Hoi Thao Dong Hoi 11.06

  • October 2019
  • PDF

This document was uploaded by user and they confirmed that they have the permission to share it. If you are author or own the copyright of this book, please report to us by using this DMCA report form. Report DMCA


Overview

Download & View Hoi Thao Dong Hoi 11.06 as PDF for free.

More details

  • Words: 5,495
  • Pages: 13
Dự án Cộng đồng quản lý tại Đồng Hới Hội thảo Phát triển Cộng đồng bền vững thông qua mô hình CĐQL Đồng Hới 11 tháng 6, 2008 I. Chương trình Hội thảo 1. Giới thiệu đại biểu 2. Nội dung Hội thảo 2.1 Giới thiệu tóm tắt tiến trình CĐQL trong 3 năm 2005-2008 2.2 Trình bày và thảo luận kinh nghiệm hay của một số dự án CĐ 3. Chia sẻ kinh nghiệm của 2 Ban tự quản thực hiện tốt mô hình CĐQL 3.1 Chia sẻ của bác Nguyễn Thanh Bửu: trưởng ban tự quản thôn 9 xã Lộc Ninh 3.2 Nguyễn Thanh Phế-trưởng ban tự quản Thôn 1 Nghĩa Ninh 4. Thảo luận nhóm về ưu điểm và những điểm cần cải thiện của mô hình CĐQL. 4.1 Các ưu điểm 4.2 Những điểm cần cải thiện 5. Trao đổi các thông tin về dự án thúc đẩy mô hình CĐQL bền vững 2008-2012 5.1 Những thách thức đặt ra 5.2 Giới thiệu về dự án 2008-2012 6. Kinh nghiệm vận dụng các phương pháp của mô hình CĐQL trong phát triển ở địa phương (Chia sẻ từ nhóm đại biểu Nam Định )

Phụ lục 1. Danh sách Các đại biểu tham gia hội thảo 2. Nội dung chi tiết thảo luận của các nhóm về ưu điểm và những điểm cần cải thiện của mô hình CĐQL 3. Một bài ca dự án tự làm của Bác Trần Xuân Thú-tiểu khu 12 phường Bắc Nghĩa 4. Một số hình ảnh của hội thảo

1. Giới thiệu Chương trình Cộng Đồng Quản lý đã thực hiện trên địa bàn thành phố Đồng Hới từ tháng 5/2007. Mục tiêu của chương trình là “xây dựng năng lực cho người dân địa phương để họ ngày càng đóng vai trò chủ đạo trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của địa phương và từ đó tăng cường liên kết xã hội, tính chủ động của địa phương và các đầu tư của cộng đồng”. Hai năm 2005-2007 thực hiện mô hình CĐQL là một quá trình học hỏi, trải nghiệm và chiêm nghiệm qua nhiều giai đoạn. Từ tháng 7/2007 đến tháng 6/2008 được coi là giai đoạn bắc cầu trước khi chuyển sang giai đoạn mới của dự án kéo dài trong bốn năm 2008-2012. Để nhìn lại giai đoạn vừa qua của dự án, cũng như chia sẻ các kinh nghiệm đã và đang làm giữa các thành viên, trao đổi những ưu điểm cũng như điểm cần cải thiện của mô hình CĐQL cho thời gian sắp tới, Trung tâm phát triển cộng động CDC Quảng Bình đã tổ chức hội thảo Phát triển Cộng đồng bền vững thông qua mô hình CĐQL vào ngày 11 tháng 6, 2008 tại thánh phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình. Mục tiêu chính của buổi hội thảo - Chia sẻ kinh nghiệm và mô hình sáng tạo từ một số tiểu dự án cấp cộng đồng - Trao đổi các ưu điểm, đề xuất những điểm cần cải thiện cho quá trình thực hiện mô hình CĐQL - Chia sẻ kinh nghiệm vận dụng các phương pháp của mô hình CĐQL trong phát triển ở địa phương - Trao đổi các thông tin về dự án thúc đẩy mô hình CĐQL bền vững 2008-2012 Với sự có mặt của đại diện 44 thôn/tiểu khu tham gia dự án trong 3 năm qua, hội thảo đã tạo ra một diễn đàn trao đổi với nhiều ý kiến phong phú, đa dạng. Mục tiêu của báo cáo hội thảo này nhằm ghi lại các ý kiến trao đổi tại buổi hội thảo ở thành phố Đồng Hới để chia sẻ cách thực hiện mô hình CĐQL sau 3 năm và rút ra bài học kinh nghiệm cho giai đoạn tiếp theo. 2. Nội dung Hội thảo 2.1. Giới thiệu tóm tắt tiến trình CĐQL trong 3 năm 2005-2008 Bà Hoài-Giám đốc Trung tâm phát triển cộng đồng Quảng Bình giới thiệu qua về bối cảnh dự án và mục tiêu của dự án cộng đồng quản lý ở Đồng Hới là “xây dựng năng lực cho các hộ nghèo đô thị để họ đóng vai trò chủ động trong phát triển kinh tế xã hội của địa phương, từ đó tăng cường liên kết xã hội, nâng cao tính chủ động của địa phương và đầu tư của cộng đồng”. Phương pháp thực hiện của mô hình cộng đồng quản lý chú trọng vào: • xây dựng năng lực thông qua tập huấn, tham quan học hỏi… • xây dựng các nhóm cộng đồng theo nhu cầu và quá trình tham gia “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”, • hỗ trợ Quỹ cộng đồng quản lý Sau hơn 3 năm thực hiện mô hình cộng đồng quản lý, dự án đã đạt được những kết quả sau: Xây dựng năng lực:

2



• • •

Tổ chức các khoá tập huấn về kỹ năng quản lý dự án, quản lý tài chính và các kỹ năng khác (thúc đẩy, giao tiếp, trình bày) cho 44 thành viên Ban tự quản, đại diện của 7 phường/xã tham gia dự án và 26 thành viên Ban thúc đẩy. Tổ chức 8 khoá tập huấn về Quy chế dân chủ cơ sở cho 44 thôn/tiểu khu tham gia dự án, đại diện 7 phường/xã và đại diện của chính quyền thành phố. Xây dựng mạng lưới thúc đẩy viên gồm 26 thành viên, là những người hỗ trợ cán bộ dự án trong việc giới thiệu chương trình CĐQL, chia sẽ kinh nghiệm và hỗ trợ các nhóm cộng đồng thực hiện các tiểu dự án. Tổ chức các đợt chia sẽ kinh nghiệm giữa các nhóm cộng đồng, các thôn/tiểu khu, xã/phường, giữa Nam định và Đồng Hới và với các dự án khác.

Thành lập nhóm cộng đồng Tính đến nay đã có 250 nhóm cộng đồng được thành lập và đang hoạt động tại cộng đồng. Hơn 2.455 lượt người (thành viên nhóm) tham gia các khoá tập huấn và lập đề xuất dự án, tổ chức thực hiện và quản lý dự án cấp cộng đồng trên tinh thần “ Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” Quỹ cộng đồng quản lý • 36 Quỹ CĐQL được thành lập và đang hoạt động + 8 Quỹ mới • Có 232 tiểu dự án đã được thực hiện • Các loại hình dự án bao gồm: 9 Tăng thu nhập:Chăn nuôi hộ gia đình, trồng rau, trồng tiêu, 9 Buôn bán dịch vụ: Thu gop phế liệu, buôn bán 9 Phát triển hàng hoá truyền thống: làm bún bánh, sản xuất hương… 9 Các dự án về cơ sơ hạ tầng: Xây dựng hệ thống thoát nước/giếng nước/ làm đường/ 9 Giáo dục: nhà mẫu giáo, tủ sách cộng đồng 9 Văn hoá/xã hội sân chơi cộng đồng, nâng cấp hệ thống loa truyền thanh… 9 Có khoảng 14.583.000 người hưởng lợi trực tiếp và gián tiếp. Những điểm nổi bật của Dự án CĐQL • tính sở hữu: cộng đồng tự bàn bạc, quyết định, độc lập về tài chính • tính công bằng: thu hút sự tham gia của mọi đối tượng, tiếp cận được với người nghèo • xây dựng năng lực cộng đồng thông qua tập huấn chia sẻ kinh nghiệm • quy trình minh bạch, có sự tham gia của người dân và có sự giải trình (người dân bỏ phiếu lựa chọn các dự án ưu tiên, các thông tin liên quan đến Quỹ cộng đồng quản lý đều được công khai ở Bảng tin và thông báo qua kênh truyền thanh…). 2.2. Trình bày và thảo luận kinh nghiệm hay của một số dự án CĐ Đã có 4 đại biểu là đại diện cho các NCĐ, NTQ chia sẻ về cách thức thực hiện dự án cộng đồng quản lý trên địa bàn mình. 2.2.1. Bác Ngô Văn Bình-Tiểu khu 10-Phường Đồng Sơn với Dự án tín dụng trồng tiêu - Tiểu khu 10 Đồng Sơn là một trong những địa bàn chủ yếu phát triển cây thương phẩm, không có diện tích đất trồng lúa. Một trong những cây trồng chính trên địa bàn là cây tiêu. Sau khi nhóm tín dụng trồng tiêu được thành lập và tham gia chương trình cộng đồng quản lý, các hộ nghèo đã được tập huấn và chia sẽ kinh nghiệm về kỹ thuật trồng tiêu. Tinh thần tương hỗ giữa các thành viên trong nhóm được xây dựng và ngày càng gắn bó. Sau gần 1 năm thực hiện, năng suất vườn tiêu của các hộ có thu nhập thấp đã được cải thiện đáng kể. 3

2.2.2. Cô Đinh Thị Đại-tiểu khu Cồn Chùa, phường Đồng Sơn với Dự án nhà trẻ/mẫu giáo tự nguyện Tiểu khu Cồn chùa là một trong những tiểu khu nằm cách xa trung tâm phường Đồng Sơn với điều kiện giai thông đi lại khó khăn. Là một tiểu khu với dân số khá trẻ, có gần 20 cháu ở độ tuổi nhà trẻ và mẫu giáo nhưng chỉ có rất ít các cháu được đến trường mẫu giáo. Điều này cũng đã gây khó khăn không nhỏ khi các cháu đăng ký vào học cấp tiểu học. Chính vì vậy nên người dân trong tiểu khu đã ủng hộ ý tưởng thành lập nhà mẫu giáo tự nguyện. Nhóm các bà mẹ có con em trong độ tuổi được thành lập, được cán bộ dự án tập huấn về cách viết đề xuất dự án, lập kế hoạch hoạt động và kế hoạch ngân sách, các chị đã đề nghị trong thôn hỗ trợ 4 triệu đồng từ quỹ cộng động quản lý, ngoài ra các chị đã cùng với các thành viên trong Ban tự quản đi huy động vay được 2 triệu từ các hộ khá giả trong tiểu khu, xin phường hỗ trợ 1 triệu đồng để thành lập mô hình nhà trẻ tự nguyện. Cô giáo cũng là người trong tiểu khu, trước đây đã từng dạy mẫu giáo ở địa bàn khác. Ban tự quản cũng đã liên hệ với trường mầm non phường Đồng Sơn và Phòng giáo dục Đồng Hới để đăng ký là một phân hiệu của trường Đồng Sơn. Sau 1 năm hoạt động, lớp mẫu giáo tự nguyện đã được phòng Giáo dục công nhận là một phân hiệu chính thức của mầm non Đồng Sơn. Cô giáo cũng thường xuyên được tham gia các khoá tập huấn nâng cao do phòng GD tổ chức. 2.2.3. Dự án Tủ sách cộng đồng và làm đường nông thôn. Bác Hoàng Trung Thành-trưởng ban tự quản, thôn Thuận Hoà) - Có 8 dự án đã được thực hiện sử dụng quỹ CĐQL (tổng ngân sách 45 triệu). - Dự án khuyến đọc tại Nhà văn hoá thôn: do một nhóm thanh niên thực hiện với ngân sách hỗ trợ ban đầu là 2 triệu đồng. Hàng tuần, nhóm thanh niên phân công nhau mở của nhà văn hoá để tiếp nhận bạn đọc. Nhóm cũng đã đưa ra quy định thu lệ phí mượn sách để mua thêm đầu sách mới, nếu sách có giá trên 20.000đ thu 1000d/lần mượn; sách có giá dưới 20.000đ thu 500đ/lần mượn. Hỏi đáp: Ai sẽ là người trông coi tủ sách? => Giao cho Đoàn thanh niên gồm 5 bạn thay nhau trông coi, cùng đảm nhiệm, quy định ngày mượn sách (thứ 2, thứ 4, thứ 6) - Dự án làm đường giao thông nông thôn: Các dự án do nhà nước hỗ trợ thì người dân không hợp tác vì họ bị mất đất, mất cây hoặc đòi tiền đền bù. Nhưng đối với chương trình CĐQL, sau khi người dân tự bàn bạc, thảo luận và đưa ra quyết định, họ đã tự nguyên hiến đất và đóng góp ngày công lao động để nâng cấp và mở rộng đoạn đường trong thôn. Dự án này nhận hỗ trợ 4 triệu đồng từ quỹ CĐQL. Sau khi sử dụng được 1 năm, Ban tự quản đã lập đề án gửi UBND thành phố xin đầu tư bê tông hoá đoạn đường này. Hỏi đáp: Dự án làm thế nào để thuyết phục người dân từ chỗ không hợp tác sang tự nguyện hiến đất? Hỏi đáp: Các bác có thể chia sẻ một dự án nào gặp khó khăn hay thực hiện không thành công để các tổ khác có thể rút kinh nghiệm? => Bác Lưu: Chia sẻ về dự án làm sân và đường nhà văn hoá. Ban đầu chúng tôi gặp khó khăn vì thời tiết do không tính toán kỹ, không đảm bảo được thời gian dự kiến, không triển khai được ngay, nên không đảm bảo được tiến độ. Ngoài ra, do trượt giá về vật liệu nên ngân sách đã tăng từ 12 triệu lên 17,5 triệu đồng. 4

Để huy động thêm ngân sách cho dự án, chúng tôi đã vận động các thành viên trong Chi bộ Đảng, người ở nơi khác nhưng tham gia sinh hoạt Đảng ở địa phương và kêu gọi người dân đóng góp thêm. 12 người tham gia nhóm thực hiện có trách nhiệm tuyên truyền để người dân cùng tham gia đóng góp. Cuối cùng chúng tôi đã có đủ ngân sách để thực hiện dự án. Bài học được rút ra là Ban cán sự thôn là người đóng vai trò nòng cốt trong việc tuyên truyền và vận động người dân tích cực tham gia vào dự án tại cộng đồng. 2.2.4. Dự án nuôi cá nước ngọt và cá giống, đại diện Hoàng Hiển, thôn 1 Lộc Ninh Có 9 hộ cùng tham gia nhóm nuôi cá giống để cung cấp giống cá cho bà con trong địa bàn với giá thành giảm và vận chuyển gần nên đảm bảo cá giống khoẻ. Nhóm cũng đã trích ra một khoản quỹ từ lợi nhuận thu được để phục vụ các mục đích xã hội như mua phần thưởng cho các cháu có thành tích cao trong học tập, thăm hỏi người ốm… 3. Chia sẻ kinh nghiệm của 2 Ban tự quản thực hiện tốt mô hình CĐQL 3.1. Chia sẻ của bác Nguyễn Thanh Bửu: trưởng ban tự quản thôn 9 xã Lộc Ninh - Tính đến nay Quỹ CĐQL của thôn đã nhận được 40 triệu tiền hỗ trợ từ dự án và đã giải ngân thực hiện 8 tiểu dự án. Các thành viên trong nhóm cộng đồng được tham gia tập huấn nâng cao năng lực và thực hiện tốt các tiểu dự án của mình. - Các thông tin về quỹ cộng đồng quản lý luôn công khai, minh bạch 3.2. Nguyễn Thanh Phế-trưởng ban tự quản Thôn 1 Nghĩa Ninh - 5 dự án tín dụng (3 dự án chăn nuôi, 1 dự án nuôi cá, 1 dự án buôn bán nhỏ) và 1 dự án xây dựng CSHT - BTQ cam kết với cộng đồng: Trong thực hiện dự án tín dụng, lãi suất 0.6 %, thống nhất 20% số lãi hỗ trợ BTQ, 20% bổ sung vốn, 20% hội họp và văn phòng phẩm. - Khó khăn: giai đoạn đầu các nhóm trưởng không viết được dự án - Tổ chức sinh hoạt nhóm hàng quý để chia sẻ kinh nghiệm trong nhóm - Dự kiến thực hiện dự án sau 6 tháng, thu hồi vốn, tuy nhiên thực tế vẫn cho phép quay vòng tiếp tục. - Những vấn đề chưa làm được: Sau khi hoàn công, kết thúc dự án; tất cả các nhóm vẫn chưa báo cáo tình hình thực tế lỗ lãi như thế nào. Bên cạnh đó, do giá cả tăng, với mức vốn giải ngân 4 triệu cho 8-10 thành viên, nên các thành viên ít hào hứng, vì thế chúng tôi đề xuất cần nâng mức vốn. 4. Thảo luận nhóm về ưu điểm và những điểm cần cải thiện của mô hình CĐQL. Qua trao đổi về kết quả hoạt động các tiểu dự án, các đại biểu cùng nhìn lại quá trình thực hiện mô hình CĐQL, những ưu điểm và điểm cần cải thiện trong việc triển khai mô hình Cộng Đồng Quản Lý trong giai đoạn tiếp theo của dự án. Các đại biểu được chia thành 4 nhóm để thảo luận những ưu điểm và điểm cần cải thiện và ghi lại trên các thẻ màu để trình bày trước hội thảo. Nội dung được trình bày tập trung vào các vấn đề về thiết kế mô hình, về thủ tục và quy trình CĐQL Sau phần trình bày của các nhóm, Bà Nguyệt và bà Hoài đã tóm tắt các ưu điểm và những điểm cần cải thiện của mô hình CĐQL, trả lời một số khuyến nghị của thành viên hội thảo CĐQL: Cùng tham gia => Cùng sáng tạo để giải quyết vấn đề => thay đổi và phát triển. 4.1. Các ưu điểm - Người dân chủ động tham gia 5

-

Hỗ trợ và thu được người nghèo Chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm Người dân gần gũi, đoàn kết hơn Đồng tiền nhỏ, có ý nghĩa (cải thiện kinh tế, giáo dục, văn hoá…) Mang lại lợi ích cho cả cộng đồng (trẻ em, người già, tái sản xuất…) Nâng cao niềm tin của người dân Nâng cao trình độ, nhận thức của người dân Năng lực quản lý và tự quản được nâng cao Quy chế dân chủ được phát huy, công khai, minh bạch Người dân ủng hộ cao, nhiệt tình Cách LÀM DỰ ÁN (không phải số tiền) Người dân có ý thức và có trách nhiệm hơn, có ý thức vươn lên Biết cách quản lý đồng tiền cộng đồng Huy động nguồn lực cộng đồng Kết hợp các nguồn lực trong và ngoài cộng đồng (cộng đồng với cộng đồng, cộng đồng và chính quyền địa phương, cộng đồng và các mạng lưới giáo dục, thông tin..,) - Liên kết với bên ngoài (dự án nhà nước, thông tin, dịch vụ) - Học hỏi từ kinh nghiệm - Các cá nhân tích cực đóng góp cho cộng đồng: khơi dậy nguồn lực 4.2. Những điểm cần cải thiện - Mở rộng mô hình tới các cộng đồng khác, chú trọng các hộ nghèo - Tăng cường mối liên kết với các cấp, các ngành - Tăng cường chia sẻ, hội thảo, giao lưu BTQ, nhóm CĐ - Đánh giá tính hiệu quả của các dự án CĐ - Cần thu hút thanh niên tham gia Đây là các khuyến nghị rất bổ ích và quan trọng để dự án mới triển khai. Ngoài ra Bà Nguyệt và Hoài trao đổi về một số khuyến nghị sau: - Cần hỗ trợ thêm nguồn vốn: dự án đã thay đổi mức tiền hỗ trợ để phù hợp với tình hình chi phí gia tăng. Ngoài ra sẽ mở rộng tới các cộng đồng mới. Với các tiểu khu hiện tại, dự án hỗ trợ năng lực và phương pháp để vận dụng CĐQL vào công việc phát triển địa phương, để các cộng đồng này sử dụng hiệu quả các nguồn lực của nhà nước và dự án khác - Cần có kinh phí hỗ trợ cho BTQ: dự án hỗ trợ tập huấn, thông tin; còn chi phí cho BTQ thì không hỗ trợ, đảm bảo tính bền vững và khả năng chủ động của cộng đồng. Một số tiểu khu có thể tham khảo cách sử dụng lãi suất để hỗ trợ quản lý phí. - Các khuyến nghị về thiết kế mô hình: giảm số thành viên trong NCĐ, khung diễn giải.. đã được chỉnh sửa trong giai đoạn vừa qua, khuyến khích cộng đồng thường xuyên học hỏi và thay đổi để chuyển mô hình CĐQL thực sự là mô hình của địa phương - Tăng cường tập huấn cho NCĐ: các BTQ nên tăng cường chia sẻ và hố trợ các nhóm cộng đồng 5. Trao đổi các thông tin về dự án thúc đẩy mô hình CĐQL bền vững 2008-2012 (Bà Đỗ Vân Nguyệt) 5.1 Những thách thức đặt ra Vấn đề bền vững của dự án: nên duy trì tiền hay duy trì năng lực, cách làm? 6

- Các cộng đồng mục tiêu: Có áp dụng mô hình CĐQL nếu không có tài trợ, hỗ trợ về kĩ thuật? - Cơ quan chính quyền và các cơ quan đoàn thể: sẽ áp dụng như thế nào và có thực sự cho phép người dân tham gia vào quá trình lập kế hoạch và ra quyết định tại địa phương hay không? - Làm thế nào để cộng đồng tiếp cận được với các dịch vụ hỗ trợ bên ngoài để phát triển mạng lưới 5.2 Giới thiệu về dự án 2008-2012 - Tên dự án: Thúc đẩy mô hình CĐQL ở Việt Nam - Cơ quan điều phối: DWC - Địa bàn: Nam Định, Đồng Hới và Hoà Bình - Mục đích: Các cộng đồng tự quản lý tại cấp cơ sở đóng góp vào quá trình phát triển KTXH tại VN. - Mục tiêu: Nhằm củng cố và mở rộng mô hình CĐQL bền vững, thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng đặc biệt là của người nghèo vào quá trình pt kt xh tại địa phương - Kết quả mong đợi: Cộng đồng đủ năng lực tự quản lý các dự án một cách hiệu quả và tác động vào quá trình lập kế hoạch và ra quyết định tại địa phương - Chính quyền địa phương được nâng cao năng lực để tạo môi trường thuận lợi và áp dụng mô hình CĐQL vào qt pt ktxh tại địa phương - Chiến lược thực hiện: Chiến lược cốt lõi của dự án là đẩy mạnh cách tiếp cận dựa trên quyền, xoá bỏ cơ chế “xin-cho”. 6. Kinh nghiệm vận dụng các phương pháp của mô hình CĐQL trong phát triển ở địa phương (Chia sẻ từ nhóm đại biểu Nam Định ) Bác Ngô Gia Đức- trưởng NTQ tổ 20 Thống Nhất Nam Định - Tổ 20 mới tham gia chương trình CĐQL từ tháng 2/2007; hoàn thành vào tháng 12/2007. Kết quả dự án được duy trì từ đó tới nay - Từ khi tham gia cộng đồng quản lý, tôi nhận thấy yếu tố quan trọng là BTQ, BTQ phải năng động, biết làm cái nào trước cái nào sau… - Chúng tôi khởi đầu với dự án vay vốn phụ nữ nghèo, các thành viên đóng tiền và chia đợt vay, đợt vay sau sẽ giám sát đợt vay trước. Dự án 2 là điện chiếu sáng (tổng 8,9 triệu trong đó dự án 4 triệu) tiền điện chia cho hộ gia đình 1,500/hộ/tháng. Dự án 3 là Góc học tập thân thiện cho hộ nghèo (3,2 triệu trong đó dự án 2 triệu) đóng bàn ghế và tủ sách, sau 2 lần bình bầu đã ra được danh sách 10 người. Dự án 4 là quỹ khuyến học (5 triệu) dùng để thưởng, khuyến khích học tập. Dự án 5 tủ y tế cộng đồng (9,650,000 trong đó dự án 5 triệu) có 4 bác sỹ về hưu, 2 y sĩ đang tại chức trong thôn, ban đầu thu 60,000/hộ nhưng giảm 30/hộ còn lại vận động đóng góp chính ở các Bác sỹ bằng trang thiết bị y tế của các bác quy ra tiền, 1 ca khám bệnh sẽ phải trả tiền thuốc gốc, và nộp tiền điều trị 5,000đ/ngày, số tiền đó 50% sẽ được trả cho Bác sỹ trực tiếp điều trị, còn lại đầu tư trang thiết bị, hành chính phí. - Trong các dự án CĐQL, việc huy động được sự tham gia của cộng đồng là điều rất quan trọng. Sau khi tham quan 2 tiểu dự án tại Quảng Bình, tôi nhận thấy các bác đã phát huy được sức mạnh nội lực của người dân. Chúng tôi mong muốn rằng chúng ta sẽ phát huy yếu tố tích cực này. Tóm lại: 7

Những trao đổi và đóng góp tại hội thảo nằm trong mục đích học hỏi, chiêm nghiệm lại một quá trình đã và đang diễn ra của mô hình Cộng đồng quản lý. Và từ đây, các cộng đồng, người dân địa phương cùng dự án tìm ra những giải pháp, những khuyến nghị để hoàn thiện cho quá trình sắp tới, cụ thể ngay tại thành phố mình và nhìn xa và rộng hơn, cho một mô hình dân chủ cơ sở cho nhiều địa phương tại Việt Nam. Các đại biểu tham gia bày tỏ đây là một cơ hội tốt cho các tổ giao lưu và học hỏi lẫn nhau, và mong muốn sẽ có nhiều dịp giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm giữa các tổ, các phường thực hiện dự án.

8

Phụ lục 1. Danh sách Các đại biểu tham gia hội thảo - Cơ quan điều phối DWC: o bà Bùi Thị Kim Thành -Chánh văn phòng, o ông Chu Minh Sơn-Kế toán - Bà Đỗ Vân Nguyệt-cố vấn kĩ thuật - 05 đại biểu từ Nam Định - Sở Ngoại vụ: ông Nguyễn Trung Thực – Phó giám đốc Sở o Bà Nguyễn Thị Thanh Hồng - Phó phòng Hợp tác Quốc tế - Phòng Nội Vụ TP: Nguyễn Thị Hồng Thắm, chuyên viên phụ trách ngoại vụ - Trung tâm PTCĐ QB: 4 đại biểu - Đại diện 44 BTQ và NCĐ tham gia dự án từ 2005 đến nay. 2. Nội dung chi tiết thảo luận của các nhóm về ưu điểm và những điểm cần cải thiện của mô hình CĐQL Nhóm 1: Ưu điểm: - Khuyến khích được nhiều người tham gia - Người dân được tự lựa chọn và xác định những nhu cầu cần thiết tại cộng đồng - Việc chia sẻ kinh nghiệm làm ăn thực hiện tốt, tăng cường đoàn kết cộng đồng - Kĩ năng tự quản được nâng lên - Tính công khai, minh bạch - Cải thiện đời sống Cần cải thiện: - Tăng vốn của các dự án - Tổ chức tham quan các dự án tiêu biểu - Thường xuyên tổ chức hội thảo chia sẻ kinh nghiệm giữa ban tự quản và các nhóm tại cộng đồng - Cần đánh giá tính hiệu quả của các tiểu dự án - Kinh phí hỗ trợ cho các buổi hội thảo, tập huấn Nhóm 2 Ưu điểm: - Thông tin công khai, minh bạch - Mọi người dân đều được hưởng lợi - Người dân tiếp cận được khoa học kĩ thuật - Dân được bàn bạc và trực tiếp kiểm tra - Dân chủ động tham gia vào các vấn đề của địa phương - Thành lập được nhóm cộng đồng để chia sẻ kinh nghiệm Cần cải thiện: - Cần hỗ trợ thêm nguồn vốn - Nên có phụ cấp cho ban tự quản - Cần mở rộng thêm các dự án sang các khu vực khác - Nhóm cộng đồng có thể gồm ít thành viên hơn (3-5 người) - Cần rút gọn khung logic (hơi rườm rà) - Cần có thêm nhiều hội thảo để chia sẻ kinh nghiệm 9

- Cần tăng cường tập huấn cho các tổ mới, tăng cường tập huấn KH-KT Nhóm 3: Ưu điểm: - Thuộc chủ trương của Đảng và nhà nước; Qui chế dân chủ được phát huy: dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân được hưởng lợi. - Nhận thức người dân được nâng lên - Thu hút được phần đa người nghèo tham gia - Năng lực quản lý được nâng lên: nhóm trưởng tham gia để bày vẽ, tuyên truyền cho mọi người - Tháo gỡ khó khăn cho cơ sở: giải quyết những vấn đề rất thực tế - Tình làng nghĩa xóm đầm ấm hơn Cần cải thiện: - Mô hình thu hút được thanh niên còn yếu (mới chỉ có những người lớn tuổi tham gia) - Còn một số hộ nghèo chưa tham gia (do tự ti, yếu kém về năng lực, trình độ) - Tăng cường tập huấn cho nhóm cộng đồng: các trưởng ban tự quản, trưởng tiểu khu cần nắm bắt được các thông tin và sau đó truyền đạt lại thông tin tới người dân. - Tiền đầu tư ít (giải pháp: các phương án ngắn ngày: nuôi gà, trồng tiêu…) - Đề nghị giảm bớt các thành viên trong nhóm cộng đồng Nhóm 4: Ưu điểm: - Họp dân để nâng cao, thể hiện dân chủ ở cơ sở - Nâng cao năng lực của cộng đồng - Tăng cường mối liên kết trong cộng đồng - Học được kĩ năng: quản lý, thuyết trình - Cộng đồng được hưởng lợi trực tiếp Cần cải thiện: - Tăng cường liên giữa các ngành - Cần nhân rộng mô hình CĐQL - Tăng nguồn vốn - Hỗ trợ kinh phí cho Ban tự quản - Thường xuyên tổ chức chia sẻ kinh nghiêm. Nhóm 5: Ưu điểm: - Nâng cao dân trí - Phát huy quyền làm chủ - Phát huy sức mạnh đại đoàn kết - Cải thiện đời sống dân sinh - Nâng cao năng lực nhóm tự quản - Tạo công ăn việc làm, xoá đói giảm nghèo - Nâng cao được lòng tin của nhân dân - Phát huy trí tụê của người nghèo, vươn lên làm giầu - Dự án góp phần đô thị hoá nông thôn, đổi mới đời sống, quan hệ quốc tế Cần cải thiện - Tập huấn cho nhóm cộng đồng 10

- Tập huấn nghiệp vụ về kế toán, sổ sách phải đồng nhất - Hỗ trợ kinh phí cho nhóm tự quản - Công khai minh bạch về sự hưởng lợi của cộng đồng - Tăng đồng vốn của dự án - Thông tin rộng rãi tới người dân - Tổ chức hội thảo, chia sẻ kinh nghiệm tại cộng đồng Chia sẻ/Đề xuất của Nhóm cán bộ xã/phường (Ông Mai Xuân Sang-phó chủ tịch Phường Đồng Sơn) Đối với chính quyền địa phương - Tạo môi trường pháp lý cho BTQ & NCĐ, quản lý chỉ đạo hoạt động của BTQ & NCĐ - Cử cán bộ phụ trách, theo dõi, giám sát hoạt động của BTQ, cầu nối giữa trung tâm và cộng đồng - Chính quyền cần tổ chức các hội nghị chia sẻ kinh nghiệm Đối với Dự án - Tập huấn năng lực cho cán bộ phụ trách - Xây dựng các mô hình điển hình - Dự án cần có nguồn cho công tác quản lý, tổ chức hội nghị chia sẻ - Tăng nguồn vốn cho các tiểu dự án Đề xuất đối với cộng đồng - Tuyền truyền pháp lệnh về dân chủ cơ sở để moi người dân nắm được - Khi xây dựng và thực hiện dự án cần đảm bảo đầy đủ các quy trình - Bảo tồn nguồn vốn phát triển 3. Một bài ca dự án tự làm của Bác Trần Xuân Thú-tiểu khu 12 phường Bắc Nghĩa Đồng vốn tuy ít mà nhiều Biết cách trang trải là điều giỏi giang Dự án về với bản làng Thêm ngan, thêm lợn, thêm đàn gà con Vườn cây ngày một xanh non Ao sâu thêm cá, thêm con tôm càng Đường làng ngày một khang trang Cải thiện cuộc sống xóm làng đổi thay Cộng đồng vui vẻ hăng say Có sân thể dục tháng ngày vui chơi Người dân ghi nhớ suốt đời Gửi ban dự án đôi lời thiết tha Các anh các chị bôn ba Mang mùa xuân đến mọi nhà yên vui Cùng nhau chia sẻ ngọt bùi Đói nghèo ắt phải tụt lùi phía sau Dân giàu nước mạnh mau mau Công lao dự án biết bao nhiêu tình Xã hội ngày một phồn vinh Gia đình hạnh phúc có mình có ta 11

Gửi theo làn gió bay xa Quyện trong câu hát bài ca ân tình. 4. Một số hình ảnh của hội thảo

Ảnh 1: Cô giáo Lớp mẫu giáo tự nguyện chia sẽ kinh nghiệm thực hiện dự án tại Cồn Chùa

Ảnh 2: Bác Bửu, trưởng BTQ Lộc Ninh 9 chia sẽ kinh nghiệm thực hiện chương trình CĐQL

Ảnh 3: Các nhóm thảo luận về ưu điểm và những điểm cấn cải thiện của mô hình CĐQL 12

Ảnh 4: Các nhóm trình bày kết quả thảo luận

13

Related Documents

Hoi Thao Dong Hoi 11.06
October 2019 17
Hoi Thao
November 2019 23
Hoi Thao 5s
May 2020 10
Poster Hoi Thao Ke Toan
November 2019 14
Hoi Thao 25 03.xlsx
May 2020 8