Kttt.docx

  • Uploaded by: Thuy Van Pham Nguyen
  • 0
  • 0
  • May 2020
  • PDF

This document was uploaded by user and they confirmed that they have the permission to share it. If you are author or own the copyright of this book, please report to us by using this DMCA report form. Report DMCA


Overview

Download & View Kttt.docx as PDF for free.

More details

  • Words: 4,159
  • Pages: 9
CƠ CHẾ THỊ TRƯỜNG CÓ SỰ QUẢN LÝ CỦA NHÀ NƯỚC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM

I. Nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam : 1. Khái niệm Kinh tế thị trường: Trong một nền kinh tế, khi các nguồn lực kinh tế phải được phân bổ bằng nguyên tắc thị trường thì người ta gọi đó là kinh tế thị trường. 2.Cơ sở khách quan của sự tồn tại và phát triển kinh tế thị trường ở Việt Nam : - Phân công lao động xã hội - Trong nền kinh tế nước ta, tồn tại nhiều hình thức sở hữu - Thành phần kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể, tuy cùng dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất, nhưng các đơn vị kinh tế vẫn có sự khác biệt nhất định - Quan hệ hàng hoá - tiền tệ còn cần thiết trong quan hệ kinh tế đối ngoại, đặc biệt trong điều kiện phân công lao động quốc tế đang phát triển ngày càng sâu sắc, vì mỗi nước là một quốc gia riêng biệt, là người chủ sở hữu đối với các hàng hoá đưa ra trao đổi trên thị trường thế giới. Sự trao đổi ở đây phải theo nguyên tắc ngang giá. Như vậy, khi kinh tế thị trường ở nước ta là một tồn tại tất yếu, khách quan, thì không thể lấy ý chí chủ quan mà xoá bỏ nó được 3.Tác dụng to lớn của sự phát triển kinh tế thị trường: -Nền kinh tế nước ta khi bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội còn mang nặng tính tự túc tự cấp sản xuất hàng hoá phát triển phá vỡ dần kinh tế tự nhiên và chuyển thành nền kinh tế hàng hoá, thúc đẩy sự xã hội hoá sản xuất. -Kinh tế hàng hoá tạo ra động lực thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển, nâng cao năng suất lao động xã hội. -Trong nền kinh tế hàng hoá, người sản xuất phải căn cứ vào nhu cầu của người tiêu dùng, của thị trường để quyết định sản xuất sản phẩm gì, với khối lượng bao nhiêu, chất lượng như thế nào kích thích tính năng động, sáng tạo của chủ thể kinh tế, kích thích việc nâng cao chất lượng, cải tiến mẫu mã, cũng như tăng khối lượng hàng hoá và dịch vụ. -Phân công lao động xã hội là điều kiện ra đời và tồn tại của sản xuất hàng hoá phát huy được tiềm năng, lợi thế của từng vùng, cũng như lợi thế của đất nước có tác dụng mở rộng quan hệ kinh tế với nước ngoài. Sự phát triển của kinh tế thị trường sẽ thúc đẩy quá trình tích tụ và tập trung sản xuất tạo điều kiện ra đời của sản xuất lớn, xã hội hoá cao, đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước. Như vậy, phát triển kinh tế thị trường là một tất yếu kinh tế đối với nước ta, một nhiệm vụ kinh tế cấp bách để chuyển nền kinh tế lạc hậu của nước ta thành nền kinh tế hiện đại, hội nhập vào sự phân công lao động quốc tế. Đó là con đường đúng đắn để phát triển lực

lượng sản xuất, khai thác có hiệu quả tiềm năng của đất nước vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Nước ta đang thực hiện chuyển đổi nền kinh tế, chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang kinh tế hàng hoá. Mô hình kinh tế của Việt Nam được xác định là nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, định hướng xã hội chủ nghĩa (nói ngắn gọn là kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa). 4. ĐẶC TRƯNG, BẢN CHẤT CỦA NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM Một là, các chủ thể kinh tế có tính độc lập, có quyền tự chủ trong sản xuất, kinh doanh. Hai là, giá cả do thị trường quyết định, hệ thống thị trường được phát triển đầy đủ và nó có tác dụng làm cơ sở cho việc phân phối các nguồn lực kinh tế vào trong các ngành, các lĩnh vực của nền kinh tế. Ba là, nền kinh tế vận động theo những quy luật vốn có của kinh tế thị trường như quy luật giá trị, quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh... Sự tác động của các quy luật đó hình thành cơ chế tự điều tiết của nền kinh tế. Bốn là, nếu là nền kinh tế thị trường hiện đại thì còn có sự điều tiết vĩ mô của Nhà nước thông qua pháp luật kinh tế, kế hoạch hoá, các chính sách kinh tế. Mặt khác, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam dựa trên cơ sở và được dẫn dắt, chi phối bởi nguyên tắc và bản chất của chủ nghĩa xã hội. Do đó, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có những đặc trưng bản chất dưới đây: +Về mục tiêu phát triển kinh tế thị trường +Nền kinh tế thị trường gồm nhiều thành phần, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo +Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, thực hiện nhiều hình thức phân phối thu nhập, trong đó lấy phân phối theo lao động là chủ yếu +Cơ chế vận hành nền kinh tế là cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước xã hội chủ nghĩa +Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa cũng là nền kinh tế mở, hội nhập 5.THỰC TRẠNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP ĐỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM a.Thực trạng nền kinh tế thị trường ở Việt Nam Trình độ phát triển nền kinh tế thị trường ở nước ta còn ở giai đoạn sơ khai. Đó là do các nguyên nhân - Cơ sở vật chất - kỹ thuật còn ở trình độ thấp - Kết cấu hạ tầng như hệ thống đường giao thông, bến cảng, hệ thống thông tin liên lạc... còn lạc hậu, kém phát triển

- Do cơ sở vật chất- kỹ thuật còn ở trình độ thấp làm cho phân công lao động kém phát triển, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế chậm. - Khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trên thị trường trong nước, cũng như thị trường nước ngoài còn rất yếu. Thị trường dân tộc thống nhất đang trong quá trình hình thành nhưng chưa đồng bộ -Do giao thông vận tải kém phát triển nên chưa lôi cuốn được tất cả các vùng trong nước vào một mạng lưới lưu thông hàng hoá thống nhất. -Thị trường hàng hoá - dịch vụ đã hình thành nhưng còn hạn hẹp và còn nhiều hiện tượng tiêu cực (hàng giả, hàng nhập lậu, hàng nhái nhãn hiệu vẫn làm rối loạn thị trường). -Thị trường hàng hoá sức lao động mới manh nha, một số trung tâm giới thiệu việc làm và xuất khẩu lao động mới xuất hiện nhưng đã nảy sinh hiện tượng khủng hoảng. -Thị trường tiền tệ, thị trường vốn đã có nhiều tiến bộ nhưng vẫn còn nhiều trắc trởc) Nhiều thành phần kinh tế tham gia thị trường; do vậy nền kinh tế ở nước ta có nhiều loại hình sản xuất hàng hoá cùng tồn tại, đan xen nhau, trong đó sản xuất hàng hoá nhỏ phân tán còn phổ biến. Sự hình thành thị trường trong nước gắn với mở rộng kinh tế đối ngoại, hội nhập vào thị trường khu vực và thế giới, trong hoàn cảnh trình độ phát triển kinh tế - kỹ thuật của nước ta thấp xa so với hầu hết các nước khác. Các giải pháp cơ bản để phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Để phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp. Dưới đây là những giải pháp chủ yếu nhất: -Thực hiện nhất quán chính sách kinh tế nhiều thành phần -Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, ứng dụng nhanh tiến bộ khoa học - công nghệ; trên cơ sở đó đẩy mạnh phân công lao động xã hội. -Hình thành và phát triển đồng bộ các loại thị trường -Mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại -Giữ vững sự ổn định chính trị, hoàn thiện hệ thống luật pháp -Xoá bỏ triệt để cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp, hoàn thiện cơ chế quản lý kinh tế của Nhà nước b.CƠ CHẾ THỊ TRƯỜNG CÓ SỰ QUẢN LÝ CỦA NHÀ NƯỚC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM Sự cần thiết chuyển sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam Do nhận thức còn đơn giản về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, nên chúng ta đã thiết lập thể chế kinh tế kế hoạch và cơ chế vận hành nền kinh tế là cơ chế quản lý tập trung quan liêu, bao cấp. Mô hình kinh tế và cơ chế đó có những đặc trưng chủ yếu sau đây: Thứ nhất, Nhà nước quản lý nền kinh tế bằng mệnh lệnh hành chính là chủ yếu với hệ thống chỉ tiêu pháp lệnh chi tiết từ trên xuống dưới.

Thứ hai, các cơ quan hành chính kinh tế can thiệp quá sâu vào hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị kinh tế cơ sở, nhưng lại không chịu trách nhiệm gì về vật chất đối với các quyết định của mình. Thứ ba, trong cơ chế cũ quan hệ hàng hoá - tiền tệ bị coi thường, nhà nước quản lý nền kinh tế và kế hoạch hoá bằng chế độ cấp phát và giao nộp sản phẩm, quan hệ hiện vật là chủ yếu, do đó hạch toán kinh tế chỉ là hình thức. Thứ tư, bộ máy quản lý cồng kềnh, có nhiều cấp trung gian và kém năng động, từ đó sinh ra một đội ngũ cán bộ kém năng lực quản lý, nhưng phong cách thì cửa quyền, quan liêu. Vì vậy, với sự đổi mới tư duy về kinh tế, Đảng ta đã đề ra phương hướng đổi mới kinh tế là chuyển nền kinh tế nước ta sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, định hướng xã hội chủ nghĩa. 6.Cơ chế thị trường a.Khái niệm và nội dung cơ chế thị trường Cơ chế thị trường là cơ chế tự điều tiết của nền kinh tế thị trường do sự tác động của các quy luật vốn có của nó. Nói một cách cụ thể hơn, cơ chế thị trường là hệ thống hữu cơ của sự thích ứng lẫn nhau, tự điều tiết lẫn nhau của các yếu tố giá cả, cung - cầu, cạnh tranh ... trực tiếp phát huy tác dụng trên thị trường để điều tiết nền kinh tế thị trường. b.Tín hiệu của cơ chế thị trường là giá cả thị trường Giá cả thị trường là sự biểu hiện bằng tiền của giá trị thị trường của hàng hoá. Giá cả thị trường có những chức năng chủ yếu sau đây: - Chức năng thông tin - Chức năng phân bố các nguồn lực kinh tế. - Chức năng thúc đẩy tiến bộ kỹ thuật. c.Giá cả thị trường phụ thuộc vào các nhân tố dưới đây: Thứ nhất, Giá trị thị trường. Giá trị thị trường là kết quả của sự san bằng các giá trị cá biệt của hàng hoá trong cùng một ngành thông qua cạnh tranh. Cạnh tranh trong nội bộ ngành dẫn tới hình thành một giá trị xã hội trung bình. Tuỳ thuộc vào trình độ phát triển của sức sản xuất của mỗi ngành mà giá trị thị trường có thể ứng với một trong ba trường hợp sau đây: - Trường hợp 1, giá trị thị trường của hàng hoá do giá trị của đại bộ phận hàng hoá được sản xuất ra trong điều kiện trung bình quyết định. Đây là trường hợp phổ biến nhất. - Trường hợp 2, giá trị thị trường của hàng hoá do giá trị của đại bộ phận hàng hoá được sản xuất ra trong điều kiện xấu quyết định. - Trường hợp 3, giá trị thị trường hàng hoá do giá trị của đại bộ phận hàng hoá được sản xuất ra trong điều kiện tốt quyết định. Thứ hai, Giá trị (hay sức mua) của tiền. Thứ ba, Cung và cầu Thứ tư, Cạnh tranh. d.Ưu điểm và khuyết tật của cơ chế thị trường Ưu điểm của cơ chế thị trường

Cơ chế thị trường có những ưu điểm và tác dụng mà không có cơ chế nào hoàn toàn thay thế được. Thứ nhất, cơ chế thị trường kích thích hoạt động của chủ thể kinh tế và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động tự do của họ. Thứ hai, sự tác động của cơ chế thị trường sẽ đưa đến sự thích ứng tự phát giữa khối lượng và cơ cấu của sản xuất (tổng cung) với khối lượng và cơ cấu nhu cầu của xã hội (tổng cầu). Thứ ba, cơ chế thị trường kích thích đổi mới kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất. Thứ tư, cơ chế thị trường thực hiện phân phối các nguồn lực kinh tế một cách tối ưu. Thứ năm, sự điều tiết của cơ chế thị trường mềm dẻo hơn sự điều chỉnh của cơ quan nhà nước và có khả năng thích nghi cao hơn trước những điều kiện kinh tế biến đổi, làm thích ứng kịp thời giữa sản xuất xã hội với nhu cầu xã hội. e.Những khuyết tật của cơ chế thị trường Cơ chế thị trường là cơ chế tốt nhất điều tiết nền kinh tế thị trường, tuy nhiên cơ chế thị trường cũng có những khuyết tật vốn có của nó. Thứ nhất, cơ chế thị trường chỉ phát huy tác dụng đầy đủ khi có cạnh tranh hoàn hảo Thứ hai, mục đích hoạt động của các doanh nghiệp là lợi nhuận tối đa Thứ ba, phân phối thu nhập không công bằng Thứ tư, một nền kinh tế do cơ chế thị trường thuần tuý điều tiết khó tránh khỏi những thăng trầm, khủng hoảng kinh tế có tính chu kỳ và thất nghiệp. Do cơ chế thị trường có một loạt các khuyết tật vốn có của nó, nên trong thực tế không tồn tại cơ chế thị trường thuần tuý, mà thường có sự can thiệp của Nhà nước để sửa chữa những thất bại của cơ chế thị trường, khi đó nền kinh tế, như người ta gọi, là nền kinh tế hỗn hợp. f.Sự điều tiết vĩ mô của Nhà nước xã hội chủ nghĩa nhằm phát huy tác dụng tích cực và hạn chế tác động tiêu cực của cơ chế thị trường Nhà nước xã hội chủ nghĩa ở nước ta có những chức năng kinh tế sau đây: -Một là, Nhà nước bảo đảm sự ổn định chính trị, kinh tế, xã hội và thiết lập khuôn khổ luật pháp để tạo điều kiện cần thiết cho hoạt động kinh tế, vì ổn định chính trị, xã hội là điều kiện cần thiết để phát triển kinh tế. -Hai là, Nhà nước định hướng cho sự phát triển kinh tế và thực hiện điều tiết các hoạt động kinh tế để bảo đảm cho nền kinh tế thị trường tăng trưởng ổn định. -Ba là, Nhà nước bảo đảm cho nền kinh tế hoạt động có hiệu quả. Các doanh nghiệp vì lợi ích hẹp hòi của mình có thể lạm dụng tài nguyên của xã hội, gây ô nhiễm môi trường sống của con người. -Bốn là, Nhà nước cần hạn chế, khắc phục các mặt tiêu cực của cơ chế thị trường, thực hiện công bằng xã hội. 7.Nội dung quản lý kinh tế của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam Những nội dung quản lý kinh tế chủ yếu của Nhà nước ta bao gồm:

- Quyết định chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. - Kế hoạch. - Tổ chức. - Chỉ huy và phối hợp - Khuyến khích và trừng phạt. I. Nhắc lại khái niệm : 1.Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN): -Là một kiểu tổ chức kinh tế vừa tuân theo quy luật của kinh tế thị trường vừa dựa trên cơ sở và chịu sự dẫn dắt chi phối bởi các nguyên tắc và bản chất của chủ nghĩa xã hội. -Nói cách khác : Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thực chất là nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa. 2.Kinh tế thị trường định hướng tư bản chủ nghĩa (TBTC): -Là nền kinh tế mà trong đó người mua và người bán tác động với nhau theo quy luật cung cầu, giá trị để xác định giá cả và số lượng hàng hoá, dịch vụ trên thị trường, vận hành dưới sự điều tiết của chế độ tư bản chủ nghĩa. II. Đặc điểm kinh tế thị trường : • Các chủ thể kinh tế có tính độc lập, nghĩa là có quyền tự chủ trong sản xuất kinh doanh, lỗ, lãi tự chủ. • Giá cả cơ bản do cung cầu điều tiết, hệ thống thị trường phát triển đồng bộ và hoàn hảo. • Nền kinh tế có tính mở cao và vận hành theo quy luật vốn có của kinh tế thị trường như quy luật, giá trị nhu cầu, cạnh tranh. Có hệ thống quy kiện toàn và sự quản lí vĩ mô của nhà nước. *Đặc trưng cơ bản nhất của kinh tế thị trường : là sự tồn tại của nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, đa dạng các loại hình doanh nghiệp trong điều kiện phân công lao động xã hội ngày càng phát triển. Những đặc trưng này tự nó không mang tính chất tư bản chủ nghĩa. III. So sánh : 1 Chế độ sở hữu 2 Hệ thống giá trị 3 Hệ thống kinh tế 4 Cơ sở điều tiết hoạt động kinh tế 5Cơ chế quản lý

1. Chế độ sở hữu XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Có 3 hình thức sở hữu: + Sở hữu toàn dân: Các nông trường quốc doanh quy mô lớn. + Sở hữu tập thể. + Sở hữu tư nhân Trên cơ sở 3 chế độ sở hữu nêu trên, hình thành nhiều hình thức sở hữu và nhiều thành phần kinh tế: kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân ( cá thể, tiểu chủ, tư bản tư nhân), kinh tế tư bản nhà nước , kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Trong đó sở hữu nhà nước( sở hữu toàn dân) đóng vai trò chủ đạo và quyết định đến nền kinh tế của đất nước. Về lâu dài, kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân.  Mục tiêu không vì lợi nhuận.

2. Hệ thống giá trị XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Hệ thống giá cả không theo thị trường và được quyết định bởi ý muốn chủ quan của nhà nước. Tồn tại 2 loại giá: Giá trị sản xuất: được dùng để cá nhân sản xuất trao đổi với nhau, vào giữa các nhà sản xuất vời các thương nghiệp. Mức giá này được nhà nước đặt ra dựa

TƯ BẢN CHỦ NGHĨA Tồn tại 2 hình thức sở hữu: + Sở hữu tư nhân: doanh nghiệp cá thể có quy mô vừa và nhỏ, doanh nghiệp tư nhân có liên kết. + Sở hữu công: doanh nghiệp do nhà nước quản lý. Xem quyền tư hữu đối với phương tiện sản xuất là thiêng liêng được xã hội và pháp luật bảo vệ.

Trong đó hình thức sở hữu tư nhân đóng vài trò thống trị, quyết định đến việc thực hiện những nhiệm vụ chính của nền kinh tế. Các thành quả kinh tế chủ yếu do khu vực tư nhân tạo nên chiếm từ 80% _ 85% GDP. Thành phần kinh tế nhà nước chủ yếu để giải quyết các vấn đề xã hội đảm bảo công ăn việc làm cho lực lượng lao động.  Mục tiêu vì lợi nhuận.

TƯ BẢN CHỦ NGHĨA Sự chi phối sản xuất và tiêu dùng bởi giá cả thị trường. Sản xuất và tiêu dùng điều theo dấu hiệu của giá cả. Giá cả là dấu hiệu để phân bố nguồn lực và quyết định sản xuất. Cơ sở định giá: do thị trường quyết định( qua quan hệ cung cầu) Các nhà sản xuất phải là nhà chấp

theo một tiêu ổn định kinh tế, nên đôi nhận giá. Gía trị hàng hóa được phản khi không phản ánh đúng giá trị của ánh đúng. hàng hóa.

3. Hệ thống kinh tế: XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Hệ thống kế hoạch điều tiết các hoạt động KTXH nên tập chung phân bố nguồn lực phát ra từ mệnh lệnh từ trên xuống dưới. 4. Cơ sở điều tiết hoạt động kinh tế XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Quyền làm chủ tập thể, mình vì mọi người và mọi người vì mình nên cơ chế này sẽ dễ dang làm xã hội tiến lên hoặc lùi là phục thuộc và xã hội đó có tốt hay không.

5. Chế độ quản lý XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Có sự can thiệp một các toàn diện của chính phủ vào hoạt động kinh tế Nhà nước nằm trong lòng xã hội chủ nghĩa Chính phủ là chủ sở hữu nguồn lực Chính phủ là chủ quản các hoạt động KTXH Chính phủ là chủ sở hữu các lĩnh vực ngân hàng- tài chính

TƯ BẢN CHỦ NGHĨA Cạnh tranh và quyền tự do sản xuất_ kinh doanh của nhà sản xuất. Đây cũng chính là yếu tố tạo nên môi trường cạnh tranh hoàn hảo( ra vào thị trường một cách tự do) TƯ BẢN CHỦ NGHĨA Chủ nghĩa cá nhân và khách hàng là thượng đế nên tự do cạnh tranh + Chủ nghĩa cá nhân: là đặt quyền lợi của cá nhân lên trên hết, lên trên quyền lợi cửa chính phủ. + Khách hàng là thượng đế: việc khách hàng bỏ tiền ra mua hàng đồng nghĩa với việc họ bỏ phiếu cho sự tồn tại và phát triển của nhà sản xuất đó.

TƯ BẢN CHỦ NGHĨA Sự can thiệp hạn chế của chính phủ vào các hoạt động kinh tế “nhà nước nằm trên TBCN” nhà nước không muốn can thiệp vào nên kinh tế mà chỉ muốn can thiệp vào những lĩnh vực mà cả người sản xuất vào người tiêu dùng diều không làm được( xây dựng luật và chính sách bảo vệ người sản xuất và tiêu dùng).

Giống nhau: Những vấn đề cơ bản của nền kinh tế do thị trường quyết định. Nói cách khác đó là nền kinh tế hàng hóa chịu sự điều khiển của cơ chế thị trường. Sự khác biệt cơ bản của kinh tế thị trường định hướng XHCN so với nền kinh tế thị trường TBCN là ở chỗ xác lập chế độ công hữu và thực hiện phân phối theo lao động. Phân phối theo lao động là đặc trưng bản chất của kinh tế thị trường định hướng XHCN, nó là hình thức thực hiện về mặt kinh tế của chế độ công hữu. Vì thế phân phối theo lao động được xác định là hình thức phân phối chủ yếu trong thời kỳ quá độ lên CNXH

More Documents from "Thuy Van Pham Nguyen"

Kttt.docx
May 2020 6
Bigbang Theory.docx
August 2019 17
Giao Trinh C++.pdf
July 2020 14
Sasmo 2016 Primary 2.docx
November 2019 46
April 2020 47
Doc2.docx
May 2020 8