Che Do Tien Te

  • June 2020
  • PDF

This document was uploaded by user and they confirmed that they have the permission to share it. If you are author or own the copyright of this book, please report to us by using this DMCA report form. Report DMCA


Overview

Download & View Che Do Tien Te as PDF for free.

More details

  • Words: 3,718
  • Pages: 6
CHẾ ĐỘ TIỀN TỆ: hệ thống các thể chế về tổ chức và quản lí lưu thông tiền tệ của một nước. Nhà nước quyết định đơn vị tiền tệ, tỉ giá các loại dấu hiệu tiền tệ trong lưu thông và chế độ phát hành chúng; cơ sở bảo đảm của tiền tệ, các hình thức chu chuyển, chi trả không dùng tiền mặt; quy định một cách đều đặn tỉ giá đồng tiền quốc gia với đồng tiền ngoại tệ; cơ sở bảo đảm giá trị đồng tiền; phân định ranh giới và quản lí chặt chẽ các lĩnh vực chu chuyển, chi trả bằng tiền mặt và không dùng tiền mặt trong nền kinh tế quốc dân.

NHư chúng ta đã biết có 4 chế độ tiền tệ là Chế độ đơn bản vị bạc và chế độ đơn bản vị vàng. Chế độ song bản vị. Chế độ bản vị ngoại tệ. Chế độ lưu thông tiền giấy (tiền dấu hiệu). Chính sách tài chính - tiền tệ với mục tiêu cân bằng kinh tế đối ngoại và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam qua 20 năm đổi mới Ths. Nguyễn Hồng Phong Định hướng mô hình phát triển kinh tế của Việt Nam là xây dựng một nền kinh tế thị trường, mở hướng về xuất khẩu. Trong thời gian qua, chính sách tài chính – tiền tệ đã có những đổi mới rất quan trọng để tạo ra những yếu tố tiền đề tác động hỗ trợ và thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế, bảo đảm ổn định và phát triển kinh tế trong nước, cân bằng quan hệ kinh tế đối ngoại. Trong quan hệ kinh tế đối ngoại, cán cân thanh toán là một trong những biến số kinh tế vĩ mô quan trọng nhất để giúp cho việc hoạch định chính sách kinh tế cũng như đánh giá hiệu quả của chính sách trong nền kinh tế mở. Trong bảng cán cân thành toán, tài khoản vãng lai thể hiện các giao dịch về hàng hóa, dịch vụ, thu nhập nhân tố và chuyển nhượng giữa những người thường trú và những người không thường trú của một nền kinh tế; tài khoản vốn thể hiện toàn bộ giao dịch về đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và nợ nước ngoài (các khoản vay ngắn hạn, trung và dài hạn); cán cân tổng thể được tài trợ bởi thay đổi trong tài sản có ngoại tệ (ròng) của hệ thống ngân hàng. 1. Chính sách tài chính Trong chính sách tài chính, chính sách thuế giữ một vị trí đặc biệt quan trọng tác động đến hoạt động thương mại và sự vận động của các luồng vốn quốc tế, đồng thời có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng cạnh tranh và xuất khẩu của các doanh nghiệp trong nước điều kiện cốt tử để cho hội nhập đạt hiệu quả cao nhất đối với mỗi quốc gia.

Trong quan hệ kinh tế đối ngoại, cán cân thanh toán là một trong những biến số kinh tế vĩ mô quan trọng nhất để giúp cho việc hoạch định chính sách kinh tế cũng như đánh giá hiệu quả của chính sách trong nền kinh tế mở. Trong bảng cán cân thành toán, tài khoản vãng lai thể hiện các giao dịch về hàng hóa, dịch vụ, thu nhập nhân tố và chuyển nhượng giữa những người thường trú và những người không thường trú của một nền kinh tế; tài khoản vốn thể hiện toàn bộ giao dịch về đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và nợ nước ngoài (các khoản vay ngắn hạn, trung và dài hạn); cán cân tổng thể được tài trợ bởi thay đổi trong tài sản có ngoại tệ (ròng) của hệ thống ngân hàng. Hệ thống thuế quan của Việt Nam bắt đầu được ban hành năm 1988 theo danh mục hàng hóa của khối Hội đồng Tương trợ kinh tế (khối SEV) mà không theo hệ thống danh mục hàng hóa hài hòa (HS) của Hội đồng Hải quan thế giới. Thực hiện chính sách đổi mới, mở cửa, Việt Nam đã dần từng bước điều chỉnh lại hệ thống thuế quan cho phù hợp với thông lệ quốc tế. Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu được Quốc hội thông qua ngày 26/1/1991 có những nội dung thay đổi cơ bản. Luật này không chỉ điều chỉnh tất cả các hoạt động xuất nhập khẩu: xuất – nhập khẩu mậu dịch chính ngạch; xuất – nhập khẩu mậu dịch tiểu ngạch; xuất – nhập khẩu phi mậu dịch; hàng hóa của cá nhân xuất – nhập cảnh… mà biểu thuế xuất – nhập khẩu đã có thay đổi lớn với việc đưa vào hệ thống danh mục hàng hóa hài hòa (HS) thay cho danh mục hàng hóa theo khối SEV. Biểu thuế nhập khẩu có khoảng 50 mặt hàng có thuế suất 60% trở lên, cao nhất là 200%. Năm 1996, thực hiện cam kết với Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), Việt Nam đã giảm thuế suất, nhập khẩu của một số mặt hàng có thuế suất trên 60% và được điều chỉnh nhiều lần cho phù hợp với tình hình phát triển kinh tế trong từng giai đoạn. Đến tháng 6 năm 1998, biểu thuế nhập khẩu của Việt Nam gồm 3.280 nhóm mặt hàng với mức thuế suất từ 0% (áp dụng cho nhóm mặt hàng thuộc loại nguyên liệu sản xuất, máy móc, thiết bị…) đến mức cao nhất là 60%. Năm 1999, Việt Nam áp dụng Luật sửa đổi một số điều của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 1991. Theo quy định của Luật thuế này, thuế suất, thuế nhập khẩu của Việt Nam gồm 3 loại: thuế suất thông thường, thuế suất ưu đãi và thuế suất ưu đãi đặc biệt. Trong đó thuế suất thông thường áp dụng cho hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước không có thỏa thuận đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thương mại với Việt Nam. Thuế suất ưu đãi áp dụng cho hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước có thỏa thuận đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thương mại với Việt Nam. Thuế suất ưu đãi đặc biệt áp dụng cho hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước mà Việt Nam và nước đó có thỏa thuận ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu. Thuế xuất khẩu chỉ đánh vào một số sản phẩm rất quan trọng, như khoáng sản hay tài nguyên thiên nhiên, không có khả năng tái sinh mà được xuất khẩu ở dạng thô. Các sản phẩm khác không chịu thuế để thực hiện mục tiêu khuyến khích xuất khẩu. Để thực hiện Hiệp định ưu đãi thuế quan CEPT của AFTA, từ năm 1996, hàng năm, Việt Nam đã công bố việc giảm thuế quan và đã có 1.661 nhóm mặt hàng thuộc danh mục được thực hiện ngay, chiếm 51,6% và 1.317 nhóm mặt hàng thuộc danh mục loại trừ tạm thời, chiếm 40,9% tổng số mặt hàng trong biểu thuế nhập khẩu lúc đó. Năm 2001 có 712

sản phẩm đã được chuyển từ danh mục loại trừ tạm thời sang danh mục được thực hiện ngay và cắt giảm các dòng thuế này thấp hơn 20%. Năm 2003, Việt Nam tiếp tục đưa hơn 700 dòng thuế từ danh mục loại trừ tạm thời sang danh mục được điều chỉnh và cắt giảm thuế suất còn dưới 20%. Ngày 1 tháng 7 năm 2003, Chính phủ ban hành Nghị định 78/CP về việc ban hành danh mục hàng hóa và thuế suất của Việt Nam để thực hiện Hiệp định CEPT cho các năm 2003-2006. Trong đó có trên 5000 dòng thuế sẽ được giảm xuống 0%-5% vào các năm 2006. Những đổi mới và hoàn thiện Luật thuế nói chung, Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu nói riêng ở Việt Nam thời gian qua là hoàn toàn phù hợp với chủ trương phát triển một nền kinh tế thị trường mở và hội nhập kinh tế quốc tế. Việc cắt giảm thuế nhập khẩu theo lộ trình của các Hiệp định làm cho nguồn thu Ngân sách nhà nước từ thuế nhập khẩu giảm xuống nhưng lại được bù đắpt bởi tăng nguồn thu từ nội địa do mở rộng đối tượng nộp thuế và mặt hàng chịu thuế. Các chính sách ưu đãi về thuế đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài và việc bãi bỏ thuế thu nhập đối với kiếu hối của người Việt Nam ở nước ngoài đã làm cho luồng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và kiều hối tăng cao, tài trợ tích cực cho thâm hụt cán cân thanh toán vãng lai. 2. Chính sách tiền tệ. Trong chính sách tiền tệ, chính sách tỷ giá có vai trò lớn, tác động trực tiếp đến cán cân thanh toán quốc tế và tiềm lực tài chính trong quan hệ kinh tế đối ngoại Về chính sách tỷ giá, có thể xem xét sự ảnh hưởng của chính sách này đến mục tiêu cân bằng kinh tế đối ngoại của Việt Nam qua các giai đoạn. Trong những năm 1988-1991, tỷ giá hối đoái của Việt Nam từ chế độ đa tỷ giá chuyển sang chế độ tỷ giá thống nhất được xác định theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước. Tỷ giá hối đoái danh nghĩa đã được điều chỉnh theo sát những diễn biến của lạm phát đã làm cho tỷ giá hối đoái thực tế ổn định, nên đã có những tác động tích cực đến việc khôi phục cả cân đối bên trong và bên ngoài nền kinh tế, từng bước nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa nội địa, thúc đẩy xuất khẩu phát triển, do đó làm gia tăng nguồn cung ngoại tệ, giảm dần thâm hụt cán cân thương mại và cán cân thanh toán qua các năm. Sự điều chỉnh hợp lý tỷ giá hối đoái danh nghĩa phối hợp với việc thắt chặt cung tiền, cắt giảm chi tiêu Chính phủ, hạn chế tín dụng, tăng lãi suất… và những chính sách kinh tế khác đã chặn đứng được lạm phát, đưa nền kinh tế Việt Nam ra khỏi suy thoái và bước vào thời kỳ phát triển. Từ năm 1992 đến năm 1997, chính sách tỷ giá hối đoái được điều chỉnh để chống lạm phát và thu hút đầu tư nước ngoài. Để thực hiện mục tiêu chống lạm phát, chính sách tỷ giá được điều hành cố gắng duy trì sự ổn định của tỷ giá hối đoái danh nghĩa. Vì vậy, nếu so sánh chỉ số CPI của Mỹ và CPI của Việt Nam, các nhà kinh tế tính toán cho rằng, tỷ giá hối đoái thực tế đã bị giảm tới hơn 20%.

Sự ổn định tỷ giá hối đoái danh nghĩa những năm này đã tạm thời góp phần tích cực vào việc kiềm chế lạm phát, thu hút đầu tư nước ngoài, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế với tốc độ cao trên 8% năm. Nhưng việc duy trì tỷ giá hối đoái danh nghĩa gần như cố định trong điều kiện lạm phát đã được kiềm chế song vẫn cao hơn lạm phát của Mỹ (nước có đồng tiền chiếm tỷ trọng chủ yếu trong giỏ ngoại tệ để xác định tỷ giá của Việt Nam) và các nước có quan hệ thương mại chủ yếu của Việt Nam, đồng thời đồng USD có xu hướng tăng giá từ năm 1995 đã làm cho VNĐ có xu hướng ngày càng bị đánh giá cao hơn thực tế. Điều này đã tạo ra và tích luỹ những nhân tố gây mất ổn định và kìm hãm sự phát triển kinh tế. Do tỷ giá hối đoái thực tế giảm xuống, VND được đánh giá cao đã làm suy giảm sức cạnh tranh quốc tế của hàng hóa, dịch vụ của Việt Nam, làm cán cân thương mại và cán cân thanh toán chuyển trạng thái từ thặng dư năm 1991-1992 sang trạng thái thâm hụt, bắt đầu tích luỹ sự mất cân đối bên ngoài và dần chuyển sang gây mất ổn định và mất cân đối bên trong nền kinh tế. Bởi vì, về bản chất, tỷ giá hối đoái không chỉ tác động đến những vấn đề kinh tế đối ngoạ mà nó còn tác động đến các vấn đề kinh tế đối nội thông qua sự tác động của tỷ giá đến thị trường tiền tệ và thị trường vốn. Tỷ giá hối đoái danh nghĩa ổn định đã có tác dụng tích cực trong việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, nhưng do ngoại tệ được đánh giá rẻ nên đã khuyến khích các nhà đầu tư vay ngoại tệ để đầu tư vào các ngành sử dụng nhiều vốn và nguyên liệu nhập khẩu – một nguồn lực được coi là khan hiếm ở Việt Nam. Điều này đã đi ngược với chiến lược phát triển kinh tế dựa trên cơ sở khai thác có hiệu quả các nguồn lực sẵn có và những lợi thế so sánh của đất nước, đó là nguồn lực lao động. Một yếu tố khác càng làm trầm trọng hơn tác động tiêu cực của tỷ giá hối đoái giai đoạn này là việc phá giá đồng NDT 50% vào năm 1994 của Trung Quốc. Việc phá giá NDT đã làm cho hàng hóa, dịch vụ của Trung Quốc quá rẻ đã tràn ngập thị trường Việt Nam qua con đường buôn bán mậu dịch và buôn lậu, gây khó khăn cho sản xuất trong nước và tăng nhập siêu của Việt Nam từ Trung Quốc. Từ năm 1997 đến nay, chính sách tỷ giá hối đoái được điều hành nhằm chống đỡ tác động của cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tệ khu vực và khắc phục tình trạng đánh giá cao VND thời gian trước đó. Tháng 7 năm 1997, cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tệ khu vực Đông Nam á đã làm cho một loạt đồng tiền của các nước trong khu vực giảm giá mạnh so với đồng USD và VND. Điều đó cũng có nghĩa là, VND đã bị đánh giá cao hơn nữa, trong bối cảnh các nước trong khu vực là bạn hàng chủ yếu và quan trọng của Việt Nam, đã làm cho xuất khẩu của Việt Nam giảm sút nhanh chóng. Phân tích những nguyên nhân và bài học từ cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tệ khu vực cho thấy, mặc dù thị trường tài chính – tiền tệ của Việt Nam chưa phát triển đầu đủ và mở cửa nên không bị kéo ngay vào làn sóng của cuộc khủng hoảng, nhưng Chính phủ và NHNN Việt Nam đã nhận thấy tính chất nghiêm trọng của ổn định chế độ tỷ giá danh nghĩa kéo dài – một nguyên nhân quan trọng tạo ra cuộc khủng hoảng nên đã có những

biện pháp xử lý tương đối hợp lý, ngăn chặn được những cú sốc không cần thiết đối với nền kinh tế. Vì vậy tháng 10 năm 1997, NHNN đã quyết định mở rộng biên độ giao dịch giữa tỷ giá chính thức và tỷ giá giao dịch tại các thị trường liên ngân hàng từ (+) (-) 5% lên (+) (-)10%. Nới rộng biên độ giao dịch đã làm cho tỷ giá thị trường tăng mạnh. Mặc dù tỷ giá tăng, nhưng giá cả trên thị trường không có những biến động đáng kể. Việc điều chỉnh tỷ giá của NHNN trên đây đã có tác động tích cực đối với xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu của Việt Nam, giảm nhập siêu trong các năm 1997-1999, cán cân tài khoản vãng lai và cán cân thanh toán cũng giảm dần thâm hụt, mặc dù đầu tư nước ngoài suy giảm mạnh trong các năm này. Nhưng điều chỉnh tỷ giá như trên cũng có những tác động tiêu cực đến nền kinh tế, bởi vì khi VND giảm giá đã làm tăng thêm gánh nặng nợ nước ngoài của cả chính phủ và các doanh nghiệp có vốn vay nước ngoài, giảm đầu tư trực tiếp nước ngoài. Vì vậy có thể thấy rằng, đó cũng chính là cái giá phải trả khi lựa chọn chính sách tỷ giá thiên về cố định bằng cách duy trì sự ổn định của tỷ giá danh nghĩa quá lâu. Và một khi duy trì tỷ giá cố định càng dài thì cái giá phải trả càng lớn. Để tránh những hậu quả tương tự, chính sách tỷ giá phải được điều chỉnh linh hoạt, phản ánh đúng với quan hệ cung cấp về ngoại hối, sở thích của người tiêu dùng, lạm phát, lợi tức của tài sản nội, ngoại tệ… để chống đỡ được các cú sốc của nền kinh tế. Vì vậy, từ năm 1999, NHNN chấm dứt công bố tỷ giá chính thức, mà chỉ công bố tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường liên ngân hàng, đồng thời biên độ giao dịch dao động cũng giảm xuống chỉ còn (+) (-) 0,1%. Việc can thiệp của Nhà nước đối với tỷ giá được thực hiện chủ yếu thông qua hoạt động mua bán ngoại tệ của NHNN trên thị trường ngoại hối, xoá bỏ phương thức quản lý mang nặng tính chất hành chính chủ quan trước đây. Từ đó cho đến nay, tỷ giá hối đoái đã được hình thành theo cơ chế thị trường, bám sát sự biến động của thị trường thế giới, phản ánh tương đối sát quan hệ kinh tế quốc tế giữa đồng nội tệ và ngoại tệ, nên đã cải thiện cơ bản cán cân thương mại và cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam. Tóm lại, chính sách tài chính và chính sách tiền tệ với những đổi mới, hoàn thiện các công cụ của nó đã tác động tích cực tới quá trình phát triển kinh tế ở Việt Nam trong những năm qua. Chính sách tài chính và chính sách tiền tệ đã duy trì sự ổn định và tăng trưởng nhanh của nền kinh tế, vượt qua sự ảnh hưởng tiêu cực của những tác động của cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tệ khu vực, tạo cơ sở vững chắc cho Việt Nam mở cửa và hội nhập vào cộng đồng kinh tế khu vực và thế giới an toàn và hiệu quả. Bản vị tiền tệ là thứ được dùng làm cơ sở định giá đồng tiền quốc gia. Đây là yếu tố thường thay đổi trong chế độ tiền tệ. Lịch sử phát triển tiền tệ cho thấy, bản vị tiền tệ của các nước do điều kiện cụ thể của mỗi thời kỳ quyết định. Cho đến nay các chế độ bản vị tiền tệ sau đây đã được sử dụng: Chế độ song bản vị: Đồng tiền của một nước được xác định bằng một trọng lượng cố định của hai kim loại (thường là vàng và bạc). Ví dụ: năm 1792, 1 USD vàng bằng 1.603 gam vàng ròng; 1 USD bạc bằng 24,06 gam bạc ròng. Do đó, trọng lượng 1 USD bạc bằng 15 lần trọng lượng 1 USD vàng. Chế độ này từng được áp

dụng ở Anh, Hoa Kỳ trước thế kỷ 19. Chế độ bản vị tiền vàng: Đồng tiền của một nước được bảo đảm bằng một trọng lượng vàng nhất định theo quy định của pháp luật với những yêu cầu như Nhà nước không hạn chế việc đúc tiền vàng, tiền giấy quốc gia được nhà nước xác định một trọng lượng vàng nhất định và được tự do chuyển đỏi ra vàng theo tỉ lệ đó, và tiền vàng được lưu thông không hạn chế. Chế độ này được áp dụng phổ biến ở các nước cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỉ XX. Chế độ bản vị vàng thỏi: Chế độ này cũng quy định cho đơn vị tiền tệ quốc gia một trọng lượng vàng cố định. Nhưng vàng được đúc thành thỏi mà không thành tiền, không lưu thông trong nền kinh tế mà chỉ dự trữ để làm phương tiện thanh toán quốc tế và chuyển dịch tài sản ra nước ngoài. Tiền giấy quốc gia được đổi ra vàng theo luật định. Chế độ này từng được áp dụng ở Anh năm 1925, ở Pháp năm 1928... Chế độ bản vị vàng hối đoái: Đây là chế độ quy định tiền giấy quốc gia không được trực tiếp chuyển đổi ra vàng. Muốn đổi ra vàng, cần phải thông qua một ngoại tệ. Ngoại tệ đó phải được tự do chuyển đổi ra vàng như USD, Bảng Anh... Chế độ này từng được áp dụng ở Ấn Độ năm 1898, ở Đức năm 1924, ở Hà Lan năm 1928... Chế độ bản vị ngoại tệ: Chế độ này quy định đơn vị tiền tệ quốc gia được xác định bằng đơn vị tiền tệ của nước ngoài (ngoại tệ). Đó là các ngoại tệ mạnh và được tự do chuyển đổi trên thị trường quốc tế. Chế độ này sử dụng phổ biến ở những nước có ít vàng hoặc bị lệ thuộc vào nước khác. Chế độ này từng được áp dụng từ 1944-1971. Bắt đầu sụp đổ từ 1960. Chế độ bản vị tiền giấy không chuyển đổi ra vàng: Dưới chế độ này, đơn vị tiền tệ của một quốc gia không được chuyển đổi ra kim loại quý. Theo đó, vàng bị rút ra khỏi lưu thông trong nước, tiền giấy không được đổi ra vàng và vàng chỉ được dùng để thanh toán quốc tế. Chế đô này phổ biến vào những năm 1930. Lấy từ “http://vi.wikipedia.org/wiki/B%E1%BA%A3n_v%E1%BB%8B_ti%E1%BB %81n_t%E1%BB%87”

Related Documents

Che Do Tien Te
June 2020 4
Tien-te
July 2020 8
Chien Tranh Tien Te
November 2019 17
Tai Chinh Tien Te
April 2020 9
Tai Chinh Tien Te
June 2020 4