Kỹ thuật tạo hình và chăm sóc bon sai Đặc điểm: Các loại kiểng cây như thiên tuế, cau, trúc đùi gà, trúc Nhật, Thiết mộc lan, tùng, Trắc bách diệp... rất cần được bón phân thường xuyên để duy trì thế cây và tán cây được cân đối Nguyên tắc tạo hình: - Tạo cân đối: Một cây thiết kế đẹp cần có sự cân bằng toàn diện, từ sự tạo hình, uốn nắn cấu trúc của cây đến sự kết hợp giữa cây và chậu. Có ba nhân tố chính cần lưu tâm: + Rễ cây ăn lan: Rễ cây lộ ra trên mặt đất làm tăng thêm ấn tượng về sự trưởng thành và tính chất của cây. Đây là một trong những nét đặc trưng thú vị nhất của nghệ thuật cây cảnh. Rễ cây cần lan ra nhiều hướng quanh thân và bò rộng ra, tạo cho thân cây chỗ tựa chắc chắn. + Thân cây: Nét đặc trưng quan trọng nhất của thân cây là có ngọn đẹp (gốc to, ngọn nhỏ). Sự dày dặn ở dưới sẽ làm tăng vẻ trưởng thành, nhưng cây mọc thẳng tắp cũng sẽ làm hỏng sự hài hòa trong kiểu dáng. Phải tìm loại vỏ cây có cấu tạo và màu sắc phù hợp với đường nét, kèm theo tuổi tác, vẻ dày dạn phong sương cũng là điều hấp dẫn của cây cảnh. + Cành cây: Cành cây tạo nên cấu trúc căn bản của hình bóng cây. Bạn có thể điều chỉnh nó bằng phương pháp cắt tỉa và buộc uốn dây kẽm. Hãy ngắm kỹ sự sắp đặt của cành mọc lên và lan ra quanh cây như một cầu thang xoắn ốc, hình dung sự hài hòa cân đối quanh thân cây. Cành khỏe mạnh đầu tiên nằm ngang phải là hàng thứ ba tính từ dưới lên trên. Mỗi cành phải thon dần từ thân và hẹp dần ở ngọn. Ngoài ra cần chú ý đến sự cân đối giữa cây và chậu về tất cả những đặc điểm tạo dáng và vị trí của cây trong chậu. Những điều cần tránh: Những cành tăng trưỡng quá lớn không làm đẹp cho yếu tố thiết kế, hãy cắt bỏ chúng đi. Tránh để những cành mọc đâm ngang và lan từ cùng một chỗ trên thân, hay mọc đối diện với cành khác ở cùng một độ cao trên thân. * Tạo hình bằng dây kẽm: Với kỹ thuật này có thể tạo cây cảnh bằng cách thay đổi hướng của thân và nhánh cây. Những cành mọc chĩa lên có thể uốn ngang hay vuốt xuống để tạo ấn tượng già dặn, trưởng thành. Uốn kẽm loại cây xanh quanh năm ở thời điểm nào cũng được (nhưng với các loại như tùng bách thì thời điểm tốt nhất là cuối mùa thu đến đầu mùa xuân). Nên uốn cây rụng lá theo mùa vào cuối xuân (trước khi cây đâm chồi) hay cuối thu (trước khi ngủ đông). Thực tế, chúng ta nên dựa vào dạng cây để chọn những cành mềm, dẻo, dễ uốn và không bị tách nhánh. Cách quấn kẽm: + Quấn thân cây: Cắt một sợi dây có chiều dài gấp 3 lần nhánh hay thân cần quấn. Có thể quấn dây lượn quanh thân một góc 45o, đó là cách quấn hiệu quả nhất. Cách quấn: Cắm một đầu kẽm xuống đất, đầu tiên quấn quanh gốc cây, sau đó quấn lên thân cây. Nếu muốn quấn thêm một lần nữa, bạn nên quấn sát với sợi dây trước và nhất thiết không quấn chồng lên nhau.
+ Quấn nhánh: Bắt đầu quấn từ dưới. Đồng thời quấn dây xen kẽ theo chiều dài của nhánh đến khi làm xong nguyên cây (trở lại quấn trên những cành non thật tỉ mỉ). Hoặc chúng ta quấn cùng một lúc cả nhánh chính và nhánh phụ trước khi quấn tiếp. Sử dụng dây mảnh hơn cho bề dày của nhánh thon. Thông thường, hãy quấn hai nhánh cùng một lúc với cùng một sợi dây quấn, quấn quanh để tạo thế dựa thân. Ở những nơi có nhánh đơn, thì nên quấn liên kết với nhánh khác, buộc chặc đầu dây bằng cách gài nó dưới vài vòng đầu tiên. + Bao lâu thì gỡ dây quấn? Điều này còn tùy thuộc độ dày của thân, cành, loại cây, chất lượng và tuổi cây. Nên thường xuyên kiểm tra dây quấn để đảm bảo dây quấn để đảm bảo dây không hằn vào vỏ khi cây phát triển. Tháo dây quấn trong khoảng ba đến sáu tháng với những cây rụng lá theo mùa, sáu đến mười hai tháng với cây xanh quanh năm. Phải cẩn thận khi chọn cỡ dây phù hợp với độ lớn và sự phát triển của cây. Nên thay đổi cỡ dây quấn theo độ dày của thân nhánh thì cỡ dây phải nhỏ dần, cỡ dây tương ứng bằng 1/6 đến 1/3 đường kính của cành hoặc thân chọn quấn. Để tháo dây quấn, tốt hơn hết bạn nên cắt dây thành những đoạn nhỏ, nhằm giảm bớt sự rủi ro, hư hại cho cây. Sang chậu và thay đất: Khi đất trong chậu đã cạn kiệt chất bổ dưỡng thì Bonsai có hiện tượng: Cây không còn tươi tắn, có hiện tượng xuống sức, bộ lá kém tươi và bắt đầu nhuốm vàng bệnh hoạn, các cành như không thể cất cao lên được, nhiều rễ con lồi lên mặt đất chậu, lớp đất trên bề mặt chậu mỏng dần đi. Những triệu chứng trên cho thấy đã đến lúc thay đất cho cây. Theo thời tiết nước ta thì nên sang chậu vào mùa xuân hay trước mùa mưa khi cây bắt đầu đâm chồi, nảy lộc và đó là thời tiết mát mẻ. Dùng dao cùn xắn từ từ phần đất sát thành chậu cho đến khi bầu đất và thành chậu được tách ra hay trước đó một buổi ta tưới nước cho đất thật nhão, như vậy chỉ cần nghiêng chậu là lấy cây ra được. Tiến hành cắt bỏ rễ lớn và rễ con đã quá già và chỉ chừa lại những rễ non. Nên dùng loại kềm bén để hớt bớt rễ, vết cắt cần cho ngọt, không được giập nát. Bộ rễ sau khi xử lý xong phải được gọn gàng. Đây cũng là dịp tốt để ta cắt tỉa những cành, nhánh mọc không đúng cách, hoặc sửa đổi chúng. Bón phân: Bón phân định kỳ 1-2 tháng/lần, lượng bón cho mỗi cây/đợt tùy theo cây lớn nhỏ như sau: - 20-30 gam Compomix - 5-10 gam NPK 20-10-10 Nếu trồng cây trong chậu thì cứ 3-4 tháng thay đất một lần bằng cách bỏ bớt 1/4-1/3 đất củ trong chậu thay bằng hỗn hợp đất sạch Compost Đầu Trâu. Phun phân bón lá Đầu Trâu: - Thời kỳ cây đang lớn hoặc sau cắt tỉa: Pha 1-2gam Đầu Trâu 501 trong 1 lít nước, phun định kỳ 7-10 ngày/lần. - Thời kỳ sau khi chuyển chậu hoặc cắt tỉa: Pha1-2 gam Đầu Trâu 701 trong 1 lít nước, phun định kỳ 7-10 ngày/lần. - Phun dưỡng cây định kỳ bằng cách pha 1-2gam Đầu Trâu 901 trong 1 lít nước, phun định kỳ
7-10 ngày/lần.
Chăm sóc cây sanh Đặc điểm hình thái cấu tạo: Là cây thân gỗ, trong điều kiện tự nhiên có thể đạt chiều cao 15-20m, có khả năng phân cành cao và trên thân hoặc cành thường là hình các u bướu và các sống gờ do sự sinh trưởng mạnh. Ngoài rễ dưới đất, sanh còn hình thành rễ ở trên bề mặt đất từ cành lớn hoặc thân. Rễ này thường gọi là rễ khi sinh hình thành nhiều trong mùa mưa, ẩm và có hai loại phân biệt ở khả năng ăn dài xuống đất hình thành rễ cọc cho cây . Cành dẻo dễ uốn. Lá xanh dày và phân bố trên cành với mật độ cao tạo ra phần tán lá rậm rạp, xum xuê. Quả khi chín có màu vàng trong có hạt và có khả năng mọc mầm tạo ra cây con theo lối sinh sản hữu tính. Ngoài phương thức sinh sản này thì phương thức nhân giống chủ yếu của Sanh là nhân bằng con đường vô tính từ các cành, rễ. •
Nguồn gốc, nhu cầu sinh thái: Sanh có mặt ở các vùng nhiệt đới ẩm và hiện nay thường gặp hầu hết các vùng của đất
nước Việt Nam . Chúng sinh trưởng và phát triển tốt ở vùng có khí hậu nhiệt đới ẩm (nóng và mưa nhiều ) và hình thành các trồi lá mạnh vào mùa mưa. Yêu cầu nước cao để sinh trưởng và phát triển, có khả năng chịu ngập úng ở thời gian dài. Khi khô hạn hoặc thiếu nước cây sinh trưởng chậm, hình thành các lá vẩy bao vây lấy điểm sinh trưởng ngọn cành hay thân và trên thân thường xuất hiên các điểm lồi trắng. Sanh cũng được trồng ở những vùng đông lạnh. Sanh thích hợp trên nhiều loại đất và có thể bám trên đá để sống miễn là có nước cho sinh trưởng của cây. Chúng cũng được trồng trong điều kiện chiếu sáng rất khác nhau nhưng thích hợp nhất là trong điều kiện chiếu sáng tán xạ. * Kỹ thuật nhân giống: Sanh là loại cây rất có thể nhân giống và có thể nhân theo phương thức hữu tính (từ hạt ) và phương thức vô tính ( từ cành râm, cành triết). *Kỹ thuật trồng: Cây con đem trồng ra luống đất hoặc chậu phải có bộ rễ tốt và kích thước nhất định để nhanh tạo được giáng, thế yêu cầu. Đất trồng nên chọn các đất tốt, giàu mùn và có thành phần cơ giới trung bình hay hơi nặng, không nên trồng trên đất sét, gan gà vì như vậy cây
sinh trưởng chậm mặc dù vẫn ra lá, cành. Trong trường hợp đất sấu hoặc đất quá nặng cần bón lót thêm phân truồng làm đất trước khi trồng. Sau khi trồng phải tiến hành chăm sóc thường xuyên như : cắt bỏ các nhánh vô ích, bấm ngọn đặc biệt là tưới giữ ẩm cho đất để duy trì sinh trưởng sự phát triển cuả cây và làm cho thân cây chóng to
Chăm sóc cây cảnh trong nhà Chỉ cần tận dụng những khoảng nhỏ trong phòng khách, phòng ăn hay ban công là có thể tạo được những khoảng xanh lý tưởng. Cây xanh còn được dùng làm vách ngăn trang trí để phân chia không gian trong nhà. Tuy nhiên, cần lưu ý một vài nguyên tắc chăm sóc những loại cây này. Đại phú gia mang phú quý tài lộc đến nhà. T r ong phòng khách, nên đặt cây xanh tại những góc khó trang trí như cạnh tủ TV để làm nhẹ cảm giác nặng nề. Có thể sắp xếp một góc riêng đặt những chậu cây xanh có độ cao thấp khác nhau. Trong phòng ăn, vị trí đặt cây xanh (xương rồng) phù hợp là trên kệ hoặc cạnh bồn rửa. Với cửa sổ, ban công có thể chơi cây treo hoặc sống đời, xương rồng. Nên cho cây tiếp xúc từ từ với điều kiện thiếu sáng trong nhà để cây thích nghi dần với môi trường mới. Khi đem cây vào nhà cần rải một lớp sỏi trắng trên mặt chậu cảnh vừa để trang trí vừa phòng tránh muỗi. Nên dùng chậu cảnh có đĩa đệm bên dưới dễ di chuyển và thoát nước tốt, tránh trồng các loại dây leo có phấn hoặc bụi ảnh hưởng đến hô hấp, tránh để cây xanh trong phòng ngủ, không tốt cho sức khỏe. Ngoài cây xanh, những loại hoa như lan ý, hồng môn, hòn ngọc viễn đông... với nhiều màu sắc là một lựa chọn tạo điểm nhấn sinh động cho ngôi nhà.
Đặt cây xanh ở những nơi khó bài trí đồ đạc. Các cây xanh trồng trong nhà phát triển tốt như đại phú gia, đại liên thanh, bạch mã, thiết mộc lan, lan bạch chỉ (cây thấp), hồng môn, rệu đỏ, thiên thanh Nhật... Với những loại cây này tốn ít công sức và thời gian chăm sóc, xanh tươi quanh năm, nhất là vào mùa xuân, chỉ cần hai năm đảo đất một lần. Vị trí cầu thang ít ánh sáng bạn có thể chơi chậu chơi lá. Chậu
cây nên có chiều cao từ 0,8 đến 1,2 m. Nếu muốn chơi hoa trong nhà thì bạn cần quan tâm đến việc đảo cây thường xuyên ra vị trí có nắng và có chậu cây thay thế để khoảng 1 -3 tháng đảo cây ra ngoài một lần. Khi đảo tránh đảo đột ngột, nên cho cây tiếp xúc từ từ với điều kiện ánh sáng mới. Cây nên để chỗ có ánh sáng mặt trời. Để cây luôn xanh tốt trong nhà, bạn có thể dùng thêm đèn ánh sáng ban ngày (day-light), ánh sáng phát ra từ loại đèn này giống ánh sáng mặt trời nên cây có thể quang hợp được như ngoài môi trường tự nhiên
Kỹ thuật chăm sóc và bón phân cho cây Mai Mai có xuất xứ từ cây hoang dại, có khả năng thích ứng tốt với điều kiện khí hậu nhiệt đới, đặc biệt với khí hậu miền Nam . Cây mai sinh trưởng và phát triển mạnh, có tuổi thọ cao và nếu được chăm sóc chu đáo sẽ cho hoa nhiều và có màu sắc đẹp. Cây mai mỗi năm rụng lá một lần vào cuối mùa Đông (tháng 1 - tháng 2 Dương lịch) và nở hoa vào đầu mùa Xuân, chỉ riêng mai Tứ Qúy là nở hoa quanh năm. Hiện nay nhờ kỹ thuật lai tạo giống, các nghệ nhân đã tạo ra được các giống mai có nhiều cánh, cánh xếp nhiều tầng như mai Huỳnh Tỷ, mai Giảo, mai Cúc, mai Cửu Long…và đa dạng về màu sắc như Bạch Mai, mai Miến Điện, mai Bến Tre, mai Tứ Quý… Kỹ thuật trồng và chăm sóc mai không phức tạp. Tuy nhiên để có một cây mai theo ý muốn của nguời chơi, ngoài những kỹ thuật thường áp dụng như tỉa cành tạo tán, tưới nước, phòng trừ sâu bệnh việc trồng và chăm sóc mai cần chú ý một số điểm sau: 1. Chọn đất trồng mai: * Đất trồng mai trên vườn, líp: Cây mai phát triển tốt trên đất thịt nhẹ có nhiều chất hữu cơ, đất không chua, không bị nhiễm phèn, mặn hoặc các hoá chất độc hại. * Đất trồng mai trong chậu: cần chọn loại đất có các tính chất như trên, trộn theo tỷ lệ khoảng 70-80% đất và 20-30% phân hữu cơ hoai mục theo trọng lượng đất trong chậu. 2. Kỹ thuật bón phân. 2.1 Mai trồng trên vườn, líp: * Bón lót khi trồng: Phân chuồng (phân trâu bò, tro trấu, sơ dừa…) đã qua ủ khoảng 5-10 kg/gốc, vôi bột khoảng 200-300 gr/gốc + 50-100gr lân Đầu Trâu. Toàn bộ lượng phân này được trộn đều trong hố (hoặc rãnh) trước khi trồng cây con. * Bón thúc:
Sau khi trồng khoảng 10-15 ngày, cây bắt đầu ra rễ mới, dùng phân NPK 20-20-15+TE Đầu Trâu hoà loãng để tưới, lượng phân sử dụng từ 50-100 gr/10-15 lít nước, khoảng 20-30 ngày tưới 1 lần. Khi mai đã lớn, lượng phân bón cũng được tăng dần và khoảng cách các lần bón phân xa hơn. Loại phân bón qua đất thích hợp cho mai là NPK 20-20-15+TE hoặc NPK 16-12-811+TE. Lượng bón khoảng 20 -50 gr/gốc/lần bón, cách khoảng 1-2 tháng bón 1 lần. Khi mai đã cho hoa ổn định: Hàng năm cần bón bổ sung phân hữu cơ từ 5-10 kg/gốc. Sử dụng loại phân NPK 20-20-15+TE hoặc NPK 16-12-8-11+TE bón mỗi năm khoảng 3-4 lần với lượng bón như trên vào các đợt: sau khi tàn hoa (sau dịp Tết), cắt tỉa cành; đầu mùa mưa; giữa mùa mưa và trước khi mai nở hoa khoảng 1-1,5 tháng. Cần bón phân theo hốc, theo rãnh sâu từ 5-7 cm theo tàn lá của cây, bón vào vùng có nhiều rễ non phát triển, sau đó lấp đất, giữ ẩm vào mùa khô, thoáng gốc vào mùa mưa. +2.2 Mai trồng trong chậu Tuỳ theo kích thước chậu, lượng bón có thể thay đổi từ 20-50 gr/chậu cho 1 lần bón. Với chậu lớn, cây mai nhiều tuổi có thể bón khoảng 50-80 gr/chậu. Tạo rãnh xung quanh thành chậu, sâu khoảng 3-5 cm, rải phân đều vào rãnh, lấp đất và tưới đủ ẩm. Tránh làm đứt rễ, cây dễ bị nhiễm bệnh qua vết thương. Nếu có điều kiện, hàng năm vào đầu mùa mưa nên thay đất trong chậu bằng đất mới tơi xốp, hoặc bổ sung phân hữu cơ đã hoai mục, lượng bón từ 2-3 kg/chậu. * Sử dụng phân bón lá : Ngoài việc sử dụng phân bón qua đất, phân bón lá có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sinh trưởng và phát triển, bổ sung các chất dinh dưỡng thiếu hụt trong đất, kích thích ra rễ, ra lá, ra hoa theo ý muốn của người chơi mai. Một số loại phân bón lá được nhà vườn quan tâm đó là: Phân bón lá Đầu Trâu 501 thúc ra chồi ra lá, Đầu Trâu 701 thúc ra bông và Đầu Trâu 901 có tác dụng dưỡng bông giúp bông lâu tàn và có màu sắc đẹp. Tương tự nhóm sản phẩm phân bón lá Đầu Trâu 005, Đầu Trâu 007, Đầu Trâu 009 cũng có hiệu quả cao đối với tất cả các loại mai cảnh. Mai vàng thuộc họ Ochnaceae, có tên khoa học Ochna integerima, là cây đa niên, có thể sống trên một trăm năm, gốc to rễ lồi lõm, thân xù xì, cành nhánh nhiều, lá mọc xen. Ngoài thiên nhiên, cây mai tự rụng lá vào mùa Đông và ra hoa vào mùa Xuân. Do đó, ông cha chúng ta đả lảy hết lá vào tháng chạp âm lịch, để kích thích ho cây mai ra hoa rộ vào dịp tết Nguyên đán. Hoa mai thường mọc ra từ nách lá, mới đầu là một hoa to, gọi là hoa cái, có vỏ lụa (vỏ trấu) bọc bên ngoài. Khi vỏ lụa bung ra, thì xuất hiện một chùm hoa con, từ một nụ đến mười nụ, tăng trưởng rất nhanh, độ bảy ngày sau là nở. Trong chùm hoa này, hoa to nở trước hoa nhỏ nở sau, đến vài ba ngày mới nở hết. Mỗi hoa bên ngoài có 5 đài màu xanh, bên trong có 5 cánh màu vàng, ở giữa là một chùm nhụy mang phấn màu xậm hơn. Thường hoa nở 3 ngày thì tàn. Ngày thứ nhất, 5 cánh và chùm nhụy xoè thẳng ra rất đẹp! Ngày thứ hai, 5 cánh vảnh lên và chùm nhụy dụm lại. Qua đến ngày thứ ba, 5 cánh bắt đầu rơi lả tả theo chiều gió, hoa tàn.Hoa nào đậu thì bầu noãn phình to lên và kết hạt. Hạt non màu xanh, hạt già màu đen, hạt chín rụng xuống đất, mọc lên cây con. Cây con vài ba năm sau mới ra hoa bói lần đầu tiên và cứ thế tiếp
tục, mỗi năm mỗi ra hoa. Đó là chu kỳ của cây mai. Để mai chiếu thủy ra hoa vào dịp Tết Loài hoa này trong điều kiện tự nhiên thường ra hoa vào mùa khô và nở rải rác làm nhiều đợt. Muốn điều khiển cho mai chiếu thủy ra hoa vào dịp Tết Nguyên đán, một số nghệ nhân ở vùng Thủ Đức, TP HCM đã làm cách sau: Cách Tết khoảng 45 ngày (khoảng rằm tháng 11 âm lịch) bón cho cây mai một đợt phân (có thể dùng urê hoặc DAP, nếu được loại phân NPK có tỷ lệ đạm, lân, kali tương đối đồng đều nhau như loại 20-20-15 thì càng tốt). Bạn có thể rải trực tiếp phân vào gốc cây, cũng có thể hòa loãng để tưới. Nếu bón trực tiếp thì hàng ngày phải tưới cho phân tan và ngấm vào vùng rễ cây. Sau khi bón 5 ngày tiến hành ngắt ngọn và vặt hết lá, tiếp tục tưới nước giữ ẩm và thỉnh thoảng lại hòa loãng phân kali, phân lân tưới bổ sung. Sau khi bón phân một thời gian thì cây mai ra đọt non, lá và nụ hoa. Cách Tết khoảng 10-15 ngày, hoa bắt đầu nở và đến Tết thì nở bông trắng xóa. Kỹ thuật trồng và chăm sóc Sứ thái Giới thiệu: Cây sứ sa mạc hay còn gọi là sứ Thái có tên khoa học là Adenium Obesum Balt, thuộc họ Apocynaceae (họ trúc đào), có nguồn gốc ở các nước sa mạc Phi châu. Cây sứ trồng bằng hạt có thể ra hoa sau 8 tháng đến 1 năm. Hoa sứ thường có dạng hình phễu nhỏ, xoè 5 cánh to như loa kèn bên ngoài. Tuy nhiên khi đột biến có thể nở ra đến 6-7 cánh rất lạ, đẹp... Chùm hoa từ 3-10 chiếc, thường tập trung ở đỉnh. Trong một chùm hoa, hoa lớn nở trước hoa nhỏ nở sau, mỗi hoa nở khoảng 8-10 ngày mới tàn, cho nên rất lâu mới nở hết chùm hoa. Cây sứ rất nhiều nhánh, nhiều hoa nên hoa nở gần như quanh năm. Một cây có thể ghép lên nhiều giống có màu sắc hoa khác nhau. Cây sứ dễ trồng, khả năng nhân giống nhanh, hoa đẹp, trên một cây có thể ghép nhiều giống sứ có các màu khác nhau. Ngoài vẻ đẹp của hoa cây sứ còn có thể uốn tạo thành cây kiểng, cây thế nhờ bộ rễ rất đẹp. Vì vậy cây sứ được rất nhiều người ưa thích, trồng sứ sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao. 2. Chọn đất trồng: Cây sứ không kén đất. Các loại đất như đất cát, thịt, thịt nhẹ đều trồng được sứ với điều kiện
là đất phải tơi xốp và thoát nước. Có thể trộn hỗn hợp đất trồng sứ như sau: 40 - 50% đất phù sa, cát pha hoặc thịt nhẹ, 50 - 60% chất hữu cơ như xơ dừa mục, vỏ đậu phộng mục, vỏ trấu mục. Nếu đất chua có thể bổ sung thêm vôi, phân lân. Tất cả trộn đều và có xử lý một số thuốc trừ nấm để sát khuẩn, ủ thành đống để sử dụng dần. 3. Cách trồng: Có 2 cách trồng sứ là gieo hạt và giâm cành. Nhưng hiện nay đa số người chơi sứ đều dùng phương pháp giâm cành. Sứ trồng trong chậu là khá phổ biến vì vừa đẹp vừa dễ chăm sóc nên ít người trồng thẳng xuống đất vườn. Chậu trồng sứ cần đục lỗ ở đáy để thoát nước, có thể độn một ít đá, gạch nhỏ dưới đáy chậu, tránh làm đất trồng bịt kín lỗ, hoặc rễ sứ chìa ra ngoài lỗ thoát nước, lâu ngày lớn lên làm bít hết lỗ thoát nước. Dùng đất trồng hoa kiểng Compomix Đầu Trâu đổ đầy đến khoảng 2/3 chậu sau đó đặt cây sứ vào, sửa ở giữa chậu, bộ rễ xoè ra cân đối. Tiếp tục thêm đất sao cho đất chỉ ngập một phần rễ và gần ngang bằng miệng chậu. Bộ củ rễ to nếu có phải nằm lên trên miệng chậu, đất trồng phải thấp hơn miệng chậu, để khi tưới nước không tràn ra ngoài. Cây sứ trồng lâu ngày, bộ rễ phình to, phải chuyển sang chậu mới to hơn, đồng thời nâng bộ rễ cho cao lên khỏi miệng chậu, dáng cây mới đẹp. Sang chậu mới phải đặt cây cho ngay ngắn, nâng bộ rễ lên đồng thời uốn sửa cây theo ý muốn của người chơi sứ, bỏ đất vào khoảng ngang bằng miệng chậu, tưới đủ ẩm. 4. Cách sửa bộ rễ và tạo hình: Cây trồng được 1 - 2 năm thì có bộ rễ khá to, người trồng phải uốn sửa cho đẹp. Bộ rễ cây sứ rất dễ sửa, nhất là cây sứ trồng từ hạt lại càng đẹp vì giữa thân và bộ rễ không có eo như sứ giâm cành hoặc chiết cành. Cây sứ trồng bằng hạt có thân và củ dính liền với nhau như thân người đứng, người nằm, người quỳ gối. Hàng năm vào mùa nắng, ít mưa có thể nâng toàn bộ bộ rễ lên khỏi miệng chậu để tỉa cho thế cây đẹp hơn. Sắp xếp bộ rễ để xoè ra hợp lý, tỉa bỏ bớt các rễ con không cần thiết, mỗi vết cắt đều phải được bôi vôi. Tuỳ theo dáng bộ rễ có thể sửa theo ý muốn của người chơi sứ. Khi uốn sửa bộ rễ thì không nên tưới nước, khi vết cắt hình thành mô sẹo mới được tưới nước. Cũng có thể nhổ hết cây sứ lên, rũ sạch đất, để nơi râm mát cho mềm bộ rễ, rồi mới uốn sửa và cắt tỉa theo hình các con thú, hình người... Để cho sứ lành sẹo mới trồng trở lại, chăm sóc nơi râm mát đến khi cây ra rễ đâm chồi nhánh mới đem ra nắng và tưới nước bình thường trở lại. Muốn cây hoa sứ có dáng thế đẹp thì cần phải uốn sửa cẩn thận.
Cây sứ lâu năm to cao,
cành nhánh nhiều uốn thành nhiều tầng như kiểng cổ, kiểng thế. Cần tỉa bớt những cành nhỏ dư thừa, giữ các cành đúng thế, rồi uốn theo ý muốn.
5. Bón phân: Các loại phân hữu cơ bón thích hợp cho sứ như phân trâu, bò, heo hoai mục, bánh dầu, dùng để bón lúc trồng hoặc khi thay chậu, sửa rễ. Phân vô cơ như đạm, lân, kali, NPK, phân bón lá dùng cho bón thúc định kỳ trong năm. Tùy theo tuổi cây có thể bón phân cho sứ theo loại phân và liều lượng sau: + Cây sứ sau khi ra ngôi (mới trồng từ cành giâm) - dưới 6 tháng tuổi: Hòa loãng 10-15gr phân NPK 20-20-15 + TE hoặc NPK 16-12-8 + TE trong 10-15 lít nước tưới đủ ẩm, cách nhau khỏang 15-20 ngày/lần. Kết hợp dùng phân bón lá Đầu Trâu 005 phun định kỳ 7-10 ngày lần nhằm kích thích ra chồi, lá, rễ. + Cây sứ từ 6 tháng - 1 năm: Bón thúc định kỳ 20-30 gr phân NPK 20-20-15 + TE hoặc NPK 16-12-8 + TE/chậu, cách nhau 20-30 ngày/lần. Kết hợp dùng phân bón lá Đầu Trâu 005 phun định kỳ 7-10 ngày/lần, kích thích ra chồi, lá, rễ. Có thể sử dụng Đầu Trâu 007 phun khi muốn cho sứ ra hoa. + Cây sứ trên một tuổi, có hoa ổn định: Bón thúc định kỳ 20-30 gr phân NPK 20-20-15 + TE hoặc NPK 16-12-8 + TE/chậu, cách nhau 20-30 ngày/lần. Kết hợp dùng phân bón lá Đầu Trâu 005, phun định kỳ 7-10 ngày lần, kích thích ra chồi, lá, rễ. Đầu Trâu 007 kích thích ra hoa và Đầu Trâu 009 có tác dụng dưỡng hoa lâu tàn. 6.Tưới nước: Sứ là cây chịu nắng, điều này rất phù hợp với thời tiết miền Nam , tuy nhiên cũng rất sợ úng nước, cho nên chỉ khi nào nắng khô đất mới tưới. Cây sứ vừa mới trồng, mới sang chậu hoặc cắt cành để giâm không nên tưới nhiều nước. Tưới nước cho sứ phải dùng vòi phun nhuyễn, bình phun hoặc hệ thống bơm phun. 7. Điều khiển ra hoa: Muốn cây sứ có nhiều hoa thì không để cành sứ quá dài, cành phải được cắt sau mỗi đợt hoa tàn, cắt nhiều lần, mỗi lần chỉ cắt cao thêm một đoạn ngắn, nhiều đoạn ngắn sinh thêm ra nhiều nhánh, nhiều nhánh sẽ có nhiều hoa. Muốn sứ ra hoa vào dịp tết cần căn cứ: Nếu lượng mưa đều trong năm, khí hậu ôn hòa thì cắt cành sứ vào dịp rằm tháng 7 âm lịch. Nếu trong năm nắng nhiều, mưa ít, hạn hán kéo dài thì cắt cành sứ muộn hơn vào khoảng đầu tháng 8. Kết hợp phun định kỳ các loại phân bón lá có hàm lượng lân và kali cao như Đầu Trâu 007, Đầu Trâu 009, Đầu Trâu 701, Đầu Trâu 901. Khi thấy lá sứ chuyển từ màu xanh sang màu vàng rồi rụng, ở đầu đọt ngưng phát triển lá non có những mụn lốm đốm là thời kỳ cây đang hình thành nụ. 8. Phòng trừ sâu bệnh: Cây sứ xanh tốt thường có nhiều sâu bệnh chính như:
- Sâu xanh: Nếu thấy trên đọt lá có những đốm đen, đó là do sâu cắn phá, ăn đọt lá non tạo thành. Nhất là sâu xanh, lúc còn nhỏ màu trắng, lớn lên màu xanh, loại sâu này ăn rất nhanh, 2-3 ngày hết cả đọt lá, có thể ăn đứt cả ngọn cây. Dùng một trong các loại thuốc Trebon, Mipcin, Vibasu, Bassa. - Rầy bông và bọ sứ: Rầy bông thân nhỏ dẹp, có nhiều lông tơ khắp chung quanh, bọ sứ thì lớn hơn gấp đôi gấp ba rầy bông, thân hình bầu dục, cũng mang rất nhiều lông tơ và lông đuôi khá dài, thường cắn hút nhựa trên đọt lá và tiết ra một chất nhựa ngọt cho kiến ăn, đồng thời cũng làm rơi rụng rất nhiều phấn màu trắng trên ngọn cây; lâu ngày làm hư thối cả ngọn sứ. Loại rầy và bọ gây hại trên ngọn cây làm hư ngọn cây, trên trái làm hư trái, nhỏ thì rụng, trái lớn thì làm cong queo hạt lép sau này gieo không mọc lên cây con. Khi thấy phải phun thuốc không cho đẻ trứng. Nếu phát hiện rầy, lấy cọ nhỏ quét sạch cả rầy và phấn trắng. Dùng thuốc Vicidi-M 50 ND, Visher 25 ND, Vidithoate 40 ND… - Rệp, nhện đỏ: Nhện đỏ có thân màu đỏ, cũng có nhiều lông tơ, mắt thường khó thấy được, chích hút nhựa lá non, làm cho lá non trở lên đỏ nâu rồi rụng, đọt cây trơ trụi. Hàng tháng nên phun thuốc một lần để phòng ngừa. Thuốc trừ có thể là: Trebon, Bi 58, Kelthane, Viphensa 50ND, D-C Ttron Plus…. - Bệnh thối nhũn: Bệnh thối nhũn là phổ biến nhất ở cây sứ Thái, rất khó trị. Lúc đầu có thể là một chấm đen rồi lan ra rất nhanh, nếu không phát hiện kịp cây sẽ bị thối mềm nhũn. Nhất là trong mùa mưa, có thể làm cho chết cả cây chỉ sau vài ngày. Nguyên nhân: Có thể do vi khuẩn gây ra, khi độ ẩm quá cao hoặc do các vết thương từ sâu rầy gây ra. Phòng trị: Cắt bỏ hết chỗ nào bị thối mềm nhũn, đến hết chỗ lõi cây có đốm đen, nếu không sẽ tiếp tục lây lan thối hết cả cây, lấy vôi bôi vào vết cắt để sát trùng. Dùng thuốc Batocide 12WP, Viben-C, Newkasuran 16.6 BTN… - Bệnh đốm vàng trên lá: Lá sứ sau khi gặp mưa hoặc gió lớn thường sinh ra nhiều đốm nhỏ trên lá màu vàng hoặc nâu như bị phỏng, rồi lan nhanh ra cả lá, sau này sẽ khô quéo lại hoặc rơi rụng. Có khi ăn vào thân cây làm cây mềm thối nhũn từ trên cành xuống qua thân, khi lan đến gốc là cây chết. Có thể do nấm gây ra và lây lan rất nhanh ra cả cây. Phòng trị: Bệnh thường phát triển vào mùa mưa nên khi thấy lá vừa bị đốm vàng là phải cắt bỏ ngay và phun thuốc trừ nấm như Topsin, Appenearb, Dithane, zineb, oxyclorua đồng… Cây sứ bị bệnh rất khó trị nên phải thường xuyên theo dõi để phòng trừ kịp thời.
Thú chơi cây cảnh
Chơi cây cảnh là một nếp văn hoá truyền thống của dân tộc ta. Ban đầu thú chơi này chỉ có những gia đình quyền quý. Ngày nay, thú chơi cây cảnh đã phổ biến đến nhiều tầng lớp, đặc biệt lớp người lớn tuổi. Ông cha ta đã giao lưu văn hoá với các nước lân bang, trong đó có sinh vật cảnh để tạo ra một phong cách riêng, phù hợp với khí hậu tự nhiên của nước ta. Các cụ thường nói: yêu cảnh, yêu hoa hoá ra yêu đời. Đã chơi cây cảnh là phải trồng cây trong chậu, tiếng Nhật gọi là “ bonsai”. Ngày nay ta gọi theo kiểu thông thường là “bồn cảnh”. Bonsai là thú chơi cây cảnh của người Nhật rồi được truyền vào Trung Quốc. Từ đó, các nhà truyền giáo ( nho giáo, phật giáo...) qua thú chơi bonsai đã truyền bá triết lý của mình khắp châu á, trong đó có Việt Nam. Nhìn một chậu bonsai, ta sẽ thấy tập trung trọn vẹn hay một phần vũ trụ. trong cái nhìn tổng thể, ta sẽ thấy được cái hùng vĩ của một cây đại thụ trong thiên nhiên. Ngoài ra còn cảm nhận được mối giao hoà giữa thiên nhiên và con người, thể hiện triết lý con người có thể hoàn thiện thiên nhiên chứ không thể sáng tạo thiên nhiên. Để được những chậu cây cảnh trước tiên phải lấy cây từ nơi hoang dã như sung, si, thông, trắc cũng có thể cấy ghép ở vườn, trồng vào chậu như khế, me, tùng, mai... Những sân cảnh của những nghệ nhân đầy tâm huyết với nghệ thuật chấp nhận từ 10 – 20 năm để hoàn chỉnh một cây thế với những nguyên tắc tạo hình tỷ mỷ và nghiêm ngặt. Gây dựng một chậu cây cảnh lâu năm không phải dễ dàng ai cũng làm được, huống hồ là cả một vườn cảnh. Mỗi người có cách cảm nhận khác nhau và vì thế bồn cảnh cũng có những kiếu dáng khác nhau. Người lớn tuổi, tính tình mô phạm, thích kiếu dáng chịu ảnh hưởng của nho giáo, thể hiện những thế cây: Phúc - Lộc – Thọ, ngũ phúc, phu tử, mẫu tử, huynh đệ, bằng hữu... Người trẻ tuổi thích phóng khoáng, lãng mạn thì tạo thế cây hoành, thế cây nằm ngang hoặc trễ đổ xuống như dòng thác. Chơi cây cảnh, các cụ ngày xưa chú ý 4 yếu tố: nhất hình, nhì thế, tam chi, tứ diệp. Chính vì vậy, ta thấy cây cảnh uốn lượn thành 3 tầng, 4 đoạn thân, 5 chùm nhánh là để tượng trưng cho tam cương ( quần thần, phu tử, phu phụ ), ngũ thường ( nhân, lễ, nghĩa, trí, tín ), tam tòng ( tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử ) và tứ đức ( công, dung, ngôn, hạnh ).
Các nghệ nhân còn sáng tạo nghệ thuật chơi cây cảnh với đặc tính nhân cách hoá cây thành những con vật gần gũi trong thiên nhiên như: nai, ngựa... đến những loài vật có hình tượng như: cá hoá rồng, bộ rễ với nét rồng, thường gặp hất là thế rồng lên, (Thăng long ), rồng xuống ( hạ long, long giáng ) hay thế rồng bay hoặc cuồn cuộn cả một đàn rồng mẹ, rồng con ( quần long ). Chơi cây cảnh lên đến hoàn thiện khi các cụ lấy 10 cây hoa cảnh dáng thế ( thập toàn ) tạo thành 3 bộ chính làm cốt lõi cho nghệ thuật bonsai. Đó là tứ linh, tứ quý và tam đa. Tứ linh gồm 4 loại cây: đa, sung, sanh, si ứng với tứ hình trong động vật: long, lân, quy, phụng. Đây là những cây gỗ lưu niên cùng họ hàng ruột thịt với nhau, chịu được nắng mưa mà vẫn 4 mùa xanh tươi, nhân giống dễ dàng bằng vô sinh ( giâm, triết, ghép ). Bộ tứ quý gồm: tùng, trúc, cúc, mai ứng với tứ bình, hợp với tứ thời ( xuân tùng, hạ trúc, thu cúc, đông mai ) thể hiện ước vọng hạnh phúc vĩnh cửu của con người. Bộ tam đa gồm 3 loại cây: sung, lộc vừng, vạn thọ, ứng với Phúc- Lộc- Thọ
Uốn cành / Kỹ thuật trồng Bonsai Có nhiều phương pháp uốn cành. Cách thức cổ truyền Trung Quốc là uốn cành bằng dây cọ (loại cây họ cau dừa), hiện nay vẫn còn được áp dụng. Nhưng hiện nay người ta thích dùng dây kẽm hơn. Hầu hết người yêu bonsai đều uốn cành bằng dây kẽm, vì nhanh chóng và tiện lợi hơn. Trước khi uốn, ta tỉa bớt lá, cắt bỏ những cành quá sát nhau gây khó khăn trong việc tạo dáng cho cây. Trong cấu trúc bonsai, nên tránh những cành song song, tỏa đều, gối lên nhau, uốn về phía sau, trước chéo, đối xứng và cành rũ. Nên loại bỏ vỉ chúng làm mất vẻ thẩm mỹ của tổng thể cảnh quan. Tiến trình của việc uốn là trước hết uốn thân chính, rồi đến cành chính, sau là những cành quanh thân cây khởi đi từ gốc lên ngọn, cành lớn trước, cành nhỏ sau. Để quấn thân cây bằng dây kẽm, ta cắm một đẩu dây kẽm sâu trong đất của mâm. Không quấn quá chặt hay quá lỏng và đường quấn chéo phải hình thành những góc 450 với trục thẳng đứng của cây. Sau khi quấn bằng cách theo hướng kẽm luôn vào vỏ cây. rụng lá thì trưởng, do kẽm sau ba,
xong, ta uốn cành xoắn thật nhẹ nhàng quấn dây kẽm để dây luôn được giữ chặt Những loại cây sớm thường mau tăng đó, có thể tháo dây bốn tháng.
Còn đối với thông, bách thì phải hơn một năm. Những cây hay cành lớn thì thời gian sẽ lâu hơn. Nếu cây hay cành trở lại hình dáng ban đầu sau khi ta tháo bỏ dây kẽm, hãy quấn lại một lần nữa và buộc chặt. Vì vỏ cây thích và lựu hơi mỏng, ta cần bọc dây kẽm bằng một lớp giấy để không làm đau cây đồng thời ngăn cản sức nóng mặt trời truyền
vào dây kẽm, làm hỏng cây. Phải để ý tháo bỏ dây kẽm đúng lúc, nếu không, dây kẽm sẽ ăn ngập sâu vào trong vỏ làm hại đến sự phát triển của vỏ cây. Để tạo dáng già nua cho cây, gọt bỏ vỏ một số cành rồi rắc hỗn hợp vôi - lưu huỳnh vào chỗ gọt để chúng đổi sang màu trắng. Trong thiên nhiên, rễ của cây già thường lộ trên đất, bò ngoằn ngoèo. Để tái tạo cảnh kỳ dị đó, rút rễ cây thật nhẹ nhàng hàng năm khi ta trồng lại cây vào mâm hay chậu khác, cây sẽ dần dần phô bày rễ trên mặt đất. Ta uốn rễ vào thời gian còn ít tuổi cũng bằng cách cuốn dây kẽm sẽ mục trong đất, nhưng những rễ ngoằn ngòeo sẽ giữ nguyên hình dáng.
Khắc và uốn thân cây / Kỹ thuật trồng Bonsai
Không thể nào uốn được những cây già đào Ở nơi hoang dã. Chúng cần được khắc, tô điểm nếu chúng thiếu vẻ đẹp. Khi cây già được đem trồng trong mâm, sự tăng trưởng của chúng bị khứng lại, mọi vết thương đều khó lành sau khi bị cắt cành, nếu được khắc, chúng sẽ mang dáng dấp dãi nắng dầm mưa của cây sống lâu năm nơi hoang dã.Để tạo bề ngoài già nua cho cây non, ta khắc phía trước của thân, nhưng chú ý tuyệt đối không được khắc một đường vòng quanh lớp vỏ của thân, vì như thế, ta đã cắt đứt những ống dẫn nhựa và ống bọc trong vỏ cây. Sau khi khắc, những cây non trông dày dạn, gian khổ, mang nét giản dị cổ kính, và sự quyến rũ mỹ thuật. Nếu một thân cây quá mảnh mai, không già cỗi, ta có thể đính một miếng gỗ già, gân guốc vào trước thân nó, để những cành và lá non sẽ trông như mọc từ một cây già cỗi. Nếu một thân cây cần được uốn cong, trước hết ta quấn nó bằng dây gai dầu, hoặc đặt một sợi dây gai dầu bên ngoài nơi ta định uốn trước khi nó cốt để nâng đỡ cây không gãy khi bị uốn. Nếu thân cây hơi lớn, ta sẽ rất khó uốn. Hãy dùng dao khắc đề mở một đường khe nơi ta định uốn, sâu khoảng hơn 2/3 ' vào trong thân gỗ rồi quấn thân cây bằng dây gai dầu. Vết cắt phải xiên theo chiều uốn nếu không thì vết thương sẽ tóac ra khi bị uốn. Buộc chặt cây lại bằng dây điện sau khi uốn. Vết thương sẽ lành trong vòng hai tháng
Tiểu cảnh cây đa đầu làng /Kỹ thuật trồng Bonsai
Là một phong cách trang nhã, là một hình ảnh quê hương mà ai cũng đã thấy qua lúc còn thơ ấu, như cây đa quán nước, gốc gạo đầu làng, lũy tre xanh, hàng dừa bên sông.. Trong một cái khay hình chữ nhật, trồng một cây đa có dáng vóc cổ thụ, tàn lá xum xuê cho một vùng bóng mát rộng lớn, dưới gốc cây có một cái miễu nhỏ xinh xắn, có con đường đi ngang qua, có một con sông nhỏ chảy quanh co, trên cây cầu lủi bắc xuống sông có ông già ngồi câu cá, xa xa bên kia sông có căn nhà tranh nho nhỏ dưới chòm cau, khóm trúc xanh tươi. Cây đa gốc to lớn, cây rễ ngoằn ngòeo lồi lõm, có nhiều rễ phụ lòng thòng xuống tới đất, thường có một quán nước nhỏ để cho người đi đường nghỉ chân khi trời nắng, có vài ba trẻ con tụ tập nô đùa, bãi cỏ bên ngòai có vài con trâu đứng gặm cỏ, với chú mục đồng ngồi vắt vẻo trên lưng thổi sáo… Hình ảnh này là hương thôn tiểu cảnh mến yêu, không ai có thể quên được.
Làm cách nào hoa Mai nở đúng ngày tết /Kỹ thuật trồng Bonsai Việc điều khiển cho cây hoa Mai nở hoa vào đúng dịp Tết Nguyên Đán là một việc làm không phải đơn giản vì nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố, những người chưa có kinh nghiệm ít nhiều sẽ dễ bị thất bại. Muốn cho cây Mai nở hoa đúng Tết thì phải canh ngày lẩy (lặt) lá Mai sao cho đúng lúc. Đây có thể được coi là yếu tố ảnh hưởng quan trọng nhất. Với loại Mai vàng 5 cánh thường người ta lẩy lá vào rằm tháng chạp nếu là những năm không có biến động gì lớn về thời tiết trong tháng chạp. Nếu trong tháng chạp trời nắng, nóng hoặc có gió chướng mạnh thì Mai sẽ nở sớm hơn vì thế phải lẩy lá Mai trễ hơn (có thể lẩy từ ngày 17-20 tháng chạp). Ngược lại nếu năm nào mưa nhiều, mùa mưa chấm dứt muộn, thời tiết tháng chạp lạnh nhiều hoặc ít gió chướng thì thường Mai sẽ nở trễ hơn, vì thế nên lẩy lá Mai vào trước ngày rằm (khoảng 10-13 tháng chạp). Những năm có tháng nhuận hoặc những năm lập Xuân sớm thường Mai cũng nở sớm, vì thế cũng phải lẩy lá Mai trễ hơn so với những năm không có nhuận hoặc lập Xuân trễ. Những cây Mai trồng ở nơi có đất tốt, phát triển tốt thường nở hoa trễ hơn so với những cây Mai trồng ở nơi đất xấu, còi cọc, vì thế chúng phải được lẩy lá sớm hơn. Những giống Mai có nhiều cánh (12 cánh trở lên) thường nở hoa trễ hơn giống Mai vàng 5 cánh khoảng 5-7 ngày, vì thế phải lẩy lá sớm hơn. Theo kinh nghiệm dân gian người ta thường canh ngày lẩy lá Mai làm sao để đến ngày 23 tháng chạp nụ hoa bung vỏ lụa (búp vỏ trấu), khi đó hoa sẽ nở đúng vào Tết. Nếu đến ngày 23 tháng chạp nụ hoa chưa bung vỏ lụa thì cần tìm cách “đưa” cây Mai ra chỗ nắng (nếu có thể được), tưới nước vào buổi trưa hoặc tưới nước nóng âm ấm tay. Ngược lại nếu nụ hoa đã bung vỏ lụa trước ngày 23 tháng chạp thì tìm cách đưa cây Mai vào chỗ râm mát, tưới nước vào sáng sớm, tưới thêm phân đạm pha loãng để làm chậm lại thời gian nở hoa. Trên đây là một vài kinh nghiệm cơ bản nên áp dụng và rút tỉa dần kinh nghiệm để giúp cho những cây Mai nở hoa vào đúng dịp Tết.
Thế ngũ nhạc /Kiểu dáng Bonsai Thế này trồng bằng năm cây kiểng trong một cái chậu hay cái khay to làm cảnh núi rừng, mỗi cây có một dáng riêng biệt có thể đứng hết, hoặc cây đứng cây xiêu, cây nằm, nhưng phải có lớn có nhỏ như sơn thủy mới đẹp. Cũng có thể xếp hình chữ ngũ. Xếp “ngũ lão giản đình” năm ông già đàm đạo phải xếp vòng tròn nhưng xếp thể rừng là đẹp nhất. Thân cành nhánh phải hài hòa, làm sao có tính cách giao chi, hỗ tương với nhau, nếu thiếu một cây thì thấy không đẹp. Thế ngũ nhạc cũng uốn bằng năm cây cùng một loại như mai chiếu thủy, tùng, cần thăng, kin quýt, đều đẹp. Thế quần thụ tam sơn /Kiểu dáng Bonsai
Là ba cây kiểng nằm chung trong một chậu to. Còn gọi là tam tài, ba cây kiểng trực thọ đứng gần ngay hàng, cây cao chính giữa, hai cây thấp hơn ở hai bên, nhưng có thể so le một tý, cây to có 5 tàn, hai cây lùn chỉ cần ba tàn, có thể giao cành với nhau làm thế nào ba cây cân đối mới đẹp và ba cây cũng liên kết với nhau, nếu thiếu một trong ba cây là mất hết vẻ đẹp. Cho nên thế tam sơn biểu tượng cho sự đòan kết : “Một cây làm chẳng nên non Ba cây dụm lại thành hòn núi cao”. Thế tam sơn nên uốn với cây tùng, cây bách, xếp thành hình chữ sơn là núi rất đẹp.
Thế long đàn phượng vũ /Kiểu dáng Bonsai Thế này bay bướm hơn, có nghĩa là chim phượng hòang múa trên mình rồng. Đây là thế có thể uốn với một cây, hoặc hai cây trồng chung một chậu. Phải cây cổ thụ gốc to, uốn nằm trên miệng chậu, gốc ngẩng lên làm đầu rồng. Thân uốn cong hạ thấp, các chi xòe ra bốn phía làm chân và mây, ngọn ngã về phía sau làm đuôi rồng, cây thứ hai có hai rễ chẻ ra làm chân phượng, thân ngã ngang qua ôm lấy mình rồng, các cành hậu thân uốn làm đầu và đuôi chim phượng, hai cành tả hữu xòe ra làm hai cánh chim uốn với dáng đang múa, ngọn làm mây. Thế này uốn cho thật dịu dàng mềm mại như phượng đang múa, tàn nhánh xòe ra, trên mình rồng uốn khúc nhịp nhàng. thế chim phượng múa trên lưng rồng là tuyệt đẹp, biểu tượng cho quyền uy của vua chúa , ngày xưa chỉ có ở trong cung đình
Thế long bàn hổ phục/Kiểu dáng Bonsai Thế này cũng có thể uốn với một cây kiểng to có hai thân hoặc với hai cây trồng chung một chậu.Thế long bàn hổ phục có nghiã là rồng nằm uốn khúc và hổ cũng nằm sát đất chịu khuất phục để chầu chủ nhân.Thế này rất khó uốn, phải có bộ rễ thành hình chân thú nằm xòe ra phía trước, tả thanh long, hửu bách hổ, hai chân hổ chồm ra, hai chân rồng ngấu xuống: cây thanh long, gốc nằm trên mặt chậu, đầu ngẩng lên , thân uốn cong làm mình rồng, cành tả hữu uốn theo lối chiết chi làm mây, hai cành trước sau làm chân xòe móng ra, ngọn hồi đầu làm đuôi, uốn dáng mềm dẻo, uỷên chuyển.Cây bên phải, gốc thân bò trường lên chậu, đầu cúi mọp xuống, các chi tỉa nhỏ ôm lấy thân để trang trí, ngọn vươn lên làm đuôi, tỉa theo tàn chổi nhỏ, Thế long bàn hổ phục có hình dáng nằm chầu khuất phục hiền hòa, nhưng khong kém phần uy nghi, biểu tượng cho quyền lực, rất hay rất đẹp
Thế long mã hồi đầu/Kiểu dáng Bonsai
Thế này gồm hai cây to riêng biệt hay cùng gốc, nhưng một cây cao một cây thấp, rễ xòe ra theo chân thú, cây thấp thân to, ngắn nằm ngang, ngọn làm đầu ngẩng lên, không tàn nhánh, tạo dáng con ngựa nằm quay đầu trở lên. Cây cao uốn thân long, cong cong văn vẹo, phân chi theo lối tứ diện, xòe ra bốn phía làm chân và mây, ngọn uốn tàn to như bông sen rồi bẻ cúp xuống làm đầu rồng quay trở lại. Thế này rất khó uốn, mới đầu phải lựa những cây mềm dẻo như mai, có nhiều rễ để uốn chân thú nằm xòe ra như chân ngựa, uốn làm sao cho khỏi phải giải thích người khác xem mà biết mới hay, cho hài hòa mới đẹp.
Thế tiều phu quải tử /Kiểu dáng Bonsai Thế này hơi khác một chút là cây tiều phu phải là cây cổ thụ, gốc rễ lồi lõm, thân cây gân guốc, cây tiều phu phải đổ ngã nhiều hơn, gần như bạt phong hồi đầu, cõng cây tử trên lưng; cây tử cùng một gốc, nhưng mọc cao hơn, nhằm trên lưng như nhánh vậy, nhưng gốc to hơn, cây tử có vẻ phong trần hơn, tuy nhỏ nhưng có vẻ già nua, cũng hai tàn một ngọn dạng xuy phong như cây tử của cặp mẫu tử. Cây tiều phu cũng bốn tàn một ngọn, nhưng gồ ghề, gân guốc u nần, gần nằm mọp nhưng vẫn quy căn hồi đầu, để giữ thăng bằng. Cây tiều phu quái tử cũng quấn quýt nhau như tình cảm cuả cha con vậy. Còn nhân ra thế “Lão mai sinh quí tử” rất hay, cha già có con muộn rất được ưa chuộng, tưng tiu, trìu mến, tuyệt vời… Các thế tương tự như thế mẫu tử này, có thể uốn từ một gốc hay hai gốc, nhưng tùy theo thế mà uốn tách rời ra hai bên, lấy gỗ chêm, lấy dây căng kéo, tạo dáng cho ngã ra hai bên rồi vươn dậy đứng thẳng lên quy căn hồi đầu, phân cành nhánh theo lôí chiết chi, bên ba. Bên năm cho hài hòa cân đối là đẹp.
Thế long giáng /Kiểu dáng Bonsai Thế này dễ uốn hơn thế long thăng, hình dáng điệu bộ ngược lại với thế long thăng là được. Đầu chúi xuống, ngực nằm trên mặt chậu, cành nhánh làm mây bao lấy chân uốn khúc trong tư thế đáp xuống, đuôi mềm dẻo, làm bánh lái điều khiển êm ái nhẹ nhàng một cách tự nhiên. Tuy nhiên không kém phần oai phong lẫm liệt, vì rồng là con vật trong bộ tứ linh, rất dũng mãnh. Thế này bắt buộc phải đầu to đuôi nhỏ, cành nhánh xếp gọn lại để tạo dáng hạ xuống là đẹp, tượng trưng cho tính ôn hoà mềm mỏng nhưng không kém phần oai phong quyền lực.
Thế mẫu tử /Kiểu dáng Bonsai
Thế mẫu tử (mẹ con) phải có hai cây cùng một gốc, cây lớn là mẫu, cây nhỏ là tử; cây mẫu cao gấp 3 lần cây tử mới đúng là mẹ con. Cây này phải cổ thụ, bộ rễ xoè ra nổi lên trên mặt chậu, gốc dạng xuy phong phải cỡ 45 độ, cây tử cũng vậy, cây mẫu và cây tử phải xiên cỡ 90 độ mới đẹp, đủ chỗ để phân chi tán cành nhánh ôm lấy cây tử, như mẹ chăm sóc con với dáng vóc triù mến thương yêu tình cảm thật sự cuả mẹ đối với con! Tán thứ nhất cuả cây mẫu bẻ ra bên ngoài chừa chỗ cho cây tử mọc lên. Hai cây me con đều uốn theo chiết chi nhị diện, cây tử vươn lên thẳng đứng, hai tàn một ngọn nhỏ. Cây mẫu đến đoạn thứ ba cũng uốn quy căn thẳng đứng, để giữ trọng tâm nằm trong chậu, gọn gàng, cân đối, có bốn tàn một ngọn hồi đầu. Tàn cuả cây mẫu tử lớn hơn tàn cây tử, đều uốn theo tàn hồng nhật tròn đẹp, hoặc tàn hoa rơi xoè ra ôm lấy cây tử, mềm mại duyên dáng, cây tử thì quấn quýt không dời cây mẫu, tả được tình cảm giữa mẹ con, thế này thường là “Tam cang ngũ thường hay tam tùng tứ đức” rất được ưa thích trong bộ ba kiểng cổ ngày xưa. Thường bộ kiểng cổ 3 cây,có hai cây mẫu tử đối xứng hay bên rất đẹp. Nếu cây tử không phải cùng chung một gốc với cây mẫu, mới tháp vào thì gọi là “Minh linh dưỡng tử” xem như là con nuôi vậy
Thế phụ tử Kiểu dáng Bonsai Thế này cũng y như thế mẫu tử, nhưng cây phụ, nhưng cây cha phải to cao và đứng thẳng hơn cây mẫu, tạo vóc dáng cuả người cha, ít dịu dàng hơn, cứng rắn hơn, nhưng không phải là không che chở cho con, thể hiện đúng tình cảm cha con,cây tử nhỏ hơn cây phụ nhiều, cũng ba tàn, quấn quýt lấy cây phụ, lúc nào cũng nhờ sự bao bọc cuả người cha. Cây phụ cũng 5 tàn quy căn hồi đầu như cây mẫu. Cây phụ tử có htể mập mạp to hơn cây mẫu tử, thường uốn thế tam cang ngũ thường, biểu hiện tính trung hiếu xử lý ở đời cuả người quân tử.
Thế phụ tử giao chi /Kiểu dáng Bonsai Thế này y như thế phụ tử, nhưng phần nhánh cuả hai cha con có thêm phần quấn quýt, ôm lấy nhau, mặc dù cha con, nhưng yêu thương trìu mến y như tình yêu thương dịu dàng cuả mẹ con. Thế này câu tử có thể to cao hơn và có một nhánh quyện lấy cây phụ nên gọi phụ tử giao chi. Các thế khác như huynh đệ, tỷ muội, đồng khoa, đều có dáng tương tự như cây mẫu tử, nhưng chỉ khác nhau về kích thước, to nhỏ, và cách uốn mo tả tính tình quan hệ với nhau mà thôi, nhưng hai cây gần bằng nhau, coi như bạn bè, gọi là đồng khoa, nếu cây cao cây thấp chút đỉnh, coi như anh em được gọi là huynh đệ, còn hai cây có dáng mềm dịu, duyên dáng hơn được gọi là tỷ muộn, chị em. Những cây này đều rất dễ uốn tùy theo dáng mà đặt tên, nhu phụ tử tương tùy, phụ tử tương thân, mẫu tầm tử, mẫu tử tương thân v.v..
Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây cảnh Cũng như các thực vật khác các loại cây trồng khác nhau có những nhu cầu về điều kiện ngoại cảnh khác nhau cho nên người trồng hoa phải có những hiểu biết nhất định về điều kiện của
từng loại cây mà mình trồng từ đó mới có thể trồng mang lại kết quả. - Ánh sáng: ánh sáng với cây xanh là vô cùng quan trọng trong quá trình sinh trưởng và quang hợp tạo ra chất dinh dưỡng cần thiết nuôi cây. Những loài ưa ánh sáng không thích nghi với thời tiết âm u mưa nhiều nếu mây tan phải đưa cây ra ngoài sáng ví dụ như cây hoa tử vi, hoa nguyệt quế, thạch lựu... Những cây ưa bóng không thể để lâu ngoài sáng cũng không chịu được hạn cho nên khi thời tiết khô nóng phải đưa cây vào chỗ có bóng tưới thêm nước. Những loài này có lá mỏng và to ví dụ như hoa trà, măng leo, hổ leo tường, thu hải đường... Những loài cây ưa nửa sáng nửa cũng có thể sinh trưởng trong điều kiện đầy đủ ánh sáng hoặc có bóng nhẹ ví dụ như hoa mai, hoa hồng, hoa quế... Một số loài cây ra hoa tuỳ thuộc vào giờ chiếu sáng ví dụ như cây ưa sáng dài cần mỗi ngày 12 – 14 giờ chiếu sáng, cây ưa sáng ngắn cần 8 – 10 giờ. - Nhiệt độ: mỗi loài cây có nhiệt độ tối cao tối thích và tối thấp khác nhau. Cây chịu rét thường xuất xứ tại vùng hàn đới, cây không chịu rét thường ở vùng nhiệt đới. - Nước: là điều kiện quan trọng ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây. Có thể chia ra các loại cây: cây mọc khô, cây mọc ẩm, cây mọc trong nước. Tuy nhiên mỗi loại cây có nhu cầu về nước khác nhau, cần chọn được chất lượng nước tưới thích hợp và nắm vững thời gian tưới nước và phải xác định tập tính và tình hình sinh trưởng của cây để tưới nước cho thích hợp. - Đất là nền tảng của cây trồng: đất đối với cây cảnh cần tơi xốp nhiều mùn thoát nước, pH = 7. Trồng cây cau lùn Cây cau lùn có các lông dày, gốc to, thân và lá xanh thẫm, có trái quanh năm, đặc biệt là dịp cưới, ngày Tết …. nên bán rất có giá. Nhưng bán trái giống hay ươm ra cây giống, bán được nhiều tiền hơn. Tuy nhiên, hiện nay tùy theo đời cau mà cho ra tỷ lệ cau lùn rất ít, khoảng 20%. Muốn ươm, cần cho buồng trái của những cây cau lùn (100%), nhất là những cây dưới 8 năm tuổi., to khỏe, không bị bệnh để lấy trái ươm. Khi thấy quả chín có màu đỏ, hái xuống đem qua và cột bao lại, để vào nơi thoáng mát. Khoảng 20 ngày sau, mở ra kiểm tra, nếu thấy đầu cuống cau có nẩy lên mộng nhỏ màu trắng bằng hạt đậu xanh, nghĩa là cau đã nảy mầm. Có thể vùi (lấp) các trái cau này vào đống cát ẩm, sau 20 ngày kiểm tra, trái nào nảy mầm thì dùng bao nilon có đâm lỗ ở đáy bao cho thoát nước để ươm cau. Trộn đất cát đến 4 phần, phân hoai 1 phần, cho đất vào 2/3 bao, nhặt những quả cau đã nảy mầm vào bao, mầm hướng lên trên, cho đất vào lấp trên quả cau khoảng 1cm. Chú ý chỉ cho vào bao nilon những quả đã nảy mầm, còn những quả chưa nảy thì 5 hoặc 10 ngày sau kiểm tra, nếu thấy nảy mầm thì vô bao tiếp… Những bao này xếp tập trung một chỗ, gặp mùa mưa nhiều thì che lại, vì ngâm nước lâu sẽ bị vàng lá, gặp nắng nhiều thì tưới nước. Cau lùn ít sâu bệnh, tuy nhiên, không nên ươm vào nơi rợp, thiếu ánh sáng mặt trời dễ phát triển một số nấm bệnh dưới lá của cây, kể cả những cây cau trưởng thành mà trồng nơi rợp cũng bị nấm, rầy… Cần dùng thuốc trừ rầy hoặc Ridomin (trừ nấm) để phun. Ngòai ra ở những cây cau trưởng thành, ngọn bị xoắn, có thể bị ấu trùng, côn trùng… ăn, làm tổ ợ bẹ non của ngọn cau. Dùng thuốc Padan 95SP; Bassa 50ND; Para 43SC v.v… (có hướng dẫn liều lượng ở nhãn, bao bì) phun xịt. Ươm, trồng cau lùn, nếu làm qui mô, bài bản, thì thu nhập rất cao, vì ít sâu bệnh, phí tổn thấp, không cần diện tích lơn. Nếu trồng vài cây trong vườn, vừa có nguồn thu nhập, vừa có khoảng không gian xanh, đẹp Kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa đào Đào là loại cây rất khó tính, trồng và chăm sóc sao cho chúng sống và tươi tốt đã khó, việc điều khiển thế nào để đào bung đầy hoa rực rỡ, sáng tươi đúng dịp Tết Nguyên đán còn khó hơn nhiều. Bài này giúp các bạn trồng lại cây đào sau khi đã chơi Tết để năm sau khỏi phải đi mua lại có niềm vui thú riêng. Trồng lại: Khi mua phải chọn cây đào còn tơ trồng lại mới tốt và được nhiều năm. Đất trồng đào thích hợp là đất thịt pha sét có độ pH 7-8. Chọn chỗ đất cao ráo, thoát nước, nếu bị úng nước là đào chết. Nhà không có đất thì trồng vào chậu to, nhớ xử lý đáy chậu thật thoát nước. Đường kính chậu phải lớn hơn đường kính tán cây một chút. Đào là cây cảnh không ưa bóng. Trước khi trồng phải bón lót bằng phân ải hoặc phân hữu cơ vi sinh. Sau Tết đem trồng càng sớm càng tốt, chậm nhất là khoảng 15 tháng giêng. Lúc trồng nhớ lấp đất vừa ngang cổ rễ, nên nhẹ
đất từ xung quang dồn vào bầu cho chặt, tưới nước đẫm. Sau đó luôn tưới đủ độ ẩm cho đến khi cây ra lá non. Thời gian khoảng 1 tháng. Cắt sửa cành: Trồng xong, cắt ngay cành lần thứ nhất. Lần này cắt thật đau để cành mới phát sinh nhiều, năm tới sẽ cho nhiều hoa. Nếu không cắt đau, để cành già, năm tới hoa chỉ có ở phía ngoài đọt cành. Sau đó, mỗi tháng phải cắt nhẹ một vài lần cho đến tháng 6 âm lịch mới thôi. Trong quá trình cắt sửa cần kết hợp tạo hình tán cây. Tưới bón: Sau mỗi lần cắt cần hòa phân hữu cơ tưới cho cây. Các tháng tiếp đều phải tưới. Tháng 8, 9 cần tưới bón nhiều để thúc cho cây nẩy nhiều hoa và to hơn. Đào ưa phân bắc đã ủ kỹ hoặc ngâm ngấu, nước tiểu, đạm ure. Hãm cây: Hãm cây là nhằm hạn chế sự sinh trưởng, bắt cây chuyển sang giai đoạn ra hoa. Cách làm: Dùng dao thật sắc khứa quanh một vòng cho đứt vỏ qua tầng libe vào tận gỗ ở vùng gần cổ cây. Sau khi hãm độ một tuần, lá đào hơi chuyển màu từ xanh đậm sang xanh nhạt và hơi rũ xuống là được. Nét lá vẫn chưa chuyển là chưa được, cần phải hãm lại bằng cách khứa thêm một vòng khác ở trên vết cũ. Nếu vẫn chưa được lại phải hãm lần thứ 3. Thời gian hãm: Bắt đầu từ giữa đến cuối tháng 8 âm lịch. Hãm trước những cây khỏe, có toàn bộ lá xanh tốt. Hãm sau những cây yếu, một phần lá đã chuyển sang màu vàng. Không hãm những cây già. Tuốt lá: đào thuộc loại cây rụng lá hàng năm về mùa đông. Sau khi lá rụng, nụ hoa phát triển và lớn nhanh. Nếu cứ để tự nhiên thì đào rụng lá vào cuối tháng chạp và hoa nở vào cuối tháng giêng hoặc tháng hai năm tới. Cho nên muốn có hoa đẹp trong dịp Tết, đi đôi với việc hãm cây nói trên ta phải tuốt lá trước một thời gian. Thời gian đó dài, ngắn tùy giống, tùy cây mạnh hay yếu, cây tơ hay già. Thường tuốt lá đào bích từ mùng 5 đến 20/11 âm lịch, đào bạch từ mùng đến 15/10 âm lịch. Những cây già, yếu thời gian tuốt lá chậm hơn so với những cây to khỏe. Cách tuốt lá: Cần phải bảo vệ mắt hoa ở cuối nách lá. Nên bứt từng lá. Không được một tay tuốt lá thẳng từ đọt xuống, làm như vậy tổn thương đến mầm hoa. Thúc và hãm thời gian ra hoa: Mặc dầu đã thực hiện những biện pháp chăm sóc và điều khiển như trên, nhưng thời gian ra hoa có năm cũng không đúng Tết. Vì nếu gặp rét, hoa sẽ ra chậm. Ngược lại, gặp thời tiết ấm hoa sẽ ra sớm hơn. Do đó vấn đề thúc và hãm phải thực hiện trong những trường hợp cần thiết. Thúc: Đầu tháng 12 âm lịch, nếu thấy các nụ hoa chưa nhú một cách rõ ràng, báo hiệu hoa sẽ nở chậm, cần phải thúc bằng cách: Tưới phân đạm Sunfat nitrat hay ure. Bới xung quanh gốc sâu độ 5cm, tưới phân Bắc, nước tiểu. Tưới nước nóng 35o-40oC. Hãm: Vào hạ tuần tháng 11 âm lịch nếu thấy nụ hoa đã nhú to, có thể hoa nở sớm, cần áp dụng các biện pháp hãm như sau: Che ánh nắng, tạo bóng tối cho cây cả ngày trong thời gian mươi, mười lăm ngày. Vừa che vừa theo dõi thời tiết và tiếp tục nghiên cứu cây. Không tưới, không xới xáo. Dùng dao khứa quanh thân một vòng đứt vỏ như đã nói ở phần trên. Bới đất, chặt bớt rễ, dùng mai xén bớt từ 10-20% rễ, cần xén rải rác đều xung quanh gốc, liệu xén như bầu định đánh lên vào dịp Tết. Thúc, hãm chỉ làm trong trường hợp thật cần thiết. Vì cả hai trường hợp đều ảnh hưởng đến phẩm chất của hoa. Cách chuyển vị trí cây trồng lâu năm Khi trồng cây cảnh, cây bóng mát, cây lâm nghiệp, cây ăn quả nhiều khi cần đào, đánh để chuyển vị trí các loại cây nhiều năm tuổi, có kích thước lớn sẽ được cây nhanh thu hoạch hoặc tạo thế cây lâu năm trong nghề trồng cây cảnh. Xin mách cách chuyển vị trí các loại cây có tỷ lệ sống cao. Đào, đánh cây ăn quả, cây bóng mát, cây cảnh có 1-3 năm tuổi, đường kính gốc <10cm, chiều cao cây <4m: Với các loại cây dễ sống như cây si, đa, xanh, sấu, chám, keo, cam, chanh, quất, quýt…, gội (cắt bỏ) khoảng 2/3 tán cây, tưới đủ ẩm, đào sâu 30-40cm cắt các rễ ngang cách gốc 1-2m, cây càng to đào cách gốc càng xa, càng sâu. Khoảng 2 tháng cây hồi sức, trước khi ra lộc mới (có một vài nách lá nhú lộc dài <1cm) thì tiến hành đào chặt nốt rễ cọc, rễ cái rồi chuyển vị trí cây đi nơi khác. Trước khi chuyển vị trí cần chuẩn bị hố trồng có đường kính lớn hơn bầu cây định đánh khoảng 40-50cm, sâu hơn bầu cây định đánh 10-15cm. Đặt nhẹ nhàng
bầu cây xuống hố, lấp đất nhỏ quanh bầu cho đầy khe hở, dùng chân nhẵm chặt xung quanh cách bầu 10cm, tưới đẫm 5-10lít nước/hốc lần đầu, tưới đủ ẩm trong 10-15 ngày cho cây bén rễ hồi xanh thuận lợi. Đánh các loại cây to khó sống hơn như cây hồng, cây xoài, cây nhãn, vải, cách đánh như trên, đánh lần đầu vào tháng 11-12, đánh trồng vào tháng 2-3. Nếu đánh trồng vào các tháng 4-10 cần phải che nắng bằng cách rát bằng lưới đen tản nhiệt trong 20-30 ngày. Đào đánh các loại cây lâu năm, có đường kính gốc 0,5-1m: Chủ yếu áp dụng cho các loại cây làm cảnh như: Lộc vừng, đa, si, xanh, cây sắn thuyền…Trước khi đào gốc cắt toàn bộ tán cây và thân chính cách gốc 1-3m tùy theo yêu cầu thẩm mỹ. Cắt toàn bộ rễ cái, rễ con cách gốc cây0,5cm, dùng cần cẩu hay người khênh để chuyển vị trí đến vườn ươm. Trát 1 lớp đất thịt, hay bùn ướt (không dùng bùn ở những ao tù có màu đen, mùi hôi tanh) dày 1cm, vùi gốc cây trong cát ẩm, che thân và gốc cây bằng nilon tản nhiệt màu đen trong 40-50 ngày ở vườn ươm, khi nào thấy thân cây nẩy lộc; các lộc (đọt) non chuyển thành lá bánh tẻ mới thôi Cách bón phân, cách chăm sóc hoa mai Việc chăm sóc mai đầu tiên lại là xuống tay khá "tàn nhẫn": cắt bỏ hết những chùm hoa đang nở lẫn nụ hoa chưa kịp nở. Tuy nhiên, chỉ nên cắt giữa cuống hoa hoặc cuống nụ hoa, giữ lại cọng đài hoa vì chỗ này có thể sẽ cho nhiều chồi mới. Nếu là cây mai đang mọc ở ngoài vườn thì có thể cắt bỏ ngay nụ và hoa như cách làm trên, còn nếu cây mai đang ở trong nhà thì cần mang ra ngoài trời nơi có nắng sớm chiếu vào. Khoảng một tuần sau khi cây quen dần với thời tiết bên ngoài mới bắt đầu cắt nụ, cắt hoa còn lại. Để chỉnh sửa dáng cây, thường dùng cọc cắm, lạt chẻ từ tre non hoăc dây kim loại mềm để uốn nắn cành. Uốn chừng ba tháng có thể tháo gỡ dây quấn để tránh tạo lằn không đẹp trên vỏ cành. Việc kế tiếp là cắt bỏ bớt nhánh quá dài và những chỗ nhánh quá dày để tạo dáng hài hòa. Khi cắt tỉa nên xem xét kỹ để phần giữ lại của các nhánh cành ít nhất phải có hai mắt lá. Điểm cắt tỉa cành nên cách mắt lá khỏang 5mm. Nếu cắt đúng kỹ thuật này thì mỗi chỗ cắt sẽ mọc ra hai chồi mới. Không nên giữ hoa để lấy hạt giống trên những cây mai già, như vậy phải chờ cả hai tháng nữa hạt mai mới già, khiến cây mai mất sức do nuôi quá nhiều hạt. Lúc ấy muốn chỉnh sửa, cắt tỉa tạo dáng mai thì đã muộn. Nên lấy hạt giống ở những cây mai còn trẻ trung, hoa nở sung mãn. Nếu muốn tạo dáng mai gốc to chóp nhỏ dạng hình tháp thì nên cắt bỏ một phần thân trên. Trước khi cắt nên xem kỹ để chọn một chồi khỏe mạnh thay thế phần thân cắt bỏ, hoặc một nút lá có khả năng mọc và phát triển mạnh để thay thế ngọn. Điểm cắt bỏ phải cách chồi hoặc nút lá thay thế khỏang 5 - 10 mm. Khỏang chừa này để dùng lạt buộc ép cái chồi sẽ thay thế ngọn vào cho xuôi chiều đứng của ngọn. Nếu chỉ là nút lá chưa mọc thành chồi thì phải chờ cho nút lá đâm chồi mọc ra 4 - 5 lá khỏe mạnh rồi mới dùng lạt cột ép vào phần thân để hướng ngọn lên trên. Không buộc ép kịp thời thì chồi thay thế sẽ đâm chỉa ra ngòai khó coi. Phần chừa của thân gần ngọn thay thế sẽ được cắt bỏ sau khi ngọn mới đã cứng cáp. Xong các công đọan uốn tỉa, cắt sửa là đến việc phun thuốc kích thích sinh trưởng cho mai đâm chồi mới. Dùng lọai Atonic hoặc Mega 9.1.1 để phun lá là hiệu nghiệm nhất. Phun thuốc này 3 4 lần, mỗi lần cách nhau 7 - 10 ngày. Có thể dùng phân vi sinh hữu cơ hòa tan với nước tưới vào gốc cho chồi mau phát. Cần hạn chế tối đa các lọai phân vô cơ. Việc chăm sóc mai sau tết còn bao gồm cả công đoạn thường xuyên theo dõi sâu bọ và những con ong nhỏ cắn lá. Trong thời kỳ chồi đang mọc lá non cần thường xuyên phun thuốc trừ sâu. Có thể thay ngay đất bạc màu hoặc thay chậu đối với những gốc mai chỉ cắt tỉa sơ. Còn đối với những cây mai cắt tỉa nhiều thì nên chờ hơn một tháng sau mới thay đất hoặc chậu. Các công đoạn chăm sóc mai cần xong xuôi trước rằm tháng ba âm lịch để tránh tiết trời oi bức những ngày cuối xuân, giữ cho mai không bị khô héo.
Kỹ thuật ghép hoa sứ Thái nhiều màu sắc Trong tự nhiên, thực vật không ngừng phát triển và biến đổi để tự thích nghi với môi trường sống mà tồn tại. Quá trình biến đổi đó đã sản sinh hàng loạt sản phẩm tự nhiên: từ cây có kích thước lá to xuất hiện cây lá thu nhỏ lại; màu sắc trên lá cũng có khác nhau; lá đốm, lá 1 sọc, lá cẩm thạch; từ hoa đơn đến hoa kép; từ một giống hoa có một màu xuất hiện cây có hoa nhiều màu phong phú. Dựa trên sự phát triển đa dạng đó của thực vật, nghệ nhân cây cảnh nhiều nơi đã thu gom tuyển chọn chắt lọc lai ghép tạo ra một cây cảnh có nhiều đặc điểm lá, hoa khác nhau: - Nếu trồng cây cần thăng làm kiểng trong chậu, cây cần thăng này sẽ khó có hoa và trái. Nhưng nếu ta ghép cây tắc vào cây cần thăng thì trái tắc vào cây cần thăng thì trái tắc đã hiện diện trên cây cần thăng. - Nếu muốn cây có hoa nhiều màu thì cây mai vàng ghép được các màu: vàng đậm (12 cánh), vàng nhạt (5-6 cánh), cam (5 cánh), trắng (5-6 cánh), xanh (5 cánh) ..v.v.. - Cây hoa giấy phép được nhiều hoa có màu phong phú và cũng ghép được lá xanh lẫn sọc trắng; lá vàng đục trên cùng một cây. - Và 2 năm gần đây, nghệ nhân hoa cảnh đã trình làng cây hoa sứ Thái ghép nhiều màu; các màu mới như sau. Qua đây tôi xin được thông tin và trao đổi với các bạn quy trình kỹ thuật ghép hoa nhiều màu trên cây sứ Thái. Gốc ghép Nên chọn lựa những gốc sứ có hình dạng đẹp. Bộ rễ đã thành củ già cỗi để ghép. Tất nhiên bạn có thể đại trà trên các cây sứ 2 tuổi để lấy giống. Có 2 phương pháp: ghép ngọn và ghép hông 1. Phương pháp ghép ngọn * Thời điểm ghép: - Có thể ghép quanh năm, nhưng lý tưởng nhất vẫn là thời điểm mùa khô ở Nam Bộ - cuối tháng 10 âm lịch cho đến hết tháng 3 âm lịch, năm sau. - Các thao tác ghép: - Ngưng tưới 7 ngày: nếu như bạn ghép sứ vào mùa mưa phải chủ động che chắn cho chậu sứ thật khô ráo. - Cắt tỉa các cành dư thừa - chừa lại đủ số cành để ghép vì mỗi cành chỉ nên ghép 1 màu mới đảm bảo việc lưu chuyển dòng nhựa tập trung đủ nuôi cho ngọn ghép mới. - Chọn ngọn ghép có tiết diện tương ứng với tiết diện cành ghép nhưng không được lớn hơn. - Ơở đầu cành ghép chọn điểm ghép cắt mở mối ghép dạng mang cá - ở ngọn ghép cắt xéo hai bên thân để vết cắt hình chữ V khớp với cành ghép - Các động tác cắt mở vết ghép nên thao tác thận nhanh, chính xác và băng lại bằng dây nylon chồng khít lên nhau, trùm kín mối ghép - Dùng bao nylon mới nguyên (kích thước 10x25 cm) trùm bên ngoài cành ghép, buộc dây thật chặt, 7 ngày - 10 ngày sau tháo bỏ bao nylon; 21 ngày sau quan sát các vết mối ghép nếu đã kéo mủ lành vết ghép thì ta cắt bỏ dây băng. - 2 - 3 ngày sau ta có thể đưa cây sứ ra ngoài môi trường tự nhiên. - 45 - 60 ngày sau các chồi ghép phát triển tốt sẽ cho đợt hoa đầu tiên 2. Phương pháp ghép hông: - Cắt tỉa cành để phân bố vị trí ghép: Cắt tỉa đầu cành sứ gốc chừa dài hơn một đoạn khoảng 15 - 20 cm. Sau này sẽ cắt trở lại phần dư này. - Chọn vị trí để ghép: Ta chọn vị trí ghép ở bên hông cành sứ gốc 1 đoạn từ 10 - 12 cm tính từ nơi cắt tỉa trở xuống, dùng dao bén vạt xéo vào hông cành một đoạn 2 - 3 cm. - Ngọn ghép có chiều dài 7 - 10 cm, đáy được vạt xéo hai bên theo kiểu vạt nêm, phần vạt nêm dài độ 2 - 2,5 cm. - Sau đó ta đưa ngọn sứ gheép cắm vào cành sứ gốc. - Điều chỉnh cho phần vạt xéo ở ngọn sứ ghép nằm trong chỗ đã vạt ở cành gốc ghép. Dùng nylon băng kỹ - quấn dây băng từ dưới lên trên qua khỏi vết cắt. Lại quấn từ trên xuống và cột dây băng lại. - Kế đến ta dùng bao nylon có kích thước 10 - 25 cm trùm kín cành ghép lại - 5 - 7 ngày sau ta tháo bao nylon.
- 15 - 20 ngày tiếp theo ta tháo băng nơi vết ghép và cắt bỏ bớt phần thừa ở cành gốc ghép. - Đưa cây sứ đã ghép ra nắng - Chăm sóc cây bình thường Tưới ít nước, thường một quy trình ghép như vậy thì 90 ngày sau ngọn ghép sẽ cho hoa lần đầu. Lưu ý: 1. Nếu như ở cách ghép 1 - ghép nối tiếp giữa cành và ngọn, mối ghép cắt theo chữ V, đòi hỏi thao tác cắt vạt mối ghép phải thật chính xác ở cả ngọn gốc và đọt ghép mới mong có được sự tiếp xút nhựa để nuôi ngọn ghép. 2. Khắc phục yếu điểm ở các câu 1, áp dụng cách ghép ở hoa giấy đưa sang ghép sứ. Ở cách ghép này ta chẻ thân cành gốc ghép (vạt xéo bên hông cành ghép) bên ít bên nhiều chênh lệch nhau cỡ 2/3. Khi đưa ngọn ghép vào nơi vết ghép, nhựa được tiếp xúc nhiều hơn nên đạt tỷ lệ sống của ngọn ghép nhiều hơn. Có nhiều khi ngọn sứ lại một lần nữa cho vết ghép đẹp hơn và nhựa lại dồn nuôi ngọn ghép tập trung hơn. Hiện nay giống mới đã được bán ở các cơ sở nuôi trồng vườn trồng, các bạn có thể tự lựa chọn màu thích hợp để ghép cho mình một chậu hoa sứ có nhiều màu vừa ý. Cách ươm hạt sứ Thái Lan Sứ Thái Lan tuy rất sai hoa,nhưng do ống hoa quá nhỏ gây trở ngại cho côn trùng chui vào làm việc thụ phấn, nên số trái đâu không nhiều. Đã thế, nếu không biết các bảo quản trái già từ khi còn dính trên cây thì việc thu hoạch hột giống cũng khó khăn thậm chí mất sạch. Vì khi chín, vỏ trái sẽ tự tách ra để tung hết hột văng ra ngoài. Hột hoa sứ đã nhỏ, lại có hai chùm lông tơ vừa mịn vừa dài nằm hai đầu hột, gặp gió túm lông bung ra như hai cánh chim nương theo gió bay xa. Số hột trong trái Sứ tuy khá nhiều, nhưng cũng có nhiều hột lép không dùng được. Ta nên lựa những hột tơ tròn làm giống, và phải vặt bỏ hết những lông tơ bám trên hột mới đem gieo. Hột tươi lấy từ trên cây xuống đem gieo ngay cũng được, nhưng kết quả không bằng đem hong gió một ngày cho se khô rồi ngâm nước một đêm có pha với dung dịch thuốc kích thước ra rễ, như vậy mau nẩy mầm hơn. Đất gieo dù trong chậu hai trên líp phải tơi xốp và làm sạch hết tạp chất cũng như cỏ dại. Việc gieo hột không nên gieo xuống đất quá sâu, chỉ sâu độ vài phân là vừa. Nếu đặt hột giống sâu sẽ ảnh hưởng xấu đến việc nảy mầm và mọc mầm do không hấp thụ đúng mức nhiệt độ và ẩm độ của đất. Nên tưới sương ngày một lần trong thời gian chờ hột nảy mầm để gúp đất đủ ẩm, gúp hột nẩy mầm nhanh. Chỉ khi cây con lên được vài ba lá mới bón thúc phân đạm để cây tăng trưởng tốt. Khi cây con được vài tháng tuổi , cứng cáp mới bứng ra trồng vào nơi cố định. Cây sứ Thái Lan không vướng nhiều bệnh hại nhưng khi đã vướng bệnh thì nhiều trường hợp cây bị bệnh nặng và có thể chết. Bệnh thường tập trung vào đọt, hoa và có thể là cả rễ. Tuy ít bệnh hại, nhưng ngoài sâu rầy cũng có nấm và vi khuẩn gây tác hại. Giới thiệu: Cây sứ trồng bằng hạt có thể ra hoa sau 8 tháng đến 1 năm. Hoa sứ thường có dạng hình phễu nhỏ, xoè 5 cánh to như loa kèn bên ngoài. Tuy nhiên khi đột biến có thể nở ra đến 6-7 cánh rất lạ, đẹp... Chùm hoa từ 3-10 chiếc, thường tập trung ở đỉnh. Trong một chùm hoa, hoa lớn nở trước hoa nhỏ nở sau, mỗi hoa nở khoảng 8-10 ngày mới tàn, cho nên rất lâu mới nở hết chùm hoa. Cây sứ rất nhiều nhánh, nhiều hoa nên hoa nở gần như quanh năm. Một cây có thể ghép lên nhiều giống có màu sắc hoa khác nhau. Cây sứ dễ trồng, khả năng nhân giống nhanh, hoa đẹp, trên một cây có thể ghép nhiều giống sứ có các màu khác nhau. Ngoài vẻ đẹp của hoa cây sứ còn có thể uốn tạo thành cây kiểng, cây thế nhờ bộ rễ rất đẹp. Vì vậy cây sứ được rất nhiều người ưa thích, trồng sứ sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao. 2. Chọn đất trồng: Cây sứ không kén đất. Các loại đất như đất cát, thịt, thịt nhẹ đều trồng được sứ với điều kiện là đất phải tơi xốp và thoát nước. Có thể trộn hỗn hợp đất trồng sứ như sau: 40 - 50% đất phù sa,
cát pha hoặc thịt nhẹ, 50 - 60% chất hữu cơ như xơ dừa mục, vỏ đậu phộng mục, vỏ trấu mục. Nếu đất chua có thể bổ sung thêm vôi, phân lân. Tất cả trộn đều và có xử lý một số thuốc trừ nấm để sát khuẩn, ủ thành đống để sử dụng dần. 3. Cách trồng: Có 2 cách trồng sứ là gieo hạt và giâm cành. Nhưng hiện nay đa số người chơi sứ đều dùng phương pháp giâm cành. Sứ trồng trong chậu là khá phổ biến vì vừa đẹp vừa dễ chăm sóc nên ít người trồng thẳng xuống đất vườn. Chậu trồng sứ cần đục lỗ ở đáy để thoát nước, có thể độn một ít đá, gạch nhỏ dưới đáy chậu, tránh làm đất trồng bịt kín lỗ, hoặc rễ sứ chìa ra ngoài lỗ thoát nước, lâu ngày lớn lên làm bít hết lỗ thoát nước. Dùng đất trồng hoa kiểng Compomix Đầu Trâu đổ đầy đến khoảng 2/3 chậu sau đó đặt cây sứ vào, sửa ở giữa chậu, bộ rễ xoè ra cân đối. Tiếp tục thêm đất sao cho đất chỉ ngập một phần rễ và gần ngang bằng miệng chậu. Bộ củ rễ to nếu có phải nằm lên trên miệng chậu, đất trồng phải thấp hơn miệng chậu, để khi tưới nước không tràn ra ngoài. Cây sứ trồng lâu ngày, bộ rễ phình to, phải chuyển sang chậu mới to hơn, đồng thời nâng bộ rễ cho cao lên khỏi miệng chậu, dáng cây mới đẹp. Sang chậu mới phải đặt cây cho ngay ngắn, nâng bộ rễ lên đồng thời uốn sửa cây theo ý muốn của người chơi sứ, bỏ đất vào khoảng ngang bằng miệng chậu, tưới đủ ẩm. 4. Cách sửa bộ rễ và tạo hình: Cây trồng được 1 - 2 năm thì có bộ rễ khá to, người trồng phải uốn sửa cho đẹp. Bộ rễ cây sứ rất dễ sửa, nhất là cây sứ trồng từ hạt lại càng đẹp vì giữa thân và bộ rễ không có eo như sứ giâm cành hoặc chiết cành. Cây sứ trồng bằng hạt có thân và củ dính liền với nhau như thân người đứng, người nằm, người quỳ gối. Hàng năm vào mùa nắng, ít mưa có thể nâng toàn bộ bộ rễ lên khỏi miệng chậu để tỉa cho thế cây đẹp hơn. Sắp xếp bộ rễ để xoè ra hợp lý, tỉa bỏ bớt các rễ con không cần thiết, mỗi vết cắt đều phải được bôi vôi. Tuỳ theo dáng bộ rễ có thể sửa theo ý muốn của người chơi sứ. Khi uốn sửa bộ rễ thì không nên tưới nước, khi vết cắt hình thành mô sẹo mới được tưới nước. Cũng có thể nhổ hết cây sứ lên, rũ sạch đất, để nơi râm mát cho mềm bộ rễ, rồi mới uốn sửa và cắt tỉa theo hình các con thú, hình người... Để cho sứ lành sẹo mới trồng trở lại, chăm sóc nơi râm mát đến khi cây ra rễ đâm chồi nhánh mới đem ra nắng và tưới nước bình thường trở lại. Muốn cây hoa sứ có dáng thế đẹp thì cần phải uốn sửa cẩn thận. Cây sứ lâu năm to cao, cành nhánh nhiều uốn thành nhiều tầng như kiểng cổ, kiểng thế. Cần tỉa bớt những cành nhỏ dư thừa, giữ các cành đúng thế, rồi uốn theo ý muốn. 5. Bón phân: Các loại phân hữu cơ bón thích hợp cho sứ như phân trâu, bò, heo hoai mục, bánh dầu, dùng để bón lúc trồng hoặc khi thay chậu, sửa rễ. Phân vô cơ như đạm, lân, kali, NPK, phân bón lá dùng cho bón thúc định kỳ trong năm. Tùy theo tuổi cây có thể bón phân cho sứ theo loại phân và liều lượng sau: + Cây sứ sau khi ra ngôi (mới trồng từ cành giâm) - dưới 6 tháng tuổi: Hòa loãng 10-15gr phân NPK 20-20-15 + TE hoặc NPK 16-12-8 + TE trong 10-15 lít nước tưới đủ ẩm, cách nhau khỏang 15-20 ngày/lần. Kết hợp dùng phân bón lá Đầu Trâu 005 phun định kỳ 7-10 ngày lần nhằm kích thích ra chồi, lá, rễ. + Cây sứ từ 6 tháng - 1 năm: Bón thúc định kỳ 20-30 gr phân NPK 20-20-15 + TE hoặc NPK 1612-8 + TE/chậu, cách nhau 20-30 ngày/lần. Kết hợp dùng phân bón lá Đầu Trâu 005 phun định kỳ 7-10 ngày/lần, kích thích ra chồi, lá, rễ. Có thể sử dụng Đầu Trâu 007 phun khi muốn cho sứ ra hoa. + Cây sứ trên một tuổi, có hoa ổn định: Bón thúc định kỳ 20-30 gr phân NPK 20-20-15 + TE hoặc NPK 16-12-8 + TE/chậu, cách nhau 20-30 ngày/lần. Kết hợp dùng phân bón lá Đầu Trâu 005, phun định kỳ 7-10 ngày lần, kích thích ra chồi, lá, rễ. Đầu Trâu 007 kích thích ra hoa và Đầu Trâu 009 có tác dụng dưỡng hoa lâu tàn. 6.Tưới nước: Sứ là cây chịu nắng, điều này rất phù hợp với thời tiết miền Nam, tuy nhiên cũng rất sợ úng nước, cho nên chỉ khi nào nắng khô đất mới tưới. Cây sứ vừa mới trồng, mới sang chậu hoặc cắt cành để giâm không nên tưới nhiều nước. Tưới nước cho sứ phải dùng vòi phun nhuyễn,
bình phun hoặc hệ thống bơm phun. 7. Điều khiển ra hoa: Muốn cây sứ có nhiều hoa thì không để cành sứ quá dài, cành phải được cắt sau mỗi đợt hoa tàn, cắt nhiều lần, mỗi lần chỉ cắt cao thêm một đoạn ngắn, nhiều đoạn ngắn sinh thêm ra nhiều nhánh, nhiều nhánh sẽ có nhiều hoa. Muốn sứ ra hoa vào dịp tết cần căn cứ: Nếu lượng mưa đều trong năm, khí hậu ôn hòa thì cắt cành sứ vào dịp rằm tháng 7 âm lịch. Nếu trong năm nắng nhiều, mưa ít, hạn hán kéo dài thì cắt cành sứ muộn hơn vào khoảng đầu tháng 8. Kết hợp phun định kỳ các loại phân bón lá có hàm lượng lân và kali cao như Đầu Trâu 007, Đầu Trâu 009, Đầu Trâu 701, Đầu Trâu 901. Khi thấy lá sứ chuyển từ màu xanh sang màu vàng rồi rụng, ở đầu đọt ngưng phát triển lá non có những mụn lốm đốm là thời kỳ cây đang hình thành nụ. 8. Phòng trừ sâu bệnh: Cây sứ xanh tốt thường có nhiều sâu bệnh chính như: - Sâu xanh: Nếu thấy trên đọt lá có những đốm đen, đó là do sâu cắn phá, ăn đọt lá non tạo thành. Nhất là sâu xanh, lúc còn nhỏ màu trắng, lớn lên màu xanh, loại sâu này ăn rất nhanh, 23 ngày hết cả đọt lá, có thể ăn đứt cả ngọn cây. Dùng một trong các loại thuốc Trebon, Mipcin, Vibasu, Bassa. - Rầy bông và bọ sứ: Rầy bông thân nhỏ dẹp, có nhiều lông tơ khắp chung quanh, bọ sứ thì lớn hơn gấp đôi gấp ba rầy bông, thân hình bầu dục, cũng mang rất nhiều lông tơ và lông đuôi khá dài, thường cắn hút nhựa trên đọt lá và tiết ra một chất nhựa ngọt cho kiến ăn, đồng thời cũng làm rơi rụng rất nhiều phấn màu trắng trên ngọn cây; lâu ngày làm hư thối cả ngọn sứ. Loại rầy và bọ gây hại trên ngọn cây làm hư ngọn cây, trên trái làm hư trái, nhỏ thì rụng, trái lớn thì làm cong queo hạt lép sau này gieo không mọc lên cây con. Khi thấy phải phun thuốc không cho đẻ trứng. Nếu phát hiện rầy, lấy cọ nhỏ quét sạch cả rầy và phấn trắng. Dùng thuốc Vicidi-M 50 ND, Visher 25 ND, Vidithoate 40 ND… - Rệp, nhện đỏ: Nhện đỏ có thân màu đỏ, cũng có nhiều lông tơ, mắt thường khó thấy được, chích hút nhựa lá non, làm cho lá non trở lên đỏ nâu rồi rụng, đọt cây trơ trụi. Hàng tháng nên phun thuốc một lần để phòng ngừa. Thuốc trừ có thể là: Trebon, Bi 58, Kelthane, Viphensa 50ND, D-C Ttron Plus…. - Bệnh thối nhũn: Bệnh thối nhũn là phổ biến nhất ở cây sứ Thái, rất khó trị. Lúc đầu có thể là một chấm đen rồi lan ra rất nhanh, nếu không phát hiện kịp cây sẽ bị thối mềm nhũn. Nhất là trong mùa mưa, có thể làm cho chết cả cây chỉ sau vài ngày. Nguyên nhân: Có thể do vi khuẩn gây ra, khi độ ẩm quá cao hoặc do các vết thương từ sâu rầy gây ra. Phòng trị: Cắt bỏ hết chỗ nào bị thối mềm nhũn, đến hết chỗ lõi cây có đốm đen, nếu không sẽ tiếp tục lây lan thối hết cả cây, lấy vôi bôi vào vết cắt để sát trùng. Dùng thuốc Batocide 12WP, Viben-C, Newkasuran 16.6 BTN… - Bệnh đốm vàng trên lá: Lá sứ sau khi gặp mưa hoặc gió lớn thường sinh ra nhiều đốm nhỏ trên lá màu vàng hoặc nâu như bị phỏng, rồi lan nhanh ra cả lá, sau này sẽ khô quéo lại hoặc rơi rụng. Có khi ăn vào thân cây làm cây mềm thối nhũn từ trên cành xuống qua thân, khi lan đến gốc là cây chết. Có thể do nấm gây ra và lây lan rất nhanh ra cả cây. Phòng trị: Bệnh thường phát triển vào mùa mưa nên khi thấy lá vừa bị đốm vàng là phải cắt bỏ ngay và phun thuốc trừ nấm như Topsin, Appenearb, Dithane, zineb, oxyclorua đồng… Cây sứ bị bệnh rất khó trị nên phải thường xuyên theo dõi để phòng trừ kịp thời. Để trị nấm gây hại trên cây sứ Thái Lan bạn nên chủ động phun các thuốc diệt nấm gốc đồng, gốc kẽm hoặc một số thuốc kháng sinh kháng nấm. Tốt nhất, bạn nên tiến hành bón phân vi sinh Trichoderma cho cây sứ Thái Lan để phòng trừ các bệnh về nấm. SỨ THÁI : Cây sứ thái (adenium obesum0 do được du nhập vào nước ta từ THÁI LAN ( cách nay khoảng trênn 40 năm) nên nhiều người trong ta cứ tưởng chúng có nguồn gốc từ THÁI LAN nên gọi là sứ THÁI .THực ra cây này có nguồn gốc từ các nước CHÂU PHI , nên cũng giống như 1 số loại cây cảnh có nguồn gốc từ sa mạc như cây xương rồng , cây bát tiên ,...cây sứ thái cũng điều
kiện tương đối nắng nóng thì chúng mới sinh trưởng , phát triển bình thường và ra hoa bình thường được .Nắng nóng càng nhiều chúng ra hoa càng nhiều , càng đẹp và màu sắc của hoa càng rực rỡ .Chính vì thế ở các tỉnh phía nam nước ta cây sứ thái thường ra nhiều bông vào mùa khô và nắng .Thế nhưng nhiều người chơi hoa cảnh trong chúng ta lại không hiểu đến đều này , nên khi thường mua cây sứ THÁI về thường đặt nơi ban công ( ít hoặc không có nắng ) , cây thiếu nằng , thiếu nóng , thiếu độ thông thoáng của gió .Mặc dù cành , là vẫn phát triễn nhưng cành chỉ vươn dài , cao lêu nghêu và yếu ớt , nên rất khó hoặc không thể ra bông .Đấy là chư kể do chủ quá ''cưng'' cây mà nhiều người đã tích cực tưới nước hàng ngày , góp thêm phần làm cho cây ....ít ra bông hơn ...Muốn cây ra hoa trở lại và nhiều chúng ta nên tiến hành 1 số công việc sau đây: +Đưa dần cây sứ ra ngoài chổ có nắng ít để cây sứ làm quen với điều kiện nắng nóng , sau 1 thời gian nếu thấy cây sứ đã quen với nắng nóng thì mới đưa cây sứ ra chổ trảng nằng , nóng và có gió thông thoáng ( không nên đưa cây ra chổ nắng nóng ngay vì dễ làm cho cây bị ảnh hưởng bởi nắng nóng đột ngột ) +Đồng thời với quá trình trên thì dùng dao mỏng sắc cắt bỏ bớt chiều dài của các nhánh ( cắt bỏ chổ chạc 2, 3, Tạo gốc to /Kỹ thuật trồng Bonsai Với nạn chảy máu các cây cổ thụ, cây thế lạ, gốc to kiểu đầu voi, đuôi chuột (gốc to, ngọn nhỏ) thì nhu cầu cần gốc cây to cho người chơi cây cảnh quả thật trở nên đáng báo động bà cần được giải quyết một cách cấp bách. Bài viết này không ngoài ý định là cung cấp cho bạn đọc một cách khá dễ dàng và nhanh chóng nhất để có được một gốc cây to, đẹp với những đường nét như ý mình. Nếu tác giả có duyên hay đủ sáng tạo thì có thể tạo được một gốc cây với đường nét không kém trong thiên nhiên. Bài viết này được biên soạn và dịch lại từ website http://www.dugzbonsai.com/, tuy nhiên chỉ lấy phần hình ảnh và ý tưởng là chính, còn lới diễn giải đa phần viết theo cảm nghĩ. Về cây cảnh nói chung, ngoài các thế văn nhân, chi mai thanh mảnh, nho nhã ra thì các thế đa phần đều dựa vào hình dáng, kích cỡ của gốc cây để thể hiện sự vững chãi, lão tính của tác phẩm. Trong cái nhìn so sánh của con người, từ thuở xa xưa, phần số lượng, hình dáng đóng một vai trò quan trọng. Nhờ phân biết được lớn nhỏ, ít nhiều mà người ta biết săn con thú lớn, chọn cây có trái nhiều. Âu đó cũng là lẽ thường tình của tạo hóa và sự tiến hóa. Chắc cũng vì lẽ đó mà người ta thích cái gì cũng phải nhiều một chút, lớn một chút. Ngay cả việc chơi cây cảnh ép nhỏ, bonsai thì lắm người cũng không qua khỏi được cái cảnh muốn có cái cây bề thế, đủ lớn để thể hiện hết những đường nét sinh động và để thể hiện mình, chủ nhân của tác phẩm. Cây dù lớn hay nhỏ thì bản chất của nó vẫn không thay đổi, với cùng đường nét đó thì một tác phẩm vẫn giữ nguyên cái hồn của nó và những gì tác giả muốn nói. Để ngộ ra được điều này hay vận dụng việc thổi vào cái gốc cây thấp bé đường nét và cái thần của một cây cổ lão, to lớn thì không dễ chút nào. Trong bài viết này, chúng ta tạm thời bỏ qua việc cân đối cành lá của cây. Một cây có gốc đẹp mà cành lá không cân đối thì cũng như người đẹp mà để đầu tóc chơm bơm, tay chân lều khều vậy. Ở đây, chúng ta chỉ chú trọng đến việc tạo được một gốc cây to như ý một cách nhanh chóng mà thôi. Một cây, tùy theo loại mà lớn nhanh hay chậm, có gốc nhỏ hay lớn. Để nuôi cây có gốc to rồi đốn bớt phần trên thì hơi uổng phí thời gian cũng như dinh dưỡng cây. Chúng ta khó mà bảo mấy cái cây tác phẩm của mình rằng “đại ca cây ơi là đại ca cây, đệ làm ơn chỉ lớn cái gốc nhanh nhanh cho huynh là được rồi, đừng có vươn cao lên.” Nếu dùng phương pháp cắt tỉa gây nhiều cành gần gốc thì cây cũng bị ảnh hưởng về tăng trưởng phần nào, do bị cắt tỉa quá nhiều. Còn để cây cao lớn thì chúng ta lại lãng phí thời gian cũng như dinh dưỡng của cây vào phần ngọn phía trên. Đó là chưa kể những giống
cây bụi đẹp nhưng lại hiếm khi có được thân to. Vào khoảng năm 1993, Doug Philips nhận thấy rằng có một số loài cây có đặc tính rễ và lá có thể liền với nhau như được ghép cành. Và rồi thì anh cũng lợi dụng đặc điểm này để tạo gốc cây to từ nhiều cây nhỏ hay từ các cây trồng từ hạt. Một hai năm sau, anh bắt đầu tiến hành trồng thử và dần dần hoàn thiện kỹ thuật. Phương pháp này cơ bản là ghép nhiều cây nhỏ lại thành cây to, đồng thời vận dụng thêm việc chỉ dồn sức tăng trưởng của cây để tạo gần như chỉ là cái khuôn của gốc. Cũng như người thợ kim hoàng xưa kia tìm ra được cách làm đồ trang sức rỗng ruột với số lượng vàng ít ỏi, chúng ta cũng học theo cách đó mà tạo gốc cây. Ưu điểm của kỹ thuật này là tạo được các gốc cây to theo ý muốn từ các cây con, thân nhỏ. Như trong ví dụ thì anh Doug Philips đã tạo được một gốc với đường kính khoảng 30 đến 40 cm. Khuyết điểm là cân gần như rỗng ruột và chưa có thử nghiệm nào về đường lớn nhất của gốc cây ta có thể tạo. Các bước thực hành khá đơn giản, chúng ta có thể theo dõi qua những tấm hình và chú thích sau đây. (1.1) Cây thích trồng từ hạt có lá mùa thu. (1.2) Đẻo một gốc cây bonsai từ khúc gỗ nào đó làm đế cho mấy cây thích con bám vào. Có thể khắc trên đế gỗ này những đường xoắn ốc để ta dễ cố định thân cây con theo những rãnh này.
(1.3) Đặt cây con vào đế gỗ. Ta bắt đầu bằng việc cố định vài cây trước, để chúng chạy dọc theo đường xoắn ốc, thiết lập đường xoắc ốc cơ bản. Có thể chia đều phần gốc ra làm 3 phần, mỗi phần sẽ tạo một tán lá của tác phẩm sau này, rồi cho chúng chạy dọc theo đường xoắc ốc.
Tiếp tục cố định các thân cây nhỏ lên phần đế gỗ. Các thân cây giúp tạo gốc mà không dùng đề làm cành cây sau này sẽ được cắt bỏ sau khi các thân cây ăn liền với nhau. Hoàn tất việc cố định các thân cây nhỏ đầy hết phần đế của gốc cây này mất khoảng 9 tiếng đồng hồ. Khâu này khá quan trọng, với việc cố định thân cây nhỏ bằng kẽm, dây thông thường mất khoảng 12 đến 18 tháng để các thân cây liền với nhau. Nếu dùng kẽm nhỏ, đặt các thân cây xoắn chặt với nhau hơn thì các thân cây nhỏ chỉ khoảng 6 đến 12 tháng để liền với nhau.
Sau đó chúng ta có thể vô chậu liền hay trồng cây xuống đất.
(1.4) Trồng cây xuống đất lại. Chú ý, với những thế thông thường và không có dụng ý đặc biệt ta đừng bó nguyên chùm cây này đến tận ngọn, hãy để cành chỉa ra một số chỗ, mỗi chỗ một vài cành. Các cành này có thể tạo cây cho thân cây lớn sau này dễ dàng và tiết kiệm thời gian hơn. (1.5) Bứng cây lên vào năm thứ 2. Góc nhìn này từ phần đáy của đế, ta có thể thấy rễ mọc đều xung quanh. Lần bứng này có thể được lợi dụng để lấy phần đế ra luôn hay để nó tự hủy.
(1.6) Cắt tỉa, trồng trở lại với sự chỉnh hướng rễ cây tỏa ra xung quanh theo ý muốn. Thời gian này, các thân cây bắt đầu liền với nhau. Cây có thể được trồng thẳng dưới đất thêm một hoặc hai năm nữa.
(1.7) Sang năm thứ ba, các thân liền với nhau tốt hơn.
(1.8) Năm thứ năm
(1.9) Gốc cây năm thứ năm (hè năm 2001)
(1.10) Chuẩn bị vô chậu khoảng 50 cm đường kính (xuân năm 2002).
Cành và rễ được cắt tỉa ngắn lại.
Các cành được cắt có thể trét keo sinh học màu đen gây liền da cho cây (hoặc dầu hắc, mỡ bò tự chế…).
Cận cảnh gốc cây.
(1.11) Năm tháng sau (tháng 5 năm 2002), cành lá đã phát triển.
(1.12) Thời gian để quấn kẽm, uốn cành.
Hoàn tất quấn kẽm, uốn cành.
(1.13) Cây đâm chồi mới (ngày 20 tháng 5 năm 2002).
(1.14) Cành nhánh đã tạm đầy đủ sau khoảng 6 năm (ngày 6 tháng 8 năm 2002). + Ngoài ra, chúng ta còn có thể dùng các vật liệu khác để làm phần đế, tùy theo sự thuận lợi của địa phương. Dưới đây là những hình ảnh với các bước tương tự trên phần đế bằng kim loại.
Ở Việt Nam cũng có khá nhiều loại cây dễ liền da như cần thăng, mai chiếu thủy, bằng lăng, sanh, si, đa, ổi. Ngoài ra, chúng ta có thể thử nghiệm trên một số loại cây khác như bông giấy, bông cứt lợn,… Tuy thời gian tạo được gốc cây to bằng kỹ thuật này Cây nên để chỗ có ánh sáng mặt trời.mất ít nhất từ 6 tháng cho đến 12 tháng nhưng cũng mong rằng nó có thể góp phần giảm bớt nạn lấy gốc trong rừng. Mong rằng, sau khi tìm hiểu, thử nghiệm, các nghệ nhân sẽ bổ sung thêm tư liệu cho chủ đề này.