Đề thi môn học Pháp luật đại cương Thời gian : 60ph I - Lý thuyết (40 câu – 8 điểm) 1. Trục xuất là hình phạt chỉ áp dụng với a - Người nước ngoài b - Người không có quốc tích c - Công dân Việt Nam d - Cả a và b đúng 2. Luật hình sự điều chỉnh quan hệ xã hội giữa a - Các cơ quan Nhà nước b - Nhà nước và người phạm tội c - Cá nhân với Nhà nước d - Tất cả đều đúng 3. Hình phạt là biện pháp cưỡng chế Nhà nước được áp dụng bởi: a - Cơ quan điều tra b - Toà án nhân dân c - Viện kiểm sát nhân dân d - Tất cả đều đúng 4. Thời hạn chuẩn bị xét xử đối với tội ít nghiêm trọng là: a - 15 ngày b - 30 ngày c - 45 ngày d - 60 ngày 5. Thời hạn tạm giữ người theo luật Tố tụng hình sự tối thiểu là: a - Đến 12 giờ b - Đến 24 giờ c - Đến 3 ngày d - Đến 9 ngày 6. Một người phạm tội có thể phải chịu đồng thời hai hình phạt chính trở lên không? a - Không, vì hình phạt chính được áp dụng độc lập b - Không, vì các hình phạt chính có tính chất loạt trừ nhau c - Có thể, nếu Toà án xét thấy cần thiết d - Tất cả đều sai 7. Đối tượng không thuộc trường hợp có thể áp dụng tạm giữ là người bị bắt khi: a - Phạm tội quả tang b - Trường hợp khẩn cấp c - người phạm tội tự thú, đầu thú d - Phạm tội đặc biệt nghiêm trọng 8. Thời hạn tạm giam tối đa để điều tra đối với tội phạm nghiêm trọng là: a - 16 tháng b - 3 tháng c - 6 tháng d - 9 tháng 9. Thời hạn kháng cáo kể từ ngày tuyên án là: a - 15 ngày b - Cả 15 ngày và 30 ngày đều đúng c - 30 ngày
d - Cả 15 ngày và 30 ngày đều sai 10. Việc xét lại bản án, quyết định chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị thuộc giai đoạn a - Xét xử phúc thẩm b - Xét xử giám đốc thẩm c - Xét xử tái thẩm d - Xét xử sơ thẩm 11. Bản cáo trạng là văn bản do cơ quan tiến hành tố tụng nào ban hành a - Cơ quan thi hành án b - Toà án nhân dân c - Cơ quan điều tra d - Viện kiểm sát nhân dân 12. Bản kết luận điều tra được ba hành trong giai đoạn tố tụng hình sự nào? a - Truy tố b - Khởi tố c - Điều tra d - Xét xử sơ thẩm 13. Mặt khách quan của vi phạm pháp luật là: a - Trạng thái tâm lý của chủ thể b - Những quan hệ xã hội đựơc pháp luật bảo vệ c - Những biểu hiện bên ngoài của vi phạm pháp luật d - Cá nhân, tổ chức có năng lực trách nhiệm pháp lý 14. Trạng thái tâm lý phản ánh thái độ của chủ thể đối với hành vi trái pháp luật của mình và hậu quả do hành vi đó gây ra là a - Yếu tố tâm lý b - Yếu tố chủ quan c - Yếu tố lỗi d - Yếu tố động cơ 15. Một trong những dấu hiệu của lỗi cố ý trực tiếp là chủ thê: a - Gây ra hậu quả đó b - Có ý thức để mặc hậu quả xảy ra c - Mong muốn hậu quả xảy ra d - Tin tưởng hậu quả đó không xảy ra 16. một trong những dấu hiệu của lỗi cố ý gián tiếp là chủ thể a - Tin tưởng hậu quả đó không xảy ra b - Có ý thức để mặc hậu quả xảy ra c - Mong muốn hậu quả xảy ra d - Cần phải thấy trước hậu quả đó 17. Một trong những dấu hiệu của lỗi vô ý vì quá tự tin là chủ thể a - Nhận thấy không thể ngăn chặn được b - Có ý thức để mặc hậu quả xảy ra c - Tin tưởng hậu quả đó không xảy ra d - Cần phải thấy trước hậu quả đó 18. Khách thể của vi phạm pháp luật là: a - Quan hệ xã hội bị hành vi vi phạm pháp luật xâm hại b - Có những dấu hiệu khách quan bị xâm hại c - Lợi ích các bên tham gia mong muốn đạt tới d - Tất cả đều đúng
19. Khả năng chủ thể tự chịu trách nhiệm về hành vi của mình trứơc Nhà nước là: a - Chủ thể vi phạm pháp luật b - Năng lực chủ thể c - Năng lực hành vi của chủ thể d - Năng lực trách nhiệm pháp lý 20. Nội dung của trách nhiệm pháp lý thể hiện: a - Quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia b - Việc chủ thể vi phạm pháp luật có nghĩa vụ gánh chịu hậu quả bất lợi c - Thời hịêu truy cứu trách nhiệm pháp lý d - Căn cứ truy cứu trách nhiệm pháp lý 21. Cơ quan hành chính Nhà nước trong bộ máy Nhà nước là: a - Hội đồng nhân dân b - Viện kiểm sát nhân dân c - Toà án nhân dân d - Bộ tư pháp 22. Cơ quan nào không phải là cơ quan hành chính Nhà nước a - Chính phủ b - Bộ giáo dục và đào tạo c - Viện kiểm sát nhân dân d - Ngân hàng Nhà nứơc Việt Nam 23. Người đúng đầu Nhà nước CHXHCN Việt Nam là a - Thủ tướng chính phủ b - Chủ tịch nước c - Chủ tịch Quốc hội d - Tổng bí thư Đảng CSVN 24. Chính quyền địa phương gồm a - Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân các cấp b - Toà án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân c - Hội đồng nhân dân các cấp d - Tất cả đều đúng 25. Hệ thống cơ quan xét xử hiện nay bao gồm a - Toà án nhân dân các cấp b - Toà sơ thẩm và toà phúc thẩm c - Toà án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân các cấp d - Toà hình sự, Toà dân sự và các Toà khác 26. Công dân có quyền bầu ứng cử vào Quốc Hội và Hội đồng nhân dân theo quy định của pháp luật khi: a - Đủ 16 tuổi trở lên b - Đủ 18 tuổi trở lên c - Đủ 20 tuổi trở lên d - Đủ 21 tuổi trở lên 27. Quan hệ pháp luật hình thành do: a - Ý chí của các nhân tham gia quan hệ xã hội b - Ý chí của tổ chức xã hội c - Ý chí của các pháp nhân d - Ý chí của Nhà nước 28. Năng lực pháp luật xuất hiện ở cá nhân khi: a - Đạt độ tuổi nhất định
b - Sinh ra và còn sống c - Có khả năng nhận thức d - Được đăng ký khai sinh 29. Xác định chủ thể của vi phạm pháp luật là xác định a - Năng lực trách nhiệm pháp lý b - Năng lực hành vi c - Năng lực chủ thể d - Năng lực pháp luật 30. Năng lực pháp luật của pháp nhân chấm dứt khi pháp nhân: a - Không hoàn thành nghĩa vụ theo hợp đồng b - Nợ ngân hàng c - Bị tuyên bố pháp sản d - Thành viên của Hội đồng quản trị qua đời 31. Pháp nhân là a - 1 tổ chức hợp pháp b - 1 tập thể gồm nhiều cá nhân c - 1 tổ chức đáp ứng những điều kiện theo qui định của pháp luật d - 1 cá nhân có các quyền và nghĩa vụ do pháp luật quy định 32. Hành vi pháp lý là những sự kiện thực tế a - Phản ánh ý chí của con người và được pháp luật qui định b - Chỉ đựơc thể hiện bằng hành động c - Phản ánh ý chí của con người d - Tất cả đều đúng 33. Năng lực pháp luật của chủ thể bị thay đổi bởi: a - Ý chí của Nhà nước b - Tương quan lực lượng giai cấp c - Điều kiện kinh tế d - Tất cả đều đúng 34. Năng lực hành vi của pháp nhân đựơc thực hiện bởi: a - Đại diên theo uỷ quyền b - Các thành viên tham gia thành lập pháp nhân c - Đại diện theo pháp luật và theo uỷ quyền của pháp luật d - Đại diện theo pháp luật của pháp nhân 35. Chủ thể có tự do ý chí để lựa chọn cách thức xử sự phù hợp với ý chí của mình là dấu hiệu thuộc về a - Năng lực pháp luật b - Năng lực chủ thể c - Năng lực trách nhiệm pháp lý d - Năng lực hành vi 36. Năng lực pháp luật của cá nhân xuất hiện từ khi a - Cá nhân được cấp giấy chứng minh nhân dân b - Cá nhân đựơc đăng ký khai sinh c - Cá nhân được sinh ra và còn sống d - Cá nhân có khả năng tự hành động 37. Thời điểm mở thừa kế là: a - Thời điểm lập di chúc b - Thời điểm phân chia di sản c - Thời điểm người để lại di chúc chết d - Thời điểm người thừa kế yêu cầu phân chia di sản 38. Di sản thừa kế là
a - Tài sản thụôc quyền sở hữu của người chết b - Tài sản người chết đang chiếm hữu và sử dụng c - Tất cả đều đúng d - Tài sản người chết đang quản lý 39. Người đựơc hưởng thừa kế bắt buộc không phụ thụôc vào nội dung của di chúc là: a - Con út b - Cháu đích tôn c - Tất cả đều sai d - Con trưởng 40. Năng lực hành vi dân sự của cá nhân bị hạn chế khi: a - Không có khả năng nhận thức b - Bị nghiện ma tuý c - Chưa đủ 6 tuổi d - Tất cả đều sai II - Phần bài tập (5 câu – 2 điểm) 41. Bản án của Toà án nhân dân quận X chỉ tuyên phạt đối với Nguyễn Văn A một hình phạt duy nhất là phạt tiền 20 triệu đồng. Bản án này hoàn toàn đúng đắn theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành. Theo anh, chị hình phạt tiền trong bản án trên là: a - Vừa là hình phạt chính, vừa là hình phạt bổ sung b - Hình phạt chính c - Hình phạt bổ sung d - Tất cả đều đúng 42. Nguyễn Văn X là người biết về các tình tiết có liên quan đến vụ án và được triệu tập để làm chứng. tại phiên toà sơ thẩm, X đã trình bày trứơc hội đồng xét xử mọi thông tin mà X biết được. Hãy cho biết X đang tham gia tố tụng ở gian đoạn tố tụng hình sự nào? a - Tất cả đều sai b - Điều tra vụ án hình sự c - Xét xử sơ thẩm vụ án hình sự d - Xét xử vụ án hình sự 43. Ông A có tài sản riêng trị giá 600 triệu VNĐ, gia đình chỉ có vợ là B: có C là con ruột và D là con nuôi, anh ruột là E. Ngày 29/12/2005, ông A qua đời, anh (chị) hãy phân chia di sản thừa kế theo pháp luật của ông A a - B,C,D và E mỗi người đựơc 150 triệu b - B,C và D mỗi người đựơc 200 triệu c - B đựơc 300 triệu, C và D mỗi người 150 triệu d - B và C mỗi người 300 triệu 44. Vì phóng nhanh, giành đường, vượt ẩu, xe taxi do Nguyễn Văn A điều khiển đã gây ra cái chết cho hai em học sinh đang trên đường đến trường. Theo anh (chị), A có lỗi gì? a - Vô ý do cẩu thả b - Cố ý trực tiếp c - Vô ý vì quá tự tin d - Cố ý gián tiếp 45. Hồ Viết A và Trần Văn B la 2hai thợ săn. Trong một lần tranh chấp con mồi, sẵn súng săn trong tay, A đã trở báng súng và đập thật mạnh
nhiều lần vào đầu của B, máu chảy rất nhiều và A đi về bỏ mặc cho B nằm ở đó. B đã tử vong trên đường đi cấp cứu. Theo anh(chị) A có lỗi gì? a - Vô ý vì quá tự tin b - Cố ý trực tiếp c - Vô ý do cẩu thẩ d - Cố ý gián tiếp