UBND TỈNH THỪA THIÊN HUẾ SỞ XÂY DỰNG Số:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NHĨA VIÊT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
/BC-SXD
Huế, ngày
tháng
năm 2008
BÁO CÁO Kết quả kiểm tra và đề xuất hướng giải quyết Khu nhà đất số 239 đường Huỳnh Thúc Kháng, phường Phú Hoà, thành phố Huế. Trường hợp ông Hoàng Viếng, trú tại 239 Huỳnh Thúc Kháng, phường Phú Hòa, thành phố Huế, đã gửi nhiều đơn khiếu nại đến chính quyền địa phương và các cơ quan Trung ương để đòi lại khu nhà đất số 239 Huỳnh Thúc Kháng, phường Phú Hòa, thành phố Huế. 1. Về nhân thân người khiếu nại: Ông Hoàng Viếng, trú tại 343(số cũ 239) Huỳnh Thúc Kháng, phường Phú Hòa, Huế, là chủ sở hữu nhà, đất trước ngày giải phóng Huế năm 1975. 2 Nội dung khiếu nại của ông Hoàng Viếng. Từ năm 1978 ông Hoàng Viếng đã có đơn khiếu nại cho rằng nhà cửa của ông cho Ty Lương thực tỉnh Bình Trị Thiên mượn làm kho chứa lúa, không lấy tiền thuê. Nhà nước quản lý nhà, đất của ông là không đúng pháp luật. 3 Nguồn gốc và quá trình sử dụng nhà, đất của ông Hoàng Viếng. Theo văn tự mua bán, tháng 8/ năm 1949 ông Hoàng Viếng mua đứt lô đất của ông Fiard người Pháp ở 239 Huỳnh Thúc Kháng có tổng diện tích là 9.940,5m2 (quyển 266, tờ số 55 lô 519). Trong quá trình sử dụng ông có cắt bán một phần, đến khi Nhà nước tiến hành quản lý năm 1977, khu đất đo được 3.370m2, trong đó phần nhà và kho chứa là 730m2. Về 4 dãy nhà cấp 4, gia đình ông Hoàng Viếng xây dựng từ năm 1967 dùng làm kho chứa lúa, sau giải phóng 1976 Ty lương thực Bình Trị Thiên làm hợp đồng mượn kho của ông Hoàng Viếng để chứa lương thực. Trong hợp đồng 2 bên thỏa thuận cho mượn không lấy tiền. Đến năm 1977 chính quyền địa phương ra quyết định trưng dụng; tiếp đó ra quyết định quản lý khu nhà đất của ông Hoàng Viếng (trừ diện tích nhà và đất ở) giao cho Xí nghiệp cao su Thuận Hoá sử dụng. Phần nhà ở gia đình ông Hoàng Viếng sử dụng liên tục từ trước đến nay với tổng diện tích trên 240m2. Hiện nay khu nhà, đất này có số thửa là 84, tờ bản đồ số 2, diện tích đất 3437m2, tọa lạc đường Huỳnh Thúc Kháng, phường Phú Hòa, thành phố Huế. 4. Quá trình quản lý và giải quyết : Sau giải phóng miền Nam năm 1975 tỉnh Bình Trị Thiên đã tiến hành kiểm kê lại tài sản, nhà đất để tiến hành cải tạo và quản lý theo quyết định số 111/CP – TTg ngày 14 tháng 4 năm 1977 của Chủ tịch Hộ đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) về việc quản lý và cải tạo nhà ở, đất ở đối với các tỉnh phía Nam. Khu nhà 239 Huỳnh Thúc Kháng do ông Hoàng Viếng đứng chủ, Uỷ ban nhân dân tỉnh ra Quyết định số 5583/QĐ – UB ngày 22/12/1977 trưng dụng giao cho Xí nghiệp cao su Thuận Hoá làm cơ sở sản xuất, nhưng gia đình ông Hoàng Viếng đã ngăn 1
cản không cho Xí nghiệp cao su Thuận Hoá tiến hành cải tạo và sử dụng khu nhà đất trên. Ngày 9 tháng 01 năm 1980 Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh Bình Trị Thiên ra tiếp Quyết định số 23/QĐ – UB quản lý toàn bộ khu nhà đất cho thuê của ông Hoàng Viếng ở 239 Huỳnh Thúc Kháng, thành phố Huế. Gồm 5 ngôi nhà, diện tích 963m2 và đất 3.370m2. Ngày 3 tháng 3 năm 1981 Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh ban hành tiếp quyết định số 85/QĐ – UB nội dung quản lý 04 căn nhà dùng làm kho chứa của ông Hoàng Viếng nằm trong khuôn viên 239 Huỳnh Thúc Kháng, phường Phú Hòa, thành phố Huế, diện tích 730m2 giao cho Xí nghiệp cao su Thuận Hoá quản lý sử dụng. Ông Hoàng Viếng và gia đình được quyền sở hữu ngôi nhà đang ở với diện tích 233m2. Do ông Hoàng Viếng không đồng ý giao khu nhà đất trên vì ông cho rằng Nhà nước quản lý không đúng pháp luật, Xí nghiệp cao su không tiến hành xây dựng được cơ sở sản xuất, ngày 18 tháng 6 năm 1982 đại diện Ty Công nghiệp TTCN và Xí nghiệp cao su Thuận Hoá (có mời đại diện chính quyền phường Phú Vang dự) tổ chức cuộc họp để trao đổi với ông Hoàng Viếng về việc mua lại khu nhà 239 Huỳnh Thúc Kháng, nhưng các bên không thoả thuận được do không thống nhất được giá cả. Ông Hoàng Viếng tiếp tục ngăn cản việc Xí nghiệp cao su Thuận Hoá sử dụng khu nhà đất nói trên. Đến ngày 28 tháng 01 năm 1984 Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh Bình Trị Thiên ban hành Quyết định số 177/QĐ – UB về việc định giá bồi thường cây lâu năm cho ông Hoàng Viếng ở khu vườn phía trong nhà để ông tiến hành xây dựng và sử dụng, nhưng ông không chấp nhận. Đầu năm 1993 Xí nghiệp cao su Thuận Hoá phải giải thể vì sản xuất không có hiệu quả, ngày 11 tháng 8 năm 1993 Uỷ ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế ra Quyết định số 328/QĐ – UB về việc giao khu đất trên cho Công ty khai thác chế biến khoáng sản Thừa Thiên Huế (sau đổi thành Công ty khoáng sản ti tan) Đến ngày 01 tháng 4 năm 1996 Uỷ ban Nhân dân tỉnh Thừa thiên Huế có Công văn số 325/CV-UB thông báo việc giải quyết nhà 239 Huỳnh Thúc Kháng vẫn giữ nguyên quyết định số 85/QĐ-UB, ngày 3 tháng 3 năm 1981 Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh Bình Trị Thiên và yêu cầu gia đình ông Hoàng Viếng chấp hành quyết định của Uỷ ban Nhân dân tỉnh. Ông Hoàng Viếng không nhất trí tiếp tục có đơn khiếu nại ra Trung ương. Ngày 12 tháng 10 năm 2000, Văn phòng Chính phủ đã có công văn số 4404/VPCP-VII về việc giao tổ công tác 35 của chính phủ kiểm tra, làm rõ khiếu nại của ông Hoàng Viếng theo ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Đến ngày 11 tháng 6 năm 2001, Tổ công tác 35 của chính phủ đã có công văn số 297/TCT-XKT, gửi Thủ tướng Chính phủ với nội dung: không xem xét trả lại cho ông Hoàng Viếng. Tuy nhiên xét hoàn cảnh gia đình ông Hoàng Viếng đông con thật sự khó khăn về chỗ ở nên đề nghị UBND tỉnh căn cứ vào nhu cầu có chỗ ở và sinh sống riêng của các con khi lập gia đình và định mức đất ở của địa phương để cắt một phần đất giao cho gia đình sử dụng, số diện tích còn lại nếu Công ty khoáng sản Ti Tan không sử dụng thì thu hồi giao cho cơ quan đơn vị khác có nhu cầu sử dụng. 2
Tuy nhiên vụ việc vẫn chưa giải quyết dứt điểm, ông Hoàng Viếng vẫn tiếp tục khiếu nại ở Trung ương, Sau đó Văn phòng Chính phủ tiếp tục có Công văn số 4674/VPCP-VII ngày 4 tháng 10 năm 2001 giao Tổ công tác 35 của Thủ tướng kiểm tra lại nội dung khiếu nại của ông Hoàng Viếng, làm rõ việc nhà đất của ông Hoàng Viếng cho ai thuê. Ngày 3 tháng 12 năm 2001, Tổ công tác đã có Báo cáo số 340/TCT-XKT, khẳng định: “ chưa đủ các căn cứ xác đáng để quản lý khu nhà đất của ông Hoàng Viếng là đúng hay sai, nhưng trên thực tế nhà nước đã quản lý từ tháng 1 năm 1980”. Sau đó, ông Hoàng Viếng lại gửi đơn khiếu nại tới Bộ Xây dựng. Ngày 6 tháng 12 năm 2006, sau khi làm việc với đoàn công tác của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế. Bộ Xây dựng đã có Thông báo số 283/TB-BXD về việc giải quyết khiếu nại của ông Hoàng Viếng với nội dung: “ Theo quy định tại Nghị quyết 23 /2003/QH11, ngày 26 tháng 11 năm 2003 của Quốc hội thì không có cơ sở để trả lại khu nhà, đất tại 239 Huỳnh Thúc Kháng; xét thực tế gia đình ông Hoàng Viếng đang trực tiếp sử dụng một phần diện tích nhà tại 239 Huỳnh Thúc Kháng, hoàn cảnh gia đình đông con (8 người con trưởng thành, đã hoặc chưa lập gia đình) có nhu cầu bức thiết về chỗ ở nên UBND tỉnh căn cứ vào số hộ trong gia đình và định mức đất ở của địa phương để xem xét giao thêm một phần đất trong khuôn viên tại số 239 Huỳnh Thúc Kháng cho gia đình ông Viếng sử dụng làm đất ở. Vì phần diện tích đất còn lại tại 239 Huỳnh Thúc Kháng UBND tỉnh đã có kế hoạch chuyển giao cho Trường PTTH Huỳnh Thúc Kháng để phục vụ mục đích công cộng, nên UBND tỉnh phải lên phương án điều chỉnh diện tích sao cho phần đất công, tư phải biệt lập, có quy hoạch rõ ràng, vừa tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của Trường PTTH Huỳnh Thúc Kháng, vừa đảm bảo sinh hoạt ổn định cho gia đình ông Hoàng Viếng và vừa bảo đảm cảnh quan đô thị ”. 5. Cơ sở pháp lý để giải quyết: Quyết định số 111/CP ngày 14 ngày 4 tháng năm 1977 của Hội đồng Chính phủ về việc ban hành chính sách quản lý và cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với nhà, đất cho thuê ở các Đô thị của các tỉnh phía Nam; Quyết định số 297-CT ngày 02 tháng 10 năm 1991 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) về việc giải quyết một số vấn đề về nhà ở; Nghị quyết số 23/2003/QH11 ngày 26 tháng 11 năm 2003 của Quốc Hội về việc nhà đất do Nhà nước đã quản lý, bố trí sử dụng trong quá trình thực hiện các chính sách quản lý nhà đất và chính sách cải tạo xã hội chủ nghĩa trước ngày 01 tháng 7 năm 1991; Nghị quyết 755/2005/NQ-UBTVQH11 ngày 02 tháng 4 năm 2005 của UBTV Quốc Hội về việc quy định giải quyết đối với một số trường hợp cụ thể về nhà đất trong quá trình thực hiện các chính sách quản lý nhà đất và chính sách cải tạo xã hội chủ nghĩa trước ngày 01 tháng 7 năm 1991. 6. Nhận xét và kiến nghị : Sau khi kiểm tra, nghiên cứu kỹ các tài liệu có liên quan đến nguồn gốc sử dụng, cũng như căn cứ pháp lý để quản lý 04 khu nhà 239 Huỳnh Thúc Kháng cho 3
thấy chưa đủ căn cứ chính xác để khẳng định việc quản lý khu nhà đất của nhà ông Hoàng Viếng ở 239 Huỳnh Thúc Kháng, phường Phú Hòa, thành phố Huế là đúng hay sai, nhưng trên thực tế nhà nước đã quản lý khu nhà đất trên từ ngày 9 tháng 1 năm 1980 bằng Quyết định số 23/QĐ-UB; đến ngày 3 tháng 3 năm 1981 Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh ban hành tiếp Quyết định số 85/QĐ-UB giao cho Xí nghiệp cao su Thuận Hoá, tiếp đó là Công ty khoáng sản Ti Tan sử dụng cho đến nay. Căn cứ vào Quyết định 297 ngày 02 tháng 10 năm 1991 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) tại điều 1 quy định :..." bao gồm toàn bộ nhà ở đã có hoặc chưa có quyết định quản lý của Ủy ban Nhân dân cấp có thẩm quyền nhưng đã bố trí sử dụng, là nhà ở thuộc diện sở hữu Nhà nước". Căn cứ vào điều 1 của Nghị quyết 23/2003/QH11 ngày 26 tháng 11 năm 2003 của Quốc hội quy định: “Nhà nước không xem xét lại chủ trương, chính sách và việc thực hiện các chính sách về quản lý nhà đất và chính sách cải tạo xã hội chủ nghĩa liên quan đến nhà đất đã ban hành trước ngày 01 tháng 7 năm 1991.
Nhà nước không thừa nhận việc đòi lại nhà đất mà Nhà nước đã quản lý, bố trí sử dụng trong quá trình thực hiện các chính sách về quản lý nhà đất và chính sách cải tạo xã hội chủ nghĩa liên quan đến nhà đất”. Đồng thời đối chiếu quy định tại các khoản của Điều 1 Nghị quyết 755/2005/NQ-UBTVQH11 ngày 02 tháng 4 năm 2005 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội thì trường hợp khiếu nại đòi lại nhà đất tại địa chỉ trên của ông Hoàng Viếng không thuộc các trường hợp được xem xét giải quyết, do đó không có căn cứ pháp lý để trả nhà theo yêu cầu của người khiếu nại. Từ những căn cứ nói trên, thì không có cơ sở để trả lại nhà khu nhà, đất tại 239 Huỳnh Thúc Kháng, thành phố Huế cho ông Hoàng Viếng. Xét hoàn cảnh gia đình ông Hoàng Viếng hiện có 10 người, trong đó 8 người con đã trưởng thành thì có 7 người chưa lập gia đình, tất cả đều ở chung một nhà 239 Huỳnh Thúc Kháng với diện tích 240m2, nên thật sự có khăn về nhà ở. Vì vậy đề nghị Uỷ ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế giao thêm cho 8 người con mỗi người 100m2 đất ( 8 x 100m2 = 800m2 ). Tổng cộng với phần nhà, đất ông đang ở (240m2), là 1040m2 trên tổng diện tích toàn khu đất hiện nay là 3437m2. Phương án điều chỉnh là: lấy toàn bộ mặt tiền vị trí nhà ông đang ở kéo dài hết phần nhà xưởng cũ, bỏ lối đi giữa khu nhà, đất 239 Huỳnh Thúc Kháng và Trường PTTH Huỳnh Thúc Kháng để mở rộng khuôn viên Trường, đồng thời tạo một lối đi bên cạnh nhà ông Viếng đang ở và thửa đất số 82, tờ bản đồ số 2 làm lối đi chung cho các hộ con của ông Viếng sau này và các hộ đang sử dụng lối đi nói trên. Phần còn lại giao cho Trường PTTH Huỳnh Thúc Kháng mở rộng khuôn viên Trường. Vậy, Sở Xây Dựng xin báo cáo trình UBND tỉnh xem xét cho ý kiến chỉ đạo./. Nơi nhận:
KT.GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC
-UBND tỉnh TT.Huế; -Đ/c Nguyễn Thị Thuý Hoà, PCT UBND tỉnh; -GĐ và các PGĐ Sở; -Thanh tra Sở; -Lưu VT.
4