Danh Gia Ngoai Thuong Vn - 2007

  • June 2020
  • PDF

This document was uploaded by user and they confirmed that they have the permission to share it. If you are author or own the copyright of this book, please report to us by using this DMCA report form. Report DMCA


Overview

Download & View Danh Gia Ngoai Thuong Vn - 2007 as PDF for free.

More details

  • Words: 3,536
  • Pages: 7
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ XUẤT KHẨU NĂM 2007 I.

BỐI CẢNH QUỐC TẾ VÀ TRONG NƯỚC

Năm 2007, kinh tế thế giới chịu tác động của nhiều yếu tố không thuận, giá dầu mỏ tăng cao (có thời điểm lên trên 98 USD/thùng); đồng USD mất giá mạnh so với đồng Euro, đồng bảng Anh, đồng đô la Úc...; kinh tế Mỹ suy thoái mạnh do tác động thị trường nhà đất và thị trường cho vay thế chấp kéo theo sự chao đảo trên thị trường tài chính và chứng khoán Mỹ, GDP của Mỹ trong cả năm 2007 chỉ tăng trên 2%; kinh tế Trung Quốc tiếp tục tăng trưởng cao trên 11% chứa đựng nhiều rủi ro đối với kinh tế thế giới 2007 tạo ra sự dư thừa công suất trong một số ngành cũng như tăng giá nhiều nguyên, nhiên liệu cơ bản trên thị trường thế giới. Bên cạnh đó, thiên tai và bất ổn chính trị cục bộ ở nhiều quốc gia và khu vực trên thế giới đã gây ra thiệt hại lớn đối với nhiều nền kinh tế. Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đã nhận định "những rủi ro trên thị trường tài chính và bất động sản, sự mất cân bằng lớn trong trao đổi hàng hóa và dịch vụ có thể làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế và thương mại toàn cầu năm 2007 còn 3% và 6% (so với 8% năm 2006); nếu không sớm được khắc phục những rủi ro đó sẽ tác động mạnh hơn kinh tế và thương mại trong năm 2008". Ðáng chú ý là, trong khi tăng trưởng kinh tế năm 2007 của EU, Mỹ, Nhật Bản đều thấp hơn dự đoán đầu năm và so với năm 2007, IMF ngược lại đã khẳng định tốc độ tăng trưởng kinh tế vẫn được duy trì một cách mạnh mẽ tại các quốc gia Châu Á nhờ nền tảng vững chắc. Việt Nam sau khi trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), uy tín trên trường quốc tế ngày một tăng cao, đầu tư FDI tăng mạnh..., nhưng kinh tế - thương mại trong nước cũng gặp không ít khó khăn trước những tác động nặng nề do thiên tai hạn hán, bão lũ gây ra ở nhiều vùng trong cả nước, dịch bệnh gia súc gia cầm phát tán trên quy mô lớn... Ngoài ra, giá hàng hoá thế giới, giá xuất nhập khẩu nhiều loại vật tư hàng hóa tăng cao đã tạo sức ép tăng giá nhiều mặt hàng trong nước cũng tạo ra không ít thách thức đối với nền kinh tế trong suốt năm 2007. Tuy nhiên, với sự nỗ lực của toàn xã hội, sự chỉ đạo điều hành hiệu quả của Nhà nước, kinh tế nước ta tiếp tục đạt được những thành công trong năm 2007: tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng 8,5%. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng khu vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ, giảm tỷ trọng khu vực nông lâm nghiệp và thuỷ sản: Tỷ trọng khu vực công nghiệp và xây dựng từ 41,5% năm 2006 lên 42,1% trong năm nay; khu vực dịch vụ tăng từ 38% lên 38,1%; khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản giảm từ

20,4% xuống còn 19,8%. Trong đó, thành công trong thu hút đầu tư nước ngoài (16 tỷ USD) và sự phát triển mạnh của thương mại được nhiều chuyên gia kinh tế đánh giá là những nhân tố quan trọng góp phần đạt được những thành công của nền kinh tế năm 2007. II.

KẾT QUẢ XUẤT NHẬP KHẨU VÀ CÁN CÂN THƯƠNG MẠI 2007

1. Kết quả xuất khẩu Năm 2007, hoạt động xuất khẩu đã đạt được một số kết quả thể hiện trên những mặt chủ yếu như sau: - Kim ngạch cả năm đạt 48 tỷ USD, tăng 20,5% so với năm 2006, vượt 3,1% so với kế hoạch Chính phủ đặt ra là 17,4% (46,76 tỷ USD). Kim ngạch của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 56,9% kim ngạch xuất khẩu của cả nước, đạt 27,3 tỷ USD, tăng 18,6% so với năm 2006; của khu vực doanh nghiệp 100% vốn trong nước tăng 23,1% so với năm 2006. - Về giá trị, kim ngạch xuất khẩu năm 2007 tăng 8,2 tỷ USD. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng nông, lâm, thủy sản tăng 1,7 tỷ USD, nhóm nhiên liệu, khoáng sản tăng 0,2 tỷ USD, nhóm công nghiệp và TCMN tăng 3,7 tỷ USD và nhóm hàng khác tăng 2,6 tỷ USD. Mặt hàng Tổng giá trị - DN TN - DN NN Mặt hàng chủ yếu 1. Thủy sản 2. Gạo 3. Cà phê 4. Rau quả 5. Cao su 6. Hạt tiêu 7. Nhân điều 8. Chè các loại 9. Dầu thô 10. Than đá 11. Hàng dệt may 12. Giầy dép 13. Hàng Đtử & Lk máy tính 14. Hàng TCMN 15. Sản phẩm gỗ 16. Sản phẩm nhựa

(Đơn vị tính số lượng: 1000T, trị giá: triệu USD) Thực hiện 2006 Ước t/h 2007 (%) T/h 2007 so 2006 Số lượng Giá trị Số lượng Giá trị Số lượng Giá trị 39.826 48.000 120,5 16.812 20.700 123,1 23.014 27.300 118,6 4.643 981 708 117 127 106 16.419 29.307

3.358 1.276 1.217 259 1.286 190 504 110 8.265 915 5.834 3.592 1.708 630 1.933 480

4.500 1.200 750 100 155 118 15.200 32.000

3.750 1.480 1.824 300 1.417 300 640 130 8.400 990 7.700 3.900 2.200 740 2.340 700

96,9 122,3 105,9 85,7 122,2 111,7 92,6 109,2

111,7 116,0 149,9 115,8 110,2 157,9 127,0 118,2 101,6 108,2 132,0 108,6 128,8 117,5 121,1 145,8

17. Xe đạp và phụ tung 18. Dây điện và cáp điện 19. Túi xách, vali, mũ, ô dù 20. Nhóm sản phẩm cơ khí 21. Hàng hóa khác

117 705 503 1.000 5.943

80 850 600 2.200 7.350

68,4 120,6 119,3 220,0 123,7

- Về mặt hàng xuất khẩu, 10 mặt hàng và nhóm hàng có kim ngạch trên 1 tỷ USD là thủy sản, gạo, cà phê, cao su, dầu thô, dệt may, giầy dép, điện tử và linh kiện máy tính, sản phẩm gỗ và nhóm sản phẩm cơ khí. Trong đó, ngoài 4 mặt hàng lớn truyền thống là dầu thô, dệt may, giày dép và thuỷ sản kim ngạch mỗi mặt hàng đạt trên 3 tỷ USD, thì 2 mặt hàng điện tử và sản phẩm gỗ cũng đã đạt trên 2 tỷ USD. - Một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực có khối lượng giảm so với năm 2006 như: Dầu thô đạt 15,2 triệu tấn, thấp hơn cùng kỳ 7,4%; Hạt tiêu ước đạt 100 ngàn tấn, thấp hơn cùng kỳ 14,3%; Gạo ước đạt 4,5 triệu tấn, thấp hơn cùng kỳ 3,1%. - Những mặt hàng chủ lực có lượng xuất khẩu tăng khá so với năm 2006 gồm: Cà phê tăng 22,3%; Nhân điều tăng 22,2%; Chè tăng 11,7%; Than tăng 9,2%. - Những mặt hàng chủ lực có trị giá xuất khẩu tăng cao so với năm 2006 gồm: Gạo tăng 16%; Cà phê tăng 50%; Hạt tiêu tăng 73%; Nhân điều tăng 30,8%; Hàng Dệt may tăng 32%; Điện tử và linh kiện máy tính tăng 28,8%; Sản phẩm gỗ tăng 21,1%; Sản phẩm nhựa tăng 45,8%; Dây điện và cáp điện tăng 27,7... - Một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực do giá thế giới tăng mạnh nên về mặt trị giá tăng khá so với năm 2006 như: Cà phê tăng 50% mặc dù lượng xuất khẩu tăng 22,3%; Hạt tiêu tăng 73,3% trong khi lượng giảm 14,7%... - Nhóm sản phẩm cơ khí đạt tốc độ tăng trưởng cao trên 120% so với năm 2006, đem lại kim ngạch trên 2,2 tỷ USD năm 2007. Nhận định chung về các kết quả đạt được Trên cơ sở những kết quả đạt được trong hoạt động xuất khẩu năm 2007, có thể rút ra một số nhận định cơ bản như sau: Những thành tựu: - Thứ nhất, qui mô và tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu tiếp tục được duy trì ở mức cao, các chỉ tiêu được đặt ra về tăng trưởng xuất khẩu đều đã được thực hiện đạt và vượt, đặc biệt có một số chỉ tiêu đã vượt ở mức cao. - Thứ hai, cơ cấu hàng hoá xuất khẩu đã có những chuyển dịch tích cực theo hướng tăng dần tỷ trọng nhóm hàng chế biến, chế tạo, nhóm hàng có hàm lượng công nghệ và chất xám cao, giảm dần xuất khẩu hàng thô. Nhóm hàng có

tốc độ tăng trưởng xuất khẩu cao và giá trị xuất khẩu lớn là nhóm hàng công nghiệp và chế biến như: thuỷ sản, dệt may, giầy dép, hàng điện tử và linh kiện điện tử, sản phẩm gỗ... Nhóm hàng có kim ngạch xuất khẩu cao hơn nhiều so với mục tiêu đặt ra là cà phê, hạt tiêu, sản phẩm nhựa. Tuy nhiên, nhóm hàng đặt mục tiêu giảm tốc độ tăng trưởng trong năm nay là nhóm nguyên liệu và khoáng sản nhưng thực tế vẫn có được sự tăng trưởng. - Thứ ba, các chủ thể tham gia xuất khẩu không ngừng được mở rộng, đa dạng hoá và hoạt động ngày càng hiệu quả, đặc biệt là khu vực kinh tế tư nhân và khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu của khu vực các doanh nghiệp 100% vốn trong nước ở mức cao 23,1% so với khu vực các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 18,6%. Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài vẫn chiếm tỷ trọng lớn và là động lực quan trọng đối với tăng trưởng xuất khẩu của cả nước. Những hạn chế : - Thứ nhất, qui mô xuất khẩu vẫn còn nhỏ bé, kim ngạch xuất khẩu bình quân đầu người còn thấp so với các nước trong khu vực và trên thế giới (xuất khẩu bình quân đầu người của Singapore là 60.600 USD/người, Malaysia 5.890 USD/người, Thái Lan 1.860 USD/người, Philipin 546 USD/người và Việt Nam 473 USD/người). - Thứ hai, xuất khẩu tăng trưởng nhanh nhưng chưa vững chắc và rất dễ bị tổn thương bởi các cú sốc từ bên ngoài như sự biến động giá cả trên thị trường thế giới hay sự xuất hiện của các rào cản thương mại mới của nước ngoài. - Thứ ba, cơ cấu mặt hàng xuất khẩu chưa hợp lý, thể hiện trên cả ba phương diện: (1) chủng loại hàng hóa xuất khẩu còn đơn điệu, chậm xuất hiện những mặt hàng xuất khẩu mới có đóng góp kim ngạch đáng kể; (2) các mặt hàng xuất khẩu có giá trị gia tăng còn thấp. Xuất khẩu chủ yếu vẫn phụ thuộc vào các mặt hàng như khoáng sản (dầu thô, than đá), nông, lâm, thủy, hải sản, trong khi các mặt hàng công nghiệp như dệt may, gia giày, điện tử và linh kiến máy tính.. chủ yếu vẫn còn mang tính chất gia công; (3) quá trình chuyển dịch cơ cấu mặt hàng xuất khẩu theo hướng công nghiệp hoá diễn ra chậm và chưa có giải pháp cơ bản, triệt để. Tỷ trọng hàng công nghiệp – hàng chế biến xuất khẩu năm 2007 chiếm 40,7% trong tổng kim ngạch xuất khẩu tăng nhẹ so với năm 2006 là 40,3%. Về thực chất, cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam thời gian qua chủ yếu chuyển dịch theo chiều rộng mà chưa đi vào chiều sâu, xuất khẩu chủ yếu dựa vào khai thác lợi thế so sánh sẵn có mà chưa khai thác được lợi thế cạnh tranh thông qua việc xây dựng các ngành công nghiệp có mối liên kết chặt chẽ với nhau để hình thành chuỗi giá trị gia tăng xuất khẩu lớn.

- Thứ tư, khả năng chủ động nắm bắt những cơ hội thuận lợi để thâm nhập và khai thác các thị trường xuất khẩu còn nhiều hạn chế. Chưa tận dụng triệt để lợi ích từ việc gia nhập WTO, các hiệp định thương mại song phương và khu vực đã ký kết giữa Việt Nam và các đối tác để khai thác hết tiềm năng của các thị trường lớn như Hoa Kỳ, EU, Trung Quốc.. - Thứ năm, công tác của mạng lưới đại diện, đặc biệt về thương mại ở nước ngoài còn nhiều yếu kém, chưa thực sự hỗ trợ tốt cho hoạt động xuất khẩu, các chương trình XTTM nhỏ lẻ, rời rạc hiệu quả chưa cao. - Thứ sáu, nhập siêu ở mức cao và chưa có giải pháp kiềm chế hiệu quả, triệt để, đã ảnh hưởng tiêu cực đến một số chỉ tiêu kinh tế vĩ mô của nền kinh tế như cán cân thanh toán, dự trữ ngoại tế, nguồn lực đầu tư... - Thứ bảy, thị trường xuất khẩu tăng trưởng không đều, trong khi thị trường ASEAN, EU, Mỹ tăng khá cao thì một số thì một số thị trường quan trọng khác tăng chậm hoặc giảm như Trung Quốc, Nhật Bản và Oxtrâylia. 2. Nhập khẩu và cán cân thương mại Tổng kim ngạch nhập khẩu năm 2007 ước đạt 59 tỷ USD, tăng 31% so với năm 2006, trong đó doanh nghiệp có vốn trong nước nhập khẩu 38 tỷ USD, tăng 33,8% và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nhập khẩu 21 tỷ USD, tăng 27,4%. Những mặt hàng nhập khẩu chủ yếu có trị giá tăng cao so với năm 2006 gồm: Ôtô nguyên chiếc các loại tăng 132%, Linh kiện ôtô tăng 63,4%, Thép tăng 56,4%, Phôi thép tăng 37,6%, Phân bón tăng 23,8%, Chất dẻo nguyên liệu tăng 28,6%, Sợi các loại tăng 37,1%, Máy móc thiết bị phụ tùng tăng 54%, Tân dược tăng 27,7%, Điện tử, máy tính và linh kiện tăng 36,7%, Vải tăng 30,7%, Dầu mỡ động thực vật tăng 60%, Sản phẩm hóa chất tăng 24,4%, Gỗ và nguyên liệu tăng 28,9%, Sữa tăng 24,6%, Thức ăn gia súc và nguyên liệu tăng 60%... Các mặt hàng nhập khẩu có kim ngạch lớn thuộc nhóm nguyên nhiên, vật liệu, phụ liệu (không kể xăng dầu) và chiếm 58% tỷ trọng tổng kim ngạch nhập khẩu. Trong đó có một số mặt hàng chiếm tỷ trọng cao như: sắt thép, kim loại và phôi thép 6,3 tỷ USD, phân bón các loại 850 triệu USD, máy móc thiết bị 10,2 tỷ USD, hoá chất, chất dẻo nguyên liệu 3,77 tỷ USD, điện tử máy tính linh kiện 2,8 tỷ USD, vải sợi, bông và nguyên phụ liệu dệt may, da 7,1 tỷ USD, gỗ nguyên liệu 999 triệu USD, thức ăn gia súc và nguyên liệu 1,18 tỷ USD, tân dược và nguyên liệu 848 triệu USD. Về thị trường nhập khẩu, do cùng cơ cấu mặt hàng xuất khẩu (nông sản, tiêu dùng, dệt may, da) với các nước trong khu vực và sức cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam thấp nên mức tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu sang các nước

Châu Á chưa theo kịp tốc độ tăng trưởng nhập khẩu từ các nước này, nhập siêu cao đặc biệt từ Trung Quốc 6,8 tỷ USD, Đài Loan 4,4 tỷ USD và Hàn Quốc 3,2 tỷ USD (10 tháng 2007). Ngoài ra, lợi thế về vận tải, giá cả và tính phù hợp nên đa số nguyên nhiên phụ liệu và vật tư phục vụ sản xuất trong nước và xuất khẩu như nguyên phụ liệu dệt may, da giầy, phôi thép, xăng dầu, máy móc thiết bị phục vụ cho sản xuất và gia công hàng xuất khẩu được nhập khẩu chủ yếu từ các nước trong khu vực, đứng đầu là: Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore, Thái Lan. Nhập khẩu từ các nước, các khu vực phát triển (như Hoa Kỳ, Nhật Bản, EU) chủ yếu là một số máy móc thiết bị công nghệ nguồn, một số nguyên vật liệu phụ trợ. Đối với khu vực này Việt Nam chủ yếu là xuất siêu. Nhập siêu cả năm 2007 khoảng trên 10 tỷ USD với tỷ lệ nhập siêu/xuất khẩu là 22%, tăng trên 70% so với năm ngoái (12,7%). Đây là mức nhập siêu cao so với cùng kỳ nhiều năm qua và được nhìn nhận như sau: (a) Nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng cao; đầu tư nước ngoài tăng mạnh Tăng trưởng kinh tế cả năm ước đạt 8,5% cao so với cùng kỳ của năm 2006 là 8,17%. Trong 10 tháng 2007, cả nước đã thu hút được trên 9,8 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), với 1.144 dự án đầu tư mới được cấp giấy chứng nhận. Nếu tính cả 300 dự án đã được cấp phép với trị giá hơn 1,5 tỉ USD thì tổng số đầu tư của nước ngoài sẽ lên tới 11,260 tỉ USD, tăng tới 36,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Ngoài ra, việc nhập khẩu máy móc thiết bị và nguyên nhiên vật liệu phục vụ sản xuất cho các công trình trọng điểm quốc gia cũng ở mức cao như máy bay, máy móc cho Tổ hợp khí điện đạm Cà Mau, thiết bị dầu khí, thiết bị cho các nhà máy xi măng, đóng tầu… (b) Giá và lượng một số mặt hàng nguyên nhiên vật liệu nhập khẩu tăng: Giá cả một số mặt hàng nguyên nhiên vật liệu trên thị trường thế giới tăng mạnh so với cùng kỳ năm trước đã góp phần làm cho kim ngạch nhập khẩu năm 2007 tăng cao, cụ thể: giá thép thành phẩm tăng bình quân 93 USD/tấn, phôi thép tăng 105 USD/tấn, phân bón tăng 21 USD/tấn, chất dẻo tăng 144 USD/tấn, sợi các loại tăng 151 USD/tấn, kim loại thường khác tăng 469 USD/tấn. Lượng nhập khẩu một số mặt hàng cũng tăng đáng kể như: xăng dầu nhập khẩu tăng 8%, thép thành phẩm tăng 35,6%, phân bón tăng 12,2%, sợi các loại tăng 26,8%... Nhìn chung, trị giá kim ngạch nhập khẩu tăng đều tập trung vào các mặt hàng nguyên nhiên vật liệu phục vụ sản xuất và xuất khẩu. Tổng giá trị tăng thêm do giá và lượng ước tính khoảng 7,5 tỷ USD. (c) Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu thấp hơn tốc độ tăng nhập khẩu:

Kim ngạch cả năm đạt 48 tỷ USD, tăng 20,5% so với năm 2006 được đánh giá là tốt, nhiều mặt hàng tăng cả về lượng, về giá, nhiều dự án sản xuất hàng xuất khẩu hiện đã và đang ở giai đoạn khởi động và đi vào sản xuất như Nhà máy Intel, Nhà máy Cáp điện Hải Dương, các khu kinh tế, công nghiệp khác.... Tuy nhiên mức tăng vẫn thấp hơn mức tăng của cùng kỳ 2006 là 22,8%. Nguyên nhân là do khối lượng và trị giá xuất khẩu của một số mặt hàng chủ lực đã có xu hướng chững lại và thậm chí giảm dần do những hạn chế mang tính cơ cấu như diện tích có hạn, năng suất có hạn, thời tiết không thuận lợi, yêu cầu bảo vệ môi trường sinh thái.... (d) Ảnh hưởng của việc cắt giảm thuế và nhu cầu tiêu dùng, sức mua trong nước tăng cao đối với hàng hoá nhập khẩu trong năm 2007 cũng đã góp phần làm cho kim ngạch nhập khẩu một số mặt hàng như nguyên liệu dệt may, giầy dép, ô tô và linh kiện ô tô, điện tử, nông sản thực phẩm... tăng. Ngoài các nước ASEAN, Việt Nam cũng nhập siêu lớn từ Châu Á, đứng đầu là Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan và Ấn Độ. Các mặt hàng nhập siêu như nguyên phụ liệu dệt may, da giầy, xăng dầu, hoá chất, phân bón, sắt thép, máy móc thiết bị phụ tùng đều là nguyên liệu sản xuất hàng xuất khẩu của ta sang các thị trường khác. Có một thực tế là nhập siêu ở thị trường này sẽ tạo ra xuất siêu vào các thị trường khác và trong một số trường hợp góp phần thu hẹp tổng giá trị nhập siêu của các thị trường. Mặc dù chúng ta đã cắt giảm thuế nhiều mặt hàng, nhưng nhập khẩu hàng tiêu dùng chỉ tăng với giá trị tuyệt đối nhỏ, chiếm tỷ trọng thấp trong tổng kim ngạch nhập khẩu do đa số các mặt hàng tiêu dùng phổ thông đã được sản xuất trong nước, đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng. Lượng hàng tiêu dùng nhập khẩu khoảng 2 tỷ USD, chiếm tỷ trọng trên 3% kim ngạch nhập khẩu.

Related Documents

Cs Ngoai Thuong
November 2019 10
Cs Ngoai Thuong 1
November 2019 7
Danh+sach+kh Danh+gia
October 2019 21
Danh Sach Khen Thuong
November 2019 14
Khau +danh+gia
October 2019 12