Hoat Dong Nghiep Vu Cua Phong Vien Ban Quoc Te

  • November 2019
  • PDF

This document was uploaded by user and they confirmed that they have the permission to share it. If you are author or own the copyright of this book, please report to us by using this DMCA report form. Report DMCA


Overview

Download & View Hoat Dong Nghiep Vu Cua Phong Vien Ban Quoc Te as PDF for free.

More details

  • Words: 29,865
  • Pages: 61
1

Chương 1

Khái quát họat động của ban Quốc Tế ở ba tờ báo 1. Tình hình hoạt động 1.1 Điều kiện kinh tế-xã hội Năm 2005 là năm cuối cùng trong kế hoạch 5 năm 2001-2005, nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng mạnh với tốc độ 8,4% (đứng thứ 2 ở khu vực châu Á). Sự phát triển vượt bậc đó đã đem lại bộ mặt mới cho đời sống người dân Việt Nam với mức sống cao hơn, thị trường phát triển mạnh hơn, đặc biệt là thị trường bán lẻ với những triển vọng to lớn đã và đang chứng minh cho mức sống ấy. 1 Chính sự phát triển vượt bậc ấy ngày càng đốc thúc Việt Nam bước chân vào dòng chảy chung của đời sống kinh tế toàn cầu. Những nỗ lực của Việt Nam nhằm gia nhập tổ chức Thương Mại Thế Giới (WTO) đã cho thấy nhu cầu bức bách buộc phải hội nhập của nền kinh tế. Chính sự hội nhập trong kinh tế đó đã dẫn đến tiến trình hội nhập trên mọi lĩnh vực khác của đời sống văn hoá xã hội Việt Nam. Các chuyến lưu diễn lớn của các nghệ sĩ nước ngoài về nhạc Jazz, nhạc Rock, về nhạc cổ điển...., các hoạt động trao đổi văn hoá- giáo dục như giới thiệu tác phẩm văn học, tác phẩm nhiếp ảnh, hội hoạ, xây dựng nội dung hành động về môi trường, dân số, nước sạch....ngày càng xuất hiện một cách phổ biến ở Việt Nam. Nếu như trước đây ở Việt Nam, các hoạt động văn hoá-xã hội chỉ gói gọn trong các nước thuộc khối xã hội chủ nghĩa với nhau thì nay đã được mở rộng với những lộ trình thông thoáng và cởi mở hơn. Ý nghĩa của việc “giao lưu văn hoá” thực sự thể hiện rõ nét ở góc độ trình độ dân trí được nâng cao và cái nhìn của người dân được đẩy xa hơn ra với thế giới. Chính sự hội nhập của nền kinh tế Việt Nam vào thế giới đã cuốn theo sự hội nhập về văn hoá xã hội như một tất yếu lịch sử.

1

Báo Diễn Đàn Doanh Nghiệp, số ngày Chủ Nhật 05-03-2006 : Tổng quan 2005

2 Trình độ dân trí ngày càng được nâng cao. Đặc biệt, trong giới trí thức ở đô thị, đã có một bộ phận lớn “hướng ngoại” hơn trong giao tiếp văn hoá, đón nhận những luồng gió văn hoá từ các nước bạn một cách cởi mở và thiện cảm hơn. Song song với đó, ở các khu vực nông thôn và vùng sâu, vùng xa, vấn đề phổ cập giáo dục tiểu học, trung học và trung học phổ thông cũng được chú trọng hơn rất nhiều. Dù mặt bằng chung của trình độ dân trí nước ta vẫn bị đánh giá là thấp nhưng so với những năm trước đây năm 2005 có lẽ là một bước ngoặt. Đạt được thành quả trên không chỉ do hoạt động giáo dục mà một phần lớn phải kể đến kỉ nguyên bùng nổ thông tin với phương tiện Internet không chừa một ngóc ngách nào của thế giới. Chưa bao giờ thế giới gần trong tay mỗi người Việt đến thế. Hơn thế nữa, giá cước Internet ngày càng giảm, ngày càng phổ thông và công bằng hơn với mọi tầng lớp dân cư trong xã hội. Sự giao lưu văn hoá thực sự bùng nổ với Internet. Và chắc chắn, với Internet, mọi thành tựu, giá trị văn hoá từ mọi khía cạnh tốt-xấu đều có thể tràn đến Việt Nam. Chính trong tình hình đó, hơn bao giờ hết, báo chí với vai trò định hướng và giáo dục đã phải vào cuộc. Nếu như trước đây, nền kinh tế báo chí ở nước ta đơn thuần chỉ là nhỏ và lẻ, dựa vào bao cấp hoàn toàn là chính thì bây giờ, chính các cơ quan báo chí phải cạnh tranh thực sự trên một thị trường thực sự, dù ở nước ta báo chí vẫn là độc quyền của nhà nước. Sự bắt đầu của “thị trường báo chí” này bắt đầu từ khi báo Tuổi Trẻ, một tờ báo thuộc cơ quan của Thành Đoàn Thành phố Hồ Chí Minh, bắt đầu có thể tự nuôi sống mình bằng tiền mua báo và sự lựa chọn của độc giả bắt đầu từ năm 2003. Đến năm 2005, sau sự kiện đó 2 năm, các báo khác buộc phải bước vào cuộc cạnh tranh tự nuôi sống mình đó cùng với Tuổi Trẻ .Nền kinh tế báo chí thực sự đã có những biến động. Cũng chính vì yêu cầu buộc phải đáp ứng được thị hiếu của bạn đọc đã khiến nội dung thông tin Quốc Tế phải ngày càng phong phú, linh hoạt hơn thay vì những nội dung thông tin gói gọn trong các nước xã hội chủ nghĩa trước đây. Internet đã trở thành một đối thủ cạnh tranh ghê gớm với báo chí đặc biệt là về tính nhanh nhạy thời sự và sự phong phú của thông tin. Yêu cầu ngày một cao của bạn đọc đã buộc các trang thông tin Quốc Tế trên báo viết phải thực sự chọn lọc hơn, ý nghĩa hơn, sâu sắc hơn và chuyên nghiệp hơn. Chính vì đòi hỏi phải “chuyên nghiệp hơn” đó mà ở một số tờ báo lớn ở Thành phố Hồ Chí Minh,

3 ban Quốc Tế đã được định hình và đã bắt đầu có các hoạt động thực sự chuyên biệt và không còn bị xem là “đi kèm” như trước kia. Thông tin báo chí Quốc tế thực sự đã có ảnh hưởng rất lớn đối với việc tiếp thu và giao lưu văn hoá của mọi tầng lớp nhân dân trong nước, đặc biệt là giới trẻ. Không còn đơn thuần phục vụ nhu cầu “đọc cho biết” của người dân như trước kia nữa, thông tin báo chí thực sự đã bắt đầu có những ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển, biến động của nền kinh tế. Từ năm 2005 trở về sau, biểu hiện ảnh hưởng này thực sự rõ ràng hơn bao giờ hết. Như vậy, trong nhu cầu bức thiết của một xã hội đang phát triển và tiến đến hội nhập, báo chí Việt Nam buộc phải xây dựng một khu vực thông tin quan trọng nhưng mới mẻ, đó chính là thông tin Quốc Tế. Ban Quốc Tế trong các tờ báo ra đời từ nguyên nhân và những thúc đẩy đó. Tuy nhiên, việc ra đời của ban Quốc Tế ở các tờ báo dể xây dựng và phục vụ bạn đọc phần thông tin Quốc tế cũng phải lệ thuộc vào điều kiện cụ thể từ tự thân của các tờ báo.

1.2 Điều kiện từ tự thân các tờ báo Thực chất , cả ba tờ báo Tuổi Trẻ, Thanh Niên và Sài Gòn Giải Phóng vốn đã là những tờ báo ra đời từ rất lâu, Sài Gòn Giải Phóng vàTuổi Trẻ có hơn 30 năm bề dày hoạt động, Thanh Niên là 20 năm. Ngay từ những ngày ra đời đầu tiên, các tờ báo này đã có trang Quốc Tế với hoạt động chỉn chu, nội dung thông tin nước ngoài phong phú, có người chuyên làm công tác biên tập và viết tin bài Quốc Tế. Có khác chăng là trong giai đoạn trước đổi mới, thông tin Quốc Tế ở các toà soạn này chỉ xoay quanh khối các nước Xã Hội Chủ Nghĩa mà trọng điểm là Liên Bang Xô Viết. Số lượng người sử dụng tiếng Nga thành thạo lúc này cũng rất đông nên phần tin Quốc Tế chủ yếu khai thác từ báo chí Liên Xô. Những năm sau này, trong thời kì đổi mới, thông tin Quốc Tế mới mở rộng ra các quốc gia khác do có điều kiện về tài chính, các toà soạn mua thông tin, do có internet các toà soạn dễ dàng khai thác thông tin từ mọi địa điểm của quả đất. Những điều kiện từ tự thân các tờ báo được nêu ra dưới đây đã có từ những ngày đầu tiên của cả 3 tờ báo.Điều kiện tiên quyết cho hoạt động của ban Quốc Tế ở ba tờ báo sống được chính là những nhân tố này. Một trong những điều kiện tự thân từ các tờ báo dễ dàng được thấy đó chính là ở các toà soạn báo có bộ phận ban Quốc Tế riêng biệt thì ban Quốc Tế này có một đội ngũ

4 phóng viên giỏi một hoặc nhiều ngoại ngữ, đồng thời một hệ thống cộng tác viên, thông tín viên người Việt ở nước ngoài, các đại sứ quán Việt Nam tại nước ngoài , các cộng tác viên là nhà báo nước ngoài cũng được các toà soạn này chú ý xây dựng. Điều kiện kinh tế phát triển và chủ trương thân thiện, giao lưu với các nước trên thế giới đã khiến việc đi lại giữa trong và ngoài nước không còn quá khó khăn như trước kia nữa. Một bộ phận trí thức Việt trẻ ra nước ngoài du học, làm kinh doanh, du lịch, định cư...đã trở thành nguồn tin gần gũi, thực tế và sâu sát cho các báo trong nước. Bản thân các ngoại kiều này cũng vừa là đọc giả, vừa là nhà báo, họ chính là những cây bút “địa phương” đắc lực cho ban Quốc Tế.Điều kiện thứ hai này là khả năng phổ biến và đại chúng bản tin Quốc Tế để thông tin đến với bạn đọc người Việt gần gũi, thú vị thay vì việc bạn đọc chỉ biết “đọc chay” những thông tin tổng hợp từ các tờ báo nước ngoài.

2.

Giới thiệu trang tin Quốc Tế và ban Quốc Tế ở ba tờ báo

2.1 Trang tin “Thời sự Quốc Tế” trên báo Thanh Niên Ở báo Thanh Niên, trang tin Quốc Tế đã ra đời từ năm 1986, năm bắt đầu của thời kì đổi mới và cũng là khoảng thời gian tờ báo mới ra đời.Số báo đầu tiên ra ngày 03 tháng 01 năm 1986, có tên gọi “Tuần tin Thanh Niên”. Lúc đó báo Thanh Niên chỉ là tờ tuần tin của Hội Liên Hiệp Thanh Niên Việt Nam nhưng đã mang bóng dáng của 1 tờ báo thực sự chuyên nghiệp và có đầu tư trong nội dung. Và cũng từ những số đầu tiên, năm 1986, tờ báo đã có những phần tin Quốc Tế viết rất chi tiết, có hẳn 1 trang Quốc Tế riêng biệt và những trang bài viết về sân khấu, điện ảnh, âm nhạc, đọc sách... Các bài báo trong thời kì này (đặc biệt là các vấn đề khoa học, nghệ thuật) đều chỉ là những bài dịch trực tiếp và nguyên văn từ báo nước ngoài, được trình bày trên một trang báo khổ A3 lớn và không ngắt đoạn.Các bài báo về chính trị,xã hội phần lớn hướng về các nước Xã Hội Chủ Nghĩa, đả kích Mỹ và ca ngợi hệ thống Xã Hội Chủ Nghĩa lúc bấy giờ.Tuy nhiên có một điều đặc biệt là ở tờ báo này, trang “tri thức và sức mạnh” là những bài dịch khoa học có giá trị và rất chỉn chu về nội dung lẫn hình thức, đem lại lượng tri thức hữu ích cho bạn đọc rất nhiều. Nguồn tin của báo lúc đó chủ yếu là từ các hãng tin, tờ báo : U.R.S.S(Liên Xô), La Culture et la Vie(Pháp), Soviet Union(Liên Xô), Newsweek(Mỹ), Obzor (Bungari), L’Humanite (Pháp)...Những người viết trang tin Quốc Tế lúc đó chủ yếu giỏi tiếng Pháp và tiếng Nga, tuy nhiên cũng có một số phóng viên biết tiếng Anh.

5 Hiện nay báo Thanh Niên có 20 trang. Trong đó tờ báo dành 2 trang cho thông tin quốc tế là trang 13 và trang 20, có tên “Thời sự quốc tế”, với những ưu ái đặc biệt dành cho nội dung thông tin Quốc Tế trang 20 gồm khoảng 3 tin, 1 bài lớn, 1 chùm tin nhỏ về sức khoẻ. Trang 13 gồm 1 bài lớn đến khoảng hơn 1000 từ và 3 tin nhỏ. Bài viết ở trang 13 thiên về thông tin lạ, độc đáo, không mang tính “nóng” về thời gian như trang 20. Những vấn đề trên trang 20 thường được khai thác rất sát những vấn đề thời sự, những ảnh hưởng đến đời sống người Việt Nam.Những bài viết quan sát, bình luận thường được đặt ở trang 20 với vị trí cuối trang nhưng trang trọng và được tô màu khác với cả trang để gây sự chú ý cho bạn đọc

2.2.Báo Sài Gòn Giải Phóng và Sài Gòn Giải Phóng 12 giờ với phần thông tin quốc tế Báo Sài Gòn Giải Phóng lại có một lịch sử khác hơn nhiều với tư cách là một tờ báo của thành phố, là tiếng nói của Đảng và nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh và là một tờ báo chính chương, thành lập ngày 05 tháng 05 năm 1975. Đến cuối năm 1975, khi khoá học phóng viên đầu tiên cho những sinh viên trúng tuyển vào báo kết thúc, các ban được tổ chức và phân chia. Ngay từ những ngày đó, ban Quốc Tế đã ra đời. Đặc biệt, thời gian sau này, ngoài các ấn phẩm thông tin hàng ngày, báo Sài Gòn Giải Phóng còn thực hiện tờ Tin nhanh khi quốc tế có sự kiện đặc biệt được đông đảo bạn đọc quan tâm và muốn được thông tin nhanh, kịp thời. Đó là các tờ Tin nhanh về Chiến tranh Vùng Vịnh năm 1991, các tờ Tin nhanh về giải vô địch bóng đá thế giới các năm 1994, 1998, SEAGAMES 18,19,20. Tháng 04 năm 1986, tổ Quốc Tế- trong nước thành một bộ phận độc lập, chỉ chuyên trách thực hiện phần tin quốc tế. Trong khoảng giai đoạn này, phần tin quốc tế vẫn còn rất hạn hẹp vì “đất” ít, chỉ có tin và ảnh, đa số bài viết chỉ lấy từ Thông tấn xã Việt Nam hoặc các báo bạn. Các bài viết cũng hầu hết chỉ khai thác, dịch từ các báo Liên Xô là chính. Đặc biệt, có một nguyên tắc “bất thành văn” đã tồn tại khá lâu trong hoạt động thông tin quốc tế ở tờ báo này đó là “không tự ý viết bình luận quốc tế”2. Đến năm 1989,

2

Tường Long, Thời sự quốc tế tưng bừng khởi sắc, kỉ yếu 25 năm báo Sài Gòn Giải Phóng, 2000, trang 92

6 tình trạng này mới dần được “dỡ bỏ” trước quyết tâm và chỉ thị chính thức của tổng biên tập Tuấn Việt. Sau ngày, trong giai đoạn đổi mới, với sự hỗ trợ thông tin của các phương tiện kĩ thuật hiện đại như ăng ten Parabol, internet, thông tin thời sự quốc tế của báo đã không còn bị chậm trễ quá so với nhịp độ thời sự quốc tế, và hiện nay đã tương đương với thời gian sự kiện nhờ mạng lưới internet. Trong giai đoạn tờ báo có 4 trang,phần tin thời sự quốc tế nằm ở ngoài trang cuối. Sau này, khi tăng trang thành 6 trang, phần tin này trở nên có hai phần, một nằm ngoài trang 6 và một nằm ở nửa trang 4. Các nội dung thông tin quốc tế cũng phong phú hơn, trước kia chỉ có tin và ảnh thì nay có thêm các mục “Thế giới tuần qua”(Số Chủ Nhật) và “mở cửa nhìn ra thế giới” với sự góp mặt đông đảo của độc giả, cộng tác viên cùng nhau thực hiện. Khi tờ báo nâng lên 8 trang thì ở trang 8 là mục “Theo dòng thời sự”, trang 6 là mục “Thế giới hôm nay”.Một số mục khác cũng được bổ sung để làm phần tin quốc tế phong phú hơn như “Thế giới muôn màu”, “Bạn có biết”, “Chuyện hậu trường”... Năm 2006, ấn bản Sài Gòn Giải Phóng 12 giờ,bản tin chiều đầu tiên của cả nước ra đời. Cho đến hiện nay, ban Quốc Tế vẫn là nơi thực hiện cùng lúc bản tin chiều này và ấn bản Sài Gòn Giải Phóng ngày. Nếu như thông tin thời sự quốc tế trên Sài Gòn Giải Phóng ngày mang nặng nhiều tính chính trị, với những thông tin quan trọng, ít nhiều ảnh hưởng mạnh tới thế giới thì bản tin “12 giờ” mang những tin quốc tế ngắn, nhẹ nhàng, thiết thực và gần gũi hơn với cuộc sống của người dân. Trong đề tài này, chúng tôi chỉ khảo sát hoạt động của ban Quốc Tế của báo gắn liền với hai ấn phẩm này vì hiện nay ban Quốc Tế chỉ chịu trách nhiệm thực hiện hai tờ báo này của toà soạn mà thôi.

2.3 Trang “Thế giới hôm nay” báo Tuổi Trẻ Đối với báo Tuổi Trẻ, chúng tôi căn cứ theo tài liệu của luận văn tốt nghiệp chuyên ngành Báo Chí năm 2004 của sinh viên Triệu Thanh Lê (khoá 2000-2004) có nội dung: “Thông tin thời sự quốc tế trên báo in, báo hình, báo trực tuyến ở TP.HCM hiện nay”.Tác giả Triệu Thanh Lê đã khái quát lịch sử của trang tin Quốc Tế tại báo Tuổi Trẻ như sau: “Báo Tuổi Trẻ ra đời vào ngày 02-09-1975. Trong những năm đầu, từ 1975-

7 1980, do đặc trưng của tuần báo, Tuổi Trẻ chỉ đăng tải những vấn đề quốc tế chứ không đăng tải thời sự quốc tế.”3 “Lúc đó, trang tin về các vấn đề quốc tế này do tổ Biên Dịch phụ trách.Thông tin quốc tế được biên dịch từ những tờ báo đặt mua ở nước ngoài và từ tivi (chương trình truyền hình của Liên Xô qua vệ tinh Hoa Sen). Sau những năm 1990, tổ Biên Dịch được nâng lên thành Tổ Quốc Tế.”4 Tác giả Triệu Thanh Lê nhận xét việc nâng cao vai trò của mảng thông tin Quốc Tế là để “không chỉ biên dịch mà còn phải đưa các quan điểm, nhận định riêng vào tin, bài”. Khi xem xét nội dung thông tin Quốc Tế từ 3 tờ báo lớn ở thành phố Hồ Chí Minh, chúng tôi đã tham khảo luận văn tốt nghiệp cử nhân báo chí của sinh viên Triệu Thanh Lê, khoa Ngữ Văn và Báo Chí, đại học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn TP.HCM, khoá 2000-2004. Trong luận văn của mình, Triệu Thanh Lê đã trình bài nội dung thông tin và nguồn tin Quốc Tế trên báo Tuổi Trẻ trong năm 2004. Trong thời gian chúng tôi khảo sát là năm 2005 và một số thời điểm sau này, có những nội dung đã thay đổi rất cơ bản trên báo Tuổi Trẻ. Khi Triệu Thanh Lê khảo sát, trang Quốc Tế trên báo Tuổi Trẻ chủ yếu hướng mạnh đến thời sự chính trị xã hội, về những điểm nóng trên thế giới và những thông chính trị trong các quốc gia thuộc khối ASEAN (có liên quan, ảnh hưởng và tương quan gần gũi với Việt Nam). Tuy nhiên, từ năm 2005 đến về sau này, thông tin Quốc Tế trên trang báo của Tuổi Trẻ đã thực sự có bước chuyển rất mạnh mẽ. Đó là trang Quốc Tế còn chứa rất nhiều thông tin đặc biệt, thú vị, sâu sắc, mang những ảnh hưởng nhân văn to lớn đến đời sống tinh thần Việt chứ không chỉ khô khan là một bản tin Quốc Tế. Những bài viết cảm nhận về những thay đổi chính trị (như những “Thư Băng Cốc”, “Thư Thuỵ Sĩ”, “cà phê Chiều Thứ Bảy”) hay chỉ là những câu chuyện nhỏ ở một nơi nào đó xa xôi trên thế giới về một hoạt động bảo vệ môi trường, về một thông điệp yêu thương trong cộng đồng toàn cầu, về một số phận con người bình thường nào đó đã ảnh hưởng và làm thay đổi cuộc sống, suy nghĩ và hành động của hàng triệu người trên trái đất này. Những vấn đề khoa học, môi trường, từ thiện... cũng đã được chú ý và các bài viết bình luận nhiều lên hơn hẳn với sự tham gia của cộng đồng bạn đọc rộng lớn trên toàn thế 3

Triệu Thanh Lê, Thông tin thời sự quốc tế trên báo in, báo hình, báo trực tuyến ở TP.HCM hiện nay,khoá luận tốt nghiệp cử nhân báo chí, 2004, trang 31 4 Triệu Thanh Lê, Thông tin thời sự quốc tế trên báo in, báo hình, báo trực tuyến ở TP.HCM hiện nay,khoá luận tốt nghiệp cử nhân báo chí, 2004, trang 32

8 giới đang đọc và ủng hộ Tuổi Trẻ. Những bài viết mang tính chất dịch, viết lại, tổng hợp chỉ còn tập trung ở phần tin tức, thời sự Quốc Tế. Trang thông tin “Thế giới hôm nay” của báo Tuổi Trẻ không có một giới hạn, khuôn khổ nào về số lượng thông tin, độ dài của thông tin... mà rất linh động nhằm có thể đặt những bài viết, thông tin lớn nhỏ khác nhau trong những thời điểm khác nhau ở những vị trí cân xứng về tầm quan trọng. Có những ngày có thông tin đặc biệt quan trọng thì cả trang lớn của “Thế giới hôm nay” sẽ chỉ là một hoặc hai bài viết lớn về sự kiện đó mà không cần thêm bất cứ thông tin nào khác.Còn những khi không có sự kiện nào đặc biệt xảy ra thì cứ một trang tin “ Thế giới hôm nay” sẽ có khoảng ba hoặc bốn tin vắn “Tin nhận lúc 0 giờ” chỉ vài chục chữ, một phần tin đối ngoại “Việt Nam-các nước” khoảng từ 100 đến 200 chữ, ba hoặc bốn tin ngắn 200 đến 300 chữ, một vài tin vắn trong mục “Tin vắn”....

2.4 Những chuyển biến trong nội dung thông tin và hoạt động của ban Quốc Tế Sự chuyển biến về nội dung dễ thấy nhất ở cả ba tờ báo là trước kia thông tin mang nhiều tính một chiều, chỉ hướng về các nước xã hội chủ nghĩa và phần nhiều sử dụng bài viết ít sửa đổi, biên tập cho phù hợp với người Việt Nam.Động tác biên tập lại, đưa vào các quan điểm nhận định riêng làm bản tin Quốc Tế phù hợp hơn cho người Việt Nam, phù hợp hơn cả với thời gian bài báo được sử dụng. Từ năm 2005 đến những năm sau này, hoạt động của ban Quốc Tế ở Thanh Niên và Tuổi Trẻ có những thay đổi rất căn bản. Vì yêu cầu bắt buộc của giai đoạn bùng nổ thông tin hiện tại và sự ra đời của hàng loạt tờ báo, đặc biệt trên địa bàn TP.HCM, các tờ báo cũng buộc phải làm mới chính mình và thông tin đến với bạn đọc buộc phải hấp dẫn và có tính “độc quyền” hơn dành cho bạn đọc. Tuy nhiên tạo ra sự “độc quyền” này thực sự không dễ dàng vì thông tin trên Internet mà các báo khai thác từ các tập đoàn thông tin lớn như CNN, AP, AFP... đều là phổ thông- tức mọi người đều có thể truy cập và tìm kiếm dễ dàng bằng các bộ máy tìm kiếm khổng lồ như GOOGLE5 hay YAHOO!6 . Chính vì thế Tuổi Trẻ và Thanh Niên đã sử dụng các thông tín viên, cộng tác viên và các

5 6

www.google.com www.yahoo.com

9 mối quan hệ của riêng mình đối với những thông tin lớn, quan trọng, có ảnh hưởng đến người Việt Nam để có được những bài viết “độc quyền”, với những thông tin nóng hổi, độc đáo bên cạnh những sự kiện chính được thông tin ấy. Chẳng hạn như khi phóng viên Đỗ Hùng của báo Thanh Niên phải sang Thái Lan và Srilanka công tác sau khi vụ sóng thần Tsunami xảy ra thì báo Thanh Niên đã nhờ được chính gia đình cầu thủ Kiatisak (người Thái Lan) giúp đỡ về tiền bạc và đi lại cùng một số thông tin để phóng viên này thuận lợi hơn trong tác nghiệp. Báo Tuổi Trẻ lại có một lực lượng cộng tác viên là sinh viên, trí thức, nhà khoa học tại một số quốc gia trên thế giới như Thái Lan, Đan Mạch, Thụy Điển... luôn sẵn sàng có bài viết cho toà soạn khi trong những quốc gia đó xảy ra các sự kiện đặc biệt như trong thời gian đảo chính tại Thái Lan, hay một vấn đề về tự do ngôn luận tại Đan Mạch sau khi ở nước này xuất hiện một bộ phim về đời tư thủ tướng đương nhiệm nước này.. . Sài Gòn Giải Phóng lại có những nguồn tin riêng của Thông Tấn Xã Việt Nam mà khi cần bài trong những sự kiện đặc biệt mà phóng viên của tòa soạn không thể sử dụng bài viết từ thông tin trên Internet .Khi đó những phóng viên đang làm tại Thông Tấn Xã Việt Nam có quan hệ riêng với toà soạn sẽ viết bài theo “đặt hàng” của toà soạn. Cùng với những thuận lợi và đặc điểm hoạt động riêng của từng toà soạn như vậy, mỗi toà soạn đều cố gắng phát huy tối đa tiềm lực sẵn có của mình để có được thông tin quốc tế với độ chính xác cao, nhanh nhạy, hấp dẫn và có ảnh hưởng tốt đến đời sống tri thức người Việt Nam. Sự năng động thông tin đó đã góp phần giải quyết tình trạng nghèo thông tin, báo chí không theo kịp internet và các phương tiện truyền thông khác... Cách làm mà ba tờ báo chúng tôi khảo sát đã cho thấy tầm nhìn chiến lược của họ đối với thông tin thời sự quốc tế-vốn đang ngày càng trở nên cần thiết hơn trong giai đoạn kinh tế hội nhập này. Ngày nay, Việt Nam đã thực sự nằm trong guồng máy của thế giới, với tất cả những chuyển biến và thay đổi, với phát triển kinh tế và cả những tác động chính trị. Thông tin thời sự quốc tế theo kịp văn hoá đọc, văn hoá mạng sẽ góp phần chỉnh đốn, định hướng thông tin và giữ vững an ninh thông tin cho đất nước.

Tóm lại

10 Tiềm lực sẵn có cộng với những yếu tố khách quan của thời đại đã là những nhân tố thúc đẩy sự phát triển mạnh của ban Quốc Tế ở các tờ báo ở TPHCM, đặc biệt là với những tờ báo có vị trí vững vàng trong cả nứơc như Thanh Niên, Sài Gòn Giải Phóng. Vị trí của ban Quốc Tế dần được khẳng định, bản tin Quốc Tế đã trở thành món ăn “hội nhập” không thể thiếu của người dân. Đi cùng với nhu cầu đó của bạn đọc, đòi hỏi của công nghệ kĩ thuật hiện đại như truyền hình cáp, truyền hình vệ tinh, internet... cũng đã buộc báo chí phải vươn lên trong cuộc cạnh tranh thông tin đầy khắc nghiệt của kỉ nguyên thông tin này. Từ những bước nhảy vọt trong xã hội đó, yêu cầu của sự phát triển đòi hỏi ban Quốc Tế phải phát triển không ngừng .Và một yếu tố trong sự phát triển đó mang ý nghĩa trung tâm mà không một toà soạn nào không chú ý : NHÂN TỐ CON NGƯỜI.

Chương 2

Đào tạo nguồn nhân lực cho ban Quốc Tế ở các tờ báo ở TPHCM 1. Phương thức tuyển phóng viên ban Quốc Tế trong năm 2005 Nguồn phóng viên ở các báo ở Thành Phố Hồ Chí Minh được tuyển vào làm ở ban Quốc Tế chủ yếu là các phóng viên đến từ các trường đại học Sư Phạm, đại học Ngoại ngữ với chuyên ngành là tiếng nước ngoài. Khả năng sử dụng ngoại ngữ của các phóng viên từ các nguồn này rất tốt.Họ sử dụng ngoại ngữ nhuần nhuyễn và thuần thục, đặc biệt là với ngôn ngữ báo chí. Ngôn ngữ báo chí nước ngoài vốn được sử dụng khá phức tạp và ít nhiều mang tính địa phương, với những nội dung thông tin và cách xử lí cũng theo một

11 cách hoàn toàn riêng biệt. Các phóng viên này, một phần do kinh nghiệm đã từng học ở trong các trường, một phần do tự đầu tư tìm hiểu, đã xử lí thông tin rất tốt khi chuyển ngữ. Tại báo Sài Gòn Giải Phóng vài năm trước đây còn có những cán bộ, phóng viên kì cựu trong ban Quốc Tế để hướng dẫn, định hướng và giúp đỡ các phóng viên ban Quốc Tế. Tuy nhiên, những năm gần đây, một vài người đã nghỉ hưu, một số thì chuyển sang các ban khác. Tại báo Sài Gòn Giải Phóng chỉ còn cô Nguyễn Thị Lệ (trưởng ban) là người có thâm niên công tác lâu nhất cùng với một số phóng viên đã trưởng thành qua lớp người đào tạo trước, trong số họ có người đã công tác tại ban gần 10 năm. Hiện nay tại báo có một phóng viên mới, đã qua một năm thực tập và chọn lựa và vừa kí hợp đồng làm việc chính thức với báo. Tại báo, khi phóng viên mới được tuyển vào sẽ là tuyển chung. Sau khi hoàn tất 1 khoá học ngắn về báo chí và các kĩ năng nghề nghiệp, những phóng viên này sẽ được đưa về các ban để thực tập, không phân chia theo sự lựa chọn mà các phóng viên sẽ đi qua hầu hết các ban. Khi hoàn tất thời gian thực tập, toà soạn sẽ sắp xếp theo năng lực đã được đánh giá trong thời gian thực tập hoặc cũng có trường hợp việc phóng viên về làm ở ban nào là theo nguyện vọng của riêng họ, dĩ nhiên họ phải đạt đủ yêu cầu mà ban đó yêu cầu. Với ban Quốc Tế, yêu cầu tiên quyết vẫn là ngoại ngữ. Tiếp đó, phóng viên sẽ phải làm việc liên tục một thời gian dài để chứng tỏ được năng lực thực sự của mình với công việc.Nếu ban cảm thấy phóng viên đã thực sự vững sau thời gian thử việc đó, hợp đồng lao động đầu tiên có thời hạn 6 tháng sẽ được kí kết. Tiếp theo, nếu công việc tốt đẹp, các hợp đồng 1 năm, 3 năm, rồi không thời hạn sẽ được kí kết. Cách làm trên đây của báo Sài Gòn Giải Phóng giải quyết được vấn đề rất quan trọng của một tờ báo, đó là vấn đề định hướng cho các phóng viên mới, chưa quen việc khi mới vào nghề. Những phóng viên kì cựu, đồng thời cũng là những người thầy. Những kĩ năng tác nghiệp còn rất mới và nhiều khi khác với những gì mà họ đã học trong trường trước kia sẽ dần được chuyển tải qua bài viết. Chẳng hạn, như anh Lê Việt Anh, phóng viên ban Quốc Tế của báo Sài Gòn Giải Phóng, đã có thâm niên 8 năm làm việc trong ban Quốc Tế, cho biết nếu không làm quen công việc viết thông tin Quốc Tế thì sẽ không để ý rằng khi viết tên các quốc gia liền kề nhau

12 theo kiểu liệt kê thì không thể viết “Mỹ, Anh, Trung Quốc, Hồng Kông” vì nhà nước ta đặt quan hệ với Trung Quốc và ủng hộ chính sách “một Trung Quốc”, chống li khai.Nếu viết tên “Hồng Kông” cạnh “Trung Quốc” nghĩa là xem đây là hai quốc gia ngang hàng. Dù có báo nước ngoài viết thế thì baó chí nước ta vẫn phải luôn tuân thủ nguyên tắc này mà viết “Mỹ, Anh, Trung Quốc, đặc khu Hồng Kông”. Rất nhiều “tai nạn nghề nghiệp” kiểu này dễ dàng xảy ra khi các phóng viên mới còn chưa thực sự quen với công việc phải thẩm định lại góc nhìn của người viết trên các báo nước ngoài khi biên dịch lại sang tiếng Việt. Để khắc phục những điều này chỉ có các phóng viên đã quen nghề, có lập trường chính trị vững vàng và quan điểm chính trị đúng đắn, sâu sắc mới có thể làm được.Và báo Sài Gòn Giải Phóng đã giải quyết rất tốt khâu “đào tạo” rất thực tế này. Với báo Thanh Niên lại khác hơn, yêu cầu tuyển phóng viên của Thanh Niên hiện nay đã rất khác trước. Trước đây, toà soạn báo Thanh Niên chấp nhận tuyển phóng viên chưa quen nghề vào, miễn là có một số năng lực đặc trưng cần thiết, sau đó vào toà soạn sẽ được hướng dẫn từ từ từ các bạn đồng nghiệp và các phóng viên đàn anh. Tuy nhiên, từ sau năm 2005, báo Thanh Niên đã không còn nguyên tắc này mà buộc phóng viên, nếu đã được tuyển vào nghĩa là vào có thể làm việc ngay. Thiết nghĩ, yêu cầu này ở một toà soạn lớn như Thanh Niên là rất cần thiết để theo kịp tiến độ tin bài và nhịp độ công việc. Đồng thời, việc yêu cầu cao hơn này cũng sẽ giúp Thanh Niên tuyển được những phóng viên đã thực sự làm công tác báo chí trước đó, có kinh nghiệm và không tốn thời gian đào tạo.Tuy nhiên, việc này phần nào cũng làm ảnh hưởng đến phong cách của báo,các phóng viên đã quen tay nghề ở các báo khác ấy phải tập lại nhiều thứ và tự thích nghi với những thay đổi về phong cách, cách lựa chọn thông tin... ở báo này. Hiện nay, tại toà soạn báo Thanh Niên có phóng viên Trùng Quang thuộc diện như thế. Trước đây anh là phóng viên của Saigon Times, làm công việc dịch thuật tin bài từ tiếng Việt sang tiếng Anh.Giờ đây, khi là phóng viên của Thanh Niên, anh lại phải làm 1 công việc ngược lại, với nhiều khác biệt về cách viết, cách sử dụng kết cấu bài... Với Tuổi Trẻ, một tòa sọan lớn, chúng tôi đã gặp một cách tuyển phóng viên ít nhiều khá chặt chẽ. Phương thức chính vẫn là thi tuyển, phóng viên phải trải qua một đợt thi tuyển khá gắt gao về các nội dung: nghe đài tiếng Anh, viết tiếng Anh, nói tiếng Anh và các

13 phần thi về viết tin tức qua các thông tin nghe, nói ấy. Sau khi đã đựơc chọn (như phóng viên Sơn Nguyễn cho biết thì trong đợt thi tuyển của anh, hơn 200 thí sinh dự thi nhưng chỉ có gần 50 thí sinh được giữ lại, học các lớp cơ bản báo chí rồi sau đó tiếp tục thực tập , làm việc thì chỉ còn lại có 4 người và cuối cùng chỉ còn lại 2 người được giữ lại tại báo và làm việc lâu dài đến nay.). Những con số ấy đủ cho thấy sự khắc nghiệt và mức độ hấp dẫn mà báo Tuổi Trẻ đem đến cho phóng viên và cả bất cứ ai mê nghề báo. Sau khi vượt qua được những bài thi, thời gian kiểm tra và vượt qua cả những thí sinh khác, người được giữ lại báo vẫn phải tiếp tục chịu áp lực với công việc của một phóng viên tập sự-nghĩa là phải luôn luôn tiến bộ, luôn luôn cố gắng vì những gì họ vừa đạt được chỉ mới là sự bắt đầu. Chỉ chừng nào những “phóng viên tập sự” này thực sự sẵn sàng, nghĩa là đã qua thời gian thử thách và qua cả những giúp đỡ, dạy dỗ mà những người đi trước truyền lại cho họ, họ mới được bước chân vào con đường thực sự của công việc mà một nhà báo phải đeo đuổi. Có một điều khi tiếp xúc với các phóng viên tại báo Tuổi Trẻ mà chúng tôi nhận thấy là họ rất trẻ nhưng thực sự rất năng động và rất chuyên nghiệp. Một phóng viên chỉ vừa bước qua thời gian tập sự tại báo cũng có thể viết những bài viết rất hay, có khai thác, tìm tòi và khám phá ấn tượng không thua bất cứ một phóng viên nào khác đã làm việc lâu năm tại báo. Như phóng viên Hiếu Trung, anh còn rất trẻ và mới chỉ có thời gian gần một năm rưỡi bước chân vào làm việc tại báo nhưng đã được cử đi tác nghiệp tại Lebanon (Ly-Băng) khi bắt đầu nước này bị Israel đánh phá và Indonesia sau cơn động đất khủng khiếp năm 2006.

2. Những tiêu chí chọn lựa phóng viên vào làm việc ở ban Quốc Tế ở các toà soạn Tại mỗi toà soạn, công việc tuyển phóng viên có những đặc điểm riêng và những tiêu chí lựa chọn rất riêng. Tuy nhiên, trong phần này, qua quá trình tìm hiểu, chúng tôi quyết định khảo sát kĩ lưỡng hơn về 4 nội dung tiêu chí mà cả 3 tòa soạn đều quan tâm nhưng mức độ khác nhau và đây cũng là những nội dung cơ bản sẽ ảnh hưởng nhiều đến khả năng tác nghiệp của phóng viên của ban Quốc Tế. Đó là : yêu cầu về ngoại ngữ, yêu cầu về nghiệp vụ báo chí, yêu cầu về kiến thức chuyên môn phụ trách, yêu cầu về khả năng sử dụng thiết bị kĩ thuật cao và tự vạch kế hoạch khi tác nghiệp ở xa.

14 Công việc về báo chí là một công việc mà ai cũng có thể làm nếu đam mê và có trau dồi. Chính bởi thế, phóng viên làm việc ở các tờ báo ở thành phố Hồ Chí Minh hiện nay có rất nhiều người làm “trái nghề” so với ngành mình đã học.Tại ban Quốc Tế ở cả ba tờ báo được khảo sát, phần đông phóng viên làm việc chuyên nghiệp về ngoại ngữ hoặc tốt nghiệp đại học một ngành ngoại ngữ ra. Hiện nay, tại thành phố Hồ Chí Minh, đại học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn TP.HCM vẫn là nguồn cung cấp cử nhân báo chí chính cho các toà soạn. Tuy nhiên, tại ban Quốc Tế, tỉ lệ phóng viên tốt nghiệp báo chí đặc biệt lại không cao. Tại Thanh Niên chỉ có phóng viên Trùng Quang đã tốt nghiệp Báo Chí , nhưng là sau khi anh đã làm việc ở các báo một thời gian lâu. Còn tại Sài Gòn Giải Phóng, cũng chỉ có trưởng ban Nguyễn Thị Lệ học Văn khoa ra và phóng viên Thuỵ Vũ vừa tốt nghiệp Báo Chí tại chức. Tuổi Trẻ hiện nay hoàn toàn không có phóng viên tốt nghiệp cử nhân Báo Chí làm việc tại ban Quốc Tế mà hầu hết là các phóng viên ngành ngoại ngữ, ngoại thương đang công tác tại ban. Ngoài yêu cầu về ngoại ngữ ra, tại cả 3 toà soạn này, yêu cầu về khả năng viết báo cũng được đặt ra tuy có những mức độ khác biệt. Duy có 1 điểm chung là phóng viên ban Quốc Tế khi viết bài không phải là dịch, không phải sao chép nguyên xi mà là tổng hợp, khai thác, viết theo quan điểm của tờ báo mình. Tại Sài Gòn Giải Phóng, yêu cầu về khả năng viết báo được thẩm định sau thời gian thực tập, yêu cầu này mang tính quyết định cao về khả năng được giữ lại công tác của phóng viên tập sự vì dù có làm ở ban nào thì phóng viên đều phải viết thông thạo. Còn tại Thanh Niên, ngay khi qua khỏi thời kì thực tập (như trước kia) và đã được chọn qua kì thi thì chắc chắn phóng viên đã phải có khả năng viết. Khi vào ban Quốc Tế, công tác có thể khác đôi chút nhưng khả năng ngoại ngữ cộng với khả năng viết nhanh chóng giúp phóng viên thích nghi. Tại báo Tuổi Trẻ, như chúng tôi đã trình bày quá trình thi tuyển phóng viên đã nói ở phần 1.1 của chương này,chúng ta có thể thấy yêu cầu về ngọai ngữ (đặc biệt là tiếng Anh, là yêu cầu hàng đầu và hòan thiện nhất mà báo này yêu cầu phóng viên phải đạt được(như phần thi nghe, nói, đọc, viết tin...). Khi khảo sát một số phóng viên tại ban,tất cả những phóng viên này đều sử dụng tiếng Anh rất chuyên nghiệp - tốt nghiệp ngành Tiếng Anh các trường đại học về ngọai ngữ hoặc các ngành chuyên về ngôn ngữ. Chúng tôi đặc biệt đánh giá cao yêu cầu phóng viên phải “mạnh” tòan diện về ngôn ngữ và phải có khả năng

15 sử dụng tốt ngôn ngữ khi tác nghiệp ngoài môi trường toà soạn mà Tuổi Trẻ đã đặt ra.Về nghiệp vụ báo chí, toà soạn báo Tuổi Trẻ là nơi thường xuyên có các khoá học ngắn hạn về kĩ năng tác nghiệp, nâng cao trình độ... giúp các phóng viên, ngoài sự thích nghi và tự học tập trong thực tế theo kiểu “nghề dạy nghề” còn có thể thích nghi bằng những kiến thức nghề nghiệp trên lý thuyết. Khi được hỏi về yêu cầu nghiệp vụ báo chí của phóng viên ban Quốc Tế, cô Nguyễn Thị Lệ, trưởng ban Quốc Tế báo Sài Gòn Giải Phóng cho rằng : “nghiệp vụ báo chí rất quan trọng với phóng viên của ban nên ngay từ ngày đầu được tuyển vào, phóng viên đã phải học một khoá học bắt buộc về báo chí do toà soạn tự tổ chức và soạn thảo giáo trình. Sau khóa học nhỏ này thì những kĩ năng cơ bản nhất của nghề báo đã được phóng viên hiểu và thực hành. Những kinh nghiệm nghề nghiệp còn lại sẽ được truyền đạt qua thực tế bởi những đàn anh.” Như vậy, tại cả ba toà soạn, yêu cầu nghiệp vụ cơ bản nhất cho phóng viên của ban Quốc Tế vẫn là khả năng ngoại ngữ vững vàng, chuyên nghiệp. Yêu cầu về nghiệp vụ báo chí sẽ được tính đến thứ hai.Còn hiện tại, tại các toà soạn báo, phương tiện kĩ thuật cao mà các phóng viên thường sử dụng nhất vẫn chỉ là Máy tính có kết nối internet, kĩ thuật truyền hình ảnh và tin bài về toà soạn qua internet. Các phương tiện này ít nhiều là phương tiện kĩ thuật cao nhưng đã ở mức rất phổ biến, đặc biệt là đối với những người làm công việc về thông tin thì càng phải thông thạo. Các phương tiện này không khó sử dụng, không khó trang bị nên tất cả các phóng viên tại ban Quốc Tế ở 3 tờ báo đều sử dụng rất chuyên nghiệp.Còn về kĩ năng tác nghiệp ở nơi xa, chúng tôi sẽ đề cập đến điều này kĩ lưỡng hơn trong phần về tác nghiệp của phóng viên vì nội dung này không được chú ý trong đào tạo phóng viên ở cả hai toà soạn mà đơn thuần chỉ là “nghề dạy nghề” tức trong quá trình tác nghiệp, tự phóng viên sẽ học được qua hướng dẫn của đàn anh đi trước. Có một tiêu chí chọn lựa nữa đối với phóng viên làm việc tại ban Quốc Tế, đó chính là kiến thức về chuyên môn mảng thông tin họ phụ trách. Thực ra đây lại chính là tiêu chí ít được quan tâm nhất tại 3 toà soạn vì nói chung, thông tin Quốc Tế mà báo chí cung cấp hiện nay mang tính phổ thông là chính (vì phải phục vụ số đông bạn đọc và mức dân trí chưa cao) chứ chưa có gì quá chuyên nghiệp, chuyên môn. Chính vì thế, nói chung tại cả ba toà soạn tiêu chí này ít được chú ý. Tuy nhiên, sau quá trình khảo sát, chúng tôi cũng

16 đã thấy rất rõ yêu cầu chuyên môn này ảnh hưởng khá lớn đến nội dung thông tin mà phóng viên trình bày. Khi đặt các câu hỏi đến các phóng viên tại Sài Gòn Giải Phóng về vấn đề ngôn ngữ, phóng viên Lê Việt Anh đã cho một ví dụ về cụm từ “Taxi Way” mà 1 báo đã dịch sai thành “đường chạy của xe taxi” trong 1 bài viết về vụ việc một chiếc máy bay đáp sai đường. Phóng viên Lê Việt Anh cũng lưu ý rằng “Taxi way” đơn giản chỉ là 1 dải đường tại sân bay cho các máy bay khi đáp xuống sẽ đi vào đó, chiếc máy bay trong bài viết đã đi lạc sang đường dành cho máy bay khác chứ không phải lạc vào đường taxi. “Điều này thì chỉ dựa vào kinh nghiệm thôi, nhiều khi từ có nhiều nghĩa lắm”- anh Lê Việt Anh cho biết về những “tai nạn nghề nghiệp” kiểu như thế. Thực ra, anh Lê Việt Anh là người làm việc chuyên nghiệp về dịch thuật từ trước khi làm báo nhiều năm nên những kinh nghiệm như thế này nhiều vô kể và rất quan trọng. Tuy nhiên,chỉ một chuyện nhỏ thế thôi nhưng đã cho thấy sự chuyên nghiệp của phóng viên này. Chính phóng viên Sơn Nguyễn của báo Tuổi Trẻ cũng thừa nhận, do công việc dồn dập và nội dung thông tin hàng ngày lại chỉ là thông tin phổ thông, có bề rộng nhưng không có chiều sâu nên vai trò của phóng viên có chuyên ngành về lĩnh vực thông tin vẫn chưa thực sự được chú ý đúng mức. Phóng viên này cũng cho biết, khi làm việc trong môi trường nhiều áp lực và cường độ công việc như vậy, có muốn dành thời gian lo kiến thức chuyên môn cũng rất khó khăn.

3. Đào tạo phóng viên ban Quốc Tế sau khi tuyển dụng Vấn đề đào tạo là vấn đề lớn của mỗi toà soạn để tạo ra những thế “chân kiềng” vững chãi và ổn định cho hoạt động chung của toà soạn, ít gây ra rúng động trong những khoảng thời gian khắc nghiệt nhất của mỗi tờ báo. Cả hai toà soạn Thanh Niên và Sài Gòn Giải Phóng đều có giai đoạn đào tạo cho phóng viên trước khi vào làm việc. Tuy nhiên, đào tạo chỉ có trước năm 2005, khi báo Thanh Niên còn chấp nhận những phóng viên tập sự vào báo , còn sau này, trong các đợt tuyển dụng, Thanh Niên đã chỉ chấp nhận phóng viên chuyên nghiệp. Nghĩa là quá trình đào tạo đã không còn nữa. Về vấn đề đào tạo phóng viên ban Quốc Tế, tại báo Sài Gòn Giải Phóng chỉ diễn ra đợt đào tạo chung về báo chí khi phóng viên được tuyển mới đầu vào, không chuyên vào ban nào mà chỉ đào tạo chung. Thời gian tập sự kéo dài sau đó (có thể đến hơn 1 năm)

17 chính là thời gian vừa mang tính thử thách, vừa mang tính chất là dạy nghề cho phóng viên mới. Các buổi họp giao ban giữa ngày sau khi 1 bản tin Quốc Tế hoàn tất và được đưa ra báo chính là thời gian nhắc nhở, chỉnh sửa, rút kinh nghiệm về lỗi ngôn ngữ, lỗi thông tin, rút kinh nghiệm trong chọn lựa tin bài, hình ảnh...Buổi họp giao ban này mang tính nội bộ giữa trưởng ban Quốc Tế với các phóng viên trong ban. Có một nội dung mà chúng tôi cũng đã đưa ra khi thảo luận đó là các phóng viên đã làm việc sẵn ở báo được chuyển qua ban Quốc Tế làm việc thì có gì khác so với phóng viên mới. Ở cả hai toà soạn, trưởng ban Quốc Tế anh Đỗ Hùng (Thanh Niên) và cô Nguyễn Thị Lệ (Sài Gòn Giải Phóng) đều cho biết phóng viên có sẵn tại báo chuyển qua ban hầu hết đều là những phóng viên đã chuyên nghiệp và có khả năng đủ để làm việc tại ban. Các phóng viên này không phải trải qua một khoá đào tạo mới nào mà chính là những nòng cốt, trụ cột dẫn dắt hoạt động của ban. Hiệu quả sau đào tạo, điều dễ thấy nhất chính là sự chuyên nghiệp. Với báo Thanh Niên, vì ranh giới giữa đào tạo và làm việc không rõ ràng nên sự chuyên nghiệp này chỉ có thể thấy qua thời gian với nỗ lực tự thân của phóng viên và hướng dẫn ít nhiều của người đi trước. Phóng viên Châu Yên (báo Thanh Niên) nói rằng từ khi phụ trách mảng tin châu Âu chị cũng phải tự tìm thêm thông tin rất nhiều từ sách, báo và các thông tin mang tính tư liệu để tự tìm hiểu thêm. Chúng tôi có tìm hiểu thêm về thời gian sau đào tạo của phóng viên tại ban Quốc Tế, tuy nhiên chỉ có thể khảo sát ở báo Sài Gòn Giải Phóng vì ranh giới giữa đào tạo và làm việc thật sự ở đây khá rõ ràng. Cô Nguyễn Thị Lệ và các phóng viên đã làm việc thời gian dài tại ban (từ 8-10 năm) cho biết, sau thời gian đào tạo, nói chung phóng viên đã có khả năng làm việc độc lập, không va vấp nhiều nhưng những bài học mang tính kinh nghiệm thì phải tốn khá nhiều thời gian để học. Việc chuyển ngữ thông tin và chuyển tải thông tin mang quan điểm chính trị là một việc làm rất phức tạp và đòi hỏi nhiều khâu thẩm tra, xử lí thông tin khéo léo và người viết tin phải có lập trường, quan điểm rõ ràng và vững chắc. Sự tận tình chỉ dạy và không khí làm việc bình đẳng, tôn trọng lẫn vui vẻ tại ban như chúng tôi ghi nhận chính là nguyên nhân kéo các phóng viên lại gần nhau và xoá nhoà khoảng cách học việc-chuyên nghiệp và làm cho việc “học để trở thành phóng viên ban Quốc Tế” tại toà soạn này trở nên bớt phức tạp hơn.

18 Cũng vì công tác tuyển dụng ở Tuổi Trẻ đã rất khắc nghiệt nên khi vào làm “phóng viên tập sự” thì công việc của người “tập sự” đó cũng có vai trò ngang như so với các phóng viên chính thức. Hiện nay tại báo Tuổi Trẻ chỉ có phóng viên Sơn Nguyễn có thâm niên làm việc tại ban lâu nhất là 7 năm, còn lại đều là những phóng viên hoàn toàn mới. Tuy nhiên, công việc tại toà soạn này vẫn diễn ra hết sức bình thường, tiến độ tin bài vẫn đều đặn. Điều đó cho thấy vai trò gần như ngang nhau giữa phóng viên lâu năm và phóng viên tập sự, khoảng cách phân biệt và phân công công việc ở đây không lớn như Sài Gòn Giải Phóng.

4. Phóng viên ban Quốc Tế có thực sự là phóng viên? Chúng tôi quyết định dùng cụm từ “phóng viên ban Quốc Tế” để chỉ chung các phóng viên đang phụ trách mảng thông tin thời sự quốc tế trong ba toà soạn báo mà chúng tôi khảo sát. Có ý kiến cho rằng ở môi trường báo chí nước ta hiện nay “phóng viên ban Quốc Tế” chưa thực sự là những phóng viên mà chỉ là những biên tập viên. Ý kiến này cũng cho rằng gọi là “biên tập viên” vì những phóng viên này thực chất đang chỉ làm mỗi công việc là biên tập, dịch thuật lại thông tin thời sự quốc tế đựơc các hãng tin lớn cung cấp thông qua hệ thống mạng internet chứ không làm các công việc đòi hỏi phải có kĩ năng tác nghiệp của nhà báo thực thụ. Trong từ điển bách khoa Britannica7, mục từ “journalist” (nhà báo) được giải nghĩa là “a writer who aims at a mass audience” nghĩa là “một người viết hướng về số đông đọc giả”. Với từ điển bách khoa Encarta Online8 của Microsoft thì từ “journalist” được giải nghĩa : “somebody engaged in journalism: a writer or editor for a newspaper or magazine or for television or radio”, nghĩa là “một ai đó tham gia vào công việc báo chí: 1 người viết hay 1 người biên tập cho một tờ báo, tạp chí hay chương trình phát thanh, truyền hình”. Từ “reporter”(phóng viên” cũng được giải thích với nghĩa tương tự. Như vậy, từ “phóng viên” được hiểu là “một người viết bài hay làm các công việc về thông tin báo chí tại một tờ báo,tạp chí hay đài phát thanh, truyền hình. Vậy với công việc của

7

www.britannica.com

8

www.encarta.com

19 mình là viết tin, bài cho trang thông tin Quốc Tế trên tờ báo ra hàng ngày, những người xử lí thông tin quốc tế phải đựơc xem là phóng viên chứ không phải biên tập viên. Và một yếu tố rất quan trọng khiến những người làm tin quốc tế thực sự là phóng viên đó là họ cũng phải tác nghiệp, làm những công việc đối với thông tin với các kĩ năng chuyên nghiệp của nhà báo chứ không phải đơn thuần là dịch, là ngồi viết lại từ các thông tin của hãng tin lớn. Việc phải chọn tin nào để ưu tiên đăng lên trang báo trong ngày giữa một “rừng” tin tức mà các hãng tin tung lên hàng ngày cũng đã cho thấy khả năng phải lựa chọn thông tin thích hợp với không gian, thời gian chính trị trong nước rồi. Hơn thế nữa, phóng viên ban Quốc Tế viết tin chứ không phải là “dịch tin” như một số người vẫn nhầm tưởng. Các thông tin đựơc các hãng tin cung cấp trên internet là những thông tin theo khuynh hướng riêng của các hãng tin đó, ngoài ra với các hãng tin có kinh doanh tin tức thì họ chỉ đưa lên thông tin thô, không bình luận, không viết theo quan điểm nào. Trong khi đó những thông tin mà các báo đưa đến cho người đọc ở Việt Nam phải là các thông tin theo đúng quan điểm, đường lối lãnh đạo của Đảng Cộng Sản và đôi khi có bình luận của các nhà báo về vấn đề đó theo quan điểm của tờ báo mà họ đang làm việc.Chính vì thế, khi viết tin, phóng viên ban Quốc Tế không thể nào chỉ sao chép đơn thuần hay không có bình luận gì hoặc viết sai quan điểm.Chỉ riêng sự lựa chọn, viết thông tin và bình luận (khi cần thiết) đã đủ cho thấy khả năng thẩm định thông tin của những phóng viên này ra sao. Nghĩa là họ đã sử dụng đến các kĩ năng tác nghiệp báo chí trong công việc của mình. Họ thực sự là những phóng viên. Hơn thế nữa, phóng viên của cả ba toà soạn đều phải “ra ngoài” tác nghiệp như bất cứ phóng viên bình thường nào. Tại Sài Gòn Giải Phóng, thông tin đối ngoại là thông tin buộc các phóng viên phải đi viết bất cứ khi nào có chỉ thị về thông tin ngoại giao giữa TP.HCM với các đoàn khách đến từ các nước bạn... Phóng viên Thanh Niên và Tuổi Trẻ đều đã phải đi đến các vùng “nóng” trên thế giới với yêu cầu tường thuật, viết bài mà toà soạn giao cho. Phóng viên Đỗ Hùng (báo Thanh Niên) chính là phóng viên Việt Nam duy nhất đến với đất nước Thái Lan (đảo Phuket) và Srilanka ngay sau trận sóng thần kinh hoàng Tsunami. Phóng viên này đã phải vừa tác nghiệp vừa cùng với toà soạn báo Thanh Niên làm công tác vận động cứu trợ từ

20 trong nước cho những người dân đang trong cảnh tang thương, khốn cùng sau cơn sóng thần dữ dội đó. Phóng viên Sơn Nguyễn (báo Tuổi Trẻ) cũng chính là người đã đến Iraq trong những ngày đầu tiên của cuộc chiến tranh tại đây. Phóng viên Hiếu Trung đã đến Lebanon(Ly Băng) cùng những đồng nghiệp của mình trong đợt di tản người Việt lao động tại nước này trong thời gian xảy ra chiến tranh giữa Israel và Lebanon. Vì bản chất công việc và những thành quả mà các phóng viên ở cả ba tòa soạn báo này đã tạo ra, chúng tôi khẳng định rằng họ là những phóng viên thực sự và công việc của họ là tác nghiệp của những nhà báo với thông tin chứ không phải là công việc của một người dịch thuật với bài báo cần chuyển ngữ.

5. Kết luận Năm 2005, báo Thanh Niên đã kết thúc việc nhận phóng viên theo diện “tập sự” (tức chưa thạo việc) tại ban Quốc Tế và nhiều ban khác.Chính vì thế, đa phần phóng viên vào sau này đều là những phóng viên đã chuyên nghiệp và không xa lạ với công việc mới của mình. Cụm từ “đào tạo” đã được mở rộng ra hơn ở toà soạn này : nghĩa là phóng viên học cách quen với phong cách, lối viết của tờ báo để hoà mình vào công việc chung. Mọi khâu ở báo Thanh Niên đã chặt chẽ và khó khăn hơn trước. Đây cũng là biểu hiện tất yếu của một toà soạn báo đang phát triển mạnh và có kế hoạch cho một tương lai lớn. Với Sài Gòn Giải Phóng, một tờ báo mang tiếng nói chính trị trọng yếu của Thành phố Hồ Chí Minh, yêu cầu về lập trường, quan điểm đúng đắn là yêu cầu tiên quyết đối với phóng viên ở bất cứ ban nào. Tuy nhiên, yêu cầu này càng trở nên ngặt nghèo và nghiêm khắc hơn tại ban Quốc Tế, khi công việc liên quan nhiều đến bộ mặt thành phố, quốc gia, thể hiện lập trường chính trị của Đảng và nhà nước ta. Chính vì thế, công tác đào tạo tại toà soạn báo này diễn ra rất bài bản, nghiêm túc và chặt chẽ. Chúng tôi đánh giá cao quá trình tuyển dụng khắt khe và quá trình đào tạo lâu dài, khoa học và thực tế tại báo Tuổi Trẻ. Chính thời gian thử thách đó làm những người thực sự đam mê và đến được với nghề báo một cách công bằng và chân thành vì “lửa” từ những người đi trước truyền lại.

21 Cả ba toà soạn đều có những lựa chọn riêng để sử dụng và tìm được những nội dung đặc trưng mà phong cách mỗi tòa báo yêu cầu phóng viên phải tuân theo. Thời gian đào tạo cũng là khoảng thời gian để phóng viên tự quyết định lại một lần nữa liệu công việc mình đã chọn có thích hợp với mình hay chưa vì nghề báo là một nghề nguy hiểm và nhiều áp lực, vượt qua áp lực ở giai đoạn đầu thì phóng viên mới có thể đeo đuổi công việc và đam mê đến cùng.Và chính vì những lẽ đó, những phóng viên phụ trách thông tin thời sự quốc tế tại các toà soạn báo hiện nay chính thực thụ là những PHÓNG VIÊN.

Chương 3

Tác nghiệp của phóng viên ban Quốc Tế

22 Như những luận điểm đã nêu trong phần 4, chương 2, chúng tôi khẳng định công việc của phóng viên ban Quốc Tế thực sự là công việc của phóng viên báo chí thực sự.Chính vì thế trong chương 3 này, chúng tôi sẽ xoáy mạnh vào 4 nội dung đã nêu về tác nghiệp của các phóng viên với tư cách và vai trò của những nhà báo.

1. Về kĩ năng tác nghiệp ở nơi xa của phóng viên ban Quốc Tế 1.1 Những lợi thế và sức mạnh của thông tin do phóng viên trực tiếp thực hiện tại vùng xảy ra sự kiện Tại phần 1 này của chương 3, chúng tôi đề cập đến một nội dung công việc vốn rất đặc trưng của bất kì nhà báo nào nhưng lại rất đặc biệt đối với riêng phóng viên ban Quốc Tế.Như quan điểm đã nêu rõ ràng ở phần 2.4 của chương 2, chúng tôi khẳng định rằng công việc những phóng viên ban Quốc Tế đang làm thực sự là của những phóng viên.Chính vì thế, khảo sát về khả năng tác nghiệp cũng là một nội dung quan trọng mà trong đề tài này chúng tôi đề cập đến. Ở Vịệt Nam hiện nay, trong điều kiện kinh tế của các toà soạn báo chưa thực sự lớn, việc một tờ báo tạo điều kiện cho phóng viên được tác nghiệp ở xa chính là một nỗ lực vươn đến một bước tiến thực sự trong việc tìm kiếm nguồn thông tin “độc quyền” của tờ báo đó. Khác với thông tin được mua qua các hãng tin lớn, được khai thác trên Internet, được sử dụng qua lời kể của những bạn đọc, cộng tác viên tại quốc gia đó, thông tin do chính phóng viên của tờ báo tường thuật, bình luận từ chính vùng đang xảy ra sự kiện có một giá trị vượt bậc. Đầu tiên, những thông tin theo kiểu “tự thân vận động” đó chứng minh được tiềm lực thực sự của toà soạn báo: có khả năng chi trả cho phóng viên tác nghiệp trên “chiến trường thông tin” tầm quốc tế; có những phóng viên có khả năng thực sự khi tác nghiệp trong “vùng không thích nghi” hoàn toàn xa lạ và nhiều nguy hiểm. Hơn thế nữa, những thông tin do chính phóng viên của tờ báo đó viết, cảm nhận bằng tất cả các giác quan thực của một phóng viên trước hiện trường sự kiện thường đem đến những cảm xúc rất chân thực, nhiều độ “nóng” và ít nhiều mang tính “Việt Nam” hơn cho bạn đọc hơn những bài viết sử dụng của các hãng tin nước ngoài. “Hơi thở cuộc sống” thực sự có trong những bài viết như vậy. Và bạn đọc luôn rộng lượng chọn mua

23 những tờ báo đem được “hơi thở cuộc sống” ấy vào bài báo. Đồng thời, chính những người đọc Việt Nam sẽ cảm thấy gần gũi hơn khi nghe một người Việt kể chuyện cho họ nghe bằng chính tiếng Việt với màu sắc và những chuẩn mực văn hoá Việt. Thông tin do chính phóng viên của báo tường thụât từ vùng sự kiện đó sẽ là những thông tin độc quyền góp phần tạo nên phong cách riêng của tờ báo. Việc nhiều tờ báo trong nước sử dụng cùng một số nguồn tin từ các hãng tin lớn thường dẫn đến việc trùng lặp rất buồn cười và làm mất đi sự phong phú của thông tin trên hệ thống báo chí cả nước.Và những bài viết từ nơi xa gửi về của phóng viên đã thực sự “làm mới” không khí báo chí trong nước khi những sự kiện đặc biệt này xảy ra . Vì những lí do đó, chúng tôi đánh giá rất cao những nỗ lực của các toà soạn khi gửi phóng viên đến những nơi xa đang xảy ra những sự kiện có tầm ảnh hưởng rộng trên thế giới để có thể truyền về những thông tin đặc biệt, mới lạ đến cho bạn đọc. Khi khảo sát ba tờ báo Tuổi Trẻ, Thanh Niên và Sài Gòn Giải Phóng, chúng tôi được biết từ năm 2005 đến nay chỉ có hai toà soạn Tuổi Trẻ và Thanh Niên thực hiện việc đổi mới và nhảy vọt này. Dễ nhận thấy rằng qua những kì tác nghiệp đó, thông tin thời sự trên Tuổi Trẻ và Thanh Niên ít nhiều mang tính tương tác với bạn đọc trong nước khi có sự kiện đó xảy ra. Vì những lí do khách quan nhất định mà toà soạn báo Sài Gòn Giải Phóng chưa có những chuyến tác nghiệp nhân một sự kiện đặc biệt nào của phóng viên ban Quốc Tế. Chính vì thế, trong nội dung phần 1 khảo sát về khả năng tác nghiệp ở nơi xa của phóng viên ban Quốc Tế, chúng tôi chỉ khảo sát tại báo Thanh Niên và Tuổi Trẻ, trong khoảng thời gian từ năm 2005 đến nay với những sự kiện nổi bật mà các phóng viên này đã kịp thời có mặt để bắt kịp nhịp độ của thông tin thế giới và đem lại những ảnh hưởng tích cực đến với đời sống báo chí Việt Nam trong khoảng thời gian qua.

1.2 Tác nghiệp tại nơi xa – những yêu cầu và thử thách với phóng viên ban Quốc Tế Trong phần này, chúng tôi sẽ khảo sát khả năng tác nghiệp của phóng viên ban Quốc Tế tại những điểm nóng thông tin của thế giới trong khoảng thời gian từ 2005 đến nay.Qua thời gian phỏng vấn sâu với các phóng viên tại ban Quốc Tế ở Tuổi Trẻ và Thanh Niên, chúng tôi đã chọn lựa sử dụng thông tin từ những chuyến tác nghiệp của phóng viên Đỗ

24 Hùng (báo Thanh Niên) với chuyến tác nghiệp đến Thái Lan và Srilanka sau đợt sóng thần Tsunami năm 2005, chuyến tác tác nghiệp của phóng viên báo Tuổi Trẻ Sơn Nguyễn đến Iraq khi mới bắt đầu cuộc chiến tại nơi này, chuyến tác nghiệp của phóng viên Hiếu Trung cùng một số đồng nghiệp tại Lebanon ( Ly Băng) khi Israel tiến đánh nước này và chuyến tác nghiệp của anh đến Indonesia trong đợt động đất kinh hoàng tại nước này năm 2006. Đặc biệt, tại báo Thanh Niên nói riêng, chúng tôi cũng có khảo sát về văn phòng đại diện hoạt động tại Thái Lan của báo với hai phóng viên Thục Minh và Việt Phương đang làm tại văn phòng này. Chúng tôi cũng khảo sát thêm thời gian các phóng viên tác nghiệp trong đợt hội nghị thượng đỉnh APEC diễn ra ở Việt Nam năm 2006 vừa qua, tuy nhiên phần này sẽ không phải là trung tâm trong việc đánh giá phương thức làm việc, khả năng tác nghiệp của các phóng viên ban Quốc Tế vì nhiều lí do, tại đợt hội nghị này, các phóng viên của các báo Việt Nam đã không thể làm gì nhiều vì những quy định nghiêm ngặt về an ninh của hội nghị. Vào những ngày đầu của năm 2005, nhân dân các nước quanh vùng biển Ấn Độ Dương đã phải trải qua cơn ác mộng của đợt sóng thần Tsunami thảm khốc giết chết hàng nghìn người. Sau khi cơn bão vừa đi qua vùng biển xinh đẹp trên đảo Phuket của Thái Lan và để lại nhiều tang thương, chết chóc, phóng viên Đỗ Hùng của báo Thanh Niên đã đựơc gửi đến ngay “điểm nóng” để tường thuật, viết bài về thảm hoạ. Tuy nhiên đó mới chỉ là bước thứ nhất của kế hoạch tác nghiệp mà báo Thanh Niên giao cho anh. “Ý đồ” quan trọng nhất mà tờ báo này thực hiện chính là những thông tin mà phóng viên Đỗ Hùng gửi về sẽ là những lời kêu gọi các nhà hảo tâm giang rộng vòng tay nhân ái của người Việt đến với những đất nước mà hàng triệu người dân đang hấp hối, lay lắt sau cơn thảm hoạ. Trong chuyến công tác này, phóng viên Đỗ Hùng đã viết bài cho phần tin Quốc Tế từ ngày 31 tháng 12 năm 2004 đến ngày 09 tháng 01 năm 2005, tổng số bài là 8 bài viết lớn , mỗi bài viết thường đều trên 1000 chữ.Yêu cầu của toà soạn khi phóng viên Đỗ Hùng được cử đi là mỗi ngày anh đều phải viết bài về toà soạn trước giờ báo lên khuôn để đảm bảo tiến độ phát hành của tờ báo. Phóng viên Đỗ Hùng cho là mình đã rất may mắn vì nơi anh phải đến là Thái Lan vì ngay sau ngày xảy ra sóng thần, toà soạn đã yêu cầu anh phải lên đường và đến Thái Lan thì người Việt không cần có visa, nếu không anh đã không thể đến nơi kịp thời gian

25 được. Trong suốt thời gian ở Thái Lan, anh Đỗ Hùng cho biết mình đã không gặp nhiều trở ngại về ngôn ngữ vì người Thái sử dụng tiếng Anh rất nhiều và khi liên hệ đến các cơ quan của Thái Lan anh cũng gặp được sự nhiệt tình hợp tác của họ. Anh Đỗ Hùng cũng cho biết do bản thân anh là đến từ báo Thanh Niên, một tờ báo nói chung có uy tín lớn trong và ngoài nước nên chính uy tín này cũng đã giúp anh nhiều để gặp được sự hợp tác nhiệt tình đó. Cũng một phần vì thiệt hại quá lớn nên các nước gặp nạn đều mong muốn các lực lượng truyền thông thông tin đến nhiều nơi trên thế giới để họ có thể gặp được sự trợ giúp càng nhiều càng tốt từ nhiều phía. Đó có lẽ cũng là sự thuận lợi mà các cơ quan này dành cho anh. Yêu cầu mang tính áp lực đối với phóng viên này trong chuyến công tác chính là áp lực về thời gian hạn hẹp nhưng buộc phải có bài đều về toà soạn. Ở Thái Lan, việc giữ liên lạc với toà soạn không quá khó khăn vì đây là một đất nước khá hiện đại, thiết bị kĩ thuật không thiếu. Tuy nhiên, áp lực về bài viết vẫn rất lớn với yêu cầu của toà soạn là “phải có bài, càng nhiều càng tốt và không hạn định”. Phóng viên này đã lo lắng khi đến nơi mình sẽ phải viết về cái gì. “nhưng khi mình đến thẳng vùng xảy ra thiên tai thì không thiếu gì đề tài để viết, chỉ còn lại khó khăn là những vùng ấy hoang tàn hết rồi, để gửi bài thì phải đi rất xa”- phóng viên Đỗ Hùng nhớ lại những ngày đầu đến Thái Lan. Khi đó, những vị cứu tinh chính là những tài xế taxi địa phương.Họ rành tiếng Anh, rất thuận lợi trong giao tiếp và rất thông thạo địa phương nên việc tìm ra một địa điểm liên lạc cho khách không còn là vấn đề. Những ngày này, anh Đỗ Hùng đã gửi bài và ảnh về toà soạn bằng email qua internet và fax. Đến Srilanka, phóng viên này cũng không gặp khó khăn nhiều về ngôn ngữ vì đây là đất nước sử dụng tiếng Anh như ngôn ngữ thứ hai. Đồng thời khi tiếp xúc với chính quyền địa phương, phóng viên này cũng đã nhận được sự giúp đỡ rất nhiệt tình để anh có thể tác nghiệp tốt. Tuy nhiên, Srilanka không phải là một đất nước giàu có. Hơn thế nữa, để đến được những vùng đã chịu cơn thảm họa, anh đã phải đi rất xa. Đó là những vùng hẻo lánh. Phóng viên Đỗ Hùng cho biết viết bài thì không khó gì nữa, chụp ảnh cũng không lo như trước khi mình đến nơi, giờ chỉ còn lại tìm cách nào để có thể gửi bài về toà soạn. Những vùng hẻo lánh này không hề có internet hay bất cứ phương tiện liên lạc hiện đại nào, lại còn bị phá huỷ hết sau cơn sóng thần. Có những ngày phóng viên này phải đi

26 đến gần trăm cây số để tìm ra một nơi có thể gửi bài về toà soạn. Sự chênh lệch múi giờ không quá lớn nhưng nhiều khi nó làm gia tăng sức nặng thời gian đối với anh. Phóng viên Đỗ Hùng đã thực hiện chuyến công tác này trong vòng hai tuần. Thành quả lớn nhất mà anh và tập thể báo Thanh Niên đã làm được chính là những bài viết về cơn sóng thần đó đã giúp báo Thanh Niên cùng với bạn đọc đưa được những tấm lòng hữu ái không biên giới đến với cảnh màn trời chiếu đất mà người dân đang sống trong thiên tai phải chịu. Trong số báo ngày 07 tháng 01 năm 2005, trang “Thời sự quốc tế”- trang 11, đã có đăng bài về chuyến hàng cứu trợ đầu tiên mà báo Thanh Niên thực hiện tại một trại tị nạn ở Trincomalee (Srilanka). Chúng tôi đánh giá cao những việc làm mà báo Thanh Niên đã thực hiện sau khi đợt thiên tai khủng khiếp này xảy ra và gây ảnh hưởng đến đời sống của dân cư rất nhiều quốc gia ven bờ Ấn Độ Dương. Việc cử phóng viên đến hiện trường đã là một nỗ lực rất lớn của tờ báo nhưng việc thực hiện được một hoạt động từ thiện lại còn là một nỗ lực lớn hơn rất nhiều. Báo Thanh Niên đã biết sử dụng sức mạnh thực sự của hoạt động truyền thông đại chúng trong công tác cứu trợ sau sóng thần này. Hành động này của báo Thanh Niên còn chứng tỏ tờ báo đã không còn xem thế giới là một phạm vi tách rời với những hoạt động trong nước nữa. Hoạt động báo chí của nước ta nhiều khi vẫn mang tính địa phương, cá thể và ít nhiều tách rời với thế giới và chính báo Thanh Niên đã góp phần vào sự “phá rào” để đưa báo chí “hội nhập” cùng với quá trình hội nhập của nền kinh tế nước ta. Những nỗ lực riêng phóng viên Đỗ Hùng đã thực hiện, từ viết bài, tự tác nghiệp tại nơi xa cho đến việc sử dụng hợp lí những chuyến hàng cứu trợ, đưa tình người Việt Nam đến nhân dân các nước bị nạn đã cho thấy phóng viên này đã hoàn thành rất tốt công việc tác nghiệp tại nơi xa với khả năng tự vạch kế hoạch và làm việc rất chuyên nghiệp, để lại nhiều ấn tượng tốt về Việt Nam với bạn bè quốc tế. Trong suốt quá trình kể lại công việc tác nghiệp của mình trên đất bạn, khó khăn lớn nhất mà phóng viên Đỗ Hùng luôn băn khoăn, đó là sự thiếu thốn phương tiện kĩ thuật để dẫn đến việc liên lạc về toà soạn rất khó khăn, nhiều khi bài viết tưởng không thể chuyển về kịp thời gian báo lên khuôn.

27 Và đây cũng chính là những khó khăn mà phóng viên Hiếu Trung, Sơn Nguyễn (báo Tuổi Trẻ) khi đi tác nghiệp ở xa gặp phải. Phóng viên Hiếu Trung khi đến Lebanon cho chuyến công tác đưa người lao động Việt Nam về nước an toàn trong cuộc chiến tranh Lebanon và Israel đã gặp rất nhiều khó khăn. Vì toà soạn đã dự đoán sẵn tình huống nên anh được trang bị một điện thoại vệ tinh (giống điện thoại thường, có một đầu kết nối với vệ tinh, có thể kết nối internet cho máy tính). Tuy nhiên, để kết nối internet bằng điện thoại này anh phải mất rất nhiều thời gian, chi phí khá đắt (khoảng 10 USD cho một lần sử dụng) và kết nối thường không bảo đảm. Trên các đoạn chuyển tuyến bay anh buộc phải sử dụng điện thoại này là phương tiện kết nối internet để gửi bài về toà soạn. Còn khi đã đến Lebanon, phóng viên này sử dụng internet trong khách sạn mà anh lưu trú khi công tác. Tại Iraq, phóng viên Sơn Nguyễn (báo Tuổi Trẻ) đã dùng dịch vụ điện thoại vệ tinh mà anh gặp tại nơi tác nghiệp để có thể gọi về toà soạn để đọc bài. Anh cũng đã phải nhờ đến thiết bị của Tân Hoa Xã để có thể fax bài về toà soạn hoặc phải tự xoay xở và nhờ thiết bị của Reuters để có thể chuyển bài về toà soạn. Vì điều kiện của các báo ở Việt Nam chưa cho phép nên các thiết bị kĩ thuật cao mà các phóng viên ban Quốc Tế được sử dụng thực sự chưa đầy đủ để quá trình tác nghiệp của các anh chị diễn ra thuận lợi. Hầu hết trong các chuyến tác nghiệp ở xa, các phóng viên này “tự thân vận động” linh hoạt để xoay xở chuyện phương tiện là chính. Các trung tâm báo chí của nước ngoài, các mối quan hệ với phóng viên các hãng tin lớn trên thế giới chính là sự lựa chọn của các phóng viên này trong khi gặp khó khăn. Nói chung, phóng viên Việt Nam không gặp quá nhiều khó khăn trong việc tiếp cận này vì bản chất Việt Nam được nhìn nhận là một quốc gia hoà hiếu và tinh thần làm việc của các phóng viên người Việt mang nhiều ý nghĩa xây dựng nên rất được ủng hộ. Nếu nhìn vào sự “trang bị đến tận răng” như các phóng viên người Việt vẫn gọi các đoàn phóng viên của AP, CNN hay AFP thì chúng ta không thể nào so sánh. Trình độ kĩ thuật của nước ta chưa đủ và các toà soạn báo cũng chưa đủ lực để chi trả cho những phương tiện đó. Chính trong sự khó khăn, các phóng viên ban Quốc Tế này đã thực sự thể hiện bản lĩnh của mình và cũng chính từ những điều hết sức cơ bản này, chúng tôi trân trọng gọi họ là những nhà báo, phóng viên thực thụ trước bất cứ sự nghi ngờ và cái nhìn lệch nào về công việc của họ.

28 Có thể tóm lại, về vấn đề tác nghiệp ở xa, khó khăn mà các phóng viên thường gặp nhất chính là sự thiếu thốn thiết bị kĩ thuật để giữ liên lạc với toà soạn và sự chênh lệch múi giờ ảnh hưởng đến việc gửi bài, thời gian báo lên khuôn là áp lực rất lớn. Tuy nhiên, thật đáng trân trọng là khả năng tự xử lí tình huống, tự vạch kế hoạch để kịp tiến độ tin bài tại toà soạn của các phóng viên này rất cao. Và chính các toà soạn, khi chọn phóng viên để tung ra trong những đợt có sự kiện lớn như vậy, phóng viên của họ cũng phải là những người xứng đáng với sự “chọn mặt gửi vàng” đó. Đi cùng với những thú vị bất ngờ mà mọi phóng viên đều mong muốn khi đến với “ vùng đất lạ” bao giờ cũng là những thử thách. Và với tư cách là người thực hiện nghĩa vụ quan trọng đó của cả tờ báo, họ phải vượt qua tất cả các thử thách đó bằng nỗ lực của bản thân. Với Tuổi Trẻ và Thanh Niên, như chính các phóng viên tâm sự, toà soạn luôn đứng phía sau họ và sẵn sàng giúp đỡ họ khi khó khăn, nhưng dù sau có những khó khăn mà công việc đòi hỏi họ phải tự vượt qua. Với nghề báo, sự tự thân là một yếu tố rất quan trọng. Cuối cùng, nói về kĩ năng tác nghiệp ở nơi xa, chúng tôi xin đề cập đến một trường hợp đặc biệt của phóng viên Việt Phương đang hoạt động tại văn phòng đại diện tại Bangkok của báo Thanh Niên. Trả lời phỏng vấn qua email, phóng viên này cho biết về những khó khăn của anh khi tác nghiệp ở Thái Lan : “Đã là một nhà báo thì tính thích nghi và hòa đồng phải cao và nhanh. Tuy nhiên khi tác nghiệp ở nước ngoài thì cũng có nhiều điều đáng lưu ý. Về văn hóa, phong tục, trước khi đi thì mình phải tìm hiểu rõ về văn hóa và phong tục nước mình sắp đến. Xem có điều gì đáng lưu ý không, có gì phải tránh không? Ví dụ như người Thái rất sùng vua. Khi làm việc ở Thái mình cũng phải bày tỏ sự tôn kính đối với vị vua của họ. Họ cũng rất sùng đạo Phật và tính tình họ rất hòa nhã, niềm nở. Họ không thích nghe ai quát tháo cả. Họ hay cười và vì vậy mình cũng phải cười lại với họ. Về đồ ăn thì cố mà thích nghi thôi. Sự kỳ thị thì tất nhiên đôi lúc sẽ có nhưng mình nên khôn khéo để tránh va chạm. Người bản địa cũng giúp anh nhiều lắm. Họ bày cho anh nói tiếng Thái, nói cho anh biết sự kiện này sự kiện kia đang diễn ra ở đâu, nói cho anh biết phải làm gì nếu gặp tình huống này kia. Đôi khi anh cũng gặp khó khăn trong việc tìm đường đi nhưng cứ cầm theo bản đồ là xong thôi. Tự mò đường và hỏi dân địa phương. Về ngôn ngữ thì cũng gặp khá nhiều trắc trở nhưng anh đang học tiếng Thái. Cũng may ở Thái họ dùng tiếng Anh cũng nhiều. Mà nói chung anh tôn chỉ phong cách

29 làm việc độc lập, tự do. Mình cố gắng xoay sở hết sức mình trước đã, khi nào không làm được thì mới nhờ những người quen.” Tốt nghiệp đại học Webster University, chi nhánh tại Thái Lan, chuyên ngành truyền thông, phóng viên Việt Phương được nhận về báo Thanh Niên từ tháng 09 năm 2006, làm việc tại ban Quốc Tế nhưng ở Thái Lan và cùng với phóng viên Thục Minh phụ trách thông tin về các nước Đông Nam Á. Những khó khăn mà phóng viên Việt Phương nêu trong câu trả lời phỏng vấn ở trên chính là những khó khăn cơ bản nhất mà một phóng viên khi tác nghiệp ở một quốc gia không phải đất nước mình luôn luôn gặp phải. Tuy nhiên, chỉ có với những phóng viên thường trú như anh thì sự khó khăn này mới thực sự là vấn đề đáng phải quan tâm. Còn với những phóng viên chỉ đi công tác ngắn ngày ở nước ngoài, những vấn đề này có thể dễ dàng vượt qua.

1.3 Tác nghiệp ở nơi xa - những kinh nghiệm cần thiết Kinh nghiệm đầu tiên mà phóng viên Hiếu Trung đề cập đến đó là vấn đề ngôn ngữ. Tiếng Anh có thể là ngôn ngữ toàn cầu nhưng không phải là ngôn ngữ ở các vùng địa phương. “Để có thể thuận lợi tác nghiệp trong môi trường địa phương ở các quốc gia nhỏ, tốt hơn hết là có một người Việt thông thạo địa phương và ngôn ngữ dắt mình đi”phóng viên Hiếu Trung đã rút ra như vậy sau những lần tác nghiệp của mình. Trước khi đến trung tâm trận động đất ở Yogyakarta (Indonesia), phóng viên này đã phải tìm và liên lạc với những người Việt ở nơi này và anh đã nhận được sự giúp đỡ của một bạn sinh viên người Việt rất giỏi tiếng Indonesia và thông thạo địa phương. Trong suốt thời gian tác nghiệp tại nơi này, phóng viên Hiếu Trung đã luôn cần đến sự giúp đỡ của bạn sinh viên này, từ nơi nào có internet đến nơi nào có người bị nạn đang được cứu chữa, đến nơi ăn nghỉ đều nhờ có sự giúp đỡ của bạn mà đem lại thuận lợi cho công việc của anh và đồng nghiệp. Báo Thanh Niên đã “ra tay” đúng lúc để nhờ đến sự giúp đỡ của “người bản xứ” là cầu thủ Kiatisak của câu lạc bộ Hoàng Anh Gia Lai. Cầu thủ này đang ở Thái và đã ra phi trường đón Đỗ Hùng và trao cho anh sự giúp đỡ mà toà soạn gửi gắm để anh có thể tiếp tục công việc của mình khi đến Srilanka. Người bản xứ chính là những “sứ giả” tốt nhất đối với các phóng viên khi tác nghiệp tại địa phương. Như phóng viên Việt Phương nói, sự kì thị dân tộc là chắc chắn có rồi, sự

30 cách biệt về văn hoá, ẩm thực, tôn giáo đôi khi cũng trở thành những “tai nạn nghề nghiệp” không hề nhỏ và dễ dàng ảnh hưởng đến công việc. Đây cũng là một yếu tố quan trọng mà các phóng viên khi tác nghiệp cần chú ý để công việc của mình được thuận lợi và không làm ảnh hưởng đến uy tín của đất nước mình. Qua những kinh nghiệm sau một thời gian hoạt động và làm việc tại ban Quốc Tế

1.4 Tác nghiệp ở nơi xa và những vấn đề còn tồn tại Đi cùng với những nét thú vị, độc đáo và tính “độc quyền” của thông tin do phóng viên của các toà soạn tự thực hiện cũng là những vấn đề ít nhiều còn tồn tại mà theo chúng tôi nghĩ nên có những thay đổi hợp lí để cho yếu tố thông tin “độc quyền” ngày một chuyên nghiệp hơn. Thứ nhất, hầu hết các báo đều cố ý “khoe” rằng mình có phóng viên độc quyền đang tác nghiệp tại vùng có sự kiện lớn diễn ra. Sự thông tin này không có vấn đề gì và nó cũng rất cần thiết để thể hiện tiềm lực của toà soạn đối với bạn đọc và đem lại những điểm thú vị, gây sự chú ý cho bạn đọc đối với những thông tin mà mình có. Yếu tố mới, thú vị, độc đáo là hết sức cần thiết đối với báo chí. Tuy nhiên, không nên xoáy quá sâu vào yếu tố này, cố tình phô diễn khả năng của phóng viên trong nhiều bài báo liên tiếp thay vì thông tin sự kiện thật chặt chẽ vì mục đích chính của phóng viên khi tác nghiệp ở nơi xa chính vì những sự kiện này chứ không phải vì việc tác nghiệp của họ. Sự ghi nhận những nỗ lực của phóng viên là rất đáng biểu dương, tôn trọng nhưng sự “khoe tác nghiệp” thái quá lại vô hình chung làm mất đi ít nhiều thiện cảm của bạn đọc với tờ báo. Có thể lấy dẫn chứng cho vấn đề này là bài viết “Hành trình đến toạ độ chết ở Indonesia”9 của phóng viên Hiếu Trung và Quang Hiếu, báo Tuổi Trẻ. Nội dung nguyên văn của bài viết như sau: “ Hành trình đến tọa độ chết ở Indonesia Quang Hiếu- Hiếu Trung (Từ Yogyakarta)

9

Quang Hiếu - Hiếu Trung (2006), “Hành trình đến toạ độ chết ở Indonesia”, báo Tuổi Trẻ, (số ngày 29 tháng 05 năm 2006)

31 Sau gần 12 tiếng đồng hồ gian nan với ba lần đổi chuyến bay và di chuyển bằng xe, lúc 23h đêm 28/5, hai phóng viên Quang Hiếu và Hiếu Trung của báo Tuổi Trẻ đã có mặt ở Yogyakarta. 0h45 ngày 29/5, họ đã gửi những thông tin đầu tiên về tòa soạn. Hai phóng viên Hiếu Trung

Đêm đầu tiên sau động đất, hàng chục ngàn người

(trái) và Quang Hiếu của báo Yogyakarta đã ngủ trên đường phố, trong ruộng rẫy và Tuổi Trẻ đang gửi bài từ Yogyakarta

ngoài sân vì sợ dư chấn. Không có điện, điện thoại bị cắt, khắp nơi là một màn đêm.

10h40 sáng chủ nhật 28/5, tòa soạn ra lệnh "lên đường đến Indonesia". Trong ngày hôm nay chỉ có một chuyến bay của Garuda Indonesia cất cánh lúc 13h40. Chúng tôi gọi điện đến văn phòng của họ ở TP.HCM, đáp lại là những tiếng "tu tu" liên hồi. Bỗng nhớ ra hôm nay là chủ nhật. Gọi đến các đại lý bán vé của họ, đáp lại là những câu trả lời tương tự "chủ nhật không kết nối được với hãng, không có vé, chỉ có lên sân bay thì may ra". 11h50 có mặt ở phòng vé sân bay nhưng cô nhân viên bán vé sau một hồi chạy đi liên lạc quay về với cái lắc đầu "không còn vé nào anh ạ!". Chưa hết thất vọng, cô lại bồi tiếp: "Ngày mai cũng bán hết vé rồi anh. Tuy mong manh nhưng các anh hãy vào trong quầy check in chờ vé giờ chót đi". 12h10: tại quầy check in của Garuda Indonesia, anh Riyoto -nhân viên mặt đất - đồng ý cho đưa tên hai chúng tôi vào danh sách chờ. Trong danh sách có đến năm người và hai trong số họ đã có vé. Anh Riyoto khi biết chúng tôi đến Indonesia tường thuật vụ động đất đã kể rằng trong chuyến bay này cũng có một nhóm năm người vừa sang TP.HCM du lịch nhưng quay về ngay vì có người thân bị nạn trong vụ động đất ở Yogyakarta. 13h nhân viên của Garuda thông báo đã có vé. Có thể thở phào đôi chút.

32 Cộng thêm 45 phút quá cảnh ở Singapore, chúng tôi mất gần 5 tiếng đồng hồ để đến Jakarta. Đi qua cửa hải quan, khi được biết chúng tôi là nhà báo VN đến Yogyakarta đưa thông tin về thảm họa động đất, nhân viên hải quan ở đây vồn vã hẳn. Chỉ một phút sau, giấy tờ của chúng tôi đã được duyệt xong. 18h30: sân bay Soekarno rất tĩnh lặng, nhiều khuôn mặt đầy căng thẳng. Lao như bay đến phòng vé nội địa với chút ít hi vọng sẽ còn chuyến bay đến Solo cách Yogyakarta một giờ xe hơi. Sau ít phút chúng tôi đã cầm trên tay chiếc vé đến Solo khởi hành lúc 20h. Trong phòng đợi chúng tôi chứng kiến một nhóm ba PV của truyền hình Mỹ FOX News "vũ trang đến tận răng" với máy quay phim, thiết bị vệ tinh... cực kỳ hiện đại xuất hiện, cũng hướng đến Yogyakarta. Hầu như mọi tờ báo của Indonesia mà chúng tôi có được trong máy bay, trong phòng đợi đều dành phần lớn số trang đưa những bức ảnh tang thương nhất, gây sốc nhất và thông tin nóng hổi về trận động đất. Kompas - nhật báo lớn nhất Indonesia, Jakarta Post - nhật báo tiếng Anh rồi Pedoman Rakyat đều dành 3 - 5 trang cho trận động đất kinh hoàng. Những bức ảnh do PV địa phương chụp cho thấy thảm họa lớn hơn rất nhiều những gì chúng tôi nhận được từ các hãng tin quốc tế trước đó. Nhất là tình cảnh thiếu thốn ở các bệnh viện. Trên máy bay đến Solo chúng tôi đi cùng với một nhóm của một tổ chức thuốc quốc tế, một nhóm PV truyền hình của AP vừa từ Singapore đến. Một thành viên của nhóm AP cho biết đội truyền hình 20 người của AP đang di chuyển từ nhiều nơi khác nhau từ Bangkok, Hong Kong... để có thể có mặt ở Yogyakarta trong thời gian sớm nhất. Còn cô tiếp viên hàng không khi biết chúng tôi trên đường đến Yogyakarta đã tỏ ra rất ngạc nhiên và hỏi: "Các anh không sợ sao? Lỡ động đất lại tiếp tục xảy ra ở đó thì sao?". "ồ không, đó là công việc của chúng tôi mà". 23h đêm, sau khi đi taxi hơn một giờ đồng hồ dưới mưa, chúng tôi đã đến Yogyakarta. Không khí ở đây rất tĩnh lặng. Có gì đó rất buồn bã. Chúng tôi dừng chân ở khách sạn

33 Saphir, một loạt chảo của các hãng tin nước ngoài đã dựng lên nhưng đáng tiếc không còn chỗ cho chúng tôi. Cô tiếp viên sau khi tốt bụng ghi hai địa chỉ khách sạn khác đã nói với thêm rằng chắc là khó có chỗ lắm. Và đúng thật, đến khi gửi bài về chúng tôi đã chuẩn bị tinh thần cho một đêm trắng...” Toàn bộ bài viết được trích dẫn ở trên, hai phóng viên báo Tuổi Trẻ chỉ kể toàn bộ về hành trình của mình đến với vùng động đất tại Indonesia.Tuy nhiên, với những chi tiết như việc liên hệ để mua vé máy bay hay khách sạn không còn phòng, hay việc cô tiếp viên chỉ chỗ khách sạn khác cho các phóng viên...hoàn toàn không là thông tin cần thiết và quan trọng để viết thành một bài báo như vậy vì đó không phải là những thông tin đặc biệt hay quan trọng ảnh hưởng lớn đến quá trình tác nghiệp của các anh. Đó đơn thuần chỉ là những sự việc hàng ngày mà trong tình trạng như vậy ai cũng có thể gặp phải với những ứng xử thông thường, không phải là thông tin mới, lạ, có ý nghĩa xã hội mà một bài báo đòi hỏi. Bản chất của nhà báo là sống với công việc thầm lặng và thứ chính yếu họ quan tâm là thông tin chứ không phải họ được...lên báo bao nhiêu lần. Thứ nữa, hầu hết các bài viết của phóng viên Việt Nam khi đến các “điểm nóng” trên thế giới ít nhiều còn nặng tính miêu tả. Sự miêu tả góp phần làm thông tin thú vị,chi tiết, tường tận và làm thoả mãn nhu cầu thưởng thức thông tin “nóng” của độc giả. Nhưng đôi khi, sự miêu tả quá cặn kẽ, với quá nhiều chi tiết nhỏ ít liên quan đến vấn đề chính đôi khi lại làm thông tin bị loãng, bài báo ít nhiều không còn đạt được tính chất “tinh gọn” mà nó cần phải có nữa. Như trong bài viết của phóng viên Đỗ Hùng (báo Thanh Niên) trong loạt bài tường thuật từ vùng bị sóng thần Tsunami, khi anh đến Srilanka, có bài viết “Chia sẻ nỗi đau cùng Srilanka”10. Trong bài viết này có đoạn : “Rời miền Nam điêu tàn và thủ đô Colombo đầy những lá cờ trắng tang tóc, chúng tôi đi xuyên qua lòng đảo quốc Sri Lanka để đến thành phố cảng Trincomalee ở vùng Đông Bắc. Lòn dưới bụng Hổ Tamil 10

Đỗ Hùng (2005), “Tường thuật của phóng viên Thanh Niên từ Sri Lanka:Chia sẻ nỗi đau cùng Sri Lanka”, báo Thanh Niên, (số ngày 06 tháng 01 năm 2005)

34 Nếu nhìn trên bản đồ về ảnh hưởng của trận sóng thần ngày 26/12 vừa qua, dải đất phía đông đảo quốc Sri Lanka như một bộ ngực ưỡn ra hứng chịu quả thôi sơn của lòng biển cả. Các số liệu thống kê cũng cho biết vùng đất này là nơi chịu thiệt hại nặng nề nhất về người và của tại đất nước Sri Lanka. Thành phố cảng Trincomalee nằm ở mạn Đông Bắc cũng là một nơi điêu tàn sau cơn thảm họa. Từ thủ đô Colombo muốn đến Trincomalee phải đi xuyên qua vùng đất phía Bắc đảo Sri Lanka, nơi vốn là lãnh địa của lực lượng Những con hổ giải phóng Tamil. Cảm giác dấn thân vào khu vực từng chứng kiến cuộc nội chiến kéo dài 20 năm tại Sri Lanka có một chút gì đó rất khó tả. Mặc dù anh lái xe Anton nói rằng bạo lực không còn xảy ra trong vòng 2 năm nay nhưng sự e ngại vẫn bao trùm lên chuyến đi. Sau khi rời Colombo và đi qua thành phố Kurunegala ở miền Trung, xe bắt đầu tiến vào rừng rậm. Những cánh rừng bạt ngàn như chưa hề có bàn tay con người tác động. Chốc chốc, những đàn khỉ, hươu, nai và cả voi rừng chạy nhởn nhơ giữa lòng đường, ngay trước mũi xe. Cảnh vật tuyệt vời chẳng khác gì trong các bộ phim khám phá của kênh truyền hình Discovery, tiếc nỗi không có dịp dừng lại để ngắm vì thời gian quá gấp. Sau khi vượt qua những cánh rừng già thanh bình và những thị trấn đầy bụi đỏ, xe chúng tôi bắt đầu tiến vào vùng đất vốn là lãnh địa của phong trào Hổ Tamil. Không khí ở đây không còn lãng mạn như đoạn đường chúng tôi vừa vượt qua trước đó. Vẫn là rừng già nối tiếp rừng già, nhưng ở quãng này, quân đội Sri Lanka đã cho phát quang hành lang hai bên đường rộng gần 2km. Người dân địa phương giải thích chính phủ làm vậy để đề phòng Lực lượng Hổ Tamil phục kích ven đường. Đó là chuyện của quá khứ bởi cuộc nội chiến cũng đã tạm kết thúc. Hai năm trở lại đây, những cuộc đụng độ không còn xảy ra nữa. Tuy nhiên, không khí dải đất vùng Đông Bắc vẫn thấm đẫm "mùi vị quân sự". Suốt đoạn đường từ thị trấn Inamaluwa ở miền Trung đến tận cảng Trincomalee, các chốt kiểm soát của cảnh sát và quân đội dày như nêm cối. Bên cạnh các chốt kiểm soát là những ụ chiến sự làm bằng bao cát, tole hoặc gỗ rừng. Phía sau các lỗ châu mai, chúng tôi thấy những họng súng đen ngòm và những đôi mắt đầy cảnh giác không một phút ngơi nghỉ để bảo vệ cho sự yên bình của vùng đất này. Khi đến thành phố Trincomalee, chúng tôi cảm nhận mùi vị quân sự còn nặng nề hơn. Suốt dọc những dãy phố lụp xụp, chốt gác của quân đội và cảnh sát ken dày. Tường rào các công ty, cơ quan chính quyền

35 và nhà dân đều được gắn những tấm tole hoặc gỗ để chống đạn. Anh tài xế Anton giải thích rằng lửa đạn chiến tranh vốn là nỗi ám ảnh khủng khiếp đối với người dân nơi đây trong nhiều năm qua. Khi khói lửa cuộc nội chiến vừa lắng xuống, họ lại rơi vào một thảm họa khác, thảm họa đến từ đáy đại dương.” Với một bài viết có tựa đề “chia sẻ nỗi đau cùng Sri Lanka” thì phần thông tin trích dẫn được in nghiêng phía trên đây không góp chút gì vào nội dung bài viết mà chỉ mang tính chất dẫn dắt, cho người đọc hiểu thêm về vẻ đẹp của đất nước Sri Lanka, quá khứ của Hổ Tamil, vẻ đẹp của sự hoang sơ... Bài viết bị mang tính chất “du lịch” nhiều hơn. Chỉ cần phần thông tin về cảnh tang tóc cùng với chuyến cứu trợ của báo Thanh Niên được đề cập ở phần sau của bài viết này đã đủ cho nội dung của tựa đề. Sự rườm rà mô tả này phần nào làm chựng lại cảm xúc của người đọc sau khi đọc tiêu đề của bài báo. Tuy nhiên, vì tính chất “độc quyền” của thông tin, có lẽ báo Thanh Niên đã không cắt đi phần này. Tuy nhiên, trường hợp mà chúng tôi nêu ra ở trên đây không phải là cá biệt chỉ có ở báo Thanh Niên và chắc chắn lỗi cũng không phải của phóng viên Đỗ Hùng mà chỉ là do sự quá sa đà vào niềm hãnh diện “thông tin độc quyền” mà bộ phận biên tập đã không xử lí bài viết phóng viên gửi về tốt hơn.

1.5 Nỗ lực hội nhập thông tin quốc tế Những nỗ lực mà các toà soạn báo Thanh Niên, Tuổi Trẻ đã thực hiện nhằm đưa thông tin quốc tế đến gần bạn đọc hơn, sinh động hơn đã được đền đáp bằng chính khả năng và ý thức nghề nghiệp cao độ của các phóng viên ban Quốc Tế. Những phóng viên được tờ báo cử đi đều hoàn thành rất tốt nhiệm vụ. Họ đem thông tin tươi mới, chân thực và “rất Việt Nam” để phục vụ cho chính bạn đọc Việt Nam. Trong điều kiện còn rất nhiều khó khăn, thiếu thốn, những phóng viên này đã thể hiện bản lĩnh thực thụ của mình trong công việc.Họ thổi vào trang viết cái “hồn” thực sự của thông tin và những chân trời xa lạ bỗng trở nên gần gũi, hiện thực hơn trong con mắt bạn đọc. Thông tin mà họ đem đến cho bạn đọc đã thể hiện được sự tận tình, chu đáo của toà soạn, của bản thân tờ báo mà họ phục vụ dành cho bạn đọc. Chính nhu cầu tự thân “tất cả vì

36 bạn đọc” đã đem đến những thành công cho các tờ báo này - một phần nào của thành công đó đã thể hiện qua những trang tin quốc tế “độc quyền” và sinh động như thế.

2. Khả năng ngoại ngữ và nghiệp vụ báo chí Hầu hết các phóng viên đang làm việc tại các tòa soạn hiện nayđều tốt nghiệp đại học một ngành học nào đó có liên quan đến ngoại ngữ ( đa số là ngành tiếng Anh). Cũng có một số ít trong số họ không tốt nghiệp ngành học ngoại ngữ mà là kinh tế, ngoại thương, Luật và có học thêm chuyên sâu về tiếng nước ngoài. Các ngôn ngữ chính tại ba toà soạn mà chúng tôi khảo sát gồm có : nhiều nhất là tiếng anh (100% các phóng viên tại ban Quốc Tế ở cả ba toà soạn đều sử dụng thông thạo tiếng Anh, mạnh nhất khả năng viết, khả năng giao tiếp và nghe không tốt bằng nhưng cũng khá chuyên nghiệp), tại toà soạn Sài Gòn Giải Phóng có hai phóng viên hiện nay đang sử dụng tiếng Trung Quốc làm ngôn ngữ chính trong công việc là phóng viên Lê Việt Anh và phóng viên Thái Hằng, một phóng viên của báo Thanh Niên hiện nay cũng sử dụng song song vừa tiếng Thái Lan vừa tiếng Anh là phóng viên Việt Phương (văn phòng báo Thanh Niên tại Bangkok). Về công việc hàng ngày, các phóng viên tại cả ba toà soạn này đều phải sử dụng internet làm công cụ tìm kiếm thông tin cho trang báo nên ngôn ngữ chính vẫn là tiếng Anh.Hơn nữa, các hãng thông tấn lớn trên thế giới với ưu thế về độ chuẩn xác của tin tức và thời gian nên luôn là ưu tiên chọn lựa khi các phóng viên duyệt tin. Chính vì thế, ngôn ngữ chính mà các phóng viên sử dụng vẫn là tiếng Anh. Riêng phóng viên Việt Phương của Thanh Niên vì môi trường làm việc của anh là đất nước Thái Lan nên phải thông hiểu ngôn ngữ địa phương là điều tất yếu. Báo Sài Gòn Giải Phóng có thêm ưu thế về thông tin tiếng Trung Quốc. Vì Trung Quốc là quốc gia lớn, ngay sát nước ta và quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội tại quốc gia này có những nét khá giống với giai đoạn hiện nay của nước ta nên thông tin trên các tờ báo lớn của Trung Quốc cũng có ý nghĩa nhất định. Cả ba tờ báo được khảo sát đều xem Xinhua, China Daily như một nguồn thông tin quan trọng nhưng hầu hết đều chỉ sử dụng thông tin bằng tiếng Anh. Với hai phóng viên sử dụng tiếng Trung Quốc, đặc biệt, phóng viên Việt Anh đã từng làm công tác chuyên về dịch thuật, nên

37 thông tin trên các báo lớn, các báo địa phương của quốc gia này cũng đựơc anh theo dõi triệt để cùng một phóng viên mới là Thái Hằng. Trong quá trình tác nghiệp ở nơi xa, phóng viên Tuổi Trẻ và Thanh Niên cũng chỉ sử dụng tiếng Anh trong giao tiếp. Khi đến những vùng địa phương cư dân không sử dụng tiếng Anh thì những bác tài xế taxi biết tiếng Anh trở thành những thông dịch viên cho họ. Phóng viên Đỗ Hùng đã gặp phải tình huống này và các bác tài taxi thực sự là những “vị cứu tinh” trong thời gian anh tác nghiệp tại những vùng hẻo lánh, xa xôi của Thái Lan và Sri Lanka. Phóng viên Hiếu Trung đã nhờ một sinh viên am hiểu tiếng Indonesia giúp đỡ khi tác nghiệp tại đây. Còn khi đến Lebanon, phóng viên này đã nhờ những lao động nhập cư người Việt giúp đỡ. Trong chuyến đi này, anh đã được một phụ nữ người Việt giới thiệu để thuê một người tài xế taxi mà bà quen biết. Người lái xe này chính là một thành viên của lực lượng Hezbolla, ông ta đã đưa phóng viên này đi tham quan, xem xét cả thành lũy của lực lượng này, trò chuyện với binh lính Hezbolla nhưng với điều kiện không chụp ảnh. Cũng chính tài xế này đã giúp phóng viên Hiếu Trung đưa được những kiều bào người Việt đang trong vùng nguy hiểm ra phía ngoài và chuẩn bị các thủ tục về nước an toàn. Hai tình huống mà hai phóng viên gặp ở trên đây đã cho thấy ý nghĩa của việc am hiểu văn hoá, ngôn ngữ địa phương là quan trọng đến thế nào với phóng viên làm công tác có liên quan đến nhiều nền văn hoá, đi lại nhiều quốc gia. Về nghiệp vụ báo chí, như đã đề cập ở trên, nghề làm báo là một nghề ai cũng có thể làm, chỉ cần có niềm yêu thích với công việc thì nghề sẽ tự dạy nghề. Có lẽ vì yêu cầu về ngôn ngữ được đặt lên khá cao tại các toà soạn mà bản thân các sinh viên tốt nghiệp đại học ngành báo chí ít khi nào đáp ứng được yêu cầu đó nên rất ít phóng viên tại ban Quốc Tế ở cả ba toà soạn học chuyên ngành báo chí. Trên thực tế, chúng ta cũng dễ dàng thấy bản thân sinh viên ngành báo chí thi đầu vào là khối C (Văn, Sử, Địa) và khối D(Toán, Văn, Anh) nhưng số đông vẫn là khối C và đây là khối thi không có ngoại ngữ. Chính vì thế, trình độ ngoại ngữ của sinh viên báo chí nói chung không cao, và nếu có thường là do sinh viên tự học ở bên ngoài để phục vụ cho yêu cầu công việc sau này của mình.Tuy nhiên, việc học ngoại ngữ để biết với việc

38 học ngoại ngữ để xem đó như ngôn ngữ thứ hai của mình, sử dụng thông thạo tất cả các kĩ năng và thể hiện được sự thông thạo đó qua văn chương, bài viết là hai việc hoàn toàn khác nhau. Những kĩ năng đạt đến mức tinh xảo, chuyên nghiệp về ngoại ngữ thì chỉ có các sinh viên chuyên ngành ngoại ngữ hoặc đã học ngoại ngữ ở một trình độ cao và có sự rèn luyện liên tục, khoa học trong một thời gian dài. Chính vì những lí do đó, tỉ lệ phóng viên làm việc tại ban Quốc Tế ở các báo có chuyên môn về báo chí là không cao. Cụ thể là báo Thanh Niên hiện nay chỉ có một phóng viên là phóng viên Trùng Quang, đã học tại chức về báo chí. Báo Sài Gòn Giải Phóng có trưởng ban, cô Nguyễn Thị Lệ học văn khoa trước kia, anh Đàm Mạnh Thuỵ Vũ vừa tốt nghiệp báo chí tại chức trong thời gian gần đây. Tuy nhiên, điều đó không nói lên rằng những phóng viên này sẽ không chuyên nghiệp. Như đã trình bày ở phần về đào tạo nguồn nhân lực cho ban Quốc Tế ở chương Hai, tất cả những phóng viên đã bắt tay vào thực hiện bài viết trên trang báo đều thực sự đã là những người rất chuyên nghiệp. Những kĩ năng báo chí được toà soạn đào tạo ban đầu sẽ được rèn giũa, “thử lửa” qua kinh nghiệm, thời gian làm việc, sự cọ xát và va chạm với thông tin, công việc hàng ngày. Qua quá trình xử lí thông tin hàng ngày đó, mỗi phóng viên phải tự tìm ra con đường mình cần phải đi, thông tin mìnhg cần phải chọn lọc, cách viết tin bài mà mình cần thực hiện thật đúng với một số quy tắc... Và chính sự ngày càng chuyên nghiệp của họ đã cho thấy họ đã thực sự là những nhà báo- có chuyên môn báo chí. Một buổi sáng tại phòng của ban Quốc Tế ở báo Tuổi Trẻ luôn bận rộn với những phóng viên liên tục ôm máy điện thoại chờ những cuộc gọi trả lời những thông tin nóng ở nước ngoài và với những phóng viên cắm cúi với màn hình vi tính và hàng lốc tin bài liên tục được cập nhật. Nhịp độ làm việc của họ vô cùng khẩn trương. Các kênh thời sự truyền hình cáp như CNN được theo dõi liên tục với âm thanh lớn. Thỉnh thoảng một phóng viên nào đó ngồi trước radio và nhanh chóng ghi nhận những thông tin mới nhất mới được đưa lên. Khoảng đến hơn 10 giờ sáng thì nhịp độ này dần nhẹ xuống cho đến giờ cơm. Một buổi chiều lại bắt đầu bận rộn như thế. Một bản tin thời sự quốc tế cho ngày hôm sau đã sẵn sàng lên khuôn. Với 4 phóng viên thường trực và một số phóng viên không có mặt ở TP.HCM, văn phòng ban Quốc Tế của báo Thanh Niên rất yên lặng nhưng mang không khí tập trung

39 cao độ của những bản tin quốc tế qua chiếc tivi lớn trong phòng và những khuôn mặt tập trung vào trang viết, liên tục, liên tục cho thông tin của trang 13 vào 3 giờ chiều và thông tin trang 20 vào hạn cuối lúc 5 giờ chiều. Báo Sài Gòn Giải Phóng lại phải đối mặt với 2 thử thách, 2 nhiệm vụ, đó chính là tờ Sài Gòn Giải Phóng ngày và tờ Sài Gòn Giải Phóng 12 giờ, một tờ báo buổi sáng và một tờ báo buổi trưa.Sáng sớm, từ hơn 7 giờ, các phóng viên thực hiện bản tin “Sài Gòn Giải Phóng 12 giờ” đến 10 giờ 30, nghỉ trưa, rồi lại tiếp tục bài viết cho tờ Sài Gòn Giải Phóng sáng hôm sau đang chờ.Tuy có số lượng phóng viên tương đương Tuổi Trẻ và Thanh Niên nhưng Sài Gòn Giải Phóng luôn bận rộn hơn, từng phóng viên phải luôn chú ý đến sự thay đổi của thông tin trên từng trang web mình lựa chọn. Áp lực thời gian đối với các phóng viên ban Quốc Tế ở toà soạn này rõ ràng nặng hơn hai tờ báo kia nhiều.Vì mỗi ấn phẩm của Tuổi Trẻ, Thanh Niên đều do những đơn vị riêng chịu trách nhiệm nên ban Quốc Tế tại hai toà soạn này chỉ phụ trách về tờ báo ngày 7 ấn phẩm/tuần, mỗi ngày một ấn phẩm nên công việc không bị dồn lên gấp đôi như Sài Gòn Giải Phóng. Hơn thế nữa, các phóng viên của Sài Gòn Giải Phóng còn phải chọn lựa thông tin cho trang thời sự quốc tế ở mỗi tờ báo theo một phong cách riêng, với ấn phẩm chính Sài Gòn Giải Phóng thì các bản tin quốc tế mang tính chính thống, nặng thông tin chính trị và nghiêm túc. Trong khi đó ấn phẩm “Sài Gòn Giải Phóng 12 giờ” thông tin mang hơi thở của cuộc sống đời thường, nhẹ nhàng và ít nặng tính chính trị hơn rất nhiều. Để có thể thực hiện được hai trang tin gần như hoàn toàn khác nhau như vậy, cách xử lí nội dung về phương diện báo chí dĩ nhiên cũng gây áp lực không nhỏ cho các phóng viên ở đây. Qua những hình ảnh chúng tôi vừa tường thuật về công việc của các phóng viên tại ban Quốc Tế ở ba toà soạn, hẳn chúng ta cũng thấy họ cũng chịu áp lực về thời gian, áp lực về thông tin và cả áp lực về phương pháp xử lí thông tin nữa. Những phóng viên ấy đang hoạt động và làm việc với thông tin một cách thực sự nghiêm túc với chuyên môn về nghiệp vụ báo chí rất tốt và rất thông hiểu công việc của mình. Một số yếu tố nữa trong nghiệp vụ báo chí như lập trường chính trị của phóng viên, độ nhạy cảm thông tin của phóng viên, cách lựa chọn thông tin qua “bộ lọc” riêng của mỗi cá nhân phóng viên... sẽ được đề cập ở phần “nội dung thông tin mà các phóng viên ở ban Quốc Tế chú trọng khai thác” ngay sau đây. Vì yêu cầu của phần nội dung này có

40 một số điểm phải phân tích nên chúng tôi không nhập chung nó vào phần về nghiệp vụ báo chí nhưng đây chính là một phần của nghiệp vụ báo chí của phóng viên.

2. Nội dung các thông tin quốc tế mà phóng viên ở các ban Quốc Tế chú trọng 2.1 Lĩnh vực thông tin mà ban Quốc Tế phụ trách Ở báo Sài Gòn Giải Phóng hiện nay, thông tin quốc tế mà tờ báo phụ trách vẫn chuyên về mảng thông tin thời sự chính trị xã hội. Cũng vì chức năng của ban Quốc Tế có nhiều liên hệ gắn bó với thông tin ngoại giao nên ban Quốc Tế của tờ báo này phụ trách cả phần thông tin đối ngoại. Đây cũng là điểm chung về hoạt động của ban Quốc Tế ở cả ba tòa soạn. Các phần thông tin về các mảng nội dung như văn hoá, nghệ thuật, thể thao...quốc tế vẫn do các ban chuyên về nội dung này phụ trách chứ không liên quan đến ban Quốc Tế. Nhìn chung, ở cả ba toà soạn báo, ban Quốc Tế được lập ra để phục vụ cho phần tin thời sự, chính trị là chính.Cũng vì bản thân thông tin thời sự quốc tế ảnh hưởng nhiều đến vấn đề hội nhập, ngoại giao và quan hệ giữa nước ta và các nước trên thế giới nên sự chú trọng này ở các tòa soạn là sự lựa chọn rất hợp lí và có ý nghĩa thực sự đối với sự phát triển của tờ báo nói riêng và vị thế của Việt Nam đối với thế giới nói chung. Tuy nhiên, tại báo Tuổi Trẻ, đôi khi các phóng viên tại ban Quốc Tế cũng viết bài cho các trang văn nghệ, giáo dục... khi có yêu cầu “trợ giúp” hay có những thông tin hay mà ban nắm được.Sự linh động để thông tin được thông suốt này cũng phần nào làm hoạt động của ban sôi nổi và nhiều phong phú hơn.

2.2 khu vực thông tin, vùng địa lí và những vấn đề mà ban Quốc Tế nhắm đến Trên bảng phân công chuyên trách của ban Quốc Tế báo Thanh Niên, nhiệm vụ của các phóng viên được phân công như sau: -

Đỗ Hùng: Châu Mỹ

-

Trùng Quang: Trung Đông (gồm các nước ở Trung Đông, vùng Vịnh...), châu Phi, Nam Á.

41 -

Thụy Miên: Đông Á (Nhật Bản, Trung Quốc, CHDCND Triều Tiên, Hàn Quốc, Đài Loan, Mông Cổ), châu Đại Dương, các vấn đề liên quan đến Việt Nam từ góc độ quốc tế, theo dõi Thông tấn xã Việt Nam

-

Châu Yên: Châu Âu (cùng với Nga và các nước thuộc Liên Xô cũ khác)

-

Thục Minh- Việt Phương: Đông Nam Á, các vấn đề liên quan giữa Việt Nam và Đông Nam Á.

Và một ghi chú nhỏ : -

Khi gặp các vấn đề, sự kiện mang tính toàn cầu hoặc có sự giaom thoa giữa các khu vực, ban Quốc Tế sẽ có sự phân công cụ thể.

-

Người được phân công cần nắm rõ tình hình, am hiểu sâu sắc những vấn đề trong khu vực mình đảm trách, đảm bảo không để lọt tin tức quan trọng.

Bảng phân công của báo Thanh Niên như trên chỉ mới được áp dụng từ ngày 21 tháng 02 năm 2007. Theo phóng viên Đỗ Hùng, hiện là trưởng ban Quốc Tế tại tờ báo cho biết trước đây không có phân công này và các phóng viên làm việc theo cách tự tìm kiếm, xử lí thông tin và vào cuối ngày ai có bài hay tin nào đáng chú ý sẽ được sử dụng. Chúng tôi cũng đã được biết, chính phóng viên này là người đã đề ra cách phân công này. Anh cho rằng :“phân công như vậy sẽ tránh được sự chồng chéo, trùng lặp khi chọn lựa thông tin hàng ngày và cũng giúp phóng viên tự tìm hiểu chuyên sâu về vùng mà mình phụ trách được tốt hơn.” Chính các phóng viên tại ban này của báo Thanh Niên cũng cho rằng sự phân công này làm họ bớt “vướng bận” hơn khi phải chú ý đến quá nhiều thông tin ở nhiều vùng khác nhau. Sự thay đổi quá thường xuyên của chính trường thế giới không còn là áp lực lớn như trước đây khi họ phải cùng lúc “bám theo” những sự thay đổi đó. Phóng viên Châu Yên còn cho rằng sự phân công này làm chị cảm thấy dễ dàng hơn, thậm chí chị có thời gian nhiều hơn để tìm hiểu sâu về văn hoá, sinh hoạt tôn giáo, lịch sử... và các vấn đề liên quan đến Châu Âu, là vùng tin chị phụ trách. Theo đánh giá chủ quan của chúng tôi, thông tin được khoanh vùng giúp phóng viên có khả năng tập trung tốt hơn vào vùng tin của mình và những “tai nạn nghề nghiệp” kiểu như bỏ xót thông tin quan trọng hay bỏ lỡ những thay đổi vào giờ chót của một sự kiện lớn nào đó. Đối với những vùng thông tin cách đất nước chúng ta đến nửa ngày thời gian trên múi giờ thì chính lúc toà soạn đã duyệt bài chuẩn bị cho báo ra sáng mai thì có

42 khả năng những thay đổi quan trọng trên sự kiện lại diễn ra. Sự phân công này giúp phóng viên thực sự có trách nhiệm nhiều hơn đối với công việc về vùng tin mình phụ trách theo hơn là kiểu “vơ đũa cả nắm” như trước kia. Về nội dung thông tin mà báo Thanh Niên nhắm vào và thường xuyên chú ý khai thác, phóng viên Đỗ Hùng cho biết là những nội dung thông tin mà độc giả quan tâm nhất.Còn khi làm tin, các phóng viên của ban này nhắm mạnh vào thông tin từ các cường quốc, những quốc gia mà các quyết định trong chính sách của họ có ảnh hưởng đến đời sống toàn cầu, có thể gây ra những thay đổi lớn, kéo dài trên diện rộng. Có thể kể đến những vùng thông tin mà báo Thanh Niên mà báo Thanh Niên thường chú ý nhất là Mỹ - vốn là quốc gia có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của cư dân toàn thế giới, Trung Quốc- quốc gia có dân số đông nhất thế giới và ảnh hưởng mạnh đến đời sống kinh tế, chính trị của Việt Nam. Ngoài ra các “con rồng nhỏ” tại Châu Á như Singapore, Hàn Quốc, Thái Lan... với những biến cố chính trị cũng là điểm đáng quan tâm. Những vấn đề toàn cầu và có ảnh hưởng trên diện rộng như các công tác bảo vệ môi trường, chống AIDS, cúm gia cầm...cũng là nội dung quan trọng. Những vùng thông tin mà chúng tôi liệt kê ở trên thực sự đánh giá được rằng Thanh Niên đã “nhắm” đúng nhu cầu của độc giả và đã biết cách cung cấp thông tin thực sự hữu ích cho cuộc sống của người Việt trong giai đoạn hội nhập này. Với tư cách của báo chí là thông tin mang tính định hướng, sự chọn lựa mà ban Quốc Tế của báo Thanh Niên đang làm đã thực sự chứng tỏ được đẳng cấp và vị trí của tờ báo này trong lòng độc giả. Không nhắm đến thông tin “giật gân”, “lá cải” hay câu khách mà nhắm vào thông tin mang tính thực dụng, hữu ích với đời sống nhân dân mà không hề làm giảm đi tính hấp dẫn, mới lạ mà mọi thông tin báo chí cần phải có – đó chính là sức mạnh mà ban Quốc Tế của tờ báo này đang tạo ra. Đâu cứ phải thông tin nào nghiêm túc, có ý nghĩa thì sẽ không “hấp dẫn” như một số người vẫn quan niệm. Giữa một biển thông tin toàn cầu, để có thể chọn lựa thông tin chính xác và đạt được những yêu cầu như vậy, phóng viên Thanh Niên thực sự phải là những “bộ lọc” cực tốt và có độ nhạy cảm tuyệt vời với thông tin quốc tế. Sự đầu tư thích đáng mà toà soạn này đã thể hiện chính là tờ báo này đã mua thông tin chính thức từ hãng tin Reuters, một tập đoàn thông tin khổng lồ của thế giới. Có một ưu thế từ những thông tin mua này thông tin chính thức, đảm bảo về tính hợp pháp, có bản

43 quyền của thông tin và đồng thời những phóng viên của ban Quốc Tế khi chọn lựa tin bài từ đây sẽ luôn có được những thông tin sớm nhất và hình ảnh rất đẹp, với độ phân giải cao để đảm bảo khi in ra bài báo sẽ có hình ảnh chất lượng tốt. Quyết định “đầu tư” này có lẽ là một quyết định thật sự xứng đáng vì khi đã mua tin, Reuters sẽ luôn dành những thông tin sớm nhất cho khách hàng và luôn có những mẩu thông tin nhỏ “báo động” về những tin tức nóng nhất để các phóng viên có thể biết trước và xử lí cho kịp tiến độ tin bài và không xảy ra tình trạng bỏ xót. Khác với báo Thanh Niên, Sài Gòn Giải Phóng chú ý nhiều đến phần thông tin đối ngoại, mặc dù vị trí của phần tin này rất nhỏ trên trang báo. Cũng cần chú ý ở đây, thông tin đối ngoại là thông tin về những cuộc gặp gỡ giữa lãnh đạo Thành phố Hồ Chí Minh và các cơ quan, các đoàn khách, các tổ chức kinh tế, phi chính phủ.... Những cuộc gặp gỡ này là các buổi họp, các cuộc ghé thăm... mà phóng viên của báo phải đến dự. Chính vì thế, để công việc của phóng thuận lợi với hoạt động của ban tại toà soạn và để phóng viên có thể phối hợp nhịp nhàng với nhau, ban Quốc Tế tại tờ báo này sự phân công như sau: “Lĩnh vực phụ trách thông tin đối ngoại Việt Anh: Đông Á Thuỵ Vũ: Châu Mỹ, Nga Thuỷ Vân: Pháp, Trung Á, Nam Á Hoài Anh: Châu Âu phần còn lại Xuân Hạnh: Trung Đông, Châu Phi, Australia Phân công theo đoàn: 1. Lê Việt Anh – Lê Thuỷ Vân Khu vực : Châu Á + Pháp 2. Lê Việt Anh- Trương Xuân Hạnh Khu vực: Đông Án, Trung Đông, Châu Phi, Australia 3. Đàm Mạnh Thụy Vũ - Nguyễn Thị Hoài Anh Khu vực: Châu Âu (ngoại trừ Pháp), Châu Mỹ” Bản phân công phụ trách này được dán tại ban và có từ tháng 12 năm 2006. Sự phân công này tại ban Quốc Tế của báo Sài Gòn Giải Phóng đã cho thấy tính chất và ý nghĩa

44 chính trị hết sức quan trọng của tờ báo này. Vì Sài Gòn Giải Phóng không đơn thuần chỉ là một tờ báo mà còn là cơ quan ngôn luận chính thức của Đảng bộ và nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh nên những thông tin về đối ngoại là sự thể hiện tinh thần hoà hiếu và sự tôn trọng đối với bạn bè các nước có quan hệ hữu nghị với nước ta nói chung và Thành phố nói riêng. Cái tên “ban Quốc Tế và Đối Ngoại” đã rõ ràng thể hiện hai trách nhiệm công việc tại ban này với toà soạn là quan trọng ngang nhau . Đây chính là khác biệt cơ bản giữa tờ báo này với Tuổi Trẻ và Thanh Niên. Về việc xử lí thông tin quốc tế qua thông tin từ mạng internet, hầu hết các phóng viên tại tờ báo này phụ trách về thông tin tiếng Anh. Riêng phóng viên Việt Anh chuyên về các vấn đề Trung Quốc vì anh sử dụng tiếng Hoa và phóng viên Thuỷ Vân với tin về nước Pháp vì cô sử dụng tiếng Pháp. Không có sự phân vùng thông tin rõ ràng khi xử lí các thông tin Quốc Tế, các phóng viên tại đây vẫn làm tin vào các buổi sáng và chiều sau đó có các cuộc họp giao ban giữa các điểm “gút” trong ngày khi đưa bài lên ban biên tập để chuẩn bị in. Thông tin quốc tế tại báo khai thác ít nhiều phải mang tính thận trọng vì tờ báo có ý nghĩa chính trị rất lớn. Cũng như mọi tờ báo khác, các phóng viên trong Sài Gòn Giải Phóng cũng phải luôn chú ý đến những sự kiện lớn, những tiêu điểm trong ngày và khai thác chúng triệt để. Tuy nhiên, vì tính cố định của trang báo nên nhiều khi những thông tin quan trọng không được mở rộng đủ để thoả mãn sự khát thông tin của bạn đọc. Tính nhất quán, cố định là đặc điểm của tờ báo này nói chung và trang tin quốc tế nói riêng. Tuổi Trẻ lại rất khác. Trong giai đoạn càng gần về sau này, những thông tin quốc tế mà báo Tuổi Trẻ khai thác càng gần gũi và có ý nghĩa với đời sống người Việt. Như phóng viên Sơn Nguyễn (hiện nay là phóng viên công tác lâu năm nhất tại ban Quốc Tế của báo Tuổi Trẻ) cho biết : “Mỗi tờ báo sẽ có tiêu chí riêng của mình. Tuổi Trẻ chú trọng vào những thông tin gần gũi, có sức nặng, gần với Việt Nam, như ASEAN, ở các nước có liên hệ mật thiết về chính trị kinh tế với Việt Nam như Trung Quốc...không quan tâm nhiều đến giết chóc, đánh bom, bạo lực mà mang tính xây dựng là chính.” Những gì mà phóng viên này nói chính là những điểm mạnh và cũng là những gì chúng tôi đã tìm thấy thực sự ở tờ báo này. Những thông tin quốc tế trước kia hầu hết đến với độc giả thường với tâm lí “xem cho biết” thì nay đã mang nặng nhiều ý nghĩa thực tiễn và những kinh nghiệm có giá trị thúc đẩy sự tiến bộ chung về ý thức của độc giả. Thông tin đã ít nhiều

45 mang tính tương tác đối với người đọc chứ không đơn thuần theo một chiều “tờ báo chongười đọc nhận” như trước nữa. Cũng vẫn là những thông tin hấp dẫn, những điểm nóng mà cả thế giới cùng hướng tới nhưng hướng khai thác đã khác đi rất nhiều. Nếu có thể nói ví von, chúng tôi có một sự minh hoạ thế này, trước một thông tin về vụ thảm sát học đường tại đại học Virginia ở Mỹ, báo Tuổi Trẻ đưa ra một số bài viết thông tin về vụ án và các thông tin về ảnh hưởng với người Việt Nam đang học và làm việc tại bang đó cùng một số cảm xúc, suy nghĩ của sinh viên, người dân...Báo Thanh Niên đưa ra liên tục các bài viết chi tiết về vụ án,các bài viết xoay quanh hung thủ, cha mẹ hung thủ, các hình ảnh trên trang tin được cập nhật liên tục cả trên báo trực tuyến, xoay quanh nội tình vụ án là chính, báo Sài Gòn Giải Phóng lại đưa thông tin sau khi cập nhật từ các hãng thông tấn lớn và viết thành một bài chính duy nhất trong ngày. Chúng tôi đánh giá cao bài viết của báo Tuổi Trẻ trong ngày Thứ Tư, 18 tháng 04 năm 2007 vì tờ báo này đã làm một “động tác” đặc biệt hơn những tờ báo khác là thay vì chỉ đưa tin, tờ báo này đã dành một bài viết lớn, chiếm gần trọn hết trang báo “thế giới hôm nay” ở trang 16 của mình cho một bài viết dài hơi của phóng viên Thanh Trúc với đầy đủ sự kiện, bình luận và kết cục của sự kiện (chân dung hung thủ, hậu quả...). Nhưng điểm nhấn của bài báo này chính là một góc thông tin “Du học sinh Việt nam tại trường Virginia kể gì?” do Thanh Trúc và Hồng Thành thực hiện. Chính ở bài viết nhỏ này, người đọc có thể cảm nhận được “cận cảnh” những ảnh hưởng của sự kiện này đối với người Việt Nam, với những bạn trẻ Việt Nam đang hoạt động, học tập tại bang này của nước Mỹ. Hơn thế nữa, những lời kể mang tính chất “người thật việc thật” thay vì các thông tin “vô hồn” từ các hãng tin lớn cung cấp, người đọc đã cảm nhận thấy sự nghẹt thở và bầu không khí rất căng thẳng của sinh viên cùng các thầy cô giáo tại trường này sau vụ thảm sát. Riêng đối với người làm báo, bài viết ấy cũng đã chứng tỏ được “đẳng cấp” của tờ báo này với một mạng lưới thông tin dày đặc, rộng khắp và nhiều thế lực. Thông tin “độc quyền” kiểu này cũng cho thấy Tuổi Trẻ đã là một tờ báo có sức mạnh thông tin lớn đối với bạn đọc trong và ngoài nước. Kiểu so sánh như trên của chúng tôi có phần nào đó hơi khập khiễng đối với thông tin quốc tế ở các toà soạn khác nhau. Chúng tôi hiểu rằng mỗi tờ báo có tiêu chí riêng, phong cách riêng và nhiệm vụ riêng đối với độc giả của mình nhưng cũng xin mạn phép

46 làm so sánh chung để phần nào đó rút ra ý nghĩa và sự khác biệt trong hoạt động của mỗi tờ báo trong không khí báo chí chung của Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay. Quay lại với khu vực thông tin mà báo Tuổi Trẻ quan tâm, chúng tôi cũng muốn đề cập đến các thông tin như văn nghệ, hoạt động xã hội, môi trường mà tờ báo này khai thác. Những bài viết về các hoạt động này trên thế giới ít nhiều đã thổi vào đời sống Việt Nam những cái nhìn mới, đánh giá mới và những cách hành động mới, tiến bộ hơn nơi người trẻ. Chẳng hạn với bài viết về những cái ôm toàn cầu “Free Hugs”11 , tờ báo này đã khuyến khích những công dân Việt trẻ quan tâm tới cộng đồng, xã hội và một phong trào của những bạn trẻ cũng với những cái ôm miễn phí đầy tình người đã ra đời và lan rộng, làm mọi người đến gần nhau hơn, chia sẻ cùng nhau trong sự cô đơn toàn cầu, khi người ta dường đã quên mất nhau vì sự bận rộn. Cách chọn lọc đầy hiệu quả của tờ báo này với các thông tin xã hội đã giúp bạn đọc có được những thông tin thật sự hữu ích, thực tiễn cho cuộc sống của mình. Với vai trò là một tờ báo của người trẻ, của sự tiến bộ, trang thông tin quốc tế của báo Tuổi Trẻ cũng đã đạt được những thành quả hết sức lớn lao, gây ra những ảnh hưởng xã hội rộng lớn và đã góp phần tạo ra một thế hệ công dân Việt ngày càng tiến bộ, có ý thức xã hội nhiều hơn.

3.Phương tiện kĩ thuật và lựa chọn nguồn tin Hiện nay, số lượng bài viết về các vấn đề quốc tế do các phóng viên của ban Quốc Tế của các tờ báo trực tiếp thực hiện tại hiện trường sự kiện còn rất ít. Ngoại trừ những sự việc rất lớn, có ảnh hưởng đến người Việt tại quốc gia sở tại hay có ảnh hưởng quốc tế sâu rộng, hầu hết các bài viết của phóng viên ban Quốc Tế vẫn chủ yếu khai thác tại các trang tin lớn của thế giới. Các nguồn tin miễn phí vẫn là thông tin chủ yếu được sử dụng. Các tên tuổi như AP, AFP, CNN, UPI, BBC, Reuters, RIA, FOX News, Yahoo! News... vẫn rất phổ biến và là nguồn thông tin chính mà hầu như tất cả các phóng viên làm việc về thông tin quốc tế đều sử dụng khi bắt tay vào theo dõi, tham khảo thông tin trên Internet. Tại hai toà soạn Tuổi Trẻ và Thanh Niên, truyền hình cáp được đưa vào sử dụng nhưng cũng thường chỉ với các bản tin phát liên tục từ CNN, Reuters... 11

47 Chính vì vấn đề “chung nguồn” này nhiều khi trong một ngày đọc nhiều tờ báo bạn đọc có thể “vô tình” bắt gặp những tấm ảnh giống nhau hay các nguồn tin trích dẫn từ các hãng tin lớn giống nhau trong nhiều tờ báo. Nguồn tin miễn phí trên internet này rất phong phú, liên tục được cập nhật nhưng sự “miễn phí” này đem lại những trùng lặp nghèo nàn như vậy dễ dàng làm tờ báo trở nên ít hấp dẫn hơn trước bạn đọc. Như đã nói ở trên, toà soạn Thanh Niên và cả Tuổi Trẻ đã cố gắng khắc phục tình trạng này bằng cách “chịu chi” bỏ tiền ra mua thông tin chính thức của Reuters để có thể có hình ảnh đẹp và tốt hơn cùng những tin bài tốt nhất. Ngoài ra, các nguồn tin đối ngoại cũng là một nguồn tin quan trọng. Báo Sài Gòn Giải Phóng mạnh về thông tin này với các quan hệ rộng với các lãnh sự quán tại Thành phố Hồ Chí Minh, các quan chức đại sứ quán tại Hà Nội và các phóng viên của thông tấn xã Việt Nam. Khi có những sự kiện đặc biệt thì chính các phóng viên thông tấn xã sẽ trở thành “nguồn tin” của tờ báo này với những bài viết “độc quyền”. Ngoài phạm vi các nguồn tin mua và có quan hệ từ toà soạn, các phóng viên ban Quốc Tế cùng với phương tiện thông tin phổ biến là Internet đã “đào bới” không gian thông tin toàn cầu và đưa vào trang báo những thông tin đặc thù mà toà soạn của mình tìm kiếm. Ưu tiên về tính uy tín luôn được đặt lên hàng đầu nên các hãng tin lớn vẫn thường “được duyệt” ưu tiên. Các trang thông tin mở rộng được các phóng viên thường sử dụng có thể xem là vô chừng, có thể kể ra ở đây như Xinhua, China Daily, Strait Times, Bangkok Post, New York Times, The Time, National Geographic, Le Monde, Korea Times, The Observer, The Guardian, Washington Post, Al Jazeera, Itar-Tass, Channel News Asia....về đủ các lĩnh vực và khu vực trên toàn thế giới. Có nhiều tranh cãi về vấn đề bản quyền đối với thông tin quốc tế mà các tờ báo khai thác hiện nay. Trong “văn kiện công ước Berne về bảo hộ các tác phẩm văn học và nghệ thuật” mà Việt Nam đã kí về vấn đề bảo vệ bản quyền sở hữu trí tuệ, tại điều 2 về các tác phẩm được bảo hộ, mục 8 có đoạn : “8. Việc bảo hộ theo Công ước này sẽ không áp dụng cho những tin tức thời sự hay vụ việc vụn vặt chỉ mang tính chất thông tin báo chí.” Và tại điều 10bis về vấn đề “sử dụng tự hợp pháp các tác phẩm”, mục 1 cũng quy định: “1. Luật pháp Quốc gia thành viên Liên Hiệp có thẩm quyền cho phép in lại trên báo chí, phát lại trên đài truyền thanh hay phương tiện thông tin đại chúng bằng đường dây những bài báo có tính chất thời sự về kinh tế, chính trị hay tôn giáo đã

48 đăng tải trên báo chí hay tập san hoặc các tác phẩm truyền thanh cùng một tính chất tương tự, miễn là sự in lại, phát thanh hay truyền thông đó không bị tác giả đích danh dành quyền sử dụng. Tuy nhiên, bao giờ cũng phải ghi rõ nguồn gốc tác phẩm. Vi phạm nghĩa vụ này sẽ bị xét xử theo luật Quốc gia nơi sự bảo hộ được áp dụng.” Vậy, việc sử dụng các thông tin báo chí nước ngoài vào việc thông tin báo chí, không làm sai lệch đi ý định, nội dung thực của tác phẩm và ghi rõ nguồn sử dụng, ghi rõ tên tác giả nếu là dịch nguyên văn nội dung mà các toà soạn báo hiện nay đang làm thực chất không hề vi phạm vào công ước Bern mà Việt Nam đã kí. Và bởi công ước này không bảo vệ các thông tin chỉ mang tính chất thời sự, báo chí nên việc sử dụng thông tin nước ngoài này bản chất đã không vi phạm vấn đề bản quyền. Còn về vấn đề ảnh báo chí, tác phẩm ảnh báo chí là do tác giả giữ bản quyền. Trong một số bài viết của mình, các toà soạn vẫn thường sử dụng những ảnh được đăng cạnh các bài báo trên internet hay những ảnh mà họ khai thác được qua mạng lưới tìm kiếm của GOOGLE. Cũng có những tranh cãi về vấn đề tác quyền của những ảnh này. Tuy nhiên, theo chúng tôi, sự tranh cãi này thực chất chỉ là một hành động thừa, vì đơn giản các hãng tin, trang báo đã đưa ảnh của họ lên và các phóng viên có thể mở, có thể sao chép về máy để sử dụng thì bản chất những hình ảnh đó đã là những hình ảnh thông tin miễn phí mà trang web đó dành cho bạn đọc, không vi phạm hay ảnh hưởng bất cứ gì đến vấn đề tác quyền cả. Đối với những ảnh mà các trang thông tin đó muốn bán, chắc chắn các phóng viên sẽ không thể nào lấy và sao chép, sử dụng dễ dàng đến vậy. Hơn thế nữa, báo chí Việt Nam hiện nay vẫn còn một khoảng cách rất xa đối với báo chí thế giới nói chung cho nên những nỗ lực mà các phóng viên viết mảng thông tin quốc tế đang tạo ra chỉ nhằm một mục đích tốt đẹp duy nhất là để tư duy người Việt cũng hội nhập trong sự hoà nhịp mà Việt Nam cố đến với toàn cầu, đồng thời những thông tin này cũng cải thiện trình độ dân trí của công dân Việt- vốn còn chưa cao so với tầm thế giới. Với tư cách là những phóng viên báo chí, những phóng viên ban Quốc Tế đã làm tốt nhiệm vụ và xứng đáng với danh xưng “nhà báo” cao quý và họ cũng đã thực sự tạo ra những khác biệt quan trọng về tư duy tiếp nhận thông tin với bạn đọc hiện nay. Người đọc đã học được cách tiếp nhận một cách chọn lọc, tiếp nhận từ ý thức và có hành động thực sự cải thiện cuộc sống của mình hơn.

49 Và một băn khoăn nữa cũng được chúng tôi đưa ra khi phỏng vấn các phóng viên ở ban Quốc Tế tại các tờ báo đó là vấn đề về tính trung thực và độ đáng tin cậy của nguồn tin. Đáng chú ý là ngược với những suy nghĩ của chúng tôi, các phóng viên này hầu như không lo lắng về vấn đề này. Cách làm chung nhất mà họ sử dụng đó là khi có một thông tin nào đó theo họ là đáng quan tâm, có thể sử dụng làm tin đưa lên báo họ đều đọc rất nhiều trang tin khác nhau về nội dung thông tin đó, đọc từ những tờ báo mạng từ cả hai phía (nếu thông tin đó về hai phía đối lập), kiểm tra số liệu nhiều lần sau đó mới viết tổng hợp thành bài. Có lo lắng, quan tâm chăng nữa thì các phóng viên này cũng chỉ quan tâm đến “phe” mà tờ báo đó theo để lược đi những thông tin bóp méo về bình luận hay những chi tiết ủng hộ đảng phái mà mình phục vụ còn thông tin về sự kiện vẫn là những thông tin không thể thay đổi, “làm mới” gì hết. Tuy nhiên, theo phóng viên Đỗ Hùng và Sơn Nguyễn thì hầu hết các hãng tin lớn họ không bình luận tin mà chỉ đưa lên thông tin thô, gồm đầy đủ nội dung sự kiện và các chi tiết liên quan là chính. Vì thế, khi khai thác thông tin tại các trang tin lớn này các phóng viên vẫn gặp lợi thế nhiều hơn khi không bị “nhiễu thông tin” nhưng đôi khi các thông tin “độc” lại chỉ có ở các trang tin địa phương với chi tiết và nội dung sâu hơn các bản tin tổng hợp nhỏ. Cho nên, “vấn đề là phải biết chọn ra thông tin chính xác và những điểm nhấn mà mình cần”, đó là trả lời của các phóng viên báo Sài Gòn Giải Phóng về vấn đề này. Với tư cách là những tờ báo hướng mạnh về độc giả và chú ý đến vấn đề phản biện xã hội, Tuổi Trẻ và Thanh Niên cũng có nguồn tin là chính những độc giả của mình. Đối với trang tin về các vấn đề quốc tế cũng thế¸nhiều khi những bài viết của các cộng tác viên tại vùng sở tại hay những quan sát, bình luận ít nhiều mang tính hàn lâm làm trang báo phong phú và ý nghĩa hơn rất nhiều. Ở khía cạnh này, Tuổi Trẻ đã làm tốt hơn Thanh Niên khi sử dụng mạnh hệ thống bạn đọc người Việt ở nước ngoài làm nguồn tin của mình, đặc biệt là giới trí thức người Việt đang học và công tác khoa học tại những quốc gia đang có thông tin mà tờ báo cần khai thác. Ở “mảnh đất” bạn đọc này, báo Tuổi Trẻ đã phát huy rất mạnh ý nghĩa của “nguồn tin quần chúng” đối với sự tồn tại của một tờ báo. Có lẽ chính vì thế mà hiện nay Tuổi Trẻ vẫn là tờ báo có lượng ấn bản lớn nhất cả nước. Có thể tóm lại như sau, về vấn đề phương tiện kĩ thuật, hầu như ở các toà soạn chưa có gì nổi trội, vẫn là máy tính để bàn có nối mạng internet, dĩ nhiên mỗi toà soạn đều tự trang

50 bị cho mình số lượng đường truyền internet đủ mạnh và đủ để vẫn xoay xở được trong điều kiện có trục trặc về internet xảy ra. Nguồn tin mà ban Quốc Tế khai thác cũng rất phong phú như các nhà ngoại giao, các phóng viên Thông Tấn Xã Việt Nam, các trang tin trên Internet, bạn đọc...

4Lao động phóng viên của phóng viên ban Quốc Tế khác gì so với phóng viên các ban khác. 4.1 Vị trí của phóng viên ban Quốc Tế và bản tin quốc tế : Nếu trước đây, một bản tin quốc tế có trên một tờ báo ít nhiều cũng chỉ là để “cho vui”, cho đầy đủ, thông tin chỉ mang tính chất cho biết thêm chứ cũng chẳng liên quan gì để bạn đọc phải chú ý lắm. Tuy nhiên, thời gian này đã khác, đất nước chúng ta đã chính thức bước vào dòng chảy chung của nền kinh tế thế giới bằng bước ngoặt gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO (ngày 07 tháng 11 năm 2006). Giờ đây, thông tin quốc tế ít nhiều đã bắt đầu có ảnh hưởng và chiếm nhiều sự quan tâm hơn của bạn đọc. Hơn thế nữa, càng về sau này, bản thân chính những bài viết về thông tin quốc tế cũng được các toà soạn báo chú ý nhiều hơn và “chăm sóc” nhiều hơn ở mảng thông tin có ảnh hưởng đến đời sống và vùng thông tin mà bạn đọc quan tâm. Cũng dễ dàng thấy được, tờ báo nào trong thời gian này mà không có phần thông tin quốc tế thì đã bị xem là giảm đi rất nhiều sự hấp dẫn và tính thời sự cũng như không chứng tỏ được “sức mạnh” của mình. Xu hướng “đầu tư” mạnh cho đội ngũ phóng viên tại ban Quốc Tế ở các toà soạn cũng đã dần khẳng định vị trí mà các toà soạn đối với công việc của những phóng viên ở ban này. Những chuyến tác nghiệp tốn kém, trang bị phương tiện kĩ thuật đắt tiền... là những yêu cầu đang dần được các toà soạn quan tâm và ưu ái nhiều hơn cho các phóng viên ban Quốc Tế. Có như vậy thì các toà soạn mới có được cái đặc biệt, độc đáo của thông tin quốc tế do chính phóng viên của mình tạo ra và dành cho bạn đọc. Sự quan tâm, đầu tư đúng mức này phần nào cũng nâng cao uy tín của toà soạn, nâng cao niềm tin của nhân dân vào vị thế thực sự của báo chí Việt Nam trên trường thế giới và thể hiện được sức mạnh của tiếng nói người Việt trên con đường phát triển chung của toàn thế giới.

4.2 Công việc của phóng viên ban Quốc Tế

51 Hiện nay tại các toà soạn, bình thường các phóng viên ban Quốc Tế hay phải thường trực tại toà soạn nhiều hơn các phóng viên các ban khác. Vì thông tin họ xử lí phần nhiều vẫn là thông tin đối ngoại nên có “ra ngoài” chăng cũng phần nhiều là do thông tin đối ngoại. Những chuyến tác nghiệp lớn chỉ diễn ra khi thực sự có những sự kiện lớn xảy ra, và cũng rất ít có. Thông thường, các phóng viên cũng bắt đầu một ngày làm việc vào khoảng 7 giờ đến 8 giờ 30 sáng. Khoảng thời gian này ít nhiều linh động hơn tại Tuổi Trẻ và Thanh Niên. Riêng các phóng viên Tuổi Trẻ chỉ cần phải “báo tin” cho cô Phan Xuân Loan (trưởng ban) trước 10 giờ sáng và sau đó chờ chỉ thị sau cuộc họp để hoàn thành tin cho ngày hôm sau. Các phóng viên ở Tuổi Trẻ chỉ cần có mặt trước 10 giờ sáng. Sài Gòn Giải Phóng khác hơn do các phóng viên phải thực hiện hai tờ báo vào hai khoảng thời gian khác nhau (báo buổi sáng và báo buổi chiều) nên phải vào từ khoảng 7 giờ sáng và làm việc liên tục đến 10 giờ 30, hoàn tất bản tin “12 giờ” sau đó tiếp tục vào buổi chiều cho đến 5 giờ, kết thúc bản tin và in cho ngaỳ hôm sau. Các phóng viên của báo Thanh Niên cũng không chịu áp lực quá “nghiệt ngã” về thời gian. Khoảng 9 giờ sáng thì hầu hết các phóng viên đã có mặt đầy đủ.Họ cứ thế bắt đầu vào việc, trao đổi thông tin, chọn lựa tin, làm tin, làm sao đến 3 giờ chiều xong trang 13 và đến 5 giờ chiều xong phần tin trang 20 là đủ. Tuy nhiên, đó chỉ là khoảng thời gian cố định. Tại cả ba toà soạn đều phải có thêm một công việc ngoài giờ không hề kém phần quan trọng với bản tin quốc tế . Và công việc này ở cả ba toà soạn hầu như khá giống nhau. Các phóng viên trong tuần đều phải phân công nhau trực tin đêm từ sau khi hết giờ làm chính thức cho đến 2 giờ sáng ngày hôm sau. Vì thông tin quốc tế từ các quốc gia cách xa nước ta có độ chênh lệch thời gian rất lớn (có khi đến cả 1 ngày) vì thế khi hết giờ làm việc, đêm xuống cũng là lúc các sự kiện quan trọng có thể xảy ra bất cứ lúc nào ở một quốc gia nào đó đang ở ban ngày. Phóng viên trực thông tin đêm này sẽ theo dõi liên tục những biến cố của sự kiện, nếu có thay đổi gì quá lớn thì phải viết lại bài, bóc bài cũ đã viết xong ban ngày và dán ngay thông tin mới nhất vào trang báo. Đến 2 giờ sáng, khi báo đã đưa đi in thì phóng viên này nghỉ. Sự phân công công việc này ở các toà soạn là giống nhau, luân phiên mỗi phóng viên trực một ngày, cứ thế theo vòng rồi lại quay lại từ đầu. Sau khi hết việc, phóng viên trực này thường ngủ lại toà soạn cho đến ngày hôm sau.

52 Chỉ có Sài Gòn Giải Phóng có một điểm đặc biệt, phóng viên nào trực đêm trước thì sáng hôm sau được nghỉ, về nhà để ...ngủ. Còn Tuổi Trẻ và Thanh Niên vẫn làm việc đều đặn như bình thường. Hầu hết các phóng viên đều cho rằng công việc của mình không quá nặng nhọc nhưng áp lực về thời gian thì không nhỏ. Thậm chí, cả áp lực về việc lựa chọn tin bài giữa báo mình với báo bạn cũng luôn canh cánh. Phóng viên Thuỵ Vũ của Sài Gòn Giải Phóng nói : “Nếu sáng ra đọc báo bạn thấy một thông tin nào đó rất hay mà báo mình bỏ lỡ, không có thì mình có lỗi, mình lựa chọn thông tin không tốt.”. Phóng viên Châu Yên của Thanh Niên lại đặt ra một vấn đề hết sức cơ bản : “làm tin mà không am hiểu vùng mà mình phụ trách thì nguy hiểm lắm!”. Có lẽ chính vì thế mà toà soạn báo Thanh Niên đã phân vùng thông tin rất rõ ràng để các phóng viên có thể tự “làm giàu thông tin” cho mình ở một mảng tập trung. Phóng viên Sơn Nguyễn của báo Tuổi Trẻ lại phân vân về một vấn đề khác. Anh cho rằng : “Cứ viết mãi thì có lúc mình sẽ không còn cái mới để viết nữa, cũng có lúc cạn”... Phóng viên này đã “đánh” trúng một yếu tố rất quan trọng và ...nguy hiểm với nhà báo vì “cạn cái mới” và “chai lì” trước thông tin là tình trạng rất hay gặp ở nhà báo. Và để làm mới lại chính mình không hề là một điều đơn giản. Với kinh nghiệm của một phóng viên lâu năm, phóng viên này cũng cho biết hầu hết các tờ báo đều chưa có phóng viên viết chuyên sâu một mảng nào, chuyên hẳn và có kiến thức mạnh về mảng đó. Như ban Quốc Tế ở báo Tuổi Trẻ, tự anh cũng cảm thấy là vì thông tin các phóng viên đảm nhận, viết thường là thông tin phổ thông nên yêu cầu về tính chuyên môn chưa cao. Điều này cũng phần nào là sự yếu kém kiến thức của phóng viên báo chí tại Việt Nam nói chung chứ không riêng gì ban Quốc Tế. Đồng thời, một điểm không thể phủ nhận là với cường độ xử lí thông tin quá cao và liên tục phải đáp ứng cho các số báo ra hàng ngày nên các phóng viên tại ban Quốc Tế mạnh về thông tin bề rộng chứ bề sâu lại không nhiều. Vấn đề này lại khó khắc phục vì không thể ngừng chuyện thông tin và viết báo lại để ...học thêm được. Để có thể tự “nâng tầm” lên, bản thân các phóng viên này phải có những nỗ lực rất lớn. Về vấn đề thu nhập, có thể khả quan nhìn nhận rằng lương bổng của phóng viên tại ban Quốc Tế các tờ báo có thể giúp phóng viên sống đủ, sống khá tốt để có thể chuyên tâm hoạt động trong công việc của mình. Mức lương trung bình từ 3 đến 8 triệu một tháng tại

53 cả ba toà soạn ( ngoài lương cơ bản là nhuận bút, nên thu nhập nhiều hay ít là do sức viết của phóng viên khoẻ đến đâu). Đối với các phóng viên đã có gia đình như phóng viên Sơn Nguyễn, Đỗ Hùng, Hoài Anh, Việt Anh... thì mức lương như trên đủ để gia đình không quá túng thiếu và họ có thể chuyên tâm nhiều vào công việc hơn. Còn các phóng viên còn độc thân như Hiếu Trung, Châu Yên... thì mức lương trên phục vụ khá tốt cho cuộc sống và công việc của họ. Nói chung, ý niệm về những “nhà báo nghèo” ngày xưa có lẽ nên đưa vào quá khứ. Ngày nay, không chỉ phóng viên ban Quốc Tế mà phóng viên báo chí nói chung đều có thể sống tốt và sống chân chính với nghề của mình vì nghề báo không hề “nghèo” như người ta vẫn nghĩ trước kia.

4.3 Tai nạn nghề nghiệp Tai nạn nghề nghiệp là điều không tránh khỏi với bất cứ ngành nghề nào. Tuy nhiên, với một nghề được xếp hạng là một trong mười nghề nguy hiểm nhất của thế giới như nghề báo thì vấn đề về tai nạn nghề nghiệp thực sự đáng lưu tâm hơn. Một bác sĩ làm sai sẽ có thể giết chết một mạng sống của một con người nhưng một nhà báo viết sai có thể huỷ hoại danh dự,tinh thần của rất nhiều người. Chính vì lẽ đó, chúng tôi phải đề cập đến vấn đề này trong đề tài này của mình. Và, cũng chính một phần từ vấn đề về tai nạn nghề nghiệp này, chúng tôi muốn một số phóng viên báo chí đang có cái nhìn thiên lệch về công việc của phóng viên ban Quốc Tế sẽ thay đổi khi nhìn nhận công việc của những đồng nghiệp của mình. Đồng thời, chúng tôi một lần nữa muốn khẳng định rằng phóng viên ban Quốc Tế thực sự là những phóng viên báo chí. Nếu ai đó từng nghe phóng viên Sơn Nguyễn (báo Tuổi Trẻ) kể về chuyến tác nghiệp đến Iraq của mình trong những ngày đầu của cuộc chiến tranh tại nơi này thì sẽ không khỏi rùng mình. Vì phaỉ viết bài ở một số vùng sát sườn cuộc chiến, phóng viên này cũng gặp rắc rối về nơi ở. Trong một lần nghỉ ở phòng trọ, anh phải ngủ trong tình trạng phòng không có khoá cửa và bên ngoài là mớ hỗn độn của không gian chiến tranh. Anh nói : “cửa phòng nó không có chốt trong, chỉ có bấm vaò thôi, ở ngoài mà chủ muốn vào thì nó vaò được ngay, nếu nó thích làm gì thì mình cũng không làm gì được, mình không thể không ngủ.” Thời gian phóng viên này ở tại Jordan để quan sát, viết bài về cuộc

54 chiến ở Iraq mới bắt đầu là thời gian đầy khó khăn với những cản trở về giờ giới nghiêm, binh lính, phương tiện... Các tai nạn nghề nghiệp và những đe doạ kiểu như phóng viên Sơn Nguyễn đã gặp phải chỉ là rất hiếm hoi vì hiện nay các chuyến tác nghiệp đến những vùng “nóng” với hơi thở chiến tranh kiểu này rất ít và các toà soạn cũng rất hạn chế tham gia. Tai nạn nghề nghiệp mà các phóng viên gặp phải nhiều nhất có lẽ là ở trên trang viết. Tình trạng gọi nhầm tên lãnh đạo quốc gia hay một vị quan chức đứng đầu nào đó dù ít xảy ra nhưng cũng không thể tránh khỏi hoàn toàn. Những lúc bài viết đã in ra và sai như vậy, thường các lãnh sự quán sẽ là những người đầu tiên “nhắc nhở” toà soạn và phóng viên về sai sót đó, dĩ nhiên đính chính là điều phải làm ngay sau đó. Và những “tai nạn” nhỏ mà không nhỏ kiểu này cũng ít nhiều ảnh hưởng đến uy tín của tờ báo. Đồng thời, những khác biệt về văn hoá, tôn giáo, những khẩu ngữ địa phương dễ bị nhầm lẫn cũng là những va vấp mà các phóng viên ban Quốc Tế hay gặp phải do rào cản ngôn ngữ. Chẳng hạn,phóng viên Việt Anh của báo Sài Gòn Giải Phóng đã từng nhắc có tờ báo đã không hề biết “Scotland Yard” chính là cảnh sát Anh (đặc thù tại London) mà nghĩ rằng đó là....Scotland. Những “tai nạn” kiểu này thường dễ mắc phải hơn do đặc thù của tiếng Anh là ngôn ngữ toàn cầu với những kiểu xử lí địa phương dễ làm các phóng viên hiểu nhầm nếu chưa từng gặp qua những từ ngữ kiểu vậy. Phóng viên Châu Yên và Trùng Quang ở báo Thanh Niên cho rằng cách duy nhất để khắc phục tình trạng này là đọc và tìm hiểu liên tục về văn hoá, tôn giáo, sinh hoạt... của vùng thông tin mình phụ trách để bắt kịp nhịp thông tin và cả bổ trợ nền kiến thức cơ bản về vấn đề mình thường xuyên phải xử lí. Một kiểu “tai nạn” nữa cũng không thể không nhắc đến, đó là bài báo lên khuôn và được in ra vào ngày hôm sau đã có thông tin hoàn toàn sai lệch so với thông tin hiện tại. Loại tai nạn này xảy ra vì sự khác biệt và chênh lệch múi giờ quá lớn giữa nước ta và nước đang xảy ra sự kiện mà phóng viên trong giờ trực đêm (đến 2 giờ sáng) đã bỏ xót. Tai nạn kiểu này là kiểu tay nạn có lẽ khó tha thứ nhất vì bản thân phần “Tin thế giới” trên truyền hình đã rất nhanh và chính xác rồi, báo viết đã ra sau, muộn hơn mà chẳng lẽ còn sai? Và tất cả các toà soạn đều có xử lí kỉ luật đối với tình trạng trên. Đó là tất cả những kiểu “tai nạn nghề nghiệp” hay gặp nhất trong công việc hàng ngày của phóng viên ban Quốc Tế tại các toà soạn báo hiện nay. Tuy nhiên, với nỗ lực vì sự

55 hoàn thiện của thông tin và uy tín của tờ báo, khi quan sát và phỏng vấn, chúng tôi nhận thấy nỗ lực và sự chuyên nghiệp thực sự của các phóng viên ở ba toà soạn báo này. Họ đã, đang và sẽ từng ngày từng giờ làm bản tin thời sự quốc tế đến tay người đọc thực sự hấp dẫn, bổ ích và thực tế hơn. 5 . Tiểu kết: Trong chương 3 này, chúng tôi đã đề cập chi tiết về hoạt động nghiệp vụ và lao động phóng viên của các phóng viên ban Quốc Tế. Có thể tóm gọn lại, hoạt động của các phóng viên trong công tác này hiện nay đang dần được chuyên môn hoá và nhanh chóng hoà vào nhịp độ thông tin của giai đoạn thông tin hội nhập hiện nay. Những nỗ lực và những thay đổi mà các phóng viên đang tạo ra thực sự có ý nghĩa đối với đời sống thông tin tại Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và Việt Nam nói chung hiện nay. Những phóng viên đó luôn thầm lặng nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ của mình với tờ báo và với bạn đọc mà mình phục vụ. Ý thức rõ ràng về tính giáo dục và định hướng dư luận của thông tin, họ đang góp phần nâng cao trình độ dân trí và ý thức của người dân đối với sự phát triển của đất nước trong dòng chảy chung của sự phát triển của thế giới.

Chương 4

Hướng phát triển và tầm quan trọng của ban Quốc Tế ở các tờ báo 1.Cạnh tranh với báo hình, báo mạng ở mảng Quốc Tế

56 Cho đến hiện nay, báo in đang đứng trước những đối thủ đáng gờm thật sự trong không gian thông tin toàn cầu với sự cạnh tranh khốc liệt của báo hình và báo mạng. Trong một ngày, khi bạn đọc cầm tờ báo in mới mua lên và “nhìn lại” những thông tin đã trôi qua ở ngaỳ hôm trước thì báo hình vẫn dang sôi sục với những thông tin nóng hổi, không ngừng và liên tục được cập nhật. Với ưu thế về hình ảnh và những thông tin mua trực tiếp từ các hãng thông tấn lớn qua vệ tinh, các “đại gia” truyền hình ở Việt Nam như VTV, HTV liên tục đáp ứng nhu cầu về thông tin thế giới cho bạn đọc bằng những “món ăn” có ngay, có liền sau khi sự kiện xảy ra. Ngoài ra, thông tin khoa học kĩ thuật, văn hoá giải trí quốc tế của những đài này và không ít đài truyền hình khác trong cả nước đã làm thoả mãn bạn xem đài. Chính vì thế, báo hình như đang dần trở thành những “con quái vật” nuốt chửng báo in. Một yếu tố đáng sợ khác, sự bận rộn và nhịp độ công việc cao ở một thành phố lớn như Thành phố Hồ Chí Minh cũng đã “nuốt” luôn thời gian dành ra để đọc báo của người dân. Truyền hình trở nên nhanh, gọn và ...mọi lúc mọi nơi hơn. Thêm một đối thủ khác cũng đang dần mạnh lên đối với báo in, đó là báo trực tuyến (hay còn gọi là báo mạng, báo online). Các tờ báo lớn trong nước hiện nay đều đang “đua nhau” tung lên trang thông tin trực tuyến của mình với giao diện là những tờ báo thực thụ. Tuy rằng thông tin ở các trang trực tuyến này còn ít nhiều giống, lệ thuộc vào báo in nhưng đang và đang có xu thế tách dần khỏi báo in. Hầu hết các toà soạn có báo trực tuyến đã đều phân bổ phòng ban riêng để xử lý trang tin này. Càng ngày báo trực tuyến càng bộc lộ những ưu thế lớn của mình. Dễ đọc và có thể đọc như báo in, mọi lúc mọi nơi và cập nhật liên tục như báo hình, báo trực tuyến có số lượng bạn đọc thường trực ngày càng gia tăng. Dễ dàng thấy một hiện thực là hễ báo in có thông tin gì thì thể nào trên báo trực tuyến thông tin đó cũng chi tiết, nhiều hình ảnh, nhiều bình luận và cập nhật nhiều lần hơn báo in rất nhiều. Vì gặp giới hạn về trang bài nên các báo in chỉ đăng những bài viết trọng điểm nhất trong ngày mà không có cập nhật. Còn báo trực tuyến, “đất đai” nhiều vô kể nên chuyện cập nhật là chuyện rất bình thường. Và, đặc thù của thông tin quốc tế chính là yếu tố “cập nhật liên tục” mà baó hình và báo trực tuyến rõ ràng đã gặp ưu thế hơn hẳn và dễ dàng đánh bại báo viết. Chính vì thế,

57 điều dáng mừng là chính các toà soạn báo in cũng ý thức được nguy cơ của mình nên liên tục tự “làm mới” bằng những bài viết bình luận hấp dẫn, những thông tin mổ xẻ nhiều ý nghĩa hơn là chỉ thông tin đơn thuần như trước. Thêm vaò đó, chính yếu tố bình dân, phổ thông và rẻ tiền của mình, báo in vẫn thực sự có chỗ đứng rất vững chắc. Dù chậm hơn, ít trực quan sinh động hơn và ít linh động hơn các loại báo khác nhưng báo in vẫn sống. Ý thức hành động và thay đổi của các ban Quốc Tế ở những tờ báo chúng tôi đã khảo sát là rất hơn. Và họ đã chứng minh được rằng mình vẫn có một lớp độc giả riêng. Cho dù người ta đã xem hết sự kiện trên bản tin thế giới của HTV, VTV, đã xem hết chi tiết trên báo trực tuyến từ ngày hôm trước nhưng vẫn không thể không mua báo để xem lại thông tin đó vào ngày hôm sau. Với ba tờ báo Sài Gòn Giải Phóng, Tuổi Trẻ và Thanh Niên, ba trang tin trực tuyến với phiên bản tiếng Anh và tiếng Việt được cập nhật liên tục trong ngày đã phục vụ được một số lượng bạn đọc rất lớn cả trong và ngoài nước. Đặc biệt, đội ngũ làm thông tin quốc tế tại đây cũng luôn có những thông tin mới về sự kiện đang được chú ý trong ngày. Nhu cầu thông tin của độc giả, theo một hướng nào đó, đã được đáp ứng khá đầy đủ dù còn không ít khó khăn đối với người làm báo. Tuy nhiên, yêu cầu đổi mới vẫn là một yêu cầu tất yếu của thời đại.

2. Đổi mới trong hoạt động thông tin quốc tế Những nỗ lực tự thực hiện những bản tin mang tính thời sự cao như các phóng viên Tuổi Trẻ và Thanh Niên đã làm là những đòn bẩy cho hoạt động thông tin quốc tế ở Thành Phố Hồ Chí Minh. Trong tương lai, khi báo chí ở nước ta đã chuyên nghiệp và lớn mạnh hơn, những hoạt động như thế sẽ không còn xa lạ và trở nên phổ biến. Tuy nhiên, những sự “bình thường ở tương lai đó” sẽ không thể có nếu không có những người tiên phong với những quyết định, niềm tin táo bạo của tập thể làm báo ở những toà soạn như Tuổi Trẻ và Thanh Niên. Đưa một phóng viên đi tác nghiệp ở nơi xa vừa là một chuyện phiêu lưu, vừa là một sự tốn kém về kinh tế, tuy nhiên, nếu không có những chuyện “phiêu lưu” đó, hoạt động về thông tin quốc tế nói riêng và cả nền báo chí Việt Nam nói chung khó có thể vươn ra được những chân trời mới lạ.Những người “mở đường” cho hướng phát triển chung của thông tin báo chí đó ở nước ta xứng đáng được ghi nhận về những gì họ đã và đang làm được.

58 Và trong những nỗ lực đổi mới của buổi hội nhập ngày hôm nay, các phóng viên làm thông tin quốc tế như luôn phải “bơi” trong cái bể thông tin toàn cầu trong đục lẫn lộn, nỗ lực làm sao luôn “giữ được mình” mà “khẳng định mình” là những trăn trở không bao giờ nguôi. Với những thông tin khác, người ta có thể trì hoãn hoặc ít cần nghĩ đến những vấn đề “đao to búa lớn” kiểu đó nhưng với những vòng xoáy thông tin toàn cầu, phóng viên ban Quốc Tế phải trước tiên luôn nghĩ về những điều này. Trong phần này, chúng tôi cũng đề cập đến một hướng thông tin đó là “chủ động đưa tin”. Hiện nay, tất cả các hoạt động về thông tin quốc tế taị các báo mà chúng tôi khảo sát vẫn mang tính bị động là chính, bị động vì phải phụ thuộc vào các hãng thông tấn lớn, bị động vì chưa thực sự có sức mạnh tài chính cho công việc thông tin,...Tất cả những sự bị động đó đã, đang và sẽ làm lạc hậu dần bản tin quốc tế tại các tờ báo in nói trên. Và để chống lại sự đào thải tất yếu đó, hướng khắc phục duy nhất mà chúng tôi nghĩ là khả khi đó là sự chủ động. Toà soạn cần có những thay đổi thích hợp để phóng viên có thể tự chủ động thực hiện những thông tin quốc tế cho trang báo của mình thay vì chỉ phải sử dụng thông tin từ các hãng tin nước ngoài. Sự chủ động này không hề dễ dàng nhưng không phải không thể. Nếu một tờ báo không thực hiện thông tin của mình cho dù ở bất cứ trang nào thì tờ báo đó chưa thực sự hoàn thành nghĩa vụ với độc giả. Sự định hướng chủ động này sẽ có thể phần nào đó “kích” các hoạt động báo chí của phóng viên ban Quốc Tế nên một tầm cao hơn với những thông tin giá trị hơn và tất yếu, hiệu quả kinh tế sẽ đến. Hơn thế nữa, sự chủ động mà chúng tôi đề cập đến ở đây còn là sự chủ động giáo dục tư duy cho độc giả trong tình trạng có quá nhiều thông tin và quá nhiều phương tiện thông tin. Chủ động định hướng dư luận là một nghĩa vụ rất quan trọng của phóng viên làm thông tin quốc tế trong tình trạng thông tin quốc tế ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống người dân nhưng sự điều chỉnh từ các phương tiện thông tin chính thống như báo chí, truyền hình lại chưa thực sự đủ mạnh và theo kịp dòng thông tin toàn cầu. Mỗi bài viết của phóng viên ban Quốc Tế cần thực sự là sự chủ động của phóng viên¸nhìn xa và nhìn rộng trong xử lí thông tin lẫn dự đoán đúng những hiệu quả do thông tin của mình gây ra. Chính những ý thức chủ động đó sẽ làm thông tin Quốc Tế có ý nghĩa hơn, thiết thực hơn và không trở thành một “tiếng kèn lạc lõng” giữa thinh không.

59

60

Kết luận Báo chí đang dần trở thành một lực lượng không chỉ chi phối thông tin mà còn chi phối cả sự phát triển của toàn thế giới. Trong kỉ nguyên thông tin, nơi thông tin chính là sức mạnh kinh tế, chính trị và quân sự, báo chí càng bộc lộ rõ nét hơn sức mạnh của mình với vị trí “quyền lực thứ tư” như sự lưu truyền bất thành văn từ xưa đến nay về nghề nghiệp này. Trong tác phẩm “chiếc Lexus và cây Ôliu” của mình, nhà báo Thomas L. Friedman đã chứng minh từ những thực tế nhỏ nhất đến những biến cố lớn nhất của nền kinh tế thế giới từ chính sức mạnh của thông tin báo chí trong giai đoạn toàn cầu hoá hiện nay. Việt Nam không nằm ngoài quỹ đạo của sự chuyển động “toàn cầu hoá” đó, đặc biệt là về kinh tế. Chính vì thế, thông tin báo chí đang dần tỏ ra quan trọng và phải chân thực hơn với sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam hội nhập. Tuổi Trẻ, với tư cách là tờ báo lớn nhất Việt Nam hiện nay, Thanh Niên-tờ báo uy tín và có tiếng nói mạnh mẽ không hề thua kém Tuổi Trẻ và Sài Gòn Giải Phóng - tờ báo có tiếng nói đại diện của thành phố lớn nhất Việt Nam, đã chứng minh được ý nghĩa của thông tin mình dành cho bạn đọc trong buổi hội nhập này. Và cả ba tờ báo này cũng ý thức rất cao về trách nhiệm thông tin của mình với sự hội nhập đó. Chính vì thế, mảng thông tin quốc tế đều được cả ba toà soạn chú ý đầu tư với công sức và sự đầu tư lớn. Mặc dù những nỗ lực của họ đối với hoạt động thông tin quốc tế nhiều khi vẫn bị xem là “trong buổi sơ khai” nhưng những nỗ lực ấy đang dần mở ra một kỉ nguyên thông tin mới cho nền báo chí Việt Nam. Bước vào hội nhập kinh tế với thế giới, phóng viên ban Quốc Tế mang trong mình nhiều trọng trách hơn khi thông tin, khi phát ngôn, khi tác nghiệp. Mỗi hành động, bài viết của họ đôi khi được nhìn dưới góc độ quốc gia và thể hiện bản lĩnh, thể diện của người Việt và nền báo chí Việt. Chính vì thế, sự không ngừng làm mới, không ngừng cập nhật

61 thông tin là không thể thiếu với tất cả những phóng viên này. Trong xu thế thông tin toàn cầu, cái nhìn của người phóng viên cũng phải mãi rộng ra cùng xu thế đó. Bạn đọc chỉ nhìn qua lăng kính của phóng viên. Đôi khi cái lăng kính đó sẽ quyết định cả một hướng chuyển mình của dư luận. Chính vì thế, người phóng viên làm thông tin quốc tế phải là người có ý thức chính trị và bản lĩnh vững vàng trước dòng xoáy thông tin chung với nhiều sư nhiễu loạn và ý đồ thông tin với mưu toan chính trị. Trong đề tài nghiên cứu còn nhỏ hẹp này, chúng tôi đã cố gắng tái hiện một bức tranh đầy đủ về hoạt động nghiệp vụ của phóng viên ban Quốc Tế với mục tiêu hướng về sinh viên ngành báo chí hiện nay, giúp các bạn một phần nào đó biết thêm về công việc của những người xử lí loại thông tin này. Đề tài này đã giúp bản thân người thực hiện hiểu nhiều hơn về công việc của phóng viên báo chí nói chung và phóng viên ban Quốc Tế nói riêng.Tuy rằng, tư cách của người làm đề tài chỉ mới là sinh viên năm 2 và chưa thực sự sống trong môi trường lao động thực sự của phóng viên báo chí nhưng chúng tôi cũng mạn phép nêu ra một số đề xuất. Những đề xuất chính là những nội dung đã nêu ở chương 4 của đề tài này. Khi khảo sát đề tài này, chúng tôi cũng nhận thấy một vấn đề, đó là sự lệ thuộc của nguồn thông tin mà các phóng viên đang khai thác. Các toà soạn hiện nay chưa thực sự có những nguồn tin chính thức mà chỉ mua tin từ các hãng thông tấn lớn. Báo Tuổi Trẻ đã phần nào khắc phục được sự lệ thuộc này bằng mạng lưới thông tín viên là trí thức, người Việt Nam ở nước ngoài. Chúng tôi đánh giá cao sự khắc phục này vì sự chủ động nguồn tin sẽ mang lại những sức mạnh nhất định cho thông tin của tờ báo đó. Trong nội dung của đề tài, chúng tôi chưa thể mở rộng khảo sát đến báo hình (mới có ở Tuổi Trẻ và Thanh Niên) và báo trực tuyến của các toà soạn này. Thiếu sót này sẽ trở nên lớn hơn khi thông tin quốc tế ở nước ta ngày càng tiến bộ và đi xa hơn. Mong rằng trong thời gian sắp tới sẽ có những đề tài xoáy sâu hơn vào những nội dung mà chúng tôi chưa làm được tốt và chưa thực hiện được. Trong điều kiện thời gian hiện nay, đề tài đã hoàn thành nhưng chắc chắn còn nhiều điểm sai sót, chưa đầy đủ.Chúng tôi mong nhận được những đóng góp của thầy cô, bạn bè để đề tài có thể hoàn thiện hơn. Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 04 năm 2007

Related Documents