Module 01-tr.doc

  • Uploaded by: Truong
  • 0
  • 0
  • November 2019
  • PDF

This document was uploaded by user and they confirmed that they have the permission to share it. If you are author or own the copyright of this book, please report to us by using this DMCA report form. Report DMCA


Overview

Download & View Module 01-tr.doc as PDF for free.

More details

  • Words: 3,385
  • Pages: 16
MODULE 01 BẢNG THÔNG TIN TCDN LOGO TÊN VÀ MÃ CHƯƠNG TRÌNH CẤP ĐỘ SỐ MODULE VÀ TIÊU ĐỀ SỐ NHIỆM VỤ VÀ DIỄN GIẢI

MỤC ĐÍCH MODULE

MÃ SỐ

ĐỊA CHỈ TỔNG CỤC DẠY NGHỀ THÔNG TIN SỮA CHỮA MÁY TÀU THỦY 5 M01 QUY TRÌNH VẬN HÀNH VÀ BẢO DƯỠNG ĐỘNG CƠ DIESEL TÀU THỦY 01.40 XÁC ĐỊNH LỊCH TRÌNH BẢO DƯỠNG 01.41 PHÂN TÍCH SỰ VẬN HÀNH CỦA ĐỘNG CƠ Phân tích sự vận hành của động cơ sử dụng thông số của nhà chế tạo động cơ, bộ dụng cụ cầm tay, thiết bị kiểm tra sự vận hành của động cơ và mẫu ghi lại kết quả kiểm tra sự vận hành của động cơ để diễn giải được thông số của nhà chế tạo động cơ, chuẩn bị thiết bị và dụng cụ, tiến hành kiểm tra sự vận hành của động cơ, ghi lại kết quả kiểm tra, so sánh kết quả kiểm tra với thông số của nhà chế tạo và báo cáo kết quả so sánh với cấp trên theo đúng thông số của nhà chế tạo và tuân theo các tiêu chuẩn của Công ước quốc tế về tiêu chuẩn đào tạo, cấp chứng chỉ và trực ca (STCW) 1978 sửa đổi. M01/IS (1/1) TRANG 1/70

TIÊU ĐỀ: LỊCH TRÌNH BẢO DƯỠNG MỤC ĐÍCH: Giới thiệu lịch trình bảo dưỡng /các hoạt động bảo dưỡng Diễn giải quy trình bảo dưỡng Diễn giải cách thức lập hồ sơ bảo dưỡng

GIỚI THIỆU Định nghĩa bảo dưỡng Bảo dưỡng là các hoạt động có tổ chức được tiến hành nhằm duy trì một thiết bị ở tình trạng vận hành tốt nhất với chi phí thấp nhất. Các hoạt động bảo dưỡng Các hoạt động bảo dưỡng có thể là hoạt động sửa chữa hoặc thay thế nhằm đảm bảo cho một thiết bị đạt được hiệu suất hoạt động trong phạm vi cho phép và những hoạt động này nên được tiến hành với chi phí thấp nhất có thể. Mục đích bảo dưỡng Mục đích bảo dưỡng nên phù hợp và tùy thuộc vào mục tiêu sản xuất. Mối quan hệ giữa mục đích bảo dưỡng và mục tiêu sản xuất được phản ánh trong hành động duy trì máy móc và thiết bị sản xuất ở tình trạng tốt nhất có thể.         

Tối đa hóa năng lực sản xuất hoặc gia tăng năng lực của thiết bị với chi phí thấp nhất, chất lượng cao nhất và đáp ứng các tiêu chuẩn về an toàn. Giảm tình trạng hỏng hóc và ngừng khẩn cấp. Tối ưu hóa việc sử dụng tài nguyên. Giảm giai đoạn tạm nghỉ. Cải tiến việc kiểm soát các bộ phận thay thế. Cải thiện hiệu quả của thiết bị và giảm tỉ lệ phế liệu. Tối thiểu hóa việc sử dụng năng lượng. Tối ưu hóa tuổi thọ của thiết bị. Cung cấp chi phí đáng tin cậy và kiểm soát ngân sách.



Kiểm tra và thực hiện tiết giảm chi phí.

Tối đa hóa năng lực sản xuất

← B

→ Giảm tình trạng hỏng hóc

Tối thiểu hóa việc sử dụng năng lượng

← Ả

→ Giảm giai đoạn tạm nghỉ

Tối ưu hóa tuổi thọ của thiết bị

← O

→ Cải thiện hiệu quả của thiết bị

Cung cấp chi phí đáng tin cậy và kiểm soát ngân sách

← D

→ Cải tiến việc kiểm soát hàng tốn kho

Tối ưu hóa việc sử dụng tài nguyên → ←



Ư Ỡ N G

Mục đích bảo dưỡng

→ thực hiện tiết giảm chi phí

Các phương pháp bảo dưỡng  Bảo dưỡng kiểu “chạy đến khi hư hỏng”  Bảo dưỡng phòng ngừa  Bảo dưỡng hiệu chỉnh  Bảo dưỡng cải tiến  Bảo dưỡng dự đoán Bảo dưỡng kiểu “chạy đến khi hư hỏng”   

Yêu cầu sửa chữa, thay thế hay phục hồi được thực hiện trên máy hoặc thiết bị sau khi hư hỏng xuất hiện để đưa máy móc hay thiết bị về tình trạng có thể sử dụng được ở mức tối thiểu. Đây là kiểu bảo dưỡng cổ nhất Được chia thành 2 loại: Bảo dưỡng khẩn cấp: được thực hiện càng sớm càng tốt để đưa máy hoặc thiết bị hư hỏng về trạng thái vận hành an toàn và hiệu quả Bảo dưỡng hư hỏng: được tiến hành sau khi một hư hại nặng xuất hiện và được lưu ý vào mục hư hại nặng trong mẫu đơn Phương pháp sửa chữa, bộ phận thay thế, vật liệu, lao động và thiết bị.





Nhược điểm 1. Kiểu bảo dưỡng này thường tốn kém cả về chi phi phí gián tiếp và trực tiếp. 2. Áp dụng kiểu bảo dưỡng này, hư hỏng xuất hiện ở một bộ phận có thể dẫn đến hư hỏng cho các bộ phận khác của cùng thiết bị, dẫn đến năng lực sản xuất giảm. 3. Lập kế hoạch và lịch trình trước cho kiểu bảo dưỡng này rất khó. Kiểu bảo dưỡng này hữu dụng trong những tình huống sau: 1. Không thể tìm được hư hỏng của một bộ phận trong hệ thống. 2. Chi phí bảo dưỡng thấp hơn các kiểu bảo dưỡng khác. 3. Ưu tiên tài chính cho thiết bị hỏng hóc thấp nên không thể bổ sung thêm các hoạt động phòng ngừa như ngân sách bảo dưỡng đã định.

Bảo dưỡng phòng ngừa Gồm các hoạt động được tiến hành với các hệ thống, máy móc, thiết bị trong nhà máy trước khi hư hỏng xuất hiện để bảo vệ, ngăn chặn hoặc loại trừ tình trạng vận hành của máy móc suy giảm.   1. 2. 3. 4. 5.   

Ưu điểm khi áp dụng kiểu bảo dưỡng phòng ngừa là đáp ứng hầu hết các mục đích bảo dưỡng Những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của kiểu bảo dưỡng này là: Cần số lượng nhân viên bảo dưỡng phù hợp ở phòng bảo dưỡng để tiến hành kiểu bảo dưỡng này Lựa chọn đúng máy móc và thiết bị sản xuất theo đúng môi trường làm việc và chịu được khối lượng công việc trong môi trường này. Yêu cầu chuyên môn và kĩ năng của nhân viên đạt được qua đào tạo Hỗ trợ và cam kết từ giám đốc điều hành Kế hoạch và lịch trình phù hợp Khả năng áp dụng phù hợp Kiểu bảo dưỡng này tốt cho các loại máy móc và thiết bị. (nếu hư hỏng của chúng gây ra tổn thất nghiêm trọng cho sản xuất) Mục đích của kiểu bảo dưỡng này nhằm duy trì máy móc và thiết bị ở tình trạng những hư hỏng và sửa chữa khẩn cấp được tổi thiểu hóa. Các nhà nghiên cứu đã chia nhỏ kiểu bảo dưỡng phòng ngừa thành các kiểu bảo dưỡng khác theo bản chất các hoạt động của nó: Bảo dưỡng định kỳ bao gồm các hoạt động bảo dưỡng lặp lại và định kỳ như bôi trơn, vệ sinh, và các điều chỉnh nhỏ. Bảo dưỡng thường xuyên bao gồm các hoạt động bảo dưỡng được tiến hành trong khi máy móc hoặc thiết bị đang hoạt động và chúng được thực hiện trước khi tiến hành các hoạt động bảo dưỡng ngăn ngừa thực sự. Bảo dưỡng cơ hội là hoạt động bảo dưỡng được tiến hành với một loại máy móc hoặc thiết bị khi cơ hội bảo dưỡng không định trước xuất hiện trong suốt quá trình tiến hành hoạt động bảo dưỡng định trước với các loại máy móc và thiết bị khác. Bảo dưỡng cửa sổ là các hoạt động được tiến hành khi một loại máy móc hoặc thiết bị không được yêu cầu bảo dưỡng trong một khoảng thời gian. Bảo dưỡng phòng ngừa đóng máy là hoạt động bảo dưỡng được tiến hành khi dây chuyền sản xuất trong trạng thái ngừng hẳn.

Bảo dưỡng hiệu chỉnh Ở kiểu bảo dưỡng này, những hành động như sửa chữa, thay thế hoặc phục hồi sẽ được tiến hành sau khi hư hỏng xuất hiện nhằm loại trừ nguồn gây hư hỏng hoặc giảm tần suất xuất hiện của nó.  Kiểu bảo dưỡng này được chia thành 3 loại: Bảo dưỡng sửa chữa: là các hoạt động được tiến hành để loại bỏ nguồn gây hư hỏng mà không làm gián đoạn quá trình sản xuất. Bảo dưỡng phân kì: là hoạt động bảo dưỡng hiệu chỉnh không được bắt đầu ngay sau khi hư hỏng xuất hiện mà bị hoãn lại sao cho không ảnh hưởng đến quá trình sản xuất. Bảo dưỡng hiệu chỉnh đóng máy: là hoạt động bảo dưỡng được tiến hành khi toàn bộ dây chuyền sản xuất ở trạng thái ngừng hẳn. Mục đích của bảo dưỡng hiệu chỉnh là tối đa hóa hiệu quả các hệ thống quan trọng của nhà máy, loại trừ hỏng hóc, sữa chữa không cần thiết, giảm sai sót trong điều kiện vận hành tối ưu. Sự khác nhau giữa bảo dưỡng hiệu chỉnh và bảo dưỡng phòng ngừa là đối với bảo dưỡng hiệu chỉnh, hư hỏng xuất hiện trước khi tiến hành hành động hiệu chỉnh. Bảo dưỡng hiệu chỉnh khác với bảo dưỡng kiểu “chạy đến khi hư hỏng” ở điểm các hoạt động bảo dưỡng được lập kế hoạch và tiến hành định kỳ để duy trì máy móc và thiết bị của nhà máy trong tình trạng vận hành tối ưu.  Bảo dưỡng hiệu chỉnh được tiến hành theo bốn bước quan trọng sau: 1. Phát hiện lỗi 2. Cô lập lỗi 3. Loại trừ lỗi 4. Kiểm tra việc loại trừ lỗi Trong bước phát hiện lỗi, cần tiến hành nhiều hành động như điều chỉnh, căn chỉnh, hiệu chỉnh, gia công lại, tháo, thay thế hoặc thay mới.  Bảo dưỡng hiệu chỉnh cần nhiều điều kiện để tiến hành hiệu quả: 1. Xác định chính xác những vấn đề khởi đầu 2. Lập kế hoạch hiệu quả phụ thuộc vào kĩ năng của người lập kế hoạch, cơ sở dữ liệu bảo dưỡng được xây dựng tốt về thời gian sửa chữa chuẩn, quy trình sửa chữa hoàn chỉnh, kĩ năng lao động, dụng cụ chuyên dụng, các bộ phận và thiết bị. 3. Quy trình sửa chữa phù hợp 4. Thời gian sửa chữa phù hợp

5. Kiểm tra sửa chữa

Bảo dưỡng cải tiến  Mục đích của bảo dưỡng cải tiến là giảm hoặc loại bỏ hẳn nhu cầu bảo dưỡng .  Kiểu bảo dưỡng này được chia thành 3 loại như sau: 1. Bảo dưỡng thiết kế lại theo quan điểm bảo dưỡng là các hoạt động được sử dụng nhằm loại bỏ nguyên nhân bảo dưỡng , đơn giản hóa các nhiệm vụ bảo dưỡng hay nâng cao hiệu suất của máy móc bằng cách thiết kế lại các máy móc và thiết bị dễ bị hư hỏng do chi phí sửa chữa dài hạn và thay thế chúng rất đắt. 2. Dịch vụ kĩ thuật bao gồm việc thiết kế, sửa đổi thiết kế, tháo lắp và bố trí lại thiết bị. 3. Bảo dưỡng cải tiến đóng máy bao gồm các hoạt động bảo dưỡng cải tiến được tiến hành trong khi dây chuyền sản xuất ở trạng thái ngừng hẳn. Bảo dưỡng dự đoán  

    

Bảo dưỡng dự đoán bao gồm các hoạt động phát hiện những thay đổi trong tình trạng vật lý của thiết bị (dấu hiệu hư hỏng) để tiến hành công tác bảo dưỡng phù hợp nhằm tối đa hóa tuổi thọ của thiết bị mà không gia tăng nguy cơ hư hỏng. Bảo dưỡng dự đoán được chia thành hai loại theo phương pháp phát hiện dấu hiệu hư hỏng: - Bảo dưỡng dự đoán dựa trên tình trạng - Bảo dưỡng dự đoán dựa trên thống kê Bảo dưỡng dự đoán dựa trên tình trạng phụ thuộc vào việc giám sát tình trạng thiết bị liên tục hay định kỳ để phát hiện dấu hiệu hư hỏng. Bảo dưỡng dự đoán dựa trên thống kê phụ thuộc vào dữ liệu thống kê từ hồ sơ ngừng máy chi tiết của các thiết bị và bộ phận trong nhà máy để xây dựng phương pháp dự đoán hư hỏng. Hạn chế của bảo dưỡng dự đoán là phụ thuộc quá nhiều vào thông tin và diễn giải thông tin chính xác. Một số nhà nghiên cứu đã phân loại bảo dưỡng dự đoán là 1 kiểu bảo dưỡng phòng ngừa. Sự khác biệt chính giữa bảo dưỡng phòng ngừa và bảo dưỡng dự đoán là bảo dưỡng dự đoán sử dụng phương pháp giám sát tình trạng máy móc hoặc thiết bị để tìm ra thời gian trung bình chính xác dẫn tới hư hỏng trong khi đó bảo dưỡng phòng ngừa phụ thuộc vào thống kê tuổi thọ công nghiệp trung bình.

Ai chịu trách nhiệm? giữa người vận hành sản xuất và kĩ thuật viên bảo dưỡng , chia sẻ nhiệm vụ như thế nào? Trước tiên hãy nhìn vào bảng bên phải. Khi người vận hành chứng minh được tính độc lập thực sự và hiểu biết cơ bản về vận hành, vai trò của họ có thể khác nhau. Khối lượng công việc của kĩ thuật viên bảo dưỡng có thể nhẹ bớt bằng cách trao quyền cho người vận hành đảm nhận những nhiệm vụ đơn giản, định kỳ. Điều này sẽ tạo ra nhiều thời gian hơn cho các vấn đề kĩ thuật phức tạp, cho phép kĩ thuật viên tập trung vào bảo dưỡng phòng ngừa và cải tiến.

Nhiệm vụ

Người vận Bảo dưỡng hành Tôn trọng tình Bắt buộc Bắt buộc trạng cơ bản Tôn trọng tình Bắt buộc trạng sử dụng

Bắt buộc

Sửa chữa Thực hiện Thực hiện khiếm khuyết hoặc được và ghi yêu cầu thực lại/phản hồi hiện Cải tiến thiết Phản hồi về kế kém những khó khăn, thiết kế kém và đề xuất cải tiến

Nghiên cứu cải tiến, thực hiện hoặc đề xuất

Phòng ngừa Tôn trọng thiệt hại về hướng dẫn và người quy trình làm việc

Cải tiến phýõng pháp làm việc và bảo dýỡng

Vệ sinh = bảo dưỡng phòng ngừa! Bảo dưỡng phòng ngừa gồm có: 1. Bảo dưỡng hàng ngày : Vệ sinh, bôi trơn, siết chặt đai ốc… 2. Kiểm tra = Chẩn đoán 3. Sửa chữa : Thay thế sớm = Khắc phục sớm Việc loại bỏ bụi bẩn có hệ thống hàng ngày cho phép phát hiện sớm các vấn đề như rò rỉ, hư mòn bất thường, nứt vỡ… Kiểm tra việc siết chặt đai ốc định kỳ cùng với bôi trơn sẽ kéo dài tuổi thọ và ngăn ngừa hư hỏng. Thiết lập các tiêu chuẩn phân xưởng cho công tác vệ sinh và bôi trơn theo tài liệu và đề xuất của nhà xuất.

CÂU HỎI 1. Liệt kê 5 kiểu bảo dưỡng . …………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………. 2. Diễn giải phương pháp bôi trơn có tác dụng bảo dưỡng như thế nào đối với các bộ phận của máy móc. …………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………….

BẢNG CÔNG VIỆC

TCDN LOGO

ĐỊA CHỈ TỔNG CỤC DẠY NGHỀ BẢNG CÔNG VIỆC

TÊN VÀ MÃ CHƯƠNG TRÌNH

SỮA CHỮA MÁY TÀU THỦY

CẤP ĐỘ

5

SỐ MODULE VÀ TIÊU ĐỀ

M01 QUY TRÌNH VẬN HÀNH VÀ BẢO DƯỠNG ĐỘNG CƠ DIESEL TÀU THỦY 01.40 XÁC ĐỊNH LỊCH TRÌNH BẢO DƯỠNG 01.41 PHÂN TÍCH SỰ VẬN HÀNH CỦA ĐỘNG CƠ Phân tích sự vận hành của động cơ sử dụng thông số của nhà chế tạo động cơ, bộ dụng cụ cầm tay, thiết bị kiểm tra sự vận hành của động cơ và mẫu ghi lại kết quả kiểm tra sự vận hành của động cơ để diễn giải được thông số của nhà chế tạo động cơ, chuẩn bị thiết bị và dụng cụ, tiến hành kiểm tra sự vận hành của động cơ, ghi lại kết quả kiểm tra, so sánh kết quả kiểm tra với thông số của nhà chế tạo và báo cáo kết quả so sánh với cấp trên theo đúng thông số của nhà chế tạo và tuân theo các tiêu chuẩn của Công ước quốc tế về tiêu chuẩn đào tạo, cấp chứng chỉ và trực ca (STCW) 1978 sửa đổi.

SỐ NHIỆM VỤ VÀ DIỄN GIẢI

MỤC ĐÍCH MODULE

MÃ SỐ

M01/IS (1/1)

TIÊU ĐỀ: LỊCH TRÌNH BẢO DƯỠNG MỤC ĐÍCH: Học viên có thể: 1. 2. 3. 4. 5.

Hiểu quy trình huấn luyện được tiến hành. Chuẩn bị vở, giấy, thiết bị và vật liệu cần thiết. Dạy được học viên khác Cung cấp tờ thông tin cho học viên khác Kiểm tra học viên khác

HƯỚNG DẪN:

TRANG 1/70

Dựa trên thông tin tại nơi làm việc, học viên nên thực hiện một số công việc sửa chữa và bảo dưỡng . Tuy nhiên vì không đủ nhân công nên một số công việc sửa chữa không thể tiến hành được. Học viên trong vai trò là nhân công bảo dưỡng cấp cao tại công ty, được yêu cầu cung cấp tất cả dữ liệu cần thiết để giải quyết vấn đề được giao đảm bảo cho tất cả các máy móc và thiết bị có thể được bảo dưỡng đúng thời gian. BẢN VẼ, DỮ LIỆU VÀ KẾ HOẠCH Kế hoạch, mẫu kiểm định, mẫu bảo dưỡng THIẾT BỊ VÀ VẬT TƯ 1. Máy tính 2. Giấy A4 3. Máy chiếu LCD

Học viên là công nhân bảo dưỡng tại nơi đang làm việc. Học viên được yêu cầu cung cấp một kế hoạch để đảm bảo rằng công việc sửa chữa và bảo dưỡng tại nơi làm việc được tiến hành có hệ thống. Học viên cần thực hiện và diễn giải các bước cung cấp kế hoạch đó. QUY TRÌNH 1. Viết trang tiêu đề

CHI TIẾT CÔNG VIỆC 1.1 Bao gồm:  Tên và mã mô đun  Số bài tập  Ngày đến hạn  Tên sinh viên  Số sinh viên  Tên giáo viên  Thời gian

2. Viết bản tóm tắt

2.1 Viết bản khái quát kế hoạch 2.2 Diễn giải mục đích 2.3 Xác định chủ đề 2.4 Tóm tắt các phần chính của kế hoạch 2.5 Trình bày kết luận hay kết quả 3.1 Viết danh sách mục lục 3.2 Liệt kê phần chính và phần phụ của kế hoạch và số trang tương ứng 3.3 Sắp xếp mục lục như được chỉ ra trong báo cáo. 4.1 Mở đầu bằng mục đích của kế hoạch 4.2 Nêu lí do viết báo cáo 5.1 Viết thông tin được lấy từ dữ liệu mà học viên đã lập 5.2 Trình bày các cách giải quyết vấn đề và phương pháp giải quyết vấn đề. 6.1 Liệt kê chi tiết các xuất bản phẩm của tất cả nguồn tài liệu tham khảo được dẫn trong kế hoạch 6.2 Không lấy nguồn tài liệu không được dẫn trong kế hoạch 6.3 Danh mục nên được sắp xếp theo thứ tự chữ cái theo tên tác giả 7.1 Trình cho giáo viên đúng thời hạn

3. Chuẩn bị mục lục

4. Viết phần giới thiệu 5. Viết phần nội dung kế hoạch

6. Kết luận Danh mục tham khảo Phụ lục

7. Kết hợp tất cả các phần của kế hoạch

DANH SÁCH KIỂM TRA CÔNG VIỆC Số Công việc đã làm

Đạt

Không đạt Ghi chú

A. Tiến độ công việc 1. Chuẩn bị

trước

2. Quy trình công việc 3. Quản lý thời gian

B. Kết quả công việc 1. Kế hoạch 2. Trình chiếu 3. Trình bày

C. Thái độ 1. Làm việc theo nhóm 2. Bố trí thời gian

D. An toàn công việc 1. Tiến độ công việc phù hợp với quy tắc an toàn

(Chữ ký học viên)

(Chữ ký đại diện)

Ngày tháng

Ngày tháng

Related Documents

Module
November 2019 51
Module
May 2020 40
Module
April 2020 45
Module 11
May 2020 12
Module 4
May 2020 20
Dada Module
November 2019 34

More Documents from ""

Module 01-tr.doc
November 2019 30
Truyen Kieu_nguyen Du
May 2020 14
Thay Truong Cap Phep.pdf
November 2019 22
Spss
May 2020 33