Cuc

  • Uploaded by: nguyen hoang
  • 0
  • 0
  • December 2019
  • PDF

This document was uploaded by user and they confirmed that they have the permission to share it. If you are author or own the copyright of this book, please report to us by using this DMCA report form. Report DMCA


Overview

Download & View Cuc as PDF for free.

More details

  • Words: 8,296
  • Pages: 27
Phát triển kinh tế xã hội là quá trình nâng cao điều kiện sống về vật chất và tinh thần của con người qua việc sản xuất ra của cải vật chất, cải tiến quan hệ xã hội, nâng cao chất lượng văn hoá. Phát triển là xu thế chung của từng cá nhân và cả loài người trong quá trình sống. Giữa môi trường và sự phát triển có mối quan hệ hết sức chặt chẽ: môi trường là địa bàn và đối tượng của sự phát triển, còn phát triển là nguyên nhân tạo nên các biến đổi của môi trường. Trong hệ thống kinh tế xã hội, hàng hoá được di chuyển từ sản xuất, lưu thông, phân phối và tiêu dùng cùng với dòng luân chuyển của nguyên liệu, năng lượng, sản phẩm, phế thải. Các thành phần đó luôn ở trạng thái tương tác với các thành phần tự nhiên và xã hội của hệ thống môi trường đang tồn tại trong địa bàn đó. Khu vực giao nhau giữa hai hệ thống trên là môi trường nhân tạo. Phát triển kinh tế xã hội là quá trình nâng cao điều kiện sống về vật chất và tinh thần của con người qua việc sản xuất ra của cải vật chất, cải tiến quan hệ xã hội, nâng cao chất lượng văn hoá. Phát triển là xu thế chung của từng cá nhân và cả loài người trong quá trình sống. Giữa môi trường và sự phát triển có mối quan hệ hết sức chặt chẽ: môi trường là địa bàn và đối tượng của sự phát triển, còn phát triển là nguyên nhân tạo nên các biến đổi của môi trường. Trong hệ thống kinh tế xã hội, hàng hoá được di chuyển từ sản xuất, lưu thông, phân phối và tiêu dùng cùng với dòng luân chuyển của nguyên liệu, năng lượng, sản phẩm, phế thải. Các thành phần đó luôn ở trạng thái tương tác với các thành phần tự nhiên và xã hội của hệ thống môi trường đang tồn tại trong địa bàn đó. Khu vực giao nhau giữa hai hệ thống trên là môi trường nhân tạo. Tác động của hoạt động phát triển đến môi trường thể hiện ở khía cạnh có lợi là cải tạo môi trường tự nhiên hoặc tạo ra kinh phí cần thiết cho sự cải tạo đó, nhưng có thể gây ra ô nhiễm môi trường tự nhiên hoặc nhân tạo. Mặt khác, môi trường tự nhiên đồng thời cũng tác động đến sự phát triển kinh tế xã hội thông qua việc làm suy thoái nguồn tài nguyên đang

là đối tượng của hoạt động phát triển hoặc gây ra thảm hoạ, thiên tai đối với các hoạt động kinh tế xã hội trong khu vực. Ở các quốc gia có trình độ phát triển kinh tế khác nhau có các xu hướng gây ô nhiễm môi trường khác nhau. Ví dụ: Ô nhiễm do dư thừa: 20% dân số thế giới ở các nước giàu hiện sử dụng 80% tài nguyên và năng lượng của loài người. Ô nhiễm do nghèo đói: những người nghèo khổ ở các nước nghèo chỉ có con đường phát triển duy nhất là khai thác tài nguyên thiên nhiên (rừng, khoáng sản, nông nghiệp,...). Do đó, ngoài 20% số người giàu, 80% số dân còn lại chỉ sử dụng 20% phần tài nguyên và năng lượng của loài người. Mâu thuẫn giữa môi trường và phát triển trên dẫn đến sự xuất hiện các quan niệm hoặc các lý thuyết khác nhau về phát triển: Lý thuyết đình chỉ phát triển là làm cho sự tăng trưởng kinh tế bằng (0) hoặc mang giá trị (-) để bảo vệ tài nguyên thiên nhiên của trái đất. Một số nhà khoa học khác lại đề xuất lấy bảo vệ để ngăn chặn sự nghiên cứu, khai thác tài nguyên thiên nhiên. Năm 1992 các nhà môi trường đã đưa ra quan niệm phát triển bền vững, đó là phát triển trong mức độ duy trì chất lượng môi trường, giữ cân bằng giữa môi trường và phát triển.

Nguyễn Tấn Dũng Phát triển bền vững đi đôi với bảo vệ môi trường vừa là mục tiêu, vừa là nguyên tắc trong quá trình phát triển của hầu hết các quốc gia trên thế giới. ở nước ta vấn đề này đã được Đảng và Nhà nước rất quan tâm, đặc biệt đến Đại hội IX Đảng ta đã nêu thành một quan điểm phát triển hàng đầu là " Phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường".

Gần 10 năm qua, kể từ khi Luật Bảo vệ môi trường (BVMT) có hiệu lực thi hành, hệ thống luật pháp nước ta về môi trường ngày càng được hoàn thiện. Bộ Chính trị đã có Chỉ thị số 36 ngày 25/6/1998 về " Tăng cường công tác BVMT trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước". Trên cơ sở đó, Chính phủ đã giao cho các Bộ, ngành liên quan chủ trì xây dựng và tổ chức thực hiện nhiều đề án để thực hiện Chỉ thị 36 của Bộ Chính trị. Chỉ riêng năm 2003 đến nay, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đã ban hành và chỉ đạo thực hiện nhiều văn bản liên quan đến BVMT... Trên cơ sở sơ kết 3 năm thực hiện Chỉ thị 36 của Bộ Chính trị cùng với những tình hình và yêu câù mới đối với công tác BVMT trong giai đoạn phát triển của đất nước từ nay tới 2020, Bộ Chính trị đã thành lập Tiểu ban soạn thảo Nghị quyết của Bộ Chính trị về công tác BVMT nhằm tạo sự chuyển biến mạnh về nhận thức, sự đổi mới trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, triển khai thực hiện công tác BVMT trong toàn Đảng, toàn dân để đáp ứng các yêu cầu phát triển KT - XH trong giai đoạn đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, thực hiện những mục tiêu và nội dung về BVMT và phát triển bền vững mà Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã đề ra. Quá trěnh thực hiện Chỉ thị 36 vŕ các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các cấp uỷ Đảng, chính quyền, đoàn thể, các tổ chức kinh tế, xã hội đã ngày càng chú ý hơn đến công tác BVMT. Nhận thức và hành động về BVMT trong cộng đồng, trong xã hội được nâng lên rõ rệt. Các yêu cầu về BVMT đã được lồng ghép, trở thành một điều kiện quan trọng không thể thiếu trong nội dung phát triển KT - XH vě sự phát triển bền vững. Do vậy, chúng ta đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong công tác BVMT. Bước đầu hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm, có những kết quả nhất định trong việc khắc phục suy thoái, phục hồi và cải thiện môi trường. Trồng và bảo vệ rừng khá hơn sau 10 năm, độ che phủ rừng năm 2003 ước đạt 37,5%, đã quan tâm hơn đến khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ đa dạng sinh học. Tuy nhięn, bęn cạnh những tiến bộ đã đạt được, công tác BVMT nước ta cňn những tồn tại, yếu kém: Kết cấu hạ tầng kỹ thuật BVMT lạc hậu, nguồn lực BVMT của nhŕ nước vŕ các doanh nghiệp đều bị hạn chế. Dân

số tiếp tục tăng cùng với nạn di dân tự do và đói nghèo chưa được giải quyết cơ bản. ý thức BVMT trong xã hội chưa được nâng cao. Tổ chức và năng lực quản lý môi trường chưa đáp ứng yêu cầu. Nhiều nơi và trong nhiều lĩnh vực ô nhiễm môi trường đang trở thành vấn đề bức xúc, cần sớm được khắc phục, như: Tình trạng thoái hoá đất đai ở những vùng đất dốc, vùng có độ che đất thấp, nơi sử dụng quá mức phân hoá học; Tình trạng ô nhiễm nước, nhất là ở vùng hạ lưu các sông do nước thải của các cơ sở sản xuất, sinh hoạt chưa được xử lý, thải trực tiếp ra sông, việc khai thác bừa bãi không đúng kỹ thuật làm cạn kiệt và ô nhiễm nước ngầm; Tình trạng ô nhiễm môi trường đô thị và công nghiệp, trong đó nổi lên vấn đề xử lý nước thải, chất thải rắn, bụi, khí thải, tiếng ồn; Tình trạng ô nhiễm môi trường nông thôn do các điều kiện vệ sinh và cơ sở hạ tầng yếu kém, sử dụng không hợp lý các loại hoá chất trừ sâu trong nông nghiệp, xử lý chưa tốt khí thải và chất thải từ các làng nghề, thiếu nguồn nước hợp vệ sinh để cung cấp cho sinh hoạt; Tình trạng ô nhiễm môi trường biển do tràn dầu, khai thác cạn kiệt tài nguyên gần bờ, diện tích rừng ngập mặn ngày càng bị thu hẹp; Tình trạng ô nhiễm môi trường lao động như nhiều khu vực sản xuất không đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn lao động, độc hại; Tình trạng suy giảm về độ che phủ rừng, thảm thực vật và chất lượng che phủ, suy giảm tính đa dạng sinh học. Để giải quyết những vấn đề này, đòi hỏi phải tiếp tục có những giải pháp đồng bộ, chỉ đạo quyết liệt và kiên trì để động viên, thu hút được sức mạnh tổng hợp của toàn bộ xã hội tham gia bảo vệ tài nguyên môi trường của chúng ta: Một là, tiếp tục quán triệt và triển khai thực hiện tốt Chỉ thị 36 của Bộ Chính trị về công tác BVMT, trong đó chú trọng 4 quan điểm và 8 giải pháp cơ bản, đồng thời tiếp tục thực hiên tốt những văn bản chỉ đạo của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ về BVMT, trong đó lưu ý thực hiện các vấn đề sau đây: - Bảo vệ tŕi nguyęn nước vŕ chống ô nhiễm nguồn nước bao gồm nước ở các sông ngňi, nước ngầm, xử lý nước thải, cung cấp nước sinh hoạt.

- Xử lý chất thải bao gồm chất thải công nghiệp vŕ chất thải sinh hoạt. - Bảo vệ vŕ phát triển rừng, tiếp tục triển khai thực hiện tốt Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng, nâng độ che phủ rừng lên khoảng 43% vào năm 2010. - Xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt kế hoạch xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghięm trọng, tôi đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường cùng các bộ, ngành liên quan và địa phương tiếp tục rà soát, xác định các cơ sở gây ô nghiễm nghiêm trọng để bổ sung vào danh sách các cơ sở cần xử lý triệt để. Hai là, tiếp tục đẩy mạnh việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về môi trường, các cơ chế, chính sách cần thiết để lồng ghép các yêu cầu BVMT ngay từ khâu xây dựng, thẩm định và phê duyệt chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, các chương trình, dự án phát triển. Đồng thời phải tăng cường kiểm tra, thanh tra việc thi hành pháp luật và xử lý nghiêm những hành vi vi phạm pháp luật về BVMT. Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp thu ý kiến các bộ, ngành hoàn chỉnh, sớm trình Thủ tướng phê duyệt Thủ tướng Chính phủ chiến lược BVMT quốc gia đến năm 2010. Các bộ, ngŕnh lięn quan, theo chức năng của mình khẩn trương nghiên cứu, ban hành tiêu chuẩn môi trường ngành để phục vụ công tác quản lý. Ba là, chú trọng việc tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục trong nhân dân để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người dân, cộng đồng doanh nghiệp... về BVMT, coi BVMT là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân. Các ngành, các địa phương, các tổ chức, cộng đồng và từng gia đình, từng người dân phải có trách nhiệm trong việc BVMT; Coi việc BVMT phải là đạo đức, nếp sống văn hoá, giàu tính nhân văn và là tiêu chí quan trọng của xã hội văn minh.

Bốn là, Việt Nam còn là một nước nghèo, kinh tế còn lạc hậu, đang trong quá trình đẩy mạnh thực hiện CNH, HĐH đất nước. Vậy để đảm bảo sự phát triển bền vững thì vấn đề BVMT cŕng phải được đặc biệt quan tâm hơn. Các điều kiện về môi trường nước ta hiện nay còn nhiều vấn đề bức xúc chưa được giải quyết, trong khi báo mức độ ô nhiễm sẽ tiếp tục gia tăng. Nhiều mâu thuẫn nẩy sinh giữa các nhu cầu phát triển trước mắt về kinh tế với lợi ích lâu dài về môi trường và phát triển bền vững. Hội nhập kinh tế quốc tế cũng đang đặt ra các yêu cầu ngày càng cao về môi trường. Tác động của các vấn đề về môi trường toàn cầu, khu vực ngày càng lớn và phức tạp. Tất cả những thách thức đó đặt ra cho chúng ta trách nhiệm nặng nề trong việc bảo đảm phát triển bền vững đất nước. Năm là, giải quyết vấn đề môi trường không phải làm một lần, một đợt là xong, mà là công việc phải làm thường xuyên, kiên trì và kiên quyết; Bản thân vấn đề môi trường đã mang tính tổng hợp, liên ngành, liên vùng, cộng đồng nên việc giải quyết vấn đề này phải đẩy mạnh chủ trương xã hội hoá. Do vậy, cùng với ngân sách hỗ trợ của Nhà nước, các cấp uỷ Đảng và chính quyền địa phương, các ngành phải huy động được sự tham gia, đóng góp của địa phương mình, ngành mình, từng người dân, từng gia đình, từng cộng đồng, từng doanh nghiệp, từng dự án để bảo vệ tài nguyên môi trường. Tôi mong rằng, hội thảo này sẽ thảo luận và rút ra những việc cần làm trước mắt và lâu dài; Những đề xuất, kiến nghị cần thiết với Chính phủ và các bộ, ngành liên quan để giải quyết hài hoà mối quan hệ giữa phát triển KT - XH với các yêu cầu BVMT, nhằm phát triển bền vững đất nước, thực hiện thành công sự nghiệp CNH, HĐH đất nước...

(*) Trích bài phát biểu tại cuộc Hội thảo " Bảo vệ môi trường và phát triển bền vững ở Việt Nam". Tháng 10/2003. Trích: Tạp chí Thanh niên VN

Tổng số vốn đăng ký đầu tư của EU vào Việt Nam tính đến nay đạt tới 5.380 triệu USD với 322 dự án được cấp giấy phép. Tuy vậy, 71 dự án đã hết hạn, giải thể hoặc chuyển nhượng vốn. EU còn 251 dự án với tổng số vốn đăng ký là 4.380 triệu USD, chiếm 10% vốn dự án và 12,2% vốn đăng ký của các dự án đang hoạt động tại Việt Nam. Các nước EU đầu tưu lớn vào Việt Nam gồm Pháp (104 dự án, vốn đăng ký 1.789 triệu USD), Anh (29 dự án, vốn đăng ký là 1.047 triệu USD) và Hà Lan (36 dự án, vốn đăng ký là 578 triệu USD)... Đầu tư của EU tập trung chủ yếu vào các ngành công nghiệp như dầu khí, điện, nước, xây dựng cơ sở hạ tầng, chế biến nông sản thực phẩm, viễn thông, dịch vụ tài chính, ngân hàng... Các dự án đầu tư của EU nhìn chung hoạt động có hiệu quả và đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam, đạt mức doanh thu 2,3 tỷ USD, thu hút hơn 23.000 lao động Việt Nam. Tuy vậy, so với tiềm năng và vốn đầu tư ra nước ngoài của EU, thì số vốn họ đầu tư vào Việt Nam còn quá nhỏ bé. Đây cũng là điều mà các nhà hoạch định chính sách và giới doanh nghiệp của Việt Nam phải suy nghĩ làm sao thu hút được thêm đầu tư của các nước EU trong thời gian tới.

Trong lĩnh vực văn hóa, giáo dục - đào tạo, sự hợp tác giữa Việt Nam và EU ngày càng được mở rộng và đi vào chiều sâu. Trong những năm từ 1996 đến 1999, EU tài trợ cho chương trình "liên kết các trường đại học khoa học và kỹ thuật" do cơ quan đại học của khối các nước có sử dụng tiếng Pháp (AUF) tổ chức. Tiếp đó là dự án "hỗ trợ Bộ Giáo dục và Đào tạo" với 3 hợp phần chính là hỗ trợ về thể chế, về quản lý và về sư phạm nhằm tăng cường hiệu quả của mô hình giảng dạy, trước hết là trong các trường tiểu học. Ngoài ra, hàng trăm sinh viên, nghiên cứu sinh và công nhân kỹ thuật... của Việt Nam sang học tập, nghiên cứu hoặc thực tập tại các trường đại học, học viện, các cơ sở công nghiệp tại các nước EU theo chương trình hợp tác ngắn hạn hoặc dài hạn giữa hai bên. Trong

năm 1998-1999, cuộc triển lãm nghệ thuật "Việt Nam ở thế kỷ XX" đã được tổ chức thành công ở Brussels (Bỉ) và Palermo (Italy) góp phần nâng cao hình ảnh về đất nước và con người Việt Nam với một nền văn hóa phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc, nhưung cũng rất gần gũi với những giá trị nhân văn chung của nhân loại. Nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ khác cũng được phối hợp tổ chức giữa các đối tác Việt Nam và EU. Sự hợp tác trong lĩnh vực văn hóa, giáo dục - đào tạo có ý nghĩa lớn trong quan hệ giữa Việt Nam và EU, và đang có đà phát triển. Môi trường (bao gồm môi trường tự nhiên và môi trường xã hội) có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến cuộc sống con người và nó luôn gắn liền với yếu tố văn hóa - bởi văn hóa thể hiện sự phát triển của con nguời dù ở bất cứ đâu và khi nào. Qua những phân tích thực tế, tác giả cho chúng ta thấy rõ hơn trách nhiệm của mỗi người đối với vấn đề chung - môi trường. Con người sống trong môi trường tự nhiên (MTTN) và môi trường xã hội (MTXH). Theo Từ điển tiếng Việt, Nhà xuất bản khoa học xã hội, 1988 thì: “Môi trường. 1. Nơi xẩy ra một hiện tượng hoặc diễn ra một quá trình, trong mối quan hệ với hiện tượng, quá trình ấy. 2. Toàn bộ nói chung những điều kiện tự nhiên, xã hội, trong đó con người hay một sinh vật tồn tại, phát triển trong mối quan hệ với con người, với sinh vật đó”. MTTN là tất cả những gì tạo nên môi trường sống quanh ta như: Đất đai, nhà cửa, rừng núi, động vật, không khí, sông hồ... Cơm ăn, nước uống, thuốc chữa bệnh, quần áo mặc đều là sản phẩm từ thiên nhiên thông qua quá trình lao động của chính con người. Mặt khác, con người lại tồn tại trong MTXH và chịu tác động qua lại của cộng đồng và luật pháp. Trong một xã hội văn minh, có luật pháp ổn định con người sẽ có điều kiện phát triển bền vững và năng động hơn là trong một xã hội đầy rẫy tệ nạn với lối sống thực dụång. Trong cộng đồng cổ truyền, nhiều làng xã có hương ước - đó là luật lệ qui ước do dân làng đặt ra thực hiện trong phạm vi của làng. Còn Nhà nước thì ban hành các văn bản pháp luật

nhằm đảm bảo trật tự xã hội. Dưới góc độ tiếp cận này có thể khẳng định rằng, vấn đề môi trường có vị trí quan trọng trong quá trình tồn tại và phát triển của con người. Sự xáo trộn về MTTN cũng như MTXH sẽ tác động trực tiếp đến cuộc sống của con người. Một khi MTTN bị tàn phá và ô nhiễm, con người sẽ luôn phải sống trong nỗi lo âu về thiên tai như giông bão, lũ lụt, mất mùa, đói kém, bệnh tật... Nếu MTXH bị phá vỡ, tệ nạn xã hội sẽ gia tăng làm phá vỡ cấu trúc gia đình - làng xã, hậu quả là cả một cộng đồng người rơi vào tâm trạng bất an. Sự phản ánh trên cho thấy, môi trường có liên quan trực tiếp hay gián tiếp đến cuộc sống con người. Để xử lý mối tương tác đó, con người phải vận dụng vốn tri thức và kinh nghiệm của mình để tìm được “tiếng nói chung” với môi trường. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay đang xuất hiện những vấn đề phức tạp trong việc giải quyết mối quan hệ giữa con người và môi trường. Có thể tiếp cận những vấn đề này dưới các góc độ sau: 1. Do sự gia tăng dân số và do nhu cầu đòi hỏi không giới hạn của con người đã làm cho nguồn tài nguyên thiên nhiên ngày càng cạn kiệt không chỉ đối với nguồn tài nguyên không tái tạo mà ngay cả với nguồn tài nguyên tái tạo. Càng ngày thiên nhiên càng tỏ ra “đuối sức” trước nhu cầu của con người và trước tình hình đó, con người phải tìm ra giải pháp nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của chính bản thân mình. Để đáp ứng nhu cầu lương thực, thực phẩm hàng ngày, con người không thể chỉ dựa dẫm vào thiên nhiên và sử dụng phương pháp canh tác cổ xưa mà phải đưa khoa học và kỹ thuật vào nhằm cải tạo giống tăng năng suất. Nhiều hóa chất được sử dụng để tạo ra nhiều sản phẩm hơn. Tuy nhiên hiện nay trong các sản phẩm tiêu thụ hàng ngày còn tồn dư quá nhiều hóa chất độc hại gây ra những vụ ngộ độc nghiêm trọng.Trong vòng 4 tháng đầu năm 2002, cả nước đã có trên 1000 ca ngộ độc thực phẩm, trong đó có 47 ca tử vong, gần bằng số người tử vong do ngộ độc

thực phẩm của hai năm 2000 và 2001. Mặt khác, bên cạnh những ảnh hưởng trực tiếp của các vụ ngộ độc lên sức khỏe con người như chúng ta đã thấy; những hóa chất độc hại đó còn để lại những di chứng tiềm ẩn lâu dài gây ra nhiều chứng bệnh mà con nguời không thể lường trước được. Nhằm khắc phục hiểm họa này, các nhà khoa học, các nhà sản xuất, sử dụng hóa chất trong chăn nuôi, trồng trọt phải phát huy cao độ nhân tố văn hóa - trong đó thành tố văn hóa - đạo đức phải được đặt lên hàng đầu - trong cung cách làm ăn của mình. Không thể chỉ vì mục đích lợi nhuận mà bỏ qua những qui trình qui phạm bắt buộc khi nghiên cứu và sản xuất để tung ra thị trường những sản phẩm dẫn đến nguy cơ hủy diệt con người và gieo mầm bệnh vào cộng đồng người. Phát huy giá trị văn hóa - đạo đức chính là thành tố cơ bản nhất để kéo con người lại với con người nhằm nâng cao tính nhân bản, nhân ái trong cộng đồâng người. Thái độ của con người đối với con người là tiêu chuẩn đầu tiên trong sự phát triển về mặt văn hóa-đạo đức. 2. Để con người vừa được hưởng cuộc sống có chất lượng cao vừa bảo vệ được môi trường sống là cả một vấn đề rất lớn không chỉ giới hạn trong việc sử dụng những sản phẩm tiêu thụ mà còn liên quan rất nhiều đến cách cư xử của chính con người với thiên nhiên. Lấy một ví dụ (đã, đang và sẽ làm đau đầu các nhà quản lý) như dân sinh sống gần rừng chặt phá mở rộng diện tích đất rừng canh tác, dân di cư tự do chặt phá rừng lấy đất để ở hay trồng trọt theo lối quảng canh không thông qua quá trình quản lý. Diện tích rừng ngày một giảm dần dẫn đến hậu quả lũ lụt, hạn hán ngày một tăng cả về tần suất và cường độ. Theo báo cáo của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn cho biết, tính đến ngày 8/4/2002, tổng diện tích đất canh tác bị thiếu nước và hạn hán lên tới 207285 ha, trong đó có 45810 ha lúa, 6105 ha rau màu và 155370 ha cây công nghiệp. Hạn hán nặng nhất xảy ra ở các tỉnh Đắc Lắc, Gia Lai, Lâm Đồng, Bình Thuận, Bình Phước, Kiên Giang, Cà Mau. Một trong

những tác động mạnh của tình hình khô hạn là nạn cháy rừng. Theo báo cáo của Cục kiểm lâm, từ đầu mùa khô đến nay, cả nước đã xảy ra 256 vụ cháy rừng gây thiệt hại 2558 ha rừng. Đặc biệt vụ cháy rừng tràm nguyên sinh thuộc khu vực Vườn quốc gia U Minh Thượng bắt đầu từ 12 giờ ngày 24/3/2002 với trên 2000 ha diện tích rừng tràm nguyên sinh bị thiêu rụi là lời cảnh báo sâu sắc nhất về công tác quản lý và thái độ ứng xử của con người đối với môi trường thiên nhiên. Để giải quyết vấn đề này cần áp dụng một cách triệt để hơn các qui định của Nhà nước như Luật bảo vệ môi trường, Luật bảo vệ và phát triển rừng; các nghị định hướng dẫn thi hành luật mà Nhà nước đã ban hành. Muốn phát huy ý thức về môi trường một cách thường trực trong mỗi người phải có sự kết hợp chặt chẽ công tác tuyên truyền giáo dục về nếp sống, lối sống văn hóa - văn minh với hình thức xử lý các hiện tượng vi phạm theo đúng pháp luật. Lối sống xã hội chủ nghĩa là một hình thức mới thể hiện ở sự phù hợp với mục đích phát triển của xã hội. Chỉ có thể nhận thức được mối liên hệ giữa lý tưởng và hiện thực bằng hoạt động thực tiễn của con người trong xã hội. Ở đây đòi hỏi phải có một thái độ tự giác sâu sắc đối với cuộc sống, bảo đảm sự thống nhất hữu cơ giữa những nguyên tắc và những lao động thực tế. 3. MTXH trong bối cảnh hiện nay đang phát triển theo chiều hướng cực kỳ sôi động song cũng hết sức phức tạp. Trong đó lĩnh vực đáng quan tâm là những diễn biến của quá trình giao lưu văn hóa. Giao lưu văn hóa đang trở thành chiếc cầu nối tiềm ẩn những sắc thái văn hóa mới nhưng cũng đã xuất hiện những mặt trái đáng báo động trong MTXH. Sự pha trộn những sắc thái văn hóa khác nhau trong một không gian “người tiêu thụ” có trình độ dân trí chưa cao và chưa đồng đều đã làm nảy sinh những khuynh hướng không có lợi trong MTXH ở nước ta hiện nay. Các giá trị văn hóa đạo đức đang “đánh vật” với chủ nghĩa thực dụng để tồn tại; văn hóa dân tộc đang đối mặt một cách gay gắt với những khuynh hướng tiêu cực của văn hóa ngoại lai. Đây là một thách thức lớn đối với

môi trường sống của con người trong bối cảnh hiện nay. Vấn đề được đặt ra là “trong điều kiện kinh tế thị trường và mở rộng giao lưu quốc tế phải đặc biệt quan tâm giữ gìn và nâng cao bản sắc văn hóa dân tộc, kế thừa và phát huy truyền thống đạo đức, tập quán tốt đẹp, ý thức về cội nguồn và lòng tự hào dân tộc, khắc phục tâm lý sùng bái đồng tiền, bất chấp đạo lý, coi thường các giá trị nhân văn”. Văn hóa mang lại cho nhân dân những giá trị tinh thần cao, làm phong phú bộ mặt tinh thần xã hội. Nói đến mối quan hệ giữa văn hóa và MTXH là nói đến sự sáng tạo của cá nhân và sự giao tế có tính văn hóa. Sáng tạo xã hội chính là một phương thức hoạt động tinh thần của con người nhằm khẳng định, tự thể hiện trong hoạt động sáng tạo. MTXH đòi hỏi phải có tính tích cực văn hóa của cá nhân, thể hiện ở năng lực nhận thức và tiếp thu những giá trị văn hóa và tự thể hiện trong thế giới của cái đẹp. Vấn đề về mt Ô nhiễm môi trường không phải là kết quả của việc tăng trưởng kinh tế Ông Christtophe Bahuet Phó Giám đốc Quốc gia - Chương trình phát triển Liên hợp quốc UNDP, chúng ta đã chứng kiến rất nhiều quốc gia phát triển kinh tế dẫn đến suy thoái môi trường và ô nhiễm. Chúng ta Ông Christtophe cần khẳng định rằng bảo vệ môi trường và phát Bahuet Phó Giám đốc triển bền vững không bao giờ là kết quả của Quốc gia - Chương tăng trưởng kinh tế mà là kếtq ủa của sự lựa trình phát triển Liên chọn chính sách và thực hiện nó. hợp quốc UNDP. Ảnh: Ngọc Huyền Ô nhiễm môi trường không phải là kết quả của việc tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, việc tăng trưởng kinh tế có thể gây ô nhiễm môi trường do vậy chúng ta phải có chính sách đặc biệt đồng thời với phát triển kinh tế để cùng một lúc có thể đạt được cả hai mục tiêu.

VN đã và đang phải đối mặt với nhiều thách thức ngày càng tăng trong công cuộc bảo vệ môi trường. Áp lực do dân số, phát triển công nghiệp và hội nhập kinh tế quốc tế đòi hỏi tiêu thụ ngày càng nhiều tài nguyên thiên nhiên và năng lượng. Phát triển công nghiệp hóa đang gây ô nhiễm môi trường trầm trọng. Theo nhận định của chuyên gia, chỉ tính riêng HN mỗi năm tổn thất lên tới 23 triệu USD do ô nhiễm không khí. Các mục tiêu môi trường và cấp nước đến năm 2010 như 85% người dân nông thôn sử dụng nước sạch và thu gom 90% chất thải rắn từ dân sinh, công nghiệp và dịch vụ sẽ có thể không đạt được nếu thiếu sự tham gia tích cực của các nhóm xã hội, khối tư nhân và từng người dân. Chính phủ không thể có đủ nguồn lực để thực hiện tất cả mọi việc. VN cũng đã và đang phải đối mặt với những thách thức do biến đổi khí hậu. Để có thể đạt được tất cả các mục tiêu bảo vệ môi trường và phát triển bền vững, chính phủ cần tạo khung khổ chính sách và cơ chế để thúc đẩy nhanh hơn nữa xã hội hóa bảo vệ môi trường, khuyến khích khối tư nhân và người dân đầu tư vào các công nghệ sạch và các hoạt động bảo vệ môi trường. Trong ba năm thực hiện Nghị quyết 41, lần đầu tiên, nhóm chỉ tiêu về môi trường đã được xây dựng và đưa vào các chỉ tiêu định hướng phát triển kinh tế xã hội năm 2006 - 2010 của đất nước. Đã hình thành và thực hiện nguồn vốn chi thường xuyên không dưới 1% tổng chi ngân sách hàng năm cho sự nghiệp môi trườn Tại hội thảo, GS.TS Phạm Ngọc Đăng - Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam nhận định, song song với việc phát triển kinh tế, rất nhiều ngành và địa phương chưa chú ý thích đáng đến vấn đề bảo vệ môi trường ví dụ như tỉnh Quảng Ngãi trong 1 năm qua phát triển 8 nhà máy

thủy điện và rất nhiều công trình thủy điện nhỏ, rừng đã bị chặt phá rất nhiều. Hay việc phát triển các khu công nghiệp tại các tỉnh, TP dựa trên phát triển kinh tế là chính mà chưa tính toán đến vấn đề môi trường và đã vượt quá nhu cầu phát triển.

Việt Nam đang đối mặt với nhiều vấn đề nan giải về môi trường như: đất bị suy thoái; chất lượng các nguồn nước xuống cấp; không khí đô thị đang bị ô nhiễm; tỷ lệ phát sinh chất thải và mức độc hại gia tăng. Những vấn đề này càng trở nên trầm trọng hơn do thiếu các nguồn lực tài chính, công nghệ, đô thị hóa và tăng dân số nhanh, vấn đề đói nghèo chưa được giải quyết và các mẫu hình sản xuất và tiêu thụ không bền vững. Phát triển bền vững là một trong những biện pháp chủ yếu để cải thiện môi trường đó là tăng trưởng kinh tế gắn với việc thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường. Phát triển kinh tế - xã hội phải gắn liền với cải thiện môi trường, đảm bảo hài hoà giữa con người và thiên nhiên.

Ở Việt Nam, theo quan sát và nhận xét của tôi qua các thảo luận về xây dựng Chiến lược và chính sách PTBV, cũng tồn tại những cách hiểu khác nhau như vậy về PTBV. Trong quá trình soạn thảo, xây dựng và thảo luận Agenda 21 của Việt Nam, các nhà hoạch định chiến lược và chính sách đã sử dụng mô hình các mối quan hệ giữa phát triển kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi trường trong PTBV như sau (Hình vẽ):

BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN - Sử dụng hợp lý tài nguyên đất - Sử dụng hợp lý tài nguyên nước - Tăng độ che phủ rừng - Bảo tồn đa dạng sinh học - Tiết kiệm tài nguyên không tái sinh: than, dầu khí, đá, đất sét, các kim loại... - Chống ô nhiễm môi trường đô thị và công nghiệp - Chống ô nhiễm môi trường biển và ven bờ - Giảm thiểu ô nhiễm ở làng nghề và nông thôn - Khắc phục sự cố môi trường - Phòng tránh thiên tai

PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Cân đối hài hoà -

PHÁT TRIỂN KINH TẾ Công nghiệp hoá, đô thị hoá Chuyển dịch cơ cấu kinh tế Cải cách doanh nghiệp nhà nước Phát triển kinh tế ngoài quốc doanh Thu hút đầu tư nước ngoài Cải cách ngân hàng Quản lý chi tiêu công Hội nhập kinh tế khu vực và toàn cầu PHÁT TRIỂN XÃ HỘI

-

Kế hoạch hoá dân số Xoá đói giảm nghèo Phát triển giáo dục Nâng cao năng lực phục vụ về y tế Tạo công ăn việc làm Chuyển dịch cơ cấu lao động

-

Nâng cao phúc lợi xã hội Bảo đảm vệ sinh môi trường và nước sạch, đặc biệt đối với vùng sâu, vùng xa

Hình vẽ: Các mối quan hệ giữa phát triển kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi trường trong PTBV.

2. Về một cách tiếp cận trong thể chế hoá PTBV. Trong thực tế thật là khó khăn khi duy trì hài hoà được sự đồng thuận của tăng trưởng kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi trường theo yêu cầu của PTBV. Lý do chủ yếu là trong một xã hội được tổ chức và hoạt động theo mô hình phát triển phổ biến hiện nay ở các nước đang phát triển là theo cơ chế thị trường kết hợp với quản lý của Nhà nước thì "bàn tay vô hình" của thị trường với động cơ theo đuổi lợi nhuận tối đa không chỉ thúc đẩy khai thác tối đa tài nguyên thiên nhiên của môi trường cho nhu cầu phát triển hiện tại mà còn làm cho "bàn tay hữu hình" của Nhà nước khó khăn, nhiều khi khá vất vả trong việc quản lý, bảo tồn, bảo vệ môi trường (cả tự nhiên và nhân tạo) cho thế hệ tương lai. Có thể nói, trong thực tế của nhiều nước, những hạn chế cả về nguồn lực (tài chính, công nghệ, con người...), cả về nhận thức đã dẫn đến cách tiếp cận linh hoạt, mềm dẻo hơn trong việc đáp ứng các yêu cầu của PTBV. Các quốc gia nghèo hoặc đang phát triển hướng tới PTBV với cách tiếp cận lấy phát triển kinh tế - xã hội làm nền tảng cho các vấn đề môi trường trong PTBV. Thể hiện rõ nét nhất là cách tiếp cận theo kiểu đưa

các cân nhắc môi trường vào trong các quyết định phát triển kinh tế và xã hội (tiếng Anh thường gặp là incorporating environmental considerations into decision-making) mà nhiều nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam, hiện đang áp dụng. Chính phủ Việt Nam đã ban hành (tháng 8 năm 2004) Chương trình Nghị sự phát triển bền vững trong thế kỷ 21, trong đó các quyết định quản lý và đầu tư phát triển theo quan điểm mà Chiến lược phát triển KT-XH giai đoạn 2001-2010 được Đại hội lần thứ IX của Đảng thông qua là "chủ động gắn kết yêu cầu cải thiện môi trường trong mỗi quy hoạch, kế hoạch, chương trình và dự án phát triển KT-XH, coi yêu cầu môi trường là một tiêu chí quan trọng đánh giá các giải pháp phát triển". Dưới đây xin giới thiệu cách tiếp cận trong PTBV của Trung Quốc được xác định trong Chương trình Nghị sự 21 của nước này với hàm ý rằng cách tiếp cận này nên được nghiên cứu tiếp thu, vận dụng trong việc cụ thể hoá Định hướng phát triển bền vững của Việt Nam trong những năm tới.

Về quốc tế, Trung Quốc thừa nhận định nghĩa PTBV được UNEP thông qua tại khoá họp lần thứ 15 như đã nêu ở trên. Về phía quốc gia, xuất phát từ đặc thù của mình, Trung Quốc nhấn mạnh rằng phát triển kinh tế và xã hội là hòn đá tảng của PTBV. Lý do mà phía Trung Quốc nêu ra là kinh nghiệm lịch sử cho họ thấy rằng PTBV không thể có được một khi dân chúng còn lạc hậu và nghèo đói. Trung Quốc thấy cần thiết phải ưu tiên cho nhiệm vụ hàng đầu là phát triển nền kinh tế quốc dân sao cho xoá được nghèo đói và cải thiện mức sống người dân. Phát triển kinh tế được coi là nhiệm vụ trung tâm, là cơ bản để nâng cao hiệu suất xã hội, cải thiện trình độ cạnh tranh và mức sống của nhân dân và để đạt được quản lý bền vững tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường. Phát triển kinh tế tạo nên nền tảng vật chất cho mọi công việc và là sự đảm bảo có tính chất nền tảng cho việc đạt được sự phối kết hợp giữa dân cư, tài nguyên, môi trường và kinh tế. Với cách đặt án đề như vậy, có thể thấy rằng đối với một nước đang phát triển như Trung Quốc thì cách tiếp cận đưa các cân nhắc về môi trường vào trong các quyết định về phát triển KT-XH sao cho các quyết định ấy

không làm tổn hại tới môi trường, bảo vệ được môi trường cho sự tiếp tục phát triển KT-XH dài lâu của đất nước là phù hợp hơn cả. Việt Nam chúng ta cũng nên tiếp cận theo cách này, bởi những lý do sau đây: Thứ nhất, nhiệm vụ cấp bách trong một vài thập kỷ tới là nền kinh tế nước ta, cũng như Trung Quốc, còn kém phát triển, phải đảm bảo một tốc độ phát triển kinh tế nhanh và cải thiện đáng kể mức sống của người dân cũng như đảm bảo sự tiến bộ xã hội. Trong mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế, tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường nhằm mục tiêu PTBV thì việc coi phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm, là cơ bản để cải thiện, nâng cao mức sống của nhân dân, đảm bảo phát triển xã hội, trong đó sự phát triển kinh tế không được làm tổn hại hoặc làm xấu đi môi trường, hơn nữa còn phải cải thiện môi trường là cách tiếp cận hợp lý hơn, phù hợp hơn trong bối cảnh đất nước còn thiếu nhiều nguồn lực cần thiết cho cả 3 trụ cột phát triển của PTBV. Thứ hai, tuy rằng ở một số lĩnh vực, địa bàn có những vấn đề môi trường cấp bách đang đặt ra mà các Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia và địa phương (tỉnh, thành phố) hàng năm đã nêu và cảnh báo, nhưng xét

trên tổng thể và toàn cục thì nhìn chung bức tranh môi trường nước ta chưa phải là màu xám. Những cố gắng của cả ngành quản lý tài nguyên và môi trường cũng như của các cộng đồng trong xã hội đã và đang làm cải thiện bức tranh toàn cảnh ấy, trong khi nhịp độ tăng trưởng kinh tế tương đối cao (7-8%/năm) được duy trì trong một thời gian khá dài. Nghĩa là, nếu duy trì một nhịp độ tăng trưởng kinh tế cao một cách hợp lý có tính đến các yêu cầu về BVMT thì vẫn có thể đảm bảo thực hiện được các yêu cầu về PTBV. Thứ ba, cách tiếp cận này cũng phù hợp với đường lối kinh tế và chiến lược phát triển KT-XH trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước mà Đại hội Đảng lần thứ IX đã xác định về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội với bảo vệ môi trường là "phát triển nhanh, có hiệu quả và bền vững" và coi bảo vệ và cải thiện môi trường tự nhiên "là một nội dung của chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình và dự án phát triển KT-XH". Cách đặt vấn đề như vậy cũng nhất quán với Chỉ thị số 36-CT/TƯ của Bộ Chính trị về tăng cường công tác BVMT trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước, trong đó xác

định "BVMT là một nội dung cơ bản không thể tách rời trong đường lối, chủ trương và kế hoạch phát triển KT-XH của tất cả các cấp, các ngành". Tư tưởng này chính là sự thể hiện của cách tiếp cận đưa các cân nhắc môi trường vào trong các quyết định về phát triển kinh tế và xã hội (chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án đầu tư phát triển). Cách tiếp cận như vậy tất yếu sẽ dẫn tới một mô hình phát triển mới so với mô hình phát triển truyền thống trước đây. Ở nước ta cho đến cuối thế kỷ 20 vẫn phổ biến mô hình phát triển theo kiểu truyền thống, ít thân thiện với môi trường. Mô hình phát triển này hướng chủ yếu vào sự hợp lý, tối ưu về mặt kinh tế. Các thông số đầu vào cho việc tính toán và ra quyết định phát triển cũng chủ yếu là các giá trị kinh tế. Rất ít và hay bị bỏ qua các thông số về giá trị môi trường. Đối với hầu hết các quyết định về phát triển và thực hiện cũng như việc theo dõi, kiểm tra, đánh giá, thậm chí điều chỉnh cũng ít chú ý tới những tác động, hậu quả đối với môi trường cả hiện tại lẫn tương lai lâu dài.

Cách tiếp cận mới như trình bày ở trên đòi hỏi một mô hình phát triển mới, khác với mô hình kiểu cũ. Sự khác biệt này thể hiện ở những điểm sau: 1. Sự xuất hiện và có trọng số ngày càng tăng của các giá trị môi trường. Môi trường (tài nguyên thiên nhiên, các nguồn năng lượng, cảnh quan thiên nhiên...) được lượng giá và được đưa vào tính toán, không chỉ như là yếu tố chi phí đầu vào mà còn như là yếu tố bị hao mòn (cả hữu hình, cả vô hình) cần được bù đắp, khôi phục, bảo tồn và phát triển. Sự có mặt của các giá trị môi trường trong các tính toán về phát triển có tác dụng làm cho các quyết định về tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội được duy trì, thực hiện lâu dài. 2. Sự tham gia/tham dự của cộng đồng là điều kiện tiên quyết, quan trọng. Khác với mô hình phát triển kinh tế truyền thống trước đây chủ yếu dựa vào sự phân công, chuyên môn hoá và hợp tác lao động ở các khâu của quá trình sản xuất nhằm mục tiêu lợi nhuận tối đa, hiệu quả kinh tế tối đa, mô hình PTBV dựa vào sự tích hợp

(integration) tất cả các khâu của quá trình sản xuất với sự lôi kéo tham gia của tất cả các bên liên quan (stakeholders) nhằm không chỉ mục tiêu hiệu quả KT-XH mà còn cả hiệu quả về môi trường. Mô hình PTBV đã đưa hệ thống sinh thái tự nhiên vào trong các yếu tố cấu thành của mình. Mà hệ thống sinh thái này liên quan trực tiếp tới mọi người, không phân biệt và phụ thuộc vào giới hạn của phân công, chuyên môn hoá của quá trình sản xuất. Sự tham gia/tham dự của các cộng đồng (doanh nghiệp, dân cư, các tổ chức chính trị, xã hội, nghề nghiệp...) chính là cách thức thể hiện mối quan hệ gắn bó hữu cơ giữa hệ thống KT-XH và hệ thống sinh thái-tự nhiên. 3. Mô hình phát triển bền vững dựa trên cơ sở những khái niệm mới như sản xuất sạch (Clean production), công nghệ sạch/thân thiện môi trường (Clean, Environmentally sound Technologies), tổng sản phẩm quốc dân/tổng sản phẩm quốc nội xanh (Green GDP/GNP), tiêu dùng xanh (Green consumtion), năng suất xanh (Green productivity)... Những khái niệm mới của PTBV ngày càng

được chú ý đưa vào trong chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án phát triển. Đã có những dự báo rằng trong một tương lai gần, các khái niệm mới này sẽ dần thay thế cho các khái niệm truyền thống. 4. Việc quản lý quá trình PTBV theo đuổi mục tiêu phát triển mới. Mô hình PTBV kết hợp trong mình nhiều yếu tố hợp thành, phù hợp với điều kiện cụ thể của mỗi quốc gia. Mục tiêu của việc quản lý như vậy không chỉ đơn thuần nhằm vào tăng trưởng kinh tế và tiến bộ xã hội mà còn cả vào mục tiêu sinh thái-tự nhiên, điều mà trong mô hình quản lý phát triển truyền thống trước đây không có hoặc ít được chú ý./. phát triển bền vững là sự phát triển không làm tổn hại đến môi trường, không gây ra những thm họa về sinh thái, thế hệ hôm nay phải khai thác tài nguyên thiên nhiên một cách hợp lý nhằm thỏa mãn những nhu cầu của mình sao cho không nh hưởng đến việc tho mãn nhu cầu của thế hệ mai sau. a) bền vững về mặt kinh tế, hay phát triển kinh tế bền vững: phát triển kinh tế nhanh và an toàn;

b)bền vững về mặt xã hội: công bằng xã hội và phát triển con người. Chỉ số

phát triển con người (HDI) là tiêu chí cao nhất về phát triển xã hội, chỉ số phát triển con người gồm: thu nhập bình quân trên đầu người; trình độ dân trí, giáo dục, sức khỏe, tuổi thọ, mức hưởng thụ thành tựu văn minh,…

(c) bền vững về sinh thái môi trường: khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ và không ngừng cải thiện chất lượng môi trường sống. Về bảo vệ và cải thiện chất lượng môi trường: bảo đm cho con người được sống trong môi trường sạch, trong lành và an toàn, bảo đm sự hài hòa trong mối liên hệ giữa con người, xã hội và tài nguyên. Về khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên: nhằm thỏa mãn những nhu cầu sống của các thế hệ hiện tại nhưng không làm mất cơ hội thỏa mãn nhu cầu của các thế hệ mai sau về tài nguyên môi trường.

Related Documents

Cuc
December 2019 27
Cuc Va Doi Cuc
May 2020 14
Tich Cuc Hay Tieu Cuc
December 2019 25
Cuc Oficisl
April 2020 6
Cuc Oficsi2
April 2020 8
Hoa Cuc
October 2019 13

More Documents from ""

Bien Mo Thuy Luc
December 2019 20
Cuc
December 2019 27
Xuan & Tuoi Tre (la Hoi)
November 2019 20
4
December 2019 54
May 2020 2
May 2020 1