Cac Tuong Linh Qdnd Viet Nam

  • November 2019
  • PDF

This document was uploaded by user and they confirmed that they have the permission to share it. If you are author or own the copyright of this book, please report to us by using this DMCA report form. Report DMCA


Overview

Download & View Cac Tuong Linh Qdnd Viet Nam as PDF for free.

More details

  • Words: 54,581
  • Pages:
Sách này t p h p nh ng ki n th c uyên thâm c a các thành viên trong box LSVH-GDQP trong forum Ttvnol.com,c m ơn các bác đã cung c p ki n th c phong phú đ ti u đ hoàn thành ebook này ! K -t -nh n-là-ngư i -vi t s -cho-forum.

C n V Đ -Cudzoom(ttvnol)

Các tướng lĩnh QĐND Việt Nam! Index: Các tướng lĩnh QĐND Việt Nam! ................................................................................... 1 Võ Nguyên Giáp ............................................................................................................. 2 Bách khoa toàn thư mở Wikipedia........................................................................... 2 Mục lục ....................................................................................................................... 2 Những năm đầu............................................................................................................... 2 Hoạt động cách mạng và kháng chiến chống Pháp........................................................... 3 Sau Điện Biên Phủ .......................................................................................................... 5 Đánh giá ......................................................................................................................... 6 Các tác phẩm............................................................................................................... 6 Liên kết ngoài ............................................................................................................. 7 Thiếu tướng Trần Đại Nghĩa ................................................................................... 7 Trung tướng Đồng Văn Cống................................................................................ 11 Thượng tướng Trần Văn Trà................................................................................. 14 danh sách tướng lĩnh Việt Nam ........................................................................... 25 Một số Thượng tướng tiêu biểu:........................................................................... 26 Công an Nhân dân Việt Nam ................................................................................ 26 Chuyện về người được phong hàm tướng đầu tiên của quân đội ta................ 27 Được phong Thiếu tướng khi quân đội ta chưa ai có cấp hàm......................... 33 Trung tướng Dương Cự Tẩm................................................................................ 37 Những điều chưa biết quanh tấm bằng tiến sĩ toán học đầu tiên của VNam... 43 Cùng bàn về Chiến tranh và các vị tướng lừng danh trên thế giới............................... 46 Về cuộc bình chọn 10 danh tướng nổi tiếng thế giới .................................................. 57 Về số lượng quân sỹ.............................................................................................. 60 Về số lượng thiệt hại.............................................................................................. 62 A Ranking of the Most Influential Military Leaders of All Time........................... 67

Võ Nguyên Giáp Bách khoa toàn thư mở Wikipedia Bước tới: menu, tìm kiếm

Võ Nguyên Giáp (25 tháng 8, 1911 – ) là đại tướng đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam, người chỉ huy chiến thắng trận Điện Biên Phủ. Ông được nhiều người xem như một huyền thoại quân sự thế giới khi chỉ huy một đội quân nhược tiểu đánh bại cường quốc thế giới.

Mục lục [giấu] · · · · · ·

1 Những năm đầu 2 Hoạt động cách mạng và kháng chiến chống Pháp 3 Sau Điện Biên Phủ 4 Đánh giá 5 Các tác phẩm 6 Liên kết ngoài

[sửa]

Những năm đầu Võ Nguyên Giáp sinh ở làng An Xá, xã Lộc Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình trong một gia đình trí thức nghèo. Thân sinh ông là cụ Võ Nguyên Thân, một gia đình nhà nho nghèo yêu nước, dòng dõi khoa bảng. Năm 1924, ông bắt đầu tham gia hoạt động trong hàng ngũ những người yêu nước khi đang học ở trường Quốc học Huế. Hai năm sau, ông bị đuổi học sau khi tổ chức một cuộc bãi khóa. Ông được Nguyễn Chí Diểu giới thiệu tham gia Tân Việt Cách mạng đảng, một đảng theo chủ nghĩa dân tộc nhưng có màu sắc cộng sản thành lập năm 1924 ở miền Trung Việt Nam.

Võ Nguyên Giáp và Nguyễn Thị Quang Thái Năm 1926, ông được trở lại trường Quốc học Huế và tiếp tục đấu tranh. Do hoạt động quá giới hạn cho phép nên ông bị bắt khi đang điều hành một cuộc biểu tình của học sinh, sinh viên và bị cầm tù 2 năm. Tuy nhiên, sau 3 tháng thì được thả ra vì thiếu chứng cớ buộc tội. Sau đó ông ra Hà Nội, học trường Albert Sarraut và đỗ tú tài. Ông tốt nghiệp đại học ngành Luật và Kinh tế chính trị năm 1937. Năm 1934, ông lấy bà Nguyễn Thị Quang Thái (1915-1943), bạn học tại Quốc Học Huế và là một đồng chí của ông (bà cũng là em ruột của Nguyễn Thị Minh Khai). Năm 1943, bà Thái chết trong nhà giam Hỏa Lò, Hà Nội. Tháng 5 năm 1939, ông nhận dạy sử học ở trường tư thục Thăng Long, Hà Nội do Hoàng Minh Giám làm Giám đốc nhà trường (tức Hiệu trưởng). [sửa]

Hoạt động cách mạng và kháng chiến chống Pháp Từ 1936 đến 1939, ông tham gia phong trào Mặt trận Dân chủ Đông Dương, là sáng lập viên của mặt trận và là Chủ tịch Uỷ ban Báo chí Bắc Kỳ trong phong trào Đông Dương đại hội. Ông tham gia thành lập và làm báo tiếng Pháp Notre voix (Tiếng nói của chúng ta), Le Travail (Lao động), biên tập các báo Tin tức, Dân chúng. Ngày 3 tháng 5 năm 1940, Võ Nguyên Giáp với bí danh là Dương Hoài Nam cùng Phạm Văn Đồng lên Cao Bằng rồi vượt biên sang Trung Quốc để gặp Hồ Chí Minh. Ông vào Đảng Cộng sản Đông Dương năm này và bắt đầu các hoạt động của mình dưới sự chỉ đạo trực tiếp của ông Hồ trong một tổ chức chống phát-xít và đấu tranh cho độc lập của Việt Nam có tên là Việt Nam Độc lập Đồng minh hội gọi tắt là Việt Minh. Ông tham gia gây dựng cơ sở cách mạng, mở lớp huấn luyện quân sự cho Việt Minh ở Cao Bằng.

Võ Nguyên Giáp và Hồ Chí Minh Ngày 22 tháng 12 năm 1944, theo chỉ thị của Hồ Chí Minh, ông thành lập đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân tại chiến khu Trần Hưng Đạo với 34 người, được trang bị 2 súng thập (một loại súng ngắn), 17 súng trường, 14 súng kíp và 1 súng máy. Ngày 25 tháng 12 năm 1944, đội quân này đã tiến công thắng lợi hai đồn Phai Khắt và Nà Ngần. Ngày 14 tháng 8 năm 1945, ông được bổ sung vào Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương, sau đó là ủy viên Thường vụ Trung ương, tham gia Ủy ban Khởi nghĩa toàn quốc. Sau Cách mạng Tháng Tám, Võ Nguyên Giáp được cử làm Bộ trưởng Bộ Nội vụ và Phó Bộ trưởng (nay gọi là Thứ trưởng) Bộ Quốc phòng trong Chính phủ lâm thời (từ ngày 28 tháng 8 đến hết năm 1945) và là Tổng chỉ huy Quân đội Quốc gia và Dân quân tự vệ. Trong Chính phủ Liên hiệp thành lập ngày 3 tháng 11 năm 1946, ông là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng (cho đến tháng 7 năm 1947 và từ tháng 7 năm 1948 trở đi). Cũng trong năm 1946, ông lập gia đình với bà Đặng Bích Hà (con gái giáo sư Đặng Thai Mai). Ngày 19 tháng 12 năm 1946, Chiến tranh Đông Dương chính thức bùng nổ. Dưới sự chỉ đạo của Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản, ông bắt đầu lãnh đạo cuộc đấu tranh vũ trang kéo dài 9 năm chống lại sự trở lại của người Pháp (1945-1954) với cương vị Tổng chỉ huy và Tổng Chính ủy, từ năm 1949 đổi tên gọi là Tổng tư lệnh quân đội kiêm Bí thư Đảng ủy Quân sự Trung ương (gọi tắt là Quân ủy Trung ương). Ông được phong Đại tướng ngày 25 tháng 1 năm 1948 theo sắc lệnh 110/SL ký ngày 20 tháng 1 năm 1948, cùng đợt có Nguyễn Bình được phong Trung tướng, Nguyễn Sơn, Lê Thiết Hùng, Chu Văn Tấn, Hoàng Sâm, Hoàng Văn Thái, Lê Hiến Mai, Văn Tiến Dũng, Trần Đại Nghĩa, Trần Tử Bình được phong Thiếu tướng. Tháng 8 năm 1948, ông là ủy viên Hội đồng Quốc phòng Tối cao vừa mới được thành lập. Ông là một nhà vận dụng tài giỏi chiến thuật Chiến tranh du kích. Ông cũng là người lập kế hoạch và trực tiếp chỉ huy trận đánh Trận Điện Biên Phủ và thắng Pháp năm 1954.

Các chiến dịch ông đã tham gia với tư cách là Tư lệnh chiến dịch - Bí thư Đảng ủy trong kháng chiến chống Pháp: · · · · · · · · ·

Chiến dịch Việt Bắc (thu đông 1947) Chiến dịch Biên giới (tháng 6 - 1950) Chiến dịch Trung Du (tháng 12 - 1950) Chiến dịch Đồng Bằng (tháng 5 - 1951) Chiến dịch Đông Bắc (tháng ?? - 195?) Chiến dịch Hòa Bình (tháng 12 - 1951) Chiến dịch Tây Bắc (tháng 9 - 1952) Chiến dịch Thượng Lào (tháng 4 - 1953) Chiến dịch Điện Biên Phủ (tháng 1 - 1954)

Thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ mang đậm dấu ấn của ông trong việc tạo thế, tổ chức hậu cần, thay đổi chiến thuật. Sau chiến dịch này, Hiệp định Genève về Đông Dương được ký kết, đặt dấu chấm hết cho sự có mặt của người Pháp ở Việt Nam sau hơn 80 năm. Từ năm 1955, ông là Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. Ông trở thành ủy viên Bộ Chính trị Trung ương Đảng Lao động Việt Nam từ năm 1951. [sửa]

Sau Điện Biên Phủ Từ năm 1954 đến năm 1976, Võ Nguyên Giáp tiếp tục giữ cương vị Ủy viên Bộ Chính trị - Bí thư Quân ủy Trung ương, Tổng Tư lệnh quân đội, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Phó thủ tướng Chính phủ, sau là Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (đến năm 1991). Trong 21 năm (1954-1975) của cuộc chiến tranh Việt Nam, ông thực hiện nhiệm vụ xây dựng Quân đội Nhân dân Việt Nam, tham gia xây dựng chiến lược chiến tranh của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, trực tiếp tổ chức và chỉ đạo các hoạt động của Quân đội Nhân dân trong chiến tranh. Ngoài ra, ông còn tham gia nhiều hoạt động Đảng Cộng sản và Nhà nước khác. Trong một thời gian ngắn từ tháng 7 năm 1960 đến tháng 1 năm 1963 ông kiêm thêm chức vụ Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Nhà nước. Năm 1980, ông thôi giữ chức Bộ trưởng Bộ Quốc phòng nhưng vẫn tiếp tục là Ủy viên Bộ Chính trị (đến năm 1982) và phó Thủ tướng phụ trách Khoa học - Kỹ thuật. Người thay thế ông ở Bộ Quốc phòng là Đại tướng Văn Tiến Dũng - Tổng Tham mưu trưởng Quân đội, một trong những cộng sự lâu năm nhất của ông. Năm 1983 ông được phân công làm Chủ tịch Ủy ban sinh đẻ có kế hoạch. Ông đã rời bỏ vũ đài chính trị năm đó, nhưng vẫn giữ một vai trò làm cố vấn.

Năm 1991, ông nghỉ hưu ở tuổi 80. Ông đã được tặng thưởng Huân chương Sao Vàng (1992), 2 Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Chiến thắng hạng nhất. [sửa]

Đánh giá Là một người có tài tổ chức và kiên nhẫn, Võ Nguyên Giáp đã từng bước xây dựng Quân đội Nhân dân Việt Nam từ 34 người vào tháng 12 năm 1944 thành một đội quân với hơn một triệu người năm 1975. Là một nhà chiến lược - chiến thuật bậc thầy, ông đã lãnh đạo quân đội đó giành thắng lợi trong cả hai cuộc chiến tranh. Tên tuổi của Võ Nguyên Giáp gắn liền với một chiến thắng có ý nghĩa quốc tế của Quân đội Nhân dân Việt Nam trong trận Điện Biên Phủ - lần đầu tiên quân đội của một nước thuộc địa châu Á đánh bại trên chiến trường quân đội của một cường quốc châu Âu. Với hơn 50 năm tham gia hoạt động chính trị ở cấp cao nhất, trong đó có 30 năm là Tổng tư lệnh quân đội, ông có uy tín lớn trong Đảng Cộng sản Việt Nam, trong quân đội và trong nhân dân, được coi là một trong những học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh và là Người anh cả của Quân đội Nhân dân. Ông đã nhận được rất nhiều Huân và huy chương cao quí nhất của Việt Nam. Ông được cả thế giới biết đến như một vị anh hùng dân tộc Việt Nam và được quân đội Pháp rất nể phục. [sửa]

Các tác phẩm · · · · · · · · · · · · ·

[sửa]

Vấn đề dân cày (đồng tác giả với Trường Chinh), 1938 Đội quân giải phóng, 1947 Từ nhân dân mà ra, 1964 Điện Biên Phủ, 1964 Mấy vấn đề đường lối quân sự của Đảng, 1970 Những năm tháng không thể nào quên, 1972 Vũ trang quần chúng cách mạng, xây dựng quân đội nhân dân, 1972 Những chặng đường lịch sử (gồm 2 tác phẩm đã in trước đó là Từ nhân dân mà ra và Những năm tháng không thể nào quên, 1977 Chiến đấu trong vòng vây, 1995 Chiến tranh giải phóng dân tộc và chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, 1979 Đường tới Điện Biên Phủ Điện Biên Phủ điểm hẹn lịch sử Tổng hành dinh trong mùa xuân đại thắng, 2000

Liên kết ngoài · · ·

Đường tới Điện Biên Phủ Điện Biên Phủ - Điểm hẹn lịch sử Phỏng vấn với Võ Nguyên Giáp – PBS.org (tiếng Anh)

Em mời các bác đọc về cuộc đời và sự nghiệp của các tướng lĩnh QĐND Việt Nam! Nguồn tài liệu của em là quyển: Phỏng vấn Tướng lĩnh Việt Nam" của tác giả Phan Hoàng!

Thiếu tướng Trần Đại Nghĩa *Thưa Viện sĩ, ra Hà Nội tìm Viện sĩ thì được biết gia đình đã chuyển vào Thành phố Hồ Chí Minh? -Vâng, tôi vào trong này đã được 3 năm. Mắt đã mờ nên ít đi đâu. Năm ngoái-1993 tôi trở ra Hà Nội dự lễ mừng sinh nhật lần thứ 80 của mình, rồi vào lại. Ở đây không khí dễ chịu hơn. Thỉnh thoảng anh em, bạn bè đến chơi cũng vui. *Thưa Viện sĩ, cuộc đời và sự nghiệp của Trần Đại Nghĩa là cả một “hành trình bí mật”, mà nhiều người ngưỡng mộ muốm tìm hiểu… -Công việc của Trần Đại Nghĩa thì bí mật chứ đời thường chẳng có gì bí mật cả. *Nếu không có gì bí mật, xin Viện sĩ thổ lộ đội nét về mình. -Tôi sinh ngày 13-9-1913, tuổi Sửu, tại Vĩnh Long. Tên cha mẹ đặt là Phạm Quang Lễ. Mới 7 tuổi, tôi đã mồ côi cha. Nhà nghèo, chị gái tôi 8 tuổi đã phải nghỉ học để cùng má tôi tảo tần mua bán nuôi tôi ăn học. Thời đó, học trò nghèo mà được gia đình tạo điều kiện đến trường như tôi hiếm lắm, vì thế, thế hệ tôi đa số bị thất học. Cuộc sống hết sức nghèo khổ, tù túng. Cảnh đói khát, chết chóc diễn ra triền miên rất đau lòng. Tôi còn nhớ năm 1925, lúc tôi mới 12 tuổi, đi học qua cầu Thiềng Đức, hai lần tôi chứng kiến cảnh người nhảy xuống sông tự tử. Tôi ngạc nhiên hỏi vì sao, thì mọi người xung quanh bảo rằng do cuộc sống cơ cực đói khổ quá. Chế độ thuộc địa hà khắc của thực dân Pháp, lại thêm cường hào địa phương áp bức bóc lột khiến họ không chịu đựng nổi. Hình ảnh hai cái chết thương tâm ray rứt mãi trong lòng tôi, gây cho tôi nhiều suy nghĩ. Tôi bắt đầu nuôi ý tưởng đánh đuổi người Pháp để cho dân mình bớt khổ. Mà muốn đuổi được người Pháp ra khỏi đất nước mình thì phải có vũ khí. *Và Viện sĩ không theo học những ngành có thể thăng quan tiến chức, mà đã quyết tâm theo học ngành chế tạo vũ khí? -Vâng. Hành trình học tập của tôi là cả một chặng đường cam go. Từ năm, 1926 đến 1930, tôi xa nhà lên Mỹ Tho học. Chung lớp tôi có anh Phạm Hùng sau này là Thủ tướng đấy. Qua những giờ lịch sử, tôi được biết thêm về cụ Phan Chu Trinh và những phong trào chống Pháp. Tôi học khá giỏi về khoa học tự nhiên như toán, lý, hoá, cơ học. Tôi càng hiểu thêm: muốn đánh giặc phải có chiến lược, chiến thuật và vũ khí. Tôi chú tâm theo học môn chế tạo vũ khí cho bằng được. Từ năm 1930-1933 tôi lên Sài Gòn học ở trường Pétrus Ký. Tôi đỗ đầu tú tài bản xứ và tú tài Pháp cả hai môn triết và toán học, được học bổng đi Hà Nội nhưng tôi không đi, vì ở Việt Nam không có trường dạy về vũ khí và cũng không có tài liệu. Tôi trở về Mỹ Tho làm thơ ký. Thời gian này tôi quen nhà báo yêu nước Vương Quan Ngươu, ông vận động và xin cho tôi học bổng 1 năm tại Pháp vào cuối tháng 9-1935. Học bổng này là của hội phụ huynh học sinh người Pháp và người Việt có quốc tịch Pháp mới được cấp. Học trình của một số trường Pháp thời đó là: sau khi đậu tú tài phải học thêm 2 năm mới có đủ trình độ thi vào hệ cao đẳng hay đại học. Học bổng cấp cho tôi chỉ có 1 năm, nên khi mới qua Pháp tôi liền nhảy vào học năm thứ 2, ở nhà trọ, tìm

sách tự học năm thứ 1. Cuối năm 1936 tôi thi đậu vào trường Quốc gia cầu cống và được học bổng tiếp. Tôi học công khai ở các trường: Quốc gia cầu cống, điện, hàng không, Đại học Sorbonne, nhưng cái chính là bí mật thu thập tài liệu để học về chế tạo vũ khí qua 7 trường, mà các trường này dù là người Việt có quốc tịch Pháp cũng không được đặt chân đến. Các đảng viên Cộng sản Pháp hết sức quí trọng và nhiệt tình giúp đỡ tôi nhiều tài liệu học tập. *Hình như Viện sĩ có thời gian sang Đức làm việc? -Chiến tranh thế giới thứ hai nổ ra. Đức ký kết liên minh phe Trục với Nhật. Đa số người châu Á được Đức xem là… “Nhật Bổn”, nên chúng tôi được thoải hơn người Pháp chính gốc. Một nhà máy chế tạo máy bay nằm ở miền Trung nước Đức là Halle nhận tôi vào làm. Kỹ thuật hàng không của Đức vốn tiến bộ nhất châu Âu lúc đó, nên đây là dịp để tôi tìm hiểu, học hỏi. Mấy tháng sau, thấy việc làm không thích hợp, tôi trở lại Paris làm cho công ty Sud-Avion. Chỉ một thời gian ngắn sau khi tôi rời Đức, máy bay quân Đồng minh đã oanh tạc tan tành nhà máy Halle. Thật may mắn cho tôi. *Thưa Viện sĩ, Viện sĩ trở về Việt Nam trong hoàn cảnh nào? -Tháng 5-1946, Bác Hồ sang Pháp cùng với phái đoàn đàm phàn của ta do Thủ tướng Phạm Văn Đồng làm trưởng đoàn. Lúc ấy, anh Hoàng Xuân Mạn (em của Hoàng Xuân Hãn) là Chủ tịch Hội Việt kiều ở Pháp. Biết trước Hội nghị Fontainebleau sẽ thất bại và phải đánh nhau với Pháp, nên anh Phạm Văn Đồng tìm người hiểu biết về vũ khí. Ở bên nước ta lúc bấy giờ có nhiều tướng giỏi nhưng am hiểu về vũ khí thì không có. Anh Hoàng Xuân Mạn mới giới thiệu tôi cho anh Phạm Văn Đồng. Sau đó, tôi được gặp Bác Hồ. Bác hỏi tôi về vũ khí và kinh nghiệm Chiến tranh thế giới thứ hai. Rồi bác bảo rằng, thế nào chúng ta cũng đánh nhau với Pháp và bảo tôi chuẩn bị sẵn sàng tư liệu về vũ khí để về nước. Đúng như dự đoán, Hội nghị Fontainebleau thất bại. Nước Pháp không chịu công nhận chủ quyền và nền độc lập của nước Việt Nam. Bác Hồ và chúng tôi về nước. Lúc ấy, chính phủ Pháp sắp xếp đưa Bác về bằng đường hàng không, nhưng Bác từ chối. Bác đi theo đường biển. *Ngoài Viện sĩ, còn có trí thức Việt kiều nào ở pháp theo Hồ Chí Minh về nước? -Ngoài tôi, còn có bác sĩ Trần Hữu Tước, kỹ sư luyện kim Võ Quý Huân, kỹ sư mỏ và luyện kim Võ Đình Quỳnh theo về với Bác. *Ngay sau khi đặt chân lên Tổ quốc, Viện sĩ lao vào công việc nghiên cứu và chế tạo vũ khí? -Ngày 20-1-1946, tôi đặt chân lên cảng Hải Phòng. Tôi còn nhớ đó là ngày kỷ niệm thành lập Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam. Nghỉ ngơi được mấy hôm là tôi nhận nhiệm vụ. Ngày 511-1946, anh Tạ Quang Bửu đưa tôi lên Thái Nguyên để nghiên cứu đạn chống tăng. Lúc đó, anh Tạ Quang Bửu là Thứ trưởng Bộ Quốc phòng. Về vũ khí, ngành quân giới của ta chưa biết gì nhiều. Lúc tôi mới về, anh Võ Nguyên Giáp có nói: “Nghe tin anh về, anh em bên này mừng lắm!”. Bấy giờ xe tăng là con chủ bài của quân Pháp. Làm sao để chống được xe tăng khi chúng tấn công? Thuận lợi là tình báo Mỹ có giúp ta 3 khẩu súng và hơn 20 viên đạn Bazooka để chống Nhật mà Bộ Quốc phòng có giao cho bên quân giới trước đó. Dựa vào mẫu vũ khi của Mỹ, chúng tôi chế tạo Bazooka, với quyết tâm phải làm cho bằng được trong hoàn cảnh khó khăn lúc đó. Đạn nổ tốt nhưng không xuyên thép được. Vậy là phải tiếp tục nghiên cứu, sửa chữa và điều chỉnh thật gấp rút, vì thời điểm toàn quốc kháng chiến (19-12-1946) sắp nổ ra. Trong khi đó, quân Pháp lớn tiếng tuyên bố sẽ tiêu diệt quân đội chính quy Việt Nam trong vòng 8 ngày. Điều này trưởng phái đoàn của Pháp tại Hội nghị Fontainebleau cũng đã tuyên bố với trưởng đoàn của ta là Thủ tướng Phạm Văn Đồng. Con chủ bài chính về vũ khí của Pháp là máy bay và xe tăng, mà họ lại biết rất rõ là ta làm gì có súng chống tăng. Và trận chiến đầu tiên đã nổ ra vào ngày 3-31947 tại chùa Trầm ở Sơn Tây. Dẫn đầu đội hình quân Pháp gồm 4 xe tăng. Ta lại chỉ có đúng 5 viên đạn để bắn thử. Thế nhưng, viên đầu tiên bắn ra thì chiếc xe tăng dẫn đầu bốc cháy. Không thể kể hết niềm hân hoan vui sướng của quân ta lúc đó, nhất là anh em quân giới. Quân Pháp hoảng hồn bỏ chạy. Sau đóm, thêm một trận chiến nửa lửa có tính chất quyết định cuộc chiến mà quân Pháp có ý đồ nhằm chấm dứt chiến tranh vào tháng 91947. Nhưng quân Pháp cũng đã tiếp tục thất bại. Sau dúng Bazooka đến súng SKZ (súng

không giật) ta cũng chế tạo trong điều kiện không đúng theo yêu cầu lý thuyết sách vở. SKZ mạnh hơn Bazooka, có khả năng chọc thủng dễ dàng các bức tường bê tông dày 600-1000mmm của lô cốt địch.

*Thưa Viện sĩ, được biết sau khi về nước Viện sĩ đã bị mất một tấn sách tài liệu về vũ khí… -Đúng là tôi bị mất gần một tấn sách tài liệu về vũ khí, do thất lạc khi gởi cho một người bạn. May mắn là ngay khi về nước, tôi có phân phát cho anh em trong quân đội một số tài liệu cơ bản. Còn phần lớn công việc là phải làm lại từ đầu. Bằng trí nhớ của mình, tôi cố gắng moi tất cả kiến thức về vũ khí, từ trong đầu, nối kết và tính toán trở lại để làm tư liệu sản xuất vũ khí. Trong việc này, sự giúp đỡ về “hậu cần” của nhà tôi là rất lớn. Nhờ vậy mà tôi mới an tâm ngày này qua ngày khác lao vào nghiên cứu. Nói đến đây, Viện sĩ Trần Đại Nghĩa quay sang phía bà nhà, cười. Bà vui vẻ cho biết: ôi vất vả lắm các anh ạ! Có khi nửa đêm, ông chợt thức giấc, ngồi dậy, ghi chép công thức cho đến sáng. Ông nhớ đâu là liền ngồi ghi chép ở đó. Lúc nào cũng vũ khí với vũ khí… Chuyện quên ăn quên ngủ với ông là chuyện thường. Đến bữa ăn, có khi gọi hoài mà ông chẳng hề nhúc nhích động đậy. *Thưa Viện sĩ, thế còn SAM-2 hạ pháo đài bay B-52 trong chống Mỹ thì sao? -Đây cũng là thứ vũ khí cải tiến với mẫu mã có sẵn của Liên Xô cũ. B-52 lúc bấy giờ đúng là loại pháo đài bay bất khả xâm phạm, tầm bay rất cao, sức phá hoại do chúng oanh tạc ghê gớm. Chúng tôi có hai việc phải làm. Một là, B-52 gây nhiễu làm rối loạn sóng radar của SAM-2, khiến cho SAM nổ từ xa chứ không tiếp cận được B-52. Hai là, tầm bay B-52 cao hơn tầm bắn của SAM-2. Biết được hai yếu tố cơ bản trên, chúng tôi tập trung giải quyết. *Phương thức giải quyết tiến hành ra sao? -Đây là bí mật quốc phòng. *Viện sĩ đánh giá thế nào về vai trò vũ khí trong chiến tranh? -Ngoài yếu tố con người, vũ khí đóng vai trò quyết định. Vũ khí có khả năng gây yếu tố bất ngờ và thay đổi cục diện chiến tranh. *Viện sĩ có thường theo dõi tình hình phát triển và sản xuất vũ khí trên thế giới nữa không? -Có. Tiềm lực phát triển vũ khí hiện đại rất mạnh. Tôi vẫn còn một tủ sách tài liệu về vũ khí ở bên Pháp, bạn bè cất giữ. Nhưng so với hiện nay thì đã lạc hậu, nên không đưa về. *Được biết, Viện sĩ còn là một trong những người được phong tướng đầu tiên… -Vâng. Lúc đó anh Võ Nguyên Giáp được phong quân hàm Đại tướng; anh Nguyễn Bình là Trung tướng; còn tôi, anh Nguyễn Sơn, Văn Tiến Dũng, Song Hào, Hoàng Văn Thái, Chu Văn Tấn, Hoàng Sâm… là Thiếu tướng. *Thế quân hàm hiện nay của Viện sĩ? -Vẫn là Thiếu tướng. *Còn những nhiệm vụ chính mà Viện sĩ được giao phó? -Khi còn bên Pháp, Bác Hồ đã nói trước nhiệm vụ của tôi là phục vụ cho kháng chiến. Ngày 512-1946 tôi nhận nhiệm vụ Cục trưởng Cục quân giới, sau đó (năm 1949), kiêm Cục trưởng Cục pháo binh. Đến năm 1950 tôi nhận thêm chức vụ Thứ trưởng Bộ công thương và tiếp tục nghiên cứu khoa học. Ngày 8-2-1966, tôi được tặng danh hiệu Viện sĩ Viện hàm lâm khoa học Liên Xô. *Ngoài ra, Viện sĩ cũng từng là Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban khoa học và kỹ thuật Nhà nước, là người đề xuất thành lập Liên hiệp các hội khoa học kỹ thuật Việt Nam… Một khối lượng công việc không ít, nếu không nói là quá tải. -Có năng lực đến đâu tôi sẵn sàng cống hiến đến đó. Chỉ sợ mình bất tài, làm hư việc mà thôi. *Thưa Viện sĩ, vì lý do nào anh Phạm Quang Lễ lại có bí danh Trần Đại Nghĩa. -Trần Đại Nghĩa là tên do Bác Hồ đặt cho tôi tại Bắc Bộ phủ vào ngày 5-12-1946. Lúc đó Bác giao cho tôi nhiệm vụ lãnh đạo Cục quân giới, hơn nữa tôi mới ở nước ngoài về, nên yếu tố bí mật phải được tôn trọng, nhất là tôi còn gia đình, người thân ở trong Nam sợ địch trả thù. Từ đó tôi mang cái tên này. *Là người được tiếp xúc và làm việc nhiều với Hồ Chủ tịch, xin Viện sĩ cho biết vài ấn tượng của mình đối với Bác.

-Trước đây ở Pháp, tôi đã nghe kể rất nhiều về Bác, nhưng đến hội nghị Fontainebleau tôi mới được gặp mặt. Không có vị lãnh tụ nào của Việt Nam đi và sống nhiều như Bác. Hơn 30 năm trời Bác bôn ba học hỏi và nghiên cứu không ngừng ở hầu khắp thế giới, trong mọi hoàn cảnh gian khổ. Tôi được may mắn kề cận Bác suốt 102 ngày: 62 ngày tại Paris và 40 ngày lênh đênh trên tàu từ cảnh Toulouse về Hải Phòng. Và cả sau này, trong hai cuộc trường kỳ kháng chiến, Bác luôn là hình ảnh thiêng liêng nhưng rất gần gũi với tôi. Bất kỳ lúc nào tôi có ý muốn gặp Bác, thì điện thoại cho anh Vũ Kỳ, nếu không bận, Bác sẵn sàng tiếp. Và mỗi lần điện thoại cho Bác là tôi đều chuẩn bị xe trước. Hễ Bác đồng ý, tôi đến ngay. Mãi cho đến bây giờ, Bác vẫn vô cùng gần gũi và như vẫn còn sống trong tôi như ngày nào. Trong tâm khảm tôi, một bên là ba má tôi và chị tôi, còn một bên là Bác! *Nếu như có một sự định vị, thưa Viện sĩ, Trần Đại Nghĩa là một nhà yêu nước hay một chiến sĩ cộng sản? -Làm thế nào tách tời được hai con người này. Với Trần Đại Nghĩa yêu nước và cộng sản là một. *Thưa Viện sĩ, có một thời ta chỉ nói đến cái chung mà ít nói đến cái riêng, hay nói rõ hơn là quên đi sự đóng góp của cá nhân đối với tiến trình lịch sử dân tộc. Là chứng nhân sống của hai cuộc kháng chiến, Viện sĩ có suy nghĩ gì về điều này? -Tất nhiên, tập thể quyết định sự thành bại của lịch sử. Nhưng cá nhân đóng vai trò hết sức quan trọng. Trận Điện Biên Phủ chẳng hạn, nếu như không có vài trò của anh Võ Nguyên Giáp thì tôi tin cục diện sẽ khác đi và chiến thắng không lừng lẫy như thế. *Là một nhà bác học uyên thâm, Viện sĩ có thể cho thế hệ trẻ ngày nay biết vài kinh nghiệm về phương pháp học tập và nghiên cứu của mình? -Tại các trường học dân dụng mà tôi học thì có thầy dạy, tốt nghiệp thì có bằng cấp. Nhưng về quân sự, mà nhất là ngành chế tạo vũ khí, thì làm sao học công khai được, nên phải tìm cách khác. Tôi làm quen, rồi dần thân thiết với các quản thủ thư viện, mượn sách “mật” về quân sự của thế giới để tự học. Tôi chỉ mượn loại sách này đúng vào khoảng thời gian: từ 5 giờ chiều thứ bảy đến 7 giờ sáng thứ hai phải trả, nếu không, bị lộ, cả quản thủ và tôi có thể bị tù. Sách thì thường dày hàng ngàn trang, nên làm sao có thể ghi chép cho kịp, chỉ vận dụng bằng trí nhớ. Và tôi phải thức suốt cả ngày lẫn đêm để học, đến sáng thứ hai trả sách xong thì về nhà lăn ra ngủ bù. *Viện sĩ có thể sử dụng được bao nhiêu ngoại ngữ? -Thông thạo thì có Pháp, Đức, Anh, Nga, còn nghe hiểu và đọc được thì có tiếng Trung Quốc và một vài thứ tiếng khác. *Để có một vốn liếng ngoại ngữ hiếm có như vậy, Viện sĩ học bằng cách nào? -Có nhiều cách. Thí dụ, khi tôi muốn nghiên cứu sách quân sự Đức, tôi hỏi một anh bạn Đức: “Biết được bao nhiêu chữ thì có thể đọc sách quân sự bằng tiếng Đức?”. Anh bạn trả lời: “Khoảng 4.000 chữ”. Tôi về mua một quyển tự vị Đức-Pháp khoảng 1 vạn chữ và học thuộc lòng. Tôi còn nhớ khoảng 40% tức khoảng 4.000 chữ và như thế là đọc sách quân sự tiếng Đức được. Cách học song ngữ ấy tôi cũng thường áp dụng để đọc sách triết học và quân sự của thế giới. *Ở tuổi bát tuần, nhìn lại cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Viện sĩ có cảm tưởng như thế nào? -Bác Hồ đã nói với tôi từ lúc còn ở Pháp: “Chú về, chú sẽ làm được việc nhưng không sung sướng đâu”. Đúng như vậy. Các bạn tôi còn ở lại Pháp, cho đến giờ, họ sướng hơn tôi nhiều về vật chất và không phải lo nghĩ gì cả. Nhưng rõ ràng về mặt phụng sự cho Tổ quốc thì họ cũng chẳng có gì cả. Ngày 30-4-1975, đất nước hoàn toàn thống nhất, tôi ghi trong sổ tay của mình là đã hoàn thành nhiệm vụ và, đó là việc lớn nhất của đời tôi mà tôi đã làm xong. Tôi cũng nói với các anh em mỗi lần gặp gỡ như thế. Và công việc tiếp theo xin chuyển giao cho thế hệ trẻ. Anh Hoàng Xuân Hãn ở Paris có gửi thư về nói rằng: Tôi chúc anh sống lâu đẻ xem bọn trẻ làm ăn thế nào. *Nếu có một lời khuyên suy nhất đối với thế hệ trẻ thì Viện sĩ muốn khuyên điều gì? -Cố gắng giữ gìn và phát triển đất nước. Đó là mong mỏi của đời tôi và cho cả các thế hệ sau này. Không có đất nước nào trên thế giới này phải chống trả 14 cuộc xâm lăng như đất nước mình. Nhiều lúc tôi nghĩ, giá như Việt Nam là một đảo quốc tách khỏi đát liền, xung quanh biên giới là biển thì hay hơn.

*Còn với tư cách là một nhà khoa học, Viện sĩ có suy nghĩ gì về nền khoa học Việt Nam hiện nay? -Tôi rất hiểu và thông cảm cho nỗi khó khăn của anh chịu em làm công tác khoa học. Bởi tôi cũng từng là hiệu trưởng đầu tiên của Trường đại học Bách khoa Hà Nội. Chúng ta cần nhiều kinh phí hơn để tổ chức nghiên cứu khoa học cơ bản, vì lý thuyết có vững thì thực hành mới tiến xa được. Và cần thiết phải mua phát minh, sáng chế của nước ngoài, mới theo kịp tiến độ phát triển của khoa học thế giới. Thí dụ, Nhật là một nước bại trận trong Chiến tranh thế giới thứ hai, nhưng thắng lợi trong xây dựng kinh tế nhanh chóng, bởi họ biết tranh thủ “chất xám” tiên tiến của các nước. Nhiều nước khác cũng tương tự như thế. Sẵn đây nói vui, cũng vì vấn đề kinh phí cho khoa học, mà tôi với một đồng chí lãnh đạo cao cấp hiểu lầm nhau, khi tôi đòi tăng kinh phí cho công việc nghiên cứu khoa học, sau ngày miền Nam giải phóng. Nhưng cuối cùng đồng chí ấy cũng hiểu ra và cho rằng tôi đúng. Cho đến nay, kinh phí cho khoa học của ta so với thế giới vẫn còn thấp. Chẳng hạn số liệu năm 1990, Mỹ 205 tỉ đôla, Pháp 10 tỉ, Trung Quốc 4 tỉ, còn ta chỉ vẻn vẹn có 12 triệu đôla cho lĩnh vực khoa học. Tôi mong các nhà làm ngân sách phải chú ý đến điều này. Một đất nước không thể có tương lai xán lạn nếu không có sự đầu tư đúng mức cho giáo dục khoa học. *Thưa Viện sĩ, cả cuộc đời hiến dâng cho Tổ quốc, giờ đã vượt quá tuổi “cổ lai hi”, cụoc sống hưu trí của Viện sĩ có thoải mái không? -Viện sĩ hàn lâm thì không được về hưu. Còn cuộc sống tất nhiên là chật vật, không thể nào sung sướng hơn kẻ tham nhũng. *Viện sĩ ăn uống và sinh hoạt thế nào? -Buổi sáng thức dậy, tôi đi bộ quanh nhà và tập thể dục nhẹ, tay không. Sức khỏe tôi bình thường, chỉ cặp mắt thì hơi yếu. Vì lúc bên Pháp tôi làm việc rất nhiều, về nước kháng chiến gian khổ, thiếu thôn thuốc men nên mắt yếu dần. Tôi ăn uống rất dễ, món nào cũng được. Tôi ăn ít vì y học có khuyên người già ăn ít sống lâu. Bà bác sĩ nhà tôi là một đầu bếp giỏi. *Thế mỗi lần Viện sĩ cần đi đâu… -À, có xe của viện khoa học đến đón. Tôi nhờ anh em giới khoa học nhiều lắm. Họ cũng không sung sướng gì, nhưng biết tôi khó khăn, nên họ sẵn sàng giúp. *Như chợt nhớ điều gì, bà đứng dậy đi ra phía cửa. Tôi hỏi nhỏ Viện sĩ: Thưa Viện sĩ, bà có phải là mối tình đầu của Viện sĩ không? -Lúc ở Pháp tôi chủ trương không lấy vợ. Vì tôi sẽ về nước kháng chiến bất kỳ lúc nào khi cần. Lúc đó, có một cô bạn gái người Pháp rất mến tôi và thường đến gặp để trò chuyện, tỏ vẻ chăm sóc tôi. Tôi cũng rất quí cô ấy. Nhưng rồi tôi khuyên cô ấy nên tìm người bạn trai khác, vì theo tôi cô ấy sẽ khổ… Có lẽ sau nhiều lần như vậy, cô hiểu, cô nghe lời tôi… Vậy là thôi. *Thế còn Viện sĩ với bà nhà gặp nhau trong hoàn cảnh nào? -Nhà tôi bấy giờ là y tá riêng của Cục quân giới. Chúng tôi làm đám cưới lúc bà ấy mới 20, còn tôi đã 34 tuổi. Đám cưới tổ chức đơn sơ ở Bắc Cạn-thủ đô kháng chiến 9 năm chống Pháp. Hiện nay bà ấy là bác sĩ về hưu. Chúng tôi có 4 con trai. Con trai trưởng là Trung tá đang phục vụ trong quân đội. *Là người từng sống nhiều năm ở phương Tây, Viện sĩ có ý kiến gì về khái niệm “gia đình”… -Cái này tôi thấy Khổng Tử đúng. Tôi không bị Tây hóa, bởi Tây phương ly dị quá nhiều.

Trung tướng Đồng Văn Cống -Rất nhiều bạn bè ngạc nhiên trước sức khoẻ của tôi và hỏi tôi các bí quyết. Chẳng có bí quyết nào đâu. Tôi vốn được cha mẹ và trời ban cho một sức vóc khỏe mạnh. Thời trẻ tôi từng lặn rất sâu nhiều lần dưới sông để vớt súng, từng đi bộ hàng trăm cây số hành quân mà chẳng hề hấn gì. Tôi chỉ chơi thể thao thường xuyên mà thôi. Tôi từng là tuyển thủ đội A bóng đá tỉnh hồi trước Cách mạng tháng Tám. *Bây giờ Trung tướng còn chơi môn thể thao nào không? -Bóng chuyền, bóng bàn và cờ tướng tôi cũng rất thích, nhưng nay không còn chơi nữa. Sáng sáng tôi chỉ đi bộ 3-4 cây số, từ nhà ra công viên Lê Văn Tám tập thể dục, rồi về. *Trung tướng có còn nghiên cứu về công tác quân sự? -Tôi mới nhận một tập tài liệu dày hơn 100 tràn đánh máy để đọc và báo cáo trước một

cuộc hội nghị. Hàng ngày tôi vẫn đọc sách báo, nghiên cứu tư liệu để góp ý cho Quân khu. *Để thế hệ trẻ hình dung rõ hơn về cuộc đời binh nghiệp của Trung tướng, xin Trung tướng vui lòng cho biết đôi nét về mình? -Tôi tuổi Tỵ, sinh năm 1918 tại Bến Tre. Gia đình tôi là nông dân, làm lụng đủ ăn. Bố mẹ mất sớm, tôi vừa lớn lên thì được giác ngộ và tham gia cách mạng. Khi Cách mạng tháng Tám bùng nổ, tôi làm Bí thư chi bộ xã kiêm tổng uỷ viên, lãnh đạo nhân dân địa phương nổi dậy cướp chính quyền. Giặc Pháp tái chiếm Nam Bộ. Tôi cùng anh em tìm được 4 cây súng lửa, cùng giáo gươm, tổ chức trừ gian diệt tề; tôi thường dùng một cây gươm cướp được của quân Nhật để đi đánh địch. Quân số tăng dần, chúng tôi tự thành lập tiểu đội, rồi trung đội do tôi chỉ huy và đến tháng 6-1946 thì thành lập đại đội. Chúng tôi vừa đánh giặc vừa cướp vũ khí của giặc để trang bị cho mình. Lúc ấy chưa có bộ đội chính qui, chỉ có dân quân du kích. Đơn vị tôi phát triển sớm nhất và mạnh nhất tỉnh và khu. Sau đó, cấp trên giao tôi đi thuyết phục anh em, tổ chức biên chế các lực lượng quân sự ở Bến Tre thành 7 trung đôi, rồi tách 4 trung đội thành lập Chi đội 19 do tôi chỉ huy hoạt động ở Bến Tre-Gò Công, 3 trung đội còn lại thành lập Chi đội 20 hoạt động ở Trà Vinh-Vĩnh Long. Sang năm 1947, bộ đội phát triển nhanh, khu tổ chức thành lập Trung đoàn 99 với 2 tiểu đoàn. Tôi trực tiếp làm Trung đoàn trưởng và phụ trách Tỉnh đội Bến Tre. Tôi cùng anh em liên tục chiến đấu cho tới khi tập kết ra Bắc 1954. Lúc tập trung quân tập kết, tôi là Tham mưu trưởng kiêm thường trực của Quân khu miền Đông. *Được biết, Trung tướng từng được phân công tổ chức con đường chiến lược 559B… -Vâng. Ra Bắc tôi sang Trung Quốc học 2 năm, đến năm 1961 trở về làm Phó tư lệnh Quân khu 3, rồi được điều về Cục tác chiến lo tổ chức, củng cố đường 559A và 559B (tức con đường chiến lược Hồ Chí Minh trên Trường Sơn và trên biển). Tôi vốn dân Nam Bộ, rành từng cù lao, con rạch nên được giao trực tiếp tổ chức, chỉ huy con đường 559B trên biển để đưa vũ khí về Nam Bộ. Con đường này được tổ chức hết sức bí mật. Ở Bộ chính trị chỉ có các anh Lê Duẩn, Phạm Hùng, Lê Đức Thọ biết. Còn ở Bộ Quốc phòng thì có anh Võ Nguyên Giáp, Văn Tiến Dũng, Nguyễn Văn Vịnh và Trần Văn Trà biết. Cho đến khi tôi vào Nam chiến đấu, mới giao con đường này lại cho anh Nguyễn Chánh trực tiếp lo liệu. *Trung tướng trở về Nam lúc nào? -Tháng 4-1963. Sau 3 tháng vượt Trường Sơn, tôi về đến Nam Bộ. Theo dự kiến, tôi vào Nam lãnh nhiệm vụ Tham mưu trưởng Bộ tư lệnh Miền. Tuy nhiên, vừa đến nơi thì có điện của Bộ Quốc phòng quyết định thành lập các quân khu nhằm đáp ứng tình hình mới trên chiến trường. Tôi được điều về làm Tư lệnh Quân khu 9 ở miền Tây Nam Bộ. *Như vậy Trung tướng lại có dịp tái ngộ với bưng biền Đồng Tháp Mười lừng lẫy năm xưa. -Vâng. Đây là nơi tôi được trui rèn trong máu lửa với bao kỷ niệm hào hùng và đau thương của chín năm kháng chiến chống Pháp. Rất nhiều người thân và đồng đôi của tôi đã ngã xuống trên chiến khu này. Đến năm 1964, tôi được phân công làm Phó tư lệnh Miền kiêm Tư lệnh Quân khu 9. Mấy năm sau, do yêu cầu mới, tôi mới về hẳn Bộ tư lệnh Miền để chuyên trách công tác quân sự chung. *Hình như Bộ tư lệnh Quân giải phóng miền Nam bấy giờ có sự điều chỉnh, bổ sung liên tục. -Đó là do yêu cầu của chiến trường. Khi Tư lệnh Trần Văn Quang ra Bắc, anh Trần Văn Trà từ Bắc vào làm Tư lệnh, anh Nguyễn Chí Thanh là Chính uỷ, anh Trần Độ là Phó chính uỷ, còn tôi cùng anh Lê Trọng Tấn, anh Nguyễn Hữu Xuyến là Phó tư lệnh. Lúc Mỹ tiến hành chiến tranh cục bộ, anh Hoàng Văn Thái được bổ sung vào giữ nhiệm vụ Tư lệnh Miền một thời gian. Anh Thái vì sức khỏe yếu phải về lại Bộ tổng tham mưu, anh Trà lên thay. Và chị Nguyễn Thị Định cùng các anh Hoàng Cầm, Lê Đức Anh lần lượt được đề bạt làm Phó tư lệnh Miền. Trước đó, khi anh Nguyễn Chí Thanh ra Bắc, anh Phạm Hùng là Bí thư Trung ương Cục được phân công kiêm Chính uỷ Bộ tư lệnh Miền. Mỗi người một nhiệm vụ khác nhau, đoàn kết như anh em một nhà, đã đóng góp tất cả công sức và trí tuệ của mình cho sự nghiệp thống nhất đất nước. *Tất nhiên khi đó không có đố kỵ quyền lực…

-Tổ quốc luôn là trên hết. Mỗi người đều ở tư thế sẵn sàng hy sinh tới giọt máu cuối cùng. Hiện tượng đố kỵ, công thần, tham nhũng không thể tồn tại trên chiến trường máu lửa! *Trung tuớng còn nhớ gì về những ngày tiến quân vào giải phóng Sài Gòn? -Tôi không trực tiếp tham gia các mũi tiến công. Nhưng trước đó, tôi đã tổ chức chu đáo cánh quân phía Nam chuẩn bị tiến vào giải phóng Sài Gòn. Tình hình lúc ấy theo tin tức ta nắm được, địch có âm mưu: nếu thất thủ Sài Gòn sẽ rút về bên kia sông Tiền để củng cố lực lượng, thành lập chính phủ bốn thành phần. Do đó, tôi được phân công ở lại chỉ huy sở của Miền để trực và chỉ huy hoạt động phối hợp của các quân khu, tỉnh đội; đồng thời kiêm Tư lệnh quân đoàn dự bị nhằm đối phó với âm mưu mới này của địch. Sáng 1-5-1975, Sài Gòn hoàn toàn giải phóng, tôi được phân công đi tiền trạm vào thành phố để chuẩn bị đón Bộ chỉ huy Chiến dịch Hồ Chí Minh và Bộ tư lệnh Miền. Có thể nói, đó là những giờ phút đẹp nhất trong cuộc đời binh nghiệp mà tôi mơ ước. *Nhưng Trung tướng vẫn chưa được nghỉ ngơi, khi cuộc chiến biên giới Tây Nam Tổ quốc xảy ra… -Là người lính thì chẳng bao giờ có quyền nghỉ ngơi. Sau giải phóng, tôi về nhận nhiệm vụ Phó tư lệnh Quân khu 7, rồi khi anh Trà ra Bắc làm Tổng tham mưu phó Bộ tổng tham mưu, thì tôi là Quyền tư lệnh quân khu. Trong chiến dịch biên giới Tây Nam, tôi là Tư lệnh tiền phương Quân khu 7, anh Năm Ngà là Phó tư lệnh, đưa một cách quân sang giải phóng Campuchia. Về sau, tôi được điều về làm Phó tổng thanh tra quân đội, cho đến khi về nghỉ an dưỡng chờ quyết định hưu trí. *Thưa Trung tướng, một đời vào sinh ra tử, kỷ niệm đẹp nào thờ chinh chiến thường sống lại trong trí nhớ của Trung tướng? -Kỷ niệm thì nhiều, đẹp cũng có, đau thương cũng có. Tôi nhớ hoài về hình ảnh của một đồng đội, một vị lãnh đạo là anh Nguyễn Văn Vịnh ở buổi đầu kháng chiến chống Pháp. Bấy giờ, tôi đang chỉ huy bộ đội chủ lực thì được tin quê nhà Bến Tre bị quân Pháp đánh chiếm. Tỉnh đội trưởng bệnh nặng, không người thay. Bộ tư lệnh khu 8 mới họp bàn, cử người về phụ trách, nhưng bàn mãi mà không ai thích hợp. Tôi xin về. Anh Vịnh lúc ấy đang là Chính uỷ khu 8, không đồng ý. Anh bảo tôi là chỉ huy bộ đội chủ lực, không quen với cơ sở địa phương, sẽ gặp khó khăn trong việc xây dựng lại từng bước lực lượng dân quân du kích tỉnh nhà vừa bị địch đánh phá nặng, gây tổn thất lớn. Dù vậy, cuối cùng do không có người, tôi cũng được phân công về Bến Tre, tập hợp lực lượng, xây dựng cơ sở, dần dần thành lập lại tiểu đoàn. Khi bắt tay vào thực tế, tôi mới thấm thía những ý kiến cân nhắc chân thành và sáng suốt của anh Nguyễn Văn Vịnh. *Trong các tướng lĩnh quân đội ta, Trung tướng gần gũi và quí mến ai nhất? -Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Văn Vịnh và Nguyễn Chí Thanh. *Trung tướng có thể nói vì sao? -Với Đại tướng Võ Nguyên Giáp, lần đầu tiên gặp anh ấy, tôi dã cảm tình ngay. Không phải vì anh ấy là Bộ trưởng, là Tổng tư lệnh đâu mà vì những đức tính toát ra từ con người. Khi tổ chức con đường 559B vào Nam, anh em họp tính toán đi cặp theo Hoàng Sa và Trường Sa, dự kiến mất 5-6 ngày. Thế là chuyến đầu tiên lên đường. Ngày nào Cục tác chiến cũng họp giao ban, do anh Giáp chủ trì. Mỗi lần tôi vào họp, anh Giáp đều hỏi đã có tin tức gì về chuyến tàu chưa. Tôi nhìn anh lắc đầu. Cứ thế. Anh tỏ ra hết sức lo lắng! Đến ngày thứ 11, tôi vào giao ban, anh níu tay tôi hỏi. Tôi cười, nói đã có điện. Anh mừng quá, lấy bức điện vào đóng cửa phòng, đọc. Khi bước trở ra, tôi thấy anh chảy nước mắt. Đại tướng Võ Nguyên Giáp là một đồng chí lãnh đạo cao cấp, là người đứng đầu quân đội mà có tình cảm sâu sắc với chiến trường như thế. Thấy anh khóc, tôi không cầm lòng được, cũng khóc theo. Rôi anh Giáp cho mở tất cả thực phẩm dùng đãi khách quốc tế ở nhà họp Quân uỷ Trung ương, để anh em ăn mừng. *Với Trung tướng Nguyễn Văn Vịnh, ngoài kỉ niệm nói trên, Trung tướng còn nhớ gì về vị tướng tài ba bạc mệnh này không? -Nhiều lắm. Với tôi, anh Vịnh là một người anh lớn mà tôi luôn kính trọng cả về tài năng lẫn nhân cách. Chúng tôi luôn xem nhau như anh em một nhà. Anh Vịnh nguyên là một kỹ sư canh nông của Pháp, một trí thức yêu nước trở thành một nhà cách mạng, một vị chỉ huy có bản lĩnh của quân đội ta. Anh sống rất tình cảm và giúp đỡ anh em cấp dưới một cách chí tình. Chỉ tiếc anh

Vịnh ra đi quá sớm! Đối với quân khu 8 thời chống Pháp, công lao anh Vịnh rất lớn. Với tư cách là Chính uỷ, anh Vịnh là trung tâm tập hợp đoàn kết mọi lực lượng-có thể nói là một đội quân ô hợp lúc bấy giờ: bao gồm các chi đội độc lập ở trong nước lẫn hải ngoại trở về, vừa do Đảng Cộng sản lãnh đạo, vừa do Đảng dân chủ lãnh đạo. Với sự thuyết phục của anh Vịnh, nhiều Trung ưong uỷ viên Đảng dân chủ, như anh Nguyễn Đăng chẳng hạn-đã trở thành đảng viên Cộng sản, được đề bạt làm Phó tư lệnh Quân khu 8, sau là Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp. Nếu hiểu được sự tranh giành quyết liệt quyền lãnh đạo trong quân khu bấy giờ giữa Đảng Cộng sản và Đảng Dân chủ thì mới thấy hết công lao của anh Vịnh. Và Quân khu 8 có thể nói là quân khu ổn định nhất của Nam Bộ vào thời điểm cực kỳ rối ren này. *Ông còn nhớ gì thời diểm Tướng Vịnh bị kỷ luật? -Anh em chúng tôi hoàn toàn không tán thành bản án kỷ luật quá nặng so với sai sót của anh. Tuy nhiên, điều tôi muốn nói là thái độ chấp hành kỷ luật của anh, một đảng viên trung thành, một tướng lãnh, một cán bộ lãnh đạo gương mẫu-bấy giờ anh đang là Thứ trưởng Bộ Quốc phòng. Khi anh em đề nghị anh khiếu nại bản án kỷ luật nặng nề, anh nói: “Chuyện đã như vậy rồi thì thôi. Anh em đừng bàn bạc xôn xao nữa, không hay. Hãy tập trung vào nhiệm vụ cấp bách hiện nay là đoàn kết chống Mỹ ở miền Nam!”. *Tình cảm của Trung tướng đối với Tướng Vịnh thật đặc biệt. Tôi cũng đã nghe nhiều người nói về nhân cách và tài năng của vị tướng thành Nam này. Thế còn đối với Đại tướng Hoàng Văn Thái, Trung tướng có kỷ niệm nào đáng nhớ? -Đại tướng Hoàng Văn Thái là người cao to, đẹp trai, phong cách đàng hoàng, giản dị, thái độ luôn điềm tĩnh, chín chắn, tự tin. Khi đứng trước những vấn đề gay go, khúc mắc, anh Hoàng Văn Thái luôn bình tĩnh, kiên trì giải quyết vấn đề. Anh không bao giờ tỏ ra khoe khoang thành tích của mình. Có thể nói, Hoàng Văn Thái là tướng tham mưu tài ba, điển hình của quân đội ta. Thời gian anh vào Nam làm Tư lệnh Miền, chúng tôi rất gắn bó với nhau. Có những đêm, tôi cùng anh thức uống trà bàn công việc, rồi đờn địp với nhau. Tôi đờn theo kiểu tài tử Nam Bộ. Còn anh Thái đờn theo giai điệu dân gian Bắc Bộ. Có một vài bản, chúng tôi có thể “phối” lẫn nhau… *Được biết Trung tướng cũng từng là đồng đội thân thiết của nữ tướng Nguyễn Thị Định? -Chị Ba Định và tôi là người cùng huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre. Chồng chị là anh Nguyễn Văn Bích lúc ấy hình như là Tỉnh uỷ viên kiêm Chủ tịch Mặt trận Bình dân tỉnh. Tôi thì hoạt động bí mật, thường liên lạc với anh Bích và anh Nguyễn Văn Nguyễn. Tôi gặp chị Ba Định lần đầu khoảng năm 1936-1937, lúc chị và anh Bích mới thành hôn được vài tháng. Chị Ba Định là một phụ nữ đảm lược, sống giản dị, có tác phong rất dễ gần gũi quần chúng. Với tư cách là Phó bí thư Tỉnh ủy Bến Tre thời chống Mỹ, chị là nhân vật nòng cốt đã trực tiếp lãnh đạo thành công phong trào Đồng Khởi. Không những giỏi về đấu tranh chính trị, chị Ba Định còn là nữ tướng sắc sảo, đóng góp nhiều ý kiến hay trên chiến trường. *Trung tướng có kỷ niệm vui nào với tướng Định? -Nhiều kỷ niệm lắm. Tôi nhớ năm 1947-1948, chị Ba Định đứng ra tổ chức Đại hội phụ nữ tỉnh Bến Tre. Tôi là đai biểu quân sự được mời tới dự. Tính tôi hay chọc phá. Trong đại hội có “Chương trình thi điền kinh” được dán chữ lớn trên tấm băng-rôn. Vô tình, chữ “n” của chữ “điền” bị dán ngược thành chữ “u”. Tôi đến và phát hiện, liền kêu chị Ba lại trêu chọc. Chị đỏ mặt, cười và đánh tôi: “Đồ mắc dịch, cứ cố tìm cho bằng được chuyện để chọc phá”. *Gần đây, Tướng Đỗ Mậu của chế độ Việt Nam cộng hoà xuất bản một cuốn hồi ký, Trung tướng có đọc không? -Có. Từng là viên tướng nhiều uy quyền của chế độ Sài Gòn cũ, nhưng những gì Đỗ Mậu thể hiện trong hồi ký, tôi cho là tương đối trung thực. Tất nhiên, có nhiều điều mà tôi không thể biết hết được.

Thượng tướng Trần Văn Trà *Thưa Thượng tướng, một đời lặn lội với chiến trường, bí quyết nào giúp Thượng tướng vẫn giữ được sức khỏe tốt như vậy? -Không có bí quyết gì cả. Tôi đi nhiều, làm việc nhiều, tập thể dục và ăn uống điều độ. Thế

thôi. *Thương tướng có ăn kiêng không? -Không. Do ở vùng biển miền Trung từ nhỏ, nên tôi rất thích ăn cá, ăn rau. *Còn thú tiêu khiển? -Đánh cờ. Hồi còn ở trong rừng thì thỉnh thoảng chơi tú-lơ-khơ. Tôi cũng rất thích chơi ảnh nghệ thuật và mê điện ảnh. *Hiện nay, công việc bình thường hàng ngày của Thượng tướng là gì? -Một phần thời gian dành cho hội cựu chiến binh, thỉnh thoảng tiếp các đoàn khách trong và ngoài nước, còn chủ yếu là nghiên cứu lịch sử về tư tưởng, chiến lược, chiến thuật quân sự và viết lại những bài học, kinh nghiệm trong chiến tranh. Ngoài ra, tôi cũng tranh thủ thường xuyên theo dõi tin tức qua báo đài. Tạp chí Kiến thức ngày nay của các bạn thì tôi không bỏ số nào. *Thời gian tới, Thượng tướng có dự định cho xuất bản tác phẩm mới nào không? -Tôi có viết cuốn hồi ký “Những chặng đường lịch sử B2 thành đồng”. Năm 1982, Nhà xuất bản Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh đã in tập 5-Kết thúc cuộc chiến tranh 30 năm. Gần đây, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân in thêm tập 1-“Hoà bình hay chiến tranh” và sách nghiên cứu “Tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh”. Các tập còn lại đang chuẩn bị ra mắt độc giả. *Trong lịch sử chiến tranh của Việt Nam cũng như thế giới, vị tướng nào đem lại cho Thượng tướng sự khâm phục lớn lao nhất? -Quang Trung Nguyễn Huệ. Tôi chưa thấy vị tướng nào trên thế giới bách chiến bách thắng như ông. Chỉ cần một trận đánh tại Rạch Gầm-Xoài Mút, Nguyễn Huệ đã đuổi được quân xâm lược Xiêm ra khỏi bờ cõi, giải quyết xong một cuộc chiến tranh. Rồi chỉ trong vòng một khoảng thời gian ngắn, thần tốc, Nguyễn Huệ lại đánh tan quân xâm lược Thanh… Cả cách hành quân, cách đánh, nghệ thuật chỉ huy cũng khó ai sánh bằng, rất mưu lược và sáng tạo. *Cả một đời vào sinh ra tử, bây giờ nhìn lại, Thượng tướng có cảm thấy hối tiếc điều gì không? -Không. Tôi rất thỏa mãn về cuộc đời mình vì đã hoàn thành được nhiệm vụ mà Tổ quốc, nhân dân giao phó. *Xưa Nguyên Công Trứ ở tuổi “cổ lai hi” khi nghe tin bờ cõi bị xâm lấn, vẫn thanh gươm yên ngựa sẵn sàng ra trận. Còn bây giờ, nếu đất nước lại lâm nguy, Thượng tướng có sẵn sàng đi Nam về Bắc như xưa không? -Sằng sàng, đó là trách nhiệm thiêng liêng của một người lính, một công dân. *Thế sao Thượng tướng không trở lại tham gia chính trường? -Có lẽ điều này tôi chịu ảnh hưởng tư tưởng Bác Hồ: Kháng chiến thành công ta trở lại Trăng xưa, hạc cũ, nước non này Nhiệm vụ do nhân dân, đất nước giao phó, mình hoàn thành được nhiệm vụ nào trong giai đoạn nào của lịch sử cũng đều rất quí; chỉ vì nhiệm vụ, không nên vì danh lợi, địa vị, chức quyền. Vì lẽ đó, mà cuộc sống bây giờ của tôi rất thư thái. Cuộc đời con người ai cũng phải đến lúc nghỉ ngơi, nhưng nghỉ thế nào, lúc nào cho trọn vẹn, cho thanh thản thì mới là điều quan trọng. *Thưa Thượng tướng, tên tuổi Trần Văn Trà không xa lạ gì đối với nhân dân Việt Nam, bạn bè thế giới lẫn cả đối phương trong hai cuộc trường kỳ kháng chiến. Nhưng để bắt đầu sự nghiệp gian khổ và anh hùng của mình, tuổi thơ Thượng tướng đã gắn bó nơi đâu? -Đó là một vùng quê nghèo khó nhưng giàu tình thương yêu đùm bọc lẫn nhau ở vùng duyên hải miền Trung, một vùng mà phong trào cách mạng rất cao, kể cả thời Văn thân cho đến phong trào do Đảng Cộng sản lãnh đạo. Tôi sinh ngày 15-9-1919, tuổi Mùi ở xã Tịnh Long, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi, tên thật là Nguyễn Chấn. Gia đình tôi không có ruộng. Cha tôi là thợ xây, còn mẹ tôi mua gánh bán bưng nuôi anh em tôi ăn học. Cha tôi tham gia phong trào cách mạng 1930-1931. Do chịu ảnh hưởng của phong trào cách mạng đó và đọc thơ văn của các bậc tiền bối yêu nước, nên tôi luôn mơ tưởng làm được việc giải phóng dân tộc. Mơ ước tuổi thơ ấy cũng chính là lý tưởng của cả đời tôi. Và 4

câu thơ: Vó ngựa trập trùng lên ải Bắc Tuyết sường lạnh lẽo giá râu mày Gươm thiêng lấp lánh bên lưng nhẹ Ngựa hí vang lừng trận gió may Không biết tác giả là ai, nhưng nó có tác động đến tâm hồn lãng mạn cách mạng của tôi. Nó diễn tả được tâm trạng và mơ ước tuổi thơ. Vì vậy, khi được cầm súng chiến đấu vì độc lập tự do, tôi như thoả mãn được ước vọng. *Và xuất phát từ đây, Thượng tướng bắt đầu hành trình binh nghiệp của mình? -Năm 1936, tôi thi vào trường kỹ nghệ Huế. Tôi tham gia phong trào học sinh yêu nước. Năm 1938, tôi được chi bộ Đảng nhà trường kết nạp Đảng Cộng sản. Năm 1939, tôi vô Sài Gòn làm công nhân hoả xa và tiếp tục hoạt động cách mạng. Sau đó tôi bị thực dân Pháp bắt. Ra tù, hoạt động bí mật, lại vào tù lần 2. Ngày 22-8-1945 chính phủ Trần Trọng Kim phóng thích tù chính trị, ra khỏi tù tôi tham gia tổng khởi nghĩa, giành chính quyền ở Sài Gòn. Tôi bắt liên lạc với Xứ uỷ và được phân công về Kỳ bộ Việt Minh do anh Nguyễn Văn Nguyễn phụ trách. Ngày 23-9-1945, quân Pháp tái chiếm Nam Bộ. Kháng chiến bùng nổ. Tôi trở thành người lính, tham gia trận đầu tiên giữ mặt trận Cầu Bông trong nội thành Sài Gòn. Mặt trận Sài Gòn vỡ. Cơ quan lãnh đạo ta về Mỹ Tho. Tôi xin ở lại Sài Gòn chiến đấu. Trung ương tăng cường cho Nam Bộ lực lượng Nam tiến. Anh Nguyễn Bình vào chỉ huy khu 7, Đào Văn Trường chỉ huy khu 8 và Vũ Đức (tức Hoàng Đình Giong người dân tộc Tày) chỉ huy khu 9. Dù vậy, tình hình vẫn hết sức khó khăn. Sau đó, tôi đưa một bộ phận “Giải phóng quân liên quận” về tăng cường, chấn chỉnh khu 8. Tôi cùng anh em lập ra Chi đội 14 (chi đội bằng trung đoàn sau này), tôi làm Chi đội trưởng và bắt đầu xây dựng căn cứ địa Đồng Tháp Mười. Tháng 9-1946, tôi được Trung ương chỉ định làm Khu trưởng khu 8, anh Trương Văn Giàu làm Khu phó, còn anh Nguyễn Văn Vịnh là Chính uỷ. Cuối năm 1947, đơn vị chủ lực cơ động đầu tiên của Nam Bộ được thành lập, đó là tiểu đoàn 307 thuộc khu 8. Các khu khác cũng lần lượt thành lập những tiểu đoàn chủ lực. Tiểu đoàn 307 sau này rất nổi tiếng và đi vào thơ, nhạc đấy. Giữa năm 1948, tôi cùng đoàn đại biểu Quân dân chính Nam Bộ được cử ra Việt Bắc báo cáo tình hình với Trung ương. Lần đầu tiên tôi được gặp Bác Hồ, đồng chí Nguyễn Ái Quốc mà khi còn hoạt động bí mật trước năm 1945 tôi từng biết qua tài liệu và tiếng tăm. Nam Bộ có bộ đội chủ lực, lại được phát triển củng cố các lực lượng địa phương và dân quân du kích, nên đã đánh thắng những trận vang dội như trận Cổ Cò, Giồng Dứa, Tầm Vu, La Ngà… Nhiều chiến dịch được mở ra. Bấy giờ anh Nguyễn Bình là Tư lệnh Nam Bộ, còn tôi là Phó tư lệnh. Năm 1950, tôi về làm Tư lệnh kiêm Chính uỷ khu Sài Gòn-Gia Định. Năm 1951, anh Nguyễn Bình ra Bắc và bị hy sinh trên đường đi. Lúc đó, Nam Bộ cũng được chia làm hai phân liên khu: miền Đông gồm các tỉnh tả ngạn và miền Tây gồm các tỉnh hữu ngạn sông Tiền. Miền Đông tôi làm Tư lệnh, anh Phạm Hùng làm Chính uỷ, anh Nguyễn Văn Nguyễn làm Phó tư lệnh. Miền Tây thì anh Lê Hiến Mai làm Tư lệnh, anh Phan Trọng Tuệ làm Chính uỷ. Sau Hiệp định Geneve, tôi chỉ huy lực lượng tập kết ra Bắc và làm Tổng tham mưu phó Quân đội nhân dân Việt Nam. *Lúc đó Thượng tướng mới vừa trong 35 tuổi! -Vâng, cho đến năm 1956-1958, tôi sang Liên Xô cùng với các anh Nam Long, Vũ Lăng, Vũ Yên, Nguyễn Văn Minh, Đỗ Đức Kiên. Đây là đoàn cán bộ quân sự Việt Nam đầu tiên sang học ở Học viện cao cấp Liên Xô. Nhưng rồi bị bệnh tôi phải về. Năm 1960-1961 mới sang học lại. Từ năm 1959, sau khi có Nghị quyết 15, tôi đã xin vào Nam chiến đấu, nhưng bệnh chưa lành, không được đi. Năm 1963 tôi mới thực hiện được mong ước của mình, là trở về chiến trường xưa với đồng bào Nam Bộ. *Được biết, Thượng tướng còn là người trực tiếp vạch kế hoạch và chỉ đạo việc mở đường 559-đường mòn Hồ Chí Minh, mà báo chí phương Tay gọi là “trận đồ bát quái xuyên rừng rậm”? -Năm 1959, việc tổ chức lực lượng cán bộ tập kết ra Bắc trở vào Nam được đặt ra. Tôi và anh Nguyễn Văn Vịnh đề đạt với Tổng bí thư và được chấp thuận. Tôi được Trung ương

và Quân uỷ Trung ương giao nhiệm vụ chọn, huấn luyện, đưa cán bộ tập kết trở về chiến đấu và tổ chức con đường này, trước nhất là vào đến khu 5. Tôi mời anh Võ Bẩm người Quân khu 5, đến giao thực hiện cụ thể kế hoạch… Và nói đến đường mòn Hồ Chí Minh trên Trường Sơn thì cũng phải nhớ tới đường mòn Hồ Chí Minh trên biển. Cùng thời gian làm đường 559, tôi cũng giao cho anh Võ Bẩm tổ chức vận tải đường biển cho đến khu 5 lấy tên là 759. Nhưng rồi bị thất bại. Cho đến năm 1960-1961, nhờ một số đồng chí và ghe thuyền do Trung ương Cục miền Nam phái ra xin vũ khí, tôi nghiên cứu phương án khả thi và cho tổ chức đường 759 trên biển trở lại. Chuyến đầu tiên đi bằng tàu gỗ, khởi hành năm 1962, chở 28 tấn vũ khí, cập bến Rạch Gốc thuộc Cà Mau thành công. Sau mới đóng tàu sắt chở 100 tấn. Tôi mời anh Nguyễn Văn Đảnh, Cục trưởng đường biển, trước làm việc ở Ba Son, tham gia vào việc đóng tàu. Tôi đã trực tiếp lo tổ chức vận chuyển người và vũ khí cả 2 đường 559 và 759 cho đến năm 1963 khi tôi trở về Nam mới giao lại cho Bộ tổng tham mưu phụ trách. *Thưa Thượng tướng, trong cuộc Tổng tấn công và nổi dậy mùa xuân năm 1975, khi chuẩn bị bước đầu, trong tâm tưởng Thượng tướng có khi nào nghĩ rằng sẽ gặp phải thất bại hoặc chỉ thắng lợi ở mức độ nào đó, chứ không thắng lợi hoàn toàn? -Thực tế đối đầu với quân nguỵ tại chiến trường chủ yếu, chúng tôi đã hiểu rõ địch, rõ ta, hiểu rõ tương quan lực lượng và nhất là thời cơ giành thắng lợi hoàn toàn. Sau mùa mưa năm 1974, Trung ương Cục miền Nam đã có hội nghị nhận định tình hình và ra nghị quyết Trung ương Cục để thông qua kế hoạch mùa khô 1974-1975 của Bộ tư lệnh Miền, nhằm đánh lớn thắng lớn. Tháng 9-1974, Trung ương Cục đã nhận định tình hình sẽ diễn biến nhanh, ngụy quân nguỵ quyền đang suy yếu trông thấy. Nếu xảy ra đột biến về quân sự chính trị ở Sài Gòn, chiến trường B2 phải tự mình tiến hành tấn công trận cuối cùng vào sào huyệt địch, kết thúc chiến tranh, mà không để lỡ thời cơ. Cũng từ tháng 9-1974, Trung ương Cục đã dự kiến chủ lực Miền đánh giải phóng Sài Gòn và các tỉnh thuộc B2 phải xây dựng lực lượng ngay, mạnh gấp 2-3 lần, để lúc ấy hiệp đồng tỉnh giải phóng tỉnh, huyện giải phóng huyện và xã giải phóng xã. Tình hình lúc ấy sẽ cho phép như vậy. Và thật ra, đây là kế hoạch chúng tôi ôm ấp từ lâu, bắt đầu từ khi chuẩn bị kế hoạch Tổng công kích và Tổng khởi nghĩa Tết Mậu Thân 1968. *Thế lúc ấy, kế hoạch của cả miền Nam, ngoài B2 thì thế nào, thưa Thượng tướng? -Trung ương Cục và Quân uỷ Miền đã gởi báo cáo ra Hà Nội và đề nghị Bộ chính trị triệu tập cuộc họp với đại diện tất cả các chiến trường, để bàn kế hoạch thống nhất toàn miền Nam. Tháng 11-1974, tôi và anh Phạm Hùng ra Bắc họp. Hội nghị của Bộ chính trị mở rộng có lãnh đạo và chỉ huy các chiến trường tham dự vào tháng 12-1974, đã hạ quyết tâm giải phóng hoàn toàn miền Nam trong 2 năm 1975-1976. Ta phải đánh mạnh vào năm 1975 mới kết thúc thắng lợi vào năm 1976. Thời cơ nằm vào năm 1975, chứ không phải năm 1976. Quyết tâm này được củng cố sau khi ta giải phóng hoàn toàn tỉnh Phước Long, mà Bộ chính trị đánh giá trận Phước Long như một đòn “trinh sát chiến lược” để ta hiểu rõ Mỹ nguỵ và hiểu ta hơn. Cần phải nắm kịp thời cơ để hành động là mấu chốt của thành công. Đó là tư tưởng Hồ Chí Minh, là trí tuệ của lãnh đạo. *Thượng tướng đánh giá thế nào về sự đầu hàng vô điều kiện của Tổng thống Việt Nam cộng hoà Dương Văn Minh? -Có nhiều người nghĩ rằng Dương Văn Minh đầu hàng để tránh cho Sài Gòn đổ nát, điều đó hoàn toàn sai lầm. Thật ra lúc ấy Mỹ vận động Nguyễn Văn Thiệu từ chức là có ý muốn nhường ngay ghế tổng thống Sài Gòn cho Dương Văn Minh, để Minh điều đình với ta. Nhưng Thiệu không chịu, mà mượn cớ Hiến pháp nhường cho Phó tổng thống Trần Văn Hương lên thay. Trần Văn Hương lên cuối ngày 21-4-1975 đến ngày 28-4-1975 mới giao chức Tổng thống lại cho Dương Văn Minh. Đó là ý đồ của đại sứ Mỹ và đại sứ Pháp tại Sài Gòn, mong Dương Văn Minh có thể nói chuyện được với Việt Cộng nhằm tránh cái thua triệt để. Về phía ta, ta hiểu rõ mưu đồ của địch dùng ngoại giao để chặn bớt thắng lợi của ta, không để ta thắng lợi triệt để. Vì vậy ta đánh mạnh đánh nhanh, thời gian là lực lượng, để địch không còn gì mà nói chuyện. Dương Văn Minh chỉ rủi ro hứng lấy sự đầu hàng vô điều kiện. *Khi chỉ huy quân giải phóng tiến vào Sài Gòn, Thượng tướng có nghĩ rằng sẽ tránh cho Sài Gòn khỏi sự đổ nát?

-Kế hoạch tấn công chiếm Sài Gòn đã dự kiến chiếm Sài Gòn nguyên vẹn. Thần tốc tấn công mãnh liệt không để cho địch tổ chức kháng cự, bằng 5 mũi dũng mãnh thọc vào trung tâm từ 5 hướng, chiếm cùng lúc 5 mục tiêu trọng yếu. Đó là nghệ thuật quân sự cách mạng theo tư tưởng Hồ Chí Minh, bảo vệ tối đa sinh mệnh của nhân dân, tiết kiệm tối đa máu của chiến sĩ ta và giảm tối đa sát hại binh lính địch. *Thượng tướng có cảm tưởng gì khi vào tiếp quản thành phố? -Trở lại Sài Gòn nơi tôi từ đó ra đi kháng chiến 30 năm về trước, rồi nhận nhiệm vụ Trưởng đoàn quân sự Chính phủ Cách mạng lâm thời miền Nam trong Ban liên hợp quân sự bốn bên tại Tân Sơn Nhất vào năm 1973. Ngày 30-4-1975 là ngày hạnh phúc và đẹp nhất đời tôi. Giấc mơ đời tôi đã thành hiện thực. Nhiệm vụ đã hoàn thành. Và hơn bao giờ hết, lòng tôi chạnh nhớ đến hàng triệu đồng bào, đồng đội đã hy sinh để có được ngày vinh quang. Đó là hình ảnh Trần Đình Xu, người chỉ huy bình tĩnh kiên cường trong mọi tình huống, đã hy sinh anh dũng trong lúc anh đang là Tư lệnh khu Sài Gòn năm 1969. Đó là Sư đoàn trưởng Nguyễn Thế Truyện dũng cảm vô song, là Hai Nhỏ (Nguyễn Văn Nhỏ), Phó tư lệnh Quân khu 8, một con người coi thường gian khổ hiểm nguy. Đó còn là hình ảnh Sáu Tâm (Nguyễn Việt Châu), người em ruột thân thương đã hy sinh anh dũng ở ven Cần Thơ năm 1969 khi làm nhiệm vụ Bí thư thành uỷ lãnh đạo Tổng công kích, Tổng khởi nghĩa năm Mậu Thân 1968 ở Tây Đô… *Thưa Thượng tướng, cả đời gắn bó với chiến trường, vậy còn thời gian nào Thượng tướng dành cho gia đình? -Khoảng thời gian trở thành tướng về hưu. Gia đình thì có bà nhà lo… *Thượng tướng gặp bà từ lúc nào? -Vào năm 1949, khi tôi từ Việt Bắc trở về. Lúc đó vừa xảy ra trận càn lớn của quân Pháp ở Đồng Tháp Mười. Cụ Lê Đình Chi, Trưởng ban quân pháp Nam Bộ bị hy sinh cùng một người con gái ruột của ông. Cụ là một trí thức yêu nước cùng thế hệ với Phạm Văn Bạch, Nguyễn Văn Hưởng, đã tham gia cướp chính quyền ở dinh Gia Long, Sài Gòn trong Tổng khởi nghĩa. Sau cụ làm Trung đoàn trưởng chiến đấu ở Tây Ninh. Rồi Trung tướng Nguyễn Bình mời cụ về phụ trách quân pháp Nam Bộ. Trước tình cảnh mất mát của cụ và gia đình, tôi vô cùng xúc động. Tôi gặp gỡ và chia buồn với bà Lê Đình Chi (tức Lê Thị Tường Lân, nay là Bà mẹ Việt Nam anh hùng) và với người con gái đầu còn lại của cụ, cô Lê Thị Thoa. Không biết tự lúc nào, hai bên có cảm tình nhau. Phải chăng tình cảm riêng tư cũng bắt nguồn từ tình cảm chung yêu thương những người biết xả thân vì nước. Rồi cô ấy chuyển xuống rừng U Minh miền Tây học ngành y. Tôi lên nhận nhiệm vụ ở miền Đông. Lúc ấy tôi cũng chưa nghĩ tới việc lập gia đình. Mãi cho đến năm 1954, anh em miền Tây mới đánh tiếng môi giới giữa chúng tôi. Thế rồi đám cưới được tổ chức ở Chiến khu Dương Minh Châu (Tây Ninh). Mấy tháng sau, cả gia đình tập kết ra Bắc. Cô ấy vừa nuôi dạy con vừa công tác và hết sức nhẫn nại, đã học lấy bằng phó tiến sĩ khoa học vào năm 1972. Trở về Nam, cô ấy làm Phó giám đốc Viện Pasteur tại Thành phố Hồ Chí Minh. Bây giờ thì cũng đã về hưu. Nhờ cô ấy lo cho từng miếng ăn, giấc ngủ, thuốc thang mà tôi mới vượt qua được bệnh tật, yên tâm hoàn thành tập hồi ký về cuộc chiến 30 chống Mỹ. Chúng tôi có 3 con, 2 gái, 1 trai và 4 cháu nội, ngoại đang sống hạnh phúc bên nhau. *Xin cảm ơn Thượng tướng. Kính chúc Thượng tướng cùng bà luôn hạnh phúc và trường thọ. -Cảm ơn anh. Qua Kiến thức ngày nay cho tôi gởi lời chào trân trọng đến tất cả đồng bào, đồng đội nhân ngày 30-4 lịch sử này. Cuộc phỏng vấn trên được thực hiện vào tháng 4-1995. Khi tập sách này đến tay bạn đọc thì Thượng tướng Trần Văn Trà đã vĩnh viễn ra đi sau một cơn bạo bệnh vừa đúng một năm (20-41996). Sứ mệnh hoành thành. “Thiên mã” thanh thản và đột ngột “thăng”, như bốn câu thơ mà vị danh tướng để lại: Ra đi hai bàn tay trắng Trở về một dải giang sơn Trăng xưa, hạc cũ, dòng sông lặng Mây nước yê bình, thiên mã thăng Thượng tướng Trần Văn Trà đã ngã xuống trên chiến trường. Đây không phải là chiến trường lửa đạn. Đây là chiến trường của tinh thần trách nhiệm đối với Tổ quốc, nhân dân và đồng đội. Ông ngã xuống giữa lúc đang tìm kiếm “đối tác” ở Singapore mong xây dựng ở Việt Nam một bệnh viện hiện đại để chữa bệnh cho thương bệnh binh, những đồng đội đã từng sát cánh cùng ông

trên chiến trường dầu sôi lửa bỏng. Tướng Trà ra đi! Có một điều làm em luôn thắc mắc là tại sao một con người dạn dày chiến công , có uy tín lớn trong lòng nhân dân và chiến sĩ miền Nam như tướng Trà lại không được thăng hàm Đại tướng . Tướng Trà là một trong những tướng lĩnh Việt Nam khiến em kính trọng nhất . Bác nào hiểu chuyện , xin giải thích cho em rõ căn nguyên ạ ! Tôi nhớ một lần, trong một buổi trò chuyện riêng, có người hỏi tướng Trà: "Tại sao hồi Ba Bình (tức Nguyễn Bình) vào Nam, lại để Ba Bình làm Tư lệnh Nam Bộ (nếu tôi nhớ không lầm thì khi đó, Nguyễn Bình là phái viên Trung ương, sau hội nghị An Phú Xã thì được cử làm Khu trưởng Khu 7, còn tướng Trà khi ấy là Khu khưởng Khu 8. Sau này Nguyễn Bình mới nhận chức Ủy viên Quân sự Nam Bộ), mà không để anh hoặc anh Ba Tô Ký (Thiếu tướng Tô Ký)?". Xin nói thêm, khi đó Nguyễn Bình là đảng viên Việt Nam Quốc dân đảng, lại từ Bắc mới vào, còn cả ông Ba Trà và Ba Tô Ký dù còn rất trẻ, đều là dân Cộng sản lâu năm, đi tù miệt mài và gắn bó rất lâu với vùng Nam Bộ. Tôi nhớ khi đó, tướng Trà cười và nói rất nhẹ nhàng: "Khi đó ai nghĩ vậy! Việc nước trên hết!". Khi đó, tôi nghĩ khâm phục tướng Trà hơn, vì sau đó ông còn nói thêm nữa, đại ý là một người đều có công việc của mình, không tham danh lợi, đều vì lý tưởng. Hình như sau này, trong lần phỏng vấn của nhà báo Phan Hoàng, tướng Tô Ký cũng nhắc câu nói này. Thiếu tướng còn nhớ gì về thời tuổi trẻ của mình giữa Mười tám thôn Vườn Trầu nổi tiếng? -Cuộc sống người nông dân cực kỳ cơ cực, đói khổ. Phong trào yêu nước, cách mạng ở quê tôi luôn âm ỉ, sôi sục. Năm mười sáu tuổi, tôi thi đậu trường Bá Nghệ, nay là Trường kỹ thuật Cao Thắng. Tôi rất thích nghề xây dựng. Tôi mua sách Pháp về toán, lý, hóa để tự học thêm. Vừa học tôi vừa làm thêm kiếm sống. Ban ngày thì lãnh mẫu mã từ văn phòng các kiến trúc sư về vẽ, tính toán; trong đó có “hàng” của Kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát. Ban đêm còn đi làm thêm nghề cơ khí. Nhưng rồi Nhật đảo chánh Pháp, trường Bá Nghệ đóng cửa, tôi quay về Hóc Môn. Trước đó, một chiều sau khi ăn cơm ở Chợ Quán, tôi đạp xe về nhà. Đến ngang rạp Nguyễn Văn Hảo, nay là rạp Công Nhân, tôi phải xuống xe dắt bộ vì lính Nhật tắm chật đường bên các vòi nước ở lề đường. Chúng tám trần truồng như nhộng. Thấy vậy, tôi nói: “Nghe nước Nhật tự xưng là cường quốc, sao chẳng văn minh chút nào, tắm ở truồng”. Ngỡ chỉ nói với người đi đường, bọn Nhật không nghe được, vì chúng không biết tiếng Việt. Không ngờ, có một tên trong bọn đang tắm kêu tôi lại bằng tiếng Việt rất sõi và hỏi tôi vừa nói gì. Tôi cũng nói lại y như vậy. Nó mới cười mỉa mai: “Tắm truồng không có gì xấu. Mất nước mới là nhục”! Tôi tức đến tái mặt, muốn đấm thẳng vào mặt nó. Chính điều này giúp tôi hiểu ra nhiều lẽ, nhen nhóm trong tôi lòng yêu nước và căm thù giặc sâu sắc. Đúng, mất nước đúng là nỗi nhục lớn nhất! -Cũng từ đó Thiếu tướng bắt đầu tham gia hoạt động cách mạng? -Vâng. Tháng 7 năm 1945, tôi tham gia tổ chức bí mật Thanh niên Cứu quốc. Sau đó, đi cướp chính quyền ở Hóc Môn rồi kéo về trung tâm thành phố. Trên đường đi, ngang bót Đội Có, địch bắn chết chú Tám Thôi-anh bà Hồ Thị Bi. Một thời gian sau, Pháp tái chiếm Nam Bộ, đưa quân lên Hóc Môn. Lực lượng cách mạng tạm thời phân tán. Tôi gia nhập đội trinh sát Quân khu 7, chiến đấu ở miền Đông Nam Bộ, chiến trường mà tôi gắn bó gần cả cuộc đời. -Nghĩa là Thiếu tướng trở thành chiến sĩ tình báo một cách ngẫu nhiên không hề có định hướng trước. -Tính tôi thích mạo hiểm, cộng với lòng căm thù giặc, tôi không hề biết run sợ trước cái chết. Địa bàn miền Đông, trong đó có Sài Gòn-Chợ Lớn, tôi nắm trong tay từng kênh rạch, con hẻm. Năm 1949, tôi được đề bạt làm tham mưu phó kiêm Trưởng ban quân báo tỉnh Thủ-Biên. Khi tập kết ra Bắc, tôi là phó chính ủy Trung đoàn 556, trung đoàn có nhiều đóng góp trong suốt chín năm đánh Pháp ở miền Đông Nam Bộ. -Thiếu tướng trở lại chiến trường miền Nam khi nào? -Gần sáu năm sau. Ra Bắc, tôi được gắn quân hàm Thiếu tá và đi học văn hóa lẫn ghiệp vụ chuyên môn tình báo. Đến tháng 12 năm 1960, tôi vượt Trường Sơn về Nam. Trước khi lên đường, Bí thư thứ nhất Lê Duẩn có đến thăm đoàn và chỉ thị rằng: “Các đồng chí ra Bắc đã học tập tốt, nay nhanh chóng về Nam cùng các đồng chí trước đây ở lại cùng tổ chức quần chúng nổi

dậy, lôi kéo binh lính địch, chiến đấu giải phóng miền Nam, thống nhất nước nhà. Hiện nay chúng ta vẫn còn một cái nhục là nhục mất nước”. Trên đường, tôi bị viêm phổi nặng, cứ ngỡ không qua khỏi. Đường đi lúc đó muôn vàn khó khăn. Bởi đoàn chúng tôi gần như tiền trạm. Có một kỷ niệm vui mà tôi nhớ mãi. Khi đoàn đến vùng sông Re thuọc Quảng Nam, vì đói quá tôi đem một bộ đồ bà ba đen ra buôn người dân tộc đổi một chó về làm thịt. Người Bắc rất thích thịt chó, còn người Nam trước đây ít ăn. Anh em trạm giao liên có cho tôi một lon thịt heo nhưng do không có muối ướp nên bị hôi. Tôi đem thịt chó còn lại trộn với thịt heo để dành. Sang ngày hôm sau, mở lon thịt ra thị thật bất ngờ: thịt heo không còn mùi hôi nữa! Nghĩa là nhờ một chất đạm đặc biệt trong thịt chó đã khử mùi hôi của thịt heo. Một phát hiện thú vị. Tôi liền đi khoe với anh em (cười sảng khoái)… -Thưa Thiếu tướng, Thiếu tướng gặp ai đầu tiên và nhận nhiệm vụ gì khi trở lại Nam Bộ? -Người đầu tiên tôi gặp là anh Mười Cúc-Nguyễn Văn Linh. Tôi về Nam một thời gian thì Trung ương Cục quyết định thành lập Ban Quân sự Miền, do anh Trần Văn Quang làm trưởng ban. Tôi được phân công làm trưởng ban tình báo chiến lược trực thuộc Ban Quân sự Miền, sau được đề bạt làm phó tham mưu trưởng Miền phụ trách tình báo, đặc công, biệt động. Công việc của tôi dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Quân ủy và Bộ Tư lệnh Quân giải phóng miền Nam, mà cụ thể là các anh Nguyễn Chí Thanh, Hoàng Văn Thái, rồi Phạm Hùng, Trần Văn Trà. -Thiếu tướng đánh giá thế nào về vai trò của công tác tình báo trong toàn cuộc chiến? -Qua bảy năm thực hiện Hiệp định Genevè, lực lượng tình báo của ta bị thất bại rất nặng. Chính quyền Ngô Đình Diệm triệt phá và bắn giết, bỏ tù hàng loạt cán bộ tình báo. Do đó, khi tôi trở về Nam cũng là lúc ta bắt tay xây dựng lại ngành tình báo. Bằng cách tăng cường cán bộ từ Ban Địch tình. Lợi dụng sơ hở của địch do mâu thuẫn nội bộ của chúng, ta đã giải thoát cán bộ tình báo đang bị tù đày, bố trí hoạt động trở lại. Từ đó, tìm cách đưa các chiến sĩ tình báo len vào các cơ quan đầu não của địch để khai thác tin tức, tư liệu như: Tòa Đại sứ Mỹ, Phủ Tổng thống, Bộ Tổng tham mưu, Đặc ủy Trung ương tình báo, Hạm đội 7,… Có thể nói, ngành tình báo đã cung cấp những tin tức kịp thời phục vụ đắc lực cho việc chỉ đạo chiến lược của Quân ủy và Bộ Tư lệnh Miền, Trung ương Cục và Bộ Chính trị Trung ương Đảng trong việc chỉ đạo chiến tranh. Như bắt được “mạch”, câu chuyện giữa vị tướng và tôi càng lúc càng thân tình, cởi mở. Nụ cười “lộ diện” nhiều hơn trên khuôn mặt cương nghị ẩn dưới chiếc mũ diềm đen và cặp kính màu mà theo ông nó giúp che chắn, bảo vệ cơ thể tốt hơn. Có lẽ phần nào nhờ vậy, ở giữa tuổi thất tuần, trông ông vẫn rất “phong độ”. Nếu chưa biết ông mà tình cờ gặp, khó ai ngờ rằng đây là con người từng nhiều năm nằm rừng ngủ núi, cả thời chiến lẫn thời bình. Trong giờ “giải lao” giữa câu chuyện, vị tướng cho tôi xem một số tấm ảnh kỷ niệm thời còn trẻ. Ông bảo: -Tôi được khen là người có thân hình khỏe đẹp. Tôi ghiền chơi thể thao lắm, nhất là bóng đá. Chỉ khi ra trận thì thôi, chứ lúc ở chỉ huy sở, tôi tranh thủ tập luyện và lao động chân tay. -Đầu năm 1973, Thiếu tướng là phó trưởng Đoàn đại biểu Quân sự Chính phủ cách mạng miền Nam trong Ban Liên hiệp Quân sự bốn bên Trung ương vào Tân Sơn Nhất thực thi Hiệp định Paris. Thiếu tướng còn nhớ thành phần của đoàn khi đó gồm những ai? Và ấn tướng nào đáng nhớ khi đặt chân trở về Sài Gòn? -Chúng tôi vào Sài Gòn tham gia Ban Liên hiệp Quân sự bốn bên thật giống như Quan Công thời Tam Quốc đi dự hội Bàn Đào. Xung quanh kẻ địch luôn tìm cách bao vây, uy hiếp tứ bề (cười). Một ngày đầu tháng Giêng năm 1973, tại Sở chỉ huy Miền, sau khi nhận chỉ hụy của Trung ương, tôi với anh Trần Văn Trà cùng bàn bạc chọn nhân sự, phân công nhiệm vụ, chuẩn bị tài liệu, phương tiện thông tin liên lạc, dự kiến tình huống bất trắc… Tôi thay anh Trà chỉ huy thực hiện mọi công việc. Còn anh Trà lo Bộ Tư lệnh Miền để bàn phối hợp đấu tránh giữa chiến trường với bàn hội nghị. Anh Trần Văn Trà là trưởng đoàn, lúc đó mang quân hàm Trung tướng. Các phó trưởng đoàn gồm Đại tá Võ Đông Giang, Đại tá Đặng Văn Thu tức Đoàn Huyên sau này là Thiếu tướng, và tôi. Để giữ bí mật theo yêu cầu của Trung ương, lúc đó tôi lấy tên là Trần Quốc Minh, mang quân hàm Đại tá. Đoàn còn có các ủy viên gồm các anh: Nguyễn Văn Sĩ, Nguyễn Văn Hoàn, Dương Đình Thảo, Nguyễn Văn Tòng, Nguyễn Văn Tư cùng nhiều đồng chí ở các bộ phận khác. Ngoài

nhiệm vụ phó trưởng đoàn, tôi còn phụ trách trưởng Tiểu ban hai bên. Theo thỏa thuận, ngày 28 tháng 11 năm 1973, đoàn vào Sài Gòn bằng máy bay Mỹ lên đón tại sân bay Thiện Ngôn ở phía Bắc Tây Ninh. Nơi đây vốn là căn cứ của một chiến đoàn Mỹ chuyển giao cho quân đội Sài Gòn và bị ta đánh chiếm trong chiến dịch Nguyễn Huệ hồi năm 1972. Bên cạnh đó, đề phòng sự phản trắc của địch, ta chuẩn bị thêm một địa điểm khác cho đoàn. Đó là sân bay Lộc Ninh ở phía Bắc Bình Long, sát biên giới cam, cũng được giải phóng năm 1972. -Vì sao cuối cùng đoàn lại xuất phát tại Lộc Ninh? -Vì do địch giở trò phá hoại. Đúng như dự kiến, đến giờ hẹn, máy bay lên thẳng Mỹ không tới đón, mà thay vào đó là hai máy bay chiến đấu của quân đội Sài Gòn. Chúng lượn quanh sân bay Thiện Ngôn và ném bom hù dọa. Ngay tức khắc, ta lên án mạnh mẽ hành động lật lọng đó và quyết định chuyển điểm hẹn sang Lộc Ninh. Ta đòi Mỹ phải trực tiếp chịu trách nhiệm bảo đảm an toàn cho đoàn. Và ngày 1 tháng 2 năm 1973, ba đợt máy bay Mỹ đầu tiên đã lên đón. Lộc Ninh là thị trấn đông dân, được xem như thủ phủ của vùng giải phóng, nên đồng bào đến đưa tiễn đoàn đại biểu ta rất đông. Cờ, hoa, biểu ngữ tấp nập như ngày hội. Cũng từ đó, Lộc Ninh trở thành nơi đưa đón cho các chuyến bay liên lạc hàng tuần của đoàn ta ở trại David với cơ quan lãnh đạo chỉ huy Miền. -Và như vậy, Thiếu tướng cùng đoàn đại biểu đã đến điểm “hội Bàn Đào” -Chưa hết. Chúng tôi vừa xuống máy bay, quân cảnh Sài Gòn chờ sẵn ở Tân Sơn Nhất, liền cản ngăn và chửi rủa om sòm. Chúng bảo bọn Việt cộng ở trong rừng bị máy bay bắn chết hết, chỉ còn một vài đứa ốm yếu xanh xao, sao giờ lại có thăng to cao, mập mạnh, đỏ au thế này? Trong hồi ký của mình về thời điểm đó, anh Trần Văn Trà cũng nói rằng anh tin ở khả năng của tôi vì thôi thạo Sài Gòn, hiểu biết nhiều về địch và địch sẽ nể nang tôi do dáng người bề thế, trắng, mập, chững chạc… Lúc đó, trước sự truy cản của bọn quân cảnh Sài Gòn, tôi bảo anh Tư Bốn tức Nguyễn Hữu trí lại hỏi vì sao không cho mình đi. Tư Bốn tiến đến, tên chỉ huy quân cảnh ngạc nhiên: “Ủa anh Tư, sao anh ở đây?”. Tư Bốn: “Tao là trung tá tình báo Việt cộng”. Tên sĩ quan này vốn mắc nợ tiền Tư Bốn khi anh còn hoạt động bí mật ở Sài Gòn, nên hắn ngại liền giục bọn lính: “Thôi, tụi bay để anh Tư đi”. -Đã gần hai mươi lăm năm trôi qua, Thiếu tướng còn nhớ gì về hình ảnh trại David ở Tân Sơn Nhất? -Trước đó, nó là doanh trại của không quân Mỹ, nằm sát góc tây nam sân bay. Nghe nói, David vốn là tên của người lính Mỹ đầu tiên chết ở miền Nam Việt Nam. Khu doanh trại có hình chữ V, gồm ba dãy nhà gỗ quây quần thành chữ U. Trong lòng chữ U có vài căn nhà xây trệt dùng làm nơi sinh hoạt tập thể. Đường nội bộ trán nhựa, chạy giữa các dãy nhà. Có sân quần vợt, bóng rổ, bóng chuyền. Tôi nhớ anh Lê Đức Thọ và Phạm Hùng từng nói vui rằng, trại David là “vùng giải phóng đầu tiên của ta tại Sài Gòn” Hai đoàn đại biểu quân sự miền Bắc và miền Nam của ta ở đây hơn hai năm. Khi Sài Gòn vừa được giải phóng, trại David trở thành “đại bản doanh” đầu tiên của Bộ Tư lệnh Chiến dịch Hồ Chí Minh. Đối với tôi, trại David là điểm dừng chân đầu tiên khi trở về quê hương sau gần hai mươi năm xa cách. -Không những là tướng chỉ huy tình báo, Thiếu tướng còn là tướng chỉ huy trận mạc. Trong Chiến dịch Phước Long mở màn cuộc Tổng tấn công và nổi dậy mùa xuân 1975, xuất hiện giai thoại “Ba ông giải phóng hai bà” nghĩa là sao, thưa Thiếu tướng tướng? -(Cười) Ba ông là Năm Thạch tức Hoàng Cầm, Năm Ngà tức Nguyễn Minh Châu và Ba Trần là tôi. Ha bà là… Bà Đen và Bà Rá. Tôi là người trực tiếp chỉ huy trận đánh chiếm núi Bà Đen ở Tây Ninh, một trung tâm viễn thông chiến lược quốc tế, thu tin mã thám và là điểm chỉ đường cho B52 cùng các loại máy bay hiện đại. Đồng thời, lực lượng do tôi chỉ huy còn thu hút hỏa lực đối phương là Lữ đoàn Biệt kích dù 81 và hai phần ba phi cơ chiến đấu F5E Vùng 3 chiến thuật; kiềm chế Sư đoàn 25 bộ binh; phối hợp cùng cánh quân anh Năm Ngà đang đánh Tánh Linh, Võ Đắc với Sư đoàn 18 của địch; ngăn chặn không cho các lực lượng đối phương yểm trợ Phước Long-trận địa của Quân đoàn 4 do anh Hoàng Cầm chỉ huy.

Chiến dịch Phước Long là chiến dịch mà lần đầu tiên ta giải phóng hoàn toàn một tỉnh và giúp ta phát hiện rằng Mỹ không dám đưa quân sang nữa, để đi đến kế hoạch tác chiến giành thắng lợi quyết định, giải phóng hoàn toàn miền Nam. Trong cuốn sách Một chương bi thảm của Dương Hảo do Nhà xuất bản Quân đội nhân dân ấn hành, Đại tá Tham mưu trưởng Tổng cục Tiếp vận ngụy Phạm Bá Hoa đã cay đắng nói rằng: “Cái chính là thất bại Phước Long đã nói lên thế và lực của quân lực cộng hòa. Chỉ mới đánh một điểm ma đã không còn lực để đối phó, hỏi vị đánh nhiều nơi thì sẽ ra sao? Phước Long là sự kiện nói lên khá rõ hiệu quả chiến lược “Việt Nam hóa” đã thực hiện trong sáu năm qua. Trước đây, quân đội cộng hòa qua được nhiều hiểm nghèo là nhờ vào cứu viện của Hoa Kỳ. Họ đã cung cấp đủ mọi trang bị bù đắp tổn thất, đã chi viện hỏa lực hùng hậu, mãnh mẽ, thậm chí cả xung lực mới đủ sức chống đỡ. Nay trước thất bại đau đớn, mất cả một tỉnh mà Mỹ vẫn làm ngơ, mặc dầu ông Thiệu đã nhiều lần gặp Martin yêu cầu Mỹ can thiệp. Bộ Ngoại giao Việt Nam Cộng hòa cũng đã chính thức gởi công hàm, rồi tướng Khuyến đã điện đàm trực tiếp với Xmit (Trước cơ quan DAO)-Tất cả đều là con số không”. -Hình như những năm đầu của thập niên 1970, Thiếu tướng có đi làm nhiệm vụ quốc tế… -Có. Tôi sang nước bạn làm nhiệm vụ hai năm, từ 1970-1972. Nhưng… đây là bí mật quốc gia. -Được biết, Thiếu tướng là vị chỉ huy trực tiếp lực lượng vòng trong gồm đặc công và biệt động Sài Gòn trong chiến dịch Hồ Chí Minh. Thiếu tướng còn nhớ gì về diễn biến tình hình lúc đó? -Trước thắng lợi như chẻ tre của quân ta khắp các chiến trường, cũng như nắm được tình hình suy yếu cả tài lẫn lực của đối phương, Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương đã họp thông qua kế hoạch giải phóng Sài Gòn ngày 24 tháng 4 năm 1975. Từ ngày 21 đến 25 tháng 4, các cánh quân, các đơn vị đã đến Sở Chỉ huy chiến dịch nhận nhiệm vụ, mục tiêu. Bộ Tư lệnh chiến dịch gồm các anh: Tư lệnh Văn Tiến Dũng, Chính ủy Phạm Hùng, các Phó tư lệnh: Trần Văn Trà, Lê Trọng Tấn, Lê Đức Anh và Đinh Đức Thiện. Tôi nhận nhiệm vụ chỉ huy lực lượng vòng trong. Anh Nguyễn Văn Linh phụ trách phong trào vận động quần chúng nổi dậy. Anh Võ Văn Kiệt làm công tác tiếp quản thành phố. Anh Lê Đức Thọ, thay mặt Bộ Chính trị Trung ương Đảng, trực tiếp chỉ đạo chung. -Nhiệm vụ cụ thể của lực lượng vòng trong do Thiếu tướng phụ trách là gì? -Nhiệm vụ chủ yếu của các chiến sĩ đặc công và biệt động là đi tiên phong chiếm giữ và bảo vệ an toàn mười sáu cây cầu, mở đường cho các cánh quân; đồng thời “lót ổ” đánh chiếm ba mươi hai cơ sở kho tàng như: kho xăng, kho gạo, nhà máy điện, nước, khu vực lưu trữ hồ sơ của Đặc ủy Trung ương tình báo địch,… ngăn chặn sự phá hoại của địch trước khi chúng hoàn toàn thất thủ. -Mỗi lần cầm quân ra trận, Thiếu tướng thường suy nghĩ gì, nhất là trận đánh đó có thể gay cho ta nhiều tổn thất? -Đã ra trận thì phải chấp nhận hy sinh. Không chiến thắng nào không phải trả giá. Nhưng điều quan trọng là làm sao hạn chế tối đa thương vong cho chiến sĩ. Người chỉ huy phải xem sự hy sinh của chiến sĩ cũng là nỗi mất mát của chính mình. -Với Thiếu tướng, có khi nào gặp phải sự thất bại không? -Sao lại không! Tôi không bao giờ tán thành chuyện “trăm trận trăm thắng” cả. Bởi có thất bại mới có thành công. Và không ít lần chính tôi phải ôm đầu máu, cõng thương binh rút lui về. -Xin cảm ơn sự thẳng thắng của Thiếu tướng. -Trên chiến trường, chẳng có con đường nào dọn sẵn cho anh đâu! -Về trường hợp của tướng Dương Văn Minh, trong sự nghiệp chính trị của mình, ông ta đã hài lần lên đến đỉnh cao quyền lực. Lần thứ nhất, đứng đầu Hội đồng Quân nhân, lật đổ chính quyền Ngô Đình Diệm, lên làm quốc trưởng. Lần thứ hai, thay Trần Văn Hương làm tổng thống cuối

cùng của Việt Nam Cộng hòa. Có ý kiến cho rằng, cả hai lần nắm quyền ở Sài Gòn, tướng Dương Văn Minh đề làm lợi cho cách mạng: phá ấp chiến lược và đầu hàng vô điều kiện để tránh cho thành phố khỏi đổ nát. Thiếu tướng nghĩ sao? -Trước khi đầu hàng vô điều kiện, Dương Văn Minh có thông qua tổ điệp báo của ta liên lạc với trại David-Tân Sơn Nhất, đề nghị thành lập chính phủ ba thành phần. Tôi thừa lệnh anh Phạm Hùng, thảo liên tục mấy công văn trả lời dứt khoát rằng: chỉ có đầu hàng vô điều kiện mà thôi! Theo tôi, nếu ông Dương Văn Minh đầu hàng vào tối 28 sáng 29 tháng 4 năm 1975 để tránh cho Sài Gòn khỏi bị tàn phá, thì có thể đó là hành động đáng ghi nhớ. Nhưng, đằng này ông ta đầu hàng khi đại quân chỉ một guờ sau đã tiến chiếm đến dinh Độc Lập rồi. -Thưa Thiếu tướng, kỷ niệm nào đáng nhớ của riêng bản thân Thiếu tướng ngày đầu tiên đặt chân vào trung tâm Sài Gòn giải phóng? -Niềm xúc động, hân hoan của hàng triệu đồng bào chiến sĩ sau cuộc chiến kéo dài hai mươi năm. Riêng bản thân tôi, nhiệm vụ cho Tổ quốc đã hoàn thành. Đêm 30 tháng 4 năm 1975, vào khoảng gần một giờ khuya, trước sự có mặt đông đủ của nhiều đồng chí ủy viên Bộ Chính trị, ủy viên Trung ương Đảng và các tướng lĩnh tham gia chiến dịch, anh Phạm Hùng đã nói: “Bây giờ thắng lợi rồi, anh Trần Văn Trà đã hoàn thành nhiệm vụ. Với sự có mặt của các đồng chí tham gia chỉ huy chiến dịch, tất cả đều nhất trí thăng anh Trần Văn Trà hàm Thiếu tướng, nhận nhiệm vụ phó chủ tịch Ủy ban Quân quản về an ninh và quốc phòng, kiêm tư lệnh Bộ Chỉ huy Quân sự thành phố”. Một vinh dự mà tôi không hề nghĩ đến! -Về mạng lưới tình báo A22 của Vũ Ngọc Nhạ-Huỳnh Văn Trọng trước đó, Thiếu tướng có nắm được gì? -Khi tôi có mặt ở miền Nam thì tám mươi phần trăm mạng lưới tình báo này đã bị địch phát hiện và truy bắt. Một điều mà tôi lấy làm tiếc là về nhân vật Huỳnh Văn Trọng. Tôi muốn nói về cách đối xử không được thỏa đáng của ta đối với công lao của ông. Huỳnh Văn Trọng là một nhân sĩ trí thức yêu nước. -Với kinh nghiệm dày dạn của một nhà tình báo lão thành, theo Thiếu tướng đâu là thế mạnh cơ bản và quyết định sự thành công của ngành tình báo Việt Nam? -Lòng yêu nước. Chiến sĩ tình báo của ta không nhận được nhiều đôla như nhân viên CIA hay điệp viên các quốc gia khác. Mà sự hy sinh lại hết sức thầm lặng và lớn lao để góp phần tạo nên những chiến thắng. Biết bao chiến sĩ tình báo vô danh đã mãi mãi ngã xuống trong lòng địch. Đôi lúc, họ còn phải gánh chịu những nỗi đau không gì bù đắp nổi (trầm tư hồi lâu). Có người vì mất liên lạc với chỉ huy, đồng đội song vẫn lặng lẽ hoạt động với tinh thần tự giác, xả thân, nhưng lại cả đời phải chịu đựng nhiều thương tổn! Là một chiến sĩ tình báo, tôi hiểu hơn ai hết nỗi đau ấy. Tôi cũng tự hào trong hàng ngũ đã có những chiến sĩ lập công lớn được Nhà nước phong tặng anh hùng như các anh Tư Bốn, Bảy Vĩnh, Hai Trung, chị Ba, chị Tư Trầu, chị Sáu Biết… -Nhiều người đã từng nói và trên đây Thiếu tướng cũng nhắc lại rằng, cuộc chiến tranh của chúng ta là chiến tranh nhân dân, mọi thành bại do nhân dân quyết định. Vậy vai trò nhân dân ở đây cụ thể hóa thế nào, thưa Thiếu tướng? -À, tôi xin đơn cử một số thí dụ thế này. Hồi đánh Pháp, cánh quân báo hay đi về một làng ở Bửu Long, nay là điểm du kích thuộc tỉnh Đồng Nai. Ngày nọ, địch phát hiện, liền đem lính phục kích trên cánh đồng. Biết khi trời tối chúng tôi sẽ vềm một bác nông dân là cơ sở cách mạng, xách đèn dầu giả bộ đi soi ếch. Bác đi vào ổ phục kích, đạp lên đầu bọn lính Pháp đang nằm dưới ruộng. Chúng đứng dậy xí xô xí xà chửi bới om sòm. Thế là đằng xa, chúng tôi… thoát êm! Hay lần nọ ở Biên Hòa, chúng tôi sắp bị địch bao vây mà không biết. Một bà bán hàng biết lính đến, bảo đứa con mình giả bộ chạy trước, bà cầm roi chạy sau quất rượt về phía chúng tôi đang trú quân. Chạy ngang qua, bà bảo các chú đi nhanh đi chớ bọn hiến binh, biệt kích sắp bao vây thành phố rồi… Rất nhiều chuyện như thế. Thử hỏi nếu không dựa vào sự che chở, nuôi nấng, tiền bạc của nhân dân thì làm sao đánh địch được? Trong cuộc tổng tấn công Tết Mậu Thân năm 1968, cũng nhờ

sự che chở, giúp đỡ, tiếp tế, tải thương của nhân dân mà nhiều chiến sĩ, đơn vị mới thoát được vòng vây của địch, trở về chiến khu. -Vốn là một nhà tình báo quân sự, vì sao Thiếu tướng được đề bạt làm thứ trưởng Bộ Năng lượng kiêm trưởng Ban chỉ đạo xây dựng công trình thủy điện Trị An? Khi nhận nhiệm vụ hoàn toàn mới mẻ này, Thiếu tướng có e ngại? -Như tôi đã nói, tôi là người vốn rất thích ngành xây dựng. Sau giải phóng, tôi làm tư lệnh Quân khu 7 kiêm tư lệnh các lực lượng võ trang Thành phố Hồ Chí Minh. Tôi ra Bắc học ở Học viện Chính trị cao cấp Nguyễn Ái Quốc. Một lần, Tổng bí thư Lê Duẩn đến thăm, có nói đại ý: Chúng ta thắng lợi, giành được độc lập là sướng rồi. Nhưng có độc lập mà nước còn nghèo, dân còn đói thì chúng ta cũng chẳng sướng ích gì… Lời của đồng chí Tổng bí thư Lê Duẩn đã đem lại cho tôi nhiều suy nghĩ. Sau khi tốt nghiệp, tôi về Thành phố Hồ Chí Minh xin chuyển sang công tác xây dựng kinh tế, làm phó chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố. Trước tình hình thiếu điện trầm trọng, mà muốn công nghiệp hóa thì điện lực phải đi trước một bước, nên tôi đề ra phương án xây dựng công trình thủy điện Trị An, được toàn Hội nghị Thành ủy lần thứ 4 khóa III nhất trí. Anh Võ Văn Kiệt thay mặt cho nhân dân miền Nam đề nghị với Trung ương cho xây dựng thủy điện Trị An, với phương châm “Nhân dân-Nhà nước cùng làm”. Sau một thời gian nghiên cứu với sự tham vấn của các chuyên gia trong và ngoài nước, tôi cùng nhiều đồng chí cách mạng lão thành đã lặn lội khắp nơi vận động, tập hợp sức người sức của trong nhân dân. Đồng thời, tranh thủ sự viện trợ quốc tế của các nước anh em, nhất là Liên Xô. -Bây giờ mỗi lần trở lại Trị An, điều gì thường gợi lên trong lòng Thiếu tướng trước tiên… -Tôi không bao giờ quên những hình xảnh xúc động như: một ca sĩ nổi tiến trước khi mất đã viết di chúc hiến lại một nửa gia sản cho công trình thủy điện Trị An. Một em bé đã đập con heo đất. Một ông già mù ở Bắc Mỹ Thuận khi hay tin đoàn vận động cho Trị An đi qua, đã vét túi mình được 10 đồng, liền đem 5 đồng đến góp vào thùng. Và biết bao hình ảnh đáng nhớ khác nữa vì dòng điện, vì tương lai đất nước. Gần một trăm công nhân đã ngã xuống ở Trị An vì sốt rét ác tính. Sự tự di dời của hàng trăm hộ dân không chút phiền hà. Tấm lòng cao cả, nhiệt thành của các chuyên gia Liên Xô… -Thời ở B2, Thiếu tướng sống gần gũi với ai nhiều nhất? -Nguyễn Chí Thanh và Phạm Hùng. Hai anh rất quí tôi và tôi cũng hết sức thương yêu các anh. -Thiếu tướng còn nhớ gì về hình ảnh Đại tướng Nguyễn Chí Thanh. -Một nhà lãnh đạo, một vị tướng tài ba và giản dị, khiêm tốn, có sức thuyết phục lớn. Anh rất được Bác Hồ và Trung ương tin cẩn khi giao trọng trách vào lãnh đạo cuộc chiến đấu chống Mỹ ở miền Nam. -Thế còn cố Thủ tướng Phạm Hùng? -Anh Phạm Hùng cũng là một cán bộ hàng đầu trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, an ninh quốc phòng, từng được giao nhiều trọng trách trong Đảng, chính phủ và quân đội, đã hiến dâng cả đời mình cho sự nghiệp cách mạng dân tộc. Anh là nhà lãnh dạo có tầm nhìn xa về chiến lược, là một con người thẳng thắn, khẳng khái, đầy bản lĩnh, được truyền tụng qua nhiều giai thoại. Khianh còn rất trẻ, bị địch bắt giam ở Mỹ Tho. Anh bị thực dân Pháp kết án tử hình hai lần. Nghe nói khi tòa xử kết án tử hình anh lần thứ hai, anh dõng dạc nói thẳng vào mặt bọn quan tòa rằng: Mỗi người chỉ có một cái đầu, lần trước các ông đã xử tôi tử hình rồi, còn đầu nào nữa mà lại đòi chém! Chẳng lẽ còn cái đầu “con c” cũng muốn chém luôn sao? Nhờ phong trào đấu tranh của quần chúng và Hội Hồng thập tự Pháp vận động chống án tử hình cho anh, nên anh được giảm xuống án chung thân khổ sai đày đi Côn Đảo. Ở trong tù, Phạm Hùng luôn là tấm gương đấu tranh kiên cường, là ngọn cờ đầu đối mặt với chế độ khắc nghiệt lao tù. Thời chống Mỹ, được làm việc bên anh, tôi học được rất nhiều điều từ con người anh hùng ấy. Anh hay bảo, trong công việc phải sáng tạo, không được phụ thuộc hoàn toàn người

khác.Có lần, anh còn bảo: “Không được nghe lời vợ”. Tôi nói vui: ”Làm gì có vợ ở đây mà nghe lời!”. Anh cười: “Độc lập rồi hẳn biết”. Mà đúng thật. Hòa bình rồi, tôi thấy thiên hạ thường đi cửa sau, bằng cách đút tiền của lo lót thông qua các bà vợ… Anh Phạm Hùng đã ra đi nhưng tên tuổi anh gắn liền với những chiến công đánh Mỹ, với xây dựng đất nước như công trình thủy điện Trị An, vẫn sống mãi trong ký ức nhân dân, nhất là nhân dân phía Nam Thành phố Hồ Chí Minh. -Thưa Thiếu tướng, từ tướng tình báo đến tướng kinh tế, đóng góp nhiều công lao cho đất nước, vậy còn với gia đình… -Như các anh em khác, gia đình thì phần lớn nhờ vào bà nhà. Bà ấy nguyên là cán bộ binh vận. Chúng tôi gặp nhau trong chiến khu từ năm 1946, thương yêu nhau, quyết định báo với cơ quan hai bên đi đến thành hôn. Vừa là đồng chí, vừa là vợ chồng, chúng tôi giúp đỡ nhau đi suốt hai cuộc kháng chiến lẫn thời bình. Bốn đứa con chúng tôi, hai trai, hai gái đều đã trưởng thành và đều là quân nhân. -Lúc Thiếu tướng ở chiến khu, bà nhà sống tại đâu? -Ở quê nhà Hóc Môn. Khi tôi vào làm việc ở trại David-Tân Sơn Nhất, sau thời gian điều tra gắt gao, địch phát hiện lai lịch tôi và gia đình. Biết mình đã bị lộ, tồi liền bí mật điện gấp cho bà ấy nhanh chóng đưa gia đình vào chiến khu. Và đúng như dự đoán, gia đình tôi chuyển đi đêm trước thì sáng hôm sau mật vụ ập đến nhà… -Thời trẻ, Thiếu tướng “phong độ” như vậy, ngoài bà nhà ra, hỏi nhỏ Thiếu tướng, có cô gái nào “chết” vì Thiếu tướng không? -(Cười). Sao lại không? Thời tôi ra Bắc học tập, nhiều cô gái Hà Nội rất xinh đẹp là em gái các bạn đồng đội, có cảm tình với tôi. Nhưng tôi không dám bước tới, vì nhiệm vụ rất nặng nề và đặc biệt là tôi sắp về Nam chiến đấu. -Xin cảm ơn Thiếu tướng đã dành cho buổi trò chuyện cở mờ và thân tình. -Nói chuyện về quá khứ để hướng đến tương lai là điều tốt. Qua đây, cho tôi gởi lời chào thân ái đến đồng bào, đồng chí, nhất là các chiến sĩ tình báo, đặc công, biệt động Sài Gòn nhân ngày 30 tháng Tư lịch sử. Trước khi chia tay, tướng Trần Văn Danh đưa tôi đi xem một số kỷ vật trong căn phòng lưu niệm đầy tự hào của ông ở cư xá Bắc Hải. Từ những khẩu súng sáng choang như còn phảng phất mùi chinh chiến đến bức tranh toàn cảnh Nhà máy thủy điện Trị An. Từ các tượng danh nhân đến những tấm huân chương công trạng… Tất cả được bao bọc cẩn thận, đặt thật trang trọng. Vị tướng già hóa thành người thuyết minh rất có duyên đối với các “bảo vật” của mình. --------------------------------------------------------các bác cho tôi xen ngang chút sau đây là danh sách tướng lĩnh Việt Nam:

Đại Tướng: Quân Đội Nhân Dân: 1. Võ Nguyên Giáp 2. Nguyễn Chí Thanh 3. Văn Tiến Dũng 4. Hoàng Văn Thái 5. Lê Trọng Tấn 6. Lê Đức Anh 7. Nguyễn Quyết 8. Chu Huy Mân 9. Đoàn Khuê

10. Phạm Văn Trà Công An Nhân Dân: 1.Mai Chí Thọ 2.Lê Hồng Anh

Một số Thượng tướng tiêu biểu: Quân Đội Nhân Dân Việt Nam: 1.Chu Văn Tấn chỉ huy Cứu Quốc Quân 2.Trần Văn Trà tư lệnh Quân giải phóng miền Nam 3.Trần Nam Trung 4.Giáp Văn Cương 5.Đinh Đức Thiện 6.Phùng Thế Tài 7.Nguyễn Hữu An 8.Hoàng Minh Thảo 9.Hoàng Cầm 10.Đào Đình Luyện 11.Lê Khả Phiêu 12.Nguyễn Huy Hiệu (Thứ truởng Bộ Quốc Phòng) 13.Phùng Quang Thanh (Thứ trưởng Bộ Quốc Phòng - Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam) 14.Lê Văn Dũng (Chủ nhiệm Tổng cục Chính Trị) 15.Nguyễn Nam Khánh (nguyên Chủ nhiệm Tổng cục Chính Trị) 16.Nguyễn Văn Rinh (Thứ trưởng Bộ Quốc Phòng) 17.Phan Trung Kiên (Thứ trưởng Bộ Quốc Phòng) 18.Nguyễn Hữu An (người chỉ huy của chiến dịch Ia-đrăng sau này ông làm Giám đốc Học viện Quốc Phòng) 19.Nguyễn Văn Được (Thứ truởng Bộ Quốc Phòng) 20.Nguyễn Thế Trị (Giám đốc Học viện Quốc Phòng) 21.Nguyễn Trọng Xuyên (Nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc Phòng) ............................... Trong lực lượng Hải quân Nhân dân Việt Nam, quân hàm tương đương là Đô đố Công an Nhân dân Việt Nam 1. Cao Đăng Chiêm 2. Bùi Thiên Ngô 3. Lê Minh Hương 4. Lê Thế Tiệm 5. Nguyễn Văn Hưởng 6. Nguyễn Khánh Toàn 7. Nguyễn Văn Tính ................................. To thainhi_vn: - Thứ nhất, ở VN, cấp thiếu tướng chỉ huy từ cấp sư trở lên mà dịch chỉ là BrigGen thì chuối quá! => cái này thôi, em miễn bàn. Không phải bác nào dịch cũng biết cấp bậc, chức vụ rồi đủ thứ hầm bà lằng trong quân đội. Tạm tha!

- Thứ hai, tướng Lê Thiết Hùng được phong quân hàm Đại hiệu (đại tá) của Quốc dân Đảng Trung Quốc, chưa lên đến tướng. => Nhất trí với bác! - Những thông tin chính về tướng Lê Thiết Hùng và tướng Nguyễn Sơn tôi đã có post bên Wiki. Các bác nào uyên bác, mong góp ý. =>Bác cho em cái link! Chậc, em sẽ chi tiết hơn bác thainhi_vn một chút. Cái này là của nhà báo Đặng Vương Hưng viết theo tư liệu của gia đình Tướng Lê Thiết Hùng cung cấp.

Chuyện về người được phong hàm tướng đầu tiên của quân đội ta Ông được kết nạp vào Đảng từ khi Đảng ta chưa chính thức thành lập (1929); được phong hàm Thiếu tướng khi quân đội ta còn chưa ai có cấp hàm (1946), ba lần vinh dự được Bác Hồ trực tiếp đặt tên, từng khoác áo đeo lon Đại tá của quân đội Tưởng Giới Thạch, nhưng lại có một thời là nhà tình báo xuất sắc của Hồng quân Trung Quốc… Cuộc đời hoạt động cách mạng của ông có nhiều chuyện còn ít người biết đến và ly kỳ như những huyền thoại… Đó chính là Tướng Lê Thiết Hùng (tên khai sinh là Lê Văn Nghiêm). Được đồng chí Lý Thuỵ (Bác Hồ) kết nạp vào “Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí hội” Theo một tờ “Phiếu tình báo” do Nha Cảnh sát và An ninh của chính quyền Pháp ở Đông Dương lập tháng 1-1933 thì: Lê Văn Nghiêm (tức Lê Quốc Vọng, tức Lê Như Vọng, tức Lê Trị Hoàn) sinh năm 1908 trong một gia đình nông dân ở làng Đông Thôn, xã Thông Lạng, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An. Cha ông là Lê Văn Nghiệm (tức Lê Bá Thi, người đã tham gia khởi nghĩa Phan Đình Phùng, sau đó ủng hộ phong trào Đông du của Phan Bội Châu). Đầu năm 1923, vừa qua tuổi thiếu niên, được người cha khích lệ, Lê Văn Nghiêm đã cùng một đoàn 12 người sang Thái Lan, do ông Võ Trọng Ba, hội viên Quang Phục hội, dẫn đầu. Trong đoàn này có những người sau này rất nổi tiếng như Lê Huy Doãn (tức Lê Hồng Phong-chú họ của Lê Thiết Hùng) và Phan Đài (tức Phạm Hồng Thái)… Ông Lê Văn Nghiêm đã tiễn con trai một quãng đường dài. Để có tiền ăn đường, vợ chồng ông đã phải cầm một sào ruộng lấy mười đồng bạc. Trước khi chia tay, ông Nghiệm xúc động dặn con trai: “Đi đâu, làm gì con cũng phải cố mà học cho giỏi, thấy việc nghĩa thì làm, gắng giữ lấy nền nếp gia phong của dòng họ mình. Con hãy thay cha làm những việc lớn mà cha chưa làm được. Từ nay, cha đổi tên cho con là Lê Như Vọng. Con là hy vọng của gia đình ta đó”. Một năm sau, Tâm Tâm xã (tổ chức vừa tách ra từ Quang Phục hội, được đồng chí Lý Thuỵ-tức lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc-hướng dẫn đi theo con đường cách mạng mới), từ Trung Quốc gửi thư về triệu tập một số thanh niên ưu tú nhất sang Quảng Châu hoạt động. Vì không đủ tiền lộ phí, nên chỉ có 3 người là Lê Hồng Phong, Phạm Hồng Thái và Lê Quảng Đạt đi trước… Thật bất ngờ, chỉ vài tháng sau đó, tiếng bom của liệt sĩ Phạm Hồng Thái cho nổ ngày 18-6-1924, nhằm giết tên toàn quyền Pháp Méclanh, đã dội về làm chấn động toàn cõi Đông Dương… Mùa thu năm 1924, Lê Như Vọng cùng một người nữa là TRương Văn Lĩnh đến lượt được chọn. Hai người bí mật đến Băng Cốc rồi lên tàu biển đi Hồng Công. Sau đó, họ đáp canô đến Quảng Châu… Hai người ở Quảng Châu được ít ngày thì có người đàn ông trạc ngoài ba mươi tuổi đến gặp. Người này khoác một chiếc áo bađờxuy màu tro đã sờn cổ, chân đi giày da cũ. Khi ông bỏ chiếc mũ cát bạc màu ra, người ta dễ nhận thấy vần trán cao thông minh, đôi mắt rất sáng và đầy tự tin. Bằng giọng nói đồng hương Nghệ An thân thuộc và ấm áp, ông tự giới thiệu: “Tôi là Lý Thuỵ, được tổ chức phân công trực tiếp làm việc với hai anh”. Sau khi tìm hiểu hoàn cảnh gia đình của mỗi người và tình hình trong nước, đồng chí Lý Thuỵ đã hướng dẫn họ tự học bằng cách đọc các loại sách báo Trung Quốc… Một lần, gặp ông Hồ Tùng Mậu, Lê Như Vọng đã đánh bạo mang thắc mắc của mình ra hỏi: “Có

phải đồng chí Lý Thuỵ cũng chính là Nguyễn Ái Quốc không?”. Ông cười và bảo: “Điều này thì tôi không rõ. Nhưng chắc chắn đồng chí Lý Thuỵ là nhà cách mạng yêu nước và rất có uy tín trong Quốc tế Cộng sản”. Một hôm, đồng chí Lý Thuỵ hẹn gặp riêng Lê Như Vọng tại một công viên. Khi xung quanh vắng vẻ, chỉ có hai người, Lý Thuỵ bỗng tuyên bố: “Hôm nay tôi muốn giới thiệu anh vào “Thanh niên cách mạng đồng chí hội”, anh nghĩ sao?”. Vì bất ngờ, Lê Như Vọng xúc động quá, mãi mới nói nên lời. Anh xin thề sẽ cống hiến hết sức hết lòng và sẵn sàng xả thân vì cách mạng. Mùa hè năm 1925, Trường võ bị Hoàng Phố khai giảng khoá mới. Để có điều kiện học thêm tiếng Trung Quốc và tìm hiểu kiến thức quân sự sau này phục vụ cách mạng, Lê Như Vọng và một số thanh niên yêu nước Việt Nam khác được tổ chức bố trí dự thi và đã trúng tuyển. Hồi đó, Trường quân sự Hoàng Phố là một trường võ bị của Quốc dân đảng, do Chính phủ của ông Tôn Dật Tiên (Tôn Trung Sơn) lập ra và có khá nhiều đảng viên Cộng sản tham gia lãnh đạo (trong đó có Chu Ân Lai). Hiệu trưởng nhà trường lúc ấy là Tưởng Giới Thạch và Giám đốc là Lý Tế Thâm. Nhà trường được tổ chức theo mô hình của Hồng quân Liên Xô, do các chuyên gia quân sự Liên Xô giảng dạy, và phần lớn trang bị kỹ thuật đều do Liên Xô giúp đỡ… Đó là điều làm Lê Như Vọng phấn khởi nhất, vì anh có mơ ước được sang Liên Xô từ lâu mà chưa có điều kiện. Tuy nhiên, khoá học của anh đã gặp phải thời kỳ không thuận lợi: Sau cái chết của ông Tôn Dật Tiên (3-1925)-người đứng đầu Quốc dân đảng-Tưởng Giới Thạch bắt đầu phản bội lại đường lối “thân Nga, dung Cộng, phù trợ công nông” và thực hiện mưu đồ tiếm quyền lãnh đạo Quốc dân đảng. Lợi dụng cương vị Tổng Tư lệnh quân đội và Hiệu trưởng Trường võ bị Hoàng Phố, Tưởng đã nhiều lần điều học viên đi tiễu phạt các đơn vị không chịu phục tùng ông ta… Và khoá của Lê Như Vọng đã bị điều đi đánh nhóm quân phiệt Trần Quýnh Minh… Trong số 700 học viên theo học Trường võ bị Hoàng Phố cùng khoá đó thì có tới gần 100 là người Việt Nam. Đa số đó là những thanh niên cách mạng chân chính, nhưng cũng có cả một số phần tử cơ hội, phản động của Trương Bội Công và Nguyễn Hải Thần đưa vào, nhằm tự đề cao uy tín và chuẩn bị cho các hoạt động của họ về sau… Lúc này, Nguyễn Hải Thần tự xưng là chủ tịch một bộ phận Quốc dân đảng ở Quảng Châu và rước tên tướng phỉ Đàm Dăm Tây ở biên giới Việt-Trung về làm chỉ huy quân sự. Nguyễn Hải Thần nhiều lần tỏ ý muốn lôi kéo toàn bộ số thanh niên Việt Nam đang theo học Trường võ bị Hoàng Phố phục vụ cho bọn hắn. Lê Như Vọng đã báo cáo với cấp trên, đề nghị cho phá tan âm mưu của tổ chức phản động này vì chúng chỉ quen ăn cướp, đầu cơ chính trị, đã lôi kéo, lừa phỉnh được khá nhiều người… Đồng chí Lý Thuỵ đã ủng hộ kế hoạch đó và anh đã thành công. Hai ngày sau, đồng chí Lý Thuỵ tìm gặp. Sau khi biểu dương thành tích của Lê Như Vọng, Người đưa cho anh chút tiền và bảo đi mua một con gà. Thịt gà xong, đồng chí Lý Thuỵ đặt con gà lên đĩa rồi tuyên bố: “Hôm nay, tôi giới thiệu anh vào Thanh niên cộng sản đoàn”! Và giục: “Anh thề đi! Thề rằng phải trung thành với Tổ quốc. Nếu không sẽ chết như con gà này!”. Lê Như Vọng đứng lên giơ tay: “Tôi xin thề suốt đời trung thành với Tổ quốc, quyết tâm theo tổ chức, đoàn kết chống Pháp, giành độc lập cho nước nhà”! Đồng chí Lý Thuỵ gật đầu hài lòng và bảo: “Kể từ hôm nay, tôi đổi tên đệm cho anh “Như Vọng” thành “Quốc Vọng”, nghĩa là luôn nhớ về Tổ quốc, và là niềm hy vọng của Tổ quốc. Ngày 11-12-1927, cuộc khởi nghĩa Quảng Châu đã nổ ra. Lực lượng chính là anh em thợ thuyền, binh lính dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã vùng lên giành chính quyền trong ba hôm. Một số chiến sĩ cách mạng Việt Nam, trong đó có Lê Quốc Vọng, đã sát cánh chiến đấu cùng những người Cộng sản Trung Quốc với tình cảm quốc tế cao cả. Nhưng do lực lượng quá chênh lệch, bọn phản động Quốc dân đảng dưới sự yểm hộ của hạm đội đế quốc đã phản công khiến cho cuộc khởi nghĩa mau chóng thất bại và bị dìm trong biển máu. Rất may là Lê Quốc Vọng chưa bị lộ. Sau cuộc khởi nghĩa bất thành, anh đã cùng các học viên khác của trường chuyển lên Nam Kinh tiếp tục học tập và đã tốt nghiệp loại ưu… Khoác áo sĩ quan Tưởng Giới Thạch… để giúp cách mạng Trung Quốc Nhận quyết định bổ nhiệm sĩ quan trợ lý tham mưu trung đoàn trong quân đội Tưởng, Lê Quốc Vọng rất băn khoăn: Theo kế hoạch, sau khi học xong Trường võ bị Hoàng Phố, anh sẽ được bố trí đi Liên Xô học tập tiếp hoặc trở về Tổ quốc phục vụ cách mạng. Bây giờ tính sao đây? Đang

bối rối thì có chỉ thị của đồng chí Lý Thuỵ: Tình hình đã thay đổi. Đảng Cộng sản Trung Quốc bị thiệt hại nặng nề sau một số cuộc khởi nghĩa bất thành. Bạn chính thức đề nghị ta giúp đỡ, cụ thể là cài người vào hàng ngũ quân đội Tưởng. Bởi thế, Lê Quốc Vọng sẽ không đi Liên Xô học tập và cũng không về nước. Tổ chức yêu cầu anh nhận nhiệm vụ làm sĩ quan Quốc dân đảng. Anh cần tích luỹ thêm kinh nghiệm để sau này trở về phục vụ cách mạng trong nước; nhưng trước mắt cần thực hiện tốt các nhiệm vụ quốc tế do Đảng bạn yêu cầu giúp đỡ”. Trước khi chia tay, người đại diện tổ chức đã trao đổi rất kỹ mệnh lệnh công tác, tín hiệu, địa chỉ liên lạc khi cần và nói: “Từ nay, đồng chí Lý Thuỵ đặt cho anh một mật danh là “Cây gỗ mun”, nhớ lấy nhé”! (Đó là lần thứ hai trong đời, Tướng Lê Thiết Hùng được Bác Hồ đặt tên. “Cây gỗ mun” được hiểu theo cả nghĩa bóng và nghĩa đen: Một là, ông có nước da hơi ngăm đen; hai là, Bác mong muốn dù phải hoạt động trong lòng địch, nhưng phải tuyệt đối trung thành, vững vàng và bền chắc, không bao giờ bị mối mọt như… “cây gỗ mun” vậy!) Lê Quốc Vọng đã hoàn thành xuất sắc bài sát hạch cuối cùng, được phong hàm trung uý và nhận quyết định về một trung đoàn bộ binh. Với cấp hàm này, anh có thể nhận chức Đại đội phó. Nhưng vì muốn tìm hiểu thêm đơn vị cơ sở trong quân đội Tưởng, nên anh chỉ xin nhận chức Trung đội trưởng, khiến cho viên chỉ hy trung đoàn ngạc nhiên hết sức. Nhưng anh chỉ mỉm cười và lặng lẽ làm tốt mọi việc được giao khiến cho cấp trên rất hài lòng; anh em binh lính trong đơn vị cũng rất thích sự gần gũi, giản dị và cách sống tình cảm của “ngài sĩ quan trẻ”… Giữa lúc ấy, Đảng bạn cử người đến bắt liên lạc, đề nghị Lê Quốc Vọng giúp đỡ “cài cắm” vào một tiểu đội một người đã được bạn chọn lựa trước. Kết quả là sau khi được huấn luyện, trang bị hoàn chỉnh,các đơn vị ấy đều bỗng nhiên bị “mất tích” và trở thành quân cách mạng cả… Hồi ấy, việc đào ngũ trong quân đội Tưởng được coi như… chuyện vặt! Bởi lính càng đào ngũ nhiều, thì cấp trên càng có cơ hội lập ra con số ma để hưởng lợi! Mùa đông năm 1928, liên minh của Tưởng giành được nhiều lợi thế quân sự. Lê Quốc Vọng đã được thăng chức Đại đội trưởng. Đơn vị của anh bị điều lên làm nhiệm vụ sát biên giới Liên Xô… Nhưng ở xa như vậy thì chẳng có lợi gì cho cách mạng, nên vài tháng sau, theo yêu cầu của Đảng bạn là cần người thường xuyên đi lại làm nhiệm vụ trên tuyến xe lửa Thượng Hải-Nam Kinh-Hán Khẩu, Lê Quốc Vọng đã làm đơn xin chuyển về Nam Kinh và trở thành… sĩ quan đường sắt. Với cương vị mới, Lê Quốc Vọng có thể lên xuống bất kỳ đoàn tàu nào. Và anh đã thực hiện giúp đỡ Đảng bạn khá nhiều “đặc vụ” trót lọt: đó là việc vận chuyển những vali tài liệu mật, vũ khí trang bị theo yêu cầu của cách mạng Trung Quốc, thậm chí, có lần còn tiến hành cả kế hoạch đánh tráo và giải thoát cho tù chính trị thành công. Tháng 8-1929, Lê Quốc Vọng bỗng nhận được chỉ thị phải lên ngày Thượng Hải. Thật bất ngờ, anh đã được gặp lại đồng chí Lý Thuỵ trong một ngôi nhà nhỏ thuộc tô giới Anh. Thì ra, sau khởi nghĩa Quảng Châu, để tránh sự truy lùng của mật thám, đồng chí Lý Thuỵ đã phải sang Thái Lan, qua Liên Xô rồi trở về Trung Quốc… Sau khi hỏi thăm tình hình sức khoẻ và công tác của Lê Quốc Vọng, đồng chí Lý Thuỵ nói: “Phong trào cách mạng ở Việt Nam đang phát triển mạnh và cần rất nhiều cán bộ. Tổ chức đã có ý định cử anh về nước công tác cùng một số đồng chí khác. Nhưng Đảng bạn lại rất tín nhiệm anh, họ tha thiết đề nghị anh ở lại. Trong vỏ bọc là sĩ quan Tưởng, anh sẽ giúp đỡ cho cách mạng Trung Quốc được nhiều nữa… Bởi vậy, tổ chức yêu cầu anh tiếp tục công tác cho Đảng bạn. Anh nghĩ sao?”. Lê Quốc Vọng đáp: “Tôi xin tuyệt đối chấp hành ý kiến của tổ chức”! -Thế thì rất tốt! Sắp tới, có khả năng Tưởng sẽ huy động lực lượng quân sự lớn để mở những cuộc tấn công quy mô, hòng tiêu diệt cơ quan đầu não của Đảng Cộng sản và cách mạng Trung Quốc… Nhiệm vụ của anh là bằng mọi các theo dõi nắm chắc âm mưu của quân Tưởng; nếu có thể, lấy được bản kế hoạch tấn công của chúng là tốt nhất, rồi báo ngay cho phía bạn biết để có kế hoạch kịp thời đối phó… Việc này rất khó, liệu anh có làm được không? Lê Quốc Vọng không đắn đo trả lời ngay: “Tôi sẽ cố gắng hết sức, dù phải hy sinh tính mạng cũng cam lòng”. -Phải hoàn thành nhiệm vụ, nhưng không được hy sinh mới là giỏi. Muốn vậy, phải tìm được người cộng tác giúp đỡ tin cậy. Anh đã nghĩ đến ai chưa? -Thưa đồng chí, ông Hồ Học Lãm là người có khả năng giúp chúng ta rất nhiều việc.

Đồng chí Lý Thuỵ trầm ngâm hút hết điếu thuốc, suy nghĩ rồi gật đầu: “Tôi cũng nghĩ thế. Nhưng vì việc này rất nguy hiẻm, nên anh phải hết sức thận trọng đề giữ gìn an toàn cho ông và gia đình ông”… Đồng chí Lý Thuỵ đã phân tích kỹ tình hình cách mạng của Trung Quốc. Những khó khăn mà Đảng bạn đang gặp phải. Mối liên quan giữa cách mạng Trung Quốc và cách mạng Việt Nam. Cuối cùng, đồng chí nhấn mạnh: Bạn đề nghị ta giúp việc gì thì phải làm cho thật tốt, bởi ta giúp bạn nhưng cũng là giúp mình, phải coi như việc của nhà mình vậy! Nên ai được tổ chức phân công cũng phải hết sức cố gắng. Lê Quốc Vọng hứa sẽ hoàn thành tốt nhất mọi nhiệm vụ được giao. Đồng chí Lý Thuỵ xem đồng hồ, rồi bỗng chuyển vị trí ngồi đối diện với anh, vẻ mặt rất nghiêm trang và nói rất rành rọt: -Hôm nay, tôi muốn thông báo với anh một việc quan trọng…-Ngừng một chút như để trấn tĩnh vì xúc động, đồng chí Lý Thuỵ-Tôi tuyên bố kết nạp anh vào Đảng Cộng sản Việt Nam. Quá bất ngờ vì xúc động, Lê Quốc Vọng lặng đi hồi lâu rồi bỗng hỏi: “Thưa đồng chí, nước Việt Nam ta có Đảng Cộng sản rồi sao?”. -Đúng vậy! Đảng ta đã có từ nhiều năm rồi. Đảng ở trong trái tim những người yêu nước chân chính như tôi, anh và nhiều đồng chí khác. Bởi vì hai mươi triệu đồng bào ta đang mong chờ cách mạng và khao khát độc lập, tự do. Lê Quốc Vọng rưng rưng nước mắt. Năm ấy, anh vừa qua tuổi hai mươi. Đó là một buổi sáng mùa thu, trời se lạnh, chỉ có hai người trong một ngôi nhà nhỏ ở thành phố Thượng Hải… Ngày mà cho đến cuối đời mình, Tướng Lê Thiết Hùng mãi mãi không bao giờ quên! Người cộng sự đắc lực là một “yếu nhân” trong Bộ Tổng tham mưu quân đội Tưởng Đã từ lâu, Lê Quốc Vọng được giới thiệu về ông Hồ Học Lãm: một nhân sĩ Việt Nam yêu nước, có cha từng tham gia phong trào Cần Vương, đã bị giặc Pháp sát hại; và vợ là con gái một tướng tài của cụ Phan Đình Phùng. Chỉ vì hoàn cảnh bất đắc dĩ mà ông phải làm việc trong Cục Tác chiến Bộ Tổng tham mưu quân đội Tưởng Giới Thạch… Bởi thế trong một đêm khuya ở tư dinh của Hồ Học Lãm, Lê Quốc Vọng đã thẳng thắn đặt vấn đề nhờ ông tìm cách lấy các bản kế hoạch tấn công của quân đội Tưởng vào khu căn cứ Xôviết của Đảng Cộng sản Trung Quốc… Hồ Học Lãm đã nhận lời. Chẳng những thế, ông còn không giấu giếm mà tâm sự: Tuy thể xác hình hài mình là sĩ quan Quốc dân đảng, nhưng linh hồn và trái tim ông luôn hướng về cách mạng. Nếu tổ chức cần, ông sẵn sàng về nước tham gia chỉ huy quân sự hoăc làm bất cứ nhiệm vụ gì… Hồ Học Lãm còn bảo, việc lấy các tài liệu mật là rất khó, chỉ cần một sơ xuất nhỏ cũng có thể nguy hiểm tính mạng, nên phải hết sức thận trọng. Thế là bỗng nhiên, Lê Quốc Vọng đã trở thành một chiến sĩ tình báo của Hồng quân Trung Quốc. Và cộng tác với anh là một “yếu nhân” của quân đội Tưởng Giới Thạch. Hồi đó, Bộ Tổng tham mưu của quân đội Tưởng do các cố vấn quân sự của Đức trực tiếp chỉ đạo và tổ chức theo mô hình của quân đội phát xít Đức. Bởi vậy, kỷ luật hết sức nghiêm ngặt và khắt khe, nhất là việc quản lý hồ sơ và tài liệu mật. Người nào làm việc gì chỉ biết việc đó. Hết giờ làm việc, tất cả đều được niêm phong và gửi vào két sắt bảo mật, nghiêm cấm mang bất cứ tài liệu gì về nhà… Để có các tài liệu mật do Lê Quốc Vọng, ban ngày ông Hồ Học Lãm đã phải đọc kỹ và “nhập tâm”, buổi tối về nhà thì nhớ lại và chép ra từng câu từng ý, vẽ lại bổ sung vào bản đồ đã được chuẩn bị trước… Ngoài ra, ông còn chi khá nhiều tiền, vàng làm quà cáp và ăn nhậu với các sĩ quan khác để moi thêm tin tức. Chưa yên tâm, để kiểm chứng, xác minh các nguồn tin quan trọng, Hồ Học Lãm còn kiếm cớ “đi kiểm tra” để xuống một số sư đoàn, đơn vị sắp tham chiến xem thực hư thế nào… Tất cả những thông tin đó được hai người sàng lọc, thống nhất rồi Lê Quốc Vọng chuyển cho phía bạn, cũng bằng phương pháp… “nhập tâm” và nhớ lại là chính. Trong khoảng mùa hè và mùa thu năm 1930, nhiều nguồn tin tình báo quan trọng đã tới tấp chuyển về Bộ chỉ huy tối cao Hồng quân Trung Quốc. Từ những “chuyện nhỏ” như: Quân Tưởng đã cấm chở thóc gạo xuôi theo sông Nha Thuỷ và Cống Giang; nhiều sĩ quan quê ở Phúc Kiến, Giang Tây vừa được điều về Bộ Tổng tham mưu… Các sư đoàn của các tướng Trương Huy Tân, Đàm Đà Huyên, Lưu Hoà Dĩnh vừa được tăng quân và trang bị vũ khí ra sao v.v… Cho đến những “chuyện tày đinh”: Kế hoạch tiến công vào cơ quan đầu não Đảng Cộng sản Trung Quốc do chính tay Tưởng Giới Thạch phê chuẩn; phạm vi và mục tiêu các cuộc tấn công ở vùng tứ

giác La Lâm, Nghi Hoàng, Lê Xuyên, Thuỵ Kim… Binh lực tham gia tấn công từng giai đoạn… Kế hoạch hoạt động quân sự của quân đội Tưởng cuối năm 1930-1931… Kết quả là cả 3 đợt hành quân quy mô của quân đội Tưởng vào khu Xôviết trung ương của Đảng Cộng sản Trung Quốc đều bị thất bại. Đợt một: quân Tưởng huy động tới 10 vạn lính, từ tháng 12-1930 đến tháng 1-1931 thì phải rút lui. Đợt hai: sau 6 tháng chuẩn bị, chúng tăng quân lên gấp đôi, lại thất bại. Đợt ba: đích thân, Tưởng Giới Thạch chỉ huy, số quân được tăng lên 30 vạn… nhưng cuối cùng vẫn không đạt được mục đích đề ra, đành phải rút quân! Trong nội bộ quân Tưởng đã bắt đầu có lời xì xào về chuyện “truy tìm nội phản”. Cay cú vì thất bại liên tiếp, tháng 6-1932, Tưởng huy động tổng lực mở cuộc tấn công lần thứ tư. Cũng như những lần trước, bản kế hoạch tuyệt mật của chúng lại được ông Hồ Học Lãm trao cho Lê Quốc Vọng chuyển cho bạn… Và cuộc vây quét đã thất bại ngay từ khi chưa tiến hành! Nhiệm vụ quốc tế được hoàn thành xuất sắc, nhưng Lê Quốc Vọng cũng bị đặc vụ Tưởng giám sát chặt chẽ. Anh đi đâu cũng có những kẻ lạ mặt bám theo. Nhiều cơ sở cách mạng của ta ở Thượng Hải bị phá vỡ. Tin xấu liên tiếp bay đến: Phong trào Xôviết Nghệ Tĩnh trong nước đã thất bại và bị đàn áp trong biển máu. Đồng chí Trần Phú, Tổng bí thư đầu tiên của Đảng đã sa vào tay giặc. Và một nguồn tin khiến anh lạnh người, không dám tin là thật: Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc bị mật thám Anh bắt ở Hồng Công! Để đối phó với tình hình xấu và thuận lợi cho việc hoạt động, ông Hồ Học Lãm đã phải chuyển chỗ ở cho gia đình đến lần thứ tư… Một hôm, đi làm về ông nói với Lê Quốc Vọng: “Bọn đương cục Pháp lại tố cáo anh và một số người khác là Cộng sản nguy hiểm, đóng vai trò liên lạc giữa Thượng Hải-Hồng Công và Việt Nam. Chúng treo giá 500 nghìn đồng cho ai bắt được anh! Tuy nhiên, nhiều người ở đây vẫn tin rằng anh là “em họ” của tôi, nên họ chưa ra tay”. Cũng thời gian ấy, ông Hồ Học Lãm có một nguồn tin vô cùng quan trọng: Bộ Tổng tham mưu quân Tưởng lại xây dựng một kế hoạch tấn công quy mô rất lớn, huy động toàn lực, hòng quét sạch khu Xôviết trung ương và các cơ quan đầu não của Hồng quân Trung Quốc… Đặc biệt, lần này có sự hỗ trợ ngầm của quân Anh, Pháp và Đức. Một đoàn cố vấn cao cấp quân sự Đức do Thượng tướng Seekt dẫn đầu đã tới Nam Kinh… Tất cả những thôn tin ấy đều là “tuyệt mật”! Vậy là đêm đêm, cả hai người lại quên ăn quên ngủ, đóng cửa bí mật chuẩn bị gấp báo cáo chi tiết cho Đảng bạn… Cuộc “đại tiến công" của quân Quốc dân đảng đã diễn ra vào tháng 10-1933. Đích thân Tưởng Giới Thạch chỉ huy và viên tướng Đức Seekt cố vấn, mọt đạo quân khổng lồ đông tới cả triệu người với rất nhiều xe pháo, phương tiện kỹ thuật hiện đại thời ấy được phía Quốc dân đảng huy động ra trận… Cuộc chiến ác liệt kéo dài tới 11 tháng. Hầu như cả Bộ Tổng tham mưu quân Tưởng đều phải ra trận. Ông Hồ Học Lãm tất bật như con thoi vì những quân lệnh “thượng khẩn” và “tuyệt mật”. Nhưng đồng thời nội dung những quân lệnh ấy cũng được Lê Quốc Vọng thông báo đều đặn cho phía Đảng bạn để đối phó… Những trận đánh ác liệt và đẫm máu thiệt hại cho cả hai phía. Hồng quân vừa chống trả quyết liệt vừa tổ chức một số cuộc phản công và đánh vu hồi vào hậu phương địch… Nhưng rồi quân Tưỷơng với sự trợ giúp của Anh, Pháp, Đức… vừa đông người lại dư thừa về vũ khí trang bị quân sự, nên đã giành được lợi thế trên chiến trường… Một hôm, từ tổng hành dinh về, ông Hồ Học Lãm rất buồn, kéo Lê Quốc Vọng vào phòng riêng nói nhỏ: “Tình hình xấu lắm, Trung ương Đảng bạn và Hồng quân đang rút lui về phía tây…”. Dù đã cố gắng hết sức, nhưng Lê Quốc Vọng vẫn cảm thấy “mình không hoàn thành nhiệm vụ”. Một thời gian dài sau đó anh bị mất liên lạc với Đảng bạn… To docat: trong 2 cuộc kháng chiến thì ngoài Trung tướng Nguyễn Bình hi sinh trên chiến trường thì hình như là không còn ai nữa thì phải. Có một dạo có thông tin nói Đại tướng Nguyễn Chí Thanh bị bom B52 nhưng các tướng nhà mình đã xác nhận không phải vậy. Còn trong lúc oánh nhua với Kđỏ thì có Thiếu tướng Kim Tuấn hi sinh! Trả lời Hùng béo phát: Thượng tướng Nguyễn Nam Khánh đã về nghỉ hưu rùi! Dạo này bị bọn trọc oánh hay sao mà thấy mất tích lâu quá! Nhiệm vụ mới: Vận chuyển hàng quân sự của quân Tưởng giao cho… Bát lộ quân!

Tháng 9-1931, phát xít Nhật bắt đầu xâm lược Trung Quốc. Trong 2 tháng, chúng đã đánh chiếm được một vùng rộng lớn với diện tích cả triệu kilômét vuông với mấy chục vạn dân. Tháng 11933, quân Nhật chiếm được Nội Mông, Nhiệt Hà, tràn qua Vạn Lý Trường Thành và uy hiếp thủ đô Bắc Kinh cùng miền Hoa Bắc. Tháng 7-1937, sau khi dựng “vụ Lư Cầu Kiều” để có cớ, Nhật đã đánh chiếm được cả vùng Thượng Hải, Nam Kinh, Hán Khẩu, Từ Châu… Quân Tưởng thua trận chạy dài. Tưởng Giới Thạch quyết định rút lui và “dời đô” về Trùng Khánh, thuộc tỉnh Tứ Xuyên. Hồi ấy, nơi này chưa có đường xe lửa nối với các tỉnh đồng bằng, quân Tưởng phải sử dụng cả binh đoàn vận tải số 2 với gần chiếc ôtô tải… Để có điều kiện đi lại nhiều nơi, hy vọng nối liên lạc với Đảng bạn, Lê Quốc Vọng đã xin chuyển về binh đoàn vận tải. Thời gian đầu anh được giao chỉ huy một tiểu đoàn đảm nhiệm tuyến đường các tỉnh Giang Tây-Hồ Nam-Quý Châu… Sau đó, Lê Quốc Vọng bất ngờ được thăng cấp đại hiệu (đại tá) và bổ nhiệm làm Hiệu trưởng trường huấn luyện đào tạo lính lái xe tăng, thiết giáp, xe vận tải và lính thợ kỹ thuật… Anh đã miệt mài say sưa học lái xe tăng, xe thiết giáp, nắm vững nguyên lý cấu tạo động cơ máy móc từng loại… vì tin rằng: nhất định sau này quân đội cách mạng của Việt Nam cũng sẽ có xe tăng, xe thiết giáp và cần đến các kiến thức đó! Đầu năm 1939, chiến sự đã lan tới tỉnh Hồ Nam. Đảng bạn đã cử một cán bộ có bí danh là Lôi Chấn đến liên lạc và tha thiết đề nghị được giúp đỡ: “Bát lộ quân ở vùng Hoa Bắc đang rất thiếu súng đạn và trang bị. Chúng tôi mong đồng chí như hạn mong mưa. Chỉ có đồng chí mới giúp được việc này”. Hồi ấy, Hoa Bắc là vùng chiến sự đang hết sức căng thẳng và ác liệt. Quân chủ lực của phát xít Nhật tập trung phần lớn tại vùng này. Các tướng tá trong quân đội Tưởng chẳng ai muốn đến miền đất khó khăn chết chóc đó, nên khi Lê Quốc Vọng đặt vấn đề xin chuyển đến Binh đoàn vận tải số 1 đã được đồng ý ngay. Binh đoàn này hoạt động trên một địa bàn rất rộng gồm các vùng Hà Nam-Sơn Tây-Cam Túc… Lê Quốc Vọng được giao chỉ huy Tiểu đoàn 106, gồm 8 đại đội vận tải cơ giới. Chỉ huy các đơn vị này đều là những sĩ quan có “máu mặt”. Hầu hết họ đều kiêm buôn lậu thuốc phiện, vàng bạc và hàng quốc cấm. Nhưng bằng tài trí của mình, Lê Quốc Vọng đã nhanh chóng chinh phục được họ. Anh bí mật vẽ lại sơ đồ bố trí các kho tàng của quân Tưởng ở hai tỉnh Sơn Tây, Hà Nam rồi giao lại cho đại diện phía Đảng bạn có bí danh là Lục Quần, với chú tích “chỉ cần một lực lượng nhỏ, tập kích bất ngờ là sẽ lấy được ngay”. Hơn thế nữa, trong vòng nửa năm anh đã khôn khéo chỉ huy binh lính, tiến hành vận chuyển và bàn giao trót lọt hơn 30 tấn vũ khí hàng quân sự gồm vũ khí, trang bị, thuốc men… thứ nào cũng mới 100%, chất lượng bảo đảm, thậm chí là “nguyên đai nguyên kiện” từ khi của Tưởng Giới Thạch cho… Bát lộ quân Trung Quốc đánh giặc! Có lần, quân Tưởng nhập về 4 xe tải chở toàn thiết bị bộ đàm thông tin rất “ngon ăn”. Lê Quốc Vọng liền lập kế hoạch khôn khéo giao cho một trung đội trưởng là người của phía bạn phụ trách. Và cả 4 xe đầy hàng đó đã được bàn giao cho một số người phía bạn đóng giả sĩ quan Tưởng đến nhận với giấy tờ và hoá đơn xuất nhập rất đầy đủ… “Màn kịch” được dàn dựng rất ngoạn mục! Mùa hạ năm 1940, giữa lúc đang bồn chồn nhớ về quê hương, gia đình thì Lê Quốc Vọng bất ngờ nhận được 2 lá thư cùng nội dung sau khi đã giải mã: Yêu cầu anh rời bỏ hàng ngũ quân Tưởng để về biên giới Quảng Tây nhận nhiệm vụ mới. Lá thư đầu là của căn cứ Phùng Chí Kiên. Còn lá thứ hai được đánh máy, người viết xưng tên là “Vương” gửi tới “Cây gỗ mun”, khiến anh sung sướng và cảm động đến trào nước mắt… Lê Quốc Vọng vội làm đơn nhờ ông Hồ Học Lãm can thiệp “xin chuyển công tác về vùng Hoa Nam vì lý do sức khoẻ”… Trong khi chờ đợi quyết định, anh còn tổ chức một chuyến hàng đặc biệt gồm những khí tài quan trắc đo đạc chính xác. Đó là một chuyến đi xa về phía tây rất vất vả. Thậm chí còn phải nổ súng chiến đấu với bọn thổ phỉ trấn cướp dọc đường… nhưng cuối cùng nhiệm vụ đã hoàn thành tốt đẹp! Giờ phút chia tay với đơn vị vận tải, chỉ có Dương Tử Kiếm, người đồng sự cấp phó mới được đề bạt, tiễn tận xe. Anh ta nói vẻ xúc động: “Đại hiệu (cách gọi cấp Đại tá của quân đội Quốc dân đảng thời đó) đi lần này, chắc sẽ không về đây nữa”…-“Sao ông lạ nói vậy?”. Dương Tử Kiếm lặng lẽ chìa ra trước mặt Lê Quốc Vọng những bức điện mật và thư tố giác anh gửi đến Binh đoàn, thống kê từng chuyến hàng anh đã giao cho Bát lộ quân với ngày giờ rất cụ thể… Lê Quốc Vọng giật mình, đứng lặng người đi, nhìn người đồng sự thăm dò…

Dương Tử Kiếm cười: “Đại hiệu cứ yên tâm. Trung tướng Binh đoàn trưởng cúng biết nhưng tướng quân đã lờ đi. Ông còn bảo: Họ (tức Bát lộ quân) cũng là người Trung Hoa cả. Có cho họ ít súng đạn để đánh Nhật cho ta cũng chả sao”. Thì ra thế! Anh thở phào và bắt tay Dương Tử Kiếm: “Cảm ơn Trung hiệu (trung tá) đã có lòng giúp đỡ tôi. Chúc ông luôn mạnh giỏi. Nhớ bảo trọng”-“Đại hiệu cũng vậy. Xin chúc ngài thượng lộ bình an!”. Đường từ Hoa Bắc xuống Hoa Nam dài tới mấy ngàn cây số. Để giữ bí mật cho chuyến đi, tránh bọn đặc vụ Tưởng truy đuổi, Lê Quốc Vọng phải cho xe đi vòng vèo trên các vùng núi hiểm trở, khó khăn… Sau một ngày, anh cho xe quay lại. Người lái xe cứ năn nỉ và tình nguyện xin đi theo phục vụ “Đại hiệu”, nhưng anh kiên quyết từ chối. Cuộc hành trình được nối tiếp. Gặp được phương tiện nào, anh nhờ luôn thứ đo: xe khách tư nhân, xe tải quân sự, xe ngựa và cả đi bộ hàng trăm cây số… Một ngày nọ, Lê Quốc Vọng tới khu vực Vĩnh Lạc, tỉnh Sơn Tây, du kích địa phương khám trong người anh thấy có phù hiệu cấp Đại tá của quân Tưởng. Lập tức anh bị trói gô lại, bị đánh một trận nhừ tử rồi… điệu đi xử bắn! Thì ra, người ta cho anh là một tên… “Hán gian” nguy hiểm. Thanh minh thế nào cũng không được. May sao, lúc sắp bị đưa đi xử bắn, anh bỗng nhắc đến tên đồng chí Châu Xương, một cán bộ có uy tín của bạn… vậy là được “tạm thời tha chết”. Sau một tuần bị giam giữ cẩn mật và xét hỏi qua nhiều cấp, anh mới được thả để về Quế Lâm… Một buổi chiều, trời Tĩnh Tây se lạnh, theo lời hẹn của tổ chức, Lê Quốc Vọng đến một bãi cỏ ven núi để gặp một ông già mặc áo chàm. Thật bất ngờ, thay cho câu chào, “cụ già dân tộc” ấy hỏi: “Cây gỗ mun đã về đấy à?”. “Đồng chí Lý Thuỵ”!-Anh bật reo lên, sung sướng đến trào nước mắt… Được phong Thiếu tướng khi quân đội ta chưa ai có cấp hàm Cuối năm 1941, tại Pác Bó (Cao Bằng) Lê Quốc Vọng được Bác Hồ giao nhiệm vụ cùng với đồng chí Lê Quảng Ba lập đội vũ trang đầu tiên gồm 12 người. Tiếp đó, anh lại nhận nhiệm vụ cùng đồng chí Võ Nguyên Giáp phụ trách Ban xung phong Nam tiến, mở đường về xuôi… Sau ngày Nhật đảo chính Pháp (93-1945), Lê Quốc Vọng đã chỉ huy một đơn vị vũ trang và lãnh đạo quần chúng giành chính quyền ở Thất Khê, Đồng Đăng, Na Sầm (Lạng Sơn)… thu hàng ngàn khẩu súng của địch để trang bị cho những đội quân đầu tiên của cách mạng… Sau Cách mạng tháng Tám thành công, Nhà nước Việt Nam non trẻ phải gồng mình vì sức ép của “thù trong giặc ngoài”. Mượn danh “quân Đồng minh” đến giải giáp vũ khí của phát xít Nhật, 20 vạn quân Tưởng đã rầm rộ kéo vào miền Bắc nước ta với những mưu đồ nham hiểm… Tại miền Nam, hàng vạn quân viễn chinh Pháp cũng đang núp bóng quân Anh quay lại, âm mưu xâm lược nước ta lần nữa… Với việc ký Hiệp định sơ bộ 6-3-1946, Bác Hồ đã khôn khéo gạt được hơn 20 vạn quân Tưởng và bè lũ tay sai của chúng ra khỏi miền Bắc. Theo điều khoản phụ lục về quân sự của Hiệp định này thì Chính phủ ta phải tổ chức “Tiếp phòng quân” để thay thế quân Tưởng, giám sát việc rút quân của chúng; đồng thời cũng là để buộc phía Pháp phải thi hành đúng Hiệp định đã ký… Và muốn cho quân Tưởng chấp nhận “rút lui trong danh dự”, quân Pháp tôn trọng trong ứng xử và khi giao tiếp, thì Tổng chỉ huy “Tiếp phòng quân” của ta cũng phải mang quân hàm tướng, cho tướng xứng với chỉ huy của chúng! Sau khi cân nhắc, Thường vụ Trung ương Đảng ta và Bác Hồ đã chọn Lê Quốc Vọng. Khi đó, anh đang giữ chức vụ Khu trưởng Khu IV. Nhận được điện gọi, Lê Quốc Vọng vội ra ngay Hà Nội và được Bác Hồ trực tiếp giao nhiệm vụ. Sau khi nghe mình được giao trọng trách, lại được phong quân hàm Tướng, Lê Quốc Vọng cảm nhận được vinh dự quá lớn, nhưng anh cũng rất lo. Đắn đo mãi mới dám nói: “Thưa Bác, tôi tự thấy mình còn ít am hiểu quân đội Pháp, chưa quen việc với bọn chúng. Đề nghị chọn đồng chí khác xứng đáng hơn ạ”. Bác cười, rồi động viên: “Ô hay, chú định làm công tác cán bộ thay Thường vụ Trung ương hay sao! Việc này đã được cân nhắc kỹ, chỉ có chú là xứng đáng nhất. Chú hãy nhận đi!”. Rồi Bác ân cần bảo: “Chú đã từng có hơn chục năm sống trong quân đội Tưởng, hoạt động cho Đảng bạn với bao cạm bẫy chông gai… nhưng đã vượt qua được. Bây giờ được giao nhiệm vụ và thử thách mới rất gay go, nhưng là cho nước, cho dân mình, nên phải hết sức cố gắng! Đối thủ của chú là các tướng Valuy, Xalăng, Alếcxăngđri và cả Xanhtơni…

rất nham hiểm. Trước đât, “chết thép” trong con người chú đã được tôi luyện, nay vào cuộc chiến đấu mới với thực dân Pháp thì phải cần thêm “chất hùng” nữa. Bác đã nghĩ kỹ và chọn cho chú cái tên mới là Lê Thiết Hùng, chú thấy sao?”. Lê Quốc Vọng đứng nghiêm, mắt ngấn lệ, nhưng dõng dạc: “Cảm ơn Đảng và Bác đã tín nhiệm. Tôi nguyện sẽ đem hết tài trí và sức lực của mình phục vụ cách mạng, dù phải hy sinh cũng quyết hoàn thành nhiệm vụ”! Vậy là từ đó, ông chính thức được mang tên mới: Lê Thiết Hùng. Và cái tên này cũng gắn liền với một vinh dự đặc biệt: Người được phong hàm Thiếu tướng đầu tiên của QĐND Việt Nam! (Cho mãi tới 2 năm sau, ngày 28-5-1948, tại chiến khu Việt Bắc, Đảng và Nhà nước mới chính thức tổ chức Lễ phong quân hàm cấp Tướng và cấp Đại tá cho một số đồng chí cán bộ cốt cán của quân đội ta). Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ Tổng chỉ huy “Tiếp phòng quân”, trong kháng chiến chống Pháp, Tướng Lê Thiết Hùng được giao trọng trách làm Tổng thanh tra đầu tiên của quân đội kiêm Cục trưởng Cục Quân huấn và Hiệu trưởng Trường Sĩ quan Lục quân Trần Quốc Tuấn. Ông cũng là Uỷ viên Ban quân sự Trung ương và Uỷ viên Bộ Chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ… Sau ngày hoà bình lập lại trên miền Bắc, Lê Thiết Hùng được cử làm Tư lệnh đầu tiên của Binh chủng Pháo binh kiêm Hiệu trưởng Trường Sĩ quan Pháo binh… Năm 1963, ông được giao trọng trách mới: Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hoà tại CHDCND Triều Tiên… Hết nhiệm kỳ, ông về nước làm Phó trưởng ban CP48 và Ban Đối ngoại Trung ương Đảng cho tới ngày nghỉ hưu… Thiếu tướng Nguyễn Bá Phát (1921 – 1993), quê làng Trung Sơn, huyện Hòa Vang, nay là xã Hòa Liên, huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng. Tháng 7-1945, tham gia tự vệ bí mật. Tháng 9-1945, Ủy viên Ủy ban nhân dân lâm thời xã Trung Sơn. Từ tháng 9-1945 đến tháng 10-1948, đội trưởng thủy đội Bạch Đằng đánh Pháp ở Khánh Hòa; Chi đội phó chi đội Phan Đình Phùng; Chỉ huy trưởng mặt trận Buôn Ma Thuột và đường 14; Phó chỉ huy quân sự tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng; Trung đoàn trưởng trung đoàn 96, trung đoàn 73, rồi trung đoàn 126. Năm 1950, Trung đoàn trưởng trung đoàn 108; Tham mưu trưởng mặt trận Bắc Tây Nguyên; Chỉ huy trưởng sư đoàn 305; Tham mưu phó, rồi Tham mưu trưởng Liên khu 5. Tháng 10-1954, tập kết ra Bắc, Phó sư đoàn trưởng sư đoàn 308. Năm 1955 – 1960, Phó cục trưởng Cục Phòng thủ bờ biển (sau là Cục Hải quân), được phong quân hàm Đại tá. Tháng 11964, Phó tư lệnh quân chủng hải quân. Tháng 12-1964 – 1976, Tư lệnh quân chủng hải quân kiêm Tư lệnh Quân khu Đông Bắc (sau khi sáp nhập). Tháng 4-1975, được phong quân hàm Thiếu tướng (từ năm 1981 gọi là Chuẩn đô đốc); Tư lệnh hải quân nhân dân; Ủy viên Hội đồng khoa học Bộ Quốc phòng. Từ tháng 2-1975 đến tháng 5-1975, Tư lệnh hải quân tiền phương trong chiến dịch tổng tiến công mùa xuân 1975, giải phóng miền Nam. Từ tháng 7-1976 chuyển ngành, làm Thứ trưởng Bộ Thủy sản cho đến khi nghỉ hưu. Từ năm 1974 – 1980, là đại biểu Quốc hội các khóa III, IV, V, VI. Mất tại Đà Nẵng năm 1993. Đường ống dẫn xăng dầu Trường Sơn là một công trình ngoài sức tưởng tượng, nhất là trong điều kiện không quân Mỹ thường xuyên oanh kích. Ai là người đề xuất sáng kiến táo bạo này? -Anh Đinh Đức Thiện. Từ đầu năm 1969, anh cùng Bộ tư lệnh 559 bàn bạc hạ quyết tâm lắp đặt đường ống dẫn xăng dầu vào đến Bù Đốp thuộc tỉnh Bình Phước ngày nay. Nhiều chính khách trên thế giới cũng từng phải ngạc nhiên: trong lúc không quân Mỹ đánh phá dữ dội, làm sao chúng ta có thể sử dụng đến hàng sư đoàn xe vận tải, cơ động bằng cơ giới từng quân đoàn, sư đoàn bộ binh, cơ động khối lượng lớn binh chủng kỹ thuật vào tận chiến trường Nam Bộ, chỉ cách Sài Gòn 100 km. Xăng dầu được tiếp tế như thế nào? -Báo chí phương Tây còn gọi đường mòn Hồ Chí Minh là “trận đồ bát quái xuyên rừng rậm”? -Đường Hồ Chí Minh không chỉ là một tuyến vận tải mà còn là một chiến trường, một căn cứ địa

chiến lược rộng lớn vững chắc hậu thuẫn cho các chiến trường của ta và bạn. Trong Chiến dịch Hồ Chí Minh, nó là một trong những yếu tố quyết định thần tốc. Lúc đầu dự kiến giải phóng miền Nam trong vòng hai năm. Sau, Bộ Chính trị rút còn một năm. Nhưng đánh xong Buôn Mê Thuột, nhờ sự chuẩn bị chu đáo ở các chiến trường và tuyến chi viện đường Hồ Chí Minh, Bộ Chính trị quyết định giải phóng miền Nam trong tháng 4 năm 1975. -Hình như sự so sánh trên còn xuất phát từ thất bại của không quân Mỹ… -Đúng! Nhưng Mỹ đâu chỉ tấn công đường Hồ Chí Minh bằng không quân. Từ năm 1965, Mỹ nguỵ cấu kết với các nước chư hầu bắt đầu đánh phá bằng nhiều binh chủng kết hợp, với đủ loại phương tiện vũ khí chiến tranh hiện đại như hàng rào điện tử, mưa nhân tạo, mù nhân tạo, bom từ trường, chất độc hoá học… Năm 1971, địch lại tiến hành chiến dịch tổng hợp Đường 9 Nam Lào gồm cả bộ binh, không quân, hải quân quyết tâm một lần nữa cắt đứt mạch máu chi viện cho các chiến trường. Nhưng một lần nữa chúng lại chuốc lấy thất bại. Nhờ lưới lửa phòng không tập trung mạnh, lần đầu tiên trong lịch sử chiến tranh ta đã bắn rơi mấy mươi chiếc trực thăng Mỹ. Điều chưa từng có. Mỹ nguỵ vô cùng hoảng hốt, cam chịu thất bại. Cũng từ đó, đường mòn Hồ Chí Minh huyền thoại vĩnh viễn không bị cắt đứt, được cả thế giới biết đến! -Theo Trung tướng, yếu tố nào đóng vai trò quyết định làm nên huyền thoại đó? Nghệ thuật chỉ huy, sức mạnh của vũ khí hiện đại hay con người? -Đương nhiên có nhiều yếu tố tổng thành, nhưng yếu tố quyết định là con người! Chính con người cá nhân lẫn con người tập thể là yếu tố quan trọng nhất làm nên điều kỳ diệu Trường Sơn. Những con người của thời đại Hồ Chí Minh biết kết hợp sức mạnh yêu nước truyền thống với tinh thần cách mạng tiến công, kết hợp dũng và mưu, quyết chiến quyết thắng trong chiến tranh lâu dài. -Thắng lợi càng lớn, cái giá phải trả càng lớn. Cho đến khi kết thúc nhiệm vụ lịch sử, có bao nhiêu chiến sĩ Trường Sơn đã ngã xuống? -Mười chín ngàn người đã vĩnh viễn nằm xuống. Hơn ba mươi ngàn người bị thương. (Vị tướng xúc động mạnh khi nhắc đến những con số chừng như khô khốc nhưng hết sức đau thương. Mắt ông ngấn đỏ. Giọng nói như chùng hẳn xuống). Là người chỉ huy rực tiếp cao nhất, tôi hiểu hơn ai hết sự hy sinh to lớn của các chiến sĩ Trường Sơn. Họ đi vào cõi vĩnh hằng cho đất nước vĩnh hằng. Họ là anh hùng của dân tộc anh hùng! -Vâng thưa Trung tướng, cái giá vì sự thống nhất Tổ quốc trong hai cuộc kháng chiến vừa qua có lẽ đến các thế hệ sau còn vang vọng! Bây giờ hồi tưởng lại, Trung tướng đánh giá như thế nào? Có một cách nào đó có thể tiết kiệm được thời gian lẫn xương máu không? -Tôi nghĩ nếu như từ năm 1967 đường Trường Sơn rải đá theo hai trục Bắc-Nam, xoá bỏ vận tải theo mùa, tập trung và quyết tâm hơn thì tình hình sẽ khác. Hay giá như làm đường kín 800 dưới rừng già Lào sớm hơn chứ không phải tới năm 1972 mới tiến hành, để xe chạy cả ban ngày, thì ta đỡ thiệt hại hơn, mà hiệu quả lại cao hơn. Bởi thời gian là lực lượng. Con đường kín này ta chỉ mới sử dụng một năm thì Hiệp định Paris được ký kết. Tuy nhiên, đối với những việc đã qua lẽ thường hay tiếc những thiếu sót, “giá như thế này, giá như thế kia”. Ở đây một cuộc kháng chiến kéo dài ba mươi năm, với hai kẻ thù hùng mạnh nhất của thế giới trong thế kỷ XX. Cả hai cuộc kháng chiến tương quan lực lượng, mức độ có khác nhau nhưng nói chung lúc đầu ta đều yếu về kinh tế, quân sự, trang bị kỹ thuật. Nhưng tại sao ta thắng? Ta thắng vì ta biết kết hợp sức mạnh truyền thống dân tộc và thời đại, có một nền tảng khoa học quân sự chiến tranh nhân dân lỗi lạc, độc đáo; có một đường lối chiến tranh tài trí, thao lược, độc lập, sáng tạo, làm chủ mọi thời cơ của Đảng và Bác Hồ. “Lấy yếu đánh mạnh” thì phải chịu đựng được trường kỳ, sử dụng tốt vị thế địa chính trị, tranh thủ được sự ủng hộ rộng rãi của bạn bè thế giới, vừa đánh vừa giữ gìn lực lượng, không ngừng phát triển, đuổi va vượt sức mạnh đối phương. Thắng lợi nào cũng đều phải trả giá. Mười sáu năm chiến đấu trên đường Hồ Chí Minh, Bộ đội Trường Sơn cùng với các chiến trường đã phải trả một giá cực kỳ xứng đáng để phát triển và

giành thắng lợi, thống nhất Tổ quốc, giữ được độc lập, tự do, chủ quyền dân tộc. Điều đó là vô giá, không thể tính đắt rẻ. -Trung tướng có quan điểm ra sao khi Chính phủ quyết định xây dựng đường Trường Sơn xưa thành đường Quốc lộ Hồ Chí Minh xuyên Bắc-Nam. -Đây là quyết định đúng. Một đất nước như nước ta, từ Bắc đến Nam nếu chỉ có duy nhất một con đường Quốc lộ 1 thì sẽ rơi vào thế độc đạo, ngõ cụt. Và phải trả giá khi thiên thai hay chiến tranh xảy ra. Tôi nhớ năm 1972, chúng tôi từng đứng ôm nhau khóc trên đỉnh Bù Lạch, khi binh lực đủ sức tiến đánh Đà Nẵng từ phía Tây nhưng không có đường đủ tiêu chuẩn! Nếu được triển khai, Quốc lộ Hồ Chí Minh Bắc-Nam sẽ cùng với Quốc lộ 1 hợp thành mạn lưới giao thông liên hoàn vững chắc, giảm bớt lưu lượng xe cho Quốc lộ 1, giúp đưa các vùng ở miền núi Tây Nguyên và dọc Trường Sơn vào quỹ đạo phát triển chung của đất nước, nối thông với hai nước bạn láng giềng. Quốc lộ Hồ Chí Minh không chỉ là mục tiêu của thế hệ hôm nay, mà tôi nghĩ đó cũng chính là ước mơ của hàng vạn chiến sĩ đã ngã xuống trên Trg, trong đó có sáu ngàn liệt sĩ hiện vẫn còn nằm biệt tích trong mưa rừng gió núi! -Ai cũng biết rằng đường Hồ Chí Minh trên Trường Sơn là sản phẩm của tình đoàn kết ba nước Đông Dương, đặc biệt là với Lào trong thời gian đầu mờ tuyển đường Tây Trường Sơn. Riêng bản thân mình, hình như Trung tướng có nhiều duyên nợ với đất nước Triệu Voi? -Vâng, tôi xem Lào như quê hương thứ hai của mình. Năm 1944, khi bị địch truy lùng, tôi bí mật sang hoạt động ở Thái-Lào, chủ yếu là Lào. Trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, Trung-Hạ lào là một trong các cánh phối hợp, tôi được tham gia Bộ tư lệnh cánh quân này. Đến năm 1965, tôi nhận nhiệm vụ tư lệnh kiêm chính uỷ Bộ đội tình nguyện ở Trung-Hạ Lào, trong một trận chiến đấu tôi đã bị thương trên chiến trường nước bạn. Và khi trở thành tư lệnh đường Trường Sơn, tôi lại có dịp trở lại Lào lần thứ tư. Các bạn Lào đón tôi như đón người thân trở về. Cho đến khi kết thúc chiến tranh, ta đã mượn đất bạn mười một năm để xây dựng tuyến đường Tây Trường Sơn. Một mối quan hệ nghĩa tình đặc biệt khó có trong lịch sử bang giao giữa các nước láng giềng. Đồng thời, bộ đội tình nguyện Việt Nam cũng đã sát cánh cùng quân dân nước bạn giải phóng sáu tỉnh Trung-Hạ Lào: Salavan, Savanakhet, Attapw, Sekon, Chambasak, Khăm Muộn. Thời điểm quyết định nhất là năm 1962, ta giải phóng từ biên giới theo Đường 9 đến Mường Phìn tỉnh Savanakhet và dọc Tây Trường Sơn, mở toang cánh cửa biên giới ba nước Đông Dương để mở đường 128. Trong Chiến dịch Hồ Chí Minh, Trung tướng giữ nhiệm vụ gì? -Tôi là tư lệnh bộ đội Trường Sơn kiêm phó tư lệnh cánh quân phía Đông mà anh Lê Trọng Tấn là tư lệnh. Tấn công Sài Gòn ta huy động gần năm quân đoàn cộng các mũi phối hợp. Đây là lần đầu dùng binh qui mô lớn nhất trong lịch sử các cuộc chiến tranh chống ngoại xâm của dân tộc. Thắng lợi của Chiến dịch Hồ Chí Minh nằm trong quá trình chiến đấu và chiến thắng từng bước cộng lại của suốt cuộc chiến tranh. Do đó, khi đánh vào Sài Gòn thế và lực quân ta đã trở nên áp đảo. Đặc biệt, sau khi thất thủ Buôn Mê Thuột, tan rã Tây Nguyên, Huế, Đà nặng… tư tưởng và ý chí của Mỹ nguỵ hoàn toàn sụp đổ. Trên đường tiến vào Sài Gòn tuy có đánh một số trận ác liệt ở ngoại vi, nhưng khi đại quân tấn công vào trung tâm thì đối phương hầu như ngồi chờ đầu hàng. -Trung tướng có mặt ở trung tâm Sài Gòn lúc nào? Ấn tượng của Trung tướng vào thời điểm lịch sử này? -Tôi có mặt ở Sài Gòn trưa ngày 1 tháng 5 năm 1975. Khi đi ngang dinh Độc Lập và lướt qua trung tâm thành phố, tôi thầm khâm phục tài thao lược của Bộ thống soái tối cao mà trực tiếp là Bộ chỉ huy chiến dịch. Cuộc tổng tấn công to lớn như vậy mà ta vẫn giữ được trọn vẹn tính mạng và tài sản của nhân dân, thành phố hầu như còn nguyên vẹn, có chăng chỉ một cánh cổng sắt ở dinh Độc Lập bị xe tăng húc đổ. Sài Gòn bị chiếm đóng lâu đến thế, nhưng khi quân ta vào tiếp quản thành phố, quân dân hoà

hợp rất nhanh chóng, trật tự trị an được lập lại ngay từ đầu. Các tầng lớp nhân dân hồ hởi đón nhận thắng lợi vĩ đại như chính bản thân họ. Giải phóng Sài Gòn là một bức tranh đẹp! -Trong tình hình khu vực và thế hiện nay, theo Trung tướng nguy cư chiến tranh xâm lược đối với nước ta có thật sự bị đẩy lùi? -Thế giới ngày nay, tuy đa cực nhưng cuộc chiến cục bộ dưới nhiều hình thức vẫn âm ỉ nơi này nơi khác. Cuộc chạy đua vũ trang dưới nhiều hình thức vẫn không ngừng. Trước mắt, nguy cơ chiến tranh lớn có hạn chế, nhưng tương lai thế giới vẫn chưa loại trừ nguy cơ chiến tranh. Nước ta có một vị thế địa-chính trị đặc biệt nên phải coi tọng cả hai nhiệm vụ kinh tế và quốc phòng. Có thể khẳng định ta không đánh ai chứ không dám chắc không ai đánh ta. Tuy nhiên với thế và lực hiện nay, chúng ta đủ khả năng giữ được ổn định để xây dựng đất nước, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá. -Từ người lính trở thành tướng lĩnh cao cấp, từ cán bộ cơ sở trở thành nhà lãnh đạo hàng đầu của Đảng và Chính phủ, từ chiến trường đến công nông trường, có thể nói cuộc đời và sự nghiệp phong phú của Trung tướng thật hiếm có. Đó cũng là một trong những hình ảnh đặc trưng của con người Việt Nam ở thế kỷ XX. Bằng kinh nghiệm sống dày dặn của mình, Trung tướng hình dung ra sao về đất nước trong khoảng ba đến năm mươi năm nữa? -Giở lại lịch sử, chúng ta vô cùng tự hào lớp lớp kế thừa truyền thống cha ông từ thời này sang thời khác, một lòng một dạ vì độc lập, tự do, chủ quyền dân tộc. Thời đại Hồ Chí Minh là thời đại vinh quang nhất trong mọi thời đại. Hiện đất nước ta đang tiến bước trên con ngường công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Tuy về kinh tế, trang bị quân sự, khoa học ta còn kém xa các nước tiên tiến, nhưng với đường lối đối nội đối ngoại đúng đắn của Đảng, nền chính trị ổn định, với sự thừa kế son sắt của lớp trẻ, chúng ta tin rằng trong nửa thế kỷ tới đất nước vẫn vững bước đi lên mạnh mẽ. Tuy vậy, chúng ta không thể không cảnh giác với mọi cuồng vọng, bằng mọi hình thức tấn công vào sự ổn định của đất nước. Câu chuyện càng lúc càng cuốn hút. Đã hơn năm giờ chiều. Nắng tắt hẳn trên bầu trời Hà Nội. Còn nhiều điều chúng tôi muốn hỏi. Và ông như cũng còn nhiều điều muốn tỏ bày. Chụp chung mấy tấm ảnh kỷ niệm, tiễn chúng tôi ra cổng, vị tướng nắm chặt tay nhắn nhủ: “Anh trở về Nam, qua tạp chí Kiến thức ngày nay, cho tôi gửi lời chào thân thiết nhất đến những chiến sĩ Trường Sơn và gia đình, nhất là gia đình những đồng chí đã hy sinh!”. Trung tướng Dương Cự Tẩm Cuối năm 1974, có một vị tướng Quân giải phóng miền Nam được phép rời chiến trường ra Bắc thăm vợ con, sau gần mười một năm xa biền biệt. Quà cáp núi rừng chứa đầy ba lô dã chiến. Lên đường! Đột ngột có lệnh: ở lại, chuẩn bị đánh lớn và mùa xuân 1975. Vị tướng đó chính là Dương Cự Tẩm, một trong những tướng lĩnh kỳ cựu ở chiến trường Nam Bộ, dưới bí danh Năm Thanh. Vốn là một học sinh yêu nước vùng Kinh Bắc, mười bảy tuổi đã đứng cứng đầu trước vành móng ngựa thực dân, hai mươi ba tuổi được Bộ Quốc Phòng biệt phái mang số tiền lớn tương đương một ngàn lượng vàng bí mật sang tla mua vũ khí; sát cánh cùng hoàng thân Suphanuvong trong liên quân Lào-Việt; rồi đưa một cánh quân hải ngoại ngượt Campuchia về tiếp tế Nam Bộ kháng chiến. Kể từ đó, trên mỗi bước đường chinh chiến, hết đánh Pháp đuổi Mỹ đến tiêu diệt tập đoàn diệt chủng Pol Pot-Iêng Sary, tướng Dương Cự Tẩm được tiếp thêm sức mạnh bởi một “nguồn lực” mới: tình yêu của một cô gái đồng bằng sông Cửu Long suốt đời dành cho ông-người chiến binh đến từ đồng bằng sông Hồng. Ông được thăng quân hàm thiếu tướng năm 1974, lên Trung tướng năm 1984 lúc đang là phó tư lệnh Quân khu 7 và được Nhà nước tặng Huân chương Độc lập hạng nhất. -Thưa Trung tướng, giả sử bây giờ một mình trở lại sống giữa điệp ngàn Trường Sơn, thì trong ba lô Trung tướng cái gì nhất định không thể thiếu?

-Chiếc máy ảnh (cười sảng khoái). Tôi mê chơi ảnh lắm. Cả anh Trần Văn Trà và anh Trần Độ cũng vậy. Mà phong cảnh Trường Sơn thì tuyệt! -Bây giờ Trung tướng vẫn còn chơi ảnh. -Không bỏ được. Hồi ở Quân khu 9, thấy tôi mê ảnh, anh Đồng Văn Cống đã tặng tôi chiếc máy ảnh Canon không vỏ, trụi lủi. Tôi nhờ một chiến dịch biết nghề ảnh, chỉ giùm cách chụp, tráng phim, pha thuốc, rửa ảnh… Nay có dịp gặp anh em hay về thăm quê, tôi mới chụp. -Tuổi thơ là một “tài sản” quan trọng của cuộc đời mỗi con người. Với Trung tướng, hình ảnh tuổi ấu thơ còn lưu gì trong ký ức của mình, thưa Trung tướng? -Tổ tiên tôi vốn theo Nguyễn Công Trứ vào khai hoang ở đất Kim Sơn, Ninh Bình. Cha tôi là một nhà Nha, làm thuốc Đông y. CÒn mấy ông chú tôi theo Tây học. Mẹ tôi là một phụ nữ thuần hậu, chất phác. Mẹ bảo tôi tuổi Tuất, tức sinh năm 1922. Giấy khai sinh tốt nghiệp tiểu học của tôi lại đề sinh năm 1924. Còn tuổi nghỉ hưu thì năm 1921. Lúc nhỏ, tôi học tiểu học ở Kim Sơn, có một năm theo học trường dòng Phát Diệm. Năm 1939, tôi vào học trường kỹ nghệ Hà Nội, được giác ngộ tham gia phong trào cách mạng phản đế tại trường. Vì tổ chức bí mật của học sinh yêu nước bị vỡ, năm 1942 tôi bị bắt cùng một nhóm thanh niên học sinh Hà Thành. Trong đó có anh Nguyễn Văn Kha, sau này là Bộ trưởng Bộ Công nghiệp; anh Hoè, sau này làm chủ tịch thành phố Hải Phòng, rồi trưởng Ban Kinh tế Trung ương. Chúng tôi bị chính quyền thực dân đưa ra toà án quân sự. Nhờ Luật sư Phan Anh cãi kịch liệt, với lý do tôi mới mười bảy tuổi, nên chỉ bị đưa đi trại cải tạo trẻ vị thành niên ở Bắc Giang. Năm 1943, tôi bị đưa về quản thúc ở địa phương, gia đình tổ chức cho tôi trốn lên huyện Yên Mô dạy học tư kiếm sống và tiếp tục hoạt động cách mạng. -Được biết sau Tổng khởi nghĩa Cách mạng tháng Tám. Trung tướng được phân công mang nửa triệu bạc Đông Dương sang Thái Lan mua vũ khí. Trung tướng có thể kể vài nét về sứ mệnh đặc biệt này? -Vâng. Cách mạng thành công, tôi được anh Trần Văn Tuyên phân công phụ trách công đoàn Hà Nội. Lúc đó Trần Văn Tuyên là chủ tịch Tổng Công đoàn Việt Nam, anh trực tiếp giới thiệu tôi vào Đảng. Và tôi đã dẫn đầu đoàn đại biểu công nhân thủ đô-đoàn dại biểu quần chúng cách mạng đầu tiên vào Phủ Chủ tịch để tiếp kiến Hồ Chủ tịch. Tiếp theo là một nhiệm vụ mới: tháng 11 năm 1945, tôi cùng các anh Lê Thiệu Huy-sinh viên luật, Hoàng Xuân Bình và Lê Trọng Thời là sinh viên y khoa, được Bộ Quốc phòng cử sang Thái Lan mua vũ khí tiếp tế cho Nam Bộ. Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Vũ Anh gọi tôi lên, viết giấy giới thiệu sang ngân hàng nhận nửa triệu đồng tiền Đông Dương, tương đương một ngàn lượng vàng. Trong điều kiện khó khăn của chính quyền non trẻ bấy giờ, đây là số tiền rất lớn. Tôi sang ngân hàng thì hết tiền mặt, chỉ còn có loại 5 hào. Biết làm sao? Tôi phải chạy đến các tiệm bánh quen ở phố Hàng Đào nhờ anh em công nhân vận động chủ tiệm đổi thành tiền loại 10 đồng, 20 đồng để dễ dàng mang đi. Tôi nhớ khi đến tiệm bánh đầu tiên, có hai cô gái khá xinh con ông chủ tiệm, nghe tôi là phái viên Bộ Quốc phòng mà còn quá trẻ, hai cô cứ lấp ló trộm nhìn (cười thích thú). Sau đó, hai cô cũng giúp tôi đắc lực trong việc đi đổi tiền. -Bằng cách nào đoàn mua vũ khí sang được Thái Lan? -Vượt qua đất Lào. Trước tiên, chúng tôi hẹn gặp nhau ở Huế. Tôi là đảng viên duy nhất trong đoàn, được phân công giữ tiền và được Bộ Quốc phòng cấp một thẻ “hoả tốc” đặc biệt ưu tiên. Muốn sang Thái Lan phải qua Savanakhet. Mà lúc đó, quân Pháp đã trở lại Nam Lào, cắt đứ con đường này. Nhưng theo qui định của quân Đồng Minh, từ vĩ tuyến 17 trở ra thuộc quyền kiểm soát của quân đội Tưởng Giới Thạch, nên dù có trở lại quân Pháp ở Lào vẫn “dưới cơ” quân Tưởng. Bộ chỉ huy quân sự Huế làm cho tôi một căn cước giả và tôi ăn mặc giả người tàu để đi. Tài xế sắp xếp cho tôi ngồi ở trước, bên cạnh một thiếu uý quân Tưởng về Huế công tác, trở sang Lào. Vali tiền tôi để dưới chân. Nhờ có học chữ Nho nên tôi bút đàm với viên thiếu uý quân Tưởng. Anh ta rất thích thú. Xe hành khách hai lăm chỗ ngồi chạy qua những khu rừng toàn cây dầu. Thỉnh thoảng có vài tên lính Pháp mang súng chặn xe kiểm tra, nhưng thấy viên thiếu uý Tưởng,

chúng liền gật đầu chào, để xe qua. Đến Savanakhet, ông Nguyễn Văn Tiến, chủ tịch Tổng hội Việt kiều ở Thái Lan sang chờ đón tôi. Thở phào nhẹ nhõm, thế là tôi hoàn thành nhiệm vụ. Tôi giao lại toàn bộ tiền cho ông Tiến. Mấy ngày sau, các anh Bình, Huy, Thời cũng sang. -Sao lúc đó Thái Lan có vũ khí mà ta sang mua? -À, vì Thái Lan bấy giờ có phong trào du kích chống Nhật do Đảng Seri Thay lãnh đạo. Tổng hội Việt kiều có quan hệ tốt với đảng này. Mỹ đã thả dù vũ khí tiếp tế cho du kích Thái, nhưng Nhật vừa đầu hàng quân Đồng Minh, nên số vũ khí đó không sử dụng. -Thưa Trung tướng, vật lực lượng Việt kiều Giải phóng quân mà Trung tướng tham gia chỉ huy đã ra đời như thế nào? -Do Trung ương chỉ đạo tổ chức giúp Lào khởi nghĩa giành chính quyền. Vì thiếu cán bộ, ông Nguyễn Văn Tiến đã đề nghị với Hà Nội để tôi ở lại làm chính trị viên Bộ Chỉ huy Việt kiều Giải phóng quân tỉnh Thakhet. Ba anh Huy, Bình, Thời tiếp tục lo việc mua vũ khí. Anh Nguyễn Chánh vốn là lính khố xanh của Pháp, sau Cách mạng tháng Tám, đã đưa lính về gia nhập Giải phóng quân, được phân công làm chỉ huy trưởng ở Thakhet. Nguyễn Chánh hải ngoại này hiện là Trung tướng, khác với Nguyễn Chánh vốn là tư lệnh kiêm chính uỷ Liên khu 5 đã mất. -Việc Trung tướng cộng tác với hoàng thân Suphanuvong bắt đầu từ đâu? -Khi nhận nhiệm vụ chính trị viên, tôi đã tiếp xúc với hoàng thân. Chính phủ Cách mạng lâm thời do hoàn thân Suphanovong làm chủ tịch đã ra mắt tại Thakhet. Tôi nhớ trong buổi lễ, hoàng thân mặc bộ quân phục kaki vàng, tay chống ba-toong lên duyễn thuyết giữa tiếng hoan hô như sấm dậy. Nhân dân Lào tự hào về vị lãnh tụ của mình lắm! Sau bao năm chịu ách đô hộ của thực dân Pháp, họ đã có người dẫn đường giành lại độc lập cho đất nước. -Còn phu nhân hoàng thân Suphanuvong, nghe nói là người Việt, Trung tướng có dịp tiếp xúc? -Có. Phong cách hoàng thân ảnh hưởng đậm văn hoá phương Tây, nên đi đâu cũng có “bà đầm” bên cạnh. Ông quí mến bà lắm. Bà hoàng vốn là người gốc Huế. Khi xuất hiện trước công chúng, tóc bà cũng bới cao như phụ nữ Lào, mặc saron. Trong buổi đại lễ lập nước, khi hoàng thân đăng đàn, và cũng lên đứng cạnh ông. Sau buổi lễ, ông bà đã mở tiệc chiêu đãi. -Trung tướng còn nhớ gì về hoạt động của lực lượng liên quân Lào-Việt lúc bấy giờ? -Cuối tháng 9 năm 1945, sau khi gây hấn ở Nam Bộ, quân Pháp đã trở lại chiếm đóng Campuchia và các tỉnh Hạ Lào. Sau Hiệp định sơ bộ ngày 6 tháng 3 năm 1946, từ Nam Lào quân Pháp tập trung lực lượng lớn tấn công lên phía Trung và Bắc bằng máy bay, xe tăng, cơ giới. Các thành phố, thị xã Viêng Chăn, Savanakhet và Thakhet bị bao vây. Liên quân Lào-Việt được thành lập từ cuối năm 1945, đã chống trả ngoan cường. Nhưng do quân Pháp quá mạnh, liên quân chống giữ một thời gian thì phòng tuyến bị chọc thủng. Đêm 23 tháng 3 năm 1946, liên quân đánh yểm trợ cho đồng bào rút lui, làm vườn không nhà trống, vượt sông Mêkông sang Thái Lan. Sau vạn Việt kiều ở ba tỉnh lớn của Lào cũng cùng di cư. Địch tập kích, hoàng thân Suphanuvong bị thương nặng khi qua sông. Anh Lê Thiệu Huy trúng đạn hy sinh ngay trên chiếc canô có hoàng thân. Chuyến vượt sông này quân cách mạng bị tổn thất khá nặng. Đồng bào di cư cũng bị chết rất nhiều. Chính phủ Thái Lan yêu cầu quân giải phóng phải giao nộp vũ khí. Nhưng nhờ Tổng hội Việt kiều ngoại giao tối với chính quyền địa phương, nên chỉ giao nộp tượng trưng, còn phần lớn vũ khí được phân tán cất giấu. Tháng 5 năm 1946, có lệnh tập hợp lực lượng quân giải phóng chiến đấu ở Lào. Tôi cùng các anh Nguyễn Chánh, Lê Quốc Sản, Đỗ Huy Rừa được giao nhiệm vụ tổ chức, huấn luyện. Tại chiến khu Noong Kè, trong vòng mười ngày, chúng tôi đã lựa chọn và tập trung được hơn 400 chiến sĩ trong số những người tình nguyện từ các cơ sở Việt kiều, thành Chi đội Trần Phú. Anh Nguyễn Chánh là chi đội trưởng, tôi làm chính trị viên, hai anh Lê Quốc Sản và Đỗ Huy Rừa làm chi đội phó. Chi đội được tổ chức thành bốn đại đội, hoạt động dưới danh nghĩ công nhân làm đường để che mắt chính quyền Thái Lan ở Trung ương. Qua Tổng hội Việt kiều, chúng tôi cũng nhận thầu xây dựng một con đường dài mười cây số từ

Noong Kè ra Phnôm. Ban ngày làm đường, ban đêm bí mật ra cánh đồng đã gặt để tập luyện. Hậu cần đều do con Việt kiều ở Thái tiếp tế. -Trung tướng đánh giá thế nào về sự đóng góp của Việt kiều Thái-Lào lúc đó cũng như trong suốt hai cuộc kháng chiến đối với Tổ quốc? -Rất lớn. Cả sức người lẫn của cải vật chất. Việt kiều Thái-Lào đã ghi thêm những trang sử vàng vào lịch sử truyền thống yêu nước của dân tộc. Sự hình thành khối người Việt ở Thái-Lào có đặc điểm lịch sử riêng, mà nổi rõ nhất là dân tị nạn sau khi phong trào Cần Vương thất bại, đến Xô viết Nghệ-Tĩnh bị đàn áp dã man và công nhân khai thác mỏ ở Lào, phu làm đường nối ba nước Đông Dương. Vì vậy, lòng căm thù ngoại xâm và tinh thần yêu nước luôn nung nấu trong họ. Phong trào cách mạng của Việt kiều Lào-Thái có mối liên hệ chặt chẽ với trong nước. Nhiều nhà cách mạng đã sang Thái Lan bí mật hoạt động trong sự che chở, giúp đỡ của Việt kiều. Mùa thu năm 1928 đến cuối năm 1929, Bác Hồ dưới bí danh Thầu Chín cũng từng hoạt động trong cơ sở Việt kiều ở đây. Từ năm 1941, các tổ chức Việt kiều phát triển mạnh, với Tổng hội Việt kiều là cơ quan lãnh đạo cao nhất. Đầu năm 1945, theo chỉ thị của Trung ương, Xứ uỷ Thái-Lào được sự giúp đỡ của Đảng Seri Thay-một đảng chính trị có xu hướng độc lập, dân chủ và chống phát xít Nhật, có chính sách thân thiện với Việt kiều, đã tổ chức thành lập chiến khu Sakon với lực lượng vũ trang lấy tên Việt Nam độc lập quân. Đây là chiến khu bí mật nhưng đã thu hút khá đông nam nữ thanh niên Việt kiều yêu nước, làm nòng cốt xây dựng Việt kiều giải phóng quân ở Lào sau này. -Thưa Trung tướng, khi kháng chiến toàn quốc bùng nổ, có tất cả mấy cánh quân hải ngoại xuất phát từ Thái Lan về tiếp tế Nam Bộ? -Gồm bốn đơn vị. Thứ nhất là Bộ đội Độc lập số 1, còn gọi là Hải ngoại 1. Đây là lực lượng vũ trang của cộng đồng người Việt ở Campuchia, chủ yếu là vùng Battambang, được xây dựng cuối năm 1945 tại chiến khu Biển Hồ-lúc này còn thuộc quyền kiểm soát của Thái Lan. Tháng 8 năm 1946, Hải ngoại 1 có hơn 100 quân, do các anh Huỳnh Văn Vàng (Dương Tấn) là chỉ huy trưởng, Ngô Thất Sơn làm chỉ huy phó và Đặng Văn Duyệt làm bí thư chi bộ. Đơn vị hành quân theo hướng Siêm Riệp-Kompong Thom-Kompong Chàm về Tây Ninh. Cuối năm 1947, do yêu cầu mới, anh Ngô Thất Sơn được chỉ định làm chỉ huy trưởng Hải ngoại 1, đến đầu năm 1949 anh bị địch phục kích bắt rồi hy sinh trong tù. Đơn vị thứ hai là Bộ đội Quang Trung, thành lập tháng 10 năm 1946 tại chiến khu Tippơdây. Quân số lúc đầu gần 50 người sau lên hơn 100. Tháng 11 năm 1946, ông Nguyễn Đức Quỳ-đại diện Chính phủ ta sang Thái Lan và ông Trần Văn Giàu giao nhiệm vụ anh Hoàng Xuân Bình làm chỉ huy quân sự đưa Bộ đội Quang Trung về Nam Bộ chiến đấu. Hoàng Xuân Bình cùng 15 người bí mật đưa vũ khí bằng đường xe lửa từ Bangkok sang Tippơdây. Ngày 15 tháng 11 năm 1946, Bộ đội Quang Trung làm lễ xuất phát, với các nhiệm vụ chính: mở đường mới về Nam Bộ qua vùng phía tây Biển Hồ, chuyển về Nam Bộ một số vũ khí đạn dược, hộ tống một số cán bộ cần về nước làm nhiệm vụ, kết hợp gây thanh thế cho lực lượng Issarak-Quân giải phóng nhân dân Campucha. Hành quân theo hướng Battambang-Pursat-Kômpng Chnăng-Kongpong Spư-Tà Keo về Châu Đốc. Ban chỉ huy gồm có các anh: Phạm Văn Thuận làm tổng chỉ huy kiêm chính trị viên, Hoàng Xuân Bình phụ trách chỉ huy trưởng quân sự, Võ Hoành và Hoàng Ngọc Cừ làm chính trị viên phó. Nguyễn Trọng Thường và anh Giao làm phó chỉ huy quân sự, Trần Ngọc Quế chỉ huy trung đội chiến đấu. Đơn vị thứ ba là Chi đội Trần Phú. Ngày 20 tháng 12 năm 1946 đơn vị hq bằng xe bus chở hành khách từ That-Phanôm đến tập kết ở khu rừng gần Mường Đêk, Đông Nam Thái Lan. Có ba cán bộ được tăng cường cho đơn vị: anh Sơn Ngọc Minh-cán bộ cách mạng Campuchia, anh Trần Văn Sáu-uỷ viên Thường vụ Tỉnh uỷ Trà Vinh sang Thái Lan mua vũ khí và anh Lê Quán Trung (Hải Nam). Đến ngày 26 tháng 12, Chi đội Trần Phú làm lễ xuất phát. Tiến về biên giới TháiCampuchia, vượt qua dãy núi Đăng Rek về biên giới dựng đứng, đơn vị hành quân về hướng phum Présenke trên bờ sông Mêkông thuộc tỉnh Kompong Chàm để về Tây Ninh. Ban chỉ huy Chi đội Trần Phú lúc này gồm các anh: Nguyễn Chánh làm tư lệnh trưởng, Lê Quốc Sản và Đỗ Huy Rừa làm tư lệnh phó, Trần Văn Sáu là chính trị viên, Hải Nam và Dương Cự Tẩm làm chính trị viên phó, Sơn Ngọc Minh làm cố vấn. Chi đội tổ chức thành ba đại đội chiến đấu,

một phân đội đại liên, một phân đội trinh sát, một phân đội vận tải và đoàn bộ, gồm tất cả 426 người. Chiến sĩ nhỏ nhất là em Ngọc mới mười ba tuổi. Quân phục màu xanh lá cây, nón sắt, dép da, dây nịt gọn gàng. Vũ khí trang bị phần lớn là các loại súng liên thanh mới. Mỗi người đều mang vác khá nặng. Đơn vị thứ tư là Tiểu đoàn Hải ngoại Cửu Long 2. Quân số gần 300 người được thành lập ngày 15 tháng 5 năm 1947 tại chiến khu Prakpong thuộc tỉnh Pracchin-Boari của Thái Lan, gồm phần lớn là con em Việt kiều ở Lào, có bốn người là cán bộ du kích Mã Lai và sáu người Campuchia. Ban chỉ huy gồm có các anh: tiểu đoàn trưởng Dương Quang Đông, chính trị viên Trương Văn Kỉnh và tiểu đoàn phó Bông Văn Dĩa. Bộ đội Cửu Long 2 được trang bị vũ khí mới, nhiều đạn dược, tập kết về chiến khu Mai Ruột, vùng biên giới Nam Thái Lan giáp Pailin của Campuchia. Ngày 7 tháng 11 năm 1947, đơn vị được lệnh hành quân về Hà Tiên của Khu 9, qua địa bàn Battambang-Kompông Spư. Trước khi lên đường, bộ đội Cửu Long 2 đã gây tiếng vang bằng trận đánh tiêu diệt đồn Sam Lop thuộc căn cứ Pailin do một trung đội quân Pháp chiếm đóng. Riêng Chi đội Trần Phú mà Trung tướng tham gia chỉ huy, sau khi về nước, đã có những hoạt động gì? -Về tới Tây Ninh, chứng kiến cảnh nồi dao xáo thịt do bọn Cao Đài phản động gây ra, xóm làng đầy cảnh tang tóc, chi đội đã đề nghị tỉnh uỷ cho phép lấy danh nghĩa một đơn vị hải ngoại mới về nước, ra lời kêu gọi đoàn kết gởi đến các chức sắc, tín đồ Cao Đài. Vì lý do chính trị, đơn vị ký tên Chi đội Hải ngoại 4. Điều này cũng nhằm thông báo là chiến trường Nam Bộ đã có 4 đơn vị hải ngoại về nước. Tháng 3 năm 1947, Hải ngoại 4 đã tham gia Liên quân B với Chi đội 11 bộ đội Hoàng Thọ, hành quân chiến đấu ở Gò Dầu và Trảng Bàng thuộc Tây Ninh. Đặc biệt, có một phân đội đi bảo vệ hai anh Nguyễn Chánh và Trần Văn Sáu về Bộ tư lệnh Quân khu 7 để trình diện và nhận nhiệm vụ, đã tham gia hai trận đánh “trình làng” vang dội tại giồng Dinh và giồng Thổ Địa. Cả hai trận chống quân Pháp nhảy dù đều thắng lớn, tiêu diệt gần hai đại đội địch thu nhiều súng đạn. Sau đó, Chi đội Hải ngoại 4 được phân về hoạt động ở Quân khu 8. -Bắt đầu từ đây, cuộc đời Trung tướng gắn chặt với chiến trường Nam Bộ? -Vâng. Năm 1954 đình chiến, tôi ra Bắc làm chủ nhiệm chính trị Sư đoàn 332 đi tiễu phỉ ở biên giới Lạng Sơn trong hai năm. Sau thời gian công tác ở Tổng cục Chính trị, năm 1962 đi Chiến dịch Nậm Thà bên Lào làm chủ nhiệm chính trị chiến dịch mà anh Bằng Giang là tư lệnh, anh Trần Độ làm chính uỷ. Tháng 7 năm 1964 tôi bí mật vượt biển vào Nam, đổ bộ lên Bến Tre, cùng các anh Lê Văn Ngọc, Lê Văn Lựu… Về Bộ chỉ huy Miền, tôi được cử làm cục phó Cục Chính trị Quân giải phóng miền Nam. Đến năm 1967 tôi về làm chính uỷ Sư đoàn 7 còn anh Nguyễn Hoà làm tư lệnh. Để chuẩn bị cho cuộc tấn công xuân Mậu Thân 1968, tôi được điều xuống Quân khu 9 làm phó chính uỷ khu do anh Đồng Văn Cống làm tư lệnh, tham gia mặt trận tiền phương ở Cần Thơ. Năm 1969, tôi về làm chính uỷ Quân khu 8, đi chiến trường, nghiên cứu chống bình định trọng điểm của địch ở Mỹ Tho. Năm 1974, tôi lại lên làm chính uỷ Quân khu 7, chuẩn bị cho cuộc Tổng tấn công và nổi dậy mùa xuân 1975. Có thể nói, cuộc đời chiến đấu của tôi trải gần hết chiến trường Nam Bộ. -Nghe nói, cuối năm 1974, Trung tướng được nghỉ phép ra Bắc, nhưng khi vừa lên đường thì có lệnh ở lại tham gia Chiến dịch Hồ Chí Minh. Đúng không, thưa Trung tướng? -Đúng vậy. Đang chờ xe, tôi được anh Lê Đức Anh-phó tư lệnh kiêm tham mưu trưởng Bộ tư lệnh Miền, gọi về báo chuẩn bị nhận nhiệm vụ mới. Lúc đó, tôi thực sự bần thần. Đã gần mười một năm xa vợ con. Rất thèm một chút không khí gia đình riêng tư. Anh Lê Đức Anh chỉ nó có nhiệm vụ mới, chứ không cho biết cụ thể, vì bí mật quân sự. Anh khuyên tôi nên ở lại, vì tôi đã lăn lộn ở chiến trường Nam Bộ bao năm, nếu không có mặt thì không hay, khi có khả năng đánh lớn. -Trong Chiến dịch Hồ Chí Minh, Trung tướng tham gia cánh quân nào? -Cánh quân phía Đông. Nhiệm vụ của tôi là đón Quân đoàn 2 và chọn người dẫn đường đưa xe tăng tiến vào dinh Độc Lập.

-Trung tướng còn giữ kỷ niệm gì về những ngày đầu tiên tiếp quản Sài Gòn? -Bất ngờ nhất là tôi gặp vợ và con trai cũng vào tiếp quản thành phố. Vợ tôi sau khi vào Đà Nẵng tiếp quản các cơ sở công nghiệp, tiếp tục vào Sài Gòn làm nhiệm vụ. Con trai tôi cũng vào Đà Nẵng bằng đường thuỷ rồi bay vô Sài Gòn tiếp quản ngành không quân. Điều thú vị là cả vợ và con tôi cũng hoàn toàn bất ngờ khi gặp nhau tại Sài Gòn. -Khi chiến tranh biên giới Tây Nam nổ ra, Trung tướng có ra trận? -Có chứ! Tôi và anh Năm Ngà cùng làm phó tư lệnh Quân khu 7 phụ trách chung hai mặt trận tiền phương của quân khu: Siêm Riệp do anh Hồ Quang Hoá làm tư lệnh và Kompong Chàm do anh Đặng Quang Long làm tư lệnh, cùng tiến vào giải phóng Campuchia khỏi ách diệt chủng. -Là vị tướng nhiều kinh nghiệm về công tác chính trị, Trung tướng đánh giá thế nào về vai trò của chính trị trong quân đội? Và theo Trung tướng có nên tách chính trị ra khỏi quân đội như nhiều quốc gia đã làm? -Quân đội mỗi nước có đặc thù riêng. Đối với quân đội ta, chính trị phải luôn gắn liền với công tác quân sự, do Đảng Cộng sản lãnh đạo. Thực tế lịch sử cho thấy, nếu không có sự lãnh đạo của Đảng thì quân đội khó vượt qua những khó khăn mà đôi lúc tưởng chừng như tan rã. Và nếu không có Đảng lãnh đạo thì không có một đội ngũ cán bộ cốt cán là đảng viên trong quân đội, luon gánh lấy những nhiệm vụ nặng nề nhất, thử thách nhất. -Trong chiến tranh có hiện tượng tham nhũng không, thưa Trung tướng? -Có, nhưng chẳng đáng kể. Tham ô chỉ xảy ra ở những anh giữ kho quân trang, quân dụng, nói chung là bên hậu cần. Nhưng cũng dừng lại ở mức lặt vặt thôi. Bởi điều kiện đâu cho phép. Thứ nhất là anh rất dễ lộ diện giữa cuộc sống gian khổ và như thế, không thể tồn tại trên chiến trường. Thứ hai là trong rừng làm gì có hàng quán để ăn chơi xa xỉ, với lại chuyện sống chết luôn kề bên thì còn tâm trí đâu mà nghĩ tới chuyện thủ lợi riêng mình. -Hồi ấy, là một chính uỷ quân khu, những buổi tiếp khách sang nhất của Trung tướng gồm những gì? -Một, hai con gà đã ngon lành. Sang hơn nữa thì nhờ anh em cần vụ chạy kiếm con cầy. Ở chiến trường như thế, còn trong đời sống gia đình, theo Trung tướng làm thế nào để bảo vệ được hạnh phúc vợ chồng, nuôi dạy con cái nên người? -Tôi chiến đấu xa nhà có lúc hàng chục năm trời, nên nuôi dạy con cái đều do bà nhà lo hết. Bây giờ khi da mồi tóc bạc mới có dịp gần gũi chăm sóc nhau. Kinh nghiệm cho thấy để cuộc sống vợ chồng hạnh phúc, nhất thiết phải thực sự làm chủ, bởi điều đó còn quan hệ đến vd thu nhập, chi tiêu… -Trung tướng còn nhớ kỷ niệm lần đầu gặp bà nhà trong hoàn cảnh nào? -À, trong buổi lễ thương binh-xã hội lần đầu tiên do tỉnh Sa Đéc tổ chức vào ngày 27 tháng 7 năm 1947. Tôi đang là chính trị viên Trung đoàn 109 đóng ở đây. Trong Ban chỉ huy Hội Phụ nữ tỉnh Sa Đức lúc đó có mấy cô khá xinh. Tôi để ý một cô tên Mau, Vũ Thị Mau, trông gọn gàng, hoạt bát mà lại rất có “uy” với những cô khác. Anh em bộ đội thấy vậy… cắp đôi. Tôi nhớ một lần hai chúng tôi gặp nhau ở sở chỉ huy trung đoàn đóng tại nhà dân, cô ấy hỏi: -Anh quê ở đâu? Tôi đùa: -Quê tôi là bộ đội! Cô ấy ngầm giận mãi. Sau này tôi mới biết (cười). -Đám cưới ông bà được tổ chức ở đâu? -Ban chỉ huy Trung đoàn 109 đứng ra tổ chức tại xã Mỹ Thọ, huyện Cao Lãnh, nay thuộc tỉnh Đồng Tháp, nhân hội nghị Xứ ủy diễn ra ở đây năm 1949. Các anh Lê Duẩn, Phan Trọng Tuệ, Trần Văn Trà, Ung Văn Khiêm cùng nhiều anh chị Xứ uỷ đã đến dự. Vui lắm! Trung đoàn trưởng

Đặng Văn Thông xin được một ít tiền bên tỉnh, đã tổ chức bữa ăn mặn đàng hoàng. Khi làm lễ, đồng chủ hôn là uỷ viên xã hội tỉnh đã nghiêm trang hỏi: Tên anh là gì? Tên chị là gì? Anh có yêu chị không? Chị có yêu anh không?... Còn có cả giấy hôn thú mà bây giờ bà ấy còn giữ. -Hình như bà nhà còn có tên Mai Thanh? -Vâng, đó là bí danh hồi kháng chiến. Ra Bắc, bà ấy đi học và làm việc bên ngành công nghiệp dệt. Sau này trở thành phó giám đốc Nhà máy dệt 8/3. Chúng tôi có ba con hai trai, một gái. Con trai lớn bây giờ là Đại tá giám đốc Phân viện Kỹ thuật Quốc phòng. -Hỏi nhỏ ông: thời còn học sinh ở quê nhà, ông có mối tình nào đáng nhớ không? -(Ngập ngừng) Có một kỷ niệm khá vui mà tôi nhớ mãi. Khi còn học ở thị xã Bắc Ninh, ông đốc học rất thương tôi và hay rủ tôi về nhà chơi. Ông đốc học có cô con gái dễ thương lắm, hợp tính, nên thường trò chuyện. Chúng tôi có tình cảm với nhau, nhưng tôi cũng chẳng biết đó là tình bạn hay tình yêu. Đến khi tôi tham gia cách mạng, bị bắt, mãn hạn tù về lại nhà. Một trưa nọ, bất ngờ có một cô gái mặc áo dài màu hồng nữ sinh đến nhà tôi, trông rất xinh đẹp. Làng xó ai cũng trầm trồ. Tôi đang ở trần, lom khom phơi rơm. Ngẩng đầu lên, nhìn tận măt, thì ra… cô Liên, con gái ông đốc học, lặn lội từ thị xã về làng hơn ba mươi cây số để thăm tôi! Vào nhà, hỏi thăm nhau một lúc thì cô ấy chào về. Cô ấy xưng tôi, nhưng gọi tôi bằng anh. Tôi rất xúc động. Người trong làng thì xầm xì với nhau: cô ấy thích tôi! Tiếc rằng, vì nhiệm vụ cách mạng, tôi rời quê hương ra đi, không có dịp đến thăm thầy và cho đến bây giờ tôi cũng chưa có dịp gặp lại được cô Liên. Cô ấy bây giờ cũng thành bà cụ, nghe đâu lúc sống ở Hà Nội lúc thì cũng vô Sài Gòn cùng con cháu. -Thế còn lúc ở Thái Lan và Lào, Trung tướng có làm bạn với cô gái Thái hay Lào…? -Khi Chi đội Trần Phú được thành lập, đóng trong khuôn viên một ngôi trường của người Thái. Trường có một thầy hiệu trưởng và một cô giáo sống nội trú. Tôi làm công tác chính trị, hay giao thiệp. Cô giáo tỏ ra mến tôi và thường rủ tôi đi picnic, mời về nhà cô ấy chơi. Tôi cũng cảm thấy mình có một tình cảm đặc biệt, nhưng không thể thổ lộ được. Cô ấy da ngăm ngăm, có duyên, hình dáng gần giống người Lào. Tôi đâu biết tiếng Thái, nên nhờ cậu Ba Đen là bạn đồng đội đi theo phiên dịch. Chẳng biết Ba Đen có thêm bớt gì không, nhưng cứ nói ra thì cả ba cười ngất… Kỷ niệm thời thanh xuân như làm vị tướng trẻ lại. Trông ông hết sức hồn nhiên. Khuôn mặt phúc hậu càng hồng hào hơn. Cử chỉ càng thanh thoát hơn. Tôi ngỡ như mái tóc bạc phơ của lão tướng phút chốc trở nên xanh thẳm cùng ký ức của ông. Châm nước trà mời tôi, Trung tướng hạ giọng: “Tổ quốc là thiêng liêng. Tình yêu và gia đình đối với mỗi con người cũng không thể thiếu. Suốt đời chiến đấu vì độc lập tự do cho dân tộc, tôi may mắn hơn nhiều anh em khác là có được một gia đình yên ấm, hạnh phúc!”. Hoà vào cảm xúc của vị tướng, tôi đọc bốn câu lục bát ứng khẩu tặng ông: Đặc phái viên thành kiều bào Lập liên quân giúp bạn Lào giải vây Viện binh Nam Bộ đánh Tây Mê hò sông Hậu vướng dây tơ hồng Trung tướng Dương Cự Tẩm nở tràng cười sảng khoái, đứng lên nắm chặt lấy tay tôi. Đoạn đầu hơi bị lạc đề chút ít nhưng phần sau có nói đến ông Lê Thiệu Huy-Tham mưu trưởng Liên quân Việt-Lào! Những điều chưa biết quanh tấm bằng tiến sĩ toán học đầu tiên của Việt Nam Ngày nay, tên tuổi nhà toán học Lê Văn Thiêm đã trở nên nổi tiếng đối với giới khoa học trong và ngoài nước. Ông là người Việt Nam đầu tiên đỗ bằng tiến sĩ toán học tại Pháp năm 1948. Cùng với các nhà khoa học lớn như giáo sư Tạ Quang Bửu, giáo sư Trần Đại Nghĩa… ông đã có công tiên phong trong việc đặt nền móng xây dựng nền khoa học và giáo dục hiện đại cho đất nước.

Đã có hẳn một giải thưởng toán học đầy uy tín mang tên ông… Thế nhưng, ít ai biết rằng xung quanh tấm bằng tiến sĩ đầu tiên ấy của ông lại còn chưa cả một câu chuyện đáng tự hào và cảm động về tình yêu Tổ quốc, tình bạn, sự hy sinh và tinh thần học hỏi. Của hồi môn của dòng họ Lê ở làng cổ Ngu Lâm, nay là xã Trung Lễ, huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh truyền lại cho con cháu chỉ gồm ba thứ: cái nghèo-rất nghèo, sự đỗ đạt và tinh thần bất khuất. Họ Lê xuất thân khoa bảng nhiều đến nỗi suốt thời phong kiến, người đời đã nôm na gọi tên làng quê của họ thành làng Kẻ Ngù, nói lái chữ “Cụ Nghè”. Sang đầu thế ky XX, dòng dõi cự tộc của họ Lê ở Trung Lễ lại càng phát triển rực rỡ hơn. Khoa thi Canh Tý (1900), ông Lê Văn Nhiễu đậu cử nhân; 16 năm sau, em ruột ông là Lê Văn Huân lại giật Giải Nguyên. Cụ Giải Huân sau đó đã cùng các chí sĩ như ông nghè Ngô Đức Kế, cụ Huỳnh Thúc Kháng, cụ Đặng Nguyên Cẩn tham gia Duy Tân hội để hoạt động cách mạng, bị Pháp đày ra Côn Lôn suốt 10 năm (1908-1917). Được trả tự do, cụ Giải Huân lai tiếp tục hoạt động cứu nước, sáng lập và làm Chủ tịch Đảng Tân Việt (một trong những đản tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam sau này). Bị thực dân Pháp bắt giam tại nhà lao Vinh (Nghệ An), cụ đã mổ bụng cắt ruột tự sát vào năm 1929. Ông cử Lê Văn Nhiễu sau khi đỗ đạt cũng không ra làm quan mà lui về làng vừa cày ruộng vừa lấy nghề gõ đầu trẻ làm sinh kế. Ông cưới bà Phan Thị Đại, chị của cụ Phan Đình Phùng, sinh được hơn 10 người con, trong đó tất cả những người con trai (đều lấy họ Lê Văn theo thứ tự gồm các ông Kỷ, Luân, Tích, Xước, Duy, Nựu, Thiêm) đều khét tiếng vì học giỏi. Khoa thi năm 1918, người con trai cả là Lê Văn Kỷ lai nối gót cha chú đậu Tiến sĩ Đệ tam giáp trong khoa thi cuối cùng của triều Nguyễn, sau đó xoay sang học nghề thuốc, trở thành y sĩ Tây y. Triều đình bỏ lệ khoa cử, những người em kế ông nghè Kỷ đều chọn con đường làm Cách mạng cứu nước để “tu thần”. Người con thứ hai trong gia đìnhlà ông Lê Văn Luân đã trở thành Bí thư huyện uỷ đầu tiên của Đảng bộ Đảng Cộng sản huyện Đức Thọ. Sau Xô Viết Nghệ Tĩnh 1930-1931, ông Luân bị thực dân Pháp bắt. Chúng đã dùng cưa thợ mộc cưa đôi đầu ông, cưa sống, mà không hề gây mê để xem bộ óc lãnh đạo, tổ chức của người Cộng sản này “lớn” đến mức nào! Sinh ngày 29-3-1918, người con út Lê Văn Thiêm lớn lên vào đúng giai đoạn lịch sử của đất nước và gia đình đầy những biến động đau thương nhất. Điều đó càng hun đúc thêm trong lòng cậu bé một ngọn lửa yêu nước và khao khát học tập. Sau phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh, nhân dân hai tỉnh Hà Tĩnh-Nghệ An bị khủng bố đẫm máu.Làng Trung Lễ bị Pháp đốt sạch, toàn bộ tre pheo, cây cối trong làng đều bị chặt sát gốc. Bốn góc làng, thực dân Pháp cho dựng lên 4 chòi canh cao ngất nghểu để giám sát mọi động tĩnh. Cả tên làng cũng bị chúng đỏi thành Lạc Thiện, hòng xoá đi một ký ức bất khuất. Cha mẹ đều đã mất, gia đình bị o ép vì có anh là lãnh tụ Cộng sản, Lê Văn Thiêm không còn sự lựa chọn nào khác, đành bỏ làng theo anh Cả-ông nghè Lê Văn Kỷ vào Quy Nhơn để có thể theo đòi việc học. Chỉ trong 4 năm 1933-1937, anh đã học đuổi và hoàn tất chương trình tiểu học (cấp 1) và cao đẳng tiểu học (cấp 2) tại Trường Collège de Quy Nhon gồm cả thảy 9 lớp. Năng lực xuất chúng của anh đã khiến các giáo sư người Pháp phải kinh ngạc. Vì vậy, giáo sư Casimir Michel, Hiệu trưởng nhà trường đã quân sự đưa cái tên Lê Văn Thiêm đặt lên vị trí thứ nhất trong danh sách khen thưởng, dù tổng kế học tập, điểm của anh chỉ xếp hàng thứ 6. Để giải thích quyết định có một không hai của mình, vị giáo sư này chỉ nhận xét đúng một câu: “Anh ấy sẽ tiến xa hơn tôi”. Không phụ lòng tin và sự ưu ái của người thầy tri kỷ, chỉ sau đúng 3 tháng, Lê Văn Thiêm đã thi đỗ tú tài 1 (tương đương lớp 11) thay vì phải mất đúng 2 năm đèn sách như tất cả mọi người. Năm sau, Lê Văn Thiêm tốt nghiệp tú tài toàn phần và ghi danh vào lớp học P.C.B (lý-hoá-sinh) để chuẩn bị trở thành một sinh viên ngành Y của Trường đại học Đông Dương. Đến năm 1939, với thành tích á khoa kỳ thi tốt nghiệp P.B.C, anh giành được học bổng sang Pháp du học.

Sang Pháp, anh bỏ con đường y khoa, xin vào Trường đại học Sư phạm (École Normale Supérieure). Chỉ 2 năm sau, Lê Văn Thiêm đã lấy xong bằng cử nhân hạng ưu của trường này. Lúc này, Chiến tranh thế giới thứ II đã bắt đầu lan rộng, thay vì tiếp tục học lên thạc sĩ Toán, Lê Văn Thiêm lại cùng một số bạn bè tìm đường sang Đức, xin theo học các ngành như pháo binh, hoá học quân sự… với hy vọng sẽ hữu ích hơn cho đất nước trong thời buổi chiến tranh. Bị Chính phủ Hitler từ chối, Lê Văn Thiêm đành tự tìm thầy hướng dẫn để quay lại nghiên cứu toán học. Anh lấy xong bằng tiến sĩ chuyên gành toán về giải tích phức (1944) tại Đức, đúng vào lúc Đức Quốc xã đang liên tục đại bại trên các chiến trường. Con đường khoa học đã đẩy anh sang Đức, trở thành một trong số rất ít người Việt Nam may mắn được chứng kiến sự sụp đổ của Đức Quốc xã. Sau đó, anh trở về Pháp và ba năm sau-1948, dưới sự hướng dẫn của giáo sư Georges Valiron-chuyên viên giỏi nhất về hàm số giải tích một biến số phức của Pháp đương thời, anh đã bảo vệ thành công xuất sắc luận án tiến sĩ khoa học quốc gia trước một hội đồng gồm các chuyên gia hàng đầu về môn giải tích hàm biến phức của nước Pháp. Vậy là, đúng 30 năm sau ngày người anh cả Lê Văn Kỷ giật giải Tiến sĩ trong khoa thi Nho học cuối cùng của thời phong kiến, người em út Lê Văn Thiêm của dòng học Lê vọng tộc này lại thành công trong kỳ tích “mở đầu” nền khoa học hiện đại Việt Nam-trở thành người Việt Nam đầu tiên giành được học vị Tiến sĩ toán học. Bảo vệ thành công luận án tiến sĩ, tên tuổi Lê Văn Thiêm nhanh chóng trở nên vang dội trong giới khoa học, đặc biệt là toán học của nước Pháp và toàn thế giới, bởi công trình của ông đã mở ra một hướng nghiên cứu mới trong lý thuyết hàm biến phức. Tuy học rất giỏi nhưng Lê Văn Thiêm vẫn luôn nể phục một người đồng hương khác, đó là Lê Thiệu Huy, cháu gọi ông bằng chú nhưng chỉ kém ông 2 tuổi (sinh năm 1920). Thật ra, chính danh Lê Thiệu Huy phải mang họ Trần Lê. Theo dân gian làng Trung Lễ truyền miệng, họ Trần cũng là một họ lớn của xứ Kẻ Ngù có đông người đỗ đại khoa. Đến đời cụ Trần Lê Thước, vì thi trượt mấy lần, ông quyết đổi ra họ Lê để “đổi vận”. Quả nhiên sau đó ông giật Giải Nguyên (không rõ khoa thi). Sau ông học thêm Tây học và trở thành một học giả nổi tiếng của thế kỷ XX về văn học và sử học, có nhiều học trò thành đạt như Đặng Thai Mai, Tôn Quang Phiệt, Hoàng Minh Giám… Về vai vế, cụ Lê Thước là con cô, còn tiến sĩ Lê Văn Thiêm là con cậu. Lê Thiệu Huy là con đầu của vị giáo sư danh tiếng này. Tuy ít tuổi hơn, nhưng trên con đường học vấn, Lê Thiệu Huy đã đi trước Lê Văn Thiêm một quãng dài. Từ bé đến lớn, Lê Thiệu Huy luôn bỏ xa các bạn đồng môn, và thường học vượt cấp một năm hai-ba lớp, trong khi kết quả học tập chưa một lần bị rớt xuống hạng nhì. Năm 1939, mới 19 tuổi, Lê Thiệu Huy đã tốt nghiệp một lúc 3 bằng cử nhân loại ưu tại Paris-một thành tích vang dội mà trước anh, trong lịch sử đại học, chưa một sinh viên Pháp nào từng dám mơ vươn tới nổi. Một nhà toán học lừng danh thời bấy giờ là giáo sư Brachet, người Pháp gốc Do Thái đã phải ngợi khen: “Tôi chưa bao giờ thấy có sinh viên nào xuất chúng hơn mơ sẽ gặp người thứ hai tài ba đến vậy”. Cùng là những sinh viên “khét tiếng” ở Pháp, hai chú cháu Lê Văn Thiêm-Lê Thiệu Huy đã nhanh chóng trở thành một đôi bạn rất thân, cùng có chung một đam mê khám phá những phức tạp của ngành khoa học toán. Thời gian này, họ đã thường thành xuyên bàn luận với nhau về một bài toán cổ đã tồn tại hàng trăm năm mà chưa có lời giải, đó là bài toán ngược của phân phối giá trị các hàm hình-công trình sau này đưa Lê Văn Thiêm đến với tấm bằng tiến sĩ. Nhưng Chiến tranh thế giới nổ ra đã chia hai người hai ngả. Lê Thiệu Huy tìm đường về nước tham gia cách mạng. Sau Cách mạng tháng Tám 1945, anh được Bác Hồ cử sang Lào giúp bạn xây dựng quân đội kháng Pháp và trở thành Tham mưu trưởng Liên quân Việt-Lào-một tướng quân thực thụ-khi mới 26 tuổi. Mùa xuân 946, mặt trận Thà Khẹt (Lào) bị vỡ, Chính phủ kháng chiến của Hoàng thân Xuphanuvông phải vượt sông Mê Kông thoát sang Thái Lan lánh nạn. Lê Thiệu Huy đi chung với

Hoàng thân trên cùng một chuyến đò. Sau lưng họ, đạn quân Pháp đuổi theo như vãi trấu. Trong tình thế hiểm nghèo, Tham mưu trưởng Lê Thiệu Huy đã lấy thân mình chắn đạn cho Hoàng thân-Chủ tịch Xuphanuvông thoát hiểm. Anh hy sinh ngay trong vòng tay của Hoàng thân vào ngày 26-3-1946. Nghe tin con hy sinh, cụ Lê Thước đã đau đớn viết bài thơ Khóc con với những câu đầy bi thương nhưng rất hào hùng: Treo gươm nghĩa kiệt soi ba nước Uống kiếp tài hoa mới nửa đời Phơi phới trời Tây hồn cố quốc Quân thù chưa giết hận chưa nguôi. Để tỏ lòng tri ân của Chính phủ và nhân dân Lào với liệt sĩ Lê Thiệu Huy, năm 1957, Hoàng thân Xuphanuvông đã viết một bức thư dài gửi vụ Lê Thước, kể lại chi tiết cái chết hào hùng của người Tham mưu trưởng, đồng thời chia buồn cùng gia đình anh. Cũng trong năm 1957, Chính phủ ta cũng truy tặng anh Huân chương Quân công hạng ba. Năm 1991, Chính phủ Lào lại truy tặng liệt sĩ Lê Thiệu Huy Huân chương cao quý nhất của Nhà nước Lào-Huân chương Độc lập hạng nhất. Còn Lê Văn Thiêm, anh lại tiếp tục theo đuổi việc học tập. Đang ở Paris, nhận được tin bạn đã hy sinh, Lê Văn Thiêm hết sức đau đớn, càng quyết tâm bằng mọi giá phải hoàn tất giấc mơ khoa học của cả hai người, trả luôn phần nợ sách đèn của bạn. Ông đã thu thập tài liệu giải thành công bài toán cổ mà hai người đã từng đeo đẳng, cuối cùng biến nó trở thành tấm bằng tiến sĩ toán học đầu tiên cho Tổ quốc Việt Nam vào năm 1948. Khi công trình này được in (bằng tiếng Đức), nhà toán học 30 tuổi này đã kính cẩn cho in lên trang đầu dòng chữ: Mainem Freund LE-THIEU-HUY (Gefallen aufdem Mekong, furfden Vietnam in Fruhling 1946) in Verehrung zugeeinget (Kính tặng bạn thân Lê Thiệu Huy đã hy sinh cho Tổ quốc Việt Nam trên sông Mê Kông, mùa xuân năm 1946). Ngày nay, tại Nhà bảo tàng xã Trung Lễ, khách vào thăm sẽ thấy có 3 bảo vật đặt cạnh nhau: Bản gốc luận án tiến sĩ của Lê Văn Thiêm có nhan đề “Commentarii Mathematici helvetic” với dòng chữ đề tặng người bạn thân ở trang đầu; tấm huân chương lồng chân dung liệt sĩ Lê Thiệu Huy và bài thơi Khóc con của cụ Lê thước. Đó là ba nét son lịch sử góp phần làm giàu thêm kho tàng văn hoá rực rỡ của Việt Nam, dù chúng vẫn lặng lẽ nằm yên ở một làng vùng chiêm trũng xa khuất. Nguyễn Hồng Lam

Cùng bàn về Chiến tranh và các vị tướng lừng danh trên thế giới Lịch sử nhân loại gắn liền với các cuộc chiến tranh, dù rằng chiến tranh gây cho con người biết bao đau khổ và bi thương. Nhưng trong chiến tranh con người cũng thể hiện được những phẩm chất tuyệt vời của mình : tinh thần yêu nước, lòng dũng cảm và trí thông minh. Tất nhiên, hoà bình là khát vọng chung của nhân loại, nhưng để tiến tới một nền hoà bình lâu dài, chúng ta không thể không tìm hiểu về chiến tranh, nghệ thuật chiến tranh và những vị tướng soái lừng danh trong lịch sử. Đỉnh cao nhất của nghệ thuật quân sự chính là " Không đánh mà người chịu khất. Ta đây mưu phạt tâm công " ( Bình Ngô Đại Cáo - Nguyễn Trãi ). Khi viết những dòng này

tôi nhớ tới Trần Hưng Đạo với câu nói nổi tiếng " Bậc thánh võ trị đời, đánh ở chỗ không thành, công ở chỗ không luỹ, chiến ở chỗ không trận, nhẹ nhàng như mưa rơi trên không, lập lên cuộc đời vô sự " . Tất nhiên để đạt được đỉnh cao của võ đạo như vậy không thể bỏ qua việc nghiên cứu về nghệ thuật quân sự được thể hiện một cách xuất sắc qua cuộc đời binh nghiệp của các danh tường lừng danh. Trước khi nói về các vị danh tướng của thế giới như G.C. Giucốp, Hanibal,Ceasar , Napoleon, Alecxandre đại đế v.v. ta hãy cùng đánh giá về 3 vị tướng soái nổi tiếng bậc nhất về quân sự trong lịch sử Việt Nam : Trần Hưng Đạo, Quang Trung - Nguyễn Huệ và Võ Nguyên Giáp. Mỗi người một phong cách, nhưng đều giống nhau ở chỗ đã đưa nghệ thuật quân sự Việt Nam đạt đến đỉnh cao. Tư tưởng quân sự chính của Trần Hưng Đạo, như chính ông nói ra là : " Nếu thấy chúng kéo đến ồ ạt như lửa cháy, gió thổi, thì đừng có hoang mang. Cái hung hǎng ban đầu của chúng như vậy lại rất dễ chế ngự, ta có thể thắng chúng một cách dễ dàng. Còn nếu chúng kéo sang mà từ từ, chậm chạp như cách tằm ǎn dâu, không lấy của dân, không cần đánh nhanh thắng nhanh thì trường hợp ấy phải thận trọng đối phó. Phải chọn tướng giỏi, biết xem xét, quyền biến như tính liệu nước cờ. Tùy thời cơ mà vận dụng chiến lược chiến thuật thì lo gì không thắng. Nhưng vấn đề cơ bản nhất là ở hai điều: - Một là vua tôi, tướng tá, binh lính phải dốc sức một lòng, tình thiết như cha con thì mới thực hiện được các kế hoạch. Hai là phải khoan sức dân. Phải cho dân được hồ hởi, thì dân mới cung ứng được sức người sức của. - Hai điều ấy chính là kế sâu gốc vững để bảo vệ nước nhà . Thượng sách giữ nước là ở đó". Nhất quán với tư tưởng đó của mình, ông đã chỉ huy toàn bộ quân đội nhà Trần kháng chiến thành công trong hai lần chống quân xâm lược Nguyên- Mông (1285 và 1288 ). Ông tìm cách làm giảm nhuệ khí và sức mạnh của quân thù khi chúng ào ạt vượt qua biên giới. Nhưng cũng chính và thấy nếu đem toàn bộ lực lượng ra đấu chọi với chúng sẽ không bảo đảm chắc thắng nên ông chỉ cho những lực lượng vừa phải kết hợp với dân binh để làm giảm bước tiến của quân thù. Đồng thời với việc đó cả nước thực hiện "tiêu thổ kháng chiến" để hạn chế nguồn lương thực của giặc, làm giảm sức chiến đấu và tinh thần của quân thù. Khi giặc còn mạnh ông chủ động rút lui chiến lược để bảo tờn lực lượng. Khi giặc đã có dấu hiệu suy yếu, lúc đó những đội quân tinh nhuệ của ta được tung vào trận đánh những đòn quyết định làm suy giảm nhanh chóng ý chí chiến dấu và lực lượng quân giặc, buộc chúng phải rút về nước. Việc lợi dụng các yếu tố địa lý, thời tiết như trong trận Bạch Đằng cũng thể hiện trí thông minh tuyệt vời của ông trong việc kết hợp nghệ thuật quân sự đỉnh cao với những hiểu biết dân gian. Có thể nói Trần Hưng Đạo là đỉnh cao của nghệ thuật quân sự Việt Nam, có thể sánh ngang với những danh tướng lừng danh nhất của lịch sử chiến tranh của nhân loại. Vị tướng thứ hai mà ta cần nói đến là Quang Trung- Nguyễn Huệ, thiên tài quân sự xuất sắclãnh tụ của phong trào Tây Sơn ở nửa cuối thế kỷ 18. Điểm nổi bật ở ông là cách hành binh thần tốc, đánh nhanh, thắng nhanh làm địch không kịp trở tay. Đội quân do ông chỉ huy có tính cơ động cao, có tinh thần quyết chiến và kỷ luật chặt chẽ. Đặc biệt những quyết định của ông mang tính quyết đoán và có tầm nhìn nhạy bén. Có thể nói ông là một nhà quân sự kiệt xuất của dân tộc ta. Tuy nhiên trên phương diện quốc tế, ông ít được biết tới hơn so với Trần Hưng Đạo và Võ Nguyên Giáp, có thể vì những đối thủ của ông không phải là những đối thủ mạnh lắm. Vị tướng nổi tiếng nhất của Việt nam thời hiện đại. Năm 1944, khi mới 33 tuổi ông được Hồ Chí Minh giao cho lãnh đạo đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam. Năm 1948, trong đợt phong tướng đầu tiên của Quân đội NDVN ông được phong hàm đại tướng ( khi mới 37 tuổi ) . Ông là người chỉ huy quân đội nhân dân Việt Nam trong suốt hai cuộc chiến tranh với Pháp và Mỹ. Có thể nói ông là một nho tướng nếu căn cứ vào cả hình thức, cách cư xử cũng như nghệ thuật quân sự. Tất nhiên điều đó cũng không làm giảm khí thế hiên ngang của của một vị tướng lừng danh. Ông là vị tướng của chiến tranh nhân dân. Nghệ thuật quân sự của ông là nghệ thuật kết hợp sức mạnh vô cùng nhưng thiếu tính đột phá của một mặt trận rộng lớn của những người lính nhân dân với sức mạnh tập trung nhưng bị bó hẹp về phạm vi của những đơn vị bộ đội chủ lực. Cái sức mạnh rộng lớn của những người lính nhân dân sẽ làm căng lực lượng quân sự của quân thù, làm suy yếu chúng. Còn cái sức mạnh tập trung của những đơn vị chủ lực sẽ đánh những đòn mang tính quyết định. Và điều đặc biệt

của chiến tranh nhân dân và cũng là sức mạnh của một quân đội nhân dân là những người lính như những con cá bơi trong biển nước của nhân dân. Và tất nhiên, một người tướng giỏi là người có những quyết định đúng đắn phù hợp với sự thay đổi của tình hình. Trận Điện Biên Phủ là một minh chứng hùng hồn về điều này. Đó cũng là trận đánh đưa tên tuổi ông vào lịch sử . Tất nhiên trong cuộc chiến tranh với người Mỹ, một đối thủ mạnh hơn Pháp rất nhiều, cái nghệ thuật quân sự ấy vẫn còn có những giá trị rất lớn. Nhưng nó phải được bổ xung nhưng thay đổi về chiến thuật để có thể đối phó được với một đội quân có tính cơ động cao và có hoả lực rất mạnh. Vào thời kỳ này đã xuất hiện một số vị tướng có những cái nhìn mới hơn về nghệ thuật quân sự ( chiến thuật , chiến dịch ) như Văn Tiến Dũng, Lê Trọng Tấn, Nguyễn Chí Thanh. Nhưng dù thế, nghệ thuật chiến tranh nhân dân vẫn là nền tảng bảo đảm cho thắng lợi của QDND Việt nam mà một trong những người tiêu biểu nhất đưa nó lên đỉnh cao là Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Trước khi chuyển sang bàn về các danh tướng của thế giới có lẽ ta cũng cần nói đến 3 vị tướng có nhiều đóng góp cho quân đội NDVN ( chủ yếu là trong cuộc chiến tranh với Mỹ - VNCH ) : Nguyễn Chí Thanh, Lê Trọng Tấn và Văn Tiến Dũng (Tất nhiên còn có một số vị tướng xuất sắc khác nhưng chúng ta chỉ nói về những người tiêu biểu nhất ). Nếu như đại tướng Võ Nguyên Giáp được coi là người anh cả của QĐND Việt Nam thì đại tướng Nguyẽn Chí Thanh có thể coi là người anh hai của quân đội. Năm 1950 ông được giữ chức Chủ nhiệm Tổng cục chính trị khi mới 36 tuổi và là vị đại tướng thứ hai của quân đội NDVN năm khi mới 45 tuổi (1959 ). Được cử vào Nam làm bí thư trung ương cục kiêm chính uỷ quân giải phóng MNVN, ông đã tổng kết kinh nghiệm chiến đấu của quân giải phóng với đối phương, chủ yếu là quân Mỹ và đề ra chiến thuật hợp lý để đối phó với một đội quân có tính cơ động cao và hoả lực mạnh. Với chiến thuật này quân giải phóng kết hợp với du kích địa phương hình thành thế trận để có thể đón đánh những cuộc đổ bộ đường không bằng trực thăng của quân Mỹ làm giảm thiểu tác dụng của chiến thuật "trực thăng vận" đồng thời xoá mờ ranh giới giữa quân giải phóng và đối phương hình thành cuộc chiến không có trận tuyến đế làm giảm tác dụng hoả lực pháo binh và không quân của đối phương, giảm bớt thương vong. Đồng thời vẫn hình thành những đơn vị chủ lực để tiến hành các trận đánh có quy mô tương đối lớn có tác dụng như những điểm nhấn của cuộc chiến. Chính việc tìm ra cách đánh thích hợp đã làm cho quân dân miền nam vững tin hơn ở thắng lợi. Đại tướng Lê Trọng Tấn được mệnh danh là "vị tướng của các chiến dịch" , là người nắm vững các vấn đề về nghệ thuật chỉ huy chiến dịch, chiến thuật. Ông đã chỉ huy mặt trận đường 9 -Nam Lào (1971) , chiến trường Trị Thiên (1972) , chiến trường Quảng - Đà (1975) và là Phó tư lệnh chiến dịch Hồ Chí Minh. Các chiến dịch mà ông chỉ huy đều đạt kết quả khả quan trong phạm vi tương quan lực lượng giữa các bên tham chiến. Ông là người nắm vững tương quan lực lượng giữa các bên và sử dụng lực lượng một cách khôn khéo để đạt được kết quả tốt nhất trong phạm vi mà mối tương quan ấy cho phép. Chiến dịch Hồ Chí Minh là đỉnh cao trong sự nghiệp của Đại tướng Văn Tiến Dũng. Ông đưọc cử làm tư lệnh chiến dịch và đã có quyết định khôn ngoan là không tiêu diệt dứt điểm lần lượt các ổ đề kháng của đối phương mà dùng lực lượng cơ động nhanh từ các hướng tấn công thẳng vào Sài Gòn để nhanh chóng dứt điểm chiến tranh. Ta có thể thấy ở đây phảng phất phong cách của G.C.Giu cốp trong chiến dịch Beclin (1945). Tất nhiên khi đó ông đã đánh giá đúng lực lượng đối phương đang trên đà suy yếu nhanh chóng và lực lượng của ông đang chiếm ưu thế hơn hẳn về ý chí chiến đấu Trước khi chuyển sang bàn về các danh tướng và các quân đội nổi tiếng thế giới tôi xin đưa ra những nhận xét, tất nhiên mang tính sơ lược, về quân đội của Việt Nam và nghệ thuật quân sự Việt Nam - trong quá khứ cũng như hiện tại . Có thể nói dân tộc Việt Nam đã sản sinh ra được những vị tướng tài ba, giúp đất nước vượt qua những thử thách của lịch sử. Ngoài các vị tướng đã nhắc đến ở trên, ta có thể nhắc đến những tên tuổi lớn như Lý Thường Kiệt, Tôn Đản, Trần Quang Khải, Trần Nhật Duật, Phạm Ngũ Lão, Yết Kiêu, Dã Tượng, Trần Nguyên Hãn v.v. và có thể kể ra đây những vị tướng thời hiện đại : đại tướng Hoàng Văn Thái, Đại tướng Chu Huy Mân, Thượng tướng Nguyễn Hữu An, thượng tướng Hoàng Minh Thảo, thượng tướng Nguyễn Trọng Xuyên và nhiều người khác. Nói về nghệ thuật

quân sự ta không thể không nhắc đến binh pháp. Nếu Trung Quốc có "Võ kinh thất thư" thì Việt Nam có thể kể ra các bộ binh pháp như "Binh thư yếu lược" và "Vạn kiếp tông bí truyền thư" của Trần Hưng Đạo hay "Hổ trướng khu cơ" của Đào Duy Từ. Vạn kiếp tông bí truyền thư đã bị thất truyền. Còn bản "Binh thư yếu lược " còn lưu lại đến bây giờ thì nhiều người cho là đã có sự bổ xung thay đổi ít nhiều. Chỉ có "Hổ trướng khu cơ" là còn có thể giữa được tính nguyên bản. Mặc dù thế khi đọc "Binh thư yếu lược" ta vẫn thấy toát lên một tầm nhìn và nhãn quan quân sự sắc bén. Trong đó bàn cả về cách quan sát thiên văn, cách lợi dụng đia hình,địa vật, cách tuyển quân, chọn tướng. Trong đó còn nhắc đến đạo làm tướng, đến tư tưởng " tổ quốc trên hết " hay cách thức thưởng phạt trong quân ngũ. Dù rằng ông đã tham khảo nhiều các cuốn binh thư của Trung Quốc nhưng "Binh thư yếu lược" vẫn mang đậm dấu ấn Việt Nam. Có thể nói Trần Hưng Đạo vừa là vị tướng tài ba vừa là nhà lý luận quân sự thiên tài, có thể sánh ngang với các nhà lý luận quân sự nổi tiếng thế giới như Tôn Tử, Ngô Khởi của phương Đông hay Clauzovit của phương Tây. Có thể nói quân đội Việt Nam trong quá khứ cũng như hiện tại có truyền thống gắn bó với nhân dân, dựa vào dân để chiến đấu và chiến thắng. Nghệ thuật quân sự Việt Nam là nghệ thuật chiến tranh nhân dân. Nếu như thời Trần, với tinh thần "Phụ tử chi binh" , đã chiến thắng quân Nguyên - Mông thì trong thế kỷ 20 QĐNDVN có truyền thống "quân với dân như cá với nước". Tuy vậy điều đó vẫn chưa đủ để làm nên chiến thắng vì nếu thiếu một nghệ thuật chỉ huy quân sự tài tình và cái nhìn chiến lược sắc bén chiến thắng sẽ không đến với chúng ta. Chính vì vậy những vị tướng tài ba in dấu ấn của mình vào lịch sử. Đặc điểm của nghệ thuật quân sự Việt Nam là luôn có sự chuẩn bị lực lượng, đón đợi thời cơ một cách chủ động, phát huy đến mức cao nhất tinh thần dũng cảm của người lính. Không bao giờ lùi bước trước nguy hiểm là phẩm chất cao quý của người lính Việt Nam trong lịch sử đấu tranh giải phóng và bảo vệ Tổ quốc. Ngày nay, "chiến tranh nhân dân" vẫn được coi là nền tảng của nghệ thuật quân sự Việt Nam. Tất nhiên ý nghĩa của cụm từ này cần có cái nhìn rộng hơn. Với sự phát triển như vũ bão của KHKT các quân đội lớn trên thế giới ngày nay được trang bị những vũ khí hết sức hiện đại, có sức huỷ diệt lớn và có thể tấn công từ khoảng cách xa một cách hết sức chính xác. Tuy rằng chỉ với những vũ khí đó khó có thể kết thúc chiến tranh nhưng nó sẽ gây những tổn thất lớn về cơ sở kinh tế, quân sự cho đối phương đồng thời giảm thiểu tổn thất về người của bên sử dụng làm giảm những tác động tâm lý do sự thương vong gây ra cho quân sĩ của họ. Có thể những vũ khí đó không đưa lại một chiến thắng trọn vẹn nhưng nó sẽ đặt bên sử dụng nó vào vị trí cao hơn, thậm chi gây những sức ép rất lớn cho đối phương ( như trường hợp cuộc chiến Kosovo ở Nam Tư ). Tất nhiên để đối phó với chiến lược đó cần có sự trang bị vũ khí tương đối hiện đại để có thể phản công đối phuơng. Như vậy nền công nghiệp quốc phòng phải cung cấp khả năng chế tạo những vũ ví đó hay ít ra ngân sách quốc gia cho phép mua sắm chúng. Cách đây vài năm em vào hiệu sách thấy quyển "Binh thư yếu lược", định mua về nhưng chỉ đọc thử qua vài chục trang là thôi luôn. Sách binh thư quái gì mà toàn chuyện phong thủy, tướng số. Các yếu tố địa hình, khí hậu được phân tích theo kiểu xem giờ chọn ngày, xem tướng đất kiểu mê tín dị đoan hơn là theo lí luận quân sự. Trước khi đọc em còn bán tín bán nghi chuyện "Binh thư yếu lược" ngày nay là quyển giả do đời sau soạn, nhưng đọc nó thì tin luôn. Một vị tướng như Trần Quốc Tuấn không thể nào lại viết ra một cuốn binh pháp vô bổ như vậy. Có lẽ khi nhắc đến lịch sử chiến tranh và nghệ thuật quân sự cần nhắc đến đất nước Trung Hoa với một lịch sử chiến tranh vô cùng phong phú và đa dạng cùng với hàng loạt các tướng lĩnh tài ba. Trung Hoa cũng là quê hương của các bộ binh pháp nổi tiếng. Có thể kể ra đây bảy cuốn binh thư tiêu biểu nhất : Tôn tử binh pháp của Tôn Vũ Tư mã binh pháp của Tư mã Nhương Như Binh pháp Uất liễu Tử của Uất Liễu Lục Thao của Khương Thái Công Tam lược của Huỳnh Thạch Công Đường Thái Công - Lý Vệ Công vấn đối của Lý Tịnh Binh pháp Ngô Tử của Ngô Khởi

Trong các cuốn đó Binh pháp Tôn tử được coi là "Thánh kinh binh pháp" của nghệ thuật quân sự Trung Hoa. Các cuốn binh thư đó đều cố gắng đưa ra được một lý luận quân sự để có thể bảo đảm thắng lợi của cuộc chiến. Tôn Vũ đưa ra quan niệm : Biết mình biết người - trăm trận không nguy Chỉ biết mình, không biết người - trận thắng, trận thua Không biết mình, không biết người - trăm trận đều nguy Còn Ngô Khởi đưa ra luận điểm : Trong nước không hoà thì không thể xuất quân Trong quân không hoà thì không thể dàn trận Trong trận không hoà thì không thể tiến đánh Khi đánh không hoà thì không thể quyết thắng Huỳnh Thạch Công lại đưa ra quan niệm mang tính đạo nghĩa : Sáng dậy, tối ngủ là biểu hiện của lễ Diệt giặc, báo thù là quyết định của nghĩa Tấm lòng trắc ẩn là đầu mối của nhân Được cho mình, được cho người là con đường của đức Dùng người công minh, không mất lòng ai là thể hiện của đạo Nói tóm lại, các cuốn binh pháp đó đều muốn đạt đến giới hạn của nghệ thuật quân sự là " chiến đạo tất thắng " . Tất nhiên như mọi người đều biết cho đến nay chưa có cuốn binh pháp nào đạt được đến giới hạn này. Tuy vậy những quyển binh pháp đó cũng là những nền tảng tư duy quân sự quan trọng cho các thế hệ tướng lĩnh Trung Hoa cũng như được một số nước khác tham khảo. Trong cuốn "Đường Thái Tông - Lý Vệ Cong vấn đối Lý Tịnh " và trong "Binh thư yếu lược " có nhắc đến ba bậc của nghệ thuật quân sự đỉnh cao : Bậc cao nhất là nói đến các bậc Thần võ, duệ trí mà không cần phải giết người. Bậc thứ hai là những bị tướng nắm vững thiên thời, địa lợi , nhân hoà đã đánh là chiến thắng. Còn bậc thứ ba là những vị tướng biết cách tấn công và phòng thủ để giành được thắng lợi cuối cùng. Bậc thứ hai được Trần Hưng Đạo coi là những vị tướng thần, không sợ bất kỳ địch thủ nào trong thiên hạ. Còn về " chiến đạo tất thắng " tôi sẽ xin đề cập đến vấn đề này ở bài sau. Lịch sử Trung Hoa đã xuất hiện nhiều vị tướng kiệt xuất nhưng ở đây chúng ta chỉ tạm thời chỉ nói đên trong phạm vi thế kỷ 20. Năm 1955 nước CHDN Trung Hoa phong hàm nguyên soái cho 10 vị có những đóng góp đặc biệt xuất sắc trong cuộc nội chiến và cuộc chiến tranh Trung - Nhật : Chu Đức, Bành Đức Hoài, Lưu Bá Thừa, Diệp Kiếm Anh, Lâm Bưu, Trần Nghị, Hạ Long, Từ Hướng Tiền, La Vinh Hoàn, Nhiếp Vinh Trăn ( Đợt phong này còn phong quân hàm cấp tướng cho hàng trăm người ). Có thể nói đặc điểm nổi bật của nghệ thuật quân sự Trung Hoa đỏ là nghệ thuật chiến tranh nhân dân, biết tích luỹ lực lượng chờ thời cơ và xây dựng căn cứ địa . Các tướng lĩnh Trung hoa đỏ đã kết hợp sáng tạo cách đánh "trận địa chiến" với "vận động chiến", lập căn cứ địa và tiến hành chiến dịch với quy mô lớn vào giai đoạn cuối cuộc nội chiến. Từ chõ với lực lượng nhỏ bé, bị Tưởng Giới Thạch bao vây truy đuổi, buộc phải làm cuộc "Vạn lý trường Trinh" nổi tiếng trong lịch sử từ vùng Hoa Nam lên căn cứ địa ở Hoa Bắc thoát khỏi tình thế hiểm nghèo. Dựa vào dân để xây dựng lực lượng , tận dụng viện trợ của Liên Xô cùng với việc tự trang bị vũ khí đã xây dựng được một đội quân có sức chiến đấu cao. Thành công của Quân GPND Trung Quốc không tách rời sự chỉ đạo chiến lược của CT Mao Trạch Đông. Kết hợp quân sự với các biện pháp chính trị và tổ chức quần chúng là yếu tố quyết định thắng lợi cuối cùng của ĐCS và Quân GPND Trung Quốc. Có thể kể ra đây những ví dụ : chủ động rút khỏi Diên An, nhường thủ đô kháng chiến cho quân QDĐ sau đó liên tục tập kích bắt buộc đối phương phải rút lui hay việc chủ động thay đổi kế hoạch tác chiến, đưa quân đội lên chiếm một số vùng ở Đông Bắc khi quân Nhật đầu hàng. Ba chiến dịch lớn vào thời kỳ cuối cuộc nội chiến đã thể hiện sự áp đảo của quân GPND Trung Quốc so với quân của QDĐ.

Vì hai nick daovh và daots bị khoá , tôi dùng tạm nick này để post bài vậy (nick dùng chung của nhóm - để đợi đến khi mở khoá ) Có lẽ nói về nghệ thuật quân sự đỉnh cao qua các thời đại ta không thể không nhắc đến tên các vị tướng lĩnh kiệt xuất như G.C. Giucốp, Hanibal,Ceasar , Napoleon, Alecxandre đại đế v.v. và nghệ thuật chiến tranh đỉnh cao của họ . Mỗi người một vẻ nhưng đều đã viết lên những bản anh hùng ca chiến tranh . Ở đây khi phân tích ta bỏ qua tính chính nghĩa hay phi nghĩa của cuộc chiến mà chỉ bàn về nghệ thuật quân sự. Cũng cần nói thêm rằng tôi là người ủng hộ các cuộc chiến tranh vệ quốc. Người đầu tiên mà tôi muốn nói tới là Hanibal . Tuy ông không phải là người tôi mến mộ nhất, nhưng cuộc đời binh nghiệp của ông khiến tôi suy nghĩ rất nhiều. Xuất thân từ một viên tướng của thành Catagio (Carthage) ông đã đưa quân vào Châu Âu , rồi vượt núi trong điều kiện rất khắc nghiệt để tiến vào La Mã . Với một đội quân không đông lắm ông đã đánh nhiều trận làm thất điên bát đảo quân đội La Mã đông hơn và được trang bị tốt hơn , tung hoành hơn 10 năm trên đất Ý . Cũng phải nói rằng ông đã gặp những đối thủ xứng đáng. Các tướng lĩnh La Mã sau khi gặp những thất bại khi đương đầu trực tiếp với Hanibal đã đưa ra chiến thuật khôn khéo là chia thành nhiều cánh quân, tránh đối đầu trực tiếp với ông và luôn bám sát để tập kích . Chính vì thế mà ông không thể nào chiếm được các vùng lãnh thổ ổn định của La Mã. Có lẽ cũng do hạn chế về quân số . Có nhà sử học La Mã đã nhận xét : Nếu Hanibal chinh phục các miền đất khác trước khi xâm nhập La Mã thì có lẽ đã không có đế chế La Mã hùng mạnh mà thay vào đó là đế chế Carthage . Điều này còn phải bàn, nhưng nó cũng nói lên tầm nhìn chiến lược chưa được thấu đáo của Hanibal dù ông là bậc thầy về nghệ thuật chiến tranh. Đặc điểm nổi bật ở ông là luôn sử dụng lực lượng dự bị để tấn công vào những giờ phút quyết định với sức mạnh ào ạt nhằm lật ngược tình thế cuộc chiến. Tất nhiên để thực hiện được điều đó mặt chính trong trận tuyến của ông phải chịu đựng được các đòn tấn công vũ bão của đối phương cho đến khi lực lượng ở bên cánh bắt đầu phản kích để lật ngược tình thế cuộc chiến. Sau khi các tướng lĩnh La Mã rút ra được kinh nghiệm trong việc đối phó với đội quân của Hanibal, ông lâm vào tình thế khó khăn. Mặc dù đã thắng được một số trận và thu phục được một số thành trì nhưng quân đội La Mã vẫn bảo toàn được lực lượng chính của mình. Tuy vậy tình hình đó có thể sẽ kéo dài nếu như không có những thay đổi cơ bản về tình hình nội bộ thành Carthage và sự thay đổi mang tính chiến lược của bộ chỉ huy quân đội La Mã. Đội quân tiếp viện mà Hanibal yêu cầu đã không đến được Ý do sự thay đổi quyết định của bộ chỉ huy quân Carthage tại chính quốc . Và bộ chỉ huy quân La Mã đã quyết định đánh thẳng vào trung tâm của đối phương - thành Carthage ( sau khi đã để một lực lượng đối phó với quân đội của Hanibal ) . Và chính đòn tấn công này cùng với việc không có quân tiếp viện đã khiến Hanibal phải rút quân về nước . Do sức ép của quân La Mã, thành Carthage đã phải ký hoà ước với nhiều bất lợi. Và cuối cùng thì do có sự phản bội, vị tướng lừng danh một thời đã phải trốn chạy khỏi quê hương mình. Cuối cùng số phận ông đã được định đoạt. Cái chết của Hanibal thực sự là một bài học cho những vị tướng tài nhưng thiếu nhãn quan chính trị và nhất là không có một chỗ dựa chắc chắn về chính trị. Bài học của Hanibal có thể thấy ở một số danh tướng khác trên thế giới mà có lẽ điển hình nhất là Nhạc Phi đời Tống (Trung Quốc) . Tuy vậy nghệ thuật quân sự của Hanibal cũng có thể coi là một đỉnh cao của nghệ thuật quân sự thời cổ đại. Sau khi chiến thắng quân đội Carthage quân La Mã đã trưởng thành và họ có đủ kinh nghiệm và lực lượng để tiến hành các cuộc chinh phạt mở rộng lãnh thổ đế chế. Vị tướng tiếp theo mà tôi muốn nói tới là G.C. GiuCốp. Ông được mệnh danh là "người chữa cháy thiện nghệ" (fire man) . Tên tuổi của ông gắn liền với chiến công của hồng quân Liên Xô trong chiến tranh thế giới lần thứ hai. Có thể nói ông là vị tướng của chiến thắng. Những nơi khó khăn nhất đều in dấu ấn của ông : Cuộc phòng vệ ở Lêningrat , trận phòng thủ Matxcova và cuộc phản công chiến lược sau đó, trận Xtalingrat, trận Cuocxco, chiến dịch công phá Beclin. Ở mỗi trận chiến đó đều thể hiện lối tư duy quân sự thiên tài và nghệ thuật chỉ huy đỉnh cao của ông. Ông được cử đến Lêningrat lúc thành phố đang bị bao vây, tình hình hết sức khẩn cấp. Các thuỷ thủ hạm đội Bantich đã chuẩn bị cho phá tàu chiến để tránh rơi vào tay giặc. Ông đã ra lệnh ngừng ngay việc

làm đó và lập tức tổ chức việc phòng thủ thành phố, trong đó có sự tham gia tích cực của hạm đội Bantích. Việc Leningrat đứng vững đã góp phần quan trọng trong việc bảo vệ mặt trận phía Bắc của Liên Xô, làm cho quân Đức và lực lượng địch từ phía mặt trận Phần Lan không hợp quân được với nhau. Việc đó còn có ý nghĩa rất quan trọng về mặt tinh thần vì đó là thành phố mang tên vị lãnh tụ của cách mạng Nga. Sau đó ông lại được điều động về Matxcova trong lúc tình hình hết sức nguy cấp. Quân Đức đã tiến sát thành phố và số phận Matxcova như ngàn cân treo sợi tóc. Ông lập tức củng cố lại việc phòng thủ và đã ra những quyết định hết sức đúng đắn trong tình thế đó, mặc dù theo đánh giá của chính ông sau này là có phần hơi mạo hiểm . Ông quan sát thấy lực lượng quân Đức bố trí không đều và khả năng cơ động không lớn lắm. Do đó ông đã lấy bớt lực lượng ở hướng chính diện để tấn công vào hướng khác giành lấy ưu thế để lật lại thế trận. Tất nhiên trước đó ông đã phải căn dặn tướng lĩnh và quân sĩ dưới quyền phải dồn hết sức phòng thủ đề phòng tình hướng bất trắc. Chính quyết định có phần hơi mạo hiểm nhưng được tính toán kỹ này đã góp phần làm nên chiến thắng ở ngoại ô Matxcova và sau đó là cuộc phản công chiến lược đẩy lùi quân Đức ra xa thủ đô của Liên bang Xô Viết Trận Xtalingrat là một biểu tượng của lòng dũng cảm Xô Viết. Vào thời điểm trận đánh mở màn quân Đức vẫn chiếm ưu thế trên chiến trường, tuy trước đó bị thất bại trong kế hoạch tấn công Matxcova. Với việc tấn công Xtalingrat quân Đức muốn mở mũi đột phá để tấn công thọc sâu vào hậu phương quân đội Xô Viết, vì thế nhưng đội quân tinh nhuệ của Đức đã được điều tới đây và bắt đầu mở cuộc tấn công vào thành phố bên bờ sông Vonga này. Thời gian đầu quân đội Liên Xô đã phải dốc toàn lực ra phòng ngự, lúc đầu ở ngoại vi sau đó là ngay trong từng đường phố. Phải nói bên cạnh lòng dũng cảm vô song của người lính hồng quân là quyết tâm và sự chỉ huy tài tình của bộ chỉ huy Xô Viết. Với việc hình thành thế trận phòng thủ chặt chẽ, linh hoạt trong từng tấc đất của thành phố, lợi dụng các công trình xây dựng trong thành phố để hình thành trận địa phòng ngự có tác dụng kìm chân các đợt tấn công của quân Đức, kiên quyết không rút lui . Sau khi tấn công liên tục mà không chiếm được thành phố, quân Đức đã tỏ ra núng thế và phải chịu đựng cái rét của nước Nga nên đã bắt đầu hoang mang. Và khi các đơn vị tiếp viện của Hồng quân được cử đến cuộc phản công bắt đầu. Quân Đức bị hợp vây và cuối cùng thống chế Paulut cùng hàng vạn binh lính Đức bị bắt làm tù binh. Trận Xtalingrat đã đánh dấu bước ngoặt cơ bản của cuộc chiến Xô - Đức. Hồng quân bắt đầu chuyển sang tấn công chiến lược. Tất nhiên phải đợi đến chiên thắng ở vòng cung Cuocxco ưu thế mới bắt đầu nghiêng một cách rõ rệt về phía Hồng Quân. Trận Cuocxco được coi là trận đấu tăng lớn nhất thế chiến thứ hai. Hàng nghìn xe tăng các loại của hai phía được tung vào trận. Tại Cuocxco quân đội Liên Xô chiếm ưu thế về quân số và số lượng xe tăng ( tuy rằng không rõ rệt ). Ở trận Cuocxco này Bộ chỉ huy hồng quân đã để những đơn vị xe tăng tinh nhuệ vào giai đoạn sau của cuộc chiến khi diễn ra các trận đấu tăng lớn. Và với ưu thế này quân đội Liên Xô đã nắm phần chủ động của cuộc chiến. Nghệ thuật quân sự Xô Viết được thể hiện ở chỗ đã tung những lực lượng quyết định vào những giờ phút quyết định của trận chiến để chiếm ưu thế so với đối phương khi lực lượng tinh nhuệ của đối phương đã suy yếu. Sau khi đã chiếm ưu thế quân đội Liên Xô bắt đầu tiến công chiến lược giải phóng những vùng đất rộng lớn. Trận Cuocxco có ý nghĩa rất lớn đối với cuộc chiến tranh Xô - Đức cũng như cả thế chiến thứ hai . Sau chiến thắng này lực lượng hồng quân bắt đầu chiếm ưu thế rõ rệt. Chiến dịch tấn công nước Đức và công phá Beclinh cũng thể hiện nghệ thuật chỉ huy quân sự thiên tài của GiuCốp . Trong khi Bộ chỉ huy Đức đinh ninh rằng hồng quân sẽ giải quyết chiến trường Tiệp Khắc trước rồi mới tấn công nước Đức thì GiuCốp và Bộ chỉ huy hồng quân đã quyết định chỉ để một lực lượng ở chiến trường Tiệp Khắc trong tình hình quân Đức đã suy yếu rõ rệt và đưa những lực lượng lớn quân đội tấn công vào nước Đức phát xít. Giu cốp đã sử dụng những mũi đột kích xe tăng tiến sâu mở đường, nhưng ông cũng đủ tỉnh táo giảm bớt độ tiến quân của các mũi đột kích này để chờ lực lượng phía sau, tránh bị bao vây . Và với chiến thuật này , quân đội Liên Xô đã tiến đến sát BecLinh, dinh luỹ cuối cùng của chủ nghĩa phát xít Đức. Trận công phá Bec Linh đã diễn ra vô cùng ác liệt nhưng với lực lượng vượt trội và tinh thần quyết chiến cao, quân đội Liên Xô đã toàn thắng.

Xin được nói thêm vài dòng về tướng GiuCốp. Trước khi nổi tiếng trong thế chiến 2 ông đã từng chỉ huy chiến dịch quân sự của hồng quân tại KhanKhinGon (Mông Cổ) . Tại đây quân Nhật đã huy động một lực lượng tương đối lớn tấn công vào nước CHND Mông Cổ. Thực hiện cam kết với nước anh em, hồng quân Liên Xô dưới sự chỉ huy của GiuCốp đã đánh bại cuộc tấn công này. Tuy quy mô trận chiến không lớn lắm, nhưng nó có tác dụng răn đe đối với dã tâm của Nhật dòm ngó Mông Cổ và vùng lãnh thổ phía đông của Nga, ảnh hưởng lớn tới quyết định của Bộ Chỉ huy tối cao Nhật trong việc tấn công nước Nga ( Với ảnh hưởng của thất bại tại KhanKhinGôn, Nhật đã quyết định chỉ tấn công Liên Xô khi Matxcova thất thủ ). Điều đó đã giúp Ban lãnh đạo Liên Xô chuyển bớt lực lượng từ vùng viễn đông sang mặt trận Xô-Đức góp phần xoay chuyển tình thế khó khăn ở mặt trận này. Tuy là một nguyên soái lừng danh nhưng sau chiến tranh con đường sự nghiệp của ông không mấy suôn sẻ. Sau một số thăng trầm , cuối cùng năm 1957 ông đã bị đưa khỏi chức Bộ trưởng quốc phòng và ra khỏi ban chấp hành trung ương, kết thúc sự nghiệp quân sự và chính trị. Điểm nổi bật ở Giu Cốp là bản lĩnh vững vàng và nghệ thuật quân sự đỉnh cao. Ông đặc biệt nắm chắc tình hình cuộc chiến ở cả hai phía, nắm được tương quan lực lượng và các yếu tố tác động đến mối tương quan ấy để có thể thay đổi nó một cách nhanh nhất cũng như những điểm quyết định của chiến thuật trong từng chiến dịch củ thể. Biết tung ra đòn đánh quyết định và dùng lực lượng dự bị đúng lúc cũng là điểm nổi bật của ông. Ông cũng am hiểu sâu sắc nghệ thuật phòng ngự chiến thuật, mức giới hạn của sức chịu đựng của lực lượng phòng ngự và tận dụng thời cơ phản công chiến lược. Với bản lĩnh của mình ông là nguồn động viên tinh thần rất lớn với quân sĩ và có thể coi là một yếu tố quan trọng tạo nên niềm tin của người lính hồng quân. Ông cũng là người đánh giá đúng đối phương, nắm rõ được phương thức tác chiến của đối phương và không hề coi thường đối thủ. Chính ông cũng thừa nhận đôi khi các quyết định hơi mạo hiểm nhưng có tính toán kỹ sẽ mang lại thành công. Nhưng điều đó không thể kết luận ông là người ưa mạo hiểm. Chính việc đánh giá đúng đối thủ và những nhược điểm của Bộ chỉ huy Đức và các tướng lĩnh của họ đã giúp ông đưa các quyết định ấy. Tuy nhiên bao giờ ông cũng có sự chuẩn bị kỹ cho các tình huống đó và biết cách dừng lại đúng lúc. Có lẽ nhăc tới nước Nga còn phải kể đến hai vị tướng kiệt xuất khác sinh ra gần như cùng thời là Xuvôrop và Kutuzop. Đó quả là một thời kỳ của những danh tướng kiệt xuất, ngoài hai ông có thể kể thêm Naponeon (Pháp ) và Oenlinhton (Anh). Xuvôrop được coi là vị tướng của chiến thắng. Ông đã góp phần quan trọng làm nên những chiến thắng của Nga trước Thổ Nhĩ Kỳ, bấy giờ cũng là nước có tiềm lực quân sự đáng nể. Có điều là ông hầu như không có cơ hội chạm chán với Naponeon. Cũng có thể vì thế người ta vẫn cảm thấy có cảm giác chưa thoả mãn khi nhắc đến tên tuổi của ông. Kutuzop là học trò của Xuvôrop, đã từng là sĩ quan dưới quyền Suvorop trong các chiến dịch đánh nhau với Thổ Nhĩ Kỳ. Nhưng Kutuzop được nhắc đến nhiều với cuộc chiến tranh với Naponeon. Ông đã đề ra chiến lược hợp lý để quân đội của Naponeon dấn sâu vào sự khủng hoảng vì cái rét của nước Nga và sự tiếp tế khó khăn. Chiến thuật của Kutuzop là tránh đối địch với quân Pháp khi mới tiến vào nước Nga và chỉ đánh để suy hao lực lượng đối phương, bảo toàn lực lượng chủ lực, đồng thời hạn chế nguồn lương thực của quân Pháp đẩy đối phương vào tình thế khó khăn khi tiến sâu vào lãnh thổ nước Nga. Điều này trái với ý muốn của Nga hoàng nên đã có lúc ông bị gạt ra ngoài. Tuy nhiên cuối cùng ông vẫn được cử làm chỉ huy quân đội Nga. Trước áp lực của binh sĩ và Nga hoàng ông đã chủ động đón đánh quân Pháp một trận dữ dội tại Borodino, gần Matxcova. Tuy vậy ý định của ông là chỉ cốt để tiêu hao lực lượng của Pháp, lúc đó đã khá mệt mỏi và cổ động tinh thần quân sĩ. Trận đánh có thể coi là bất phân thắng bại nhưng quân Nga đã giành ưu thế về tinh thần. Kutuzop đã chủ động rút khỏi Matxcova và thi hành phương kế thành không nhà trống, dù bị áp lực nặng nề từ nhiều phía. Sau khi vào được Matxcova quân Pháp bắt đầu tỏ rõ dấu hiệu suy yếu và thời cơ phản công chiến lược của quân Nga bắt đầu. Nhân nói đến chiến đạo tất thắng tôi bàn thêm một chút về vấn đề chiến tranh và hoà bình. Làm thế nào để có nền hoà bình lâu dài vẫn là câu hỏi lớn chưa có lời giải đáp. Bây giờ chúng ta thử tìm hiểu điều đó. Có lẽ để các bạn dễ hiểu tôi lấy ví dụ thế này : Chẳng hạn bây giờ Việt Nam ở cạnh Nga và có nền quốc phòng ngang ngửa Nga chẳng hạn. Nếu chính quyền phát động chiến

tranh với Nga ( đây là nói ví dụ thôi nhé ) thì có lẽ tình hình sẽ rất phức tạp vì một bộ phận lớn nhân dân vẫn nặng lòng với nước Nga vì những tình cảm trong quá khứ. Chính vì vậy việc phát động chiến tranh là rất khó khăn. Ngay trong hàng ngũ quân đội ( kể cả các cấp chỉ huy và binh lính) cũng rât nhiều người phản đối điều đó. Như vậy nguy cơ chiến tranh sẽ bị suy giảm rất nhiều. Tất nhiên trừ khi nước Nga vi phạm nghiêm trọng đến lợi ích của Việt Nam. Điều đó có thể suy rộng ra trên phạm vi toàn thế giới. Đặt ngược lại vấn đề. Nếu dân Nga cũng có tình cảm như vậy với Việt Nam thì nguy cơ chiến tranh từ Nga sẽ rất nhỏ. Như vậy giữa các dân tộc cần có nhiều sự ràng buộc về các mặt để có thể níu giữ hoà bình khi có những quyết định gây chiến nảy sinh. Tất nhiên cũng cần có một nguyên tắc công bằng trong quan hệ quốc tế để giảm thiểu nguy cơ nảy sinh những quyết định đó. Vấn đề là cần xây dựng sự ràng buộc giữa các quốc gia . Và điều quan trọng là sự ràng buộc ấy được bảo đảm trên nền tảng của lự lượng vũ trang, cái chốt của chiến tranh và hoà bình. Chính vì thế chúng ta mới cần nghiên cứu về chiến tranh và nghệ thuật quân sự. Điều đó là điều kiện cần nhưng chưa đủ. Một chính sách kinh tế hợp lý và sự phát triển của khoa học, công nghệ và văn học nghệ thuật sẽ làm cho điều đó càng chắc chắn hơn. Nói đến chiến tranh và các vị danh tướng thế giới không thể không nhắc đến nước Anh với một bề dày lịch sử đáng nể và những thành tích huy hoàng của quân đội hoàng gia Anh, một quân đội đã từng chiến thắng những đối thủ sừng sỏ. Có thể kể ra các tên tuổi như quận công Marlborough, Huân tước Wellington, tuớng Horatio Nelson, Thống chế Montgomery v.v. Quân đội Anh nổi tiếng với lực lượng hải quân đã từng làm bá chủ trên mặt biển và giúp cho nước Anh chiếm được rất nhiều thuộc địa cũng như giúp nước Anh thoát khỏi những cuộc chiến trên mảnh đất của mình ( ví dụ với nước Pháp đầu thế kỷ 19 hay với Đức trong thế chiến 2). Tên tuổi đầu tiên mà tôi muốn nhắc đến là vị tướng nổi tiếng Horatio Nelson, người anh hùng - niềm tự hào của nước Anh. Dân Anh yêu mến và kính trọng ông, không hẳn vì những chiến công của ông có tầm vóc lớn hơn những vị tướng lừng danh khác của họ mà chủ yếu vì lối sống và lòng dũng cảm mà ông đã thể hiện trong những lúc gay go nhất của cuộc chiến. Nelson sinh ra hầu như cùng thời với Napoleon và cũng đã hai lần chạm trán dữ dội với quân đội tinh nhuệ của Napoleon và ông đều chiến thắng. Có thể nói Nelson đã góp phần quan trọng trong việc hải quân Anh chiếm được thế thượng phong so với hải quân Pháp và cũng góp phần giúp cho nước Anh đỡ phải chiến đấu trên tổ quốc của mình. Nelson là người sinh ra để chiến đấu trên mặt biển. Ông rất yêu hải quân và cũng góp phần làm cho hải quân Anh trở thành vô địch trên mặt biển. Lẽ ra Nelson đã có cuộc chạm trán với Napoleon trong trận đánh ở thành Tulon khi ông được giao nhiệm vụ chuyển quân tiếp viện đến cho đội quân chiếm giữ thành khi bị quân Pháp do Napoleon chỉ huy tấn công. Nhưng khi quân tiếp viện đến thì sự việc đã được giải quyết. Napoleon đã làm chủ thế trận và chiếm lại được Tulon. Trận chiến thực sự diễn ra sau đó khi Napoleon cầm đầu một đội quân viễn chinh Ai Cập nhằm chặn đường liên hệ với Ấn độ của nước Anh. Ông đã dẫn hạm đội của mình lùng sục trên Địa Trung Hải để tìm đoàn chiến thuyền của Napoleon. Nhưng hình như may mắn đã mỉm cười với vị tướng của nước Pháp nên Napoleon đã cập bến an toàn và đổ bộ lên bờ an toàn,thực hiện cuộc viễn chinh Ai Cập. Lúc đó chỉ còn một bộ phận quân Pháp với đoàn thuyền chiến neo đậu tại cảng.(Ở đây cũng cần lưu ý là viên chỉ huy hạm tàu đã không nghe theo lời khuyên của Napoleon là nhổ leo ra khơi ). Vì địa hình ở đó rất khó khăn cho việc tấn công và dễ phòng thủ nên viên chỉ huy hạm đội Pháp tin rằng người Anh không thể tấn công ông ta và tỏ ra lơi là trong việc phòng thủ Và mọi sai lầm đều phải trả giá. Nelson đã tấn công vào hạm đội của Pháp theo cái cách mà ít ai ngờ tới : cho tàu đi từng chiếc một đi giữa hạm tàu Pháp và bãi cạn và nổ súng tiêu diệt từng chiếc tàu của đối phương. Trận đánh thực sự là nỗi kinh hoàng cho người Pháp. Các tàu của họ liên tiếp bị đánh đắm và rất nhiều binh sĩ bị chết. Nelson đã sáng tạo ra cách đánh độc đáo, tập trung hoả lực tiêu diệt gọn từng chiếc tàu của đối phương bằng cách cho từng tàu chiến của mình đi qua và phát hoả . Sau trận đánh đó ông còn cùng với hạm đội Anh thực hiện các trận đánh để phá tan thế trận của hải quân Pháp, ngăn chặn một cuộc đổ bộ lên đất Anh. Và trận chiến cuối cùng của ông cũng là trận đánh đưa tên tuổi Nelson vào lịch sử đã diễn ra : trận Trafalga (1805) . Đây là trận đánh rất quan trọng trong cuộc chiến giữa Anh và Pháp để giành thế chủ động trên biển. Nelson đã đưa ra chiến thuật tấn công tối ưu : chia hạm đội làm hai phần tấn

công chia cắt hạm đội đối phương, tập trung hoả lực tiêu diệt gon từng hạm tàu của đối phương . Ông áp dụng lối đánh gần, tuy hơi mạo hiểm nhưng lại phát huy ưu thế hoả lực của hạm tàu Anh. Trận đánh diễn ra rất ác liệt và Nelson đã ngã xuống khi trận đấu đang lúc quyết liệt nhất . Ông trút hơi thở cuối cùng lúc nhận được tin thắng trận. Với chiến thắng này hải quân Anh đã chiếm ưu thế áp đảo so với hải quân Pháp và làm cho Napoleon từ bỏ ý định tấn công nước Anh bằng hải quân. Tên tuổi Nelson đi vào lịch sử nước Anh như một người anh hùng. Có lẽ điểm nổi bật trong nghệ thuật chiến tranh của ông là sáng tạo ra cách đánh mới, tập trung hoả lực tấn công dứt điểm từng mục tiêu, tấn công với áp lực cao, tận dụng ưu thế về hoả lực. Nét nổi bật nữa ở ông là lòng dũng cảm và luôn ở tuyến đầu trong mọi trận đánh Yết Kiêu, Dã Tượng mà biết được bác liệt vào hàng những tên tuổi quân sự lớn của Việt Nam thì chắc phải đi xin lỗi những bậc kiệt hiệt thực sự khác. Phạm Ngũ Lão e rằng cũng không dám nhận cái vinh dự này. Bác làm tôi nhớ đến Almanach do Nhà xuất bản văn hóa thông tin xuất bản, trong mục Những danh tướng nổi tiếng thế giới thì Việt Nam chiếm 5/22 = 23%, một tỉ lệ đáng kinh ngạc. Những người nước ngoài tôi quen khi nói đến quân sự VN chỉ biết có 2 cái tên: Trần Hưng Đạo & Võ Nguyên Giáp. Bác đừng hiểu lầm ý tôi rằng Việt Nam ta ít tướng tài. Tôi chỉ muốn nói rằng một vị tướng được đánh giá ở tầm cỡ thế giới thì phải có những chiến tích có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến lịch sử thế giới hay ít nhất cũng phải là những chiến thắng vang dội thế giới. Và bởi vậy để trở thành 1 tướng tài tầm thế giới thì tài năng mới chỉ là điều kiện cần nhưng chưa đủ vì còn phải được sinh ra trong 1 giai đoạn lịch sử đặc biệt nữa. Xin nói ngoài lề một chút . Theo những nghiên cứu của mình về sấm Trạng Trình (Nguyễn Bỉnh Khiêm ) và sấm của Nostradamus ( nhà tiên tri Pháp sống gần như cùng thời với Nguyễn Bỉnh Khiêm ) thì trong khoảng hai tháng 3 và 4 dương lịch năm nay (2006) sẽ diễn ra những biến động có ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của chúng ta và nó sẽ mở đầu cho những sự kiện mang lại những thay đổi lớn cho Việt nam nói riêng và nhân loại nói chung. Chúng ta thử chờ xem thế nào ? Xin bổ xung thêm một chút. Những sự kiện này sẽ đánh dấu bước ngoặt trong lịch sử . Sau đó những hành động không đúng sẽ hầu như bị mất đi hoặc nếu còn thì ở mức độ rất thấp và các lực lượng vũ trang sẽ trở thành thành trì của tự do và hoà bình. Cũng xin nói ngoài lề với bác, theo những nghiên cứu của riêng tôi (không theo nhà nào cả), tháng 3/2006 ở Việt Nam nói riêng và trên toàn thế giới nói chung sẽ có 31 ngày, còn tháng 4 thì 30. Bác mà nói cái câu ngoài lề này ngoài chợ thì dân làm ăn có khi thiêu cả chợ để đốt vía. Đầu xuân năm sớm.... Trả lời bạn gì đó ở trên một chút : Ừ, có thể đấy. Nếu sai thì người nói ra phải chịu trách nhiệm rồi. Nhưng nếu đúng thì ai là người chết đây. Có phải bạn không ? Thôi bây giờ mình tiếp tục vào chủ đề chính đi : Có lẽ nói đến chiến tranh và nghệ thuật quân sự thời cổ đại không thể không đề cập đến một vị tướng - hoàng đế La Mã cổ đại : Gaius Julius Ceasar - người có thể coi là vị tướng kiệt xuất nhất trong lịch sử của đế chế La Mã cổ đại. Ông sinh ra khi La Mã đã trở thành một đế quốc rộng lớn bên bờ Địa Trung Hải nhưng lúc đó đang chịu nhiều rối ren vì nạn cướp bóc. Ceasar ngay từ bé đã tỏ ra là người dũng cảm và gan dạ, không sờn lòng trước mọi nguy hiểm. Tham gia quân đội từ khi còn rất trẻ ông được cử đi những mặt trận khó khăn nhất và luôn tỏ rõ lòng dũng cảm và khả năng chỉ huy quân sự của mình. Trước khi nổi tiếng và trở thành một trong ba Tam đầu chế ông đã lập nên những thành tích quân sự vang dội tại Tây Ban Nha : Bình định các bộ tộc tại đây

và giúp cho vùng này trở thành khu vực ổn định trong đế chế . Sau khi được ở vào hàng ngũ các quan chấp chính ông lại được phân công dẫn các quân đoàn La Mã chinh phục ( nói đúng hơn là bình định ) các bộ tộc xứ Gaul. Trải qua rất nhiều gian khổ và những trận đánh vô cùng quyết liệt toàn bộ vùng Gaul đã chịu thần phục nhà nước La Mã. Qua các trận đánh Ceasar đã chứng tỏ nghệ thuật quân sự đỉnh cao và lòng dũng cảm tuyệt vời của mình. Quân lính dưới sự chỉ huy của ông rất có kỷ luật và nổi tiếng về lòng dũng cảm. Ông luôn đi đầu trong mỗi trận đánh để cổ vũ tinh thần quân sĩ và luôn có lối đánh bất ngờ và tấn công rất nhanh với sự tập trung lực lượng cao độ. Không những bình định những bộ lạc Gaul ông còn chặn đứng bước tiến của các bộ lạc người GiecManh khi họ tràn qua sông Raine tiến vào vùng Gaul. Không dừng ở đó ông còn vượt sông Raine tấn công họ, triệt hạ ý định tấn công vào vùng đất do người La Mã quản lý . Ông còn đưa quân vượt biến sang Anh với ý định mở rộng lãnh thổ cho đế chế nhưng không thành công. Trong khi Ceasar đạt được những thành công vang dội ở các thuộc địa thì tại đế chế đã diễn ra một số sự kiện ảnh hưởng đến vị trí của Ceasar. Một số thủ lĩnh La Mã đã tuyên bố ông phạm tội phản quốc. Trước tình hình đó ông đã quyết định nhanh chóng đưa quân đội vượt biên giới về nước với tốc độ nhanh chưa từng có làm đối thủ không kịp trở tay. Pompey, dối thủ chính của Ceasar đã phải bỏ chạy. Không dừng lại Ceasar đã truy đuổi và tấn công liên tục khiến Pompey phải chạy sang Ai Cập và bị giết tại đây. Ceasar liên tục truy kích các lực lượng còn trung thành với Pompey ở Hy Lạp và Tây ban Nha và đánh bại họ. Sau đó, ông gần như trở thành một vị hoàng đế của La Mã. Tuy nhiên, là một vị tướng tài nhưng ông không phải là nhà chính trị cơ mưu. Tuy đã lấy đi nhiều quyền lực của giới quý tộc nhưng ông lại để nhiều người trong số kẻ thù cũ bên mình và đã dẫn đến cái chết của vị tướng - hoàng đế thiên tài. Ông bị một số kẻ đâm chết khi đi họp hội đồng chấp chính quan, khi bên mình hầu như không có quân hộ vệ. Có thể nói Ceasar là vị tướng của lòng dũng cảm và ý chí. Quân đội của ông luôn là đội quân có kỷ luật và chiến đấu hết mình. Khác với một số vị tướng nổi tiếng khác Ceasar ít khi có những động tác thăm dò mà ông thường dồn toàn lực tấn công như vũ bão vào đội hình đối phương nhưng cũng đủ khôn ngoan để có những lực lượng dự phòng tránh để địch tấn công tập hậu hay tạt sườn. Tuy vậy đội quân của ông nếu gặp chiến thuật chiến tranh du kích của những đối thủ mạnh mẽ và khôn ngoan thì cũng gặp khó khăn ( như tại Anh chẳng hạn ) Nói đến chiến tranh và các vị tướng lừng danh không thể không nhắc đến quân đội Mỹ và các vị tướng nổi tiếng của họ.Tuy nước Mỹ mới lập quốc hơn 200 năm nhưng quân đội của họ cũng đã kịp ghi những dấu ấn nhất định vào lịch sử chiến tranh thế giới. Có thể thời kỳ đầu quân đội Mỹ được trang bị vũ khí sơ sài hơn so với dịch thủ của mình nhưng sau này,do công nghiệp vũ khí phát triển họ đã trởthành một trong những quân đội được trang bị tốt nhất thế giới.Đó cũng là điểm mạnh của họ.Ngoài ra quân đội Mỹ cũng được hỗ trợ bởi một nền hậu cần vô cùng tốt và được cung ứng với tốc độ nhanh khó quân đội sánh kịp.Chính vì thế mà quân đội Mỹ hầu như chưa bao giờ thất bại trong một cuộc chiến tranh nào, chỉ trừ duy nhất một lần có thể tạm gọi là thất bại : chiến tranh Việt nam, dù rằng đây cũng là chủ đề gây nhiều tranh cãi. Nhưng ngay cả sự bế tắc trong chiến tranh Việt nam cũng không làm người Mỹ chùn bước. Những năm sau này họ còn tham gia vào một số cuộc chiến tranh khác mà nổi bật là : chiến tranh Irắc ( 1991,2003) và chiến tranh Kosovo (1999). Ở các lần tham chiến đó quân đội Mỹ đều dành thắng lợi ở các mức độ khác nhau. Có thể nói yếu tố công nghệ đã đóng vai trò quan trọng trong các chiến thắng này. Bây giờ với việc chụp ảnh từ vệ tinh và máy bay với độ rõ nét đáng kinh ngạc và các bức ảnh được phân tích bởi các chuyên gia hàng đầu với sự hỗ trợ của các phương tiện công nghệ hiện đại người ta có thể xác định khá chính xác các mục tiêu dưới mặt đất. Và công việc còn lại chỉ là phóng tên lửa tầm xa chiến thuật hay dùng máy bay ném bom có điều khiển ( hay định vị toạ độ ) là đã giải quyết được phần lớn các mục tiêu. và bây giờ quân đội Mỹ được trang bị các loại vũ khí hết sức hiện đại : pháo tầm xa định vị chính xác, máy bay trực thăng chống tăng, kính nhìn ban đêm, các loại xe tăng hiện đại , các loại máy bay ném bom có độ chính xác cao, máy bay cường kích hiện đại vượt khỏi tầm kiểm soát của rađa đối phương v.v. và một kịch bản mà quân đội Mỹ thường áp dụng là dùng các loại tên lửa và máy bay ném bom phá huỷ các cơ sở quốc phòng, căn cứ quân sự của đối phương, các sân bay, cầu đường, nhà máy điện , cơ sở thông tin liên lạc v.v. Rồi sau đó nếu đối phương chưa chịu khuất phục bắt đầu tung lực lượng bộ binh được hỗ trợ tối đa bởi pháo, máy bay và xe tăng vào trận. Có khi chưa cần đưa bộ binh vào

mà đối phương đã chịu chấp nhận những điều kiện của Mỹ như trong cuộc chiến tranh Kosovo (1999).

Về cuộc bình chọn 10 danh tướng nổi tiếng thế giới Cuộc bình chọn đó như tôi biết là do Học viện lịch sử khoa học quân sự Hoàng gia Anh tổ chức. Tiêu chí lớn nhất để lựa chọn là những chiến thắng của những danh tướng đó có ảnh hưởng đến lịch sử thế giới. Chính vì vậy, Trung quốc không có một danh tướng nào vì họ chỉ đánh nhau ở trong nội bộ Trung Quốc mà thôi. Danh sách 10 danh tướng được lựa chọn, tôi không nhớ hoàn toàn chính xác nhưng cứ ghi ra đây và nhớ đến đâu ghi đến đấy, không theo quy tắc nào hết. 1. Alecxandre đại đế 2.Cromoen 3.Thành cát Tư hãn 4.Trần Hưng Đạo 5.Võ Nguyên Giáp 6.Napoleon 7.Kutuzov 8.Zukov 9.Cesar 10. Không nhớ chính xác lắm. Một là Clauswits của Đức, hoặc là Hanibal, danh tướng thời Cổ đại Cái này tôi đã có xem rồi, cách đây cũng đã khá lâu, hồi đầu những năm 90. Rất tiếc đang không ở Việt nam nếu không cũng sẽ đi mượn tư liệu để post cho mọi người xem Nhân tiện em xin hỏi bác cái này. Trong list bác post có Cromen và Kutuzov, hai vị này ngoài chiến công đánh bại Napoleon còn có chiến công nào nữa không ạ ? Mà hình như Kutuzov đánh nhau với Napoleon trên cánh đồng Baradino (spelling ?) là bất phân thắng bại mà ? (tuy nhiên sau đó Kutuzov rút quân bỏ Matxcơva cho Napoleon Chỉ có Kutuzov đánh thắng Napoleon thôi, trận đánh đấy là trận Borodino. Cromwell không phải là đánh Napoleon mà là người lãnh đạo cuộc cách mạng của những người Thanh giáo ở Anh vào thế kỷ XVII. Theo tôi, sở dĩ người ta bầu Kutuzov là vì sau khi thất bại ở nước Nga, đế chế của Napoleon đã bị suy yếu và dần dần đi tới chỗ sụp đổ. Chắc là người ta đánh giá cao yếu tố đó. Điều này cũng giống như chiến thắng Điện Biên Phủ của Việt Nam đã đánh dấu sự sụp đổ của chế độ thực dân kiểu cũ và mở đầu cho một chuỗi sự ra đời của các quốc gia độc lập khác trên thế giới. Việc bình bầu các danh tướng chỉ là một cuộc bình bầu có tính chất tương đối vì dựa trên những tiêu chí khác nhau mà có sự lựa chọn khác nhau. Hơn nữa nếu nhìn bằng con mắt lịch sử thì sự chiến thắng của bất kỳ một cuộc chiến tranh nào, công lao không thuộc về bất cứ một cá nhân nào mà phải thuộc về tất cả những người tham gia trực tiếp và gián tiếp vào cuộc chiến tranh đó. và như tôi biết, không một vị tướng nào dám đứng lên nhận công lao về bản thân mình. Mong được các bác chỉ giáo. Crom-oen là tướng chỉ huy quân của Quốc hội đánh tan quân đội nhà vua trong cuộc Cách Mạng Anh. Còn Kutuzốp là chỉ huy quân Nga đánh tan tành quân Pháp xâm lược. Quân Pháp có khoảng 600.000 người trong khi quân Nga chỉ khoảng 150.000 (lý do: người thì đông nhưng súng và đạn thì đắt! Bộ binh Nga còn nhiều người phải mang giáo trong khi quân nước Pháp công nghiệp trang bị súng ống đầy đủ với nhiều pháo). Kutuzop rút lui quân buộc quân Pháp phải trải dài ra hàng ngàn km. Có tài liệu nói trận Borodino là do Kutuzốp buộc phải tiếp chiến vì nếu bỏ Matxcơva mà không chiến đấu thì hơi phiền với nhà vua! Kết quả trận Borodino là cả hai bên đều thiệt hại rất nặng và cho thấy quân Nga có thể đánh ngang ngửa với Pháp. Napoleon thấy khó gặm buộc phải tính đường rút lui và chính trong cuộc rút lui này diễn ra thảm hoạ cho quân

Pháp. Kutuzop không tập trung lực lượng đánh một trận lớn mà chỉ cho từng nhóm quân truy kích lẻ tẻ. Thiếu áo ấm trong mùa Đông và bị các đơn vị Nga truy kích, 60 vạn quân Pháp chỉ còn được vài chục người qua sông! Chiến thắng này vừa mở đầu cho sự suy tàn của Pháp đồng thời cũng cố vị trí cường quốc quân sự số một thế giới thời đó của Nga. Nếu có thể U cho cái trang web và địa chỉ liên lạc của họ để tôi viết thư hỏi ..... Thật buồn cười khi nói rằng TQ không có vị tướng nào có ảnh hưởng toàn thế giới, thế cái quyển sách binh pháp Tôn Tử cả thế giới giờ vẫn dùng thì sao? không biết ông anh có lộn hông chứ theo tui biết Napoleone rất hiếm khi có cơ hội đánh đội quân ít hơn mình, nhất là trong những trận quan trọng như Borodino hay Vagram/Austerlitz (để tui tra cứu thêm số liệu chính xác sẽ cung cấp sau). Phần lớn cuộc đời binh nghiệp (trừ thời kì ở Tây Ban Nha) Napoleone phải chiến đấu với những đội quân đông hơn hoặc đông bằng quân đội mình. Còn vụ bộ binh Nga ít súng hơn Pháp không hẳn vì không có tiền trang bị mà là ...không muốn trang bị. Đây là thời kỳ có trào lưu "sùng bái bạch binh", tức coi trọng vũ khí "lạnh" như gươm giáo hơn hỏa khí (hỏa khí còn khá mới mẻ). Xuvorop, thầy của Cutuzop là người theo trường phái này nên chắc Cutuzop ít nhiều ảnh hưởng. Ngược lại, Napoleon nhận ra uy lực lớn lao của hỏa khí nên tích cực trang bị và giành ưu thế một phần cũng nhờ tư tưởng tân tiến này (Napoleon đặc biệt coi trọng ứng dụng khoa học kỹ thuật trong tác chiến, ông từng có câu nói nổi tiếng ở Ai Cập: "Lừa ngựa và Các Nhà Khoa HỌc đi vào giữa"). Con số 600.000 là tổng số quân Pháp đánh Nga. Em nhớ quân Nga hồi đó cũng không ít thế đâu, tuy ít hơn Pháp nhưng cũng cỡ 400.000 thì phải. Trận Borodino thì lực lượng 2 bên gần như cân bằng. Pháp trội hơn vài ngàn bộ binh, Nga trội hơn mấy chục khẩu pháo. Quả thật Napoleon cũng rất táo bạo khi tấn công. Khu vực ác liệt nhất là tuyến công sự của công tước Bagratyon, quân Pháp có 45.000 và 180 pháo, quân Nga có 15.000 và 200 pháo. Tại đây, quân Nga thiệt hại gần như chỉ còn một hai phần mười, bản thân Bagratyon cũng tử trận nhưng vẫn giữ vững được trận địa. Tính chung cả trận, cả 2 bên đều thiệt hại rất nặng, Pháp mất 50.000, Nga mất 46.000. Theo E.Tarlé trong cuốn Napoleon, khi tiếp cận Borodino, quân Pháp có 130.000 quân với 587 khẩu pháo. Quân Nga có 103.000 quân chính qui, 7.000 kị binh Cô-dắc và 10.000 dân binh. Quân Nga có lợi thế hơn quân Pháp vì đánh trên "sân nhà", đã chuẩn bị công sự trước đó 2 ngày. Quân Pháp lại đang bị căng ra bào mòn suốt quá trình hành quân (hao mòn 2/3 lực lượng khi đến Borodino, kị binh mất 1/2 số ngựa). Lính Nga đang hăng hái chiến đấu vì trước trận này Cutuzop và các cộng sự chủ trương tránh đối đầu trực diện quân Pháp (thậm chí sĩ quan Nga phải "năn nỉ" binh linh rút lui khỏi Xmolensk và nhiều cứ điểm khác). Ngày 5/9/1812 quân Pháp mở màn tấn công. Nhưng trận này diễn ra quyết liệt nhất vào 7/9/1812. Riêng trong ngày này, quân Nga mất 1/2 lực lượng và tướng Bagration, viên tướng tài ba nhất của họ, nhưng vẫn duy trì được quân đội (không tan rã và tinh thần chiến đấu vẫn rất cao. Binh lính Nga chết ngay bên pháo chứ không bỏ chạy hay đầu hàng. Ngay cả khi buộc phải rút lui theo lệnh trên, dù bị pháo bắn cập tập sau lưng, lính Nga vẫn vừa rút vừa bắn trả chứ không liệng súng trốn sạch như quân Áo hay Phổ). Pháp mất ít hơn chút đỉnh nhưng là tổn thất không thể bù đắp vì hậu phương quá xa mà đường tiếp viện bị đánh phá liên tục. Trận này Pháp mất 47 viên tướng tài ba, từng trui rèn qua chiến trận và chiến thắng.

chính ông anh với lộn, người nổi tiếng với đánh với số đông hơn là thành Cát Tư Hãn chứ kô phải Napoleon. Napoleon nổi tiếng vì trong trận đánh quyết định, luôn dồn quân gấp 10 lần quân đối phương! Cả Thành Cát Tư Hãn hay Napoleon đều theo nguyên tắc ấy thôi. Quân địch dù có đông hơn ta, nhưng tại những điểm "tiếp xúc" thì quân ta đông hơn quân địch! Đó là nghệ thuật quân sự mà! Nhưng tại Nga thì Kutuzop thực hiện nguyên tắc ấy giỏi hơn Napoleon. Mang 600.000 quân vào Nga nhưng Napoleon chỉ đem đến chiến trường Borodino được 1/3. Còn lại phải chia ra giữ đường tiếp vận. Tại vì không đủ sức mà vẫn cố xâm lược nước người! Trận Austerlitz, quân của Napoléon ít hơn liên quân Nga-Áo mà Napoléon vẫn thắng. Trận này là một trong những trận nổi tiếng nhất của Napoléon. Trận Austerlitz quân Pháp có 10 vạn, quân Nga-Áo có 9 vạn. Như vậy quân Napoleon đông hơn nhưng cũng không hơn nhiều lắm. Trận này Napoleon đã khéo léo nghi binh nhử quân Nga-Áo để đưa quân Pháp lên chiếm lĩnh khu vực cao nguyên lợi hơn. Từ địa thế cao, quân Pháp tập trung pháo binh nã vào đội hình địch và đánh dồn quân Nga-Áo xuống khu vực lầy lội, băng tuyết. Tinh thần quân Nga-Áo kém, binh lính nhanh chóng tan rã, quân dự bị không có, thực tế chỉ có vài đơn vị Nga tỏ ra gan dạ, chiến đấu mãnh liệt nhưng không thể xoay chuyển được tình hình.

p/s : đọc Chiến tranh và hoà bình em thấy nhắc khá nhiều đến sự ác liệt ở trận địa pháo của tướng Raievski trong trận Borodino, các bác có thể thông tin chi tiết hơn về cái này không ạ Theo một số tài liệu thì Trận Austerlitz phức tạp hơn. Ban đầu Napoleon ít quân hơn nhưng rất muốn tiếp chiến trong khi quân Áo đang bỏ chạy và quân Nga kéo tới tiếp viện. Napoleon nhường gò cao cho đối phương và làm ra vẻ sắp sửa rút về, làm cho Nga hoàng vững tin không rút lui. Sau đó Napoleon còn để yếu cánh trái để nhử quân Nga- Áo bớt quân giữ gò cao để đánh xuống trong khi về phần mình có thêm quân tiếp viện của Đavu đã xông lên chiếm gò cao. Nhưng trận đánh ở nước Nga thì nhiều người Phương Tây (vốn không ưa gì Nga từ xưa đến giờ) cố cho rằng thất bại là do thời tiết hay do Napoleon tính toán sai nhiều hơn là do công của Kutuzốp. Nhưng sự thật là Napoleon đã tập trung một đội quân khổng lồ chưa từng thấy trong lịch sử của châu Âu với khoảng 20 quốc gia, 600.000 lính (vượt xa dự định ban đầu). Cái Grande Armée (Great Army- Đại quân đoàn) này khi duyệt binh ai cũng tin rằng sẽ làm cỏ nước Nga. Con số 600.000 có lẽ không nhiều lắm so với ngày nay nhưng rất lớn so với số quân tham gia trận chiến của 3 Hoàng Đế(Austerlitz) và với dân số thời đó (Pháp: 29 triệu, Nga : 38tr, Anh: 16tr, Phổ: 9tr, Áo: 27tr) đang ở cơ quan nên không có tài liệu kế bên, đợi tối zề nhà sẽ đăng lên cho ông anh. đúng là trận chiếm trận địa pháo này cực kì ác liệt. Napoleon phụ thuộc nhiều vào pháo binh nên quyết diệt pháo địch trước bằng mọi giá để chiếm ưu thế. Bên Nga cũng biết tài dùng pháo của Napoleon nên quyết giữ bằng mọi giá nếu không muốn bị tiêu diệt toàn quân. Nếu tui nhớ không lầm thì tướng Compăng Pháp chết tại trận địa này sau nhiều lần xung phong tái chiếm (sư đoàn compăng là sư đoàn mạnh nhất trong quân đoàn của nguyên soái Muyra). hoàn toàn đồng ý zới anh cavalry. nếu chịu không nổi thời tiết ở Nga thì làm sao Napoleon chiếm được Aicập dưới cái nóng sa mạc????

Quân Pháp thua rõ ràng vì không thể tốc chiến tốc thắng trong khi tiếp liệu cạn kiệt. Cutuzop rất sáng suốt khi dùng chủ lực triệt tiêu đường tiếp tế của địch, đồng thời triệt để "vườn không nhà trống". Tức là lấy sở trường của mình đánh sở đoản của địch. Nóng thì cởi áo ra, uống nhiều nước là xong, bây giờ cho bác khăn gói đi xa mạc, mang vài cái áo, chết thế nào được, nhưng cho bác đi Nga xem, lạnh âm 20, 30 độ, mà kô trang bị đủ, thì đốt cả rừng đi sưởi ấm thì vẫn chết bác ạ! Cái lạnh ở đây kô làm Pháp thua, nhưng làm giảm sức chiến đấu của Pháp và là 1 yếu tố quan trọng cho chiến thắng của Nga, chứ ai đổ hết cho cái lạnh bao giờ! Em đọc tài liệu trên net của Nga (tiếng anh) thì nó bảo là mùa thu năm đấy ấm hơn bình thường rất nhiều (lúc này Napoleon đang còn đóng quân trong Mátxcơva). Napoleon muốn điều đình với Nga nên chần chừ trong việc rút quân nên lúc rút ra thì quá muộn. Thêm vào đó đường sá ở Nga tệ hơn Napoleon và các tướng lĩnh tưởng nhiều Lúc đóng quân trong Mátxcơva quân Pháp có thêm tiếp viện nhưng số này không đủ bù cho số binh sĩ không thể chiến đấu vì bệnh tật (sốt củ chuối gì đấy em không hiểu). Trận Austerlitz, Pháp có 68000 còn liên quân Áo-Nga có 90000. Tháng 10, Pháp đánh bại quân Pháp ở Ulm. Tháng 11 Pháp chiếm Vienna, quân Áo chạy và nhập với quân Nga ở Olomouc. Napoleon cho quân đuổi theo và muốn thắng nhanh trước khi Phổ tham chiến. Ngày 2/12 bắt đầu trận Austerlitz, Nga và Áo tấn công vào 2 sườn của quân Pháp nhằm chặn đường rút về Vienna nhưng đây chính là điều mà Napoleon chờ đợi. Napoleon đưa lực lượng chính do nguyên soái Nicolas Soult đánh vào trung quân của liên quân, đã bị yếu đi do chia quân ra để thọc sườn Pháp. Trận này Pháp mất 9000 còn liên quân mất 25000. Cái người chỉ huy của quân Nga chính là Kutuzov. Thế mới biết thực chất Kutuzov như thế nào

Ý bác thực chất Kutuzov là thế nào ? Em thấy nếu thế thì càng chứng tỏ Kutuzov giỏi Thua một trận nhưng biết rút kinh nghiệm để đánh bại Napoleon lần sau cứu nguy cho đất nước Cái này là dịch trong Encatar 2000 ra. Nếu có gì sai thì do ngu tiếng Anh chứ không phải ngu sử. Mà sai thì sao việc quái gì phải chửi nhau chứ. Xin góp thêm số liệu về Austerlitz. (Austerlitz nằm trong địa phận của CH Séc bây giờ - "sân nhà" của bokhi - và tên địa phương là Slavkov). Đây là link: http://www.bond.cz/www/austerlitz/descript.asp

Về số lượng quân sỹ Description of the armies before the battle of Austerlitz, December 2, 1805 THE FRENCH Commander-in-Chief, Emperor Napoleon I, Commander of General Headquarters, Marshal Louis-Alexandre Berthier. I Corp - commander, Marshal Bernadotte, approximately 12,300 men and 24 cannons, - Two infantry divisions - Rivaud and Drouet d''Erlon.

III Corp - commander, Marshal Davout, approximately 6300 men and nine cannons, - One infantry division - Friant, one division of dragoons - Bourcier. IV Corp - commander, Marshal Soult, approximately 24,000 men and 35 cannons, - Three infantry divisions - Saint-Hilaire, Vandamme and Legrand, one light cavalry division - Margaron. V Corp - commander, Marshal Lannes, approximately 13,000 men and 40 cannons - Two infantry divisions - Caffarelli and Suchet. Cavalry reserve (Murat''s Corp) - commander, Marshal Murat, 7,000 - 9,000 cavalrymen and nine cannons, two heavy infantry divisions - Nansouty and d''Hautpoul, one division of dragoons Walther, one light infantry division - Kellerman. Reserve: imperial Guard - commander, Marshal Bessieres, approximately 5500 men and 23 cannons, Grenadier Division - commanders, Oudinot and Duroc, approximately 5500 men and ten cannons, One division of dragoons - Beaumont. THE ALLIES Commander-in-Chief, General Mikhail Illarionovich Kutuzov, Commander of Allied Headquarters (General Staff Quarters), General Franz von Weyrother. Vanguard of the 1st Column - Austrian Kienmayer Corp - commander, General Kienmayer, approximately 6800 men and 12 cannons (5 Austrian infantry battalions and 23 cavalry squadrons, plus 10 hundreds of Russian Cossacks); lst Column (Russian) - commander, General Dokhturov, approximately 14,200 men and 60 cannons (22 Russian infantry batallions, two hundreds of Cossacks), 2nd Column (Russian) - commander, General Langeron, approximately 12,000 men and 30 cannons (17 Russian infantry battalions, two squadrons of Russian dragoons and two hundreds of Cossacks), 3rd Column (Russian) - commander, General Przybyszewski, approximately 9500 men and 30 cannons (18 Russian infantry battalions), The Allied commander of the first three columns was the Russian, General Buxhowden. 4th Column (mixed) - commanders: the Austrian General Kolowrat and the Russian General Miloradovich, approximately 16,000 men and 75 cannons (15 Austrian infantry battalions and 12 Russian, two squadrons of Austrian dragoons), 5th Cavalry Column (mixed) - commanders: the Austrian General Liechtenstein and the Russian General Uvarov, approximately 7,000 cavalrymen and 24 cannons (17 Austrian squadrons of heavy cavalry, 30 Russian squadrons of dragoons and light cavalry, 12 hundreds of Cossacks), Allied vanguard (the Russian Bagration Corp) - commander, the Russian General Bagration, approximately 14,000 men and 42 cannons (15 Russian infantry battalions, 33 cavalry squadrons and 15 hundreds of Cossacks), Reserve: Russian Tsar''s Guard - commander Grand Duke Konstantin Pavlovich, brother of the Tsar, approximately 10,000 men and 40 cannons (ten battalions of guard infantry and 17 squadrons of guard cavalry).

The total French force was approximately 75,000 men. The total Allied force is estimated at approximately 90,000 men, of which some 16,000 were Austrian. On the side of the Allies, the battle was observed by the Austrian Emperor Francis I and the Russian Tzar Alexander I. The third emperor on the battlefied was Napoleon I. The battle has, therefore, come down through history as the "Battle of Three Emperors".

Về số lượng thiệt hại It was the Russians who suffered the heaviest losses. In February, 1806 , General Kutuzov personally reported, in detail, the heavy losses to the Tzar Alexander. According to the report, the Russian army lost at the battle 55 senior officers, 437 junior officers, 954 non-commissioned officers, 432 musicians, 17,493 soldiers and 515 members of non-combat units, for a total of 19,886 men. This total represents, however, the dead, wounded, imprisioned and missing, that is to say, not only those who had been killed. Data on the losses of the Imperial Guard are missing. The Austrian army had a total of 5,922 men killed, wounded, captured or missing. Precise information on French losses is also available. The French General Headquarters, counted the losses at 8,694 men, of which 1,389 had been killed and 7,260 wounded. Nhân đây cũng xin bàn thêm về chuyện "lấy ít địch nhiều". Clausewitz có dành một chương nhỏ {nếu ai quan tâm thì đấy là chương 8, quyển 3, phần 1 - cuốn "Bàn về chiến tranh") nói về chuyện đấy. Nói chung ở châu Âu cho tới thời cận đại (cuốn sách được viết cỡ những năm 1830) thì rất ít khi có ai chiến thắng được địch thủ có gấp hai lần quân số hoặc hơn. Ở đấy co nêu ví dụ Napoleon thắng trận Dresden với 120 nghìn chống 220 nghìn quân đối phương, nhưng đã không thắng nỗi trận Lepzig khi cầm 160 nghìn chống 280 nghìn. Và nói chung cũng nên phân biệt số quân trong một trận đánh và số quân trên cả mặt trận và trong thời kỳ lâu dài. Vị tướng giỏi la vị tướng biết huy động quân vào nhưng thời điểm quyết định cho những trận đánh quyết định. Ngay cả Clausewitz cũng nói "anh không thể tấn công nếu anh không có uy thế, chí ít là điểm tấn công anh phải có uy thế không về quân số thì cũng về hoả lực". Cái giỏi của Napoleon là điều động quân một cách linh hoạt và cơ động, nên ở những điểm mấu chốt ông ta có nhiều quân hơn. nếu tôi nhớ không lầm thì Napoleon mới là người đầu tiên trong danh sách này chứ không phải Alexander đại đế. Người ta bình chọn dựa trên tiêu chí thời gian nữa. nghĩa là thời cổ đại 3 người, thời trung đại và thời hiện đại có 7 người. Nghe đâu Nguyễn Huệ cũng được cất nhắc nhưng vì thiếu tài liệu nên thôi. tài liệu còn lại toàn là chuyện dân gian, không biết sử trung quốc viết về Cụ thế nào mà cụ không được bầu. Trận Austerlitz tuy Kutuzốp danh nghĩa là tướng tổng chỉ huy như Nga Sa hoàng đã không theo ông và tự nắm quyền điều binh. Kutuzop muốn rút quân về một dãy núi để chờ một đội viện quân Nga hơn 100.000 đang tiến đến. Nhưng Nga hoàng không muốn lùi và vững tin khi thấy quân Pháp có dấu hiệu rút lui. Kế hoạch hành quân do một tướng Áo đề nghị trong khi Kutuzốp vì quá chán đã ngủ gật trong hội nghị quân sự! Còn về trận nước Nga, chắc chắn Kutuzốp không ngồi chờ thời tiết đánh quân Pháp cho mình. Khi đội quân khổng lồ của Pháp tiến đến thì quân Nga lui binh để buộc quân Pháp dàn trải. Kutuzốp là người được cử làm tướng giữa chừng. Mặt dù vị tướng trước bị cách chức vì lui quân nhưng Kutuzốp vẫn không vì thế mà đánh quân Pháp quá sớm. Dù quân Pháp có chiếm rất nhiều thành phố nhưng Nga Hoàng không bàn đến chữ "hòa". Chỉ có trận Borodino là có người

cho rằng không nằm trong kế hoạch của Kutuzốp nhưng vì sức ép của Nga Hoàng (không thích lui quân nhiều quá) và người Anh (chi tiền cho Nga đánh Pháp nhưng rất sợ Nga lại bắt tay với Pháp). Sau trận Borodino, quân Pháp không muốn tiến lên kinh đô Nga ở Phương Bắc nữa mà muốn rút về qua ngả phía Nam, vừa ấm vừa có nhiều lương thực. Tuy nhiên tại đây Kutuzốp dồn quân sẵn sàng quyết chiến. Napoleon và quân Pháp không còn bụng dạ nào để đánh thêm một trận như Borodino nữa nên đành rút về qua ngả phía Bắc, đi bộ 500 dặm dưới nhiệt độ âm, không thức ăn, thiếu áo ấm, bị kỵ binh Nga truy kích nên 600.000 quân từng trải chiến trường chỉ còn khoảng 10.000-20.000 người ra khỏi Nga. Xin phép trao đổi với bạn : Muốn bình chọn thì phải đưa ra tiêu chí. Ví dụ : tiến hành chiến tranh xâm lược, chiến tranh vệ quốc, khai khẩn, đàn áp v.v hoặc là cách dụng binh, chiến lược, chiến thuật, lấy ít địch nhiều, lấy nhiều địch ít, thời điểm lịch sử v.v. ảnh hưởng của họ tới nhân loại ra sao ??? Tôi thấy có lẽ nên đưa thêm các tướng Trung Quốc vào nữa. Bản thân TQ lịch sử cũng lằng nhằng như châu Âu chỉ có khác là châu Âu thì không có nước nào mạnh thống nhất được thành 1 quốc gia mà thôi. Hì hì Tôi không nghĩ là THĐ và VNG lại có ảnh hưởng tới lịch sử TG như vậy. Giả sử một chút về TQ Chưa nói đến các dân tộc Trung Nguyên, chỉ cần mấy chú rợ Hung Nô, Liêu, Kim, Tây Hạ, Hồi, Tạng mà độc lập thì bản đồ thế giới cũng khác Vị tướng nổi tiếng nhất trong lịch sử Trung Quốc chính là Nhạc Phi, nêu gương trung nghĩa, chống ngoại xâm và sau bị gian thần giết hại, Nhạc Phi là biểu tượng cho chủ nghĩa anh hùng dân tộc chống ngoại xâm... nước Kim nổi tiếng trong lịch sử là vì bắt sống được 2 Hoàng Đế Trung Hoa Chắc bạn đang ở nước ngoài . Bình chọn THĐ là do thời kỳ ấy Mongol bách chiến bách thắng , và chỉ chịu dừng lại trước Đại Việt do THĐ. Nếu không có THĐ thì chưa chắc các nước ĐNA như Thái Lan , Miễn Điện còn nguyên vẹn ( Chiêm Thành mà Toa Đô còn chiếm cái rẹt ) . Có thể kể thêm Nhật Bản , Triều Tiên và các nước lân cận trong vùng Đông Á . Bởi vì Khubilai do bị thất bại trước nước Việt ta nên đã điên cuồng dừng lại việc chinh phạt Nhật Bản mà dồn hết quân sang đánh nước ta , kết quả bị đại bại và cũng đâu còn sức mà đánh qua nước nào nữa đâu . Bạn có thể hỏi tại sao Triều Tiên cũng đánh thắng nhà Nguyên mà sao chúng không phục thù , quyết tâm đánh Việt Nam thôi . Rõ ràng chiến thắng của THĐ đã làm tiêu hao sức binh và sức dân của nhà Nguyên quá nặng . Quá đủ làm thay đổi lịch sử. Về VNG , chiến thắng ĐBP của Việt Nam đã mở đầu cho 1 loạt cuộc đấu tranh giành độc lập của các nước thuộc địa từ Phi qua Mỹ .-> Vẫn chưa đủ để thay đổi lịch sử thế giới sao ? theo tôi được biết thì trong các danh tướng thì có 1 tướng VN ít người tranh cải đó là Trần Hưng Đạo , vì : thời đó Thành Cát Tư Hản (Mông Cổ) đánh tan nát từ đông sang tây, từ bắc xuống nam , nhiều quốc gia châu âu bị mất, cả TQ bị chiếm , nhưng khi xuống VN thì bị chặn và đánh tan tành 3 lần , mọi trận đánh thì quân Mông Cổ củng hơn bên ta , người có công nhất là Trần Hưng Đạo . Chính vì lý do này mà hầu hết ai cũng đồng ý , còn các danh tướng khác thì có người đồng ý có

người không . Nếu Thành Cát Tư Hản chỉ đánh VN không thì chưa Đức Thánh Trần Hưng Đạo chưa chắc được bình chọn như hôm nay, nhưng vì lúc đó không có 1 danh tướng nào hay nước nào chặn đứng được Thành Cát Tư Hản . Tiêu chí ở đây theo tôi nghĩ nên hiểu rõ ràng hơn đó là những chiến thắng đó phải có ảnh hưởng một cách khá toàn diện đến lịch sử thế giới chứ ảnh hưởng như kiểu bác RAM viết chắc bây giờ mà còn nước Chiêm thành thì bản đồ thế giới lại không thay đổi hay sao. Mà như thế tôi nghĩ TQ không có người nào cũng phải vì xét cho cùng TQ có nhiều người tài nhưng những chiến thắng của các vị tướng TQ quả thật chưa vượt ra khỏi tầm quốc gia. Lịch sử TQ thực ra cũng chỉ là nồi da nấu thịt chủ yếu là chiến tranh giữa các dân tộc và các nước nhỏ để thống nhất lãnh thổ TQ mà thôi.Anh hùng như Nhạc Phi tôi nghĩ dân tộc ta cũng như nhiều dân tộc khác trên thế giới không phải không có, chỉ riêng dân tộc mình thôi kể ra cũng đã kha khá rồi. Còn vấn đề về các vị tướng VN thì đồng ý với dreamwaver. Mà tôi nhớ là cũng đã từng đọc một bảng xếp hạng gần giống thế này có Hitler và Stalin trong danh sách, tất nhiên là không phải sách lá cải rồi, nhưng không nhớ tên của cuốn sách nên cũng không dám nói nhiều Hờ hờ, thời buổi góc rừng, góc biển nào cũng nối mạng vào internet mà cái box LS_VH này vẫn không ngớt bàn đi tán lại cái vụ bình chọn 10 vị tướng tài nhất thế giới sao ? Vậy là box này có đến 2 topic nói về vụ này rồi. - Ông giáo mà ucbu nói đến là ông nghị Nguyễn Lân Dũng hiện nay. Tôi nhớ hôm xem buổi trả lời trên TV của GS Nguyễn Lân Dũng có tra cứu Encyclopedia - tài liệu mà những người đưa tin đồn về cuộc bầu bán này dẫn chứng- không thấy có 1 dòng nào nói về cuộc bầu bán này. Và ông Nguyễn Lân Dũng gửi câu hỏi đến tuỳ viên văn hoá sứ quán Anh tại Hà nội để hỏi xem có cuộc bình bầu đó hay không. Câu trả lời từ sứ quán Anh là: Anh quốc không hề tổ chức 1 cuộc bình chọn nào như vậy. ông Nguyễn Lân Dũng còn nói : không có 1 cuộc bình chọn như vậy , nhưng tài năng của Hưng Đạo Vương, của Đại tướng Võ Nguyên Giáp vẫn xứng đáng được tôn vinh & trân trọng trong lịch sử nước ta.. Tôi rất tâm đắc với câu nói này của ông Nguyễn Lân Dũng. Cách đi tìm hiểu vấn đề của ông Nguyễn Lân Dũng như vậy là hợp lý quá, sao ucbu lại nói như đoạn trên (high-light) được nhỉ ? Sau khi tôi viết những ý như trên trong topic đầu tiên để trả lời người lập chủ đề đầu tiên trong box về vụ này, có 1 thành viên bút sắt hay bút chì gì đấy viết 1 bài khẳng định tìm được nguồn tin đáng tin cậy : cho số % bầu chọn hẳn hoi, trong đó 2 vị tướng tài qua các thời đại của dân tộc ta được 100% tuyệt đối. Bài viết còn dẫn nguồn tin nào là Thượng tưóng Hoàng Minh Thảo nói, nào là GS Trần Quốc vượng đã đọc được từ Encyclopedia .v.v..... ( có lẽ thế mà ông Nguyễn lân Dũng phải đi lục lại bộ Bách khoa thư này để đọc và chẳng thấy gì cả). Nghe nói nguồn tin đáng tin cậy, rùa tôi vội mượn anh google ra xem thì thấy có đáng tin cậy không thì các bạn cứ google lại lần nữa sẽ rõ (sic). Chưa thoả mãn, rùa tôi đăng ký $9 để lấy thẻ thành viên xài Encyclopedia online, vô tìm lung tung thì chỉ thấy có những đoạn nói về Trần Hưng Đạo ( cũng như Lê Lợi, Nguyễn Trải.....) nói về Đại tướng Võ Nguyên Giáp ( cũng như nói về 1 số nhân vật lịch sử hiện đại của Việt nam. Chẳng thấy hình bóng của cuộc bình chọn trên gì cả. Anh bạn Saint 81 & 1 vài thành viên khác trong box cũng search từ Encyclopedia để rồi có kết quả tương tự như tôi.

Dịp tết rồi, rảnh rỗi, tôi có đăng ký mượn bộ bách khoa thư nói trên từ thư viện nơi tôi đang sống về tìm đọc, để xem thử có hay không có. Quả thật là không thấy gì cả. Sau đó có nghe 1 bạn nói Hưng Đạo Vương Tràn Quốc Tuấn & Đại tướng Võ Nguyên Giáp được 1 tác giả người Mỹ xếp vào danh sách 100 danh tướng thế giới. Có thể có thật (!) , tôi không biết thực hư vì không có hứng đi tìm hiểu những sự thật dạng ''nguồn tin đáng tin cậy'' không có địa chỉ nữa vì thấy quá dị ứng với ''''ảo tưởng'''' của người Việt mình thích khoác lên những huyền thoại. Đại loại như câu thơ của bút tre: Hoan hô anh Tạ Đình Đề Trước đi theo giặc, nay về với ta. Hoan hô anh Lê Quảng Ba Trước là thổ phỉ sau ra hàng mình.

Hay nhiều vị học vấn đầy mình vẫn còn tin vào những huyền thoại về GS Trần Đại Nghĩa là người tham gia vào việc chế V1, V2 cho Đức quốc xã ( ! ). Dù rằng các tài liệu về cuộc đời ông đã được công bố hết.

Hay như có người tưởng tượng ra chiến công lừng lẫy của Lưỡng quốc tướng quân Nguyễn Sơn/ Hồng Thuỷ lên cấp chỉ huy chiến trường Triều tiên . Có những ''''trí thức'''' Việt ở hải ngoại có mặt trên ttvn, chứng minh tài năng kinh bang tế thế của ông tướng không quân râu kẽm qua huyền thoại ông lôi mấy vua gạo ở miền nam lên văn phòng thủ tướng VNCH , móc súng lục ra pằng pằng hăm doạ & nói nếu qua hôm sau giá gạo không xuống thì mấy ông này nát gáo như chiếc mũ vừa bị ông râu kẽm pằng pằng. Hôm sau thị trường gạo SG hạ nhiệt thật sự. v.v....... dẫn ra có hàng chục, hàng trăm huyền thoại loại tin đồn cạp cạp tương tự. Thiển nghĩ, nhân dân có thể vì yêu mà tạo nên những huyền thoại như vậy. Còn trong những diễn đàn của những trí tuệ, những trái tim Việt nam, nói nên có sách, mách nên có chứng chứ những loại thông tin đáng tin cậy kiểu ông bạn bút sắt- bút chì gì đó thì trên internet nhiều không thể đếm được. Nếu các topic loại này thay vì đi tìm những huyền thoại ''''đáng tin cậy-(sic)'''' , đi bàn luận tài năng của các vị tướng như topic Đại tướng Võ Nguyên Giáp mà các bạn traiquay, Changsian, Spirou & 1 số thành viên khác tranh luận với Mộ Dung Bắc & 1 số thành viên khác có phải hay hơn không. Chào các bác! Theo em biết hình như cuộc bình trọn 10 đại nguyên soái của thế giới nhu các bác thảo luận này không có được quy mô lớn do viện Lịch sử quân sự của Anh bầu đâu mà chỉ là trong một quyển từ điển nào đó của Anh có bầu trọn thôi. " ta có lẽ hơi fóng đại sự thật " Còn như Trung Quốc lại không có nguyên soái nổi tiếng vì lịch sử chiến tranh Trung quốc là lịch sử nội chiến chứ không có ngoại xâm còn mấy lần có ngoại xâm ( Mông Cổ, Các nước Phương Tây) thì các bác biết cả rồi, nên vì lẽ đó các nguyên soái Trung Quốc không có ảnh hưởng nhiều đến lịch sử thế giới . Vả lại đề ra được binh pháp đã khó nhưng cầm quân ra trận áp dụng binh pháp còn khó hơn nhiều.

Đây là phần viết về Đức Thánh Trần trong Encarta

Tran Hung Dao Encyclopædia Britannica Article Page 1 of 1 born 1229? died 1300, Van Kiep, Vietnam

original name Tran Quoc Tuan, also called Hung Dao Vuong figure of almost legendary proportions in Vietnamese history, a brilliant military strategist who defeated two Mongol invasions and became a cultural hero among modern Vietnamese. By the early 1280s the Vietnamese kingdom faced a growing threat from the Mongols under Kublai Khan, who had conquered China in the previous decade. When he was appointed…

Tran Hung Dao... (75 of 337 words) Xét về tầm ảnh hưởng ở quy mô toàn cầu, thực ra thấy cụ Trần Hưng Đạo có được mấy ai biết đến đâu??? Xét trong chiến tướng vĩ đạt nhất trong lịch sử quân sự VN, xin xếp top 3 như sau: 1.Quang Trung-Nguyễn Huệ 2.Võ Nguyên Giáp 3.Hưng Đạo Đại Vương Chào mọi người, mình không rõ la cuộc bầu chọn này có hay không nhưng mình có đọc một tài liệu có ở tại Thư viện Quốc Gia Hà Nội: cuốn 10 danh tướng nối tiếng trên thế giới. Bạn nào ở Hà Nội có thể lên tra cứu thử. Chắc tìm được ngay. Hình như theo phân loại họ bình chọn thế này: A. Danh tướng thời cổ đại: 1. Alexănng Makedonni- (Hy lạp-Nam tư) 2. Haniban- Catacger- (Tuy ni gi) 3. Juy- Cesar- (Rome) B. Danh tướng thời trung đại: 4. Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn- (Việt Nam) C.Danh tướng thời cận đại: 5. Fridric II- (Phổ- Đức) 6. Olivơ -Cromwen- (Anh) 7.Napoleong Bonapac- (Pháp) 8.Mikhain Cutudop- (Nga) D.Danh tướng thời hiện đại: 9.Gheoghi- Zukov- (Nga) 10. Võ Nguyên Giáp- (Việt Nam) Chinh xác là người Cao Ly đánh thắng Nguyên Mông , đẩy lui cuộc xâm lược của Nguyên Mông không phải một lần mà hai lần , đồng thời nhen nhúm triều đại thanh bình nhất của bán đảo là triều đại Chosun .

Nhưng chi tiết quan trọng hàng đầu là : vị danh tướng góp phần rất lớn vào hai chiến thắng này là người Việt Nam . Đó là hậu bối của hoàng tử triều Lý lưu vong sang Cao Ly . Ngày nay , tại Thụ Hàng Môn (?) , vẫn còn bia đá cao to khắc công lao của gia tộc Lý tại Triều Tiên góp phần vào hai sự nghiệp : - Một là đẩy lui hai lần quân Nguyên Mông ở trên đất liền ở cửa ải phía Bắc , cần chân đại quân Nguyên Mông tại đây để toàn quốc chuẩn bị lực lượng kháng chiến . - Hai là góp phần vào việc thiết lập vương triều Chosun . Có một hậu duệ của Lý Long Tường đã lên đến chức Tướng Quốc . Cáu quá , lần trước tớ tìm thấy rõ ràng cái link của nước ngoài nói Cụ Tuấn là một trong 10 danh tướng thế giới thời Trung Đại . Và cuộc bình bầu này do một hội nghị của Hoàng gia Anh tổ chức với sự góp mặt của 487 nhà nghiên cứu lịch sử và văn hóa vào thập niên 1980''s . các vị tướng VN,thì chỉ có Quang Trung thực sự tài năng (em nghĩ vậy) vì QT có nhiều chiến dịch tấn công với qui mô lớn ,đa dạng và luôn luôn chiến thắng còn các vị tướng khác hầu như chỉ là phòng thủ và chỉ phản công nếu mình thấy có ưu thế hơn quân địch (nếu vậy Lí Thường Kiệt cũng được đấy,nhưng chiến quả hơi ít) Quang Trung giỏi nhưng chỉ đánh nhau với bọn không nổi tiếng thế giới, Lý Thường Kiệt cũng thế. Triều đại Tây Sơn hào hùng nhưng ngắn ngủi quá nhỉ, kết thúc không có hậu. The Military 100 A Ranking of the Most Influential Military Leaders of All Time by LTC Michael Lee Lanning, USA (Ret.) The Military 100 is a reasonable attempt to list history’s 100 most influential military leaders, providing a brief biography and an explanation about their place on the list. It is hard to argue with most of the top picks. Let’s face it—Napoleon I, Alexander the Great, and Genghis Khan had to make the list. But there are some nits to pick. And Colonel Lanning makes some faux pas that have to be addressed. Let us first lay out The List of LTC Lanning: 1. George Washington 2. Napoleon I 3. Alexander the Great 4. Genghis Khan 5. Julius Caesar 6. Gustavus Adolphus 7. Francisco Pizarro

8. Charlemagne (Charles the Great) 9. Hernado Cortes 10. Cyrus the Great 11. Frederick the Great (Frederick II of Prussia) 12. Simon Bolivar 13. William the Conqueror 14. Adolf Hitler 15. Attila the Hun 16. George Catlett Marshall 17. Peter the Great 18. Dwight David Eisenhower 19. Oliver Cromwell 20. Douglas MacArthur 21. Karl von Clausewitz 22. Arthur Wellesley (First Duke of Wellington) 23. Sun Tzu 24. Hermann-Maurice, Comte de Saxe 25. Tamerlane 26. Antoine Henri Jomini 27. Eugene of Savoy 28. Fernandez Gonzalo de Cordoba 29. Sebastien Le Pestre de Vauban 30. Hannibal 31. John Churchill (Duke of Marlborough) 32. Winfield Scott

33. Ulysses Simpson Grant 34. Scipio Africanus 35. Horatio Nelson 36. John Frederick Charles Fuller 37. Henri de La Tour d’Auvergne de Turenne 38. Alfred Thayer Mahan 39. Helmuth Karl Bernhard Von Moltke 40. Vo Nguyen Giap 41. John Joseph Pershing 42. Maurice of Nassau 43. Joan of Arc 44. Alan Francis Broke (Alanbrooke) 45. Jean Baptiste Vacquette de Gribeauval 46. Omar Nelson Bradley 47. Ralph Abercromby 48. Mao Zedong 49. H. Normal Schwarzkopf 50. Alexander Vasilevich Suvorov 51. Louis Alexandre Berthier 52. Jose de San Martin 53. Giuseppe Garibaldi 54. Ivan Stepanovich Konev 55. Suleiman I 56. Colin Campbell 57. Samuel (Sam) Houston

58. Richard I (the Lion-Hearted) 59. Shaka 60. Robert Edward Lee 61. Chester William Nimitz 62. Gebhard Leberecht von Blucher 63. Bernard Law Montgomery 64. Carl Gustav Emil von Mannerheim 65. H.H. (Hap) Arnold 66. Mustafa Kemal (Ataturk) 67. John Arbuhnot Fisher 68. Heihachiro Togo 69. Moshe Dayan 70. Georgi Konstantinovich Zhukov 71. Ferdinand Foch 72. Edward I 73. Selim I 74. Giulio Douhet 75. Heinz Guderian 76. Lin Piao 77. Isoroku Yamamoto 78. Harold Rupert Alexander 79. Erwin Rommel 80. Lennat Torstensson 81. Saddam Hussein 82. Fidel Castro

83. Horatio Herbert Kitchener 84. Tito 85. Karl Doenitz 86. Kim Il Sung 87. David Glasgow Farragut 88. Garnet Joseph Wolseley 89. Chiang Kai-shek 90. Frederick Sleigh Roberts 91. Saladin 92. George Dewey 93. Louis II de Bourbon, Prince de Conde 94. Kurt Student 95. George S. Patton 96. Michel Ney 97. Charles XII 98. Thomas Cochrane 99. Johan Tserclaes von Tilly 100. Edmund Henry H. Allenby Washington xếp thứ nhất. Võ Nguyên Giáp xếp thứ 40. Zhukov xếp thứ 70. Marshall, Eisenhower đều trong top 20. Lão này thiên vị quá đáng quá. mọi người sao bất công thế nhỉ, Hitle không lẻ không tài ba, không giỏi gian. Dù ông đã để làm những việc rất độc ác,nhưng cũng phải công nhận 1 diều là Hitle quá giỏi. Phải nhìn nhận từ mọi góc độ. tôi nghĩ hitle xứng đáng trong 10 người này. Sở dĩ các nhà nguyên cứu lịch sử không giám bầu cho hitle vì 1 lẽ, không ai cả gan bỏ phiếu, với lại những ảnh hưởng của lá phiếu bầu nếu hitle lọt vào top 10....1 thế hệ mới sẽ noi gương hitle, và các bạn biết rồi đó, những phần tử ủng hộ hitle vẫn đang hoạt động rộng ở châu âu.

mình có quyển "10 danh tướng" mà các bạn bàn luận. (hiện cho mượn) - mục Tướng Võ Nguyên Giáp và tướng Trần Hưng Đạo là do người Việt tự viết, còn mục 8 tướng kia hình như dịch từ Bách khoa toàn thư về QS. - nếu bạn nào quan tâm, hôm nào mình lấy về xem lại Xin khẳng định lại là hoàn toàn không có sự kiện bầu chọn 10 tướng lĩnh nổi tiếng nhất thế giới như các bạn nói. TTVN bây giờ mà cứ để như thế này tôi e thành báo lá cải mất. bạn tungcongtu chưa đọc kỹ rồi. Chắc bạn không đọc bài mình viết ở cuối trang trước,. Mình đã nói ở trước đó, quyển sách đó đã được in và xuất bản tại VN. Mình có 1 bản, nhưng có mấy điểm nghi ngờ tính xác thực của nó. Rõ rệt nhất là đoạn nói về Võ Nguyên Giáp và Trần Hưng Đạo, đoạn này do người tổ chức xuất bản tự viết vào. Chứ nếu không có sách, mình nói làm gì. Cái vấn đề 10 ông tướng của thế giới này đã được đồn đại lâu rồi, nhưng gần đây có 1 số dư luận cho rằng ko hề có cuộc bầu chọn nào của Viện khoa học hoàng gia Anh quốc cả. Trước đây tôi có đọc 1 bài đăng trên tạp chí Kiến thức ngày nay năm 1997 (?) nhưng danh sách các tướng có phần khác với mấy bác viết ở trên, ví dụ như ko có Thành Cát Tư hãn, nhưng lại có Pie đại đế của Nga.... Không rõ thực hư ra sao về cuộc bẫu bán này, nhưng viêc thế giới gjhi nhận Trần Hưng Đạo và Võ Nguyyên Giáp là hoàn toàn đúng và có cơ sở vì chiến công và những đóng góp của các ông xét trên phương diện thế giới trong hoàn cảnh lịch sử, những chiến công và thắng lợi đó có ý nghĩa đặc biệt. Còn ở phương diện lịch sử dân tộc thì các danh tướng nổi tiếng chắc chắn là ko thể bỏ qua cụ Lý Thường Kiệt, Quang Trung rồi... Nói chung dân nước nào viết về mình mà chẳng khoe khoang, "nổ" to 1 chút để "nâng cao sĩ diện". Mới đây có đọc cuốn Các nhân vật quân sự nổi tiếng thế giới do 2 thằng cha người Tàu viết. HAHHAHA, các bác có biết rằng trong mấy chục tướng lĩnh đó thì mấy thằng tác giả đưa vào 1nửa là các tướng Tàu. phần còn lại là mấy ông tướng quá nổi của thế giới rồi, như: Thành Cát tư Hãn, Napolẹon.... Nếu ko nổi quá thì chắc quyển sách đó toàn tướng Tàu thôi, bọn chúng cái gì cũng nhất mà trong bộ các danh tướng Trung Quốc có bản tiếng Việt thì nó đưa ra mấy trăm danh tướng có cả bọn Thoát Hoan, Alýhải nha, Lý Hằng... bại trận ở VN nữa kìa! Bác hay thật, danh tướng trên đời này mấy ai bách chiến bách thắng được. Những người vĩ đại nhất như Napoleon, Hanibal... đều từng bại trận đấy thôi. Kutuzop, Trần Hưng Đạo... cũng nhiều trận thua liểng xiểng đó. Kể ra cũng đúng, cụ Trần Hưng Đạo ta cũng chỉ có 1 trận Bạch Đằng lừng lẫy, nhưng chúng ta quên mất là trong kháng chiến chống Nguyên lần 2, cụ đem hơn 10 vạn tinh binh lên biên giới chặn giặc, bị chúng đánh cho te tua chạy dài. May mà có Yết Kiêu can đảm giữ thuyền, ko thì cụ cũng phải cởi áo bơi qua sông về Nam rồi Rút về phòng tuyến sông Như Nguyệt, cụ vẫn giữ không xong, mặc dù phòng tuyến có gài chông, máy bắn đá nhưng vẫn bị quân Nguyên dùng thuyền cướp được vượt sông đánh tan. Ừ bọn chúng chắc cũng giỏi đấy. Nhưng cái vui là sách đấy không hề nói gì về thất bại của chúng ở VN. Chỉ nói kiểu như "đi đánh phương nam bị trúng tên chết"! Trở lại chuyện bầu bán từ đâu mà ra, thì ít nhất có 2 cuốn sách 1 của VN 1 của hải ngoại nêu ra, tiếc là không biết cuốn nào copy cuốn nào! Nhưng chuyện bầu này bây giờ chỉ còn đăng chủ yếu trên các website hải ngoại thôi!

Related Documents

Viet Nam
November 2019 43
Kinh Te Viet Nam
November 2019 35
Viet Nam Lethithuyduong
November 2019 32
Tai Sao Viet Nam
July 2019 50