Am Thuc Nhat Ban

  • June 2020
  • PDF

This document was uploaded by user and they confirmed that they have the permission to share it. If you are author or own the copyright of this book, please report to us by using this DMCA report form. Report DMCA


Overview

Download & View Am Thuc Nhat Ban as PDF for free.

More details

  • Words: 7,317
  • Pages: 14
Ẩm thực Nhật Bản -Người ta nói rằng người Nhật “ăn bằng mắt”. Thật vậy, thức ăn của người Nhật luôn được trình bày để làm vui mắt và kích thích sự thèm ăn. Họ dùng nhiều loại đĩa bát với đủ mọi hình dáng khác nhau từ trước khi người phương Tây vượt qua được cái giới hạn chặt chẽ của mình với các loại đĩa tròn .Về hương vị và trên hết là phong cách trình bày, nó phản ánh tính cách và văn hóa người Nhật. Trong bài này Seto cũng xin nói kĩ về Sushi- 1 món ăn đặc trưng của người Nhật, và được xem như 1 trong những biểu tượng của Đất nước mặt trời mọc. 1/ Mì -Mặc dù gạo là nguồn tinh bột chính, nhưng người Nhật lại thích ăn mì hơn. Họ có rất nhiều loại mì khác nhau, từ loại udon to dày xù xù đến loại soba nhỏ xíu như tơ. Soba vẫn thỉnh thoảng được ăn nguội, dầm trong nước tương cùng vài cọng hành chẻ điểm xuyết trong tô. Ngoài ra trong những lễ hội ăn uống, còn có món mì nước độc nhất vô nhị. Mì nước được đổ vào máng tre để những người ăn đói ngấu dùng đũa vừa gắp vừa húp những sợi mì khi chúng chảy qua. 2/ Rau củ -Rau củ Nhật Bản gần giống với rau củ châu Âu và châu Á. Chúng bao gồm loại lấy lá như rau chân vịt, lấy quả như cà tím, loại lấy hoa, lấy thân, lấy rễ. Có nhiều loại xa lạ với người phương Tây như fuki (khoai môn), daikon (1 loại củ cải) và thậm chí cả lá cây hoa cúc. Daikon xắt mỏng được coi là món ăn độc đáo của người Nhật, được ngâm chua hay để trang trí thức ăn. -Một loại củ chứa tinh bột khác thường và được yêu thích là konyakku. Người ta cho là nó xuất xứ từ Indonesia và ngày nay được trồng tại 1 số vùng ở Nhật Bản. Konyakku được ăn sống, luộc hay làm thành bột. Mặc dù giá khá cao nhưng nó rất được ưa thích. -Yam-1 một món ăn mà người Nhật gọi là “khoai tây núi”. Yam rất hay xuất hiện trong các bữa ăn, chúng thường được nướng trong lò hay hấp lên. 3/ Cá -Ăn cá là niềm đam mê của người Nhật. Hầu hết người Nhật đều biết 1 thứ có thể gọi là thời gian biểu ăn cá: Khi nào thì ăn cá hồi sông, khi nào thì ăn cá hồi biển, khi nào thì ăn cá ngừ đại dương. Vì thế mà họ có rất nhiều món ăn chế biến từ cá. Những con cá nướng trên khay kim loại gọi là teppan, cá luộc trong nước tương, bánh cá và cá viên. Cá khô và cá ướp bonito (katshuo-bushi) thường dùng trong món súp miso (tương đậu nành sệt) và cá lạng thành miếng mỏng dùng để tô điểm cho món ăn. Món gia vị nổi tiếng nhất là món nước chấm đậm đặc làm từ cá luộc. -Người Nhật thích món cá sống, sasimi, một món cao lương mĩ vị đắt tiền được dùng như món khai vị, dùng với wasabi, một loại mù tạt hăng xè của Nhật Bản, cộng thêm cả những lát gừng thái mỏng nữa. *Một món rất thông dụng chính là Sushi (to be continued).

4/ Hải sản khác -Ngoài cá, người Nhật còn ăn các loại hải sản khác nữa, trong đó có rong biển. Rong biển là nguồn cung cấp chính các khoáng chất và các nguyên tố vi lượng trong thực đơn hàng ngày của họ. Lươn cũng là 1 loại thức ăn đặc biệt. Kabayaki (lươn nướng) là món ăn khoái khẩu. Đầu tiên lươn được hấp chín rồi đêm nướng vàng và đặt trên mâm cơm. Người Nhật còn gọi tôm panda là tôm anh đào vì màu sắc hồng nhạt của nó. 5/ Thịt -Thịt lợn được du nhập vào Nhật Bản từ Trung Quốc qua ngả Triều Tiên, và những món thịt lợn ngon nhất vì thế đều ở phía nam. Họ có món sườn lợn (tonkatsu) và nhiều món khác, nhưng thường thì thịt lợn không xuất hiện trong thực đơn chính ở Nhật Bản. -Người Nhật chỉ ăn thịt bò như 1 món đặc biệt. Sukiyaki, những miếng thịt mỏng nấu với rau được ăn trước bữa tối là 1 món như vậy. Họ đã sáng chế món thịt bò kobe cho những khẩu vị đặc biệt của họ. Những con bò được vỗ béo và xoa bóp làm cho mỡ tản đều trong bắp thịt. Khi nấu chín, những hạt mỡ vón lại nằm rải rác khắp miếng thịt. Thịt bò kobe có lẽ là thứ thịt bò đắt nhất thế giới. -Thịt hươu là 1 trong những món khá khác thường của Nhật Bản. Người ta cho rằng loại hươu ngon nhất là ở Hokkaido, nơi hươu nai ăn những loại cỏ có tính thảo dược. Người Nhật cũng khoái khẩu món thịt ngựa. Giống như người Đức hay người Pháp, người Nhật thích hương vị và sớ thịt khác lạ của món thịt ngựa. Thỉnh thoảng họ còn ăn thịt ngựa sống như món sashimi. 6/ Trứng -Người Nhật có cách riêng của họ trong cách chế biến trứng. Chawan-mushi (nghĩa đen là “hấp cách thủy”) là món trứng đánh với gia vị rồi đem hấp. Trong các thành phố, các okonomiya (cửa hiệu trứng ốp-lếp) cung cấp cho khách ăn 1 thực đơn hoa cả mắt về các món ốp-lếp. 7/ Tofu-Đậu phụ -Khi những người theo đạo Phật hạn chế ăn thịt thì đậu nành-1 loại thực phẩm có chứa nhiều đạm thực vật-trở thành 1 món ăn phổ biến. Tofu (đậu phụ,tàu hủ) là món ăn được phổ biến rộng rãi khắp nước Nhật. Đậu phụ được ăn nguội hoặc ăn nóng, nó cũng có thể được chế biến như món nước uống hay thức ăn, như món ăn với cơm hoặc món ăn tráng miệng, bữa ăn của người Nhật sẽ ko thành bữa ăn nếu ko có món đậu phụ.

-Làm đậu phụ đã trở thành nghệ thuật của người Nhật. Các chùa chiền ganh đua nhau trong việc sáng chế ra các loại đậu phụ thượng hạng, và từ đó mà sinh ra thứ “đậu phụ mịn như lụa, tàu hủ non” của người Nhật. Một món khác thường được phục vụ trong các quán ăn là món “đậu nướng”, 1 miếng đậu nướng với nước chấm đặc và ngọt cùng một lát cá nướng đặt lên trên. 8/ Shabu-Shabu và Tempura -Các món hầm nói chung được những người đi ngoài trời lạnh về thích ăn. Ở Nhật Bản cũng vậy, nhiều món hàm của Nhật được chế thêm tương. Họ gọi chúng là nimono. Có hàng trăm món hầm, tất cả đều ngon lành như món thịt kho tàu của người Hoa hay món gà nấu rượu của người Pháp. Người Nhật có 1 kiểu “nồi hầm” hay cái lẩu gọi là shabu-shabu, hay là cái “lục xục”. Từ này ko có nghĩa gì cả, nó chỉ là tiếng nước sôi lục xục, và người ta nhúng những miếng thịt và rau sống vào trong nước đó cho chín rồi ăn. -Tempura là tôm, cá, cà tím nhúng vào 1 loại bột đặc biệt rồi đem rán vàng. Người Nhật học món này từ người Bồ Đào Nha và thêm vào từ vựng ăn uống của họ 1 từ Bồ Đào Nha tempora (những món ăn đỡ miệng), rồi sau gọi chệch đi thành tempura. Người Bồ theo Công giáo kiêng thịt vào ngày thứ Sáu, vì thế họ gọi món cá tẩm bột chiên là “món ăn tạm”. 9/ Đồ chua và gia vị thảo mộc -Các món ăn Nhật Bản có hương vị nhẹ nhàng, vì thế họ chế ra những món kích thích vị giác rất mạnh, đó là vô số các món đồ chua -tsukemono.

Củ cải và dưa chuột muối chua-giòn tan, ngon lành, khác lạ, với 1 chút vị chua chua cay cay- để thêm vào cái cảm giác hoàn hảo cho các món ăn Nhật Bản. Những thảo mộc và gia vị của người Nhật rất gắt nhưng tinh tế, và chúng giữ 1 vai trò quan trọng trong nghệ thuật nấu nướng của người Nhật. 10/Okonomiyaki Okonomiyaki, bánh xèo được bán rất khuya trong những quầy hàng như thế này. Người bán hàng đốt cái chảo thật nóng rồi đổ bột vào, cho thêm gia vị rồi gấp nó lại. Rưới thêm 1 ít nước sốt và thế là thực khách đã có 1 chiếc bánh nóng bỏng ngon lành.

11/ Sake -Sake là loại đồ uống có cồn chủ yếu ở Nhật Bản. Nó được làm từ gạo và được uống nóng, dù một vài loại Sake được uống lạnh. Ngày nay uống Sake lạnh đang được coi là mốt mới.

Một loại Sake ngọt-mirin được người ta uống thường xuyên. Nhiều loại đặc biệt như amazake, 1 loại Sake ngọt, và 1 loai khác có ngâm bộ vây cá ở trong.

Sushi

1/ Từ món ăn Sushi....

-Nói đến ẩm thực Nhật Bản, món đầu tiên phải nhắc đến là Sushi. Vượt lên trên phạm vi 1 món ăn truyền thống, bên cạnh Sumo và Kimono, Sushi đã trở thành 1 trong 3 biểu tượng của đất nước Mặt trời mọc. -Thật ngạc nhiên khi biết rằng món ăn mang phong vị Nhật Bản sâu sắc, có lịch sử từ hơn 1000 năm trước này, lại được chế biến từ những nguyên liệu hết sức đơn giản và thân thuộc với người dân đảo quốc: Cá tươi sống và cơm. -Vào khoảng thế kỉ thứ 7, cơm chỉ được dùng nén bên ngoài cá tươi để muối cá. Sau 2 tháng đến 1 năm là có thể lấy cá muối ra ăn. Sau này, công đoạn muối được rút ngắn bằng cách trộn dấm gạo với cơm và người ta bắt đầu phát hiện ra hương vị độc đáo của lớp cơm chua bên ngoài khi ăn kèm với cá. Bước nhảy của Sushi được thực hiện vào cuối thế kỉ 19, khi nghệ nhân Hanaya Yohei đến từ Ido Tokyo gói 1 lát cá tươi sống trong 1 lớp cơm chua tạo thành 1 món ăn nhanh phục vụ khách ngay tại quầy. Loại thức ăn này nhanh chóng trở thành 1 loại Sushi phổ biến nhưng như thế có nghĩa Sushi luôn có gỏi cá như nhiều người lầm tưởng. Chính xác nhất, Sushi là sự kết hợp giữa cơm chua và các thành phần gia vị khác. - Cơm chua là loại cơm rắn hơn 1 chút so với cơm nấu bình thường. Muốn vậy, cơm phải nấu bằng nước nóng với ít nước hơn và quan trọng nhất là cơm phải được làm nguội nhanh khi vừa chín tới bằng cách đảo qua đảo lại trong các thùng gỗ to, sau đó cơm đã nguội được tẩm với dấm gạo. Trong văn hóa Nhật Bản, Sushi được nâng lên 1 loại hình nghệ thuật vì cách bày biện của món ăn này cũng quan trọng như hương vị

của nó. Các nghệ nhân làm Sushi ở các vùng khác nhau trên đất nước Nhật gói tay, cuốn hay đổ khuôn rồi cắt thành các lát vừa ăn bày biện trên các đĩa tạo ra nhiều màu sắc tự nhiên và các hình thù khác nhau ở giữa các lát cắt như hình con bướm, con chuồn chuồn, hay hình bông hoa. Mỗi nghệ nhân bày theo phong cách của riêng mình và họ phải mất nhiều năm trời khổ luyện công phu để sáng tạo ra các món Sushi “ngon từ mắt ngon đi”.

2/......đến nghệ thuật nyotaimori -Một trong những đỉnh cao của nghệ thuật bày biện món ăn này là bữa tiệc nyotaimori. Tiếng Nhật, nyotaimori có nghĩa là “ cơ thể được trang điểm của 1 người đàn bà”. Các nghệ nhân sẽ bày những miếng Sushi trên khắp thân mình của người thiếu nữ (Geisha). Nói 1 cách đơn giản, vai trò của cô gái là làm chiếc khay sống đựng thức ăn. Trên thân thể cô gái, người ta bày những miếng cá tươi có lót cơm chua ở khắp những nơi nào có thể như ngực, bụng, chân...Những năm xa xưa, ở Nhật, các Geisha thực hành nyotaimori cũng như nghệ thuật viết chữ đẹp, nghi thức dùng trà hay chơi đàn dây samisen. Nói chung là rất được ca ngợi. Nyotaimori dưới con mắt của người yêu truyền thống, là sự biểu hiện của sự phục vụ đã đạt tới đỉnh cao của nghệ thuật. -Geisha được lựa chọn cho nyotaimori phải là những cô gái hết sức kiên nhẫn. Họ sẵn sàng và có đủ thể lực để nằm bất động tới 4 tiếng đồng hồ mặc cho thái độ của khách hàng có thế nào đi nữa. Ngay từ năm 16 tuổi, các cô đã được luyện tập hết sức khắt khe. Chúng ta hãy nghe lời kể của 1 trong những nghệ nhân nyotaimori về sự chuẩn bị cực kì công phu cho 1 bữa tiệc đặc biệt này. -Để chuẩn bị cho 1 bữa tiệc nyotaimori, Geisha phải dành hơn 1 tiếng rưỡi đồng hồ để tắm rửa 1 cách tỉ mỉ. Lông ở chân và nách phải được tỉa tót hoặc cạo thẩm mĩ. Không được sử dụng bất kì 1 xà phòng có mùi thơm nào để tắm. Lý do là ko được để ảnh hưởng đến mùi vị của thức ăn. Sau lần tắm nước nóng đầu tiên, Geisha được xát lên người 1 loại xà phòng đặc biệt và tất nhiên là nó cũng ko có mùi thơm. Tiếp theo, người ta dùng 1 túi vải đựng cám xát kĩ để tẩy bỏ lớp biểu bì chết của da. Sau đó là tắm nước nóng lần 2, rồi lại tắm 1 lượt nước lạnh để kết thúc. Mục đích của lần tắm nước lạnh là để tránh đổ mồ hôi. Vậy là xong! Vấn đề bây giờ là các nghệ nhân sẽ sắp món theo truyền thống của từng loại Sushi. -Có 1 qui định bất thành văn về cách sắp xếp trên cơ thể của Geisha. Chẳng hạn, cá trình sẽ được xếp trên các bộ phận kín của cô gái vì theo quan niệm của người Nhật, cá trình ảnh hưởng đến khả năng tình dục. Cá hồi đặt ở vùng tim vì nó được xem như là thứ cung cấp sức mạnh cho người ăn....Tuy nhiên, đấy là cách sắp xếp ngày xưa thôi. Bây giờ thì đã khác. Người ta xếp Sushi chủ yếu là theo cách trang trí cho đẹp mắt ở từng bộ phận trên khắp cơ thể của Geisha. Mái tóc xõa ra, trải xung quanh đầu được phủ đầy

hoa. Những quy định ước lệ về cách sắp xếp cũ hầu như đã bị mai một. -Mặc dù vẫn được ca tụng như là một trong những nghệ thuật ẩm thực đỉnh cao của Nhật Bản song nyotaimori giờ đây đang bị lên án khá nhiều. Thậm chí, có người còn cho rằng đây là 1 thú ăn chơi đàng điếm. Có vẻ quan niệm này đang được dư luận Nhật Bản đồng tình vì cho rằng nó hạ thấp nhân phẩm của người phụ nữ Nhật Bản. Nhưng dù gì đi chăng nữa thì người ta cũng dễ dàng thống nhất là bữa tiệc nyotaimori thực sự là 1 thú chơi xa xỉ và quá tốn kém. Giá cho 1 bữa tiệc 2 Geisha ở Nhật hiện vào khoảng 4000 USD, chưa kể đồ uống. Không phải ai cũng có thể thưởng thức!!! -Nhưng các bạn thì vẫn có thể có 1 cách khác để thưởng thức Sushi. Bạn không cần đến Nhật Bản mà ngay giữa Thủ đô Hà Nội cũng có thể tận hưởng được cảm giác ấy tại Nhà hàng Edo ở Khách sạn Deawoo Hà Nội. Đương nhiên là ở đây thì bạn ko thể nào được chiêm ngưỡng bữa tiệc nyotaimori đâu^^. Nhưng ko sao! Bạn sẽ được anh Hiroyuki Ikeda, bếp trưởng bếp Nhật, người đã làm quen với món ăn truyền thống này từ năm 15 tuổi, khuyên bạn dùng Sushi kèm với tương đậu nành hay tương cải, gừng và xì dầu. -Đồ uống có thể là 1 chén rượu Sake ấm hoặc lạnh tùy sở thích của bạn, 1 chén rượu Shoju hay 1 tách trà xanh truyền thống cũng ko kém phần thi vị. -Bạn hãy nhớ, để thưởng thức Sushi, bạn phải vận dụng đến cả khứu giác, thị giác, và vị giác. Thật không có gì thú vị hơn là được tận mắt trầm trồ dõi theo 1 nghệ nhân tài ba thao tác như múa các công đoạn của món Sushi, rồi ngay sau đó, lại được thưởng thức hương vị ngon và lạ của tác phẩm nghệ thuật đẹp như vẽ này.

Sunday April 22, 2007 - 02:21pm (ICT) Next Post: KIẾN TRÚC CỦA NHẬT BẢN - JAPAN

Nghệ thuật ẩm thực xứ anh đào là sự hoà trộn khéo léo và tinh tế của màu sắc, hương vị cũng như tôn giáo truyền thống. Đến với đất nước xinh đẹp này, bạn đừng bỏ lỡ cơ hội tận hưởng những món ăn đặc sắc thú vị. Người Nhật rất coi trọng các món ăn truyền thống, trong đó có cơm, cá và rong biển. Hầu như người dân nơi này không thích thịt. Dưới bàn tay sáng tạo của các đầu bếp, món ăn Nhật là sự kết hợp tinh tế của mùi vị, của màu sắc.

Sự hấp dẫn của ẩm thực Nhật Bản.

Người Nhật thường dùng đũa để ăn, đặc biệt họ rất thích bày biện món ăn bằng những bát, đĩa nhỏ xinh. Cơm là loại lương thực chiếm ưu thế trong mọi bữa ăn của người dân Nhật, bên cạnh đó, rất nhiều loại mì cũng được yêu thích, như mì Udon hay Soba. Một bữa tối thường thấy ở một gia đình Nhật luôn gồm có một bát cơm, kèm với rau bina, củ cải hoặc dưa góp. Rong biển sấy có thể được dùng để cuộn cơm hoặc dùng để ăn không. Đậu phụ làm từ đậu nành, có thể được dùng ở một trong rất nhiều dạng của món này như lạnh, nóng, trong súp, ăn không, sấy khô hoặc có thể dùng như món tráng miệng. Trong những dịp đặc biệt, người Nhật thường ăn sushi, là sự kết hợp của cá sống và cơm, hay sashimi, món cá sống không kèm cơm, teppan, món cá được luộc trong xì dầu, hay món lươn. Nhắc đến ẩm thực Nhật Bản, không thể không nói tới rượu sake. Được làm từ gạo, sake là một thức uống nổi tiếng bởi độ cồn cao. Khi uống sake, mọi người luôn phải rót sake cho người khác, không bao giờ được tự rót cho mình, nhưng nếu dốc cạn chai thì chỉ được rót vào chén riêng của mình.

Tìm hiểu văn hoá ẩm thực Nhật Bản Trước khi ăn người Nhật thường nói “Itadakimasu”, đó là một câu nói lịch sự nghĩa là “xin mời”. Nó nhấn mạnh sự cảm ơn tới người đã cất công chuẩn bị bữa ăn. Khi ăn xong, họ lại cảm ơn một lần nữa “gochiso sama deshita” có nghĩa là “cám ơn vì bữa ăn ngon”. Phong cách ăn uống điển hình của người Nhật hiện nay như thế nào? Phong cách, thói quen ăn uống của người Nhật đã bị Âu hóa đi nhiều và trở nên khá đa dạng. Thay đổi rõ nét nhất là sự xuất hiện của bánh mỳ trong các bữa ăn. Hiện nay có rất nhiều người dùng bánh mỳ, trứng, sữa, và uống cà phê hay trà cho bữa sáng. Thập kỷ trước đây, các nhân viên công sở thường mang theo hộp cơm trưa tới nơi làm việc nhưng hiện nay thì tại các quán ăn gần nơi công sở bạn có thể tìm thấy đủ các món ăn thay đổi theo khẩu vị từ phương Tây cho tới khẩu vị truyền thống của Nhật. Tại đa số các trường tiểu học, trung học của Nhật đều có phục vụ bữa trưa, được thiết kế với thành phần dinh dưỡng đầy đủ và cân bằng và tất nhiên là có cả khẩu vị của các món ăn phương Tây lẫn khẩu vị truyền thống của Nhật. Các bữa ăn tối của người Nhật cũng thay đổi với nhiều loại món ăn bao gồm cả các món ăn Nhật, các món ăn Tàu và cả các món ăn của phương Tây. Nói chung thì trẻ em Nhật thích các món ăn phương Tây như là xúc xích (hamburger) hơn là các món ăn Nhật cho nên các món ăn tối tại nhà thường có xu hướng thay đổi cho phù hợp với khẩu vị của chúng. Người Nhật có ăn cơm hàng ngày không? Từ dùng để diễn tả bữa ăn ở Nhật là gohan. Từ này theo nghĩa đen để chỉ gạo được hấp hay đồ chín, nhưng gạo là một loại lương thực quan trọng đối với người dân sứ xở mặt trời mọc, nên gohan còn dùng để chỉ tất cả các món ăn. Một bữa ăn truyền thống của người Nhật gồm cơm cùng với một món chính là thịt hoặc cá, một vài món ăn thêm (thường là rau được nấu chín), súp (thường là súp miso), và rau muối. Gạo có tính kết dính khi nấu chín nên rất thích hợp với việc dùng đũa. Trên thực tế thì có rất nhiều người Nhật cảm thấy rất khó chịu nếu không ăn cơm ít nhất mỗi ngày một lần, tuy nhiên hiện nay có khá nhiều người dùng bánh mỳ cho bữa sáng và các loại mì sợi (pasta) cho bữa trưa. Bữa ăn của người Nhật ngày càng trở nên phụ thuộc vào thịt, bơ sữa, và hoa quả hơn là vào gạo và lúa mì. Một cuộc điều tra cho thấy so với năm 1960 thì vào năm 1993 nhu cầu của người Nhật về thịt tăng 6 lần, nhu cầu về sữa và các sản phẩm bơ sữa tăng 4 lần, nhu cầu về hoa quả tăng 2 lần. Người Nhật thích ăn món gì nhất? Thói quen ẩm thực của người Nhật rất đa dạng cho nên rất khó nói là họ thích món ăn nào nhất. Tuy nhiên theo sự điều tra của các nhà hàng bình dân thì món ăn được gọi nhiều nhất là xúc xích, món ca ri (curry) với cơm, và mỳ ống (spaghetti). Những món ăn trên cũng được yêu chuộng nhất tại nhà. Trong con mắt của người nước ngoài thì Sushi (cơm nắm cá sống), Tempura (tôm, rau tẩm bột rồi đem rán), và Sukiyaki (món lẩu thịt bò với nước tương và rau) là các món ăn truyền thống của người Nhật thì tất nhiên rất phổ biến ở Nhật (tuy nhiên họ không ăn các món đó hàng ngày). Người Nhật thường chế biến cá theo những cách nào? Nếu như cá còn đủ tươi thì phần lớn người Nhật thích thái mỏng và ăn sống, đó là món Sashimi của người Nhật. Món này thường được ăn với xì dầu (Soy-sauce) và với cây cải ngựa đã băm nhỏ (Wasabi). Cá sống cũng thường được ăn theo kiểu Sushi, tuy nhiên để chuẩn bị món Sushi đòi hỏi những kỹ thuật đặc biệt cho nên người Nhật ít làm món này tại nhà. Cách chế biến phổ biến nhất của người Nhật là nướng cá với một ít

muối rắc phía trên. Trừ cá nạc thịt như là cá ngừ Califoni thì tất cả các loại cá khác đều có thể chế biến theo cách này. Teriyaki là cách chế biến cá bằng cách ướp thịt cá đã lóc xương bằng nước xì dầu (Soy-sauce) và vừa phết mỡ vừa nướng. Đôi khi người ta cũng luộc cá với xì dầu (Soy-sauce) hoặc Miso hay bột đậu nành bằng lửa nhỏ. Những loài cá có nhiều mỡ như là cá thu thường được chế biến theo kiểu này. Tôm, cua, mực ống và các loại cá thịt trắng như cá hồi thường được rán kỹ, tức là chế biến theo món Tempura (tôm, rau tẩm bột rán). Các cách chế biến cá theo kiểu phương Tây như là món meunière cũng xuất hiện trong thực đơn của người Nhật tuy nhiên các món ăn truyền thống của Nhật thì vẫn được chế biến theo các cách đã nói ở trên. Tương, xì dầu (shoyu, soy sauce) được dùng ở Nhật từ bao giờ? Shoyu (Sho là chữ “tương” nghĩa là nước tương, yu là chữ “du” nghĩa là “dầu”, “dầu ăn”) bắt đầu xuất hiện trong các thực đơn là vào khoảng giữa thời kỳ Muromachi (1333-1568), và vào cuối thế kỷ 16 thì Shoyu trở thành phổ biến đối với người Nhật. Tuy nhiên vào trước thời kỳ Nara thì Hishio, được coi là nguồn gốc của Shoyu, đã xuất hiện tại Nhật. Hishio được làm bằng cách cho lên men hỗn hợp gồm gạo, thịt, cá, rau và tảo biển. Shoyu và Miso chính là các biến thể khác nhau của loại nước chấm này. Có rất nhiều loại nước chấm khác nhau như Tamari, Koiguchi, Usuguchi, được chế biến từ Hishio vào thời kỳ Edo và hiện nay vẫn được sử dụng rộng rãi. Miso được bắt đầu sử dụng tại Nhật từ bao giờ? Miso là loại gia vị làm bằng cách hấp chín đậu nành rồi ủ chung với muối và men cho nó lên men, lưu ở dạng đặc quánh. Miso, bắt đầu xuất hiện vào thời kỳ Nara (710-794), vào thời kỳ Heian (Bình An) thì đã xuất hiện những cửa hàng bán Miso. Miso được làm từ đậu nành được ninh kỹ và trộn với muối và kouji (hỗn hợp của gạo lên men, lúa mạch và đậu). Có người nói rằng vào khoảng thế kỷ 15, 16 Miso đã từng được chế biến tại các ngôi đền và được coi là một loại lương thực quan trọng cho quân lính khi có chiến tranh. Cũng giống như Shoyu, Miso trở nên phổ biến đối với người Nhật vào khoảng thời kỳ Muromachi (1333-1568). Tại sao đậu phụ lại được nói là có lợi cho sức khỏe? Đậu phụ (Tofu) được làm từ đỗ tương, chứa rất nhiều chất đạm (Protein), can xi, ka li và vitamin B, được coi là có lợi cho sức khỏe bởi vì nó không chứa nhiều chất béo như thịt, sữa, đồng thời hàm lượng ca lo cũng thấp hơn nhiều so với hàm lượng chất đạm mà nó cung cấp. Đậu phụ có nguồn gốc từ Trung Quốc và được truyền tới Nhật Bản vào thời kỳ Nara (710-794). Khi ăn sống thì vì đậu phụ có vị nhạt nên nó thường được dùng kèm với các gia vị khác như là hành lá thái nhỏ và gừng đã nghiền nhỏ, và với một ít nước chấm rưới lên trên. Về cách chế biến thì đậu phụ được nói là có hàng trăm cách chế biến khác nhau. Thế nào là cách cầm đũa đúng? Có rất nhiều thanh niên hiện nay không biết cách cầm đũa sao cho đúng. Lý do của việc này có lẽ là do thói

quen dùng các món ăn phương Tây với dao và nĩa. Để cầm đũa đúng cách thì đầu tiên bạn hãy tách 2 cây đũa ra, sau đó để chúng song song với nhau trên ngón trỏ và dưới ngón cái. Đặt phần giữa của cây đũa trên giữa đầu ngón trỏ và phía trên phần móng ngón giữa, đặt ngón cái đè lên trên cây đũa trên đó. Dùng đầu ngón giữa và phần móng ngón đeo nhẫn giữ phần giữa của cây đũa phía dưới. Tận dụng nguyên tắc của đòn bẩy, bạn chỉ cần dịch chuyển cây đũa trên là có thể gắp thức ăn dễ dàng. Dùng đũa như nĩa hay để xọc thức ăn, mút đầu đũa, hoặc dùng đũa thay tăm bị coi là những thói quen xấu. Sự khác nhau giữa đũa Nhật và đũa Việt Nam: một điều chú ý là đũa Nhật khác đũa Việt Nam ở chỗ là đầu của đũa Nhật nhọn và nhỏ hơn rất nhiều so với phần trên của đũa. Rượu Nhật Bản (Sake) được chế tạo như thế nào? Sake nguyên chất, Seishu (Tinh tửu), được chế tạo bằng cách cho lên men hỗn hợp gạo, mạch nha và nước. Đầu tiên, rửa sạch gạo để loại bỏ cám. Sau khi để cho gạo hút nước xong thì phơi khô, sau đó hấp lên, sau đó trộn với mạch nha và nước và để lên men trong khoảng 20 ngày. Thành phần thu được sẽ được làm cô đọng lại bằng máy và ta sẽ thu được Sake và Sakasu. Sake, sau khi để một lát thì sẽ tự phân chia ra làm Seishu và Ori. Seishu sau đó được lọc và được chế biến thêm với hương liệu và gia vị. Được khử trùng bằng nhiệt, Seishu được bảo quản ở nhiệt độ dưới 20 độ C trong 6 tháng. Sau đó nó sẽ lại được điều chỉnh lại trước khi được khử trùng bằng nhiệt thêm một lần nữa. Cuối cùng Seishu được đóng chai và xuất xưởng.

Lễ hội búp bê Có lần mình đã giới thiệu cho mọi người về ngày hội cá chép (Koinobori), một ngày hội của con trai Nhật Bản, nhiều bạn đã góp ý bảo Angel tìm hiểu về lễ hội búp bê của Nhật Bản. Hôm nay Angel giữ lời hứa đó với mọi người.

Ngày 3/3 là ngày Hina Matsuri. Một lễ hội đặc biệt dành cho các bé gái được tổ chức vào những ngày cuối đông sắp sang xuân. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu nguồn gốc ý nghĩa cũng như những tập tục của ngày lễ quan trọng trong năm này nhé. Nguồn gốc của Hina Matsuri: Từ xa xưa, ở Nhật Bản đã có tập quán làm sạch cơ thể để xua đuổi những điều không may mắn vào những lúc giao mùa. Nguồn gốc của tập quán này bắt nguồn từ một lễ hội tương tự của Trung Quốc cũng bắt đầu vào tháng 3. Vào ngày này người ta sẽ làm những con búp bê hình người để gửi những điều rủi ro hay bệnh tật vào đấy và mang ra sông thả trôi đi. Ngày nay, Hina Matsuri trở thành một dịp cho cả gia đình tập hợp cùng ra ngoài và tận hưởng khí trời khi mùa xuân mới sắp về. Vào ngày Hina Matsuri, để cầu phúc và may mắn cho những bé gái trong gia đình, người ta sẽ trang trí búp bê Hina. Búp bê Hina là một loại búp bê đặc biệt rất xinh đẹp và là biểu tượng cho vua và hoàng hậu cùng những cận thần. Búp bê Hina là những vật trang trọng, được truyền từ đời này sang đời khác qua nhiều thế hệ. Chúng được trưng bày trong căn phòng đẹp nhất của gia đình một vài ngày trong kỳ lễ hội và sau đó được cất giữ cẩn thận trong hộp cho đến kỳ lễ hội của năm sau. Trong những gia đình khá giả, bố mẹ cũng thường mua tặng cho

con gái mới sinh của họ một bộ búp bê để chuẩn bị cho ngày Hina Matsuri... Một bộ búp bê Hina gồm có ít nhất 15 con trong trang phục truyền thống. Đứng đầu là Dairi-sama tương trưng cho hoàng đế và hoàng hậu được phục trang bằng những bộ quần áo đắt tiền nhất bằng vải tơ tằm. Chúng được hộ tống bởi hai búp bê đại tướng còn được gọi là Zuishin, và 3 búp bê nữ cận thần. Hai đại tướng là người đi theo bảo vệ hoàng đế. Nhìn về hướng phải là là một vị tướng lão thành. Các vị nữ cận thần là những người dạy đàn, hát và dạy học cho công chúa. Nếu nhìn kỹ bạn sẽ thấy có vị không có chân mày. Theo tập quán xưa, phụ nữ khi đã lấy chồng sẽ cạo lông mày và nhuộm răng đen nên vị cận thần này có lẽ là vị cao tuổi nhất. Hàng tiếp theo là các nhạc công goninhayashi Và hàng cuối cùng là người chuyên làm tạp dịch, có các gương mặt giận, buồn và cười thể hiện tình cảm rất phong phú. Sau khi hiểu câu chuyện này, bạn hãy thử quan sát lại bục trang trí, trí tưởng tượng của bạn sẽ vẽ ra thêm rất nhiều điều thú vị đấy. Ngoài ra còn có mấy cái thứ bầy bên dưới mà Angel chưa biết nó để làm gì cả.

Goshoguruma: Cái này hình như là tượng trưng cho kiểu xe kéo thời cỏ của Nhật Bản.

Sushi - Món ngon của người Nhật Bản Cũng như cơm Việt Nam, sushi là món người Nhật dùng để ăn cho chắc bụng. Sushi là một trong những món không bao giờ thiếu trong các bữa ăn của người Nhật. Đặc biệt, những ngày lễ truyền thống, sushi xuất hiện trên bàn tiệc với đủ màu sắc, mùi vị. Nguyên liệu chính để làm món này là cơm trộn giấm kết hợp với các loại thức ăn như cá sống, trứng cá, rau củ, wasabi (mù-tạt). Món ăn được gói bằng rong biển. Khi thưởng thức, bạn có thể cắt sushi thành từng khoanh đẹp mắt. 1. Nhận diện: Có nhiều loại sushi với nhiều thành phần và công thức chế biến khác nhau: - Temaki sushi: Được nặn theo hình nón, bên trong là cơm, các loại hải sản và rau. - Inari sushi: Loại rẻ nhất, nguyên liệu chỉ gồm cơm được nặn rồi gói bằng lớp vỏ đậu phụ rán. - Nigiri sushi: Đây là tên gọi miếng cơm hình chữ nhật được ốp với một miếng cá, tôm hoặc trứng ở phía trên. - Makimono sushi: Thức ăn nằm giữa phần cơm, cuộn tròn dài trong một lớp rong biển, sau đó được cắt thành từng khoanh tròn nhỏ. - Gunkan sushi: Phần cơm được bao quanh bởi lá rong biển, thức ăn xếp lên trên mặt.

- Oboshi sushi: Gồm cơm được nén với cá trong một hộp bằng gỗ. Món này dùng bằng tay. 2. Ăn đúng cách: Với sushi, hãy thưởng thức ngay khi món ăn vừa được dọn ra. Lúc này, miếng rong biển bọc ngoài vẫn còn giòn. - Nên ăn nguyên cả miếng để thưởng thức trọn vẹn hương vị trong từng khoanh sushi. Nếu miếng sushi quá lớn, bạn có thể cắn đôi và bỏ phần còn lại vào đĩa riêng của mình. - Sushi thường được dùng kèm nước tương đậu nành. Nếu dùng thêm wasabi, bạn nên cho từ từ từng chút vào bát riêng, đến khi có được độ cay mong muốn. Lưu ý, cho wasabi vào một góc bát để giữ vẻ đẹp cho món ăn. - Cách chấm nước tương cũng rất quan trọng vì có thể làm ảnh hưởng đến hương vị món ăn. Nên chấm phần mặt thức ăn vào nước tương. Không nên chấm vào phần cơm vì món sushi sẽ bị mặn. - Theo phép lịch sự và để giữ vẻ thẩm mỹ cho đĩa thức ăn, bạn dùng những miếng sushi theo thứ tự từ ngoài vào trong. Không nên gắp ngay miếng ở giữa đĩa. - Nếu thưởng thức cùng lúc nhiều loại sushi, sau mỗi loại, bạn nên ăn lát gừng ngâm chua. Gừng có tác dụng rửa sạch vị giác, giúp hương vị sushi không trộn lẫn vào nhau. - Bạn có thể thưởng thức sushi cùng chút rượu sa-kê để xóa đi vị tanh nhẹ của đồ sống và dễ tiêu hóa hơn. - Các đầu bếp Nhật thường hướng dẫn thực khách nhắm mắt khi ăn sushi để cảm nhận vị mằn mặn của muối, vị chua của giấm và vị giòn ngọt của hải sản tươi sống. Bên cạnh đó là vị cay nồng của wasabi cùng hương thơm dịu ngọt của cơm. 3. Một vài lưu ý:

Không dùng đũa của mình gắp thức ăn cho người khác. Nếu được mời, bạn nhớ quay đầu đũa để gắp thức ăn từ đĩa của họ. - Gác đũa lên kệ đũa và đặt song song với khay sushi để mọi người biết bạn đã dùng xong. - Khi ăn nhà hàng có băng chuyền: Món ăn được di chuyển qua mặt khách. Bạn thích món nào thì tự lấy và thưởng thức. Những đĩa thức ăn được phân chia theo màu sắc khác nhau. Mỗi màu tương ứng với một mức giá. Sau khi ăn xong, bạn nhớ xếp đĩa thành từng chồng ngay ngắn. Theo Tiếp Thị Gia Đình Nhật Bản là một quốc gia nằm ở Bắc Á, có tính đồng nhất về sắc dân và văn hóa. Đặc biệt, văn hóa dân tộc Nhật Bản có nhiều nét tương đồng với văn hóa Việt Nam. Nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật đặc trưng tiêu biểu của Nhật Bản đã,

đang và sẽ tiếp tục được Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam và Hội Hữu nghị Việt - Nhật giới thiệu đến công chúng Việt Nam trong những ngày tháng 9 năm nay. Nghệ thuật sân khấu truyền thống Nghệ thuật sân khấu truyền thống Nhật Bản nổi bật nhất là kịch Nô, kịch Kabuki và múa rối Bunraku. Đây là 2 thể loại sân khấu đặc biệt, được UNESCO công nhận là “Di sản văn hóa phi vật thể và truyền khẩu nhân loại”. Kịch Nô có từ thế kỷ 14, là gốc của nhiều loại hình nghệ thuật đại chúng, dân gian và cung đình. Kịch Nô là một “mẫu” cho nền mỹ học truyền thống của Nhật Bản. Những vở nổi tiếng như: Phu nhân Aoi, Chiếc trống đỏ tươi, Áo khoác lông chim, Vương miện, Gió rừng thông... Các vở kịch Kabuki nổi tiếng đã có từ 4 thế kỷ nay: Kho báu của trung thần, Yoshitshune và ngàn cây hoa anh đào, Suganara và những bút tích truyền lại... Ngoài ra sân khấu Nhật Bản còn có các loại hình như Rakugo - tấu hài, Bunraku - rối truyền thống Nhật Bản, Butoh - một thể loại múa cổ, Benshi - phim câm kể chuyện truyền thống... Nói tới nước Nhật là nghĩ ngay tới truyền thống Samurai, tinh thần võ sĩ đạo trở thành văn hóa đặc trưng của người Nhật. Trà đạo, một nét tinh hoa văn hóa cốt cách người Nhật Bản, thể hiện qua những kiểu pha trà, uống trà... mang đến nhiều triết lý cuộc sống mà ngày nay ảnh hưởng không ít đến các nền văn hóa khác trên thế giới. Nghệ thuật xếp giấy Origami, từ những mảnh giấy nhỏ xếp thành vạn vật, làm say mê không chỉ người Nhật Bản mà đã trở thành niềm say mê của rất nhiều người trên thế giới. Nghệ thuật cắm hoa Ikêbana, với ý nghĩa thiên - địa - nhân, tạo ra muôn vàn kiểu dáng trình bày hoa thành những tác phẩm nghệ thuật bằng hoa, lá tuyệt mỹ. Đặc biệt là nghệ thuật Bonsai, uốn cây cổ thụ theo nhiều hình thể với một diện tích “siêu” nhỏ... Nghệ thuật Bonsai cũng trở nên thịnh hành trên thế giới, phát triển ở nhiều nước châu Á. Các lễ hội trong năm Các lễ hội ở Nhật Bản cũng mang những nét độc đáo. Mặc dầu là nền kinh tế đứng thứ hai trên thế giới, nhưng những lễ hội truyền thống hằng năm của Nhật Bản vẫn còn như nguyên vẹn. Mỗi mùa đều có những lễ hội khác nhau, mang đậm bản sắc văn hóa và tín ngưỡng của mỗi vùng. Hatsumode là đến đền chùa để cầu nguyện cho sức khỏe, cũng như mong ước những điều may mắn sẽ đến trong năm mới. Bạn có thể rút quẻ để nghiệm thử xem năm nay vận may, sức khỏe, tiền tài, tình yêu... của mình ra sao. Tuy nhiên, nhiều người Nhật cho rằng họ đến đền chùa theo tập tục và truyền thống, hơn là lý do tín ngưỡng. Thường ai cũng ném một đồng xu vào trong một cái thùng đặt giữa cửa của ngôi đền chính tên là Saisenbako, vỗ tay và thầm cầu ước. Ngày 3 tháng 2 hằng năm là lễ setsubun, nghĩa là ngày kết thúc mùa đông lạnh giá (tính theo lịch âm). Người Nhật thường mua đậu tương rang và vãi quanh nhà để xua đuổi ma quỷ. Hanami - Lễ hội ngắm hoa Anh đào, từ tháng 3-5 hằng năm, mùa hoa anh đào nở. Đây là một lễ hội truyền thống của xứ sở mặt trời mọc khi mùa hoa anh đào đến. Kodomo no hi - Lễ hội trẻ con, vào tháng 5 âm lịch, ngày hội của tất cả những đứa trẻ, tương lai sự trường tồn, vững mạnh của nước Nhật. Trước khi mùa hè bắt đầu, những lễ hội được tổ chức ven sông được gọi là kawabiraki và thường bắn pháo hoa hanabi-taikai. Người Nhật thường mặc áo kimono mùa hè “yukata” khi tham gia lễ hội. Ngày 7/7 hằng năm có lễ hội Tanabata - Lễ hội ngắm sao hay lễ hội vợ chồng chàng Ngâu. Trẻ em Nhật tin rằng những điều ước của mình sẽ trở thành hiện thực nếu viết những lời ước trên những tờ giấy sặc sỡ “tanzaku” và treo lên những cành tre trong dịp này. Obon - Lễ Phật, ngày 13-16/8, với người Nhật Bản, đạo Phật có ý nghĩa rất quan trọng, lễ Phật cầu nguyện cho bình yên, an lạc trong cuộc sống. Ngoài ra Nhật Bản còn có lễ hội gọi là

Tuần lễ vàng, vào cuối tháng 4, đầu tháng 5, đây là tuần lễ có ngày sinh nhật của mấy triều Nhật hoàng, là ngày Hiến pháp Nhật Bản được ban hành... là tuần lễ cầu cho quốc thái dân an... Nhật Bản là quốc gia có sự phát triển nhanh chóng, từ một nước nghèo những năm sau Chiến tranh thế giới thứ 2, trong vòng chưa tới 30 năm, Nhật Bản đã trở thành một cường quốc về kinh tế, khoa học kỹ thuật. Những thay đổi cuộc sống do dự giàu có mang lại vẫn không làm những nét văn hóa truyền thống của Nhật Bản bị mất đi, mà ngược lại còn được trân trọng lưu giữ, bảo tồn, phát triển như báu vật thời gian, di sản nhân loại. Trong 35 năm qua, kể từ ngày hai nước Việt - Nhật thiết lập quan hệ ngoại giao, việc trao đổi văn hóa giữa hai nước ngày càng phát triển. Hàng chục đoàn văn hóa nghệ thuật Việt Nam đã sang biểu diễn, nghiên cứu và trao đổi kinh nghiệm ở Nhật Bản, góp phần làm cho hai nước hiểu nhau và gần gũi nhau hơn.

Related Documents

Am Thuc Nhat Ban
June 2020 3
8 Nhat Ban
November 2019 2
Am Thuc Sushi
June 2020 3
Doi Am Thuc Hanh.pdf
July 2020 4
Kich Ban Dh (chinh Thuc)
November 2019 14
Microsoft Word - Am Thuc Hn
November 2019 4