đề Tài 1_nhóm 1.docx

  • Uploaded by: Luong Gia Nguyen Thi
  • 0
  • 0
  • June 2020
  • PDF

This document was uploaded by user and they confirmed that they have the permission to share it. If you are author or own the copyright of this book, please report to us by using this DMCA report form. Report DMCA


Overview

Download & View đề Tài 1_nhóm 1.docx as PDF for free.

More details

  • Words: 10,429
  • Pages: 26
Trường ĐHQG Thành phố Hồ Chí Minh. Đại học Kinh tế - Luật.

BÀI TIỂU LUẬN

Đánh giá lợi thế cạnh tranh của ĐBSCL trong lĩnh vực nông nghiệp và đề xuất chiến lược đến năm 2030. Vận dụng phân tích SWOT

Nhóm 1 | Môn: Kế hoạch hóa và chính sách phát triển kinh tế xã hội. | Giảng viên: Cô Phạm Mỹ Duyên.

0

Đánh giá đóng góp của các thành viên:

Thành viên nhóm

Lê Thanh Hằng. K164010017

Trần Thị Mỹ Duyên. K164010006

Nguyễn Thị Kim Như. K164010050

Lê Thị Ngọc Trâm. K164010079

Công việc trong nhóm - Tìm hiểu điểm mạnh, điểm yếu, thời cơ và thách thức của nền nông nghiệp ĐBSCL. - Sắp xếp mức độ quan trọng các đặc điểm theo mô hình SWOT. - Tổng hợp các phương án. - Tìm hiểu điểm mạnh, điểm yếu, thời cơ và thách thức của nền nông nghiệp ĐBSCL. - Sắp xếp mức độ quan trọng các đặc điểm theo mô hình SWOT. - Đề ra các phương án phối hợp trong mô hình SWOT. - Tìm hiểu điểm mạnh, điểm yếu, thời cơ và thách thức của nền nông nghiệp ĐBSCL. - Sắp xếp mức độ quan trọng các đặc điểm theo mô hình SWOT. - Đề ra các phương án phối hợp trong mô hình SWOT. - Tổng hợp bài. - Thuyết trình. - Tìm hiểu điểm mạnh, điểm yếu, thời cơ và thách thức của nền nông nghiệp ĐBSCL. - Sắp xếp mức độ quan trọng các đặc điểm theo mô hình SWOT. - Thiết kế Power Point.

Đánh giá mức độ hoàn thành (Thang điểm 10)

8.25/10

9.5/10

9.8/10

8.6/10

1

Nguyễn Thị Lương Gia. K164012059

Lô Hà Cẩm Tú. K164012087

- Tìm hiểu điểm mạnh, điểm yếu, thời cơ và thách thức của nền nông nghiệp ĐBSCL. - Sắp xếp mức độ quan trọng các đặc điểm theo mô hình SWOT. - Đề ra các phương án phối hợp trong mô hình SWOT. - Tìm hiểu điểm mạnh, điểm yếu, thời cơ và thách thức của nền nông nghiệp ĐBSCL. - Sắp xếp mức độ quan trọng các đặc điểm theo mô hình SWOT. - Đề ra các phương án phối hợp trong mô hình SWOT. - Tổng hợp bài. - Thuyết trình

9.25/10

9.8/10

2

Mục lục Chương I. Tổng quát nền nông nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long. 1.1. Điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý ĐBSCL. 1.2. Các thành tựu nền nông nghiệp của ĐBSCL. Chương II. Lợi thế cạnh tranh và những điểm yếu cần được khắc phục cho nền nông nghiệp. 2.1. ĐBSCL và những lợi thế tiêu biểu. 2.2. Điểm yếu của nông nghiệp ĐBSCL. Chương III. Cơ hội và thách thức cho nền nông nghiệp ĐBSCL. 3.1. Cơ hội trong và ngoài nước cho ngành nông nghiệp ĐBSCL. 3.2. Các thách thức ngành nông nghiệp ĐBSCL phải đối mặt. Chương IV. Mô hình SWOT và các chiến lược cần đề xuất. Ứng dụng mô hình SWOT đưa ra chiến lược cho nền nông nghiệp ĐBSCL. Chương V. Kết Luận.

3

Chương I. Tổng quát nền nông nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long. 1.1. Vị trí, điều kiện tự nhiên của vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng cực Nam của Tổ quốc, là phần hạ lưu châu thổ sông Mê Kông nằm trên lãnh thổ Việt Nam, phía Bắc giáp Campuchia, phía Nam giáp biển Đông, phía Tây giáp vịnh Thái Lan. Về vị trí địa lý kinh tế, ĐBSCL nằm trong khu vực có đường giao thông hàng hải và hàng không quốc tế quan trọng, giữa Nam Á và Đông Á cũng như với châu Úc và các quần đảo khác trong Thái Bình Dương, vị trí này hết sức quan trọng trong giao lưu quốc tế. Về điều kiện tự nhiên, Đồng bằng sông Cửu Long là một bộ phận của châu thổ sông Mê Công. Với diện tích tương đôi rộng, địa hình thấp và bằng phẳng, khí hậu cận xích đạo nóng ẩm quanh năm cùng sự đa dạng sinh học trên cạn và dưới nước. Đồng bằng sông Cửu Long có điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, thiên nhiên cũng gây không ít khó khăn cho sản xuất và đời sống dân cư ở Đồng bằng sông Cửu Long. Đồng bằng sông Cửu Long đang được đầu tư lớn cho các dự án thoát lũ, cải tạo đất phèn, đất mặn, cấp nước ngọt cho sản xuất và sinh hoạt trong mùa khô. Phương hướng chủ yếu hiện nay là chủ động chung sống với lũ sông Mê Công, đồng thời khai thác các lợi thế kinh tế do chính lũ hằng năm đem lại.

1

1.2. Các thành tựu nền nông nghiệp ĐBSCL đã đạt được. Chính kỳ tích hạt gạo ĐBSCL đã đưa nước ta từ một nước thiếu đói ở thập niên 80 của thế kỷ trước nhanh chóng vươn lên vị trí cường quốc xuất khẩu gạo. Những thành công này không chỉ góp phần quan trọng ổn định xã hội, tạo nền tảng vững chắc phát triển nông thôn mà còn “cứu nguy” nền kinh tế đất nước, là “trụ đỡ” trong những giai đoạn khó khăn. Sản lượng lúa của khu vực ĐBSCL đã được nhân lên gấp đôi, từ gần 9,5 triệu tấn năm 1990 lên trên 21 triệu tấn năm 2010. Đến hết năm ngoái, đã đạt hơn 25 triệu tấn. Kim ngạch xuất khẩu gạo luôn chiếm khoảng 90% cả nước, 20% thị phần gạo thương mại toàn cầu. Mới đây, tại hội nghị sơ kết sau 2 năm tái cơ cấu nông nghiệp vùng ĐBSCL, những con số thống kê cho thấy nông nghiệp khu vực này đang có những thay đổi tích cực. Đến nay đã có 12/13 tỉnh, thành phố ở ĐBSCL xây dựng đề án, kế hoạch thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Báo cáo của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đánh giá 2 năm thực hiện đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp vùng ĐBSCL cho thấy những tín hiệu tích cực, đi đúng theo tinh thần của đề án tái cơ cấu theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững mà Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, lĩnh vực nông nghiệp vùng ĐBSCL đang đứng trước nhiều cơ hội và thách thức. Phát huy tinh thần Cách mạng tháng Tám và Ngày thành lập nước cách đây 70 năm, ĐBSCL sẽ lại tiếp tục cơ cấu lại nền nông nghiệp một lần nữa trên cơ sở tăng cường liên kết vùng để nông nghiệp của vùng tiếp tục phát triển bền vững là vấn đề cấp thiết đặt ra.

ĐBSCL hướng tới xây dựng một nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa lớn, hiệu quả và bền vững, có sức cạnh tranh cao, đáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu; làm giàu cho mỗi nông hộ và thúc đẩy cùng cả nước phát triển.

2

Chương II. Lợi thế cạnh tranh và những điểm yếu cần được khắc phục cho nền nông nghiệp. 2.1. ĐBSCL và những lợi thế tiêu biểu.  Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên Đồng bằng sông Cửu Long:  Vị trí địa lý: Đồng bằng sông Cửu Long tiếp giáp với phía Tây vùng Đông Nam Bộ. Nơi đây 3 mặt đều là biển. Bên cạnh đó lãnh thổ còn bao gồm nhiều đảo và quần đảo với một bờ biển dài 73,2km. Đồng bằng sông Cửu Long nằm ở cực Nam của nước ta Là phần hạ lưu châu thổ sông Mê Kong nằm trên lãnh thổ Việt Nam.  Vị trí địa lý cùng giới hạn lãnh thổ như vậy giúp vùng Đồng bằng sông Cửu Long vừa phát triển được trên đất liền vừa mở rộng được trên biển cả trong và ngoài nước. Nơi đây thuộc khu vực có giao thông hàng hải và hàng không giữa Đông Nam Á và Nam á tạo điều kiện thuận lợi trong hợp tác, giao lưu quốc tế.  Điều kiện tự nhiên: Khu vực đồng bằng Sông Cửu Long có điều kiện tự nhiên vô cùng đặc trưng. ĐBSCL nổi tiếng là 1 châu thổ lớn và phì nhiêu bật nhất không những Việt Nam mà còn Đông Nam Á với địa hình thấp và khá bằng phẳng. Độ cao trung bình là 3-5m, có nơi chỉ cao 0,5 -1m so với mực nước biển. Đồng bằng bị chia cắt bởi vô vàn con kênh và sông mang nặng phù sa trên mọi nhánh chằng chịt của nó tạo lợi thế cho việc sử dụng nước trong nông nghiệp. Khí hậu ổn định. Nhiệt độ trung bình năm là 24 – 27 độ C và nhiệt độ ngày đêm cách biệt thấp. Chia làm 2 mùa rõ rệt: mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô kéo dài từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau là điều kiện thích hợp cho việc trồng trọt nông, thâm canh, tăng vụ trong sản xuất nông nghiệp tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long.  Truyền thống Nông nghiệp: Việt Nam trước giờ được xem là cường quốc lúa gạo nhất nhì Đông Nam Á. Và hơn 30 năm qua Việt Nam không ngừng tăng diện tích, năng suất và chất lượng về nông nghiệp nói riêng và lúa gạo nói chung nhờ áp dụng công nghệ kĩ thuật. Đông bằng Sông Cửu Long là một trong hơn vựa lúa lớn nhất nước ta. So với Đồng bằng Sông Hồng, Đồng bằng Sông Cửu Long vẫn được coi là vùng đất phù xa mới có tiềm năng. Hằng năm, toàn vùng đóng góp khoảng 27% GDP của cả nước, sản xuất hơn 50% tổng sản lượng lương thực, đóng góp hơn 90% lượng gạo xuất khẩu, thu ngoại tệ khoảng 3 tỉ USD. Sản xuất lúa gạo, cây ăn trái và nuôi trồng thủy sản là thế mạnh của đồng bằng sông Cửu Long, đã góp phần bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, gia tăng kim ngạch xuất khẩu cho cả nước, nâng cao đời sống vật chất, tạo cơ hội việc làm cho cư dân ở khu vực nông thôn.

3

 Xuất phát từ truyền thống nông nghiệp đó, Đồng bằng song Cửu Long đang từng bước chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp sang nhiều hình thức mới để ngày càng nâng cao năng suất và chất lượng nông nghiệp.  Xuất khẩu trọng điểm:

Đây là năng suất lúa của đồng bằng sông Cửu Long từ 2000 đến 2015. Dựa vào đây ta thấy năng suất lúa ngày càng tăng từ đó là điều kiện thích hợp cho việc xuất khẩu lúa ổn định ở Đồng bằng sông Cửu Long. Theo đánh giá của ngành Công Thương các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, những kết quả đạt được trong tháng 1 cho thấy thị trường xuất khẩu trong các tháng tới rất khả quan, đặc biệt là với hai mặt hàng gạo, thủy sản bởi doanh nghiệp tại các tỉnh đều ghi nhận những tín hiệu tích cực từ thị trường nhập khẩu.  Với việc xuất khẩu vô cùng tốt của Đồng bằng sông Cửu Long, nơi đây được coi là vùng chủ lực Kinh tế lớn của nước ta.  Quy mô dân số lớn, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên và lao động tương đối cao, tạo ra sức cung lớn về lực lượng lao động. Nguồn lao động giá rẻ. Dân số ĐBSCL vào khoảng 17,5 triệu người, lực lượng lao động tính từ 15 tuổi trở lên khoảng 10,4 triệu người, chiếm gần 55% dân số và bằng 19,5% lực lượng lao động cả nước. Với lực lượng lao động này, ĐBSCL làm ra gần 1/5 GDP, hơn 40% trong nông nghiệp và khoảng 10% giá trị sản lượng công nghiệp cả nước. Bảng: Dân số và mật độ dân số của Đồng bằng sông Cửu Long năm 2011-2015 Năm Dân số

2011

2012

2013

2014

2015

17.306,8

17.379,6

17.448,7

17.517,6

17.590,4 4

trung bình Mật độ dân 426,8 số

428,6

430,1

432,0

434,0

Đơn vị: Dân số trung bình (Nghìn người) Mật độ dân số (Người/km2). Nguồn: Tổng cục thống kê.

Từ năm 2009 đến 2011, trong khi dân số thực tế tăng bình quân là 0.34% thì tốc độ tăng lực lượng lao động là 0.95%. Đây là một tiềm năng lớn cho phát nguồn nhân lực của vùng. Bảng: Lưc lượng lao động từ 15 tuổi trở lên tại nông thôn của ĐBSCL so với cả nước giai đoạn 2007-2013

Năm

2007

2008

2009

2010

2011

2012

2013

Đồng bằng sông Cửu Long

9.772,7

9.895,2

10.046,1

10.128,7

10.238,3

10.362,7

10.322,9

34.751,2

35,034.5

36,050.2

36,286.3

36,146.5

36,462.3

37,203.1

Cả nước

 Bốn trung tâm kinh tế lớn: Cần Thơ, An Giang, Kiên Giang và Long Xuyên. Vùng có vị trí địa kinh tế quan trọng, thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội và giao thương với khu vực. Nằm ở cực của Tổ quốc, tiếp giáp với Campuchia thông qua vịnh Thái Lan; giáp với biển Đông với bờ biển dài. Đây là điều kiện thuận lợi phát triển giao lưu thương mại và du lịch với khu vực. Kề liền với Đông Nam Bộ là vùng kinh tế phát triển mạnh, là thị trường tiêu thụ nhiều sản phẩm của Đồng bằng sông Cửu Long (nông sản, thủy sản) và sử dụng nhiều lao động của đồng bằng. Đồng bằng sông Cửu Long nói chung, vùng KTTĐ nói riêng, là một trong những đồng bằng châu thổ rộng và phì nhiêu ở Đông Nam Á và thế giới, là vùng sản xuất lương thực, nuôi trồng và đánh bắt thủy, hải sản và vùng cây ăn trái nhiệt đới rộng lớn. Điều kiện thuận lợi để sản xuất gạo, thủy sản cho tiêu dùng và xuất khẩu. Vùng kinh tế trọng điểm đã hình thành một số sản phẩm chủ lực, quy mô lớn như lúa, tôm, cá. Các sản phẩm nông nghiệp trên chiếm tỷ trọng lớn so với vùng đồng bằng sông Cửu Long cũng như so với cả nước (sản lượng lúa năm 2008 đạt 8,5 triệu tấn, bằng 21,5% lúa cả nước; sản lượng thủy sản năm 2008 đạt 1.184 nghìn tấn, chiếm 28,2% sản lượng thủy sản cả nước).

5

Theo đề án, đến năm 2020, vùng kinh tế trọng điểm này sẽ là trung tâm lớn về sản xuất lúa gạo, nuôi trồng, đánh bắt và chế biến thủy sản, đóng góp lớn vào xuất khẩu nông thủy sản của cả nước. Ngoài ra, vùng kinh tế này còn đóng vai trò quan trọng trong chuyển giao công nghệ sinh học, cung cấp giống, các dịch vụ kỹ thuật, chế biến và xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp cho cả vùng đồng bằng sông Cửu Long.Trong đó Phú Quốc và Rạch Giá của tỉnh Kiên Giang và Thành phố Cần Thơ đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế của vùng, với vị trí và tiềm năng du lịch thì Rạch Giá đang là đầu tàu của vùng trong phát triển ngành dịch vụ chất lượng caoo. Ngoài ra, kinh tế biển cũng là một lợi thế cạnh tranh không tồi, kinh tế biển khai thác các tour tuyến du lịch gắn với biển đảo. Tiềm năng du lịch đồng bằng sông Cửu Long rất lớn và có khả năng phát triển đa dạng, phong phú dựa vào lợi thế biển như biển đảo Hà Tiên, Phú Quốc (Kiên Giang), rừng U Minh, đất mũi Cà Mau…tất cả đều trở thành những điểm du lịch hấp dẫn du khách trong và ngoài nước. Kinh tế biển phát triển, góp phần thúc đẩy các ngành khác ở Đồng Bằng Sông Cửu Long hoàn thiện và nâng cao sức cạnh tranh hơn.

2.2. Điểm yếu của nông nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long  Chất lượng lao động còn kém, dân trí thấp ÐBSCL bao gồm 13 tỉnh, thành phố, với dân số hơn 17 triệu người và lực lượng lao động chiếm 21,44% tổng số lực lượng lao động cả nước. Ðiều lo ngại và băn khoăn hiện nay là chất lượng nguồn nhân lực trong toàn vùng còn thấp. Tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo chiếm 83,25% trong khi đó tỷ lệ chung cả nước 74,6%, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo chỉ đạt 10.4%, và ÐBSCL xếp thứ bảy trong số tám vùng, miền. Ðiều tra mới đây còn cho thấy, hiện chỉ có gần 20% số lao động công nghiệp vùng ÐBSCL có trình độ chuyên môn hóa và tay nghề cao; khoảng 17% số lao động có tay nghề kỹ thuật đang trực tiếp sản xuất. Cơ cấu lao động bất hợp lý, nhất là tỷ lệ giữa thầy và thợ quá chênh lệch. Đây là một trong những nguyên nhân khiến kinh tế-xã hội chậm tăng trưởng, cản trở quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn và hội nhập quốc tế của ĐBSCL. Bảng tỷ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên đã qua đào tạo đang làm việc trong nền kinh tế của ĐBSCL so với cả nước (2010 – sơ bộ 2017).

2010

2011

2012

2013

2014

2015

2016

Sơ bộ 2017

ĐBSCL

7.9

8.6

9.1

10.4

10.3

11.4

12.0

12.1

Cả nước.

14.6

15.4

16.6

17.9

18.2

19.9

20.6

21.4

Đơn vị tính: % Nguồn: Tổng cục thống kê

Tay nghề yếu kém khiến người lao động nông nghiệp của ĐBSCL khó có thể nắm bắt được những phương thức sản xuất hiện đại gần đây. Do vậy, họ vẫn giữ cách sản xuất truyền thống, công cụ thô sơ nên năng suất không cao mà lại tốn thời gian và sức lao động. 6

Về mặt dân trí, hiện có tới 45% số người từ 15 tuổi trở lên ở địa bàn nông thôn vùng ÐBSCL không hoàn thành cấp học nào, 32,87% tốt nghiệp tiểu học, 13,51% tốt nghiệp THCS và 5,43% tốt nghiệp trung học phổ thông. Cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ, giảng viên ở một số trường ÐH, cao đẳng (CÐ) mới thành lập không bảo đảm, chưa đáp ứng yêu cầu đào tạo. Mặt bằng dân trí thấp dẫn đến nguồn nhân lực cho ngành công nghiệp phục vụ nông nghiệp còn hạn chế về chất lượng, đặc biệt trong nghiên cứu đầu tư và phát triển công nghệ và trong những ngành đòi hỏi nguồn nhân lực chất lượng cao. Chính vì vậy, nhiều cơ sở sản xuất vật tư nông nghiệp, chế biến nông sản gặp nhiều khó khăn trong tuyển dụng lao động. Mặt khác, dân trí thấp khiến người lao động không nhanh nhạy trong việc nắm bắt thông thị trường cũng như thông tin các loại giống cây mang lại hiểu quả như thế nào. Kết hợp cả chất lượng tay nghề cùng dân trí, đây là một điểm yếu to lớn cần khắc phục nếu ĐBSCL muốn tiến xa hơn để cạnh tranh với các vùng miền trong nước cũng như là trên trường quốc tế.  Quy mô nhỏ, thiếu sự liên kết với doanh nghiệp Ví dụ: Nông dân trồng thanh long luôn phập phồng về khâu tiêu thụ. Ông Nguyễn Văn Đời, ở xã Mỹ Tịnh An, huyện Chợ Gạo (Tiền Giang) cho rằng: “Có lúc thanh long ruột đỏ giá 30.000 đến 40.000 đồng/kg, thanh long ruột trắng 10.000 đến 15.000 đồng/kg giúp nông dân lời đậm, nhưng nay giá thanh long ruột đỏ giảm còn 8.000 đồng/kg, thanh long ruột trắng 4.000 đến 6.000 đồng/kg, khiến nông dân lo lắng, đứng ngồi không yên. Vấn đề là, lâu nay nông dân Tiền Giang và Long An trồng thanh long nhiều nhất vùng ĐBSCL, nhưng không có sự liên kết; trong khi hiện nay, một số tỉnh như Vĩnh Long, Đồng Tháp, Trà Vinh… nông dân lại đổ xô trồng thanh long. Với diện tích trồng thanh long ngày càng mở rộng, nhưng thiếu sự liên kết, không kiểm soát được quy mô, sản lượng thì sẽ rất khó trong tiêu thụ”. Cũng ở ĐBSCL, trong khi người nông dân đóng góp nhiều công sức để đưa Việt Nam giữ vững vị trí thứ hai thế giới về xuất khẩu gạo, nhưng họ luôn bị đe dọa bởi tình trạng “được mùa, mất giá”, “được giá, hết hàng”; việc bảo quản sau thu hoạch, đóng gói và xây dựng thương hiệu gạo còn nhiều hạn chế, nhất là khâu xay xát, lưu trữ gạo trước khi đưa ra thị trường, cùng với thời tiết, dịch bệnh… luôn là nỗi lo thường trực của nông dân. Tình trạng mạnh ai, nấy làm đã dẫn đến cạnh tranh nội bộ, tranh mua, tranh bán, tranh nhau thu hút đầu tư. ĐBSCL có nhiều loại trái cây ngon, nhất là bưởi da xanh đang được thị trường quốc tế ưa chuộng. Tuy nhiên, khi doanh nghiệp nước ngoài đặt điều kiện để nhập khẩu trái cây với số lượng, độ đồng đều về kích cỡ, mầu sắc… thì nhiều địa phương ở ĐBSCL không “dám nhận”; bởi các tỉnh chưa có sự liên kết trong quy hoạch, sản xuất, thời vụ thu hoạch… Vì vậy, chưa thể bảo đảm số lượng và chất lượng trái cây để cung ứng dài hạn cho đối tác”.

7

Việc thiếu liên kết đã khiến tình trạng cạnh tranh không lành mạnh trong sản xuất và kinh doanh xảy ra ở vùng này; vấn đề quản lý chất lượng nông thủy sản cũng gặp nhiều khó khăn; thế mạnh của vùng chưa được phát huy tốt nhất.  Cơ sở hạ tầng còn thấp Vùng ĐBSCL có 13 tỉnh thành thì có đến 11 tỉnh thành phải đi chung 1 con đường mà không có bất kì đường nào khác là Quốc lộ 1A từ cầu Mỹ Thuận đến Trung Lương, với chiều rộng 17-20 m. Toàn vùng chỉ có 60km đường cao tốc, trong khi cả nước có 740km đường cao tốc Cơ sở hạ tầng hạn chế, thời gian vận chuyển hàng hóa kéo dài, nhiều rủi ro cùng với sự biến đổi khí hậu khiến ít nhà đầu tư chọn khu vực này. Do đó trở thành vùng nghèo và càng ngày càng tụt hậu so với các vùng khác trên các nước Bên cạnh đường bộ, vùng ĐBSCL còn có hệ thống sông, kênh rạch dài 28.000km. Trong đó 13.000km có khả năng khai thác vận tải, chiếm 70% chiều dài đường sông của cả nước. Tuy nhiên, hiện nay việc đầu tư lại chủ yếu tập trung 2 lĩnh vực là đường bộ (79%) và hàng hải (13%). Còn đường thủy nội địa (thế mạnh của vùng) chỉ chiếm 1% tổng vốn đầu tư trong giai đoạn vừa qua. Cũng vì hạn chế về năng lực cảng biển, gần 80% hàng hóa xuất nhập khẩu của vùng phải thông qua hệ thống cảng miền Đông Nam Bộ với cự ly vận tải từ 100 - 300km và 70% lượng hàng hóa vẫn phải chuyển tải về các cảng tại TPHCM và cảng Cái Mép bằng đường bộ. Đối với vận tải container, tỷ lệ này lên tới gần 90%. Điều này đã khiến tỷ lệ chi phí vận tải trong chi phí logistics của hàng hóa trong vùng tăng cao.  Dịch chuyển cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang các ngành kinh tế khác Ở nông thôn, nông nghiệp vẫn là hoạt động nghề nghiệp chính nhưng thực tế khả năng tạo việc làm mới của khu vực nông nghiệp là khá thấp. Phương thức sản xuất nông nghiệp về cơ bản vẫn mang nặng tính truyền thống, manh mún trong khi nông nghiệp cũng là ngành có nhiều rủi ro. Bên cạnh đó, giá trị kinh tế của các sản phẩm nông sản luôn thuộc vào nhóm thấp so với nhiều loại hàng hóa khác điều đó khiến cho năng suất lao động xã hội của ngành nông nghiệp có khoảng cách khá xa so với nhiều ngành nghề khác. Thực tế này khiến lao động nông thôn ngày càng dôi dư và những lao động muốn gắn bó với nông nghiệp cũng giảm dần, đặc biệt là những lao động trẻ. Sự chuyển dịch lớn lao động dư thừa từ nông nghiệp đến các lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ được chứng kiến ở nhiề u nước trên thế giới cũng như ở Việt Nam trong quá triǹ h công nghiê ̣p hóa, hiê ̣n đa ̣i hóa đấ t nước đã đặt ra những câu hỏi về tính bền vững của nguồn dư thừa lao động nông thôn. -Tốc độc tăng trưởng GDP Việt Nam qua các năm Năm 2007 7.13 %

2008 5.67

2009 5.40

2010 6.42

2011 6.24

2012 5.25

2013 5.42

2014 5.98

2015 6.68

2016 6.21

2017 6.81

8

Một nền kinh tế trở nên hiện đại thì việc dịch chuyển cơ cấu ngành kinh tế là điều tất yếu xảy ra. Một khi dịch chuyển cơ cấu kinh tế thì chắc chắc sẽ cần một nguồn lao động lớn. Mà nước ta đa phần (truyền thống) là làm nông nghiệp từ trước nên khi lao động dịch chuyển, họ đa phần là những người chưa qua đào tạo chuyên môn cho các ngành kinh tế khác. Điều này gây ra một tổn thất lớn là: Lao động lành nghề trong nông nghiệp thì thiếu hụt, còn lao động trong các ngành kinh tế khác thì chưa qua đào tạo, tốn kém thời gian và tiền bạc để đào tạo lại. Qua các năm, lực lượng lao động trong ngành nông nghiệp của Việt Nam có giảm nhưng không nhiều. Sản lượng nông nghiệp tăng chậm.  Thị trường cạnh tranh cao, năng lực còn kém, chưa xây dựng được thương hiệu Hiện nay không chỉ riêng các ngành này mà còn các ngành khác đang đối mặt với những thách thức to lớn khi hội nhập quốc tế liên quan tới thiếu nguồn lực chuyên môn cao để đáp ứng nhu cầu phát triển trong giai đoạn mới; hạ tầng kỹ thuật chưa được đầu tư tương xứng với nhu cầu hội nhập; chưa có chính sách đặc thù riêng và chính sách đầu tư khởi nghiệp trên quy mô toàn vùng. Sản xuất nông nghiệp ở ĐBSCL hiện chưa mang tính bền vững; sản xuất còn manh mún, việc tổ chức sản xuất nâng cao chất lượng và thương hiệu sản phẩm, việc đầu tư hạ tầng thủy lợi, giao thông… vẫn chưa đáp ứng yêu cầu phục vụ cho nông nghiệp hiện đại. Ông Lê Thanh Tùng, Phó phòng Cây lương thực - thực phẩm, Cục trồng trọt (Bộ NN&PTNT) đánh giá, doanh nghiệp và nông dân vùng ĐBSCL đang phải đối mặt với các mặt hàng nông sản chất lượng cao với giá rẻ vào thị trường, trong khi các sản phẩm nông nghiệp vẫn chưa đáp ứng được một số tiêu chuẩn quốc tế. Giá thành thì cao hơn các nước trong khu vực. Sự cạnh tranh sẽ ngày càng gay gắt không chỉ trên sân nhà lẫn sân khách. Ngoài ra, do tác động của hiện tương tự nhiên nên tình hình dịch bệnh sẽ có chiều hướng gia tăng. Chi phí sản xuất sẽ cao, trong khi đó hiệu quả kinh tế mang lại không cao. Bên cạnh đó, việc quản lý và giám sát các tiêu chuẩn chất lượng còn nhiều bất cập; hiện tượng tranh mua, tranh bán diễn ra ngày càng gay gắt. Đây là một trong nhiều thách thức được đặt ra đối với nông nghiệp vùng ĐBSCL

9

Chương III. Cơ hội và thách thức cho nền nông nghiệp ĐBSCL. 3.1. Cơ hội trong và ngoài nước cho ngành nông nghiệp ĐBSCL.  Chính sách đầu tư từ nhà nước (CSHT, BVMT,…) Thông qua dịch vụ khuyến nông, Bộ NN&PTNT đóng vai trò tích cực trong việc tăng cường sử dụng các giống cải tiến. Hoạt động này bao gồm các mô hình trình diễn, quảng bá thông tin rộng rãi thông qua truyền thông và hội trợ triển lãm, đào tạo thông qua cán bộ khuyến nông. Hệ thống nghiên cứu nông nghiệp cũng khá tích cực trong việc lựa chọn và tạo giống (lai giống truyền thống, nhập khẩu giống, và ứng dụng công nghệ sinh học) thông qua 18 viện nghiên cứu giống và 6 trường đại học. Giải pháp “siêu thị” giúp đỡ nhà nông. Để ứng phó với xu hướng này, Bô ̣ Nông nghiê ̣p và PTNT đã ưu tiên tăng cường năng lực và khuyến khích quản lý chất lượng và an toàn thực phẩm (Bô ̣ Nông nghiê ̣p và PTNT, 2012). Bộ cũng khuyến khích các hợp tác xã và các hình thức liên kết nguồn cung nông sản nhằm cho phép mua bán quy mô lớn trên các chuỗi, và áp đặt các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm cao hơn đối với các nông dân thành viên. Điều này đòi hỏi phải đầu tư lớn vào công nghệ sản xuất tại mặt ruộng, ở các nhà máy chế biến và đòi hỏi sự tham gia ngày càng tăng của Chính phủ trong việc giám sát, kiểm tra, và giáo dục ở cấp độ sản xuất, chế biến và tiêu dùng. Tăng trưởng kinh tế nhanh, kết hợp với sự gia tăng dân số và mở rộng sản xuất nông nghiệp, đang gây áp lực lớn về môi trường. Mở rộng đất nông nghiệp đã dẫn đến nạn phá rừng đáng kể mà chỉ được phục hồi một phần nhờ nỗ lực trồng rừng đã được thực hiện trong vòng 15 năm qua. Trong khi diện tích rừng tổng thể tăng lên, rừng nguyên sinh tiếp tục biến mất. Về lâu dài, biến đổi khí hậu có thể có tác động tiêu cực mạnh vào nền nông nghiệp Việt Nam. Ngoài ra Nhà nước có đề ra các chính sách nhằm hỗ trợ người nông dân nói chung và nông dân ĐBSCL nói riêng. Điển hình như:  Các biện pháp hỗ trợ giá  Chương trình 135 (Chương trình phát triển KT-XH cho vùng núi và vùng dân tộc thiểu số là chương trình giảm nghèo lớn)  Chính sách tín dụng cho nông dân  Bảo hiểm nông nghiệp  các biện pháp an toàn thực phẩm và kiểm dịch.  Hội nhập kinh tế, toàn cầu hóa

10

Quá trình toàn cầu hóa kinh tế dẫn đến việc những hàng rào kinh tế ngăn cách giữa các quốc gia dần được dỡ bỏ, điều này đã mở ra những cơ hội thị trường to lớn cho tất cả các nước, mà trước hết là thị trường xuất - nhập khẩu. Trong nền kinh tế toàn cầu, cùng với các quan hệ trao đổi hàng hóa dịch vụ tăng lên mạnh mẽ là sự gia tăng nhanh chóng các dòng lưu chuyển của vốn đầu tư, công nghệ, kinh nghiệm quản lý,... được đẩy mạnh. Vì vậy, tham gia vào quá trình toàn cầu hóa, các quốc gia có cơ hội to lớn trong việc thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài, tiếp nhận được các công nghệ, kỹ thuật hiện đại, kinh nghiệm quản lý tiên tiến của thế giới, rút ngắn khoảng cách tụt hậu. Khi tham gia vào quá trình toàn cầu hoá, nông nghiệp nước ta sẽ có cơ hội lớn như:  Mở rộng thị trường xuất khẩu, bởi sẽ được tiếp cận thị trường nông sản của 150 nước thành viên WTO.  Thu hút vốn đầu tư FDI cho nông nghiệp. Cho đến nay, đã có 781 dự án FDI đầu tư cho nông nghiệp, với tổng số vốn đăng ký trên 1,75 tỷ USD, đã và đang góp phần phát triển công nghiệp chế biến nông sản, sản xuất cây, con giống có chất lượng cao...  Thoát khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu và chậm phát triển.  Tiếp cận với những tiến bộ về khoa học - công nghệ; giao lưu với các nền văn hoá; tiếp cận với những nguồn tài trợ để phát triển kết cấu hạ tầng, xoá đói giảm nghèo;  Tiếp cận với nguồn tài trợ nhân đạo của các tổ chức Liên hợp quốc và của các tổ chức phi chính phủ quốc tế...  Nhờ vậy, kinh tế nông thôn đã bước đầu khởi sắc, kinh tế hộ và kinh tế trang trại, các doanh nghiệp trong lĩnh vực chế biến nông sản, gia công, sản xuất đồ gia dụng, mỹ nghệ đã được chú trọng phát triển, nhất là các làng nghề đã được khôi phục và phát huy. Bộ mặt kinh tế - xã hội, văn hoá - xã hội của nông thôn đã có những đổi thay đáng mừng, góp phần làm cho nông thôn được đô thị hoá, xích lại gần hơn với thành thị và thế giới. Còn người nông dân, do tác động của nền kinh tế thị trường trong bối cảnh toàn cầu hoá, dưới tác động của động lực lợi ích kinh tế, trong hơn 20 năm đổi mới vừa qua, đã có bước chuyển rất căn bản từ người nông dân tiểu nông sản xuất tự cấp, tự túc, bảo thủ, lạc hậu thành người nông dân năng động, sáng tạo trong sản xuất hàng hoá để hội nhập với thế giới  Xu hướng KHCN mới, KHCN cao của ĐBSCL Trước bối cảnh biến đổi khí hậu diễn biến phức tạp, khó lường cùng xu thế thị trường đòi hỏi ngày càng cao về các sản phẩm nông nghiệp, các tỉnh, thành vùng ĐBSCL đã xác

11

định hướng đi chính trong thời gian tới. Đó là tập trung đầu tư phát triển nông nghiệp công nghệ cao dựa trên những thế mạnh sẵn có của vùng. Ngày 25-5, tại TP Cần Thơ, Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội thảo “Thay đổi công nghệ, đổi mới tư duy hướng đến sự nhàn hạ trong sản xuất nông nghiệp”. Nông nghiệp Việt Nam chủ yếu phát triển theo số lượng, chi phí vật tư quá cao (như phân bón, thuốc bảo vệ thực vật), sử dụng quá nhiều nước, phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, chưa chủ động kiểm soát được chất lượng sản phẩm. Đây là những tồn tại nhưng cũng là cơ hội để ngành nông nghiệp bứt phá, ứng dụng công nghệ thông minh vào sản xuất. Bộ Khoa học và Công nghệ cam kết sẽ có hỗ trợ cụ thể đối với đồng bằng sông Cửu Long tăng cường ứng dụng công nghệ, tiến bộ kỹ thuật, đặc biệt là công nghệ thông minh vào sản xuất nông nghiệp, góp phần giải quyết các thách thức đang đặt ra với ngành sản xuất nông nghiệp của vùng. Hội thảo đã giới thiệu các công nghệ, thiết bị mới và tiên tiến phục vụ sản xuất nông nghiệp sẵn sàng chuyển giao, ứng dụng tại đồng bằng sông Cửu Long như: Quản lý dinh dưỡng cây trồng qua hệ thống tưới nhỏ giọt ứng dụng cho cây ăn quả vùng; hệ thống canh tác thông minh theo chiều hướng công nghiệp 4.0 Một trong những đóng góp nổi bật nhất của hoạt động KH-CN trong vùng là đưa nhanh các tiến bộ KH-CN vào sản xuất những sản phẩm chủ lực của vùng theo hướng tái cơ cấu ngành nông nghiệp trong điều kiện biến đổi khí hậu. Cụ thể là trong nuôi trồng thủy sản, sản xuất cây ăn trái, sản xuất lúa gạo chất lượng cao. Nhiều mô hình mới trong trong phát triển kinh tế đã bước đầu được hình thành như: Ứng dụng công nghệ cao, công nghiệp 4.0 trong sản xuất tôm giống sạch, chất lượng cao và nuôi tôm siêu thâm canh; Cánh đồng lớn sản xuất lúa gạo chất lượng cao;… để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm trong doanh nghiệp, làm tăng năng lực cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế đang là những vấn đề thu hút đầu tư của KH-CN, khẳng định được vai trò to lớn của KH-CN trong phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng của địa phương.

3.2. Các thách thức ngành nông nghiệp ĐBSCL đang phải đối mặt:  Ảnh hưởng bởi thiên tai, khắc phục thiên tai còn bị động Biến đổi khí hậu đã và đang tác động tiêu cực đến ĐBSCL. Vùng ĐBSCL là vùng đất ven biển của Việt Nam, sẽ là vùng đất bị tác động nặng nề nhất do biến đổi khí hậu. Những năm gần đây, biến đổi khí hậu đã làm xuất hiện ở Đồng bằng sông Cửu Long nhiều hiện tượng thời tiết bất thường như: lũ lụt trên diện rộng và kéo dài; xâm nhập mặn, hạn hán, dịch bệnh… liên tục xảy ra với cường độ ngày càng tăng, phá hoại trực tiếp hoa màu, cơ cấu mùa vụ, kết cấu hạ tầng, đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe, đời sống nhân dân và gây ra những tổn thất về vật chất rất nặng nề, làm tổn thương đến tính bền vững của ngành nông nghiệp nơi đây. 12

Dự báo mực nước biển sẽ dâng cao 33cm vào năm 2050 và 1m vào năm 2100. Do địa thế thấp, năm 2050 có khoảng 45% diện tích của Đồng bằng sông Cửu Long có nguy cơ nhiễm mặn cao, năng suất lúa có khả năng giảm 9%, diện tích trồng lúa sẽ bị thu hẹp đáng kể. Nếu mực nước biển dâng lên 1m, vùng ngập triều thường xuyên chiếm khoảng 30% diện tích Đồng bằng sông Cửu Long, xâm nhập mặn sẽ lên tới hơn 70% diện tích và sự phát triển của Đồng bằng sông Cửu Long hiện tại và tương lai đang bị đe dọa nghiêm trọng bởi nguy cơ biến đổi khí hậu. Các cơ quan Trung ương chưa chủ động trong công tác dự báo, cảnh báo sớm tình hình hạn - mặn cho các địa phương, mặc dù diễn biến lũ và mưa 2015 đã cho những thông tin rất đáng lưu ý về một đợt hạn mặn lịch sử vào mùa khô 2016; mặc dù tình hình hạn mặn đã xảy ra ngay từ cuối năm 2015, song các địa phương hoặc chưa chủ động hoặc chưa quyết liệt trong chỉ đạo người dân bố trí và chuyển dịch lịch thời vụ, diện tích canh tác...; trong quá trình hạn - mặn xảy ra, sự phối hợp và chỉ đạo giữa các cơ quan Trung ương và địa phương còn nhiều hạn chế nên chưa theo kịp các diễn biến hạn - mặn để kịp thời cảnh báo cho các địa phương và người dân; việc Việt Nam liên hệ với phía Trung Quốc và Lào xả nước các hồ thủy điện để chống hạn - mặn là cần thiết, song nếu ta chủ động đề xuất sớm vấn đề này ngay từ đầu mùa khô 2015-2016 thì hiệu quả xả nước sẽ cao hơn nhiều, hạn chế đáng kể thiệt hại  Nguồn vốn đầu tư còn thấp, chưa tiếp cận được tín dụng Đồng bằng song Cửu Long (ĐBSCL) là vựa lúa lớn nhất cả nước, đồng thời là vùng trọng điểm thủy sản, trái cây, nông sản; hằng năm đóng góp khoảng 90% sản lượng gạo, 70% sản lượng trái cây, 60% kim ngạch xuất khẩu thủy sản cả nướ. Tuy nhiên, đến nay ĐBSCL vẫn chưa thực sự là điểm sáng của các nhà đầu tư, vẫn còn tập trung chủ yếu ở một vài tỉnh trọng điểm. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào nông nghiệp của vùng còn khiêm tốn, số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp cũng rất ít.

13

Theo số liệu của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, chi nhánh Cần Thơ (VCCI Cần Thơ), tính đến cuối tháng 5/2017, số vốn FDI trong lĩnh vực nông nghiệp của vùng ĐBSCL là 213,9 triệu USD với 44 dự án. Cũng theo VCCI Cần Thơ, đến cuối năm 2016, số doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp ở ĐBSCL chỉ chiếm 1,06% về số lượng và 4,3% về vốn trong tổng số doanh nghiệp đăng ký thành lập tại vùng này. Có thể chỉ ra nhiều nguyên nhân khiến thu hút đầu tư vào nông nghiệp vùng ĐBSCL còn khiêm tốn. Đó là, kết cấu hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông trong vùng còn hạn chế, hạ tầng giao thông nông thôn lại càng kém hơn, gây trở ngại cho hoạt động sản xuất, kinh doanh. Dù diện tích đất sản xuất nông nghiệp ở vùng ĐBSCL khá lớn, nhưng lại manh mún, phân tán, được giao cho từng nông hộ sử dụng canh tác nhỏ lẻ, trong khi nhà đầu tư cần diện tích đất quy mô lớn, sản xuất tập trung để phát triển nông nghiệp hàng hóa. Đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp tiềm ẩn nhiều rủi ro, do phụ thuộc vào thời tiết, chi phí đầu vào, giá cả đầu ra không ổn định... Trong khi đó, các chính sách khuyến khích, ưu đãi đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp chưa đột phá. TS. Võ Hùng Dũng, Giám đốc VCCI Cần Thơ chỉ ra thêm một nguyên nhân khiến doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp ở ĐBSCL ít và yếu còn do các ngân hang “ngại” cho vay ở lĩnh vực này, bởi sản xuất nông nghiệp rủi ro nhiều, thu hồi nợ khó, tài sản thế chấp chủ yếu là đất đai, diện tích tuy lớn nhưng giá trị thấp...  Chuyển dịch cơ cấu kinh tế làm cho nông nghiệp giảm tỷ trọng Tăng trưởng và phát triển kinh tế của mỗi quốc gia thường đi liền với chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đặc biệt là cơ cấu ngành kinh tế. Trong những năm qua, cơ cấu kinh tế của nước ta chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát huy lợi thế so sánh ngành và vùng lãnh thổ. Chuyển dịch cơ cấu ngành của Việt Nam giai đoạn 2006-2016 tiếp tục thực hiện theo hướng công nghiệp hóa (CNH), trong đó khu vực nông nghiệp giảm dần tỷ trọng và tăng dần tỷ trọng của khu vực dịch vụ và công nghiệp Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế đã làm thay đổi cơ cấu lao động nước ta theo xu hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Số lao động trong các ngành công nghiệp và dịch vụ ngày càng tăng, trong khi số lao động ngành nông nghiệp ngày càng giảm.

14

Chương IV: Áp dụng mô hình SWOT đề xuất các chiến lược Kết hợp phương án trong mô hình SWOT: S S1

W

O

T

Chính sách đầu tư từ Điều kiện tự Chất lượng lao động kém, W1 O1 Nhà nước (CSHT, nhiên, vị trí địa lý dân trí còn thấp. (1) BVMT...) (1)

Ảnh hưởng của thiên T1 tai, khắc phục còn kém (1)

Nền nông nghiệp S2 mang tính truyền thống, lâu đời

Hội nhập kinh tế, toàn W2 Quy mô nhỏ, thiếu sự liên O2 cầu hóa (2). kết với doanh nghiệp (2)

Nguồn vốn đầu tư còn T2 thấp chưa tiếp cận được tín dụng (2)

Xuất khẩu trọng S3 điểm

Xu hướng khoa học W3 O3 công nghệ mới và công Cơ sở hạ tầng còn thấp.(3) nghệ cao (3)

Thị trường cạnh tranh T3 cao, năng lực còn kém. (3)

Nguồn nhân lực S4 dồi dào

Chưa xây dựng được W4 thương hiệu (4)

S5

Tiếp giáp với Đông Nam Chuyển dịch cơ cấu Bộ đang và sẽ có nhu O4 T4 kinh tế làm cho nông cầu cao về lương thực nghiệp giảm tỉ trọng(4) (4)

4 trung tâm kinh tế

Mô hình SWOT Cơ hội:

Điểm mạnh : SO:

Điểm yếu : WO:

1. S2S4O3: Phát triển lao động chuyên môn cao

1. W1W2W3O1: Hệ thống các chính đầu tư đến nông nghiệp.

2. S3S4O2: Vươn ra thị trường thế giới.

2. W3O3O4: Mối liên kết đối nội, đối ngoại.

3. W3W4O1O3: Triển khai mô hình liên kết phát triển.

Thách thức :

ST: 1. S3S5T3: Toàn cầu hóa nông nghiệp

WT: 1. W3T3: Mở rộng qui mô – nâng tầm cao mới.

15

2. S5S2T4: Sản phẩm truyền thống

Khung I: Tận dụng điểm mạnh để phát triển cơ hội: 1. S2S4O3: Phát triển lao động chuyên môn cao Một là, nâng cao năng lực cán bộ kỹ thuật, quản lý, thực hiện xã hội hóa đào tạo nghề đảm bảo cho nông dân tiếp cận được các công nghệ mới đưa vào áp dụng trong sản xuất và khai thác các nguồn tài nguyên, sử dụng các thiết bị, máy móc vào sản xuất, bảo quản, chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Hai là, đẩy mạnh cải cách giáo dục. Chuyển đổi mạnh mẽ mô hình đào tạo, phù hợp với Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Cần chuyển đổi mạnh mẽ sang mô hình đào tạo “những gì thị trường cần” và hướng tới chỉ đào tạo “những gì thị trường sẽ cần”. o Gắn kết giữa cơ sở giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp; o Đẩy mạnh việc hình thành các cơ sở đào tạo trong doanh nghiệp để chia sẻ các nguồn lực chung: o Cần nâng cao nhận thức của người lao động về ý thức, tác phong, kỷ luật và sự phối hợp tập thể trong công việc. o Xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao cho các ngành kỹ thuật, công nghệ thông tin, ngoại ngữ... Ba là, bảo đảm nguồn lực tài chính. Phân bổ và sử dụng hợp lý Ngân sách Nhà nước dành cho phát triển nhân lực quốc gia đến năm 2030. Cần xây dựng kế hoạch phân bổ ngân sách nhà nước theo hướng tập trung đẩy mạnh thực hiện các chương trình, dự án đào tạo theo mục tiêu ưu tiên và thực hiện công bằng xã hội. Đẩy mạnh xã hội hoá để tăng cường huy động các nguồn vốn cho phát triển nhân lực. Bốn là, tiếp tục đổi mới quản lý Nhà nước. Tập trung hoàn thiện bộ máy quản lý phát triển nguồn nhân lực, đổi mới phương pháp quản lý, nâng cao năng lực, hiệu lực và hiệu quả hoạt động bộ máy quản lý về phát triển nguồn nhân lực. Đổi mới các chính sách, cơ chế, công cụ phát triển và quản lý nguồn nhân lực bao gồm các nội dung về môi trường làm việc, chính sách việc làm, thu nhập, bảo hiểm, bảo trợ xã hội, điều kiện nhà ở và các điều kiện sinh sống, định cư, chú ý các chính sách đối với bộ phận nhân lực chất lượng cao, nhân tài. 2. S3S4O2: Vươn ra thị trường thế giới Một là, cần có sự liên kết chặt chẽ giữa doanh nghiệp xuất khẩu và người sản xuất, để bảo đảm nguyên liệu đạt chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm. Đặc biệt, nên quy hoạch các vùng sản xuất VietGAP và áp dụng thao tác bọc trái, quản lý vùng sản xuất theo mã số... Ngoài ra, cần nghiên cứu chính sách đầu tư công nghệ xử lý kiểm dịch thực vật, 16

công nghệ bảo quản, chế biến sâu, đáp ứng yêu cầu của các thị trường NK. Đồng thời, nên tính tới chính sách hỗ trợ và phát triển DN sản xuất, XK đủ năng lực cạnh tranh. Hai là, các doanh nghiệp cần tăng cường quảng bá và tận dụng tốt hơn nữa hình thức giao dịch thương mại điện tử để thúc đẩy tiêu thụ. Bên cạnh đó, cũng cần tận dụng thị trường EU và Mỹ để gia tăng xuất khẩu. Việt Nam được đánh giá cao về khả năng cung ứng nhưng chất lượng sản phẩm vẫn là một thách thức, chủ yếu vẫn xuất thô không có thương hiệu thương mại. Nếu không xây dựng được thương hiệu, tạo sự khác biệt về sản phẩm sẽ mất dần lợi thế thương mại, xuất khẩu. Ba là, thúc đẩy phát triển các chuỗi giá trị nông sản nhằm đáp ứng yêu cầu khắt khe về hàng rào kỹ thuật của các thị trường NK.

Khung II: Sử dụng cơ hội để khắc phục điểm yếu 1. W1W2W3O1: Hệ thống các chính đầu tư đến nông nghiệp. Chính sách đầu tư đến từ Nhà nước là một “chìa khóa” quan trong cho việc cải thiện lại cơ sở hạ tầng, trình độ dân trí và quan trọng hơn hết là phòng tránh thiên tai hiệu quả hơn. Ðể giải bài toán nguồn nhân lực cho ÐBSCL, thời gian qua, Nhà nước đề ra nhiều quyết sách nhằm nâng cao chất lượng và nâng tỷ lệ người lao động được đào tạo qua hằng năm. Nhiều trường ÐH, CÐ, trung học chuyên nghiệp và DN được mở rộng, nâng cấp và thành lập mới. Chính phủ cần đầu tư và nâng cao hơn nữa chất lượng dự báo để có được sự chuẩn bị và dự phòng tốt cho thiên tai. Thông tin nên được cập nhật cho hộ gia đình nông dân hàng tuần về xu hướng diễn biến về thời tiết, về lưu lượng nước từ 1-3 tháng để giúp nông dân ra quyết định sản xuất nông nghiệp một cách hợp lý, việc nắm bắt được thông tin về thiên tai, về thời điểm đóng cửa đập hay xả lũ có vai trò quan trọng trong điều tiết kế hoạch sản xuất. Để sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là cây lúa đạt năng suất cao, trong những năm qua Đảng và Nhà nước đã quan tâm đến công tác phát triển thủy lợi phục vụ cấp nước, tiêu chua, rửa phèn, kiểm soát lũ, kiểm soát mặn… nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội cho vùng ĐBSCL. 2. W3O3O4: Mối liên kết đối nội, đối ngoại. Quy mô nhỏ lẻ, manh mún là một trong những nguyên nhân kìm hãm sự phát triển của nền nông nghiệp ĐBSCL. Do không có sự liên kết của các doanh nghiệp, các hộ nông dân gặp khó khăn trong việc tiếp cận các phương tiện sản xuất hiện đại, các kiến thức cơ bản về thị trường về phương thức kinh doanh, đặc biệt là việc tiếp cận các nguồn vốn trong và ngoài nước.

17

Việc tiếp giáp ĐNB, ngoài nhu cầu cao về lương thực, ĐNB cũng có thể hỗ trợ ĐBSCL ở một số lĩnh vực như nhân công, đào tạo tay nghề, trình độ kỹ thuật. Chia sẻ các thiết bị khoa học kỹ thuật hỗ trợ trong sản xuất sản phẩm. Mặt khác, với xu hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa ngày nay, ĐBSCL lại càng có cơ hội tiếp cận với các thiết bị hiện đại khi có sự giúp đỡ từ vùng Đông Nam Bộ. Khi hai vùng hợp tác cùng phát triển đóng góp nền nông nghiệp thì sẽ thu hút được sự quan tâm từ nhà nước, cũng như là các đối tác trong và ngoài nước. 3. W3W4O1O3: Triển khai mô hình liên kết phát triển. Nhà nước cần có các chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nền nông nghiệp do các doanh nghiệp còn quan ngại về lĩnh vực này vì có nhiều rủi ro. Tạo sự liên kết giữa các “nhà” nhằm cải thiện tình trạng quy mô rời rạc, manh mún của nông nghiệp ĐBSCL. Có vốn đầu tư từ nhà nước cũng như doanh nghiệp, cơ sở hạ tầng ĐBSCL sẽ được cải thiện đáng kể, giao thông vận tải không còn là nổi trăn trở lớn cho chính quyền địa phương. Nhà nước cũng sẽ hỗ trợ tiếp cận các nguồn vốn vay với nhiều chính sách khác nhau. Mặt khác, Nhà nước cũng nên cử các chuyên gia, nhân viên có trình độ chuyên môn để đưa các kiến thức cơ bản về sử dụng phương tiện sản xuất theo hướng công nghệ cao.

Khung III: Sử dựng điểm mạnh để vượt qua thách thức: 1. S3S5T3: Toàn cầu hóa nông nghiệp: Xuất khẩu các mặt hàng nông sản mạnh nâng cao khả năng cạnh trạnh với các nước bạn. Năm 2017, Việt Nam xuất khẩu gạo đạt 5,7 triệu tấn, trên số lượng hợp đồng đã ký là 6,4 triệu tấn. Tình hình xuất khẩu gạo sắp tới, trước mắt năm 2018 có chiều hướng khả quan, khả năng tăng hơn năm 2017. Trung Quốc vẫn là thị trường lớn nhập khẩu gạo Việt Nam… Việc các DN tham gia ngày càng nhiều vào xây dựng vùng nguyên liệu (cánh đồng lớn) lúa gạo XK, cũng đang làm thay đổi sản xuất lúa ở ĐBSCL theo hướng hình thành các chuỗi liên kết để nâng cao giá trị cho hạt gạo. Dù là sản xuất theo tiêu chuẩn nào, thì nhìn chung, các cách đồng lớn đều đang góp phần quan trọng làm tăng giá trị hạt gạo XK của Việt Nam và tăng hiệu quả kinh tế cho nông dân. Trong thời gian qua, Cục Trồng trọt đã phối hợp với Cục BVTV xây dựng quy trình canh tác lúa đáp ứng tiêu chuẩn về VSATTP để có thể XK vào những thị trường cao cấp như Mỹ, EU, Úc... Mặt khác các trung tâm kinh tế trọng điểm của vùng đảm nhiệm vai trò quan trọng trong việc cải thiện chất lượng nông sản, nâng cao tay nghề và liên kết với các vùng khác mở rộng quy mô. Thu hẹp khoảng cách giữa Kinh tế nông nghiệp vùng ĐBSCL và cả nước, sau đó kỳ vọng tiến đến rút ngắn khoảng cách giữa nông nghiệp ĐBSCL và thế giới. Nâng cao năng suất nông nghiệp thông qua đào tạo đội ngũ lao đông có trình độ chuyên môn: gửi đi đào tạo giữa các quốc gia, trao đổi lao động, sinh viên chuyên ngành để học tập sự tiến bộ trong nông nghiệp của họ. Tổ chức các hội thảo, diễn đàn trao đổi kĩ năng làm việc, kĩ năng xây dựng hệ thống thâm canh, mở rộng hệ thống chân rết để nhà nhà nông dân đều biết đến mà thực hiện. 18

Thực hiện chuyển dịch cơ cấu lao động có kiểm soát, nâng cao trình độ cho những lao động đã có nền tảng trong hoạt động sản xuất nông nghiệp. Đẩy mạnh nghiên cứu và phát triển .Tăng chi phí nghiên cứu và phát triển buộc các doanh nghiệp, nhà đầu tư thúc đẩy đầu ra. Kích thích sự năng động của họ. Thúc đẩy sự toàn cầu hóa cho các sản phẩm nông nghiệp. Vai trò của chính sách chính phủ Thông qua các công cụ hỗ trợ, ưu đãi thuế quan và các trợ giúp khác. Mở rộng kênh phân phối, giảm chi phí vận chuyển, viễn thông và tồn trữ nâng cao khả năng cạnh tranh trong và ngoài nước. 2. S5S2T4: Sản phẩm truyền thống: Việc đánh mạnh vào các sản phẩm truyền thống làm tăng bản sắc của ĐBSCL, từ đó các mặt hàng nông sản gây được ấn tượng mạnh với người tiêu dùng cũng như các nhà phân phối. Từ đó nhu cầu về các mặt hàng ở ĐBSCL tăng cao, giúp cải thiện sản lượng cũng như tạo việc làm cho các hộ nông dân, hạn chế được tình trạng di cư.

Khung IV: Hạn chế, khắc phục điểm yếu để vượt qua thách thức: 2. W3T3: Mở rộng qui mô – nâng tầm cao mới. Trong bối cảnh hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, cạnh tranh ngày càng gay gắt, lúc này doanh nghiệp có sự ảnh hưởng quan trọng đến thành công của nền nông nghiệp hàng hóa. Điều này đỏi hỏi doanh nghiệp phải cần có những sản phẩm có chất lượng cao, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, sản xuất theo những qui trình canh tác bền vững và có chứng nhận tiêu chuẩn. Tuy nhiên quá trình liên kết sản xuất giữa doanh nghiệp và nông dân vẫn còn nhiều vướng mắc. Thứ nhất tình trạng hộ nông dân vẫn còn theo chiều hướng sản xuất manh mún, nhỏ lẻ. Do đó, cần những chính sách mạnh mẽ hơn trong việc khuyến khích “tích tụ ruộng đất” nhằm xây dựng vùng sản xuất mới. Thứ hai là những chính sách về nông nghiệp vẫn chưa đi sâu rộng vào việc tạo sự liên kết chặt chẽ giữa nông dân và doanh nghiệp. Chính vì thế cần phải có sự cải thiện mối liên kết chặt chẽ này vì doanh nghiệp là thị trường gần nhất của nông dân nên cần thay đổi chính sách để những ưu đãi cho đầu tư cho doanh nghiệp nhanh chóng đi vào cuộc sống. Nông sản của ĐBSCL vẫn chưa có “thương hiệu”. Trong xu thế hội nhập hiện tại cho chúng ta cơ hội lớn, nhưng đồng thời cũng đem đến thách thức vô cùng lớn. Thê giới đang chuyển động, phân hóa, và đổi thay nhưng nông nghiệp của chúng ta vẫn còn mang tính nhỏ lẻ lại kèm thêm chưa có tư duy về định vị thương hiệu tương xứng với cơ hội mà chúng ta đang có. Nhưng bấy lâu nay, các doanh nghiệp, nông dân chỉ tập trung sản xuất thật nhiều mà chưa quan tâm đến việc bán sản phẩm ra cho thị trường nào, bao bì mẫu mã ra sao nên chúng ta luôn bị yếu thế trong thị trường nông sản thế giới.

19

Kết hợp giữa W3 và T3 mang ý nghĩa tối thiểu hóa điểm yếu về qui mô nhỏ thiếu sự liên kết trong doanh nghiệp và tránh thách thức về thị trường cạnh tranh cao năng lực còn kém của nông sản Đồng Bằng Sông Cửu Long. Mở rộng qui mô, tạo sự liên kết chặt chẽ trong khâu sản xuất, trồng trọt theo kế hoạch, định vị thị trường đầu ra cho nông sản, xây dựng thương hiệu từ đó nâng cao được khả năng cạnh tranh của nông sản ĐBSCL với thị trường trong nước và thế giới.

20

V. Kết luận: Thông qua việc đánh giá thực trạng tình hình nông nghiệp ĐBSCL trên nhiều phương diện từ đó dựa theo khung mô hình SWOT lập lên phương án kết hợp với mục tiêu chung là giúp nền nông nghiệp ĐBSCL phát triển bền vững. Bền vững ở đây là theo nhiều tiêu chí bao gồm mạnh về năng suất, mạnh về chất lượng, mạnh về nguồn ra của nông sản. Trong thời đại công nghiệp hóa – hiện đại hóa, thị trường cạnh tranh của nông sản ngày một gay gắt không chỉ trong nước mà còn cả đối với thị trường thế giới. Chính vì thế phải có cái nhìn sát sao về điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của nông nghiệp Đồng Bằng Sông Cửu Long để lựa chọn ra phương án tối ưu khắc phục điểm yếu, phát huy được mạnh, tận dụng được cơ hội và giảm thiểu được rủi ro mà nông nghiệp có thể gặp phải. Ngoài ra cần có sự hỗ trợ từ doanh nghiệp đến nhà nước nhằm tạo liên kết giữa ĐBSCL và các thành phần kinh tế khác. Từ đó làm đòn bẩy cho nông nghiệp Đồng Bằng Sông Cửu Long nói riêng và nền nông nghiệp nước nhà nói chung phát triển thêm một tầm cao mới. Vì vậy, trong những năm tới, mục tiêu phát triển Vùng đã được xác định là: “Xây dựng vùng này trở thành vùng phát triển năng động, có cơ cấu kinh tế hiện đại, có đóng góp ngày càng lớn vào nền kinh tế của đất nước, góp phần quan trọng vào việc xây dựng cả vùng ĐBSCL giàu mạnh, các mặt văn hóa, xã hội tiến kịp mặt bằng chung của cả nước; bảo đảm ổn định chính trị và an ninh quốc phòng vững chắc, có tốc độ tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 2011-2020 đạt 1,25 lần tốc độ tăng trưởng bình quân cả nước. GDP bình quân đầu người đạt khoảng 3.000 USD. Tỷ lệ đóng góp của vùng trong GDP của cả nước khoảng 13,3% vào năm 2020.”

21

Tài liệu tham khảo: o Bàn về chiến lược phát triển cạnh tranh vùng đồng bằng sông Cửu Long – Tạp chí tài chính (tapchitaichinh.vn). o Tổng cục thống kê (gso.gov.vn) o Nguồn nhân lực cho Đồng bằng sông Cửu Long – Quân đội nhân dân (qdnd.vn) o Bài luận “Nông nghiệp vùng ĐBSCL: Thực trạng, cơ hội và thách thức trong bối cảnh hội nhập” (TS. Nguyễn Thế Bình).

o Bài luận “Chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp ở ĐBSCL” o Hậu quả tất yếu của nền sản xuất manh mún – Đầu tư tài chính Sài Gòn (saigondautu.com.vn) o Bài luận “Đào tạo nhân lực ở ĐBSCL: Thực trạng và giải pháp” (TS. Dương Đăng Khoa – Trường ĐH Võ Trường Toản.) o Các tỉnh, thành vùng kinh tế trọng điểm ĐBSCL sẽ đẩy mạnh hợp tác trên nhiều lĩnh vực – Cần Thơ Online (baocantho.com.vn).

22

Related Documents

Ti
May 2020 41
Ti
November 2019 60
Ti
October 2019 56
Ti
November 2019 46
Ti
August 2019 45
Ti
July 2019 59

More Documents from "Anderson De Carvalho"

June 2020 7
Thanh Ngu Tieng Trung.doc
December 2019 9
Ps_cs
April 2020 5
Esercizio1
November 2019 15
December 2019 15