Giau-cac Thog So

  • June 2020
  • PDF

This document was uploaded by user and they confirmed that they have the permission to share it. If you are author or own the copyright of this book, please report to us by using this DMCA report form. Report DMCA


Overview

Download & View Giau-cac Thog So as PDF for free.

More details

  • Words: 2,877
  • Pages: 8
Các thông số để hoàn thành qui trình công nghệ tạo ra sản phẩm là: *Thứ nhất là giống lúa tốt,ngươi dân ta có kinh nghiệm chọn nhũng giống lúa phù hợp với đất với vùng, miền và thời tiết của từng nơi khác nhau, tưng mùa vụ khác nhau…Và từng thời gian khác nhau cho từng loai giống lúa,như thế mới đạt kết quả cao .chứ không phải going lúa nào tốt là tròng nơi nào cũng tốt. Ví dụ: a) Vùng đồng bằng sông Hồng Vụ xuân: Xuân sớm: Gieo mạ 15- 25/11; cấy: 15 - 25/ 1 với các giống lúa: DT10, DT13, X21, Xi23, VN10, NX30, 17494, MT163, M6… Xuân chính vụ: Gieo mạ 1/12- 20/12; cấy: 20/1- 20/ 2 với các giống lúa: C70, C71, P1, P6, BM9855, N1-9, TK106… Xuân muộn: gieo 5/2- 25/2 với các giống lúa: ĐB5, ĐB6, Q5, KD18, BT7, HT1, LT2, AC5, IRi352, BM9820, PD2, Nhị ưu 838, HYT83, TH3-3, Việt lai 20… Gieo mạ trên nền đất cứng ở vụ xuân muộn: Gieo mạ 25/1- 10/2; cấy từ 10/2 trở đi. Tuổi mạ từ 10- 15 ngày, tương ứng 3- 4 lá. Vụ mùa: Mùa sớm: gieo 10/6- 20/6 với các giống lúa: ĐB5, ĐB6, Q5, KD18 ,HT1, LT2, AC5, IRi352, BM9820, PD2, Nhị ưu 838, Bacưu 64, Bacưu 903, HYT83, TH3-3, Việt lai 20… Mùa trung: gieo 15/6- 25/6 với các giống lúa: X21, Xi23, VN10, NX30, 17494, MT6, M6, P1, P6, TK 106… Mùa muộn: Gieo mạ 25/ - 5/ 6; cấy: 25/6 - 5/7 với các giống lúa: Nếp Hoa vàng, Dự, Mộc tuyền, Bao Thai, Tám thơm các loại. b) Vùng đồng bằng ven biển Trung bộ Vụ đông xuân (vụ ba): Gieo mạ 25/10;cấy: 20/11- 5/12 với cỏc giống lỳa: Tộp lai, X21, Xi23, M6, CM1, BM9830… Vụ hè thu ( vụ Tám): Gieo mạ 25/4; cấy 10/5 trở đi, với các giống lúa: Xi23, 9830, P1, P6, 17494.

Vụ mùa ( vụ mười): Gieo mạ 25/5- 10/6; cấy: 10/6- 30/6 với các giống lúa: Xi23, 9830, P1, P6, 17494. c) Vùng đồng bằng sông Cửu Long Vụ đông xuân: Gieo đầu tháng 11 đến 25/11. Sử dụng các giống lúa OMCS 2000, OMCS21, TNĐB100, ML48, OM1706, OM1633, VND404, VND95- 19, MTL250, MTL392, MTL449, OM4498, OM4495, OM2395, OM2517, OM3405... Vụ hè thu: Gieo đầu tháng 4 đến 25/4. Sử dụng các giống lúa OMCS 2000, OMCS21, TNĐB100, ML48, OM1706, OM1633, VND404, VND95- 19, MTL250, MTL392, MTL449, OM4498, OM4495, OM2395, OM2517, OM3405... Vụ mùa: Gieo 5/5- 30/5. Sử dụng các giống lúa VND404, VND95-19, MTL250,MTL392, MTL449, OM4498, OM4495,OM2395, OM2517, OM3405, Khao105, Nàng thơm chợ đào 5, Nàng Hương 2... Nếu ta không hiểu được nhưng điều kiện ma lúa thích nghi thì cho dù ta chon going tót,đất tốt,và lượng tưới tiêu đầy đủ thì cũng vô ích thôi.vì thế trồng lúa cũng cần sự hiểu biết về giống và sự thích nghi của từng loại. Giống là một trong những yếu tố quyết định đến sự sinh trưởng, phát triển và năng suất lúa.

Sử dụng các giống có thời gian sinh trưởng từ 90-100 ngày, năng suất cao, chống chịu với một số sâu bệnh chính và có phẩm chất gạo tốt đủ tiêu chuẩn xuất khẩu như OM1490, OMCS2000, IR64, MTL250, VD95-20, AS996, OM3536, Lúa thơm, v.v. Sử dụng hạt giống đạt tiêu chuẩn chất lượng tương đương cấp xác nhận (theo qui định của Bộ NN & PTNT): - Độ sạch (% khối lượng) > 99,0% - Tạp chất (% khối lượng) < 1,0% - Hạt khách giống phân biệt được (% hạt) < 0,25% - Hạt cỏ (số hạt /kg) < 10 hạt - Tỷ lệ nảy mầm (% số hạt) < 85% - Độ ẩm (%) < 13.5 % Đất cũng là yếu tố quan trọng: vì thế người dân cung coi việc chuẩn bị đất cũng thật cần thiết,không thể thiếu được, vì đất du tôt nhưng phai cải tạo lai mới trồng giống

tiếp theo được. và viêc cải tao lai đất cũng phải hiểu biết về mùa vụ, mỗi mùa có cach lam riêng lẻ như sau: Đối với vụ Đông xuân:sạch cỏ. Trục đánh bùn và san bằng mặt ruộng bằng máy cày bánh lồng có trang kèm theo. Đối với vụ Hè thu: Cày đất bằng máy với độ sâu từ 15-20 cm. Phơi ải trong thời gian 1 tháng. Bừa, trục và san bằng mặt ruộng bằng máy kéo bánh lồng có công cụ trang phẳng mặt ruộng kèm theo.Sử dụng máy kéo liên hợp với máy phay hoặc bánh lồng và trục bùn. Tuỳ theo diện tích ruộng lớn hay nhỏ mà dùng máy kéo lớn (trên 50 HP), trung bình (20-35HP) hoặc nhỏ như máy xới tay (12-15HP), máy trục bùn tự hành hoặc phay lồng (6-12 HP). Chú ý: Ruộng phải bằng phẳng, có hệ thống thoát nước tốt và không đọng nước.

*Nước tưới tiêu không thể thiếu:

tưới tiêu cũng tùy theo loai đất và thời

tiết khác nhau:

Tưới nước đối với đất chua mặn.

Đối với loại đất này thường xuyên phải để một lớp nước ngập 5-15cm trên ruộng tuỳ theo thời kỳ sinh trưởng của cây lúa. Không được để ruộng cạn quá 6 giờ, vì khi cạn nước, chất chua mặn sẽ leo lên tầng đất canh tác làm hư hại bộ rễ lúa. Nên thay nước (thau chua rửa mặn) vào những giai đoạn sinh trưởng quan trọng của cây lúa. Cụ thể như sau: Từ cấy đến hồi xanh, làm cỏ bón thúc đợt 1 (15-25 ngày sau cấy): Tưới nông 3-5cm. Sau khi bón phân thúc đợt 1, để lắng 1-2 ngày, thay nước ngọt mới, tưới nông 35cm, có tác dụng kích thích lúa đẻ nhánh. Sau khi bón thúc đợt 1 khoảng 10-20 ngày, tưới ngập 12-15cm trong 20 ngày, để hạn chế đẻ nhánh vô hiệu. Giai đoạn làm đòng đến trỗ chín cần tưới ngập 5-7cm bằng nước ngọt.

Khoảng 30-40 ngày thay nước cũ một lần bằng nước ngọt mới, để thau chua, rửa mặn, tránh ngộ độc mặn cho bộ rễ lúa.

Tưới nước cho vùng nước ngọt Vùng nước ngọt chiếm phần lớn diện tích trồng lúa của nước ta, hàng năm trong vụ chiêm xuân thường thiếu nước dưỡng lúa nghiêm trọng. Bằng kỹ thuật tưới mới, có thể tiết kiệm được trên 30% lượng nước cần tưới, tạo điều kiện mở rộng diện tích vụ xuân, góp phần tăng năng suất, sản lượng lương thực. Kỹ thuật tưới cụ thể như sau: Giai đoạn từ cấy đến khi bén rễ hồi xanh, bón thúc đợt 1 (khoảng 15-25 ngày): Tưới ngập 2-3cm để chống rét cho lúa cấy. Sau khi bón thúc đợt 1 khoảng 1-2 ngày tháo cạn nước, để độ ẩm bão hoà (nhẵm mềm chân, độ ẩm đạt 90-100% độ ẩm đất), lúa sẽ đẻ nhánh hữu hiệu, tập trung, hạn chế bệnh nghẹt rễ sinh lý. Chú ý: nếu giai đoạn này nhiệt độ thấp < 13 độ C kéo dài trên 5 ngày, cho nước ngập 5-7cm để chống rét, qua đợt rét ta lại tháo cạn. Sau khi kết thúc đẻ nhánh hữu hiệu (sau bón thúc đợt 1 khoảng 10-15 ngày, đếm 10 khóm ở giữa ruộng, thấy lúa đẻ trung bình khoảng 7 dảnh là được), để cho ruộng cạn, nứt chân chim (độ ẩm khoảng 65-70%, có mùn chun nổi lên) trong 7-10 ngày để quá trình oxy hoá trong tầng đất canh tác diễn ra thuận lợi, các khí độc được trung hoà, các loại phân vô cơ, hữu cơ được vi sinh vật háo khí phân giải từ dạng khó tiêu sang dễ tiêu, rễ lúa có đủ oxy, khoẻ mạnh, ăn được sâu, hút được nhiều dinh dưỡng nuôi cây. Các giai đoạn làm đòng đến chín đỏ đuôi chỉ cần tưới đủ ẩm (độ ẩm 90-100%) là đạt yêu cầu. Từ chín đỏ đuôi đến chín hoàn toàn cần khô nứt chân chim, cho cây lúa cứng cây, chống đổ tốt. Giai đoạn cây con (0-7 NSG): rút cạn nước trước khi sạ và giữ khô mặt ruộng trong vòng 3 ngày sau khi sạ, ngày thứ 4 cho nước láng mặt ruộng 1 ngày sau đó rút cạn để đảm bảo đủ ẩm bề mặt ruộng. Giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng (7-42 NSG): Sau khi sạ được 7-10 ngày, bắt đầu cho nước từ từ vào ruộng và giữ nước trên mặt ruộng ở mức 5-7 cm. Trong giai đoạn này, thay nước trong ruộng lúa từ 2-3 lần, sau mỗi lần thay nước giữ cạn trong 2-3 ngày. Giai đoạn sinh trưởng sinh thực (42-65 NSG): Giữ nước trong ruộng ở mức 3-5 cm.

Giai đoạn chín (65-95 NSG): Giữ nước trong ruộng ở mức 2-3 cm cho đến giai đoạn chín vàng (7-10 ngày trước khi thu hoạch) tháo cạn nước trong ruộng. * Phân bón lam giàu dinh dưỡng cây lúa:tuy đã chọn giống tốt và cải tạo dất nhưng phải cần có phân bón để lúa tăng khả nang sinh trưởng,và tăng kháng sâu ,bệnh va chịu han tốt hơn..nhưng cách bón phân để lua tăng năng suất là ca 1 qui trinh công nghệ chứ không phải lam thế nào cũng được. Nhu cầu và vai trò các chất dinh dưỡng với cây lúa .Đạm là nguyên tố quan trong nhất giúp cho lúa sinh trưởng và phát triển, tăng khả năng đẻ nhánh, các nhánh hữu hiệu và kiến tạo năng suất Lân có vai trò quan trọng trong sự phát triển của hệ rễ giúp cho lúa có thể hút các chất dinh dưỡng từ đất. Trong một số trường hợp đất phèn và đất phèn mặn thì lân còn có vai trò kìm hãm các độc tố giúp cho lúa sinh trưởng và phát triển.Kali đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của cây lúa. Ngoài ra có vai trò trong việc vận chuyển các chất, giúp cho cây cứng, tăng khả năng chống đổ và chống chịu sâu bệnh Thiếu kali cây thường còi cọc, lá thường bị cháy không còn khả năng quang họp dẫn đến năng suất thấp và tỷ lệ hạt lép nhiều. 3.2 Liều lượng phân bón cho lúa Với các giống lúa khác nhau nhu cầu dinh dưỡng cũng khác nhau. Hiện nay các giống lúa lai thường có nhu cầu dinh dưỡng cao hơn các giống lúa thuần. Khuyến cáo về phân bón cho các loại như sau: Bảng 1: Liều lượng phân bón áp dụng cho các giống lúa thuần & lúa lai Phân Giống

Đạm(kg/ha) Lân(kg/ha) Kali(kg/ha) ch uồ Lân ng Urê P2O5 su K2O Kcl (tấ N per n/h a) 8-10 100-120 220-260 50-60 300-350 48-60 80-100

1. Các giống lúa thuần + Lúa ngắn và trung ngày 90120 ngày + Lúa dài ngày 8-10 > 120 ngày Các giống lúa lai 8-10

115-138 250-300 60-70 350-400 60-90

100-150

138-147 300-320 70-75 400-450 90-120

150-200

* Vôi bột: kết hợp bón thêm vôi bột khoảng 500 kg/ha

3.2. Thời kỳ bón phân, cách bón Vôi bón sau lần làm đất đầu tiên. Tùy theo độ chua của đất để tăng hoặc giảm lượng vôi bón cho phù hợp. Bón lót: Phân chuồng bón khi bừa đất lần cuối và toàn bộ phân lân. Bón thúc 1: Lúc lúa được 2,5 - 3 lá (sau sạ 10-12 ngày) hoặc sau cấy 5 ngày để mạ nhanh phát triển, đẻ nhánh sớm, với 30 % lượng đạm và 50 % lượng kali. Bón thúc 2: Bón thúc lần 2 sau lần 1 khoảng 15-20 ngày. Lượng đạm bón khoảng 40 % tổng lượng đạm. Bón thúc 3: Bón thúc lần 3 thực chất là bón đón đòng, trước trỗ khoảng 15-20 ngày. Lượng bón số đạm và kali còn lại. 4. Hiệu lực kali trên cây lúa Trong mỗi quan hệ giữa Kali & đạm thì đạm vẫn là yếu tố tăng năng suất hàng đầu. Đạm giúp tăng năng suất; sinh vật học và năng suất thực thu. Bón Kali tăng khả năng vận chuyển các chất, thân cây cứng khỏe, giảm tỷ lệ sâu bệnh đồng thời làm giảm tỷ lệ hạt lép. Đánh giá về hiệu lực của kali đối với lúa tại đồng bằng sông Cửu Long :nếu chỉ bón kali cho lúa không kết hợp với các loại phân bón khác thì năng suất còn thấp hơn so với cấy không phân bón. Khi kết hợp với các loại phân bón khác như đạm, lân thì vai trò của của kali đối với năng suất được thấy rõ hơn. Hiệu suất của kali từ 4,6-5,5 kg thóc/kg K2O. Tuy nhiên, trên các loại đất khác nhau và các giống khác nhau thì hiệu lực kali sẽ khác.

*Ngoài ra còn phải bảo vệ cây lúa bằng biện pháp nhưng phải đúng cách,đúng lượng:Áp dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp (IPM) bao gồm: Bắt bướm hay rầy trưởng thành bằng vợt hay bẫy đèn, ngắt ổ trứng các loại sâu và các lá có mang sâu. Duy trì và bảo vệ các sinh vật có ích như ếch nhái, nhện, bọ rùa, dế nhảy, muỗm muỗm, bọ xít mù xanh, bọ xít nước, kiến ba khoang, ong mắt đỏ, ong kén trắng, ong đen, ong xanh, ong đùi, nấm tua, nấm xanh, nấm phấn trắng, v.v. bằng cách không sử dụng hoặc hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu khi trên ruộng xuất hiện nhiều loài thiên địch. Nếu bắt buộc phải phun thuốc khi có dịch thì phải chọn loại thuốc chọn lọc ít độc đến thiên địch. Sử dụng chế phẩm sinh học trừ sâu rầy hại lúa như chế phẩm từ vi khuẩn Bacillus thuringienis (Bt) để trừ sâu non của các loài sâu thuộc bộ cánh vảy và 2 chế phẩm từ

nấm ký sinh côn trùng như Ometar (chế phẩm nấm xanh) và Biovip (chế phẩm nấm trắng) để trừ các loài rầy, bọ xít và sâu cuốn lá nhỏ hại lúa. Không phun thuốc trừ sâu trong vòng 40 ngày đầu sau sạ để bảo vệ hệ thiên địch, chỉ phun thuốc trừ sâu khi mật số tới ngưỡng phòng trừ quy định và phải tuân thủ kỹ thuật 4 đúng: • • • •

Đúng thuốc: Chọn thuốc đúng đối tượng sâu hại. Đúng liều lượng: Tuân thủ quy định về liều lượng thuốc và nước pha theo chỉ dẫn ghi trên nhãn chai. Đúng lúc: Phun khi mật số sâu hại phát triển nhiều hơn mật số thiên địch. Đúng cách: Phải phun trúng vào nơi có sâu rầy sinh sống như rầy ở gốc lúa, sâu ở trên lá hay trên thân.

Khi thật cần thiết, có thể sử dụng một trong các loại thuốc sau đây để phòng trừ: • • • • • •

Rầy nâu: Applaud 10BHN, Actara 25WG, Bassa 50ND, Mipcin 25BHN và Trebon 10ND. Bù lạch: Actara 25WG, Bassa 50ND, Fastac 5ND, Regent 300WDG và Trebon 10ND. Sâu phao: Fastac 5ND, Padan 95SP và Regent hai lúa xanh 300WDG. Sâu cuốn lá: DDVP 50ND, Fastac 5ND, Padan 95SP và Trebon 10ND. Sâu dục thân: Basudin 10H, Padan 95SP, Regent hai lúa xanh 300WDG và Regent 10H. Bọ xít các loại: Bassa 50ND và Padan 10H. PHÒNG TRỪ BỆNH HẠI

Bệnh đạo ôn: Bệnh cháy lá là do nấm gây ra. Bệnh xuất hiện và gây hại trong cả 2 vụ ĐX và HT và ở tất cả các giai đoạn của cây lúa. Bệnh thường tấn công trên lá, đốt thân, cổ lá và cổ gié. Bệnh đặc biệt thích hợp với điều kiện thời tiết khí hậu mát lạnh, có sương mù như trong vụ đông xuân. Sử dụng biện pháp sau đây để phòng trị: • •

Thăm đồng thường xuyên 5-7 ngày lần để phát hiện bệnh kịp thời. Khi thấy có một vài vết bệnh xuất hiện, sử dụng thuốc hóa học Tricyclazole hay Probenazole để phun.

Bệnh khô vằn: Bệnh khô vằn do nấm gây ra và phát triển mạnh ở vụ Hè thu vào giai đoạn sau khi đẻ nhánh tối đa, hoặc khi tán lúa vừa phủ kín mặt ruộng (35-40 NSS). Để phòng trừ bệnh này cần áp dụng các biện pháp sau đây:

• • •

Vệ sinh đồng ruộng như làm sạch cỏ và các tồn dư của vụ trước. Xử lý đất bằng biện pháp cày phơi ải hoặc cho đất ngập nước trong thời gian 1530 ngày để diệt mầm bệnh Sử dụng thuốc hoá học: không cần phải phun hết cả ruộng mà chỉ phun cục bộ ở từng điểm có bệnh. Sử dụng các loại thuốc sau để phòng trị bệnh: Hexaconazol, Iprodione.

Bệnh Bạc lá Bệnh Bạc lá do vi khuẩn gây ra, bệnh thường phát triển và gây hại nặng vụ Hè Thu trong giai đoạn 40 NSG trở đi. Bệnh lây lan qua con đường hạt giống. Để phòng trị bệnh chủ yếu sử dụng giống kháng kết hợp với xử lý hạt giống như đã khuyến cáo.

Related Documents

Giau-cac Thog So
June 2020 0
So
May 2020 28
So
April 2020 36
So
May 2020 25
So
November 2019 36