Cay Canh 1

  • July 2020
  • PDF

This document was uploaded by user and they confirmed that they have the permission to share it. If you are author or own the copyright of this book, please report to us by using this DMCA report form. Report DMCA


Overview

Download & View Cay Canh 1 as PDF for free.

More details

  • Words: 17,136
  • Pages: 59
Trồng cây cau cảnh Gửi bởi: buiviethung Ngày 15-9-2007 lúc 8 giờ 43 phút

Cau cảnh là cây thân gỗ có đốt, phân nhánh dưới gốc tạo thành bụi nhỏ. Thân có nhiều đốt, thẳng, màu vàng ánh, dưới gốc thân có các chồi nách có khả năng tạo thành nhánh chồi. Các bó mạch gỗ và mạch rây phân tán khắp thân, gỗ thuộc loại gỗ mềm. Lá kép lông chim có bẹ lá ôm lấy thân, khi già thì tách ra khỏi thân để lộ các đốt của thân. Cây không to cao, từ gốc có nhiều nhánh mọc thành bụi, khóm. Các nhánh tuy mọc ở gốc của thân, nhưng không thể tách ra nhân giống như đối với các cây thực vật lớp 2 lá mầm được vì khả năng ra rễ kém, khi tách dễ bị chết do lớp gốc bị hỏng. Cây lớn ra hoa vào tháng 5 – 6, có lá bắc to bao ngoài như dừa, Cau ăn quả… có khả năng đậu quả khá cao. Cau cảnh có nguồn gốc từ các vùng nhiệt đới. Ở miền Nam nước ta cau đuợc sưu tập để trồng làm cây cảnh. Cau cảnh yêu cầu điều kiện nóng ẩm, ưa sáng để sinh trưởng và phát triển, vì vậy, các loại cau cảnh không được dùng làm cây cảnh trong nhà, nội thất mà thường đặt ở ban công, sân hoặc vườn. Tuy nhiên, chúng là loại cây khá chịu điều kiện khô hạn, song ra lá kém, thân trở nên nhỏ và chuyển màu, ít đẻ nhánh. Với điều kiện thích hợp, trong một năm, cau cảnh ra được 2 – 3 lá chồi, nhánh ở gốc sẽ phát sinh nhiều. Cau cảnh không yêu cầu khắt khe về điều kiện đất đai, có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau, miễn là đất đủ ẩm và không quá khô hạn. Kỹ thuật nhân giống Cau cảnh chỉ nhân giống được từ hạt của quả để tạo cây con. Ở miền Nam nước ta có điều kiện thích hợp để cây cho hoa và quả nên phần lớn hạt nhân giống được mua từ miền Nam . Để nhân giống, cần chọn các quả già (quả 2 năm), khi vỏ quả đã có màu nâu vàng, hơi khô thì đem trồng; lấy hạt khô từ các quả già ngâm trong nước 10 – 12 giờ ủ nơi ấm để khi gieo, hạt mọc nhanh. Đất gieo hạt nên làm tơi xốp, phía trên làm giàn che để giữ ẩm cũng như tránh sương muối vì thời vụ gieo hạt thường vào cuối năm. Sau khi lên luống, khoảng cách là 20 x 30cm (cây x hàng) với 2 hàng hoặc 3 – 4 hàng

1

trên 1 luống. Dùng đất lấp hạt ở độ sâu 1 – 1,5cm, trên mặt phủ rơm rác mục để giữ ẩm và khi tưới không làm trôi đất, đóng váng mặt. Tưới giữ ẩm thường xuyên sau khi gieo mỗi ngày 2 lần vào sáng và chiều tối, đến khi hạt mọc thì tưới mỗi ngày/lần. Khi cây đã có 2 – 3 lá , có thể bỏ giàn che,tiến hành xới mặt luống, làm cỏ và thúc bằng nước phân chuồng pha loãng. Sau 1 – 1,5 năm, cây cau con có thể được chuyển trồng trong chậu hoặc xuất bán. Kỹ thuật trồng: Đất trồng cau cảnh nên chọn đất thịt, giàu dinh dưỡng. Mùn có khả năng giữ nước, thoát nước tốt. Không nên chọn đất nhiều rác, xác thực vật mục để tránh giun và bệnh gây hại cây. Trong điều kiện nước ta, cau cảnh là loại cây dễ sống, nên có thể trồng ở các thời gian trong năm, song thích hợp nhất là trồng vào tháng 3 – 4 và tháng 8 – 10 hàng năm. Trồng tháng 3 – 4 khi cây bắt đầu sinh trưởng mạnh hoặc khi cây ở thời kỳ sinh trưởng chậm hoặc ngừng sinh trưởng. Khi trồng trên đất hay trong chậu cần cú ý bón phân lót trước khi trồng và trồng nông, lấp đất ở gốc không quá sâu đễ tránh cây bị “nghẹn” sinh trưởng và ra nhánh kém, trồng xong cần tưới nước để giữ ẩm và làm chặt gốc cho cây khỏi bị đổ. Sau khi trồng, tưới nước ngày/lần cho đất đủ ẩm, tránh làm đất quá ẩm và sũng nước trong thời gian 10 – 15 ngày để cây bén vào đất. Chăm sóc cây: Cau cảnh cần được trồng hoặc đặt để ở những nơi đầy đủ ánh sáng. Không đặt đặt nơi ánh sáng yếu, trong nội thất vì bản lá sẽ mỏng, cây sinh trưởng yếu, kéo dài sẽ làm lá chóng rụng và chết. Do yêu cầu nước khá cao để sinh trưởng, ra nhánh nên cau cảnh yêu cầu tưới nước đều, không để đất quá khô Định kỳ 2 tháng tưới cho cây bằng nước phân chuồng 1/15 – 1/20, thúc cho cây và giữ cho bộ lá xanh tốt.

Cho lộc vừng nở hoa theo ý muốn Gửi bởi: khucthuydu Ngày 16-8-2007 lúc 8 giờ 15 phút

Nằm trong bốn loại cây cảnh quý: sanh, sung, tùng, lộc; lộc vừng là cây có thân và gốc đẹp, khi hoa nở có hương thơm, được nhiều người chơi cây cảnh ưa thích. Thông thường lộc vừng mỗi năm ra hoa 2 vụ, vào các tháng 6 - 7 và 10 - 11

2

âm lịch. Lộc vừng ưa nước nên dễ chăm sóc, có thể bắt lộc vừng nở hoa theo ý muốn vào dịp Tết. Ngoài việc chăm bón đủ chất để ra nhiều hoa, ta phải tạo ra một bước đột biến về sinh lý cho cây. Nghĩa là phải làm cho lộc vừng trút bỏ toàn bộ lá già trong thời gian ngắn nhất, với bí quyết: tưới cho cây lượng phân kali hoặc natri hơi đậm. Sau 4 ngày toàn bộ lá xanh trên cây chuyển thành lá vàng và sau 3 ngày tiếp theo lá rụng hết. Sau khi cây rụng hết lá, hàng ngày ta tiếp tục tưới nước vo gạo để bồi dưỡng và kích thích cây phát triển lá mới. Khoảng một tháng mầm lá và mầm hoa sẽ đâm ra, khi hoa tàn, ta lại tiếp tục làm theo trình tự trên, thì lộc vừng lại tiếp tục nở hoa.

Chăm sóc cây kiểng (phần 1) Gửi bởi: hieu Ngày 2-7-2007 lúc 13 giờ 43 phút

Phương pháp bỏ dần các lớp đất: Đây là cách mà các nghệ nhân thường sử dụng. Ban đầu người ta thường trồng cây trong một chậu sâu, đáy chậu bón phân còn phía bên trên cho cát vào. * Cách làm cho gốc cây lộ ra: Phương pháp bỏ dần các lớp đất: Đây là cách mà các nghệ nhân thường sử dụng. Ban đầu người ta thường trồng cây trong một chậu sâu, đáy chậu bón phân còn phía bên trên cho cát vào. Trong quá trình phát triển rễ gốc cây sẽ đâm phía có phân. Cứ cách một thời gian người ta lại lấy bớt một phần cát bên trên làm gốc cây lộ dần ra, đến khi bỏ hết lớp cát thì dừng lại, khi cây đạt đến độ thích hợp (gốc đã lộ ra theo ý người chọn) thì chuyển qua chậu cạn. Một cách khác cũng được các nhà vườn thực hiện đó là xếp nhiếu tầng gạch xung quanh một mảnh đất, đổ đầy đá và trong đó trồng một lúc nhiều cây cảnh. * Phương pháp đổ chậu: 3

Phương pháp này thực hiện cũng khá đơn giản. Mỗi lần đổi chậu người ta lại nâng rễ cây lên một ít và tuý theo sự bào mòn của nước tưới hoặc do mưa, nghệ nhân dùng dụng cụ moi bỏ dàn các lớp đát bám vào rễ để rễ lộ ra bêbn ngoài. Khi thay đổi chậu thì đưa các rễ cố định theo ý muốn. Phương pháp bóc vỏ: Cách này người ta dùng các miếng kim loạihoặc sành bao quanh gốc làm cho lớp vỏ ngoài của rễ một thời gian bị tróc dần ra, sau đó người ta bóc vỏ để gốc thô dần ra. *Tạo ra vết chai: Trong tạo dáng bonsai, một vết chai được tạo đúng kĩ thuật sẽ tăng thêm tính thẩnm mỹ cho cây cảnh của bạn. Khi chúng ta cắt một cành dạng chữ V, vết chai có thể hình thành. Sau khi vỏ cây bị gọt, cần phết lên vết thương một lớp keo có tính diệt nấm. Kĩ thuật này chỉ nên áp dụng từ 3 đến 4 lần trong thời gian 5 năm và trên một cây chỉ nên tạo một vết chai mà thôi.

Tạo dáng bằng phương pháp trạm trổ Nếu muốn tạo một gốc cổ thụ như đã có hàng trăm năm tuổi, người ta thường dùng cưa cắt những cành to làm nơi đó ngừng phát triển, khô mục đi. Sau đó dụng cụ chạm trổ can thiệp vào để tạo dáng cho thật tự nhiên. Đối với những cây cảnh còn non tuổi, thân thẳng thì nghệ nhân sẽ dễ dàng tạo dáng uốn lượn. Đầu tiên người ta dùng vỏ bao( loại bao vây, bao bố buộc lấy thân cây và bên ngoài chỗ uốn lượn đồng thời phải thêm một sợi dây để tăng độ dẻo của 4

thân cây, phòng cây bị gãy khi uốn lượn ta dùng dây thép để cố định cành. Người Trung Quốc xưa dùng dây cọ buộc dính cây vớ chỗ uốn lượn. Vì dây cọ dễ dàng biến màu như vỏ cây nên sau khi thực hiện là có thể thưởng thức dáng cây ngay. Ở một số vùng khác thì người ta dùng cách cắt tỉa cành để tạo hình. Phương pháp này thích hợp với cây vùng nhiệt đới, có sức đâm chồi mạnh và liên tục. Cách làm này trước tiên người ta chọn một cây dáng đủ tiêu chuẩn, cắt chừa lại vài nhánh, đợi đến khi cành nhánh 1 và thân chính đạt được độ thẩm mỹ thì lại cắt đi tầng nhánh trên. Sau đó ở trên tầng nhánh một giữ lại tầng nhánh 2. Đợi đến khi tàng nhánh 2 và tầng nhánh một hài hoà lại đem 2 nhánh trên cắt đi, trên tầng nhánh 2 cắt lại tầng nhánh 3 và cứ thế tiếp tục. Qua nhiếu năm cắt tỉa tỉ mỉ, dáng cây sẽ hình thành có những tầng tán rất đẹp. Hiện nay xu hướng dùng dây kim loại để uốn cành tạo dáng là rất phổ biến. Khi đã cắt những cành rườm rà thì chúng ta tiến hành dùng các sợi dây kim loại để uốn cong cành tạo dáng xù xì được tiến hành tuỳ theo từng loại cây khác nhau. Với các cây rụng lá thì thao tác vào mùa sinh trưởng. Cây Thông, Tùng thì làm vào mùa thu hoặc đầu đông. Trước khi tiến hành uốn cành bạn phài tiến hành tưới nước cho cây trước một ngày để cho cành cây dẻo dai không bị gãy khi uốn. Đầu tiên bạn buộc dây ở thân chính sau đó đến cành chính cành bên theo thứ tự từ dưới lên trên từ to đến nhỏ. Khi cuốn thân cây nên tìm cách cố định đầu dây ở trong đất, đáy chậu không để cho đầu dây lộ ra, sau khi cuốn xong thì có thể uốn cành theo ý muốn nhưng lưu ý không được uốn gấp sẽ gãy cành. Những loại sinh trưởng nhanh ở nước ta sau nửa năm là phải tháo dây kim loại ra, các loại cây vùng ôn đới như Thông, Tùng thì sau một năm. Cành càng thô thì thời gian uốn càng dài nhưng nếu thấy dây lún vào vỏ cây thì lập tức phải tháo ra nới 5

lỏng. Uốn cành/Kỹ thuật trồng Bonsai

Có nhiều phương pháp uốn cành. Cách thức cổ truyền Trung Quốc là uốn cành bằng dây cọ (loại cây họ cau dừa), hiện nay vẫn còn được áp dụng. Nhưng hiện nay người ta thích dùng dây kẽm hơn. Hầu hết người yêu bonsai đều uốn cành bằng dây kẽm, vì nhanh chóng và tiện lợi hơn.

Trước khi uốn, ta tỉa bớt lá, cắt bỏ những cành quá sát nhau gây khó khăn trong việc tạo dáng cho cây. Trong cấu trúc bonsai, nên tránh những cành song song, tỏa đều, gối lên nhau, uốn về phía sau, trước chéo, đối xứng và cành rũ. Nên loại bỏ vỉ chúng làm mất vẻ thẩm mỹ của tổng thể cảnh quan. Tiến trình của việc uốn là trước hết uốn thân chính, rồi đến cành chính, sau là những cành quanh thân cây khởi đi từ gốc lên ngọn, cành lớn trước, cành nhỏ sau. Để quấn thân cây bằng dây kẽm, ta cắm một đẩu dây kẽm sâu trong đất của mâm. Không quấn quá chặt hay quá lỏng và đường quấn chéo phải hình thành những góc 450 với trục thẳng đứng của cây.

Sau khi quấn xong, ta uốn cành bằng cách xoắn thật nhẹ nhàng theo hướng quấn dây kẽm để dây kẽm luôn luôn được giữ chặt vào vỏ cây. Những loại cây sớm rụng lá thì thường mau tăng trưởng, do đó, có thể tháo dây kẽm sau ba, bốn tháng. Còn đối với thông, bách thì phải hơn một năm. Những cây hay cành lớn thì thời gian sẽ lâu hơn. Nếu cây hay cành trở lại hình 6

dáng ban đầu sau khi ta tháo bỏ dây kẽm, hãy quấn lại một lần nữa và buộc chặt. Vì vỏ cây thích và lựu hơi mỏng, ta cần bọc dây kẽm bằng một lớp giấy để không làm đau cây đồng thời ngăn cản sức nóng mặt trời truyền vào dây kẽm, làm hỏng cây. Phải để ý tháo bỏ dây kẽm đúng lúc, nếu không, dây kẽm sẽ ăn ngập sâu vào trong vỏ làm hại đến sự phát triển của vỏ cây. Để tạo dáng già nua cho cây, gọt bỏ vỏ một số cành rồi rắc hỗn hợp vôi - lưu huỳnh vào chỗ gọt để chúng đổi sang màu trắng. Trong thiên nhiên, rễ của cây già thường lộ trên đất, bò ngoằn ngoèo. Để tái tạo cảnh kỳ dị đó, rút rễ cây thật nhẹ nhàng hàng năm khi ta trồng lại cây vào mâm hay chậu khác, cây sẽ dần dần phô bày rễ trên mặt đất. Ta uốn rễ vào thời gian còn ít tuổi cũng bằng cách cuốn dây kẽm sẽ mục trong đất, nhưng những rễ ngoằn ngòeo sẽ giữ nguyên hình dáng

Khắc và uốn thân cây/Kỹ thuật trồng Bonsai

Không thể nào uốn được những cây già đào Ở nơi hoang dã. Chúng cần được khắc, tô điểm nếu chúng thiếu vẻ đẹp. Khi cây già được đem trồng trong mâm, sự tăng trưởng của chúng bị khứng lại, mọi vết thương đều khó lành sau khi bị cắt cành, nếu được khắc, chúng sẽ mang dáng dấp dãi nắng dầm mưa của cây sống lâu năm nơi hoang dã.Để tạo bề ngoài già nua cho cây non, ta khắc phía trước của thân, nhưng chú ý tuyệt đối không được khắc một đường vòng quanh lớp vỏ của thân, vì như thế, ta đã cắt đứt những ống dẫn nhựa và ống bọc trong vỏ cây. Sau khi khắc, những cây non trông dày dạn, gian khổ, mang nét giản dị cổ kính, và sự quyến rũ mỹ thuật. Nếu một thân cây quá mảnh mai, không già cỗi, ta có thể đính một miếng gỗ già, gân guốc vào trước thân nó, để những cành và lá non sẽ trông như mọc từ 7

một cây già cỗi.

Nếu một thân cây cần được uốn cong, trước hết ta quấn nó bằng dây gai dầu, hoặc đặt một sợi dây gai dầu bên ngoài nơi ta định uốn trước khi nó cốt để nâng đỡ cây không gãy khi bị uốn. Nếu thân cây hơi lớn, ta sẽ rất khó uốn. Hãy dùng dao khắc đề mở một đường khe nơi ta định uốn, sâu khoảng hơn 2/3 ' vào trong thân gỗ rồi quấn thân cây bằng dây gai dầu. Vết cắt phải xiên theo chiều uốn nếu không thì vết thương sẽ tóac ra khi bị uốn. Buộc chặt cây lại bằng dây điện sau khi uốn. Vết thương sẽ lành trong vòng hai tháng

Cắt tỉa/Kỹ thuật trồng Bonsai

- Ở dáng nguyên liệu mỗi cây đều có một dáng dấp cơ bản của một kiểu Bonsai nào đó, nhưng chưa được rõ nét. Dù là cây thu hái lừ thiên nhiên, hay trồng từ hột, từ cành giâm hay cành chiết, ghép v.v... tất cả đề phải cần cắt tỉa, uốn nắn, sửa chữa để đưa vào một thế kiểng mỹ thuật nào đó. - Mục đích chính của việc cát tỉa là tạo hình dáng cho cây Bonsai theo ý ta định. Tuy nhiên các biện pháp này cũng có hiệu quả làm giảm sự tăng trưởng của các phần trên mặt đất (khí sinh), nhâm duy trì sự cân bằng với sự tăng trưởng của rễ. - Khi các nhánh đang tang trưởng bi cát tỉa đi thì sự phát triển của rễ cũng giảm bớt. Ngược lại cắt tỉa bớt rễ thì cũng hạn chế được phần nào sự phát triển của các phần khí sinh. - Tỷ lệ các phần của cây Bonsai (thân, nhánh, làng lá) phải phù 8

hợp với dáng dấp của cây trong thiên nhiên. Kết quả này chỉ đạt được sau nhiễu lần cắt tỉa, uốn nắn. Tinh thần của Bonsai là chỉ giữ lại những gì cốt yếu mà thôi, nghĩa là một dáng cây đã được hóa cách. Trong một kỹ thuật trồng cây, đâu có áp dụng việc cát tỉa để khống chế sư tăng trưởng của cây và kiểm soát sự phát triển của nhánh, lá (và đôi khi quả nữa). - Đối với cây kiểng Bonsai thì cắt tỉa là một công việc thật quan trọng, cần phải duy trì suối đời sống của cây. Chúng ta phân biệt có hai giai đoạn cắt tỉa + Cát tỉa đuợc tạo dáng (hay là đưa vào một thế kiểng Bonsai) + Cắt tỉa để tu bổ duy trì dáng (thế)kiểng đã chọn Hai giai đoạn này cần những dụng cụ rất chuyên biệt phù hợp với các thao tác chính xác. Một số phương pháp chiết và ghép cành Khi tạo bonsai bằng phương pháp này đòi hỏi bạn phải lựa chọn những cành không bị sâu hoặc cằn cỗi và một số dụng cụ cần thiết để tiến hành Chiết cành Cách làm cũng giống như giâm từ cây non, nhưng chúng ta cắt dài hơn từ 7-10cm và cắt ở mắc cây. Loại bỏ các lá ở phần gốc, nhúng vào hocmon tạo rễ và chuyển đến các chậu khi cây đã có lá non và rễ. Cách chiết cành hiệu quả nhất là lột một đoạn cành và vùi chúng xuống đất. Nếu cành cây cao hơn mặt đất thì có thể dùng một cái chậu, cắt một đoạn vào cành cây để làm gián đoạn việc cung cấp nhựa cho cành và kích thích phần bị vùi dưới đất ra rễ. 9

Cách thứ hai là chiết từ một cành có nhiều chồi. Cách này khi thành công sẽ tạo được mảng cây có nhiều gốc cao thấp khác nhau. Một cách khác nữa là chiết cành trên cây. Chúng ta lột vỏ một đoạn cây vừa ý, dùng rêu ẩm bó xung quanh, cho chất tạo rễ vào và bó lại. Khi cành đâm rễ chúng ta có thể cắt để trồng vào chậu. * Giâm từ cành cây lớn: Trong tháng 11 chúng ta chọn những cành đâm chồi tốt và có thể trồng được bằng cành, cắt lấy chiều dài khoảng từ 15-25cm. Cũng dùng chất tạo rễ và tưới nước, bón phân khi cây đã phát triển. Thời gian khoảng chừng một tháng trở nên, nếu thời tiết thuận lợi thì cây sẻ đâm nhiều. * Ghép (chiết)gốc: Dùng gốc cây làm cây được chiết, cành triết phía trên. Nếu biết kết hợp hài hoà chúng ta sẽ được một cây dáng tuyệt đẹp, có bộ gốc như ý. Chúng ta có thể chiết trên phấn gốc, hoặc xem phần dưới cành có dáng đẹp chiết trên gốc và trồng sâu trong đất, như vậy ta sẽ có một bonsai có gốc như đã chọn từ trước với bộ rễ khác. Tạo hình trong chậu Để tạo một chậu cảnh mang tính cách thiên nhiên thu nhỏ gồm có cây, đá, nước, cầu, các nghệ nhân phải nắm chắc nghệ thuật tạo hình, kĩ thuật về tạo hình, tiả cành cho cây và nghệ thuật phối cảnh. Cái tinh tuý của nghệ thuật bonsai là ở chỗ có thể dùng những kĩ thuật đặc sắc để tạo ra một cây cảnh mang dấp cổ thụ cả trăm năm cho nên ngoài vấn đề am hiểu sâu sắc về nghệ thuật tạo hình cho cây mà nghệ nhân cũng phải là những nghệ sĩ biết cách thổi hồn vào cây sao cho người thưởng ngoạn cảm thấy 10

trong chốc lát khi ngắm nhìn bỗng quên đi đây là một cây cảnh mà chỉ thấy hiện lên một thiên nhiên kỳ vĩ, hài hoà, huyền ảo.Tất nhiên nếu chúng ta đơn thuấn muốn có ngay một bốn cảnh thì rất dễ dàng. Một chậu cạn, một thân cây đã uốn sẵn, các vật liệu...lúc nào cũng có thể mua bán cây cảnh non bộ.

Nhưng muốn đạt được một bồn cảnh có hồn, mang một ý nghĩa tượng trưng nào đó mà người sành điệu có thể cảm nhận thì vấn đề không đơn giản. Tất nhiên bạn phải bắt đầu bằng việc quan sát thật tỉ mỉ các loại dáng thật đặc trưng cúa các loại cây ngoài thiên nhiên ...Chỉ có như thế bạn mới có thể tiến hành được việc tạo hình dáng cho cây. Công cụ: gồm có cưa tay kéo tỉa cành,kéo tỉa lá, dao chiết cành, kìm, búa và cả khoan điện. Ngoài ra còn phải có các bình tưới, bình xịt nước, vật liệu thì cần đất sạch, đá, các loại dây thép để uốn cành. *Kỹ thuật hạn chế sinh trưởng: Trong nghệ thuật chơi bonsai thì kĩ thậut hạn chế sinh trưởng để biến một cây ngoài thiên nhiên có thế cao từ 15-20m thành vái ba cm là rất quan trong. Do sự sinh trưởng của cây chíng là sự sinh trưởngcủa tế bào cây nên nắm được điều này chúng ta sẽ thành công trong việc tạo ra một cây " tí hon" trong chậu cảnh. Hai giai đoạn đặc trưng của sự sinh trưởng tế bào là sự phân chia tế bào của giai đoạn giãn của tế bào. Sự phân chia tế bào chỉ xảy ra trong các mô phân sinh còn sự giãn của tế bào là sự tăng kích thước của tế bào và quyết địng đến sự lớn lên của thân cây. Yếu tố ảnh hưởng đến đến việc giãn tế bào là những điều kiện ngoại cảnh như nước, ánh sáng, nhiệt độ, chất dinh dưỡng...và sự kích thích của chất sinh trưởng có trong thực vật. Hạn chế sự sinh trưởng của cây, tạo ra cây rất nhỏ so với kích thước bình thường, chính là sử dung các biện pháp nhằm điều 11

khiến quá trình sinh trưởng của tế bào mà hiện nay các nghệ nhân thường dùng là: *Sử dụng các chất ức chế thực vật *Sử dung kĩ thuật bón phân và tưới nước để hạn chế sự sinh trưởng: Phân bón và nước là yếu tố quan trong ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng của cây. Kĩ thuật bón thêm vôi (Ca) và ít nước tưới sẽ tạo ra tình trạng khô hạn làm cây sinh trưởng chậm mau già. Ngoài ra phải bón phân lân một cách hợp lí để cành cây vẫn khoẻ, lá vẫn xanh. Sử dụng biện pháp cắt tỉa cành, lá và rễ để điều chỉnh sự sinh trưởng *Sử dụng hạn chế sự sinh trưởng bằng cách hạn chế sự chiếu sáng của mặt trời

Kỹ thuật Sang chậu Gửi bởi: hieu Ngày 2-7-2007 lúc 20 giờ 16 phút

Sang chậu là một công việc bắt buộc đối với người làm và chơi cây cảnh. Lâu không sang chậu, cây hỏng. Kỹ thuật Sang chậu/Nghệ thuật Bonsai Sang chậu là một công việc bắt buộc đối với người làm và chơi cây cảnh. Lâu không sang chậu, cây hỏng. Sang chậu sai kỹ thuật cây ốm và bỏ cành hoặc chết. Đa phần nhà nào cũng ít nhiều có cây cảnh trang trí ngoại thất hay nội thất. Vì vậy việc giới thiệu kỹ thuật sang chậu là rất cần thiết. Sang chậu nhằm 6 mục đích khác nhau: - Cây cảnh trồng trong chậu lâu năm, đất cứng, hết màu, rễ cây ăn ra bám vào một lớp dầy xung quanh thành chậu. Mùa hè nắng chiếu vào thành chậu đốt nóng rễ phía trong, cây lại hết đết nên lụi tàn rồi chết dần. Buộc phải sang chậu để thay đất cho cây. - Với địa lan, ngoài mục đích trên, còn mục đích là để nhân giống (phân lan).

12

- Sửa bộ rễ, cắt bỏ rễ thối, rễ thừa, uốn nắn cho bộ rễ đẹp, nâng bộ rễ nổi lên. - Thay đổi chậu, bể đang trồng sang một chậu, bể khác cho phù hợp với cây, làm tăng giá trị nghệ thuật của cây. - Thay đổi dáng thế cây cho ngoạn mục hơn dáng thế cũ. - Xử lý thoát nước ở những chậu bị tắc nước.

- Để cây ra khỏi chậu: Tránh đào bới và tuyệt đối không được tóm gốc nhổ lên. Làm như vậy cây bị đứt hết rễ và chết. Nếu đất trong chậu xốp, ta đặt chậu xuống nền đất mềm, hai tay cầm chặt miệng chậu nâng nghiêng chậu về phía trước, đẩy đi giật lại nhanh nhiều lần. Cứ thế xoay các phía chậu mà lay. Toàn bộ vùng đất sẽ tách rời khỏi thành chậu, ta chỉ việc đổ cây ra, bầu cây còn nguyên vẹn. Nếu cây to, một người bê chậu đổ, một người đỡ cây. Nếu đất đã chặt, ta lấy một que sắt đầu đánh dẹt chọc xung quanh thành chậu xuống tận đáy. Sau đó thao tác như trên. Ngoài ra có thể dùng que dẹp đầu đẩy toàn bộ vầng rễ qua lỗ thoát nước ở đáy chậu. Nếu vẫn chưa được, ta tưới nước cho ngấm thật đậm toàn bộ bầu cây hoặc dùng biện pháp cuối cùng là ngâm chìm chậu vào nước đợi cho nước ngấm đủ nhũn hết đất trong chậu, ta đưa chậu cây ra, để ráo nước rồi lay như đã nói ở trên, nhất định sẽ đổ được cây ra dễ dàng. Gặp chậu phình hông, miệng chậu nhỏ hơn dưới, cây trồng lại để lâu năm không thay chậu, áp dụng các biện pháp trên không thể được, với những cây rễ sống thì dùng dao xắn một rạch thẳng xuống tận đáy chậu và vòng theo miệng chậu rồi đổ ra, với cây quý hoặc cây rất khó tính mà chậu không đáng giá thì nên đập chậu lấy cây. Riêng địa lan không cho phép xọc, đào bới, xén vầng rễ mà chỉ được tưới đẫm nước cho rễ bong khỏi chậu rồi nhẹ nhàng lắc chậu đổ lan ra. Rễ lan to nhưng rất giòn, phải làm thật cẩn thận kẻo bị gãy.

13

- Xử lý bầu rễ dùng dao bài sắc cắt xén xung quanh và dưới đáy bầu rễ. Các bầu rễ được cắt rất gọn không dập nát rễ mới tái sinh nhanh. Cây trên mặt đất bao giờ cũng phản ánh đúng tình trạng bộ rễ chìm dưới đất. Tại các đầu dễ bị cắt tức sẽ phun ra nhiều chùm rễ mới lại được ăn đất mới nên cây phát triển mạnh. Hạn chế việc dùng que nhọn hoặc cào để xả bới đất vì như vậy rễ có thể bị dập nát nhiều nên bị thối và cây có thể chết. Cắt xén bầu rễ phải đồng thời thực hiện 3 mục đích khác nữa là đảm bảo sang chậu sẽ có ít nhất 1/2 là đất mới, khuôn khổ bầu rễ sau khi xén thích hợp với chậu, sẽ thay giúp cho khi đặt cây vào chậu đúng vời dáng thế cần sửa. Nếu dưới đáy gốc cây có phần gỗ thừa dài quá, đấy là dấu tích của đầu đoạn cành khi giâm sâu hơn lúc cắt cành chiết bao giờ cũng phải cắt dưới bầu chiết, bầu càng to, đoạn gỗ thừa càng dài, cây không thể trồng được vào khay, bể. Ta dùng cưa sắc nhẹ nhàng cắt bỏ đi. - Trồng lại cây vào chậu: Chọn chậu, bể có màu sắc, hình thể kích cỡ phù hợp với cây và 10 thoát nước Ở đáy chậu phải to. Nếu chậu có nhiều lô thoát nước càng tốt. Chuẩn bị sẵn sàng đất đúng chủng loại. Đất dùng để sang chậu nhất thiết phải khô hoàn toàn. Nếu đất đã được phơi nỏ lại để nơi bán âm bán dương (lán, hiên) hàng năm rồi càng tốt. Việc trồng cây vào chậu rất cần có kiến thức. Đầu tiên là xử lý lỗ thoát nước. Những cây dễ tính, đọng nước đôi chút không chết thì chỉ cần đặt một mảnh sành chờm rộng lên lỗ là được. Nên chọn mảnh sành khi úp vào lỗ có độ kênh. Những cây yêu cầu phải thoát nước nhanh, bầu thật thông thoáng như lan, trà, đỗ quyên, sử thì phải kê cao mảnh sành lên một chút. Sau đó đặt một lớp dưới đáy chậu toàn những cục xỉ than rắn chắc, tiếp theo xếp lớp đất cục, rồi đến phủ lớp đất tơi mời đặt cây vào. Xung quanh thành chậu cũng xếp đất cục to rồi nhỏ dần. Xung quanh bầu rễ phải cho toàn đất mầu. Trên mặt chậu cũng xếp một lớp đất cục to để chống nước xối lên rẽ đất và gây đóng váng mặt chậu.Thông thường các cây khác không cần cầu kỳ quá như vậy, chỉ cần lưu ý là xung quanh bầu rễ bao giờ cũng phải cho đất màu. Quan trọng là vị trí của gốc cây trong chậu, cần chính giữa hay lệch về bên nào, độ cao thấp của gốc đúng tấm, độ nghiêng đúng dáng thế. Muốn vậy, ta đặt cây, chèn tạm đất rồi ngắm 4 mặt, ngắm gần và ngắm từ xa để điều

14

chỉnh, bao giờ cây ở đúng vị trí đẹp nhất mới lấp đất. Tra đất vào xung quanh bầu từ từ từng lớp, dùng que đầu tù xọc, rồi lắc chậu, tiếp theo là tưới nước kiểu mưa rào cho đất len vào mọi ngóc ngách của rễ, không còn một lỗ hổng nào mới được. Nhũng cây như trà, đỗ quyên, địa lan thoải mái xếp những cục đất to cao trên mặt chậu. Các cây khác không được vào đất đầy khít miệng chậu, vì như vậy khi tưới nước sẽ chảy tuột đi hết ngay, ít nhất phải để rãnh chạy vòng theo miệng chậu để giữ được nước tưới. Nếu trời nắng cần che hoặc để cây chỗ râm mát khoảng mươi ngày

15

Kỹ thuật chăm sóc và bón phân cho cây hoa mai Gửi bởi: hieu Ngày 2-7-2007 lúc 20 giờ 22 phút

Mai có xuất xứ từ cây hoang dại, có khả năng thích ứng tốt với điều kiện khí hậu nhiệt đới, đặc biệt với khí hậu miền Nam. Cây mai mỗi năm rụng lá một lần vào cuối mùa Đông (tháng 1 - tháng 2 Dương lịch) và nở hoa vào đầu mùa Xuân, chỉ riêng mai Tứ Qúy là nở hoa quanh năm. Hiện nay nhờ kỹ thuật lai tạo giống, các nghệ nhân đã tạo ra được các giống mai có nhiều cánh, cánh xếp nhiều tầng như mai Huỳnh Tỷ, mai Giảo, mai Cúc, mai Cửu Long…và đa dạng về màu sắc như Bạch Mai, mai Miến Điện, mai Bến Tre, mai Tứ Quý…

Kỹ thuật trồng và chăm sóc mai không phức tạp. Tuy nhiên để có một cây mai theo ý muốn của nguời chơi, ngoài những kỹ thuật thường áp dụng như tỉa cành tạo tán, tưới nước, phòng trừ sâu bệnh việc trồng và chăm sóc mai cần chú ý một số điểm sau: 1. Chọn đất trồng mai: * Đất trồng mai trên vườn, líp: Cây mai phát triển tốt trên đất thịt nhẹ có nhiều chất hữu cơ, đất không chua, không bị nhiễm phèn, mặn hoặc các hoá chất độc hại. * Đất trồng mai trong chậu: cần chọn loại đất có các tính chất như trên, trộn theo tỷ lệ khoảng 70-80% đất và 20-30% phân hữu cơ hoai mục theo trọng lượng đất trong chậu. 2. Kỹ thuật bón phân 2.1 Mai trồng trên vườn, líp: * Bón lót khi trồng: Phân chuồng (phân trâu bò, tro trấu, sơ dừa…) đã qua ủ khoảng 5-10 kg/gốc, vôi bột khoảng 200-300 gr/gốc + 50-100gr lân Đầu Trâu. Toàn bộ lượng phân này được trộn đều trong hố (hoặc rãnh) trước

16

khi trồng cây con. * Bón thúc: Sau khi trồng khoảng 10-15 ngày, cây bắt đầu ra rễ mới, dùng phân NPK 20-20-15+TE Đầu Trâu hoà loãng để tưới, lượng phân sử dụng từ 50-100 gr/10-15 lít nước, khoảng 20-30 ngày tưới 1 lần. Khi mai đã lớn, lượng phân bón cũng được tăng dần và khoảng cách các lần bón phân xa hơn. Loại phân bón qua đất thích hợp cho mai là NPK 20-20-15+TE hoặc NPK 16-12-8-11+TE. Lượng bón khoảng 20 -50 gr/gốc/lần bón, cách khoảng 1-2 tháng bón 1 lần. Khi mai đã cho hoa ổn định: Hàng năm cần bón bổ sung phân hữu cơ từ 5-10 kg/gốc. Sử dụng loại phân NPK 20-20-15+TE hoặc NPK 16-12-8-11+TE bón mỗi năm khoảng 3-4 lần với lượng bón như trên vào các đợt: sau khi tàn hoa (sau dịp Tết), cắt tỉa cành; đầu mùa mưa; giữa mùa mưa và trước khi mai nở hoa khoảng 1-1,5 tháng. Cần bón phân theo hốc, theo rãnh sâu từ 5-7 cm theo tàn lá của cây, bón vào vùng có nhiều rễ non phát triển, sau đó lấp đất, giữ ẩm vào mùa khô, thoáng gốc vào mùa mưa. 2.2 Mai trồng trong chậu Tuỳ theo kích thước chậu, lượng bón có thể thay đổi từ 20-50 gr/chậu cho 1 lần bón. Với chậu lớn, cây mai nhiều tuổi có thể bón khoảng 50-80 gr/chậu. Tạo rãnh xung quanh thành chậu, sâu khoảng 35 cm, rải phân đều vào rãnh, lấp đất và tưới đủ ẩm. Tránh làm đứt rễ, cây dễ bị nhiễm bệnh qua vết thương. Nếu có điều kiện, hàng năm vào đầu mùa mưa nên thay đất trong chậu bằng đất mới tơi xốp, hoặc bổ sung phân hữu cơ đã hoai mục, lượng bón từ 2-3 kg/chậu. * Sử dụng phân bón lá: Ngoài việc sử dụng phân bón qua đất, phân bón lá có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sinh trưởng và phát triển, bổ sung các chất dinh dưỡng thiếu hụt trong đất, kích thích ra rễ, ra lá, ra hoa theo ý muốn của người chơi mai. Một số loại phân bón lá được nhà vườn quan tâm đó là: Phân bón lá Đầu Trâu 501 thúc ra chồi ra lá, Đầu Trâu 701 thúc ra bông và Đầu Trâu 901 có tác dụng dưỡng bông giúp bông lâu tàn và có màu sắc đẹp. Tương tự nhóm sản phẩm phân bón lá Đầu Trâu 005, Đầu Trâu 007, Đầu Trâu 009 cũng có hiệu quả cao đối với tất cả các loại mai cảnh. Kính chúc người yêu mai có được một cành mai theo ý muốn mỗi khi Xuân về.

các loại bệnh trên cây cảnh Gửi bởi: mai ba phuc Ngày 10-6-2004 lúc 10 giờ 43 phút

Bệnh hại cây hoa cẩm chướng Bệnh khô héo Bệnh khô héo thường gây hại nặng trên cây hoa cẩm chướng , tỷ lệ bị bệnh trên 10% Triệu chứng : Nấm bệnh xâm nhiễm vào vết thương cổ rễ hoặc bộ rễ , bộ phận bị bệnh biến thành thối khô màu vàng nâu hoặc màu nâu , rồi lan rộng lên trên , cổ rễ thắt lại , lá phía trên thân cây mất đi màu sáng , mềm dần , lá khô héo rũ xuống .Khi trời ẩm , cổ rễ xuất hiện bột trắng , đó là cơ 17

quan sinh sản của nấm . vật gây bệnh và đặc điểm sinh vật học Bệnh khô héo cây cẩm chướng do nấm lưỡi liềm ( Fusarium dianthi Prill. Et Del) thuộc lớp bào tử sợi , bô bào tủ sợi .Bào tử hiình lưởi liềm , khônga màu có vách ngăn .Loại bào tử nhỏ hình bầu dục , đơn bào không màu , kích thước 5-9x 2-4 bào tử vách dày hình cầu kích thước 6-11 r>Bệnh phát sinh vào các tháng 4-6 , nấm bệnh sống hoại sinh trong đất , khi gặp điều kiện thích hợp chúng sản sinh bào tử , lây lan nhờ gió , thường xâm nhập vào vết thương .Thời tiết mưa phùn bệnh càng nặng . Phương pháp phòng trừ -Không nên hái hạt trong mùa bị bệnh , kịp thời thay đổi chậu trồng -Nhồ bớt những cây bị bệnh nặng , cắt bỏ các cành bệnh , thay đổi các chậu nuôi trồng -Phun thuốc tím 0.5% hoặc sunfát sắt hoặc Dixon 0.2% Bệnh đốm than hoa cẩm chướng Bệnh đốm than phân bố nhiều ở các vườn hoa cẩm chướng , tỷ lệ cây bệnh đến trên 50 % Triệu chứng Bệnh xâm nhiễm vào ngọn lá , lúc đầu là các đốm vàng khô , dần dần lan rộng ra .Trên đốm xuất hiện các chấm đen , đó là đĩa bào tử nấm Vật gây bệnh và đặc điểm sinh vật học Bệnh đốm than lá cẩm chướng do nấm dĩa gai ( Colletotrichum sp.) thuộc lớp nấm bào tử xoang , bộ đĩa đen gây ra .Đĩa bào tử vùi trong biểu bì lá , đường kính 75-154 , lông cứng mọc rải rác trên đĩa bào tử , màu nâu hạt dẻ , kích thước 21-72x3-6 ; bào tử hình ống đơn bào không màu , kích thước 12-18x3,6-4,3 .Mùa thu thường gặp bệnh này , nhiệt độ cao , thời tiết khô hạn bệnh 18

hại càng nặng . Phương pháp phòng trừ -Tăng cường chăm sóc quản lí , bón phân tưới nước , xúc tiến sinh trưởng cây . -Cuối mùa sinh trưởng tăng cường thu hái và đốt lá bệnh -Trong mùa phát bệnh phun thuốc Boócđô 0,5% hoặc Topsin0,1% hoặc Amobam 0,1%.

Bệnh hại cây chuối rẻ quạt Bệnh gỉ sắt Bệnh gĩ sắt thường phát sinh trên cây chuối rẻ quạt ở các vườn cây cảnh , bệnh nặng thường làm cho cây bị vàng , ảnh hưởng đến mỷ quan , tỉ lệ cây bị bệnh có thể lên tới 50 %. Triệu chứng Ban đầu trên lá xuất hiện các đốm vàng , về sau lan rộng dần và thành đốm màu nâu , mép có các viền màu xanh vàng , đường kính 2-6mm , trên đốm bệnh có các bột màu vàng , thường xuất hiện mặt sau lá . Mùa đông xuất hiện các bột màu nâu sẫm đó là bào tử đông của nấm gây bệnh . Vật gây bệnh và đặc điểm sinh vật học Bệnh gỉ sắt cây chuối do nấm gỉ sắt ( Puccinia sp.) thuộc lớp bào tử đông , bộ nấm gỉ sắt gây ra .Bào tử hạ màu vàng da cam , hình bầu dục hoặc hình trứng dài , vách dày có gai mọc trên cuống ngắn , kích thước 20-25x16-22 .Bào tử đông mọc dưới biểu bì lá về sau cùng xuất hiện với bào tử hạ , bào tử đông hình bầu dục dài hoặc hình que , màu vàng nhạt , kích thước 35-60x 13-18 .Bào tử đông mọc trên cuống lá thành màu nâu xám , có lúc trên lá hình thành các đốm màu nâu đen và có các chấm đen .Đó là nấm kí sinh nấm gỉ sắt ( Darluca filum ) .Nấm này cùng với nấm gỉ sắt gây hại và làm cho bệnh nặng hơn , lá xoăn lại và 19

khô héo dần .Bào tử hạ có thể lây lan nhờ gió , nẩy mầm , xâm nhiễm .Bệnh thường phát sinh và gây hại nặng vào tháng 1012 .Tháng 4 thường bắt đầu xâm nhiễm . Phương pháp phòng trừ -Tăng cường kiểm dịch , không nên nhập các cây bệnh , những cây con bị bệnh cần phải được khử trùng -Mùa đông cần loại bỏ các cây bễnh , tập trung và đốt đi -Phun thuốc Zineb hoặc hợp chất lưu huỳnh vôi để giản bớt nguồn bệnh . ----------------------------------------------------------------------------------------------------------Bệnh hại cây măng leo bệnh khô cành : bệnh khô cành cây măng leo thường gây ra trên cành nhánh , bệnh có thể làm cây bị chết khô Triệu chứng : Bệnh thường xâm nhiễm trên các nhánh cây , đốm bệnh thường hình bầu dục dài rồi lan rộng dần , bệnh có thể làm cho cành khô biến thành màu nâu nhạt về sau thành trắng vàng , trên đốm xuất hiện các chấm đen Vật gây bệnh và đặc điểm sinh vật học Bệnh khô cành cây măng leo do nấm vỏ cầu ( Phoma sp.) thuộc lớp bào tử xoang , bộ vỏ cầu gây ra .Vỏ bào tử mọc rải rác trên biều bì lá , hình cầu hoặc cầu dẹt , màu nâu đen .Bào tử không màu đơn bào , hình bầu dục .Bệnh thường phát sinh vào các tháng 7-11 , những nơi quản lí không tốt , thiếu ánh sáng , cây sinh trưởng kém bệnh thường rất nặng .Vỏ bào tử thường qua đông trên lá bệnh , mùa xuân năm sau lại lây lan xâm nhiễm Phương pháp phòng trừ : -Cắt bỏ và đốt cành nhánh bị bệnh , quét cồn và Vaselin lên -KHống chế điệu kiện chiếu sáng , cây trồng trong chậu cần được thông gió , hướng về ánh nắng , nhưng không được phơi nắng -Phun Boócdo 1% hoặc Daconil 0,1% hoặc thuốc tím 0,1% 20

----------------------------------------------------------------------------------------------------------Bệnh tuyến trùng trên cây hải đường Triệu chứng : nhổ cây lên ta thấy trên rễ có rất nhiều u nhỏ hoặc rời rạc , kích thước khác nhau 1-10mm .Lúc đầu nhẵn về sau thô sần mà ta có thể nhầm là nốt sần .Giải phẫu u ra , ta thấy có nhiều hạt nhỏ hình quả lê màu tr , đó là tuyến trùng cái .Do tuyến trùng hút dinh dưỡng của cây nên ảnh hưởng đến sinh trưởng và làm cây bị chết khô Vật gây bệnh và đặc điểm sinh vật học Bệnh tuyến trùng hại rễ cây hải đường tên là ( Meloidogyne incognita Chitwood.) thuộic lớp tuyến trùng , bộ dao đệm .Tuyến trùng đực và cái khác nhau .Con cái hình quả lê , kích thước 0,41,3mm ; thân rộng 0,3-0,8mm; âm hộ và lỗ hậu môn đối xứng với cổ , trứng hình bầu dục màu vàng sẫm Con đực hình sợi đầu nhọn kích thước 1,2-1,9x0,03-0,06mm .Tuyến trùng qua đông trong rễ cây và đất bằng trứng hoặc sâu non trong trứng hoặc tuyến trùng đực .Khi nhiệt độ C là thời kì sinh sôi nảy nở của tuyến trùng , hình thành rất nhiều u bứu rễ . Biện pháp phòng trừ : -Khi giâm hom chọn đất không có tuyến trùng -Đất cần được phơi ải để diệt tuyến trùng -Dùng thuốc khử trùng đất .Phương pháp như sau : đào huyệt hoặc rãnh đất chậu , mỗi chậu nhỏ 5-10 giọt dung dịch DD ( ViddemD) sau đó lấp đất lại để xông hơi sau nửa tháng đem trồng , hoặc dùng Nemagon 0,1% mỗi chậu dùng 10-15ml.

Làm cách nào để cây mai có tán theo ý muốn? Gửi bởi: minhquan Ngày 3-12-2004 lúc 8 giờ 48 phút

Cách đây 3 năm khi dọn về nhà mới tôi được bạn bè tặng cho một cặp mai ghép rất đẹp, sau Tết vài tháng thì cành nhánh phát triển xum xê và “rất vô tổ chức” chẳng 21

theo một hình thù nào cả. Nay tôi thích tạo cho cây mai cao khoảng 2m và có hình dạng dưới to trên nhỏ hoặc giống hình trụ liệu có được không? Nếu được xin được chỉ dẫn cách làm? Trả lời: Theo lẽ tự nhiên vốn có cành nhánh mai bao giờ cũng tự phát triển vươn dài lên phía trên hoặc chĩa ra xung quanh, tùy theo vị trí của cành nằm ở đâu. Và mỗi khi nhánh chính phát triển mạnh thì bao giờ nó cũng kèm hãm những nhánh nhỏ phía dưới phát triển chậm hoặc không phát triển vươn dài ra được. Vì thế sau khi cây mai mua về từ các cơ sở sản xuất (đã được chủ vườn tạo tán rất đẹp) thì chỉ sau một thời gian là cành nhánh cứ thế phát triển dài thêm ra, không theo ý muốn của chủ nhân. c phục tình trạng này chúng tôi xin mách bạn một kinh nghiệm hay của “nghệ nhân” Tư Bay ở phường An Phú Đông (Q.12, TP. Hồ Chí Minh). Cách làm của ông như sau: Sau tết đốn tỉa bớt cành của nhánh mai ghép (đốn hơi đau một chút). Bón phân tưới nước chu đáo để cây mai ra tược mới, do tược mới thường ra nhiều nên chỉ để lại một số tược cần thiết theo đúng yêu cầu, số còn lại phải tỉa bỏ để tập trung dinh dưỡng nuôi những tược để lại. Khi tược mọc dài được 3-4 tấc thì dùng cây tre, trúc hay cây tre lớn cỡ ngón tay cái cắm xung quanh mép trong của chậu mai, mỗi cây cách nhau khoảng 10-15 phân (nhìn giống như một hàng rào cắm xung quang chậu mai). Chiều cao của cây cắm là bao nhiêu thì tùy thuộc vào ý đồ định tạo tán của mình (thường cắm cao khoảng 1,5-2m là vừa). Sau khi cắm dùng dây mềm buộc những nhánh mai vào cây cắm, khi buộc nhớ chia số nhánh phân bố đều xung quanh tán cây. Khi nào nhánh mai phát triển dài tới độ theo ý muốn thì cắt ngọn, sau khi bị cắt ngọn một thời gian nhánh mai sẽ mọc ra những nhánh phụ ở phía dưới chỗ cắt, do 22

được tập trung dinh dưỡng và không bị nhánh chính kìm hãm nên những nhánh phụ sẽ phát triển mạnh và mập mạp. Khi các nhánh phụ phát triển dài, nếu muốn cho ra thêm nhiều nhánh nữa để tàn mai dầy dặn thì tiếp tục cắt ngọn các nhánh phụ để nhánh phụ ra thêm nhánh con kế tiếp… Trong quá trình ra nhánh của cây phải thường xuyên quan tâm “chỉnh lý”, buộc, cột, uốn nắn các nhánh ra sau vào cây cọc để tạo cho cây có tán theo ý muốn. Dùng dây nhôm quấn, uốn sửa những nhánh phát triển chưa theo ý muốn của mình. Đến đầu tháng chạp âm lịch gỡ bỏ dây nhôm, khoảng rằm tháng chạp thì tiến hành lặt lá. Nếu làm được như vậy Tết đến bạn sẽ có một cây mai có tán đẹp và bông phân bố khá đều xung quanh cây.

Cách trồng cây Xương rồng Gửi bởi: hieu Ngày 1-7-2007 lúc 19 giờ 14 phút

Loài cây này rất dễ trồng, không tốn thời gian chăm sóc và diện tích, vì vậy rất phù hợp với cuộc sống hiện đại. Loài cây này rất dễ trồng, không tốn thời gian chăm sóc và diện tích, vì vậy rất phù hợp với cuộc sống hiện đại. Loài cây này rất dễ trồng, không tốn thời gian chăm sóc và diện tích, vì vậy rất phù hợp với cuộc sống hiện đại. Hầu như gia đình nào cũng có vài bình. Khi chơi xương rồng, bạn nên chú ý một số yếu tố sau 1- Nước: Xương rồng không cần nhiều nước, nhưng nó giúp cây sạch sẽ, khỏe mạnh, chống sâu bệnh. Trong suốt thời gian sinh trưởng từ xuân thu đến đầu đông, cần chú ý tưới nước để cây phát triển tốt. Khi thấy mặt đất ở chậu đã khô thì bất đầu tưới nước. Mùa đông, 1 tuần tưới một lần, mùa hè 2 lần/tuần. Gặp ngày mưa, trời nồm hoặc quá lạnh thì không cần tưới. Chậu nhỏ 23

tưới nước nhiều hơn chậu lớn. 2- Nhiệt độ, ánh sáng: Xương rồng là loại cây ưa ánh sáng và rất cần được thông thoáng nên vị trí thích hợp để đặt chậu là sân thượng, ban công, bậu cửa sổ. Cây phát triển tốt ở nhiệt độ 15-28 độ C. 3- Chú ý: Khi trưng bày trong nhà chỉ nên để khoảng 2-3 ngày rồi lại mang ra ngoài trời. Lúc cây ra hoa không nên mang vào phòng có máy lạnh vì hoa sẽ mau tàn.

Chăm sóc cây mai Gửi bởi: minhquan Ngày 7-4-2004 lúc 17 giờ 48 phút

Cây mai chơi Tết, do trồng trong chậu và để trong nhà lâu nên thường thiếu nắng, thiếu nước, thiếu dinh dưỡng. Vì vậy sau khi chơi Tết xong, phải chăm sóc mai rất cẩn thận. Chăm sóc: - Đem cây mai ra ngoài trời phơi nắng trở lại phải từ từ, lúc đầu là chỗ ít nắng rồi tới nắng dịu, thời gian phơi nên ngắn để tránh mai bị héo lá non. Vài ngày sau tăng dần thời gian phơi cho quen dần rồi sau đó mới để hẳn ra ngoài trời nắng. - Cắt tỉa bỏ chồi lá non dư thừa và nhánh quá dài. Khi cắt tỉa phải tính kỹ xem nên cắt tỉa như thế nào để tạo cho cây mai sau này có được hình dáng đẹp, cân đối. > 24

- Vặt bỏ hết trái non để tăng thêm dưỡng chất nuôi cây. - Mùa xuân là mùa ghép tốt nhất. Muốn ghép giống mới lên cây mai cần phải nghiên cứu cắt bỏ ngay từ bây giờ những nhánh muốn ghép lên để dưỡng cho tược non sớm mọc ra, kịp thời ghép vài tháng sau, khi các tược non mới to bằng đầu đũa ăn thì ghép là tốt nhất. Bón phân: - Bón lót: bón làm nền các loại phân hữu cơ để có thể phân hủy từ từ và làm đất thêm tơi xốp. Sử dụng loại phân bánh dầu miếng. Bẻ phân thành từng miếng bằng hai ngón tay, dùng dao cùn moi đất quanh chậu, ấn sâu xuống phía vành chậu, xa với gốc cây, mỗi gốc 100-200gr tùy chậu lớn, nhỏ kèm một ít thuốc trừ sâu rầy như Vibasu 10H hoặc một ít thuốc trừ kiến. Loại phân Dynomic Lifter là loại phân hữu cơ đậm đặc, loại phân chuồng đã qua chế biến có trộn thêm phân trung lượng và vi lượng, ngoài ra còn có thể diệt được hết mầm cỏ, chỉ cần xới đất rồi chôn luôn vào gốc hoặc trộn với đất trước rồi bón cho gốc cây. Khoảng 2-3 tháng sau mới bón thêm lần nữa. - Bón thúc thêm một lần nữa bằng phân hóa học để tăng hiệu quả. Dùng loại phân NPK 30-10-10 có tỷ lệ đạm cao để giúp cây mau lại sức, tăng trưởng nhanh, đâm chồi nảy lộc mạnh hơn. Loại phân NPK 15-30-15, 6-30-30 có tỷ lệ lân và kali cao, bón để kích thích cho cây ra nhiều nụ hoa và mập nụ. Cách tưới nước: Không cần tưới nước hằng ngày, theo dõi thường xuyên thấy đất 25

trong chậu khô thì tưới và tưới thật nhiều nước. Nếu thiếu nước cây sẽ héo, vàng và rụng lá, ảnh hưởng đến việc ra hoa của năm sau. Phong cách rễ cây liên kết

Một cụm cây tách biệt có cùng nguồn rễ. Nó tương tự như phong cách bè nổi song lại khác biệt về cách bố trí tự do hơn của các phần cây. Phong cách này thường được sử dụng với những cây đâm chồi từ rễ, chẳng hạn như loài cây du Phong cách bạch tuộc

Đây là biến thể của phong cách trước, do đó các cành cây phát sinh cùng một gốc và uốn khúc đi lên. Người ta đặt cùng tên cho một loài cây mà loài cây này có cành uốn khúc đi xuống, và trong cả hai trường hợp thì phong cách này phát sinh từ chỗ các cành cây trong giống vòi bạch tuột Phong cách xoáy vặn

Thiên nhiên đã ban cho ta rất ít ỏi về các mẫu cây thuộc phong cách này mà trong đó vỏ cây xoáy theo hình xoắn ốc từ gốc lên đến chót cây, để lộ phần gỗ bên dưới. Thuật ngữ này chỉ về cây có thân xoắn lại như cây thừng, chẳng hạn như cây lựu. Thế mai nữ 26

Thế mai nữ nằm trong câu thiệu (Vô nữ bất thành mai, vô thập bất thành tùng) mà ông cha chúng ta thường dùng để làm mẫu sửa kiểng cổ. Cây mai nữ có thể là cây trực thọ hay là cây suy phong cây trung bình mai nữ rất rễ uốn, là cây cổ thụ có đọan thân bẻ cúp rồi đứng thẳng lên, đủ để uốn nhánh cong qua thành hình chữ nữ là đạt, các tàn nhánh các đều uốn theo lối chiết chi, chỉ có khó là cây mai nữ phải uốn làm sao cho mềm dẻo, yểu điệu, dịu dàng, như người con gái. Cây xung phong mai nữ còn lại đẹp hơn, do hình dáng còn uyển chuyển ẻo lả hơn. Thân cây dạng nghiêng nên nhánh tréo nữ ôm lấy thên rất mềm mại duyên dáng. Kế đó thân lại quy căn đắp điếm lấy nhánh mai nữ, bảo vệ người con gái, nên rất đẹp và rất hay, còn có ý nghĩa lòng nhân, đạo đức căn bản về con người. Cây thứ nữ là cây mai nổpi tiếng ở Miền Nam, thường uốn cho cây mai vàng, cây mai chiếu thủy, cây cần thăng, cây kim quýt …đều rất đẹp, cộng thêm bộ rễ khéo léo nổi bật lên nữa là vô giá, ngắm nhìn không chán. Thế xuy phong

Thế xuy phong hay xiêu phong cũng là một, xuy là chữ hán, xiêu là chữ nôm, đều phải uốn nghiêng cỡ 30 – 40 độ do bị gió xô đẩy. Phải là cây cổ thụ, gốc rễ lồi lên hình thú hay thân nôm, thân uốn cong như long thân và quy căn hồi đầu, tàn nhánh có thể uốn chiết chi hay tứ diện, nhưng phải vươn ra cho giữ thăng bằng chống lại sức gió. Cho nên còn gọi thế nghinh phong, cũng bốn tàn một ngọn, nhưng cành phải uốn về phía gốc để khỏi đổ ngã, cây xuy phong phải uốn cho đủ cặp để xếp với cây trung bình thành bộ ba cây. Cây bên phải là cây âm, đối xứng với 27

cây bên trái là cây dương (Nam tả hữu nữ). Cây trung bình đứng giữa là cây dẫn đàn, đứng thế chủ động của bộ kiểng. Thế bạt phong hồi đầu

Thế này bị gió xô đẩy mạnh nên thân cây nghiêng ngã nhiều hơn, có khi đến 60-70 độ, cành nhánh đều ngã về một bên theo sức của gió, nhưng ngọn bắt buộc phải quy căn và hồi đầu mới đứng vững được. Mặc dầu các cành hầu sơ vơ, xiêu vẹo, nhưng dũng cảm chống chọi với sức gió quay cuồng. Hai nhánh dưới đòi hỏi phải vương tiền phóng hậu, giữ trọng tâm ở trong lòng chậu, hai nhánh trên dù có chênh vênh cũng vẫn giữ được thăng bằng không ngã. Thế này biểu hiện lòng bền chí hiên ngang không khuất phục. Thế phượng vũ

Thế này sửa theo dáng hình chim phượng đang múa. Là cây độc phụ chân phương có hai rễ nổi cao lên thành 2 chân, thân ngắn vặt làm mình ngọn hồi đầu làm đầu chim. Cành thứ nhất uốn xèo ra phía sau làm đuôi chim, hai cành tả hữu uốn xèo ra thành hình cánh chim đang múa, đây là phân hay giở của nghệ nhân, phải uốn sao cho uyển chuyển mềm mại như cánh chim múa. Cành phụ che thân làm hầu, ức ngắn gọn. Thế này phải có nét mỹ thuật, khi nhìn là biết chim phượng bay múa, tượng trưng cho tính yêu đời vui tươi Thế hạc lập

28

Thế này biến đổi từ thế phượng vũ, nhưng hai cánh không xòe ra, đầu ngẩng lên cao hơn nữa, đuôi cũng không xòe ra, cành hầu cũng ôm lấy thân cây làm cho mình chim hạc hơi dài ra, ngọn vươn cao và hồi đầu hạ để làm mỏ hạc. Thế này gọn gàng, nhưng oai vệ rất đẹp. Biểu hiện lòng tự tin, tính khiêm tốn, nhưng nhất định sẽ thành công. Thế long cuốn thủy

Thế này dựa vào hình ảnh của rồng hút nước, thế nàu thường uốn với cây mai chiếu thủy, cây kim quýt. Gốc to, uốn cong lại làm đầu cúi xuống lấy nước, thêm mắt, mũi miệng, trong nhỏ ngòai to. Thân uốn cong như rồng uốn khúc, các cành thân tứ diện làm chân và mây, không xòe ra dài lắm, nhưng vươn móng bám vào mây lấy thế mạnh để hút nước, cành hầu làm mây che lấy thân, ngọn có thể vươn lên xòe ra làm đuôi hoặc hồi đầu vừa cân đối, dáng đẹp, đứng vững vàng Phong cách uốn khúc

Phong cách này xưa kia khá thịnh hành song hiện tại hiếm có, mặc dù có một vài mẫu cây rất cổ ở Nhật Bản được thu thập. Thân cây tạo thành một hay nhiều đường cong cuộn vào nhau, loại cây Bonsai, nhất là giống tùng bách Pinus Parvuflora, được truyền cảm hứng từ phong cách này, đã được phổ biến kể từ thế kỷ 17. Phong cách trí thức 29

Giản dị và tao nhã, phong cách được cho là đã được truyền nguồn cảm hứng từ các bức họa cổ Trung Hoa miêu tả cây cối như các bóng sẫm trên nền trời trên núi cao. Nét đặc trưng nổi bật của phong cách là thân cây dài không cân xứng được chứa trong một chậu nhỏ hình tròn hoặc hình thuẫn. Thân cây thon đơn độc chịu nhiều cành nhỏ mà phần lớn các cành này tập trung về phía chóp cây. Phong cách rễ lộ thiên

Một vài rễ lớn lộ thiên đi theo đường thẳng cua thân cây trong khi các rễ khác, thường nhỏ hơn, phát sinh từ chúng: Cây có vẻ như bị treo lơ lửng và tác dụng gây ấn tượng tòan diện là sự thanh thóat. Phong cách này ít khi được sử dụng hiện nay nhưng đã có lúc rất thịnh hành. Phong cách cành chổi

Một vài cành chính được bố trí trong hình tròn quanh thân cây để chống đỡ vô số nhánh nhỏ làm thành một vòm cây có hình thuẫn hoặc tròn ngay phía gốc thân cây. Cây nằm ở vị trí hơi chệch giữa chậu thường rất cạn. Phong cách này thường được sử dụng với giống cây du Zelkova ở Nhật Bản Phong cách lộng gió

Phong cách này diễn tả nổi bật một cây bị gió uốn nắn và bị nghiêng ở góc 45 độ hoặc nhiều hơn. Bởi nguyên nhân này sự phát triển của phần trên cao nằm ở vị trí bên trong phần xiên, trong khi các bộ phận chất có thể có ở phía đối nghịch và ở chóp cây. Cây được trồng 30

trong một chậu khá cạn ở phía đối nghịch với hướng nghiêng. Phong cách thác đổ

Tương tự như Phong cách nửa thác đổ phong cách này có sự khác biệt là chóp cây vượt quá chiều cao của chậu. Cành lá cũng có thể mọc hẳn bên ngoài chậu ở hướng đối nghịch với gốc thân cây mà chạm đến vành chậu. Vật chứa bắt buộc phải chọn cao và chậu phải chọn cho nó là một yếu tố quyết định trong ấn tượng sau cùng của tác phẩm Phong cách nửa thác đổ

Cây được trồng đối nghịch với phía treo lơ lửng xuống từ phía trên, nằm ở trên đường cong trong cành chính, chóp cây kia ở phía dưới trong giới hạn tăng trưởng của cây . Chóp cây dưới không được mọc quá chiều cao của chậu. Đôi khi sự mọc lá chỉ xuất hiện hướng về gốc thân cây mà trường hợp này lại tối quan trọng. Phong cách thẳng đứng phóng khoáng

Mặc dù lúc ban đầu không được chấp nhận như một phong cách đích thực, song song cách này càng ngày càng trở nên phổ biến. Không phải chỉ vì nó có nhiều mẫu hình trong thiên nhiên mà vì nó cho phép sự uyển chuyển hơn và ít ràng buộc với các quy luật, bởi vì nó kết hợp những nét đặc trưng của nhiều phong cách khác nhau. Chóp cây dốc xuống phần gốc, như trong phong cách thẳng đứng, nhưng lại khác biệt ở sự phát triển của thân cây đi hơi giống hình chữ chi lên phía trên. Các cành xuất phát từ phía ngoài của các đường cong và hơn cong nhẹ xuống dưới. Phong cách thẳng đứng sang trọng 31

Dáng cây thẳng đứng với chóp cây dốc xuống dốc thân cây, các cành cây được cân bằng ở ba phần, mọc xen kẽ đối xứng mọc theo thân cây và thon dần về phía chóp cây. Cành thứ nhất khoảng chừng một phần ba của chiều cao tổng thể, quyết định vị trí của cây trong chậu, được đặt về phía đối nghịch với phía cành đang chĩa về hướng chúng ta. Thế chữ vương chữ tường

Cũng như cây tùng thập thế vương tường uốn theo hình chữ vương, chữ nho có 3 tầng nằm ngang, như chữ dương là con dê, nhưng còn đọc là tường có nghĩa là may mắn, điềm tốt lành, như kiết tường dùng để chúc mừng, để cầu được nhiều điều tốt lành, may mắn, có phước… Thế này có ba từng nằm ngang và có hai ngọn nhỏ. Thế nay tuy rất đơn giản nhưng rất khó uốn, cả ba từng đôi, giăng ngang, phải uốn được ba tàn văn, ba tàn võ, thành ra sáu tàn, dưới to trên nhỏ. Uốn đúng thế rất đẹp. Cây vương tùng nếu là cây cổ thụ thì quí giá vô cùng, tượng trưng thiên mệnh ý chí tối cao vô thượng của các bậc vua chúa. Thế tùng thập

32

Đây là thế của các cụ ngày xưa dùng làm mẫu để uốn những cây trực thọ, vì cây tùng có dáng thân đứng thẳng, tàn nhánh phân chi nhị diện nằm ngang hai bên, với khỏang cách đều đặn, dưới to trên nhỏ rất đẹp. Cây tùng phải là cây cổ thụ, già nua, rũ tàn nhánh xuống, nhưng vẫn còn giữ được chữ thập tự nhiên mới thật là đẹp, chớ không phải uốn ngang tràn cứng ngắc như người đứng giăng tay giữa trời thì không còn phải cây kiểng nữa. Tướng Tùng thập tượng trưng cho người thanh niên khỏe mạnh, gan dạ bất khuất, nên phải uốn cho dứt khóat, biểu hiện cho tính thẳn thắn như người quân tử. Ông cha ta ngày xưa uốn cây tùng làm mẫu cho những cây kiểng có lá kim khác. Và trong một giàn kiểng ít ra cũng phải có cây tùng, cây bách để nói lên sự vững chãi lậu bền

Thế thất hiền

Thất hiền chiết chi là thế cao lớn nhiều tàn một ngọn cộng chung là bảy tầng. Bộ rễ sửa chân nôm, thân có thế trực, nhưng uốn bẻ qua bẻ lại theo tả hữu theo chi âm dương thì hay hơn, nghĩa là đọan thân thứ nhất cong qua bên phải – cùng với nhánh thứ nhất - Đọan thứ 2 trả về bên trái: cứ luôn phiên tới từng thứ sáu, đọan ngọn đứng thẳng và uốn theo kiểu hồi đầu trung, các tàn đều uốn hồng tâm hay tròn lúp búp, dưới to trên nhỏ, nhánh thứ nhất gọi là phủ địa sà xuống mặt đất, nhánh thứ hai là triều nhiên uốn hơi vươn lên một chút, đối xứng với nhánh phủ địa, nhánh thứ 3 là chiếu thủy soi nước phải uốn nằm ngang hơi hạ xuống để nhìn nước, nhưng do ảnh hưởng của nắng, ngọn nhánh quang hợp cũng tự vươn lên, nên phải uốn sủa không thể cho vươn lên cao quá. Nhánh thứ tư là nghinh phong cong qua quẹo lại, như phe phẩy với gió, đầu cành xoay theo chiều gió như kiểu sơn thủy rất đẹp. Nhánh thứ 5 là quán vũ, hơn vươn lên để hứng mưa rơi hứng xương tuyết, nhưng phải uốn trở xuống không để không thể vươn lên quá cao. Nhánh thứ 6 là nhánh trung bình, uốn nằm ngang, cân đối, không dài không ngắn, kết hợp với các nhánh trưuớc nối liền với ngọn, uốn hồi đầu trung, để tạo dáng cây hài hòa, đầy đủ tàn nhánh phải luôn luôn uốn tỉa, hễ cành vươn lên cao thì uốn trở xuống, cành nào thấp quá thì uốn vươn trở lên cho cân đối, theo câu (Cực dương biến âm, cực âm biến dương) làm sao cho dáng cây kiểng không khuyết chỗ nào, để khi ngắm nhìn thưởng thức, vừa ý thỏa lòng. Cây thế thất hiền tượng trưng cho lòng thanh 33

thóat, vô tư, uống rượu ngâm thơ không màn tới thế sự. Thế vũ trụ

Thế vũ trụ trước tiên phải là cây cổ thụ, gốc rễ lồi lõm, xoè ra bốn phía, thân to xù xì, đứng thẳng, phân cành nhánh theo lối chiết chi tứ diện, có thể có từ ba đến năm tàn to, uốn hình quạt, nằm ngang, dưới to, trên nhỏ, tỉa lúp búp, ngọn uốn hồi đầu thượng, gần như hình nón chớ không vươn lên cao, Thế này phải uốn đúng luật âm dương, cành tả, hữu, tiền, hậu đầy đủ, sum suê đầy đặn, tượng trưng cho cả không gian và cả thời gian và cả thời gian vĩnh cửu. Thế nhất trụ kình thiên

Thế này ít có người uốn sửa vì thiếu nhã nhặm, khiêm tốn, chọc trời khuấy nước, kiên cường, bất khuất. Thế này phải là cây cổ thụ trực thọ, gốc to lớn, rễ vừng chắc, thân gồ ghề, không có nhánh, chỉ có một tàn ngọn duy nhất bao gồm bốn năm nhánh xoè ra, vươn lên để chống đỡ, tàn ngọn này phải cắt tỉa bằng phẳng hoặc lúp búp chớ không so le, biểu tượng cho người anh hùng không phục tùng ai hết Thế ngũ phúc

34

Thế tam đa và thế ngũ phúc đi đôi với nhau, hai thế này đều là cây trực thọ, cây ngũ phúc năm từng, có thể uốn như cây tam đa rồi nuôi thêm hai tàn nữa y như vậy là đạt. Nhưng cũng có thể đối thành 5 tầng theo lối chiết chi tứ diện cũng được. Những tàn đều phải uốn tỉa ngang bằng lúp búp chớ không được vươn lên cao. Thế ngũ phúc to cao đẹp hơn thế Phước, Lộc, Thọ, ý muốn chúc tụng cao hơn nữa là Phước, Lộc, Thọ, An, Khang, nghĩa là có phúc, tốt lành may mắn, có lộc giàu có nhiều ruộng đất, có thọ là sống lâu trăm tuổi, An là sống yên ổn không bị xáo trộn, có khang là vui vẻ, chết êm ải thoải mái. Đúng là câu chúc tụng đầy đủ đẹp đẽ nhất. Thế trung bình cong

Là thế có thân uốn cong cong như long thân. nếu bộ rễ chân nôm hay hình thú thì tuyệt đẹp, thân ngay đoạn thứ nhất đã cong về một bên rồi, tàn thứ nhất phải ngả về hướng thân cây, nhưng đoạn thứ hai phải uốn cong trở lại quy căn ngay, đến đoạn thứ ba sửa thành cây trực, giữ thế trung bình. Các chi nhánh đều uốn tứ diện, so le, dưới to trên nhỏ, nhưng ngọn phải uốn hồi đầu trung như đuôi cá. Cây thế trung bình cong, uốn được hai cây giống nhau, thì hợp với cây trung bình ngay làm thành bộ kiểng tam tài ba cây rất đẹp, tương trưng cho thiên, địa nhân. Thế trung bình ngay

35

Thế trung bình là thế phổ biến , kiểng xưa còn để lại rất nhiều . trung bình là cây độc thụ , thân thẳng đứng có bộ rễ xòe ra, nổi lên trên mặt chậu, mặt đất, gốc to lồi lõm, nếu được hình thú thì càng tốt, thân xù xì phân cành nhánh theo lối chiết chi hay tư diện.Nhánh thứ nhất bẻ về bên dương nếu gốc cây có dáng hơi ngả về bên phải. Đoạn thứ hai phải uốn trở về bên âm, đoạn thứ ba phải uốn trở lại về bên dương để quy căn, nhánh thứ ba cũng phải bẻ trở về bên dương , đến đoạn thứ tư thì nên uốn đứng thẳng đảm bảo ngay gốc, để cây không đổ ngã. thế kiểng này chỉ uốn hơi nghiêng lại một chút, đến tàn thứ năm là ngọn phải uốn hồi đầu. thế trung bình ngay là cây kiểng dễ uốn sửa, chỉ cần phân tàn nhánh cho hài hòa cân đối là đẹp, cũng biểu tượng về đạo đức, ngay thẳng thật thà. Thế trực quân tử liên chi

Thế trực quân tử liên chi: thế này cũng giống như hai thế trên nhưng lại có hai ba cây tử ở quanh thân cây mẹ. thường là loại cây mai chiếu thủy, mặc dù thân trực nhưng tàn nhánh cũng ôm lấy mấy cây con ở bên dưới .Cây tử lại sống độc lập, cây nào cũng có đủ tàn nhánh như một cây riêng biệt, sống không nhờ cây mẹ, ên xen như là một quần thụ nhỏ, rất đẹp, tượng trưng cho tình yêu thương người, nhất là trẻ thơ, lúc nào cũng vui tươi. Thế trực liên chi

36

Thế trực liên chi cũng là cây có dáng trực, thẳng đứng, biến ra từ thế trực quân tử, nhưng liên chi là nhiều cành nhánh quấn quýt lấy nhau, ôm sát thân cây, mới xòe ra ngoài làm tàn theo kiểu tứ diện, sum suê đầy đủ, mặt nào cũng đẹp, cân đối hài hòa, thành hình chóp dưới to trên nhỏ, không khuyết chỗ nào rất đẹp, biểu hiện người phong lưu, ấm no sung mãn, vui tươi hạnh phúc Thế trực quân tử

Thế trực quân tử mà ông cha chúng ta rất ưa thích, vì các cụ đều là những bậc nho sĩ, tôn trọng lễ nghi, tính tình ngay thẳng thanh cao, người quân tử tánh như thủy, nhu nhi bất nhược, biết xử thế ở đời. Cây trực quân tử là dáng cây có theá trực thẳng đứng, phong cách đĩnh đạc, cành nhánh ngay thẳng, gọn gàng, đường nét dứt khoát, bất khuất. Phân chi theo lối chiết chi hay tứ diện, đủ bốn mặt tả hữu, trước sau, tàn nhánh đầy đủ, cân đối, biểu hiện cho người có kỷ cương Phong cách nghiêng

Thân cây ở vị thế nghiêng với chóp cây hướng về góc 45 độ so với phần gốc cây. Sự phát triển ở trên không và các rễ trên bề mặt theo đường thẳng của thân cây; tuy nhiên, cành thứ nhất mọc ở hướng 37

đối nghịch nhằm làm cho cây trông cân xứng, cành cây này, này ở vị trí một phần ba của đường đi lên cây, là nhân tố quyết định quan trọng nhằm đạt sự hài hòa trong phong cách này. Thế tam đa

Thế tam đa còn gọi tam tài, tam giáo hay là thiên, địa, nhân nữa. thế này là cây cổ thụ, gốc thân to, nhưng chỉ uốn có ba tán tròn chung quanh thân cây, tàn thứ nhất là một mâm tròn, hớt tỉa lúp búp, nhưng nhỏ hơn, mỏng hơn. Tàn thứ ba là tàn ngọn, cách xa hơn tàn thứ hai xũng hớt tỉa tròn nhưng nhưng nhỏ hơn hai tàn trứơc. Tàn ngọn này cũng tỉa lúp búp chứ không vươn cao, nên xem cây kiểng này có dáng lùn mập, nhưng vì là cây cổ thụ nên cũng rất cân đối, rất đẹp. thế tam đa tuợng trưng cho ba ông Phước, Lộc,Thọ; ba tàn đều tròn đều đẹp, tượng trưng cho sự vĩnh cửu, sung túc, hạnh phúc, giàu sang và sống lâu, theo tích ba ông Phước, Lộc, Thọ cũng rất hay. Thế ngũ nhạc

Thế này trồng bằng năm cây kiểng trong một cái chậu hay cái khay to làm cảnh núi rừng, mỗi cây có một dáng riêng biệt có thể đứng hết, hoặc cây đứng cây xiêu, cây nằm, nhưng phải có lớn có nhỏ như sơn thủy mới đẹp. Cũng có thể xếp hình chữ ngũ. Xếp “ngũ lão giản đình” năm ông già đàm đạo phải xếp vòng tròn nhưng xếp thể rừng là đẹp nhất. Thân cành nhánh phải hài hòa, làm sao có tính cách giao chi, hỗ tương với nhau, nếu thiếu một cây thì thấy không đẹp. Thế ngũ nhạc cũng uốn bằng năm cây cùng một loại như mai chiếu thủy, tùng, cần thăng, kin quýt, đều đẹp. Thế huyền chi lạc địa

38

Thế này càng ít thấy, là cây kiểng trên núi non bị bão táp, đổ ngã cong queo qua cơn thiên tai, cành nhánh ngổn ngang, tàn lá liệt địa rơi rụng, hình dung một khung cảnh điêu tàn, nhưng lại là bức tranh tuyệt tác đối với nghệ nhân, trái ngược lại với cây kiểng lúc nào cũng có tàn lá xanh tươi, vươn cao khỏe mạnh. Thế huyền chi lạc địa nếu phân tích kỹ sẽ tìm ra được rễ lồi ngoằn ngòeo, gốc hình thú nằm, thân long uốn khúc cong queo, tàn nhánh gãy cúp theo ngũ chi hiệp nhất, ngọn chiều thiên vươn lên để nhận ánh sáng thật là xinh đẹp lạ lùng, trong cái hỗn độn vô trật tự, có một sức sống vươn lên mãnh liệt Các loài cây được ưa chuộng xưa nay

Những loài cây thiêng hội tụ nhiều ấn tượng thẩm mỹ được đặt lên hàng đầu trong việc tuyển chọn giống làm cây cảnh, cả chặng đường dài của lịch sử phát triển, ngày nay chúng vẫn được đặc biệt trân trọng đại diện cho vẻ đẹp thâm trầm sâu lắng của thực vật Thăng long: ví như cây Sanh, cây Si yêu kiều tr]ngf thọ, cây Gạo đầu Đình báo tin vui. Cây Sung, cây Lộc vừng đem lại điềm no ấm, cây Duối chứng nhân của những lo toan, cây Dâu đe nẹt tà ma, cây Khế âm dương lưỡng hợp...Tùng, Bách thoả chí anh hùng. Cây đa, cây Đề lão nhân một cõi, Vọng cách kiên định đợi thời... Người Việt xưa thiêng hoá mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên, giữa con người với con người. Mỗi cây đa bến nước, mỗi hòn Đá, dòng sông, nhưng xây Sanh, cây Duối, cây Sung, cây Đề... Đều được tâm linh hoá, tất cả có ý nghĩa gắn bó liên tưởng đến việc những sự kiện sống thường nhật của con người. Ý thức về sự siêu phàm của thế giới tự nhiên thấm đẫm vào tiềm thức nhiều thế hệ người Việt trong việc mở mang, cải tạo cuộc sống. Những loài cây quý được chọn lọc, trân trọng trồng khắp các cộng đồng dân cư cho việc trang trí, lấy bóng mát hay giải toả những ý tưởng tâm linh xưa nay đã để lại những dấu ấn sâu xa tr0ng ký ức những người khi xa quê.

39

Với người Thăng long xưa nay yêu cây cảnh, mỗi bóng cây mang dáng dấp một hồn quê hay chứng nhân của bao cuộc đời. Những loài cây thiêng hội tụ nhiều ấn tượng thẩm mỹ được đặt lên hàng đầu trong việc tuyển chọn giống làm cây cảnh, cả chặng đường dài của lịch sử phát triển, ngày nay chúng vẫn được đặc biệt trân trọng đại diện cho vẻ đẹp thâm trầm sâu lắng của thực vật Thăng long: ví như cây Sanh, cây Si yêu kiều tr]ngf thọ, cây Gạo đầu Đình báo tin vui. Cây Sung, cây Lộc vừng đem lại điềm no ấm, cây Duối chứng nhân của những lo toan, cây Dâu đe nẹt tà ma, cây Khế âm dương lưỡng hợp...Tùng, Bách thoả chí anh hùng. Cây đa, cây Đề lão nhân một cõi, Vọng cách kiên định đợi thời... Tất cả những giống cây trường tích ấy là tập hợp quý hiếm về thực vật đặc trưng, gần gũi gắn bó với đời sống người Thăng Long, chúng cũng chính là sản phẩm đặc sắc của một vùng địa lý với khí hậu phong phú, chỉ nơi đây các giống loài này mới mạnh mẽ sinh sôi phát triển, mỗi mùa qua đi chúng để lại những dấu ấn thẩm mỹ riêng biệt đậm nét trong cảnh sắc quen mà lạ, gần gũi thân thương lại xa vời. Với vẻ đẹp quyến rũ mỗi khoảnh khắc giao mùa, tâm khảm chúng ta lại có dịp xáo trộn trong sự yên bình, hạnh phúc với hồn quê. Tìm cây xanh hợp với nhà

Chọn loại cây xanh phải tùy không gian, yếu tố giao tiếp với môi trường tự nhiên và sở thích riêng. Thị trường hiện có nhiều giống cây mới để chọn lựa như cây trồng ở nội thất, cây làm giàn leo, cây trồng trong bồn, cây trồng trên sân lấy tán, bonsai... và mỗi loại có những đặc tính riêng. Tạo mảng xanh ở nội, ngoại thất ngày càng được nhiều người quan tâm. Dù nhà bạn có sân vườn, sân thượng rộng hay chỉ có ban công, hành lang và ngay cả trong nhà rộng hay hẹp, thậm chí chỉ một góc nhỏ đều có thể trồng cây xanh với những giống, chủng loại thích hợp.

40

Đại phú gia mang phú quý tài lộc đến nhà. Cây chịu... mát Đây là các loại cây có thể trồng ở nơi có ít ánh sáng cũng sống tốt và thường cây trong mát không có hoa. Một số giống mới nhập từ Đài Loan như kim phát tài, cây thắt bím, họ cau Hawai, tiểu châm (15 loại); ngũ gia bì, cây cọ; họ vạn niên thanh (20 - 30 loại) - lá to, cây mọc cao nhưng lớn chậm trong điều kiện đặt trong nội thất. Hoặc cau rubi, cung điện vàng, bạch mã hoàng tử, đuôi phụng, mật cật... Muốn nuôi dưỡng được lâu, chỉ cần tưới ít nước và cứ khoảng 10 ngày sau khi chưng trong mát lại đem cây ra cho phơi nắng sáng 2 - 3 ngày. Cũng trong bóng mát, có các dạng cây trồng trong giỏ treo với lá thường nhỏ, cành rũ xuống; hoa chỉ lấm tấm, chủ yếu cây khoe sắc qua màu lá. Những chủng này có thổ nhĩ kim- lá xanh bạc, cỏ lan chi lá sợi chùm, dương sỉ đá có lá to dài nhưng mềm mại, thài lài có lá tím lấp lánh... Với những loại này có thể trưng ở những nơi thoáng mát. Nếu đưa vào nội thất thì lâu lâu mang ra phơi sương và một ít nắng sớm (không chịu được nắng gắt). Ở không gian hạn hẹp, có thể chơi bonsai như một cách thưởng ngoạn các loại cổ thụ thu nhỏ. Bonsai có thể đưa vào nội thất bài trí trong vòng một tháng sau đó đưa ra nắng trời khoảng 2 tuần. Có một số loại bonsai để thay đổi. Có một số giống bonsai mới nhập như câu du, cây gừa và một số cây họ tùng hoặc vạn niên tùng, diên tùng, ngọc tùng, sơn tùng, thủy tùng... Cây trồng ngoài trời 41

Đó là các loại giống cây chịu nắng, mưa như cây dây leo trồng theo giàn hay trong bồn dọc hành lang, ban công. Đây là những loại dây leo phát triển nhanh và tạo bóng mát tốt. Dây cát đằng có hai loại, hoa mọc thành chuỗi và hoa chùm có màu tím và hồng phấn. Dây đậu biếc có hoa đơn mọc bên nách lá. Dây bìm bìm thì có hoa tím hồng như loa kèn. Dây quỳnh anh bông vàng, dây hồng anh bông hồng và dây huynh đệ bông vàng nhỏ; hoặc chanh dây vừa cho tán vừa có trái ăn được. Sân có diện tích tương đối, có thể chọn loại cây mọc cao, có tán như cây osaka (bò cạp nước) có thể cao 5 -7 m, hoa vàng xâu thành chuỗi, có 2 màu vàng và đỏ; cây hoàng nam thường trồng để cản bớt nắng. Hoặc cây viết, ngọc lan đều ít rụng lá, hoa có hương thơm... Lưu ý khi chăm sóc Theo các nhà chuyên môn, cây trồng trong bồn hay vườn chăm sóc giống nhau: tưới nước ngày 2 lần vào sáng sớm và khi chiều mát. Bonsai cũng vậy và tưới luôn cả lá, thân, gốc. Các giống cây trồng có thể bón phân hóa học NPK định kỳ một tháng, một lần. Muốn ra hoa thì bón nhiều kali (K), muốn cây phát triển thì nhiều lân (P) hoặc phát triển đều thì bón thêm đạm (N). Lượng bón cho cây đều có hướng dẫn cụ thể trên bao bì. Hoặc có thể thay thế bằng phân hữu cơ (phân chuồng hoai khô), bằng bánh dầu (xác ép đậu phộng, cơm dừa). Phân có thể bón trực tiếp trong đất trồng hay pha nước rồi tưới. Pha nước tưới thì tác dụng nhanh hơn bón trực tiếp.

42

43

44

45

46

Theo: CCVN Đa và sung là hai loại cây có bộ gốc, rễ, thân, cành rất đẹp, song bộ lá của chúng lại quá to. Vì vậy phải có cách làm cho lá sung và lá đa nhỏ lại khi trồng trong chậu. Đối với cây đa: Đa có sức sống và chịu hạn tốt. Để cho lá trên cây cứng, già đều, ta lấy kéo cắt bỏ toàn bộ lá trên cây, chỉ cắt phần lá, còn cuống để lại, sau vài ngày cuống lá sẽ rụng dần hết. Phải tạm dừng tưới nước cho cây. Chỉ một vài tuần sau, lá mầm ở các mắt lá sẽ nhú ra. Nếu 47

trời mưa phải bê chậu cây vào nhà hoặc che đậy để nước mưa không vào bồn. Khi lá non xoà ra gặp môi trường sống khô khan, thiếu nước sẽ nhỏ đanh lại, lá to nhất cũng chỉ bằng lá si, lá nhỏ chỉ bằng lá cây sanh. Chờ toàn bộ lá trên cây già, có màu xanh thẫm, bắt đầu chăm bón, tưới nước bình thường, giữ cho bộ lá xanh quanh năm. Đối với cây sung: Cũng bắt đầu bằng việc cắt bỏ lá như cây đa. Nhưng do sung không chịu hạn nên ta vẫn phải tưới nước. Khi mầm lá nảy ra, được 2-3 lá, dùng tay bấm bỏ ngọn làm cho mầm lá chùn lại không phát triển, lá sẽ già đanh nhỏ lại chỉ bằng ngón tay cái. Tiếp tục theo dõi khi thấy mầm ở các mắt lá cứ nhú ra độ 1-2 lá, lại tiếp tục bấm bỏ ngọn một vài lần như thế, những ngọn ra lần sau sẽ nhỏ lại, chờ cho lá già thẫm lại, tiếp tục chăm bón bình thường. (Theo Nông Thôn Ngày Nay) Giới thiệu một số cây cảnh trị giá hàng triệu đôla:

Cây sanh 500 tuổi, "trị giá" 1,2 triệu USD .

48

49

Cây "Con gà mâm xôi"

50

Cây đa búp đỏ "trị giá" 80 tỉ đồng của ông Nguyễn Văn Châu. Cho lộc vừng nở hoa theo ý muốn

Nằm trong bốn loại cây cảnh quý: sanh, sung, tùng, lộc; lộc vừng là cây có thân và gốc đẹp, khi hoa nở có hương thơm, được nhiều người chơi cây cảnh ưa thích. This image has been resized. Click this bar to view the full image. The original image is sized 560x649 and weights 297KB.

51

Thông thường lộc vừng mỗi năm ra hoa 2 vụ, vào các tháng 6 - 7 và 10 11 âm lịch. Lộc vừng ưa nước nên dễ chăm sóc, có thể bắt lộc vừng nở hoa theo ý muốn vào dịp Tết. Ngoài việc chăm bón đủ chất để ra nhiều hoa, ta phải tạo ra một bước đột biến về sinh lý cho cây. Nghĩa là phải làm cho lộc vừng trút bỏ toàn bộ lá già trong thời gian ngắn nhất, với bí quyết: tưới cho cây lượng phân kali hoặc natri hơi đậm. Sau 4 ngày toàn bộ lá xanh trên cây chuyển thành lá vàng và sau 3 ngày tiếp theo lá rụng hết. Sau khi cây rụng hết lá, hàng ngày ta tiếp tục tưới nước vo gạo để bồi dưỡng và kích thích cây phát triển lá mới. Khoảng một tháng mầm lá và mầm hoa sẽ đâm ra, khi hoa tàn, ta lại tiếp tục làm theo trình tự trên, thì lộc vừng lại tiếp tục nở hoa. 52

10 loại cây củng cố phong thuỷ trong nhà

Lời khuyên phong thuỷ tốt nhất cần nhớ là luôn nhận thức rõ chất lượng của không khí trong nhà và cố gắng hết sức để cải thiện nó. Một số nghiên cứu cho thấy sự ô nhiễm không khí trong nhà còn tệ hơn nhiều sự ô nhiễm ở bên ngoài. Liệu có một giải pháp phong thuỷ nào không? Có đấy. Gảii pháp tốt nhất ở đây là trang trí nhà với những loại cây trồng thông minh ngay trong khuôn viên nhà. Dưới đây là Top 10 loại cây lọc không khí tốt nhất.

Cây chà là Hãy mang chúng vào nhà, đem chúng tới văn phòng và để cho chúng phát huy tốt nhất khả năng làm sạch không khí và bổ sung oxy. Làm sạch không khí là một việc phải làm để có phong thuỷ tốt cho không gian sống của bạn. Những cây trồng xinh xắn trong nhà vừa có tác dụng trang trí, vừa mang lại năng lượng thiết yếu cho ngôi nhà của bạn. Chúng bao gồm các loại sau: 1. Cây cau Tên khoa học: Chrysalidocarpus Lutescens Khả năng: loại bỏ được tất cả các độc tố không khí trong nhà. Ích lợi: - Đẹp, phổ biến và dễ chăm sóc, phù hợp với mọi kiểu decor. - Dễ trồng và nuôi dưỡng, lá của cây có thể rủ xuống nhẹ nhàng nên sẽ làm dịu và phục hồi bất cứ môi trường nào cho dù là nhà ở hay văn phòng. 2. Cây cọ Tên khoa học: Rhapis Excelsa Khả năng: loại bỏ phần lớn các chất gây ô nhiễm. Ích lợi: - Là mộtt rong những cây trồng tốt nhất có tác dụng cải thiện chất lượng không khí trong nhà. 53

- Rất phổ biến và dễ chăm sóc. 3. Cây tre Tên khoa học: Chamaedorea Seifrizii Khả năng: loại bỏ được các chất benzene, trichloroethylene, formaldehyde.

Ích lợi: - Tăng cường cảm giác yên bình, ấm áp cho bất cứ môi trường nào. - Có sức chịu đựng tốt nhất trước sự tấn công của côn trùng. 4. Cây có lá dày xanh bóng Tên khoa học: Ficus Robusta Khả năng: loại bỏ được phần lớn các chất gây ô nhiễm, đặc biệt là formaldehyde. Ích lợi: - Một loại cây được ưa chuộng của những người sống trong triều đại Nữ hoàng Victoria. - Sống tốt trong điều kiện ánh sáng yếu và chịu được nhiệt độ thấp. - Có khả năng loại bỏ các độc tố từ bất cứ môi trường trong nhà nào. 5. Cây huyết dụ Tên khoa học: Dracaena Deremensis "Janet Craig" Khả năng: loại bỏ được phần lớn các chất gây ô nhiễm, đặc biệt là trichloroethylene.

54

Ích lợi: - Là loại cây cảnh đẹp, dễ trồng trong điều kiện ít ánh sáng. - Vẫn sống tốt kể cả khi thiếu sự chăm sóc thường xuyên. - "Janet Craig" là giống huyết dụ tốt nhất có khả năng loại bỏ các độc tố hoá học trong môi trường sống. 6. Cây thường xuân Tên khoa học: Hedera Helix Khả năng: loại bỏ được phần lớn các chất gây ô nhiễm, đặc biệt là formaldehyde. Ích lợi: - Là một loại cây khoẻ, phổ biến, thường được trồng ở những nơi công cộng. - Rất dễ trồng và có khả năng thích ứng cao, trừ mô trường có nhiệt độ cao. 7. Cây chà là Tên khoa học: Phoenix Roebelenii Khả năng: loại bỏ được phần lớn các chất gây ô nhiễm, đặc biệt là xylene. Ích lợi: - Phát triển chậm hơn và chỉ có thể đạt tới độ cao khoảng chừng 1,7m tới 2m. - Có thể chịu đựng mức độ ánh sáng thấp nhưng cần khoảng không gian rộng, 55

- Nếu khéo chọn, cây có thể sống rất lâu. 8. Cây sung cảnh Tên khoa học: Ficus Macleilandii "Alii" Khả năng: loại bỏ được phần lớn các chất gây ô nhiễm, đặc biệt là formaldehyde.

Ích lợi: - Dễ chăm sóc hơn cây Si nhưng có thể rụng ít lá khi chuyển sang môi trường mới. - Có 3 dạng sung cảnh: cây bình thường, cây bụi và cây bện. - Là một cây trồng lớn, đẹp có thể dùng cho nhiều mục đích trang trí. 9. Dương xỉ Boston Tên khoa học: Nephrolepis Exaltata "Bostoniensis" Khả năng: loại bỏ được phần lớn các chất gây ô nhiễm, đặc biệt là formaldehyde. Ích lợi: - Rất phổ biến và là một trong những nhóm thực vật cổ xưa nhất. - Đẹp và tươi tốt, thích hợp cho mọi môi trường trong nhà nhưng cần được chăm sóc thường xuyên. 10. Cây huệ hoà bình Tên khoa học: Spathiphyllum sp Khả năng: loại bỏ được cồn, acetone, trichloroethylene, benzene và formaldehyde. 56

Ích lợi: - Là cây trồng khoẻ, tươi tốt, đẹp với hoa trắng và mang lại năng lượng tốt. - Dễ chăm sóc và là một giải pháp tốt cho thị giác. Hãy trồng loại cây này ở nhà và nó sẽ là một người gác cửa tuyệt vời. Trồng hoa mai nở vào ngày tết/Kỹ thuật trồng hoa cảnh

Điều trước tiên là phải chăm sóc tưới nước quanh năm để giữ cho lá mai không bị rụng.Thiếu nước lá mai dễ bị lão hóa khô dần và rụng sớm, từ đó cây mai sẽ cho hoa sớm. Muốn cho mai ra hoa đúng dịp tết, phải lảy lá đúng ngày 23 tháng chạp, nụ hoa mai sẽ bung vỏ lụa vỏ trấu và ngày 30 tết sẽ nở hia theo ý muốn. Ngày lảy lá cho cây mai: Đây là thao tác quan trọng nhất, giúp cây mai ra hoa đúng dịp tết. Qua nhiều năm kinh nghiệm lảy lá mai, cần tuân thủ các yếu tố sau đây: Thời tiết năm nào nắng nhiều thì mai nở sớm và lạnh nhiều thì mai nở muộn. Xem nụ hoa lớn hay còn nhỏ, đã bung vỏ nhựa và vỏ trấu ra chưa. Tùy theo lọai mai mà ta lảy lá, thông thường lọai có nhiều cánh thì lại nở chễ hơn lọai có 5 cánh. Tùy theo độ cao của vĩ tuyến, như ở Huế chẳng hạn, phải lảy lá mai trước tết khỏang 1 tháng, ở miền bắc phải lảy lá mai sớm hơn. Còn ở miền Nam, thông thừơng phải láy lá mai vào ngày rằm tháng chạp âm lịch cho lọai mai vàng 5 cách! Trong các yếu tố trên, vịêc quan sát nụ hoa mai lớn hay nhỏ là điều cần thiết đơn hết. Nếu năm nào mưa nhiều, lạnh nhiều và nụ mai còn quá nhỏ thì nên lảy lá vào mùng mười tháng chạp. Nụ hoa lớn, nên lảy lá vào ngày rằm 12-13 tháng chạp. Nụ hoa to vừa , lảy lá vào khỏang ngày rằm tháng chạp; to quá, nên lảy lá trong khỏang 18 – 20. Có nghĩa là cứ vào ngày 23 Âm lịch mà nụ hoa nở bung vỏ chấu là hoa sẽ nở đúng ngày 30 tết. Cách thức này áp dụng cho từng cây mai, có cây lảy lá sớm có cây lảy lá trễ. Cây mai có ghép nhiều loại khác nhau thì phải lảy lá riêng theo từng loại. Đối với loại mai Huỳnh Tỷ nhiều cánh ta cũng có thể áp dụng các cách thức trên nhưng thức hiện sớm hơn 5 ngày. Khi lảy lá mai phải lảy hết lá già lẫn lá non, cách đến 1 – 2 ngày sau khi nhựa khô ta mới tưới nước. Làm thế nào để thúc mai nở sớm? Theo kinh nghiệm, trời nắng nóng mai nở sớm, trời lạnh mai nở trễ. Khi đến 23 tháng chạp, nụ mai chưa nở bung vỏ chấu, vỏ lụa. Gặp lúc trời đang nắng gắt nếu thình lình có mưa thì mai nở sớm (hiện tượng của năm 1992) Từ đó ta thấy rằng mai nở trễ, ta đem phơi nắng và tuới nước vào giữa trưa, không tưới vào sáng sớm cũng như chiều tối. Nếu vỏ lụa chưa ở bung, ta nên tuới nước nóng 40 độ C hoặc xịt thuốc Méthyl Parathion hay Malathion, cũng có thể đốt bóng đèn tròn trong ban đêm. Như vậy mai có thể nở đúng vào ngày tết. Làm thế nào để hãm mai nở trễ? Chưa đến 23 tháng chạp mà hoa mai đã nở bung vỏ lụa tức nó nở sớm. Ta nên chuyển các cây vào chỗ mát hoặc lấy vải đen chùm cây mai lại và tưới nước vào lúc chiều tối để làm lạnh cây mai. Có thể pha thêm Urê với nồng độ 1gr/lít để kích thích cho cây ra lá. Khi ra lá nhanh thì hoa sẽ chậm nở độ vài ngày, có thể tỉa bớt các lá non này sau khi sử dụng urê Một vài điều khi trưng mai trong phòng. Nếu mai có sẵn trong chậu thì đem vô nhà nên lựa chỗ nào thông gió. Không để cây mai đứng trước quạt máy làm cây mai khô héo không nở hoa được. Nếu chưng mai trong bình hoa, phải cưa cắt mai vào buổi sáng, thui gốc mai để giữa nhựa. Muốn mai lâu tàn nên bỏ vào lọ hoa đang chưng một viên Aspirine, cũng có thể thay nước nhiều lần.

Một số kinh nghiệm chăm sóc cây mai/Kỹ thuật trồng hoa cảnh

57

Cây mai trồng phải để cho nở hoa, dù vóc dáng có đẹp đến đâu đi nữa cũng phải có hoa, mới thật là cây mai đẹp! Ở thành phố đất chật hẹp, phải trồng trong chậu do đố phải chăm sóc cho thật kỹ: Chăm sóc cây mai rất dễ, hai ba ngày mới tưới nước một lần. Khi nào thấy đất trên miệng chậu khô là chúng ta tưới nước, dù có tưới nhiều nước cũng không sao, nhưng phải đục thêm lỗ thoát nước dưới đáy chậu cho to khi tưới là nước phải rút ra hết. Cây mai rất ưa nước, cắt cành chưng trong lục bình cũng sống rất lâu, chỉ khi nào chậu không thoát nước, làm úng nước trong chậu, sanh ra khí độc thối rễ, cây mai mới chết. - Còn khi không, tự nhiên cây mai khô héo hết lá rồi chết một phần cây? Hãy xem cho kỹ, đó là sâu đục thân, phải tìm chung quanh thân cây xem có chỗ nào chảy nhựa ra không, để moi bắt sâu, hoặc dùng thuốc nội hấp lưu dẫn như Basudin có tác dụng là bỏ dưới gốc cây, từ 3 đến 5 gram cho mỗi chậu mai, thuốc sẽ đem chất độc từ rễ qua thân, cành, lá giết được các loại sâu bọ ở trong thân cây trên lá cây. Cây mai không nở bung 5 cánh ra được là do có lột loại sâu bé li ti, chui vào trong nụ hoa mai cắn phá làm cho nụ mai không nở được, cho nên chúng ta phả xịt thuốc phòng ngừa trước khi nụ mai sắp nở. Còn cây mai mua về chưng Tết mà hoa không nở bung ra được là do mua nhầm cây mai mới bứng lên trồng vô chậu, để thiếu nước, không đủ sức nở bung ra, trường hợp này phải tưới nước cho thật nhiều. Thật ra nên mua cây mai đã trồng khoẻ mạnh trong chậu, trong giỏ, chớ mua cây mai mới bứng lên trồng thường hay bị trường hợp này. Do để chưng cây mai ngay dưới quạt trần, quạt làm khô hết nước nụ mai nên không nở được, nên tránh để ngay dưới quạt trần. Do cây mai có sâu tơ li ti chai vào trong nụ hoa cắn phá không nở được, trường hợp này phải rãi thuốc Basudin trước khi cây mai có nụ hoặc phun ngừa một lần thuốc trừ sâu rẫy trên tàn lá cây mai, trước khi láy lá mai. Một trường hợp đặc biệt là cây mai có nhiều kiến và rầy bông. Rẫy bông và kiến là hai loại sinh vật sống hỗ tương lẫn nhau. Kiến tha rệp bông đem lên ngọn cây để rệp hút nhựa cây mà sống. về sau đó tiết ra một chất sữa ngọt để nuôi lại kiến. Nên kiến với rầy bông là hai bạn vô cùng mật thiết, sống tương hỗ lẫn nhau. Các bạn cứ thử để ý xem: hễ thấy trên bất cứ cây gì mầ thấy có kiến thì trên ngọn cây đó cồ rầy bông, nếu rầy bông nhiều quá hút hết nhựa, cây kiểng sẽ khô héo và chết. Trường hợp này phải xịt thuốc rầy mạnh (Bi 58, supracide như trên, và thêm chất keo dính, vì loại rầy này không thấm nước, và phải xịt nhiều lần mới hết). Cây mai khô héo một phần lá do nhiều nguyên nhân: + Bị sâu đục thân đục một bên rể + Đất hay nước tưới có phèn + Để chỗ có nhiều nắng gắt + Thiếu nước + Thiếu phân + Bị rầy bu dưới lá + Do chuyển dời đến vùng có khí hậu, thời tiết không phù hợp. Huỳnh Văn Thới Chủ tịch hội sinh vật cảnh Tân Bình

Những tác hại do sai sót trong kỹ thuật nuôi trồng/Kỹ thuật trồng hoa cảnh

58

a/ Vàng lá: Những lá già vàng và rụng đi là điều bình thường, nhưng các lá non đang tăng trưởng bị vàng và rụng thường có thể do dư ánh sáng, bộ rễ bị côn trùng hay nấm phá hoại, rễ bị úng thối do bón nhiều phân hay tưới quá nhiều nước.. b/ Đen chóp lá: có thể do 2 nguyên nhân sau: bón dư đạm hay tưới nước có nồng độ muối hay Chlor quá cao. ở một số giống, lá già trước khi vàng và rụng cũng thường đen chóp lá. c/ Thối rễ: Do tưới quá nhiều nước, hay giá thể kém thông thoáng hay đã quá cũ, cũng có thể do bón phân quá nhiều. d/ Giả hành nhăn: Do tưới nước không đủ ẩm hay bộ rễ bị hư hại nặng. Cũng có thể do tách chiết cây không đúng thời vụ, sau khi tách cây không ra rễ mới. e/ Cây không ra hoa: Khi cây trưởng thành, mùa nghỉ của cây không được tôn trọng đúng mức hay cây không đủ ánh sáng trong mùa tăng trưởng. f/ Nụ hoa vàng và rụng: Thường do nhiệt độ ngày quá cao. Vì vậy khi phát hoa bắt đầu vươn cao, cần che bớt ánh sáng trực tiếp dưới 50%. Hiện tượng vàng nụ hoa còn thấy ở những giống ra hoa muộn vào tháng 3 và tháng 4, khi nhiệt độ ngày cao. Khi ấy nên để cây vào chỗ mát và ẩm. Dư đạm và thiếu lân cũng gây nên hiện tượng trên.

59

Related Documents

Cay Canh
July 2020 8
Cay Canh 1
July 2020 3
Cay Canh 2
July 2020 4
Cay
May 2020 8
Le Canh 1
September 2019 13