MỞ ĐẦU Mọi lý luận và học thuyết khoa học ra đời, phát triển đều dựa trên hai căn cứ: Kế thừa chọn lọc các giá trị tri thức khoa học hợp lí mà nhân loại đã tích lũy trong quá khứ; mặt khác, khái quát, tổng kết những kinh nghiệm hoạt động thực tiễn trong mỗi lĩnh vực tương ứng mà lý thuyết khoa học đó quan tâm, phản ánh. Sự hình thành, phát triển của Chủ nghĩa xã hội (CNXH) khoa học cũng không nằm ngoài quy luật đó. C.Mác và Ph. Ăngghen - người xây dựng học thuyết Mác-Lê, là tiền đề cho tư tưởng của CNXH khoa học - đã thừa nhận rằng: các tư tưởng XHCN trước Mác, nhất là tư tưởng XHCN đầu thế kỉ XIX của Xanh Ximông, Phuriê, Ôoen là một trong ba nguồn gốc lí luận của học thuyết mà các ông xây dựng. Kết cấu của đề tài bao gồm 2 phần chính: - Mô hình xã hội chủ nghĩa trong tư tưởng các nhà không tưởng phê phán đầu thế kỉ XIX. - So sánh với mô hình xã hội chủ nghĩa theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin. Do điều kiện về thời gian, kiến thức còn nhiều hạn chế, trong quá trình thực hiện đề tài chắc chắn không tránh khỏi có những khiếm khuyết, em rất mong được sự góp ý, chỉ bảo thêm của cô! Em xin chân thành cảm ơn!
1
I-
Mô hình XHCN trong tư tưởng các nhà không tưởng phê phán đầu thế kỉ XIX
1.1.
Khái niệm về CNXH không tưởng Tư tưởng là một hệ thống những quan niệm phản ánh những nhu
cầu, những ước mơ của giai cấp lao động, bị thống trị về con đường, cách thức và phương pháp đấu tranh nhằm thực hiện một chế độ xã hội mà ở đó tư liệu sản xuất là thuộc về toàn xã hội. Xã hội không có áp bức bóc lột, trên cơ sở đó mọi người đều bình đẳng về mọi mặt và đều có cuộc sống ấm no, hạnh phúc, văn minh. CNXH không tưởng: là tổng hợp các học thuyết chính trị – xã hội biểu hiện dưới dạng chưa chín muồi, thiếu cơ sở thực tế những nguyện vọng, mong muốn thiết lập một xã hội kiểu mới trong đó không có tình trạng người bóc lột người và mọi bất bình đẳng khác. 1.2. CNXH không tưởng phê phán đầu thế kỉ XIX Cùng với sự phát triển mới của Chủ nghĩa tư bản (CNTB), các tư tưởng XHCN phát triển thành một hệ thống các quan điểm lí luận và thể hiện như là một học thuyết, đó là CNXH không tưởng – phê phán của ba đại biểu tiêu biểu: 1.2.1. Henry Xanh Ximông (người Pháp, 1760 – 1825) Ông xuất thân từ một gia đình quý tộc Pháp lâu đời; tham gia quân đội từ khi 17 tuổi. Ông viết nhiều tác phẩm nổi tiếng như: Khảo luận khoa học; Những bức thư của một người ở Giơnevơ gửi những người cùng thời; Quan điểm đối với chế độ sở hữu pháp luật; Đạo Cơ đốc mới … Công lao của Xanh Ximông trước hết là ở chỗ thừa nhận sự phát triển của xã hội là một quá trình tiến bộ không ngừng từ thấp tới cao. Theo ông, mỗi chế độ kinh tế - xã hội đã tồn tại và phát triển trong lịch sử đều là kết quả của quá trình phát triển tiến bộ và có tính chất tất yếu của xã hội loài người. Chế độ chiếm hữu nô lệ ra đời thay thế chế độ nguyên 2
thủy dã man là một bước tiến bộ. So với chế độ chiếm hữu nô lệ, chế độ phong kiến về sau là một bước tiến lớn thể hiện là nó đã cải biên than phận người nô lệ trở thành người nông nô. Cách mạng tư sản ra đời là động lực quan trọng thúc đẩy sự tiến bộ xã hội bằng việc thay thế các quan hệ sở hữu hà khắc, phản động phong kiến bằng quan hệ sở hữu tư bản chủ nghĩa tiến bộ hơn. Một trong những nội dung nổi bật trong tư tưởng của Xanh Ximông là lý luận về giai cấp và xung đột giai cấp. Theo ông, xã hội đương thời chia thành 3 giai cấp: quý tộc, nhà tư tưởng, nhà công nghiệp, trong đó, giai cấp nhà công nghiệp là giai cấp có trí tuệ hơn cả và có khả năng quản lý đất nước. Trong giai cấp nhà công nghiệp ông đã phân biệt thành hai nhóm: một bên là giai cấp ít ỏi những người sở hữu; một bên khác đông đảo những người không có của. Ông nhận thấy cuộc đấu tranh giữa những người không có của và những người sở hữu là điều không tránh khỏi. Vào cuối đời, Xanh Ximông đã có ý niệm cho rằng, cơ sở của xã hội thuộc về giai cấp “những người công nhân làm lao động thủ công”, do vậy, giải phóng giai cấp cần lao là mục đích cuối cùng của ông. Xanh Ximông có thái độ phê phán đối với cách mạng tư sản Pháp vì nó chưa triệt để, chưa đem lại quyền lợi cho giai cấp nghèo khổ nhất và đông đảo nhất, do đó theo ông cần phải có một cuộc cách mạng mới. Ông phê phán gay gắt xã hội vô chính phủ công nghiệp Pháp và cho rằng đó là xã hội “lộn ngược nhau”; người nghèo phải rộng lượng với người giàu; kẻ phạm tội lớn nhất có quyền trừng phật những lỗi nhỏ nhất; kẻ không có năng lực, vô đạo đức lại đi điều khiển và dạy đức hạnh cho nhân dân… Ông mơ ước xây dựng một xã hội mới tốt đẹp hơn mà ở đó phân phối của cải phải có lợi cho đa số.
3
2.
Tuy nhiên, khi thực hiện mơ ước xây dựng một xã hội mới tốt đẹp Xanh Ximông lại chủ trương đi theo con đường hoà bình, vì vậy, tư tưởng của ông đã trở thành ảo tưởng, không tưởng. Sáclơ Phuriê ( người Pháp, 1772 - 1837) Ông xuất thân từ một gia đình buôn bán nhỏ của nước Pháp, ông là người có khả năng nhận thức đặc biệt, mặc dù thời nhỏ ông không được học ở trường nhiều. Ông viết nhiều tác phẩm nổi tiếng như: Lý thuyết về sự thống nhất toàn thế giới; Thế giới kinh tế mới hay là phương thức hành động xã hội chủ nghĩa kết hợp với tự nhiên, … Một trong những tư tưởng đặc sắc của Phuriê đó là phê phán và lên án xã hội tư sản một cách sâu sắc, vì theo ông, đó là một "trạng thái vô chính phủ công nghiệp", trong khi đó "sự nghèo khổ sinh ra chính từ sự thừa thãi". Ông kịch liệt phê phán tình trạng cạnh tranh diễn ra trong nền thương nghiệp TBCN mà hậu quả của nó là thị trường rối loạn và người lao động bị bần cùng hóa. Phuriê phê phán đạo đức trong xã hội tư sản đương thời vì nó hạn chế, bắt bẻ, phiền phức đối với người nghèo, trong khi đó nó lại là mặt nạ để cho người giàu che đậy một âm mưu, hành động tội ác. Theo ông, trong xã hội tư sản, người nghèo chỉ bình đẳng trên danh nghĩa, còn trên thực tế họ phải chịu mọi bất bình đẳng và rơi vào cạm bẫy của người giàu. Ông phê phán gay gắt hôn nhân tư sản vì thực tế nó là sự giao kèo buôn bán, hợp thức hóa sự sa đọa làm cho phụ nữ bị mất quyền. Phuriê coi việc giải phóng phụ nữ là thước đo mức độ tự do trong mọi xã hội. Một trong những tư tưởng đặc sắc nhất của Phuriê là quan niệm biện chứng về lịch sử. Ông chia lịch sử xã hội loài người thành 4 giai đoạn: mông muội, dã man, gia trưởng và văn minh. Ông cũng chia sự phát triển của mỗi chế độ xã hội thành 4 giai đoạn phát triển tương ứng với 4 giai đoạn của cuộc đời con người: thơ ấu, thanh niên, trưởng thành và tuổi già. Theo ông, nước Pháp và nước Anh lúc đó đang ở giai đoạn 4
3.
văn minh thứ ba và ngả sang giai đoạn tuổi già. Ông hy vọng sau giai đoạn này xã hội sẽ bước vào một thời kì mới - thời kì văn minh của những "đảm bảo xã hội", tiến lên giai đoạn "xã hội hài hòa", trong đó có sự thống nhất giữa lợi ích cá nhân và lợi ích tập thể trên cơ sở tổ chức các hiệp hội làm ăn tập thể mà ông gọi là phalănggiơ. Ông quan niệm trong xã hội hài hòa tất cả mọi năng lực của con người sẽ được hoàn thiện, cá nhân con người sẽ được phát triển tới mức chưa từng thấy. Tuy nhiên, con đường đạt tới xã hội hài hoà của Phuriê là hoà bình, nhờ vào sự giúp đỡ của những kẻ có quyền hành và tiền của. Ông phản đối bạo lực. Do vậy ông không vượt qua được những bậc tiền bối của mình khi tìm biện pháp xậy dựng xã hội mới và tư tưởng của ông chỉ dừng lại ở sách vở. Rôbớt Ôoen ( Người Anh, 1771 - 1858) Ông sinh ra trong một gia đình thủ công ở thị trấn nhỏ. Tuổi thơ của ông khá cực nhọc vì phải đi làm thuê, nhưng ông có chí khí vươn lên và trở thành người kinh doanh thành đạt. Cuộc đời ông gắn liền với sự chăm lo cho những người công nhân lao động cùng khổ. Ông đã từng hai lần dành toàn bộ của cải của mình để thực hiện mô hình xã hội cộng sản chủ nghĩa. Ông viết một số tác phẩm nổi tiếng như Luật công xưởng; Những nhận xét về ảnh hưởng của hệ thống công nghiệp và nông nghiệp, … Một trong những nội dung nổi bật trong tư tưởng của Ôoen là quan niệm của ông khi bàn về bản chất con người. Theo ông bản chất con người được hình thành thông qua sự tác động qua lại giữa con người với con người diễn ra ở môi trường bên ngoài, trong đó những tác động có tính khách quan đến việc hình thành bản chất con người có ỹ nghĩa quan trọng nhất. Xã hội tương lai dựa trên sự hiểu biết khoa học về các quy luật của bản chất con người sẽ là một xã hội hài hoà, một xã hội thực sự là của con người.
5
Ôoen là một người có khuynh hướng duy vật và tiến bộ hơn so với những đại biểu không tưởng cùng thời, khi cho rằng sự phát triển của lịch sử gắn liền với sự thay đổi trong các phương thức sản xuất. Theo ông, "lực lượng vật chất đang chín muồi trong lòng xã hội, cuối cùng sẽ dẫn đến sự thay đổi xã hội và đây là nấc thang cần thiết, chuẩn bị dẫn đến cuộc cách mạng vĩ đại và quan trọng". Ôoen lên án và phủ nhận sâu sắc chế độ tư hữu vì nó làm cho người sở hữu tài sản trở thành ngu muội, ích kỉ và tính ích kỉ đó tỷ lệ thuận với số lượng tài sản của họ; nó làm cho con người xa cách nhau, thù hằn, tàn sát, chém giết lẫn nhau bởi các cuộc chiến tranh tàn khốc. Nó là nguyên nhân gây ra tất cả các tiêu cực và sự bất hợp lí trong xã hội. Ôoen đi tới kết luận phải xóa bỏ chế độ tư hữu. Để xây dựng xã hội mới theo Ôoen chỉ còn cách là thay chế độ tư hữu bằng chế độ công hữu và xây dựng công xã là cơ sở của xã hội mới, ở đó mọi thành viên sẽ sống như một gia đình. Nguyên tắc hoạt động của một công xã là: lao động tập thể, cộng đồng sở hữu, bình đẳng về nghĩa vụ và quyền lợi giữa tất cả các thành viên. Công xã sẽ đảm bảo cho mọi thành viên có điều kiện để phát triển. Tuy nhiên, về con đường và phương pháp đi tới xã hội mới, cũng giống như Xanh Ximông và Phuriê, Rôbớt Ôoen cũng cho rằng chỉ có thể bằng con đường hoà bình, bằng cách tuyên truyền, giải thích những chân lý cơ bản thì mới có thể hoàn thành được cuộc cách mạng vĩ đại. Ông trông chờ vào sự thức tỉnh của các chính phủ và ông chủ trương thuyết phục các chính phủ từ bỏ con đường lầm lạc, tạo điều kiện thuận lợi để ông thực hiện cuộc cải cách của mình. Chính vì vậy, tư tưởng tốt đẹp của ông đã rơi vào không tưởng khi đưa ra thực tế.
Tóm lại: - Quá trình phát triển các trào lưu tư tưởng XHCN không tưởng
gắn liền với thời kì phương thức sản xuất TBCN mới hình thành và bắt đầu phát triển. 6
1.
2.
- Trong quá trình phát triển, tính chất văn chương của các trào lưu XHCN không tưởng ngày càng giảm, tính lí luận ngày càng sâu sắc và đạt đỉnh cao ở thế kỉ XIX. - Tư tưởng của hầu hết các nhà XHCN không tưởng đều muốn xóa bỏ chế độ tư hữu, mơ ước về một xã hội tương lai mà quyền sở hữu tư liệu sản xuất thuộc về xã hội, mọi người đều lao động, thành quả lao động được phân phối công bằng. 1.3.
Giá trị lịch sử và hạn chế của tư tưởng XHCN đầu thế kỉ XIX
Giá trị lịch sử của CNXH không tưởng Hầu hết các quan niệm, các luận điểm của các nhà tư tưởng XHCN đều chứa đựng một tinh thần nhân đạo cao cả. Nhiều giá trị, luận điểm đã vượt được lên trên tinh thần nhân đạo tư sản: nói lên tiếng nói của của những người lao khổ, bênh vực họ trước tình trạng bị đối xử bất công, bị áp bức trong xã hội. Với các mức độ và trình độ khác nhau nhưng nhìn chung các tư tưởng XHCN đầu thế kỉ XIX đều thể hiện tinh thần phê phán, lên án chế độ quân chủ chuyên chế và chế độ TBCN. Nhiều luận điểm, quan điểm, nhiều khái niệm … phản ánh ở mức độ khác nhau các giá trị XHCN của những phong trào hiện thực, đã thực sự làm phong phú thêm cho kho tàng tư tưởng XHCN, chuẩn bị những tiền đề lý luận cho sự kế thừa phát triển tư tưởng XHCN lên một trình độ mới. Không chỉ là những nhà tư tưởng đơn thuần, một số người đã xả thân, lăn lộn hoạt động trong phong trào thực tiễn, thức tỉnh quần chúng nhân dân lao động đấu tranh chống áp bức, bất công và xây dựng xã hội mới tốt đẹp. Những hạn chế lịch sử của tư tưởng XHCN đầu thế kỉ XIX
7
Không thể không chịu ảnh hưởng sâu sắc quan niệm của chủ nghĩa duy lý và chân lý vĩnh cửu của triết học thời kì cận đại, họ cũng đã không thể thoát khỏi quan niệm duy tâm về lịch sử. Họ cho rằng chân lý vĩnh cửu đã có, đã tồn tại ở đâu đó, chỉ cần có con người tài ba xuất chúng là có thể phát hiện ra, có thể tìm thấy. Khi tìm thấy chỉ cần những người đó thuyết phục toàn xã hội là xây dựng được xã hội mới. Hầu hết các nhà không tưởng đều có khuynh hướng đi theo con đường ôn hòa để cải tạo xã hội bằng pháp luật và thực nghiệm xã hội… Một số ít khác thì chủ trương khởi nghĩa nhưng sự chuẩn bị đã không thể có được. Dù chủ trương bằng con đường nào, các nhà tư tưởng XHCN đều đã không thể chỉ ra được con đường cách mạng nhằm thủ tiêu chế độ TBCN, xây dựng chế độ xã hội mới. Bởi các ông đã không thể giải thích được bản chất của chế độ nô lệ làm thuê tư bản, không thể phát hiện ra những quy luật nội tại chi phối con đường, cách thức cho những chuyển biến tiếp theo của xã hội. Các nhà tư tưởng XHCN đầu thế kỷ XIX cũng đã chưa tìm ra được quy luật vận động, phát triển của lịch sử xã hội loài người, quy luật vận động của CNTB lực lượng xã hội tiên phong, không phát hiện ra lực lượng xã hội tiên phong có thể thực hiện cuộc chuyển biến cách mạng từ CNTB lên CNXH và chủ nghĩa cộng sản. Lực lượng ấy đã được sinh ra, lớn lên và phát triển cùng với nền đại công nghiệp TBCN. Đó là giai cấp công nhân. Các nhà tư tưởng XHCN đầu thế kỉ XIX chưa tự đặt mình là người đại diện cho quyền lợi của giai cấp vô sản và quần chúng lao động nghèo khổ và đấu tranh giải phóng họ. Các nhà không tưởng luôn đứng trên lập trường của giai cấp, tần lớp trên, đứng ngoài xã hội để mưu cầu giải phóng toàn xã hội. Họ không gắn học thuyết của mình với phong trào đấu tranh của quần chúng.
8
So sánh với mô hình XHCN theo quan điểm của chủ nghĩa
II-
Mác – Lênin 2.1 . Giống nhau
CNXH không tưởng và CNXH khoa học đều có những biểu hiện cơ bản của tư tưởng CNXH đó là: -
Tư tưởng về một chế độ xã hội mà tư liệu sản xuất thuộc về
toàn bộ xã hội (dựa trên chế độ công hữu). -
Tư tưởng về một chế độ xã hội mà ai cũng có việc làm và ai
cũng lao động. -
Tư tưởng về một chế độ xã hội mà mọi người đều bình đẳng,
được sống ấm no, tự do, hạnh phúc. -
Tư tưởng phủ nhận xã hội TBCN và mơ ước về xã hội mới tốt
đẹp hơn. 2.2. Khác nhau CNXH không tưởng và CNXH khoa học là hai số các loại hình tư tưởng XHCN của nhân loại. Tuy nhiên, hai loại hình tư tưởng XHCN này có những điểm khác biệt căn bản về trình độ phát triển, được thể hiện ở những điểm cơ bản sau đây: - CNXH không tưởng là tên gọi dòng tư tưởng XHCN của nhân loại trước khi sự ra đời của học thuyết Mác; nó bao gồm những tư tưởng, lý luận những học thuyết biểu hiện dưới dạng chưa chín muồi nguyện vọng của quần chúng mong muốn xóa bỏ chế độ áp bức bóc lột, tình trạng bất công trong xã hội, mong muốn xây dựng một xã hội tốt đẹp, ở đó không còn tình trạng đói khổ của những người lao động, mong có một xã hội tốt đẹp mà quan hệ giữa người và người là quan hệ hữu ái, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau. Tuy nhiên, những mong muốn, nguyện vọng, những dự án tốt đẹp đó không dựa vào điều kiện thực tiễn khách quan mà nảy sinh từ đầu óc, từ những mong muốn chủ quan của một số người, vì vậy không thực hiện được trong thực tế và nó trở thành ảo tưởng, không tưởng. 9
- CNXH khoa học gắn liền với tên tuổi của C.Mác và Ph. Ăngghen và là một trong ba bộ phận hợp thành của chủ nghĩa Mác – Lênin. Lý luận CNXH do C.Mác và Ph. Ăngghen sáng lập được gọi là khoa học bởi vì đó là một hệ thống lý luận được luận giải một cách khoa học trên cơ sở nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn lịch sử xã hội loài người. Tính khoa học thể hiện tập trung ở việc CNXH khoa học đã tìm ra được bản chất, những quy luật, tính quy luật của quá trình vận động của lịch sử xã hội loài người nói chung, đặc biệt là quá trình phát triển cách mạng XHCN nhằm giải phóng con người, giải phóng xã hội, nhờ đó, những yếu tố không tưởng và những hạn chế của các nhà tư tưởng XHCN trước đó đã bị loại trừ và được khắc phục. Một số khác biệt cụ thể như sau: CNXH không tưởng CNXH khoa học Hoàn cảnh lịch sử: CNTB chưa bộc Hoàn cảnh lịch sử: Phương thức sản lộ hết bản chất, nó vẫn thể hiện tính xuất TBCN phát triển mạnh mẽ, ưu việt: làm cho xã hội phát triển giai cấp công nhân gia tăng nhanh nhanh, sự phát triển mạng mẽ của chóng về số lượng; biểu hiện xã hội công nghiệp trong nền kinh tế.
của mâu thuẫn ngày càng quyết liệt, phong trào công nhân phát triển
mạnh mẽ. Chưa tìm ra được quy luật vận Đã chỉ rõ quy luật vận động của động, phát triển của lịch sử xã hội lịch sử xã hội loài người: trải qua 5 loài người.
hình thái kinh tế - xã hội kế tiếp nhau từ thấp đến cao với học thuyết
chủ nghĩa duy vật lịch sử. Chưa khám phá ra bản chất và quy Chỉ rõ quy luật vận động và phát luật vận động của xã hội tư bản. triển của chủ nghĩa tư bản. Chưa giải thích được nguồn gốc ra C.Mác và Ph. Ăngghen trên cơ sở đời của chế độ tư hữu, cũng như phân tích một cách khoa học lịch sử không giải thích được chế độ tư phát triển của loài người, đã chỉ ra 10
hữu sẽ bị tiêu diệt trong những điều nguồn gốc của chế độ tư hữu gắn kiện nào.
liền với sự phát triển sản xuất của
loài người. Chưa chỉ ra được lực lượng xã hội Phát hiện ra lực lượng xã hội đang nào có thể thay thế giai cấp tư sản phát triển trong lòng xã hội tư bản, trở thành chủ thể của xã hội tương có lợi ích cơ bản của giai cấp tư lai.
sản, có khả năng cải tạo xã hội bất công để xây dựng một xã hội mới không còn áp bức, bất công – đó chính là giai cấp công nhân với sứ mệnh lịch sử là đấu tranh để tiến tới xoá bỏ CNTB và mọi chế độ áp bức, xây dựng một xã hội mới tốt
đẹp – xã hội XHCN và CSCN. Đứng trên quan điểm duy tâm để Với hệ thống lý thuyết của mình, cải tạo xã hội. Họ muốn xây dựng trong đó có CNXH khoa học, xã hội bằng con đường hoà bình, C.Mác và Ph. Ăngghen, sau này là cải cách dần dần, bằng giáo dục, V.I.Lênin đã chỉ rõ con đường hiện bằng thực nghiệm, bằng cảm hóa thực dựa vào khoa học để thủ tiêu giai cấp tư sản và tần lớp trên của tình trạng người bóc lột người và xã hội. Đó là “con đường cải lương đưa ra một tổ chức xã hội mới – xã nửa vời” và không tưởng. Ngay cả hội XHCN và Cộng sản chủ nghĩa. những luận điểm đúng đắn nhất của CNXH không tưởng nêu ra cũng chỉ là những dự đoán, chưa được luận chứng bởi một cơ sở khoa học và thực tiễn.
11
KẾT LUẬN Chủ nghĩa xã hội không tưởng là những lý luận, những học thuyết biểu hiện dưới dạng chưa chín muồi nguyện vọng của quần chúng mong muốn xóa bỏ chế độ áp bức bóc lột, tình trạng bất công trong xã hội, mong muốn xây dựng một xã hội tốt đẹp, ở đó không còn tình trạng đói khổ của những người lao động, mong có một xã hội tốt đẹp mà quan hệ giữa người với người là quan hệ hữu ái, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau. Tuy nhiên, những mong muốn, nguyện vọng những dự án tốt đẹp đó không dựa vào điều kiện thực tiễn khách quan mà nảy sinh từ đầu óc, từ những mong muốn chủ quan của một số người, vì vậy không thực hiện được trong thực tế và nó trở thành ảo tưởng, không tưởng. V.I.Lênin khẳng định: Chủ nghĩa xã hội không tưởng không thể vạch ra được một lối thoát thực sự. Nó không giải thích được bản chất của chế độ làm thuê trong chủ nghĩa tư bản, cũng không phát hiện ra được những quy luật phát triển của chế độ TBCN và cũng không thấy được lực lượng xã hội có khả năng trở thành người sáng tạo xã hội mới. Dù bản than đã rất nhiều cố gắng, tuy nhiên còn nhòêu hạn chế về thời gian và trình độ chuyên môn, chắc chắn không thể tránh khỏi còn nhiều sai sót. Rất mong được sự chỉ bảo thêm của cô giáo. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, tháng 05 năm 2008. Sinh viên Dương Thị Thu Trang
12
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Kinh tế chính trị Mác - Lênin – Nxb Chính trị
quốc gia. 2. Phương cách làm bài môn Kinh tế chính trị Mác – Lênin
– TS. An Như Hải, GS.TS Phạm Quang Phan, PGS.TS. Trần Quang Lâm, TS. Nguyễn Thị Thơm, TS. Tô Đức Hạnh, Nxb Đại học kinh tế quốc dân. 3. Thời báo kinh tế Sài Gòn. 4. Tạp chí kinh tế và dự báo.
5.
13