Gioi Thieu Sach Moi 3

  • June 2020
  • PDF

This document was uploaded by user and they confirmed that they have the permission to share it. If you are author or own the copyright of this book, please report to us by using this DMCA report form. Report DMCA


Overview

Download & View Gioi Thieu Sach Moi 3 as PDF for free.

More details

  • Words: 6,019
  • Pages: 18
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI MỸ DU LẦN THỨ 31 Chúng tôi đi Hoa Kỳ lần thứ 31 trong tháng 11-12/2008, tham dự kỷ niệm 11 Năm Đài Phát Ihanh Việt Nam Hải Ngoại ngày 9/11 tại Wa DC, ngày 16/11 tại Pennsylvania, dự trù ra mắt sách tại Little Saigon, San Jose... Đặc biệt lần đầu tiên giới thiệu 2 cuốn:

Biên khảo và thơ “Hồ Chí Minh: Nhân Vật Trăm Tên - Nghìn Mặt” 424 trang, 20 đô-la Mỹ Tập Thơ “Nghĩ Cùng Thế Sự” - 108 bài thơ 192 trang, 10 đô-la Mỹ tác phẩm thứ 19, 20 của nhà văn - nhà thơ, nhà đấu tranh Dân Chủ Trần Khải Thanh Thủy đang ở Hà Nội, VN. Đó là tác phẩm thứ 48 và 49 của nhà xuất bản Tân Văn, Tokyo. ----Ra mắt bộ sách “Con Đường Dân Chủ” 2 cuốn, 1.052 trang, 40 đô-la Tái b ản cuốn “Vui Học Việt - Hán – Nôm” Một tài liệu nói chuyện trong hai, ba ngày, với các Giáo Viên đang giảng dạy tiếng Việt cũng như những người quan tâm đến văn hóa Việt. Giúp hiểu hơn về nguồn gốc tiếng Việt, phát âm 12 nguyên âm, 6 dấu giọng và tiếng Hán-Việt trong tiếng Việt cũng như tương quan Việt - Nhật - Trung... Một tài liệu hướng dẫn chi tiết, trình bày công phu giúp người đọc có thể tự học. Thêm phần giới thiệu về Tương Quan Văn Hóa Việt-Nhật, Tự Vấn 1, 2, 3, 4, 5... So Sánh Việt - Nhật - Trung và ký sự các buổi nói chuyện... Giá 25 Mỹ Kim. ấn bản thứ 5, hơn 300 trang khổ tạp chí. Dự trù thực hiện DVD

“Tiếng Việt Mến Yêu: Những Đặc Trưng Của Tiếng Việt” của Đỗ Thông Minh. ----Nói chuyện về các đề tài: "Con Đường Dân Chủ”, “Tiếng Việt Mến Yêu”...

----MỸ DU LẦN THỨ 31: PHÁT HÀNH SÁCH VÀ NÓI CHUYỆN Chúng tôi đi Hoa Kỳ lần thứ 1 năm 1978, lần này là lần thứ 31, trong tháng 11-12/2008, để tham dự kỷ niệm 11 Năm Đài Phát Ihanh Việt Nam Hải Ngoại ngày 9/11 tại Wa DC, ngày 16/11 tại Pennsylvania... Đặc biệt lần đầu tiên chúng tơi giới thiệu 2 cuốn: biên khảo và thơ “Hồ Chí Minh: Nhân Vật Trăm Tên - Nghìn Mặt”, 424 trang, giá 20 đô-la Mỹ và Tập Thơ “Nghĩ Cùng Thế Sự” - 108 bài thơ, 192 trang, giá 10 đô-la Mỹ, là tác phẩm thứ 19, 20 của nhà văn - nhà thơ, nhà đấu tranh Dân Chủ Trần Khải Thanh Thủy đang ở Hà Nội, VN.

3 BUỔI NÓI CHUYỆN CỦA NHÀ VĂN - NHÀ THƠ - NHÀ DÂN CHỦ TRẦN KHẢI THANH THỦY TRÊN PALTALK 1- Ngày 25/10/2008, trong diễn đàn Tiếng Nói Tự Do Của Người Dân Việt Nam với khoảng 260 người tham dự. 2- Ngày 27/10/2008, trong diễn đàn Cộng Hòa - Cộng Sản Tranh Luận Dân Chủ - Sự Thật với khoảng 250 người tham dự. 3- Ngày 31/10/2008, diễn đàn Người Dân Việt Nam Với Hiện Tình Đất Nước với khoảng 200 người tham dự.

-----

Khúc ruột ngàn trùng Ngày đi, đảng gọi "Việt gian", Ngày về thì đảng chuyển sang "Việt kiều". Chưa đi: phản động trăm chiều, Đi rồi: thành khúc ruột yêu ngàn trùng. Trốn đi đảng bắt đến cùng, Trở về mời gọi, săn lùng đô-la. Đảng ta ân đức bao la, Làm cụ thằng đểu, làm cha thằng lừa. Trần Khải Thanh Thủy Bài thơ dân gian ở bìa trước có 4 câu đầu, nhà thơ TKTT đã triển khai thêm 4 câu sau.

Tên em giữa đời (Tặng Lê Thị Công Nhân ngày sinh nhật) Nhân ơi ngày sinh nhật Mà thân em tội tù Chị buồn chia tiếng khóc Cả cộng đồng ngẩn ngơ Em thấy trước ngày mai Cờ vàng treo trước ngõ Ðất mình dân làm chủ Ðập tan lũ độc tài Nên em thà nằm trại Hơn nghe lũ chó nài Tâm hồn em bừng sáng Giữa nhà lao bịt bùng Lũ chó phải cụp đuôi Trước lời em - bất tử Tìm đường cho lịch sử

Có em tháng năm này Em nhìn ra tai ương Nơi dân mình... giãy chết Tương lai vời xa lắc Khi đoàn, đảng soi đường Em vùng lên công khai Ðòi quyền dân làm chủ Thức bao hồn mơ ngủ Bằng ngọn đèn tự do Bắt em vào ngục tối Ðảng mang tội muôn đời Triệu người dân la lối Kéo em ra một ngày Em sẽ là chiếc đinh Ðóng lên quan tài đảng Dẫu mảnh mai dáng hình Kéo ngai vàng sụp đổ Sinh nhật chị làm thơ Ðể chia đôi tiếng khóc Ðể nhân thêm nụ cười Tặng người em gái nhỏ Công bằng và nhân hậu Là tên em giữa đời Một mặt trời soi rọi Giữa mịt mù đêm thâu Hang Ðá, 20 tháng 7, 2008 (Sinh nhật em lần thứ 29) Trần Khải Thanh Thủy

3 BUỔI NÓI CHUYỆN CỦA NHÀ VĂN - NHÀ THƠ - NHÀ DÂN CHỦ TRẦN KHẢI THANH THỦY TRÊN PALTALK, INTERNET (mỗi buổi dài 5-12 giờ đồng hồ) 1- Ngày 25/10/2008, diễn đàn Tiếng Nói Tự Do Của Người Dân Việt Nam với khoảng 260 người tham dự.

2- Ngày 27/10/2008, diễn đàn Cộng Hòa - Cộng Sản Tranh Luận Dân Chủ - Sự Thật với khoảng 250 người tham dự. 3- Ngày 31/10/2008, diễn đàn Người Dân Việt Nam Với Hiện Tình Đất Nước với khoảng 200 người tham dự.

Đồng thời chúng tôi tiếp tục ra mắt bộ sách “Con Đường Dân Chủ” 2 cuốn, 1.052 trang, giá 40 đô-la vừa phát hành vào tháng 6/2008. Tái bản cuốn “Vui Học Việt - Hán – Nôm”, một tài liệu nói chuyện trong hai, ba ngày, với các Giáo Viên đang giảng dạy tiếng Việt cũng như những người quan tâm đến văn hóa Việt. Giúp hiểu hơn về nguồn gốc tiếng Việt, phát âm 12 nguyên âm, 6 dấu giọng và tiếng Hán-Việt trong tiếng Việt cũng như tương quan Việt - Nhật - Trung... Một tài liệu hướng dẫn chi tiết, trình bày công phu giúp người đọc có thể tự học. Thêm phần giới thiệu về Tương Quan Văn Hóa Việt-Nhật, Tự Vấn 1, 2, 3, 4, 5... So Sánh Việt - Nhật - Trung và ký sự các buổi nói chuyện... Đây là ấn bản thứ 5, hơn 300 trang khổ tạp chí, giá 25 Mỹ Kim. Ngoài ra, chúng tôi dự trù thực hiện DVD “Tiếng Việt Mến Yêu: Những Đặc Trưng Của Tiếng Việt”. Nhân

chuyền

đi

này,



dịp

chúng tôi sẽ nói chuyện về các đề tài: "Con Đường Dân Chủ”, “Tiếng Việt Mến Yêu” và " Phan Bội Châu - Phan Chu Trinh"...

-----

Lời Ngỏ

HỒ CH Í MINH Nhân Vật Trăm Tên - Nghìn Mặt

Nhà văn - nhà thơ Trần Khải Thanh Thủy viết nhiều, rất nhiều, có đến 20 tác phẩm, nếu kể cả các bài báo thì khoảng 10.000 trang giấy, qua nhiều thể loại, đề tài. Nhưng vấn đề không phải là số lượng mà là nội dung, chúng tôi muốn nói đến tâm tư một phụ nữ bình thường trở thành nhà đấu tranh Dân Chủ mang tên Trần Khải Thanh Thủy. Trần Khải Thanh Thủy sinh ngày 26/11/1960 tại Hà Nội, tốt nghiệp Đại học Sư phạm Hà Nội năm 1982, từ năm 1986 đến 1993, bà là giáo viên tại tỉnh Hà Tây. Năm 1993, bà bỏ nghề dạy học về Hà Nội viết báo nên có nhiều cơ hội đi lại trong nước và tiếp xúc với mọi tầng lớp dân chúng. Những bài viết bênh vực ngươi dân và phê bình chế độ của bà càng lúc càng làm nhà cầm quyền tức giận. Năm 1999, bà bị buộc thôi việc, nên bắt đầu viết tự do cho các báo trong nước và sau đó gửi ra hải ngoại. Khi bà tiếp cận và cùng tranh đấu với dân oan, dân khiếu kiện thì bị hăm dọa, cô lập, bắt giam. Ngày 29/9/2005, bà đã viết ký sự về vụ tự thiêu oan nghiệt tại Nhà Tiếp Dân, vườn hoa quận Ba Đình, Hà Nội của bà Phạm Thị Trung Thu là người đang khiếu kiện vì bị cướp nhà đất.

Ngày 2/9/2006, công an đã bắt bà khi đang chuyển tài liệu ra nước ngoài và khám xét nhà bà sau đó. Ngày 21/4/2007, bà bị công an bắt khẩn cấp ở Hà Nội vì tội "tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam". Trước đó, bên dưới bài thơ gửi gia đình nhà báo Nguyễn Vũ Bình (bị kết án 7 năm), bà đã viết “Trần Khải Thanh Thủy - Tù nhân dự khuyết cho Nguyễn Vũ Bình” và để lại mấy vần thơ bất khuất:

Thay Lời Vĩnh Biệt Khi tôi chết, hãy ghi trên huyệt mộ Đây là người yêu nước thương dân Dùng cán bút làm đòn xoay chế độ Đưa nhân dân ra khỏi kiếp bần hàn Tuổi bốn mươi khi nghĩa đời đã tỏ Thì cùm gông xiềng xích sá kể gì Theo gương bậc tiền bối tôi đi Vá lại mảnh trời xanh tổ quốc Vạch mặt lũ đê hèn, quân bán nuớc Nhân danh đảng, tổ quốc lộng hành Chúng cấu kết, chúng ăn chia Còn chúng nó dân ta còn phải khổ Nếu tôi chết, xin nuôi bầy con nhỏ Chúng đáng thương nào có tội tình gì Khi mẹ cha đứng lên đòi sự sống Cho giống nòi và cả chúng mai sau. Bà Thanh Thủy (ở giữa) lúc bị bắt ngày 21/4/2007. Và cuối cùng bà bị giam thật cho đến khi đưa ra tòa án Nhân Dân Hà Nội ở số 42 Hai Bà Trưng xét

xử kín, không có cả thân nhân tham dự với bản án 9 tháng 10 ngày trong lúc bà đang bị bệnh tiểu đường, lao và thấp khớp… Ngày 11/5/2007, khi còn ở trong tù, khi nghe tin hai LS Nguyễn Văn Đài và Lê Thị Công Nhân bị xử, dù không được phép sử dụng giấy bút, chị đã làm thơ, vừa để nhắn nhủ hai em, cũng là tự nhủ với lòng mình qua bài “Tết Này Em Không Về” rất cảm động, trong có bài thơ: Nhân, Đài ơi có chị ở bên Ba chúng ta sánh vai cùng đạo lý Ba gương mặt bình thường như lẽ phải Sinh ra để xoá bỏ độc tài. Bà được trả tự do ngày 31/1/2008. Nhưng vẫn bị công an và dân phòng đóng chốt canh chừng, biến nhà chị thành cái “hang đá”. V ì khoảng thời gian tháng 89/2008, chỉ trong có 1 tháng mà có tới 10 người đến nhà bà bị bắt, hăm dọa, bắt viết giấy cam kết không tới nữa... Ngày 4/9/2008, dân oan Đặng Thị Thông ghé qua nhà bà, trên đường về đã bị công an Hà Nội chận và áp giải về phường đánh đập tàn nh ẫn vì bà Thông phản đối và không chịu cam kết không tới nữa. Công an nói cấm bà tới nhà “tên phản động, Việt gian” Trần Khải Thanh Thủy, bà nói “Khi nào căng khẩu hiệu từ nay cấm người dân không ai được đến nhà Trần Khải Thanh Thủy thì không đến, nếu không thì dân oan chúng tôi cứ đến... Việt gian mà cả thế giới lên tiếng ca ngợi à!...”. Bà viết với văn phong tả chân cái hiện thực “Xã Hội Chủ Nghĩa” đang diễn ra tại Việt Nam. Giọng văn của bà chia sẻ những nhục nhằn, tai ách mà chính bà và gia đình cũng như những người dân oan hiền lành đang phải gánh chịu hàng giờ, hàng ngày. Đó là thứ thơ văn tinh tế đến độ cay đắng, thẳng thắn đến độ dũng cảm, phẫn nộ như muốn nổ tung tất cả... Thứ thơ văn đôi khi rất trần tục… nhưng vẫn đầy tính dí dỏm, cả cười thầm lẫn khóc thầm!!! Với bút danh “Thái Hoàng”, không phải là bà muốn làm bà Hoàng hay Hoàng Đế vĩ đại mà chỉ đơn sơ đọc lái lại là “thoáng hài”. Cuộc đời dưới chế độ Cộng Sản độc tài toàn trị, người có lương tri và ngay thẳng phải chịu nhiều thiệt thòi, lại còn lên tiếng cho dân oan nữa thì thật là “trọng tội” đối với chế độ, nên cười là cách coi nhẹ cái nhố nhăng, u tối mà tham lam của cán bộ cầm quyền để mà sống! Tháng 2/2007, với những thành tích đấu tranh vang dội, tổ chức Human Rights Watch tặng Giải Hellmann/Hammett cho bà và bà cũng đã nhận được nhiều giải thưởng khác. Bà được mời làm hội viên Hội Văn bút Quốc tế 2007... Viết để chia sẻ và đọc cũng là để chia sẻ. Xin mời mọi người cùng chia sẻ và hơn thế nữa, cùng gánh vác...

Nhà xuất bản Tân Văn rất hân hạnh ra mắt tác phẩm này của nhà văn - nhà thơ, nhà đấu tranh Dân Chủ Trần Khải Thanh Thủy. Tháng 11/2008 Đông Kinh - Nhật Bản Nhà xuất bản Tân Văn -----

Lời Tựa

NGHĨ CÙNG THẾ SỰ

Sống trong cảnh "Trí thức trùm chăn" bao năm, biết rõ trong chăn có những loại rận cụ thể nào, tâm địa tính khí, cũng như tài sản của từng con ra sao, tác giả làm một tập hợp này, ghi lại trung thực những việc làm tội đồ của chúng, hy vọng 3 triệu dân Việt may mắn thoát ra khỏi tấm chăn hôi hám trong ngôi nhà xã hội chủ nghĩa, ở khắp các chân trời góc bể biết đến, hòng chấm dứt một giai đoạn u ám của nước nhà, theo kiểu "nội công ngoại kích, kích liên công". Nghĩa là trong phá ra, ngoài kích vào để ngôi nhà bưng bít, ma quái của chủ nghĩa xã hội do bọn lãnh đạo cộng sản cầm đầu phải sụp đổ, để 87 triệu con dân Việt Nam sớm thoát khỏi cảnh chìm đắm, tang thương "đêm giữa ban ngày" trên đất nước mặt trời lặn- cũng là... góc tăm tối cuối cùng của thế gian này. Lão tướng Trần Độ vô cùng có lý khi nhận định: "Nền chuyên chính vô sản hiện nay ở Việt Nam là tổng hợp các tội ác ghê tởm của Tần Thủy Hoàng và các vua quan tàn bạo của Trung Quốc, cộng với tội ác của các chế độ phát xít độc tài". Nguy hại hơn nó tàn phá cả một dân tộc, hủy hoại tinh anh của nhiều thế hệ, làm hư hại cả nòi giống con Hồng, cháu Lạc. Đó chính là hậu quả tất yếu của đảng Cộng sản Việt Nam khi

những người con thân yêu của nhân dân lao động, sau chiến thắng đã tự biến dạng thành tầng lớp thống trị bóc lột, hành hạ sai khiến và lừa bịp nhân dân dưới danh nghĩa " đầy tớ của dân". Trong lịch sử Việt Nam, những nhà lãnh đạo hiện nay thực sự là những kẻ thất học, không những không chịu tôi luyện trong gian nan, thử thách lại còn tu luyện trong đấu đá, mưu mô, xảo quyệt, vì vậy, khi chúng tiếm quyền, đã thể hiện nguyên hình là những kẻ dốt nát, quan liêu, tham nhũng, bè phái, hám lợi, hám danh, ích kỷ, đồi bại v.v... Càng ngồi lâu trên ngai vàng quyền lực, càng trở thành tội đồ của dân tộc, tai hoạ của đất nước. Muốn phanh hãm và giám sát toàn bộ cơ chế phản dân chủ và trọng quyền lực hiện nay của lãnh đạo đảng, chỉ có cách duy nhất là đập tan cả cơ chế ấy ra bằng sức mạnh của thể chế dân chủ. "Vùng lên hỡi kiếp nô lệ ở xứ An Nam", còn ai cực khổ, bần hàn hơn 87 triệu người dân Việt Nam lúc này? Xin mượn lời nhạc sĩ Nguyễn Đình Thi để nói thay cho nỗi lòng của 87 triệu dân đen: "Việt Nam bao năm ròng rên xiết lầm than, dưới ách quân cộng sản ngu dốt, mị dân. Bọn giặc nước cướp nước, cướp đời sống dân mình, nào lừa bịp, nào tranh công, biết bao nhiêu tội tình, đồng bào quyết tâm vùng lên...". 63 năm đã qua, cũng là kết thúc của vận mệnh cũ. Chắc chắn trang lịch sử Việt nam sẽ có một vận hội mới tốt đẹp, tươi sáng hơn. Đó chính là nỗi niềm hy vọng mà tác giả gửi gắm trong cuốn sách hết sức bé nhỏ này. Rất mong được sự tiếp sức của bạn đọc xa gần, cũng như tất cả các nhà dân chủ khác ở trong và ngoài nước. Hà Nội - nơi lắng hồn núi sông ngàn năm. 8-2008 Trần Khải Thanh Thủy -----

GIỚI THIỆU

CON ĐUỜNG DÂN CHỦ CỦA

ĐỖ THÔNG MINH Nhân buổi nói chuyện của tác giả tại trụ sở VIVO ngày 3/8/2008.

Đỗ Thông Minh, một tên tuổi rất quen thuộc trong giới đấu tranh, cũng như trên diễn đàn văn học. Anh được biết tới như một người trẻ dấn thân khi còn là một sinh viên du học tại Nhật Bản, hoạt động trong tổ chức Người Việt Tự Do. Sau đó người ta lại có dịp biết thêm về anh như một thành phần lãnh đạo Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất Giải Phóng Việt Nam. Sau khi từ giã Mặt Trận, anh lui về vui với đèn sách, dồn hết thì giờ và nghị lực cho việc nghiên cứu văn học và lý thuyết đấu tranh. Anh đã viết nhiều về chữ Hán, chữ Nôm, về Phan Bội Châu và Phan Chu Trinh, về Việt Nam và rất nhiều về nước Nhật. Hôm nay, anh đã kết đọng những suy nghĩ của anh về công cuộc đấu tranh dân chủ hóa Việt Nam trong tuyển tập Con Đường Dân Chủ 1 & 2. Phải nói ngay rằng, đây là một kho tàng tài liệu quý giá, như thể một thư viện dân chủ thu nhỏ, chuyên chở kiến thức về nhiều lãnh vực. 1- Thứ nhất là ngôn ngữ đấu tranh: Đọc Con Đường Dân Chủ, người ta sẽ tìm thấy đa số từ ngữ liên hệ tới đấu tranh được tác giả giải nghĩa theo từng cặp song đôi làm nổi bật ý nghĩa cốt yếu của mỗi cụm từ, chẳng hạn bạo động-bất bạo động, chính nghĩa-phi nghĩa, cộng sản-tư bản, bảo thủ-cấp tiến, hữu hạn-vô hạn, tuyệt đối-tương đối, kết đoàn-đoàn kết.. 2- Thứ hai là tư tưởng đấu tranh cách mạng: Tác giả đã lược qua tư tưởng đấu tranh cách mạng qua các thời đại giữa lằn ranh bạo động và bất bạo động * Tư tưởng bạo động phải kể tới Tuân Tử và Pháp Gia ngày xưa tại Trung Hoa với thuyết tính ác, và gần đây là Mao Trạch Đông với chủ trương đấu tranh giai cấp, cải cách ruộng đất và cách mạng văn hóa; Phan Bội Châu tại Việt Nam với niềm tin vào sức mạnh của súng đạn, Nguyễn Thái Học với chủ trương không thành công cũng thành nhân, và đặc biệt là tập đoàn cộng sản Việt Nam hôm nay với chủ trương tân diệt trí phú địa hào. Phía trời Tây, không thể không nhắc tới Machiavelli với quan niệm cứu cánh biện minh cho phương tiện, cũng như Marx và Engel với chủ trương mâu hóa giải thuẫn và đấu tranh giai cấp * Tư tưởng bất bạo động thì phải kể tới Khổng Tử và Mạnh Tử tại Trung Hoa ngày xưa với chủ trương tính thiện và đức trị, Tôn Văn với chủ thuyết Tam Dân; Montesquieu, Voltaire, Jean Jacques Rousseau của Pháp với ý niệm dân chủ, Gandhi của Ấn và Martin Luther King của Mỹ với sức mạnh tinh thần, cũng như Phan Chu Trinh của Việt Nam với quan niệm duy tân, Nguyễn Trãi lấy chí nhân mà thay cường bạo. 3- Thứ ba là các biến cố lịch sử: Xuyên qua tư tưởng đấu tranh cách mạng, người ta nhìn thấy hầu hết các khuôn mặt đấu tranh trải dài trong các biến cố lịch sử từ xưa

đến nay với những hình ảnh thật cụ thể đầy tính cách tác động. Xa xưa thì có thể nói tới cuộc cách mạng dành Độc Lập Hoa Kỳ 1775, cách mạng Dân Quyền Pháp năm 1789, cách mạng Duy Tân Nhật năm 1886, cách mạng Tân Hợi Trung Hoa năm 1911, cách mạng Vô Sản Nga năm 1917, cách mạng Vô Sản Việt Nam năm 1945. Cận đại như cách mạng dân chủ Ba Lan năm 1980, cách mạng dân chủ Phi Luật Tân 1986, cách mạng dân chủ Đông Đức, Hung Gia Lợi, Bảo Gia Lợi, Tiệp Khắc năm 1989 và đặc biệt cách mạng dân chủ Nga năm 1991. Tác giả đã dành 2/3 bộ sách để nói về niên biểu đấu tranh dân chủ cho Việt Nam từ năm 1975 đến nay. Khởi đi từ cuộc di tản năm 1975 khi cộng sản xâm chiếm miền Nam Việt Nam, tiếp đó là thảm nạn vượt biển tìm tự do và hình ảnh các trại tù gọi là tập trung cải tạo của cộng sản Việt Nam, nhằm trả thù và hủy diệt tinh hoa của miền Nam. Cốt yếu của phần niên biểu đấu tranh là ghi lại như những chứng liệu lịch sử tất cả những nỗ lực đấu tranh của dân Việt trong nước cũng như ngoài nước, nhằm giải thể chế độ cộng sản để thiết lập một thể chế mới thật sự tự do dân chủ đa nguyên pháp trị. Khởi đầu là Lê Quốc Tuý và Trần Văn Bá với Mặt Trận Thống Nhất Các Lực Lượng Yêu Nước Giải Phóng Việt Nam từ 1976-1984. Tiếp đến là Võ Đại Tôn với Lực Lượng Quân Dân Yểm Trợ Phục Quốc Việt Nam 1977 rồi Chí Nguyện Đoàn Hải Ngoại Phục Quốc 1978 và cuộc xâm nhập nội địa năm 1981. Tiếp theo là BS Nguyễn Đan Quế với Mặt Trận Dân Tộc Tiến Bộ năm 1978, rồi Cao Trào Nhân Bản năm 1990. Đáng nói nhất là sự ra đời của Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất Giải Phóng Việt Nam do sự phối hợp đấu tranh của 3 chính đảng, gồm Lực Lượng Quân Dân Việt Nam của cựu Phó Đề Đốc Hoàng Cơ Minh, Tổ Chức Người Việt Tự Do của ông Ngô Chí Dũng và Tổ Chức Phục Hưng Việt Nam của ông Trần Văn Sơn. Ba đại diện đầu tiên của các chính đảng nêu trên gồm Phó Đề Đốc Hoàng Cơ Minh, ông Trần Văn Sơn và ông Đỗ Thông Minh đã về biên giới Thái Lào, năm 1981, thiết lập căn cứ kháng chiến đầu tiên tại Ubon quy tụ gần 240 kháng chiến quân thực hiện 3 đợt xâm nhập Việt Nam gọi là Chiến Dịch Đông Tiến 1-2-3. Tại hải ngoại, Mặt Trận cũng thành lập Tổng Vụ Hải Ngoại do ông Phạm Văn Liễu làm Tổng Vụ Trưởng, ông Huỳh Lương Thiện làm Tổng Vụ Phó, và tôi là Ngô Quốc Sĩ làm Tổng Thư Ký đầu tiên. Sau đó Tổ Chức Phục Hưng Việt Nam rút lui, rồi Mặt Trận đổ vỡ vì tranh chấp nội bộ không hóa giải được. Một số biến cố khác được ghi lại gồm hành động thả truyền đơn tại Việt Nam và Cuba của Lý Tống, thái độ quyết liệt đòi tự do tôn giáo của LM Nguyễn Văn Lý với khẩu hiệu “Tự do tôn giáo hay là chết”, cũng như ý chí kiên cuờng đấu tranh cho dân chủ dân của BS Phạm Hồng Sơn, LS Nguyễn Văn Đài, Lê Thị Công Nhân... Biến cố mới nhất là những cuộc khiếu kiện của Dân Oan đang tiếp tục diễn ra tại Sai Gòn, Huế, Hà Nội, Tiền Giang, cũng như những buổi cầu nguyện của Công Giáo

đòi CSVN trả lại Tòa Khâm Sứ và đất đai đã bị chiếm đoạt từ lâu.. Đặc biệt tại San Jose, cuộc tranh đấu đòi tên Little Saigon vẫn còn nóng bỏng. Hình ảnh của những cuộc biểu dương sức mạnh cộng đồng lên tới cả chục ngàn người, với tiếng nói khẳng khái quyết đòi hỏi dân chủ của Đỗ Hùng, Nguyễn Ngọc Tiên, và đặc biệt là cuộc tuyệt thực của Lý Tống đã được lịch sử đấu tranh ghi những nét đậm. Hôm nay, người ta đang chờ đợi, không biết chiến dịch bãi nhiệm Nghị Viên Madison Nguyễn sẽ diễn ra như thế nào? 4- Thứ tư là bài học dân chủ. Sau khi phân tích tư tưởng đấu tranh và ghi lại các biến cố lớn nhỏ, Đỗ Thông Minh đã cố gắng rút ra những bài học thực tiễn cho công cuộc tranh đấu dân chủ hóa Việt Nam. Từ bài học cởi mở, ý chí tự cường và ngoại giao đa phương của Nhật Bản, đến bài học duy tân và cởi mở kinh tế của Trung Hoa, qua bài học Việt Nam với sự thất bại của đảng CS với chủ trương lãnh đạo độc tôn và độc toàn trị, và hôm nay, ngọn gió dân chủ dân chủ đang bừng khởi tại Việt Nam với khối 8406, đảng Thăng Tiến, Liên Minh Dân Chủ Nhân Quyền, Hiệp Hội Đoàn Kết Công Nông... tác giả đã đưa ra một sồ đề nghị thực tiễn cho công cuộc vận động dân chủ hóa Việt Nam như sau: Thay đổi tư duy: Dân Việt, đặc biệt là những người giữ vai trò lãnh đạo phải thay đổi lối suy nghĩ, để nhìn thấy chủ nghĩa dân chủ là hợp lý và hợp lòng người, tránh được bạo động và xáo trộn. Giới trẻ nhập cuộc: Người trẻ Việt Nam trong nước cũng như ngoài nước, với nhiệt tâm, nghị lực và khả năng, cần dấn thân cho công cuộc vận động dân chủ hóa Việt Nam. Kết hợp hải ngoại với quốc nội: Để tạo sức mạnh làm đà cho dân chủ tiến lên, cần có sự phối hợp nhịp nhàng giữa 3 triệu người VN hải ngoại với 85 triệu người tại quốc nội về mọi mặt. Thiết lập thể chế dân chủ: Chế độ CS đã hoàn toàn thất bại trên toàn thế giới. Tại VN, chế độ CS cũng đang cản trở đà tiến của dân tộc. Con đường giải thoát duy hhất cho Việt Nam là con đường dân chủ. Nói khác, dân Việt phải quyết tâm đẩy lui chế độ độc tài toàn trị vào bóng tối, để thay thế bằng một thể chế mới, thể chế dân chủ thực sự, đúng như nhận định của Yeltsin “Cộng Sản chỉ có thể thay thế, chứ không thể sửa đổi.”. Con đường dân chủ đã hé mở. Nhiệm vụ của mỗi người dân Việt là nắm tay nhau, tạo sức mạnh để biến ngọn gió dân chủ thành cơn bão dân chủ, hầu dân Việt sớm giành lại quyền làm người nói chung và quyền làm người Việt Nam nói riêng với dân chủ được thực thi, tự do được tôn trọng và nhân quyền được tôn vinh. Trân trọng kính chào quý vi. Ngô Đức Diễm

-----

Học Giả Đỗ Thông Minh Ra Sách

“Con Đường Dân Chủ” Việt Báo Thứ Sáu, 7/25/2008, 12:02:00 AM

Garden Grove (Cổ Ngưu) - Tại phòng hội Thư Viện Việt Nam 10872 Westminster Ave Garden Grove, CA 92843, hơn một trăm quan khách, giáo sư, nhân sĩ, các cơ quan truyền thông, truyền hình, báo chí và đồng hương tham dự buổi ra mắt sách Con Đường Dân Chủ của Học Giả Đỗ Thông Minh đến từ Nhật Bản. Sau phần nghi thức chào Quốc Kỳ, phút mặc niệm. Nhà báo Du Miên, người điều hợp chương trình nói qua về tác giả cũng như các cuốn sách mà học giả Đỗ Thông Minh đã xuất bản trước đây. Đặc biệt nhà báo Du Miên cũng đã tóm lược một số nét quan trọng trong Con Đường Dân Chủ... Tiếp theo học giả Đỗ Thông Minh trình bày chi tiết về Con Đường Dân Chủ, sách in thành 2 cuốn gồm 1,052 trang đây là tác phẩm thứ 12 mà ông đã xuất bản. Ông cũng đã trình bày và phân tách từng giai đoạn như: Qui luật đấu tranh, Bạo động hay bất bạo động, Con đường dân chủ. Ông cũng dẫn chứng những cuộc đấu tranh dân chủ tại các Quốc Gia như: Nhật Bản, Trung Quốc, Đặc biệt là công cuộc đấu tranh dân chủ tại Việt Nam... Hồ Chí Minh và Đảng Cộng Sản Việt Nam có công hay có tội, và ông cũng đề nghị một giải pháp cho Việt Nam. Trong Con Đường Dân Chủ, ông cũng đã ghi rõ niên biểu đấu tranh từ năm 1975 đến năm 2008, Trào lưu vận động mới tại Việt Nam, Khúc quanh lịch sử... Trong Con Đường Dân Chủ còn có những phần phụ lục như: Những cuộc đình công ở Việt Nam - Ngọn lửa đấu tranh - Vấn đề lãnh thổ và lãnh hải Việt Nam - Đấu tranh dân chủ tại Miến Điện - Đấu tranh độc lập tại Tây Tạng. Cuối cùng là phần nói về đạo đức bị băng hoại và từ đó chúng ta rút ra được bài học gì. Diễn giả đã phân tách khá tường tận, đây là cuốn sách rất có giá trị để chúng ta tìm hiểu cũng như làm kim chỉ nam cho công cuộc đấu tranh vì tự do dân chủ tại quê nhà. Học giả Đỗ Thông Minh cũng đã đóng góp nhiều trong công cuộc bảo tồn và phát huy văn hóa qua nhiều tác phẩm cũng như những lần diễn thuyết của ông, Ông đã đến Quận Cam 30 lần và đã di diễn thuyết 75 nơi, lần nầy Ông dự tính sẽ đi khoảng 9-10 nơi nữa trước khi ông trở lại

Nhật Bản. Quy vị muốn có những cuốn sách của Học Giả Đỗ Thông Minh xin liên lạc các nhà sách Việt Ngữ tại địa phương.

----Trước hiện tình đấu tranh của người dân trong nước: Nhà biên khảo Ðỗ Thông Minh ra mắt bộ sách

“Con Ðường Dân Chủ” Tuesday, July 29, 2008 Nguyên Huy/Người Việt Vào sáng hôm Chủ Nhật 20 tháng 7 vừa qua, trong dịp Thư Viện Việt Nam trong thành phố Garden Grove kỷ niệm 10 năm thành lập, nhà biên khảo Ðỗ Thông Minh đã cho ra mắt bộ sách trên 1 ngàn trang sưu tầm, nghiên cứu và nhận định về con đường dân chủ đã diễn ra khắp nơi trong lịch sử loài người để có được cái nhìn chuẩn xác về con đường dân chủ đang diễn ra tại Việt Nam. Ðây là tác phẩm thứ 12 trong sự nghiệp nghiên cứu của ông về văn hóa và lịch sử Việt Nam. Trước khoảng 100 đồng hương đến tham dự, nhà biên khảo Ðỗ Thông Minh đã chỉ xin nói chuyện về một vài chương trong bộ sách hơn một ngàn trang này. Ông nói về quy luật đấu tranh, về bạo động hay bất bạo động và về con đường dân chủ tại Nhật Bản, tại Trung Quốc, và tại Việt Nam trong khúc quanh lịch sử với những trào lưu vận động mới tại Việt Nam hiện nay. Bộ sách “Con Ðường Dân Chủ” của ông đề cập đến các cuộc vận động, đấu tranh dân chủ tại nhiều nước trên thế giới xuyên qua lịch sử cận đại. Ðặc biệt tại Việt Nam qua thời cận sử, ông đã nhắc đến các phong trào Cần Vương, Duy Tân, Phan Chu Trinh, VNQDÐ... để dẫn đưa đến các phong trào đấu tranh dân chủ hiện nay ở trong nước đang dưới chế độ độc tài đảng trị Cộng Sản. Có thể nói đây là một bộ sách thu thập khá đầy đủ về những phong trào tranh đấu ở trong nước từ nhỏ đến lớn của người nông dân, của công nhân và cả những trí thức đảng viên trong đảng. Cứ mỗi chương sách ông lại có những phần nhận định phân tích khá cặn kẽ và rút ra được những đường hướng đấu tranh làm bài học kinh nghiệm. Từ những bài học ấy, tác giả đã có nhận xét rằng công cuộc đấu tranh dân chủ cho Việt Nam với nhà cầm quyền CSVN nên bất bạo động, dùng “nhu thắng cương”.

Có lẽ chưa có bộ sách nào thu thập được đầy đủ tài liệu và dữ kiện về các cuộc tranh đấu của người dân Việt Nam trong nước như bộ sách này. Nếu chỉ tính từ sau 1975, khi CSVN đã cưỡng chiếm được miền Nam thu toàn bộ đất nước vào dưới chế độ CS thì đã có những cuộc tranh đấu vừa bạo động như vụ tự thiêu của các ni cô Phật Giáo vào năm 1976, các cuộc đòi đất của đồng bào thượng du Trung Việt cho đến những cuộc biểu tình, đình công của nông dân, công nhân, dân oan khiếu kiện từ Bắc vào Nam ra Trung, liên tục diễn ra trong những năm qua và như bùng nổ mạnh mẽ từ năm 2000 tới nay. Nhưng dù đã bùng nổ nhưng vẫn chưa phá bỏ được cái chế độ đã cưỡng chế toàn dân Việt Nam, theo tác giả Ðỗ Thông Minh thì “các giới, các tầng lớp vẫn còn cách biệt nhau, chưa nhìn xa và chưa đồng lòng, thực tâm đoàn kết để cùng nhau gánh vác khó khăn mà vẫn thụ động để mặc khó khăn của người khác như hiện nay”. Bộ sách “Con Ðường Dân Chủ” của Ðỗ Thông Minh là một kho tài liệu cho chúng ta nhìn về đất nước mà không chỉ để hiếu được những gian khó của người dân Việt trong công cuộc tranh đấu dân chủ cho đất nước và dân tộc mà còn là căn cứ cho ta tiên đoán được vận mệnh của đất nước quê hương mình. (NH)

----SÁCH MỚI Chúng tôi đã phát hành các cuốn:

1- VUI HỌC VIỆT - HÁN – NÔM ấn bản thứ 4: 284 trang khổ lớn A4, 18 đô-la, của Đỗ Thông Minh (đã bổ chính thêm 76 trang) 2- DU LỊCH NHẬT BẢN

ấn bản thứ 1: 256 trang khổ sách thường, 12 đô-la, của Đỗ Thông Minh

Sẽ phát hành: 1- HÀNH TRÌNH NGƯỜI ĐI CỨU NƯỚC ấn bản thứ 2: bộ 2 cuốn 980 trang khổ thường, kèm DVD, 40 đô-la, của Kháng Chiến Quân Phạm Hoàng Tùng (đã bổ chính thêm 44 trang)

2- CON ĐƯỜNG DÂN CHỦ ấn bản thứ 1: bộ 2 cuốn, 1.052 trang, khổ sách thường, 40 đô-la, của Đỗ Thông Minh

-

Bạo Động Hay Bất Bạo Động

-

Con Đường Dân Chủ

Niên Biểu Đấu Tranh Từ 1975

-

Quy Luật Đấu Tranh

Ngọn Lửa Đấu Tranh

Vấn Đề Miến Điện, Tây Tạng… và Việt Nam

2.000 dân oan 20 tỉnh kiên trì 27 ngày đêm tại Sài Gòn (22/6-18/7/2007) – Hà Nội Lãnh Thổ - Lãnh Hải Giáo Hội Thiên Chúa Giáo Đòi Đất Vai trò của Hồ Chí Minh và đảng Cộng Sản Việt Nam…

Phát hành giữa năm 2008 Xin hỏi mua tai:

http://www.tulucmall.com/ 1-714-418-1682 Tạp Chí Văn Nghệ Tiền Phong - Wa DC, Hoa Kỳ 1-703-522-7151

Đài Truyền Thanh Việt Nam Hải Ngoại - Wa DC - Hoa Kỳ 1-703-473-9346 1-703-473-9327

Related Documents

Gioi Thieu Sach Moi 3
June 2020 4
Loi Gioi Thieu Moi
November 2019 23
Gioi Thieu
May 2020 17
Gioi Thieu
October 2019 22
Gioi Thieu
June 2020 15
Gioi Thieu
October 2019 25