De Tai

  • June 2020
  • PDF

This document was uploaded by user and they confirmed that they have the permission to share it. If you are author or own the copyright of this book, please report to us by using this DMCA report form. Report DMCA


Overview

Download & View De Tai as PDF for free.

More details

  • Words: 34,833
  • Pages: 67
PHẦN THỨ NHẤT NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

 I. KHÁI NIỆM VỀ CHÍNH QUYỀN CƠ SỞ 1. XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN

1.1. Xét theo cấu trúc hành chính-lãnh thổ: Đặc trưng quản lý của các nhà nước từ xưa đến nay là phân chia lãnh thổ quốc gia thành các đơn vị hành chính-lãnh thổ và tổ chức bộ máy cai trị tương ứng với mỗi cấp hành chính-lãnh thổ. Theo quan điểm cấu trúc này, Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được tổ chức thành 4 cấp: - Nhà nước trung ương và nhà nước trung ương chia thành tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. - Tỉnh chia thành huyện, thành phố và thị xã thuộc tỉnh; thành phố trực thuộc trung ương chia thành quận, huyện và thị xã. - Huyện chia thành xã, thị trấn; thành phố, thị xã thuộc tỉnh chia thành phường và xã; quận chia thành phường(1). Như vậy xã, phường, thị trấn là đơn vị hành chính-lãnh thổ thấp nhất trong phân chia đơn vị hành chính-lãnh thổ nước ta, bao gồm cộng đồng dân cư sinh sống và cư trú trên một địa bàn lãnh thổ nhất định, có những yếu tố chung về tự nhiên, kinh tế, văn hoá, xã hội và chịu sự quản lý hành chính của chính quyền xã, phường, thị trấn. 1.2. Xét theo lịch sử phát triển: Xã là mô hình tổ chức hành chính-lãnh thổ có từ rất lâu, tồn tại cùng với lịch sử quốc gia. Ban đầu, sự phân chia xã gắn liền với các yếu tố xã hội như cùng dòng tộc, họ hàng, phong tục tập quán. Cùng với sự phát triển xã hội, dưới tác động của con người và các yếu tố khách quan khác như kinh tế phát triển, đô thị hóa, an ninh quốc phòng, khả năng và yêu cầu quản lý xã hội đã hình thành nên những đơn vị hành chính tương đương với xã là thị trấn và phường. Xã là địa bàn dân cư nông thôn, sản xuất chủ yếu là nông nghiệp (trồng trọt và chăn nuôi). Quan hệ trong cộng đồng dân cư rất chặt chẽ, bền vững xuất phát từ chỗ cùng dòng tộc, họ hàng. Cơ sở hạ tầng phát triển còn thấp, luật và lệ làng đan xen tồn tại trong đời sống xã hội. Thị trấn: Được phân biệt với xã bởi những đặc trưng: sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ đã hình thành và phát triển song song với sản xuất nông nghiệp; nhiều người có thu nhập không phải từ sản xuất nông nghiệp. Nhà cửa, công trình kiến trúc, giao thông đầu tư xây dựng nhiều hơn để thoả mãn nhu cầu sinh hoạt, đi lại và hưởng thụ văn hoá  Đề tài khoa học về chính quyền cơ sở

4

của dân cư, trình độ dân trí phát triển, người dân được tiếp cận thông tin về văn hóa và pháp luật nhiều hơn. Phường: Là đơn vị hành chính được thiết lập ở đô thị, có sự phát triển rõ rệt so với xã và thị trấn. Về kinh tế, dịch vụ phát triển mạnh, sản xuất phi nông nghiệp là một đặc trưng, thu nhập bình quân đầu người và mức sống nhân dân cao; về văn hoá xã hội, nhu cầu hưởng thụ văn hoá và các dịch vụ công cộng ngày càng cao, cơ sở hạ tầng được đầu tư phát triển, các quan hệ truyền thống và tính kết cấu cộng đồng được thay thế dần bởi các quan hệ kinh tế, giao dịch làm ăn, nơi cư trú... ; các vấn đề xã hội và an ninh trật tự phức tạp hơn so với xã, thị trấn. Người dân ở phường có nhiều điều kiện tiếp cận thông tin và nắm bắt pháp luật. Sự khác biệt trên, đặt ra yêu cầu phải có sự tổ chức, quản lý khác nhau giữa xã với thị trấn, phường, không thể rập khuôn theo một mô hình quản lý chung. Tuy nhiên, trong các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh tổ chức và hoạt động của chính quyền cơ sở ở nước ta vẫn chưa có sự phân định rành mạch nhiệm vụ, tính chất quản lý giữa vùng nông thôn, miền núi, hải đảo, với vùng thị trấn hay đô thị dân cư đông đúc. Đây là một trong những nguyên nhân làm giảm hiệu quả quản lý của chính quyền cơ sở. 2. CHÍNH QUYỀN CƠ SỞ

Cấp chính quyền nhà nước được tổ chức tương ứng với phạm vi cấp hành chính-lãnh thổ xã, phường, thị trấn được gọi là cấp chính quyền cơ sở. Xét về thứ bậc hành chính, cấp chính quyền cấp cơ sở là cấp chính quyền thấp nhất trong hệ thống chính quyền nhà nước từ trung ương đến cơ sở. Xét về mặt kỹ thuật tổ chức nhà nước, chính quyền cơ sở do chính quyền cấp trên tổ chức ra, tổ chức hoạt động tuân thủ theo khuôn khổ pháp luật nhà nước và chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn thống nhất của cơ quan nhà nước cấp trên. Sự phân tích này cho thấy phải xem xét tổ chức và hoạt động của chính quyền cơ sở trong mối quan hệ hữu cơ với hệ thống bộ máy nhà nước và cần phải nhìn nhận rõ, đầy đủ địa vị pháp lý, chức năng, nhiệm vụ của cấp chính quyền này để phát huy đúng vai trò của nó. Một xã, phường, thị trấn thông thường được phân chia thành nhiều cụm dân cư gọi là thôn, làng, ấp, buôn, tổ dân phố... (ở Gia Lai thường gọi là thôn, làng, tổ dân phố), đây không phải là những đơn vị hành chính mà là tổ chức tự quản của cộng đồng dân cư. Sự phân chia thôn, làng, tổ dân phố được dựa vào số lượng hộ gia đình hoặc số nhân khẩu gắn với một phạm vi lãnh thổ nhất định trong xã, phường, thị trấn thuận tiện việc đi lại, sinh hoạt của nhóm dân cư. Cán bộ thôn, làng, tổ dân phố được lập ra để tổ chức hoạt động tự quản của cộng đồng dân cư, được Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn giao thực hiện một số việc cụ thể. 3. CẤU TRÚC CHÍNH QUYỀN CƠ SỞ  Đề tài khoa học về chính quyền cơ sở

5

- Chính quyền cơ sở thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở cơ sở, Hội đồng nhân dân (HĐND) và Uỷ ban nhân dân (UBND) là hai thiết chế trọng tâm trong cấu trúc của bộ máy chính quyền. + HĐND là cơ quan quyền lực nhà nước, đại diện của nhân dân, do nhân dân địa phương bầu ra. Nhân dân thực hiện quyền làm chủ thông qua vai trò họat động của đại biểu HĐND. + UBND là cơ quan quản lý hành chính nhà nước. UBND do HHĐND bầu ra, thực hiện chức năng điều hành, giải quyết công việc hành chính nhà nước thường xuyên ở địa phương, vừa là cơ quan chấp hành của HĐND cùng cấp vừa là cơ quan thuộc hệ thống hành chính nhà nước thống nhất và thông suốt từ trung ương đến địa phương, chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn thống nhất của cơ quan hành chính nhà nước cấp trên. - Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định vận hành tổ chức quyền lực xã hội của chế độ chính trị xã hội Việt Nam theo cơ chế: " Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ" cho nên cần xem xét đến vai trò của hai thiết chế chính trị cơ bản trong hệ thống chính trị ở cơ sở, đó là: + Tổ chức cơ sở Đảng (Đảng uỷ, Chi ủy cơ sở xã, phường, thị trấn) là hạt nhân lãnh đạo chính trị, lãnh đạo toàn diện mọi hoạt động của HĐND và UBND theo chủ trương, đường lối, chính sách, nghị quyết của Đảng và pháp luật Nhà nước. + Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên (Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên) là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân. Thông qua Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức này nhân dân tham gia quản lý nhà nước và giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước. HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ Ở CƠ SỞ CÓ THỂ BIỂU HIỆN QUA SƠ ĐỒ MÔ HÌNH CHỨC NĂNG DƯỚI ĐÂY:

Cơ quan Nhà nước cấp trên

Cấp ủy Đảng cấp trên

Mặt trận và các đòan thể cấp trên

➆ ➆

Cấp uỷ đảng cơ sở (Đảng uỷ, Chi uỷ)





HĐND  Đề tài khoa học về chính quyền cơ sở



UBND 6



MT và các đoàn thể







➉ Xã hội, hành vi xã hội, các lĩnh vực xã hội, đối tượng quản lý

Chú giải: -➁ -➃ -➄ -➅ -➆ -➇ -➈ -➉

: Quan hệ lãnh đạo, thông qua NQ, nhân sự. : Quan hệ điều hành, tác động. : Quan hệ phản ảnh, báo cáo, tiếp thu. : Quan hệ tác động, phản ánh. : Quan hệ chỉ đạo, chấp hành. : Quan hệ chấp hành. : Quan hệ kiểm tra, giám sát. : Quan hệ phối hợp, kết hợp.

Các thiết chế chính trị ở cơ sở được Hiến pháp và luật pháp quy định, có chức năng, nhiệm vụ cụ thể, có phân công, phân cấp rõ ràng, có quan hệ mật thiết với nhau. II. ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA CÁC THIẾT CHẾ CHÍNH TRỊ Ở CƠ SỞ (SAU ĐÂY GỌI CHUNG LÀ CẤP XÃ) 1. HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN

1.1. Địa vị pháp lý: Định nghĩa pháp lý về Hội đồng nhân dân được đề cập từ Sắc lệnh 63 năm 1945, Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 1962, 1983, 1989, nhưng được hoàn chỉnh nhất trong Hiến pháp năm 1992 và Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 1994: “Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân, do nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và cơ quan Nhà nước cấp trên. Hội đồng nhân dân thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Hiến pháp và pháp luật, bảo đảm sự lãnh đạo thống nhất của Trung ương đồng thời phát huy quyền chủ động sáng tạo của địa phương”. 1.2. Tổ chức và hoạt động: a. Tổ chức: Đại biểu HĐND được nhân dân bầu trong các kỳ bầu cử theo nguyên tắc dân chủ, công khai, bỏ phiếu kín theo trình tự do Luật Bầu cử quy định.  Đề tài khoa học về chính quyền cơ sở

7

Số lượng đại biểu HĐND phụ thuộc vào quy mô dân số và địa bàn quản lý (từ 19 đến 25 đại biểu). Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 1994 quy định HĐND cấp xã không có cơ quan thường trực, không có các ban, nhưng có Chủ tịch và một Phó chủ tịch HĐND. b. Hoạt động: HĐND cấp xã hoạt động theo nguyên tắc tập thể bàn bạc và lấy ý kiến biểu quyết đa số. HĐND hoạt động thông qua 3 hình thức chủ yếu là: - Hoạt động tập thể của HĐND tại các kỳ họp của HĐND. + Là hình thức hoạt động chủ yếu quan trọng nhất của HĐND. HĐND họp thường lệ mỗi năm 2 kỳ. Khi cần thiết, theo yêu cầu của UBND hoặc ít nhất một phần ba tổng số đại biểu HĐND yêu cầu thì Chủ tịch HĐND quyết định triệu tập kỳ họp bất thường. Kỳ họp HĐND được tiến hành khi có ít nhất hai phần ba tổng số đại biểu HĐND tham dự. HĐND họp công khai, khi cần thiết, HĐND quyết định họp kín theo đề nghị của chủ toạ kỳ họp hoặc Chủ tịch HĐND. + Tại kỳ họp HĐND quyết định những vấn đề thuộc chức năng của HĐND. Trình tự, thủ tục tiến hành kỳ họp HĐND do pháp luật hiện hành quy định chặt chẽ như: thông qua, bổ sung, điều chỉnh, sửa đổi nghị quyết HĐND; thông qua các biện pháp, giải pháp quan trọng thực hiện nghị quyết HĐND để UBND cùng cấp có cơ sở thực thi, chấp hành. - Hoạt động thường xuyên của Chủ tịch HĐND, nhằm : + Tổ chức việc tiếp dân của HĐND, đôn đốc, kiểm tra việc giải quyết các kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của công dân. + Đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các nghị quyết của HĐND. + Phối hợp với UBND cùng cấp chuẩn bị dự kiến chương trình làm việc, báo cáo đề án trình HĐND, triệu tập kỳ họp HĐND. + Chủ tọa kỳ họp các kỳ họp của HĐND. + Giữ mối liên hệ với các đại biểu HĐND, các tổ đại biểu HĐND, báo cáo tình hình hoạt động của HĐND và UBND cấp mình lên HĐND và UBND cấp trên trực tiếp. Tổ chức quán triệt Hiến pháp, luật, quy chế hoạt động của HĐND, các văn bản pháp luật khác, chủ trương, chính sách của Nhà nước đến đại biểu HĐND cấp mình. - Phó chủ tịch HĐND cấp xã tham gia chủ toạ kỳ họp HĐND; thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Chủ tịch HĐND và thay mặt Chủ tịch HĐND khi Chủ tịch HĐND vắng mặt. Khi khuyết Chủ tịch HĐND thì Phó chủ tịch HĐND thực hiện quyền Chủ tịch HĐND cho đến khi HĐND bầu ra Chủ tịch HĐND. - Hoạt động của đại biểu HĐND : Đại biểu HĐND là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân địa phương, gương mẫu chấp hành pháp luật, chính sách của Nhà  Đề tài khoa học về chính quyền cơ sở

8

nước; tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện pháp luật, chính sách và tham gia vào việc quản lý nhà nước; phải tham dự đầy đủ các kỳ họp, phiên họp của HĐND, chấp hành nội quy của kỳ họp. + Trong kỳ họp HĐND, đại biểu HĐND có trách nhiệm tham gia thảo luận và quyết định chương trình làm việc của kỳ họp; biểu quyết những vấn đề thuộc nội dung chương trình kỳ họp; chất vấn Chủ tịch HĐND, Chủ tịch, các thành viên UBND; giữ liên hệ chặt chẽ với cử tri, thu thập và phản ánh ý kiến, nguyện vọng của cử tri. Yêu cầu cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân kịp thời chấm dứt những việc làm trái pháp luật, chính sách của Nhà nước; kiến nghị cơ quan nhà nước về việc thi hành pháp luật, chính sách của Nhà nước và về những vấn đề thuộc lợi ích chung. 1.3. Chức năng của HĐND: Theo quy định của pháp luật, HĐND các cấp nói chung và HĐND cấp xã nói riêng có 2 chức năng cơ bản là: - Chức năng quyết định các biện pháp, chủ trương về các vấn đề thuộc quyền của địa phương: Căn cứ quy định của Hiến pháp, luật, pháp lệnh và các văn bản quy phạm pháp luật của nhà nước cấp trên. HĐND cấp xã đề ra các biện pháp và chủ trương tổ chức thực hiện ở địa phương phù hợp với quy định của pháp luật nhằm đảm bảo cho Hiến pháp và pháp luật được tôn trọng và chấp hành nghiêm chỉnh ở địa phương, đảm bảo và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, quyền lợi của công dân, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, động viên mọi công dân thực hiện đầy đủ quyền, nghĩa vụ đối với Nhà nước. - Chức năng giám sát: Giám sát hoạt động của Chủ tịch, Phó Chủ tịch HĐND, UBND cấp xã; giám sát việc thực hiện nghị quyết HĐND, việc tuân thủ pháp luật của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế, đơn vị lực lượng vũ trang và công dân ở địa phương. Hai chức năng trên của HĐND có mối liên quan khăng khít với nhau, quyết định và thực hiện phải có kiểm tra, giám sát để đảm bảo thực hiện những quyết định. 1.4. Nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND cấp xã: Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992, Luật tổ chức HĐND và UBND năm 1994 và Pháp lệnh về nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND, UBND các cấp do Quốc hội thông qua ngày 25/6/1996 quy định những nhiệm vụ, quyền hạn chủ yếu của HĐND cấp xã: a. Trong lĩnh vực kinh tế: HĐND cấp xã căn cứ vào quy hoạch, kế hoạch của cấp trên quyết định kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội trong xã; dự toán và phân bổ ngân sách xã; phê chuẩn quyết toán ngân sách xã; quyết định các chủ trương, biện pháp phát triển các thành phần kinh tế ở địa phương theo đúng pháp luật của Nhà nước, bảo đảm quyền tự chủ sản xuất Đề tài khoa học về chính quyền cơ sở

9

kinh doanh của các thành phần kinh tế trên địa bàn xã, chấp hành các chủ trương, chính sách, các chỉ thị của cấp trên để thực hiện việc quản lý tài chính, giá cả và quản lý thị trường ở xã; bảo đảm làm tròn nhiệm vụ của các tổ chức kinh tế xã hội, các công dân đối với Nhà nước nhất là thuế và các nghĩa vụ khác; quản lý dân số và lao động trên địa bàn xã, quyết định và bảo đảm thực hiện quản lý đất đai, tài nguyên, môi trường. b. Trong lĩnh vực văn hóa, xã hội, đời sống: HĐND cấp xã bàn bạc ra quyết định và thực hiện công tác cải thiện đời sống nhân dân, việc làm, điều kiện làm việc, sinh hoạt của người lao động ở trong xã. Bảo đảm xây dựng con người mới Xã hội chủ nghĩa phát triển toàn diện; bảo vệ chăm sóc và giáo dục thiếu niên, nhi đồng, bảo vệ sức khỏe của nhân dân, của người già, bà mẹ, trẻ em; bảo đảm thực hiện kế hoạch hóa gia đình; xây dựng nếp sống văn minh, giữ gìn bản sắc văn hóa tốt đẹp của dân tộc, chống những biểu hiện không lành mạnh trong đời sống văn hóa xã hội trên địa bàn... c. Trong lĩnh vực an ninh, quốc phòng: HĐND cấp xã quyết định và bảo đảm thực hiện các biện pháp tổ chức quốc phòng toàn dân, bảo đảm thực hiện chế độ nghĩa vụ quân sự, thực hiện nhiệm vụ hậu cần tại chổ và chính sách hậu phương đối với các lực lượng vũ trang nhân dân; bảo vệ an ninh, trật tự an toàn xã hội; phòng chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác ở địa phương. d. Trong lĩnh vực thực hiện chính sách dân tộc và chính sách tôn giáo: HĐND cấp xã bảo đảm thực hiện chính sách dân tộc, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần, nâng cao dân trí của đồng bào các dân tộc; bảo đảm thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc, giữ gìn, tăng cường khối đoàn kết và tương trợ giữa các dân tộc ở địa phương; bảo đảm thực hiện chính sách tôn giáo, quyền tự do tín ngưỡng của nhân dân ở địa phương theo quy định của pháp luật. e. Trong lĩnh vực thi hành pháp luật: HĐND cấp xã bảo đảm việc thi hành Hiến pháp, pháp luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên ở địa phương; bảo hộ tính mạng, tài sản, tự do, danh dự, nhân phẩm, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của công dân; bảo vệ tài sản, lợi ích của Nhà nước, bảo vệ tài sản của tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế ở địa phương; bảo đảm việc giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của công dân theo quy định của pháp luật. f. Trong lĩnh vực xây dựng chính quyền địa phương và quản lý địa giới hành chính: HĐND cấp xã bầu, miễn nhiệm, bãi miễn Chủ tịch, Phó chủ tịch HĐND, Chủ tịch, Phó chủ tịch và các thành viên của UBND cùng cấp; bãi miễn đại biểu HĐND, chấp nhận việc đại biểu HĐND cùng cấp xin thôi làm nhiệm vụ đại biểu theo quy định của pháp luật; bãi bỏ những quyết định sai trái của UBND cùng cấp; thông qua đề án phân vạch, điều chỉnh địa giới hành chính ở địa phương để đề nghị cấp trên xem xét quyết định (kể cả việc thành lập, sáp nhập, đặt tên thôn, làng, bản ở địa phương)...  Đề tài khoa học về chính quyền cơ sở

10

* Đơn vị phường do có nét đặc trưng riêng về kinh tế-xã hội nên bên cạnh những nhiệm vụ, quyền hạn như trên, HĐND phường còn quyết định: - Biện pháp bảo đảm thực hiện thống nhất kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và quy hoạch đô thị. - Biện pháp thực hiện xây dựng nếp sống văn minh đô thị; phòng, chống các tệ nạn xã hội; giữ gìn trật tự, vệ công cộng và cảnh quan đô thị. - Biện pháp tổ chức, quản lý dân cư đô thị trên địa bàn phường. 2. UỶ BAN NHÂN DÂN

2.1. Địa vị pháp lý: Điều 123 Hiến pháp năm 1992 quy định: "Uỷ ban nhân dân do Hội đồng nhân dân bầu, là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính Nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm chấp hành Hiến pháp, luật, các văn bản của cơ quan Nhà nước cấp trên, nghị quyết của hội đồng nhân dân cùng cấp". Uỷ ban nhân dân có hai tư cách: - Là cơ quan quản lý hành chính nhà nước toàn diện các lĩnh vực đời sống kinh tế-xã hội ở địa phương. - Là cơ quan chấp hành và tổ chức thực hiện pháp luật của Nhà nước, nghị quyết của HĐND cùng cấp. 2.2. Tổ chức và hoạt động: a. Tổ chức: UBND do HĐND bầu ra tại kỳ họp HĐND lần thứ nhất trong nhiệm kỳ HĐND. Nhiệm kỳ hoạt động của UBND theo nhiệm kỳ hoạt động của HĐND. Uỷ ban nhân dân cấp xã có từ 5 đến 7 thành viên gồm Chủ tịch UBND, Phó chủ tịch UBND và các uỷ viên UBND. Chủ tịch UBND phải là đại biểu HĐND. Các thành viên khác không nhất thiết phải là đại biểu HĐND. Phó chủ tịch UBND xã thực hiện nhiệm vụ do Chủ tịch UBND xã phân công, chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND và trước HĐND xã về nhiệm vụ được phân công. Mỗi Uỷ viên UBND xã phụ trách lĩnh vực công tác nhất định, chịu trách nhiệm trước Chủ tịch và UBND xã. b. Hoạt động: UBND xã hoạt động theo nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách. Để phân định trách nhiệm tập thể và cá nhân, luật quy định những việc cụ thể thuộc thẩm quyền quyết định của UBND, những vấn đề thuộc thẩm quyền quyết định của Chủ tịch UBND. Phiên họp UBND là hình thức hoạt động tập thể của UBND xã. Mỗi tháng UBND xã họp ít nhất 1 lần. Các quyết định của UBND phải được quá nữa tổng số thành viên UBND biểu quyết tán thành. 2.3. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn:  Đề tài khoa học về chính quyền cơ sở

11

Để phân định rõ ràng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND và UBND cấp xã, ngày 25/6/1996 Uỷ ban thường vụ Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa IX đã thông qua Pháp lệnh về nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ở mỗi cấp quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Uỷ ban nhân dân cấp xã. - Chức năng của UBND cấp xã: Tổ chức thực hiện nghị quyết của HĐND xã, điều hành phát triển kinh tế-xã hội trên địa bàn theo chủ trương, nghị quyết của HĐND xã và quy định của cấp trên. - Nhiệm vụ, quyền hạn của UBND cấp xã: a. Về kế hoạch, ngân sách, tài chính: Xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội hàng năm trình HĐND cùng cấp thông qua và trình UBND huyện, thành phố phê duyệt và tổ chức thực hiện theo kế hoạch đó. b. Về nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, thuỷ lợi; tiểu thủ công nghiệp; giao thông; thương mại, dịch vụ: Tổ chức và hướng dẫn việc thực hiện các chương trình, kế hoạch, đề án, định hướng, quy hoạch, biện pháp để khuyến khích người dân trên địa bàn phát triển sản xuất, dân sinh, huy động mọi nguồn lực phát triển kinh tế-xã hội. c. Về văn hóa, giáo dục, y tế, xã hội và đời sống: - Uỷ ban nhân dân phải thường xuyên chăm lo phát triển sự nghiệp giáo dục ở địa phương; phối hợp với nhà trường tổ chức đăng ký, huy động trẻ em vào lớp một đúng độ tuổi... - Tổ chức các hoạt động văn hóa, thông tin, nghệ thuật, thể dục thể thao; tổ chức thực hiện hướng dẫn các lễ hội truyền thống; bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh ở địa phương; vận động nhân dân xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hóa; ngăn chặn việc truyền bá văn hóa phản động, đồi trụy, bài trừ mê tín, hủ tục; phòng, chống các tệ nạn xã hội và những biểu hiện không lành mạnh trong đời sống xã hội ở địa phương; quản lý trạm y tế của xã; tổ chức triển khai các chương trình y tế cơ sở, dân số, kế hoạch hóa gia đình được giao; vận động nhân dân giữ gìn vệ sinh; phòng chống các dịch bệnh; tổ chức thực hiện chính sách, chế độ với thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sỹ, những người và gia đình có công với nước; thực hiện công tác cứu tế xã hội, hoạt động nhân đạo, từ thiện ở địa phương và vận động nhân dân giúp đỡ các gia đình khó khăn, người già, người tàn tật, trẻ em mồ côi không nơi nương tựa; tổ chức các hình thức nuôi dưỡng, chăm sóc các đối tượng được nuôi dưỡng; quản lý, bảo vệ, tu bổ nghĩa trang liệt sỹ, quy hoạch, quản lý nghĩa địa ở địa phương. d. Về quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội: Bảo vệ tổ quốc, bảo vệ chế độ XHCN là một trong hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam nhằm đánh tan mọi âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, UBND xã phải: tổ chức, huấn luyện quân sự phổ thông, tuyên truyền, giáo dục xây dựng quốc phòng toàn dân, xây dựng làng, xã chiến đấu trong khu vực phòng thủ địa phương; thực hiện công tác nghĩa vụ quân sự, tuyển quân, đăng ký, quản lý quân dân dự bị động viên; xây dựng, huấn luyện, sử dụng lực lượng dân quân tự vệ thực hiện nhiệm vụ hậu cần tại chổ,  Đề tài khoa học về chính quyền cơ sở

12

chính sách hậu phương quân đội và chính sách đối với các lực lượng vũ trang nhân dân ở địa phương; thực hiện các biện pháp bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội; xây dựng công an xã, thị trấn và phong trào quần chúng bảo vệ an ninh tổ quốc vững mạnh, thực hiện biện pháp phòng ngừa và chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác ở địa phương; quản lý hộ khẩu; tổ chức việc đăng ký tạm trú, quản lý đi lại của người nước ngoài ở địa phương; tổ chức thực hiện hoặc phối hợp với các cơ quan chức năng trong việc thi hành án, tổ chức thực hiện các quyết định về xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật. đ. Về thực hiện chính sách dân tộc và chính sách tôn giáo: Nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước thống nhất của các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam, bình đẳng về quyền và nghĩa vụ; tăng cường và củng cố khối đại đoàn kết dân tộc, nghiêm cấm mọi hành vi miệt thị, chia rẽ dân tộc; công dân có quyền tự do tín ngưỡng, theo hoặc không theo một tôn giáo nào, không ai được lợi dụng tôn giáo để làm trái pháp luật và chính sách của Nhà nước. UBND cấp xã thực hiện chính sách dân tộc và chính sách tôn giáo đúng với quy định của Nhà nước, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân ở địa phương theo quy định của pháp luật. e. Về thi hành pháp luật: Để xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam thực sự của dân, do dân và vì dân, quản lý xã hội bằng pháp luật, UBND cấp xã: - Căn cứ vào các văn bản của cơ quan Nhà nước cấp trên, nghị quyết của HĐND cùng cấp, ban hành quyết định, chỉ thị và tổ chức thực hiện, kiểm tra việc thi hành các văn bản đó. - Tổ chức thực hiện việc thi hành Hiến pháp, luật, các văn bản của cơ quan Nhà nước cấp trên và nghị quyết của HĐND cùng cấp. - Tổ chức tuyên truyền giáo dục pháp luật ở địa phương. - Tổ chức và hướng dẫn hoạt động của các tổ chức hoà giải, thanh tra nhân dân; kịp thời giải quyết các vi phạm pháp luật và tranh chấp nhỏ trong nhân dân theo quy định của pháp luật. - Tổ chức đăng ký hộ tịch theo quy định của pháp luật. - Thực hiện các biện pháp bảo vệ tài sản của Nhà nước, tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế; bảo vệ tính mạng, tự do, danh dự, nhân phẩm, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của công dân ở địa phương. - Kiểm tra việc thực hiện pháp luật trên địa bàn. - Tổ chức tiếp dân, xét và giải quyết các khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân theo thẩm quyền. - Quyết định xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật. f. Về xây dựng chính quyền, quản lý địa giới hành chính: - Tổ chức và thực hiện công tác bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp theo quy định của pháp luật.

 Đề tài khoa học về chính quyền cơ sở

13

- Lập hồ sơ về việc phân vạch, điều chỉnh địa giới hành chính ở địa phương đưa ra Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua để trình cấp trên xem xét quyết định. - Quản lý hồ sơ, mốc và bản đồ địa giới hành chính của địa phương. g. Về bảo vệ tài nguyên, môi trường: Tổ chức thực hiện nghiêm chỉnh các văn bản pháp luật của Nhà nước về bảo vệ môi trường, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, tài sản quốc gia tại địa phương; tuyên truyền giáo dục nhân dân thi hành nghiêm chỉnh quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường. Riêng chính quyền phường ngoài các nhiệm vụ nêu trên còn phải thực hiện các nhiệm vụ sau: Tổ chức thực hiện các nghị quyết của HĐND phường về việc bảo đảm thực hiện thống nhất kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và quy hoạch đô thị, xây dựng nếp sống văn minh đô thị, phòng chống các tệ nạn xã hội giữ gìn trật tự vệ sinh, sạch đẹp khu phố, lòng, lề đường, trật tự công cộng và cảnh quan đô thị ; quản lý dân cư đô thị trên địa bàn. Thống kê, theo dõi sự biến động đất đai trên điạ bàn phường; thanh tra việc sử dụng đất của tổ chức, cá nhân trên địa bàn phường theo quy định của pháp luật; bảo vệ cơ sở hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn phường; ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm đối với các cơ sở hạ tầng kỹ thuật theo quy định của pháp luật; kiểm tra giấy phép xây dựng của tổ chức, cá nhân trên địa bàn phường; lập biên bản, đình chỉ những công trình xây dựng, sửa chữa, cải tạo không có giấy phép, trái với quy định của giấy phép và báo cáo cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xem xét, quyết định. 3. CẤP UỶ ĐẢNG CƠ SỞ

Cấp uỷ đảng cơ sở thường tổ chức thành Đảng uỷ (nếu có đủ số lượng đảng viên theo quy định) hoặc Chi uỷ. Vai trò lãnh đạo chính trị của cấp uỷ đảng cơ sở đối với HĐND và UBND thể hiện: - Ban chấp hành Đảng bộ (Chi bộ) cơ sở đề ra chủ trương, nghị quyết và các biện pháp lớn; thực hiện quyền kiểm tra việc chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách, chỉ thị, nghị quyết của Đảng đối với HĐND và UBND, quyết định cán bộ lãnh đạo chủ chốt của HĐND và UBND. Sự lãnh đạo của cấp uỷ cơ sở còn được thực hiện thông qua những đảng viên phụ trách và đảng viên công tác trong HĐND, UBND. - Các nghị quyết của HĐND, kế hoạch, chủ trương, biện pháp của UBND về phát triển kinh tế-xã hội của địa phương trước khi thực hiện phải báo cáo thông qua cấp uỷ. - Định kỳ HĐND, UBND xã phải báo cáo với Ban chấp hành Đảng bộ (hoặc Chi bộ) cơ sở về tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tếxã hội và việc tổ chức thực hiện những chủ trương mà Đảng bộ (hoặc Chi bộ) đã đề ra. 4. MẶT TRẬN TỔ QUỐC VÀ ĐOÀN THỂ NHÂN DÂN Ở XÃ  Đề tài khoa học về chính quyền cơ sở

14

Mặt trận và các đoàn thể vận động nhân dân thực hiện các nghĩa vụ phát triển kinh tế-xã hội và tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đến mọi người dân. Mặt trận và các đoàn thể nhân dân ở xã cơ cấu có cấp trưởng là người thường trực ở xã, thường xuyên liên hệ chặt chẽ với HĐND và UBND, thực hiện chức năng phản ảnh, giám sát, kiểm tra, phối hợp với chính quyền và có ý kiến cụ thể trong các cuộc họp của chính quyền. 5. QUAN HỆ CỦA CHÍNH QUYỀN CƠ SỞ VỚI CÁC CƠ QUAN CẤP TRÊN

Quan hệ của chính quyền cấp xã với cơ quan nhà nước cấp trên là quan hệ thứ bậc xuyên suốt, tuân thủ pháp luật, thống nhất về chuyên môn, kết hợp quản lý nhà nước theo ngành với quản lý nhà nước theo lãnh thổ. Nghị quyết của HĐND xã phải thống nhất quan điểm, mục tiêu với nghị quyết của HĐND cấp trên; UBND cấp xã có trách nhiệm tổ chức thực hiện chủ trương, chính sách, quy định của cơ quan nhà nước cấp trên; cán bộ chuyên môn ở xã phải chấp hành quy chế chuyên môn theo hướng dẫn của cơ quan cấp trên... Chính quyền xã phải chấp hành chế độ kiểm tra theo quy định của cấp trên, phải duy trì thường xuyên chế độ báo cáo, thống kê, hội họp... với cấp trên. Trên thực tế, có thể nói các hoạt động quản lý của nhà nước cấp trên đều hướng về cơ sở, phục vụ cho dân cư sinh sống trên cộng đồng nên xu hướng phát triển quản lý của cấp trên ngày càng kiện toàn cơ chế, quy định để kiểm soát hoạt động của cấp dưới. Tóm lại: chính quyền cấp xã là nơi trực tiếp tổ chức, thực hiện đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, mở rộng, động viên các tầng lớp nhân dân phát huy nội lực góp phần vào công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hoá đất nước, phấn đấu vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Tuy nhiên, cơ cấu bộ máy, thể chế mới chỉ là trạng thái tĩnh của chính quyền cơ sở. Muốn bộ máy vận hành hiệu quả thì vấn đề mấu chốt là yếu tố con người, là đội ngũ cán bộ chính quyền cơ sở: “Cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng, gắn liền với vận mệnh của Đảng, của đất nước và chế độ, là khâu then chốt trong công tác xây dựng Đảng”.

(1): Điều 118 Hiến pháp Nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992).

 Đề tài khoa học về chính quyền cơ sở

15

PHẦN THỨ HAI THỰC TRẠNG CHÍNH QUYỀN CƠ SỞ TỈNH GIA LAI  I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ, VĂN HÓA, XÃ HỘI TÁC ĐỘNG ĐẾN CHÍNH QUYỀN CƠ SỞ VÀ ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CƠ SỞ 1. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ VÀ ĐỊA HÌNH

Tỉnh Gia Lai nằm phía Bắc cao nguyên Trung bộ, phía Đông giáp tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên; phía Tây giáp nước Campuchia (81km); phía Nam giáp tỉnh Đăk Lăk; phía Bắc giáp tỉnh Kon Tum. Mạng lưới giao thông của tỉnh mở ra khả năng to lớn để giao lưu, phát triển kinh tế của tỉnh với các tỉnh và khu vực: Quốc lộ 14 nối Gia Lai với các tỉnh Kon Tum, Đăk Lăk và vùng Đông Nam Bộ; Quốc lộ 19 nối Gia Lai với Bình Định, các tỉnh Duy Song song với phát triển kinh tế, lĩnh vực giáo dục và y tế được thường xuyên quan tâm nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, phát triển nhân tài cho địa phương; chăm sóc sức khoẻ cho cộng đồng các dân tộc. Tất cả các xã, phường, thị trấn đã có trường học, làng có lớp học. Năm 1998 tỉnh được công nhận cơ bản hòan thành xóa mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học. Tỷ lệ huy động trẻ em trong độ tuổi đi học tăng đều qua các năm (trên 50% ở lứa tuổi mẫu giáo và trên 81% ở lứa tuổi phổ thông được đến lớp). Hệ thống giáo dục chuyên nghiệp dạy nghề, giáo dục thường xuyên được mở rộng nhằm đào tạo đội ngũ cán bộ, công chức, cán bộ cơ sở và đào tạo nghề cho người lao động được phát triển nhanh ở các huyện, nhất là thành phố Pleiku. Cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên được tăng cả về số lượng, chất lượng đáp ứng nhu cầu dạy và học của nhân dân. Nhưng hệ thống giáo dục phổ thông phát triển không đồng đều giữa các vùng đô thị với nông thôn và vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Tỷ lệ mù chữ và tái mù chữ ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số vẫn còn cao, nhiều xã đến nay chưa có học sinh học lớp 9 (còn 44 xã), có 83 xã chưa đủ điều kiện thành lập trường trung học cơ sở... đã ảnh hưởng không ít đến vấn đề tạo nguồn cán bộ ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Họat động phòng chống dịch bệnh và chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân có nhiều tiến bộ. Các chương trình Quốc gia về y tế được triển khai có kết quả, dịch bệnh giảm nhiều... Các cơ sở khám chữa bệnh từng bước được củng cố và tăng cường cả về cơ sở vật chất và đội ngũ y bác sỹ. Họat động bảo hiểm y tế được mở rộng. Tỉnh đã có chính sách hỗ trợ cho đồng bào dân tộc thiểu số gặp khó khăn khi vào điều trị tại bệnh viện. 2.3. Dân tộc, tôn giáo: Gia Lai là vùng đất lâu đời, đã từng tồn tại các tập đoàn dân cư cổ, có sắc thái văn hóa riêng độc đáo như nền văn hóa Biển Hồ, Trà Dâm, là quê hương của các dân tộc Jrai, Bahnar, Xêđăng, Êđê, M'Nông... trong  Đề tài khoa học về chính quyền cơ sở

16

đó dân tộc Jrai và Bahnar là người bản địa chính sống lâu đời nhất tại Gia Lai. Người Kinh chỉ đến cư trú tại Gia Lai vào đầu thế kỷ thứ XVII cùng với một số dân tộc khác. Đến nay Gia Lai có 34 dân tộc sinh sống với phong tục, tập quán, bản sắc văn hóa tương đối riêng biệt đã in đậm nét vào cuộc sống người Tây Nguyên. Bên cạnh những nét phong phú, truyền thống tốt đẹp của nền văn hóa các dân tộc, động lực cho cộng đồng các dân tộc gắn bó đoàn kết, cũng còn những phong tục, tập quán lạc hậu tồn tại kìm hãm sự phát triển của xã hội. Trong đời sống tâm linh của đồng bào dân tộc thiểu số, không có tôn giáo, chỉ thờ đa thần (sông, núi, lửa...). Tôn giáo xuất hiện, truyền bá vào đời sống tâm linh người dân tộc Tây Nguyên từ thế kỷ XVIII, đó là đạo Thiên chúa giáo. Trong những năm thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, do kinh tế phát triển chậm, phong tục tập quán lạc hậu, nhiều tôn giáo đã xâm nhập ngày càng nhiều vào đời sống tâm linh đồng bào các dân tộc Tây Nguyên, như Tin Lành, Hòa Hảo, Cao Đài. Tỉnh Gia Lai hiện có 5 tôn giáo có số tín đồ đông: Phật giáo, Thiên chúa giáo, Tin Lành, Hòa Hảo và Cao Đài. Bên cạnh việc phát triển tôn giáo thuần túy, không ít phần tử xấu đội lốt tôn giáo hoạt động chính trị, chống phá cách mạng, chia rẽ các tầng lớp nhân dân, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc như tổ chức Tin Lành “Đê Ga” phản động làm ảnh hưởng đến công tác quản lý xã hội, quản lý nhà nước của chính quyền các cấp. 2.4. Truyền thống văn hóa của đồng bào dân tộc Jrai, Bahnar: Do đặc điểm về lãnh thổ trên các phương diện địa lý, kinh tế, xã hội... đã tạo nên nền văn hóa rất đa dạng ở Gia Lai. Đặc điểm chung của nền văn hóa truyền thống tại Gia Lai, mang tính cộng đồng tiền giai cấp của nông dân Cao nguyên, văn hóa mang tính chất bản địa, tính chất sinh hoạt lễ thức, tính chất truyền miệng và sử dụng vật liệu không bền. Đây là những đặc điểm văn hóa truyền thống cổ truyền rất phong phú và đa dạng của các dân tộc bản địa, cần phải được bảo tồn và phát huy trong sự nghiệp chung của tỉnh cũng như sự phát triển của mỗi dân tộc. Những yếu tố văn hóa nêu trên có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình hình thành mối quan hệ giữa con người với con người, giữa con người với thiên nhiên, góp phần tạo dựng phẩm chất khoan dung, lối ứng xử hài hòa, ý thức đòan kết cộng đồng đối với người cán bộ cơ sở. 2.5. Truyền thống xã hội và yếu tố tâm lý của đồng bào dân tộc

Jrai, Bah nar: Cơ sở của xã hội là buôn hoặc làng gọi tắt là làng hình thành từ lâu đời như một cấu trúc bền vững với tinh thần cộng đồng cao, gồm 4 thành tố:

 Đề tài khoa học về chính quyền cơ sở

17

- Một cộng đồng cư trú, bao gồm: thổ cư, nguồn nước, vườn rẫy, đất nghĩa địa; các sản phẩm do người làm ra như nhà dài, nhà rông, kho thóc, công trình thủy lợi. - Một cộng đồng sở hữu tài nguyên, bao gồm: đất rẫy đang canh tác, đất rừng hưu canh, rừng chăn nuôi, sông suối, ao hồ... các sản vật của rừng và của nước như thú rừng, mật ong, măng, cá, tôm... - Một cộng đồng văn hóa, bao gồm: văn học nghệ thuật, luật tục và phong tục tập quán khác. - Bao trùm lên tất cả, đồng thời lan tỏa trong tất cả các cá thể hữu sinh và vô sinh là hệ thống cộng đồng thần linh (được gọi là Yàng). Những nét đặc trưng nổi bật về làng của đồng bào dân tộcJrai, Bahnar: + Là một đơn vị cộng cư (cộng đồng dân cư): được thiết lập và ổn định dựa trên cơ sở tập hợp các mối quan hệ cơ bản: huyết thống, hôn nhân, cùng thành phần tộc người, có chung quyền lợi và cùng nhau chia sẽ trách nhiệm. + Là một cộng đồng sở hữu về lãnh thổ xác định: Dân làng luôn gắn với đất làng với ý thức bảo vệ địa vực của làng rất cao. Quan niệm sở hữu toàn dân của người dân tộc thiểu số ở Gia Lai vốn chỉ dừng ở cấp độ buôn, làng. Nó đơn giản, trực tiếp, cụ thể, thiết thực. Quyền sở hữu đó được đại diện và thực hiện thông qua “Già làng”. + Là một đơn vị tổ chức, vận hành theo lối tự quản thông qua vai trò của “Già làng” và phong tục, tập quán. + Là một cộng đồng tuy không biệt lập nhưng tương đối riêng không chỉ về lãnh thổ và tổ chức tự quản mà giữa các làng còn có những cái riêng khác nhau, như: tên gọi, quy mô, dân số, giàu nghèo, mạnh yếu và lề thói riêng... Trong từng làng, các gia đình thành viên cùng theo một lịch nông nghiệp áp dụng cụ thể ở làng mình, cùng chung những lễ hội của làng... Sự cố kết dân làng với nhau thường xuyên, lâu dài trong sinh hoạt và lao động sản xuất tạo nên quan hệ cộng đồng sâu sắc, hình thành ý thức cộng đồng mạnh mẽ. Ở một chừng mực nhất định và về một số phương diện, nó tác động thiên về hướng nội. Với truyền thống văn hóa, phong tục tập quán được duy trì bao đời nay, truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác đã tạo nên tính cách con người gần gủi thiên nhiên, ảnh hưởng tâm lý người mẹ (chế độ mẫu hệ), do đó cán bộ là người dân tộc thiểu số ít nhiều ảnh hưởng bởi các yếu tố tâm lý: tự ty, ỷ lại vào người cán bộ lãnh đạo, vào cấp trên; thích ôn hòa, ngại va chạm, trong điều hành công việc ở chính quyền ít vận dụng pháp luật, chỉ nặng sử dụng phân xử theo cảm tính. Những đồng chí được bầu hay bổ nhiệm giữ cương vị lãnh đạo thường vấp phải phong cách làm việc và giải quyết vấn đề như kiểu "già làng", dễ vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách.  Đề tài khoa học về chính quyền cơ sở

18

Những đặc điểm nêu trên đang chi phối mạnh mẽ đến cán bộ và công tác cán bộ cơ sở ở Gia Lai : - Là tỉnh miền núi, có tiềm năng về đất đai, rừng chưa được khai thác, địa hình phức tạp, có biên giới với Campuchia; cơ sở hạ tầng còn kém, nhất là ở vùng sâu, vùng xa. Điều này đòi hỏi cán bộ cơ sở ở đây không những có trình độ và năng lực sáng tạo để khai thác tiềm năng mà còn phải có bản lĩnh chính trị vững vàng và tâm huyết, thủy chung với sự nghiệp phát triển của tỉnh nhà. - Sự đa dạng về thành phần dân tộc, sự đan xen về địa bàn cư trú giữa các dân tộc là một đặc điểm tương đối rõ đối với tỉnh Gia Lai. Khuynh hướng này ngày càng phát triển do phân bố lao động và phát triển kinh tế, bảo đảm an ninh, quốc phòng ở địa phương. Tình trạng dân số tăng cơ học ngày càng cao, kéo theo sự hội nhập ngày càng phong phú, đa dạng về tập quán, lối sống, tính chất và kinh nghiệm sản xuất, văn hóa và tâm lý truyền thống.... tác động lớn đến quản lý, điều hành của chính quyền cơ sở. Thực tế này có ảnh hưởng tích cực và tiêu cực là tạo điều kiện trực tiếp học hỏi lẫn nhau trên tất cả các mặt đời sống xã hội, kinh tế, đặc biệt là cung cách làm ăn, phát triển kinh tế hàng hóa nhưng đồng thời cũng dẫn đến dễ va chạm, kéo bè, kết cánh ... đòi hỏi cán bộ cơ sở phải có trình độ, hiểu biết phong tục tập quán và năng lực tổ chức, tập hợp quần chúng, trong công việc giữ nghiêm nguyên tắc tập trung dân chủ, cách sống vị tha, luôn ý thức giữ gìn sự đòan kết thống nhất nội bộ trên cơ sở nguyên tắc mà Đảng đề ra. Công tác cán bộ cần quan tâm đến cơ cấu, bố trí đan xen hợp lý cán bộ ở từng vùng, từng địa bàn khác nhau. - Là một địa bàn có sự đan xen, nhiều tầng, nấc về phương thức và trình độ sản xuất, trên cùng địa bàn hẹp có thể cùng tồn tại cả phương thức sản xuất lạc hậu nhất (chọc tỉa) lẫn phương thức sản xuất tiến tiến (cơ giới hóa). Đây là cơ hội tốt cho những bước "nhảy vọt" nâng cao trình độ sản xuất đối với đồng bào các dân tộc thiểu số. Tuy nhiên, nếu lãnh đạo không vững vàng, nhất là về quan điểm, lập trường chính trị thì cũng chính là mảnh đất cho những hiện tượng tiêu cực lây lan, gây tác hại không nhỏ đến sự nghiệp cách mạng của tỉnh và cả nước. Ở địa thế chiến lược về an ninh biên giới, là một trọng điểm trong việc thực hiện âm mưu “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch. Bọn phản động quốc tế và bọn phản động người Việt sống lưu vong ở nước ngoài đang lợi dụng Campuchia làm bàn đạp trực tiếp để thâm nhập và câu móc với bọn phản động bên trong nhằm chống phá cách mạng Việt Nam. Bằng thủ đoạn chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, tiếp tay các tổ chức tôn giáo phản động, dụ dỗ, lừa bịp, kích động nhân dân gây rối biểu tình, bạo lọan lật đổ, can thiệp quân sự, chính trị . Vì vậy cán bộ lãnh đạo chủ chốt ở cơ sở phải có bản lĩnh chính trị, lập trường quan điểm vững vàng, có trí tuệ, nắm vững các quan điểm của Đảng về chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo, về độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, về an ninh biên giới, có khả năng vận động quần chúng, xử lý nhạy bén và đúng đắn những diễn biến phức tạp trong thực tiễn.  Đề tài khoa học về chính quyền cơ sở

19

2.6. Sự phân bố dân cư và di chuyển lao động: Từ năm 1976 đến nay tỉnh Gia Lai đã đón nhận hàng chục vạn đồng bào các tỉnh miền Bắc, miền Trung lên xây dựng kinh tế mới. Trong tỉnh cũng tiến hành việc di chuyển các khu dân cư từ vùng đô thị, vùng có mật độ dày đến vùng có mật độ thưa nhằm khai thác tiềm năng lợi thế có sẵn của từng vùng để phát triển kinh tế xã hội. Nhờ sự phân bố lại dân cư, trong những năm qua kinh tế các vùng của tỉnh đã phát triển đồng đều hơn, những tiến bộ khoa học kỹ thuật được áp dụng vào hoạt động sản xuất của đồng bào các dân tộc bản địa, tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số . Nhưng sự tăng đột biến về dân số, nhất là do di cư tự do, nên các tệ nạn xã hội cũng đã lén lút phát triển ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số vốn bao đời chưa hề có. Điều đó đã tác động đến công tác quản lý của chính quyền cơ sở, gây nhiều khó khăn trong quản lý, điều hành của chính quyền các cấp ở địa phương. 2.7. Vài nét về lịch sử tổ chức hành chính cấp cơ sở ở Tây Nguyên: Trong lịch sử hình thành và phát triển cộng đồng các dân tộc vùng Tây Nguyên nền tảng xã hội là công xã nông thôn. Trong xã hội này, có sự phân hóa giàu nghèo, quyền lực được tập trung trong tay các tù trưởng và thủ lĩnh quân sự; tính tư hữu và các hình thức bóc lột sơ khai đã bước đầu hình thành nhưng còn bị chi phối mạnh bởi xã hội thị tộc nguyên thủy. Cơ cấu tổ chức xã hội được phân thành những đơn vị cơ sở gọi là buôn (Ê Đê), bôn (M'Nông), Plei (Bahnar)... mỗi đơn vị cơ sở trung bình từ 20-30 gia đình, thường là đại gia đình mẫu hệ, ít nhiều có quan hệ huyết tộc. Các buôn, làng có ranh giới và địa vực riêng, quyền sở hữu và sử dụng đất đai của mỗi gia đình được bảo đảm. Dưới buôn, làng một số nơi được chia thành những đơn vị cư trú nhỏ hơn gọi là A lú (như xóm của người Kinh). Đứng đầu buôn, làng là tù trưởng (M'tao) thường là người giàu, có thế lực và có tài chỉ huy quân sự. Ngoài ra còn có một lớp người được xã hội trọng vọng như Pôlan (chủ đất), Khoa Pin (chủ bến nước), Khoa Puk Di (thầy xử kiện), Khoa Mia Pa Găi (thầy bói), Khoa Nga Yang (thầy cúng). Từ nền tảng kinh tế của các dân tộc Tây Nguyên lúc bấy giờ cho thấy xã hội đang trong quá trình chuyển hóa nhưng chưa đủ để hình thành các giai cấp đối kháng để xây dựng một thiết chế xã hội mới, một thể chế nhà nước tập quyền. Cùng với sự giao lưu trao đổi mua bán, giữa người Kinh và người Thượng, nhà nước phong kiến Việt Nam đã sớm thiết lập mối quan hệ với cộng đồng dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. Triều đình phong kiến Việt Nam đã có mối quan hệ và nắm được hầu hết các tù trưởng. Chính sách di dân, phát triển đồn điền ở Tây Nguyên cũng được nhà nước phong kiến đặt ra khá sớm. Các chính sách của Triều đình phong kiến Việt Nam đối với Tây Nguyên khá ôn hòa, song vẫn không công nhận quyền tự trị của các dân tộc  Đề tài khoa học về chính quyền cơ sở

20

thiểu số ở Tây Nguyên, đất đai vẫn thuộc quyền quản lý của Nhà vua. Mặc dù luôn coi Tây Nguyên là một bộ phận chịu sự kiểm sóat và cai trị của mình nhưng nhà nước phong kiến Việt Nam vẫn không xây dựng được một hệ thống thiết chế theo khuôn mẫu phong kiến. Quá trình xâm lược của Thực dân Pháp ở Tây Nguyên đã từng bước xây dựng hệ thống chính quyền thực dân để dễ bề cai trị. Qua gần nữa thế kỷ tìm đường xâm nhập và chinh phục, thực dân Pháp chia tỉnh ở Tây Nguyên thành các quận, đứng đầu là quận trưởng người Pháp nắm quyền điều hành cả về hành chính lẫn quân sự. Dưới quận được chia thành nhiều tổng do một chánh tổng cầm đầu. Mỗi tổng gồm nhiều buôn (làng) hợp thành do Khoa buôn (chủ làng) đảm trách. Như vậy dưới thời thực dân Pháp cai trị Tây Nguyên, buôn làng truyền thống vẫn được duy trì và trở thành cấp chính quyền cơ sở. Để nắm được chính quyền cơ sở thực dân Pháp còn phân ra thành từng khu theo địa dư và phong tục. Mỗi khu chọn một tù trưởng cai quản, được hưởng lương của chính quyền Pháp. Những tù trưởng này được quyền lựa chọn phụ tá ở cơ sở (các phụ tá cũng được hưởng lương) và hàng tháng họ nhận lệnh, báo cáo tình hình cho công sứ Pháp. Thông qua các tù trưởng này, thực dân Pháp nắm được diễn biến tình hình ở các buôn, làng để đối phó với các phong trào đấu tranh của nhân dân. Sau cuộc Cách mạng Tháng tám năm 1945 thành công, chính quyền cách mạng ở các tỉnh Tây Nguyên nhanh chóng được thành lập. Hàng lọat các biện pháp về kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội, quân sự đã được triển khai nhằm xây dựng và củng cố chính quyền mới. Trong 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, chiến trường Tây Nguyên đã diễn ra rất quyết liệt. Ở vùng du kích, vùng tự do, vùng căn cứ cách mạng, chính quyền kháng chiến được thành lập để phát huy nhân tài, vật lực, đẩy mạnh sản xuất nuôi dưỡng cán bộ, bộ đội đánh giặc cứu nước. Ở vùng địch tạm chiếm, bên cạnh chính quyền cơ sở thực dân Pháp đưa chân tay bù nhìn lên nắm chính quyền để đàn áp, kìm kẹp nhân dân. Người Pháp đã xây dựng ở Tây Nguyên hàng trăm đồn điền để phát triển cây công nghiệp và khai thác tiềm năng kinh tế Tây Nguyên. Thời kỳ chống Mỹ, Tây Nguyên cũng như miền Nam nằm trong sự kìm kẹp của chính quyền Mỹ-Ngụy. Để đàn áp phong trào cách mạng của quần chúng, Mỹ-Ngụy ra sức xây dựng chính quyền cơ sở ở Tây Nguyên, hàng loạt các hoạt động xây dựng và củng cố cơ sở của địch đã được áp dụng như: di dân, thành lập các khu dinh điền, lập ấp, xây dựng "ấp tân sinh", "ấp chiến lược"... Ngoài lực lượng quân sự, bộ máy chính quyền cơ sở cũng được xây dựng khá mạnh. Hội đồng xã, phường gồm từ 6 đến 12 người, có ba chức năng và ba quyền cơ bản là: quyết định, kiểm sóat và tư vấn. Các chức danh quan trọng: Chủ tịch, Phó chủ tịch và Tổng thư ký hội đồng đều được phụ cấp tiền hàng tháng. Cơ quan chấp hành là Ủy ban hành chính xã, phường, gồm 9 thành viên: Xã trưởng, Phó xã trưởng hành chính, Phó xã trưởng an ninh, Ủy viên quân sự, Ủy viên canh nông cải cách điền địa, Ủy viên kinh tài, Ủy viên hộ  Đề tài khoa học về chính quyền cơ sở

21

tịch, Ủy viên thuế vụ, Ủy viên văn hóa xã hội. Xã trưởng do Hội đồng xã bầu ra trong số thành viên hội đồng (Tỉnh trưởng bổ nhiệm). Các Phó xã trưởng do Xã trưởng đề nghị, có tham khảo ý kiến của Hội đồng xã và được Tỉnh trưởng bổ nhiệm. Các ủy viên trong Ủy ban hành chính xã do Xã trưởng trực tiếp bổ nhiệm và bãi chức (có tham khảo ý kiến của Hội đồng xã). Các chức danh được quy định nhiệm vụ cụ thể, được bồi dưỡng về công tác quản lý hành chính nhà nước và chuyên môn hóa. Hàng tháng, hàng quý các viên chức cấp xã được tập huấn tại địa phương về nghiệp vụ. Chủ tịch, các Phó chủ tịch Hội đồng xã, Xã trưởng, các Phó xã trưởng được dự các lớp đào tạo ở Trung ương. Dưới cấp xã, chính quyền Mỹ-Ngụy còn lập ra tổ chức thôn, ấp, liên gia. Tuy không phải là cấp hành chính nhà nước nhưng về tổ chức thôn, ấp khá chặt chẽ. Ban trị sự thôn, ấp gồm 5 người: Trưởng thôn, Phó hành chính và Phó an ninh, Phụ tá quân sự, cán bộ thông tin tuyên truyền. Về lý thuyết cán bộ thôn, ấp do dân cư bầu nhưng thực tế là do Xã trưởng bổ nhiệm. Nhiệm kỳ cán bộ thôn, ấp cùng với nhiệm kỳ của Hội đồng xã. Ở vùng giải phóng chínnh quyền cách mạng được củng cố, đề ra hàng loại biện pháp nhằm phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội. Từ tháng 8/1968 đến tháng 4/1975 ở các xã vùng giải phóng ta đã thành lập Hội đồng nhân dân cách mạng xã và UBND cách mạng xã; ở thôn, làng có trưởng thôn, làng. Sau thắng lợi lịch sử mùa xuân 1975, chính quyền nhân dân được thành lập thống nhất cả nước. Trên cơ sở Hiến pháp năm 1980 và Luật Tổ chức HĐND và UBND, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ban hành Quyết định số 112/HĐBT ngày 15/10/1981 quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy chính quyền cơ sở. Theo quyết định trên, ở tỉnh Gia Lai-Kon Tum (cũ) mỗi xã, phường, thị trấn được tổ chức 7 ban, 2 trạm là: Ban Kinh tế kế hoạch, Ban Văn hóa xã hội, Ban Tài chính, Ban Công an, Ban Chỉ huy quân sự, Ban Thanh tra nhân dân, Ban Tư pháp; Trạm Y tế, Trạm Bưu điện. Số cán bộ xã bình quân từ 29 đến 30 người, hưởng chế độ phụ cấp do ngân sách đài thọ. Gần 30 năm qua, do xác định vị trí tổ chức cơ sở không rõ ràng, chức năng, nhiệm vụ thường thay đổi, chế độ chính sách đối với cán bộ cơ sở còn chắp vá, không thống nhất; đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cơ sở chưa quan tâm đúng mức, bị động và thiếu nguồn cán bộ tại chỗ (cán bộ người dân tộc bản địa), chương trình nội dung đào tạo không sát với thực tế của từng chức danh... nên nhiều chính quyền cơ sở yếu kém, cần có thời gian mới khắc phục được. Đến nay toàn tỉnh có 183 xã, phường, thị trấn (160 xã, 10 phường, 13 thị trấn), 1816 thôn, làng, tổ dân phố, với 663 làng đồng bào Jrai, 434 làng đồng bào Bahnar, 43 làng đồng bào dân tộc khác (Tày, Nùng, Mường...), 426 thôn người Kinh, 250 tổ dân phố; do phân bố dân cư, xã, phường, thị  Đề tài khoa học về chính quyền cơ sở

22

trấn ở Gia Lai có những đặc điểm như sau: xã 100% là người Kinh với nhiều miền khác nhau quy tụ lại, xã có người Kinh và người dân tộc thiểu số đan xen, xã 100% là đồng bào dân tộc thiểu số, cá biệt có xã như Ia Lâu (huyện Chư Prông) có 7 dân tộc, 3 tôn giáo. Tạo ra nét đặc trưng riêng trong công tác quản lý, điều hành của chính quyền cơ sở; vừa là cơ hội, vừa là thách thức đối với chính quyền các cấp trong quản lý, điều hành phát triển kinh tế- xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng tại địa phương.

II. THỰC TRẠNG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CỦA CHÍNH QUYỀN CƠ SỞ VÀ CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CƠ SỞ HIỆN NAY

1 . PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Để bảo đảm tính khoa học của đề tài trong nghiên cứu phân tích, tổ nghiên cứu chọn các phương pháp đánh giá đúng thực trạng chính quyền cơ sở tỉnh Gia Lai như sau: - Kết hợp phương pháp phân tích thống kê theo mẫu và tổng hợp kết quả đánh giá nhận xét thực tế của từng cán bộ có liên quan. - Ứng dụng công nghệ thông tin và quản lý và phân tích thống kê chất lượng cán bộ cơ sở. - Đối chiếu kết quả khảo sát, phân tích số liệu thống kê với các tiêu chí đánh giá chính quyền cơ sở theo quy định của cơ quan Nhà nước cấp trên. - Điều tra xã hội học ở cả 3 cấp tỉnh, huyện, xã với 155 phiếu. - Hội nghị hội thảo các biện pháp nhằm nâng cao năng lực họat động chính quyền cơ sở và đội ngũ cán bộ cơ sở. 2. ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU - Địa điểm: Ban hành biểu mẫu thu thập thông tin và đánh giá phân loại họat động của chính quyền 178/183 xã, phường, thị trấn; Xây dựng hồ sơ quản lý độ ngũ cán bộ cơ sở ; khảo sát, trực tiếp trao đổi với "già làng" tại các làng Đê rơn, xã Đăk DJrăng, huyện Mang Yang; làng: Tơ mật, xã Đông, huyện Kbang, 2 làng này có 100% đồng bào dân tộc Bah nar; làng Châm Nẻh, xã Chư Hdrông, thành phố Pleiku; làng Tung Mo A, xã Ia Dreng, huyện Chư Sê có 100% đồng bào dân tộc Jrai: - Thời gian: Tháng 1/1998 đến 6/2002. + Tháng 1/1998 đến 12/1998 rà sóat hệ thống hóa các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước về công tác xây dựng chính quyền cơ sở.  Đề tài khoa học về chính quyền cơ sở

23

+ Tháng 1/1999- 12/1999: Đánh giá phân loại họat động chính quyền cơ sở và điều tra thu thập thông tin về cán bộ cơ sở. + Tháng 1/2000 -12/2000 xây dựng hệ thống thông tin quản lý cán bộ chính quyền cơ sở trên máy tính và cập nhật phân tích chất lượng đội ngũ cán bộ cơ sở. + 1/2001- 12/2001 phối hợp UBND xã Đăk DJrăng, Ia Dreng xây dựng mối quan hệ phối hợp công tác giữa "già làng" với Trưởng thôn. + 1/2002 đến nay điều tra xã hội học về thực trạng hệ thống chính trị cơ sở; tổ chức hội nghị - hội thảo đánh giá, bàn biện pháp củng cố, xây dựng chính quyền cơ sở, báo cáo đề tài khoa học, sử dụng kết quả thực hiện đề tài khoa học xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện NQ TW 5 (khóa IX), đề án củng cố, kiện tòan đội ngũ cán bộ hệ thống chính trị cơ sở xã, phường, thị trấn, chính sách cán bộ ở cơ sở tỉnh Gia Lai. 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Thực trạng tổ chức họat động của chính quyền cơ sở

3.1.1. Tổ chức: Hệ thống chính trị cơ sở 183 xã, phường, thị trấn có: tổ chức Đảng, HĐND, UBND, Mặt trận tổ quốc và các đòan thể chính trị xã hội (Hội Cựu chiến binh, Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Đòan Thành niên) và một số tổ chức xã hội: Hội chữ thập đỏ, Hội người cao tuổi, Hội liên hiệp thành niên, nhiều tổ chức có các Chi hội, Chi đòan tại thôn, làng, tổ dân phố; thôn, làng đều bố trí Công an viên, Trưởng thôn, Phó Trưởng thôn, Thư ký thôn. 3.1.2. Tổ chức cơ sở Đảng và đảng viên: Là hạt nhân chính trị trong hệ thống chính trị cơ sở, tổ chức cơ sở Đảng cấp xã ngày một phát triển cả về số lượng và chất lượng. Nhiều tổ chức cơ sở Đảng triển khai các nghị quyết của Đảng có hiệu quả, biết vận dụng và cụ thể hóa thành nghị quyết của Đảng bộ (hoặc Chi bộ). 100% xã, phường, thị trấn có tổ chức Đảng, với 128 Đảng bộ, 55 Chi bộ xã; với 1608 Chi bộ thôn, làng, tổ dân phố, đội ngũ đảng viên có 10.588 người (10/2002). Hàng năm công tác phát triển đảng viên mới được các cấp uỷ cơ sở quan tâm, kết nạp lực lượng thanh niên trẻ, cán bộ nữ, đoàn viên, hội viên giỏi từ phong trào quần chúng. Từng bước giảm số thôn, làng trắng đảng viên ở tỉnh, từ 234 năm 1998 xuống còn 210 thôn, làng vào tháng 10/2001. Trình độ lý luận chính trị của đội ngũ cán bộ trong cấp uỷ hàng năm được nâng cao, nhất là đồng chí Bí thư cấp ủy. Chính vì vậy nhiều tổ chức Đảng ở các xã, phường, thị trấn nhiều năm liền đạt tiêu chuẩn "trong sạch  Đề tài khoa học về chính quyền cơ sở

24

vững mạnh", tỷ lệ đảng viên phát huy tác dụng cao, phong trào ở cơ sở phát triển vững mạnh và ổn định. Bên cạnh đó còn một số tổ chức cơ sở Đảng hoạt động yếu kém, một bộ không nhỏ đảng viên chưa phát huy được vai trò, thiếu gương mẫu, vi phạm pháp luật, chưa thực sự là công dân gương mẫu trong phong trào ở cơ sở, mất tác dụng, cơ sở còn bất ổn về chính trị, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ đói nghèo cao, nhất là các xã vùng xa, vùng dân tộc. Qua điều tra xã hội học ở 5 điểm với 155 phiếu thăm dò, kết quả đánh giá: - Về tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị cơ sở: hoạt động tốt: 27%, trung bình; 56,8%, yếu kém: 12,9% (có 4 phiếu khó trả lời). - Về chức năng lãnh đạo của tổ chức cơ sở Đảng cấp xã: đánh giá thực hiện tốt: 43,8%, trung bình: 62,6%, yếu kém: 1,9% (có 1 phiếu khó trả lời). - Chất lượng đội ngũ đảng viên ở cơ sở xã: hoạt động tốt: 25,8%, trung bình: 64,5%, yếu kém: 7,7% (có 1 phiếu khó trả lời). Kết quả phân loại tổ chức cơ sở đảng ở cấp xã hàng năm: - Năm 2001 có 175/175 tổ chức cơ sở đảng đánh giá phân loại, kết quả phân loại như sau: Đạt trong sạch vững mạnh: 22,85%, khá: 62,85%, yếu kém 14,28%. 3.1.3. Hội đồng nhân dân

Thực hiện Luật bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, đại biểu Hội đồng nhân dân mỗi xã, phường, thị trấn của tỉnh ở nhiệm kỳ 19992004 được bầu 19-25 đại biểu, toàn tỉnh có 3.810 đại biểu. a. Chất lượng đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã Được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng, chất lượng của đại biểu Hội đồng nhân dân nhiệm kỳ 1999-2004 được nâng lên so với nhiệm kỳ trước; cơ cấu đảm bảo theo yêu cầu. Một số chỉ tiêu chưa đạt tỷ lệ theo yêu cầu: nữ chỉ có 11,36%; trình độ văn hóa: cấp I còn chiếm 32,78% (cá biệt có đại biểu không biết đọc, biết viết tiếng phổ thông), cấp III chỉ có 22,54%; trình độ chuyên môn: sơ cấp 3,4%, trung cấp 8,4% và đại học chỉ có 1,2%; trình độ lý luận chính trị: sơ cấp 12,04%, trung cấp 11,7% và cao cấp 1,02%. Số lượng Tổng số đại biểu HĐND nhiệm kỳ 1999-2004: - Nam - Nữ - Dân tộc thiểu số - Đảng viên  Đề tài khoa học về chính quyền cơ sở

3810 3377 433 2017 1978 25

Tỷ lệ

52,9 51,9

Ghi chú

- Cán bộ công chức nhà nước - Tôn giáo - Đại biểu trẻ dưới 35 tuổi - Đại biểu tái cử - Đại biểu tự ứng cử - Trình độ văn hóa + Cấp I + Cấp II + Cấp III - Trình độ chuyên môn + Sơ cấp + Trung cấp + Đại học - Trình độ lý luận chính trị + Sơ cấp + Trung cấp + Cao cấp

313

8,22

CCNN,CB t.cường, công an phụ trách địa 5,2 bàn

198 963 1335 1

25,57 34,04 0,36

1249 1702 859

32,78 44,67 22,54

131 319 49

3,4 8,4 1,2

459 446 39

12,04 11,7 1,02

b. Hoạt động của đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã - Kỳ họp Hội đồng nhân dân: Xác định tầm quan trọng của kỳ họp, đa số Hội đồng nhân dân cấp xã tiến hành các kỳ họp đúng theo quy định của pháp luật, ngòai hai kỳ họp thường kỳ trong năm; Hội đồng nhân dân còn tiến hành kỳ họp bất thường. Trước kỳ họp Chủ tịch, phó Chủ tịch HĐND đã phối hợp với UBND cùng cấp thống nhất, dự kiến chương trình nội dung, chuẩn bị báo cáo. Nhiều nơi Chủ tịch HĐND do Bí thư cấp ủy đảm nhiệm đã chủ động phối hợp với Mặt trận Tổ quốc, tổ chức tiếp xúc cử tri, lấy ý kiến về các vấn đề Hội đồng nhân dân bàn bạc và quyết định. Tuy nhiên, kỳ họp Hội đồng nhân dân ở một số nơi, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa chưa coi trọng đúng mức, chưa duy trì đủ 2 kỳ họp trong năm. Việc chuẩn bị xây dựng nghị quyết của Hội đồng nhân dân ở một số địa phương chưa được quan tâm, chưa đảm bảo tính dân chủ, nhất là việc lấy ý kiến nhân dân về một số vấn đề quan trọng mà Hội đồng nhân dân quyết định, có nghị quyết không sát với thực tế như: quy định lập qũy và quy định mức đóng góp quá sức dân, không phù hợp với nguyện vọng của nhân dân. Việc trả lời chất vấn chưa đi thẳng vào vấn đề mà đại biểu quan tâm. Kết quả phân loại hoạt động của đại biểu Hội đồng nhân dân năm 2001 ở các xã, phường, thị trấn: có 3323/3810 đại biểu dự phân loại, khá (A) 30,22%, trung bình (B) 41,10%, yếu kém (C) 28,66%. Qua điều tra xã hội học ở 5 điểm với 155 phiếu thăm dò, kết quả đánh giá họat động HĐND:  Đề tài khoa học về chính quyền cơ sở

26

Tốt có 19 phiếu (12,3%), trung bình 101 phiếu ( 65,2%), yếu kém 27 phiếu (17,4%), khó trả lời có 7 phiếu. C. Hoạt động của Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân Chủ tịch Hội đồng nhân dân đã phối hợp chặt chẽ với Uỷ ban nhân dân, Mặt trận Tổ quốc cùng cấp chuẩn bị nội dung, chương trình của kỳ họp. Trong kỳ họp đã đưa ra những nội dung cần thảo luận để quyết định, nghị quyết của Hội đồng nhân dân được thảo luận dân chủ khi thông qua đảm bảo thực thi hơn. Song việc tuân thủ các quy định của luật ở một số địa phương làm chưa đúng: chưa gửi trước tài liệu của kỳ họp cho đại biểu, có nội dung chưa lấy ý kiến góp ý của nhân dân trước khi đưa ra Hội đồng nhân dân quyết định. Ở những vùng đồng bào dân tộc thiểu số Chủ tịch, Phó Chủ tịch HĐND còn lúng túng trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình, năng lực hạn chế vì chưa được bồi dưỡng đầy đủ các kiến thức về pháp luật và quản lý Nhà nước. Thực tế cho thấy hiệu quả họat động của Hội đồng nhân dân phụ thuộc vào việc bố trí nhân sự, nơi nào Chủ tịch, Phó Chủ tịch HĐND có năng lực, trình độ và có kinh nghiệm công tác thì ở đó họat động của Hội đồng nhân dân có hiệu quả . Chất lượng của Chủ tịch và Phó chủ tịch HĐND xã, phường, thị trấn như sau - Cơ cấu: Số TT

Cơ cấu Dân tộc ít người

Chủ tịch, Phó Chủ tịch HĐND cấp xã

Nam

Nữ

356

347 (98,03% )

7 (1,07%)

178 (50%)

Đảng viên

335 (94,1%)

- VÒ chÊt lîng Chủ tịch, Phó CT 356

Trình độ văn hóa

Trình độ chuyên môn

Trình độ Lý luận CT

TĐ QLNN

Cấp 1

Cấp 2

Cấp 3

Sơ cấp

Trung cấp

CĐ& ĐH

SC & BD

Trung cấp

Cao cấp

BD

Trung cấp

106

148

102

16

26

13

84

81

19

215

23

(29,7 8%)

(41,57 %)

(28,65 %)

(4,49%)

(7,3%)

(3,65 %)

(23,6% )

(22,75 %)

(3,54%)

60,39%)

(6,46%)

3.1.4. Tổ chức và hoạt động của Uỷ ban nhân dân cấp xã

Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân năm 1994, Nghị định 174/CP ngày 29/9/1994 của Chính phủ quy định Uỷ ban nhân dân cấp xã được bố trí từ 5-7 thành viên gồm Chủ tịch, một Phó chủ tịch và 3-5 Uỷ viên phụ trách công tác Văn phòng, Tài chính, Công an, Quân sự và Văn hóa-Thông tin.  Đề tài khoa học về chính quyền cơ sở

27

Toàn tỉnh đầu nhiệm kỳ đã bầu 1033 thành viên Uỷ ban nhân dân ở 178/183 xã, phường, thị trấn, (chưa kể 5 xã mới tách). Cơ cấu như sau: S Cơ cấu T Chức danh Tổng số Nữ Dân tộc ít Đảng T người viên 1

164 Chủ tịch UBND

1 ( 0,61% )

(chưa kể số cán bộ tăng cường)

2

Phó Chủ tịch UBND

3

UV-Trưởng công an

4

UV- Xã đội trưởng

171

ủy viên khác

375

97

( 59,15%)

5 (2,92%)

171

79 ((46,2%) 76 (50%)

152 (không

kể lực lượng chính quy )

10 (2,67%) 16 (1,55%)

5 1033 Tổng cộng

164

154 (90,06%)

133 (87,5%)

97 (56,73%)

158 (92,4%)

125 (33,33%) 474 ( 45,89%)

148 (39,47%) 757 ( 73,28%)

VÒ tr×nh ®é c¸c mÆt nh sau S T T

Văn hóa Chức danh

Cấp 1

cấp 2

Chuyên môn Cấp 3

SC

TC

CĐ& ĐH

LL Chính trị SC

TC

CC

QLNN BD

TC

1

Chủ tịch 55 UBND

70

38

3

9

1

27

77

14

76

12

2

Phó CT 32 UBND

69

46

12

11

2

34

51

4

88

6

3

UV-TCông 39 an

62

28

3

9

1

40

20

1

69

1

 Đề tài khoa học về chính quyền cơ sở

28

4

UVXĐ 94 trưởng

5

UV Khác Cộng Tỷ lệ

52

24

2

2

39

29

14 129 15 50 6 83 39 9 334 43 265 35 81 10 223 216 32,33 3,4 7,84 20,91 4 25,65 0,97 21,59 % % % % % %

66

43

42,0 1%

%

19 1,84%

16 6 2 46 27 2,6 1 1% 44,6 3%

Trong nhiÖm kú 1999-2004, UBND cÊp x· ®· qu¶n lý, ®iÒu hµnh häat ®éng cã nÒ nÕp h¬n so víi nhiÖm kú tríc, nhiÒu ®Þa ph¬ng ®· thùc hiÖn tèt c¸c kú häp ®Þnh kú: Hµng th¸ng, quý, 6 th¸ng, n¨m, giao ban hµng tuÇn, häp qu©n d©n chÝnh triÓn khai nhiÖm vô; triÓn khai thùc hiÖn nghÞ quyÕt Héi ®ång nh©n d©n cïng cÊp vµ tæ chøc thùc hiÖn c¸c quyÕt ®Þnh cña Uû ban nh©n d©n cÊp trªn cã hiÖu qu¶ h¬n, kinh tÕ-x· héi ë c¬ së ngµy mét ph¸t triÓn: §iÖn, ®êng, trêng, tr¹m cã ë hÇu kh¾p c¸c x·, ®êi sèng nh©n d©n tõng bíc ®îc c¶i thiÖn, tû lÖ hé ®ãi, nghÌo hµng n¨m gi¶m, t×nh h×nh chÝnh trÞ, trËt tù x· héi c¬ b¶n æn ®Þnh. Ủy ban nhân dân cấp xã đã chú trọng phát huy vai trò tự quản của cộng đồng dân cư; vai trò trưởng thôn, làng, tổ dân phố và từng bước xây dựng nông thôn mới, phát huy dân chủ trực tiếp ở cơ sở , tham gia xây dựng chính quyền vững mạnh. Bên cạnh những kết quả đạt được còn có những khuyết điểm, tồn tại: + Tổ chức bộ máy nhìn chung còn nặng nề, chưa phân định rõ trách nhiệm và mối quan hệ giữa UBND với các thành viên UBND. + Quản lý Nhà nước của chính quyền chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới; điều hành của UBND các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn mang nặng hành chính, bao cấp. Quản lý đất đai, tài sản Nhà nước chưa chặt chẽ còn lãng phí, thất thóat nghiêm trọng. + Chất lượng thành viên UBND tỷ lệ học vấn cấp 1 còn cao, nhiều người chưa biết đọc, biết viết tiếng phổ thông, cán bộ dân tộc thiểu số trình độ chuyên môn, lý luận chính trị, bồi dưỡng kiến thức quản lý Nhà nước quá thấp so với yêu cầu, không đủ nhận thức quản lý, điều hành thực thi nhiệm vụ ; Công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ còn lúng túng, bất cập, một số cán bộ ít tu dưỡng, rèn luyện, bị chủ  Đề tài khoa học về chính quyền cơ sở

29

nghĩa cá nhân chi phối, biến chất, nhiều nơi mất đòan kết nội bộ kéo dài, chậm xử lý. - Qua điều tra xã hội học ở 5 điểm với 155 phiếu thăm dò, kết quả đánh giá: + Hiệu lực quản lý Nhà nước của UBND xã hiện nay: tốt 39 phiếu (25,2%), trung bình 98 phiếu (63,2%), yếu kém 14 phiếu (9%), khó trả lời 5 phiếu. + Thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã của UBND xã hiện nay: tốt có 44 phiếu (28,4%), trung bình 100 phiếu (64,5%), yếu kém 9 phiếu (5,8%), khó trả lời 4 phiếu. 3.1.5. Vai trò tập hợp quần chúng và tham gia xây dựng chính

quyền của Mặt trận và các đoàn thể Là tổ chức chính trị xã hội ở cơ sở thực hiện chức năng vận động nhân dân thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và giám sát, kiểm tra hoạt động quản lý, điều hành của chính quyền cơ sở, phát huy vai trò làm chủ của nhân dân, giám sát hoạt động của cơ quan Nhà nước, Doanh nghiệp Nhà nước và cán bộ, công chức Nhà nước trên địa bàn tuân thủ Hiến pháp, pháp luật và các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước; các xã, phường, thị trấn trong tỉnh đều thành lập đủ các tổ chức: Mặt trận Tổ quốc, Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh và Đoàn thanh niên, Hội chữ thập đỏ, Hội Người cao tuổi, Hội Liên hiệp thanh niên, nhiều nơi tổ chức Chi hội, Chi đòan tại các thôn, làng, tổ dân phố. Các tổ chức thực hiện chức năng tập hợp, giáo dục hội viên, đòan viên vận động nhân dân thực hiện nhiệm vụ kinh tế-xã hội, an ninh quốc phòng, vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư”, “Toàn dân thi đua làm kinh tế giỏi, từng nhà làm giàu cho mình, cho cộng đồng cơ sở và cho đất nước”. - Qua điều tra xã hội học ở 5 điểm với 155 phiếu thăm dò, kết quả đánh giá + Mặt trận Tổ quốc cấp xã thực hiện chức năng, nhiệm vụ, tốt: 36,8%, trung bình: 57,4%, yếu kém: 7,7% (có 3 phiếu khó trả lời). + Hội Phụ nữ cấp xã thực hiện chức năng, nhiệm vụ, tốt: 32,9%, trung bình: 53,3%, yếu kém: 12,9% (có 1 phiếu khó trả lời). + Hội Cựu chiến binh cấp xã thực hiện chức năng, nhiệm vụ, tốt: 49%, trung bình: 47,1%, yếu kém: 2,6% (có 2 phiếu khó trả lời).

 Đề tài khoa học về chính quyền cơ sở

30

+ Hội Nông dân cấp xã thực hiện chức năng, nhiệm vụ, tốt: 5,2%, trung bình: 69,7%, yếu kém: 24,5% (có 1 phiếu khó trả lời). + Đoàn Thanh niên cấp xã thực hiện chức năng, nhiệm vụ, tốt: 7%, trung bình: 52,2%, yếu kém: 41,2% (có 4 phiếu khó trả lời). Qua khảo sát các xã cho thấy nhiều tổ chức và cơ sở yếu kém chủ yếu trong hoạt động là do chưa có chương trình, nội dung công tác cụ thể, hoạt động hành chính hóa, chưa thực hiện được vai trò giám sát và vận động quần chúng thực hiện nhiệm vụ chính trị ở cơ sở. Nguyên nhân do đội ngũ cán bộ lãnh đạo Mặt trận và các đòan thể năng lực hạn chế, ít có kinh nghiệm vận động quần chúng, ít được đào tạo, kiến thức pháp luật hạn chế, ngại tiếp xúc với nhân dân. Có một số cán bộ tuổi cao sức yếu chỉ giữ chức danh không họat động. Cấp trên chỉ đạo chưa thường xuyên, chưa có chương trình nội dung định hướng cho cơ sở họat động, nhiều phong trào chỉ phát chưa động. 3.1.6. Mối quan hệ các tổ chức sự nghiệp

Hiện nay xã, phường, thị trấn có các tổ chức sự nghiệp giáo dục từ bậc học mầm non đến THCS và trạm y tế đứng chân trên địa bàn xã, là nơi bảo đảm quyền lợi thiết thực nhất đối với người dân. Nhà trường phục vụ dạy và học cho con em địa phương, trạm y tế chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. Theo Luật tổ chức HĐND và UBND nhà trường, trạm y tế này phải chịu quản lý Nhà nước đối với chính quyền cơ sở. Đồng thời chính quyền cơ sở có trách nhiệm tổ chức mạng lưới trường học, vận động con em đúng độ tuổi đến trường, phối hợp với trạm y tế phòng chống dịch bệnh trong nhân dân ... Nhiều thầy, cô giáo, cán bộ y tế được nhân dân tín nhiệm bầu làm đại biểu HĐND cấp xã, đã tham gia trí tuệ đóng góp xây dựng, thực hiện nghị quyết của HĐND, ngòai ra nhà trường, trạm y tế là những cơ sở thực hiện nghị quyết của HĐND là cầu nối giữa huyện, tỉnh với cơ sở. Được sự quan tâm của các cấp, các ngành đến nay đội ngũ giáo viên, cán bộ y tế đã được đào tạo cơ bản, có năng lực, trình độ chuyên môn, chính sách nhà nước ưu tiên, đội ngũ này gắn bó, tâm huyết, nhiệt tình công tác tại cơ sở. Nhiều địa phương đã biết thông qua đội ngũ này để nắm bắt tình hình, tâm tư nguyện vọng của nhân dân, nhất là những vùng sâu, vùng xa. Nhưng trong thời gian qua do nhận thức chưa đầy đủ về vai trò cầu nối giữa chính quyền với nhà trường, nhiều người còn quan niệm nhà trường chỉ lo việc dạy và học, còn việc vận động nhân dân là của chính quyền. Số lượng cán bộ, công chức ở cơ sở đông, nhưng họat động tẻ nhạt, rời rạc không phát huy được sức mạnh tổng hợp của cả lực lượng tại chỗ.  Đề tài khoa học về chính quyền cơ sở

31

3.1.7. Tổ chức thôn, làng, tổ dân phố Hiện nay tòan tỉnh có 1816 thôn, làng tổ dân phố ( 425 thôn, 251 tổ dân phố và 1140 làng). Thôn, làng, tổ dân phố không phải là một cấp hành chính, là tổ chức theo cụm dân cư của xã, phường, thị trấn, nhằm giúp cho xã thực hiện một số chức năng quản lý Nhà nước tại địa bàn dân cư. UBND tỉnh đã có quyết định về việc ban hành chia tách, sát nhập, đổi tên thôn, làng, tổ dân phố; quy định chức năng nhiệm vụ cho Trưởng thôn, quy chế bầu Trưởng thôn thống nhất trên phạm tòan tỉnh. Tổ chức tự quản tại thôn, làng, tổ dân phố còn gọi Ban tự quản có 1 Trưởng thôn, có nơi có thêm Phó trưởng thôn và Thư ký thôn. Các tổ chức đảng, đòan thể ở cơ sở được gắn liền với tổ chức thôn, làng là Chi bộ, Chi hội, Chi đòan; nhiều nơi Trưởng thôn là Bí thư hoặc Phó bí thư chi bộ thôn. Trong thực tiễn vai trò, họat động của cán bộ thôn, làng, tổ dân phố đã thực sự giúp chính quyền cơ sở được nhiều công việc trên địa bàn: truyền đạt, phổ biến các chủ trương chính sách của Đảng, pháp lụât của Nhà nước đến tận người dân, động viên hướng dẫn nhân dân thực hiện các nghĩa vụ đối với Nhà nước, bảo đảm trật tự an ninh nơi thôn, làng. Thực sự là cánh tay dài của chính quyền đến với người dân, những địa bàn rộng cán bộ chính quyền không sát dân, thì vai trò của Trưởng thôn, làng không thể thiếu trong công tác quản lý xã hội ở khu dân cư. Buôn, Làng của đồng bào dân tộc thiểu số được hình thành theo địa lý tự nhiên và lịch sử, phong tục tập quán. Mặc dù có thời gian dài Nhà nước còn coi nhẹ vai trò buôn, làng; xem buôn, làng là nơi tồn tại hủ tục lạc hậu. Nhưng thực tế nó vẫn tồn tại như một hệ thống chân rết ở cơ sở từ bao đời nay. Nhờ đó các các mối quan hệ kinh tế, xã hội, phong tục tập quán trong cộng đồng các dân tộc được duy trì là nơi triển khai chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đến mọi người dân, là nơi trực tiếp giáo dục truyền thống văn hóa của dân tộc, duy trì giữ vững bản sắc tinh hoa văn hóa của các dân tộc . Ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số cùng họat động với cán bộ thôn, làng còn có "già làng" ; là người có uy tín, hiểu biết tâm lý dân tộc và quyền uy trong làng, tác động đến mọi họat động trong làng, phân xử, vận động bà con tham gia giữ gìn trật tự an ninh thôn, làng. Trong thực tế ở nhiều địa phương "già làng" cùng cán bộ thôn, làng giúp chính quyền thực hiện một số công việc ở khu dân cư có hiệu quả cao, nhất là vận động đồng bào thực hiện một số chủ trương chính sách Đảng và pháp lụât của Nhà nước, xây dựng nếp sống mới. Nhưng các cấp chưa thực sự quan tâm đến vai trò của "già làng"; chưa có chính sách phù hợp để động viên "già làng", đây là tồn tại của nhiều địa phương, dẫn đến việc tập hợp quần chúng ở buôn, làng chưa vững chắc.

 Đề tài khoa học về chính quyền cơ sở

32

Bên cạnh những ưu điểm của cán bộ thôn, làng, tổ dân phố, còn một số tồn tại cần được khắc phục, chấn chỉnh, trình độ văn hóa thấp, sự hiểu biết về pháp luật của cán bộ thôn, làng, tổ dân phố rất hạn chế. Có những nơi cán bộ thôn, làng, tổ dân phố giải quyết công việc vượt quá thẩm quyền cho phép hoặc làm sai trái chức năng nhiệm vụ, ký giấy phạt hành chính, vận động nhân dân quyên góp cho các tổ chức từ thiện xây dựng chùa, nhà thờ, bắt giữ người... Không có ý kiến của chính quyền địa phương và cho phép của cấp trên; nhiều thôn, làng do chính quyền sở tại buông lỏng, nhiều phong tục tập quán lạc hậu tái phát, gây cản trở sản xuất, nhiều nơi gây mất đòan kết nội bộ trong nhân dân, làm tình hình an ninh trật tự nổi cộm. 4. CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CƠ SỞ 4.1 . Một số đặc điểm tình hình đội ngũ cán bộ cơ sở Đội ngũ cán bộ chính quyền cơ sở của tỉnh được hình thành chủ yếu sau giải phóng (1975), từ các nguồn sau: phong trào thanh niên ở địa phương, lực lượng vũ trang xuất ngũ chuyển ngành, cán bộ, bộ đội nghĩ hưởng chế độ và học sinh, sinh viên ra trường. Một số xã tỉnh, huyện tăng cường cán bộ đảm nhiệm các chức danh chủ chốt, trưởng các tổ chức: Đảng, chính quyền, Mặt trận, Đoàn thể, Công an, Quân sự, có thời điểm (1985-1989) có xã từ 3-5 cán bộ tăng cường. Từ năm 1991, sau khi chia tách tỉnh cán bộ tại chỗ trưởng thành đảm nhiệm hầu hết các chức danh ở cơ sở. Song cũng còn nhiều xã, phường, thị trấn việc phát triển cán bộ tại chỗ chậm, thiếu cán bộ trẻ, cán bộ nữ, vẫn còn một số xã, phường, thị trấn cán bộ hưu phải đảm nhiệm nhiều chức danh. Tỉnh, huyện mở nhiều lớp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cơ sở song trình độ văn hóa của cán bộ tại chỗ quá thấp không đủ điều kiện đào tạo cơ bản, một số xã do thay đổi cán bộ nhiều... dẫn đến tỷ lệ cán bộ qua đào tạo, bồi dưỡng đang đảm nhiệm công tác thấp, năng lực điều hành nhiệm vụ còn hạn chế. Số cán bộ trẻ có trình độ văn hóa, chuyên môn, năng động, song công tác vận động quần chúng, kinh nghiệm thực tiễn hạn chế; cán bộ là người Kinh ít am hiểu phong tục tập qúan, không biết tiếng dân tộc ảnh hưởng không ít công tác dân vận ở vùng dân tộc thiểu số. Cán bộ xã nguyên là cán bộ, bộ đội, hưu trí, mất sức có quan điểm tốt, lập trường vững vàng, có kinh nghiệm, có chuyên môn, nhưng một số tuổi cao, sức yếu, bảo thủ, thiếu cầu thị. Số cán bộ này tập trung nhiều ở phường và thị trấn. Về tình hình quản lý đội ngũ cán bộ cơ sở: Hiện nay tỉnh chưa có quy định thống nhất việc quản lý đội ngũ cán bộ cơ sở, tùy thuộc vào huyện và từng ngành, do đó việc bố trí và sử dụng, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ thiếu đồng bộ, dẫn đến chất lượng cán bộ cơ sở  Đề tài khoa học về chính quyền cơ sở

33

thấp, giải quyết chính sách cán bộ nhiều địa phương thực hiện chậm trể, lúng túng, không động viên kịp thời cán bộ an tâm công tác. Cán bộ cử đi đào tạo, bồi dưỡng về nhiều nơi phải chờ, hoặc không bố trí công tác, nhiều nơi có hợp đồng với mức kinh phí quá thấp, mỗi nơi thực hiện một cách thiếu thống nhất. 4.2. Số lượng và chất lượng cán bộ cấp xã, thôn, làng, tổ dân phố Hiện nay có đội ngũ cán bộ hoạt động thường xuyên công tác ở xã được hưởng chế độ sinh hoạt phí, hoạt động phí và công tác phí theo Nghị định 09/1998/NĐ-CP, Nghị định 40/CP và Nghị định 46/CP, gồm các chức danh: bầu cử ở các tổ chức Đảng, chính quyền, Mặt trận, đoàn thể và các chức danh chuyên môn ở xã. Toàn tỉnh tính đến ngày 30/6/2002 có 3315 cán bộ cơ sở hưởng chế độ sinh hoạt phí; 1997 cán bộ hưởng họat động phí bao gồm: Phó đòan thể, Công an viên; 1816 trưởng thôn, làng, tổ dân phố. a- Cơ cấu: S T T

Cơ cấu Loại cán bộ Tổng số

1

2

3

Ghi chú

Cán bộ quy định chức 3315 danh- Hưởng sinh họat phí Cán bộ hưởng họat động phí (Phó ĐT+ CA viên)

Trưởng thôn

 Đề tài khoa học về chính quyền cơ sở

Nữ

260

1997

222

1816

25

Dân tộc ít người 1474

Đảng viên

2084

Được hưởng các quyền lợi như: cán bộ, công chức Phó Mặt trận và phó 4 đòan thể, công an viên được chế độ đi học tập, bồi dưỡng nghiệp vụ Trưởng thôn, làng, tổ dân phố, chỉ được đi bồi dưỡng QLNN

34

b- Trình độ của đội ngũ cán bộ xã Loại cán bộ

Văn hóa

Chuyên môn

Cấp Cấp Cấp 1 2 3

Hưởng sinh họat 1241 1245 829 phí (do Chính phủ (37,4 (37,5 (25,0 quy định) 4%) 6%) 1%) Hưởng họat động phí (do UBND tỉnh quy định) Hưởng công tác phí (do UBND tỉnh quy định)

1062 638

297

890

234

687

LLChính trị

SC

T C

CĐ SC &Đ H

102

371

41

670

(3,08% )

(11, 19 %)

(1,24 %)

(20, 21 %)

TC

QLNN

C C

BD

T C

545

47

1275

42

(16,4 4%)

(1,42 %)

(38,46 %)

(1, 27 %)

(chi tiÕt theo chøc danh cã phô lôc kÌm theo) §Æc ®iÓm chung cña ®éi ngò c¸n bé c¬ së nhiÖm kú 1999-2004: Thùc hiÖn NghÞ ®Þnh 09/1998/N§-CP cña ChÝnh phñ vÒ chÕ ®é sinh häat phÝ ®èi víi c¸n bé x·, phêng, thÞ trÊn, ®éi ngò c¸n bé c¬ së tõng bíc ®îc æn ®Þnh, an t©m c«ng t¸c. Sè cã tr×nh ®é v¨n ho¸ cÊp 2 trë lªn ®îc n©ng lªn, vÒ c¬ cÊu tû lÖ n÷, c¸n bé trÎ, c¸n bé d©n téc thiÓu sè, c¸n bé trëng thµnh tõ c¬ së ®îc t¨ng lªn, nhng kh«ng ®ång ®Òu gi÷a c¸c vïng, nhiÒu x· vïng s©u, vïng xa sè lîng c¸n bé tr×nh ®é v¨n hãa cÊp1 cßn cao, cßn nhiÒu c¸n bé chØ míi häc líp 2 vµ 3 bæ tóc v¨n hãa, c¸n bé cã tr×nh ®é v¨n hãa cÊp 3 cßn Ýt vµ tËp trung chñ yÕu c¸c x· vïng 1 vµ phêng, thÞ trÊn, c¸n bé cã tr×nh ®é chuyªn m«n trung cÊp chñ yÕu lµ c¸n bé 4 chøc danh chuyªn m«n, c¸n bé cã tr×nh ®é cao ®¼ng, ®¹i häc chñ yÕu lµ c¸n bé hu tham gia c«ng t¸c t¹i c¬ së, tuæi b×nh  Đề tài khoa học về chính quyền cơ sở

35

qu©n cña c¸n bé x· lµ 42. Khã kh¨n nhÊt hiÖn nay lµ nguån c¸n bé ë vïng ®ång bµo d©n téc thiÓu sè, vïng s©u, vïng xa rÊt Ýt, nhiÒu x· ph¶i vËn ®éng c¸n bé ®Õn trô së lµm viÖc.

Chất lượng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số Jrai, Bah nar

Chức danh

1

2

3

4

5

6

7

8

Bí thư Đảng ủy Phó Bí thư Đảng ủy Thường trực Đảng Chủ tịch HĐND Phó Chủ tịch HĐND Chủ tịch UBND Phó CT UBND Trưởng Công an Xã đội trưởng

9

10 11

ủy viên UBND Trưởng các đòan

Cơ cấu

Tổng số

N ữ

82

1

ĐV

82

Trình độ văn hóa Cấp 1

54

Cấp 2

Cấp 3

22

6

Trình độ chuyên môn SC

2

TC

3

CĐ& ĐH

Trình độ LL chính trị SC

20

TC

CC

31

1 1

Trình độ QLNN BD

T C

3 44 1

35

1

35

25

4

4

4

17

17

15

9

1

7

12

2

20

1 2

3

8

6 1

89

1

77

56

29

4

1

2

19

14

2

40

97

51

37

8

1

3

17

42

6

42

7

71

45

22

11

3

2

15

13

4

45

4

76

64

51

19

6

1

2

16

7

36

97

86

80

16

1

1

17

11

39

2

12 5

64

74

39

12

2

5

25

11

56

3

28

32

69

16

4

3

80

46

14

97 79

41

1

7

 Đề tài khoa học về chính quyền cơ sở

36

thể Phó công an

1

12

1

6

3

7

64

24

35

23

6

2

1

11

1

22

74

36

58

14

1

1

1

9

1

19

Phó xã đội 13

14

15

16

17

18

Kế tóan Thống kê Văn phòngtổng hợp

1 31

2

10

9

12

10

3

2

4

22

27

16

8

18

27

13

6

34

63

21

1

1027

1000

365

101

9

Địa chính 51 Tư pháp Hộ tịch 46 Các chức danh khác 87 Cộng 1474

77

1

8

3

14

1

1

1

3

5

5

2

13

3

5

5

17

1

1

11

2

37

23

40

265

207

3

25

601

1

23

4.3.ChÊt lîng c¸n bé c¬ së theo chøc danh, theo d©n téc cña tØnh a. C¸n bé chñ chèt Gåm c¸n bé bÇu cö ë c¸c tæ chøc: BÝ th cÊp uû ®¶ng, Chñ tÞch Héi ®ång nh©n d©n, Chñ tÞch Uû ban nh©n d©n. KÕt qu¶ ®iÒu tra thu thËp phiÕu nh©n sù cña 327 c¸n bé cho kÕt qu¶ nh sau:

Số tt Chức danh Tổng số 1 Bí thư

Dân

Nữ

tộc

Đả Trình độ văn hoá ng viê Cấp I Cấp Cấp n II III

Trình độ chuyên môn Sơ Tr.cấ CĐ, cấp p ĐH

Trình độ LLCT

Trình độ QLNN

Sơ cấp

Tr. cấp

Cao cấp

Sơ cấp

Tr. cấp

Độ tuổi

Đại 30< học

Ghi

30-50 >50

135

80

1

135

60

54

21

5

7

1

29

56

20

62

5

0

0

101

34

2 Chủ tịch HĐND

32

18

2

32

15

13

4

0

2

0

5

21

0

13

0

0

0

24

8

3 Chủ tịch UBND

160

93

1

327

191

4

chú Số không kiêm

Tổng cộng

nhiệm 160

54

69

37

3

8

1

26

76

13

74

12

0

1

141

18

32 129 7

136

62

8

17

2

60

153

33

149

17

0

1

266

60

 Đề tài khoa học về chính quyền cơ sở

37

Tỷ lệ

58,41

1,22

39,45 41,59 18,96 2,45

5,20

0,61 18,35 46,79 10,09 45,57 5,20 0,0 0,31 81,35 18,35

Phần đông cán bộ lãnh đạo chủ chốt trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ và trong thời kỳ chiến tranh biên giới Tây Nam, cán bộ hưu trí, bộ đội xuất ngũ, có lập trường quan điểm vững vàng, có kinh nghiệm thực tiễn, có trình độ quản lý. Do tập tục lạc hậu, trình độ dân trí thấp nên tỷ lệ nữ tham gia công tác lãnh đạo ít, có xã chỉ có 2 cán bộ nữ của Hội liên hiệp phụ nữ (Chủ tịch và Phó chủ tịch hội phụ nữ), cá biệt có xã trên 99% người dân tộc thiểu số lại bố trí Chủ tịch và Phó Chủ tịch Hội Phụ nữ là người Kinh không biết tiếng dân tộc. Qua khảo sát thực tế cho thấy vai trò của cán bộ chủ chốt rất quan trọng, những xã trong sạch, vững mạnh ở đó cán bộ chủ chốt có năng lực, trình độ, tâm huyết với công việc, gắn bó với nhân dân, được nhân dân tin cậy; những xã yếu kém do cán bộ chủ chốt năng lực hạn chế, không biết tập hợp cán bộ, công tác vận động quần chúng hạn chế, nhân dân ít tín nhiệm. b. Cán bộ chuyên môn Gồm: Phó Chủ tịch UBND, Trưởng công an, Xã đội trưởng, Cán bộ tài chính-thống kê, Cán bộ văn phòng, Cán bộ địa chính, Cán bộ tư pháp. Qua khảo sát điều tra 1159 cán bộ: Số

Chức danh

TT

Tổng

Dân

số

tộc

Nữ

Đảng

Trình độ văn hoá

Phó CT UBND Trưởng công an Xã đội trưởng

169

77

5

152

Cấp Cấp II III 55 70 44

148

74

0

130

60

62

168

96

0

155

94

49

25

169

43

32

49

20

45

104

5

CB T.chínhTK CB Văn phòng

168

44

5

70

25

76

67

6

CB Địa chính

170

57

4

54

39

60

71

7

CB Tư pháp

167

47

9

56

33

58

76

47

666

326

420

413

1 2 3 4

Tổng cộng Tỷ lệ

1159

438 37,79

viên Cấp I

Trình độ chuyên môn

Trình độ LLCT

Sơ Tr.cấ CĐ, ĐH cấp p 12 12 2

Sơ Tr.cấ Cao cấp p cấp 33 51 4

26

4,75 57,46 28,13 36,24 35,63

3

Trình độ QLNN Sơ cấp 87

Tr. cấp

Độ tuổi

Ghi

Đại 30< 30-50 >50 chú học 5 0 6 149 14

8

1

36

19

1

67

1

0

10

125

13

2

1

0

40

28

0

64

2

0

14

142

12

13

81

4

22

6

0

55

1

0

72

94

3

5

19

3

36

18

0

80

2

0

42

114

12

8

56

3

25

14

0

58

1

1

56

108

6

2

54

2

25

9

0

60

2

0

61

100

6

45

231

15

217

145

5

471

14

0

261

832

66

1,21 0,0 22,52 71,79 9

5,69

3,88 19,93

1,29 18,72 12,51

0,53 40,64

Đội ngũ cán bộ chuyên môn ở cơ sở hiện nay số có trình độ học vấn cao hơn nhiệm kỳ trước (trừ một số ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc). Trình độ chuyên môn từ trung cấp trở lên được nâng lên nhất là các chức danh : Tài chính, Địa chính, Tư pháp. Số cán bộ trẻ chiếm tỷ lệ cao hơn các nhiệm kỳ trước, hiệu quả thực thi nhiệm vụ, kinh nghiệm trong công tác nghiệp vụ được nâng lên rõ rệt. Song cơ cấu ở đội ngũ cán bộ này vẫn chưa đáp ứng yêu cầu, nhất là trình độ văn hoá cấp I còn chiếm tỷ lệ cao (28,13%), trình độ chuyên môn đại học quá mỏng, lại chủ yếu là cán bộ nghĩ hưu công tác ở cơ sở; cán bộ nữ tỷ lệ vẫn thấp so với yêu cầu. Số cán  Đề tài khoa học về chính quyền cơ sở

38

bộ có trình độ trung cấp chủ yếu đào tạo tại chức, năng lực còn hạn chế, chưa có kinh nghiệm thực tiễn công tác ở cơ sở. C. Cán bộ Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể Qua quản lý trên máy tính, hiện nay cả tỉnh có 862 người là Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc và Trưởng các đoàn thể (Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh, Hội Phụ nữ, Đòan Thanh niên) cho kết quả chất lượng như sau: Tổng

Dân

số

tộc

862

411

Nữ

Đảng viên

179

584

Trình độ văn hoá Cấp I

404

Cấp II

Cấp III

Trình độ chuyên môn Sơ Tr.cấ CĐ, cấp p ĐH

313

145

26

59

47,68 20,77 67,75 46,87 36,31

16,82

3,02

6,84

11

Trình độ LLCT Sơ cấp 189

Tr.cấ p 139

1,28 21,93 16,13

Trình độ QLNN

Cao cấp 2

Sơ cấp

Tr. cấp

Độ tuổi

Đại học

283

3

0,23 32,83

0,35

30<

0

96

Ghi

30-50 >50

464

chú

302

0,00 11,14 53,83 35,03

Đội ngũ cán bộ này phần đông có tuổi cao (trừ số cán bộ Đoàn thanh niên), một số có kinh nghiệm vận động, tập hợp quần chúng nhất là Hội liên hiệp phụ nữ, Hội cựu chiến binh. Về hạn chế một số cán bộ có trình độ học vấn thấp, không có chuyên môn (Hội nông dân), vì vậy không chủ động trong công tác; trong chờ sự chỉ đạo cấp trên; chưa sát dân, sát thôn, làng, chưa tập hợp được hội viên, đoàn viên nhất là các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Qua khảo sát, nhiều xã thiếu phòng làm việc để bố trí cho Mặt trận và các đòan thể làm việc, không có hội trường, bàn ghế để sinh họat. D. Công an viên Thực hiện Nghị định số 40 /1999/NĐ-CP ngày 23/6/1999 của Chính phủ về Công an xã, tòan tỉnh hiện có 1121 công an viên tại các thôn, làng, lực lượng này đã giúp cho chính quyền xã nắm bắt tình hình an ninh trật tự tại địa bàn và quản lý tạm trú, tạm vắng. Nhưng hiện nay nhiều địa phương lực lượng công an viên chưa đảm bảo tiêu chuẩn quy định, hiệu quả họat động thấp, độ tin cập không cao. Nguyên nhân là do quy trình tuyển chọn chưa chặt chẽ, nguồn thiếu, tổ chức tập huấn, bồi dưỡng chưa thường xuyên. E. Giữa dân tộc Jrai và Bah nar Dân tộc Jrai, Bah nar là 2 dân tộc bản địa ở Gia Lai, chiếm tỷ lệ dân số đáng kể trong tòan tỉnh; đồng bào Jrai có 286.000 người (30,16% dân số của tỉnh và khỏang 68,19% đồng bào thiểu số), đồng bào Bah nar có 117.000 người (chiếm khỏang 12,31 % dân số tòan tỉnh và khỏang 27,82% đồng bào thiểu số).  Đề tài khoa học về chính quyền cơ sở

39

Về số lượng và chất lượng: cán bộ là dân tộc Jrai có 974 người chiếm tỷ lệ 29,38% trong tổng số cán bộ ở cơ sở của tỉnh, Bahnar có 500 người chiếm tỷ lệ: 15,08% trong tổng số cán bộ ở cơ sở của tỉnh, kết quả phân tích chất lượng như sau: Cơ cấu

Trình độ văn hóa

TS

Trình độ Trình độ Trình chuyên LLCT độ môn QLNN CĐ Cấ Sơ Tr & Sơ Tr C B Tr p cấ cấ ĐH cấ cấ C D cấ 3 p p p p Q p L

nữ Đ V

cấ p1

cấ p 2

3315

264

2084

1241

1245

829

102

371

Dân tộc Jrai

974

53

642

590

285

96

17

Dân tộc Bahnar

500

24

385

410

80

5

6

Tổng số cán bộ cả tỉnh

41

670

545

47

1275

43

36

183

165

21

379

20

4

82

42

4

222

3

KÕt qu¶ trªn cho thÊy tû lÖ n÷ c¸n bé d©n téc thiÓu sè thÊp (Jrai cã 1,6%, Bah nar cã 0,72 %), tr×nh ®é v¨n hãa cÊp 1 chiÕm tû lÖ ®¸ng kÓ d©n téc Jrai cã 590/ 1241 (47,54%), Bah nar 410/1241 (33,04%) trong tæng sè c¸n bé ë c¬ së cã tr×nh ®é v¨n hãa cÊp 1. Đặc điểm của đội ngũ này: Am hiểu phong tục tập quán, gắn bó với địa phương; nhưng hạn chế: do trình độ văn hóa thấp nên sợ làm sai, tâm lý tự ty, ít cầu tiến, không năng động suy nghĩ, trên bảo sao nghe vậy, ỷ lại cấp trên, sinh họat lỏng lẽo, chấp hành giờ giấc không nghiệm, hiệu quả công tác thấp, trong giải quyết công việc hạn chế bởi phong tục tập quán chi phối, nhiều công việc của chính quyền để "già làng" tham gia, do chế độ mẫu hệ nên ngại va chạm, thích ôn hòa. Thiếu nguồn đào tạo bổ sung thay thế số cán bộ có trình độ văn hóa thấp, tuổi cao sức yếu. 4.4. Nguồn cán bộ cơ sở Nguồn cán bộ có ý nghĩa rất quan trọng đối với chất lượng đội ngũ cán bộ, nguồn cán bộ tốt thì có đội ngũ cán bộ vững vàng trong việc thực thi các nhiệm vụ. Hiện nay cũng như các năm về trước, cán bộ cơ sở của tỉnh chủ yếu là người tại chỗ, dân kinh tế mới, dân di cư tự do, ngòai ra có một số cán bộ tăng cường và cán bộ quân đội, công chức, viên chức nghĩ hưu, học sinh sinh viên tốt nghiệp ra trường chưa có việc làm. Số cán bộ  Đề tài khoa học về chính quyền cơ sở

40

hưu còn chiến tỷ lệ đáng kể với 12 %, học sinh sinh viên ra trường chiếm tỷ lệ 22 % chủ yếu ở các chức danh chuyên môn. Qua thực tế ở địa phương cho thấy cán bộ là người tại chỗ hầu hết được lựa chọn trong số học sinh phổ thông, cán bộ đòan thể, thôn, làng ở địa phương đưa đi đào tạo bồi dưỡng ngắn ngày hoặc là qua lớp tạo nguồn ở Trường Chính trị tỉnh, Trung tâm Bồi dưỡng Chính trị huyện, thành phố; số này có ưu điểm trẻ, văn hóa cấp 1, cấp 2 bổ túc (vùng sâu, vùng xa) và có số ít cấp 3 (phường, thị trấn), một số có hiểu biết về phong tục tập quán địa phương, am hiểu địa bàn nhưng thiếu kinh nghiệm thực tiễn trong công tác, nên năng lực quản lý, điều hành vận động quần chúng chưa cao, số này có tính ổn định lâu dài. Trong công tác quy hoạch cần quan tâm đến đội ngũ này, trong bố trí công tác cần xen kẽ, đan xen kèm cặp và giao việc từ thấp đến cao, nhằm đào tạo ổn định lâu dài. Cán bộ là người dân kinh tế mới và có một số ít theo gia đình lên lập nghiệp, có một số người trước đây đã tham gia công tác Đảng, đòan thể hoặc chính quyền ở nơi khác đến (tập trung nhiều tại các huyện Chư Sê, Chư Prông, Krông pa, Ayun Pa, Kông Chro). Số này tuy có kinh nghiệm trong công tác, nhưng ít am hiểu về phong tục tập quán, địa danh nên rất hạn chế vận động quần chúng, số này cũng ổn định lâu dài. Sinh viên là con em cán bộ, nhân dân ở địa phương tốt nghiệp các trường trung học chuyên nghiệp và cao đẳng, đại học, hiện nay có trên 400 em ở tất cả các ngành chưa có việc làm; tỉnh chưa có chính sách thỏa đáng để thu hút lực lượng này. 4.5. Chính sách cán bộ cơ sở Hiện nay cán bộ cơ sở chỉ hưởng các khỏan phụ cấp duy nhất do Chính phủ quy định tại Nghị định 09, 40, 46 cơ bản đã giải quyết được khó khăn, tạo tâm lý ổn định công tác cho cán bộ cơ sở, ngòai ra tỉnh quy định mức họat động phí cho Phó các đòan thể 100.000 đ/tháng, công tác phí cho trưởng thôn là 80.000 đ/tháng và 117.000đ/tháng cho công an viên. Riêng Bí thư chi bộ trực thuộc Đảng bộ, phó trưởng thôn không có phụ cấp. Qua khảo sát về chính sách của cán bộ cơ sở, tất cả các ý kiến cho rằng chính sách như hiện nay chưa phù hợp; phải công chức hóa một số chức danh, hưởng lương hay phụ cấp bảo đảm làm việc 40 giờ/tuần. 4.6. Công tác quy hoạch và đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cơ sở Thực hiện Nghị quyết hội nghị lần thứ 3 Ban Chấp hành TW Đảng (khóa VIII), Tỉnh ủy đã có các kế hoạch số 71 và 72 nhằm cụ thể hóa vào tình hình của địa phương, như quy định: " Quy hoạch, đào tạo đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp, cán bộ làm kinh tế, cán bộ khoa học kỹ thụât giỏi, cán bộ người dân tộc, cán bộ nữ; mỗi chức danh ít nhất 2 cán bộ kế  Đề tài khoa học về chính quyền cơ sở

41

cận. Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ thôn, làng, tổ dân phố, các ủy viên Ban chấp hành các đòan thể nhân dân cấp cơ sở những quan điểm, kỷ năng cần thiết, làm tốt nhiệm vụ của tổ chức ở gần dân nhất, nhất là công tác quần chúng, công tác quản lý địa bàn" , song nhiều cấp ủy chưa thật sự chủ động trong công tác quy hoạch đội cán bộ kế cận, nhiều nơi còn làm qua loa đại khái. Thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong công tác cán bộ còn thiếu sót, khuyết điểm; có nơi biểu hiện thiếu dân chủ hoặc dân chủ hình thức, cục bộ địa phương, cảm tình cá nhân, cá nhân tự quyết định.. sau quy hoạch không gắn với công tác đào tạo, bồi dưỡng. Trong chương trình cải cách nền hành chính quốc gia, Đảng và Chính phủ xác định công tác đào tạo, bồi dưỡng là khâu cơ bản quyết định việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ nói chung và đội ngũ cán bộ cơ sở nói riêng ngang tầm với yêu cầu nhiệm vụ xây dựng và phát triển đất nước trong thời kỳ mới, thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Thực hiện Quyết định 874/TTg ngày 20/11/1996 của Thủ tướng Chính phủ về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, Ban Tổ chức Chính quyền tỉnh đã phối hợp với Ban Tổ chức Tỉnh uỷ, Trường Chính trị tỉnh xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng kiến thức quản lý Nhà nước, lý luận chính trị, văn thư lưu trữ cho cán bộ cơ sở hàng năm tại Trường Chính trị tỉnh, Trung tâm bồi dưỡng Chính trị huyện, thành phố. Kết quả đào tạo, bồi dưỡng từ năm 2000-2002: Tổng số cán bộ cơ sở được đào tạo, bỗi dưỡng: 4196 lượt người. Trong đó: - Đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị: 251 lượt người. - Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức quản lý Nhà nước (3 tuần): 1956 lượt người. - Đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ (Địa chính, Tài chính, Tư pháp, Văn phòng): 124 người. - Bồi dưỡng kiến thức quản lý Nhà nước cho Trưởng thôn: 1856 lượt người. Kết quả đánh giá qua các khóa đào tạo tại Trường Chính trị tỉnh cho thấy đội ngũ cán bộ cơ sở học tập nhiệt tình, ham học. Song do trình độ văn hoá không đều (có cán bộ cử đi học mới có trình độ lớp 2/12 bổ túc văn hóa), một số cán bộ tiếp thu chậm dẫn đến chất lượng chưa đạt theo mong muốn, thời gian hướng dẫn, xử lý tình huống, tham quan nghiên cứu thực tiễn chưa có, chỉ hạn chế ở mặt lý thuyết bài giảng. Nội dung và chương trình đào tạo chưa gắn với tình hình thực tiễn tại địa phương việc đánh giá  Đề tài khoa học về chính quyền cơ sở

42

rút kinh nghiệm và hiệu quả đào tạo và sử dụng sau đào tạo chưa được tổng kết. 4.7. Chế độ làm việc của chính quyền cơ sở Lâu nay chính quyền cơ sở làm việc theo chế độ bán chuyên trách, ngày làm việc 1 buổi. Các xã vùng sâu, vùng xa hầu hết tuần làm việc 3-4 buổi, đến thời vụ gieo trồng, thu hoạch nhiều xã vùng đồng bào dân tộc cán bộ không đến làm việc; các phường, thị trấn làm việc 5 buổi sáng (chiều có người trực). Trụ sở làm việc của chính quyền cơ sở nhiều nơi được xây dựng khang trang, đã đưa vi tính vào công tác văn phòng và lưu trữ cán bộ làm việc có nề nếp. Nhưng nhiều xã chưa thể hiện sự nghiêm trang, thiếu vệ sinh, thẩm mỹ, chưa có điện và điện thoại; nhiều nơi trụ sở xuống cấp nghiêm trọng, không có hàng rào bảo vệ, không có bảo vệ trực trong coi trụ sở, không biết sử dụng kinh phí để sửa chữa (các xã vùng sâu, vùng xa). Tóm lại: qua thực hiện đề tài, kết luận: Chính quyền cơ sở hiện nay chưa có đủ điều kiện để thực thi nhiệm vụ trong giai đọan cách mạng hiện nay, bởi: - Về quy định của Nhà nước: + Chưa làm rõ phạm vi quyền hạn của chính quyền cấp xã trong mỗi việc được làm đến đâu. + Chưa xác định trách nhiệm cá nhân khi không hòan thành nhiệm vụ. + Quản lý Nhà nước bằng pháp luật nhưng chưa bắt buộc cán bộ cơ sở phải biết pháp luật. + Quản lý Nhà nước: là tổ chức và điều hành bằng quyền lực nhưng với bộ máy 5-7 thành viên UBND, không phải là công chức Nhà nước (dân cử), không làm việc 5 buổi sáng/tuần, chế độ làm việc không thường xuyên và ổn định lâu dài thì làm sao đủ thời gian sát dân, sát cơ sở và làm sao đủ quyền để kịp thời tổ chức và điều hành, quản lý mọi mặt tại cơ sở. + Cơ quan hành chính Nhà nước nhưng không có mô hình trụ sở và trang thiết bị cơ sở vật chất thống nhất cho từng loại địa phương tương xứng với cái "uy" của bộ máy quyền lực. Như vậy nói xã là cấp chính quyền cơ sở mới chỉ đề cập đến nghĩa vụ mà thiếu quyền hạn và quyền lợi. - Chất lượng đội ngũ cán bộ ở cơ sở quá thấp, bất cập chưa đáp ứng được yêu cầu của thời kỳ đổi mới. - Đồng bào dân tộc thiểu số không quan tâm đến chính quyền và xây dựng chính quyền, thì làm sao gọi là chính quyền "của dân, do dân, vì dân". - Chính sách của nhà nước chưa chú ý đến các khía cạnh tâm lý của người cán bộ cơ sở:  Đề tài khoa học về chính quyền cơ sở

43

+ Là cán bộ dân cử (hiện chỉ có 4 chức danh chuyên môn do UBND xã lựa chọn) nên họ nghĩ rằng nay làm mai nghĩ " quan nhất thời, dân vạn đại". + Là người sở tại, nên nghĩ phải suốt đời ăn cùng dân ở cùng làng, xung quanh là họ hàng làng xóm, tối lửa tắt đèn có nhau. + Là người chưa được đào tạo cơ bản, ít am hiểu pháp luật nên sợ làm sai - Chưa coi trọng đúng mức vai trò thôn, làng, tổ dân phố: theo Hiến pháp thì thôn, làng, tổ dân phố không có chỗ đứng trong hệ thống hành chính các cấp. Tuy nhiên, bản thân nó vẫn là một địa dư hành chính luôn tồn tại khách quan và thực tế đang giữ vai trò tổ chức cơ sở sát dân. III . ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG CỦA CHÍNH QUYỀN CƠ SỞ 1. ƯU ĐIỂM

Trên cơ sở các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước đối với chính quyền cơ sở và sự quan tâm của các cấp ủy và chính quyền, đã thường xuyên chăm lo củng cố, xây dựng chính quyền cơ sở, trên thực tế chính quyền cơ sở hiện nay đã có những bước chuyển biến đáng kể. Về tổ chức bộ máy được sắp xếp gọn nhe; sự phân công, phân nhiệm từng chức danh cụ thể, rõ ràng. Thực trạng bộ máy đã thể hiện tính phù hợp với từng vùng, từng khu vực; giữa phường và thị trấn khác với các xã vùng sâu, vùng xa. Về cán bộ ở cơ sở phần lớn đã kinh qua và trưởng thành trong kháng chiến nên được rèn luyện thử thách, chín chắn, vững vàng trong công tác. Bên cạnh đó đội ngũ cán bộ trẻ cũng từng bước được bổ sung. Đa số cán bộ chính quyền cơ sở đều có quá trình thực tiễn bám dân, bám địa bàn nên khá am hiểu tình hình địa lý, dân tộc, đặc điểm nền kinh tế - xã hội ở địa phương. Đặc biệt trong tình hình hiện nay đời sống khó khăn và tác động tiêu cực của cơ chế thị trường nhưng số đông cán bộ vẫn giữ được phẩm chất đạo đức, lối sống lành mạnh, nhiệt tình, tận tụy với công việc, chăm lo đến đời sống vật chất tinh thần cho nhân dân. Triển khai thực hiện Quy chế dân chủ bước đầu đã có tác dụng tích cực, đời sống kinh tế xã hội nhiều nơi từng bước được nâng cao. Tổ chức thôn, làng, tổ dân phố được củng cố và phát huy vai trò tự quản trong cộng đồng dân cư, nhân dân nhiều nơi hưởng ứng phong trào tòan dân xây dựng làng văn hóa mới. 2. NHỮNG HẠN CHẾ, TỒN TẠI

Bên cạnh những ưu điểm là cơ bản, nhưng chính quyền cơ sở hiện nay vẫn tồn tại một số khuyết điểm cần khắc phục.  Đề tài khoa học về chính quyền cơ sở

44

2.1. VỀ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ - Cấp ủy một số xã chưa xây dựng quy chế họat động và thực hiện họat động theo quy chế, nhiều tháng không sinh họat chi ủy, chi bộ, nghị quyết không định hướng, chỉ rõ mục tiêu nhiệm vụ cụ thể, chưa lãnh đạo các tổ chức Mặt trận, các đòan thể thường xuyên. Công tác phát triển đảng viên mới quá chậm, còn nhiều làng chưa có đảng viên hoặc số lượng đảng viên quá ít (1 hoặc 2 người); tòan tỉnh hiện còn 210 thôn, làng chưa có đảng viên , rất nhiều làng chỉ có 1 đảng viên. - Hội đồng nhân dân một số xã chưa họat động đúng quy chế, cá biệt có xã không tổ chức kỳ họp, kỳ họp không đúng thời gian quy định, nhưng không báo cáo xin phép, đại biểu HĐND ít tiếp xúc cử tri, vắng mặt nhiều tại các kỳ họp, họp ít tham gia ý kiến; chất lượng kỳ họp không cao, nghị quyết của HĐND chưa sát hợp với tình hình địa phương. Nhiều nơi HĐND chưa thực hiện được vai trò giám sát của mình. - Ủy ban nhân dân một số xã họp định kỳ chưa đúng quy định, có nơi họp ủy ban (nhầm tưởng họp quân dân chính hàng tuần là họp UBND); chưa phân định rõ thẩm quyền của UBND với thẩm quyền của chủ tịch UBND, dẫn đến việc phân công nhiệm vụ của từng thành viên chưa cụ thể, điều hành chồng chéo, không rõ trách nhiệm dẫn đến mâu thuẫn trong giải quyết công việc hoặc bỏ ngõ nhiệm vụ không có thành viên phụ trách, nặng công việc giấy tờ. Giao việc thuộc nhiệm vụ chuyên môn của UBND cho trưởng thôn, làng, tổ dân phố nhiều, song thiếu hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc. Nhiều UBND xã tự biến mình thành một tổ chức cấp trên cơ sở, không sát thôn, làng, sát dân. Nắm bắt và tổng hợp tình hình chậm, báo cáo thiếu trung thực, không đầy đủ, chưa phản ánh hết thực tế xảy ra tại cơ sở còn phổ biến. - Mặt trận tổ quốc và các đòan thể nhiều tổ chức sau đại hội không xây dựng, bổ sung quy chế họat động, thiếu chủ động trong công việc xây dựng chương trình nội dung công tác của tổ chức mình. Hành chính hóa trong họat động, ít xuống thôn, làng, tổ dân phố theo dõi, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của nhân dân, chưa tập hợp được đông đảo hội viên, đòan viên vào tổ chức mình, thường xuyên chỉ mới phát, nhưng chưa động. Không chăm lo củng cố các tổ chức của Mặt trận và các đòan thể tại các thôn, làng, tổ dân phố, vì vậy hội viên, đòan viên không biết mình sinh họat ở đâu. + Đòan Thanh niên có xã hàng năm không sinh họat, Bí thư không nhớ hết Ban chấp hành, không lập sổ theo dõi danh sách đòan viên. Các tổ chức Chi đòan không kiện tòan tổ đếu khắp. Lực lượng thanh niên chưa biết mình có trong tổ chức Hội liên hiệp thanh niên hay không, họat động mờ nhạt, để kẻ xấu lôi kéo lực lượng thanh niên tham gia tôn giáo, đọc kinh thánh ngày một đông, tụ tập biểu tình, đòi hỏi yêu sách, hành hung cán bộ.  Đề tài khoa học về chính quyền cơ sở

45

+ Hội Nông dân chưa thực sự tập hợp được những hội viên làm kinh tế giỏi để nhân điển hình ở địa phương, họat động hành chính gấy tờ, chưa gắn với Hội viên, hướng dẫn cho Hội viên, nông dân làm kinh tế gia đình, kinh tế hộ, kinh tế trang trại, sản xuất hàng hóa xóa đói giảm nghèo (tỷ lệ nghèo ngày càng có xu hướng gia tăng, hiện nay còn 19,4%) . + Hội Phụ nữ đã vận động chị em thực hiện tốt một số nhiệm vụ, như: làm người mẹ hiền, vợ đảm, nuôi dạy con ngoan, học giỏi, xóa đói giảm nghèo.... nhưng chưa thực sự mạnh, chưa thành phong trào thường xuyên và hầu khắc các xã. Phụ nữ vùng đồng bào dân tộc thiểu số vẫn chưa thóat khỏi phong tục tập quán lạc hậu làm mất quyền bình đẳng nam nữ, phong trào học tập phụ nữ còn thấp, ít có điều kiện để hưởng thụ văn hóa, văn nghệ. + Hội Cựu chiến binh một số xã họat động chưa mạnh, chưa làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục truyền thống anh bộ đội Cụ Hồ cho lực lượng thanh niên. Nhiều xã chưa tập hợp hết anh em quân nhân xuất ngũ trở về địa phương vào tổ chức mình theo dõi giúp đỡ, tiếp tục rèn luyện phấn đấu xây dựng quê hương ngày một giàu đẹp. 2.2. VỀ CHẤT LƯỢNG CÁN BỘ - Trình độ, năng lực của cán bộ chủ chốt cũng như cán bộ chuyên môn chưa ngang tầm với nhiệm vụ đặt ra, bất cập về nhiều mặt: trình độ văn hóa cấp 1 còn chiếm tỷ lệ cao, năng lực quản lý Nhà nước, kiến thức kinh tế thị trường, kiến thức pháp luật, kiến thức khoa học kỹ thuật; về hành chính và kỷ năng hành chính chưa ngang tầm với nhiệm vụ được giao. Đường lối chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước chưa nắm vững, khả năng thuyết phục vận động nhân dân trong việc thực hiện các chủ trương của Đảng, Nhà nước và của địa phương hạn chế. Một số cán bộ người dân tộc thiểu số vùng sâu, vùng xa không biết đọc, biết viết tiếng phổ thông; Cán bộ người dân tộc Kinh công tác ở các vùng có đồng bào dân tộc thiểu số không biết tiếng dân tộc, hạn chế rất nhiều trong họat động, công tác, thực hiện nhiệm vụ, nhất là trong tình hình chính trị, an ninh ở những vùng có diễn biến phức tạp. Một bộ phận cán bộ giảm sút về phẩm chất đạo đức, chạy theo lối sống cơ hội thực dụng, lo thu vén gia đình và bản thân không làm tròn nhiệm vụ được giao hoặc chỉ làm chiếu lệ. Thậm chí còn có cán bộ lạm dụng quyền hành, làm điều sai trái bất chấp pháp luật, hống hách với quần chúng, nhận hội lộ, tham nhũng của công, kéo bè, kết cánh, gây mất đòan kết nội bộ. Dùng công qũy ăn nhậu.... Một số cán bộ còn mê tín nặng.... do đó làm cho chính quyền cơ sở không phát huy được hiệu lực; những tiêu cực ở địa phương không được ngăn chỗn và xử lý kịp thời, làm giảm lòng tin của quần chúng. Không ít cán bộ chính quyền  Đề tài khoa học về chính quyền cơ sở

46

cơ sở bị bọn lợi dụng tôn giáo và phần tử xấu mua chuộc, chi phối, một số khác không còn tác dụng. Một bộ phận cán bộ ngại học tập nâng cao trình độ văn hóa, chuyên môn, lý luận chính trị, quản lý Nhà nước.... thực tiễn công tác hạn chế, chưa nắm vững các quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước nhất là chính sách dân tộc, tôn giáo, ngại tiếp xúc với nhân dân, chưa làm được công tác tuyên truyền, vận động quần chúng nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có đạo. Việc bố trí sắp xếp cán bộ trong từng chức danh cụ thể cũng chưa phù hợp trên nhiều địa bàn cơ sở, từ đó dẫn đến tình trạng có một số cán bộ làm nhiệm vụ quá khả năng của mình. Bên cạnh đó có một bộ phận cán bộ do năng lực hạn chế không biết việc, sáng đến công sở, trưa về, hàng tháng không triển khai thực hiện được nhiệm vụ của mình phụ trách. Một số cán bộ chủ chốt ở cơ sở do ham thành tích, không đánh giá hết tình hình xảy ra ở cơ sở, báo cáo sai sự thật, không sát thôn, làng, sát dân, ủy thác nhiều nhiệm vụ cho thôn, làng, tổ dân phố thiếu đôn đốc, kiểm tra. Cấp trên không sát cơ sở , ủy thác hết cho cơ sở, vì vậy tình trạng trì trệ, mất đòan kết nội bộ, mất lòng tin của nhân dân, để kẻ địch lôi kéo, kịch động nhân dân chống phá cách mạng, khi sự việc diễn ra mới hay. Một số cán bộ có biểu hiện gia trưởng, tù trưởng, chuyên quyền độc đóan, mất dân chủ, nhất là cán bộ chủ chốt, cán bộ người dân tộc thiểu số còn vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ trong họat động điều hành của chính quyền, công tác cán bộ ở cơ sở. 2.3. VỀ QUY HOẠCH, ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG - Chưa đặt đúng vai trò, vị trí của cán bộ chủ chốt trong hệ thống chính trị ở cơ sở; do vậy công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng chậm, không khách quan, cục bộ địa phương. Thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong công tác cán bộ còn thiếu sót; các cấp ủy đảng ít quan tâm giáo dục, giúp đỡ đào tạo đội ngũ cán bộ kế cận..... - Do chưa làm tốt công tác tạo nguồn và đào tạo, bồi dưỡng, bố trí sử dụng, nên tỷ lệ cán bộ nữ, cán bộ trẻ chiếm tỷ lệ thấp (nữ 7,86%, trẻ tuổi 12,41%). Thiếu cơ chế, giải pháp cụ thể để thu hút, tập hợp, bố trí sử dụng cán bộ. Việc đánh giá cán bộ có lúc thiếu chuẩn xác, chưa thật chú trọng hiệu quả công tác, làm hạn chế năng lực, hiệu quả công tác của cán bộ.

 Đề tài khoa học về chính quyền cơ sở

47

Công tác đào tạo, bồi dưỡng và quy hoạch cán bộ ở cơ sở thực hiện chậm, việc đào tạo, bồi dưỡng mang tính hình thức chưa gắn với thực tiễn tại địa phương, chưa chú ý đào tạo, bồi dưỡng theo chức danh cụ thể còn chung chung, chưa tổng kết, đánh giá chất lượng đào tạo, bồi dưỡng, hiệu quả công tác sau đào tạo, bồi dưỡng cán bộ ở cơ sở. 2.4. SỰ CHỈ ĐẠO, ĐIỀU HÀNH CỦA CẤP TRÊN Huyện, tỉnh thiếu các biện pháp kiểm tra, đôn đốc giúp đỡ các địa phương yếu kém, khi phát hiện chính quyền, cán bộ vi phạm xử lý chưa kịp thời hoặc không xử lý, làm cho một số chính quyền và cán bộ ỷ lại... Sự phân cấp về phát triển kinh tế, giáo dục, y tế, công tác cán bộ và quản lý cán bộ giữa huyện, xã còn lúng túng, bất cập, chưa rành mạch thông suốt, dẫn đến đùn đẩy, ỷ lại, trong chờ... 3. NGUYÊN NHÂN CỦA YẾU KÉM 3.1 Về khách quan: Do điều kiện địa lý tự nhiên ở Gia Lai phức tạp, giao thông đi lại khó khăn, cơ sở hạ tầng thấp kém, tình trạng di dân tự do phức tạp, khó quản lý, điều kiện kinh tế xã hội ở vùng sâu, vùng xa chậm phát triển. Trình độ dân trí thấp, phong tục tập quán của đồng bào dân tộc nặng nề, lạc hậu. Sự phá hoại của các thế lực thù địch lợi dụng kích động vấn đề dân tộc, tôn giáo 3.2. Về chủ quan: Một thời gian dài xem nhẹ vai trò chính quyền cơ sở, xác định chức năng, nhiệm vụ của chính quyền cơ sở không rõ. Chính sách của Đảng và Nhà nước đối với dân tộc và miền núi còn tạm thời, chắp vá chưa nhiều. Đầu tư phát triển kinh tế, xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số thiếu điều tra, làm qua loa đại khái, chỉ nặng dàn trải nguồn vốn, ít chú ý đến chuyển giao công nghệ và kỹ thuật, hiệu quả thấp. - Trong quá trình chuyển dịch cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang kinh tế thị trường có định hướng xã hội chủ nghĩa, cấp ủy, chính quyền các cấp nhận thức chưa sâu sắc, thiếu cơ sở lý luận, lý luận và thực triễn không phù hợp, việc phân cấp về công tác tổ chức, cán bộ chưa hợp lý, quá ôm đồm về tỉnh, huyện xem nhẹ vai trò của chính quyền cơ sở. Chưa làm rõ phạm vi quyền hạn trong mỗi việc được làm đến đâu, chưa xác định trách nhiệm cá nhân khi không hòan thành nhiệm vụ. Quản lý nhà nước bằng pháp luật nhưng cán bộ không biết luật (ngay cả luật tổ chức và bầu cử HĐND và UBND cũng không quy định). Quản lý Nhà nước ở địa phương lại không giao quyền chủ động cho cơ sở trong công tác tổ chức, cán bộ và điều hành phát triển kinh tế ở địa phương. Chính quyền cơ sở làm việc thụ động, cán bộ không nắm  Đề tài khoa học về chính quyền cơ sở

48

được dân, kẻ địch lợi dụng lôi kéo một bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số gây rối làm mất ổn định tình hình ở cơ sở. - Trong lãnh đạo, điều hành nhiều địa phương, tổ chức Đảng, chính quyền, mặt trận và các đòan thể chưa thực hiện nghiêm túc nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, giảm sức mạnh của tập thể. - Cán bộ cơ sở hiện nay chỉ hưởng phụ cấp (sinh họat phí, họat động phí, công tác phí) cho nên họ đầu tư cho công việc thời gian không nhiều, ít an tâm. Do không được đào tạo cơ bản, ít am hiểu pháp luật nên sợ làm sai. Nhưng yếu tố trên tạo tâm lý cán bộ cơ sở không hết lòng với công việc. Do đó cán bộ trẻ có năng lực, trình độ không chịu về công tác tại cơ sở. - Quy mô diện tích của một đơn vị hành chính cấp xã quá lớn, địa hình phức tạp, dân cư phân tán, đội ngũ cán bộ cơ sở vừa thiếu lại vừa yếu nên không đủ sức quản lý, điều hành công việc, phát huy vai trò của chính quyền. - Do trình độ dân trí thấp, nhiều phong tục tập quán lạc hậu còn chi phối đời sống xã hội, trình độ sản xuất hàng hóa còn thấp, một bộ phận khá đông du canh, du cư nên đồng bào dân tộc thiểu số ít quan tâm đến chính quyền và chăm lo xây dựng chính quyền. - Việc xây dựng và triển khai thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở còn hình thức chưa gắn kết với nhiệm vụ điều hành, quản lý, phát triển kinh tế, xã hội và các công việc thường xuyên của chính quyền, nhất là cuộc vận động xây dựng chỉnh đốn Đảng; cải cách hành chính, chống tham nhũng, lãng phí. Mặt trận và các đòan thể quần chúng chưa chủ động tuyên truyền vận động quần chúng nhân dân giám sát triển khai thực hiện. - Đối với các cấp, các ngành thuộc huyện, thành phố và tỉnh + Những yếu kém đó có phần trách nhiệm của bản thân hệ thống chính trị ở cơ sở, có phần thuộc trách nhiệm của toàn bộ hệ thống chính trị. Một nguyên nhân quan trọng là các cấp, các ngành chưa nhận thức đúng vai trò, vị trí của cơ sở; quan liêu, buông lỏng quản lý không sát cơ sở, không sát dân, không kịp thời bàn định các chủ trương, chính sách để củng cố, tăng cường các tổ chức và đội ngũ cán bộ cơ sở. + Thiếu kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn, uốn nắn; cải cách hành chính chậm, cán bộ ngại đi cơ sở, giải quyết những vướng mắc, đề nghị của cơ sở chậm, nhiều nơi còn biểu hiện làm sai lệch.  Đề tài khoa học về chính quyền cơ sở

49

+ Cơ chế chính sách chậm đổi mới, chưa quan tâm đúng mức trong đầu tư phát triển nguồn nhân lực ở cơ sở nhất là những xã khó khăn, không có nguồn nhân lực (44 xã chưa có học sinh lớp 9, 83 xã chưa đủ điều kiện để lập trường THCS). + Công tác đào tạo, bồi dưỡng hiệu quả thấp; công tác quy hoạch chưa gắn đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng chưa gắn với sử dụng. Một số chức danh : Trưởng công an, Xã đội trưởng, địa chính cư trú ở địa phương khác, không am hiểu địa bàn, không sinh họat thường xuyên với tại xã, xử lý tình huống thiếu chính xác và không kịp thời...

 Đề tài khoa học về chính quyền cơ sở

50

PHẦN THỨ BA MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN KIỆN TÒAN VÀ NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN LÝ CỦA CQCS TỈNH GIA LAI  I . CƠ SỞ ĐỀ RA NHỮNG GIẢI PHÁP 1. BỐI CẢNH PHÁT TRIỂN CỦA ĐẤT NƯỚC Nước ta đang bước vào những năm đầu của thế kỷ XXI sẽ tiếp tục có nhiều biến đổi. Khoa học và công nghệ sẽ có bước tiến nhảy vọt. Kinh tế tri thức có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển lực lượng sản xuất. Tòan cầu hóa là một xu thế khách quan, lôi cuốn ngày càng nhiều nước tham gia; xu thế này đang bị một số nước phát triển và các tập đòan kinh tế tư bản xuyên quốc gia chi phối, chứa đựng nhiều mâu thuẫn, vừa có mặt tích cực vừa có mặt tiêu cực, vừa hợp tác, vừa có đấu tranh. Các mâu thuẫn cơ bản trên thế giới biểu hiện dưới những hình thức và mức độ khác nhau vẫn tồn tại và phát triển, có mặt sâu sắc hơn. Đấu tranh dân tộc và đấu tranh giai cấp tiếp tục diễn ra gay gắt. Thế giới đứng trước nhiều vấn đề tòan cầu mà không một quốc gia riêng lẻ nào có thể tự giải quyết, nếu không có sự hợp tác đa phương như: bảo vệ môi trường, hạn chế sự bùng nổ về dân số, đẩy lùi những dịch bệnh hiểm nghèo, chống tội phạm quốc tế... Chủ nghĩa tư bản hiện đại đang nắm ưu thế về vốn, khoa học và công nghệ, thị trường, song không thể khắc phục nổi những mâu thuẫn vốn có, đặc biệt là mâu thuẫn giữa tính chất xã hội hóa ngày càng cao của lực lượng sản xuất với chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất, mâu thuẫn giữa các nước tư bản phát triển và các nước đang phát triển. Các quốc gia độc lập ngày càng tăng cường cuộc đấu tranh để tự lực chọn và quyết định con đường phát triển của mình. Chủ nghĩa xã hội trên thế giới, từ những bài học thành công và thất bại cũng như từ khát vọng và sự thức tỉnh của các dân tộc, có điều kiện và khả năng tạo ra bước phát triển mới. Theo quy luật tiến hóa của lịch sử, loài người nhất định sẽ tiến tới chủ nghĩa xã hội. Qua 15 năm đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta đã làm được những thành quả to lớn trên mọi lĩnh vực, đưa đất nước căn bản thóat khỏi khủng hỏang kinh tế- xã hội, giữ vững định hướng phát triển xã hội chủ nghĩa;" kinh tế tăng trưởng khá. Văn hóa, xã hội có những tiến bộ; đời sống nhân dân tiếp tục được cải thiện. Tình hình chính trị - xã hội cơ bản ổn định; quốc phòng và an ninh được tăng cường. Công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng được chú trọng; hệ thống chính trị được củng cố. Quan hệ đối ngoại không ngừng được mở rộng, hội nhập kinh tế quốc tế được tiến hành chủ động và đạt nhiều kết quả tốt. Đồng thời, nước ta phải đối mặt với nhiều thách thức. Bốn nguy cơ mà Đảng ta từng chỉ rõ- tụt hậu xa hơn về kinh tế so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới, chệch hướng  Đề tài khoa học về chính quyền cơ sở

51

xã hội chủ nghĩa, nạn tham nhũng và tệ quan liêu, "diễn biến hòa bình" do các thế lực thù địch gây ra- đến nay vẫn tồn tại và diễn biến phức tạp, đan xen, tác động lẫn nhau, không thể xem nhẹ nguy cơ nào. Tình trạng tham nhũng và sự suy thóai về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên đang cản trở việc thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, gây bất bình và làm giảm lòng tin trong nhân dân; nước ta vẫn còn là nước kinh tế kém phát triển, mức sống nhân dân còn thấp, trong khi đó cuộc cạnh tranh quốc tế ngày càng quyết liệt, nếu chúng ta không nhanh chóng vươn lên thì sẽ càng tụt hậu xa hơn về kinh tế. Nắm bắt cơ hội, vượt qua thử thách, phát triển mạnh mẽ trong thời kỳ mới, đó là vấn đề có ý nghĩa sống còn đối với đảng và nhân dân ta". (Nghị quyết Đại hội Đảng tòan quốc lần thứ IX) 2. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI CỦA TỈNH ĐẾN NĂM 2010 2.1. Thuận lợi và khó khăn Bên cạnh những thuận lợi và khó khăn chung của cả nước, tỉnh Gia Lai có những thuận lợi, khó khăn riêng. Sau 15 năm tiến hành sự nghiệp đổi mới, tỉnh Gia Lai đã đạt được một số kết quả quan trọng trên các lĩnh vực: đời sống của nhân dân các dân tộc được cải thiện về nhiều mặt, cơ sở hạ tầng được tăng cường đáng kể, đội ngũ cán bộ cũng như các tầng lớp nhân dân có thêm những kiến thức và kinh nghiệm trong quá trình thực hiện công cuộc đổi mới (nhạy bén và năng động hơn trong cơ chế thị trường), đã hình thành trên diện rộng những vùng chuyên canh tập trung cây công nghiệp với sản lượng cao và giá trị xuất khẩu ngày càng tăng, một số công trình trọng điểm được đầu tư đang phát huy tác dụng thủy điện Ia Ly, thủy lợi Ayun Hạ. Hệ thống giao thông, thông tin liên lạc mở rộng, đường Hồ Chí Minh hòan thành sẽ mở ra khả năng to lớn về phát triển kinh tế của tỉnh với các tỉnh trong cả nước và các nước trong khu vực. Tuy vậy, là một tỉnh nền kinh tế xuất phát điểm thấp, sau nhiều năm phấn đấu, khỏang cách về kinh tế- xã hội so với mức trung bình của cả nước và trong khu vực vẫn chưa thu hẹp, năng lực của đội ngũ cán bộ còn nhiều yếu kém, nhất là trên lĩnh vực sản xuất-kinh doanh. Trình độ dân trí, tri thức kỹ thụât, tay nghề lao động sản xuất còn thấp. Tệ tham nhũng, tiêu cực vẫn còn bức xúc. Cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển sản xuất và đời sống xã hội của nhiều huyện, xã còn yếu kém. Năng lực họat động, điều hành của chính quyền cơ sở còn yếu, đội ngũ cán bộ cơ sở yếu về trình độ, năng lực quản lý và điều hành, thiếu về số lượng; cơ cấu còn nhiều bất cập, bất hợp lý. Các thế lực thù địch không từ bỏ âm mưu "diễn biến hòa bình" chống phá thành quả cách mạng của nhân dân ta. Đó là những thách thức lớn nhất của tỉnh trong những năm đến. (Nghị quyết Đại hội Tỉnh đảng bộ khóa XII)  Đề tài khoa học về chính quyền cơ sở

52

2.2. Mục tiêu của giai đọan 2001-2010

Tăng trưởng nhanh về kinh tế, từng bước thu hẹp khỏang cách về GDP bình quân đầu người so với mức trung bình của cả nước. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng nhanh tỷ trọng của công nghiệp - xây dựng, dịch vụ. Dự kiến mức tăng trưởng GDP bình quân hàng năm >12%. GDP bình quân đầu người năm 2010 tăng ít nhất gấp hơn 2,2 lần so với năm 2000, tỷ trọng GDP công nghiệp - xây dựng trên 31,7%, tỷ trọng GDP dịch vụ > 26,3%. Tạo môi trường thuận lợi và ổn định cho các thành phần kinh tế hợp tác cạnh tranh cùng phát triển trong khuôn khỗ pháp lụât. Xóa hộ đói, giảm hộ nghèo xuống còn dưới 5% (về cơ bản không còn hộ đói); giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng dưới 20%; cải thiện đáng kể điều kiện ở, học hành, chăm sóc sức khỏe, đi lại và từng bước nâng cao mức hưởng thụ văn hóa của nhân dân, đặc biệt chú ý vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Đến năm 2010 tất cả trung tâm xã có đường ô tô đến thuận lợi cả 2 mùa, có điện lưới và điện thoại; phần lớn dân cư nông thôn được dùng nước sạch. Giảm tỷ lệ tăng dân số; phấn đấu giải quyết cơ bản vấn đề việc làm cho người lao động; nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo lên khỏang 25-28%, đảm bảo nhu cầu lao động kỹ thuật cho phát triển kinh tế xã hội. Triển khai ứng dụng các thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến vào các ngành kinh tế cơ bản và thế mạnh của tỉnh, các lĩnh vực thiết yếu của đời sống. Phấn đấu sau năm 2010 trình độ công nghệ đạt mức trung bình của cả nước. Không ngừng tăng cường sức mạnh, thế và lực của nền quốc phòng tòan dân với thế trận quốc phòng tòan dân. Đẩy mạnh phong trào quần chúng bảo vệ an ninh tổ quốc. Bảo vệ vững chắc chủ quyền và tòan vẹn lãnh thổ Quốc gia. Tăng cường khối đại đòan kết các dân tộc, đòan kết các tầng lớp nhân dân; bảo vệ và phát huy quyền làm chủ của nhân dân trên mọi lĩnh vực; giữ vững ổn định an ninh chính trị và trật tự an tòan xã hội. đấu tranh chống tham nhũng, buôn lậu, gian lận thương mại có hiệu quả. (Nghị quyết Đại hội Tỉnh đảng bộ XII) 3. NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG CÔNG TÁC XÂY DỰNG, CỦNG CỐ CHÍNH QUYỀN CƠ SỞ 3.1. Quan điểm của Đảng về đổi mới và nâng cao chất lượng hệ

thống chính trị cơ sở Xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của từng tổ chức trong hệ thống chính trị, đồng thời xây dựng mối quan hệ đòan kết, phối hợp giữa các tổ chức dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, Chi bộ cơ sở; đổi mới nội dung và phương thức họat động hướng vào phục vụ dân, sát thôn, làng, tổ dân phố, sát dân, được dân tin cậy.  Đề tài khoa học về chính quyền cơ sở

53

Thực hành dân chủ thực sự trong nội bộ các tổ chức của hệ thống chính trị ở cơ sở theo nguyên tắc tập trung dân chủ và phát huy quyền làm chủ của dân, trên cơ sở thực hiện quyền dân chủ trực tiếp, phát huy quyền dân chủ đại diện, quy định cụ thể việc thực hiện quyền của dân giám sát công tác tổ chức và cán bộ ở cơ sở. Phát huy dân chủ phải đi liền với củng cố và nâng cao kỷ luật, kỷ cương theo pháp luật. Xây dựng đội ngũ cán bộ cơ sở có đủ năng lực tổ chức và vận động nhân dân thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước, công tâm, thạo việc, tận tụy với dân, biết phát huy sức dân, không tham nhũng, không ức hiếp dân, trẻ hóa đội ngũ cán bộ, chăm lo công tác đào tạo, bồi dưỡng, giải quyết hợp lý và đồng bộ chính sách đối với cán bộ cơ sở. 3.2. Bước đi : Vừa củng cố, vừa xây dựng, kết hợp giải quyết tốt chính sách cán bộ với công tác quy hoạch cán bộ; đào tạo, bồi dưỡng đi đôi với quy hoạch và sử dụng cán bộ; mở rộng dân chủ đi đôi với kiện tòan tổ chức và củng cố chính quyền. 3.3. Gắn xây dựng và củng cố chính quyền với phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng, bảo vệ nền văn hóa truyền thống, bảo vệ môi trường. Bảo vệ và phát huy nền văn hóa truyền thống đa dạng của các dân tộc Tây Nguyên trên đất Gia Lai là động lực phát triển kinh tế, bảo đảm an ninh quốc phòng và củng cố xây dựng chính quyền vững mạnh. Quy hoạch đơn vị hành chính cấp xã bảo đảm tính lịch sử, khoa học, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế- xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng và năng lực quản lý, điều hành của cán bộ, đồng thời gắn quy hoạch với bảo vệ môi trường. II. NHỮNG GIẢI PHÁP GÓP PHẦN KIỆN TÒAN VÀ NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN LÝ CỦA CHÍNH QUYỀN CƠ SỞ 1. MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ CHỦ YẾU 1.1 Mục tiêu Trên cơ sở đánh giá đúng thực trạng chính quyền cơ sở và đội ngũ cán bộ cơ sở; quán triệt đầy đủ các quan điểm của Đảng, pháp luật của Nhà nước, đề ra những giải pháp nhằm xây dựng và củng cố chính quyền trong sạch, vững mạnh; điều hành quản lý có hiệu lực, hiệu quả là công cụ sắc bén phục vụ quyền lợi và nghĩa vụ làm chủ của nhân dân, phát huy sức mạnh đoàn kết dân tộc, sức mạnh tổng hợp của mọi tầng lớp nhân dân, mọi thành phần kinh tế; là đáp ứng yêu cầu đòi hỏi tha thiết của nhân dân, thể hiện bản chất ưu việt của chế độ ta, là nền tảng để phát triển kinh tế- xã hội và bảo đảm an ninh, quốc phòng trên địa bàn. 1.2. Nhiệm vụ  Đề tài khoa học về chính quyền cơ sở

54

Các cấp, các ngành từ tỉnh đến cơ sở quán triệt đầy đủ, sâu sắc các quan điểm của Đảng, Nhà nước và nghị quyết Tỉnh ủy về xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở; Nghị quyết TW 5 (khóa IX) về đổi mới và nâng cao chất lượng của hệ thống chính trị ở cơ sở; công tác dân vận trong tình hình mới và chương trình số 14 Ctr/TU ngày 24 /4/2002 của Tỉnh ủy về việc thực hiện Nghị quyết 10-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh trên địa bàn tỉnh thời kỳ (2001- 2010); Quyết định số 168/2001/QĐ-TTg ngày 30/10/2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc định hướng dài hạn, kế họach 5 năm 20012005 và những giải pháp cơ bản phát triển kinh tế xã hội vùng Tây Nguyên; củng cố xây dựng hệ thống chính trị các cấp, đặc biệt là xã, phường, thị trấn ngày càng vững mạnh. Cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận tổ quốc và các đòan thể ở cơ sở phải xác định rõ mối quan hệ, trách nhiệm của từng tổ chức, từng ngành, từng lĩnh vực; đồng thời xây dựng mối quan hệ phối hợp giữa các tổ chức; xây dựng quy chế làm việc của từng tổ chức; vai trò vị trí của từng chức danh trong bộ máy chính quyền cơ sở, tiến tới xây dựng bộ máy chính quyền cơ sở gọn nhẹ, quản lý, điều hành, họat động có hiệu lực, hiệu quả, sát thôn, làng, sát dân, được dân tin cậy, thiết lập được trật tự, kỷ cương theo pháp luật. Xây dựng đội ngũ cán bộ cơ sở phải tuyệt đối trung thành với chế độ xã hội chủ nghĩa. Có năng lực tổ chức và vận động nhân dân thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, pháp lụât của Nhà nước, công tâm, thạo việc, tận tụy với dân biết phát huy sức dân, không tham nhũng, không ức hiếp dân; biết làm giàu chính đáng cho bản thân, gia đình và tổ chức vận động dân phát triển kinh tế có hiệu quả, từng bước trẻ hóa đội ngũ cán bộ, nâng tỷ lệ cán bộ nữ, cán bộ khoa học kỹ thụât ở cơ sở, nhất là cán bộ người dân tộc thiểu số. 3. NHỮNG GIẢI PHÁP CỤ THỂ 3.1. Kiện toàn và nâng cao chất lượng hoạt động của HĐND và đại biểu HĐND cấp xã Yêu cầu: Mỗi kỳ họp HĐND cấp xã phải xây dựng được nghị quyết; xác định rõ chỉ tiêu cụ thể sát hợp với tình hình thực tế ở địa phương, 100% đại biểu HĐND thực hiện tốt nhiệm vụ, quyền hạn của đại biểu HĐND. Giải pháp: + Bảo đảm thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở tạo điều kiện để " dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra" . Hội đồng nhân dân phải tổ chức tốt việc tiếp xúc cử tri, tiếp dân, lắng nghe ý kiến của nhân dân, động viên nhân dân thực hiện tốt các quy định của pháp luật; bảo đảm thực hiện dân chủ ở cơ sở; phát huy đầy đủ và kết hợp hài hòa giữa dân chủ đại diện và  Đề tài khoa học về chính quyền cơ sở

55

dân chủ trực tiếp; đôn đốc, kiểm tra việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân. Hội đồng nhân dân phải lấy ý kiến đóng góp của nhân dân về các vấn đề quan trọng ở địa phương thuộc thẩm quyền quyết định của HĐND, báo cáo các quyết định của HĐND để nhân dân biết thực hiện và giám sát; định kỳ báo cáo tình hình thu chi ngân sách, tình hình quản lý và sử dụng các khỏan đóng góp của nhân dân; tổ chức tiếp dân và báo cáo kết quả giải quyết các kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của nhân dân. Quy định cụ thể những vấn đề ở địa phương được đưa ra nhân dân thảo luận, có quy định cụ thể nhân dân, tham gia giám sát việc thực hiện các nghị quyết của HĐND. + Về kỳ họp HĐND phải có trọng tâm, trọng điểm, tránh hình thức, mở rộng dân chủ trong kỳ họp, dành nhiều thời gian cho việc thảo luận các vấn đề phát triển kinh tế- xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng tại địa phương. + Cụ thể hóa Quy chế họat động của Hội đồng nhân dân các cấp phù hợp với HĐND cấp xã, HĐND cấp xã họat động đúng quy chế. Xây dựng nội dung, tiêu chí, quy trình đánh giá, phân loại đại biểu HĐND và phân loại HĐND sát với yêu cầu thực tế đặt ra trong tình hình mới, nhằm nâng cao trách nhiệm họat động của đại biểu và Hội đồng nhân dân. + Nâng cao chất lượng đại biểu HĐND, thực hiện giảm tỷ lệ đại biểu có trình độ văn hóa cấp 1 từ 32,78% xuống còn dưới 5%, tăng tỷ lệ đại biểu HĐND là những người có trình độ học vấn, có kinh nghiệm sản xuất ở địa phương, từ nhiệm kỳ 2004-2009 và nhiệm kỳ tiếp theo. Đối với Chủ tịch, Phó Chủ tịch HĐND chuyên trách phải đảm bảo tiêu chuẩn theo quy định; Chủ tịch HĐND phải do Bí thư hoặc Phó bí thư cấp ủy cơ sở đảm nhiệm... Nâng cao năng lực quản lý, điều hành của UBND Củng cố Hệ thống chính trị cơ sở, trước hết là chính quyền cơ sở mà trọng tâm là UBND, phải gắn chỗt với quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ với thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở. Vì ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn là nơi trực tiếp thực thi đường lối, chủ trương của Đảng, pháp lụât của Nhà nước, thực thi mọi nhiệm vụ kinh tế- xã hội, an ninh quốc phòng của các ngành các cấp từ Trung ương đến địa phương đề ra, là nơi thể hiện tập trung cơ chế Đảng lãnh đạo - Nhà nước quản lý - Nhân dân làm chủ. 3.2.

3.2.1. Yêu cầu: Hàng năm UBND các xã phải đạt trong sạch, vững mạnh; điều hành, quản lý có hiệu quả các mục tiêu kinh tế - xã hội được giao, ổn định an ninh chính trị, trật tự an tòan xã hội trong mọi tình huống, xây dựng và phát triển phong trào quần chúng bảo vệ an ninh tổ quốc sâu rộng trong nhân dân; giảm tỷ lệ hộ đói, hộ nghèo xuống còn dưới 5%. 100% thôn, làng, tổ dân phố xây dựng, thực hiện hương ước, quy ước và đăng ký phấn đấu đạt chuẩn gia đình văn hóa, làng văn hóa, khu phố văn  Đề tài khoa học về chính quyền cơ sở

56

hóa ở cộng đồng khu dân cư thường xuyên và nề nếp, không có điểm nóng về tình hình an ninh chính trị. 3.2.2. Giải pháp cụ thể a- Các cấp, các ngành từ tỉnh đến cơ sở phải quán triệt đầy đủ, sâu sắc các quan điểm của Đảng và Nhà nước nhất là Nghị quyết TW 5 (khóa IX); Chỉ thị 30-CT/TW của Bộ Chính trị về thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở; Nghị quyết 6 -NQ/TU của Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Tỉnh đảng bộ (khóa XII); Chương trình số 14-Tr/TU ngày 24/4/2002 của Tỉnh ủy về thực hiện Nghị quyết 10-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh trên địa bàn tỉnh thời kỳ 20012010; Quyết định 168/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng và phát triển kinh tế Tây Nguyên thời kỳ 2001-2005; chương trình hành động của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở xã, phường, thị trấn. b- Xác định cơ cấu của UBND theo vùng, địa bàn, bảo đảm trách nhiêm tập thể được nâng cao; trách nhiệm cá nhân của từng thành viên UBND được bảo đảm và phát huy tác dụng. Tăng cường vai trò quản lý, điều hành của chính quyền, thực hiện đúng chức năng quản lý Nhà nước trên các mặt đời sống xã hội theo thẩm quyền được giao, phát huy tính chủ động, sáng tạo và hiệu lực điều hành của chính quyền cơ sở. c- Ủy ban nhân dân xã phải họat động, điều hành theo quy chế, có phân công theo dõi, kiểm tra thường xuyên việc thực hiện theo quy chế. Thực hiện đúng chức trách được phân công. Đổi mới nội dung, phương pháp điều hành theo hướng gần dân, sát dân. Phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong việc xây dựng, củng cố chính quyền thực sự của dân, do dân, vì dân. + Duy trì thường xuyên việc niêm yết công khai: Lịch tiếp dân, lịch làm việc của cán bộ chủ chốt; công khai các khỏan đóng góp của nhân dân, công khai các chương trình dự án được triển khai thực hiện trên địa bàn, định kỳ công khai thu - chi tài chính, cho cán bộ và nhân dân biết giám sát, kiểm tra. d- Hướng dẫn và giám sát các họat động tự quản của nhân dân, nâng cao tính tự quản của nhân dân, tự quản từng người dân, từng hộ gia đình. Tự quản của tập thể được tập hợp một cách tự nguyện, tự quyết định công việc. Một số công việc có liên quan đến tất cả cộng đồng dân cư, do dân tự quyết định đóng góp kinh phí và tự chọn người đại diện để quản lý điều hành như: Việc xây dựng thực hiện hương ước, quy ước thôn, làng, tổ dân phố; quản lý và sử dụng một số loại qũy do nhân dân tự nguyện đóng góp có sự giám sát của chính quyền.

 Đề tài khoa học về chính quyền cơ sở

57

đ- Trên cơ sở chức năng nhiệm vụ, quy mô diện tích, dân số, đặc điểm địa lý, dân cư dân tộc, tôn giáo và tình hình an ninh chính trị kinh tế xã hội ở cơ sở, có sự điều chỉnh bố trí lại bộ máy một cách hợp lý, khuyến khích cán bộ có trình độ, năng lực kiêm nhiệm các chức danh thấp hơn, không nhất thiết xã nào cũng tổ chức bộ máy giống nhau và số lượng cán bộ bằng nhau. Cơ cấu tổ chức bộ máy chính quyền cơ sở thực hiện theo mô hình sau: - Giữ chế độ Uỷ ban nhân dân như hiện nay; thu gọn số thành viên (5 thành viên: 1 Chủ tịch, 2 Phó chủ tịch UBND, 2 ủy viên phụ trách khối). Quy định rõ thẩm quyền và trách nhiệm của tập thể Uỷ ban nhân dân, của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân và các Thành viên trong Uỷ ban nhân dân. - Kiện toàn bộ máy giúp việc Uỷ ban nhân dân gồm Văn phòng Uỷ ban nhân dân và ba khối công việc: + Khối kinh tế- tài chính: gồm các lĩnh vực chuyên môn về tài chínhkế toán, kế hoạch-thống kê, địa chính, giao thông, thuỷ lợi, quản lý Nhà nước về các ngành sản xuất, xây dựng, dịch vụ. Ở phường, có thể vận dụng quy định chung để tổ chức các khối công việc cho phù hợp (lập khối quản lý đô thị, quản lý sản xuất, dịch vụ trong phạm vi được phân cấp và đưa công tác kế toán - tài chính vào văn phòng Uỷ ban nhân dân). + Khối văn hoá- xã hội: gồm các lĩnh vực chuyên môn về giáo dục, y tế- kế hoạch hoá gia đình, thể dục thể thao, văn hoá- thông tin- bưu điện, lao động- thương binh- xã hội, xóa đói giảm nghèo. + Khối nội chính: gồm công an, quân sự, tư pháp. Mỗi khối có cán bộ chuyên trách (làm việc cả ngày) và cán bộ không chuyên trách (làm việc bán chuyên trách); số lượng tuỳ theo quy mô, đặc điểm của xã, thị trấn, phường. Các khối do Chủ tịch phân công các Thành viên Uỷ ban nhân dân phụ trách, chỉ đạo các cán bộ chuyên môn trong khối. Chủ tịch trực tiếp chỉ đạo công tác của Văn phòng Uỷ ban nhân dân. Những xã, thị trấn, phường có diện tích rộng, dân số đông, nguồn thu lớn, công việc nhiều, có thể thành lập Ban thay cho khối; Trưởng ban do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cử, có thể bố trí cán bộ chuyên trách hoặc Thành viên Uỷ ban nhân dân kiêm nhiệm. 3.3. Xây dựng đội ngũ cán bộ chính quyền cơ sở 3.3.1. Quan điểm Phải xuất phát từ yêu cầu, nhiệm vụ của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Quán triệt quan điểm giai cấp công nhân của Đảng, phát huy truyền thống yêu nước và đòan kết dân tộc.  Đề tài khoa học về chính quyền cơ sở

58

Gắn việc xây dựng đội ngũ cán bộ với xây dựng tổ chức và đổi mới cơ chế, chính sách. Thông qua họat động thực tiễn và phong trào cách mạng của nhân dân, nâng cao trình độ dân trí để giáo dục, rèn luyện, bồi dưỡng, tuyển chọn cán bộ. Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ theo nguyên tắc tập trung dân chủ, đồng thời phát huy trách nhiệm của các tổ chức thành viên trong hệ thống chính trị. 3.3.2. Mục tiêu Xây dựng đội ngũ cán bộ cơ sở, đặc biệt là cán bộ chủ chốt có phẩm chất và năng lực, có bản lĩnh chính trị vững vàng trên cơ sở lập trường giai cấp công nhân, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, bảo đảm sự chuyển tiếp liên tục và vững vàng giữa các thế hệ cán bộ, nhằm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, giữ vững độc lập dân tộc đi lên chủ nghĩa xã hội. 3.3.3. Cơ cấu Các chức danh chủ chốt: - Năm 2005 : 100% là đảng viên, có 10 % nữ, 35% trẻ tuổi (dưới 30), riêng những xã có 30% dân số là người dân tộc thiểu số có 20% cán bộ dân tộc thiểu số, đối với xã có 90 % dân tộc thiểu số có 30% cán bộ người Kinh. - Năm 2010: 35% nữ, 50 % trẻ tuổi, có 40% cán bộ người dân tộc thiểu số đối với xã có 30 % dân số là dân tộc thiểu số. Các chức danh chuyên môn: - Năm 2005: 45 % là đảng viên, 10% nữ, 50 % trẻ tuổi (dưới 30), cơ cấu người dân tộc thiểu số đảm bảo 25%. - Năm 2010: 100 % đảng viên, 25 % nữ, 80 % trẻ tuổi, cơ cấu người dân tộc thiểu số 45%. 3.3.4. Trình độ - Đối với cán bộ giữ các chức danh chủ chốt, + Năm 2005: trình độ văn hoá cấp 2 trở lên là 85% (cấp 3: 25%); chuyên môn nghiệp vụ từ trung học chuyên nghiệp trở lên: 60%; lý luận chính trị từ trung cấp trở lên: 60%, (cao cấp 25%). + Năm 2010 có trình độ văn hóa cấp 2 trở lên là 100% ( cấp 3: 50%), chuyên môn từ trung cấp trở lên 80% (có 40% cao đẳng, đại học), lý luận chính trị từ trung cấp trở lên 80%, (50% cao cấp).  Đề tài khoa học về chính quyền cơ sở

59

- Đối với các chức danh chuyên môn, như: Tài chính-kế toán, địa chính, tư pháp-hộ tịch, văn phòng-tổng hợp, văn hoá thông tin- xã hội. + Năm 2005 có 100% được đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ từ trung cấp trở lên, trong đó có 20% có trình độ từ đại học trở lên, 40% có trình độ trung cấp lý luận chính trị trở lên. + Năm 2010 là 100% có trình độ trung học chuyên nghiệp, 50% có trình độ đại học và cao đẳng, 60% có trình độ trung cấp lý luận chính trị trở lên. + Xã đội trưởng, Trưởng công an, năm 2005: có 100% đảng viên, biết chuyên môn, tinh thông nghiệp vụ trong công tác và có trình độ lý luận chính trị từ trung cấp trở lên là 100%. Trưởng thôn, làng, tổ dân phố: năm 2005 có 50% đảng viên, 50% có trình độ văn hóa cấp 2 trở trên, 100% được bồi dưỡng kiến thức pháp luật. Năm 2010: có 70% đảng viên, 70 % có trình độ văn hóa cấp 2 trở lên và 20% nữ. Công an viên: năm 2005, đảng viên chiếm 70%, có 80% đạt trình độ văn hóa cấp 2 trở lên và được bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ. Năm 2010: có 100% đảng viên, 100% trình độ văn hóa cấp 2 trở lên, tinh thông về nghiệp vụ. Hàng năm thực hiện bồi dưỡng kiến thức quản lý Nhà nước, pháp luật, kinh tế, kỹ thuật khuyến nông, khuyến lâm cho tòan đội ngũ cán bộ chính quyền cơ sở, kể cả trưởng thôn, bí thư chi bộ, công an viên. Đối với cán bộ là người kinh công tác ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, đến năm 2005 có 60% có khả năng giao tiếp với đồng bào dân tộc thiểu số 1 trong 2 thứ tiếng Jrai, Bah nar, hiểu phong tục, tập quán của đồng bào dân tộc địa phương nơi mình công tác, năm 2010 đạt 100%. 3.3.5. Giải pháp cụ thể về công tác cán bộ a. Xây dựng quy hoạch cán bộ: Quy hoạch cán bộ là một khâu quan trọng quyết định của công tác cán bộ, Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành TW Đảng lần thứ 3 (khóa VIII), về chiến lược cán bộ đã ghi rõ:" Quy hoạch cán bộ là một nội dung trọng yếu của công tác cán bộ, đảm bảo cho công tác cán bộ đi vào nề nếp, chủ động, có tầm nhìn xa, đáp ứng cả nhiệm vụ chính trị của ngành, địa phương, cơ quan, đòan thể, đơn vị; mô hình, cơ cấu tổ chức; tiêu chuẩn cán bộ của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và thực trạng đội ngũ cán bộ hiện có". Nội dung của quy hoạch cán bộ là dự kiến xây dựng đội ngũ cán bộ về số lượng, cơ cấu, năng lực theo yêu cầu phát triển của tổ chức và nhiệm vụ cách mạng, trong đó chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt có đủ  Đề tài khoa học về chính quyền cơ sở

60

phẩm chất, năng lực, bảo đảm sự phát triển liên tục, vững vàng giữa các thế hệ cán bộ. Trước mắt: Năm 2003 phải rà sóat, đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ cơ sở gồm các mặt: chính trị, năng lực, phẩm chất đạo đức, uy tín, tín nhiệm của nhân dân; thay thế những cán bộ có vấn đề lịch sử chính trị, sa sút về phẩm chất đạo đức, mất uy tín, không còn tín nhiệm với nhân dân. Tiếp tục bồi dưỡng những cán bộ có phẩm chất đạo đức tốt, trên 40 tuổi, năng lực hạn chế; phương châm yếu mặt nào bồi dưỡng mặt đó. Cử đi đào tạo cơ bản những cán bộ có phẩm chất đạo đức tốt, có lập trường chính trị vững vàng tuổi dưới 40, đào tạo tại Trường Chính trị tỉnh hoặc Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện, thành phố. Thay thế số cán bộ tuổi cao sức yếu, năng lực công tác hạn chế. Chọn một số nơi có điều kiện để tổ chức thí điểm việc dân bầu trực tiếp Chủ tịch Ủy ban nhân dân. Đồng chí Bí thư Chi bộ hoặc Bí thư Đảng ủy xã, phường, thị trấn có thể kiêm chức Chủ tịch HĐND hoặc UBND xã, tùy điều kiện cán bộ từng xã, thị trấn mà sắp xếp bố trí cho phù hợp. b. Nguồn cán bộ cơ sở: Chủ yếu từ quần chúng tốt trưởng thành từ thực tiễn các phong trào ở cơ sở; là bộ đội, công an hòan thành xuất sắc nhiệm vụ trở về địa phương; học sinh các trường dân tộc nội trú tốt nghiệp lớp 9/12 trở lên; sinh viên tốt nghiệp các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên môn, nghiệp vụ và cán bộ đang công tác ở xã, thôn, làng hòan thành tốt nhiệm vụ, dưới 35 tuổi, có triển vọng. Chú ý lựa chọn con em cán bộ, đảng viên, gia đình có công với cách mạng, là nữ, dân tộc thiểu số. Riêng 44 xã chưa có học sinh lớp 9/12 cần mở rộng đối tượng quy hoạch tới lớp 8 hoặc 7 để tập trung cùng đào tạo văn hóa và chuyên môn. - Tiếp tục bổ sung cán bộ có trình độ đã qua đào tạo thực hiện nhiệm vụ chính trị ở cơ sở: + Động viên một số cán bộ, công chức ngành giáo dục, y tế cơ sở chuyển qua làm cán bộ trong hệ thống chính trị cơ sở nói chung và chính quyền cơ sở nói riêng. + Tăng cường, luân chuyên cán bộ tỉnh, huyện, thành phố có năng lực, trong diện quy hoạch xuống một số xã yếu vừa thực hiện nhiệm vụ vừa giúp đỡ đào tạo cán bộ tại chỗ đủ mạnh thực hiện nhiệm vụ. + Bổ sung đội ngũ cán bộ trẻ, cán bộ nữ có trình độ văn hóa, chuyên môn đạt tiêu chuẩn quy định theo Nghị quyết TW 5 (khóa IX); tiếp tục rà sóat quy hoạch bổ sung đội ngũ cán bộ đủ số lượng (mỗi chức danh quy hoạch từ 2-3 cán bộ, mỗi cán bộ quy hoạch 2-3 chức danh); Động viên  Đề tài khoa học về chính quyền cơ sở

61

thanh niên có kiến thức văn hóa, chuyên môn về làm công tác tại cơ sở; động viên khuyến khích con em dân tộc Jrai, Bah nar tham gia các lớp tạo nguồn cán bộ theo địa chỉ (nhất là các xã chưa có nguồn học sinh lớp 9, xã vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn). c. Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng Đa dạng hóa các loại hình đào tạo theo hướng: tập trung chính quy từ 2 đến 3 năm, bồi dưỡng ngắn hạn 1 đến 3 tháng. Đối tượng cử đào tạo, bồi dưỡng tại tỉnh, là: Cán bộ chủ chốt, cán bộ chuyên môn; đối tượng cử đi đào tạo, bồi dưỡng tại huyện, thành phố, là: các chức danh còn lại của xã, phường, thị trấn và cán bộ thôn, làng, công an viên. Về nội dung đào tạo, bồi dưỡng: Văn hoá, chuyên môn nghiệp vụ (coi trọng kiến thức nông-lâm nghiệp, khuyến nông, khuyến lâm, ...), lý luận chính trị, quản lý nhà nước, quản lý kinh tế, tiếng dân tộc địa phương. Chú ý đến đối tượng, phương pháp cho từng chức danh, phương pháp xử lý tình huống thường xảy ra ở cơ sở. Phương thức đào tạo, bồi dưỡng: đối với cán bộ đương chức lớn tuổi, thiếu và yếu về mặt nào thì bồi dưỡng về mặt đó. Cán bộ trẻ, cán bộ kế cận, cán bộ nguồn phải được đào tạo cơ bản bằng các hình thức chính quy, hạn chế đào tạo tại chức; tổ chức theo từng cụm huyện, xã phù hợp với từng đối tượng. Có chế độ khuyến khích và bắt buộc đối với việc tự học, tự nghiên cứu, đồng thời định kỳ kiểm tra về nhận thức, trình độ nghiệp vụ thông qua việc tổ chức hội thi cán bộ giỏi cấp cơ sở. Chú trọng vấn đề rèn luyện và tự rèn luyện nâng cao đạo đức của người cán bộ cách mạng. Đối với số cán bộ là người dân tộc thiểu số trình độ các mặt còn hạn chế, cần phải xây dựng chương trình, nội dung đào tạo, bồi dưỡng phù hợp với từng chức danh cụ thể. Để thực hiện có hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cơ sở, tỉnh, huyện phối hợp với Trường Chính trị tỉnh, Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện, thành phố củng cố, nâng cấp cơ sở đào tạo, bao gồm: Cơ sở vật chất, trang thiết bị, chương trình nội dung đào tạo... nhằm bảo đảm đào tạo, bồi dưỡng theo hướng cụ thể, thiết thực, phù hợp với nhu cầu địa phương, đáp ứng theo từng chức danh cụ thể. Trong thời gian cán bộ học tập trung ngoài chế độ hiện hành theo quy định của Bộ Tài chính cần có chính sách hỗ trợ từ ngân sách địa phương. d. Bố trí, sử dụng, đánh giá cán bộ - Bố trí, sử dụng cán bộ: Bảo đảm nguyên tắc phải qua đào tạo, bồi dưỡng. Đối với cán bộ chủ chốt ở cơ sở phải đảm bảo đúng tiêu chuẩn của chức danh theo quy định 883 của Tỉnh uỷ. Thực hiện việc luân chuyển cán bộ trong phạm vi một xã; nhất thể hóa một số chức danh: Bí thư cấp ủy  Đề tài khoa học về chính quyền cơ sở

62

đồng thời là Chủ tịch UBND xã, Phó bí thư cấp ủy đồng thời là Chủ tịch HĐND xã..., khuyến khích cán bộ xã kiêm nhiệm Trưởng thôn, làng, tổ dân phố và các chức danh khác phù hợp với năng lực. Luân chuyển một số chức danh chủ chốt : Bí thư cấp ủy, Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn, qua 2 nhiệm kỳ còn năng lực, có sức khỏe, uy tín tiếp tục công tác ở cơ sở khác. - Đến năm 2010 có 100% thôn, làng, tổ dân phố có Chi bộ thôn, Bí thư chi bộ thôn, tổ dân phố đồng thời là Trưởng thôn, tổ dân phố. Bố trí Ban tự quản thôn, làng, tổ dân phố có 1 trưởng, 2 phó (trong đó 1 phó đồng thời là công an viên). - Đánh giá cán bộ + Tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, giám sát trên tất cả mặt hoạt động của cán bộ; Tỉnh uỷ, UBND tỉnh ban hành quy chế để quần chúng nhân dân tham gia, kiểm tra, giám sát cán bộ, góp phần giữ gìn uy tín của cán bộ, đồng thời là yếu tố giúp cán bộ kịp thời sửa chữa những sai lầm, khuyết điểm. + Thực hiện đánh giá phân loại cán bộ cơ sở và phân loại chính quyền cơ sở hàng năm đúng quy trình, chính xác. + Đối với cán bộ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và có nhiều thành tích đóng góp, mang lại hiệu quả cho tập thể, nhân dân cần kịp thời khen thưởng thỏa đáng về tinh thần, vật chất. Đồng thời xử lý nghiêm những cán bộ vi phạm kỷ luật, thiếu tinh thần trách nhiệm trong công tác gây hậu quả xấu ảnh hưởng đến đời sống kinh tế- xã hội ở địa phương; thay thế những cán bộ năng lực yếu kém, qua 2 năm đánh giá không hòan thành nhiệm vụ. 3.4. Thực hiện chính sách cán bộ Triển khai thực hiện Nghị quyết TW 5 (khóa IX) và chương trình hành động của Tỉnh ủy về củng cố và kiện tòan chính quyền cơ sở, thực hiện tốt chính sách cán bộ. Cán bộ chuyên môn có bằng cấp (đúng quy định của Nhà nước), sau khi đã có quyết định bổ nhiệm vào ngạch, được bố trí theo hướng ổn định lâu dài, hạn chế việc thuyên chuyển sang làm công tác khác (trừ việc bổ nhiệm chức vụ cao hơn) bảo đảm chuyên sâu nghiên cứu, thành thạo trong tác nghiệp, nghiệp vụ. Thống nhất thời gian làm việc của chính quyền cơ sở 40 giờ/ tuần. Tăng mức phụ cấp của đội ngũ cán bộ chuyên trách, phù hợp với thời gian làm việc, khuyến khích cán bộ có trình độ, năng lực kiêm nhiệm các chức danh thấp hơn.

 Đề tài khoa học về chính quyền cơ sở

63

Đối với số cán bộ đã có quá trình công tác nhưng chưa đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định của Nhà nước, năng lực, trình độ hạn chế hoặc sức khoẻ không bảo đảm để thực hiện nhiệm vụ, đề nghị Tỉnh uỷ, UBND tỉnh xem xét hỗ trợ tạo điều kiện để số cán bộ này nghỉ trước tuổi hoặc nghỉ hưởng chế độ một lần. Chính sách thu hút học sinh, sinh viên tốt nghiệp các trường trung học chuyên nghiệp, cao đẳng và đại học tình nguyện về công tác tại xã: sau thời gian, nếu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ thì được đề bạt, bố trí đảm nhiệm các chức vụ cao hơn ở xã, phường, thị trấn. Nếu có nguyện vọng làm công chức ở tỉnh, huyện thì được ưu tiên cộng thêm điểm trong kỳ thi tuyển hoặc xét tuyển công chức. Nếu tình nguyện công tác lâu dài tại xã được hỗ trợ về đất sản xuất và đất xây dựng nhà ở. Các sở, ban, ngành ở tỉnh, phòng, ban ở huyện, thành phố dành 10 đến 15% biên chế để tuyển dụng số học sinh, sinh viên tốt nghiệp trung học chuyên nghiệp và cao đẳng, đại học sau 5 năm công tác ở xã, phường, thị trấn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ ở cơ sở có nguyện vọng thi vào công chức Nhà nước. Hàng năm tổ chức hội nghị "già làng", khen thưởng, tổ chức đi tham quan những "già làng" có thành tích trong phong trào vận động nhân dân tham gia xây dựng thôn, làng thực hiện nếp sống văn hóa mới. Thường xuyên thăm hỏi, tặng quà cho những "già làng" khi ốm đau, ma chay, dịp tết cổ truyền... Hàng năm tỉnh phải dành tỷ lệ ngân sách thỏa đáng cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cơ sở. Đối với những xã thiếu nguồn quy hoạch cán bộ và nguồn cán bộ, động viên con em cán bộ có trình độ văn hóa lớp 9 hoặc lớp 8 tham gia các lớp tạo nguồn do tỉnh, huyện mở; đồng thời có chính sách thỏa đáng thu hút sinh viên tốt nghiệp trung học chuyên nghiệp trở lên về công tác tại cơ sở. Thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở, đồng thời củng cố xây dựng thôn, làng, tổ dân phố. a- Nhận thức: Quán triệt một cách đầy đủ, sâu sắc về dân chủ vừa là mục tiêu, vừa là động lực của cách mạng. Phát huy dân chủ ở cơ sở là khâu trọng yếu hiện nay nhằm động viên sức mạnh của các tầng lớp nhân dân vượt qua khó khăn, thử thách, thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ cách mạng, đẩy lùi tiêu cực, suy thoái, xây dựng Đảng, chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể cơ sở vững mạnh. Việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở phải gắn với việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng ở cơ sở, giữ gìn và phát huy đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc. 3.5.

 Đề tài khoa học về chính quyền cơ sở

64

b- Thực hiện: Dân chủ ở cơ sở thực hiện tốt hay không tốt là do cán bộ ở cơ sở, thực hiện đầy đủ hay chưa đầy đủ các quy định của Quy chế để dân biết, dân bàn, dân giám sát kiểm tra. Thực hiện tốt Quy chế dân chủ sẽ nâng cao nhận thức, hiểu biết đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; kế hoạch công tác dài hạn, ngắn hạn của địa phương; để nhân dân phát huy trí tuệ cùng bàn bạc, thảo luận những vấn đề trước khi chính quyền quyết định. Gắn việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở với việc thực hiện cải cách thủ tục hành chính ở xã, phường, thị trấn. Công khai hoá chủ trương, kế hoạch công tác của cấp uỷ, chính quyền; chương trình dự án đầu tư xây dựng cơ bản ở địa phương để nhân dân biết và giám sát việc tổ chức thực hiện; công khai thu, chi tài chính, các thủ tục hành chính liên quan đến nhu cầu giải quyết công việc hàng ngày của nhân dân tại trụ sở UBND xã, phường, thị trấn ; tổ chức nơi tiếp dân, thực hiện lịch tiếp dân để giải quyết kịp thời những vướng mắc, khiếu nại, tố cáo của công dân. Phát huy vai trò kiểm tra, giám sát của Ban thanh tra nhân dân đối với các công trình, dự án xây dựng trên địa bàn xã, phường, thị trấn bằng bất kỳ nguồn vốn nào. Thực hiện Quy chế dân chủ thông qua việc xây dựng nếp sống văn hoá ở các khu dân cư; thôn, làng, tổ dân phố tự xây dựng các bản hương ước, quy ước tự quản trong cộng đồng. Xác định đúng vị trí, vai trò của “già làng” trong cộng đồng người dân tộc thiểu số, vận động quần chúng nhân dân thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Những “già làng” có trình độ, sức khoẻ, nhiệt tình cách mạng có thể giới thiệu để nhân dân bầu làm trưởng thôn, làng và tham gia các tổ chức tự quản ở khu dân cư; củng cố Hội người cao tuổi, nhằm tạo mọi điều kiện cho các “già làng” tham gia sinh hoạt, học tập, trao đổi tin tức, tình hình kinh tế-xã hội, an ninh quốc phòng ở địa phương. Đổi mới hình thức, phương pháp tuyên truyền, giáo dục trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số Jrai, Bahnar về những nội dung cơ bản của Quy chế dân chủ ở cơ sở bằng tiếng tiếng Jrai, Bahnar và in sang băng dĩa...giúp nhân dân dể hiểu, dể biết và thực hiện. Bồi dưỡng đội ngũ giáo viên và y tế cơ sở đủ năng lực làm báo cáo viên, tuyên truyền viên thực hiện công tác vận động quần chúng tại các thôn, làng. C- Củng

cố tổ chức thôn, làng, tổ dân phố: - Trước mắt: Rà sóat các quy định về lập, chia tách, đổi tên; chức năng nhiệm vụ Trưởng, thôn, làng, tổ dân phố; quy trình bầu Trưởng thôn, làng, tổ dân phố; phù hợp với tinh thần đổi mới Nghị quyết TW 5, (khóa IX).  Đề tài khoa học về chính quyền cơ sở

65

- Củng cố các tổ chức Mặt trận, đòan thể tại các thôn, làng, tổ dân phố bảo đảm cho các Hội viên, đòan viên tham gia sinh họat và thông qua đó phát huy vai trò giám sát của mình. 3.6. Quy

hoạch địa giới hành chính huyện, xã Với đặc điểm về địa lý của tỉnh, diện tích rộng, dân cư phân tán, địa hình phức tạp, tính cắt cứ theo buôn, làng của đồng bào dân tộc thiểu số rất cao; dân di cư tự do tăng nhanh gây sức ép trong công tác quản lý nhân khẩu ở địa phương; tình hình an ninh, trật tự an toàn xã hội có nhiều phức tạp, đội ngũ cán bộ chính quyền cơ sở còn nhiều hạn chế, bất cập. Những đặc điểm nêu trên tạo ra nhiều khó khăn trong công tác quản lý chính quyền ở cơ sở nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa. Vì vậy việc quy hoạch điều chỉnh địa giới hành chính 1 số đơn vị hành chính cấp huyện, xã, phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế, văn hóa-xã hội, năng lực quản lý của cán bộ và phong tục tập quán của đồng bào dân tộc thiểu số là yêu cầu tất yếu khách quan, nhằm phát triển kinh tế xã hội, ổn định an ninh chính trị ở Gia Lai. Trên cơ sở phương hướng phát triển kinh tế xã hội của tỉnh đến năm 2010 và điều kiện thực tế của từng vùng. Việc điều chỉnh địa giới hành chính với bố trí lại dân cư, đan xen giữa các làng đồng bào dân tộc và thôn, làng người Kinh, nhằm tạo môi trường học hỏi, đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào vùng đồng bào dân tộc. Năm 2003 - 2004 điều chỉnh địa giới huyện Ayun pa và nâng cấp thị xã An Khê. Năm 2005 điều chỉnh địa giới hành chính huyện Chư Prông và Chư Sê. Năm 2006 điều chỉnh địa giới hành chính huyện Krông Pa. Năm 2007 nâng cấp thị trấn Ayun Pa thành thị xã Ayun pa và lập huyện mới. Đến năm 2010 ổn định 19 đơn vị hành chính cấp huyện (1 thành phố, 2 thị xã, 16 huyện), trên 270 đơn vị hành chính cấp xã. Về quy mô một huyện không quá 15 đơn vị hành chính cấp xã, 1 xã không quá 10 thôn, làng; về thôn, làng không quá 100 hộ, tổ dân phố không quá 150 hộ. Sau điều chỉnh địa giới hành chính thành lập ngay bộ hồ sơ địa giới hành chính để quản lý, không để tranh chấp đất đai có liên quan đến địa giới hành chính, gây bất ổn về chính trị. 3.7. Tăng cường điều kiện làm việc của chính quyền cơ sở Đối với những xã, phường, thị trấn có đủ điều kiện như: kinh tế phát triển ổn định, đội ngũ cán bộ có năng lực, phẩm chất thì tạo điều kiện cho chính quyền cơ sở chủ động về ngân sách, mở rộng các khoản thu, các hình  Đề tài khoa học về chính quyền cơ sở

66

thức xây dựng qũy của cả hệ thống chính trị cơ sở; bảo đảm cho những cơ sở này có thể tự cân đối được các khoản chi thường xuyên, đồng thời hỗ trợ cho các họat động văn hóa, thể dục thể thao và hỗ trợ một phần cho cán bộ cơ sở. Thực hiện chế độ định kỳ kiểm toán Nhà nước, công khai thu, chi ngân sách cho dân biết. Xây dựng trụ sở làm việc phục vụ chung cho cả hệ thống chính trị ở cơ sở đảm bảo làm việc tốt. Trang bị các phương tiện làm việc cần thiết và từng bước hiện đại hoá theo yêu cầu tin học hoá hệ thống quản lý hành chính Nhà nước. Xây dựng hệ thống truyền thanh, nhà bưu điện- văn hoá tiếp nhận thông tin; vận động nhân dân đóng góp, Nhà nước hỗ trợ xây dựng nhà văn hóa thôn, tổ dân phố, nhà rông ở làng đồng bào dân tộc thiểu số để nhân dân hội họp, giao lưu văn hóa. Đổi mới sự chỉ đạo của cấp trên và sự lãnh đạo cấp ủy Đảng, sự phối hợp của Mặt trận Tổ quốc, các đòan thể chính trị xã hội ở cơ sở và các tổ chức kinh tế đứng chân trên địa bàn Các tổ chức trong hệ thống chính trị từ tỉnh đến cấp huyện phải đổi mới phương thức chỉ đạo, khắc phục bệnh quan liêu, xa cấp xã, xa thôn, làng, tổ dân phố, xa dân, hướng mạnh tới cơ sở, tới thôn, làng, tổ dân phố, tăng cường đi sát, làm việc trực tiếp với cơ sở, với dân, thấu hiểu nguyện vọng của dân, cùng cơ sở giải quyết vướng mắc do dân, tổng kết những điển hình tốt từ cơ sở, những sáng kiến của dân. Mỗi cấp, ngành có quy chế cụ thể về thời gian làm việc tại cơ sở, giảm bớt sự chỉ đạo bằng giấy tờ và triệu tập cán bộ cơ sở lên họp. 3.8.

- Các Ban của Tỉnh ủy phối hợp với Huyện ủy xây dựng và ban hành quy chế về phương thức làm việc của tổ chức đảng và mối quan hệ công tác giữa tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận và đòan thể ở cơ sở. - Thường trực UBMTTQ Việt Nam tỉnh phối hợp với Hội liên hiệp Phụ nữ, Đòan Thanh niên, Hội Cựu chiến binh, Hội Nông dân tập thể xây dựng và ban hành quy chế làm việc của từng tổ chức mình và mối quan hệ phối hợp công tác giữa Đảng, chính quyền, Mặt trận và các đòan thể; bảo đảm mỗi tổ chức phát huy được vai trò của mình trong các họat động giám sát, vận động nhân dân thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. - Các tổ chức kinh tế đứng chân trên địa bàn cần quan tâm nhiều hơn nữa giúp cho cơ sở như, sử dụng lao động tại chổ, có chính sách thu mua sản phẩm do dân sản xuất ra phù hợp với nhu cầu của DN, khuyến khích DN đỡ đầu các đối tượng chính sách có hòan cảnh khó khăn, học sinh nghèo vượt khó học giỏi. Chỉ đạo, điều hành của Uỷ ban nhân dân tỉnh, huyện theo hướng sát cơ sở, sát thôn, làng, tổ dân phố, sát dân. Các sở, ban ngành, các cơ quan  Đề tài khoa học về chính quyền cơ sở

67

Nhà nước thuộc tỉnh, huyện đổi mới phương thức chỉ đạo, khắc phục bệnh quan liêu xa cơ sở, xa thôn, làng, tổ dân phố, xa dân, hướng mạnh tới cơ sở, cùng với cơ sở giải quyết vướng mắc cho dân. Mỗi cấp có quy chế, quy định cụ thể về thời gian làm việc tại cơ sở, giảm bớt sự chỉ đạo bằng hình thức thủ tục hành chính. Củng cố hệ thống thông tin tin học tại Ban Tổ chức huyện, thành ủy phòng Tổ chức lao động huyện, thành phố lên Ban Tổ chức Tỉnh ủy và Ban Tổ chức Chính quyền tỉnh, nhằm báo cáo nhanh nhạy, chính xác về tình hình ở cơ sở. Cán bộ tỉnh, huyện phải tăng cường về cơ sở giúp cơ sở tháo gỡ những vướng mắc trong công tác quản lý, điều hành công tác chuyên môn; quy định chặt chẽ quy trình, thời gian báo cáo phản ánh thông tin chính quyền xã, phường, thị trấn. Tiếp tục tăng cường luân chuyển, thuyên chuyển cán bộ tỉnh, huyện là những cán bộ có phẩm chất chính trị tốt, đủ sức khoẻ, trong diện quy hoạch tăng cường có thời hạn về cơ sở giữ các chức danh chủ chốt, coi đây là việc làm thường xuyên liên tục, vừa rèn luyện cán bộ, vừa thực hiện nhiệm vụ ở cơ sở, vừa giúp cơ sở xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cho xã, phường, thị trấn đủ trình độ, năng lực thực hiện nhiệm vụ. Phân cấp rành mạch cả nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm và phương tiện thực hiện cho chính quyền cấp cơ sở trong việc thu- chi ngân sách, sắp xếp và quản lý cán bộ, quản lý đất đai, thủy nông, quản lý hộ tịch, quản lý các dự án đầu tư thuộc vốn ngân sách và vốn huy động trong dân, quản lý cơ sở vật chất về giáo dục, y tế, văn hóa phục vụ cho nhân dân trong xã, phường, thị trấn. Chính quyền cơ sở được cấp trên ủy quyền thực hiện một số nhiệm vụ trên địa bàn như: Thu một số loại thuế, quản lý tài nguyên, thực hiện chính sách xã hội bằng kinh phí ngân sách. Những nơi cán bộ có trình độ, năng lực, đủ điều kiện, cần thiết có cơ chế khoán chi họat động phí cho xã, bảo đảm quyền chủ động, bố trí sắp xếp cán bộ có trình độ năng lực, tạo điều kiện cán bộ chuyên sâu một việc, kiêm nhiều việc, tăng cường trách nhiệm cá nhân gắn với quyền lợi. KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN 1- NHỮNG KIẾN NGHỊ 1.1 Đối với Trung ương: Trong những năm qua với sự quan tâm của TW, đảng bộ và nhân dân các dân tộc tỉnh Gia Lai đã có nhiều cố gắng ổn định và phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng tại địa phương. Tuy nhiên do điểm xuất phát quá thấp, áp lực gia tăng dân số cao, các thế lực thù địch luôn tìm cách chống pháp cách mạng, chia rẽ khối đại đòan kết dân tộc, do vậy đến nay Gia Lai vẫn là tỉnh nghèo, nguy cơ tụt  Đề tài khoa học về chính quyền cơ sở

68

hậu về kinh tế còn lớn. Để tạo điều kiện cho Gia Lai có cơ hội phát triển nhanh hơn về kinh tế, nâng cao các mặt xã hội, giảm khỏang cách chênh lệch giữa miền núi và miền xuôi, trong khuôn khỗ đề tài này kiến nghị với TW một số điểm sau: Tăng cường hơn nữa về kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cơ sở; và đào tạo tiếng dân tộc thiểu số Jrai, Bah nar cho cả đội ngũ cán bộ, công chức tỉnh, huyện và cán bộ cơ sở là người Kinh đạt trình độ, biết giao tiếp với đồng bào dân tộc thiểu số (nghe, nói thông thạo); mở các lớp đào tạo trên đại học tại tỉnh, đối với những ngành nghề cần thiết để tạo điều kiện cho các tỉnh miền núi nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ. Đầu tư kinh phí thỏa đáng để bảo đảm cho việc xây dựng trụ sở làm việc, cơ sở hạ tầng, và các điều kiện khác như truyền thanh, truyền hình, điện thoại, từng bước tin học hóa cho tất cả các xã trong tỉnh. Cho phép các xã thu vượt chỉ tiêu kế hoạch ngân sách hàng năm được chi 50% vào họat động của hệ thống chính trị cơ sở, 50% còn lại hỗ trợ khen thưởng cán bộ xã có thành tích cao trong năm. Công chức xã cũng thực hiện xếp ngạch, bậc và thời gian nâng lương cũng như công chức nhà nước; chức danh chủ chốt được hưởng phụ cấp lãnh đạo. Qua thực tế cho thấy HĐND cấp xã họat động chỉ mang tính hình thức, đề nghị TW xem xét cho cơ sở lập UBHC, nhất thể hóa một số chức danh như: Bí thư cấp ủy là Chủ tịch UBHC, Phó bí thư là Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc. 1.2 Đối với tỉnh: Tỉnh ủy, UBND tỉnh xem xét giao cho 2 Ban Tổ chức, phối hợp với huyện ủy, UBND huyện, thành phố cùng xây dựng và triển khai thực hiện các đề án: - Quy hoạch và đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cơ sở từ nay đến 2010; - Tin học hóa công tác quản lý chính quyền, cán bộ chính quyền cơ sở; - Chính sách thu hút sinh viên tốt nghiệp từ đại học trở lên về công tác cơ sở. - Đề án xây dựng và phát triển nguồn ngân sách xã - Quy định về quản lý và phân cấp quản lý chính quyền cơ sở và đội ngũ cán bộ cơ sở. Chỉ đạo các ngành căn cứ theo chức năng nhiệm vụ của mình, xây dựng đề án thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp  Đề tài khoa học về chính quyền cơ sở

69

hành TW Đảng (khóa IX); tổ chức, triển khai thực hiện những giải pháp được nêu trong đề tài này. 2- KẾT LUẬN Thực tiễn trên địa bàn tỉnh ta trong những năm qua đã cho thấy Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân tỉnh đã đề ra đường lối đúng đắn, sát hợp với thực tiễn, vận dụng Hiến pháp, phát luật phù hợp có sáng tạo vào tình hình cụ thể tại địa phương. Từ đó các cơ quan quản lý Nhà nước đã tham mưu ban hành nhiều quyết định, văn bản hành chính đúng đắn, kịp thời và triển khai có hiệu quả trong việc phát triển kinh tế- xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng kết quả này được thể hiện qua: Sự phát triển kinh tế xã hội ở tỉnh ta trong những năm vừa qua; đời sống nhân dân đã từng bước được cải thiện và nâng lên rõ rệt; Uy tín của Đảng và Nhà nước ngày một nâng cao. Những thành tựu trên có sự đóng góp tích cực của chính quyền cơ sở. Tuy vậy trong công tác quản lý, điều hành của chính quyền cơ sở còn có nhiều tồn tại yếu kém cần phải khắc phục và tháo gỡ như: Nhiều xã trong quản lý, điều hành còn kém hiệu quả, chưa nắm được dân, chưa sát dân, gần dân, hiệu quả điều hành, quản lý còn nhiều hạn chế, nhiều chủ trương chính sách của Đảng và pháp luật Nhà nước không triển khai đến được với người dân; cần có thời gian dài mới khắc phục được; đội ngũ cán cơ sở còn yếu, kém, cán bộ trẻ, nữ còn ít, nhiều địa phương không có nguồn học sinh lớp 9, công tác quy hoạch cán bộ chậm; đào tạo, bồi dưỡng tràn lan, không gắn với quy hoạch, hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng còn thấp. Để thực hiện thắng lợi mục tiêu do đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ XII đề ra, trước mắt, cũng như lâu dài các ngành, các cấp cần quan tâm củng cố xây dựng chính quyền cơ sở thật sự trong sạch, vững mạnh.

 Đề tài khoa học về chính quyền cơ sở

70

Related Documents

De Tai
June 2020 7
De Tai
November 2019 12
De Tai
November 2019 8
De Tai
November 2019 12
De Tai
June 2020 3
Huong De Tai
May 2020 8