Khang Nguyen (dong)

  • December 2019
  • PDF

This document was uploaded by user and they confirmed that they have the permission to share it. If you are author or own the copyright of this book, please report to us by using this DMCA report form. Report DMCA


Overview

Download & View Khang Nguyen (dong) as PDF for free.

More details

  • Words: 1,100
  • Pages: 27
KHÁNG NGUYÊN TS. Lê Văn Đông Bộ môn Miễn dịch học - Học viện quân y

KHÁNG NGUYÊN

Mục tiêu 





Hiểu được thế nào là kháng nguyên, phân biệt được tính kháng nguyên và tính sinh miễn dịch; kháng nguyên và hapten. Nắm được các yếu tố ảnh hưởng đến tính sinh miễn dịch của kháng nguyên. Biết được một số loại kháng nguyên: kháng nguyên nhóm máu, kháng nguyên của vi sinh vật.

Định nghĩa Kháng nguyên là những phân tử lạ hoặc vật lạ, thường là các protein, khi xâm nhập vào cơ thể chủ thì có khả năng kích thích cơ thể chủ sinh ra các đáp ứng miễn dịch đặc hiệu chống lại chúng

Thế nào là “lạ” 

Lạ do kháng nguyên có nguồn gốc di truyền khác với cơ thể túc chủ nên kháng nguyên có cấu trúc khác với cấu trúc cơ thể túc chủ (khác loài, cơ thể khác gene cùng loài)



Lạ do protein của bản thân cơ thể túc chủ bị thay đổi cấu trúc nên từ chỗ không lạ trở thành lạ (tự kháng nguyên, kháng nguyên ung thư)



Lạ do cơ thể chủ mất khả năng nhận dạng ra cấu trúc của bản thân mình và cảm nhận lầm là lạ (bệnh tự miễn, mắt, tinh dịch)

Bản chất kháng nguyên 

Thường là protein, nhưng cũng có thể là polysaccharide, lipid phức tạp, một số gốc hoá chất đơn giản (hapten)



Các hapten muốn kích thích cơ thể sinh ra ĐƯMD thì phải kết hợp với một protein (có thể là protein của cơ thể chủ), protein đó được gọi là protein tải (carrier protein). Đáp ứng miễn dịch sinh ra có tính đặc hiệu với phần kháng nguyên không phải là protein

Tính sinh miễn dịch và tính kháng nguyên 

Tế bào B

Tính sinh miễn dịch là khả năng kích thích sinh ra đáp ứng miễn dịch dịch thể hoặc đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào

+

Kháng nguyên

=

Tế bào B thực hiện

+

Tế bào B mang trí nhớ miễn dịch

+

Tế bào T mang trí nhớ miễn dịch

(Tế bào plasma) Tế bào T

+

Kháng nguyên

=

Tế bào T thực hiện

(Tế bào lympho T gây độc, các tế bào TH)



Tính kháng nguyên là khả năng kết hợp một cách đặc hiệu của kháng nguyên với các sản phẩm cuối cùng của các đáp ứng miễn dịch (tức là với kháng thể hoặc các thụ thể của tế bào dành cho kháng nguyên)

Lưu ý 



Mặc dù tất cả các phân tử có tính sinh miễn dịch thì đều có tính kháng nguyên. Nhưng ngược lại không phải bất kỳ một phân tử nào có tính kháng nguyên thì cũng đều có tính sinh miễn dịch Hapten có tính kháng nguyên nhưng bản thân chúng không có khả năng kích thích sinh ra một ĐƯMD đặc hiệu. Nói một cách khác các hapten có tính kháng nguyên nhưng không có tính sinh miễn dịch

Các yếu tố ảnh hưởng đến tính sinh miễn dịch Tính sinh miễn dịch

=

Tính kháng nguyên  Tính lạ  Kích thước phân tử  Thành phần hoá học & tính không thuần nhất  Khả năng giáng hoá

Khả năng đáp

+ ứng của túc chủ  Kiểu hình của túc chủ  Liều lượng kháng nguyên và đường vào  Tá chất

Quyết định kháng nguyên 

Tại sao KN lại có khả năng kích thích cơ thể chủ sinh ra ĐƯMD đặc hiệu? Vì trên phân tử KN có những vị trí với cấu trúc không gian riêng biệt được đặt tên là quyết định kháng nguyên (QĐKN)



Một phân tử KN có thể có nhiều QĐKN khác nhau. Cơ thể chủ có khả năng sinh ra từng loại ĐƯMD riêng cho từng loại QĐKN theo kiểu “nồi nào vung ấy”. Vì vậy gọi là ĐƯMD đặc hiệu



Giữa các phân tử KN khác nhau có thể có một số QĐKN giống nhau, được gọi là QĐKN phản ứng chéo

Kháng nguyên đơn giá và đa giá QĐKN giống nhau gây phản ứng chéo

KN đơn giá có duy nhất một loại QĐKN

ĐƯMD đặc hiệu theo kiểu “nồi nào vung ấy”.

KN đa giá có nhiều QĐKN khác nhau

Các bậc cấu trúc của protein

QĐKN mạch thẳng và QĐKN lập thể

Một số kháng nguyên Kháng nguyên nhóm máu ABO 

Các QĐKN của nhóm máu ABO khu trú tại phần polysaccharide của màng hồng cầu



Các QĐKN của nhóm máu ABO đều cấu trúc dựa trên một chất “nền” gồm một số gốc oza mà gốc galactoza cuối cùng được gắn với gốc fucoza. Chất nền có tên là chất H hay QĐKN H. Hồng cầu của đại đa số người đều có chất H. Hồng cầu nhóm O chỉ có QĐKN H



Khi QĐKN H gắn thêm gốc N-acethylgalactozamin thì xuất hiện QĐKN A. Hồng cầu nhóm A vừa có QĐKN H và có thêm QĐKN A



Khi QĐKN H gắn thêm gốc galactoza nữa thì xuất hiện QĐKN B. Hồng cầu nhóm B vừa có QĐKN H và có thêm QĐKN B



Hồng cầu nhóm AB vừa có QĐKN H vừa có QĐKN A lẫn QĐKN B



Hồng cầu của một số rất ít người không có QĐKN H. Trong huyết thanh có sẵn kháng thể kháng H. Khi truyền hồng cầu H+ thì gây phản ứng truyền nhầm nhóm máu. Kỹ thuật ngưng kết thường quy để định nhóm máu ABO không xác định được hồng cầu H-. Hồng cầu H- được xếp vào nhóm O Bombay

Ghi nhớ: QĐKN H, QĐKN A và QĐKN B chỉ khác nhau ở một vị trí oza thế mà các QĐKN này đã kích thích tạo ra các kháng thể rất khác nhau, có tính đặc hiệu rất nghiêm ngặt dành riêng cho từng QĐKN

QĐKN A

QĐKN H Fucozyl Transferas e

N-acetylgalactozyl transferase

QĐKN B

Galactozyl transferase

Nhóm máu Rh - Tiêm HC khỉ Macacus rhesus vào thỏ - Thỏ sinh KT kháng HC khỉ (KN bề mặt HC khỉ) - KT này gây ngưng kết HC khỉ - KT này gây ngưng kết cả HC một số người - Chất D (Kháng nguyên D) là KC chính của nhóm máu Rh

Thử nghiệm Coombs phát hiện KT kháng Rh

Các kháng nguyên của vi sinh vật

Virus cúm

HIV

HIV

Xin cảm ơn

Related Documents

Khang Nguyen (dong)
December 2019 5
Khang
October 2019 8
Nguyen
June 2020 22
Nguyen
November 2019 33
Khang Histamine
April 2020 9
Nguyen
July 2020 14