Ncc

  • November 2019
  • PDF

This document was uploaded by user and they confirmed that they have the permission to share it. If you are author or own the copyright of this book, please report to us by using this DMCA report form. Report DMCA


Overview

Download & View Ncc as PDF for free.

More details

  • Words: 1,773
  • Pages: 3
I - SỰ HÌNH THÀNH CHỢ CÓ MÁI Những chợ có mái che là một dạng chuyên biệt của những toà nhà công cộng để buôn bán hàng hoá. Về mặt lịch sử, những chợ này có liên quan đến các quảng trường của người Hy Lạp và cac nghị trường cổ. Tại các khu đất công cộng của thành phố cổ là diễn đàn của nhân dân về các mặt hoạt động thuộc đời sống xã hội và thương mại ở đây diễn ra cac cuộc họp mặt của nhân dân và hoạt động mua bán. Vào thời kì trung đại, và sau đó là thời kì phụ hưng, trong các thành phố Tây âu đã có những khu chợ kéo dài, được đặt ở trung tâm thành phố. Cùng với sự phát triển đô thị, nhu cầu trao đổi hàng hoá cũng tăng lên vì vậy đã hình thành một loại nhà mới dùng cho mua bán, đó là chợ có mái. Sau thế chiến II đã xuất hiện cac chợ có mái bằng thuỷ tinh với sức chứa lớn. Trong khi phụ hồi các thành phố bị chiến tranh tàn phá ở Tây âu người ta đã kiến tạo các loại chợ có mái lấy ánh sáng rất lớn; trong chợ đã có bố trí những kho lạnh để bảo quản một khối lượng lớn hàng khoá khỏi bị hỏng. Mặt kĩ thuật xây dựng đã được phát triển cao hơn để tạo lập những kiến trúc kiểu mái vòm hay mái tròn bằng BTCT Về quy mô của khu chợ ta có thể căn cứ theo diện tích của các gian phòng (8-15.000m2) và khói tích của chúng (250 – 300.000m3). Thông thường những chợ bán buôn được thiết kế 1 tầng với các chỗ thoáng dễ trao đổi mua bán, được xây dựng trên nền cao 5-10cm và được ngăn cách nhau bởi những lỗi đi cho xe tải. Chợ có mái che có quy mô lớn tới 500 chỗ ban hoặc hơn, thương được đặt ở trung tâm thành phố. Chợ nhỏ hơn được xây dựng ở cac khu phố. Căn cứ vào khối tích kiến trúc ngời ta chia các chợ có mái ra thành: chợ có sức chứa nhỏ chỉ một gian, chợ có sức chứa trung bình có 2 – 3 gian; chợ có sức chứa lớn có nhiều gian hàng. II - SỰ PHÂN BỐ CHỢ TRONG THÀNH PHỐ Căn cứ vào bố cục hình khối không gian, kích thước, đối tượng phục vụ để quyết định quy mô chợ. Những chợ trung tâm thành phố được xác định cho loại lớn nhất là 50 – 80 ngàn người vào mua mỗi ngày, lượng người chuyển hàng hoá tới chợ cũng lớn. Vì vậy cần có đường đi lại thuận tiện, việc ra vào chợ cũng ít trở ngại, có bãi đỗ xe, cần gần khu dân cư để tiêu thụ hàng nhanh, ít bị hỏng, ôi, kém phẩm chất, tồn đọng. Bán kính phục vụ của chợ trong khu dân cư từ 1-1,5km cho thành phố lớn, còn từ 1,5-2km cho thành phố nhỏ. Chú ý tách riêng giữa luồng hàng và luồng người cho giao thông vân chuyển hàng hoá và người mua hàng. Về phương diện vệ sinh y tế, chợ có mái cần phải cách xa những nguồn ô nhiễm không dưới 1,5km tính từ khu vực đổ rác, và không dưới 500m tính từ các kho chứa và các nhà máy toả khói bụi, mùi vị độc hại. Quy hoạch mặt bằng tổng thể chợ sao cho hình khối không gian kiến trúc hài hoà với giải pháp kiến trúc chung của thành phố. Ở các thành phố cổ, chợ được coi như là một trung tâm xã hội; ở các thành phố vừa và lớn, chợ được coi là khu vực riêng, những năm gần đây xuất hiện nhiêề liên hợp thương mại đặc quyền, trong đó bao gồm cả chợ có mái, những cửa hàng và những công trình phục vụ khác. Diện tích xây dựng cho chợ là 1,5ha, còn trong những điều kiện phố xá phức tạp thì khoảng 0,5ha. III - ĐẶC ĐIỂM VỀ DÂY CHUYỀN CÔNG NGHỆ CỦA CÁC BỘ PHẬN TRONG CHỢ Việc mua ban thực phảm ở chợ được diễn ra hàng ngày. Mọi công việc nhập và bán hàng tại chỗ là tốt nhất, đỡ tốn kém thời gian nhập hàng vào kho rồi mới xuất ra chỗ bán.

Khi quy hoạch gian bán hàng, thường phải tính đếnk ích thước của chỗ bán hàng và quy nhóm chúng lại. Việc tiết kiệm đất xây dựng và tạo sự hợp lí cho việc bán hàng được quyết định bởi giải pháp quy hoạch các chỗ bán. Có 2 phương pháp sắp xếp chỗ bán hàng đó là cách bố trí dọc và ngang gian phòng. Tuy nhiên kiểu bố trí dọc là tiết kiệm và hợp lí. Trong thực tế khai thác và sử dụng các chợ người ta áp dụng rộng rãi cách quy “nhóm mặt hàng gần gũi” lại với nhau. Điều đó cho phép thống nhất được trang thiết bị, thuận tiện mua bán, kiểm tra chất lượng vệ sinh ý tế của hàng hoá. Kho chợ được đặt trong khu có mái che có thiết bị lạnh, cách thức phân bố nhà kho và máy lạnh ở tầng hầm là hợp lí hơn cả, vì nó cho phép ngoài việc sử dụng hợp lí diện tích chợ còn tiện cho vận chuyển hàng hoá bằng các loại xe. Một điều hết sức quan trọng đối với chợ có mái là việc vận chuyển hàng hoá lên xuống, nhất là đối với các hàng nặng, mà không gây ồn ào khó chịu cho maọi người. Nên thiết kế thang máy và các bậc thang lên xuống ở khu vực bán hàng cố định, đồng thời mở ra các hành lang thông thương, với thang máy và với các điểm bán hàng. Đối với các gian chợ có diện tích 2000m2 thì nên có 4 thang máy. Khi phân bố địa điểm bán hàng ở 2 tầng thì tác dụng của thang máy là rất quan trọng. Chiều rộng lối đi của khách hàng trong chợ có mái che được tính như sau: -Lối đi chính từ 4-10m. -Các lối đi hai bên từ 2,5 – 7m. -Các lối đi cắt ngang từ 1,5 – 5m. Chiều rộng của cửa ra cần tính đáp ứng đủ số người ở các ngả đường trong chợ cộng lạivới diện tích gian chợ dành cho mỗi đầu người là 0,5m2, hoặc xuất phát từ khả năng giải toả của các lối ra và các cầu thang, trong đó được tính 1,35m2 diện tích gian chợ co mỗi đầu người (gồm cả diện tích của các quầy hàng). IV – HÌNH KHỐI KIẾN TRÚC CHỢ Hình khối kiến trúc chợ phụ thuộc vào bố cục mặt bằng, số tầng nhà, đặc điểm thời tiết, khí hậu, chiếu sáng, thông gió tự nhiên và đặc điểm nội thất của các gian hàng. Sơ đồ kết cấu mái đóng vai trò quyết định tính cất nội thất và vẻ ngoài của chợ. Loại kết cấu mái có khả năng vượt qua toàn bộ không gian chợ, và mái nhà treo trên dây cáp, hoặc chợ có mái vòm cong là tốt nhất. Khi lựa chọn kết cấu mái cần chú ý: -Tuân thủ theo yêu cầu về y tế -vệ sinh. -Tuân thủ theo điều kiện khí hậu. -Tuân theo yêu cầu kinh tế xây dựng và đẹp, vững chắc. Một trong những vấn đề quan trọng là chọn số tầng nhà, chợ có mái ở thành phố lớn và trung bình thì xây dựng hai tầng là hợp lí, sẽ tiết kiệm được từ 20- 30% diện tích dùng vào việc mua bán. Yêu cầu về môi trường vệ sinh ý tế của chợ: nhiệt độ 18 – 20, độ ẩm 60%. Chú ý giải pháp cấu tạo vỏ che để đảm bảo việc điều hoà khí hậu khi cần. Đặcb iệt cho siêu thị. Đồng thời nội thất các gian hàng cần được đảm bảo: thông thoáng, không gian không có cột ở giữa nhà. -Bề mặt kết cấu trần, tường không bắt bụi, bền, dễ lau chùi, rửa theo kiểu phun nước có áp lực. -Các giá kệ chứa hàng cũng phải làm vệ sinh.

-Chiếu sáng phải đảm bảo giữ được màu sắc tự nhiên của sản phẩm, vì nó liên quan đến sự đánh giá chất lượng hàng hoá của khách hàng. Ở đó chiếu sáng bằng đèn huỳnh quang là tốt nhất vì nó gần với ánh sáng trắng của bầu trời. Sơ đồ mặt bằng chợ thường có 3 loại bố cục: phân tách từng nhà riêng, kết hợp hay hợp khối. -Kiểu chợ kết hợp có bố cục gọn. -Kiểu chợ hợp khối vào một nhà có nhiều ưu điểm, xoá hầu hết nhược điểm củaloại sơ đồ phân tán nhà riênglẻ. Các loại chợ được tổ chức sân thoáng ở giữa (sân trời) thì không gian bán hàng cũng bị chia cắt nhiều. V - CHỈ TI U KINH TẾ KĨ THUẬT Khẩu độ các gian chợ 18m 40m Chi phí II I I II vật liệu Mái có Sự tiết Sự tiết Ghi chú Mái vòm Mái vòm Mái có cho 1m2 dầm đúc kiệm do kiệm do cong hai cong hai dần đúc diện tích sẵn lắp giải giải pháp lớp bằng lớp bằng sẵn ghép nền nhà ghép pháp I I BTCT BTCT panen panen Bê tông 0,068 0,09 25% 0,115 0,138 17% (m3) Thép 11,5 14 17% 18,2 25,4 28% (Kg) Chỉ tiêu kinh tế kĩ thuật của chợ có mái Số TT

Chợ có mái

1

Chợ 250 chỗ

2

Chợ 500 chỗ

3

Chợ 250 chỗ

4 5 6 7

Chợ trung tâm chợ trung tâm Chợ ven biển Chợ đến 50 chỗ

Loại Phân tán Nt tập trung nt nt nt nt

Cấu tạo mái

Diện tích XD (m2)

Khối tích XD (m3)

Khối tích 1 chỗ bán (m3)

Diện tích 1 chỗ bán (m2)

Số chỗ bán

BTCT

2559

24243

102,5

10

236

Thép

2530

1440

-

12,9

220

BTCT

4642,8

52591

109

8,75

515

Thép BTCT Kết hợp BTCT

5200 4020 3629 4060

30900 5500 3078 33340

102,5 168 74 66,6

7,5 11,9 5,35 6,38

300 325 400 500

Những chỉ tiêu kinh tế kĩ thuật các chợ có mái với sức chứa khác nhau

Related Documents

Ncc
November 2019 24
Ncc Certificate
October 2019 20
Ncc Tor
October 2019 18
Ncc Whitepaper
August 2019 19
Ncc Kedar Report
June 2020 1