Hoc

  • November 2019
  • PDF

This document was uploaded by user and they confirmed that they have the permission to share it. If you are author or own the copyright of this book, please report to us by using this DMCA report form. Report DMCA


Overview

Download & View Hoc as PDF for free.

More details

  • Words: 4,750
  • Pages: 9
Xin chào bạn Tien. Cảmơn bạn về câu hỏi tìm hiểu sự khác nhau giữa hear và listen. Chúng ta dùng "hẻa" với những tiếng động đến tai chúng ta mặc dù không nhất thiết là chúng ta phải cố gắng lắng nghe những tiếng động đó. Tôi có thể nói 'They hear a strange noise in the middle of the night' - Họ nghe thấy một tiếng động lạ hồi nửa đêm. "Listen" được dùng để miêu tả việc lắng nghe, tập trung chú ý tới tiếng động đang diễn ra. Ví dụ: 'Last night, I listened to my new Mariah Carey CD' - Tối qua tôi nghe đĩa CD mới nhạc của Mariah Carey. Có thể tạm dịch "hear" là nghe thấy, và "listen" là lắng nghe. Vậy, bạn có thể "hear" - nghe thấy - một tiếng động nào đó mà không muốn nghe, hay không cần chú ý lắng nghe tiếng động đó, nhưng bạn chỉ có thể "listen" - nghe, lắng nghe - một cách có chủ ý. Vì thế chúng ta có thể có một cuộc đối thoại như sau: "Did you hear what I just said?" - Bạn có nghe những gì tôi vừa nói không? "No, sorry, I wasn't listening." - Không, xin lỗi, tôi đã không để ý lắng nghe bạn nói gì. Câu hỏi của Ketsarin tại Thái Lan cho Ban chuyên dạy tiếng Anh của Đài BBC là muốn biết sự khác nhau giữa các từ maybe, perhaps, và possibly và khi dùng các từ này trong từng ngữ cảnh khác nhau. Sarah Bradshaw trả lời: Tất cả các từ này ít nhiều đều giống nhau. Cả ba từ này đều cho thấy là một điều gì đó là có thể xảy ra, có thể thực hiện được, có thể là có thực. v.v. Tuy nhiên sự khác nhau thực sự về nghĩa giữa các từ này là khi chúng ta dùng các từ đó và trong những ngữ cảnh được dùng. Với từ maybe, chúng ta có thể nói đây là một từ không trịnh trọng, thường được dùng trong ngôn ngữ hàng ngày, ví dụ như trong câu: Maybe we'll skip school today. Hoặc là trong ngữ cảnh: "Are you going to Anna's party?" " Hmmm... maybe." Sang từ "perhaps", chúng ta có thể nói đây là một từ lịch sự hơn, không quá trịnh trọng mà cũng không quá bỗ bã. Đây là một cách trung dung để diễn tả khả năng có thể xảy ra, chẳng hạn: "There were 200, perhaps 250, people at the theatre". Hay: "Perhaps we should start again". Và cuối cùng là từ "possibly". Chúng ta có thể nói từ "possibly" trịnh trọng hơn hai từ trên, đặc biệt thường được dùng trong thỏa thuận hay bất đồng. Chẳng hạn để trả lời câu hỏi: "Do you think he will apply for the job?", câu trả lời có thể là "Hmm. Possibly, possibly not". Hay: "He may possibly decide to apply for the job". Tóm lại, nhìn chung là, mặc dù không phải trong tất cả mọi trường hợp, nhưng nhìn chung là có sự khác biệt khi dùng: "maybe" là thân mật, không trịnh trọng, còn "perhaps" là trung dung hơn, không thân mật mà cũng không trịnh trọng, và "possibly" là hơi trịnh trọng hơn một chút.

Thính giả Batchazi đặt câu hỏi cho Ban chuyên dạy tiếng Anh của Đài BBC là giữa I haven't và I don't have thì cái nào là đúng vì đôi khi Batchazi nghe thấy người ta dùng I don't have mà không hiểu tại sao họ lại không dùng I haven't. Karen Adams trả lời như sau: Have là một động từ khá thú vị vì nó được dùng với nhiều mục đích khác nhau. Đôi khi đây là một trợ động từ, chẳng hạn trong thì hiện tại hoàn thành: I have seen that film, 'have' ở đây không thực sự có một nghĩa gì, nó chỉ giúp cho động từ chính 'see'. Các trợ động từ khác như 'do' cũng được dùng tương tự : Do you have a pen? mà trong trường hợp này 'do' là trợ động từ. Nhưng trong ví dụ : Do you have a pen?'have' lại là động từ chính, nó mang nghĩa là Có. Vì thế nên nhớ là đôi khi 'have' là trợ động từ và đôi khi là động từ chính. Câu hỏi của chúng ta ở đây là về sự khác biệt giữa I haven't và I don't have. Khi chúng ta dùng I don't have, như trong câu I don't have a pen, chúng ta dùng 'have' như một động từ chính, với nghĩa là Có, ví dụ: I don't have a car. Do you have a pencil? Chúng ta cần trợ động từ 'do' để hỗ trợ động từ chính mà động từ chính ở trường hợp trên là 'have'. Đôi khi chúng ta nghe một người nào đó nói I haven't a clue nhưng dùng haven't theo cách nay thực sự không phải là thông dụng. Vì thế chúng ta thường không nói I haven't a pen, hay I haven't a book mà chúng ta thường nơi I don't have a pen, hay I don't have a book. Trong tiếng Anh của người Anh, bạn có thể nghe nói I've got như trong câu I've got a book, I've got a pen, I've got a new car. Ở đây, 'have' được dùng như trợ động từ cho động từ chính get và trong trường hợp này chúng ta có thể dùng haven't như trong câu I haven't got a book hoặc Have you got a new car? Điều quan trọng là nhớ rằng 'have' có thể là một động từ chính và có thể là trợ động từ. Nếu là động từ chính chúng ta cần một trợ động từ đi cùng với nó như trợ động từ 'do' khi dùng ở phủ định hoặc câu hỏi và do vậy có câu Have you got a new car? Khi 'have' là trợ động từ , nó hỗ trợ cho động từ chính khác: Have you got a new car? Nhưng cố gắng đừng nói I haven't a new car. Câu hỏi của Margo cho Ban chuyên dạy tiếng Anh của Đài BBC: Xin giải thích dùm sự khác nhau giữ "Go back" và "Come back"? Catherine Walter trả lời: Đây là một câu hỏi khá thú vị vì cặp Go back và come back là trong số một nhóm các cặp từ mà sự khác biệt giữa chúng là trên cơ sở vị trí của người nói. Chúng ta dùng come khi nói tới di chuyển về phía người nói. Tôi có thể nói với một người khi người đó quay lưng bỏ đi khỏi chỗ tôi đang đứng là Come back.

Thế nhưng các bạn có thể dùng từ come khi nói về vị trí của người nói trong quá khứ hoặc trong tương lai, ví dụ: 'They came back to our house', hoặc: 'Can you come to the party'? Trong cả hai trường hợp đó chúng ta nói về vị trí của người nói. Khi kể một câu chuyện, chúng ta cũng có thể xác định vị trí hành động của một người trong câu chuyện đó, vì thế come được dùng cho di chuyển về phía người chúng ta đang nói tới và go được dùng cho di chuyển đi khỏi người nói hoặc người được chúng ta nói tới. Vậy các bạn có thể nói: 'He begged her to come back to him', hay: 'He begged her to go back to her family'. Tóm lại, Come là đi về phía người nói hay về phía người mà bạn đang nói tới, và Go là đi khỏi nơi người nói hoặc nơi người mà chúng ta nói tới.

Thính giả Yaciel Toledo từ Cuba đặt câu hỏi cho Ban chuyên dạy tiếng Anh của Đài BBC là không biết chắc cách dùng từ person và people sao cho đúng vì cả hai từ này đều là danh từ và muốn biết khi nào thì dùng person, và khi nào thì dùng people. Karen Adams trả lời như sau: Có một số điểm đáng chú ý trong câu hỏi này. Trước hết là danh từ số ít và số nhiều. Chắc chúng ta đều biết là phần lớn các danh từ số ít trong tiếng Anh được tạo thành danh từ số nhiều bằng cách thêm chữ - s vào cuối danh từ, ví dụ: girl - girls, boy - boys. Nhưng một số danh từ có dạng số nhiều bất quy tắc, chẳng hạn: child - children. Và person là một trong những danh từ như vậy. People trên thực tế là dạng số nhiều của danh từ person. Vì thế chúng ta nói về một người - one person, và hai người - two people. Do vậy trong những câu nói hàng ngày, chúng ta nghe nói về nhiều người - many people, 'There were a lot of people at the concert'. Tuy nhiên nó phức tạp hơn một chút vì đôi khi chúng ta gặp từ persons. Ví dụ: nếu bạn ở trong thang máy bạn có thể thấy viết 'Four persons only'. Và đôi khi nếu ta nghe tin tức, có thể nghe thấy từ persons được dùng. Chẳng hạn '4 persons were injured in the accident', hay 'Police are looking for 5 persons'. Từ persons thường được dùng trong ngữ cảnh trịnh trọng, là dạng số nhiều mang sắc thái trịnh trọng hơn. Và nó lại còn trở nên phức tạp hơn khi chúng ta bắt gặp từ peoples. Ngoài nghĩa là người, people còn có thể được dùng để chỉ một dân tộc, nationality - tất cả người của một quốc gia - vì thế chúng ta có ví dụ: 'the people of Cuba'. Khi chúng ta nói về nhiều dân tộc khác nhau, chúng ta sẽ phải dùng từ peoples, ví dụ: 'the peoples of South America' - các dân tộc Nam Mỹ. Đây là một cách dùng hơi khác và ít thông dụng của từ peoples. Và cuối cùng chúng ta có thể bắt gặp từ person đi cùng với một con số. Ví dụ: 'a two-person car' một chiếc xe hai chỗ ngồi. Trong trường hợp này từ person được dùng trong một cụm từ có chức năng như một tính từ, bổ nghĩa cho danh từ 'car' và trong trường hợp như thế này chúng ta không thêm chữ -s vào một tính từ. Tương tự chúng ta nói 'a two-week holiday' - một kỳ nghỉ hai tuần

liền, chứ không nói 'a two-weeks holiday', hay ' a three-year course', chứ không phải là 'a three-years course'. Tóm lại, thông thường chúng ta thấy people là danh từ số nhiều của person - one person, three people. Đôi khi từ people được dùng để chỉ một dân tộc vì thế chúng ta sẽ bắt gặp từ peoples để chỉ các dân tộc, quốc gia khác nhau, và đôi khi từ persons được dùng ở số nhiều trong văn viết chính thức, trịnh trọng, hay trong các biển chỉ dẫn.

Thính giả Sahid từ Bahrain đặt câu hỏi cho Ban chuyên dạy tiếng Anh của Đài BBC là liệu có thể nói school's principal hay bank's manager hay không. Martin Parrott trả lời: Không, nhưng! Thông thường chúng ta không nói 'school's principal’ hay ‘bank's manager’ - mà chúng ta nói school principal và bank manager. Thử xem tại sao vậy: Trong tiếng Anh, chúng ta có thể dùng danh từ để bổ nghĩa cho một danh từ khác. Vì thế chúng ta có thể nói a computer expert - một chuyên gia máy tính. Một người chịu trách nhiệm về một công ty là a company director. Một người làm chương trình phát thanh là a radio producer. Và cũng theo cách thức đó, một người là quản lý một nhà băng là a bank manager, và hiệu trưởng một trường là a school principal. Trong một số ngôn ngữ, chúng ta không thể làm như vậy, nhưng trong tiếng Anh, bạn có thể đơn giản là đặt hai danh từ cạnh nhau và đó là cách chúng ta vẫn nói trong tiếng Anh. Có bao giờ nói school's principal, bank's manager được không? Câu trả lời thực sự là 'Không', nhưng trong một vài ngữ cảnh rất hiếm bạn có thể muốn nói về thực tế hiệu trưởng của một trường này chứ không phải của một trường khác, thì trong trường hợp đó, bạn có thể nói: He's not your school's principal, he's my school's principal - Ông ấy không phải là hiệu trưởng của trường bạn, mà là hiệu trưởng của trường tôi. Nên chú ý là trong trường hợp này chúng ta không phải nói tới chức vụ, nghề nghiệp của ông mà chúng ta đang nói tới tới thực tế ông thuộc về trường nào. Những lỗi thông thường Một lỗi thường gặp nhất hay phạm phải với dạng sở hữu cách 's là tránh không dùng nó và dùng từ 'of'. Vì thế thay vì nói the dog's bone, người ta nói the bone of the dog, hay the woman's husband, thì nói là the husband of the woman. Đôi khi người ta nói The book is for my son, thay vì nói it's my son's book. Với câu It's my son's book, phát âm dạng sở hữu cách 's là khá thú vị, vì thế tôi cho rằng thường chúng ta không phát âm chữ 's một cách rất rõ ràng, tách biệt, vì thể người nghe thường không nhận thấy âm này.

Một trong những vấn đề gặp phải khi khi học cách dùng nó là ta cần học cách nhận ra khi nó được dùng vì nếu nó được phát âm rất nhau, chúng ta dễ dàng không nhận ra nó và tưởng rằng không cần dùng nó. Một điều đáng chú ý nữa là phát âm thay đổi, tùy thuộc vào âm cuối từ. Vì thế nếu từ kế thúc bằng âm /s/ hay /sh/ hoặc /ch/, /ge/ thì chúng ta phải thêm âm 'es' vào cuối từ, như the judge nhưng the judge's wig hay the church, nhưng the church's congregation và đọc giống như nếu ta viết the churche's congregation. Thế còn dạng sở hữu số nhiều thì sao? Những nguyên tắc này chỉ là cách khi viết xuống như thế nào. Nếu trường hợp là số nhiều, chúng ta đặt dấu ' ở sau chữ -s, thay vì ở đằng trước chữ -s như trong trường hợp danh từ số ít. Vì thế nếu chúng ta nói the girls' boyfriends, tức chúng ta đang nói tới các bạn trai của một vài cô gái, và trong trường hợp đó, nhớ để dấu ' ở sau chữ -s khi viết. Còn nếu chúng ta nói tới a girl's homework, thì nhớ đặt dấu ' ở đằng trước chữ -s.

Thính giả Muhammed Nadeem từ Pakistin hỏi: Sự khác nhau giữa động từ 'look', 'see' và 'watch' là gì? Karen Adams trả lời: Look, See và Watch là những động từ dường như có vẻ giống nhau, đều nói về những cách khác nhau khi dùng tới mắt để nhìn. Tuy nhiên có hai sự khác biệt rất quan trọng, tùy thuộc vào việc bạn chủ định nhìn hay xem và bạn chăm chú tới đâu. Khi chúng ta nói 'see' chúng ta thường nói về những thứ mình không thể tránh không nhìn thấy, chẳng hạn chúng ta có câu: "I opened the curtains and saw some birds outside" - Tôi kéo rèm cửa sổ và (trông) thấy mấy con chim ở bên ngoài. Như vậy có nghĩa là chúng ta không chủ định nhìn/xem/ngắm những con chim đó, mà chỉ là do mở cửa thì trông thấy chúng. Tuy nhiên khi chúng ta dùng động từ 'look', chúng ta đang nói về việc nhìn một cái gì có chủ định. Do vậy, có thể nói "This morning I looked at the newspaper" - Sáng nay tôi xem báo, và có nghĩa là tôi chủ định đọc báo, xem báo. Khi chúng ta 'watch' - theo dõi, xem - một cái gì đó, tức là chúng ta chủ động nhìn nó một cách chăm chú, thường là vì có sự chuyển động trong đó. Ví dụ, "I watched the bus go through the traffic lights" - Tôi nhìn theo/theo dõi chiếc xe buýt vượt đèn đỏ, hay "I watch the movie" - Tôi xem phim. Và ở đây diễn ra ý chúng ta chủ định muốn nhìn, xem, theo dõi, và nhìn một cách chăm chú. Thông thường là có sự chuyển động trong đó.

Khi chúng ta dùng các động từ liên quan tới các giác quan, (nhóm từ 'look', 'see' và 'watch' là các động từ về thị giác) thường có sự khác biệt giữa chủ định và không chủ định, vì thế chúng ta có ví dụ: - "I heard the radio" - Tôi nghe tiếng radio, trong trường hợp này tôi không chủ định nghe đài, mà tự nhiên nghe thấy tiếng đài, vậy thôi. - "I listened to the radio" - tôi nghe radio, ở đây có nghĩa tôi chủ động bật đài lên và nghe đài. Tương tự chúng ta có ví dụ: - "I felt the wind on my face" - tôi cảm nhận thấy làn gió trên mặt mình, ở đây hoàn toàn không chủ định nhưng nó tự xảy ra và tôi đã cảm nhận thấy nó. - "I touched the fabric" - tôi sờ vào lớp vải, tôi chủ động 'feel the fabric" sờ vào vải để có cảm giác về nó Điều quan trọng là khi bạn bắt gặp những động từ về các giác quan khác nhau, hãy sắp xếp chúng lại với nhau và thử tìm sự khác biệt giữa những động từ đó. Nhớ rằng khi bạn nhìn vào các từ tưởng như giống nhau, thì điều quan trọng là hãy tìm hiểu xem sự khác biệt giữa chúng là gì vì về căn bản những từ nay không thể dùng thay thế cho nhau được. Nhớ rằng 'see' - bạn thực sự không chủ định nhìn, mà tự nó xảy ra trước mắt bạn - thấy, trông thấy; 'look' - bạn chủ định nhìn, xem một cái gì đó; còn 'watch' là chủ định và nhìn/theo dõi/xem một cách chăm chú và thường là vì có sự chuyển động.

Thính giả Yenny từ Indonesia hỏi về sự khác nhau giữa 'other', 'another' và 'the other' và cách dùng những từ này như thế nào. Câu trả lời của Giáo sư Michael Swanlà: Đây là một câu hỏi rất thú vị và những từ này khá phức tạp. Về cơ bản có hai cách dùng từ 'other'. Bạn có thể dùng từ này trước một danh từ, giống như một tính từ vậy, ví dụ bạn có thể nói 'another office' hay ban có thể dùng nó một mình, giống như một danh từ, thì có thể nói 'I'll have another', và cách dùng trong hai trường hợp này là khác nhau. Nếu nó được dùng như một tính từ khi đứng trước một danh từ thì chúng ta không thêm chữ -s vào để tạo số nhiều, vì tính từ không có 's, vì thế chúng ta nói 'the other houses', 'the other people', 'the other political parties'. Nhưng nếu nó đứng một mình, giống như một danh từ thì chúng ta thêm -s vào để tạo danh từ. Do vậy bạn có thể nói 'I'll take this case and you can have all the others'. Hay: 'This car cost £8,000 and the others cost £10,000 upwards'. Chúng ta thường dùng 'the others' để diễn tả ý 'the other people', vì thế chúng ta có thể nói "If you tell Jane, I'll tell the others" - có nghĩa là Bạn nói với Jane, tôi sẽ nói với những người khác. Another, đây là một từ có cách viết không theo quy tắc, vì một lý do nào đó mà người Anh viết liền thành một từ. Nó bắt nguồn từ thế kỷ thứ 16, và vì thế không thể quay ngược thời gian để hỏi xem tại sao ngày đó họ lại viết như vậy!

Ngoài ra còn có một điều khác thường nữa với từ 'another'. Chúng ta có thể dùng từ này trước một danh từ số nhiều đi cùng với một con số. Vì thế chúng ta có thể nói "I'll need another three days to finish the work" - Tôi cần ba ngày nữa để hoàn thành công việc, hay "She's borrowed another £20". Đây có thể là do từ chỉ số lượng mặc dù ở số nhiều vẫn thường được coi là một từ số ít trong tiếng Anh, vì thế người ta nói: "£5 is a lot to pay for a cup of coffee", chứ không nói: "£5 are a lot". Tóm lại, với từ 'other' - không có -s ở số nhiều nếu nó là tính từ, the other houses; có -s nếu là danh từ số nhiều, I'll tell the others. âu hỏi của bạn Arif Kizilay gửi tới Ban chuyên dạy tiếng Anh của Đài BBC: Xin hãy cho biết sự khác nhau giữa as such và such as trong tiếng Anh. Alex Gooch trả lời: Cảm ơn bạn đã đặt câu hỏi này. Có hai cụm từ, as such và such as, trông thì có vẻ giống nhau nhưng trên thực tế hai cụm từ này khác nhau về nghĩa. As such có hai nghĩa. Nghĩa đầu tiên tương đối khó giải thích, vì thế chúng ta hãy thử nhìn vào ví dụ sau. Tôi có thể nói, I'm an English teacher, and because I'm an English teacher I hate to see grammar mistakes. Một cách khác diễn đạt câu này vẫn với nghĩa như vậy là: I'm an English teacher, and as an English teacher I hate to see grammar mistakes. Tuy nhiên, trong câu này, tôi đã nhắc lại hai lần cụm từ 'an English teacher', vì thế cách dễ nhất để nói câu này mà không phải nhắc lại cụm từ đó hai lần là: I'm an English teacher, and as such I hate to see grammar mistakes. Trong ví dụ này, chúng ta dùng từ such để thay cho 'an English teacher', để không phải nhắc lại lần thứ hai. Đây là một ví dụ khác tương tự. Bạn có thể nói: She's an athlete, and as such she has to train very hard. The film was a romance, and as such it had the usual happy ending. Chúng ta cũng có thể dùng as such để diễn tả ý một cái gì đó giống hệt, đúng, chính xác như trong câu sau: The shop doesn't sell books as such, but it does sell magazines and newspapers. Tạp chí và báo cũng là mặt hàng tương tự như sách, nhưng chúng không phải là sách. He isn't American as such, but he's spent most of his life there. Sống phần lớn cuộc đời mình tại Mỹ không hoàn toàn đồng nghĩa với là người Mỹ.

Cách dùng Such as dễ hơn. Nó có nghĩa giống như 'like' hay 'for example' (nhưng về mặt ngữ pháp thì không hoàn toàn giống như vì thế nên chú ý!). Chúng ta có thể dùng such as trong câu sau: There are lots of things to see in London, such as the Tower of London, the London Eye and St. Paul's Cathedral.

Câu hỏi của bạn Fulia từ Afghanistan gửi tới Ban chuyên dạy tiếng Anh của Đài BBC: Xin hãy cho biết khi nào thì dùng So và khi nào thì dùng Such trong tiếng Anh. Tôi không biết nên dùng từ nào trong câu sau: "The human brain is SUCH A complex mechanism that it can create (SO or SUCH?) extraordinary machines, and yet it has SUCH flexibility that it can ask itself how they can be SO clever!" Gareth Rees trả lời: Xin cảm ơn bạn Fulia đã đặt câu hỏi về cách dùng So và Such So và Such cả hai có thể dùng để nhấn mạnh hay tăng thêm mức độ của một điều gì đó. Nó cũng hơi giống từ Very. Chúng ta dùng Such trước một danh từ và dùng So trước một tính từ. Chẳng hạn: I am so happy today. Happy là tính từ, và chúng ta dùng So: I am so happy today. Trong ví dụ thứ hai: I feel such happiness today. Happines là danh từ, chúng ta dùng such: I feel such happiness today. Tuy nhiên chúng ta cũng nên chú ý mọi người thường nhầm lẫn khi danh từ đã có tính từ đi kèm rồi. Chẳng hạn a happy person, danh từ ở đây là person, tính từ là happy. Trong những trường hợp như vậy, chúng ta dùng such: He is such a happy person. mà không dùng so. Trở lại với câu hỏi của Fulia, chúng ta có thể thấy trong câu "The human brain is SUCH a complex mechanism... ", chúng ta dùng such vì danh từ mechanism mà không cần phải lo về tính từ complex. Tiếp tục phần sau trong câu ví dụ mà Fulia đưa ra là danh từ flexibility: "And yet it has 'such' flexibility..." và cuối cùng là tính từ clever: "they can be 'so' clever." Đây là một ví dụ rất hay vì nó cho thấy các nguyên tắc chính trong việc dùng so và such. Tóm lại, cần nhớ là khi dùng So và Such, hãy thử kiểm tra xem bạn muốn nhấn mạnh cho một danh từ hay cho một tính từ mà không có danh từ đi kèm tính từ đó. Nếu nó là một cụm danh từ thì nhớ dùng Such.

Should Have và Must Have Câu hỏi của bạn Sekar từ Ấn Độ gửi tới Ban chuyên dạy tiếng Anh của Đài BBC: Xin hãy cho biết sự khác nhau giữa Should Have và Must Have và xin cho một vài ví dụ minh họa cách dùng. George Pickering trả lời: Xin cảm ơn bạn Sekar đã đặt câu hỏi về sự khác nhau giữa should have và must have. Should have được dùng để nói về những sự việc đã không hoặc có thể đã không xảy ra trong quá khứ. Chẳng hạn: I should have finished this work by now - Đáng lẽ bây giờ tôi đã phải hoàn thành công việc này rồi (mà đến giờ tôi vẫn chưa làm xong). I should have studied harder for my exams - Đáng lẽ tôi phải học chăm chỉ hơn chuẩn bị cho các kỳ thi của tôi. Trong cả hai câu trên, người nói có thể bày tỏ thái độ ân hận, lấy làm tiếc là đã không làm một việc gì đó. Chúng ta cũng có thể dùng should have để diễn tả những nghĩa vụ đã không được hoàn thành, thực thi. Chẳng hạn: He should have helped his mother carry the shopping. Còn must have được dùng để diễn tả một việc gì đó trong quá khứ mà người nói gần như biết chắc. Chẳng hạn nếu bạn thức dậy vào buổi sáng và bạn thấy ngoài vườn cỏ ướt, bạn có thể nói: It must have rained overnight - Chắc hẳn trời đã mưa hồi đêm hôm qua. Chúng ta hãy thử xem xét một câu trong đó có cả should have và must have: Jane should have arrived by now, she must have missed the bus - Jane đáng lẽ lúc này đã phải tới nơi rồi, chắc hẳn chị ấy đã bị nhỡ chuyến xe buýt. Trong tình huống này, vào thời điểm người nói nói câu này chúng ta nghĩ là Jane đáng lẽ đã có mặt rồi nhưng chị ấy lại chưa tới, và chúng ta có thể đi tới kết luận là việc chị ấy muộn hẳn là do bị nhỡ xe. George Pickering là một nhà tư vấn giáo dục, giảng viên tại trường Đại học Tổng hợp Sheffield, đồng thời là thanh tra của Hội đồng Anh chuyên kiểm tra các trường dạy tiếng Anh tại Anh Quốc.

Related Documents

Hoc
November 2019 16
Hoc
June 2020 5
Tieu Hoc
July 2020 3
Hoc Protel99
October 2019 8
Triet Hoc
November 2019 9
Ad-hoc
May 2020 14