Một số gợi ý về hướng đề tài niên luận Về lựa chọn tên đề tài hoặc hướng đề tài thực tập, tinh thần chung là các em nên lựa chọn các đề tài đề cập đến những vấn đề có tính thời sự, có ý nghĩa thực tiễn, không nên chọn nghiên cứu những đề tài quá lớn. Bên cạnh đó, khi lựa chọn đề tài các em cũng cần phải căn cứ trên khả năng của bản thân và các tư liệu có thể tham khảo để thực hiện đề tài. Dưới đây là một số hướng nghiên cứu có thể lựa chọn: I. Về lĩnh vực Thương mại quốc tế - Chính sách thương mại của một số nước (nên lựa chọn các nước có quan hệ thương mại lớn với Việt Nam. Nghiên cứu chính sách các nước này, tác động của chính sách đối với quan hệ thương mại với Việt Nam) o VD: Chính sách thương mại của Hoa Kỳ đối với khu vực Châu Á-Thái Bình Dương và tác động của nó tới quan hệ thương mại Việt Nam-Hoa Kỳ (đây thực ra cũng là một đề tài rộng) o Chính sách thuế quan của Nhật Bản và tác động của nó tới quan hệ thương mại Việt Nam - Nhật Bản - Các rào cản thương mại của một số nước và tác động của nó đến thương mại với Việt Nam; (Đây là hướng nghiên cứu hẹp hơn, cụ thể hơn so với hướng trên. Có thể lựa chọn nghiên cứu một loại rào cản hoặc một số rào cản trong khoá luận) o VD: Rào cản phi thuế quan của Nhật Bản và một số gợi ý cho Việt nam (có thể chọn của một số nước khác) o VD: Rào cản chống bán phá giá trên thị trường Hoa Kỳ (hoặc một số nước khác…) và một số gợi ý đối với Việt Nam o VD: Rào cản kỹ thuật và tác động của nó tới xuất khẩu hàng thủy sản của Việt Nam vào thị trường một nước cụ thể (Nhật Bản…) hoặc vào EU… o VD: Rào cản môi trường của … và gợi ý đối với Việt Nam - Quan hệ thương mại của Việt Nam với các nước o VD: Quan hệ thương mại Việt Nam –Trung Quốc o VD: Quan hệ thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ o VD: Quan hệ thương mại Việt Nam - Nhật Bản - Thị trường các nước và khả năng thâm nhập của Việt Nam o VD: Thâm nhập thị trường Nhật Bản những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam
Xuất khẩu của một nhóm hàng hoá hoặc một hàng hoá của Việt Nam ra thế giới, sang một khu vực hoặc một nước o VD: Xuất khẩu hàng thuỷ sản Việt Nam sang thị trường EU o VD: Xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ o VD: Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam - Năng lực cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam trên thị trường thế giới o VD: Năng lực cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam trên thị trường Hoa Kỳ o VD: Năng lực cạnh tranh của gạo Việt Nam trên thị trường thế giới II. Về lĩnh vực Đầu tư quốc tế và Tài chính quốc tế - FDI của một số nước vào Việt Nam o VD: FDI của Hoa kỳ vào Việt Nam o VD: FDI của Hàn Quốc vào Việt Nam o VD: FDI của Nhật Bản vào Việt Nam - Thị trường chứng khoán o VD: Thị trường chứng khoán Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế o VD: Cam kết mở cửa thị trường tài chính trong khuôn khổ WTO và sư phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam - Các TNCs o VD: Đầu tư của TNCs Hoa Kỳ tại Việt Nam o VD: Đầu tư của TNCs Nhật Bản tại Việt Nam o VD: Nghiên cứu so sánh đầu tư của các TNCs Hoa kỳ và Nhật Bản tại Việt Nam - Lưu chuyển các dòng kiều hối và tác động đối với Việt Nam - Môi trường đầu tư của Việt Nam o VD: Phân tích môi trường đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (có thể chọn một yếu tố cụ thể như: môi trường kinh tế, môi trường luật pháp, môi trường văn hoá, …) - Các hình thức FDI tại Việt Nam o VD: Xu thế vận động và chuyển đổi các hình thức đầu tư FDI tại Việt Nam o VD: Nghiên cứu so sánh các hình thức FDI của Hoa Kỳ và Nhật Bản tại Việt Nam - Xu thế FDI trên thế giới o VD: Xu thế vận động của FDI thế giới và tác động đến Việt Nam - Các định chế tài chính quốc tế và khủng hoảng tài chính tiền tệ -
o Tìm hiểu về Ngân hàng Thế giới và những dự án của
NHTG cho Việt Nam o Tìm hiểu về IMF và các tác động của nó đối với nền kinh tế thế giới (hoặc nền kinh tế các nước thành viên) o IMF và tác động đối với ổn định tài chính toàn cầu (vai trò trong các cuộc khủng hoảng tài chính) o Tìm hiểu về các cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ (châu á; Achentina, Brazil…) - ODA o ODA song phương cho Việt Nam (VD: ODA Nhật Bản, ODA EU, ODA Pháp, o ODA đa phương (của ADB, của WB, của EU) - Các cuộc khủng hoảng nợ và bài học - Rủi ro và quản lý rủi ro III. Về di chuyển nguồn lao động - Xuất khẩu lao động Việt Nam: nói chung; XKLĐ sang thị trường một số nước, khu vực… - Hoạt động xuất khẩu lao động của một công ty cụ thể IV. Về lĩnh vực Toàn cầu hoá và Hội nhập kinh tế quốc tế - Toàn cầu hoá và tác động của nó tới Việt Nam - Hội nhập song phương o VD: Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ và tác động… - Hội nhập đa phương: khu vực o VD: Việt Nam trong ASEAN (thương mại của Việt Nam với các nước thành viên; FDI của các nước thành viên vào Việt Nam; Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) và tác động; Khu vực đầu tư ASEAN và tác động o VD: Việt Nam trong APEC (như trên) o Có thể chọn nghiên cứu về một số khối liên kết khu vực khác như: NAFTA và tác động đối với MEXICO; MERCOSUR; EU… và quan hệ (thương mại, đầu tư…) của các thành viên các khối này với Việt Nam - Hội nhập đa phương: WTO o Kinh nghiệm gia nhập WTO của một số nước o Kinh nghiệm thực hiện các cam kết gia nhập WTO của một số nước (VD như Trung Quốc,…và gợi cho Việt Nam) o Mở cửa thị trường dịch vụ (giáo dục; bảo hiểm; viễn thông; vận tải; hàng không; bán lẻ;…) theo WTO và tác động đối với Việt Nam. Có thể chọn mỗi lĩnh vực một đề tài. Có thể
nghiên cứu kinh nghiệm các nước khác và gợi ý cho Việt Nam o Mở cửa thị trường nông nghiệp (như trên) o Mở cửa thị trường hàng phi nông nghiệp (như trên) o Mở cửa thị trường vốn (tự do hoá tài chính) và tác động V. Về lĩnh vực Kinh tế các nước, các khu vực - Mô hình kinh tế Đông Á - Mô hình kinh tế các nước Mỹ La Tinh - Kinh tế một số nước cụ thế (chiến lược, chính sách phát triển và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam; quan hệ kinh tế (đầu tư, thương mại…) của các nước với Việt Nam) VI. Về một số nghiệp vụ - Hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng… - Hoạt động vận tải của doanh nghiệp - Hoạt động bảo hiểm của doanh nghiệp - Hoạt động logistic của doanh nghiệp - Các nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu… (lưu ý các đề tài trong lĩnh vực này cần phải có yếu tố quốc tế (ví dụ trong bối cảnh hoặc trong điều kiện hội nhập) để không bị coi là thuần tuý quản trị kinh doanh) VII. Các đề tài tư chọn Các em có thể đăng ký các đề tài không có trong gợi ý ở trên.