Tien-te

  • July 2020
  • PDF

This document was uploaded by user and they confirmed that they have the permission to share it. If you are author or own the copyright of this book, please report to us by using this DMCA report form. Report DMCA


Overview

Download & View Tien-te as PDF for free.

More details

  • Words: 79,177
  • Pages: 170
Gửi các em K32 tài liệu tham khảo về các vấn đê KT TG va VN --------Thống đốc Nguyễn Văn Giàu: 'Nghiêm cấm cho vay đảo nợ' VnExpress - Thứ Hai, 23/3/2009 Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Giàu cho biết vốn vay hỗ trợ lãi suất của Chính phủ chỉ nhằm giúp doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn trong năm 2009, không dành để đầu tư dài hạn. Các trường hợp cho vay không đúng mục đích sẽ bị xử lý. - Nhiều người lo ngại vốn vay cấp bù lãi suất của Chính phủ có thể bị lợi dụng, dùng không đúng mục đích, thậm chí vay mới để trả nợ cũ. Quan điểm của thống đốc về vấn đề này? - Thông tư 02 của Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn triển khai chương trình cho vay cấp bù lãi suất của Chính phủ đã nêu rõ ngân hàng thương mại phải thực hiện việc hỗ trợ lãi suất theo đúng quy định. Lãnh đạo ngân hàng chịu trách nhiệm trước pháp luật đối với các trường hợp hỗ trợ lãi suất không đúng, nếu vi phạm, sẽ bị xử lý. Cho vay doanh nghiệp tại một ngân hàng để trả nợ cho chính ngân hàng đó hoặc trả nợ cho một ngân hàng khác, được coi là hành vi đảo nợ. Còn trả nợ trước hạn hoặc đến hạn trả nợ, khách hàng thanh toán nợ cũ, vay nợ mới là chuyện bình thường. Muốn vay lại, phải tuân thủ nghiêm ngặt quy định tín dụng và điều kiện tiên quyết là có phương án sản xuất khả thi. Vừa rồi, tôi có nghe nói về vấn đề đảo nợ nhưng làm sao có thể đảo nợ nếu không có dự án sản xuất hiệu quả? Luật pháp nghiêm cấm triệt để hành vi đảo nợ trong bất luận trường hợp nào. Một nền kinh tế chấp nhận cho vay đảo nợ, tức là chấp nhận cách làm ăn không mang lại hiệu quả, đồng thời gây thất thoát tài sản, chưa kể gây rối ren đối với công tác quản lý. - Nhưng Ngân hàng Nhà nước đưa ra con số hơn 150.000 tỷ đồng vốn ưu đãi giải ngân, trong khi dư nợ toàn hệ thống không tăng tương ứng. Số liệu này khiến nhiều người nghi ngờ có hành vi đảo nợ? - Phần lớn nguồn vốn giải ngân hỗ trợ lãi suất tập trung từ đầu tháng 3. Còn con số tăng trưởng tín dụng 0,23% mới tính đến hết tháng 2. Nếu tính đến tháng 3, tăng trưởng tín dụng ước đoán khoảng 2,8-3%. Hơn nữa, như tôi đã nói, việc doanh nghiệp trả nợ trước hạn, sau đó vay lại là điều bình thường, nên mới có số vốn giải ngân như vậy. Số 17.000 tỷ đồng hỗ trợ lãi suất của Chính phủ chỉ tác động vào dư nợ ngắn hạn, tạo ra số vốn vay 630.000 tỷ đồng, chứ không phải tăng trưởng dư nợ. Năm 2009, khả năng tăng trưởng dư nợ tín dụng tối đa từ 21% - 23% so với 2008, đồng nghĩa với tăng 250.000 tỷ đồng. Phải hiểu rằng, một nền kinh tế mà tăng trưởng tín dụng đến mức năm, sáu trăm nghìn tỷ đồng là quá nóng. Vì thế, cùng với chính sách thuế, xúc tiến thương mại thì gói kích cầu 17 nghìn tỷ đồng nói trên chỉ tác động vào dư nợ ngắn hạn để giảm bớt khó khăn, hạ giá thành sản phẩm, duy trì sản xuất kinh doanh. - Thưa Thống đốc, làm thế nào để kiểm soát chặt chẽ việc ngân hàng và doanh nghiệp thông đồng đảo nợ?

1

- Chủ tịch HĐQT và tổng giám đốc các ngân hàng thương mại chịu trách nhiệm trước pháp luật đối với các trường hợp hỗ trợ lãi suất không đúng quy định của pháp luật. Nếu vi phạm, thì bị xử lý theo quy định của pháp luật và ngân hàng thương mại bị xem xét khi xếp loại hàng năm, bổ sung vốn điều lệ, hay cấp giấy phép mở mạng lưới. Tuy nhiên, chính sách đang trong quá trình thực hiện thì cứ để cho ngân hàng và doanh nghiệp tự chủ thực hiện. Ngân hàng Nhà nước có hệ thống thanh tra, kiểm tra, nhưng tư tưởng chung là hậu kiểm, chỉ kiểm tra khi thấy cần thiết, chứ không làm tràn lan, gây ảnh hưởng không tốt về tâm lý khi thực hiện chính sách. Bản thân tôi đến nay đã trực tiếp đi kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện cơ chế hỗ trợ lãi suất ở 11 tỉnh, thành phố. Chưa bao giờ có một chính sách về tiền tệ mà đích thân Thống đốc vừa đi kiểm tra, vừa tác nghiệp như vậy. - Nhiều doanh nghiệp phàn nàn thiếu công bằng khi chính sách chỉ hỗ trợ lãi suất cho khoản vay phát sinh sau 1/2 đến 31/12/2009, trong khi vốn vay trước đó vẫn có tác dụng lưu chuyển hàng hóa, tạo thu nhập cho người lao động trong năm nay nhưng không được hỗ trợ. Ý kiến Thống đốc ra sao? - Không thể nói như vậy, bởi chính sách bao giờ cũng có tính chất thời điểm, không thể bao quát hết được. - Có ý kiến từ Uỷ ban Giám sát tài chính quốc gia đề nghị kéo dài thời gian hỗ trợ lãi suất, vì đối với doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ thì thời gian hỗ trợ 8 tháng là quá ngắn. Theo ông, tại sao không kéo dài thời gian hỗ trợ lãi suất hơn nữa? - Chúng ta cần xác định rõ mục tiêu hỗ trợ lãi suất là gì. Do đất nước và doanh nghiệp đang gặp rất nhiều khó khăn trong sản xuất kinh doanh và việc làm. Vì thế, mục tiêu đặt ra của cơ chế hỗ trợ lãi suất là trong năm 2009. Nhà nước hỗ trợ lãi suất cho khách hàng vay để sản xuất - kinh doanh, nhằm giảm giá thành sản phẩm hàng hoá, duy trì sản xuất, kinh doanh và tạo việc làm, trong điều kiện nền kinh tế bị tác động của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới. Còn việc đầu tư mới về công nghệ hay mở rộng dự án là chuyện khác. Tôi cũng biết một số ý kiến cho rằng, cần kéo dài thời gian hỗ trợ lãi suất cho đối tượng này, đối tượng kia. Nhưng để làm như vậy thì lấy tiền ở đâu ra? Điều quan trọng là phải đưa ra được những giải pháp như nâng thuế, cắt giảm tiền lương, cắt giảm chi tiêu công. Hoài Linh

KINH TẾ THẾ GIỚI NĂM 2008 VÀ TÁC ĐỘNG ĐỐI VỚI VIỆT NAM 27/12/2008 Năm 2008, kinh tế thế giới đã trải qua những diễn biến đầy bất ngờ. Các chỉ số kinh tế - tài chính, đặc biệt là giá các hàng hoá như dầu, gạo, sắt thép …, đã thay đổi theo các cách thức mà không ai có thể dự đoán được chính xác. Nếu như vào đầu năm, nhiều chuyên gia vẫn còn lạc quan về triển vọng của kinh tế toàn cầu, thì đến cuối năm, sau những đổ vỡ chưa từng thấy trong vòng gần 80 năm qua trên thị trường tài chính Mỹ, hầu hết đều tỏ ra bi quan. Suy thoái kinh tế đã xảy ra tại các nước phát triển. Các chính phủ ở khắp nơi 2

trên thế giới cũng đã và đang áp dụng những giải pháp chưa từng có tiền lệ. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là, mức độ suy thoái của các nền kinh tế trên thế giới sẽ sâu rộng đến đâu hiện vẫn chưa có được những câu trả lời thuyết phục. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo kinh tế toàn cầu trong năm 2008 chỉ tăng trưởng 3,7% so với 5,0% năm 2007, và sẽ chỉ còn 2,2% năm 2009(1). Nhưng chắc chắn đây chưa phải là những con số cuối cùng... I. Những xu hướng kinh tế - tài chính trên thế giới 1. Tốc độ tăng trưởng giảm và tỷ lệ thất nghiệp tăng Mặc dù sự suy giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế trên toàn cầu (thậm chí là sự suy thoái kinh tế) đã được dự báo từ cuối năm 2007, nhưng tình hình tại nhiều nước vẫn xấu đi không ngờ. Nền kinh tế Mỹ, sau khi tăng trưởng ở mức 0,9% trong quý I/2008, đã có bước đột phá trong quý II/2008 với mức tăng trưởng 2,8% nhờ vào đồng USD yếu dẫn đến tăng xuất khẩu. Tuy nhiên, sang quý III/2008, những đổ vỡ trên thị trường tài chính đã khiến các hoạt động tín dụng bị thắt chặt mạnh. Nhiều công ty lâm vào cảnh thiếu vốn cho đầu tư và sản xuất kinh doanh, thua lỗ, thậm chí vỡ nợ. Kết quả là GDP trong quý III/2008 của Mỹ đã bị suy giảm tới 0,5%. Mặc dù vậy, dự báo kinh tế Mỹ sẽ tăng trưởng 1,4% trong năm 2008, nhưng sẽ bị suy giảm trong năm 2009. Tại khu vực đồng ơ-rô, sau khi tăng trưởng 0,7% trong quý I/2008, đã rơi vào suy thoái khi tăng trưởng âm 0,2% trong 2 quý tiếp theo. Nguyên nhân do sự tăng giá của đồng ơ-rô cũng như giá năng lượng và chi phí tăng cao. Tuy nhiên, theo dự báo của IMF, khu vực đồng ơ-rô sẽ vẫn tăng trưởng 1,2% năm 2008 và mới bị suy giảm 0,5% năm 2009. Tình hình kinh tế tại Nhật Bản cũng không có gì sáng sủa. Trong quý I/2008, tốc độ tăng trưởng GDP vẫn đạt mức 3,2%. Nhưng sang quý II và III/2008, tăng trưởng GDP bị âm. Những nguyên nhân chính do sự suy giảm xuất khẩu; giảm nhu cầu trong nước; đầu tư của tư nhân vào khu vực địa ốc giảm do Chính phủ Nhật Bản thắt chặt các tiêu chuẩn xây dựng. Dự báo quý IV/2008 không có nhiều tín hiệu lạc quan, khi đồng Yên tăng giá mạnh so với đồng USD (hiện ở mức 93 JPY = 1USD), đồng thời các nền kinh tế lớn trên thế giới rơi vào suy thoái hoặc tăng trưởng chậm lại. Nhưng theo IMF, GDP của Nhật Bản năm 2008 sẽ tăng trưởng 0,5% và năm 2009 GDP sẽ bị suy giảm 0,2%.

3

Các nền kinh tế đang phát triển châu Á dự báo sẽ không tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng mạnh như năm 2007 (10%), do xuất khẩu suy giảm cùng với sự suy thoái kinh tế tại nhiều nước. Tuy nhiên, Trung Quốc và Ấn Độ sẽ là những đầu tàu của nền kinh tế thế giới trong giai đoạn khủng hoảng này với tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2008 dự báo đạt 9,7% và 7,8%. Mặc dù vậy, sang năm 2009, tốc độ tăng trưởng GDP của 2 nước này sẽ chỉ ở mức 8,5% và 6,3%. Các nước đang phát triển châu Á nói chung sẽ tăng trưởng 8,3% năm 2008 và 7,1% năm 2009, trong đó các nước ASEAN tăng trưởng 5,4% và 4,2%. Nền kinh tế Nga, theo IMF, sẽ vẫn tăng trưởng 6,8%. Tuy nhiên, với việc giá dầu đang giảm mạnh, cùng những ảnh hưởng tiêu cực từ sự suy thoái toàn cầu, tốc độ tăng trưởng kinh tế của nước này trong năm 2009 sẽ chỉ còn 3,5%. Tốc độ tăng trưởng của các nước Trung Đông được dự báo cũng sẽ sụt giảm trong năm 2009 do giá dầu hạ, còn 5,3% so với mức 6,1% năm 2008. Các nước Mỹ - La tinh cũng bị ảnh hưởng nặng nề từ sự suy thoái toàn cầu, trong năm 2008 chỉ tăng trưởng 4,5% so với mức 5,6% năm ngoái. Năm 2009, tốc độ tăng trưởng kinh tế của các nước trong khu vực, dự báo, sẽ chỉ còn 2,5%. 2. Giá hàng hóa biến động khó lường Giá cả các loại hàng hoá trong năm 2008 đã biến động mạnh mẽ và khó lường chưa từng thấy trong gần 3 thập kỷ trở lại đây. Trong giai đoạn nửa đầu năm, sự trốn chạy khỏi đồng USD đang mất giá đã khiến giá vàng, giá dầu và giá hàng hoá khác gia tăng dữ dội. Tuy nhiên, kể từ quý III/2008, tình hình tín dụng bị thắt chặt do những khó khăn trên thị trường tài chính Mỹ cùng với sự suy thoái kinh tế tại nhiều nước và khu vực khiến giá các loại hàng hoá lao dốc không phanh. Thị trường dầu: Ngày 11-7-2008 giá dầu thô thế giới đã đạt mức kỷ lục hơn 147 USD/thùng, tăng gấp rưỡi mức giá hồi đầu năm. Bên cạnh việc đồng USD yếu và những bất ổn về chính trị tại Trung Đông, thì đầu cơ cũng là nguyên nhân chính dẫn đến giá dầu tăng nhanh trong những tháng đầu năm 2008. Thời điểm dự trữ dầu trên toàn thế giới đã lên đến 5 tỉ thùng (khoảng 2 tháng sử dụng), do không chỉ các quỹ đầu tư, mà còn có cả các quốc gia cũng tham gia tích trữ dầu.

4

Tuy nhiên, khi những đổ vỡ trên thị trường tài chính Mỹ ngày càng gia tăng trong quý III/2008, đồng thời sự suy giảm kinh tế ngày càng lan rộng tại nhiều nước, các hoạt động đầu cơ đã đẩy giá dầu tụt dốc, có lúc còn 40,81 USD/thùng, và đã xuống dưới 40 USD/thùng vào cuối tháng 12 - 2008. Bên cạnh một số dự báo giá dầu sẽ hạ xuống còn 25-30 USD/thùng, lại có dự báo khác ngược hẳn lại, cho rằng, mức giá trên 40 USD/thùng sẽ khó tồn tại lâu, bởi các nước OPEC cắt giảm mạnh sản lượng. Còn Cơ quan năng lượng quốc tế IEA vừa dự báo, giá dầu trung bình trong năm 2009 sẽ ở mức 63,5 USD/thùng. Thị trường vàng: Giá vàng liên tục tăng mạnh trong những tháng đầu năm 2008. Sau khi đạt mức kỷ lục 1033,9 USD/ounce vào ngày 17-3-2008 (tăng 24% kể từ đầu năm đến thời điểm này), giá vàng thế giới đã biến động theo xu hướng giảm, nhưng không giảm mạnh do khủng hoảng tài chính tại Mỹ. Tuy nhiên, giá vàng cũng không thể tăng mạnh do sự thắt chặt tín dụng khiến đồng USD trở nên khan hiếm và tăng giá so với nhiều đồng tiền khác. Trong khi đó, nhu cầu vàng, đặc biệt từ Ấn Độ, lại không mạnh do các nền kinh tế tăng trưởng chậm lại. Mức 900 USD/ounce dường như vẫn là ngưỡng cản vững chắc đối với giá vàng trong ngắn hạn. Thị trường gạo: Trong xu thế chung của thị trường hàng hoá, giá gạo cũng liên tục gia tăng trong những tháng đầu năm 2008 và đạt đỉnh điểm vào cuối tháng 4 - đầu tháng 5 ở mức trên 1.000 USD/tấn, gấp 3 lần so với đầu năm. Ngoài những nguyên nhân chung như đồng USD mất giá, thiên tai tại nhiều nước, việc giá dầu tăng đã thúc đẩy sự phát triển các nhiên liệu thay thế có nguồn gốc từ nông sản. Chính vì vậy, sau khi giá dầu hạ, giá gạo và giá nhiều nông sản khác cũng hạ theo. Lạm phát :Giá hàng hoá tăng mạnh trong những tháng đầu năm 2008 khiến lạm phát đã trở thành một vấn đề lớn đối với các nền kinh tế, nhất là đối với các nước đang phải chống chọi với sự suy giảm kinh tế. Trong tháng 72008, lạm phát tại Mỹ đã lên mức 5,6% so với cùng kỳ năm trước – mức cao nhất trong 17 năm qua. Tại khu vực đồng ơ-rô, mức lạm phát trong tháng 72008 là 4%, gấp đôi so với mục tiêu 2% mà Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đã đặt ra. Nhật Bản từ lâu vẫn diễn ra tình trạng giảm phát, thì đến tháng 6-2008, lạm phát giá tiêu dùng đã lên tới 2%. Tình trạng lạm phát trong nửa đầu năm 2008 cũng gia tăng ở nhiều nước châu Á khác (Trung Quốc: 7,1%; Ấn Độ: 12,44% trong tháng 7-2008 - mức cao nhất trong vòng 13 năm; Hàn Quốc: 5,9%, mức cao nhất trong 10 năm qua). Mặc dù vậy, với

5

việc giá dầu và giá lương thực giảm mạnh trong nửa cuối năm 2008, lạm phát đã giảm dần và không còn là mối quan tâm chính tại các nước trên thế giới. Dự kiến tốc độ tăng giá của các nền kinh tế phát triển vào khoảng 3,6% trong năm 2008 và giảm còn 1,4% trong năm 2009. Tại các nền kinh tế mới nổi và các nước đang phát triển, các con số tương ứng là 9,2% và 7,1%. 3. Thị trường tài chính thăng trầm, chao đảo Thị trường tiền tệ: Kể từ đầu năm 2008, đồng USD đã trải qua 3 giai đoạn thăng trầm. Giai đoạn thứ nhất từ đầu năm đến giữa tháng 4-2008 đồng USD đã liên tục mất giá do FED liên tục hạ lãi suất để cứu thị trường bất động sản và kích thích nền kinh tế. Giai đoạn thứ hai từ cuối tháng 8 đến đầu tháng 9, đồng USD đã phục hồi nhẹ khi Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) tạm dừng chu kỳ giảm lãi suất do lạm phát đã tăng quá cao. Thêm vào đó, việc nền kinh tế Mỹ tăng trưởng mạnh trong quý II/2008 so với Nhật Bản và châu Âu, cũng như nhiều nhận định cho rằng: cuộc khủng hoảng nợ dưới chuẩn đã đi vào hồi kết cũng là những yếu tố hỗ trợ cho đồng USD. Giai đoạn thứ ba bắt đầu khi những đổ vỡ trên thị trường tài chính Mỹ ngày càng gia tăng mạnh mẽ khiến FED và Chính phủ Mỹ bơm thêm USD vào nền kinh tế. Mặc dù vậy, so với nhiều đồng tiền mạnh như ơ-rô và bảng Anh, đồng USD vẫn lên giá mạnh (hiện chỉ còn chưa đến 1,3 USD = 1 EUR) do ECB và Ngân hàng Trung ương Anh (BOE) cũng cắt giảm lãi suất và bơm tiền vào lưu thông. Hơn nữa, các nền kinh tế này cũng đang rơi vào suy thoái như Mỹ. Việc tín dụng tại Mỹ bị thắt chặt cũng khiến đồng USD trở nên khan hiếm. USD chỉ mất giá so với đồng JPY của Nhật Bản, bởi lãi suất của nước này không thể hạ thêm nhiều nữa (hiện ở mức 0,3%). Nhiều dự báo cho rằng, đồng USD sẽ bị mất giá do FED bơm tiền vào lưu thông, đồng thời thâm hụt ngân sách lớn sẽ dẫn đến việc các nhà đầu tư mất lòng tin vào trái phiếu chính phủ. Thị trường chứng khoán: Những rối loạn lớn trên thị trường tín dụng bất động sản tại Mỹ (điển hình là vụ ngân hàng Bear Stearns bị thâu tóm) đã khiến các chỉ số chứng khoán trên toàn thế giới suy giảm trong những tháng đầu năm 2008. Mặc dù các thị trường tài chính đã đạt được sự ổn định đôi chút vào tháng 4 và tháng 5 năm 2008 khi đồng USD phục hồi nhẹ và kinh tế Mỹ đạt mức 6

tăng trưởng 2,8% trong quý II/2008, nhưng giá dầu tăng cao sau đó (tháng 6 và 7-2008) cùng với những đổ vỡ lớn trên thị trường tài chính vào các tháng 10-11/2008(2) đã khiến các chỉ số chứng khoán tiếp tục lao dốc. Các thị trường chứng khoán khác tại Mỹ, châu Âu, Nhật Bản và châu Á cũng đã chịu chung cảnh tụt dốc thảm hại như thế. 4. Chính sách tài chính - tiền tệ của các nước: thắt chặt rồi lại nới lỏng Nếu như trong nửa đầu năm 2008, khi lạm phát tăng cao, nhiều nước đã thực thi chính sách tiền tệ thắt chặt hoặc ít nhất là giữ nguyên lãi suất (ngoại trừ Fed vẫn hạ lãi suất để hỗ trợ nền kinh tế đến tháng 4-2008), thì trong nửa cuối năm, đặc biệt từ tháng 10-2008 nới lỏng tiền tệ để đối phó với suy thoái kinh tế là xu hướng chủ đạo tại hầu hết các nước trên thế giới. Bên cạnh việc cắt giảm lãi suất, các ngân hàng trung ương trên thế giới còn bơm thêm hàng trăm tỉ USD vào thị trường tài chính nhằm bảo đảm tính thanh khoản của các tổ chức tài chính. Fed còn mua gần 300 tỷ thương phiếu để hỗ trợ vốn ngắn hạn cho các doanh nghiệp trong bối cảnh các nguồn tín dụng ngân hàng bị thắt chặt. Cơ quan này còn sẵn sàng mua các khoản nợ liên quan đến thế chấp trị giá 600 tỉ USD, thiết lập một khoản dự phòng 200 tỉ USD để hỗ trợ người tiêu dùng và các doanh nghiệp nhỏ. Mặc dù vậy, các chính sách tiền tệ không đủ để cứu các tổ chức tài chính trong bối cảnh giá các tài sản sụt giảm nhanh chóng tạo nên một vòng xoáy: giá tài sản sụt giảm – ngân hàng mất thanh khoản - vỡ nợ. Vì vậy, Chính phủ các nước còn phải dùng tiền ngân sách để mua lại cổ phần của các ngân hàng, đồng thời cam kết bảo lãnh cho các khoản nợ. Anh là nước đi đầu với chương trình quốc hữu hóa một phần của 8 ngân hàng nước này (RBS, HBOS, Abbey, Barclays Plc, HSBC Holdings Plc, Lloyds TSB Group Plc, Nationwide Building Society và Standard Chartered Plc). Theo kế hoạch, tổng số tiền được tung vào thị trường là 87 tỉ USD. Ngân hàng Trung ương Anh cũng tuyên bố sẽ dành ít nhất khoảng 200 tỷ bảng cho các ngân hàng thông qua chương trình hỗ trợ thanh khoản đặc biệt. Chính phủ cũng sẽ cung cấp khoảng 250 tỉ bảng để giúp thanh toán các khoản nợ. Bộ Tài chính Mỹ sẽ duy trì khoản tiền 250 tỉ USD để mua cổ phiếu của các ngân hàng Mỹ, tiếp tục bơm tiền vào hệ thống tài chính để hỗ trợ khối này, đồng thời sẽ hỗ trợ thị trường tín dụng tiêu dùng, bơm vốn cho các khoản vay mua ôtô và cho sinh viên vay. Các nước khu vực đồng tiền

7

chung châu Âu cũng đã nhất trí thông qua một kế hoạch giải cứu tập thể trị giá khoảng 2.000 tỉ USD, dành cho các ngân hàng trong khu vực. Ngoài những hỗ trợ cho khu vực tài chính, các nước còn thực thi các chính sách “kích cầu” đối với khu vực sản xuất. Trung Quốc đã thông qua một kế hoạch trị giá 4.000 tỉ NDT (khoảng 586 tỉ USD) nhằm phát triển cơ sở hạ tầng và bảo đảm an sinh xã hội. Tổng thống Mỹ mới đắc cử Ba-rắc Ô-ba-ma và những thành viên thuộc Đảng Dân chủ trong Quốc hội Mỹ đang chuẩn bị đưa ra kế hoạch kích thích tăng trưởng kinh tế nước này với tổng kinh phí dự kiến lên tới 700 tỉ USD, được thực hiện trong thời hạn 2 năm và tạo ra 2,5 triệu việc làm. Ủy ban châu Âu cũng chuẩn bị đưa ra kế hoạch kích thích tăng trưởng kinh tế cho 27 nước trong khu vực trị giá 200 tỉ ơ-rô (259 tỉ USD). Đó là chưa kể đến các chính sách hỗ trợ khác trị giá hàng chục tỉ USD của các nước như Ấn Độ (60 tỉ USD), Hàn Quốc (10,8 tỉ USD)… II. Tác động đối với Việt Nam và giải pháp Trong nửa đầu năm 2008, sự gia tăng dữ dội của giá hàng hoá trên thế giới, đặc biệt là giá dầu và giá gạo, đã góp phần đẩy lạm phát của Việt Nam vào tháng 6-2008 lên đến mức 27% (tính theo cùng kỳ năm trước). Xu thế tăng giá này còn khuyến khích một làn sóng nhập khẩu nguyên vật liệu để tích trữ và dẫn đến nhập siêu trong 6 tháng đầu năm 2008 của Việt Nam đạt mức kỷ lục 14,7 tỉ USD, vượt mức nhập siêu của cả năm 2007. Lạm phát và nhập siêu gia tăng đã khiến nhiều người dân và doanh nghiệp chuyển tài sản từ VND sang USD. Tỷ giá hối đoái trên thị trường tự do có lúc đã lên đến mức 19.000 VND/USD. Ngân hàng Nhà nước đã buộc phải thi hành một loạt biện pháp thắt chặt tiền tệ, từ việc nâng lãi suất cơ bản lên mức 14%, hạn chế tốc độ tăng trưởng tín dụng ở mức 30% đến việc bắt buộc các ngân hàng thương mại (NHTM) mua 20.300 tỉ VND tín phiếu bắt buộc. Nhiều chuyên gia cho rằng đây là một chính sách tiền tệ “giật cục” và “hà khắc”. Nhưng rõ ràng là trong bối cảnh lạm phát và nhập siêu ở mức cao, hệ thống ngân hàng đang gặp khó khăn với những khoản nợ xấu liên quan đến chứng khoán và bất động sản, hệ quả của việc mở rộng tín dụng trước đó, đây là giải pháp bất khả kháng. Trong nửa cuối của năm 2008, khi lạm phát đang có xu hướng giảm cùng với giá cả hàng hoá trên thế giới và dẫn đến giảm tình trạng đầu cơ tích trữ nguyên vật liệu và nhập siêu thì nền kinh tế Việt Nam lại phải đối mặt với một vấn đề hoàn toàn khác - nguy cơ suy giảm tăng trưởng kinh tế do tác động của suy thoái toàn cầu dẫn đến giảm xuất khẩu.

8

Nhằm ngăn chặn sự suy giảm kinh tế, Chính phủ cũng đã đưa ra gói 5 giải pháp, trong đó có các bước đi cụ thể như đưa ra gói kích cầu trị giá 117.000 tỉ đồng (tương đương 6 tỉ USD), trong đó bao gồm 1 tỉ USD lấy từ ngân sách dự phòng, phần còn lại là tiền cộng dồn từ các nguồn thông qua chính sách kích cầu, như giãn thuế thu nhập doanh nghiệp 30% trong quý 4/2008, giãn thời hạn nộp thuế và các chính sách thuế khác tương ứng với không thu 13.000 - 15.000 tỉ đồng, thực chất là để lại tiền cho doanh nghiệp đầu tư. Các khoản chi năm 2008 chi không hết, lẽ ra phải hoàn trả thì nay được tiếp tục giải ngân tới tháng 6-2009, rồi tạm hoãn thu hồi các khoản ứng trước cho năm 2009; nguồn vốn từ trái phiếu Chính phủ cho các công trình giao thông, thủy lợi, bệnh viện khoảng 20.000 tỉ đồng; cộng dồn lại trên 110.000 tỉ đồng từ chính sách. Mặc dù vậy, khoảng trống cho việc nới lỏng tài khoá là không nhiều. Nguồn thu ngân sách đang gặp nhiều khó khăn do giá dầu ở mức thấp và thu từ thuế xuất, nhập khẩu có thể cũng giảm cùng với quy mô của ngoại thương. Trong khi đó, thâm hụt ngân sách đã ở mức giới hạn 5%. Bởi vậy, việc tiếp tục nới lỏng tiền tệ sẽ vẫn là giải pháp quan trọng hàng đầu nhằm đối phó với những tác động tiêu cực từ sự suy thoái kinh tế toàn cầu. Do đó, lãi suất cơ bản đã được hạ xuống còn 10%. Tuy nhiên, việc nới lỏng tiền tệ đã khởi động lại làn sóng tích trữ USD và tỷ giá trên thị trường tự do đã tăng trở lại, có lúc đạt mức 17.400 VND/USD. Do mức giảm lãi suất và điều chỉnh tỷ giá chưa đạt đến kỳ vọng của thị trường (xuất phát từ việc VND bị mất giá mạnh trong những năm qua và nguồn cung ngoại tệ có nguy cơ bị giảm sút do suy thoái kinh tế toàn cầu), tâm lý chờ đợi vẫn phổ biến trên thị trường tiền tệ - tín dụng trong những tháng cuối năm. Nhu cầu nắm giữ USD vẫn cao và các doanh nghiệp vẫn chần chừ trong việc vay vốn cho đầu tư và sản xuất, kinh doanh. Trong khi đó các ngân hàng cũng chưa thật mặn mà với việc cho vay, bởi đầu tư vào trái phiếu có thể mang lại một khoản lợi nhuận lớn, nhanh chóng và ít rủi ro trong bối cảnh lãi suất được dự báo sẽ còn tiếp tục giảm. Trong hoàn cảnh này, Chính phủ cần chủ động điều chỉnh mạnh hơn nữa tỷ giá hối đoái theo hướng làm mất giá VND so với USD. Một sự điều chỉnh tỷ giá dứt khoán tới mức kỳ vọng của thị trường (khoảng 5-6%, tương đương với mức chênh lệch lãi suất giữa VND và USD) sẽ loại bỏ tâm lý đầu cơ tích trữ USD cũng như trái phiếu, giải phóng một luồng tiền vào các tài sản như chứng khoán, bất động sản, cho phép Ngân hàng Nhà nước hạ mạnh lãi suất để khuyến khích đầu tư. Nợ khó đòi của hệ thống ngân hàng nhờ đó sẽ được 9

giảm bớt. Không kém phần quan trọng, việc điều chỉnh tỷ giá sẽ khuyến khích xuất khẩu, phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ thay thế nhập khẩu để giảm thâm hụt thương mại, ổn định các cân đối vĩ mô với bên ngoài. Điều chỉnh tỷ giá còn tăng chi phí của việc rút vốn ra khỏi Việt Nam, đồng thời giảm rủi ro đối với các dòng vốn vào. Hiện nay đang có nhiều điều kiện thuận lợi cho việc điều chỉnh mạnh tỷ giá. Lạm phát và thâm hụt thương mại đang ở mức thấp, các doanh nghiệp vừa trải qua một giai đoạn biến động mạnh về giá hàng hoá cũng như tỷ giá hối đoái và do đó có khả năng thích nghi tương đối cao đối với việc điều chỉnh tỷ giá. Bên cạnh đó, giá hàng hoá thế giới, trong đó có giá nguyên vật liệu, đang trong xu hướng giảm sẽ bù đắp lại sự gia tăng chi phí nguyên, vật liệu nhập khẩu mà việc điều chỉnh tỷ giá gây nên. Điều chỉnh mạnh tỷ giá sẽ là giải pháp đột phá trong giai đoạn khó khăn hiện nay, bởi nó cho phép Ngân hàng Nhà nước rảnh tay thi hành một chính sách tiền tệ mở rộng, hướng vào các mục tiêu kinh tế vĩ mô bên trong nền kinh tế như tăng trưởng, lạm phát và thất nghiệp./. (1) Xem: IMF: World Economic Outlook Update, November 6, 2008 http://www.imf.org/external/pubs/ft/weo/2008/update/03/index.htm (2) Hàng loạt định chế tài chính hùng mạnh của Mỹ bị Nhà nước tiếp quản (2 quỹ đầu tư Fannie Mae và Freddie Mac, công ty bảo hiểm AIG); bị buộc phải sáp nhập hoặc phá sản (2 Ngân hàng đầu tư Merrill Lynch và Lehman Brothers, Ngân hàng tiết kiệm Washington Mutual, Ngân hàng Wachovia); hay phải xin chuyển đổi mô hình hoạt động thành tập đoàn ngân hàng mẹ để có thể thu hút tiền gửi tiết kiệm và tiếp cận tới các khoản vay khẩn cấp của Fed (Goldman Sachs và Morgan Stanley)

-------------------------------------------------------------------------

Nhìn lại nền kinh tế Việt Nam 2008 trong bối cảnh khủng hoảng tài chính thế giới 22/1/2009 Kinh tế thế giới năm 2008 đã tác động rõ nét tới nền kinh tế nước ta. Chúng ta đã phải đối mặt với những khó khăn về vấn đề thanh khoản của hệ thống tín dụng, lãi suất ngân hàng cao, những cơn sốt giá lương thực và năng lượng, thị trường chứng khoán tiếp tục bị sụt giảm… Dưới sự lãnh đạo thống nhất của Đảng và Chính phủ, hệ thống kinh tế Việt Nam đã ghi nhận 10

nhiều tín hiệu tích cực từ thị trường. Đến nay có thể nhìn lại những khó khăn đã vượt qua, đánh giá mức độ tác động của các yếu tố bên ngoài và xác định những thách thức sẽ phải đương đầu trong năm 2009... I - Nền kinh tế Việt Nam năm 2008 Trong hình ảnh “Cơn sóng thần thế kỷ” được ông Ây-lan Grin-spen (Alan Greenspan), cựu Chủ tịch Cục dự trữ liên bang Mỹ sử dụng để nói về cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, có thể thấy được sức mạnh “siêu nhiên” không gì cản nổi của cơn bão tài chính này. Nhân loại có thể quan sát nó, đưa ra những cảnh báo về nó, gắng sức chống đỡ nó, nhưng kết cục nền kinh tế của hàng loạt các quốc gia trên thế giới đã bị tàn phá mạnh mẽ, khốc liệt. Các định chế tài chính, dù khổng lồ tới đâu, vẫn bỗng chốc trở nên nhỏ nhoi trước những khoản thua lỗ tín dụng đổ ụp xuống, như những cột nước cao hàng trăm mét ập vào bờ. Kinh tế Việt Nam kết thúc năm 2007 với mức thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đạt kỷ lục 17,8 tỉ USD và tăng trưởng kinh tế đạt 8,4%. Thị trường chứng khoán có cả một năm thăng hoa với chỉ số Vn-Index thường xuyên ở trên ngưỡng 1.000 điểm kể từ nửa cuối tháng 1-2007 cho đến giữa tháng 11-2007, xen giữa là giai đoạn giảm nhẹ trong tháng 8 và 92007. Đến cuối 2007, Vn-Index vẫn đạt trên 900 điểm. Tâm lý chung là lạc quan và phấn khởi. Bởi vậy, mức nhập siêu tăng gấp gần 2,5 lần so với năm 2006(1) và chỉ số lạm phát lần đầu trở lại với 2 con số sau hơn một thập kỷ kể từ 1995(2) đã không thực sự khiến nhiều nhà kinh tế và giới kinh doanh lo âu. Thực tế là, rủi ro của các khoản tín dụng bất động sản, của khủng hoảng tài chính mới chỉ bộc lộ một phần, do được bao bọc trong nhiều lớp công cụ tài chính phái sinh. Quá trình sụp đổ lan truyền rất khó dự báo đầy đủ về quy mô và tính phức tạp. Thị trường tín dụng Mỹ vẫn tiếp tục trạng thái “co rút.” Đây cũng là dấu hiệu cảnh báo rủi ro tín dụng xuất phát từ quan hệ liên thông giữa các thị trường chứng khoán - tiền tệ - bất động sản đang biểu hiện ngày một rõ hơn tại Việt Nam(3). Vào thời điểm đó, biến cố đã xảy ra trên thị trường tín dụng bất động sản của Mỹ. Theo một dây chuyền trong sự liên thông giữa thị trường bất động sản - tiền tệ - chứng khoán, biến cố này đẩy nhiều ngân hàng và định chế tài chính Mỹ nói riêng và thế giới nói chung tới tình trạng thua lỗ nặng, mất tính thanh khoản, đối diện với nguy cơ phá sản cao hoặc bị thâu tóm bởi các tổ chức khác, kể từ tháng 8-2007.

11

Chúng ta sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn hơn nữa khi bước vào năm 2009. Nhưng trước hết, hãy cùng nhìn nhận về những khó khăn đã phải trải qua trong năm 2008 để nhận diện những vấn đề cần quan tâm và tập trung nguồn lực giải quyết trong năm tới. 1 - Tín dụng và vấn đề thanh khoản của hệ thống ngân hàng Trước những dấu hiệu gia tăng lạm phát xuất hiện từ cuối năm 2007, ngay từ đầu năm 2008, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã theo đuổi chính sách tiền tệ thắt chặt. Những động thái đầu tiên được thực thi trong quí I-2008 gồm: (I) quy định tỷ lệ dư nợ cho vay, chiết khấu giấy tờ có giá để đầu tư và kinh doanh chứng khoán không vượt quá 20% vốn điều lệ của tổ chức tín dụng;(4) (II) tăng lãi suất cơ bản lên mức 8,75%/năm (+ 0,5%); và (III), phát hành 20.300 tỉ đồng tín phiếu bắt buộc. Những liệu pháp này đã gây “cú sốc” với nền kinh tế. Chưa kể tới sự sụt giảm của thị trường chứng khoán, phản ứng của thị trường tín dụng Việt Nam khá tiêu cực. Trước tiên là khan hiếm nguồn tín dụng. Dù NHNN có “bơm” trở lại lưu thông 33.000 tỉ đồng ngay trong tháng 3-2008, nhưng trong quá trình tái cơ cấu các khoản tín dụng và đáp ứng yêu cầu tham gia mua tín phiếu bắt buộc, các ngân hàng thương mại (NHTM) khước từ phần lớn các yêu cầu tín dụng của doanh nghiệp. Thêm vào đó, lạm phát gia tăng cũng đẩy mặt bằng lãi suất lên cao theo nguyên lý “lãi suất dương”. Liên tiếp trong tháng 5 và 6-2008, lãi suất cơ bản được nâng lên 12%, rồi 14%. Với biên độ dao động cho phép là 150%. Có thời điểm, lãi suất huy động vượt trên 20%/năm. Với đầu vào như vậy, doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng vốn phải chấp nhận mức lãi suất rất cao để tồn tại. Không ít đơn vị sản xuất kinh doanh chấp nhận dùng “thuốc độc tín dụng” để tồn tại. Giai đoạn từ tháng 4 đến tháng 7-2008 cũng chứng kiến sự biến động mạnh mẽ trong tương quan giữa đồng Việt Nam và đô la Mỹ (USD). Tỷ giá trên thị trường tự do và tỷ giá bình quân ngân hàng có mức chênh lệch rất lớn. Khoảng cuối tháng 3 đầu tháng 4-2008, nhu cầu sử dụng USD rất thấp. Tỷ giá tự do thấp hơn tỷ giá niêm yết chính thức. Sang tháng 5, đặc biệt vào nửa cuối tháng 6-2008, giá USD trên thị trường tự do có những lúc tăng cao đột biến. Khoảng cách giữa hai hình thức tỷ giá dao động từ 3.000 đồng đến 3.500 đồng/USD. Mặc dù, tới cuối tháng 10-2008 mức lãi suất trần mới dần được hạ xuống, nhưng với các can thiệp cương quyết bình ổn thị trường của Chính phủ và áp

12

lực thanh khoản giảm đáng kể của hệ thống NHTM, mặt bằng lãi suất đã bắt đầu giảm từ nửa cuối tháng 7-2008. Trong quý IV-2008, chính sách tiền tệ được NHNN nới lỏng. Lãi suất cơ bản được điều chỉnh giảm đều đặn mỗi tháng 1%. Từ ngày 5-12-2008, lãi suất cơ bản ở mức 10%/năm. Bước sang những ngày cuối năm 2008, cuộc đua trên chính trường Hoa Kỳ đã kết thúc với phần thắng thuộc về đại diện của Đảng Dân chủ nhưng hệ thống tài chính - tín dụng quốc tế vẫn chưa tìm lại được sự ổn định. Ông Barắc Ô-ba-ma (Barack Obama), người được giới tài phiệt phố Wall ủng hộ, đang tích cực xây dựng bộ khung điều hành mới. “Thay đổi” (Change) là điều được người ta kỳ vọng nhiều nhất trong các chính sách bình ổn và khôi phục kinh tế sắp được thi hành. Tuy vậy, những chuyển biến tích cực khó mà xảy ra tức thì trong đầu năm 2009, bởi cần có thời gian để ông chủ mới tiếp quản Nhà Trắng và các điều chỉnh chính sách phát huy tác dụng. Do đó, và cùng với nhiều nguyên nhân khác nữa, bài toán nguồn vốn tín dụng còn tiếp tục gây đau đầu không chỉ với nhà quản trị kinh doanh, mà còn cả với các ngân hàng nước ta. Câu chuyện này nhiều khả năng kéo dài trong suốt cả năm 2009. Tăng trưởng tín dụng sau khi tăng cao tới 54% trong năm 2007 đã giảm xuống còn 24% trong năm 2008. Tuy lãi suất đi xuống từ tháng 7-2008, nhưng tăng trưởng tín dụng giảm mạnh trong nửa cuối năm. Nếu trong nửa đầu năm 2008, tăng trưởng tín dụng hằng tháng luôn dao động từ 2% - 5% thì tốc độ tăng của tháng 7 chỉ còn 0,7% và tiếp tục giảm xuống 0,56% trong tháng 8-2008. 2 - Đầu cơ và biến động giá cả Bối cảnh kinh tế thế giới nhiều biến động đã tạo môi trường thuận lợi cho các hoạt động đầu cơ quốc tế. Các nhà ngân hàng và tập đoàn đa quốc gia với tài sản hàng nghìn tỉ USD đang thao túng thị trường giao dịch hàng hóa thiết yếu và đầu vào sản xuất quan trọng. Lần lượt dầu thô, lương thực, và vàng trở thành đối tượng tập trung đầu cơ cao. Tiền tệ và tài sản tài chính của các quốc gia sẽ trở thành mục tiêu kế tiếp, theo một kịch bản xấu. Tình trạng này đã dẫn đến những hệ lụy sau: Diễn biến phức tạp của giá dầu mỏ: Mâu thuẫn địa - chính trị ở một số khu vực dầu mỏ nhạy cảm trên thế giới và hoạt động tích cực của các nhà đầu cơ đã đẩy giá dầu thô tăng mạnh trong suốt 6 tháng đầu năm 2008, lên mức đỉnh cao, lần đầu tiên trong lịch sử kinh tế thế giới, dầu thô được giao dịch với giá 147 USD/thùng vào ngày 11-7-2008. Giá nhiên liệu tăng cao đặt các

13

nền kinh tế toàn cầu trong tình trạng báo động đỏ về khủng hoảng năng lượng. Xăng dầu là vật tư thiết yếu của sản xuất và hàng hóa quan trọng trong đời sống. Chính phủ Việt Nam từ lâu vẫn duy trì sự điều tiết chặt chẽ thông qua thuế và quy định giá. Đến ngày 21-7-2008, trước áp lực giá tăng kỷ lục của thị trường thế giới, giá bán lẻ xăng A92 tại Việt Nam có sự điều chỉnh lớn, tăng tới trên 30%, từ 14.500 đồng/lít lên mức 19.000 đồng/lít. Thời kỳ tiêu dùng xăng giá cao dần qua đi kể từ nửa sau tháng 8-2008. Giá xăng bán lẻ được điều chỉnh giảm từ từ qua nhiều lần. Từ ngày 21-8 đến 8-12-2008 có 10 lần điều chỉnh giảm giá xăng trên thị trường, và dừng ở mức 11.000 đồng/lít (xăng A92). Thời điểm này, giá dầu thô thế giới dao động quanh mức 40 USD/thùng. Quan hệ cùng chiều giữa giá dầu mỏ thế giới và giá xăng bán lẻ tại Việt Nam là rõ ràng. Điểm đáng chú ý là trong thời kỳ tăng giá, tốc độ biến thiên giữa giá nội địa và quốc tế tương đối đồng đều. Nhưng bước sang giai đoạn điều chỉnh giảm, khoảng cách này nới rộng nhanh chóng. Đây là nguyên nhân dẫn tới nhiều bức xúc của người tiêu dùng với các đơn vị cung cấp xăng dầu bán lẻ vì cho rằng, giá thế giới giảm lớn hơn nhiều so với mức điều chỉnh trong nước. Giá vàng lên xuống thất thường: Ở Việt Nam, vàng là hàng hóa đặc biệt, vừa là hình thức tiết kiệm được ưa thích, vừa là phương tiện thanh toán phổ biến. Năm 2008, mức độ tăng giảm của giá vàng tương đối lớn. Trong tháng 2 và 3-2008, chỉ số giá vàng liên tiếp tăng 11 và 13 điểm phần trăm. Hai tháng tiếp theo, chỉ số giá vàng giảm tổng cộng 13 điểm phần trăm. Tháng 7-2008, chỉ số giá vàng tăng cao nhất trong 10 tháng đầu năm, ở mức 220,46 điểm phần trăm. Nhưng đến hết tháng 9-2008, chỉ số giá vàng lại tụt xuống 200 điểm. Các sàn giao dịch vàng ra đời bổ sung thêm một kênh đầu tư mới. Theo ghi nhận chung từ các kênh truyền thông, đây là loại hình đầu tư ẩn chứa nhiều rủi ro bởi chỉ trong một khoảng thời gian ngắn, thua lỗ có thể đạt tới quy mô rất lớn. Điều thú vị là, trong lúc nhiều hàng hóa chịu sự kiểm soát chặt chẽ về giá cả như chứng khoán (qua giới hạn biên độ dao động giá cổ phiểu), tiền tệ (qua cơ chế lãi suất cơ bản và biên độ dao động), xăng dầu (qua quy định giá bán lẻ)... thì giá vàng trên thị trường gần như được thả nổi.

14

“Sốt”giá lương thực: Nạn đầu cơ cũng khiến giá lương thực tăng nhanh từ tháng 4 đến tháng 6-2008. Trong ba tháng, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam lần lượt tăng 23,6%, 40,4% và 26,7%. So với tháng 1, giá gạo xuất khẩu của tháng 4-2008 đã tăng gấp hơn hai lần. Giá gạo xuất khẩu của tháng 6-2008 tăng cao nhất, có lúc lên đến 1.005 USD/tấn. Trước tình hình giá lương thực tăng cao, nhiều nước xuất khẩu gạo chủ chốt (trong đó có Việt Nam) đã lựa chọn giải pháp tạm ngừng xuất khẩu để quan sát. Trong khi đó, các quốc gia nhập khẩu nỗ lực tích lũy lương thực để duy trì ổn định giá cả và bảo đảm an ninh lương thực. Thực tế này dẫn tới hai hiệu ứng đồng thời: (I) giá lương thực tiếp tục bị đẩy lên cao; và (II) hành động “bơm” thêm tiền để mua lương thực của các chính phủ khiến tình hình lạm phát ở nhiều quốc gia càng thêm trầm trọng. Hiện tượng đầu cơ, tạo khan hiếm giả tạo mặt hàng gạo đã xuất hiện trên thị trường Việt Nam vào cuối tháng 4-2008. Chính phủ đã có những chỉ đạo kiên quyết hướng tới bình ổn giá cả và trấn an tâm lý. Sang tháng 6-2008, xuất khẩu gạo đã được phục hồi. Trong hai tháng 6 và 7-2008, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam còn cao hơn mức giá bình quân thế giới. 3 - Lạm phát và tăng trưởng Năm 2008 chứng kiến “căn bệnh” lạm phát hoành hành ở nhiều quốc gia. Trường hợp Dim-ba-bu-ê là điển hình của lạm phát cao. Lạm phát của nước này vào tháng 11-2007 là 24.470%, tới tháng 10-2008 tăng lên tới 219.800.000%. Để ứng phó với lạm phát, nhiều tổ chức quốc tế khuyến nghị các chính phủ thực thi triệt để chính sách cắt giảm chi tiêu công, cải thiện hiệu suất đầu tư, thắt chặt tiền tệ và tín dụng bằng biện pháp nâng cao lãi suất và dự trữ bắt buộc... Đây là những liệu pháp phù hợp với lý thuyết kinh tế, nhưng việc áp dụng luôn tạo ra các hiệu ứng phụ tiêu cực, nên cần có sự cân nhắc thấu đáo về thời điểm vận dụng và mức độ phù hợp. Vận hành kinh tế không chỉ cần chú ý đến các biến số kinh tế vĩ mô như đầu tư, tiết kiệm, xuất và nhập khẩu..., mà còn phải hòa hợp tác động của các yếu tố hành vi nhân dân như tinh thần đoàn kết dân tộc, truyền thống đùm bọc và chia sẻ khó khăn, quyết định lựa chọn đáp ứng nhu cầu theo học thuyết Maxlâu (Maslow), lợi ích đầu tư, thương mại cộng đồng... Mục tiêu cuối cùng của mọi nhà nước là ổn định đời sống kinh tế, xã hội, chính trị. Lạm phát là một cản trở lớn trên con đường đi tới mục tiêu này. Và vì thế, chấp nhận bất 15

ổn và đời sống dân cư khó khăn để đánh đổi lấy lạm phát thấp, trên thực tế, thường đẩy các quyết sách điều hành vĩ mô đi xa khỏi mục tiêu. Lạm phát tại Việt Nam tăng mạnh trong nửa đầu năm 2008. Cuối tháng 62008, chỉ số giá so với kỳ gốc 2005 là 144,30%. Trong quý III-2008, tốc độ tăng CPI giảm dần. Tính cả quý, CPI chỉ tăng 4,18 điểm phần trăm. Từ tháng 10-2008, xuất hiện dấu hiệu giảm phát khi CPI giảm xuống 148,2% so với mức 148,48% của tháng trước. Dấu hiệu kinh tế đình đốn và tỷ lệ thất nghiệp gia tăng ngay tại các nền kinh tế phát triển khiến nhiều chính phủ lo ngại. Trong dài hạn, nền kinh tế Mỹ chưa xuất hiện dấu hiệu tăng trưởng tích cực. Nền kinh tế đầu tầu thế giới này đã ghi nhận tỷ lệ thất nghiệp 6,1% vào tháng 8-2008, mức cao nhất trong 5 năm trở lại đây. Nhiều khả năng, vấn đề thất nghiệp tại Mỹ sẽ còn trầm trọng hơn nữa. Từ tháng 11-2008, lãnh đạo các nền kinh tế thuộc khu vực châu Âu đã nhiều lần nhóm họp, tìm tiếng nói chung cho các giải pháp kích thích kinh tế. Với Việt Nam, những tháng biến động vừa qua là một thời kỳ phân hóa mạnh giữa các doanh nghiệp dựa trên tiêu chí cơ bản nhất: năng lực cạnh tranh. Tình hình sản xuất trì trệ, khó khăn trong thanh toán và tín dụng bộc lộ những điểm yếu cần khắc phục: (I) năng lực quản lý hạn chế, (II) thiếu chiến lược và tầm nhìn kinh doanh, (III) đầu tư kém hiệu quả và thiếu cẩn trọng, (IV) hàm lượng giá trị gia tăng nhỏ bé. Nguyên nhân quan trọng, góp phần làm trầm trọng thêm các điểm yếu này là sự “hào hứng” quá mức với thị trường chứng khoán kéo dài từ năm 2006 đến hết năm 2007. Nguồn vốn được huy động dễ dàng đã tạo tâm lý chủ quan và hưởng thụ trong một bộ phận không nhỏ của cộng đồng doanh nghiệp. Vụ Tín dụng thuộc Ngân hàng Nhà nước cho biết, tỷ lệ nợ xấu (cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa vay) của hệ thống ngân hàng tính đến 31-7-2008 là 3,64% (số tuyệt đối là 10.886 tỉ đồng), tăng 1% so với 2007. Nếu đánh giá trên năng lực trả nợ đúng hạn, phần đông doanh nghiệp hoạt động ở mức trung bình, tỷ lệ gặp khó khăn gần 4%, trong đó khoảng 1,5% có nguy cơ mất vốn. Tại phiên họp thường kỳ của Chính phủ diễn ra trong hai ngày đầu tháng 122008, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý dành khoản tài chính 1 tỉ USD để thực hiện các giải pháp trọng tâm nhằm kích cầu đầu tư và tiêu dùng. Chính phủ cũng nhấn mạnh cần tập trung giải ngân và giải ngân hết các dự án có

16

nguồn vốn đầu tư từ ngân sách, trái phiếu chính phủ và vốn ODA. Gói kích cầu không chỉ dừng ở đó, ngày 14-12-2008, Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng khẳng định, gói kích cầu có thể lên đến 6 tỉ USD. Trong thời kỳ đầu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nhập siêu là hiện tượng khách quan khi năng lực chế tạo “máy cái” trong nước chưa đáp ứng đủ quy mô tăng trưởng của nền kinh tế. Chiếm tỷ trọng lớn trong hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam là nguyên liệu đầu vào sản xuất. Trong những tháng đầu năm 2008, giá thế giới của các nhóm hàng máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng, xăng dầu, sắt thép... đều tăng mạnh. Do vậy, giá trị nhập siêu tăng nhanh. Tuy nhiên, kể từ tháng 5-2008, đà tăng thâm hụt thương mại quốc tế đã giảm nhờ các nỗ lực cắt giảm chi tiêu và tăng cường tiết kiệm. Giá trị nhập siêu từ tháng 1-2008 đến tháng 11-2008 là 16,9 tỉ USD. Điều đáng chú ý là, sau 5 tháng đầu năm, nhập siêu đã lên đến trên 14 tỉ USD. 4 - Dòng vốn quốc tế Khi thị trường chứng khoán chưa ra đời, dòng vốn nước ngoài vào Việt Nam chủ yếu bằng hình thức FDI đã chứng tỏ là động lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Trong giai đoạn 1992 - 1997, FDI đóng góp từ 5% đến 10% GDP hằng năm. Điều đáng mừng là, mặc dù kinh tế thế giới gặp rất nhiều khó khăn trong năm 2008, nhưng lượng vốn FDI cam kết dành cho Việt Nam vẫn tăng cao kỷ lục. Theo Tổng cục Thống kê, trong 11 tháng đầu của năm 2008, 1.059 dự án FDI được đăng ký mới với quy mô vốn cam kết vượt trên 60 tỉ USD. Đây là con số rất ấn tượng, gấp hơn 3 lần năm 2007 và hơn 8 lần so với năm 2005. Giải ngân vốn FDI năm 2008 cũng lập một kỷ lục với 10,1 tỉ USD cho đến hết tháng 11-2008, tăng 44,2% so với cùng kỳ năm 2007. Mặc dù vậy, tỷ lệ vốn giải ngân mới chỉ bằng 17% vốn đăng ký. Nguyên nhân giải ngân chậm, theo khảo sát của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương tại 140 doanh nghiệp có vốn FDI, tập trung vào bốn nhóm lý do: (I) thay đổi chính sách ở địa phương (20%), (II) khó khăn về giải quyết thủ tục đầu tư (17%); (III) thay đổi trong chiến lược kinh doanh của công ty mẹ, bắt nguồn từ những biến cố kinh tế toàn cầu (15%); và (IV) môi trường đầu tư không thuận lợi như dự đoán ban đầu (17%). Bên cạnh dòng FDI, vốn đầu tư gián tiếp (FPI) xuất hiện tại Việt Nam khá sớm. Tám quỹ đầu tư, quản lý lượng vốn khoảng 700 triệu USD đã hiện diện 17

từ đầu thập niên 90 của thế kỷ XX. Khó khăn trong tìm kiếm cơ hội bỏ vốn và tác động của khủng hoảng tài chính 1997 đã chuyển hướng dòng vốn này ra khỏi Việt Nam. Sự sôi động của thị trường chứng khoán đã thu hút rất nhiều quan tâm của giới đầu tư tài chính quốc tế. Theo thống kê của Emerging Porfolio Fund Research Global (EPFR), hiện có ít nhất 25 quỹ đầu tư dành cho Việt Nam với quy mô vốn trên 10 tỉ USD. Dù rằng “mây đen” khủng hoảng tài chính toàn cầu đang lởn vởn trên “bầu trời” nền kinh tế Việt Nam, giữa các quỹ đầu tư vẫn có một đồng thuận rằng, rất đông các nhà đầu tư toàn cầu đang bỏ vốn vào sự trỗi dậy trở lại của một nền kinh tế ổn định và tăng trưởng cao như Việt Nam. Năm 2008, lần đầu tiên GDP bình quân đầu người của Việt Nam vượt qua mốc 1.000 USD. Mục tiêu tăng trưởng kinh tế cho năm 2009 được Quốc hội đặt ra là 6,5%. Trong các kịch bản thiếu lạc quan hơn, các đại diện Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) và Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đều đồng ý rằng, mức tăng trưởng 5% hoàn toàn khả thi với Việt Nam. Đại diện WB tin tưởng tăng trưởng kinh tế VN sẽ vượt qua con số 6,5%. 5 - Sụt giảm trên thị trường chứng khoán Sự vận động lên xuống của các chỉ số chứng khoán cũng như giá các loại cổ phiếu có tác động ngày càng lớn hơn tới đời sống xã hội. Đến cuối năm 2008, giá trị các chỉ số chứng khoán giảm tới 70% so với đầu năm. Ngay một số cổ phiếu thuộc nhóm “blue-chip” còn có mức sụt giảm lớn hơn nhiều, như SSI (- 84%) và FPT (- 78%). Nửa đầu năm 2008, chỉ số chứng khoán tụt dốc nhanh chóng. Đầu tháng 12008, Vn-Index còn trên 900 điểm, tới đầu tháng 6-2008, hàn thử biểu kinh tế lần đầu rơi xuống dưới ngưỡng 400 điểm. Thị trường tiếp tục giằng co trong quý III-2008. Từ sau tháng 10-2008, thị trường chứng khoán liên tục giảm điểm. Tới ngày 11-12-2008, Vn-Index chỉ còn 288 điểm. Tại Hà Nội, HaSTCIndex còn 101 điểm. Trước đó, thị trường Hà Nội thậm chí còn lùi về sau vạch xuất phát, tụt xuống 97,61 điểm khi kết thúc phiên giao dịch ngày 2711-2008. Sau khi Việt Nam gia nhập WTO, thị trường bán lẻ trong nước có nhiều lo ngại trước nguy cơ thâm nhập của những “cá mập” quốc tế. Không chỉ giới 18

kinh doanh, mà các nhà nghiên cứu và quản lý chính sách đều rất băn khoăn cho sự tồn tại của hệ thống bán lẻ trong nước trước không khí khẩn trương chiếm lĩnh thị trường của các trung tâm lớn như Big C, Metro hay Parkson và đang “lăm le” là những người khổng lồ như Carrefour và Walmart. Thế nhưng, cơn sóng lớn đầu tiên lại ập xuống các thị trường tín dụng, tiền tệ và chứng khoán. Như chúng ta đã biết, từ cuối năm 2007, hệ thống tài chính thế giới sa vào khủng hoảng nghiêm trọng. Đây cũng là điểm bắt đầu của quá trình sụt giảm trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Trong bối cảnh kinh tế trong nước cũng gặp nhiều khó khăn với giá cả tăng cao, tín dụng khan hiếm ở mức lãi suất cao, thanh khoản giảm trên nhiều thị trường, các nhà đầu tư Việt Nam bắt đầu ngắm chỉ số DJIA và Nikkei để đặt giá cho phiên giao dịch tiếp theo. Như vậy, có thể nói, quốc tế hóa đã vào tới túi tiền của từng nhà đầu tư VN. II - Những thách thức đối với nền kinh tế nước ta trong năm 2009 1- Những thách thức đặt ra Kinh tế thế giới bước sang 2009 với nhiều lo âu và thấp thỏm. Mỹ, đầu tầu kinh tế toàn cầu sau khi “lên dốc” không thành vào quý III năm 2008, đã trượt dốc không phanh. Các kế hoạch cứu trợ khẩn cấp liên tiếp được đưa ra, với mức cứu trợ đã lên tới hơn 2.000 tỉ USD, nhưng chưa thể ngăn chặn được sự “bốc hơi” của lượng tài sản tài chính (bao gồm cả bất động sản đã tiền tệ hóa) lên tới hơn 30.000 tỉ USD. Toàn thế giới đã chịu “chấn động” của “cơn sóng thần thế kỷ”. Lạm phát, giá hàng hóa, vật tư tăng cao. Giá dầu ngự trị trên “ngai” 149 USD/thùng, và đã từng được tiên đoán có thể vượt 200 USD/thùng. “Co rút” tín dụng và mất thanh khoản dòng vốn toàn cầu. Và rồi, giá dầu tụt xuống ngưỡng 40 USD, chẳng bao lâu sau “cái đỉnh” sắp chạm tới là 150 USD/thùng. DJIA xuống dưới 8.000 sau những phiên “co giật” kỷ lục, cả tăng và giảm, những mức dao động lớn mà chỉ có dịp thấy như thời kỳ sau vụ khủng bố ngày 119-2001. Người ta còn cho rằng, DJIA có thể xuống tới 6.500, một con số đáng sợ. Trung Quốc, quốc gia láng giềng của nước ta, cũng dốc túi trong kế hoạch 600 tỉ USD cứu trợ... Nếu tăng trưởng kinh tế năm 2008 của nước ta diễn ra theo đúng kịch bản 6,5%, thì hy vọng rằng trong năm 2009 chúng ta vẫn tiếp tục là nền kinh tế thu hút nhiều sự quan tâm của cộng đồng kinh doanh và tài chính quốc tế. Tuy vậy, khó khăn về nguồn vốn và tín dụng quốc tế chưa đi qua. Thu hút 19

vốn FDI trong năm tới sẽ gặp nhiều khó khăn. Quy mô vốn cam kết mới khó vượt qua con số kỷ lục của 2008. Ưu tiên đẩy nhanh tiến độ và tăng cường giải ngân các dự án đã có cam kết vốn trong những năm trước là lựa chọn hợp lý so với nỗ lực thu hút thêm các cam kết đầu tư mới. Ngân hàng Thế giới dự báo, dòng vốn tư nhân chảy sang các nước đang phát triển sẽ giảm mạnh từ 1.000 tỉ USD (năm 2007) xuống còn 530 tỉ USD trong năm 2009. Bên cạnh đó, giá các tài sản tài chính tại Việt Nam đang ở mức rất thấp. Có thể coi đây là thời điểm thuận lợi cho khoản 10 tỉ USD - đang nằm tại các quỹ đầu tư, giải ngân vào Việt Nam. Lượng vốn FPI này gần tương đương với vốn FDI đã thực hiện trong năm 2008. Ưu thế của dòng vốn này là có khả năng nhân lên trong thời gian ngắn và tiếp tục vận động trong nền kinh tế Việt Nam cho tới hết thời gian hoạt động của quỹ, thường từ 7 đến 10 năm. Khả năng xuất hiện tình trạng rút vốn hàng loạt (capital flight) như từng xảy với nhiều quốc gia Đông á trong khủng hoảng 1997 hầu như không có với Việt Nam. Lý do căn bản là vì thị trường chứng khoán Việt Nam đã qua rất lâu thời kỳ đỉnh cao. Muốn khai thác hiệu quả dòng vốn FPI, cùng với hỗ trợ chính sách từ Chính phủ, tự thân các doanh nghiệp cần làm tốt công tác truyền thông tài chính, đẩy mạnh và phát triển thương hiệu. Tỷ lệ thất nghiệp tăng cao sẽ trở thành vấn nạn của năm 2009, kéo theo hiệu ứng là các tệ nạn tiêu cực xã hội. Ước tính đến hết năm 2008, số người mất việc tại Mỹ lên tới nửa triệu, bao gồm cả nhóm lao động có kỹ năng và trình độ chuyên môn cao trong các lĩnh vực tài chính, ngân hàng và quản trị. Tại các quốc gia đang phát triển, áp lực việc làm tiếp tục gia tăng khi tăng trưởng kinh tế không theo kịp đà phát triển của lực lượng lao động. Việt Nam cũng không nằm ngoài nguy cơ này, hiện đã có những doanh nghiệp tại Hà Nội, Đồng Nai và một số tỉnh khác phải cắt giảm nhân lực để duy trì SX. Tạo đủ công ăn việc làm cho người lao động là một thách thức của nền kinh tế Việt Nam trong năm 2009. Khu vực doanh nghiệp, đặc biệt khối tư nhân, còn gặp nhiều khó khăn trong tiếp cận nguồn vốn tín dụng. Thu hẹp quy mô và giãn sản xuất, đồng nghĩa với việc cắt giảm nhân công hoặc sử dụng không hết thời gian làm việc, là những giải pháp phổ biến tại nhiều đơn vị sản xuất thời gian qua. Ngay trong khu vực vốn tạo nên cơn sốt nhân lực trong năm 2006 - 2007 là các ngành tài chính, ngân hàng và chứng khoán, cũng hình thành xu thế cắt giảm mạnh. Giá cổ phiếu xuống thấp cộng với quy mô giao dịch giảm mạnh đẩy không ít công ty chứng khoán lâm vào cảnh thua lỗ và hoạt động cầm chừng. Đơn cử như Chứng khoán Bảo Việt, công ty thuộc nhóm dẫn đầu của ngành có lịch sử hoạt động gắn bó với thị 20

trường chứng khoán Việt Nam từ những ngày đầu tiên, sau 9 tháng đầu năm 2008 đã công bố khoản lỗ trên 300 tỉ đồng. Tại thời điểm công bố, ngày 2210-2008, Vn-Index đang ở mức 374 điểm. Trong dự báo mới nhất của WB, tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2009 sẽ chỉ ở mức 0,9%, thấp hơn rất nhiều so với con số 2,5% của năm 2008. Đây cũng là mức tăng trưởng thấp nhất kể từ năm 1982, là thời điểm tăng trưởng kinh tế toàn cầu ở mức 0,3%. Tăng trưởng của các Mặt bằng lãi suất đã được điều chỉnh giảm dần suốt 6 tháng cuối năm 2008 nhưng trên thị trường tín dụng, ngân hàng và doanh nghiệp vẫn chưa tìm được tiếng nói chung. Quá trình tự điều chỉnh sẽ dẫn tới điểm chung. Vấn đề của hệ thống ngân hàng là sàng lọc tốt và lựa chọn các dự án thực sự có chất lượng, chỉ cần được tiếp đủ vốn là sẽ đạt tới quy mô sản xuất kinh doanh hiệu quả. Trong thời gian thị trường chứng khoán nước ta tăng trưởng đầy hào hứng kể từ giữa 2006 đến hết 2007, nhiều dự án đầu tư mở rộng hoặc phát triển mới đã được triển khai mà không có các đánh giá đầy đủ và cẩn trọng về mức độ khả thi thương mại, cũng như rủi ro thị trường. Đa phần các ngân hàng hiện nay đều có quy trình tín dụng với nhiều thủ tục nhằm bảo đảm mức độ an toàn cao cho các khoản vay. Tuy nhiên, phần cơ bản nhất là đánh giá tín nhiệm để phân cấp tín dụng, làm căn cứ xác định lãi suất và hạn mức cho từng khách hàng hay nhóm khách hàng vẫn chưa hoàn chỉnh. Do tình trạng suy thoái kinh tế và thất nghiệp còn gia tăng, nhu cầu tiêu dùng trong năm 2009 sẽ giảm mạnh. Ngân hàng Thế giới ước tính mậu dịch thế giới sau khi tăng 6,2% trong năm 2008 sẽ suy giảm còn 2,1% trong năm tới. Từ đó, có thể xác định một năm khó khăn cho xuất khẩu Việt Nam đang ở phía trước. Mặc dù giá nhập khẩu cũng có xu thế giảm, nhưng muốn bảo đảm nhập siêu ở mức an toàn, cần tiếp tục kiểm soát chặt chẽ hoạt động nhập khẩu và cổ vũ thực hành tiết kiệm trong tiêu dùng và đầu tư. 2 - Gợi mở chính sách và những vấn đề cần quan tâm Thực tế ứng phó với một năm khủng hoảng kinh tế của thế giới và Việt Nam khẳng định vai trò can thiệp và điều tiết kinh tế của các chính phủ là không thể thiếu. Mặt khác, sức mạnh của thị trường với các lực lượng tài phiệt công nghiệp, tài chính cũng không thể xem nhẹ. Khi giải quyết hậu quả của khủng hoảng, các chính phủ luôn bị ràng buộc bởi hạn chế ngân sách, bởi phần cơ bản nhất trong nguồn thu của chính phủ là thuế. Phần đáp ứng bội chi là các khoản vay nợ (phổ biến là thông qua phát hành trái phiếu) từ thị

21

trường. Khả năng bù đắp, do vậy, phụ thuộc vào mức độ sẵn sàng của hệ thống tài chính tư nhân. Tính thời điểm và liều lượng can thiệp của nhà nước càng trở nên quan trọng hơn. Diễn biến kinh tế, tài chính của năm 2008 thể hiện rõ ảnh hưởng có tính chất quyết định của van tín dụng tiền tệ thông qua công cụ lãi suất tới trạng thái hoạt động của nền kinh tế, cho dù đó là Mỹ, các quốc gia châu Âu, hay Việt Nam. Các thông tin điều chỉnh mức lãi suất luôn có tác động tức thì tới thị trường. Chỉ bằng một động tác siết van tín dụng, nền kinh tế có thể chuyển từ trạng thái tăng trưởng và mở rộng ĐT sang cảnh ngưng trệ và đình đốn. Tín dụng là đồng xu có hai mặt. ở một mặt, tín dụng là một phần của chu kỳ sản xuất. Việc mở rộng tín dụng sẽ khuyến khích đầu tư và cả chi tiêu của xã hội. Tổng cầu trong nền kinh tế tăng lên. Nền kinh tế có mức tăng trưởng tích cực và đời sống được cải thiện. ở mặt kia, nới lỏng tín dụng là khởi nguồn của sự hình thành bong bóng đầu cơ. Chính cựu Chủ tịch FED, Âylan Grin Spen đã thừa nhận, việc duy trì mức lãi suất thấp trong một thời gian dài là sai lầm và hậu quả tàn phá của sóng thần thế kỷ là vượt quá mọi sự tưởng tượng. Trong thời kỳ biến động kinh tế, sự chỉ đạo quyết liệt từ cấp lãnh đạo cao nhất, phối hợp đồng bộ giữa các bộ, ngành chức năng và sự hỗ trợ tích cực của hệ thống truyền thông là những nhân tố then chốt để bình ổn thị trường. Truyền thông tốt phải bảo đảm một số yếu tố như: thông tin chất lượng; phương pháp truyền dẫn tốt; tiếp thu thông tin có định hướng hợp lý của xã hội và thị trường. Muốn vậy, công tác dự báo và nghiên cứu khoa học ứng dụng trong điều hành vĩ mô phải làm tốt. Ngay cả khi dự báo không hoàn toàn chính xác thì các mô hình điều khiển động học vĩ mô tốt cũng định hướng được lời giải hiệu quả vào những tình huống biến cố. Khẩn trương xây dựng và phát triển một học thuyết kinh tế của Việt Nam, cho Việt Nam, vì Việt Nam, giúp định hướng điều hành rõ nét, và chủ động hơn trong ứng phó trước những vận động bất thường của nền kinh tế thế giới và trong nước là việc cấp bách hiện nay. Bảng 1: Tình hình xuất khẩu gạo qua 7 tháng đầu năm 2008 Tháng

Quy mô

1

(1.000 tấn) 131

Xuất khẩu gạo Việt Nam (USD/tấn) 389

Giá bình quân thế giới (USD/tấn) 376

22

2 3 4 5 6 7

328 558 657 560 210 350

424 457 565 793 1.005 971

465 594 907 941 805 706

Nguồn: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bảng 2: Tương quan chặt chẽ giữa các chỉ số chứng khoán Ngày 30/9/2008 10/10/2008 16/10/2008 23/10/2008 6/11/2008 11/11/2008

DJAI -777,68 -6,98% -128 -1,49% -733,08 -7,87% -514 -5,70% -443,48 -4,85% -176,58 -1,99%

Nikkei 225 -483,75 -4,12% -881,06 -9,62% -1089,02 -11,41% -213,71 -2,46% -622,1 -6,53% -272,13 -3%

Vn-Index -22,30 -4,66% -18,58 -4,68% -12,54 -3,16% -14,48 -3,86% -13,54 -3,57% -9,38 -2,67%

Ghi chú(5) (1) (2) (3) (4) (5) (6)

(1) Nhập siêu năm 2006 là 5.064,9 triệu USD, năm 2007 là 12.443 triệu USD (2) CPI năm 2007 là 12,6%, năm 1995 là 12,7% (3) Vương Quân Hoàng và Nguyễn Hồng Sơn: “Về mối quan hệ liên thông giữa các thị trường chứng khoán, bất động sản và tiền tệ”, Tạp chí Cộng sản, số 785 (tháng 4-2008), tr 56 (4) Quyết định số 03/2008/QĐ-NHNN (5) (1)- Ngân sách cứu trợ 700 tỉ USD của Hoa Kỳ không được thông qua; (2)- Chứng khoán phố Wall giảm 8 ngày liên tiếp; (3)- Thủ tướng Nhật Bản cho rằng cứu trợ 700 tỉ USD là chưa đủ; (4)- Kết quả kinh doanh kém của quý III năm 2008; (5)- Thất nghiệp ở Hoa Kỳ tăng mạnh; (6)- Nỗi lo suy thoái kinh tế lan rộng toàn cầu --------------------------------------------------------------------------

Kinh tế Việt Nam có vượt qua cơn bão tài chính Mỹ? 6/10/08 Khủng hoảng tài chính Mỹ bắt nguồn từ việc các ngân hàng nước này quá dễ dãi, tùy tiện khi cho khách hàng vay tiền để mua bất động sản qua các hợp 23

đồng cho vay không đạt tiêu chuẩn. Nguyên nhân cuộc khủng hoảng Có thể nói một cách đơn giản là từ lâu nay đa số người Mỹ vay tiền từ các ngân hàng để mua nhà, với thời hạn hợp đồng từ 10 năm đến 30 năm. Đó là việc bình thường. Nhưng trong 10 năm trở lại đây thị trường nhà đất phát triển mạnh, các ngân hàng và các tổ chức cho vay ào ạt tiếp thị tạo ra những hợp đồng cho vay không đạt tiêu chuẩn và khuyến khích cả những người không đủ khả năng tài chính cũng đi vay tiền để mua nhà. Ngoài ra các tổ chức cho vay còn “sáng chế” ra những hợp đồng bắt đầu với lãi xuất rất thấp trong những năm đầu và sau đó điều chỉnh lại theo lãi suất thị trường. Hậu quả là một số lớn hợp đồng cho vay không đòi được nợ. Nguy hại hơn nữa là các tổ chức tài chính phố Wall đã gom góp các hợp đồng cho vay bất động sản này lại làm tài sản bảo đảm, để phát hành trái phiếu ra thị trường tài chính quốc tế. Các loại trái phiếu này được mệnh danh là “Mortgage backed securities – MBS”, một sản phẩm tài chính phái sinh được bảo đảm bằng những hợp đồng cho vay bất động sản có thế chấp. Các tổ chức giám định hệ số tín nhiệm (Credit rating agencies) đánh giá cao loại sản phẩm phái sinh này. Và nó được các ngân hàng, công ty bảo hiểm, quỹ đầu tư, quỹ hưu trí trên toàn thế giới mua mà không biết rằng các hợp đồng cho vay bất động sản dùng để bảo đảm là không đủ tiêu chuẩn. Trong vài năm trở lại đây thị trường bất động sản liên tiếp hạ nhiệt, người đi vay đã không có khả năng trả được nợ lại cũng rất khó bán bất động sản để trả nợ, và kể cả bán được thì giá trị của bất động sản cũng đã giảm thấp tới mức không đủ để thanh toán các khoản còn vay nợ. Hậu quả là một số lớn hợp đồng cho vay bất động sản dùng để bảo đảm cho các trái phiếu MBS là nợ khó đòi, các trái phiếu MBS mất giá trên thị trường thứ cấp, thậm chí không còn mua bán được trên thị trường, khiến cho các ngân hàng, các nhà đầu tư nắm giữ những trái phiếu này không những bị lỗ nặng và mất cả khả năng thanh toán. Theo ước tính của nhiều chuyên gia trong 22.000 tỷ USD giá trị bất động sản tại Mỹ thì có tới hơn 12.000 tỷ USD là tiền đi vay, trong đó khoảng 4.000 tỷ USD là nợ xấu. Các nước khác cũng bắt chước Hoa Kỳ và bán ra 24

loại trái phiếu phái sinh MBS này trong thị trường tài chính của họ. Vì vậy trên toàn thế giới tổng số nợ bất động sản khó đòi và tổng số MBS bị “nhiễm độc” chưa thể tính hết được. Bear Stern, Indy Mac, Fannie Mae, Freddie Mac, Lehman Brothers, Meryll Lynch, Washington Mutual, Vachovia, Morgan Stanley, Goldman Sachs v.v. (Mỹ), New Century Financial, Northern Rock, HBOS, Bradford & Bringley (Anh quốc), Dexia (Pháp-Bỉ-Luxembourg), Fortis, Hypo (Đức-Bỉ), Glitner (Iceland) hoặc bị lung lay hoặc bị ngã gục. Cơn chấn động tài chính ở Hoa Kỳ chắc chắn sẽ khiến nhiều thị trường tài chính, nhiều ngân hàng trên khắp thế giới bị rung động theo, bởi hàng loạt ngân hàng lớn trên thế giới đã đầu tư mua loại trái phiếu MBS này. Trầm trọng hơn nữa là những “hợp đồng bảo lãnh nợ khó đòi”, tiếng Mỹ gọi là “Credit Default Swap – CDS”. Các hợp đồng này do các tổ chức tài chính và các công ty bảo hiểm quốc tế bán ra, theo đó bên mua CDS được bên bán bảo đảm sẽ hoàn trả đầy đủ số nợ cho vay nếu bên vay không trả được nợ. Bên Mỹ tổng số CDS ước tính khoảng 35 nghìn tỷ USD, và toàn thế giới khoảng 54.600 tỷ USD (theo ước tính của Hiệp hội “International Swap and Derivatives Association”). Tập đoàn tài chính và bảo hiểm hàng đầu thế giới AIG bị đổ vỡ, một phần là do đầu tư vào MBS và phần lớn là do các hợp đồng CDS này. Rồi đây, nếu thị trường tài chính Mỹ không được giải cứu kịp thời, và thị trường tài chính thế giới bị đóng băng, các hợp đồng CDS sẽ tàn phá các ngân hàng và các định chế tài chính khác đến mức khủng khiếp chưa thể lường hết được. Tác động của cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ sẽ lan rộng ra trên khắp các thị trường tài chính phát triển vì những lí do đã nói trên. Hàng loạt các ngân hàng lớn nhỏ sẽ bị sụp đổ, sẽ bị sáp nhập hoặc quốc hữu hóa. Tín dụng toàn cầu sẽ bị co rút lại. Các tập đoàn sản xuất kinh doanh sẽ gặp khó khăn tiếp cận nguồn vốn vay ngắn hạn và dài hạn. Đối với từng khu vực, từng lĩnh vực, tác động sẽ khác nhau vì nó phụ thuộc vào mối quan hệ kinh tế thực tế trong lĩnh vực vay trả nợ, xuất nhập khẩu, đầu tư kỹ thuật, công nghệ, những nước nào hoặc những khu vực nào phụ thuộc hoàn toàn vào Mỹ sẽ chịu ảnh hưởng lớn và bị tác động trực tiếp.

25

Điều này chúng ta thấy không ít ngân hàng lớn tại Anh và Đức đang gánh chịu tác động trực tiếp từ cuộc khủng hoảng tài chính nghiêm trọng này. Còn nước nào mà quan hệ kinh tế chưa chặt chẽ lắm với Mỹ thì tác động cũng chỉ ở mức độ nào đó thôi. Dự đoán trong một vài tháng tới, sự đổ vỡ sẽ lần lượt như kiểu quân bài domino có thể xẩy ra, chưa thể biết được cú gục ngã của Lehman Brothers và một số định chế tài chính khác của Mỹ sẽ còn kéo thêm bao nhiêu ngân hàng, tổ chức tài chính, bảo hiểm đi vào kết cục giống như vậy bởi nguy cơ thiếu thanh khoản. Cơn chấn động tài chính ở Hoa Kỳ chắc chắn sẽ khiến nhiều thị trường tài chính, nhiều ngân hàng trên khắp thế giới bị rung động theo. Có rất nhiều ngân hàng từ châu Á sang châu Âu đều đã cho Lehman Brothers và các ngân hàng Mỹ trên bờ phá sản vay những số tiền rất lớn. Ngoài ra, có nhiều ngân hàng quốc tế đã bị “nhiễm độc” với trái phiếu MBS và các hợp đồng CDS. --------------------------------------------------

Việt Nam có tránh được cơn bão khủng hoảng tài chính? Tác động trực tiếp đối với nền kinh tế Việt Nam thì không lớn, vì chưa có định chế tài chính nào của Việt Nam đầu tư vào trái phiếu MBS và các hợp đồng cho vay cầm cố như Mỹ. Nói là không tác động lớn và không trực tiếp thôi, nhưng khủng hoảng tài chính ở Mỹ hiện nay cũng có những tác động nhất định đến thị trường tài chính - tiền tệ Việt Nam, vì kinh tế Mỹ là nền kinh tế lớn chiếm 30% tổng sản lượng, chu chuyển vốn thị trường thế giới. Trong điều kiện hiện nay, tất cả các quốc gia đều đã hội nhập nên “nhất cử, nhất động” của một nền kinh tế nào đó cũng có ảnh hưởng nhất định đối với thế giới, chưa nói tới một nền kinh tế lớn như Mỹ. Nhưng tác động gián tiếp lại khá mạnh. Trước mắt có những vấn đề, ví dụ lãi suất cho vay liên ngân hàng quốc tế - LIBOR và SIBOR - đang tăng. Nó có thể ảnh hưởng tới nợ ngắn hạn của Việt Nam tại các ngân hàng thương mại và doanh nghiệp.

26

Mặc dù số nợ này không lớn, chỉ khoảng hai tỷ USD, nhưng người ta buộc phải tái cấu trúc kỳ hạn và lãi suất, và như thế có thể ảnh hưởng tình hình tài chính của một số ngân hàng và doanh nghiệp. Khủng hoảng ở Mỹ có thể làm cho người dân dự đoán USD sẽ xuống giá và họ có thể rút USD khỏi ngân hàng, hoặc bán USD mua tiền Việt gửi vào. Nó có thể làm cấu trúc tài sản của các ngân hàng rơi vào thế bất lợi. Trong lĩnh vực thương mại, một khi mà người tiêu dùng Mỹ thắt chặt hầu bao thì nhiều nền kinh tế dựa chủ yếu vào nguồn lợi từ xuất khẩu chắc chắn sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Với Việt Nam cũng vậy, hiện nay 60% GDP của chúng ta là để phục vụ cho xuất khẩu, mà Mỹ là thị trường nhập khẩu quan trọng các mặt hàng dệt may, da giày, thuỷ sản của Việt Nam. Khủng hoảng tài chính của Mỹ có thể làm cho xuất khẩu của Việt Nam vào Mỹ giảm mạnh vì hai lý do (1) Là hàng xuất khẩu của Việt Nam một phần lớn vẫn là các loại hàng thô, trong khi giá các nguyên liệu thô trên thị trường thế giới đang giảm, kể cả khi không có khủng hoảng ở Mỹ, và (2) là sự eo hẹp của thị trường tài chính dẫn đến eo hẹp thị trường nhập khẩu hàng hóa, nhu cầu về hàng xuất khẩu của Việt Nam giảm đi. Không riêng gì Việt Nam mà nhiều quốc gia ở châu Á còn phải chịu những tác động sâu xa hơn từ việc thị trường xuất khẩu lớn nhất bị suy thoái. Mỹ là một nền kinh tế 70% tiêu dùng. Một khi mà người tiêu dùng Mỹ thắt chặt hầu bao, không còn vung tiền chi tiêu mua sắm ôtô, tivi, tủ lạnh, thực phẩm... thì các nền kinh tế dựa chủ yếu vào nguồn lợi từ xuất khẩu chắc chắn sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Giá bất động sản ở Việt Nam cũng có thể xuống thấp hơn nữa. Mà bất động sản xuống thì tài sản ngân hàng cũng xuống theo và nợ xấu có thể tăng lên. Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước thì dư nợ cho vay bất động sản tính đến cuối tháng 9/2008 là 115.500 tỷ VND, chiếm 9,15% tổng dư nợ toàn hệ thống. Bao nhiêu là nợ đã quá hạn hoặc khó đòi thì không có báo cáo. Kết quả tài chính của nhiều ngân hàng thương mại có thể không được như mong muốn vào cuối năm nay. Đấy là những tác động ngắn hạn. Vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam có thể chững lại, thậm chí vốn đã cam 27

kết sẽ thực hiện trễ hơn bởi khoảng 80% vốn đầu tư vào Việt Nam là đi vay. Khi không đi vay được thì nhà đầu tư sẽ khó giải ngân vào Việt Nam. Vốn cam kết thì lớn, nhưng vốn thực hiện có thể thấp, tình hình giải ngân những tháng cuối năm sẽ gặp khó khăn. Thị trường chứng khoán Việt Nam chưa gia nhập vào hệ thống thị trường chứng khoán thế giới nên ảnh hưởng tương đối nhỏ. Lo ngại là phần lớn nhà đầu tư nước ngoài sẽ rút vốn về khi nguồn vốn của họ bị co lại. Khi đó, một lượng không nhỏ USD sẽ ra khỏi Việt Nam. Dù vốn của các nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam không nhiều, chỉ khoảng 20% tổng vốn, nhưng nếu họ rút ồ ạt thì sẽ ảnh hưởng ngay đến thị trường chứng khoán Việt Nam. Nếu các nhà đầu tư nước ngoài bắt đầu bán ra thì các cơ quan chức năng của chúng ta nên nghiên cứu vấn đề này. Do vậy, thời gian tới Ủy ban Chứng khoán, Ngân hàng Nhà nước và Bộ Tài chính cần phải họp bàn xem các tổ chức nào sẽ có khả năng rút vốn ở thị trường Việt Nam và cần dự báo các tổ chức đó bán cổ phần, cổ phiếu của Việt Nam đến mức nào, ảnh hưởng ra sao đến dự trữ ngoại hối; cũng cần phải cảnh báo với thị trường và các nhà đầu tư trong nước để tránh hoảng loạn trên thị trường. Khu vực ngân hàng của Việt Nam sẽ gặp nhiều khó khăn, nhưng không phải quá lớn. Những ngân hàng nhỏ với vốn điều lệ dưới mức tối thiểu quy định 1.000 tỷ đồng có thể sẽ phải sáp nhập với các ngân hàng lớn, nhưng sự đổ bể của hệ thống tài chính Việt Nam khó có khả năng xẩy ra. Nhưng lợi nhuận của nhiều ngân hàng có thể giảm, thậm chí một số có thể lỗ. Đến cuối năm nợ xấu có thể tăng lên và lúc bấy giờ Chính phủ có thể buộc phải có giải pháp để xử lý các khoản nợ xấu.

--------------------------------------------------------Thấy gì từ những con số thống kê năm 2008? 2/1/09 Tăng trưởng GDP, đầu tư từ ngân sách, chỉ số giá tiêu dùng, thất nghiệp thành thị... đã có những bước “thụt lùi”, nếu nhìn trên những con số thống kê kinh tế xã hội năm 2008, được Tổng cục Thống kê công bố vào ngày cuối cùng của năm. 28

Báo giới cũng đã đặt nhiều câu hỏi về các con số này. Chưa thể “liệt” vào nước có thu nhập trung bình Với mức tăng trưởng GDP như năm nay, nhiều thông tin cho rằng Việt Nam đã trở thành nước có thu nhập bình quân đầu người trung bình, tức là trên 1.000 USD/người/năm? Nếu lấy con số GDP theo giá thực tế của năm 2008 là hơn 1.487 nghìn tỷ đồng, chia cho dân số là 86,16 triệu người thì GDP bình quân đầu người của Việt Nam là cỡ khoảng trên 17 triệu đồng/năm. Sau đó chia cho tỷ giá là 16.700 đồng/USD thì GDP bình quân đầu người một năm của Việt Nam vào khoảng 1.024 USD. Con số này của năm 2007 thì vào khoảng 833 USD/người/năm. Cũng chưa thể đáng vui mừng, bởi vì chỉ số giá bình quân 12 tháng năm ngoái tăng 8,3% thì năm nay tăng tới gần 23%. Đó là đồng tiền Việt Nam, còn đồng USD cũng mất giá nữa. Cho nên không thể khẳng định rằng chúng ta đạt được GDP bình quân đầu người 1.024 USD mà đã vượt qua ngưỡng nước nghèo. Chúng tôi thử tính theo chỉ số giá và tỷ giá USD của năm 2007 thì con số này chỉ vào khoảng trên 900 USD/người/năm thôi. Thất nghiệp trong độ tuổi lao động tại thành thị, theo số liệu báo cáo, là 4,65%. Tính toán con số này trên cơ sở nào? Theo chúng tôi tính toán, dân số khu vực thành thị năm 2008 là 24 triệu người, trong đó tổng số lao động trong độ tuổi khu vực thành thị là khoảng 11.372.000 người. Tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi đang hoạt động kinh tế của khu vực thành thị năm nay ước tính đạt 4,65%, tức là đã trừ những trường hợp người làm nội trợ, đang đi học, hay mất khả năng lao động, là những đối tượng không tham gia vào các hoạt động kinh tế và không thuộc diện thất nghiệp. Ngành thống kê mới hoàn thành báo cáo kết quả điều tra cơ sở kinh tế, hành 29

chính, sự nghiệp. Có số liệu nào cho biết số doanh nghiệp phải đóng cửa hoặc tạm dừng hoạt động không? Chúng tôi có điều tra hơn 4 triệu cơ sở. Đây là cuộc tổng điều tra rất lớn, vì vậy không thể đi sâu từng chi tiết liên quan đến doanh nghiệp được. Có thể sẽ phải điều tra trong một module khác hay điều tra theo mẫu diện nhỏ hơn. Hiệu quả đầu tư trong tăng trưởng GDP còn hạn chế Tỷ lệ vốn đầu tư so với GDP thì năm nay cũng thấp hơn năm ngoái chút ít, nhưng tăng trưởng thì năm 2007 đạt 8,48%, còn năm nay chỉ có 6,23%. Như thế có thể cho là nguồn vốn đầu tư không có hiệu quả đối với kích thích tăng trưởng? Tỷ lệ vốn đầu tư so với GDP của năm 2007 là 45,6%, năm nay là 43,1%. Trong phân tích của chúng tôi thì giai đoạn 2001-2005 đóng góp vào tăng trưởng GDP đứng thứ nhất là xuất khẩu, thứ hai là tiêu thụ cuối cùng, thứ ba mới là từ tích lũy. Nhưng đến giai đoạn 2006-2008 đóng góp vào tăng trưởng thì tích lũy lại đứng đầu tiên, sau đó mới đến tiêu dùng cuối cùng và xuất khẩu. Thứ hai, GDP có chỉ số giá của nó, vốn đầu tư cũng vậy. Năm nay, chỉ số giá tính GDP theo chúng tôi tính toán là 21,7%, thấp hơn CPI là 23% (bình quân năm - PV), chỉ số giá đầu tư khoảng độ 13,5%. Vì vậy, khi tính theo giá thực tế thì giữa vốn đầu tư so với GDP có độ vênh với nhau. Còn con số vốn đầu tư tăng 22,2% so với năm 2007 là tính theo giá thực tế. Nếu loại trừ yếu tố tăng giá thì con số này chỉ còn tăng khoảng 7,67%, ứng với con số tăng GDP là 6,23%. Có thể cho rằng không phải chúng ta có tốc độ tăng vốn đầu tư cao quá mà không mang lại hiệu quả tăng trưởng cho nền kinh tế. Nhưng trong điều kiện Chính phủ chủ trương thắt chặt tiền tệ, vốn đầu tư như vậy là vẫn tăng... Nếu loại trừ yếu tố giá, năm nay vốn đầu tư năm nay chỉ tăng 7,67%, so với mức tăng của năm ngoái là 25,6%.

30

Năm nay, vốn đầu tư khu vực Nhà nước đã giảm 11,4%, vốn đầu tư của khu vực ngoài nhà nước tăng 42,7%, đặc biệt là khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng rất khá, tới 46,9% so với năm 2007. Tôi chỉ lấy con số USD thôi thì khu vực có vốn đầu tư nước ngoài năm nay đã đóng góp vào đầu tư tới 11,5 tỷ USD, cao hơn nhiều so với khoảng 8 tỷ USD của năm 2007. Điều này thể hiện rất rõ hiệu quả của chính sách thắt chặt đầu tư công của Chính phủ. Do khu vực kinh tế ngoài nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng mạnh đã “kéo” tổng đầu tư toàn xã hội tăng lên. CPI giảm, nhưng không phải giảm phát Nhiều ý kiến cho rằng nền kinh tế đang có dấu hiệu đi vào suy giảm. Đối với quan điểm này, chúng ta nên nhìn nhận như thế nào? Khái niệm giảm phát phải hiểu là khi nền kinh tế đang phát triển ổn định, giá cả đang ổn định mà cung vượt cầu làm giá cả đi xuống thì như thế mới có thể khẳng định được giảm phát. Giảm giá mà ảnh hưởng đến sản xuất thì đó mới là điều đáng lo ngại. Thực tế là 3 tháng cuối năm 2008, chỉ số giá có giảm xuống nhưng giảm đó là từ mức giá tăng rất cao, tăng đột biến bắt đầu từ tháng 9 năm 2007 cho đến hết tháng 9 năm 2008. Những tháng cuối năm 2008, do tác động của giảm giá dầu thô và các mặt hàng khác trên thế giới khiến cho nhiều mặt hàng khác đều giảm giá. Trong nước thì giá lương thực, thực phẩm, gạo, xăng dầu, rồi nhiều mặt hàng khác đều giảm khiến cho mức giá chung giảm xuống. Theo đánh giá của chúng tôi thì đây không phải là trường hợp giảm phát mà là từ mức giá rất cao đã trở về mức giá bình thường. Giá đi xuống là một tín hiệu rất tốt. Tôi xin nói lại là chúng ta không nên lo ngại về quan điểm nền kinh tế có thể đi vào giảm phát. Trong nhiều con số CPI, con số nào được coi là lạm phát? Hiện nay, Tổng cục Thống kê công bố số liệu CPI theo 4 kỳ gốc, phục vụ những mục tiêu nghiên cứu khác nhau. Hàng tháng chúng tôi tính chỉ số giá 31

có so sánh với tháng đó của gốc năm 2005, so với tháng đó của năm trước, so với tháng 12 năm trước và còn một con số nữa là chỉ số bình quân. Chúng đang quen dùng chỉ số giá tháng 12 năm nay so với tháng 12 năm trước là lạm phát. Ví dụ năm 2007 lạm phát là 12,63%, năm nay là 19,89%. Ngoài ra chỉ số giá bình quân 12 tháng của năm nay so với 12 tháng của năm ngoái cũng là một chỉ tiêu rất tốt để đánh giá mức độ lạm phát, tức là lạm phát của cả 12 tháng trong một năm. Trong thống kê tài khoản quốc gia, vì chỉ tiêu GDP là chỉ tiêu của cả một thời kỳ nên chúng tôi lại phải dùng chỉ số CPI bình quân để tính toán. Xin hỏi tăng trưởng tổng phương tiện thanh toán liên quan đến mức lạm phát cao của năm nay như thế nào? Con số cụ thể về tăng tổng phương tiện thanh toán chúng tôi cũng có đầy đủ. Nhưng vì tài liệu này được đóng dấu tối mật nên không thể công bố. Tuy nhiên, tôi có thể nói thế này, nếu như giai đoạn 2001-2005, tổng phương tiện thanh toán so với GDP bằng cỡ khoảng 70%. Năm 2000 thì CPI tăng âm. Điều đó có nghĩa là tiền - hàng chưa cân đối, hay không đủ tiền mà mua hàng. Nhưng giai đoạn 2006-2008, con số M2 tăng so với GDP đã vượt qua 100%, tôi không muốn nói cụ thể là bao nhiêu. Có nghĩa là tiếp tục mất cân đối tiền - hàng, nhưng tiền nhiều hơn hàng. Tôi cho rằng đây là một nguyên nhân cơ bản trong số nhiều nguyên nhân dẫn tới lạm phát tăng cao. Từ 2001 đến 2006, tốc độ tăng tổng phương tiện thanh toán luôn cao hơn gấp đôi so với tăng trưởng GDP theo giá thực tế. Đặc biệt là năm 2007. Tốc độ tăng trưởng GDP theo giá thực tế là trên 17% nhưng tốc độ tăng tổng phương tiện thanh toán tăng gần 50%. Nhưng đáng mừng là năm 2008, tốc độ tăng tổng phương tiện thanh toán chỉ trên 16%, trong đó GDP theo giá thực tế tăng tới 29%. Đây có thể coi là thành công trong kiềm chế lạm phát của năm nay.

32

* Lượng tiền M2 (còn gọi là tiền rộng) gồm: tiền do ngân hàng quốc gia tạo nên (bao gồm các khoản tiền gửi không kỳ hạn của các ngân hàng tại ngân hàng quốc gia và tiền giấy cũng như tiền kim loại trong lưu hành), tiền có thể sử dụng làm phương tiện thanh toán và các khoản tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn dưới 4 năm. ----------------------------------------------------------

Việt Nam mất 51 năm mới theo kịp Indonesia 16/12/08 Tính toán mới đây của WB cho thấy Việt Nam sẽ phải mất hàng chục năm, thậm chí là cả trăm năm mới có thể đuổi kịp các nước láng giềng. Báo cáo phát triển Việt Nam 2009 của Ngân hàng Thế giới (WB) công bố đầu tháng này đưa ra những thống kê gây sốc cho những ai đang kỳ vọng lớn vào “con hổ Việt Nam”. Theo đó, Việt Nam có thể mất tới 51 năm mới đuổi kịp Indonesia và thậm chí 158 năm nữa mới bằng được Singapore về thu nhập trên đầu người. Mặc dù đã mào đầu rằng công việc dự báo xu hướng tăng trưởng lâu dài là một nhiệm vụ vô cùng khó khăn ngay cả với các nhà kinh tế giỏi, nhưng WB cũng đưa ra những căn cứ rõ ràng để chứng minh cho phán đoán của mình. Theo số liệu của WB, năm 2007, thu nhập trên đầu người của Việt Nam là 836 đôla, Indonesia là 1.918, Thái Lan là 3.850 và Singapore là 35.163. Trong giai đoạn 2001-2007, tốc độ tăng trưởng thu nhập trên đầu người (tính theo giá cố định, tức là sau khi đã trừ đi yếu tố lạm phát) tuơng ứng là 6,5%, 4,8%, 4,8% và 4,0% một năm. Với tốc độ này, Việt Nam sẽ cần 51 năm để thu nhập bình quân của người dân theo kịp Indonesia, 95 năm để theo kịp Thái Lan, 158 năm đối với Singapore. WB còn đưa ra một cách tính toán nữa là tính bằng đồng đôla. Theo đó, tốc độ tăng trưởng thu nhập trên đầu người tính bằng đôla của các nước Việt Nam, Indonesia, Thái Lan và Singapore tương ứng là 12,5%, 6,4%, 4,9% và 6,0%. Nếu sử dụng các con số này thì thời gian để Việt Nam theo kịp các nước trên sẽ là 15 năm với Indonesia, 22 năm bằng Thái Lan và 63 năm thì ngang với Singapore. Tuy nhiên, những con số tính bằng đồng đôla dễ bị ảnh hưởng bởi những biến động ngắn hạn của tỷ giá hối đoái.

33

Nếu tính bằng đồng đôla, GDP trên đầu người của Việt Nam hầu như chắc chắn sẽ vượt qua mốc 1.000 đôla trong năm 2008, về đích sớm hơn 2 năm so với mục tiêu đề ra trong Kế hoạch Phát triển Kinh tế Xã hội 2006-2010. Tuy nhiên, GDP đầu người đáng mừng như trên không có gì ngạc nhiên trong thời điểm đồng đôla bị mất giá. Trong thập niên vừa qua, đặc biệt là sau khi đẩy nhanh cải cách kinh tế sau Đại hội Đảng IX năm 2001, Việt Nam đã đạt tỷ lệ tăng trưởng kinh tế rất cao. GDP trên đầu người của Việt Nam tính theo giá cố định đã tăng trung bình 6,5% một năm. Việt Nam xếp thứ 24 trên 139 quốc gia về tăng trưởng GDP trên đầu người tính theo giá cố định (xếp hạng này không tính đến các quốc gia và vùng lãnh thổ có GDP dưới 2 tỷ đôla trong năm 2007). Dù tính theo cách nào thì thực tế vẫn cho thấy rằng Việt Nam đang tăng trưởng rất nhanh. Sự tăng trưởng nhanh chóng này là một trong những động lực chính dẫn đến giảm nghèo, một lĩnh vực mà Việt Nam đat được nhiều thành tựu có ý nghĩa. Tăng trưởng kinh tế nhanh một phần được duy trì nhờ vào tích lũy vốn lớn. Tính đến năm 2007, mỗi năm Việt Nam đã đầu tư đến 521,7 nghìn tỷ đồng, gần gấp ba lần so với năm 2001, khi các cải cách kinh tế bắt đầu tăng tốc. Chỉ một phẩn con số gia tăng này do giá cả tư liệu sản xuất cao hơn. Việt Nam đang là một trong những nước có tỷ lệ đầu tư cao nhất trên thế giới. Tính theo tích lũy vốn gộp thì trong năm 2007 chỉ có trên 12 trên 139 quốc gia là có tỷ suất cao hơn so với Việt Nam. Với những yếu tố đáng lạc quan như vậy, WB không quên cảnh báo vấn đề hiệu quả đầu tư của khối lượng nguồn lực này: Số vốn tăng thêm có được phân bổ cho đúng ngành, đúng hoạt động và đúng dự án hay không. ----------------------------------------------------------

3 điểm chính của chính sách kinh tế 2009 24/11/08 Năm 2009 vẫn đặt ra không ít thách thức đối với Việt Nam. Do đó, Chính phủ sẽ tiếp tục theo đuổi mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và thực hiện an sinh xã hội. Đồng thời, một quyết tâm mới cũng được đặt ra là chủ động ngăn chặn suy giảm của nền kinh tế và duy trì tăng trưởng hợp lý khoảng 6,5%. 34

Đây là những mục tiêu lớn cho năm 2009 được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định tại hội nghị triển khai nhiệm vụ kinh tế - xã hội năm 2009 do Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức cuối tuần qua tại Hà Nội. Trong đó, Thủ tướng đặc biệt nhấn mạnh vào 3 giải pháp sẽ được triển khai để thực hiện những mục tiêu đề ra: chính sách tiền tệ, kích cầu đầu tư và an sinh xã hội. Chính sách tiền tệ Theo người đứng đầu Chính phủ, nhiệm vụ của Việt Nam trong năm 2009 vẫn là kiềm chế lạm phát. Mặc dù tình trạng lạm phát đã bước đầu được khống chế nhưng không thể chủ quan vì những nguyên nhân cơ bản gây lạm phát như cơ cấu kinh tế, cơ cấu đầu tư, chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ cần thời gian hoàn thiện. Các giải pháp chính nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, ngăn chặn nguy cơ suy giảm nhưng vẫn đảm bảo kiềm chế lạm phát gồm: áp dụng chính sách tài khóa tiền tệ phù hợp, khuyến khích mạnh đầu tư phát triển cùng xuất khẩu và đảm bảo an sinh xã hội. Thủ tướng nhấn mạnh Việt Nam sẽ áp dụng chính sách tiền tệ nới lỏng có kiểm soát, giảm lãi suất để kích thích đầu tư và hiện đã đưa lãi suất về gần với mức lãi suất trước khi xảy ra khủng hoảng tài chính thế giới. Đi liền với đó là tạo điều kiện cho hệ thống ngân hàng hoạt động hiệu quả, tính thanh khoản được bảo đảm. Không để hệ thống ngân hàng (quốc doanh và cổ phần) mất ổn định. Các định chế tài chính, chứng khoán ở Việt Nam chưa phát triển nên nguồn vốn huy động cho nền kinh tế chủ yếu từ ngân hàng. Do đó Nhà nước phải can thiệp không chỉ bằng mệnh lệnh hành chính mà bằng thực lực của nền kinh tế khi các ngân hàng thương mại quốc doanh chiếm 70% thị phần cho vay. Trong bối cảnh các doanh nghiệp tồn kho lớn, chưa xuất khẩu được, các ngân hàng có thể hỗ trợ doanh nghiệp vượt khó khăn bằng khoanh nợ, giãn nợ, thậm chí giảm lãi suất. Thủ tướng dẫn chứng, 5 triệu tấn than đang nằm chờ chưa xuất được chi phí bỏ ra cũng rất lớn vì để có được 1 tấn than phải bóc 8 khối đất tương đương với chi phí khoảng 800 ngàn đồng. Vì vậy, Thủ tướng cho rằng: "Các ngân hàng quốc doanh phải làm nòng cốt trong việc giải cứu cho các doanh nghiệp. Bởi vì doanh nghiệp đổ thì ngân hàng cũng chết". 35

Cùng với đó chính sách tài khóa cũng được áp dụng như xem xét miễn giảm thuế cho doanh nghiệp để duy trì sản xuất. Khuyến khích đầu tư và xuất khẩu Thủ tướng nhận định, nền kinh tế Việt Nam đã là một bộ phận không tách rời nền kinh tế thế giới, nên khi bên ngoài có biến động, xuất khẩu của Việt Nam sẽ chịu tác động đầu tiên. "Xuất khẩu trong 2 tháng cuối năm sẽ rất khó khăn, dệt may, thủy sản, đồ gỗ, cao su đều đã giảm cả về số lượng lẫn giá trị". Do đó, Chính phủ yêu cầu tìm mọi cách để hỗ trợ xuất khẩu bao gồm vốn vay, lãi suất, thuế, thủ tục, mở rộng thị trường... Cuối năm nay, nếu Việt Nam ký được EPA với Nhật Bản thì dệt may vào thị trường này từ mức thuế 10% sẽ xuống còn 0%. Hiện Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đang có mặt tại Mỹ để vận động nước này ký hiệp định thuế quan thấp với Việt Nam. Nếu đạt được thoả thuận thì 3.500 mặt hàng Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ sẽ được giảm thuế mạnh. Ví dụ như nước dứa xuất khẩu sang Mỹ đang chịu thuế 15% sẽ xuống chỉ còn 5%. Hiện tại nhu cầu nội địa của chúng ta rất lớn. Vì vậy cần kích thích đầu tư vào hạ tầng, sản xuất. Khuyến khích doanh nghiệp đầu tư theo các hình thức khác nhau. Ví dụ đầu tư vào điện không chỉ theo hình thức BOT mà cả BT. Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư vào các dự án, kể cả bất động sản. Trong lúc giá sắt thép, xi măng... giảm phải tranh thủ đầu tư. "Phải kích cầu đầu tư vào các dự án có hiệu quả, không chỉ bằng ngân sách nhà nước, trái phiếu chính phủ mà bằng cả sự tham gia của các thành phần kinh tế", Thủ tướng nhấn mạnh và lưu ý: "Tất nhiên phải đầu tư vào những dự án có hiệu quả. Nếu vội vã đầu tư tràn lan vào cả những dự án kém hiệu quả sẽ quay trở lại lạm phát". Đảm bảo an sinh xã hội Thủ tướng chỉ thị, những chính sách an sinh xã hội hiện có của Đảng và Nhà nước phải làm cho tốt. Có điều đáng buồn là trong lúc đất nước còn nghèo nhưng khi đưa tiền xuống cho người dân do cách thức tổ chức thực hiện còn kém nên người dân không được hưởng lợi. Vì vậy Thủ tướng yêu cầu khi chính sách đã có các tỉnh thành phải bố trí đủ vốn và triển khai thực hiện cho 36

đến người thụ hưởng. Chính phủ yêu cầu không để cho dân đói. Thủ tướng cho biết chính phủ đang cố gắng để ngày 1/1/2009 sẽ đưa ra bảo hiểm thất nghiệp. Song song đó, để hỗ trợ cho 61 huyện nghèo với 2,4 triệu dân tương đương 480 ngàn hộ đang sử dụng 6,3 triệu ha đất trong đó có 4,2 triệu ha đất rừng, không có cách nào khác là đi lên bằng đất đai. Vì vậy Chính phủ vừa thông qua chính sách hỗ trợ nghề rừng, sau đó trồng trọt chăn nuôi cho người dân. Thủ tướng yêu cầu các doanh nghiệp nhà nước, các tổng công ty và một số doanh nghiệp tư nhân chung tay giúp người dân. Riêng với trường hợp doanh nghiệp vừa và nhỏ, Thủ tướng cũng lưu ý ngoài việc hỗ trợ lãi suất ngân hàng, thuế, một điểm mới là bảo lãnh cho doanh nghiệp vừa và nhỏ đầu tư xuất khẩu. Theo đó, Ngân hàng phát triển, nơi làm chính sách, có nhiệm vụ bảo lãnh cho doanh nghiệp nhỏ và vừa xuất khẩu. Thủ tướng nói: nguồn vốn đang khó khăn không thể lập quỹ nào khác mà phải giao cho Ngân hàng phát triển (VDB) thực hiện.

Bảo đảm an ninh kinh tế trong giai đoạn khủng hoảng tài chính toàn cầu 24/1/2009 Cơn bão tài chính toàn cầu năm 2008 đã “quét” qua nhiều quốc gia và châu lục, không những làm sụp đổ nhiều tổ chức tài chính lớn, nhỏ với hàng trăm năm tuổi, mà còn kéo theo quy mô phá sản cấp quốc gia (Iceland). Song cơn bão này chưa hề có dấu hiệu suy giảm, và không ai biết nó còn kéo dài bao lâu, không ai có thể lường hết được sức công phá của nó. Nhanh chóng thực thi một số biện pháp nhằm bảo đảm an ninh kinh tế trong giai đoạn này là việc thực sự cấp bách đối với mỗi quốc gia hiện nay. I- Bản chất của khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 1- Diễn biến khủng hoảng tài chính Mười năm sau cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ châu Á, thế giới lại đứng trước một cuộc khủng hoảng tài chính mà mức độ nghiêm trọng và khả năng

37

tàn phá lớn hơn gấp nhiều lần. Xuất phát từ khủng hoảng nợ dưới chuẩn của Mỹ, do những chính sách tín dụng dễ dãi của các ngân hàng và tổ chức đầu tư bất động sản, thông qua mối quan hệ kinh doanh chằng chịt của hệ thống ngân hàng thời đại toàn cầu hoá, cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 đã nhanh chóng lan rộng ra nhiều lĩnh vực và khu vực trên toàn thế giới. Cả thế giới bàng hoàng khi hàng loạt các định chế tài chính lớn lần lượt sụp đổ, tiêu biểu nhất là sự phá sản của Lehman Brothers, ngân hàng mà chỉ một năm trước đó còn được đánh giá là ngân hàng đầu tư bất động sản tốt nhất nước Mỹ. Tiếp đó là các tên tuổi như Bradford and Bingley (Anh), Hypo Real Estate (Đức), Fortis (Bỉ), Dexia (Pháp), Yamamoto Life (Nhật Bản)… Tính tới cuối tháng 11 năm 2008, số ngân hàng thương mại phá sản ở Mỹ đã lên tới 22 (trong đó đứng đầu danh sách những thể chế tài chính xấu số này là Washington Mutual với tổng tài sản 307 tỉ USD), và chưa có dấu hiệu dừng lại. Số ngân hàng nằm trong danh sách “có vấn đề”(1) vẫn tăng không ngừng, đạt tới con số 171 trong quý III/2008, mức cao nhất kể từ năm 1995. Dưới tác động của khủng hoảng tài chính, các hoạt động thương mại, đầu tư, tiêu dùng của mỗi quốc gia đều sụt giảm mạnh, nguy cơ suy thoái kinh tế đang đe dọa. Thậm chí, nhiều nước đang lâm vào tình trạng phá sản cấp quốc gia. Những phản ứng bị động và lúng túng của nhiều quốc gia và tổ chức quốc tế cho thấy sự bất ngờ của thế giới trước cuộc khủng hoảng và tầm ảnh hưởng của nó. Sức tàn phá của “cơn sóng thần” tài chính đến từ Mỹ mạnh đến mức không một quốc gia nào có thể tự mình giải quyết cuộc khủng hoảng, mà đòi hỏi phải có sự chung tay của cộng đồng quốc tế. Khủng hoảng tài chính và cách giải quyết hậu quả đang trở thành chương trình nghị sự hàng đầu trên thế giới hiện nay. 2- Bản chất của cuộc khủng hoảng Qua việc phân tích 3 nguyên nhân, đồng thời cũng là những đặc trưng như sau, có thể thấy được bản chất, sức tàn phá khủng khiếp của cơn bão tài chính tới an ninh kinh tế, chính trị và ổn định xã hội của các quốc gia trên thế giới. Khủng hoảng hàng hoá (giống khủng hoảng 1973-1975). Điểm nổi bật là khủng hoảng năng lượng và lương thực, thực phẩm (đặc biệt giá gạo đã tăng trên 1.000 USD/tấn vào tháng 4/2008 và giá dầu lên 147 USD/thùng vào tháng 7/2008). Việc bùng nổ giá cả diễn ra do nguồn cung hạn chế trong khi 38

nhu cầu tăng cao, dự trữ thấp và đặc biệt là sự gia tăng hoạt động của giới đầu cơ quốc tế. Khủng hoảng hàng hoá đã khiến tình trạng bất ổn xã hội xảy ra ở nhiều quốc gia, đe doạ nghiêm trọng tới an ninh chính trị. Hàng loạt các cuộc biểu tình, bạo động đã diễn ra ở Ai Cập, Bờ Biển Ngà, Ca-mơ-run, Hai-ti, Mô-ri-ta-ni, E-thi-ô-pi-a, Ma-đa-gat-xca, Phi-lip-pin, In-đô-nê-xi-a…, phản đối việc giá lương thực tăng quá nhanh. Nỗi lo về giá lương thực chưa nguôi ngoai thì việc giá năng lượng tăng kỷ lục đã khiến các cuộc biểu tình diễn ra ở khắp nơi trên thế giới, từ Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha cho tới các nước châu Á như Hàn Quốc, Ấn Độ, In-đô-nê-xi-a, Thái Lan... Khủng hoảng cơ cấu (giống khủng hoảng 1929-1933). Đây là hệ quả của việc đầu tư quá nhiều, quá tập trung vào lĩnh vực bất động sản và thị trường chứng khoán, trong khi lĩnh vực nghiên cứu khoa học, phát triển sản xuất không được đầu tư đúng mức. Hậu quả là thị trường chứng khoán, bất động sản và tín dụng ngân hàng “tăng trưởng nóng”, giá trị “ảo” lớn gấp nhiều lần giá trị thật, dẫn đến mất cân đối cơ cấu tài chính, khủng hoảng cơ cấu kinh tế vĩ mô. Điều nguy hiểm ở chỗ, trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay, quy mô hoạt động tài chính ngân hàng đã vượt ra khỏi biên giới quốc gia, các tập đoàn tài chính - ngân hàng hoạt động và phát triển trong sự liên kết và phụ thuộc lẫn nhau trên phạm vi toàn cầu (trước khi phá sản, ngân hàng Lehman Brothers quản lý 639 tỉ USD tài sản, 25.000 nhân viên và có chi nhánh ở hầu hết các nước trên thế giới; AIG-tập đoàn bảo hiểm lớn nhất tại Mỹ có chi nhánh hoạt động trên 130 quốc gia…). Do đó, khi một tập đoàn tài chính sụp đổ hay một ngân hàng tại một quốc gia phát triển phá sản đã ảnh hưởng trực tiếp đến an ninh tài chính của hàng loạt nước khác. Khủng hoảng thể chế quản lý kinh tế - tài chính. Thể chế quản lý kinh tế được áp dụng từ nhiều năm nay tại các nước phát triển, đặc biệt Mỹ và EU, bó hẹp trong phạm vi một nền kinh tế, trong khi các hoạt động tài chính liên thông trên quy mô toàn cầu. Vai trò điều tiết của nhà nước giảm dần trong xu thế toàn cầu hoá và quốc tế hoá, chính phủ không kiểm soát được các hoạt động đầu cơ quốc tế, việc theo đuổi chính sách phát triển kinh tế thị trường với quan điểm tự do tuyệt đối, buông lỏng vai trò quản lý, điều tiết của nhà nước đối với thị trường... là những nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng khủng hoảng. Do đó, khi thị trường phát triển quá nóng, không còn tuân theo quy luật cung – cầu, đã dẫn đến sự rối loạn trong hoạt động của hệ thống tài chính – ngân hàng. Ba đặc trưng trên có mối quan hệ hữu cơ, tác động lẫn nhau rất sâu sắc, làm cho tình hình diễn biến phức tạp và khó lường, làm giảm hiệu quả các biện 39

pháp can thiệp cũng như đẩy nhanh và gia tăng hậu quả cuộc khủng hoảng. Trong đó, khủng hoảng thể chế, nhất là trong lĩnh vực quản lý tài chính ngân hàng là đặc trưng nổi bật và có tính chất nghiêm trọng nhất, chi phối toàn bộ cuộc khủng hoảng tài chính đang diễn ra trên phạm vi toàn cầu. Cuộc khủng hoảng sẽ còn diễn biến phức tạp, hậu quả sẽ còn hết sức nghiêm trọng, kéo dài chưa thể lường hết, đặc biệt là những tác động tới an ninh kinh tế của các quốc gia. II- Những biện pháp nhằm bảo đảm an ninh kinh tế 1- Những vấn đề rút ra từ các biện pháp đối phó khủng hoảng của các quốc gia trên thế giới Trước ảnh hưởng sâu rộng của cuộc khủng hoảng tới hệ thống tài chínhngân hàng và toàn bộ nền kinh tế, đồng loạt các quốc gia, các tổ chức quốc tế đã đề ra nhiều biện pháp khẩn cấp nhằm ngăn chặn sự lan rộng của cuộc khủng hoảng, đồng thời tiến hành một số cải cách trong quản lý, điều hành hệ thống tài chính. Qua theo dõi, bước đầu có thể rút ra một số vấn đề sau: Tất cả các quốc gia đều đang sử dụng các công cụ can thiệp trực tiếp với mức độ khác nhau vào nền kinh tế, đặc biệt là lĩnh vực tài chính - tiền tệ. Kinh tế thị trường theo mô hình laissez-faire (để thị trường điều tiết hoàn toàn, không có can thiệp của nhà nước), theo nhận định của các nhà lãnh đạo phương Tây, giờ đây đã không còn phù hợp. Tổng thống Pháp N.Xác-cô-di cho rằng, “cuộc khủng hoảng là sự thoái hoá, lệch lạc của nền kinh tế thị trường”, và, “các nước phải tìm ra được một sự cân bằng mới giữa vai trò của nhà nước và thị trường”. Còn ở Mỹ, các hành động can thiệp trực tiếp vào nền kinh tế, cụ thể là hệ thống tài chính Phố Uôn đang trở thành điều hiển nhiên và người ta đang quen dần với điều đó sau gần một thế kỷ của chính sách tự do kinh tế. Như vậy, vấn đề không nằm ở chỗ, chính phủ có can thiệp hay không, mà điều quan trọng là can thiệp với liều lượng, phương pháp và thời điểm như thế nào. Đó cũng là nhu cầu khách quan vì thị trường luôn có khiếm khuyết, như cách nói của nhà tài chính Gióoc-giơ Sô-rốt (George Soros): “Thị trường hay phụ lòng tin của các chủ thể kinh tế chính ngay khi người ta cần nó nhất”. Chủ quyền kinh tế của các quốc gia, nhất là những nước có nền kinh tế phụ thuộc vào nước ngoài và nội lực kinh tế thấp sẽ bị ảnh hưởng khi phải chấp nhận những điều kiện ràng buộc của các tổ chức kinh tế quốc tế. Để hỗ trợ hệ thống tài chính toàn cầu, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đã thiết lập các

40

chương trình cho vay khẩn cấp trị giá hàng trăm tỉ USD(2). Tuy nhiên, xét về góc độ an ninh kinh tế quốc gia, điều mà các chuyên gia lo ngại chính là những điều kiện ràng buộc phức tạp của IMF đối với khoản vay, bởi những điều kiện ấy cho phép tổ chức này có thể can thiệp sâu vào việc quá trình hoạch định chính sách vĩ mô của mỗi nước thông qua việc kiểm soát chi tiêu công. Chính vì vậy, trong cuộc khủng hoảng tài chính Đông Á năm 1997, Chính phủ Ma-lai-xi-a đã quyết định kiểm soát ngoại hối, thay vì chịu những tác động của IMF. Vào năm ngoái, chủ quyền trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng đã từng được Thủ tướng Nga Pu-tin đưa ra để từ chối gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Quá trình tiếp cận và giải quyết khủng hoảng tài chính của từng quốc gia (đặc biệt là các nước lớn, có vai trò quan trọng trên thế giới) đều xuất phát từ việc bảo đảm an ninh kinh tế và lợi ích cục bộ của quốc gia. Điều này thể hiện rõ qua hai thể chế liên minh kinh tế chính trị chặt chẽ nhất hiện nay ở phương Tây là Liên minh châu Âu (EU) và Khối các nước công nghiệp phát triển thế giới (G7). Khi cuộc khủng hoảng tài chính từ Mỹ lan sang châu Âu, ngay lập tức xuất hiện sự chia rẽ trong nội bộ EU về phương thức đối phó chung, thể hiện ở sự thất bại trong kế hoạch lập Quỹ đối phó khủng hoảng. Hiện tại, các nước EU có xu hướng mỗi nước tự giải quyết vấn đề trong hệ thống tài chính ngân hàng của mình theo quan điểm lợi ích của từng nước. Hơn thế nữa, người ta đã thấy sự tương trợ lẫn nhau trong thời kỳ khủng hoảng là một khái niệm khá xa vời. Bốn nước lớn đại diện lợi ích cho EU (Pháp, Đức, Anh, I-ta-lia), trong nhiều cuộc họp chung, bàn về biện pháp giải quyết khủng hoảng cho châu Âu, hầu như đã không có phản ứng gì với những khó khăn, với nguy cơ phá sản cấp quốc gia của Ai-len, Hung-ga-ry, Hy Lạp… Khối G7 cũng không có một chương trình, hay một chiến lược thống nhất nào để tìm lối thoát cho cuộc khủng hoảng. Thậm chí, trong cuộc họp thượng đỉnh vừa qua, Mỹ, Anh thể hiện quan điểm không muốn mở rộng sự tham gia đến Trung Quốc, Ấn Độ, Bra-xin, Nam Phi và các nước có tiềm lực ở Trung Đông để giải quyết cuộc khủng hoảng, bởi lo ngại vai trò sẽ bị giảm sút trong nền kinh tế tài chính toàn cầu. Đáp lại quan điểm cục bộ của các nước phương Tây, những liên minh tiền tệ song phương và khu vực đang hình thành để hạn chế sử dụng đồng USD trong thanh toán quốc tế, cụ thể như 5 nước vùng Vịnh (Ba-ranh, Kô-oét, Qua-ta, A-rập Xê-út và Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất) thành lập 41

liên minh tiền tệ đưa đồng “Đin-na vùng Vịnh” vào sử dụng làm đồng tiền chung; Bra-xin và Ác-hen-ti-na, Nga và Trung Quốc chấp nhận sử dụng đồng nội tệ trong trao đổi thương mại song phương… 2- Những biện pháp cụ thể nhằm bảo đảm an ninh kinh tế cho Việt Nam trong giai đoạn hiện nay a. Bối cảnh Cho đến thời điểm này, dưới sự lãnh đạo, điều hành quyết liệt của Đảng và Chính phủ, sự cố gắng của các cấp, ngành, các tầng lớp nhân dân và doanh nghiệp, nền kinh tế vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng và phát triển khá ổn định; lạm phát được kiềm chế; đầu tư trực tiếp của nước ngoài tiếp tục tăng (11 tháng đầu năm 2008 tăng 44,2% so với cùng kỳ năm 2007), chỉ số giá tiêu dùng tháng tháng 10 và 11 đã ngừng tăng, lãi suất tín dụng giảm nhanh tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tiếp cận các nguồn vốn vay; chính sách an sinh xã hội được bảo đảm, riêng trợ cấp xã hội trong 11 tháng qua là gần 20 nghìn tỉ đồng (năm 2007 gần 5 nghìn tỉ đồng), ước tăng trưởng GDP năm 2008 đạt mức 6,7%. Tuy nhiên, do đang trong quá trình hội nhập ngày càng sâu rộng, khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu đã có những tác động nhất định tới nền kinh tế của nước ta cho dù Chính phủ đã rất nỗ lực chèo chống con thuyền kinh tế trong bối cảnh lạm phát cao hồi đầu năm. Giá trị sản xuất công nghiệp chỉ tăng 15% so với cùng kỳ năm 2007 (tháng 11/2007 so với cùng kỳ năm trước tăng 17,4%), tháng 11 là tháng thứ 5 liên tiếp (kể từ tháng 7) tốc độ tăng giá trị sản xuất công nghiệp bị giảm sút. Giá trị gia tăng ngành xây dựng 9 tháng đầu năm 2009 giảm 0,33% so với cùng kỳ năm trước. Kim ngạch xuất khẩu, đầu tư, thu ngân sách, thị trường chứng khoán, du lịch, vận tải, dịch vụ và sức mua đều giảm sút so với những tháng gần đây. Trên thị trường tài chính, lãi suất cơ bản đã liên tục được điều chỉnh giảm kéo theo lãi suất tín dụng giảm nhanh nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn chưa tiếp cận được nguồn vốn. Dấu hiệu thiểu phát đã bắt đầu xuất hiện với chỉ số giá tiêu dùng liên tục giảm trong 2 tháng 10 và 11.

42

Hội nhập là tất yếu, là xu thế khách quan không thể đảo ngược. Nhưng hội nhập trong điều kiện nước ta có các đặc thù như, đi lên từ một nước nghèo, trải qua chiến tranh tàn khốc, quán tính của cơ chế bao cấp đang còn nặng nề và sâu rộng, kể cả trong nhận thức tư duy và hành động. Chúng ta tiến hành đổi mới, công nghiệp hoá đất nước trong điều kiện thiếu nguồn nhân lực có trình độ quốc tế, nhập khẩu chủ yếu các nguyên liệu đầu vào, trong khi đó các thế lực thù địch luôn nhòm ngó, tìm kiếm những sơ hở, lợi dụng tình hình khó khăn để công kích gây chia rẽ nội bộ, làm giảm uy tín của Đảng, tác động xấu đến tâm lý nhân dân, làm ảnh hưởng quản lý xã hội, dẫn đến mất ổn định chính trị. b. Các vấn đề cần giải quyết Để đảm bảo an ninh kinh tế trong thời kỳ hội nhập, nhất là trong bối cảnh khủng hoảng tài chính hiện nay, cần đặc biệt quan tâm quán triệt và tổ chức thực hiện tốt các vấn đề sau: - Không ngừng củng cố an ninh quốc phòng, giữ vững ổn định chính trị, xã hội trong mọi tình huống nhằm phục vụ phát triển kinh tế. Đảng ta đã xác định, phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm, và trong bốn nguy cơ đối với nước ta, tụt hậu về kinh tế là nguy cơ hàng đầu. Trong thời điểm khủng hoảng toàn cầu hiện nay, luận điểm này càng có giá trị. Phát triển kinh tế sẽ tạo điều kiện để giữ vững ổn định chính trị, xã hội, và ngược lại, ổn định về chính trị đang là yếu tố “ghi điểm” nhất trong môi trường đầu tư kinh doanh của Việt Nam trên bản đồ kinh doanh toàn cầu hiện nay. - Giữ vững quan điểm nhất quán về hội nhập trên cơ sở phải giữ độc lập tự chủ trong điều hành kinh tế vĩ mô, trong đó cốt lõi là đảm bảo an ninh tài chính, an ninh năng lượng, an ninh lương thực, an ninh thông tin… mang bản sắc Việt Nam. Khi xảy ra biến động hoặc khủng hoảng kinh tế, các định chế tài chính thế giới và khu vực (Quỹ Tiền tệ quốc tế, Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Phát triển châu Á…) thường đưa ra những lời khuyên khác nhau theo từng thời điểm. Việc lắng nghe là cần thiết nhưng xử lý cụ thể trong từng hoàn cảnh sao cho phù hợp thì không ai hiểu mình bằng chính bản thân mình. - Kiểm soát chặt chẽ các phương tiện truyền thông, đặc biệt là trong việc tuyên truyền sử dụng các công cụ tiền tệ và tài khoá. Tất cả các khía cạnh của an ninh kinh tế trong quá trình hội nhập, đặc biệt trong bối cảnh khủng hoảng có mối quan hệ chặt chẽ với an ninh thông tin. Thông tin, truyền

43

thông có vai trò và tác động tâm lý rất lớn đối với đông đảo công chúng và bộ máy quản lý kinh tế. Thông qua truyền thông, cơ quan quản lý, điều hành có điều kiện tuyên truyền, giải thích rõ các vấn đề đang diễn ra, lộ trình giải quyết và huy động nguồn lực xã hội hợp lý. Truyền thông cũng góp phần tạo ra sự đồng thuận giữa các tác nhân kinh tế, tinh thần đoàn kết vượt qua khó khăn, giữ vững ổn định xã hội và an ninh kinh tế. Truyền thông tốt, có tính định hướng chính xác luôn có tác dụng tích cực, mang lại hiệu quả bình ổn, hạn chế đầu cơ, đặc biệt quan trọng với các thị trường có tính dao động mạnh theo tâm lý cá nhân như thị trường chứng khoán, năng lượng và lương thực thực phẩm. - Không để tâm lý chủ quan, mất cảnh giác tồn tại trong các ngành, các cấp. Thay vào đó, cần tăng cường sự phối hợp điều hành, dự báo, nghiên cứu ở tầm vĩ mô của các bộ, ngành chức năng. Điều này đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong bảo đảm ổn định kinh tế, an ninh tài chính tiền tệ. Bởi cho đến nay, chưa ai đánh giá được chính xác mức độ diễn biến tiếp theo của cuộc khủng hoảng này, trong khi tác động của nó tới nền kinh tế Việt Nam sẽ có độ trễ nhất định. Cuộc khủng hoảng Đông Á năm 1997 với mức độ không lớn như cuộc khủng hoảng lần này cũng đã làm tốc độ tăng trưởng GDP của nước ta giảm từ 8,2% (năm 1997) xuống dưới 6% hai năm sau đó (1999). Điều này càng trở nên phức tạp hơn khi hiện nay nước ta đã hội nhập sâu hơn vào kinh tế khu vực và thế giới so với thời điểm năm 1997. Đoàn kết và thống nhất trong tư tưởng, nhận thức để đưa ra các giải pháp, đối sách phù hợp là điều kiện tiên quyết trong xử lý các diễn biến kinh tế phức tạp không chỉ đang diễn ra mà có thể còn lặp lại ở mức độ nghiêm trọng hơn, ảnh hưởng lâu dài hơn đối với ổn định xã hội và an ninh kinh tế quốc gia. - Chú trọng nguyên tắc điều hành nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước. Cần nhận thức đầy đủ về nền kinh tế thị trường, xây dựng cơ chế phản ứng và điều hành với mức độ can thiệp, kiểm soát thích hợp. Nền kinh tế nước ta từng chịu ảnh hưởng lan truyền của khủng hoảng tài chính tiền tệ châu Á 1997-1998, tuy nhiên, tình hình kinh tế hiện nay rất khác biệt và phức tạp hơn nhiều do có sự xuất hiện của thị trường chứng khoán, các công cụ tài chính mới, lực lượng tài chính quốc tế, trong mối liên thông các thị trường bất động sản - tiền tệ và vốn, đòi hỏi các cơ quan nghiên cứu, điều hành phải nhận thức đầy đủ bản chất của sự khác biệt này cũng như quá trình chuyển đổi của nền kinh tế để xác định quy mô, mức độ can thiệp cần thiết khi xảy ra biến động kinh tế./.

44

(1) Ngân hàng có vấn đề: là định chế tài chính đang trên bờ vực phá sản hoặc đang phải đương đầu với khó khăn nghiêm trọng về tài chính và quản lý (theo định nghĩa của Tập đoàn Bảo hiểm Tiền gửi Liên Bang Mỹ (FDIC). (2) Quỹ Tiền tệ quốc tế đã cho Ai-len vay 2 tỉ USD, Hung-ga-ry vay 15,7 tỉ USD, U-craina vay 16,5 tỉ USD và hiện có khoảng 12 nước đang thương thảo để nhận được sự hỗ trợ tài chính.

-------------------------------------------------------

Bức tranh kinh tế nước ta đang sáng dần 2/9/08 Nền kinh tế Việt Nam năm 2008 là bức tranh thật đặc biệt với hai mảng mầu tương phản: đó là những nét đậm khó khăn hội tụ và dồn nén đến đỉnh điểm; Ðó còn là mảng sáng dần những hy vọng của nền kinh tế đang có nhiều bứt phá ngoạn mục hơn... Có thể nói, kinh tế Việt Nam nửa đầu năm 2008 đã xuất hiện nhiều động thái mới, phức tạp và khó khăn hơn hẳn mươi năm trở lại đây, với những "khoảng tối" nổi bật, như: Tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm lại đáng kể; tốc độ lạm phát tăng cao và xuất hiện nhiều "lốc xoáy" trên thị trường ngoại tệ, thị trường vàng, thị trường xăng dầu và trên thị trường chứng khoán, cũng như thị trường bất động sản; mức nhập siêu cao nhất trong nhiều năm qua; môi trường đầu tư sản xuất, kinh doanh bị "nhiễu" bởi các động thái phi thị trường lành mạnh và xu hướng gia tăng các mệnh lệnh hành chính - chỉ huy của một thời đã qua; đời sống của số đông người dân trở nên khó khăn hơn và nhiều vấn đề xã hội gia tăng áp lực... Tuy nhiên, trên thực tế, nhất là từ những tháng nửa cuối năm 2008, đã và đang có những điểm nhấn tích cực rất căn bản và xuất hiện một số dấu hiệu mới cho phép cảm nhận về sự chuyển dịch sáng dần bức tranh triển vọng kinh tế nước ta trong thời gian tới, nổi bật là: Thứ nhất, thu hút vốn đầu tư nước ngoài đang có những dấu hiệu tốt, nhất là kết quả thu hút FDI đạt mức kỷ lục. Vốn đăng ký trong sáu tháng đầu năm 2008 đạt 31,6 tỷ USD, gấp 3,7 lần cùng kỳ năm trước, vượt 48% so với mức 21,3 tỷ USD của cả năm 2007... Riêng tháng 7-2008 FDI đăng ký đạt tới kỷ lục mới 14,1 tỷ USD, tức bằng hơn 43% tổng FDI đăng ký sáu tháng đầu năm 2008 đưa tổng FDI đăng ký bảy tháng đầu năm 2008 đạt 45,7 tỷ USD, tức gấp hơn 2 lần mức năm 2007 và bằng hơn 80% tổng cộng vốn FDI đăng ký của các năm từ 1988 đến hết 2005. Hơn nữa, cần nhấn mạnh rằng, thực tế 45

cho thấy đang và sẽ xuất hiện ngày càng nhiều dự án FDI tới hàng chục tỷ USD, ngoài ra sẽ có sự gia tăng các dự án phát triển công nghiệp phụ trợ và phát triển khu vực dịch vụ, nhất là dịch vụ. Ðây chính là những nhân tố tạo nên sự tin tưởng vào triển vọng tốt đẹp của nền kinh tế Việt Nam từ cộng đồng doanh nhân thế giới. Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đã có dấu hiệu gia tăng ổn định trở lại, nhất là trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng (chỉ riêng tháng 8-2008 đã có một làn sóng mua lại cổ phần của các ngân hàng thương mại Việt Nam, như Ngân hàng thương mại cổ phần Ðông - Nam Á (SeaBank) đã chính thức bán 15% cổ phần cho ngân hàng Societe Gene toàn cầu - Ranle của Pháp - một đối tác có tổng tài sản 1.684 tỷ USD và 150 năm kinh nghiệm hoạt động; Techcom-bank đã nâng tỷ lệ sở hữu của HSBC tại ngân hàng lên 20%, Vpbank cũng bán lại 15% cổ phần cho Ngân hàng OCBC của Singapore và đề nghị Chính phủ cho phép bán tiếp 5% vốn cho OCBC...). Xu hướng đẩy mạnh mua vào cổ phiếu, liên doanh và sáp nhập với các ngân hàng Việt Nam của các nhà đầu tư nước ngoài ngày càng rõ nét hơn. Tỷ trọng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài đang tăng dần và chiếm khoảng 20% thị phần TTCK VN. Các nhà đầu tư nước ngoài dường như đã chính thức và hối hả bước sang giai đoạn tăng tốc chiếm lĩnh thị trường VN trong thời kỳ hội nhập. Thứ hai, thị trường chứng khoán và thị trường bất động sản đã trải qua giai đoạn giảm sâu, căng thẳng đầy kịch tính và đang phục hồi dần, tuy chậm, nhưng khá vững chắc, lòng tin và nụ cười đã trở lại với giới đầu tư, nhất là các nhà đầu tư chuyên nghiệp. Kết thúc phiên giao dịch cuối tuần - 22-82008, chỉ số VN-Index tăng nhẹ 1 điểm, chốt ở mức 526,98 điểm, và chỉ số HASTC-Index đạt mức 164,28 điểm, tăng 1,32 điểm. Thị trường bất động sản đang ấm dần, nhất là ở khu vực phía bắc và các đô thị mới mở rộng; có nhiều dấu hiệu cho thấy sẽ có những khởi sắc đáng kể ở những phân khúc thị trường tiềm năng, như thị trường nhà cho người thu nhập thấp, thị trường nhà cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài, nhất là thị trường nhà văn phòng cho thuê... Thứ ba, đang có sự cải thiện dần các chỉ số lạm phát và thâm hụt thương mại, và do đó mối lo về cuộc khủng hoảng tiền tệ đang được đẩy lùi. Từ tháng 6 và 7-2008 trở lại đây, tốc độ tăng CPI trên thị trường trong nước đã chững lại khá rõ rệt dù chưa thật vững chắc. Chỉ số CPI cả nước trong tháng 8-2008 còn 1,56%. Thanh toán quốc tế vẫn được duy trì ổn định, sự căng thẳng trong thâm hụt cán cân thanh toán ở tháng 4 và 5-2008 đã dần 46

được cải thiện. Thị trường nội tệ và ngoại tệ đã có sự ổn định trở lại, ít nhất là về tâm lý. Sau cú sốc tỷ giá và thiếu tính thanh khoản trên thị trường trong quý II năm 2008, thì hiện tại tỷ giá giữa đồng Việt Nam và đồng USD trên thị trường đã giảm từ đỉnh điểm 25.000 đồng/USD xuống còn khoảng 19.200 đồng/USD. Thâm hụt thương mại của Việt Nam trong bảy tháng đầu năm 2008 là 15 tỷ USD nhưng được cải thiện rõ rệt trong hai tháng 6 và 7, ít hơn 1 tỷ USD mỗi tháng, so với con số trung bình từ tháng 1 đến tháng 5 là 2,7 tỷ USD. Kim ngạch xuất khẩu trong hai tháng 6 và 7 đạt hơn 6,2 tỷ USD mỗi tháng, tăng 53,7% và 46,1% lần lượt so với cùng kỳ năm trước. Ðây là lần đầu kể từ tháng 11-2006, kim ngạch xuất khẩu vượt kim ngạch nhập khẩu. Thứ tư, nhiều khu vực kinh tế dần hồi phục, cho dù còn nhiều sóng gió trên thị trường trong nước và thế giới. Chính sách thắt chặt tiền tệ tuy ít nhiều gây sức ép trực tiếp tiêu cực đến nguồn tín dụng của các khu vực kinh tế, nhưng động lực phát triển vẫn được duy trì, nhất là khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Ðiều đáng chú ý là hoạt động xuất khẩu của Việt Nam đang và sẽ tiếp tục tăng mạnh trong năm nay, cho dù nền kinh tế trong nước và thế giới còn nhiều khó khăn. Sự mở rộng các mặt hàng sản xuất xuất khẩu là rất ấn tượng, lượng tìm thấy và sản lượng khai thác, xuất khẩu dầu mỏ vẫn gia tăng; đồng thời ngành nông nghiệp được mùa lớn. Tính đến giữa tháng 8-2008, cả nước đã xuất khẩu gần 2,86 triệu tấn gạo, đạt kim ngạch hơn 1,67 tỷ USD trong kế hoạch mục tiêu kim ngạch 3 tỷ USD cả năm 2008 (theo dự kiến, tổng sản lượng lúa cả năm 2008 sẽ đạt khoảng 37 triệu tấn, tăng hơn 1 triệu tấn so với năm 2007 và có thể nâng sản lượng gạo xuất khẩu lên 4,5 triệu tấn trong năm 2008. X/khẩu hàng dệt may trong 7 tháng đầu năm 2008 tăng 19,7% so với cùng kỳ năm trước, giày dép tăng 18%, máy tính và thiết bị điện tử tăng 30%. Thứ năm, uy tín và thương hiệu Việt Nam đang ngày càng được củng cố trong sự nhìn nhận và lựa chọn của thế giới. Sự thành công trên nhiều lĩnh vực kinh doanh và quản lý kinh tế của Việt Nam trong thời gian qua là điều không thể phủ nhận và được nhiều tổ chức và báo chí thế giới đánh giá cao. Tổ chức Tư vấn nổi tiếng thế giới AT Kearney và Tập san Ngoại giao (Foreign Policy Magazine) của Mỹ công bố Chỉ số toàn cầu hóa (Globalisation Index 2007), trong đó Việt Nam xếp hạng thứ 48 trong số 72 nước trong danh sách đang được xét đến; các nước láng giềng như Thái-lan thứ 53 và Indonesi thứ 69. Trong đó, cụ thể Việt Nam đứng thứ 10 về lĩnh 47

vực thương mại, thứ 15 về lượng kiều hối, thứ 19 về tốc độ phát triển kinh tế và hội nhập, thứ 33 về đầu tư trực tiếp nước ngoài... Có thể thấy, thế giới đang hiểu và xích gần Việt Nam hơn; đến lượt mình, cả trong nhận thức và quyết tâm trên thực tế, Việt Nam không những muốn đẩy nhanh tiến trình hội nhập, mà còn chủ động tìm sự hỗ trợ kỹ thuật từ các nền kinh tế thành viên quan trọng của WTO. Ðó là những tín hiệu đáng tin cậy về một Việt Nam chủ động hội nhập và chủ động thích ứng với các tác động của nền kinh tế thế giới. Ðây thật sự là một điểm tựa quan trọng giúp Việt Nam phát triển bền vững --------------------------------------------------------

IMF và WB: Tình hình kinh tế Việt Nam tốt hơn so với hồi giữa năm 6/10/08 Đại diện Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) tại Việt Nam, nhận định, tình hình kinh tế Việt Nam hiện đã được cải thiện so với thời điểm cách đây hai, ba tháng. Trong khi đó đại diện Ngân hàng thế giới (WB) cũng cho rằng, tình hình kinh tế Việt Nam hiện nay đã tốt hơn so với hồi giữa năm, lạm phát có chiều hướng giảm, giá lương thực cũng dịu bớt. Ông B. Bingham, đại diện Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) tại Việt Nam đánh giá cao những nỗ lực bình ổn tình hình kinh tế của Chính phủ Việt Nam; cho rằng những biện pháp mà Chính phủ đề ra đã có hiệu quả. Ông đánh giá cao các giải pháp gần đây của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong việc khôi phục lòng tin đối với đồng nội tệ cũng như kiềm chế lạm phát. Theo ông Vương Tân Phong, Trưởng đại diện Tập đoàn Tài chính quốc tế IFC, một chi nhánh của Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam, các biện pháp giảm nhiệt nền kinh tế của Việt Nam bước đầu đã có tác dụng; "tình hình kinh tế Việt Nam hiện nay đã tốt hơn so với hồi giữa năm, lạm phát có chiều hướng giảm, giá lương thực cũng dịu bớt". Tuy nhiên, các chuyên gia cảnh báo, kinh tế Việt Nam sẽ vẫn chịu nhiều sức ép, nhất là trong bối cảnh khủng hoảng tài chính toàn cầu hiện nay. Những chuyên gia nói trên cho rằng lĩnh vực tài chính non trẻ của Việt Nam sẽ không bị ảnh hưởng trực tiếp bởi những nhân tố đã dẫn đến sự phá sản của

48

nhiều ngân hàng ở Mỹ, nhưng nền kinh tế Việt Nam chắc sẽ cảm nhận được những tác động sâu rộng của cuộc khủng hoảng này. -----------------------------------------------------------

Năm 2008, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 13% 14/10/2008 Theo Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, đến hết năm nay, tỷ lệ hộ nghèo cả nước sẽ còn khoảng 13% (tương đương 2,4 triệu hộ), giảm gần 2% so với năm 2007. Mặc dù tỷ lệ nghèo có giảm, nhưng vẫn chưa đạt so với mục tiêu 12% đề ra từ đầu năm do ảnh hưởng của biến động giá cả và ảnh hưởng của dịch bệnh, thiên tai. Trước tình hình này, cùng với việc tiếp tục triển khai các chính sách giảm nghèo, chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc, chương trình mục tiêu quốc gia xóa đói giảm nghèo, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cũng đã kiến nghị Chính phủ điều chỉnh lại chuẩn nghèo để bù đắp trượt giá, đảm bảo giá trị thực của chuẩn nghèo. Theo chuẩn nghèo được đề xuất tăng gấp 1,5 lần hiện hành này, hộ nghèo là những hộ có thu nhập 300.000 đồng/người/tháng đối với khu vực nông thôn và 390.000 đồng đối với khu vực thành thị. Nếu đề xuất này được Chính phủ phê duyệt, chuẩn nghèo sẽ được áp dụng từ 1/1/2009 và khi đó, tỷ lệ hộ nghèo cả nước dự kiến sẽ tăng lên khoảng 16% đến 17%, tương ứng với 3,2-3,4 triệu hộ. Bộ cũng dự kiến trình Chính phủ đề án giảm nghèo bền vững cho 61 huyện có tỷ lệ hộ nghèo trên 50% tại phiên họp thường kỳ tháng 10 này của Chính phủ, nhằm thu hẹp khoảng cách giàu nghèo giữa các vùng, miền. TTXVN -------------------------------------------------------

Việt Nam - dấu ấn của sự đổi mới 21/2/2009

49

Năm 2008, Việt Nam được bạn bè thế giới ghi nhận về những đóng góp tích cực trong lĩnh vực ngoại giao, nâng cao hơn vị thế trên trường quốc tế; về những bước đi đúng hướng trong việc vực dậy nền kinh tế quốc gia trướcbối cảnh khủng hoảng tài chính toàn cầu để tiếp tục vững bước đi lên... Thành tựu chính trị - khẳng định vị thế Năm 2008 ghi đậm dấu ấn của ngoại giao đa phương của Việt Nam. Nổi bật là việc Việt Nam đảm nhiệm thành công năm đầu trong cương vị ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2008 - 2009. Việt Nam đã bắt nhịp nhanh, xử lý thỏa đáng nhiều vấn đề phức tạp tại Hội đồng Bảo an, đảm đương tốt cương vị Chủ tịch luân phiên Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc trong tháng 7-2008 trên cơ sở thể hiện, bảo vệ quan điểm, lập trường mang tính nguyên tắc của Đảng, Nhà nước Việt Nam đối với việc giải quyết các vấn đề hòa bình và an ninh quốc tế; đồng thời thể hiện rõ trách nhiệm của một thành viên Liên hợp quốc(1). Khẳng định điều này, báo Akahata (Nhật Bản) cho rằng: hoạt động tại Hội đồng Bảo an đối với Việt Nam là một thử thách lớn. Song, với việc tham dự 259 cuộc họp chính thức, 417 cuộc họp cấp đại sứ, 158 cuộc họp cấp tham vấn và hơn 500 cuộc họp cấp chuyên viên của Liên hợp quốc cùng việc đóng góp ý kiến đối với các hồ sơ gai góc mà Hội đồng Bảo an trong năm qua phải xử lý, Việt Nam đã có những bước đi khá suôn sẻ. Vị thế quốc tế của Việt Nam đang ngày càng được nâng cao. Đánh giá cao đóng góp của Việt Nam vì sự nghiệp chung của thế giới, Tổng thư ký Liên minh Nghị viện thế giới (IPU) B.Giôn-xơn khen ngợi việc thực hiện sáng kiến "Một Liên hợp quốc" tại Việt Nam, vai trò và ảnh hưởng tích cực của việc này đối với các nước thành viên IPU và Liên hợp quốc. Chủ tịch nhóm Phát triển Liên hợp quốc kiêm Tổng giám đốc UNDP K. Đơ-vít tin tưởng rằng với sáng kiến này, VN sẽ trở thành một hình mẫu thành công. Đối với các định chế quốc tế, trong năm qua, Việt Nam đã thực hiện tốt các cam kết, tham gia tích cực với những sáng kiến được nhiều nước hoan nghênh và hưởng ứng tại các diễn đàn, tổ chức quan trọng như Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu á - Thái Bình Dương (APEC), Diễn đàn Hợp tác á - Âu (ASEM), Hợp tác tiểu vùng sông Mê Công (GMS), Tổ chức các nước sử dụng tiếng Pháp, Phong trào Không liên kết... Đặc biệt, tháng 3-2008, VN là một trong năm nước sớm phê chuẩn Hiến chương ASEAN, tích cực triển khai các biện pháp thực hiện hiệu quả.

50

Bên cạnh đó, sự bình ổn chính trị, phát triển xã hội của Việt Nam cũng được bạn bè quốc tế ghi nhận. Trưởng bộ phận kinh tế của Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam Uy-be Cô-la-rít đánh giá cao sự ổn định chính trị và quyết tâm của Đảng và Chính phủ Việt Nam trong đấu tranh chống tham nhũng. Ông nhấn mạnh, Chính phủ Việt Nam đã có những bước tiến tích cực trong cải cách hành chính. Năm 2008, lần đầu tiên Đại lễ Vesak- Đại lễ Phật đản Liên hợp quốc được tổ chức tại Hà Nội với sự tham dự của đại diện hơn 70 nước và vùng lãnh thổ. Đây là sự kiện lớn của Phật giáo Việt Nam và thế giới, tôn vinh những giá trị văn hóa, tâm linh, đạo đức của Phật giáo. Đại lễ có ý nghĩa hết sức quan trọng, thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với tôn giáo. Báo Sự thật, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Nga (KPRF) có bài viết miêu tả về nhịp sống rộn rã hằng ngày, về "sự năng động" của các thành thị Việt Nam. Theo tác giả bài báo, việc xe máy, ô-tô dần trở thành phương tiện di chuyển chủ yếu của người dân Việt Nam, hình ảnh các công trường xây dựng mọc lên khắp nơi, đường sá giao thông được cải thiện đã phản ánh mức sống ngày một được nâng cao của người dân, và khắp nơi đều có dấu ấn của sự đổi mới. Tờ Mát-xcơ-va buổi chiều ca ngợi về con người Việt Nam, không chỉ yêu mến và tự hào về Tổ quốc, mà còn rất hiếu khách. Với thành tựu phát triển kinh tế - xã hội, Việt Nam hiện là điểm đến của đông đảo du khách quốc tế. Sống và đi lại trên đất nước Việt Nam, du khách đều cảm thấy yên tâm về mặt an ninh, tự do và tương đối thuận tiện. Trưởng đại diện Bộ Phát triển quốc tế Anh tại Việt Nam, bà Phi-ô-na chia sẻ: Tôi từng biết đến Việt Nam như là một câu chuyện phát triển thành công rất ấn tượng, 24 triệu người thoát nghèo trong vòng 15 năm qua. Nhưng khi sang sống tại đất nước các bạn (năm 2008), tôi mới thực sự cảm nhận được những thay đổi đang diễn ra ở đây. Việt Nam có những thành tựu to lớn trong việc phấn đấu đạt được các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ do các nhà lãnh đạo thế giới đặt ra. Vượt khó khăn - thành công bước đầu ảnh hưởng bởi suy thoái kinh tế toàn cầu, kinh tế Việt Nam 2008 gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, với tám nhóm giải pháp mà Chính phủ Việt Nam kịp thời đưa ra nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội đã đạt kết quả bước đầu quan trọng: duy trì mức tăng trưởng GDP 51

6,23%, GDP bình quân đầu người lần đầu tiên vượt mốc 1.000 USD, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 65 tỉ USD, cao nhất trong 10 năm qua. Tập đoàn Mo-gân Sten-lây nhận định: nền kinh tế Việt Nam đã đi đúng hướng khi Chính phủ hạ chỉ tiêu tăng trưởng GDP năm 2008 từ 7% xuống còn 6,5%, coi việc chống lạm phát là ưu tiên hàng đầu; đồng thời áp dụng các giải pháp giảm lãi suất cơ bản xuống 12%, hạ lãi suất cho vay xuống 13% và tỷ lệ dự trữ bắt buộc là 10%. Công ty Tài chính quốc tế (IFC) thuộc Ngân hàng Thế giới (WB) cũng đồng quan điểm khi đánh giá Việt Nam đã xử lý đúng những vấn đề mà nền kinh tế trong nước gặp phải trong thời gian qua. Và một trong những kết quả khả quan nhất đối với kinh tế trong nước năm 2008 là hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt kết quả cao. Cả nước đã thu hút được hơn 64 tỉ USD vốn đăng ký đầu tư, gấp gần 3 lần so với năm 2007, đạt mức cao nhất trong vòng 20 năm qua kể từ khi Luật Đầu tư nước ngoài có hiệu lực, nâng tổng vốn FDI vào Việt Nam tiến gần đến con số 150 tỉ USD. Tổng vốn thực hiện đạt trên 10 tỉ USD. Đây là những con số hết sức ấn tượng sau hai năm Việt Nam gia nhập WTO theo như nhận định của tờ Le Figaro (Pháp). Bình luận về thành quả này, tờ Nhân dân nhật báo - Cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc coi đây là điểm nhấn quan trọng trong bức tranh toàn cảnh của nền kinh tế Việt Nam hiện nay. Hãng tin Bloomberg cho hay các công ty do nước ngoài đầu tư tại Việt Nam chiếm khoảng 40% tổng số hàng xuất khẩu của Việt Nam, tạo công ăn việc làm cho 1,5 triệu người. Theo Bloomberg, khoảng 54% vốn đăng ký mới nằm trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng, 45% trong lĩnh vực dịch vụ và số còn lại thuộc các lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp. Với những kết quả như vậy, Việt Nam được đánh giá là địa điểm lý tưởng để kinh doanh và đầu tư. Theo ông Mai-cơn Gút - Chủ tịch, Giám đốc điều hành của Tập đoàn chuyên đầu tư và môi giới bất động sản cao cấp (Sotheby, Mỹ), với lợi thế là một địa điểm du lịch quốc tế đang nổi lên cùng tốc độ đô thị hóa mạnh mẽ, Việt Nam đang trở thành một thị trường quan trọng trong các kế hoạch phát triển toàn cầu của Mỹ. Cơ quan Thương mại và đầu tư (UKTI) của Anh đánh giá Việt Nam là một trong 10 thị trường triển vọng, có sức hấp dẫn nhất hiện nay đối với các 52

nhà đầu tư Anh. Bộ trưởng Thương mại và đầu tư Anh Đ.Giôn-nít cho biết: Việt Nam nổi lên trong số các thị trường mới nổi do chi phí sản xuất thấp và số dân trong độ tuổi lao động tương đối nhiều. Khẳng định sự tin tưởng vào môi trường đầu tư ổn định ở Việt Nam, gần đây, UKTI đã tổ chức cho các công ty hàng đầu của Anh tiến hành khảo sát thị trường, mở rộng hợp tác kinh doanh với Việt Nam. Hiện nay, người tiêu dùng Anh đã biết và dùng hàng Việt Nam. Hàng hóa "made in Vietnam" đã có mặt tại nhiều siêu thị trung tâm Luân Đôn như Primark, Mark & Spenser, ZARA, Tesco... Đối với giới kinh doanh Đức, theo tờ Làn sóng Đức, Việt Nam được coi là thị trường phát triển năng động, là điểm đến đầy hứa hẹn. Trong năm 2008, đã có trên 20 đoàn kinh tế Đức tới tìm hiểu thị trường Việt Nam và hiện 250 công ty Đức đang hoạt động tại đây. Trong khu vực, nghiên cứu của tổ chức Asia Business Council (ABC) cho biết, lần đầu tiên, Việt Nam vượt Mỹ và đứng thứ ba về sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư châu Á, chỉ xếp sau Trung Quốc và Ấn Độ. Số liệu cho thấy, tỷ lệ những chủ doanh nghiệp thông báo đã đầu tư vào Việt Nam trong năm 2008 tăng tới 28% so với năm 2007. Điều đó được cắt nghĩa bởi Việt Nam vẫn duy trì được mức chi phí sản xuất đặc biệt hấp dẫn, đồng thời sau khi gia nhập WTO, Việt Nam đã thể hiện sự cởi mở, thông thoáng hơn về kinh tế. Tờ Bưu điện tài chính (Ca-na-đa) đưa ra nhận xét: Việt Nam được coi là một con hổ mới châu Á với sự phát triển rầm rộ, sự cởi mở kinh doanh và một lực lượng dân số trẻ hăng hái xây dựng đất nước. Bài báo cho rằng, điều đang hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài nhiều nhất tới Việt Nam là tiềm năng của nước này. Theo đánh giá của các doanh nghiệp phương Tây, Việt Nam đang tạo ra một loạt cơ hội rộng lớn trong hầu hết các lĩnh vực. Thực hiện cam kết với WTO, từ ngày 1-1-2009, Việt Nam mở cửa thị trường bán lẻ với các nhà đầu tư 100% vốn nước ngoài. Báo mạng Forbes.com (Mỹ) đánh giá rằng đây sẽ là cơ hội sinh lời cho giới đầu tư nước ngoài tại một trong những thị trường bán lẻ hàng đầu châu Á. Xếp hạng năm 2008 của công ty tư vấn AT Kearney cho biết: Ấn Độ đã phải nhường vị trí là nơi "thu hút đầu tư bán lẻ" hàng đầu trên thế giới cho Việt Nam. Trong khi viễn cảnh của thị trường bán lẻ ở Mỹ mờ nhạt thì Việt Nam lại dành cho các công ty lớn một chiến lược phát triển có thể thay thế. 53

Các chuyên gia kinh tế cho rằng: tốc độ đổi mới của Việt Nam đã đề ra một tiêu chuẩn mới, chứng tỏ quyết tâm của Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong thương mại toàn cầu. “Thời gian đang chín để Việt Nam nổi lên thành một lực lượng lớn trong thị trường toàn cầu”. Nhật báo kinh tế hàng đầu I-ta-li-a Mặt trời 24 giờ đánh giá Việt Nam có những điều kiện lý tưởng mà các tập đoàn siêu thị lớn mong đợi như mức tiêu thụ ngày càng tăng, chi phí cho kết cấu hạ tầng và sự cạnh tranh giữa các tập đoàn bán lẻ chưa cao. Đây là địa chỉ hấp dẫn hàng đầu đối với các tập đoàn bán lẻ lớn trên thế giới. Giám đốc tư vấn về Việt Nam của tập đoàn Secor Group Ca-na-đa Thô-mát Đờ-la-hay khẳng định: tiếp cận thị trường Việt Nam là cơ hội cho nhiều tập đoàn bán buôn và bán lẻ lớn trên thế giới, trong đó có Ca-na-đa. Đất nước của tương lai Tổ chức giám sát doanh nghiệp quốc tế BMI mới đây đã có đánh giá tích cực về tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong năm 2009 ở mức 7%. Bởi theo BMI, các bài học trong năm 2008 sẽ giúp Chính phủ Việt Nam cân bằng tốt hơn các mục tiêu chính sách kinh tế và vì thế có thể mang lại sự ổn định kinh tế vĩ mô ngày càng lớn. Đối với triển vọng tăng trưởng dài hạn của Việt Nam trong 10 năm tới, BMI dự báo Việt Nam sẽ duy trì được mức tăng trưởng trung bình GDP khoảng 8%. Việc hoạch định chính sách sẽ tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong nỗ lực của chính phủ để giải quyết những ách tắc trong kết cấu hạ tầng mà không làm cho nền kinh tế quá nóng. BMI nhận định: khu vực sản xuất công nghiệp được đầu tư mạnh mẽ sẽ vẫn là động lực chính cho tăng trưởng của Việt Nam và có thể đóng góp khoảng 40% vào năm 2017(2). “Việt Nam tiếp tục là điểm thu hút các nhà đầu tư nước ngoài” là nhận định của Giám đốc điều hành Phòng Thương mại Mỹ A-đam Xít-cốp trong buổi phỏng vấn mới đây với Đài phát thanh công cộng quốc gia Mỹ. Ông Xít-cốp nhấn mạnh, trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu hiện nay, Việt Nam vẫn là một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất trên thế giới. Mặc dù kinh tế thế giới đang đi xuống, song các công ty trên toàn thế giới vẫn sẽ hướng tới những "miền đất hứa" để đầu tư và Việt Nam tiếp tục là một trong những miền đất đó.

54

Tổng thống Liên bang Thụy Sĩ Pa-xcan Cu-sơ-panh cho rằng: với dân số trẻ (20% dưới 30 tuổi), Việt Nam là một đất nước của tương lai, có tiềm lực phát triển phi thường, đáng để các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm. Theo Giám đốc Quốc gia Cơ quan Đại diện thường trú Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tại Việt Nam A. Cô-ni-si, Việt Nam cần tiếp tục học tập kinh nghiệm của các nước trong việc củng cố thị trường tài chính, tạo sự tăng trưởng bền vững đi đôi với bảo vệ môi trường, bảo đảm cho người nghèo hưởng thụ từ sự tăng trưởng. Ông Cô-ni-si cũng bày tỏ sự tin tưởng vào nền kinh tế của Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ. Tuy nhiên, cùng những đánh giá lạc quan, cũng có những nhận định thận trọng và những kiến nghị cụ thể. Tập đoàn Mo-gân Sten-lây đưa ra dự báo Việt Nam có thể gặp rủi ro trong tăng trưởng do sức tăng trưởng quá nóng trước đây và ảnh hưởng của sự đi xuống của các nền kinh tế khác hiện nay. Do vậy, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cần có biện pháp chuyển từ thắt chặt "tấn công" sang nới lỏng "tự vệ" vì Việt Nam cần phải cân bằng giữa các rủi ro trong nước với các rủi ro của các nước bên ngoài. Ngoài ra, Việt Nam cần gia tăng tính thanh khoản của các ngân hàng sao cho tương thích với việc hạ mức độ thâm hụt thương mại. Theo ông M. Ra-ma, quyền Giám đốc Ngân hàng Thế giới (WB): lạm phát không còn là thách thức lớn nhất đối với Việt Nam. Chính tình trạng suy thoái kinh tế toàn cầu đang hạ thấp cầu tiêu dùng, ảnh hưởng đến xuất khẩu và nguồn vốn FDI mới là khó khăn mà Chính phủ Việt Nam cần tìm hướng giải quyết thông qua một số lợi thế như chất lượng lao động, sự ổn định và địa điểm thuận lợi cho đầu tư. Cũng theo ông Ra-ma, trong bối cảnh khủng hoảng tài chính thế giới đang kìm hãm cầu tiêu dùng, xuất khẩu của Việt Nam sẽ vẫn không bị suy sụp. Chuyên gia kinh tế của Tổ chức Hợp tác phát triển Đức, bà Ma-en-nơ cho rằng, nền kinh tế Việt Nam đã “có độ mở nhất định”. Song, để tăng trưởng bền vững, Việt Nam cần cải cách hành chính mạnh hơn nữa, minh bạch về dữ liệu, có cơ chế phân tích, dự báo thường xuyên và sự phối hợp chặt chẽ về quản lý kinh tế vĩ mô giữa chính phủ và các cơ quan quản lý. Với chính sách đối ngoại đa phương hóa, đa dạng hóa các mối quan hệ quốc tế, tôn trọng độc lập, chủ quyền của các quốc gia, Việt Nam đang ngày càng được bạn bè quốc tế đánh giá cao, quan tâm và mong muốn mở rộng quan hệ hợp tác. Kinh tế phát triển dựa trên nền tảng ổn định chính trị và chính sách

55

ngoại giao rộng mở, trong năm tiếp theo, Việt Nam một lần nữa đảm nhiệm cương vị Chủ tịch luân phiên Hội đồng Bảo an (dự kiến vào tháng 10-2009), tiếp tục những cải cách cần thiết hướng vào thị trường trong nước cũng như quốc tế. Chúng ta tin tưởng rằng con thuyền Việt Nam tiếp tục vững lái ra biển lớn; Việt Nam tiếp tục là “điểm sáng” về phát triển kinh tế trong khu vực cũng như là “miền đất bình yên” trên thế giới./. 10 sự kiện đối ngoại nổi bật của Việt Nam năm 2008 1. Tổ chức thành công các chuyến thăm của lãnh đạo cấp cao Đảng, Nhà nước và Chính phủ. 2. Công tác phân giới cắm mốc Việt Nam - Trung Quốc cơ bản đã kết thúc. 3. Đảm nhận thành công cương vị Chủ tịch luân phiên Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (tháng 7-2008). 4. Việt Nam là 1 trong 5 nước đầu tiên phê chuẩn Hiến chương ASEAN. 5. Thu hút mức kỷ lục FDI với hơn 64 tỉ USD. 6. Ký kết thành công Hiệp định đối tác kinh tế (EPA) với Nhật Bản. 7. Tổ chức thành công Hội nghị ACMECS và CLMV. 8. Ban hành Luật Quốc tịch sửa đổi. 9. Định hình Ngoại giao Văn hóa - bước chuẩn bị cho Năm Ngoại giao văn hóa 2009. 10. Tổ chức thành công Hội nghị Thượng đỉnh phụ nữ toàn cầu và Đại lễ Phật đản Vesak 2008. (1) Báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, ngày 1-1-2009 (2) Kinh tế và đô thị, www.ktdt.com.vn, ngày 10-1-2009

-------------------------------------------------------------

CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ 8/1/2009 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá (CNH,HĐH) đã được Đảng và Nhà nước ta xác định là con đường tất yếu để Việt Nam nhanh thoát khỏi tình trạng lạc hậu, chậm phát triển trở thành một quốc gia văn minh, hiện đại. Cơ cấu nền kinh tế đã chuyển dịch tích cực theo hướng mở cửa, hội nhập vào kinh tế toàn cầu, thể hiện ở tỷ lệ xuất khẩu/GDP (XK/GDP) ngày càng tăng, nghĩa là hệ số mở cửa ngày càng lớn, từ 34,7% năm 1992 lên 47% năm 2001, và đến năm 2005 là trên 50%. Tổng kim ngạch xuất khẩu 5 năm 2001

56

- 2005 đã đạt 111 tỉ USD, tăng bình quân 17,5%/năm (kế hoạch là 16%/năm), khiến cho năm 2005, bình quân kim ngạch xuất khẩu/người đã đạt 390 USD/năm, gấp đôi năm 2000. Năm 2006, kim ngạch xuất khẩu tiếp tục đạt mức cao - 40 tỉ USD, tăng 24% so với năm 2005; năm 2007 đạt gần 50 tỉ USD, tăng 21,5% so với năm 2006; năm 2008 tăng 29,5% so với năm 2007, đưa tỷ lệ XK/GDP đạt khoảng 70%. Nhiều sản phẩm của Việt Nam như gạo, cao su, may mặc, giày dép, hải sản... đã có sức cạnh tranh cao trên thị trường thế giới. Các hoạt động kinh tế đối ngoại khác như đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) và viện trợ phát triển chính thức (ODA) cũng đều tăng trưởng khả quan, đặc biệt là vốn FDI đã có bước phát triển tích cực, tăng mạnh từ năm 2004 đến nay. Năm 2001, vốn FDI vào Việt Nam là 3,2 tỉ USD; tiếp theo, năm 2002: 3,0 tỉ USD; 2003: 3,2 tỉ USD; 2004: 4,5 tỉ USD; 2005: 6,8 tỉ USD; 2006: 10,2 tỉ USD; và năm 2007 vừa qua đã là năm thứ hai nước ta liên tục nhận được các nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) đạt con số kỷ lục: 20,3 tỉ USD, tăng gấp đôi so với năm 2006, bằng tổng mức thu hút FDI của cả giai đoạn 5 năm 2001-2005, chiếm 1/4 tổng vốn FDI vào Việt Nam trong suốt hơn 20 năm vừa qua. Năm 2008 này, tuy kinh tế toàn cầu có nhiều khó khăn lớn trong xu thế suy thoái, song đầu tư trực tiếp nước ngoài đăng ký tại Việt Nam đạt 64,011 tỉ USD, tăng gấp đôi năm 2007. Tại Hội nghị Nhóm tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam năm 2008 diễn ra đầu tháng 12, tại Hà Nội, tổng cam kết từ các nhà tài trợ lên tới 5,014 tỉ USD (thấp hơn 1 chút so với năm 2007: 5,4 tỉ USD). Giải ngân vốn ODA được 2,2 tỉ USD, vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra và cao hơn mức năm 2007 (2,176 tỉ USD). Hoạt động đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài đã bước đầu được triển khai. Các doanh nghiệp Việt Nam đã có một số dự án đầu tư ra nước ngoài như khai thác dầu ở An-giê-ri, Xin-ga-po, Vê-nê-du-ê-la; trồng cao su ở Lào... Kết quả chuyển dịch cơ cấu kinh tế sau hơn 20 năm đổi mới là một trong những nguyên nhân quan trọng và cơ bản nhất đưa đến các kết quả, thành tựu tăng trưởng kinh tế khả quan, tạo ra những tiền đề vật chất trực tiếp để chúng ta giữ được các cân đối vĩ mô của nền kinh tế như thu chi ngân sách, vốn tích luỹ, cán cân thanh toán quốc tế..., góp phần bảo đảm ổn định và phát triển kinh tế - xã hội theo hướng bền vững. Các chương trình mục tiêu quốc gia về xoá đói giảm nghèo, chương trình về đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội cho các vùng khó khăn, các chương trình tín dụng cho

57

người nghèo và chính sách hỗ trợ trực tiếp đã mang lại kết quả rõ rệt. Tỷ lệ hộ nghèo đã giảm từ 17,2% năm 2006 xuống còn 14,7% năm 2007, và năm 2008 còn 13,1%. Chỉ số phát triển con người (HDI) đã không ngừng tăng, được lên hạng 4 bậc, từ thứ 109 lên 105 trong tổng số 177 nước...

Mấy vấn đề cần quan tâm trong mở rộng hợp tác kinh tế quốc tế 10/1/2009 Ngày nay, việc mở rộng hợp tác kinh tế quốc tế là xu hướng chung của các quốc gia, các dân tộc, không phân biệt trình độ kinh tế, chế độ chính trị - xã hội; đang trở thành vấn đề có tầm chiến lược đối với nhiều nước, trước hết là các nước đang phát triển. Trong lĩnh vực này, Việt Nam đang đứng trước thời cơ mới và thách thức mới. Thời cơ mới là đất nước hòa bình, độc lập, chế độ chính trị ổn định; vị trí địa lý thuận lợi, có nguồn tài nguyên phong phú; nguồn lao động dồi dào, thị trường rộng lớn... Nếu các nguồn lực đó được tận dụng, khai thác có hiệu quả sẽ tạo nên sự hấp dẫn to lớn, thu hút được vốn, khoa học - công nghệ, kinh nghiệm quản lý kinh tế v.v.. từ bên ngoài để đưa đất nước đi kịp với yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Thách thức mới là chúng ta hòa nhập với khu vực và thế giới trong hoàn cảnh xuất phát điểm thấp về kinh tế, vừa thoát ra khỏi ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội, đang chuyển sang nền kinh tế thị trường với việc tìm kiếm một mô hình kinh tế mới thích hợp nhưng lại là mô hình chưa từng có tiền lệ trong lịch sử. Vì vậy, bên cạnh việc chúng ta đang thiếu kiến thức và kinh nghiệm, vấn đề bao trùm và nổi cộm là các thế lực thù địch đang lợi dụng con đường mở rộng hợp tác KTQT để thực hiện âm mưu “diễn biến hòa bình” trên đất nước ta. Từ những bài học thất bại trong công cuộc cải tổ ở Liên Xô và các nước Đông Âu trước đây; từ công cuộc cải cách, mở cửa ở Trung Quốc, nhất là sau hơn 20 năm đất nước thực hiện đổi mới, có thể rút ra mấy vấn đề quan trọng và không kém tính thời sự trong lĩnh vực mở rộng hợp tác kinh tế, cần được quan tâm dưới đây.

58

Thứ nhất, các thế lực thù địch không bao giờ muốn chúng ta được yên ổn để xây dựng đất nước ta “đàng hoàng hơn, to đẹp hơn”. Biểu hiện đậm nét nhất là ngay sau khi Mỹ vừa xóa cấm vận và thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam thì ở bên ngoài, có thế lực đã hò hét: “chấp nhận cộng sản để xóa bỏ cộng sản, làm ăn với cộng sản để tiêu diệt cộng sản”, hoặc hô hào Việt Nam phải xóa bỏ nền kinh tế quốc doanh, phát triển kinh tế tư nhân, với ý đồ xác lập một thế lực kinh tế mới - giai cấp tư sản - hòng làm cho giai cấp này “sâu rễ bền gốc” vào các huyết mạch của nền kinh tế của ta, từ đó gây sức ép về chính trị, buộc phải có sự điều chỉnh và thay đổi về đường lối, tiến tới phủ định định hướng xã hội chủ nghĩa. Họ còn “khuyên” chúng ta cần phải đổi mới “triệt để, không nửa vời” và nếu đã duy trì nền kinh tế nhiều thành phần thì phải chấp nhận nhiều lực lượng chính trị. Để rồi từ tư nhân hóa, đa nguyên hóa, dẫn đến tự do hóa và dân chủ hóa không hạn chế. Đây là ngón đòn hiểm độc hòng xóa bỏ chế độ ưu việt của chúng ta. Thứ hai, khác với Liên Xô trước đây và Trung Quốc hiện nay, ở nước ta, lối sống thực dụng đã nảy sinh và từng có chỗ đứng vững chắc dưới chế độ cũ ở các tỉnh, thành phía Nam trước kia. Sau ngày miền Nam được giải phóng, lối sống đó đã được cải tạo đáng kể. Song, từ khi chúng ta mở cửa làm ăn với nước ngoài và thiết lập nền kinh tế thị trường, lối sống thực dụng đó lại có cơ hội ngóc đầu dậy; được hà hơi tiếp sức từ bên ngoài, nó đã lại xuất hiện ở nhiều nơi. Ma lực đồng tiền có lúc, có nơi đã làm lung lạc nền móng đạo đức xã hội, tư tưởng sùng bái lối sống phương Tây, khuynh hướng làm giàu bằng bất cứ giá nào (kể cả lừa đảo, gây tội ác) đã tạo ra mảnh đất màu mỡ ươm trồng hạt giống “diễn biến hòa bình”. Có kẻ đã không úp mở tuyên bố rằng: Chủ nghĩa thực dụng là vũ khí lý tưởng sắc bén làm lung lạc lý tưởng, đạo đức, lối sống đối với mọi tầng lớp nhân dân, nhất là đối với thanh niên các nước xã hội chủ nghĩa. Chiến lược “diễn biến hòa bình” dựa trên cơ sở của chủ nghĩa thực dụng. Quả vậy, viên “đạn bọc đường” của chủ nghĩa thực dụng trong những năm gần đây được cài cắm ở mọi nơi, mọi lúc, trên mọi lĩnh vực, nó đã làm “sát thương” tâm hồn trong sáng, lý tưởng cao đẹp của một số người, trong đó có người đã bị sa vào “cạm bẫy”, đã và đang rơi xuống vực sâu bi thảm. Thứ ba, viện trợ và vay vốn là vấn đề rất quan trọng và cần thiết để góp phần xây dựng đất nước. Nhiều quốc gia, nhiều tổ chức quốc tế đã viện trợ hoặc cho ta vay vốn với tấm lòng nghĩa hiệp, trong sáng. Song cũng không loại trừ có kẻ lợi dụng con đường này với mục đích chính trị. Họ công khai tuyên bố: “không có tấm séc khống chỉ chực sẵn”, mà bất cứ ai muốn nhận viện trợ, đòi hỏi phải tuân theo các điều kiện, mà điều kiện tiên quyết là phải 59

hướng tới đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập, chấm dứt đặc quyền của đảng cộng sản. Tự do báo chí, ngôn luận, tự do hoạt động của các đảng phái phải được bảo đảm bằng pháp luật của nước nhận viện trợ v.v.. Vậy nên, khi nhận viện trợ, vay vốn của ai đòi hỏi chúng ta phải cân nhắc hết sức thận trọng. Kinh nghiệm nhiều nước cho thấy, từ việc vay nợ và không trả được nợ đã gây hậu quả nghiêm trọng về nhiều mặt cho đất nước. Các nhà phân tích của Ê-cu-a-đo đã rút ra kết luận: “Một nước chỉ được tiêu những gì sản xuất ra và không được vay những khoản nợ không thể trả nổi”(1). Thứ tư, chuyển giao công nghệ là yếu tố quan trọng nhằm thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và có thể thực hiện bằng nhiều con đường khác nhau. ở nước ta trong giai đoạn hiện nay, con đường quan trọng và chủ yếu là nhập công nghệ để xây dựng những ngành công nghiệp mới, đổi mới và nâng cấp ngành công nghiệp hiện có, thực hiện hiện đại hóa các ngành truyền thống. Tuy nhiên, trong việc chuyển giao này, bên cạnh các tổ chức, cá nhân làm ăn sòng phẳng và có thiện chí để đôi bên cùng có lợi cần được trân trọng; thì cũng có không ít người tìm mọi thủ đoạn chuyển cho ta những thiết bị lạc hậu, nhằm biến nước ta thành bãi chứa chất thải công nghiệp quốc tế, gây ô nhiễm môi trường, hủy hoại sức khỏe con người. Tệ hại hơn, họ còn muốn nước ta mãi mãi là một làng quê nghèo nàn, yếu kém, lạc hậu, kéo dài khoảng xa cách với các nước khác, để khi có cơ hội sẽ chuyển nước ta thành nước lệ thuộc họ về kinh tế. Đây không còn là khả năng dự báo phòng ngừa mà đang trở thành nguy cơ thực tế, đe dọa đối với nền kinh tế nước ta. Thứ năm, hiện trên đất nước ta, các cơ sở liên doanh với nước ngoài, các văn phòng đại diện của các công ty, tập đoàn, cùng các tổ chức quốc gia, quốc tế đang tích cực mở các chiến dịch “săn lùng nhân tài, săn lùng chất xám” trong đội ngũ công chức ưu tú và các nhà trí thức tài ba cùng những công nhân lành nghề của đất nước ta - được coi là một hình thức chuyển giao con người có chất xám. Vì sức hút của đồng đô-la và điều kiện làm việc lý tưởng, nên số nhân tài chạy theo họ ngày càng đông. Ngoài ra, còn có một số công chức đương nhiệm trong các cơ quan nhà nước thì “chân trong, chân ngoài” mà “chân ngoài” dài hơn “chân trong”, họ mượn cơ quan nhà nước làm chỗ “trú chân” để có điều kiện thu thập “chất xám” càng cao thì đô-la thu về càng lớn. Đó là chưa kể đến nạn rò rỉ chất xám qua các hội nghị, hội thảo, đàm phán, tham quan, khảo sát, du lịch, báo chí... không sao lường hết được. Trên đất nước ta, “chất xám” đã trở thành hàng hóa, đang trôi dạt khắp thị trường, trong từng lĩnh vực, từng lúc, từng nơi đã vượt ra ngoài vòng

60

kiểm soát của Nhà nước. Có thể nói, nếu không cầm được nạn “chảy máu chất xám” thì “cơ thể” quốc gia sẽ trở nên suy yếu. Thứ sáu, đi đôi với việc mở cửa về kinh tế, ta còn mở cửa về văn hóa để tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại. Tuy nhiên, đã có một số cá nhân và tổ chức lợi dụng giao lưu văn hóa để chuyển vào đất nước những văn hóa phẩm đồi trụy, bạo lực, phản động, hòng làm phai nhạt đi bản sắc văn hóa dân tộc. Trong hợp tác quốc tế, nếu có sự thua thiệt về kinh tế thì còn có thể bù đắp được, song nếu để mất bản sắc văn hóa dân tộc thì sẽ mất tất cả, không thể nào cứu vãn nổi. Hiện trên đất nước ta, những văn hóa phẩm đồi trụy độc hại đang len lỏi và lan tràn ở nhiều nơi từ thị thành đến nông thôn, làm băng hoại lý tưởng, đạo đức, lối sống, lẽ sống của một số người. Bên cạnh đó, không ít kẻ đã vơ vét những cổ vật quý hiếm đặc trưng cho các thời kỳ phát triển của dân tộc đem bán ra bên ngoài; hoặc có kẻ lợi dụng chính sách bảo tồn di tích lịch sử và di sản văn hóa, làm sống lại những phong tục tập quán lạc hậu v.v.. Những biểu hiện đó chính là cơ sở và điều kiện để kẻ thù lợi dụng thực hiện âm mưu “diễn biến hòa bình” trên đất nước ta. Từ thực tiễn sôi động của đất nước và từ tính hai mặt của hội nhập, cho phép khẳng định rằng: dù toàn cầu hóa kinh tế là xu thế tất yếu, nhưng đặc thù của toàn cầu hóa kinh tế trong giai đoạn hiện nay là các thế lực tư bản chủ nghĩa lợi dụng xu thế phát triển khách quan này và bằng những ưu thế về vốn, công nghệ đang ráo riết thực hiện ý đồ biến quá trình toàn cầu hóa kinh tế thành quá trình thôn tính và đô hộ kinh tế, tiến tới đô hộ về chính trị ở những mức độ khác nhau. Theo xu hướng đó thì dù có dưới danh nghĩa và màu sắc hòa bình, hợp tác, mục tiêu mà chủ nghĩa đế quốc tập trung mọi âm mưu, thủ đoạn để xóa bỏ vẫn là chủ nghĩa xã hội. Bởi vậy, Đảng ta đã sáng suốt khẳng định: “Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực theo tinh thần phát huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác kinh tế, bảo đảm độc lập tự chủ và định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích dân tộc, giữ vững an ninh quốc gia, bản sắc văn hóa dân tộc, bảo vệ môi trường”(2). Trên tinh thần đó, để nâng cao hiệu quả mở rộng hợp tác kinh tế quốc tế, đồng thời góp phần đấu tranh chống âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hoà bình” của các thế lực thù địch, xin được nêu ra mấy vấn đề để cùng tham khảo dưới đây: 1. Tiến hành rộng rãi công tác tư tưởng, tuyên truyền, giải thích trong các tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể, các doanh nghiệp và các tầng lớp nhân dân về chủ trương hội nhập nhằm đạt được nhận thức và hành động thống

61

nhất, thực hiện bằng được chủ trương xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ gắn liền với chủ động mở rộng hợp tác kinh tế quốc tế. 2. Gắn kết chủ trương hội nhập kinh tế với nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia ngay từ khâu hình thành kế hoạch, xây dựng lộ trình cũng như trong quá trình thực hiện, nhằm làm cho hội nhập không bị ảnh hưởng tiêu cực tới nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội; mặt khác, các cơ quan an ninh cần có kế hoạch chủ động hỗ trợ tạo môi trường thuận lợi cho cả quá trình hội nhập. 3. Hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình vừa hợp tác, vừa đấu tranh và cạnh tranh; vừa có nhiều cơ hội, vừa không ít thách thức, do đó cần tỉnh táo, khôn khéo và linh hoạt trong việc xử lý tính hai mặt của hội nhập tùy theo đối tượng, vấn đề, trường hợp, thời điểm cụ thể. Nó đòi hỏi vừa phải đề phòng tư tưởng trì trệ, thụ động, vừa phải chống tư tưởng chủ quan nôn nóng. Nói cách khác, việc xử lý hợp tác và đấu tranh như thế nào cho đúng phương châm, đường lối với những biện pháp khôn khéo, mềm dẻo để tranh thủ được nhân tố quốc tế - đây là vấn đề hết sức quan trọng. 4. Nhà nước đóng vai trò quyết định trong việc thực hiện mở rộng hợp tác kinh tế quốc tế có hiệu quả. Vì vậy, một mặt, Nhà nước cần hoàn chỉnh hệ thống các công cụ quản lý, tạo môi trường thuận lợi nhất cho hoạt động kinh doanh và đầu tư; mặt khác, phải có một hệ thống pháp luật phù hợp với nền kinh tế thị trường, đồng thời phải có đội ngũ cán bộ làm công tác kinh tế đối ngoại có trình độ chính trị vững vàng, có đạo đức và phẩm chất trong sáng, thông thạo pháp luật và nghiệp vụ chuyên môn, biết đề cao cảnh giác trước âm mưu “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch. Vững tin rằng, Đảng ta với bản lĩnh chính trị vững vàng và đường lối lãnh đạo đúng đắn, sáng suốt; nhà nước ta có quyết tâm cao, nỗ lực lớn trong việc điều hành, quản lý; toàn dân và toàn quân ta phát huy lòng yêu nước và tinh thần đoàn kết nhất trí, cần cù, năng động, sáng tạo tận dụng mọi thời cơ, vượt qua thử thách... Việt Nam sẽ chủ động và vững vàng tiến vào hội nhập kinh tế quốc tế; trong đó, vừa tiếp thu được sức mạnh và tinh hoa của nhân loại mà vẫn giữ vững nền độc lập dân tộc và thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa./. (1) Báo Thương mại của Ê-cu-a-đo, ra ngày 25-12-2001 (2) Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001, tr 12

----------------------------------------------------------------62

Bơm thêm tiền, lạm phát có ảnh hưởng? 22/10/2008 Với điều chỉnh mới, lượng tiền tiếp cho nền kinh tế sẽ tăng thêm. Điều này sẽ ảnh hưởng thế nào đến lạm phát?...Với những quyết định mới của Ngân hàng Nhà nước, lượng tiền tiếp cho nền kinh tế sẽ tăng thêm. Điều này sẽ ảnh hưởng thế nào đến lạm phát? Trước mối quan hệ này, trò chuyện với VnEconomy, ông Lê Đắc Sơn, Tổng GĐ Ngân hàng Ngoài quốc doanh (VPBank), đã đưa ra một số nhận định. Từ lạm phát, sang giảm phát Ông đánh giá thế nào về những quyết định đầu tuần này của Ngân hàng Nhà nước? Thực tế nền kinh tế hiện nay đang chỉ ra rằng nếu Ngân hàng Nhà nước tiếp tục biện pháp thắt chặt tiền tệ như thời gian trước, không ít doanh nghiệp sẽ thờ ơ với vốn ngân hàng do lãi suất quá cao. Các ngân hàng thương mại thừa vốn, trong khi doanh nghiệp có nhu cầu lại không tiếp cận được vốn ngân hàng. Hàng loạt doanh nghiệp đang lâm vào tình trạng khó khăn. Các chỉ số thống kê cũng cho thấy, mức tăng của chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 9 là 0,18% và tháng 10 có thể âm. Vậy thì, nền kinh tế đang có nguy cơ chuyển từ lạm phát sang giảm phát. Giữa lạm phát và giảm phát, giảm phát nguy hiểm hơn bởi nó sẽ kéo theo những hệ lụy lớn làm nền kinh tế không phát triển, công ăn việc làm không có, doanh nghiệp phá sản… Với những lý do đó, tôi cho rằng, Ngân hàng Nhà nước đã đưa ra những quyết định kịp thời, trong bối cảnh thị trường trong nước và thế giới có những diễn biến mới phức tạp. Trả thêm lãi cho tiền gửi dự trữ bắt buộc, giải phóng tín phiếu bắt buộc..., liệu đây có phải là những biện pháp gián tiếp bơm tiền ra thị trường, và chúng sẽ ảnh hưởng thế nào đến lạm phát, thưa ông? Việc nâng lãi suất dữ trữ bắt buộc và giải phóng tín phiếu bắt buộc là do 63

Ngân hàng Nhà nước đứng trên cơ sở thực tiễn của nền kinh tế. Như trên tôi đã nói, nền kinh tế đang có nguy cơ giảm phát, lượng tiền đưa vào ngân hàng tăng, người dân thắt lưng buộc bụng, hàng hóa lưu thông kém, sản xuất bị đình trệ... Như vậy, ngân hàng buộc phải bơm thêm tiền để thúc đẩy sản xuất, khuyến khích tiêu dùng. Để kiểm soát tốt lạm phát, Chính phủ nên rạch ròi và kiểm soát tận gốc rễ nguyên nhân của lạm phát. Những tháng đầu năm, Chính phủ tập trung chống lạm phát và xoáy mạnh vào các biện pháp tiền tệ, thắt chặt tiền tệ. Thực tế chứng minh lạm phát không chỉ bắt nguồn từ các ngân hàng. Việc thắt chặt tiền tệ quá mức sẽ dẫn đến nguy cơ gây giảm phát cho nền kinh tế. Chính phủ đã lựa chọn giải pháp chống lạm phát một cách linh hoạt tức là bơm ngược dòng vốn trở lại cho khu vực các doanh nghiệp vừa và nhỏ, khu vực làm ăn thực sự hiệu quả. Tuy nhiên, nguyên nhân gây lạm phát bắt nguồn từ hiệu quả đầu tư thấp kém của nhiều dự án đầu tư công và sự đầu tư tràn lan (mang cả tính chất đầu cơ) của các doanh nghiệp tập đoàn quốc doanh. Nếu những sự đầu tư này được nhà nước kiểm soát chặt chẽ và kiên quyết hơn nữa thì việc chống lạm phát vẫn đạt hiệu quả cao mà sản xuất kinh doanh không bị đình trệ. Các ngân hàng cổ phần hầu hết phục vụ các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các doanh nghiệp nhà nước thường tìm đến các ngân hàng quốc doanh. Nếu để khu vực doanh nghiệp nhà nước tiếp cận vốn ào ạt trở lại thì bao công sức chống lạm phát trong hai quý đầu năm của chúng ta sẽ là vô nghĩa. Và lạm phát một khi bùng phát trở lại sẽ vô cùng nguy hiểm, hậu quả còn khó lường hơn thời gian trước đây. Nhu cầu vốn cuối năm không mạnh Là lãnh đạo một ngân hàng thương mại, ông đón nhận những quyết định mới của Ngân hàng Nhà nước như thế nào? Với các ngân hàng nói chung, đó là một tín hiệu vui. Các quyết định mới về lãi suất giúp tăng cường thêm nữa khả năng thanh khoản cho các ngân hàng; giảm nguy cơ nợ xấu do doanh nghiệp được tiếp cận trở lại nguồn vốn với lãi suất thấp hơn, chi phí đầu vào giảm giúp cho sản xuất kinh doanh có hiệu 64

quả hơn. Đặc biệt, đây là biện pháp kích thích làm cho thị trường bất động sản Việt Nam ấm dần lên sau gần 10 tháng đóng băng, tạo ra thanh khoản tốt hơn cho hàng hóa này. Hoạt động của các ngân hàng sẽ an toàn hơn và chắc chắn kết quả kinh doanh của các ngân hàng trong những tháng cuối năm cũng sẽ được cải thiện đáng kể. Theo ông, lãi suất huy động và cho vay của các ngân hàng sau những quyết định đó sẽ diễn biến như thế nào? Với sự điều chỉnh vừa rồi của Ngân hàng Nhà nước, lãi suất đầu vào của các ngân hàng đã dịu đi. Tuy nhiên, tính toán cụ thể thì lãi suất bình quân đầu vào của các ngân hàng vẫn đang ở mức khoảng 16%/năm và cho vay ở mức khoảng 18%/năm. Qua thực tế tiếp xúc với doanh nghiệp, chúng tôi nhận thấy, mức lãi suất cho vay hợp lý mà doanh nghiệp có thể chịu đựng được tại thời điểm này là khoảng 16%/năm. Vì vậy, từ nay đến cuối năm, tôi dự đoán các ngân hàng sẽ tiếp tục giảm lãi suất tiền gửi tiết kiệm xuống 1% – 2% nữa. Cũng cần thẳng thắn nhìn nhận một vấn đề là dù lãi suất cho vay từ nay đến cuối năm có giảm, nhưng không có nghĩa tốc độ tăng tín dụng cho doanh nghiệp sản xuất kinh doanh sẽ như mọi năm. Nguyên nhân là từ đầu năm đến nay, với chính sách thắt chặt tiền tệ của ngân hàng, các doanh nghiệp co hẹp sản xuất, hủy nhiều kế hoạch kinh doanh... nên nhu cầu vốn cuối năm cũng sẽ không tăng mạnh như mọi năm. Nếu có tăng, thì sẽ là thời điểm đầu năm 2009, với những kế hoạch sản xuất kinh doanh mới. ---------------------------------------------------------------

Kinh tế năm 2009 : Thị trường nội địa là phao cứu sinh 5/3/2009 Những chuyên viên kinh tế, các nhân vật hữu trách tại Việt Nam, cùng một số nhà doanh nghiệp trong nước đều thừa nhận, Việt Nam bước vào năm 2009 với một hiện trạng kinh tế khá bi quan. Tuy nhiên, cũng theo nhận định của các nhân vật này, Việt Nam hiện đang sở hữu những điều kiện khách 65

quan, mà các điều kiện này có thể là nền tảng để nền kinh tế năm 2009 có cơ hội phát triển. Theo nhận định của Tiến sĩ Vũ Đình Ánh, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Khoa học Thị trường và Giá cả, thuộc Bộ Tài chính, năm 2009 là một năm khó khăn, đặc biệt đối với vấn đề người thất nghiệp. Tiến sĩ Anh nói: “Theo nhận định của chúng tôi, năm 2009 sẽ là một năm khó khăn đối với kinh tế Việt Nam, đặc biệt là đối với các mục tiêu mà chúng tôi chú tâm, như tăng trưởng, xoá đói giảm nghèo. Còn một vấn đề phát sinh rất lớn mà chúng tôi còn thiếu kinh nghiệm giải quyết, là giải quyết vấn đề cho người thất nghiệp”. Trong khi đó, thì một chuyên viên tài chính nước ngoài, hiện đang làm việc tại Việt Nam, là ông Bùi Kiến Thành, nói rằng hiện trạng kinh tế hiện nay là hệ quả của khủng hoảng tài chính quốc tế cũng như một số chính sách của Việt Nam trong năm qua. Ông Thành nhấn mạnh, chính sách tiền tệ năm 2008 khiến lãi suất trong nước lên đến trên 21% đã đẩy hàng loạt doanh nghiệp điêu đứng cùng hàng chục vạn công nhân có nguy cơ mất việc. Ông nói: “Đây là loại lãi suất “tiêu diệt” tín dụng; các xí nghiệp không hoạt động được. Cho đến nay, tác động này vẫn làm cho rất nhiều xí nghiệp đứng trong tình trạng khủng hoảng bên bờ phá sản. Hàng vạn, thậm chí hàng chục vạn lao động có nguy cơ mất việc làm. Đó là tình trạng của kinh tế Việt Nam trong thời điểm bước vào năm mới 2009”. Trong một cuộc trả lời phỏng trực tuyến trên báo điện tử VnEconomy, ông Trần Mạnh Cảnh, Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Thương mại Hà Nội (Hapro), đưa ra nhận định: “Cuộc khủng hoảng kinh tế hiện nay mang tính toàn cầu. Việt Nam , đặc biệt là các doanh nghiệp đã hội nhập kinh tế khá sâu rộng nên tác động của thế giới sẽ ảnh hưởng nhiều hơn so với các đợt suy thoái kinh tế trước đây”. Thị trường nội địa sẽ là một lực kéo quan trọng Đề cập đến viễn cảnh kinh tế VN trong năm 2009, giới quan sát cho rằng, thị trường nội địa sẽ chính là lực kéo quan trọng trong điều kiện hiện nay. Chuyên gia tài chính Bùi Kiến Thành nhận định, là Việt Nam có thị trường hơn 80 triệu dân nhưng “nền kinh tế chỉ mới cung ứng được một phần nhu cầu”. Ông Thành nói: “Ngược lại, Việt Nam cũng có những ưu thế đặc biệt, không giống như những nước đã phát triển kinh tế tới mức tối đa rồi. Công suất của nền kinh tế Việt Nam vẫn có thể tiếp tục phát triển tốt. Thị trường hơn 80 triệu dân là thị trường lớn mà hiện nay nền kinh tế chỉ mới cung ứng được một phần nhu cầu”. Trong khi đó, thì Tiến sĩ Vũ Đình Ánh cho rằng năm 2009 có thể không khó khăn như “đã hình dung,” và rằng Việt Nam sẽ chuyển hướng thị trường gắn liền với các chính sách vĩ mô. Ông nói: “Với diễn biến của thị trường quốc 66

tế, đặc biệt là chúng tôi chuyển hướng sang phát triển thị trường trong nước, phục vụ, đáp ứng yêu cầu, đồng thời gắn điều này với chính sách vĩ mô. Năm 2009 cũng đặc biệt nhấn mạnh đến sự chuyển dịch về cơ cấu kinh tế, về kinh tế ngành, vùng, lãnh thổ, đồng thời gắn vào chính sách thu nhập. Với những điều này, chúng tôi tin là kinh tế Việt Nam sẽ có dấu hiệu khả quan, nhất là có thể tạo ra nền tảng bền vững cho các năm tiếp theo”. Ông Thành nhận định thêm, là “Việt Nam có thể tăng công suất, tăng phát triển kinh tế để cung ứng nhu cầu trong nước, nhất là đồng bào khu vực nông thôn. Đây là vị thế cực kỳ đặc biệt, có ưu thế để phát triển”. Quốc Hội Việt Nam hồi cuối năm 2008 đặt ra mục tiêu 6,5% cho tăng trưởng và dưới 15% cho mức lạm phát. Tiến sĩ Vũ Đình Ánh cho rằng, mục tiêu này là đặt trong bối cảnh cuối năm 2008, thời điểm đã có tác động của suy thoái kinh tế toàn cầu lên Việt Nam, nhưng chính phủ chưa có sự đánh giá rõ ràng. Chỉ số giá tiêu dùng tháng Giêng vừa rồi tăng 0,32% so với tháng 12 năm ngoái. Mức độ tăng rất nhẹ của CPI vào giai đoạn Tết có thể diễn dịch 2 chiều. Một là, nếu giá tiếp tục hạ, Việt Nam sẽ gặp thuận lợi trong các biện pháp kích cầu đầu tư cũng như tiêu dùng. Tuy nhiên, theo chiều ngược lại, CPI tháng Tết mà thấp có nghĩa là nền kinh tế gặp nhiều khó khăn nội tại, khiến sức mua của người tiêu thụ bị hạn chế./.

Bước khởi đầu của ngành công nghiệp lọc - hóa dầu nước ta 20/2/09 Phát triển ngành công nghiệp lọc - hóa dầu là một trong những chỉ số quan trọng đánh giá thành công sự nghiệp công nghiệp hóa của mỗi quốc gia, bởi đây là ngành công nghiệp mũi nhọn, có vai trò nền tảng và ảnh hưởng sâu rộng đến nhiều mặt của một nền kinh tế. Những năm qua tình hình biến động khôn lường của thị trường dầu thô thế giới và các sản phẩm hóa dầu đã tác động trực tiếp nền kinh tế của nhiều quốc gia, vấn đề an ninh năng lượng được đặt lên hàng đầu và đây cũng là cơ sở tạo sự phát triển bền vững. Việt Nam là quốc gia có trữ lượng dầu thô được xếp hạng hàng đầu ở các nước khu vực Ðông Á, chỉ đứng sau Trung Quốc, In-đô-nê-xi-a và Ma-laixi-a. Năm 2005 sản lượng khai thác dầu khí của nước ta đạt gần 25,7 triệu 67

tấn dầu quy đổi. Là nước xuất khẩu dầu thô, nhưng hằng năm Việt Nam phải nhập phần lớn sản phẩm xăng, dầu. Dự báo đến năm 2010 nhu cầu sử dụng xăng, dầu trong nước vào khoảng 17 triệu tấn và đến năm 2020 khoảng 34 đến 35 triệu tấn. Quy hoạch xây dựng các nhà máy lọc dầu Từng bước thực hiện mục tiêu chiến lược bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia, khai thác sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên dầu khí của Tổ quốc và từng bước chủ động ổn định thị trường xăng, dầu trong nước, theo sự chỉ đạo của Ðảng, Nhà nước và Chính phủ, Tập đoàn Dầu khí quốc gia (Petro Vietnam) bên cạnh việc đẩy mạnh các hoạt động thăm dò, tìm kiếm gia tăng trữ lượng dầu và khí, tổ chức khai thác có hiệu quả còn hoạch định kế hoạch phát triển hạ nguồn, tập trung đầu tư vào khâu chế biến, trong đó quan trọng nhất là từng bước quy hoạch, thực hiện các dự án xây dựng các nhà máy lọc - hóa dầu ở các khu vực kinh tế trọng điểm trong cả nước. Dự án xây dựng Nhà máy lọc dầu (NMLD) Dung Quất được xem là dự án khởi đầu của Petro Vietnam trong chiến lược phát triển các nhà máy lọc - hóa dầu, mang ý nghĩa hết sức quan trọng, đặt nền móng cho ngành công nghiệp lọc - hóa dầu của đất nước. NMLD Dung Quất được xây dựng tại hai xã Bình Trị và Bình Thuận, huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi), nằm trong khu kinh tế Dung Quất có hệ thống cảng biển nước sâu, kín gió, là địa bàn chiến lược của vùng kinh tế trọng điểm miền trung, giữ vai trò quan trọng trên các lĩnh vực an ninh, quốc phòng cũng như giao lưu và hội nhập quốc tế. Dự án xây dựng NMLD Dung Quất là công trình trọng điểm quốc gia về dầu khí có ý nghĩa to lớn đối với việc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Ngãi và khu vực miền trung. Quá trình triển khai dự án, Petro Vietnam đã đàm phán với nhiều đối tác, triển khai nhiều hình thức hợp tác, liên doanh để xây dựng nhà máy nhưng do nhiều yếu tố chủ quan và khách quan khi đối tác liên doanh LB Nga rút khỏi dự án. Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Tổng công ty Dầu khí đã lập luận chứng theo hình thức Việt Nam tự đầu tư và Petro Vietnam được Chính phủ giao trực tiếp làm chủ đầu tư xây dựng nhà máy. Ngày 12-2-2003, Petro Vietnam đã thành lập Ban quản lý dự án NMLD Dung Quất, khẩn trương bắt tay đàm phán, triển khai xây dựng nhà máy. Trong điều kiện xây dựng một nhà máy quy mô lớn, công nghệ hiện đại nhưng kinh nghiệm quản lý của Petro Vietnam chưa nhiều, Chính phủ cho phép ký hợp đồng tư vấn quản lý, giám sát và vận hành thử; lựa chọn nhà 68

thầu thiết kế tổng thể và lập lại dự toán, tổ hợp nhà thầu Technip được lựa chọn làm tổng thầu. Quá trình thiết kế, xây dựng nhà máy bốn gói thầu EPC quan trọng nhất là các gói 1, 2, 3 và 4 được tập trung vào một hợp đồng để đàm phán với tổ hợp nhà thầu Technip. Toàn bộ công tác thiết kế, mua sắm, lắp đặt, chạy thử, nghiệm thu đều do tổ hợp Technip triển khai đồng bộ, bảo đảm tiến độ và chất lượng xây dựng... Ðến ngày 28-11-2005, các gói thầu 1+2+3+4 được tổ hợp nhà thầu Technip và Petro Vietnam tổ chức khởi công, đây là một mốc quan trọng trong triển khai toàn bộ việc xây dựng nhà máy lọc dầu đầu tiên. 44 tháng phấn đấu quyết liệt Quy mô NMLD Dung Quất được xây dựng trên diện tích 338 ha đất liền và khoảng 471 ha mặt biển, trong đó diện tích nhà máy chính là 110 ha, khu bể chứa dầu thô 42 ha, khu bể chứa sản phẩm 43,83 ha, tuyến dẫn dầu thô 17 ha, tuyến ống dẫn sản phẩm 77,46 ha, cảng xuất sản phẩm 135 ha cùng với hệ thống nhập dầu không bến, tuyến ống ngầm dưới biển và khu vực quay tàu 336 ha. Công suất chế biến 6,5 triệu tấn dầu thô/năm, trong đó giai đoạn 1 sử dụng 100% số dầu thô từ mỏ Bạch Hổ, giai đoạn 2 chế biến dầu thô hỗn hợp (85% số dầu thô Bạch Hổ + 15% số dầu chua Du-bai). Tổng mức đầu tư của toàn dự án được phê duyệt theo Quyết định 546/QÐ-TTg là 2,501 tỷ USD (chưa bao gồm chi phí tài chính). Tổng thời gian thực hiện là 44 tháng, trong đó giai đoạn thiết kế, mua sắm và hoàn thiện xây lắp cơ khí là 36 tháng, giai đoạn chạy thử, nghiệm thu tám tháng. Toàn bộ NMLD Dung Quất được chia làm bảy gói thầu, trong đó gói EPC 1+2+3+4 là gói thầu chính bao gồm hệ thống tiếp nhận dầu thô ngoài biển, hệ thống ống dẫn dầu thô vào nhà máy, bể chứa dầu thô, các phân xưởng chế biến và phụ trợ, tuyến ống dẫn và xuất sản phẩm. Gói thầu này do tổ hợp nhà thầu Technip thực hiện, trong đó Technip Pháp giữ vai trò chính. Phạm vi công việc của tổ hợp nhà thầu bao gồm thiết kế, mua sắm, lắp đặt và vận hành chạy thử các phân xưởng công nghệ và phụ trợ... Ðồng thời tổ hợp Technip có trách nhiệm thực hiện một phần công tác đào tạo đội ngũ vận hành và bảo dưỡng nhà máy cho chủ đầu tư, cung cấp vật tư, phụ tùng trong những năm đầu vận hành. Gói thầu EPC 5A xây dựng đê chắn sóng có chiều dài 1.600 m với chiều cao trung bình của đê là 11 m, chiều cao so với mặt nước biển khoảng 10 - 11 m. Gói thầu 5B cảng xuất sản phẩm với hai bến xuất số 1 và 2 cho phép tiếp nhận tàu trọng tải từ 15.000 đến 30.000 tấn, có thể mở rộng để tiếp nhận tàu trọng tải lớn nhất là 50.000 tấn. Bốn bến xuất 3, 4, 5 và 6 cho phép tiếp nhận tàu trọng tải từ 1.000 đến 5.000 tấn, có thể 69

mở rộng để tiếp nhận tàu 30.000 tấn. Gói thầu EPC số 7 khu nhà hành chính và điều hành. Ðây là lần đầu một dự án xây dựng NMLD quy mô lớn, công nghệ phức tạp được xây dựng ở một địa bàn thời tiết khắc nghiệt. Ðể bảo đảm đưa dự án vào vận hành đúng tiến độ, Petro Vietnam đã tập trung chỉ đạo quyết liệt, phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, hằng tuần, hằng tháng tổ chức giao ban trực tuyến, cập nhật thông tin về tiến độ xây dựng nhà máy. Thực hiện nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn tại chỗ. Các đồng chí lãnh đạo Ðảng, Nhà nước thường xuyên thăm hỏi động viên các lực lượng thi công trên công trường và cho ý kiến chỉ đạo giải quyết vướng mắc kịp thời. Vào giai đoạn thi công cao điểm, các nhà thầu tổ chức thi công liên tục 24/24 giờ, số lượng kỹ sư, chuyên gia và công nhân kỹ thuật tham gia thi công trực tiếp các gói thầu 1+4 và 2+3 lên đến 15.000 người, đến từ 30 quốc gia khác nhau. Lượng vật tư, trang thiết bị đưa về công trường phục vụ xây lắp khoảng 120.000 tấn. Ðể thực hiện các công việc liên quan thiết kế chi tiết, chế tạo, đặt hàng mua sắm vật tư thiết bị, từ tháng 6-2005 tổ hợp Technip đã tổ chức bốn trung tâm điều hành dự án tại Pa-ri, Yo-ko-ha-ma, Ku-a-la-lăm-pơ và Man-đơ-rít. Số chuyên gia thiết kế làm việc tại các trung tâm này có lúc huy động đến hơn 1.000 người. Sau 44 tháng dưới sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ và Petro Vietnam, đến giữa tháng 2-2009 công việc xây dựng nhà máy và tiến độ thực hiện các gói thầu cũng như công việc thiết kế, mua sắm, xây lắp đã cơ bản bảo đảm đúng tiến độ đề ra. Mọi công việc chuẩn bị cho ngày vận hành toàn bộ nhà máy cũng đã sẵn sàng. Theo BQL dự án NMLD Dung Quất, đến đầu tháng 2, tổ hợp nhà thầu Technip đã hoàn thành 100% công tác thiết kế và mua sắm, thực hiện hơn 99% khối lượng xây lắp trên công trường, tiến độ tổng thể các gói thầu chính đạt gần 100%. Trong khó khăn, các nhà thầu đã có nhiều cố gắng tổ chức thi công liên tục, một số gói thầu đã hoàn thành trước thời gian. Tháng 5-2008, nhà thầu Van Oosd (Hà Lan) đã hoàn thành công trình đê chắn sóng, đến tháng 8, Hội đồng nghiệm thu cơ sở dự án NMLD Dung Quất đã tổ chức nghiệm thu, sau đó Hội đồng nghiệm thu Nhà nước đã có văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu hoàn thành, đưa công trình đê chắn sóng vào khai thác. Gói thầu cảng xuất sản phẩm do nhà thầu Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 1 (Cienco 1) và Tổng công ty cổ phần dịch vụ kỹ thuật dầu khí (PTSC) thi công đã hoàn thành tháng 12-2008, đang tập trung cho công tác nghiệm thu, bàn giao đưa vào sử dụng. Tính đến tháng 1-2009 nhà thầu COMA đã hoàn 70

thành và bàn giao cơ bản một số hạng mục công trình để Ban quản lý dự án đưa vào sử dụng. Một số công việc còn lại sẽ tiếp tục hoàn thiện, bàn giao cho chủ đầu tư vào cuối tháng 2. Ðến ngày 1-2-2009, công tác chuẩn bị chạy thử các hạng mục, phân xưởng đạt hơn 60%, các hệ thống công nghệ đã lần lượt được khởi động, đang trong quá trình theo dõi, hiệu chỉnh thông số kỹ thuật. Ðể phục vụ cho vận hành toàn bộ nhà máy, từ cuối tháng 11-2008 đến cuối tháng 1-2009 đã nhập 52.500 tấn dầu đi-ê-den, 160.000 tấn dầu thô và 800 tấn LPG phục vụ chạy thử. Nhằm chuẩn bị đầy đủ các điều kiện tiếp quản, vận hành thương mại NMLD Dung Quất, Ban quản lý dự án đã tuyển dụng, đào tạo nhân sự vận hành theo sơ đồ tổ chức được phê duyệt. Tổng số kỹ sư, công nhân kỹ thuật vận hành nhà máy tính đến tháng 1-2009 là 1.046 người, trong đó số kỹ sư, công nhân là người Quảng Ngãi chiếm gần 50%. Theo sự chỉ đạo của Tập đoàn dầu khí, Công ty lọc - hóa dầu Bình Sơn đã được thành lập, từng bước hoàn thiện cơ cấu tổ chức, triển khai các công việc chuẩn bị nhận bàn giao, quản lý và vận hành. Theo kế hoạch của Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam đến ngày 21-2, toàn bộ NMLD Dung Quất sẽ đi vào vận hành và ngày 25-2 những lô sản phẩm đầu tiên mang dấu ấn ngành công nghiệp lọc - hóa dầu Việt Nam sẽ được xuất xưởng. Sự kiện trọng đại này sẽ được tổ chức hoành tráng tại nhà máy, đây không chỉ là niềm tự hào của người dân Quảng Ngãi mà còn là niềm vui lớn của nhân dân cả nước. Theo các kỹ sư vận hành nhà máy, với việc chỉnh sửa thiết kế tổng thể, khi đi vào sản xuất thương mại NMLD Dung Quất sẽ cung cấp cho thị trường những sản phẩm chất lượng cao, đón đầu và cạnh tranh được với các nhà máy lọc - hóa dầu trong khu vực cũng như thế giới. Mỗi năm Dung Quất sẽ cung cấp cho thị trường 1,9 triệu tấn xăng Mogas 90-92-95; ba triệu tấn đi-ê-den ô-tô, 410 nghìn tấn dầu hỏa/nhiên liệu phản lực J-A1; 330 nghìn tấn dầu FO, 300 nghìn tấn LPG, 480 nghìn tấn dầu nhiên liệu cho nhà máy điện và 110 nghìn tấn Propylene. Dự kiến doanh số hằng năm của NMLD Dung Quất khoảng 55.000 tỷ đồng, tạo ra nguồn thu và đóng góp ngày càng tăng cho ngân sách của Trung ương và địa phương. Từ thời điểm đưa nhà máy vào vận hành sẽ góp phần tạo ra môi trường thúc đẩy, thu hút đầu tư vào khu kinh tế Dung Quất trên các lĩnh vực công nghiệp hóa chất, công nghiệp cơ khí, công nghiệp chế tạo và lắp ráp..., góp phần giải quyết việc làm, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế,

71

phát triển các ngành dịch vụ của Quảng Ngãi nói riêng và khu vực miền trung nói chung. ----------------------------------------------------------------

Ðón mừng dòng sản phẩm đầu tiên của Nhà máy Lọc dầu Dung quất ND- 23/2/09 Ðúng 20 giờ, ngày 22-2, tại Trạm xuất sản phẩm bằng xe bồn, trong mặt bằng Khu bể chứa sản phẩm của Nhà máy Lọc dầu Dung Quất (Quảng Ngãi), Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam tổ chức trọng thể Lễ đón mừng dòng sản phẩm thương mại đầu tiên của Nhà máy Lọc dầu Dung Quất (Nhà máy lọc dầu đầu tiên của Việt Nam). Ðây là sự kiện đặc biệt quan trọng của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam, đánh dấu bước khởi đầu của ngành công nghiệp lọc hóa dầu Việt Nam. Tổng Bí thư Nông Ðức Mạnh đã gửi lẵng hoa chúc mừng. Dự lễ có các đồng chí: Nguyễn Tấn Dũng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ; Nguyễn Văn An, nguyên Chủ tịch Quốc hội; Nguyễn Văn Chi, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra T.Ư Ðảng; Hà Thị Khiết, Bí thư T.Ư Ðảng, Trưởng ban Dân vận T.Ư; Hoàng Trung Hải, Ủy viên T.Ư Ðảng, Phó Thủ tướng, Trưởng ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình trọng điểm về dầu khí; Phạm Ðình Khối, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi cùng lãnh đạo nhiều bộ, ngành ở Trung ương và địa phương. Trong niềm hân hoan phấn khởi của nhân dân cả nước nói chung và nhân dân Quảng Ngãi nói riêng về sự kiện đón dòng sản phẩm thương mại đầu tiên, đồng chí Trần Ngọc Cảnh, Tổng giám đốc Tập đoàn dầu khí Quốc gia Việt Nam báo cáo tóm tắt quá trình xây dựng nhà máy: Sau 44 tháng thi công, Nhà thầu Technip và hơn 100 nhà thầu trong nước đã hoàn thành Nhà máy Lọc dầu Dung Quất với công nghệ, kỹ thuật hiện đại nhất khu vực Ðông - Nam Á, có công suất chế biến 6,5 triệu tấn dầu thô/năm, tổng mức đầu tư hơn ba tỷ USD. Nhà máy khi đi vào vận hành sản xuất sẽ đáp ứng khoảng 30% nhu cầu tiêu thụ xăng, dầu trong nước, góp phần bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia, giảm dần sự phụ thuộc vào nguồn cung cấp sản phẩm xăng dầu từ nước ngoài. Sự kiện Nhà máy Lọc dầu Dung Quất cho ra

72

dòng sản phầm đầu tiên đã đánh dấu mốc lịch sử quan trọng trong chặng đường phát triển của ngành dầu khí Việt Nam. Dự kiến năm 2009, Nhà máy vận hành và nâng dần công suất thiết kế đạt 100% vào tháng 8-2009 và sẽ tổ chức khánh thành nhà máy vào tháng 102009. Khi nhà máy vận hành đạt 100% công suất thiết kế, trong một tháng sẽ sản xuất gần 150 nghìn tấn xăng, 240 nghìn tấn dầu đi-ê-den, khoảng 23 nghìn tấn LPG và các sản phẩm khác. Dự kiến trong năm 2009, Nhà máy sẽ sản xuất khoảng 2,6 triệu tấn sản phẩm các loại... Ðại diện cho các nhà thầu, Tập đoàn Technip khẳng định sự cố gắng trong quá trình xây dựng Nhà máy Lọc dầu Dung Quất và sự lớn mạnh nhiều mặt của các nhà thầu. Ðội ngũ cán bộ, công nhân và kỹ sư Việt Nam đã trưởng thành nhanh chóng. Hiện nay, họ đã đảm nhận được nhiều khâu quan trọng trong quá trình xây dựng và vận hành sản xuất sản phẩm. Tại buổi lễ, Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng đã trao Giấy xác nhận chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn Việt Nam cho dòng xăng, dầu đầu tiên của Nhà máy Lọc dầu Dung Quất. Thay mặt nhân dân trong tỉnh, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi Phạm Ðình Khối phát biểu ý kiến cảm ơn Ðảng, Quốc hội và Chính phủ đã quan tâm, quyết định xây dựng Nhà máy Lọc dầu Dung Quất, góp phần làm thay đổi nhanh chóng diện mạo của vùng đất anh hùng, góp phần phát triển kinh tế - xã hội một cách bền vững... Phát biểu tại buổi lễ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá cao và nhiệt liệt biểu dương các cán bộ, chuyên gia, kỹ sư, công nhân lao động trực tiếp trên công trường và Ban quản lý Dự án, các nhà thầu đã vượt qua rất nhiều khó khăn, thách thức, lao động vất vả, cật lực trong cả ngày đêm trong suốt hàng nghìn ngày qua để hôm nay có dòng sản phẩm đầu tiên từ Nhà máy Lọc dầu Dung Quất, niềm mong đợi của cả nước ta. Ðây là dòng sản phẩm dầu thương mại đầu tiên được sản xuất chế biến từ nguồn dầu thô của nước ta và cũng là sản phẩm đầu tiên được sản xuất, chế biến từ một Nhà máy lọc dầu đầu tiên của đất nước ta - Một nhà máy có công nghệ hiện đại do Việt Nam đầu tư xây dựng, quản lý và vận hành, đánh dấu bước khởi đầu quan trọng cho ngành lọc hóa dầu Việt Nam. Thủ tướng nhấn mạnh, Nhà máy Lọc dầu Dung Quất là một dấu ấn, một công trình trọng điểm quốc gia có ý nghĩa rất quan trọng về nhiều mặt cả về chính trị, kinh tế - xã hội, quốc phòng - an

73

ninh trong tiến trình phát triển, trong tiến trình CNH, HÐH của đất nước, của tỉnh Quảng Ngãi cũng như của cả khu vực miền trung. Thay mặt lãnh đạo Ðảng và Nhà nước, Thủ tướng biểu dương Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam, tỉnh Quảng Ngãi, Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình trọng điểm về Dầu khí, các bộ, ngành chức năng đã chấp hành và thực hiện nghiêm túc trách nhiệm của mình, đóng góp thiết thực, xứng đáng vào thành công của công trình có ý nghĩa đặc biệt này. Ðồng thời cảm ơn đồng bào huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi đã chấp nhận và vượt qua nhiều khó khăn di dời đến nơi ở mới, đóng góp thiết thực vào việc xây dựng nên Nhà máy Lọc dầu Dung Quất hiện đại này. Thủ tướng yêu cầu tỉnh Quảng Ngãi, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam, Nhà máy Lọc dầu Dung Quất có trách nhiệm phối hợp cùng nhau chăm lo giải quyết tốt việc làm, đời sống cho đồng bào tại địa phương, nhất là đồng bào phải di dời đến nơi ở mới có cuộc sống ngày một tốt hơn. Thủ tướng nêu rõ, trước mắt đang còn rất nhiều việc phải làm khẩn trương, quyết liệt và chặt chẽ để từ nay đến tháng 8-2009 đưa toàn bộ các phân xưởng, các hạng mục của nhà máy vào hoạt động đạt 100% công suất thiết kế, cung cấp có hiệu quả tất cả các sản phẩm của nhà máy cho nền kinh tế như: dầu đi-ê-den, xăng, dầu FO, LPG, prô-py-len... bảo đảm 30% nhiên liệu cho đất nước. Ðối với tỉnh Quảng Ngãi, việc đưa Nhà máy Lọc dầu Dung Quất vào hoạt động sản xuất kinh doanh, đây là lợi thế và thuận lợi mới, Thủ tướng đề nghị tỉnh khẩn trương rà soát, bổ sung quy hoạch, kế hoạch phát triển toàn diện về kinh tế - xã hội, tạo động lực mới, sức mạnh tổng hợp mới đưa tỉnh nhà phát triển nhanh và bền vững. Thủ tướng mong muốn từ kinh nghiệm thực tiễn, chủ đầu tư và nhà thầu sẽ thực hiện tốt các công việc còn lại, đưa toàn bộ nhà máy vào vận hành an toàn, hiệu quả và bàn giao đúng tiến độ, đánh dấu bước trưởng thành vượt bậc của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam. Trên tinh thần này, Thủ tướng đề nghị Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam, Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình trọng điểm về dầu khí, các bộ, ngành liên quan nghiêm túc rút ra những kinh nghiệm cần thiết để chúng ta triển khai đầu tư thật tốt và hiệu quả các Nhà máy Lọc dầu Nghi Sơn, Long Sơn để bảo đảm vững chắc cho an ninh năng lượng quốc gia. * Cùng với sự kiện Nhà máy Lọc dầu Dung Quất chính thức đi vào hoạt động, chiều 22-2, tại Ngã ba Vạn Tường - Khu kinh tế Dung Quất, UBND

74

tỉnh Quảng Ngãi tổ chức lễ công bố Quy hoạch chi tiết khu đô thị Vạn Tường và đặt tên đường Võ Văn Kiệt. Khu đô thị mới Vạn Tường do Công ty Nikken Sekkei Civil Engieening Ltd (Nhật Bản) thực hiện Quy hoạch chi tiết xây dựng, điều chỉnh và thiết kế, kiến trúc hiện đại với diện tích 3.828 ha. Khu đô thị Vạn Tường là một trong những trung tâm phát triển công nghiệp, dịch vụ, thương mại, tài chính của vùng kinh tế trọng điểm miền trung và Quảng Ngãi, kết hợp các khu sinh thái bảo tồn thiên nhiên để phát triển du lịch và các khu dân cư, chuyên gia. Tại lễ công bố Quyết định của UBND tỉnh Quảng Ngãi về việc đặt tên đường Võ Văn Kiệt đã khẳng định công lao to lớn của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt đối với Quảng Ngãi và Dung Quất. Tuyến đường Võ Văn Kiệt có chiều dài hơn 23,6 km, nền đường rộng 11 m, điểm đầu từ Ngã ba Bình Long qua trước cổng Nhà máy Lọc dầu đến cảng Dung Quất. -------------------------------------------------------------------

Cú huých từ khúc ruột miền trung 20/2/09 Nhà máy lọc dầu Dung Quất (NMLDDQ) về lâu dài sẽ tạo cú huých cho sự nghiệp CNH, HÐH, góp phần phát triển kinh tế - xã hội bền vững cho Quảng Ngãi và cả khu vực miền trung. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Lê Quang Thích khẳng định: Sự kiện NMLDDQ đi vào hoạt động, ngoài ý nghĩa chính trị to lớn của đất nước, còn tác động trực tiếp đến tốc độ phát triển kinh tế - xã hội và quá trình cạnh tranh, hội nhập kinh tế quốc tế đối với địa phương. Ðây là cơ hội lớn để từng bước thực hiện chương trình CNH, HÐH nông nghiệp, nông thôn đối với mảnh đất nghèo Quảng Ngãi và cho cả khu vực miền trung và Tây Nguyên. Sau NMLDDQ là hàng loạt dự án lớn đã và đang triển khai đầu tư, xây dựng ở Khu kinh tế Dung Quất, tạo bước đột phá phát triển đa ngành, đa lĩnh vực, trong đó các ngành công nghiệp nặng và lọc, hóa dầu chiếm ưu thế. Bên cạnh đó, các ngành mới cũng bắt đầu hình thành nhanh chóng như: xây dựng cảng biển, dịch vụ vận tải biển, phân phối và kinh doanh sản phẩm của nhà máy cho khu vực miền trung và Tây Nguyên. Gần đây, ngành dịch vụ kinh doanh nhà hàng, khách sạn và công nghiệp du lịch cũng đang phát triển mạnh, thu hút nhiều tour du lịch trong và ngoài nước...

75

Ðến nay, Khu kinh tế Dung Quất đã cấp phép đầu tư cho 113 dự án, trong đó có 44 dự án đã hoàn thành đi vào sản xuất, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng tăng công nghiệp, dịch vụ và du lịch. Năm 2008, cơ cấu kinh tế của tỉnh có sự thay đổi: công nghiệp chiếm 38%, dự kiến năm 2009 tăng lên 45% và đến năm 2010 tỷ trọng công nghiệp chiếm 63%. Về thu ngân sách địa phương, trước đây, tổng thu ngân sách trên địa bàn đạt từ 600 đến 900 tỷ đồng, đến năm 2008 đã thu hơn 1.600 tỷ đồng và dự kiến năm 2009, ngân sách thu tăng gấp ba lần so với năm 2007 (khoảng 2.200 tỷ đồng) trong đó thu từ nguồn NMLDDQ là 900 tỷ đồng với mức công suất hoạt động 40%, nếu đi vào hoạt động đạt khoảng 60% công suất chế biến dầu thô thì mức tăng trưởng GDP của Quảng Ngãi từ 11,61% (năm 2008) lên 21 - 22% trong năm 2009... Về đào tạo nghề và giải quyết lao động cho con em Quảng Ngãi, đồng chí Lê Quang Thích nhấn mạnh: Sau khi NMLDDQ bắt đầu triển khai xây dựng, tỉnh đã thực hiện phương án đào tạo, chuyển đổi ngành nghề cho số lao động ở địa phương, đặc biệt là số con em trong vùng dự án Khu kinh tế Dung Quất. Cái mới ở đây là từ khi xây dựng NMLDDQ đã tạo cho công nhân, lao động địa phương nếp nghĩ, cách làm theo hướng tư duy mới, với tác phong công nghiệp. Từng bước thay đổi nếp nghĩ, tiếp cận tác phong lao động công nghiệp. Nhiều kỹ sư, công nhân Việt Nam đang làm việc trên công trường Dung Quất đã được chuyên gia nước ngoài đánh giá cao về trình độ kỹ thuật cũng như năng suất lao động. Hiện nay, ngoài đội ngũ 1.046 kỹ sư, công nhân được Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam đào tạo, bố trí vào dây chuyền vận hành NMLDDQ, tỉnh Quảng Ngãi có chính sách đào tạo nguồn nhân lực cho Khu kinh tế Dung Quất. Ngoài số sinh viên được đào tạo tại các Trường đại học Phạm Văn Ðồng, Phân hiệu Ðại học công nghiệp TP Hồ Chí Minh tại Quảng Ngãi và Trường cao đẳng Tài chính - Kế toán, thì Trường đào tạo nghề Dung Quất được coi là trung tâm đào tạo, bồi dưỡng và thực hành nghề đối với con em Quảng Ngãi. Hằng năm, nhà trường đã đào tạo hơn 3.500 học viên với các ngành nghề như: cơ khí, điện công nghiệp, sửa chữa ô-tô, cơ khí lắp ráp vỏ tàu, thợ lái tàu thủy, kỹ thuật hàn, may công nghiệp, lọc hóa dầu... Ðến nay đã thu hút hàng nghìn lao động địa phương vào làm việc trong phân khu công nghiệp Sài Gòn Dung Quất và các nhà máy, dự án trên công trường Dung Quất. Ðiều dễ nhận thấy, từ khi triển khai xây dựng NMLDDQ đến nay, hàng loạt dự án xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội đã được triển khai. Ngày nay, đi trên khu đô thị Vạn Tường, một thành phố công nghiệp trẻ đang mọc lên nhiều công trình, kiến trúc hiện đại như khu nhà ở cao cấp của Công ty 76

cổ phần Thiên Tân phục vụ cho hàng trăm chuyên gia nước ngoài; khu nhà ở của hàng nghìn công nhân, kỹ sư Việt Nam đang làm việc tại NMLDDQ, khu nhà ở cao cấp của công nhân Nhà máy công nghiệp nặng Doosan (Hàn Quốc). Bệnh viện Dung Quất với trang bị tiên tiến đã đi vào hoạt động, bảo đảm phục vụ khám và điều trị cho cán bộ, nhân dân trong khu kinh tế Dung Quất. Trung tâm văn hóa - thể thao, đài truyền hình, Bưu điện Dung Quất và hàng chục cơ quan, xí nghiệp, trường đào tạo nghề được xây dựng khang trang và lắp đặt các thiết bị hiện đại. Các công trình điện, nước phục vụ sinh hoạt đã được đầu tư xây dựng đồng bộ. Hiện nay, các ngả đường về trung tâm TP Vạn Tường và KKT Dung Quất đã được mở rộng thông thoáng, hầu hết được bê-tông, nhựa hóa phục vụ đi lại thuận lợi cho nhân dân trong vùng. Ðặc biệt tuyến đường từ cảng Dung Quất - Bình Long, dài khoảng 15 km sẽ được UBND tỉnh Quảng Ngãi làm lễ khánh thành và đặt tên, gắn biển con đường Võ Văn Kiệt vào ngày 21-2 tới. Ðây là công trình không chỉ có ý nghĩa về kinh tế mà còn là tình cảm đặc biệt của người dân Quảng Ngãi đối với cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt, người đã có công lớn quyết định xây dựng NMLDDQ và KKT Dung Quất. Tâm sự với những người dân đã nhường đất xây dựng NMLDDQ, họ rất phấn khởi nói: Bà con chúng tôi đã chờ đợi những giọt dầu lâu lắm rồi, bây giờ nhà máy xây dựng hoàn thành, đi vào vận hành có sản phẩm dầu rồi thì còn gì sướng hơn nữa. Chủ tịch UBND xã Bình Trị Phạm Ngọc Thọ cho biết: Chính quyền địa phương khi nghe tin NMLDDQ bắt đầu vận hành chạy thử đã chỉ đạo các thôn, xóm tổ chức họp dân thông tin đầy đủ, bà con vui lắm. Cùng với đầu tư xây dựng nhà máy, Ðảng, Nhà nước và Tập đoàn Dầu khí đã đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giúp cải thiện điều kiện đời sống và sinh hoạt, cũng như sản xuất của nhân dân trong xã. Nhiều gia đình có con em vào làm trong các nhà máy có thu nhập cao và kinh tế khấm khá lên trông thấy. Ði trên KKT Dung Quất trong những ngày giữa tháng 2, chúng tôi bắt gặp không khí lao động trên công trường thật rộn ràng. Các đơn vị thi công trên tuyến đường Bình Long - cảng Dung Quất đang tất bật hoàn thiện và trồng hàng nghìn cây xanh trong giải phân cách. Công ty tàu thủy Dung Quất gấp rút hoàn thành con tàu lớn nhất Việt Nam, với trọng tải 140 nghìn tấn để phục vụ vận chuyển dầu đúng kế hoạch. Tại phân xưởng công nghệ chưng cất dầu thô ở áp suất khí quyển CDU - phân xưởng lớn nhất của NMLDDQ đã khởi động để lọc khoảng 90.000 thùng dầu thô/ngày an toàn. Từ khu nhà hành chính - điều hành của nhà máy, những người thợ tự hào hát vang bài ca "Trái tim Dung Quất", cán bộ, kỹ sư, chuyên gia, công nhân toàn công 77

trường đang tất bật cho ngày "đại lễ", công bố những sản phẩm xăng, dầu thương mại đầu tiên của Việt Nam... -------------------------------------------------------------------

Hiệu quả dự án Dung Quất sẽ ra sao khi giá dầu giảm? 5/1/09 Chỉ còn hai tháng nữa, vào ngày 25/2/2009, dự án Nhà máy Lọc dầu Dung Quất sẽ được vận hành thương mại. Vấn đề được nhiều người quan tâm là hiệu quả kinh tế của dự án lọc dầu đầu tiên của Việt Nam với tổng vốn đầu tư 2,5 tỉ Đô la Mỹ sẽ ra sao trong bối cảnh giá dầu thế giới liên tục giảm mạnh. Báo giới đã trao đổi với ông Đinh Văn Ngọc, Phó tổng giám đốc Công ty TNHH Một thành viên Lọc hóa dầu Bình Sơn, đơn vị sẽ quản lý vận hành nhà máy, xung quanh vấn đề này. Dường như một số công đoạn xây dựng nhà máy đang gặp khó khăn do điều kiện thời tiết? Từ tháng 11 đến tháng 3 hàng năm tại Dung Quất thời tiết không thuận lợi cho việc thi công trên công trường và trên biển do sóng lớn, có lúc giật cấp 6, 7, biển động mạnh. Vì vậy chúng tôi và nhà thầu phải phối hợp chặt chẽ hơn, lập kế hoạch chi tiết hơn. Đến giữa tháng 12/2008, tiến độ xây lắp của dự án đạt 97,98% và tiến độ công tác chạy thử đạt 45% và tôi tin đến ngày 25/2/2009, nhà máy sẽ sản xuất ra các sản phẩm xăng dầu thương mại đầu tiên của Việt Nam. Nguồn nguyên liệu cho nhà máy đã nhập đủ chưa, thưa ông? Sắp tới sẽ nhập 600 tấn LPG (khí hóa lỏng) đầu tiên và một phần sẽ dùng để đốt đuốc cho nhà máy. Ngọn đuốc này cao 115 mét và đối với các nhà máy lọc dầu thì khởi động đốt đuốc là thời điểm rất quan trọng sau mốc nhập dầu thô, khẳng định rằng nhà máy đã hoàn thiện về cơ khí và chuyển sang giai đoạn sẵn sàng nhập hydrocacbon, tiếp nhận nguyên liệu để chế biến. Hiện chúng tôi đã chứa gần đầy hai bể chứa dầu thô (80.000 tấn) sau đợt nhập đầu tiên ngày 5/12 vừa qua. Lượng dầu đó phục vụ cho giai đoạn chạy 78

thử nghiệm thu và nhà máy sẽ nhập lô dầu thô thứ hai, khoảng 600.000 thùng vào cuối tháng 1 hoặc tuần đầu của tháng 2/2009, như vậy tháng 2 và 3/2009 sẽ có đủ nguồn dầu thô cho nhà máy. Trước mắt, nguồn nguyên liệu cho nhà máy lọc dầu do mỏ Bạch Hổ cung cấp nhưng mỏ này đang cạn dần, vậy đâu là nguồn nguyên liệu lâu dài cho nhà máy? Khả năng cung cấp dầu thô của mỏ Bạch Hổ cho Nhà máy Lọc dầu Dung Quất đến đâu và kéo dài trong bao lâu đã được công ty lên kế hoạch. Ngoài mỏ Bạch Hổ, Việt Nam còn nhiều nguồn dầu khác đang được đưa vào khai thác như các mỏ Cá Ngừ Vàng, Rạng Đông, Sư Tử Đen, Sư Tử Vàng... và năm nay đã đưa vào khai thác bốn mỏ mới. Nhà máy có thể trộn các loại dầu ngọt khác của Việt Nam với dầu Bạch Hổ để đảm bảo cung cấp dầu thô trong trung hạn. Về dài hạn, chúng tôi đang đàm phán với các nhà cung cấp dầu thô như BP, Shell... về hợp đồng mua dầu dài hạn từ nước ngoài để pha trộn với dầu Bạch Hổ và dầu ngọt Việt Nam và cung cấp lâu dài cho nhà máy. Chính phủ và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petro Vietnam) đã đồng ý về nguyên tắc cho phép Công ty Lọc hóa dầu Bình Sơn nghiên cứu sơ bộ và đề xuất phương án nâng cấp nhà máy, trong đó có việc chế biến dầu hỗn hợp. Hầu hết các phân xưởng của nhà máy được thiết kế để chế biến dầu hỗn hợp, tức là pha trộn giữa dầu ngọt và dầu chua theo tỷ lệ nhất định. Sau này một lượng đáng kể dầu chua sẽ được nhập từ Dubai, Kuwait, Saudi Arabia... để đảm bảo nguồn cung lâu dài. Vậy thì dự kiến năm 2009 nhà máy có thể đáp ứng nhu cầu xăng dầu nội địa đến đâu? Nhà máy vận hành liên tục theo công suất và dự kiến trong năm 2009 sẽ đạt khoảng 60-65% công suất thiết kế, tức là sẽ đưa vào chế biến khoảng 4 triệu tấn dầu thô. Thời điểm 25/2/2009 khi nhà máy vận hành thương mại thì công suất sẽ ở mức tối thiểu, khoảng 50% và từ tháng 8 đến cuối năm 2009 dự tính có khả năng nâng công suất nhà máy lên 100%.

79

Với công suất nguyên liệu chế biến 6,5 triệu tấn dầu thô/năm, sẽ đưa ra thị trường 6,3 triệu tấn sản phẩm/năm, bao gồm chín loại sản phẩm. Nhà máy được thiết kế theo nhiều chế độ vận hành linh hoạt, nếu thị trường cần nhiều dầu diesel và chế biến dầu diesel hiệu quả kinh tế cao hơn thì chúng tôi sẽ tối đa hóa sản xuất loại dầu này. Nếu nhu cầu về xăng cao hơn và chế độ sản xuất xăng cho hiệu quả kinh tế cao hơn thì chuyển chế độ vận hành từ tối đa dầu diesel sang tối đa xăng. Tại sao phải đặt vấn đề nâng công suất nhà máy lúc này? Có phải vì thiết kế ban đầu không dự báo đúng nhu cầu thị trường trong dài hạn? Bất cứ nhà máy lọc hóa dầu nào trong giai đoạn thiết kế đều phải tính đến việc mở rộng trong tương lai vì đó là đặc thù của nó. Đối với Nhà máy Lọc dầu Dung Quất, tiêu chuẩn thiết kế là theo tiêu chuẩn thế giới và công ty đã dành sẵn một diện tích đất cho việc mở rộng sau này. Thiết kế ban đầu của nhà máy từ những năm 1998-2000, đến năm 2003 chỉnh sửa lại và đã tính toán nhu cầu thị trường và sự phát triển của đất nước, tuy nhiên không thể hoàn toàn chính xác. Ví dụ dự báo về tăng trưởng GDP là bao nhiêu phần trăm/năm, nhu cầu tiêu thụ xăng dầu trong nước tăng như thế nào, và không thể ngờ giá dầu thế giới hồi đầu năm lên tới 147 Đô la Mỹ/thùng thì nay xuống dưới 50 Đô la, thậm chí 40 Đô la/thùng. Tầm nhìn của dự án là đến năm 2020-2025, với tình hình giá dầu thế giới nhiều biến động và nhu cầu tiêu thụ xăng dầu trong nước ngày càng tăng, thì việc lên kế hoạch mở rộng ngay từ thời điểm này, theo tôi, không phải là sớm. Vậy, nên chọn phương án nâng công suất nhà máy hay xây một nhà máy khác để tiết kiệm chi phí đầu tư? Hiện mới chỉ là giai đoạn nghiên cứu sơ bộ và có nhiều phương án, nâng cấp ra sao đòi hỏi phải nghiên cứu chi tiết hơn. Nếu Nhà máy Lọc dầu Dung Quất nâng cấp thì với công suất hiện tại 6,5 triệu tấn/năm, có khả năng nâng lên 8-8,5 triệu tấn/năm. Tuy nhiên, đó chỉ là một phương án, hướng thứ hai mà thế giới cũng làm nhiều là xây một dây chuyền thứ hai, (giống như nhà máy thứ hai) bên cạnh 80

nhà máy thứ nhất để tận dụng các lợi thế có sẵn. Như thế, chỉ cần một tổng giám đốc (của nhà máy thứ nhất), nếu xây ở chỗ khác thì phải nhân đôi số lãnh đạo và cán bộ lên. Lợi thế thứ hai là về cơ sở hạ tầng, rất nhiều hạng mục phụ trợ có thể sử dụng cho dây chuyền thứ hai, ví dụ như cảng biển nước sâu tại Dung Quất. Thưa ông, bài toán giá xăng dầu trong nước sẽ như thế nào sau khi nhà máy hoạt động, liệu người tiêu dùng có thể hy vọng một mức giá “dễ thở” hơn không? Đó là chuyện điều tiết vĩ mô của Chính phủ và còn phụ thuộc vào thuế nhập khẩu xăng dầu và tình hình kinh tế. Nhưng nhà máy sẽ giúp “giảm nhiệt” thị trường, giảm sức ép nhập khẩu, giảm phụ thuộc vào nước ngoài vì nó đáp ứng khoảng 30% nhu cầu xăng dầu của đất nước. Tác động của Nhà máy Lọc dầu Dung Quất lên thị trường phân phối xăng dầu và việc chế biến là rất lớn, nên ngay cả việc mua dầu thô từ mỏ Bạch Hổ - nguồn tài nguyên đất nước cũng là bài toán kinh tế cân đối của Chính phủ và Bộ Tài chính. Nhưng giá dầu thế giới đã tụt xuống dưới 40 Đô la Mỹ/thùng, như vậy giá bán xăng dầu của nhà máy vào năm tới sẽ phải cạnh tranh quyết liệt với giá nhập khẩu và có thể lợi nhuận sẽ bị ảnh hưởng? Cá nhân tôi không cho rằng giá dầu thế giới sẽ giảm nữa bởi vì OPEC (các nước xuất khẩu dầu mỏ) sẽ điều chỉnh lại sản lượng và hiện nay họ đã có kế hoạch cắt giảm sản lượng. Ngoài ra, số tiền 700 tỉ Đô la mà Chính phủ Mỹ tung ra cũng sẽ giúp kinh tế Mỹ hồi phục và giá dầu thế giới sẽ tăng trở lại chứ không thể giảm tiếp. * Dầu ngọt là loại dầu có hàm lượng lưu huỳnh thấp, không gây hại môi trường trong khi dầu chua có hàm lượng lưu huỳnh cao gây ăn mòn kim loại, tạo ra mưa axít và làm ô nhiễm môi trường. Muốn chế biến dầu hỗn hợp người ta trộn nguyên liệu đầu vào là dầu ngọt với dầu chua theo một tỷ lệ nhất định tùy theo hàm lượng lưu huỳnh trong hai loại dầu này, chẳng hạn 85% dầu ngọt và 15% dầu chua, để đảm bảo sản phẩm đầu ra có chất lượng tốt và ít lưu huỳnh. Hiện nay, theo đánh giá của các chuyên gia dầu mỏ thì dầu thô khai thác tại 81

các mỏ của Việt Nam hầu hết là dầu ngọt có chất lượng cao, hàm lượng lưu huỳnh thấp. Về lâu dài, Nhà máy Lọc dầu Dung Quất sẽ sử dụng nguồn dầu ngọt này pha trộn với dầu chua nhập khẩu để tạo ra sản phẩm dầu hỗn hợp. ----------------------------------------------------

Mẻ xăng dầu made in VN đầu tiên ra lò 23/2/09 Tối 22/2, 7.000 tấn dầu diesel và 2.000 tấn dầu hỏa đã được cất thành công tại Nhà máy lọc dầu Dung Quất, Quảng Ngãi, trước sự chứng kiến của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và hàng chục nghìn người dân miền Trung. Nguyên chủ tịch Quốc Hội Nguyễn Văn An, Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải, Bộ trưởng Công Thương Vũ Huy Hoàng và phu nhân cố thủ tướng Võ Văn Kiệt có mặt trong lễ đón dầu. Trực tiếp kiểm tra việc rót dòng dầu đầu tiên vào khu bể chứa nhà máy, Thủ tướng không nén được niềm hân hoan và nỗi xúc động. Ông tự hào nói: "Đây là dòng xăng dầu thương mại đầu tiên được chế biến từ nguồn dầu thô của đất nước, cũng là sản phẩm đầu tiên được sản xuất từ nhà máy lọc dầu đầu tiên do Việt Nam đầu tư, sản xuất và vận hành; đánh dấu bước khởi đầu của ngành lọc hóa dầu Việt Nam". Thủ tướng cũng tuyên bố: "Nhà máy lọc dầu Dung Quất là dấu ấn, một công trình trọng điểm quốc gia, có ý nghĩa quan trọng về nhiều mặt kinh tế, chính trị, xã hội, quốc phòng, an ninh... trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước của tỉnh Quảng Ngãi và khu vực miền Trung". Hàng chục nghìn người dân miền Trung đã đến chờ đợi từ cuối buổi chiều hôm qua, mong được tận mắt chứng kiến thời khắc dòng xăng dầu đầu tiên của đất nước chảy. Ông Nguyễn Văn Thanh, nông dân ở huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định, lặn lội ra Dung Quất cách nhà khoảng 2 tiếng đồng hồ đi xe máy nói: "Giây phút trọng đại này tôi không thể bỏ lỡ vì từ nay dân mình được dùng xăng dầu Việt". Ông hơi tiếc vì lý do an ninh nên không thể đến gần khu vực đang chưng cất đón dầu. Song ông bảo: "Tôi rất tự hào mai mốt khi thằng cháu 3 tuổi lớn sẽ kể cho nó nghe ông nội đã có mặt trong lễ đón dầu đầu tiên của Việt Nam".

82

Mẻ sản phẩm đầu tiên của VN bao gồm 7.000 tấn diesel và 2.000 tấn dầu hỏa. Theo kế hoạch đến tháng 4 tới, Nhà máy lọc dầu Dung Quất sẽ tiếp tục cho ra thị trường các loại xăng A90, A92, A95 và xăng máy bay. Nhà máy sẽ hoạt động 100% công suất thiết kế vào tháng 8, mỗi tháng cung cấp 150.000 tấn xăng, 240.000 tấn dầu diesel, 23.000 tấn khí hóa lỏng LPG, trên 8.000 tấn Propylene, 30.000 tấn xăng máy bay Jet-A1và 25.000 tấn dầu FO. Dự kiến, trong năm 2009, nhà máy lọc dầu Dung Quất sẽ sản xuất khoảng 2,6 triệu tấn sản phẩm các loại. Trong buổi đón mừng mẻ xăng dầu đầu tiên của VN, UBND tỉnh Quảng Ngãi cũng đã công bố quy hoạch khu đô thị Vạn Tường và đặt tên đường Võ Văn Kiệt - vị cố thủ tướng đã có công khai sinh Khu Kinh tế Dung Quất và nhà máy lọc dầu. Từ nay, tuyến đường 23 km từ ngã tư Bình Long trên Quốc lộ 1A đến Cảng Dung Quất được mang tên cố thủ tướng Võ Văn Kiệt. Nhân dịp này, Ban Quản lý Khu Kinh tế Dung Quất đã công bố chi tiết quy hoạch của khu đô thị mới Vạn Tường thuộc khu kinh tế. Khu đô thị này có diện tích gần 40.000 ha gồm 5 xã của huyện Bình Sơn, được xác định là một trong những trung tâm đô thị - công nghiệp và dịch vụ của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, với quy mô dân số khoảng 170.000 người vào 2030. Nhà máy lọc dầu Dung Quất được khởi công năm 2005 trên diện tích rộng hơn 600 ha, tương đương với 1.200 sân bóng đá. Hợp đồng chính xây dựng nhà máy được Tập đoàn Dầu khí VN ký với Tổ hợp nhà thầu Technip gồm các nhà thầu: Technip (Pháp), Technip (Malaysia), JGC (Nhật Bản) và Tecnicas Reunidas (Tây Ban Nha), để đảm bảo tiến độ đến 25/2/2009 nhà máy có sản phẩm. Nhà máy lọc dầu Dung Quất đã được hoàn thành xây dựng, lắp đặt trong năm 2008. Hơn 10.000 công nhân và giám sát người Việt tham gia xây dựng nhà máy. Hơn 150.000 tấn vật tư và thiết bị (tương đương hơn 1 triệu xe máy) và 17.000 tấn sắt thép (đủ để xây hai tháp Eiffel) đã được dùng để xây dựng nhà máy lọc dầu. Hệ thống nhà máy điện có công suất hơn 100 megawatt, đủ để cung cấp cho cả thành phố Quảng Ngãi. Tổng số tài liệu thiết kế và sổ tay vận hành chất đầy khoảng 100 xe tải. Trên 100 nhà thầu phụ và nhà cung cấp thiết bị, dịch vụ của Việt Nam, tham gia dự án. Từ tháng 5/2008 đến nay, chủ đầu tư đã nhập 1.500 tấn LPG, trên 50.000 tấn dầu diesel và hơn 160.000 tấn dầu thô Bạch Hổ phục vụ cho công tác chạy thử, vận hành Nhà máy. Cũng trong tháng 5/2008, Tập đoàn Dầu khí Việt 83

Nam đã thành lập Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Lọc hóa dầu Bình Sơn có nhiệm vụ tiếp nhận, quản lý, vận hành và kinh doanh Nhà máy lọc dầu Dung Quất. Kể từ khi khởi công xây dựng Nhà máy lọc dầu Dung Quất, GDP và thu ngân sách của tỉnh Quảng Ngãi tăng liên tục, từ 529 tỷ đồng năm 2005 lên 1.600 tỷ đồng năm 2008. Năm 2005, tỉnh Quảng Ngãi thu hút được 20 dự án với tổng vốn đầu tư 1.218 tỷ đồng. Năm 2006, số dự án đầu tư tăng 42 so với năm 2005, trong đó có 2 dự án lớn 100% vốn nước ngoài là Doosan và Tycoons. Năm 2007, có 40 dự án đi vào hoạt động và năm 2008 tỉnh đã thu hút thêm được 17 dự án với số vốn 3,4 tỷ USD. ----------------------------------------------------------------------

Dung Quất, nhân tố “lợi hại” bình ổn giá xăng dầu 19/2/09 Ngày 22/2 tới, Nhà máy Lọc dầu Dung Quất sẽ chính thức khởi động và cho ra các sản phẩm xăng dầu đầu tiên. Đây được xem là một sự kiện quan trọng của ngành lọc hóa dầu Việt Nam, tạo nên một bước ngoặt lớn cho một quốc gia có trữ lượng dầu thô hàng đầu ở khu vực Đông Á, nhưng vẫn phải nhập khẩu 100% các sản phẩm xăng dầu trong suốt hàng chục năm qua. Thế nhưng, để có được những sản phẩm xăng dầu “made in Viet Nam” đầu tiên này, thì ẩn đằng sau đó là vô vàn những vấn đề phức tạp xen lẫn khó khăn thách thức và những nỗ lực không biết mệt mỏi của hàng vạn công nhân cũng như trăn trở ngày đêm của những vị lãnh đạo cao nhất Chính phủ trên công trường trọng điểm quốc gia. Từ những quyết tâm… Vào những năm cuối thập niên 70, sau khi kế hoạch triển khai hai dự án lọc hóa dầu tại Nghi Sơn (Thanh Hóa) và Long Thành (Đồng Nai) thất bại, Chính phủ đã quyết tâm phải tiếp tục xây dựng cho được một nhà máy lọc đầu tiên. Địa điểm xây dựng được Chính phủ giao cho Bộ Xây dựng nghiên cứu, lựa 84

chọn. Sau đó, một loạt địa điểm được các chuyên gia đưa ra, trong đó có Nghi Sơn (Thanh Hoá), Hòn La (Quảng Bình), Dung Quất (Quảng Ngãi), Văn Phong (Khánh Hoà) và Long Sơn (Vũng Tàu)… Một ngày cuối tháng 9/1994, ông Võ Văn Kiệt, lúc bấy giờ là Thủ tướng đương nhiệm đã đích thân thị sát khu vực vịnh Dung Quất thuộc tỉnh Quảng Ngãi. Sau khi xem xét những kết quả khảo sát khoa học thu được và quy hoạch sơ bộ, Thủ tướng đã ký Quyết định số 658/QĐ-TTg, chính thức chọn Dung Quất làm địa điểm xây dựng nhà máy lọc dầu đầu tiên. Tuy nhiên, việc lựa chọn Dung Quất làm địa điểm xây nhà máy lọc dầu ngay sau đó cũng đã gặp phải nhiều ý kiến phản đối, thậm chí đã trở thành vấn đề “nóng” trên diễn đàn của nhiều kỳ họp Quốc hội liên tiếp. Thế nhưng, với những phản biện thuyết phục về hiệu quả kinh tế - xã hội, cuối cùng Dung Quất cũng đã được ấn định là địa điểm của nhà máy lọc dầu đầu tiên của Việt Nam. Chọn được địa điểm mới chỉ là bước đầu tiên trong một núi khổng lồ công việc của một dự án lọc dầu. Chỉ trong vòng chưa đầy 6 năm (từ 1997 -2003), hình thức đầu tư của dự án đã phải liên tục thay đổi. Từ hình thức liên doanh đến tự đầu tư, rồi tự đầu tư lại sang liên doanh, và cuối cùng Chính phủ đã giao cho Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petro Vietnam) đảm nhận với hình thức tự đầu tư. ... đến một Dung Quất hiện thực Ngày 8/1/1998, những nhát búa cọc nhồi đầu tiên đã được vang lên tại khu kinh tế Dung Quất, mở đầu cho một dự án lọc hóa dầu đầu tiên tại VN. Tuy nhiên, sau khi dự án chính thức được triển khai thì cuộc khủng hoảng kinh tế khu vực châu Á những năm 1997 - 1998 diễn ra nhanh trên diện rộng với những ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế của một số nước trong khu vực. Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng này, kết hợp với những vấn đề nảy sinh trong quá trình thực hiện, khiến dự án gần như bị "đóng băng" trong vài năm trời.

85

Trong thời gian này, chủ đề nhà máy lọc dầu Dung Quất lại một lần nữa trở thành vấn đề “nóng” trên diễn đàn Quốc hội. Nhiều ý kiến cho rằng, thay vì tiếp tục xây dựng nhà máy tại Dung Quất thì Chính phủ nên chọn một địa điểm khác hợp lý và hiệu quả hơn. Nhưng cũng có nhiều ý kiến cho rằng nên tiếp tục đầu tư tại đó… Cuộc tranh luận này đã cũng đã làm “bạc đầu” của không ít thành viên Chính phủ. Tuy nhiên, thêm một lần phản biện thành công, cộng với những lời hứa quyết liệt từ phía chủ đầu tư, ngày 28/11/2005, những tiếng búa cọc nhồi lại tiếp tục được vang lên trên công trường, cùng với đó là một chiếc đồng hồ đếm ngược cũng được đặt ngay trước cổng nhà máy với mốc thời gian được ấn định là ngày 25/2/2009. Hơn 1,2 vạn kỹ sư, công nhân cùng bắt tay vào cuộc đua 1.320 ngày đêm trên công trường… Công cụ bình ổn giá xăng dầu Tọa lạc trên diện tích khoảng 800 ha, trong đó mặt đất khoảng 338 ha và mặt biển khoảng 471 ha, Nhà máy Lọc dầu Dung Quất có tổng vốn đầu tư trên 2,5 tỷ USD, do Petro Vietnam làm chủ đầu tư. Khi đi vào hoạt động, dự kiến nhà máy sẽ có công suất chế biến khoảng 6,5 triệu tấn dầu thô/năm, tương đương 148.000 thùng/ngày, đáp ứng khoảng 33% nhu cầu tiêu thụ xăng dầu trong nước. Nguyên liệu của giai đoạn 1 sẽ là 100% dầu thô Bạch Hổ (Việt Nam), còn giai đoạn 2 sẽ sử dụng dầu thô hỗn hợp (85% dầu thô Bạch Hổ + 15% dầu chua Dubai). Thế nhưng, cùng với những kỳ vọng sau hàng chục năm của Chính phủ và người dân là vô số những câu hỏi được đặt ra khi nhà máy chính thức đi vào hoạt động. Liệu trong thời gian tới, giá xăng dầu do mình tự sản xuất có rẻ hơn giá nhập khẩu, đơn vị nào sẽ đứng ra phân phối, vấn đề thuế đối với những sản phẩm này sẽ như thế nào, quyền lợi của người dân sẽ được hưởng đến đâu…? Giải đáp những thắc mắc này, ông Nguyễn Việt Thắng - Phó tổng giám đốc Công ty TNHH Lọc hóa dầu Bình Sơn, đơn vị trực tiếp quản lý và vận hành Nhà máy lọc dầu Dung Quất, cho biết: do Nhà máy Lọc dầu Dung Quất 86

không đảm bảo đủ 100% nhu cầu nội địa nên giá các loại sản phẩm do nhà máy cung cấp về cơ bản sẽ tương đương giá nhập khẩu của các công ty xăng dầu đầu mối ở cùng thời điểm. Điều này nhằm đảm bảo tính thống nhất của thị trường, tránh xáo trộn. Tuy nhiên, theo ông Thắng, với những quy định của Chính phủ, cơ chế giá xăng dầu của Nhà máy Lọc dầu Dung Quất không hoàn toàn theo cơ chế thị trường mà sẽ là bán thị trường, tức là nhà nước có quyền can thiệp để điều tiết. Chẳng hạn khi giá xăng dầu thế giới tăng cao, Nhà nước có thể sử dụng xăng dầu dự trữ tại Dung Quất, giảm giá bán tại đây để điều hòa giá trong một thời gian nhất định. Ông Thắng nói, điều này cũng đồng nghĩa với việc, Nhà máy Lọc dầu Dung Quất sẽ là một nhân tố bình ổn giá xăng dầu quan trọng trong thời gian tới. Dự kiến, khi đi vào hoạt động, doanh thu hằng năm của nhà máy sẽ vào khoảng 55.000 tỷ đồng, trong đó riêng sản phẩm xăng chiếm khoảng 19.000 tỷ đồng, dầu diesel ôtô chiếm khoảng 26.000 tỷ đồng (chưa kể đến doanh số của nhà máy sản xuất polypropylene). Với doanh thu đó, trước mắt Nhà máy Lọc dầu Dung Quất sẽ giảm đáng kể tỷ lệ nhập siêu của quốc gia. Ngoài ra, với việc tự cung ứng gần 6,3 triệu tấn sản phẩm/năm, chúng ta sẽ có khả năng giảm bớt áp lực về giá khi thị trường quốc tế giảm nguồn cung do tổng khối lượng nhập khẩu xăng dầu của Việt Nam giảm. Do sản lượng khai thác của mỏ Bạch Hổ đang giảm dần nên hiện nay Petro Vietnam đang chỉ đạo các đơn vị thành viên làm việc với các đối tác để tìm các nguồn dầu thô trên thế giới có chất lượng tương đương thay thế dầu Bạch Hổ, sẵn sàng tiếp ứng trong trường hợp sản lượng dầu Bạch Hổ không đáp ứng đủ công suất chế biến cho nhà máy. Theo kế hoạch, Nhà máy Lọc dầu Dung Quất sẽ được đưa vào vận hành sản xuất sản phẩm đầu tiên vào ngày 22/2/2009, sớm hơn ba ngày so với tiến độ đặt ra, với công suất khoảng 50% công suất thiết kế. Đến tháng 8 năm nay, nhà máy sẽ vận hành 100% công suất thiết kế. Theo tính toán, Nhà máy Lọc dầu Dung Quất sẽ được khấu hao trong khoảng 10 năm. Với công suất 100%, mỗi tháng nhà máy sẽ cho ra gần 150.000 tấn xăng, 240.000 tấn dầu diesel, khoảng 23.000 tấn LPG và các sản phẩm khác như xăng máy bay Jet-A1 (khoảng 30.000 tấn) và dầu FO (khoảng 25.000 tấn). 87

Với tiến độ vận hành thử hiện nay, tính riêng năm 2009, Nhà máy Lọc dầu Dung Quất sẽ sản xuất được khoảng 2,7 triệu tấn sản phẩm các loại. Đối với việc phân phối các sản phẩm của nhà máy, ông Thắng cho biết, trong giai đoạn đầu vận hành thử, do sản lượng của nhà máy chưa ổn định nên Công ty TNHH Lọc hóa dầu Bình Sơn chưa thể ký hợp đồng cố định bao tiêu sản phẩm với nhiều nhà phân phối. Trước mắt, Petro Vietnam đã giao nhiệm vụ cho tổng công ty dầu của tập đoàn sẽ đảm nhiệm việc phân phối, bao tiêu các sản phẩm đầu tiên của nhà máy với mục tiêu tiêu thụ hết toàn bộ sản lượng, đảm bảo an toàn cho quy trình chạy thử. Riêng sản phẩm khí propylene, Công ty TNHH Lọc hóa dầu Bình Sơn đã ký hợp đồng với Công ty Marubeni (Nhật Bản) phân phối, xuất khẩu ra nước ngoài trong thời gian nhà máy polypropylene tại Dung Quất chưa hoạt động. “Sau khi nhà máy đi vào sản xuất ổn định, việc phân phối sản phẩm sẽ được thực hiện theo thông lệ bằng hình thức đấu giá cạnh tranh cho tất cả các doanh nghiệp có chức năng kinh doanh các sản phẩm xăng, dầu”, ông Thắng cho biết. Hôm nay, đồng hồ đếm ngược trước cổng Nhà máy Lọc dầu Dung Quất đang tiến dần đến những thời khắc cuối cùng. SẢN PHẨM XĂNG DẦU "MADE IN VIETNAM" ĐẦU TIÊN 17/2/2009. Là công trình trọng điểm quốc gia, dự án nhà máy lọc dầu Dung Quất do Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam – PVN làm chủ đầu tư có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với việc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Ngãi cũng như khu vực miền Trung. Vượt bao khó khăn, vất vả, sản phẩm xăng dầu "Made in Vietnam" đầu tiên của Dung Quất sẽ ra lò vào ngày 22/2 tới. Trong những năm qua, Dự án nhà máy lọc dầu Dung Quất luôn được Đảng và Chính phủ dành cho sự quan tâm đặc biệt, đồng thời lãnh đạo PVN cũng thường xuyên chỉ đạo, mở rộng cơ chế ủy quyền cho Ban QLDA. Có mặt tại dự án Nhà máy lọc dầu Dung Quất với tư cách là nhà thầu chính của các gói thầu EPC 1+4 & 2+3, tổ hợp Technip gồm 4 thành viên: Technip 88

Pháp, Technip Malaysia, JGC (Nhật) và Technicas Reunidas (Tây Ban Nha). Có thể nói đây là cơ hội để các nhà thầu Việt Nam tiếp cận với các tiêu chuẩn quốc tế trong xây dựng, đặt biệt là các tiêu chuẩn về an toàn, chất lượng theo yêu cầu của ngành công nghiệp lọc hóa dầu còn rất mới mẻ ở Việt Nam. Ở những giai đoạn cao điểm, có hơn 12.000 người lao động miệt mài làm việc tại công trường. Phát triển ngành công nghiệp lọc - hóa dầu có vai trò nền tảng và ảnh hưởng sâu rộng đến nhiều mặt của nền kinh tế. Đây là một trong những nhiệm vụ chính trị quan trọng được Đảng và Chính phủ giao cho ngành Dầu khí thực hiện, với mục tiêu nhằm đảm bảo từng bước về an ninh năng lượng, góp phần đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Đó là lý do mà Chính phủ đã đầu tư hơn 2,5 tỉ USD cho dự án này. Được xây dựng trên diện tích gần 800 ha bao gồm cả mặt đất và mặt biển, dự án có 7 gói thầu chính, trong đó có 14 phân xưởng chế biến công nghệ, tổng diện tích các gói thầu chính xấp xỉ 200 ha (tương đương 200 sân bóng đá); hơn 100.000 tấn vật tư, thiết bị (tương đương 10.000 xe bus cỡ lớn); trên 5 triệu mét dây cáp điện (đủ để căng từ Hà Nội vào TP. Hồ Chí Minh và ngược lại); gần 17.000 tấn thép các loại (đủ để xây dựng 2 tháp Eiffell). Theo ông Nguyễn Hoài Giang - Phó TGĐ kỹ thuật, Phó Trưởng ban chạy thử nhà máy lọc dầu Dung Quất, ngày 14/2, phân xưởng chưng cất dầu thô (CDU) đã chế biến ra dòng sản phẩm dầu đầu tiên. Dự kiến vài ngày tới, dòng sản phẩm dầu đầu tiên này sẽ được chế biến đảm bảo đạt đúng tiêu chuẩn quốc tế. Như vậy, hiện Dung Quất đã có hai phân xưởng công nghệ quan trọng đưa vào hoạt động, là phân xưởng chưng cất dầu thô và xử lý nước chua. Khi vận hành công suất ở mức 100% (dự kiến tháng 8 năm nay), nhà máy sẽ sản xuất gần 150.000 tấn xăng, 240.000 tấn dầu diezel, khoảng 23.000 tấn LPG và các sản phẩm khác như xăng máy bay Jet-A1 (khoảng 30.000 tấn) và dầu FO (khoảng 25.000 tấn) mỗi tháng. Với tiến độ vận hành thử hiện nay, riêng năm 2009, nhà máy sẽ sản xuất được khoảng 2,7 triệu tấn sản phẩm các loại. Ông Nguyễn Việt Thắng, Phó TGĐ Công ty TNHH lọc hóa dầu Bình Sơn (đơn vị quản lý và vận hành nhà máy lọc dầu Dung Quất) cho biết, với công suất 6,5 triệu tấn/năm, Dung Quất sẽ đáp ứng khoảng 33% nhu cầu sử dụng xăng dầu trong nước.

89

Tuy nhiên, theo Nghị định số 55/2007/NĐ - CP ngày 6/4/2007 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu, cơ chế giá xăng dầu của Dung Quất không hoàn toàn theo cơ chế thị trường mà là bán thị trường. Nguyên tắc là Nhà nước có quyền can thiệp để điều tiết. Ví dụ, khi giá xăng dầu thế giới tăng cao, Nhà nước có thể sử dụng xăng dầu dự trữ tại Dung Quất, giảm giá bán tại đây để điều chỉnh giá trong một thời gian nhất định. Ngoài ra, nhà máy cũng tạo ngay nguồn thu đáng kể cho ngân sách phục vụ các mục tiêu kinh tế - xã hội. Doanh thu dự kiến hằng năm của nhà máy khoảng trên 55.000 tỷ VND, trong đó xăng chiếm khoảng 19.000 tỷ VND, dầu diesel ôtô chiếm khoảng 26.000 tỷ VND (chưa kể đến doanh số của nhà máy sản xuất polypropylene), từ đó sẽ giảm đáng kể tỉ lệ nhập siêu của quốc gia. Nhà máy cũng sẽ giải quyết việc làm cho hơn 1.000 lao động trực tiếp, hàng nghìn lao động gián tiếp trong khu công nghiệp cũng như thúc đẩy các ngành công nghiệp phụ trợ như công nghiệp hóa chất, công nghiệp cơ khí, chế tạo và lắp ráp, vận tải... Một ngày mới lại về trên đại công trường nhà máy lọc dầu Dung Quất. Những người thợ hôm nay đang hối hả hoàn tất những công đoạn cuối cùng để đưa nhà máy vào vận hành đúng tiến độ. Trái tim Dung Quất đang chuẩn bị rung lên những "nhịp đập" đầu tiên, mở ra hướng phát triển tươi sáng cho ngành dầu khí nước nhà, đúng như lời Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh đã nói ngày 10/9/2004 trong chuyến thăm và làm việc tại Khu kinh tế Dung Quất: “Việc xây dựng Nhà máy lọc dầu Dung Quất là nhiệm vụ rất quan trọng được Đảng và Chính phủ giao cho ngành Dầu khí Việt Nam triển khai thực hiện. Cho dù dự án đã bị chậm trễ nhiều năm do những nguyên nhân khác nhau, song chúng ta quyết xây dựng thành công nhà máy lọc dầu đầu tiên của đất nước”. ---------------------------------------------------------------------------

Thu nhập dầu thô của Việt Nam giảm mạnh 17/2/2009 Nguồn thu ngân sách quốc gia Việt Nam phụ thuộc phần lớn vào xuất khẩu dầu thô và tài nguyên khoáng sản. Một năm Việt Nam xuất khẩu 14 triệu tấn dầu thô. Khi dầu đang ở mức trên dưới 40 đôla một thùng như hiện nay, Việt Nam không thu lời được bao nhiêu. Ít nhất khi dầu thô có giá 100USD / thùng, chuyên gia nói, khi ấy 90

ngân sách nhà nước mới được cải thiện. Tường trình về diễn biến giá dầu của hai ngân hàng Goldman Sachs và Merrill Lynch dự đoán trong năm 2009 dầu thô có thể sẽ xuống còn 25 USD / thùng. Chuyên gia Nguyễn Thành Sơn, Giám đốc C ông ty Năng lượng Sông Hồng, trong bài viết đăng trên Thời báo Kinh tế Sài gòn dự đoán nguồn thu của Việt Nam trong 2009 sẽ giảm do dầu thô mất giá. Năm 2009 là năm kinh tế toàn cầu bước vào suy thoái trên mọi lĩnh vực. Nhu cầu tiêu thụ nhiên liệu thô của thế giới sẽ giảm mạnh. Tính đến nay dầu thô mất giá tới 60% và than đá giảm giá một nửa. Nước xuất cảng dầu Trong báo cáo mới nhất về khai thác và tiêu thụ dầu khí tại Việt Nam, công ty tư vấn kinh doanh, BMI, dự đoán trong 10 năm tới, sản lượng dầu thô của Việt Nam sẽ giảm khoảng 3 phần trăm. Tài liệu của BMI nói khai thác dầu thô của Việt Nam sẽ đạt mức cao nhất trong 2009-2010 là 400.000 thùng một ngày. Đến năm 2018, công ty này dự đoán, lượng dầu Việt Nam khai thác sẽ giảm, còn 330.000 thùng/ngày. Trong giai đọan này, chuyên gia BMI dự đoán tiêu thụ dầu lửa của Việt Nam sẽ tăng 100%. Tới năm 2018, Việt Nam sẽ tiêu thụ khoảng 598.000 thùng / ngày. Trong vùng châu Á - Thái Bình Dương, mức tiêu thụ dầu của Việt Nam chiếm 1 , 51% nhu cầu của vùng. Trong khi khai thác chiếm 4 , 52% sản lượng của cả vùng. BMI nói gần đây nhiều tập đoàn dầu khí quốc tế đã phát hiện thêm một số mỏ khí đốt tại Việt Nam. Xu hướng là các công ty quốc tế mở liên doanh khai thác gas với tập đoàn dầu khí Việt Nam, Petrovietnam. Tiêu thụ gas tại Việt Nam trong năm 2007, theo BMI, chiếm 1 , 83% mức tiêu dùng trong vùng châu Á. Trong khi phần gas Việt Nam khai thác được chiếm 2 , 29%. Bốn năm tới tiêu thụ gas của Việt Nam sẽ tăng, chiếm 3 , 7% trong vùng. Tuy nhiên , do khai thác gas gia tăng, Việt nam vè cơ bản vẫn là nước xuất khẩu khí gas. Trong năm 2013, dự tính lượng gas Việt Nam khai thác được chiếm 4 , 55% sản lượng của vùng. Tổ chức chuyên cung cấp tin kinh doanh cho công ty đa quốc gia dự đoán tăng trưởng GDP trong năm 2008 của Việt Nam là 5 , 5%, giảm mạnh so với 8 , 5% của năm 2007. --------------------------------------------------------------

Tiếp tục thực hiện các cam kết về hợp tác kinh tế quốc tế

91

6/8/08 Trong sáu tháng đầu năm, UBQG về HTKTQT đã kiện toàn Phái đoàn đại diện Việt Nam tại Geneva và triển khai Ðề án vận động các đối tác công nhận quy chế thị trường của Việt Nam. Trên cơ sở đó, triển khai đàm phán thuế GSTP (hệ thống ưu đãi thương mại toàn cầu) trong khuôn khổ Hội nghị LHQ về Thương mại và Phát triển (UNCTAD); thực hiện cam kết về sở hữu trí tuệ trong WTO và với các đối tác quan trọng; rà soát văn bản pháp luật thực hiện cam kết WTO và các cam kết hợp tác quốc tế khác. Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm nhấn mạnh: Bên cạnh việc tập trung hoàn thành tốt các nội dung nhiệm vụ theo kế hoạch công tác năm 2008 đã được phê duyệt, đáp ứng yêu cầu thực tế của tình hình mới, UBQG - HTKTQT cần tiến hành rà soát và kiện toàn hệ thống các Ban HTKTQT ở các bộ, ngành và địa phương trên toàn quốc; tăng cường công tác thông tin thường xuyên và hiệu quả giữa UBQG - HTKTQT với các bộ, ngành thành viên nhằm bảo đảm thực hiện các chủ trương, đường lối về HTKTQT; tiếp tục thực hiện các cam kết quốc tế và triển khai việc tổng kết hai năm thực hiện Chương trình hành động của Chính phủ sau khi Việt Nam gia nhập WTO.

Việt Nam với những nỗ lực thúc đẩy hợp tác trong APEC 25/12/08 Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Gia Khiêm: “Quan điểm hợp tác trong APEC và hội nhập quốc tế nói chung của Việt Nam là cố gắng phát huy vai trò chủ động, tích cực và có trách nhiệm phù hợp với khả năng và điều kiện của đất nước.” Nhân dịp tham dự Hội nghị cấp cao Diễn đàn Hợp tác kinh tế khu vực châu Á-Thái Bình Dương (APEC) lần thứ 16 diễn ra tại thủ đô Lima của Peru, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Gia Khiêm đã trả lời phỏng vấn TTXVN về những nỗ lực của Việt Nam thúc đẩy hợp tác trong APEC và hội nhập quốc tế nói chung.

92

PV: Xin PTT, BT cho biết việc VN tham gia APEC trong 10 năm qua đã mang lại tác động như thế nào đối với hội nhập và phát triển của đất nước? BT Phạm Gia Khiêm: Việc Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương (APEC) tháng 11/1998 đánh dấu một mốc quan trọng trong quá trình triển khai chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa và hội nhập kinh tế quốc tế của Đảng và Nhà nước ta. Với 21 nền kinh tế thành viên, trong đó có nhiều nền kinh tế lớn trên thế giới, đồng thời là thị trường có rất nhiều tiềm năng đối với Việt Nam, APEC là diễn đàn quan trọng giúp Việt Nam hội nhập với một khu vực đóng góp khoảng 60% GDP, 50% thương mại và 70% tăng trưởng kinh tế của thế giới. Nhìn lại 10 năm qua, có thể khẳng định sự tham gia của Việt Nam trong APEC đã mang lại nhiều tác động tích cực đối với tiến trình hội nhập, sự tăng trưởng và phát triển của đất nước trên nhiều phương diện. Thứ nhất, các hoạt động hợp tác trong APEC đã góp phần nâng cao nội lực của đất nước. Thực hiện các cam kết hợp tác trong APEC góp phần thúc đẩy trao đổi thương mại và đầu tư của ta với các nền kinh tế trong khu vực. Ngoài ra, các dự án hợp tác của Quỹ APEC, tuy không lớn nhưng cũng góp phần thúc đẩy quá trình cải cách trong nước và nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ làm công tác hội nhập của ta trên nhiều lĩnh vực. Thứ hai, việc ta tham gia chủ động và tích cực vào Diễn đàn này đã góp phần củng cố hình ảnh và vị thế mới của ta trong khu vực. Trong thời gian qua, ta đã tạo dựng được vai trò và hình ảnh tốt trong khu vực APEC nói riêng và trên thế giới nói chung. Có thể thấy rõ điều này qua việc nhiều thành viên APEC, trong đó có nhiều nền kinh tế như Mỹ, Trung Quốc, Nga, Nhật Bản, Canada, Australia… mong muốn hợp tác với ta. Đặc biệt, việc Việt Nam đăng cai và tổ chức thành công năm APEC 2006 khẳng định vị thế quốc tế ngày càng cao của Việt Nam trên các diễn đàn quốc tế đa phương cũng như thể hiện sự tin tưởng và đánh giá tích cực của bạn bè quốc tế đối với Việt Nam. Thứ ba, APEC là một kênh quan trọng để ta thúc đẩy hợp tác song phương với các nền kinh tế trong khu vực, đặc biệt là các đối tác hàng đầu thông qua các hội nghị APEC và các cuộc tiếp xúc song phương cấp cao.

93

Các lợi ích kể trên đối với Việt Nam góp phần quan trọng trong việc tăng cường nội lực phát triển của đất nước, thúc đẩy quan hệ song phương với các nền kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương và nâng cao vị thế của Việt Nam trong khu vực và trên thế giới. PV: Xin PTT, BT cho biết đánh giá về những đóng góp của Việt Nam đối với APEC trong 10 năm qua trên tất cả các lĩnh vực và đâu là đóng góp mang tính nổi bật và thiết thực nhất? BT Phạm Gia Khiêm: Hợp tác trong APEC là con đường hai chiều. Kể từ khi gia nhập năm 1998, bên cạnh lợi ích mà APEC mang lại cho Việt Nam thì chúng ta cũng có những đóng góp nhất định cho tiến trình APEC, thể hiện trên ba khía cạnh chủ yếu sau: Một là, với tư cách là thành viên, chúng ta tham gia đầy đủ và có trách nhiệm vào nhiều chương trình hợp tác của APEC. Nổi bật là chúng ta đã tham gia đầy đủ và tích cực vào một số Chương trình hành động tập thể (CAPs) trong các lĩnh vực Tiêu chuẩn và Hợp chuẩn (SCSC), Thủ tục Hải quan, Kinh tế kỹ thuật (ECOTECH), Chương trình thẻ đi lại của doanh nhân APEC (ABTC) và Chương trình Hành động Quốc gia của APEC (IAPs). Đây là những chương trình hữu hiệu trong việc thúc đẩy thuận lợi hóa thương mại và đầu tư trong khu vực. Trong những năm gần đây, các lĩnh vực hợp tác trong APEC ngày càng mở rộng. Ngoài những nội dung kinh tế thương mại truyền thống, ta còn tham gia vào các lĩnh vực hợp tác mới của APEC như an ninh con người, y tế, giáo dục, du lịch… Hai là, với tư cách là một nền kinh tế đang phát triển có một số kinh nghiệm phát triển nhất định, ta đã đóng góp hiệu quả vào một số lĩnh vực như thủy sản, nông nghiệp, phòng chống dịch cúm gia cầm, dịch bệnh… thông qua việc chia sẻ kinh nghiệm và thông tin với các nền kinh tế khác, nhất là với các nền kinh tế đang phát triển của APEC. Đồng thời chúng ta cũng học được nhiều kinh nghiệm hay của các nền kinh tế phát triển hơn trong APEC. Ba là, ngoài lĩnh vực hợp tác cụ thể, ta cũng tham gia vào một số công tác điều hành chung của APEC như tích cực tham gia vào các Ủy ban chủ chốt như Ủy ban Thương mại và Đầu tư, Ủy ban Kinh tế, Ủy ban chỉ đạo của các quan chức cao cấp (SOM) về hợp tác kinh tế kỹ thuật; các tiểu ban quan trọng về tiêu chuẩn hợp chuẩn, thủ tục hải quan và các Nhóm Công tác quan

94

trọng như Đi lại của doanh nhân, Doanh nghiệp vừa và nhỏ, Y tế và đối phó với tình trạng khẩn cấp, Nhóm công tác về chống khủng bố v.v… Có thể nói đóng góp nổi bật và thiết thực nhất của Việt Nam đối với APEC là việc Việt Nam đăng cai và tổ chức thành công Năm APEC 2006, trong đó một số kết quả của hội nghị đã là những dấu ấn quan trọng trong tiến trình hợp tác APEC như Chương trình Hành động Hà Nội về thúc đẩy thực hiện mục tiêu Bogo và các cam kết cải cách APEC. PV: Sau thành công của Năm APEC 2006 tại Việt Nam, chúng ta đã làm gì để tiếp tục khẳng định vai trò của Việt Nam trong APEC, nhất là trong việc ứng phó với những thách thức đang nổi lên? BT Phạm Gia Khiêm: Quan điểm hợp tác trong APEC và hội nhập quốc tế nói chung của Việt Nam là cố gắng phát huy vai trò chủ động, tích cực và có trách nhiệm phù hợp với khả năng và điều kiện của đất nước. Trong bối cảnh thế giới đang thay đổi sâu sắc với nhiều mối đe dọa an ninh phi truyền thống, sau thành công của Năm APEC 2006 đến nay, ta đã chú trọng hơn đến việc chủ động đề xuất nhiều sáng kiến hợp tác mới trong hàng loạt lĩnh vực như thuận lợi hóa thương mại, sở hữu trí tuệ, chống tham nhũng, phòng chống dịch bệnh và đối phó với tình trạng khẩn cấp… Cụ thể: ta đã tổ chức các Hội thảo “Đối thoại giữa các nền kinh tế, cộng đồng doanh nghiệp và các đối tác khu vực và quốc tế quan trọng của APEC về đối phó với tình trạng khẩn cấp”; Hội thảo về “Chính sách quản lý xã hội đối với người di cư nhằm hạn chế sự lây nhiễm của HIV/AIDS”. Ta đã đề xuất đăng cai tổ chức Hội thảo APEC về “An ninh hàng không” tại Việt Nam năm 2009 và đã được các nền kinh tế thành viên APEC tán thành. Kể từ năm 2006 đến nay, ta đã thực hiện được 26 dự án về hỗ trợ xây dựng năng lực trong hợp tác APEC với tổng giá trị hơn 1,5 triệu đô la. Bên cạnh việc thực hiện đầy đủ trách nhiệm của một thành viên APEC, chúng ta cũng chú trọng hơn đến việc tham gia công tác điều hành một số mặt hoạt động của APEC như tích cực hoạt động trong Nhóm bạn của Chủ tịch, thực chất là hỗ trợ Chủ tịch APEC đề ra các sáng kiến và định hướng chính sách chung trong APEC. Ngoài ra, ta cũng chủ động tham gia nhiều sáng kiến hợp tác mới trong APEC như việc là một trong 3 thành viên nghiệm Quy tắc Ứng xử Doanh nghiệp với khối doanh nghiệp vừa và nhỏ trong khuôn khổ hợp tác chống

95

tham nhũng, tham gia Diễn tập thử nghiệm Chương trình phục hồi thương mại APEC. PV: Trong năm 2008, Việt Nam đã chủ động đề xuất nhiều sáng kiến hợp tác mới, xin PTT, BT cho biết ý nghĩa của những sáng kiến này? BT Phạm Gia Khiêm: Trong năm 2008, ta đã chủ động đề xuất nhiều sáng kiến hợp tác mới trong APEC chủ yếu dưới hình thức hỗ trợ xây dựng năng lực, như dự án “Phát triển cơ sở hạ tầng APEC”, dự án “Mô hình về trách nhiệm xã hội của giới kinh doanh du lịch trong APEC” và đăng cai tổ chức các Hội thảo như “Đối thoại giữa các nền kinh tế, cộng đồng doanh nghiệp và các đối tác khu vực và quốc tế quan trọng của APEC về đối phó với tình trạng khẩn cấp”; Hội thảo về “Chính sách quản lý xã hội đối với người di cư nhằm hạn chế sự lây nhiễm của HIV/AIDS”; Hội thảo Đối tác Công – Tư v.v… Đồng thời tại Hội nghị APEC năm nay, bên cạnh những lĩnh vực hợp tác truyền thống như thuận lợi hóa thương mại và đầu tư trong khu vực, hợp tác kinh tế kỹ thuật, ưu tiên của ta là tập trung vào hợp tác trong lĩnh vực an ninh lương thực, y tế và đối phó với tình trạng khẩn cấp. Những sáng kiến này có ý nghĩa rất quan trọng góp phần tăng cường hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm giữa các nền kinh tế thành viên và những đối tác có lợi ích liên quan trong APEC. Đồng thời, do việc ta đề xuất các sáng kiến được chấp nhận, các thành viên ngày càng tin tưởng và đánh giá cao vai trò và sự tham gia tích cực, chủ động và hiệu quả của Việt Nam tại APEC nói riêng và tại các diễn đàn đa phương khác nói chung. Mặt khác, các sáng kiến này chủ yếu dưới dạng xây dựng năng lực nên đã tạo điều kiện cho các cán bộ của ta tham gia các khóa đào tạo nâng cao trình độ và năng lực góp phần phục vụ tốt hơn cho quá trình hội nhập khu vực và quốc tế ngày càng sâu rộng của Việt Nam. ---------------------------------------------------------------------

Việt Nam – Mười năm gia nhập Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) 23/11/08 Cách đây đúng mười năm, tháng 11-1998, Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC). Ðây là một dấu mốc quan trọng trong quá trình triển khai chính 96

sách đối ngoại rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa và hội nhập kinh tế quốc tế của Ðảng và Nhà nước ta. Ra đời từ năm 1989, sau nhiều đợt mở rộng thành viên, ngôi nhà chung APEC đến nay đã trở thành một diễn đàn khu vực hàng đầu, đóng góp khoảng 60% GDP, 50% thương mại và 70% tăng trưởng kinh tế toàn cầu và gồm nhiều nền kinh tế hàng đầu thế giới như Mỹ, Trung Quốc, Nga, Nhật Bản, Canada, Australia, New Zealand. Nhớ lại thời điểm lần đầu tiên Việt Nam đăng ký gia nhập APEC năm 1996, chúng ta càng thấy rõ quyết định gia nhập APEC là một quyết định sáng suốt, có tầm nhìn chiến lược của Ðảng và Nhà nước ta. Tháng 11-1996, Bộ Chính trị đã ra Nghị quyết về Mở rộng và nâng cao hiệu quả công tác kinh tế đối ngoại 5 năm 1996 - 2000 với tư tưởng chủ đạo là "phát huy nội lực, tranh thủ nguồn lực bên ngoài", trong đó nhấn mạnh nhiệm vụ "... tiến hành khẩn trương, vững chắc việc đàm phán hiệp định thương mại với Mỹ, gia nhập APEC và WTO. Có kế hoạch cụ thể để chủ động thực hiện cam kết trong khuôn khổ AFTA". Thực tế đã chứng minh việc gia nhập APEC là một bước đi lô-gích, làm cơ sở quan trọng cho quá trình hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới trong hơn 20 năm qua. Nhìn lại toàn bộ quá trình tham gia APEC của Việt Nam, có thể thấy APEC là một trong số các diễn đàn đã đem lại những lợi ích thiết thực cho đất nước ta và nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Trước hết, việc tham gia APEC đã góp phần nâng cao nội lực của đất nước. APEC là một diễn đàn quy tụ nhiều đối tác kinh tế hàng đầu của Việt Nam, chiếm 75% vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), 50% nguồn viện trợ phát triển (ODA), 73% xuất khẩu và 79% nhập khẩu của Việt Nam. Việc thực hiện các cam kết hợp tác trong APEC giúp thúc đẩy trao đổi thương mại và đầu tư của ta với các đối tác thương mại hàng đầu này. Các dự án hợp tác của Quỹ APEC tuy không lớn, nhưng cũng đóng góp vào việc nâng cao năng lực trong nhiều lĩnh vực ta ưu tiên như thủy sản, nông nghiệp, du lịch, phòng, chống dịch cúm gia cầm, dịch bệnh cũng như tăng cường kiến thức và kinh nghiệm cho đội ngũ cán bộ làm công tác hội nhập. Hai là, tham gia APEC góp phần củng cố hình ảnh và vị thế mới của Việt Nam trong khu vực và trên thế giới. Ðặc biệt, việc Việt Nam đăng cai và tổ chức thành công năm APEC 2006 cũng như sự tham gia của Việt Nam tại

97

Diễn đàn, khẳng định những đóng góp tích cực của Việt Nam trên các diễn đàn quốc tế đa phương, được bạn bè quốc tế tin tưởng và đánh giá cao. Ba là, APEC là một kênh quan trọng để ta thúc đẩy hợp tác song phương với các nền kinh tế trong khu vực. Các hội nghị do APEC tổ chức hằng năm là dịp để ta tiến hành tiếp xúc song phương ở các cấp, đặc biệt ở cấp cao nhất nhằm củng cố quan hệ hợp tác với các đối tác trong khu vực, trong đó có nhiều đối tác hàng đầu. Sự phối hợp, chia sẻ quan điểm trong APEC cũng là một nhân tố thúc đẩy sự hiểu biết, tạo dựng niềm tin và thiện cảm giữa các nền kinh tế với nhau. Sự tham gia hợp tác trong APEC trong mười năm qua là một con đường hai chiều. Bên cạnh lợi ích đạt được, chúng ta còn chủ động và tích cực gánh vác trách nhiệm của một thành viên, đóng góp vào việc giải quyết những thách thức đang đặt ra cho APEC thông qua các sáng kiến thu hẹp khoảng cách phát triển; củng cố hệ thống thương mại đa phương; đối phó với các nguy cơ khủng bố, thiên tai, dịch bệnh, bảo đảm an toàn cho môi trường kinh doanh và đầu tư thuận lợi; cải cách APEC hiệu quả và năng động phù hợp với những phát triển mới của tình hình khu vực và thế giới. Tuy nhiên, với tinh thần cầu thị, chúng ta cần thẳng thắn nhìn nhận lại một số mặt hạn chế và tồn tại trong quá trình tham gia các hoạt động của APEC. Trước hết là sự phối, kết hợp giữa các bộ, ngành của ta trong các hoạt động APEC còn thiếu chặt chẽ, làm giảm hiệu quả hợp tác chung. Một số bộ, ngành của ta còn chưa thật sự chủ động và phát huy sáng kiến nhằm thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực ta có lợi ích. Thực tiễn tham gia APEC đã chứng minh nếu ta thật sự đầu tư thích đáng vào các hoạt động APEC, ta có khả năng đưa ra được những sáng kiến có chất lượng được bạn bè quốc tế đánh giá cao. Những biến chuyển nhanh chóng và phức tạp với nhiều cơ hội và thách thức đan xen trong bối cảnh quốc tế hiện nay và nhu cầu phát triển bức thiết của đất nước đang đặt ra đòi hỏi phải tăng cường hiệu quả trong hợp tác APEC nói riêng và hội nhập kinh tế quốc tế nói chung. Mặc dù suy thoái kinh tế toàn cầu đang diễn biến rất phức tạp và khó dự đoán, nhưng về triển vọng dài hạn, châu Á - Thái Bình Dương vẫn là một khu vực phát triển kinh tế năng động, giàu tiềm năng và dân số trẻ, có tay nghề. Tình hình an ninh khu vực lại tương đối ổn định.

98

Trong khi đó, thách thức lớn nhất hiện nay của APEC thể hiện ở tính đa dạng về trình độ phát triển, hệ thống chính trị, văn hóa và tôn giáo giữa các thành viên, tạo nên sự khác biệt đáng kể về lợi ích và quan tâm của các nền kinh tế trong một số lĩnh vực hợp tác. Chủ nghĩa khủng bố và sự gia tăng của các mối đe dọa an ninh phi truyền thống đang đặt ra những thách thức mới như vấn đề an ninh con người, phòng, chống dịch bệnh, thiên tai, bảo đảm môi trường kinh doanh an toàn trong khu vực... Ðể tận dụng những cơ hội và vượt qua các thách thức, chúng ta cần quán triệt một số quan điểm sau đây trong hợp tác APEC. Một là, cần xác định tham gia APEC là bộ phận quan trọng trong chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hóa đa dạng hóa, chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế của ta. Với thế và lực của đất nước đang tăng lên và triển vọng phát triển của khu vực, chúng ta đang có những cơ hội rất thuận lợi để đóng vai trò tích cực và chủ động hơn trong APEC, nhất là trong việc xây dựng các nguyên tắc và quy định của APEC để vừa phục vụ lợi ích chung của APEC vừa đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp phát triển và nâng cao vị thế quốc tế của Việt Nam. Hai là, việc tham gia APEC còn đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy quá trình cải cách kinh tế trong nước, nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và từng bước thu hẹp khoảng cách với các nền kinh tế phát triển trong APEC. Theo đó, cần chủ động và tích cực tham gia vào các lĩnh vực mà ta có thế mạnh và lợi ích, nghiêm túc thực hiện các cam kết trong APEC và tranh thủ tối đa từ các dự án hợp tác và kinh nghiệm phát triển kinh tế trong APEC. Ba là, giữ vững độc lập, tự chủ, chủ quyền và bảo đảm lợi ích tối đa của Việt Nam trong hoạt động APEC; kết hợp hài hòa giữa lợi ích của ta với lợi ích chung của APEC; giữa lợi ích của ta trong APEC với lợi ích trong các tổ chức và diễn đàn khu vực và quốc tế khác mà ta tham gia. Bốn là, kết hợp chặt chẽ và hiệu quả hoạt động đa phương với song phương, tận dụng sự hợp tác đa phương trong APEC để thúc đẩy quan hệ song phương của Việt Nam với các nền kinh tế trong và ngoài APEC; đồng thời tăng cường quan hệ hợp tác song phương với các thành viên để củng cố, nâng cao hiệu quả hợp tác đa phương trong APEC. Năm là, cần có sự chỉ đạo tập trung và thống nhất của Chính phủ, sự phối hợp chặt chẽ và nhịp nhàng giữa các bộ, ngành để bảo đảm sự tham gia hiệu quả và nhất quán của ta trong các hoạt động của APEC; đồng thời tăng 99

cường đầu tư thích đáng về nguồn lực và nhân lực để phát huy hiệu quả hợp tác trong APEC. ------------------------------------------------------

Việt Nam sau 10 năm gia nhập APEC: Vững bước trên đường hội nhập 21/11/2008 Tuần lễ Diễn đàn hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương lần thứ 16 (APEC 16) đang diễn ra tại Thủ đô Li-ma của Pê-ru (từ 17 đến 23-11). Vào thời điểm này cách đây 10 năm (14-11-1998) Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của tổ chức hợp tác kinh tế lớn nhất khu vực này. Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết dẫn đầu Đoàn đại biểu Việt Nam đã tới Pê-ru tham dự Hội nghị APEC 16. Trong tiến trình phát triển 20 năm của APEC (thành lập tháng 11-1989), Việt Nam đã và đang có những đóng góp tích cực vào thành công của APEC. Hội nghị Cấp cao APEC 14 được tổ chức thành công tốt đẹp tại Hà Nội tháng 11-2006 là đóng góp quan trọng trong một thập niên gia nhập APEC của Việt Nam. "Tuyên bố Hà Nội" cũng như "Chương trình Hành động Hà Nội" sau APEC 14 - nhằm đẩy mạnh thương mại, đầu tư và giúp các nền kinh tế APEC phát triển mạnh mẽ, năng động và hiệu quả hơn - đã không chỉ khẳng định hình ảnh, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế, mà thành công của nó có ý nghĩa quan trọng với tương lai phát triển của APEC. Với 21 nền kinh tế thành viên, đóng góp khoảng 57% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu và hơn 50% thương mại thế giới, APEC ngày càng có tầm ảnh hưởng quan trọng trên trường quốc tế. Thị trường APEC đã tạo cơ hội chưa từng thấy cho Việt Nam thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) cũng như gia tăng khối lượng trao đổi thương mại với các đối tác trong khu vực. Trở thành thành viên của APEC, Việt Nam khẳng định quá trình hội nhập kinh tế đầy đủ với khoảng 80% kim ngạch buôn bán và trên 50% nguồn viện trợ phát triển chính thức (ODA) trong nội khối APEC. Dù là thành viên có nền kinh tế còn thấp trong APEC, nhưng những sáng kiến hợp tác cùng những đóng góp của Việt Nam vào thành công của APEC 100

trong 10 năm qua đã được cộng đồng quốc tế ghi nhận và đánh giá cao. Tại phiên họp cấp cao APEC 15, ở Ô-xtrây-li-a năm 2007, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã khẳng định, việc nghiên cứu cách thức và phương tiện thúc đẩy hội nhập kinh tế khu vực châu Á - Thái Bình Dương hiệu quả và bền vững rất cần thiết, nhưng cần đặt trên nền tảng cơ bản của APEC là hỗ trợ Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và Mục tiêu Bô-gô - hướng tới một khu vực mậu dịch mở, tự do vào năm 2010 với các thành viên phát triển và năm 2020 với các thành viên đang phát triển. Trở thành thành viên chính thức của APEC, thực sự là bước quan trọng đưa Việt Nam tiến sâu hơn trên con đường hội nhập quốc tế; góp phần mở rộng kinh tế đối ngoại phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước mà Đảng và Nhà nước ta đã đề ra. 10 năm gia nhập APEC đã tác động tích cực tới tăng trưởng, phát triển liên tục của Việt Nam, song cũng đặt đất nước ta trước không ít khó khăn thách thức trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu. Với APEC, hình ảnh và vị thế của Việt Nam trong khu vực cũng như trên trường quốc tế không ngừng được nâng cao; nhưng từ đó cũng đòi hỏi chúng ta góp phần nhiều hơn nữa vào sự thịnh vượng chung của toàn khu vực.

10 năm tham gia APEC: Việt Nam không ngừng nâng cao vị thế! 18/12/08 "Việt Nam - APEC: 10 năm hợp tác vì sự phát triển của khu vực Châu á Thái Bình Dương" là chủ đề Hội thảo trong khuôn khổ kỷ niệm 10 năm Việt Nam tham gia diễn đàn hợp tác kinh tế Châu á - Thái Bình Dương (1998 2008) diễn ra tại Hà Nội do Bộ Ngoại giao, Bộ Công Thương, UBQG về hợp tác kinh tế quốc tế và VCCI phối hợp tổ chức. Tháng 11.1998, Việt Nam chính thức gia nhập APEC. 10 năm tham gia, vị thế của Việt Nam không ngừng được củng cố và nâng cao, có nhiều đóng 101

góp chung cho sự phát triển thịnh vượng của toàn khu vực. Đặc biệt, việc tổ chức thành công rực rỡ hội nghị cấp cao APEC 16 (năm 2006) đã khẳng định năng lực và nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Nhìn nhận 10 năm gia nhập, ông Tào Xuân Hưng, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao đánh giá, APEC là nơi để chúng ta đạt nhiều thoả thuận quan trọng trong quan hệ song phương, đặc biệt với các cường quốc thế giới như Trung Quốc, Nga, Hoa Kỳ, Nhật. APEC cũng đem lại lợi ích thiết thực cho đất nước khi các thành viên của APEC chiếm 75% vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), 50% nguồn viện trợ phát triển (ODA), 73% xuất khẩu và 79% nhập khẩu của ta. Trong 10 năm qua, nền kinh tế Việt Nam đã có sự khởi sắc ấn tượng trên sự ổn định, bền vững. Điều này được thể hiện qua mức vốn FDI rót vào đạt kỷ lục theo từng năm, đặc biệt, 11 tháng đầu năm 2008, FDI đã đạt 61 tỷ USD, gấp hơn 3 lần so với năm 2007, trong đó khoảng 75% đến từ các nền kinh tế thành viên APEC. Đối với hoạt động xuất khẩu, khu vực Châu á - Thái Bình Dương đã và đang đóng vai trò quan trọng đối với tiềm năng xuất khẩu của ta. Cụ thể, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2008 sang thị trường khu vực này đạt khoảng 33, 5 tỷ USD, chiếm trên 50% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Ông Phạm Gia Túc, Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) khẳng định: "Gia nhập APEC, các doanh nghiệp của APEC nói chung và của Việt Nam nói riêng có thể hưởng lợi từ các chương trình hợp tác của APEC, vì một trong những ưu tiên hàng đầu của các nhà lãnh đạo APEC là tạo thuận lợi cho cộng đồng doanh nghiệp trong quá trình mở rộng thị trường kinh doanh, tìm hiểu đối tác và tăng cường sức cạnh tranh của các doanh nghiệp trong khu vực, kể cả các doanh nghiệp vừa và nhỏ". Đặc biệt, mức thuế quan trung bình của APEC đã được giảm từ 16,6% xuống còn 6,4% vào năm 2004. APEC đã hoàn thành chương trình rà soát và cắt giảm 5% chi phí giao dịch kinh doanh và hiện nay đang triển khai giai đoạn 2 để tiến tới cắt giảm thêm 5% chi phí giao dịch vào năm 2010.

102

Như vậy, mặc dù đi trên những con đường hội nhập kinh tế quốc tế khác nhau nhưng với xu thế đan xen, đa chiều của hội nhập kinh tế quốc tế thời đại ngày nay, các mối quan hệ kinh tế quốc tế thương mại của Việt Nam luôn hướng tới những thị trường truyền thống, thị trường lớn, thị trường mới của các thành viên APEC. Điều đó một lần nữa khẳng định sự quan trọng của diễn đàn APEC và những vấn đề mà APEC đưa ra bàn thảo với sự phát triển kinh tế của Việt Nam. Với nguyên tắc đồng thuận của APEC đã tạo mở nhiều cơ hội rất rộng lớn, linh hoạt trong mối quan hệ hợp tác cho các nước thành viên tham gia diễn đàn này, trong đó có Việt Nam. "Là một nước đang phát triển, hơn ai hết Việt Nam ý thức rất rõ cơ hội này do APEC đem lại và đang làm hết sức mình để tận dụng cơ hội trong khuôn khổ hợp tác của APEC" - PGS.TS Phạm Tất Thắng, Viện Nghiên cứu thương mại (Bộ Công Thương) kết luận. ----------------------------------------------------------

10 năm Việt Nam gia nhập APEC 25/12/08 Vị thế của Việt Nam không ngừng được củng cố và nâng cao, có nhiều đóng góp chung cho sự phát triển thịnh vượng của toàn khu vực. Tháng 11/1998, Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC), đánh dấu bước đi quan trọng trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Việt Nam đã và đang khẳng định được vai trò của mình trong quá trình hợp tác với các thành viên APEC thông qua việc đưa ra các sáng kiến mới thuộc ba trụ cột chính của APEC về tự do hoá thương mại, đầu tư; thuận lợi hoá thương mại và hợp tác kinh tế kỹ thuật. Hơn nữa, Việt Nam cũng đã và đang cùng APEC thảo luận, hợp tác nhằm tìm ra những phương hướng giải quyết một cách tối ưu các vấn đề về kinh tế, chính trị nổi cộm của khu vực và thế giới như: đẩy mạnh vòng đàm phán Doha; giải quyết khủng hoảng tài chính khu vực; đối phó với sự leo thang của giá lương thực; chống khủng bố… Nhìn lại 10 năm qua, chúng ta thấy quyết định tham gia APEC là sáng suốt, thể hiện tầm nhìn chiến lược của Đảng và Nhà nước ta. APEC đã trở thành 103

diễn đàn góp phần quan trọng vào việc nâng cao vị thế của ta trên trường quốc tế. Việc tổ chức thành công APEC năm 2006 là đỉnh cao, làm cho Việt Nam được nhìn nhận không chỉ ở tầm khu vực, mà đã chủ trì những sự kiện, giải quyết những vấn đề ở tầm liên khu vực với quy mô và tính chất phức tạp hơn nhiều. Cùng với việc trở thành thành viên của WTO, được bầu làm Uỷ viên không thường trực của Hội đồng Bảo an LHQ, vị thế và tiếng nói của Việt Nam trong khu vực và trên trường quốc tế được đẩy lên tầm cao mới. APEC cũng là nơi để ta đạt được nhiều thoả thuận quan trọng trong quan hệ song phương, đặc biệt với các cường quốc thế giới như Trung Quốc, Nga, Mỹ, Nhật. Hiện, Việt Nam đã tham gia khoảng 70 thể chế đa phương ở các cấp độ khác nhau, từ toàn cầu, liên khu vực đến khu vực và tiểu khu vực. Trong số các thể chế đa phương liên khu vực, APEC cần được xác định là diễn đàn quan trọng, là nơi Việt Nam có thể phát huy vai trò, từ đó nâng cao vị thế và uy tín, đồng thời thúc đẩy quan hệ song phương với các đối tác lớn. Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm: APEC góp phần củng cố hình ảnh và vị thế mới của Việt Nam Tham gia APEC góp phần củng cố hình ảnh và vị thế mới của Việt Nam trong khu vực và trên thế giới. APEC còn là một kênh quan trọng để Việt Nam thúc đẩy hợp tác song phương với các nền kinh tế trong khu vực. Các hội nghị do APEC tổ chức hàng năm là dịp để Việt Nam tiến hành tiếp xúc song phương ở các cấp, đặc biệt ở cấp cao nhất nhằm củng cố quan hệ hợp tác với các đối tác trong khu vực, trong đó có nhiều đối tác hàng đầu. Sự phối hợp, chia sẻ quan điểm trong APEC cũng là một nhân tố thúc đẩy sự hiểu biết, tạo dựng niềm tin và thiện cảm giữa các nền kinh tế với nhau. Tham gia hợp tác trong APEC trong 10 năm qua là một con đường hai chiều. Bên cạnh lợi ích đạt được, chúng ta còn chủ động và tích cực gánh vác trách nhiệm của một thành viên, đóng góp vào việc giải quyết những thách thức đang đặt ra cho APEC thông qua các sáng kiến thu hẹp khoảng cách phát triển; củng cố hệ thống thương mại đa phương; đối phó với các nguy cơ khủng bố, thiên tai, dịch bệnh, bảo đảm an toàn cho môi trường kinh doanh và đầu tư thuận lợi; cải cách APEC hiệu quả và năng động phù hợp với những phát triển mới của tình hình khu vực và thế giới. Ông Đoàn Xuân Hưng, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao: 5 đề xuất thực hiện trong thời gian tới

104

Một là, xác định APEC là bộ phận quan trọng trong chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hoá, đa dạng hoá, chủ động tích cực hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Chúng ta đang có cơ hội thuận lợi để đóng vai trò tích cực và chủ động hơn trong APEC phục vụ mục tiêu phát triển và nâng cao vị thế quốc tế của đất nước. Hai là, nguyên tắc trong tham gia APEC là giữ vững độc lập, tự chủ, bảo đảm lợi ích tối đa của Việt Nam; kết hợp hài hoà giữa lợi ích quốc gia với lợi ích của chung của APEC; giữa lợi ích của Việt Nam trong APEC với lợi ích trong các tổ chức và diễn đàn khu vực và quốc tế khác mà Việt Nam tham gia. Ba là, cần chủ động và tích cực tham gia các lĩnh vực Việt Nam có thế mạnh và lợi ích, trong đó, cần tính đến việc đảm nhận những vị trí chủ tịch/phó chủ tịch các nhóm công tác, các nhóm đặc trách, đặc biệt trong lĩnh vực nước ta có nhu cầu và có thế mạnh như năng lượng, biến đổi khí hậu, giáo dục… và tham gia Ban thứ ký APEC, đồng thời tranh thủ tối đa các dự án hợp tác và kinh nghiệm phát triển kinh tế của APEC để thúc đẩy quá trình phát triển đất nước. Bốn là, kết hợp chặt chẽ và hiệu quả hoạt động đa phương, song phương, tận dụng sự hợp tác đa phương trong APEC để thúc đẩy quan hệ song phương của Việt Nam với các nền kinh tế trong và ngoài APEC. Năm là, cần có sự phối hợp chặt chẽ hơn giữa các bộ, ngành để đảm bảo hiệu quả và sự nhất quán trong các hoạt động APEC. Thành lập năm 1989, đến nay APEC gồm 21 nền kinh tế thành viên, với hơn 59% dân số, 52% diện tích lãnh thổ, gần 60% GDP, 50% thương mại và 70% tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Ông Đỗ Thanh Hồng, Trưởng nhóm các quan chức cao cấp (SOM) Việt Nam: Tham gia APEC, nền kinh tế Việt Nam có sự khởi sắc ấn tượng Tham gia APEC trong 10 năm qua, nền kinh tế Việt Nam đã có sự khởi sắc ấn tượng trên cơ sở ổn định, bền vững. Điều này được thể hiện qua mức vốn FDI rót vào đạt kỷ lục theo từng năm, đặc biệt, 11 tháng năm 2008, FDI đạt kỷ lục 61 tỷ USD, gấp hơn 3 lần so với năm 2007, trong đó khoảng 75% đến từ các nền kinh tế thành viên APEC. Đối với hoạt động xuất khẩu, khu vực châu Á – Thái Bình Dương đã và đang đóng vai trò quan trọng. Cụ thể, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2008 sang thị trường khu vực này 105

đạt khoảng 33,5 tỷ USD, chiếm trên 50% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Ông Phạm Gia Túc, Phó CT Phòng TM &CN Việt Nam: Các doanh nghiệp VN được hưởng lợi từ các chương trình hợp tác của APEC Gia nhập APEC, các DN của Việt Nam được hưởng lợi từ các chương trình hợp tác của APEC, vì một trong những ưu điểm hàng đầu của các nhà lãnh đạo APEC là tạo thuận lợi cho cộng đồng DN trong quá trình mở rộng thị trường kinh doanh, tìm hiểu đối tác và tăng cường sức cạnh tranh của các DN trong khu vực. DN Việt Nam đang nỗ lực hội nhập và đã thể hiện bản lĩnh mạnh mẽ, năng động của mình. Một số sản phẩm của Việt Nam đã có vị trí ảnh hưởng tới thị trường quốc tế. Với chính sách chủ động và tích cực tham gia hội nhập kinh tế quốc tế của Đảng và Nhà nước ta, Việt Nam vẫn đang là địa chỉ hấp dẫn thu hút vốn đầu tư. Tuy nhiên, quá trình hội nhập, tức là mở rộng thị trường và tư do hoá thương mại và đầu tư cũng đem lại nhiều thách thức cho DN. Vì vậy, các DN cần tích cực, chủ động và liên kết, ngoài việc phục vụ cho các hoạt động của DN, hiệp hội, DN cũng cần tích cực tham gia các hoạt động chung của cộng đồng DN khu vực, qua đó nắm bắt được tình hình chung, tạo dựng tiếng nói trong khu vực. Các DN phải cùng nỗ lực nhằm quảng bá, kêu gọi hợp tác với Việt Nam cũng như bảo vệ quyền lợi của DN Việt Nam. Ông Phạm Tất Thắng, Viện nghiên cứu thương mại, Bộ Công thương: Việt Nam luôn hướng tới thị trường của các thành viên APEC Việt Nam luôn hướng tới những thị trường truyền thống, thị trường lớn, thị trường mới của các thành viên APEC. Là một nước đang phát triển, Việt Nam ý thức rất rõ cơ hội do APEC đem lại và đang làm hết sức mình để tận dụng cơ hội trong khuôn khổ hợp tác của APEC. Việt Nam nằm trong vùng khí hậu cận nhiệt đói gió mùa, thiên nhiên ban tặng cho Việt Nam sự đa dạng sinh học hiếm có, có thể sản xuất được những mặt hàng nông sản quý giá. Chính vì vậy, với những sản phẩm này, Việt Nam có thể góp phần thỏa mãn nhu cầu đa dạng về lương thực thực phẩm của vùng châu Á – Thái Bình Dương. Vấn đề là làm sao để sản phẩm, hàng hóa của Việt Nam đáp ứng được những đòi hỏi khắt khe của thị trường lớn của APEC, đồng thời Việt Nam có thể tham gia vào chuỗi giá trị gia tăng, hệ thống phân phối của các nước 106

APEC. Điều này chỉ có thể thực hiện được với sự tư vấn hỗ trợ, giúp đỡ của APEC./. Các thành viên của APEC chiếm 75% vốn FDI, 50% nguồn viện trợ phát triển (ODA), 73% xuất khẩu và 79% nhập khẩu của Việt Nam. -----------------------------------------------------

Tham gia APEC: Việt Nam giảm được chi phí giao dịch thương mại 14/09/2006 Một nội dung trong cuộc họp của Uỷ ban Thương mại và Đầu tư của APEC tại Đà Nẵng là Chương trình thuận lợi hoá thương mại 2001-2006 với mục tiêu giảm 5% chi phí giao dịch thương mại giữa các nền kinh tế APEC trong khoảng thời gian đó. Vai trò mới của Việt Nam "Năm nay, là nước chủ nhà của hội nghị cấp cao và các hội nghị liên quan trong APEC, vai trò của VN trong CTI và hội nghị quan chức cấp cao (SOM) quan trọng hơn nhiều" - bà Phạm Quỳnh Mai, Phó Vụ trưởng Vụ APEC - ASEM (Bộ Thương mại), trưởng đoàn Việt Nam tham gia CTI, cho biết. CTI là một trong ba uỷ ban lớn nhất của APEC. Theo bà Mai, "mọi năm VN tham gia với tư cách thành viên, nhưng năm nay chúng ta còn có vai trò định hướng và tham gia xây dựng các văn kiện của APEC từ cấp chuyên viên, cấp SOM, lên các cấp cao hơn". Năm nay, VN đưa ra nhiều sáng kiến trong CTI, đặc biệt sáng kiến về thuận lợi hoá thương mại. Cùng Australia, VN chủ trì báo cáo đánh giá việc thực hiện giảm 5% chi phí giao dịch thương mại theo mục tiêu của APEC. Báo cáo này đã được hoàn thành và sẽ nộp lên hội nghị cấp bộ trưởng để dựa vào đó xây dựng chương trình thuận lợi hoá thương mại giai đoạn 2007 - 2010. VN cũng là nước chủ trì xây dựng kế hoạch hành động thực hiện lộ trình Busan về đẩy nhanh tự do hoá thương mại và đầu tư, mở cửa thị trường vào năm 2010 với các nước phát triển và 2020 với nước đang phát triển. Cùng với 20 nền kinh tế khác tham gia CTI, VN đã đưa ra những khuyến nghị 107

thực hiện lộ trình Busan, với hy vọng kế hoạch hành động này sẽ được thông qua tại Hà Nội tháng 11 và được coi là một kim chỉ nam trong hoạt động của APEC trong thời gian tới. "Hai hoạt động này của VN được CTI đánh giá rất cao" - bà Mai cho biết. Ông Chris De Cure, Chủ tịch $y ban CTI, cũng đánh giá cao vai trò của bà Mai - "một thành viên tích cực trong ban lãnh đạo CTI". Như vậy, có thể nói thêm rằng, tham gia APEC, năng lực của cán bộ VN đã tăng lên đáng kể. Lợi ích hữu hình và vô hình VN đã được hưởng lợi đáng kể từ mục tiêu giảm 5% chi phí giao dịch thương mại trong APEC, có thể đánh giá bằng sự cải cách và tiến bộ của VN trong nhiều lĩnh vực, từ hải quan, thương mại, đầu tư đến tiêu chuẩn hợp chuẩn hay đi lại của doanh nhân. Một ví dụ là về tiêu chuẩn hợp chuẩn, trong số 6.000 tiêu chuẩn của VN hiện nay, chỉ có 25% được thừa nhận quốc tế. VN đã thảo luận để hướng tới việc hài hoà các tiêu chuẩn quốc gia với quốc tế để giảm bớt rào cản với xuất khẩu. Về đi lại, 16 thành viên APEC đã tham gia chương trình thẻ đi lại của doanh nhân. Khi có thẻ, các doanh nhân sẽ không cần thị thực khi đến 16 nền kinh tế thành viên này. Ở VN, đầu mối quản lý thẻ là Cục Xuất nhập cảnh, Bộ Công an. Cục đã đồng ý cấp phép nhập cảnh VN cho hơn 9.000 doanh nhân APEC mang thẻ. Các doanh nghiệp VN sẽ được xem xét cấp thẻ từ cuối năm nay, doanh nghiệp nào có nhu cầu có thể đăng ký với cục. APEC còn hỗ trợ VN 2,5 triệu USD để góp phần nâng cao năng lực trong hội nhập kinh tế quốc tế. Theo bà Mai, không có diễn đàn nào chú trọng nâng cao năng lực của các thành viên như vậy. Nhìn chung, bà Mai cho rằng, VN đã cọ xát, học hỏi được nhiều và hưởng lợi từ chính sách thông thoáng hơn của các nền kinh tế APEC.

Hai năm gia nhập WTO: Còn sớm để đánh giá 20/12/08 Tại một hội thảo chiều 19-12, Thứ trưởng Công thương Nguyễn Cẩm Tú thừa nhận, đánh giá về đầy đủ về tác động của việc gia nhập WTO sau hai 108

năm là “hơi quá sớm”. Bởi khi ta mở cửa hội nhập cũng là lúc kinh tế thế giới bước vào giai đoạn có những biến động phức tạp nhất trong nhiều thập kỷ qua. Nhiều cơ hội đã mở ra, nhưng vẫn còn đó những thách thức. Xuôi chiều Thứ trưởng Công thương Nguyễn Cẩm Tú cho rằng, một trong những kết quả đáng ghi nhận sau hai năm gia nhập WTO là Việt Nam đã tập trung thực hiện đúng các cam kết đa phương và các cam kết mở cửa thị trường hàng hóa, dịch vụ, nhờ đó đã cải thiện đáng kể môi trường kinh doanh cho các doanh nghiệp. Trước sức ép thực hiện cam kết WTO, nhiều thủ tục đăng ký kinh doanh, cấp mã số thuế được đơn giản hóa, quyền lợi của nhà đầu tư được đảm bảo hơn và sự phát triển được thúc đẩy thông qua thương mại, đầu tư và các cơ hội rộng mở hơn. Việc cải cách hệ thống tài chính cạnh tranh cũng tạo cơ hội tiếp cận tài chính tốt và có tính cạnh tranh hơn cho các doanh nghiệp nhỏ, với các dịch vụ tài chính mới trong các lĩnh vực cho thuê tài chính, giải chấp thanh toán, tư vấn tài chính và dịch vụ thông tin. Việc mở cửa dịch vụ bưu chính viễn thông sẽ có tác động rất tích cực đến các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, cho phép các doanh nghiệp từ nhỏ nhất cạnh tranh toàn cầu nhờ Internet và thương mại trực tuyến. Đặc biệt, việc tiếp cận với thị trường Hoa Kỳ đã đem lại sự tăng trưởng trong xuất khẩu các sản phẩm sử dụng nhiều lao động như hàng may mặc, da giầy, sản phẩm gỗ và đồ dùng gia đình. Trong một năm, đầu tư nước ngoài đã tăng lên gấp đôi vào năm 2007 tới 20 tỷ USD và xuất khẩu đã tăng 21,5%. Việc Việt Nam giảm thuế và các nghĩa vụ nhập khẩu đối với các sản phẩm như máy móc, thiết bị, ô-tô sẽ tạo điều kiện cho nhiều hàng hóa đến với người tiêu dùng và doanh nghiệp trong nước với mức giá hợp lý, giúp các doanh nghiệp nhỏ và vừa nâng cao hiệu quả nhờ được cung cấp nguồn lực tốt hơn. Ngược chiều Bên cạnh nhiều cơ hội được mở ra, các doanh nghiệp Việt Nam cũng luôn phải hứng chịu những ảnh hưởng tiêu cực từ việc gia nhập WTO. Ông 109

Nguyễn Cẩm Tú cho rằng, thách thức lớn nhất là phải làm sao xây dựng cho được cơ chế và phương tiện để hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa (chiếm 97% số doanh nghiệp Việt Nam) trở thành các doanh nghiệp mạnh, có khả năng cạnh tranh, làm ra các sản phẩm và dịch vụ có thể bán được. Ông Nguyễn Cẩm Tú nói: “Việc tự do hóa nhanh chóng thị trường trong nước, bao gồm cả những lĩnh vực nhạy cảm và còn non trẻ, sẽ khiến các doanh nghiệp Việt Nam phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt từ các đối thủ cạnh tranh nước ngoài”. Thứ trưởng Nguyễn Cẩm Tú cũng cảnh báo: “Dòng vốn đổ vào có thể mang theo những rủi ro và làm trầm trọng thêm những yếu kém nội tại về cơ cấu và kinh tế vĩ mô, đặc biệt là những với những dòng vốn chảy vào do đầu cơ thì có thể dễ dàng chảy ra, nếu có những biến động về tình hình kinh doanh”. Ông Tú cho rằng, khi Việt Nam tham gia nhiều hơn vào quá trình toàn cầu hóa, nền kinh tế sẽ chịu ảnh hưởng nhiều hơn từ các biến cố của kinh tế thế giới. Theo truyền thống, đồng tiền Việt Nam được gắn chặt với đồng USD, nhưng sự giảm giá gần đây của đồng USD đang khiến Chính phủ phải nới lỏng tỷ giá giữa đồng VND và USD. Các nhà nhập khẩu Việt Nam bị thiệt hại do USD giảm giá, trong khi lạm phát vẫn đe dọa sự phát triển bền vững của khu vực doanh nghiệp.

“Đất nước ta sinh ra là để hội nhập” 4/7/2008 Tham dự hội thảo “Một số vấn đề liên ngành của Việt Nam sau khi gia nhập WTO” do Bộ Công thương phối hợp cùng Ngân hàng thế giới và AusAID, DFID tổ chức, PGS. TS Trần Đình Thiên – Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam – đã dành ít phút trao đổi với các phóng viên.

• Ông nhận xét gì về kinh tế Việt nam sau hơn một năm rưỡi gia nhập WTO? Sau khi gia nhập WTO được một năm rưỡi, nền kinh tế có rất nhiều vấn đề, có những cái rất tốt, có những cái bất ổn, ví dụ như đầu tư nước ngoài tăng lên rất mạnh, thương mại nói chung cũng bùng nổ. Rõ ràng, đứng về mặt

110

tổng thể, đầu tư thương mại có những bước tiến rất ghê gớm. Nhưng bên cạnh đó cũng còn nhiều vấn đề, như lạm phát, nhập siêu quá lớn, tính thanh khoản trong nền kinh tế rất căng thẳng, lãi suất cao, tỉ giá biến động khó dự đoán... Khi bước vào hội nhập, có quá nhiều vấn đề phát sinh mà có lẽ chúng ta chưa dự kiến hết nên những biện pháp để ứng phó với những thời cơ, thách thức ấy chưa được chuẩn bị tốt. Tuy nhiên, khi nhiều cơ hội và thách thức như vậy, chúng ta mới biết là chúng ta mạnh đến mức nào và yếu đến mức nào. Điều quan trọng là trong hơn một năm vừa rồi, chúng ta đã phát hiện ra điểm mạnh và điểm yếu của nền kinh tế và đây là thời điểm cần đánh giá nghiêm túc những đâu là điểm mạnh, điểm yếu để tìm cách khắc phục. • Theo ông, đâu là những thuận lợi rõ nhất của Việt Nam khi gia nhập WTO đến thời điểm này? Sau khi gia nhập WTO, thuận lợi của Việt Nam rất cơ bản. Những điều kiện cho tăng trưởng rất lớn. Có thể nói đất nước ta sinh ra là để hội nhập. Nhìn vào hình dáng của Việt Nam là rõ rồi, toàn biên giới. Lợi thế thứ hai là ta gần Trung Quốc, Ấn Độ, hai trung tâm tăng trưởng lớn nhất thế giới hiện nay, nhưng ta chưa ý thức lợi thế này nhiều lắm. Thứ ba là Việt Nam có bờ biển quá đẹp để phát triển những ngành công nghiệp không khói, không tiêu tốn nhiều tài nguyên, đồng thời hướng ra ngành công nghiệp biển. Đây là lợi thế ít nước có. Việt Nam có chế độ chính trị rất ổn định, giống như một nơi trú ẩn an toàn cho nhà đầu tư. Nếu ta biết lấy thêm các điều kiện khác để phát huy thêm điều này thì sẽ là một lợi thế rất mạnh. Nguồn nhân lực của Việt Nam ở nước ngoài cũng là một thế mạnh đặc biệt lớn mà hiện nay chúng ta phải có chiến lược ưu tiên để tập trung. Những người Việt Nam ở nước ngoài là người có tri thức, đang ở những điểm phát triển rất cao của thế giới, nếu tận dụng được thì đây là những điểm hội nhập rất tốt. Họ không chỉ kéo thế giới về Việt Nam, mà còn đưa Việt Nam ra thế giới. • Còn những khó khăn mà chúng ta gặp phải thì sao, thưa ông? Khó khăn thì có nhiều, nhưng quy lại mấy điểm: Một là, điều kiện hạ tầng chuẩn bị chưa tốt, gây ra nút thắt tăng trưởng. Hai là khả năng phản ứng chính sách của ta còn lúng túng, chứng tỏ tầm nhìn, tri thức của chúng ta còn yếu. Từ điều kiện về hạ tầng, cơ sở thị trường, năng lực quản trị phát triển đến hệ thống doanh nghiệp, ta có những khó khăn, cần những cải thiện căn bản. Ở Việt Nam hiện nay, cả thị trường và Nhà nước phải căn cứ vào nhau để mà hành động. Thị trường chưa đạt đến trình độ cao, cơ chế thị trường chưa hoàn chỉnh, chưa thể phát huy hết tác dụng phân bổ nguồn lực hiệu quả, cần 111

có sự định hướng của Nhà nước. Điều quan trọng là Nhà nước cần căn cứ vào quyết định thị trường để đưa ra các quyết định, Nhà nước phải hỗ trợ thị trường để thị trường vận hành tốt. * Một phần buổi thảo luận sáng nay tập trung vào chính sách công nghiệp của Việt Nam. Quan điểm của ông về chính sách này thế nào? Về chính sách công nghiệp, năng lực cạnh tranh của chúng ta kém, nhập siêu nặng. Tuy nhiên, tính đến chính sách công nghiệp phải tính đến chính sách ngành. Bản chất của câu chuyện là không được ưu tiên cho một ngành nào mà anh tin rằng mang lại lợi ích cho đất nước, rồi anh tập trung dốc sức cho nó và quên các ngành khác. Không được lựa chọn người thắng cuộc, rồi dồn hết sức vào đấy mà không biết là có thắng thật hay không, vì như vậy rất nguy hiểm. Không được phân biệt đối xử ngành. Không được lựa chọn các doanh nghiệp đầu đàn, tập trung hết sức vào đấy làm cho môi trường cạnh tranh méo đi. Việt Nam phải thay đổi tư duy chính sách ngành, để cho thị trường phân bổ nguồn lực, ngành nào là tốt nhất và ai là người sử dụng nguồn lực ấy tốt nhất, chứ không phải tự định ra một cách chủ quan, tùy tiện, rằng ngành này phải ưu tiên mà thiếu các căn cứ thị trường.

NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM NĂM 2008: ĐẠT CẢ BA MỤC TIÊU 10/1/2009 Năm 2008, hoạt động ngoại thương Việt Nam phải “bươn chải” trong bối cảnh kinh tế thế giới diễn biến nhanh, phức tạp, khó lường; phát triển kinh tế của đất nước lên xuống thất thường. Nếu như mọi năm quý 4 thường là thời điểm ngoại thương thừa thắng tiến lên, thì vào thời khắc này của năm 2008 lại bắt đầu chao đảo vì tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Vượt lên mọi khó khăn, thách thức, chúng ta đã thành công trên cả 3 phương diện: đẩy mạnh xuất khẩu, hạn chế tốc độ tăng nhập khẩu, kiềm chế nhập siêu. 1. Về xuất khẩu. 112

Suốt trong quý 1, nếu theo dõi diễn biến xuất khẩu nhiều người hẳn phải rất lo ngại. Bình quân kim ngạch xuất khẩu mỗi tháng chỉ đạt 4,3 tỉ USD /tháng trong khi để đạt mục tiêu cả năm 2008 mỗi tháng phải đạt 5 tỉ USD. Trong tình thế ấy, hàng loạt biện pháp đã được áp dụng: mở rộng hình thức huy động vốn để tăng nguồn cho vay; đa dạng hoá hình thức tài trợ tín dụng đối với xuất khẩu; cho vay ưu đãi, theo hiệp định chính phủ; mở rộng bảo lãnh tín dụng xuất khẩu; cải tiến việc giải quyết miễn, giảm, hoàn thuế đối với nguyên liệu nhập khẩu sản xuất hàng xuất khẩu. Đồng thời, các doanh nghiệp nỗ lực sản xuất, giảm chi phí, tiết kiệm năng lượng, vật tư, sử dụng hiệu quả lao động, chớp thời cơ trong kinh doanh, mở thêm thị trường mới, thay thế những thị trường đang ách tắc, thực hiện ngay các hợp đồng cung cấp hàng hóa đạt tiêu chuẩn khi có cam kết mới mở thị trường. Chính vì vậy, bắt đầu từ quý II, 7 tháng liên tiếp kim ngạch xuất khẩu vượt trên 5 tỉ USD, trong đó 3 tháng 6 - 7 - 8, đạt trên 6 tỉ USD. Sự vượt trội đó đã kéo con tàu xuất khẩu năm 2008 về đích ngoạn mục. Ngoại thương năm 2008 thành công trên cả 3 phương diện: đẩy mạnh xuất khẩu, hạn chế tốc độ tăng nhập khẩu, kiềm chế nhập siêu. Năm 2008 có 12 nhóm mặt hàng xuất khẩu đạt kim ngạch từ 1 tỉ USD trở lên, hơn được 2 nhóm mặt hàng so với năm 2007. Trong số 2 thành viên mới này có nhóm hàng thủ công mỹ nghệ. Năm 2007 nhóm hàng này chỉ đạt được kim ngạch 825 triệu USD, nhưng năm 2008, với sự tăng đột biến của sản phẩm đá quý và kim loại quý thêm gần 500 triệu USD, nên cả nhóm đạt trên 1,3 tỉ USD. Với ngưỡng đó, khả năng nhóm thủ công mỹ nghệ đạt mục tiêu 1,5 tỉ vào năm 2010 không còn là điều xa vời. Năm 2000, cả ngành thuỷ sản mới đạt ngưỡng kim ngạch xuất khẩu 1 tỉ USD, đến năm 2008 chỉ riêng xuất khẩu cá basa đã đạt mức 1,4 tỉ USD, góp phần đưa toàn ngành lần đầu tiên vượt qua ngưỡng 4 tỉ USD. Với việc áp dụng rộng rãi sáng kiến trồng cà phê dưới tán cây lớn từ các trang trại của “thủ phủ” cà phê Ban Mê Thuột, cùng một lúc chúng ta đạt hai kết quả là hạt cà phê chất lượng hơn và tạo ra các yếu tố vi lượng lan toả góp phần làm sản xuất thân thiện với môi trường hơn. Năm 2008 giá xuất khẩu cà phê trên thị trường thế giới khá cao, nên cũng là năm đầu tiên kim ngạch xuất khẩu cà phê vượt ngưỡng 2 tỉ USD, giữ vững vị thế của Việt Nam là quốc gia sản xuất cà phê lớn thứ 2 thế giới.

113

Còn xuất khẩu gạo, ở miền Bắc đầu năm lúa cấy xuống bị chết rụi, nông dân phải nhổ đi rồi cấy lại vì thời tiết bị rét đậm, rét hại, còn ở đồng bằng sông Cửu Long thì bệnh vàng lùn vàng xoắn lá có nguy cơ quay trở lại,… nên cũng ít ai nghĩ rằng năm nay sản xuất và kinh doanh lúa gạo lại có tới 3 cái “được”. Thứ nhất là cả hai miền đều được mùa, dẫn tới 2 cái “được” tiếp theo; thứ hai là đảm bảo được an ninh lương thực cho 85 triệu dân trong cả nước; và, thứ ba là đạt được sự nhảy vọt về kim ngạch xuất khẩu, do vừa tăng thêm số lượng 200.000 tấn, vừa bán được với giá tăng, đưa kim ngạch xuất khẩu gạo lên tới 2,9 tỉ USD, bằng 194% so với năm 2007 (dự kiến lúc đầu chỉ là 1,5 tỉ USD). Một số mặt hàng chủ lực khác tuy khối lượng xuất khẩu giảm nhưng do giá tăng mạnh trên thị trường thế giới nên trị giá vẫn tăng như dầu thô tăng 23,1%, than đá tăng 44%, cao su tăng 14,6%. Các sản phẩm đóng tầu thuyền, sản phẩm từ gang thép, cao su đều có mức tăng trưởng cao so với năm 2007 và là những mặt hàng có triển vọng tăng nhanh trong thời gian tới. Tựu chung, xuất khẩu cả năm đạt 62,9 tỉ USD, tăng 29,5 % so với năm 2007, trong khi chỉ tiêu chỉ có 22%. Với tổng kim ngạch trên, bình quân một tháng năm 2008, xuất khẩu đạt được kim ngạch 5,25 tỉ USD, tương đương kim ngạch xuất khẩu cả năm 1995 (5,4 tỉ USD). Tổng kim ngạch xuất khẩu trên đã vượt xa mức dự định cho năm 2009, tiến gần mục tiêu vào năm 2010 trong “Đề án xuất khẩu giai đoạn 2006 – 2010”. Với tốc độ tăng nói trên, chỉ số tăng xuất khẩu năm nay gấp 4,7 lần so với tốc độ tăng GDP, trong khi năm 2007 chỉ có 2,6 lần. Từ những thành công đó có thể thấy hoạt động xuất khẩu năm 2008 nổi bật trên bốn nét chính: - Quy mô lớn nhất từ trước tới nay, tốc độ tăng trưởng tiếp tục được duy trì ở mức cao, cao nhất từ năm 1995 đến nay. - Bên cạnh các mặt hàng xuất khẩu chủ lực, truyền thống vẫn giữ được nhịp độ tăng trưởng, đã xuất hiện những mặt hàng tiềm năng có triển vọng tăng trưởng nhanh mà chưa gặp rào cản cũng như ngưỡng hạn chế nào. - Cơ cấu xuất khẩu tiếp tục được chuyển dịch tích cực theo hướng tăng tỷ trọng nhóm hàng chế biến, chế tạo, giảm tỷ trọng xuất khẩu thô. - Bên cạnh việc khai thác tối đa thị trường trọng điểm, chúng ta vẫn tiếp tục giữ vững thị trường truyền thống, đẩy mạnh việc đa dạng hoá thị trường xuất 114

khẩu, giảm bớt thị trường trung gian, nhiêù chủng loại hàng hoá đã vào được các thị trường mới. Đặc biệt là kim ngạch xuất khẩu vào thị trường châu Phi tăng tới 95% so với năm 2007. Chia tay năm 2008, ngoại thương Việt Nam còn ghi thêm một sự kiện mới. Đó là, ngày 25-12-2008, Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản (EPA) được ký tại Nhật Bản. Với mức cam kết cắt giảm thuế quan mạnh mẽ, Hiệp định này sẽ tạo cơ hội lớn cho doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản, đặc biệt là đối với hàng nông, thuỷ sản. Điều này sẽ làm vơi đi những băn khoăn về thị trường xuất khẩu trong bộn bề khó khăn đang chờ trực khi bước vào năm 2009. Góp chung vào thành công nói trên, còn phải kể đến vai trò của công tác cải cách hành chính trong ngành. Năm 2008, 6 phòng quản lý xuất nhập khẩu đã được mở thêm tại Lào Cai, Thái Bình, Thanh Hoá, Nghệ An, Tiền Giang, Cần Thơ, nâng số phòng quản lý xuất nhập khẩu từ 9 lên 15. Tuy vậy hoạt động xuất khẩu vẫn còn những hạn chế: - Một số hàng chủ lực gặp khó khăn vì phải đối phó với rào cản thương mại mới ngày càng nhiều, với các hành vi bảo hộ thương mại tinh vi của các nền kinh tế lớn. - Việc tăng trị giá xuất khẩu vẫn còn phụ thuộc nhiều vào những thị trường lớn, khi những địa bàn này biến động, xuất khẩu của Việt Nam lập tức bị xáo động theo. - Cuộc khủng hoảng toàn cầu dẫn tới suy giảm nhu cầu nhập khẩu của một số thị trường. Tình hình này đã có dấu hiệu từ quý 4-2008 song chắc chắn sang năm 2009 sẽ tác động rõ rệt đến xuất khẩu của Việt Nam, trong khi đó các chi phí trung gian, đầu vào không giảm, trái lại thậm chí còn tăng. - Xuất khẩu vẫn phụ thuộc nhiều vào các mặt hàng khoáng sản, nông, lâm, thuỷ sản, mà các mặt hàng này giá cả rất dễ biến động. Còn các mặt hàng chế biến đa phần lại là hàng gia công, nên phần lợi nhuận chủ yếu trong chuỗi lợi nhuận lại thuộc phía nước ngoài. - Chưa tận dụng hết những lợi ích từ việc gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), các hiệp định song phương và khu vực đã ký kết để khai thác tiềm năng của các đối tác lớn như Hoa Kỳ, EU, Trung Quốc.

115

- Việc tiếp cận nguồn vay, các dự án đầu tư chiều sâu bằng tiền Việt Nam cho sản xuất, kinh doanh hàng xuất khẩu vẫn còn bất cập, nhất là đối với nông sản, thuỷ sản và với các doanh nghiệp vừa và nhỏ - đang chiếm số đông tuyệt đối trong cộng đồng doanh nghiệp. 2. Về nhập khẩu Do phải duy trì sản xuất và đời sống, cùng với nhiều thúc bách nên trong nhiều trường hợp không thể “đừng” việc nhập khẩu, song quản lý nhập khẩu thế nào để không làm trầm trọng sự thiên lệch cán cân thương mại lại là việc phải cân nhắc. Trong tình thế đó, nhiều giải pháp ra đời và được chỉ đạo thực thi sát sao: tiết kiệm chi phí công nhất là việc mua sắm những trang thiết bị ngoại nhập; giãn, hoãn tiến độ thi công các công trình không hiệu quả hoặc chưa cần thiết; tăng thuế nhập khẩu đối với mặt hàng xa xỉ; nộp thuế trước khi thông quan hàng hoá; quản lý nhập khẩu bằng giấy phép tự động; kiểm tra chặt chẽ chất lượng hàng về, nhất là tránh việc lợi dụng cơ chế thông thoáng để nhập về rác phế thải; xác định danh mục hàng thật thiết yếu cần ưu tiên nhập khẩu; tăng cường sản xuất hàng thay thế hàng nhập khẩu; chủ động điều hành tỷ giá ngoại hối… Kết quả, nhập khẩu đã trong tầm kiểm soát. Kim ngạch nhập khẩu quý 12008 là 21,5 tỉ USD. Quý 2 tiếp tục nóng lên với 22,8 tỉ USD. Song từ tháng 7, nhập khẩu bắt đầu hạ nhiệt, quý 3 dưới 20 tỉ USD và quý 4 xuống chỉ còn 15,4 tỉ USD. Tổng kim ngạch nhập khẩu cả năm là 79,9 tỉ USD, tăng 27,5 % so với năm 2007, thấp hơn mức tăng 39.6% của năm 2007 so với năm 2006. 3. Về kiềm chế nhập siêu Nếu như phải đến tháng 4, xuất khẩu mới tăng, thì ngay từ đầu năm, nhập khẩu đã “hăng xái bứt phá”, nên nhập siêu tại thời điểm đó đã lên trên 14, 3 tỉ USD - nhỉnh hơn mức nhập siêu cả năm 2007 (14,1 tỉ USD), khiến nhiều người lo ngại cho rằng nhập siêu cả năm sẽ tới 30 tỉ USD. Song do xuất khẩu được cải thiện dần, nhập khẩu ngày càng thu hẹp, khiến cơn sốt nhập siêu sớm cắt cơn. Quý 3- 2008 trị giá nhập siêu chỉ còn trên 1,2 tỉ USD, quý 4 xấp xỉ 1,3 tỉ USD, rốt cuộc cả năm là 17 tỉ USD, dù trị giá cao hơn năm ngoái, song tỷ lệ lại giảm, chỉ có 27% so với 29% của năm 2007. Từ thành công của cả 3 lĩnh vực nói trên có thể rút ra những bài học kinh nghiệm, đó là:

116

- Cần luôn tuân theo đường lối chung và chấp hành nghiêm túc sự chỉ đạo của Chính phủ. Thực tế năm qua, bằng việc tuân thủ nghiêm túc sự chỉ đạo của Chính phủ, ngành Công Thương đã đề ra những chính sách, giải pháp cụ thể cho từng lĩnh vực, từng thời gian, từng địa bàn để kịp thời tháo gỡ, giúp cộng đồng doanh nghiệp vượt qua khó khăn. - Trên tinh thần Nhà nước đồng hành cùng doanh nghiệp, các ngành, các cấp quản lý nhà nước phải thường xuyên phối hợp từ việc soạn thảo chính sách đến chỉ đạo điều hành để tăng cường hiệu lực của quản lý nhà nước. - Cần quan tâm thu thập, cập nhật thông tin và nâng cao chất lượng công tác phân tích, dự báo ngắn hạn, dài hạn để có biện pháp đối phó với tình hình trước mắt và hoạch định kế sách dài lâu. - Đi đôi với việc thường xuyên cải cách thủ tục hành chính, cần chú trọng công tác thông tin tuyên truyền chủ trương, chính sách, quảng bá các hoạt động nhằm tạo ra sự đồng thuận trong dư luận, cũng như nhận được hiến kế của xã hội trong việc thực hiện đẩy mạnh xuất khẩu, quản lý nhập khẩu, kiềm chế nhập siêu, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô. - Sớm hoàn thiện quy hoạch nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế hướng về xuất khẩu, xây dựng kết cấu hạ tầng, cải tiến cơ cấu cùng chất lượng nhập khẩu phù hợp với lộ trình chủ động hội nhập nhằm bảo đảm sự phát triển bền vững nền ngoại thương Việt Nam. Những kinh nghiệm trong hành trang bước vào năm 2009, sẽ giúp Việt Nam tự tin đối mặt với nhiều thách thức hơn, phấn đấu đạt những kết quả như mong đợi, làm đà cho việc thực hiện thắng lợi các mục tiêu kế hoạch của giai đoạn 2006 - 2010. -------------------------------------------------------

Những điểm nổi bật của xuất nhập khẩu 2008 5/1/09 Một năm có những kết quả ấn tượng, nhưng những khó khăn cũng đã lộ diện và chuyển tiếp cho năm 2009. Năm 2008, hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam vượt qua nhiều biến động về thị trường, giá cả, khó khăn của những rào cản thương mại, tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu… Đi cùng với 117

đó là nhiều thay đổi trong cơ chế điều hành, hoạch định chính sách. VnEconomy xin điểm lại những nét nổi bật của hoạt động xuất nhập khẩu trong năm đầy biến động này. Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu ấn tượng Theo số liệu ước tính của Bộ Công thương, kim ngạch xuất khẩu cả năm 2008 của Việt Nam ước đạt gần 63 tỷ USD, tăng trên 29,5% so với năm 2007. Đây là mức tăng trưởng cao nhất trong nhiều năm trở lại đây. Những mặt hàng đã đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD những năm trước tiếp tục duy trì ở mức cao như dầu thô (10,5 tỷ USD), dệt may (9,1 tỷ, giày dép (4,7 tỷ USD), thủy sản (4,56 tỷ USD), gạo (2,9 tỷ USD), sản phẩm gỗ (2,78 tỷ USD), cà phê (2 tỷ USD), cao su (1,6 tỷ USD), than đá (1,44 tỷ USD). Đặc biệt trong năm nay có thêm mặt hàng dây điện và cáp điện đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD (ước đạt 1,04 tỷ).

Nhập siêu được kiềm chế Năm 2008, mục tiêu kiềm chế nhập siêu đặt ra từ đầu năm là dưới 20 tỷ USD. Kết thúc năm, theo Bộ Công Thương, nhập siêu ước chỉ ở khoảng 17 tỷ USD (theo Tổng cục Thống kê khoảng 17,5 tỷ USD). Trong 5 tháng đầu năm, nhập siêu tăng mạnh, cao hơn gần 3,4 lần so với cùng kỳ năm 2007, lên tới 14,4 tỷ USD. Nhưng liên tiếp trong 7 tháng cuối năm, nhập siêu được kiềm chế ở mức thấp; một trong những nguyên nhân chính là do giá hàng nhập khẩu trên thị trường thế giới giảm mạnh, đặc biệt 118

là xăng dầu. Điểm đáng chú ý là trong năm 2008, lần đầu tiên tốc độ tăng trưởng xuất khẩu vượt tốc độ tăng trưởng nhập khẩu (29,5% so với 27,5%); năm 2007 tốc độ tăng trưởng nhập khẩu tăng 25,6%, trong khi xuất khẩu là 12,7%. Đây là một thuận lợi góp phần ổn định cán cân thương mại, hỗ trợ kiềm chế nhập siêu. Trong cơ cấu nhập siêu lớn nhất là từ châu Á, đứng đầu là từ Trung Quốc với 10,8 tỷ USD, cao hơn 1,7 tỷ USD so với năm 2007. Xuất khẩu chịu tác động mạnh của khủng hoảng Từ tháng 9, tác động của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toán cầu đã bắt đầu thể hiện trong hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam. Hầu hết các mặt hàng xuất khẩu đồng loạt giảm giá mạnh, đặc biệt ở mặt hàng dầu thô, nông sản, thủy sản… Trong hai tháng cuối năm, lượng đơn hàng từ đối tác nước ngoài của nhiều ngành hàng bị hủy bỏ hoặc sụt giảm, tiêu biểu như dệt may giảm khoảng 20% - 30% về số đơn hàng và giá, thủy sản giảm khoảng 30% đơn hàng và giá… Theo dự báo của Bộ Công thương, những khó khăn trên sẽ tiếp tục thể hiện trong năm 2009. Đây cũng là lý do mục tiêu tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu năm 2009 chỉ đặt ở mức thấp là 13%. Giá hàng xuất nhập khẩu biến động mạnh Liên quan đến ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, năm 2008 chứng kiến những biến động chưa từng có về giá hàng xuất nhập khẩu, ảnh hưởng đến kế hoạch kinh doanh của nhiều doanh nghiệp. Trong nửa đầu năm, giá hàng hóa trên thị trường thế giới leo thang, gây áp lực tăng chi phí nhập khẩu và đẩy nhập siêu lên cao; lạm phát trong nước cũng có một phần nguyên nhân từ diễn biến này. Ngược lại, giá tăng cao cũng là yếu tố thúc đẩy tăng kim ngạch xuất khẩu, đặc biệt là xuất khẩu dầu thô, nông sản; trong 7 tháng đầu năm, giá dầu thô tăng khoảng 60%, giá gạo tăng hơn 50%, than đá tăng 55%, cao su và cà phê tăng hơn 30%... so với 119

cùng kỳ năm 2007. Từ cuối tháng 7, giá hàng trên thị trường thế giới bắt đầu bước vào một đợt thoái trào mạnh, đặc biệt từ tháng 9. Theo đó, lạm phát, nhập siêu có thêm yếu tố thuận lợi để kiềm chế, trong khi xuất khẩu chịu ảnh hưởng nặng. Điểm lại, những biến động của giá hàng xuất nhập khẩu trong năm 2008 hầu hết đều đánh đổ các dự báo và lường tính của doanh nghiệp, cũng như hoạch định dự kiến của nhà điều hành chính sách. Khó khăn từ biến động tỷ giá So với cuối năm 2007, tỷ giá USD/VND đã tăng khoảng 9%, vượt xa mức thay đổi quanh 1% những năm gần đây, trong khi đồng USD vẫn chiếm tỷ trọng chi phối trong thanh toán quốc tế (khoảng 70%). Mức tăng vượt trội này đẩy chi phí nhập khẩu, chi phí sản xuất kinh doanh của những ngành hàng có đầu vào lớn từ nguyên liệu nhập khẩu, chi phí vay nợ ngoại tệ tăng cao. Đây cũng là năm nổi bật khi trong báo cáo tài chính của nhiều doanh nghiệp chi phí của tỷ giá tăng đột biến. Biến động khó lường của tỷ giá còn thể hiện ở sự trái chiều trong nửa đầu năm 2008 (giảm mạnh những tháng đầu năm, tăng đột biến ngay sau đó), gây xáo trộn kế hoạch sản xuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp.

“Sống chung” với nguy cơ chống bán phá giá Trở thành “thông lệ” của hội nhập những năm gần đây, năm 2008, nhiều mặt 120

hàng xuất khẩu của Việt Nam tiếp tục đứng trước nguy cơ bị điều tra chống bán phá giá, nhất là sản phẩm dệt may và giày da. Giữa tháng 5, Ấn Độ chính thức điều tra bán phá giá đối với mặt hàng sợi vải của Việt Nam; tháng 12, Hiệp hội Công nghiệp Giày Brazil cũng chính thức nộp đơn khởi kiện giày dép Việt Nam bán phá giá… Nổi bật nhất là trường hợp Ủy ban châu Âu (EC) lên kế hoạch rà soát chống bán phá giá đối với sản phẩm giày da của Việt Nam; các doanh nghiệp xuất khẩu giày sẽ phải tiếp tục chịu mức áp thuế chống bán phá giá 10%. Tính đến cuối năm 2008, ước tính đã có tổng cộng hơn 30 vụ kiện về chống bán phá giá đối với hàng Việt Nam xuất khẩu. Trước những khó khăn này, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đã thành lập Hội đồng Tư vấn Chống bán phá giá để hỗ trợ các hiệp hội, doanh nghiệp ứng phó với nguy cơ bị kiện chống bán phá giá của nước ngoài. Điều chỉnh thuế nhiều mặt hàng xuất nhập khẩu Năm 2008 chứng kiến một tần suất hiếm thấy trong điều chỉnh thuế xuất nhập khẩu đối với nhiều mặt hàng. Một mặt, những điều chỉnh này được thực hiện theo các cam kết thuế quan giữa các nước thành viên khối ASEAN và theo lộ trình gia nhập WTO; mặt khác, đây cũng là ứng xử của nhà điều hành chính sách trước những biến động mạnh và bất thường trên thị trường thế giới nhằm hỗ trợ cho sản xuất, bình ổn thị trường trong nước, cũng như hỗ trợ các ngành hàng xuất khẩu. Thuế một loạt các mặt hàng nông sản, đồ gỗ, sắt thép, xăng dầu, gas, ôtô, giấy, nguyên vật liệu cho sản xuất… liên tục được điều chỉnh; điển hình như thuế xuất khẩu thép, thuế nhập khẩu xăng dầu. Một điểm đáng chú ý là tần suất điều chỉnh chính sách thuế xuất nhập khẩu tập trung từ tháng 9 về cuối năm, giảm phổ biến ở nhiều mặt hàng (riêng thuế nhập khẩu xăng dầu liên tục tăng), như một giải pháp để hỗ trợ cho các doanh nghiệp, ngành hàng trong bối cảnh suy giảm KT trong và ngoài nước. Chuyển động mới trong mở rộng thị trường xuất khẩu Trước khó khăn của những thị trường truyền thống như Mỹ, EU, Nhật Bản…, hoạt động XK của nhiều doanh nghiệp đã chủ động đẩy mạnh sang khai thác và mở rộng những thị trường mới, hoặc đã thâm nhập trước đó. 121

Theo báo cáo của Bộ Công thương, mức tăng trưởng của các khu vực thị trường có sự thay đổi, xuất khẩu sang thị trường châu Phi đã tăng tới 95,7%, châu Á tăng 37,8%; châu Đại dương tăng 34,9%, nhưng tăng chậm lại đối với châu Mỹ (21,9%), châu Âu (26,3%). Cơ cấu thị trường hàng hoá cũng có sự chuyển dịch, tăng dần ở châu Á, châu Đại dương và châu Phi. So với tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước, thị trường châu Á chiếm 44,5% (năm 2007 là 41,9%), châu Âu chiếm 18,3% (năm 2007 là 18,7%), châu Mỹ 20,6% (năm 2007 là 21,9%), châu Đại dương 6,7% (năm 2007 là 6,4%), châu Phi 1,9% (năm 2007 là 1,27%). Chuyển động mới nói trên cũng là yêu cầu đặt ra trong năm 2009, như một giải pháp khắc phục khó khăn đã và dự báo tiếp tục thể hiện ở những thị trường truyền thống.

Nhiều điều chỉnh trong cơ chế điều hành Ứng phó với những thay đổi nhanh về thị trường, giá cả trong hoạt động xuất nhập khẩu, năm 2008 chứng kiến nhiều thay đổi mang tính tình thế trong cơ chế điều hành của các cơ quan quản lý. Những điều chỉnh về chính sách thuế trong những tháng cuối năm nói trên là một điển hình. Bên cạnh đó, chính sách tỷ giá USD/VND trong năm 2008 trở nên nổi bật ở vai trò kích thích xuất khẩu, hạn chế nhập siêu, khi biên độ tỷ giá liên tục được nới rộng và tăng mạnh.

122

Những điều chỉnh của chính sách cũng thể hiện rõ ở việc thay đổi mục tiêu, định mức, cơ chế khuyến khích, hỗ trợ… ở một số ngành hàng. Tiêu biểu nhất là ở mặt hàng gạo và thủy sản với sự tập trung trong hoạt động hỗ trợ tín dụng, lãi suất, chính sách thuế và nguồn hàng… Phía sau những điều chỉnh trong cơ chế điều hành cũng cho thấy khả năng dự báo, khó dự báo trong hoạt động xuất nhập khẩu năm 2008, cũng như những bài học kinh nghiệm.

Khủng hoảng tài chính Mỹ ảnh hưởng xuất khẩu 19/9/2008 Trao đổi với báo giới, Nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Cao Sỹ Kiêm, thành viên Hội đồng tư vấn tiền tệ quốc gia nhân định: khủng hoảng tài chính Mỹ sẽ ảnh hưởng ngay đến xuất khẩu, còn đầu tư của Mỹ vào Việt Nam thì chưa ảnh hưởng ngay. Ông Kiêm cho rằng Mỹ là nền kinh tế lớn, chiếm tổng sản lượng, chu chuyển vốn quyết định thị trường thế giới tới 30%. Do vậy cuộc khủng hoảng tài chính tại Mỹ chắc chắn sẽ tác động tới thế giới về các mặt như: khả năng chu chuyển vốn, đầu tư vốn, giá cả hàng hoá, kể cả xuất nhập khẩu. Tuy nhiên mức độ ảnh hưởng sẽ khác nhau, phụ thuộc từng khu vực, từng lĩnh vực vì nó phụ thuộc vào mối quan hệ về kinh tế thực tiễn (vay trả nợ, xuất nhập khẩu, đầu tư kỹ thuật, công nghệ). Nước nào gắn nhiều và sâu thì ảnh hưởng lớn, nước nào không chặt chẽ thì chỉ ở mức độ nào đấy thôi. Đối với Việt Nam nền kinh tế đã mở tương đối nhanh. Riêng vào thị trường Mỹ về mặt xuất nhập khẩu cũng tăng tương đối nhanh. Quan hệ vốn và công nghệ giữa Việt Nam và nền kinh tế này mới chỉ bước đầu. Mỹ cũng chỉ đứng thứ 6 trong số các nước đầu tư vào Việt Nam. Các dự án từ Mỹ vào Việt Nam phần lớn là giai đoạn đầu và tập trung nhiều vào hạ tầng dài hạn. Ngược lại, quan hệ về ngắn hạn chúng ta xuất sang Mỹ nhiều hơn. Chính vì vậy khi kinh tế Mỹ bị xáo trộn thì xuất khẩu bị ảnh

123

hưởng ngay còn đầu tư của Mỹ vào Việt Nam chưa ảnh hưởng ngay. Cho nên chúng ta chỉ bị ảnh hưởng có mức độ chứ không có tác động khuynh đảo, trực tiếp như một số khu vực phụ thuộc vào Mỹ hoàn toàn. Đối với lĩnh vực ngân hàng, ảnh hưởng của khủng hoảng ở Mỹ có tác động đến thị trường tiền tệ của chúng ta. Điều này do các nhà đầu tư Mỹ (gián tiếp, trực tiếp) đã vào Việt Nam nên khi nền kinh tế bị rung rinh thế này thì vốn ở chính quốc ít đi và do đó có thể họ sẽ xem lại việc rút vốn về để giải quyết vấn đề trong nước. Còn nếu chúng ta vẫn làm ăn hiệu quả thì họ vẫn để phát triển. Chủ yếu tác động với chúng ta đó là về các dòng vốn thông qua thị trường chứng khoán hay hệ thống đầu tư và qua một số ngân hàng liên kết tiếp vốn. Cơn địa chấn tài chính ở Mỹ xuất phát từ khủng hoảng trong lĩnh vực bất động sản. Ở Việt Nam vài năm gần đây thị trường bất động sản cũng chững lại, trong khi báo cáo cho thấy lượng vốn đầu tư vào đây cũng tương đối lớn. Ông Kiêm cho rằng không có một cú sốc tương tự như vậy ở Việt Nam. Điều này do lượng cho vay đầu tư dưới sàn ở Mỹ là quá lớn, phổ biến và rất trầm trọng. Một nền kinh tế lớn như nước Mỹ bị đảo lộn vì vấn đề này cho thấy sức phá hoại của nó lớn thế nào. Tại Việt Nam thị trường cung cầu giữa nhà ở và đầu cơ nhìn chung còn khoảng cách. Lượng vốn đổ vào lĩnh vực bất động sản ở Việt Nam chưa lớn như bên Mỹ. Tuy nhiên cũng cần lưu ý là nếu các khoản vay bất động sản lớn tập trung ở một số ngân hàng cổ phần như hiện nay, nếu xử lý không khéo thì có thể dẫn đến tình trạng mất thanh toán, ảnh hưởng dây chuyền đến hệ thống. Đối với những trường hợp này cần tập trung xử lý triệt để. Về giải pháp có thể áp dụng việc phân loại rõ các ngân hàng cho vay nhiều trong lĩnh vực đầu tư bất động sản và theo dõi chặt sức khỏe của họ để đưa ra các biện pháp đề phòng trước. Đây là cách hiệu quả nhất. Ngoài ra trong lĩnh vực bất động sản có những cái không phải là đầu cơ. Với những dự án này thì cần tiếp tục bơm tiền vào để thị trường hoạt động bình thường, tránh đổ vỡ. Hiện cũng có một số ngân hàng cho vay trong lĩnh vực này nếu xét thấy vốn đổ vào đây không có ảnh hưởng lớn trong ngắn hạn thì có thể kéo dài thời gian giải chấp cho họ. Những điều này có thể làm cho thị trường dịu đi và không bị vỡ. Tôi cũng lưu ý nếu việc xử lý không khéo thì có thể ảnh hưởng đến cả hệ thống. 124

--------------------------------------------------------------------------

EU coi Việt Nam là đối tác thương mại quan trọng 20/2/09 Đây là khẳng định của ông James Moran, Vụ trưởng Vụ châu Á - Tổng vụ Đối ngoại của Ủy ban châu Âu (EC) Ngày 18/2, Hội nghị Tham tán Thương mại Việt Nam tại các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) đã khai mạc tại Brusselles, thủ đô Vương quốc Bỉ. Tham dự hội nghị có 14 tham tán thương mại Việt Nam tại các nước thành viên EU (gồm Pháp, Đức, Bỉ, Hà Lan, Áo, Anh, Italy, Tây Ban Nha, Ba Lan, Hungaria, Bungaria, Thụy Điển, Cộng hòa Czech, Romania) và đại diện một số vụ của Bộ Công thương, Bộ Ngoại giao. Phát biểu khai mạc hội nghị, ông James Moran, Vụ trưởng Vụ châu Á Tổng vụ Đối ngoại của Ủy ban châu Âu (EC), khẳng định Việt Nam là đối tác quan trọng của EU và EU mong muốn phát triển hơn nữa quan hệ thương mại song phương vì lợi ích của cả hai bên. Chính vì vậy, EC tổ chức hội nghị này để giúp Việt Nam hiểu rõ hơn chính sách của EU trong thương mại đối ngoại, tự do hóa thương mại đa phương, hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập, chính sách của EU về dịch vụ, về quyền sở hữu trí tuệ, chống bán phá giá, biến đổi khí hậu, các quy định của EU về năng lượng, vai trò của Hiệp ước Lisbon trong thể chế hóa các hoạt động của EU và những biện pháp của EU nhằm đương đầu với cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu hiện nay. Việt Nam và EU thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1990 và từ đó đến nay quan hệ buôn bán hai chiều không ngừng phát triển. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU lên đến 50 tỷ USD, chiếm một phần năm tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam, và lớn gần gấp hai lần kim ngạch nhập khẩu từ EU. Việt Nam xuất sang EU hàng giày da, dệt may, cà phê, đồ gỗ và thủy sản, đồng thời nhập khẩu của EU máy móc, tân dược và phân bón./.

-------------------------------------------------------Xuất khẩu gạo 2009 - sự khởi đầu thuận lợi 125

17/2/2009. Mặc dù hoạt động xuất khẩu nói chung đang gặp khó khăn, nhưng xuất khẩu lúa gạo lại đang phát đi những tín hiệu khá tươi tắn. Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc cho rằng, khủng hoảng tài chính toàn cầu sẽ ảnh hưởng tích cực đến hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam. Tháng 2 - tháng XK kỷ lục trong lịch sử xuất khẩu gạo 20 năm qua Tháng 1-2009 mặc dù là tháng giáp hạt, nhưng cả nước đã xuất được 310.000 tấn gạo. Trong lịch sử xuất khẩu gạo 20 năm qua, đây là tháng xuất khẩu kỷ lục. Trong vòng 9 ngày đầu tháng 2, các doanh nghiệp đã xuất thêm 74.000 tấn gạo với giá bán khoảng 390 USD đến tới 400 USD/tấn, giải quyết được khoảng một nửa số gạo tồn kho từ năm 2008. Giá gạo bình quân trong tháng 2-2009 có thể đạt tới 410 USD, cao hơn tháng 1-2009. Trong tháng 22009, các doanh nghiệp sẽ nỗ lực giao khoảng 550.000 – 600.000 tấn. Như vậy, cả 2 tháng đầu năm có thể đạt 900.000 tấn (trong khi cùng kỳ năm trước chỉ đạt 300.000 tấn). Một số doanh nghiệp xuất khẩu gạo cho biết, trong tuần cuối tháng 1-2009, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam đã tăng 20 USD so với tháng trước. Trong đó, có những doanh nghiệp đã ký được hợp đồng xuất khẩu với giá rất hấp dẫn như gạo 5% tấm có giá 500 USD/tấn, gạo 25% tấm: giá 400 USD/tấn (giá FOB). Năm 2009, Việt Nam có thể đạt mục tiêu xuất khẩu được 5 triệu tấn gạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn dự báo tổng sản lượng lúa năm 2009 có thể đạt 38 triệu tấn. Đồng bằng sông Cửu Long năm nay sẽ được mùa lớn, sản lượng chắc chắn sẽ đạt 5 triệu tấn. Dự báo được mùa đi liền với khả năng mở rộng thị trường và giá bán có xu hướng nhích lên làm cho ngay từ những ngày cuối tháng 1-2009, thị trường lúa gạo ở đồng bằng sông Cửu Long đã nhộn nhịp trở lại. Các doanh nghiệp xuất khẩu gạo thu mua với số lượng lớn lúa gạo nguyên liệu, chuẩn bị chế biến phục vụ cho những hợp đồng xuất khẩu đầu năm 2009. Theo tính toán, vụ đông xuân 2009 có thể đạt 9-10 triệu tấn lúa, năng suất bình quân đạt 6,2-6,4 tấn/ha. Với giá lúa gạo ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long đang nhích lên theo chiều hướng khả quan, Viện Lúa đồng bằng sông Cửu Long tính toán: với giá lúa trên 4.000 đồng/kg, sau khi trừ mọi chi phí, nông dân sẽ có lãi khoảng 50% - một tín hiệu đáng mừng cho thị trường lúa 126

gạo nói riêng và cho lĩnh vực xuất khẩu nói chung, trong năm nay. Còn theo Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO), trong bối cảnh các nước phải tăng cường dự trữ lương thực trước những rủi ro từ khủng hoảng tài chính, trong năm 2009, Việt Nam có thể xuất khẩu được 5 triệu tấn gạo. Cũng theo FAO, năm 2009, tuy giá gạo không tăng đột biến như năm 2008, nhưng vẫn tiếp tục ở mức cao. So với năm 2003, giá gạo tăng khoảng hai lần do nhu cầu gạo của các nước tăng cao trong khi nguồn cung không tăng. Hiện giá phân bón và các vật tư nông nghiệp đã giảm tới 50%, trong khi giá xuất khẩu không giảm nhiều. Đây là tín hiệu tích cực đối với nông dân và doanh nghiệp xuất khẩu gạo của Việt Nam, và là cơ hội để bù đắp phần nào thiệt hại mà nhà nông và doanh nghiệp Việt Nam đã gặp phải trong năm 2008. Hiện nay, diện tích trồng lúa của Việt Nam là 7,5 triệu ha, sản lượng khoảng 39 triệu tấn. Do vậy, mục tiêu xuất khẩu 4,8 triệu tấn gạo trong năm nay là hoàn toàn có thể đạt được. Những vấn đề cần quan tâm Mặc dù được mùa và có những dấu hiệu tích cực về giá, thị trường tiêu thụ…, tuy nhiên, vẫn rất cần quan tâm đến những yếu tố có tác động không thuận, ảnh hưởng tới những cơ hội, triển vọng tốt đẹp. Chẳng hạn, tình trạng người nông dân mở rộng diện tích trồng lúa một cách tự phát do giá gạo tăng cao. Có thể tham khảo kinh nghiệm của Thái Lan. Chủ tịch Hiệp hội xuất khẩu gạo Thái Lan Chookiat Ophaswongse trong chuyến khảo sát vựa lúa vùng Đông Bắc Thái Lan nói: “Chính phủ đã phát tín hiệu sai lầm ngay từ ban đầu. Giá gạo cao theo chương trình can thiệp giá của chính phủ khuyến khích người nông dân mở rộng diện tích trồng lúa trong khi giá gạo đang có xu hướng giảm”. Theo ông, giá gạo hấp dẫn trong vụ mùa vừa qua đã khuyến khích người nông dân trồng thêm 450.000 rai (1 rai = khoảng 16.000 m2) lúa, tương đương khoảng 3% sản lượng lúa. Trong khi đó, thị trường gạo toàn cầu bỗng trở nên ảm đạm, không có hợp đồng lớn được ký kết. Do các nhà nhập khẩu gạo cho rằng, chính phủ có lượng gạo dự trữ rất lớn, nên họ đã giảm các hợp đồng mua gạo vì tin rằng giá gạo sẽ còn xuống thấp hơn nữa. Vì thế, Thái Lan sẽ không thể đạt mục tiêu xuất khẩu 9,5 triệu tấn gạo trong năm 2009; đồng thời, Thái Lan cũng sẽ mất một số thị trường cho Việt Nam và Ấn Độ. Thực tế cho thấy, năm 2008, Thái Lan đã được hưởng lợi, do Việt Nam và Ấn Độ hạn chế xuất khẩu gạo vì lý 127

do an ninh lương thực trong nước. Phó Chủ tịch Charoen Laothammatas nói rằng, nếu năm 2008 là năm vàng của các nhà xuất khẩu gạo Thái Lan thì năm 2009 sẽ là năm khó khăn khi giá gạo có thể từ 1.000 USD/tấn xuống còn 300USD/tấn. Hiện đã có nhiều khách hàng từ Phi-lip-pin, Xin-ga-po và một số nước châu Phi liên hệ với các doanh nghiệp trong nước để ký hợp đồng xuất khẩu gạo. Nước nhập khẩu gạo lớn nhất thế giới Phi-lip-pin sẽ nhập khẩu của Việt Nam 1,5 triệu tấn gạo trong năm 2009. Một hiện tượng cần quan tâm khác là tình trạng trồng lúa thơm tự phát trong vụ đông xuân ở đồng bằng sông Cửu Long đã lên tới 25% đến 30% diện tích. Lúa thơm ở đồng bằng sông Cửu Long trồng hơi khó do vùng sinh thái, thổ nhưỡng… nên chưa đạt mùi thơm theo chuẩn. Giống lúa thơm tốt thường phải trồng ở vùng nước lợ cặp ven biển mới có mùi thơm. Việt Nam lại chưa có thương hiệu về lúa thơm nên khó bán, vì thế, gạo thơm của Việt Nam chưa thể cạnh tranh với gạo thơm của Thái Lan, nên rất có thể gạo thơm chỉ bán bằng với giá gạo thường như đầu năm 2004, 2008. Vì vậy, Viện Lúa đồng bằng sông Cửu Long khuyến nghị, đồng bào chỉ nên trồng một phần nào để cung cấp cho nhà hàng, khách sạn có nhu cầu./. ----------------------------------------------------------------------

Xuất khẩu gạo sang châu Phi: Còn thiếu thông tin 1/12/08 Nếu chỉ tính 22 nước vùng hạ Sahara (châu Phi), lượng gạo nhập khẩu hàng năm cũng đã lên đến 6 triệu tấn trong tổng nhu cầu tiêu thụ là 16 triệu tấn và con số này sẽ còn tăng lên từng năm. Theo bà Macatia Barai, đến từ Guinée Bissau, các nước trong khu vực này nhập khẩu gạo từ nhiều quốc gia, trong đó nhiều nhất là từ Thái Lan, Pakistan và Việt Nam (VN). Tuy VN hiện chỉ đứng thứ 3, nhưng các nước này đang có xu hướng chuyển qua nhập khẩu gạo VN do giá gạo cạnh tranh hơn. Từ ý kiến trên có thể thấy, gạo VN đang có thuận lợi tại thị trường xuất khẩu gạo rất tiềm năng này. Hơn thế, đây còn là thị trường phù hợp với loại gạo chất lượng trung bình, được sản xuất manh mún hiện nay ở đồng bằng sông Cửu Long - như nhận định của bà Phan Thị Thúy Truyền, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến đầu tư - du lịch - thương mại tỉnh An Giang.

128

Tại buổi gặp gỡ đầu tiên giữa các nhà buôn VN với người mua là các nước thuộc khối Cộng đồng Kinh tế và tiền tệ Trung Phi (CEMAC) và Liên minh Kinh tế và tiền tệ Tây Phi (UEMOA) được tổ chức tại TPHCM từ ngày 25 đến 27-11, đại diện các nước này đều cho rằng, nhà nhập khẩu châu Phi đang cần đối tác là nhà xuất khẩu châu Á hơn bao giờ hết, đặc biệt trong bối cảnh khủng hoảng tài chính thế giới. Nhu cầu rất lớn, nhưng các nước này hiện không thể nhập khẩu gạo được, vì những công ty thuộc các nước châu Âu và Bắc Mỹ (vốn nhập khẩu phần lớn lượng gạo từ châu Á, trong đó có VN để cung cấp cho châu Phi theo những chương trình viện trợ) do tác động khủng hoảng, ngân hàng gặp khó khăn, nên không thể mở tín dụng thư (L/C). Tuy nhiên, cũng theo các vị đại diện này, về mặt địa lý, VN đối với châu Phi là xa, nhưng không phải quá xa. Nhật Bản còn xa hơn VN mà châu Phi vẫn có được thông tin, xa ở đây chủ yếu là do thiếu thông tin trực tiếp. Vì vậy, cần tổ chức những diễn đàn doanh nghiệp tiểu vùng Mekong với vùng Tây và Trung Phi. Bên cạnh đó, cần phải có chiến lược quảng bá về nhà sản xuất, sản phẩm, thương hiệu VN. Và quan trọng hơn, thành lập những hiệp hội đủ năng lực bảo vệ quyền lợi của 2 phía. Vấn đề thanh toán đảm bảo và an toàn cũng là vấn đề rất đáng quan tâm, bởi đây là khâu quyết định để các doanh nghiệp VN mạnh dạn hơn với thị trường các nước thuộc 2 khu vực Pháp ngữ này. Nếu hai bên mở được nút thắt, gạo VN vào khu vực này chắc chắn không dừng lại ở tỷ lệ khiêm tốn 12% nhu cầu như hiện nay. 6 quốc gia khối CEMAC: Cameroon, Trung Phi, Congo, Gabon, Guinée Xích đạo và Tchad. Tổng dân số 35 triệu người. 8 quốc gia khối UEMOA: Senagal, Guinée Bissau, Bờ biển Ngà, Burkina Faso, Niger, Mali, Togo, Benin. Tổng diện tích là 3,5 triệu km2, với khoảng 80 triệu người. Chiều 27-11-08, sau 3 ngày gặp gỡ, Tổng Thư ký Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) Huỳnh Minh Huệ cho biết, gặp gỡ lần đầu chưa thể mong đợi nhiều điều, mà đây là nền tảng cho chiến lược hợp tác thương mại lâu dài giữa tiểu vùng Mekong với CEMAC và UEMOA. Trên tinh thần đó, theo ông, những trao đổi, hứa hẹn từ cuộc gặp gỡ này có nhiều cơ sở trở thành hiện thực. Qua gặp gỡ trực tiếp, hai bên có thể hiểu nhau hơn, nhận diện được khó khăn và cùng tìm cách tháo gỡ. Phía các bạn châu Phi cũng đã nhận ra điểm yếu là sự manh mún trong nhu cầu đặt hàng nhỏ lẻ (chỉ vài ngàn tấn) nên đã đưa ra đề xuất là lập một tổ chức điều phối, một hiệp hội như VN, để tập hợp thành những đơn hàng lớn. Có thể nói đây là yếu tố tích 129

cực. Vấn đề thứ hai là thanh toán, trong đó điều mà các doanh nghiệp VN quan tâm nhiều nhất là chi phí vận chuyển. Những điều này sẽ còn phải tiếp tục trao đổi. Nhưng như ông Huệ nói, khi đã ngồi trên cùng một chiếc thuyền, vì quyền lợi chung thì sẽ có cách giải quyết tốt cho cả đôi bên. ---------------------------------------------------------TRONG TÌNH TRẠNG LẠC HẬU TRONG SẢN XUẤT LÚA GẠO CỦA VIỆT NAM 10/24/2008 Luôn ở trong tốp ba nước xuất khẩu gạo nhiều nhất thế giới, nhưng sản xuất lúa gạo của Việt Nam vẫn lạc hậu. Một trong những nhược điểm lớn nhất là vắng bóng một hệ thống kho dự trữ lúa gạo tân tiến. Việt Nam : 1 trong 3 nước xuất khẩu gạo nhiều nhất thế giới Trong những năm gần đây, Việt Nam chưa bao giờ xuất khẩu ít hơn mức 4 triệu tấn gạo mỗi năm. Khó thể tưởng tượng được rằng vùng đồng bằng sông Cửu Long, nơi làm ra 90% tổng lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam lại yếu kém đến thế, về khả năng tồn trữ lúa gạo. Theo tài liệu của ngành nông nghiệp, toàn vùng đồng bằng sông Cửu Long, chỉ có kho tàng rải rác đủ chứa 500.000 tấn lúa gạo. Đại đa số là các nhà kho cũ kỹ lạc hậu từ thời bao cấp. Trong 10 năm qua, chỉ có 3 silo xây dựng mới ở Sóc Trăng, Cần Thơ, Đồng Tháp, mỗi silo chứa được 10.000 tấn, cộng chung là 30.000 tấn. Các chuyên gia nông nghiệp gọi là silo, thuật ngữ này mô tả những nhà kho hiện đại đạt tiêu chuẩn về kỹ thuật. Tiến sĩ Lê Văn Bảnh, Viện trưởng Viện Lúa vùng đồng bằng sông Cửu Long nhận định: “Kho tàng ở các nước khác như Thái Lan là do các doanh nghiệp họ làm, vì thế họ phát triển được. Ở Việt Nam , Nhà nước cũng không làm việc này mà chỉ hỗ trợ và giao cho các doanh nghiệp làm, nhưng các doanh nghiệp về lương thực không được mạnh. Đúng ra nếu làm tốt thì các doanh nghiệp sẽ thu mua lúa cho dân từ đầu vụ, tồn trữ phơi sấy cho đạt chất lượng cao, để chủ động trong vấn đề nắm được hạt gạo trong tay và dự báo đúng thời điểm nào bán tốt, thời điểm nào thị trường được giá mới bán. Hiện nay khâu này của Việt Nam làm rất yếu thành ra rất khó”. Không có hệ thống dự trữ lúa gạo tân tiến Nhiều người ở thành thị nghĩ rằng nông dân trực tiếp làm ra hạt lúa chắc hẳn họ phải có vựa có bồ để trữ lúa thóc. Điều này chỉ đúng với thiểu số phú nông sở hữu vài chục ha ruộng, họ có khả năng làm việc đó. Còn lại đại đa số tiểu nông, trung nông làm một vài mẫu cho tới mươi mẫu, họ không hề có phương tiện để tồn trữ lúa gạo, vì từ trước tới nay thu hoạch xong là bán lúa 130

ngay. Một nông dân vùng đồng bằng sông Cửu Long mô tả sự kiện này: “Ra chợ mua bao rồi đem về chứa chứ làm sao giờ. Có người để ngoài sân, có người cất nhà, chất lên tới nóc nôm na là như chất củi vậy”. Trong những hoàn cảnh bất đắc dĩ phải trữ lúa lại vì không được giá hoặc không có người mua, nông dân cũng không thể giữ lúa hơn 60 ngày. Vì muốn giữ lúa lâu hơn thì phải có kho chứa an toàn, lúa phải đạt độ ẩm từ 14% trở xuống, nôm na là lúa phải khô. Ở các kho chứa tân tiến, lúa có thể được sấy khô đạt yêu cầu tồn trữ dài ngày. Nông dân không có kho trữ lúa, phơi lúa không khô, để lâu ngày lúa sẽ ngậm hơi mất giá. Mỗi năm vùng đồng bằng sông Cửu Long sản xuất ba vụ lúa, bình quân tổng sản lượng từ 20 tới 22 triệu tấn lúa, xay ra gạo thành phẩm ít nhất cũng được 14 tới 15 triệu tấn. Phần tiêu thụ nội địa sẽ phân phối về các kho hàng ở tỉnh thành, ở các cửa hàng lương thực hoặc siêu thị, hạt gạo sẽ đi về các thùng chứa ở các hộ gia đình trên toàn quốc. Đối với gạo xuất khẩu, từ trước tới nay gạo Việt Nam luôn thấp giá hơn gạo Thái Lan. Theo mạng lúa gạo quốc tế Rice Online, ngày 16/10, doanh nghiệp Việt Nam chào giá gạo 15% tấm là 425 USD/tấn, trong khi gạo Thái Lan cùng loại chào giá tới 600 USD/ tấn, chênh lệch tới 175 USD. Sự thua kém của hạt gạo Việt Nam so với Thái Lan, ngoài chuyện giống lúa thì chủ yếu do công nghệ sau thu hoạch, trong đó có vấn đề phơi sấy tồn trữ. Hai lần lúa gạo bị ứ đọng thiệt hại hàng trăm tỷ đồng vì thiếu kho chứa Trong lịch sử xuất khẩu gạo ở Việt Nam đã xảy ra 2 lần lúa gạo bị ứ đọng. Lần trước vào năm 1997, đồng bằng sông Cửu Long ứ đọng 4 triệu tấn lúa hàng hoá, Chính phủ sẵn sàng tài trợ tiền để doanh nghiệp mua hết số lúa này chờ xuất khẩu, lúc đó kho chứa của toàn bộ miền Tây chưa tới 400.000 tấn, thu mua lúa không biết trữ vào đâu. Năm 1997, nông dân đồng bằng sông Cửu Long thiệt hại hàng trăm tỷ đồng vì lúa rớt giá và không bán được. Năm 2008 lịch sử đã tái diễn, vùng đồng bằng sông Cửu Long đang ứ đọng nhiều triệu tấn lúa Hè-Thu và Thu-Đông. Lúa rớt giá, Chính phủ chỉ đạo mua hết 4 triệu tấn lúa hàng hoá cho dân, nhưng doanh nghiệp đâu còn kho trữ gạo vì đầu ra xuất khẩu bị bế tắc. Theo sự tính toán của các chuyên gia, để xây dựng một kho chứa 10.000 tấn lúa đạt tiêu chuẩn kỹ thuật, cần chi phí khoảng 4 triệu USD. Đồng bằng sông Cửu Long cần khoảng từ 40 tới 50 kho chứa, nghĩa là cần số vốn đầu tư 200 triệu USD. Số tiền này quá nhỏ bé so với kim ngạch xuất khẩu 2,5 tỷ USD mà các doanh nghiệp Việt Nam thực hiện được trong hơn 9 tháng qua. Một hệ thống kho trữ lúa gạo đạt yêu cầu, là những điều mọi người đã biết từ 10 năm qua, nhưng không hiểu tại sao không ai thực hiện, mà chỉ muốn ăn xổi. 131

*** Cuộc khủng hoảng lúa gạo ở vùng ĐBSCL đang lún sâu thêm, xuất khẩu gạo của Việt Nam đang gặp khó. Tình trạng này được báo chí mô tả là nông dân và giới kinh doanh lúa gạo đã kiệt sức. Theo các thông tin khác nhau, riêng vùng ĐBSCL sản lượng lúa năm 2008 ước đạt hơn 22 triệu tấn cao hơn dự tính từ 1,5 triệu tới 2 triệu tấn lúa. Cuộc khủng hoảng-thừa manh nha từ 3/2008 càng thêm tồi tệ. Ngày 16/10, báo Người Lao Động điện tử đưa lên mạng bài ‘Xuất khẩu gặp khó’ mô tả tình trạng giá gạo trên thị trường thế giới liên tục giảm, giao dịch trầm lắng, doanh nghiệp không xuất được gạo khiến lượng lúa gạo tồn trong dân rất lớn. Theo tin này, ngày 16/10 Bộ Công thương triệu tập cuộc họp khẩn với Hiệp hội Lương thực Việt Nam tại Cần Thơ. Thứ trưởng Nguyễn Thành Biên xác định rằng tình hình tiêu thụ lúa gạo đang gặp nhiều khó khăn, lượng lúa trong dân còn tồn khá lớn, chiếm khoảng 50%. Tờ báo không giải thích 50% một cách cụ thể, nhưng dựa vào các thông tin thì có thể hiểu rằng ở vùng ĐBSCL sản lượng lúa hè thu vừa qua đạt 8,4 triệu tấn, vụ thu đông đã thu hoạch được một phần ba diện tích đạt hơn 600 ngàn tấn, cộng chung khoảng 9 triệu tấn lúa. Nếu tính 50% của 9 triệu tấn mà nông dân đã thu hoạch cho tới giữa tháng 10/2008, thì lượng lúa tồn đọng trong dân có thể tới 4 triệu tấn. Tuy nhiên, các chuyên gia mà chúng tôi tiếp xúc đều có chung quan điểm là tồn đọng rất nhiều nhưng khó biết được con số cụ thể. Sáng 16/10, Nam Nguyên phỏng vấn Ts.Lê Văn Bảnh, Viện trưởng Viện lúa vùng ĐBSCL để cập nhật thông tin và được ông cho biết: “Lúa thu đông 2008, tổng diện tích 496.000 ha, năng suất bình quân 4 tấn/ha, sản lượng chừng 2 triệu tấn”. - Năng suất vụ 3 kém như vậy, người nông dân có lời hay không với tình hình thu mua và giá lúa hiện nay? + Giá lúa hiện nay cũng khoảng 4.000đ-4.500đ/kg, chi phí sản xuất từ 3.000đ-3.500đ/kg, như vậy mỗi kg có thể có lời 500 tới 1.000đ. - Như vậy chỉ là bù thêm cho thu nhập cả năm? + Vâng, vụ đông xuân có thể từ 6 tới 7 tấn/ha mà cũng chi phí chừng đó hoặc ít hơn. Vụ Thu đông năng suất 4 tấn làm chi phí cao, thu nhập bà con nông dân thấp. Nhưng bà con nông dân có quan niệm là trong sản xuất tăng được phần nào hay phần ấy. Được vụ đông xuân tới hè thu và có thêm vụ thu đông cũng là nguồn thu nhập một phần nào cho bà con nông dân. Riêng ĐBSCL như vậy tăng khoảng 2 triệu tấn. - Tình hình thị trường ứ đọng hiện nay có được cải thiện hay không? 132

+ Cơ bản là đầu ra, nếu mà có nguồn xuất khẩu bán ra được thì sẽ giải quyết được vấn đề này. Có cái khó là sau vụ đông xuân các doanh nghiệp không nói hạt lúa ngắn lúa dài gì cả, lúa nào cũng mua, lúc đó đang cơn sốt. Còn bà con nông dân thì muốn trong vòng ba tháng có vụ mới, do đó bà con nông dân trồng hơi nhiều giống lúa hạt ngắn, chất lượng tương đối thấp. Tất nhiên cũng có thể xuất khẩu ở dạng gạo 15% hay 25% tấm được, nhưng mà số lượng này nhiều và do đầu ra gạo chất lượng cao bị ứ đọng do đó chất lượng thấp mới bị dồn lại. Cái đó là khó chứ thực chất lúa gạo hiện nay không phải là chất lượng thấp. - Thực tế là hiện nay cộng thêm vụ thu đông 2 triệu tấn, sự ứ đọng càng nhiều hơn? + Vâng, tổng số lúa cả năm nay ở ĐBSCL là trên 21 triệu tấn. Tăng 2 triệu tấn so với năm trước, sự ứ đọng hơi nhiều. Nhưng nếu Nhà nước tăng hạn ngạch xuất khẩu thì có thể giải quyết sự tồn đọng lúa của dân. Trở lại cuộc họp khẩn cấp ở Cần Thơ ngày 16/10/2008 để tìm cách tháo gỡ bế tắc lúa gạo vùng ĐBSCL. Báo Người Lao Động Online ghi nhận giá lúa đang rớt thê thảm, lúa thu đông gặt xong chỉ bán được từ 2.500 đ tới 3.000 đ/kg. Thậm chí ở Hậu Giang chỉ còn từ 1.800đ tới 2.400 đ/kg. Theo sự phối kiểm của chúng tôi, đây là giá lúa tươi bán ngay tại chân ruộng. Tờ báo mô tả lúa hè thu vẫn còn tồn đọng trong dân khá lớn, do chất lượng khá hơn nên giá bán cao hơn nhưng đã giảm 500đ/kg so với hồi đầu tháng, lúa thường còn khoảng 3.800đ/kg, lúa hạt dài 4.200đ/kg. Tương tự như vậy gạo nguyên liệu 5% tấm hiện còn 5.500 đ/kg giảm 500 đ/kg, mức giá thấp nhất từ đầu năm tới nay. Được biết, công nghệ sau thu hoạch của Việt Nam còn lạc hậu, nên từ lúa xay ra gạo nguyên liệu, rồi từ đó mới làm sạch lau bóng hạt gạo để xuất khẩu. Vẫn theo báo Người Lao Động điện tử, giá lúa gạo không những giảm mạnh mà hiện các doanh nghiệp không còn mặn mà thu mua lúa trong dân, thương lái chỉ mua nhỏ giọt với giá mà tờ báo gọi là rẻ như bèo. Nhiều hộ nông dân chấp nhận bán giá thấp và nhận tiền ngay để chuẩn bị vốn canh tác vụ mới, nhưng thương lái chỉ chấp nhận trả chậm và họ cũng chỉ mua nhỏ giọt. Nông dân vùng ĐBSCL sẽ vào vụ Đông xuân trong hai tháng 11 và 12 sắp tới. Một nông dân tính toán khả năng cho vụ mùa sắp tới: “Nếu giá lúa giữ được từ 4.500đ và nếu giá phân không lên nữa thì cũng chấp nhận được, 1 công đất có thể lời được 1,5 triệu vì vụ đông xuân năng suất cao, 1 công làm được trên 1 tấn-1,2 tấn. Nhưng tình hình giá cả chưa biết được, biết đâu tới đó nó lại như vụ hè thu nữa thì chưa biết được, khó đoán lắm”. Báo Người Lao Động điện tử trích lời ông Lê Việt Hải, Giám đốc công ty Mê Công ở Cần Thơ cho biết không thể mua gạo vì không ký được hợp 133

đồng xuất khẩu. Ngoài ra, một số doanh nghiệp cho biết trong tháng 8 và tháng 9 vừa qua, các doanh nghiệp tiến hành thu mua lượng gạo 400 ngàn tấn theo chỉ đạo của chính phủ, tồn kho còn nhiều nên không thể mua thêm. Hồi đầu năm giá gạo thế giới lên đỉnh điểm gạo 5% tấm của Việt Nam bán được hơn 1 ngàn đôla/tấn. Tuy nhiên, do dự báo sai, chính phủ đã ngừng xuất khẩu trong ba tháng kể từ tháng 4, tới tháng 7 giải tỏa lệnh cấm thì giá cả đã hạ nhiều. Vấn đề dự báo sai gây thiệt hại cho nông dân và doanh nghiệp từng được TS Nguyễn Quang A, Viện trưởng Viện nghiên cứu phát triển ở Hà Nội nhận định: “Vấn đề về dự báo của các cơ quan có thẩm quyền, tôi nghĩ rằng không thực sự là tốt lắm. Lẽ ra mình nghe nhiều các ý kiến khác nhau lúc đó người ta sợ mất mùa, sợ cái này cái kia. Lúa mà giá cao nhất thì mình bảo là đừng xuất khẩu hoặc tạm ngừng xuất khẩu. Nhưng mà ngay khi đó Gs.Võ Tòng Xuân ở Đại học An Giang đã cảnh báo ngay là không có chuyện thiếu lương thực, an ninh lương thực rất đảm bảo, lẽ ra phải để xuất khẩu gạo bình thường. Nếu giả sử có nhiều ý kiến và được cân nhắc một cách kỹ lưỡng thì tình hình có thể tốt hơn nhiều. Nhưng rất tiếc tất cả chúng ta là những con người rất dễ mắc sai lầm, chuyện này khó tránh khỏi”. Ngày 16/10/2008, theo mạng lúa gạo quốc tế Riceonline, Việt Nam hiện chào giá gạo 5% tấm với giá 475 đôla/tấn theo điều kiện FOB giao hàng lên tàu, gạo 15% giá 425 đôla và gạo 25% giá 400 đôla một tấn. Tuy nhiên, đây là giá chào, giá chốt hợp đồng có thể thấp hơn khoảng 30 đôla/tấn. Như vậy là giảm tới 60% so với giá xuất khẩu đầu năm. Với khuynh hướng giá gạo thế giới giảm như vừa nói, vùng ĐBSCL sẽ rất khó giải quyết lúa tồn đọng trong dân chưa kể 2 triệu tấn lúa thu đông đang thu hoạch và sau Tết âm lịch sẽ có thu hoạch vụ Đông xuân./. --------------------------------------------------------------------

Gần 5.000 tấn gạo xuất khẩu sang Nga bị tạm giữ 11/2/09 Cơ quan Kiểm dịch động và Thực vật Primorye, vùng Viễn Đông - Liên bang Nga, tạm giữ lô gạo nhập khẩu từ Việt Nam gần 5.000 tấn, dự kiến trung chuyển qua cảng Primorye, Viễn Đông để vận chuyển tiếp đến Matxcơva. Trung tâm thông tin Công nghiệp và Thương mại ngày 10/2 dẫn nguồn tin từ Thương vụ Việt Nam tại Viễn Đông - Liên bang Nga cho biết, nguyên nhân 134

của trường hợp trên là do gạo không phù hợp với yêu cầu chất lượng của Nga; trong lô gạo này có xác côn trùng, một loại mọt gạo. Toàn bộ lô hàng nói trên bị tạm giữ để loại trừ các xác mọt lẫn trong gạo. Sau khi làm vệ sinh, nếu đảm bảo yêu cầu, lô gạo này sẽ được cấp giấy chứng nhận phẩm chất lại và sẽ cho vào thị trường nội địa tiêu thụ. Cũng theo Thương vụ Việt Nam tại Viễn Đông - Liên bang Nga, những năm gần đây, nhóm hàng ngũ cốc, chủ yếu là gạo nhập khẩu vào Nga bị kiểm tra chất lượng khá chặt chẽ. Theo đó, để giữ và tăng ổn định thị phần tiêu thụ mặt hàng này tại đây, các nhà xuất khẩu cần quan tâm hơn nữa về chất lượng.

Xuất khẩu thủy sản 2009 được dự báo giảm mạnh 31/12/08 Suy thoái kinh tế thế giới có thể sẽ tác động tiêu cực đến kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam năm 2009. Tuy tổng sản lượng thủy sản năm 2008 ước đạt 4,58 triệu tấn, tăng 9,2% so với năm 2007, mức cao nhất từ trước tới nhưng theo dự báo của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep), kim ngạch tăng trưởng năm 2009 sẽ giảm khoảng 15-20 % so với năm 2008. Nguyên nhân chính dẫn đến sự giảm sút này được Vasep đưa ra là do khủng hoảng tài chính và suy giảm kinh tế thế giới nên những khó khăn về tín dụng, tỷ giá hối đoái, nhu cầu tiêu dùng sẽ tác động mạnh đến thương mại thủy sản năm 2009. Đặc biệt, các thị trường truyền thống của thủy sản Việt Nam là EU, Mỹ, Nhật Bản có khả năng giảm nhiều nhất, khoảng 15 - 20%. Nhiều nhà nhập khẩu bị ngân hàng siết tín dụng nên không có khả năng thanh toán để nhập những đơn hàng mới. Trong đó, hai mặt hàng chủ lực của ngành thủy sản Việt Nam là tôm và cá tra sẽ bị ảnh hưởng nặng nhất. Mới đây, việc Nga áp lệnh cấm nhập khẩu cá tra, cá basa của Việt Nam từ 135

ngày 20/12, vì một số tiêu chuẩn kỹ thuật như sản phẩm cá tra, basa của Việt Nam bị nhiễm vi sinh, lẫn tạp chất và lớp mạ băng dày hơn yêu cầu, khiến việc xuất khẩu cá tra sẽ càng khó khăn hơn nhiều. Ngoài ra, mặt hàng tôm hiện chiếm khoảng 40% kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam nhưng lại đang phải cạnh tranh quyết liệt với sự giảm giá của loại tôm vanamei trên thị trường nên xuất khẩu tôm cũng có thể sẽ giảm ít nhất 20%. Tổng thư ký Vasep, ông Nguyễn Hữu Dũng, cho rằng những khó khăn về kinh tế nên người tiêu dùng có xu hướng chuyển sang dùng những sản phẩm tương tự có giá rẻ hơn dẫn đến sự sụt giảm về nhu cầu tiêu dùng. Tuy nhiên, ông Dũng cũng khuyến nghị các doanh nghiệp thủy sản cần nhanh chóng nâng cao chất lượng tăng khả năng cạnh tranh chứ không hướng về sản lượng như năm 2008. “Cụ thể nhất là các tiêu chuẩn về môi trường vì thế phải làm ngay và đặt lên hàng đầu, nhất là đối với con cá tra dễ bị các nước áp dụng”, ông nói.

Nguyên nhân do đâu và giải pháp nào để giảm nhập siêu? Từ năm 2007 đến nay, nền kinh tế nước ta nhập siêu với khối lượng kim ngạch và tốc độ gia tăng cao. Ðiều này tiềm ẩn gia tăng lạm phát và ảnh hưởng ổn định kinh tế vĩ mô, cần được quan tâm đặc biệt trong bối cảnh hiện nay. Vậy nguyên nhân do đâu và giải pháp nào để giảm nhập siêu? Thực trạng và nguyên nhân Nhập siêu là hiện tượng tổng kim ngạch nhập khẩu lớn hơn xuất khẩu. Theo Tổng cục Thống kê, từ năm 2003 đến 2006, nước ta nhập siêu ở mức ổn định khoảng năm tỷ USD/năm, nhưng năm 2007, nhập siêu tăng đột biến lên mức 12,4 tỷ USD (bằng 25,63% kim ngạch xuất khẩu), tăng gấp 2,48 lần nhập siêu của năm trước, tám tháng đầu năm nhập siêu 15,49 tỷ USD (bằng 36,69% kim ngạch xuất khẩu), tăng gấp 1,25 lần nhập siêu của năm 2007. Theo một số nhà nghiên cứu, việc nhập siêu chủ yếu từ các thị trường châu Á, trình độ công nghệ trung bình, hoặc thấp như: Trung Quốc, Hàn Quốc, Ðài Loan (Trung Quốc), Singapore, Thái-lan, Malaysia, Indonesia, trong đó năm 2007, nhập siêu từ thị trường Trung Quốc 9,145 tỷ USD, chiếm 73,75% tổng kim ngạch nhập siêu. 136

Trong khi đó, Việt Nam xuất khẩu mạnh sang các thị trường có công nghệ nguồn, tiên tiến, hiện đại: Hoa Kỳ, Canada, EU, nhưng nhập khẩu từ các thị trường này lại rất hạn chế. Phần lớn hàng hóa nhập khẩu phục vụ sản xuất, nhưng trong đó đến hai phần ba là nguyên, nhiên, vật liệu, vật tư, linh kiện, phụ tùng, còn lại một phần ba là máy móc, thiết bị. Ðiều này cho thấy nền kinh tế chậm đổi mới công nghệ, thiết bị và chất lượng công nghệ, thiết bị đổi mới không cao, ít có từ công nghệ nguồn của thế giới, phụ thuộc bên ngoài nhiều về vật tư, nguyên liệu, dẫn đến chịu ảnh hưởng lớn từ biến động tăng giá cao của thị trường quốc tế. Theo đồng chí Ngô Văn Khoa (Viện Khoa học tài chính), tình trạng nhập siêu diễn ra chủ yếu ở doanh nghiệp có vốn trong nước. Các doanh nghiệp này năm 2006, nhập siêu 11,589 tỷ USD, năm 2007 là 19,18 tỷ USD. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nhập khẩu lớn, nhưng xuất khẩu lại cao, liên tục xuất siêu (kim ngạch xuất khẩu lớn hơn nhập khẩu): năm 2005 xuất siêu 4,889 tỷ USD, năm 2006 con số này là 6,524 tỷ USD và năm 2007 là 6,06 tỷ USD. Nhiều ngành sản xuất quan trọng phụ thuộc chủ yếu nhập khẩu như: xăng, dầu, thép, da-giày, dệt-may, ô-tô... Xác định những nguyên nhân dẫn đến nhập siêu của nền kinh tế, một số nhà nghiên cứu cho rằng, trong những năm qua, nền kinh tế liên tục tăng trưởng với tốc độ cao, nhu cầu nhập khẩu vật tư, nguyên liệu, thiết bị tăng nhanh, một số ngành sản xuất mới hình thành làm tăng thêm khối lượng hàng hóa nhập khẩu. Tình hình giá thế giới biến động tăng cao tác động lớn tăng nhập siêu. Từ năm 2007, nước ta chính thức gia nhập WTO, việc điều chỉnh giảm thuế quan để phù hợp các cam kết, cũng như để kiềm chế lạm phát đã kích thích các hoạt động nhập khẩu, trong đó có nhập khẩu những hàng hóa không thiết yếu, cần hạn chế, đã làm gia tăng nhập siêu. Theo TS Vũ Thị Bạch Tuyết (Học viện Tài chính), tình trạng nhập siêu có nguyên nhân từ các yếu tố bên trong của nền kinh tế. Công nghiệp chế biến chưa phát triển, tỷ lệ xuất khẩu sản phẩm thô còn khá cao. Nhiều ngành sản xuất, nhất là sản xuất hàng xuất khẩu phụ thuộc lớn vào nhập khẩu nguyên liệu. Sản phẩm xuất khẩu có hàm lượng chất xám, giá trị gia tăng thấp, tốc độ tăng giá thấp hơn so với tốc độ tăng giá của nguyên liệu NK Sản phẩm dệt-may, da-giày, đồ gỗ là những mặt hàng xuất khẩu chủ lực, nhưng giá trị nguyên liệu nhập khẩu đã chiếm 67% kim ngạch xuất khẩu. Năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, doanh nghiệp và sản phẩm thấp. Doanh 137

nghiệp chậm đổi mới, sức ỳ lớn ngay cả trong nghiệp vụ xuất, nhập khẩu, thường lựa chọn xuất khẩu theo điều kiện FOB, nhập khẩu theo điều kiện CIF. Việc điều hành tỷ giá, thuế quan có lúc chưa linh hoạt, kịp thời, góp phần làm tăng nhập siêu. Cán cân thương mại là một chỉ tiêu kinh tế vĩ mô quan trọng, nhập siêu tăng, cán cân thương mại luôn thâm hụt lớn đe dọa cân đối kinh tế vĩ mô, là một nhân tố gây nên lạm phát.

Làm thế nào để giảm nhập siêu? 13/10/08 Ðể giảm nhập siêu, đáp ứng yêu cầu tăng trưởng, phát triển bền vững nền kinh tế, thực hiện CNH, HÐH, theo một số chuyên gia cần phải áp dụng đồng bộ các giải pháp, đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế hướng về xuất khẩu. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, là thành viên của WTO, cơ quan quản lý, điều hành cần nâng cao trình độ, năng lực, đáp ứng yêu cầu của tình hình, giai đoạn phát triển, nâng cao nhận thức, vận dụng công cụ hàng rào kỹ thuật, phi thuế quan để kiểm soát, điều tiết hợp lý nhập khẩu. Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện và thực hiện quy hoạch chiến lược phát triển những ngành công nghiệp phụ trợ, sản xuất nguyên liệu phù hợp. Khuyến khích đầu tư những ngành, dây chuyền chế biến sâu, với công nghệ, thiết bị tiên tiến, hiện đại, tạo ra sản phẩm có sức cạnh tranh và giá trị gia tăng cao. Nghiên cứu thị trường, phát huy cao nhất lợi thế quốc gia trong việc quy hoạch, đầu tư, sản xuất cho xuất khẩu. Trước mắt, hạn chế xuất khẩu sản phẩm thô, nâng tỷ trọng xuất khẩu hàng chế biến sâu, có hàm lượng khoa học-công nghệ cao, giảm làm gia công hàng xuất khẩu, quan tâm phát triển thị trường mới, tiềm năng. Nâng cao hiệu quả xúc tiến thương mại, thu thập, phân tích, xử lý thông tin thị trường, giá cả trong điều hành sản xuất, kinh doanh và quản lý nhà nước. Ðẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính để thông quan hàng hóa xuất khẩu thuận lợi. Thực hiện đối thoại giữa doanh nghiệp với các cấp quản lý, phát hiện nhanh, tháo gỡ kịp thời những vướng mắc của các doanh nghiệp xuất khẩu. Lập đường dây nóng tiếp nhận và xử lý các tình huống, cải thiện tình hình ùn tắc giao thông tại các cảng.

138

Thực hành tiết kiệm trong sản xuất và tiêu dùng. Ðẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cung ứng cho các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp làm hàng xuất khẩu, có vốn đầu tư nước ngoài. Hoàn thiện cơ chế, tăng cường kiểm soát đầu tư công, bảo đảm hiệu quả chung của nền kinh tế. Thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt, nhưng linh hoạt, kịp thời cung ứng đủ vốn khi điều kiện cho phép, với lãi suất hợp lý cho các doanh nghiệp, ưu tiên doanh nghiệp liên quan xuất khẩu. Sử dụng công cụ thuế hữu hiệu trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, để khuyến khích xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu, khuyến khích đổi mới công nghệ, thiết bị tiên tiến, trình độ cao. ---------------------------------------------------

Làm ăn với người Nhật 22/7/08 Làm ăn với doanh nghiệp Nhật khó hay dễ? Làm thế nào để hợp tác thành công với doanh nghiệp Nhật? Đây là những vấn đề mà các doanh nghiệp Việt Nam đang có ý định làm ăn với người Nhật đều rất quan tâm. Trưởng đại diện Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO), ông Kenji Yoshioka cho biết: cũng như các thị trường Mỹ, EU, tại Nhật Bản thị hiếu của người tiêu dùng đang có sự thay đổi lớn. Đặc biệt là những mặt hàng có tính mỹ thuật. Sự thay đổi về nhu cầu thị hiếu cũng tác động đến kế hoạch hoạt động của doanh nghiệp xuất khẩu vào Nhật. Vừa dễ cũng vừa khó! Với nhận định này, bà Huỳnh Thị Mỹ Loan, Trưởng phòng xuất nhập khẩu Artex Sài Gòn đưa ra trường hợp của công ty mình. Artex Sài Gòn đã làm ăn với thị trường Nhật 20 năm, nhưng theo bà Loan, đến nay vẫn chưa nắm được tâm lí của người Nhật đang ngày càng có nhiều thay đổi. Chẳng hạn như trước đây, đối với mặt hàng thủ công mỹ nghệ công ty xuất sang Nhật, các đơn hàng với xu hướng số lượng nhiều, nhưng khoảng 5 năm lại đây khách hàng lại có nhu cầu đặt mua nhiều mẫu mã, nhưng số lượng giảm đi, dòng đời sản phẩm rút ngắn lại. Với kinh nghiệm sống và làm ăn với người Nhật thời gian dài, Tổng giám đốc Việt Nam Business Plaform, ông Lê Quốc Duy, đã chia sẻ đối với 139

trường hợp như của Artex Sài Gòn là hãy hỏi trước và hỏi trực tiếp khách hàng về mọi thông tin liên quan về nhu cầu và thời gian xoay vòng của sản phẩm, từ đó các nhà sản xuất sẽ chủ động được việc khấu hao khuôn mẫu, sắp xếp hoạt động sản xuất kinh doanh. Ông Kenji Yoshioka còn tư vấn thêm là doanh nghiệp nên chú trọng công tác nâng cao chất lượng, đầu tư công nghệ, về mặt thiết kế để liên tục đưa ra nhiều mẫu mã, sản phẩm có độ tinh xảo cao... để đáp ứng cho tính tiêu dùng sản phẩm có tính phong phú của người Nhật ngày nay. Tiếp đó, ông Duy còn cung cấp thêm một số thông tin là người Nhật rất chi li vì vậy trong các cuộc thương thảo, họ rất quan tâm đến các tất cả các thông tin liên quan như nguyên liệu, quy trình sản xuất, chi phí sản xuất... Ngoài ra, người Nhật cũng hay nghi ngờ. Vì vậy ngay từ buổi đầu làm ăn họ rất thích đối tác cho biết trước mọi thông tin chi tiết, kể cả những thông tin rủi ro có thể xảy ra trong điều kiện bình thường, và coi trọng sự bảo mật thông tin của khách hàng. Cũng như bao đối tác thương mại khác, uy tín trong kinh doanh sẽ quyết định sự thành công của công việc. Một khi đã có được sự tin tưởng của người Nhật thì mọi người sẽ có được sự bền vững trong mối quan hệ hợp tác làm ăn. Không chỉ vậy, cơ hội mở rộng đối tác, thị trường cũng sẽ có được từ sự giới thiệu đối tác của mình cho các doanh nghiệp khác tại bản xứ. Do đó, ngay từ buổi đầu vấn đề tạo sự ấn tượng rất quan trọng thông qua các hoạt động như trao đổi thông tin cá nhân, bằng hình ảnh nơi nhà máy sản xuất, tác phong làm việc của nguời lao động, rõ ràng trong thông tin tài chính, tuân thủ mọi quy định của các quy định hàng hóa của quốc tế, trách nhiệm với người lao động, với môi trường và giữ lời hứa trong mọi điều kiện. Bên cạnh đó, việc cập nhật thông tin thường xuyên sẽ hỗ hợ nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp khi kinh doanh với thị trường Nhật. Nắm bắt thông tin kịp thời, doanh nghiệp nhanh chóng điều chỉnh lại công việc làm ăn tránh tình trạng lúng túng khi phía khách hàng đưa ra những yêu cầu mới. Một vấn đề nữa, theo ông Duy, là cần tỉnh táo để xác định đối tượng khách hàng ngay từ ban đầu. Nếu ngay từ lần đầu gặp mặt thấy phía đối tác không nhiệt tình hay lúng túng trong việc xúc tiến thì dừng công việc ngay lại, để 140

tránh vướng vào chỉ mất thời gian. Để hiệu quả công việc tiến triển tốt, hạn chế bớt những mối hợp tác thông qua bên thứ 3 là các đối tác trung gian, nên tìm và làm việc trực tiếp với khách hàng có nhu cầu. Doanh nghiệp Nhật rất quan tâm tới thị trường Việt Nam Ông Kenji Yoshioka cho biết, doanh nghiệp Việt Nam sẽ có rất nhiều cơ hội hợp tác với doanh nghiệp Nhật. Hiện doanh nghiệp Nhật đang có hướng tìm kiếm các đối tác Việt Nam trong lĩnh vực phân phối và dịch vụ. Ngoài ra, phần lớn doanh nghiệp Nhật đến Việt Nam để đầu tư vào lĩnh vực công nghệ thông tin. Như thông tin thống kê từ ông Duy, hiện tại Nhật Bản đang có khoảng 4 triệu doanh nghiệp. Trong đó khoảng 10.000 doanh nghiệp đầu tư tại Trung Quốc, 6.000 doanh nghiệp tại Thái Lan đang có, ở Việt Nam cũng đang có hơn 1.000 doanh nghiệp Nhật hoạt động. Theo ông Kenji Yoshioka, có rất nhiều lí do để doanh nghiệp Nhật đầu tư vào Việt Nam. Đó là, nền kinh tế Việt Nam đang đổi mới, môi trường đầu tư được cải thiện, gia nhập WTO cùng với sự ảnh hưởng từ việc bùng nổ làn sóng đầu tư nước ngoài vào Việt Nam và các doanh nghiệp Nhật chuyển đổi phạm vi đầu tư, có mục tiêu “đánh” mạnh vào thị trường Việt Nam. Tiếp đó, sự đầu tư đi theo các doanh nghiệp lớn của Nhật, cũng như việc đầu tư vào Việt Nam để giảm thiểu rủi ro khi tập trung đầu tư lượng lớn ở Trung Quốc. Bên cạnh đó, Việt Nam còn có nhiều yếu tố thuận lợi cho hoạt động đầu tư như chính trị - xã hội ổn định, nguồn nhân lực dồi dào, giá nhân công còn tương đối rẻ... Trong giai đoạn từ 1988 - 2007, vốn đầu tư của doanh nghiệp Nhật Bản “đổ” vào Việt Nam là 9,037 tỷ USD, xếp vị trí thứ 4 trong các nước và vũng lãnh thổ có lượng vốn đầu tư được cấp phép vào Việt Nam, sau Hàn Quốc, Đài Loan và Singapore. Tuy nhiên, Nhật Bản lại là nước dẫn đầu có tỉ lệ lượng vốn đưa vào thực hiện, đạt 4,988 tỷ USD. Hiện tại, các doanh nghiệp Nhật quan tâm và đầu tư ở cả 2 miền Bắc-Nam 141

song doanh nghiệp Nhật đang có hướng tập trung đầu tư mạnh vào các khu vực các tỉnh phía Bắc với những dự án có quy mô lớn. Ngược lại, doanh nghiệp Nhật có quy mô nhỏ lại chuộng các tỉnh thành ở khu vực miền Nam. Trong năm 2007, tổng số dự án đầu tư của Nhật vào Việt Nam là 154, với tổng số vốn là 965 triệu USD.

“Cửa” mở rộng hơn cho hàng Việt vào Nhật 31/12/08 Việc ký kết Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản (VJEPA) vào ngày 25/12 vừa qua được nhiều doanh nghiệp đón đợi. Bởi, hiệp định này có thể sẽ mở thêm cơ hội cho hàng Việt Nam xuất khẩu vào Nhật Bản ngay trong năm 2009, một năm được cho là có nhiều khó khăn và thách thức cho hoạt động xuất khẩu. Với VJEPA, trong vòng 10 năm tới, Việt Nam và Nhật Bản sẽ sơ bộ hoàn tất lộ trình giảm thuế để xây dựng một khu vực thương mại tự do song phương hoàn chỉnh với 94,53% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam và 87,66% kim ngạch xuất khẩu của Nhật Bản sẽ được miễn thuế nhập khẩu (tính theo số liệu từ năm 2006). Hiện Nhật Bản là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam, sau Hoa Kỳ. Hơn nữa, theo lộ trình cắt giảm thuế, các mặt hàng xuất khẩu có thể mạnh của Việt Nam như thủy sản, nông sản, dệt may... sẽ có mức cam kết tự do hóa mạnh nhất. Triển vọng từ việc ký kết hiệp định được nhìn nhận từ con số tăng trưởng thương mại hai chiều giữa hai nước trong những năm gần đây. Năm 2002, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Nhật Bản mới đạt 4,9 tỷ USD, thì tới năm 2007 tăng lên 12,2 tỷ USD, tức là gấp 2,5 lần. Cán cân thương mại giữa hai nước tương đối cân bằng. Giai đoạn 2000 đến 2004, Việt Nam nhập siêu khoảng trên 50 triệu USD/năm. Đến năm 20052006 Việt Nam xuất siêu trên 300 triệu USD/năm và đến năm 2007, nhập siêu khoảng 108 triệu USD, do nhập khẩu máy móc thiết bị gia tăng theo xu 142

hướng tăng tốc đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào Việt Nam. Trong 7 tháng đầu năm nay, kim ngạch thương mại hai chiều giữa hai nước đã đạt xấp xỉ 10 tỷ USD, tăng 59,8% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó, Việt Nam xuất siêu trên 180 triệu USD. Dự kiến trong năm nay, thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Nhật bản sẽ vượt mục tiêu 15 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu vào năm 2010 mà hai nước đặt ra trước đó. Mặc dù Nhật Bản là quốc gia nhập khẩu đứng thứ hai của Việt Nam, nhưng đây vẫn là thị trường còn nhiều tiềm năng, bởi vì hàng xuất khẩu của Việt Nam vào Nhật Bản mới đạt xấp xỉ 1% tổng kim ngạch nhập khẩu của Nhật Bản (số liệu năm 2007). Nhìn nhận VJEPA là cơ hội cho tăng trưởng thương mại, cả hai phía đều thể hiện quyết tâm sớm hoàn tất các thủ tục phê chuẩn trong nước để hiệp định có hiệu lực ngay trong nửa đầu năm 2009, kịp thời đem lại lợi ích tối đa cho doanh nghiệp và người dân hai nước. * VJEPA là một thoả thuận song phương mang tính toàn diện bao gồm các lĩnh vực như thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ, đầu tư, cải thiện môi trường kinh doanh, di chuyển lao động, hợp tác về tiêu chuẩn kỹ thuật... Ngoài các mức cắt giảm thuế quan, Nhật Bản cam kết dành cho Việt Nam một khoản vay ODA lãi suất thấp để mỗi năm đào tạo 200-300 y tá tại Nhật Bản, hỗ trợ Việt nam phát triển ngành công nghiệp phụ trợ... -----------------------------------------------------------------------------------TRUNG ĐÔNG VÀ CHÂU PHI - THỊ TRƯỜNG TIỀM NĂNG CỦA VIỆT NAM 2/12/2008 Đây là hai khu vực đang nổi lên là thị trường xuất khẩu đầy triển vọng với nhu cầu nhập khẩu rất lớn các mặt hàng nông sản của Việt Nam… Sáng 2-12-2008, Bộ Công Thương đã tổ chức hội thảo “Giới thiệu về thị trường Trung Đông và châu Phi, tập quán kinh doanh của thị trường”.

143

Phát biểu tại hội thảo, Thứ trưởng Bộ Công Thương Lê Dương Quang cho biết, quan hệ thương mại giữa Việt Nam với các nước châu Phi và khu vực Trung Đông đang có bước phát triển tốt đẹp. Tuy nhiên quy mô và mức độ hợp tác kinh tế, thương mại, lao động giữa Việt Nam và các thị trường trên còn hạn chế so với tiềm năng. Giới thiệu về thị trường Trung Đông và châu Phi, ông Nguyễn Công Hiến, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Phi, Tây Á - Nam Á của Bộ Công Thương đã khái quát những đặc điểm về địa lý, xã hội, tình hình chính trị, kinh tế, thương mại; quan hệ kinh tế - thương mại giữa Việt Nam và các nước khu vực cũng như một số thị trường trọng điểm và tập quán kinh doanh của các thị trường này. Những năm gần đây, Trung Đông nổi lên là thị trường xuất khẩu đầy triển vọng. Hiện có nhiều nước Trung Đông đang hướng hoạt động thương mại, đầu tư của mình sang phía Đông, trong đó có Việt Nam, đã tạo nên cơ hội để hành hoá của Việt Nam thâm nhập và gia tăng thị phần ở thị trường này. Theo Thứ trưởng Lê Dương Quang, thời gian qua, Việt Nam đã chủ động triển khai nhiều hoạt động chính trị, ngoại giao và ký kết hiệp định thương mại với các nước trong khu vực này nhằm tạo khuôn khổ pháp lý cho các hoạt động hợp tác giữa hai bên. Hai bên đã trao đổi nhiều đoàn các cấp đi thăm lẫn nhau và nhiều văn kiện hợp tác song phương đã được ký kết nhằm tạo khuôn khổ pháp lý cho các hoạt động hợp tác giữa hai bên. Hoạt động xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Đông đã có sự chuyển dịch khả quan cả về thị trường và cán cân thương mại. Năm 2007, hoạt động xuất khẩu của Việt Nam, ngoài UAE, đã chuyển sang các thị trường khác như Thổ Nhĩ Kỳ, I-xra-en vàA-ra-bi-a Sau-đi. Các doanh nghiệp ở khu vực Trung Đông cũng bắt đầu quan tâm hơn tới thị trường và đối tác Việt Nam để tìm kiếm các cơ hội hợp tác kinh doanh song phương cũng như tìm các cơ hội đầu tư tại Việt Nam. Quan hệ kinh tế thương mại giữa Việt Nam và các nước Trung Đông năm 2008 có những bước phát triển vượt bậc so với năm 2007 do Việt Nam và các nước Trung Đông đang đẩy mạnh tăng cường quan hệ trên tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là kinh tế - thương mại, đầu tư và hợp tác công nghiệp. Năm 2008 được Chính phủ chọn là năm trọng điểm trong quan hệ với Trung Đông. Đối với thị trường châu Phi, ông Nguyễn Công Hiến cho biết, các nước trong khu vực này đang có nhu cầu nhập khẩu rất lớn các mặt hàng xuất 144

khẩu của Việt Nam, đặc biệt là những mặt hàng như gạo và các loại lương thực thực phẩm khác. Nhìn chung, yêu cầu về chất lượng mẫu mã của thị trường châu Phi không đòi hỏi khắt khe như các thị trường khác trên thế giới. Ngược lại, châu Phi là thị trường cung cấp nhiều nguyên liệu sản xuất cho Việt Nam như: gỗ, bông, hạt điều thô, kim loại, vàng nguyên liệu… Ngoài trao đổi thương mại, hiện nay, Việt Nam đang mở rộng hợp tác trong lĩnh vực dầu khí với một số nước châu Phi như An-giê-ri-a, Ni-giê-ri-a… Tại hội thảo, các doanh nghiệp và lãnh đạo các địa phương đã trao đổi các vấn đề cụ thể liên quan đến thị trường 2 khu vực Trung Đông và châu Phi với Tham tán thương mại một số nước 2 khu vực này tại Việt Nam và thương vụ Việt Nam tại 2 khu vực này. Tại đây, họ đã có dịp tìm hiểu, giới thiệu về nhau, trao đổi, thảo luận các vấn đề cùng quan tâm như kinh nghiệm kinh doanh, nhu cầu xuất nhập khẩu của hai bên… hầu hết các doanh nghiệp đã xác định được tiềm năng của 2 thị trường này. Theo Tham tán thương mại Thổ Nhĩ Kỳ tại Việt Nam, tại kỳ họp Ủy ban Hỗn hợp lần thứ IV giữa hai nước Việt Nam – Thổ Nhĩ Kỳ, diễn ra ở Ít-xtabun tháng 11 vừa qua, bai bên đã đề ra mục tiêu đến năm 2010 kim ngạch buôn bán hai chiều giữa hai nước đạt 1 tỉ USD. Để làm được điều này, doanh nghiệp hai bên phải tích cực hợp tác với nhau hơn nữa vì bộ phận này luôn là một trong những nhân tố chính trong tăng trưởng thương mại. Đối với I-xra-en, xuất khẩu lao động và khách du lịch là những thị trường tiềm năng của Việt Nam. Nhưng dường như chúng ta chưa có những bước đột phá vào thị trường này. Tại I-xra-en giới chủ sử dụng lao động có sự hiểm lầm lớn về lao động Việt Nam. Họ cho biết, nghe nói lao động xuất khẩu Việt Nam không nói được tiếng Anh và không biết làm việc nội trợ ở một nền văn hoá khác… Vấn đề này đã được thương vụ Việt Nam giải thích rằng ở Việt Nam các công ty cung cấp lao động xuất khẩu có những những trung tâm dạy tiếng nước ngoài và cách thức làm việc trong gia đình và công việc họ sắp đảm nhận. Theo Tham tán I-xra-en tại Việt Nam, nhiều chủ sử dụng lao động đang có ý định sang thăm Việt Nam để tìm hiểu khả năng đưa người lao động Việt Nam sang I-xra-en. Nhiều doanh nhân I-xra-en cũng bày tỏ muốn tìm hiểu thị trường du lịch Việt Nam để đưa khách sang. Theo Vụ Châu Phi - Tây Á - Nam Á, hiện tại Việt Nam đang xuất khẩu sang An-giê-ri-a mỗi năm khoảng 40-45 triệu USD. Dự kiến năm 2010 sẽ đạt kim

145

ngạch xuất khẩu khoảng 60- 80 triệu USD. Đối với Việt Nam, triển vọng những sản phẩm xuất khẩu chủ lực sang An-giê-ri-a vẫn sẽ là cà phê, gạo, hạt tiêu, chè… Ngoài ra do nhu cầu của thị trường không ngừng gia tăng đặc biệt trong lĩnh vực xây dựng, Việt Nam đứng trước cơ hội xuất lớn xuất khẩu lao động và vật liệu xây dựng. Bên cạnh đó, Việt Nam có khả năng sẽ phát triển xuất khẩu được những sản phẩm khác như: may mặc, đồ gỗ, vi tính, linh kiện vi tính, hàng điện tử…/. -------------------------------------------

Việt Nam và EU kết thúc vòng 2 đàm phán Hiệp định khung hợp tác và đối tác toàn diện 23-10-08 Từ ngày 21 – 22/10/2008, tại Hà Nội đã diễn ra vòng 2 cuộc đàm phán về Hiệp định khung Đối tác và Hợp tác toàn diện (PCA) giữa Việt Nam với Cộng đồng châu Âu và các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU). Hai bên nhất trí Hiệp định PCA sẽ là một hiệp định toàn diện, có tầm nhìn và hướng về tương lai, xuất phát từ lợi ích của cả hai phía, đáp ứng mong muốn về việc thúc đẩy hơn nữa quan hệ hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam và EU. Tại vòng đàm phán này, trên tinh thần thẳng thắn và hiểu biết lẫn nhau, hai bên đã trao đổi về các vấn đề tính chất, phạm vi của Hiệp định PCA, hợp tác hai bên trong các lĩnh vực kinh tế, thương mại - đầu tư, khoa học công nghệ, tài nguyên môi trường, y tế. Hiệp định sẽ là khuôn khổ thuận lợi cho phát triển năng động của cả Việt Nam và EU trong thời kỳ toàn cầu hoá, hội nhập khu vực và quốc tế. Đoàn Việt Nam nhấn mạnh chính sách nhất quán của Việt Nam xây dựng quan hệ đối tác lâu dài, hợp tác toàn diện với EU trong thập kỷ tới, với ưu tiên tiếp tục thúc đẩy trao đổi kinh tế, thương mại ngày càng tăng giữa hai bên. Đoàn Việt Nam đã nêu rõ trình độ phát triển chênh lệch giữa Việt Nam và EU và nhu cầu tiếp tục nhận được hỗ trợ của EU trên các lĩnh vực hợp tác, trước hết về hợp tác phát triển chính thức. Đoàn EU khẳng định VN là đối tác quan trọng của EU, mong muốn thúc đẩy hơn nữa quan hệ hai bên và nêu rõ các quan tâm của EU trong quan hệ với VN. Hai bên nhất trí sẽ tiến hành vòng 3 tại Brussels (Bỉ) vào Quý I/2009. Kết thúc đàm phán, hai bên đã ra Thông cáo báo chí.

146

Đoàn đàm phán Việt Nam do Trợ lý BT NG Bùi Thanh Sơn dẫn đầu với sự tham gia của Đại sứ Nguyễn Mạnh Dũng, Trưởng Phái đoàn đại diện CHXHCN VN bên cạnh EU và đại diện các Bộ, Ngành liên quan. Đoàn đàm phán Liên minh châu Âu do ông João Aguiar Machado, Phó Tổng Vụ trưởng Tổng Vụ Đối ngoại Uỷ ban châu Âu (EC) dẫn đầu với sự tham gia của Đại sứ Trưởng Phái đoàn đại diện EC tại Hà Nội, ông Sean Doyle, các cán bộ của Tổng vụ Đối ngoại và Phái đoàn EC tại Hà Nội. Nhiều Đại sứ, Đại biện các nước thành viên EU tại Hà Nội cũng đã tới dự phiên khai mạc vòng 2. ------------------------------------------------------------------------------

Năm 2008, hơn 64 tỷ USD vốn FDI đăng ký vào Việt Nam 25/12/08 Theo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) vừa công bố, tổng số vốn FDI đăng ký tại Việt Nam năm 2008 (tính đến ngày 19-12) đạt hơn 64 tỷ USD, tăng 199,9% so với năm 2007. Cụ thể, tháng 12, cả nước đã cấp mới thêm 112 dự án FDI với tổng số vốn đăng ký đạt 1,171tỷ USD. Theo đó, tổng số dự án FDI được cấp mới vào Việt Nam cả năm là 1.171 dự án với tổng số vốn đăng ký đạt 60,217 tỷ USD (bên Việt Nam chiếm khoảng 10%) tăng 222% so với năm 2007. Vốn giải ngân tháng 12 trên cả nước là 1,45 tỷ USD, nâng tổng số vốn giải ngân trong năm 2008 của các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam lên con số 11,5 tỷ USD, tăng 43,2% so với năm 2007. Tính trong năm 2008, số dự án tăng vốn cũng rất lớn với 311 dự án đăng ký tăng vốn với tổng số vốn đăng ký tăng thêm 3,74 tỷ USD. Chỉ tính riêng số vốn tăng thêm của các dự án đang hoạt động tại VN trong năm nay đã tương đương với tổng số vốn đăng ký mới trong 1 năm của đầu những năm 2000. Vốn đăng ký mới trong năm 2008 tập trung chủ yếu vào lĩnh vực công nghiệp và xây dựng có 572 dự án với tổng vốn đăng ký 32,62 tỷ USD; lĩnh vực dịch vụ có 554 dự án với tổng vốn đăng ký 27,4 tỷ USD và số còn lại thuộc lĩnh vực nông -lâm-ngư. Trong năm 2008 đã có 50 quốc gia và vùng lãnh thổ đăng ký đầu tư tại Việt Nam, trong đó có 11 quốc gia và vùng lãnh thổ đăng ký đầu tư vốn trên 1 tỷ 147

USD, trong đó, Malaysia đứng đầu với 55 dự án, vốn đăng ký 14,9 tỷ USD, Đài Loan đứng thứ 2 có 132 dự án, vốn đầu tư 8,64 tỷ USD và Nhật Bản đứng thứ 3 có 105 dự án, vốn đầu tư 7,28 tỷ USD. Được biết, các dự án đầu tư nước ngoài trong năm 2008 được thực hiện chủ yếu theo hình thức 100% vốn nước ngoài (882 dự án, vốn đăng ký 31,16 tỷ USD), chiếm 75,3% về số dự án và 51,7% về vốn đăng ký. Số dự án theo hình thức liên doanh có 213 dự án với vốn đăng ký 27,16 tỷ USD, chiếm 18,2% về số dự án và 45,1% về vốn đăng ký. Còn lại là các dự án theo hình thức khác.

FDI năm 2008 không chỉ có màu hồng 27/12/08 Những siêu dự án, những kỷ lục về quy mô vốn liên tục được phá. Tình hình thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đã tạo nên một góc “sáng” trong bức tranh kinh tế Việt Nam năm 2008, nếu nhìn trên các con số. Trong hơn 20 năm kể từ khi Việt Nam bắt đầu nỗ lực thu hút FDI, 2008 có thể xem là điểm nhấn đánh dấu thành công lớn nhất. Liên tiếp những kỷ lục… Ngày 23/11/2008, sự kiện khởi động dự án Khu liên hợp Thép Cà Ná tại tỉnh Ninh Thuận, có công suất 14,42 triệu tấn thép/năm, tổng vốn đầu tư gần 9,8 tỷ USD, đã được báo chí dành cho sự quan tâm khá đặc biệt. Bởi, số vốn đăng ký của riêng dự án này đã gần bằng tổng số vốn đăng ký của cả năm 2006 (trên 10 tỷ USD), và xấp xỉ một nửa con số của năm 2007 (20,3 tỷ USD). Nhưng Thép Cà Ná không phải là cá biệt. Trong vòng một năm qua, rất nhiều siêu dự án FDI quy mô vốn hàng tỷ USD đã “đổ” vào Việt Nam, khiến cho tổng số vốn đăng ký tăng cao kỷ lục. Ông Trần Đình Thiên, quyền Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, trong một hội thảo gần đây từng phát biểu rằng những dự án có vốn dưới 3 tỷ USD giờ đây dường như chỉ là “tý hon” bên cạnh những “người khổng lồ”.

148

Với nhiều dự án quy mô vốn đặc biệt lớn, FDI đăng ký cấp mới và tăng thêm tại Việt Nam năm 2008, tính đến 19/12, đã đạt 64,011 tỷ USD, tăng gấp 3 lần so với năm 2007, và gấp hơn hai lần so với con số của hai năm 2006 và 2007 cộng lại. Chỉ tiêu này được coi là “sự nhìn nhận lạc quan của quốc tế đối với môi trường đầu tư tại Việt Nam trong dài hạn”, theo quan điểm của ông Phan Hữu Thắng, Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư). Với một con số quan trọng hơn – vốn giải ngân, thì năm 2008 cũng xác lập kỷ lục. Năm qua, các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam đã giải ngân số vốn lên tới 11,5 tỷ USD, tăng 43,2% so với năm 2007. Nếu trong giai đoạn 20 năm trước đó (1988-2007), vốn FDI thực hiện đạt 43 tỷ USD, tức là tính trung bình chỉ giải ngân được 2,15 tỷ USD/năm, thì giải ngân trong năm 2008 đã bằng 26,7% tổng số vốn giải ngân 20 năm trước đó. Nhìn vào con số 6,23% của tốc độ tăng trưởng GDP năm nay, khối doanh nghiệp FDI có phải là một “cứu cánh” trong một năm sóng gió vừa qua? Cảm nhận có thể rõ ràng ở những con số về đóng góp của khối này cho nền kinh tế. Tổng doanh thu của khối các doanh nghiệp FDI trong năm 2008 lên đến 50,55 tỷ USD, tăng 24,4% so với năm 2007. Trong đó, giá trị xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI năm 2008 đạt 24,465 tỷ USD, chiếm khoảng 40% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước. Một kỷ lục nữa liên quan đến FDI. Năm 2008, khối doanh nghiệp FDI đã đóng góp vào ngân sách nhà nước 1,982 tỷ USD, tăng 25,8% so với năm 2007. Cũng trong năm nay, khối doanh nghiệp này đã tạo ra trên 200 nghìn việc làm mới trong tổng số 1,615 triệu việc làm mới tạo được của cả nước, nâng tổng số lao động làm việc trong các dự án FDI lên 1,467 triệu người, góp phần giải quyết vấn đề công ăn việc làm vốn đang rất nóng bỏng của Việt Nam hiện nay.

149

… và “mặt trái” của tấm huy chương Sự gia tăng mạnh mẽ của đầu tư nước ngoài vào Việt Nam với con số vốn đăng ký khổng lồ trên 64 tỷ USD đã cho mọi người cái “quyền” được đặt câu hỏi xung quanh sự bất thường này. Có những băn khoăn rằng liệu Việt Nam có hấp thụ được lượng vốn này hay không? Liệu có những dự án bị thổi phồng về con số vốn đầu tư? Liệu có những cái “bánh vẽ” về viễn cảnh lợi nhuận của dự án?... Đó là những băn khoăn chính đáng, và cần có lời giải đáp thỏa đáng. Bài viết không đi sâu vào chủ đề này, chỉ xin nêu một vài điều cần lưu ý, nhìn trên các con số thống kê FDI trong năm qua. Thứ nhất, trong 60,271 tỷ USD vốn đăng ký cấp mới, số vốn điều lệ chỉ có 15,429 tỷ USD, bằng khoảng 25,6%. Phần vốn phải đi vay chắc hẳn là rất lớn. Bà Phạm Chi Lan, một chuyên gia kinh tế cao cấp, cho rằng có những dự án mà nhà đầu tư chỉ dựa vào giấy phép hoặc đất được cấp để vay của các tổ chức tài chính, sau đó lẩn tránh hoặc không đủ “lực” thực hiện dự án, đã để lại hậu quả nặng nề cho các ngân hàng. Vị chuyên gia này đã gọi tên những dự án đi vay nhiều hơn tiền bỏ ra đầu tư là kiểu “cướp ngân hàng”. 150

Thứ hai, là tỷ lệ giải ngân thấp dần trong những năm gần đây, đặc biệt là năm 2008. Con số 11,5 tỷ USD vốn giải ngân trong năm nay, tuy đã tăng tới 43,2% so với năm 2007 về giá trị tuyệt đối, nhưng chỉ chiếm gần 18% so với tổng vốn đăng ký. So với giai đoạn trước, tỷ lệ này của thời kỳ 1988-2005 là 50,3%, của năm 2006 còn 33%, và năm 2007 chỉ còn khoảng 23%. Có những lập luận cho rằng dự án lớn, đầu tư lâu dài thì tỷ lệ giải ngân không thể đạt cao như mong đợi, nhưng những “nút thắt cổ chai” như thủ tục hành chính, công tác quy hoạch, cơ sở hạ tầng, giải phóng mặt bằng, đào tạo nguồn nhân lực… vẫn hiển hiện, không thể phủ nhận. Thứ ba, khối doanh nghiệp FDI cũng chính là khối có kim ngạch nhập khẩu rất lớn và là một trong những nhóm doanh nghiệp đóng góp “tích cực” vào con số nhập siêu tăng rất cao trong năm nay. Giá trị xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI năm 2008 đạt 24,465 tỷ USD, chiếm khoảng 40% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước, nhưng khối doanh nghiệp này cũng nhập khẩu tới 28,458 tỷ USD. Tổng nhập siêu xấp xỉ 4 tỷ USD của khối này đã chiếm gần ¼ thâm hụt thương mại của Việt Nam năm 2008. Thứ tư, cũng liên quan đến con số, trái với quan điểm rõ ràng của Việt Nam, mong muốn hướng đầu tư vào một số ngành, lĩnh vực để chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo mục tiêu, vốn FDI năm 2008 xem ra vẫn nặng về “bất động sản”. Hồi đầu năm nay, nhiều chuyên gia kinh tế đã cảnh báo lượng vốn FDI vào Việt Nam đang có sự chuyển hướng sang lĩnh vực dịch vụ, bao gồm bất động sản. Trong năm 2008, lĩnh vực dịch vụ có 554 dự án với tổng vốn đăng ký 27,4 tỷ USD. Nếu xét về tỷ lệ đã chiếm 47,3% về số dự án và 45,4% về vốn đầu tư đăng ký. Một mức tăng khá mạnh mẽ so với thời gian trước đó. Nhưng con số chưa hẳn đã dừng lại ở đó.

151

Trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng, năm nay thu hút được 32,62 tỷ USD, chiếm 54,12% tổng vốn đầu tư đăng ký, nhưng nhìn vào nhiều dự án, phần bất động sản được “che đậy” không phải nhỏ. Thứ năm, con số 267 triệu và trên 127 tỷ đồng là số tiền Công ty Vedan đã nộp phạt cho các hành vi vi phạm hành chính cũng như việc truy thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp của công ty này. Điều này phần nào minh họa cho một thực tế, đó là tại Việt Nam đang tồn tại những dự án FDI tồi, những dự án hủy hoại môi trường. Có thể kể thêm những cái tên “đình đám” khác như vụ phát giác Công ty Miwon gây ô nhiễm môi trường nước, hay vụ bác đề nghị đầu tư vào vịnh Vân Phong của Tập đoàn Posco… Mức độ nghiêm trọng của vấn đề đã khiến nhiều chuyên gia lên tiếng cảnh báo, Việt Nam cần kiểm soát chặt chẽ hơn về môi trường để tránh biến nước ta thành bãi chứa rác thải công nghệ. Đặc biệt là không nên cấp phép cho những dự án sử dụng công nghệ lạc hậu, thiết bị thải loại gây ô nhiễm môi trường. Tránh những dự án chỉ muốn khai thác tài nguyên thiên nhiên, không có cam kết hoặc năng lực chắc chắn về chế biến, những dự án tạo dư thừa công suất lớn mà khó có triển vọng khai thác, sử dụng hiệu quả… Thứ sáu, liên quan đến kỷ lục trên 64 tỷ USD vốn đăng ký trong năm nay, có một lo ngại khác là xu hướng vốn đăng ký vào Việt Nam đang giảm dần về cuối năm. Trong 9 tháng đầu năm, cả nước đã thu hút được 57,12 tỷ USD vốn đầu tư đăng ký, bình quân gần 6,35 tỷ USD/tháng, thì tháng 10 “gọi” thêm được 2,19 tỷ USD, tháng 11 thêm 3,19 tỷ USD, và tháng cuối năm thêm được 1,51 tỷ USD. Năm nay cũng chứng kiến sự sụt giảm số lượng dự án FDI vào Việt Nam. Trong năm 2008, cả nước đã cấp giấy chứng nhận đầu tư cho 1.171 dự án, trong khi con số của năm 2007 là 1.406 dự án. Tương tự, số dự án tăng vốn là 311, so sánh với 361 lượt dự án tăng vốn của năm 2007. Lẽ tất nhiên, đầu tư nước ngoài năm 2008 không phải tất cả đều “màu 152

hồng”, và khi “nhà vô địch” FDI nhận tấm huy chương thì mặt sau còn lưu lại những ghi chú. * Năm dự án có vốn đầu tư lớn nhất trong năm 2008: - Dự án Công ty TNHH Thép Vinashin – Lion (Malaysia) có số vốn đăng ký 9,8 tỷ USD; - Dự án Công ty Gang thép Hưng Nghiệp Formosa của Đài Loan 7,9 tỷ USD; - Dự án Nhà máy Lọc dầu Nghi Sơn (Thanh Hóa) của Nhật Bản và Kuwait liên doanh 6,2 tỷ USD; - Dự án Công ty TNHH New City Việt Nam 4,3 tỷ USD; - Dự án Hồ Tràm của Canada trên 4,2 tỷ USD. * Chỉ tiêu kế hoạch năm 2008 được dự kiến từ đầu năm: - Vốn thực hiện: đạt 10 tỷ USD vượt 25% năm 2007 (8 tỷ USD). - Lao động: 160.000 người, tăng 6,7% so với năm 2007; - Nộp ngân sách Nhà nước: 2 tỷ USD, tăng 29% so với năm 2007. --------------------------------------------------------------

Vốn FDI vào trung Trung bộ liên tục tăng Theo Cục đầu tư nước ngoài (Bộ KH-ĐT), trong Quý I/2008, toàn vùng thu hút được trên 343 triệu USD vốn FDI thì đến quý II, con số này đã lên đến gần 469 triệu USD và đến hết tháng 8 đã vượt 1,12 tỷ USD. Thừa Thiên Huế dẫn đầu 5 địa phương trong vùng về thu hút vốn FDI (vượt Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình Định) với mức tăng từ 298 triệu USD quý I lên trên 1 tỷ USD vào cuối tháng 8. Tính chung đến cuối tháng 8/2008, cả 5 tỉnh, thành phố trong vùng có 264 dự án FDI còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký gần 5,8 tỷ USD, đạt quy mô 20 triệu USD mỗi dự án. Các dự án này đã và đang đóng góp tích cực vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế của 153

toàn vùng. Tính riêng về xuất khẩu, mỗi năm vùng này đóng góp trên 1,2 tỷ USD vào tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt quy hoạch xây dựng vùng kinh tế trọng điểm trung Trung bộ thành đầu mối trung chuyển và trung tâm giao thương khu vực châu Á - TBD. Với dự án nhà máy lọc dầu Dung Quất ở tỉnh Quảng Ngãi đang trong giai đoạn hoàn thiện những hạng mục cuối cùng để có thể đi vào hoạt động từ tháng 2/2009 và hàng loạt dự án sẽ được triển khai trong thời gian tới, vùng kinh tế trọng điểm trung Trung bộ sẽ ngày càng khẳng định vị thế quan trọng trong nền kinh tế đất nước. -------------------------------------------------------------------------------

Doanh nghiệp VN được khuyến khích đầu tư ra nước ngoài 23/2/09 Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa phê duyệt đề án "Thúc đẩy đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài", trong đó xác định cả các lĩnh vực ưu tiên cũng như giải pháp hỗ trợ nhằm thúc đẩy hoạt động này có hiệu quả ngay trong năm nay. Các dự án đầu tư ra nước ngoài được ưu tiên hỗ trợ thuộc lĩnh vực năng lượng, sản xuất điện năng, khai thác tài nguyên thiên nhiên, trong đó đặc biệt chú trọng các lĩnh vực thăm dò khai thác dầu khí và khoáng sản khác, lĩnh vực trồng cây công nghiệp. Đồng thời, các dự án đầu tư ra nước ngoài đáp ứng được các yêu cầu trong nước về nguyên liệu phục vụ sản xuất cũng thuộc đối tượng khuyến khích và hỗ trợ. Bên cạnh việc tiếp tục xây dựng và hoàn thiện khung pháp lý, chính sách về đầu tư ra nước ngoài, một trong những giải pháp được Thủ tướng đặc biệt lưu ý là cải tiến thủ tục hành chính, mở rộng diện dự án đăng ký, giảm sự can thiệp bằng các biện pháp hành chính ngay cả đối với các dự án sử dụng vốn nhà nước, tăng quyền chủ động, tự chịu trách nhiệm của doanh nghiệp. Ngoài các thị trường truyền thống như Lào, Campuchia, các nước trong khu vực, Liên bang Nga, doanh nghiệp được khuyến khích đầu tư sang những địa điểm mới như Mỹ Latinh, Đông Âu, châu Phi dựa trên cơ sở lợi thế so sánh và thực lực của các thành phần kinh tế trong nước.

154

Thủ tướng đã yêu cầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng danh mục các địa bàn trọng điểm khuyến khích đầu tư ra nước ngoài cùng chính sách ưu đãi và chế độ hỗ trợ đi kèm. Bộ này cũng chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương xây dựng các chương trình xúc tiến đầu tư ra nước ngoài phù hợp với đặc thù của từng địa bàn, đưa nội dung xúc tiến đầu tư ra nước ngoài thành một nội dung của Chương trình xúc tiến đầu tư quốc gia. Bộ Tài chính được giao nhiệm vụ xây dựng, ban hành cơ chế ưu đãi hỗ trợ về tài chính, tín dụng đầu tư đối với các doanh nghiệp Việt Nam và các dự án đầu tư vào một số địa bàn trọng điểm, trình Thủ tướng trong năm nay. Cũng theo Đề án này, hàng năm sẽ tổ chức gặp mặt các nhà đầu tư Việt Nam tại nước sở tại, đồng thời hỗ trợ thành lập Hiệp hội doanh nghiệp Việt Nam nhằm phát triển đầu tư của doanh nhân người Việt Nam ở nước sở tại. Đây là lần đầu tiên Việt Nam có một đề án thúc đẩy đầu tư ra nước ngoài nhằm tạo điều kiện thuận lợi và định hướng cho các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra ngoài nước đạt hiệu quả và an toàn, đảm bảo cạnh tranh bình đẳng, kể từ khi Việt Nam chính thức là thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Tính đến tháng 12/2008, qua gần 20 năm thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài, Việt Nam có 368 dự án đầu tư ra nước ngoài còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 4,39 tỷ USD, vốn thực hiện đạt khoảng 1,2 tỷ USD, chiếm 27% tổng vốn đăng ký. -------------------------------------------------------

Việt Nam đầu tư vào dự án "Bản hiện đại" tại Lào 10/13/2008 Ngày 12/10, tại huyện Saythany, cách trung tâm thủ đô Viêng Chăn 16 km, Việt Nam và Lào đã khởi động dự án "Bản hiện đại", với tổng vốn đầu tư 25 triệu USD. Đây là dự án hợp tác góp vốn giữa Thành phố Vinh (Việt Nam) với công ty tư nhân Xổm-mải của Lào và thành phố Viêng Chăn, trong đó Việt Nam góp 70% vốn, thành phố Viêng Chăn góp 20% bằng quỹ đất và Công ty Xổm-mải góp 10%. Công ty Đầu tư và Phát triển Viêng-Vinh (Viêng Chăn-TP Vinh) là chủ dự án. Các bên sẽ xây dựng 100 biệt thự hiện đại, một khách sạn 9 tầng, một trung tâm thương mại hiện đại cao 5 tầng, trên một diện tích 14 ha và thời 155

hạn hoạt động 50 năm. Theo kế hoạch, đến tháng 8/09 các bên sẽ hoàn thành 50% khối lượng công việc và đưa vào sử dụng phục vụ SEA Games 25 và kỷ niệm 450 năm thủ đô Viêng Chăn vào năm 2010. Cùng ngày Công ty viễn thông quân đội Viettel đã chính thức hoạt động tại thị trường Lào với tên gọi Star Telecom Company, liên doanh giữa Viettel với Lao-Asia Telecommunication. Theo Giám đốc điều hành Star Telecom, Oulaha Thongvantha, liên doanh sẵn sàng chi 35 triệu USD cho việc xây dựng 1.200 trạm tiếp sóng nhằm mở rộng phạm vi phủ sóng đến tất cả mọi vùng ở Lào. Hiện các trạm phủ sóng đang được xây dựng và dự kiến sẽ hoàn thành vào cuối năm 2008. Star Telecom Company hy vọng sẽ trở thành nhà cung cấp dịch vụ điện thoại di động, điện thoại cố định và các dịch vụ viễn thông khác có uy tín tại Lào. Liên doanh đặt mục tiêu thu hút 1,5 triệu khách hàng vào năm 2010. Liên doanh cũng sẽ mở rộng thị trường sang Campuchia trong thời gian tới và các nước khu vực bán đảo Đông Dương trong tương lai. Công Hải

ADB cho vay 410 triệu USD làm đường cao tốc 06/10/2008 Tiếp theo thỏa thuận cho Việt Nam vay 1,1 tỉ USD - khoản cho vay lớn nhất trong lịch sử của mình - để xây đường cao tốc Hà Nội - Lào Cai, ngày 1/10/2008, ADB tiếp tục phê duyệt khoản tín dụng trị giá 410 triệu USD cho dự án đường cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây dài gần 55 km. Điểm đầu tại vị trí giao giữa đường Lương Đình Của với đại lộ Đông Tây (phường An Phú, quận 2, TPHCM); điểm cuối cách ngã ba Dầu Giây khoảng 2,7 km thuộc xã Xuân Thạnh, huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai. Dự kiến, gói thầu đầu tiên của dự án sẽ được khởi công vào tháng 12/2008. Trong giai đoạn 1, sẽ xây dựng tuyến đường có bốn làn xe với chiều rộng 25,5m; trong giai đoạn hoàn thiện, sẽ mở rộng lên thành sáu làn xe. Dự án đường cao tốc này có tổng vốn đầu tư 18.884 tỷ đồng, trong đó giai đoạn đầu là hơn 9.890 tỷ đồng.

156

----------------------------------------

Kiều hối năm 2008 đạt 8 tỷ USD 6/1/2009 Trong tình hình kinh tế thế giới suy thoái, lượng tiền cộng đồng người Việt ở nước ngoài chuyển về vẫn tăng hơn 19% so với năm 2007. 8 tỷ USD là con số được Ủy ban người VN ở nước ngoài công bố trong buổi gặp gỡ báo chí sáng 6/1. So với năm 2007, lượng kiều hối tăng 1,3 tỷ USD. Theo ông Nguyễn Quốc Dũng, Phó chủ nhiệm Ủy ban người VN ở nước ngoài, tuy đây mới chỉ là con số ước tính (giữa năm 2009 mới có tính toán chính xác) nhưng cũng đã rất bất ngờ. "Trong điều kiện kinh tế thế giới suy thoái, lượng tiền mỗi người gửi về có thể không nhiều hơn nhưng số người gửi đã tăng lên đang kể", ông Dũng giải thích. Cũng theo ông Dũng, lượng kiều hối trong những năm vừa qua luôn duy trì đà tăng, năm sau nhiều hơn năm trước. Trước đó, hãng chuyển tiền Western Union nhận định những người Việt Nam, đặc biệt là những công nhân xuất khẩu lao động ra nước ngoài, luôn mong muốn gửi tiền về hỗ trợ gia đình. Vì vậy, cho dù trong hoàn cảnh kinh tế khó khăn, bà con việt kiều vẫn cố gắng dành dụm tiền để gửi về. Theo Ủy ban người VN ở nước ngoài, hiện có khoảng 3.000 doanh nghiệp đứng tên hoặc có vốn của người VN ở nước ngoài đầu tư. Tổng số vốn đăng ký gần 2 tỷ USD. 60% số dự án của nhóm này được đánh giá hoạt động có hiệu quả. Hiện có 3 triệu người Việt Nam sinh sống và làm việc tại nước ngoài, chủ yếu có mặt ở 40 nước. Theo thống kê của Liên Hợp Quốc, Việt Nam nằm trong top 10 nước nhận tiền kiều hối nhiều nhất thế giới năm 2006. -------------------------------------------------------------

Kiều hối gửi về nước tăng mạnh 3/12/08

157

Ngân hàng Nhà nước VN dự báo lượng kiều hối từ nước ngoài gửi về nước năm nay có thể lên tới 8 tỷ đôla, tăng 2,5 tỷ so với 2007. Lượng tăng này tương đương 45%. Báo Thanh Niên trích nguồn Ngân hàng Nhà nước cho hay trong nửa đầu năm 2008, lượng kiều hối chuyển về nước đã đạt 3,5 tỷ đôla và cuối năm luôn luôn là thời điểm Việt kiều tăng lượng tiền gửi cho người thân mua sắm Tết. Các lý do lượng kiều hối năm nay tăng đột biến được giới chuyên gia đánh giá là thủ tục thông thoáng hơn và các chính sách mới khuyến khích đầu tư và mua nhà mà chính phủ VN mới đưa ra. Một lý do khác là lãi suất tiền gửi đôla tại VN cao hơn nhiều nước khác. Mới đây, Quốc hội VN cũng thông qua luật quốc tịch trong có có chấp nhận song tịch cho người gốc Việt. Tăng gấp đôi Trong chỉ bốn năm, lượng kiều hối người Việt hải ngoại gửi về trong nước đã tăng gấp đôi. Riêng tại TP Hồ Chí Minh, cho tới tháng 11/2008, số tiền gửi từ nước ngoài về là 4,4 tỷ đôla, nhiều hơn con số cả năm 2007 là 3,6 tỷ. Việt Nam dựa nhiều vào lượng kiều hối để thăng bằng cán cân thương mại. Tiền người Việt nước ngoài gửi về và giải ngân tiền đầu tư trực tiếp là hai nguồn chính để bổ sung cho dự trữ ngoại hối trong nước. Tuần này, đã có cảnh báo rằng lượng tiền đầu tư trực tiếp được giải ngân tại VN có thể sẽ giảm vì nhiều lý do, trong có khó khăn chung của nhà đầu tư nước ngoài và tình trạng tham nhũng, không minh bạch ở VN. Nhiều Việt kiều vẫn than phiền vì các thay đổi chưa nhanh và chưa đồng bộ để tạo điều kiện cho họ về trong nước đầu tư hay làm ăn. Thí dụ, tuy đã được tạo điều kiện trong Luật Nhà ở đưa ra từ 2006, Việt kiều vẫn chưa thể mua nhà ở Việt Nam một cách dễ dàng. Lượng kiều hối 158

2003: 2,6 tỷ USD 2007: 5,5 tỷ USD 2008: ước tính 8 tỷ USD

Dệt may Việt Nam giành ưu thế tại Mỹ 24/11/08 Theo số liệu mới nhất của Tổng cục Hải quan, bên cạnh những thị trường lớn như EU hiện đang chiếm 18% kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam, Nhật Bản chiếm 9%, thì Hoa Kỳ hiện là thị trường xuất khẩu lớn nhất, chiếm 57%. Ông Vũ Đức Giang, Tổng giám đốc Tập đoàn Dệt may (Vinatex) cho biết, tính chung 10 tháng đầu năm 2008, dệt may của các nước trên thế giới đều có chỉ số tăng trưởng xuất khẩu âm, duy nhất Việt Nam duy trì được ở mức 21%. 3 ưu thế và những rủi ro Xét trong bối cảnh chung 10 tháng đầu năm 2008, khi nhập khẩu dệt may vào Mỹ giảm 5%, mà xuất khẩu dệt may của Việt Nam vào thị trường Mỹ vẫn tăng trưởng hơn 20%, thì đây là một kết quả đáng khích lệ. Theo lý giải của ông Lê Tiến Trường, Phó tổng giám đốc Vinatex, lợi thế của ngành dệt may Việt Nam được xây dựng trên cơ sở 3 yếu tố chính là chất lượng, quan hệ lao động hài hòa và bảo vệ môi trường. Đây chính là 3 trụ cột chính giúp dệt may Việt Nam tiếp cận được với những thị trường ở đẳng cấp cao như thị trường Mỹ. Tuy nhiên, Ban Nghiên cứu xúc tiến thị trường của Vinatex cũng chỉ rõ, một vấn đề cần giải quyết trong thời điểm hiện tại là các doanh nghiệp phải tự trang bị cho mình những kiến thức chống bán phá giá, tìm hiểu kỹ lưỡng luật pháp Mỹ để tránh được những vụ kiện có thể xảy ra. Hiệp hội Dệt may Việt Nam cũng nhìn nhận, khó khăn lớn nhất với các doanh nghiệp dệt may trong nước hiện nay là cơ chế giám sát hàng dệt may nhập khẩu từ Việt Nam và nguy cơ tự khởi kiện điều tra chống bán phá giá. Theo bà Nguyễn Thị Hồng Tín, Trưởng ban Nghiên cứu xúc tiến thị trường 159

của Vinatex, mặc dù thị trường Mỹ chiếm tỷ trọng trên một nửa tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam và có tốc độ tăng trưởng đều hàng năm, nhưng thị trường này vẫn tiềm ẩn những rủi ro. Hiện chương trình giám sát chống bán phá giá của Mỹ vẫn được áp dụng đối với hàng dệt may của Việt Nam, và có khả năng phía Mỹ duy trì cơ chế giám sát đặc biệt cho đến hết năm 2008. Cơ cấu thị trường xuất khẩu hàng dệt may: Nhat : 9%, EU: 18%, My: 57%, cac nuoc khac: 16% Giải pháp của ngành Định hướng chính của ngành dệt may thời gian tới là đột phá khâu thiết kế, xây dựng thương hiệu là biện pháp hữu hiệu để giảm tỷ lệ gia công. Một số doanh nghiệp hàng đầu ngành dệt may như Việt Tiến, Nhà Bè, Phương Đông, Dệt may Hà Nội, May 10, Phong Phú, Sài Gòn 2, Sanding, Legafashion... đều đang tập trung mạnh mẽ cho công tác thiết kế mẫu, với việc mỗi doanh nghiệp thu hút hàng chục nhà thiết kế mẫu vào làm việc với những điều kiện khá ưu đãi. Công tác xây dựng hình ảnh doanh nghiệp, quảng bá thương hiệu, nhãn hiệu hàng hóa cũng đã được thực hiện ra nước ngoài, đồng thời một số thương hiệu thời trang đã bắt đầu quen với người tiêu dùng trong nước và xuất khẩu như San Sciaro, VeeSendy, T-up, F-house. Trong khi đó, Bộ Thương mại Mỹ vẫn chưa có hành động cụ thể nào nhằm giảm bớt tác động tiêu cực của chương trình trên đối với hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam. Đặc biệt, từ tháng 2/2009, hàng dệt may vào Mỹ sẽ khó khăn hơn. Nguyên nhân là do ngày 16/9/2008, Uỷ ban An toàn sản phẩm tiêu dùng Hoa Kỳ (CPSC) đã công bố với các doanh nghiệp dệt may tại Tp.HCM về những quy định mới nhất về xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường Mỹ. Uỷ ban này sẽ tăng cường giám sát nghiêm ngặt hơn nữa các quy định an toàn sản phẩm như tính dễ cháy của vải, cấm tuyệt đối các sản phẩm có dây thắt ở vùng cổ trên áo, đặc biệt là áo trẻ em. Mức phạt đối với các nhà nhập khẩu hàng dệt may của Mỹ khi vi phạm sẽ tăng lên đến 15 triệu USD, so với tối đa là vài triệu USD trước đây.

160

Như vậy, các nhà nhập khẩu tại Mỹ sẽ đặt ra những yêu cầu cao hơn về chất lượng và tính an toàn của hàng dệt may. Và Quốc hội Mỹ trước đó cũng vừa thông qua luật mới về an toàn sản phẩm nhập khẩu vào Mỹ kể từ ngày 14/8/2008 với nhiều quy định và các quy định có lộ trình hiệu lực khác nhau. Theo đó, tất cả các sản phẩm dệt may xuất khẩu vào thị trường Mỹ sẽ tuân thủ theo những quy định mới chính thức có hiệu lực từ tháng 2/2009. ------------------------------------------------------------

Ngành dệt may Việt Nam gặp khó khăn 13/2/2009 Sau 2 năm ngành dệt may Việt Nam chiếm vị thế đáng kể trên thị trường thế giới, thì hiện số liệu của Bộ Công thương và các doanh nghiệp dệt may cho thấy ngành dệt may Việt Nam đang đối mặt với khó khăn nghiêm trọng. Trong mấy ngày nay, có nhiều nguồn tin trong nước báo động về viễn cảnh không mấy sáng sủa liên quan hàng dệt may Việt Nam, với những bài báo tựa đề như “Nhiều doanh nghiệp dệt may đang đứng trước nguy cơ bị đóng cửa” hay “Phá sản diễn ra với các doanh nghiệp dệt may”. Số liệu của Bộ Công thương Việt Nam cho thấy thậm chí ngay trong dịp Tết vừa vồi, là lúc thường hút hàng, nhưng nhiều công ty may mặc đã bị thất thu khá nặng khi lượng quần áo người lớn, chẳng hạn, bán hồi tháng Giêng vừa rồi chỉ được khoảng 94% so với cùng kỳ năm ngoái. Do tình trạng đơn đặt hàng bị giảm mạnh, nên đã có một số doanh nghiệp tại những nơi như Vũng Tàu, Bình Dương, Đồng Nai, Long An … đã phải ngưng hoạt động, ảnh hưởng tới công ăn việc làm của hàng loạt công nhân may mặc. Hồi tháng 11/2008, khi lên tiếng với báo VietnamNet, ông Diệp Thành Kiệt, Phó Chủ tịch Hội Dệt may TPHCM có cảnh báo về vấn đề phá sản, cho rằng “đến thời điểm hiện nay hiện tượng phá sản đang bắt đầu diễn ra với các doanh nghiệp có sức đề kháng yếu kém, đầu tư dàn trải nhiều ngành nghề ngoài dệt may”. Ông Diệp Thành Kiệt viện dẫn số liệu thống kê của Trung Quốc cho thấy 67 nghìn doanh nghiệp ở Hoa Lục bị phá sản, nên ông tiên đoán rằng “sắp tới Việt Nam sẽ bị tác động, trong đó chắc chắn lĩnh vực dệt may sẽ bị thiệt hại nặng”. Và ông nêu lên lý do chính là các hợp đồng đặt hàng đang trên đà giảm mạnh do nhu cầu thị trường Mỹ, châu Âu, và cả Nhật Bản bị hạn chế đáng kể. tìm hiểu thêm về khó khăn hiện giờ của ngành dệt may Việt Nam, và được ông Ngô Đăng Tiến, Trưởng phòng kinh doanh xuất nhập khẩu thuộc Công 161

ty cổ phần may Việt Thắng tại TPHCM cho biết: Sức tiêu thụ tại các thị trường Mỹ, châu Âu giảm nên dĩ nhiên đơn đặt hàng may của Việt Nam xuất khẩu sang các thị trường ấy cũng bị giảm theo. Các nhà máy hiện ít đơn hàng hơn. Lượng hàng hiện giờ họ giảm tới 20 – 30%. Như vậy số công nhân dệt may Việt Nam hiện trong tình trạng ra sao? Ông Ngô Đăng Tiến: Bây giờ những công ty nào còn đủ sức thì họ cũng bù cho công nhân để giữ số công nhân đó lại làm cho tương lai sau này. Còn những công ty nào không đủ mạnh về tài chính để giữ công nhân lại thì chắc là họ phải đóng cửa hay là họ chuyển qua làm một ngành nghề khác. Ông vừa nhắc tới việc “đóng cửa” thì trong mấy ngày nay, nhiều nguồn tin trong nước đề cập tới chuyện có nhiều doanh nghiệp dệt may Việt Nam đang đứng trước nguy cơ bị đóng cửa. Vấn đề này ra sao? Ông Ngô Đăng Tiến: Công ty tôi cũng nằm trong số đó. Nhưng hiện giờ tôi vẫn còn đơn hàng nên vẫn duy trì hoạt động được. Khi mình làm ra hàng với chất lượng tương đối khá thì vẫn còn khách hàng, tuy số lượng có giảm. Còn những doanh nghiệp nhỏ, đa số gia công lại, tôi nghĩ chắc chắn không tồn tại nổi. Cũng có tin cho rằng hàng dệt may Việt Nam xem chừng như thất thế đáng ngại trước hàng dệt may Trung Quốc – về giá cả và mẫu mã đa dạng. Vấn đề này như thế nào? Tại vì Trung Quốc có lợi thế hơn, họ có đủ điều kiện, từ máy móc, nguyên vật liệu… có sẵn tại nước họ. Còn mình một phần phải nhập khẩu, nên bất lợi hơn họ. Nghe nói ngành dệt may Việt Nam hiện dự tính giảm bớt mức lệ thuộc vào các thị trường truyền thống như Mỹ, châu Âu, và quay sang chú trọng tới những thị trường mới như Trung Đông, châu Phi… Xin ông cho biết về triển vọng này? Việc đó thì chúng tôi cũng đã thực hiện, nhưng thị trường Trung Đông, châu Phi không nhiều bằng thị trường châu Âu và Mỹ. Dù sao thì những thị trường mới này cũng là yếu tố giúp giải quyết khó khăn hiện nay khi các doanh nghiệp Việt Nam thiếu những đơn hàng từ châu Âu, Mỹ. Đây chỉ là một bước thôi, và cần thời gian lâu dài mới giải quyết được. Trong tình hình hiện nay, chính phủ có trợ giúp gì cho công nhân dệt may không? Có. Hiện nay chính phủ Việt Nam bù lãi suất cho các doanh nghiệp làm hàng, cho vay vốn lưu động. Hiện chúng tôi vẫn được hưởng việc cho vay với lãi suất 8% hay 6%/năm, nhà nước bù lại cho chúng tôi 4% lãi suất để công ty chúng tôi đỡ khó khăn hơn. Đó là việc giúp công ty, thế còn công nhân thì sao? Nếu khan hiếm hàng, công ty lấy nguồn dự trữ bù cho công nhân. Chúng tôi có dự trữ từ năm ngoái rồi, vì dự đoán được khó khăn này. Trong khi đó, ông Diệp Thành Kiệt, Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt may TPHCM cũng lưu ý thêm qua báo VietnamNet rằng mặc dù Việt Nam đã gia 162

nhập WTO, nhưng “hầu hết doanh nghiệp Việt Nam chưa được trang bị kỹ lưỡng để hội nhập nên đã bị ảnh hưởng tiêu cực từ sự suy thoái kinh tế thế giới, đặc biệt là Mỹ - thị trường xuất khẩu dệt may lớn nhất” của Việt Nam. Các chuyên gia cảnh báo rằng tình hình dệt may Việt Nam sẽ còn gặp rắc rối hơn nữa khi giá hàng hóa tại các thị trường nhập khẩu chủ chốt hàng dệt may của Việt Nam, như Mỹ, châu Âu, dự trù cắt giảm hơn 20%, trong khi chính Mỹ sẽ giảm nhập lượng hàng dệt may của Việt Nam tới 15%. Điều này có nghĩa là hàng dệt may Việt Nam sẽ gặp phải sức cạnh tranh gay gắt ở thị trường nước ngoài trong thời gian tới. Những quyết định mới đây của Nhà nước Việt Nam trong giải pháp kích cầu có giúp giảm bớt tình trạng thất nghiệp và các vấn đề an sinh xã hội trong khu vực nông thôn? Phỏng vấn Giáo sư Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, để tìm hiểu thêm chi tiết. Gói kích cầu - Thưa Giáo sư, xin cảm ơn ông đã dành thời gian cho chúng tôi trong cuộc phỏng vấn ngày hôm nay. Chúng tôi xin được hỏi là với gói kích cầu vừa được nhà nước quyết định thực hiện, Giáo sư có cho rằng những yếu tố trong các lĩnh vực mà nhà nước đưa ra thì khả năng thành công có cao hay không? + Bây giờ gói kích cầu mới bắt đầu được thực thi nên để đánh giá hiệu quả của nó có lẽ phải cần thêm thời gian. Trong hoàn cảnh khó thì kích cầu là việc để khởi động lại nên không phải dễ thực thi ngay được. Tôi nghĩ chuyện cho vay có tác dụng kích thích nhưng để vay được thì còn cần thêm những quyết định khác, thí dụ như có bán hàng được hay không, sản xuất thì thị trường có chấp nhận hay không, bản thân doanh nghiệp đó có thể chưa đáp ứng được đòi hỏi thị trường chứ không phải chỉ riêng có vấn đề lãi suất. Tuy nhiên, Chính phủ cũng đã cố gắng hỗ trợ một phần cho doanh nghiệp bằng việc giảm lãi suất, còn những yếu tố khác thì doanh nghiệp cũng phải nỗ lực thêm, nếu tất cả doanh nghiệp đều trông cậy vào gói kích cầu, coi đó như một phép thần thì tôi nghĩ là không được. Cho nên ở đây phải có một sự nỗ lực ở cả hai phía, từ phía nhà nước lẫn phía doanh nghiệp. - Nhiều người cho rằng lãi suất hỗ trợ 4% nhà nước đưa ra để kích thích sản xuất là vẫn chưa đủ mạnh để thúc đẩy doanh nghiệp vay vốn ngân hàng. Giáo sư có chia sẻ gì về vấn đề này? + Không chỉ vấn đề lãi suất, nhà nước còn có chương trình hỗ trợ thêm cả về thuế, tức là cắt giảm thuế doanh nghiệp ở mức độ khá lớn, điều này cũng là một biện pháp trong gói kích cầu để hỗ trợ cho doanh nghiệp. Tôi nghĩ là tình hình đang khó khăn thêm nên cũng đừng quá kỳ vọng rằng có gói kích cầu thì mọi chuyện sẽ suôn sẻ. 163

Nạn thất nghiệp - Giáo sư đã biết thì tình hình thất nghiệp tại Việt Nam đang có dấu hiệu ngày càng trầm trọng vì ảnh hưởng suy thoái toàn cầu đã rất rõ. Tuy đã được cảnh báo, nhưng trong gói kích cầu này nhà nước không đưa ra những biện pháp cụ thể nào để đối phó với tình hình này. Giáo sư có những suy nghĩ như thế nào về vấn đề này? + Chuyện thất nghiệp, mất việc làm cũng được cảnh báo từ trước, nhưng tôi nghĩ rằng để hình dung hết mức độ nghiêm trọng của nó thì chưa, và tình hình thế giới còn xuống nữa, khủng hoảng thế giới còn chưa chạm tới đáy thì tình hình Việt Nam sẽ còn tiếp tục khó khăn, bởi vì nền kinh tế Việt Nam phụ thuộc rất nhiều vào thị trường bên ngoài. Trong giai đoạn tới tôi nghĩ rằng vấn đề việc làm sẽ vẫn còn tiếp tục khó khăn, và do đó nó phải được coi là vấn đề ưu tiên hàng đầu trong nỗ lực của chính phủ khi yểm trợ cho nền kinh tế. Chính phủ đã tuyên bố coi đây là mục tiêu ưu tiên, tuy nhiên cách chính phủ đặt ra để hướng tới việc làm là cố gắng duy trì đầu tư, tăng đầu tư để duy trì tăng trưởng. - Riêng về vấn đề an sinh xã hội thì có vẻ nhà nước vẫn chưa chú trọng đúng mức. Giáo sư có những đề nghị gì về vấn đề này? + Cho đến bây giờ, những yếu tố ban đầu về mặt an sinh xã hội cũng đã có nhưng tôi nghĩ là chưa đủ, và trong tình hình khó khăn hiện nay, vẫn lại là câu chuyện giữa chính phủ và doanh nghiệp phải chia sẻ chứ không chỉ là chính phủ. Có hai cách là như cuối năm có hỗ trợ cho những người thất nghiệp, rồi những người lương thấp trong chuyện tết nhất. Tới đây, chúng tôi thấy kích cầu cũng là một biện pháp, rồi giải quyết những câu chuyện liên quan đến địa phương, rồi trong khu vực nông thôn-nông nghiệp sẽ có những hướng được bàn luận cụ thể hơn, chứ hiện nay thì do đầu năm mới duy trì tăng trưởng để hạn chế thất nghiệp thì cách tiếp cận cần phải có những điểm cụ thể hơn nữa. - Trong giải pháp kích cầu cho nông thôn nhà nước không chi tiền cho mục tiêu hỗ trợ nông dân bán nông phẩm mà họ sản xuất, trong trường hợp người nông dân bị ảnh hưởng bởi suy thoái toàn cầu và nông sản không xuất khẩu được thì sao, thưa ông? + Năm 2008 có nhiều bài học liên quan tới câu chuyện chính phủ phải có phản ứng thế nào trước tình hình thị trường nông sản thế giới lên xuống. Có lẽ bài học này sắp tới sẽ được suy xét cẩn thận hơn. Vấn đề này, chính phủ cũng đã họp và cũng đã kiểm điểm rất nhiều, và tôi cho rằng khi tình hình xảy ra thì cách phản ứng sẽ linh hoạt hơn. Hiện nay tình hình chung là khó nên tình hình nông thôn cũng được bàn luận nhiều, nhưng khi có những việc được đặt ra cụ thể thì sẽ có những giải pháp cụ thể. Phương hướng chung,

164

tôi nghĩ trong năm nay một là việc làm, hai là khu vực nông thôn sẽ được quan tâm sát sao hơn./. -------------------------------------

Làm gì để vượt qua rào cản kỹ thuật trong thương mại dệt may? 29/9/08 Ngành dệt may hiện đang giữ vị trí quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam; sử dụng hơn hai triệu lao động, kim ngạch xuất khẩu năm 2007 đạt 7,785 tỷ USD, đứng thứ hai sau dầu khí. Năm 2008 phấn đấu đạt 9,5 tỷ USD. Là một ngành kinh tế định hướng xuất khẩu với các thị trường chính là Mỹ, EU và Nhật Bản. Từ tháng 1-2007, Việt Nam gia nhập WTO, rào cản về hạn ngạch đã dần được dỡ bỏ, rào cản về điều tra chống bán phá giá hàng dệt may Việt Nam tại Mỹ có thể được dỡ bỏ vào đầu năm 2009, thế nhưng các rào cản kỹ thuật đối với hàng dệt may không những không giảm mà còn có tín hiệu gia tăng. Ðó là những thách thức đối với các doanh nghiệp dệt may Việt Nam. Bắt đầu từ tháng 2-2009 Ủy ban An toàn sản phẩm tiêu dùng Hoa Kỳ (CPSC) sẽ tăng cường giám sát nghiêm ngặt hơn nữa các quy định về an toàn sản phẩm như tính dễ cháy của vải, cấm tuyệt đối các sản phẩm có dây thắt ở vùng cổ trên áo, đặc biệt là áo trẻ em. Nếu trước đây luật quy định buộc tái xuất các sản phẩm vi phạm an toàn khi nhập khẩu vào Mỹ thì nay quy định mới cho phép CPSC có quyền tiêu hủy các sản phẩm vi phạm về tính an toàn. Ngoài ra, mức phạt đối với các nhà nhập khẩu hàng dệt may của Mỹ khi vi phạm cũng sẽ tăng lên đến 15 triệu USD, thay vì vài triệu USD như trước đây. Với thị trường EU, các rào cản kỹ thuật thể hiện rõ nhất ở các yêu cầu của luật sản phẩm về vấn đề môi trường, sức khỏe và an toàn của người tiêu dùng. Các vấn đề chính trong các luật sản phẩm với các sản phẩm dệt may là: Cấm bán hoặc lưu thông các sản phẩm dệt may, da giày có chứa các chất nghi là có hại với sức khỏe con người hoặc cho phép ở mức rất thấp. Thí dụ như cấm lưu thông các sản phẩm có chứa thuốc nhuộm azo nghi gây ung thư; hạn chế sử dụng các sản phẩm có chứa các kim loại nặng như Ca-di-mi, Ni-ken, Crôm; cấm nhập khẩu và bán các sản phẩm có chứa Pentachlorophenol (PCP); cấm sử dụng thuốc nhuộm nhiễm dioxin và Furan; cấm các sản phẩm dệt có chứa Phóc-môn-đê-hýt... các quy định an toàn 165

về khả năng cháy của vật liệu dệt may và các quy định về ghi nhãn sản phẩm dệt. Luật Hóa chất mới của châu Âu ( REACH) bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1-62008. Theo đó, các nhà sản xuất hoặc xuất khẩu hàng hóa sang EU đều phải đăng ký các thông tin về các hóa chất có trong sản phẩm của mình. Từ tháng 12-2008 trở đi, bất kỳ sản phẩm nào có chứa hóa chất mà không đăng ký trước sẽ phải trải qua quá trình đăng ký chi tiết và kéo dài trước khi có thể xuất khẩu hàng hóa sang EU. Các sản phẩm dệt may của Việt Nam xuất khẩu vào EU đều chịu tác động của REACH, cho nên các doanh nghiệp dệt may phải đáp ứng các yêu cầu đăng ký các hóa chất, hợp chất trung gian và các sản phẩm có chứa hóa chất; công bố thông tin về các chất được xem là có hại tới sức khỏe người sử dụng (các chất có nguy cơ cao) và hàm lượng của chúng trong sản phẩm. Các doanh nghiệp dệt may phải có khả năng cung cấp cho khách hàng của họ các thông tin về việc sử dụng hóa chất. Các doanh nghiệp không có khả năng tuân thủ các quy định này có thể bị giảm thị phần, thậm chí là mất thị trường. Theo Phó Tổng thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam Nguyễn Sơn, để mở rộng thị trường xuất khẩu, thâm nhập tốt vào thị trường tiêu thụ lớn như Hoa Kỳ, EU... các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam phải nâng cao hơn nữa chất lượng sản phẩm, độ an toàn, cải tiến công nghệ sản xuất. Ông R. O'Brien, Giám đốc văn phòng các chương trình quốc tế và liên Chính phủ của CPSC cũng cho rằng, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam nên chủ động tìm hiểu thông tin của từng loại sản phẩm nhập khẩu vào Hoa Kỳ với cơ quan quản lý trực tiếp mặt hàng đó để tránh rủi ro đáng tiếc, như yêu cầu các nhà nhập khẩu cung cấp danh sách danh mục các tiêu chuẩn hàng hóa tự nguyện và tiêu chuẩn bắt buộc để nắm được thị trường Hoa Kỳ "cấm cái gì" và "cần cái gì". Trong trường hợp những yêu cầu này không hợp lý, doanh nghiệp Việt Nam hoàn toàn có quyền từ chối để tránh trường hợp tái xuất trả lại hàng hóa thậm chí bị tiêu hủy, nếu không, thiệt thòi sẽ thuộc về các doanh nghiệp Việt Nam. Viện trưởng Dệt may (Tập đoàn Dệt may Việt Nam) Nguyễn Văn Thông cho biết, Viện đã tiến hành xây dựng tập tài liệu về rào cản hàng dệt may vào các thị trường nhập khẩu, hướng dẫn doanh nghiệp tuân thủ, đồng thời 166

tập trung triển khai dự án đầu tư phòng thí nghiệm, đào tạo nguồn nhân lực do Chính phủ Bỉ tài trợ để tháng 12-2008 hoàn thiện, đạt tiêu chuẩn kiểm tra các chỉ tiêu về sinh thái trên các nguyên liệu sản xuất hàng dệt may theo tiêu chuẩn quốc tế. -----------------------------------------------------------

Việt Nam có thể vào Top 5 về xuất khẩu dệt may Thứ trưởng Bộ Công thương Bùi Xuân Khu cho biết, Việt Nam đang phấn đấu lọt vào nhóm 5 nước sản xuất và xuất khẩu dệt may lớn nhất thế giới từ nay đến 2015. Hiện Việt Nam đang đứng trong tốp 10 nước sản xuất và xuất khẩu nhiều nhất mặt hàng này. Để đạt mục tiêu trên, ngành dệt may Việt Nam có kế hoạch phát triển trồng bông tập trung phục vụ cho sản xuất và xuất khẩu hàng dệt may, với diện tích 40.000 ha sẽ được triển khai tại các tỉnh duyên hải miền Trung và một phần Tây Nguyên. Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) và các doanh nghiệp cần đầu tư khoảng 6.500 tỷ đồng để trồng cây bông vải và sản xuất xơ sợi tổng hợp. Ngoài ra, Vinatex phối hợp cùng Tập đoàn Dầu khí Việt Nam xây dựng nhà máy sản xuất xơ polyester đầu tiên ở Việt Nam, với công suất 400 tấn xơ thông thường, 50 tấn xơ đặc biệt và 50 tấn hạt chip/ngày, với tổng mức đầu tư khoảng 3.000 tỷ đồng. MỤC LỤC 1/ 3 điểm chính của chính sách kinh tế 2009……………………….Tr. 33 2/ 10 năm Việt Nam gia nhập APEC ………………………………Tr.101 3/ 10 năm tham gia APEC: VN không ngừng nâng cao vị thế!..........Tr.100 4/ ADB cho vay 410 triệu USD..........................................................Tr.155 5/ Bảo đảm an ninh kinh tế trong giai đoạn KHTC …………………Tr.36 6/ Bơm thêm tiền, lạm phát có ảnh hưởng?.........................................Tr.61 7/ Bức tranh kinh tế nước ta đang sáng dần …………………………Tr.43 8/ Bước khởi đầu của ngành công nghiệp lọc - hóa dầu nước ta……..Tr.66 9/ Chuyển dịch cơ cấu kinh tế...............................................................Tr. 55

167

10/ Cú huých từ khúc ruột miền trung……………………………… . Tr.73 11/ “Cửa” mở rộng hơn cho hàng Việt vào Nhật……………………...Tr.140 12/ Dệt may Việt Nam giành ưu thế tại Mỹ…………………………...Tr.157 13/ Doanh nghiệp VN được khuyến khích đầu tư ra nước ngoài …….Tr.152 14/ Dung Quất, nhân tố “lợi hại” bình ổn giá xăng dầu………………..Tr.82 15/ "Đất nước ta sinh ra là để hội nhập"……………………………….Tr.109 16/ Ðón mừng dòng sản phẩm đầu tiên của NMLD Dung quất………..Tr.70 17/ EU coi Việt Nam là đối tác thương mại quan trọng ………………Tr.123 18/ FDI năm 2008 không chỉ có màu hồng……………………………Tr.146 19/ Hai năm gia nhập WTO: Còn sớm để đánh giá……………………Tr.107 20/ Hiệu quả dự án Dung Quất sẽ ra sao khi giá dầu giảm?....................Tr.76 21/ Kiều hối năm 2008 đạt 8 tỷ USD………………………………….Tr.155 22/ Kiều hối gửi về nước tăng mạnh ………………………………….Tr.156 23/ KTTG năm 2008 và tác động đối với Việt Nam …………………..Tr.1 24/ Kinh tế năm 2009 : Thị trường nội địa là phao cứu sinh…………...Tr. 64 25/ Kinh tế Việt Nam có vượt qua cơn bão tài chính Mỹ? ……………..Tr 22 26/ Làm ăn với người Nhật…………………………………………….Tr.137 27/ Làm gì để vượt qua rào cản kỹ thuật trong thương mại dệt may?....Tr.163 28/ Làm thế nào để giảm nhập siêu?......................................................Tr.136 29/ Mấy vấn đề cần quan tâm trong mở rộng hợp tác KTQT………… Tr.56 30/ Mẻ xăng dầu made in VN đầu tiên ra lò……………………………Tr.80

168

31/ Năm 2008, hơn 64 tỷ USD vốn FDI đăng ký vào VN….…………Tr.145 32/ Năm 2008, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 13%.........................................Tr. 47 33/ Nhìn lại KT Việt Nam 2008 trong bối cảnh KH TC thế giới………..Tr.9 34/ Ngành dệt may Việt Nam gặp khó khăn………………………….Tr.159 35/ Ngoại thương Việt Nam năm 2008……………………………….Tr.111 36/ Những điểm nổi bật của xuất nhập khẩu 2008 …………………..Tr.116 37/ Sản phẩm xăng dầu “Made in Việt Nam”…………………………Tr.87 38/ Tham gia APEC: VN giảm được chi phí giao dịch ………………Tr 105 39/ Thấy gì từ những con số thống kê năm 2008?.................................Tr. 27 40/ Tình hình kinh tế Việt Nam tốt hơn so với hồi giữa năm………….Tr. 46 41/ Tình trạng lạc hậu trong sản xuất lúa gạo của Việt Nam………….Tr.128 42/ Tiếp tục thực hiện các cam kết về hợp tác kinh tế quốc tế…………Tr.90 43/ Thu nhập dầu thô của Việt Nam giảm mạnh……………………….Tr.89 44/ Trung Đông và Châu Phi-Thị trường tiềm năng …………………Tr.142 45/ Việt Nam sau 10 năm gia nhập APEC: Vững bước hội nhập …..Tr.98 46/ Việt Nam – Mười năm gia nhập APEC………………………….Tr.95 47/ Việt Nam - dấu ấn của sự đổi mới………………………………..Tr. 48 48/ Việt Nam đầu tư vào dự án "Bản hiện đại" tại Lào ……………..Tr. 153 49/ Việt Nam mất 51 năm mới theo kịp Indonesia……………………Tr. 31 50/ Việt Nam với những nỗ lực thúc đẩy hợp tác trong APEC ……….Tr.91

169

51/ Việt Nam có tránh được cơn bão khủng hoảng tài chính? …………Tr.24 52/ Việt Nam và EU kết thúc vòng 2 đàm phán Hiệp định khung ……Tr.144 53/ Xuất khẩu gạo 2009 - sự khởi đầu thuận lợi………………………Tr.124 54/ Xuất khẩu gạo sang châu Phi: Còn thiếu thông tin………………..Tr.127 55/ Xuất khẩu thủy sản 2009 …………………………………………Tr.134

170

Related Documents