thực tế cho kết nối liên mạng cũng như kết nối Internet toàn cầu. Hiện nay, TCP/IP được sử dụng rộng rãi trong các mạng cục bộ cũng như trên mạng Internet. Vì vậy chúng ta sẽ tìm hiểu tổng quan về bộ giao thức TCP/IP. b) TCP/IP- ( Transmission Control Protocol / Internet Protocol): Là một tập hợp các giao thức kết nối sử dụng cho việc truyền thông tin từ máy tính này sang máy tính khác và từ mạng máy tính này sang mạng máy tính khác. Một máy tính tương tác với thế giới thông qua một hoặc nhiều ứng dụng. Những ứng dụng này thực hiện các nhiệm vụ cụ thể và quản lý dữ liệu vào-ra. Nếu máy tính đó là một phần của hệ thống mạng thì một trong số các ứng dụng trên sẽ có thể giao tiếp với các ứng dụng trên các máy tính khác thuộc cùng hệ thống mạng. Bộ giao thức mạng là một hệ thống các quy định chung giúp xác định quá trình truyền dữ liệu phức tạp. Dữ liệu đi từ ứng dụng trên máy này, qua phần cứng về mạng của máy, tới bộ phận trung gian và đến nơi nhận, thông qua phần cứng của máy tính đích rồi tới ứng dụng. Các giao thức TCP/IP có vai trò xác định quá trình liên lạc trong mạng và quan trọng hơn cả là định nghĩa “hình dáng” của một đơn vị dữ liệu và những thông tin chứa trong nó để máy tính đích có thể dịch thông tin một cách chính xác. TCP/IP và các giao thức liên quan tạo ra một hệ 10

Chương 1: Tổng quan về Internet

thống hoàn chỉnh giúp quản lý quá trình dữ liệu được xử lý, chuyển và nhận trên một mạng sử dụng TCP/IP. Một hệ thống các giao thức liên quan, chẳng hạn như TCP/IP, được gọi là bộ giao thức. Thực tế của quá trình định dạng và xử lý dữ liệu bằng TCP/IP được thực hiện bằng bộ lọc của các hãng sản xuất. Ví dụ, Microsoft TCP/IP là một phần mềm cho phép Windows NT xử lý các dữ liệu được định dạng (format) theo TCP/IP và vì thế có thể hoà vào mạng TCP/IP. Tuy nhiên có sự khác biệt giữa các chuẩn TCP/IP như sau : •

Một chuẩn TCP/IP là một hệ thống các quy định quản lý việc trao đổi trên các mạng TCP/IP.



Bộ lọc TCP/IP là một phần mềm có chức năng cho phép một máy tính hoà vào mạng TCP/IP.



Mục đích của các chuẩn TCP/IP là nhằm đảm bảo tính tương thích của tất cả bộ lọc TCP/IP thuộc bất kỳ phiên bản nào hoặc của bất kỳ hãng sản xuất nào.



Một hệ thống giao thức như TCP/IP phải đảm bảo khả năng thực hiện những công việc sau: o Cắt thông tin thành những gói dữ liệu để có thể dễ dàng đi qua bộ phận truyền tải trung gian. o Tương tác với phần cứng của card mạng. o Xác định địa chỉ nguồn và đích: máy tính gửi thông tin đi phải có thể xác định được nơi gửi đến. Máy tính đích phải nhận ra đâu là thông tin gửi cho mình. o Định tuyến: hệ thống phải có khả năng hướng dữ liệu tới các mạng con, cho dù mạng con nguồn và đích khác nhau về mặt vật lý. o Kiểm tra lỗi, kiểm soát đường truyền và xác nhận: đối với một phương tiện truyền thông tin cậy, máy tính gửi và nhận phải xác định và có thể sửa chữa lỗi trong quá trình vận chuyển dữ liệu. o Chấp nhận dữ liệu từ ứng dụng và truyền nó tới mạng đích. Để có thể thực hiện các công việc trên, những người sáng tạo ra TCP/IP đã chia nó thành những phần riêng biệt, hoạt động độc lập với nhau. Mỗi thành phần đảm nhiệm một chức năng riêng biệt trong hệ thống mạng.

TCP/IP bao gồm bốn tầng như sau : • Tầng truy cập mạng (Network Access Layer)- Là tầng thấp nhất trong mô hình TCP/IP, bao gồm các thiết bị giao tiếp mạng và chương trình cung cấp các thông tin cần thiết để có thể hoạt động, truy cập đường truyền vật lý qua thiết bị giao tiếp mạng đó. • Tầng liên mạng (Internet Layer)- Cung cấp địa chỉ logic, độc lập với phần cứng, để dữ liệu có thể lướt qua các mạng con có cấu trúc vật lý khác nhau. Cung cấp chức năng định tuyến để giảm lưu lượng giao thông và hỗ trợ việc vận chuyển liên mạng. Thuật ngữ liên mạng được dùng 11

Chương 1: Tổng quan về Internet

để đề cập đến các mạng rộng lớn hơn, kết nối từ nhiều LAN. Tạo sự gắn kết giữa địa chỉ vật lý và địa chỉ logic. Các giao thức của tầng này bao gồm: IP (Internet Protocol), ICMP (Internet Coltrol Message Protocol), IGMP (Internet Group Message Protocol). • Tầng giao vận (Transport Layer) - Giúp kiểm soát luồng dữ liệu, kiểm tra lỗi và xác nhận các dịch vụ cho liên mạng. Tầng này đóng vai trò giao diện cho các ứng dụng mạng. Tầng này có hai giao thức chính: TCP (Transmisson Control Protocol) và UDP (User Datagram Protocol). • Tầng ứng dụng (Application Layer) - Là tầng trên cùng của mô hình TCP/IP. Cung cấp các ứng dụng để giải quyết sự cố mạng, vận chuyển file, điều khiển từ xa, và các hoạt động Internet, đồng thời hỗ trợ Giao diện Lập trình Ứng dụng (API) mạng, cho phép các chương trình được thiết kế cho một hệ điều hành nào đó có thể truy cập mạng. c) Mô hình OSI (Open Systems Interconnection): là tập hợp các đặc điểm kỹ thuật mô tả kiến trúc mạng dành cho việc kết nối các thiết bị không cùng chủng loại. Mô hình được chia thành 7 tầng. Mỗi tầng bao gồm những hoạt động, thiết bị và giao thức mạng khác nhau. Chức năng chính của bảy tầng trong mô hình OSI như sau: • Tầng vật lý (Physical Layer) Chuyển đổi dữ liệu sang các dòng xung điện, đi qua bộ phận truyền tải trung gian và giám sát quá trình truyền dữ liệu. • Tầng liên kết dữ liệu (Data Link Layer) Cung cấp giao diện cho bộ điều hợp mạng, duy trì kết nối logic cho mạng con. • Tầng mạng (Network Layer) Hỗ trợ địa chỉ logic và định tuyến. • Tầng giao vận (Transport Layer) Kiểm tra lỗi và kiểm soát việc lưu chuyển liên mạng. • Tầng phiên (Session Layer) Thiết lập các khu vực cho các ứng dụng tương tác giữa các máy tính. • Tầng trình diễn (Presentation Layer) Dịch dữ liệu sang một dạng tiêu chuẩn, quản lý việc mã hoá và nén dữ liệu. • Tầng ứng dụng (Application Layer) Cung cấp giao diện cho các ứng dụng; hỗ trợ ứng dụng gửi file, truyền thông… TCP/IP với OSI : Khi kiến trúc tiêu chuẩn OSI xuất hiện thì TCP/IP đã trên con đường phát triển. Xét một cách chặt chẽ, TCP/IP không tuân theo OSI. Tuy nhiên, hai mô hình này có những mục tiêu giống nhau và do có sự tương tác giữa các nhà thiết kế tiêu chuẩn nên hai mô hình có những điểm tương thích. Cũng chính vì thế, các thuật ngữ của OSI thường được áp dụng cho TCP/IP. Mỗi tầng trong TCP/IP có thể là một hay nhiều tầng của OSI. Mối quan hệ giữa chuẩn TCP/IP bốn tầng và mô hình OSI bảy tầng được thể hiện như ở trong hình sau. 12

Chương 1: Tổng quan về Internet

Mô hình OSI

TCP/IP

Hình 1.5: Mối quan hệ giữa OSI và TCP/IP

1.1.3. Các nhà cung cấp dịch vụ Internet • ISP (Internet Service Provider) - Nhà cung cấp dịch vụ Internet. Nhà cung cấp dịch vụ Internet cấp quyền truy cập Internet qua mạng viễn thông và các dịch vụ như: Email, Web, FTP, Telnet, Chat. ISP được cấp cổng truy cập vào Internet bởi IAP. Hiện tại ở Việt Nam có 16 ISP đăng ký cung cấp dịch vụ, trong đó có các ISP đã chính thức cung cấp dịch vụ là: Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT), Công ty đầu tư phát triển công nghệ FPT, Công ty Netnam - Viện công nghệ thông tin, Công ty điện tử viễn thông quân đội (Viettel), Công ty cổ phần dịch vụ Internet (OCI), Công ty cổ phần dịch vụ Bưu chính Viễn thông Sài Gòn (SPT), Công ty cổ phần viễn thông Hà Nội (HANOITELECOM). • IAP (Internet Access Provider) - Nhà cung cấp dịch vụ đường truyền để kết nối với Internet (còn gọi là IXP-Internet Exchange Provider). Nếu hiểu Internet như một siêu xa lộ thông tin thì IAP là nhà cung cấp phương tiện để đưa người dùng vào xa lộ. Nói cách khác IAP là kết nối người dùng trực tiếp với Internet. IAP có thể thực hiện cả chức năng của ISP nhưng ngược lại thì không. Một IAP thường phục vụ cho nhiều ISP khác nhau. Các IXP (IAP) tại Việt nam bao gồm: Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT), Công ty đầu tư phát triển công nghệ FPT, Công ty điện tử viễn thông quân đội (Viettel), Công ty viễn thông điện lực (ETC), Công ty cổ phần dịch vụ Bưu chính Viễn thông Sài Gòn (SPT), Công ty cổ phần viễn thông Hà Nội (HANOITELECOM). 13

Chương 1: Tổng quan về Internet

• ISP dùng riêng ISP dùng riêng được quyền cung cấp đầy đủ dịch vụ Internet. Điều khác nhau duy nhất giữa ISP và ISP dùng riêng là ISP dùng riêng không cung cấp dịch vụ Internet với mục đích kinh doanh. Đây là loại hình dịch vụ Internet của các cơ quan hành chính, các trường đại học hay viện nghiên cứu. • ICP (Internet Content Provider) - Nhà cung cấp dịch vụ nội dung thông tin Internet. ICP cung cấp các thông tin về: kinh tế, giáo dục, thể thao, chính trị, quân sự (thường xuyên cập nhật thông tin mới theo định kỳ) đưa lên mạng. • OSP (Online Service Provider) - Nhà cung dịch vụ ứng dụng Internet. OSP cung cấp các dịch vụ trên cơ sở ứng dụng Internet (OSP) như: mua bán qua mạng, giao dịch ngân hàng, tư vấn, đào tạo,…. • USER - Người sử dụng Internet. Người sử dụng dịch vụ Internet là tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ Internet thông qua nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP). Người sử dụng cần thoả thuận với một ISP hay một ISP dùng riêng nào đó về các dịch vụ Internet được sử dụng và cách thức thanh toán. Hiện nay có hai cách kết nối phổ biến cho người dùng: - Kết nối trực tiếp đến đến nhà cung cấp dịch vụ qua đường điện thoại, - Kết nối thông qua mạng cục bộ đã có nối kết Internet.

Hình 1.6: Các phương thức kết nối Internet phổ biến. 14

Chương 1: Tổng quan về Internet

Mối liên quan giữa các IAP-ISP-ICP- USER được mô tả tổng quát theo sơ đồ sau:

Leased line: Kênh thuê riêng Leased line

PSTN: Mạng điện thoại công cộng Leased line

Leased line Modem

USER Hình 1.7: Mối liên quan giữa các IAP-ISP-ICP- USER

1.2.

KHÁI NIỆM VÀ ĐỊNH NGHĨA

1.2.1. Các phương thức kết nối Có nhiều phương thức kết nối một máy tính với Internet. Các phương thức này khác nhau tuỳ theo kiểu của hệ thống máy tính đang được sử dụng. ¾ Kết nối trực tiếp Trong kết nối trực tiếp, các chương trình Internet chạy trên máy tính cục bộ, và máy tính này sử dụng các giao thức TCP/IP để trao đổi dữ liệu với một máy tính khác thông qua Internet. Dạng kết nối này là một tuỳ chọn dành cho một máy tính độc lập vốn không kết nối tới Internet thông qua một nhà cung cấp dịch vụ Internet. Hiện nay, các kết nối trực tiếp ít phổ biến. ¾ Kết nối thiết bị cuối ở xa Một kết nối thiết bị cuối ở xa tới Internet sẽ trao đổi các lệnh và các dữ liệu ở định dạng văn bản ASCII với một máy tính chủ sử dụng UNIX hoặc một hệ điều hành tương tự. Các chương trình ứng dụng TCP/ IP và các giao thức TCP/IP đều chạy trên máy chủ. Kiểu kết nối này hoạt động được đối với một số kiểu máy tính độc lập, nhưng không phổ biến. 15

Chương 1: Tổng quan về Internet

¾ Kết nối cổng nối Một mạng cục bộ không sử dụng các lệnh và các giao thức TCP/IP, nó vẫn có thể cung cấp một số dịch vụ Internet, chẳng hạn như thư điện tử hoặc truyền tập tin. Các mạng như vậy sử dụng các cổng nối để chuyển đổi các lệnh, dữ liệu từ định dạng TCP/IP. ¾ Kết nối thông qua một LAN ( mạng cục bộ) Khi một LAN có một kết nối Internet, kết nối đó mở rộng tới mọi máy tính trên LAN. Dạng kết nối này thường được các tổ chức kinh doanh sử dụng để cung cấp khả năng truy cập Internet cho những người dùng của LAN. ¾ Kết nối thông qua một Modem Nếu không có LAN tại chỗ, một máy tính có thể kết nối tới Internet thông qua một cổng truyền thông dữ liệu và một Modem. Các nhà cung cấp dịch vụ (ISP) cung cấp các dịch vụ kiểu này cho những người dùng gia đình và các tổ chức kinh doanh muốn kết nối tới Internet. Đa số những người dùng riêng lẻ đều kết nối tới Internet bằng cách sử dụng một đường dây điện thoại, một modem và một tài khoản (account). Khi đó, tuỳ thuộc vào nhà cung cấp dịch vụ, máy tính của khách hàng có thể được gán một địa chỉ IP cố định, hoặc địa chỉ IP của nó và có thể thay đổi mỗi lần khách hàng đăng nhập vào máy phục vụ của ISP. 1.2.2. Địa chỉ IP và tên miền

1.2.2.1. Địa chỉ IP Các máy tính trên Internet phải làm việc với nhau theo giao thức chuẩn TCP/IP nên đòi hỏi phải có địa chỉ IP và địa chỉ này tồn tại duy nhất trong mạng. Cấu trúc của địa chỉ IP bao gồm 32 bit và được chia thành 4 nhóm; các nhóm cách nhau bởi dấu chấm (.), mỗi nhóm gồm 3 chữ số có giá trị 0 đến 255: xxx.xxx.xxx.xxx. Ví dụ: 206.25.128.123 Địa chỉ IP đang được sử dụng hiện tại là (IPv4) có 32 bit. Hiện nay một số quốc gia đã đưa vào sử dụng địa chỉ IPv6 nhằm mở rộng không gian địa chỉ và những ứng dụng mới, Ipv6 bao gồm 128 bit dài gấp 4 lần của IPv4. Version IPv4 có khả nǎng cung cấp 232 = 4 294 967 296 địa chỉ. Còn Version IPv6 có khả nǎng cung cấp tới 2128 địa chỉ. Hiện nay địa chỉ IP được một tổ chức phi chính phủ - InterNIC ( Internet Network Center) cung cấp để đảm bảo không có máy tính kết nối Internet nào bị trùng địa chỉ. (http://www.internic.net)

1.2.2.2. Tên miền Người sử dụng sẽ khó nhớ được địa chỉ IP dẫn đến việc sử dụng dịch vụ từ một máy tính nào đó là rất khó khǎn vì thế hệ thống DNS (Domain Name System - DNS) được giới thiệu ở phần tiếp theo) sẽ gán cho mỗi địa chỉ IP một cái tên tương ứng mang một ý nghĩa nào đó, dễ nhớ cho người sử dụng mà thuật ngữ Internet gọi là tên miền. 16

Chương 1: Tổng quan về Internet

Ví dụ: Máy chủ Web Server của VNNIC có địa chỉ là 203.162.57.101, tên miền của nó là www.vnnic.net.vn. Thực tế người sử dụng không cần biết đến địa chỉ IP mà chỉ cần nhớ tên miền này là truy cập được. Như vậy, tên miền là một sự nhận dạng vị trí của một máy tính trên mạng Internet. Nói cách khác, tên miền là tên của các mạng lưới, tên của các máy chủ trên mạng Internet. Mỗi địa chỉ dạng chữ này luôn tương ứng với một địa chỉ IP dạng số. a) Giới thiệu về hệ thống quản lý tên miền (Domain Name System-DNS) Mỗi máy tính khi kết nối vào mạng Internet thì được gán cho một địa chỉ IP xác định. Địa chỉ IP của mỗi máy là duy nhất và giúp máy tính xác định đường đi đến một máy tính khác một cách dễ dàng. Hệ thống DNS ra đời nhằm giúp chuyển đổi từ địa chỉ IP khó nhớ mà máy sử dụng sang một tên dễ nhớ cho người sử dụng, đồng thời giúp hệ thống Internet ngày càng phát triển. Hệ thống DNS sử dụng hệ thống cơ sở dữ liệu phân tán và phân cấp hình cây. Vì vậy, việc quản lý sẽ dễ dàng và thuận tiện cho việc chuyển đổi từ tên miền sang địa chỉ IP và ngược lại. Hệ thống DNS giống như mô hình quản lý công dân của một nước. Mỗi công dân sẽ có một tên xác định đồng thời cũng có địa chỉ chứng minh thư để giúp quản lý con người một cách dễ dàng hơn. - Mỗi công dân đều có số căn cước để quản lý, ví dụ: Ông Nguyễn Văn A có chứng minh thư: 111200765. - Mỗi một địa chỉ IP tương ứng với tên miền, ví dụ: trang chủ của nhà cung cấp dịch vụ ISP lớn nhất Việt Nam hiện tại là VDC có tên miền là: home.vnn.vn , tương ứng với địa chỉ IP là: 203.162.0.12. b) Hoạt động của hệ thống DNS : Giả sử người sử dụng muốn truy cập vào trang web có địa chỉ là http://www.google.com/ . Tiến trình hoạt động của DNS như sau: • Trước hết chương trình trên máy người sử dụng gửi yêu cầu tìm kiếm địa chỉ IP ứng với tên miền www.google.com tới máy chủ quản lý tên miền (Name Server) cục bộ thuộc mạng của nó (ISP DNS Server). • Máy chủ quản lý tên miền cục bộ này kiểm tra trong cơ sở dữ liệu của nó xem có chứa cơ sở dữ liệu chuyển đổi từ tên miền sang địa chỉ IP của tên miền mà người sử dụng yêu cầu không. Trong trường hợp máy chủ quản lý tên miền cục bộ có cơ sở dữ liệu này, nó sẽ gửi trả lại địa chỉ IP của máy có tên miền nói trên (www.google.com) • Trong trường hợp máy chủ quản lý tên miền cục bộ không có cơ sở dữ liệu về tên miền này, nó thường hỏi lên các máy chủ quản lý tên miền ở cấp cao nhất (máy chủ quản lý tên miền làm việc ở mức Root). Máy chủ quản lý tên miền ở mức Root này sẽ trả về cho máy chủ quản lý tên miền cục bộ địa chỉ của máy chủ tên miền quản lý các tên miền có đuôi .com. • Máy chủ quản lý tên miền cục bộ gửi yêu cầu đến máy chủ quản lý tên miền có đuôi (.com) tìm tên miền www.google.com. Máy chủ quản lý tên miền quản lý các tên miền.com sẽ gửi lại địa chỉ của máy chủ quản lý tên miền google.com. 17

Chương 1: Tổng quan về Internet

• Máy chủ quản lý tên miền cục bộ sẽ hỏi máy chủ quản lý tên miền google.com này địa chỉ IP của tên miền www.google.com. Do máy chủ quản lý tên miền google.com có cơ sở dữ liệu về tên miền www.google.com nên địa chỉ IP của tên miền này sẽ được gửi trả lại cho máy chủ quản lý tên miền cục bộ. • Máy chủ tên miền cục bộ chuyển thông tin tìm được đến máy của người sử dụng. • Máy tính của người dùng sẽ sử dụng địa chỉ IP này để mở một phiên kết nối TCP/IP đến máy chủ chứa trang web có địa chỉ http://www.google.com/. Tổ chức Hệ thống DNS theo sự phân cấp tên miền trên Internet được cho ở hình dưới đây.

khác

Domain com.vn

Domain sieuthi.com.vn la domain con của com.vn

Hình 1.8: Tổ chức của hệ thống quản lý tên miền

c) Cấu tạo tên miền (Domain Name): Để quản lý các máy đặt tại những vị trí vật lý khác nhau trên hệ thống mạng nhưng thuộc cùng một tổ chức, cùng lĩnh vực hoạt động… người ta nhóm các máy này vào một tên miền (Domain). Trong miền này nếu có những tổ chức nhỏ hơn, lĩnh vực hoạt động hẹp hơn… thì được chia thành các miền con (Sub Domain). Tên miền dùng dấu chấm (.) làm dấu phân cách. Cấu trúc miền và các miền con giống như một cây phân cấp. Ví dụ www.home.vnn.vn là tên miền máy chủ web của VNNIC. Thành phần thứ nhất ‘www‘ là tên của máy chủ, thành phần thứ hai ‘home‘ thường gọi là tên miền cấp 3 (Third Level Domain Name), thành phần thứ ba ‘vnn‘ gọi là tên miền mức 2 (Second Level Domain Name) 18

Chương 1: Tổng quan về Internet

thành phần cuối cùng ‘vn‘ là tên miền mức cao nhất (ccTLD - Country Code Top Level Domain Name). Hình ảnh mô tả sự phân cấp của tên miền

www. yahoo.com Æ 204.23.43.121 -> địa chỉ IP

tên miền

Phân loại theo tổ chức Cấp cao nhất

Theo vùng địa lý

: Gov edu mil com org net int

msn

investor

yahoo

vnn

vn

edu

fpt

onsale vnu

Hình 1.9: Sự phân cấp của tên miền

Qui tắc đặt tên miền: Tên miền nên được đặt đơn giản và có tính chất gợi nhớ, phù hợp với mục đích và phạm vi hoạt động của tổ chức, cá nhân sỡ hữu tên miền. Mỗi tên miền được có tối đa 63 ký tự bao gồm cả dấu “.”. Tên miền được đặt bằng các chữ số và chữ cái (a-z A-Z 0-9) và ký tự “-“. Một tên miền đầy đủ có chiều dài không vượt quá 255 ký tự

19

Chương 1: Tổng quan về Internet

Dưới đây là các tên miền thông dụng : Domain

Mô tả

com

Các tổ chức thương mại, doanh nghiệp (Commercial)

edu

Các tổ chức giáo dục ( Education)

gov

Các tổ chức chính phủ (Government)

int

Các tổ chức Quốc tế (International Organisations)

mil

Các tổ chức quân sự (Military)

net

Một mạng không thuộc các loại phân vùng khác (Network)

org

Các tổ chức không thuộc một trong các loại trên (Other orgnizations)

Ngoài ra, mỗi Quốc gia còn có một miền gồm hai ký tự. Ví dụ: “vn” (Việt Nam), “us” (Mỹ), “ca” (Canada)… Bảng sau là các ký hiệu tên vùng của một số nước trên thế giới: Domain

Quốc gia tương ứng

at

Áo

be

Bỉ

ca

Canada

fi

Phần Lan

fr

Pháp

de

CHLB Đức

il

Israel

it

Italia

jp

Nhật

vn

Việt Nam

* Chi tiết hơn tham khảo tại Website: http:www.iana.org/cctld/cctld-whois.htm 1.2.3. Web và HTML

1.2.3.1. Web World Wide Web (gọi tắt là Web hay WWW): là mạng lưới nguồn thông tin cho phép khai thác thông qua một số công cụ, chương trình hoạt động dưới các giao thức mạng. WWW là công cụ, phương tiện, hay đúng hơn là một dịch vụ của Internet. Một tài liệu siêu văn bản - được gọi phổ biến hơn là một trang web -, là một tập tin được mã hoá đặc biệt, sử dụng ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản -HTML (HyperText Markup Languages). 20

Chương 1: Tổng quan về Internet

Ngôn ngữ này cho phép tác giả của một tài liệu nhúng các liên kết siêu văn bản (còn được gọi là các siêu liên kết -hyperlink) vào trong tài liệu. Các liên kết siêu văn bản là nền móng của World Wide Web. Khi đọc một trang web, có thể nhấp chuột vào một từ hay một hình ảnh được mã hoá như một liên kết siêu văn bản và sẽ lập tức chuyển tới một vị trí khác nằm bên trong tài liệu đó hoặc tới một trang Web khác. Trang thứ hai có thể nằm trên cùng máy tính với trang đầu, hoặc có thể nằm bất kì nơi nào trên Internet. Một tập hợp các trang Web có liên quan được gọi là WebSite. Mỗi WebSite được lưu trữ trên trên một máy phục vụ Web, vốn là các máy chủ Internet lưu trữ hàng ngàn trang Web riêng lẻ. Việc sao chép một trang lên một Web Server được gọi là tải (hoặc nạp) lên (uploading) hay công bố ( publishing).

Hình 1.10: Hình ảnh của 1 trang Web Web cung cấp thông tin rất đa dạng bao gồm văn bản, hình ảnh, âm thanh, video. Hiện nay các trang Web sử dụng để phân phối tin tức, các dịch vụ giáo dục, thông tin, danh mục sản phẩm, cùng nhiều thứ khác. Các trang Web tương tác cho phép các độc giả tra cứu cơ sở dữ liệu, đặt hàng các sản phẩm và các thông tin, gửi số tiền thanh toán bằng thẻ tín dụng ….. Web là một phần của Internet, là một loại dịch vụ đối với những người truy cập tài nguyên của Internet. Dưới đây là một hình ảnh của một trang Web : Các trình duyệt Web Một trình duyệt Web là một phần mềm ứng dụng được thiết kế để tìm các tài liệu siêu văn bản trên Web rồi mở các tài liệu đó trên máy tính người sử dụng. Hiện nay, các trình duyệt thông 21

Chương 1: Tổng quan về Internet

Hình 1.11: Hình ảnh của cửa sổ trình duyệt Internet Explorer

Hình 1.12: Hình ảnh của cửa sổ trình duyệt Netscape Navigator. 22

Chương 1: Tổng quan về Internet

Ngôn ngữ của WWW được gọi là gọi là ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản - HTML. Vì vậy, chúng ta cần tìm hiểu HTML là gì và học cách sử dụng các thẻ (tag) của HTML trong phần tiếp theo.

1.2.3.2. Giới thiệu về HTML • HTML - Hyper Text Markup Language : ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản HTML cho phép tạo các trang Web phối hợp hài hoà văn bản thông thường với hình ảnh âm thanh, video, các mối liên kết đến các trang siêu văn bản khác … Tên gọi ngôn ngữ đánh dấu siêu dấu siêu văn bản phản ánh thực chất của công cụ này. Các thuật ngữ đó có thể được hiểu như sau: - Hyper - (siêu): HTML cho phép Internet. Nó có tác dụng che dấu sự phức Internet có thể đọc văn bản mà không cần xây dựng phức tạp như thế nào. HTML đã kinh điển.

liên kết nhiều trang văn bản rải rác khắp nơi trên tạp của Internet đối với người sử dụng. Người dùng biết đến văn bản đó đang nằm ở đâu, hệ thống được thực sự vượt ra khỏi khuôn khổ khái niệm “văn bản”

- Text –văn bản: HTML đầu tiên và trước hết là để trình bày văn bản và dựa trên nền tảng là một văn bản. - Language - Ngôn ngữ: HTML là một ngôn ngữ tương tự như các ngôn ngữ lập trình, tuy đơn giản hơn. Nó có cú pháp chặt chẽ để viết các lệnh nhằm thực hiện việc trình diễn văn bản. - Markup - đánh dấu: HTML là ngôn ngữ của các thẻ (Tag) đánh dấu. Các thẻ này xác định cách thức trình bày đoạn văn bản tương ứng trên màn hình. • Giới thiệu các thẻ HTML Trang mã nguồn HTML là văn bản bình thường bao gồm các kí tự ASCII, có thể được tạo ra bằng bất cứ bộ soạn thảo thông thường nào. Theo quy ước, tất cả các tệp mã nguồn của của trang siêu văn bản phải có đuôi là.html hoặc.htm Khi bộ duyệt (Browser) đọc trang mã nguồn HTML, diễn dịch các thẻ lệnh và hiển thị nó lên màn hình máy tính thì ta thường gọi là trang Web. Vậy trang Web không tồn tại nguyên gốc trên đĩa cứng của máy tính. Nó là cái thể hiện của trang mã nguồn qua xử lí của bộ duyệt. Như sau này ta sẽ thấy, các bộ duyệt khác nhau có thể hiển thị cùng một trang mã nguồn không hoàn toàn giống nhau. Nói soạn thảo siêu văn bản tức là tạo ra trang mã nguồn HTML đúng quy định để bộ duyệt hiểu được và hiển thị đúng. Hiện nay có nhiều công cụ soạn thảo siêu văn bản mạnh như Frontpage2003, Macromedia Dreamweaver MX,….với giao diện trực quan và tự động sinh mã cho phép soạn thảo siêu văn bản như soạn thảo thông thường. Tuy nhiên, việc tìm hiểu cú pháp của HTML, nắm vững ý nghĩa của các thẻ khác nhau vẫn rất cần thiết để tạo ra các trang Web động, để tương tác với người sử dụng, để phục vụ các ứng dụng Internet sau này. 23

Chương 1: Tổng quan về Internet

• Các thẻ HTML Các thẻ (Tag) dùng để báo cho trình duyệt cách thức trình bày văn bản trên màn hình hoặc dùng để chèn một mối liên kết đến các trang khác, một đoạn chương trình khác... Mỗi thẻ gồm một từ khoá - KEYWORD- bao bọc bới hai dấu "bé hơn" (<) và "lớn hơn" (>). Hầu hết các lệnh thể hiện bằng một cặp hai thẻ: thẻ mở () và thẻ đóng (). Dấu gạch xiên("/") kí hiệu thẻ đóng. Lệnh sẽ tác động vào đoạn văn bản nằm giữa hai thẻ. Đoạn văn bản chịu tác động của lệnh Một số thẻ không có cặp, chúng được gọi là các thẻ rỗng hay thẻ đơn. Chỉ có thẻ mở mà thôi. Cấu trúc của một trang văn bản HTML Mọi tài liệu HTML đều có khung cấu trúc như sau: <TITLE> trong đó: , : mở đầu và kết thúc một chương trình , : mở đầu và kết thúc phần đầu chương trình; , : mở đầu và kết thúc thân chương trình; Bài tập ví dụ : Để hiểu về HTML, chúng ta sẽ bắt đầu với việc soạn thảo một tài liệu HTML đơn giản nhất. - Chọn một bộ soạn thảo bất kì : NotePad, WordPad, Word... - Hãy nhập vào chính xác như dưới đây, thay nội dung (phần in nghiêng) vào chỗ cần thiết

<TITLE>Thanh tiêu đề Nội dung của tài liệu nằm ở đây: bao gồm các hình ảnh, âm thanh, text, video,….

- Ghi lưu với tên tệp là index.htm. Lưu ý dùng chữ in thường cho tên tệp và phần đuôi phải là .htm - Khởi động bộ duyệt Web và mở tệp HTML vừa soạn xong để xem kết quả. Các mức đầu đề trong HTML Dưới đây sẽ giới thiệu một số thẻ cơ bản của HTML : - Các tag sử dụng cho toàn bộ cấu trúc : , , 24

Chương 1: Tổng quan về Internet

- Các tag sử dụng cho các tiêu đề và các paragraph : , <h1> đến <h6>, <p> - Các tag sử dụng cho phần bình chú <!--….--> - Các tag sử dụng cho các danh sách <ol>, <ul>, <li> và <dd> - Tag liên kết HTML (<a> …..</a>) và các thành phần khác nhau của nó - Tag <img > dùng để liên kết hình ảnh trong các trang Web - Tag <table> dùng để tạo bảng Về cách sử dụng các thẻ HTML để tìm hiểu sâu hơn có thể tìm đọc tài liệu tham khảo có liên quan về lập trình Web với HTML (xem tài liệu tham khảo). 1.2.4. Giới thiệu về các dịch vụ chủ yếu trên Internet Các dịch vụ Internet ngày càng phong phú và được bổ sung, cải tiến không ngừng. Đến nay, các dịch vụ chính của Inernet là:<br /> <br /> 1.2.4.1. Dịch vụ đăng nhập từ xa Telnet Telnet cho phép người sử dụng đăng nhập từ xa vào hệ thống từ một thiết bị đầu cuối nào đó trên mạng. Với Telnet người sử dụng hoàn toàn có thể làm việc với hệ thống từ xa như thể họ đang ngồi làm việc ngay trước màn hình của hệ thống. Kết nối Telnet là một kết nối TCP dùng để truyền dữ liệu với các thông tin điều khiển.<br /> <br /> 1.2.4.2. Dịch vụ truyền tệp (FTP) Dịch vụ truyền tệp (FTP) là một dịch vụ cơ bản và phổ biến cho phép chuyển các tệp dữ liệu giữa các máy tính khác nhau trên mạng. FTP hỗ trợ tất cả các dạng tệp, trên thực tế nó không quan tâm tới dạng tệp cho dù đó là tệp văn bản mã ASCII hay các tệp dữ liệu dạng nhị phân. Với cấu hình của máy phục vụ FTP, có thể qui định quyền truy nhập của người sử dụng với từng thư mục dữ liệu, tệp dữ liệu cũng như giới hạn số lượng người sử dụng có khả năng cùng một lúc có thể truy nhập vào cùng một nơi lưu trữ dữ liệu.<br /> <br /> 1.2.4.3. Dịch vụ Gopher Trước khi Web ra đời, Gopher là dịch vụ rất được ưa chuộng. Gopher là một dịch vụ truyền tệp tương tự như FTP, nhưng nó hỗ trợ người dùng trong việc cung cấp thông tin về tài nguyên. Client Gopher hiển thị một thực đơn, người dùng chỉ việc lựa chọn cái mà mình cần. Kết quả của việc lựa chọn được thể hiện ở một thực đơn khác. Gopher bị giới hạn trong kiểu các dữ liệu. Nó chỉ hiển thị dữ liệu dưới dạng mã ASCII mặc dù có thể chuyển dữ liệu dạng nhị phân và hiển thị nó bằng một phần mềm khác.<br /> <br /> 1.2.4.4. Dịch vụ WAIS WAIS (Wide Area Information Serves) là một dịch vụ tìm kiếm dữ liệu. WAIS thường xuyên bắt đầu việc tìm kiếm dữ liệu tại thư mục của máy chủ, nơi chứa toàn bộ danh mục của các máy phục vụ khác. Sau đó WAIS thực hiện tìm kiếm tại máy phục vụ thích hợp nhất. WAIS có thể thực hiện công việc của mình với nhiều loại dữ liệu khác nhau như văn bản ASCII, PostScript, GIF, TIFF, điện thư,…<br /> <br /> 1.2.4.5. Dịch vụ World Wide Web World Wide Web (WWW hay Web) là một dịch vụ tích hợp, sử dụng đơn giản và có hiệu quả nhất trên Internet. Web tích hợp cả FTP, WAIS, Gopher. Trình duyệt Web có thể cho phép truy nhập vào tất cả các dịch vụ trên. 25<br /> <br /> Chương 1: Tổng quan về Internet<br /> <br /> Tài liệu WWW được viết bằng ngôn ngữ HTML. Siêu văn bản là văn bản bình thường cộng thêm một số lệnh định dạng. HTML có nhiều cách liên kết với các tài nguyên FTP, WAIS server, Gopher Server và Web Server. Web Server là máy phục vụ Web, đáp ứng các yêu cầu về truy nhập tài liệu HTML. Web Server trao đổi các tài liệu HTML bằng giao thức HTTP (HyperText Transfer Protocol) hay còn gọi là giao thức truyền siêu văn bản. Trình duyệt Web (Web Client) là chương trình để xem các tài liệu Web. Trình duyệt Web gửi các địa chỉ URL (URL-Uniform Resource Locator: Bộ định vị tài nguyên đồng dạng) đến các máy phục vụ Web sau đó nhận trang Web từ máy phục vụ Web phiên dịch và hiển thị chúng. Khi giao tiếp với máy phục vụ Web thì trình duyệt Web sử dụng giao thức HTTP. Khi giao tiếp với Gopher Server thì trình duyệt Web hoạt động như một Gopher Client và sử dụng giao thức Gopher. Khi giao tiếp với FTP Server thì trình duyệt Web hoạt động như một FTP client và sử dụng giao thức FTP. Trình duyệt Web có thể thực hiện các công việc khác như ghi trang Web vào đĩa, gửi Email, tìm kiếm xâu ký tự trên trang Web,… Hiện nay có hai trình duyệt Web được sử dụng nhiều nhất là Internet Explorer và Netscape. Ngoài ra, còn có một số trình duyệt khác như Opera, Mozilla,…<br /> <br /> 1.2.4.6. Dịch vụ thư điện tử (E-mail) Dịch vụ thư điện tử là một dịch vụ thông dụng nhất trong mọi hệ thống mạng dù lớn hay nhỏ. Thư điện tử được sử dụng rộng rãi như một phương tiện giao tiếp hàng ngày trên mạng nhờ tính linh hoạt và phố biến của nó. Từ các trao đổi thư tín thông thường, thông tin quảng cáo, tiếp thị, đến những công văn, báo cáo, hay kể cả những bản hợp đồng thương mại, chứng từ,... tất cả đều được trao đổi thông qua thư điện tử. Hệ thống thư điện tử được chia làm hai phần: MUA (Mail User Agent) và MTA (Message Transfer Agent). MUA thực chất là một hệ thống làm nhiệm vụ tương tác trực tiếp với người dùng cuối, giúp họ nhận bản tin, soạn thảo bản tin, lưu các bản tin và gửi bản tin. Nhiệm vụ của MTA là định tuyến bản tin và xử lý các bản tin đến từ hệ thống của người dùng sao cho các bản tin đó đến được đúng hệ thống đích. • Địa chỉ thư điện tử Hệ thống địa chỉ thư điện tử hoạt động cũng giống như địa chỉ thư trong hệ thống thư bưu chính. Một bản tin (message, bản tin) điện tử muốn đến được đích thì địa chỉ người nhận là một yếu tố không thể thiếu. Trong một hệ thống thư điện tử, mỗi người có một địa chỉ thư. Từ địa chỉ thư sẽ xác đinh được thông tin của người sở hữu địa chỉ đó trong mạng. Nói chung không có một quy tắc thống nhất cho việc đánh địa chỉ thư, bới vì mỗi hệ thống thư lại có thể sử dụng một qui ước riêng về địa chỉ. Để giải quyết vấn đề này, người ta thường sử dụng hai khuôn dạng địa chỉ là địa chỉ miền (Domain-Base Address) được sử dụng nhiều trên hệ điều hành Windows, và địa chỉ UUCP (Unix to Unix Copy Command) được sử dụng nhiều trên hệ điều hành Unix. Ngoài hai dạng địa chỉ trên, còn có một dạng địa chỉ nữa tạo thành bởi sự kết hợp của cả hai dạng địa chỉ trên, gọi là địa chỉ hỗn hợp. Địa chỉ miền là dạng địa chỉ thông dụng nhất. Không gian địa chỉ miền có cấu trúc hình cây. Mỗi nút của cây có một nhãn duy nhất cũng như mỗi người dùng có một địa chỉ thư duy nhất. Các 26<br /> <br /> Chương 1: Tổng quan về Internet<br /> <br /> địa chỉ miền xác định địa chỉ đích tuyệt đối của người nhận. Do đó, dạng địa chỉ này dễ sử dụng đối với người dùng: họ không cần biết đích xác đường đi của bản tin như thế nào. Địa chỉ tên miền có khuôn dạng như sau: Thông_tin_người_dùng@thông_tin_tên_miền Phần “thông_tin_tên_miền” gồm một xâu các nhãn cách nhau bởi một dấu chấm (.). Ví dụ :<br /> <br /> nguyen_van_An@yahoo.com ptit@hn.vnn.vn levanminh@vnpt.com.vn<br /> <br /> • Cấu trúc của một bản tin (Message) Một bản tin điện tử gồm có những thành phần chính sau đây: ¾ Đầu bản tin (Header): chứa địa chỉ thư của người nhận. MUA sử dụng địa chỉ này để phân bản tin về đúng hộp thư của người nhận. To<br /> <br /> : Địa chỉ của người nhận bản tin.<br /> <br /> From : Địa chỉ của người gửi bản tin. Subject<br /> <br /> : Mô tả ngắn gọn nội dung của bản tin.<br /> <br /> Cc<br /> <br /> : Các địa chỉ người nhận bản tin ngoài người nhận chính ở trường “To:”.<br /> <br /> Bcc : Các địa chỉ người nhận bản tin bí mật, khi người gửi không muốn các người nhận ở trường “To:” và “Cc:” biết. ¾ Thân bản tin (Body): chứa nội dung của bản tin. Chương 2 chúng ta sẽ tìm hiểu kĩ hơn về các dịch vụ thông tin trên mạng Internet và cách sử dụng, khai thác các dịch vụ trên.<br /> <br /> 1.2.4.7. Dịch vụ Internet Relay Chat (IRC-Nói chuyện qua Internet) IRC là hình thức hội thoại trực tiếp trên Internet. Với dịch vụ này hai hay nhiều người có thể cùng trao đổi thông tin trực tiếp qua bàn phím máy tính. Nghĩa là bất kỳ câu đánh trên máy của người này đều hiển thị trên màn hình của người đang cùng hội thoại. Có nhiều chương trình hỗ trợ cho phép chat trực tiếp (những người chat đang Online) hoặc gián tiếp (những người chat đang Offline) với đối phương. Người sử dụng có thể chat bằng chữ (text), chat bằng âm thanh (voice) hoặc bằng hình ảnh (web-cam)... Ngoài chat trên Internet người sử dụng còn có thể chat với nhau trên mạng LAN. Textchat và Voice chat Text chat là gõ phím trên một chương trình chat nào đó một lời nhắn, sau đó gõ Enter. Lời nhắn lập tức được gửi tới máy của người được gửi và sau đó người gửi có thể nhận ngược lại các lời nhắn từ người bạn chat đó. 27<br /> <br /> Chương 1: Tổng quan về Internet<br /> <br /> Hình 1.13: Cửa sổ một chương trình chat Voice chat cho phép các bạn nói chuyện với nhau (giống như nói chuyện điện thoại) mà chỉ phải trả một lượng tiền rất ít so với bạn gọi điện thoại trực tiếp, nhưng đòi hỏi cấu hình máy tính rất mạnh và đường truyền lớn và ổn định. Ở Việt Nam hiện nay, text chat được sử dụng phổ biến. Để truyền hình ảnh trên Internet người ta dùng một thiết bị camera gọi là Webcam. Tuy nhiên, chỉ có một số trang web bạn có thể thấy được webcam hoặc chỉ một số chương trình chat client hỗ trợ webcam thì bạn mới làm được điều này. Các chương trình hỗ trợ webcam như: Yahoo! messenger, MNS messenger...<br /> <br /> Hình 2.25: Đấu nối với Webcam với máy tính cá nhân<br /> <br /> Webchat và chat client Muốn sử dụng dịch vụ Text chat có thể dùng một trong hai cách. 28<br /> <br /> Chương 1: Tổng quan về Internet<br /> <br /> Cách thứ nhất là Web chat, vào các trang web có dịch vụ Chatting để sử dụng. Nguyên tắc cơ bản khi hội thoại trên trang web đó là chỉ cần chọn cho mình một cái tên để chat (Nick name), và chọn chatroom (phòng trò chuyện) trong trang web đó.<br /> <br /> Hình 2.26- Cửa sổ chương trình webcam Hiện nay trên thế giới và Việt Nam có rất nhiều trang web có dịch vụ chat, như: http://chatting.com, http://saigon.vnn.vn, www.hcmpt.vnn.vn/webchat, http://usa.net, www.communityconnect.com, http://www.vietchat.com, http://www.infoseek.com, www.alamak.com, vietfun.com, www.aol.com, www.yahoo.com, www.msn.com Cách thứ hai là Chatclient. Nếu dùng trang web để chat thì khá đơn giản và tiện lợi, không phải mất công khai báo thêm thông số gì khác ngoài việc chọn Nickname và đăng nhập vào phòng chat. Tuy nhiên, chat trên trang web thì chậm, giao diện không đẹp và ít tiện ích hơn nếu dùng chương trình Chat client. Hiện nay có rất nhiều chương trình Chat client, nhưng chương trình MIRC là phổ biến và tiện lợi nhất. Ðể chat bằng chương trình Chat client, người truy cập mạng phải biết được ít nhất là các khái niệm như "Server chat" (cho phép kết nối đến server này để chat, và hiện nay trên mạng Viêt Nam có các server để chat là: irc.saigonnet.vn, chat.fpt.com; irc.vietchat.com Thường các Port chat (cổng dịch vụ chat) là 6667 hoặc 23; Các server này có rất nhiều phòng chat, như: #lobby, #netcenter, #vietchat, #saigonnet,). Muốn kết nối vào một trong các server trên để chat, người sử dụng phải tải xuống (download) chương trình MIRC để sử dụng hay làm theo hướng dẫn trong mục Chat client có ngay trên trang web. Chat server: Các chat server của các chương trình chat phổ biến hiện nay - Chat MIRC: Người dùng phải nhập vào các IRC Server của các chat server - Chat AOL: Chat Server của AOL là: login.oscar.aol.com - Chat ICQ: Chat Server của ICQ là: login.icq.com 29<br /> <br /> Chương 1: Tổng quan về Internet<br /> <br /> Sau khi kết nối thành công trên màn hình sẽ xuất hiện một cửa sổ, hiển thị tất cả các thành viên đang tham gia vào phòng chat. Tại đây, bạn đã có thể nói chuyện với bất kỳ thành viên nào đang tham gia hội thoại. Trong danh sách Nickname sẽ có Nickname của bạn. Nếu muốn nói chuyện với nhiều người thì gõ dòng đối thoại vào khung trắng nhỏ ở cuối màn hình sau đó nhấn Enter. Trường hợp muốn nói chuyện riêng với một thành viên nào đó thì nhắp đúp chuột vào tên thành viên đó. Một cửa sổ riêng biệt sẽ mở ra, lúc này có thể gõ bất kỳ thông tin gì vào khung trắng phía dưới để chat riêng với thành viên đó.<br /> <br /> 1.2.4.8. Các dịch vụ khác Các dịch vụ cao cấp trên Internet có thể liệt kê như: Internet Telephony, Internet Fax,…. Chi tiết hơn về các dịch vụ này, có thể tham khảo tại các Website của các nhà cung cấp dịch vụ Internet hoặc các sách, giáo trình về mạng và Internet.<br /> <br /> 30<br /> <br /> Chương 1: Tổng quan về Internet<br /> <br /> TÓM TẮT NỘI DUNG CHƯƠNG 1<br /> <br /> • Các kiến thức cần ghi nhớ trong chương 1: • Internet là một mạng máy tính lớn nhất thế giới, hoặc chính xác hơn là mạng của các mạng, tức là bao gồm nhiều mạng máy tính được nối lại với nhau. Các mạng được liên kết với nhau qua giao thức TCP/IP. Internet có nguồn gốc từ mạng ARPANET của Bộ Quốc phòng Mỹ. • Các máy tính và mạng máy tính trên Internet kết nối với nhau thông qua các thiết bị mạng, ví dụ router, chủ yếu sử dụng giao thức TCP/IP. • TCP/IP là một bộ giao thức kết nối được sử dụng cho việc truyền thông tin từ máy tính này sang máy khác và từ mạng máy tính này sang mạng khác. TCP/IP hiện nay được sử dụng rất rộng rãi trong việc kết nối mạng máy tính. • Mô hình phân tầng OSI và mô hình phân tầng của Internet • Các phương thức kết nối Internet (Có 5 cách, trong đó cách kết nối thông qua mạng LAN và qua modem cần chú ý hơn). • Khái niệm địa chỉ IP, tên miền. Hệ thống quản lý tên miền. • Web và HTML, các khái niệm về www, trình duyệt web. Ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản HTML. • Sơ lược về một số dịch vụ chủ yếu trên Internet.<br /> <br /> 31<br /> <br /> Chương 1: Tổng quan về Internet<br /> <br /> CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP<br /> <br /> Câu 1: Mạng Ineternet ra đời vào năm nào? Trình bày lịch sử phát triển của Internet. …<br /> <br /> a) 1965<br /> <br /> …<br /> <br /> b) 1969<br /> <br /> …<br /> <br /> c) 1978<br /> <br /> …<br /> <br /> d) 1984<br /> <br /> Câu 2: Dịch vụ Ineternet được chính thức cung cấp tại Việt nam vào năm nào?. …<br /> <br /> a) 1986<br /> <br /> …<br /> <br /> b) 1990<br /> <br /> …<br /> <br /> c) 1997<br /> <br /> …<br /> <br /> d) 2000<br /> <br /> Câu 3: Arpanet là? …<br /> <br /> a) Tiền thân của Internet<br /> <br /> …<br /> <br /> b) Một chuẩn mạng cục bộ (LAN)<br /> <br /> …<br /> <br /> c) Một chuẩn mạng diện rộng (MAN)<br /> <br /> …<br /> <br /> d) Mô hình phân tầng<br /> <br /> Câu 4: Ethernet là? …<br /> <br /> a) Tiền thân của Internet<br /> <br /> …<br /> <br /> b) Một chuẩn mạng cục bộ (LAN)<br /> <br /> …<br /> <br /> c) Một chuẩn mạng diện rộng (MAN)<br /> <br /> …<br /> <br /> d) Mô hình phân tầng<br /> <br /> Câu 5: Để 2 mạng có thể kết nối với nhau thì: … 32<br /> <br /> a) Chỉ cần dùng 1 thiết bị để kết nối 2 mạng đó<br /> <br /> Chương 1: Tổng quan về Internet<br /> <br /> …<br /> <br /> b) Cần phải có các giao thức truyền tin như các ngôn ngữ để 2 mạng có thể trao đổi.<br /> <br /> …<br /> <br /> c) Cần cả 2 điều kiện a) và b)<br /> <br /> …<br /> <br /> d) Không thể kết nối 2 mạng<br /> <br /> Câu 6: Các quy tắc điều khiển, quản lý việc truyền thông máy tính được gọi là : …<br /> <br /> a) Các vật mang<br /> <br /> …<br /> <br /> b) Các giao thức<br /> <br /> …<br /> <br /> c) Các dịch vụ<br /> <br /> …<br /> <br /> d) Các hệ điều hành mạng<br /> <br /> Câu 7: Các thiết bị thường dùng để kết nối các mạng trên Internet …<br /> <br /> a) Router<br /> <br /> …<br /> <br /> b) Card mạng<br /> <br /> …<br /> <br /> c) Cáp<br /> <br /> …<br /> <br /> d) HUB<br /> <br /> Câu 8: TCP/IP là …<br /> <br /> a) 1 giao thức<br /> <br /> …<br /> <br /> b) 1 bộ giao thức<br /> <br /> …<br /> <br /> c) 1 thiết bị mạng<br /> <br /> …<br /> <br /> d) 1 phần mềm<br /> <br /> Câu 9: Giao thức được dùng chủ yếu trên Internet? Trình bày về giao thức đó. …<br /> <br /> a) NETBEUI<br /> <br /> …<br /> <br /> b) IPX/SPX<br /> <br /> …<br /> <br /> c) TCP/IP<br /> <br /> …<br /> <br /> d) ARPA<br /> <br /> Câu 10: TCP có mấy tầng? …<br /> <br /> a) 3 tầng<br /> <br /> …<br /> <br /> b) 4 tầng 33<br /> <br /> Chương 1: Tổng quan về Internet<br /> <br /> …<br /> <br /> c) 5 tầng<br /> <br /> …<br /> <br /> d) 7 tầng<br /> <br /> Câu 11: Mô hình OSI có mấy tầng? Trình bày về mô hình OSI và các tầng của TCP/IP? …<br /> <br /> a) 3 tầng<br /> <br /> …<br /> <br /> b) 4 tầng<br /> <br /> …<br /> <br /> c) 5 tầng<br /> <br /> …<br /> <br /> d) 7 tầng<br /> <br /> Câu 12: Các tầng nào dưới đây không thuộc giao thức TCP/IP ? …<br /> <br /> a) Tầng truy cập mạng<br /> <br /> …<br /> <br /> b) Tầng vật lý<br /> <br /> …<br /> <br /> c) Tầng Internet<br /> <br /> …<br /> <br /> d) Tầng giao vận<br /> <br /> Câu 13: Trong các thuật ngữ dưới, những thuật ngữ nào chỉ bộ giao thức? …<br /> <br /> a) TCP/TCP<br /> <br /> …<br /> <br /> b) NetBEUI<br /> <br /> …<br /> <br /> c) LAN/WAN<br /> <br /> …<br /> <br /> d) IPX/SPX<br /> <br /> Câu 14: Trong các thuật ngữ dưới đây, những thuật ngữ nào KHÔNG chỉ dịch vụ Internet …<br /> <br /> a) WWW (World Wide Web)<br /> <br /> …<br /> <br /> b) Chat<br /> <br /> …<br /> <br /> c) E-mail<br /> <br /> …<br /> <br /> d) TCP/IP (Transmission Control Protocol/Internet Protocol)<br /> <br /> Câu 15: Luật lệ trên Internet là gì? Ai đặt ra chúng? Câu 16: Hãy chọn đúng các nhà cung cấp dịch vụ Internet và nêu tên đầy đủ của từ viết tắt … 34<br /> <br /> a) IAP<br /> <br /> Chương 1: Tổng quan về Internet<br /> <br /> …<br /> <br /> b) ISP<br /> <br /> …<br /> <br /> c) IIS<br /> <br /> …<br /> <br /> d) ICP<br /> <br /> Câu 17: Phương pháp kết nối Internet nào phổ biến nhất đối với người dùng riêng lẻ? …<br /> <br /> a) Kết nối trực tiếp<br /> <br /> …<br /> <br /> b) Kết nối thông qua 1 mạng cục bộ (LAN)<br /> <br /> …<br /> <br /> c) Kết nối qua modem<br /> <br /> …<br /> <br /> d) Kết nối qua card mạng<br /> <br /> Câu 18: Trình bày về địa chỉ IP. Những cấu trúc địa chỉ IP nào dưới đây là đúng ? Tại sao? …<br /> <br /> a) 10.16.200.300<br /> <br /> …<br /> <br /> b) 192.168.1.0<br /> <br /> …<br /> <br /> c) 400.20.1.255<br /> <br /> …<br /> <br /> d) 172.193.0.0<br /> <br /> Câu 19: Mục đích chính của việc đưa ra tên miền …<br /> <br /> a) Dễ nhớ<br /> <br /> …<br /> <br /> b) Tên miền đẹp hơn địa chỉ IP<br /> <br /> …<br /> <br /> c) Thiếu địa chỉ IP<br /> <br /> …<br /> <br /> d) Tên miền dễ xử lý bởi máy tính hơn<br /> <br /> Câu 20: Hệ thống tên miền được tổ chức theo …<br /> <br /> a) Ngang hàng<br /> <br /> …<br /> <br /> b) Phân cấp hình cây<br /> <br /> …<br /> <br /> c) Không có tổ chức rõ ràng<br /> <br /> …<br /> <br /> d) Theo các lớp<br /> <br /> Câu 21: Internet Explorer là …<br /> <br /> a) 1 chuẩn mạng cục bộ<br /> <br /> …<br /> <br /> b) Trình duyệt web dùng để hiển thị các trang web trên Internet 35<br /> <br /> Chương 1: Tổng quan về Internet<br /> <br /> …<br /> <br /> c) Bộ giao thức<br /> <br /> …<br /> <br /> d) Thiết bị kết nối các mạng<br /> <br /> Câu 23: Ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản có viết tắt là? Trình bày về ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản. …<br /> <br /> a) HTTP<br /> <br /> …<br /> <br /> b) FTP<br /> <br /> …<br /> <br /> c) WWW<br /> <br /> …<br /> <br /> d) HTML<br /> <br /> Câu 24: Ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản …<br /> <br /> a) Là 1 ngôn ngữ lập trình hệ thống rất mạnh<br /> <br /> …<br /> <br /> b) Là 1 ngôn ngữ lập trình ứng dụng rất mạnh<br /> <br /> …<br /> <br /> c) Là ngôn ngữ đơn giản, sử dụng các thẻ để tạo ra các trang văn bản hỗn hợp<br /> <br /> …<br /> <br /> d) Không phải ngôn ngữ lập trình<br /> <br /> Câu 25: Hãy tạo đăng ký, một hộp thư điện tử (e-mail) miễn phí cho riêng mình trên Internet bằng việc sử dụng Webserver của yahoo hoặc hotmail. Câu 26: Hãy sử dụng notepad để tạo ra một trang văn bản HTML với các yêu cầu sau : - Đặt tên file là: baitap2_ho-ten.htm - Tạo các thông tin cá nhân trong trang, bao gồm các thông tin cơ bản: Họ tên, ngày sinh, giới tính địa chỉ nơi cư trú, cơ quan công tác, môn thể thao ưa thích,... - Sử dụng e-mail đã tạo ra ở bài tập 1 kể trên gửi cho một người bạn và giáo viên hướng dẫn của mình<br /> <br /> 36<br /> <br /> Chương 2: Các dịch vụ thông dụng trên Internet<br /> <br /> 0 CHƯƠNG 2: CÁC DỊCH VỤ THÔNG DỤNG TRÊN INTERNET GIỚI THIỆU Việc sử dụng thành thạo để khai thác có hiệu quả các dịch vụ trên Internet là nhu cầu tất yếu của người sử dụng trong kỷ nguyên Internet, đặc biệt là đối với những người thường xuyên sử dụng Internet trong công việc hàng ngày cũng như trong việc tiếp cận nguồn tài nguyên tri thức khổng lồ để phục vụ công tác nghiên cứu, học tập. Đối với sinh viên tham gia chương trình đào tạo đại học từ xa qua mạng, những người sẽ trực tiếp sử dụng các dịch vụ này phục vụ cho việc nghiên cứu, học tập của mình thì việc tìm hiểu, và sử dụng thành thạo các dịch vụ trên mạng càng có ý nghĩa quan trọng hơn ai hết. Chương này sẽ giới thiệu về các dịch vụ và các hướng dẫn sử dụng chi tiết cách sử dụng một số dịch vụ Internet cơ bản Các dịch vụ thông dụng trên Internet sau sẽ được giới thiệu trong chương: • Dịch vụ World Wide Web (WWW), cách sử dụng các trình duyệt Web. • Hướng dẫn kết nối Internet • Dịch vụ tìm kiếm thông tin, tìm tiếng Việt, tiếng Anh. • Dịch vụ tải tệp tin từ Internet. • Dịch vụ chat, diễn đàn. Để nắm được nội dung của chương này và thực hành một cách tốt nhất, người đọc cần thực hành thực tế một số lần trên một máy tính có nối mạng Internet theo các bước đã được giới thiệu trong tài liệu. Đối với những ai đã sử dụng thành thạo máy tính và những thiết bị tin học có thể thực hành qua để ôn lại một cách có hệ thống hơn và chuyển qua phần trả lời câu hỏi và làm bài tập ở cuối chương. 2.1. DỊCH VỤ WWW 2.1.1. Giới thiệu chung Như đã nói, Internet là một kho thông tin khổng lồ. Nó cho phép truy nhập và khai thác các cơ sở dữ liệu thuộc nhiều lĩnh vực kinh tế xã hội, ngành nghề, các thông tin về khoa học kỹ thuật, giáo dục và đào tạo, các kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ, các thông tin về thương mại, thị trường, giá cả, dự báo thời tiết,... Các thông tin này được hiển thị dưới dạng các trang Web có chứa các loại dữ liệu như văn bản, hình ảnh, âm thanh, phim video,... Muốn xem và lấy được nội dung trên các trang WEB cần phải biết cách sử dụng trình duyệt Web (Web Browser). Hiện nay<br /> <br /> 37<br /> <br /> Chương 2: Các dịch vụ thông dụng trên Internet<br /> <br /> có hai trình duyệt Web nổi tiếng và thông dụng nhất là: Netscape Navigator của công ty Netcape và Internet Explorer của công ty Microsoft. Thông thường trình duyệt Internet Explorer được cài đặt sẵn ngay khi cài đặt hệ điều hành WINDOWS. 2.1.1. Thực hành sử dụng chương trình INTERNET EXPLORER (1) Khởi động và thoát khỏi chương trình Internet Explorer: - Khởi động: Kích đúp vào biểu tượng Internet Explorer biểu tượng Internet Explorer trên thanh Taskbar. - Thoát khỏi: Kích chuột vào biểu tượng duyệt.<br /> <br /> trên màn hình hoặc kích vào<br /> <br /> góc phải trên cùng thanh tiêu đề của trình<br /> <br /> (2) Sử dụng ô đăng nhập địa chỉ Web trên thanh công cụ : Để truy nhập đến một địa chỉ (URL - Uniform Resourse Locater) trên Internet, gõ địa chỉ vào ô đăng nhập Address. Ví dụ, muốn truy nhập vào địa chỉ của trang chủ của nhà cung cấp dịch vụ Internet VDC, gõ địa chỉ http://home.vnn.vn/ như ở hình dưới đây: [ 1 ]<br /> <br /> Ô nhập địa chỉ (3) Mở thêm cửa sổ duyệt WEB : Để mở cửa sổ mới để duyệt Web, thực hiện các bước sau: Bước 1: Chọn mục FILE trên thanh lệnh. Bước 2: Chọn mục New --> Window Bài tập ví dụ: Hãy thực hành mở các cửa sổ duyệt Web với các địa chỉ sau: + http://www.vnn.vn + http://www.fpt.vn + http://www.ptit.edu.vn Lưu ý : (1) Có thể sử dụng ngay tổ hợp phím nóng CTRL-N để mở một cửa sổ duyệt Web mới. (2) Trong ô đăng nhập: Address có thể chỉ cần nhập địa chỉ bắt đầu từ www và bỏ qua http://. (3) Hãy thu nhỏ cửa sổ duyệt Web để kiểm tra thao tác đã làm. (3) Các nút chức năng : Back, Forward, Stop, Refresh<br /> <br /> 1<br /> <br /> Trong chương 2, do số lượng hình minh hoạ lớn nên các hình sẽ không được đánh số<br /> <br /> 38<br /> <br /> Chương 2: Các dịch vụ thông dụng trên Internet<br /> <br /> Back<br /> <br /> (<br /> <br /> )<br /> <br /> Forward ( Stop ( Refresh (<br /> <br /> : quay trở lại trang Web trước đó.<br /> <br /> ) : tiến đến trang Web tiếp theo. )<br /> <br /> : dừng việc tải nội dung trang Web. )<br /> <br /> : tải lại nội dung trang Web.<br /> <br /> (5) Hiển thị/che dấu thanh công cụ:<br /> <br /> - Để Hiển thị thanh công cụ (Toolbar): + Bước 1: Vào mục View trên thanh lệnh (menu) chọn chức năng Toolbar, + Bước 2: Kích chuột vào tên của thanh công cụ cần hiển thị ( kết quả là có dấu "9" xuất hiện phía trước tên của thanh công cụ). - Để Che dấu thanh công cụ : + Bước 1: Vào mục VIEW trên thanh lệnh (menu) chọn chức năng Toolbar. + Bước 2: Kích chuột vào tên của thanh công cụ cần hiển thị (kết quả là có dấu "9" biến mất) (6) Thao tác nhanh đối với việc mở trang WEB - Chức năng của nút H ome (<br /> <br /> ):<br /> <br /> + Thiết lập địa chỉ trang Web mặc định (gọi là trang Home) khi mở trình duyệt. + Quay trở về trang Web mặc định: khi đang ở trong một trang Web nào đó mà muốn quay trở lại một trang Web mặc định, chỉ bằng cách đơn giản là kích chọn vào nút Home trên thanh công cụ. - Để thiết lập địa chỉ trang Web liên kết với nút Home, các bước thao tác như sau: + Bước 1: Truy cập vào trang Web được chọn là Home page. 39<br /> <br /> Chương 2: Các dịch vụ thông dụng trên Internet<br /> <br /> + Bước 2: Trên thanh Menu, kích chuột vào mục Tool, sau đó chọn Internet Options. + Bước 3: Chọn trang General. Trong hộp Home page, chọn nút Use Current. - Để quay trở lại trang Home, ngoài cách nhấn vào nút Home trên thanh công cụ chuẩn, có thể sử dụng phím tắt bằng cách nhấn tổ hợp phím Alt + Home. (7) Bổ sung địa chỉ vào sổ các địa chỉ ưa thích (Favorite Pages): - Khi muốn lưu địa chỉ các trang Web ưa thích để lần sau có thể truy cập lại vào trang này chỉ với lần bấm phím chuột mà không phải truy tìm lại các thao tác đã làm trước đó hay gõ lại dòng địa chỉ dài dòng, khó nhớ thì: + Bước 1: Truy cập vào trang Web muốn ghi nhớ, + Bước 2: Trên thanh công cụ Standard Buttons, ấn vào nút Favorites, + Bước 3: Sau đó ấn vào chức năng Add, + Bước 4: Trong hộp thoại hiện ra, hãy gõ tên mô tả trang Web muốn lưu địa chỉ và chọn nút OK. - Để thêm địa chỉ của trang Web hiện tại vào sổ địa chỉ ưa thích trong thanh Link, ngoài cách thao tác như trên, có thể sử dụng một trong những cách sau: + Cách 1: Kéo biểu tượng của trang Web hiện tại từ thanh địa chỉ tới thanh công cụ Link. + Cách 2: Kéo một liên kết từ một trang Web tới thanh công cụ Link. + Cách 3: Kéo một liên kết tới thư mục Link trong sổ địa chỉ ưa thích. Có thể tổ chức lại các liên kết bằng cách kéo chúng tới một vị trí khác trên thanh công cụ Link. Bài tập ví dụ: Hãy lưu 10 địa chỉ trang Web có hướng dẫn sử dụng Internet bằng tiếng Việt vào trình duyệt Web trên máy tính mà bạn đang sử dụng. (8) Sử dụng thanh công cụ LINK: Nếu thanh công cụ LINK chưa xuất hiện, vào mục VIEW, chọn chức năng TOOLBARS và chọn LINKS. Có thể xoá mục liên kết địa chỉ đã có trên thanh này hoặc có thể thêm các địa chỉ liên kết bằng cách kéo địa chỉ từ các nơi như: thanh địa chỉ, sổ địa chỉ các trang Web yêu thích hay các địa chỉ xuất hiện trên trang Web đang duyệt,... (9) Sử dụng TEMPORARY INTERNET FILES: Trình duyệt Web sử dụng một không gian trên đĩa cứng gọi là TEMPORARY INTERNET FILES để lưu các trang Web trước khi thể hiện các trang đó trên màn hình. Điều này cho phép bạn có thể xem lại nội dung đã xem nhanh hơn, đồng thời có thể xem lại các trang WEB đã xem trong trạng thái không kết nối INTERNET (Work Offline). 40<br /> <br /> Chương 2: Các dịch vụ thông dụng trên Internet<br /> <br /> - Muốn xem lại các trang Web trong trạng thái không kết nối INTERNET, hãy làm các bước sau: + Bước 1: Trên thanh Menu, kích chuột vào mục FILE, sau đó chọn Work Offline + Bước 2: Chọn nút HISTORY trên thanh công cụ STANDARD BUTTONS, sau đó chọn các trang Web đã xem trong danh sách hiển thị. - Muốn xoá bỏ tất cả nội dung lưu trong thư mục tạm thời đó, hãy làm các bước sau: + Bước 1: Trên thanh Menu, kích chuột vào mục Tool, sau đó chọn Internet Options. + Bước 2: Chọn mục DELETE FILES, sau đó chọn nút OK (10) In nội dung một trang WEB ra máy in: Để in nội dung một trang Web ra máy in: + Bước 1: Mở trang muốn in. + Bước 2: Chọn mục FILE --> Print...--> chọn tham số cho máy in và cuối cùng là nhấn nút PRINT. (11) Sao lưu một trang WEB trên máy tính cá nhân: Để lưu một trang Web ưa thích trên Internet vào máy tính, thực hiện các bước sau: + Bước 1: Mở trang Web mà mình yêu thích và muốn lưu vào ổ cứng + Bước 2: Vào menu File, chọn lệnh Save As... + Bước 3: Trong hộp thoại Save Web Page chọn: (1) Thư mục trên ổ cứng muốn lưu trang Web (Save in:); (2) Tên file muốn lưu, có thể để mặc định hoặc gõ tên file (File name); (3) Chọn kiểu file muốn lưu (Save as Type) là "WebPage, complete"; (4) Chọn kiểu mã hoá trang Web (Encoding), + Bước 4: Nhấn nút Save * Ghi chú : Một số trang Web có thể không cho phép Save as (12) Sao chép các đoạn văn bản trên Web vào trang văn bản: + Bước 1: Mở trang Web có nội dung cần sao chép 41<br /> <br /> Chương 2: Các dịch vụ thông dụng trên Internet<br /> <br /> + Bước 2: Bôi đen văn bản muốn sao chép, (thao tác này tương tự như trên các chương trình soạn thảo văn bản thông thường) + Bước 3: Chọn mục Edit --> chọn Copy hay dùng tổ hợp phím CTRL + C hoặc công cụ Copy, + Bước 4: Mở và di chuyển con trỏ đến vị trí trang văn bản cần sao chép (Ví dụ : Winword hoặc Wordpad) + Bước 5: Vào mục Edit --> chọn Paste hay dùng tổ hợp phím CTRL+V hoặc công cụ Paste. (13) Sao chép các hình ảnh trên WEB vào trang văn bản: + Bước 1: Mở trang WEB có hình ảnh cần sao chép, + Bước 2: Kích phím chuột phải vào hình ảnh muốn sao chép (để chọn hình ảnh), + Bước 3: Thực hiện lệnh COPY (như ở mục sao chép đoạn văn bản), + Bước 4: Mở và di chuyển con trỏ đến vị trí trang văn bản cần sao chép, + Bước 5: Thực hiện lệnh Paste (như ở mục Paste đoạn văn bản) 2.2. KẾT NỐI INTERNET 2.2.1. Giới thiệu chung Hiện nay có rất nhiều cách kết nối đến Internet khác nhau, Có hai cách được sử dụng phổ biến là: - Kết nối Internet thông qua mạng cục bộ (LAN), - Kết nối Internet qua đường điện thoại thường (hoặc ADSL). 2.2.1. Kết nối thông qua mạng cục bộ Đây là kiểu kết nối thường được sử dụng trong các cơ quan, tổ chức có mạng LAN và đường kết nối riêng đến nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP – Internet Service Provider). Để sử dụng kiểu kết nối này đòi hỏi người sử dụng phải có được các thông tin sau: - Card mạng và đường kết nối đến máy chủ Proxy, - Địa chỉ IP máy chủ Proxy, (1) Thiết lập kết nối: Để thiết lập kết nối Internet qua mạng LAN, người sử dụng có thể thực hiện theo các bước sau : - Khởi động trình duyệt Internet Explorer. Sau khi cửa sổ Internet Explorer hiện lên, chọn Tools -> Internet Options (hình vẽ dưới). Sau đó cửa sổ “Internet Options” hiện ra.<br /> <br /> 42<br /> <br /> Chương 2: Các dịch vụ thông dụng trên Internet<br /> <br /> Xác lập các thông số cho máy tính truy cập mạng<br /> <br /> Trong cửa sổ Internet Options, chọn trang Connections (hình vẽ) và sau khi nhấp chuột vào nút "LAN Settings" cửa sổ “Local Area Network Setting hiện ra như sau:<br /> <br /> Địa chỉ IP máy chủ Proxy<br /> <br /> Cổng phục vụ<br /> <br /> Trong cửa sổ “Local Area Network Settings” kích chọn ô “Use a proxy server” để trình duyệt Internet Explorer chọn kết nối Internet qua Proxy Server. Tiếp theo điền địa chỉ IP và tham số cổng vào hai ô tương ứng là Address và Port. Để có hai thông số này, cần liên hệ với người quản trị mạng LAN cung cấp. Sau khi điền đầy đủ hai thông số, chọn nút OK để kết thúc quá trình thiết lập. 2.2.1. Kết nối thông qua đường điện thoại Để thiết lập kết nối qua đường điện thoại, người dùng cần thực hiện lần lượt 3 thao tác sau: • Cài đặt modem 43<br /> <br /> Chương 2: Các dịch vụ thông dụng trên Internet<br /> <br /> • Cài đặt Dialup Adapter và TCP/IP • Tạo kết nối mạng<br /> <br /> 2.2.2.1. Cài đặt modem (1) Với hệ điều hành Windows 98: Để cài đặt Modem mới với hệ điều hành Windows 98, các bước tiến hành tuần tự như sau : - Kích đúp vào biểu tượng My Computer trên màn hình, sau đó kích đúp vào biểu tượng Control Panel. Trong cửa sổ Control Panel kích vào biểu tượng Modem để tiến hành cài đặt.<br /> <br /> - Cửa sổ Install new modem xuất hiện như ở dưới đây:<br /> <br /> - Kích chọn Next nếu muốn máy tính tự tìm modem. Màn hình máy tính sẽ hiện ra cửa sổ tìm kiếm modem. 44<br /> <br /> Chương 2: Các dịch vụ thông dụng trên Internet<br /> <br /> - Khi máy tính tìm thấy modem sẽ xuất hiện cửa sổ modem standard.<br /> <br /> - Ở chế độ mặc định máy sẽ tìm kiếm được modem và cổng của nó. Nếu modem là loại Plug&Play, máy tính sẽ tự nhận ra kiểu modem, nếu không máy tính sẽ nhận là modem standard.<br /> <br /> 45<br /> <br /> Chương 2: Các dịch vụ thông dụng trên Internet<br /> <br /> - Có thể thay đổi kiểu modem cho đúng chủng loại bằng cách kích vào Change. Cửa sổ màn hình chọn loại modem sẽ hiển thị. Kích Have disk và kích Browse để chọn đường dẫn vào thư mục có chứa chương trình điều khiển modem (driver modem) và kích nút OK. Trường hợp không muốn thay đổi kiểu modem, hãy chọn vào loại modem tương ứng với modem cần cài đặt. Kích nút Finish, cửa sổ modem properties sẽ hiển thị như sau.<br /> <br /> (2) Với hệ điều hành Windows 2000: Để cài đặt Modem mới với hệ điều hành Windows 2000, các bước tiến hành tuần tự như sau : - Chọn nút Start --> Setting --> Control panel hoặc có thể kích đúp vào biểu tượng My Computer trên màn hình và chọn vào Control Panel.<br /> <br /> - Từ của sổ Control Panel, kích đúp vào biểu tượng Phone and Modem Option 46<br /> <br /> Chương 2: Các dịch vụ thông dụng trên Internet<br /> <br /> - Trong cửa sổ Phone and Modem Options, chọn trang (tab) Modems<br /> <br /> - Kích nút Add để cài đặt modem mới, cửa số màn hình cài đặt Add/Remove Hardware Wizardmodem sẽ hiển thị như dưới đây.<br /> <br /> 47<br /> <br /> Chương 2: Các dịch vụ thông dụng trên Internet<br /> <br /> - Trong cửa sổ Add/Remove Hardware Wizard bấm nút Next nếu muốn máy tính tự phát hiện modem. Màn hình sẽ xuất hiện cửa sổ thông báo trạng thái mà máy tính đang kiểm tra như ở dưới đây.<br /> <br /> - Ở chế độ mặc định, máy tính sẽ tìm thấy modem tương ứng với cổng của nó. Với các Modem PnP (Plug and Play), máy tính sẽ tự nhận ra kiểu modem. Với những modem không PnP thì máy tính tự nhận là Standard Modem. Trong cả hai trường hợp, chúng ta nên thay đổi kiểu và chủng loại modem đúng loại với modem đang cài đặt bằng cách bấm vào nút Change. Cửa sổ cài đặt modem sẽ xuất hiện như sau:<br /> <br /> - Bấm chuột vào nút Have Disk…, kích chuột vào nút Browse để chọn đường dẫn đến thư mục chứa chương trình điều khiển modem và nhấn nút OK. 48<br /> <br /> Chương 2: Các dịch vụ thông dụng trên Internet<br /> <br /> - Bấm nút OK và Finish. Lúc này xuất hiện cửa sổ Modem Properties với tên modem vừa cài đặt.<br /> <br /> (3) Với hệ điều hành Windows XP: Để cài đặt Modem mới với hệ điều hành Windows XP, các bước tiến hành tuần tự như sau : - Kích vào nút Start (thường ở dưới góc phải của màn hình) --> Chọn My Computer. - Chọn View system information ở bên trái màn hình<br /> <br /> 49<br /> <br /> Chương 2: Các dịch vụ thông dụng trên Internet<br /> <br /> - Trong cửa sổ System Properties chọn Hardware --> Chọn chức năng Add hardware wizard để cài đặt thêm modem<br /> <br /> - Cửa sổ Add Hardware Wizard hiện ra. Chọn Next. - Hệ điều hành Windows sẽ tự tìm kiếm ra modem đang có trong máy. Kích vào lựa chọn Install from a list or specific location (Advanced) --> Chọn Next.<br /> <br /> 50<br /> <br /> Chương 2: Các dịch vụ thông dụng trên Internet<br /> <br /> - Kích vào nút Browse để chọn thư mục có chứa driver của modem --> Chọn Next.<br /> <br /> - Windows sẽ copy các file driver của modem vào máy tính. Đợi đến khi copy xong thì chọn Next.<br /> <br /> 51<br /> <br /> Chương 2: Các dịch vụ thông dụng trên Internet<br /> <br /> - Chọn Finish để kết thúc quá trình cài đặt modem.<br /> <br /> 2.2.2.2. Cài đặt Dial-up Adapter Vì Windows 2000 và Windows XP các phần này đã được thiết lập sẵn trong các dịch vụ nên ta chủ yếu chỉ xét về hai hệ điều hành Windows 98 và Windows Me. (1) Với hệ điều hành Windows 98: - Bấm đúp chuột vào: My Computer trên màn hình. Khi cửa sổ xuất hiện chọn Control Panel và chọn mục Network (hình dưới).<br /> <br /> - Khi khung cửa sổ Network hiện ra (hình dưới) có thể nhìn thấy các thông số chủ yếu để truy cập Internet là Dial-Up Adapter và giao thức TCP/IP. Nếu không có những thông số đó để thêm vào, kích vào nút Add. 52<br /> <br /> Chương 2: Các dịch vụ thông dụng trên Internet<br /> <br /> - Khi cửa sổ Adapter xuất hiện, kích chọn vào Adapter và kích Add.<br /> <br /> - Tìm vào phần Manufacturers bên khung trái và chọn Microsoft - Chọn: Dial-Up Adapter trong danh sách Network Adapter bên khung phải - Bấm chuột vào nút: OK<br /> <br /> - Màn hình sẽ quay trở lại phần Network Properties. Nếu chưa thấy có giao thức TCP/IP được cài đặt, bấm chuột vào nút Add để thực hiện cài đặt. 53<br /> <br /> Chương 2: Các dịch vụ thông dụng trên Internet<br /> <br /> - Khung cửa sổ Network Components Type xuất hiện. Chọn Protocol và bấm chuột vào nút Add.<br /> <br /> - Khi cửa sổ Network Protocol xuất hiện, chọn dòng Microsoft trong danh sách Manufacturers ở khung bên trái màn hình và chọn TCP/IP trong danh sách Network Protocols ở khung phải rồi kích chuột vào nút OK.<br /> <br /> 54<br /> <br /> Chương 2: Các dịch vụ thông dụng trên Internet<br /> <br /> - Khi đó sẽ thấy TCP/IP được bổ sung vào danh sách Network.<br /> <br /> Sau khi hoàn thành tất cả các bước trên chọn nút OK để hoàn thành phần cài đặt Dialup Network Adapter (2) Với hệ điều hành Windows ME: Thực hiện việc cài đặt Dial-up Network Adapter trong Windows ME theo các bước sau: - Kích thực đơn Start, chọn Setting -> Control Panel - Kích vào mục Add/Remove Programs trong cửa sổ Control Panel.<br /> <br /> 55<br /> <br /> Chương 2: Các dịch vụ thông dụng trên Internet<br /> <br /> - Kích chọn tab Windows Setup, kích chọn Communications<br /> <br /> - Kích vào nút Detail, nếu thấy mục Dial-Up Networking đã đánh dấu chọn thì nhấn OK 2 lần. nếu chưa chọn thì đánh dấu vào tuỳ chọn Dial-Up Networking và nhấn OK hai lấn.<br /> <br /> 56<br /> <br /> Chương 2: Các dịch vụ thông dụng trên Internet<br /> <br /> - Cuối cùng chọn OK để kết thúc cài đặt Dial-Up Networking<br /> <br /> 2.2.2.3. Tạo kết nối mạng (1) Với hệ điều hành Windows 98: - Từ màn hình của Windows, chọn: MyComputer/Dial-Up Networking hoặc Start/Programs/Accessories/Dial-Up Networking - Chọn Make New Connection, đặt tên cho kết nối (ví dụ internet) và chọn đúng loại modem đã cài đặt<br /> <br /> - Chọn Next, tiếp tục xác lập các tham số: Area code=04 (Mã vùng), telephone number=1260 (Số điện thoại do ISP (VDC) cung cấp), Country code= Vietnam (84)<br /> <br /> ¾<br /> <br /> Chọn Next, sau đó chọn Finish để kết thúc quá trình tạo kết nối mới.<br /> <br /> •<br /> <br /> Cài đặt các thông số cho kết nối 57<br /> <br /> Chương 2: Các dịch vụ thông dụng trên Internet<br /> <br /> ¾ Trong cửa sổ Dial-Up Networking, click chuột phải kết nối vừa tạo (internet), chọn Properties (chọn File/Properties) để đặt các tham số cho kết nối mạng. ¾ Sau đó click vào Server Types và để dấu tích ở các lựa chọn Enable software compression và TCP/IP<br /> <br /> ¾ Sau đó click vàoTCP/IP Setting... để kiểm tra xem đã để lựa chọn đúng như hình dưới<br /> <br /> 58<br /> <br /> Chương 2: Các dịch vụ thông dụng trên Internet<br /> <br /> Với hệ điều hành Windows 2000: ¾ Chọn Start > Setting > Control Panel.<br /> <br /> ¾ Chọn Network and Dial-up Connections và lựa chọn Make New Connection trong cửa sổ mới mở ra.<br /> <br /> 59<br /> <br /> Chương 2: Các dịch vụ thông dụng trên Internet<br /> <br /> ¾ Trên cửa sổ Network Connection Wizard, chọn Next để bắt đầu việc tạo một kết nối mới.<br /> <br /> ¾ Tiếp theo, chọn một kiểu kết nối muốn tạo, rồi nhấn nút Next.<br /> <br /> ¾ Ở bước này, nhập vào số điên thoại hoặc mạng muốn kết nối tới, nhấn nút Next.<br /> <br /> 60<br /> <br /> Chương 2: Các dịch vụ thông dụng trên Internet<br /> <br /> ¾ Sau đó, lựa chọn có chia sẻ kết nối này với những người dùng khác trên cùng máy tính hay không, rồi nhấn nút Next.<br /> <br /> - Tại bước này, đặt tên cho kết nối vừa tạo, và nhấn nút Finish để kết thúc quá trình.<br /> <br /> - Ngay lúc này bạn sẽ thấy xuất hiện một biểu tượng nút bấm nhanh và một hộp thoại kết nối trên màn hình nền Desktop. Nếu muốn kết nối, chỉ cần nhấn vào nút Dial trên hộp thoại, và nếu không thì chỉ cần nhấn vào nút Cancel để đóng hộp thoại trên lại.<br /> <br /> 61<br /> <br /> Chương 2: Các dịch vụ thông dụng trên Internet<br /> <br /> 2.3.<br /> <br /> TÌM KIẾM THÔNG TIN TRÊN INTERNET<br /> <br /> 2.3.1. Tìm kiếm theo các trang liên kết Các trang WEB cung cấp địa chỉ liên kết 1. http://www.vnn.vn/utils/weblink.html 2. http://www.angiangservice.com.vn/misc/lienket.html 3. http://teltic.vnn.vn/lienket/lienket.htm 4. http://www.saigonnet.vn/website/index.htm<br /> <br /> Cách sử dụng: Gõ một địa chỉ đã cho ở trên vào ô địa chỉ của trình duyệt WEB. Ví dụ cho địa chỉ http://www.vnn.vn/vnn_news/listweb.html, trang Web chứa địa chỉ liên kết xuất hiện : Trên trang Web, các địa chỉ được sắp xếp theo các chủ đề giúp người sử dụng dễ dàng chọn lựa các địa chỉ. Sau khi chọn được địa chỉ, người sử dụng chỉ cần bấm chọn địa chỉ để mở trang Web. 2.3.1. Tìm kiếm theo câu điều kiện Việc tìm kiếm thông tin bất kỳ trên Internet là nhu cầu không thể thiếu đối với kho tàng thông tin vô cùng rộng lớn của Internet. Do tính chất phân cấp nội dung của các trang Web nên người sử dụng không thể nhìn thấy hết các nội dung theo cách thức liên kết trang như đã nêu trên. Phương pháp tìm kiếm địa chỉ trang Web theo câu điều kiện là giải pháp tốt cho việc tìm kiếm thông tin trên Internet. (1) Cách sử dụng: Gõ một trong những địa chỉ có tiện ích tìm kiếm thông tin miễn phí vào ô địa chỉ của trình duyệt Web 62<br /> <br /> Chương 2: Các dịch vụ thông dụng trên Internet<br /> <br /> Ví dụ: Để tìm kiếm các trang WEB, chúng ta cần cung cấp câu điều kiện. Câu điều kiện có thể là một từ hoặc một cụm từ đặc trưng nhất thể hiện chủ đề thông tin mà chúng ta muốn tìm kiếm. Chúng ta nên nhập câu điều kiện một cách chính xác và không nên sử dụng những từ có nội dung chung chung như : máy tính, mua hàng,.. vì như thế kết quả tìm kiếm là vô số địa chỉ trang WEB làm chúng ta khó chọn được ngay địa chỉ liên kết đến nội dung cần thiết. Kết quả tìm kiếm xuất hiện ở dạng trang Web nhưng đặc biệt là trang Web này chứa những dòng địa chỉ liên kết đến những trang Web khác có chứa các từ tìm kiếm. Người sử dụng chỉ cần nhấp chuột vào địa chỉ liên kết để mở trang Web và đọc thông tin. (2) Các bước thực hiện: + Bước 1: Gõ câu điều kiện vào ô tìm kiếm. Ví dụ: nấm linh chi + Bước 2: kích chọn nút Search để bắt đầu tìm kiếm. + Bước 3: nhấp chuột vào một dòng địa chỉ liên kết để mở trang Web có nội dung nói về nấm linh chi. (3) Các địa chỉ trang Web tìm kiếm ở Việt Nam: SEARCH.NETNAM.VN WWW.VINASEEK.COM (4) Các địa chỉ trang Web tìm kiếm phổ biến trên thế giới; WWW.GOOGLE.COM WWW.YAHOO.COM WWW.ALTAVISTA.COM 2.3.1. Địa chỉ SEARCH.NETNAM.VN với chức năng tìm kiếm thông tin Bộ công cụ tìm kiếm “NetNam Search Engine” được Viện Công nghệ thông tin (Việt Nam) nghiên cứu và phát triển từ năm 1996, hệ thống NetNam Search Engine v1.0 được đưa vào phục vụ từ cuối năm 2000 đã được rất nhiều người sử dụng mạng quan tâm. NetNam SE được nâng cấp lên phiên bản v2.0 vào 05/9/2001 và được tiếp tục nâng cấp lên phiên bản v3.0 beta vào 07/11/2001. Sau gần 2 tháng thử nghiệm, phiên bản v3.0 được chính thức giới thiệu vào ngày 1/1/2002. Hệ thống hiện tại được ứng dụng hầu hết những công nghệ mới nhất trong tìm kiếm thông tin tương tự Google search engine và các công nghệ đặc thù riêng dành cho Việt Nam. Để sử dụng công cụ “NetNam Search Engine”, nhập địa chỉ trên mạng như sau: HTTP:// SEARCH.NETNAM.VN vào ô địa chỉ của trình duyệt để mở trang chủ như hình dưới đây:<br /> <br /> 63<br /> <br /> Chương 2: Các dịch vụ thông dụng trên Internet<br /> <br /> Nhập câu điều kiện vào ô tìm kiếm<br /> <br /> Chọn chế độ tìm kiếm nâng cao<br /> <br /> Chọn chuẩn tiếng Việt<br /> <br /> Mở phần hướng dẫn sử dụng tiện ích tìm kiếm<br /> <br /> Cách sử dụng: 1. Gõ câu điều kiện tìm kiếm gồm một từ hoặc một cụm từ vào ô tìm kiếm 2. Nhấp chuột vào nút SEARCH hoặc đơn giản gõ phím ENTER để bắt đầu quá trình tìm kiếm<br /> <br /> 2.3.2.1. Chọn chuẩn tiếng Việt Trên trang Web, người sử dụng có thể chọn chuẩn tiếng Việt là TCVN, UNICODE hay VNI. Chuẩn được chọn cho bộ tìm kiếm phải phù hợp với chuẩn được chọn sử dụng trên bộ gõ (ví dụ nếu chọn chuẩn TCVN trên bộ tìm kiếm thì trên bộ gõ Vietkey2000 đang sử dụng cũng phải đặt chuẩn TCVN3). Nếu người sử dụng chọn đúng thì chữ tiếng Việt được thể hiện đúng trong ô tìm kiếm.<br /> <br /> chọn chuẩn tiếng Việt<br /> <br /> 2.3.2.2. Sử dụng bảng trợ giúp Bấm chọn mục Trợ giúp trên trang Web chủ, trang Web hướng dẫn xuất hiện. 64<br /> <br /> Chương 2: Các dịch vụ thông dụng trên Internet<br /> <br /> Một khái niệm 1. Thế nào là một từ? Một từ là sự kết hợp các chữ cái hoặc các số với nhau trong đó không bao gồm các khoảng trống. Chương trình tìm kiếm phân biệt các từ theo kí tự khoảng trống (tạo bằng phím SpaceBar) hoặc kí tự cách (tạo bằng phím Tab). Ví dụ tạo câu điều kiện có ba từ tìm kiếm “hội nhập AFTA” như hình dưới đây:<br /> <br /> 2. Thế nào là một cụm từ? Các từ được nối với nhau thành một cụm từ khi chúng được đặt trong cặp dấu ngoặc kép (ví dụ tạo cụm từ "hội nhập AFTA"), hay sử dụng dấu gạch ngang (ví dụ tạo cụm từ hội-nhậpAFTA), hay sử dụng dấu gạch chéo (ví dụ tạo cụm từ 20/11/2000), hay sử dụng một số kí hiệu đặc biệt khác. Cụm từ đảm bảo rằng máy tìm kiếm sẽ tìm chính xác theo câu được nhập (đúng vị trí, thứ tự, không có từ chen giữa...), chứ không phải là tìm riêng từng từ một. 3. Khoảng trống trong câu điều kiện Trong câu điều kiện được nhập, số kí tự trống giữa các từ không làm thay đổi kết quả tìm kiếm. 4. Chữ thường và chữ hoa Khi gõ vào ô tìm kiếm một câu điều kiện bằng chữ thường thì hệ thống tìm kiếm của Netnam sẽ tìm ra số trang tài liệu có chứa các từ tìm kiếm dưới dạng cả chữ thường lẫn chữ hoa. 65<br /> <br /> Chương 2: Các dịch vụ thông dụng trên Internet<br /> <br /> 5. Cách thức sắp xếp các địa chỉ liên kết trong trang Web kết quả Người sử dụng lần đầu tiên sử dụng hệ thống tìm kiếm có cảm giác lo ngại khi kết quả tìm kiếm là trang Web chứa quá nhiều địa chỉ liên kết. Vậy thông tin về cách sắp xếp kết quả là điều cần thiết giúp cho người sử dụng nâng cao kỹ năng sử dụng. Hệ thống tìm kiếm của Netnam sắp xếp kết quả tìm kiếm theo tiêu chí sau: - Các từ hoặc các cụm từ xuất hiện ngay trong vài dòng đầu tiên của tài liệu (ví dụ ngay trong tiêu đề của một trang Web). - Thông thường tài liệu nào đáp ứng phần lớn các từ hoặc cụm từ cần tìm sẽ đứng ở vị trí cao hơn. Chẳng hạn, gõ vào ô tìm kiếm 3 từ, tài liệu nào chỉ đáp ứng được 2 trong số 3 từ đó sẽ đứng sau vị trí tài liệu có chứa cả 3 từ, và tài liệu nào chứa số từ đó xuất hiện nhiều lần hơn lại đứng cao hơn.<br /> <br /> 2.3.2.3. Sử dụng công cụ tìm kiếm nâng cao Tìm kiếm nâng cao cũng hoạt động giống như tìm kiếm thông thường nhưng có hỗ trợ người sử dụng bổ sung điều kiện tìm kiếm theo cách thức chọn lựa trên danh mục như ở cửa sổ dưới đây:<br /> <br /> 2.3.1. Địa chỉ WWW.GOOGLE.COM với chức năng tìm kiếm thông tin Google được biết đến như là một trong những công cụ tìm kiếm nổi tiếng nhất trên Internet. Khả năng tra cứu với mức độ chính xác cao đã khiến cho Google trở nên quen thuộc với người sử dụng. 66<br /> <br /> Chương 2: Các dịch vụ thông dụng trên Internet<br /> <br /> Để sử dụng Google, gõ địa chỉ HTTP:// WWW.GOOGLE.COM vào ô địa chỉ của trình duyệt Web để xuất hiện giao diện trang chủ như hình dưới:<br /> <br /> (7) (6) (5) (1)<br /> <br /> (2)<br /> <br /> (3)<br /> <br /> (4)<br /> <br /> Mục (1): ô tìm kiếm, nơi cho phép nhập câu điều kiện, Mục (2): nút khởi động việc tìm kiếm , Mục (3): nút khởi động việc tìm kiếm và mở ngay địa chỉ Web đầu tiên trong danh sách các địa chỉ Web tìm thấy, Mục (4): chức năng hỗ trợ cho việc chọn ngôn ngữ của trang Web tìm kiếm, quốc gia xuất bản trang Web,... Mục (5): tạo giao diện riêng cho người dùng, trong đó có hỗ trợ chọn trang giao diện tiếng Việt, Mục (6): chức năng tìm kiếm nâng cao, Mục (7): chọn lựa tìm kiếm theo trang Web, ảnh số, các nhóm thảo luận hay theo chủ đề.<br /> <br /> 2.3.2.1. Tạo giao diện riêng Nếu lần đầu tiên sử dụng trang tìm kiếm của GOOGLE, hãy chọn mục PREFERENCES để đặt giao diện riêng. Chỉ cần chọn các mục như hình vẽ dưới và nhấp chọn nút "Save Preferences" để lưu các chọn lựa.<br /> <br /> 67<br /> <br /> Chương 2: Các dịch vụ thông dụng trên Internet<br /> <br /> Sau khi tạo được giao diện, người sử dụng có được giao diện tiếng Việt để dễ sử dụng như hình dưới<br /> <br /> 68<br /> <br /> Chương 2: Các dịch vụ thông dụng trên Internet<br /> <br /> 2.3.2.2. Cú pháp tìm kiếm nâng cao Sử dụng cách thức ghép thêm toán tử dấu cộng (+) vào một từ sẽ cho kết quả là từ đó phải xuất hiện trong kết quả tìm kiếm: Hãy so sánh kết quả tìm kiếm khi gõ các câu điều kiện: vietnam với vietnam +culture (lưu ý dấu cộng đi liền với từ culture) Ghép thêm toán tử dấu trừ (-) vào trước một từ sẽ cho kết quả là từ đó cấm không được xuất hiện trong kết quả tìm kiếm Hãy so sánh kết quả tìm kiếm khi gõ các câu điều kiện: HoChiMinh với HoChiMinh -city (lưu ý dấu trừ đi liền với từ city) Dùng dấu ngoặc kép trước và sau cụm từ cần tìm để tìm các trang Web có chứa các từ đó theo đúng thứ tự gõ vào. Hãy so sánh kết quả tìm kiếm khi gõ các câu điều kiện: vietnamese culture với “vietnamese culture”<br /> <br /> 2.3.2.3. Sử dụng chức năng tìm kiếm nâng cao Chọn mục Advanced Search trong trang chủ để sử dụng trang tìm kiếm nâng cao như hình vẽ dưới đây<br /> <br /> Với trang Tìm Kiếm Tiến Bộ, người dùng dễ dàng thu hẹp phạm vi tìm kiếm làm cho bộ tìm kiếm cho kết quả nhanh và đúng với mong muốn của người dùng hơn. Sử dụng mục Ngày Tháng, người dùng có thể đặt điều kiện để những trang Web kết quả chỉ là những trang mới xuất bản trong 6 tháng gần đây.<br /> <br /> 69<br /> <br /> Chương 2: Các dịch vụ thông dụng trên Internet<br /> <br /> 2.3.2.4. Kết hợp giữa tìm kiếm theo cầu điều kiện và theo chủ đề Như đã trình bày trong phần tổng quan tìm kiếm, người sử dụng có thể tìm kiếm một nội dung nào đó theo cây thư mục của bộ tìm kiếm. Nếu người dùng muốn tìm kiếm các phần mềm GAMES miễn phí thì việc đơn giản và nhanh nhất là tìm đến chủ đề Computer>Software>Freeware>Games. Cách thực hiện:<br /> <br /> Trên trang chủ nhấp chuột vào mục chủ đề<br /> <br /> Chọn chủ đề muốn lấy nội dung cho đến khi thấy địa chỉ trang Web liên kết xuất hiện ở phần WEB page<br /> <br /> Nhấp chuột vào đây để mở trang Web có nội dung cần<br /> <br /> 70<br /> <br /> Chương 2: Các dịch vụ thông dụng trên Internet<br /> <br /> Người sử dụng có thể kết hợp giữa tìm kiếm theo câu điều kiện và theo chủ đề. Đầu tiên, gõ câu điều kiện vào ô tìm kiếm để hiển thị trang Web kết quả. Trong trang Web kết quả, chọn chủ đề được ghi kèm theo. Hãy xem trang minh hoạ sau đây :<br /> <br /> Nhấp chuột vào liên kết chủ đề Computer>Software>Freeware>Games để mở trang chủ đề.<br /> <br /> Có thể chọn thêm chủ đề con. Ví dụ chọn mục Sports để có những trò chơi thể thao như đá bóng, đua ngựa,...Cuối cùng mở trang Web để lấy nội dung.<br /> <br /> 2.3.2.5. Tìm nối trong kết quả tìm kiếm đã có Bộ tìm kiếm GOOGLE cung cấp chức năng cho phép tìm nối tiếp trên kết quả đã có. Chức năng này cho phép người dùng không cần nhập câu điều kiện quá dài ngay từ ban đầu. Ví dụ minh hoạ:<br /> <br /> Bấm chọn để tìm<br /> <br /> Nhập thêm câu điều kiện vào<br /> <br /> 71<br /> <br /> Chương 2: Các dịch vụ thông dụng trên Internet<br /> <br /> 2.4. DỊCH VỤ THƯ ĐIỆN TỬ 2.4.1. Giới thiệu chung Dịch vụ thư điện tử là một dịch vụ đang được sử dụng rất rộng rãi trên thế giới, do tính hiệu quả, thực tế và dễ dàng cho người sử dụng. Người sử dụng đăng ký hộp thư trực tiếp trên Website, tất cả các tác vụ liên quan đến thư như đọc, soạn thảo và gửi đều được thực hiện trên trình duyệt Web. Thư được lưu và quản lý trên máy chủ (Server) của nhà cung cấp dịch vụ Webmail. Dùng Webmail có nhiều ưu điểm, đó là: Miễn phí: Gần như tất cả các dịch vụ Webmail đều miễn phí. Có khả năng truy cập ở bất cứ nơi nào: Khi người sử dụng có thể truy nhập Internet và có trình duyệt Web là có khả năng sử dụng hộp thư Webmail. Sử dụng đơn giản: Không cần phải cài đặt các thông số khi sử dụng. Chương trình email được trình bày sẵn do nhà cung cấp Webmail thiết kế, thống nhất trên mọi máy tính và mọi hệ điều hành. Tuy nhiên, cũng nên biết những nhược điểm của Webmail: Không có hỗ trợ từ nhà cung cấp. Nếu hộp thư gặp trục trặc như không truy cập được, không gửi thư được,.. Ngược lại, nếu đăng ký một địa chỉ Email với một nhà cung cấp và trả một chi phí nhất định hàng tháng, người sử dụng sẽ được hỗ trợ những vướng mắc này. Kích thước hộp thư bị hạn chế. Kích thước hộp thư thông thường chỉ là vài MB tới vài chục MB và tổng dung lượng file đính kèm theo thư mỗi lần gửi thường là nhỏ (<5MB). Tính riêng tư và bảo mật. Vì thư được lưu trên máy chủ của nhà cung cấp nên vấn đề bảo mật hoàn toàn phụ thuộc vào nhà cung cấp. Ngoài ra, khi truy cập thư từ các điểm Internet công cộng, có thể thư sẽ lưu trong cache máy tính, vì thế trong trường hợp này tốt nhất nên lưu ý xóa cache trước khi rời khỏi máy. Tốc độ nhận và gửi thư: Vì Webmail thực hiện trên trình duyệt Web nên tốc độ sẽ chậm vì có thể phải tải xuống cả những đoạn quảng cáo. Hoặc khi truy nhập vào Website, người sử dụng sẽ bị hiện tượng nghẽn mạng do có quá nhiều người truy cập vào Website cùng một lúc. Sau đây, chúng ta sẽ thực hành việc tạo và sử dụng các chương trình thư điện tử thông dụng. 2.4.2. Sử dụng chương trình thư điện tử tại địa chỉ Vol.vnn.vn<br /> <br /> 2.4.2.1. Cách đăng ký một người dùng mới - Bước 1: mở trình duyệt Internet Explorer và gõ vào dòng địa chỉ sau: http://vol.vnn.vn - Bước 2: làm như chỉ dẫn dành cho người chưa đăng ký sử dụng<br /> <br /> 72<br /> <br /> Chương 2: Các dịch vụ thông dụng trên Internet<br /> <br /> - Bước 3 : sau khi chọn mục “Đăng ký”, màn hình mới xuất hiện cho phép đăng ký sử dụng. Người sử dụng cần điền đầy đủ các thông tin vào các dòng như trong cửa sổ hướng dẫn.<br /> <br /> Chú ý: (1) Nên tắt chế độ gõ Tiếng Việt trong khi gõ tên truy nhập và mật khẩu (2) Cần điền đầy đủ những thông tin cần thiết vào những ô có dấu (*). - Bước 4: sau khi đã hoàn thành việc điền các thông tin vào các ô trống, nhấn nút “Tiếp tục” ở cuối màn hình.<br /> <br /> - Bước 5: để hoàn tất việc đăng ký, hãy kích chuột vào nút “Tiếp tục” ở cuối màn hình. Người sử dụng sẽ nhận được thông báo về việc sử dụng hộp thư đã đăng ký. 73<br /> <br /> Chương 2: Các dịch vụ thông dụng trên Internet<br /> <br /> 2.4.2.2. Cách mở hộp thư - Bước 1: Sau 24 giờ, kể từ khi đã đăng ký thành công một người sử dụng, ta có thể sử dụng mở hộp thư đã đăng ký này. Có hai cách mở cửa sổ chương trình nhận thư và gửi thư như sau: + Cách 1: dùng địa chỉ http:// www.vnn.vn mở trang chủ, sau đó nhập tên đăng ký và mật khẩu vào phần CHECK MAIL như hình dưới đây. Nhấn nút Xem thư để tiếp tục.<br /> <br /> + Cách 2: sử dụng địa chỉ http://vol.vnn.vn để vào cửa sổ nhận và gửi thư.<br /> <br /> - Bước 2: Nhập đúng tên và mật khẩu, hộp thư được mở như hình sau:<br /> <br /> 74<br /> <br /> Chương 2: Các dịch vụ thông dụng trên Internet<br /> <br /> 2.4.2.3. Cách đọc và trả lời thư - Bước 1: Kích vào nút Hộp thư ở phía trái màn hình. Các thư mới nhận được trong hộp thư luôn được sắp xếp theo thứ tự. - Bước 2: Chọn một thư để đọc.<br /> <br /> Kích chuột vào tiêu đề thư để mở thư<br /> <br /> - Bước 3: Để trả lời người gửi thư, kích chuột vào nút “Trả lời thư“<br /> <br /> 75<br /> <br /> Chương 2: Các dịch vụ thông dụng trên Internet<br /> <br /> 2.4.2.4. Soạn thư và chọn tệp gắn kèm - Bước 1: Nhấn chuột vào nút Soạn thư phía bên trái màn hình. - Bước 2: Một cửa sổ sẽ hiện ra cho phép người dùng nhập các thông tin về địa chỉ của người nhận, chủ đề của bức thư, những người được gửi kèm và phần màn hình trắng rộng phía dưới dùng cho việc soạn thư.<br /> <br /> Người được đồng gửi bí mât: Khi gõ địa chỉ của một người đồng nhận vào dòng đồng nhận *, địa chỉ của người nhận này không xuất hiện trong bức thư khi nhận được. Những người nhận khác sẽ không thấy được người được đồng gửi theo kiểu này. - Bước 3: Sau khi đã soạn xong nội dung bức thư, nếu muốn gắn kèm tệp vào bức thư để gửi đi thì làm như sau: Phần cuối của trang có một phần cho phép chọn các tệp gửi kèm như hình dưới:<br /> <br /> Màn hình cho phép chọn tệp gắn kèm - Chọn tệp gắn kèm từ trong ổ đĩa trên máy bằng cách kích chọn nút Browse... và lựa chọn tệp gắn kèm kèm từ danh sách các tệp được mở. 76<br /> <br /> Chương 2: Các dịch vụ thông dụng trên Internet<br /> <br /> - Sau khi lựa chọn tệp gắn kèm, tên tệp sẽ xuất hiện trong hộp như hình sau<br /> <br /> - Sau khi soạn xong nội dung bức thư, kích vào nút Gửi thư phía trên, hoặc phía dưới màn hình để gửi bức thư. - Bước 4: Một màn hình thông báo việc gửi bức thư đã thành công<br /> <br /> Nếu muốn tiếp tục, nhấn nút “trở lại hộp thư”<br /> <br /> 2.4.2.5. Cách lưu một thư đang soạn Khi đã soạn một thư nhưng chưa muốn gửi đi, có thể lưu thư lại để lần sau soạn tiếp và gửi. - Nhấn chuột vào nút Lưu thư đang soạn, thư sẽ được ghi lại.<br /> <br /> N út l ưu thư đang soạn<br /> <br /> 77<br /> <br /> Chương 2: Các dịch vụ thông dụng trên Internet<br /> <br /> 2.4.2.6. Lưu địa chỉ vào sổ địa chỉ Khi có nhiều địa chỉ thư của nhiều người gửi tới, việc nhớ chúng sẽ gặp khó khăn. Có thể dùng sổ địa chỉ để lưu lại. Các thao tác như sau: Kích chọn vào dòng địa chỉ ở phía trái màn hình. Một cửa sổ sẽ mở ra như hình dưới đây để có thể nhập địa chỉ bằng tay. Bấm vào đây để thêm địa chỉ vào sổ địa chỉ<br /> <br /> Cách khác để nhập địa chỉ tự động từ các thư gửi đến như sau: - Bước 1: Mở bức thư gửi đến. Chọn mục Thêm vào sổ địa chỉ<br /> <br /> Bấm vào đây để thêm địa chỉ<br /> <br /> - Bước 2: Bấm chọn nút Lưu thông tin<br /> <br /> 78<br /> <br /> Chương 2: Các dịch vụ thông dụng trên Internet<br /> <br /> 2.4.2.7. Cách sử dụng sổ địa chỉ cho việc soạn thư để gửi<br /> <br /> Bấm chọn mục chèn địa chỉ từ sổ địa chỉ<br /> <br /> - Bước 1: Kích vào nút Soạn thư. - Bước 2: Kích chuột vào mục “chèn địa chỉ từ Sổ địa chỉ”. Một cửa sổ mới hiển thị cho phép kích chọn vào tên người cần gửi thư. Tên này tự động chèn vào dòng Gửi tới trên bức thư.<br /> <br /> Chọn vào mục To hay Cc (hay Bcc), sau đó bấm phím chấp nhận<br /> <br /> 2.4.3. Sử dụng chương trình thư điện tử tại địa chỉ MAIL.YAHOO.COM Nhập địa chỉ HTTP://MAIL.YAHOO.COM để mở trang WEB có dịch vụ thư điện tử miễn phí. Nếu đã có tài khoản sử dụng, hãy nhập tên và mật khẩu vào các hộp để chuyển tới giao diện gửi và nhận thư.<br /> <br /> 79<br /> <br /> Chương 2: Các dịch vụ thông dụng trên Internet<br /> <br /> Nhập tên đã đăng ký vào đây<br /> <br /> Nhập mật khẩu vào đây<br /> <br /> Nếu bạn là người lần đầu tiên sử dụng dịch vụ này hoặc muốn tạo cho mình một địa chỉ thư mới, hãy thực hiện theo phần đăng ký tên sử dụng dưới đây.<br /> <br /> 2.4.2.8. Đăng ký tên sử dụng dịch vụ Email miễn phí trên trang YAHOO.COM<br /> <br /> Kích chọn vào đây để đăng ký tên sử dụng<br /> <br /> 80<br /> <br /> Chương 2: Các dịch vụ thông dụng trên Internet<br /> <br /> Chọn mục này để đăng ký sử dụng dịch vụ thư miễn phí .<br /> <br /> Trên màn hình sẽ xuất hiện trang khai báo<br /> <br /> Hướng dẫn điền thông tin vào hộp thoại: - Tại hộp Yahoo! ID: điền tên đăng ký (ví dụ: tran_thanh_hieu, sau này sẽ có địa chỉ thư như sau: tran_thanh_hieu@yahoo.com) - Hộp PASSWORD và RE-TYPE PASSWORD: yêu cầu nhập mật khẩu. Để đảm bảo bí mật nên gõ ít nhất là 8 kí tự gồm số hoặc chữ cái. - Chọn một câu hỏi cho hộp SECURITY QUESTION bằng cách nhấn vào nút mũi tên bên phải của hộp (ví dụ, chọn câu đơn giản như What was the name of your first school?). - Trong phần YOUR ANSWER có thể gõ : HANOI - Chọn ngày sinh cho hộp BIRTHDAY (ví dụ chọn July) sau đó gõ vào tháng và năm - Có thể bỏ qua phần hỏi CURRENT EMAIL (vì có thông báo tuỳ chọn (Optional)). 81<br /> <br /> Chương 2: Các dịch vụ thông dụng trên Internet<br /> <br /> - Tại hộp FIRST NAME ghi rõ Họ và tên (ví dụ Tran) và LAST NAME (ví dụ Thanh Hieu) - Tại hộp LANGUAGE&CONTENT giữ nguyên mục đã có là English - United States. - Tại hộp ZIP/POSTAL CODE (mã số bưu điện) hãy gõ vào số 84093 - một mã số bưu điện của Mỹ. - Tại hộp GENDER (giới tính): chọn Male (nam) hay Female (nữ). - Tại hộp OCCUPATION và INDUSTRY: chọn nghề nghiệp và lĩnh vực công tác. Nếu bỏ qua mục này sẽ gặp trang thông báo lỗi tiếp theo<br /> <br /> Gõ chữ xuất hiện tại vị trí này vào hộp (nội dung của chữ thay đổi ngẫu nhiên)<br /> <br /> 82<br /> <br /> Chương 2: Các dịch vụ thông dụng trên Internet<br /> <br /> - Gõ chữ xuất hiện trong hình chữ nhật (ví dụ trên là chữ enough) vào hộp trống. Nội dung của chữ xuất hiện là ngẫu nhiên đối với mỗi lần đăng ký. Sau đó chọn nút SUBMIT THIS FORM để đăng ký phần vừa khai báo. Trang WEB chào mừng việc đăng ký thành công như hình sau (nếu không bị lỗi trong phần khai báo)<br /> <br /> Bấm chọn nút CONTINUE TO YAHOO! MAIL để hoàn tất việc đăng ký. Sau đó, giao diện chương trình gửi và nhận thư xuất hiện. Chú ý : (1) Không phải khi nào cũng có ngay khai báo đúng nên phải tập làm quen với việc sửa lỗi với các thông báo bằng tiếng Anh. (2) Hãy làm quen với dòng thông báo khi tên đăng ký không hợp lệ (do đã trùng với một tên đã có) như ở hình dưới đây:<br /> <br /> 83<br /> <br /> Chương 2: Các dịch vụ thông dụng trên Internet<br /> <br /> - Khi đó, cần chọn một tên trong danh sách đã nêu (ví dụ chọn myemailvn2002) hoặc gõ mới một tên khác trong phần Creat My Own, sau đó tiếp tục bấm nút SUBMIT THIS FORM.<br /> <br /> 2.4.2.9. Sử dụng các chức năng cơ bản<br /> <br /> Các mục xuất hiện trên màn hình cần quan tâm gồm: - Check mail<br /> <br /> : kiểm tra và hiển thị hộp thư<br /> <br /> - Compose<br /> <br /> : soạn thư để gửi<br /> <br /> - Folders<br /> <br /> : chứa một số thư mục như Inbox, Draft, Sent, Trash,...<br /> <br /> - Addresses<br /> <br /> : tiện ích cho phép tổ chức lưu giữ địa chỉ theo sổ<br /> <br /> - Mail Options<br /> <br /> : chứa nhiều tiện ích trong đó có chức năng cho phép thay đổi mật khẩu<br /> <br /> Mail Options có chứa mục thay đổi mật khẩu<br /> <br /> 84<br /> <br /> Chương 2: Các dịch vụ thông dụng trên Internet<br /> <br /> 2.4.2.10. Mở hộp thư Có thể nhìn thấy thông tin về số thư mới đã có trong hộp (chưa đọc)<br /> <br /> Ví dụ: Inbox (2) nghĩa là đang có 02 thư chưa đọc Nhấn chọn mục Check mail hay mục Inbox để mở hộp thư Trong cửa sổ hiện nội dung bức thư, có thể sử dụng các chức năng Reply hoặc Reply All hoặc Forward. Ngoài ra còn có thể sử dụng chức năng ngăn chặn các thư không mời mà đến, chức năng ghi địa chỉ người gửi vào sổ địa chỉ.<br /> <br /> ấn nút này để trả lời thư cho người gửi<br /> <br /> ấn nút này để trả lời thư cho tất cả địa chỉ liên quan với thư đến<br /> <br /> Ấn nút này để sử dụng chức năng chuyển tiếp thư Chọn mục này để ghi địa chỉ vào sổ địa chỉ<br /> <br /> 85<br /> <br /> Chương 2: Các dịch vụ thông dụng trên Internet<br /> <br /> 2.4.2.11. Xoá bớt thư Bấm chọn một hoặc nhiều thư muốn xoá, sau đó nhấn nút DELETE.<br /> <br /> Bấm chọn hộp này, sau đó nhấn nút Delete để xóa thư<br /> <br /> Chú ý: có thể chọn nhiều thư để xoá cùng một lần. Có mục Check All giúp chọn tất cả các thư một cách nhanh nhất và sau đó chỉ cần chọn nút Delete.<br /> <br /> 2.4.2.12. Soạn thư Nhấn vào nút COMPOSE để mở cửa sổ soạn thư như sau :<br /> <br /> Chức năng đính kèm tệp<br /> <br /> 86<br /> <br /> Chương 2: Các dịch vụ thông dụng trên Internet<br /> <br /> 2.4.2.13. Sử dụng sổ địa chỉ<br /> <br /> Chọn chức năng Addresses<br /> <br /> Chương trình thư của Yahoo có cách ghi nhận các địa chỉ thư rất tiện dụng cho người sử dụng. Chúng ta làm quen với các khái niệm sau: - Contact Address: địa chỉ người gửi được ghi nhận vào sổ. - Category Name: tên danh mục phân loại. Nếu chúng ta không phân loại địa chỉ người gửi thư đến theo danh mục thì danh sách địa chỉ lên đến hàng trăm sẽ gây cho việc chọn địa chỉ gửi đi khó khăn. Người sử dụng có khả năng tạo những tên danh mục mới theo ý mình. - Address List: các địa chỉ người gửi được ghi nhận theo nhóm và tên. Nhóm sẽ đại diện cho tất cả các địa chỉ trong nhóm khi chúng ta chọn địa chỉ gửi thư. Tiện ích này giúp cho người gửi xác định địa chỉ gửi thư nhanh chóng, chính xác.<br /> <br /> Chọn chức năng Addresses Options để tạo thêm mục mới<br /> <br /> Addresses Options: chọn mục này để tạo thêm danh mục (Category) mới.<br /> <br /> 87<br /> <br /> Chương 2: Các dịch vụ thông dụng trên Internet<br /> <br /> Tiếp tục chọn mục này để tạo tthực hiện các chức năng với danh mục (C ategory )<br /> <br /> Tiếp tục chọn mục này để tạo thêm Category mới<br /> <br /> Điền tên Category mới và chọn mục Add Category<br /> <br /> 88<br /> <br /> Chương 2: Các dịch vụ thông dụng trên Internet<br /> <br /> Add to Address Book: thêm địa chỉ vào sổ: có hai cách ghi địa chỉ người gửi vào sổ địa chỉ :<br /> <br /> Ấn nút này sau khi ghi đầy đủ thông tin liên quan<br /> <br /> Người sử dụng có thể ghi địa chỉ người gửi vào sổ ngay sau khi đọc thư.<br /> <br /> Chọn mục này để ghi địa chỉ người gửi vào sổ sau khi đọc thư.<br /> <br /> Insert Addresses: chèn địa chỉ- khi soạn thư chúng ta có thể chọn lựa địa chỉ đã ghi trong sổ, đây là tiện ích thuận lợi cho người dùng.<br /> <br /> Khi soạn thư hãy nhấn mục này để lấy địa chỉ đã có trong sổ.<br /> <br /> 89<br /> <br /> Chương 2: Các dịch vụ thông dụng trên Internet<br /> <br /> Sau đó sẽ thấy cửa sổ dưới đây hiển thị cho phép chọn lựa các địa chỉ chèn vào mục TO, CC, BCC:<br /> <br /> Move to Category: Di chuyển danh mục- có thể tách các địa chỉ đang có theo từng danh mục phân loại để dễ dàng tìm kiếm khi cần.<br /> <br /> Bước 1: chọn vào ô bên trái<br /> <br /> Bước 2: chọn Category<br /> <br /> Bước 3: cuối cùng chọn nút OK<br /> <br /> Hiển thị theo Category: chúng ta có thể hiển thị theo Category, như thế trên màn hình số địa chỉ sẽ không quá nhiều nên dễ dàng lựa chọn.<br /> <br /> 90<br /> <br /> Chương 2: Các dịch vụ thông dụng trên Internet<br /> <br /> Chỉ cần chọn Category trong chức năng VIEW được thể hiện trong hình trên. Tạo danh sách địa chỉ (LIST):<br /> <br /> Bấm chọn nút Add<br /> <br /> G õ tên cho LIST<br /> <br /> Chọn địa chỉ đưa vào LIST, sau đó bấm chọn nút Add<br /> <br /> 91<br /> <br /> Chương 2: Các dịch vụ thông dụng trên Internet<br /> <br /> Sau khi đã tạo LIST, người gửi thư chỉ cần chọn tên LIST thì tất cả địa chỉ trong LIST sẽ được xuất hiện trên hộp địa chỉ người nhận.<br /> <br /> 2.4.2.14. Sử dụng chức năng đính kèm tệp Đính kèm tệp là một chức năng quan trọng trong việc gửi thư điện tử. Có thể gửi tối đa 03 thư và kích thước tổng cộng không quá 1.5MB (thời điểm năm 2004) khi dùng chức năng miễn phí này của MAIL.YAHOO.COM. Thực hiện đúng ba bước để xác định các tệp đính kèm như hình dưới<br /> <br /> Sau khi thực hiện thành công ba bước trên, cửa sổ soạn thư xuất hiện cùng với danh sách các tệp đính kèm. Việc cuối cùng là nhấn chọn nút gửi thư. 2.5.<br /> <br /> DỊCH VỤ TẢI TỆP TIN<br /> <br /> Một số trang WEB có những thông tin miễn phí cho phép sao chép tệp tin lên máy để dùng. Để dễ minh hoạ, có thể mô phỏng việc sử dụng chức năng này bằng việc sao chép tập tin kiểm tra VIRUS được cung cấp miễn phí tại địa chỉ: http://www.symantec.com. Đây là địa chỉ Website của Symatec, hãng chuyên cung cấp các bản cập nhật diệt Virus của phần mềm Norton Antivirus thường dùng cho các hệ thống máy tính cá nhân.<br /> <br /> 92<br /> <br /> Chương 2: Các dịch vụ thông dụng trên Internet<br /> <br /> Danh sách liệt kê các loại công cụ diệt Virus.<br /> <br /> Tại đây, chọn một liên kết trong phần Download để lựa chọn loại tệp tin mà người sử dụng cần. Ví dụ, lựa chọn Download Virus Removal Tool để mở danh sách các công cụ tìm kiếm và loại bỏ Virus Sasser đã lây nhiễm vào các tệp tin trên máy tính.<br /> <br /> Tiếp theo, khi đã tìm được tên của loại virus đó trong danh sách ở trên, nhấp chuột vào liên kết tương ứng để mở phần nội dung có liên quan.<br /> <br /> 93<br /> <br /> Chương 2: Các dịch vụ thông dụng trên Internet<br /> <br /> Kích vào đây để tải tệp tin cần thiết<br /> <br /> Sau đó, tìm phần nội dung hướng dẫn cách loại bỏ virus ra khỏi máy tính có nội dung như hình trên và nhấp chuột vào liên kết để tải tệp tin cần thiết.<br /> <br /> Cửa sổ hiện thông báo yêu cầu lựa chọn thao tác tiếp theo. Chọn Open nếu muốn trình duyệt tự động tải tệp tin và thực hiện chạy tệp tin ngay khi tải về thành công. Nếu chọn Save thì trình duyệt sẽ tải tệp tin xuống một vị trí được chọn trên ổ đĩa cứng. Chọn Cancel nếu không muốn thực hiện việc tải tệp tin xuống nữa. Các thao tác tải tệp tin trên Internet từ các địa chỉ khác cũng thực hiện tương tự như các bước hướng dẫn trên. 2.6.<br /> <br /> DỊCH VỤ CHAT<br /> <br /> Hiện nay trên Internet có rất hai hình thức Chat phổ biến là: Web Chat và Instant Message (IM). Web Chat là dịch vụ thường được cung cấp trên các trang Web dạng diễn đàn, được dùng để cung cấp cho các thành viên thông tin cần thảo luận trực tuyến với nhau khi cùng đang có mặt trong diễn đàn. IM sử dụng khá phổ biến, được các nhà cung cấp lớn như Yahoo, MSN, AOL, ICQ,... cung cấp. Để sử dụng dịch vụ này, người dùng cần đăng ký một tài khoản và sử dụng tài khoản đó để chat với các thành viên khác trong nhóm. Điểm khác giữa IM với Web Chat là khi muốn sử dụng IM trên một máy tính nào đó, người dùng bắt buộc phải cài đặt phần mềm để Chat. 94<br /> <br /> Chương 2: Các dịch vụ thông dụng trên Internet<br /> <br /> Giao diện chương trình của Yahoo Messenger<br /> <br /> Giao diện Web Chat<br /> <br /> 2.6.1. Hướng dẫn sử dụng Yahoo Messenger Yahoo Messenger là một chương trình Chat rất phổ dụng. Để sử dụng, người dùng cần có một tài khoản của Yahoo. Nếu đã có 1 địa chỉ Email của Yahoo thì có thể sử dụng ngay tài khoản đó để dùng dịch vụ này. Nếu chưa có, hãy đăng ký một tài khoản theo các bước đã hướng dẫn trong phần “Đăng ký tên sử dụng dịch vụ Email miễn phí trên trang YAHOO.COM”. Tiếp theo, cần kiểm tra xem máy tính đã cài chương trình Yahoo Messenger chưa. Nếu chưa có, vào địa chỉ http://messenger.yahoo.com/downloadsuccess.php để tải về chương trình đó. Khi khởi động chương trình, cần nhập các thông tin về tài khoản vào trong hộp thoại sau:<br /> <br /> Nhập vào tên và mật khẩu đã đăng ký.<br /> <br /> Khi đăng nhập thành công, cửa sổ Chat sẽ xuất hiện với giao diện như hình dưới đây.<br /> <br /> 95<br /> <br /> Chương 2: Các dịch vụ thông dụng trên Internet<br /> <br /> 2.6.1. Thêm một người bạn hội thoại Để thêm tên một người bạn hội thoại vào trong danh sách, nhấn vào nút Add hiện các thao tác sau:<br /> <br /> và thực<br /> <br /> - Nhập tên tài khoản hoặc địa chỉ Email của người bạn hội thoại muốn thêm vào danh sách. Chú ý là tài khoản của người đó cũng phải là tài khoản của Yahoo. - Nhấn nút Next. Trên cửa sổ này, lựa chọn nhóm cho người bạn hội thoại mới. Có thể nhập thêm một thông báo tới người bạn hội thoại đó nếu cần.<br /> <br /> 96<br /> <br /> Chương 2: Các dịch vụ thông dụng trên Internet<br /> <br /> - Tiếp tục nhấn nút Next. Lúc này người dùng có thể nhập thêm một số thông tin về người bạn hội thoạt đó bằng cách nhấn vào nút Add More Details.., hoặc có thể kết thúc quá trình bằng cách nhấn vào nút Finish.<br /> <br /> Như vậy đã thực hiện xong thao tác thêm một người bạn hội thoại vào danh sách.<br /> <br /> 97<br /> <br /> Chương 2: Các dịch vụ thông dụng trên Internet<br /> <br /> 2.6.1. Gửi bản tin tới người bạn hội thoại Để gửi bản tin, có thể chọn một trong hai cách sau: - Cách thứ nhất: Chọn tên người muốn gửi bản tin trong danh sách ở cửa sổ chính. Khi đó, một cửa sổ gửi bản tin hiện ra như hình dưới đây:<br /> <br /> trên thanh công cụ làm xuất hiện cửa sổ như hình dưới. Có - Cách thứ hai: Chọn nút thể chọn tên người muốn gửi bản tin trong danh sách kéo xuống và soạn bản tin trong ô nhập văn bản bên dưới.<br /> <br /> Nhập nội dung tin nhắn vào đây<br /> <br /> Sau khi nhập nội dung bản tin, có thể nhấn Enter trên bàn phím, hoặc nhấn nút bản tin. 98<br /> <br /> để gửi<br /> <br /> Chương 2: Các dịch vụ thông dụng trên Internet<br /> <br /> 2.6.1. Chatroom Để vào các Chat room (phòng hội thoại) đã được xây dựng sẵn, nhấn vào nút Join to Chatroom dưới đây.<br /> <br /> trên thanh công cụ ở cửa sổ chính. Khi đó, một cửa sổ mới sẽ mở ra như hình<br /> <br /> Trong cửa sổ trên, các Room được chia thành nhiều loại để chọn. Tùy sở thích, yêu cầu, lựa chọn một Room. Nếu không muốn các Room đã có sẵn, có thể chọn nút Create New Room để tạo ra một Room mới.<br /> <br /> 99<br /> <br /> Chương 2: Các dịch vụ thông dụng trên Internet<br /> <br /> Các thiết đặt khi tạo một room mới: Room name: tên Room mới Welcome Message: dòng thông báo chào mừng hiển thị trên Room. Access: đặt chế độ truy nhập. - Nếu phần Public (chung- công cộng) được chọn, Room sẽ xuất hiện trong danh sách các Room và cho phép tất cả mọi người được phép truy nhập. - Nếu phần Private (riêng tư) được chọn thì Room sẽ không xuất hiện trong phần danh sách các room. - Users can join the room only if I invite them: Người bạn hội thoại chỉ có thể truy nhập vào room này nếu có lời mời của người tạo ra Room. - Enable Voice Chat in room: Cho phép dùng Voice Chat trong Room. 2.6.1. Các thao tác với nhóm bạn hội thoại Để chọn các lệnh thao tác với nhóm, cần hiển thị các lệnh bằng cách kích phải chuột vào phần danh sách người dùng trong phần cửa sổ chính, màn hình sẽ xuất hiện thực đơn lệnh như hình dưới đây:<br /> <br /> Các lệnh đó gồm có: • Send Instant Message to All in Group: Gửi một tin nhắn tới tất cả các thành viên nằm trong nhóm. • Invite All in Group to Conference: Mời tất cả các thành viên trong nhóm tham gia hội thảo. • Add a Contact to Group: Thêm một thành viên vào nhóm hiện tại. • Rename Group: Đổi tên nhóm. • Create New Group: Tạo nhóm mới. • Stealth Settings: Thiết đặt trạng thái. Conference (diễn đàn, hội thảo) là một dịch vụ trong Yahoo! Messenger. Nó cho phép các thành viên trong danh sách hiện tại của người dùng có thể thảo luận với nhau theo nhóm về một chủ đề đặc biệt.<br /> <br /> 100<br /> <br /> Chương 2: Các dịch vụ thông dụng trên Internet<br /> <br /> 2.7. DIỄN ĐÀN Diễn đàn (Forum) thảo luận cần cung cấp cho các thành viên một diễn đàn hoàn chỉnh với đầy đủ các tính năng như: thêm chủ đề, thêm bài, đăng bài, tìm kiếm, đăng nhập, quản trị, quản lý hồ sơ cá nhân, chat,... Giao diện của một diễn đàn : Menu chính<br /> <br /> Chat Đăng nhập<br /> <br /> 2.7.1. Đăng ký Nếu một người dùng muốn trở thành một thành viên của diễn đàn thảo luận nào đó, trước tiên người dùng phải thực hiện các thủ tục đăng ký (Register).<br /> <br /> Nhấn vào đây để tiếp tục phần Đăng ký. Nhấn vào đây để bỏ qua phần Đăng ký.<br /> <br /> 101<br /> <br /> Chương 2: Các dịch vụ thông dụng trên Internet<br /> <br /> - Ban đầu, người dùng cần đọc các quy định (Regulations) để tham gia diễn đàn. Một số diễn đàn có các quy định hạn chế đối tượng tham gia. Ví dụ hình dưới đây mô tả quy định tham gia một diễn đàn. - Sau khi đọc các quy định tham gia diễn đàn, nếu không đồng ý người dùng có thể không tiếp tục đăng kí. Nếu người dùng chọn tiếp tục đăng ký thì phần nội dung của cửa sổ tiếp theo sẽ hiện lên những phần thông tin để khai báo. Ví dụ về màn hình khai báo đăng kí một diễn đàn.<br /> <br /> - Sau khi nhập đầy đủ các thông tin theo chỉ dẫn trên màn hình, người dùng nhấn chuột vào nút Chấp nhận để ghi lại. Trong một số trường hợp do việc khai báo của người dùng có lỗi, màn hình xuất hiện thông báo yêu cầu người dùng khai báo lại. - Nếu phần thông tin người dùng nhập vào đầy đủ, người dùng sẽ nhận được phần thông tin chào mừng việc đăng ký thành công như sau:<br /> <br /> 102<br /> <br /> Chương 2: Các dịch vụ thông dụng trên Internet<br /> <br /> - Nhà cung cấp dịch vụ thường gửi E-mail yêu cầu người dùng kích hoạt tài khoản đã đăng ký.<br /> <br /> - Sau khi đã kích hoạt thành công, người dùng có thể sử dụng tài khoản vừa đăng ký để đăng nhập vào diễn đàn. 2.7.1. Đăng nhập Để vào được diễn đàn như một thành viên, người dùng cần nhập vào tài khoản của mình đã đăng ký. Nhập vào tên truy nhập và mật khẩu<br /> <br /> Lưu lại tài khoản để tự động đăng nhập lần sau<br /> <br /> - Mục nhập tài khoản đăng nhập tại trang chính<br /> <br /> Chọn mục này khi quên mật khẩu đăng nhập<br /> <br /> 103<br /> <br /> Chương 2: Các dịch vụ thông dụng trên Internet<br /> <br /> - Mục nhập tài khoản đăng nhập tại trang đăng nhập<br /> <br /> Nhập các thông tin của thành viên khi đăng ký.<br /> <br /> - Chức năng cấp lại Password khi thành viên quên mật khẩu 2.7.1. Đăng, gửi bài Sau khi đăng nhập vào diễn đàn thành công, người dùng có thể đăng nhập để vào được những mục dành riêng cho thành viên của diễn đàn. Ví dụ, màn hình sẽ liệt kê dưới đây cho biết các đề mục của diễn đàn.<br /> <br /> Khi lựa chọn một đề mục, màn hình của đề mục sẽ liệt kê các chủ đề của đề mục đó. Ví dụ ở hình cho biết trong đề mục Khoa học công nghệ có các chủ đề được liệt kê từ trên xuống dưới như ở bên trái màn hình.<br /> <br /> 104<br /> <br /> Chương 2: Các dịch vụ thông dụng trên Internet<br /> <br /> - Khi người dùng bấm chọn một chủ đề, giao diện chủ đề của diễn đàn sẽ xuất hiện. Thông qua giao diện này, người dùng có thể thực hiện các chức năng của một thành viên khi tham gia diễn đàn. Ví dụ ở hình dưới cho biết thành viên có thể thực hiện xem (đọc) nội dung chủ đề và 4 chức năng dưới đây. (1): Chức năng đăng bài trả lời có trích dẫn. (2): Chức năng chỉnh sửa bài viết. (3): Chức năng xóa bài viết. (4): Chức năng xem địa chỉ IP của tác giả.<br /> <br /> - Người dùng có thể kích vào nút New Topic để đăng một chủ đề mới trong đề mục hiện tại, hoặc có thể chọn nút Post Reply để đăng bài trả lời cho bài hiện tại.<br /> <br /> 105<br /> <br /> Chương 2: Các dịch vụ thông dụng trên Internet<br /> <br /> Sau khi nhập xong chủ đề và nội dung của bài viết, thành viên có thể chọn nút Xem trước để xem lại nội dung trước khi đăng, hoặc chọn nút Chấp nhận để đăng luôn nội dung bài đã soạn. Tại phần này, thành viên có thể biết được những quyền mình được cấp được liệt kê tại phần cuối của mỗi chủ đề (hình dưới).<br /> <br /> Thành viên cũng có thể chuyển nhanh đến chủ đề khác bằng cách chọn chủ đề cần tại hộp liệt kê như hình trên và nhấn nút Chuyển. 2.7.1. Tìm kiếm Người dùng có thể thực hiện tìm kiếm thông tin trong diễn đàn. Người dùng tìm kiếm thông tin bằng cách nhập từ khóa tìm kiếm hoặc tìm kiếm theo thành viên. Các lựa chọn giúp người dùng có thể tùy biến được những lựa chọn của mình như: tìm kiếm trong toàn diễn đàn hoặc trong từng chủ đề riêng, tìm bài đăng theo một tiêu chí nào đó (thời gian, số lượng,..), chọn cách hiển thị kết quả tìm được. Ví dụ về giao diện tìm kiếm trong diễn đàn cho ở hình sau:<br /> <br /> 106<br /> <br /> Chương 2: Các dịch vụ thông dụng trên Internet Nhập và chọn các điều kiện tìm kiếm vào các ô tương ứng<br /> <br /> Nhấn vào đây để bắt đầu thực hiện tìm kiếm<br /> <br /> Sau khi nhấn nút Tìm kiếm, kết quả tìm kiếm sẽ được hiển thị trên màn hình trả lời. Ví dụ về kết quả tìm kiếm như ở trường hợp trên cho ở hình dưới:<br /> <br /> 2.7.1. Danh sách thành viên Mục này sẽ cung cấp những thông tin về tất cả những thành viên đã gia nhập diễn đàn như: tên truy nhập, địa chỉ Email, ngày gia nhập, số bài đã đăng trên diễn đàn,... Người dùng có thể chọn kiểu sắp xếp để dễ dàng tìm những thông tin cần thiết.<br /> <br /> Gửi tin nhắn Gửi mail cho thành viên Website của thành viên<br /> <br /> 107<br /> <br /> Chương 2: Các dịch vụ thông dụng trên Internet<br /> <br /> Tại đây, các thành viên có thể gửi bản tin hoặc gửi thư thông qua địa chỉ E-mail cho thành viên khác. Không những thế, các thành viên còn có thể có thể giới thiệu và đặt các liên kết về địa chỉ Website của chính họ. 2.7.1. Hỏi đáp Đây là nơi đưa ra phần hướng dẫn, giải thích những thắc mắc chung cho những người mới sử dụng diễn đàn. HÌnh dưới cho biết ví dụ về cửa sổ liệt kê phần hỏi đáp trong diễn đàn.<br /> <br /> 2.7.1. Bản tin Các thành viên trong diễn đàn có thể sử dụng chức năng này để thông báo riêng. Ví dụ về giao diện bản tin cho ở hình dưới.<br /> <br /> Các hộp chức năng Tin nhắn chưa đọc<br /> <br /> Tin nhắn đã xem 108<br /> <br /> Soạn tin nhắn mới<br /> <br /> Chương 2: Các dịch vụ thông dụng trên Internet<br /> <br /> Các hộp chức năng gồm có: •<br /> <br /> Inbox<br /> <br /> : là hộp chứa các bản tin đã nhận được.<br /> <br /> •<br /> <br /> Sentbox<br /> <br /> : là hộp chứa các bản tin đã gửi đi.<br /> <br /> •<br /> <br /> Outbox<br /> <br /> : là hộp chứa các bản tin chưa gửi được.<br /> <br /> •<br /> <br /> Savebox<br /> <br /> : là hộp chứa các bản tin được lưu lại.<br /> <br /> Để soạn một bản tin mới, người dùng kích vào nút newpost để mở ra cửa sổ soạn thảo bản tin. Trên cửa sổ này, người dùng có thể nhập vào tên các thành viên, chủ đề và nội dung cho bản tin trong các hộp văn bản tương ứng. Khi soạn xong, người dùng nhấn chọn nút Xem trước để xem lại bản tin vừa soạn, hoặc nhấn nút Chấp nhận để gửi bản tin đi. Ví dụ giao diện phần gửi bản tin trong diễn đàn cho ở hình dưới<br /> <br /> Khi bản tin đã được gửi thành công, thành viên sẽ nhận được cửa sổ thông báo như sau:<br /> <br /> 109<br /> <br /> Chương 2: Các dịch vụ thông dụng trên Internet<br /> <br /> Đồng thời hệ thống cũng gửi bản tin thông báo vào hộp thư của thành viên được gửi bản tin như sau:<br /> <br /> 2.7.1. Gửi thư Thành viên trong diễn đàn có thể sử dụng chức năng gửi thư cho các thành viên khác thông qua các nút Email tại các bài của thành viên đó đã đăng hoặc tại phần Danh sách thành viên.<br /> <br /> Khi đó, cửa sổ gửi thư sẽ hiện ra như sau:<br /> <br /> 110<br /> <br /> Chương 2: Các dịch vụ thông dụng trên Internet<br /> <br /> Sau khi nhập xong nội dung thư, người dùng nhấn vào nút Gửi mail cho thành viên. Nếu người dùng đã nhập đủ thông tin tại tất cả các phần, người dùng sẽ nhận được thông báo thư đã được gửi đi.<br /> <br /> Trong hộp thư của người gửi sẽ nhận được thư do thành viên gửi thư gửi tới.<br /> <br /> 2.7.1. Thông tin cá nhân Thành viên khi đã đăng nhập có thể chọn mục này để xem và thay đổi các thông tin của chính bản thân như thay đổi password, thay đổi địa chỉ E-mail nhận thư, và nhiều thông tin khác.<br /> <br /> 111<br /> <br /> Chương 2: Các dịch vụ thông dụng trên Internet<br /> <br /> 2.7.1. Chat Đây là một chức năng cài đặt dành riêng cho các thành viên của diễn đàn. Để vào phần này, người dùng phải đăng nhập và chọn phần liên kết như hình dưới.<br /> <br /> Hộp nhận bản tin có giao diện thân thiện, dễ dùng, có hỗ trợ các biểu tượng emoticon và gõ được tiếng Việt. Đây thực sự là một tiện ích hấp dẫn với các thành viên của diễn đàn khi các thành viên này muốn cùng thảo luận về một chủ đề cần có sự thảo luận và đóng góp ý kiến nhanh chóng của các thành viên đang có mặt. Thanh tác vụ và các cửa sổ tương ứng của hộp nhận bản tin như sau :<br /> <br /> Hộp nhập bản tin<br /> <br /> 112<br /> <br /> Chương 2: Các dịch vụ thông dụng trên Internet<br /> <br /> Trên thanh tác vụ có các lựa chọn sau: •<br /> <br /> Color: Cho phép thành viên chọn lại màu bản tin, mặc định màu bản tin là màu đen.<br /> <br /> • Smilies: Thành viên có thể sử dụng các hình ảnh thể hiện trạng thái cảm xúc của người Chat. •<br /> <br /> Clear: lệnh xóa màn hình Chat<br /> <br /> •<br /> <br /> Kick: là tính năng dành riêng cho người quản trị.<br /> <br /> Khi đóng cửa sổ Chatbox hoặc nhấn vào nút Exit thành viên sẽ nhận được hộp thoại thông báo việc kết thúc hội thoại như sau:<br /> <br /> 113<br /> <br /> Chương 2: Các dịch vụ thông dụng trên Internet<br /> <br /> TÓM TẮT NỘI DUNG CHƯƠNG 2<br /> <br /> Trong chương này, cần ghi nhớ các kiến thức về: • Dịch vụ World Wide Web (WWW), các trình duyệt Web thông dụng và cách sử dụng (bao gồm Internet Explorer, Nescape Navigator) •<br /> <br /> Các bước kết nối Internet thông qua mạng LAN và modem<br /> <br /> • Dịch vụ tìm kiếm thông tin, các phương pháp tìm kiếm. Các địa chỉ tìm kiếm thông dụng, cách sử dụng các từ khóa. • Dịch vụ thư điện tử (e-mail). Cách đăng ký, soạn thư, gửi thư, trả lời ... Các lựa chọn nâng cao. •<br /> <br /> Dịch vụ tải tệp tin từ Internet.<br /> <br /> •<br /> <br /> Dịch vụ chat, sử dụng Instant Messenger, chatroom ...<br /> <br /> Sử dụng diễn đàn để trao đổi thông tin.<br /> <br /> 114<br /> <br /> Chương 2: Các dịch vụ thông dụng trên Internet<br /> <br /> CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP Câu 1: WWW là viết tắt của? …<br /> <br /> World Wide Wed<br /> <br /> …<br /> <br /> World Wide Web<br /> <br /> …<br /> <br /> World Wild Wed<br /> <br /> …<br /> <br /> Word Wide Web<br /> <br /> Câu 2: Trang Web là? …<br /> <br /> Là trang văn bản thông thường.<br /> <br /> …<br /> <br /> Là trang văn bản chứa các liên kết cơ sở dữ liệu ở bên trong nó.<br /> <br /> … Là trang siêu văn bản phối hợp giữa văn bản thông thường với hình ảnh, âm thanh, video và cả các mối liên kết đến các trang siêu văn bản khác. …<br /> <br /> Là trang văn bản chứa văn bản, hình ảnh.<br /> <br /> Câu 3: Chương trình thường được sử dụng để xem các trang Web được gọi là? …<br /> <br /> Trình duyệt Web<br /> <br /> …<br /> <br /> Bộ duyệt Web<br /> <br /> …<br /> <br /> Chương trình xem Web<br /> <br /> …<br /> <br /> Phần mềm xem Web<br /> <br /> Câu 4: Để xem một trang Web, ta gõ địa chỉ của trang đó vào: …<br /> <br /> Thanh công cụ chuẩn của trình duyệt<br /> <br /> …<br /> <br /> Thanh liên kết của trình duyệt<br /> <br /> …<br /> <br /> Thanh địa chỉ của trình duyệt<br /> <br /> …<br /> <br /> Thanh trạng thái của trình duyệt<br /> <br /> Câu 5: Nút Back trên các trình duyệt Web dùng để? …<br /> <br /> Quay trở lại trang Web trước đó<br /> <br /> …<br /> <br /> Quay trở lại cửa sổ trước đó 115<br /> <br /> Chương 2: Các dịch vụ thông dụng trên Internet<br /> <br /> …<br /> <br /> Quay trở lại màn hình trước đó<br /> <br /> …<br /> <br /> Đi đến trang Web tiếp theo<br /> <br /> Câu 6: Nút Forward trên các trình duyệt Web dùng để? …<br /> <br /> Đi đến cửa sổ trước đó<br /> <br /> …<br /> <br /> Đi đến màn hình trước đó<br /> <br /> …<br /> <br /> Quay lại trang Web trước đó<br /> <br /> …<br /> <br /> Đi đến trang Web tiếp theo<br /> <br /> Câu 7: Nút Home trên các trình duyệt Web dùng để? …<br /> <br /> Trở về trang nhà của bạn<br /> <br /> …<br /> <br /> Trở về trang chủ của Website hiện tại<br /> <br /> …<br /> <br /> Đi đến trang chủ của Windows<br /> <br /> …<br /> <br /> Trở về trang không có nội dung<br /> <br /> Câu 8: Muốn lưu các địa chỉ yêu thích (Favorites), sử dụng chức năng: …<br /> <br /> Add Link<br /> <br /> …<br /> <br /> Add Favorite<br /> <br /> …<br /> <br /> Add to Favorite<br /> <br /> …<br /> <br /> Ogranize Favorite<br /> <br /> Câu 9: Muốn xem 1 trang Web offline đã được lưu trên máy cục bộ thì: …<br /> <br /> Chọn biểu tượng Connection > Disconnect<br /> <br /> …<br /> <br /> Chọn File > Disconnect<br /> <br /> …<br /> <br /> Chọn Window > Work Offline<br /> <br /> …<br /> <br /> Chọn File > Work Offline<br /> <br /> Câu 10: Muốn sao lưu một trang Web lên máy tính cá nhân thì:<br /> <br /> 116<br /> <br /> …<br /> <br /> Kích phải chuột trên trang Web và chọn Save<br /> <br /> …<br /> <br /> Chọn Edit > Select All, chọn Copy và chọn Paste trên chương trình soạn thảo khác.<br /> <br /> Chương 2: Các dịch vụ thông dụng trên Internet<br /> <br /> …<br /> <br /> Chọn File > Save<br /> <br /> …<br /> <br /> Chọn File > Save As<br /> <br /> Câu 11: Để kết nối Internet thông qua mạng cục bộ (LAN), không cần thông tin nào: …<br /> <br /> Địa chỉ IP máy chủ Proxy<br /> <br /> …<br /> <br /> Tài khoản sử dụng Internet<br /> <br /> …<br /> <br /> Card mạng và đuờng kết nối đến máy chủ Proxy<br /> <br /> …<br /> <br /> Modem và đuờng kết nối đến máy chủ Proxy<br /> <br /> Câu 12: Để thiết lập địa chỉ Proxy, không cần thực hiện thao tác nào trong các thao tác sau: …<br /> <br /> Chọn thẻ Connection trong hộp thoại Internet Option<br /> <br /> …<br /> <br /> Nhấn vào nút LAN Settings<br /> <br /> …<br /> <br /> Chọn nút Add trên mục Dial-up Settings<br /> <br /> …<br /> <br /> Nhập các thông số do người quản trị mạng cung cấp.<br /> <br /> Câu 13: Để kết nối Internet thông qua đường điện thoại, không cần thông tin nào: …<br /> <br /> Cài đặt modem<br /> <br /> …<br /> <br /> Cài đặt card mạng<br /> <br /> …<br /> <br /> Cài đặt Dialup Adapter và TCP/IP<br /> <br /> …<br /> <br /> Tạo kết nối mạng<br /> <br /> Câu 14: Để cài đặt modem, không cần thực hiện thao tác nào: …<br /> <br /> Chọn biểu tượng Modem trong cửa sổ Control Panel<br /> <br /> …<br /> <br /> Chọn Install New Modem<br /> <br /> …<br /> <br /> Chọn Add để tìm kiếm modem mới<br /> <br /> …<br /> <br /> Chọn tên và bộ cài driver cho Modem.<br /> <br /> Câu 15: Để soạn hoặc đọc E-mail, thì trước tiên phải kết nối Internet …<br /> <br /> Đúng<br /> <br /> …<br /> <br /> Sai<br /> <br /> Câu 16: 117<br /> <br /> Chương 2: Các dịch vụ thông dụng trên Internet<br /> <br /> Khi kết nối Internet qua điện thoại, chúng ta có phải trả cước phí điện thoại đường dài, cước phí liên lạc quốc tế hay không? …<br /> <br /> Có, vì kết nối Internet là đã liên lạc đường dài<br /> <br /> …<br /> <br /> Không, vì đó là việc của ISP<br /> <br /> Câu 17: Khi muốn thay đổi nhà cung cấp Internet (ISP) có cần phải thay đổi số điện thoại truy nhập hay không? Có, vì các ISP cũng chính là nhà cung cấp dịch vụ điện thoại, họ sẽ không chấp … nhận một số điện thoại của nhà cung cấp khác. …<br /> <br /> Không, vì với một số điện thoại, ta có thể truy cập tới nhiều ISP<br /> <br /> Câu 18: Phương pháp kết nối Internet đang phổ biến nhất tại Việt Nam hiện nay? …<br /> <br /> ADSL<br /> <br /> …<br /> <br /> Dial-up<br /> <br /> …<br /> <br /> Cáp quang<br /> <br /> …<br /> <br /> ISDN<br /> <br /> Câu 19: Để tìm kiếm thông tin trên Internet, ta có thể tìm bằng cách: …<br /> <br /> Chọn Start > Search<br /> <br /> …<br /> <br /> Chọn View > Explorer Bar > Search<br /> <br /> …<br /> <br /> Chọn View > Toolbar > Search<br /> <br /> …<br /> <br /> Mở một trang tìm kiếm, nhập từ khóa tìm kiếm và chọn Search.<br /> <br /> Câu 20: Đâu không phải là địa chỉ tìm kiếm thông dụng? …<br /> <br /> www.panvn.com<br /> <br /> …<br /> <br /> www.vnn.vn<br /> <br /> …<br /> <br /> www.google.com<br /> <br /> …<br /> <br /> www.altavista.com<br /> <br /> Câu 21: Thư điện tử dùng để: …<br /> <br /> Trao đổi thông tin trực tuyến<br /> <br /> …<br /> <br /> Hội thoại trực tuyến<br /> <br /> …<br /> <br /> Gửi thư thông qua môi trường Internet<br /> <br /> …<br /> <br /> Tìm kiếm thông tin<br /> <br /> Câu 22: 118<br /> <br /> Chương 2: Các dịch vụ thông dụng trên Internet<br /> <br /> Muốn sử dụng thư điện tử trước hết phải: …<br /> <br /> Đăng ký một tài khoản thư điện tử<br /> <br /> …<br /> <br /> Đăng ký một tài khoản Internet<br /> <br /> …<br /> <br /> Có một hòm thư cá nhân<br /> <br /> …<br /> <br /> Có một chương trình nhận/gửi thư điện tử<br /> <br /> Câu 23: Muốn mở hộp thư đã lập phải: …<br /> <br /> Cung cấp chính xác tài khoản đã đăng ký cho máy chủ thư điện tử<br /> <br /> …<br /> <br /> Đăng ký một tài khoản thư điện tử<br /> <br /> …<br /> <br /> Có chương trình nhận/gửi thư điện tử<br /> <br /> …<br /> <br /> Cung cấp tài khoản sử dụng Internet<br /> <br /> Câu 24: Để trả lời thư, sử dụng nút: …<br /> <br /> Relpy<br /> <br /> …<br /> <br /> Forward<br /> <br /> …<br /> <br /> Compose<br /> <br /> …<br /> <br /> Attactment<br /> <br /> Câu 25: Để chuyển tiếp thư, dùng nút …<br /> <br /> Relpy<br /> <br /> …<br /> <br /> Relpy to All<br /> <br /> …<br /> <br /> Forward<br /> <br /> …<br /> <br /> Attachment<br /> <br /> Câu 26: Folder Outbox hoặc Unsent Message của E-mail chứa : …<br /> <br /> Các thư đã xoá đi<br /> <br /> …<br /> <br /> Các thư đã soạn hoặc chưa gửi đi<br /> <br /> …<br /> <br /> Các thư đã nhận được<br /> <br /> …<br /> <br /> Các thư đã đọc<br /> <br /> Câu 27:<br /> <br /> 119<br /> <br /> Chương 2: Các dịch vụ thông dụng trên Internet<br /> <br /> Khi một dòng chủ đề trong thư ta nhận được bắt đầu bằng chữ RE:, thì thông thường thư là: …<br /> <br /> Thư rác, thư quảng cáo<br /> <br /> …<br /> <br /> Thư mới<br /> <br /> …<br /> <br /> Thư trả lời cho thư mà ta đã nhận từ một ai đó<br /> <br /> …<br /> <br /> Thư của nhà cung cấp dịch vụ E-mail mà ta đang sử dụng<br /> <br /> Câu 28: Khi nhận được bản tin " Mail undeliverable" có nghĩa là …<br /> <br /> Thư đã được gửi đi, nhưng không tới được người nhận<br /> <br /> …<br /> <br /> Thư đã được gửi đi, nhưng người nhận không đọc<br /> <br /> …<br /> <br /> Đó là thư của nhà cung cấp dịch vụ<br /> <br /> …<br /> <br /> Đó là thư của người nhận thông báo việc không mở được thư<br /> <br /> Câu 29: Muốn lấy 1 tệp từ Internet và lưu trữ trên máy cục bộ, sử dụng dịch vụ: …<br /> <br /> Tải tệp tin<br /> <br /> …<br /> <br /> Hội thoại<br /> <br /> …<br /> <br /> Thư điện tử<br /> <br /> …<br /> <br /> Tìm kiếm<br /> <br /> Câu 30: Muốn trao đổi trực tuyến với người dùng khác trên mạng, sử dụng dịch vụ: …<br /> <br /> Tải tệp tin<br /> <br /> …<br /> <br /> Hội thoại<br /> <br /> …<br /> <br /> Thư điện tử<br /> <br /> …<br /> <br /> Tìm kiếm<br /> <br /> Câu 31: Khi sử dụng Instant Messager, muốn chat với 1 người chưa có trong danh sách, thực hiện: …<br /> <br /> Nhấn vào nút Add<br /> <br /> …<br /> <br /> Nhấn vào nút IM<br /> <br /> …<br /> <br /> Nhấn vào nút Text<br /> <br /> …<br /> <br /> Nhấn vào nút Chat<br /> <br /> Câu 32:<br /> <br /> 120<br /> <br /> Chương 2: Các dịch vụ thông dụng trên Internet<br /> <br /> Muốn chat với 1 người trong danh sách, thực hiện: …<br /> <br /> Nhấn vào nút Add<br /> <br /> …<br /> <br /> Nhấn vào nút IM<br /> <br /> …<br /> <br /> Nhấn vào nút Text<br /> <br /> …<br /> <br /> Nhấn vào nút Chat<br /> <br /> Câu 33: Để có thể Chat bằng âm thanh (Voice), cả hai người tham gia phải có: …<br /> <br /> Một điện thoại<br /> <br /> … Phần mềm tương thích nhau, một Card âm thanh, Microphone, và các loa (hay headphone) …<br /> <br /> Một máy quay Video (webcamera)<br /> <br /> …<br /> <br /> Một bộ tăng âm<br /> <br /> Câu 34: Một chatroom với những bạn học cùng lớp có thể coi như một lớp học ảo ? …<br /> <br /> Đúng<br /> <br /> …<br /> <br /> Sai<br /> <br /> Câu 35: Một diễn đàn trên Internet dùng để: …<br /> <br /> Các thành viên giao lưu trực tuyến với nhau<br /> <br /> …<br /> <br /> Các thành viên thảo luận trực tuyến với nhau<br /> <br /> …<br /> <br /> Các thành viên có thể trao đổi, học hỏi về nhiều lĩnh vực có cùng sự quan tâm.<br /> <br /> …<br /> <br /> Tìm kiếm thông tin.<br /> <br /> Câu 36: Tham gia vào diễn đàn, bạn có thể: …<br /> <br /> Có những người bạn cùng chí hướng<br /> <br /> …<br /> <br /> Tìm kiếm và chia sẻ những thông tin bổ ích<br /> <br /> …<br /> <br /> Nối vòng tay lớn<br /> <br /> …<br /> <br /> Giao lưu trực tuyến<br /> <br /> 121<br /> <br /> Chương 3: Giáo dục điện tử (E-Learning)<br /> <br /> 0 CHƯƠNG 3: GIÁO DỤC ĐIỆN TỬ (E-LEARNING) GIỚI THIỆU Chương này giới thiệu cho sinh viên những kiến thức, khái niệm có liên quan về giáo dục điện tử (dưới đây được gọi tắt theo thuật ngữ tiếng Anh là E-Learning), từ đó giúp cho sinh viên có thể dễ dàng làm quen, tiếp cập sử dụng các công nghệ giáo dục- đào tạo mới, đã và đang được triển khai rộng rãi trên thế giới và tại Việt Nam. Nội dung của chương bao gồm: • Các khái niệm, định nghĩa trong E-Learning, đặc điểm của E-Learning, sự khác biệt giữa phương pháp học tập bằng E-Learning với phương pháp học tập truyền thống. • Cấu trúc, mô hình chức năng của hệ thống E-learning điển hình. • Các phương pháp và qui trình học bằng E-Learning. Để nắm được nội dung của chương này và có thể ứng dụng có hiệu quả vào hoạt động tự học tập và nghiên cứu của mình, sinh viên cần có một số kỹ năng sử dụng máy tính đơn giản và những kiến thức về Internet và dịch vụ như đã đề cập ở chương 1 và 2 của cuốn sách này. 3.1.<br /> <br /> KHÁI QUÁT CHUNG<br /> <br /> 3.1.1. Lịch sử phát triển Thuật ngữ E-learning đã trở nên quen thuộc trên thế giới trong một vài thập kỷ gần đây. Cùng với sự phát triển của Tin học và mạng truyền thông, các phương thức giáo dục, đào tạo ngày càng được cải tiến nhằm nâng cao chất lượng, tiết kiệm thời gian và tiền bạc cho người học. Ngay từ khi mới ra đời, E-Learning đã xâm nhập vào hầu hết các hoạt động huấn luyện đào tạo của các nước trên thế giới. Tập đoàn dữ liệu quốc tế (IDG) nhận định rằng sẽ có một sự phát triển bùng nổ trong lĩnh vực E-Learning. Và điều đó đã được chứng minh qua sự thành công của các hệ thống thống giáo dục hiện đại có sử dụng phương pháp E-Learning nhiều quốc gia như Mỹ, Anh, Nhật,… Gắn với sự phát triển của công nghệ thông tin và phương pháp giáo dục đào tạo, quá trình phát triển của E-Learning có thể chia ra thành 4 thời kỳ như sau [ 1 ]: - Trước năm: 1983: Thời kỳ này, máy tính chưa được sử dụng rộng rãi, phương pháp giáo dục “Lấy giảng viên làm trung tâm” là phương pháp phổ biến nhất trong các trường học. Học viên chỉ có thể trao đổi tập trung quanh giảng viên và các bạn học. Đặc điểm của loại hình này là giá thành đào tạo rẻ.<br /> <br /> 1<br /> <br /> http://www.knowledgenet.com/corporateinformation/ourhistory/history.jsp<br /> <br /> 122<br /> <br /> Chương 3: Giáo dục điện tử (E-Learning)<br /> <br /> - Giai đoạn: 1984 - 1993: Sự ra đời của hệ điều hành Windows 3.1, Máy tính Macintosh, phần mềm trình diễn powerpoint, cùng các công cụ đa phương tiện khác đã mở ra một kỷ nguyên mới: kỷ nguyên đa phương tiện. Những công cụ này cho phép tạo ra các bài giảng có tích hợp hình ảnh và âm thanh dựa trên công nghệ CBT (Computer Based Training). Bài học được phân phối đến người học qua đĩa CD-ROM hoặc đĩa mềm. Vào bất kỳ thời gian nào, ở đâu, người học cũng có thể mua và tự học. Tuy nhiên sự hướng dẫn của giảng viên là rất hạn chế. - Giai đoạn: 1994 - 1999 Khi công nghệ Web được phát minh ra, các nhà cung cấp dịch vụ đào tạo bắt đầu nghiên cứu cách thức cải tiến phương pháp giáo dục bằng công nghệ này. Các chương trình: E-mail, Web, Trình duyệt, Media player, kỹ thuật truyền Audio/video tốc độ thấp cùng với ngôn ngữ hỗ trợ Web như HTML và JAVA bắt đầu trở lên phổ dụng đã làm thay đổi bộ mặt của đào tạo bằng đa phương tiện. Người thầy thông thái đã dần lộ rõ thông qua các phương tiện: E-mail, CBT, qua Intranet với text và hình ảnh đơn giản, đào tạo bằng công nghệ WEB với hình ảnh chuyển động tốc độ thấp đã được triển khai trên diện rộng. - Giai đoạn: 2000 - 2005 Các công nghệ tiên tiến bao gồm JAVA và các ứng dụng mạng IP, công nghệ truy nhập mạng và băng thông Internet được nâng cao, các công nghệ thiết kế Web tiên tiến đã trở thành một cuộc cách mạng trong giáo dục đào tạo. Ngày nay thông qua Web, giáo viên có thể kết hợp hướng dẫn trực tuyến (hình ảnh, âm thanh, các công cụ trình diễn) tới mọi người học, nâng cao hơn chất lượng dịch vụ đào tạo. Càng ngày công nghệ Web càng chứng tỏ có khả năng mang lại hiệu quả cao trong giáo dục đào tạo, cho phép đa dạng hoá các môi trường học tập. Tất cả những điều đó tạo ra một cuộc cách mạng trong đào tạo với giá thành rẻ, chất lượng cao và hiệu quả. Đó chính là làn sóng thứ 2 của E-learning, và hiện nay chúng ta đang ở trong giai đoạn của làn sóng này. Cùng với xu hướng chung của thế giới, ở Việt Nam, E-Learning cũng đã được một số cơ quan và tổ chức đào tạo truyền bá và triển khai ứng dụng. Trên mạng Internet có hàng trăm trang Web cung cấp dịch vụ đào tạo theo mô hình E-Learning, điển hình là dịch vụ luyện thi trực tuyến trên mạng của công ty phát triển phần mềm VASC với trang Web http://www.truongthi.com, Trung tâm đào tạo kỹ thuật viên mạng CISCO qua trang Web http://www.cisco.com,… Bộ khoa học và công nghệ cũng đã thành lập trung tâm VITEC chuyên sát hạch CNTT và hỗ trợ đào tạo. Một số trường đại trong nước cũng đã và đang áp dụng từng phần hình thức E-Learning. Trường đại học Mở Hà Nội là trường đi đầu trong việc tổ chức đào tạo đại học từ xa, các trường đại học lớn trong cả nước cũng đã bắt đầu xây dựng các bài giảng điện tử đưa lên trang Web của trường mình, … 3.1.2. E-Learning là gì? - E-Learning (Electronic Learning) Thật khó có thể định nghĩa một cách chính xác thuật ngữ E-Learning, xong ta có thể điểm qua một số cách giải thích khác nhau về E-Learning: • E-Learning nghĩa là việc học sử dụng Internet. 123<br /> <br /> Chương 3: Giáo dục điện tử (E-Learning)<br /> <br /> • E-Learning nghĩa là sử dụng công nghệ mạng để thiết kế, phân phối, chọn lựa, quản lý và mở rộng việc Học. • E-learning là tổ hợp của công nghệ Internet và Web nhằm tạo ra, cho phép, phân phối, và/hoặc cung cấp các phương tiện phục vụ học tập. • E-Learning là Học bằng Internet. E-learning có thể bao gồm việc phân phối nội dung ở các dạng thức khác nhau; quản lý học tập; và một mạng của người học, người phát triển nội dung và các chuyên gia. • E-learning cung cấp cho người học tốc độ tiếp cận tri thức nhanh hơn với giá thành rẻ hơn, công bằng với mọi người học.[ 2 ] Việc triển khai áp dụng mô hình đào tạo E-learning khá đa dạng, đơn giản nhất là hình thức cung cấp các bài giảng điện tử trên đĩa CD cho học viên tự học, phức tạp hơn là những lớp học được tổ chức trên mạng Internet với sự quản lý một cách có hệ thống. Nhìn chung, hệ thống Elearning thường bao gồm nhiều thành phần chức năng được tích hợp trên môi trường mạng Internet, mỗi thành phần đều được tách riêng biệt và cung cấp các dịch vụ khác nhau, tuy nhiên tất cả các thành phần đó đều được tập trung trong một hệ thống thống nhất để cung cấp dịch vụ đào tạo cho người sử dụng. Về bản chất thì đó vẫn là quá trình truyền tải kiến thức từ giảng viên đến học viên dưới sự giám sát của hệ thống quản lý, do đó nó cần phải tuân thủ các tiến trình cơ bản trong quá trình đào tạo và triển khai thệ thống. E-learning luôn được hiểu gắn với quá trình Học hơn là với quá trình dạy-học. Lý do đơn giản là theo thời gian người ta đã thay đổi từng bước cách nhìn trong mối quan hệ giữa Dạy và Học: Lấy người Thầy làm trung tâm (Dạy) --> Tạo sự bình đẳng giữa Thày và Trò (Dạy-Học) ---> Lấy học Trò làm trung tâm (Học). Vậy một cách chung nhất, E-Learning hệ thống đào tạo sử dụng các công nghệ Multimedia dựa trên nền tảng của mạng Internet. Người học sẽ học bằng máy tính, thông qua trang Web trong một lớp học ảo. Nội dung bài học sẽ được phân phối tới học viên qua Internet, mạng intranet/extranet (LAN/WAN), băng audio và video, vệ tinh quảng bá, truyền hình tương tác, CD-ROM, và các loại học liệu điện tử khác. [ 3 ] Hình 3.1 mô tả một cách tổng quát khái niệm E-learning.Trong mô hình này, hệ thống đào tạo bao gồm 4 thành phần, được chuyển tải tới người học thông qua các phương tiện truyền thông điện tử.<br /> <br /> 2<br /> <br /> theo http://www.learnframe.com/aboutelearning/<br /> <br /> 3<br /> <br /> theo http://www.learningcircuits.org/glossary.html<br /> <br /> 124<br /> <br /> Chương 3: Giáo dục điện tử (E-Learning)<br /> <br /> • Nội dung: Các nội dung đào tạo, bài giảng được thể hiện dưới dạng các phương tiện truyền thông điện tử, đa phương tiện. Ví dụ: một file hướng dẫn sử dụng thiết bị viễn thông được tạo lập bằng phần mềm adobe pdf, bài giảng CBT viết bằng phần mềm công cụ Toolbook, Director, Flash,... • Phân phối: Việc phân phối các nội dung đào tạo được thực hiện thông qua các phương tiện điện tử. Ví dụ tài liệu được gửi cho học viên bằng e-mail, học viên học trên website, học qua đĩa CD-ROM multimedia,… • Quản lý: Quá trình quản lý học tập, đào tạo được thực hiện hoàn toàn nhờ phương tiện truyền thông điện tử. Ví dụ như việc đăng ký học qua mạng, bằng bản tin nhắn SMS, việc theo dõi tiến độ học tập (điểm danh), thi kiểm tra đánh giá được thực hiện qua mạng Internet,... • Hợp tác: Sự hợp tác, trao đổi của người học trong quá trình học tập cũng được thông qua phương tiện truyền thông điện tử. Ví dụ như việc trao đổi thảo luận thông qua email, chatting, forum trên mạng,… Ngày nay với sự hội tụ của máy tính và truyền thông, E-learning được hiểu một cách trực tiếp hơn là quá trình học thông qua mạng Internet và công nghệ Web. 125<br /> <br /> Chương 3: Giáo dục điện tử (E-Learning)<br /> <br /> 3.1.3. Đặc điểm của E-Learning E-Learning đang phát triển mạnh mẽ và được coi là phương thức đào tạo cho tương lai. Vậy điều gì khiến cho E-Learning được coi trọng như vậy? Tất nhiên về bản chất, có thể coi E-learning cũng là một hình thức đào tạo từ xa. Vì vậy nó có những đặc điểm khác biệt chung của đào tạo từ xa so với đào tạo truyền thống. Những đặc điểm nổi bật của E-Learning so với đào tạo truyền thống được liệt kê ở dưới đây: • Không bị giới hạn bởi không gian và thời gian: Sự phổ cập rộng rãi của Internet đã dần xoá đi khoảng cách về thời gian và không gian cho E-Learning. Một khoá học E-learning được chuyển tải qua mạng tới máy tính của người học, điều này cho phép các học viên học bất cứ lúc nào và bất cứ nơi đâu. • Tính hấp dẫn: Với sự hỗ trợ của công nghệ multimedia, những bài giảng tích hợp text, hình ảnh minh hoạ, âm thanh tăng thêm tính hấp dẫn của bài học. Người học giờ đây không chỉ còn nghe giảng mà còn được xem những ví dụ minh hoạ trực quan, thậm chí còn có thể tiến hành tương tác với bài học nên khả năng nắm bắt kiến thức cũng tăng lên. • Tính linh hoạt : Một khoá học E-learning được phục vụ theo nhu cầu người học, chứ không nhất thiết phải bám theo một thời gian biểu cố định. Vì thế người học có thể tự điều chỉnh quá trình học, lựa chọn cách học phù hợp nhất với hoàn cảnh của mình. • Dễ tiếp cận và Truy nhập ngẫu nhiên: Bảng danh mục bài giảng sẽ cho phép học viên lựa chọn đơn vị tri thức, tài liệu một cách tuỳ ý theo trình độ kiến thức và điều kiện truy nhập mạng của mình. Học viên tự tìm ra các kĩ năng học cho riêng mình với sự giúp đỡ của những tài liệu trực tuyến. • Tính cập nhật: Nội dung khoá học thường xuyên được cập nhật và đổi mới nhằm đáp ứng và phù hợp tốt nhất cho học viên. • Học có sự hợp tác, phối hợp (Collaborative learning): Các học viên có thể dễ dàng trao đổi với nhau qua mạng trong quá trình học, trao đổi giữa các học viên và với giảng viên. Các trao đổi này hỗ trợ tích cực cho quá trình học tập của học viên. Tất nhiên E-learning cũng có một số cách học khác. Ví dụ như, các lớp học thông qua trang Web dùng phần mềm hội thảo video trên mạng, và các phần mềm khác cho phép học viên ở xa tham gia một khoá học trên lớp học truyền thống. Một số khoá học trên trang Web theo yêu cầu có giảng viên (hoặc người hướng dẫn) tương tác thường xuyên với từng học viên hoặc với các nhóm học viên. Có nên chuyển đổi sang E-learning hay không? Phần dưới đây sẽ đưa ra các đánh giá chung nhất cho cả hai phía: phía cơ sở đào tạo hoặc nhà cung cấp dịch vụ đào tạo và phía người học (lưu ý rằng nếu như trong giáo dục đào tạo truyền thống, các thuật ngữ dịch vụ đào tạo rất ít được sử dụng thì trong môi trường E-learning thì thuật ngữ dịch vụ đào tạo lại được biết đến một cách khá phổ biến). Nếu đối với cả phía cơ sở đào tạo và người học, học bằng E-learning có nhiều lợi ích hơn so với bất lợi, thì việc chuyển đổi sang học bằng E-learning có thể là một phương pháp hữu hiệu. 126<br /> <br /> Chương 3: Giáo dục điện tử (E-Learning)<br /> <br /> & Quan điểm của Cơ sở đào tạo Cơ sở đào tạo là một tổ chức thiết kế và cung cấp các khóa học trực tuyến E-learning. Đó có thể chỉ là một phòng ban trong công ty khi muốn đào tạo nội bộ, hoặc là toàn bộ Trường/Viện/Công ty nếu cơ sở đó cung cấp chương trình đào tạo, bài giảng cho những người học độc lập hoặc cơ sở khác. Hãy thử so sánh ưu và nhược điểm đối với cơ sở đào tạo khi chuyển đổi các khoá học truyền thống sang khoá học E-learning.<br /> <br /> Ưu điểm<br /> <br /> Nhược điểm<br /> <br /> Giảm chi phí tổ chức và quản lý đào tạo. Sau khi đã phát triển xong, một khoá học E-learning có thể dạy cho hàng ngàn học viên với chi phí chỉ cao hơn một chút so với tổ chức đào tạo cho 20 học viên.<br /> <br /> Chi phí phát triển một khoá học lớn. Việc học qua mạng còn mới mẻ, ngoài việc cần trang bị đầy đủ các thiết bị máy móc, còn cần có các chuyên viên kỹ thuật để thiết kế khoá học. Triển khai một lớp học E-learning có thể chi phí tốn gấp 5-10 lần so với một khoá học thông thường với nội dung tương đương.<br /> <br /> Rút ngắn thời gian đào tạo. Việc học trên mạng có thể đào tạo cấp tốc cho một lượng lớn học viên mà không bị giới hạn bởi số lượng giảng viên hướng dẫn hoặc lớp học.<br /> <br /> Yêu cầu kỹ năng mới. Những người có khả năng giảng dạy tốt trên lớp chưa chắc đã biết tới các kỹ thuật thiết kế, quản lý, giảng dạy một khóa học trong môi trường E-learning. Phía cơ sở đào tạo có thể phải đào tạo lại một số giảng viên và phải bổ xung thêm những nhân viên mới cho việc này.<br /> <br /> Cần ít phương tiện hơn. Các máy chủ và phần mềm cần thiết cho việc học trên mạng có chi phí rẻ hơn rất nhiều so với chi phí của phòng học, bảng, bàn ghế, và các cơ sở vật chất khác phục vụ phòng học truyền thống.<br /> <br /> Lợi ích của việc học trên mạng vẫn chưa được khẳng định. Các học viên đã hiểu được giá trị của việc học 1 tuần trên lớp có thể vẫn ngần ngại khi bỏ ra một chi phí tương đương cho một khoá học trên mạng thậm chí còn hiệu quả hơn. Phải chứng tỏ được rằng đầu tư vào việc học qua mạng sẽ mang lại kết quả lớn.<br /> <br /> Đòi hỏi phải thiết kế lại. Việc các học viên Giảng viên và học viên không phải đi lại nhiều. Giảng viên không không có các kết nối mạng tốc độ cao đòi hỏi phía phải đi tới chỗ ở của học viên hoặc các cơ sở đào tạo phải xây dựng các khoá học để khắc trung tâm đào tạo ở xa để giảng dạy. phục những hạn chế đó. Tổng hợp được kiến thức. Việc học trên mạng có thể giúp học viên nắm bắt được nhiều kiến thức hơn, dễ dàng sàng lọc, và tái sử dụng chúng.<br /> <br /> 127<br /> <br /> Chương 3: Giáo dục điện tử (E-Learning)<br /> <br /> & Quan điểm của người học (học viên) Cá nhân hoặc tổ chức tham gia các khoá học E-learning trên mạng chắc chắn sẽ thấy việc học này xứng đáng với thời gian và số tiền họ bỏ ra. Bảng dưới đây sẽ so sánh thuận lợi và khó khăn đối với học viên khi họ chuyển đổi việc học tập theo phương pháp truyền thống sang học tập bằng E-learning. Ưu điểm<br /> <br /> Nhược điểm<br /> <br /> Kỹ thuật phức tạp. Rất nhiều học viên Có thể học bất cứ lúc nào, tại bất kỳ nơi đâu. Dù đang ở đâu và vào lúc nào, nếu mới tham gia khoá học trên mạng cảm thấy bối cần, học viên có thể tham gia ngay vào khoá rối và nản lòng. Trước khi có thể bắt đầu khoá học mà không phải chờ tới khi lớp học khai học, họ phải thông thạo các kỹ năng mới. giảng. Không phải đi lại nhiều và không phải nghỉ việc. Học viên có thể tiết kiệm chi phí đi lại tới nơi học. Đồng thời, họ có thể dễ dàng điều chỉnh thời gian học phù hợp với thời gian làm việc của mình.<br /> <br /> Chi phí kỹ thuật cao: Để tham gia học trên mạng, học viên phải cài đặt các phần mềm công cụ trên máy tính của mình, tải và cài đặt các chức năng cắm và chạy (plug and play), và kết nối vào mạng.<br /> <br /> Việc học có thể buồn tẻ. Một số học Có thể tự quyết định việc học của mình. Học viên chỉ học những gì mà họ cần. viên sẽ cảm thấy thiếu quan hệ bạn bè và sự Họ có thể bỏ qua, học lướt và học lại những tiếp xúc trên lớp. gì cần thiết với các cấp độ và tốc độ thích hợp với họ. Việc học tuỳ theo yêu cầu của học viên đem lại hiệu quả rất cao. Khả năng truy cập được nâng cao: Việc tiếp cận những khoá học trên mạng được thiết kế hợp lý sẽ dễ dàng hơn đối với những người không có khả năng nghe, nhìn; những người học ngoại ngữ hai; và những người không có khả năng học như người bị mắc chứng khó đọc. Việc kiểm tra tính xác thực: Các nhà thiết kế có thể tạo ra những bài mô phỏng có tính xác thực cao. Rất nhiều học viên trực tuyến ưa thích việc tự ôn tập và kiểm tra trình độ “mà không có ai giám sát và cho điểm”.<br /> <br /> 128<br /> <br /> Yêu cầu ý thức cá nhân cao hơn: Việc học qua mạng yêu cầu bản thân học viên phải có trách nhiệm hơn đối với việc học của chính họ. Một số người sẽ cảm thấy khó khăn trong việc tạo ra cho mình một lịch học cố định.<br /> <br /> Chương 3: Giáo dục điện tử (E-Learning)<br /> <br /> Những thuận lợi và khó khăn trên là không tránh khỏi. Với việc chuẩn bị tốt, học viên có thể khắc phục được hầu hết các khó khăn. Nếu học viên chuẩn bị không tốt và việc tổ chức đào tạo bằng E-learning của cơ sở đào tạo chưa được kỹ càng thì học viên sẽ không thấy được những thuận lợi của những khoá học trên mạng. Ví dụ: nếu những bài học không được bố cục rõ ràng và định hướng cụ thể thì việc tự học sẽ không hứa hẹn điều gì cả. Ngược lại, học viên có thể khắc phục được sự buồn tẻ của việc học trực tuyến bằng cách thảo luận hoặc chat với giảng viên và bạn học qua mạng bằng cách tham dự các diễn đàn. 3.2.<br /> <br /> CẤU TRÚC CỦA MỘT HỆ THỐNG E-LEARNING<br /> <br /> 3.2.1. Mô hình chức năng Để thấy rõ các hệ thống làm việc khác nhau như thế nào, cần phải chỉ ra một mô hình chức năng đơn giản của một môi trường ứng dụng E-learning. Mô hình chức năng cung cấp một cái nhìn trực quan về các thành phần tạo nên môi trường E-learning và những đối tượng thông tin giữa chúng. Viện nghiên cứu công nghệ giáo dục từ xa (ADL) đưa ra mô hình tham chiếu đối tượng nội dung chia sẻ (SCORM - Sharable Content Object Reference Model) và đã định nghĩa một cách khái quát về một môi trường ứng dụng E-learning: là một kiểu ”hệ thống quản lý học tập (LMS-Learning Management System)”, trong đó LMS là một hệ thống dịch vụ quản lý quá trình phân phối và theo dõi nội dung học tập của người học. SCORM không đi vào mô tả chi tiết các khối chức năng của LMS, thật ra SCORM chỉ tập trung quan tâm nhiều đến các chức năng phân phối và theo dõi nội dung học trong LMS. Nhưng chúng ta có thể đề xuất mô hình chức năng trên cơ sở của mô hình của SCORM nhằm đảm bảo bao trùm hết các chức năng của một môi trường E-learning cần có. Trong SCORM có định nghĩa 2 phân hệ: LCMS (hệ thống quản lý nội dung học tập) và LMS (hệ thống quản lý học tập). Hình 3.2 dưới đây mô tả một cách khái quát về cấu trúc chức năng điển hình của một hệ thống E-learning và các đối tượng thông tin tiêu chuẩn giữa các thành phần của nó. 4<br /> <br /> 4<br /> <br /> Xiaofei lie và cộng sự : ”An implementable arrchitecture of an E-learning system” Univesity of Ottawa<br /> <br /> 129<br /> <br /> Chương 3: Giáo dục điện tử (E-Learning)<br /> <br /> Hình 3.2 : Mô hình chức năng hệ thống E-learning •<br /> <br /> Hệ thống quản lý nội dung học tập (LCMS):<br /> <br /> Một LCMS là một môi trường đa người dùng, ở đó các cơ sở phát triển nội dung có thể tạo ra, lưu trữ, sử dụng lại, quản lý và phân phối nội dung học tập trong môi trường số từ một kho dữ liệu trung tâm.<br /> <br /> 130<br /> <br /> Chương 3: Giáo dục điện tử (E-Learning)<br /> <br /> LCMS cho phép người dùng tạo ra và sử dụng lại những đơn vị nội dung nhỏ trong kho dữ liệu trung tâm. Việc sử dụng các cấu trúc siêu dữ liệu học được chuẩn hoá, cộng với các khuôn dạng truy xuất đơn vị kiến thức được chuẩn hoá cũng cho phép các đơn vị kiến thức được tạo ra và chia sẻ bởi các phần mềm công cụ đa năng và các kho dữ liệu học tập. Để cung cấp khả năng tương hợp (interoperability) giữa các hệ thống, LCMS được thiết kế sao cho phù hợp với các tiêu chuẩn về siêu dữ liệu nội dung, đóng gói nội dung và truyền thông nội dung. Tóm lại LCMS quản lý các quá trình tạo ra và đưa nội dung học tập lên môi trường số. • Hệ thống quản lý học tập (LMS) LMS như là một hệ thống dịch vụ quản lý việc phân phối và tìm kiếm nội dung học tập cho người học, tức là LMS quản lý các quá trình học tập. LMS cần trao đổi thông tin về hồ sơ người sử dụng và thông tin đăng nhập của người sử dụng với các hệ thống khác. LMS lấy thông tin về vị trí của khoá học từ LCMS và về các hoạt động của học viên từ LCMS. Yêu cầu về chức năng của một hệ thống LMS điển hình có thể được liệt kê tóm tắt như sau: (1) Yêu cầu chung - Có khả năng nâng cấp lên số lượng người dùng và số lượng bản ghi người dùng không hạn chế. - Được thiết kế để người dùng thông thường (chẳng hạn giáo viên) có thể sử dụng. - Được thiết dưới dạng ứng dụng Web để có thể truy nhập từ mọi máy tính có sử dụng trình duyệt. - Hỗ trợ đa ngôn ngữ; yêu cầu cơ bản là tiếng Anh và tiếng Việt; có khả năng nâng cấp để hỗ trợ bất cứ ngôn ngữ nào, không phân biệt mẫu ký tự (la tinh, tượng hình). (2) Yêu cầu kỹ thuật - Tương thích với các trình duyệt chuẩn. - Có khả năng tích hợp với hệ thống ERP, HR, CRM hoặc các hệ thống doanh nghiệp khác. - Được thiết kế theo module để có thể dễ dàng nâng cấp trong tương lai. - Được thiết kế để người học có thể tham gia học tập qua đường thoại thông thường. - Có khả năng tích hợp ứng dụng thư điện tử MS Outlook Express và có khả năng trao đổi thư điện tử với mọi hệ thống thư điện tử chuẩn. - Có khả năng chạy trên nhiều loại máy chủ (IBM, HP, SUN.v.v..), có khả năng tận dụng năng lực phần cứng để tăng hiệu suất hoạt động, không yêu cầu cấu hình phần cứng quá mạnh.<br /> <br /> 131<br /> <br /> Chương 3: Giáo dục điện tử (E-Learning)<br /> <br /> (3) Yêu cầu điều khiển truy nhập và bảo mật - Hỗ trợ các giao thức truy nhập và chứng thực của Windows. - Hạn chế truy nhập bằng ID người dùng và mật khẩu truy nhập. - Ngăn chặn các đăng ký trái phép. - Bảo vệ được nội dung, kế hoạch và thông tin đào tạo trong trường hợp hệ thống bị phá hủy do vô tình hoặc cố ý. - Hạn chế truy nhập tới các bản ghi đào tạo cá nhân. Chỉ đúng người học, người giám sát và người quản lý chương trình đào tạo mới có thể truy nhập tới các bản ghi cá nhân đó. - Có khả năng hạn chế truy nhập tới dữ liệu/nội dung theo người dùng. - Hỗ trợ kiến trúc bảo mật đa lớp (ít nhất là 2 lớp) cho ứng dụng Web. (4) Yêu cầu giao diện người dùng - Hỗ trợ giao diện người dùng trên cơ sở trình duyệt Web, có khả năng tùy chỉnh và thân thiện người dùng. - Cho phép thiết lập nhiều giao diện riêng biệt cho các nhóm người dùng khác nhau. - Cung cấp phương tiện để người dùng tự thiết lập giao diện của mình mà không cần đến sự trợ giúp của đội ngũ kỹ thuật. - Chỉ hiện thị các chức năng và tùy chọn tương ứng với vai trò của người dùng khi đăng nhập hệ thống. - Hỗ trợ chức năng trợ giúp và hướng dẫn trực tuyến. (5) Yêu cầu chức năng •<br /> <br /> Chức năng chung<br /> <br /> - Có khả năng tích hợp với thông tin đào tạo hiện có. - Có khả năng cung cấp các khóa học miễn phí cho khách hàng. - Có khả năng tự động kiểm tra xung đột lịch trình sử dụng tài nguyên, gồm phương tiện, thiết bị và con người. - Có khả năng tạo và duy trì các thông tin chi tiết về giáo viên, gồm lý lịch, thông tin liên lạc và địa chỉ thư điện tử.v.v.. - Cung cấp chức năng để người quản trị có thể lên thời khóa biểu cho giáo viên. - Có khả năng giám sát trình độ chuyên môn và bằng cấp của giáo viên. - Cung cấp diễn đàn nội bộ, thư điện tử cục bộ và chat trực tuyến. - Có khả năng tính học phí. 132<br /> <br /> Chương 3: Giáo dục điện tử (E-Learning)<br /> <br /> •<br /> <br /> Chức năng đăng ký, giám sát<br /> <br /> - Cho phép người quản trị thiết lập nhiều loại khóa học khác nhau (ILT, đồng bộ, không đồng bộ.v.v..). - Cho phép người quản trị lên thời khóa biểu cho các lớp ILT. - Cho phép quản lý phòng học và kiểm tra xung đột trong việc sử dụng phòng học. - Cho phép học viên xem danh sách và đăng ký các khóa học ILT, đồng bộ và không đồng bộ. - Hỗ trợ khả năng đăng ký nhóm. - Hệ thống phải có khả năng xác nhận lập tức thông qua e-mail đối với việc đăng ký học. - Cho phép người quản trị chỉ rõ khóa học nào là bắt buộc và khóa học nào là có thể chọn. - Hệ thống phải có khả năng ngăn chặn các đăng ký lặp (đăng ký hai lần). - Có khả năng theo dõi sự có mặt của học viên. - Cho phép người quản trị soạn chính sách đăng ký khóa học để thiết lập và quản lý các quá trình đăng ký học phức tạp. - Có khả năng tự động thông báo trong trường hợp xác nhận, hủy bỏ, nhắc nhở hoặc thay đổi phòng học. - Có khả năng tự động cập nhật trạng thái lớp học khi có thay đổi. - Cho phép giáo viên xem lại học viên và các số liệu thống kê. - Có khả năng cho phép các nhóm người học đăng ký học một chương trình gồm nhiều khóa học. - Cung cấp chức năng tìm kiếm trong danh mục khóa học. - Cho phép học viên xem kết quả học tập. - Cho phép học viên xem tin tức và thông báo trên trang chủ. - Cho phép học viên xem lại kế hoạch đào tạo cá nhân. •<br /> <br /> Chức năng báo cáo<br /> <br /> - Có báo cáo đánh giá khóa học. - Có báo cáo hàng tuần về trạng thái của khách hàng (học viên đang học, module hoàn thành, số liệu về đăng nhập.v.v..) - Có báo cáo về từng học viên (thời gian đăng nhập, module và bài kiểm tra đã hoàn thành). - Có báo cáo về điểm kiểm tra trung bình, tổng cộng hoặc theo từng module. - Có khả năng tạo các báo cáo đặc biệt khi cần. - Có thể thay đổi các báo cáo đã định nghĩa trước. - Cho phép xuất báo cáo ra dạng bảng tính. 133<br /> <br /> Chương 3: Giáo dục điện tử (E-Learning)<br /> <br /> - Cho phép tự động tạo báo cáo và chuyển đến màn hình của người học, người quản lý hoặc người quản trị. - Cho phép xem báo cáo trực tuyến, in ra hoặc xuất ra. •<br /> <br /> Chức năng chuẩn hoá E-learning<br /> <br /> - Có khả năng tích hợp và giám sát các khóa học theo chuẩn SCORM và AICC. - Hỗ trợ các khóa học từ các nhà cung cấp thứ 3 - Hỗ trợ các khóa học được phát triển bằng ToolBook, Authorware, Dreamweaver và các công cụ đóng gói khác. •<br /> <br /> Chức năng quản lý chương trình giảng dạy<br /> <br /> - Hỗ trợ tạo và triển khai các chương trình đào tạo pha trộn, gồm ILT, đồng bộ, không đồng bộ.v.v.. - Có khả năng thiết lập các điều kiện tiên quyết. - Cho phép tạo và giám sát các kế hoạch học tập. - Cho phép người quản lý khóa học và lớp học thi hành từ xa. - Cung cấp các bản mẫu lập lịch trình khóa học. •<br /> <br /> Chức năng kiểm tra<br /> <br /> - Hỗ trợ các dạng câu hỏi sau: đa lựa chọn; đúng/sai; điền vào chỗ trống; kéo thả; câu trả lời ngắn. - Các câu hỏi kiểm tra có chứa hình ảnh, hoạt hình, âm thanh hoặc video. - Cho phép chọn ngẫu nhiên câu hỏi. - Có phản hồi và chấm điểm. - Câu hỏi có chứa gợi ý cho học viên. - Có khả năng giới hạn số lần thực hiện một câu kiểm tra. - Cho phép các câu hỏi có số điểm khác nhau. - Có phép tạo các bài kiểm tra hỗn hợp, gồm đa lựa chọn, đúng/sai, điền vào chỗ trống hoặc câu trả lời ngắn. - Cho phép kiểm tra đánh giá trước, trong và sau khi tham gia khóa học. - Cho phép giới hạn thời gian thực hiện bài kiểm tra. - Có thể hỗ trợ các dạng bài kiểm tra phức tạp như bài luận. - Kết quả kiểm tra phải được lưu lại trong cơ sở dữ liệu. Chìa khoá cho sự kết hợp thành công giữa LMS và LCMS là tính mở, tính tương hợp. Hình 3.3 mô tả một mô hình kiến trúc của hệ thống E-learning sử dụng công nghệ dịch vụ Web để thực hiện tính tương hợp giữa LMS và LCMS cũng như với các hệ thống học tập khác.<br /> <br /> 134<br /> <br /> Chương 3: Giáo dục điện tử (E-Learning)<br /> <br /> Trên cơ sở các đặc tính của dịch vụ Web, người ta thấy rằng các dịch vụ Web có khả năng tốt để thực hiện tính năng liên kết, tương hợp của các hệ thống E-learning bởi các lý do sau: • Thông tin trao đổi giữa các hệ thống E-learning như siêu dữ liệu về đơn vị kiến thức (LOM), đóng gói nội dung IMS đều tuân thủ tiêu chuẩn XML. • Mô hình kiến trúc Web là nền tảng và độc lập về ngôn ngữ với E-learning. Nó cho phép tăng cường sự tương hợp và mở rộng trên cơ sở hạ tầng mạng và các ứng dụng khác nhau sẵn có trên thị trường E-learning. • Mô hình kiến trúc Web cho phép phát triển và sử dụng Intranet cũng như các dịch vụ Internet công cộng. Điều đó cho phép việc lựa chọn các công nghệ mạng là hoàn toàn trong suốt đối với các đơn vị phát triển nội dung và các nhà cung cấp dịch vụ. Kiến trúc này cho thấy các hệ thống E-learrning khác nhau trao đổi các bản tin thông qua sự tương tác của các tác nhân (agent) dịch vụ Web trong mỗi hệ thống. Nhà cung cấp dịch vụ người dùng là đơn vị cung cấp hạ tầng máy chủ truy nhập tới dịch vụ E-learning. Nhà cung cấp nội dung là các cơ sở đào tạo tham gia thị trường E-learning. 3.2.2. Mô hình hệ thống Một cách tổng thể một hệ thống E-learning bao gồm 3 phần chính (hình 5.4): 5<br /> <br /> 5<br /> <br /> Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông: “Dự án đào tạo từ xa giai đoạn 2 (2003-2005).<br /> <br /> 135<br /> <br /> Chương 3: Giáo dục điện tử (E-Learning)<br /> <br /> • Hạ tầng truyền thông và mạng: Bao gồm các thiết bị đầu cuối người dùng (học viên), thiết bị tại các cơ sở cung cấp dịch vụ, mạng truyền thông,... • Hạ tầng phần mềm: Các phần mềm LMS, LCMS (ví dụ đơn giản như MarcoMedia, Aurthorware, Toolbook,...) • Nội dung đào tạo (hạ tầng thông tin): Phần quan trọng của E-learning là nội dung các khoá học, các phần mềm dạy học (courseware). H×nh 3: M« h×nh hÖ thèng ®μo t¹o e-learning néi dung ®μo t¹o Gi¸o tr×nh, bµi gi¶ng m«n häc, ...<br /> <br /> C«ng nghÖ, gi¶i ph¸p, ...<br /> <br /> Quy tr×nh, C¬ chÕ, chÝnh s¸ch, dÞch vô, ...<br /> <br /> §μo t¹o<br /> <br /> C¬ së d÷ liÖu Tra cøu - Nghiªn cøu<br /> <br /> Ng©n hµng bµi gi¶ng ®iÖn tö<br /> <br /> Th− viÖn ®iÖn tö<br /> <br /> E-learning course<br /> <br /> Ch−¬ng tr×nh thi trùc tuyÕn<br /> <br /> C¬ së d÷ liÖu chuyªn ngµnh<br /> <br /> Ch−¬ng tr×nh qu¶n lý ®μo t¹o vμ qu¶n trÞ hÖ thèng §µo t¹o trùc tuyÕn<br /> <br /> Th− viÖn sè<br /> <br /> Ch−¬ng tr×nh qu¶n lý th− viÖn ®iÖn tö<br /> <br /> CSDL tri thøc<br /> <br /> CËp nhËt<br /> <br /> H¹ tÇng phÇn mÒm E-learning LMS<br /> <br /> Contents<br /> <br /> WBT/CBT Tools<br /> <br /> WEB sites Elearning<br /> <br /> h¹ tÇng truyÒn th«ng vμ m¹ng ChØ dÉn Internet<br /> <br /> hÖ thèng cung cÊp dÞch vô b¶o mËt vμ x¸c thùc M¹ng Backbone<br /> <br /> c¸c m¹ng lan<br /> <br /> PSTN/ISDN<br /> <br /> E-Mail hÖ thèng m¸y chñ<br /> <br /> Hình 3.4 Mô hình hệ thống E-learning Một ví dụ về mô hình hạ tầng phần cứng cho mạng trung tâm của một hệ thống E-learning điển hình được cho ở hình 3.5 dưới đây.<br /> <br /> 136<br /> <br /> Chương 3: Giáo dục điện tử (E-Learning)<br /> <br /> Hình 3.5 Mô hình mạng trung tâm cho hệ thống E-learning Mô tả chức năng một số thiết bị mạng Tài nguyên<br /> <br /> Chức năng<br /> <br /> Web Server<br /> <br /> • Làm Web hosting, cung cấp các dịch vụ truy cập qua Web. • Thực hiện phân loại và chuyển hướng các kết nối truy nhập hệ thống. • Quản trị và lưu trữ dữ liệu về các dịch vụ e-Learning. • Cung cấp dịch vụ truy xuất dữ liệu hệ thống và tự động thực hiện lịch backup dữ liệu. • Đồng bộ hoá dữ liệu với Database Server của các nhà cung cấp khác. • Quản lý và lưu trữ dữ liệu bài học multimedia của toàn bộ hệ thống đào tạo từ xa qua Web. • Cung cấp các dịch vụ truy xuất dữ liệu multimedia.<br /> <br /> Database Server<br /> <br /> Content Server<br /> <br /> 137<br /> <br /> Chương 3: Giáo dục điện tử (E-Learning)<br /> <br /> Authoring Server<br /> <br /> Mail Server<br /> <br /> Tape Backup Router Firewall Switch Load Balancing<br /> <br /> • Cung cấp các dịch vụ xây dựng bài giảng trực tuyến multimedia cho đào tạo từ xa qua Web. • Tạo môi trường test và quản lý các dịch vụ truy xuất dữ liệu đa phương tiện (multimedia.) • Quản trị và lưu trữ dữ liệu thư điện tử của riêng hệ thống. • Cung cấp các dịch vụ gửi nhận thư của riêng hệ thống đào tạo từ xa qua Web. • Thực hiện sao lưu cơ sở dữ liệu dịch vụ, dữ liệu multimedia dùng cho việc lưu trữ, phòng tránh lỗi hệ thống. • Làm Internet Gateway của hệ thống. • Làm bức tường lửa bảo vệ hệ thống chống lại các truy nhập không hợp lệ. • Làm đầu kết nối cho hệ thống server và phòng soạn bài giảng, phòng quản trị hệ thống. • Thực hiện phân tải các yêu cầu truy xuất dữ liệu multimedia.<br /> <br /> Phát triển E-Learning đòi hỏi chi phí rất lớn trong giai đoạn đầu do phải trang trải nhiều chi phí: như chi phí xây dựng hạ tầng phần cứng, chi phí hạ tầng phần mềm LMS, LCMS, chi phí phát triển nội dung, chi phí xây dựng, đào tạo đội ngũ… Khi xây dựng các hệ thống E-Learning, cần tuân theo các chuẩn để các hệ thống ELearning đáp ứng các khả năng sau: •<br /> <br /> Khả năng tương hợp (Interoperability) với hệ thống khác.<br /> <br /> •<br /> <br /> Khả năng tái sử dụng (Re-usability) lại các LO.<br /> <br /> •<br /> <br /> Khả năng quản lý (Manageability) học viên, nội dung học tập.<br /> <br /> •<br /> <br /> Khả năng truy nhập (Accessibility),<br /> <br /> Có nhóm 3 hệ tiêu chuẩn đặc trưng cho các công nghệ E-learning: ISO/IEC JTC1 SC36, IEEE LTSC, CEN/ISSS.<br /> <br /> 138<br /> <br /> Chương 3: Giáo dục điện tử (E-Learning)<br /> <br /> Như đã nói ở trên, ngày nay tiêu chuẩn E-learning chính được biết đến nhiều là tiêu chuẩn SCORM (Mô hình tham chiếu đối tượng nội dung chia sẻ) được đề ra bởi ADL (Advanced Distributed Learning). Mô hình SCORM xác định việc học dựa trên Web “Mô hình liên kết nội dung” và “Môi trường chạy theo thời gian” cho các đơn vị kiến thức. Mô hình SCORM là một tập hợp các tiêu chuẩn thích ứng với nhiều nguồn khác nhau để cung cấp một hệ thống toàn diện về các khả năng học E- learning mà cho phép cùng hoạt động tiếp cận, tái sử dụng lượng kiến thức học trên Web. Các tiêu chuẩn cho E-learning hướng tới 5 nhóm đối tượng như sau: • Danh mục nội dung (Metadata): hay nói cách khác là “dữ liệu về dữ liệu”, “ Siêu dữ liệu”. Là thông tin mô tả về nội dung của một khoá học E-learning. Metadata cho phép các nhà quản lý, học viên, các kỹ sư thiết kế, người lập trình và những ai quan tâm tới lĩnh vực giáo dục đào tạo có thể nhận dạng, lưu trữ, tìm kiếm và lấy ra các đơn vị tri thức. • Đóng gói nội dung (Content Packaging): Các tiêu chuẩn và thông số về đóng gói dữ liệu cho phép chuyển tải các khoá học từ một hệ thống này tới một hệ thống khác. Khởi đầu về ý tưởng đóng gói nội dung có IMS, ADL với mô hình SCORM. • Hồ sơ học viên (Learner Profile): Thông tin hồ sơ học viên có thể bao gồm dữ liệu cá nhân, kế hoạch học tập, bản theo dõi quá trình học tập, các yêu cầu truy nhập, bằng cấp và chứng chỉ đã đạt được, các mức trình độ, hiểu biết của học viên đã đạt được trong thời điểm hiện tại. • Hồ sơ đăng nhập (Learner Registation): Thông tin đăng nhập cho phép các thành phần quản trị và phân phối biết được khả năng truy nhập của một người học và cung cấp thông tin về các học viên đang kết nối cho hệ thống phân phối. Có 2 tổ chức đưa ra ý tưởng về hồ sơ đăng nhập đầu tiên là IMS và SIF (Schools Interoperability Framework). • Truyền thông nội dung (Content Communication): Khi nội dung được đưa lên hệ thống E-learning, cần phải thông tin với dữ liệu người học và các thông tin về hoạt động trước đó đối với các nội dung khoá học. Đi đầu trong tiêu chuẩn này là SCORM trên cơ sở các mô tả chuẩn theo CMI của AICC. 3.2.3. Hoạt động của hệ thống E-Learning Căn cứ vào mô hình chức năng và mô hình hệ thống của một hệ thống E-Learning, ta có thể đưa ra một mô hình cấu trúc của hệ thống E-Learning như sau: [ 6 ]<br /> <br /> 6<br /> <br /> TS. Nguyễn Quang Trung “E-learning, Phương thức đào tạo cho tương lai và giải pháp sử dụng phần mềm nguồn mở”, Báo cáo khoa học, Học viện Công nghệ BCVT, 2004 139<br /> <br /> Chương 3: Giáo dục điện tử (E-Learning)<br /> <br /> Hình 3.6 Cấu trúc điển hình cho e-Learning<br /> <br /> Khi tham gia vào hệ thống E-Learning, mỗi thành phần trong mô hình cấu trúc thực hiện một nhiệm vụ, và tương tác giữa chúng là động cơ cho guồng máy E-Learning hoạt động: • Giảng viên(A): cung cấp nội dung khoá học cho phòng xây dựng nội dung (C) dựa trên những học tập kết quả dự kiến nhận từ phòng quản lý đào tạo (D). Ngoài ra, họ sẽ tham gia tương tác với học viên (b) thông qua hệ thống quản lý học tập (LMS). • Học viên (B): Sử dụng cổng thông tin người dùng để học tập, trao đổi với giảng viên (qua hệ thống LMS (2)), sử dụng các công cụ hỗ trợ học tập. • Phòng biên tập, xây dựng chương trình (C): Các kỹ thuật viên đảm nhận trách nhiệm xây dựng, thiết kế bài giảng điện tử theo chuẩn SCORM (thiết kế kịch bản, soạn thảo nội dung, sử dụng kỹ thuật tích hợp multimedia để xây dựng bài giảng). Sử dụng hệ thống quản lý LMS, kỹ thuật viên lấy nội dung bài giảng từ các giảng viên (A) và chuyển chúng thành các bài giảng điện tử. Trong quá trình xây dựng, họ có thể sử dụng những đơn vị kiến thức có sẵn trong ngân hàng kiến thức (I) hoặc dùng các công cụ thiết kế (4) để thiết kế các đơn vị kiến thức mới. Sản phẩm cuối cùng là các bài giảng điện tử được đưa vào ngân hàng bài giảng điện tử (II). • Phòng quản lý đào tạo (D): Các chuyên viên đảm trách nhiệm vụ quản lý việc đào tạo (qua hệ thống LMS-2). Ngoài ra thông qua hệ thống này, họ cần phải tập hợp được các nhu cầu, nguyện vọng của học viên về chương trình và nội dung học tập để lập nên những yêu cầu cho<br /> <br /> 140<br /> <br /> Chương 3: Giáo dục điện tử (E-Learning)<br /> <br /> đội ngũ giảng viên, tạo nên một chu trình kín góp phần liên tục cập nhật, nâng cao chất lượng giảng dạy. • Cổng thông tin người dùng (hay còn gọi là user’s portal): Giao diện chính cho học viên (B), giảng viên (A) cũng như các phòng (C) (D) truy cập vào hệ thống đào tạo. Giao diện này hỗ trợ truy cập qua Internet từ máy tính cá nhân hoặc thậm chí các thiết bị di động thế hệ mới (mobile). • Hệ thống quản lý nội dung LCMS-Learning Content Managerment System (1): giảng viên (A) và phòng xây dựng chương trình (C) cùng hợp tác trong môi trường đa người dùng này để xây dựng nội dung bài giảng điện tử. LCMS được kết nối với các ngân hàng kiến thức (I) và ngân hàng bài giảng điện tử (II). • Hệ thống quản lý học tập LMS - Learning Managerment System (2): Khác với LCMS chỉ tập trung vào xây dựng và phát triển nội dung, LMS̉ hỗ trợ cho việc học tập cũng như quản lý học tập của học viên. Các dịch vụ như đăng ký, giúp đỡ, kiểm tra... cũng được tích hợp vào đây. Vì vây LMS là giao diện chính cho học viên học tập cũng như phòng quản lý đào tạo quản lý việc học tập của học viên. • Các công cụ khác hỗ trợ học tập (3): Bao gồm các công cụ hỗ trợ cho việc học tập của học viên như thư viện điện tử, phòng thực hành ảo, trò chơi v.v... Trên thực tế chúng có thể được tích hợp vào hệ thống LMS. • Các công cụ thiết kế bài giảng điện tử (4): Dùng để hỗ trợ việc xây dựng và thiết kế bài giảng điện tử bao gồm các thiết bị dùng cho studio (máy ảnh, máy quay phim, máy ghi âm...) cho đến các phần mềm chuyên dụng để xử lý multimedia cũng như để thiết kế xây dựng bài giảng điện tử và lập trình. Đây chính là những công cụ chính hỗ trợ cho phòng xây dựng chương trình (C). • Ngân hàng kiến thức (I): Là cơ sở dữ liệu lưu trữ các đơn vị kiến thức cơ bản, có thể được tái sử dụng trong nhiều bài giảng điện tử khác nhau. Phòng xây dựng chương trì̀nh (C) sẽ thông qua hệ thống LCMS (1) để tìm kiếm, chỉnh sửa, cập nhật cũng như quản lý ngân hàng dữ liệu này. • Ngân hàng bài giảng điện tử (II): Là cơ sở dữ liệu lưu trữ các bài giảng điện tử. Các học viên sẽ truy cập đến cơ sở dữ liệu này thông qua hệ thống LMS (2). 3.3.<br /> <br /> PHƯƠNG PHÁP VÀ QUI TRÌNH HỌC E-LEARNING<br /> <br /> 3.3.1. Yêu cầu cần có để học E-Learning (1) Yêu cầu đối với tổ chức đào tạo: - Hệ thống E-learning cần phải được nhìn nhận một cách tổng thể như một chiến lược dài hạn phục vụ cho việc đào tạo bộ phận lớn khách hàng. Nếu chỉ xây dựng hệ thống với một số lượng nhỏ người sử dụng thì giá trị sử dụng sẽ thấp và vì vậy sớm hay muộn cũng sẽ gặp phải những khó khăn 141<br /> <br /> Chương 3: Giáo dục điện tử (E-Learning)<br /> <br /> - Tài liệu đào tạo cần phải đáp ứng yêu cầu của đối tượng sử dụng, nói cách khác: cần phải xác định rõ mục tiêu và đối tượng đào tạo để từ đó xây dựng những chương trình đào tạo phù hợp cho từng đối tượng. Chương trình đào tạo cần phải theo sát nhu câu thực tế xã hội và được xây dựng trên cơ sở gắn kết lý thuyết với thực hành và hệ thống kiểm tra. - Tài nguyên phục vụ cho đào tạo cần phải được tích hợp với hệ thống quản lý. Thực chất, Elearning không chỉ đơn thuần là một trang thông tin với các bài giảng tĩnh, mà ngược lại đó là một hệ thống hoàn chỉnh từ khâu cung cấp bài giảng cho đến các vấn đề quản lý hệ thống đào tạo. - Xây dựng diễn dàn trao đổi thông và hệ thống hỗ trợ học viên sau khi hoàn thành khoá đào tạo. Kiến thức trang bị cho học viên thu được trong mỗi khoá học mới chỉ dừng lại ở mức độ nhất định, học viên rất cần sự trao đổi và hỗ trợ trong quá trình vận dụng thực tế. - Cần thiết phải có sự hợp tác giữa các nhà cung cấp dịch vụ đào tạo để giảm thiểu những chi phí xây dựng chương trình đào tạo. Cần xây dựng một hành lang pháp lý để chứng chỉ của các khoá đào tạo theo mô hình đào tạo E-learning được xã hội công nhận. - Cần đào tạo đội ngũ giảng viên và kỹ thuật viên xây dựng bài giảng, chuẩn bị sẵn nguồn lực cho sự phát triển lâu dài của hệ thống. (2) Yêu cầu đối với học viên: Để tham gia các khoá học E-Learning, ngoài việc phải trang bị đầy đủ các thiết bị cần thiết như: máy tính có kết nối internet, các tài liệu, giáo trình, đĩa CD-Rom,… các học viên còn cần có: - Các kỹ năng về ngôn ngữ: bởi nội dung bài giảng chủ yếu được trình bày bởi một ngôn ngữ nhất định nên yêu cầu tối thiểu mà học viên cần có là có khả năng hiểu ngôn ngữ của khoá học. Chẳng hạn: không thể tham gia khoá học về mạng trên trang Web http://www.cisco.com nếu bạn không biết tiếng Anh. - Kỹ năng đánh máy và sử dụng máy tính: học viên phải có những kỹ năng cần thiết về máy tính và mạng như: tự cài đặt và sử dụng những phần mềm có liên quan đến bài học, có khả năng đánh máy, biết kết nối mạng Internet và duyệt Web. - Tính tự giác: Do việc quản lý các khoá học E-Learning không như các khoá học truyền thống, giáo viên không trực tiếp giảng bài và giao bài tập cho học viên, bởi vậy học viên tự mình học bài và làm bài tập, thậm chí tự kiểm tra kiến thức và trình độ của mình. Nếu không có tính tự giác cao, học viên khó có thể nắm bắt được nội dung khoá học. Để nâng cao chất lượng học tập, học viên còn phải tự tìm hiểu thêm các tài liệu có liên quan đến khoá học, không ngần ngại học nỏi kinh nghiệm những người đi trước thông qua các diễn đàn trên mạng.<br /> <br /> 142<br /> <br /> Chương 3: Giáo dục điện tử (E-Learning)<br /> <br /> 3.3.2. Qui trình học E-Learning<br /> <br /> • Bước 1: chuẩn bị máy móc, cài đặt các phần mềm cần thiết. Trang bị kiến thức cơ bản về máy tính và mạng. • Bước 2: Tìm hiểu về khoá học ¾ Xác định mục tiêu: Học để làm gì? Xác định rõ động lực gì thúc đẩy mình tham gia khoá học, phải chăng học để thỏa mãn tính tò mò? Để chuẩn bị bắt đầu một nghề mới hay để đáp ứng được các điều kiện về bằng cấp? ¾ Xác định nội dung khóa học: Cần học cái gì? Học viên muốn biết các nguyên lý, lý thuyết tổng quát về một vấn đề hay cần các qui trình cụ thể để giải một bài toán riêng biệt? Muốn học về một chủ đề chuyên sâu, hay chỉ là làm thế nào thực hiện được một công việc cá nhân? ¾ Tự đánh giá bản thân: Trình độ hiện thời của bản thân Mỗi khoá học có yêu cầu khác nhau về trình độ ban đầu của học viên. Ngoài các kỹ năng cơ bản về sử dụng máy tính và mạng, học viên cần tìm hiểu kỹ xem nội dung khoá học có phù hợp với kiến thức hiện có của mình không. ¾ Xác định thời gian và địa điểm học tập: Khi nào thì có thể học và học ở đâu? Việc xác định thời gian và địa điểm tham gia khoá học E-Learning là khá tự do, tuy nhiên cũng cần xác định trước để lập ra một thời gian biểu phù hợp, đảm bảo có thể thường xuyên tham gia các bài giảng theo đúng lịch trình quy định. Hiện nay, có nhiều trung tâm, tổ chức khác nhau tham gia mở các khoá đào tạo E-Learning, ta cũng cần lựa chọn nên theo học ở trung tâm, tổ chức nào. 143<br /> <br /> Chương 3: Giáo dục điện tử (E-Learning)<br /> <br /> • Bước 3: Học Sau khi đã có thực hiện các bước trên, người học đã hình dung khá rõ về khoá học mình cần về cả thời gian, nội dung, cách thức học tập. Việc còn lại là: Học như thế nào để có chất lượng tốt nhất? Các bước cần tiến hành như sau: ¾ Tìm hiểu các thuật ngữ. Việc không hiểu các thuật ngữ trong một lĩnh vực nào đó sẽ khiến cho việc học trở nên khó khăn hơn, đặc biệt khi các học viên thích tham gia vào khoá học theo một trình tự phù hợp với họ hơn là một trình tự bắt buộc. Khi xây dựng các bài giảng, các kỹ sư thiết kế đã cung cấp sẵn một bảng chú giải thuật ngữ trực tuyến rất dễ dàng tra cứu. Bởi vậy, để nắm được nội dung khoá học, học viên nên tìm hiểu định nghĩa của các thuật ngữ này ngay khi bắt gặp chúng trong bài học. ¾ Xem xét nội dung khoá. Lướt nhanh qua nội dung toàn bộ khoá học để xác định xem phần nào cần học kỹ, phần nào đã biết có thể đọc qua để tiết kiệm thời gian. Bài giảng điện tử thường được thiết kế để người học dễ dàng truy cập nội dung mong muốn một cách ngẫu nhiên. Khi học bài, kết hợp học lý thuyết với việc theo dõi các ví dụ minh hoạ. Tự thực hiện với các tương tác trong bài học. ¾ Làm bài tập - củng cố kiến thức và kỹ năng. Sau khi đã học lý thuyết, cách tốt nhất để kiểm tra khả năng nắm bắt bài học là làm bài tập. Thường thì bài tập được chia thành 2 loại: bài tập trắc nghiệm - nhằm củng cố kiến thức lý thuyết, bài tập thực hành – giúp người học có thêm kỹ năng trong việc giải quyết các bài toán thực tế có liên quan đến bài học. Trong mỗi loại, các bài tập được sắp xếp từ dễ đến khó. Bởi vậy, nên tiến hành làm những bài dễ trước, khó sau. Cần chú ý rằng, bài tập đưa ra nhằm tạo cho người học có một tư duy sâu sắc, không phải hiểu vấn đề một cách nông cạn hoặc chỉ đơn giản là nhắc lại như vẹt những từ đã học thuộc lòng. Khi làm bài tập, học viên cần phải: Rèn cho mình một phương pháp tư duy phân tích để hoàn thiện những bài tập khó. Có khả năng vận dụng được những kiến thức đã học để giải quyết những tình huống cụ thể trong thực tế cuộc sống. Đề xuất được những ý tưởng mới hoặc kết hợp những ý tưởng của nhiều người để giải quyết vấn đề nào đó. ¾ Xem thêm các tài liệu tham khảo có liên quan đến bài học. Thường thì các giáo trình, kể cả giáo trình trong lớp học truyền thống hay giáo trình điện tử, nội dung thường được trình bày ngắn gọn, cô đọng. Nếu chỉ học theo giáo trình, sẽ có nhiều vấn đề học viên không thể hiểu một cách sâu sắc, thậm chí có nhiều thông tin mới học viên sẽ không được cập nhật. Vì vậy, bên cạnh các tài liệu được cung cấp sẵn, học viên cần tìm kiếm thêm tài liệu có liên quan. Ngày nay, với sự hỗ trợ của những trang Web tìm kiếm như www.google.com, 144<br /> <br /> Chương 3: Giáo dục điện tử (E-Learning)<br /> <br /> ¾ Thường xuyên tham gia các diễn đàn để giao lưu, học hỏi những người có nhiều kinh nghiệm hơn mình. Nên tận dụng triệt để những buổi trò chuyện trực tuyến trên mạng với các giáo viên hướng dẫn hoặc các chuyên gia, đây là cơ hội để học viên đưa ra câu hỏi, những thắc mắc và thảo luận những luận điểm quan trọng với giảng viên. Học viên cũng có thể tận dụng cơ hội này để có được những lời khuyên bổ ích từ giảng viên. Bên cạnh đó, học viên luôn có thể gửi email tới giảng viên, bạn học để hỏi và nhận câu trả lời. Đây là phương pháp rất hữu hiệu để hỏi bài vì học viên có thể thực hiện tại bất cứ đâu, bất cứ lúc nào. Các diễn đàn (forum) là nơi học viên không chỉ học hỏi kinh nghiệm mà còn chia sẻ những kinh nghiệm của bản thân với mọi người. Tham gia vào các diễn đàn, học viên sẽ cảm thấy hứng thú, bị lôi cuốn vào một tập thể ảo, việc học do đó sẽ thú vị hơn.<br /> <br /> 145<br /> <br /> Chương 3: Giáo dục điện tử (E-Learning)<br /> <br /> TÓM TẮT CHƯƠNG 3<br /> <br /> Các kiến thức cần ghi nhớ trong chương này:<br /> <br /> 146<br /> <br /> ƒ<br /> <br /> Các khái niệm về E-Learning, đặc điểm của E-Learning, sự khác biệt giữa E-Learning và giáo dục truyền thống. Tại sao E-Learning là công nghệ giáo dục cho tương lai? Liệu E-Learning có thay thế hoàn toàn giáo dục truyền thống?.<br /> <br /> ƒ<br /> <br /> Nắm được mô hình, cấu trúc của hệ thống E-Learning. Khái niệm hệ thống quản lý giảng dạy và học tập (LMS).<br /> <br /> ƒ<br /> <br /> Các yêu cầu cần có để học E-Learning, phương pháp và quy trình học E-Learning.<br /> <br /> Chương 3: Giáo dục điện tử (E-Learning)<br /> <br /> CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP<br /> <br /> Câu 1: E-Learning là viết tắt của: …<br /> <br /> Economic Learning<br /> <br /> …<br /> <br /> Electronic Learning<br /> <br /> …<br /> <br /> Electron Learning<br /> <br /> …<br /> <br /> Electronic mail Learning<br /> <br /> Câu 2: Các bài giảng đa phương tiện, tích hợp hình ảnh, âm thanh bắt đầu xuất hiện từ: …<br /> <br /> Trước năm 1983<br /> <br /> …<br /> <br /> Từ năm 1984 đến năm 1993<br /> <br /> …<br /> <br /> Từ năm 1994 đến năm 1999<br /> <br /> …<br /> <br /> Mới từ năm 2000 đến nay.<br /> <br /> Câu 3: Một cách đầy đủ nhất, E-Learning là: … Một tập hợp các ứng dụng và quá trình, như học qua Web, học qua máy , lớp học ảo và sự liên kết số …<br /> <br /> E-Learning nghĩa là việc học sử dụng Internet.<br /> <br /> …<br /> <br /> E-learning là tổ hợp của công nghệ Internet và Web.<br /> <br /> …<br /> <br /> E-Learning là bộ máy thiết kế, phân phối, chọn lựa, quản lý và mở rộng việc Học.<br /> <br /> Câu 4: Đâu không phải là đặc điểm của E-Learning …<br /> <br /> Cập nhật<br /> <br /> …<br /> <br /> Không giới hạn bởi không gian thời gian.<br /> <br /> …<br /> <br /> Cực kỳ hấp dẫn và dễ tiếp cận.<br /> <br /> …<br /> <br /> Tiện lợi, người học không cần phải trang bị bất cứ thứ gì vẫn có thể học tốt.<br /> <br /> Câu 5: Đâu là nhược điểm của E-L đối với quan điểm của cơ sở đào tạo: 147<br /> <br /> Chương 3: Giáo dục điện tử (E-Learning)<br /> <br /> …<br /> <br /> Thời gian đào tạo kéo dài hơn khóa học truyền thống.<br /> <br /> …<br /> <br /> Yêu cầu các kỹ năng mới khiên cơ sở đào tạo phải đào tạo lại.<br /> <br /> …<br /> <br /> Người học vẫn chưa tin tưởng vào hiệu quả mà khoá học E-Learning mang lại<br /> <br /> …<br /> <br /> Chi phí đào tạo cao, nhất là khi tổ chức nhiều khoá học.<br /> <br /> Câu 6: Đâu là ưu điểm của E-L đối với quan điểm của cơ sở đào tạo …<br /> <br /> Thời gian đào tạo ngắn.<br /> <br /> …<br /> <br /> Học viên cần đi lại nhiều.<br /> <br /> …<br /> <br /> Chi phí phát triển một khoá học rất lớn.<br /> <br /> …<br /> <br /> Giảng viên cần đào tạo lại để đáp ứng cách dạy mới.<br /> <br /> Câu 7: Đâu là ưu điểm của E-L đối với quan điểm của người học …<br /> <br /> Chương trình học rất dễ dùng, ai cũng có thể học được.<br /> <br /> …<br /> <br /> Được thường xuyên cập nhật những kiến thức mới.<br /> <br /> …<br /> <br /> Dễ dàng tự kiểm tra kiến thức của mình.<br /> <br /> …<br /> <br /> Việc học rất buồn tẻ.<br /> <br /> Câu 8: Đâu là nhược điểm của E-L đối với quan điểm của người học …<br /> <br /> Phải thông thạo các kỹ năng máy tính cơ bản.<br /> <br /> …<br /> <br /> Yêu cầu ý thức tự giác học tập của cá nhân cao.<br /> <br /> …<br /> <br /> Phải bố trí thời gian học tập cố định.<br /> <br /> …<br /> <br /> Tốn nhiều thời gian đi lại.<br /> <br /> Câu 9: LMS là viết tắt của: …<br /> <br /> Large Management System<br /> <br /> …<br /> <br /> Learning Motion System<br /> <br /> …<br /> <br /> Learning Management System<br /> <br /> …<br /> <br /> Learning Manage System<br /> <br /> Câu 11: 148<br /> <br /> Chương 3: Giáo dục điện tử (E-Learning)<br /> <br /> LCMS là viết tắt của: …<br /> <br /> Learning Content Management System<br /> <br /> …<br /> <br /> Learning Center Manage System<br /> <br /> …<br /> <br /> Large Content Management System<br /> <br /> …<br /> <br /> Learning Content Motion System<br /> <br /> Câu 12: Nói một cách ngắn gọn, LMS là: …<br /> <br /> Hệ thống quản lý học tập<br /> <br /> …<br /> <br /> Một hệ thống dịch vụ theo dõi nội dung học tập của người học.<br /> <br /> …<br /> <br /> Một hệ thống dịch vụ phân phối nội dung học tập<br /> <br /> …<br /> <br /> Hệ thống ra đề thi và lưu giữ kết quả.<br /> <br /> Câu 13: Đâu không phải là chức năng của LMS …<br /> <br /> Tạo và quản lý nội dung học tập.<br /> <br /> …<br /> <br /> Ra đề thi.<br /> <br /> …<br /> <br /> Quản lý việc phân phối và tìm kiếm nội dung học tập cho người học.<br /> <br /> …<br /> <br /> Cung cấp chức năng để người quản trị có thể lên thời khóa biểu cho giáo viên.<br /> <br /> Câu 14: Đâu không phải là chức năng của LCMS … Cho phép người dùng tạo ra và sử dụng lại những đơn vị nội dung nhỏ trong kho dữ liệu trung tâm. … Cho phép tự động tạo báo cáo và chuyển đến màn hình của người học, người quản lý hoặc người quản trị. … … thể chọn.<br /> <br /> Quản lý các quá trình tạo ra và đưa nội dung học tập lên môi trường số. Cho phép người quản trị chỉ rõ khóa học nào là bắt buộc và khóa học nào là có<br /> <br /> Câu 15: Mô hình hệ thống E-L bao gồm các phần: …<br /> <br /> Hạ tầng truyền thông và mạng<br /> <br /> …<br /> <br /> Hạ tầng phần mềm 149<br /> <br /> Chương 3: Giáo dục điện tử (E-Learning)<br /> <br /> …<br /> <br /> Nội dung đào tạo (hạ tầng thông tin)<br /> <br /> …<br /> <br /> Đội ngũ kỹ sư và giảng viên công nghệ thông tin.<br /> <br /> Câu 16: Trong hoạt động của hệ thống E-L, giáo viên có thể: …<br /> <br /> Cung cấp nội dung khoá học cho phòng xây dựng nội dung bài giảng.<br /> <br /> …<br /> <br /> Tham gia tương tác với học viên thông qua hệ thống quản lý học tập (LMS).<br /> <br /> … Xây dựng, thiết kế bài giảng điện tử theo chuẩn SCORM (thiết kế kịch bản, soạn thảo nội dung, tích hợp multimedia) …<br /> <br /> Đảm trách nhiệm vụ quản lý việc đào tạo<br /> <br /> Câu 17: Trong hoạt động của hệ thống E-L, học viên có thể: …<br /> <br /> Sử dụng cổng thông tin người dùng để học tập, trao đổi với giảng viên<br /> <br /> …<br /> <br /> Sử dụng các công cụ hỗ trợ học tập.<br /> <br /> … điện tử. …<br /> <br /> Lấy nội dung bài giảng từ các giảng viên (A) và chuyển chúng thành các bài giảng Thực hiện các bài test để tự kiểm tra kiến thức.<br /> <br /> Câu 18: Trong hoạt động của hệ thống E-L, phòng xây dựng chương trình có thể: …<br /> <br /> Xây dựng, thiết kế bài giảng điện tử<br /> <br /> …<br /> <br /> Thiết kế các đơn vị kiến thức mới<br /> <br /> …<br /> <br /> Cung cấp nội dung khoá học<br /> <br /> …<br /> <br /> Trao đổi trực tiếp với các học viên để lấy ý kiến<br /> <br /> Câu 19: Trong hoạt động của hệ thống E-L, phòng quản lý đào tạo có thể: …<br /> <br /> Cung cấp nội dung khoá học<br /> <br /> …<br /> <br /> Quản lý việc đào tạo<br /> <br /> … học tập …<br /> <br /> Tập hợp được các nhu cầu, nguyện vọng của học viên về chương trình và nội dung Trực tiếp xây dựng bài giảng điện tử.<br /> <br /> Câu 20: 150<br /> <br /> Chương 3: Giáo dục điện tử (E-Learning)<br /> <br /> Trong hoạt động của hệ thống E-L, LMS dùng để: …<br /> <br /> Xây dựng, thiết kế nội dung bài giảng.<br /> <br /> …<br /> <br /> Quản lý việc học tập của học viên.<br /> <br /> …<br /> <br /> Hỗ trợ cho việc học tập cũng như quản lý học tập của học viên.<br /> <br /> …<br /> <br /> Là giao diện trao đổi giữa giảng viên và học viên.<br /> <br /> Câu 21: Trong hoạt động của hệ thống E-L, LCMS dùng để: …<br /> <br /> Quản lý việc học tập của học viên.<br /> <br /> …<br /> <br /> Xây dựng, thiết kế nội dung bài giảng<br /> <br /> …<br /> <br /> Hỗ trợ việc học tập, kiểm tra và đánh giá kết quả học tập.<br /> <br /> …<br /> <br /> Báo cáo đánh giá khóa học<br /> <br /> Câu 22: Trong hoạt động của hệ thống E-L, ngân hàng BGĐT dùng để: …<br /> <br /> Cơ sở dữ liệu lưu trữ các bài giảng điện tử<br /> <br /> …<br /> <br /> Cơ sở dữ liệu lưu trữ các đơn vị kiến thức cơ bản.<br /> <br /> …<br /> <br /> Làm những công cụ chính hỗ trợ cho phòng xây dựng chương trình.<br /> <br /> …<br /> <br /> Làm cổng thông tin người dùng để học tập, trao đổi với giảng viên.<br /> <br /> Câu 23: Yêu cầu cần có để học E-L đối với cơ sở đào tạo … Phải xác định rõ mục tiêu và đối tượng đào tạo để từ đó xây dựng những chương trình đào tạo phù hợp cho từng đối tượng. Cần thiết phải có sự hợp tác giữa các nhà cung cấp dịch vụ đào tạo để giảm thiểu … những chi phí xây dựng chương trình đào tạo … Tham gia diễn dàn trao đổi thông và hệ thống hỗ trợ học viên sau khi hoàn thành khoá đào tạo …<br /> <br /> Cần đào tạo đội ngũ giảng viên và kỹ thuật viên xây dựng bài giảng<br /> <br /> Câu 24: Yêu cầu cần có để học E-L đối với học viên …<br /> <br /> Trang bị đầy đủ các thiết bị cần thiết<br /> <br /> …<br /> <br /> Tính tự giác<br /> <br /> …<br /> <br /> Kỹ năng đánh máy và sử dụng máy tính<br /> <br /> …<br /> <br /> Tìm kiếm được nhà tài trợ chính thức để có thể duy trì và phát triển hệ thống.<br /> <br /> 151<br /> <br /> Phụ lục A: Các thuật ngữ viết tắt<br /> <br /> PHỤ LỤC A: CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT<br /> <br /> Anonymous FTP serverhay anonymous ftp: Là các máy chủ FTP không đòi hỏi người sử dụng phải đăng ký trước. Máy chỉ đòi hỏi bạn gõ vào tên truy nhập là anonymous và password là E-mail của bạn. ARPANET: Mạng thử nghiệm của Bộ quốc phòng Mỹ, được xây dựng vào năm 1969. Đây là mạng chuyển mạch gói đầu tiên và thực hiện nhiệm vụ như mạng xương sống (backbone) của Internet trong nhiều năm. Bps / kbps (Bits per second / kilobit per second): Đơn vị đo tốc độ truyền thông tin. 1 kbps tương đương khoảng 125 ký tự một giây. CBT (Computer Based Training): Đào tạo dựa trên máy tính. DNS (Domain Name Service): Dịch vụ tra cứu địa chỉ IP dựa trên tên của một máy tính trong mạng TCP/IP. DNS cho phép tìm địa chỉ dựa trên tên và tên theo địa chỉ. E-mail (Electronic - mail): Thư điện tử. E-Learning (Electronic - Learning): Học điện tử - Giáo dục điện tử. Ethernet Chuẩn truyền thông tin trong mạng cục bộ. Được thiết kế ở Xerox Corporation. Là một trong những chuẩn được dùng rộng rãi nhất hiện nay. FTP: File Transfer Protocol Một giao thức chuẩn dùng để gửi file từ một máy tính này đến một máy tính khác trên mạng TCP/IP trên internet. HTML (Hyper Text Markup Language): Ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản, được sử dụng để mô tả các tài liệu được truyền thông qua World Wide Web. IAP (Internet Access Provider): Nhà cung cấp dịch vụ kết nối, truy nhập Internet. Hiện tại, ở Việt nam có duy nhất một IAP là Công ty VDC thuộc Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt nam (VNPT) ICP (Internet Content Provider): Nhà cung cấp thông tin trên mạng Internet. Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam VNPT cũng là một trong những ICP tại Việt Nam 151<br /> <br /> Phụ lục A: Các thuật ngữ viết tắt<br /> <br /> IP address: Số duy nhất gán cho một máy mạng TCP/IP có dạng aaa.bbb.ccc.ddd. Bất kỳ một máy tính nào khi đã tham gia vào mạng TCP/IP đều phải được gán 1 địa chỉ IP. ISO (International Standard Organization): Tổ chức chuẩn hoá quốc tế POP3 (Post Office Protocol 3): Giao thức để nhận thư từ máy chủ về máy tính của người sử dụng. PPP: Point to Point Protocol Giao thức cung cấp khả năng tải TCP/IP qua nhiều mối liên lạc điểm - điểm. Cụ thể, PPP cho phép người dùng điện thoại liên lạc với internet hệt như họ đã là người dùng được nối trực tiếp. Packet: Một gói tin được lưu chuyển trên mạng. Packet thông thường bao gồm địa chỉ nơi gửi, nơi nhận, dữ liệu, tổng kiểm tra ... TCP/IP: Transmision Control Protocol/Internet Protocol Là nghi thức mạng của Internet. TCP/IP là tên gọi của phần mạng (network layer) và phần liên kết (link layer) trong giao thức mạng này, nhưng trên thực tế khi nói TCP/IP người ta ngầm hiểu cả các ứng dụng (thủ tục) ở mức cao hơn như Telnet, FTP, NNTP, WWW.... TCP Thủ tục liên lạc ở mức mạng của TCP/IP. TCP có nhiệm vụ đảm bảo liên lạc thông suốt và tính đúng đắn của dữ liệu giữa 2 đầu của kết nối, dựa trên các gói tin IP. TCP và UDP port Sử dụng để phân biệt các dịch vụ trên mạng. Một máy tính muốn sử dụng dịch vụ FTP từ một server trên mạng sẽ gửi yêu cầu đến port được đăng ký cho dịch vụ này. Không có một quy định bắt buộc nào để gán cố định một dịch vụ cho một port, tuy nhiên theo truyền thống người ta sử dụng port 21 cho FTP, 23 cho Telnet, 25 cho SMTP, 80 cho WWW .... Telnet Trạm làm việc đầu cuối (Terminal). Từ một máy PC đặt tại Hà nội ta có thể Telnet vào một máy PC khác đặt tại TP Hồ Chí Minh và làm việc như đang ngồi tại máy TP Hồ Chí Minh. UDP (User Datagram Protocol): Thủ tục liên kết ở mức mạng của TCP/IP. Khác với TCP, UDP không đảm bảo khả năng thông suốt của dữ liệu, cũng không có chế độ sửa lỗi. Bù lại, UDP cho tốc độ truyền dữ liệu cao hơn TCP URL (Uniform Resource Locator): Tên định danh thống nhất một tài liệu hay dịch vụ trên internet. URL được định nghĩa và ứng dụng trên cộng đồng World Wide Web WWW (World Wide Web): Dịch vụ tra cứu siêu văn bản (hypertext). 152<br /> <br /> Phụ lục B: Làm thế nào để học từ xa có hiệu quả<br /> <br /> PHỤ LỤC B: LÀM THẾ NÀO ĐỂ HỌC TỪ XA CÓ HIỆU QUẢ<br /> <br /> Làm thế nào để cung cấp một phương pháp cho phép học viên tiếp cận được với các khoá học từ xa sao cho tốt hơn, học viên được giao các loại băng video, băng audio, mạng Internet, các tài liệu in sẵn, hay cùng kết hợp tất cả các loại hình này. Thậm chí những học viên vẫn đang còn học trong trường đại học, đôi khi cũng được phép đăng ký tham dự các khoá học từ xa, đó là cách mà học viên phát triển để hướng tới bằng cấp. Bài học này đưa ra các gợi ý và cho thông tin về nhiều chủ đề, ví dụ: các kỹ năng nghiên cứu, thông tin về việc tổ chức các khoá học và gợi ý làm thế nào sắp xếp chương trình cho học viên những người muốn tham dự chương trình đào tạo từ xa. Hãy tìm hiểu đầy đủ mục đích của chương trình đào tạo<br /> <br /> • Kiểm tra trên trang web của cơ sở cung cấp chương trình đào tạo. Hãy dành một khoảng thời gian thích đáng để xem toàn bộ những nội dung giới thiệu về cơ sở đào tạo, quy chế học, các chương trình khoá học trước khi bạn muốn đăng ký mua hoặc tham gia học tập. Chỉ quyết định khi bạn đã hiểu rõ mục đích và định hướng thành công của khoá học này. Đọc kỹ đề cương khoá học<br /> <br /> • Chương trình đào tạo từ xa cung cấp đầy đủ thông tin về khoá học, một học viên cần thiết phải học hoàn chỉnh một khoá đào tạo. Gồm thông tin mô tả về khoá học, các mục tiêu của khoá học, và các điều kiện, các buổi họp mặt, các nhiệm vụ, và tổ chức thi sát hạch, loại phương tiện truyền thông và công nghệ sử dụng, lịch học hay thời gian biểu về công việc, và bộ phận hỗ trợ thông tin liên lạc. Nhận biết các công cụ cần thiết để hoàn thành các nhiệm vụ<br /> <br /> • Trước khi bạn đăng ký một khoá học, đảm bảo bạn truy cập được với các công cụ cần thiết để hoàn thành các nhiệm vụ được giao. Các công cụ giúp bạn tổ chức công việc và trao đổi thông tin theo suy nghĩ của bạn rõ ràng. Truy cập tới phương tiện VCR, băng catset, máy Fax, máy tính với đầy đủ phần cứng và modem cho phép truyền dẫn theo địa chỉ e-mail là những điều kiện không thể thiếu cho nhiều lớp học từ xa. Trở nên thiết thực hơn<br /> <br /> • Bạn không cần phải học theo lịch trình của một lớp học, mà bạn nên thực hiện các công việc học thuật thường xuyên. Nên nhớ bạn phải mất ít nhất 2 giờ nghiên cứu mỗi tuần cho mỗi tín chỉ “credit” bạn đang học. Vì thế nếu bạn sẽ không có đủ thời gian trong thời khoá biểu cá nhân hàng tuần, dĩ nhiên bạn sẽ nản lòng. Đặt ra mục các mục tiêu tạm thời và thời hạn cho bản thân, và cố định chúng<br /> <br /> • Nên có một cuốn lịch mô tả về các tuần học trong một kỳ học và đánh dấu số lượng công việc cần làm. Đánh dấu các ngày khi bạn nghĩ phải thi sát hạch, nộp các bài luận, bài kiểm tra, liên hệ với người hướng dẫn. Đừng bao giờ không đúng thời hạn của chương trình! 153<br /> <br /> Phụ lục B: Làm thế nào để học từ xa có hiệu quả<br /> <br /> • Luôn nhắc nhở bạn là bạn sẽ luôn luôn cố gắng nhiều lúc gần cuối khoá học hơn là ở lúc khởi đầu. Xây dựng các mục tiêu của bạn trong chương trình nghiên cứu<br /> <br /> • Biết rõ thời gian nghiên cứu khi bạn mới bắt đầu nghiên cứu và thử thực hiện, cố định những thời gian đó hàng tuần. Suy nghĩ về thời lượng thời gian nghiên cứu để “Tiết kiệm thời gian”. “Nếu bạn mất quá nhiều thì giờ nghiên cứu”, bạn nên xem lại thời khoá biểu. Tránh bị gián đoạn khi tham dự khoá học<br /> <br /> • Bạn nên tránh không bị gián đoạn và sao lãng khi ban đang xem lại một chương trình học qua video, đang nghe băng catset, đang đọc một cuốn sách, đang làm việc trên máy tính, hay đang nghiên cứu. Tắt máy điện thoại di động hoặc nhấc bỏ tổ hợp ra khỏi máy điện thoại nếu không có ai ở đó trả lời, ngoài bạn. Các phương pháp nghiên cứu<br /> <br /> • Tìm một nơi nào đó tránh không bị sao lãng. Có thể xem xét lại công việc được giaotruớc hay hay sau các giờ học và xem vào giờ ăn trưa - ở một thư viện công cộng, hay tại phòng riêng nhà bạn. Giữ liên lạc với người giáo viên<br /> <br /> • Liên lạc với người hướng dẫn thường xuyên, đặc biệt những thắc mắc về nội dung các tài liệu. Người hướng dẫn luôn sẵn sàng trả lời qua phone, email, hay bạn hẹn gặp ở trường học. Bạn cũng có thể trả lời người hướng dẫn bằng mail hoặc bằng FAX. Chuẩn bị hoàn thành các nhiệm vụ được giao và thi sát hạch<br /> <br /> • Trong quá trình đào tạo từ xa, các nhiệm vụ học viên được giao có thể liên quan đến việc sử dụng nhiều phương tiện khác nhau: máy in, các băng video, audio, và mạng Internet. Nên nhớ bạn không những vừa có thể quan sát vừa có thể nghe được. Bạn đang học đào tạo từ xa qua những thông tin sẵn có trên các phương tiện khác nhau. Hãy ghi chép lại. Tưởng tượng ra các câu hỏi sẽ xuất hiện trong kỳ sát hạch theo định hướng cho nghiên cứu của bạn, hay từ các bài học, từ các băng video, hay băng casset, hay từ các công việc được giao của khoá học trên mạng. Sử dụng tốt các kỹ năng truyền thông<br /> <br /> • Cẩn thận tập trung vào các hướng dẫn và chắc chắn bạn đã hiểu đang bị sát hạch khi nộp các nhiệm vụ đã được hoàn thành. Điều đó sẽ giúp bạn phát triển được một phản xạ cho phác thảo nhanh trước khi trả lời các câu hỏi khi các nhiệm vụ đã được nộp thông qua bài viết, qua email, thi miệng hay trên băng video/audio. Đánh giá sự tiến bộ của bạn thường xuyên<br /> <br /> • Bạn đọc lại các mục tiêu của khoá học và các tiêu chuẩn đặt ra thường xuyên xem bạn tiến bộ như thế nào. 154<br /> <br /> Phụ lục B: Làm thế nào để học từ xa có hiệu quả<br /> <br /> Qui định thời gian cho các bài sát hạch "test" khôn ngoan hơn<br /> <br /> • Trước khi sát hạch, đảm bảo bạn hiểu các thông tin có liên quan đến các nhiệm vụ của khoá học mà sẽ là cơ sở cho một bài sát hạch đặc thù. Tìm một số người bạn thân tiện cho việc nghiên cứu<br /> <br /> • Nếu thấy cần phải nghiên cứu với nhiều học viên khác ở lớn học, đề nghị người hướng dẫn giúp tìm kiếm các học viên khác, người có thể hợp tác làm việc, học tập với bạn. Thảo luận về tiến bộ của bạn<br /> <br /> • Hỏi người hướng dẫn với các mục đích khác nhau trong mỗi kỳ học bạn đã tiến bộ như thế nào. Cũng đề nghị sự giúp đỡ và chỉ rõ ra bất cứ phần nào bạn thấy khó và chưa rõ. Áp dụng những kỹ thuật thư giãn để tập trung tốt hơn Các kỹ thuật thư giãn có thể đưa lại những ích lợi cho việc học: có một số phương pháp như tăng độ tập trung, tăng cường tập trung cao độ, và giảm buồn chán. Một số kỹ thuật hồi phục thông thường gồm: thở sâu, thư dãn kéo căng, và nghe các loại nhạc êm dịu.<br /> <br /> 155<br /> <br /> Phụ lục C: Đáp án câu hỏi và bài tập<br /> <br /> PHỤ LỤC C: ĐÁP ÁN CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP CHƯƠNG 1 Câu 1: Mạng Ineternet ra đời vào năm nào? Trình bày lịch sử phát triển của Internet. …<br /> <br /> b) 1969<br /> <br /> Câu 2: Dịch vụ Ineternet được chính thức cung cấp tại Việt nam vào năm nào?. …<br /> <br /> c) 1997<br /> <br /> Câu 3: Arpa net là? …<br /> <br /> a) Tiền thân của Internet<br /> <br /> Câu 4: Ethernet là? …<br /> <br /> b) Một chuẩn mạng cục bộ (LAN)<br /> <br /> Câu 5: Để 2 mạng có thể kết nối với nhau thì: …<br /> <br /> c) Cần cả 2 điều kiện a) và b)<br /> <br /> Câu 6: Các quy tắc điều khiển, quản lý việc truyền thông máy tính được gọi là : …<br /> <br /> b) Các giao thức<br /> <br /> Câu 7: Các thiết bị thường dùng để kết nối các mạng trên Internet …<br /> <br /> a) Router<br /> <br /> Câu 8: TCP/IP là …<br /> <br /> b) 1 bộ giao thức<br /> <br /> Câu 9: Giao thức được dùng chủ yếu trên Internet? Trình bày về giao thức đó. …<br /> <br /> c) TCP/IP<br /> <br /> Câu 10: TCP có mấy tầng? …<br /> <br /> 156<br /> <br /> b) 4 tầng<br /> <br /> Phụ lục C: Đáp án câu hỏi và bài tập<br /> <br /> Câu 11: Mô hình OSI có mấy tầng? Trình bày về mô hình OSI và các tầng của TCP/IP? …<br /> <br /> d) 7 tầng<br /> <br /> Câu 12: Các tầng nào dưới đây không thuộc giao thức TCP/IP ? …<br /> <br /> a) Tầng truy cập mạng<br /> <br /> …<br /> <br /> c) Tầng Internet<br /> <br /> …<br /> <br /> d) Tầng giao vận<br /> <br /> Câu 13: Trong các thuật ngữ dưới, những thuật ngữ nào chỉ bộ giao thức? …<br /> <br /> a) TCP/TCP<br /> <br /> …<br /> <br /> b) NetBEUI<br /> <br /> …<br /> <br /> d) IPX/SPX<br /> <br /> Câu 14: Trong các thuật ngữ dưới đây, những thuật ngữ nào KHÔNG chỉ dịch vụ Inetrnet …<br /> <br /> a) WWW (World Wide Web)<br /> <br /> …<br /> <br /> b) Chat<br /> <br /> … c) E-mail Câu 15: (Xem tài liệu) Câu 16: Hãy chọn đúng các nhà cung cấp dịch vụ Internet và nêu tên đầy đủ của từ viết tắt …<br /> <br /> a) IAP<br /> <br /> …<br /> <br /> b) ISP<br /> <br /> …<br /> <br /> d) ICP<br /> <br /> Câu 17: Phương pháp kết nối Internet nào phổ biến nhất đối với người dùng riêng lẻ? …<br /> <br /> c) Kết nối qua modem<br /> <br /> Câu 18: Trình bày về địa chỉ IP. Những cấu trúc địa chỉ IP nào dưới đây là đúng ? Tại sao? …<br /> <br /> b) 192.168.1.0<br /> <br /> …<br /> <br /> d) 172.193.0.0<br /> <br /> 157<br /> <br /> Phụ lục C: Đáp án câu hỏi và bài tập<br /> <br /> Câu 19: Mục đích chính của việc đưa ra tên miền …<br /> <br /> a) Dễ nhớ<br /> <br /> Câu 20: Hệ thống tên miền được tổ chức theo …<br /> <br /> b) Phân cấp hình cây<br /> <br /> Câu 21: Internet Explorer là …<br /> <br /> b) Trình duyệt web dùng để hiển thị các trang web trên Internet<br /> <br /> Câu 23: Ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản có viết tắt là? Trình bày về ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản. …<br /> <br /> c) WWW<br /> <br /> Câu 24: Ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản …<br /> <br /> a) Là 1 ngôn ngữ lập trình hệ thống rất mạnh<br /> <br /> …<br /> <br /> b) Là 1 ngôn ngữ lập trình ứng dụng rất mạnh<br /> <br /> …<br /> <br /> c) Là ngôn ngữ đơn giản, sử dụng các thẻ để tạo ra các trang văn bản hỗn hợp<br /> <br /> …<br /> <br /> d) Không phải ngôn ngữ lập trình<br /> <br /> CHƯƠNG 2 Câu 1: WWW là viết tắt của? …<br /> <br /> World Wide Web<br /> <br /> Câu 2: Trang Web là? …<br /> <br /> Là trang siêu văn bản phối hợp giữa văn bản thông thường với hình ảnh, âm thanh, video và cả các mối liên kết đến các trang siêu văn bản khác.<br /> <br /> Câu 3: Chương trình thường được sử dụng để xem các trang Web được gọi là? …<br /> <br /> Trình duyệt Web<br /> <br /> Câu 4: Để xem một trang Web, ta gõ địa chỉ của trang đó vào: …<br /> <br /> 158<br /> <br /> Thanh địa chỉ của trình duyệt<br /> <br /> Phụ lục C: Đáp án câu hỏi và bài tập<br /> <br /> Câu 5: Nút Back trên các trình duyệt Web dùng để? …<br /> <br /> Quay trở lại trang Web trước đó<br /> <br /> Câu 6: Nút Forward trên các trình duyệt Web dùng để? …<br /> <br /> Đi đến trang Web tiếp theo<br /> <br /> Câu 7: Nút Home trên các trình duyệt Web dùng để? …<br /> <br /> Trở về trang nhà của bạn<br /> <br /> Câu 8: Muốn lưu các địa chỉ yêu thích (Favorites), sử dụng chức năng: …<br /> <br /> Add to Favorite<br /> <br /> Câu 9: Muốn xem 1 trang Web offline đã được lưu trên máy cục bộ thì: …<br /> <br /> Chọn File > Work Offline<br /> <br /> Câu 10: Muốn sao lưu một trang Web lên máy tính cá nhân thì: …<br /> <br /> Chọn File > Save As<br /> <br /> Câu 11: Để kết nối Internet thông qua mạng cục bộ (LAN), không cần thông tin nào: …<br /> <br /> Địa chỉ IP máy chủ Proxy<br /> <br /> …<br /> <br /> Card mạng và đuờng kết nối đến máy chủ Proxy<br /> <br /> Câu 12: Để thiết lập địa chỉ Proxy, không cần thực hiện thao tác nào trong các thao tác sau: …<br /> <br /> Chọn thẻ Connection trong hộp thoại Internet Option<br /> <br /> …<br /> <br /> Nhấn vào nút LAN Settings<br /> <br /> …<br /> <br /> Nhập các thông số do người quản trị mạng cung cấp.<br /> <br /> Câu 13: Để kết nối Internet thông qua đường điện thoại, không cần thông tin nào: …<br /> <br /> Cài đặt modem<br /> <br /> …<br /> <br /> Cài đặt Dialup Adapter và TCP/IP<br /> <br /> …<br /> <br /> Tạo kết nối mạng 159<br /> <br /> Phụ lục C: Đáp án câu hỏi và bài tập<br /> <br /> Câu 14: Để cài đặt modem, không cần thực hiện thao tác nào: …<br /> <br /> Chọn biểu tượng Modem trong cửa sổ Control Panel<br /> <br /> …<br /> <br /> Chọn Install New Modem<br /> <br /> …<br /> <br /> Chọn tên và bộ cài driver cho Modem.<br /> <br /> Câu 15: Để soạn hoặc đọc E-mail, thì trước tiên phải kết nối Internet …<br /> <br /> Đúng<br /> <br /> Câu 16: Khi kết nối Internet qua điện thoại, chúng ta có phải trả cước phí điện thoại đường dài, cước phí liên lạc quốc tế hay không? …<br /> <br /> Có, vì kết nối Internet là đã liên lạc đường dài<br /> <br /> Câu 17: Khi muốn thay đổi nhà cung cấp Internet (ISP) có cần phải thay đổi số điện thoại truy nhập hay không? …<br /> <br /> Có, vì các ISP cũng chính là nhà cung cấp dịch vụ điện thoại, họ sẽ không chấp nhận một số điện thoại của nhà cung cấp khác.<br /> <br /> Câu 18: Phương pháp kết nối Internet đang phổ biến nhất tại Việt Nam? …<br /> <br /> ADSL<br /> <br /> Câu 21: Thư điện tử dùng để: …<br /> <br /> Gửi thư thông qua môi trường Internet<br /> <br /> Câu 22: Muốn sử dụng thư điện tử trước hết phải: …<br /> <br /> Đăng ký một tài khoản thư điện tử<br /> <br /> Câu 23: Muốn mở hộp thư đã lập phải: …<br /> <br /> Cung cấp chính xác tài khoản đã đăng ký cho máy chủ thư điện tử<br /> <br /> Câu 24: Để trả lời thư, sử dụng nút: …<br /> <br /> Relpy<br /> <br /> Câu 25: Để chuyển tiếp thư, dùng nút … 160<br /> <br /> Forward<br /> <br /> Phụ lục C: Đáp án câu hỏi và bài tập<br /> <br /> Câu 26: Folder Outbox hoặc Unsent Message của E-mail chứa : …<br /> <br /> Các thư đã soạn hoặc chưa gửi đi<br /> <br /> Câu 27: Khi một dòng chủ đề trong thư ta nhận được bắt đầu bằng chữ RE:, thì thông thường thư là: …<br /> <br /> Thư trả lời cho thư mà ta đã nhận từ một ai đó<br /> <br /> Câu 28: Khi nhận được bản tin " Mail undeliverable" có nghĩa là …<br /> <br /> Thư đã được gửi đi, nhưng không tới được người nhận<br /> <br /> Câu 29: Muốn lấy 1 tệp từ Internet và lưu trữ trên máy cục bộ, sử dụng dịch vụ: …<br /> <br /> Tải tệp tin<br /> <br /> Câu 30: Muốn trao đổi trực tuyến với người dùng khác trên mạng, sử dụng dịch vụ: …<br /> <br /> Hội thoại<br /> <br /> Câu 31: Khi sử dụng Instant Messager, muốn chat với 1 người chưa có trong danh sách, thực hiện: …<br /> <br /> Nhấn vào nút Add<br /> <br /> Câu 32: Muốn chat với 1 người trong danh sách, thực hiện: …<br /> <br /> Nhấn vào nút Chat<br /> <br /> Câu 33: Để có thể Chat bằng âm thanh (Voice), cả hai người tham gia phải có: …<br /> <br /> Phần mềm tương thích nhau, một Card âm thanh, Microphone, và các loa (hay headphone)<br /> <br /> Câu 34: Một chatroom với những bạn học cùng lớp có thể coi như một lớp học ảo ? …<br /> <br /> Đúng<br /> <br /> Câu 35: Một diễn đàn trên Internet dùng để: …<br /> <br /> Các thành viên có thể trao đổi, học hỏi về nhiều lĩnh vực có cùng sự quan tâm.<br /> <br /> Câu 36: Tham gia vào diễn đàn, bạn có thể: … Có những người bạn cùng chí hướng … Tìm kiếm và chia sẻ những thông tin bổ ích … Nối vòng tay lớn … Giao lưu trực tuyến 161<br /> <br /> Phụ lục C: Đáp án câu hỏi và bài tập<br /> <br /> CHƯƠNG 3 Câu 1: E-Learning là viết tắt của: …<br /> <br /> Electronic Learning<br /> <br /> Câu 2: Các bài giảng đa phương tiện, tích hợp hình ảnh, âm thanh bắt đầu xuất hiện từ: …<br /> <br /> Từ năm 1984 đến năm 1993<br /> <br /> Câu 3: Một cách đầy đủ nhất, E-Learning là: …<br /> <br /> Một tập hợp các ứng dụng và quá trình, như học qua Web, học qua máy , lớp học ảo và sự liên kết số<br /> <br /> Câu 4: Đâu không phải là đặc điểm của E-Learning …<br /> <br /> Cập nhật<br /> <br /> …<br /> <br /> Không giới hạn bởi không gian thời gian.<br /> <br /> …<br /> <br /> Cực kỳ hấp dẫn và dễ tiếp cận.<br /> <br /> Câu 5: Đâu là nhược điểm của E-L đối với quan điểm của cơ sở đào tạo: …<br /> <br /> Yêu cầu các kỹ năng mới khiên cơ sở đào tạo phải đào tạo lại.<br /> <br /> …<br /> <br /> Người học vẫn chưa tin tưởng vào hiệu quả mà khoá học E-Learning mang lại<br /> <br /> Câu 6: Đâu là ưu điểm của E-L đối với quan điểm của cơ sở đào tạo …<br /> <br /> Thời gian đào tạo ngắn.<br /> <br /> …<br /> <br /> Chi phí phát triển một khoá học rất lớn.<br /> <br /> Câu 7: Đâu là ưu điểm của E-L đối với quan điểm của người học …<br /> <br /> Được thường xuyên cập nhật những kiến thức mới.<br /> <br /> …<br /> <br /> Dễ dàng tự kiểm tra kiến thức của mình.<br /> <br /> Câu 8: Đâu là nhược điểm của E-L đối với quan điểm của người học<br /> <br /> 162<br /> <br /> …<br /> <br /> Phải thông thạo các kỹ năng máy tính cơ bản.<br /> <br /> …<br /> <br /> Yêu cầu ý thức tự giác học tập của cá nhân cao.<br /> <br /> Phụ lục C: Đáp án câu hỏi và bài tập<br /> <br /> Câu 9: LMS là viết tắt của: …<br /> <br /> Learning Management System<br /> <br /> Câu 11: LCMS là viết tắt của: …<br /> <br /> Learning Content Management System<br /> <br /> Câu 12: Nói một cách ngắn gọn, LMS là: …<br /> <br /> Hệ thống quản lý học tập<br /> <br /> Câu 13: Đâu không phải là chức năng của LMS …<br /> <br /> Tạo và quản lý nội dung học tập.<br /> <br /> …<br /> <br /> Quản lý việc phân phối và tìm kiếm nội dung học tập cho người học.<br /> <br /> …<br /> <br /> Cung cấp chức năng để người quản trị có thể lên thời khóa biểu cho giáo viên.<br /> <br /> Câu 14: Đâu không phải là chức năng của LCMS …<br /> <br /> Cho phép người dùng tạo ra và sử dụng lại những đơn vị nội dung nhỏ trong kho dữ liệu trung tâm.<br /> <br /> …<br /> <br /> Quản lý các quá trình tạo ra và đưa nội dung học tập lên môi trường số.<br /> <br /> Câu 15: Mô hình hệ thống E-L bao gồm các phần: …<br /> <br /> Hạ tầng truyền thông và mạng<br /> <br /> …<br /> <br /> Hạ tầng phần mềm<br /> <br /> …<br /> <br /> Nội dung đào tạo (hạ tầng thông tin)<br /> <br /> Câu 16: Trong hoạt động của hệ thống E-L, giáo viên có thể: …<br /> <br /> Cung cấp nội dung khoá học cho phòng xây dựng nội dung bài giảng.<br /> <br /> …<br /> <br /> Tham gia tương tác với học viên thông qua hệ thống quản lý học tập (LMS).<br /> <br /> Câu 17: Trong hoạt động của hệ thống E-L, học viên có thể: …<br /> <br /> Sử dụng cổng thông tin người dùng để học tập, trao đổi với giảng viên<br /> <br /> …<br /> <br /> Sử dụng các công cụ hỗ trợ học tập.<br /> <br /> …<br /> <br /> Thực hiện các bài test để tự kiểm tra kiến thức.<br /> <br /> 163<br /> <br /> Phụ lục C: Đáp án câu hỏi và bài tập<br /> <br /> Câu 18: Trong hoạt động của hệ thống E-L, phòng xây dựng chương trình có thể: …<br /> <br /> Xây dựng, thiết kế bài giảng điện tử<br /> <br /> Câu 19: Trong hoạt động của hệ thống E-L, phòng quản lý đào tạo có thể: …<br /> <br /> Quản lý việc đào tạo<br /> <br /> …<br /> <br /> Tập hợp được các nhu cầu, nguyện vọng của học viên về chương trình và nội dung học tập<br /> <br /> Câu 20: Trong hoạt động của hệ thống E-L, LMS dùng để: …<br /> <br /> Quản lý việc học tập của học viên.<br /> <br /> …<br /> <br /> Hỗ trợ cho việc học tập cũng như quản lý học tập của học viên.<br /> <br /> …<br /> <br /> Là giao diện trao đổi giữa giảng viên và học viên.<br /> <br /> Câu 21: Trong hoạt động của hệ thống E-L, LCMS dùng để: …<br /> <br /> Xây dựng, thiết kế nội dung bài giảng<br /> <br /> Câu 22: Trong hoạt động của hệ thống E-L, ngân hàng BGĐT dùng để: …<br /> <br /> Cơ sở dữ liệu lưu trữ các bài giảng điện tử<br /> <br /> Câu 23: Yêu cầu cần có để học E-L đối với cơ sở đào tạo …<br /> <br /> Phải xác định rõ mục tiêu và đối tượng đào tạo để từ đó xây dựng những chương trình đào tạo phù hợp cho từng đối tượng.<br /> <br /> …<br /> <br /> Cần thiết phải có sự hợp tác giữa các nhà cung cấp dịch vụ đào tạo để giảm thiểu những chi phí xây dựng chương trình đào tạo<br /> <br /> …<br /> <br /> Tham gia diễn dàn trao đổi thông và hệ thống hỗ trợ học viên sau khi hoàn thành khoá đào tạo<br /> <br /> …<br /> <br /> Cần đào tạo đội ngũ giảng viên và kỹ thuật viên xây dựng bài giảng<br /> <br /> Câu 24: Yêu cầu cần có để học E-L đối với học viên<br /> <br /> 164<br /> <br /> …<br /> <br /> Trang bị đầy đủ các thiết bị cần thiết<br /> <br /> …<br /> <br /> Tính tự giác<br /> <br /> …<br /> <br /> Kỹ năng đánh máy và sử dụng máy tính<br /> <br /> Tài liệu tham khảo<br /> <br /> TÀI LIỆU THAM KHẢO<br /> <br /> 1. Nguyễn Thế Hùng, Internet và đời sống, Nhà xuất Bản Thống Kê, 2002 2. Patrick Vincent, “Internet toàn tập Hướng dẫn thao tác và ứng dụng thực tế”, Nhà Xuất Bản Trẻ, TP. Hồ Chí Minh, 1997 3. ITU, DGPT: “Workshop on Mediadevelopment and Utilization for Distance Education”, PTTC1, Hà nội -Việt Nam, 17-27/7/1996. 4. Giáo trình: “Cơ bản về sử dụng Internet”, Viện Công nghệ Thông tin-Đại học Quốc gia Hà Nội. 5. Giáo trình “Thiết kế và quản trị Web tổng quan Portal”, Ban điều hành đề án 112, Hà Nội2004. 6. Giáo trình “Quản trị mạng và các thiết bị mạng”, Ban điều hành đề án 112, Hà Nội - 2004. 7. “Thiết kế và xuất bản Web với HTML VÀ XHTML”, Quang Bình - Phương Hà, Nhà Xuất Bản Thống Kê, 1999 8. "Tự học Internet - 24 bài học căn bản", Nguyễn Anh Dũng, Nguyễn Tâm, Nhà xuất Bản Thống Kê, 2000 9. Website : http://www.vnnic.net 10. Website : http://www.mpt.gov.vn 11. Website : http://home.vnn.vn 12. WWebsite : http://www.vnn.vn 13. Website : http://www.glreach.com/globstats/ 14. Website : http://global-reach.biz/globstats/refs.php3 15. Website : http://www.internic.net 16. "Tự học Internet - 24 bài học căn bản", Nguyễn Anh Dũng, Nguyễn Tâm, Nhà xuất bản thống kê- 2000 17. Website: http://www.caonetwork.com/ 18. Website: http://support.vnn.vn/ 19. Website: http://support.fpt.vn/ 20. Website: http://www.veia.org.vn 21. Website: http://www.echip.com.vn 22. Website : http://www.pclehoan.com 165<br /> <br /> Tài liệu tham khảo<br /> <br /> 23. Website: http://unix.webproxy.vnn.vn 24. Các công nghệ đào tạo từ xa và E-Learning - Bùi Thanh Giang, Chu Quang Toàn, Đào Quang Chiểu, NXB Bưu điện, 2004 25. Website: http://www.learningcircuits.org 26. Kỷ yếu hội thảo quốc gia lần thứ VII “Một số vấn đề chọn lọc của Công nghệ thông tin và truyền thông”. Chủ đề “Giáo dục điện tử (E-Learning)”, 8/2004 27. Website: http://www.austrainer.com/e-learning/history-of-e-learning.htm 28. Website: http://www.e-learningcentre.co.uk/eclipse/Resources/whatise.htm 29. Website: http://www.veia.org.vn/vn/index1.asp?file=info323.htm&fld=news_tn 30. Kỷ yếu Hội thảo khoa học “Giáo dục mở và Đào tạo từ xa - Hiện trạng và triển vọng” Viện Đại học mở Hà Nội, 11 - 1998 31. Xiaofie và cộng sự: "An implementable architecture of an E-learning system", University of Ottawa; 32. "Getting Started with E-learning", website: http://www.marcomedia.com<br /> <br /> 166<br /> <br /> Mục lục<br /> <br /> MỤC LỤC CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ INTERNET ..........................................................................5 1.1. KHÁI QUÁT ..............................................................................................................5 1.1.1. . Lịch sử phát triển .................................................................................................5 1.1.2. Internet là gì ? ........................................................................................................7 1.1.3. Các nhà cung cấp dịch vụ Internet.........................................................................13 1.2. KHÁI NIỆM VÀ ĐỊNH NGHĨA ...............................................................................15 1.2.1. Các phương thức kết nối........................................................................................15 1.2.2. Địa chỉ IP và tên miền ...........................................................................................16 1.2.3. Web và HTML.......................................................................................................20 1.2.4. Giới thiệu về các dịch vụ chủ yếu trên Internet .....................................................25 TÓM TẮT NỘI DUNG CHƯƠNG 1..................................................................................31 T<br /> <br /> C©u hái vµ bµi tËp.......................................................................................................32 CHƯƠNG 2: CÁC DỊCH VỤ THÔNG DỤNG TRÊN INTERNET .......................................37 2.1. DỊCH VỤ WWW .......................................................................................................37 2.1.1. Giới thiệu chung ....................................................................................................37 2.1.2. Thực hành sử dụng chương trình INTERNET EXPLORER.................................38 2.2. KẾT NỐI INTERNET ...............................................................................................42 2.2.1. Giới thiệu chung ....................................................................................................42 2.2.2. Kết nối thông qua mạng cục bộ .............................................................................42 2.2.3. Kết nối thông qua đường điện thoại ......................................................................43 2.3. TÌM KIẾM THÔNG TIN TRÊN INTERNET...........................................................62 2.3.1. Tìm kiếm theo các trang liên kết ...........................................................................62 2.3.2. Tìm kiếm theo câu điều kiện .................................................................................62 2.3.3. Địa chỉ SEARCH.NETNAM.VN với chức năng tìm kiếm thông tin....................63 2.3.4. Địa chỉ WWW.GOOGLE.COM với chức năng tìm kiếm thông tin......................66 2.4. DỊCH VỤ THƯ ĐIỆN TỬ .........................................................................................72 2.4.1. Giới thiệu chung ....................................................................................................72 2.4.2. Sử dụng chương trình thư điện tử tại địa chỉ Vol.vnn.vn ......................................72 2.4.3. Sử dụng chương trình thư điện tử tại địa chỉ MAIL.YAHOO.COM ....................79 2.5. DỊCH VỤ TẢI TỆP TIN ............................................................................................92 2.6. DỊCH VỤ CHAT .......................................................................................................94 2.6.1. Hướng dẫn sử dụng Yahoo Messenger..................................................................95 2.6.2. Thêm một người bạn hội thoại...............................................................................96 2.6.3. Gửi bản tin tới người bạn hội thoại........................................................................98 2.6.4. Chatroom ...............................................................................................................99 2.6.5. Các thao tác với nhóm bạn hội thoại .....................................................................100 2.7. DIỄN ĐÀN.................................................................................................................101 167<br /> <br /> Mục lục<br /> <br /> 2.7.1. Đăng ký..................................................................................................................101 2.7.2. Đăng nhập..............................................................................................................103 2.7.3. Đăng, gửi bài .........................................................................................................104 2.7.4. Tìm kiếm................................................................................................................106 2.7.5. Danh sách thành viên.............................................................................................107 2.7.6. Hỏi đáp...................................................................................................................108 2.7.7. Bản tin....................................................................................................................108 2.7.8. Gửi thư...................................................................................................................110 2.7.9. Thông tin cá nhân ..................................................................................................111 2.7.10. Chat......................................................................................................................112 TÓM TẮT NỘI DUNG CHƯƠNG 2 ..................................................................................114 CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP ......................................................................................................115 CHƯƠNG 3 - GIÁO DỤC ĐIỆN TỬ (E-LEARNING) ..........................................................122 3.1. KHÁI QUÁT CHUNG ...............................................................................................122 3.1.1. Lịch sử phát triển ...................................................................................................122 3.1.2. E-Learning là gì? ...................................................................................................123 3.1.3. Đặc điểm của E-Learning ......................................................................................126 3.2. CẤU TRÚC CỦA MỘT HỆ THỐNG E-LEARNING ..............................................129 3.2.1. Mô hình chức năng ................................................................................................129 3.2.2. Mô hình hệ thống...................................................................................................135 3.2.3. Hoạt động của hệ thống E-Learning ......................................................................139 3.3. PHƯƠNG PHÁP VÀ QUI TRÌNH HỌC E-LEARNING..........................................141 3.3.1. Yêu cầu cần có để học E-Learning ........................................................................141 3.3.2. Qui trình học E-Learning.......................................................................................143 Tãm t¾t néi dung ch−¬ng 3 ...................................................................................145 C©u hái vµ bµi tËp ......................................................................................................146<br /> <br /> 168 </div> </div> <hr /> <h4>Related Documents</h4> <div class="row"> <div class="col-lg-2 col-md-4 col-sm-6 col-6"> <div class="card item-doc mb-4"> <a href="https://pdfcoke.com/documents/nhap-mon-internet-263ed01rw5o0" class="d-block"><img class="card-img-top" src="https://pdfcoke.com/img/crop/300x300/263ed01rw5o0.jpg" alt=""/></a> <div class="card-body text-left"> <h5 class="card-title"><a href="https://pdfcoke.com/documents/nhap-mon-internet-263ed01rw5o0" class="text-dark">Nhap Mon Internet</a></h5> <small class="text-muted float-left"><i class="fas fa-clock"></i> June 2020</small> <small class="text-muted float-right"><i class="fas fa-eye"></i> 3</small> <div class="clearfix"></div> </div> </div> </div> <div class="col-lg-2 col-md-4 col-sm-6 col-6"> <div class="card item-doc mb-4"> <a href="https://pdfcoke.com/documents/nhap-mon-internet-va-e-learning-kpol705yd63x" class="d-block"><img class="card-img-top" src="https://pdfcoke.com/img/crop/300x300/kpol705yd63x.jpg" alt=""/></a> <div class="card-body text-left"> <h5 class="card-title"><a href="https://pdfcoke.com/documents/nhap-mon-internet-va-e-learning-kpol705yd63x" class="text-dark">Nhap Mon Internet Va E-learning</a></h5> <small class="text-muted float-left"><i class="fas fa-clock"></i> December 2019</small> <small class="text-muted float-right"><i class="fas fa-eye"></i> 3</small> <div class="clearfix"></div> </div> </div> </div> <div class="col-lg-2 col-md-4 col-sm-6 col-6"> <div class="card item-doc mb-4"> <a href="https://pdfcoke.com/documents/nhap-mon-co-vay-q6zp661pm3pk" class="d-block"><img class="card-img-top" src="https://pdfcoke.com/img/crop/300x300/q6zp661pm3pk.jpg" alt=""/></a> <div class="card-body text-left"> <h5 class="card-title"><a href="https://pdfcoke.com/documents/nhap-mon-co-vay-q6zp661pm3pk" class="text-dark">Nhap Mon Co Vay</a></h5> <small class="text-muted float-left"><i class="fas fa-clock"></i> November 2019</small> <small class="text-muted float-right"><i class="fas fa-eye"></i> 10</small> <div class="clearfix"></div> </div> </div> </div> <div class="col-lg-2 col-md-4 col-sm-6 col-6"> <div class="card item-doc mb-4"> <a href="https://pdfcoke.com/documents/phan-tam-hoc-nhap-mon-8m3k8q98w3n6" class="d-block"><img class="card-img-top" src="https://pdfcoke.com/img/crop/300x300/8m3k8q98w3n6.jpg" alt=""/></a> <div class="card-body text-left"> <h5 class="card-title"><a href="https://pdfcoke.com/documents/phan-tam-hoc-nhap-mon-8m3k8q98w3n6" class="text-dark">Phan Tam Hoc Nhap Mon</a></h5> <small class="text-muted float-left"><i class="fas fa-clock"></i> November 2019</small> <small class="text-muted float-right"><i class="fas fa-eye"></i> 25</small> <div class="clearfix"></div> </div> </div> </div> <div class="col-lg-2 col-md-4 col-sm-6 col-6"> <div class="card item-doc mb-4"> <a href="https://pdfcoke.com/documents/3-nhap-mon-logic-hoc-6v3r7vln55ze" class="d-block"><img class="card-img-top" src="https://pdfcoke.com/img/crop/300x300/6v3r7vln55ze.jpg" alt=""/></a> <div class="card-body text-left"> <h5 class="card-title"><a href="https://pdfcoke.com/documents/3-nhap-mon-logic-hoc-6v3r7vln55ze" class="text-dark">3-nhap Mon Logic Hoc</a></h5> <small class="text-muted float-left"><i class="fas fa-clock"></i> June 2020</small> <small class="text-muted float-right"><i class="fas fa-eye"></i> 3</small> <div class="clearfix"></div> </div> </div> </div> <div class="col-lg-2 col-md-4 col-sm-6 col-6"> <div class="card item-doc mb-4"> <a href="https://pdfcoke.com/documents/01-nhap-mon-nganh-maydocx-vz0qqr04ew38" class="d-block"><img class="card-img-top" src="https://pdfcoke.com/img/crop/300x300/vz0qqr04ew38.jpg" alt=""/></a> <div class="card-body text-left"> <h5 class="card-title"><a href="https://pdfcoke.com/documents/01-nhap-mon-nganh-maydocx-vz0qqr04ew38" class="text-dark">01-nhap Mon Nganh May.docx</a></h5> <small class="text-muted float-left"><i class="fas fa-clock"></i> December 2019</small> <small class="text-muted float-right"><i class="fas fa-eye"></i> 5</small> <div class="clearfix"></div> </div> </div> </div> </div> </div> </div> </div> </div> <footer class="footer pt-5 pb-0 pb-md-5 bg-primary text-white"> <div class="container"> <div class="row"> <div class="col-md-3 mb-3 mb-sm-0"> <h5 class="text-white font-weight-bold mb-4">Our Company</h5> <ul class="list-unstyled"> <li><i class="fas fa-location-arrow"></i> 3486 Boone Street, Corpus Christi, TX 78476</li> <li><i class="fas fa-phone"></i> +1361-285-4971</li> <li><i class="fas fa-envelope"></i> <a href="mailto:info@pdfcoke.com" class="text-white">info@pdfcoke.com</a></li> </ul> </div> <div class="col-md-3 mb-3 mb-sm-0"> <h5 class="text-white font-weight-bold mb-4">Quick Links</h5> <ul class="list-unstyled"> <li><a href="https://pdfcoke.com/about" class="text-white">About</a></li> <li><a href="https://pdfcoke.com/contact" class="text-white">Contact</a></li> <li><a href="https://pdfcoke.com/help" class="text-white">Help / FAQ</a></li> <li><a href="https://pdfcoke.com/account" class="text-white">Account</a></li> </ul> </div> <div class="col-md-3 mb-3 mb-sm-0"> <h5 class="text-white font-weight-bold mb-4">Legal</h5> <ul class="list-unstyled"> <li><a href="https://pdfcoke.com/tos" class="text-white">Terms of Service</a></li> <li><a href="https://pdfcoke.com/privacy-policy" class="text-white">Privacy Policy</a></li> <li><a href="https://pdfcoke.com/cookie-policy" class="text-white">Cookie Policy</a></li> <li><a href="https://pdfcoke.com/disclaimer" class="text-white">Disclaimer</a></li> </ul> </div> <div class="col-md-3 mb-3 mb-sm-0"> <h5 class="text-white font-weight-bold mb-4">Follow Us</h5> <ul class="list-unstyled list-inline list-social"> <li class="list-inline-item"><a href="#" class="text-white" target="_blank"><i class="fab fa-facebook-f"></i></a></li> <li class="list-inline-item"><a href="#" class="text-white" target="_blank"><i class="fab fa-twitter"></i></a></li> <li class="list-inline-item"><a href="#" class="text-white" target="_blank"><i class="fab fa-linkedin"></i></a></li> <li class="list-inline-item"><a href="#" class="text-white" target="_blank"><i class="fab fa-instagram"></i></a></li> </ul> <h5 class="text-white font-weight-bold mb-4">Mobile Apps</h5> <ul class="list-unstyled "> <li><a href="#" class="bb-alert" data-msg="IOS app is not available yet! Please try again later!"><img src="https://pdfcoke.com/static/images/app-store-badge.svg" height="45" /></a></li> <li><a href="#" class="bb-alert" data-msg="ANDROID app is not available yet! Please try again later!"><img style="margin-left: -10px;" src="https://pdfcoke.com/static/images/google-play-badge.png" height="60" /></a></li> </ul> </div> </div> </div> </footer> <div class="footer-copyright border-top pt-4 pb-2 bg-primary text-white"> <div class="container"> <p>Copyright © 2024 PDFCOKE.</p> </div> </div> <script src="https://pdfcoke.com/static/javascripts/jquery.min.js"></script> <script src="https://pdfcoke.com/static/javascripts/popper.min.js"></script> <script src="https://pdfcoke.com/static/javascripts/bootstrap.min.js"></script> <script src="https://pdfcoke.com/static/javascripts/bootbox.all.min.js"></script> <script src="https://pdfcoke.com/static/javascripts/filepond.js"></script> <script src="https://pdfcoke.com/static/javascripts/main.js?v=1731455729"></script> <!-- Global site tag (gtag.js) - Google Analytics --> <script async src="https://www.googletagmanager.com/gtag/js?id=UA-144986120-1"></script> <script> window.dataLayer = window.dataLayer || []; function gtag(){dataLayer.push(arguments);} gtag('js', new Date()); gtag('config', 'UA-144986120-1'); </script> </body> </html>