Trông vào gói kích cầu! Tăng trưởng GDP Việt Nam giảm từ 8,5% năm 2007 xuống còn 6,23% năm 2008. Theo các chuyên gia kinh tế, về lý thuyết, GDP giảm 2 điểm phần trăm thì tỷ lệ thất nghiệp sẽ tăng 1%. Cả nước hiện có khoảng 44 triệu người trong độ tuổi lao động, chưa kể 1,7 triệu người đến tuổi lao động cần có việc làm trong năm 2009. Vì vậy, để ngăn chặn nạn thất nghiệp lan tràn cần phải sớm vực dậy nền kinh tế. Cuối tuần trước, trong cuộc họp Chính phủ cuối năm tại TPHCM, ông Võ Hồng Phúc, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cho biết nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách trước mắt của Chính phủ là “phải tập trung mọi nỗ lực để chủ động ngăn chặn suy giảm kinh tế, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, đẩy mạnh xuất khẩu, kích cầu đầu tư và tiêu dùng, bảo đảm an sinh xã hội”. Ông Nguyễn Văn Ninh, Bộ trưởng Bộ Tài chính, nhận định năm 2009 sẽ rất khó khăn cho các doanh nghiệp Việt Nam. Vì vậy Chính phủ đưa ra năm nhóm giải pháp bao gồm: (i) thúc đẩy sản xuất kinh doanh và xuất khẩu; (ii) thực hiện các biện pháp kích cầu đầu tư; (iii) chính sách tài chính hỗ trợ doanh nghiệp; (iv) đảm bảo an sinh xã hội; (v) tăng cường công tác điều hành, tổ chức thực hiện. Chính phủ cũng sẽ chi ra đến 6 tỉ đô la Mỹ để kích thích nền kinh tế. Chính phủ tin tưởng rằng, với các giải pháp mà Chính phủ đưa ra như miễn giảm thuế cho doanh nghiệp, hỗ trợ vốn vay, hỗ trợ xúc tiến đầu tư tìm thị trường xuất khẩu, kích cầu đầu tư, tiêu dùng... các doanh nghiệp sẽ tạo thêm được nhiều việc làm mới, giúp ngăn chặn được làn sóng thất nghiệp đang lan rộng. Hàng ngàn doanh nghiệp, hàng chục ngàn lao động cũng đang trông chờ vào gói kích cầu của Chính phủ để bảo đảm việc làm, ổn định cuộc sống. Dù thế nào, trước mắt họ là những ngày khó khăn.
Chính phủ tuần qua đã quyết định về việc phát hành trái phiếu bằng ngoại tệ để vay tiền, song nguồn vốn để thực hiện kích cầu sẽ còn là bài toán khó. So với giảm thuế hay hỗ trợ lãi suất, tăng chi tiêu Chính phủ (một cách hợp lý) đang được cho là liều thuốc trực tiếp nhất kéo sức cầu trở lại. Xung quanh việc cho vay tiêu dùng, nhiều ý kiến đã đề xuất Việt Nam nên nới lỏng mức trần lãi suất hiện tại mà các tổ chức tín dụng áp dụng đối với cho vay tiêu dùng để tạo điều kiện cho sự phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng, cho phép các tổ chức tín dụng nhận được khoản hoàn vốn hợp lý cho hoạt động kinh doanh của họ, và tăng cường sức tiêu thụ nội địa. Trong báo cáo về thách thức và cơ hội 2009 của Công ty cổ phần chứng khoán Bảo Việt, đã dự báo lãi suất trong thời gian tới có thể tiếp tục giảm theo chủ trương kích cầu nới lỏng tiền tệ của Chính phủ. Mức lãi suất cơ bản cuối cùng có thể được điều chỉnh xuống trong đợt cắt giảm lần này được chứng khoán Bảo Việt dự báo vào khoảng 6%, theo đó lãi suất cho vay tối đa là 9%. Doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư các dự án, công trình có quy mô lớn được tạo điều kiện thuận lợi tối đa về đất đai, tiếp cận nguồn vốn, giải phóng mặt bằng, lãi suất.. Các tập đoàn kinh tế, doanh nghiệp Nhà nước chủ động tham gia các dự án, công trình hạ tầng quan trọng để góp phần đẩy nhanh tiến độ và kế hoạch xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội của đất nước. Cùng với việc kích cầu đầu tư là các giải pháp về tài chính, tiền tệ, Chính phủ cho phép giảm 30% thuế thu nhập DN của quý IV/2008 và năm 2009. Giãn thời hạn nộp thuế thu nhập DN trong 9 tháng của năm 2009 đối với các DN vừa và nhỏ... Các ngân hàng thương mại thực hiện việc cơ cấu lại thời hạn nợ và áp dụng các giải pháp xử lý nợ vay phù hợp với quy định của pháp luật đối với các hộ nông dân bị thiệt hại do thiên tai và các DN gặp khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm. Được phép điều chỉnh hạ lãi suất cho vay phù hợp và không phạt nợ quá hạn đối với DN. Ngân hàng phát triển Việt Nam thực hiện nhiệm vụ bảo lãnh tín dụng cho các DN vừa và nhỏ nhằm hỗ trợ tốt hơn cho các DN tiếp cận nguồn vốn vay phát triển sản xuất...
Thứ nhất, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Xây dựng và các cơ quan liên quan ra soát lại toàn bộ các văn bản pháp luật hiện hành về đầu tư, xây dựng để sửa đổi ngay những bất cập làm ảnh hưởng đến tiến độ các dự án đầu tư; khẩn trương xây dựng luật sửa đổi, bổ sung các luật về đầu tư, xây dựng để trình Quốc hội tại kỳ họp sắp tới. Thứ hai, đối với các công trình, dự án sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước, cho phép tiếp tục giải ngân số vốn còn lại của năm 2008 đến hết tháng 6/2009. Đối với các dự án, công trình quan trọng, cấp bách nhưng chưa bố trí được nguồn vốn, trong đó có dự án tái định cư các khu kinh tế, các bộ ngành và địa phương chỉ đạo các chủ đầu tư khẩn trương hoàn thành các thủ tục đầu tư và chủ động làm việc với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính để xử lý nguồn vốn, kể cả việc tạm ứng ngân sách nhà nước để thực hiện. Thứ ba, tạm hoãn thu hồi các khoản vốn ngân sách nhà nước đã ứng trước kế hoạch năm 2009, trừ các khoản đã tạm ứng năm 2009 để hoàn thành trong năm 2008. Giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các cơ quan có liên quan trình Thủ tướng Chính phủ ngay trong tháng 12 này danh mục các dự án và mức vốn được hoãn thu hồi. Thứ tư, đối với các dự án, công trình sử dụng nguồn trái phiếu Chính phủ, cho phép điều chỉnh tổng mức đầu tư đối với các dự án đã có trong danh mục được Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Thủ tướng Chính phủ giao; trên cơ sở đó thực hiện việc điều hòa vốn giữa các dự án, công trình và được thanh toán theo đúng tiến độ. Đồng thời, cho phép tiếp tục giải ngân nguồn vốn trái phiếu Chính phủ còn lại của năm 2008 trong năm 2009. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan hoàn thành phương án phân bổ vốn trái phiếu Chính phủ năm 2009 trước ngày 31/12/2008; bổ sung các dự án cấp bách khác trong các lĩnh vực giao thông, thủy lợi, y tế, giáo dục để triển khai thực hiện. Tạm ứng từ nguồn trái phiếu Chính phủ khoảng 1.500 tỷ đồng để đầu tư, xây dựng, nâng cấp hệ thống thủy lợi, nâng cao năng lực phòng chống lụt bão vùng đồng bằng sông Hồng… Thứ năm, Bộ Kế hoạch Đầu tư chủ trì ban hành các biện pháp cụ thể nhằm tiếp tục thu hút và đẩy nhanh tiến độ giải ngân cách nguồn vốn FDI và ODA, nhất là các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng, các dự án đầu tư sản xuất sản phẩm công nghệ cao, có giá trị xuất khẩu lớn, những dự án giải quyết việc làm; phấn đấu năm 2009 thực hiện giải ngân các nguồn vốn trên không thấp hơn mức thực hiện trong năm 2008. Thứ sáu, Giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội trong tháng 12/2008 cho phép cấp quyết định đầu tư được chỉ định thầu các dự án có mức vốn tối đa không quá 5 tỷ đồng/dự án tại các địa bàn miền núi, vùng sâu, vùng xa, đồng thời chịu trách nhiệm về các quyết định của mình. Thứ bảy, doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư các dự án, công trình có quy mô lớn được tạo điều kiện tối đa về đất đai, tiếp cận nguồn vốn, giải phóng mặt bằng, lãi suất… Các tập đoàn kinh tế, doanh nghiệp nhà nước chủ động tham gia các dự án, công trình đầu tư hạ tầng quan trọng như cảng biển, điện, đường cao tốc, thủy lợi, trường học, cơ sở y tế… để góp phần đẩy nhanh tiến độ và kế hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế và xã hội của đất nước. Thứ tám, trong tháng 12/2008, Bộ Xây dựng trình Chính phủ Đề án xây dựng quỹ nhà ở xã hội giai đoạn 2009 – 2015; Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Chính phủ ban hành cơ chế phù hợp để đảm bảo khuyến khích đầu tư xây dựng nhà ở công nhân tại các khu công nghiệp. Đối với kích cầu tiêu dùng, Chính phủ xác định 4 giải pháp cơ bản sau:
Thứ nhất, tiếp tục điều hành giá theo cơ chế thị trường đối với các mặt hàng điện, than, nước sạch, cước vận chuyển xe buýt… Trong tháng 1/2009, Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Công thương báo cáo Thủ tướng Chính phủ về lộ trình thực hiện cụ thể. Thứ hai, Bộ Công thương chủ trì, phối hợp với các bộ ngành liên quan trình Thủ tướng đề án phát triển hệ thống phân phối các mặt hàng thiết yếu, trong đó tập trung các mặt hàng lương thực, xăng dầu, phân bón, sắt thép, xi măng và thuốc chữa bệnh; chống gian lận, đầu cơ, gây mất ổn định thị trường. Thứ ba, các bộ ngành liên quan tăng cường các biện pháp quản lý thị trường, giá cả, chất lượng hàng hóa…; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm các quy định của pháp luật hiện hành, đặc biệt là kinh doanh trái phép, trốn thuế, liên kết độc quyền… Thứ tư, khuyến khích các doanh nghiệp tổ chức các đợt hạ giá bán hàng để kích thích tiêu dùng, trước mắt là trong dịp Tết nguyên đán 2009 Theo như công bố gần đây của Chính phủ, việc thực hiện gói giải pháp kích cầu trị giá 100 ngàn tỷ (tương đương với khoảng 25% dự toán tổng thu ngân sách năm 2009) sẽ được tài trợ qua ba nguồn chính: phát hành trái phiếu Chính phủ; miễn giảm thuế; và sử dụng quỹ dự trữ Nhà nước. Tuy nhiên với việc liên tục cắt giảm lãi suất thì trái phiếu của Việt Nam đã trở nên kém hấp dẫn lên rất nhiều so với thời điểm cuối năm 2007 và đầu năm 2008. Do đó nguồn huy động được bằng việc phát hành trái phiếu chính phủ ra công chúng chắc chắn sẽ không lớn. Việc tài trợ qua miễn, giảm, hoãn, chậm việc thu thuế để doanh nghiệp có nguồn đầu tư là một biện pháp có lợi và có thể giúp duy trì hoặc mở rộng sản xuất cho các doanh nghiệp. Tuy nhiên, biện pháp nay cũng có những nhược điểm nhất định đó là giảm chi ngân sách trong khi đó thâm hụt ngân sách đang ở mức cao (hơn 5%) điều này đi ngược lại nghị quyết của quốc hội là giảm thâm hụt ngân sách trong năm 2009 xuống dưới 5%. Nếu chính phủ vay nợ hoặc in thêm tiền để bù đắp thâm hụt ngân sách thì sẽ lại gây sức ép rất lớn lên lạm phát và lạm phát sẽ có nguy cơ bùng phát trở lại. Nếu nhà nước sử dụng quỹ dự phòng để tài trợ cho gói kích cầu thì quyết toán ngân sách nhà nước các năm cho thấy nguồn quỹ dự phòng là quá nhỏ so với gói kích cầu. Hơn nữa nhà nước cũng không thể dùng toàn bộ quỹ dự phòng này cho gói kích cầu được Vấn đề chủ yếu đối với các doanh nghiệp hiện nay không phải là lãi suất hoặc khó tiếp cận nguồn vốn ngân hàng bởi lẽ ngân hàng nhà nước đã liên tục cắt giảm lãi suất 5 lần trong vòng 3 tháng qua về mức 12.5%/năm, đồng thời bơm tiền vào hệ thống ngân hàng thông qua nghiệp vụ thị trường mở và cắt giảm lãi suất chiết khấu cũng như tỷ lệ dự trữ bắt buộc. Vấn đề chính của các doanh nghiệp hiện nay chính là đầu ra cho sản phẩm của họ khi tiêu dùng trong nước suy giảm và thị trường xuất khẩu có nguy cơ bị thu hẹp đáng kể trong năm 2009 chứ không phải là khan hiếm nguồn vốn. Để đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh doanh nghiệp cần đến một nguồn vốn trung và dài hạn chứ không phải là nguồn vốn ngắn hạn. Một khoản vay ưu đãi của chính phủ trong vòng một năm chỉ có thể là một giải pháp tình thế giúp doanh nghiệp duy trì hoạt động trong ngắn hạn chứ không thể là một giải pháp lâu dài
Đúng là Quốc hội đã thông qua ngân sách cho đầu tư phát triển năm 2009 là 112.000 tỷ đồng, hụt 6.000 tỷ đồng so với năm trước Để bù cho khoản thiếu hụt này, Chính phủ đã đồng ý tăng thêm 6.000 tỷ đồng trái phiếu Chính phủ. Hiện nay, lãi suất cơ bản đã giảm xuống 11%, kéo mức trần lãi suất cho vay xuống còn 16,5% Một trong những giải pháp để ngăn chặn nguy cơ suy giảm tăng trưởng kinh tế năm 2009 là chú trọng nới lỏng gánh nặng cho doanh nghiệp bằng cánh giảm thuế, kể cả thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp và giá trị gia tăng. Giảm thuế là giải pháp trọng tâm để kích cầu đầu tư cũng như kích cầu tiêu dùng thông qua giảm chi phí sản xuất kinh doanh, giảm giá tương xứng đảm bảo tăng tiêu dùng thực tế của người -
-
Với hướng dẫn của NHNN, chỉ các khoản vay ngắn hạn đến 12 tháng bằng VND mới được giảm lãi suất và chỉ áp dụng với các hợp đồng tín dụng được ký kết, giải ngân trong khoảng thời gian từ 1.231.12.2009. Toàn bộ các khoản vay trung - dài hạn (trên 12 tháng) bằng VND và các khoản vay bằng ngoại tệ, theo đó không thuộc diện được hỗ trợ
-
-
Để hỗ trợ các doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khó khăn, Chính phủ dự kiến dành khoảng 1 tỷ USD bù lãi suất vay vốn cho khối doanh nghiệp vừa và nhỏ, chủ trương về vốn kích cầu được Chính phủ công bố từ trung tuần tháng 12/2008 Thủ tướng giao Ngân hàng nhà nước thống nhất với các bộ, ngành mở rộng thêm đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ 4% vay vốn ngân hàng. Bảo lãnh cho doanh nghiệp vay vốn phải ưu tiên tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, đồng thời triển khai chính sách này đến tận doanh nghiệp ở huyện và xã. Ngân hàng Nhà nước sớm trình Chính phủ phương án điều hành tỷ giá theo hướng khuyến khích xuất khẩu, hạn chế nhập siêu gắn với đảm bảo cán cân thanh toán tổng thể Vậy vẫn có thể khuyến khích cả hai hoạt động cùng lúc. Cụ thể, trong nước nên tiết kiệm, còn kích thích tiêu dùng chủ yếu thông qua xuất khẩu. Ví dụ có thể giảm giá tour du lịch để hướng du khách nước ngoài đến Việt Nam nhiều hơn, hoặc mở rộng các chính sách ưu đãi DN xuất khẩu để có khả năng cạnh tranh với hàng hóa các nước