Kỹ Thuật Chăm Sóc Và Bón Phân Cho Cây Mai Ngày :2009-05-18 10:44:00 Lần xem : 197
Cây mai mỗi năm rụng lá một lần vào cuối mùa Đông (tháng 1 - tháng 2 Dương lịch) và nở hoa vào đầu mùa Xuân, chỉ riêng mai Tứ Qúy là nở hoa quanh năm. Hiện nay nhờ kỹ thuật lai tạo giống, các nghệ nhân đã tạo ra được các giống mai có nhiều cánh, cánh xếp nhiều tầng như mai Huỳnh Tỷ, mai Giảo, mai Cúc, mai Cửu Long…và đa dạng về màu sắc như Bạch Mai, mai Miến Điện, mai Bến Tre, mai Tứ Quý…
Kỹ thuật trồng và chăm sóc mai không phức tạp. Tuy nhiên để có một cây mai theo ý muốn của nguời chơi, ngoài những kỹ thuật thường áp dụng như tỉa cành tạo tán, tưới nước, phòng trừ sâu bệnh việc trồng và chăm sóc mai cần chú ý một số điểm sau: 1. Chọn đất trồng mai: * Đất trồng mai trên vườn, líp: Cây mai phát triển tốt trên đất thịt nhẹ có nhiều chất hữu cơ, đất không chua, không bị nhiễm phèn, mặn hoặc các hoá chất độc hại. * Đất trồng mai trong chậu: cần chọn loại đất có các tính chất như trên, trộn theo tỷ lệ khoảng 70-80% đất và 20-30% phân hữu cơ hoai mục theo trọng lượng đất trong chậu. 2. Kỹ thuật bón phân 2.1 Mai trồng trên vườn, líp: * Bón lót khi trồng: Phân chuồng (phân trâu bò, tro trấu, sơ dừa…) đã qua ủ khoảng 5-10 kg/gốc, vôi bột khoảng 200-300 gr/gốc + 50-100gr lân Đầu Trâu. Toàn bộ lượng phân này được trộn đều trong hố (hoặc rãnh) trước khi trồng cây con. * Bón thúc: Sau khi trồng khoảng 10-15 ngày, cây bắt đầu ra rễ mới, dùng phân NPK 20-20-15+TE Đầu Trâu hoà loãng để tưới, lượng phân sử dụng từ 50-100 gr/10-15 lít nước, khoảng 20-30 ngày tưới 1 lần. Khi mai đã lớn, lượng phân bón cũng được tăng dần và khoảng cách các lần bón phân xa hơn. Loại phân bón qua đất thích hợp cho mai là NPK 20-20-15+TE hoặc NPK 16-12-8-11+TE. Lượng bón khoảng 20 -50 gr/gốc/lần bón, cách khoảng 12 tháng bón 1 lần. Khi mai đã cho hoa ổn định: Hàng năm cần bón bổ sung phân hữu cơ từ 5-10 kg/gốc. Sử dụng loại phân NPK 20-20-15+TE hoặc NPK 16-12-811+TE bón mỗi năm khoảng 3-4 lần với lượng bón như trên vào các đợt: sau khi tàn hoa (sau dịp Tết), cắt tỉa cành; đầu mùa mưa; giữa mùa mưa và trước khi mai nở hoa khoảng 1-1,5 tháng. Cần bón phân theo hốc, theo rãnh sâu từ 5-7 cm theo tàn lá của cây, bón vào vùng có nhiều rễ non phát
1
triển, sau đó lấp đất, giữ ẩm vào mùa khô, thoáng gốc vào mùa mưa. 2.2 Mai trồng trong chậu: Tuỳ theo kích thước chậu, lượng bón có thể thay đổi từ 20-50 gr/chậu cho 1 lần bón. Với chậu lớn, cây mai nhiều tuổi có thể bón khoảng 50-80 gr/chậu. Tạo rãnh xung quanh thành chậu, sâu khoảng 3-5 cm, rải phân đều vào rãnh, lấp đất và tưới đủ ẩm. Tránh làm đứt rễ, cây dễ bị nhiễm bệnh qua vết thương. Nếu có điều kiện, hàng năm vào đầu mùa mưa nên thay đất trong chậu bằng đất mới tơi xốp, hoặc bổ sung phân hữu cơ đã hoai mục, lượng bón từ 2-3 kg/chậu. * Sử dụng phân bón lá: Ngoài việc sử dụng phân bón qua đất, phân bón lá có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sinh trưởng và phát triển, bổ sung các chất dinh dưỡng thiếu hụt trong đất, kích thích ra rễ, ra lá, ra hoa theo ý muốn của người chơi mai. Một số loại phân bón lá được nhà vườn quan tâm đó là: Phân bón lá Đầu Trâu 501 thúc ra chồi ra lá, Đầu Trâu 701 thúc ra bông và Đầu Trâu 901 có tác dụng dưỡng bông giúp bông lâu tàn và có màu sắc đẹp. Tương tự nhóm sản phẩm phân bón lá Đầu Trâu 005, Đầu Trâu 007, Đầu Trâu 009 cũng có hiệu quả cao đối với tất cả các loại mai cảnh. Kính chúc người yêu mai có được một cành mai theo ý muốn mỗi khi Xuân về. Cây Cảnh - Một Thú Chơi Hấp Dẫn Ngày :2009-05-18 12:03:00 Lần xem : 221
Chơi cây cảnh trồng cây cảnh bao giờ cũng phải coi trọng gốc cây - gốc co to có khỏe thì cây mới mạnh, gốc phải to hơn thân. Gốc càng to càng thể hiện cây đã sống lâu năm. Nếu gốc có nhiều rễ nổi, rễ sum suê càng đẹp. Cây trồng trong chậu phải là một gốc, trừ một số thế cây quần tụ có từ ba đến bốn gốc trở lên. Giữạ chiều cao và bề rộng của cây phải có sự tương xứng. Thân cây mềm mại duyên dáng, xiêu nghiêng hay đứng thẳng khỏe mạnh là tùy theo các thế cây. Cành cây phải được phân bổ hơp lý, cấu tạo so le chia ra các hướng lớn không trùng nhaụ, tránh gò bó. Từ gốc đến chỗ chia cành phải có khoảng cách ít nhất bằng một phần ba chiều cao của cây để nhìn rõ được thân cây khỏe đẹp và thoáng. Không nên để cành che lấp mất thân. Một cây nhiều nhất chỉ nên có bốn cành. Cành dưới cùng gọi là cành thân hay cành hồi âm, có giá trị tạo cảm giác cho phần gốc cây có hậu, vững chãi, bền lâu. Cành thứ hai và thứ ba là cành tả và cành hữu là hai cành chính của cây. Cành thứ tư là cành tế thân, cũng được gọi là \"cành ức\" hay \"cành hầu\", cốt để cho phần cổ đỡ trơ lộ, góp phần cho bố cục tổng thể toàn cây chặt chẽ. Các cành phải được xén tán lá cho ngang phẳng, gọn gàng, không để cho lá cây mọc tự nhiên, um tùm. Cây phải có ngọn, ngọn vươn cao hơn cành, không nên dùng cây gãy ngọn hoặc không có ngọn. Nếu ngọn thấp hơn cành cũng không được. Ngọn cây để tự nhiên, ngả theo hướng nào tuỳ thuộc vào thế cây. Tại sao cành và ngọn phải là năm tán? Ngày xưa con người quan niệm cuộc đời có bốn giai đoạn: sinh, trưởng,lão, tử (sinh ra, trưởng thành, già và chết), nếu qua \"tử\" rồi thì phải là \"sinh\". Cây cảnh là biểu tượng con người, thể hiện khát vọng, lý tựởng, lẽ sống, ý niệm thẩm mỹ của con người.
2
Cây cảnh phải được bàn tay nghệ thuật của con người tác động vào để hình thành một thế cây. Đó là một dáng đứng, một điệu vươn của cây có bố cục chặt chẽ, đẹp đẽ - một tác phẩm nghệ thuật độc đáo có sức sống, toát lên một chủ đề, một ý tưởng nhất định. Tuổi cây càng cao, càng quý. Cây cảnh đẹp phải là cổ thụ nhưng nhỏ gọn, để nói lên ý nghĩa trường tồn. Tùy theo từng loại cây cảnh mà trồng vào các chậu cảnh thích hợp, tương xứng và đep. Chậu cảnh đẹp sẽ làm tăng thêm giá trị thẩm mỹ. Chơi cây cảnh phải để đúng chỗ, cây to hoặc nhỏ, phụ thuộc nơi ở của mình rộng hay hẹp và bao giờ cũng có thể ngắm nhìn được. Có rất nhiều thế câv cảnh như: thế phượng vũ, thế ngũ phúc, thế huynh đệ, thế phụ tử, thế mẫu tử, thế long giáng, thế phượng vũ long đàn, thế bạt phong hồi đầu, thế trực liên chi, thế long ẩn, thế lão mai thế tam đa, thế tứ quý, thế nguyệt ảnh, thế địa đạo huyên nhi, thế phượng rồng sóng đôi, thế đón gió, thế chờ đợi, thế ngẫu tự, thế nhà hiền triết... Biết nhìn các thế của cây cảnh, đặc biệt là biết tạo ra các thế cây, hiểu ý nghĩa củạ các thế cây cảnh là một điều rất lý thú. Xin giới thiệu ba thế cây tiêu biểu: - Thế ngũ phúc: Cây có bốn cành, một ngọn là 5 tán đều phải xén phắng, ngang bằng, không tán nào được vổng, mỗi tán được chia ra một hướng. Dáng cây là biểu tượng của năm điều ước muốn giản dị mà vĩ đại của con người xưa, nay: Phúc Lộc, Thọ, Khang, Ninh. - Thế phượng vũ (chim phượng múa): Cây có bốn cành, một ngọn là 5 tán. Cành hồi âm quặt phía sau tượng trưng cho đuôi chim. Hai cành tả hữu thành hình hai tán xòe như hai cánh chim đang xòe múa. Cành ức nhỏ hơn các cành khác, ngọn cây để dài ra vươn lên, tượng trưng cho đầu chim. Dáng cây có làn đi ngang, hơi chúc xuống làm biểu tượng con chim phượng hoàng đang múa đón con người, vui với những thành quả tốt đẹp. - Thế huynh đệ (hoặc huynh đệ đồng khoa): Cây một gốc, hai thân (có thể trồng ghép hai cây lại nhưng phải tạo thành một gốc). Hai thân có độ cao thấp, to nhỏ suýt soát nhau, kề sát nhau đẹp đẽ. Mỗi thân đều có 5 tán, các tán đan xen nhau. Ngọn cây nhỏ phải ngả hướng sang cây lớn như anh em, biểu lộ tình âu yếm ruột thịt. Con người tạo dựng và chơi cây cảnh cũng là tạo dựng cuộc đời, tâm hồn, trí tuệ, ước muốn của mình. Vì vậy, cây cảnh là mảnh tâm hồn của ta, làm cho ta hướng về cái đẹp, cái thiện, sống đẹp đẽ và tốt lành hơn. Đó là những tác phẩm nghệ thuật đặc biệt, có nhựa sống của thiên nhiên và con người làm cho con người hoà nhập với thiên nhiên vĩnh hằng và kỳ thú Chọn Cây Trồng Cho Dịp Lễ Tết Ngày :2009-05-18 12:02:00 Lần xem : 494
Một số loại cây sau đây có thể là những gợi ý thú vị mà bạn có thể tham khảo khi chọn lựa cây trồng trong vườn rộng hoặc trong những chậu cây nhỏ để trang hoàng nhà cửa dịp năm mới
3
Cây leo Ánh Hồng, ra hoa thành chùm màu hồng tím rất đẹp vào mùa xuân. Vẻ rực rỡ của ánh hồng rất tạo không khí đón Tết.
4
Địa lan trắng là một loại cây trồng khá phổ biến. Vì là một loại cây bền, ra hoa quanh năm, nên bạn có thể thay thế nếu khu vườn nhà bạn chưa có cây này mà không phải lo lắng chăm sóc nhiều trong dịp Tết.
5
Hải đường được coi như một loại cây quí, cả năm chỉ ra hoa mùa xuân, đặc biệt dịp tết thường ra hoa rất đẹp. Đây là một lựa chọn khá điển hình làm cây chơi tết. Thông thường trồng chậu, sau vài năm có thể cao đến 2,3m.
6
Hoa giấy cũng là một lựa chọn tốt, nên trồng các chậu hoa giấy nhỏ, chọn những cây đã có hoa để chơi tết. Ưu điểm của hoa giấy là nhiều màu sắc, chọn những màu thích hợp với cảnh quan ngôi nhà của bạn.
7
Hoa nghệ đỏ lá tím có màu sắc lá đặc biệt mà ít loại cây nào khác có được. Nghệ lá tím có thể làm thay đổi và gây ấn tượng cho khu vườn của bạn.
8
Thiên điểu có cái tên có ý nghĩa, dáng hoa đẹp, thanh thoát, vươn lên cao, mang đến hi vọng Thiên điểu có cái tên có ý nghĩa, dáng hoa đẹp, thanh thoát, vươn lên cao, mang đến hi vọng
9
Trinh nữ có hoa trắng xen lẫn đỏ tươi, cây có hình dáng giản dị, dân dã, vốn được trồng nhiều vùng nông thôn miền bắc. Đặc điểm của trinh nữ là nhiều hoa, hoa đẹp và cũng xinh xắn
10
Ớt cảnh với những chùm quả xinh xắn, sẽ cho cả gia đình cảm giác ngon miệng nếu được bày gần bàn ăn, hoặc ngoài cửa sổ. CHĂM SÓC BÓN PHÂN CHO CÂY BON SAI 08/09/2006 04:29 pm
Đặc điểm: Các loại kiểng cây như thiên tuế, cau, trúc đùi gà, trúc Nhật, Thiết mộc lan, tùng, Trắc bách diệp... rất cần được bón phân thường xuyên để duy trì thế cây và tán cây được cân đối, đẹp. Nguyên tắc tạo hình: - Tạo cân đối: Một cây thiết kế đẹp cần có sự cân bằng toàn diện, từ sự tạo hình, uốn nắn cấu trúc của cây đến sự kết hợp giữa cây và chậu. Có ba nhân tố chính cần lưu tâm: + Rễ cây ăn lan: Rễ cây lộ ra trên mặt đất làm tăng thêm ấn tượng về sự trưởng thành và tính chất của cây. Đây là một trong những nét đặc trưng thú vị nhất của nghệ thuật cây cảnh. Rễ cây cần lan ra nhiều hướng quanh thân và bò rộng ra, tạo cho thân cây chỗ tựa chắc chắn.
11
+ Thân cây: Nét đặc trưng quan trọng nhất của thân cây là có ngọn đẹp (gốc to, ngọn nhỏ). Sự dày dặn ở dưới sẽ làm tăng vẻ trưởng thành, nhưng cây mọc thẳng tắp cũng sẽ làm hỏng sự hài hòa trong kiểu dáng. Phải tìm loại vỏ cây có cấu tạo và màu sắc phù hợp với đường nét, kèm theo tuổi tác, vẻ dày dạn phong sương cũng là điều hấp dẫn của cây cảnh. + Cành cây: Cành cây tạo nên cấu trúc căn bản của hình bóng cây. Bạn có thể điều chỉnh nó bằng phương pháp cắt tỉa và buộc uốn dây kẽm. Hãy ngắm kỹ sự sắp đặt của cành mọc lên và lan ra quanh cây như một cầu thang xoắn ốc, hình dung sự hài hòa cân đối quanh thân cây. Cành khỏe mạnh đầu tiên nằm ngang phải là hàng thứ ba tính từ dưới lên trên. Mỗi cành phải thon dần từ thân và hẹp dần ở ngọn. Ngoài ra cần chú ý đến sự cân đối giữa cây và chậu về tất cả những đặc điểm tạo dáng và vị trí của cây trong chậu. Những điều cần tránh: Những cành tăng trưỡng quá lớn không làm đẹp cho yếu tố thiết kế, hãy cắt bỏ chúng đi. Tránh để những cành mọc đâm ngang và lan từ cùng một chỗ trên thân, hay mọc đối diện với cành khác ở cùng một độ cao trên thân. * Tạo hình bằng dây kẽm: Với kỹ thuật này có thể tạo cây cảnh bằng cách thay đổi hướng của thân và nhánh cây. Những cành mọc chĩa lên có thể uốn ngang hay vuốt xuống để tạo ấn tượng già dặn, trưởng thành. Uốn kẽm loại cây xanh quanh năm ở thời điểm nào cũng được (nhưng với các loại như tùng bách thì thời điểm tốt nhất là cuối mùa thu đến đầu mùa xuân). Nên uốn cây rụng lá theo mùa vào cuối xuân (trước khi cây đâm chồi) hay cuối thu (trước khi ngủ đông). Thực tế, chúng ta nên dựa vào dạng cây để chọn những cành mềm, dẻo, dễ uốn và không bị tách nhánh. Cách quấn kẽm: + Quấn thân cây: Cắt một sợi dây có chiều dài gấp 3 lần nhánh hay thân cần quấn. Có thể quấn dây lượn quanh thân một góc 45o, đó là cách quấn hiệu quả nhất. Cách quấn: Cắm một đầu kẽm xuống đất, đầu tiên quấn quanh gốc cây, sau đó quấn lên thân cây. Nếu muốn quấn thêm một lần nữa, bạn nên quấn sát với sợi dây trước và nhất thiết không quấn chồng lên nhau. + Quấn nhánh: Bắt đầu quấn từ dưới. Đồng thời quấn dây xen kẽ theo chiều dài của nhánh đến khi làm xong nguyên cây (trở lại quấn trên những cành non thật tỉ mỉ). Hoặc chúng ta quấn cùng một lúc cả nhánh chính và nhánh phụ trước khi quấn tiếp. Sử dụng dây mảnh hơn cho bề dày của nhánh thon. Thông thường, hãy quấn hai nhánh cùng một lúc với cùng một sợi dây quấn, quấn quanh để tạo thế dựa thân. Ở những nơi có nhánh đơn, thì nên quấn liên kết với nhánh khác, buộc chặc đầu dây bằng cách gài nó dưới vài vòng đầu tiên. + Bao lâu thì gỡ dây quấn? Điều này còn tùy thuộc độ dày của thân, cành, loại cây, chất lượng và tuổi cây. Nên thường xuyên kiểm tra dây quấn để đảm bảo dây quấn để đảm bảo dây không hằn vào vỏ khi cây phát triển. Tháo dây quấn trong khoảng ba đến sáu tháng với những cây rụng lá theo mùa, sáu đến mười hai tháng với cây xanh quanh năm. Phải cẩn thận khi chọn cỡ dây phù hợp với độ lớn và sự phát triển của cây. Nên thay đổi cỡ dây quấn theo độ dày của thân nhánh thì cỡ dây phải nhỏ dần, cỡ dây tương ứng bằng 1/6 đến 1/3 đường kính của cành hoặc thân chọn quấn. Để tháo dây quấn, tốt hơn hết bạn nên cắt dây thành những đoạn nhỏ, nhằm giảm bớt sự rủi ro, hư hại cho cây. Sang chậu và thay đất : Khi đất trong chậu đã cạn kiệt chất bổ dưỡng thì Bonsai có hiện tượng: Cây không còn tươi tắn, có hiện tượng xuống sức, bộ lá kém tươi và bắt đầu nhuốm vàng bệnh hoạn, các cành như không thể cất cao lên được, nhiều rễ con lồi lên mặt đất chậu, lớp đất trên bề mặt chậu mỏng dần đi. Những triệu chứng trên cho thấy đã đến lúc thay đất cho cây. Theo thời tiết nước ta thì nên sang chậu vào mùa xuân hay trước mùa mưa khi cây bắt đầu đâm chồi, nảy lộc và đó là thời tiết mát mẻ. Dùng dao cùn xắn từ từ phần đất sát thành chậu cho đến khi bầu đất và thành chậu được tách ra hay trước đó một buổi ta tưới nước cho đất thật nhão, như vậy chỉ cần nghiêng chậu
12
là lấy cây ra được. Tiến hành cắt bỏ rễ lớn và rễ con đã quá già và chỉ chừa lại những rễ non. Nên dùng loại kềm bén để hớt bớt rễ, vết cắt cần cho ngọt, không được giập nát. Bộ rễ sau khi xử lý xong phải được gọn gàng. Đây cũng là dịp tốt để ta cắt tỉa những cành, nhánh mọc không đúng cách, hoặc sửa đổi chúng. Bón phân: Bón phân định kỳ 1-2 tháng/lần, lượng bón cho mỗi cây/đợt tùy theo cây lớn nhỏ như sau: - 20-30 gam Compomix - 5-10 gam NPK 20-10-10 Nếu trồng cây trong chậu thì cứ 3-4 tháng thay đất một lần bằng cách bỏ bớt 1/4-1/3 đất củ trong chậu thay bằng hỗn hợp đất sạch Compost Đầu Trâu. Phun phân bón lá Đầu Trâu: - Thời kỳ cây đang lớn hoặc sau cắt tỉa: Pha 1-2gam Đầu Trâu 501 trong 1 lít nước, phun định kỳ 7-10 ngày/lần. - Thời kỳ sau khi chuyển chậu hoặc cắt tỉa: Pha1-2 gam Đầu Trâu 701 trong 1 lít nước, phun định kỳ 7-10 ngày/lần. - Phun dưỡng cây định kỳ bằng cách pha 1-2gam Đầu Trâu 901 trong 1 lít nước, phun định kỳ 7-10 ngày/lần.
Một số kinh nghiệm cho hoa ra đúng tết đệ vừa sưu tầm được một số kinh nghiệm, xin chia sẻ với các bác + MAI CHIẾU THỦY: bốn mươi lăm ngày trước tết lảy trụi lá,ngưng tưới nước 3 ngày sau khi lảy.sau đó tưới nước có pha loãng phân kali cây sẽ cho hoa đung dịp tết. + NGUYỆT QƯỚI:có thể cho cây nở đúng mồng 1 tết.1 tháng trước tết không tưới nước một tuần,23 ngày còn lại,tưới nước 3 ngày đầu.sau đó tưới nước có pha phân NPK,50g/thùng 10 lít và xịt thuốc kích thích ra hoa vào ngày thứ 10,20 và 30. + VẠN THỌ:ươm hạt vào mùng 10 tháng 10 (âm lịch).trên phân hữu cơ hoai khoảng 1 tuần,khi lá đã chẽ hai,che nắng hứng sương .bầu được 2 tuần, trồng ra liếp hoặc vô giỏ .đến rằm tháng 11(al), bấm đọt(ăn cơi).nếu vô giỏ thì ăn cơi vào ngày 18(al).khi cây được nhiều cặp lá và ra được nhiều chồi,muốn có hoa lớn để mỗi chồi một hoa nếu hoa không nở dều,nên xịt thuốc kích thích hoặc dùng nước vo gạo tưới lên nụ hoa + BÔNG GIẤY:chiết cành vào đầu tháng giêng cây đâm cành giữ độ ẩm đến khi chồi được 10cm. bấm bỏ 0,5cm để cây dồn sức nuôi gốc rễ.Mùa mưa (tháng 5 hoặc 6 al) vô giỏ (chậu).muốn nuôi tán tròn phải thường xuyên bấm đọt.đến rằm tháng 10 (al) lảy lá tưới phânNPK và xịt thuốc kích thích hoa. + ỚT NHO: ươm hạt vào mùng 8 tháng 8 (al).sau khi hạt nảy mầm được 2 tuần.đến rằm tháng 9(al) vô chậu (giỏ)và bấm đọt 13
nhiều lần dến rằm tháng 10 ( al) thì ngưng và tưới phânNPK (liều lượng ít) cây sẽ cho trái đồng loạt. + SUNG ĐỎ:cây trồng trong chậu tháng 6 (âl) khấc gốc siết lại bằng dây kẽm hay nilon.trước khi khấc gốcngưng tưới nước trong vài ngày.siết được một tháng,mở dây,tưới nước bình thường.cây sẽ ra hoa kết trái đúng dịp tết. (theo TẠP CHÍ HOA CẢNH)
kinh nghiệm chăm sóc sau tết Việc chăm sóc mai đầu tiên lại là xuống tay khá "tàn nhẫn": cắt bỏ hết những chùm hoa đang nở lẫn nụ hoa chưa kịp nở. Tuy nhiên, chỉ nên cắt giữa cuống hoa hoặc cuống nụ hoa, giữ lại cọng đài hoa vì chỗ này có thể sẽ cho nhiều chồi mới. Nếu là cây mai đang mọc ở ngoài vườn thì có thể cắt bỏ ngay nụ và hoa như cách làm trên, còn nếu cây mai đang ở trong nhà thì cần mang ra ngoài trời nơi có nắng sớm chiếu vào. Khoảng một tuần sau khi cây quen dần với thời tiết bên ngoài mới bắt đầu cắt nụ, cắt hoa còn lại. Để chỉnh sửa dáng cây, thường dùng cọc cắm, lạt chẻ từ tre non hoăc dây kim loại mềm để uốn nắn cành. Uốn chừng ba tháng có thể tháo gỡ dây quấn để tránh tạo lằn không đẹp trên vỏ cành. Việc kế tiếp là cắt bỏ bớt nhánh quá dài và những chỗ nhánh quá dày để tạo dáng hài hòa. Khi cắt tỉa nên xem xét kỹ để phần giữ lại của các nhánh cành ít nhất phải có hai mắt lá. Điểm cắt tỉa cành nên cách mắt lá khỏang 5mm. Nếu cắt đúng kỹ thuật này thì mỗi chỗ cắt sẽ mọc ra hai chồi mới. Không nên giữ hoa để lấy hạt giống trên những cây mai già, như vậy phải chờ cả hai tháng nữa hạt mai mới già, khiến cây mai mất sức do nuôi quá nhiều hạt. Lúc ấy muốn chỉnh sửa, cắt tỉa tạo dáng mai thì đã muộn. Nên lấy hạt giống ở những cây mai còn trẻ trung, hoa nở sung mãn. Nếu muốn tạo dáng mai gốc to chóp nhỏ dạng hình tháp thì nên cắt bỏ một phần thân trên. Trước khi cắt nên xem kỹ để chọn một chồi khỏe mạnh thay thế phần thân cắt bỏ, hoặc một nút lá có khả năng mọc và phát triển mạnh để thay thế ngọn. Điểm 14
cắt bỏ phải cách chồi hoặc nút lá thay thế khỏang 5 - 10 mm. Khỏang chừa này để dùng lạt buộc ép cái chồi sẽ thay thế ngọn vào cho xuôi chiều đứng của ngọn. Nếu chỉ là nút lá chưa mọc thành chồi thì phải chờ cho nút lá đâm chồi mọc ra 4 - 5 lá khỏe mạnh rồi mới dùng lạt cột ép vào phần thân để hướng ngọn lên trên. Không buộc ép kịp thời thì chồi thay thế sẽ đâm chỉa ra ngòai khó coi. Phần chừa của thân gần ngọn thay thế sẽ được cắt bỏ sau khi ngọn mới đã cứng cáp. Xong các công đọan uốn tỉa, cắt sửa là đến việc phun thuốc kích thích sinh trưởng cho mai đâm chồi mới. Dùng lọai Atonic hoặc Mega 9.1.1 để phun lá là hiệu nghiệm nhất. Phun thuốc này 3 4 lần, mỗi lần cách nhau 7 - 10 ngày. Có thể dùng phân vi sinh hữu cơ hòa tan với nước tưới vào gốc cho chồi mau phát. Cần hạn chế tối đa các lọai phân vô cơ. Việc chăm sóc mai sau tết còn bao gồm cả công đoạn thường xuyên theo dõi sâu bọ và những con ong nhỏ cắn lá. Trong thời kỳ chồi đang mọc lá non cần thường xuyên phun thuốc trừ sâu. Có thể thay ngay đất bạc màu hoặc thay chậu đối với những gốc mai chỉ cắt tỉa sơ. Còn đối với những cây mai cắt tỉa nhiều thì nên chờ hơn một tháng sau mới thay đất hoặc chậu. Các công đoạn chăm sóc mai cần xong xuôi trước rằm tháng ba âm lịch để tránh tiết trời oi bức những ngày cuối xuân, giữ cho mai không bị khô héo. Cây mai bị xoắn lá thông thường là do 2 nguyên nhân: 1 là dư phân, 2 là thiếu nước ! Bạn nên kiểm tra lại nhé ! Xử Lý Cây Mai Vàng Năm Nhuận Ra Hoa Đúng Tết 18/09/2006 01:52 pm
Chúng ta đều biết hễ cây mai rụng lá là ra hoa, nên hàng năm chúng ta đều phải lảy lá cây mai vào cỡ rằm tháng chạp để kích thích cho cây mai ra hoa đúng Tết. Còn năm nay nhuận 2 tháng 7, có đến 13 tháng nên đến rằm tháng chạp, lá mai sẽ tự rụng và ra hoa trước Tết.Vậy ta phải làm sao cho lá mai đừng rụng sớm, để đến cỡ rằm tháng chạp chúng ta canh lảy lá cho cây mai ra hoa đúng Tết như năm không có nhuận . Có hai cách giữ lá mai không già rụng sớm vào năm nhuận: 1- Cách thứ nhất là lảy lá giữa năm, nghĩa là ngay từ bây giờ ( tháng 5- 6 âm lịch ) chúng ta nên lảy hết lá mai và vô phân tươí nước để cho cây mai ra 15
lá mới, đến tháng chạp lá mai chưa già rụng, chúng ta sẽ canh lảy lá mai như bình thường thì cây mai sẽ ra hoa đúng Tết. 2- Cách thứ hai là ngay bây giờ chúng ta phải cắt tỉa bỏ hết những nhánh mai già, tạo dáng cho cây mai tròn trịa, rồi cũng vô phân tưới nước chăm sóc cây mai ra chồi lá mới, đến tháng chạp chúng ta cũng canh lảy lá mai để cho cây mai ra hoa đúng Tết. Về cách bón phân : sau khi lảy lá hoạc tỉa cành, nên bón phân tổng hợp NPK 30.10.10 loại phân có nhiều đạm (N), mỗi tuần một lần, đúng theo liều lượng hướng dẫn, để kích cho cây mai ra lá, ra chồi nhanh. Qua tháng 8, tháng 9 âm lịch, lá cây mai đã già, nên đổi qua bón phân NPK 15.30.15, hoạc phân DAP, là những loại có nhiều lân (P), để kích thích cho cây mai ra hoa. Khi thấy cây mai nhú nụ hoa, nên đổi qua bón phân NPK6.30.30 lại có nhiều lân (P) và kali(K) để tiếp tục nuôi hoa và giúp cho đọt cây cứng cáp không quằn qoạị đổ ngã. Cuối cùng đến cỡ rằm tháng chạp, phải canh nụ hoa lớn nhỏ cỡ nào mà lảy lá cho đúng, cho mai mới nở vào ba ngày tết được. Đây là kinh nghiệm của bản thân, tôi xin phổ biến để các bạn áp dụng thử. CHĂM SÓC CÂY SANH 08/09/2006 04:41 pm
Sanh có tên khoa học là Ficus indica L. thuộc họ Morace Đặc điểm hình thái cấu tạo: Là cây thân gỗ, trong điều kiện tự nhiên có thể đạt chiều cao 15-20m, có khả năng phân cành cao và trên thân hoặc cành thường là hình các u bướu và các sống gờ do sự sinh trưởng mạnh. Ngoài rễ dưới đất, sanh còn hình thành rễ ở trên bề mặt đất từ cành lớn hoặc thân. Rễ này thường gọi là rễ khi sinh hình thành nhiều trong mùa mưa, ẩm và có hai loại phân biệt ở khả năng ăn dài xuống đất hình thành rễ cọc cho cây . Cành dẻo dễ uốn.
Lá xanh dày và phân bố trên cành với mật độ cao tạo ra phần tán lá rậm rạp, xum xuê. Quả khi chín có màu vàng trong có hạt và có khả năng mọc mầm tạo ra cây con theo lối sinh sản hữu tính. Ngoài phương thức sinh sản này thì phương thức nhân giống chủ yếu của Sanh là nhân bằng con đường vô tính từ các cành, rễ. •
Nguồn gốc, nhu cầu sinh thái:
Sanh có mặt ở các vùng nhiệt đới ẩm và hiện nay thường gặp hầu hết các vùng của đất nước Việt Nam. Chúng sinh trưởng và phát triển tốt ở vùng có khí hậu nhiệt đới ẩm (nóng và mưa nhiều ) và hình thành các trồi lá mạnh vào mùa mưa. Yêu cầu nước cao để sinh trưởng và phát triển, có khả năng chịu ngập úng ở thời gian dài. Khi khô hạn hoặc thiếu nước cây sinh trưởng chậm, hình thành các lá vẩy bao vây lấy điểm sinh trưởng ngọn cành hay thân và trên thân thường xuất hiên các điểm lồi trắng. Sanh cũng được trồng ở những vùng đông lạnh.
16
Sanh thích hợp trên nhiều loại đất và có thể bám trên đá để sống miễn là có nước cho sinh trưởng của cây. Chúng cũng được trồng trong điều kiện chiếu sáng rất khác nhau nhưng thích hợp nhất là trong điều kiện chiếu sáng tán xạ. * Kỹ thuật nhân giống: Sanh là loại cây rất có thể nhân giống và có thể nhân theo phương thức hữu tính (từ hạt ) và phương thức vô tính ( từ cành râm, cành triết). *Kỹ thuật trồng: Cây con đem trồng ra luống đất hoặc chậu phải có bộ rễ tốt và kích thước nhất định để nhanh tạo được giáng, thế yêu cầu. Đất trồng nên chọn các đất tốt, giàu mùn và có thành phần cơ giới trung bình hay hơi nặng, không nên trồng trên đất sét, gan gà vì như vậy cây sinh trưởng chậm mặc dù vẫn ra lá, cành. Trong trường hợp đất sấu hoặc đất quá nặng cần bón lót thêm phân truồng làm đất trước khi trồng. Sau khi trồng phải tiến hành chăm sóc thường xuyên như : cắt bỏ các nhánh vô ích, bấm ngọn đặc biệt là tưới giữ ẩm cho đất để duy trì sinh trưởng sự phát triển cuả cây và làm cho thân cây chóng to
TRỒNG CÂY MAY MẮN 19/05/2009 08:39 am
Không chỉ trang trí và che mát không gian vườn nhà, cây xanh còn đem lại sức khỏe, tài lộc và thịnh vượng cho gia chủ. Cây xanh luôn mang đến cảm giác thư thái và dễ chịu. Chẳng những tạo không gian mát mẻ, trong lành, cây cối còn góp phần làm đẹp khoảng sân, vườn. Tuy nhiên, bạn không nên trồng các loại cây to, nhất là khi mảnh vườn nhỏ hẹp. Vì nó khiến không gian để gia đình quây quần hay con trẻ vui đùa trở nên nhỏ lại. Ngoài ra, theo phong thủy, cây to ở trong vườn còn ảnh hưởng đến việc thông gió, cản trở ánh sáng và không khí lưu thông. Những loại cây sau được cho là có khả năng đem lại may mắn cho gia chủ:
17
1. Tre, trúc: Loại cây này tượng trưng cho nét thanh nhã và thoát tục, thích hợp với nhiều không gian và phong cánh thiết kế khác nhau.
2. Quít, quất: Tượng trưng cho sự cát tường, may mắn. Quả có màu vàng cam đẹp mắt. Vào dịp lễ, tết, người ta chưng các loại cây này với mong muốn mang lại niềm vui và may mắn cho cả năm.
3. Cọ: Ngoài lợi ích làm thuốc, theo phong thủy, cây cọ còn có ý nghĩa sinh tài, giữ của. Có thể trồng trong sân vườn và trong chậu.
18
4. Mai: Có ý nghĩa thanh cao, phú quí. Năm cánh mai tượng trưng cho ngũ phúc, thể hiện mong muốn gia đình hạnh phúc vẹn toàn.
5. Lựu: Có quả màu đỏ rất đẹp. Người ta tin rằng cây lựu đem đến điềm may và tin tốt lành cho gia chủ.
Bố Trí Cây Xanh Hài Hòa Cùng Phong Thủy 19/05/2009 08:31 am
Xưa nay, việc trồng cây xanh luôn được xem là một trong những giải pháp quan trọng nhằm tăng cường sinh khí cho nhà ở. Cỏ cây tươi nhuận biểu hiện cho sinh khí thịnh vượng, dồi dào.
19
Dựa vào thiên nhiên khi sắp xếp nhà cửa thông qua dùng cây xanh (Mộc pháp) và mặt nước (Thủy pháp) là cách ứng xử chủ đạo giúp Phong Thủy dương trạch được hài hòa. * Mộc pháp, từ xa đến gần Mộc pháp là cách chọn và trồng cây sao cho phù hợp Phong Thủy (từ toàn cục đến chi tiết của nhà ở). Đối với vùng nông thôn hay biệt thự nhà vườn, cây xanh là vành đai ngăn khí độc, giữ khí lành, cùng với mặt nước điều hòa vi khí hậu. Ta có thể thấy mọi thôn xóm làng mạc… xưa nay đều có giải pháp bố cục cơ bản: một là kề cận nguồn nước (sông, ngòi, ao, hồ), hai là lấy rừng cây, lũy tre làm chỗ dựa để giảm các tác động bên ngoài. Tác dụng về Phong Thủy của cây cối là Tàng Phong Tụ Khí, một mặt ngăn che gió lạnh (đối với Việt Nam là từ các hướng bắc, đông bắc thổi xuống) và tạo bóng râm chống nắng gắt (từ các hướng tây, tây bắc), một mặt lọc bụi và giữ lại hơi nước, không ngăn cản gió lành từ hướng nam, đông nam thổi lên. Do vậy, kinh nghiệm ” trước cau, sau chuối” của ông cha để lại chính là cách trồng cây hợp khí hậu và phương vị, trong đó mối quan hệ giữa ngôi nhà với vườn trước, vườn sau, vườn bên, ao cá… khá chặt chẽ và hài hòa. Tuy nhiên, dù có đất rộng thì cũng không thể trồng cây tùy tiện lan tràn mà cần tuân thủ theo các quy luật về thực vật và Phong Thủy. Ví dụ không nên trồng cây to rễ rộng trước cửa và sát tường vì rễ gây hỏng nứt tường nhà, đi lại bị va vấp. Cũng không trồng cây lá rậm rạp trước nhà đầu hướng gió vì che khuất tầm nhìn và gió mát, khi xảy ra hỏa hoạn dễ cháy lan truyền (Mộc sinh Hỏa). Nếu trồng cây làm hàng rào thì thường xén ngang tỉa gọn (như chè tàu, râm bụt), cây thân thẳng dáng đẹp hay kiểng quý thường trồng thành cặp cân đối, tránh đơn độc, nếu theo số lẻ thì thường là nhóm 3 hoặc 5 cây như cau kiểng, thiên tuế. Cây ăn trái không trồng sát nhà vì dễ thu hút sâu bọ. * Bố trí cây xanh cân bằng Âm Dương Tùy theo vị trí nhà, cách thức bố cục mặt bằng và cấu trúc nhà (cao hay thấp tầng, rộng hay hẹp) cũng như quan hệ với nhà bên cạnh mà chọn loại cây để trồng cho đúng chỗ. Cây cối luôn vươn về phía có ánh sáng nên khoảng trống cho cây phải chừa đủ rộng, tránh cây vươn hoàn toàn sang… nhà bên cạnh (do đất nhà mình ít) gây nhiều phiền toái (rụng lá, sâu bọ, hay làm “cầu nối” dễ dàng cho đạo tặc leo trèo). Tốt nhất là “ăn cây nào rào cây nấy”, nên trồng và mé nhánh tỉa cành sao cho gọn gàng. Thực tế trong đô thị, cây trồng nhà ở đa số là cây tiểu cảnh, dàn leo hay bonsai nên có thểkiểm soát được. Như vậy khi chọn mua nhà đất, cần quan sát hướng của cây xanh so với nhà mình. Nếu mặt trước nhà nhìn ra hướng nhiều ánh sáng và gió (hướng lân cận nam thuộc Âm) thì cây trồng cần thưa thoáng để tăng tính Dương, như các cây kiểng thấp, cây trồng chậu để dễ di chuyển thay đổi. Ở hướng tây và tây bắc tốt hơn là chọn cây chịu nắng và làm thêm dàn leo để chắn bức xạ gay gắt. Nhà hướng bắc hoặc đông bắc thì cây trồng nên có lá màu sáng để phản xạ thêm ánh sáng, hoặc lá dày, thân chắc để ngăn gió lạnh (như chuối, bàng, mật cật…). Về không gian sử dụng, nếu muốn trồng cây tạo bóng mát, làm chỗ nghỉ ngơi thư giãn thì nên chọn các hướng có gió lành kết hợp cây với thảm cỏ. Nếu muốn trồng hoa cảnh - bonsai thì nên bố trí kề cận hàng hiên, hành lang, gần cửa sổ để tiện bề chăm sóc và thưởng ngoạn. Những cây mang tính trang trí tôn nghiêm như vạn tuế, thiên tuế, trường sinh, bằng phi, kim quít, bách tán… nên đặt tại vị trí trang trọng như trước sảnh, trục chính của nhà, nhưng cần bố trí bồn hay chậu sao cho tránh gây va chạm hàng ngày. Cây là Dương, đón nhận ánh sáng và hút nước từ đất (Âm Thủy) do đó nhìn cây xem được mạch đất tốt xấu chính là nhờ sự liên hệ Thủy Mộc tương sinh. Cây xanh kề cận mặt nước thường là cây thấp (vườn rau, vườn hoa) hoặc cây thân cao ít rụng lá (như cau, dừa nước). Thông thường khi nhà có nhiều nét thẳng vuông thì cây xanh, mặt nước nên bố cục uốn lượn mềm mại. Về màu sắc cây
20
cũng nên bổ sung, tương hòa với màu sắc ngôi nhà, ví dụ cây lá màu sẫm nổi bật bên nhà màu sáng, hay nhà vốn sậm màu thì nên bổ sung cây lá sáng để cân bằng lại. Trong trường hợp cây cối rậm rạp tạo nên nhiều mảng tối thì vào ban đêm cần bổ sung đèn chiếu sáng, đèn pha sân vườn để giảm bớt tính Âm. * Giảm xung hại nhờ cây xanh - mặt nước Các yếu tố gây xung hại cho nhà ở rất đa dạng và đôi khi khó nhận biết. Ví dụ một lối vào đâm thẳng cửa chính (trực xung tiền môn), một cạnh tường chéo hay cầu thang đi thẳng ra ngoài cửa… Để khắc phục những xung hại này, đa phần nhờ giải pháp Tọa Hướng (xoay mặt cửa mặt nhà) và che chắn, trong đó che chắn bằng cây xanh là hữu hiệu hơn cả. Như một cầu thang dẫn ra cửa chính có thể xoay miệng sang bên, dùng cây xanh làm bình phong cản gió và tầm nhìn xuyến thấu. Hoặc cửa cổng thẳng hàng với cửa chính thì có thể giảm bớt trực xung bằng cách đặt chậu kiểng che bên ít di chuyển. Hồ nước hay bể cá, non bộ trước nhà còn là điểm tụ Thủy và tiểu cảnh thú vị nếu khéo sắp xếp, nên rất được ưa dùng trong nhà ờ có sân vườn. Đối với nhà phố hay chung cư, diện tích và khoảng trống thường không đủ để làm hồ nước rộng và trồng cây lớn mà đặt non bộ trong nhà lại dễ gây ẩm thấp. Vì thế chỉ nên dùng hồ cá vừa phải, hoặc những cây tiểu cảnh loại nhỏ và mềm để chủ động sắp xếp và không gây va chạm nhiều trong quá trình sử dụng, ví dụ một lu nước thả sen súng. Khi sắp xếp cây bon sai - non bộ thường tuân thủ theo các thế truyền thống (Tam đa, Tứ linh, Ngũ hành, Phụ tử…) kết hợp với đèn đá, tượng đá để thể hiện biểu tượng vũ trụ quan thu nhỏ của triết học Đông phương chứ không đơn thuần chỉ là trang trí. Cây cối tươi nhuận biểu hiện sinh khí nơi cư ngụ. Sắp xếp hài hòa cây xanh, mặt nước trong nhà ở chính là giải pháp Phong Thủy hữu hiệu và thân thiện với môi trường, cải tạo tích cực vi khí hậu nơi cư ngụ.
21