Bao Cao Hoi Thao Nam Dinh-08

  • October 2019
  • PDF

This document was uploaded by user and they confirmed that they have the permission to share it. If you are author or own the copyright of this book, please report to us by using this DMCA report form. Report DMCA


Overview

Download & View Bao Cao Hoi Thao Nam Dinh-08 as PDF for free.

More details

  • Words: 9,502
  • Pages: 26
CHƯƠNG TRÌNH CỘNG ĐỒNG QUẢN LÝ NAM ĐỊNH ----***----

BÁO CÁO HỘI THẢO PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG BỀN VỮNG THÔNG QUA MÔ HÌNH CỘNG ĐỒNG QUẢN LÝ

NAM ĐỊNH THÁNG 06 NĂM 2008

Dự án Cộng đồng Quản lý Đơn vị tài trợ: Cơ quan hợp tác và phát triển Thụy Sĩ-SDC Đơn vị điều phối: Trung tâm hỗ trợ phát triển phụ nữ và trẻ em-DWC

1

MỤC LỤC MỤC LỤC

2

I. GIỚI THIỆU

3

II. TRÌNH BÀY VỀ KẾT QUẢ VÀ TIẾN TRÌNH CỘNG ĐỒNG QUẢN LÝ TỪ NĂM 2005-2008

4

1. Mô hình Cộng đồng quản lý gồm có các hoạt động

4

2. Kết quả thực hiện mô hình Cộng đồng quản lý tại Nam Định

4

3. Những điểm nổi bật của mô hình cộng đồng quản lý

5

4. Thách thức

6

III. TRÌNH BÀY VÀ THẢO LUẬN VỀ KINH NGHIỆM HAY CỦA MỘT SỐ DỰ ÁN CỘNG ĐỒNG THỰC 6 HIỆN MÔ HÌNH CĐQL 1. Nhóm an ninh liên gia tổ 7 phường Năng Tĩnh

6

2. Tủ thuốc y tế cộng đồng cho tổ 20 phường Thống Nhất

7

3. Dự án tín dụng phụ nữ phát triển kinh tế Liên Hà 2- Lộc Hạ

8

4. Con đường liên tổ 2, 3, 5 - phường Trường Thi

9

IV. THẢO LUẬN VỀ ƯU ĐIỂM VÀ NHỮNG ĐIỂM CẦN CẢI THIỆN VỀ SẲN PHẨM CỦA MÔ HÌNH CỘNG ĐỒNG QUẢN LÝ VÀ QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN

10

1. Các ưu điểm của mô hình CĐQL

10

2. Một số điểm cần cải thiện của mô hình CĐQL

11

V. VẬN DỤNG MÔ HÌNH CỘNG ĐỒNG QUẢN LÝ VÀO CÁC HOẠT ĐỘNG TẠI CỘNG ĐỒNG

12

NHÓM 1

12

NHÓM 2

14

NHÓM 3

16

NHÓM 4

17

VI. TRAO ĐỔI CÁC THÔNG TIN VỀ DỰ ÁN THÚC ĐẨY MÔ HÌNH CĐQL BỀN VỮNG 2008-2012

18

1. Đề xuất để duy trì mô hình CĐQL dựa trên nội lực của người dân

18

2. Giới thiệu về dự án 2008-2012

19

VII. KINH NGHIỆM RÚT RA SAU HỘI THẢO

19

PHỤ LỤC

20

1. Nội dung chi tiết thảo luận của bốn nhóm về ưu điểm và những điểm cần cải thiện của mô hình CĐQL

20

2. Một số hình ảnh báo tường của cộng đồng tại Hội thảo

22

3. Danh sách tham dự hội thảo

24

Dự án Cộng đồng Quản lý

2

Đơn vị tài trợ: Cơ quan hợp tác và phát triển Thụy Sĩ-SDC Đơn vị điều phối: Trung tâm hỗ trợ phát triển phụ nữ và trẻ em-DWC

I. GIỚI THIỆU Chương trình Cộng Đồng Quản lý đã thực hiện trên địa bàn thành phố Nam Định từ tháng 6/2005. Mục tiêu của chương trình là: xây dựng năng lực cho người dân địa phương để họ ngày càng đóng vai trò chủ đạo trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của địa phương và từ đó tăng cường liên kết xã hội, tính chủ động của địa phương và các đầu tư của cộng đồng. Hai năm 2005-2007 thực hiện mô hình CĐQL là một quá trình học hỏi, trải nghiệm và chiêm nghiệm qua nhiều giai đoạn. Từ tháng 7/2007 đến tháng 6/2008 được coi là giai đoạn bắc cầu trước khi chuyển sang giai đoạn mới của dự án kéo dài trong bốn năm 2008-2012. Để nhìn lại giai đoạn vừa qua của dự án, cũng như chia sẻ các kinh nghiệm đã và đang làm giữa các thành viên, trao đổi những ưu điểm cũng như điểm cần cải thiện của mô hình CĐQL cho thời gian sắp tới, Ban thực thi chương trình Cộng đồng Quản lý Nam Định tổ chức Hội thảo: “Phát triển Cộng đồng bền vững thông qua mô hình Cộng đồng quản lý” vào ngày 08 tháng 06 năm 2008 tại Thành phố Nam Định. Mục đích hội thảo: -

Chia sẻ kinh nghiệm và mô hình sáng tạo từ một số dự án cộng đồng

-

Chia sẻ cách vận dụng mô hình và phương pháp Cộng Đồng Quản Lý vào các hoạt động phát triển địa phương

-

Trao đổi thông tin về dự án thúc đẩy mô hình Cộng Đồng Quản Lý bền vững 2008-2012

Tham dự Hội thảo có hơn 50 đại biểu là các thúc đẩy viên tích cực tại cộng đồng, đại diện chính quyền, các cán bộ chương trình CĐQL cùng một số nhà báo quan tâm đến đưa tin, viết bài. Trong suốt tiến trình hội thảo, các đại biểu đã chia sẻ kinh nghiệm thực hiện một số dự án tiêu biểu tại cộng đồng, thảo luận nhóm về ưu điểm, những điểm cần cải thiện trong mô hình CĐQL. Bên cạnh đó, hội thảo cũng tạo cơ hội để các đại biểu trao đổi kinh nghiệm vận dụng các phương pháp mô hình CĐQL trong phát triển ở địa phương, và đề xuất để duy trì mô hình CĐQL dựa trên nội lực của chính người dân tại cộng đồng. Cuối hội thảo, các đại biểu đã lắng nghe đại diện cơ quan điều phối dự án -Trung tâm phát triển vì phụ nữ và trẻ em trao đổi những thông tin về dự án thúc đẩy mô hình CĐQL bền vững trong thời gian từ năm 2008 đến năm 2012. Mục tiêu của báo cáo này nhằm ghi lại các ý kiến trao đổi tại buổi hội thảo để tiếp tục có những điều chỉnh cần thiết nhằm làm cho mô hình CĐQL ngày càng trở nên hoàn thiện và phù hợp hơn, hướng tới việc duy trì bền vững mô hình này trong quá trình phát triển tại địa phương. Báo cáo cũng ghi lại bài học trong quá trình tổ chức Hội thảo để nhóm thực hiện có thể bổ sung và rút kinh nghiệm trong những lần tổ chức tiếp theo. Báo cáo này được dành cho nhóm thực hiện chương trình CĐQL tại Nam Định, cộng đồng các tổ tham gia trong chương trình cũng như tất cả các các cá nhân và tổ chức hoạt động trong lĩnh vực phát triển, đặc biệt là những ai quan tâm đến quá trình phát triển có sự tham gia của người dân.

Dự án Cộng đồng Quản lý Đơn vị tài trợ: Cơ quan hợp tác và phát triển Thụy Sĩ-SDC Đơn vị điều phối: Trung tâm hỗ trợ phát triển phụ nữ và trẻ em-DWC

3

II. TRÌNH BÀY VỀ KẾT QUẢ VÀ TIẾN TRÌNH CỘNG ĐỒNG QUẢN LÝ TRONG THỜI GIAN TỪ NĂM 2005-2008 1. Mô hình Cộng đồng quản lý gồm có các hoạt động: -

Xây dựng năng lực cho người dân

-

Nâng cao khả năng tổ chức, quản lý của cộng đồng và quá trình tham gia “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”

-

Hỗ trợ một nguồn tài chính - Thành lập Quỹ Cộng Đồng Quản Lý

2. Kết quả thực hiện mô hình Cộng đồng quản lý tại Nam Định

Kết quả thực hiện mô hình CĐQL Nam Định Mô hình quỹ CĐQL

2005-2008

2007-2008

42 tổ

14 tổ

189 (56/35/98)

101 (33/11/67)

Ngân sách tài trợ

905 triệu

505 triệu

Tổng đóng góp của CĐ đến 6.2007 (tiền mặt, công, hiện vật)

635 triệu (409)

300 triệu (182)

Tổng số dự án đã hoàn thành: (XH/CSHT/Tăng thu nhập)

Số thành viên Nhóm CĐ

1533 (765/768)

Số người hưởng lợi

11.790

870 (404/466) 4.729 khẩu

-

Từ năm 2005 đến nay mô hình đã được triển khai và thực hiện trên 42 tổ dân thuộc 10 phường trên địa bàn TP.

-

Đã có 189 dự án được hoàn thành gồm các dự án về xã hội, cơ sở hạ tầng và cải thiện kinh tế tăng thu nhập cho người dân, trong đó người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn chiếm vai trò chủ đạo.

-

Đã có 42 Quỹ Cộng Đồng Quản Lý được thành lập với tổng tài trợ là 905 triệu, người dân đóng góp thêm 635 triệu (công, hiện vật, tiền mặt).

-

Số thành viên tham gia vào nhóm cộng đồng là 1.533 người, số người được hưởng lợi trực tiếp từ các dự án là 11.790 người.

-

Những thay đổi nhận thấy của cộng đồng trước và sau khi thực hiện mô hình (theo số liệu cộng đồng tự đánh giá)

Dự án Cộng đồng Quản lý Đơn vị tài trợ: Cơ quan hợp tác và phát triển Thụy Sĩ-SDC Đơn vị điều phối: Trung tâm hỗ trợ phát triển phụ nữ và trẻ em-DWC

4

“Cây CĐ từ trạng thái yếu ớt, còi cọc đã thành một cây xanh tươi với hoa, lá, quả, khoẻ hơn và tự tin hơn để phát triển” Nguồn tài trợ như một xúc tác thúc đẩy phong trào Cộng đồng phát triển Trước o Kinh tế: hộ nghèo thiếu vốn, cơ sở hạ tầng yếu kém o Văn hoá xã hội: thiếu tình làng nghĩa xóm, nhà nào biết nhà đó, dân trí không đồng đều, bị ảnh hưởng bởi các tệ nạn xã hội o Chính trị: Không nắm được nhiều thông tin về quy chế dân chủ cũng như các hoạt động khác trong khu dân cư

Sau o Đời sống kinh tế- văn hoá- xã hội và chính trị được đẩy lên, năng lực thực hiện các hoạt động mang tính công khai, minh bạch và dân chủ hơn o Sự gắn kết giữa các thành viên trong cộng đồng tốt hơn, tình làng nghĩa xóm thắt chặt hơn, nhận được sự ủng hộ của chính quyền địa phương o Người dân thực sự hiểu về trách nhiệm, quyền lợi nghĩa vụ

3. Những điểm nổi bật của mô hình cộng đồng quản lý -

Tính sở hữu (cộng đồng tự bàn bạc, ra quyết định, độc lập về tài chính)

-

Xây dựng trên nội lực sẵn có của cộng đồng

-

Quy trình minh bạch, công khai có sự tham gia của người dân, có trách nhiệm giải trình (bỏ phiếu, bảng tin, thông báo qua kênh truyền thanh…)

-

Phát triển thông qua quá trình tự học hỏi, chia sẻ, cải thiện không ngừng, với mỗi cộng đồng, mỗi nhóm thực hiện dự án giữa các cộng đồng.

Dự án Cộng đồng Quản lý Đơn vị tài trợ: Cơ quan hợp tác và phát triển Thụy Sĩ-SDC Đơn vị điều phối: Trung tâm hỗ trợ phát triển phụ nữ và trẻ em-DWC

5

4. Thách thức -

Các cộng đồng mục tiêu, có áp dụng mô hình CĐQL nếu không có tài trợ, các hỗ trợ về kỹ thuật ?

-

Cơ quan chính quyền và các cơ quan dân cử sẽ áp dụng như thế nào và có thực sự cho phép người dân tham gia vào quá trình lập kế hoạch và ra quyết định tại địa phương hay không?

-

Làm thế nào để cộng đồng tiếp cận được với các dịch vụ hỗ trợ bên ngoài, để phát triển mạng lưới.

III. TRÌNH BÀY VÀ THẢO LUẬN VỀ KINH NGHIỆM HAY CỦA MỘT SỐ DỰ ÁN CỘNG ĐỒNG THỰC HIỆN MÔ HÌNH CĐQL 1. Nhóm an ninh liên gia tổ 7 phường Năng Tĩnh Hiện trạng ban đầu năm 2005: An ninh tổ không tốt, thường xuyên xảy ra trộm cắp (15 vụ trộm trong 1 năm), có nhiều đối tượng nghiện hút lai vãng trên địa bàn tổ, người dân rất lo lắng về tình hình an ninh trật tự ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày…

Gíải pháp của tổ: Thực hiện dự án “An ninh liên gia” với tổng kinh phí 12.477.000 đồng, số tiền tài trợ từ quỹ CĐQL là 4.000.000 VN đồng. Cộng đồng đóng góp công sức lao động và hiện vật quy ra tiền là 8.477.000 đồng. Tổ đã thành lập 03 nhóm liên gia gồm 20 hộ dân, lập tổ bảo vệ 12 người, xây dựng 01 chốt gác an ninh, 05 biển khẩu hiệu. Các nhóm tự xây dựng nội quy hoạt động liên gia thực hiện theo phương châm “Đi gửi về báo”. Nhóm đã liên hệ với công an phường đề nghị tập huấn nghiệp vụ bảo vệ đồng thời phát thanh định kỳ về an ninh cho bà con cảnh giác, tội phạm không dám tới khu vực dân cư.

Kết quả: Từ khi dự án đi vào hoạt động ý thức cảnh giác và bảo vệ an ninh của tổ đã được nâng lên rõ rệt. Nhóm đã tuần tra canh gác 164 buổi với 402 lượt người tham gia. Ngày 25/11/2006 nhóm đã thu giữ được 1 xe đạp bị kẻ gian lấy cắp trả cho người bị hại. Tháng 2/2006 thu giữ 02 dao bầu và 01 Dự án Cộng đồng Quản lý Đơn vị tài trợ: Cơ quan hợp tác và phát triển Thụy Sĩ-SDC Đơn vị điều phối: Trung tâm hỗ trợ phát triển phụ nữ và trẻ em-DWC

6

bẫy chó của tội phạm. Nhóm thường xuyên cung cấp thông tin để CA thành phố bắt 2 đối tượng buôn bán ma tuý. Nhóm đã được CATP tin tưởng và mời họp bàn ngay tai địa bàn tổ để lên kế hoạch truy quét tội phạm ma tuý năm 2008, xoá tụ điểm ma tuý giáp danh giữa phường Văn Miếu và phường Năng Tĩnh. Với những thành tích đáng nể phục đó, tổ cũng vinh dự được TP công nhận là tổ văn hoá, 90% hộ dân trong tổ được tổ bình xét là gia đình an ninh và gia đình văn hoá. Dự án đã được chọn làm hoạt động điển hình cho các tổ dân phố khác trên toàn thành phố học tập.

Chia sẻ của hội thảo: -

Câu hỏi: Phần đối ứng 8.477.000 đồng gồm những gì?

Trả lời: Đối ứng của nhóm bao gồm công đi tuần tra canh gác của 20 hộ dân hàng năm được quy ra tiền mặt, hiện vật gồm dụng cụ bảo vệ... -

Câu hỏi: Chế độ làm việc cho nhóm như thế nào khi bảo vệ an ninh cho toàn bộ tổ dân?

Trả lời: Ban đầu nhóm triển khai các công việc theo kế hoạch của dự án đã xin phê duyệt bằng lòng nhiệt huyết ý thức trách nhiệm của cá nhân với bản thân, gia đình và cộng đồng. Sau 1 năm hoạt động, nhận thấy đây là một mô hình tốt, chính quyền và CATP đã quyết định công nhận chức danh cho nhóm và đã có các chính sách hỗ trợ kinh phí và chế độ bảo hiểm cho nhóm.

2. Tủ thuốc y tế cộng đồng cho tổ 20 phường Thống Nhất Hiện trạng: Khu dân cư số 20 phương Thống Nhất cách xa trung tâm thành phố nên rất khó tiếp cận và sử dụng các loại hình dịch vụ trong đó có dịch vụ khám chữa bệnh. Đường đi chật hẹp, xe cứu thương không vào được ngõ, hiệu thuốc, trạm y tế và bệnh viện đều ở xa nên bà con rất vất vả trong việc khám và chữa bệnh. Trong tổ có 4 bác sỹ đã nghỉ hưu và 2 y sĩ đang công tác tại trạm xá. Người dân trong tổ đa phần là người cao tuổi và trẻ em rất cần chăm sóc sức khỏe và phòng chống các loại bệnh dịch. Giải pháp: Khi được tham gia vào chương trình CĐQL, 8 thành viên là những bác sĩ đã nghỉ hưu trong tổ cùng với những người có cùng chung mong muốn giải quyết vấn đề này đã tập hợp nhau lại, lập kế hoạch đề xuất dự án “Chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ cho cộng đồng”.Quỹ CĐQL hỗ trợ 5.000.000 đồng, người dân đóng góp 4.560.000 đồng bao gồm tiền mặt, công, hiện vật…. Với một tủ thuốc có đầy đủ các loại thuốc thông thường, các dụng cụ như: cáng cứu thương, xe đẩy, máy đo huyết áp, bóng ôxy, …. đặt tại một phòng rộng chừng 20m2 của trường mẫu giáo. Những bác sỹ có chuyên môn trong tổ trực tiếp khám bệnh, kê đơn đối với những bệnh thông thường.. Riêng chiếc cáng cứu thương, nhóm tự thiết kế để có thể vận chuyển bệnh nhân ra đường cái, đón xe cấp cứu của bệnh viện. Để có kinh phí duy trì hoạt động, ngoài tiền bán thuốc nhóm thu thêm phí tiêm và 7 Dự án Cộng đồng Quản lý Đơn vị tài trợ: Cơ quan hợp tác và phát triển Thụy Sĩ-SDC Đơn vị điều phối: Trung tâm hỗ trợ phát triển phụ nữ và trẻ em-DWC

truyền dịch, truyền đạm 10.000 VND/người, số tiền này sẽ dùng để mua thêm thuốc điều trị. Ngoài ra nhóm cũng thực hiện tuyên truyền vệ sinh phòng dịch và hướng dẫn cách sử dụng thuốc. Tài chính của hoạt động được ghi chép cụ thể, công khai và minh bạch trên bảng tin của tổ. Sắp tới, Nhóm sẽ liên hệ với trạm y tế phường đề nghị sự phối hợp và giúp đỡ để tuyên truyền thông tin giáo dục sức khỏe đến cho người dân. Kết quả: -

56 hộ dân trong tổ được chăm sóc và bảo vệ sức khỏe.

-

Tình làng nghĩa xóm gần gũi hơn trước khi tham gia dự án

-

Giảm bớt chi phí khám chữa bệnh cho ngưòi dân.

-

Một số bệnh không phải lên tuyến trên điều trị (huyết áp, phế quản cấp mạn tính, tim mạch, tiểu đường),

-

Giảm tải cho các bệnh viện lớn

3. Dự án tín dụng phụ nữ phát triển kinh tế Liên Hà 2- Lộc Hạ Hiện trạng: Tổ có nguồn gốc thuần nông, sau khi sáp nhập vào địa bàn thành phố, ruộng đất hạn chế, số đông chị trong độ tuổi lao động không có nghề nghiệp. Giải pháp: Địa bàn tổ khá thuận lợi cho việc kinh doanh buôn bán cũng như làm kinh tế tại hộ gia đình, nên các chị em nghĩ đến việc thành lập quỹ tín dụng Hỗ trợ phụ nữ nghèo kinh doanh nhỏ. Dự án được triển khai từ tháng 6 năm 2007 với tổng kinh phí 5.450.000 VNĐ, trong đó 4.000.000 VNĐ xin từ quỹ CĐQL của tổ dân Liên Hà 2, người dân đối ứng 1.450.000 VNĐ, có 5 thành viên được vay vốn trong tổng số 9 thành viên ban đầu tham gia, mức lãi suất 1%/ năm. Đến tháng 6 năm 2008, tổng quỹ của nhóm có 6.700.000 VNĐ và số thành viên tham gia đã tăng lên 11 người. Cũng trong năm 2008, đã có thêm 6 thành viên được vay vốn từ nguồn quỹ của nhóm. Cứ 3 tháng một lần, cả nhóm lại họp mặt chia sẻ kinh nghiệm làm kinh tế, tổng kết quỹ và công khai sổ sách với các thành viên trong nhóm, trong tổ. Kết quả: -

Các thành viên trong nhóm được gặp gỡ và chia sẻ kinh nghiệm làm kinh tế định kỳ.

-

Đời sống kinh tế của các thành viên trong nhóm được cải thiện.

-

Nguồn vốn được duy trì bền vững và phát triển.

Chia sẻ của hội thảo -

Câu hỏi: Hiệu quả kinh tế mà các thành viên trong tổ thực hiện được khi vay tiền từ quỹ?

Dự án Cộng đồng Quản lý Đơn vị tài trợ: Cơ quan hợp tác và phát triển Thụy Sĩ-SDC Đơn vị điều phối: Trung tâm hỗ trợ phát triển phụ nữ và trẻ em-DWC

8

-

Trả lời: Các thành viên trong tổ vay tiền để chăn nuôi và đầu tư cho con đi học. Số tiền tuy không lớn nhưng đã giúp cho chị em nghèo kịp thời giải quyết khó khăn trong cuộc sống, sử dụng vốn vay vào các công việc có ích.

-

Đây là dự án rất phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của tổ, người dân có thêm vốn để mua cây/con giống, sản xuất tại gia đình tăng thêm thu nhập.

-

Người nghèo có cơ hội tiếp cận với những nguồn vốn vay, có cơ hội cải thiện kinh tế.

-

Thành công trong dự án này không chỉ là vấn đề kinh tế của các hộ nghèo được cải thiện, mà còn tạo được mạng lưới cho cộng đồng chia sẻ thông tin, kinh nghiệm.

4. Con đường liên tổ 2, 3, 5 - phường Trường Thi Hiện trạng Từ 1975 đến 4/2008, con đường đi qua 3 tổ dân luôn luôn bị ngập bẩn, ứ đọng, môi trường xung quanh bị ô nhiễm nhất là mùa mưa, đường đá gồ ghề đi lại khó khăn, mỹ quan khu phố bị ảnh hưởng. Người dân rất bức xúc, đã nhiều lần đề nghị lên UBND phường nhưng không có câu trả lời thoả đáng. Giải pháp Năm 2006, tổ dân phố số 2 và 5 phường Trường Thi được tham gia chương trình CĐQL. Tuy tổ 3 không tham gia vào dự án, nhưng 2 tổ đã chia sẻ các kinh nghiệm thực hiện, lợi ích từ mô hình CĐQL và vận động bà con cùng chung sức để cải thiện lại con đường. Ba tổ đã lập kế hoạch cho dự án “Con đường liên tổ 2-3-5”, bầu ra một ban thúc đẩy chung do bà Là làm tổ trưởng. Kế hoach được xây dựng một cách công khai minh bạch có sự bàn bạc của cộng đồng 3 tổ dân. Người dân trong tổ đã họp và đề nghị UBND phường hỗ trợ kinh phí cho công trình, vận động đóng góp của 3 tổ dân. Dự án Cộng đồng Quản lý Đơn vị tài trợ: Cơ quan hợp tác và phát triển Thụy Sĩ-SDC Đơn vị điều phối: Trung tâm hỗ trợ phát triển phụ nữ và trẻ em-DWC

9

Kết quả Con đường đi qua 3 tổ dân chiều dài: 216m, rộng 4,8m, dày 2,8m đã được khởi công và hoàn thành vào tháng 5 năm 2008. Tổng kinh phí: 62 triệu đồng, phường hỗ trợ 3 triệu, doanh nghiệp tài trợ 13.525 triệu, quỹ CĐQL 6.5 triệu đồng, dân đóng góp 38.475 triệu đồng bằng cả công, hiện vật và tiền mặt. Số người được hưởng lợi từ dự án: 72 hộ với 216 khẩu, và người dân các nơi khác qua lại con đường này. Sau khi hoàn thành vào tháng 5/2008, đường xá sạch sẽ khang trang, môi trường sạch sẽ, mỹ quan đô thị thêm đẹp, từ đó đời sống văn hoá của ngưòi dân được nâng cao. Và điều quan trọng nhất là người dân của 3 tổ đã biết vận dụng sang tạo mô hình CĐQL vào việc triển khai các hoạt động tại địa phương. Con đường này là mong mỏi của người dân nơi đây đã từ lâu, nay đã hoàn thành mang lại niềm vui cho bà con trong khu phố.

IV. THẢO LUẬN VỀ ƯU ĐIỂM VÀ NHỮNG ĐIỂM CẦN CẢI THIỆN VỀ SẢN PHẨM CỦA MÔ HÌNH CỘNG ĐỒNG QUẢN LÝ VÀ QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN Sau khi lắng nghe trình bày của bốn dự án tiêu biểu thực hiện tại cộng đồng, các đại biểu đã được chia thành bốn nhóm để cùng thảo luận những ưu điểm và điểm cần cải thiện trong việc triển khai mô hình Cộng Đồng Quản Lý trong giai đoạn tiếp theo của dự án. Nội dung của thảo luận được ghi lại trên các thẻ màu và sau đó các nhóm sẽ cử đại diện để trình bày trước hội thảo. Nhìn chung các đại biểu đã thống nhất cho rằng mô hình CĐQL giúp giải quyết được các nhu cầu của cộng đồng, rất phù hợp với người dân trên địa bàn, trong đó nổi lên một số ưu điểm chính như sau:

1. Các ưu điểm của mô hình CĐQL -

Nâng cao được năng lực và nhận thức của người dân. Người dân tự bàn bạc và lập kế hoạch, tự giám sát, đánh giá, và ra quyết định.

Dự án Cộng đồng Quản lý Đơn vị tài trợ: Cơ quan hợp tác và phát triển Thụy Sĩ-SDC Đơn vị điều phối: Trung tâm hỗ trợ phát triển phụ nữ và trẻ em-DWC

10

-

Phát huy quyền tự do dân chủ (dân biết- dân bàn- dân làm- dân kiểm tra).

-

Huy động được sức mạnh tổng hợp của toàn dân trong tổ. Tinh thần thân ái, tình làng nghĩa xóm được cải thiện, mối đoàn kết được tăng cường

-

Khi thực hiện dự án mọi người dân đều được hưởng lợi, đặc biệt người nghèo được quan tâm.

-

Người dân được giao lưu, học hỏi chia sẻ trong cuộc sống để giúp nhau cải thiện đời sống vật chất và tinh thần

-

Giải quyết được những bức xúc trong cộng đồng

-

Tài chính công khai, minh bạch.

-

Thông tin hai chiều giữa chính quyền và nhân dân được tăng cường hơn.

2. Một số điểm cần cải thiện của mô hình CĐQL Trong quá trình thảo luận, hầu hết các nhóm đã cùng chỉ ra một số điểm chưa phù hợp, cần cải thiện để hoàn thiện hơn mô hình CĐQL trong thời gian tới như sau: -

Vốn cấp còn hạn hẹp, nhiều việc lớn chưa làm được.

-

Cán bộ ban thực thi cần tăng cường xuống tổ để hỗ trợ nhóm tự quản và nhóm cộng đồng trong quá trình thực hiện dự án.

-

Chương trình CĐQL có kế hoạch theo dõi giúp đỡ các tổ đã hoàn thành dự án (có lịch gặp mặt để rút kinh nghiệm giao lưu với các tổ đã hoàn thành dự án).

-

Chính quyền địa phương cần quan tâm hơn nữa đến chương trình này, không chỉ coi đây là mô hình của Cộng đồng mà cần phải nhân rộng hơn.

-

Mở rộng mô hình đến các khu dân cư nghèo.

-

Tăng cường tuyên truyền về chương trình qua hệ thống thông tin đại chúng.

-

Tăng cường hơn nữa năng lực cho nhóm tự quản, tăng cường tập huấn nghiệp vụ cho nhóm cộng đồng (tăng cường tập huấn cho các thành viên trong nhóm Cộng đồng).

- Chưa có nhiều sáng tạo trong đề xuất dự án (một số dự án còn trùng lập giữa các tổ ) Dự án Cộng đồng Quản lý Đơn vị tài trợ: Cơ quan hợp tác và phát triển Thụy Sĩ-SDC Đơn vị điều phối: Trung tâm hỗ trợ phát triển phụ nữ và trẻ em-DWC

11

-

Chưa thu hút được sự tham gia của thanh niên.

Ngoài ra một nhóm đưa ra các góp ý: -

Còn nhiều thủ tục rườm rà, cần rút gọn.

-

Hỗ trợ kinh phí cho các nhóm tự quản của tổ.

Các ý kiến đóng góp trên được tổng kết và trao đổi chi tiết trong phần đề xuất và trình bày dự án CĐQL 2008-2012. (Chi tiết về nội dung các thảo luận nhóm mời xem phụ lục 1)

V. VẬN DỤNG MÔ HÌNH CỘNG ĐỒNG QUẢN LÝ VÀO CÁC HOẠT ĐỘNG TẠI CỘNG ĐỒNG Các đại biểu được chia thành bốn nhóm để chia sẻ và thảo luận những kinh nghiệm trong việc vận dụng mô hình CĐQL vào các hoạt động tại cộng đồng. Các nhóm đã tổng hợp ý kiến của thành viên trong nhóm mình, ghi lại trên giấy A0 và sau đó cử đại biểu trình bày trước Hội thảo. NHÓM 1 • -

Tổ 20 phường Thống Nhất Áp dụng mô hình Cộng đồng quản lý trong việc phản hồi về việc áp dụng mức thuế nhà đất cho khu dân cư. Trước đây tổ dân thuộc phường Quang Trung thì mức thuế trung bình mỗi hộ chỉ khoảng 80.000- 100.000 đồng/hộ. Đến năm 2005, tổ dân chuyển sang thuộc phường Thống Nhất thì mức thuế tăng lên khá cao và tăng dần theo năm, có hộ dân phải đóng đến

Dự án Cộng đồng Quản lý Đơn vị tài trợ: Cơ quan hợp tác và phát triển Thụy Sĩ-SDC Đơn vị điều phối: Trung tâm hỗ trợ phát triển phụ nữ và trẻ em-DWC

12

320.000đồng/ hộ vẫn trên diện tích đất đó. Người dân trong tổ không hiểu tại sao thuế đất lại tăng và tăng theo định mức như thế nào. Đến năm 2007, người dân đã mạnh dạn lên chi cục thuế nhà đất để tìm câu trả lời. Tổ dân đã mời tổ thuế đến nói chuyện trực tiếp với nhân dân trong tổ, giải thích cách tính thuế đất áp dụng với từng khu vực. Đồng thời, ngưòi dân phát biểu lên những điều thắc mắc và yêu cầu giải đáp. Vấn đề đã được phát hiện ngay trong cuộc họp là cán bộ thuế tại phường đã tính sai mức thuế, vị trí đất áp sai, hệ định suất thuế dẫn đến số tiền nộp thuế tăng cao. Người dân đã yêu cầu cán bộ phường phải sửa sai ngay và có trách nhiệm báo cáo với các bên có liên quan. Sau khi xem xét lại, mức thuế của người dân trong tổ đã giảm xuống 50% so với mức ban đầu. Nhờ có sự tích cực tham gia cũng như việc nắm được pháp lệnh dân chủ, nắm được quyền lợi và nghĩa vụ của mình, người dân đã giúp chính quyền tìm cách giải quyết ngay lập tức, tránh trường hợp khiếu kiện vượt quyền, vượt cấp. -



Yêu cầu UBND phường cung cấp thông tin và giải thích rõ ràng cho ngưòi dân về các nghị định chính sách về cấp sổ đỏ cho diện tích đất đang sử dụng, để người dân yên tâm sinh sống và làm ăn. Chính quyền địa phương ghi nhận ý kiến nêu trên của ngưòi dân và hứa sẽ trả lời bà con trong một ngày gần nhất. Tổ 1,2,3 phường Lộc Hạ

-

Đối thoại, phối kết hợp với chính quyền: Con đường liên tổ Đệ tứ lầy lội đã lâu. Người dân rất bức xúc, và đã đề xuất ý kiến với chính quyền để cải tạo lại con đường. Qua đề nghị chính đáng này, UBND phường đã quyết định đầu tư kinh phí làm đường đồng thời huy động đối ứng của người dân (nhà nước và nhân dân cùng tham gia). Phường giao cho 3 tổ khảo sát, lập dự toán và lên kế hoạch triển khai để trình chính quyền Phường xem xét. Sau khi họp thống nhất, Phường đã đồng ý để người dân liên tổ đứng ra đảm nhiệm công trình này với kinh phí là 490 triệu đồng.

-

Tổ chức thực hiện: Người dân của 3 tổ đã nhất trí cử một người đứng đầu chịu trách nhiệm chính trong việc thực hiện và giám sát công trình. Hiện nay công trình này đang đợi sự phê duyệt cuối cùng từ phía UBND thành phố Nam Định thì sẽ khởi công thực hiện.

-

Huy động người dân tham gia: Khi con đường được giao cho người dân làm đã tiết kiệm được rất nhiều chi phí (490 triệu so với dự toán ban đầu là 700 triệu). Người dân tự đóng góp công sức vào việc khảo sát, lập kế hoạch xây dựng con đường, không mất phí cho các nhà thầu. Ngoài ra còn có thể huy động được sự giúp đỡ của các gia đình có máy móc phương tiện

Dự án Cộng đồng Quản lý Đơn vị tài trợ: Cơ quan hợp tác và phát triển Thụy Sĩ-SDC Đơn vị điều phối: Trung tâm hỗ trợ phát triển phụ nữ và trẻ em-DWC

13

và nguyên vật liệu để giảm chi phí. Người dân đóng góp công sức vào quá trình thực hiện, giám sát các hoạt động



Liên Hà 2- Lộc Hạ:

Định kỳ lâp báo cáo tổng kết về tài chính và hoạt động của từng nhóm, đoàn thể và báo cáo công khai với người dân. •

Tổ 14, 15,16 phường Trường Thi:

Xây dựng mạng lưới cộng đồng, tự giải quyết các nhu cầu sinh hoạt của mình: Huy động nhân dân tham gia đóng góp kinh phí làm con đường liên tổ. Tổng kinh phí là 22 triệu, trong đó phường hỗ trợ 3 triệu. •

Tổ 23 phường Năng Tĩnh:

Một số hộ dân tự hình thành nhóm cộng đồng lập kế hoạch cho dự án “Cải tạo đường cống thoát nước”, tự huy động kinh phí, tìm kiếm nguồn hỗ trợ.

NHÓM 2 •

Tổ 35 phường Trần Quang Khải:

Trước khi tham gia dự án CĐQL, cơ sở hạ tầng tại khu dân cư là đường đi lại và hệ thống cống thoát nước rất kém và gây ô nhiễm môi trường trầm trọng, tổ đã đề xuất lên UBND phường nhiều lần nhưng được trả lời là không có kinh phí. Sau khi mô hình Cộng đồng quản lý được triển khai tại tổ, người dân đã quyết tâm xây dựng hệ thống cống rãnh, mỗi gia đình đóng góp 450.000 đồng. Dưới sự hỗ trợ của chương trình CĐQL cùng với quyết tâm thực hiện các hoạt đồng dựa trên nguồn lực sẵn có của mình, tổ dân phố đã hoàn thành xong hệ thống đường cống, giải quyết ô nhiễm môi trường tại khu dân cư. Tháng 10/2007 tổ được tham gia dự án World Bank hỗ trợ về cơ sở hạ tầng cho đường ngõ xóm khu dân cư. Khi đó, tổ có 1 ngõ và 3 ngách, dài 5m, nhưng người dân lấn nên ngõ thụt lùi rất xấu. Vận dụng phương pháp CĐQL người dân đã họp bàn và thống nhất cần phải cải thiện mỹ quan của khu phố, duy trì các công trình tài sản mà tổ dân đã làm. Vì dự án WB chỉ hỗ trợ kinh phí làm đường chứ không hỗ trợ tiền đền bù phần đất đai nhà cửa mà một số hộ đã lấn ra đường ngõ. Tổ dân đã thành lập một ban vận động đi đến từng hộ dân để thuyết phục các gia đình vì lợi ích chung của cộng đồng nên tự tháo dỡ phần nhà đã lấn chiếm trả lại đất công đi lại cho bà con. Nhận thấy đây là nghĩa vụ của mỗi người các hộ đã đồng ý tự dỡ tường bao đã lấn. Đây là một khó khăn rất lớn nhưng bằng sức mạnh và tình cảm gắn bó, cộng Dự án Cộng đồng Quản lý Đơn vị tài trợ: Cơ quan hợp tác và phát triển Thụy Sĩ-SDC Đơn vị điều phối: Trung tâm hỗ trợ phát triển phụ nữ và trẻ em-DWC

14

đồng tự giải quyết. Tổ dân bàn bạc lên kế hoạch cụ thể làm đường ngõ như thế nào, cần bao nhiêu kinh phí, phô tô và gửi đến cho từng gia đình. Bà con đã nhất trí đóng góp 750.000/hộ, nhóm cộng đồng vận động và tự nguyện đóng góp mỗi ngưòi 1.000.000 đồng. Một con đường bê tông dài 100m, rộng 4m, sạch đẹp với tổng kinh phí là 32 triệu đã được hoàn thành. Đây chính là niềm tự hào của người dân trong tổ, họ đã vận dụng được mô hình CĐQL để phát triển sức mạnh nội lực của cộng đồng nâng cao nâng giá trị khu dân cư và đảm bảo vệ sinh, mỹ quan đô thị, người dân càng ngày càng gắn bó sống thân ái, đoàn kết với nhau hơn. •

Tổ 5 phường Trường Thi:

Chia sẻ kinh nghiệm thực hiện mô hình CĐQL, thúc đẩy cộng đồng xung quanh tự phát huy nội lực giải quyết các nhu cầu -

Thúc đẩy tổ 6 của phường tự làm CLB nhà văn hoá di động với tổng kinh phí là 5 triệu đồng, do người dân tự đóng góp.

-

Nhóm liên gia của tổ 5 tự bỏ kinh phí để di chuyển cột điện. Tổng kinh phí là 7 triệu đồng.

-

Nhóm liên gia 3 của tổ 5 tự đổ bê tông 40m dài, 3m rộng. Kinh phí 4 triệu đồng.

• Tổ 7 phường Năng Tĩnh: Phát huy sức mạnh, nội lực cộng đồng, xây dựng mạng lưới hỗ trợ, phối kết hợp với cơ quan có thẩm quyền -

Huy động và xây dựng một quỹ tín dụng hỗ trợ người nghèo vay không thu lãi do người dân tự nguyện đóng góp với tổng số vốn là 15.350.000đ.

-

Tự làm một đường ngõ dài 50m, rộng 5m, dày 10cm với tổng kinh phí là 10.500.000đ do dân tự đóng góp.

-

Kết hợp với 2 phường Văn Miếu và Năng Tĩnh, công an thành phố giải toả 1 tụ điểm ma tuý, bắt 2 đối tượng đi xe máy đến bán ma tuý tại địa bàn.

• Tổ 25 phường Trường Thi: Áp dụng pháp lệnh dân chủ trong việc yêu cầu quyền được biết, được bàn, được làm và được kiểm tra. Yêu cầu được tham gia vào việc thực hiện dự án trên địa bàn tổ dân. Dự án đầu tư cơ sở hạ tầng của WB thông báo sẽ được triển khai tại địa bàn. Tuy nhiên người dân chưa nhận được thông báo chi tiết về quy hoạch, thiết kế, dự toán kinh phí và quy định đóng đối ứng. Tổ dân phố đã cử người đại diện lên hỏi chính quyền và cơ quan quản lý dự án để được cung 15 Dự án Cộng đồng Quản lý Đơn vị tài trợ: Cơ quan hợp tác và phát triển Thụy Sĩ-SDC Đơn vị điều phối: Trung tâm hỗ trợ phát triển phụ nữ và trẻ em-DWC

cấp đầy đủ, chi tiết thông tin. Do chưa nhận được câu trả lời thoả đáng về kế hoạch, thiết kế cũng như dự toán công trình, người dân chưa biết đóng đối ứng 3% là bao nhiêu tiền. Do vậy, cả tổ dân đều chưa ký vào phiếu thăm dò ý kiến của cơ quan quản lý dự án. Người dân đề nghị phải được cung cấp thông tin đầy đủ trước khi quyết định. Điều này cho thấy người dân đã quan tâm, phát huy quyền dân chủ của mình.

NHÓM 3 Vận dụng mô hình Cộng đồng quản lý trong việc thực hiện các hoạt động tại địa phuơng như: huy động nguồn lực, lập kế hoạch, thực hiện kế hoạch, giám sát, công khai minh bạch với người dân. Các hoạt động hướng tới đối tượng hưởng lợi là người nghèo •

Tổ 2 phường Trường Thi:

Phát động toàn dân trong tổ tự nguyện đóng góp tiền (tuỳ điều kiện) cho người nghèo trong tổ vay, mức lãi suất do tổ bàn bạc. Tổ bầu ra một nhóm quản lý quỹ chịu trách nhiệm ghi chép, thu vốn và lãi hàng tháng, quay vòng vốn và giám sát mục đích sử dụng nguồn vốn của người được vay. Ngoài ra còn huy động được nguồn vốn từ các cá nhân, tổ chức ở địa bàn lân cận. Do đó nguồn vốn của tổ khá lớn, có điều kiện hỗ trợ cho người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn kịp thời và thuận lợi. Người hưởng lợi không chỉ là người của tổ mà còn có cả các tổ lân cận. •

Tổ 35B phường Hạ Long:

Phát huy quyền dân chủ của toàn dân trong việc xây dựng chính quyền cơ sở: bầu tổ trưởng theo quy chế dân chủ khác với trước là cấp uỷ đề cử. Dự án Cộng đồng Quản lý Đơn vị tài trợ: Cơ quan hợp tác và phát triển Thụy Sĩ-SDC Đơn vị điều phối: Trung tâm hỗ trợ phát triển phụ nữ và trẻ em-DWC

16



Tổ 3 phường Trường Thi:

Huy động được mọi tiềm lực trong dân để xây dựng cơ sở vật chất ở địa phương: lập kế hoạch ngân sách, toàn dân bàn bạc đưa ra mức đóng góp cho phù hợp, huy động lòng hảo tâm của cá nhân và các cơ quan. Kết quả đã làm được con đường rộng 4m, vượt kế hoạch 1m. Ngoài ra còn bổ sung thêm được một số phương tiện truyền thông cho tổ. •

Tổ 27 phường Hạ Long:

Hoàn thành một con đường dài 320m, với tổng kinh phí 33 triệu do nhân dân tự đóng góp bằng tiền, công lao động và hiện vật mà không trông chờ vào nguồn lực bên ngoài .

NHÓM 4 •

Tổ 28 phường Trần Tế Xương: Tự lập kế hoạch xây dựng cổng văn hóa cho tổ.

Nhân dịp đón nhận bằng khen khu dân cư văn hoá, UBND phường tặng tổ 500.000đ. Với số tiền ban đầu, có thể tổ chức một buổi liên hoan mừng tổ được đón nhận bằng khen tổ văn hoá, tuy nhiên ban cán sự tổ đã cân nhắc đến việc sử dụng số tiền này hiệu quả. Tổ đã họp và quyết định xây dựng cổng văn hoá cho tổ. Sau khi phát động, tổ đã nhận được 4.000.000đ ủng hộ của các nhà hảo tâm và người dân đóng góp thêm 3.500.000đ. Với tổng kinh phí là 7.000.000đ cổng văn hoá của tổ dân đã được xây dựng khang trang, mang lại niềm vui, tự hào cho người dân trong tổ. • Tổ 26A phường Hạ Long: Phát huy quyền làm chủ, bảo vệ tài sản của nhân dân Trước khi tham gia chương trình Cộng đồng quản lý, ý thức tự quản và ý thức cộng đồng ở tổ chưa tốt. Sau khi thực hiện xong các dự án người dân đã nâng cao nhận thức trong việc giữ gìn và bảo vệ tài sản chung của cộng đồng. Nhân dân trong tổ đã chung tay góp sức làm xong một con đường bê tông dài 128m. Trong quá trình thực hiện, tổ đã liên hệ với các bên liên quan và đã nhận được câu trả lời là trong vòng 3 năm tới không có một công trình nào đi qua con đường của tổ. Ba tháng sau, Bưu điện thành phố có dự kiến đặt cáp trên đoạn đường này, tổ dân phố đã họp dân và nhất trí cho triển khai hệ thống cáp quang ngầm nhưng với một điều kiện là sau khi xây dựng xong công ty phải trả lại đúng hiện trạng cho con đường. Người dân yêu cầu công ty viết cam kết và đặt cọc một khoản tiền đúng bằng giá trị của con đường mà tổ dân đã thực hiện cải tạo và thực hiện theo đúng quy chế của tổ dân đã đề ra. Kết quả Bưu điện không tiến hành việc lắp đặt cáp trên Dự án Cộng đồng Quản lý Đơn vị tài trợ: Cơ quan hợp tác và phát triển Thụy Sĩ-SDC Đơn vị điều phối: Trung tâm hỗ trợ phát triển phụ nữ và trẻ em-DWC

17

đoạn đường do tổ đã làm mà phải đi theo đường trên không. Đây là bằng chứng cho việc người dân tham gia bảo vệ tài sản chung của tổ, tự quản lý các vấn đề của tổ. •

Tổ 30 Năng Tĩnh:

Huy động người dân mở rộng thêm đường ngõ, thuận tiện cho việc đi lại, sinh hoạt. Tổ dân đã bàn bạc thống nhất kế hoạch thực hiện, mức đóng góp phù hợp với các hộ gia đình. Dưới sự theo dõi, giám sát của người dân trong tổ, 200m2 đường có chất lượng như đường cấp I của nhà nước đã được mở rộng thêm. Con đường khang trang thể hiện tinh thần nhà nước và nhân dân cùng làm. Kết luận -

Không dừng lại ở các dự án trong quá trình thực hiện mô hình Cộng Đồng Quản Lý, người dân đã biết vận dụng phương pháp của mô hình vào việc triển khai các hoạt động tại địa phương. Các ý tưởng sáng tạo và phong phú của người dân được thực hiện một cách triệt để, đồng thời phát huy nội lực sẵn có trong nhân dân để tự giải quyết các vấn đề tại địa phương.

-

Cộng đồng đã chia sẻ các bài học và phương pháp áp dụng mô hình Cộng Đồng Quản Lý với cộng đồng xung quanh.

-

Vận dụng mô hình vào các dự án của Nhà nước theo đúng nguyên tắc: dân biết - dân làm -dân bàn - dân kiểm tra, Nhà nước và nhân dân cùng làm.

VI. TRAO ĐỔI CÁC THÔNG TIN VỀ DỰ ÁN THÚC ĐẨY MÔ HÌNH CĐQL BỀN VỮNG 2008-2012 1. Đề xuất để duy trì mô hình CĐQL dựa trên nội lực của người dân -

Tập huấn và nâng cao năng lực cho người dân nhiều hơn để người dân có thêm kiến thức và niềm tin vào các dự án, khơi dậy và tạo động lực cho cộng đồng hành động.

-

Ban đầu dự án tập huấn cho những thành viên tích cực trong tổ và những người này sẽ làm nhiệm vụ thúc đẩy và tập huấn lại cho những người còn lại trong tổ.

-

Cộng đồng nên phát huy nhiều ý kiến sáng tạo, bức thiết hơn nữa, tự nguyện đóng góp để tự giải quyết được vấn đề của người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn và của cả cộng đồng

-

Cộng đồng tự huy động và khuyến khích sự tham gia nhiều hơn nữa của người dân trong các hoạt động xây dựng địa phương

-

Tận dụng các nguồn lực tại địa phương, huy động nguồn vốn cá nhân, doanh nghiệp, ngân sách của địa phương

-

Cộng đồng nên nhìn nhận nhiều hơn vào phương pháp của mô hình Cộng Đồng Quản Lý, không nên nhìn nhận nhiều vào số tiền tài trợ bên ngoài

-

Tạo cơ hội, tổ chức nhiều hơn các buổi chia sẻ kinh nghiệm tại cộng đồng.

Dự án Cộng đồng Quản lý Đơn vị tài trợ: Cơ quan hợp tác và phát triển Thụy Sĩ-SDC Đơn vị điều phối: Trung tâm hỗ trợ phát triển phụ nữ và trẻ em-DWC

18

-

UBND phường cần phải tham gia, quan tâm và hỗ trợ nhiều hơn nữa với các dự án mà cộng đồng đề xuất và triển khai thực hiện

2. Giới thiệu về dự án 2008 - 2012 - Tên dự án: Thúc đẩy mô hình CĐQL ở Việt Nam - Cơ quan điều phối: DWC - Địa bàn: Nam Định, Đồng Hới và Hoà Bình - Mục đích: Các cộng đồng tự quản lý tại cấp cơ sở đóng góp vào quá trình phát triển KTXH tại VN. - Mục tiêu: Nhằm củng cố và mở rộng mô hình CĐQL bền vững, thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng đặc biệt là của người nghèo vào quá trình phát triển kinh tế xã hội tại địa phương - Kết quả mong đợi: Cộng đồng đủ năng lực tự quản lý các dự án một cách hiệu quả và tác động vào quá trình lập kế hoạch và ra quyết định tại địa phương - Chính quyền địa phương được nâng cao năng lực để tạo môi trường thuận lợi và áp dụng mô hình CĐQL vào quá trình phát triển kinh tế, xã hội tại địa phương - Chiến lược thực hiện: Chiến lược cốt lõi của dự án là đẩy mạnh cách tiếp cận dựa trên quyền, xoá bỏ cơ chế “xin - cho”.

VII. KINH NGHIỆM RÚT RA SAU HỘI THẢO Hội thảo thu hút nhiều ý kiến phong phú, sáng tạo và sự tham gia tích cực của mọi đại biểu đến từ các khu vực tham gia dự án trong 3 năm qua. Sự nhiệt tình và tâm huyết của cộng đồng cho thấy mô hình CĐQL đã trở thành sở hữu của cộng đồng, không phải đơn thuần một dự án được tài trợ của nước ngoài. Tuy nhiên, trong quá trình diễn ra hội thảo, chưa có sự tham gia sâu sắc và nhiệt tình của chính quyền địa phương cụ thể là của các cán bộ phường. Do đó, các đại biểu chưa có dịp đối thoại và chia sẻ với chính quyền. Vì vậy, một đề xuất được đặt ra là nên tổ chức các trao đổi, chia sẻ dành riêng cho các cán bộ chính quyền Phường trên địa bàn Thành phố.

Dự án Cộng đồng Quản lý Đơn vị tài trợ: Cơ quan hợp tác và phát triển Thụy Sĩ-SDC Đơn vị điều phối: Trung tâm hỗ trợ phát triển phụ nữ và trẻ em-DWC

19

PHỤ LỤC 1. Nội dung chi tiết thảo luận của bốn nhóm về ưu điểm và những điểm cần cải thiện của mô hình CĐQL Nhóm I Ưu điểm: -

Nâng cao được năng lực và nhận thức của người dân.

-

Phát huy quyền tự do dân chủ (dân biết - dân bàn - dân làm - dân kiểm tra)

-

Huy động được sức mạnh tổng hợp của toàn dân trong tổ.

-

Khi thực hiện dự án mọi người dân đều được hưởng lợi

-

Người dân được giao lưu, học hỏi chia sẻ trong cuộc sống để giúp nhau cải thiện đời sống vật chất tinh thần

Điểm cần cải thiện -

Còn nhiều thủ tục rườm rà, cần rút gọn

-

Vốn cấp còn hạn hẹp, nhiều việc lớn chưa làm được

-

Cán bộ ban thực thi cần tăng cường xuống tổ để hỗ trợ nhóm Tự quản và nhóm Cộng đồng trong quá trình thực hiện dự án

-

Tăng cường tập huấn nghiệp vụ cho nhóm Cộng đồng

-

Chương trình CĐQL có kế hoạch theo dõi giúp đỡ các tổ đã hoang thành dự án (có lịch gặp mặt để rút kinh nghiệm, giao lưu các tổ đã hoàn thành dự án)

Nhóm II: Ưu điểm: -

Phát huy quyền dân chủ cơ sở

-

Người dân được giám sát và quản lý

-

Tinh thần thân ái, tình làng nghĩa xóm được tăng cường.

-

Nâng cao ý thức của người dân

Nhược điểm: -

Kinh phí ít

-

Chính quyền địa phương cần quan tâm hơn nữa

-

Mở rộng mô hình đến các khu dân cư nghèo

Dự án Cộng đồng Quản lý Đơn vị tài trợ: Cơ quan hợp tác và phát triển Thụy Sĩ-SDC Đơn vị điều phối: Trung tâm hỗ trợ phát triển phụ nữ và trẻ em-DWC

20

-

Hỗ trợ kinh phí cho các nhóm Tự quản của tổ

-

Tăng cường thông tin đại chúng

Nhóm III: Ưu điểm -

Giải quyết được những bức xúc trong cộng đồng

-

Người nghèo được quan tâm tạo điều kiện.

-

Mọi người đều được hưởng lợi

-

Người dân được tự quyết định

-

Năng lực quản lý của cộng đồng được nâng cao

-

Người dân tự bàn bạc và lập kế hoạch

-

Người dân được thực sự làm chủ

-

Tài chính công khai, minh bạch.

-

Mối đoàn kết được tăng cường

Điểm cần cải thiện -

Nhóm tự quản và nhóm cộng đồng phải có nhiệt huyết và năng lực

-

Các mô hình điểm cần được tuyên truyền rộng hơn

-

Cơ quan địa phương kết hợp chặt chẽ hơn nữa với các nhóm cộng đồng.

-

Tăng cường hơn nữa năng lực cho nhóm Tự quản

Nhóm IV: Ưu điểm -

Người dân được chủ động phát huy các hoạt động xã hội

-

Người dân được tự qiám sát và tự đánh giá

-

Cộng đồng đoàn kết gắn bó

-

Thông tin 2 chiều giữa chính quyền và nhân dân

Điểm cần cải thiện -

Mức độ quan tâm của cộng đồng còn hạn chế (ở một số phường)

-

Chưa có nhiều sáng tạo trong đề xuất tiểu dự án (bổ xung thêm lĩnh vực kế hoạch hoá gia đình)

-

Chưa thu hút được sự tham gia của thanh niên

Dự án Cộng đồng Quản lý Đơn vị tài trợ: Cơ quan hợp tác và phát triển Thụy Sĩ-SDC Đơn vị điều phối: Trung tâm hỗ trợ phát triển phụ nữ và trẻ em-DWC

21

-

Tuyên truyền về chương trình qua hệ thống thông tin đại chúng chưa nhiều

2. Một số hình ảnh báo tường của cộng đồng tại Hội thảo

Dự án Cộng đồng Quản lý Đơn vị tài trợ: Cơ quan hợp tác và phát triển Thụy Sĩ-SDC Đơn vị điều phối: Trung tâm hỗ trợ phát triển phụ nữ và trẻ em-DWC

22

Dự án Cộng đồng Quản lý Đơn vị tài trợ: Cơ quan hợp tác và phát triển Thụy Sĩ-SDC Đơn vị điều phối: Trung tâm hỗ trợ phát triển phụ nữ và trẻ em-DWC

23

3. Danh sách tham dự hội thảo

DANH SÁCH THAM GIA HỘI THẢO PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG BỀN VỮNG THÔNG QUA MÔ HÌNH CỘNG ĐỒNG QUẢN LÝ NAM ĐỊNH THÁNG 6 NĂM 2008

STT

HỌ VÀ TÊN

ĐỊA CHỈ

1

Nguyễn Thị Là

Tổ 2 Trường Thi

2

Ngô Minh Xuân

Tổ 2 Trường Thi

3

Đoàn Duy Tráng

Tổ 5 Trường Thi

4

Trần Đức Thuận

Tổ 14 Trường Thi

5

Ninh Thị Ký

Tổ 24 Trường Thi

6

Phạm Đức Thành

Tổ 25 Trường Thi

7

Nguyễn Văn Hương

Tổ 34 Trần Quang Khải

8

Trần Văn Mộc

Tổ 36 Trần Quang Khải

9

Nguyễn Văn Cường

Tổ 47 Trần Quang Khải

10

Bạch Trần Dần

Tổ 51 Trần Quang Khải

11

Phạm Thị Chải

Tổ 7 Năng Tĩnh

12

Cù Hoàng Ban

Tổ 7 Năng Tĩnh

13

Giang Thị Hồng

Tổ 22 Năng Tĩnh

14

Lưu Thị Phượng

Tổ 23 Năng Tĩnh

15

Trần Văn Truỳ

Tổ 30 Năng Tĩnh

16

Bùi Quốc Việt

Tổ 26A Hạ Long

17

Ngô Thị Thảo

Tổ 26B Hạ Long

Dự án Cộng đồng Quản lý Đơn vị tài trợ: Cơ quan hợp tác và phát triển Thụy Sĩ-SDC Đơn vị điều phối: Trung tâm hỗ trợ phát triển phụ nữ và trẻ em-DWC

24

18

Trần Thị Thuý

Tổ 27 Hạ Long

19

Đặng Long

Tổ 35B Hạ Long

20

Trần Văn Lư

Tổ 14 Thống Nhất

21

Trần Văn Hoà

Tổ 15 Thống Nhất

22

Lê Ngọc Lân

Tổ 19 Thống Nhất

23

Nguyễn Thị Thu Hương

Tổ 19 Thống Nhất

24

Cao Gia Đức

Tổ 20 Thống Nhất

25

Trần Đức Kiệm

Tổ 20 Thống Nhất

26

Trần Đăng Tuấn

Tổ 1 Lộc Hạ

27

Trần Văn Hoà

Tổ 2 Lộc Hạ

28

Trần Văn Trân

Tổ 3 Lộc Hạ

29

Lưu Thị Biên

Liên Hà 1 Lộc Hạ

30

Đỗ Đức Toàn

Liên Hà 1 Lộc Hạ

31

Dương Thị Hường

Liên Hà 2 Lộc Hạ

32

Đặng Thị Hải

Liên Hà 2 Lộc Hạ

33

Trần Quang Hải

Liên Hà 2 Lộc Hạ

34

Dương Đình Vượng

Liên Hà 2 Lộc Hạ

35

Trần Thị Cải

Tổ 26 Lộc Vượng

36

Trần Thị Hoa

Tổ 26 Lộc Vượng

37

Trần Văn Tư

Tổ 2 Trần Tế Xương

38

Lại Xuân Lư

Tổ 26 Trần Tế Xương

39

Lã Thanh Giới

Tổ 28 Trần Tế Xương

Dự án Cộng đồng Quản lý Đơn vị tài trợ: Cơ quan hợp tác và phát triển Thụy Sĩ-SDC Đơn vị điều phối: Trung tâm hỗ trợ phát triển phụ nữ và trẻ em-DWC

25

40

Bùi Thị Kim

Giám đốc trung tâm DWC

41

Đỗ Vân Nguyệt

Cố vấn dự án CĐQL - DWC

42

Nguyễn Thuỳ Dương

DWC

43

Trần Mai Lan

DWC

44

Lã Thị Thuỷ

Trưởng ban thực thi dự án CĐQL

45

Vũ Thị Ngọc Tân

CMU

46

Nguyễn Việt Hà

CMU

47

Hoàng Thị Oanh

CMU

48

Hoàng Văn Thuần

Trưởng phòng Nội vụ TP Nam Định

49

Vũ Viết Tiến

Phó Chủ tịch phường Trần Tế Xương

50

Trần Quốc Ưu

Phó Chủ tịch phường Lộc Vượng

51

Ngô Vương Anh

Phóng viên báo Nhân Dân tại Hà Nội

52

Một số phóng viên khác

Phóng viên báo Nhân dân tại Nam Định và đài truyền hình Nam Định

Dự án Cộng đồng Quản lý Đơn vị tài trợ: Cơ quan hợp tác và phát triển Thụy Sĩ-SDC Đơn vị điều phối: Trung tâm hỗ trợ phát triển phụ nữ và trẻ em-DWC

26

Related Documents

Hoi Thao
November 2019 23
Bao Cao Nam 06-07
November 2019 7
Hoi Thao Dong Hoi 11.06
October 2019 17
Bao Cao.
June 2020 27
Bao-cao
July 2020 19